Một số vấn đề trong công tác thanh toán bù trừ tại Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp

lời mở đầu Lịch sử đã ghi nhận ngân hàng được ra đời từ nền kinh tế hàng hoá và khi ngân hàng đã hờn thiện, thì ngân hàng lại đóng vai trò là đòn bẩy của nền kinh tế tạo điều kiện cho nền kinh tế hàng hoá phát triển nhanh chóng góp phần tăng nhanh tốc độ sản xuất và lưu thông hàng hoá nhằm thúc đẩy quá trình tái sản xuất mở rộng. Việt Nam là một trong những nước có cơ chế kế hoạch hoá tập trung và mang tính bao cấp triệt để. Nhưng từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, thực hiện đường lối của

doc31 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1430 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số vấn đề trong công tác thanh toán bù trừ tại Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đảng nền kinh tế Việt Nam đã dần dần đổi mới, góp phần cải thiện mức sống của nhân dân, hoà nhập với cộng đồng quốc tế, vững bước trên con đường mà Đảng đã lựa chọn. Ngân hàng là một trung tâm thanh toán tiền tệ, tín dụng và là một ngành kinh tế huyết mạch, quan trọng chi phối toàn bộ sự phát triển của đất nước. Kết quả đó ngày càng được khẳng định khi nền kinh tế nước ta đã và đang hoà nhập với nền kinh té trong khu vực và quốc tế. Trong nền kinh tế thị trường năng động với nhiều thành phần kinh tế như hiện nay mà ngân hàng với chức năng là trung tâm thanh toán. Ngân hàng Thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VP Bank) đã và đang chuyển sang xu hướng của nền kinh tế thị trường và hạch toán kinh doanh theo nền kinh tế thị trường nên ngân hàng phải có những đổi mới để phù hợp. Khi trao đổi, bên mua và bên bán không nhất thiết phải thanh toán với nhau bằng tiền mặt mà có thể dùng phương tiện thanh toán khác nhưng không có sự xuất hiện của tiền mặt như thanh toán bằng séc, uỷ nhiệm thu, thu, thu tín dụng... thông qua các hệ thống ngân hàng thương mại. Nhận thức và đánh giá đúng vai trò của việc thanh toán qua ngân hàng gắn liền với chu chuyển hàng hoá, dịch vụ nên cùng với sự đổi mới của nền kinh tế thì việc đổi mới của hoạt động ngân hàng là một yêu cầu cấp bách. Trước hết là đổi mới công tác thanh toán nhằm đáp ứng cho nhu cầu chu chuyển vốn cho nền kinh tế cùng với việc hiện đại hoá trang thiết bị kỹ thuật trong thanh toán và kế toán. Trong những năm gần đây cùng với xu hướng phát triển chung của tin học toàn cầu nên việc áp dụng tin học vào hệ thông ngân hàng đang tăng nhanh vượt bậc cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, việc thanh toán quá lại giữa các ngân hàng còn bị nhiều hạn chế, chưa tận dụng hết khả năng khai thác số liệu chương trình. Trước thực trạng đó, việc cải thiện chế độ thanh toán của hệ thống ngân hàng nói chung và ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nói riêng là một vấn đè bức xúc. Để phù hợp với sự phát triển của các nước và quốc tế, cũng chính vì tầm quan trọng của vấn đề này vì vậy trong thời gian thực tập và nghiên cứu tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp em đã chọn đề tài: “Một số vấn đề trong công tác thanh toán bù trừ tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp” Nội dung chuyên đề gồm ba phần: Phần I: Những vấn đề cơ bản về thanh toán và thanh toán qua lại giữa các ngân hàng. Phần II: Thực trạng của vấn đề thanh toán bù trừ tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp. Phần III: Một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả công tác thanh toán bù trừ. Với kiến thức và tầm nhìn còn hạn chế cộng với thời thực tập 3 tháng vì vậy chuyên để của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong được sự chỉ bảo của các Thầy, cô giáo, các cô, các chú tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn các thày, cô giáo, các cô, chú tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập để hoàn thiện chuyên đề