Một số ý kiến góp phần hoàn thiện hình thức trả lương ở Nhà máy Cơ khí Cầu Đường - LHĐS Việt Nam

Lời cảm ơn Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến với thầy giáo Trần Xuân Cầu. Trong thời gian ngắn với những hạn chế về kiến thức nhưng nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình và động viên của thầy tôi đã hoàn thành chuyên đề thực tập với kết quả mong muốn. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của tập thể giáo viên khoa Kinh tế Lao động và dân số - Trường Đại học kinh tế quốc dân. Tôi xin chân thành cảm ơn toàn bộ cán bộ và công nhân viên của nhà máy cơ khí cầu đường - Liên hiệp đường sắt Việt Nam đã giú

doc43 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1226 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số ý kiến góp phần hoàn thiện hình thức trả lương ở Nhà máy Cơ khí Cầu Đường - LHĐS Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p đỡ tôi trong quá trình thực tập tại nhà máy. Do có hạn chế về kiến thức và thời gian, bản chuyên đề thực tập tốt nghiệp này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót vì vậy rất mong nhận được sự đóng góp và nhận xét của các thầy cô giáo và cán bộ của nhà máy cơ khí cầu đường. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn và gửi lời chúc tốt đẹp tới thầy giáo Trần Xuân Cầu, các thầy cô giáo trong Khoa Kinh tế Lao động và dân số - Trường Đại học Kinh tế quốc dân cùng toàn thể cán bộ công nhân viên của nhà máy cơ khí cầu đường - Liên hiệp đường sắt Việt Nam. Phần mở đầu Tiền lương là một phạm trù kinh tế có ý nghĩa quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội. Nó có tác động lớn đến với việc phát triển kinh tế ổn định và cải thiện đời sống của nhiều người lao động. Vì vậy dưới mọi hình thái kinh tế - xã hội. Nhà nước các chủ dn và mọi tầng lớp lao động đều quan tâm đến chính sách tiền lương. Do đó thường xuyên đổi mới chính sách tiền lương cho phù hợp với những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi nước trong từng thời kỳ là nhiệm vụ rất quan trọng. Dưới ánh sáng của nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII đất nước ta đang chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng XHCN. Cho đến nay chúng ta thu được nhiều thành tựu đáng kể, đặc biệt các doanh nghiệp sau một thời gian ngỡ ngàng trước cơ chế thị trường nay đã phục hồi và vươn lên trong sản xuất kinh doanh. Trong cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, các doanh nghiệp được hoàn toàn tự chủ trong sản xuất kinh doanh lấy thu bù chi và kinh doanh có lãi mới tồn tại được. Trước yêu cầu đó các doanh nghiệp công nghiệp không ngừng vươn lên hoàn thiện mọi hoạt động của mình để giảm giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh. Một trong những vấn đề các doanh nghiệp cần phải quan tâm hàng đầu là phát huy đến mức cao nhất tác dụng của các phương pháp kinh tế trong quản lý kinh tế vì nó là phương pháp có tác dụng nhất trong các doanh nghiệp. Phương pháp này đỏi hỏi phải sử dụng và phân chia đúng đắn tiền lương cho người lao động cùng với các chế độ thưởng phạt vật chất. Nhà nước cho phép các doanh nghiệp được lựa chọn các hình thức trả lương phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình sao cho nó phát huy tốt nhất tác dụng đòn bảy kinh tế của tiền lương. ở nước ta chế độ trả lương theo sản phẩm và chế độ lương thời gian đang được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp. Tuy nhiên hình thức này luôn kèm theo những điều kiện khác mà có hoàn thiện được chúng thì mới phát huy tác dụng của tiền lương còn nếu không sẽ gây ảnh hưởng ngược lại, tác động xấu cho sản xuất gây mâu thuẫn giữa công nhân và cán bộ quản lý, suy giảm mọi động lực lao động sáng tạo của họ. Vì vậy vấn đề hoàn thiện công tác trả lương là một nhiệm vụ quan trọng trong tổ chức kinh tế của Nhà máy cơ khí cầu đường. Sau một thời gian thực tập tại nhà máy tôi có một số ý kiến về công tác trả lương của nhà máy trong chuyên đề thực tập tốt nghiệp. "Một số ý kiến góp phần hoàn thiện hình thức trả lương ở Nhà máy cơ khí cầu đường - Liên hiệp đường sắt Việt Nam". Chuyên đề gồm 3 phần: Cơ sở lý luận của vấn đề trả lương cho người lao động Phân tích tình hình tiền lương ở Nhà máy cơ khí cầu đường - Liên hiệp đường sắt Việt Nam. