Một số ý kiến về định hướng và giải pháp phát triển giáo dục phổ thông Việt Nam giai đoạn 2006-2010

Lời mở đầu Đại hội Đảng IX khẳng định: “giáo dục và khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu” để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ thiết thực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Phát triển giáo dục nhằm phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Bước sang thế kỷ XXI, phát triển giáo dục trực tiếp phục vụ yêu cầu của sự nghiệp đổi mới của đất nước, phát triển giáo dục phả

doc80 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1347 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số ý kiến về định hướng và giải pháp phát triển giáo dục phổ thông Việt Nam giai đoạn 2006-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i đi trước một bước hợp lý so với phát triển kinh tế. Trong hệ thống giáo dục Việt Nam thì giáo dục phổ thông đóng vai trò là giáo dục nền tảng, là yếu tố cơ bản của giáo dục, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Phát triển giáo dục phổ thông là tiền đề, là khâu quan trọng để thực hiện phát triển giáo dục. Mục tiêu phát triển giáo dục phổ thông đến năm 2010 là thực hiện giáo dục toàn diện về đức, trí, thể, mỹ; cung cấp học vấn phổ thông cơ bản, hệ thống và có tính hướng nghiệp, tiếp cận trình độ các nước phát triển trong khu vực; hoàn thành phổ cập trung học cơ sở trong cả nước. Chính vì vậy luận văn chọn giáo dục phổ thông là đối tượng nghiên cứu, trên cơ sở thực trạng phát triển giáo dục phổ thông thời kỳ kế hoạch 2001-2005 và các căn cứ khác đưa ra một số ý kiến về giải pháp và định hướng phát triển giáo dục phổ thông Việt Nam giai đoạn 2006-2010 nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển giáo dục phổ thông đến năm 2010. Luận văn gồm 3 chương: Chương I: Giáo dục phổ thông và các chỉ tiêu đánh giá phát triển giáo dục phổ thông. Chương II: Đánh giá thực trạng phát triển giáo dục phổ thông ở Việt Nam thời kỳ kế hoạch 2001-2005. Chương III: Một số ý kiến về định hướng và giải pháp phát triển giáo dục phổ thông Việt Nam giai đoạn 2006-2010. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Ngô Thắng Lợi, cô Khúc Thị Tình cùng toàn thể cán bộ trong Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân đã tận tình hướng dẫn, tạo điều kiện giúp đỡ cho em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp. Chương I: Giáo dục phổ thông và các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển giáo dục phổ thông. I. Giáo dục và hệ thống giáo dục ở Việt Nam: 1. Giáo dục: 1.1. Khái niệm về giáo dục: Ngay từ khi xuất hiện, loài người bắt đầu có giáo dục, mới đầu chỉ là hình thức người này truyền cho người khác, thế hệ trước truyền đạt lại cho thế hệ sau kinh nghiệm sống, tri thức, kỹ năng sống, kỹ năng lao động… để duy trì, phát triển cuộc sống, phát triển xã hội. Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, hoạt động giáo dục cũng ngày càng mở rộng, giáo dục đã trở thành quyền cơ bản của mỗi con người. Theo Lênin, giáo dục là một phạm trù vĩnh cửu, giáo dục sinh ra cùng với loài người và tồn tại, phát triển cùng với loài người. Trong văn kiện “những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xôviết” Lênin coi giáo dục là bộ phận trong kết cấu hạ tầng xã hội, phải kết hợp giáo dục với lao động sản xuất. Nó giáo dục và đào tạo ra con người và các thế hệ tiếp nối sáng tạo ra các giá trị duy trì sự tồn tại và phát triển của con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói muốn xây dựng CNXH phải có những con người XHCN, là những con người vừa có đức, vừa có tài. Người nói “vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”, do đó con người phải được giáo dục để nâng cao năng lực và phẩm chất, hoàn thành nhiệm vụ cách mạng được giao phó. CNXH gắn liền với sự nghiệp giáo dục và đào tạo con người. Theo giáo trình “Kế hoạch hoá phát triển kinh tế xã hội ” thì giáo dục là “quá trình sản xuất, truyền bá tri thức thông qua các tổ chức, cơ cấu nhà nước và dân gian nhằm mục đích bồi dưỡng cho người ta các năng lực thích ứng xã hội, thích ứng cuộc sống”. Theo đó giáo dục là một hoạt động rộng lớn bao gồm giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. + Giáo dục nhà trường: nhà trường là thiết chế xã hội có chức năng chuyên trách về giáo dục, tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục…, do đó giáo dục nhà trường giữ vai trò rất quan trọng. + Giáo dục gia đình: gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi hình thành nên nhân cách của mỗi con người ngay từ khi còn trẻ thơ, giáo dục gia đình là nền tảng, cơ sở của giáo dục nhà trường. + Giáo dục xã hội: giáo dục xã hội vừa có tác dụng kiểm nghiệm thành quả giáo dục của nhà trường, vừa kéo dài, bổ sung cho giáo dục nhà trường trong xã hội, đặc biệt trong nội dung giáo dục tinh thần, ý thức, trách nhiệm và ứng xử xã hội. Môi trường nhà trường, gia đình và xã hội đều là nơi diễn ra quá trình giáo dục, giáo dưỡng con người với các phương pháp đặc thù riêng biệt. Giáo dục nhà trường đóng vai trò đặc biệt quan trọng, giáo dục nhà trường nhằm cung cấp cho người học có kiến thức, có đạo đức, có sức khoẻ, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, năng lực và phẩm chất của công dân, từ đó tạo nên nguồn lực con người phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội. Do đó luận văn tập trung đi sâu vào nghiên cứu về giáo dục nhà trường với tư cách là một thiết chế xã hội đặc biệt có chức năng chuyên trách về giáo dục với đội ngũ giáo viên, các công cụ giảng dạy như chương trình, sách giáo khoa, thiết bị dạy học… theo hình thức tồn tại đặc thù là lớp học với các hoạt động như giờ lên lớp, kiểm tra, thi cử… 1.2. Giáo dục Việt Nam: Đất nước ta đi lên từ xuất phát điểm là một nền kinh tế lạc hậu, kỹ thuật thủ công, đất nước lại bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh, do đó để đưa đất nước đi lên công nghiệp hoá, hiện đại hóa chỉ có một chân lý duy nhất đó là phải không ngừng học tập nâng cao kiến thức, coi học tập là việc thường xuyên, là động lực hàng đầu để phát triển kinh tế xã hội. Ngay từ khi mới thành lập nước, Đảng ta đã coi dốt nát, ít học là một thứ giặc như giặc đói, giặc ngoại xâm, từ đó Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân tiến hành các cuộc cải cách giáo dục nhằm xây dựng một nền giáo dục Việt Nam vững mạnh, chất lượng, đào tạo ra các thế hệ phục vụ cho các nhiệm vụ cách mạng trong từng thời kỳ. Đảng ta xác định giáo dục Việt Nam là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính trị của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mục tiêu của nền giáo dục là nhằm đào tạo nên con người cách mạng, con người xã hội chủ nghĩa; toàn bộ nội dung giáo dục đều nhằm xây dựng, phát triển thế giới quan và nhân sinh quan duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, do đó đây phải là một nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động. Nền giáo dục Việt Nam phải lấy con người là trung tâm, là nền giáo dục “làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em”, lấy người học là xuất phát điểm, từ đó tạo điều kiện để người học phát triển năng lực một cách tối đa, sáng tạo. Giáo dục đào tạo phải phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phải nhằm phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội. Bác Hồ đã nói “… non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”. Trong bối cảnh, tình hình hiện nay, Đảng và Nhà nước ta coi giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; giáo dục chính là động lực phát triển của đất nước, vận mệnh, tương lai của đất nước, dân tộc phụ thuộc vào giáo dục. 2. Hệ thống giáo dục Việt Nam: 2.1. Các bậc học, ngành học: Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục nhân dân, nền giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước, do đó hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam được xây dựng tuần tự, qua các bước phát triển từ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp cho đến giáo dục đại học – sau đại học. Hệ thống giáo dục Việt Nam được mô tả theo sơ đồ sau (theo phương thức giáo dục chính quy): Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học (4-6 năm) Cao đẳng (3 năm) Trung học phổ thông (3 năm) Trung học dạy nghề (3-4năm) Trung học chuyên nghiệp (3-4 năm) Trường dạy nghề (<2 năm) Trung học cơ sở (4 năm) Đào tạo nghề ngắn hạn (<1 năm) Tiểu học (5 năm) Trường lớp mẫu giáo (3 năm) Nhà trẻ (1 năm) Sơ đồ: Hệ thống giáo dục Việt Nam Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo - Giáo dục mầm non: làm nhiệm vụ giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi với mục tiêu “giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp 1”. Giáo dục mầm non góp phần hình thành nên những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người như giàu lòng yêu thương, lễ phép, biết quan tâm, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá, cơ thể phát triển hài hoà, cân đối… với phương pháp vừa chơi vừa học, không áp đặt, gò bó, tạo điều kiện cho trẻ phát triển năng lực của bản thân, chủ động khám phá là chủ yếu, từng bước dẫn dắt trẻ đến với thế giới quan xung quanh, với nền văn hoá dân tộc, với xã hội bên ngoài… - Giáo dục phổ thông: bao gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục phổ thông trung học được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12. Theo điều 23, Luật giáo dục Việt Nam nêu rõ mục tiêu của giáo dục phổ thông là “giúp học sinh phát triển toàn diện vê đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Do đó giáo dục phổ thông là bước giáo dục rất quan trọng để tạo nền tảng cho các hoạt động giáo dục tiếp theo cao hơn hay tạo điều kiện thuận lợi cho việc lao động. - Giáo dục nghề nghiệp: nhằm mục đích đào tạo những người lao động vừa có kiến thức, có kỹ năng, trình độ chuyên môn đồng thời có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, có sức khoẻ… để tạo điều kiện cho người lao động có thể tìm việc làm theo đúng khả năng của bản thân, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Giáo dục nghề nghiệp bao gồm trung học chuyên nghiệp được dạy trong 3-4 năm đối với người tốt nghiệp THCS, và từ 1-2 năm đối với người tốt nghiệp THPT nhằm đào tạo các nhân viên, kỹ thuật viên có trình độ trung cấp và dạy nghề dành cho các đối tượng có trình độ học vấn và sức khoẻ phù hợp, dưới 1 năm đối với các chương trình ngắn hạn và từ 1-3 năm đối với chương trình dài hạn nhằm cung cấp cho xã hội những người lao động có kỹ năng nghề nghiệp phổ thông. - Giáo dục đại học và sau đại học: gồm giáo dục đại học đào tạo trình độ đại học và cao đẳng, giáo dục sau đại học đào tạo trình độ thạc sỹ và tiến sỹ. Giáo dục đại học và sau đại học nhằm đào tạo nhân lực có trình độ cao, các chuyên gia cho tất cả các lĩnh vực, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây là hình thức giáo dục tập trung vào đào tạo nhân lực, nhân tài phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong bối cảnh đất nước đi lên từ một xuất phát điểm là một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, kỹ thuật thô sơ, muốn hội nhập, theo kịp trình độ tiên tiến, hiện đại của thế giới thì việc phát triển hình thức giáo dục đại học và sau đại học là rất quan trọng để tăng cường, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tiếp thu khoa học, công nghệ tiên tiến của nhân loại, đưa đất nước phát triển. 