Một số quy định về rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với hàng dệt may Nhập khẩu & giải pháp vượt rào của Việt Nam

Tài liệu Một số quy định về rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với hàng dệt may Nhập khẩu & giải pháp vượt rào của Việt Nam: LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính tất yếu của đề tài Chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam, đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Thế giới nói chung và thị trường Hoa Kỳ nói riêng có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai. Mặt khác, mặt hàng dệt may là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực đem lại nguồn thu ngoại tệ to lớn cho nền kinh tế quốc dân và hội nhập kinh tế quốc tế, giúp cân bằng cán cân tha... Ebook Một số quy định về rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với hàng dệt may Nhập khẩu & giải pháp vượt rào của Việt Nam

doc94 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2128 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Một số quy định về rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với hàng dệt may Nhập khẩu & giải pháp vượt rào của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh toán thương mại, giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu lao động, thúc đẩy các ngành sản xuất khác trong nước phát triển… góp phần quan trọng trong việc tạo sự phát triển và ổn định kinh tế - chính trị - xã hội. Trong những năm qua, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ đã có mức tăng trưởng đột biến, hiện nay Hoa Kỳ đã trở thành thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam. Do đó, để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ, đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tìm hiểu, nghiên cứu về thị trường Hoa Kỳ trong đó đặc biệt cần chú ý đến các rào cản kỹ thuật mà Hoa Kỳ áp dụng với các mặt hàng dệt may khi muốn thâm nhập vào thị trường này. Mặt khác, hiện nay theo xu hướng quốc tế hóa – khu vực hóa, tự do hóa thương mại, các rào cản thuế quan đã không được sử dụng nữa mà thay vào đó, các quốc gia phát triển đã vận dụng linh hoạt rào cản phi thuế trong đó có rào cản kỹ thuật để hạn chế sự nhập khẩu vào thị trường nước mình. Do đó, muốn đẩy nhanh hoạt động xuất khẩu của Việt Nam ra thị trường thế giới nói chung, và đẩy nhanh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ nói riêng thì đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam cần phải có sự nhìn nhận đúng đắn về các “ rào cản kỹ thuật” này. Do đó, em đã chọn đề tài “Một số quy định về rào cản kỹ thuật của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may nhập khẩu và giải pháp vượt rào của Việt Nam” làm đề tài cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Mục đích nghiên cứu của đề tài. Tìm hiểu được hệ thống rào cản kỹ thuật áp dụng với hàng hóa xuất khẩu nói chung và các rào cản kỹ thuật của Hoa Kỳ đối với mặt hàng dệt may của Việt Nam. Đánh giá thị trường Hoa Kỳ về hàng dệt may và thực trạng vượt rào của các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam khi thâm nhập vào thị trường này. Tìm hiểu và đánh giá hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong thời gian qua. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: hệ thống các rào cản kỹ thuật Phạm vi nghiên cứu: hệ thống rào cản kỹ thuật của Hoa Kỳ áp dụng với mặt hàng dệt may, liên hệ thực tiễn với mặt hàng xuất khẩu dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích thống kê, phương pháp so sánh, phân tích, phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử cùng với các phương pháp kinh tế học hiện đại để phân tích tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ qua các thời kỳ. Kết cấu của đề tài Đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về các rào cản kỹ thuật áp dụng quản lý nhập khẩu đối với mặt hàng dệt may Chương 2: Thực trạng vượt rào cản kỹ thuật đối với mặt hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ Chương 3: Giải pháp vượt rào cho các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ Hà Nội, tháng 6/2008 Tác giả CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC RÀO CẢN KỸ THUẬT ÁP DỤNG QUẢN LÝ NHẬP KHẨU ĐỐI VỚI MẶT HÀNG DỆT MAY Lý luận chung về rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế Rào cản trong thương mại quốc tế Trong xu hướng hội nhập hiện nay thì hoạt động thương mại quốc tế đã trở thành một hoạt động được diễn ra rộng khắp và là một hoạt động chủ đạo nhằm gắn kết các quốc gia với nhau. Thông qua hoạt động thương mại quốc tế, các nước có thể phát huy được lợi thế so sánh của mình để phát triển nền kinh tế bằng cách xuất khẩu những sản phẩm mà quốc gia đó có lợi thế và nhập khẩu những sản phẩm mà không có lợi thế, bên cạnh đó có thể tận dụng được những “cú huýt” từ bên ngoài – có được là do sự đầu tư của các nước khác. Thương mại quốc tế đã mang lại những lợi ích to lớn cho các quốc gia khi tham gia vào hoạt động này. Và cùng phát triển với hoạt động thương mại quốc tế thì các rào cản thương mại quốc tế cũng ngày càng phát triển và đến bây giờ thì nó không còn xa lạ với các quốc gia khi tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế. Thuật ngữ “rào cản” trong kinh tế được hiểu là những công cụ, biện pháp, chính sách bảo hộ của một quốc gia nhằm hạn chế những tác động tiêu cực ảnh hưởng tới nền kinh tế của quốc gia đó. Từ đó có thể suy rộng ra “rào cản trong thương mại quốc tế ” là những công cụ, biện pháp, chính sách bảo hộ của một quốc gia nhằm hạn chế những tác động tiêu cực ảnh hưởng tới hoạt động thương mại quốc tế của quốc gia đó nói riêng và tới nền kinh tế nói chung. Rào cản thương mại quốc tế được phân chia làm hai loại: đó là hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Theo xu hướng quốc tế hiện nay thì hàng rào thuế quan đang bị thu hẹp, không được áp dụng rộng rãi nữa mà ngày càng bị hạn chế áp dụng theo quy định của WTO. Do đó hàng rào phi thuế quan sẽ ngày càng được áp dụng rộng rãi và phổ biến. Rào cản kỹ thuật là một trong những công cụ trong hệ thống hàng rào phi thuế. Phân loại hàng rào thương mại quốc tế Hàng rào thương mại quốc tế được phân chia thành hai loại: hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Hàng rào thuế quan Nội dung chính của hàng rào thuế quan đó là việc áp dụng thuế là công cụ chính gây rào cản để kìm hãm sự thâm nhập của hàng hóa nước ngoài vào thị trường trong nước của một quốc gia. Do đó, khi hàng hóa của nước ngoài khi nhập khẩu sẽ phải chịu áp dụng một mức thuế quan nhất định do quốc gia đó quy định. Thuế quan trong thương mại quốc tế bao gồm: thuế quan xuất khẩu và thuế quan nhập khẩu. Trong đó, thuế quan nhập khẩu được áp dụng phổ biến. Thuế quan nhập khẩu là loại thuế áp dụng đối với hàng hóa khi nhập khẩu vào thị trường một quốc gia, do đó giá của hàng hóa này sẽ cao hơn so với giá của hàng hóa đó ở ngoại quốc. Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới người tiêu dùng trong nước. Thuế quan xuất khẩu là loại thuế được áp dụng với đơn vị hàng hóa xuất khẩu ra thị trường thế giới của một quốc gia, do đó khi hàng hóa của quốc gia này sẽ có giá cao hơn so với giá của hàng hóa đó trong nước. Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động xuất khẩu của quốc gia đó. Ở nhiều quốc gia thì thuế quan xuất khẩu không được áp dụng vì các quốc gia này đều khuyến khích phát triển hoạt động xuất khẩu nhằm phát triển kinh tế. Trước kia, công cụ thuế quan được sử dụng phố biến trong chính sách bảo hộ thương mại quốc tế của một quốc gia, tuy nhiên cho đến nay thì công cụ này đã không còn được áp dụng phổ biến nữa mà thay vào đó là hàng rào phi thuế quan ngày càng đa dạng và tinh vi. Hàng rào phi thuế quan Rào cản phi thuế quan là những rào cản không dùng thuế quan mà thay vào đó là các biện pháp hành chính để phân biệt đối xử chống lại sự thâm nhập của hàng hóa nước ngoài, bảo vệ hàng hóa trong nước. Các nước công nghiệp phát triển thường đưa ra lý do là nhằm bảo vệ sự an toàn và lợi ích của người tiêu dùng, bảo vệ môi trường trong nước đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật để giảm thiểu lượng hàng hóa nhập khẩu. Rào cản phi thuế quan ngày càng phát triển đa dạng và phức tạp. Theo tổ chức OECD, rào cản phi thuế quan bao gồm 14 loại: Bảng 1.1: Bảng phân chia các rào cản phi thuế của OECD Stt Hàng rào phi thuế 1 Các biện pháp kỹ thuật 2 Các loại thuế và phí trong nước 3 Các quy định và thủ tục Hải quan 4 Các hạn chế trong việc tiếp cận thị trường liên quan đến cạnh tranh 5 Các hạn chế về định lượng nhập khẩu 6 Các thủ tục và quy trình hành chính 7 Các quy định về mua sắm của Chính phủ 8 Trợ cấp và hỗ trợ của Chính phủ 9 Các hạn chế về đầu tư hoặc các yêu cầu 11 Các hạn chế về sự dịch chuyển của thương nhân hoặc người lao động 12 Các hạn chế về cung cấp dịch vụ 10 Quy định hoặc chi phí về vận chuyển 13 Các công cụ bảo hộ thương mại: chống bán phá giá, thuế đối kháng, quyền tự vệ… 14 Các quy định của thị trường trong nước (Nguồn: OECD) Còn riêng đối với Việt Nam, hàng rào phi thuế được phân chia thành 5 loại, bao gồm: Hạn ngạch Hạn chế xuất khẩu tự nguyện Những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật Trợ cấp xuất khẩu Bán phá giá hàng hóa, bán phá giá hối đoái Qua bảng 1.1, ta thấy rằng hàng rào phi thuế ngày càng đa dạng và phức tạp trong đó hàng rào kỹ thuật chỉ là một trong những công cụ của hàng rào phi thuế. Và các rào cản này ngày càng được các quốc gia áp dụng một các linh hoạt . Rào cản kỹ thuật Khái niệm về rào cản kỹ thuật Trong các rào cản phi thuế quan, hệ thống rào cản kỹ thuật được xem là một trong những nhóm biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn chặn hàng nhập khẩu, đặc biệt là hàng nhập khẩu từ các nước đang phát triển. Rào cản kỹ thuật là một nhóm các biện pháp yêu cầu về mặt kỹ thuật áp dụng đối với hàng xuất khẩu của nước ngoài, tránh việc thâm nhập của hàng hóa đó và bảo vệ hàng hóa trong nước. Hiện nay, trong xu hướng quốc tế hóa – khu vực hóa các rào cản thuế quan được các nước cắt giảm sử dụng theo xu hướng tự do hóa thương mại, các rào cản phi thuế quan trong đó hệ thống rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế ngày càng được áp dụng một cách rộng rãi. Ta có thể thấy được vị trí của rào cản kỹ thuật trong hệ thống hàng rào thương mại quốc tế như sau: Hình 1.1: Hệ thống hàng rào thương mại Hàng rào thương mại Hàng rào thuế quan Rào cản kỹ thuật Hạn ngạch Các rào cản phi thuế khác Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm Hàng rào phi thuế quan Tiêu chuẩn về an toàn cho người sử dụng Quy định về hệ thống thực hành sản xuất tốt Quy định về bảo vệ môi trường Tiêu chuẩn về lao động và trách nhiệm xã hội Các tiêu chuẩn về chất lượng Phân loại rào cản kỹ thuật Theo sự pháp triển kinh tế thế giới nói chung, các rào cản kỹ thuật ngày càng đa dạng và phong phú. Hiện nay, có các rào cản kỹ thuật được các nước áp dụng: Các tiêu chuẩn về chất lượng Chất lượng hàng hóa là một trong những yếu tố được quan tâm hàng đầu khi muốn nhập khẩu vào thị trường của một nước. Do đó, các tiêu chuẩn về chất lượng hàng hóa là rất quan trọng và có rất nhiều các tiêu chuẩn về chất lượng đang được áp dụng trong đó điển hình là bộ tiêu chuẩn ISO 9000 – do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành lần đầu năm 1987. Bộ tiêu chuẩn này đưa ra những tiêu chuẩn về quản lý chất lượng được quy tụ kinh nghiệm quốc tế và đang được áp dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia. Mục tiêu chính của ISO 9000 là đảm bảo chất lượng của sản phẩm, với việc xây dựng một hệ thống chất lượng và phòng ngừa ngay từ khâu thiết kế, lập kế hoạch… Các quy định về tiêu chuẩn chất lượng bao gồm các nội dung: Các yêu cầu, quy định đối với sản phẩm về: đặc tính, tính chất, kích thước, hình dạng, kiểu dáng, chức năng và hình thức, việc đóng gói, nhãn mác của sản phẩm trước khi được tiêu thụ Các thủ tục đánh giá, giám định về chất lượng sản phẩm Đây là một trong những quy định được các tổ chức thương mại và các nước phát triển áp dụng rộng rãi, tuy nhiên các nước đang phát triển thường gặp rất nhiều khó khăn vì không đủ điều kiện đáp ứng đủ những yêu cầu của quy định này do sản phẩm của các nước này thường có chất lượng thấp do nền sản xuất trong nước còn lạc hậu Hiện nay Hệ thống quản trị chất lượng ISO 9001:2000 đã được áp dụng rộng rãi trên 140 quốc gia, hệ thống này đề cập chủ yếu đến các lĩnh vực về chất lượng. Trên thực tế, sản phẩm của doanh nghiệp nào được cấp giấy chứng nhận phù hợp với ISO 9001:2000 sẽ dễ dàng thâm nhập thị trường vào các nước phát triển. Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm Đây là những quy định về tiêu chuẩn vệ sinh trong sản xuất, đặc biệt các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm xuất khẩu cần phải tuân thủ chặt chẽ. Ở các thị trường khó tính như EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ… thì quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm được yêu cầu hết sức khắt khe, các doanh nghiệp xuất khẩu đều cần phải đáp ứng được các tiêu chuẩn HACCP. Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn HACCP(Hazard Analysis and Critical Control Point System) là một hệ thống nhằm đánh giá tất cả các bước trong quy trình sản xuất, chế biến sản phẩm. Ngoài ra hệ thống này giúp xác định được những yếu tố có quyết định quan trọng tới việc đảm bảo an toàn cho thực phẩm. HACCP giúp các doanh nghiệp phát hiện được những trạng thái sinh học, hóa học, tính chất vật lý có ảnh hưởng xấu tới độ an toàn của thực phẩm, để từ đó đề xuất ra những biện pháp để có thể kiểm soát, ngăn chặn những bất lợi đó. Hệ thống HACCP được xây dựng dựa trên 7 nguyên tắc cơ bản sau: Phân tích mối nguy hiểm và các biện pháp phòng ngừa. Đây là nguyên tắc vô cùng quan trọng của HACCP, trong nguyên tắc này bao gồm các biện pháp như: tiến hành phân tích mối nguy, chuẩn bị sơ đồ quy trình sản xuất, xác định và lập các danh mục nguy hại để từ đó có thể đề xuất ra những biện pháp để kiểm soát các mối nguy hại đó. Xác định các điểm kiểm soát trọng yếu (CCPs), phân tích các mối nguy theo cây quyết định. Thiết lập các ngưỡng giới hạn. HACCP thiết lập các mức độ và đặt ra những mức sai lệch có thể chấp nhận được để có thể đảm bảo cho CCPs luôn nằm trong vòng kiểm soát. Thiết lập, giám sát điểm kiểm soát tới hạn thông qua một loạt các hệ thống theo dõi, giám sát các CCPs. Có những biện pháp khắc phục kịp thời khi thấy một điểm CCPs bị lệch ra ngoài vòng kiểm soát. Kiểm tra, đánh giá, thẩm tra xem hệ thống HACCP đã hoạt động có hiệu quả hay chưa. Tư liệu hóa và thiết lập bộ hồ sơ HACCP. Tiêu chuẩn về an toàn cho người sử dụng Đây cũng là một trong những tiêu chuẩn hết sức quan trọng, tiêu chuẩn này bao gồm những quy định, tiêu chuẩn về độ an toàn chung của sản phẩm ví dụ như những quy định về nhãn mác, đóng gói hàng hóa, ký mã hiệu sản phẩm, bao gói…Tức là những sản phẩm khi muốn xuất khẩu cần phải được ghi rõ những thông tin trên bao bì sản phẩm như: tên hàng hóa, xuất xứ, nhãn mác, thành phần, trọng lượng tịnh, hạn sử dụng, điều kiện bảo quản…Rõ ràng những thông tin này là rất cần thiết cho những sản phẩm khi thâm nhập vào thị trường của một quốc gia nó giúp cho người tiêu dùng của quốc gia đó có thể nhận biết, phân biệt giữa các sản phẩm với nhau. Tiêu chuẩn về lao động và trách nhiệm xã hội Hiện nay, bộ tiêu chuẩn về lao động và trách nhiệm xã hội SA 8000 đang được các nước phát triển áp dụng rộng rãi. Đây là tiêu chuẩn quốc tế dựa trên công ước quốc tế về lao động của tổ chức lao động quốc tế (ILO) của liên hợp quốc về quyền trẻ em và nhân quyền. Các nước Mỹ, EU, Nhật Bản, Canada…quy định cấm nhập khẩu hàng hóa mà trong quá trình sản xuất có sử dụng lao động trẻ em, lao động cưỡng bức, phân biệt đối xử, bắt người lao động làm việc quá thời hạn được phép của luật lao động. Đây là một hệ thống các tiêu chuẩn trách nhiệm giải trình xã hội để hoàn thiện các điều kiện làm việc cho người lao động tại các doanh nghiệp, trang trại,…do tổ chức SAI (Social Accountability International) giám sát. Tổ chức này đóng vai trò là nhà môi giới trung gian cung cấp giấy chứng nhận cho các doanh nghiệp sử dụng lao động đạt tiêu chuẩn SA 8000, đồng thời cũng cung cấp các dịch vụ hướng dẫn để các doanh nghiệp có thể đạt những tiêu chuẩn mà SA 8000 đặt ra. Hệ thống SA 8000 đề cập đến các vấn đề: Lao động trẻ em: SA 8000 đề cập đến các vấn đề liên quan đến lao động trẻ em dưới 14 tuổi và trẻ em vị thành niên từ 14¸18 tuổi. Lao động cưỡng bức: SA 8000 đề cập đến các vấn đề sử dụng lao động tù tội, lao động để trả nợ người khác… An toàn và sức khỏe tại nơi làm việc: đề cập đến điều kiện môi trường lao động như: cường độ lao động, thiết bị lao động, chế độ y tế, bảo hộ lao động… Quyền tham gia các hiệp hội của người lao động Vấn đề phân biệt đối xử giữa những người lao động: SA 8000 ngăn cấm sự phân biệt đối xử giữa những người lao động theo tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, tuổi tác,… Kỷ luật lao động: SA 8000 không cho phép sử dụng những biện pháp cưỡng bức, đánh đập, xỉ nhục,…người lao động. Thời gian sử dụng lao động: SA 8000 đưa ra những quy định chuẩn mực về lượng thời gian hợp lý sử dụng lao động… Lương và các phúc lợi xã hội cho người lao động như được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… Quản lý doanh nghiệp, quan hệ cộng đồng bao gồm quan hệ với cộng đồng khu vực, giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp khác hoặc dân cư trong khu vực. Quy định về bảo vệ môi trường (Hệ thống quản trị môi trường ISO 14001:2000) Hệ thống này xem xét khía cạnh bảo vệ môi trường của các tổ chức sản xuất và sản phẩm. Hiện nay, trên thị trường thế giới rất chú trọng đến vấn đề môi trường, tổ chức Môi trường thế giới đã khuyến cáo các doanh nghiệp nên cung ứng những sản phẩm “ xanh và sạch”. Mức độ ảnh hưởng đến môi trường của một sản phẩm sẽ quyết định tới sức cạnh tranh của sản phẩm đó trên thị trường thế giới. Ở một số thị trường khó tính như Nhật Bản, EU…các sản phẩm muốn nhập khẩu vào các thị trường này thì phải đáp ứng đủ các yêu cầu của tiêu chuẩn này và phải có giấy chứng nhận ISO 14001:2000 thì mới được phép nhập khẩu và tiêu thụ vào những thị trường này. Hệ thống thực hành sản xuất tốt GMP(Good Manufacturing Practiecs) Đây là một hệ thống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là dược phẩm. Các nước lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản,Australia…đều yêu cầu các sản phẩm là thực phẩm và dược phẩm khi nhập khẩu vào thị trường nước họ phải được công nhận đã áp dụng GMP. Bộ Y tế Việt Nam quy định đến năm 2005 doanh nghiệp sản xuất dược phẩm nào không đạt GMP sẽ không được cấp số đăng ký sản xuất thuốc. Chứng nhận GMP là một tiêu chuẩn bắt buộc đối với đơn vị sản xuất dược phẩm và thực phẩm,GMP kiểm soát tất cả các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình hình thành chất lượng từ: Thiết kế Xây lắp nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ chế biến Điều kiện phục vụ và chuẩn bị cho quá trình sản xuất Quá trình sản xuất Bao gói bảo quản Con người điều hành, tham gia vao quá trình sản xuất Tác động của việc áp dụng hàng rào kỹ thuật đối với các nước Khi những rào cản kỹ thuật được áp dụng rộng rãi trong các quan hệ thương mại quốc tế, nó đã có tác dụng không nhỏ tới cả nước nhập khẩu cũng như nước xuất khẩu. Cụ thể như sau: Đối với nước nhập khẩu Nói đến rào cản kỹ thuật – đây được coi là một trong những chính sách bảo hộ của chính phủ nước nhập khẩu dùng để hạn chế sự thâm nhập của hàng hóa nước ngoài khi thâm nhập vào thị trường nước mình. Việc sử dụng rào cản kỹ thuật mang lại cho quốc gia này những tác động tích cực nhưng bên cạnh đó cũng có những tác động tiêu cực. Tác động tích cực: Thứ nhất, việc áp dụng các rào cản kỹ thuật đã làm nâng cao chất lượng của hàng hóa nhập khẩu vào thị trường này, qua đó quyền lợi người tiêu dùng được nâng cao. Việc áp dụng các rào cản kỹ thuật yêu cầu các sản phẩm khi muốn nhập khẩu vào thị trường nước này phải đáp ứng đầy đủ theo những tiêu chuẩn đã được thỏa thuận, chính điều này đã làm cho những sản phẩm có chất lượng tốt mới có thể thâm nhập vào thị trường nước này còn những sản phẩm chất lượng kém sẽ không được nhập khẩu vào thị trường này, do đó chất lượng hàng hóa được nâng cao. Khi các rào cản kỹ thuật được áp dụng cũng đồng nghĩa rằng chất lượng hàng hóa ngày càng được nâng cao, người tiêu dùng sẽ được tiêu thụ những mặt hàng với chất lượng cao. Thứ hai, việc áp dụng các rào cản kỹ thuật giúp bảo vệ môi trường. Khi áp dụng các biện pháp kỹ thuật, các sản phẩm không thân thiện với môi trường sẽ không được phép nhập khẩu vào thị trường nước này, chỉ có những sản phẩm đã thỏa mãn theo đúng tiêu chuẩn bảo vệ môi trường mới được phép nhập khẩu. Ngoài ra, các tiêu chuẩn này đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ thực vật, tài nguyên thiên nhiên, ngăn chặn sự ô nhiễm, mất cân bằng sinh thái… Thứ ba, bảo hộ nền sản xuất trong nước, hạn chế nhập khẩu hàng hóa nước ngoài. Đây chính là một trong những tác động chính của các rào cản kỹ thuật. Việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật này đã ngăn chặn sự đe dọa của hàng hóa ngoại nhập, giúp giảm cạnh tranh cho các sản phẩm trong nước, từ đó bảo hộ cho nền sản xuất trong nước, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển, tạo công ăn việc làm, giúp tăng trưởng kinh tế. Tác động tiêu cực: Thứ nhất, không tạo ra động lực phát triển nền sản xuất trong nước. Rõ ràng, việc sử dụng các rào cản kỹ thuật chính là biện pháp của chính phủ nhằm bảo hộ nền sản xuất trong nước, do vậy nền sản xuất trong nước sẽ không có được động cơ phát triển cạnh tranh với nền sản xuất quốc tế. Thứ hai, giảm lợi ích người tiêu dùng và nền sản xuất của các ngành khác trong nền kinh tế. Ta thấy rằng, với việc áp dụng các rào cản kỹ thuật người tiêu dùng sẽ được tiêu dùng những mặt hàng có chất lượng tốt, tuy nhiên sự lựa chọn tiêu dùng sẽ bị thu hẹp, bên cạnh đó do việc áp dụng quá nhiều các yêu cầu kỹ thuật của nước nhập khẩu, nhà sản xuất sẽ phải xây dựng các hệ thống tiêu chuẩn chất lượng – kỹ thuật để đáp ứng theo đúng yêu cầu của nước nhập khẩu, điều này sẽ làm tăng chi phí sản xuất của sản phẩm, do vậy giá của sản phẩm sẽ cao hơn so với ban đầu. Đối với nước xuất khẩu Tác động tích cực: Thứ nhất, việc các nước tăng cường áp dụng các biện pháp kỹ thuật để hạn chế nhập khẩu là động lực tạo cho các doanh nghiệp xuất khẩu cần phải nâng