Nâng cao chất lượng tín dụng trung – dài hạn tại Sở giao dịch I Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU Sau hơn 20 năm đổi mới kể từ đại hội Đảng VI năm 1986, đất nước ta đã đạt nhiều thành tựu to lớn đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Hiện nay tốc độ tăng trưởng kinh tế ở nước ta vẫn ở mức khá bất chấp những khó khăn tác động xấu từ bên ngoài. Nền kinh tế càng phát triển mạnh thì nhu cầu vốn tín dụng dành cho đầu tư và phát triển ngày càng tăng nhất là vốn tín dụng trung – dài hạn. Với xu hướng phát triển đó cho vay trung – dài hạn ở các ngân hàng thường ở mức cao nhằm đạt mục tiêu

doc68 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1399 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng trung – dài hạn tại Sở giao dịch I Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kinh doanh và góp phần phát triển nền kinh tế đất nước. Vấn đề đặt ra là phải làm sao vừa tăng doanh số cho vay trung – dài hạn trong các năm vừa đảm bảo chất lượng tín dụng. Đây là thách thức với các ngân hàng trong nước hiện nay để có thể cạnh tranh được với các ngân hàng nước ngoài sau khi thị trường tài chính tiền tệ trong nước chính thức mở cửa sau khi Việt Nam đã gia nhập WTO vào năm 2006. Tại Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, hoạt động tín dụng trung – dài hạn luôn là mảng hoạt động có hiệu quả mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Bên cạnh việc Sở đã có nhiều kết quả trong công tác cho vay trung – dài hạn, chất lượng tín dụng trung – dài hạn trong những năm qua cũng tăng lên tạo điều kiện trong cạnh tranh và nâng cao uy tín cho Sở. Nhưng thực tế cho thấy chất lượng tín dụng trung – dài hạn tại Sở có nhiều biến động trong những năm qua. Chính vì vậy em đã chọn để tài cho chuyên đề tốt nghiệp của mình sau thời gian thực tập tại Sở giao dịch I là “Nâng cao chất lượng tín dụng trung – dài hạn tại Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” Ngoài phần mở đầu, kết luận chuyên đề được chia làm 3 phần chính: Chương 1: Lý luận chung về chất lượng tín dụng trung – dài hạn Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng trung – dài hạn tại Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung – dài hạn tại Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Do thời gian và kiến thức có hạn nên bài viết khó tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định, kính mong thầy cô giáo giúp đỡ để bản chuyên đề này hoàn thiện hơn. Trong thời gian thực tập và viết chuyên đề em đã được sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của cô giáo Th.S Nguyễn Thị Thuỳ Dương và các anh chị Phòng giao dich II Sở giao dịch I. Em xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG – DÀI HẠN Hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại Huy động vốn Huy động vốn - hoạt động tạo nguồn vốn cho ngân hàng thương mại - đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của ngân hàng. Một trong những nguồn quan trọng là các khoản tiền gửi thanh toán và tiết kiệm của khách hàng. Ngân hàng làm dịch vụ nhận tiền gửi để bảo quản hộ người có tiền với cam kết hoàn trả đúng hạn. Trong cuộc cạnh tranh để tìm và huy động được tiền gửi, các ngân hàng trả lãi cho các khoản huy động vốn đó. Cho vay Cho vay là việc ngân hàng đưa tiền cho khách hàng với cam kết khách hàng phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi trong một khoảng thời gian xác định. Cho vay là tài sản lớn nhất trong khoản mục tín dụng. Cho vay thường được định lượng theo 2 chỉ tiêu: Doanh số cho vay trong kỳ và dư nợ cuối kỳ. Cho vay là được coi là hoạt động sinh lời cao mang lại thu nhập cho ngân hàng do đó các ngân hàng tìm mọi cách để huy động được tiền. Có nhiều hình thức cho vay như cho vay thương mại, cho vay tiêu dùng, tài trợ cho dự án. Hoạt động khác Huy động vốn và cho vay là 2 khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong bảng cân đối kế toán của các ngân hàng thương mại. Ngoài hai hoạt động quan trọng trên ngân hàng còn có nhiều hoạt động khác như: kinh doanh ngoại tệ, tài trợ cho các hoạt động của chính phủ, bảo lãnh, cho thuê, cung cấp các dịch vụ uỷ thác và tư vấn, cung cấp dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán… Kinh doanh ngoại tệ là một trong những dịch vụ ngân hàng đầu tiên được thực hiện. Hoạt động này là mua bán một loại tiền này lấy một loại tiền khác và hưởng phí dịch vụ. Bảo lãnh là việc ngân hàng cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính hộ khách hàng. Ngân hàng thường bảo lãnh cho khách hàng mua chịu hàng hoá trang thiết bị, phát hành chứng khoán, vay vốn của tổ chức tín dụng khác. Cho thuê là việc ngân hàng bỏ tiền mua tài sản để khách hàng thuê theo những thoả thuận nhất định. Sau thời gian nhất định khách hàng trả cả gốc lẫn lãi cho ngân hàng. Dịch vụ môi giới chứng khoán nhằm cung cấp cho khách hàng cơ hội mua cổ phiếu, trái phiếu và các chứng khoán khác. Hiện nay hầu hết các ngân hàng tổ chức ra công ty chứng khoán hoặc công ty môi giới chứng khoán để cung cấp dịch vụ môi giới. Hoạt động tín dụng trung – dài hạn của ngân hàng thương mại Kháí niệm Tín dụng (Credit) xuất phát từ chữ Latin là Credo (tin tưởng, tín nhiệm). Trong thực tế cuộc sống, thuật ngữ tín dụng được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, trên cơ sở tiếp cận theo chức năng hoạt động thì ngân hàng được hiểu như sau: Tín dụng là một giao dịch giữa hai bên trong đó một bên (người cho vay) cung cấp tiền, hàng hoá, dịch vụ hoặc chứng khoán dựa vào lời hứa thanh toán lại trong tương lai của bên kia (bên vay tiền). Thông thường những giao dịch như vậy bao gồm cả việc thanh toán lợi tức cho người cho vay. Như vậy, tín dụng là quan hệ vay mượn gồm cả đi vay và cho vay. Tuy nhiên khi gắn với chủ thể nhất định như ngân hàng thì tín dụng chỉ hàm nghĩa là ngân hàng cho vay. Tín dụng là loại tài sản chiểm tỉ trọng lớn nhất trong các ngân hàng thương mại, nó phản ánh đặc trưng của các ngân hàng thương mại. Tín dụng trung – dài hạn là hình thức tín dụng được phân chia theo tiêu thức thời gian đó là những khoản cho vay có thời gian lớn hơn một năm nhưng không dài hơn thời gian khấu hao cần thiết của tài sản hình thành từ vốn vay Phân loại Hiện nay các ngân hàng thường thực hiện đa dạng hoá các hình thức tín dụng từ cho vay ngắn hạn, trung – dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của khách hàng. Tín dụng trung hạn là khoản tín dụng có thời gian từ trên 1 năm đến 5 năm nhằm tài trợ cho các tài sản cố định như phương tiện vận tải, một số loại cây trồng vật nuôi, trang thiết bị chóng hao mòn. Tín dụng dài hạn là khoản tín dụng có thời gian từ 5 năm trở lên tài trợ cho công trình xây dựng như nhà, sân bay, cầu đường, máy móc có giá trị lớn, thường có thời gian sử dụng lâu. Cách phân chia tín dụng theo tiêu thức thời gian này phù thuộc vào từng nước. Có những nước tín dụng dài hạn là những khoản tín dụng có thời hạn 7 năm trở lên. Còn ở Việt Nam theo quy chế cho vay mới 1627/2001/QĐ NHNN có hiệu lực từ 01/02/2002 các khoản tín dụng có thời gian từ 12 – 60 tháng được gọi là tín dụng trung hạn còn trên 60 tháng được gọi tín dụng dài hạn Phân chia tín dụng có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng vì nó liên quan đến tính an toàn và sinh lợi của tài sản. Vai trò của tín dụng trung – dài hạn Tín dụng trung – dài hạn là những khoản vay có thời hạn trên 12 tháng của ngân hàng đối với khách hàng. Thực chất mối quan hệ này chỉ được hình thành trên cơ sở sự thoả thuận giữa các bên dựa trên nguyên tắc cùng có lợi. Như vậy việc tham gia mối quan hệ này là hoàn toàn tự nguyện và nó đem lại lợi ích cho cả hai bên. Mà ngân hàng và doanh nghiệp là hai chủ thể quan trọng hàng đầu trong nền kinh tế quốc dân, do đó việc nâng cao chất lượng hoạt động của hai chủ thể này cũng sẽ góp phần vào sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế. Nên việc mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tín dụng trung – dài hạn có vai trò quan trọng đối với ngân hàng nói riêng, sự phát triển của nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp Đối với ngân hàng: Trong các tài sản của ngân hàng thì khoản mục cho vay bao giờ cũng chiếm tỷ trọng cao nhất là khoản mục mang lại thu nhập lớn cho ngân hàng và đem lại cho ngân hàng một số lượng lớn khách hàng.Thu nhập từ tiền vay biểu hiện dưới dạng lãi vay và phụ thuộc chủ yếu vào thời hạn khoản vay. Thời hạn càng dài thì thu nhập càng cao nên thu nhập của ngân hàng càng lớn. Do đó một ngân hàng có thể mở rộng cho vay trung – dài hạn để có thể kiếm nhiều lợi nhuận hơn. Nhưng tín dụng trung – dài hạn có thời hạn cao nên rủi ro càng cao nên mở rộng quy mô phải đi kèm với việc nâng cao chất lượng tín dụng. Mặt khác, việc đáp ứng tốt nhu cầu tín dụng trung – dài hạn mang lại cho ngân hàng vũ khí cạnh tranh lợi hại. Khả năng mở rộng tín dụng trung – dài hạn thể hiện tiềm lực mạnh về vốn của ngân hàng; chất lượng tín dụng cao thể hiện năng lực quản lý, chuyên môn của cán bộ ngân hàng điều đó tạo nên uy tín cho ngân hàng. Và tín dụng trung – dài hạn là xuất phát điểm để ngân hàng tạo mối quan hệ tốt với khách hàng, phát triển thêm nhiều dịch vụ khác của mình. Khi ngân hàng cho vay trung – dài hạn để mở rộng quy mô sản xuất, nhà xưởng, máy móc thiết bị thì tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển cần nhiều vốn lưu động nên cho vay ngắn hạn được mở rộng. Còn các dịch vụ khác như thanh toán, bảo lãnh, tư vấn cũng sẽ tăng lên và dĩ nhiên ngân hàng cho vay sẽ được lựa chọn ưu tiên nhất. Đối với doanh nghiệp: Trong mỗi nền kinh tế, ở mỗi thời kỳ thì nhu cầu vốn trung – dài hạn cho các doanh nghiệp luôn là đòi hỏi cấp bách đặc biệt trong điều kiện các nước đang phát triển như Việt Nam nhu cầu vốn đầu tư phát triển kinh doanh cho các doanh nghiệp là rất lớn. Các doanh nghiệp mới thành lập thì cần vốn để mua sắm tài sản cố định, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật như nhà xưởng, kho bãi đáp ứng một phần vốn lưu động. Các doanh nghiệp đang hoạt động thì luôn có nhu cầu đổi mới trang thiết bị, công nghệ để nâng cao khả năng cạnh tranh, để mở rộng sản xuất khi gặp cơ hôi kinh doanh thuận lợi. Để làm được điều đó thông thường phải có một lượng vốn lớn, hơn nữa phải là nguồn dài hạn. Mỗi doanh nghiệp có nhiều cách để đáp ứng nhu cầu đó nhưng thông thường đi vay trung dài hạn là nguồn tài trợ dài hạn quan trọng cho doanh nghiệp. Vì để có nguồn vốn lớn để đầu tư sản xuất các doanh nghiệp thường dùng hai biện pháp là đi vay và phát hành chứng khoán ra thị trường. Tuy nhiên, phát hành chứng khoán làm doanh nghiệp mất nhiều chi phí, thời gian để huy động. Nên giải pháp đi vay trung – dài hạn là giải pháp hiệu quả cho doanh nghiệp. Đối với nền kinh tế: Nền kinh tế mỗi quốc gia trong tường thời kỳ dù là quốc gia phát triển hay đang phát triển thì nhu cầu vốn tín dụng là rất lớn. Đối với các nước đang phát triển đầu tư chủ yếu theo chiều rộng dưới hình thức xây dựng mới, các nước phát triển thì đầu tư theo chiều sâu theo hướng hiện đại hoá. Nguồn vốn đáp ứng nhu cầu đầu tư có thể khai thác từ nhiều kênh trong đó tín dụng ngân hàng đóng vai trò quan trọng Tín dụng ngân hàng có thể tác động như một công cụ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước theo hướng có lợi nhất. Thông qua mở rộng cho vay với những lĩnh vực cần đẩy mạnh các ngân hàng tham gia vào việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế một cách chủ động và tích cực hơn. Ngoài ra tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình tập trung vốn là công cụ tài trợ cho ngành kinh tế kém phát triển và ngành kinh tế mũi nhọn. Ngoài ra tín dụng trung – dài hạn sử dụng như một đòn bẩy kinh tế hợp lý không thể thiếu được cả trong công tác quản lý, kiểm soát quá trình sản xuất, phân phối sản phẩm xã hội, củng cố chế độ hạch toán kế toán. Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, nhiệm vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội đang được Đảng và nhà nước đặt lên hàng đầu. Nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu đầu tư đó bao gồm: nguồn do ngân sách nhà nước cấp, nguồn tích luỹ từ các doanh nghiệp, nguồn huy động trong dân cư, vay nước ngoài, vốn tín dụng ngân hàng. Trong các nguồn này thì nguồn tín dụng ngân hàng là nguồn chủ yếu đáp ứng nhu cầu vốn trung – dài hạn cho đầu tư phát triển. Nên tín dụng trung – dài hạn có vai trò rõ rệt trong phát triển kinh tế đất nước ta nhất là trong thời kỳ hội nhập với nền kinh tế thế giới. Đặc điểm của tín dụng trung – dài hạn. Trong khoản mục tín dụng, tỷ trọng tín dụng ngắn hạn tại các ngân hàng thương mại thường cao hơn tín dụng trung – dài hạn do các ngân hàng chủ yếu tài trợ cho các tài sản lưu động của khách hàng. Tín dụng trung – dài hạn thường có tỷ trọng thấp hơn do rủi ro cao hơn, nguồn vốn đắt hơn và khan hiếm hơn. Điều này thể hiện cụ thể trong đặc điểm của tín dụng trung – dài hạn: +Thời gian cho vay cao: Theo quyết định của thống đốc NHNN số284/2002/QĐ-NHNN ngày 25/8/2002 về việc ban hành quy chế cho vay các tổ chức tín dụng đối với khách hàng tại điều 3 khoản 2 định nghĩa: “Thời hạn cho vay là một khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận tiền vay cho đến khi khách hàng trả hết nợ gốc và lãi tiền vay đã được thoả thuận trong hợp đồng tín dụng giữa tổ chức tín dụng và khách hàng”. Thời hạn này do hai bên ngân hàng và khách hàng thoả thuận và được ghi trong hợp đồng tín dụng. Đối với cho vay trung – dài hạn thì thời gian cho vay trên 1 năm và không quá thời gian khấu hao cần thiết của tài sản hình thành từ vốn vay. Vốn tín dụng có thể điều chỉnh linh hoạt tuỳ vào tình hình thực tế của doanh nghiệp vay vốn. Nếu tình hình kinh doanh thuận lợi, doanh nghiệp có nguồn thu dồi dào mà không cần sử dụng ngay thì có thể hoàn trả ngân hàng trước hạn. Ngược lại, nếu tình hình kinh doanh gặp khó khăn do các lý do bất khả kháng thì ngân hàng có thể cho phép doanh nghiệp gia hạn nợ. Dĩ nhiên ngân hàng sẽ phần nào bị ảnh hưởng nhưng nếu biết điều chỉnh kịp thời, hợp lý thì sẽ có lợi cho ngân hàng về lâu dài + Tín dụng trung – dài hạn có rủi ro cao: Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàng phải chịu do khách hàng vay không trả đúng hạn, không trả, hoặc không thể trả đầy đủ cả vốn lẫn lãi. Khi thực hiện hoạt động cho vay cụ thể, ngân hàng đã không dự kiến là khoản cho vay đó sẽ bị tổn thất. Rủi ro tín dụng thường do nhiều nguyên nhân như về phía khách hàng, về sự quản lý yếu kém của ngân hàng hoặc do thay đổi bất thường trên thị trường. Các khoản tín dụng trung – dài hạn thường có thời gian dài nên sẽ chịu nhiều rủi ro hơn các khoản tín dụng ngắn hạn. Mà nền kinh tế của một nước thường không có sự ổn định trong thời gian dài, thường xuyên có sự biến động. Những biến động này có thể diễn ra theo hai chiều hướng tốt hoặc xấu. Trong thời gian dài, các khoản tín dụng trung – dài hạn sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sự thay đổi bất thường trên thị trường như lãi suất, lạm phát, chính sách, cơ chế. Khi rủi ro tín dụng trung – dài hạn xảy ra thường gây hậu quả nghiêm trọng cho ngân hàng do quy mô cho vay thường lớn. Nên hầu hết các khoản cho vay trung – dài hạn thường có tài sản đảm bảo. Hình thức đảm bảo có thể là đối nhân hay bảo đảm đối vật, việc áp dụng các hình thức đảm bảo này nhằm giúp ngân hàng có thể thu được nợ trong trường hợp có rủi ro xảy ra. + Tín dụng trung – dài hạn có lãi suất cao Lãi suất cho vay trung – dài hạn cao hơn lãi suất cho vay ngắn hạn. Điều này là hợp lý bởi một khoản rủi ro tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn thì cần phải được trả lãi cao hơn để có thể bù đắp được những rủi ro nếu xảy ra. Rủi ro và lãi suất có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhau, rủi ro càng cao thì lãi suất