2.2. Các loại hình trường học: Cùng với hệ thống giáo dục quốc dân tuần tự từng bước từ thấp đến cao của các cấp học, bậc học là hệ thống các trường học từ trường công lập, trường bán công cho đến trường dân lập, tư thục. - Trường công lập: là hình thức trường học do nhà nước tổ chức và chịu trách nhiệm quản lý, điều hành, đầu tư về cơ sở vật chất và kinh phí thường xuyên, sở hữu trường thuộc nhà nước. Trường công lập là hình thức phổ biến ở Việt Nam có ở mọi cấp học, bậc học. - Trường bán công: là một hình thức kết hợp giữa nhà nước và nhà trường, trong đó nhà nước tổ chức, chịu trách nhiệm quản lý, điều hành, trường thuộc sở hữu nhà nước nhưng trường tự chủ về tài chính, tự cân đối các khoản thu – chi đảm bảo cho việc giảng dạy và học tập. - Trường dân lập: là hình thức do tổ chức xã hội có tư cách pháp nhân tổ chức, chịu trách nhiệm quản lý, điều hành, đầu tư về cơ sở vật chất, tự chủ về tài chính, tự cân đối các khoản thu chi, sở hữu trường là sở hữu tập thể những người góp cổ phần. Trường dân lập được mở ở mọi cấp học, bậc học nếu có đủ điều kiện do nhà nước quy định. - Trường tư thục: là hình thức do tư nhân tổ chức, tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của trường từ quản lý, điều hành, đầu tư cho tới cân đối các khoản thu – chi, trường thuộc sở hữu tư nhân. Trường tư thục được mở ở tất cả các cấp học, bậc học trừ giáo dục sau đại học. Đề tài chọn giáo dục phổ thông là đối tượng nghiên cứu với tư cách là một bộ phận quan trọng, là nền tảng của hệ thống giáo dục Việt Nam trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. II. Giáo dục phổ thông: 1. Nội dung, mục tiêu của giáo dục phổ thông: Giáo dục phổ thông là hệ thống giáo dục gồm giáo dục tiểu học, giáo dục THCS và giáo dục THPT, trải qua 12 năm từ lớp 1 đến lớp 12. Giáo dục phổ thông cung cắp những kiến thức phổ thông toàn diện góp phần hình thành nên nhân cách của con người, chuẩn bị cho mỗi người những kỹ năng cơ bản để tiếp tục học lên bậc cao hơn hoặc đi vào cuộc sống lao động. Điều 23, Luật giáo dục Việt Nam nêu rõ mục tiêu của giáo dục phổ thông là “giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Giáo dục phổ thông phải đảm bảo cung cấp những kiến thức mang tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, đầy đủ để bước đầu hình thành nên một thế giới quan và nhân sinh quan khoa học, toàn diện, đúng đắn trong mỗi người học. Nội dung giáo dục đồng thời phải mang tính hướng nghiệp, có sự gắn kết lý luận với thực tiễn, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp học, bậc học. Việc giáo dục phải đảm bảo phù hợp với từng lứa tuổi học, từng cấp học, bậc học, chủ yếu là phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác, sáng tạo của học sinh, rèn luyện kỹ năng cơ bản cho người học, từng bước hướng người học ứng dụng những kiến thức được trang bị vào thực tiễn để minh hoạ, kiểm chứng, kết hợp tốt mối quan hệ hợp tác giữa thầy – trò để đem lại kết quả học tập tốt. Như vậy giáo dục phổ thông là bước nối quan trọng cần thiết đối với mỗi con người để có thể trở thành những người công dân có ích cho xã hội. 2. Cơ cấu của giáo dục phổ thông: Hệ thống giáo dục phổ thông ở Việt Nam hiện nay được chia ra làm ba bậc học gồm giáo dục tiểu học, giáo dục THCS và giáo dục THPT. Đó là sự tiếp nối tuần tự để đảm bảo thực hiện được mục tiêu của giáo dục phổ thông nói chung và mục tiêu giáo dục của các bậc học. 2.1. Giáo dục tiểu học: Khoản 1, điều 22, Luật giáo dục Việt Nam nêu rõ “giáo dục tiểu học là bậc học bắt buộc đối với mọi trẻ em từ 6 đến 14 tuổi, được thực hiện trong 5 năm học, từ lớp 1 đến lớp 5” nhằm mục đích nâng cao dân trí, đảm bảo cho trẻ em được thực hiện quyền được giáo dục của mình. Giáo dục tiểu học là bậc học quan trọng để hình thành nhân cách bước đầu ngay từ thời thơ ấu,là cơ sở ban đầu xây dựng nên lý tưởng, đạo đức, kỹ năng của con người Việt Nam. Khoản 1, điều 24, Luật giáo dục quy định “giáo dục tiểu học phải bảo đảm cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người, có kỹ năng cơ bản về nghe, đọc, nói, viết và tính toán, có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật”. Nội dung giáo dục tiểu học bao gồm một số nội dung chủ yếu sau: Giáo dục cho học sinh có những hiểu biết sơ đẳng về thế giới quan khoa học, dân tộc, Tổ quốc, Đảng, Bác Hồ, truyền thống đấu tranh của dân tộc, tư tưởng chính trị, pháp luật… Hiểu, ghi nhớ 5 điều Bác Hồ dạy, những hiểu biết sơ đẳng về giá trị của lao động, các chuẩn mực hành vi đạo đức, về các mối quan hệ cơ bản trong gia đình, nhà trường, xã hội… Giáo dục văn hóa khoa học: những hiểu biết về chữ quốc ngữ để diễn đạt, bày tỏ, có kiến thức ban đầu về toán; có những nhận biết ban đầu về môi trường xung quanh, một số hiện tượng tự nhiên, một số loài động, thực vật; tiếp nhận một số kiến thức sơ đẳng về vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường học, giữ vệ sinh môi trường… Giáo dục lao động, kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp: cung cấp cho học sinh những hiểu biết sơ đẳng về tính chất, công dụng một số loại vật liệu thông thường; cấu tạo, cách sử dụng một số dụng cụ trong cuộc sống hàng ngày; một số hiểu biết về an toàn lao động. Giáo dục cho học sinh một số kiến thức thông thường về thể chất, vệ sinh, thẩm mỹ: biết phòng một số bệnh truyền nhiễm cơ bản; có hiểu biết về luyện tập phát triển sức khỏe, có hiểu biết về cái đẹp và ý nghĩa của nó với cuộc sống… Giáo dục tiểu học có tác dụng cực kỳ to lớn trong hình thành và phát triển toàn bộ học vấn, nhân cách nói chung và nguồn nhân lực của đất nước, chất lượng giáo dục tiểu học quyết định tới chất lượng giáo dục trung học, do đó phải làm thật tốt giáo dục tiểu học. Việt Nam đã hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia về xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học theo chuẩn quốc tế trong “tuyên bố Giômchiên tháng 4/1990” vào ngày 28/12/2000. 2.2. Giáo dục THCS: Giáo dục THCS là bậc học sau giáo dục tiểu học, được thực hiện trong 4 năm từ lớp 6 đến lớp 9. Giáo dục THCS là bước kế tiếp giáo dục tiểu học, kế thừa và phát triển những kết quả đã đạt được trong bậc giáo dục tiểu học, đồng thời cung cấp những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để người học sinh có thể tiếp tục học lên giáo dục THPT hoặc tham gia lao động. Những nội dung chủ yếu của giáo dục THCS bao gồm: Giáo dục cho học sinh những hiểu biết về nguồn gốc vật chất của thế giới, sự phát triển của tự nhiên và xã hội, vai trò và sức mạnh của con người trong cải biến tự nhiên… Hiểu biết những nét lớn về một số tổ chức chính trị chủ yếu, vị trí của Việt Nam trên thế giới, các vấn đề về dân số, chủ nghĩa xã hội và hoà bình thế giới, hiểu biết về trách nhiệm cá nhân về hành vi trước xã hội, pháp luật … Giáo dục đạo đức và cách cư xử: có lối sống văn hoá, hiểu biết các giá trị đạo đức xã hội, các mối quan hệ trong cuộc sống hàng ngày, hiểu biết truyền thống cách mạng và lòng yêu nước… Giáo dục văn hoá khoa học: cung cấp cho học sinh những hiểu biết tương đối hoàn chỉnh về đất nước, xã hội, con người Việt Nam; về các nguyên lý cấu tạo của một số máy móc và công cụ lao động thông thường; hiểu biết về các mối liên hệ có tính quy luật của thế giới vô sinh và hữu sinh; bảo vệ môi trường, rèn luyện thân thể Giáo dục lao động, kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp và chuẩn bị nghề: có hiểu biết về giá trị của lao động, nguyên lý chung của các quá trình sản xuất chủ yếu, một số loại vật liệu thông dụng, một số ơhương pháp gia công bằng tay, bằng máy, các biện pháp kỹ thuật của một vài quy trình sản xuất, một số quy tắc trong bảo hộ, an toàn lao động; hiểu biết chung về các ngành nghề chủ yếu trong xã hội, phương hướng phát triển kinh tế địa phương… Giáo dục cho học sinh biết một số phương pháp tập luyện thể dục, thể thao, có kiến thức cơ bản về giới tính, môi trường, lao động, dinh dưỡng… Đem đến cho học sinh có hiểu biết và quan niệm đúng về cái đẹp và ý nghĩa trong cuộc sống, lao động và nghệ thuật. Giáo dục THCS là một bậc học quan trọng, mang tính phổ thông, toàn diện và hướng nghiệp. Giáo dục THCS chuẩn bị cho một phần học sinh sau khi học xong chương trình giáo dục THCS sẽ học tiếp lên THPT, một phần sẽ đi vào cuộc sống lao động hoặc các trường trung học chuyên nghiệp, các trường dạy nghề. Do đó trong nội dung của chương trình giáo dục THCS phải đổi mới theo hướng chủ động hơn, thực tế hơn, tập trung vào hình thành và phát triển khả năng thích nghi, hiểu biết các kỹ năng sống. Theo chiến lược phát triển kinh tế xã hội thời kỳ 2001-2010 và chiến lược giáo dục 2001-2010 thì Việt Nam sẽ phổ cập THCS vào năm 2010, đây là một điều kiện rất cơ bản để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, là một tiền đề thuận lợi cho Việt Nam tiến hành sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đưa đất nước phát triển. 2.3. Giáo dục THPT: Giáo dục THPT là bậc học cuối cùng trong hệ thống giáo dục phổ thông, bậc học này được thực hiện trong 3 năm, từ lớp 10 đến lớp 12 sau khi đã tốt nghiệp THCS. Giáo dục THPT củng cố, phát triển những kiến thức học sinh đã được cung cấp trong bậc học giáo dục THCS, đồng thời nâng cao ở một số nội dung để phát triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng, nhu cầu của học sinh. Những nội dung chủ yếu của giáo dục THPT bao gồm: Cung cấp cho học sinh những hiểu biết về quy luật phát triển tự nhiên, xã hội, con người; hiểu các vấn đề quốc tế như hoà bình, dân số, lương thực, môi trường sống…; hiểu biết nội dung cơ bản của Hiến pháp và một số luật pháp cơ bản, đường lối đổi mới đất nước, các chính sách của Đảng và nhà nước; các chuẩn mực đạo đức, các phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, cách cư xử văn minh, văn hóa… Có một hệ thống kiến thức phổ thông cơ bản, tổng hợp, hiện đại về xã hội, tự nhiên, tư duy, kinh tế; hình thành các nhận thức về các phương pháp khoa học của từng môn học.. Hiểu biết sơ bộ về cơ cấu xã hội, cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, sự phân công lao động trong xã hội; biết các quy trình công nghệ chủ yếu của một số ngành nghề phổ biến, một số máy móc, công cụ chủ yếu trong sản xuất và đời sống; có những hiểu biết sơ bộ về quản lý kinh tế, hạch toán kinh tế, tư duy kinh tế… Cung cấp cho học sinh những hiểu biết kỹ thuật cơ bản của thể dục, các kỹ thuật sơ đẳng của một số môn thể thao; hiểu biết về vệ sinh thân thể, giới tính, kế hoạch hoá gia đình, bảo vệ môi trường; hiểu một số kiến thức quân sự phổ thông, thể thao quốc phòng. Về thẩm mỹ: hiểu cái đẹp trong thiên nhiên, con người, cái đẹp thể hiện trong tác phẩm văn học, nghệ thuật, trong đời sống và lao động… Giáo dục THPT là bậc học cuối cùng trong hệ thống giáo dục phổ thông, học sinh hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông có thể tiếp tục học lên cao hơn ở bậc học giáo dục đại học, các trường trung học chuyên nghiệp hoặc đi vào cuộc sống lao động. Chính vì vậy đây là một bậc học quan trọng nhằm cung cấp những kiến thức cũng như kỹ năng cần thiết cho học sinh để mỗi người học sinh có thể phát huy tiếp tục học lên hay tham gia lao động sản xuất một cách hiệu quả, thiết thực. Theo chiến lược giáo dục 2001-2010, cần tăng hiệu quả đào tạo ngoài (học xong di đâu, làm gì cho xã hội) cho học sinh tốt nghiệp THPT, cần tăng cường nội dung hướng nghiệp, chuẩn bị nghề. 3. Vai trò của giáo dục phổ thông trong phát triển kinh tế xã hội: Phát triển giáo dục là một bộ phận quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội nhằm thực hiện mục tiêu cao nhất của sự phát triển