cao năng lực sản xuất, cạnh tranh, nâng cao chất lượng cho sản phẩm của mình. Để có thể đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của thị trường các nước nhập khẩu thì các doanh nghiệp xuất khẩu đã tự cải tiến hệ thống sản xuất, đầu tư trang bị dây truyền sản xuất hiện đại…chính điều này đã góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của những doanh nghiệp này, bên cạnh đó chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp được nâng cao, đáp ứng được nhu cầu thị hiếu, qua đó mà có thể mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng năng suất lao động… Thứ hai, một trong những tiêu chuẩn về kỹ thuật đó là biện pháp bảo vệ môi trường. Một khi doanh nghiệp đáp ứng được tiêu chuẩn này cũng đã góp phần cải thiện, và bảo vệ môi trường sống, sản xuất của chính quốc gia mình. Bên cạnh đó còn có thể hạn chế được tình trạng ô nhiễm, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên… Tác động tiêu cực: Nhìn chung, các rào cản kỹ thuật có tác động tiêu cực đến các nước xuất khẩu, và chịu tác động trực tiếp từ các quy định này là những nhà sản xuất xuất khẩu. Những tác động tiêu cực bao gồm: Thứ nhất, các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ phải tăng chi phí sản xuất để thay đổi điều kiện sản xuất sao cho đáp ứng được những yêu cầu của quy định về kỹ thuật do đó lợi nhuận của nhà sản xuất sẽ giảm sút. Bên cạnh đó, cũng có thể dẫn đến sự phá sản của các doanh nghiệp xuất khẩu khi không đáp ứng được những yêu cầu đề ra, bị mất vị thế trên thị trường thế giới. Thứ hai, gây ra thiệt hại cho nhà sản xuất. Cụ thể như sau, khi nhà sản xuất trong nước khi xuất khẩu lô hàng sang thị trường quốc tế, nếu lô hàng đó dù chỉ có một sai sót nhỏ không đáp ứng được một trong những tiêu chuẩn đã quy định thì lô hàng đó sẽ bị nước nhập khẩu từ chối cấm nhập khẩu, hàng hóa đó sẽ bị trả lại cho nhà xuất khẩu hoặc bị tiêu hủy…điều này sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận của nhà sản xuất, gây thiệt hại lớn cho nhà xuất khẩu. Thứ ba, bên cạnh việc gây thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp, nhà xuất khẩu thì cũng ảnh hưởng tới những người lao động sản xuất trong các ngành sản xuất xuất khẩu. Có thể thấy, khi các doanh nghiệp xuất khẩu làm ăn thua lỗ, dẫn đến phá sản sẽ đe dọa đến công ăn việc làm cũng như đời sống của những lao động làm trong những doanh nghiệp này, và có thể ảnh hưởng lớn tới tình trạng thất nghiệp của quốc gia đó. Các quy định về rào cản kỹ thuật thương mại của Hoa Kỳ Các rào cản kỹ thuật áp dụng với các mặt hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ nói chung Những quy định có tính rào cản liên quan đến an toàn thực phẩm Các quy định theo Luật chống khủng bố sinh học 2002(Bioterrorism Act 2002) Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã đề ra các biện pháp để thực thi các điều khoản liên quan đến thực phẩm bao gồm: yêu cầu các nhà máy chế biến thực phẩm nhập khẩu vào Hoa Kỳ phải đăng ký và thông báo trước với cơ quan FDA về các lô hàng thực phẩm nhập khẩu. Cụ thể: Yêu cầu về thông báo trước của FDA: nhằm mục đích rà soát và đánh giá các thông tin trước khi một loại thực phẩm tới Hoa Kỳ, sau đó tiến hành kiểm định hàng hóa nhằm ngăn chặn các sản phẩm hư hỏng có thể xâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ. Nếu các doanh nghiệp không gửi thông báo trước một cách đầy đủ và chính xác về những thực phẩm nhập khẩu thì mặt hàng nhập khẩu này sẽ bị từ chối nhập khẩu. Những hàng hóa này sẽ bị lưu giữ tại cảng nhập khẩu trừ khi được yêu cầu đưa đến nơi khác Yêu cầu phải đăng ký với FDA: Tất cả cơ sở trong và ngoài nước có hoạt động sản xuất, chế biến, đóng gói hay dự trữ thực phẩm để phục vụ con người và động vật trên lãnh thổ Hoa Kỳ đều phải đăng ký với FDA. Yêu cầu này nhằm mục đích xác định vị trí và nguồn gốc của những nơi có thể xảy ra khủng bố sinh học hay bùng phát các căn bệnh do thực phẩm và nhanh chóng thông báo cho các đơn vị có thể bị ảnh hưởng để có những biện pháp kịp thời xử lý. Đối với những cơ sở nước ngoài thuộc diện phải đăng ký, nhưng không tiến hành đăng ký, thì thực phẩm của cơ sở đó sẽ bị từ chối nhập vào Hoa Kỳ. Thực phẩm đó có thể bị giữ lại ở cảng đến nếu FDA hay Cơ quan bảo vệ biên giới và Hải quan không có chỉ dẫn đi nơi khác. Hệ thống phân tích mối nguy và xác định điểm kiểm soát tới hạn(Hazard Analysis Crincal Control Point – HACCP) HACCP là một hệ thống cho phép nhận biết xác định và kiểm soát mối nguy trong chế tạo, gia công, sản xuất, chuẩn bị và sử dụng thực phẩm là an toàn khi tiêu dùng. Hệ thống này nhận biết những mối nguy có thể xảy ra trong quá trình sản xuất thực phẩm và đặt ra các biện pháp các biện pháp kiểm soát để tránh những mối nguy xảy ra. Trong đó “mối nguy” được định nghĩa như là những tác nhân hoặc điều kiện sinh học, hóa học hoặc vật lý của thực phẩm có thể gây hại cho sức khỏe của người tiêu dùng. Ví dụ, mối nguy của thực phẩm có thể là mảnh kim loại (thuộc vật lý), thuốc trừ sâu (thuộc hóa học) và chất gây ô nhiễm thuộc vi trùng học như vi khuẩn pathogenic (thuộc sinh học)… Ngày 05/12/1995, tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton ban hành quyết định chọn HACCP là hệ thống chính thực được áp dụng để kiểm soát các mặt hàng thủy sản được lưu hành và nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Tháng 01/2001, cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ đã thông qua quy định mới theo đó, HACCP đã được chính thức chấp nhận để kiểm soát các mặt hàng rau quả trên thị trường Hoa Kỳ. Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 Hiện nay, chứng nhận ISO 9000 gần như trở thành “giấy thông hành” cho các sản phẩm lưu thông trên thị trường thế giới, đặc biệt tại các thị trường coi trọng các tiêu chuẩn chất lượng như thị trường Hoa Kỳ. Bên cạnh những tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng như đã nêu trên, mỗi mặt hàng được mua bán, nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ lại có những quy định riêng cũng như cơ chế quản lý riêng biệt và vô cùng phức tạp. Chẳng hạn như đối với những mặt hàng Pho mát phải tuân theo các yêu cầu của các cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, các sản phẩm sữa và kem nhập khẩu phải tuân theo các điều khoản của Luật thực phẩm (Food Drug and Comestic Act), và Luật về nhập khẩu sữa (Import Milk Act); các mặt hàng rau quả như: cà chua, soài, cam, nho, hạt tiêu, khoai tây, dưa chuột, trứng gà, hành khô, các loại đồ hộp như: mận, ôliu đóng hộp… phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về nhập khẩu vào thị trường này về chủng loại, kích cỡ, chất lượng. Các mặt hàng này phải qua giám định và chứng nhận giám định phải do cơ quan giám đị._.nh và an toàn thực phẩm (Food Safety & Inspection) thuộc Bộ Nông nghiệp cấp. Yêu cầu có tính rào cản liên quan đến trách nhiệm đối với xã hội Có hai tiêu chuẩn được áp dụng phổ biến trên thị trường Hoa Kỳ để xác định trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp. Đó là tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội (Social Accountability 8000 – SA 8000) và chương trình chứng nhận WRAP. Tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội (Social Accountability 8000 – SA 8000) Kể từ khi Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ được ký kết, một chiến dịch quảng bá cho SA 8000 đã được tung ra với lý do rằng SA 8000 chính là giấy thông hành cho các doanh nghiệp đặc biệt là những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ hay các thị trường lớn khác như EU, Nhật Bản…Xét riêng với thị trường Hoa Kỳ thì nếu doanh nghiệp nào có chứng chỉ SA 8000, tức là chứng tỏ được trách nhiệm của doanh nghiệp về mặt xã hội thì doanh nghiệp đó sẽ dễ giành được sự ưu tiên từ phía đối tác đặc biệt là từ đối tác Hoa Kỳ, do đó hoạt động xuất khẩu hàng hóa sẽ diễn ra thuận lợi hơn. Những nội dung cơ bản của Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA 8000 bao gồm: Không được sử dụng hoặc khuyến khích sử dụng lao động là trẻ em dưới 15 tuổi, hoặc thấp nhất là 14 tuổi (nếu luật quốc quy định) Không được có bất kỳ hình thức lao động cưỡng bức nào và không được yêu cầu đặt cọc hay bắt cam kết bằng văn bản khi tuyển dụng lao động Không phân biệt đối xử về chủng tộc, đẳng cấp, dân tộc, tôn giáo, sự ốm yếu tàn tật, giới tính, sự tham gia chính trị, hoặc tuổi tác… Hệ thống quản lý việc thực hiện tiểu chuẩn: phải có sự cam kết của công ty về trách nhiện xã hội và điều kiện lao động, hình thành một cơ chế thực thi kiểm soát sự đáp ứng đòi hỏi trên suốt quá trình. Chứng chỉ SA 8000 chỉ cấp cho một cơ sở sản xuất (không phải cho toàn công ty) và có giá trị trong 3 năm. Việc thanh tra, giám sát sẽ được tiến hành 6 tháng một lần. Chương trình chứng nhận về trách nhiệm trong sản xuất hàng may mặc trên quy mô toàn cầu (Chương trình chứng nhận WRAP – Worldwide Responsible Apparel Production – Trách nhiệm trong sản xuất hàng may mặc trên quy mô toàn cầu) Theo quy định này, trách nhiệm của các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc thể hiện trong cam kết của mình trên cơ sở thực hiện những nguyên tắc cơ bản về lao động, điều kiện làm việc, môi trường và tuân thủ các luật về hải quan. Theo đó các doanh nghiệp dệt may phải tuân thủ những yêu cầu có tính rào cản sau đây: Tuân thủ luật và những nội quy ở tất cả các nơi mà họ giao thương. Cung cấp cho người lao động một môi trường làm việc không có sự quấy nhiễu, lạm dụng hay hình phạt thể xác dưới bất kỳ hình thức nào. Chi trả cho người lao động ít nhất là thu nhập tối thiểu được pháp luật nước sở tai quy định, bao gồm lương theo công việc, phụ cấp và phúc lợi. Sử dụng lao động, trả lương, bổ nhiệm hay cho họ nghỉ việc dựa trên khả năng làm việc chứ không dựa trên tính cách cá nhân hay tính ngưỡng riêng. Thừa nhận và tôn trọng quyền hợp pháp của người lao động về tự do hội đoàn bao gồm tự do tham gia hoặc không tham gia vào bất cứ hội đoàn nào. Mặc dù khi được ban hành, WRAP là một chương trình được chứng nhận cho các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may, song trên thực tế, hiện nay tại thị trường Hoa Kỳ, chứng chỉ này đã và đang áp dụng với cả mặt hàng da giầy. Quy định có tính rào cản về môi trường Tại Hoa Kỳ, các luật về môi trường đã được thực hiện rất chặt chẽ. Cho đến thời điểm này, riêng ở cấp độ Liên bang đã có khoảng 20 đạo luật liên quan đến môi trường được áp dụng, trong đó quan trọng nhất phải kể đến là : Luật Bảo về Động vật biển có vú (MMPA) (1972), Đạo luật về các Loài Động vật bị nguy hiểm (1973), Luật cưỡng chế Đánh bắt cá bằng lưới nổi ngoài khơi, Luật bảo tồn chim rừng (1992)… Ngoài các quy định về sản phẩm, về trách nhiệm đối với xã hội, về yêu cầu đảm bảo môi trường…trên thực tế, Hoa Kỳ còn đặt ra rất nhiều tiêu chuẩn, quy định khác đối với hàng hóa xuất khẩu vào thị trường này, bao gồm: Quy định về nhãn mác (Trademark) Luật Hải quan Hoa Kỳ quy định mọi hàng hóa xuất khẩu, được sản xuất tại nước ngoài khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ, phải được ghi rõ ở bên ngoài sản phẩm một nhãn hàng bằng tiếng Anh. Nhãn hàng bao gồm chữ hoặc biểu tượng hoặc là sự kết hợp của nhiều yếu tố khác thể hiện nguồn gốc của một sản phẩm. Nhãn hàng phải được ghi đầy đủ, rõ ràng ở vị