Một số ý kiến nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty Bia Nghệ An

Lời mở đầu Việc chuyển đổi từ cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường đã tạo ra cho doanh nghiệp nhiều cơ hội và cũng rất nhiều thử thách. Từ chỗ sản xuất cái gì ? bao nhiêu ? Cho ai ? đều được phân theo chỉ tiêu kế hoạch. Đến nay những câu hỏi đó đều được quyết định thông qua thị trường. Để đứng vững và phát triển trong cơ chế thị trường vấn đề tiêu thụ sản phẩm đối với các doanh nghiệp hết sức quan trọng. Đặc biệt đối với công ty bia Nghệ An vấn đề tiêu thụ càng

doc67 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1458 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số ý kiến nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty Bia Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trở nên đặc biệt quan trọng do công ty đang hoạt động trong một lĩnh vực sản xuất cạnh tranh cao. Ngày càng có nhiều đối thủ tham giavào lĩnh vực này. Qua quá trình tìm hiểu thực tế tại công ty. Được sự giúp đỡ tận tình của ban lãnh đạo công ty đặc biệt là phòng kế toán công ty bia Nghệ An. Kết hợp với kiến thức ở trường học tôi chọn đề tài : “Một số ý kiến nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty bia Nghệ An”. Nội dung chuyên đề gồm 3 phần. PhầnI: Hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp Công nghiệp trong cư chế thị trường Phần II: Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở công ty bia Nghệ An thời gian qua. Phần III : Một số ý kiến nhằm đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm của công ty bia Nghệ An. Phần I. Hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp công nghiệp trong cơ chế thị trường. I. Khái niệm, yêu cầu, vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. 1. Khái niệm tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp công nghiệp. Kinh doanh chính là việc thực hiện một hoặc một số công đoạn của quá trình sản xuất tiêu thụ sản phẩm nhằm mục đích sinh lời. Như vậy, tiêu thụ sản phẩm trở thành một khâu quan trọng trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp. Theo nghĩa hẹp, tiêu thụ sản phẩm thực chất là bán hàng. Đó là quá trình chuyển giao hàng hoá cho khách hàng và nhận tiền thanh toán từ họ. Theo đó người có nhu cầu tìm đến người có cung hàng hoá tương ứng hoặc ngược lại, hai bên thương lượng thoả thuận về nội dung và điều kiện mua bán. khi hai bên thống nhất, người bán nhận tiền người mua nhận hàng – trả tiền. Quá trình bán hàng kết thúc tại thời điểm đó. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, doanh nghiệp độc lập trong hạch toán kinh doanh, tự xác định sản xuất cái gì ? sản xuất như thế nào ? sản xuất cho ai ? Hoạt động này gắn liền cả 3 khâu mua, sản xuất và bán. Do đó hiểu tiêu thụ theo nghĩa rộng. Đó là quá trình tự tìm hiểu nhu cầu của khách hàng trên thị trừơng, tổ chức mạng lưới phân phối xúc tiến tiêu thụ hỗ trợ tiêu thụ tới việc thực hiện thực hiện các dịch vụ sau bán hàng. Như vậy tiêu thụ sản phẩm là một quá trình thực giá trị hàng hoá. Thông qua tiêu thụ, hàng hoá của doanh nghiệp công nghiệp chuyển từ hình thái hiện vật sang hình tháigiá trị và một vòng chu chuyển của vốn sản xuất kinh doanh được hoàn thành. Quá trình tiêu thụ chỉ kết thúc khi doanh nghiệp công nghiệp đã thu về được giá trị bằng tiền, hiện vật khác hoặc được người mua chấp nhận thanh toán. 2. Yêu cầu của tiêu thụ sản phẩm. Hoạt động tiêu thụ là hoạt động hết sức quan trọng của doanh nghiệp. Việc tổ chức tiêu thụ phải đảm bảo những yêu cầu sau: - Tiêu thụ phải đảm bảo mở rộng thị trường tăng thị phần của doanh nghiệp. Từ đó tạo điêù kiện cho doanh nghiệp thực hiện tốt mục tiêu gắn sản xuất với tiêu thụ. Gắn kế hoạch với thị trường đảm bảo khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. - Tiêu thụ góp phần cải thiện vị trí của doanh nghiệp trên thị trường và làm tăng tài sản vô hình của doanh nghiệp, hay chính là niềm tin đích thực của người tiêu dùng đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Đó chính là động lực để mở rộng sản xuất tăng quy mô, lợi nhuận cho doanh nghiệp. - Tiêu thụ phải đảm bảo cực đại doanh thu và lợi nhuận. Doanh thu, lợi nhuận, thị phần là 3 mục tiêu của doanh nghiệp và yêu cầu đặt ra này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan như cơ cấu sản phẩm, giá cả tình hình cạnh tranh, các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước. - Tiêu thụ góp phần tối ưu hoá lợi ích của người tiêu dùng. Ngoài mục tiêu kinh tế, các doanh nghiệp còn thực hiện các mục tiêu xã hội. Đó là thoả mãn lợi ích người tiêu dùng. Do đó, hoạt động tiêu thụ là cơ sở tồn tại của doanh nghiệp. Chứng tỏ vai trò của doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. 3. Vai trò của công tác tiêu thụ sản phẩm đối với doanh nghiệp. Trong nền kinh tế bao cấp, các cơ sở sản xuất kinh donah đều được phân theo chỉ tiêu được nhà nước bao cấp lãi không được hưởng, lỗ được nhà nước bù đắp nên công tác tiêu thụ hoàn toàn thụ động theo kế hoạch của nhà nước giao. Ngày nay để tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường. Các doanh nghiệp buộc phải giải quyết hết các sản phẩm được sản xuất ra. Do đó tiêu thụ sản phẩm là khâu hết sức quan trọng trong quá trình tái sản xuất mở rộng và phát triển doanh nghiệp. 3.1. Tiêu thụ quyết định các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Trong cơ chế thị trường, chúng ta thấy rằng tiêu thụ quyết định sản xuất. Việc sản xuất ra cái gì là do thị trờng quyết định chứ không phải do ý kiến chủ quan của doanh nghiệp. Vì vậy để sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì quá trình sản xuất phải căn cứ vào nhu cầu trên thị trường. Căn cứ vào kết quả tiêu thụ, tránh tình trạng sản xuất ồ ạt, lãng phí nguồn lực gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sẽ cho doanh nghiệp biết chi tiết và cụ thể những nguyên nhiên vật liệu động lực và các yếu tố cần thiết cho sản xuất. Từ đó có kế hoạch hợp lý trong khâu số lược và chất lượng hàng mua. Mua tại thời điểm nào, số lượng bao nhiêu là do đặc điểm của quá trình sản xuất và tiêu thụ quy định. Phải đảm bảo sản xuất cân đối, nhịp nhàng, đồng bộ tránh gián đoạn do thiếu do đầu vào hay ứ đọng do thừa đầu vào. Như vậy, tiêu thụ quyết định khâu sản xuất và quy định khâu mua. 3.2. Tiêu thụ ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh. - Tiêu thụ sản phẩm có ảnh hưởng tới thời gian quay vòng vốn. Đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ có nghĩa là là quá trình thực hiện quy luật giá trị diễn ra nhanh hơn. Chu kỳ sản xuất kinh doanh rút ngắn, tăng vòng quay vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. - Tiêu thụ tạo ra doanh thu và lợi nhuận. Đây là 2 mục tiêu cơ bản trong 3 mục tiêu của doanh nghiệp, nó là nguồn bổ sung vốn tự có, hình thành nên các quỹ doanh nghiệp nhằm mở rộng sản xuất, thực hiện nghĩa vụ đối với xã hội, nghĩa vụ đối với nhà nước. - Tiêu thụ làm tăng uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Qua sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp, người tiêu dùng biết đến doanh nghiệp với sản phẩm chất lượng giá cả phù hợp, phương thức giao dịch buôn bán thuận lợi… Đây là tài sản vô hình của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh với đối thủ trên thị trường. 3.3. Vai trò của tiêu thụ với xã hội. Doanh nghiệp là một đơn vị kinh tế cơ sở nên việc lớn mạnh của doanh nghiệp góp phần ổn định và phát triển toàn bộ nền kinh tế quốc dân thực hiện mục tiêu chung công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Sản phẩm của doanh nghiệp tiêu thụ được có nghĩa là xã hội đa thừa nhận kết quả lao động của doanh nghiệp, chấp nhận sự tồn tại của doanh nghiệp và sản phẩm trên thị trường. Sự tồn tại và phát triển đó sẽ giải quyết công ăn việc làm, tạo thu nhập cho người lao động góp phần ổn định xã hội. Sản phẩm của doanh nghiệp được thị trường chấp nhận có nghĩa là qua trình sản xuất và tái sản xuất mở rộng sẽ được thực hiện. Khi đó doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng các nguồn lực xã hội, sử dụng các sản phẩm của doanh nghiệp khác làm yếu tố đầu vào cho mình. Do đó, sẽ thúc đẩy quá trình sản xuất của các doanh nghiệp có liên quan ngày càng phát triển. 