Một số loại sai phạm chủ yếu của báo chí nước ta từ năm 2000 đến nay

Tài liệu Một số loại sai phạm chủ yếu của báo chí nước ta từ năm 2000 đến nay: ... Ebook Một số loại sai phạm chủ yếu của báo chí nước ta từ năm 2000 đến nay

doc63 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1608 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Một số loại sai phạm chủ yếu của báo chí nước ta từ năm 2000 đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài “ Báo chí ra không phải để cho một số ít người xem mà để phục vụ nhân dân, để tuyên truyền, giải thích đường lối của Đảng và Chính phủ, cho nên phải có tính chất quần chúng và tính chiến đấu” Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định sự nghiệp Báo chí là sự nghiệp của quần chúng nhân dân thông qua lời nói trên, cũng có nghĩa Báo chí là một bộ phận không thể thiếu trong đời sống tinh thần của nhân dân. Thực tiễn hoạt động báo chí trong những năm qua, kể từ khi đất nước ta tiến hành công cuộc đổi mới, chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường đặt dưới sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa và từ khi có chỉ thị 08 – CT/ Tw ngày 31.12.1992 của Ban Bí thư (khoá 7) ban hành, báo chí nước ta không ngừng phát triển, từng bước đáp ứng yêu cầu mạnh mẽ của thời đại. Hằng ngày, hằng giờ, với sức mạnh to lớn của mình trong việc tác động vào tư tưởng, nhận thức của mỗi con người, báo chí đã góp sức vào việc tạo ra và chi phối chiều hướng vận động của các biến cố ở mọi lĩnh vực và trên mọi quy mô. Tuy nhiên, do bị ảnh hưởng bởi mặt trái của cơ chế thị trường, báo chí ta cũng bộc lộ nhiều yếu kém, khuyết điểm. Đặc biệt trong những năm gần đây, hiện tượng “ thương mại hoá” trong lĩnh vùc b¸o chí đang là vấn đề đáng quan tâm. Báo chí vốn được mọi người coi trọng, có sức mạnh to lớn trong đời sống chính trị- xã hội. Lợi dụng điều này cùng với việc thiếu bản lĩnh nghề nghiệp, một số nhà báo vì chạy theo đồng tiền đã đánh mất đạo đức của người làm báo. Trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của nhà báo biểu hiện cụ thể như thế nào? Đâu là ranh giới trách nhiệm trong từng bước hoạt động vô cùng phong phú và đa dạng của nhà báo? Nhà báo phải hoạt động theo chuẩn mực cụ thể nào? Đâu là những chuẩn mực giới hạn cụ thể mà nhà báo không được phép bước qua? Không ít nhà báo nước ta trong xã hội hiện đại vẫn chưa hiểu rõ những vấn đề trên nên đã có những việc làm vượt quá ranh giới cho từng hành vi nghề nghiệp dẫn đến những sai lầm đáng tiếc, làm ảnh hưởng đến uy tín của giới báo chí. Khuynh hướng “ thương mại hoá” còn dẫn đến việc một số tờ báo cho ra đời những sản phẩm báo chí không có lợi cho độc giả và xã hội, làm sai tôn chỉ mục đích của tờ báo, bất chấp hậu quả. Báo chí có sức mạnh lớn trong công tác tư tưởng và ảnh hưởng sâu rộng đến xã hội. Với vai trò như thế, nếu không làm tốt công tác quản lý, không định hướng đúng đắn sự phát triển của báo chí thì có thể dẫn đến những hoạt động gây ra tác hại khó lường đối với xã hội. Việc chỉ ra những khuyết điểm , thiếu sót để xác định định hướng, chính sách đối với hoạt động báo chí là một điều cần thiết trong giai đoạn hiện nay. 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: T Ý nghĩa khoa học: Thông qua kết quả khảo sát một số loại sai phạm chủ yếu trên báo chí, đề tài sẽ cung cấp những cứ liệu thực tế về các sai phạm lớn của báo chí hiện nay.Giới nghiên cứu lý luận truyền thông sẽ có cơ sở tiếp tục nghiên cứu những vấn đề lý thuyết của báo chí học, từ đó giải quyết những khó khăn, hạn chế các sai phạm hiện nay của báo chí. T Ý nghĩa thực tiễn : Đề tài sẽ là cầu nối giữa lý luận và thực tiễn. Thông qua việc chỉ ra những sai phạm của báo chí để từ đó có các biện pháp khắc phục sai phạm đã , đang và sẽ xảy ra. Đồng thời có định hướng chỉ đạo giúp các cơ quan báo chí nắm bắt được từng loại sai phạm và bản chất của chúng để có những biện pháp khắc phục hợp lý trong quá trình hoạt động báo chí. Kết quả khảo sát sẽ cho chúng ta thấy được thực trạng toàn cảnh về những sai phạm chủ yếu của báo chí trong khoảng thời gian gần 4 năm (từ 2000 đến nay ). Là cơ sở giúp chúng ta đánh giá, so sánh với tình hình báo chí trước đó. Phần nào sẽ mở ra hướng đi mới cho các cơ quan chỉ đạo, quản lý và thực hành báo chí trong việc tổ chức học tập, bồi dưỡng, nâng cao trình độ về mọi phương diện cho người làm công tác truyền thông. 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đề tài tập trung phạm vi nghiên cứu vào việc khảo sát toàn bộ hồ sơ xử lý sai phạm đang được lưu giữ tại Vụ Báo chí-Bộ Văn hóa Thông tin trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến nay. Với khả năng của bản thân và trong khuôn khổ của một đề tài nghiên cứu của chuyên ngành báo chí bậc đại học, đề tài chỉ nghiên cứu trên báo in, đề cập đến những loại sai phạm về mặt nôi dung, dựa vào những nhận định chung thông qua các văn kiện chính thức, các chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về báo chí. 4. Tình hình nghiên cứu của đề tài: Trong những công trình báo chí học hiện có, những đề tài đề cập đến vấn đề chung của báo chí như cơ sở nhập môn báo chí, khuynh hướng của báo chí, nghiên cứu lịch sử báo chí… đã được nói rất nhiều. Đề tài này sẽ đi theo một hướng khác, không đi vào nghiên cứu trên phương diện hoạt động chuyên môn mà đi vào nghiên cứu trên phương diện quản lý hoạt động báo chí, nghiên cứu về một số sai phạm chủ yếu trên báo chí. Trước đó, đã có công trình đi sâu vào tập trung nghiên cứu vấn đề này nhưng chỉ khảo sát trong khoảng thời gian trước. Luận văn này có thể được coi như là một công trình tiếp nối nhằm hệ thống lại các sai phạm trên báo chí , giúp cho ngững người nghiên cứu sau này có điều kiện nắm bắt các vấn đề liên tục hơn. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu: Luận văn được thực hiện trên cơ sở áp dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Phương pháp kết hợp giữa nghiên cứu lý luận với khảo sát thực tiễn, phương pháp phân tích, tổng hợp… nhằm rút ra những kết luận mang tính khái quát của vấn đề 6. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Luận văn gồm 3 chương: Chương I : Những đánh giá lớn về thực trạng tình hình báo chí nước ta hiện nay Chương II : Một số loại sai phạm chủ yếu của báo chí nước ta từ năm 2000 đến nay. Chương III : Những biện pháp, giải pháp khắc phục những sai phạm trên. Ch­¬ng I NHỮNG ĐÁNH GIÁ LỚN VỀ THỰC TRẠNG BÁO CHÍ NƯỚC TA HIỆN NAY Những nhận định chung của Đảng và Nhà nước về Báo chí thông qua các Văn kiện chính thức. Lê Nin- vị lãnh tụ của giai cấp Vô sản thế giới đã từng khẳng định: “ Báo chí là người tuyên truyền tập thể, cổ động tập thể, tổ chức tập thể”. Trong bài phát biểu tại Đại hội II , Hội Nhà báo Việt nam , Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nói rõ: “Báo chí của ta cần phải phục vụ nhân dân lao động,phục vụ cho CNXH , phục vụ cho đấu tranh thống nhất nước nhà, hoà bình thế giới”. Điều này chứng minh vai trò của Báo chí trong đời sống xã hội là rât to lớn. Trong quá trình đấu tranh cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản, báo chí bao giờ cũng là một bộ phận quan trọng của sự nghiệp cách mạng. Bởi vậy ngay từ khi khởi thuỷ của cách mạng, Đảng ta đã hết sức chú trọng đến việc phát huy sự nghiệp báo chí, coi báo chí là một mặt trận, một nhiệm vụ trọng yếu của cách mạng Việt Nam. -Tại Điều 1 của Luât báo chí ghi rõ: “ Báo chí ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội,là cơ quan ngôn luận của các tổ chức Đảng, tổ chức Xã hội, là diễn đàn của nhân dân” Chính vì lẽ đó mà Nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Đảng đã khẳng định: “Nhiệm vụ của Báo chí là truyền bá đường lối, chính sách của Đảng; đi sát thực tế , thông tin kịp thời và phân tích sâu sắc những sự kiện mới ; phát hiện và phản