là phát triển toàn diện con người. Với tính chất là cơ sở, nền tảng của hệ thống giáo dục, giáo dục phổ thông đóng một vai trò qua trọng đối với việc phát triển kinh tế xã hội thể hiện trên các mặt sau: 3.1. Vai trò của giáo dục phổ thông trong hệ thống giáo dục: Hệ thống giáo dục Việt Nam bao gồm giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học và sau đại học. Do đó trong hệ thống giáo dục thì giáo dục phổ thông là nền tảng của toàn bộ hệ thống giáo dục, giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục THCS và giáo dục THPT. Giáo dục tiểu học: là bậc học nền tảng của giáo dục phổ thông cũng như hệ thống giáo dục, giáo dục tiểu học là bậc học đầu tiên của mỗi con người nhằm hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện về mọi mặt, các kỹ năng cơ bản để học tiếp bậc học THCS. Hiện nay ở Việt Nam giáo dục tiểu học là bậc học bắt buộc đối với mọi trẻ em trong độ tuổi đến trường và Việt Nam đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2000. Giáo dục THCS: tiếp bước những cơ sở ban đầu của giáo dục tiểu học, cung cấp những kiến thức phổ thông ở một mức cao hơn, đem lại cho học sinh có trình độ học vấn phổ thông cơ sở và có những hiểu biết nhất định về lao động, hướng nghiệp. Giáo dục THPT: là bậc học cuối cùng trong hệ thống giáo dục phổ thông, bậc học này nhằm giúp học sinh hoàn tất toàn bộ học vấn phổ thông, định hướng tiếp theo cho học sinh học lên cao hơn, học nghề hay tham gia vào cuộc sống lao động. Như vậy giáo dục phổ thông đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống giáo dục, nó đóng vai trò cung cấp đầu vào cho giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học và sau đại học trong hệ thống giáo dục. Chất lượng giáo dục phổ thông có cao, quy mô giáo dục phổ thông có lớn thì mới tạo điều kiện cho việc học tập tiếp theo trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học và sau đại học. Do đó giáo dục phổ thông là một bộ phận quan trọng và là nền tảng của hệ thống giáo dục. 3.2. Vai trò của giáo dục phổ thông đối với vấn đề thực hiện các mục tiêu về xã hội: Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, nhận thức về vai trò của con người ngày càng được nâng cao. Ngày nay con người được coi là mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế xã hội, nhân tố con người giữ vị trí trung tâm, quyết định đến toàn bộ các nhân tố khác của chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Nhân tố con người phải được phát triển trở thành một nguồn lực, nguồn lực con người, một nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước đồng thời là tiêu chí quan trọng trong việc xếp hạng các nước trên thế giới. Bước sang thế kỷ 21, đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa nhằm phát triển đất nước, rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển, theo kịp trình độ tiên tiến của các nước trong khu vực và trên thế giới. Với xuất phát điểm là một nước kém phát triển thì để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quyết định cơ bản. Chất lượng nguồn nhân lực muốn được nâng cao, phát triển phải thông qua hoạt động giáo dục đào tạo. Giáo dục đào tạo nhằm mục tiêu phát triển con người về trí tuệ, khoẻ mạnh về thể chất, đạo đức trong sáng, có khả năng lao động, từ đó tạo ra một nền tảng dân trí, đào tạo nên một thế hệ lao động mới đủ sức đáp ứng yêu cầu của đất nước. Do đó phát triển giáo dục là một yếu tố quan trọng trong phát triển con người. Trong giáo dục thì giáo dục phổ thông là nền tảng, cơ bản, vai trò của giáo dục phổ thông đối với sự phát triển con người thể hiện như sau: + Giáo dục phổ thông là yếu tố cơ bản cho việc phát triển con người Việt Nam toàn diện cả về đức và tài thông qua một nền học vấn toàn diện, nội dung giáo dục đầy đủ, phong phú, gắn với thực tiễn, nó có ý nghĩa quyết định đối với việc làm cho dân trí ngày càng được nâng cao, phát triển chất lượng nguồn nhân lực, là tiền đề nâng cao năng suất lao động, phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội. + Giáo dục phổ thông đặt nền móng cho việc hình thành, bồi dưỡng và phát triển nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa một cách tối đa, toàn diện, trở thành những người công dân có ích cho xã hội, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. + Giáo dục phổ thông với những nội dung giáo dục cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại và có hệ thống, kế thừa truyền thống dân tộc, tiếp thu tinh hoa trí tuệ nhân loại sẽ góp phần nâng cao trình độ, quan điểm, tích luỹ vốn kiến thức, kỹ năng lao động, tăng cường khả năng định hướng nghề nghiệp cho người học, cung cấp những nền tảng kiến thức và kinh nghiệm để có thể trở thành người lao động giỏi trong tương lai. Việc phát triển giáo dục, cụ thể là phát triển giáo dục phổ thông cũng đóng một vai trò quan trọng trong công tác xoá đói giảm nghèo, thực hiện bình đẳng trong giáo dục, bình đẳng trong xã hội. Giáo dục phổ thông được phát triển sẽ góp phần lớn thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, sự bất bình đẳng xã hội thông qua việc mở rộng cơ hội học tập cho người nghèo với các nội dung phổ cập giáo dục phổ thông, phát triển giáo dục phổ thông ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người, tạo cơ hội cho học sinh nữ được đi học và đối xử như đối với học sinh nam, từ đó đem lại kỹ năng, kiến thức, quan điểm và nhận thức xã hội mới, thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục. Giáo dục phổ thông phát triển sẽ cung cấp những tri thức, kỹ năng cơ bản, từ đó nâng cao trình độ học vấn cho người nghèo, giúp họ tự thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm cho bản thân. Như vậy phát triển giáo dục phổ thông là một trong những giải pháp quan trọng đảm bảo tăng trưởng bền vững và thực hiện xoá đói giảm nghèo. 3.3. Vai trò của giáo dục phổ thông trong hệ thống các ngành dịch vụ: Theo Nghị định 75 CP ban hành ngày 27/10/1993 về hệ thống phân ngành mới của Việt Nam theo SNA, giáo dục và đào tạo là 1 trong 20 ngành cấp I của Việt Nam; nằm trong nhóm ngành quản lý nhà nước, hoạt động khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, y tế, văn hoá thể thao của khu vực dịch vụ. Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, việc đầu tư cho giáo dục và đào tạo được coi là đầu tư cho kết cấu hạ tầng xã hội, là nền tảng, tiền đề cho sự phát triển tất cả các lĩnh vực khác như kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội…Do vậy việc phát triển giáo dục sẽ đảm bảo chất lượng hoạt động và sản phẩm dịch vụ của ngành, góp phần phát triển đất nước và phải đi trước một bước. Giáo dục phổ thông là một bộ phận của giáo dục, việc phát triển giáo dục phổ thông với nội dung cung cấp những kiến thức phổ thông, cơ bản, phổ cập sẽ cung cấp các dịch vụ cơ bản cho sự phát triển của mỗi con người. Mặt khác, phát triển giáo dục phổ thông sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ phát triển kinh tế xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa, nâng cao mức hưởng thụ phúc lợi, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về giáo dục đào tạo của con người. Ngày nay khoa học kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất, việc phát triển giáo dục, cụ thể phát triển giáo dục phổ thông sẽ góp phần tác động chủ yếu tới hiệu quả đầu tư nhân lực, cung cấp nhân lực có kỹ thuật, tri thức phù hợp với đòi hỏi của phát triển kinh tế xã hội, tác động tới tất cả các ngành kinh tế dịch vụ, thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế dịch vụ đó. Chính vì vậy phát triển giáo dục phổ thông là một bước đi có ý nghĩa quyết định để thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam nhằm chấn hưng nền giáo dục Việt Nam nói chung, giáo dục phổ thông nói riêng góp phần thiết thực nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất._. nước, cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong thế kỷ XXI. III. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển giáo dục phổ Thông Giáo dục phổ thông được đánh giá qua 3 nhóm chỉ tiêu: nhóm chỉ tiêu mục tiêu phát triển giáo dục phổ thông, nhóm chỉ tiêu trung gian của giáo dục phổ thông và nhóm chỉ tiêu nguồn lực cho phát triển giáo dục phổ thông. 1. Nhóm chỉ tiêu mục tiêu phát triển giáo dục phổ thông: Nhóm chỉ tiêu mục tiêu phát triển giáo dục phổ thông bao gồm các chỉ tiêu chủ yếu: * Tỷ lệ đi học đúng độ tuổi: Tỷ lệ đi học đúng độ tuổi: là tỷ lệ giữa số học sinh của một cấp học trong tuổi quy định cho cấp học đó so với số trẻ em trong dân cư trong tuổi quy định cho cấp đó vào thời điểm đầu năm học. Tuổi quy định cho cấp học tiểu học là 6 - 10 tuổi, 11-14 tuổi đối với THCS và từ 15-17 tuổi đối với THPT. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng huy động trẻ em đến trường đúng độ tuổi quy định, chỉ tiêu này luôn nhỏ hơn hoặc bằng 100%, cần nâng dần chỉ tiêu này trong thời gian tới. Công thức tính: %HS_ĐĐTK(t) = [HS_CMK(t) / DS(t)] * 100% Trong đó: %HS_ĐĐTK(t): là tỷ lệ đi học đúng độ tuổi của cấp học K vào lúc bắt đầu năm học. HS_CMK(t): là số học sinh đi học cấp học K ở độ tuổi chuẩn khi bắt đầu năm học. DS(t): là tổng số trẻ em ở độ tuổi chuẩn cho cấp học K khi bắt đầu năm học. K: là cấp học theo đó +K: tiểu học thì t = 6 – 10 +K: THCS thì t = 11 – 14 +K: THPT thì t = 15 – 17 *Tỷ lệ phổ cập THCS: Đến năm 2000, Việt Nam đã hoàn thành phổ cập tiểu học trên phạm vi cả nước, do đó mục tiêu phấn đấu đặt ra là phổ cập THCS. Phổ cập THCS phải trở thành mức độ tối thiểu về dân trí do yêu cầu phát triển của từng cá nhân trong xã hội, yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội và đòi hỏi về chất lượng của nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tiêu chuẩn đạt phổ cập THCS: một địa phương đạt phổ cập giáo dục THCS tức là tỷ lệ đi học đúng tuổi ở bậc học THCS đạt 80% hoặc cao hơn và có độ bao phủ về địa lý là 80% hoặc hơn. Ví dụ một huyện đạt phổ cập THCS tức là có 80% số xã hoặc hơn 80% số xã của huyện đó có 80% hoặc hơn 80% số trẻ em trong độ tuổi THCS đi học đúng tuổi. Công thức: TLH_PCTHCS = [H_PCTHCS / TH] *100% Trong đó: H: là xã, huyện hoặc tỉnh TLH_PCTHCS: tỷ lệ đạt chuẩn phổ cập THCS của địa phương H H_PCTHCS: tổng số đơn vị trực thuộc địa phương H đạt chuẩn TH: tổng số đơn vị thuộc địa phương H 2. Nhóm chỉ tiêu trung gian của giáo dục phổ thông: 2.1. Chỉ tiêu đánh giá quy mô giáo dục phổ thông: * Số học sinh của các cấp học: là số học sinh có mặt trong cấp học đó vào đầu năm học. - Tốc độ tăng số học sinh các cấp học: Công thức: gK = [{HSK(t) – HSK(t-1)} / HSK(t-1)] * 100% Trong đó : gK : tốc độ tăng số học sinh cấp học K HSK(t): Số học sinh của cấp học K vào thời điểm t HSK(t-1): số học sinh của cấp học K vào thời điểm t-1 K: các cấp học tiểu học, THCS, THPT *Tỷ lệ bỏ học: được tính cho cả cấp học và từng lớp học của cấp học đó. Nhìn chung chúng ta phải phấn đấu làm cho tỷ lệ bỏ học càng thấp càng tốt. + Tỷ lệ bỏ học của cấp học: là tỷ lệ học sinh bỏ học ở một cấp học trong tổng số học sinh cấp học đó vào đầu năm. Học sinh bỏ học được hiểu là học sinh có mặt vào đầu năm học nhưng năm sau không đi học mà chưa tốt nghiệp cấp học đó. Công thức: %BHK(t) = [HS_BHK(t) / HS_CMK(t)] *100% Trong đó: %BHK(t): tỷ lệ bỏ học của cấp học K năm học t HS_BHK(t): số học sinh bỏ học ở tất cả các lớp của cấp học K năm học t HS_CMK(t): số học sinh có mặt vào đầu năm ở tất cả các lớp của cấp học K năm học t K: các cấp học tiểu học, THCS, THPT Từ tỷ lệ trên có thể tính được số học sinh bỏ học của một cấp học qua công thức: HS_BHK(t) = %BHK(t) * HS_CMK(t) + Tỷ lệ bỏ học của lớp học trong một cấp học: là số phần trăm của số học sinh bỏ học của lớp i so với tổng số học sinh có mặt vào đầu năm học t của lớp i. Tỷ lệ này ít được sử dụng hơn so với tỷ lệ bỏ học của cấp học để phản ánh chất lượng giáo dục phổ thông. Công thức: %BHi(t) = [HS_BHi(t) / HS_CMi(t)] *100% Trong đó: %LBi(t): tỷ lệ bỏ học của lớp học i năm học t HS_LBi(t): số học sinh bỏ học ở lớp học i năm học t HS_CMi(t): số học sinh có mặt vào đầu năm ở lớp học i năm học t 2.2. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông: *Tỷ lệ tốt nghiệp các cấp học: là tỷ lệ số học sinh thi đỗ kỳ thi hết cấp của một cấp học trong số 100 học sinh có mặt ở lớp cuối cấp vào đầu năm. Công thức: %TNK = [HS_TNK(t) / HS_CMK,CC (t)] * 100% Trong đó: %TNK : tỷ lệ tốt nghiệp của cấp học K vào thời điểm t HS_TNK(t): số học sinh thi đỗ kỳ thi hết cấp học K vào thời điểm t HS_CMK,CC (t): số học sinh có mặt pr lớp cuối cùng của cấp học K vào thời điểm t K: các cấp học tiểu học, THCS, THPT *Tỷ lệ chuyển cấp: phản ánh số học sinh tiếp tục theo học lên các cấp học cao hơn trong hệ thống giáo dục phổ thông. Là số học sinh tuyển mới vào lớp đầu cấp trong số 100 em tốt nghiệp cấp thấp hơn. Tỷ lệ này được tính cho cấp tiểu học và cấp THCS. Công thức: %CCK(t) = [HS_TMCC+1(t) / HS_TNCC(t)] * 100% Trong đó: %CCK(t): tỷ lệ chuyển cấp từ cấp học dưới lên cấp học cao hơn HS_TMCC+1(t): số học sinh tuyển mới vào lớp đầu cấp của cấp cao hơn HS_TNCC(t): số học sinh tốt nghiệp của cấp học dưới Tỷ lệ chuyển cấp từ tiểu học lên THCS và từ THCS lên THPT cũng bằng tỷ lệ tuyển mới vào lớp 6 và lớp 10 trong hệ thống lớp học của các cấp học THCS và THPT. *Tỷ lệ lưu ban: bao gồm tỷ lệ lưu ban của cấp học và của từng lớp học của cấp học đó. Tỷ lệ này phản ánh số học sinh phải học lại một lớp nhất định trong số 100 trẻ em vào lớp đó đầu năm học. +Tỷ lệ lưu ban của cấp học: là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số học sinh lưu ban ở tất cả các lớp của cấp đó so với tổng số học sinh có mặt cấp học đó đầu năm học. Công thức: %LBK(t) = [HS_LBK(t) / HS_CMK(t)] *100% Trong đó: %LBK(t): tỷ lệ lưu ban của cấp học K năm học t HS_LBK(t): số học sinh lưu ban ở tất cả các lớp của cấp học K năm học t HS_CMK(t): số học sinh cớ mặt vào đầu năm ở tất cả các lớp của cấp học K năm học t K: các cấp học tiểu học, THCS, THPT Từ tỷ lệ lưu ban của cấp học có thể tính được số học sinh lưu ban của cấp học đó theo công thức: HS_LBK(t) = %LBK(t) * HS_CMK(t) + Tỷ lệ lưu ban của lớp học trong một cấp học: là tỷ lệ giữa số học sinh lưu ban ở lớp i so với tổng số học sinh co mặt ở đầu năm học t của lớp i đó. Tỷ lệ này ít được sử dụng hơn so với tỷ lệ lưu ban của cấp học. Công thức: %LBi(t) = [HS_LBi(t) / HS_CMi(t)] *100% Trong đó: %LBi(t): tỷ lệ lưu ban của lớp học i năm học t HS_LBi(t): số học sinh lưu ban ở lớp học i năm học t HS_CMi(t): số học sinh có mặt vào đầu năm ở lớp học i năm học t *Chỉ tiêu hiệu quả trong: là tỷ lệ phần trăm của số học sinh tốt nghiệp cấp học khi kết thúc năm trong số 100 học sinh vào lớp đầu cấp (g) năm trước đây. Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ bỏ học ở các lớp của một cấp học nhất định, do đó tỷ lệ bỏ học càng cao thì chỉ tiêu này càng thấp. Công thức: HQTK(t) = [HS_TNK(t) / HS_CMK(t-g)] *100% Trong đó: HQTK(t): chỉ tiêu hiệu quả trong ở một cấp học K của năm học t HS_TNK(t): số học sinh tốt nghiệp cấp học K khi kết thúc năm học t HS_CMK(t-g): số học sinh đi học lớp đầu cấp học K g năm trước đây g: tổng số lớp trong mỗi cấp học trừ 1 + g = 4: đối với tiểu học + g = 3: đối với THCS + g = 2: đối với THPT Ngoài ta còn một số chỉ tiêu như xếp loại học lực học sinh, số tỉnh hoàn thành phổ cập THCS, tỷ lệ học sinh tiểu học được học 2 buổi ngày … để đánh giá quy mô, chất lượng giáo dục phổ thông. 3. Nhóm chỉ tiêu nguồn lực cho phát triển giáo dục phổ thông: Nhóm chỉ tiêu nguồn lực cho phát triển giáo dục phổ thông là các chỉ tiêu liên quan đến nhu cầu đầu vào của giáo dục phổ thông như giáo viên, phòng học, trường lớp… *Giáo viên: + Số giáo viên: là tổng số giáo viên cần thiết cho một cấp học vào đầu năm học. Công thức: GVK(t) = GV_LHK(t) / LHK(t) Trong đó: GVK(t): số giáo viên cần thiết cho một cấp học K vào đầu năm học t GV_LHK(t): số giáo viên trên 1 lớp ở cấp học K vào đầu năm học t LHK(t): số lớp của cấp học K vào đầu năm học t + Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn: để đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên, phản ánh số giáo viên đạt chuẩn trong số 100 giáo viên của một cấp học vào đầu năm. Là tỷ lệ phần trăm của số giáo viên đạt chuẩn ở một cấp học so với tổng số giáo viên ở cấp học đó vào đầu năm học. Công thức: %GV_DCK(t) = [GVK,DC(t) / GVK(t)] *100% Trong đó: %GV_DCK(t): tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn của cấp học K vào đầu năm học t GVK,DC(t): tổng số giáo viên đạt chuẩn ở cấp học K vào đầu năm học t GVK(t): tổng số tất cả các giáo viên của cấp học K vào đầu năm học t Việt Nam quy định chuẩn về trình độ của giáo viên cho từng cấp học như bảng sau: Bảng 1: Chuẩn về trình độ giáo viên Chỉ tiêu Cấp học Tiểu học THCS THPT Trình độ giáo viên Trung cấp sư phạm Cao đẳng sư phạm Đại học sư phạm Nguồn: Tài liệu tổng hợp + Số giáo viên trên lớp: là số giáo viên trên một lớp của một cấp vào đầu năm học. Công thức: GV_LHK(t) = GVK(t) / LHK(t) Trong đó: GV_LHK(t): số giáo viên trên lớp ở một cấp học vào đầu năm học t GVK(t): số giáo viên cấp học K vào đầu năm học t LHK(t): số lớp của cấp học K vào đầu năm học t Việt Nam đã quy định chuẩn về số giáo viên trên một lớp theo văn bản 243/CP ngày 28/6/1979 và 7977/TT_LB ngày 7/12/1993 như sau: Bảng 2: Chuẩn giáo viên/lớp học Đơn vị: giáo viên/lớp Chỉ tiêu Cấp học Tiểu học THCS THPT Số giáo viên trên lớp học 1,15a 1,85b 2,1 Nguồn: Văn bản 7977/TT-TB ngày 7/12/1993 Trong đó: a: áp dụng đối với trường có giáo viên nhạc hoạ, nếu không chuẩn là 1. b: áp dụng đối với trường có đào tạo ngoại ngữ, nếu không chuẩn là 1,7. + Số học sinh trên giáo viên: là tỷ lệ giữa số học sinh của một cấp học so với số giáo viên ở cấp học đó vào đầu năm học. Công thức: HS_GVK(t) = HS_CMK(t) / GVK(t) Trong đó: HS_GVK(t): số học sinh trên một giáo viên theo cấp học K vào đầu năm học t HS_CMK(t): tổng số học sinh ở cấp học K vào đầu năm học t GVK(t): tổng số giáo viên của cấp học K vào đầu năm học t *Phòng học: + Số phòng học: là tổng số phòng học của từng cấp học vào đầu năm học. +Số lớp học trên một phòng học: tỷ lệ lớp học so với số phòng học của cấp học đó vào đầu năm học. Công thức: LH_PHK(t) = LHK(t) / PHK(t) Trong đó: LH_PHK(t): số lớp trên một phòng học theo cấp học K vào đầu năm học t LHK(t): tổng số lớp ở cấp học K vào đầu năm học t PHK(t): tổng số phòng của cấp học K vào đầu năm học t +Tỷ lệ phòng học đạt chất lượng: Phòng học đạt chất lượng là phòng cấp 4 trở lên. Tỷ lệ phòng học đạt chất lượng là tỷ lệ của số phòng đạt chất lượng của một cấp học sơ với tổng số phòng học vào đầu năm học của cấp học đó. Công thức: %PH_DCLK(t) = [PHK,DCL(t) / PHK(t)] *100% Trong đó: %PH_DCLK(t): tỷ lệ phòng học đạt chất lượng của cấp học K vào đầu năm học t. PHK,DCL(t): tổng số phòng học đạt chất lượng ở cấp học K vào đầu năm học t. PHK(t): tổng số tất cả các phòng học của cấp học K vào đầu năm học t. *Trường học: - Số trường theo loại hình quản lý: là số lượng các trường học phân theo một loại hình nhất định vào đầu năm học. Các loại hình trường là công lập, bán công, dân lập và tư thục. Công thức: TRUONGLH(t) = K TRUONGK,LH(t) Trong đó: TRUONGLH(t): số lượng trường học theo loại hình vào đầu năm học t TRUONGK,LH(t): số lượng các trường học phân loại theo cấp và theo loại hình vào đầu năm học t. *Đầu tư cho giáo dục: Đầu tư cho giáo dục bao gồm tất các khoản chi từ ngân sách nhà nước, các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình tài trợ quốc tế và nước ngoài, xây dựng cơ bản và đóng góp của hộ gia đình. Các khoản đầu tư này được sử dụng trả lượng cho giáo viên và đội ngũ cán bộ quản lý, cho xây dựng mở mang hệ thống trường lớp, cho trang thiết bị, dụng cụ phục vụ giảng dạy và học tập. Chương 2: Đánh giá thực trạng phát triển giáo dục phổ thông ở Việt Nam thời kỳ kế hoạch 2001-2005: Đại hội IX của Đảng đã đề ra mục tiêu tổng quát trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010 là: “đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chát, văn hoá, tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Để thực hiện được mục tiêu tổng quát đó, Đảng và Nhà nước coi giáo dục và khoa học công nghệ là quốc sách, đóng vai trò quan trọng, quyết định tới sự phát triển của đất nước. Cụ thể quan điểm đó, chiến lược phát triển giáo dục năm 2001-2010 xác định các mục tiêu, phương hướng, giải pháp và các biện pháp theo phương châm đa dạng hoá, chuẩn hóa, hiện đại hoá, xã hội hoá nhằm xây dựng một nền giáo dục Việt Nam hiệu quả, chất lượng, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước. Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2001-2010 được thực hiện thông qua 2 giai đoạn tương ứng với 2 kế hoạch 5 năm 2001-2005 và kế hoạch 2006-2010. I. các mục tiêu phát triển giáo dục phổ thông thời kỳ kế hoạch 2001-2005: Giáo dục phổ thông là một bộ phận trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Với tầm quan trọng của giáo dục phổ thông, trong kế hoạch giáo dục 2001-2005 đã đề ra các mục tiêu chung cho toàn bộ hệ thống giáo dục phổ thông cũng như mục tiêu cụ thể cho từng cấp học trong hệ thống. 1. Mục tiêu chung: Kế hoạch giáo dục 2001-2005 đã đề ra một số mục tiêu chung cho phát triển giáo dục phổ thông như sau: - Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, xây dựng cơ cấu chương trình hợp lý đảm bảo chuẩn kiến thức phổ thông đồng thời tạo điều kiện phát triển năng lực sẵn có của mỗi học sinh, nâng cao năng lực tư duy, kỹ năng thực hành, giáo dục toàn diện hình thành nhân cách con người Việt Nam. Tạo bước chuyển biến cơ bản, toàn diện về chất lượng giáo dục theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến, hiện đại của thế giới, phù hợp với thực tiễn của Việt Nam, phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, của từng vùng, từng địa phương. Đào tạo học sinh toàn diện về thể lực, trí lực, đạo đức, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản của cuộc sống, xây dựng cho học sinh một phương pháp học tập chủ động, tích cực, sáng tạo, nâng khả năng vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Củng cố và duy trì thành quả đạt được về phổ cập giáo dục tiểu học, từng bước tiến hành phổ cập THCS. Đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình giảng dạy và học tập ở các cấp học. Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo ngày càng tăng về số lượng, chất lượng, đáp ứng yêu cầu giảng dạy trong tình hình mới Nâng cao chất lượng, hiệu quả, từng bước đổi mới phương pháp dạy – học theo hướng hiện đại hoá, hướng vào thực tiễn, gắn với các nội dung hướng nghiệp nhiều hơn. Đổi mới quản lý giáo dục, phát huy nội lực phát triển giáo dục. Hoàn thiện cơ chế, chính sách đảm bảo sự nghiệp giáo dục phổ thông phát triển thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển giáo dục, đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục và hợp tác quốc tế về giáo dục. 2. Mục tiêu cụ thể cho từng cấp học: Theo chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010, những mục tiêu chủ yếu đề ra cho phát triển giáo dục phổ thông đến năm 2005 là: Giáo dục tiểu học: Củng cố và duy trì thành quả phổ cập tiểu học trên cả nước. Tăng tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đến trường từ 95% năm 2000 lên 97% năm 2005. Nâng tỷ lệ giáo viên tiểu học có trình độ cao đẳng lên 30% vào năm 2005 Giáo dục THCS: Đạt chuẩn phổ cập THCS ở các thành phố, đô thị, vùng kinh tế phát triển vào năm 2005. Tăng tỷ lệ học sinh THCS trong độ tuổi từ 74% năm 2000 lên 80% vào năm 2005 Đảm bảo đủ giáo viên THCS theo định mức giáo viên / lớp, 100% giáo viên có trình độ cao đẳng trở lên, nâng tỷ lệ giáo viên có trình độ đại học từ 20% năm 2000 lên 40% vào năm 2005. Giáo dục THPT: Tăng tỷ lệ học sinh trong độ tuổi vào THPT lên 40% vào năm 2005 Tiếp tục thực hiện phân ban ở THPT, củng cố các trường THPT chuyên ở các địa phương hoặc thuộc các trường đại học để bồi dưỡng nhân tài, hướng học sinh theo học tiếp các ngành phù hợp với môn học đã được bồi dưỡng. Nâng tỷ lệ giáo viên có trình độ thạc sỹ lên 5% vào năm 2005 Thực hiện thắng lợi các mục tiêu trên sẽ tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục, đổi mới nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục, xây dựng đội ngũ nhà giáo trong hệ thống giáo dục phổ thông, từng bước đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục, từ đó tạo cơ sở chắc chắn cho việc đạt các mục tiêu của giáo dục phổ thông trong kế hoạch giáo dục 2006-2010, tiến tới thực hiện các mục tiêu của cả chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 về giáo dục phổ thông. II. Phân tích thực trạng giáo dục phổ thông Việt Nam giai đoạn 2001- 2005: Việc phân tích, đánh giá thực trạng giáo dục phổ thông Việt Nam trong giai đoạn từ 2001 đến nay được thực hiện thông qua phân tích, đánh giá một số chỉ tiêu chủ yếu ở trong bảng sau: Bảng 3: Các chỉ tiêu chủ yếu đánh giá phát triển giáo dục phổ thông STT Chỉ tiêu Đơn vị tính 1 Tỷ lệ đi học đúng tuổi % 2 Quy mô học sinh phổ thông Học sinh 3 Tỷ lệ bỏ học % 4 Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp % 5 Tỷ lệ lưu ban % 6 Tỷ lệ chuyển cấp % 7 Quy mô trường học phổ thông Trường 8 Quy mô phòng học phổ thông Phòng 9 Quy mô giáo viên phổ thông Giáo viên 10 Chi tiêu cho giáo dục Tỷ đồng Nguồn: Tài liệu tổng hợp Chỉ tiêu mục tiêu phát triển giáo dục phổ thông: * Tỷ lệ đi học đúng tuổi: Số liệu về tỷ lệ đi học đúng tuổi của các cấp học phổ thông được thể hiện qua bảng sau: Bảng 4: tỷ lệ đi học đúng tuổi Đơn vị: % Năm học Tiểu học THCS THPT 2001-2002 96,3 76,5 35,2 2002-2003 96,8 78,1 37,9 2003-2004 97,1 79,1 38,4 Nguồn: Tài liệu tổng hợp Qua bảng cho thấy qua các năm học tỷ lệ đi học đúng tuổi ở tất cả các cấp học đều tăng. Tỷ lệ này đạt cao nhất ở bậc tiểu học là 97,1% (năm học 2003-2004) và càng lên các bậc học cao hơn tỷ lệ này càng giảm. Bậc tiểu học tỷ lệ này tăng từ 96,3% năm học 2001-2002 lên 97,1% vào năm học 2003-2004, bậc THCS tăng từ 76,5 % lên 79,1% vào năm 2003-2004, và bậc học THPT tăng từ 35,2% lên 38,4% vào năm học 2003-2004. Như vậy so với kế hoạch giáo dục cho thời kỳ 2001-2005, tỷ lệ đi học đúng tuổi của cấp tiểu học đã đạt, thậm chí vượt mục tiêu (kế hoạch 97%), bậc học THCS và THPT chưa đạt, đặc biệt là THPT mới chỉ đạt 38,4% (kế hoạch 40%), nhưng với những kết quả trên, dự kiến đến năm 2005, tỷ lệ đi học đúng độ tuổi ở tất cả các cấp học sẽ đạt mục tiêu đề ra cho từng cấp học. Đây là một sự tiến bộ của giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng trong những năm qua, cần tiếp tục phát huy và giữ vững để đạt được mục tiêu trong hiện thực. *Phổ cập THCS: Kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ được củng cố. Hết năm 2000, cả nước đã hoàn thành phổ cập tiểu học, hết năm 2003 cả nước chỉ còn 8 xã chưa đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học – xoá mù chữ. Trình độ phổ cập giáo dục THCS phản ánh trình độ phát triển dân trí của mỗi quốc gia, phản ánh trình độ của hệ thống giáo dục quốc gia và trình độ phát triển chung. Phổ cập THCS phải trở thành mức độ tối thiểu về dân trí do yêu cầu phát triển của từng thành viên trong xã hội, yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội và yêu cầu về nguồn lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hoá. Số liệu các tỉnh, thành phố đã được công nhận phổ cập giáo dục THCS được thể hiện qua bảng sau (tính đến tháng 4/2004): Bảng 5: Các tỉnh, thành phố đã được công nhận phổ cập THCS STT Tỉnh, thành phố Thời điểm công nhận 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Hà Nội Đà Nẵng Hải Phòng Hà Tây Nam Định Hải Dương Tuyên Quang Hưng Yên Bắc Ninh Hà Nam TPHồ Chí Minh Thái Bình Vĩnh Phúc Hà Tĩnh Ninh Bình Bắc Giang Phú Thọ Hoà Bình Bình Dương Thái Nguyên 11/1999 6/2001 10/2001 10/2001 10/2001 11/2001 12/2001 12/2001 11/2002 11/2002 12/2002 01/2002 12/2002 12/2002 12/2002 10/2003 10/2003 02/2004 04/2004 04/2004 Nguồn: Vụ Giáo dục Trung học Qua bảng thống kê các tỉnh, thành phố đã được công nhận phổ cập THCS nhận thấy chủ yếu là các tỉnh, thành phố thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, Vùng Bắc Trung Bộ là đã đạt phổ cập, do các điều kiện thuận lợi về kinh tế xã hội cũng như cơ sở vật chất phục vụ phát triển giáo dục. Các vùng phía trong mức độ phổ cập còn rất thấp, chỉ có Bình Dương, TPHồ Chí Minh thuộc Đông Nam Bộ mới đạt phổ cập. Do công tác phổ cập THCS được đẩy mạnh nên số các tỉnh, thành phố đạt phổ cập ngày càng tăng nhanh, dự kiến đến năm 2005 sẽ có 30 tỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS trong cả nước. Như vậy so với kế hoạch 2001-2005, hầu hết các thành phố, đô thị, vùng kinh tế phát triển đã phổ cập THCS. Kết quả đạt được trên thể hiện sự quan tâm chỉ đạo của Ban chỉ đạo quốc gia phổ cập THCS và cố gắng nỗ lực của bản thân các địa phương trong việc thực hiện công tác này 2. Chỉ tiêu trung gian của giáo dục phổ thông: 2.1. Chỉ tiêu đánh giá quy mô giáo dục phổ thông: * Số học sinh phổ thông: Quy mô học sinh phổ thông từ năm học 2001-2002 đến năm học 2003-2004 được thể hiện cụ thể qua bảng sau: Bảng 6: Quy mô học sinh phổ thông Đơn vị: nghìn học sinh Năm học Tiểu học THCS THPT 2001-2002 9315,3 6259,1 2301,2 2002-2003 8815,7 6429,7 2454,2 2003-2004 8346,0 6569,8 2589,6 Ước 2004-2005 7947,6 6792,0 2847,3 Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê 2001, 2002, 2003 Qua bảng quy mô học sinh phổ thông cho thấy rõ quy mô giáo dục phổ thông trong thời gian qua tương đối ổn định. Quy mô học sinh tiểu học giảm trong khi quy mô học sinh THCS và THPT đều tăng, đặc biệt là bậc THPT. Bậc tiểu học đã đi vào phát triển ổn định, quy mô học sinh giảm dần qua các năm, năm học 2003-2004 số học sinh tiểu học giảm 969,3 nghìn học sinh so với năm học 2001-2002, tương ứng bình quân giảm khoảng 5 %/năm, nguyên nhân chủ yếu là do trong thời gian qua tỷ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm do đó kéo theo số trẻ em trong độ tuổi đến trường cũng giảm. Số học sinh THCS ngày càng tăng, năm học 2003-2004 tăng 2,2% so với năm học 2002-2003, năm học 2002-2003 tăng 2,7% so với năm học 2001-2002, tính trung bình quy mô học sinh THCS tăng khoảng 2,5%/năm Trong 3 cấp học, THPT có quy mô học sinh tăng nhanh nhất, từ 2.301,2 nghìn học sinh (năm học 2001-2002) lên 2.589,6 nghìn học sinh năm học 2003-2004, trung bình tăng khoảng 4%/ năm. Quy mô học sinh THCS và THPT tăng là dấu hiệu cho thấy trình độ dân trí ngày càng được nâng cao, là tín hiệu tốt cần được phát huy trong thời gian tới. So với kế hoạch quy mô học sinh tiểu học cao nhất mới đạt 98,07%, quy mô học sinh THCS và THPT so với kế hoạch đạt lần lượt là 97,94% và 97,90%. Năm học 2004-2005, quy mô học sinh tiểu học tiếp tục giảm, ước đạt 7.947,5 nghìn học sinh, THCS và THPT vẫn có xu hướng tăng ước đạt 6.792 nghìn học sinh và 2.847,3 nghìn học sinh. - Xét cụ thể theo từng vùng: Bảng 7: Quy mô học sinh phổ thông các vùng Đơn vị: học sinh Tiểu học THCS THPT 2001-2002 2002-2003 2003-2004 2001-2002 2002-2003 2003-2004 2001-2002 2002-2003 2003-2004 Cả nước 9311010 8815717 8345974 6253525 6429748 6569789 2333069 2454163 2589623 ĐbsôngHồng 1671138 1558408 1480746 1441070 1441647 1424183 610731 624508 638870 Đông Bắc 1157764 1073746 986761 800900 825746 828999 273652 296120 322367 Tây Bắc 337164 318093 319245 174737 180993 195798 45277 51343 62905 BắcTrung Bộ 1382992 1279182 1176866 1026623 1059137 1065973 371680 391988 416719 DhNTrungBộ 855291 814316 769766 537548 578661 605636 213854 215452 231872 Tây Nguyên 684185 670546 657896 350102 376454 401909 110592 120217 141831 ĐôngNamBộ 1320295 1280919 1251743 831014 864955 880479 336915 345824 363420 ĐbSCửuLong 1902181 1820507 1702951 1091531 1102155 1166812 364904 403156 407527 Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê 2001, 2002, 2003 Qua bảng số liệu về quy mô học sinh phổ thông các vùng cho thấy tất cả các vùng trên cả nước đều có quy mô học sinh bậc học tiểu học giảm dần qua các năm, điều này nguyên nhân chủ yếu là do tỷ lệ gia tăng tự nhiên trong những năm qua ở Việt Nam nói chung và các vùng nói riêng đều thấp nên làm cho số trẻ em nhập học thấp hơn so với số trẻ tốt nghiệp tiểu học. Quy mô học sinh THCS và THPT đều tăng ở khắp các vùng, trong đó tốc độ tăng quy mô học sinh THPT nhanh hơn tốc độ tăng quy mô của bậc học THCS. Đáng chú ý là vùng Tây Bắc và Tây Nguyên có tốc độ tăng quy mô học sinh THPT cao đạt trung bình 11,7%/ năm và 8,7%/ năm, cao hơn tốc độ tăng trung bình của cả nước, đây là kết quả của công tác vận động học sinh đi học THPT, đối với các vùng miền núi như trên là kết quả tốt cần phát huy hơn nữa. Quy mô học sinh tiểu học của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là lớn nhất là 1.702.951 học sinh nhưng quy mô học sinh THCS và THPT lớn nhất lại là vùng Đồng bằng sông Hồng. Ngoại trừ một số vùng như Đồng bằng sông Hồng, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ có sự chênh lệch về tỷ lệ học sinh THCS và tiểu học không cao còn các vùng khác tỷ lệ này là tương đối như Đồng bằng sông Cửu Long là 35,6% và 51,96%, Tây Bắc là 33,88% và 55,24%, Tây Nguyên là 33,45% và 54,75%. Điều này cho thấy khả năng học lên của học sinh ở các vùng này là không cao, một phần là do hoàn cảnh kinh tế khó khăn, do tỷ lệ lưu ban, bỏ học… khoảng cách tỷ lệ này cần phải giảm bớt trong thời gian tới có vậy mới thúc đẩy phổ cập giáo dục THCS, nâng cao được dân trí cho các vùng còn chậm phát triển so với cả nước. 2.3. Tỷ lệ bỏ học: Tỷ lệ bỏ học là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh điều kiện, trình độ học tập của học sinh, nó tác động đến quy mô học sinh phổ thông. Bảng 9: Tỷ lệ học sinh bỏ học Đơn vị: % Tiểu học THCS THPT 2000-2001 2001-2002 2002-2003 2000-2001 2001-2002 2002-2003 2000-2001 2001-2002 2002-2003 Cả nước 3,67 4,38 3,13 7,30 8,01 5,90 6,50 7,23 7,19 Đb sông Hồng 0,72 0,81 0,52 3,55 3,76 2,37 2,68 3,09 2,81 Đông Bắc 3,49 4,33 3,29 5,13 6,18 4,24 4,06 5,08 4,59 Tây Bắc 5,53 7,42 6,68 4,82 6,50 5,64 10,51 8,37 6,13 Bắc Trung Bộ 1,80 2,00 1,62 5,00 5,52 4,59 2,98 3,03 3,20 DhNTrung Bộ 1,69 1,62 1,23 7,25 7,44 5,58 7,32 7,60 8,64 Tây Nguyên 5,89 7,60 4,61 11,44 11,05 6,62 10,60 8,95 11,63 Đông Nam Bộ 3,47 3,76 2,81 9,58 10,24 8,14 10,17 9,56 11,37 ĐbS Cửu Long 7,62 7,54 6,22 13,50 13,37 11,02 12,13 12,16 14,12 Nguồn: Tổng hợp từ Thống kê giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên năm học 2001-2002, 2002-2003, 2003-2004 Nhìn chung tỷ lệ bỏ học ở tất cả các cấp học có sự biến động qua các năm học, năm học 2001-2002 tỷ lệ này tăng so với năm học 2000-2001 