Một số vấn đề về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian qua

phần mở đầu Cùng với lịch sử để lại của từng quốc gia là sự tác động không ngừng của các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, đã tạo cho các quốc gia có những tiềm lực khác nhau trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của mình. Hiện nay, trong quá trình phát triển có rất nhiều nước thừa vốn, thừa tư bản nhưng thiếu tài nguyên thiên nhiên, sức lao động. Ngược lại, nhiều nước thiếu vốn, thiếu tư liệu sản xuất nhưng tài nguyên thiên nhiên, sức lao động lại sử dụng chưa hiệu quả. Chính sự khác nhau

doc37 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1276 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số vấn đề về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian qua, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
này đã tạo cho mỗi quốc gia có những lợi thế so sánh khác nhau trong quá trình hợp tác, quan hệ đối ngoại. Sự khác nhau này cùng với cơ hội tìm kiếm lợi nhuận cao hơn đã dẫn đến quá trình đầu tư ra nước ngoài cũng như quá trình đầu tư nước ngoài vào bên trong mỗi quốc gia. Việt Nam từ hơn 10 năm đổi mới đến nay. Nhất là từ khi luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được quốc hội thông qua ngày 29 tháng 12 năm 1987 và chủ trương nguồn vốn trong nước là chủ yếu, nguồn vốn nước ngoài là quan trọng. Việt Nam đã thu được rất nhiều thành công trong lĩnh vực thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư nước ngoài để phát triển nền kinh tế của mình. Nhưng bên cạnh những thành công bước đầu đó thì vẫn còn nhiều khiếm khuyết cần được dần khắc phục và hoàn thiện. Để tạo cho Việt Nam trở thành một nước có nhiều nguồn vốn được thu hút vào, trong sự giảm sút nguồn vốn đầu tư trên thế giới thì yêu cầu đặt ra với Nhà nước Việt Nam là phải tạo ra được một môi trường thuận lợi hơn để khuyến khích và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đó. Chính vì những lý do trên tôi xin được chọn đề tài “Một số vấn đề về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam thời gian qua”. Nhưng do thời gian cũng như kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên bài viết này khó tránh khỏi những khiếm khuyết. Tôi mong muốn và chân thành cảm ơn sự đóng góp và bổ sung của thầy cô và các bạn để hoàn thành tốt hơn trong những chuyên đề sau. Phần nội dung Chương I Một số vấn đề cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài. I-/ Khái niệm chung Đầu tư trực tiếp là một loại hình di chuyển vốn quốc tế, trong đó người chủ sở hữu đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn đầu tư. Quá trình đầu tư trực tiếp yêu cầu với việc xây dựng cơ sở hạ tầng, chi nhánh ở nước ngoài và làm chủ toàn bộ hay từng bộ phận cơ sở đó. Quyền quản lý và điều hành doanh nghiệp phụ thuộc vào mức độ đóng góp của mỗi bên. Nếu doanh nghiệp là 100% vốn đầu tư nước ngoài thì quyền quản lý và điều hành sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào chủ đâù tư nước ngoài. Phần phân chia lợi nhuận và rủi ro là tuỳ thuộc vào mức độ đóng góp của mỗi bên. Quá trình đầu tư trực tiếp nước ngoài thường diễn ra quá trình chuyển giao công nghệ, chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao các bản quyền khác. Nó tác động mạnh đến nước tiếp nhận đầu tư trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mình. Bên cạnh đó, nó cũng tác động không nhỏ đến nước đầu tư. II-/ Sự tác động của hoạt động đầu tư trực tiếp 1-/ Với nước xuất khẩu vốn đầu tư: Với nước xuất khẩu vốn thì có thể do sự sử dụng vốn không hiệu quả ở trong nước, do sự hạn chế về nguồn nguyên liệu đầu vào, do giá cả của sức lao động cao cho nên không thể đạt được mức tỉ suất lợi nhuận cao. Chính vì vậy, đầu tư ra nước ngoài là nhằm nâng cao hiệu quả đồng vốn, tận dụng được nguồn nhân lực với giá rẻ, nguồn tài nguyên