trí dễ thấy và phải bền như chính tuổi thọ của sản phẩm sao cho người tiêu dùng cuối cùng có thể biết được tên nước, nơi hàng hóa sản phẩm. Trong quá trình nhập khẩu hàng hóa vào Hoa Kỳ, nếu hàng hóa không ghi nhãn xuất xứ đúng quy định, người nhập khẩu sẽ phải chịu một khoản thuế ghi chú ( Marking Duty) tương đương với 10% giá trị lô hàng đó trừ khi hàng hóa đó được tái xuất hoặc bị phá hủy hay phải đánh dấu đúng lại dưới sự giám sát của Hải quan. Đồng thời mục 42 “Luật về nhãn hiệu 1946 của Hoa Kỳ ” đã quy định rằng : nhãn mác của hàng hóa nhập khẩu không được làm công chúng nhầm tưởng chúng được sản xuất tại Hoa Kỳ hay tại bất kỳ một nước nào khác với nơi sản xuất hàng hóa đó. Nếu vi phạm quy định này thì mặt hàng đó sẽ không được khai báo làm thủ tục tại bất kỳ một cơ quan Hải quan nào của Hoa Kỳ và có thể bị tịch thu. Nhưng trước khi bị xử lý cuối cùng, nếu người nhập khẩu nộp đề nghị, giám đốc Hải quan có thể cho giải tỏa lô hàng với điều kiện phải thay đổi hoặc xóa bỏ kí hiệu bị cấm và phải ghi lại cho đúng. Nếu mức độ vi phạm quá trầm trọng, giám đốc Hải quan có thể cho phép tái xuất hoặc phá hủy hàng dưới sự giám sát của hải quan. Quy định về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa Hàng hóa khi xuất sang Hoa Kỳ phải ghi rõ nhãn của nước xuất xứ trên sản phẩm. Luật hải quan Hoa Kỳ điều 134 quy định trừ một số mặt hàng theo danh sách riêng được miễn ghi tên nước xuất xứ còn lại tất cả hàng hóa nhập khẩu vào Hoa Kỳ đều phải ghi tên của nước xuất xứ tại một vị trí dễ thấy và không phai mờ. Nếu hàng hóa không tuân thủ các quy định này sẽ bị phạt 10% trị giá (không kể các loại thuế và phí khác), đồng thời nhà nhập khẩu vẫn phải tuân thủ những quy định có liên quan khác như hàng sẽ bị giữ lại tại hải quan cho đến khi nhà nhập khẩu thu xếp tái xuất, tiêu hủy hay làm lại cho đúng dưới sự giám sát của hải quan Hoa Kỳ. Phần 1907(a) của Luật thương mại và cạnh tranh có thể tăng mức phạt tối đa có thể lên tới 100.000 USD cho lần đầu cố tình vi phạm làm thay đổi hoặc xóa nhãn ghi xuất xứ và 50.000 USD cho lần tái phạm sau. Các rào cản kỹ thuật áp dụng với mặt hàng dệt may nhập khẩu vào Hoa Kỳ Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA – 8000 Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA 8000 là một bộ tiêu chuẩn được áp dụng chung cho tất cả các ngành sản xuất, nên đối với sản phẩm dệt may xuất khẩu, tiêu chuẩn này cũng bao gồm các nội dung sau: Không được sử dụng hoặc khuyến khích sử dụng lao động là trẻ em dưới 15 tuổi, hoặc thấp nhất là 14 tuổi (nếu luật quốc quy định) Không được có bất kỳ hình thức lao động cưỡng bức nào và không được yêu cầu đặt cọc hay bắt cam kết bằng văn bản khi tuyển dụng lao động Không phân biệt đối xử về chủng tộc, đẳng cấp, dân tộc, tôn giáo, sự ốm yếu tàn tật, giới tính, sự tham gia chính trị, hoặc tuổi tác… Hệ thống quản lý việc thực hiện tiểu chuẩn: phải có sự cam kết của công ty về trách nhiện xã hội và điều kiện lao động, hình thành một cơ chế thực thi kiểm soát sự đáp ứng đòi hỏi trên suốt quá trình. Chứng chỉ SA 8000 chỉ cấp cho một cơ sở sản xuất (không phải cho toàn công ty) và có giá trị trong 3 năm. Việc thanh tra, giám sát sẽ được tiến hành 6 tháng một lần. Tiêu chuẩn WRAP – trách nhiệm sản xuất hàng dệt may toàn cầu Đây là chương trình chứng nhận trách nhiệm trong sản xuất hàng may mặc trên qui mô toàn cầu (Worldwide Responsible Apparel Production) – đây là một chương trình tuân thủ toàn diện nguyên tắc WRAP một cách tự nguyện, được một tổ chức đánh giá độc lập giám sát do Ban chứng nhận WRAP cấp giấy chứng nhận. WRAP được Hội viên của Hiệp hội May Hoa Kỳ (AAMA) sau này khi hợp nhất với Hiệp hội Giầy và Thời trang Hoa Kỳ nên đổi tên thành Hiệp hội Giầy May Hoa Kỳ (AAFA) cam kết thực hiện. Năm 1998, AAFA đã áp dụng tiêu chuẩn này với các nội dung sau: Tuân thủ luật và những nội quy lao động: yêu cầu các doanh nghiệp phải tuân thủ luật pháp và nội quy ở tất cả các nơi mà họ có quan hệ làm ăn thương mại. Doanh nghiệp luôn phải nắm bắt và cập nhật những thông tin về luật quốc tế, luật địa phương, và nội quy liên quan đến WRAP (lương, giờ làm việc, tuổi lao động tối thiểu, tự do hội đoàn,…) và phải thực hiện tốt các quy định này. Cấm lao động cưỡng bức: tức là doanh nghiệp không được sử dụng lao động cưỡng bức, ràng buộc lao động, để cho người lao động được tự do làm việc, được hưởng lương trực tiếp. Cấm quấy nhiễu và lạm dụng: để đáp ứng được yêu cầu này đòi hỏi doanh nghiệp cần phải xây dựng một môi trường là việc tự do, thoải mái, không có sự trừng phạt, cưỡng bức người lao động. Cấm lao động trẻ em: doanh nghiệp không được sử dụng lao động dưới 15 tuổi và cần tuân thủ đúng pháp luật đối với lao động trẻ từ 15¸18 tuổi. Thu nhập và phúc lợi: doanh nghiệp phải trả lương theo luật pháp quy định, tức ngoài khoản lương chính thì còn thêm các khoản trợ cấp, phụ cấp và các phúc lợi khác. Giờ làm việc: doanh nghiệp cần quy định rõ số giờ làm việc trong một ngày, trong một tuần không được vi phạm quy định, nhất thiết cần có 1 ngày nghỉ trong tuần. Cấm phân biệt đối xử: doanh nghiệp không được có thái độ phân biệt đối xử với người lao động theo phong tục, tôn giáo, giới tính,… An toàn sức khỏe:doanh nghiệp cần phải có những biện pháp đảm bảo và nâng cao sức khỏe cho người lao động. Tự do hội đoàn: doanh nghiệp thừa nhận và tôn trọng quyền hợp pháp của cá nhân người lao động về tự do hội đoàn. Môi trường: doanh nghiệp phải tuân thủ các nguyên tắc, quy định môi trường nơi họ đang hoạt động sản xuất, có biện pháp phòng và kiểm tra các chất thải ra môi trường. Tuân thủ Luật Hải quan: doanh nghiệp phải tuân thủ luật hải quan đang có hiệu lực. Ngăn ngừa ma túy: doanh nghiệp luôn đề cao phòng chống việc buôn bán ma túy, phối hợp cùng với công an địa phương và quốc tế trong việc ngăn chặn nạn ma túy. WRAP có những tiêu chuẩn giống với SA 8000, tuy nhiên phạm vi ảnh hưởng của hệ thống tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may và thời trang sang thị trường Hoa Kỳ. Đạo luật chống bán phá giá Bán phá giá là việc giá của hàng hóa nhập khẩu vào một nước có giá thấp hơn so với giá tiêu thụ sản phẩm đó tại nước xuất khẩu hoặc nước thứ 3 có điều kiện kinh tế, chính trị…tương đương như nước xuất khẩu. Hiện nay, biện pháp chống bán phá giá đã trở nên quen thuộc với các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu đặc biệt khi xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, bởi vì Hoa Kỳ áp dụng biện pháp chống bán phá giá hết sức khắt khe. Nếu sản phẩm nào bị coi là bán phá giá thì bên phía Hoa Kỳ sẽ có những biện pháp trừng phạt như: áp đặt thuế nhập khẩu, thực hiện biện pháp xuất khẩu tự nguyện, trừng phạt xuất khẩu…. Tại Hoa Kỳ, việc xác định bán phá giá được tính trên cơ sở so sánh mức giá bán tại Hoa Kỳ với mức giá bán sản phẩm giống hệt hoặc tương tự tại thị trường bên bị cáo hoặc nước thứ ba. Nếu trong trường hợp không thể so sánh được cách trên, thì giá bán hàng hóa được tính bằng cách so sánh chi phí sản xuất hàng hóa đó (gồm: chi phí nguyên liệu, lao động, yếu tố đầu vào…) cộng thêm chi phí quản lý nếu cao hơn giá bán ở Hoa Kỳ thì hàng hóa đó được coi là bán phá giá. Quy định về cấp Visa đối với mặt hàng dệt may Một trong những quy định của Hoa Kỳ đối với riêng hàng dệt may là hàng dệt cần phải có “visa” thì mới được phép nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Visa đối với hàng dệt may là dấu xác nhận trên hóa đơn hoặc giấy phép kiểm soát nhập khẩu do Chính phủ nước ngoài cấp. Việc cấp visa cho hàng dệt may dùng để kiểm soát việc xuất khẩu hàng dệt và sản phẩm dệt từ những quốc gia khác vào Hoa Kỳ hoặc dùng để ngăn cấm việc nhập lậu mặt hàng này vào Hoa Kỳ. Một visa hàng dệt có thể bao gồm có hạn ngạch hoặc không có hạn ngạch, bên cạnh đó hàng dệt có hạn ngạch có thể cần hoặc không cần một visa – điều này phụ thuộc vào xuất xứ của nước xuất khẩu. Một visa hàng dệt không đảm bảo cho việc nhập khẩu loại hàng này vào thị trường Hoa Kỳ, nếu thời gian hạn ngạch của mặt hàng này chấm dứt mà visa được cấp sau đó bởi Chính phủ nước ngoài và lô hàng đó đã được nhập khẩu vào Hoa Kỳ thì lô hàng này vẫn bị giữ lại chờ cho đến hạn ngạch sau mới được phép nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Trong những trường hợp visa có sự sai sót trong khai báo về chủng loại, số lượng, mẫu mã hàng hóa hoặc lô hàng đó khi nhập khẩu không có visa thì lô hàng đó sẽ bị giữ lại cho đến khi nhà xuất khẩu cung cấp lại visa theo đúng quy định sau khi đã được các nhà nhập khẩu thông báo về việc sai sót visa. Cho đến nay, Hoa Kỳ đã ký kết rất nhiều các hiệp định với các quốc gia khác nhau về việc visa nhập khẩu, trong đó quy định tất cả các sản phẩm dệt nhập khẩu bao gồm các loại vải dệt, sản phẩm dệt từ xơ thực vật, len, xơ nhân tạo, tơ theo các cat khác nhau đều phải có visa khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Theo quy trình, hàng tới Hoa Kỳ sẽ được kiểm tra visa (về chủng loại, số lượng, chất lượng, chữ kí, ngày cấp, số visa…) trước khi giải phóng hàng. Một visa đúng gồm: 9 chữ số Ngày cấp Phân nhóm đúng Số lượng, toàn bộ các số Chữ kí gốc của người cấp Hoa Kỳ quy định các trường hợp được miễn visa như sau: Các mặt hàng dệt được áp mã đầy đủ theo HTS: 9802.00.40 hay 9802.00.50 (sửa chữa hay thay đổi). Các lô hàng mẫu thương mại được đánh dấu đầy đủ và được định giá dưới 800$. Các lô hàng cá nhân Các mẫu hàng thời trang: Giới hạn với các mặt hàng dệt và mua lẻ Phải đi kèm với người mua trở về Hoa Kỳ Không nhiều hơn một loại hàng đơn về mẫu hay màu sắc nào đó, tổng cộng không vượt quá 24 mẫu hàng. Các lô hàng thư tín, hàng hóa không áp dụng xử lý như hàng mẫu thời trang. Các mặt hàng truyền thống: hàng dệt tay, hàng thủ công mỹ nghệ, các mặt hàng truyền thống này sẽ được miễn visa khi: Đó là sản phẩm của một nước mà Hoa Kỳ có cả Hiệp định visa va Hiệp định song phương miễn cho những sản phẩm đó. Chính phủ nước ngoài cấp giấy chứng nhận miễn đúng và phù hợp. Và sản phẩm đó vẫn nộp thuế. Riêng đối với hàng mẫu thương mại, cần thỏa mãn: Hóa đơn của lô hàng này cần in dòng chữ “SMPL – Not for resale”. Phía trong sản phẩm cần in dòng chữ “Sample” với màu đối lập với màu của sản phẩm, gần nhãn hiệu nước xuất xứ với cỡ chữ lớn từ 1 inch trở lên. Đối với những sản phẩm trong suốt không thể in chữ hoặc việc in chữ sẽ làm ảnh hưởng tới sản phẩm thì có thể gắn một mác vải “SMPL not for resale” độ rộng 2,5´ 0,5 inch vào gần với nhãn hiệu nước xuất xứ. Ngoài ra, bên cạnh hình thức visa thông thường, Cục Hải quan Hoa Kỳ còn xây dựng hệ thống visa điện tử “ELVIS”. Ở hệ thống này quy định về việc chuyển các thông tin visa điện tử liên quan đến hàng dệt may của một quốc gia nào đó tới Cục Hải quan Hoa Kỳ để tránh visa gian lận. Hiện nay, có Trung Quốc, Hồng Kông, Bangladesh, Philipines, Indonesia, Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc, Malaysia, Campuchia…đã có ELVIS với Hoa Kỳ. Tổng quan về thị trường Hoa Kỳ Đặc điểm dân số và thị hiếu tiêu dùng hàng dệt may Hoa Kỳ có dân số là 281 triệu người, 143 triệu nữ chiếm 50,9% và 138 triệu nam chiếm 49,1%. Người dân Hoa Kỳ rất ưa chuộng mua sắm hàng dệt may, tính trung bình mỗi người tiêu thụ 54 bộ quần áo mỗi năm. Người tiêu dùng Hoa Kỳ thích sử dụng các sản