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các hình thức trả lương tại nhà máy cơ khí cầu đường. Phần một Cơ sở lý luận của một vấn đề trả lương cho người lao động - Tiền lương và các hình thức tiền lương I/ Khái niệm về tiền lương: Theo quan niệm đổi mới của Đảng và Nhà nước ta hiện nay để chính sách tiền lương phù hợp với điều kiện của nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đảng ta đã khẳng định tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 7: "Cải cách cơ bản chính sách tiền lương và tiền công theo nguyên tắc. Tiền lương và tiền công phải dựa trên số lượng và chất lượng lao động - đảm bảo tái sản xuất sức lao động tiền tệ hóa tiền lương, xóa bỏ mọi chế độ bao cấp ngoài lương dưới mọi hình thức hiện vật. Thực hiện mối tương quan hợp lý giữa tiền lương và thu nhập của các bộ phận lao động xã hội". (Trích trang 74 - Văn kiện Đại hội Đảng 7). Tiền lương đóng vai trò đặc biệt trong đời sống của người lao động, nó quyết định sự ổn định và phát triển của kinh tế gia đình họ. Tiền lương là nguồn để tái sản xuất sức lao động cho người lao động. Vì vậy nó có tác động rất lớn đến thái độ của họ đối với sản xuất cũng như với xã hội. Tiền lương cao họ sẽ nhiệt tình hăng say làm việc ngược lại tiền lương thấp sẽ làm họ chán nản, không quan tâm đến công việc của doanh nghiệp. Vì vậy tiền lương tiền công không chỉ là phạm trù kinh tế mà còn là yếu tố hàng đầu của chính sách xã hội. Xét trên góc độ quản lý kinh doanh, quản lý xã hội vì tiền lương là nguồn sống của người lao động nên nó là một đòn bảy kinh tế cực kỳ quan trọng. Thông qua chính sách tiền lương Nhà nước có thể điều chỉnh nguồn lao động giữa các vùng theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Xét trên phạm vi doanh nghiệp tiền lương đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích người lao động phát huy mọi khả năng lao động sáng tạo của họ, làm việc tận tụy có trách nhiệm cao đối với công việc. Tiền lương cao hay thấp sẽ là yếu tố quyết định đến tình cảm và thức thức công việc của họ đối với xí nghiệp. Đặc biệt trong cơ chế thị trường hiện nay phần lớn lao động được tuyển dụng trên cơ sở hợp đồng lao động người lao động được tự do bán sức lao động của mình cho nơi nào mà họ coi là hợp lý nhất. Đồng thời tiền lương không mang tính chất bình quân chủ nghĩa có nghĩa là: có thể cùng một trình độ chuyên môn, cùng một bậc thợ nhưng thu nhập lại khác nhau do giá trị sức lao động khác nhau, và có như vậy khi đó thì tiền lương là một đòn bảy kinh tế kích thích sản xuất phát triển. Như vậy tiền lương đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp nó không chỉ đảm bảo đời sống cho người lao động tái sản xuất sức lao động cho họ mà còn là một công cụ để quản lý doanh nghiệp, một đòn bảy kinh tế đầy hiệu lực. Tuy nhiên chỉ trên cơ sở áp dụng đúng đắn chế độ tiền lương, đảm bảo các nguyên tắc của nó thì mới phát huy được mặt tích cực và ngược lại sẽ ảnh hưởng xấu đến toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. II/ Các nguyên tắc trả lương: Để phát huy tốt tác dụng của tiền lương trong hoạt động sản xuất kinh doanh và đảm bảo hiệu quả của doanh nghiệp khi tổ chức tiền lương cho người lao động cần đạt được các yêu cầu sau: - Bảo đảm tái sản xuất sức lao động và không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động. - Làm cho năng suất lao động không ngừng nâng cao. - Đảm bảo tính đơn giản, rõ ràng dễ hiểu. Để phản ánh đầy đủ các yêu cầu trên khi tổ chức tiền lương phải đảm bảo 3 nguyên tắc cơ bản sau: * Nguyên