Một số vấn đề về phân tích tài chính doanh nghiệp ở Công ty TNHH An Dương

Lời nói đầu Sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố như môi trường kinh doanh , trình độ quản lý của các nhà doanh nghiệp , đặc biệt là trình độ quản lý tài chính . Trình độ quản lý tài chính của các nhà quản lý thể hiện qua sự hiểu biết về tài chính của mình , tức là không chỉ nắm vững tình hình tài chính của công ty mà còn có khả năng xử lý các thông tin tài chính của thị trường . Nắm vững tình hình tài chính của công ty là

doc68 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1429 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số vấn đề về phân tích tài chính doanh nghiệp ở Công ty TNHH An Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nắm được sự sống còn của công ty, chính vì vậy phân tích tài chính đóng vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý của các nhà doanh nghiệp . Tuy nhiên dường như phân tích tài chính vẫn chưa được chú trọng nhiều ở các doanh nghiệp việt nam , nhiều người vẫn còn mang suy nghĩ đánh đồng giữa công tác kế toán với công tác phân tích tài chính của công ty. Công ty TNHH An Dương cũng không là ngoại lệ , chính vì điều này nên em chọn đề tài cho chuyên đề này là: "Một số vấn đề về phân tích tài chính doanh nghiệp ở công ty TNHH An Dương’’ nhằm mục đích nắm bắt tình hình tài chính của công ty từ đó đưa ra được những vấn đề cần quan tâm về phía công ty An Dương , cũng như việc nêu lên tầm quan trọng của công tác phân tích tài chính đối với công ty An Dương , đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi cả nước đang trên đường hội nhập vào kinh tế thế giới. Cần nói thêm về công ty An Dương , là công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh đồ gỗ nội thất văn phòng và nội thất gia đình , nguồn hàng được nhập của sigapo. Vì vậy bản thân điều này đã cho thấy sự phức tạp của việc phân tích tài chính của công ty , chính vì vậy cần phải phân tích một cách cẩn trọng hơn. Dựa trên những dữ liệu thu được từ công ty cũng như công tác phân tích , kết cấu chuyên đề bao gồm: Chương I: Nhữmg vấn đề cơ bản về phân tích tài chính doanh nghiệp Chương II: Tình hình tài chính doanh nghiệp và sự cần thiết của việc phân tích tài chính doanh nghiệp ở công ty TNHH An Dương Chương III: Một số kiến nghị nhằm khắc phục tồn tại trong công tác quản lý tài chính và phân tích tài chính đối với công tyTNHH An Dương Để hoàn thành chuyên đề này em đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ phía công ty cũng như nhà trường , đặc biệt là thầy giáo Lục Diệu Toán đã giúp đỡ em rất nhiều . Vì vậy trước hết em xin chân thành cảm ơn công ty TNHH An Dương , phòng Tài chính -Kế toán , giám đốc và kế toán trưởng , cùng toàn thể nhân viên công ty đã tận tình giúp đỡ em trong thời gian qua. Em cũng xin cảm ơn thầy Lục Diệu Toán , các thầy cô giáo trong khoa NH - TC , trường đại học Kinh Tế Quốc Dân đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2004 Sinh Viên : Trịnh Văn Tự Lớp : TCDN-42D Khoa : NH-TC Chương I: Những vấn đề cơ bản về phân tích tài chính doanh nghiệp I. I.Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường: 1.1.1 Hoạt động cơ bản của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường : Trong cơ chế thị trường, cơ chế hoạt động của mỗi doanh nghiệp luôn tồn tại nhiều hoạt động khác nhau diễn ra đồng thời, một doanh nghiệp hoạt động tốt là một doanh nghiệp có thể phối hợp nhịp nhàng các hoạt động đó với nhau. Các hoạt động hỗ trợ cho nhau, thúc đẩy nhau giúp cho cả bộ máy doanh nghiệp được vận hành một cách tốt nhất. Các hoạt động đó bao gồm: hoạt động đầu tư, hoạt động quản trị nguồn nhân lực, hoạt động marketing, hoạt động tài chính doanh nghiệp. Các hoạt động này chỉ được thực hiện có hiệu quả khi nhà quản lý doanh nghiệp nắm bắt được thực trạng tài chính của doanh nghiệp để từ đó có thể xem xét, kiểm tra, đối chiếu, và so sánh với số liệu quá khứ, thông qua đó đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh, những rỉu ro tương lai và triển vọng phát triển của doanh nghiệp, từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời để điều chỉnh các hoạt động trong doanh nghiệp. Nhưng để nắm bắt được thực trạng tài chính doanh nghiệp, không có cách nào khác là phải nghiên cứu sâu sắc các báo cáo tài chính, phải tiến hành công tác phân tích tài chính thật tỉ mỉ, thật khoa học. 1.1.2. Những đặc điểm về môi trường hoạt động: Để đạt được mức doanh lợi mong muốn, doanh nghiệp cần phải có những quyết định về tổ chức hoạt động sản xuất và vận hành quá trình trao đổi. Mọi quyết định đều phải gắn kết với môi trường xung quanh. Bao quanh doanh nghiệp là một môi trường kinh tế - xã hội phức tạp và luôn biến động. Có thể kể đến một số yếu tố khách quan tác động trực tiếp tới hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp luôn phải đối đầu với công nghệ. Sự phát triển của công nghệ là một yếu tố góp phần thay đổi phương thức sản xuất, tạo ra nhiều kỹ thuật mới dẫn đến những thay đổi mạnh mẽ trong quản lý tài chính doanh nghiệp. Doanh nghiệp là đối tượng quản lý của nhà nước. Sự thắt chặt hay nới lỏng hoạt động của doanh nghiệp được điều chỉnh bằng luậtvà các văn bản quy phạm pháp luật, bằng cơ chế quản lý tài chính. Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường phải dự tính được khả năng xảy ra rủi ro, đặc biệt là rủi ro tài chính để có cách ứng phó kịp thời và đúngđắn. Doanh ngiệp, với sức ép của thị trường cạnh tranh, phải chuyển dần từ chiến lược trọng cung cổ điển sang chiến lược trọng cầu hiện đại. Những đòi hỏi về chất lượng, mẫu mã, giá cả hàng hóa, về chất lượng dịch vụ ngày càng cao hơn, tinh tế hơn của khách hàng buộc các doanh nghiệp phải thường xuyên thay đổi chính sách sản phẩm, đảm bảo sản xuất - kinh doanh có hiệu quả và chất lượng cao. Doanh nghiệp thường phải đáp ứng được các đòi hỏi của các đối tác về mức vốn chủ sở hữu trong cơ cấu vốn. Sự tăng, giảm vốn chủ sở hữu có tác động đáng kể tới hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt trong các điều kiện kinh tế khác nhau. Muốn phát triển bền vững, các doanh nghiệp phải làm chủ và dự đoán trước được sự thay đổi của môi trường để sẵn sàng thích nghi với nó. Trong môi trường đó, quan hệ tài chính của doanh nghiệp được thể hiện rất phong phú và đa dạng. 1.1.3. Khái niệm tài chính doanh ngiệp: Tài chính doanh nghgiệp được hiểu là những quan hệ giá trị giữa doanh nghiệp với các chủ thể trong nền kinh tế. Các quan hệ tài chính doanh nghiệp chủ yếu bao gồm: Quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà nước. Đây là mối quan hệ phát sinh khi doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, khi nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp. Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính. Quan hệ này được thể hiện thông qua việc doanh nghiệp tìm kiếm các nguồn tài trợ. Trên thị trường tài chính, doanh nghiệp có thể vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn, có thể phát hành cổ phiếu và trái phiếu để đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn. Ngược lại doanh nghiệp phải trả lãi vay và vốn vay, trả lãi cổ phần cho các nhà tài trợ. Doanh nghiệp cũng có thể gửi tiền vào ngân hàng, đầu tư chứng khoán bằng số tiền tạm thời chưa sử dụng. Quan hệ giữa doanh nghiệp với các thị trường khác. Trong nền kinh tế, doanh nghiệp có quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp khác trên thị trường hàng hóa, dịch vụ, thị trường sức lao động. Đây là những thị trường mà tại đó doanh nghiệp tiến hành mua sắm máy móc thiết bị, nhà xưởng, tìm kiếm lao động v.v... Điều quan trọng là thông qua thị trường, doanh nghiệp có thể xác định được nhu cầu hàng hóa và dịch vụ cần thiết cung ứng. