Nâng cao hiệu quả công tác tổ chức đấu thầu các dự án sử dụng vốn trong nước tại Ban Quản lý dự án 5 - Bộ Giao thông vận tải

LỜI NÓI ĐẦU Đầu tư xây dựng cơ bản chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong suốt quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hàng năm, nước ta chi phí trên dưới 150.000 tỷ đồng vốn đầu tư xây dựng, chiếm khoảng 3% GDP. Trên bước đường công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, đầu tư xây dựng sẽ còn tiếp tục là sự nghiệp lâu dài được thực hiện ở mọi lĩnh vực của nền kinh tế và trong xã hội. Chỉ cần tiết kiệm được 1% thông qua đấu thầu, hàng năm nước ta

doc109 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1454 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác tổ chức đấu thầu các dự án sử dụng vốn trong nước tại Ban Quản lý dự án 5 - Bộ Giao thông vận tải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đã có thêm hàng ngàn tỷ đồng. Ban quản lý dự án 5 - PMU5 với vai trò là đại diện chủ đầu tư, là cơ quan điều hành thực thi các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông do Bộ Giao thông vận tải giao. Do vậy, đấu thầu là một công tác đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình quản lý dự án tại Ban, đặc biệt là các dự án sử dụng vốn từ ngân sách Nhà nước và vốn Trái phiếu Chính phủ. Chính vì vai trò và sự cần thiết của công tác đấu thầu trong đầu tư xây dựng hiện nay nên dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của cô giáo-Thạc sỹ Nguyễn Thu Hà và các cán bộ tại cơ quan thực tế em đã chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả công tác tổ chức đấu thầu các dự án sử dụng vốn trong nước tại Ban Quản lý dự án 5 - Bộ Giao thông vận tải” cho luận văn tốt nghiệp của mình. Em xin chân thành cảm ơn cô và các cán bộ trong phòng dự án 2 - PMU5 nơi em thực tập đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập và thực hiện luận văn. Kết cấu luận văn của em gồm 2 chương: - Chương I: Thực trạng công tác tổ chức đấu thầu các dự án sử dụng vốn trong nước tại Ban quản lý dự án 5-Bộ GTVT. - Chương II: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu các dự án sử dụng vốn trong nước tại Ban 5. CHƯƠNG I THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC ĐẤU THẦU CÁC DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN TRONG NƯỚC TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN 5 - BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI I. Vài nét về Ban 5 và hoạt động quản lý dự án tại Ban 1. Quá trình hình thành: Ban quản lý dự án 5 được thành lập tại Quyết định số 269 QĐ/TCCB-LĐ ngày 05 tháng 03 năm 1994 của Bộ giao thông vận tải. Là cơ quan điều hành thực thi các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông,chịu trách nhiệm trước Nhà nước về quản lý vốn trong nước và vốn nước ngoài nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư. Ban quản lý dự án 5 là ban quản lý dự án chuyên ngành do Bộ GTVT quyết định thành lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của mình. Ban QLDA5 có năng lực chuyên môn về kỹ thuật, kinh tế và pháp luật đảm bảo đủ năng lực để quản lý thực hiện các dự án được bộ GTVT giao. Ban quản lý dự án 5 chịu sự chỉ đạo trực tiếp toàn diện của Bộ trưởng Bộ GTVT, thục hiện các chế độ báo cáo và chịu sự kiểm tra của các vụ chức năng của Bộ. Quan hệ thường xuyên với bên tư vấn (thiết kế, giám sát, thanh toán,...) để giải quyết những thủ tục đã quy định và những vấn đề nảy sinh trong thi công, lập và báo cáo đầy đủ với cơ quan vay vốn và cho vay vốn về các thủ tục tài chính, thanh toán, quyết toán. 2. Nhiệm vụ: Ban QLDA5 có các nhiệm vụ như sau: - Đại diện chủ đầu tư ký kết các hợp đồng kinh tế với các đối tác nước ngoài và Việt Nam liên quan đến việc xây dựng công trình giao thông do Bộ GTVT giao. - Tổ chức giám sát đấu thầu lựa chọn Công ty tư vấn thiết kế, Tư vấn giám sát. - Lập dự toán, thẩm định hồ sơ thiết kế và các tài liệu liên quan trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. - Duyệt giá thành công trình và quyết toán công trình theo quy định hiện hành của Nhà nước Việt Nam và thông lệ Quốc tế. - Giải quyết các thủ tục về đất đai, đền bù thực hiện giải phóng mặt bằng của dự án. - Tổ chức đấu thầu xây dựng và ký kết hợp đồng xây dựng Một số thành tích đạt được trong những năm gần đây : - Thực hiện giải ngân cho các dự án trong từng năm kế hoạch: + Năm 2002 hơn 200 tỷ VNĐ + Năm 2003 hơn 700 tỷ VNĐ + Năm 2004 đạt hơn 1.024 tỷ VNĐ vượt 104,8% kế hoạch năm - Các danh hiệu khen thưởng hàng năm: + Năm 1998 được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng Ba; + Năm 2002 Bộ GTVT tặng cờ thi đua xuất sắc; + Năm 2003 được Nhà nước tặng Huân chương lao động hạng Hai; + Năm 2004 Bộ GTVT tặng cờ thi đua xuất sắc. 3. Cơ cấu tổ chức tại Ban quản lý dự án 5: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC Tổng giám đốc Phó Tổng giám đốc Phó Tổng giám đốc Phó Tổng giám đốc Phó Tổng giám đốc Phòng Dự án 1 23 CB CNV Phòng Dự án 2 10CB CNV Phòng Kế hoạch 12 CB CNV Phòng Kỹ thuật chất lượng 8CB CNV Phòng Tài chính kế toán 9 CB CNV Tổ trợ lý 12 CB CNV Phòng giải phóng mặt bằng 13 CB CNV Văn phòng 20 CB CNV Tổng số: 112 cán bộ công nhân viên Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban: 3.1. Lãnh đạo ban: a. Tổng Giám Đốc: là đại diện cao nhất, điều hành mọi hoạt động của PMU5 theo chế độ một thủ trưởng . - Chịu trách nhiệm về hoạt động của PMU5 trước Bộ Trưởng Bộ GTVT - Giúp việc trực tiếp hàng ngày cho Tổng Giám Đốc có một chức danh trợ lý Tổng Giám Đốc (biên chế ở phòng Tổng hợp) b. Các Phó Tổng Giám Đốc: - Phụ trách từng lĩnh vực công tác theo sự phân công của Tổng Giám Đốc - Chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc về lĩnh vực công tác được phân công, về những nhiệm vụ đột xuất khác khi được giao. 3.2. Các phòng nghiệp vụ: 3.2.1. Phòng dự án: Có chức năng thực hiện các công việc về thủ tục, về kỹ thuật từ giai đoạn lập dự án, lập thiết kế kỹ thuật, tổ chức đấu thầu, chấm thầu và công bố thực hiện các dự án. Đồng thời, phối hợp với các phòng ban khác giải quyết các vấn đề khác phát sinh.Cụ thể: a) Chủ trì với sự giúp đỡ của Tư vấn (trong nước và nước ngoài) trong các phần việc: - Thẩm định các hồ sơ về dự án: + Luận chứng tiền khả thi và luận chứng khả thi + Hồ sơ thiết kế (nếu có) - Chuẩn bị các hồ sơ tài liệu phục vụ cho các bước đấu thầu b) Chuẩn bị nội dung và tổ chức các phiên họp của Hội đồng xét thầu Bộ GTVT, lập hồ sơ để thông qua Bộ trình Hội đồng xét thầu Quốc gia. c) Chủ trì tổ chức các cuộc thương thảo, chuẩn bị nội dung các hợp đồng ký với nhà thầu khi Nhà nước đã cho phép công bố thắng thầu. d) Chỉ trì việc xử lý những vấn đề kỹ thuật nảy sinh tại hiện trường với sự tham gia của phòng Kỹ thuật. e) Soạn thảo các văn bản để giao dịch với các cơ quan nước