tắc 1: Trả lương ngang nhau cho lao động ngang nhau. Nguyên tắc này được đề ra dựa trên cơ sở quy luật phân phối theo lao động. Nội dung của nguyên tắc này là trong mọi điều kiện, mọi công việc của quá trình sản xuất cũng như việc hao phí như nhau phải được trả lương như nhau. Ngược lại những lao động khác nhau phải trả lương khác nhau. Nguyên tắc đòi hỏi trả lương cho lao động không phân biệt nam, nữ, tuổi tác, dân tộc mà phải căn cứ vào đóng góp của họ để trả lương. * Nguyên tắc 2: Đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động bình quân lớn hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân. Thực ra nguyên tắc này nêu lên quan hệ giữa làm và ăn không thể tiêu dùng vượt quá những gì đã làm ra. Mặt khác, yêu cầu của phát triển xã hội là phải có tái sản xuất mở rộng, phải có tích lũy ngày càng tăng cũng không cho phép vi phạm nguyên tắc này. * Nguyên tắc 3: Tiền lương phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động. Vì sức lao động là năng lực lao động của con người, là toàn bộ thể lực trí tuệ của con người. Sức lao động thể hiện ở trạng thái thể lực, tinh thần, trạng thái tâm lý, sinh lý, thể hiện ở trình độ nhận thức, kỹ năng lao động, phương pháp lao động. Trong chế độ tiền lương trước đây còn có nguyên tắc đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa các ngành trong nền kinh tế quốc dân dựa trên vai trò vị trí của nó trong nền kinh tế quốc dân. Nguyên tắc này nhằm kích thích sự phát triển của các ngành mũi nhọn về các ngành khác theo trình độ ưu tiên. Trên đây là những nguyên tắc bất di bất dịch của chính sách tiền lương đối với toàn bộ xã hội. Còn đối với việc trả lương, trả công ở các đơn vị cơ sở được dựa vào năng suất, chất lượng và hiệu quả công tác của từng người lao động và không được thấp hơn mức quy định hiện nay ở mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định là 144.000đ/người/tháng (Theo Nghị định 26CP-120.000đ/tháng/người năm 1995). III/ Các hình thức tiền lương a) Hình thức tiền lương trả theo sản phẩm: Hình thức trả lương theo sản phẩm được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp, xí nghiệp công nghiệp cũng như trong một số ngành kinh tế khác có điều kiện. Vì nó thực sự mang lại hiệu quả kinh tế. Hình thức trả lương theo sản phẩm có các dạng như sau: - Chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân - Chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể - Chế độ trả lương theo sản phẩm gián tiếp - Chế độ trả lương khoán - Chế độ trả lương theo sản phẩm có thưởng - Chế độ trả lương theo sản phẩm lũy tiễn Chế độ trả lương theo sản phẩm là tiền lương mà người lao động nhận được phụ thuộc vào đơn gián tiền lương cho 1 đơn vị sản phẩm hoàn thành (hay công việc) và số lượng sản phẩm (hay công việc) được sản xuất ra (hay hoàn thành) đảm bảo chất lượng tiêu chuẩn quy định. Đơn giá tiền lương được tính theo công thức: LCB ĐG = ---------- MSL hoặc ĐG = LCB x MTG ĐG : Đơn giá sản phẩm LCB : Lương theo cấp bậc công việc MSL : Mức sản lượng MTG : Mức thời gian Tiền lương trả theo sản phẩm được xác định LSP = ĐG x M1 LSP : Lương sản phẩm M1 : Số lượng sản phẩm thực tế làm ra Hiện nay trong các doanh nghiệp việc áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm đối với người lao động cùng cơ bản dựa trên 6 hình thức trả lương trên nhưng tùy theo từng loại hình doanh nghiệp, xí nghiệp, cơ cấu tổ chức, cơ cấu mặt hàng sản phẩm mà việc áp dụng 1 trong 6 tháng hình thức trả lương hoặc có thể ở bộ phận này thì áp dụng hóa hình thức trả lương theo sản phẩm loại này ở bộ phận khác tổ, đội khác lại áp dụng hình thức trả lương sản phẩm theo loại hình khác để mục đích cuối cùng là: sản xuất phát triển năng suất lao động của doanh nghiệp tăng, tiền lương trả cho người lao động được cải thiện hợp lý, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn đạt hiệu quả. b) Hình thức trả lương theo thời gian: Hình