của nước nhận đầu tư. Bên cạnh đó nước xuất khẩu vốn có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường quốc tế thông qua giảm chi phí sản xuất. Ngày nay, với việc sử dụng các hàng rào thuế quan và phi thuế quan nhằm mục đích bảo vệ thị trường trong nước thì đầu tư trực tiếp là một biện pháp hữu hiệu để nước xuất khẩu đầu tư có thể thâm nhập vào thị trường nước nhận đầu tư mà các biện pháp khác không thể làm được. Việc đầu tư trực tiếp luôn đi kèm với quá trình chuyển giao công nghệ, sẽ giúp cho nước xuất khẩu đầu tư có thể chuyển cho nước nhận những công nghệ đã “lỗi thời” để kéo dài vòng đời của công nghệ đó. Bên cạnh những tác động tích cực của FDI đối với nước xuất khẩu vốn, nó có thể đem lại một số ảnh hưởng tiêu cực như sau: Thứ nhất, do có sự di chuyển vốn ra khỏi biên giới để thực hiện tỉ suất lợi nhuận cao hơn ở trong nước đã làm cho các nhà đầu tư “quên” đi nghĩa vụ là phải đầu tư trong nước để phát triển nguồn vốn và phát triển kinh tế. Thứ hai, việc “chảy máu chất xám” cũng dễ bị xảy ra, do việc đầu tư ở nước ngoài có lợi hơn cho nên một số các công trình nghiên cứu triển khai sẽ không được thực hiện lần đầu ở trong nước mà trực tiếp thực hiện ở nước nhận đầu tư. Thứ ba, bên cạnh việc thu lợi nhuận cao do đầu tư trực tiếp ở nước ngoài thì mức độ rủi ro cũng không phải là thấp. Chính vì thế, nước xuất khẩu đầu tư có thể bị mất hoàn toàn vốn, nếu như tình hình chính trị của nước sở tại không ổn định như lật đổ chính trị, thay đổi cơ chế chính sách... sẽ tác động mạnh đến nước xuất khẩu đầu tư. Đó là những cái được và cái mất của nước xuất khẩu vốn còn nước nhận đầu tư thì họ được cái gì và mất gì ? 2-/ Với nước nhận vốn đầu tư. Đứng trên giác độ nước đang phát triển, việc tiếp nhận đầu tư trực tiếp có thể giúp đất nước tiết kiệm được chi phí nghiên cứu và triển khai các loại công nghệ thông qua việc chuyển giao công nghệ trong các dự án đầu tư quốc tế. Với việc chuyển giao công nghệ thì các sở tại sẽ có được những kỹ thuật cũng như đội ngũ cán bộ lành nghề, kinh nghiệm quản lý kinh doanh tiên tiến của các nước tư bản phát triển và góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Đầu tư quốc tế được thực hiện thông qua quá trình góp vốn. Do đó, có thể tạo cho nước sở tại một cơ hội để sử dụng có hiệu quả phần vốn góp trong liên doanh. Bên cạnh đó, các nước sở tại có thể thực hiện và phát huy tốt lợi thế so sánh của mình về tài nguyên thiên nhiên và vị trí địa lý của mình. Như ta đã biết, đầu tư là một yếu tố quan trọng để nâng cao thu nhập quốc dân của đất nước. Cho nên, đầu tư quốc tế là một yếu tố không thể thiếu giúp cho một nền kinh tế tăng trưởng. Với Việt Nam thì trong các dự án, chúng ta chỉ quy định mức vốn tối thiểu chứ không quy định mức vốn tối đa, vì thế mà cho phép Việt Nam tăng cường khai thác được nhiều nguồn vốn bên ngoài. Bên cạnh những mặt tích cực mà nước nhận đầu tư có được thì những mặt tiêu cực phát sinh cũng không phải là nhỏ, chúng được thể hiện qua: Nếu như nước nhận đầu tư không có một môi trường đầu tư ổn định, cơ chế chính sách thoáng thì sẽ hạn chế khả năng thu hút vốn đầu tư. Bên cạnh đó là sự hợp tác liên doanh, nước nhận đầu tư phải đối đầu với một đối tác có nhiều kinh nghiệm nên dễ dẫn đến thua thiệt trong kinh doanh hợp tác. Và nước nhận đầu tư nếu không có một quy hoạch cụ thể dễ dẫn đến đầu tư tràn lan kém hiệu quả, sử dụng tài nguyên thiên nhiên tràn lan gây ô nhiễm môi trường. Quá trình đầu tư quốc tế như đã nói ở trên là đi kèm với chuyển giao công nghệ. Nếu nước nhận đầu tư không có đủ thông tin cũng như kinh nghiệm trong đánh giá lựa chọn thì không tránh khỏi phải nhập những công nghệ quá lỗi thời, sử dụng tốn nguyên liệu và gây ô nhiễm môi trường. ở Việt Nam những năm đầu đổi mới do thiếu thông tin và ít kinh nghiệm nên chúng ta đã nhập phải một số công nghệ lạc hậu lỗi