4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm. Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế mở chịu nhiều tác động của nhiều nhân tố có thể chia thành hai nhóm chính là nhóm nhân tố chủ quan và khách quan. 4.1. Nhóm nhân tố khách quan. Đây là những nhân tố bên ngoài sự kiểm soát của doanh nghiệp. Có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh cũng như công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp bao gồm: 4.1.1. Môi trường nền kinh tế quốc dân. * Nhóm nhân tố chính trị pháp luật. Trong nền kinh tế thị trường. Nhà nước thông qua hệ thống công cụ điều tiết vĩ mô để tác động đến môi trường hoạt động của các doanh nghiệp. Đó là các quy định về chống độc quyền, về khuyến mãi quảng cáo, các luật thuế, bảo vệ môi trường…Các tác động nhau của chính phủ về các vấn đề nêu trên cũng tạo ra cơ hội hoặc nguy cơ cho doanh nghiệp. Chẳng hạn luật thuế ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất và lợi nhuận của doanh nghiệp. Hoặc nghị định 49/CP của chính phủ về việc cấm vận chuyển buôn bán, tàng trữ và đốt pháo nổ đã khiến nghề làm pháo bị xoá bỏ hoàn toàn. * Nhóm nhân tố về kỹ thuật công nghệ. Kỹ thuật công nghệ là nhân tố rất năng động và ảnh hưởng ngày càng lớn đến tiêu thụ. Sự gia tăng trong nghiên cứu ứng dụng công nghệ vào thực tiễn sản xuất tác động nhanh chóng và sâu sắc đến hai yếu tố cơ bản tạo nên khả năng cạnh tranh là chất lượng và giá bán của sản phẩm. Mặt khác sự xuất hiện ngày càng nhanh chóng của phương pháp công nghệ mới, nguyên liệu, sản phẩm đã tác động mạnh tới chu kỳ sống của sản phẩm, chu kỳ kinh doanh, sản phẩm thay thế ngày càng nhiều. Do đó, các doanh nghiệp phải quan tâm phân tích kỹ lưỡng tác động này để ứng dụng khoa học công nghệ vaò sản xuất tạo điều kiện cho tiêu thụ ngày càng tốt hơn. 4.1.2. Nhóm nhân tố về môi trường ngành. Môi trường ngành bao gồm các yếu tố trong nội bộ ngành và yếu tố ngoại cảnh có tác động quyết định đến tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành. Môi trường ngành bao gồm: * Khách hàng: Khách hàng và các sức ép từ phía khách hàng có tác động mạnh đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khách hàng và nhu cầu của họ quyết định quy mô cơ cấu nhu cầu thi trường của doanh nghiệp, là yếu tố quan trọng hàng đầu khi hoạch định kế hoạch sản xuất tiêu thụ trong doanh nghiệp. Muốn bán được nhiều hàng buộc các doanh nghiệp phải lôi kéo nhiều khách hàng về phía mình và tạo được niềm tin dối với họ. Vì vậy, doanh nghiệp cần phân tích mối quan tâm của khách hàng tìm cách đáp ứng nhu cầu đó của khách hàng. Đặt khách hàng vào nhân vật trung tâm trong bộ ba chiến lược thị trường : Doanh nghiệp Khách hàng Đối thủ cạnh tranh * Đối thủ cạnh tranh. Bao gồm các doanh nghiệp đang có mặt trong ngành và các đối thủ tiềm ẩn có khả năng tham gia ngành trong tương lai. Đối thủ cạnh tranh là người chiếm giữ một phần thị trườngsản phẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh và có ý định ở rộng thị trường. Đối thủ cạnh tranh là mối quan tâm lo lắng của doanh nghiệp, đặc biệt là đối thủ có quy mô lớn. Doanh nghiệp cần tìm mọi cách để nắm giữ và phân tích các yếu tố cơ bản về đối thủ cạnh tranh chủ yếu trong nghành. Nắm bắt được điểm yếu, điểm mạnh của đối thủ giúp doanh nghiệp tìm được các đối sách đúng đắn trong tiêu thụ để thắng cạnh tranh trong các đối thủ đó. Đối với từng đối thủ cạnh tranh (hiện tại hay tiềm tàng) mà doanh nghiệp đưa ra các đối sách tiêu thụ khác nhau. Boa gồm các đối sách về giá, về quảng cáo, về xúc tiến bán… * Sức ép của nhà cung cấp. Hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường, doanh nghiệp cần quan hệ với năm thị trường cơ bản là: thị trường vật tư nguyên liệu, thị trường lao động, thị trường vốn thị trường công nghệ và thị trường thông tin. Số lượng nhà cung ứng các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp. Khi xác định và lựa chọn các phương án kinh doanh. Từ đó, ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí kinh doanh cũng như chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ, bán hàng cuối cùng. Khi có sự thay đổi trong chính sách bán của nhà cung cấp cũng dẫn đến sự thay đổi trong kế hoạch sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp. Ví dụ: khi giá điện tăng lên làm giá thành sản xuất hoá chất. Giấy, luyện kim tăng lên khiến các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng này gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, hay chất lượng lao động cũng ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Vì vậy, để quá trình sản xuất kinh doanh tiến hành thường xuyên, liên tục và ổn định thì doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ nhà cung cấp trong mối quan hệ với các yêú tố khác, hạn chế đến mức thấp nhất sức ép từ nhà cung cấp chủ yếu tạo sự canh giữa họ tạo lợi ích riêng cho doanh nghiệp mình. 4.2. Nhóm nhân tố chủ quan. Nhân tố chủ quan là những nhân tố nội tại trong doanh nghiệp có thể kiểm soát được bao gồm: 4.2.1. Đặc tính sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Ngành nghề kinh doanh và đặc tính sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh có ảnh hưởng rất lớn tới công tác tiêu thụ sản phẩm. Đặc tính của sản phẩm quyết định phương thức bảo quản, vận chuyển. Cách thức tổ chức kênh phân phối và liên quan đến đặc điểm của cầu về sản phẩm. Từ đó quyết định đến ttốc độ và khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Khi nghiên cứu công tác tiêu thụ, các yếu tố về đặc tính sản phẩm về nghành nghề kinh doanh cần nghiên cứu đó là: - ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ đến sản phẩm. - Đặc tính kinh tế kỹ thuật đặc trưng của sản phẩm. - Mối quan hệ trong tiêu dùng giữa sản phẩm kinh doanh với các sản phẩm khác, sản phẩm đó thay thế cho sản phẩm nào, hỗ trợ cho sản phẩm nào ? Sản phẩm phục vụ cho nhu cầu nào ? Độ co giãn của cầu với gía .… 4.2.2. Các yếu tố liên quan đến nguồn lực của doanh nghiệp. Những nhân tố thuộc về nguồn lực của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ bao gồm: - Bộ máy lãnh đạo: Cơ cấu tổ chức, trình độ khả năng lãnh đạo. - Lao động: Trình độ tay nghề của công nhân sản xuất trực tiếp, sự phù hợp của lao động theo nghề, theo trình đọ với nhiệm vụ kinh doanh, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc. - Tài chính: Để đảm bảo cho các chiến lược kịnh doanh có tính khả thi. Các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và giá thành sản phẩm, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Từ đó gây tác động không nhỏ đến tiêu thụ sản phẩm. 4.2.3. Hoạt động của các bộ phận chức năng. Các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp gồm: bộ phận tài vụ, bộ phận kinh doanh, bộ phận Maketing và nghiên cứu thị trường, bộ phận sản xuất. Các bộ phận này có vai trò hết sức quan trọng trong việc xây dựng và lựa chọn phương án kinh doanh. Phương án thị trường và công tác tiêu thụ sản phẩm, kênh phân phối… Do đó, nó ảnh hưởng trực tiếp tới việc tổ chức đưa hàng hoá từ doanh nghiệp đến tay người tiêu dùng, II. Nội dung cơ bản của hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Công tác tiêu thụ sản phẩm trong các doanh nghiệp bao gồn những công việc nhằm thoả mãn những nhu cầu tối đa của thị trường để thu lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp. Nội dung của tiêu thụ trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bao gồm các nội dung sau: 1.