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp hoạch định ngân sách đầu tư, kế hoạch sản xuất, tiếp thị nhằm thỏa mãn nhu cầu thị trường. Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp. Đây là quan hệ giũa các bộ phận sản xuất - kinh doanh, giữa cổ đông và người quản lý, giữa cổ đông và chủ nợ, giữa quyền sử dụng vốn và quyền sở hữu vốn. Các mối quan hệ này được thể hiện thông qua hàng loạt chính sách của doanh nghiệp như: chính sách cổ tức (phân phối thu nhập), chính sách đầu tư, chính sách về cơ cấu vốn, chi phí v. v... Cơ sở tài chính doanh nghiệp. Một doanh nghiệp, muốn tiến hành hoạt động sản xuất - kinh doanh, cần phải có một lượng tài sản phản ánh bên tài sản của bảng cân đối kế toán. nếu như toàn bộ tài sản do doanh nghiệp nắm giữ được đánh giá tại một thời điểm nhất định thì sự vận động của chúng - kết quả của quá trình trao đổi - chỉ có thể được xác định cho một thời kỳ nhất định và được phản ánh trên báo cáo kết quả kinh doanh. Quá trình hoạt động của doanh nghiệp có sự khác biệt đáng kể về quy trình công nghệ và tính chất hoạt động. Sự khác biệt này phần lớn do đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của từng doanh nghiệp quyết định. Cho dù có sự có sự khác biệt này, người ta vẫn có thể khái quát những nét chung nhất của các doanh nghiệp bằng hàng hóa dịch vụ đầu vào và hàng hóa dịch vụ đầu ra. Một hàng hóa dịch vụ đầu vào hay một yếu tố sản xuất là một hàng hóa hay dịch vụmà các doanh nghiệp mua sắm để sử dụng trong quá trình sản xuất - kinh doanh của họ. Các hàng hóa dịch vụ đầu vào được kết hợp với nhau để tạo ra các hàng hóa dịch vụ đầu ra - đó là hàng loạt các hàng hóa, dịch vụ có ích được tiêu dùng hoặc được sử dụng cho quá trình sản xuất - kinh doanh khác. Như vậy, trong một thời kỳ nhất định, các doanh nghiệp đã chuyển hóa các đầu vào thành các hàng hóa dịch vụ đầu ra để trao đổi ( bán ). Mối quan hệ giữa tài sản hiện có và hàng hóa dịch vụ đầu vào, hàng hóa dịch vụ đầu ra (tức là quan hệ giữa bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh) có thể được mô tả như sau: Hàng hóa và dịch vụ (mua vào ) Sản xuất – chuyển hóa Hàng hóa và dịch vụ (bán ra) Trong số các tài sản mà doanh nghiệp nắm giữ có một loại tài sản đặc biệt- đó là tiền. Chính dự trữ tiền cho phép doanh nghiệp mua các hàng hóa, dịch vụ cần thiết để tạo ra những hàng hóa và dịch vụ phục vụ cho mục đích trao đổi. Mọi quá trình trao đổi đều được thực hiện thông qua trung gian là tiền và khái niệm dòng vật chất và dòng tiền phát sinh từ đó, tức là sự dịch chuyển hàng hóa, dịch vụ và sự dịch chuyển tiền giữa các đơn vị, tổ chức kinh tế. Như vậy, tương ứng với dòng vật chất đi vào (hàng hóa, dịch vụ đầu vào) là dòng tiền đi ra; ngược lại, tương ứng với dòng vật chất đi ra ( hàng hóa, dịch vụ đầu ra) là dòng tiền di vào. Sản xuất, chuyển hóa là một quá trình công nghệ. Một mặt, nó được đặc trưng bởi thời gian chuyển hóa hàng hóa và dịch vụ, mặt khác, nó được đặc trưng bởi các yếu tố cần thiết cho sự vận hành - đó là tư liệu lao động và sức lao động. Quá trình công nghệ này có tác dụng quyết định tới cơ cấu vốn và hoạt động trao đổi của doanh nghiệp. Doanh nghiệp thực hiện hoạt động trao đổi hoặc với thị trường cung cấp hàng hóa dịch vụ đầu vào hoặc với thị trường phân phối, tiêu thụ hàng hóa dịch vụ đầu ra và tùy thuộc vào tính chất hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. Các quan hệ tài chính của doanh nghiệp được phát sinh từ chính quá trình trao đổi đó. Quá trình này quyết định sự vận hành của sản xuất và làm thay đổi cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Phân tích các quan hệ tài chính của doanh nghiệp cần dựa trên hai khái niệm căn bản là dòng và dự trữ. Dòng chỉ xuất hiện trên cơ sở tích lũy ban đầu những hàng hóa , dịch vụ hoặc tiền trong mỗi doanh nghiệp và nó sẽ làm thay đổi khối lượng tài sản tích lũy của doanh nghiệp. Một khối lượng hàng hóa , tài sản hoặc tiền được đo tại một thời điểm là một khoản dự trữ. Trong khi một khoản dự trữ chỉ có ý nghĩa tại một thời điểm nhất định thì các dòng chỉ được đo trong một thời kỳ nhất định. Quan hệ giữa dòng và dự trữ là cơ sở nền tảng của tài chính doanh nghiệp. II.Phân tích tài chính doanh nghiệp: 1.2.1 Mục tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp: Phân tích tài chính doanh nghiệplà sử dụng một tập hợp các khái niệm, phương pháp và các công cụ cho phép xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó. Quy trình thực hiện phân tích tài chính ngày càng được áp dụng rộng rãi trong mọi đơn vị kinh tế được tự chủ nhất định về tài chính như các doanh nghiệp thuộc mọi hình thức, được áp dụng trong các tổ chức xã hội, tập thể và các cơ quan quản lý, tổ chức công cộng. Đặc biệt, sự phát triển của các doanh nghiệp, của các ngân hàng và của thị trường vốn đã tạo nhiều cơ hội để phân tích tài chính chứng tỏ thực sự là có ích và vô cùng cần thiết. Những người phân tích tài chính ở những cương vị khác nhau nhằm các mục tiêu khác nhau. Đối với nhà quản trị: Nhà quản trị phân tích tài chính nhằm đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, xác định điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp. Đó là cơ sở để định hướng các quyết định của ban tổng giám đốc, giám đốc tài chính,dự báo tài chính : kế hoạch đầu tư, ngân quỹ và kiểm soát các hoạt động quản lý. Đối với nhà đầu tư: Nhà đầu tư cần biết tình hình thu nhập của chủ sở hữu - lợi tức cổ phần và giá trị tăng thêm của vốn đầu tư. Họ quan tâm tới phân tích tài chính để nhận biết khả năng sinh lãi của doanh nghiệp. Đó là một trong những căn cứ giúp họ ra quyết định bỏ vốn vào doanh nghiệp hay không? Đối với người cho vay: Người cho vay phân tích tài chính để nhận biết khả năng vay và trả nợ của khách hàng. Chẳng hạn, để quyết định cho vay, một trong những vấn đề mà người cho vay cần xem xét là doanh nghiệp thực sự có nhu cầu vay hay không? Khả năng trả nợ của doanh nghiệp như thế nào? Ngoài ra, phân tích tài chính cũng rất cần thiết đối với người hưởng lương trong doanh nghiệp, đối với cán bộ thuế, thanh tra, cảnh sát kinh tế, luật sư... Dù họ công tác ở các lĩnh vực khác nhau, nhưng họ đều muốn hiểu biết về hoạt động của doanh nghiệp để thực hiện tốt hơn công việc của họ. Như vậy, mối quan tâm hàng đầu của các nhà phân tích tài chính là đánh giá khả năng xảy ra rủi ro phá sản tác động tới các doanh nghiệpmà biểu hiện của nó là khả năng thanh toán, khả năng cân đối vốn, khả năng hoạt động cũng như khả năng sinh lãi của doanh nghiệp.Trên cơ sở đó, các nhà phân tích tài chính tiếp tục nghiên cứu và đưa ra những dự đoán về kết quả hoạt động nói chung và mức doanh lợi nói riêng của doanh nghiệp trong tương lai.Nói cách khác, phân tích tài chính là cơ sở để dự đoán tài chính. 