càng cao. Do ngân hàng phải bù đắp rủi ro lớn, chi phí huy động nguồn trung – dài hạn để cho vay lớn nên lãi suất cao. + Tính thanh khoản thấp Do thời hạn cho vay cao nên khả năng chuyển đổi thành tiền trong thời gian ngắn là thấp. Nên tính thanh khoản của tín dụng trung - dài hạn là thấp. Thông thường ở ngân hàng tính thanh khoản cao thể hiện ở chứng khoán ngắn hạn. Chất lượng tín dụng trung – dài hạn Khái niệm chất lượng tín dụng Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành ngân hàng, phạm trù “chất lượng tín dụng” biến đổi qua các thời kỳ khác nhau. Trước đây chất lượng tín dụng được hiểu là an toàn tín dụng tức là được đo lường bằng mức độ tổn thất phát sinh trực tiếp từ rủi ro đối với mỗi khoản cho vay của ngân hàng thương mại. Một ngân hàng có chất lượng tín dụng cao khi mà đáp ứng được các yêu cầu như khoản vay được trả cả gốc và lãi đúng hạn, có ít các khoản nợ xấu và tỷ lệ nợ quá hạn là thấp. Hiện nay khái niệm chất lượng tín dụng được mở rộng: “chất lượng tín dụng là vừa đáp ứng yêu cầu của khách hàng phù hợp với sự phát triển của đất nước vừa đảm bảo sự tồn tại, phát triển của ngân hàng. Do đó một khoản tín dụng có chất lượng cao khi nó đáp ứng được các yêu cầu như: + Đối với khách hàng: Khoản tín dụng đáp ứng đủ nhu cầu về vốn, lãi suất phù hợp, thủ tục cho vay đơn giản thuận tiện cho khách hàng. Điều này sẽ tạo điều kiện cho khách hàng sản xuất kinh doanh hiệu quả để có thể hoàn trả cả gốc lẫn lãi cho ngân hàng và gia tăng giá trị tài sản cho khách hàng. + Đối với ngân hàng: Khoản tín dụng có chất lượng phải đảm bảo nguyên tắc đầu tiên là khách hàng hoàn trả cả vốn lẫn lãi theo hợp đồng. Ngoài ra các khoản tín dụng có quy mô, thời gian, lãi suất phù hợp với thực lực của ngân hàng và khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác sẽ làm tăng chất lượng tín dụng của ngân hàng. + Đối với sự phát triển kinh tế, xã hội: Tín dụng có chất lượng phải đảm bảo thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế, phục vụ cho sản xuất và lưu thông hàng hoá góp phần tạo công ăn việc làm giảm thất nghiệp, khai thác phát triển khả năng tiềm tàng của nền kinh tế. Như vậy chất lượng tín dụng là khái niệm vừa cụ thể vừa trừu tượng nó chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố chủ quan và khách quan. Chất lượng tín dụng chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như: xu hướng phát triển của đất nước, sự thay đổi giá cả thị trường, môi trường chính trị pháp lý Chất lượng tín dụng là chỉ tiêu tổng hợp, nó phản ánh mức độ thích nghi của ngân hàng thương mại với sự thay đổi của môi trường bên ngoài, nó thể hiện sức cạnh tranh của một ngân hàng. Chất lượng tín dụng được xác định qua nhiều yếu tố. Chất lượng tín dụng không tự nhiên mà có nó là sự kết hợp của những con người trong một tổ chức và giữa các tổ chức với nhau vì mục tiêu chung. Do đó để có chất lượng tín dụng tốt, các ngân hàng cần có cơ cấu đồng bộ, hợp lý. Tóm lại, chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu vừa tổng hợp, vừa cụ thể, vừa trừu tượng. Để có chất lượng tín dụng thì hoạt động tín dụng phải có hiệu quả và quan hệ tín dụng phải được thiết lập trên cơ sở sự tin cậy và uy tín trong hoạt động tín dụng. Việc nghiên cứu và hiểu đúng bản chất của chất lượng tín dụng giúp ngân hàng phân tích, đánh giá đúng chất lượng tín dụng của ngân hàng. Đồng thời, giúp cho ngân hàng tìm ra các nguyên nhân của những tồn tại để nâng cao chất lượng tín dụng. Nâng cao chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng trung – dài hạn có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển của ngành ngân hàng và nền kinh tế đất nước. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng trung – dài hạn 1.3.2.1. Các chỉ tiêu định tính Chất lượng tín dụng trung – dài hạn thể hiện qua các chỉ tiêu như: hiệu quả đối với nền kinh tế (góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế đất nước); hiệu quả đối với khách hàng (đáp ứng tốt nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp); đảm bảo sự tồn tại, phát triển của ngân hàng Hiệu quả đối với nền kinh tế: Hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng trung – dài hạn nói riêng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong xã hội hay gián tiếp ảnh hưởng đến nền kinh tế đất nước. Hiệu quả đối với nền kinh tế của tín dụng trung – dài hạn thể hiện rõ ở chỗ tín dụng trung – dài hạn góp phần ổn định nền tài chính tiền tệ của quốc gia; nâng cao năng lực hoạt động, năng lực công nghệ của doanh nghiệp; thúc đẩy, mở rộng sản xuất kinh doanh của nền kinh tế; tạo công ăn việc làm khi có nhiều dự án được đầu tư; tăng thu nhập; nâng cao mức sống dân cư… Nếu chất lượng tín dụng càng tốt thì các hiệu quả của tín dụng trung – dài hạn càng thể hiện rõ nét hơn Hiệu quả đối với khách hàng: Một ngân hàng có đội ngũ khách hàng đông đảo là những doanh nghiệp có uy tín trên thị trường thì đó là một trong những dấu hiệu cho thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng là khả quan. Để thu hút được lượng khách hàng đông đảo thì ngân hàng cũng phải có những biện pháp để đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Hiệu quả của chất lượng tín dụng đối với khách hàng thể hiện trực tiếp ở chỗ thủ tục đơn giản, thuận tiện (tuy nhiên phải đảm bảo những nguyên tắc an toàn tối thiểu cần thiết cho hoạt động tín dụng của ngân hàng để tránh những rủi ro do thủ tục), cung cấp vốn nhanh chóng, kịp thời, an toàn. Nhờ đó khách hàng sẽ tiết kiệm được chi phí giao dịch, tiết kiệm được thời gian và nhất là không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh tốt. Ngoài ra, ngân hàng còn phải trở thành người bạn thực sự của khách hàng; sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ khó khăn, tư vấn khi có vướng mắc với khách hàng. Làm như vậy thì nguồn vốn tín dụng mới thực sự phát huy được vai trò đòn bẩy giúp doanh nghiệp trong việc cải tiến thiết bị, đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh. Và khi doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì ngân hàng sẽ cũng tránh được những rủi ro tín dụng đồng thời chất lượng tín dụng cũng được nâng lên. Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng: Chất lượng tín dụng mà nhất là chất lượng tín dụng trung – dài hạn được nâng cao còn được thể hiện ở việc đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Hay các khoản tín dụng này phải mang lại thu nhập cho ngân hàng đủ để trang trải các chi phí liên quan và có lãi, hạn chế thấp nhất nguy cơ rủi ro. Các khoản tín dụng trung – dài hạn có quy mô cho vay lớn, thời gian dài, lãi suất cao nên mang lại thu nhập lớn cho ngân hàng đồng thời rủi ro lớn. Những khoản tín dụng trung – dài hạn có chất lượng cao sẽ đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng Như vậy, chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng trung – dài hạn nói riêng là chỉ tiêu tổng hợp được đánh giá trên quan điểm của cả ba chủ thể: ngân hàng, doanh nghiệp, nền kinh tế. Các chỉ tiêu này chỉ phản ánh một cách khái quát. Để có thể kết luận chính xác về chất lượng tín dụng của một ngân hàng thì cần phải xem xét trên các chỉ tiêu định lượng khác nữa. Các chỉ tiêu định lượng Để phản ánh chất lượng tín dụng, ngoài các chỉ tiêu định tính còn có các chỉ tiêu định lượng. Đây là những chỉ tiêu quan trọng để phản ánh chất lượng tín dụng trung – dài hạn của một ngân hàng thương mại. Các chỉ tiêu đó bao gồm: + Doanh số cho vay trung – dài hạn: Là tổng số tiền mà ngân hàng đã cho vay trong kỳ. Doanh số cho vay phản ánh quy mô hoạt động tín dụng trung – dài hạn. Doanh số cho vay càng lớn chứng tỏ khả năng mở rộng tín dụng của ngân hàng tốt thì lợi nhuận đạt được càng cao và thể hiện mối quan hệ tốt giữa ngân hàng và khách hàng. Tuy nhiên doanh số cao không có nghĩa là chất lượng tín dụng tốt mà còn phụ thuộc vào rủi ro mà ngân hàng sẽ gặp phải + Doanh số thu nợ trung – dài hạn: Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thu hồi nợ gốc và lãi của ngân hàng. Khoản tín dụng trung – dài hạn có chất lượng cao khi khách hàng hoàn trả cả gốc và lãi đúng hạn theo hợp đồng. Nếu doanh số thu nợ cao chứng tỏ công tác thu nợ của ngân hàng được tiến hành tốt, đồng thời hoạt động của ngân hàng đang thuận lợi. Nếu doanh số thu nợ thấp thì công tác thu nợ đang gặp khó khăn nên chất lượng tín dụng của ngân hàng thấp Chỉ tiêu này cùng doanh số cho vay nói lên chất lượng tín dụng của ngân hàng. Tín dụng được đánh giá là có chất lượng cao khi mà doanh số cho vay đi kèm doanh số thu nợ cao. + Dư nợ trung – dài hạn: Chỉ tiêu này cho biết số tiền mà ngân hàng hiện đang còn cho vay trên thị trường. Chỉ tiêu này phản ánh thu nhập trong tương lai của ngân hàng. Ngân hàng thường phải theo dõi kiểm soát các khoản nợ này của khách hàng xem khách hàng sử dụng có đúng mục đích hay không. Chỉ tiêu này quyết định chất lượng tín dụng trung – dài hạn trong tương lai của ngân hàng. Dư nợ cho vay trung – dài hạn/ Tổng dư nợ cho vay: Phản ánh quy mô của tín dụng trung – dài hạn trong mối tương quan với quy mô tín dụng ngắn hạn. Tỷ lệ này càng cao cho thấy ngân hàng chú trọng đến cho vay trung – dài hạn. Mở rộng tín dụng trung – dài hạn mang lại thu nhập cao cho ngân hàng đồng thời giúp ngân hàng nâng cao uy tín, mở rộng thị trường tín dụng ngắn hạn. Tuy nhiên các ngân hàng thường quy định và giám sát tỷ lệ này ở một mức nhất định phù hợp với khả năng tài chính, nguồn vốn, năng lực của ngân hàng. Dư nợ trung – dài hạn/Tổng tài sản: Phản ánh quy mô cho vay trung – dài hạn so với tổng tài sản đồng thời đánh giá tính hợp lý trong cơ cấu sử dụng vốn của ngân hàng. Tỷ lệ này cao chứng tỏ các khoản vay trung – dài hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản. Điều này là tích cực nếu ngân hàng có tiềm năng dồi dào về nguồn vốn trung – dài hạn đồng thời việc quản lý cho vay được thực hiện tốt, bảo đảm an toàn. Còn nếu ngược lại thì ngân hàng đang ở tình thế nguy hiểm có thể dẫn tới mất khả năng thanh toán bất cứ lúc nào. + Lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng trung – dài hạn: Các doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động kinh doanh đều hướng tới mục tiêu quan trọng nhất là lợi nhuận và các ngân hàng cũng không nằm trong ngoại lệ đó. Khi đánh giá lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng trung – dài hạn thường được đánh giá trên các chỉ tiêu như: Tỷ lệ sinh lời trung – dài hạn = Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của các khoản tín dụng trung – dài hạn. Nó cho biết một đồng dư nợ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ lợi nhuận mang lại từ hoạt động tín dụng trung – dài hạn càng lớn chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng là tốt Tỷ lệ lợi nhuận trung – dài hạn = Chỉ tiêu này đánh giá tầm quan trọng của hoạt động tín dụng trung – dài hạn trong toàn bộ hoạt động của ngân hàng. Nếu tỷ lệ này cao chứng tỏ hầu hết lợi nhuận của ngân hàng có được là từ hoạt động cho vay trung – dài hạn. Nên chất lượng tín dụng trung – dài hạn tăng lên. + Nợ quá hạn trung – dài hạn Nợ quá hạn là những khoản nợ đến hạn trả nợ hoặc hết hạn cho vay vốn cộng với thời gian gia hạn thêm (nếu có) nhưng khách hàng vẫn chưa trả được nợ. Lúc này khách hàng sẽ phải chịu trả lãi phạt cao hơn lãi suất thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Nợ quá hạn phản ánh những rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt. Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng phân loại nợ theo 5 nhóm, bắt đầu từ nợ nhóm 2 là nợ quá hạn phân theo thời gian. Các chỉ tiêu thường dùng để đánh giá nợ quá hạn trung – dài hạn bao gồm: Dư nợ quá hạn, nợ khó đòi trung – dài hạn: Đây là chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng tín dụng trung – dài hạn của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng lớn cho thấy khả năng thu hồi vốn và lãi của ngân hàng là thấp tức là chất lượng tín dụng trung – dài hạn của ngân hàng thấp. Do đó, các ngân hàng cố gắng duy trì chỉ tiêu này ở mức thấp nhất. Tuy nhiên nhiều khi ngân hàng áp dụng các cách tính khác nhau về kỳ hạn nợ và nợ quá hạn có thể làm cho các chỉ tiêu này biến dạng như: + Kỳ hạn nợ không phù hợp với thu nhập của người đi vay: đến hạn họ không trả được nợ và buộc phải gia hạn nợ. + Đảo nợ hoặc giãn nợ: đảo nợ làm giảm nợ quá hạn so với thực tế. Để che giấu ngân hàng cấp trên và không bị chịu lãi phạt, cán bộ ngân hàng và khách hàng thoả thuận để cho vay khoản nợ mới trả khoản nợ cũ. Hoặc nhân viên ngân hàng thực hiện giãn nợ đối với khoản vay không thể trả được, hành vi này làm chỉ tiêu nợ quá hạn và nợ khó đòi không phản ánh đầy đủ rủi ro tín dụng. + Chính sách cho vay của ngân hàng: có nhiều khoản cho vay khó đòi không thể thu hồi bằng phát mại tài sản như cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước hay người nghèo…, những khoản vay này phần lớn là cho vay theo chỉ thị của chính phủ. Khi chưa có biện pháp giải quyết, nó trở thành tài sản “ảo”, nhiều ngân hàng xếp chúng vào nợ khoanh (khi chính phủ đồng ý). Chúng sẽ đe doạ đến lợi nhuận của ngân hàng nếu chính phủ không có biện pháp để bù đắp. Tỷ lệ nợ quá hạn trung – dài hạn/ Dư nợ tín dụng trung – dài hạn: Đây là chỉ tiêu phản ánh tình hình nợ quá hạn của ngân hàng trong cho vay trung – dài hạn. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ ngân hàng đang gặp nhiều rủi ro. Thực tế do những rủi ro trong kinh doanh là không thể tránh khỏi nên các ngân hàng thường duy trì tỷ lệ nợ quá hạn trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên tỷ lệ này chỉ tính đến các khoản nợ đến hạn chưa trả đủ cả gốc và lãi chứ chưa xét đến các khoản nợ có nguy cơ khó đòi. + Vòng quay vốn trung – dài hạn: Vòng quay vốn trung – dài hạn = Chỉ tiêu này phản ánh số vòng chu chuyển của vốn tín dụng trung – dài hạn. Vòng quay càng cao chứng tỏ nguồn vốn vay của ngân hàng luân chuyển càng nhanh, tham gia nhiều vào chu trình sản xuất kinh doanh và lưu thông hàng hoá. Chỉ tiêu này càng gần 1 chứng tỏ khả năng thu nợ trung – dài hạn của ngân hàng là tốt, hiệu quả cho vay cao nên quản lý vốn của ngân hàng cao, chất lượng tín dụng tốt. Điều này chỉ đạt được khi quy mô cho vay được mở rộng và các khoản cho vay đến hạn trong năm đó đều được thu hồi đầy đủ. Ngược lại nếu tỷ lệ này thấp chứng tỏ hoạt động thu nợ gặp khó khăn hay chất lượng tín dụng của ngân hàng giảm sút. + Hiệu suất sử dụng vốn trung – dài hạn: Hiệu suất sử dụng vốn trung – dài hạn = Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sử dụng nguồn vốn trung – dài hạn để cho vay. Ngân hàng thương mại thu lãi từ hoạt động cho vay để chi trả cho chi phí huy động các khoản vốn. Do đó nếu biết tận dụng tối đa các khoản vốn huy động được (hệ số sử dụng vốn tiến gần tới 1) để thực hiện các khoản cho vay và mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Thông qua các chỉ tiêu trên kết hợp với các chỉ tiêu định tính ta có thể đánh giá chính xác được chất lượng tín dụng trung – dài hạn của một ngân hàng là tốt hay xấu. Đồng thời cũng cần phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để có sự ưu tiên cho chỉ tiêu này hay chỉ tiêu khác, chủ thể này hay chủ thể khác. Từ đó ngân hàng sẽ đưa ra các biện pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của mình. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của từng ngân hàng, các ngân hàng sẽ xây dựng chính sách nhằm nâng cao chất lượng tín dụng phù hợp với ngân hàng mình. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng trung – dài hạn Chất lượng tín dụng trung – dài hạn là khái niệm tổng hợp liên quan đến nhiều chủ thể, lĩnh vực khác nhau. Chất lượng tín dụng tốt hay xấu phụ thuộc vào nhiều nhân tố mà thông thường là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp từ hoạt động tín dụng như: ngân hàng, khách hàng, nền kinh tế xã hội. Khách hàng Để đảm bảo an toàn và tránh rủi ro trong cho vay, các ngân hàng thương mại thường đặt ra những điều kiện, tiêu chuẩn tín dụng nhằm phân loại ra những khách hàng có thể cho vay và không thể cho vay. Nên có nhiều yếu tố thuộc về khách hàng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Các yếu tố đó bao gồm: + Năng lực kinh doanh của khách hàng ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả của phương án kinh doanh từ đó ảnh hưởng trực tiếp tớ._.i việc trả nợ cho ngân hàng. Năng lực sản xuất kinh doanh thể hiện ở quy mô, năng suất, khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường về giá cả, chất lượng, khả năng mở rộng sản xuất. Ngoài ra các ngân hàng cũng thường yêu cầu các doanh nghiệp phải hoạt động ổn định và có lãi trong một khoảng thời gian nhất định. Trong trường hợp phương án kinh doanh không có hiệu quả thì năng lực tài chính chính là yếu tố mang tính quyết định trong việc trả nợ cho ngân hàng của người đi vay. + Các biện pháp đảm bảo: Các khoản tín dụng thường yêu cầu có tài sản đảm bảo để đảm bảo an toàn cho ngân hàng khi rủi ro xảy ra. Nhất là cho vay trung – dài hạn có tiềm ẩn nhiều rủi ro do thời gian và quy mô nên các khoản cho vay trung – dài hạn thường có tài sản đảm bảo. Hình thức bảo đảm là cầm cố, thế chấp, bảo lãnh. + Khả năng quản lý của doanh nghiệp: Bao gồm chất lượng tín dụng nhân sự quản lý, sự phối kết hợp giữa các thành viên trong ban quản lý nhằm xây dựng cơ cấu hợp lý trong doanh nghiệp, cho phép tận dụng tối đa nguồn lực của doanh nghiệp để đạt mục tiêu cao nhất. Nếu năng lực quản lý của doanh nghiệp tốt thì khả năng kinh doanh đạt hiệu quả là rất cao nên trả được nợ cho ngân hàng hay chất lượng tín dụng của ngân hàng tăng lên Bên cạnh đó, đạo đức uy tín của người vay cũng ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng. Rất nhiều người vay sẵn sàng mạo hiểm với kỳ vọng thu được lợi nhuận cao, để đạt được mục đích của mình họ sẵn sang tìm mọi thủ đoạn ứng phó với ngân hàng như cung cấp sai các thông tin, mua chuộc cán bộ tín dụng… Và có khách hàng kinh doanh có lãi nhưng vẫn chây ì không chịu trả nợ đúng hạn hy vọng quỵt nợ hoặc sử dụng vốn vay càng lâu càng tốt, điều này làm chất lượng tín dụng của ngân hàng giảm sút. Ngân hàng Chính sách tín dụng: Chính sách tín dụng của ngân hàng thương mại là một hệ thống các biện pháp liên quan đến việc khuyết trương hoặc hạn chế tín dụng nhằm đạt mục tiêu của ngân hàng trong từng thời kỳ. Chính sách tín dụng cung cấp cho cán bộ tín dụng và các nhà quản lý ngân hàng đường lối chỉ đạo, đảm bảo cho hoạt động tín dụng đi đúng quỹ đạo. Do đó chính sách tín dụng có ý nghĩa quan trọng đưa đến sự thành công hay thất bại của từng ngân hàng. Khi chính sách tín dụng đúng đắn, hợp lý sẽ thu hút được nhiều khách hàng đảm bảo khả năng sinh lời cho ngân hàng. Ở từng thời kỳ khác nhau thì chính sách tín dụng của ngân hàng là khác nhau vì phải phù hợp với chính sách pháp luật của nhà nước và những thay đổi trên thị trường trong và ngoài nước. Như vậy chính sách tín dụng là yếu tố quan trọng đầu tiên quyết định đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Chất lượng thẩm định tín dụng: Thẩm định tín dụng là quy trình đầu tiên trước khi quyết định cho vay của ngân hàng, chủ yếu tập trung xem xét các mặt như khả năng tài chính, khả năng điều hành quản lý kinh doanh, mức độ tín nhiệm. Đây là quy trình để ngân hàng quyết định có cho vay hay không. Quy trình này càng làm chặt chẽ thì các khoản vay sẽ có hiệu quả hơn và nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nhưng nếu quy trình này có quá nhiều thủ tục rườm rà, các điều kiện đặt ra quá khắt khe không phù hợp với tình hình thực tế thì sẽ làm nản lòng các khách hàng hoặc có rất ít khách hàng thoả mãn được các yêu cầu của ngân hàng. Điều đó cản trở việc ngân hàng thu hút thêm khách hàng, mở rộng tín dụng Thẩm định tín dụng sẽ nâng cao hiệu quả và đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng. Khả năng thu thập và xử lý thông tin: Thông tin về khách hàng là yếu tố quan trọng để ngân hàng đánh giá tình hình thực tế của khách hàng, để từ đó ra quyết định xem khách hàng có đủ tiêu chuẩn để được vay vốn hay không. Các thông tin mà ngân hàng thường thu nhập liên quan đến khách hàng bao gồm những thông tin do khách hàng cung cấp (hồ sơ vay vốn, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính), nguồn thông tin từ thị trường và các tổ chức có liên quan, nguồn thông tin do ngân hàng điều tra trực tiếp tại cơ sở sản xuất kinh doanh. Khi ngân hàng có một hệ thống thu thập và xử lý thông tin đầy đủ sẽ giúp cho ngân hàng lọc ra những khách hàng tốt, thực hiện các khoản cho vay lành mạnh mang lại lợi nhuận cho ngân hàng đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng cho ngân hàng. Ngoài ra thông tin chính xác, kịp thời, đầy đủ còn giúp ngân hàng xây dựng hoặc điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, chính sách tín dụng một cách linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế. Tất cả những điều này góp phần nâng cao chất lượng của ngân hàng. Chất lượng cán bộ: Cho dù khoa học hiện đại đã mở ra cơ hội tự động hoá trong nhiều lĩnh vực song nhân tố con người vẫn là nhân tố giữ vai trò quyết định. Năng lực, phẩm chất cán bộ là một trong những yếu tố quan trọng tác động tới chất lượng tín dụng của ngân hàng. Việc tuyển chọn những cán bộ có đạo đức nghề nghiệp tốt, giỏi chuyên môn sẽ giúp ngân hàng ngăn ngừa những sai phạm có thể xảy ra trong hoạt động tín dụng. Để cho vay tốt, nhân viên ngân hàng phải am hiểu khách hàng, lĩnh vực mà khách hàng kinh doanh, môi trường mà khách hàng đang sống, phải có khả năng dự báo các vấn đề liên quan đến người vay… Như vây họ phải được đào tạo kỹ lưỡng, liên tục và toàn diện. Khi trình độ nhân viên tín dụng lên cao thì chất lượng tín dụng được nâng cao. Trình độ công nghệ: Bên cạnh nguồn lực con người, trình độ công nghệ là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng tín dụng trung – dài hạn nhất là trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão hiện nay. Với trình độ công nghệ tiên tiến các ngân hàng có điều kiện để thu nhập thông tin nhanh chóng, hiệu quả và công nghệ hỗ trợ trong việc tính toán, đo lường, phân tích số liệu. Bên cạnh đó, một ngân hàng sử dụng công nghệ hiện đại, trang bị các phương tiện chất lượng cao sẽ tạo điều kiện đơn giản hoá thủ tục, rút ngắn thời gian giao dịch, đem lại sự tiện lợi cho khách hàng vay vốn. Nên chất lượng tín dụng cũng sẽ được nâng lên. Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ: Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ giúp ngân hàng kịp thời phát hiện tình trạng sai sót trong hoạt động tín dụng nhằm đưa ra những kiến nghị để ngăn chặn sai phạm và phòng ngừa rủi ro phát sinh đảm bảo cho hoạt động tín dụng có chất lượng tốt. 1.3.3.3. Môi trường kinh tế chính trị, pháp lý Hoạt động tín dụng là hoạt động liên quan đến nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực trong xã hội. Vì vậy chất lượng tín dụng cũng chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố bên ngoài như chính trị, pháp lý, kinh tế xã hội. Sự ổn định ở tầm vĩ mô nói chung bao gồm sự ổn định về mặt chính trị, xã hội, hệ thống pháp luật điều này tạo điều kiện cho ngân hàng nói riêng và doanh nghiệp nói chung yên tâm kinh doanh và kinh doanh có hiệu quả hơn nữa. Khi nền kinh tế ổn định, không có yếu tố lạm phát và khủng hoảng, làm cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành bình thường. Nên nhu cầu tín dụng và khả năng trả nợ vay của khách hàng không biến động lớn vì thế chất lượng tín dụng của ngân hàng được tăng lên. Trong thời kỳ nền kinh tế kém phát triển, sản xuất kinh doanh bị thu hẹp, nhu cầu vốn tín dụng của doanh nghiệp thấp. Nếu vốn tín dụng được thực hiện cũng khó sử dụng có hiệu quả khi mà cả nền kinh tế