ngoài hoặc đại diện nước ngoài tại Việt Nam về những vấn đề có liên quan đến dự án. 3.2.2. Phòng kế hoạch: Thực hiện các công việc liên quan tới các đơn giá và giá trong Tổng mức đầu tư, Tổng dự toán và đơn giá phát sinh của nhà thầu trong quá trình thi công. Cụ thể: Công tác lập kế hoạch: Lập và bảo vệ kế hoạch hàng năm; Triển khai kế hoạch năm khi được Bộ giao; Dự thảo Hợp đồng kinh tế để Tổng Giám Đốc ký kết với các đơn vị; Chủ trì nghiệm thu thanh toán quyết toán hợp đồng do phòng chịu trách nhiệm quản lý khi thực hiện xong; Tìm kiếm thêm công việc chuẩn bị cho các dự án được giao thêm; Công tác dự toán - thống kê: Thẩm định và trình duyệt các dự toán do các đơn vị trình qua Ban; Với sự tham gia của phòng Dự án – phòng Kế hoạch chủ trì trong việc xây dựng giá thầu, thẩm định dự toán - tổng dự toán; Theo dõi thống kê và lập các báo cáo định kỳ theo qui định hoặc đột xuất theo yêu cầu của lãnh đạo về tình hình thực hiện kế hoạch, thực hiện dự án; Giải quyết các công việc về đảm bào giao thông. 3.2.3. Tổ trợ lý và phòng kỹ thuật: Thực hiện các công việc quản lý khối lượng, chất lượng, tiến độ thi công các công tác xây lắp của Nhà thầu theo hợp đồng giao nhận thầu,thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt và các Quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng. Tổ chức theo dõi tiến độ thi công công trình theo từng hạng mục, từng hợp đồng, đáp ứng đầy đủ và kịp thời sự chỉ đạo của Tổng Giám Đốc và của Bộ GTVT; Nắm bắt các vấn đề nảy sinh tại hiện trường, đề xuất các giải pháp xử lý để Tổng Giám Đốc xem xét giải quyết; Lập báo cáo tổng hợp về tình hình thi công trên công trình về các mặt: tiến độ thi công; chất lượng công trình; khối lượng thực hiện và giá trị; thanh toán. Phối hợp với phòng dự án (phòng dự án chỉ trì) trong việc tham mưu xử lý những vấn đề kỹ thuật nảy sinh tại hiện trường; Các nhiệm vụ công tác khác được Tổng Giám Đốc giao. 3.2.4. Phòng giải phóng mặt bằng: - Chủ trì tổ chức bàn giao các hồ sơ tài liệu hệ thống cọc tìm mốc cho các Ban giải phóng mặt bằng địa phương; Tham gia với các Ban giải phóng mặt bằng địa phương trong việc: + Lập các phương án đền bù, phương án quy hoạch các khu tái định cư; + Lập kế hoạch và tiến độ giải phóng mặt bằng; Thẩm định để trình Bộ duyệt: + Phương án đền bù do các địa phương trình; + Thiết kế kỹ thuật và dự toán các hạng mục đền bù có tính chất xây lắp, các khu tái định cư. Tổ chức nhận và bàn giao mặt bằng đã được đền bù giải toả cho các Nhà thầu; Chủ trì quyết toán các hạng mục đền bù giải phóng mặt bằng. 3.2.5. Văn phòng: Thực hiện các công tác liên quan đến các thể chế chính sách của Nhà nước liên quan tới các bộ trong Ban. Cụ thể : Các nhiệm vụ về hành chính quản trị trong toàn cơ quan, quản lý toàn bộ tài sản cơ quan, đề xuất mua và sắm các trang thiết bị và các vật dụng phục vụ cho toàn bộ hoạt động của cơ quan (văn phòng và hiện trường); Công tác tổ chức, cán bộ, đào tạo; Các công tác lao động tiền lương; Các chế độ chính sách liên quan đến quyền lợi của cán bộ công nhân viên và người lao động; Công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật; Giải quyết các thủ tục nhập, xuất đối với người nước ngoài vào làm việc theo dự án và các việc khác có liên quan, thủ tục các đoàn ra, vào; Quản lý lưu trữ hồ sơ chung của cơ quan; Công tác bảo vệ cơ quan. 3.2.6. Phòng tài chính - kế toán: - Trên cơ sở kế hoạch đầu tư hàng năm, lập kế hoạch tài chính (tiền trong nước và nước ngoài). Thanh toán cho các Nhà thầu và các khoản mục đền bù giải phóng mặt bằng; - Lập trình duyệt kế hoạch hàng năm về chi tiêu của Ban; - Tiến trình lập các thủ tục tiếp nhận vốn ngoài nước và chi trả theo đúng các quy định của Nhà nước Việt Nam và các Hiệp định tín dụng đã ký; - Lập và trình duyệt quyết toán vốn hàng năm và các báo cáo tài chính theo quy định của Bộ và Nhà nước; - Phối hợp với phòng Kế hoạch (phòng Kế hoạch chủ trì) trong việc lập quyết toán hoàn công hạng mục công trình và toàn bộ công trình; - Quản lý toàn bộ việc thu chi của Ban theo quy định. Nhiệm vụ của các phòng ban theo các giai đoạn thực hiện dự án có thể tóm tắt thành sơ đồ như sau: Giai đoạn chuẩn bị đầu tư Giai đoạn thực hiện đầu tư (công bố thắng thầu) Giai đoạn thi công Công trình Giai đoạn nghiệm thu quyết toán Phòng dự án và Phòng kế hoạch Tổ trợ lý và Phòng kỹ thuật Phòng tài chính kế toán 4. Hoạt động quản lý dự án tại Ban trong những năm qua: Trải qua mười năm xây dựng và trưởng thành, hiện nay PMU5 đã là một trong những ban quản lý dự án làm việc có tính chuyên nghiệp và bài bản của Bộ GTVT. Điều đáng nói là những dự án mà PMU5 quản lý thường xuyên gặp phải không ít khó khăn trong quá trình thực hiện, các công trình đều đi qua nhiều địa phương khác nhau, mỗi nơi lại có những đề nghị trái ngược nhau nên tiến độ thi công các công trình này thường xuyên bị ảnh hưởng do phải mất nhiều thời gian chắp nối, họp hành, lấy ý kiến,nghiên cứu, khảo sát, sửa đổi nhất là các vùng giáp ranh… Tuy nhiên với tinh thần trách nhiệm và có nhiều biện pháp xử lý hợp lý, được bộ GTVT và các Bộ, ngành, địa phương giúp đỡ ủng hộ nên nhiều dự án do PMU5 quản lý thực hiện vẫn luôn đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng, đồng thời phát huy hiệu quả sau khi đưa công trình vào khai thác. PMU5 quản lý dự án theo hình thức chủ nhiệm điều hành dự án và theo mô hình quản lý ma trận. Với phương pháp thực hiện quản lý dự án khoa học và chuyên nghiệp, hơn 18 dự án (tính cả những dự án đã hoàn thành, dự án chuyển tiếp và công trình khởi công mới) mà Ban thực hiện trong hơn 10 năm qua là một con số khá ấn tượng. Một số dự án điển hình mà Ban đã thực hiện như: *Quản lý dự án nâng cấp cải tạo Quốc lộ 5: Đây là dự án đầu tiên mà PMU5 thực hiện và cũng từ dự án này, Bộ GTVT đã quyết định thành lập Ban quản lý dự án 5. Quốc lộ 5 là trục giao thông nối liền các tỉnh – thành phố: Hà Nội – Hưng Yên- Hải Dương- Thành phố cảng Hải Phòng. Công trình cải tạo và nâng cấp Quốc lộ 5 đã được Hội đồng nghiệm thu Nhà nước nghiệm thu và đưa vào sử dụng với đánh giá là: công trình được thi công đúng với thiết kế được duyệt, chất lượng công trình đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án. Toàn bộ dự án cải tạo nâng cấp Quốc lộ 5 chính tuyến đã thông suốt từ Hà Nội - Hải Phòng, thực hiện được mục tiêu của dự án là nâng cao năng lực vận tải và phát triển kinh tế vùng tam giác Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, góp phần vào công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá nước nhà. Do thực hiện tốt công tác đấu thầu của các gói thầu quốc lộ 5 chính tuyến, nên đã tiết kiệm được gần 50 triệu USD. Phần thưởng lớn nhất đối với Ban trong công tác quản lý Dự án Quốc lộ 5 là được Nhà nước phong tặng Huân chương lao động hạng Ba năm 1998. Ban quản lý Dự án