thời không thể sử dụng được hoặc sử dụng không có hiệu quả và gây ô nhiễm môi trường. Đầu tư trực tiếp đồng nghĩa với việc chúng ta có được một đội ngũ cán bộ có tay nghề thì chính những cán bộ này nếu không có đạo đức kinh doanh, am hiểu nghiệp vụ kinh doanh sẽ dẫn đến làm thua thiệt trong quá trình hợp tác với bên đối tác nước ngoài. Tóm lại, đối với các nước xuất khẩu cũng như nhập khẩu vốn đều có những mặt lợi, mặt hại nhưng một điều đặt ra là phải làm sao để có thể hạn chế những mặt bất lợi và phát huy được những mặt có lợi để đầu tư trực tiếp nước ngoài thực sự là một nguồn động lực thúc đẩy kinh tế phát triển. III-/ Những xu hướng vận động đầu tư trực tiếp hiện nay trên thế giới. Đầu tư trực tiếp nước ngoài được phản ảnh bởi một số xu hướng chủ yếu sau: Xu hướng thứ nhất: Từ thập kỷ 60 đến nay xu hướng đầu tư trực tiếp có nhiều thay đổi. Nó thể hiện ở những khu vực có tương đối nhiều vốn như: Mỹ, Nhật, Canada... là những nước vừa đi đầu tư lớn đồng thời cũng là nước thu hút vốn lớn. Đây phải chăng là một nghịch lý mà các nước đang phát triển thiếu vốn phải đương đầu. Bởi vốn lại không “chảy” từ các nước thừa đến các nước thiếu mà lại chảy trong nội bộ các nước có tương đối lớn về vốn. Xu hướng này có thể là một nghịch lý nhưng nó lại là một yêu cầu khách quan với chủ đầu tư. Bởi hoạt động đầu tư nhằm mục đích là thu lợi nhuận cao. Chính vì vậy, nơi nào có thể sử dụng hiệu quả vốn, ít rủi ro và có lời cao thì họ sẽ đầu tư. Do vậy mà các nước có nhiều vốn lại là các nước thu hút được nhiều . Xu hướng thứ hai: là phải kể đến sự vận động đồng vốn chủ yếu được thực hiện trong nội bộ khu vực. Bởi sự tương đồng về các điều kiện văn hoá, xã hội , chi phí được giảm bớt do có sự thu hẹp khoảng cách địa lý. Như hiện nay, khu vực Châu á - Thái Bình Dương chủ yếu là vùng Đông Nam á thì chủ yếu do các nước như Nhật Bản và các nước Nics đầu tư. Xu hướng thứ ba: nếu trước đây các nước lớn như: Mỹ, Tây Âu, Nhật... là các nước dẫn đầu thế giới về đầu tư thì hiện nay một số nước như Nics Châu á, một số nước ở Châu Mỹ la tinh đã vươn lên chiếm lấy vị trí mạnh trong lĩnh vực đầu tư đi các nước, đặc biệt chính các nước này lại xâm nhập vốn đầu tư vào chính các nước mà trước đây đã đầu tư vào họ. Như các nước Nics đầu tư vào Mỹ, Nhật... Xu hướng thứ tư: sự thay đổi trong lĩnh vực đầu tư. Trước đây, các chủ đầu tư thực hiện các dự án chủ yếu vào các lĩnh vực truyền thống như khai thác tài nguyên thiên nhiên, chế biến, may mặc... cần nhiều lao động thì ngày nay lại chủ yếu đầu tư vào các ngành như thương mại dịch vụ, các ngành có hàm lượng công nghệ cao... Vì lúc đầu các nhà đầu tư chủ yếu muốn khai thác nguồn nhân công rẻ, sự dồi dào về TNTN của nước nhận đầu tư, nhưng ngày nay do sự phát triển của khoa học kỹ thuật nên những ngành này không còn là ưu thế mà chuyển sang các ngành khác như kể trên. Xu hướng thứ năm: sự chuyển dịch khu vực đầu tư. Nếu trước đây, Mỹ, Canada và Tây Âu là những khu vực năng động trong việc thu hút và sử dụng vốn thì ngày nay (trước khủng hoảng kinh tế khu vực) thì Châu á là nơi hấp dẫn đầu tư nhất thế giới, bởi khu vực này có những ưu thế: nhân công rẻ, môi trường đầu tư được cải thiện... với sự tác động mạnh của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực Châu á mức tăng trưởng thương mại thế giới năm 1998 chỉ có 3,7% so với 9,4% năm 1997 và 6,3% năm 1996. Song đầu tư nước ngoài trên thế giới vẫn gia tăng và đạt mức cao, bất chấp cả tình trạng suy giảm kinh tế trên thế giới. Theo tổ chức thương mại và phát triển của liên hợp quốc cho rằng sự tác động của khủng hoảng kinh tế khu vực Châu á - Thái Bình Dương chỉ làm giảm đầu tư ngắn hạn vào các thị trường chứng khoán, còn đối với đầu tư dài hạn vẫn tương đối ổn định và có chiều hướng gia tăng. Cũng theo tổ chức này thì tổng mức đầu tư năm 1998 trên thế giới đạt