Điều tra nghiên cứu thị trường. Nghiên cứu nhu cầu thị trường là việc xác định nhu cầu thị trường, khách hàng là ai? Họ muốn gì? ở đâu và khi nào? Việc nghiên cứu này đưa ra những vấn đề về sản phẩm và dịch vụ hiện có, tìm ra được những khu vực công ty có thể mở rộng để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Tuy nhiên, nghiên cứu thị trường thực tế đòi hỏi phải cho công ty nhiều thông tin hơn chứ không phải chỉ khách hàng nhiều hơn. Công ty sử dụng thông tin để xác định những vấn đề như thị phần của công ty, hiệu quả của việc làm quảng cáo, khuyến mãi phản ứng đối với việc phát riển mở rộng sản phẩm theo mục tiêu mở rộng thị trường tiêu thụ mà công ty đưa ra. Công ty có thể thu thập thông tin qua phòng ban, cơ sở cung cấp thông tin, dịch vụ nghiên cứu thị trường. Hoặc là lấy thông tin qua thực nghiệm, điều tra qua điện thoại, thư từ trực tiếp, phiếu câu hỏi điều tra… hoặc qua các nguồn khảo sát như nhân viên khách hàng, đối thủ cạnh tranh, hồ sơ của công ty. Để nghiên cứu thị trường doanh nghiệp có thể sử dụng các cách sau: - Nghiên cứu hồ sơ bán hàng: Doanh nghiệp tổ chức kiểm tra hồ sơ bán hàng của mình một cách thường xuyên. Từ đó trả lời cho câu hỏi sản phẩm nào đang bán chạy, sản phẩm nào không bán được; tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục những vấn đề đó. - Trao đổi trực tiếp với khách hàng: Doanh nghiệp tiến hành nói chuyện trao đổi trực tiếp với khách hàng. Cùng giải quyết những vấn đề sau: khách hàng thích hay không thích những điều gỉtong sản phẩtm và dịch vụ của doanh nghiệp ? khách hàng yêu cầu doanh nghiệp cải tiến như thế nào với sản phẩm có sẵn ?Họ cần những sản phẩm dịch vụ mới nào ? … Cuối cùng doanh nghiệp quyết định làm thế nào để có thể cung cấp cho khách hàng những thứ họ cần. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể dùng những biện pháp như: - Thăm dò các thị trường khác. - Thăm dò đối thủ cạnh tranh. - Thử nghiệm ý tưởng về sản phẩm mới.... 2. Hoạch định kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. Trên cơ sở những thông tin điều tra thu thập được từ khâu nghiên cứu thị trường. Các doanh nghiệp lập kế hoạch tiêu thụ cụ thể cho quý, năm, chu kỳ kinh doanh. Kế hoạch tiêu thụ gồm các nội dung sau: 2.1. Xác định chính sách sản phẩm. Hầu hết doanh nghiệp hiện nay đều áp dụng chiến lược kinh doanh chuyên môn hoá kết hợp với đa dạng hoá. Chính vì vậy mà việc lựa chọn chính sách sản phẩm kinh doanh là hết sức quan trọng. Muốn đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp phải xác định cho mình một chính sách sản phẩm hợp lý,nâng cao hiệu quả sản xuất, hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất. Chỉ khi có chính sách sản phẩm, doanh nghiệp mới hình thành được phương hướng đầu tư, nghiên cứu thiết kế sản phẩm hàng loạt. Nếu chính sách sản phẩm không đảm bảo một sự tiêu thụ chắc chắn, nghĩa là doanh nghiệp không có một thị trường chắc chắn sản phẩm thì những hoạt động của doanh nghiệp rất mạo hiểm, có thể dẫn đến thất bại cay đắng. Để có chiến lược sản phẩm đúng đắn thì các doanh nghiệp nghiên cứu chu kỳ sống của sản phẩm. Chu kỳ sống của sản phẩm nào đó gắn liền với thị trường tiêu thụ nhất định vì sản phẩm đó sống được ở thị trường này những khi đưa sang thị trường khác thì lại không tồn tại được. Chu kỳ sống của sản phẩm được tính từ khi nó mới xuất hiện trên thị trường đến khi nó không thể tiêu thụ được. Thông thường nó chia làm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn triển khai. 2. Giai đoạn tăng trưởng. 3. Giai đoạn chín mùi. 4 giai đoạn suy thoái. (1) (2) (3) (4) Doanh thu Với một doanh nghiệp nghiên cứu chu kỳ sống của sản phẩm là hết sức cần thiết để áp dụng các chính sách phù hợp, hạn chế rủi ro trong kinh doanh, luôn có kế hoạch nghiên cứu sản phẩm mới đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục tránh gián đoạn. 2.2. Chính sách phân phối. Phân phối trong tiêu thụ là những quy định đưa hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng cuối cùng với yêu cầu nhanh và đạt lợi nhuận tối đa. Một chính sách phân phối hợp lý sẽ làm cho quá trình kinh doanh an toàn, tăng cường khả năng liên kết trong kinh doanh, làm cho lưu thông có hiệu quả trong phân phối có vai trò quan trọng đó là các phương thức đưa hàng đến người tiêu dùng. Doanh nghiệp có thể lựa chọn cho mình một phương thức phân phối hợp lý các kênh trực tiếp, gián tiếp dài ngắn khác nhau tuỳ theo đặc điểm sản xuất và sản phẩm của mình. Một số kênh phân phối như sau: * Kênh trực tiếp (ngắn). Người sản xuất Người tiêu dùng * Kênh gián tiếp (ngắn). Người sản xuất Người tiêu dùng Người bán lẻ * Kênh gián tiếp (trung). Người sản xuất Người tiêu dùng Người bán lẻ Người bán buôn * Kênh gián tiếp (dài). Người sản xuất Người tiêu dùng Người bán lẻ Người bán buôn Người môi giới 2.3. Chính sách giao tiếp khuyếch trương. Đây là một phương tiện quan trọng để doanh nghiệp thực hiện chiến lược tiêu thụ sản phẩm. Qua đây nhà sản xuất, người bán hàng bán được nhiều hàng hoá hơn đồng thời tác động vào sự thay đổi cơ cấu tiêu dùng tạo ra và phát triển nhận thức sự hiểu biết và lòng ham muốn mua hàng. Chính sách giao tiếp, khuyếch trương bao gồm các nôi dung sau: * Quảng cáo. Là việc sử dụng các phương tiện thông tin để truyền tin về sản phẩm của doanh nghiệp cho khách hàng trong khoảng không gian và thời gian nhất định. Tuỳ thuộc vào từng đối tượng tiêu dùng cụ thể và đặc tính của sản phẩm rồi từ đó lựa chọn phương tiện quảng cáo thích hợp, sao cho chi phí quảng cáo thấp nhất mà vẫn đạt đợc mục đích. Có thể lựa chọn các phương tiện quảng cáo như Tivi, Radio, báo tạp chí bao bì sản phẩm, áp phích… * Xúc tiến bán. Là những hoạt động của người bán để tác động vào tâm lý người mua nhằm tiếp cận với người mua, nắm bắt cụ thể hơn nhu cầu thông qua sự phản bác của khách hàng đối với doanh nghiệp. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp thoả mãn tốt hơn nhu cầu thị trường. Xúc tiến bán hàng bao gồm những công việc nhằm xây dựng mối quan hệ thường xuyên đối với khách hàng để tạo niềm tin của khách hàng đối với doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho người mua về phương thức thanh toán, vận chuyển, lắp đặt, quan tâm đến lợi ích của người mua hàng bằng các khoản chiết khấu, tặng quà và tổ chức các hội nghị khách hàng, hội thảo… * Yểm trợ khách hàng. Là một hoạt động rất quan trọng trong tiêu thụ sản phẩm thông qua việc hỗ trợ của các công việc sau: - Cửa hàng giới thiệu sản phẩm. Ba chức năng cơ bản của cửa hàng giới thiệu sản phẩm là: quảng cáo, yểm trợ và bán hàng. Quảng cáo thông qua cửa hàng giới thiệu sản phẩm không đơn thuần là giới thiệu mặt hàng mà quan trọng hơn là thông qua đó khuyếch trương mặt hàng gợi mở nhu cầu. Cửa hàng giới thiệu sản phẩm thay mặt doanh nghiệp thực hiện chức năng giao dịch và bán sản phẩm. Thông qua cửa hàng này mà mối quan hệ giữa người tiêu dùng và người sản xuất được mở rộng. - Hiệp hội kinh doanh. Được thành lập do các doanh nghiệp tự nguyện hợp tác với nhau giúp đỡ lẫn nhau trong kinh doanh trên thương trường. Hiệp hội có chức năng bảo vệ giá cả, cung cấp thông tin, bảo vệ các quyền lợi chính đáng của hội viên. Thông qua hiệp hội, các doanh nghiệp có điều kiện tìm hiểu sâu về thị trường có điều kiện thâm nhập thị trường mà hạn chế được rủi ro trong kinh doanh. - Hội chợ. Tham gia hội chợ là một hoạt động yểm trợ bán hàng tuy không thường xuyên nhưng có vai trò lớn trong công tác giáo tiếp, khuyếch trương của doanh nghiệp. Tham gia hội chợ giúp doanh nghiệp kiểm nghiệm được mức hấp dẫn của sản phẩm trên thương trường nâng cao uy tín của doanh nghiệp của sản phẩm, nắm bắt chính xác nhu cầu bạn hàng, tăng cường mối quan hệ giao tiếp đặc biệt là tạo điều kiện cơ hội tiếp xúc với các bạn hàng lớn. 3. Tổ chức thực hiện kế hoạch tiêu thụ. Hàng hoá sau khi sản xuất ra cần phải được