Một số ý kiến về Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất xây lắp

Lời nói đầu Trong hoạt động sản xuất kinh doanh kế toán là hoạt động rất quan trọng. Sản xuất ra đời thì nhu cầu kế toán ra đời. Ban đầu chỉ là dạng ghi chép sổ sách đơn giản nhằm tính chi phí, lãi, lỗ của các nhà sản xuất. Nhưng sự phát triển của sản xuất hàng hóa kéo theo con người cần nghiên cứu, tìm kiếm một phương pháp ghi chép phù hợp, hiệu quả và chính xác. Qua thực hiện công tác kế toán người quản lý sẽ thấy được thực trạng hoạt động của doanh nghiệp mình và từ đó đề ra giải pháp phát t

doc20 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1055 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số ý kiến về Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất xây lắp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
riển phù hợp, các nhà đầu tư, bạn hàng thấy được tiềm lực của doanh nghiệp và đưa ra những quyết định đầu tư, hợp tác. Đối với những doanh nghiệp xây lắp, công tác kế toán là không thể thiếu, nó giúp cả bên A và bên B lắm rõ được tình hình thực hiện công trình, chi phí cụ thể cần có. Nhưng hiện nay công tác kế toán trong các doanh nghiệp xây lắp mà cụ thể là hạch toán về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm còn nhiều bất cập vì thế tôi đã chọn đề tài “Một số ý kiến về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất xây lắp”. Nội dung của chuyên đề gồm hai phần: Phần I: Những vấn đề lý luận chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp. Phần II: Thực trạng và một số ý kiến trao đổi về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp. Do phạm vi đề tài rộng, thời gian nghiên cứu hạn chế cộng với trình độ bản thân còn non kém nên bài viết không tránh khỏi những sai sót.Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô. Tôi xin chân thành cảm ơn. Phần I Những vấn đề lý luận chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp I. Đặc điểm hoạt động sản xuất xây lắp có ảnh hưởng đến công tác kế toán. Sản xuất xây lắp là một ngành sản xuất quan trọng mang tính chất công nghiệp, tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh xây lắp có những đặc điểm cơ bản sau đây ảnh hưởng đến công tác hạch toán kế toán: Một là: Sản phẩm xây lắp là các công trình, hạng mục công trình có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, thời gian sản xuất kéo dài mang tính tổng hợp về nhiều mặt như kinh tế - chính trị, nghệ thuật, nó vốn đa dạng nhưng mang tính đơn chiếc. Do đặc điểm này cho nên việc tổ chức quản lý và hạch toán phải có dự án thi công. Hai là: Quá trình thi công được chia làm nhiều giai đoạn và mỗi giai đoạn bao gồm nhiều công việc khác nhau. Các công việc chủ yếu được thực hiện ngoài trời nên bị ảnh hưởng lớn bởi các yếu tố thời tiết, tự nhiên. Hơn nữa, sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất còn các điều kiện sản xuất phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm. Do đó, quá trình và điều kiện thi công không có tính ổn định, mà luôn luôn biến động theo địa điểm xây dựng và theo từng giai đoạn thi công. Chính vì thế mà công tác quản lý gặp rất nhiều khó khăn. Ba là: Sản phẩm xây lắp hoàn toàn không nhập kho mà có thể được tiêu thụ ngay theo giá dự toán hoặc giá đã được thoả thuận với chủ đầu tư. Nói một cách khác, nó được mua bán, trả giá trước khi có được sản phẩm. Do vậy tính chất hàng hoá của sản phẩm xây lắp thể hiện không rõ nét. Bốn là: Đối tượng tập hợp chi phí xây lắp là các công trình, hạng mục công trình giai đoạn công việc có điểm dừng kỹ thuật và đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp là các công trình, hạng mục công trình có điểm dừng kỹ thuật đã hoàn thành. II. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp. 1. Kế toán chi phí sản xuất xây lắp. 1.1. Chi phí sản xuất xây lắp và phân loại chi phí sản xuất xây lắp. 1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất xây lắp: Chi phí sản xuất xây lắp là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống, hao phí lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp xây lắp đã bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất xây lắp trong một thời kỳ nhất định. 1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp. a. Phân theo nội dung và tính chất kinh tế của chi phí, chi phí sản xuất xây lắp có thể chia thành các loại như sau: + Chi phí nguyên vật liệu. + Chi phí công cụ dụng cụ. + Chi phí tiền lương. + Chi phí các khoản trích theo lương. + Chi phí khấu hao tài sản cố định. + Chi phí dịch vụ mua ngoài. + Các chi phí khác bằng tiền. b. Phân theo công dụng của chi phí và khoản mục giá thành, chi phí sản xuất xây lắp chia thành 4 loại: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm trị giá nguyên vật liệu đã sử dụng phục vụ trực tiếp cho thi công. + Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương, tiền công phải trả cho công nhân trực tiếp thi công (không bao gồm các khoản trích theo lương). + Chi phí về sử dụng máy thi công bao gồm các khoản: Chi phí sử dụng xe, máy thi công phục vụ trực tiếp cho hoạt động xây lắp như: chi phí khấu hao máy thi công, chi phí sửa chữa máy thi công, nhiên liệu phục vụ cho máy thi công, tiền lương công nhân điều khiển máy thi công, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền phục vụ cho máy thi công, chi phí di chuyển, lắp đặt máy thi công. + Chi phí sản xuất chung bao gồm các khoản chi phí trực tiếp khác phục vụ cho sản xuất xây lắp ngoài các khoản chi phí trên trong đó bao gồm: tiền lương nhân viên quản lý tổ đội thi công, các khoản trích theo lương, công nhân trực tiếp thi công và công nhân điều khiển máy thi công, chi phí khấu hoa tài sản cố định, chi phí sửa chữa tài sản cố định, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí dịch vụ mua ngoài, các chi phí khác bằng tiền, chi phí tát nước vét bùn khi có mưa hoặc mạch ngầm. c. Phân theo mối quan hệ giữa chi phí sản xuất xây lắp với khối lượng sản phẩm xây lắp hoàn thành có thể chia làm 3 loại: + Chi phí cố định. + Chi phí biến đổi. + Chi phí hỗn hợp. 1.2. Phương pháp kế toán. Theo chế độ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp xây lắp ban hành theo quyết định 1864/1998/QĐ/CĐKT của bộ tài chính thì các doanh nghiệp xây lắp chỉ áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. 1.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm tất cả các khoản chi phí về vật liệu chính, vật liệu phụ và nhiên liệu được sử dụng để trực tiếp sản xuất sản phẩm. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong các doanh nghiệp xây lắp bao gồm trị giá nguyên vật liệu sử dụng phục vụ trực tiếp cho thi công tính theo gía thực tế khi xuất dùng (không bao gồm trị giá nguyên vật liệu cuẩ bên chủ đầu tư bàn giao). Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được phản ánh trên TK 621. Bên nợ: phản ánh giá trị NVL xuất dùng trực tiếp cho hoạt động xây lắp. Bên có: - phản ánh giá trị NVL xuất dùng không hết nhập kho. - kết chuyển hoặc tính phân bổ trị giá NVL thực tế sử dụng cho hợp đồng xây lắp trong kỳ vào TK 154. TK 621 cuối kỳ không có số dư. Phương pháp hạch toán cụ thể như sau: * Khi xuất nguyên vật liệu sử dụng cho thi công, kế toán ghi: Nợ TK 621 Trị giá NVL xuất dùng. Có TK 152 * Doanh nghiệp mua NVL đưa thẳng đến công trình phục vụ cho thi công, kế toán ghi: Nợ TK 621 : Giá mua NVL chưa có thuế GTGT. Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ. Có TK 111,112,141,331… : Số tiền theo giá thanh toán. * Doanh nghiệp cuối kỳ có nguyên vật liệu chưa dùng hết. - Nếu đem vào nhập kho, kế toán căn cứ vào phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ ghi: Nợ TK 152 Trị giá nguyên vật liệu nhập kho. Có TK 621 - Nếu để lại công trình dùng cho kỳ sau: + Cuối kỳ này kế toán ghi - Phương pháp ghi số âm Trị giá NVL còn lại cuối kỳ này dùng cho kỳ sau. Nợ TK 621 Có TK 152 - Phương pháp ghi đảo Nợ TK 152 Trị giá nguyên vật liệu cuối kỳ này để dùng kỳ Có TK 621 sau + Đầu kỳ sau kế toán ghi: Nợ TK 621 Trị giá NVL còn lại cuối kỳ trước dùng cho kỳ này. Có TK 152 * Cuối kỳ kết chuyển chi phí NVL trực tiếp sang TK 154 để tính giá thành sản phẩm. Nợ TK 154 Chi phí NVL trực tiếp. Có TK 621 1.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp (NCTT) là các khoản chi phí lao động trực tiếp tahm gia vào quá trình hợp đồng xây lắp bao gồm cả khoản phải trả cho người lao động trong biên chế của doanh nghiệp và cho người lao động thuê ngoài (không bao gồm các khoản trích theo lương). Chi phí NCTT được phản ánh trên TK 622. Bên nợ: Chi phí NCTT sản xuất sản phẩm xây lắp. Bên có: Kết chuyển chi phí NCTT sang bên nợ TK 154. TK 622 cuối kỳ không có số dư. Phương pháp hạch toán cụ thể như sau: * Tính tiền lương phải trả công nhân trực tiếp xây lắp (thuộc biên chế doanh nghiệp). Nợ TK 622 Tiền lương phải trả. Có TK 3341 * Tính tiền công phải trả công nhân thuê ngoài. Nợ TK 622 Tiền thuê nhân công bên ngoài. Có TK 3342 * Tính trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất xây lắp. Nợ TK 622 Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân. Có TK 335 * Cuối kỳ kết chuyển chi phí NCTT sang TK 154 để tính giá thành sản phẩm xây lắp. Nợ TK 154 Chi phí nhân công trực tiếp. Có TK 622 1.2.3. Kế toán chi phí về sử dụng máy thi công. Chi phí về sử dụng máy thi công được hạch toán riêng thành khoản mục và được phản ánh trên TK 623, trong trường hợp Doanh nghiệp xây lắp tiến hành xây lắp công trình hỗn hợp vừa băng thủ công vừa bằng máy. Chi phí về sử dụng máy thi công được phản ánh trên TK 623. Bên nợ: Tập hợp chi phí sử dụng máy thi công. Bên có: Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công phân bổ cho các đối tượng. Phương pháp hạch toán cụ thể như sau: * Trường hợp doanh nghiệp xây lắp không tổ chức đội máy thi công riêng hoặc có tổ chức nhưng không có kế toán riêng. Trong trường hợp này khi phát sinh các khoản chi phí về sử dụng máy thi công, kế toán ghi vào bên nợ TK 623 để tập hợp các khoản chi phí về sử dụng máy thi công. - Khi phát sinh các khoản chi phí thuộc chi phí sử dụng máy thi công kế toán ghi vào bên nợ TK 623. Nợ TK 623 Chi phí về sử dụng Có TK 214, 335, 152, 153, 334, 111, 112… máy thi công. - Cuối kỳ phân bổ và kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công cho các đối tượng liên quan Nợ TK 154 Chi phí sử dụng máy thi công. Có TK 623 * Trường hợp doanh nghiệp xây lắp có tổ chức đội máy thi công riêng và tổ chức kế toán riêng. Với trường hợp này kế toán đội máy thi công hạch toán các khoản chi phí về sử dụng máy thi công vào các tài khoản 621, 622 và 627, sử dụng tài khoản 154 để tổng hợp chi phí và tính giá thành của ca máy. - Cuối kỳ kế toán tổng hợp chi phí về sử dụng máy thi công. Nợ TK 154 Chi phí NVL trực tiếp. Có TK 621 Nợ Tk 154 Chi phí nhân công trực tiếp. Có TK 622 Nợ TK 154 Chi phí sản xuất chung. Có TK 627 - Tính và kết chuyển giá thành thực tế của ca máy. + Nếu đội máy thi công hoạt động có tính chất phục vụ lẫn nhau mà không tính doanh thu. Nợ TK 136 Giá thành ca máy. Có TK 154 Kế toán bộ phận sản xuất xây lắp được phục vụ máy thi công. Nợ TK 623 Chi phí về sử dụng máy thi công Có TK 336 Sau đó tính phân bổ cho các công trình. Nợ TK 154 Chi phí về sử dụng máy thi công Có TK 623 + Nếu đội máy thi công có tính doanh thu dịch vụ máy thi công. Nợ TK 632 Giá thành ca máy đã phục vụ. Có TK 154 Nợ TK 111, 112, 136 : Số tiền theo giá thanh toán. Có TK 512 : Doanh thu chưa có thuế GTGT. Có TK 33311 : Thuế GTGT đầu ra. - Kế toán bộ phận sản xuất xây lắp. + Nếu được phục vụ máy thi công, kế toán ghi: Nợ TK 623 Chi phí sử dụng máy thi công. Có TK 336 + Nếu phải trả tiền cho bộ phận máy thi công. Nợ TK 623 : Chi phí sử dụng máy thi công chưa có thuế GTGT. Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ. Có TK 111, 112, 336 : Số tiền theo giá thanh toán. + Cuối kỳ tính phân bổ và kết chuyển chi phí về sử dụng máy thi công vào TK154. Nợ TK 154 Chi phí về sử dụng máy thi công. Có TK 623 * Trường hợp doanh nghiệp xây lắp phải mua dịch vụ máy thi công của bên ngoài. - Khi tính tiền phải trả bên cung cấp dịch vụ máy thi công. Nợ TK 623 : Chi phí về sử dụng máy thi công chưa có thuế GTGT. Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ. Có TK 111, 112, 331 : Số tiền theo giá thanh toán. - Cuối kỳ tính phân bổ và kết chuyển chi phí về sử dụng máy thi công vào TK154. Nợ TK 154 Chi phí về sử dụng máy thi công. Có TK 623 1.2.4. Kế toán chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí phát sinh ở các đội sản xuất, bao gồm lương nhân viên quản lý đội, các khoản trích theo lương (KPCĐ, BHXH, BHYT) theo tỷ lệ quy định, chi phí khấu hao, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác. Chi phí sản xuất chung được phản ánh trên TK 627. Bên nợ: Tập hợp các chi phí phát sinh trong kỳ. Bên có: - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung. - Kết chuyển chi phí sản xuất sang bên nợ TK 154. Phương pháp hạch toán cụ thể như sau: * Khi phát sinh các khoản chi phí sản xuất chung kế toán ghi vào bên nợ TK 627. Nợ TK 627 Chi phí sản xuất Có TK 334, 338, 152, 153, 214, 111, 112, 331… chung. * Cuối kỳ tính phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung các đối tượng liên quan. Nợ TK 154 Chi phí sản xuất chung. Có TK 627 1.2.5. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất xây lắp và kết chuyển giá thành sản phẩm. * Cuối kỳ kế toán tổng hợp chi phí sản xuất xây lắp phát sinh trong kỳ vào TK154. Nợ TK 154 Chi phí NVL trực tiếp. Có TK 621 Nợ TK 154 Chi phí nhân công trực tiếp. Có TK 622 Nợ TK 154 Chi phí sử dụng máy thi công. Có TK 623 Nợ TK 154 Chi phí sản xuất chung. Có TK 627 * Tính và kết chuyển giá thành sản phẩm xây lắp, hoàn thành bàn giao cho bên chủ đầu tư. Nợ TK 632 Giá thành sản phẩm xây lắp. Có TK 154 * Trường hợp doanh nghiệp xây lắp thi công các công trình để bán (biệt thự, khu chung cư…) nhưng chưa bán được, kế toán ghi: Nợ TK 155 Giá thành sản phẩm xây lắp. Có TK 154 2/ Giá thành sản phẩm xây lắp. 2.1. Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm xây lắp. 2.1.1. Khái niệm giá thành sản phẩm xây lắp. Giá thành sản phẩm xây lắp là biểu hiện bằng tiền của tổng số các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp xây lắp bỏ ra có liên quan tới kl xây lắp đã hoàn thành. 2.1.2. Phân loại giá thành sản phẩm xây lắp. + Giá thành dự toán (Zdt): là tổng chi phí dự toán để hoàn thành một khối lượng sản phẩm xây lắp. Giá thành dự toán được lập trước khi tiến hành xây lắp trên cơ sở các định mức thiết kế được duyệt khung giá XDCB hiện hành. Công thức tính: Zdt = giá trị dự toán của công trình - Phần lợi nhuận hạng mục công trình định mức. + Giá thành kế hoạch (Zkh):được xây dựng từ những điều kiện cụ thể của doanh nghiệp trên cơ sở phấn đấu hạ giá thành so với giá thành dự toán băng các biện pháp tăng cường quản lý kỹ thuật, vật tư thi công, các định mức và đơn giá áp dụng trong các doanh nghiệp xây lắp. Công thức tính: Zkh = Zdt - Mức hạ giá dự toán. + Giá thành thực tế (Ztt): là toàn bộ chi phí thực tế bỏ ra để hoàn thành bàn giao khối lượng xây lắp mà doanh nghiệp đã nhận thầu. Nó bao gồm: chi phí theo định mức, chi phí vượt định mức, không định mức. 2.