thức trả lương theo thời gian là tiền lương mà người lao động nhận được phụ thuộc vào suất lương cấp bậc và thời gian làm việc thực tế của họ. Hình thức này chủ yếu áp dụng đối với những người làm công tác quản lý (gián tiếp) trong doanh nghiệp. Còn đối với công nhân sản xuất chỉ áp dụng đối với nhiều bộ phận không thể tiến hành định mức được một cách chính xác, chặt chẽ. Hình thức này có 2 chế độ trả lương. - Chế độ trả lương theo thời gian giản đơn bao gồm: + Lương giờ: Tính theo mức lương cấp bậc giờ và số giờ làm việc. + Lương ngày: Tính theo mức lương cấp bậc ngày và số ngày làm việc thực tế. + Lương tháng: Tính theo mức lương cấp bậc tháng. - Chế độ trả lương theo thời gian có thưởng. Chế độ trả lương này có sự kết hợp giữa chế độ trả lương theo thời gian giản đơn và tiền lương khi người lao động đã đạt được những chỉ tiêu về số lượng và chất lượng công tác đã quy định. c) Các điều kiện để trả lương sản phẩm: - Điều kiện 1: Xây dựng được một hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật phản ánh chính xác kết quả lao động. Phải phân tích tính toán tỉ mỉ và chính xác mọi khả năng tăng năng suất lao động trong nhà máy từ máy móc, thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu đến con người cũng như các yếu tố ảnh hưởng khác. Vì định mức lao động là căn cứ để xác định đơn giá. Định mức thấp sẽ làm tăng chi phí tiền lương, định mức cao gây tâm lý chán nản trong công nhân. Đó là việc làm khó vì vậy điều cơ bản là các định mức để tính toán đơn giá sản phẩm phải được xây dựng sát thực tế trong từng thời gian, phải có tính tiên tiến và phải đảm bảo cho đại đa số công nhân có thể thực hiện được. - Điều kiện 2: Cải tiến tổ chức sản xuất, tổ chức lao động để có thể áp dụng hình thức tiền lương theo sản phẩm. Chú trọng cải tiến công tác kế hoạch nhất là kế hoạch tác nghiệp, kế hoạch cung cấp nguyên vật liệu động lực đảm bảo cho sản xuất được đồng bộ, vượt mức và liên tục tránh hiện tượng ngừng việc chờ nguyên vật liệu lãng phí thời gian làm việc. Bố trí lao động ở từng nơi làm việc sát đáng. - Điều kiện 3: Cải tiến chế độ thống kê, kế toán, nguyên vật liệu và nghiêm thu chính xác kết quả lao động, tăng cường công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm. Về hình thức trả lương sản phẩm kích thích người lao động tăng nhanh năng suất lao động không chú ý đến việc tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu, mà chỉ chú ý đến mục đích tăng sản lượng. Do đó đòi hỏi doanh nghiệp phải có hệ thống định mức tiêu hao nguyên vật liệu và một yêu cầu đặt ra là kết quả khi tính lương sản phẩm phải chú ý đến số lượng sản phẩm. - Điều kiện 4: Tổ chức phục vụ tốt nơi làm việc là tổ chức cung cấp cho nơi làm việc các phương tiện vật chất kỹ thuật cần thiết để có thể tiến hành quá trình sản xuất, quá trình lao động một cách liên tục và đạt hiệu quả cao. Nội dung phục vụ bao gồm. + Trang bị nơi làm việc + Bố trí nơi làm việc + Phục vụ nơi làm việc Hệ thống phục vụ nơi làm việc trong nhà máy bao gồm: - Chuẩn bị kỹ thuật cho sản xuất giao nhiệm vụ cho từng nơi làm việc chuẩn bị tài liệu. - Phục vụ dụng cụ đề ra công nghệ bảo quản theo dõi sử dụng - Phục vụ việc chuyển bốc dỡ tới nơi làm việc các phương tiện vật chất cấu thành, nguyên vật liệu bán thành phẩm. - Phục vụ năng lượng: cung cấp năng lượng điện, nước... - Sửa chữa thiết bị: Sửa chữa nhỏ, vừa, lớ - Phục vụ kiểm tra: chủng lợi chất lượng nguyên vật liệu - Phục vụ sinh hoạt: quét dọn, giữ gìn vệ sinh nơi làm việc... - Điều kiện 5: Xây dựng và kiện toàn một số chế độ, thể lệ cần thiết khác nhằm phục vụ cho công tác trả lương sản phẩm được chính xác, hợp lý như đi làm ca đêm, thêm giờ, ngày lễ, chủ nhật, chế độ bù lương cho người lao động khi phải nghỉ trong ca do nguyên nhân từ phía doanh nghiệp. Tóm lại: Hình thức trả lương theo sản phẩm là một hình thức tiền lương có tác dụng lớn trong sản xuất kinh doanh vì vậy