này. Phần I: những vấn đề cơ bản về thanh toán và thanh toán qua lại giữa các ngân hàng I. Cơ sở lý luận về thanh toán và thanh toán qua lại giữa các ngân hàng. 1. Một số vấn đề chung về thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế thị trường. a. Sự cần thiết và vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt Thị trường tiền tệ ra đời trong nền kinh tế hàng hoá phát sinh và phát triển vì vậy dù ở giai đoạn nào thì thanh toán vẫn đóng vai trò là một công cụ có tầm quan trọng đặc biệt. Cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá thì thị trường tiền tệ không ngừng tăng cả về số lượng và chất lượng do đó đòi hỏi phải có một phương thức thanh toán tiên tiến phù hợp với nền kinh tế. Vì vậy ngành ngân hàng ngày càng phải đổi mới để phù hợp với thực tế khách quan, mọi hoạt động của ngân hàng luôn gắn liền với sự vận động và phát triển của nền kinh tế với chức năng quan trọng là trung tâm thanh toán của nền kinh tế quốc dân. Ngân hàng có nhiệm vụ tổ chức và thực hiện tốt công tác thanh toán để góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. b. Sự cần thiết của thanh toán qua lại giữa các ngân hàng Thanh toán nói chung thực chất là việc trả tiền hàng hoá, dịch vụ giữa các cá nhân, tổ chức kinh tế, các thành phần kinh tế với nhau có thể trực tiếp bằng tiền mặt hoặc không bằng tiền mặt thông qua ngân hàng làm tiền gửi. Thanh toán qua lại giữa các ngân hàng dựa trên cơ sở khách hàng mở tài khoản không cùng tại một ngân hàng nhưng có nhu cầu thanh toán với nhau hoặc thanh toán vốn trong nội bộ các hệ thống ngân hàng. Nghị định 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã được chia làm hai cấp: Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Thương mại. Trong nền kinh tế thị trường các ngân hàng thương mại cạnh tranh với nhau trong hoạt động kinh doanh, số lượng các tổ chực kinh tế, các thành phần kinh tế trên địa bàn mở rộng tài khoản không dông ở tại một ngân hàng nào. Do đó việc thanh toán qua lại giữa các ngân hàng tất yếu sẽ xảy ra khi một hách hàng nào đó có nhu cầu thanh toán. Cũng có thể do đặc điểm và tính chất hoạt động của ngân hàng la phải thực hiện nhiệm vụ tổ chức và điều hoà lưu thông tiền tệ dẫn đến cần phải điều chỉnh tiền mặt, quỹ điều hoà. Hay do nhiều khách hàng mở tài khoản tài tại các ngân hàng khác nhau và lúc này thì ngân hàng sẽ là tiền gửi thanh toán cho khách hàng. Và cũng có thể có nhiều ngành thực hiện và phân phối vốn có liên quan tới các ngân hàng. Như vậy thanh toán qua lại giưa các ngân hàng là nghiệp vụ thanh toán giữa các ngân hàng phát triển trên cơ sở là các nghiệp vụ tổ chức điều hoà, nghiệp vụ tập trung và phân phối của các Bộ, các Ngành và đặc biệt là nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt giữa các doanh nghiệp mở tài khoản tại hai ngân hàng khác nhau có quan hệ thanh toán với nhau. 2. Sự cần thiết khách quan của các quan hệ thanh toán qua lại giữa các ngân hàng. Trong nền thị trường luôn có sự chuyển vốn giữa các ngành, các cấp, giữa các đơn vị chủ quản với các đơn vị cơ sở luân chuyển vốn từ ngân sách Trung ương đến ngân sách địa phương. Tất cả những yêu cầu khách quan này đòi hỏi các ngân hàng phải làm đúng và tốt vai trò, nhiệm vụ của mình. Thanh toán qua lại giữa các ngân hàng là một khâu, một mắt xích quan trọng trong chu trình thanh toán không dùng tiền mặt, nếu các mối quan hệ đó được thực hiện tốt làm cho các khoản thanh toán của khách hàng được nhanh chóng, chính xác và an toàn góp phần giảm lượng tiền mặt trong lưu thông từ đó làm giảm tốc độ lạm phát, giảm chi phí in ấn, bảo quản, vận chuyển... Thanh toán nhanh gọn rất có ý nghĩa với khách hàng vì chu kỳ sản xuất sẽ ngắn đi, vốn quy vòng lại nhanh hơn do vậy hiệu quả kinh doanh lại cao hơn. Đối với nền kinh tế làm tốt công tác thanh toán qua lại giữa các ngân hàng là góp phần giúp các tổ chức kinh tế, các