khoảng 4000 tỷ USD tăng khoảng 10% so với năm 1997 trong số 4000 tỷ USD này thì đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt khoảng 440 tỷ USD cũng tăng khoảng 10% so với năm 1997. Sở dĩ, có sự gia tăng của đầu tư trực tiếp nước ngoài là sự sáp nhập và liên kết giữa các công ty, doanh nghiệp lớn với nhau gọi là “Đám cưới của những chú voi”. Nó đã tạo ra các tập đoàn, các công ty siêu lớn về quy mô, siêu mạnh về vốn. Năm 1996 có khoảng 22.729 vụ sáp nhập thì năm 1998 có khoảng 30.000 vụ. Sự sáp nhập này đụng trạm đến nhiều ngành, đặc biệt là những ngành công nghệ cao, ngành truyền thống, ngành chế tạo và cả dịch vụ. Trên đây là một số xu hướng vận động chính của đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới trong những năm vừa qua, chính các xu hướng này đã tạo ra cho các nước đang phát triển thiếu vốn nói chung và Việt Nam nói riêng phải có những biện pháp để thu hút có hiệu quả các luồng vốn cũng như việc sử dụng đồng vốn sao cho lợi nhất. IV-/ Một số hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam được quốc hội thông qua ngày 20 - 12 - 1987 và sau nhiều lần sửa đổi bổ sung cùng với một số lớn các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định: Các tổ chức, cá nhân nước ngoài được đầu tư trực tiếp vào Việt Nam dưới các hình thức sau: + Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh. + Doanh nghiệp liên doanh + Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, còn có một số hình thức khác như: xây dựng khu chế xuất, khu công nghiệp... 1-/ Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức đầu tư trong đó các bên quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên để tiến hành đầu tư kinh doanh ở Việt Nam mà không thành lập một pháp nhân mới. Nội dung chính của hợp đồng, hợp tác kinh doanh là: - Quốc tịch, địa chỉ, đại diện có thẩm quyền của các bên hợp doanh. - Mục tiêu và phạm vi kinh doanh. - Đóng góp của các bên hợp doanh, việc phân chia kết quả kinh doanh, tiến độ thực hiện hợp đồng. - Sản phẩm chủ yếu, tỷ lệ xuất khẩu và tiêu thụ trong nước. - Thời hạn thực hiện của hợp đồng. - Quyền và nghĩa vụ của các bên hợp doanh. - Sửa đổi và chấm dứt hợp đồng, điều kiện chuyển nhượng. - Giải quyết tranh chấp. Hợp đồng này có hiệu lực ngay từ khi được Chính phủ Việt Nam cấp giấy phép, trong quá trình kinh doanh các bên hợp doanh được thoả thuận thành lập ban điều phối để theo dõi giám sát việc thực hiện hợp đồng. Nhưng ban này không phải là đại diện pháp lý cho các bên hợp doanh. Mỗi bên hợp doanh phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình trước pháp luật, các nghĩa vụ như nghĩa vụ thuế và nghĩa vụ tài chính khác của các bên là không giống nhau. Cụ thể là bên nước ngoài chịu sự điều chỉnh của luật đầu tư nước ngoài, còn bên Việt Nam chịu sự điều chỉnh của luật doanh nghiệp Việt Nam. Trong quá trình hợp đồng các bên hợp doanh có quyền chuyển nhượng vốn nhưng phải ưu tiên cho bên đối tác đang hợp tác. 2-/ Doanh nghiệp liên doanh Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh ký kết giữa bên ( hoặc các bên) Việt Nam với bên (hoặc các bên) nước ngoài để đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Như vậy, doanh nghiệp liên doanh là một pháp nhân theo pháp luật Việt Nam được thành lập bởi hai bên hoặc nhiều bên hoặc là bởi sự ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài. Doanh nghiệp liên doanh hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính, trên cơ sở hợp đồng liên doanh và được thành lập với tư cách như là một công ty trách nhiệm hữu hạn, vốn pháp định và vốn hợp đồng được đóng góp dựa trên sự thoả thuận giữa các bên. Như vậy, quyền lợi và trách nhiệm của các bên sẽ phân chia dựa trên phần vốn góp của mình. Theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì bên liên doanh nước ngoài phải có mức đóng góp tối thiểu là 30% tổng