1.2.2 Những thông tin sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp: Trong phân tích tài chính, nhà phân tích phải thu thập, sử dụng mọi nguồn thông tin: từ những thông tin nội bộ doanh nghiệp đến những thông tin bên ngoài doanh nghiệp, từ thông số lượng đến thông tin giá trị. Những thông tin đó đều giúp cho nhà phân tích có thể đưa ra được những nhận xét, kết luận tinh tế và thích đáng. Trong những thông tin bên ngoài, cần lưu ý thu thập những thông tin chung (thông tin liên quan đến trạng thái nền kinh tế, cơ hội kinh doanh, chính sách thuế, lãi suất), thông tin về ngành kinh doanh (thông tin liên quan đến vị trí của ngành trong nền kinh tế, cơ cấu ngành, các sản phẩm của ngành, tình trạng công nghệ, thị phần ...) và các thông tin về pháp lý, kinh tế đối với doanh nghiệp (các thông tin mà các doanh nghiệp phải báo cáo cho các cơ quan quản lý như: tình hình quản lý, kiểm toán, kế hoạch sử dụng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp ...). Tuy nhiên, để đánh giá một cách cơ bản tình hình tài chính của doanh nghiệp, có thể sử dụng các thông tin kế toán trong nội bộ doanh nghiệp như là một nguồn thông tin quan trọng bậc nhất. Với những đặc trưng hệ thống, đồng nhấy và phong phú, kế toán hoạt động như một nhà cung cấp quan trọng những thông tin đáng giá cho phân tích tài chính. Vả lại, các doanh nghiệp cũng có nghĩa vụ cung cấp những thông tin kế toán cho các đối tác bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Thông tin kế toán được phản ánh khá đầy đủ trong các báo cáo kế toán. phân tích tài chính được thực hiện trên cơ sở các báo cáo tài chính- được hình thành thông qua xử lý các báo cáo kế toán chủ yếu: đó là bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, ngân quỹ (báo cáo lưu chuyển tiền tệ). Bảng cân đối kế toán: Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính mô tả tình trạng tài chính của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định nào đó. Đây là một báo cáo tài chính có ý nghĩa rất quan trọngđối với mọi đối tượng có quan hệ sở hữu, quan hệ kinh doanh và quan hệ quản lý đối với doanh nghiệp. Thông thường, bảng cân đối kế toán được trình bày dưới dạng bảng cân đối số dư các tài khoản kế toán : một bên phản ánh tài sản và một bên phản ánh nguồn vốn của doanh nghiệp. Bên tài sản của bảng cân đối kế toán phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản hiện có đến thời điểm lập báo cáo thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp: đó là tài sản cố định, tài sản lưu động. Bên nguồn vốn phản ánh số vốn để hình thành các loại tài sản của doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo: đó là vốn của chủ (vốn tự có) và các khoản nợ. Các khoản mục trên bảng cân đối kế toán được sắp xếp theo khả năng chuyển hóa thành tiền giảm dần từ trên xuống. Báo cáo kết quả kinh doanh: Một thông tin không kém phần quan trọng được sử dụng trong phân tích tài chính là thông tin phản ánh trong báo cáo kết quả kinh doanh. Khác với bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh cho biết sự dịch chuyển của tiền trong quá trình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệpvà cho phép dự tính khả năng hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai. Báo cáo kết quả kinh doanh cũng giúp nhà phân tích so sánh doanh thu với số tiền thực nhập quỹkhi bán hàng hóa, dịch vụ; so sánh tổng chi phí phát sinh với số tiền thực xuất quỹ để vận hành doanh nghiệp. Trên cơ sở doanh thu và chi phí, có thể xác định được kết quả sản xuất - kinh doanh: lãi hay lỗ trong năm. Như vậy, báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh kết quả hoạt đốngản xuất – kinh doanh, phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Nó cung cấp những thông tin tổng hợp về tình hình và kết quả sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và trình độ quản lý sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. Những khoản mục chủ yếu được phản ánh trên báo cáo kết quả kinh doanh: doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh; doanh thu từ hoạt động tài chính; doanh thu từ hoạt động bất thường và chi phí tương ứng với từng hoạt động đó. Cácloại thuế : VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, về bản chất, không phải là doanh thu không phải là chi phí của doanh nghiệp nên không được phản ánh trên báo cáo kết quả kinh doanh. Ngân quỹ (báo cáo lưu chuyển tiền tệ): Để đánh giá một doanh nghiệp có đảm bảo được chi trả hay không, cần tìm hiểu tình hình ngân quỹ của doanh nghiệp. Ngân qỹ thường được xác định cho thời gian ngắn hạn (thường là từng tháng). Xác định hoặc dự báo dòng tiền thực nhập quỹ (thu ngân quỹ), bao gồm: dòng tiền nhập quỹ từ hoạt động kinh doanh (từ bán hàng hóa hoặc dịch vụ); dòng tiền nhập quỹ từ hoạt động đầu tư, tài chính; dòng tiền nhập quỹ từ hoạt động bất thường. Xác định hoặc dự báo dòng tiền thực xuất quỹ ( chi ngân quỹ ), bao gồm: dòng tiền xuất quỹ thực hiện sản xuất kinh doanh; dòng tiền xuất quỹ thực hiện đầu tư tài chính; dòng tiền xuất quỹ thực hiện hoạt động bất thường. Trên cơ sở dòng tiền xuất quỹ và dòng tiền nhập quỹ, nhà phân tích thực hiện cân đối ngân quỹ với số dư ngân quỹ đầu kỳ để xác định số dư ngân quỹ cuối kỳ. Từ đó, có thể thiết lập mức ngân quỹ dự phòng tối thiểu cho doanh nghiệp nhằm mục đích đảm bảo chi trả. 1.2.3 Phưong pháp và nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp: 1.2.3.1 Phương pháp phân tích tài chính: Phương pháp truyền thống được áp dụng phổ biến trong phân tích tài chính là phương pháp tỷ số. Phương pháp tỷ số là phương pháp trong đó các tỷ số được sử dụng để phân tích. Đó là các tỷ số đơn được thiết lập bởi chỉ tiêu này so với chỉ tiêu khác. Đây là phương pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện áp dụng ngày càng được bổ sung và hoàn thiện. Bởi lẽ, thứ nhất: nguồn thông tin kế toán và tài chính được cải tiến và được cung cấp đầy đủ hơn. Đó là cơ sở để hình thành những tỷ lệ tham chiếu tin cậy cho việc đánh giá một tỷ số của một doanh nghiệp hay một nhóm doanh nghiệp; thứ hai: việc áp dụng công nghệ tin học cho phép tích lũy dữ liệu và thúc đẩy nhanh quá trình tính toán hàng loạt các tỷ số; thứ ba: phương pháp phân tích này giúp nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số liệuvà phân tích một cách hệ thống hàng loạt tỷ số theo chuỗi thời gian liên tụchoặc theo từng giai đoạn. Về nguyên tắc, với phương pháp tỷ số, cần xác định được các ngưỡng, các tỷ số tham chiếu. Để đánh giá tình trạng tài chính của một doanh nghiệpcần so sánh các tỷ số của doanh nghiệpvới các tỷ số tham chiếu. Như vậy, phương pháp so sánh luôn được sử dụng kết hợp với các phương pháp phân tích tài chính khác. khi phân tích , nhà phân tích thường so sánh theo thời gian (so sánh kỳ này với kỳ trước) để nhận biết xu hướng thay đổi tình hình tài chính của doanh nghiệp, theo không gian (so sánh với mức trung bình ngành) để đánh giá vị thế của doanh nghiệp trong ngành. Bên cạnh đó, các nhà phân tích còn sử dụng phương pháp phân tích tài chính DUPONT. Với phương pháp này, nhà phân tích sẽ nhận biết được nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tốt, xấu trong hoạt động của doanh nghiệp. Bản chất của phương pháp này là tách một tỷ số tổng hợp phản ánh sức sinh lợi của doanh nghiệp như thu nhập trên tài sản (ROA), thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) thành tích số của chuỗi các tỷ số có mối quan hệ nhân quả với nhau. Điều đó cho phép phân tích ảnh hưởng của các tỷ số đó đối với tỷ số tổng hợp. 1.2.3.2 Nội dung phân tích tài chính: Phân tích các tỷ số tài chính: Trong phân tích tài chính , các chỉ số tài chính chủ yếu thường được phân thành bốn nhóm chính: * Tỷ số về khả năng thanh toán: đây là nhóm chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. * Tỷ số về khả năng cân đối vốn hoặc cơ cấu vốn: nhóm chỉ tiêu này phản ánh mức độ ổn định và tự chủ tài chính cũng như khả năng sử dụng nợ vay của doanh nghiệp. * Tỷ số về khả năng hoạt động: nhóm chỉ tiêu này đặc trưng cho khả năng sử dụng tài nguyên, nguồn lực của doanh nghiệp. * Tỷ số về khả năng sinh lãi: nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sản xuất - kinh doanh tổng hợp nhất của doanh nghiệp. Tùy theo mục tiêu phân tích tài chính mà nhà phân tích chú trọng nhiều hơn tới nhóm chỉ tiêu này chỉ tiêu khác. Chẳng hạn, các chủ nợ ngắn hạn đặc biệt quan tâm tới tình hình khả năng thanh toán của người vay. Trong khi đó, các nhà đầu tư dài hạn quan tâm nhiều hơn đến khả năng hoạt động và hiệu quả sản xuất - kinh doanh. Họ cũng cần nghiên cứu tình hình về khả năng thanh toán để đánh giá khả năng của doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu thanh toán hiện tại và xem xét lợi nhuận để dự tính khả năng trả nợ cuối cùng của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, họ cũng chú trọng tới tỷ sốvề cơ cấu vốn vì sự thay đổi tỷ số này sẽ ảnh hưởng đáng kể đến lợi ích của họ. Mỗi nhóm tỷ số trên bao gồm nhiều tỷ sốvà trong từng trường hợp các tỷ số được lựa chónẽ phụ thuộc vào bản chất, quy mô của hoạt động phân tích. Phần tiếp theo sẽ đề cập tới những tỷ số chủ yếu nhất, phổ biến nhất được dùng trong phân tích, đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Các tỷ số về khả năng thanh toán: Tài sản lưu động - Khả năng thanh toán hiện hành = Nợ ngắn hạn Tài sản lưu động thông thường bao gồm tiền, các chứng khoán ngắn hạn dễ chuyển nhượng ( tương đương tiền), các khoản phải thu và dự trữ (tồn kho); còn nợ ngắn hạn thường bao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác, các khoản phải trả nhà cung cấp, các khoản phải trả, phải nộp khác v.v... Cả tài sản lưu động và nợ ngắn hạn đều có thời nhất định - tới một năm. Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành là thước đo khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp, nó cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ nợ ngắn hạn được trang trải bằng cấctì sản có thể chuyển thành tiền trong một giai đoạn tương đương với thời hạn của các khoản nợ đó. Để đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn, các nhà phân tích còn quan tâm đến chỉ tiêu vốn lưu động dòng hay vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cũng là một yếu tố quan trọng và cần thiết cho việc đánh giá điều kiện cân bằng tài chính của một doanh nghiệp.Nó được xác định là phần chênh lệch giữa tổng tài sản lưu động và tổng nợ ngắn hạn, hoặc là phần chênh lệch giữa vốn thường xuyên ổn định với tài sản cố định ròng. Khả năng đáp ứng nghĩa vụ thanh toán, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và khả năng nắm bắt thời cơ thuận lợi của nhiều doanh nghiệp phụ thuộc phần lớn vào vốn lưu động ròng. Do vậy, sự phát triển của không ít doanh nghiệp còn được thể hiện ở sự tăng trưởng vốn lưu động ròng. -Tỷ số khả năng thanh toán nhanh: là tỷ số giữa các tài sản quay vòng nhanh với nợ ngắn hạn. Tài sản quay vòng nhanhlà những tài sản có thể nhanh chóng chuyển thành tiền, bao gồm: tiền, chứng khoán ngắn hạn, các khoản phải thu. Tài sản dự trữ (tồn kho) là các tài sản khó chuyển thành tiền hơn trong tổng tài sản lưu động và dễ bị lỗ nhất nếu được bán. Do vậy, tỷ số khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ và được xác định bằng cách lấy tài sản lưu động trừ phần dự trữ chia cho nợ ngắn hạn. Tài sản lưu động - dự trữ khả năng thanh toán nhanh = Nợ ngắn hạn -Tỷ số dự trữ (tồn kho) trên vốn lưu động ròng: tỷ số này cho biết dự trữ chiếm bao nhiêu phần trăm vốn lưu dộng ròng. Nó được tính bằng cách chia dự trữ cho vốn lưu động ròng. Các tỷ số về khả năng cân đối vốn: Tỷ số này dược dùng để đo lường phần vốn góp của các chủ sở hữu doanh nghiệp so với phần tài trợ của các chủ nợ đối với doanh nghiệp và có ý nghĩa quan trọng trong phân tích tài chính. Bởi lẽ, các chủ nợ nhìn vào số vốn của chủ sở hữu công ty để thể hiện mức độ tin tưởng vào sự đảm bẩon toàn cho các món nợ. Nếu chủ sở hữu doanh nghiệp chỉ đóng góp một tỷ lệ nhỏ trong tổng số vốn thì rủi ro xảy ra trong sản xuất - kinh doanh chủ yếu do các chủ nợ gánh chịu. Mặt khác, bằng cách tăng vốn thông qua vay nợ, các chủ doanh nghiệp vẫn nắm quyền kiểm soát và điều hành doanh nghiệp. Ngoài ra nếu doanh nghiệp thu được lợi nhuận từ tiền vay thì lợi nhuận dành cho các chủ doanh nghiệp sẽ gia tăng đáng kể. -Tỷ số nợ trên tổng tài sản (hệ số nợ): tỷ số này được sử dụng để xác định nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đối với các chủ nợ trong việc góp vốn. Thông thường các chủ nợ thích tỷ số nợ trên tổng tài sản vừa phải vì tỷ số này càng thấp thì các khoản nợ càng được đảm bảo trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản. Trong khi đó, các chủ sở hữu doanh nghiệp ưa thích tỷ số này cao vì họ muốn lợi nhuận gia tăng nhanh và muốn toàn quyền kiểm soát doanh nghiệp. Song , nếu tỷ số nợ quá cao, doanh nghieepj dễ bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. -khả năng thanh toán lãi vay hoặc số lần có thể trả lãi: thể hiện ở tỷ số giữa lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Nó cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi hàng năm như thế nào. Việc không trả được các khoản nợ này sẽ thể hiện khả năng doanh nghiệp có nguy cơ bị phá sản. Các tỷ số về khả năng hoạt động: Các tỷ số hoạt động được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Vốn của doanh nghiệp đuợc dùng để đầu tư cho các loại tài sản khác nhau như tài sản cố định, tài sản lưu động. Do đó, các nhà phân tích không chỉ quan tâm tới việc đo lường hiệu quả sử dụng tổng tài sản mà còn chú trọng tới hiệu quả sử dụng của từng bộ phận cấu thành tổng tài sản của doanh nghiệp. Chỉ tiêu doanh thu được sử dụng chủ yếu trong tính toán các tỷ số này để xem xét khả năng hoạt động của doanh nghiệp. -Vòng quay tiền: tỷ số này được xác định bằng cách chia doanh thu (DT) trong năm cho tổng số tiền và các loại tài sản tương đương tiền bình quân (chứng khoán ngắn hạn dễ chuyển nhượng); nó cho biết số vòng quay của tiền trong năm. -Vòng quay dự trữ (tồn kho): là một chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vòng quay dự trữ được xác định bằng tỷ số giữa doanh thu trong năm và giá trị dự trữ (nguyên vật liệu, vật liệu phụ, sản phẩm dở dang, thành phẩm) bình quân. kỳ thu tiền bình quân = Các khoản phải thu x 360/ DT Trong phân tích tài chính, kỳ thu tiền được sử dụng để đánh giá khả năng thu tiền trong thanh toán trên cơ sở các khoản phải thuvà doanh thu bình quân một ngày. Các khoản phải thu lớn hay nhỏ phụ thuộc vào chính sách tín dụng thương mại của doanh nghiệp và các khoản trả trước. -Hiệu suất sử dụng tài sản cố định: chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong một năm. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = DT/TSCĐ Tài sản cố định ở đây đưỡcác định theo giá trị còn lại đến thời điểm lập báo cáo. -Hiệu suất sử dụng tổng tài sản: chỉ tiêu này còn được gọi là vòng quay toàn bộ tài sản, nó được đo bằng tỷ số giữa doanh thu và tổng tài sản và cho biết một đồng tài sản đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = DT/TS Các tỷ số về khả năng sinh lãi: Nếu như các nhóm chỉ số trên đây phản ánh hiệu quả từng hoạt động riêng biệt của doanh nghiệp thì tỷ số về khả năng sinh lãi phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả sản xuất - kinh doanh và hiệu năng quản lý doanh nghiệp. Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm = TNST/DT Chỉ tiêu này được xác định bằng cách chia thu nhập sau thuế cho doanh thu. Nó phản ánh số lợi nhuận sau thuế trong một trăm đồng doanh thu. -Tỷ số thu nhập sau thúe trên vốn chủ sở hữu (doanh lợi vốn chủ sở hữu): ROE ROE = TNST/VCSH Chỉ iêu này được xác định bằng cách chia thu nhập sau thuế cho vốn chủ sở hữu. Nó phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu và được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Tăng mức doanh lợi vốn chủ sở hữu là một mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp. -Doanh lợi tài sản: ROA ROA = TNTT&L/TS hoặc ROA = TNST/TS Đây là một chỉ tiêu tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư. Tùy thuộc vào tình hình cụ thể của doanh nghiệp được phân tích và phạm vi so sánh mà người ta lựa chọn thu nhập trước thuế và lãi hoặc thu nhập sau thuế để so sánh với tổng tài sản. Ngoài các tỷ số trên đây, các nhà phân tích cũng đặc biệt chú ý tới việc tính toán và phân tích những tỷ số liên quan tới các chủ sở hữu và giá trị thị trường. Chẳng hạn: Thu nhập sau thuế -Tỷ lệ hoàn vốn cổ phần = Vốn cổ phần Thu nhập sau thuế -Thu nhập cổ phiếu = Số lượng cổ phiếu thường Lãi cổ phiếu -Tỷ lệ trả cổ tức = Thu nhập cổ phiếu v.v... Khi sử dụng phương pháp phân tích tài chính DUPONT nhằm đánh giá tác động tương hỗ giữa các tỷ số tài chính, nhà phân tích có thể thực hiện việc tách ROE như sau: -Tách ROE ROE = TNST/VCSH = TNST/TS x TS/VCSH = ROA x EM (số nhân vốn) ROE phản ánh mức sinh lợi của một đồng vốn chủ sở hữu - mức tăng giá trị tài sảncho các chủ sở hữu.._. Còn ROA phản ánh mức sinh lợi của toàn bộ danh mục tài sản của doanh nghiệp - khả năng quản lý tài sản của các nhà quản lý doanh nghiệp. EM là hệ số nhân vốn chủ sở hữu, nó phản ánh mức độ huy động vốn từ bên ngoài của doanh nghiệp. Nếu EM tăng, điều đó chứng tỏ doanh nghiệp tăng vốn huy động từ bên ngoài. -Tách ROA ROA = TNST/TS = TNST/DT x DT/TS = PM x AU PM: doanh lợi tiêu thụ phản ánh tỷ trọng lợi nhuận sau thuế trong doanh thu của doanh nghiệp. Khi PM tăng, điều đó thể hiện doanh nghiệp quản lý doanh thu và quản lý chi phí có hiệu quả. AU: hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Như vậy, qua hai lần phân tích , ROE có thể được biến đổi như sau: ROE = PM x AU x EM Đến đây, có thể nhận biết được các yếu tố cơ bản tác động tới ROE của một doanh nghiệp: đó là khả năng tăng doanh thu, công tác quản lý chi phí, quản lý tài sản và đòn bẩy tài chính. Các thành phần trên lại được phân tích chi tiết hơn tùy theo mục tiêu cần đạt của nhà phân tích. Với trình tự tách đoạn như trên, có thể xác định các nguyên nhân làm tăng, giảm ROE của doanh nghiệp. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn (bảng tài trợ) Trong phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn, người ta thường xem xét sự thay đổi của các nguồn vốn và cách thức sử dụng vốn của một doanh nghiệp trong một thời kỳ theo số liệu giữa hai thời điểm lập bảng cân đối kế toán. Một trong những công cụ hữu hiệu của nhà quản lý tài chính là biểu kê nguồn vốn và sử dụng vốn (bảng tài trợ). Nó giúp nhà quản lý xác định rõ các nguồn cung ứng vốn và việc sử dụng các nguồn vốn đó. Để lập được biểu này, trước hết phải liệt kê sự thay đổi các khoản mục trên bảng cân đối kế toán từ đầu kỳ đến cuối kỳ. Mỗi sự thay đổi được phân biệt ở hai cột: sử dụng vốn và nguồn vốn theo nguyên tắc : -Nếu các khoản mục bên tài sản tăng hoặc các khoản mục bên nguồn vốn giảm thì điều đó thể hiện việc sử dụng vốn. -Nếu các khoản mục bên tài sản giảm hoặc các khoản mục bên nguồn vốn tăng thì điều đó thể hiện việc tạo nguồn. Việc thiết lập bảng tài trợ là cơ sở để chỉ ra những trọng điểm đầu tư vốn và những nguồn vốn chủ yếu được hình thành để đầu tư. Phân tích các chỉ tieu tài chính trung gian: Trong phân tích tài chính, các nhà phân tích thường kết hợp chặt chẽ những đánh giá về trạng thái tĩnh với những đánh giá về trạng thái động để đưa ra một bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nếu như trạng thái tĩnh được thể hiện qua bảng cân đối kế toán thì trạng thái động (sự dịch chuyển của các dòng tiền ) được phản ánh qua bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn, qua báo cáo kết quả kinh doanh. Thông qua các báo cáo tài chính này, các nhà phân tích có thể đánh giá sự thay đổi về vốn lưu động ròng, về nhu cầu vốn lưu động, từ đó, có thể đánh giá những thay đổi về ngân quỹ của doanh nghiệp. Như vậy, giữa các báo cáo tài chính có mối liên quan rất chặt chẽ : những thay đổi trên bảng cân đối kế toán được lập đầu kỳ và cuối kỳ cùng với khả năng tự tài trợ được tính từ báo cáo kết quả kinh doanh được thể hiện trên bảng tài trợ và liên quan mật thiết tới ngân quỹ của doanh nghiệp. Khi phân tích trạng thái động, trong một số trường hợp nhất định, người ta còn chú trọng tới các chỉ tiêuquản lý trung gian nhằm đánh giá chi tiết hơn tình hình tài chính và dự báo những điểm mạnh và điểm yếucủa doanh nghiệp. Những chỉ tiêu này là cơ sở để xác lập nhiều hệ số ( tỷ lệ) rất có ý nghĩa về hoạt động, cơ cấu vốn, v.v... của doanh nghiệp. Lãi gộp = Doanh thu - Giá vốn bán hàng Thu nhập trước khấu hao và lãi = Lãi gộp - chi phí bán hàng, quản lý Thu nhập trước thuế và lãi = Thu nhập trước khấu hao và lãi - khấu hao Thu nhập trước thuế = Thu nhập trước thuế và lãi - Lãi vay Thu nhập sau thuế = Thu nhập trước thuế - thuế thu nhập doanh nghiệp Trên cơ sở dó, nhà phân tích có thể xác định mức tăng tuyệt đối và mức tăng tương đối của các chỉ tiêu qua các thời kỳ để nhận biết tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời, nhà phân tích cũng cần so sánh chúng với các chỉ tiêu cùng loại của các doanh nghiệp cùng ngành để đánh giá vị thế của doanh nghiệp. Chương II: Tình hình tài chính doanh nghiệp và sự cần thiết của việc Phân tích tài chính doanh nghiệp ở công ty TNHH An Dương II.1..Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của công ty An Dương: 2.1.1 quá trình hình thành : Công ty trách nhiệm hữu hạn An Dương là một trong ba đối tác của công ty SERRANO – Việt Nam LTD. Thành lập ngày 16/6/1997 theo quyết định thành lập doanh nghịêp số 3.100 GP/TLDN của ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Trước đây, trụ sở chính của công ty đặt tại số 55 phố Phan Chu Trinh, hiện nay đạt trụ sở tại 191 phố Bà Triệu - Quận Hai Bà Trưng - Thành phố Hà Nội. Công ty thương mại An Dương có vốn điều lệ: 1.200.000.000 đồng Công ty thương mại An Dương có đầy đủ tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ dân sự theo luật định, hoạch toán kinh tế độc lập, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong tổng số vốn do công ty quản lý, được mở tài khoản ở ngân hàng, có tài sản, sử dụng con dấu theo sự quản lý của Nhà Nước đồng thời đượnc tổ chức quản lý theo điều lệ của công ty. Là đơn vị hoạch toán kinh doanh độc lập nên công ty phải thực hiện chức năng kinh doanh đạt hiệu quả và tuân thủ theo các nguyên tắc của cơ chế thị trường . Hoạt động kinh doanh của công ty theo đăng ký số 43360 ngày 28/6/1997 với chức năng chủ yếu là: -Buôn bán hàng tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng. -Đại lý mua bán và ký gửi hàng hóa. -Buôn bán hàng lương thực và thực phẩm. Đến nay công ty thương mại An Dương đã có mạng lưới cửa hang giới thiệu sản phẩm: Cửa hàng số 1: 191 Bà Triệu - Quận Hai Bà Trưng. Cửa hàng số 2: 1E Cát Linh ( Siêu thị thương mại Cát Linh ). Với lĩnh vực kinh doanh chính là cung cấp cho thị trường các mặt hàng đồ gỗ nội thất cao cấp gia đình, văn phòng. 2.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban: Bộ máy tổ chức, quản lý hoạt động của công thương mại An Dương bao gồm: Hội đồng quản trị. Ban giám đốc. Văn phòng (gồm ba bộ phận: tổ chức lao dộng, hành chính và bảo vệ). Phòng kinh doanh. Phòng tài chính - kế toán. Phòng thiết kế. Phòng tư vấn bán hàng. Phòng hỗ trợ kinh doanh. Chức năng của bộ máy tổ chức và quản lý hoạt động của công ty thương mại An Dương: Hội đồng thành viên: gồm có 5 người, nghiên cứu phương hướng phát triển của Công ty. Xem xét phê duyệt kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh cho 6 tháng, 1 năm và 5 năm hoạt động. Xúc tiến hợp tác với các tổ chức, các đối tác trong và ngoài nước trong việc đầu tư, sản xuất kinh doanh. Kiểm tra, đôn đốc, đốc thúc ban giám đốc thực hiện kế hoạch kinh doanh do công ty đề ra. Ban hành các quy chế, quy định về tổ chức hành chính, thưởng phạt liên quan tới người lao động. Ban giám đốc: Trong đó giám đốc do hội đồng thành viên bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của hội đồng thành viên. Giám đốc là đại diện pháp nhân của công ty và chịu trạch nhiệm cá nhân trước hội đồng thành viên và trước pháp luật về hoạt động điều hành của công ty. Giám đốc là người điều hành cao nhất trong nội bộ công ty, có quyền triệu