Quốc lộ 5 được Bộ GTVT tin tưởng giao cho dự án khác ngoài Quốc lộ 5 nên tháng 4/1997 Ban được đổi tên là Ban quản lý Dự án 5. *Công trình dự án cải tạo nút Nam Chương Dương: Đây là dự án đặc biệt có vị trí xây dựng ngay tại cửa ngõ phía đông của thủ đô. Chỉ trong thời gian ngắn, Ban đã hoàn thành công tác quản lý dự án từ khâu tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu chuẩn xác có đủ năng lực, đến tổ chức thi công, nhất là công tác giải phóng mặt bằng di dân, di dời hệ thống điện 110KV, phá vỡ đê, xây dựng hoàn thành trước mùa lũ, thời gian thi công công trình theo kế hoạch là 165 ngày, rút ngắn còn 105 ngày đã thông xe, giải quyết được ách tắc giao thông đầu cầu Chương Dương - Hà Nội, tạo được niềm tin và uy tín của ngành với Thủ đô Hà Nội. Kết quả được Nhà nước công nhận là công trình chất lượng cao. Tổng mức đầu tư là 78 tỷ đồng. *Dự án đường nối từ quốc lộ 32 qua trung tâm thể dục thể thao Quốc gia (Đường Seagames): Đây là công trình thực hiện đúng tiến độ, có chất lượng tốt nhất, mỹ quan được lãnh đạo UBND Thành phố Hà Nội đánh giá cao, công tác quản lý chỉ đạo của Ban quản lý dự án 5 được Bộ GTVT khen ngợi. Mặc dù công trình ban đầu gặp nhiều khó khăn là khâu giải phóng mặt bằng, nhưng công trình đã được thi công hoàn thành đúng tiến độ của dự án. Ngày 17/6/2003 công trình đã được bàn giao đưa vào khai thác, phục vụ Seagames 22 tổ chức tại Việt Nam. Dự án có tổng mức vốn đầu tư 150 tỷ đồng. * Tiếp theo các dự án trên, Bộ GTVT giao cho Ban quản lý 5 quản lý nhiều dự án khác: - Dự án nâng cấp tỉnh lộ 18 tỉnh khu vực phía Bắc vốn ADB đã được khởi công tháng 6/2003. Với tổng mức vốn đầu tư 100 triệu USD,các tỉnh đang triển khai thi công. - Dự án nâng cấp,cải tạo quốc lộ 3 đoạn Bờ đậu- Thuỷ Khẩu dài 257km với đầu tư 544 tỷ đồng có 13 gói thầu đang thi công. Hai đoạn tránh thị xã Cao Bằng và thị xã Bắc Kạn được lập dự án tách riêng với tổng mức đầu tư gần 400 tỷ đồng. - Đang khẩn trương chỉ đạo thi công để hoàn thành tiến độ của Bộ giao. - Dự án nâng cấp cải tạo quốc lộ 6 đoạn Tòng Đậu đi Mộc Châu (từ km 134 – km199). Tổng mức đầu tư là 286 tỷ đồng có 5 gói thầu đang triển khai thi công, hoàn thành nhiệm vụ theo kế hoạch của Bộ giao. - Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Hà Tây – Thanh Hoá đang tập trung chỉ đạo nhà thầu và tư vấn thực hiện theo tiến độ của Bộ đề ra. - Dự án giao thông nông thôn 3 vốn vay Ngân hàng Thế giới WB3. Dự kiến 150 triệu USD đã triển khai các thủ tục để tiếp nhận. - Dự án Hành lang Côn Minh - Hải Phòng đang triển khai hỗ trợ kỹ thuật vốn Ngân hàng Châu Á (ADB) tài trợ 1 triệu USD. - Và nhiều dự án khác như: đoạn tuyến Cầu Chui - Cầu Đuống, quốc lộ 279, đường 4C- 4D nối Lào Cai – Hà Giang, đường 32 nút giao Nam Thăng Long đi Nhổn phục vụ cho Seagames 22… Quy mô công trình và giá trị vốn quản lý đầu tư xây dựng của Ban năm sau tăng hơn năm trước.Các năm gần đây: + Năm 2000 : Quản lý dưới 300 tỷ + Năm 2001 :Quản lý 300 tỷ + Năm 2002 : Quản lý hơn 350 tỷ + Năm 2003 : Quản lý hơn 800 tỷ Điều đó chứng tỏ sự lớn mạnh và trưởng thành của Ban quản lý dự án 5. 5. Tiến trình thực hiện dự án tại Ban 5: 5.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: 1.1. Bộ giao thông vận tải ra quyết định cho phép Ban 5 là đại diện chủ đầu tư, tiến hành lập báo cáo nghiên cứu khả thi (b/c NCKT). 1.2. Ban ký hợp đồng với tư vấn lập b/c NCKT, và tư vấn thẩm định: Phòng kế hoạch soạn thảo hợp đồng và ký hợp đồng. 1.3. Tư vấn (lập b/c NCKT ) trình đề cương khảo sát (khối lượng, chi phí và phương pháp thực hiện) giai đoạn lập b/c NCKT. 1.4. Ban trình đề cương tới Vụ Kế hoạch đầu tư thuộc Bộ GTVT: phòng dự án xét khối lượng và phương pháp thực hiện, phòng kế hoạch xét dự toán kinh phí theo khối lượng trình. 1.5. Căn cứ vào khối lượng đề cương được Bộ GTVT duyệt, tư vấn tiến hành khảo sát lập b/c NCKT. 1.6. Tư vấn trình b/c NCKT (gồm: hồ sơ khảo sát và hồ sơ thiết kế). 1.7. Ban 5 chuyển báo cáo nghiên cứu khả thi tới Tư vấn thẩm định, đồng thời chuyển đến các Cục và Vụ trong Bộ GTVT để xem xét, cho ý kiến. 1.8. Ban 5 trình b/c NCKT đến Vụ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ GTVT: phòng dự án xem xét về sự phù hợp của báo cáo (bao gồm cả khối lượng) và phòng kế hoạch xét tổng mức đầu tư (sự phù hợp về đơn giá). 1.9. Vụ Kế hoạch đầu tư chủ trì họp thẩm định b/c NCKT 1.10. Bộ GTVT ra quyết định phê duyệt dự án (quy mô và tổng mức đầu tư). 5.2. Giai đoạn thực hiện đầu tư: ♦ Giai đoạn duyệt thiết kế kỹ thuật: 2.1.Ban (phòng Kế hoạch) ký hợp đồng với tư vấn thiết kế kỹ thuật và tư vấn thẩm định thiết kế kỹ thuật. 2.2. Tư vấn trình đề cương khảo sát (khối lượng và chi phí) giai đoạn thiết kế kỹ thuật. 2.3. Ban 5 (phòng dự án xét khối lượng và phòng kế hoạch xét kinh phí) trình đề cương tới Cục giám định và quản lý chất lượng công trình giao thông. 2.4. Căn cứ vào khối lượng đề cương thiết kế kỹ thuật được duyệt, tư vấn tiến hành khảo sát lập thiết kế kỹ thuật. 2.5. Tư vấn trình hồ sơ thiết kế kỹ thuật (gồm: hồ sơ khảo sát và hồ sơ thiết kế). 2.6. Ban chuyển hồ sơ thiết kế tới Tư vấn thẩm định dể xem xét cho ý kiến. 2.7. Ban (phòng dự án xem xét về sự phù hợp của thiết kế kỹ thuật, bao gồm cả khối lượng và phòng kế hoạch xét tổng mức đầu tư) trình b/c NCKT tới Cục Giám định và Bộ GTVT. 2.8. Bộ GTVT ra quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật (quy mô và dự toán) ♦ Giai đoạn tổ chức đấu thầu: 3.1. Trình kế hoạch đấu thầu tới Cục giám định (chia gói thầu, ước tính giá trị xây lắp, hình thức đầu tư,..) 3.2. Bộ GTVT phê duyệt kế hoạch đấu thầu. 3.3. Ban yêu cầu tư vấn thiết kế lập hồ sơ mời thầu trên cơ sở hồ sơ thiết kế kỹ thuật đã được duyệt. 3.4. Tư vấn thiết kế chuyển hồ sơ mời thầu tới Ban. 3.5. Bộ GTVT phê duyệt hồ sơ mời thầu. 3.6. Ban thông báo mời thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng (1 báo TW, 1 báo địa phương và 1 báo ngành). 3.7. Ứng thầu tới đăng ký mua hồ sơ mời thầu. 3.8. Ban bán hồ sơ mời thầu cho các ứng thầu . 3.9. Ban tổ chức cho các ứng thầu đi thăm tuyến. 3.10. Tổ chức hội nghị tiền đấu thầu. 3.11. Tổ chức mở thầu. 3.12. Chấm thầu (Tổng Giám đốc ra quyết định thành lập tổ chuyên gia xét thầu). 3.13. Trình kết quả đấu thầu tới Cục giám định và Bộ GTVT 3.14. Cục giám định tổ chức họp thẩm định kết quả xét thầu. 3.15. Bộ GTVT ra quyết định công nhận nhà trúng thầu. 3.16. Công bố thắng thầu. 3.17. Ban tổ chức thương thảo hợp đồng với nhà trúng thầu. 3.18. Ký kết hợp đồng. 3.19. Công bố thực hiện. ♦ Giai đoạn thi công công trình: 4.1. Ban tổ chức bàn giao mặt bằng, hệ thống cọc mốc tại hiện trường cho nhà thầu. 4.2. Nhà thầu trúng thầu lập bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công trên cơ sở hồ sơ thiết kế kỹ thuật đã được duyệt. 