vốn hợp đồng của doanh nghiệp. Về phần vốn góp, thì bên Việt Nam có thể góp bằng quyền sử dụng đất, mặt nước, mặt biển, có thể góp bằng tài nguyên hoặc cũng có thể góp bằng tiền Việt Nam hoặc ngoại tệ, thiết bị máy móc, nhà xưởng... Bên liên doanh, có thể góp bằng tiền, máy móc thiết bị, công nghệ chuyển giao... Về pháp lý thì Hội đồng quản trị là cơ quan cao nhất của doanh nghiệp liên doanh có quyền quyết định những nguyên tắc, kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp, nó đóng vai trò như một cơ quan luật pháp ban hành các định hướng. Dưới hội đồng quản trị là ban điều hành nó đóng vai trò như cơ quan hành pháp thực thi tất cả các điều lệ, kế hoạch mà hội đồng quản trị đưa ra. Ban giám đốc chịu tất cả trách nhiệm và nghĩa vụ trước hội đồng quản trị và pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 3-/ Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo hình thức một công ty trách nhiệm hữu hạn, mà theo đó phần vốn góp có thể của một chủ đầu tư nước ngoài, hoặc nhiều chủ đầu tư nước ngoài nhưng không có sự hợp tác của bên Việt Nam. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam là một pháp nhân thuộc quyền quản lý của pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Theo quy định của luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài phải ưu tiên sử dụng lao động Việt Nam, ưu tiên sử dụng nguyên, nhiên vật liệu trong nước. Và nếu trong nước không đáp ứng được nhu cầu đó thì phải có kế hoạch để đào tạo bổ sung trong tương lai. Trên đây là ba hình thức chủ yếu của hợp đồng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Ngoài ra, còn có các loại hình khác như BOT, BTO, BT... chúng đã đóng góp rất lớn cho sự tăng trưởng của Việt Nam trong những năm đổi mới vừa qua. V-/ Một số biện pháp khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam và một số nước Châu á Hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam và một số nước Châu á. Luật đầu tư nước ngoài sửa đổi ngày 12 tháng 11 năm 1996 và các quyết định thi hành của Chính phủ qua nhiều lần sửa đổi và bổ sung đã tạo cho Việt Nam trở thành một trong những nước có sức hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài cụ thể được thể hiện qua bảng sau: Bảng I - Việt Nam những lợi thế nhằm khuyến khích đầu tư Số liệu tháng 4 năm 1997 Nước Chỉ tiêu Việt Nam Trung Quốc Thái Lan Philippin Thuế lợi nhuận 10% 15% 20% 20% 15% 20% 25% 25% Miễn thuế 2 - 4 năm 2 năm 3 - 8 năm 6 - 10 năm Miễn thuế nhập khẩu Thiết bị nguyên liệu thô, linh kiện hàng hoá Thiết bị nguyên liệu thô, linh kiện hàng hoá Thiết bị nguyên liệu thô cho xây dựng Tất cả các loại nguyên liệu thô. Nguồn: Theo Bộ KH và Đầu tư và đánh giá của cán bộ IMF Theo nghị định của Chính phủ ngày 23 tháng 1 năm 1998 thì các miền trừ về thuế lợi nhuận đối với một số dự án được mở rộng trong 4 năm và mở rộng các miền trừ thuế nhập khẩu đối với các hàng hoá vốn và nguyên liệu thô không sản xuất được trong nước. Qua bảng trên ta thấy rằng sự ưu đãi của Chính phủ Việt Nam cho các nhà đầu tư nước ngoài là tương đối thoáng và thuận lợi, nó tạo động lực cho Việt Nam có được một môi trường tốt. Tuy nhiên so với một số nước Châu á thì chi phí kinh doanh ở Việt Nam vẫn còn cao bao gồm cả chi phí thành lập doanh nghiệp và chi phí đưa doanh nghiệp vào hoạt động. Bảng sau cho ta thấy sự mất lợi thế do giá đất đai, điện nước ở ta cao so với nhiều nước khác. Bảng II - Giá đất đai, điện, nước đối với khu công nghiệp, khu chế xuất ở một số nước châu á. Số liệu tháng 4 năm 1997 Chỉ tiêu Quốc gia Giá đất USD/m2 Giá điện USD/KWh Giá nước USD/m3 Trung Quốc 0,06 - 3,2/năm 0,015 - 0,037 0,02 - 0,06 Thái Lan 39,5 - 66,7/dự án 0,10 0,36 Malaysia 6,3 - 22,2/dự án 0,62 0,35 - 0,46 Indonesia 45,0 - 61,7/dự án 0,05 0,42 Philippin 0,20 - 0,24/tháng 0,037 - 0,073 không rõ Việt Nam 65 - 150/50 năm (1,3 - 3,0/năm) 