đưa vào tiêu thụ qua các kênh phân phối khác nhau. Nguyên nhân của việc không bán được hàng, nhiều khi không phải do chất lượng, giá cả sản phẩm mà do phân phối sai lệch, nhân viên bán hàng không đủ trình độ thuyết phục khách hàng… với mục đích bán được nhiều hàng nhất hoạt động bán hàng cần chú ý một số nội dung cơ bản sau: 3.1. Hoạt động giao dịch, ký hợp đồng. Bán hàng theo hợp đồng đã ký kết giúp doanh nghiệp chủ động trong sản xuất, cho phép doanh nghiệp có khả năng tiêu thụ một khối lượng hàng hoá lớn, đồng thời đây là căn cứ để xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh. Sau quá trình bàn bạc thảo luận hai bên đi đến thống nhất và ký hợp đồng trong đó có đầy đủ các điều khoản thoả thuận giữa hai bên về số lượng, chất lượng, chủng loại, giá cả hàng hoá, thời gian giao nhận và trách nhiệm các bên khi thực hiện hợp đồng. 3.2. Tổ chức mạng lưới phân phối. Để doanh nghiệp kiểm soát được hành vi của người tiêu dùng và kỉem tra được hàng hoá của mình, doanh nghiệp cần tập trung hàng hoá tại các địa điểm để phục vụ cho nhu cầu thị trường một cách hợp lý thông qua mạng lưới phân phối. 3.3. Lựa chọn hình thức bán hàng. Có rất nhiều hình thức bán hàng khác nhau như: bán trực tiếp, bán qua kho… Nhưng tuỳ thuộc vào đặc điểm của doanh nghiệp sử dụng hình thức nào cho phù hợp nhất, tiện lợi cho quản lý và đảm bảo chi phí thấp nhất. 4. Phân tích và đánh giá hoạt động tiêu thụ. Quá trình này nhằm tìm ra ưu nhược điểm của công tác tiêu thụ. Trên cơ sở đó tìm ra hướng khắc phục nhược điểm, phát huy ưu điểm để giai đoạn sau đạt hiệu quả cao hơn. Đánh giá kết quả của công tác tiêu thụ sản phẩm thông qua 3 chỉ tiêu là thị phần, doanh thu và lợi nhuận bằng hai thước đo giá trị và hiện vật. Sau khi phân tích và đánh giá hoạt động tiêu thụ, doanh nghiệp cần phải tìm ra những thành công hay thất bại, từ đó có phương hướng khắc phục. Lập kế hoạch ngắn hạn và dài hạn đưa ra các kiến nghị với nhà nước để ngày càng hoàn thiện hơn công tác tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp. III. Sự cần thiết phải đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở các doanh nghiệp nói chung và công ty bia Nghệ an nói riêng. Trong nền kinh tế thị trường muốn tồn tại và phát triển bền vững các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải lựa chọn cho mình một chính sách hợp lý. Trong điều kiện tự do cạnh tranh trên thị trường mọi hoạt động SXKD đều chịu sự tác động của môi trường kinh doanh bao gồm môi trường vĩ mô và môi trường nghành. Chính vì vậy doanh nghiệp phải điều chỉnh hoạt dộng SXKD của mình cho phù hợp với môi trường. Mặt khác tiêu thụ sản phẩm là một bộ phận không thể tách rời củat hoạt động SXKD đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Cho nên khi doanh nghiệp thay đổi hoạt động sản xuất cho phù hợp với môi trường sẽ kéo theo sự thay đổi của hoạt động tiêu thụ sản phẩm (hay hoạt động bán đầu ra). Trong điều kiện tự do cạnh tranh trên thị trường hiện nay, muốn giành được thắng lợi, muốn tiêu thụ được nhiều hàng hóa thì các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực SXKD luôn sử dụng nhiều biện pháp hỗ trợ cho hoạt động tiêu thụ của mình. Muốn vượt lên được các doanh nghiệp trong ngành đòi hỏi môi trường doanh nghiệp có một chính sách tiêu thụ linh hoạt, mềm dẻo, luôn thay đổi hoàn thiện cho thích nghi nhát với cạnh tranh giành thế chủ động trong tiêu thụ hàng hoá. Do đó, mọi doanh nghiệp công nghiệp nhất thiết phải chú trọng đến việc đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp để ngày càng phát huy vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường, tự do cạnh tranh. Xét về khía cạnh sản xuất – tiêu thụ trong doanh nghiệp, chúng ta thấy doanh nghiệp có những sản phẩm mới tung ra nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của nghười tiêu dùng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp cần đẩy mạnh công tác tiêu thụ đối với sản phẩm đó chứ không thể sử dụng các chính sách tiêu thụ đối với các sản phẩm khác, sản phẩm cũ để áp dụng với sản phẩm mới đưa ra. Trong quá trình tiêu thụ doanh nghiệp không nên và không được thoả mãn với phần thị trường mà mình đang chiếm lĩnh mà phải luôn phấn đấu tìm mọi biện pháp để mở rộng thị trường tiêu thụ, đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm. Doanh nghiệp phải xác định được mục tiêu cơ bản của sản xuất kinh doanh trên thị trường là gì ? Đó là tối đa hoá thị phần doanh thu, lợi nhuận bởi việc bán được nhiều hàng hoá sản xuất ra với giá cả chất lượng phù hợp chi phí thấp nhất, làm được điều đó nghĩa là sản phẩm sản xuất ra phải được thị trường cũng như người tiêu dùng chấp nhận và mua nó. Bởi vậy, các doanh nghiệp đều phải đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm của mình. Công ty bia Nghệ An là đơn vị trực thuộc sở công nhgiệp Nghệ An trên cơ sở chỉ tiêu định hướng do nhà nước giao thì công ty bia Nghệ an cũng có các kế hoạch chiến lược của riêng mình. Trong điều kiện công nghiệp hoá, hiên đại hoá đất nước hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp cần đầu tư phát triển,mở rộng sản xuất đáp ứng nhu cầu trong nước đồng thời xuất khẩu ra nước ngoài. Bên cạnh đó, phương hướng chủ trương của nghị quyết trung ương IV là “phát huy nội lực, phát triển hoà nhập tăng cường liên doanh liên kết”. Cho nên nghành bia nói chung và công ty bia Nghệ An nói riêng có sản phẩm lâu đời cần được phát huy mở rộng sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ hơn nữa. Theo quy luật kinh tế thị trường thì sản xuất phải liên tục mở rộng, đồng thời phải mở rộng thị trường thì doanh nghiệp mới tồn tại, từ đó tăng khả năng tích luỹ, cải tiến công nghệ hạ giá thành tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm. Là một công ty ra đời từ nhà máy nước ngọt với sự quyết tâm cao của tập thể lãnh đạo. Cán bộ công nhân viên của công ty và sự giúp đỡ của tỉnh Nghệ An. Công ty quyết định sản xuất bia trên cơ sở dây chuyền công nghệ của Đan Mạch (1994) công suất 6 triệu lít/năm và hiện nay công suất nâng lên 20 triệu lít/năm (theo kế hoạch). Đây cũng là yêu cầu cần đạt được của công ty. Nhiêm vụ của công ty trong những năm tới là phát triển thị trường trong nước dần dần thâm nhập và phát triển ra ngoài tỉnh lân cận. Trên cơ sở những thành tích đã đạt được công ty cố gắng đầu tư thêm thiết bị nhập dây chuyền hiện đại nâng cao trình độ kỹ thuật của công nhân lao động bên cạnh nhu cầu thị trường ngày càng nâng lên. Nhiều loại bia xuất hiện trên thị trường cả bia nội lẫn ngoại để tồn tại và đứng vững trong cạnh tranh đòi hỏi công ty phải chú trọng đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm đó là yêu cầu bức thiết đối với công ty. Như vậy, đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm là vấn đề rất cần thiết không chỉ đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói chung mà còn cấp thiết đối với công ty bia Nghệ An trong điều kiện nền kinh tế tự do cạnh tranh. Phần II Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở công ty bia Nghệ An thời gian qua. I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. Công ty bia Nghệ An (tên giao dịch Nghệ An rewery) là đơn vị trực thuộc sở công nghiệp Nghệ An. Có nhiệm vụ sản xuất và cung cấp bia nhằm đáp ứng nhu cầu giải khát của nhân dân và ngoài tỉnh. Công ty bia Nghệ An (trước đây là nhà máy nước ngọt Vinh) ra đời từ năm 1984, tiền thân là một phân xưởng của nhà máy ép dầu Vinh. Năm 1976, do việc thay đổi địa giới hành chính sát nhập 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, nhà máy ép dầu được mở rộng. Tuy nhiên đến năm 1984, nhà máy ép dầu Vinh được chia thành Nhà máy nước ngọt Vinh và Nhà máy ép dầu Vinh. Công ty bia ra đời từ đó. Nhưng vào thời điểm đó do hạn chế của cơ chế kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp bên cạnh dây chuyền sản xuất nước ngọt tự động đã cũ lạc hậu. Vì thế việc hình thành nhà máy nước ngọt Vinh không đem lại hiệu quả cao. Và sau một thời gian nghiên cứu phân tích đặc điểm của sản xuất kinh doanh của nhà máy, đặc điểm khí hậu của địa bàn hoạt động cũng như khả năng sản xuất của mình, năm 1986 công ty đã quyết định sản xuất bia. Với quyết tâm cao của tập thể lãnh đạo, cán bộ công nhân viên của công ty qua thời gian ngắn học tập xem xét thiết bị công nghệ sản xuất của công ty bia hà nội. Công ty đã lắp đặt và sản xuất thành công trên dây chuyền sản xuất cổ điển với công suất ba triệu lít / năm. Vào thời điểm này, công ty đã có bia bán với sản phẩm chính là bia hơi và bia SOLAVINA. Tuy nhiên, do nhu cầu thị trường ngày càng tăng mặt khác nhiều loại bia nhất là bia ngoại tràn ngập trên thị trường ngày càng tăng buộc công ty phải có dây chuyền sản xuất đồng bộ. Có như vậy mới có thể tồn tại và đ._.