ánh trung thành những điển hình tiên tiến , nhiệt tình ủng hộ , cổ vũ nhân tố mới ; dũng cảm đấu tranh chống lại những hiện tượng lạc hậu, trì trệ và những biểu hiện tiêu cực khác ; đề cập và chỉ ra phương hướng giải quyết những vấn đề thiết thực mà xã hội quan tâm ; xây dựng dư luận xã hội lành mạnh…” Báo chí là tấm gương phản ánh đời sống xã hội , tác động đến mọi mặt đời sống xã hội. Nhưng ngược lại , bản thân báo chí cũng chịu sự chi phối của đời sống xã hội , nhất là các cuộc đấu tranh trong đời sống xã hội. Trải qua những chấn động ban đầu của sự chuyển đổi cơ chế , đến nay hoạt động báo chí nước ta đã từng bước thích ứng với điều kiện và cơ chế mới. Hoạt động báo chí đã có nhiều tiến bộ và bước phát triển mới, đạt được những kết quả đáng mừng, góp phần tích cực thúc đẩy sự nghiệp đổi mới đất nước, ổn định chính trị - xã hội. Song bên cạnh đó cũng phải nghiêm khắc nhận thấy rằng vẫn còn tồn tại, bộc lộ khá nhiều yếu kém khuyết điểm. - Đánh giá về tình hình thực trạng của Báo chí trong thời gian đầu của sự nghiệp đổi mới, Chỉ thị 08 – CT/TƯ ngày 31.3.1992 của ban Bí thư TƯ Đảng ( khoá VII) đã chỉ rõ : “ Báo chí ( gồm báo viết,báo nói , báo hình) đã thông tin nhanh, phong phú , đa dạng, nhiều chiều theo định hướng chính trị của Đảng, đã phổ biến đường lối , chính sách của Đảng và Nhà nước. Đồng thời phản ánh nguyện vọng chính đáng và ý kiến xây dựng của nhân dân. Báo chí đã giới thiệu những nhân tố tích cực, khẳng định những thành tựu đổi mới và con đường Xã hội chủ nghĩa đã lựa chọn;chống những hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, buôn lậu, những hành vi ức hiếp nhân dân ; phê phán những quan điểm sai trái , chống những luận điệu thù địch” Nhưng “ báo dài còn nặng về phê phán tiêu cực, chưa tuyên truyền đúng mức những nhân tố mới. Nhiều bài viết về nhân tố mới chưa sâu sắc, thiếu sức thuyết phục; một số sự việc nêu trên báo , đài, nhất là về chống tiêu cực chưa chính xác, thiếu thận trọng, khi sai không cải chính. Tính chiến đấu trong cuộc đấu tranh bảo vệ Chủ nghĩa xã hội chưa được coi trọng đúng mức. Trong thông tin có lúc mất cảnh giác , để lộ bí mật . Nhiều báo , đài ở Trung ương chưa phản ánh được cái chung cả nước. Nhiều báo ở địa phương chất lượng yếu , số lượng phát hành quá ít” Trước đó, Nghị quyết 384/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành ngày 5.11.1990 về việc tăng cường quản lý công tác báo chí, xuất bản cũng đánh giá: “ Trong thời gian gần đây hoạt động báo chí có nhiều cố gắng mới: Đề tài và nội dung phong phú hơn, hình thức bước đầu được cải tiến. Động viên, cổ vũ được nhiều điển hình tốt, tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng và các hiện tượng tiêu cực xã hội; đấu tranh chống những luận điệu phản tuyên truyền của các lực lượng thù địch, củng cố lòng tin của nhân dân; tuyên truyền, giáo dục động viên nhân dân thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước”. Tuy nhiên, Nghị quyết cũng đã chỉ ra những hạn chế đó là: “ Một số cơ quan báo chí, xuất bản đã cho ra một số ấn phẩm xen lẫn nội dung xấu, xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu, khuyếch đại sai lầm. Một số cơ quan báo chí, xuất bản có khuynh hướng thương mại, chạy theo thị hiếu tầm thường của một bộ phận người đọc” - Xuất phát từ những nhận định trên, ngày 2.8.1994, Thường trực Bộ chính trị - Ban bí thư đã có một cái nhìn tổng quát về hoạt động báo chí trong thời kì đổi mới: “ Những năm qua, báo chí nước ta tiếp tục có bước phát triển mới về số lượng và chất lượng, về nội dung và hình thức. Báo chí cố gắng đổi mới về nội dung thông tin, ngôn luận, góp phần vào việc giữ gìn ổn định xã hội, thúc đẩy đổi mới kinh tế, đề cập và tham gia vào các hoạt động từ thiện, đấu tranh chống tham nhũng, buôn lậu và các hoạt động tích cực khác.” “Tuy vậy, báo chí vẫn còn nhiều điểm yếu: thông tin đa dạng nhưng tính chiến đấu chưa cao, chưa phản ánh tốt thực tiễn Việt nam; thiếu những bài điều tra, phóng sự, nghị luận có giá trị phát hiện vấn đề và định hướng dư luận; có những thông tin quốc tế thiếu chọn lọc; vẫn có những biểu hiện thương mại hoá, có một số biểu hiện chệch hướng. Trong đấu tranh chống tiêu cực có những vụ việc không đưa chính xác, đưa sai nhưng không đính chính, gây khó khăn cho việc giải quyêt.” - Đánh giá những hoạt động của báo chí sau 5 năm thực hiện chỉ thị 08/CTTW của Ban Bí thư TW khóa VII, chỉ thị 22 ngày 17/11/1997 về “ Tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lí công tác báo chí, xuất bản” đã chỉ rõ : “ Báo chí nói chúng là hoạt động đúng định hướng, thông tin kịp thời, phong phú, thực hiện tốt vai trò tiếng nói của Đảng, của nhà nước và diễn đàn tin cậy của nhân dân, đóng góp tích cực vào sự thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, hoàn thành những nhiệm vụ quan trọng về đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước, nâng cao dân trí, phát huy bản sắc truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu những tinh hoa văn hoá của thế giới. Đã góp phần vào nghiên cứu lí luận và tổng kết thực tiễn, cổ vũ những điển hình tốt, tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh tư tưởng, đấu tranh lý luận, chống âm mưu và thủ đoạn” diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch.” Bên cạnh những ưu điểm đó, Báo chí cũng đã bộc lộ những thiếu sót: “ Một bộ phận báo chí, xuất bản bị khuynh hướng thương mại hoá và cơ chế thị trường chi phối, chạy theo thị hiếu tầm thường, đăng tải những chuyện giật gân, tình dục, mê tín dị đoan hoặc những chuyện vụn vặt. Coi nhẹ việc biểu dương, cổ vũ người tốt, việc tốt, những nhân tố mới trong sự nghiệp xây dựng và bảo về tổ quốc. Có trường hợp phủ nhận truyền thống và thành tựu cách mạng, xa rời định hướng xã hội chủ nghĩa, làm lộ bí mật quốc gia”. Kể từ khi có Chỉ thị 22/CT- TW của Bộ Chính trị BCH TW Đảng khoá VIII, Bộ Văn hoá- Thông tin đã xây dựng kế hoạch cụ thể, xác định rõ mục đích, ý nghĩa và những công việc cần làm, các bước tiến hành, nhằm định hướng và phát triển mạnh mẽ hoạt động Báo chí. - Quán triệt Chỉ thị 22/CT-TW của Bộ Chính trị: “ Tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác quản lý báo chí, xuất bản”, báo chí nước ta từng bước nâng cao chất lượng chính trị, văn hoá, khoa học và nghiệp vụ. Báo cáo tổng kết 4 năm thực hiện Chỉ thị 22/CT-TW của Bộ Chính trị khẳng định: “ Báo chí đã có những đóng góp quan trọng trong việc tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước; làm tốt thông tin hai chiều; là kênh thông tin của Đảng, chính phủ trong việc lãnh đạo điều hành đất nước. Báo chí đã có nhiều cố gắng giới thiệu các nhân tố mới trong lao động, sản xuất, kinh doanh, góp phần tìm biện pháp tháo gỡ khó khăn, tìm hướng đi thích hợp, làm ăn có hiệu quả. Báo chí đã cố gắng làm tốt thông tin đối ngoại, đấu tranh phê phán các quan điểm, tư tưởng sai trái của các thế lực thù địch. Báo chí đã tích cực tham gia cùng toàn Đảng, toàn dân thực hiện đấu tranh phê phán các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, buôn lậu, lãng phí, bài trừ các tệ nạn xã hôi, chống mê tín dị đoan, góp phần lập lại trật tự, kỷ cương, lành mạnh hoá các quan hệ xã hội, dũng cảm đưa lên mặt báo những cán bộ sống xa hoa, lãng phí, tham nhũng, quan liêu, coi thường dư luận, vi phạm pháp luật, vi phạm Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, vi phạm đạo đức lối sống, quyền làm chủ của nhân dân. Những việc làm đó đã củng cố và tăng cường niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và quản lí của Nhà nước” Mặt khác, báo cáo cũng đã nghiêm khắc chỉ ra một số khuyêt điểm đáng quan tâm như xu hướng thương mại hoá, tình trang xa rời tôn chỉ, mục đích; một số bộ phận nhà báo vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Thành tựu của báo chí Việt nam trong gần 4 năm qua (từ năm 2000 cho đến nay) Kể từ khi triển khai thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TW về “Tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lí công tác Báo chí, xuất bản” của Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII), báo chí nước ta có nhiều tiến bộ và có bước phát triển quan trọng. Sự phát triển trên lĩnh vực này thể hiện một cách toàn diện cả về mặt số lượng và chất lượng, nôi dung và hình thức, phương diện kỹ thuật và công nghệ, về qui mô và phạm vi tác động cũng như vai trò, ý nghĩa thực tế của báo chí trong đời sống xã hội. Sự phát triển đó đã tạo ra các điều kiện cơ bản cần thiết, giúp báo chí tham gia giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề có ý nghĩa quan trọng. Tiếp nối thành tựu vốn có của nên báo chí nước ta, trong gần 4 năm qua báo chí đã có những đóng góp rất quan trọng trong việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; làm tốt thông tin hai chiều, là một trong những kênh thông tin giúp chính phủ điều hành đất nước, thực hiện các nhiệm vụ kinh tế-xã hội. Báo chí đã có nhiều cố gắng trong việc cổ vũ các nhân tố mới trong lao động, sản xuất, kinh doanh, góp phần tìm biện pháp tháo gỡ khó khăn, tìm hướng đi thích hợp. Báo chí góp phần củng cố niêm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, trở thành một trong những động lực trực tiếp tham gia thúc đẩy sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước. 1. Sự phát triển về mặt số lượng Tính đến nay, cả nước ta có 455 cơ quan báo chí, trong đó có 161 báo ngày và báo tuần, 64 tờ báo TW, 93 tờ báo địa phương. Lượng phát hành khoảng 590.300.000 bản hàng năm, bình quân đầu người 7,16 bản/ năm. Đài phát thanh, đài truyền hình cả nước gồm 68 đơn vị. Trong đó một đài phát thanh quốc gia (Đài tiếng nói Việt Nam), một đài truyền hình quốc gia (Đài truyền hình Việt Nam), 4 đài truyền hình khu vực (Huế, Đà Nẵng , Cần Thơ, Phú Yên) và 61 đài phát thanh - truyền hình địa phương của các tỉnh, thành phố. Riêng thành phố Hồ Chí Minh có đài phát thanh riêng và đài truyền hình riêng. Truyền hình Việt Nam đã phát sóng trên 4 kênh chính và 6 kênh MMDS . Đài Tiếng nói Việt Nam phát sóng 4 hệ đối nội bằng 6 thứ tiếng và 1 hệ đối ngoại bằng 12 thứ tiếng. Thời lượng phát sóng và diện phủ sóng phát thanh , truyền hình tăng lên đáng kể. Hệ thống đài, trạm các khu vực Tỉnh thành đến Quận huyện và các vùng dân cư quan trọng đã được hình thành. 228 huyện có đài phát sóng FM, 340 trạm phát lại truyền hình, gần 60% số hộ gia đình đã xem được chương trình của Đài truyền hình Việt Nam, trên 70% số hộ gia đình đã được nghe Đài tiếng nói Việt Nam. Thông tấn xã Việt Nam ngoài tổng xã còn có 61 Phân xã của 61 tỉnh thành, 24 Phân xã ở nước ngoài. Nước ta đã chính thức hoà mạng Internet từ ngày 19.11.1997 và tính cho đến thời điểm này đã có trên 50 đơn vị được cấp giấy phép trở thành nhà cung cấp thông tin (ICP) và báo điện tử trên mạng. Có trên 2500 trang tin điện tử kết nối với mạng. Đây là loại hình báo chí mới với khối lượng thông tin khổng lồ được đưa lên mạng Internet cho mọi người truy cập và sử dụng , góp phần không nhỏ vào giao lưu văn hoá ,thông tin đối ngoại , nâng cao kiến thức chính trị - xã hội cho nhân dân 2. Chất lượng hình thức và nội dung được nâng cao. Trong các lĩnh vực của đời sống xã hội thời kỳ đổi mới, báo chí là lĩnh vực phát triển khá nhanh cả về hình thức thể hiện lẫn nội dung. 2.1 Xét về mặt hình thức: Ứng dụng công nghệ tiến bộ, nhiều phương tiện kỹ thuật mới được sử dụng trong hoạt đọng báo chí, tạo điều kiện thuận lợi trong việc chuyển tải thông tin kịp thời , nhanh nhạy đến người dân, đồng thời chất lượng in ấn , trình bày ngày càng được nâng cao. Báo in ngày nay in đẹp hơn, mặt chữ rõ ràng, ảnh chụp sắc nét do ngành in có bước tiến nhanh chóng về kỹ thuật. Nhiều tờ báo, tạp chí có phong cách trình bày mới lạ, tạo được cảm giác thích thú cho người đọc. Tất cả đều in bằng công nghệ in hiện đại như in Ốp –xép, in Laze nhiều màu ; kỹ thuật lên maket , sửa bài, ảnh được xử lý, chế bản ngay trên máy vi tính. Những thành tựu khoa học hiện đại với kỹ thuật cáp quang, vệ tinh địa tĩnh, sóng tín hiệu truyền hình, truyền hình kỹ thuật số… đã tạo nên chất lượng hình ảnh ngày càng hoàn thiện, khuôn khổ màn hình ngày càng mở rộng. Trong phát thanh, kỹ thuật phát thanh AM có khả năng truyền phát tín hiệu trong những khoảng cách không gian rộng lớn cùng với sự giúp đỡ của vệ tinh tạo ra khả năng phủ sóng phát thanh toàn cầu. Hệ thống phát thanh, truyền hình đã và đang áp dụng nhiều công nghệ thông tin tiên tiến từ Analog (tương tự) sang Digital (kỹ thuật số). Phương thức phát thanh có giao lưu trực tiếp, cầu truyền hình đã phổ cập tới một số đài địa phương.Kỹ thuật tiếp nhận và xử lý thông tin tiến bộ rõ rệt, đạt mức trung bình tiên tiến của thế giới. Với nhiều hình thức trình bày ngày càng sinh động, hấp dẫn được áp dụng đã làm cho báo chí sát với thực tiễn cuộc sống hơn, đem đến cho nhân dân ta một khối lương thông tin và tri thức phong phú. 2.2 Xét về mặt nội dung Các cơ quan báo chí nhận thức sâu sắc hơn tính tất yếu của sự nghiệp đổi mới, tin tưởng hơn vào triển vọng của đất nước để từ đó tăng thêm nhiệt tình tham gia vào sự nghiệp đổi mới, góp sức đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước - Trong vấn đề đổi mới thông tin, tin tức ngày càng mới mẻ, có sức thuyết phục, có định hướng , hàm lượng kiến thức cao, tính thời sự nóng hổi. Hầu hết các báo đều luôn quan tâm đến thông tin nhiều chiều, thu nhận nhiều ý kiến khác nhau đưa lên báo về các vấn đề được xã hội quan tâm , nâng cao chất lượng thông tin đại chúng. Nội dung thông tin của báo chí ngày càng đa dạng và sát với cuộc sống hơn. - Báo chí ngày càng làm tốt chức năng “ Diễn đàn nhân dân”. Những căn bệnh một chiều, chậm chạp, khô khan đang dần được khắc phục mà thay vào đó là tính quần chúng, tính nhân dân được nâng lên đáng kể. Báo chí đã tạo điều kiện cho nhân dân phát huy quyền phát biểu ý kiến , nguyện vọng của mình . Quần chúng nhân dân vừa là đối tượng phục vụ, đối tượng phản ánh vừa là đối tượng tham gia công tác báo chí, tham gia viết bài cho báo. Như vậy họ không chỉ là người hưởng thụ mà còn là người sáng tạo ra các tác phẩm báo chí. Thông qua báo chí , quần chúng nhân dân có thể thực hiện quyền làm chủ của mình, thực hiện khẩu hiệu “ Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trên mặt trận báo chí. Các trang như “ý kiến bạn đọc”, mục “ trả lời thư bạn đọc”, “đối thoại với nhân dân”, các mục ‘ diễn đàn” về các vấn đề kinh tế - xã hội có mặt hầu hết ở các loại hình báo chí và ngày càng được mở rộng hơn. Báo chí ngày càng được quần chúng tin yêu, trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống xã hội. Nhiều người tìm đến báo, đọc báo để bày tỏ nỗi niềm và những băn khoăn, suy nghĩ của mình từ những vấn đề rất riêng tư đến những việc trọng đại của đất nước ,của thời cuộc, của nền tảng đạo đức xã hội, sự thịnh suy của dân tộc…Tất cả điều này cho thấy tiếng nói của quần chúng nhân dân luôn được tôn trọng trên mặt trận báo chí - Báo chí gắn việc tuyên truyền với giải thích các chủ trương, chính sách của Đảng - Nhà nước tới đông đảo công chúng bạn đọc, hướng dẫn dư luận xã hội tập trung quan tâm tới các vấn đề lớn của đất nước và khuyến khích mọi tầng lớp nhân dân thực hiện những chính sách đó Tiếp tục thực hiện nghị quyết TW 5 về “Xây dựng nền văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc”, báo chí đã góp phần tích cực vào việc nâng cao dân trí, chống ảnh hưởng tiêu cực của văn hoá ngoại lai bằng cách mở ra các chuyên mục diễn đàn để lấy ý kiến, đưa ra các phương pháp thực hiện tốt Nghị quyết. Nhiều cơ quan báo chí đã chủ động phối hợp với các nhà khoa học tổ chức các hội thảo xung quanh chủ đề xây dựng văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc như báo Văn hoá, tạp chí Văn hoá- Nghệ thuật, Đài truyền hình Việt Nam, Báo Nhân Dân. Đã có nhiều tiến bộ đáng kể trong việc thoả mãn nhu cầu về thông tin, nhu cầu hưởng thụ văn hoá lành mạnh của nhân dân lao động, có ảnh hưởng tích cực trong việc giáo dục lý tưởng, đạo đức lối sống, xây dựng con người Việt Nam theo những chuẩn mực vốn có của dân tộc… làm cho quần chúng nhân dân phát huy được những năng lực tiềm ẩn trong mỗi người về lao động sáng tạo, trí tuệ để có thể làm chủ bản thân làm chủ đất nước trong kỷ nguyên mới của dân tộc đang hội nhập cùng thế giới. Ngoài ra, báo chí cũng đã làm tốt chức năng tuyên truyền và hướng dẫn dư luận XH thực hiện chỉ thị số 814 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị đinh 87/CP của Chính phủ về “Tăng cường quản lý, thiết lập trật tự kỷ cương trong các hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá, đẩy mạnh bài trừ một số hoạt động tệ nạn nghiêm trọng”. Đã có nhiều cơ quan báo chí đã có tác phẩm tốt về lĩnh vực văn hoá được đánh giá cao. - Cùng với việc biểu dương nhân tố mới, phát hiện những nhân tố mới, cái hay và cái đẹp trong xã hội. Một số tờ báo đã kiên trì giới thiệu gương người tôt, việc tốt, những điển hình tiên tiến, chẳng hạn trên báo An ninh thủ đô có mục “ Gương tốt”, “Người tốt việc tốt” trên báo Nhân Dân, mục “ Muôn mặt đời thường" trên báo Hà Nội mới…Các nhà báo khi phản ánh hiện thực khách quan đã biết bám sát, khai thác và lựa chọn những cái mới, cái tiêu biểu đang tồn tại và nảy nở trong mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá, của công cuộc đổi mới và hiện đại hoá đất nước để phổ biến và nhân rộng những nhân tố mới, điển hình tiên tiến ra phạm vi toàn quốc. Báo chí đã tích cực cổ vũ cho cái đúng, cái đẹp, cái tốt trong quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với xã hội, với thiên nhiên, phê phán những thói hư tật xấu, lên án cái ác, cái thấp hèn,… đồng thời tìm biện pháp tháo gỡ các khó khăn, tìm hướng đi thích hợp trong làm ăn kinh tế. Tất cả với mục đích lôi cuốn đám đông, làm cho cái Chân, Thiện, Mỹ lan toả sâu rộng trong đời sống xã hội của chúng ta. Nhiều tác phẩm báo chí đã thực sự có nhiều đóng góp trong lĩnh vực này . - Tiêu cực và tệ nạn xã hội đang là một nguy cơ lớn, đe doạ mọi thành quả cách mạng, huỷ hoại nhân phẩm của con người, đặc biệt làm suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên tàn phá công cuộc đổi mới đất nước. Tình trạng này ngày càng trở thành nguy cơ và thách thức lớn đối với Đảng ta. Có lẽ không ai không thừa nhận trong thời gian qua và hiện nay, báo chí đã tích cực đấu tranh chống hiện tượng tiêu cực, chống tham nhũng, buôn lậu, lãng phí, bài trừ các tệ nạn xã hội, chống mê tin dị đoan và đã thu được những kết quả tốt đẹp. Thông qua đấu tranh chống tiêu cực, tệ nạn xã hội, Báo chí đã góp phận vào cuộc vận động làm trong sạch Đảng, bộ máy Nhà nước, làm lành mạnh quan hệ xã hội, giữ vững ổn định chính trị. Khi nói đến vai trò này của báo chí, V. Lê nin đã từng nhấn mạnh: “Báo chí phải vạch ra những khuyết điểm trong đời sống kinh tế của mỗi công xã lao động, phê phán thẳng tay những khuyết điểm đó, công khai vạch ra những ung nhọt trong đời sống kinh tế… và dựa vào dư luận của quần chúng lao động để sửa chữa những ung nhọt đó” Từ trước đến nay, nhất là sau Đại hội VI, Đảng và nhà nước ta đã có nhiều văn bản, chỉ thị hướng dẫn các tổ chức trong Đảng, cơ quan đoàn thể tiến hành làm trong sạch Đảng và làm lạnh mạnh các quan hệ xã hội. Đặc biệt từ sau khi có Nghị quyết TW 6 ( lần 2) và thư của Tổng bí thư Lê Khả Phiêu, báo chí được xác định là một kênh giám sát cán bộ, đảng viên, đã nêu lên mặt báo những vi phạm của cán bộ có lối sống xa hoa, lãng phí, vụ lợi, bất chấp dư luận, đạo lý, vi phạm trắng trợn chỉ thị, Nghị quyết của Đảng về đạo đức lối sống. Trong hội thảo toàn quốc về “ Trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của các nhà báo trong đấu tranh tiêu cực” diến ra vào ngày 15/12/2002, nhà báo lão thành Hoàng Tùng một lần nữa đã khái quát về chức năng của báo chí: “Báo chí như quan văn khi nó tuyên truyền, giáo dục; như quan võ như khi nó tiến công chống tiêu cực, diệt trừ gian tà". Nói như Mác: “phê phán là động lực của sự phát triển" - Dĩ nhiên, phải là phê phán đúng” Cuộc đấu tranh chống tiêu cực là một mặt trận nóng bỏng, đầy khó khăn phức tạp, nhưng trong những năm vừa qua nhiều vụ việc tiêu cực, tham nhũng đã được báo chí phanh phui, đưa ra trước công luận. Có thể nói, hầu hết những vụ việc tiêu cực lớn được đưa ra xét xử trong thời gian qua đều được báo chí lên tiếng cảnh báo trước công luận với những tin, bài điều tra sắc sảo công phu. Báo chí không chỉ giúp Đảng và Nhà nước kịp thời phát hiện, ngăn chặn nhiều vụ việc có hiệu quả mà còn làm trong sạch đội ngũ cán bộ Đảng, chỉ đích danh những kẻ tha hoá, biến chất, những kẻ cơ hội ẩn nấp dưới mọi hình thức, danh nghĩa đang ngăn cản công cuộc đổi mới và đẩy xã hội vào sự mất ổn định…để giữ nghiêm kỷ cương, phép nước. Báo chí đã làm cho xã hội biết căm ghét cái xấu, từng bước đẩy lùi cái xấu và thức tỉnh những ai nhăm nhe đứng bên bờ vực thẳm của tội lỗi, góp phần lấy lại niềm tin của quần chúng. - Báo chí có vai trò to lớn trong việc uốn nắn những nhận thức lệch lạc, đấu tranh với những điểm sai trái: Từ khi Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước, các thế lực thù địch tăng cường chống phá, ráo riết thực hiện âm mưu và thủ đoạn “ diễn biến hoà bình” trên nhiều lĩnh vực, nhất là trên lĩnh vực tư tưởng văn hoá nhằm xoá bỏ Đảng ta và chế độ XHCN. Trong cuộc đấu tranh tư tưởng đang diễn ra gay gắt, báo chí đã thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ đấu tranh tư tưởng, lý luận, tuyên truyền, vạch trần các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch. Báo chí thường xuyên cổ vũ toàn dân đoàn kết, đấu tranh ngăn chặn, khắc phục những tư tưởng tiêu cực sai trái. Bên cạnh uốn nắn những nhận thức lệch lạc, báo chí góp phần giáo dục thế giới quan, bồi dưỡng lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, cổ vũ truyền thống hào hùng của dân tộc ta, phân tích và khẳng định những thành tựu to lớn của sự nghiệp cách mạng, làm rõ sự cần thiết tất yếu về vai trò lãnh đạo của Đảng, góp sức bồi dưỡng và cũng cố lòng tin của nhân dân với Đảng. Các báo hết sức coi trọng quyền được thông tin của công dân, khi báo thông tin sai, đã có cải chính trên báo như qui định tại Điều 2 - Quyền tự do báo chí và quyền tự do ngôn luận trên báo chí, Điều 6 - Nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí, Điều 9 - Cải chính trên báo. Các nhà báo ngày càng có ý thức hơn trong việc thực hiện các qui định về những điều không được thông tin trên báo chí như trong điều 10- Luật báo chí (đã sửa đổi, bổ sung ngày 12/6/1999). - Báo chí tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội từ thiện, phong trào “đền ơn đáp nghĩa”. Nhiều cơ quan báo chí đã thành lập quỹ để ủng hộ cho đồng bào ở các vùng lũ lụt, tặng học bổng cho học sinh nghèo vượt khó, giúp nạn nhân bị ảnh hưởng chất độc màu da cam- di chứng của chiến tranh, xây dựng hàng trăm ngôi nhà tình nghĩa, hàng nghìn sổ tiết kiệm tình nghĩa, giới thiệu việc làm… Một số cơ quan báo chí đã xây dựng được quỹ tình nghĩa lớn như: quỹ “Tấm lòng vàng”(Báo Lao động), “ Bầu ơi thương lấy bí cùng” (Báo An ninh thủ đô), “Học trò giỏi-hiếu thảo” (Báo Tuổi trẻ)…, các quỹ nhân đạo của báo Thanh niên, báo Người lao động, báo Công an thành phố Hồ Chí Minh, Đài truyền hình Việt Nam 3. Đội ngũ nhà báo ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng, có bước trưởng thành về mặt chính trị, tư tưởng và nghiệp vụ. Hiện nay, đội ngũ nhà báo có khoảng 11.000 người được cấp thẻ nhà báo của Bộ Văn hoá-Thông tin. Trong đó có 71 % phóng viên, biên tập viên có trình