0,08 0,43 Nguồn: Theo Bộ KH và Đầu tư và đánh giá của cán bộ IMF Như vậy là so với một số nước thì chi phí kinh doanh của Việt Nam là cao bên cạnh đó là gần 200 thứ phí làm cho sự phàn nàn của các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng tăng. Thiết nghĩ với sự dồi dào về điện năng của Việt Nam cùng với một số yếu tố khác ta có thể giảm tối thiếu những chi phí trên đến mức trung bình hoặc thấp hơn so với một số nước để tạo tâm lý tốt cho các nhà đầu tư. Trên đây là một số thuận lợi cũng như khó khăn của Việt Nam so với một số nước trong khu vực trong việc thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Phải chăng, đây là một dấu chấm hỏi với những nhà hoạch định chính sách để nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn vốn quan trọng trong quá trình phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam. Chương II Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam I-/ Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài qua các năm (10 năm đổi mới 1988 - 1998) 10 năm qua cùng với sự ra đời và ngày hoàn thiện luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã làm thay đổi căn bản bộ mặt nền kinh tế Việt Nam. Đầu tư nước ngoài đã đi sâu vào nhiều lĩnh vực, thúc đẩy lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất càng phát triển, nâng cao thu nhập của người lao động ở hầu hết các ngành... Sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung, luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam được đánh giá là một trong những bộ luật thông thoáng nhất trong khu vực. Và thực tế thì sau hơn 10 năm đổi mới đã có khoảng 2607 dự án, với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 37.349,9 triệu USD. Ngoại trừ các dự án đã hết hiệu lực và những dự án đã giải thể trước kỳ hạn thì hiện nay chúng ta còn khoảng 2.237 dự án còn đang hoạt động đối với tổng số vốn đăng ký là 34.468,9 triệu USD được thể hiện qua các năm như sau: Bảng III - Đầu tư trực tiếp nước ngoài qua các năm Năm Số dự án Tổng số vốn đăng ký (triệu USD) Vốn trung bình/1 dự án (triệu USD) 1988 37 371,8 10,0486 1989 68 582,5 8,5662 1990 108 839,0 7,7685 1991 151 1.322,3 8,7569 1992 197 2.165,0 10,9898 1993 269 2.900,0 10,7807 1994 334 3.765,6 11,2743 1995 370 6.530,8 17,6508 1996 325 8.497,3 26,1455 1997 497 5.548,0 11,1630 1998 260 4.827,6 18,5677 Tổng 2.607 37.349,9 14,3268 Nguồn: Tạp chí kinh tế Việt Nam và thế giới 1998 - 1999 Với số liệu bảng trên cho ta thấy số các dự án đầu tư và mức vốn trung bình một dự án qua các năm ngày càng tăng lên. Quy mô trung bình một dự án từ 1988 - 1998 là 14,3268 triệu USD/một dự án - đây là một quy mô lớn so với một số nước trong khu vực. Nhưng thực tế cũng cho thấy mức độ tăng của số lượng dự án cao nhưng về số tuyệt đối thì số lượng vẫn còn nhỏ so với một tiềm năng lớn về lao động, tài nguyên thiên nhiên dồi dào như nước ta. Trước những năm 1997 ta thấy mức độ dự án luôn luôn tăng mạnh nhưng do khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực đã làm cho số lượng dự án năm 1998 chỉ còn 260 dự án so với 497 dự án năm 1997 giảm 52,3%. Đây phải chăng là một câu hỏi đặt ra với các nhà hoạch định chính sách là làm thế nào để tiếp tục tăng nhanh về mức độ dự án, đẩy mạnh quy mô vốn cho từng dự án hoạt động trong tình trạng dư âm của khủng hoảng vẫn còn tồn tại. II-/ Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam 1-/ Đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo nguồn đầu tư: Với chính sách mở cửa và khẩu hiệu Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới. Đến nay chúng ta đã đặt quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước trên cả năm châu lục. Chính sách mở cửa thu hút vốn đầu tư nước ngoài đến nay đã thu hút được 2.237 dự án đang hoạt động của 62 nước lớn nhỏ trên thế giới đang đầu tư và hoạt động tại Việt Nam. Trong số những