ứng vững trong cạnh tranh. Trước khó khăn đó, công ty đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng để nhập dây truyền tự động của Đan Mạch. Ngày 5/2/1994, công ty đã xuất xưởng sản phẩm đầu tiên trên dây chuyền công nghệ mới. - Bia VIDA (Vinh - Đan Mạch ) công ty đã vay tiếp 1408000 USD của ngân hàng ngoại thương để đầu tư mua sắm dây chuyền sản xuất. Tăng công xuất của dây chuyền của bia VIDA lên 6 triệu lit /năm, giữ dây chuyền cũ để sản xuất bia hơi. - Tính đến nay trải qua 15 năm hoạt động, công ty đã không ngừng phát triển mở cả về chiều sâu lẫn chiều rộng. Trong phương hướng hoạt động của công ty. Đến ngày 31/12/1999 vốn kinh doanh của công ty khoảng 75,7 tỷ đồng trong đó : Vốn cố định 70 tỷ đồng Vốn lưu động 5,7 tỷ đồng. Từ số lượng công nhân ban đầu khi thành lập là 122 người nay đã là 401 người với thu nhập bình quân của công nhân viên là 635 ngàn đồng/tháng/người. Trên cơ sở những thành tích đã đạt được, căn cứ vào thực tế sản xuất kinh doanh của công ty và nhiêm vụ mà nhà nước giao. Công ty đã xây dựng phương hướng nhiệm vụ cho năm 2000 và các năm tiếp theo cụ thể một số chỉ tiêu kế hoạch của năm 2000 như sau: - Tổng doanh thu tiêu thụ: 67.863.000.000đ. - Nộp ngân sách: 27.231.277.000đ. - Thuế tiêu thụ đặc biệt: 24.473.942đ. - Thu nhập bình quân đầu người: 700.000đ/người. - Lãi : 5.100.000.000đ. So với các doanh nghiệp cũng sản xuất mặt hàng bia thì công ty bia nghệ An là một công ty trẻ, song cũng có những thành tựu đáng kể. Thành tựu của công ty những năm qua thể hiện qua các phần thưởng Đảng và nhà nước dành cho công ty. Đó là : - Huy chương vàng 1989” Bia nước ngọt. - Cơ sở đảng vững mạnh 91 – 98. - Huân chương lao động hạng nhì 97. - Bằng khen 98 về SXKD và các nhiệm vụ khác. - Cờ luân lưu của uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An. - Cùng nhiều bằng khên giấy khen khác. Có những thành tựu trên là kết quả của sự cố gắng nỗ lực của tập thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên toàn công ty với bàn tay lao động sáng tạo có chuyên môn cao. Sản phẩm của công ty đã chiếm được niềm tin và sự yêu thích của người tiêu dùng, giúp công ty thích nghi đứng vững và phát tiển trong cơ ché thị trường hiện nay. II. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ ở công ty bia nghệ an. A. Nhóm nhân tố khách quan. 1. Yếu tố vĩ mô. Năm 1997 chính phủ ta đã ban hành nghị định quan trọng có tính hỗ trợ với ngành sản xuất bia Việt Nam nói chung. Đó là việc đình chỉ cấp giấy phép đầu tư nước ngoài cho các dự án sản xuất bia và nước giải khát. Đây là một thuận lợi cho các doanh nghiệp bớt đi nguy cơ đối đầu với các đối thủ cạnh tranh mới. Mặt khác, chính phủ còn ra các văn bản kèm theo với nội dung là khuyến khích các địa phương nơi có đủ điều kiện sản xuất bia có hiệu quả. Đặc tính sản xuất sản phẩm của công ty phụ thuộc gần như hoàn toàn nguyên liệu ngoại nhập nên hoạt động của công ty phụ thuộc vào biến động của tỷ giá. Khi giá ngoại tệ tăng lên làm tăng giá đầu vào, đẩy giá thành sản phẩm hàng hoá nói chung và sản phẩm bia nói riêng lên cao làm giảm sức bán của sản phẩm. 2. Nhu cầu về bia trong nước nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng. Bia là một loại nước giải khát nên nhu cầu bia phụ thuộc vào thu nhập, mùa vụ lứ a tuổi, học vấn lối sốngvà phong tục tập quán. Quy mô dân số của VN hiện nay khoảng trên dưới 80 triệu, hứa hẹn một mức tiêu thụ bia đầy tiềm năng. Mức tiêu thụ bia bình quân đầu người ở nước ta hiện nay là rất thấp so với các nước trong khu vực chỉ khoảng 9 lít/năm, trong khi đó mức tiêu thụ bình quân của : Malaixia là 40 lít/người/năm. Thái lan là 22 lít/người/năm. Nếu ở VN đạt được mức tiêu dùng bình quân tương đương với của khu vực thì nhu cầu về bia hàng năm lên đến con số hàng tỷ lít. Năm 1999 mức thu nhập bình quân đầu người ở VN khoảng 300 USD. Năm 2000 dự kiến sẽ đạt 450 USD. Mức tăng đáng kể này sẽ là nhân tố chủ yếu thúc đẩy khả năng tiêu thụ bia trên phạm vị rộng. Việt Nam thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nhu cầu giải khát rất lớn. Thực tế cho thấy bia không phải là sản phẩm có xuất xứ từ các nước nhiệt đới, nhưng rất thích hợp với nhu cầu tiêu dùng ở các nước nhiệt đới đặc biệt ở VN người dân tuy rất dè dặt trong tiêu dùng hàng lâu bền có giá trị nhưng lại dễ thay đổi thói quen tiêu dùng. Xu hướng này cho thấy bia có thể xâm nhập tất cả những vùng cả nông thôn lẫn miền núi và mức tiêu thụ ở đây là lớn vì dân số VN có tới trên 70% đang lao động trong khu vực nông nghiệp. Mức tiêu thụ bia càng tăng mạnh vào mùa hè nóng bức hay dịp lễ tết… tạo ra hướng tiêu thụ bia trong dịp hè là có mạng lưới phân phối rộng khắp, đáp ứng đầy đủ chu nhu cầu mang tính tức thời. Lối sống cũng ảnh hưởng rất lớn tới mức tiêu dùng bia ở Việt Nam hiện nay. Nếu chia dân số thành 4 giới cơ bản: công chức nhà nước, giới kinh doanh, giới nghệ sĩ và giới cần lao thì mỗi lớp người nàylại có thị hiếu tiêu dùng khác nhau. Trên thị trường có thể nói giới nghệ sĩ là đối tượng tiêu dùng bia ít nhât, trái ngược lại với giới kinh doanh hay giới công chức nhà nước. Nghệ An có dân số 3 triệu người, GPP năm 1999 270 USD/người. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp 30 – 32% công nghiệp dịch vụ 68- 70%. Với thu nhập ngày càng tăng nền văn hoá phát triển trong suy nghĩ và nếp sống đây sẽ là thị trường chính và tiêu thụ lớn nếu như bia nghệ an chiếm được lòng tin của người tiêu dùng trong tỉnh. 3. Đối thủ cạnh tranh. Công ty bia Nghệ An trước đây sản phẩm bia đã xâm nhập một số tỉnh lân cận như thanh hoá, Nam Định, quảng bình, quảng trị. Nhưng hiện nay do cơ chế thị trường các tỉnh có nhập một số dây chuyền công nghệ của các nước và tiến hành sản xuất do đó các thị trường đã thu hẹp lại. Sản lượng bia tiêu thụ chủ yếu là trong tỉnh. Ngoài việc cung cấp ra thị trường hàng trăm triệu lít bia hàng năm với đủ các nhãn hiệu cũng như chất lượng khác nhau dưới nhiều hình thức mẫu mã phục vụ cho đủ mọi tầng lớp dân cư trong xã hội. Nó còn xâm nhập vào thị trương tỉnh Nghệ An và cạnh tranh gay gắt với sản phẩm bia của công ty bia nghệ An. Có thể nêu một số loại bia ở một số tỉnh thành lớn như sau: Hà nội Hà nội, Hager, Halida, Carlsberg Tp.HCM 333,Tiger,Heineken, saigon Nam Định Nada Quảng bình Special, Sladex Huế Huda,.Huebeer, tuborg, Hue impetial Storit Vinh Vida, SoLAVINA Khánh hoà Sanmiguel, Vinaguel Tiền giang BGI Thanh Hoá Thanh hoá Đồng Nai Power Hải Phòng Kaisen, hải phòng Đà nẵng Đà Nẵng, Sông hàn Ngoài những loại bia trong nước, trên thị trường còn xuất hiện một số loại bia ngoại nhập như Corona(mexico) Miler, Budweiser (mỹ), Isinbẻk (đức). Hiện nay đối thủ cạnh tranh trên thị trường Nghệ An chủ yếu các loại như Carlsberg, halida, tiger, Heineken,silavina, Sanmiguel… B. Nhóm nhân tố chủ quan. 1. Sản phẩm của công ty Nghệ An và thị trường tiêu thụ. Bia chai. Ngày 5/2/1994 công ty đã cho xuất xưởng sản phẩm đầu tiên trên dây chuyền