thành phần kinh tế có điều kiện mở rộng sản xuất, lưu thông hàng hoá đẩy nhanh vật tư, chu chuyển vốn tạo điều kiện, giảm chi phí đầu vào, hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm. Vì công tác thanh toán qua lại giưa các ngân hàng có ý nghĩa quan trọng nên để làm tốt công tác này thì đòi hỏi ngân hang phải cải tiến thể lệ, chế độ thanh toán kinh doanh thương mại cho phù hợp với yêu cầu của việc trao đổi thanh toán hàng hoá dich vụ của toàn xã hội, tăng cường trang thiết bị kỹ thuật phục vụ thanh toán nhanh chóng, chính xác cần phải cải tiến việc điều hành và quản lý vốn trong ngân hàng thì sẽ làm cho hoạt động ngân hàng phát triển phong phú cả về trình độ và cơ sở vật chất kỹ thuật. II. Các phương thức thanh toán qua lại giữa các ngân hàng quy định chung về thanh toán bù trừ điều kiện để tham gia thanh toán bù trừ. a. Các phương pháp thanh toán qua lại giữa các ngân hàng Để phù hợp với đặc điểm và tính chất của hoạt động ngân hàng trong thị trường hiện nay tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã áp dụng các phương thức sau: - Thanh toán bù trừ - Thanh toán qua tài khoản tiền gửi các ngân hàng Nhà nước - Mở tài khoản tiền gửi ở ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh để thanh toán. - Uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi giữa các ngân hàng có liên quan Do phạm vi nghiên cứu tron chuyên đề này tôi chỉ trình bày một số vấn đề về công tác thanh toán bù trừ. Thanh toán bù trừ là một phương thức thanh toán vốn không phải thu về hoặc chi trả từng khoản tiền từ ngân hàng này đến ngân hàng kia và ngược lại mà ngân hàng chủ trì dựa vào bản kê mẫu 14 của các ngân hàng thanh viên mà hạch toán số chênh lệch phải thu hoặc phải trả của các ngân hàng thanh viên trên cùng địa bàn có tham gia thanh toán bù trừ và mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng Nhà nước. Sau phiên giao dịch, ngân hàng chủ trì dựa vào các bảng kê mà ngân hàng thành viên nộp vào sẽ liệt kê. Nếu tổng giá trị phải nhỏ hơn tổng giá trị phải thu thì ngân hàng chủ trì sẽ ghi “ Có” vào tài khoản tiền gửi tại ngân hàng thành viên của ngân hàng thành viên đó và ngược lại nếu tổng giá trị phải trả lớn hơn tổng giá trị được thu thì ngân hàng chủ trì sẽ ghi “Nợ “ tài khoản tiền gửi ngân hàng thành viên. - Trong thanh toán bù trừ ngân hàng có thể dùng các phương thức thanh toán kinh doanh thương mại để dùng trong thanh toán qua lại giữa các ngân hàng nói chung và thanh toán bù trừ nói riêng như hình thức: - Thanh toán bằng séc: Séc cá nhân, séc chuyển khoản, séc bảo chi - Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi. - Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu. - Thanh toán bằng tiền tín dụng - Chuyển tiền bằng séc chuyển tiền. a.1. Thanh toán bằng séc. Thanh toán bằng séc theo chế độ nghị định 30/CHI PHí của Chính phủ và thông tư 07 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước thì : Séc là lệnh trả tiền của chủ tài khoản được lập trên mẫu do ngân hàng Nhà nước quy định. Yêu cầu đơn vị thanh toán trích một số tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán để trả cho người thụ hưởng có tên ghi trên séc của người cầm séc. + Thanh toán bằng séc chuyển khoản Séc chuyển khoản do chủ tài khoản phát hành để trả trực tiếp cho người thụ hưởng. Séc chuyển khoản chỉ được áp dụng thanh toán trong phạm vi giữa hai đơn vị mở tài khoản ở cùng một ngân hàng hoặc khác ngân hàng nhưng phải nằm trên cùng địa bàn có tham gia thanh toán bù trừ giao nhận chứng từ trực tiếp. Séc chuyển khoản được thanh toán theo nguyên tắc ghi “ Nợ trước, “Có” sau, ngân hàng can cứ vào tờ séc của chủ tài khoản phát hành ngân hàng ghi “ Nợ” vào tài khoản của đơn vị phát hành séc trước khi ghi “ Có” vào tài khoản của đơn vị thụ hưởng. + Thanh toán séc bảo chi Séc bảo chi là séc được ngân hàng hoặc kho bạc đảm bảo chi trả cho người phát hành séc phải lưu ký trước một số tiền vào tài khoản riên để ngân hàng hoặc kho bạc Nhà nước làm thủ tục bảo chi trước khi giao séc cho người bán hoặc đơn vị thụ hưởng. Séc bảo chi được áp dụng trong phạm vi các đơn vị thanh toán với nhau mở tài khoản ở cùng một ngân hàng, khác ngân hàng nhưng cùng hệ thống, nếu khác ngân hàng, khác hệ thống nhưng phải cùng trên địa bàn có tham gia thanh toán bù trừ. a.2. Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi Uỷ nhiệm chi là lệnh trả tiền của chủ tài khoản được lập theo mẫu của ngân hàng ấn hành, yếu cầu ngân hàng phục mình trích tài khoản tiền gửi hoặc tài khoản cho vay của mình để chi trả cho bên thụ hưởng về các khoản tiền hàng hoá, dịch vụ của chuyển vốn trong cùng hệ thống hoặc hệ thống trong cùng tỉnh hoặc ngoại tỉnh. Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi được áp dụng rộng nhưng luôn phải ghi “ Nợ” trước “ Có “ sau. a.3. Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu được áp dụng trong thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ giữa người mua và người bán trên cơ sở hợp động kinh tế hay đơn đặt hàng sau khi hoàn thành việc giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ cho người mua thì người bán sẽ lập 4 liên uỷ nhiệm thu gửi tới ngân hàng phục vụ mình để uỷ nhiệm cho ngân hàng thu hộ số tiền hàng hoá dịch vụ đó theo chứng từ, hàng hoá hợp lệ, hợp pháp. Sau khi nhận được 4 liên uỷ nhiệm thu ngân hàng bên mua sẽ trích tài khoản của đơn vị mua hàng trả cho bên bán hoàn tất việc thanh toán. a.4. Thanh toán bằng thư tín dụng Thanh toán bằng thư tín dụng để thanh toán tiền hàng hoá trong điều kiện bên bán đòi hỏi phải có đủ số tiền để chi trả ngay và phù hợp với tổng số tiền hàng đã giao theo hợp đồng củ đơn đặt hàng đã ký. Khi có nhu cầu thì bên mua làm đơn xin mở tiền tín dụng yêu cầu ngân hàng phục vụ mình trích tài khoản tiền gửi hoặc tiền vay ngân hàng số tiền bằng tổng giá trị hàng hoá đặt mua để lưu ký vào tài khoản riêng (TK đảm bảo thanh toán thư tín dụng) ngân hàng bên mua sẽ phải chuyển ngay bộ hồ sơ xin mở thư tín dụng cho ngân hàng bên bán biết rồi ngân hàng bên bán thông báo cho bên bán để bên bán giao hàng hoá, hoặc cung ứng dịch vụ cho bên mua. Ngân hàng phục vụ bên bán sẽ căn cứ vào chứng từ hàng hoá có chữ ký của bên mua sẽ làm thủ tục để trả tiền hoặc ghi có vào tài khoản tiền gửi cho bến bán. Ngân hàng bên mua sẽ hoàn tất, tất toán TK đảm bảo thanh toán thư tín dụng của bên mua. Thanh toán bằng thư tín dụng được áp dụng trong quan hệ thanh toán giữa hai khách hàng không có hoặc ít có sự tín nhiệm nhưng hai khách hàng này phải mở và sử dụng tài khoản ở ngân hàng cùng hệ thống hoặc nếu khác hệ thống thì tại địa bàn ngân hàng bến bán phải có một ngân hàng cùng hệ thống với ngân hàng bên mua đồng thời tham gia thanh táon bù trừ giao nhận chứng từ trực tiếp. a.5. Chuyển tiền bằng séc chuyển tiền. Séc chuyển tiền là một loại chuyển tiền được sử dụng theo yêu cầu của khách hàng người đứng tên trên tờ séc trực tiếp cầm và chuyển séc. Séc chuyển tiền được dùng trong quan hệ chuyển tiền đi địa phương khác cho các bộ phận phụ thuộc... cho cá nhân và được áp dụng trong thanh toán giữa các ngân hàng cùng hệ thống. Muốn có séc chuyển tiền thì khách hàng phải viết giấy uỷ nhiệm chi hoặc viết giấy nộp tiền vào ngân hàng để lưu ký vào tài khoản gửi đảm bảo thanh toán séc chuyển tiền. Ngân hàng có thể đáp ứng được các nhu cầu củ khách hàng với các hình thức thanh toán trên, khi khách hàng có tài khoản ở các ngân hàng khác nhau có quan hệ thanh toán về vốn cũng như việc điều chuyển vốn từ tài khoản tiền gửi ở ngân hàng này sang tài khoản tiền gửi ở ngân hàng kia trong phạm vi thanh toán qua lại giữa các ngân hàng nói chung và quan hệ thanh toán bù trừ nói riêng. b. Những quy định thanh toán bù trừ và điều kiện để có tham gia thanh toán bù trừ. b.1. Những quy định chung về