có nhiều thay đổi và khi đó khả năng trả nợ của doanh nghiệp cho ngân hàng là rất thấp hay chất lượng tín dụng của ngân hàng sẽ giảm sút. Ngược lại, vào thời kỳ nền kinh tế phát triển nhu cầu vốn tín dụng tăng lên để đầu tư, mở rộng sản xuất nhất là tín dụng trung dài hạn đồng thời rủi ro tín dụng ít nên chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng trung – dài hạn nói riêng sẽ tăng lên. Bên cạnh đó, cơ chế chính sách, đường lối của nhà nước và chính phủ cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách tín dụng của ngân hàng và chất lượng tín dụng của ngân hàng vì các ngân hàng sẽ đưa ra các chính sách của mình dựa trực tiếp vào đường lối trực tiếp của nhà nước. Đường lối, cơ chế, chính sách về kinh tế tạo sự ổn định về tiền tệ, lạm phát làm cho nền kinh tế phát triển nên chất lượng tín dụng của ngân hàng tăng lên. Khi môi trường chính trị bất ổn, chính sách nhà nước đưa ra có những thay đổi bất ngờ, hệ thống pháp luật không đầy đủ, chặt chẽ, tình hình thi hành pháp luật không nghiêm minh… thì dù ngân hàng có cố gắng đưa ra những biện pháp để khắc phục cũng không tránh khỏi các tổn thất nên chất lượng tín dụng sẽ giảm sút đáng kể. Mặt khác, môi trường pháp lý cũng tác động trực tiếp đến hoạt động tín dụng trung – dài hạn của ngân hàng. Môi trường pháp lý không chặt chẽ, nhiều khe hở bất cập sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp yếu kém làm ăn bất chính, lừa đảo lẫn nhau và lừa đảo ngân hàng. Môi trường pháp lý không chặt chẽ, không ổn định cũng khiến các nhà đầu tư trung thực e dè, không dám mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, do đó hạn chế nhu cầu về vốn tín dụng ngân hàng hay chất lượng tín dụng của ngân hàng giảm sút. Ngược lại, môi trường pháp lý tạo điều kiện để chất lượng tín dụng được tăng lên. Như vậy, với tư cách là trung gian tài chính trong nền kinh tế, hoạt động tín dụng của ngân hàng có liên quan đến nhiều đối tượng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Do đó chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng trung – dài hạn nói riêng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, các yếu tố có thể là từ chính bản thân ngân hàng, từ các yếu tố bên ngoài, từ phía khách hàng. Nắm rõ được cơ chế tác động của từng nhân tố tới chất lượng tín dụng sẽ giúp cho ngân hàng có biện pháp thích hợp để nâng cao chất lượng tín dụng hơn nữa, pháp huy tốt vai trò đòn bẩy kinh tế tạo thuận lợi trong kinh doanh của ngân hàng và của khách hàng CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG – DÀI HẠN TẠI SỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 2.1. Khái quát về Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là một trong bốn ngân hàng thương mại nhà nước lớn nhất Việt Nam, được hình thành sớm nhất và lâu đời nhất. Hiện nay, mục tiêu hoạt động của BIDV là hiệu quả, an toàn, phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Sở giao dịch I được thành lập theo quyết định số 76/QĐ – TCCB ngày 28/03/1991 của Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam với chức năng là đơn vị kinh doanh trong BIDV. Quá trình hình thành và phát triển được chia làm 3 giai đoạn Giai đoạn 1: 1991 – 1995 Trong giai đoạn đầu mới được thành lập, chức năng chính của Sở giao dịch là cho vay và cấp phát vốn từ trung ương và thực hiện các dự án của chính phủ giao. Sở giao dịch I lúc này chỉ có 2 phòng cấp phát, kho quỹ và kế toán. Giai đoạn 2: 1995 – 1998 Trong giai đoạn này, Sở giao dịch bắt đầu đi vào hoạt động có hiệu quả và thực hiện chức năng như một chi nhánh độc lập. Lúc này Sở giao dịch có 3 phòng chính là phòng tín dụng; phòng huy động vốn; phòng kế toán, kho quỹ. Trong giai đoạn này mọi chi phí của Sở đều phải phụ thuộc vào Hội sở chính, chưa có bảng cân đối kế toán riêng. Giai đoạn 3: 1999 đến nay Bắt đầu từ giai đoạn này, Sở giao dịch là đơn vị đi đầu trong hệ thống BIDV thực hiện cải cách và tái cơ cấu ngân hàng. Sở giao dịch được tổ chức quản lý thống nhất theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 với những tính chất, yêu cầu khắt khe, chặt chẽ. Sở giao dịch thực hiện hoạt động trên nhiều lĩnh vực như: Hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng, cầm cố giấy tờ có giá, chiết khấu thương phiếu, thanh toán trong và ngoài nước, mua bán chuyển đổi ngoại tệ và đồng tài trợ… 2.1.2. Cơ cấu tổ chức Sở giao dịch được hình thành theo 5 khối nghiệp vụ, mỗi khối có những phòng khác nhau thực hiện các nhiệm vụ được cấp trên giao phó mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Các khối có sự độc lập tương đối với nhau tuy nhiên hỗ trợ, kiểm tra, giám sát lẫn nhau tạo thành hệ thống vận hành liên tục, khép kín, hiệu quả. Ban Giám đốc Khối tín dụng Khối dịch vụ khách hàng Phòng tín dụng 2 Phòng thanh toán quốc tế Phòng dịch vụ khách hàng DN Phòng DV khách hàng cá nhân Phòng tiền tệ kho quỹ Phòng tín dụng 1 Khối hỗ trợ kinh doanh Phòng nguồn vốn kinh doanh Phòng thẩm định quản lý tín dụng Phòng tài chính kế toán Phòng điện toán Phòng tổ chức hành chính Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ Phòng giao dịch 1 Phòng giao dịch 2 Khối nội bộ Khối đơn vị trực thuộc Ban giám đốc: bao gồm một giám đốc và các phó giám đốc. Giám đốc là người điều hành cao nhất mọi hoạt động của Sở còn phó giám đốc giúp giám đốc điều hành hoạt động của một hoặc một số đơn vị trực thuộc. Ngoài ra còn có một hội đồng tư vấn cho giám đốc trong các hoạt động kinh doanh. Khối tín dụng: Nhiệm vụ chính của khối tín dụng là làm đầu mối tiếp xúc khách hàng và tiếp nhận hồ sơ, thực hiện phân tích tín dụng, giải ngân và quản lý hồ sơ xin vay của khách hàng Khối dịch vụ khách hàng: Bao gồm các phòng như phòng thanh toán quốc tế, dịch vụ khách hàng cá nhân, dịch vụ khách hàng doanh nghiệp, kho quỹ tiền tệ. Khối dịch vụ khách hàng cung cấp cho khách hàng các dịch vụ trong hoạt động của doanh nghiệp và cá nhân như thanh toán, bảo lãnh… Khối hỗ trợ kinh doanh: Hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh của Sở như cho vay, bảo lãnh, thanh toán… bằng cách cung cấp vốn cho các hoạt động này hay thẩm định, quản lý hoạt động kinh doanh. Khối nội bộ: Kiểm soát các hoạt động nội bộ của Sở giao dịch và các đơn vị trực thuộc Khối đơn vị trực thuộc: Bao gồm phòng giao dịch và các quỹ tiết kiệm 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây Sau hơn 15 năm hoạt động và phát triển, Sở giao dịch dần khẳng định được vị thế của mình đối với khách hàng cho dù có sự cạnh tranh rất lớn của rất nhiều ngân hàng hoạt động trên địa bàn Hà Nội nhất là với sự ra đời của hàng loạt ngân hàng cổ phần trên cả nước. Điều này được thể hiện qua kết quả kinh doanh trong những năm qua tại Sở giao dịch I. Tình hình hoạt động huy động vốn Huy động vốn có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động của ngân hàng thương mại. Nguồn huy động thường chiếm 80% tổng nguồn vốn. Huy động vốn hiệu quả tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng phát triển. Trong những năm qua, trước diễn biến phức tạp của thị trường huy động vốn, Sở giao dịch đã cố gắng nỗ lực, giữ vững và tăng trưởng nguồn vốn nên tình hình huy động vốn tại Sở giao dịch có những bước phát triển vượt bậc. Điều đó thể hiện qua bảng số liệu về tình hình huy động vốn sau: Bảng 1: Tình hình huy động vốn tại Sở giao dịch I những năm gần đây Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Huy động vốn 7108450 7569500 10110926 1. Tiền gửi TCKT 3705456 4407585 7284959 - TG không kỳ hạn 1019978 844839 1645390 - TG có kỳ hạn 2685478 3562746 5639569 2. Tiền gửi dân cư 3317088 3048831 2791400 - TG tiết kiệm 2208801 2168426 2290055 - Kỳ phiếu 461017 230878 122200 - CCTG, trái phiếu 647270 649527 379145 3. Huy động khác 85906 113084 34567 Nguồn: Báo cáo kêt quả kinh doanh trong các năm 2004, 2005, 2006 Qua bảng số liệu này ta có thể thấy rằng số vốn huy động tăng lên qua các năm. Trong năm 2005, Sở