công nghệ mới Bia ViDa (Vinh – Dan mạch) công suất 6 trệu lít/năm. dung tích của nột chai là 0,33 lít đóng nắp theo dây chuyền công nghệ tự động bảo đảm an toàn vệ sinh, bảo quản an toàn. Đây là sản phẩm được chú trọng hơn đến chát lượng, hình thức mẫu mã. Từ khi bia Vida xuất xưởng nó đã chiếm vị trí tương đối trong lòng người tiêu dùng. Sản phẩm dần đã đi vào sự tin dùng đối với khách hàng trong và ngoài tỉnh. Bia hơi nghệ An. Đây là loại bia tươi mát nhưng khi vận chuyển đi xa thời gian bảo quản là 24 h. Sau khi lọc bia hơi được đóng vào thùng nhựa 26 lít (bốc đã được rưẻa sạch và khử trùng) để tiện cho việc vận chuyển và bảo quản. Sản phẩm này mang đặc tính phụ thuộc vào thời tiết, song vẫn luôn đảm bảo chất lượng và được người tiêu dùng ưa thích, giá cả lại phù hợp tạo nên uy tín cao trên thị trường. Đặc biệt trong những ngày hè nóng bức thì bia hơi rất được thị trường Nghệ An ưa chuộng. Sản phẩm của công ty bia Nghệ An là sản phẩm tươi sống ảnh hưởng tới sức khoẻ người tiêu dùng nên được kiểm định rất ngặt nghèo. Từ khâu đầu đến khi xuất xưởng quy trình sản xuất phải qua 3 khâu lọc và chiết lọc, sau đó phải qua thanh trùng để diệt men gây chua còn lại và diệt các vi khuẩn có hại. Sản phẩm sản xuất được sự kiểm tra ngặt nghèo của ban KCS. Chính vì vậy mà sản phẩm ngày càng đạt chất lượng cao với giá cả hợp lý… Điều đó giải thích tại sao thị trường và giới tiêu dùng chấp nhận và khách hàng ngày càng tăng. 2. Các nhân tố có liên quan đến nguồn lực của công ty. 2.1. Về lao động và tiền lương. Lao động là hoạt động có mục đích có ý thức của con người nhằm tập hợp cái có ích phục vụ cho đời sống con người và xã hội. Cho nên có thể nói lao động là điều kiện không thể thiếu được của đời sống con người và là sự tất yếu trong sự trao đổi vật chất giữa tự nhiên và con người. Trong sản xuất kinh doanh lao động là một trong 3 yếu tố cơ bản không thể thiếu. Quá trình sử dụng lao động trong sản xuất, người lao động phải bỏ ra một lượng sức nhất định cả thể lực và trí tuệ để tạo ra sản phẩm vật chất cho xã hội. Để bù đắp cho chi phí này nhằm mục đích tái tạo sức lao động thì mỗi doanh nghiệp phải trả cho người lao động một số tiền lương tương xứng gọi là tiền công (hay tiền lương). Đó là chi phí chủ doanh nghiệp cần bỏ ra trong quá trình sản xuất cấu thành nên gía trị của doanh nghiệp. Lao động của công ty Bia Nghệ An được phân bố như sau: Kết cấu lao động theo tính chất công việc năm 1999. Chỉ tiêu Số người Tỷ trọng(%) Cán bộ quản lý 50 12 Nhân viên 110 28 Công nhân 239 60 Tổng số 399 100 Kết cấu lao động theo trình độ học vấn. Chỉ tiêu Số người Tỷ trọng (%) Lao động phổ thông 93 23 Công nhân kỹ thuật sơ cấp 229 57 Trung cấp 45 11 Cao đẳng, đại học trở lên 32 9 Tổng số 399 100 Trong các năm qua số lượng lao động và tiền lương thể hiện qua bảng sau. STT Chỉ tiêu 1997 1998 1999 1 Tổng số LĐ (người) 389 396 399 2 Thu nhập bên quỹ đồng/người/tháng 595000 635000 677000 Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của công ty bia NA. Giám đốc Phó giám đốc Kinh tê Phó giám đốc Kỹ thuật P.TC - HC P.KH - TV P.KT - TV P.VT - CT P.LĐ - ĐT P.GT - SP P.BV-YT Phân xưởng sản xuất bia Phân xưởng PT - CK - Lãnh đạo công ty: gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc. + Giám đốc là người đứng đầu công ty trực tiếp lãnh đạo bộ máy quản lý. Ngoài ra việc uỷ quyền trách nhiệm cho các phó giám đốc còn chỉ đạo trực tiếp thông qua trưởng phòng. + Phó giám đốc kinh doanh: có nhiệm vụ giúp việc cho giám đốc và cũng trực tiếp chỉ đạo hoạt động kinh tế tài chính cho công ty. + Phó giám đốc kỹ thuật: có nhiệm vụ giúp cho giám đốc và cũng trực tiếp chỉ đạo các bộ phận được phân công các vấn đề thuộc về kỹ thuật sản xuất. - Các phòng ban chức năng. + Phòng tổ chức hành chính: Đánh máy các văn bản, vệ sinh khu vực nhà làm việc, chăm lo đời sống sinh hoạt cho bộ phận quản lý của công ty. + Phòng lao động đào tạo: Phụ trách tuyển chọn lao đông, giải quyết chính sách, chế độ về lao động. + Phòng vật tư cung tiêu: Lập kế hoạch sản xuất cung cấp vật tư cho quá trình sản xuất. + Phòng khoa học kỹ thuật: phụ trách về kỹ thuật sản xuất, giám sát dây chuyền sản xuất và có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi nhập kho (bộ phân KCS). + Phòng giới thiệu sản phẩm: Chịu trách nhiệm quảng cáo chào hàng. + Phòng bảo vệ, phòng y tế: làm nhiệm vụ bảo vệ tài sản toàn công ty, chăm lo sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên của công ty. + Phòng kế toán tài vụ: Thực hiện nhiệm vụ phản ánh với giám đốc một cách kịp thời chính xác, trung thực mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày, hàng tháng, hàng quý và cả một năm phục vụ tốt cho yêu cầu quản lý của công ty, giúp cho giám đốc nắm được cụ thể về hoạt động sản xuất kinh doanh đạt được trong mỗi kỳ hạch toán. +Phòng vi tính: 2.2. Về hệ thống máy móc trang thiết bị và công nghệ sản xuất. Năm 1986 công ty đi vào sản xuất bia với công nghệ tự lắp đặt là thành quả của sự học hỏi của cán bộ công nhân trong nhà máy. Với dây chuyền sản xuất công suất 4 triệu lít /năm từ số vốn 1,4 tỷ đồng. Với sự nhạy bén năng động của lãnh đạo nhà máy năm 1992 –1993. Nhà máy đã đầu tư nhập dây chuyền sản xuất bia tự động của đan mạch tổng số vốn sau khi lắp đặt là 40.439.368.677 đồng. Về quy trình công nghệ sản xuất bia. Được trang bị một công nghệ sản xuất bia từ Đan Mạch có nguồn nước dsạt tiêu chuẩn cao, với trang thiết bị cùng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có được đánh giá vào loại tương đối hiện đaị với nền sản xuất bia của VN đó chính là thé mạnh là bí quyết giúp sản phẩm bia nghệ An tồn tại và đứng vững trên thị trường. Sản phẩm của công ty hiện nay được sản xuất trên dây chuyền công nghệ khép kín có thể nói là hiện đại. Từ lúc nguyên liệu bắt đầu đi vào dây chuyền cho đến khi trở thành sản phẩm hoàn chỉnh đưa ra kho, chở đi phục vụ nhu cầu, trừ việc sắp xếp sản phẩm vào két (đối với bia chai), vào thùng (đối với bia hơi) là phải thực hiện thủ công. Còn mọi khâu khác đều được tự động hoá. Quy trình sản xuất bia của công ty bia Nghệ An được mô tả bằng sơ đồ sau: Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất bia. Gạo Xay Hồ hoá Malt Dịch hoá Xay Đun sôi Đường hoá Lọc Nồi hơi đun sội Lọc lạch sơ bộ Lên men Lọc thành phần Chiết bia hơi. Chiết bia chai. Thanh trùng. Dán nhãn Thành phẩm Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty bia Nghệ An bao gồm 2 phân xưởng sản xuất : Phân xưởng sản xuất bia (phân xưởng SX chính ) và phân xưởng sản xuất phụ trợ – cơ khí - Phân xưởng sản xuất bia gồm có các yếu tố . + Tổ xay nghiền : Có nhiệm vụ xay gạo, malt . + Tổ lên men : Có nhiệm vụ thực hiện giai đoạn nấu + Tổ lọc chiết co2: Thực hiện lọc chiết bia theo yêu cầu kỹ thuật, thu hồi hoặc bổ sung co2, thực hiện thanh trùng dán nhãn . - Phân xưởng phụ trợ – cơ khí (PT – CK) gồm có : +Tổ nồi hơi : cung cấp hơi nóng cho nấu bia, thanh trùng vệ sinh công nghệ. + Tổ điện : có nhiệm vụ sữa chữa và đảm bảo điện cho công ty + Tổ máy lạnh : cung cấp độ mạnh cho quá trình lên men và bảo quản bia + Tổ gia công : gia công đóng mới các phụ tùng thay thế các két đựng bia chai, làm bốc đựng bia + Tổ phụ trợ : Bốc xếp giữ hàng, chuyển chai vào SX. + Tổ sửa chữa: Sửa chữa máy móc, tài sản hư hỏng nhỏ. Kết quả : nguyên liệu chính cho 1000 lít bia trong 1 mẻ nấu của công ty bia Nghệ An thể hiện ở biểu sau: Tên vật liệu Kg/1000 lít 1. Malt 70 Kg 2. Gạo 49,3 Kg 3. Đường 12,8 Kg 4. Hoa 0,705 Kg Ngoài nguyên liệu chính phục vụ trực tiếp cho sản phẩm công ty phải sử dụng nguyên vật liệu phụ để tạo điều kiện cho máy móc hoạt động bình thường, tạo ra sản phẩm hoàn hảo hơn. 2.3. Đặc điểm về vốn sản xuất kinh doanh. Vốn là yếu tố có ý nghĩa quyết định trong việc duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Có đủ vốn thì doanh nghiệp mới có