4.3. Ban xem xét, thẩm tra và phê duyệt Bản vẽ thi công. 4.4. Nhà thầu có thể xin tạm ứng 20% giá trị hợp đồng trước (theo quy định của Nhà nước). 4.5. Nhà thầu huy động máy móc, vật tư, vật liệu tới công trường. 4.6. Ban và tư vấn giám sát kiểm tra đối chiếu với hồ sơ dự thầu. 4.7. Nhà thầu tiến hành thi công các hạng mục công trình: - Trước khi thi công nhà thầu phải tiến hành đệ trình các biện pháp thi công chi tiết, biện pháp đảm bảo an toàn giao thông, an toàn lao động, vệ sinh môi trường , an toàn cháy nổ,.. tới tư vấn giám sát để được chấp nhận các biện pháp trên. - Nhà thầu thi công với sự giám sát của tư vấn giám sát. 4.8. Ban và tư vấn giám sát nghiệm thu các hạng mục công trình trước khi tiến hành thi công các hạng mục công trình tiếp theo. 4.9. Nhà thầu lập biểu thanh toán các phần khối lượng công việc đã thực hiện có chứng nhận của tư vấn giám sát. 4.10. Ban kiểm tra đối chiếu các khối lượng công việc đã thực hiện, nếu đúng sẽ lập biểu thanh toán và chuyển ra kho bạc Nhà nước để thanh toán. 4.11. Sau khi thi công hoàn thiện công trình, Ban và tư vấn sẽ tiến hành nghiệm thu công trình. 4.12. Ban thuê tư vấn kiểm định để tiến hành đánh giá kiểm định công trình. 4.13. Nhà thầu thực hiện công tác bảo hành công trình. 4.14. Nhà thầu lập bản vẽ hoàn công. Ban chấp thuận bản vẽ hoàn công. 4.15. Hết thời hạn bảo hành mà không có sự cố sai sót, ban kết hợp với nhà thầu, đơn vị khai thác công trình tiến hành bàn giao công trình để đưa vào khai thác sử dụng. 4.16. Ban tiến hành công tác kiểm toán và quyết toán công trình. Tiến trình thực hiện dự án tại Ban 5 có thể tóm tắt thành sơ đồ như sau: - Ký hợp đồng với tư vấn lậpBCNCKT - Trình đề cương tới Vụ KHĐT - Tư vấn lập BCNCKT - Vụ KHĐT thẩm định BCNCKT - Bộ GTVT phê duyệt dự án. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư Giai đoạn thực hiện đầu tư Giai đoạn duyệt Thiết kế kỹ thuật Giai đoạn tổ chức đấu thầu Giai đoạn thi công - Ký hợp đồng với tư vấn lập TKKT - Trình đề cương tới Cục GĐ&QLCL CTGT - Tư vấn lập TKKT - Trình lên Cục GĐ và Bộ GTVT - Bộ GTVT phê duyệt TKKT - Bộ GTVT phê duyệt KHĐT và HSMT - Thông báo mời thầu - Bán HSMT - Tổ chức đi thăm tuyến - Mở thầu - Chấm thầu - Trình kết quả xét thầu tới Cục GĐ, Bộ GTVT - Bộ GTVT công nhận nhà thầu thắng thầu - Công bố thắng thầu - Thương thảo hợp đồng - Ký kết hợp đồng - Công bố thực hiện - Bàn giao mặt bằng - Thẩm tra, phê duỵêt Bản vẽ thi công - Tạm ứng 20% cho nhà thầu - Thuê tư vấn giám sát thi công - Nhà thầu thi công công trình - Nghiệm thu, thanh toán sau khi công trình hoàn thành II. Công tác tổ chức đấu thầu các dự án sử dụng vốn trong nước tại PMU5: 1. Nhân sự cho công tác đấu thầu: Công tác đấu thầu các dự án sử dụng vốn trong nước tại Ban quản lý dự án 5 do phòng dự án 2 thực hiện. Do đó, nhân sự phục vụ cho công tác đấu thầu hầu hết là các cán bộ trong phòng dự án 2. Trước khi bắt đầu tổ chức đấu thầu một dự án nào đó, Tổng Giám đốc PMU5 sẽ ra quyết định thành lập tổ chuyên gia giúp việc cho Tổng Giám đốc trong việc đánh giá hồ sơ và xét chọn thầu. Thành viên trong tổ chuyên gia là các cán bộ trong phòng dự án 2, ngoài ra còn có các Phó Tổng Giám đốc tham gia đánh giá, xét chọn thầu. Các thành viên còn lại trong phòng không tham gia vào tổ chuyên gia thì giúp việc cho tổ chuyên gia trong việc tập hợp, đóng gói hồ sơ báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu trình Tổng Giám đốc ký và trình Bộ Giao thông vận tải duyệt... Hiện nay, đội ngũ cán bộ tại phòng dự án 2 có ưu điểm là trẻ, năng động, am hiểu về đấu thầu trong ngành giao thông vận tải. Các cán bộ trong phòng đều tốt nghiệp các trường đại học như: Xây dựng, Giao thông vận tải, Kinh tế quốc dân…và một số cán bộ là nghiên cứu sinh ở nước ngoài về. Một số cán bộ tuy trẻ tuổi nhưng rất có kinh nghiệm, làm việc rất hiệu quả. Tuy nhiên, một số cán bộ do mới tiếp xúc với công việc nên vẫn còn hơi bỡ ngỡ và thiếu kinh nghiệm cần phải đào tạo, bồi dưỡng nhiều. 2. Đặc điểm các gói thầu của các dự án mà Ban đã và đang quản lý: PMU5 đựơc coi là một trong những Ban quản lý dự án làm việc có tính chuyên nghiệp và bài bản của Bộ GTVT. Có thể nói như vậy vì những dự án mà PMU5 quản lý thường xuyên gặp phải không ít khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện, các công trình đều đi qua nhiều địa phương khác nhau. Tuy vậy, nhưng nhiều dự án do PMU5 quản lý thực hiện vẫn đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng. a) Quy mô của các gói thầu lớn: Các dự án mà Ban tiến hành quản lý đều có mức tổng vốn đầu tư lớn do vậy các gói thầu được phân chia từ các dự án này cũng có quy mô rất lớn, giá trị của các gói thầu thường khoảng vài chục tỷ đồng, thậm chí có gói thầu đến hàng trăm tỷ đồng.Ví dụ như dự án nâng cấp quốc lộ 3 đoạn Bờ Đậu - Thuỷ Khẩu, nguồn vốn từ ngân sách Chính phủ, dự án này có tổng mức vốn đầu tư giai đoạn 1 là 545 tỷ đồng và được chia thành 16 gói thầu; tổng mức đầu tư giai đoạn 2 là 1.291 tỷ đồng. b) Yêu cầu cao về kỹ thuật: Quy mô của các gói thầu rất lớn, do vậy các gói thầu đều có những yêu cầu khắt khe về kỹ thuật. Với một số vốn đầu tư lớn như vậy thì chất lượng của công trình cũng phải được đảm bảo một cách tốt nhất. Do vậy, nhà thầu muốn nhận được các gói thầu phải đưa ra được các biện pháp tốt nhất để đáp ứng những yêu cầu rất cao về mặt kỹ thuật xây dựng công trình. Hơn nữa, đó là những gói thầu công trình giao thông, nên nếu không có những yêu cầu cao về kỹ thuật thì sẽ không đảm bảo an toàn giao thông, gây nhiều nguy hiểm cho người dân khi công trình đi vào sử dụng. Phần lớn các gói thầu là các dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ, nếu không có những yêu cầu khắt khe về mặt kỹ thuật thì công trình sẽ xuống cấp nghiêm trọng rất dễ gây tai nạn mà phương tiện đi lại chủ yếu là các xe tải, ôtô do vậy khi có tai nạn xảy ra thì thiệt hại là rất lớn. c) Mang ý nghĩa kinh tế xã hội: PMU5 là cơ quan điều hành thực thi các dự án đầu xây dựng công trình giao thông, chịu trách nhiệm trước Nhà nước về quản lý vốn trong nước và vốn nước ngoài nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư. Vì vậy các dự án hay các gói thầu mà Ban quản lý, tổ chức đấu thầu đều là các công trình mang ý nghĩa kinh tế xã hội cao. Điển hình là công trình Dự án cải tạo nút nam Chương Dương. Đây là dự án đặc biệt có vị trí xây dựng ngay tại cửa ngõ phía Đông của Thủ đô. Công trình này đã giải quyết được ách tắc giao thông đầu cầu Chương Dương – Hà Nội. Điều đó đã góp phần rất nhiều trong việc lưu thông thông suốt trong thành phố. Những công trình xây dựng các tuyến đường mới phục vụ cho đi lại của người dân được thuận lợi, tiết kiệm được thời gian và chi phí như: Công trình Quốc lộ 32 qua trung tâm Thể dục thể thao Quốc gia hay còn gọi là đường Seagames, công trình hoàn thành đúng tiến độ được đưa vào khai thác, phục vụ Seagames 