yêu cầu hoàn thiện và mở rộng phạm vi nó áp dụng, nó là một yêu cầu cấp thiết. Hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm đòi hỏi không chỉ hoàn thiện biện pháp chia lương mà còn đòi hỏi doanh nghiệp không ngừng hoàn thiện các mặt hàng về tổ chức sản xuất về tổ chức quản lý trong doanh nghiệp. Sự cần thiết hoàn thiện các hình thức tiền lương: Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới công nghệ hạ giá thành sản phẩm, tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Việc áp dụng các hình thức trả lương có ảnh hưởng tác động lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng hoàn thiện các hình thức trả lương của mình để phù hợp với tình hình mới và kích thích sản xuất phát triển. Phương hướng hoàn thiện các hình thức trả lương ở các doanh nghiệp chủ yếu dựa vào các nội dung sau: + Hình thức tiền lương sản phẩm - Thực hiện đầy đủ các điều kiện để trả lương theo sản phẩm, xác định đơn giá chính xác, đảm bảo tính đúng tính đủ các chi phí của người lao động. + Hình thức trả lương theo thời gian: phải xác định đầy đủ chính xác khối lượng công việc mà người lao động hoàn thành bằng cách phân định chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban để từ đó xác định được người lao động được hoàn thành công việc hay chưa. - Thực hiện chế độ thưởng phạt bằng vật chất đối với người lao động với công việc của mình. Thưởng đi đối với phạt. Khi đó thì mới phát huy tác dụng kích thích. Phần hai Phân tích tình hình trả lương nhà máy cơ khí cầu đường - liên hiệp đường sắt Việt Nam I/ Những đặc điểm chung của nhà máy: 1. Quá trình hình thành và phát triển nhà máy Nhà máy cơ khí cầu đường có trụ sở tại 460 Trần Quý Cáp, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Tiền thân là một xưởng cơ khí công trình có nhiệm vụ sửa chữa và sản xuất các loại thiết bị phương tiện phục vụ cho sự nghiệp bảo đảm giao thông vận tải đường sắt - trực thuộc cục đảm bảo giao thông Bộ giao thông vận tải. Ngày 1-10-1968 Bộ Giao thông vận tải quyết định thành lập nhà máy cơ khí cầu đường là xí nghiệp công nghiệp. Căn cứ vào luật tổ chức chính phủ ngày 30-9-1992 Căn cứ vào quy chế thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà nước ban hành, kèm theo nghị định số: 388/HĐBT ngày 20/11/91 của Hội đồng Bộ trưởng nay là chính phủ. Ngày 5-4-1993 Bộ Giao thông vận tải đã rà soát và quyết định thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước. Nhà máy cơ khí cầu đường trực thuộc Liên hiệp đường sắt Việt Nam. Mã số ngành kinh tế kỹ thuật: 25 2. Nhiệm vụ sản xuất và tình hình thực hiện một số chỉ tiêu a) Nhiệm vụ sản xuất: Nhà máy cơ khí cầu đường là một doanh nghiệp Nhà nước sản xuất và kinh doanh các sản phẩm, phụ kiện tà vẹt bê tông, phụ tùng đầu máy toa xe, dụng cụ cầu đường phục vụ cho thủ công, lắp đặt, sửa chữa đường sắt và các sản phẩm cơ khí khác phục vụ ngoài ngành đường sắt. Tổ chức doanh nghiệp theo hình thức: Tổ chức sản xuất kinh doanh hạch toán kinh tế độc lập. Có tư cách pháp nhân đầy đủ được mở tài khoản tại ngân hàng và sử dụng con dấu riêng. b) Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu Biểu 1: Tình hình thực hiện các chỉ tiêu Stt Chỉ tiêu Đơn vị Năm Tỷ lệ SS (%) tính 1995 1996 1997 96/95 97/95 97/96 1 Giá trị sản lượng tr.đồng 4129 4122 4899 99,83 118,64 118,85 2 Qũy lương năm _ 1131 1071 1173 94,69 103,7 109,5 3 Số lượng người l.việc Người 179 156 155 87,1 86,59 99,35 4 NSLĐ bình quân tr.