Nâng cao hiệu quả bền vững trong Một số dự án nuôi tôm ven biển

LờI Mở ĐầU Việt Nam có diện tích đất liền rộng khoảng 330,369 nghìn km và một vùng đặc quyền kinh tế khoảng 1 triệu km vuông và một bờ biển kéo dài trên 3260 km không kể các đảo .Việt Nam cũng là một quốc gia giầu tiềm năng có nhiều sông suối và hồ chứa nước, giầu hệ sinh thái biển ven- biển và hệ sinh thái thuỷ vực .Việt Nam là một quốc gia lớn ven biển Đông, được xem như là một quốc gia có tiềm năng lớn nhất về khả năng phát triển thuỷ sản trong khu vực cũng như trên thế giới. Nhưng trong ch

doc89 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1773 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả bền vững trong Một số dự án nuôi tôm ven biển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ính quá trình chúng ta khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên này đã nảy sinh các bất hợp lý giữa mức độ khai thác và sự tái tạo cuả tự nhiên đã gây ra những hậu quả không nhỏ cho môi trường cũng như các nguồn tài nguyên cho thế hệ hôm nay cũng như mai sau và gây ra sự mất cân bằng trong hệ thống môi trường, hệ thống vùng bờ .Chính vì vậy trong nhữnh năm gần đây Việt nam đã phải gánh chịu hậu quả của việc môi trường bị mất cân bằng .Không chỉ dừng lại ở sự mất cân bằng trong hệ thống môi trường mà ngay trong xã hội trước sức hấp dẫn của lợi nhuận các nhà đầu tư đã để lại một hậu quả to lớn về mặt xã hội, như thất nghiệp, phân cách giàu nghèo .. Trong kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn hiện nay, nhà nước đang áp dụng chủ yếu hình thức đầu tư theo dự án đầu tư vì đây là hình thức hiệu quả nhất . Nhưng một câu hỏi đặt ra trước bài toán của việc phát triển đi đôi với đảm bảo hiệu quả kinh tế, môi trường và xã hội cho hôm nay và cho mai sau sẽ được giải quyết như thế nào trong các dự án trong kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn nói chung cũng như trong ngành thuỷ sản nói riêng ? Để góp phần giải đáp phần nào những vấn đề đó em đã lựa chọn đề tài : "Giải pháp nâng cao hiệu quả bền vững trong một số dự án nuôi tôm ven biển” Đây là một vấn đề tương đối mới mẻ, vì vậy đề tài không khỏi có nhiều khiếm khuyết .Em rất mong được sự lượng thứ và góp ý chân thành của thầy. Em xin chân thành cảm ơn thầy Hoàng Việt người đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình hoàn thành đề tài này . Tác giả Chương I MấY VấN Đề Lý LUậN, THựC Tế CáC Dự áN PHáT TRIểN SảN XUấT NÔNG NGHIệP & KINH Tế NÔNG THÔN I. Vai trò của các dự án trong phát triển kinh tế-xã hội . I.1 Khái niệm về dự án đầu tư. Trong phát triển kinh tế xã hội nói chung và trong phát triển nông thôn nói riêng, các dự án có vai trò vô cùng quan trọng . Các hoạt động đầu tư nói chung là có vai trò quan trọng với quá trình phát triển kinh tế xã hội, do tính phức tạp của quá trình thực hiện về các mặt kinh tế –kỹ thuật-tổ chức –xã hội.Do vậy cần có quá trình chuẩn bị kỹ càng và nghiêm túc, phải được thực hiện theo một trình tự, một kế hoạch chi tiết chặt chẽ và hợp lý .Những vấn đề trên chỉ được giải quyết khi hoạt động đầu tư được chuẩn bị và thực hiện trên cơ sở soạn thảo và thực thi dự án đầu tư. Hoạt động đầu tư phát triển hay chính là các dự án đầu tư có ý nghĩa vô cùng to lớn trong phát triển kinh tế xã hội . Các lý thuyết phát triển kinh tế đều coi đầu tư là yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế và là chìa khoá của tăng trưởng kinh tế . Vai trò này được thể hiện cả trong nền kinh tế quốc dân cũng như trong góc độ các doanh nghiệp . Đặc biệt hơn với phát triển nông nghiệp -nông thôn thì đây là chìa khoá đề xoá đói giảm nghèo, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, là con đường hữu hiệu nhất để phát triển kinh tế xã hội, càng có ý nghĩa hơn trong quá trình công nghiệp -hiện đại hoá đất nước đang được cả nước dưới sự dẫn dắt của đảng đã và đang thực hiện. Khái nịêm về dự án Có thể hiểu các dự án đầu tư nói chung, dự án đầu tư trong phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn nói riêng, là một tổng thể các hoạt động dự kiến với các nguồn lực và chi phí cần thiết, đựơc bố trí theo một trình tự chặt chẽ với lịch thời gian và địa điểm xác định nhằm tạo ra những kết quả cụ thể để thực hiện những mục tiêu kinh tế xã hội . I.2.Vai trò của các dự án đầu tư với phát triển kinh tế -xã hội a).Vai trò của dự án đầu tư trong nông nghiệp nông thôn ở tầm vĩ mô. Từ góc nhìn này chúng ta có thể đánh giá đúng về các vai trò của dự án đầu tư trong nông nghiệp và phát triển nông thôn ngày nay đang trên con đường công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, đối với nền kinh tế của vùng và nền kinh tế tổng quan nói chung, các dự án có thể có những tác động chỉ riêng với vùng trong phạm vi dự án nhưng nó cũng có thể có tác động đến nền kinh tế lớn, đến các vấn đề có tính tổng quan hơn có tầm vĩ mô hơn . Chính vì vậy chúng ta sẽ phân các tác động của dự án với phát triển kinh tế xã hội trên hai hướng đó là ở tầm vĩ mô và tầm vi mô. Trên góc độ vĩ mô, các dự án đầu tư nói chung sẽ góp phần làm tăng sản lượng hành hoá, bởi vì ngay trong mục đích của các dự án sản xuất là sản xuất hàng hoá,nó góp phần làm giảm các cách làm quảng canh hoặc tự cung tự cấp, manh mún, Vì vậy nó góp phần làm tăng cung tăng cầu các loại sản phẩm hàng hoá. Bởi vì trong quá trình đầu tư phát trỉên nó gắn liền với việc sử dụng các nguồn lực, trong mỗi vùng hoặc trên phạm vi cả quốc gia thì các dự án đều chiếm một tỷ trọng lớn nhu cầu cần sử dụng các nguồn lực, đặc biệt ở những vùng nông thôn, vùng kém phát triển thì sẽ tận dụng được các nguồn lực dư thừa. Chính vì vậy khi tăng lên các dự án đầu tư thì sẽ làm cho nhu cầu về các yếu tố nguồn lực có liên quan tăng lên, đồng thời các dự án của các lĩnh vực này phát triển sẽ đem lại những lợi ích to lớn về mặt xã hội cũng như kinh tế, chẳng hạn như sẽ thu hút thêm việc làm cho các lao động dư thừa, giảm tỷ lệ thất nghiệp, giảm tệ nạn xã hội.Như vậy các dự án đầu tư nó như một đầu tàu kéo xã hội phát triển đi lên, trong giai đoạn hiện nay thì các dự án đang là lời giải cho các vấn đề bức xúc của xã hội đặc biệt là nông thôn. Khi các dự án đi vào sử dụng tức là các công trình đã hoàn thành thì nó sẽ tăng sản lượng và do đó sẽ tăng cung các loại sản phẩm hàng hoá mà các dự án này sản xuất ra, từ đó làm tăng cung của nền kinh tế .Sản lượng tăng, khi đó sẽ làm cho giá cả hạ xuống dẫn tới tiêu dùng tăng, đến lượt nó tiêu dùng tăng sẽ làm cho sản xuất nhận được thông tin kích thích sản xuất .Cứ như thế nó thúc đẩy quá trình sản xuất phát triển . Q P Q Q' AD' AD AS AS' P P' Hình1: Đầu tư thúc đẩy tăng cung sản phẩm, đồng thời hạ giá thành. AD' AD AS AS' P Hình 2: Đầu tư làm tăng cầu các lọai sản phẩm có liên quan đến các dự án đầu tư. Đầu tư thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế Thực tế cho thấy rằng, trong mỗi giai đoạn phát triển cụ thể, mức tăng trưởng GDP của một quốc gia hay một vùng phụ thuộc chủ yếu vào mức tăng của đầu tư phát triển kinh tế, vì trong mỗi giai đoạn cụ thể chỉ tiêu ICOR của một quốc gia thường ít biến đổi Vốn đầu tư ICOR = Mức tăng trưởng GDP Từ đó ta có: Vốn đầu tư Mức tăng GDP = ICOR Do vậy trong một thời gian nhất định, một giai đoạn nhất định nếu ICOR không thay đổi thì mức tăng GDP hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào vốn đầu tư . Đầu tư phát triển là nguồn của tăng trưởng và đến lượt tăng trưởng lại là nhân tố kích thích phát triển kinh tế và đặc biệt hơn với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay việc đầu tư qua các dự án được xem như là nguồn đảm bảo cho đầu tư vì nó sẽ cung cấp đầy đủ vốn cho các công trình. Đầu tư phát triển thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng hay của cả một quốc gia . Đầu tư phát triển, các dự án đầu tư có tác động mạnh mẽ đến sự tăng trưởng và phát triển của các ngành kinh tế .Chính sách đầu tư làm thay đổi tương quan giữa các ngành, các vùng của nền kinh tế theo hướng tiến bộ, đồng thời góp phần quan trọng vào việc khắc phục những mất cân đối và bất hợp lý trong phát triển của các nghành và của các vùng trong một lãnh thổ quốc gia và thúc đẩy các vùng có lợi thế, có tiền năng phát triển nhanh hơn. Đầu tư phát triển và các dự án đầu tư góp phần vô cùng quan trọng vào việc nâng cao trình độ và tiền năng khoa học, công nghệ của vùng của đất nước . Thực tế cho ta thấy rằng ở các nước không chỉ riêng Việt Nam, đầu tư là điều kiện tiên quyết để tăng trưởng và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao trình độ và tăng cường tiềm năng khoa học, công nghệ của vùng của quốc gia . b)Vai trò của dự án trong phát triển kinh tế xã hội ở góc độ vi mô. Dưới góc độ doanh nghiệp, đầu tư là điều kiện cơ sở của sự ra đời và tồn tại , hoạt động, phát triển của mỗi doanh nghiệp vì đầu tư là nguồn đảm bảo cho các điều kiện vật chất kỹ thuật cũng như đảm bảo các điều kiện về nhân lực, về các tài sản vô hình khác cho sự ra đời, tồn tại và cho quá trình tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp. Ngoài ra dự án đầu tư còn đem lại các hiệu quả to lớn trong các hoạt động kinh tế của vùng cuả doanh nghiệp, các hiệu quả về mặt xã hội, môi trường. Thứ nhất, các dự án trong phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn sẽ đem lại các lợi ích to lớn về kinh tế cho vùng dự án cũng như thu nhập quốc dân của vùng, phần lớn các vùng có các dự án này là các vùng có các nguồn tài nguyên thiên nhiên chưa được khai thác một cách hiệu quả và là các vùng có trình độ phát triển chưa cao thu nhập đầu người còn thấp .Chính vì vậy từ khhi có các dự án sẽ đem lại cho người dân thu nhập cao hơn, việc khai thác có hiệu quả hơn, tiết kiệm hơn ... Thứ hai, như ta đã trình bày đặc điểm của các vùng có dự án ở trên, nên có thể dễ dàng thấy rằng là các vùng này sẽ giải quyết được vấn đề việc làm cũng như sẽ giảm các vấn đề xã hội khác như các vấn đề về an ninh trật tự xã hội, các tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè, hút sách .Nhờ có công ăn việc làm nên các thành phần này sẽ không còn tham gia vào các tệ nạn xã hội, chính vì vậy xã hội đi lên ngày càng văn minh hơn, phát triển ổn định cuộc sống của người dân được cải thiện một cách đáng kể, giúp cho trình độ dân trí được nâng cao cũng như trình độ về làm kinh tế và trình độ sản xuất ngày càng tiến bộ . Thứ ba, nhờ có các dự án này mà tài nguyên thiên nhiên được sử dụng một cách hợp lý hơn, do vậy môi trường được cải thiện rất đáng kể, vì nếu như không sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thì dự án sẽ không đem lại các hiệu quả cao về mặt kinh tế mà đây lại là vấn đề cốt loĩ sống còn của dự án . Như vậy dự án trong nông nghiệp nông thôn nói chung và trong thuỷ sản (được hiểu như là một phần của nông nghiệp hiện nay-nông nghiệp theo nghĩa rộng ) có một vai trò hết sức quan trọng .Bởi vì dự án đầu tư là hình thức đầu tư hiệu quả và thích hợp nhất với nông nghiệp nông thôn vì các đặc tính đặc điểm của dự án mới phù hợp được với các đặc điểm của nông nghiệp – kinh tế nông thôn .Ví dụ như, đầu tư trong nông nghiệp nông thôn cần có chu kỳ dài, thời gian thu hồi vốn chậm, nó lại hoạt động trên phạm vi rộng lớn, tính rủi do và kém ổn định cao . II.Phát triển bền vững và yêu cầu phát triển bền vững trong các dự án. II.1. Phát triển bền vững là gì ? Lần đầu tiên vào năm 1980 loài người đã lần đầu tiên đề cập đến vấn đề phát triển bền vững, đó là trong "Chiến lược bảo tồn thế giới " (The world consevation strategy) , trong đó nhận định rằng