phẩm dệt may trong các chủng loại như: sợi nhân tạo, len dạ, hàng tơ lụa, cotton…Người dân Hoa Kỳ có thói quen mua bất cứ thứ hàng hóa gì đang được bán giảm giá, họ rất hiếm khi mua hàng khi chưa được chiết khấu, chính vì vậy mà hầu như tất cả các của bán hàng dệt may lúc nào cũng có những sản phẩm hạ giá. Thị trường Hoa Kỳ có hàng trăm nhãn hiệu dệt may nổi tiếng và gần như mọi nhãn hiệu hàng dệt may trên khắp thế giới đều tồn tại trên thị trường này. Bên cạnh đó, thị trường Hoa Kỳ có rất nhiều loại của hàng kinh doanh hàng dệt may theo đủ mọi phương thức khác nhau như: bán giá bình dân, chiết khấu, khuyến mãi… nhằm thu hút khách hàng từ đối thủ cạnh tranh. Sự kìm giá mạnh mẽ này là do trên thị trường có quá nhiều sản phẩm, cho nên người tiêu dùng luôn tìm kiếm màu sản phẩm ở những nước có chi phí lao động rẻ. Trên thực tế, mọi chủng loại sản phẩm dệt may dù chất lượng cao hay trung bình đều có thể bán được trên thị trường Hoa Kỳ vì các tầng lớp dân cư nước này đều tiêu thụ nhiều hàng hóa. Riêng đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam khi xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ cần lấy giá làm yếu tố quan trọng, mẫu mã chính sách thể không quá cầu kỳ nhưng sản phẩm rất cần đa dạng và hợp thị hiếu với từng đặc thù riêng của thị trường này. Nhu cầu đối với mặt hàng dệt may Hàng năm thị trường Hoa Kỳ có nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may rất lớn, gần như là chiếm đa số lượng hàng tiêu thụ trên thị trường và có xu hướng ngày càng tăng. Nếu trong năm 1997 lượng hàng nhập khẩu chiếm 72% trên thị trường thì đến năm 2001 đã chiếm 88% và đến nay là trên 90% tổng lượng hàng dệt may trên thị trường này Bảng 1.2: Kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ (Đơn vị: tỷ USD) Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Kim ngạch 71,7 70,3 77,3 82,9 89,5 95,7 (Nguồn: Hiệp hội dệt may giày da Hoa Kỳ và Bộ thương mại Hoa Kỳ) Hoa Kỳ là một quốc gia nhập khẩu tất cả chủng loại dệt may của các nước trên thế giới kể cả những nước không có quan hệ thương mại với Hoa Kỳ. Theo thống kê của Bộ thương mại Hoa Kỳ, trong năm 2005 có các quốc gia dưới đây là những nước chiếm tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu lớn nhất hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ Bảng 1.3: Các nước xuất khẩu chính hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ (triệu USD) 2001 2002 2003 2004 2005 Trung Quốc 6.536 8.744 11.609 14.558 22.405 Mêhicô 8.945 8.619 7.291 7.793 7.246 Ấn Độ 2.633 1.933 3.212 3.633 4.617 Hồng Kông 4.403 4.032 3.818 3.959 3.607 Inđônêxia 2.553 2.329 2.376 2.620 3.081 Việt Nam 49 952 2.484 2.720 2.881 Pa-ki-xtan 1.924 1.983 2.215 2.546 2.904 Băng la đét 2.205 1.990 1.939 2.066 2.457 Canada 3.162 3.199 3.118 3.086 2.844 Honduras 2.348 2.444 2.507 2.678 2.629 Thái Lan 2.441 2.042 2.040 2.198 2.124 Philippin 2.248 2.042 2.306 1.938 1.921 Nước khác 30.792 30.655 32.104 33.516 30.489 Tổng 70.240 72.183 77.434 83.310 89.205 (Nguồn: Tạp chí thương mại số tháng 3/2006) Sản phẩm dệt may của những quốc gia này chủ yếu là những sản phẩm thông thường giá rẻ, hợp thời trang phục vụ cho đại chúng người tiêu dùng bao gồm mọi chủng loại hàng dệt may phù hợp mọi lứa tuổi. Năm 2001, Việt Nam là nước đứng thứ 47 trong những quốc gia xuất khẩu hàng dệt may vào Hoa Kỳ, với kim ngạch xuất khẩu: 44,6 triệu USD, chiếm 0,1% tổng kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ và thị phần của các chủng loại sản phẩm dệt may Việt Nam còn nhỏ bé. Nhưng đến năm 2003, Việt Nam đã vươn lên là nước xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ 8 vào thị trường Hoa Kỳ với kim ngạch xuất khẩu tăng 2.484 triệu USD, 2004: 2.720 triệu USD, 2005: 2.881 triệu USD, sang 2006 KNXK hàng dệt may của Việt Nam sang hàng hóa là : 3044 triệu USD và tiếp tục tăng 2007: 4500 triệu USD và dự kiến sang năm 2008 đạt được 6100 triệu USD. Những vấn đề quan tâm của nhà nhập khẩu hàng dệt may Hoa Kỳ Những nhà nhập khẩu Hoa Kỳ trước khi quyết định nhập khẩu hàng dệt may của một số nước xuất khẩu nào đó, họ đặc biệt quan tâm đến những vấn đề: Vị trí của quốc gia: nước xuất khẩu đã là thành viên WTO hay chưa, hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may được Hoa Kỳ cấp là bao nhiêu, các chương trình ưu đãi thuế quan mà Hoa Kỳ giành cho quốc gia này, chất lượng, giá cả sản phẩm của quốc gia đó, khả năng giao hàng đúng hạn, sự ổn định giá cả sản phẩm của quốc gia đó, khả năng giao hàng đúng hạn, sự ổn định kinh tế cả nước xuất khẩu(cụ thể là sự ổn định đồng tiền), năng lực tài chính, trình độ công nghệ, mức độ tuân thủ các thủ tục hải quan Hoa Kỳ, các vấn đề liên quan đến đạo đức sản xuất, lao động, môi trường… Khả năng cung cấp nguyên phụ liệu: các quốc gia có nguồn nguyên phụ liệu dồi dào sẽ có nhiều khả năng thắng lợi trong cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ tại Hoa Kỳ, do họ luôn chủ động về mặt nguyên liệu phục vụ cho sản xuất lớn hàng xuất khẩu, đáp ứng thời gian giao hàng nhanh do không phải phụ thuộc vào việc nhập khẩu nguyên liệu. Sự sát nhập theo ngành dọc của doanh nghiệp tại nước xuất khẩu: các nhà nhập khẩu hàng dệt may Hoa Kỳ cũng đặc biệt quan tâm tới việc sát nhập theo ngành dọc của doanh nghiệp dệt may tại nước xuất khẩu bởi lẽ sự sát nhập từ khâu sản xuất nguyên liệu đến sản xuất sản phẩm giúp cho đảm bảo tính thống nhất về quy cách chất lượng của sản phẩm xuất khẩu. Hiệp định thương mại Việt – Mỹ và quy chế giám sát đối với hàng dệt may Việt Nam Hiệp định hàng dệt may Việt Nam – Hoa Kỳ Thời hạn của Hiệp định: Hiệp định sẽ có hiệu lực từ ngày 01/05/2003 đến ngày 31/12/2004. Nếu các bên không chấm dứt Hiệp định hoặc đàm phán lại Hiệp định trước ngày 01/12/2004 hoặc trước ngày 01/12 của các năm sau đó cho đến khi Việt Nam gia nhập WTO, thì Hiệp định này sẽ tự động có hiệu lực thêm một năm nữa. Hạn ngạch: Trong năm 2003, hạn ngạch của Việt Nam sẽ được xác định theo các mức cơ sở dưới đây. Các mức hạn ngạch này sẽ được tăng thêm 7% mỗi năm (2% đối với các sản phẩm từ len). Điều chỉnh linh hoạt: Các hạn ngạch cụ thể có thể được điều chỉnh (tăng lên) không quá 6% một năm (bằng cách điều chỉnh các hạn ngạch khác (giảm xuống) để tổng hạn ngạch không thay đổi). Các hạn ngạch cụ thể cũng có thể được điều chỉnh hàng năm bằng cách mượn trước (vay một phần hạn ngạch của năm tiếp theo) hoặc chuyển tiếp (sử dụng những phần hạn ngạch chưa dùng của năm trước), mặc dù vậy không có hạn ngạch nào được phép điều chỉnh quá 11% một năm bằng cách sử dụng những điều chỉnh linh hoạt nêu trên. Phần mượn trước sẽ chiếm không quá 8% đối với các Cat. 338/339 và 347/348, và chiếm không quá 6% cho tất cả các sản phẩm khá. Thỏa thuận visa:Việt Nam sẽ cấp visa cho tất cả các loại hàng hoá xuất khẩu chịu hạn ngạch. Đảm bảo thực thi: Mỗi bên đồng ý cung cấp những thông tin mà bên kia cho là cần thiết để thực thi Hiệp định và cung cấp những số liệu xuất nhập khẩu hàng tháng có liên quan. Các bên thoả thuận áp dụng những biện pháp cần thiết để điều tra và trừng phạt hành vi gian lận, và hợp tác toàn diện với nhau để xử lý vấn đề gian lận. Các bên thoả thuận tạo điều kiện cho các chuyến đi thăm nhà máy để xác minh những tuyên bố về sản xuất, và Việt Nam đồng ý ngừng cấp visa cho những công ty ngăn cản việc tiếp cận của các cơ quan Hải quan. Nếu Việt Nam phát hiện ra hành vi gian lận, Việt Nam sẽ điều tra và thông báo kết quả cho Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Sau khi tiến hành tham vấn, nếu Hoa Kỳ có bằng chứng rõ ràng về hành vi gian lận hoặc chứng minh được khả năng lớn là gian lận đã xảy ra, thì Hoa Kỳ có thể khấu trừ vào phần hạn ngạch tương ứng của Việt Nam một lượng không vượt quá số lượng hàng hoá gian lận. Nếu Hoa Kỳ có bằng chứng rõ ràng về nhiều vụ gian lận xảy ra trong vòng 12 tháng, thì Hoa Kỳ có thể “phạt gấp ba lần” vào hạn ngạch dệt may tương ứng của Việt Nam. Cơ chế tham vấn: Nếu Hoa Kỳ cho rằng nhập khẩu các loại hàng dệt may có xuất xứ Việt Nam không thuộc diện bị áp dụng các hạn ngạch, cụ thể theo Hiệp định này gây rối loạn thị trường dệt may Hoa Kỳ và đe doạ cản trở trật tự phát triển thương mại giữa các bên, thì Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ có thể yêu cầu tham vấn với Chính phủ Việt Nam nhằm giảm nhẹ hoặc tránh những sự rối loạn thị trường như vậy. Tiếp cận thị trường: Việt Nam sẽ giữ thuế quan của mình đối với hàng dệt may ở mức 7% đối với sợi, 12% đối với vải và 20% đối với quần áo. Phù hợp với Hiệp định Thương mại Song phương Việt Nam - Hoa Kỳ, Việt Nam cũng sẽ trao cho Hoa Kỳ quy chế đối xử Tối huệ quốc và đồng ý kiềm chế không áp dụng các rào cản phi thuế quan. Điều khoản lao động: Việt Nam tái khẳng định cam kết của mình trong khuôn khổ Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và đồng ý thúc đẩy hợp tác với ILO. Việt Nam đồng ý hỗ trợ việc thực thi các bộ quy tắc về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Bộ Lao động Hoa Kỳ và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội của Việt Nam cam kết thực hiện Bản ghi nhớ (MOU) tháng 11/2000 và sẽ gặp mặt để kiểm điểm tiến trình hướng tới mục tiêu cải thiện các điều kiện làm việc trong ngành dệt may ở Việt Nam. Tính chính xác của hạn ngạch: Các bên ghi nhận rằng các mức hạn ngạch được dựa trên số liệu về nhập khẩu. Hoa Kỳ có thể điều chỉnh các mức hạn ngạch cụ thể để phản ánh chính xác tình hình thương mại. Đánh giá tác động của Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ tới hoạt động thương mại Việt Nam nói chung và tới hoạt động xuất khẩu hàng dệt may nói riêng, có thể nhận xét như sau: Sau khi ký Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ (2001), quan hệ thương mại giữa hai nước đã có những bước phát triển vượt bậc. Ngay từ khi Hiệp định Thương mại có hiệu lực vào ngày 10/12/2001, Hoa Kỳ đã ngay lập tức mở rộng Quy chế quan hệ thương mại bình thường (NTR), Quy chế Tối huệ quốc (MFN) cho Việt Nam, cắt giảm mức thuế quan trung bình của mình đối với mặt hàng nhập khẩu Việt Nam từ 40% xuống còn 4%, mở cửa thị trường rộng nhất và dễ tiếp cận nhất thế giới cho nhà xuất khẩu Việt Nam. Về phía Việt Nam cũng đã cam kết cải cách, hoàn thiện các hệ thống về kinh tế, chính trị, pháp luật, các thủ tục hành chính sao cho phù hợp với các thông lệ quốc tế, mở cửa thị trường đặc biệt là một số ngành và lĩnh vực dịch vụ quan trọng. Hiệp định Thương mại mang lại cho hàng xuất khẩu Việt Nam sự tăng trưởng đột biến sang thị trường Hoa Kỳ, chỉ trong năm 2002 hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ tăng 128%, và thêm 90% năm 2003. Chỉ trong vòng 2 năm, Hoa Kỳ đang từ một thị trường nhỏ của các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã vươn lên trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Bảng 1.4: Thực trạng xuất khẩu của Việt Nam ra thị trường thế giới (triệu USD ) 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Giá trị xuất khẩu của Việt Nam (triệu USD) Toàn thế giới 14483 15209 16674 20176 26485 32442 39605 48387 Hoa Kỳ 733 1.065 2.453 3.939 4.992 5.931 6.487 7.853 EU 2.845 3.003 3.163 3.853 4.968 5.520 5.982 6.821 Nhật Bản 2.557 2.510 2.437 2.909 3.542 4.411 4.976 5.045 ASEAN 2.169 2.554 2.435 2.953 4.056 5.450 6.749 7.859 Các nơi khác 5729 5897 6186 