22 tổ chức tại Viêt Nam. Điều đó vô cùng có ý nghĩa đối với PMU5 vì đã góp phần tạo nên hình ảnh tốt đẹp về Hà Nội - Việt Nam trong mắt bạn bè Quốc tế. Những công trình cải tạo, nâng cấp quốc lộ, giúp cho việc lưu thông giữa các tỉnh thành được thuận lợi hơn nhờ đó kinh tế cũng phát triển hơn, nét văn hoá của các nơi được truyền bá rộng rãi hơn, nối liền giữa các tỉnh, vùng miền xa xôi như: Các gói thầu thuộc dự án cải tạo quốc lộ 3 từ Bờ Đậu đến cửa khẩu Tà Lùng hoàn thành đã tạo động lực thúc đẩy kinh tê một khu vực còn yếu kém, nghèo đói và chậm phát triển. Các gói thầu mà Ban đã tổ chức đấu thầu và quản lý đều nhằm một mục đích to lớn và ý nghĩa là cải thiện, nâng cao đời sống của người dân, giảm bớt những khó khăn trong việc đi lại trong nội thành cũng như giữa các tỉnh, thành phố, góp phần vào công cuộc đổi mới đất nước, công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, đưa nước ta dần trở thành nước công nghiệp. Ví dụ như dự án nâng cấp cải tạo quốc lộ 3 từ km134-km199 hoàn thành đã góp phần cho công tác vận tải phục xây dựng Nhà máy thuỷ điện Sơn La và phục vụ phát triển kinh tế an ninh, quốc phòng cho cả miền Tây Bắc, góp phần cải thiện đời sống cho nhân dân các dân tộc vùng cao. d) Sự khác nhau về đấu thầu các gói thầu sử dụng vốn trong nước và gói thầu sử dụng vốn nước ngoài : Tại PMU5, nguồn vốn của các dự án bao gồm cả vốn trong nước và vốn nước ngoài. Ban xây dựng 2 phòng dự án 1 và 2, phòng dự án 1 quản lý các dự án sử dụng vốn vay nước ngoài và phòng dự án 2 quản lý các dự án sử dụng vốn trong nước. Tuy nhiên đối với các dự án sử dụng vốn nước ngoài thường có mục đích là đầu tư cho việc phát triển các tuyến đường giao thông nông thôn (18 tỉnh thành) nhằm giúp xoá đói giảo nghèo, nâng cao đời sống cho người dân ở nông thôn… nên các gói thầu thường có quy mô nhỏ, giá trị gói thầu chỉ vào khoảng từ 7 đến 10 tỷ đồng/gói. Trong khi các dự án sử dụng vốn trong nước (phần lớn là vốn ngân sách Nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ) có quy mô thường từ 10 đến 30 tỷ đồng /gói. Việc đấu thầu các dự án sử dụng vốn nước ngoài mà chủ yếu là vốn vay từ Ngân hàng Thế giới, vốn hỗ trợ phát triển, vốn vay ADB… thì ngoài việc phải tuân theo các quy định về đấu thầu tại Việt Nam còn phải đáp ứng các điều kiện, quy định của tổ chức cho vay vốn. Ví dụ như khi tham gia dự thầu các dự án ADB tài trợ thì các doanh nghiệp và công ty sau bị xem là không có tư cách hợp lệ khi tham gia đấu thầu (theo công văn số 1552/BKH/KTĐN ngày 19/3/2004): - Có các cổ đông chi phối thuộc bên đối tác của dự án (nhà nước Việt Nam); - Được một hoặc nhiều bên đối tác của dự án bao cấp trực tiếp hoặc gián tiếp; - Có quan hệ với bên đối tác thông qua bên thứ 3, có thể có thông tin ảnh hưởng tới việc dự thầu; - Nộp từ 2 hồ sơ dự thầu trở lên (các nhà thầu phụ có thể tham gia nhiều gói thầu); - Đã từng làm tư vấn trong quá trình chuẩn bị thiết kế hoặc hồ sơ kỹ thuật; - Các doanh nghiệp Nhà nước thuộc khối quốc phòng. Các doanh nghiệp Nhà nước chỉ tham dự đấu thầu nếu độc lập về tài chính và pháp lý, hoạt động theo luật thương mại và không phụ thuộc bên mua. 3. Hình thức đấu thầu: Với các dự án sử dụng vốn trong nước, hình thức lựa chọn nhà thầu mà Ban 5 thường sử dụng là đấu thầu rộng rãi trong nước đối với đấu thầu xây lắp. Một vài trường hợp theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền, Ban cũng sử dụng hình thức đấu thầu hạn chế nhưng là rất ít. Bởi sử dụng hình thức đấu thầu hạn chế tỷ lệ tiết kiệm đạt thấp, khó lựa chọn được nhà thầu đủ kinh nghiệm và năng lực để thực hiện thi công theo yêu cầu và nhất là việc kiểm soát giá cả gói thầu. Tuy nhiên, với mục đích là tiết kiệm, hạ giá thành công công trình một các hợp lý để giảm chi phí đầu tư; đồng thời có thể tìm ra đối tác thích hợp có năng lực, uy tín, kinh nghiệm để đảm bảo thực hiện công trình đúng tiến độ với chất lượng cao nên Ban chủ yếu sử dụng hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước nhằm nâng cao hiệu quả của gói thầu và công tác đấu thầu, đồng thời cũng nâng cao tính cạnh tranh để chọn được nhà thầu có năng lực nhất. Trong những năm gần đây, do thực tế Việt Nam hiện nay năng lực các nhà thầu tư vấn thiết kế còn hạn chế nên đối với đấu thầu lựa chọn tư vấn thì Ban 5 dùng hình thức chỉ định thầu. Hơn nữa, do đặc thù của công việc, nên không nhiều nhà thầu tư vấn đáp ứng được các điều kiện. Bởi lẽ tư vấn thiết kế đồng thời cũng là đơn vị có trách nhiệm lập hồ sơ mời thầu. Nếu thiết kế kỹ thuật và hồ sơ._. mời thầu không đảm bảo chất lượng, có nhiều sai sót thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến công tác tổ chức đấu thầu của Ban và ảnh hưởng đến chất lượng công trình về sau. Theo quy định của pháp luật, có 3 phương thức thực hiện đấu thầu là đấu thầu 1 túi hồ sơ, đấu thầu 2 túi hồ sơ, và đấu thầu 2 giai đoạn. Tuy nhiên, đấu thầu 2 túi hồ sơ chỉ áp dụng đối với đấu thầu tuyển chọn tư vấn trong khi tại PMU 5 tuyển chọn tư vấn lại dùng hình thúc chỉ định thầu; còn đấu thầu 2 giai đoạn thì chỉ cáp dụng đối với các gói thầu xây lắp có giá trị từ 500 tỷ đồng trở lên, nhưng những gói thầu như thế không có tại Ban vì vậy phương thức đấu thầu 1 túi hồ sơ là phù hợp nhất và được Ban áp dụng cho tất cả các cuộc đấu thầu mà Ban đã tổ chức. Phương thức thực hiện hợp đồng mà Ban 5 thường sử dụng là: hợp đồng trọn gói đối với những gói thầu mà thời gian thực hiện ≤ 12 tháng, hợp đồng có điều chỉnh giá đối với những gói thầu mà thời gian thực hiện > 12 tháng. 4. Quy trình đấu thầu tại Ban 5: Sau khi được Bộ GTVT phê duyêt thiết kế kỹ thuật của dự án, Ban QLDA5 với tư cách là chủ đầu tư sẽ tiến hành công tác đấu thầu dự án. Quy trình đấu thầu tại Ban 5 được thực hiện theo Quy chế đấu thầu mà ban hành kèm theo Nghị định số 88/1999/ NĐ- CP ngày 5-5-200 và Nghị định số 66/2003/NĐ – CP ngày 12-6-2003 của Chính phủ ,Thông tư 04/TT-BKH ngày 26-5-2000, Thông tư số 01/2004/TT-BKH ngày 2-2-2004 của Bộ Kế Hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Quy chế đấu thầu. Cũng như các quy định của nguồn vốn và sự vận dụng linh hoạt phù hợp với các điều kiện đặc thù đã hình thành nên trình tự đấu thầu ở Ban QLDA5. 