tình hình sử dụng các tài nguyên thiên nhiên tái tạo là không bền vững và đã đề xuất việc sử dụng lâu bền các loài và các hệ sinh thái, tức là sử dụng ở mức thấp hơn khả năng mà các quần thể động thực vật có thể sản sinh để tự duy trì. Nếu nhìn vào lịch sử, thì ý tưởng này đã được nêu lên từ năm 1972 bởi Meadows D.H trong cuốn "Những giới hạn của sự tăng trưởng " (the limited to growth). nói rằng"Có thể làm thay đổi xu thế tăng trưởng và thiết lập các điều kiện của sự ổn định về sinh thái và kinh tế lâu bền trong tương lai" . Những ý tưởngvà khái niệm đó đã dẫn tới định nghĩa về phát triển bền vững của Uỷ ban liên hiệp môi trường và phát triển về "Phát triển lâu bền "(Sustainable Developtment) . Hiện nay phần lớn các dự án trong nông nghiệp nông thôn hay thuỷ sản dù là trong nước hay nước ngoài đầu tư, tư nhân hay chính phủ, cũng đều ít quan tâm và chú trọng đến phát triển bền vững trong các dự án.Một mặt là do lĩnh vực này còn tương đối mới mẻ đối với các nhà khoa học Việt Nam, cũng như với các nhà quản lý dự án . Các dự án chỉ chú trọng nhiều đến vấn đề kinh tế hơn là đến môi trường và xã hội, chính vì vậy mà nó dẫn tới một vòng luẩn quẩn : Khi các nhà quản lý dự án chỉ quan tâm đến lợi nhuận và bỏ qua vấn đề kinh tế và xã hội thì sẽ dẫn tới môi trường bị giảm sút, bị ô nhiễm, xã hội nảy sinh nhiều vấn đề chẳng hạn như công bằng xã hội .Tất cả những điều đó lại tác động ngược trở lại làm giảm sút hiệu quả kinh tế, mặt khác nếu hiệu quả kinh tế kém sẽ đẩy hiệu quả về mặt xã hội xuống thấp, môi trường không được quan tâm đến hoặc không có khả năng xử lý các vấn đề về môi trường . Chính vì vậy hơn bao giờ hết vấn đề phát triển bền vững trong nông nghiệp nông thôn nói chung và trong nuôi trồng thuỷ sản lại đặt ra bức thiết như hiện nay, đó như là một bài toán đặt ra cho ngành nông nghiệp và thuỷ sản đặc biệt là ngành thuỷ sản có mối quan hệ hết sức mật thiết với lại môi trường, ý thức của người dân tham gia nuôi trồng thuỷ sản, cách thức quản lý dự án trở thành một điều kiện tiên quyết . Ba vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường trong kinh tế nông nghiệp và phát trỉen nông thôn cần được giải quyết ra sao ? Đó là cách nhìn nhận mối quan hệ giữa chúng để xử lý các tình huống được đặt ra trong công tác lập dự án cũng như trong quản lý và xây dựng dự án . Và chúng ta cũng phải đưa ra các giải pháp khả thi cho việc thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa ba giác độ này . Trước hết chúng ta phải tìm hiểu một số điều cơ bản về phát triển bền vững và tác động của dự án đến xã hội môi trường như thế nào cùng với hiệu quả kinh tế. a). Phát triển bền vững là gì? Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng những nhu cầu và khát vọng của ngày nay mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu và khát vọng của tương lai . Như vậy ta có thể hiểu là, phát triển bền vững là một loại hình phát triển hoàn toàn mới, nó lồng ghép một quá trình sản xuất với bảo toàn tài nguyên và nâng cao chất lượng của môi trường .Phát triển bền vững cần phải đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến tương lai mà còn có thể làm cho khả năng đáp ứng nhu cầu này lớn hơn . Tức là bản thân phát triển bền vững không chỉ bao hàm ý tăng trưởng kinh tế mà còn phải giải quyết vấn đề công bằng xã hội, phân phối lại thu nhập để đảm bảo công bằng xã hội cũng như về lợi ích và hiệu quả kinh tế, môi sinh . mục tiêu kinh tế mục tiêu xã hội mục tiêu môi trường Hình1: Quan hệ giữa kinh tế, môi trường, xã hội trong phát triển bền vững. b).Đặc điểm của phát triển bền vững . Phát triển bền vững nó thể hiện trên ba mặt : Bền vững về mặt kinh tế . Thể hiện ở sự tăng trưởng kinh tế và hiệu quả kinh tế đạt được trong quá trình sử dụng nguồn lợi tự nhiên, đảm bảo nền kinh tế phát triển lành mạnh đáp ứng được nhu cầu của nhân dân, tránh được suy thoái kinh tế, nhất là tránh được tình trạng nợ nần trồng chất .Tức là đảm bảo được nhu cầu và tránh được nguy cơ cho thế hệ mai sau phải gánh chịu các khoản nợ của người đi trước mà không có khả năng trả nợ . Tính bền vững về mặt xã hội . Thể hiện ở mức độ đảm bảo dinh dưỡng, việc chăm sóc sức khoẻ, dân số được học hành, giảm tình trạng đói nghèo và hạn chế hố ngăn cách giàu nghèo trong xã hội ….vv .hay nói cách khác là nó đảm bảo cho mọi người có việc làm, giải quyết được mọi vấn đề về phúc lợi xã hội, công bằng, thu nhập. Tính bền vững về mặt môi trường Tính bền vững về mặt môi trường thể hiện ở việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn được sự đa dạng về sinh học, hạn chế ô nhiễm và cải thiện môi trường ….vv. Và để xây dựng được một quá trình phát triển bền vững thì phải có sự góp sức của mọi người có liên quan. II.2. Bền vững trong thuỷ sản và các chính sách về phát triển bền vững. Ngành thuỷ sản với phát trỉên bền vững . Việt Nam có diện tích đất liền rộng khoảng 330,369 nghìn km và một vùng đặc quyền kinh tế khoảng 1 triệu km vuông và một bờ biển kéo dài trên 3260 km không kể các đảo .Việt Nam cũng là một quốc gia giầu tiềm năng về đất ngập nước, có nhiều sông suối và hồ chứa nước, giầu hệ sinh thái biển ven- biển và hệ sinh thái thuỷ vực .Việt Nam là một quốc gia lớn ven biển Đông, được xem như là một quốc gia có tiềm năng lớn nhất về khả năng phát triển thuỷ sản trong khu vực cũng như trên thế giới. Vì thế thuỷ sản được xem như là một ngành có vị trí quan trọng trong các nghành kinh tế quốc dân cũng như trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam đặc biệt chính phủ trong những năm tới đã xác định thuỷ sản là một trong những ngành mũi nhọn và được ưu tiên phát triển mạnh. Mặt khác tôm đang là sản phẩm được ưa chuộng trên thế giới của Việt Nam, giá tôm các loại của Việt Nam đều đắt hơn tôm của các nước khác trong khu vực và trên thế giới tham gia vào thị trường xuất khẩu. Trong bối cảnh trên con người và người dân đã và đang khai thác tiềm năng mặt nước một cách bất hợp lý cũng như chưa có quy trình công nghệ đáp ứng nhu cầu của sản xuất, của các dự án trong việc xử lý các loại chất thải rắn, lỏng, khí .trong quá trình nuôi trồng sinh ra.Chính vì vậy mà trong những năm gần đây nước ở các cửa sông các hồ chứa đã bị ô nhiễm nặng nề, ảnh hưởng ngiêm trọng đến sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm, môi trường.Từ đó tác động lớn đến kinh tế xã hội của vùng trong hiện tại cũng như trong mai sau. Để giải quyết vấn đề đó ta phải làm tốt công tác xây dựng các dự án phát triển bền vững, toàn dân phải tham gia .Chính vì vậy chúng ta phải hiểu rõ về phát triển bền vững, để từ đó chúng ta có được các giải pháp một cách tương đối toàn diện. Và có thể nói rằng phát triển bền vững là con đường tất yếu của Việt Nam nói chung và ngành thuỷ sản nói riêng cũng như trong nuôi trồng thuỷ sản . Ta có thể nhìn thấy trong những năm gần đây người dân đã không ở ít nơi, phá rừng ngập mặn để nuôi tôm và cũng từ đó có một người mới đây được thủ tướng chính phủ khen tặng cũng chỉ vì người này đã không phá rừng để nuôi tôm, bởi vì chính những hành động của người dân này trong cùng thời gian đó ông đã không phá rừng để nuôi tôm mà ngược lại ông đã trồng thêm rừng để nuôi tôm Đó cũng bởi vì con người đã khai thác tài nguyên và đã sử dụng không hợp lý, theo tình tóan của các chuyên gia WB chỉ riêng lợi ích kinh tế về việc phá rừng ngập mặn ở Việt Nam để nuôi tôm đã gây thiệt hại khoảng 140 triệu USD mà chưa kể tới những thiệt hại về môi trường và sinh thái . Ngoài việc mâu thuẫn trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên thì thực chất của vấn đề lại nằm trong sự quản lý kém cỏi của các cấp quản lý cũng như các nhà quản lý dự án và sự phối hợp trong các cấp chính quyền của các địa phương. Định hướng trong hoạt động để đưa Việt Nam phát triển bền vững trong thời gian tới đó chính là phải phát triển và xây dựng các vùng phát triển bền vững mà hạt nhân của các vùng đó chính là các dự án .Trong đó ở các vùng có diện tích mặt nước thì các dự án nuôi tôm là một phần trong đó, hơn nữa nguồn nước là một phần thiết yếu của cuộc sống con người cả trong sinh hoạt cũng như trong hoạt động sản xuất và kinh doanh Điều quan trọng hơn cả là các vùng có các dự án nuôi tôm thì đa phần là ở ven biển các vùng cửa sông nơi mà vấn đề xã hội còn nhiều bức xúc cả về trình độ dân trí cũng như về đời sống xã hội còn nhiều khó khăn, thu nhập thấp, đông dân cư.Chính vì vậy vấn đề xây dựng các dự án nuôi tôm bền vững trở thành một vấn đề ngày càng cấp thiết hơn bao giờ hết và đây là một điều vô cùng khó khăn cho công tác này. Như vậy ngành thuỷ sản đang ở bước ngoặt quan trọng.Vai trò và những đóng góp của ngành đối với sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước, đối với công cụôc xoá đói giảm nghèo và tạo kế sinh nhai cho cộng đồng dân cư là hết sức quan trọng .Các nguồn tài nguyên thuỷ sản, môi trường ven biển và vùng ven bờ củaViệt nam cần được khai thác và sử dụng có hiệu quả. Hiện nay, các kế hoạch các dự án, các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội nghành, mang tính tự phát, ưu tiên khai thác và ít chú ý đến bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.Nó cũng dễ dẫn đếnviệc chỉ chú ý đến ngành mình, ít chú ý đến ngành khác ,người khác.Các hệ thống tài nguyên thiên nhiên, vì thế bị chia cắt , chức năng hệ thống nhất và hoàn chỉnh của các hệ thống tài nguyên nói chung và ở vùng bờ nói riêng bị phá vỡ, hễ xảy ra các sự cố sinh thái -môi trường.Sự phát triển như vậy là không bền vững, ảnh hưởng đến các mục tiêu lâu dài, của các cộng đồng địa phương, của các ngành và đất nước các mâu thuẫn trong việc sử dụng các tài nguyên đất ngập nước, biển và vùng bờ chẳng những không được giải quyết mà càng ngày càng sâu sắc. Bởi thế, con đường đúng đắn nhất để phát triển vùng bờ nói chung và ngành thuỷ sản là hướng tơí bền vững: Nguồn lợi thuỷ sản và nguồn lợi ven bờ, phải được sử dụng lâu dài, vừa thoả mãn được nhu cấu trước mắt trong sức chống chịu của các hệ sinh thái ,vừa duy trì được nguồn tài nguyên cho các thế hệ mai sau.Như vậy quản lý vùng bờ và ngành thuỷ sản hiệu quả phải dựa trên cơ sở tiếp cận hệ thống, đa ngành và tiếp cận sinh thái, phải cân nhắc tính hữu hạn, của các hệ thống thuỷ vực, các hệ thống tự nhiên ở vùng bờ và nhu cầu phát triển của các ngành khác. Từ góc nhìn của ngành thuỷ sản, có thể hiểu phát triển bền vững theo mấy khía cạnh cụ thể sau: Duy trì chất lượng môi trường và bảo toàn chức năng của các hệ thống tài nguyên thuỷ sản như các hệ sinh thái thuỷ vực, các hệ sinh thái biển và vùng ven bờ. Phát triển một ngành kinh tế , bảo đảm hiệu quả kinh tế,bảo đảm lợi ích lâu dài. Phát triển phải đi đôi với công bằng xã hội và đảm bảo cho một xã hội đi lên các chỉ tiêu về cuộc sống và mức sống phải nâng được nâng cao Trong quá trình hội nhập và xây dựng nền kinh tế phát triển theo nền kinh tế, có sự quản lý của nhà nước, chúng ta đã và đang khai thác mọi nguồn tài nguyên thiên nhiên trong công cuộc đổi mới, song song với quá trình đó là quá trình thải ra chất thải .Trong nuôi trồng thuỷ sản, nước là môi trường cung cấp môi sinh cho các thuỷ sinh vật, đảm bảo những gì cần thiết cho cuộc sống của các loài nhưng đây cũng là nơi chứa đựng mọi thứ thải ra của các loài thuỷ sinh vật . Trong tự nhiên, chu trình vật chất đó có thể được duy trì được nếu như mọi hoạt động nhất là hoạt động của con người trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên không vượt qúa khả năng cung cấp và chứa đựng của thiên nhiên .Từ đó đặt ra vấn đề