nước có vốn đầu tư trực tiếp tại Việt Nam thì phải đặc biệt kể đến những nước thuộc khu vực Châu á nói chung như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông... và các nước trong khối ASEAN nói riêng như Singapore, Thailand, Malaysia... là những nước có tỷ trọng đầu tư lớn vào Việt Nam. Bởi Việt Nam nằm trong khu vực Châu á - Thái Bình Dương thì với lợi thế về điều kiện địa lý, tương đồng về văn hoá - xã hội là môt điều kiện tốt để thu hút vốn của các nước thuộc khu vực Châu á. Số lượng vốn thực hiện cũng như số lượng vốn cam kết được thực hiện qua bảng sau: Bảng IV - Việt Nam đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo nước 1988 - 1998 Đơn vị: Triệu USD STT Chỉ tiêu Quốc gia Vốn cam kết Vốn thực hiện Giải ngân của vốn pháp định Nợ nước ngoài Vốn cam kết chưa được giải ngân 1 2 3 4 = 2 - 3 5 = 1 - 2 1 Singapore 5.857 998 564 434 4.859 2 Taiwan 4.028 1.375 913 462 2.653 3 Japan 3.266 1.197 683 514 2.069 4 Korea 2.903 941 491 450 1.962 5 British virgin Islans 2.772 352 241 110 2.420 6 Hồng Kông 2.671 982 583 400 1.689 7 France 1.489 328 190 138 1.161 8 Malaysia 1.182 763 308 455 418 9 USA 1.052 270 171 99 789 10 Australia 873 398 286 112 474 11 UK 693 586 260 327 107 12 Sweden 653 303 127 176 305 13 Other Country 4.102 1.436 836 573 2.666 14 Total 32.542 10.265 5.843 4.422 22.277 Nguồn: Theo Bộ KH và Đầu tư, ngân hàng Nhà nước và theo ước tính của cán bộ quỹ IMF Như vậy, trong tổng số 13 nước có khối lượng vốn lớn đầu tư vào Việt Nam thì có 7 nước thuộc khu vực Châu á chiếm 20.901 triệu USD trên tổng số 32.542 triệu USD ước khoảng 64,3% trong tổng số. Các nước lớn: Pháp chỉ có 1.489 triệu USD chiếm 4,6% trong tổng số vốn cam kết. Mỹ chỉ có 1.052 triệu USD chiếm 3,3% trong tổng số vốn cam kết. Bên cạnh tổng số 32.542 triệu USD vốn cam kết thì có 10.265 triệu là vốn thực hiện chiếm có 31,54% trong tổng số còn lại là 68,46% vẫn cam kết nhưng chưa được giải ngân. Như vậy là trong thời gian tới chúng ta không những chỉ có những giải pháp nhằm thu hút thêm các đối tác đầu tư mới mà còn phải thực hiện những biện pháp để nâng cao mức vốn cam kết của các nhà đầu tư lớn trong khu vực Châu á và các đối tác như Mỹ và Tây Âu. Thêm nữa cần thiết phải có những biện pháp để các đối tác thực hiện giải ngân khoản vốn đã cam kết. Mỹ và Tây Âu là những nước có thị trường rộng lớn, có nguồn tiềm năng lớn về vốn mà chỉ đóng vai trò nhỏ trong lượng vốn chính đầu tư vào Việt Nam thì quả là sai lầm và thiếu sói với những chính sách thu hút vốn của ta. Thiết nghĩ mục tiêu trước mắt cũng như mục tiêu lâu dài là phải làm sao có được những nhà đầu tư mới, đặc biệt là những nước như: Mỹ, Canada, và Tây Âu để nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực sự là nguồn vốn quan trọng đóng góp vào nhịp độ tăng trưởng của Việt Nam trong thế kỷ mới - thế kỷ XXI. 2-/ Đầu tư trực tiếp nước ngoài tính theo ngành phân bổ. Đảng và Nhà nước ta trong quá trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã xác định phát triển lấy công nghiệp là ngành phát triển mũi nhọn, nông nghiệp là chủ yếu, thương mại dịch vụ là quan trọng. Chính vì thế, hơn 10 năm qua các ngành công nghiệp đã chiếm được một vị trí xứng đáng trong hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài với lượng vốn chiếm 62,2% tổng vốn đầu tư của hơn 37,6 tỷ USD đăng ký ở Việt Nam. Nếu tính về số dự án thì lĩnh vực công nghiệp cũng chiếm đến 63,6% tổng số dự án đã được cấp giấy phép. Ngành nông lâm ngư nghiệp và dịch vụ chưa phát triển tương xứng với khả năng có được ở Việt Nam ta. Cụ thể được thể hiện ở bảng sau: Bảng V - Vốn cam kết và vốn thực hiện đầu tư nước ngoài cộng dồn phân theo ngành 1994 - 1998 Đơn vị: Triệu USD STT Chỉ tiêu Ngành 1994 1995 1996 1997 1998 Trung bình 1994 - 1998 Vốn cam kết (Ck) Vốn thực hiện (T/h) Vốn cam kết (Ck) Vốn thực hiện (T/h) Vốn cam kết (Ck) Vốn thực hiện (T/h) Vốn cam kết (Ck) Vốn thực hiện (T/h) Vốn cam kết (Ck) Vốn thực hiện (T/h) Vốn cam kết (Ck) Vốn thực hiện (T/h) 1 Công nghiệp 4.142 934 6.609 1.671 9.344 2.514 11.002 3.484 12.187 3.814 - - + CN nặng 1.464 417 2.943 713 4.226 1.044 5.211 1.466 5.683 1.568 - - + Khu chế xuất 366 15 612 55 612 177 830 252 892 277 - - + CN nhẹ 1.305 214 1.815 446 2.677 770 2.995 1.135 3.642 1.258 - - + CN thực phẩm 1.007 288 1.239 459 1.829 523 1.966 631 1.970 711 - - 2 Dầu khí 1.213 1.133 1.213 1.715 1.265 2.016 1.316 2.018 2.588 2.068 - - 3 Xây dựng 919 89 1.605 202 2.235 475 2.946 627 3.013 877 - - 4 Giao thông và BC viễn thông 799 124 1.238 283 1.926 364 2.710 441 3.108 465 - - 5 Bất động sản 3.903 474 6.601 907 9.901 1.273 10.239 1.696 8.841 1.808 - - + KS và du lịch 2.701 354 3.511 607 3.446 827 3.558 1.124 4.320 1.197 - - + VP và căn hộ 1.202 120 3.090 299 6.456 446 6.681 572 4.520 612 - - 6 Nông lâm ngư nghiệp 573 95 891 216 1.004 292 1.593 576 2.014 617 - - 7 Dịch vụ 375 193 489 308 673 331 997 498 792 500 - - Tổng 11.924 3.042 18.646 5.302 26.348 7.265 30.804 9.339 32.542 10.140 - - % so với tổng số 1 Công nghiệp 34,7 30,7 35,4 31,5 35,5 34,6 35,7 37,3 37,4 37,6 35,8 34,4 + CN nặng 12,3 13,7 15,8 13,4 16,0 14,4 16,9 15,7 17,5 15,5 15,7 14,5 + Khu chế xuất 3,1 0,5 3,3 1,0 2,3 2,4 2,7 2,7 2,7 2,7 2,8 1,9 + CN nhẹ 10,9 7,0 9,7 8,4 10,2 10,6 9,7 12,1 11,2 12,4 10,4 10,1 + CN thực phẩm 8,4 9,5 6,6 8,6 6,9 7,2 6,4 6,8 6,1 7,0 6,9 7,8 2 Dầu khí 10,2 37,2 6,5 32,3 4,8 27,8 4,3 21,6 8,0 20,4 6,7 27,9 3 Xây dựng 7,7 2,9 8,6 3,8 8,5 6,5 9,6 6,7 9,3 8,6 8,7 5,7 4 Giao thông và BC viễn thông 6,7 4,1 6,6 5,3 7,3 5,0 8,8 4,7 9,6 4,5 7,8 4,7 5 Bất động sản 32,7 15,6 35,4 17,1 37,6 17,5 33,2 18,2 27,2 17,8 33,2 17,2 + KS và du lịch 22,7 11,6 18,8 11,5 13,1 11,4 11,6 12,0 13,3 11,8 15,9 11,7 + VP và căn hộ 10,1 3,9 16,6 5,6 24,5 6,1 21,7 6,1 13,9 6,0 17,3 5,6 6 Nông lâm ngư nghiệp 4,8 3,1 4,8 4,1 3,8 4,0 5,2 6,2 6,2 6,1 5,0 4,7 7 Dịch vụ 3,1 6,3 2,6 5,8 2,6 4,6 3,2 5,3 2,4 4,9 2,8 5,4 Tổng 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 - - Nguồn theo số liệu của Bộ KH và đầu tư ngân hàng nông nghiệp và theo ước tính của cán bộ IMF Với cơ cấu ngành theo bảng số liệu trên cho ta thấy: tỷ trọng của các ngành truyền thống như nông lâm ngư nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số và có xu hướng ngày càng giảm. Tính trung bình trong giai đoạn 1994 đến 1998 chỉ chiếm dao động trong mức 5%. Sở dĩ như vậy là do các ngành này thời gian đầu tư thì dài mà lợi nhuận lại không cao, mức độ rủi ro lại lớn, bên cạnh các ngành truyền thống thì ngành dầu khí cũng có xu hướng giảm và chỉ còn chiếm 8,0% trong tổng số vốn đầu tư trong năm 1998. Còn lại các ngành khác tương đối tăng qua các năm, đặc biệt là ngành công nghiệp đã có mức thu hút xứng đáng với tiềm năng của nó chiếm đến 37,4% so với tổng số và tính trung bình cho cả giai đoạn 1994 đến 1998 chiếm là 35,8%. Phải kể đến ngành kinh doanh bất động sản được gọi là ngành “công nghiệp không khói” dù bị tác động mạnh của khủng hoảng nhưng vẫn chiếm 27,2% năm 1998. Trên đây là một số mặt được của cơ cấu vốn đầu tư phân theo ngành. Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn những mặt bất cập nổi lên như cơ cấu ngành chưa hợp lý. Như ta thấy, ngành dịch vụ chiếm một tỷ trọng quá nhỏ nếu không muốn nói là què quặt, kém phát triển chỉ chiếm có 3,2% năm 1997 và chỉ còn 2,4% năm 1998. Một số ngành thuộc nông lâm ngư nghiệp cũng chưa xứng đáng với một quốc gia có khoảng 80 triệu dân mà hơn 70% sống trong khu vực nông nghiệp. Bên cạnh đó, Việt Nam có một bờ biển dài có nhiều lợi thế về tài nguyên nghề biển thì thiết nghĩ cần có những giải pháp để nâng cao mức thu hút về các ngành truyền thống và đặc biệ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docB0015.doc
Tài liệu liên quan