nhưng lại giảm so với năm học 2002-2003. Sau 3 năm học, tỷ lệ bỏ học ở bậc tiểu học và THCS đều giảm, tiểu học từ 3,67% xuống 3,13% vào năm học 2002-2003, THCS từ 7,30% xuống 5,90% do công tác phổ cập giáo dục tiểu học vàTHCS được đẩy mạnh, bậc THPT tỷ lệ này tăng từ 6,50% lên 7,19%. Càng lên bậc học cao hơn tỷ lệ bỏ học càng tăng, nguyên nhân chủ yếu là do điều kiện kinh tế khó khăn, nhiều học sinh là lao động chính trong gia đình. Xét theo các vùng: Về bậc tiểu học: tỷ lệ này có sự chênh lệch khác nhau giữa các vùng, tỷ lệ bỏ học của vùng Đồng bằng sông Hồng là thấp nhất 0,52%, Tây Bắc cao nhất là 6,68%. So với năm học 2000-2001, tỷ lệ bỏ học ở tất cả các vùng đều giảm ngoại trừ vùng Tây Bắc tăng từ 5,53% lên 6,68% năm học 2002-2003, nguyên nhân chủ yếu là do điều kiện kinh tế khó khăn, trường lớp xa. Về bậc THCS: cũng giống như ở bậc tiểu học, tỷ lệ này cũng có sự khác nhau rõ rệt giữa các vùng, Đồng bằng sông Hồng là thấp nhất 2,37% trong khi Đồng bằng sông Cửu Long lên đến 11,02%. Các vùng tỷ lệ này đều giảm so với năm học 2000-2001, đặc biệt Tây Nguyên giảm từ 11,44% xuống còn 6,62%, trong khi Tây Bắc lại tăng từ 4,82% lên 5,64% vào năm học 2002-2003. Về bậc THPT: hầu hết các vùng tỷ lệ này đều tăng so với năm học 2000-2001, tỷ lệ bỏ học đặc biệt cao ở các vùng phía Nam, như Đồng bằng sông Cửu Long là14,12%, Tây Nguyên là 11,63%, trong khi thấp nhất là Đồng bằng sông Hồng là 2,81%. Do đó cần có hướng khắc phục để nâng cao chất lượng giáo dục hơn nữa trong thời gian tới, đặc biệt đối với bậc học THPT. * Số lớp học phổ thông: Quy mô lớp học phổ thông được thể hiện cụ thể trong bảng: Bảng 12: Số lớp học phổ thông Đơn vị: lớp Tiểu học THCS THPT 2001-2002 2002-2003 2003-2004 2001-2002 2002-2003 2003-2004 2001-2002 2002-2003 2003-2004 Cả nước 315070 308807 299418 153700 161329 165650 48684 52131 55784 ĐBS Hồng 51381 49242 47442 34690 35051 35082 11921 12438 12959 Đông Bắc 48410 47480 45810 21322 22977 23023 5763 6348 7011 Tây Bắc 15218 14961 15037 5187 5386 5722 992 1204 1349 Bắc Trung Bộ 46631 44996 41863 25022 26232 26795 7344 7999 8737 DHNTrungBộ 27034 26326 25514 13025 13916 14542 4513 4640 4889 Tây Nguyên 22527 22722 22763 8628 9365 10202 2476 2766 3146 Đông Nam Bộ 29599 39444 39372 19208 20358 21114 7198 7582 7998 ĐBSCửu Long 64270 63636 61617 26618 28044 29170 8324 9004 9684 Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê 2001, 2002, 2003 Qua bảng trên cho thấy số lớp học bậc học tiểu học giảm qua các năm học, số lớp học bậc học THCS và THPT đều tăng qua các năm, trong đó tốc độ tăng số lớp học THPT nhanh hơn tốc độ tăng lớp học THCS. Năm học 2003-2004 số lớp học THPT tăng 7.100 lớp so với năm học 2001-2002, tương ứng 2,9%/năm, số lớp học THCS tăng là 11.950 lớp, trung bình khoảng 1,6%/năm, số lớp tiểu học giảm 15.652 lớp tương ứng giảm khoảng 1%/năm. Nguyên nhân do quy mô học sinh tiểu học giảm, quy mô học sinh THCS và THPT tăng qua các năm, nhu cầu tăng dẫn đến số lớp tăng để đáp ứng nhu cầu học tập. Trong bậc học tiểu học, vùng Đồng bằng sông Cửu Long có số lớp nhiều nhất là 61.617, nhưng trong bậc học THCS và THPT vùng Đồng bằng sông Hồng lại có số lớp nhiều nhất tương ứng là 35.082 lớp và 12.959 lớp. Đáng chú ý trong đó tốc độ tăng số lớp của các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên nhanh hơn các vùng khác, năm học 2003-2004 số lớp THPT của vùng Tây Bắc tăng 357 lớp so với năm học 2001-2002, trung bình khoảng 7,2%/năm cao hơn tốc độ trung bình cả nước, vùng Tây Nguyên số lớp THCS tăng 670 lớp, tốc độ tăng trung bình khoảng 5,4%/năm. Các vùng khác m._.ục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn với gia đình, xã hội. Tăng cường hướng nghiệp, dạy nghề cho học sinh phổ thông. Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, thúc đẩy chủ trương giáo dục là sự nghiệp của Đảng, nhà nước và nhân dân, thực hiện cả xã hội cùng chăm lo phát triển giáo dục phổ thông. 2. Định hướng phát triển giáo dục phổ thông: Trên cơ sở các căn cứ xác định định hướng phát triển giáo dục phổ thông cho từng cấp học cụ thể trong giai đoạn 2006-2010 như sau: - Giáo dục tiểu học: là bậc học nền tảng của giáo dục, với mục tiêu hình thành những khả năng, kỹ năng, nhân cách ban đầu cho học sinh để tiếp tục học lên THCS. Do đó định hướng phát triển tiểu học theo các hướng chủ yếu: + Củng cố thành quả phổ cập tiểu học trong cả nước, từng bước thực hiện phổ cập tiểu học đúng độ tuổi. + Phát triển những năng lực sẵn có của các em, hình thành ở học sinh lòng ham hiểu biết, có hứng thú học tập và học tập tốt. + Xây dựng mạng lưới các trường tiểu học rộng khắp trên toàn quốc đảm bản mọi người đều tiếp cận được với giáo dục, đều có cơ hội học tập. - Giáo dục THCS: là bậc học tiếp theo của giáo dục tiểu học, phát triển những kết quả đã đạt được trong bậc học trước, trang bị những kiến thức mới, những hiểu biết ban đầu về hướng nghiệp để thực hiện phân luồng sau THCS, tạo điều kiện cho học sinh học tập tiếp hoặc đi vào cuộc sống lao động. + Tiếp tục thực hiện giáo dục toàn diện, tạo điều kiện cho học sinh phát triển hài hoà về đức và tài, phẩm chất và năng lực, sức khoẻ và thẩm mỹ. + Đẩy mạnh phổ cập THCS trên phạm vi cả nước. + Bồi dưỡng, nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên. + Xây dựng thêm trường lớp, kiên cố hoá các trường lớp ở các vùng khó khăn, các vùng có nhiều thiên tai. - Giáo dục THPT: là bậc học cuối cùng của giáo dục phổ thông, là bậc học hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về hướng nghiệp để tiếp tục học lên giáo dục đại học, trung học chuyên nghiệp hoặc tham gia lao động. + Thực hiện giáo dục toàn diện, hoàn thành việc cung cấp kiến thức phổ thông cho học sinh theo một chuẩn nhất định, chú trọng hướng nghiệp và cung cấp những năng lực nghề nghiệp phổ biến để thuận lợi cho học sinh trong việc chọn ngành học tiếp hay lao động. + Thực hiện chương trình phân ban hợp lý, có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng của học sinh. + Củng cố các trường THPT chuyên ở các địa phương và thuộc các trường đại học để bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. + Liên kết các trường THPT với các trung tâm kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp, các cơ sở đào tạo nghề ở các địa phương. 3. Mục tiêu phát triển giáo dục phổ thông Việt Nam: 3.1. Mục tiêu chung: Kế hoạch giáo dục Việt Nam giai đoạn 2006-2010 đặt ra một số mục tiêu chung cho giáo dục phổ thông là: Củng cố và duy trì những kết quả đạt được về xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, đẩy mạnh phổ cập giáo dục THCS, tiến tới hoàn thành phổ cập THCS vào năm 2010. Thực hiện giáo dục toàn diện về đức, trí, thê, mỹ, cung cấp kiến thức phổ thông cơ bản, hệ thống và có tính hướng nghiệp, nâng cao năng lực tư duy, kỹ năng thực hành, tăng tính thực tiễn, coi trọng kiến thức khoa học xã hội và nhân văn. Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông, đáp ứng yêu cầu của phát triển đất nước. Nâng tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục, tăng huy động các nguồn lực trong xã hội để phát triển giáo dục, nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy, nghiên cứu và học tập. Đổi mới và hiện đại hoá phương pháp giáo dục từ truyền đạt tri thức thụ động sang chủ động, tự học, có tư duy phân tích, tổng hợp, tạo điều kiện phát triển năng lực của người học. Đổi mới chương trình đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, chú trọng rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo. Chú trọng đầu tư cho việc xây dựng đội ngũ giáo viên cho các địa phương vùng sâu, vùng xa, cho đồng bào dân tộc thiểu số. Xây dựng mạng lưới trường lớp phổ thông rộng khắp, đảm bảo cho mọi người đều có cơ hội được học tập đầy đủ. 3.2. Mục tiêu cụ thể: Một số mục tiêu cụ thể đặt ra cho giáo dục phổ thông Việt Nam đối với từng cấp học đến năm 2010 như sau: - Giáo dục tiểu học: + Nâng tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đến trường đạt 99% vào năm 2010. + Nâng số trường, lớp tiểu học học 2 buổi/ngày lên khoảng 50% vào năm 2010, đầu tiên là ở các vùng đô thị và vùng kinh tế phát triển. + Nâng cao trình độ giáo viên tiểu học có trình độ cao đẳng lên 40% vào năm 2010. - Giáo dục THCS: + Đạt chuẩn phổ cập THCS trong cả nước vào năm 2010. + Tăng tỷ lệ học sinh THCS trong độ tuổi đi học lên 90% vào năm 2010. + Đảm bảo giáo viên THCS theo định mức giáo viên/lớp, 100% giáo viên có trình độ cao đẳng trở lên, tỷ lệ giáo viên có trình độ đại học khoảng 60% vào năm 2010. - Giáo dục THPT: + Tăng tỷ lệ học sinh trong độ tuổi học THPT lên 45% vào năm 2010. + Nâng tỷ lệ giáo viên THPT có trình độ thạc sỹ lên 10%. + Đến năm 2010 có khoảng 60% trường được kết nối mạng internet, tất cả các trường đều có thư viện nhà trường. Từ trên xác định được bảng một số các chỉ tiêu kế hoạch giáo dục thời kỳ 2006-2010: Bảng : Một số chỉ tiêu kế hoạch giáo dục 2006-2010 (đến năm 2010) Chỉ tiêu Tiểu học THCS THPT Tỷ lệ đi học đúng độ tuổi 99% 90% 45% Số giáo viên/lớp học 1,15 1,85 2,1 Tỷ lệ phổ cập 100% 100% - Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn 100% 100% 100% Nguồn: Tài liệu tổng hợp 3.3. Tính toán một số chỉ tiêu cụ thể: - Chỉ tiêu quy mô học sinh: Dự báo quy mô học sinh đến trường của các cấp học trong hệ thống giáo dục phổ thông đóng vai trò quan trọng, không thể thiếu khi xây dựng kế hoạch tài chính, nhân lực, nhu cầu vật chất phục vụ phát triển giáo dục phổ thông và các kế hoạch giáo dục phổ thông khác. Chỉ tiêu này được dự báo bằng phương pháp tỷ lệ học sinh theo học trong dân số thuộc độ tuổi đến trường của từng cấp học, trên cơ sở căn cứ vào chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2001-2010, các chủ trương chính sách của nhà nước về phổ cập giáo dục, về giáo dục phổ thông. Với số liệu dự báo dân số trong độ tuổi đến trường của từng cấp học và tỷ lệ đi học đúng độ tuổi theo mục tiêu của kế hoạch giáo dục 2006-2010 đặt ra cho từng cấp học và hiệu chỉnh trên cơ sở thực tế giáo dục phổ thông, dự báo được quy mô học sinh của các cấp học đến năm 2010 theo bảng sau: Bảng 18: Quy mô học sinh phổ thông Việt Nam đến năm 2010 Đơn vị: học sinh Quy mô học sinh phổ thông 2003-2004 Đến 2010 Tiểu học 8345974 7827000 THCS 6569789 6831000 THPT 2589623 2774000 Nguồn: tài liệu tổng hợp và tính toán Nhìn vào kết quả tính toán cho thấy đến năm 2010 quy mô học sinh phổ thông ở cấp học tiểu học tiếp tục giảm, cụ thể giảm 518.974 học sinh; THCS tăng nhiều nhất là 261.211 học sinh và THPT tăng là 184.377 học sinh so với hiện nay, tương ứng tỷ lệ tăng giảm học sinh trung bình/năm đối với bậc tiểu học là 1%/năm, của THCS là 0,8%/năm và THPT là 1,1%/năm. Nguyên nhân chủ yếu là do mức sinh giảm trong thời kỳ trước làm giảm số lượng học sinh đến độ tuổi đi học trong các cấp học từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô học sinh phổ thông đến năm 2010 nhưng cấp học THCS và THPT vẫn tăng do công tác phổ cập giáo dục THCS được đẩy mạnh. - Chỉ tiêu quy mô lớp học: Chỉ tiêu này được tính toán dựa trên cơ sở quy mô học sinh phổ thông được dự báo ở trên và căn cứ vào chuẩn về số học sinh/lớp học áp dụng cho cả nước theo Văn bản 7977/TT-TB ngày 7/12/1993. Kết quả tính toán như sau: Bảng 19: Số lớp học phổ thông ở Việt Nam đến năm 2010 Đơn vị: lớp học Quy mô lớp học phổ thông 2003-2004 Đến 2010 Tiểu học 299418 223629 THCS 165650 170775 THPT 55784 59021 Nguồn: tài liệu tổng hợp và tính toán Qua tính toán cho thấy đến năm 2010 số lớp học ở cấp học tiểu học giảm , số lớp học của cấp THCS và THPT tăng so với hiện nay, cụ thể bậc tiểu học giảm nhiều nhất là 75.789 lớp học, THCS tăng 5.125 lớp học và THPT tăng là 3.237 lớp học so với hiện nay. Tỷ lệ tăng giảm số lớp học qua các năm tương ứng là tiểu học 4,2%/năm, THCS tăng 0,5%/năm và THPT là 1%/năm, nguyên nhân do quy mô số học sinh phổ thông ở c cấp học tiểu học giảm trong khi quy mô của THCS và THPT đều tăng. - Chỉ tiêu quy mô giáo viên: Trên cơ sở tính toán chỉ tiêu quy mô lớp học phổ thông các cấp học đến năm 2010 ở trên và chuẩn về số giáo viên/lớp học với giả định các trường tiểu học đến năm 2010 đều có giáo viên nhạc hoạ, các trường THCS đều được giảng dạy ngoại ngữ sẽ xác định được số giáo viên phổ thông cho các cấp học theo bảng sau: Bảng 20: Số giáo viên phổ thông đến năm 2010 Đơn vị: giáo viên Quy mô lớp học phổ thông 2003-2004 Đến 2010 Tiểu học 366215 257173 THCS 290410 315934 THPT 98759 123944 Nguồn: tài liệu tổng hợp và tính toán Theo kết quả dự báo ở trên số giáo viên THPT tăng 25.185 giáo viên, bậc học THCS số giáo viên tăng tương ứng là 25.524 giáo viên còn bậc tiểu học giảm là 109.042 giáo viên. Tốc độ tăng quy mô giáo viên THPT là 4,25%/năm, của bậc học THCS là 1,5%/năm trong khi tốc độ giảm quy mô giáo viên của tiểu học khoảng 5%/năm. Nguyên nhân của kết quả trên là do số lượng lớp học ở cấp học tiểu học giảm trong khi số lớp học của THCS và THPT đều tăng, mặt khác hiện nay mới chỉ có bậc tiểu học là đáp ứng chuẩn về giáo viên/lớp học, THCS và đặc biệt là THPT còn chưa đạt chuẩn nên quy mô giáo viên tăng nhiều, tốc độ tăng lớn. III. Một số giải pháp phát triển giáo dục phổ thông Việt Nam giai đoạn 2006-2010: 1. Bảo đảm đội ngũ giáo viên cho phát triển giáo dục phổ thông: Trong giáo dục nói chung cũng như giáo dục phổ thông nói riêng, các yếu tố như mục tiêu, chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học, cơ sở vật chất tuy quan trọng nhưng yếu tố quan trọng nhất là người thầy, các yếu tố trên chỉ thực sự phát huy tác dụng nếu thầy và trò đều có nhiệt tình dạy và học. Nói như thế để thấy rằng chất lượng của giáo dục phổ thông phụ thuộc phần lớn vào nhiệt tình dạy của thầy và nhiệt tình học của trò. Thực tế hiện nay, đội ngũ giáo viên các bậc học trừ tiểu học đều thiếu về số lượng, giáo viên THCS thiếu khoảng 25.500, THPT thiếu 21.100 người. Chất lượng giáo viên các cấp học đều yếu, còn thấp so với yêu cầu, đặc biệt là ở các vùng đặc biệt khó khăn và vùng dân tộc thiểu số như Tây Nguyên, Tây Bắc trong khi chính sách sử dụng lại đầy bất cập, điều này dẫn đến tình trạng vừa thiếu lại vừa lãng phí. Ngay trong bậc tiểu học mặc dù đủ về số lượng nhưng thiếu về giáo viên nhạc, hoạ, thể dục …, giáo viên ở cấp học THCS và THPT đều thiếu. Đến năm 2010 nhu cầu giáo viên cho bậc THCS tăng so với hiện nay là 25.524 giáo viên và bậc học THPT là 25.185 giáo viên. Ban Bí thư Trung ương Đảng ra chỉ thị số 40 –CT/TƯ về việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, cho thấy sự cần thiết phải xây dựng, đổi mới đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Do đó nội dung bảo đảm đội ngũ giáo viên cho phát triển giáo dục phổ thông tập trung vào các giải pháp bảo đảm đủ về số lượng giáo viên, bảo đảm cơ cấu hợp lý và bảo đảm chất lượng cho đội ngũ giáo viên. Bảo đảm số lượng đội ngũ giáo viên: Nhằm mục đích đào tạo đội ngũ giáo viên đủ về số lượng phục vụ thiết thực cho yêu cầu phát triển của giáo dục phổ thông: + Xây dựng quan điểm đúng đắn về đào tạo sư phạm, xây dựng kế hoạch tuyển sinh một cách hợp lý, khắc phục tình trạng giáo viên thiếu và không đồng bộ. + Mở rộng quy mô đào tạo, tuyển sinh của các trường Đại học, cao đẳng sư phạm trên phạm vi cả nước, tập trung hướng vào các trường sư phạm tại địa phương phục vụ trực tiếp cho nhu cầu giáo viên của địa phương đó. Củng cố, tăng cường năng lực các trường sư phạm. + Có các chính sách thu hút học sinh thi vào các trường sư phạm như: không thu học phí, chế độ học bổng… + Có chính sách cải cách sư phạm đồng bộ, đồng thời với đổi mới giáo dục phổ thông. + Giải quyết việc làm cho sinh viên các trường sư phạm sau khi tốt nghiệp, khắc phục tình trạng nhiều sinh viên ra trường không có việc làm trong khi đang thiếu giáo viên ở nhiều nơi., sinh viên sư phạm không phải đóng học phí và được cấp học bổng. Bảo đảm cơ cấu giáo viên hợp lý: Nhằm thực hiện việc phân bổ giáo viên hợp lý giữa các vùng trong cả nước đồng thời đảm bảo số giáo viên cho các môn học khác nhau, khắc phục tình trạng thiếu giáo viên dạy thể dục, mỹ thuật, giáo dục công dân... + Chế độ lương cao hơn các ngành khác cho đội ngũ giáo viên. + Có chính sách sử dụng hợp lý, ưu tiên cho các giáo viên ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người. + Tăng lương, có chế độ phụ cấp, tạo điều kiện tốt nhất cho các giáo viên công tác tại các vùng còn khó khăn. + Trong các trường đào tạo sư phạm thực hiện đào tạo hợp lý, cân đối giữa các môn khác nhau + Tập trung đào tạo đội ngũ giáo viên là người dân tộc thiểu số trực tiếp công tác tại địa phương, đảm bảo phân bố hợp lý. Bảo đảm chất lượng đội ngũ giáo viên: Chất lượng giáo viên được nâng cao là một điều kiện hết sức quan trọng đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông. Các giải pháp chủ yếu nhằm bảo đảm chất lượng giáo viên là: + Trong phương thức đào tạo cần hướng nhiều hơn nữa vào thực tế, cụ thể là môi trường giáo dục phổ thông, bảo đảm tỷ lệ lý thuyết và thực hành cân đối, đưa các nội dung mang tính xã hội như ma tuý, môi trường, dân số… vào đào tạo cho giáo viên. Đổi mới chương trình và sách tài liệu học tập. + Bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ giáo viên để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, đặc biệt là các giáo viên ở vùng sâu, vùng xa, miền núi. + Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên, đào tạo cho số giáo viên chưa đạt chuẩn đào tạo. + Nâng cao chất lượng hệ thống các trường sư phạm đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. 2. Huy động vốn đầu tư cho phát triển giáo dục phổ thông: Trong những năm qua mặc dù nhà nước và nhân dân đã có nhiều cố gắng nhằm tăng cường nguồn vốn đầu tư cho giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng tuy nhiên so với nhu cầu thì mức đầu tư cần phải được tăng cường, bổ sung hơn nữa mới có thể đáp ứng yêu cầu. Đầu tư cho giáo dục chính là đầu tư cho phát triển, đầu tư cho tương lai, do đó cần phải tăng số lượng đầu tư này, có vậy mới phát triển được giáo dục nói chung, cụ thể ở đây là giáo dục phổ thông. Do số lượng có hạn nên các nguồn vốn này phải được sử dụng một cách có hiệu quả, bảo đảm nguồn vốn đầu tư cho phát triển giáo dục phổ thông. *Tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước: Ngân sách nhà nước là nguồn tài chính chủ yếu của giáo dục và giáo dục phổ thông. Ngân sách nhà nước được sử dụng để trả lương, các khoản phụ cấp cho giáo dục và đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ giáo dục, cung cấp các trang thiết bị, đồ dùng cho giảng dạy và học tập. Để tăng nguồn và sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước cần tập trung vào các giải pháp như: + Ngân sách nhà nước tập trung nhiều hơn cho bậc giáo dục phổ cập tiểu học và THCS, cho vùng nông thôn, miền núi, cho những nơi khó thu hút đầu tư ngoài ngân sách nhà nước. + Tăng mức đầu tư từ ngân sách nhà nước cho xây dựng cơ sở hạ tầng, đổi mới trang thiết bị, sách giáo khoa phục vụ phát triển giáo dục phổ thông. + Thực hiện định mức phân bổ chi ngân sách cho giáo dục phổ thông dựa theo dân số trong độ tuổi đến trường *Tăng cường sử dụng vốn đầu tư từ các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình tài trợ quốc tế và nước ngoài: Các chương trình mục tiêu quốc gia về phổ cập THCS, hỗ trợ giáo dục miền núi và vùng khó khăn… bên cạnh đó là các chương trình hỗ trợ phát triển giáo dục phổ thông của các tổ chức như Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc, ADB, WB, các nguồn viện trợ ODA … đã có tác động tích cực rõ rệt đối với phát triển giáo dục phổ thông. Giải pháp chủ yếu trong giai đoạn 2006-2010 là: + Tích cực huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn nước ngoài vào phát triển giáo dục. + Tăng cường huy động vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển giáo dục phổ thông. *Huy động các nguồn lực khác trong xã hội: Trong điều kiện đất nước còn khó khăn, ngân sách nhà nước dành cho giáo dục mặc dù luôn tăng qua các năm nhưng vẫn còn thiếu nhiều so với yêu cầu, do đó rất cần các nguồn vốn khác để bổ sung cho đầu tư phát triển giáo dục phổ thông. Các nguồn lực trong xã hội là những nguồn vốn quan trọng bổ sung cho nguồn vốn từ ngân sách nhà nước nhằm phát triển giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng hơn nữa, các giải pháp chủ yếu là: + Vận động, kêu gọi các cá nhân, tổ chức, các doanh nghiệp … đóng góp, ủng hộ cho phát triển giáo dục phổ thông. + Thực hiện phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm để tăng nguồn cho phát triển giáo dục phổ thông đồng thời tạo cơ hội cho ngân sách nhà nước cho giáo dục tập trung vào những nội dung khác. + Phát hành công trái giáo dục thu hút nguồn vốn cho thực hiện các chương trình mục tiêu phát triển giáo dục. 3. Đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông: Giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông là lĩnh vực mang tính xã hội rộng lớn, quản lý giáo dục phổ thông là một hoạt động mang tính nghiệp vụ, tính chỉ đạo nhưng trong thời gian qua các điều kiện cho quản lý giáo dục phổ thông có hiệu quả luôn biến động, không ổn định. Do đó đổi mới cơ chế quản lý, tăng cường chức năng quản lý nhà nước với giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng là điều cần thiết nhằm nâng cao chức năng của ngành giáo dục và đào tạo, thống nhất chức năng, quyền hạn của các sở, ban ngành, làm cho bộ máy hoạt động một cách ổn định, phù hợp với thực tiễn. Việc đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông được thực hiện tập trung vào một số nội dung sau: + Sửa đổi Luật giáo dục Việt Nam, ban hành văn bản dưới luật, cơ chế chính sách liên quan, tạo hành lang pháp lý thực hiện giáo dục phổ thông theo pháp luật. + Đẩy mạnh cải cách hành chính trong ngành giáo dục, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn. + Tăng cường công tác dự báo và xây dựng tiêu chuẩn định mức mới trong lập kế hoạch giáo dục phổ thông, kế hoạch cụ thể về bồi dưỡng đội ngũ giáo viên làm phổ cập THCS, về chương trình, sách giáo khoa phục vụ dạy và học, kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng cho các tỉnh khó khăn… nhằm định hướng cho phát triển giáo dục phổ thông. + Đưa giáo dục, trong đó có giáo dục phổ thông vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của cả nước, của từng ngành và từng địa phương. + Ban hành các chính sách điều tiết quy mô và cơ cấu đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tiễn, phục vụ phát triển kinh tế xã hội như tăng cường giáo dục hướng nghiệp trong giáo dục phổ thông… + Phân cấp, phân quyền quản lý rành mạch, tăng cường bộ máy, thực hiện tốt chức năng thanh tra, kiểm tra đảm bảo việc thực thi Luật, các chính sách, chế độ và các tiêu chuẩn chất lượng cho giáo dục phổ thông hoạt động có hiệu quả và nề nếp. + Cải cách chế độ tiền lương, mức lương cho đội ngũ giáo viên trong ngành giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng, đảm bảo phù hợp với vị trí của ngành và mặt bằng chung của xã hội. + Đổi mới theo công tác quản lý tài chính giáo dục theo hướng thực hiện chế độ tài chính công khai và chế độ kiểm toán đồng thời với việc trao quyền chủ động về tài chính. + Hoàn thiện cơ chế, chính sách tín dụng cho giáo dục và giáo dục phổ thông nói riêng. Song song với việc đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông cần tiến hành xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục theo hướng đáp ứng yêu cầu tình hình mới, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục phổ thông. Một số giải pháp được đề cập đến gồm: + Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục đồng bộ theo hướng đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và phổ cập giáo dục THCS. + Xây dựng, quy hoạch, từng bước nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục phổ thông ở cơ sở, tạo điều kiện nâng cao chất lượng của hoạt động quản lý giáo dục. + Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ cho cán bộ quản lý giáo dục, thực hiện tốt chức năng tham mưu cho các cấp chính quyền, ngành giáo dục trong công tác quản lý giáo dục phổ thông. 