sử dụng hợp lý nguồn lợi từ mặt nước, đảm bảo cho mục đích phát triển lâu bền . Trong các dự án thuỷ sản, đó là quá trình xây dựng các công trình quy trình nhằm sử dụng các nguồn tài nguyên mặt nước, nhằm thu lại những hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội, môi trường .Vậy vấn đề đặt ra lúc này là khi dự án được đưa vào hoạt động thì nó cần sử dụng các nguồn lực kinh tế, xã, hội và tài nguyên thiên nhiên từ đó có sự tác động ngược trở lại .Nếu dự án không giải quyết thoả đáng những mâu thuẫn trong các vấn đề về hiệu quả kinh tế của dự án cũng như vấn đề về công bằng xã hội .Cũng như các vấn đề về xử lý các chất thải ra trong quá trình nuôi trồng để đảm bảo cho môi trường không bị quá tải, thì dự án sẽ không đảm bảo phát triển lâu bền . Mục đích cuối cùng của phát triển bền vững, rút cục cũng là phúc lợi của con người, cụ thể là chất lượng cuộc sống của con người cả về mặt vật chất cũng như tinh thần. Tăng trưởng kinh tế không phải chỉ là để tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường cũng không phải chỉ để bảo vệ môi trường, mà tất cả vì hạnh phúc của con người .Những nỗ lực của quốc gia trong việc giảm đói nghèo, hạn chế sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo cũng là nhằm đạt được một sự phát triển bền vững về mặt xã hội . Kinh nghiệm nhiều nước cho thấy, tình trạng nghèo khổ kết hợp với sự lỏng lẻo của luật pháp và sự yếu kém trong công tác quản lý, đã dẫn tới những tệ nạn xã hội và các mối bất an trong xã hội, thậm chí đe doạ an nguy của cả một quốc gia .Lúc đó con người, kể cả người giầu cũng không thể sống yên vui hạnh phúc được .Còn với người nghèo thì tất nhiên lại càng khổ cực hơn . Sự công bằng trong xã hội đó chính là khả năng các thành viên trong việc tiếp cận các nguồn lực cùng các cơ hội .Công bằng xã hội cũng còn được hiểu là công bằng trong cùng thế hệ và công bằng giữa các thế hệ. Công bằng giữa các thành viên trong xã hội là điều kiện cần thiết để cho mọi người cùng có thể đồng tâm hiệp lực cho sự phát triển lành mạnh của xã hội Phải làm sao để mỗi cá nhân đều cảm thấy rằng mỗi hành động tích cực của mình là không vô ích và cũng tạo nên hạnh phúc cho mình. Công bằng giữa các thế hệ của một xã hội là điều kiện cần thiết cho xã hội đó phát triển bền vững, lâu dài và ngày càng tốt đẹp hơn.Việt Nam có câu nói rất hình ảnh là "đời cha ăn mặn đời con khát nước" đó là điều nên tránh. Để xây dựng các dự án mà phải mắc nợ nần từ đời này sang đời khác là một hình ảnh phản diện cho phát triển bền vững, hoặc xây dựng các dự án xong để lại các phế thải và môi trường nước bị ô nhiễm nặng nề, đất bùn, đất đáy bị đá hoá, chai hoá ...là một bức tranh có ý nghĩa về mặt kinh tế và môi trường cũng như xã hội.Người ta thường cảnh cáo rằng, phải coi chừng thế hệ này đừng để lại những gánh nặng cho thế hệ mai sau và thường lấy hình ảnh của xu thế cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên và suy thoái chất lượng môi trường .Đó việc đương nhiên là việc cần thiết phải làm .Nhưng cũng có ý kiến nêu lên rằng không nên cường điệu một chiều, không nên chỉ thấy một mặt của vấn đề là tài nguyên và môi trường, cũng không nên chỉ thấy xu thế một chiều là xu thế phát triển tiêu cực Mỗi thế hệ không chỉ để lại các hậu quả mà phải có các tài sản các công trình …vv . Các chính sách với phát triển bền vững ở Việt nam Việt nam đã có các chính sách về bảo vệ khí quyển, chống sự thay đổi khí hậu, bảo vệ ozôn, chống ô nhiễm không khí ..Bảo vệ đất đai trong canh tác và nuôi trồng, chống chặt phá rừng, bảo vệ đa dạng hoá sinh học, tài nguyên nước ngọt, biển Đông và các vùng ven bờ, các quy định về chất thải và xử lý chất thải cũng như đã cấm lưu hành các chất có độc hại với môi trường và sức khoẻ con người ..vv. Các chính sách về xoá đói giảm nghèo ở trên các vùng nông thôn miền núi, các dự án phát triển nông thôn, nông nghiệp cũng như có chính sách về phát triển một nền nông nghiệp bền vững trong tương lai . II.3. Phương pháp xác định, đánh giá phát triển bền vững. Phát triển bền vững, là một vấn đề hết sức mới mẻ chính vì vậy hiện nay ở Việt Nam còn có những tranh cãi xung quanh khái niệm phát triển bền vững cũng như các phương pháp xác định, đánh giá chúng .Trong chuyên mục này chúng ta sẽ đi theo một góc độ hoàn toàn riêng biệt, đó là phát triển bền vững dưới góc nhìn của nhà kinh tế học và qua đó các phương pháp xác định đánh giá cũng sẽ theo góc độ này . Như chúng ta đã biết phát triển bền vững trong các dự án nói chung và các dự án trong công nghiệp trong thuỷ sản nói riêng đều được hiểu là bền vững trên hai khía cạnh đó là : Kinh tế và xã hội, chính vì vậy chúng ta cũng sẽ thiết lập phương pháp xác định, đánh giá theo ba khía cạnh này . II.3.1. Tiêu chí đánh giá bền vững về mặt kinh tế . Bền vững về mặt kinh tế của dự án là một mặt hết sức quan trọng của dự án, kể cả khi soạn thảo cũng như khi thực hiện và càng đặc biệt quan trọng hơn với các dự án trong công nghiệp và trong thuỷ sản, phát triển công thôn . Vì các dự án này hoạt động có hiệu quả hay không, quy mô dự án cũng như cơ cấu các nguồn vồn, ..nó ảnh hưởng trực tiếp đến lỗ, lãi, thu, chi của dự án cũng như lợi ích thiết thực của dự án mang lại cho nhà đầu tư cũng như cho xã hội và cộng đồng . Trên cơ sở đó đánh giá được hiệu quả về mặt tài chính, tính hợp lý của những lợi ích và sự an toàn về phương diện tài chính của dự án đầu tư . Đồng thời, cũng là cơ sở quan trọng để tiến hành nghiên cứu phân tích kinh tế xã hội và môi trường của dự án . Để dự án bền vững về mặt kinh tế ta phải tiến hành đánh giá về hiệu quả tài chính của dự án .Muốn đạt được mục đích này trong quá trình phân tích hiệu tài chính cần phải sử dụng các phương pháp phân tích thích hợp và sử dụng hệ thống các chỉ tiêu kinh tế tài chính cần thiết . Thường trong các dự án người ta thường tiến hành theo các hướng, bước với nội dung và trình tự như sau: Xác định tổng vốn đầu tư và cơ cấu các nguồn vốn đầu tư của dự án. Tính toán một số chỉ tiêu kinh tế tài chính của dự án . Hiệu quả tài chính vốn đầu tư của dự án . Phương án trả nợ ( nếu có ). Đánh giá độ an toàn về tài chính của dự án . Những rủi do và phương án dự phòng . a).Xác định tổng vốn đầu tư và cơ cấu nguồn vốn. Tổng vốn đầu tư. Trong bất kỳ dự án đầu tư nào thì tổng vốn đầu tư là một trong các nội dung quan trọng nhất cần phải lưu ý . Tổng vốn đầu tư là gì ? Tổng vốn đầu tư của một dự án bao gồm vốn cố định, vốn lưu động, lãi vay trong thời gian xây dựng (nếu có ). Trong đó : Vốn cố định của mỗi dự án được xác định vào như cầu về chi phí ban đầu và chi phí xây dựng cơ bản của dự án : Vốn cố định = Chi phí ban đầu + Chi phí cơ bản Trong đó, chi phí ban đầu bao gồm : Chi phí thành lập , nghiên cứu dự án, chi phí chuyển giao công nghệ, chi phí đào tạo tư vấn, chi phí công trình tạm, chi phí thí nghiệm, chi phí quản lý ban đầu . Chi phí cơ bản bao gồm: -Chi phí máy móc thiết bị, chi phí vô hình( ví dụ như các bằng phát minh, bí quyết công nghệ ...), Chi phí cây con và các chi phí cơ bản khác . Vốn lưu động : Vốn lưu động của dự án được xác định dựa vào nhu cầu về chi phí sản xuất, chi phí lưu thông của dự án . Vốn lưu động = Chi phí sản xuất + Chi phí lưu thông Chi phí sản xuất bao gồm : Chi phí nguyên vật liệu, phân bón, thức ăn ......vv; Chi phí điện nước, nhiên liệu.....;Tiền lương, bảo hiểm xã hội ; Chi phí phụ tùng thay thế ; Chi phí đóng gói, bao bì, chế biến ; Chi phí sản xúât khác. Chi phí lưu thông bao gồm: Chi phí sản phẩm dở dang ,tiền mặt đang nằm trong lưu thông, giá thành hàng hoá bán chịu và chi phí lưu thông khác. Căn cứ vào mức tối thiểu của tài sản lưu động nợ và có để người ta dự trù mức vốn lưu động cần thiết, hay là : Vốn lưu động thuần tuý = Tài sản lưu động Có -Tài sản lưu động Nợ Và từ đây người ta xây dựng các bảng dự trù vốn đầu tư, tính toán các chỉ tiêu khác, ví dụ như hệ số luân chuyển =360 ngày :Số ngày dự trữ tối thiểu. (Xem bảng dự trù nguồn vốn ở bên dưới ) Bảng dự trù nguồn vốn đầu tư Hạng mục Thời kỳ xây dựng thời kỳ sản xuất Tổng VĐT đến năm định hình năm 1 năm 2 ......... năm n I.Đầu tư vào TSCĐ khoản .. khoản .. khoản .. II. Vốn lưu động chi phí.. chi phí.. chi phí.. II. tổng vốn đầu tư b). Xác định cơ cấu nguồn vốn . Xác định cơ cấu các nguồn vốn của dự án là tính toán tỷ lệ và số lượng từng nguồn vốn được huy động đầu tư vào dự án . Bao gồm : Vốn ngân sách cấp (vốn cấp ban đau và cấp b._.ổ sung), vốn tự có ( tự huy động, vốn góp liên doanh, cổ phần ...), vốn vay ( ngắn hạn, trung hạn, dài hạn ), và các nguồn vốn khác . Và người ta cũng lập bảng dự trù nguồn vốn như sau: Bảng dự trù các nguồn vốn Hạng mục Thời kỳ xây dựng Thời kỳ khởi sự Tổng VĐT đến năm định hình Năm1 ........ Năm n I.tổng vốn đầu tư II. Các nguồn vốn Vốn vay: Vay dài hạn Vay ngắn hạn Vốn ngân sách cấp III.Vốn tự có c). Tính toán một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu của dự án . Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Để có thể xác định được giá bán và lợi nhuận hàng năm của dự án đầu tư chúng ta phải xác định được giá thành của sản phẩm thông qua giá thành dự trù . Trước hết chúng ta phải xác định phí sản xuất, nó bao gồm chi phí ngyên vật liệu, nhiên liệu vật tư công nghiệp, thuỷ sản, điện nước tiêu dùng trong sản xuất, tiền lưong bảo hiểm xã hội, bao bì, vận chuyển bốc xếp trong sản xuất và các chi phí khác . Giá thành xuất xưởng bao gồm toàn bộ chi phí sản xuất cộng với chi phí phân xưởng , thiệt hại trong sản xuất, chi phí quản lý xí nghiệp Giá thành sản phẩm bao gồm giá thành xuất xưởng cộng với chi phí ngoài sản xuất, chi phí tài chính, khấu hao cơ bản, thuế và trừ đi những khoản làm giảm giá thành ( nếu có). Xác định tổng doanh thu hàng năm của dự án . Trên cơ sở tính toán được giá thành, can cứ vào phẩm cấp của sản phẩm, tuỳ theo tình hình thị trường và các yếu to của cạnh tranh để dự kiến giá bán, từ đó làm cơ sở cho việc dự toán doanh thu hàng năm của dự án. Doanh thu hàng năm Hạng mục Thời kỳ sản xuất Năm sx ổn định A.DT tiêu thụSP Năm 1 Năm2 Năm ... 1.SP chính Tiêu thụ trong nước XK 2.SP phụ SPphụ 1 SPphụ 2 .....vv B.hoạt động dv C.DT khác D.Các khoản thanh lý E.Tổng DT Dự tính lỗ lãi của dự án Dự án lỗ hay lãi chính là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư hay của các nhà quản lý dự án và cũng chính là một trong những căn cứ để quyết định đầu tư hay không ? Để tính lợi nhuận trước hết ta phải tính được lãi gộp . Lãi gộp là lãi chưa trừ các khoản thuế, các chi phí tài chính ( chưa kể lãi tiền vay và thuế ), chỉ tiêu này cho phép nhà đầu tư tính toán được hiệu quả kinh tế khi đầu tư. Sau đó tính đến lãi trước thuế, chỉ tiêu này được tính bằng lãi gộp trừ đi các chi phí về tài chính, tiếp đến tính đến chỉ tiêu lãi chịu thuế VAC, thuế thu nhập doanh nghiệp .Cuối cùng sẽ tính đến chỉ tiêu lãi ròng .Đây là lợi nhuận thuần tuý mà doanh nghiệp, nhà đầu tư được hưởng từ dự án, đây là điều mà nhà đầu tư quan tâm . Dự tính tổng kết tài sản của dự án Là dự trù cân đối giữa tài sản có và tài sản nợ trong quá trình thực hiện dự án .Nó được tính trên bảng tổng kết tài sản của dự án . Bảng tổng kết tài sản của dự án Hạng mục thời kỳ xây dựng Thời kỳ sản xuất năm 1 năm2 năm... I.Tài sản Có 1.TSCĐ(GTCL) Nguyên giá Đã khấu hao 2.TSCĐ Vốn quỹ tiền mặt TSCĐ hiện vật II.Tài sản Nợ 1.Nợ ngắn hạn phải trả 2.Vay dài hạn,ngắn hạn 3.Thu nhập chưa phân phối 4.Vốn đã có và huy động Báo cáo ngân lưu tài chính của dự án Khi đã phân tích đầy đủ mọi dữ liệu, đối với nội dung của dự án đầu tư, từ đó chúng ta sẽ tiến hanh xây dựng báo cáo ngân lưu tài chính của dự án .Báo cáo ngân lưu của dự án được xác định trên các khoản thu chi vào kế hoạch đầu tư và sự vận hanh của dự án, nó được xây dựng theo bảng sau . Hạng mục năm Giai đoạn XDCB giai đoạn sx 0 1 ..... 