đồng 23 26,4 31,6 114,78 137,39 119,69 5 Tiền lương bình quân 1000đ 527 573 631 108,72 119,7 110,1 Qua biểu 1: Ta thấy tình hình thực hiện một số chỉ tiêu cơ bản của Nhà máy cơ khí cầu đường trong 3 năm qua từ 1995-1997 là: - Sản xuất luôn ổn định - Giá trị sản lượng hàng năm là tương đối ổn định và phát triển cao nhất năm 1997. Năng suất lao động bình quân đầu người tăng năm sau cao hơn năm trước. Tiền lương bình quân đầu người hàng năm sau cao hơn năm trước. - Số lượng người làm việc giảm trong 3 năm là: 24 người Nguyên nhân đạt được kết quả là: - Do tổ chức sản xuất nhà máy ổn định - công ăn việc làm ổn định do đó mà sản xuất kinh doanh của nhà máy duy trì và phát triển. - Do sắp xếp lại sản xuất, lực lượng lao động trong 3 năm giảm 24 người về hưu - chuyển công tác nhưng sản xuất của nhà máy vẫn duy trì, năng suất lao động và tiền lương bình quân đầu người vẫn không ngừng tăng. 2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Bộ máy tổ chức quản lý sản xuất của nhà máy được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng. Biểu 2: Sơ đồ bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy. Giám đốc phó Giám đốc PX Đúc PX SX ghi PX Cơ khí II PX Cơ khí I Phòng K.thuật cơ điện Phòng Nhân chính Phòng K.toán Tài vụ Phòng KH- Vật tư - Giám đốc nhà máy có chức năng - nhiệm vụ: Chỉ đạo mọi hoạt động chung của nhà máy, trực tiếp chỉ đạo hoạt động của các phòng nghiệp vụ kế hoạch - vật tư, kế toán tài vụ, tổ chức nhân chính. - Phó Giám đốc nhà máy có chức năng - nhiệm vụ: Chỉ đạo công tác kỹ thuật, khoa học công nghệ, chế tạo sản phẩm mới và chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch sản xuất của các phân xưởng. Đồng thời chỉ đạo thực hiện công tác bảo vệ an toàn xí nghiệp, giữ gìn an ninh chính trị trật tự xã hội trong địa bàn. Các phòng ban nghiệp vụ: là bộ phận giúp việc cho ban giám đốc và chịu sự chỉ đạo của ban giám đốc. - Các phân xưởng thực hiện nhiệm vụ sản xuất khi nhà máy giao dưới sự chỉ đạo của các xưởng trưởng, cán bộ kỹ thuật, thống kê và tổ trưởng sản xuất tham mưu giúp việc... Nhìn chung cơ cấu tổ chức và tổ chức bộ máy quản lý sản xuất của nhà máy đã có sự phân cấp theo chức năng nhiệm vụ của từng phòng, phân xưởng. Đã xây dựng được mối liên hệ ngang dọc trong việc tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy vậy một vấn đề đặt ra nghiên cứu xem xét đó là số lượng phòng ban, tổ sản xuất tuy rằng gọn nhẹ phù hợp với quy mô sản xuất của nhà máy nhưng tỷ lệ gián tiếp trên tổng số CBCNV vẫn còn rất cao 30/155=19,35%. Biểu 3: số lượng lao động chuyên môn trong bộ máy quản lý Các Tổng % trong Phân theo các loại nhân viên quản lý Stt bộ phận số bộ máy Kỹ thuật Kinh tế Hành chính +y tế người quản lý Số ng' % Số ng' % Số ng' % 1 Ban giám đốc 2 6,6 1 50 1 50 2 P. KH - Vật tư 5 17,1 5 100 3 P. Kế toán - tài vụ 3 10 3 100 4 P. Nhân chính 5 17,1 3 60 2 40 5 P. Kỹ thuật 4 13,3 4 100 6 Kho 1 3,3 1 7 Phân xưởng 10 33,3 3 33 7 67 Tổng cộng 30 100 8 26,6 20 66,6 2 6,66 Qua biểu 3: cho ta thấy việc bố trí chuyên môn trong bộ máy quản lý để thực hiện các chức năng quản lý là tương đối đầy đủ nhưng số lượng gián tiếp là: 30/155 = 19,35% thì vẫn chiếm tỷ trọng tương đối lớn. Ta có bảng diễn biến số lượng lao động trong 3 năm 95-97 Stt Chỉ tiêu 1995 1996 1997 Số người % Số người % Số người % 1 Số lao động gián tiếp 31 17,3 31 19,87 30 19,35 2 Tổng số CB-CNV 179 156 155 Qua bảng số liệu ta thấy từ đầu năm 1995 đến 1997 số lượng lao động gián tiếp giảm 1 người trong khi đó số lao động trực tiếp giảm 24 người. Số lao động gián tiếp giảm ít - trực tiếp giảm nhiều làm tỷ lệ gián tiếp/trực tiếp không giảm mà lại tăng ở tỷ lệ cao, đó là điều bất hợp lý mà nhà máy cần nghiên cứu giải quyết. Từ đó mà bắt buộc nhà máy cần tìm biện pháp hợp lý hơn để tỷ trọng gián tiếp/trực tiếp phù hợp lúc đó kết quả sản xuất kinh doanh của nhà máy mới đạt năng suất cao được. 3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của nhà máy. KCS Nhập kho CK II CK I NVL Biểu 4: Quy trình công nghệ sản xuất các loại sản phẩm. Do tính chất loại hình sản xuất hàng loạt hay đặt hàng đơn lẻ từng loại sản phẩm nhưng công nghệ sản xuất cũng gần tương tự như nhau (tùy từng loại sản phẩm). Biểu 4 là quy trình công nghệ sản xuất các loại sản phẩm của nhà máy có thể là : ghi đường sắt ,đinh tam vòng tà vẹt Bêtông ,bu lông ê cu cần đường sắt... Qua sơ đồ về quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm cho ta thấy việc phân chia quá trình sản xuất thành các khâu,các công đoạn tùy theo từng loại sản phẩm hàng hóa .Bên cạnh tác dụng trong việc phát triển sản xuất theo hướng chuyên môn hóa nó có tác dụng tích cực đối với việc trừ lương cho người lao động bằng việc thông qua kết quả lao động cụ thể của mỗi người lao động.Mỗi công đoạn phân xưởng và nó đánh giá chính xác hao phí sức lao động và kết quả hao phí lao động đó . Nhìn vào sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ta thấy để có được sản phẩm cuối cùng phải trải qua rất nhiều công đoạn .Ví dụ đối với sản phẩm guốc hãm của đầu máy - toa xe đường sắt thì quá trình công nghệ được diễn ra như sau: Nguyên liệu gang - đưa qua phân xưởng này phải sử lý nguyên liệu thành bán thành phẩm là guốc hãm sau đó giao lại bên thành phẩm cho phân xưởng cơ khí để gia công sưả chữa hoàn chỉnh thành sản phẩm để có thể lắp vào làm fanh bánh tân hoặc toa xe . Sau đó thành phẩm đó được KCS và nhập kho thành phẩm . Mỗi khi nguyên liệu được đưa vào phân xưởng này kết quả sản phẩm làm ra đều được kiểm tra nghiệm thu chặt chẽ và được trở thành nguyên liệu của phân xưởng khác phân xưởng tiếp theo để gia công hoàn chỉnh . Nhìn chung nhìn vào sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ta thấy để có được sản phẩm cuối cùng phải trải qua rất nhiều công đoạn ,thực hiện nhiều thao tác và các bước công việc khác nhau.Người công nhân ở từng công đoan thực hiện những công việc của mình bằng may,hoặc tay nhưng công việc của mỗi người ở từng công đoạn lại hoàn toàn độc lập nhau . Như vậy ta có thể thâý rằng mặc dù sản xuất trải qua rất nhiều công đoạn nhưng công việc ở mỗi công đoạn là hoàn toàn độc lập và dễ dàng xác định được khối lượng hay kết quả mỗi người lao động và như vậy việc áp dụng các chế độ hình thức trả lương sản phẩm có đầy đủ cơ sở và điều kiện để thực hiện. Biểu 5: Tình hình máy móc thiết bị của nhà máy. TT Tên thiết bị Nước sản xuất Số thiết bị hiện có Số T.bị được HĐ vào SX Năm sản xuất Công suất (KW) Ghi chú 1 2 3 4 5 6 7 8 Lò đúc gang 1T/h VN 1 1 1980 10kw Máy búa 400Kb LX 1 1 1980 3,9 Máy búa 150Kb LX 1 1 1970 10 Máy búa 250 Kb LX 1 1 1970 22 Lò rèn đồng bộ VN 5 5 1992 4 Máy dập MS 340T VN 1 1 1978 33 Máy dập MS 160T VN 1 1 1978 13 Máy đột dập 120T VN 1 1 1978 5,5 Máy ép thủy lực LX 1 1 1978 5,5 Máy khoan K125 LX 3 3 1990 2,8 Máy cắt C229 LX 1 1 1978 2,8 Máy mài 2 đá VN 3 3 1990 1,7 Máy tiện 1K62 VN 5 5 1972 7,5 Máy tiện 1A616 VN 5 3 1972 4,5 Máy tiện IM63 VN 1 1 1972 13 Máy tiện TGP16 VN 1 1 1979 4,5 Máy tiện 1M95 LX 1 1 1979 4,5 18 Máy tiện TQ160 VN 1 1 1990 2,2 19 Máy tiện T630 VN 1 1 1990 10 20 Máy tiệnTR50 Ba Lan 1 1 1990 2,8 21 Máy ra răng Ba Lan 1 1 1979 2,8 22 Máy khoa LX 1 1 1980 4 23 Máy fay GM824U+P LX 2 2 1985 7,5 24 Máy fay FYD-32 Ba Lan 2 2 1980 4,5 25 Máy mài vạn năng VN 1 1 1992 1,7 26 Máy doa đầu bu lông VM 1 1 1992 2,8 27 Cần trục lăn Tự chế 1 1 1978 2,8 28 Máy bào giường TQ 1 1 1978 55 29 Máy uốn ray tự chế 1 1 1982 4,5 30 Máy đột dập 100T tự chế 1 1 1982 14 31 Máy hàn điệnTC-30 tự chế 1 1 1982 14 32 Máy cắt đột 60T tự chế 1 1 1982 5 Ngoài ra còn các thiết bị khác : Fin hàn hơi, máy vi tính ,các máy khoan ngang, cán thép ...Tình hình sử dụng thiết bị của nhà máy là: 68/89 ~ 73% .Ta thấy số lượng máy móc thiết bị được huy động vào sảnt xuất so với thiết bị là ít năng lực sản xuất máy móc thiết bị còn để lãng phí nhiều . Qua biểu 5 cho ta thấy máy móc thiết bị của nhà máy nói chung bao gồm nhiều chủng loại : Ngoại có,nội có, tự tạo có chất lượng khác nhau.Máy móc phần lớn đã cũ ,thời gian sử dụng lâu .Trên 5o% được trang bị từ những năm 8o do đó mà hoạt động không còn hiệu quả chất lượng sản phẩm không cao.Với máy móc thiết bị như trên đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ và công nhân kỹ thuật nắm chắc được tính năng tác dụng của từng loại máy móc để tiến hành tốt công tác sửa chữa trong ca làm việc và các kỳ sửa chữa lớn nhằm phục vụ một cách có hiệu quả cho hoạt động sản xuất . Trong thời gian qua để tiến hành mở rộng sản xuất và phát triển sản xuất nhà máy có tiến hành trang bị lắp đặt thêm một số máy móc mới hiện đại để nhằm thay thế một số máy đã quá cũ hỏng hóc không có khả năng sưả chữa .Số máy móc mới này sẽ tạo điều kiện cho việc nâng cao năng suất , chất lượng sản phẩm và giảm bớt các thao tác ,hao phí không cần thiết của người lao động nhưng số lượng máy móc mới này còn ít chưa nhiều . 