4.1. Bước 1: Chuẩn bị đấu thầu Giai đoạn này bao gồm rất nhiều khâu và do bên mời thầu lập. Dựa trên các công việc cụ thể trong dự án đã được phê duyệt, Ban sẽ căn cứ vào tình hình thực tế của mình, vào tính chất các công việc và mối quan hệ giữa chúng để xác định thứ tự các công việc cụ thể của dự án. Vì thế ngay từ đầu kế hoạch thực hiện các công việc cụ thể của dự án phải được xây dựng một các khoa học, logic. Nội dụng của giai đoạn này bao gồm: B1.1. Lập kế hoạch đấu thầu: Kế hoạch đấu thầu được lập và trình duyệt để làm cơ sở cho việc thực hiện đấu thầu. Kế hoạch này do Ban 5 lập và phải trình lên Bộ GTVT và Cục Giám định và quản lý chất lượng công trình giao thông phê duyệt mới trở thành một trong những điều kiện mời thầu. Việc lập và phê duyệt kế hoạch đấu thầu của dự án đuợc tiến hành sau khi có quyết định đầu tư được phê duyệt. Căn cứ để lập kế hoạch đấu thầu của dự án là các tài liệu được phê duyệt hoặc có hiệu lực như : Báo cáo nghiên cứu khả thi và các văn bản giải trình bổ sung trong quá trình thẩm định dự án; Quyết định đầu tư; Dự toán, tổng dự toán được duyệt; Khả năng cung cấp vốn, tình hình thực tế của dự án; Các văn bản pháp lý có liên quan khác. Nội dụng của kế hoạch đấu thầu của dự án bao gồm : Nội dung 1. Phân chia dự án thành các gói thầu 2. Giá gói thầu và nguồn tài chính 3. Hình thức lựa chọn nhà thầu Đấu thầu rộng rãi Chào hàng cạnh tranh Đấu thầu hạn chế Tự thực hiện Mua sắm đặc biệt Mua sắm trực tiếp Chỉ định thầu 4. Phương thức đấu thầu áp dụng cho từng gói thầu Đấu thầu 1 túi hồ sơ Đấu thầu hai túi hồ sơ Đấu thầu hai giai đoạn 5. Thời gian tổ chức đấu thầu cho từng gói thầu 6. Loại hợp đồng cho từng gói thầu Hợp đồng chìa khoá Hợp đồng có điều chỉnh Hợp đồng trọn gói 7. Thời gian thực hiện hợp đồng. Có thể nói trong các nội dung trên thì nội dung phân chia dự án thành các gói thầu là nội dung quan trọng hơn cả. Bởi lẽ gói thầu chính là căn cứ tổ chức đấu thầu và xét thầu. Việc phân chia này phải đảm bảo tính hợp lý, tính đồng bộ của dự án và làm giảm được chi phí đấu thầu của dự án.Việc phân chia dự án thành gói thầu căn cứ vào công nghệ, tính chất kỹ thuật hoặc trình tự thực hiện dự án. Việc phân chia dự án thành các gói thầu tại PMU5 tuân theo các quy định tại Quy chế đấu thầu và các quy định riêng của Bộ GTVT đối với các dự án sử dụng vốn trong nước. Phòng dự án cùng với tư vấn thiết kế thực hiện công việc này. Trước tiên, dựa vào tổng mức đầu tư được phê duyệt, phòng dự án sẽ xem xét xem dự án này thuộc nhóm A, B hay C. Theo như quy định của Bộ GTVT về công tác đấu thầu xây lắp các dự án đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn trong nước của quyết định số 06/2005/QĐ-BGTVT ngày 4/1/2005 việc phân chia gói thầu xây lắp cần đảm bảo giá trị mỗi gói thầu trong khoảng như sau: Dự án nhóm C: đối với dự án có tổng mức đầu tư trên 15 tỷ đồng, phần xây lắp phân thành 1 đến 2 gói thầu; dự án có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng, phần xây lắp phân thành 1 gói thầu. Dự án nhóm B: Các gói thầu xây lắp có giá trị khoảng từ 30 -50 tỷ tuỳ thuộc quy mô và giá trị tổng mức đầu tư. Đối với nhóm này, dự án có giá trị phần xây lắp nhỏ hơn 30 tỷ đồng quy định toàn bộ phần xây lắp là 1 gói thầu. Dự án nhóm A: Các gói thầu xây lắp có giá trị ít nhất khoảng 70 tỷ đồng. Khuyến khích phân chia các gói thầu xây lắp có giá trị lớn hơn 100 tỷ đồng. Sau đó, phòng dự án sẽ xác định khối lượng xây lắp của dự án tiến hành đấu thầu là bao nhiêu, dự án có thể chia thành mấy gói thầu, mỗi gói thầu có giá trị khoảng bao nhiêu, mỗi gói thầu cần đảm bảo những yêu cầu thế nào về kỹ thuật…Gói thầu được phân chia phải đảm bảo tối thiểu các yếu tố: Gói thầu được phân chia sao cho công tác cung cấp, xây lắp được gói gọn trong các hạng mục hoàn chỉnh. Các gói thầu phù hợp với tình hình tài chính, khả năng cung cấp của các nhà thầu và thời gian thực hiện gói thầu. Rồi yêu cầu tư vấn thiết kế phân chia gói thầu theo quy định của Bộ GTVT, Quy chế đấu thầu và khối lượng xây lắp của dự án. Tư vấn thiết kế sẽ dựa trên các mức và các yêu cầu mà Ban đưa ra để tiến hành phân chia. Sau khi sơ bộ phân chia lần thứ nhất, tư vấn sẽ trình lên Ban một kế hoạch phân chia để Ban xem xét, phê duyệt để chính thức thiết kế các gói thầu như yêu cầu. Việc phân chia các gói thầu tại Ban một mặt căn cứ theo các yêu cầu về kỹ thuật, mặt khác còn phải đảm bảo phù hợp với thực trạng năng lực tài chính của các nhà thầu trong nước. Vì đặc thù của ngành giao thông vận tải nên hầu hết các dự án tại PMU5 thường được phân chia thành hai gói thầu là gói thầu xây lắp và gói thầu bảo hiểm. Từ hai gói thầu đó Ban tiến hành phân chia mỗi loại gói thầu thành các gói thầu nhỏ hơn để tiến hành đấu thầu. Giá trị gói thầu là giá dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, được xác định trên cơ sở khối lượng công việc phải thực hiện hoàn chỉnh nhân với đơn giá và định mức được Nhà nước ban hành. Giá trị gói thầu được dùng để làm căn cứ so sánh các giá dự thầu của các nhà thầu để trình trong hồ sơ mời thầu sau khi được hiệu chỉnh các sai lệch. Nếu giá dự thầu của nhà thầu lớn hơn giá trị gói thầu được duyệt thì nhà thầu đó sẽ bị loại về mặt tài chính thương mại. Giá của các gói thầu này được dự tính lần đầu tiên bởi các công ty tư vấn thiết kế khi họ tiến hành lập thiết kế kỹ thuật. Khi bản thiết kế kỹ thuật được chuyển cho Ban quản lý dự án, thì các chuyên viên trong Ban sẽ tiến hành kiểm tra, đối chiếu các khối lượng thiết kế với các khối lượng dự toán để tiến hành soạn thảo tiên lượng mời thầu và dự toán giá gói thầu để trình duyệt. Nếu các chuyên viên phát hiện ra có sai sót, thiếu hay nhầm khối lượng thì yêu cầu chuyên viên tư vấn giải trình, nhằm xây dựng được giá gói thầu sát với thực tế nhất. Sau khi ước tính giá trị gói thầu thì công việc tiếp theo là xác định loại hợp đồng cho gói thầu. Trong thời gian qua, Ban 5 sử dụng hai phương thức thực hiện hợp đồng đó là : ● Hợp đồng trọn gói: là hợp đồng thực hiện theo giá khoán gọn. Phương thức này áp dụng cho các gói thầu mà đối tượng thi công là các hạng mục công trình có tính chất kỹ thuật không phức tạp lắm, thời gian thi công nhanh, dưới 12 tháng. ● Hợp đồng có hiệu chỉnh giá: Là hợp đồng mà giá cả có sự điều chỉnh giá trong quá trình thực hiện hợp đồng. Phương thức này được áp dụng đối với các gói thầu có thời gian thực hiện trên 12 tháng nên thường có sự biến đồng về giá đối với ba yếu tố chủ yếu là nguyên vật liệu, thiết bị và lao động. Ngoài ra có thể cũng vì do tính chất phức tạp của nó mà ngay cả tư vấn cũng không khẳng định được là đã dự toán chính xác được mọi công việc. Việc điều chỉnh giá được tiến hành với các điều kiện sau: + Trong hồ sơ mời thầu được phê duyệt có quy định điều kiện, giới hạn và công thức điều chỉnh giá; + Được các bên liên quan xác nhận là : Do thay đổi thiết kế không do nhà thầu gây ra Khi có sự thay đổi về giá do chính sách Nhà nước (tính từ tháng 13) + Tổng giá sau điều chỉnh < Tổng dự toán và Tổng dự toán < Tổng mức đầu tư. Giá trị hợp đồng được điều chỉnh trong các trường hợp sau: Khi có những khối lượng, số lượng phát sinh do thay đổi thiết kế (không phải do nhà thầu gây ra): Nếu những phát sinh đã có đơn giá trong hợp đồng gốc thì giá trị phần khối lượng, số lượng phát sinh được tính theo giá của hợp đồng gốc (Khoản 6- điều 1- nghị định 66/CP); Nếu những phát sinh không có đơn giá trong hợp đồng gốc thì giá trị phần khối lượng, số lượng phát sinh được tính theo đơn giá do Nhà nước quy định tại thời điểm phát sinh được cấp có thẩm quyền phê duyệt để áp dụng (Khoản 6- điều 1- NĐ 66/CP); Nếu khối lượng công việc đã có trong hợp đồng nhưng khi thực hiện thay đổi (tăng hoặc giảm) lớn hơn 20% so với khối lượng công việc đã ghi trong hợp đồng thì hai bên có thể thoả thuận xác định đơn giá mới nhưng không vượt quá đơn giá do Nhà nước quy định tại thời điểm thực hiện.