3 4 ....... n CáC KHOảN THU DT bán hàng giá trị thanh lý ............. .............. A.NGÂN LƯU VàO(+) CáC KHOảN CHI CP ban đầu CP đầu tư XDCB CPsx CP lao động .......... B. NGÂN LƯU RA(-) Ngân lưu ròng(A-B) Báo cáo ngân lưu tài chính của dự án d)Phân tích hiệu quả tài chính vốn đầu tư của dự án Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng giá hiện hành Một số chỉ tiêu của dự án sẽ được tinh toán trực tiếp theo giá trị đồng tiền hàng năm thực hiện dự án mà không quay về giá gốc để so sánh . Các chỉ tiêu về hiệu quả đánh giá tài chính dự án chỉ tiêu Năm sx năm1 năm2 năm3 năm.... Vòng quay vốn lưu động lãi ròng/Vốn ĐT Lãi rong/Vốn cố định Lãi ròng/DT Vốn ĐT/DT DT/Vốn ĐT Vốn cố định/DT DT/Vốn cố định Trong đó : Số vòng quay của vốn lưu động là số lần quay của vốn lưu động trong một năm và được tính theo công thức sau: Số vòng quay vốn lưu động = Tổng doanh thu-Khấu hao Vốn lưu động Tỉ suất lợi nhuận theo vốn đầu tư được tính theo công thức: Tỷ suất lợi nhuận Lãi ròng theo vốn đầu tư Tổng vốn đầu tư *100% Hệ số lợi nhuận, cho phép ta thấy được mức lãi ròng thu được trên mỗi một đồng doanh thu Lãi ròng Hệ số lợi nhuận theo doanh thu = Tổng doanh thu Mức doanh thu theo vốn cố định cho thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định dự án. Mức doanh thu theo vốn cố định = Doanh thu Vốn cố định Các chỉ tiêu hiệu quả dùng hiện giá. Các chi tiêu hiệu quả dùng hiện giá là các chi tiêu vô cùng quan trọng với bất kỳ dự án nào, nó tính toán toàn bộ hiệu quả tài chính của dự án trong toàn bộ thời gian hoạt động của dự án .Bao gồm các chi tiêu sau: Tổng lãi ròng (NPV=) Tỷ suất thu hồi nội bộ (IRR) Tỷ số lợi ích /chi phí (B/C). Thời gian hoàn vốn đầu tư.(T) Trong các chỉ tiêu này thì NPV, IRR, L/C , càng cao thì càng tốt ngược lại chỉ tiêu thời gian hoàn vốn đầu tư càng ngắn thì dự án càng có hiệu quả về mặt tài chính . .Xác định điểm hoà vốn của dự án . Tại sao chúng ta phải tìm hiểu điểm hoà vốn của dự án ? Dó chính là vì khi chúng ta xác định được điểm này thì chúng ta có thể biết tại ngưỡng nào thì dự án còn có hiệu quả và tại ngưong nào thì dự án sẽ lỗ, cũng như tại điểm hoà vốn dự án sẽ trang trải vừa đủ các chi phí bỏ ra .Chính vì vậy mà chỉ tiêu này trơ thành quan trong trọng việc xây dựng các chỉ tiêu xác định hiệu quả của dự án, nó cho phép người ta tính theo giá hiện hành và chỉ tính cho số năm mà dự án hoạt động đã ổn định . Nếu doanh thu đạt thấp hơn điểm hoà vốn thì dự án sẽ bị lỗ, ngược lại nếu doanh thu trên điểm hoà vốn thì dự án có lãi, ở trên càng cao thì có lãi càng lớn . Điểm hoà vốn là giao của hai đường biểu diễn doanh thu và đường biểu diễn chi phí . Đánh giá độ an toàn về tài chính của dự án . Đảm bảo độ an toàn về mặt tài chính là một yêu cầu rất quan trọng đối với một dự án khả thi hay nói cáh khác tình khả thi của dự án phụ thuộc nhiều vào độ an toàn của dự án .Ta có thể dùng một số các chỉ tiêu về độ an toàn của dự án như : Chỉ tiêu về độ an toàn của vốn, khả năng trả nợ, độ nhạy của dự án . Trong đó các chỉ tiêu về độ an toàn của vốn là: Vốn tự có Tỷ lệ vốn tự có = ---------------------- Tổng vốn đầu tư Tỷ lệ lưu hoạt = Tài sản lưu đông Có Tài sản lưu động Nợ Khả năng trả nợ = Tích luỹ Ngạch số trả nợ Các chỉ tiêu tài chính của dự án muốn bền vững trong tương lai chúng ta phải xem xét các chỉ tiêu mang tính ổn định mà trong đó quan trọng nhất là các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận của dự án, vì suy cho đến cùng dự án mong muốn thu về lợi nhuận cho nhà đầu tư và cho xã hội . Để tính được các chỉ tiêu này trong các dự án nuôi tôm ven biển chúng ta có một số vấn đề thống nhất như sau: Công suất của dự án đã được thống nhất trong quá trình lựa chọn đầu tư của dự án .Như vậy chúng ta đã có sản lượng hàng năm : Qt. Trong hoạt động nuôi trồng thuỷ sản có nhiều rủi ro cũng như các nhân tố ảnh hưởng khác đến sản lượng của dự án, Giá của sản phẩm ta có thể xác định như sau: Pt = Kt* Po. Trong đó : - Pt : Giá của sản phẩm năm thứ t. - Po : Giá của sản phẩm năm hiện tại. - Kt : Hệ số trượt giá năm thứ t Như vậy, chúng ta có thể tính được doanh thu của dự án hàng năm dựa vào bảng doanh thu và bảng giá của sản phẩm từng năm, kết hợp với bảng chi phí của dự án từng năm chúng ta đã thu được bảng lợi nhuận từng năm . II.3.2.Các chỉ tiêu đánh giá bền vững về mặt xã hội . Hiệu quả xã hội được đánh giá thông qua hệ thống các chỉ tiêu như sau : -Chỉ tiêu về tuổi thọ của dân cư trong vùng của dự án, sự tăng lên của tuổi thọ trung bình của dân cư trong vùng dự án trong thời kỳ dự án nó phản ánh tổng hợp về tình hình sức khoẻ của dân cư tỉ lệ thuận với mức sống được tăng lên . - Mức tăng dân số hàng năm, chính mức tăng dân số tự nhiên này là một chỉ số gắn liền với mức thu nhập bình quân đầu người, nếu số dân càng tăng cao thì xã hội càng lạc hậu và ngược lại . -Số calo bình quân đầu người, nó phản ánh mức cung cấp các loại nhu cầu thiết yếu về dinh dưỡng cho mọi người dân về lương thực thực phẩm hàng ngày được quy đổi về calo .Nó cho thấy nền kinh tế đã giải quyết vấn đề cơ bản như thế nào . -Tỷ lệ người biết chữ, có đi học trong dân số hay tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường được đi học, nó phản ánh trình độ phát triển và mức độ biến đổi về chất của xã hội, xã hội càng hiện đại thì đầu tư cho giáo dục ngày càng nhiều hay văn minh đi liền với xã hội phát triển . -Ngoài ra còn có các chỉ số khác về cơ sở hạ tầng như điện nước, y tế ...Các chỉ số về tỷ lệ thất nghiệp, công bằng xã hội và phân phối lại thu nhập cũng như mức độ tự do của người dân. Như vậy, các chỉ tiêu quan trọng trong các chỉ tiêu đánh giá các tác động đến xã hội của dự án và nó quyết định đến các vấn đề khác của cuộc sống cũng như chất lượng cuộc sống của người dân đó là thu nhập, việc làm của người dân vùng dự án khi dự án đi vào hoạt động. Số người sẽ có việc làm trong vùng dự án khi dự án đi vào hoạt động Tỷ lệ LĐ có việc làm từ dự án = Số người có việc làm từ dự án Số người không có việc làm trước khi có dự án. Khi dự án hoạt động người dân sẽ được hưởng lợi từ dự án cụ thể là họ sẽ có thêm nguồn thu nhập mà dự án đem lại cho người dân vùng dự án . Thu nhập của dân cư = Lợi nhuận của dự án vùng dự án Tổng số dân cư vùng dự án Ngoài ra, chúng ta còn phải tính các thu nhập từ các việc làm khác mà dự án đem lại cho người dân hàng năm khi dự án hoạt động, ví dự như các hoạt động duy tu bảo dưỡng các hạng mục công trình cũng như các hoạt động tiêu thụ, các dịch vụ cung cấp cho dự án mà người dân vùng dự án đươc hưởng . Chúng ta phải tìm hiểu và đánh giá các việc làm này có ổn định hay chỉ là các việc làm mang tính thời vụ, để qua đó mới đánh giá được cụ thể tính ổn định các việc làm mà dự án tạo ra co lâu dai fvà có tính ổn địng cao hay không từ đó đánh giá tính ổn định của thu nhập người dân vùng dự án . II.3.3.Các chỉ tiêu đánh giá mức độ bền vững về môi trường. Môi trường bền vững hay không được đánh giá qua các chỉ tiêu về sinh quyển, khí quyển, đất đai, thuỷ quyển . Thực chất là, các chỉ tiêu đánh gía độ bền vững của hệ sinh thái trong quá trình con người khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên nhằm mục đích phục vụ cho con nguời trong sinh hoạt và sản xuất. Chỉ tiêu đánh giá độ bền vững của khí quyển. Đó chính là các chỉ tiêu đánh giá độ trong lành của không khí và nồng độ các chất, mà quan trọng nhất trong đó là tỷ lệ của các chất, ví dụ như : Ô xi, nitơ, cácbon, amôniac, mêtan..và các chất gây độc hại đến sức khoẻ con người khác. Đặc biệt người ta quan tâm đến các chất gây hiệu ứng nhà kính, các chất là phá huỷ tầng ôzôn. b).Các chỉ tiêu đánh giá độ bền vững của đất đai . Dựa vào cấu tạo của nguồn đất trước khi con người tiến hành khai thác và sau khi con người dã sử dụng ngồn lợi từ đất đai để thu lợi nhuận .Người ta sẽ tiến hành đánh giá các tác động của các quá trình này đã tác động lên đất đai như thế nào dựa vào các thông số người ta thu được và từ đó có các phương pháp để xử lý khác nhau . Mặt khác cũng tuỳ theo mục đích sử dụng mà người ta tiến hành các phương pháp đánh giá khác nhau, chẳng hạn trong thuỷ sản, diện tíchc dùng để nuôi tôm khác với diện tích dùng để nuôi cá. Ngoài ra, còn tuỳ vào nguồn chất thải mà người ta sẽ sử dụng các chỉ tiêu để đánh giá các tác động làm thoái hoá đất đai. c.).Các chỉ tiêu đánh giá độ bền vững của thuỷ quyển . Chủ yếu đây là các chỉ tiêu đánh giá các thành phần của nước trong quá trình sử dụng và khai thác mặt nước. Đó là các chỉ tiêu đánh giá độ kiềm của nước, lượng khí oxi trong nước, các chỉ tiêu khác về thành phần của nước như canxi,magiê, đồng ...vv. Điều này liên quan đến công tác nuôi trồng và sản xuất trong nông nghiệp nông thôn chũng như trong nuôi trồng thuỷ sản .Chính từ đâu người ta sử dụng cho mục đích nào thì sẽ phải quan tâm và bảo vệ môi trường theo hướng như thế, từ đó sẽ có các phương pháp thích hợp để cho môi trường được bảo vệ và bền vững không bị suy thoái trong quá trình canh tác và sản xuất của con người Các chỉ tiêu dánh giá nguồn thuỷ sinh trong nguồn nước vì đây chính là nguồn thức ăn cũng như là các nhân tố chính làm cho môi trường nước được bền vững trong hệ sinh thái cân bằng , ngoài ra chúng còn là nguồn thức ăn phong phú cho công tác sản xuất . Chính vì vậy chúnh ta phải quan tâm và sử dụng hệ thống các chỉ tiêu để đánh giá mức độ bền vững của thuỷ sinh vật, thông thường người ta đấnh giá so vơìư mức trước khi khai thác và cố gắng cải tạo chúng theo phương pháp có thể để chúng ngày càng phong phú và có lợi với quá trình nuôi tròng và sản xuất, cũng như đi đôi với quá trình loại bỏ các nhân tố của thuỷ sinh vật có ảnh hưởng đến công tác sản xuất . Ta có thể tính toán các ảnh hưởng qua việc xem xét cụ thể một số các chỉ tiêu về chất thải và thành phần tự nhiên của môi trường, từ đây chúng ta có thể so sánh trước và sau khi có dự án các chỉ tiêu này cũng như đánh giá các tác động của dự án lên môi trường: Tỷ lệ các chất thải rắn ở trong nước . Tỷ lệ các chất axit, bazơ, các nguyên tố kim loại độc hại .... trong nước. Các chất hữu cơ trong nước. Các chất khí mà dự án tạo ra so với mức độ cho phép của tự nhiên . Tiếng ồn mà dự án tạo ra. Rác bẩn, chất thải của vật nuôi... Độ rung, nhiệt độ mà dự án tạo ra... Trên đây là một số trong các hệ thống chỉ tiêu đánh giá các tác động của sản xuất đến môi trường và từ đó chúng ta có dược cái nhìn định hình về thành phần của môi trường để từ đó chúng ta có cách giải quyết nhằm tạo ra quá trình phát triển bền vững trong kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng như trong nuôi trồng thuỷ sản . CHƯƠNG II ĐáNH GIá TíNH BềN VữNG TRONG một số Dự áN NUÔI TÔM VEN BIểN ở việt nam I.Đánh giá tổng quan các dự án nuôi tôm ven biển. Trong những năm gần đây, thuỷ sản đã và đang trở thành một mũi nhọn trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam .Đó cũng là sự thuận lợi của thiên nhiên đã ưu đãi cho Việt Nam có được với một bờ biển kéo dài một hệ thống sông ngòi kênh rạch, trong xu thế chung của xã hội con người ngày càng phát triển thì sản phẩm của thuỷ sản ngày càng được ưa chuộng . Chính vì vậy các khu nuôi trồng thuỷ sản đang được phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam và đem lại nguồn lợi không nhỏ cho nền kinh tế, con người Việt Nam , nhưng ý thức con người trong việc sử dụng các tài nguyên thiên nhiên này ra sao ? Ngày càng có nhiều các dự án nuôi tôm, nhưng trong quá trình phát triển người ta nhận thấy rằng : Sản xuất và nuôi trồng tôm ngày càng tiến lên thì ngày càng có các vấn đề phải đối mặt, đặc biệt là các vấn đề đe doạ trực tiếp đến nuôi trồng thuỷ sản cũng như hiệu quả của dự án bởi vì con người thường nhạy cảm với vấn đề tài nguyên thiên nhiên trước rồi mới nhạy cảm với vấn đề chất thải gây ô nhiễm môi trường. Đó chính là một câu hỏi không phải là dễ trả lời, bởi nguồn lợi thiên nhiên này không phải là vĩnh cửu mà nó là do ý thức của con người trong quá trình sử dụng .Để tạo ra một quá trình phát triển bền vững trong sản xuất và khai thác thuỷ sản chúng ta cần nắm vững khái niệm phát triển bền vững trong thuỷ sản . Phát triển bền vững trong thuỷ sản đó chính là một quá trình phát triển đem lại lợi ích cho hiện tại mà không ảnh hưởng đến mai sau .Hay ta có thể hiểu một cách đơn giản đó chính là quá trình sử dụng các nguồn lực trong nuôi trồng thuỷ sản một cách hợp lý . Các dự án hiện nay ở Việt nam trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản phần lớn còn ở dạng nuôi quảng canh chỉ có một số ít các dự án nuôi tôm công nghiệp, ở đây chúng ta chỉ tiến hành và nghiên cứu các dự án nuôi tôm công nghiệp vì trong tương lai chúng là các dự án chiếm chủ yếu trong sản xuất. Các dự án này hiện nay có chưa nhiều ( hơn chục dự án đang trong quá trình khai thác hoạt động hoặc trong quá trình xây dựng ), nằm rải rác khắp các vùng ven biển có tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản và có đều kiện tự nhiên thích ứng với nuôi tôm ( Tôm nước lợ, tôm xú, tôm càng ..) như khu nuôi tôm công nghiệp ở thành phố Hạ Long, khu vực đảo Tuần châu, khu nuôi tôm công nghiệp tập trung ở Đồ Sơn- Hải Phòng, ở Nghệ an có khu nuôi tôm công nghiệp Quỳnh Lưu -Quỳnh Lôi, ở Quảng Trị có khu nuôi tôm công nghiệp Vĩnh Linh, và các khu nuôi tôm công nghiệp khác ở Cà mau, Minh thuận.... Quy mô của các dự án này từ vừa và nhỏ với diện tích từ 100 ha đến 1000 ha, các dự án này đều được sự đầu tư của chính phủ và các tổ chức nước ngoaì có mối quan tâm đến chất lượng và bảo vệ môi trường, hoặc là của các tỉnh tự đầu tư để phát triển hoạt động nuôi trồng thuỷ sản, cũng như coi đó là một giải pháp hữu hiệu cho quá trình thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông thôn ở các tỉnh, chính vì vậy các dự án này đều được đầu tư đúng mức với các khoản vốn vay ưu đãi của Ngân hàng, vốn từ Ngân sách Nhà nước hoặc là vốn tài trợ của các tổ chức nước ngoài, ngoài ra có vốn góp của dân tham gia vào dự án như vai trò của một cổ đông và là người chịu trách nhiệm sản xuất chính của dự án. Mới chỉ có một số ít đi vào hoạt động tuy nhiên các dự án này đã đem lại những hiệu quả to lớn về mọi mặt kinh tế, xã hội, môi trường. Nó khắc phục được nhược điểm của của các khu nuôi tôm theo phương thức quảng canh và quảng canh cải tiến, đó là tránh tình trạng khai thác một cách kiệt quệ tài nguyên thiên nhiên dẫn đến tình trạng mất cân bằng trong môi trường thuỷ vực ven biển các vùng của sông .. Đồng thời có quan tâm đặc biệt đến vấn đề giải quyết việc làm cho người dân vùng dự án chứ không phải tình trạng mạnh ai nấy làm như trước nay . Có sự đầu tư đặc biệt vào cơ sở hạ tầng cái mà chưa từng có trước kia, trong cách nuôi trồng thuỷ sản mới này người dân không phải lo lắng nhiều đến vấn đề tiêu thụ sản phẩm vì cácdự án này ra đơì là phục vụ cho nhu cầu chế biến cho xuất khẩu . Môi trường cũng được quan tâm và cải thiện đáng kể vì trong khi xây dựng các dựa này đã có phương án giải trình các vấn đề về môi trường, Tuy nhiên vấn đề đặt ra, liệu cách hoạt động của dự án như vậy có thực sự bền vững chưa lại là câu hỏi được nhiều người quan tâm.Cũng như phương thức công nghiệp có hoàn toàn hữu hiệu trong lâu dài hay phải có sự kết hợp với các yếu tố khác của phương thức sản xuất nuôi trồng thuỷ sản trong lịch sử ? Để đánh giá và tìm tòi câu trả lời cho câu hỏi hóc búa kia chúng ta đi sâu vào hoạt động của một số dự án và đánh giá một vài chỉ tiêu của các dự án điển hình này như dự án nuôi tôm công nghiệp ở Quỳnh Lưu-Quỳnh Lộc -Nghệ An , Khu nuôi tôm công nghiệp Kiến thuỵ + Đồ sơn -Hải Phòng. Đâylà các dự án của chính phủ Việt nam có sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức của nước ngoài .Họ là các tổ chức quan tâm đến các vấn đề xã hội cũng như môi trường chính vì vậy các dự án này đã có sự quan tâm nhất định đến các vấn đề về xã hội cũng như môi trường, đặc biệt là trong xu thế của thời đại và các quan tâm khuyến khích của chính phủ trong việc nghiên cứu và áp dụng lý luận về phát triển bền vững . Các dự án như thế này hiện chưa có nhiều ở Việt nam chính vì vậy mối quan tâm lúc này là làm sao có được nhiều các dự án như thế hơn nữa. Trước hết chúng ta có thể thấy rằng các khu công nghiệp nuôi tôm ven biển này đã đem lại một hệu quả kinh tế và xã hội không nhỏ, các vấn đề về môi trường không ít đau đầu cho các nhà quản lý trước đây liệu có còn tiếp diễn ? Để trả lời đầy đủ câu hỏi này chúng ta cùng nghiên cứu và đưa ra các nhận xét từ các thông số của một vài các dự án . II.Đánh giá tính bền vững của các dự án nuôi tôm ven bỉên. II.1 Dự án nuôi tôm công nghiệp ven đường 14 Kiến Thuỵ+Đồ sơn -TP Hải Phòng. 1.Tổng quan về dự án Đây là khu nuôi tôm công nghiệp nằm ven đường 14 Hải Phòng -Đồ Sơn, cách Hải Phòng 15 km , nằm trong phạm vi đất nuôi trồng thuỷ sản của xí nghiệp nuôi trồng thuỷ sản Đồ Sơn và xí nghiệp Nuôi trồng thuỷ sản Kiến thuỵ . Phía bắc giáp với đất nuôi trồng thuỷ sản của xí nghiệp nuôi trồng thuỷ sản Kiến thuỵ Phía nam giáp đất nuôi trồng thuỷ sản của xí nghiệp nuôi trồng thuỷ sản . Phía đông giáp với đê biển . Phía tây giáp với đường 14 đi Hải Phòng (cách đường 600m). Đây là dự án nằm trong kế hoạch của tỉnh Hải Phòng, là dự án khởi đầu cho chiến lược quy hoạch nuôi tôm xuất khẩu của thành phố, với tổng diện tích nuôi trồng là 300 ha trên cơ sở xây dựng mới cơ sở hạ tầng trên 282 ha diện tích mặt nước nuôi trồng quảng canh hiện nay của xí nghiệp nuôi trồng thuỷ sản Đồ Sơn và xí nghiệp nuôi trồng thuỷ sản Kiến thuỵ,có tổng diện tích 700 ha và trở thành khu nuôi tôm cao sản theo hình thức tăng vụ thâm canh, công nghiệp, đạt năng suất tôm 2.5-3 tấn /ha gấp 8-9 lần hiện nay . Diện tích : 700 ha. Diện tích thực nuôi : 300 ha . Năng suất : 2,5-3 tấn /ha . Tổng sản lượng cho xuất khẩu : 500 tấn /năm Dự án này cung cấp khoảng 500 tấn / năm phục vụ cho xuất khẩu nhằm đáp ứmg nhu cầu chế biến cho xuất khẩu của thành phố góp phần tăng kim nghạch xuất khẩu cho xuất khẩu thuỷ sản, thu về ngoại tệ cho nhà nước. 2. Đánh giá mức độ bền vững về kinh tế của dự án . Nguồn vốn đầu tư và phân bổ nguồn vốn đầu tư. Tổng nguồn vốn đầu tư của dự án là : 73204354837,50 đồng . Trong đó nguồn vốn tự có là : 11514415941 đồng chiếm 15%. Nguồn vốn vay ưu đãi là : 35335597498 đồng , chiếm 49% . Nguồn vốn ngân sách cấp là : 26354341398 đồng nó chiếm 36% tổng vốn đầu tư . Biểu diễn trên đồ thị Bảng 1: Suất đầu tư cho 1 ha mặt nước nuôi tôm . Đv:1000đồng STT Nguồn vốn Tổng vốn Tổg DT nuôI Suất đầu t/ha * Vốn đầu t XDCB-TSCĐ 73204355 173 432147 1 vốn NS đầu tư CSHT 26345314 173 152337 2 vốn đầu tư của XN 46850013 173 270809 Trong đó : Vốn vay ưu đãI ĐT 35335598 173 204252 Vốn tự có 11514416 173 66557 Chi phí và giá thành . Khi sản xuất ổn định đạt năng suất thiết kế, nhưng còn phải trả lãi vay (vốn lưu động và vốn đầu tư ), thì chi phí sản xuất cho 1 ha là : Cho một vụ nuôi tôm : - Chi phí sản xuất : 187.387 triệu /ha . - Giá thành cho một tấn tôm: 62,6 triệu/ tấn Cho vụ nuôi cua : - Chi phí sản xuất : 53,55 triệu / ha . - Giá thành 1 tấn cua : 66,94 triệu /tấn Khi sản xuất ổn định và đã trả hết vốn vay ( từ năm thứ 8 của dự án ) Vụ nuôi tôm : - Chi phí sản xuất : 174,548 triệu / ha - Giá thành 1 tấn tôm: 58,182 triệu / tấn Vụ nuôi cua : - Chi phí sản xuất : 43,706 triệu /ha - Giá thành của 1 tấn cua: 54,633 triệu /tấn Nhu cầu vay vốn lưu động . Trong thành phần chi phí có một số chi phí có thể trả vào cuối kỳ, sau khi thu hoạch( lãi vay và thuế,,,vv). Ngoài ra hộ sản xuất có vốn tự có (tiền mặt, nhân công ) và chính vì vậy nó làm giảm các khoản chi phí về nhân công , các chi tiêu cần tiền mặt ở quy mô nhỏ khác. Do vậy nhu cầu vay vốn lưu động lớn nhất cho một ha là : 120 triệu cho một vụ . Tổng vốn lưu động cho dự án cần vay là : 20,760 triệu đồng /vụ Chu kỳ lãi vay 5-6 tháng, lãi suất tính : 0.81%/tháng Bảng 2 : Bảng tổng nhu cầu vốn Đơn vị : 1000 đồng STT Nguồn vốn Tổng lượng vốn Suất đâù t/1 ha I Vốn đầu tư ngân sách cấp 73204355 423147 - Vốn ngân sách cấp 26354341 152337 Vốn XN vay ngoàI , 35335598 204252 Vốn tự có của dân 11514416 66557 II Vốn lưu động cần vay 20760000 120000 2.Phân tích các chỉ tiêu tài chính của dự án . Ta tiến hành tính và thu được các nhận xét sau về các chỉ tiêu này . Giá trị hiện tại ròng NPV của cả đời dự án 20 năm : 116,167 >0 Tỷ suất thu hồi nội bộ : IRR=19,88% Lớn hơn rất nhiều so với định mức chỉ tiêu IRR là 7% và đáp ứng tỷ lệ khuyến cáo đầu tư của các tổ chức kinh tế IMF, WB, AB (IR>15%). Thời gian hoàn vốn đầu tư : 7 năm kể từ khi bắt đàu công việc xây dựng cơ bản cho đến khi hết dự án . T=Ivo-(W+D)pv < 0 -Đến năm thứ sáu của dự án các hộ nuôi đã tích luỹ được vốn để sản xuất do vậy không phải trả vốn vay ưu đãi . Đến năm thứ 8 đã thanh toán sông gốc vốn vay ưu đãi và bắt đầu có tích luỹ . Tỷ suất sinh lời B/C của dự án ( tính cho năm ổn định sản xuất ): ( B/C= 1.52 >1). Hoàn toàn mang tính khả thi . Bảng 3 : Các chỉ tiêu tài chính. chỉ tiêu NPV 116.167 IRR 21.97 T 7 B/C Tôm:1.52 Cua 1.2 Qhv Tôm 58.48 Cua 29.69 Bhv Tôm 5555.5 Cua 2374.8 Trong đó : Qhv là sản lượng hoàn vốn , doanh thu hoà vốn là Bhv, thời gian tính toán dự án là 20 năm. Phân tích độ nhạy của dự án . Xét độ nhạy cảm. Các yếu tố : -Tổng vốn đầu tư, giá bán sản phẩm, giá mua thức ăn, chăn nuôi, mua giống, tỷ suất chiết khấu có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của dự án, đến tính khả thi của dự án .Nhằm xem xét trong các yếu tố đó yếu tố nào có tác động ảnh hưởng lớn nhất đến NPV, chúng ta phải đi xem xét và tính toán. ở đây chúng ta giả sử cho các yếu tố này thay đổi 10% để tiến hành phân tích, từ đó rút ra các vấn đề cần quan tâm, nhằm phần nào hạn chế các yếu tố tiêu cực tác động lên dự án mặt khác phát huy các yếu tố tác động tích cực . Qua phân tích chúng ta thấy rằng: Giá bán tôm thành phẩm và giá mua thức ăn là hai yếu tố tác động tác động mạnh nhất đến NPV, mỗi 1% thay đổi của nó làm cho NPV thay đổi 3,93% và 1% (xem bảng độ nhạy ). Vì vậy, trong quá trình quản lý phải hết sức quan tâm đến hai yếu tố này, mặt hác nó cũng phụ thuộc vào chính sách vĩ mô của nhà nước . Bảng 4: Độ nhạy của dự án Yếu tố thay đổi NPV % thay đổi Chỉ sốnhạy cảm của NPV yếu tố khi thay đổi Không đổi 116.1669675 0 0 VĐT tăng 10% 109.31604 -5.9 -0.59 Giá TĂ tăng tăng 10% 105.4132943 9.26 -0.93 Giá mua tôm tăng 10% 113.6555844 -2.16 -0.22 Giá bán tôm tăng 10% 70.599871 -39.26 -3.93 Tỷ suất CK tăng 10% 105.039541 -9.58% -0.96 Để xem trường hợp xấu nhất xảy ra khi giá mua thức ăn và giá bán sản phẩm tăng và giảm tương ứng là 20% thì : NPV = 34445427 nghìn đồng IRR = 7,52% (>IRR định mức =7%) Xét độ rủi ro : Những điều kiện tự nhiên như thời tiết và khí hậu, dịch bệnh thường ảnh hưởng mạnh đến sản xuất và nuôi trồng thuỷ sản, đây là một đặc điểm tự