độ đại học trở lên, 25% được đào tạo chuyên ngành báo chí, 25 % có trình độ ngoại ngữ bằng B trở lên, 60% người làm báo ở độ tuổi 30-40 , 12% dưới 30, nhà báo không chuyên nghiệp cũng tăng nhanh. Có 9000 nhà báo là hội viên Hội nhà báo Việt nam. Đã xuất hiện nhiều nhà báo trẻ có trình độ chuyên môn khá, có nhân quan chính trị nghề nghiệp cao, nhanh chóng năm bắt những vấn đề mới mẽ, bức xúc của đời sống xã hội, đem lại nhiều bài viết hay, ._.sâu sắc, có hiệu quả xã hội và tác dụng xã hội tốt. Không ít nhà báo đã nêu cao tinh thần dũng cảm, trung thực, không ngại gian khổ, khó khăn, dồn tâm sức vào hoạt động nghề nghiệp, thậm chí quên cả sự sự nguy hiểm về cả tính mạng với ý thức thu thập những thông tin chuẩn xác để đưa ra ánh sáng những vụ việc tiêu cực, nhằm làm lành mạnh hoá đời sống xã hôi, thúc đẩy đất nước phát triển. Đã có nhiều hình thức trong việc tổ chức cán bộ báo chí đi học tập, tham quan, nghiên cứu... ở trong nước và nước ngoài. Hiện nay, cả nước ta cã 3 cơ sở đào tạo cán bộ báo chí có trình độ đại học, đó là: Phân viện báo chí và tuyên truyền thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, khoa báo chí thuộc trường KHXH&NV và khoa báo chí thuộc trường KHXH&NV thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra còn có nhiều cơ sở bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí góp phần không nhỏ trong việc đào tạo lại đội ngũ nhà báo. 4. Công tác phát hành báo chí ngày càng tiến bộ Báo chí có tiến bộ rõ nét trong công tác thông tin, tuyên truyền. Một khối lượng lớn báo chí với những thông tin quan trọng về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đã đến được với nhân dân. Báo Nhân dân, báo Quân đội nhân dân, báo ngành, báo đoàn thể và báo của Đảng bộ địa phương đã đến được với nhiều cơ sở Đảng và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang trong ngày phát hành. Các tờ báo và chương trình phát thanh dành cho đồng bào và thanh thiếu niên, nhi đồng các dân tộc ít người ở các khu dân cư tập trung hoặc các trường phổ thông xuất hiện ngày càng nhiều và phong phú về mặt nội dung, chương trình thể hiện. Hoạt động hợp tác và trao đổi thông tin với một số nước, hoạt động xuất nhập khẩu sách báo trong những năm qua cũng có nhiều tiến bộ. Thông qua việc trao đổi chương trình phát thanh, truyền hình với một số nước lượng thông tin và sách báo của ta đến với người nước ngoài ở Việt Nam và bạn bè quốc tế, của cộng đồng người Việt ở các nước ngày một nhiều và đa dạng hơn. Quan hệ hợp tác với nước ngoài trên lĩnh vực báo chí tập trung vào khâu kỹ thuật, nghiệp vụ làm báo, việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật thông tin hiện đại được tăng cường hơn nhằm trang bị kiến thức làm báo hiện đại như kỹ thuật trình bày, thiết kế trang báo, công tác quản lí báo chí… Bên cạnh đó, thông qua các hình thức xuất nhập khẩu và trao đổi sách báo, ấn phẩm, chương trình phát thanh -truyền hình…Chúng ta cũng đã tiếp nhận một khối lượng thông tin không nhỏ…phục vụ cho công tác học tập nghiên cứu Báo chí trực tuyến Việt Nam phát triển khá nhanh Việt nam chính thức kết nối với mạng toàn cầu vào tháng 11-1997. Nhưng theo đánh giá mới đây của Liên minh viễn thông thế giới (ITU) thì Việt Nam là nước phát triển viễn thông nhanh thứ 2 trên thế giới chỉ sau Trung quốc, trong đó có sự tăng tốc về Internet trong năm 2001, ta có thể thấy rõ bước phát triển của Internet Việt Nam qua lượng thuê bao của VDC, nhà cung cấp hiện chiếm 70% thị phần Việt nam. Báo chí trực tuyến Việt nam phát triển khá nhanh, bắt đầu từ tạp chí Quê hương, được đưa lên mạng từ năm 1998.Tiếp đến, các tờ báo như Nhân Dân, Lao động, Đầu tư, Thời báo kinh tế Việt nam, Sài Gòn giải phóng, Tuổi trẻ thành phố HCM, Người Lao động... đã có báo điện tử trên mạng.Mới đây các tờ báo điện tử như VietNam Net ra đời phát triển theo hướng thời sự, chuyên sâu, công chúng có thể thảo luận, trao đổi trực tiếp mọi vấn đề trong và ngoài nước. Ngoài những tờ báo trực tuyến như đã nêu ở trên còn phải kể đến nhiều tờ báo và tạp chí điện tử khác như Tạp chí Xây dựng Đảng, Tạp chí Cộng sản, Báo Quốc tế, Báo ảnh Việt Nam, Tạp chí Truyền hình… Riêng Báo ảnh Việt Nam ( thuộc TTXVN) phát hành năm thứ tiếng là: Anh- Pháp-Trung quốc- Nga-Tây Ban Nha. Báo chí trực tuyến không những góp phần nâng cao dân trí mà còn trở thành công cụ đắc lực cho công tác đối ngoại của đất nước. Báo trực tuyến có tính ưu việt như khả năng cập nhật nhanh, khả năng lưu trữ dự liệu lớn nên rất thuận tiện để đọc giả có thể tìm kiếm thông tin theo chủ đề, thuận tiện về thời gian. Các chuyên mục dưới dạng cơ sở dữ liệu về các lĩnh vực như văn học, âm nhạc, ảnh, du lịch…được xây dựng và phát triển phong phú. Nhìn chung, có thể nói rằng chúng ta hoàn toàn có cơ sở để hy vọng một tương lai rộng mở cho báo chí trực tuyến Việt nam. Trình độ, năng lực của các cơ quan quản lý báo chí của Đảng, Nhà nước, các cơ quan chủ quản về báo chí được nâng cao hơn trước Mặc dù còn nhiều khó khăn, trước đòi hỏi của nhiệm vụ và sự phát triển nhanh chóng của báo chí, trước những tác động của cơ chế thị trường và sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch nhưng công tác chỉ đạo và quản lí báo chí vẫn luôn tích luỹ đựơc thêm nhiều kinh nghiệm mới. Ban Tư tưởng- Văn hoá Trung ương thường xuyên nhận xét, đánh giá, định hướng, nội dung chính trị của các hoạt động báo chí, đặc biệt là các vấn đề chính trị phức tạp mới nảy sinh…thông qua các cuộc giao ban báo chí hàng tuần. Sự phối hợp giữa Ban Tư tưởng-Văn hoá Trung ương với Bộ Văn hoá - Thông tin được tăng cường. Về cơ bản đã ngăn chặn được tình trạng cấp giấy phép xuất bản ồ ạt, đặc biệt là đối với các số chuyên đề, phụ trương, đặc san. Bộ Văn hoá-Thông tin đã rất coi trọng việc thanh tra, kiểm tra nên việc xử lí sai phạm, đề bạt, khen thưởng đúng qui trình, đúng đối tượng hơn. Tính trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến nay, Bộ đã xử lí 138 trường hợp vi phạm pháp luật báo chí bằng các hình thức từ phê bình đến đình chỉ tạm thời hoặc thu hồi giấy phép hoạt động. Bản thống kê tình hình xử lí vi phạm của Vụ báo chí- Bộ Văn hóa-Thông tin trong thời gian từ năm 2000-2002. TT Néi dung N¨m2000 N¨m2001 N¨m2002 1 §×nh b¶n, thu håi giÊy phÐp 0 1 3 2 §×nh b¶n t¹m thêi 2 1 0 3 §×nh b¶n, ngõng ph¸t hµnh Ên phÈm 0 4 3 4 C¶nh c¸o 3 0 0 5 KhiÓn tr¸ch 4 2 0 6 Phª b×nh 17 6 7 7 Thu håi thÎ nhµ b¸o 3 5 9 Những khuyết điểm, yếu kém của báo chí Xu hướng “thương mại hóa” chưa được khắc phục có hiệu quả: “Thương mại hoá” báo chí là khuynh hướng hạ thấp vai trò chức năng của báo, biến nó từ chỗ là công cụ chính trị-văn hoá của Đảng và Nhà nước, khuôn mặt tinh thần của xã hội, một thứ hàng hoá đặc biệt trở thành một thứ hàng hoá tầm thường nhằm đạt được ích lợi kinh tế cục bộ của cơ quan báo chí và những người làm trong lĩnh vực này. Sự thật là thời gian qua, biểu hiện “thương mại hoá” báo chí không được khắc phục có hiệu quả mà nhiều mặt còn nghiêm trọng hơn. Biểu hiện này ngày càng tinh vi, phức tạp hơn, thể hiện ở nhiều dạng sau: Khá nhiều cơ quan báo chí đã bị cơn lốc của cơ chế thị trường lôi cuốn, coi nhẹ chức năng chính trị và chức năng giáo dục. Thậm chí hạ thấp chất lượng chính trị, văn hoá, khoa học của báo chí, thông tin theo kiểu giật gân, bịa đặt, khêu gợi và thoã mãn sự tò mò, những nhu cầu thấp hèn của một bộ độc giả có tầm văn hoá thấp hoặc trung bình để bán được nhiều báo, thu được nhiều lời nhuận như cách làm báo lá cải ở phương Tây. Nhiều tờ báo đã dành tỷ lệ quá cao cho các tin, bài dịch từ nước ngoài ( có số tỷ lệ này chiếm 50%). Ngoài ra tỷ lệ tập trung giới thiệu thời trang, mỹ phẩm, diễn viên sân khấu, điện ảnh, ca nhạc…chiếm khá lớn trong số báo. Các chuyên mục tư vấn về tình yêu, tình dục giới tính lại được miêu tả quá sâu, quá chi tiết đến mức thô tục gây