4) Đặc điểm về lao động . Đội ngũ công nhân viên cuả nhà máy có năng lực và nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và kinh doanh . Đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế gồm có : 2O người chiếm l5,5% trong tổng số lao động toàn nhà máy trong đó có l7 người có trình độ đại học, 3 người có trình độ trung học , đa số được đào tạo từ các trường đại học trong nước .Số cán bộ kỹ thuật gồm 8 người trong đó cả 8 người đều có trình độ đại học .So với cán bộ qủan lý kinh tế thì tỷ lệ này là hợp lý , hầu hết là các kỹ sư tốt nghiệp các trường : Đại học bách khoa ,Đại học giao thông vận tải, Đại học kinh tế quốc dân và Tài chính ... rất phù hợp với công tác quản lý điều hành sản xuất ở nhà máy . Cán bộ làm công tác kỹ thuật trình độ đại học chuyên ngành cơ khí - điện hiện nay tập trung ở phòng kỹ thuật - KCS và các phân xưởng của nhà máy .Do vậy mà số cán bộ kỹ thuật bố trí ở nhà máy là hợp lý .Tuy rằng số lượng công nhân có tăng hay giảm . Biểu 6: cơ cấu tuổi và giới tính của đội ngũ lao động ở nhà máy cơ khí cầu đường. Chỉ tiêu Cơ cấu tuổi Cơ cấu giới tính 20-30 30-40 40-50 50-60 Nam Nữ Số lao động 6 51 91 7 112 43 Nhà máy có đội ngũ công nhân viên tuổi đời bình quân = 4Otuổi trình độ văn hóa 9O% đã tốt nghiệp cấp 3 thời gian công tác tại nhà máy trên l5 năm .Đó chính là thế mạnh của nhà máy trong việc phát triển sản xuất kinh doanh có hiệu quả và toàn bộ số CNKT đều đã được qua đào tạo các nghề trước khi vào làm ở nhà máy . Biểu 7. Cơ cấu trình độ văn hóa -chuyên môn Stt Chỉ tiêu Đại học Trung cấp PTTH đã qua đào tạo CNKT PTTH Chưa qua đào tạo CNKT 1 Lao động toàn NM 25 7 123 0 2 Lao động nam 18 5 89 0 3 Lao động nữ 7 2 34 0 Nhận xét chung : Qua toàn bộ đặc điểm riêng của nhà máy như trên ta thấy rằng : Bộ máy quản lý ,tình hình máy móc thiết bị , lực lượng lao động toàn nhà máy là l hệ thống hợp lý . Nhà máy mang tính chất sản xuất chuyên ngành cơ khí phục vụ cho sản xuất kinh doanh của ngành đường sắt đồng thời cùng tham gia ký hợp đồng sản xuất kinh doanh các sản phẩm khác phục vụ cho các đơn vị kinh tế ngoài ngành trong nền kinh tế quốc dân . Có những đặc điểm riêng nhưng đặc điểm chung nhất là chuyên ngành cơ khí trong cơ chế thị trường hiện nay do đó mà có những đặc điểm riêng khó khăn khác nhau : Hiện nay nhà máy đang gặp rất nhiều khó khăn trong quá trính quản lý tổ chức sản xuất kinh doanh , công ăn việc làm cho người lao đông .Đó là những bức xúc rất lớn đặt ra cho lãnh đạo nhà máy , đòi hỏi nhà máy một sự nghiên cứu tìm tòi ,đa dạng hóa sản phẩm ,liên doanh ,liên kết,tìm một giải pháp hiệu quả nhất để nhằm duy trì sản xuất đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên trong toàn nhà máy góp phần ổn định xã hội . II/ Phân tích tình hình trả lương cho người lao động tại nhà máy cơ khí cầu đường - liên hiệp đường sắt Việt Nam . Thực hiện công văn số 629/TCCB-LĐ ngày l8-7-l997 của Liên hiệp đường sắt Việt Nam hướng dẫn việc trả lương cho CNVC theo thông tư số l3 ngày lO-4-l997 cjủa Bộ LĐTB-XH . Xét điều kiện thực tế của nhà máy cơ khí cầu đường . Sau khi thông qua Đại hội công nhân viên chức nhà máy ngày 2O-l-l998 nhà máy đã đưa ra quy định cụ thể cho việc trả lương đối vợi CNVC nhà máy . Đối tượng áp dụng :._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQ0051.doc
Tài liệu liên quan