nhiên của ngành thuỷ sản chính vì vậy chúng ta giả định là cứ ba năm sản xuất thì có một năm mất trắng, như vậy chỉ còn hai năm được mùa .Khi đó : Xác suất rủi ro là : p = 3-2 =33,33% 3 Nếu xét đến rủi ro với xác suất 33,33% thì hệ số hoàn vốn nội bộ IRRgiảm đi còn lại : IRRtt 21,97% IRRrr = ----------------- = ----------- = 16,5% 1+0,3333 1,333 Như vậy dự án vẫn có tính hiệu quả cho trường hợp xấu nhất có thể xảy ra, nó phù hợp với khuyến cáo của các tổ chức kinh tế thế giới như IMF, WB, AB.. với mức IRR=15% cho ngành nuôi trồng thuỷ sản . Kế hoạch vay trả nợ của dự án . Sau khi giai đoạn xây dựng cơ bản được kết thúc thì dự án phải đến năm thứ 5 mới bắt đầu có lãi và mới bắt đầu trả nợ .Và cho đến năm thứ 8 thì dự án bắt đầu có lãi . Trong đó vốn ngân sách nhà nước được thu hồi dưới dạng khấu hao, vốn vay xây dựng cơ bản được tính lãi : 0,58%/ tháng cho vốn vay ưu đãi của nhà nước và 0,81 %/tháng với vốn lưu động. Phân tích điểm hoà vốn (sản lượng và doanh thu hoà vốn của dự án ). Sản lượng hoà vốn của toàn vùng dự án được tính cho 10 năm đầu tiên của dự án là : Cho vụ nuôi cua năm TC FC Qhv DThv 1 2.677 2361 29,57 2.365,53 2 6.078 3508 43,97 3.517,91 3 8.629 4368 54,73 4378,33 4 8.629 4368 54,74 4378,33 5 8.629 4368 54,75 4378,33 6 7.651 4368 54,7 4376,09 7 7.651 4368 54,7 4376,09 8 7.651 3390 42,47 3397,92 9 7.651 3390 42,47 3397,92 10 7.651 3390 42,47 3397,92 Tính điểm hoà vốn cho vụ chính nuôi tôm. Năm TC FC VC Qhv DThv 1 8883,9 5768,9 3115.1 61,1 5804,2 2 21310,4 8848,9 12461.5 93,52 8884,8 3 31550,6 11159 21747.9 117,8 11191,1 4 32907 11159 22392.2 117,8 11189,1 5 33488,2 11159 22392.2 117,77 11188,3 6 32479,3 10150,1 22392.2 117,77 11188,3 7 32479.3 10150,1 22392.2 117,77 11188,3 8 30196.8 7867,6 22392.2 117,77 11188,3 9 30196.8 7867,6 22392.2 117,77 11188,3 10 30196.8 7867,6 22392.2 117,77 11188,3 2.Đánh giá hiệu quả bền vững về mặt xã hội của dự án . Các hiệu quả khác như dự án sẽ đem lại cho nền kinh tế trong vùng phát triển do tăng cung các nguyên vật liệu cho hoạt động của dự án cũng như kích thích sản suất nguyên vật liệu cung cấp cho dự án, nhờ thu nhập cao kéo theo sức mua của người dân tăng lên kích cầu trong các ngành cung ứng và sản xuất khác trong địa bàn phát triển cũng như trong phạm vi nền kinh tế quốc dân . Chính từ các nguồn thu từ thuế của dự án đem lại góp phần làm tăng ngân sách cho địa phương nhờ vậy mà có thể tăng đầu tư cho cơ sở hạ tầng và cho phúc lợi xã hội . Khi dự án này đi vào thực hiện, nó đã đem lại một hiệu quả lớn về mặt xã hội cho vùng dân cư của dự án, nhưng để xem chúng có thật sự bền vững hay không chúng ta phải đi đánh giá các chỉ tiêu . Số lao động có thêm việc làm . Khi dự án ra đời đã góp phần giải quyết việc làm cho vùng dân cư, sau năm thứ ba của dự án tức là dự án sau thời gian xây dựng cơ bản và đi vào hoạt động chính thức thì số lao động cần thiết cho dự án sẽ là 1277 lao động ( trong đó lao động tực tiếp nuôi tôm là 865 người, lao động gián tiếp và các dịch vụ khác cho dự án là 362 người , như vậy so với mức trước khi có dự án , nếu tính trên cùng một diện tích canh tác -173 ha - sẽ tạo thêm việc làm cho 700 người . Lao động cho dự án là : 1277 lao động Lao động trực tiếp là : 865 lao động Lao động gián tiếp là : 362 lao động . Lao động tăng thêm khi có dự án là : 700 người Như vậy dự án đã đem lại một nguồn lớn công ăn việc làm cho người dân trong vùng dự án, góp phần làm giảm gánh nặng cho chính quyền địa phương trong việc giải quyết các vấn đề nảy sinh từ số lao động không có công ăn việc làm trước kia cũng như vấn đề tao công ăn việc làm cho số lao động dư thừa trong ngày nông nhàn cũng như số lao động dôi ra khỏi hoạt động nông nghiệp thuần tuý mà chưa có công việc trong bất cứ ngành thuỷ công hay tiểu thương nào khac tại địa phương .Như vậy tránh lãng phí nguồn nhân lực cũng như làm t._.y dựng một chiến lược cho phát triển bền vững nói chung và các dự án nói riêng theo phương hướng mà nhà nước cùng các nhà khoa học đã vạch ra . Trong phạm vi nghiên cứu này chúng ta cùng đưa ra các phương hướng cho mục tiêu phát triển bền vững trong các dự án nuôi tôm ven biển Việt nam . Điêù quan trọng nhất là chúng ta phải đảm bảo cho nguồn lợi từ vùng ven bờ và thềm lục địa cũng như các vùng nứơc lợ vì dây là các nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quan trọng với Việt nam và với dân cư tại các vùng này cũng như với quá trình phát triển xã hội đi lên công cuộc CNH-HĐH đất nước theo định hướng XHCN(xã hội chủ nghĩa ).Đó là : -Bảo đảm cân bằng, sử dụng hợp lý và bảo vệ các hệ sinh thái quan trọng đối với phát triển ngành kinh tế thuỷ sản .Coi trọng phục hồi và bảo tồn nguồn lợi thuỷ sản.Bởi vì khi đảm bảo cân bằng trong hệ thống môi trường sẽ xây dựng được một chiến lược nuôi trồng thuỷ sản lâu dài, đảm bảo khai thác và tái sinh hợp lý nguồn lợi từ thiên nhiên, làm cho nguồn lợi từ thiên nhiên sẽ ngày càng nhiều hơn, môi trường cân bàng dẫn đến các hệ thống tự bảo vệ của môi trường hoạt động tốt sẽ trợ giúp cho quá trình nuôi trồng cũng như giúp cho môi trường ổn định, thế cân bằng tự nhiên không bị phá vỡ, con người sẽ được khai thác từ môi trường lau dài . -ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong tất cả các khâu của quá trình phát triển và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, mở rộng nuôi thâm canh và năng suất cao.Với hệ thống công nghệ hiện đại có thể giảm đi sự tác động của quá trình sản xuất đến môi trường, như sử dụng các loại hoá chất để trung hoà hoặc phân huỷ các chất có hại đến môi trường trong quá trình sản xuất cũng như công nghệ lọc nước thải, xử lý chất thải, nước thải trước khi thải ra môi trường, các dây chuyền công nghệ chế biến khép kín có thu hồi chất thải, tiến bộ trong công nghệ xây dựng...Đó là các thành tựu của con người mà ta cần ứng dụng trong sản xuất và nuôi trồng thuỷ sản . -Bảo đảm vệ sinh môi trường trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất thuỷ sản .Khi ta tiến hành chặt chẽ tất cả các khâu trong quy trình nuôi trồng cũng như khi chế biến về vệ sinh và an toàn thực phẩm sẽ làm giảm tác động đến môi trường . -Nâng cao nhận thức cộng đồng, lôi cuốn cộng đồng tham gia vào sử dụng và quản lý hiệu quả nguồn lợi thuỷ sản .Trong quan hệ với môi trường thì ý thức hệ của con người chiếm một vai trò quan trọng, trong cách nhìn nhận về môi trường mỗi nguời khác nhau nên cách xử lý các vấn đề môi trường khác nhau, khi ý thức hệ của con người được nâng cao nhận thức về mối quan hệ giữa môi trường và đời sống của con người thì người ta thấy rằng để đảm bảo cho chính cuộc sống và thu nhập lâu dài của chính bản thân mình thì phải tích cực tham gia bảo vệ môi trường .Đặc biệt chúng ta phải quan tâm vấn đề giáo dục ý thức cho người phụ nữ vì đây là đối tượng tiếp xúc nhiều đến môi trường trong cuộc sống cũng như trong sản xuất -Tăng cường thể chế và chính sách quản lý hiệu quả và bền vững ngành. Lồng ghép các cân nhắc môi trừơg vào trong các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ngành.Bên cạnh các hướng đi khác thì các biện pháp hành chính tỏ ra hữu hiệu với người dân Việt Nam trong hoàn cảnh hiện nay, cũng như các dự án các kế hoạch phát triển của các vùng, ngành phải quan tâm so sánh lợi ích giữa lợi nhuận thu được và chi phí cho môi trường để có phương án tối ưu. -Thực hiện quản lý tổng hợp vùng bờ biển dựa trên cơ sở các chính sách liên ngành, điều chỉnh và kết nối hoạt động của các ngành.Ngoài ra các ngành các cấp có liên quan phải kết hợp các hoạt động đồng bộ, tránh tình trạng đan xen gây khó khăn cho công tác xây dựng chiến lược phát triển bền vững trong các dự án cũng như trong bảo vệ tài nguyên vùng bờ của Việt nam . -Quản lý nguồn lợi thủy sản có sự tham gia của cộng đồng. Cộng đồng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công tác này, bởi vì đây là đối tượng trực tiếp tác động đến môi trường hàng ngày trong sản xuất cũng như trong nuôi trồng thuỷ sản. Cộng đồng cũng là hạt nhân của mọi quá trình, nếu có sự hợp tác tích cực họ sẽ là người tuyên truyền giáo dục các thành viên khác trong cộng đồng thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường và tham gia vào các hoạt động khác để hướng tới xây dựng một ngành thuỷ sản cũng như một nền kinh tế phát triển bền vững trong tương lai. -Thiết lập và quản lý hiệu quả các khu vực bảo tồn biển.Bên cạnh các khu nuôi trồng thuỷ sản cần phải có một vùng đệm cho môi trường để đảm bảo an toàn cho môi trường của vùng dự án. Vùng đệm này như một chiếc áo giáp an toàn cho môi trường ngăn chặn các tác động xấu đến môi trường chung của vùng, trung hoà các chất độc hại từ các dự án đảm bảo cân bằng sinh thái .Các vùng đệm này có thể ở ngay trong vùng dự án nhu một dạng nông lâm kết hợp hoặc là ở cạnh vùng dự án sao cho thích hợp và có hiệu quả cao nhất tuỳ theo từng tình huống cụ thể mà có kiến trình khác nhau. -Tăng cường năng lực quản lý nhà nước nguồn lợi thuỷ sản .Có một đội ngũ quản lý hiệu quả là rất quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững, nếu không có năng lực sẽ không thể làm việc có hiệu quả mà ngược lại còn làm cho tình hình ngày một xấu đi. -Hạn chế mở rộng nuôi trồng thuỷ sản ven biển, khuyến khích nuôi ven biển và triển khai các tiến bộ khoa học kỹ thuật để tăng năng suất nuôi trồng.Thâm canh tăng vụ như là một con đường để giảm đi sự khai thác quá mức của con người với thiên nhiên, để dành ra các khu vùng đệm cho vùng dự án hay vì phải tiến hành canh tác trên diện tích đó . -áp dụng các tiêu chuẩn môi trường ngành, khi có một tiêu chuẩn chung thì sẽ dễ dàng hơn trong công tác quản lý, kiểm soát . -Nhà nước phải ban hành các chính sách quan trọng và có các hành động cần thiết để đảm bảo phát triển một nghề cá, một ngành thuỷ sản phát triển bền vững ở Việt Nam, sự chỉ đạo hướng dẫn của nhà nước là cần thiết cả với các ngành có liên quan hay ngành thuỷ sản cũng như chính quyền địa phương các cấp trong chiến lược bảo vệ môi trường hướng tới sản xuất và nuôi trồng thuỷ sản cũng như trong khai thác đánh bắt thuỷ sản đảm bảo cho phát triển bền vững - Tăng cường chính sách hỗ trợ các cộng đồng dân cư nghèo , hoàn thiện chính sách về giao quyền sử dụng và khai thác nguồn lợi thuỷ sản .Khi người dân có được sự hỗ trợ của nhà nước trong sản xuất và nuôi trồng cũng như vốn đầu tư sẽ giúp họ phát triển sản xuất mà không phải khai thác kiệt quệ môi trường để tìn kiếm lợi nhuận nhằm mưu cầu cho cuộc sống .Ngoài ra, khi có được sự sở hữu thì họ mới quan tâm bảo vệ vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của chính họ. -.......vv III. Biện pháp nâng cao tính bền vững trong các dự án nuôi tôm ven biển. Đứng trước bài toán của phát triển đi đôi với bền vững và theo phương hướng ta đã vạch ra, có thể đưa ra một vài các biện pháp để nâng cao hơn nữa các hoạt động sản xuất và nuôi trồng thuỷ sản trong các dự án nuôi tôm ven biển hiện nay nhằm hướng tới phát triển bền vững trong tương lai, tránh tình trạng khai thác bừa bãi ảnh hưởng đến thế hệ đi sau, qua đó thế hệ mai sau không phải đi tìm cách giải quyết các vấn đề của cha ông như chúng ta đang mắc phải hiện nay .Dó cũng là con đường hữu hiệu để phát triển đất nước đi lên trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước . III.1. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế bền vững . Các dự án đều được tính toán một cách kỹ lưỡng các phương án để lựa chọn phương án hữu hiệu nhất để nhằm đem lại thu nhập cao nhất cho nhà đầu tư, nhưng trong quá trình thực hiện và xây dựng các dự án cũng như trong quá trình quản lý dự án vẫn còn nhiều thiếu sót chính vì vậy dẫn tới chi phí tăng làm giảm lợi nhuận của dự án. Thứ nhất, chúng ta phải tính toán kỹ lưỡng các chỉ tiêu tài chính của dự án và ngay khi tiến hành xây dựng dự án khả thi phải tính toán được các mức độ rủi ro để từ đó có sự lựa chọn phương án tối ưu nhất sẽ tiến hành .Đặc biệt phải tính toàn và đảm bảo phương án phải có chỉ tiêu NPV> 0 có IRR càng lớn càng có lợi, phương án nào có IRR lớn hơn thì sẽ lựa chọn, cũng như chỉ tiêu NPV càng lớn hơn không thì càng tốt . Đảm bảo kế hoạch trả nợ đúng hạn, phải tính ra được tỷ suất tính toán của dự án .Dự án phải đảm bảo hoạt đông có lãi và thu được lợi nhuận cao nhất có thể, tức là khi đó dự án đã đảm bảo có lãi, chi phí bỏ ra ít hơn nhiều so với lợi nhuận thu về . Thứ hai, đi đôi với các biện pháp làm giảm giá thành . - Phải tận dụng được nguồn thức ăn trong tự nhiên để làm giảm chi phí về thức ăn cho nuôi trồng thuỷ sản, ta phải đặt vấn đề này lên tầm quan trọng vì thức ăn nó ảnh hưởng lớn đến NPV cũng như chi phí và giá thành, các chỉ tiêu tài chính khác của dự án, đó là do giá thức ăn luôn có biến động lớn, không ổn định .Thức ăn tự nhiên vừa cho chất lượng của sản phẩm tốt lại sẵn có trong môi trường, các nguồn thức ăn này lại dễ nuôi dưỡng trong môi trường nước ví dụ như các loài vi sinh vật nhỏ, giáp xác, thân mềm, rong tảo và các loài thực vật nhỏ khác. - Hơn nữa thức ăn trong tự nhiên thích hợp và tốt hơn cho đối tượng nuôi trồng của thuỷ sản, nó đem lại chất lượng cao cho sản phẩm mà trong tương lai con người thích tiêu thụ và sử dụng các sản phẩm được nuôi trồng theo phương pháp tự nhiên hơn là các sản phẩm công nghiệp vì sẽ tránh được tỷ lệ các hoá chất trong thành phần của sản phẩm nuôi công nghiệp . Nuôi trồng đi đôi với đảm bảo môi trường để giảm thiểu các chi phí cho khắc phục hậu quả của môi trường .Hiện nay các dự án theo luật định của nhà nước đều phải có biện pháp bảo vệ môi trường, do vậy nếu không có phương án để bảo vệ môi trường thích hợp nhất thì sẽ gia tăng các loại chi phí cho việc khắc phục hậu quả . Có thể tiến hành giao khoán theo phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm để các hộ dân cư tận dụng các lao động trông gia đình nhàn rỗi, cũng như các nguồn tiền mặt, các phương thức thanh toán chi phí cho nuôi trồng tránh được tình trạng dự án phải huy động tiền vốn lưu động quá nhiều làm tăng chi phí chi việc huy động nguồn vốn .Như vậy tránh được tình trạng dự án phải huy động rất nhiều vốn lưuđộng cho sản xuất kinh doanh hành ngày, cũng như giải quyết các vấn đề khác của sản xuất . Sử dụng rừng trồng xen kẽ trên diện tích nuôi trồng thuỷ sản như một giải pháp về giải quyết các chất cặn bã, các chất thải rắn , lỏng cũng như các khí thải đặc biệt là cacbonic(CO2).Giúp nhà nuôi trồng giảm được chi phí trong việc xử lý các nguồn chất thải này cũng như làm giảm lượng chất hữu cơ tích tụ trong diện tích ao nuôi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng và sản lượng thu hoạch. Mặt khác rừng đem lại nguồn bã hữu cơ phong phú đây chính là nguồn thức ăn tự nhiên cho nuôi trồng thuỷ sản mà đặc biệt là nuôi tôm .Chính nguồn thức ăn này làm tăng chất lượng của sản phẩm và làm giảm các chi phí nuôi trồng . -Mặt khác rừng đem lại hiệu quả phòng bệnh cho đối tượng nuôi trồng thuỷ sản do các tác động tích cực của rừng đem lại làm cho môi trường ổn định chất lượng môi trường nước được nâng cao qua đó môi trường sống thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản , qua đó làm giảm chi phí cho phòng trừ và chữa bệnh cho vật nuôi .Đồng thời loại trừ các mầm bệnh cũng như kích thích tăng trưởng và sinh sản của đối tượng nuôi trồng trong thuỷ sản . -Nhưng chúng ta cũng phải chú ý trong công tác bố trí các thửa rừng trên khu nuôi trông sao cho hiệu quả cao nhất, muốn vậy chúng ta phải trồng rừng thành băng phân đều trên toàn bộ diện tích nuôi trồng ( với khoảng 1/3 diện tích ) .Toàn bộ phía bên ngoài diện tích (khu vực đê bao ) chúng ta phải ttrồng rừng để chắn gió bão, chống các nguồn nước từ bên ngoài thẩm thấu vào môi trường ao nuôi cũng như chống nguồn nước bên trong thẩm thấu ra ngoài ..ở ven bờ là thảm thực vật là môi trường sinh sống của các loài sinh vật nhỏ. Thứ ba, tính toán và loại trừ các rủi ro xây dựng được kế hoạch sản lượng và doanh thu trong những năm sản xuất của dự án, nhằm đảm bảo một tiến trình doanh thu ổn định, đem lại thu nhập ổn định cho dự án .Công việc này cần có sự góp sức của các nhà chuyên môn của các phần mềm kỹ thuật để có thể tính và loại trừ các rủi ro và xác lập doanh thu trong kế hoạch sản xuất . Thứ tư, các dự án này mang tính xã hội và cộng đồng cao chính vì vậy phải có sự hỗ trợ của nhà nước trong các khâu tiêu thụ sản phẩm cũng như có các chế độ ưu đãi về thuế, về tín dụng, về đầu tư cơ sở hạ tầng.Đây là những vấn đề vô cùng quan trọng với hoạt động của dự án, nếu dược hỗ trợ về các mặt này dự án có thời gian cũng như tiền bạc để thực hiện các giải pháp cho mục tiêu xã hội, môi trường . Thứ năm, dự án phải có đội nhũ lãnh đạo giỏi về chuyên môn, có năng lực quản lý,có tố chất của nhà kinh doanh giỏi, am hiểu về môi trường cũng như các vấn đề xã hội , biết kết hợp các mục tiêu kinh tế trong cac smục tiêu về xã hội cũng như môi trường để tìm ra những giải pháp tối ưu cho từng tình huống cụ thể . III.3.Các giải pháp nâng cao hiệu quả xã hội của dự án . Mục tiêu quan trọng của chúng ta trong khi xây dựng các dự án là phát triển xã hội và kinh tế nông nghiệp nông thôn .Tức là nâng cao đời sống xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân .Mà các vấn đề này phải mang tính ổn định cao trong lâu dài mới có tác động rõ rệt. Chính vì vậy, các giải pháp nâng cao hiệu quả xã hội của dự án phải xoáy vào các mục tiêu này . Thứ nhất, dự án phải có hiệu quả cao về mặt kinh tế và đem lại thu nhập đầu người cao cho người dân trong vừng dự án.Dự án phải hoạt động có hiệu quả cao cũng như phân phối lợi nhuận đến người dân một cách hợp lý. Dự án phải tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân để họ có nguồn thu nhập từ nhiều công việc do dự án đem lại cũng như các công việc sẵn có cùng kết hợp để đem lại một thu nhập cao hơn nữa .Bởi vì thu nhập của người dân có tăng lên hay không thì mới phản ánh được chất lượng cuộc sống của họ có được nâng lên hay không ? Và họ có nhiều tiền thì khi đó họ mới nghĩ đến vấn đề khác, tức là chỉ khi họ thoát khỏi công cuộc tìm kiếm mưu sinh kiếm sống và tìm cái ăn hàng ngày thì họ mới nghĩ đến việc con em họ có được đến trường hay không .Nhưng làm thế nào để tăng việc làm? Các hoạt động của dự án cần rất nhiều lao động chân tay, nhưng ngoài ra chúng ta có thể tổ chức các khâu khác của dự án như trong tiêu thụ sản phẩm, cụ thể là chúng ta cho phép những người buôn bán nhỏ bán các sản phẩm của dự án cho các vùng xung quanh có nhu cầu tiêu thụ sử dụng các loịa sản phẩm này, có thể mở ra các phân xưởng chế biến, sơ chế tại chỗ nhằm bảo quản tốt hơn nữa sản phẩm cũng như làm tăng giá trị của sản phẩm trước khi đem đi tiêu thụ, qua đó chúng ta cũng có thể tạo thêm rất nhiều lao động, bên cạnh đó những người tiểu thương và buôn bán nhỏ các loại dịch vụ đời sống xã hội khác như hàng ăn, hàng nước, dịch vụ khác để phục vụ cho các lao động của dự án cũng là một nguồn thu hút lao động đáng kể . Nhưng chúng ta phải quản lý các hoạt động này bằng các biện pháp hành chính để chỉ có người dân trong vùng dự án được quyền tham gia các hoạt động, dịch vụ này để tạo công ăn việc làm lâu dài và ổn định cho người dân. Khi việc làm ổn định dân an cư lạc nghiệp, thì thu nhập cũng sẽ ổn định theo, điều đó thúc đẩy người dân có nhiều mối quan tâm đến các vấn đề khác của cuộc sống hơn như chăm lo sức khoẻ, giáo dục . Thứ hai, dự án phải có sự phân phối thu nhập một cách hợp lý với dân cư trong vùng dự án, đó là phải bố trí người dân trong vùng dự án tham gia vào dự án, hoặc phải cho họ tham gia các hoạt động của dự án nếu họ không được trực tiếp tham gia sản xuất, tức là chúng ta tiến hành các biện pháp làm cho thu nhập được phân phối và phân phối lại một cách hợp lý để tạo ra một quy trình phát triển công bằng tránh tình trạng lợi nhuận chỉ tập trung trong tay một số người làm khoảng cách giàu nghèo gia tăng. Muốn như vậy, chúng ta phải tham khảo ý kiến của người dân xem họ đa số có muốn tham gia hay họ có nhận thấy rằng sự có mặt của dự án có lợi cho họ nhiều hơn hay là làm giảm quyền lợi của họ đi. Đến khi thống nhất được thì dự án mới bắt đầu được hình thành, khi đó người dân trực tiếp tham gia vào dự án và họ thấy rõ rằng tham gia là có lợi hơn cho họ. Thứ ba, xây dựng dự án đi đôi với phát triển và xây dựng cơ sở hạ tầng cho khu vực dự án cũng như các hệ thống đường, trường, trạm cho dân cư vùng dự án để đảm bảo phát triển xã hội cũng như người dân yên tâm lao động . Đẩy mạnh công tác giáo dục, nâng cao vai trò của người phụ nữ, khuyến khích và có chế độ bảo vệ sức khoẻ của phụ nữ, trẻ em. Khi dự án được hình thành chúng ta phải bố trí cho người phụ nữ tham gia các hoạt động của dự án và tránh các lao động mang tính nặng nhọc, nhằm giải phóng cho người phụ nữ khỏi các lao động nặng nhọc có hại cho sức khoẻ ảnh hưởng đến sức khoẻ bà mẹ và trẻ em cũng như sức khoẻ sinh sản . Thứ tư, khi dự án hoạt động thì chính sản phẩm từ dự án là nguồn cung cấp dinh dưỡng cũng như các loại phế phẩm phục vụ cho chăn nuôi, góp phần cải thiện đơì sống nâng cao chất lượng cuộc sống và đảm bảo an toàn, an ninh thực phẩm .Vì vậy một giải pháp quan trọng là cho phép người dân tham gia dự án có được một phần sản phẩm từ dự án để phục vụ cho chính cuộc sống của họ, cung cấp một phần dinh dưỡng cho khẩu phần của họ hàng ngày để đảm bảo cuộc sống và sức khỏe đồng thời gián tiếp nâng cao dân trí của cộng đồng dân cư . III.4. Các giải pháp nâng cao hiệu quả môi trường của dự án . Môi trường có mối quan hệ mật thiết với hoạt động nuôi trồng thuỷ sản, nó gắn liền sự tồn tại hay diệt vong của một mùa vụ, bởi vì nước chính là môi trường sinh sống của các loài thuỷ sinh vật . Môi trường ô nhiễm là một bài toán khó khăn cho bất cứ quốc gia hay cộng đồng dân cư nào, bởi nó không phải là vấn đề của riêng ai mà là vấn đề của toàn xã hội mà mọi người cùng chung vai gánh vácthì mới có thể giải quyết tận gốc và triệt để vấn đề này . Muốn thực hiện một chu trình khai thác và nuôi trồng thuỷ sản mà klhông để lại các tác động xấu đến môi trường trong hiện tại cũng như trong tương lai chúng ta phải thực hiện triệt để một số các giải pháp sau: Thứ nhất, ngay trong khâu thiết lập và xây dựng các dự án phải điều tra và tìm hiểu kỹ tình trạng môi trường sẽ bị tác động như thế nào khi dự án đi vào hoạt động, tiến hành xây dựng các phương án thích hợp để loại trừ hoặc làm giảm đi các tác động xấu đến môi sinh . Phải đánh giá tỉ mỉ các mức độ tác động của từng loại chất thải và có kiến nghị, có giải trình các giải pháp cụ thể. Nghiên cứu, ứng dụng loại công nghệ thích hợp nhất cho dự án trong từng tình huống cụ thể . Hơn nữa chúng ta phải xác lập được số lượng nuôi phải có quy hoạch ngay từ đầu vùng nuôi cụ thể mà môi trường có thể đáp ứng, để sau này thuận lợi cho công tác quản lý cũng như kiểm soát được hoạt động nuôi trồng . Thứ hai, đồng thời chúng ta phải đi đôi với biện pháp giáo dục, nâng cao trình độ dân trí cũng như trình độ quản lý dự án của các nhà quản lú dự án để có sự hiểu biết nhất định về khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực môi trường và quan trọng hơn là đem lại cho họ một cái nhìn đầy đủ, hiểu biết về các tác động lên môi trường từ các hành động của chính họ, cũng như các hậu quả do sự mất cân bằng của môi trường sẽ dẫn tới các bến đổi về thời tiết, khí hậu, nguồn nước ...qua đó ảnh hường trực tiếp hoặc gián tiếp đến cuộc sống và sản xuất của chính bản thân họ ra sao .Và cũng từ đó họ có sự nhận xét có cái hiểu của riêng mình trong mỗi hnàh động và suy ngĩ của bản thân khi quyết định một việc gì cac liên quan đến môi trường sinh thái, đến thiên nhiên. Người dân sử dụng và được hưởng lợi từ dự án phải có sự hiểu biết các thông số môi trường . Trong quá trình xây dựng các dự án, các thông số môi trường được xây dựng dựa trên một số các yếu tố thuỷ lý và thuỷ hoá của tầng mặt và tầng đáy .Tuy nhiên thật khó để người dân có thể hiểu được mà ngay cả với các nhà nghiên cứu cũng không phải là đơn giản .Do vậy để người dân vùngdự án có thể theo dõi các yếu tố môi trường nuôi trồng trong khi họ thiếu dụng cụ và kiến thức khoa học về môi trường ? Để tạo điều kiện cho người dân sử dụng nguồn lợi tham gia quản lý môi trường ở chính các vùng nuôi của họ, phải tổ chức các cuộc họp, buổi chuyên đề tổ chúc tại ngay vùng dự án để giưói thiệu về kết quả phân tích các yếu tố môi trường đến các cán bộ địa phương, những người già có kinh nghiệm về biển và sông nước., những người nuôi tôm giỏi và tất cả thành viên tham gia đề tài .