tập và chủ trì các cuộc họp thường xuyên hoặc đột xuất cũng như có quyền thông qua những chủ trương, phương hướng của công ty. Phó giám đốc là người giúp giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của công ty theo sự phân công của giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được giám đốc phân công thực hiện. Trợ lý giám đốc là người hỗ trợ ban giám đốc trong việc quản lý, điều hành các họat động của công ty được phân công và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trước ban giám đốc. Văn phòng: gồm có ba bộ phận: tổ chức lao động, hành chính và bảo vệ với tổng số là 18 người (trong đó có một trưởng phòng và một phó phòng) được phân bổ cho cả hai cửa hàng. Nhiệm vụ chính là tham muư, giúp cho ban lãnh đạo trong công tác tổ chức cán bộ, công tác lao động tiền lương, công tác hành chính văn phòng. Phòng kinh doanh: gồm có 04 người trong đó có một trưởng phòng. Nhiệm vụ chính là giúp lãnh đạo công ty trong họat động kinh doanh hàng hóa, thiết bị. . . như lập kế hoạch mua, lập kế hoạch tiêu thụ, tổ chức thực hiện kế hoạch mua, tổ chức thực hiện kế hoạch bán cũng như kiểm tra. . . Phòng tài chính - kế toán: gồm có 06 người trong đó có một trưởng phòng và một phó phòng. Nhiệm vụ chính là hoạch toán và quyết toán kết quả hoạt động kinh doanh, theo dõi và thanh toán các khoản chi tiêu của công ty, giúp lãnh đạo trong công tác xây dựng các kế hoạch về tài chính theo đúng pháp luật của kế toán và thống kê. Phòng thiết kế: gồm có 05 người có trách nhiệm kiểm, tra giám sát tình hình hoàn thiện sản phẩm cho khách hàng, xử lý những sai sót bất ngờ xảy ra, bảo hành và sửa chữa sản phẩm cuả công ty. Phòng tư vấn bán hàng: gồm có 04 người với trách nhiệm giúp đỡ cho khách hàng có nhu cầu muốn tính tóan, bố trí các trang thiết bị nội thất để có thể tận dụng không gian tối đa và để có thể lắp đặt các trang thiết bị một cách hợp lý mang lại sự hài hòa giữa các trang thiết bị, giữa các trang thiết bị với kiến trúc của ngôi nhà. (Tư vấn này được miễn phí) Phòng hỗ trợ kinh doanh: gồm có 04 người giữ trách nhiệm giúp đỡ cho công việc bán hàng. Trên cơ sở tai liệu cung cấp của phòng tư vấn bán hàng, phòng hỗ trợ kinh doanh có nhiệm vụ gợi ý, giới thiệu cho khách hàng những sản phẩm phù hợp cả về giá cả, kiểu dáng cũng như màu sắc. Sau tám năm đi vào hoạt động ,công ty thương mạI An Dương đã xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống phân cấp quản lý năng động và hiệu quả, đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công tycần cù, hăng háI , nhiệt tình với công việc .Đồng thời, trong mỗi thời đIểm nhất định công ty cũng có những kế hoạch chi tiết cụ thể.Bên cạnh đầu tư về nhân sự thì công ty đã có nhiều sự đầu tư cho trang thiết bị kỹ thuật và cơ sở hạ tầng, chẳng hạn như máy vi tính , telex, fax, internet. . .đIều này giúp cho chất lượng các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ tăng lên,đáp ứng được yêu cầu khách hàng. Điều này thể hiện rõ ràng khi tàI sản cố định không ngừng tăng lên trong những năm qua: năm 2000 tổng giá trị tài sản cố định là 147.345.000 đồng năm 2001, tổng giá trị tàI sản cố định là 172.347.181 đồng (tăng 17% so với năm 2000) và đến năm 2002 là 200.000.000 đồng (tăng16,27%so với năm 2001) năm 2003 là 212.000.000 đồng... Cơ cấu tổ chức và hoạt động kinh doanh của công ty thương mại An Dương có thể mô tả bằng sơ đồ sau: Khách hàng Công ty SERRANO-Việt Nam LTD Công ty thương mại An Dương Công ty khác Công ty khác Các phòng ban của công ty Cửa hàng số 2 Cửa hàng số1 2.1.3 - Tình hình cạnh tranh trên thị trường và hoạt động kinh doanh của công ty thương mại An Dương một số năm qua: 2.1.3.1 tình hình cạnh tranh trên thị trường: cạnh tranh là yếu tố không thể thiếu trong bất kỳ một xã hội mà hoạt động sản xuất kinh doanh được duy trì và phát triển. Thay vì một thị trường với những đối thủ cạnh tranh cố định và đã biết, doanh nghiệp phải hoạt động trong môi trường “chiến tranh” với những đối thủ cạnh tranh biến đổi nhanh chóng, những tiến bộ về khoa học công nghệ, những chính sách quản lý thương mại mới và sự trung thành của khách hàng ngày càng giảm sút. Cạnh tranh gay gắt làm cho các công ty, doanh nghiệp phải tích cực suy nghĩ tìm ra phương thức để tạo điểm “nhấn” cho sản phẩm của mình hơn hẳn hoặc khác biệt so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Có thể sử dụng các biện pháp sau để cạnh tranh có hiệu quả: Cạnh tranh bằng sản phẩm. Cạnh tranh bằng giá cả. Cạnh tranh bằng thông tin. Cạnh tranh bằng vốn, tài sản. Cạnh tranh bằng tiến bộ khoa học công nghệ. Cạnh tranh bằng các dịch vụ bán và sau bán. Cạnh tranh bằng các biện pháp xúc tiến, kích thích tiêu thụ. Cạnh tranh bằng nguồn nhân lực. Trong những hoàn cảnh cụ thể, mỗi doanh nghiệp nên lựa chọn cho riêng mình biện pháp cạnh tranh thích hợp. Cụ thể đối với thị trường sản phẩm đồ gỗ trang trí nội thất, cạnh tranh đang diễn ra sôi động giữa những công ty, doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh các mặt hàng cùng loại và khác loại này. cạnh tranh do nhu cầu giảm sút: Người ta thường hay cho rằng cạnh tranh phải do hai hay nhiều nhântố tạo nên nhưng thực tế khi nhu cầu giảm sút thì cạnh tranh ngày càng phát triển dữ dội. Trước tình trạng nhu cầu giảm sút nghĩa là số lượng người tiêu dùng ngày càng giảm trong khi đó cung trên thị trường không đổi và có xu hướng tăng lên thì cạnh tranh tất yếu xảy ra. Mọi công ty doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường đều muốn thu hút khách hàng về phía mình nên thỏa mãn ngày càng nhiều hơn nhu cầu và ước muốn của khách hàng kèm theo những dịch vụ sau bán tốt nhất có thể. Ngày nay, thế giới đã xuất hiện một xu hướng tiêu dùng mới. đó là đơn giản hóa cơ sở vật chất, trang bị ở các cơ quan, văn phòng sẽ giảm hẳn số lượng các phòng ban và các phòng ban làm việc theo ca. Như vậy nhu cầu về đồ trang trí nội thất văn phòng có chiều hướng giảm xuốngmà cụ thể là nhu cầu về bàn nghế văn phòng sẽ giảm sút. điều này được lý giải như sau: Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, nhiều thiết bị hiện đại ra đời. Nó xâm nhập vào tất cả các lĩnh vực khác nhau của xã hội và thay đổi toàn bộ bộ mặt nền kinh tế. Quá trình thực hiện hoạt động giao dịch trực tiếp giữa hai hoặc nhiều người với nhau được thay thế bằng hoạt động giao dịch qua điện thoại, thư giao dịch... dần dần các hoạt động này được thực hiện thông qua mạng máy tính hiện đại. Việc giao dịch qua điện thoại hay qua mạng giải quyết được nhiều vấn đề như tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại cũng như giảm rất nhiều về cấu trúc hiện hữu giữa người mua và người bán. Cạnh tranh giữa các sản phẩm chế tạo từ các nguyên liệu khác nhau: Sự khéo léo của đôi tay người thợ thủ công đã tạo ra ngày càng nhiều hàng hóa với kiểu dáng và chất liệu đa dạng. Nó đáp ứng được phần nào nhu cầu đa dạng của xã hội phát triển. Tại Hà Nội xuất hiện xu hướng dùng hàng mây tre đan cho nhu cầu trang trí nội thất. Xu hướng tiêu dùng này ảnh hưởng trực tiếp đến hàng trang trí nội thất bằng gỗ. Nếu trước đây chỉ có ghế mây là chủ yếu thì hiện tại đã xuất hiên rất nhiều đồ mây như salong mây, giường mây, tủ phấn mây ... Hàng mây tre, nhất là khi được bố trí sắp đặt hợp lý, đồng bộ, có tác dụng tạo giáng vẻ vừa thanh tao giản dị vừa sang trọng vừa đậm đà chất dân gian. Với kỹ thuật ngâm tẩm và gia công khá cẩn thận và được hỗ trợ của các laọi sơn, dầu bóng ... các sản phẩm mây tre được giới quan sát thị trường đánh giá là, đẹp bền và là một loại sản phẩm cao cấp. Dưới đây là giá một số đồ mây tre tại thị trường hà nội: - Ghế sofa (hai người ): 800.000 đ/c - Ggăn kệ hộp (112x90x40 cm): 800.000 đ/c - Ghế dựa dài (135x80x68 cm): 2000.000 đ/c - Ghế lưng