thanh toán bù trừ. Thanh toán bù trừ có thể thực hiện được thì nhất thiết phải có ngân hàng chủ trì thường thì ngân hàng chủ trì là ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thành viêcn tham gia thanh toán bù trừ phải mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng chủ trì. Qua chứng từ của các ngân hàng thành viên, ngân hàng chủ trì có trách nhiệm tổng hợp kết quả thanh toán bù trừ của các ngân hàng thành viên tham gia thanh toán bù trừ để lập ra bảng kê mẫu số 15. Việc tôt chức thanh toán bù trừ phải tuân thủ và thực hiện đầy đủ các quy tắc tổ chức nghiệp vụ kỹ thuật thanh toán bù trừ theo quyết định số 181/ NH- QĐ ngày 10/1/1991 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam như sau: - Phải có văn bản đề nghị tham gia thanh toán bù trừ và cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của thanh toán bù trừ. - Phải có giấy giới thiệu cán bộ chịu trách nhiệm được chứng từ và làm thủ tục về thanh toán. - Phải có đăng ký mẫu dâu, chữ ký của người có liên quan đến thanh toán bù trừ. - Phải chấp hành đúng giờ giao dịch đã quy định, phải đảm bảo kịp thời các giấy tờ trước và trong giao dịch thanh toán, số liệu phải đảm bảo chính xác, rõ ràng và phải chịu mọi trách nhiệm pháp lý về tính chất hợp lệ của chứng từ và số liệu. Thanh toán bù trừ phải thực hiên nguyên tắc sô chênh lệch. - Ngân hàng chủ trì phải chịu trách nhiệm tổng hợp số liệu vào kết quả thanh toán bù trừ cho từng ngân hàng thành viên. Ngân hàng chủ trì quyền chủ động trích tài khoản tiền gửi của các đơn vị ngân hàng thành viên để thanh toán. -Ngân hàng thanh viên phải có nghĩa vụ chuẩn bị đủ khả năng thanh toán để thanh toán kịp thời cho ngân hàng bạn. - Trường hợp số dư tài khoản tiền gửi của ngân hàng thành viên không đủ sẽ được ngân hàng chủ trì cho vay thanh toán bù trừ ( nếu hết hạn mức cho vay thanh toán bù trừ hoặc không cho vay được ngân hàng bạn) thì ngân hàng chủ trì sẽ thanh toán hộ nhưng số tiền đó sẽ được chuyển sang nợ quá hạn. Nếu phát sinh nợ quá hạn liên tiếp 3 lần sẽ bị đình chỉ tham gia thanh toán bù trừ. - Về kỹ thuật điều chỉnh sai lầm phải thực hiện đúng quy định chung để đảm bảo khớp đúng số liệu giữa ngân hàng thành viên và ngân hàng chủ trì. Việc điều chỉnh phải đảm bảo an toàn tài sản, không gây chậm trễ làm ảnh hưởng đến khách hàng. b.2. Điều kiện để có thể tham gia thanh toán bù trừ Ngoài những quy định có tính chất điều kiện như: Phải có một ngân hàng đứng ra là ngân hàng chủ trì thanh toán, các ngân hàng thành viên phải mở tài khoản tại ngân hàng chủ trì. Điều kiện cơ bản và quan trọng nhất để có thể thực hiện được thanh toán bù trừ là trên tài khoản tiền gửi tại ngân hàng chủ trì của các ngân hàng thành viên nhất định phải có đủ số dư để thanh toán. Trên đây là những quy định, điều kiện để thanh toán bù trừ và ý nghĩa về sự cần thiết của thanh toán qua lại giữa các ngân hàng qua lý thuyết. Để hiểu rõ thực tế của công tác thanh toán bù trừ tôi muốn qua thực trạng của công tác thanh toán bù trừ tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh để hiẻu rõ hơn về vấn đề này. Phần II Thực trạng của vấn đề thanh toán bù trừ tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. I. Một số kết qủa trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh 1. Công tác nguồn vốn. Năm 2000 là năm thứ 3 của kế hoạch 5 năm (1998- 2002) kế hoạch đổi mới. Đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước nhu cầu đòi hỏi đáp ứng đủ vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã có những cố gắng không ngừng trong công tác tạo nguồn vốn, cùng với hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm thường xuyên, ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã huy động kỳ phiếu từ 1/07/2000 đến 31/12/2000. Số tiền gửi tiết kiệm và kỳ phiếu đạt 242.667 triệu đồng tăng 2,65% so với cùng kỳ năm 1999. Cùng với công tác huy động