Đây là một việc làm hết sức cần thiết cho những nhà nghhiên cứu cũng như người dân. Thứ ba, chúng ta phải áp dụng các biện pháp hành chính xử phạt đi kèm trong quản lý hành chính đối với mỗi hnàh động có tác động xấu lên môi trường và môi sinh .Biện pháp này sẽ có hiệu lực khá hữu hiệu với các hành động vi phạm luật bảo vệ nguồn lợi nhưng chỉ đúng với các cộng đồng người có mức sống khá, còn với cộng đồng có mức sống thấp thì lại tỏ ra không mấy có hiệu quả trong việc ngăn chặn các hành động khai thác bừa bãi cũng như các hành động gây tác động xấu lên môi trường mà họ gây ra do sự mưu sinh, kiếm sống .Mà mấu chốt vấn đề là công ăn việc làm, cải thiện mức sống cũng như thu nhập của bộ phận dân cư này khi dự án ra đời, cũng như chúng ta phải đi đôi với nâng cao chất lượng cuộc sống, các điều kiện cơ sở hạ tầng .Từ đó mới có thể giải quyết vấn đề gốc rễ là đói nghèo và thất học cũng như không có việc làm . Thứ tư, chúng ta nên khuýên khích người dân tham gia vào các dự án, bởi vì chính những người được hưởng nguồn lợi từ dự án phải hiểu rõ được mọi vấn đề có liên quan .Nuôi trồng thuỷ sản ở Việt nam -một nước đang phát triển chỉ có thể bền vững khi những người trực tiếp tham gia sử dụng nguồn nước, được hưởng lợi từ nguồn nước, đất...hiểu được vai trò của nó với kế sinh nhai lâu dài của cả cộng đồng cũng như của chính bản thân họ trong hiện tại cũng như trong tương lai, tù thế hệ này sang thế hệ khác . Đây được coi là một giải pháp phải tiến hành lâu dài và đòi hỏi sự cố gắng của cộng đồng, từ nhà nghiên cứu đến các chuyên gia quản lý chuyên ngành thuỷ sản cũng như các ngành có liên quan cũng như cộng đồng địa phương.Vì vậy hoạt động đầu tiên của dự án là phải lôi cuốn được người dân tham gia vào một số công việc của đề tài, qua đó đánh giá được những khả năng của họ trong quản lý các vấn đề về môi trường . Người sử dụng nguồn lợi tự phân tích những vấn đề nảy sinh trong nuôi trồng thuỷ sản . Chúng ta qua công tác xây dựng dự án đã cho người dân tham gia và hướng dẫn họ có hiểu biết về các cách thức đánh giá các tác động của môi trường, các thông số kỹ thuật của công nghệ nuôi tôm và các nhân tố ảnh hưởng đến nuôi trồng để họ có khả năng tự đánh giá các tác động và tự tìm ra phương hướng giải quyết vấn đề tuỳ theo từng tình huống cụ thể, đó cũng là vì chúng ta không thể nào theo dõi thường xuyên cac hoạt động nuôi trông các quy trình của người dân . Thứ năm, chúng ta xây dựng các dự án kết hợp với mô hình nông- lâm- thuỷ sản kết hợp.Mô hình nông -lâm-ngư là một mô hình tỏ ra hữu hiệu nhất trong các phương thức giải quyết các vân đề về môi sinh đi đôi với khai thác tài nguyên thiên nhiên để giải quyết các vấn đề của cuộc sống .Đây là một mô hình hiệu quả và ít rủi ro.Việc áp dụng mô hình này có thể mang lại thu nhập ổn định cho người dân bảo đảm đời sống của người dân góp phần thực hiện chính sách tái phục hồi rừng ngập mặn rừng ven biển . Rừng có vai trò quan trọng, không chỉ phòng hộ, cung cấp cho con người các sản phẩm thiết yếu mà còn có tác dụng rất lớn trong việc làm cân bằng môi trường sinh thái cũng như khắc phục các tình trạng mất cân bằng của môi trường đã bị phá huỷ hay bị ô nhiễm nghiêm trọng.Nhưng một sự thực là trong những năm qua con người đã phá rừng đi để nuôi trồng thuỷ sản mà không quan tâm đến các tác dụng của rừng mang lại, đó là do họ mới chỉ quan tâm đến nguồn lợi trước mắt, chỉ quan tâm đến có nhiều diện tích nuôi trồng thuỷ sản .Theo thống kê Việt nam chặt phá trung bình 5000ha/ năm rừng ngập mặn hàng năm. Để đảm bảo phát triển bền vững đi đôi với khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên thì chúng ta chỉ được phép canh tác, nuôi trồng 30-40% tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản . Kỹ thuật canh tác và quản lý mô hình nuôi trồng kết hợp nuôi tôm và trồng rừng còn rất đa dạng .Tuy nhiên để đạt hiệu quả, chúng ta phải có các thông số kỹ thuật, trên một diện tích canh tác chúng ta phải phân lô và trồng rừng xen kẽ thành băng trên tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản và mặt khác lòng mương phải đủ chiều sâu để đảm bảo canh tác .Ngoài ra chúng ta phải lựa chọn loại cây thích hợp với môi sinh và vật nuôi , phải xây dựng phương án trong từng trường hợp cụ thể .Thông thường người ta chọn cây đước . Ngoài ra rừng còn là biện pháp khắc phục các chất thải rắn, lỏng, khí (CO2, cặn bã hữu cơ, chất thải trong quá trình thức ăn không sử dụng hết.....).Và đó hạn chế các loại hoá chất phải xử dụng trong quá trình nuôi trồng do rừng có tác dụng phòng ngừa và hạn chế các mầm bệnh. - Thứ sáu, chúng ta phải sử dụng các loại hoá chất để trung hoà các hoặc làm biến đổi các chất độc hại với môi trường thành vô hại, chẳng hạn nước nhiều độ chua chúng ta xử dụng vôi để trung hoà độ Ph, trong nước có nhiều các ion axit thì phải trung hoà tuỳ theo đặc tính của từng loại ion đó . Các chất hữu cơ chưa phân huỷ dưới lớp đáy phải tiến hành nạo vét, ủ, phơi ..các chất thải rắn phải ủ cho phân huỷ hết, phơi ải cho mục đi, tiến hành nuôi thâm canh chuyển vụ để hoặc cho đất và diện tích ao có thời gian nghỉ để trung hoà và có thời gian điều chỉnh lấy lại cân bằng trước khi bước vào mùa vụ mới . Chống khai thác, tận diệt các loài thuỷ sinh các loài vi sinh sống trong môi trường nước hay tránh huỷ diệt cac loài để tránh mất cân đối trong môi trường nứơc, đảm bảo môi trường tự điều chỉnh được các yếu tố của nó . Và không sử dụng các loại hoá chất độc hại đến môi trường . Trên đây là các biện pháp xử lý tác động đến môi trường của dự án nói chung .Nếu ta phân nguồn chất thải thành rắn, lỏng và khí thì chúng ta có các biện pháp xử lý riêng : Với các chất thải rắn như các chất hữu cơ còn lại từ thức ăn xác thực vật động vật chết... , thì sau mỗi vụ chũng ta phải tiến hành nạo vét để xử lý chất thải, mỗi ao nuôi phải có cống phôngxi để chứa chất thải này .Tại đây người ta có thể ủ và dùng các chất để phân huỷ các chất hữu cơ này mà không gây tác động xấu đến môi trường . Với nguồn nước, chúng ta phải thiết kế các cống cấp và thoát nước đều có hệ thống lọc và xử lý chất thải để đảm bảo cho môi trường canh tác cũng như môi trường xung quanh không chịu tác động xấu . Các loại chất thải hữu cơ có thể thu hòi thì tiến hành thu hồi nhằm phục vụ cho quá trình trồng trọt, hoặc ủ sâu để tạo thành phân bón . Các chất muối, kiềm....,bằng các phương pháp thu hồi hoặc trung hoà chất thải này .trong nguồn nước chúng ta có thể lọc và tách các chất thỉa rắn lơ lửng trong nước . Các chất độc hại như các kim loại và các nguyên tố khác có thể làm kết tủa tuỳ theo từng loại riêng biệt cũng như điều chỉnh nông độ Ph . Trên đây là một số các giải pháp về kinh tế, xã hội và môi trường với mục đích làm cho dự án có hiệu quả lâu bền về kinh tế, xã hội và môi trường trong thời gian hoạt động của nó nhằm tiến tới mục đích phát triển bền vững trong các dự án nuôi tôm ven biển cũng như trong thuỷ sản nói riêng và trong kinh tế nông nghiệp nói chung, đặc biệt là trong điều kiện Việt nam hiện nay . KếT LUậN Phát triển bền vững là một khái niệm còn hoàn toàn mới mẻ với chúng ta, nhưung đó là con đường để đảm bảo cho chúng ta khai thác và tận dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế mà không ảnh hưởng đến thế hệ mai sau hay là làm giảm tăng trưởng trong tương lai do môi trường tài nguyên thiên nhiên bị suy thoái do sự bất hợp lý giữa khai thác và quá trình tái tạo . Phát triển bền vững là phát triển mà khi chúng ta tiến hành khai thác tài nguyên thiên nhiên hiện tại không làm ảnh hưởng đến thế hệ mai sau . Trong thời gian qua con người đã khai thác tài nguyên thiên nhiên quá cái ngưỡng của tự nhiên có thể chịu đựng được đó là do cuộc sống khó khăn và trìng dộ dân trí còn thấp cũng như chưa có sự quản lý chặt chẽ, chính vì vậy mà thiên nhiên không tái tạo kịp so với sức khai thác dấn tới môi trường tự nhiên bị ô nhiễm các yếu tố của thiên nhiên bị mất cân bằng, điều đó ảnh hưởng nhiêm trọng đến phát triển đất nước cũng như kinh tế xã hội . Một dự án bền vững phải đảm bảo rằng nó đạt hiệu quả trên cả ba khía cạnh là : hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả về môi trường , phải giải quyết được bài toán giữa lợi nhuận với các vấn đề xã hội cũng như môi trường . Để làm được điều này chúng ta phải tính toán kỹ lưỡng ngay từ trong khâu lập dự án khả thi, chúng ta phải tính toán đầy đủ các phương án để tìm ra phương án có hiệu quả kinh tế nhất cùng với nó là các giải pháp về các vấn đề xã hội được giải quyết như phải đảm bảo công bằng trong thu nhập và việc làm cho người dân trong vùng bằng cách phải thu nhận chính dân cư trong vùng vào trong các dự án trên phương án nhà nước, nhân dân cùng làm, lấy các quyền lợi kinh tế và giáo dục để người dân tích cực tham gia bảo vệ môi trường đi đôi với lập phương án giải quyết, xử lý các chất thải trong quá trình sản xuất . Có giải quyết được vấn đề đó hay không thì chúng ta mới có một nền nông nghiệp phát trỉên bèn vững trong tương lai và các dự án mới phát huy hết khả năng của mình trong giải quyết các vấn đề của khu vực nông thôn-nông nghiệp.Và trên hướng đó chúng ta mới có thể tiến lên trong công cuộc CNH-HĐH đât nước đi lên CNXH thành công . TàI LIệU THAM KHảO Sách tham khảo . - Giáo trình Lập dự án đầu tư trong nông nghiệp phát triển nông thôn - Giáo trình Kinh tế phát triển . - Giáo trình Kinh tế môi trường . Tạp chí tham khảo . - Tạp chí khoa học và công nghệ biển -Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia .Phụ trương tháng 2-2002. - Tạp chí kinh tế thuỷ sản năm 2002. Sách tham khảo . Kinh tế học các nước đang phát triển . môi trường sinh thái vấn đề và giải pháp - Nguyễn ngọc Trâm -NXB Chính trị quốc gia . bảo vệ môi trường và phát triển bền vững - Đại học tổng hợp . Môi trường và tài nguyên ở Việt nam - Nguyễn ngọc sinh & Tạ hoàng thịnh . Tài liệu tham khảo khác . - Kỷ yếu hội nghị "'Hướng tới phát triển bền vững ở Việt nam " ******************************* Mục lục ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docG0019.doc
Tài liệu liên quan