thể chủ động trong mọi hoạt động. Nắm được yêu cầu đó, trong những năm qua công ty bia Nghệ An luôn đảm bảo nguồn vốn để sản xuất. Nguồn vốn của công ty bia Nghệ An được hình thành từ 2 nguồn vốn chính đó là: nguồn vốn tự có và nguồn vốn ngân sách. Với đặc thù là 1 doanh nghiệp SX vì vậy trong cơ cấu vốn thì vốn cố định chiếm tỷ trọng lớn trên 70% tổng vốn. Để duy trì và phát triển vốn thì công ty phải vay ngân hàng với một lương không nhỏ, năng động trong việc tìm kiếm các nguồn vay với lãi suất thấp, có thời hạn thanh toán dài đồng thời tăng nhanh vòng quay vốn. Cơ cấu vốn công ty năm 1999. STT Loại vốn Số lượng (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) 1 Vốn cố định 70 100 - Vốn ngân sách 28 40 - Vốn tự có 0.28 0.4 - Vốn khác 41.72 59.6 2 Vốn lưu động 5.7 100 --Vốn ngân sách cấp 4.95 86.84 - Vốn tự bổ sung 0.75 13.16 Nhờ việc năng động trong vay ngân hàng và huy động các nguồn vốn khác công ty đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm bia nhờ cải tiến công nghẹ nên hao phí trên dây chuyền giảm tiết kiệm nguyên liệu. Do đó, tăng doanh thu tăng lợi nhuận cao cho công ty, bảo toàn vốn đồng thời tạo khả năng hoàn trả vốn trong thời gian ngắn. III. Tình hình hoạt động tiêu thụ của công ty bia Nghệ An thời gian qua. Trước đây công ty bia nghệ an phân phối theo kế hoạch nhà nước theo định mức. Nhưng hiẹn nay công ty tự lo đầu vào đầu ra cho mình khai thác nguồn hàng từ đó công tác tiêu thụ thay đổi một cách toàn diện. 1. Hoạt động nghiên cứu thị trường. Công tác tiêu thụ của công ty bia Nghệ An hiện nay chủ yếu tập trung vào phòng kế hoach – tiêu thụ dưới sự chỉ đạo cua phó giám đốc sản xuất kinh doanh. Bộ phận tiêu thụ của phòng có nhiệm vụ tìm kiếm thị trường trực tiếp liên hệ với thị hiếu của khách hàng từ đó lập và phân tích báo cáo và dự báo thị trường. Khả năng tiêu dùng bia trong ngắn và dài hạn bộ phận tiêu thụ có chức năng tổng hợp, đánh giá đưa ra kế hoạch tiêu thụ hợp lý nhất. 2. Tình hình tiêu thụ qua các kênh và phương thức bán. Để đẩy mạnh mạng lưới tiêu thụ đẩy nhanh tốc độ luân chuyển hàng hoá nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, công ty thực hiện chính sách bán hàng theo nhu cầu của khách hàng theo các hợp đồng kinh tế của mọi đối tượng và rộng rãi trên thị trường, phục vụ nhu cầu bia của mọi tầng lớp dân cư. Trên thực tế khách hàng của công ty là các cơ quan du lịch, các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm. Theo phòng kế hoạch và tiêu thụ sản phẩm cho biết công ty hiện nay có13 cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm, gồm 70 người đi bán các ốt. Khách hàng có thể mua số lượng hàng lớn ngay tại nhà máy được thanh toán dơn giản và chu đáo do đặc tính của bia là thực phẩm tiêu thụ trực tiếp và do năng lực sản xuất hiẹn nay của công ty chưa được mở rộng nên khách hàng chủ yếu là người bán lẻ. Công ty có 1 quầy hàng bán và gới thiệu sản phẩm ngay tại cổng nhà máy bán dưới hình thức bán buôn và bán lẻ. Ngay tại phân xưởng đối với bia hơi được chiết vào thùng bốc (26lít) và bán cho khách hàng. Đối với khách hàng mua với số lượng lớn thì được nhà máy chuyên chở miễn phí đến tận nơi. Mạng lưới phân phối của công ty bia nghệ An như sau: Công ty Bia Nghệ An Cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm Người bán buôn Người Bán lẻ Người tiêu dùng Mạng lưới tiêu thụ ở công ty bia Nghệ An so với các công ty bia khác có rất nhiều điểm khác biệt đó là: - Không có đội ngũ nhân viên tiếp thị. - Công ty kiểm soát toàn bộ hệ thống tiêu thụ các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm bán theo sự chỉ đạo của phòng tiêu thụ sản phẩm. - Các khách hàng thanh toán tiền trước khi nhận hàng. Trong những năm vừa qua, công ty có ưu thế trong tiêu thụ là khách hàng luôn tự tìm đến công ty. Tuy vậy, công ty xác định: Tiêu thụ sản phẩm quyết định sự tồn tại của mình nên đã tìm cách để đơn giản hoá đến mức tói thiểu trong việc thanh toán tiền hàng. Khách hàng nhận hoá đơn từ phòng kế hoạch sang phòng tài vụ nộp tiền rồi xuống bộ phận giao nhận hàng để lấy bia. Công ty cố gắng không để tình trạng “Mua như cướp, bán như cho” đã tưng xảy ra ở một số đơn vị trong thời kỳ bao cấp. Chính vì thế khách hàng đến với công ty bia hà nội ngày càng tăng. 3. Chính sách giá của công ty. Bia Nghệ An từ lâu đã trở thành sản phẩm quen thuộc của người dân trong tỉnh. Bởi vậy trong điều kiện hiện nay, công ty không thể sử dụng chính sách giá cao hoặc chính sách giá thăm dò để bắt chẹt khách hàng. Để có thể tiêu thụ có hiệu quả công ty sử dụng chính sách giá phù hợp với mức thu nhập phổ biến của nhân dân Việt nam nói chung và người dân Nghệ An nói riêng. Nghĩa là trong số các sản phẩm bia lớn bán trong và ngoài tỉnh thì mức giá bán của công ty bia Nghệ An luôn thấp hơn. Với giá bán thấp hơn và chất lượng tương đối thì đã tạo nên lợi thế cạnh tranh, tạo khả năng tiêu thụ cho công ty. Mức giá của một số loại bia trên thị trường như sau: STT Tên công ty Nhãn hiệu Bia chai (đồng/chai) Bia lon 0,33 lít (đồng/lon) Bia hơi (đồng/lít) 1 Công ty bia Việt Nam Tiger 7692(0.51 l) 6666 X 2 Nhà máy bia ĐNA Halida 6217(0.5 l) 5833 X 3 Công ty hà nội Hà nội 5000 5000 X 4 Công ty bia hà tĩnh Hati 3800(0.5l) 3800 4000 5 Công ty bia Nghệ An Vida 2900(0.33 l) 2900 4000 Ngoài ra công ty còn sử dụng chính sách giá đặc biệt đối với các đối tượng khách hàng. Những khách hàng là thường xuyên mua với số lượng lớn thì được chiết khấu (50đồng/chai) so với khách hàng mua lẻ bất thường. Vì vậy khuyến khích việc tiêu thụ ngày càng tăng. 4. Tình hình tổ chức hoạt động khuyến khích tiêu thụ. Trong cơ chế thị trường việc xúc tiến tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò hết sức quan trọng. Nhận thấy được điều này ban lãnh đạo công tyđã tổ chức các hình thức sau nhằm từng bước đạt được kết quả tiêu thụ cao: 4.1. Tuyên truyền quảng cáo. Một vài hoạt động mang tính chất tuyên truyền nhằm mở rộng và khuyếch trương thanh thế của công ty đã làm trong thời gian qua là tài trợ cho một số cuộc thi văn hoá - thể thao của phường, thành phố Vinh, để giới thiệu cho người xem, nhân dân biết về sản phẩm của mình. Ngoài ra công ty còn làm công tác từ thiện như tặng quà cho các bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình liệt sỹ thương binh… nhằm tuyên truyền cho dân chúng tạo ấn tượng sản phẩm vào lòng người dân. Công ty tiến hành một số đợt quảng cáo thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như Tivi, sách báo, tạp chí…Nhân các dịp đón nhận huân huy chương, kỷ niệm ngày thành lập. Công ty còn áp dụng hình thức quảng cáo bằng các tờ rơi, các cuốn hoạ báo giới thiệu về công ty. Đồng thời tham gia cuộc triển lãm, đặt áp phích đặt biểu tượng tại các điểm dễ thấy dễ được chú ý. Hê thống các biểu tượng được trang bị nơi cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm của công ty. 4.2. Kích thích tiêu thụ. Kích thích tiêu thụ là việc dùng các biện pháp và phương tiện mang tính quyền lợi nhằm tăng sự chú ý của người tiêu dùng. Hoạt động này của công ty được thể hiện thông qua các hình thức như: Mở các đợt khuyến mại đặc biệt với hàng ngàn giải thưởng có giá trị: ti vi, tủ lạnh, nòi cơm điện và bia uống miễn phí, thi trò chơi, hội thảo chuyên ngành… được tổ chức nhưng chưa được thường xuyên. 