tựa cao: 900.000 đ/c - Bàn trang trí (90x120x30): 950.000 đ/c ..... Cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh: Mới hiểu được các khách hàng của mình không thôi là chua đủ. Một công ty muốn kinh doanh thành công trên thương trườngthì không chỉ hiểu biết và nắm rõ nhu cầu của khách hàng mà còn phải biết đối thủ cạnh tranh của mình là ai và hiểu được chiến lược kinh doanh của họ là gì? đây là điều kiện cực kỳ quan trọng làm tiền đề cho việc thiết lập các trương trình hành động phù hợp. Và công ty thương mại An Dương đã làm được điều đó. Hiện nay trên thị trường, số lượng các công ty, cửa hàng sản xuất, cung cấp và bán đồ gỗ trang trí nội thất, đồ gỗ văn phòng rất nhiều, tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh ... làm cho mức độ cạnh tranh trong nước gia tăng. Sự đa dạng hóa của các công ty cung cấp những mặt hàng này kéo theo sự phong phú trong sản phẩm (kể cả sản phẩm mới và sản phẩm thay thế), giá bán, kiểu cách phân phối hàng hóa cũng như hình thức dịch vụ kèm theo. Chỉ tính riêng ở khu vực phía bắc, những công ty, cửa hàng chuyên kinh doanh những mặt hàng cạnh tranh với công ty thương mại An Dương rất nhiều nhưng mang tính chất đơn lẻ. Trong tập hợp vô số những đối thủ cạnh tranh của mình có hai thương hiệu cạnh tranh gay gắt với công ty thương mại An Dương đó là “ Nhà Xinh “ và “ Nhà Đẹp “ . Hai thương hiệu, một ( “ Nhà Xinh “ ) thuộc công ty cổ phần môi trường sạch đẹp hay còn gọi là công ty xây dựng - kiến trúc AA (trụ sở ở 1B Hai Bà Trưng – Hà Nội) và một thuộc một công ty Nhật Bản. Cả hai đối thủ cạnh tranh này đều có những điểm mạnh của nó trên thương trường. Cụ thể là công ty xây dựng - kiến trúc AA không phải là một công ty thương mại hay thầu kiến trúc xây dựng thuần túy. AA có khả năng đưa ra thị trường những mẫu mã do chính mình chế tác trên cơ sở tư vấn cho khách hàng. Hầu hết sản phẩm của AA có khả năng chống trầy, xây xước, chống mối mọt và chống cháy bao gồm các sản phẩm như giường tủ, bàn ghế,... được tính toán, thiết kế, tận dụng không gian hợp lý, lắp đặt thiết bị hài hòa về nội thất. Cũng như công ty thương mại An Dương, tất cả mọi sự tư vấn này được miễn phí. Ngoài ra, những sản phẩm trang trí phòng bếp thì công ty thương mại An Dương không cạnh tranh được so với sản phẩm của “ Nhà Xinh “. Mặt khác, trong những đợt khuyến mại của “ Nhà Xinh “, khi bạn đã trở thành khách hàng của họ với tấm VIP CARD, bạn sẽ được ưu tiên giảm giá 20% chi phí khi sử dụng các loại dịch vụ dưới đây: Dịch vụ giặt là tại xí nghiệp giặt là Sạch Đẹp. Dịch vụ giặt thảm, ghế sofa da, giả da, nỉ... Dịch vụ làm sạch, đánh bóng vật liệu xây dựng, vật liệu trang trí nội thất. Đây là những dịch vụ đi kèm mà công ty thương mại An Dương nên phát triển để thu hút nhiều hơn nữa khách hàng mới. Còn với “ Nhà Đẹp “, cũng như “ SERRANO “- thương hiệu kinh doanh của công ty thương mại An Dương nhập khẩu gỗ nguyên liệu để chế biến. Sản phẩm mà “ Nhà Đẹp “ đưa ra thị trường không chỉ do nước ngoài sản xuất mà ngay cả gỗ nguyên liệu đầu vào cũng nhập từ Inđônêxia, giá vào khoảng 380- 540 USD/m3. Ngoài ra còn có một số đối thủ cạnh tranh khác như Tâm Tụ, Kim Quy, MODU FUNITURE (hàng của TERMWORK), Tân Việt Mỹ. +) Tâm Tụ : các mắt hàng kinh doanh hoàn toàn là hàng nhập từ Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Italia...chất lượng không đồng đều, giá rất cao, màu tối và bóng dùng công nghệ sơn, dễ bong sau một thời gian sử dụng. Mẫu mã cầu kỳ, kích thước lớn không phù hợp với nhà nhỏ Việt Nam đồng thời các dịch vụ sau bán kém. +) Kim Quy : nguyên liệu nhập từ Trung Quốc, Malaysia công nghệ Đức nhưng lạc hậu kém hiệu quả, mẫu mã không phong phú, giá khá cao và hoạt động kinh doanh chủ yếu theo đơn đặt hàng. +) MODUN FUNITURE- hàng của TERMWORK: công nghệ Đức, Italia, nguyên liệu nhập từ Oxtralia, Đài Loan chủ yếu kinh doanh thiết bị văn phòng các loại. Tuy nhiên không có hệ thống Showroom lớn. +) Tân Việt Mỹ : công nghệ Mỹ, nguyên liệu nhập từ Malaysia, Đức. Mới chỉ thăm dò thị trường Hà Nội chứ chưa khuyếch trương kinh doanh. 2.1.3.2 tình hình hoạt động kinh doanh của công ty một số năm qua: Trong thời gian hoạt động kể từ khi bắt đầu (năm 1997) cho đến nay, công ty đã khẳng định được sự tồn tại và phát triển của mình. Điều đó được thể hiện khi doanh số bán cũng như lợi nhuận của công ty liên tục tăng qua các năm và có vị trí vững chắc trên thị trường. Có thể xem như trong cuộc chiến thương hiệu công ty An Dương đã đạt được thành công lớn, nếu chúng ta nhìn lạI quá trình khẳng định mình trong những năm đầu của công ty. Vào cuối năm 1998 đầu năm 1999, tỷ phần thị trường của “ Nhà Xinh “ rất lớn trong khi thị phần của công ty thương mạI An Dương lạI rất nhỏ. Nhờ có sự nỗ lực hết mình , áp dụng những chính sách xúc tiến bán thích hợp, hiện nay công ty đã vươn lên chiếm giữ khoảng 70% thị phần tức là công ty cung cấp khoảng 70% số lượng các sản phẩm đồ gỗ nội thất văn phòng và nội thất gia đình trên thị trường, trong đó nội thất gia đình chiếm 65.5% còn nội thất văn phòngchiếm 34.5% ( trong tỉ phần hàng hóa cung cấp trên thị trường của công ty ). Như vậy , đối với công ty thương mạI An Dương đồ gỗ trang trí nội thất gia đình đang dần dần trở thành mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty. 2.1.4- Sơ lược Tình hình hoạt động kinh doanh các mặt hàng đồ gỗ nội thất văn phòng và nội thất gia đình của công ty thương mại An Dương: Ngay từ những năm đầu thành lập, đồ gỗ trang trí nội thất đã được xác định là mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty.Năm 2001 trong khoản doanh thu hơn chín tỷ của hàng đồ gỗ thì riêng đối với mặt hàng nội thất gia đình ,doanh thu đã chiếm 81,5% còn đồ gỗ nội thất văn phòng chiếm khoảng15% so với doanh thu bán hàng đò gỗ nội thất. Với một tập hợp đa dạng các mặt hàng kinh doanh, công ty thương mại An Dương cung cấp cho thị trường đầy đủ các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho việc trang trí nội thất gia đình và nội thất văn phòng . Điều đó được thể hiện rõ trong bảng số liệu sau: Biểu: Kết quả hoạt động kinh doanh chi tiết đối với đồ gỗ nội thất gia đình và nội thất văn phòng của công ty thương mạI An Dương (giai đoạn 2001-2003) Đơn vị: 1000 đ Tên mặt hàng 2001 2002 2003 Bàn văn phòng 541.175 547.166 312.546 Ghế văn phòng 360.783 218.866 125.018 Tủ tài liệu 450.979 437.733 812.620 Bộ giường tủ 4.933.714 6.131.545 7.101.051 Bộ SOFA 1.352.938 1.641.498 1.125.166 Kệ trang trí 748.625 1.041.804 2.000.296 Giường JVC 631.371 924.711 1.150.170 Tổng cộng 9.019.585 10.943.323 12.626.867 Nguồn: phòng TC-KT công ty thương mại An Dương Như trên đã nêu tổng doanh thu các mặt hàng kinh doanh của công ty thương mại An Dương vào năm 2001 là 9.346.723.000 đồng trong đó chỉ tính riêng doanh thu đối với mặt hàng đồ gỗ trang trí nội thất (gồm nội thất gia đình và văn phòng ) đã đạt được 9.019.587.695 đồng (chiếm 96,5% tổng doanh thu cả năm). Sang năm 2002 và 2003, doanh thu đối với mặt hàng nội thất văn phòngcủa công ty thương mại An Dương giảm dần, năm 2002 là 11% năm 2003 là 10%. Nhìn vào biểu trên ta nhận thấy rõ những mặt hàng như kệ trang trí, giường JVS, bộ SOFA, tiếp tục là những mặt hàng chiến lược của công ty thương mại An Dương. Sự gia tăng nhanh chóng doanh thu của công ty thương mại An Dương do rất nhiều nguyên nhân tác động tới, nhưng có thể kể đến một số nguyên nhân chủ yếu sau: Chủng loại các mặt hàng kinh doanh của công ty được mở rộng nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau về một loạI hàng hóa, không chỉ tăng thêm các mặt hàng trang trí nội thất gia đình như Bonn, Prisma... mà còn tăng thêm đối với các mặt hàng nội thất văn phòng như bàn nối cạnh, bàn liên hoàn, bàn tròn xoay... Kết quả của