giao dịch huy động được 7569500 triệu đồng tăng 6.49% so với năm 2004. Còn trong năm 2006 có sự tăng mạnh, tổng số vốn huy động được là 10110926 tăng 33.57% so với năm 2005 đảm bảo nguồn vốn thường xuyên ổn định. Nguồn vốn huy động chủ yếu trong khu vực tiền gửi của tổ chức kinh tế tăng 65.28% so với năm 2005; còn nguồn huy động từ tiền gửi dân cư giảm 8.44%, huy động khác giảm mạnh 69.43% so với năm 2005. Với uy tín của mình, Sở đã thu hút được nhiều nguồn vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế đặc biệt đã có thành tích nổi bật trong công tác huy động vốn từ các khách hàng lớn. Sở đẩy mạnh công tác huy động vốn từ các Tổng công ty như Tổng công ty Dầu khí Việt Nam, Tổng công ty Điện lực Việt Nam với việc duy trì số dư tiền gửi có kỳ hạn và tập trung nguồn tiền gửi thanh toán về Sở, bước đầu thiết lập quan hệ với Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam. Điều này tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng được mở rộng khi Sở có nhiều nguồn vốn huy động và mang lại hiệu quả cho ngân hàng. Những kết quả đạt được trong công tác huy động vốn do Sở giao dịch có chính sách kinh doanh tiền tệ năng động và đúng đắn. b. Tình hình hoạt động tín dụng Hoạt động tín dụng mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho ngân hàng, các ngân hàng thường mở rộng cho vay phù hợp với thực lực tài chính của mình nhằm đạt được lợi nhuận. Trong những năm qua doanh số cho vay của Sở giao dịch luôn tăng lên. Sở giao dịch đã có những chính sách cho vay hợp lý đến nhiều đối tượng khách hàng khác ngoài các doanh nghiệp ngoài quốc doanh để vừa nâng cao doanh số cho vay vừa đảm bảo doanh số thu nợ. Tình hình hoạt động tín dụng trong những năm qua được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2: Tình hình hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch I những năm gần đây Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tín dụng 4224050 4831816 5000752 1. Cho vay ngắn hạn 855811 1724458 1959934 2. Cho vay TDH TM 1345314 1012621 623713 3. Cho vay đồng tài trợ 1119697 1396026 1894594 4. Cho vay KHNN 515475 374866 256478 5. Cho vay uỷ thác, ODA 387754 305846 266034 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh trong các năm 2004, 2005, 2006 Hoạt động tín dụng tăng lên qua các năm. Dư nợ cho vay năm 2005 là 1724458 tăng 13.96% so với năm 2004. Đến năm 2006, dư nợ cho vay cũng tăng lên so với năm 2005 nhưng không tăng nhanh bằng năm 2005 chỉ tăng 3.88%. Trong hoạt động tín dụng, dư nợ cho vay ngắn hạn trong năm 2005 tăng rất nhanh, so với năm 2004 tăng 101.5%; đến năm 2006 thì tăng chậm hơn chỉ đạt 13.66%. Trong khi đó, cho vay trung – dài hạn thương mại lại giảm qua các năm, năm 2006 giảm 38.41% so với năm 2005. Các loại hình cho vay theo kế hoạch nhà nước, cho vay uỷ thác và ODA cũng giảm nhiều. Dư nợ cho vay theo kế hoạch nhà nước năm 2006 giảm 31.58% so với năm 2005 và cho vay uỷ thác, ODA giảm 13% chỉ đạt 266034 triệu đồng trong năm 2006. Còn dư nợ cho vay đồng tài trợ thì tăng nhanh qua các năm, trong năm 2006 tăng 35.71% vì loại hình này giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng vì có nhiều ngân hàng cùng tham gia và đang là loại hình cho vay được nhiều ngân hàng lựa chọn. Đây là kết quả của việc Sở giao dịch đẩy mạnh công tác Marketing, hỗ trợ và phục vụ khách hàng và có những chính sách tín dụng hợp lý. Công tác Marketing giúp cho Sở giao dịch quảng bá hình ảnh, thương hiệu là cơ sở để mở rộng địa bàn hoạt động, mở rộng thị phần cho vay. c. Các chỉ tiêu khác Trong những năm qua, Sở giao dịch I đã khẳng định được vị thế của mình trên địa bàn Hà Nội nói riêng và trên cả nước nói chung. Sở giao dịch đã cung cấp cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ phù hợp với từng cá nhân và tổ chức. Điều này thể hiện qua thu dịch vụ ròng của Sở tăng lên rất nhanh trong năm 2006 so với năm 2005. Năm 2006 thu dịch vụ ròng đạt 49512 triệu đồng tăng 93.41% so với năm 2005. Còn lợi nhuận trước thuế tăng 97.37% so với năm 2005 đạt 184858 triệu đồng. Bảng 3: Kết quả kinh doanh trong những năm gần đây Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1. Thu dịch vụ ròng 24502 25600 49512 2. Lợi nhuận trước thuế 83856 93659 184858 3. Tổng tài sản 10950980 11180720 14141538 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh trong các năm 2004, 2005, 2006 Bên cạnh đó sự lớn mạnh của Sở còn được thể hiện qua tổng tài sản tăng lên qua các năm. Trong năm 2005 tổng tài sản chỉ tăng rất ít 2.1% so với năm 2004. Nhưng đến năm 2006 tổng tài sản đạt 14141538 tăng 26.48% so với năm 2005. Kết quả này có được là do Sở giữ vững và tăng cường mối quan hệ với các khách hàng, phát huy ưu thế sẵn có đối với việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ truyền thống, mở rộng và đa dạng hoá danh mục sản phẩm. Ngoài ra, còn do Sở đã tăng cường phối hợp giữa các dịch vụ khác nhau như tín dụng, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán… nhằm khai thác tối đa khách hàng mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Qua kết quả kinh doanh những năm gần đầy ta có thể thấy sự lớn mạnh của Sở giao dịch I trong hệ thống BIDV nói riêng và vị thế trên địa bàn Hà Nội nói chung. 2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng trung – dài hạn tại Sở giao dịch I 2.2.1. Thực trạng chung về tín dụng trung – dài hạn Trong những năm qua, hoạt động tín dụng cơ bản bám sát mục tiêu: chủ động tăng trưởng gắn tăng trưởng với kiểm soát chất lượng, đảm bảo an toàn phát triển các dịch vụ trên nguyên tắc chấp hành điều chỉnh giới hạn tín dụng được Hội sở chính phê duyệt. Kết quả hoạt động tín dụng của Sở giao dịch tăng trưởng trong phạm vi kiểm soát chất lượng và theo giới hạn, cơ cấu được Hội sở chính phê duyệt. Doanh số cho vay và doanh số thu nợ tín dụng trung – dài hạn Trong 3 năm gần đây, mặc dù không có nhiều lợi thế so với các ngân hàng khác trong cạnh tranh lãi suất cho vay nhưng doanh số cho vay trung – dài hạn của Sở vẫn tăng trưởng theo kế hoạch đồng thời kết quả thu nợ trung – dài hạn vượt kế hoạch đặt ra. Điều này thể hiện qua bảng sau Bảng 4: Doanh số cho vay và doanh số thu nợ trung – dài hạn Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tiền Tỷ trọng Tiền Tỷ trọng Tiền Tỷ trọng Tổng doanh số cho vay 5109000 100% 6023000 100% 6510936 100% Doanh số cho vay TDH 1154000 22.6% 1572102 26.1% 1720833 26.4% Tổng doanh số thu nợ 4348000 100% 5433234 100% 6324000 100% Doanh số thu nợ TDH 1043520 24% 1399000 25.7% 1012320 16% Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh trong các năm 2004, 2005, 2006 Tổng doanh số cho vay của Sở tăng lên qua các năm, năm 2005 tổng doanh số cho vay là 6023000 triệu đồng tăng 17.9% so với năm 2004, còn năm 2006 đạt 6510936 chỉ tăng 8.1% so với năm 2005. Trong đó doanh số cho vay trung – dài hạn chiếm 26.1% trong năm 2005 và chiếm 26.4% đạt 1720833 triệu đồng trong năm 2006. Vì Sở đang tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các khách hàng lớn và tiếp tục giải ngân các dự án đã ký như khu đô thị mới Nhơn Trạch của Tổng công ty xây dựng Hà Nội, khách sạn Cát Bà của Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Hà Nội nên cho vay trung – dài hạn tăng lên. Bên cạnh doanh số cho vay tăng lên, doanh số thu nợ của Sở cũng tăng lên, tổng doanh số thu nợ tăng nhanh trong năm 2006 đạt 6324000 triệu đồng tăng gần 17% so với năm 2005 nhưng chủ yếu là doanh số thu nợ vay ngắn hạn. Doanh số thu nợ trung – dài hạn trong năm 2005 chiếm 25.7% đạt 1399000 triệu đồng, còn năm 2006 chỉ đạt 1012320 chiếm 16% trong tổng doanh số thu nợ. Doanh số thu nợ trung – dài hạn trong năm 2006 giảm do trong năm này còn một số dự án ứ đọng, doanh nghiệp không thanh toán được nợ nhất là đối với các đơn vị xây lắp. Dư nợ cho vay trung – dài hạn Thông thường doanh số cho vay ngắn hạn cao hơn doanh số cho vay trung – dài hạn nhiều. Đối với BIDV là đơn vị cho vay đầu tư và phát triển đối với các doanh nghiệp nên dư nợ cho vay trung – dài hạn thường chiếm tỷ trọng lớn. Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Sở giao dịch vẫn nỗ lực đẩy mạnh cho vay ngắn hạn, kiểm soát tốt cho vay khối xây lắp, do đó cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn tại Sở giao dịch đã được cải thiện. Bảng 5: Dư nợ cho vay theo kỳ hạn Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tiền Tỷ trọng Tiền Tỷ trọng Tiền Tỷ trọng Ngắn hạn 1605139 38% 2021803 42% 1500226 30% Trung – dài hạn 2618911 62% 2792013 58% 3500526 70% Tổng 4224050 100% 4813816 100% 5000752 100% Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh trong các năm 2004, 2005, 2006 Dư nợ tín dụng ngắn hạn tăng lên nhanh trong năm 2005 đạt 2021803 tăng 26% so với năm 2004 và chiếm 42% tổng dư nợ nhưng đến năm 2006 thì giảm so với năm 2005, chỉ chiếm 30% đạt 1500226 triệu đồng tổng dư nợ. Nợ ngắn hạn chủ yếu phục vụ kinh doanh cho Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam và các doanh nghiệp khác, Sở đang cố gắng nâng dần tỷ trọng tín dụng ngắn hạn trên 30% tổng dư nợ để cơ cấu tín dụng trở nên hợp lý hơn, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và ngân hàng nói riêng. Dư nợ tín dụng trung – dài hạn vẫn ở mức cao, năm 2005 giảm xuống còn 58% trong tổng dư nợ đạt 2792013 triệu đồng, nhưng đến năm 2006 tăng lên 70% đạt 3500526 triệu đồng. Dư nợ tín dụng trung – dài hạn chủ yếu là dư nợ trung dài hạn thương mại còn dư nợ theo kế hoạch nhà nước và chỉ định đang giảm dần trong những năm gần đây. Tín dụng trung – dài hạn tăng trên cơ sở thực hiện tốt, phát triển các dự án mới đủ điều kiện và thu hồi nợ các dự án đã đầu tư và kiểm soát tốt các khoản nợ trung – dài hạn đã cho vay nhưng chưa đến hạn trả nợ trong hợp đồng tín dụng. Cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế Đối với các ngân hàng quốc doanh thì cho vay trung – dài hạn đối với khu vực kinh tế quốc doanh chiếm đa số do những đơn vị này có quan hệ hợp tác lâu dài và được sự đảm bảo từ nhà nước. Trong những năm qua, cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế của Sở giao dịch ngân hàng Đầu tư và Phát triển đã được cải thiện rõ rệt, tăng tỷ trọng dư nợ trung – dài hạn ngoài quốc doanh trong tổng dư nợ lên 13% trong năm 2005 và 22% trong năm 2006. Khách hàng vay trung – dài hạn của Sở thường là các doanh nghiệp nhà nước, trong những năm qua Sở đang khai thác khối lượng khách hàng ngoài quốc doanh có uy tín, khả năng tài chính cao. Bảng 6: Cơ cấu cho vay trung – dài hạn theo thành phần kinh tế Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tiền Tỷ trọng Tiền Tỷ trọng Tiền Tỷ trọng Dư nợ cho vay TDH 2618911 100% 2792013 100% 3500526 100% - Quốc doanh 2357020 90% 2429051 87% 2730410 78% - Ngoài quốc doanh 261891 10% 362962 13% 770116 22% Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh trong các năm 2004, 2005, 2006 Trong năm 2004, dư nợ cho vay trung – dài hạn đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chỉ chiếm 10% đạt 261891 triệu đồng. Năm 2005 thì đã tăng lên nhưng cũng chỉ tăng 13%, đến năm 2006 thì cho vay ngoài quốc doanh đã có sự cải thiện rõ rệt tăng lên 22% so với dư nợ đạt 770116 triệu đồng. Để có kết quả này do Sở đã có chính sách khách hàng hợp lý, chuyển dịch cơ cấu khách hàng tập trung vào đối tường khách hàng ngoài quốc doanh và hộ dân doanh. Qua những phân tích trên về tín dụng trung – dài hạn ta có thể thấy, tín dụng trung dài hạn trong 3 năm gần đây đã được nhiều kết quả kể cả về quy mô và cơ cấu. Quy mô cho vay của tín dụng tăng lên qua các năm, cơ cấu càng hợp lý hơn phù hợp với chiến lược phát triển của Sở giao dịch. Tuy nhiên quy mô tín dụng lớn chưa thể khẳng định chất lượng tín dung trung – dài hạn cao, chất lượng tín dụng còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác như chỉ số nợ quá hạn, vòng quay vốn tín dụng… 2.2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng trung – dài hạn tại Sở giao dịch I 2.2.2.1. Về tỷ lệ nợ quá hạn trung – dài hạn Nợ quá hạn là chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh chất lượng tín dụng trung – dài hạn. Trong những năm qua Sở đã và đang đưa ra các biện pháp hiệu quả để kiểm soát nợ quá hạn. Kiểm soát nợ quá hạn trung – dài hạn có ý nghĩa quan trọng vì quy mô khoản vay tín dụng rất lớn nếu không thu hồi được nợ hoặc trả không đúng hạn sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận, vòng quay vốn của ngân hàng… Nợ quá hạn tín dụng Trong 3 năm qua, Sở giao dịch đã phần nào kiểm soát được tỷ lệ nợ quá hạn. Điều này thể hiện qua tỷ lệ nợ quá hạn tuy có biến động qua các năm nhưng vẫn nằm trong giới hạn kiểm soát của Sở. Bảng 7: Tình hình nợ quá hạn tín dụng Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tổng dư nợ 4224050 4813816 5000752 Nợ quá hạn (NQH) 41396 45731 60009 Tỷ lệ nợ quá hạn 0.98% 0.95% 1.2% Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh trong các năm 2004, 2005, 2006 Tỷ lệ nợ quá hạn trong năm 2005 giảm xuống còn 0.95% so với năm 2004 là 0.98%. Tuy tỷ lệ giảm xuống nhưng số tuyệt đối thì tăng lên, năm 2005 là 45731 triệu đồng tăng 4335 triệu đồng so với năm 2004. Còn trong năm 2006 tỷ lệ này lên 1.2% còn số tuyệt đối là 60009 triệu đồng, tuy cao hơn năm 2005 nhưng vẫn nằm trong kế hoạch của năm. Hiện nay, Sở đang làm việc với Tổng công ty xi măng Việt Nam, công ty xi măng Hoàng Thạch và các doanh nghiệp có nợ tồn đọng và nợ quá hạn nhằm tận thu nợ quá hạn. Đồng thời tiếp tục bám sát tình hình sản xuất của Công ty Kỹ thuật điện thông, Công ty xây lắp và sản xuất vật liệu xây dựng An Dương … để thu nợ Nợ quá hạn phân theo thời gian Theo quyết định 493, các ngân hàng phải phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro phù hợp với từng loại nợ. Dựa vào bảng tình hình nợ phân theo thời gian các ngân hàng có thể thấy được tình hình nợ quá hạn của mình và có những điều chỉnh hợp lý trong thu nợ. Bảng 8: Tình hình nợ quá hạn phân theo thời gian Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tiền Tỷ trọng Tiền Tỷ trọng Tiền Tỷ trọng Tổng NQH 41396 100% 45731 100% 60009 100% NQH dưới 180 ngày 207 0.5% 915 2% 3001 5% NQH từ 180 đến 360 ngày 414 1% 2744 6% 9001 15% NQH trên 360 ngày 40775 80% 42072 72% 48007 69% Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh trong các năm 2004, 2005, 2006 Trong những năm qua, nợ quá hạn chủ yếu là nợ quá hạn trên 360 ngày nhất là trong năm 2004 tỷ lệ này là 98.5% còn nợ quá hạn dưới 360 ngày chỉ là 1.5%. Trong 2 năm tiếp theo tỷ lệ này giảm dần do đã có những điều chỉnh hợp lý trong thu nợ đối với nợ quá hạn trên 360 ngày nhưng vẫn đạt ở mức cao, năm 2005 chiếm 92% còn năm 2006 chiếm 80% tổng nợ quá hạn. Nợ quá hạn trên 360 ngày vẫn ở mức cao do nhiều dự án Sở đầu tư doanh nghiệp chưa trả được nợ mà chủ yếu nằm ở dự án cho vay trung – dài hạn Nợ quá hạn trung – dài hạn. Đối với ngân hàng cho vay trung – dài hạn nhiều thì nợ quá hạn trung – dài hạn là điều cần phải đặc biệt quan tâm vì nếu nợ quá hạn trung – dài hạn quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của ngân hàng. Trong những năm qua nợ quá hạn trung – dài hạn của Sở được thể hiện qua bảng sau: Bảng 9: Tình hình nợ quá hạn trung – dài hạn Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tổng NQH 41396 45731 60009 NQH TDH 16558 15091 18002 Tỷ trọng NQH TDH 40% 33% 30% Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh trong các năm 2004, 2005, 2006 Nợ quá hạn trung – dài hạn trong năm 2005 tăng không đáng kể nhưng đến năm 2006 thì nợ quá hạn trung – dài hạn là 60009 triệu đồng, tăng 31.2% so với năm 2005. Trong khi đó tỷ trọng nợ quá hạn trung – dài hạn giảm đi trong 3 năm. Về số tuyệt đối, năm 2006 nợ quá hạn trung – dài hạn là 18002 triệu đồng tăng so với năm 2005 và năm 2004, còn năm 2005 giảm ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0345.doc
Tài liệu liên quan