5. Kết quả đạt được của công tác tiêu thụ. Theo số liệu thống kê số kế hoạch tiêu thụ của công ty ta có kết cấu sản lượng bia tiêu thụ một số năm gần đây như sau: Chỉ tiêu Đơn vị 1995 1996 1997 1998 1999 KH 2000 Số lượng tiêu thụ 1000 lít 7023 7384 9792 12122 9713 14500 Bia hơi 1000 lít 3022 4185 7280 9981 8424 12000 Bia chai 1000 lít 4181 3199 2512 2141 1289 2500 Qua số liệu cho ta thấy kể từ khi nhập dây chuyền công nghệ của Đan Mạch, sản lượng bia hơi tăng nhanh từ 3 triệu lít vào năm 1995 lên 9 triệu lít vào năm 1998 nhưng năm 1999 lại có xu hướng giảm. Các sản lượng bia chai có xu hướng giảm dần. Theo báo cáo tổng kết của công ty bia Nghệ An ta có kết quả sản xuất kinh doanh một số năm qua cuả công ty: STT Chỉ tiêu đơn vị 1997 1998 1999 1 Giá trị tổng sản lượng Triệu đồng 40750 46061 35143 2 Doanh thu Triệu đồng 49081 56876 43709 3 Nộp ngân sách Triệu đồng 29408 26700 15815 4 Lợi nhuận Triệu đồng 257 1827 4248 Đánh giá các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty dựa trên công thức. * Mức tăng tuyệt đối = giái trị năm sau – giá trị năm trước. * Mức tăng tương đối = Giá trị năm sau x 100% Giá trị năm trước Qua bảng trên ta thấy doanh thu của công ty được thể hiện như sau: Năm 1998 so với năm 1997 doanh thu tăng 7795 triệu đồng tức là : 115,88%. Năm 1999 so với năm 1998 giảm 13167 triệu đồng tức là 76,85%. Năm 1999 so với năm 1998 giảm 5372 triệu đồng tức là 89,05%. Qua đó thể hiện sự đóng góp của công ty vào ngân sách nhà nước. Năm 1998 so với năm 1997 giảm 2708 triệu đồng tức là : 90,79%. Năm 1999 so với năm 1998 giảm 1088 triệu đòng tức là 59,23%. Năm 1999 so với năm 1997 giảm 13593 triệu đồng tức là 53,78%. Tình hình thực hiện kế hoạch mặt hnàg năm 1998 và 1999. Chỉ tiêu 1998 1999 KH TH Mức hoàn thành KH TH Mức hoàn thành Bia chai 3000 9141 71.37% 2500 1289 51.56% Bia hơi 11000 9981 90.07% 11300 8424 74.55% Tổng 14000 12122 86.59% 13800 9713 70.38% Qua số liệu ta thấy trong 2 năm 1998 và 1999. Sản lượng bia chai giảm đáng kể lượng bia hơi cũng giảm với số lượng lớn điều đó cũng đặt cho công ty nhiều khó khăn là phải từng bước tăng sản lượng của 2 loại sản phẩm. Năm 1998 sản lượng bia chai không hoàn thành như kế hoach mà giảm 71,37% so với kế hoạch đặt ra và sản phẩm bia hơi lớn hơn sản phẩm bia chai nhưng lượng tiêu thụ vẫn chưa thực hiện 90,07% so với kế hoạch. Năm 1999 sản lượng bia chai chỉ đạt có 51,56% so với kế hoạch. Còn sản lượng bia hơi giảm còn 74,55% kế hoạch đặt ra. So kế hoạch năm 2000 với kế hoạch năm 1999 ta thấy. Chỉ tiêu KH 1999 KH 2000 % Chênh lệch Bia hơi (1000lít) 11300 12000 106,19% Bia chai (1000 lít) 2500 2500 100% Tổng số 13800 14500 105,07% Kế hoạch năm 2000 là bia hơi tăng 106,19% so với kế hoạch năm 1999. Còn bia chai vẫn giữ nguyên sản lượng như cũ điều đó chứng tỏ công ty vẫn giữ nguyên mặt hàng bia chai (là sản phẩm chính của công ty trong tương lai). Còn bia hơi sẽ tăng một lượng tương đối để đáp ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng. Doanh thu tiêu thụ từng mặt hàng năm 1998 – 1999. Tên sản phẩm 1998 1999 Doanh thu (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Doanh thu (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Bia hơi 39924 70,19 33663 77,02 Bia chai 16952 29,81 10046 22,98 Tổng cộng 56876 100 43709 100 Nhân xét: Doanh thu tiêu thụ từng sản phẩm trong 2 năm qua. Bia chai năm 98 chiếm 29,81% trên tổng số giảm còn 22,98% vào năm 1999. Bia hơi năm 1998 chỉ còn 70,19% trên tổng doanh thu đến năm 1999 tỷ lệ này là 77,02 %. Qua đó ta thấy mặt hàng bia hơi đang có xu hướng tăng lên trong tỷ doanh thu của công ty. Lợi nhuận tiêu thụ qua 3 năm 1997 – 1998 – 1999. 1997 1998 1999 Lợi nhuận (đồng) Lợi nhuận (đồng) Lợi nhuận (đồng) 257000000 1827000000 4248000000 Lợi nhuận của công ty tăng nhanh năm 1997 là257 triệu đến năm 1999 là 4248 triệu chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn ngày càng hiệu quả. IV. Đánh giá kết quả hoạt động tiêu thụ của công ty. Thời gian qua kể từ khi hoạt động kinh doanh độc lập trong nền kinh tế thị trường công tác tiêu thụ của công ty đã gặt hái được nhiều thành công đáng kể, tạo đà cho sự phát triển bền vững của công ty. Bên canh những thành tựu đạt được, công tac tiêu thụ cũng gặp phải nhiều hạn chế. Kết quả có thể khái quát như sau: 1. Những thành tựu đạt được. - Công tác vận chuyển trong tiêu thụ ngày càng được chú trọng và mở rộng do công ty thực hiện đóng gói và bảo quản cẩn thận. Công ty trang bị đóng gói bia chai bằng két nhựa thuận tiện trong việc vận chuyển. Công ty đã đầu tư xây dựng hệ thống cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm nhằm từng bước đưa sản phẩm vào lòng người dân. - Sản phẩm tiêu thụ ngày càng được người dân tín dụng đặec biệt là người dân trong tỉnh. Sắp tới công ty sẽ năng suất đưa bia nghệ an vào thị trường các tỉnh lân cận. Qua sản lượng tiêu thụ ta có thể thấy. Chỉ tiêu Đơn vị 1995 1996 1997 1998 1999 Sản lượng tiêu thụ 1000 l 7203 7384 9792 12122 9713 Bia hơi 1000 l 3022 4185 7280 9981 8424 Bia chai 1000 l 4181 3199 2512 2141 1289 Có thể nói sản lượng tăng dần qua các năm từ lúc ban đầu (1995) từ 7203 đến năm 1998 là 12122. Tuy năm 1999 có giảm chút ít. Lợi nhuận tăng dần qua các năm. 1997 1998 1999 Lợi nhuận (đồng) Lợi nhuận (đồng) Lợi nhuận (đồng) 257000000 1827000000 4248000000 Lợi nhuận tăng chứng tỏ công ty làm ăn ngày càng có hiệu quả đây là điều kiện để công ty đầu tư vào dây chuyền công nghệ mở rộng sản xuất, tăng thu nhập, ổn định đời sông cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. 2. Những hạn chế. 2.1. Về thị trường của công ty. - Sản phẩm của công ty mới chỉ xuất hiện ở thị trường trong tỉnh là chính ở hai tỉnh Hà Tĩnh và Thanh Hoá sản phẩm là tiêu thụ rất ít. - Mặc dù sản lượng tăng qua các năm nhưng thị phần tiêu thụ sản phẩm của công ty bia Nghệ An giảm. Ngày càng nhiều nhãn hiêụ bia xâm nhập thị trường điều đó đã đang là thách thức lớn đối với sản phẩm của công ty. 2.2. Về mạng lưới phân phối. Hệ thống kênh phân phối của công ty chưa hoạt động đủ mạnh, chưa tạo được lợi thế trong tiêu thụ so với các công ty bia khác. Hiện nay công ty tổ chức bán sản phẩm qua các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm của mình. Chưa có đại lý chính thức với những khách hàng mua theo hợp đồng với số lượng lớn thì công ty sẽ chuyên chở miễn phí tới nơi tiêu thụ điều này khiến cho công ty không tăng được lượng tiêu thụ dẫn đến việc mở rộng thi trường tăng thị phần bị hạn chế. 2.3. Các hình thức xúc tiến tiêu thụ. - Thực tế hiện nay công ty chưa có phòng nghiên cứu thị trường điều này làm hạn chế trong công tác lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ. - Các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo cho sản phẩm của công ty được thực hiên nhưng chưa đáng kể, chưa đạt đến hiệu quả mong muốn lý do chính là cường độ tần suất quảng cáo của công ty còn chưa mạnh. Có thể gọi là quá thấp so với đối thủ cạnh tranh. Các hoạt động kích thích tiêu thụ như mở các đợt khuyến mại, trò chơi… chưa được sử dụng hết hoặc có nhưng không gây được tiếng vang trong dư luận quần chúng. 3. Những nguyên nhân chủ yếu - Hiện nay trên thị trường đang tràn ngập các mặt hàng bia của nhiều hãng bia trong và ngoài nước. Bia Nghệ An phải cạnh tranh với rất nhiều loại bia khác song sản phẩm bia Nghệ An vẫn được người dân tín dụng do chất lượng tương đối với giá cả hợp lý. Thời gian qua công ty đã không có đủ năng lực sản xuất để đáp ứng nhu cầu đó cho nên thị phần bia Nghệ An bị thu hẹp lại. - Sức cạnh tranh sản phẩm bia Nghệ An ngày lại kém đi tương đối là do các đối thủ cạnh tranh của công ty đã có những biện pháp kích thích tiêu thụ rầm rộ cố sức vươn lên trong thị trường. Còn công ty lại chưa có các biện pháp cũng như chưa xây dụng lược cho mình chiến lược xúc tiến tiêu thụ. - - Quy mô sản xuất chưa được mở rộng do chưa huy động được vốn cho đổi mới công nghệ đổi mới dây chuyền sản xuất nên từ trước đến nay sản phẩm SX ra đến đau thi được tiêu thụ ngay đến đó, khách hàng trực tiếp đến công ty lấy hàng từ đó dẫn đến việc công ty chỉ bán hàng cho khách có khả năng thanh toán ngay, đồng thời không tăng cường xây dựng mạng lưới phân phối, bán hàng Maketing… - Hình thức, bao bì, mẫu mã sản phẩm của công ty còn đơn điệu chỉ thực hiện được chức năng bảo quản và thông t._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29060.doc
Tài liệu liên quan