6522 8927 11130 13.092 14.096 (Nguồn: Tổng cục thống kê và Bộ thương mại) Nhìn bảng trên, ta thấy trong năm 2000 trước khi Hiệp định Thương mại được ký kết, Hoa Kỳ chỉ chiếm một thị phần nhỏ trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam ra thị trường thế giới cụ thể là: Hoa Kỳ chiếm 5,06%, trong khi đó EU chiếm 19,64%, Nhật Bản chiếm 17,65%. Tuy nhiên, sau khi Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ được ký kết, lượng hàng hóa xuất khẩu sang Hoa Kỳ đã gia tăng đột biến và kết quả là Hoa Kỳ đã vươn lên trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong năm 2005 cơ cấu xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ của Việt Nam chiếm 18,28% trên tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam ra thị trường thế giới, EU chiếm 17%, Nhật Bản chiếm 13,6%. Ta có thể thấy rõ hơn sự phát triển trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ qua hình sau: Hình 1.2. Kim ngạch ( triệu USD) hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ (2000 – 2006) (Nguồn : Uỷ ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ) Dẫn đầu xu hướng tăng trưởng này là mức tăng 1.764% của các mặt hàng may mặc xuất khẩu trong năm 2002, sau đó tăng tiếp 164% năm 2003.Các mặt hàng xuất khẩu khác cũng tăng đột biến, được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 1.5: Danh mục hàng hóa xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ của Việt Nam ( triệu USD) 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng kim ngạch xuất khẩu 367 460 580 1.324 1.163 1.191 1.100 Sản phẩm sơ chế 68 106 120 141 223 283 339 Lương thực 37 49 49 48 82 126 144 Sợi dệt 16 30 30 39 73 54 62 Khác 15 26 40 53 67 103 133 Sản phẩm chế tạo 299 354 460 1.182 940 908 761 Phân bón 29 19 26 24 1 13 1 Nhựa và sản phẩm nhựa 16 19 25 35 54 80 90 Sản phẩm giấy 7 17 16 21 23 17 18 Máy móc 141 126 180 182 203 196 269 Thiết bị vận tải 8 60 91 739 415 388 126 Bộ phận giày dép 27 19 17 23 24 31 34 Thiết bị khoa học 11 16 15 32 28 40 47 Khác 58 75 88 125 191 141 176 (Nguồn:Bộ Thương mại ) Qua bảng 1.5 ta thấy, sản phẩm sơ chế của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ có sự tăng trưởng lớn từ 68 triệu USD (2000) lên 339 triệu USD (2006) trong đó chiếm tỷ trọng lớn là mặt hàng lương thực, các sản phẩm chế tạo tăng từ 299 (2000) triệu USD lên 799 triệu USD (2006). Qua đây ta thấy tất cả các mặt hà._.ng mại Thông qua hoạt động xúc tiến thương mại, Việt Nam sẽ xây dựng và quảng bá được hình ảnh, thương hiệu của mặt hàng dệt may Việt Nam. Từ đó giúp các sản phẩm dệt may Việt Nam có cơ hội phát triển ra nhiều thị trường lớn, nền sản xuất nói chung và bản thân của các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu mặt hàng này sẽ thu được nhiều doanh thu, do đó sẽ có những bước đầu tư và quan tâm hơn đến việc xây dựng các hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật đang áp dụng từ đó nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam. Do đó, với những chính sách điều tiết vĩ mô Nhà nước cần: Thứ nhất, Việt Nam cần tăng cường mối quan hệ thương mại hữu nghị với các quốc gia khác trên thế giới, tăng cường ký kết các hiệp định dệt may với các nước khác, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu sang các thị trường này. Thứ hai, nâng cao vai trò của các Thương vụ, Đại sứ quán của Việt Nam ở nước ngoài. Đây là những cơ quan có một vai trò rất quan trọng trong việc tìm hiểu, cung cấp thông tin thị trường nước ngoài, cung cấp những thông tin cập nhật về việc thay đổi các chính sách quản lý nhập khẩu tại nước đó, bên cạnh đó đây còn là những cơ quan giải quyết các tranh chấp của doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường nước ngoài. Thứ ba, Nhà nước cần chú trọng công tác thành lập và tổ chức hoạt động của các tổ chức cung cấp thông tin về thị trường, sản phẩm, đầu tư, sản xuất, về hoạt động xuất khẩu – nhập khẩu mặt hàng dệt may trên các trang website và các bản tin. Việc xây dựng các trang web thông tin về mặt hàng dệt may đang được Chính phủ hết sức chú trọng, việc thành lập các tổ chức cung cấp thông tin về thị trường, sản phẩm, …giúp các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam có thể nắm bắt nhanh nhậy về nhu cầu thị trường, rào cản kỹ thuật của từng thị trường riêng biệt, qua đó các doanh nghiệp sẽ có được những biện pháp để vượt rào thành công. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần xây dựng các website quảng cáo cho mặt hàng dệt may của Việt Nam đến người tiêu dùng nước ngoài để lấy có thể thu hút được thị hiếu của người tiêu dùng nước ngoài, tạo cho họ sự tin tưởng về mặt hàng này. 3.3.3. Chú trọng phát triển hoạt động cung cấp yếu tố đầu vào cho ngành dệt may Yếu tố đầu vào là yếu tố quan trọng hàng đầu có ảnh hưởng quyết định đến nền sản xuất nói chung cũng như đến ngành dệt may nói riêng. Yếu tố đầu vào đảm bảo về chất lượng, số lượng thì sản phẩm đầu ra mới có chất lượng cao, đáp ứng được các yêu cầu của các hệ thống tiêu chuẩn chất lượng đang được áp dụng hiện nay. Do đó Nhà nước cần có những biện pháp, chính sách chú trọng phát triển hoạt động cung cấp yếu tố đầu vào cho ngành dệt may của Việt Nam, bao gồm: Thứ nhất, chú trọng phát triển vùng nguyên phụ liệu sản xuất dệt may. Trên thực tế, ở Việt Nam những vùng cung cấp nguyên phụ liệu còn kém phát triển và chưa được đầu tư hợp lý, ngành dệt may Việt Nam vẫn phải nhập khẩu từ 70% - 80% nguyên phụ liệu từ nước ngoài, chính điểm này đã làm cho các sản phẩm dệt may của Việt Nam phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài, giảm sự cạnh tranh về giá thành do việc nhập khẩu các nguyên phụ liêu này có giá cao. Vì vậy, phát triển vùng nguyên phụ liệu nội địa là hết sức cấp bách. Giải pháp từ phía Nhà nước là cần phải có những chính sách quy hoạch tổng thể cũng như chi tiết qua các giai đoạn phát triển đặc biệt nên chú trọng phát triển những vùng trồng bông nuôi tằm giảm thiểu hoạt động nhập khẩu yếu tố đầu vào. Do vậy việc cấp bách hiện nay là cần phải xây dựng 2 trung tâm sản xuất kinh doanh nguyên phụ liệu, 1 tại Hà Nội và 1 tại thành phố Hồ Chí Minh. Cần có kế hoạch kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài như Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan, Nhật Bản tham gia triển khai 02 trung tâm nguyên phụ liệu này và cao hơn nữa, hợp tác đầu tư máy móc thiết bị sản xuất nguyên phụ liệu tại Việt Nam, nhằm ổn định thị trường. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần có chính sách miễn giảm thuế cho những mặt hàng là yếu tố đầu vào cho ngành sản xuất dệt may Việt Nam để từ đó sản phẩm Việt Nam tiết kiệm được chi phí sản xuất, nâng cao được khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế. Thành lập các trung tâm giao dịch tư vấn hỗ trợ dịch vụ, trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu, trung tâm thương mại, nhằm giới thiệu sản phẩm,…Có một điểm đáng chú ý đối với ngành dệt may của Việt Nam là phần lớn chúng ta mới đang là gia công mặt hàng dệt may, nguyên vật liệu cho mặt hàng này chủ yếu phải nhập khẩu, việc xây dựng các trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu sẽ giúp cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam không phải khó khăn trong quá trình thu mua nguyên vật liệu tạo điều kiện phát triển cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Mặt khác, để giảm thiểu được rủi ro bị kiện bán phá giá khi hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào các thị trường khác đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ thì cần phải tăng tỷ lệ nội địa hóa bằng cách đầu tư sản xuất vải và nguyên - phụ liệu tại Việt Nam. Hiện, Chính phủ đã thực hiện chiến lược phát triển ngành dệt may, trong đó có ba chương trình, đặc biệt là chương trình sản xuất bông vải tại Việt Nam và chương trình sản xuất 1 tỷ mét vải phục vụ cho may mặc xuất khẩu. Những chương trình này sẽ được tăng tốc trong thời gian tới nhằm tăng tỷ lệ nội địa hóa từ 55 - 55% vào năm 2010. Bên cạnh đó cần làm tốt những biện pháp nâng cao tỷ lệ giá trị gia tăng. Theo đó, ngành dệt may sẽ giảm dần việc sản xuất những mặt hàng có hàm lượng giá trị gia tăng thấp, ưu tiên mặt hàng có đẳng cấp, có tính thời trang hơn. Để làm được việc này, toàn ngành đang có chương trình tập trung vào khâu thiết kế để có thể chào bán được giá trị thiết kế, đồng thời xây dựng giá trị thương hiệu cho ngành dệt may Việt Nam cũng như hệ thống phân phối tại thị trường nội địa. Tất cả những giải pháp đó sẽ là cơ sở để chúng ta từng bước khẳng định vị thế của ngành may mặc cũng như phòng tránh, giảm thiểu những thiệt hại từ các hàng rào kỹ thuật liên quan. Thứ hai, bên cạnh chú trọng phát triển những vùng nguyên phụ liệu thì Nhà nước cũng cần chú trọng các ngành công nghiệp phụ trợ cho mặt hàng dệt may như: công nghiệp dệt, nhuộm, sợi hóa học, công nghiệp hóa chất…để nâng cao chất lượng yếu tố đầu vào cho mặt hàng dệt may. Thứ ba, yếu tố con người luôn được coi là một yếu tố đầu vào quan trọng trong nền sản xuất, do đó Nhà nước cần có những chính sách hợp lý trong đào tạo nguồn nhân lực. Chính phủ cần xây dựng một chương trình đào tạo nguồn nhân lực tổng hợp và phù hợp với đặc điểm lao động Việt Nam cũng như đối với ngành sản xuất dệt may, có sự phối hợp chặt chẽ giữa Nhà nước và các doanh nghiệp để từ đó Chính phủ sẽ thấy và đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, chú trọng đầu tư phát triển các trường dạy nghề - khắc phục tình trạng thiếu công nhân lành nghề, kỹ sư dệt…và đặc biệt là chú trọng đến đào tạo các chuyên gia về tạo mẫu thời trang. Nhà nước cần tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn cũng như dài hạn đào tạo lao động theo yêu cầu của doanh nghiệp, bên cạnh đó thường xuyên nâng cao kiến thức của các nhà quản lý, cán bộ kỹ thuật về cả lý thuyết lẫn thực tế thông qua các chương trình đào tạo chuyên sâu, các chuyến công tác thực tế sang các quốc gia có nền sản xuất tiên tiến… Thứ tư, yếu tố khoa học công nghệ cũng cần được đầu tư, chú trọng phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Hiện nay, khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, và nó có những tác động lớn đến nền sản xuất của một quốc gia, một quốc gia có nền khoa học công nghệ tiên tiến sẽ nâng cao được năng suất lao động, sản xuất phát triển một cách bền vững, sản phẩm được sản xuất với chất lượng đảm bảo. Tuy nhiên, cơ sở vật chất, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng … của ngành dệt may nước ta còn yếu kém do đó cần có sự quan tâm đúng đắn của Nhà nước cần có những chính sách phát triển khoa học – công nghệ cho ngành sản xuất xuất khẩu hàng dệt may nói riêng mà còn cho cả nền sản xuất nói chung. Biện pháp trước mắt cần làm là : Nhà nước ta cần có những chính sách ưu đãi thu hút vốn đầu tư vào các ngành công nghiệp dệt, may, công nghiệp hóa chất, vào cải tạo cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các nước có nền công nghệ nguồn, các nước phát triển ngành công nghiệp may trên thế giới...Cần có những chính sách đầu tư vào phát triển các hoàn chỉnh vào các cụm Công nghiệp Dệt may theo hướng tập trung vào lĩnh vực dệt - nhuộm, đầu tư hoàn tất khâu vải và phụ liệu để đảm bảo cung cấp nguyên liệu cho may xuất khẩu nhằm tiến tới tăng tỷ lệ nội địa hoá trong sản phẩm may mặc xuất khẩu từ 30% lên 60%, giảm dần tỷ lệ hàng gia công. Bên cạnh đó, đầu tư mở rộng sản xuất tại các địa phương có tiềm năng, có nguồn nhân lực dồi dào; phối hợp liên doanh - liên kết và giúp đỡ các địa phương phát triển ngành dệt may và cùng thực hiện các đơn hàng lớn; hỗ trợ các doanh nghiệp may địa phương đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường có tiềm năng khác. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần tăng chi phí đầu tư để nghiên cứu công nghệ, đặc biệt là những công nghệ hiện đại, phù hợp với tình hình sản xuất hàng dệt may của Việt Nam. Việc phát triển nghiên cứu công nghệ giúp cho Việt Nam giảm thiểu việc nhập khẩu máy móc từ nước ngoài do đó sẽ tránh được sự lệ thuộc về công nghệ vào đối tác nước ngoài. Ngoài ra, Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất dệt may trong nước liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài đặc biệt là các doanh nghiệp lớn, các công ty xuyên quốc gia…để từ đó có thể tiếp thu được khoa học công nghệ, trình độ chuyên môn..nhằm nâng cao được năng lực sản xuất trong nước. Tiếp đến là nâng cấp các trường đào tạo và thiết kế mẫu mốt, trường đào tạo nghề để có lực lượng lao động tốt, có đội ngũ thiết kế theo kịp thị hiếu người tiêu dùng. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp xây nhà cho công nhân thuê với giá ưu đãi, thực hiện tốt các chính sách tiền lương, tiền thưởng, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân, tạo sự gắn kết giữa công nhân và doanh nghiệp 3.3.4. Nâng cao hoạt động của Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS) Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS) có vai trò quan trọng trong việc tổ chức cung cấp thông tin kịp thời về tình hình thị trường quốc tế cho các doanh nghiệp, tổ chức các các hội chợ quốc tế, làm cầu nối giữa doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam với các thị trường quốc tế. Thông qua hoạt động của Hiệp hội,các doanh nghiệp có thể nắm bắt kịp thời những thông tin cần thiết về : nhu cầu của thị trường, các rào cản,…bên cạnh đó Hiệp hội cũng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tài trợ, cung cấp cơ sở khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất tiên tiến cho doanh nghiệp đồng thời đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Qua thời gian qua, Hiệp hội dệt may Việt Nam đã có những đóng góp đáng kể trong hoạt động thúc đẩy phát triển nội lực ngành dệt may trong nước và giải quyết những khó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam như: khó khăn về nguồn nguyên liệu, về vốn, lao động… Do đó, trong thời gian tới Nhà nước cần đẩy mạnh và nâng cao hơn nữa vai trò của Hiệp hội Ngành hàng dệt may, đây cũng là một trong những biện phát nhằm giúp cho nền sản xuất dệt may của Việt Nam có thể vững chắc vượt rào thành công của các thị trường xuất khẩu lớn. 3.3.5. Hoàn thiện môi trường pháp lý theo chuẩn quốc tế Một trong những yếu tố có ảnh hưởng tới động thái đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài là môi trường pháp lý ở quốc gia được đầu tư có ổn định không, có phù hợp không. Nhà nước Việt Nam muốn thu hút càng nhiều vốn đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài thì lại càng cần hoàn thiện môi trường pháp lý tại Việt Nam thông thoáng, theo tiêu chuẩn quốc tế đã đề ra tạo cho nhà đầu tư một sân chơi bình đẳng, bên cạnh đó cần cải cách lại các thủ tục hành chính. Ngoài ra, Việt Nam cũng nên xây dựng một hệ thống các quy định có liên quan đến ngành sản xuất dệt may theo chuẩn quốc tế, qua đó các doanh nghiệp sản xuất dệt may có thể nắm chắc, tiếp cận và kinh doanh trong một môi trường pháp lý tương tự như ở các thị trường khác. Chính vì vậy sẽ giúp các doanh nghiệp không ngỡ ngàng khi tiếp xúc với các quy định, luật lệ ở quốc gia mà mình xuất khẩu hàng dệt may, trên thực tế khi doanh nghiệp không nắm được những quy định, luật lệ tại các quốc gia mình xuất khẩu nên khi xuất khẩu sang thị trường này đã vi phạm và bị kiện. Điều này đã ảnh hưởng lớn tới hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp và doanh nghiệp còn phải bỏ ra một khoảng chi phí để tìm hiểu luật của những thị trường này, đã làm tăng chi phí sản xuất của doanh nghiệp, tốn thời gian… 3.4. Giải pháp của Hiệp hội Dệt may (VITAS) Với vai trò là cầu nối giữa doanh nghiệp sản xuất trong nước với thị trường nước ngoài, Hiệp hội có vai trò rất quan trọng trong hoạt động xuất khẩu – nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đối với các ngành sản xuất nói chung cũng như ngành sản xuất dệt may nói riêng. Hiệp hội dệt may trong thời gian qua đã giúp các doanh nghiệp sản xuất dệt may Việt Nam trong việc tìm hiểu và cung cấp thông tin về thị trường, tìm kiếm nguồn nguyên phụ liệu, đứng ra ký kết các đơn đặt hàng lớn, hay giải quyết những tranh chấp trong việc xuất khẩu hàng dệt may. Và trong thời gian tới thì vai trò Hiệp hội phải ngày càng được củng cố hơn nữa nhằm giúp các doanh nghiệp dự báo và phòng ngừa được những nguy cơ tiềm tàng khi xuất khẩu mặt hàng dệt may sang các thị trường, đặc biệt là cần sự tiên liệu và chủ động tìm phải pháp phòng ngừa từ trước nhằm loại trừ nguy cơ bị kiện bán phá giá. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan cần có sự phối hợp chặt chẽ với Hiệp hội trong việc thực hiện chính sách chung nhằm hạn chế tối đa thiệt hại từ các rủi ro pháp lý liên quan đến thương mại dệt may. Cụ thể cần tiếp tục chủ trương đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đa dạng hóa chủng loại mặt hàng xuất khẩu. Hiệp hội dệt may cần tiếp tục đẩy mạnh việc thông tin tuyên truyền, phổ biến cho cộng đồng doanh nghiệp kiến thức pháp lý liên quan đến xuất khẩu của các đối tác nhập khẩu lớn, các thông tin giá cả thị trường, đối thủ cạnh cạnh…có cơ chế theo dõi xuất khẩu, khuyến khích doanh nghiệp tiếp nhận các đơn hàng có đơn giá xuất khẩu cao, giá trị gia tăng, hạn chế các đơn hàng có giá trị  xuất khẩu thấp. Do đó, việc xây dựng cơ chế cảnh báo sớm và phối hợp xử lý các rủi ro pháp lý về tranh chấp thương mại quốc tế là rất cần thiết. Hiệp hội cũng cần ứng dụng mạnh mẽ thương mại điện tử vào hoạt động quản lý các doanh nghiệp, có thể hình thành lên sàn giao dịch riêng cho mặt hàng dệt may Việt Nam cả yếu tố đầu vào cũng như yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất, từ đó có thể giúp các doanh nghiệp Việt Nam yên tâm hơn trong việc tìm mua nguyên phụ liệu và tiêu thụ sản phẩm của mình. Kể từ năm 2007, khi Việt Nam trở thành thành viên WTO, ngành dệt may không bị áp dụng cơ chế hạn ngạch thì lập tức gặp rào cản giám sát chống bán phá giá. Để đối phó với cơ chế này, một mặt, Vitas chủ động giám sát tại Việt Nam, lành mạnh hóa danh sách chứng từ để chứng minh chúng ta sản xuất và bán hàng trên giá thành của chúng ta và không nhận bất cứ trợ cấp nào từ phía Chính phủ. Đồng thời, Vitas đã xác định một hướng đi mới là kiên trì tiếp cận với chính quyền và Hiệp hội Dệt may Mỹ, vận động, giải thích để họ hiểu thực chất vấn đề. Để làm được điều này, dứt khoát phải có kinh phí. Trong năm 2007, Vitas đã tổ chức nhiều cuộc họp với các doanh nghiệp thành viên và đi đến thống nhất, mỗi doanh nghiệp tự nguyện đóng góp 0,01% kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ để lấy kinh phí trang trải cho hoạt động vận động, giải thích với phía Mỹ. 3.5. Giải pháp phía Doanh nghiệp Bên cạnh những công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước và của Hiệp hội dệt may thì vai trò của các doanh nghiệp đóng một ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao được sức cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam để qua đó có thể vượt rào thành công trước những rào cản kỹ thuật ngày càng được dựng lên tinh vi của các nước phát triển. 3.5.1. Doanh nghiệp luôn chú trọng tới công tác nghiên cứu thị trường Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam cần luôn luôn chú trọng công tác nghiên cứu thị trường. Việc nghiên cứu thị trường tốt sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp của Việt Nam những thông tin có hệ thống về thị trường xuất khẩu bao gồm các thông tin về: các rào cản đang được áp dụng, dung lượng thị trường, các đối thủ cạnh tranh, …qua đó doanh nghiệp có thể chủ động ứng phó được trước những rào cản kỹ thuật mà thị trường này dựng lên, tạo ra thế chủ động cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam khi thâm nhập thị trường này. Doanh nghiệp nên thường xuyên tiến hành các cuộc điều tra về nhu cầu thị trường qua các chương trình thăm dò nhu cầu của thị trường, hoặc tiến hành các chương trình giới thiệu sản phẩm, qua đó thăm dò ý kiến của người tiêu dùng để từ đó có thể cải tiến sản phẩm của mình theo thị hiếu của khách hàng ở từng thị trường quốc tế. Bên cạnh đó doanh nghiệp cần phải tìm hiểu sâu về các đặc điểm văn hóa riêng biệt của từng thị trường, cần phải tránh sản phẩm không phù hợp với văn hóa của từng thị trường. Chính hoạt động nghiên cứu thị trường giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam chủ động ứng phó với những sự biến động của thị trường nhập khẩu, từ đó hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam mới có thể đứng vững trên thị trường Hoa Kỳ nói riêng cũng như các thị trường khác trên Thế giới. 3.5.2. Doanh nghiệp cần xây dựng và kiện toàn sử dụng các hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật theo đúng tiêu chuẩn quốc tế Các doanh nghiệp Việt Nam cần xây dựng kiện toàn các hệ thống tiêu chuẩn theo đúng quy định quốc tế, đáp ứng được những đòi hỏi của thị trường quốc tế – đây là một trong những nhiệm vụ hàng đầu mà các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần quan tâm bởi vì chính doanh nghiệp mới là đối tượng tham gia trực tiếp vào quan hệ mua bán với các quốc gia và phải đối mặt với rất nhiều những quy định, rào cản liên quan đến hàng hóa mình muốn xuất khẩu. Do vậy, muốn vượt rào thành công thì hơn hết là các doanh nghiệp phải tự hoàn thiện hóa được tiêu chuẩn kỹ thuật mà doanh nghiệp đang áp dụng trong sản xuất. Muốn vậy, trước tiên các doanh nghiệp sản xuất – xuất khẩu hàng dệt may cần phải có sự đầu tư đúng mức cho hoạt động tìm hiểu, nghiên cứu kỹ lưỡng đến những hệ thống quy định về tiêu chuẩn chất lượng – kỹ thuật đang được các quốc gia phát triển áp dụng. Sự đầu tư đó bao gồm: đầu tư vào con người cụ thể là chú trọng đến phát triển những cán bộ chuyên nghiên cứu và ứng dụng những quy định về tiêu chuẩn chất lượng – kỹ thuật đối với mặt hàng dệt may, ngoài ra phải thường xuyên cử cán bộ của doanh nghiệp đi khảo sát, điều tra thông tin ở thị trường nước ngoài. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần phải đầu tư xây dựng được hệ thống tiêu chuẩn chất lượng sau khi đã nghiên cứu sao cho phù hợp với thông lệ quốc tế và phù hợp với năng lực của doanh nghiệp mình như: cải tiến, hiện đại hóa trang thiết bị, xây dựng hệ thống bảo vệ môi trường – đáp ứng theo tiêu chuẩn môi trường đã được đề ra hay xây dựng một hệ thống những quy định về lao động áp dụng cho doanh nghiệp mình sao cho không vi phạm những quy định của SA 8000. 