4. Nâng cao công tác xã hội hoá giáo dục: Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo với tư cách là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới cách mạng khoa học công nghệ cũng phát triển không ngừng. Giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng lúc này không chỉ còn là hoạt động của nhà nước mà nó mang tính xã hội rộng lớn, sự nghiệp giáo dục trở thành sự nghiệp của toàn xã hội vì mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Theo hướng đó sự nghiệp giáo dục phổ thông là sự nghiệp của toàn xã hội, của nhân dân. Từ Nhà nước cho đến từng người dân, từ trung ương cho đến từng địa phương đều làm giáo dục. Xã hội hoá giáo dục là một trong những con đường thực hiện dân chủ hoá trong giáo dục phổ thông, từng bước xoá mù chữ, nâng cao dân trí cho mọi người dân, làm cho mọi người đều có cơ hội được học tập, đều có quyền bình đẳng trước giáo dục, thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, đặc biệt là giáo dục phổ thông, giáo dục nền tảng của mỗi con người, bảo đảm chất lượng, mục tiêu giáo dục. Xã hội hoá giáo dục phổ thông là một giải pháp có tác dụng rất to lớn đối với sự phát triển giáo dục phổ thông: + Xã hội hoá giáo dục phổ thông sẽ góp phần nâng cao trách nhiệm của mọi người dân đối với giáo dục, ở đây là giáo dục thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước, là nguồn nhân lực quyết định cho sự nghiệp phát triển của đất nước. + Xã hội hoá giáo dục phổ thông là cơ sở tạo nên một môi trường giáo dục thống nhất nhà trường, gia đình, xã hội, tạo nên một “xã hội học tập”. + Xã hội hoá giáo dục cũng làm tăng thêm nguồn lực, đặc biệt là nguồn tài chính cho phát triển giáo dục phổ thông, đây là biện pháp huy động nguồn hết sức quan trọng trong điều kiện nguồn ngân sách nhà nước không đủ đáp ứng nổi nhu cầu ngày càng tăng của phát triển giáo dục. + Xã hội hoá giáo dục góp phần động viên về tinh thần và vật chất cho người thầy, khuyến khích các em chăm học, giúp đỡ các em học sinh nghèo học giỏi, khen thưởng học sinh giỏi. Nâng cao công tác xã hội hoá giáo dục phổ thông tập trung vào các hướng chủ yếu sau: * Xã hội hoá về đào tạo giáo dục phổ thông: + Đa dạng hóa các hình thức trường lớp, không chỉ dưới dạng các trường công lập mà còn các trường dân lập, bán công và tư thục trên cơ sở mục tiêu, nội dung giáo dục và chuẩn kiến thức thống nhất cho tất cả các loại hình trường, tiến tới xoá bỏ hệ bán công trong hệ thống giáo dục phổ thông. + Mở rộng, huy động và khuyến khích sự tham gia của các tổ chức, các cá nhân trong xã hội tham gia phát triển các loại hình trường ngoài công lập. + Ban hành đầy đủ và đồng bộ các văn bản pháp quy, cơ chế, chính sách và các văn bản hướng dẫn thực hiện về một số vấn đề như chế độ học phí, vấn đề sở hữu trong trường ngoài công lập, chế độ chính sách đối với giáo viên, học sinh, cá nhân, tổ chức tham gia góp vốn đầu tư vào giáo dục, vấn đề nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trong trường học… * Xã hội hoá về cấp đào tạo giáo dục phổ thông: + Phát triển các trường lớp ngoài công lập không chỉ ở cấp THPT mà còn ở cấp THCS, tiểu học tại các vùng đông dân cư, vùng kinh tế phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà nước đầu từ vào các vùng khó khăn hơn. + Ban hành các quy chế, chính sách cụ thể đối với các trường lớp ngoài quốc lập ở tất cả các cấp học của hệ thống giáo dục phổ thông. + Tăng cường công tác quản lý và sự phối kết hợp của các cơ quan trung ương và địa phương trong việc quản lý các trường lớp ngoài công lập ở các cấp học. * Xã hội hoá về vốn cho giáo dục phổ thông: Để đảm bảo vốn đầu tư cho phát triển giáo dục phổ thông, việc đóng góp của nhân dân là hết sức quan trọng trong điều kiện đất nước còn khó khăn: + Tăng cường công tác quản lý và sự phối kết hợp của các cơ quan trung ương và địa phương trong việc quản lý các trường lớp ngoài công lập. + Tổ chức các đại hội giáo dục địa phương ở xã, huyện, tỉnh để tăng cường ra sự phối hợp nhà trường – xã hội – gia đình, tạo môi trường giáo dục tích cực, có tác dụng trong việc giáo dục con em. + Kêu gọi, huy động sự đóng góp của nhân dân cho phát triển giáo dục phổ thông trong xây dựng trường lớp, trang thiết bị phục vụ giảng dạy. + Phát hành công trái giáo dục phục vụ cho các chương trình mục tiêu quốc gia. * Xã hội hoá về giáo dục phổ thông cho người nghèo: Việc thực hiện xã hội hoá về giáo dục phổ thông cho người nghèo sẽ tạo điều kiện cho người nghèo được đến trường, nâng cao trình độ dân trí, giúp họ thoát khỏi tình trạng đói nghèo: + Nhà nước và nhân dân cùng đóng góp ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng cho phát triển giáo dục ở các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. + Đẩy mạnh thực hiện chương trình 135, kêu gọi nhà nước và nhân dân cùng làm, vì mục đích phát triển giáo dục cho cộng đồng. Tất cả nhằm mục đích đáp ứng nguyện vọng học tập chính đáng của người dân, đưa phong trào học tập phát triển rộng rãi, xây dựng cả nước thành một xã hội học tập và đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp chuyển giao công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 5. Đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp giáo dục phổ thông: Giáo dục phổ thông là nền tảng của hệ thống giáo dục, hướng dẫn, giáo dục các em có một phương pháp, tư duy học tập khoa học, chủ động, sáng tạo nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khả năng tiếp thu kiến thức được truyền đạt. Phương pháp dạy và học trong hệ thống giáo dục phổ thông theo hướng học vẹt, đọc thuộc lòng, tập nhắc lại và làm bài tập không giúp các em hình thành một cách học tư duy, chủ động, sáng tạo trong giải quyết vấn đề, nó kìm hãm, làm thui chột khả năng sáng tạo, năng lực sẵn có của mỗi học sinh. Do đó việc đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp giáo dục phổ thông theo hướng hiện đại, phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước là rất quan trọng nhằm khơi dậy tiềm năng trong mỗi học sinh, hình thành một tư duy phân tích sáng tạo, tổng hợp, thích nghi với những biến đổi của cuộc sống. Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng đó, để phát triển giáo dục phổ thông trong giai đoạn 2006-2010 thì việc đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp giáo dục phổ thông là một giải pháp cần thiết. Một số giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp giáo dục phổ thông như: + Giảm hợp lý nội dung chương trình học cho phù hợp với tâm sinh lý của học sinh cấp tiểu học và THCS. + Cung cấp kịp thời và đầy đủ, đồng bộ sách giáo khoa, trang thiết bị, đồ dùng dạy học, xây dựng phòng học, phòng thí nghiệm … đáp ứng nhu cầu dạy và học theo chương trình và sách giáo khoa mới, đặc biệt quan tâm đến các vùng sâu, vùng khó khăn… và có các biện pháp phù hợp với thực tiễn của địa phương. + Chuyển từ việc truyền đạt tri thức thụ động theo kiểu thầy giảng trò ghi sang hướng học sinh chủ động tư duy tiếp nhận tri thức, giáo dục cho học sinh phương pháp tự học, chủ động trong việc thu nhận kiến thức, có một tư duy phân tích, tổng hợp khi giải quyết vấn đề. + Ban hành các cơ chế, chính sách nhằm hướng dẫn việc giảng dạy và học tập theo nội dung chương trình, sách giáo khoa mới cho các cấp học tiểu học và THCS. + Thực hiện phân ban trong nhà trường THPT, tăng cường tính hướng nghiệp, đào tạo nghề trong giáo dục THCS và THPT. + Bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng được yêu cầu đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp giáo dục phổ thông. Kết luận Luận văn “Một số ý kiến về định hướng và giải pháp phát triển giáo dục phổ thông Việt Nam giai đoạn 2006-2010” đã nêu lên những vấn đề lý luận về giáo dục phổ thông, các chỉ tiêu đánh giá phát triển giáo dục phổ thông, chỉ rõ thực trạng giáo dục phổ thông giai đoạn 2001-2004, từ đó đưa ra một số ý kiến về định hướng và giải pháp nhằm phát triển giáo dục phổ thông giai đoạn 2006-2010. Luận văn đã tập trung đi sâu vào đánh giá thực trạng giáo dục phổ thông Việt Nam trong thời kỳ kế hoạch 2001-2005, rút ra những kết quả đã đạt được và những hạn chế so với kế hoạch, tìm ra các nguyên nhân chủ yếu của tình hình đó. Trên cơ sở các quan điểm, mục tiêu chủ yếu của kế hoạch giáo dục thời kỳ 2006-2010, luận văn đã nêu lên một số giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện mục tiêu phát triển giáo dục phổ thông Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010. Thông qua nghiên cứu, tìm hiểu em đã thấy rõ được tầm quan trọng của phát triển giáo dục nói chung và phát triển giáo dục phổ thông nói riêng đối với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế, cách mạng khoa học công nghệ, đổi mới giáo dục đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu. Do hạn chế về vốn kiến thức, kinh nghiệm, khả năng nghiên cứu nên luận văn của em còn thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ, đánh giá của thầy giáo để bản luận văn hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Ngô Thắng Lợi, cô Khúc Thị Tình và toàn thể cán bộ, chuyên viên của Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân đã giúp em hoàn thành luận văn này. Danh mục tài liệu tham khảo Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. NXB Chính trị quốc gia-2001. Luật giáo dục Việt Nam. NXB Chính trị quốc gia-1998. Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010. Chiến lược phát triển giáo dục trong thế kỷ XXI. Kinh nghiệm của các quốc gia. NXB Chính trị quốc gia-2002. Niên giám thống kê 2001, 2002, 2003. Thống kê giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên năm học 2001-2002, 2002-2003, 2003-2004. PGS.TS Ngô Thắng Lợi: Giáo trình Kế hoạch hoá phát triển kinh tế-xã hội. NXB Thống kê-2002. GS.Vs Phạm Minh Hạc: Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI. NXB Chính trị quốc gia-1999. Tài liệu hướng dẫn phương pháp lồng ghép biến dân số vào kế hoạch hoá giáo dục. Dự án VIE/97/P15- Bộ Kế hoạch & Đầu tư. Báo cáo giáo dục qua các năm. TS Đặng Thị Thanh Huyền: Giáo dục phổ thông với phát triển chất lượng nguồn nhân lực-Những bài học thực tiễn từ Nhật Bản. NXB Khoa học xã hội-2001. Dự báo dân số Việt Nam 1999-2024. NXB Thống kê Số liệu các mục tiêu phát triển của Việt Nam 2001-2003. NXB Thống kê Niên giám giáo dục 2003. NXB Thống kê-2003 Tạp chí giáo dục các năm 2003, 2004, 2005. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3052.doc
Tài liệu liên quan