vốn ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã tích cự đẩy manh thu nợ ngắn hạn, trung và dài hạn để lấy nguồn vốn cho vay đẩy mạnh tốc độ chu chuyển vốn. Nhìn chung thì 6 tháng cuối năm 2000 ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã thực hiện tốt nguồn vốn huy động tại chỗ, điều chỉnh kịp thời lãi suất, cân đối nguồn phục vụ như cầu về nguồn vốn sản xuất kinh doanh của khách hàng. Nguồn vốn trong thanh toán được khai thác triệt để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đảm bảo khả năng thanh toán của chi nhánh qua tài khoản tiền gửi tại ngân hàng Nhà nước. 2. Công tác sử dụng vốn Cơ cấu nguồn vốn và tỷ trọng từng loại nguồn vốn Đơn vị: Triệu đồng. Chỉ tiêu 2000 2001 Chênh lệch St % ST % Tuyệt đối Tương đối Tổng nguồn vốn huy động 708.848 22,2 944.465 23 236.117 33 Tiền gửi tổ chức kinh tế 88.543 2,77 171.720 4,1 83.177 94 Huy động dân cư 619.804 19,4 772.744 18,8 152.940 24,6 - Tiền gửi tiết kiệm 578.483 18,1 730.243 17,7 151.760 26,2 - Tiền gửi không kỳ hạn 14.462 0,45 73.624 1,77 58.562 40,4 - Tiền gửi có kỳ hạn 564.020 17,6 657,291 16,0 93.199 16,5 VND 491.710 15,4 584.195 14,2 92.485 18,8 USD 86.773 2,71 146.048 3,55 59.275 68,3 - Kỳ phiếu 41.320 1,29 42.501 1,03 1181 2,81 Tổng Qua bảng trên ta thấy nguồn vốn huy động đến 6 tháng cuối năm 2001 là 944.465 triệu đồng so với 708.848 triệu đồng của 6 tháng cuối năm 2000 là tăng 33% trong đó tiền của tổ chức kinh tế là 171.720 triệu đồng tăng 94% so với 6 tháng cuối năm 2000 chiếm 4,1% tổng nguồn vốn. Nhưng huy động vốn dân cư lại đạt được mức cao hơn so với tốc đọ tăng 24,6%. Từ 619.804 triệu sáu tháng cuối năm 2000 lên 772.744 triệu sáu tháng cuối năm 2001 và tỷ trọng bình quân 18,8 % so với tổng nguồn vốn huy động. Bên cạnh đó việc huy động vốn bằng hình thức phát hành kỳ phiếu tăng 1.181 triệu so với 6 tháng cuối năm 2000. Để kết quả trên là do ngân hàng đã ứng vốn để giảm thời gian chờ đợi của khách. thực hiện chủ chương của ngân hàng công thương Việt Nam về công tác tín dụng cho vay ngắn hạn đã phấn đấu để đạt đúng theo phương trâm “ Vững chắc trong tăng cường, hiệu quả an toàn trong kinh doanh” trên cơ sở định hướng đó hiệu quả tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. 3. Công tác kế toán, thanh toán, thông tin kinh tế: Trong 6 tháng cuối năm 2000 chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã giải quyết và thu được một số kết quả. Thu chi tài chính được phản ánh đầy đủ, đúng chế độ bảo đảm an toàn kịp thời, chính xác trong hạch toán phân tích và hạch toán tổng hợp, đã tạo điều kiện thuận lợi và cung cấp tin kịp thời đầy đủ cho công tác chỉ đạo tiến hành, công tác nghiên cứu của các cấp, các ngành có liên quan. Đảm bảo vốn thanh toán phục vụ tốt khách hàng chưa một lần nào để xẩy ra thanh toán chậm, đảm bảo tuyệt đối an toàn kho quỹ. Không để xẩy ra hiện tượng tiêu cực, lãng phí tham ô trong hoạt động tài chính kế toán và huy động vốn thực hiện tốt chính sách chi tiêu tài chính. Công tác kiểm tra kiểm soát được coi trọng một cách thường xuyên và liên tục, kịp thời phát hiện những thiếu sót trong công tác hạch toán. II. Thực trạng công tác thanh toán bù trừ tại chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia thanh toán bù trừ với các Ngân hàng thành viên khác. Ngân hàng thành viên tham gia thanh toán bù trừ dưới sự tổng hợp kết quả thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước chủ trì. Tất cả các Ngân hàng thành viên tham gia thanh toán bù trừ đều phải mở một tài khoản tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng chủ trì. Sau khi đã tổng hợp tình hình thu hộ, chi hộ giữa các Ngân hàng thành viên ở mỗi phiên thanh toán Ngân hàng chủ trì chủ động trích thanh toán tiền gửi này để thanh toán cho các Ngân hàng thành viên số thu hộ và chi hộ. Số hiệu tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước là 2013 Kết cấu tài khoản 2013 Nợ: thể hiện số tiền Ngân hàng thành viên gửi vào Có: thể hiện số tiền Ngân hàng thành viên rút ra Số dư nợ: số tiền gửi hiện có của Ngân hàng thành viên tại Ngân hàng Nhà nước đồng thời tại Ngân hàng thành viên cũng mở một tài khoản chi tiết 2612 để phản ánh toàn bộ các khoản thanh toán bù trừ với Ngân hàng thành viên khác. Kết cấu TK 2612 Nợ: Các khoản Ngân hàng thành viên phải thu số chênh lệch phải trả trong thanh toán bù trừ. Có: Phản ánh các khoản mà Ngân hàng thành viên phải trả số tiền chênh lệch phải thu trong thanh toán bù trừ. Dư nợ: Số tiền còn phải thu trong thanh toán bù trừ Dư có: Số tiền còn phải trả trong thanh toán bù trừ. Sau khi quyết toán cuối ngày sẽ hết số dư. 1. Kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán bù trừ Chứng từ Khách hàng Khách hàng Chứng từ Bảng kê mẫu 12 + 14 NHTV1 NHTV2 Bảng kê mẫu 12 + 14 Bảng kê mẫu 12 + 14 Bảng kê 15 + chuyển khoản Bảng kê 15 + chuyển khoản ngân hàng chủ trì Khi Ngân hàng Ngân hàng Thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhận được chứng từ này thanh toán theo liên hàng hay theo đường bù trừ. Nếu là chứng từ thanh toán bù trừ thì kế toán phải kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ và xắp xếp chứng từ (chứng tù vế nợ riêng, vế có riêng) rồi lập bảng kê mẫu 12 cho Ngân hàng thành viên kết thúc nghiệp vụ này. Đối với bảng kê chứng từ Ngân hàng hạch toán. Nợ: TK khách hàng thích hợp : số tiền (căn cứ chứng từ gốc) Có: TK thanh toán bù trừ Ngân hàng Ngân hàng Thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phải kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ rồi mới thanh toán. Nếu là chứng từ vế có thì hạch toán: Nợ: TK 2612 (căn cứ vào bảng kê mẫu 12) Có: TK khách hàng thích hợp (chứng từ gốc) - Khi nhận được một biên bản ở bảng kê mẫu 15 do Ngân hàng chủ trì giao nhận thì Ngân hàng phải xác định lại số chênh lệch thanh toán của đơn vị mình sau khi phiên bù trừ. Nếu là số chênh lệch phải thu thì hạch toán. Nợ : TK tiền gửi tại Ngân hàng chủ trì 2013 Có : TK 2612 Số tiền là số chênh lệch phải thu Còn nếu là số chênh lệch phải trả thì hạch toán: Nợ : TK 2612 Có : TK tiền gửi tại Ngân hàng chủ trì 2013 Số tiền phải trả 2. Doanh số thanh toán chung của chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh qua 6 tháng cuối năm 1999 và 6 tháng cuối năm 2000. Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng cuối năm 1999 6 tháng cuối năm 2000 Doanh số % Doanh số % 1. Thanh toán bằng tiền mặt 44.512 23,2 277.546 10,4 a. Tiền mặt 32.863 73,2 212.692 76,63 b. Ngân phiếu 11.649 26,2 64.856 23,37 2. Thanh toán không dùng tiền mặt 147.080 7,1 2.390.431 89,6 a. Séc chuyển khoản 10.438 18,3 32.555 1,4 b. Séc bảo cho 26.961 1,2 18.430 0,8 c. Uỷ nhiệm thu 1.649 73,4 129.796 5,4 d. Uỷ nhiệm chi 108.032 923.713 38,6 e. Chứng từ khác 1.285.837 53,8 Tổng cộng 191.592 2.667.971 Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh số thanh toán 6 tháng cuối năm 2000 tăng hơn so với cùng kỳ năm 1999 là 2.476.385 triệu. Doanh số thanh toán không dùng tiền mặt 2.390.431 triệu chiếm 89,6% tăng 12,8% so với cùng kỳ năm 1999. Cũng theo số liệu trên ta thấy hình thức thanh toán bằng uỷ nhiệm chi chiếm một tỷ trọng lớn. Năm 1999 chiếm 73,4% đến năm 2000 chiếm 38,6% tỷ lệ này có giảm nhưng số tuyệt đối lại tăng 815.681 triệu. Nhìn chung đây là hình thức thanh toán được ưu chuộng và được sử dụng rộng, rất rộng. 3. Một số nghiệp vụ trong thanh toán bù trừ tại chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Tại chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngày 24/12/2000 Công ty bánh kẹo Hải Hà nộp vào Ngân hàng 1 bộ uỷ nhiệm chi với tổng giá trị là 21.026.212 đồng. Trả cho đơn vị thụ hưởng có tài khoản tại Ngân hàng Sài Gòn Công thương. Công ty cơ khí nộp một bộ uỷ nhiệm chi trả tiền cho đơnvị thụ hưởng có tài khoản tại Ngân hàng ngoại thương