(thực hiện theo quy định của nghị định 16/CP và thông tư số 02/2005/TT- BXD); Khi có sự biến động về giá do chính sách của Nhà nước thay đổi đối với các yếu tố nhân công, đơn giá ca máy, vật liệu xây dựng do Nhà nước quản lý (danh mục theo Thông tư liên tịch số 38/2004/TTLT/ BTC- BXD ngày 26-4-2004 của liên Bộ Tài Chính và Bộ xây dựng). Trượt giá về vật liệu, nhân công, máy thi công chỉ được tính từ tháng 13 kể từ thời điểm bắt đầu thực hiện hợp đồng và được cấp có thẩm quyền cho phép; Chỉ điều chỉnh giá những đơn giá được phép điều chỉnh và khối lượng thực hiện trong thời gian Nhà nước cho phép điều chỉnh. Giá trị điều chỉnh bổ sung phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Thực hiện điều chỉnh giá trị hợp đồng trong trường hợp này (do Nhà nước thay đổi chính sách) theo hướng dẫn của các văn bản pháp luật. Trường hợp pháp luật không quy định cụ thể thì việc điều chỉnh giá thực hiện dựa trên cơ sở hướng dẫn điều chỉnh dự toán, bù chênh lệch vật liệu do Nhà nước quy định như sau: Công thức: Gbs = ∑ { Kli × (ĐGi mới – ĐG cũ ) }×ki ( %) Trong đó: - Gbs: Giá trị điều chỉnh bổ sung theo khối lượng thực hiện được tính trượt giá. - Kli: Khối lượng của hạng mục i thực hiện trong thời gian được tính trượt giá. - ĐGi mới: Đơn giá dự toán của hạng mục i tại thời điểm điều chỉnh được duyệt. - ĐGi cũ: Đơn giá dự toán của hạng mục i được duyệt trước khi đấu thầu. - ki (%): Tỷ lệ tiết kiệm qua đấu thầu của hạng mục i. ki được xác định bằng tỷ lệ % giữa đơn giá trúng thầu và đơn giá dự toán được duyệt trước khi đấu thầu của hạng mục i Ki = ĐGi trúng thầu/ ĐGi cũ (%) Ki ≤ 1; trường hợp Ki > 1 thì Ki được lấy = 1 Khi người quyết định đầu tư hoặc Chủ đầu tư điều chỉnh dự án do thấy xuất hiện những yếu tố mới đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao hơn cho dự án. Khi quy hoạch xây dựng đã được duyệt thay đổi có ảnh hưởng trực tiếp đến dự án. Giới hạn phạm vi điều chỉnh giá : Chỉ điều chỉnh giá cho các hạng mục chính mời thầu, không điều chỉnh cho các công tác xây lắp phụ, công trình phụ, không điều chỉnh cho những vật tư, vật liệu mà theo biện pháp thi công của nhà thầu đề xuất do nhà thầu tự khai thác. Để thấy rõ hơn về công tác lập kế hoạch đấu thầu tại Ban 5, ta có thể xem xét một bản kế hoạch đấu thầu sau đây: Kế hoạch đấu thầu xây lắp các gói thầu thuộc dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 279 đoạn Tuần Giáo - Điện Biên - Tây Trang, dự án thành phần 1: đoạn Tuần Giáo - Điên Biên ♦. Khái quát dự án: Ngày 20-10-2004 Bộ GTVT đã có quyết định số 312/QĐ-BGTVT về việc đầu tư Dự án cải tạo nâng cấp QL 279 đoạn Tuần Giáo - Điện Biên- Tây Trang ( giai đoạn 1: Tuần Giáo - Điện Biên), nội dung sau: 1. Tên dự án: Dự án cải tạo nâng cấp QL 279 đoạn Tuần Giáo - Điện Biên- Tây Trang, dự án hoàn thành phần 1: đoạn Tuần Giáo - Điện Biên. 2. Đại diện Chủ đầu tư: Ban quản lý dự án 5 (PMU5) 3. Phạm vi dự án: Dự án thuộc địa phận tỉnh Điện Biên, có tổng chiều dài khoảng 76km. Điểm đầu dự án: Km0 (QL279) - Km405+300 - QL6 tại Tuần Giáo. Điểm cuối dự án: Km75+800 - QL279 4. Hướng tuyến: về cơ bản trên cơ sở hướng tuyến QL279 hiện tại để nâng cấp, cải tạo và tránh cục bộ thị trấn Tuần Giáo. 5. Quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật: - Phần đường : + Dự án cải tạo, nâng cấp QL279 đoạn Tuần Giáo - Điện Biên - Tây Trang, dự án thành phần 1: đoạn Tuần Giáo - Điện Biên được xây dựng theo tiêu chuẩn cấp IV miền núi (TCVN 4054-85). Đối với những đoạn tuyến đi qua đô thị: mặt cắt ngang đầu tư theo qui hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. + Nút giao, đường giao: các vị trí giao giữa QL279 với các quốc lộ, tỉnh lộ khác được thiết kế giao bằng. Giao với các đường dân sinh thực hiện vuốt nối để đảm bảo êm thuận và an toàn trong khai thác, mặt đường dân sinh được vuốt nối bằng đá dăm láng nhựa tiêu chuẩn 4.5kh/m2, dày 15cm. + Công trình: xây dựng vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép đảm bảo tải trọng thiết kế H30 - XB80 - Phần cầu: Thiết kế vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép tường và bê tông cốt thép dự ứng lực ( bề rộng cầu bằng khổ nền đường) 6. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1: 576.896 triệu đồng Trong đó: - Giá trị xây lắp sau thuế: 462.231 triệu đồng - Chi phí khác : 58.322 triệu đồng (trong đó GPMB là: 21.344 triệu đồng) - Công trình phục vụ khai thác: 3.600 triệu đồng - Dự phòng (10%): 52.416 triệu đồng 7. Nguồn vốn: sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ theo quyết định số 182/2003/QĐ - TTg ngày 05-9-2003 của Thủ tướng Chính phủ. 8. Tiến độ: theo kế hoạch được giao. - Khởi công dự kiến: Quý IV năm 2005 - Hoàn thành dự kiến: Quý IV năm 2008. ♦ Kế hoạch đấu thầu của dự án: * Phần công việc đã thực hiện: - Tại văn bản số 744/TTg-CN ngày 07-4-2005 của Thủ tướng Chính phủ cho phép miễn bước lập Báo cáo đầu tư dự án này. - Công tác khảo sát lập báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ 279 đoạn Tuần Giáo - Điện Biên - Tây Trang do Tổng công ty Tư vấn thiết kế GTVT đã thực hiện và được bộ GTVT phê duyệt tại Quuyết định số 760/KHĐT ngày 19-03-2002 với kinh phí tạm duyệt là 899,6 triệu đồng. Tại quyết định số 1746/GTVT-KHĐT ngày 14-06-2004 của Bộ GTVT đã duyệt bổ sung chi phí khảo sát (bước lập báo cáo nghiên cứu khả thi) đoạn tránh thị trấn Tuần Giáo và thành phố Điện Biên với số tiền là 324 triệu đồng. - Khảo sát, thiết kế, lập tổng dự toán ( bước thiết kế kỹ thuật): Tổng công ty tư vấn thiết kế GTVT (TEDI) thực hiện, đã được Bộ GTVT giao nhiệm vụ tại quyết định số 419/QĐ-BGTVT ngày 17-02-2005 với trị giá là 7.875 triệu đồng. Chi phí khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu khả thi 4 cầu bắc qua sông Nậm Rốn và đường nối QL279 vào đền thờ Hoàng Công Chất đã được tạm duyệt tại Quyết định số 967/QĐ-BGTVT ngày 11-4-2005 với số tiền là 618,9 triệu. * Phần công việc không thực hiện đấu thầu: + Đền bù giải phóng mặt bằng: giá trị tạm tính 21.344 triệu đồng (theo QĐ đầu tư); bao gồm các hạng mục công việc sau: - Rà phá bom mìn, vật nổ: phần công việc này có tính chất đặc thù chỉ có các đơn vị công binh chuyên trách thuộc Bộ Quốc Phòng đảm nhiệm. Bộ GTVT sẽ quyết định việc chọn đơn vị thực hiện. - Công tác cắm mốc chỉ giới giải phóng mặt bằng và mốc lộ giới, - Khảo sát đo đạc lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật, đo