phản tác dụng. Những việc này vô hình chung đã khuyến khích tư tưởng hưởng thụ không phù hợp với điều kiện, mức sống của đại đa số cán bộ nhân dân hiện nay hoặc chỉ phục vụ cho một số người có mức sống khá giả mà bỏ qua đối tượng đông đảo quần chúng nhân dân lao động, nhất là ở nông thôn. Một số người làm báo “ thương mại hoá” đã tổng kết để đi đến nhất trí về đặc điểm tờ báo giật gân câu khách là mỗi ngày phải đưa lên báo một vụ việc trong dời sống, đi sâu vào chuyện đời tư của 3 loại người: những chính trị gia, những nhà kinh doanh, và các ngôi sao nghệ thuật- bởi 3 loại người này được xem là nhân vật xã hội, được nhiều người quan tâm. Chính vì thế mà tần suất xuất hiện những bài viết dưới dạng này khá phổ biến. Biến tờ báo thành nơi kinh doanh quảng cáo. Do tác động của khuynh hướng của thương mại hoá, nhiều báo đài đăng quảng cáo tràn lan, bừa bãi. Vẫn biết rằng quảng cáo là một nhu cầu thiết yếu của xã hội của xã hội, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, tiền thu được từ quảng cáo góp phần hỗ trợ giảm giá thành, đổi mới trang thiết bị. Nhưng nhiều cơ quan báo chí quá lạm dụng quảng cáo, một số cơ quan báo chí trở thành nơi độc quyền quảng cáo để thu lợi sau khi đã nộp một phần thuế ưu đãi. Để có nhiều quảng cáo, cần bán chạy báo với số lượng lớn nên càng lao vào lối làm báo câu khách, giành diện tích quảng cáo quá lớn. Trên truyền hình, khối lượng phát quảng cáo tập trung vào một số thời điểm quá lớn, một số chương trình quảng cáo “kỳ cục” không chỉ bởi hình ảnh, ngôn từ thiếu chọn lục mà còn vì thời điẻm xuất hiện của nó không đúng luc, gây sự khó chịu cho khán giả. Nhiều báo, đài đăng, phát quảng cáo quá nhiều cho các sản phẩm hàng hoá nước ngoài, vô tình gây khó khăn cho sản xuất trong nước. Nhiều quảng cáo kích thích thị hiếu thẩm mỹ tiêu dùng lệch lạc của người dân, đặc biệt là giới trẻ xa lạ với bản sắc truyền thống văn hoá dân tộc, thiếu thẩm mỹ, văn hoá dẫn đến tầm thường, lố bịch. Dùng tờ báo vào mục đích thương mại một cách tinh vi, kín đáo hơn như nhận tài trợ, lập quỹ, trao đổi học bổng, đi nước ngoài… Hiện tượng chạy theo lợi nhuận cục bộ còn thể hiện ở việc tranh giành thông tin; thông tin thiếu trung thực, thiếu chuẩn xác; trình bày báo xa lạ với truyền thống văn hoá, quan niệm đạo đức, tâm lý dân tộc. Tình trạng xa rời tôn chỉ, mục đích và đối tượng phục vụ ở một số tờ báo vẫn còn tồn tại. Việc xác định tôn chỉ, mục đích và đối tượng phát hành đã được Bộ Văn hoá -Thông tin quy định trong giấy phép cho từng cơ quan báo chí. Tuy vậy, hiện nay tình trạng xa rời tôn chỉ, mục đích diễn ra khá phổ biến. Chính việc xa rời tôn chỉ, mục đích càng làm cho khuynh hướng thương mại hóa phát triển. Đã có hiện tượng thờ ơ trước các sự kiện chính trị xã hội quan trọng của đất nước, của ngành và của địa phương mình. Trong khi đó có những vụ việc, vấn đề tuy nhỏ nhưng để câu khách, báo chí đã viết và đăng rất nhiều kỳ. Không ít cơ quan báo chí chưa quan tâm đúng mức tuyên truyền biểu dương, nhân rộng các điển hình tiên tiến, kinh nghiệm hay trong sản xuất, kinh doanh, các gương thi đua yêu nước, lao động tận tuỵ và sáng tạo của công nhân, nông dân, trí thức…Phương thức nghiệp vụ tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tôt việc tốt, nét đẹp đời thường, tổng kết kinh nghiệm… chậm đổi mới, chưa hấp dẫn người đọc. Tin lễ tân còn nhiều, chậm được cải tiến, làm cho các trang báo và chương trình thời sự còn nặng nề, thiếu sinh động. Việc giáo dục truyền thống dân tộc, đề cao đạo lý và nhân cách Việt Nam, bảo tồn và phát huy Văn hoá Việt Nam… chưa được đề cao thường xuyên. Trên một số báo chí, có những tin, bài, hình ảnh có nội dung, tư tưởng, quan điểm sai trái hoặc còn bộc lộ sự mơ hồ về quan điểm như đề cao một chiều tự do kinh doanh; giới thiệu quá nhiều các chính khách, văn hoá, lối sống phương Tây; thiếu chọn lọc khi sử dụng thông tin nước ngoài. Trong báo chí, tất nhiên không thể đặt ra những quy định gò bó, cứng nhắc về phạm vi, ranh giới thông tin. Vấn đề ở đây không phải là phạm vi giới hạn các vấn đề tờ báo đề cập mà ở chổ tờ báo đó, phóng viên đó viết những vấn đề đó với động cơ, mục đích nào. Vì mục đích thương mại, có không ít vụ việc bị bóp méo, thậm chí đưa tin hoàn toàn sai sự thật, hoặc vấn đề đơn giản nhưng lại thổi phồng và phóng đại, đặt tít gây sự tò mò cho độc giả. Nhiều việc vụ việc được viết khác với bản chất của nó gây nhiễu loạn thông tin. Báo chí chưa thật chủ động và tích cực trong việc phê phán những luận điệu sai trái mưu toan chia rẽ và làm suy yếu Đảng của một số phần tử bất mãn cơ hội. Vẫn còn tồn tại hiện tượng báo chí xa rời đời sống thực tiễn, nhiều tờ báo chỉ coi trọng địa bàn thành phố, thị xã vì ở đó có thể phát hành báo chí được nhiều, còn các địa bàn khác thì không được quan tâm đúng mức. HIện nay 75% báo chí chủ yếu phát hành ở thành phố, thị xã, vùng trung tâm; cón 25% báo chí phát hành vùng nông thôn. Tình trạng đó dẫn đến mức hưởng thụ báo chí quá chênh lệch giữa thành phố, thị xã và vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Thêm vào nữa là do xa rời đời sống thực tiễn nên báo chí vẫn chưa làm thật tốt chức năng phản ánh cuộc sống, tâm tư và nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp nhân dân ở nhiều vùng đất nước. Một thực tế là có những báo kinh tế lại đi quá sâu vào những lĩnh vực văn hoá - văn nghệ, và chiếm được diện tích đăng tải cho chuyên mục này quá nhiều. Ngược lại một số báo chuyên ngành văn hoá, văn nghệ lai mở rộng sang các lĩnh vực kinh tế xã hội trong khi chưa làm tốt chức năng được quy định trên giấy phép. Với một nước có gần 80 triệu dân mà chỉ có 15 tờ báo hàng ngày, 146 tờ báo cách ngày và cách tuần, một đài phát thanh, một đài truyền hình trung ương với lượng phát hành, thời lượng phát sống như hiện nay chưa phải là nhiều, thậm chí còn ở trình độ chậm phát triển về thông tin so với nhiều nước trên thế giới. Sở dĩ sách báo chưa nhiều nhưng vẫn gây cảm giác dư thừa vì nội dung thông tin trùng lặp, nghèo nàn thiếu đa dạng, chưa thiết thực với người đọc, người nghe và chưa đưa tới đựơc nhiều vùng của đất nước. Khá nhiều tin tức trên báo in còn khai thác cùng một nguồn, xào xáo lại của nhau, một bài in nhiều báo. Tình trạng này cũng phổ biến trên các chương trình phát thanh truyền hình. Hoạt động của nhà báo và thực hiện đạo đức nghề nghiệp báo chí còn có những vi phạm. Tình trạng thiếu tu dưỡng, rèn luyện thường xuyên về phẩm chất, đạo đức có xu hướng tăng lên. Theo số liệu xử lí vi phạm từ năm 2000 đến nay của Bộ Văn hoá-Thông tin đã có 17 nhà báo đã bị thu hồi thẻ nhà báo vì vi phạm đạo đức, phẩm chất người làm báo. Trong đó, năm 2000 có 3 trường hợp, năm 2001 có 5 trường hợp, và năm 2002 có thêm 9 trường hợp bị thu thẻ nhà báo. Quy ước về tiêu chuẩm đạo đức nghề nghiệp báo chí Việt Nam đã đựơc đưa ra khá lâu nhưng vẫn chưa đựơc đề cao trong hoạt động nghề nghiệp của người làm báo. Nhiều nhà báo dựa dẫm vào hoạt động báo chí để làm những việc sai trái như vòi vĩnh, doạ nạt cơ sở làm tổn hại đến thanh danh, uy tín của những người làm báo chân chính. Có một số ít nhà báo đã liên lạc, móc nối với nhau để thông tin,bình luận thiếu khách quan về một đề tài, vụ việc, tập trung vào một cơ sở, một địa phương, lợi dụng việc chống tiêu cực, chống tham nhũng để đã kích người này, người kia, tổ chức này, tổ chức kia. Có một số báo và một số phóng viên do điều tra không kỉ, thậm chí do động cơ cá nhân nên viết sai lệch, thổi phồng nhiều mô hình “giả” làm nhiểu thông tin Một số nhà báo vì lợi ích bản thân, viết theo đơn đặt hàng nên viết ca ngợi thành tích không đúng với một số đơn vị cá nhân . Nhìn chung, số nhà báo lợi dụng danh nghĩa nghề nghiệp, đạo đức sa sút, hoạt động sai trái, tự cho minh quyền phán quyết chê bai, nhìn xã hội chỉ thấy tiêu cực, sa đà vào những chuyện giật gân, tầm thường vẫn là điều đáng quan tâm hiện nay. Một vài nhà báo, cộng tác viên thuộc các văn phòng đại diện, thường trú chưa được toà soạn quan tâm đúng mức, quản lí không chặt chẽ, thiếu qui chế hoạt động, việc tuyển dụng còn tuỳ tiện, thiếu chọn lọc nên thông tin không khách quan, trung thực. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ báo chí nhất là cán bộ quản lí chủ chốt các báo đài còn thiếu qui hoach Nhiều cơ quan chủ quản chưa quan tâm tới quy hoạch, đào tạo cán bộ báo chí của mình. Trong thời kì mới đòi hỏi báo chí phải chú ý đến yêu cầu của bạn đọc và cần phải sàng lọc để có được những tờ báo hay. Để báo chí thực sự là “Sự nghiệp quần chúng” như Bác Hồ đã dạy, nhất là trong tình hình hiện nay, khi nước ta đang trong quá trình hội nhập cùng thế giới thì cần phải chú ý đến việc đào tạo đội ngũ cán bộ báo chí, rèn luyện nâng cao nghiệp vu. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều nhà báo, cán bộ biên tập chưa được đào tạo lại về những kiến thức báo chí hiện đại nên những người làm báo nghiệp vụ còn chưa cao, thiếu tri thức hiểu biết về nhiều mặt. Đội ngũ những người quản lí báo chí phần lớn chưa được đào tạo bồi dưỡng các kiến thức nghiệp vụ quản lý . Những người giữ các cương vị then chốt trong các tờ báo như Tổng biên tập là linh hồn của tờ báo.Tiêu chuẩn đầu tiên không thể thiếu được với người Tổng biên tập, trước hết phải là người “làm báo và quản lý tờ báo giỏi nhưng hiện nay có không ít người thực chất không đủ năng lực. Sỡ dĩ có hiện tượng này là do việc đề bạt cán bộ ở một số nơi còn tuỳ tiện, không đúng quy định tiêu chuẩn. Đây cũng là một vấn đề đáng quan tâm hiên nay. Chương II MỘT SỐ LOẠI SAI PHẠM CHỦ YẾU CỦA BÁO CHÍ NƯỚC TA TỪ NĂM 2000 CHO ĐẾN NAY. Báo chí có sức mạnh trong công tác tư tưởng và ảnh hưởng sâu rộng đối với xã hội. Chính vì vậy, những biểu hiện sai phạm trên báo chí sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của báo chí nói riêng và của toàn xã hội nói chung. Những khuyết điểm yếu kém của báo chí trong thời gian qua đã nêu ở phần trước cùng với việc khảo sát, phân tích Hồ sơ xử lý vi phạm báo chí của cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí , có thể nêu ra được một số loại sai phạm chủ yếu sau: 1. Thông tin sai sự thật, thiếu chính xác. Tính chân thật, khách quan là nguyên tắc quan trọng hàng đầu của thông tin báo chí. Sức mạnh của Báo chí là ở sự thật. V.I Lê Nin đã nói: “ Thật là lố bịch nếu nghĩ rằng nhân dân đi theo người Bônsêvích vì những người Bônsêvích cổ động khéo hơn. Không, vấn đề là ở chỗ sự cổ động cả những người Bônsêvích là chân thực.” 1 V. I L Lª Nin. Toµn tËp, tËp 40, NXB TiÕn bé, M.1997, tr 81 Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã dạy người viết báo: “ Có thế nào nói thế ấy. Bộ đội và nhân dân ta cũng đủ nhiều cái hay để nêu lên, không cần phải bịa đặt”2 HCM. V¨n ho¸ nghÖ thuËt còng lµ mét mÆt trËn, NXB V¨n häc HN 81,tr 364 Nghị quyết của Bộ Chính trị ngày 8.12.1958 đã chỉ rõ: “ báo chí phải phản ánh sự thật một cách chân thật”. Đại hội Đảng lần thứ VI đã nêu lên phương châm cho những người làm công tác báo chí là : “ Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật và nói rõ sự thật” Nhìn thẳng vào sự thật là thái độ khách quan của báo chí, là thái độ dũng cảm, không che đậy. Sự thật có mặt tốt , có mặt chưa tốt, thậm chí có mặt xấu nên trong tình hình hiện nay tính chân thật phải được thể hiện ở sự phản ánh trung thực, chống thói “khoa trương”, “ thổi phồng thành tích”, “ làm láo báo cáo hay”, ‘ nói nhiều làm ít”, “ lời nói không đi đôi với việc làm”… Hội Nhà báo Việt Nam đã xây dựng bản “ Quy ước tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của báo chí Việt Nam”, trong đó có nói rõ : “ Mọi thông tin đưa ra công luận phải phản ánh đúng bản chất sự thật khách quan trong bối cảnh xã hội của nó , tuyệt đối không được xuyên tạc hay cường điệu sự việc, sự kiện . Nhà báo có trách nhiệm cung cấp cho công chúng hình ảnh chân thật, đúng bản chất về quá trình của sự kiện và tình huống được thông tin, qua đó hướng dẫn dư luận”. Điều 6, Điều 15- Luật Báo chí về Quyền và nghĩa vụ của cơ quan báo chí, của nhà báo đã quy định : “ Thông tin trung thực mọi mặt tình hình trong nước và quốc tế phù hợp với lợi ích đất nước , lợi ích nhân dân” Bên cạnh việc tìm hiểu , thu thập những dữ kiện đầy đủ về tình hình thực tế đang diễn ra , đòi hỏi người viết phải có một lối tư duy sắc bén, nhanh nhạy, tinh thông với ý thức trách nhiệm cao, lao động nghiêm túc với tinh thần dũng cảm… thì mới có thể đánh giá đúng sự thật, trình bày sự thật một cách chân thật những mối liên hệ bên trong hiện tượng có thật. Trong thời gian qua báo chí đã có tiến bộ mới trong việc thông tin chân thật, kịp thời, nhiều chiều trên mọi lĩnh vực. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại hiện tượng thông tin không đúng sự thật, thậm chí còn “ thổi phồng”, bóp méo thông tin tạo ra dư luận xấu Báo Lao động số 61 ra ngày 26/3/2001 đăng bài “ Mỗi con dấu một tỉ hai” của tác giả Trần Đăng. Nội dung bài báo đề cập đến vấn đề: Công ty Liên doanh xây lắp Việt – Nga đã phải mất 10 tháng và chi phí hết 662.000 USD ( Khoảng 9,5 tỉ đồng) mới được duyệt phương án đền bù giải phóng mặt bằng cho dự án Nhà máy sản xuất kết cấu thép phi tiêu chuẩn . Nhưng tại Văn bản số 1791/VPCP ngày 27/4/2001, sau một thời gian tiến hành thẩm tra những thông tin nêu trên, Văn phòng Chính phủ kết luận nội dung thông tin mà báo đăng tải là sai sự thật, gây mất uy tín đối với chính quyền các cấp ở tỉnh Quảng Ngãi và các nhà đầu tư nước ngoài, làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư nước ngoài của tỉnh Quảng Ngãi nói riêng và cả nước nói chung. Trên thực tế, sự thật của vấn đề này là việc đền bù chỉ một tuần là xong cho 9 ha đất gồm 1 ngôi nhà và một ít cây cối với tổng trị giá đền bù là 395 triệu. Như vậy, trong việc thể hiện nội dung , tác giả đã có sai sót nghiêm trọng về nghiệp vụ. Việc rút tít : “ Mỗi con dấu một tỉ hai” là sự suy diễn không chính xác dễ gây ra những hiểu nhầm tai hại. Trước đó có một loạt bài viết về vấn đề này được đăng trên báo như Báo Thanh Niên số ra ngày 28/2/2001 với “ Tăng tốc Dung Quất” của tác giả Hải Châu - Ngọc Toàn, Báo Quảng Ngãi số ra ngày 19/3/2001 với “ Phải chăng việc đền bù, giải phóng mặt bằng là nỗi đau đầu của các nhà đầu tư vào Quảng Ngãi” của tác giả Phạm Hữu Tôn. Một ví dụ khác: Báo Thanh Niên số 226 ra ngày 14/8/2002 đưa tin “Đà Nẵng: Một cảnh sát cơ động đánh người trọng thương”, tác giả Hải Châu đã thông tin “ Một nhân viên công an trên xe cảnh sát cơ động mang biển số 43B1-0442, trong khi truy đuổi một xe chở 3 đã dùng đùi cui đánh vào đầu một thanh niên ngồi sau xe khiến anh này ngã ngay xuống đất bất tỉnh. Hai nhân viên công an do hoảng sợ đã bỏ xe trốn mất”. Báo Người lao động số 2464 ra cùng ngày đưa tin “Đã nẵng : Cảnh sát TTCĐ làm nhiệm vụ dẫn đến chết người” Báo Tiền phong số 162 cũng đưa tin “Đà nẵng : CSTTGT thi hành công vụ dẫn đến tai nạn giao thông nghiêm trọng” Sau một thời gian điều tra , ngày 17/10/2002, Toà án Nhân dân thành phố Đà Nẵng đã xét xử công khai vụ án. Qúa trình điều tra khách quan với các chứng cứ rõ ràng được các nhân chứng chứng minh trước toà đã khẳng định nạn nhân Trần Văn Pháp chết là do tự ngã xe, chấn thương sọ não. Nhìn lại những vụ việc vừa nêu ta có thể thấy rằng các cơ quan báo chí đưa lại thông tin của nhau, vụ việc được bình luận, suy diễn một cách chủ quan mà không có sự kiểm tra đối chứng, thiếu sự nhạy cảm của vấn đề mang tính nhạy cảm. Các phóng viên trong quá trình thu thập thông tin đã không thực hiện đúng thao tác nghiệp vụ, vì muốn cung cấp cho đọc giả những thông tin nóng hổi nên đã nóng vội dẫn đến thông tin sai. Trước khi đăng bất cứ một thông tin gì, nhà báo phải có trách