3.5.3. Đẩy nhanh công tác cổ phần hóa các doanh nghiệp dệt may Đẩy nhanh công tác cổ phần hóa doanh nghiệp, thành lập ra những tập đoàn dệt may lớn sẽ loại bỏ những doanh nghiệp dệt may yếu kém, không có khả năng cạnh tranh bên cạnh đó khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào liên kết chuỗi, thành lập ra những tập đoàn dệt may lớn mạnh có đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Ngoài ra, cần đẩy nhanh lộ trình hội nhập ngành dệt may trong khu vực để có thể tăng cường được sức cạnh tranh. Bên cạnh đó các doanh nghiệp Việt Nam có thể xúc tiến hoạt động liên kết với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may không những là với các doanh nghiệp trong nước mà còn với cả các doanh nghiệp nước ngoài để trở thành những doanh nghiệp lớn, đáp ứng được những hợp đồng lớn, đáp ứng được các rào cản kỹ thuật, mở rộng thị trường xuất khẩu, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm Bên cạnh đó, cùng với việc đẩy mạnh công tác cổ phần hóa, các doanh nghiệp dệt may cần minh bạch hóa hệ thống tài chính doanh nghiệp, kết hợp chặt chẽ với Nhà nước và Hiệp hội Dệt may để có thể chủ động đối phó trước những vụ kiện bán phá giá của nước nhập khẩu. Ngoài ra, việc chú trọng xây dựng và phát triển thương hiệu doanh nghiệp là một việc làm vô cùng quan trọng. Thương hiệu là linh hồn của sản phẩm cũng như của doanh nghiệp, do đó việc xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp nói riêng và cho hình ảnh mặt hàng dệt may nói chung là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng của doanh nghiệp. 3.5.4. Doanh nghiệp luôn đặt phương châm nâng cao chất lượng lên hàng đầu Chất lượng của mặt hàng dệt may được đánh giá qua hai chỉ tiêu: chỉ tiêu kỹ thuật đó là những thông số kỹ thuật và chỉ tiêu phi kỹ thuật bao gồm các yếu tố về mẫu mã, thẩm mỹ, hợp mốt…hai chỉ tiêu này có tầm quan trọng như nhau nên đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu hàng dệt may luôn phải chú ý đến thỏa mãn cả hai chỉ tiêu này, đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật của các nước phát triển. Muốn nâng cao chất lượng sản phẩm của mình, các doanh nghiệp sản xuất dệt may cần: Thứ nhất, doanh nghiệp cần chủ động trong quá trình tìm kiếm yếu tố đầu vào cho hoạt động sản xuất của mình. Như đã biết, mặt hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sử dụng nguồn nguyên liệu đầu vào chủ yếu là từ việc nhập khẩu từ nước ngoài. Chính điều này đã tạo ra sự bị động trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp ngoài ra làm giảm tính cạnh tranh của doanh nghiệp do giá nhập khẩu nguyên phụ liệu cao. Để khắc phục được tình trạng trên, trong thời gian tới các doanh nghiệp dệt may nên chủ động đầu tư, phát triển các vùng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, có thể kết hợp các doanh nghiệp với nhau để có thể phát triển những vùng nguyên liệu lớn hoặc doanh nghiệp phối hợp cùng Hiệp hội dệt may phát triển vùng nguyên liệu qua đó làm tăng tỷ lệ nội địa hóa cho sản phẩm dệt may Việt Nam. Thứ hai, cần đổi mới trang thiết bị công nghệ tiên tiến, hiện đại. Các doanh nghiệp dệt may cần tập trung đầu tư vào các thiết bị chuyên dùng nhằm nâng cao chất lượng cũng như hình thức, mẫu mã sản phẩm, đưa thương mại điện tử vào trong sản xuất. Đặc biệt, các doanh nghiệp cần thu hút sự đầu tư của những công ty xuyên quốc gia, tự có những dự án, quy hoạch để kêu gọi nhà đầu tư, doanh nghiệp dệt may nên chú trọng đề cao thu hút đầu tư và nhập khẩu nguồn công nghệ ở những nước có nền kinh tế phát triển, những nước có công nghệ nguồn. Tuy nhiên, hoạt động đầu tư của doanh nghiệp cũng cần phải có sự cân nhắc đúng đắn, tránh hiện tượng đầu tư ồ ạt gây lãng phí và giảm hiệu suất sử dụng vốn, tài sản để đầu tư. Bên cạnh đó, cần có sự phối hợp hài hòa trong việc sử dụng công nghệ tiên tiến và những công nghệ đang sử dụng để có thể sản xuất sản phẩm tận dụng được mọi ưu thế mà doanh nghiệp đang có. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên chủ động trong việc tìm tòi và thiết kế, sáng tạo các thiết bị khoa học công nghệ phù hợp với thực trạng của doanh nghiệp mình, tránh việc thụ động hoàn toàn vào các nước có công nghiệp nguồn. Thứ ba, doanh nghiệp cần chú ý đến đào tạo nguồn nhân lực của doanh nghiệp mình bao gồm cả lao động phổ thông, cán bộ kỹ thuật tay nghề cao và cán bộ quản lý. Doanh nghiệp cần thường xuyên đào tạo cho người lao động nhằm: nâng cao trình độ tay nghề, nâng cao sự hiểu biết và ý thức được về rào cản kỹ thuật đang được áp dụng, đào tạo cho người lao động về những dây truyền công nghệ tiên tiến để người lao động sử dụng với năng suất tốt nhất. Bên cạnh đó, cần thường xuyên đưa cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật tham gia các buổi diễn đàn, các buổi tọa đàm, các chuyến đi thực tế sang các quốc gia khác nhằm nâng cao trình độ quản lý, trình độ về khoa học – kỹ thuật. Thứ tư, doanh nghiệp cần tích cực đổi mới cơ cấu, mẫu mã sản phẩm hợp thời trang, tập trung vào các sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng cao, mở rộng thị trường xuất khẩu, tránh tập trung quá lớn vào một vài thị trường chính. Phối hợp chặt chẽ với Hiệp hội Dệt May và Bộ Công Thương theo dõi sát diễn biến cũng như chấp hành nghiêm túc các yêu cầu của phía Hoa Kỳ để tránh tình hình bất lợi đối với hàng dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Muốn vậy, các doanh nghiệp luôn chú trọng đến nghiên cứu nhu cầu thị trường, nghiên cứu nhu cầu của người tiêu dùng tại Hoa Kỳ nói riêng cũng như các quốc gia khác. Đặc biệt, doanh nghiệp cần chú trọng phát triển phòng ban chuyên ngành thiết kế thời trang, các chuyên gia thiết kế thời trang…Các doanh nghiệp trong lĩnh vực thời trang cần liên kết, phối hợp với nhau để hình thành ra những trung tâm thời trang lớn, hiện đại, đáp ứng được nhu cầu trong và ngoài nước, đáp ứng được những quy định về tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam cũng cần thường xuyên thuê các chuyên gia nước ngoài, những nhà thiết kế chuyên nghiệp tầm cỡ quốc tế để tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã hình thức model, hợp mốt và mang phong cách nổi tiếng…. Thứ năm, để chiếm lĩnh thị trường, doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam cũng cần đa dạng hóa sản phẩm. Theo thực trạng chung của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay quy mô vẫn còn nhỏ lẻ thì các doanh nghiệp này nên vẫn tiếp tục phát triển sản xuất những sản phẩm có thế mạnh như các mặt hàng : áo sơ mi, áo cotton, quần áo lót, áo len… thì các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần đầu tư vào các sản phẩm cao cấp, dần dần khẳng định vị thế và chiếm lĩnh thị trường Hoa Kỳ cũng như ở những quốc gia nhập khẩu hàng dệt may khác của Việt Nam. 3.5.5. Tăng cường hoạt động Marketing và xây dựng thương hiệu Xây dựng thương hiệu là một yếu tố quyết định tới sự thành bại của một doanh nghiệp, bởi vì một sản phẩm có chỗ đứng trên thị trường nhưng nó không có thương hiệu thì doanh nghiệp đó cũng không được công nhận. Vấn đề xây dựng thương hiệu ở Việt Nam còn mới mẻ, và mang lại nhiều bỡ ngỡ cho các doanh nghiệp Việt Nam, do vậy lại càng cần phải xây dựng thương hiệu. Đặc biệt, đến năm 2007 Việt Nam đã trở thành thành viên 150 của WTO thì thương hiệu, bảo vệ thương hiệu lại càng được đề cao. Muốn vậy, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần: Thứ nhất, cần xây dựng nhãn hiệu cho doanh nghiệp mình và phải đăng ký với các cơ quan có thẩm quyền ở thị trường nội địa cũng như thị trường quốc tế, có như vậy hình ảnh của doanh nghiệp mới được quảng bá. Thứ hai, doanh nghiệp cần phải luôn luôn củng cố, phát triển thương hiệu của doanh nghiệp mình thông qua các hoạt động: marketing quốc tế, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm để từ đó sản phẩm của doanh nghiệp đi sâu vào thị hiếu người tiêu dùng, qua đó hình ảnh hay chính là thương hiệu của doanh nghiệp được củng cố và phát triển. Thực hiện tốt hoạt động marketing quốc tế bao gồm rất nhiều khâu nhỏ,trong đó việc hình thành và đa dạng các kênh phân phối tiếp cận thị trường là quan trọng nhất. Doanh nghiệp dệt may có thể thực hiện tốt hoạt động marketing quốc tế thì trước hết cần có và đào tạo một đội ngũ cán bộ marketing quốc tế chuyên nghiệp, có trình độ tay nghề cao, đặc biệt trong quá trình hình thành và đa dạng hóa các kênh phân phối bán hàng, tiếp cận thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp cần có một kế hoạch triển khai rõ ràng, khả thi…do đó các doanh nghiệp có thể liên kết để cùng thực hiện việc thâm nhập thị trường của các doanh nghiệp này. Các doanh nghiệp nên đầu tư vào hình thành nên các phòng giao dịch, đại lý bán buôn, lẻ, …để có thể giới thiệu và đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất. Ngoài ra, doanh nghiệp Việt Nam còn có thể tận dụng kênh phân phối sản phẩm của người Việt Nam sống xa quê hương để quảng bá cho sản phẩm mình KẾT LUẬN Tóm lại, trong thời gian sắp tới Hoa Kỳ vẫn là thị trường hàng đầu, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam ra thị trường Thế giới. Tuy nhiên, những rào cản kỹ thuật mà thị trường đang áp dụng cũng đã có những ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình sản xuất và xuất khẩu mặt hàng dệt may Việt Nam sang thị trường này. Hàng dệt may Việt Nam sang thị trường này vẫn tăng nhanh qua các thời kỳ sau khi Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ được ký kết và đến giai đoạn này Việt Nam đã trở thành một trong 150 thành viên của tổ chức WTO. Là thành viên của WTO, Việt Nam cũng cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của WTO đối với các vấn đề về kinh tế – xã hội…và hoạt động dệt may Việt Nam cũng không nằm ngoài những yêu cầu đó. Hoa Kỳ là một trong những đối tác quan trọng nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam lớn, thị trường này cũng có một hệ thống rào cản kỹ thuật phức tạp. Điều này đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam khi muốn chiếm lĩnh thị trường tiềm năng này thì hơn hết cần phải vượt rào bằng sức mạnh nội lực của doanh nghiệp mình. Những năm qua, Nhà nước, Hiệp hội Dệt may Việt Nam cũng như toàn thể doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may đều cố gắng hết sức và có những động thái, biện pháp vượt rào, tuy nhiên còn bộc lộ nhiều yếu kém. Do vây, trong thời gian tới, “vượt rào” những rào cản kỹ thuật Hoa Kỳ sẽ vẫn được Đảng, Nhà nước, Hiệp hội Dệt may Việt Nam, cũng như toàn thể dệt may quan tâm và chú trọng. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách: Lê Quốc Ân (8/2002) Làm thế nào để xuất khẩu thành công hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ, Hiệp Hội dệt may Việt Nam, Hà Nội. Bộ Thương Mại (9/2000), chiến lược phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2001 – 2010 Nguyễn Văn Cao – Marketing quốc tế GS.TS. Trần Minh Đạo, PGS.TS. Vũ Trí Dũng – Giáo trình Marketing quốc tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân Thời báo Kinh tế - Việt Nam Tạp chí dệt may Việt Nam Tạp chí Doanh nghiệp Tạp chí Thương Mại Tạp chí Kinh tế và phát triển Trang Website: http:// www.wto.dddn.com.vn http:// www.mofa.gov.vn http:// www.vst.vista.gov.vn http:// www.vbf.org.vn MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG, BIỂU ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10364.doc
Tài liệu liên quan