Trung ương số tiền 3.908.300 đồng. Công ty Giầy Thượng Đình nộp một bộ uỷ nhiệm chi trả tiền cho đơn vị thụ hưởng tài khoản tại Ngân hàng ngoại thương Trung ương số tiền là 6.062.100 đồng. Nhà máy sứ nộp uỷ nhiệm chi trả tiền cho đơn vị thụ hưởng tài khoản tại Ngân hàng nông nghiệp Thanh Trì số tiền 630.930 đồng, kế toán đã kiểm tra thấy hợp lệ và hạch toán. N : TK 710A00009 : 21.026.212 C : TK 261201001 : 21.026.212 N : TK 710A00002 : 3.908.300 C : TK 261201001 : 3.908.300 N : TK 710A00004 : 630.930 C : TK 261201001 : 630.930 Trước phiên bù trừ kế toán bù trừ lập 3 liên bảng kê mẫu 12 và 2 liên bảng kê mẫu 14 như sau: Bảng kê mẫu 12 Trang: Ngân hàng thành viên Ngân hàng Thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh TP: Hà Nội Số hiệu: 0108 Số: 2/KTBT bảng kê chứng từ thanh toán bù trừ vế có Ngày 24/12/2000 Kính gửi: Ngân hàng Sài Gòn công thương Số hiệu: 2901 STT SBT Đơn vị chuyển Số tiền TK tại Ngân hàng A TK tại Ngân hàng B 01 5001042 710A0009 361111130001 21.026.212 Tổng 21.026.212 Số tiền bằng chữ: Hai mốt triệu không trăm hai sáu nghìn hai trăm mười hai đồng chẵn. Ngân hàng giao chứng từ Ngân hàng nhận chứng từ Lập bảng Kiểm soát Chủ TK (ký,đóng dấu) Lập bảng Kiểm soát Chủ TK (ký,đóng dấu) Bảng kê mẫu 12 Trang: Ngân hàng thành viên Ngân hàng Thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh TP: Hà Nội Số hiệu: 0108 Số: 2/KT-BT bảng kê chứng từ thanh toán bù trừ vế có Ngày 24/12/2000 Kính gửi: Ngân hàng Ngoại thương Trung ương Số hiệu: 9410 STT Số chứng từ SBT Tài khoản tại ngân hàng Số tiền 01 37997 5001038 710A - 00002 3.908.300 02 5001038 710A - 00002 6.062.100 Tổng 2 chứng từ 9.970.400 Số tiền bằng chữ: Chín triệu chín trăm bảy mươi nghìn bốn trăm đồng chẵn Ngân hàng giao chứng từ Ngân hàng nhận chứng từ Lập bảng Kiểm soát Chủ TK (ký,đóng dấu) Lập bảng Kiểm soát Chủ TK (ký,đóng dấu) Bảng kê mẫu 12 Trang: Ngân hàng thành viên Ngân hàng Thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh TP: Hà Nội Số hiệu: 0108 Số: 2/KT-BT bảng kê chứng từ thanh toán bù trừ vế có Ngày 24/12/2000 Kính gửi: Ngân hàng Nông nghiệp Thanh Trì Số hiệu: STT Số chứng từ SBT Tài khoản tại ngân hàng Số tiền 01 5001039 710A - 00004 630.930 Tổng 1 chứng từ 630.930 Số tiền bằng chữ: Sáu trăm ba mươi nghìn chín trăm ba mươi đồng chẵn. Ngân hàng giao chứng từ Ngân hàng nhận chứng từ Lập bảng Kiểm soát Chủ TK (ký,đóng dấu) Lập bảng Kiểm soát Chủ TK (ký,đóng dấu) Bảng kê mẫu 14 Ngân hàng thành viên Ngân hàng Thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh TP: Hà Nội Số hiệu: 0108 Số: ...... /KT-BT bảng thanh toán bù trừ Ngày 24/12/2000 Ngân hàng đối phương tham gia thanh toán bù trừ Tổng số tiền trên bảng kê thanh toán bù trừ Chênh lệch Số phải thu Số phải trả Số phải thu Số phải trả NH S,Gòn c.thương 21.026.212 21.026.212 NH N.thương TW 9.970.400 9.970.400 NH NN Thanh Trì 630.930 630.930 Tổng 31.627.542 31.627.542 Kết quả thanh toán bù trừ Số thực phải trả : 31.627.542 Số tiền bằng chữ: Ba mốt triệu sáu trăm hai bẩy nghìn năm trăm bốn hai đồng chẵn. lập bảng Kiểm soát Chủ tài khoản (Ký, đóng dấu) Khi bảng kê số 12 và 14 đã nộp vào Ngân hàng chủ trì kế toán Ngân hàng Nhà nước sẽ căn cứ vào đó lập 2 liên bảng kê mẫu số 15. Nội dung của bảng kê thể hiện số chênh lệch phải thu hoặc phải trả của các Ngân hàng thành viên. Dựa vào bảng kê mẫu số 14, Ngân hàng chủ trì sẽ viết phiếu chuyển khoản để hạch toán. Nếu phải thu thì ghi: Nợ : TK thanh toán bù trừ Có: TK tiền gửi của các Ngân hàng thương mại tại Ngân hàng Nhà nước. Nếu phải trả thì Ngân hàng sẽ ghi: Nợ : TK tiền gửi của các Ngân hàng thương mại tại Ngân hàng Nhà nước Có: TK thanh toán bù trừ Tại Ngân hàng Thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh khi nhận được kết quả thanh toán bù trừ mẫu số 15 thì hạch toán: Nếu._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0144.doc
Tài liệu liên quan