nhiệm xác minh, thẩm định lại tư liệu, chứng cứ để thông tin chính xác. Đối với tin Cảnh sát cơ động đánh người trọng thương ở Đà Nẵng đã gây tâm lý bức xúc cho người đọc , nhất là đối với gia đình nạn nhân . Đồng thời làm giảm sút niềm tin của nhân dân đối với lực lượng làm công tác an ninh và trật tự an toàn xã hội. Không những thông tin sai sự thật mà một số cơ quan báo chí đã cho đăng tải những bài báo có nội dung bịa đặt, không thực hiện đúng tôn chỉ mục đích tờ báo, không phù hợp với đường lối, quan điểm của Đảng. Đơn cử trường hợp của Báo Nông nghiệp Việt Nam, số ra ngày 01/7/2002 trong chuyên mục “ Nhịp cầu” tại trang 8 đã cho đăng tải ý kiến của ông Phạm Văn Điện - một Đại tá về hưu (Quảng Xương, Thanh Hoá). Nội dung ý kiến đề cập đến một số vấn đề hết sức nhạy cảm trong tình hình hiện nay như vấn đề : Dân chủ, Tự do ngôn luận, tham nhũng , đa Đảng… Trong bài viết có đoạn: “ Chúng ta cứ nói nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân,mọi việc dân biết, dân bàn , dân kiểm tra. Nhưng đó chỉ là nói suông. Có cho dân biết đâu mà dân bàn. Và dân có bàn thì cũng chẳng ai nghe. Chính vì “đầy tớ” của dân đã thành “ quan dân” , coi dân như con ong cái kiến nên muốn làm gì thì làm. Nhiều việc dân kêu, thậm chí dân khiếu kiện đến mấy năm rồi mà vẫn quanh co lãng tránh, không làm gì cả, đến nổi một bà nông dân ở Hà Tây phải làm đơn xin mượn cái ghế Chủ tịch huyện hai tháng để giải quyết công việc khiếu kiện..” Đây là một bài viết hoàn toàn không có thật. Sau khi báo đăng bài viết trên , Hội cựu chiến binh huyện Quảng Xương- Thanh Hoá có văn bản kiến nghị ở Quảng Xương không có Đại tá nào về hưu tên là Phạm Văn Điện. Bài viết đã vi phạm quy định tại Điều 6 và Điều 15 của Luật báo chí. Xem xét một cách toàn diện thì nội dung ý kiến này không thuộc chức năng thông tin đã dược quy định trong giấy phép xuất bản của Báo Nông Nghiệp Việt Nam. Một bài viết bịa đặt như thế này sẽ khiến cho Nhân dân mất niềm tin, hoài nghi vào Đảng, ảnh hưởng xấu trong dư luận, ảnh hưởng tới trật tự xã hội và hoàn toàn phản tác dụng Trong số báo ra ngày 24/2/2003 , các báo như Báo Tiền phong, Thanh Niên, Sài Gòn giải phóng, Người lao động và Báo Pháp luật, Hà Nội mới số ra ngày 25/2/2003 đã đăng thông tin : Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã triệu tập thêm 5 nhà báo có quyền và nghĩa vụ liên quan trong vụ án Năm Cam và đồng bọn. Không biết thông tin này được lấy từ nguồn tin nào mà ngay trong buổi họp báo chiều ngày 24/2/2003, lãnh đạo Toà án nhân dân Thành phố khẳng định không có việc triệu tập thêm 5 nhà báo như các cơ quan báo chí thông tin. Một điểm cần lưu ý nữa là hiện nay sai phạm về thông tin sai sự thật, thiếu độ chính xác không chỉ dừng lại ở nội dung bài báo không phản ánh đúng với bản chất sự kiện , sự việc xảy ra mà còn ở chỗ tác giả đặt đầu đè bài báo không đúng với nội dung bài báo chuyển tải. Báo chí của ta mắc phải lỗi này không ít do phóng viên không cẩn thận, thiếu cân nhắc kỹ khi đặt đầu đề hoặc đơn giản chỉ muốn đặt một đầu đề hấp dẫn để thu hút độc giả mà dẫn đến sai phạm trên. Báo Tuổi trẻ số ra ngày 29/11/2002 đăng bài phỏng vấn đồng chí Lê Thành, Thiếu tướng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát nhân dân của tác giả Bùi Ngọc Cải với đầu đề: “Liên quan đến vụ Năm Cam: Sẽ truy tố vài người có chức vụ cao hơn nữa”. Tít báo như vậy nhưng nội dung thì khác. Trong bài phỏng vấn, người trả lời phỏng vấn chỉ nói về cuộc đấu tranh chống tham nhũng nói chung nhưng tác giả đã đặt cho bài báo đầu đề gắn vào vụ án Năm Cam. Việc đặt đầu đề cho bài báo không ăn nhập với nội dung dễ khiến cho độc giả bị nhầm lẫn nếu chỉ độc lướt qua bài báo. Đối với những ngưòi đọc kỹ từng bài báo thì có thể họ sẽ hiểu ra vấn đề nhưng ngày nay số đông công chúng thường chỉ đọc qua tít báo để lấy thông tin. Do vậy những đầu đề không ăn nhập với nội dung như bài báo trên thì tất yếu sẽ gây hiểu nhầm cho công chúng. Loic Hervouet - Tổng giấm đốc Đại học báo chí Lille (Phap) đã từng nói rằng : ‘Đặt đầu đề cho bài báo là việc làm có tính quyết định số phận của bài báo . Bài báo rất hay nhưng đầu đề dở thì có thể sẽ làm mất ít nhất một nữa độc giả”. Đầu đề hấp dẫn bắt mắt là một yếu tố quan trọng để quyết định sự thành công của bài báo .Nhân thức rõ điều đó nên đôi khi các nhà báo quá lạm dụng, ham mê với những đầu đề “hấp dẫn” mà quên đi tính trung thực trong thông tin báo chí. Cứ cho rằng trong hoạt động báo chí nhiều khi không thể tránh khỏi việc nhầm lẫn và báo chí có quyền đính chính lại thông tin. Nhưng nhìn chung có không ít người làm báo quá lạm dụng điều này dẫn đến hiện tượng thông tin sai sự thật, thiếu chính xác vẫn cứ tiếp diễn mà chưa thấy dấu hiệu thuyên giảm. Bất cứ tổ chức nào, cơ quan nào bị đưa lên mặt báo những chuyện không đúng hoặc không có thật đều gây ảnh hưởng, tai hại. Đặc biệt đối với những doanh nghiệp, vừa bị khách hàng mất lòng tin, hiệu quả kinh doanh vừa giảm sút…Cho dù sau đó báo có cải chính thì uy tín cũng như danh dự của các tổ chức , cơ quan đó cũng đã bị tổn thương. Nhà báo Hữu Thọ đã từng nói rằng : “ Ai đã làm thì có lúc đúng lúc sai, nhưng làm cái nghề này mà sai thì rất khó sửa chữa, vì có đính chính thì trong dư luận vẫn có ấn tượng của thông tin ban đầu”. Nghề báo là nghề có quan hệ tới đông đảo người đọc , người nghe, người xem; là nghề hình thành tâm lý và dư luận xã hội. Nhà báo là những người đang nắm một thứ quyền lực lớn của xã hội “ khen ai có thể một phút bốc lên mây xanh, chê ai có thể một phút dìm xuống bùn đen” cả về mặt uy tín cũng như về mặt lợi ích . Nhìn thấy rõ quyền lực của nhà báo thì cũng thấy được trách nhiệm của nhà báo khi đưa tin bài là vô cùng nặng nề vì không chỉ có trách nhiệm về bài viết của mình mà cao hơn nữa trách nhiệm với công chúng. 2. Đưa tin bài không phù hợp với lợi ích của đất nước, của nhân dân, ảnh hưởng đến quan hệ quốc tế. Báo chí với sứ mệnh cao cả là phục vụ cho lợi ích của nhân dân lao động, hàng ngày hàng giờ cung cấp nhưng thông tin bổ ích cho công chúng về tất cả các mặt của đời sống xã hội. Song trước hết phải có quan niệm đúng như thế nào gọi là “ thông tin bổ ích” . Chân thật và khách quan luôn là tiêu chuẩn hàng đầu của thông tin, nhưng điều quan trọng nhất ta cần phải xem xét đó là thông tin có lợi cho ai? Thông tin đó có thực là có lợi cho dân tộc, đất nứơc và sự tiến bộ của thời đại? Với chức năng thông tin, tuyên truyền, báo chí có quyền phản ánh tất cả những diễn biến của xã hội đương thời: báo chí cung cấp các thông tin về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng-Nhà nước; Phản ánh các hoạt động diễn ra trong và ngoài nước. Tuy nhiên, vì lợi ích quốc gia, trách nhiệm của công dân, những người làm công tác báo chí cần xác định là không phải sự việc gì diễn ra trong cuộc sống đều có thể thông tin mà qua trái tim, khối óc sự kiện phải được gạn lọc, lựa chọn vì mục tiêu chung Trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến nay, báo chí chúng ta vẫn còn tồn tại không ít sai phạm về việc đưa tin không phù hợp với lợi ích của đất nước, của nhân dân, gây ảnh hưởng đến quan hệ quốc tế. Có những sự thật đáng lí chưa nên thông tin, dễ làm thiệt hại đến lợi ích quốc gia, gây nên tình trạng bất ổn trong xã hội thì báo chí ta lại vô tình đem thông tin đó chuyển tải đến công chúng. Một ví dụ cụ thể là báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh số 05 ra ngày 6/1/2000 đăng bài : "Băn khoăn về nguồn gốc formal dehyde trong thực phẩm”. Trong bài có đoạn viết: "Anh Tuấn đặt vấn đề phải chăng trong formaldehyde là có trong gạo, theo một số liệu, formaldehyde còn được dùng để bảo quản hạt giống và lương thực..”, “ hàm lượng formạdehyde phát hiện trong gạo khô là cao ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNKT217.doc
Tài liệu liên quan