việc súc tiến nghiên cứu và bao quát thị trường tốt, sự cố gắng, nỗ lực và sự phối hợp hoạt động nhịp nhàng của toàn thể các cán bộ công nhân viên trong công ty cũng là một nhân tố quan trọng không thể thiếu tác động tới việc doanh thu của công ty không ngừng tăng lên và kéo theo đó là lợi nhuận của công ty cũng không ngừng tăng qua các năm. Việc tăng doanh thu và lợi nhuận không ngừng tăng lên đã kích thích công ty tăng đầu tư mở rộng mặt bằng cơ sở và cũng loại bỏ những mắt xích kém hiệu quả. Công ty đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường qua 8 năm hoạt động, khách hàng đã quen thuộc với những sản phẩm mang nhãn hiệu SERRNO do công ty thương mại An Dương cung cấp thông qua 2 cửa hàng ở 191 Bà Triệu và 1E Cát Linh. Các dịch vụ trước, trong và sau khi bán hàng cũng như công tác bảo hành sản phẩm đã được công ty thực hiện một cách triệt để trong vòng 12 tháng kể từ khi sản phẩm bắt đầu được bán. Tức là bắt đầu từ khi khách hàng có nhu cầu về sản phẩm của công ty thì đã được gợi ý để chọn những sản phẩm sao cho thích hợp nhất và khách hàng thấy đúng yêu cầu đến khi vận chuyển, lắp đặt và sản phẩm mà khách hàng lựa chọn vẫn được công ty quan tâm đến trong 12 tháng tiếp theo sau đó. Hoạt động của công ty luôn hướng tới sự tối đa hóa lợi nhuận dựa trên cơ sở đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu nghĩa là chỉ cung cấp cho khách hàng những sản phẩm đã qua kiểm tra, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật. Vì thế mà phòng thiết kế cũng rất quan trọng đối với công ty vì họ có trách nhiệm kiểm tra giám sát tình hình hoàn thiện sản phẩm cho khách hàng đồng thời xử lý những sau sót bất ngờ xảy ra, bảo hành và sửa chữa sản phẩm của công ty. Chính họ là một nhân tố rất quan trọng đem đến cho công ty uy tín đối với khách, giúp cho công ty ngày càng nâng cao lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh. Sản phẩm đồ gỗ mà công ty cung cấp có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dàI (trên 10 năm ) nên người tiêu dùng quan tâm không chỉ đến kiểu giáng mà còn chất lượng sản phẩm . Đáp ứng những yêu cầu thị trường , sản phẩm đồ gỗ do công ty cung cấp đảm bảo tiêu chuẩn về chất lượng không chỉ về nguyên liệu đầu vào mà còn về khả năng thích ứng với mọi chất tẩy rửa và chống bào mòn. -Thứ nhất về nguyên liệu đầu vào:về vấn đề nguyên liệu sản xuất , sản phẩm đồ gỗ do công ty cung cấpđược sản xuất từ gỗ ép MDP với qui trình công nghệ như sau: Nghiền nhỏ dưới dạng hạt+ một số hóa chất Tấm gỗ ép éP ở nhiệt độ áp suất lớn Gỗ Phủ lớp Melamin Xuất phát diểm của qui trình là gỗ thông nhưng chỉ sử dụng thân cây. Nó khác với những loại gỗ ép từ cao su sử dụng cả thân và lá . Sau đó được nghiền nhỏ thành dạng bột rồi trộn thêm hóa chất chông mọt,cong vênh và có khả năng phù hợp với sự thay đổi thời tiết rồi đem ép dưới áp suất và nhiệt độ cao sau khi đã phủ một lớp melamin.việcphủ mộtlớp melamin lên bề mặt gỗ không chỉ giúp cho tấm gỗ ép có vân và màu sắc mà còn có khả năng chống cháy nhẹ và không ngấm nước. Sở dĩ như vậy là do Melamin là một dạng hóa chất ở dạng lỏng , nếu được phủ lên bề mặt gỗ dưới tác động của áp suất và nhiệt độ cao thì nó đặc biệt bám rất chắc , không bị bong mà còn tạo màu sắc và vân gỗ . -Thứ hai về khả năng thích ứng: bề mặt các sản phẩm đồ gỗ Singapore có thể thích ứng với mọi chất tảy rửa như cồn , xăng, dầu hỏa,... cũng như không bay màu ở cường độ ánh sáng cao. NgoàI ra sản phẩm còn có khả năng chịu ẩm tốt rất phù hợp với đIều kiện khí hậu nước ta. Vị trí của các cửa hàng rất thuận tiện cho khách hàng tham quan và mua hàng. Hai cửa hàng của công ty thương mại An Dương đều được bố trí ở trung tâm thành phố, trên những trục đường giao thông chính, đông người qua lại và xung quanh không có các cửa hàng của các đối thủ cạnh tranh. Nhận thức rõ đây là vị trí có ưu thế thương mại lớn nên năm 1999 công ty đã tăng diện tích kinh doanh của cửa hàng số 1 từ 200 lên 800 m2, tại đây sản phẩm được trưng bày và bố trí hài hòa tạo cho khách hàng có cảm giác ẩm cúng. Đặc biệt tại cửa hàng số 1 cũng là nơi công ty đặt trụ sở chính. Còn cửa hàng số 2 diện tích 200m2 không chỉ nằm ngay cạnh siêu thị thương mại Cát Linh mà còn là nơi tập trung nhiều cửa hàng chuyên cung cấp vật liệu xây dựng. Kết quả của các chiến dịch quảng cáo và chương trình kích thích tiêu thụ hiệu quả đối với các mặt hàng chủ yếu cùng với đội ngũ nhân viên bán hàng có hiệu quả. Tất cả những đIều này đều cùng đến làm cho doanh thu của công ty Khách hàng Cửa hàng số 2 Các phòng ban của công ty Công ty khác Công ty thương mạI An Dương Công ty khác Công ty SERRANO-Việt Nam LTD tăng lên. Ta có đơn giá một số sản phẩm của công ty như sau: Bộ giường tủ: -SER 10 + SVW8N 10.500.000 đ -SER 9 + SVW23 13.500.000 đ -SB 9 + SVW23 16.200.000 đ -SER 307 + SVW8N 9.500.000 đ -SER 304 + SVW8N 9.500.000 đ Tủ gia đình: -SVW23 4.725.000 đ -SVW8N 3.300.000 đ -SVW28 3.750.000 đ -SVW38 5.250.000 đ Giường ngủ: -MB4 4.275.000 đ -MB1 3.675.000 đ -SBB9 4.875.000 đ -89B 3.825.000 đ Lưu ý: -Một bộ giường tủ gồm: một giường ngủ, một bàn phấn, một tủ áo ba hoặc bốn cánh, hai táp đầu giường (không bao gồm đệm, ga, gối ) II.Tình hình tài chính và phân tích tài chính doanh nghiệp của công ty An Dương: 2.2.1 Tình hình tài chính của công ty An Dương: Để xem xét tình hình tài chính của công ty thương mại An Dương trước hết chúng ta có các thông tin từ các báo cáo tài cính sau: Báo Cáo Kết Quả Kinh Doanh, công ty thương mại An Dương trong một số năm qua (giai đoạn 2000-2003): BCKQKD: Đơn vị: 1000 đ Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 Doanh thu thuần 8.542.300 9.346.723 11.555.782 13.457.321 Giá vốn 7.913.200 8.658.336 10.704.698 12.466.189 Chi phí quản lý kinh doanh 184.531 201.889 239.604 290.677 Chi phí khác 27.000 25.432 29.040 31.000 LNTT&lãi 417.587 461.066 582.440 669.455 Lãi vay 146.990 162.295 240.424 168.702 LNTT 270.597 298.771 342.016 500.753 Thuế thu nhập doanh nghiệp 86.591 95.606 109.445 160.241 Lợi nhuận sau thuế 184.006 203.165 232.571 340.512 Nguồn : phòng TC-KT công ty thương mại An Dương Bảng cân đối kế toán công ty thương mại An Dương (giai đoạn 2000-2003): BCĐKT: Đơn vị: 1000 đ Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 I. Tài sản lưu động: - Tiền mặt - Tiền gửi ngân hàng - Phải thu khách hàng - Phải thu khác - VAT khấu trừ - Hàng tồn kho II. Tài sản cố định: - TSCĐ ( nguyên giá) - Khấu hao - TSCĐ ( giá trị còn lại) 2.099.697 6.761 851.327 68.143 7.678 137.845 1.027.943 147.345 3.678 143.667 2.397.450 7.719 972.051 77.807 8.152 157.392 1.174.392 172.347 4.200 168.147 2.792.510 8.992 1.132.229 90.628 8.235 183.328 1.369.098 200.000 7.532 192.468 3.451.802 11.115 1.399.540 112.024 11.400 226.611 1.691.112 212.000 8.047 203.953 Tổng TS 2.243.364 2.565.597 2.984.978 3.655.755 I. Nợ phải trả: - Nợ ngắn hạn - Nợ dài hạn II. Vốn chủ sở hữu 1.280.815 1.139.925 140.890 962.549 1.429.048 1.236.133 192.915 1.136.549 1.648.429 1.415.171 233.258 1.336.549 2.088.956 1.831.553 257.403 1.566.799 Tổng NV 2.243.364 2.565597 2.984.978 3.655.755 Nguồn : phòng TC-KT công ty thương mại An Dương Đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty: Sự phát triển của công ty được thể hiện qua tốc độ gia tăng của vốn năm 2000 nguồn vốn của công ty là 2.243.364.000 đồng năm 2001 là 2.565.597.000 đồng (tăng 14,3% so với năm 2000) ...đến năm 2003 tổng nguồn là 3.655.755.000 đồng (tăng 62,9% so với năm 2000) . Công ty thương mại An Dương đã khai thác tốt các nguồn huy động, tuy nhiên vốn tăng lên chủ yếu là do vay ngắn hạn. trong đó tỷ trọng vốn chủ sở hữu qua các năm như sau: năm 2000 là 42,9% ; năm 2._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5617.doc
Tài liệu liên quan