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp. Giá thành sản phẩm xây lắp là chi phí sản xuất xây lắp tính cho khối lượng sản phẩm đã hoàn thành hay nói cách khác giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ chi phí lao động sống, chi phí lao động vật hoá, chi phí cần thiết khkác mà doanh nghiệp xây lắp đã bỏ ra để hoàn thành khối lượng sản phẩm xây lắp nhất định. Xuất phát từ đặc điểm sản xuất xây lắp đối tượng tập hợp chi phí, đối tượng tính giá thành mà phương pháp tính giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp được áp dụng phổ biến là phương pháp tính giá thành trực tiếp, phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng. 2.2.1. Theo phương pháp tính giá thành trực tiếp. áp dụng trong trường hợp đối tượng tính giá thành phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, kỳ tính giá thành phù hơpj với kỳ báo cáo. Công thức tính: Z = Cđk + Ctk – Cck – các khoản giảm trừ. Z: giá thành sản phẩm xây lắp đã hoàn thành. Cđk: chi phí sản xuất xây lắp dở dang đầu kỳ. Ctk: chi phí sản xuất xây lắp phát sinh trong kỳ. Cck: chi phí sản xuất xây lắp dở dang cuối kỳ. 2.2.2. Theo phương pháp tổng cộng chi phí. áp dụng trong trường hợpdn xây lắp những công trình lớn, chi phí sản xuất tập hợp theo từng đội sản xuất, còn giá thành sản phẩm được tính riêng cho từng công trình đã hoàn thành. Công thức tính: Z = Cđk + C1 + C2 + … + Cn - Cck Trong đó: C1, C2, …. Cn là chi phí sản xuất ở từng đội hay từng hạng mục công trình. 2.2.3. Tính giá thành theo đơn đặt hàng. Phương pháp này thích hợp với doanh nghiệp xây lắp sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng hoặc theo hợp đồng. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành theo phương pháp này là từng đơn đặt hàng. Cách tính giá thành này không quan tâm đến tính chất đơn giản hay phức tạp của quy trình sản xuất. Phần II thực trạng và Một số ý kiến trao đổi về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp. I. Thực trạng hoạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp Hiện nay việc hoạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doang nghiệp xây lắp đã khá hoàn thiện, tạo điều kiện cho người làm công tác kế toán thực hiện nhiệm vụ của mình dễ dàng hơn, người làm công tác quản lý dễ dàng kiểm tra và phát hiện những sai sót hay gian lận. Tuy vậy, công tác kế toán hiện nay vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót bất cập. Tình trạng gian lận trong công tác hoạch toán vẫn khá phổ biến, cụ thể trong các công trình tình trạng ăn bớt, rút ruột công trình vẫn còn phổ biến, nhưng lại không bị phát hiện gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho nhà nước, người dân, chất lượng công trình kém chất lượng. II. Một số ý kiến trao đổi về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp 1. Xác định đúng đối tượng hạch toán. Như trên đã nêu, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm còn tồn tại khá nhiều nhược điểm cần khắc phục nhưng đây chỉ là một số những nhược điểm nổi bật cần quan tâm trong rất nhiều những nhược điểm khác nhau của công tác này. Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là một trong những khâu quan trọng và khó khăn nhất bởi vì hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp xây lắp rất đa dạng và phức tạp nó có thể tiến hành ở nhiều địa điểm, nhiều phân xưởng, tổ đội sản xuất khác nhau; ở từng địa điểm sản xuất lại có thể sản xuất nhiều sản phẩm, nhiều công việc lao vụ khác nhau, theo các qui trình sản xuất khác nhau. Do đó có xác định đúng đắn đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với đặc điểm tình hình hoạt động sản xuất xây lắp, đặc điểm qui trình sản xuất sản phẩm xây lắp và đáp ứng được yêu cầu quản lý chi phí sản xuất của doanh nghiệp mới giúp cho tổ chức tốt nhất công việc kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Từ khâu ghi chép ban đầu, tổng hợp số liệu, tổ chức tài khoản và sổ chi tiết đều phải theo đúng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất đã xác định. 2. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Trong khâu hạch toán về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đã phục vụ cho sản xuất xây lắp rất khó xác định về khối lượng nguyên vật liệu đã sử dụng do khối lượng quá nhiều và đa dạng. Thông thường chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có liên quan trực tiếp tới từng đối tượng tập hợp chi phí do đó có thể tổ chức tập hợp theo phương pháp ghi trực tiếp, các chứng từ liên quan đến chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đều phải ghi đúng đối tượng chịu chi phí, trên cơ sở đó kế toán lập bảng thống kê tập hợp chi phí trực tiếp cho các đối tượng có liên quan để ghi trực tiếp vào các tài khoản và chi tiết theo đúng đối tượng. Trong trường hợp sử dụng nguyên vật liệu có liên quan đến nhiều đối tượng không thể ghi trực tiếp cho từng đối tượng được thì phải lựa chọn tiêu chuẩn hợp lí để tiến hành phân bổ chúng cho các đối tượng có liên quan. Nguyên vật liệu bao gồm có nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ, nguyên vật liệu phát sinh trong kì, nguyên vật liệu đã được phân bổ từ kì trước chuyển sang… do đó để xác định chính xác khối lượng nguyên vật liệu thực tế đã sử dụng là rất khó, nếu muốn có độ chính xác cao thì phải thường xuyên hạch toán sau mỗi lần xuất sử dụng hay mỗi lần phát sinh một nghiệp vụ xuất nhập nguyên vật liệu, như thế sẽ tốn rất nhiều thời gian và công sức ghi chép kế toán. Vì vậy cần xem xét để tìm cách hạch toán chính xác nhất, đơn giản nhất, rõ ràng và tích cực làm giảm bớt những hao tổn về sức người và chi phí thời gian cho khâu hạch toán này. 3. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. Cũng như công tác kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp rất phức tạp và khó xác định. Chi phí cho nhân công trực tiếp có rất nhiều chi phí như: tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp… Hay công tác kế toán chi phí sản xuất chung cũng vậy, nó không được xác định cụ thể mà chỉ có thể hiểu rằng ngoài những chi phí về nguyên vật liệu và chi phí nhân công, các khoản trich theo lương như trích BHXH, BHYT, KPCĐ…thì đều được xếp vào chi phí sản xuất chung vì vậy trong một số trường hợp rất khó phân biệt giữa 3 loại chi phí cơ bản này khiến công tác kế toán đôi khi có sự trùng lặp các khoản chi phí với nhau dẫn đến tổng chi phí không đúng thực tế thì giá thành sản phẩm cũng không sát với giá trị thực tế của sản phẩm đó. Khi tính giá thành cho sản phẩm, việc xác định sản phẩm dở dang cuối kì là quan trọng nhất. Trong trường hợp này, chi phí sản xuất đã tập hợp trong kì không chỉ liên quan đến những sản phẩm, công việc đã hoàn thành trong kỳ mà còn liên quan đến cả những sản phẩm đang sản xuất xây lắp dở dang nữa. Việc đánh giá sản phẩm xây lắp dở dang hợp lí là một trong những yếu tố quyết định đến tính trung thực, hợp lí của giá thành sản xuất của sản phẩm hoàn thành trong kì. Tuy nhiên, việc tính toán đánh giá sản phẩm xây lắp dở dang cuối kì là một công việc rất phức tạp, khó có thể thực hiện được một cách chính xác tuyệt đối. Kế toán phải tuỳ thuộc vào đặc điểm sản xuất và tình hình cụ thể của doanh nghiệp để vận dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì một cách thích hợp nhất. 4. Hạch toán chi phí vật tư. Đối với công tác hạch toán chi phí vật tư: viêc giao khoán gọn cho các đội xây dựng công trình tự lo mua sắm vật tư đôi khi gặp khó khăn, gây cản trở tiến độ thi công. Hơn nữa, việc xuất kho vật tư ở các đội xây dựng công trình là theo giá thực tế nhưng lại không mở sổ điểm danh vật tư nên hạn chế phần nào tính chính xác của phương pháp tính giá vật liệu xuất kho này. ý kiến đề xuất là ngoài sổ chi tiết vật tư, kế toán đội cần mở thêm các sổ điểm danh vật tư, làm như vậy sẽ giúp ích cho việc xác định giá thực tế vật tư xuất dùng được chính xác hơn và việc quản lý vật tư được chặt chẽ hơn. 5. Trong công tác kiểm tra đối với công tác kế toán. Việc kiểm tra đối với công tác kế toán cần kiểm tra thực tế, bởi trong qua trình thi công thường hay xảy ra trường hợp kế toán và cán bộ kỹ thuật liên kết với nhau. Do đó khi kiểm tra khó có thể phát hiện gian lận nếu không có sự kiểm tra thực tế. Trên đây chỉ là một số ý kiến đề xuất có thể là chưa phản ánh hết được những ưu nhược điểm nhưng vấn đề cần quan tâm nhất cũng phần nào nói lên mục đích và ý kiến về giải pháp khắc phục của chuyên đề. Trong công tác kế toán đặc biệt là về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có rất nhiều yếu tố có liên quan với khối lượng rất lớn vì vậy tính chính xác là đặc biệt và yêu cầu lớn nhất mà ta cần phải hướng tới, chính xác nhưng phải thực tế và đúng như vậy mới phản ánh được giá thành thực tế của sản phẩm sản xuất. Kết luận Hiện nay trong mọi doanh nghiệp thi công tác kế toán luôn được coi là rất quan trọng. Nhưng vấn đề tổ chức công tác kế toán sao cho tốt nhất và không để xảy ra những gian lận thì vẫn là nỗi bức xúc của tất cả các quốc gia, tất cả các doang nghiệp. Để giảm bớt tình trạng này ngoài sự cố gắng trong công tác quản lý của Nhà nước, của doanh nghiệp còn có sự tự giác của chính người làm công tác kế toán. Trong các doanh nghiệp xây lắp hiện nay, do hệ thống kế toán chưa thực sự hoàn chỉnh đã dẫn tới những gian lận là khó tránh khỏi. Yêu cầu của các nhà quản lý là phải làm sao hạn chế được những gian lận này nhằm làm cho các công trình chất lượng cao hơn. Đề tài chỉ mới nghiên cứu được ở mức độ chưa sâu nên không thể đưa ra được những ý kiến có tính khả thi cao, rất mong nhận được sự thông cảm của các thầy cô. Tôi xin chân thành cảm ơn. Mục lục Trang Lời nói đầu Phần I: Những vấn đề lý luận chung ……………………………………. 2 I/ Đặc điểm kinh doanh xây lắp ………………………………………….. 2 II/ Kế toán chi phí sản xuất xây lắp ……………………………………… 3 1.Kế toán chi phí xây lắp và phân loại ……………………………………. 3 1.1. Chi phí sản xuất xây lắp và phân loại …………………………………. 3 1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất xây lắp ………………………………….. 3 1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất xây lắp ……………………………………. 3 1.2. Phương pháp kế toán …………………………………………………… 4 1.2.1. Kế toán chi phí NVL trực tiếp ……………………………………….. 5 1.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp ………………………………….. 6 1.2.3. Kế toán chi phí về sử dụng máy thi công ……………………………. 6 1.2.4. Kế toán chi phí sản xuất chung ……………………………………… 10 1.2.5. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất xây lắp …………………………. 11 2. Giá thành sản phẩm xây lắp ……………………………………………. 11 2.1. Khái niệm và phân loại ……………………………………………….. 11 2.1.1. Khái niệm giá thành sản phẩm xây lắp ……………………………… 11 2.1.2. Phân loại giá thành sản phẩm xây lắp ……………………………….. 12 2.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp…………………………. 12 2.2.1. Phương pháp tính giá thành trực tiếp ………………………………… 13 2.2.2. Phương pháp tổng cộng chi phí …………………………………….. 13 2.2.3. Tính giá thành theo đơn đặt hàng ……………………………………. 13 Phần II: Thực trạng và một số ý kiến trao đổi ………………………….. 14 I. Thực trạng ……………………………………………………………… 14 II. Một số ý kiến trao đổi …………………………………………………... 12 1. Xác định đúng đối tượng hạch …………………………………………... 14 2. Hạch toán chi phí nguên vật liệu trực tiếp ………………………………. 15 3. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp …………………………………… 16 4. Hạch toán chi phí vật tư …………………………………………………. 17 5. Công tác kiểm tra đối với công tác hạch toán…………………………… 17 Kết luận ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK1193.doc
Tài liệu liên quan