đạc bản đồ hiện trạng phục vụ công tác giải phóng mặt bằng. - Tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho các hộ gia đình và tổ chức bị ảnh hưởng bởi dự án. - Di chuyển các công trình kỹ thuật ra khỏi phạm vi giải phóng mặt bằng của dự án. + Chi phí quản lý dự án và chi phí khác: khoảng 18 tỷ sẽ được Bộ GTVT phê duyệt bằng quyết định riêng. Trong đó bao gồm: - Chi phí quản lý chung của dự án; - Chi phí thẩm định hoặc thẩm tra thiết kế, tổng dự toán, dự toán xây dựng công trình; - Chi phí lập hồ sơ mời thầu, phân tích đánh giá hồ sơ đấu thầu; - Chi phí giám sát thi công xây dựng, giám sát khảo sát xây dựng; - Chi phí kiểm định chất lượng công trình xây dựng; - Chi phí nghiệm thu, quyết toán công trình; - Chi phí lập dự án; - Chi phí khảo sát, thiết kế xây dựng; - Các lệ phí và chi phí thẩm định; - Chi phí nghiệm thu đưa vào sử dụng; - Chi phí kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán và một số các chi phí khác. * Phần công việc sẽ tổ chức đấu thầu: - Bảo hiểm công trình: thực hiện theo phương thức chào hàng cạnh tranh, dự kiến chia thành 3 gói thầu với giá trị ước tính như sau: Gói thầu Lý trình Chi phí bảo hiểm ước tính (triệu đồng) Gói số 1 Km0-Km34 (gói thầu xây lắp số 1,2,3,4) 617 Gói số 2 Km34-Km68 (gói thầu xây lắp số 5,6,7,8) 769 Gói số 3 Km35-Km75+800 và cầu + đường vào đền thờ Hoàng Công Chất (gói số 9,10) 682 Tổng cộng 2.068 Việc lựa chọn đơn vị bảo hiểm sẽ do Ban quản lý dự án 5 quyết định theo sự uỷ quyền của Bộ GTVT tại văn bản số 3333/BGTVT ngày 04-8-2003. - Phần xây lắp: Trên cơ sở tiến độ thực hiện và điều kiện địa hình khó khăn của tuyến đường, toàn bộ phần xây lắp của Dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ 279 đoạn Tuần Giáo - Điện Biên - Tây Trang, dự án thành phần 1: đoạn Tuần Giáo - Điện Biên được dự kiến như sau: 1. Phân chia gói thầu xây lắp: 10 gói thầu 2. Ước tính giá trị gói thầu: từ 30-65 tỷ đồng, cụ thể: Gói thầu Lý trình Giá trị xây lắp ước tính chưa bao gồm dự phòng ( tỷ đồng) Gói số 1 Km0-Km7 44 Gói số 2 Km7-Km16 30 Gói số 3 Km16-Km25 38.5 Gói số 4 Km25-Km34 48 Gói số 5 Km34-Km43 36 Gói số 6 Km43-Km52 38 Gói số 7 Km52-Km60 61 Gói số 8 Km60-Km68 61 Gói số 9 Km68-Km75+800 57 Gói số 10 4 cầu + đường vào đền thờ Hoàng Công Chất 452 3. Thời gian tổ chức đấu thầu: Quý IV năm 2005 4. Thời gian thực hiện hợp đồng: Dự kiến từ 24-30 tháng 5. Hình thức lựa chọn nhà thầu: Đấu thầu rộng rãi trong nước 6. Hình thức đấu thầu: Đấu thầu một túi hồ sơ 7. Loại hợp đồng: Hợp đồng có điều chỉnh giá 8. Nguồn vốn : sử dụng nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ theo QĐ số 183/2003/QĐ-TTg ngày 05-09-2003 của Thủ Tướng Chính phủ. B1.2. Chuẩn bị nhân sự cho công tác đấu thầu: Để thực hiện các hoạt động đấu thầu Ban 5 thành lập tổ chuyển gia giúp việc. Thành phần tổ chuyên gia bao gồm các chuyên gia về: Kỹ thuật, công nghệ, kinh tế tài chính, pháp lý và các vấn đề khác. Các thành viên trong tổ chuyên gia đều là những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực liên quan đến dự án và được Tổng Giám đốc Ban 5 căn cứ vào quy chế đấu thầu, các quyết định đầu tư của Bộ GTVT…để lựa chọn và thành lập nhằm giúp việc Tổng Giám đốc Ban 5 đánh giá hồ sơ dự thầu và xét chọn nhà thầu. Để tham gia vào tổ chuyên gia, các thành viên phải có tiêu chuẩn sau: - Am hiểu pháp luật đấu thầu; - Có trình độ chuyên môn liên quan đến gói thầu; - Am hiểu về các nội dung cụ thể của gói thầu; - Có kinh nghiệm trong các công tác quản lý thực tế hoặc nghiên cứu. Tổ chuyên gia có trách nhiệm và quyền hạn như sau: - Chuẩn bị các tài liệu pháp lý, soạn thảo hồ sơ mời thầu; - Tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự thầu; - Phân tích, đánh giá, so sánh và xếp hạng các hồ sơ dự thầu theo tiêu chuẩn đã được nêu trong hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn đánh giá chi tiết được duyệt khi mở thầu. - Tổng hợp tài liệu về quá trình đánh giá xét chọn nhà thầu và lập báo cáo xét thầu; - Có trách nhiệm bảo mật thông tin, không được cộng tác với nhà thầu dưới bất kỳ hình thức nào; - Không được tham gia thẩm định kết quả đấu thầu. Tổ trưởng tổ chuyên gia có trách nhiệm điều hành công việc, tổng hợp và chuẩn bị các báo cáo đánh giá các hồ sơ dự thầu hoặc tài liệu có liên quan khác. Đồng thời, tổ trưởng tổ chuyên gia xét thầu tiến hành phân công nhiệm vụ các thành viên trong tổ chuyển gia. Ví dụ minh hoạ công tác phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong tổ chuyên gia: Phân công nhiệm vụ của các thành viên Tổ chuyển gia xét gói thầu số 1 dự án cải tạo nâng cấp quốc lô 279 đoạn Tuần Giáo - Điện Biên : Tổ trưởng tổ chuyên gia xét thầu phân công nhiệm vụ các thành viên trong tổ chuyên gia như sau: 1. Quản lý bản gốc các Hồ sơ đấu thầu; Sau lễ mở thầu, toàn bộ thành viên tổ chuyên gia ký trên từng trang bản gốc Hồ sơ đấu thầu. Quản lý bản gốc Hồ sơ đấu thầu: ông Đỗ Đức Chính - Tổ trưởng. 2. Đánh giá sơ bộ Hồ sơ đấu thầu: gồm các thành viên có danh sách trong quyết định về thành lập tổ chuyên gia xét thầu của Tổng Giám đốc. 3. Đánh giá kỹ thuật: gồm 06 thành viên - Đỗ Đức Chính - Tổ trưởng - Vũ Văn Hạnh - Tổ phó - Phạm Tiến Cường - Tổ viên - Bùi Ngọc Kiều - Tổ viên - Lưu Quang Thìn - Tổ viên - Trương Hồ Bắc - Tổ viên. 4. Kiểm tra sai số số học, sai lệch và xem xét sự hợp lý của đơn giá dự thầu: gồm 5 thành viên - Lưu Quang Thìn - Tổ viên - Cao Kim Liên - Tổ viên - Dương Khánh Tùng - Tổ viên - Nguyễn Thị Thu Hà - Tổ viên - Hoàng Thị Minh Thu - Tổ viên 5. Tổng hợp kết quả đánh giá Hồ sơ đấu thầu của từng thành viên tổ chuyên gia, lập dự thảo biên bản kết quả đánh giá thông qua tổ: - Đỗ Đức Chính - Tổ trưởng - Cao Kim Liên - Tổ viên - Hoàng thị Minh Thu - Tổ viên 6. Làm báo cáo kết quả đánh giá Hồ sơ đấu thầu của ban quản lý dự án 5, trình Tổng Giám đốc ký và tập hợp đóng gói hồ sơ Báo cáo kết quả đánh giá Hồ sơ đấu thầu trình Bộ GTVT: - Phạm Tiến Cường - Tổ phó - Cao Kim Liên - Tổ viên - Hoàng thị Minh Thu - Tổ viên B1.3. Chuẩn bị Hồ sơ mời thầu: Hồ sơ mời thầu là một yếu tố rất quan trọng trong công tác tổ chức đấu thầu, bởi lẽ nó quyết định chất lượng và hiệu quả của gói thầu. Khi lập Hồ sơ mời thầu cần sử dụng các cơ quan, cá nhân có đủ năng lực trình độ chuyên môn về gói thầu, am hiểu về đấu thầu để đảm bảo chất lượng của hồ sơ dự thầu, tạo thuận lợi cho các nhà thầu chuẩn bị Hồ sơ dự thầu và tạo thuận lợi cho việc xét thầu. Vì vậy, khi lập Hồ sơ dự thầu, Ban 5 yêu cầu Tư vấn thiết kế là đơn vị thực hiện lập thiết kế kỹ thuật của dự án lập luôn Hồ sơ mời thầu trên cơ sở hồ sơ thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt Sau khi lập xong, tư vấn thiết kế chuyển hồ sơ mời thầu tới Ban, Ban xem xét và trình lên Bộ GTVT để Bộ phê duyệt. Sau khi được Bộ phê duyệt, hồ sơ mời thầu đó là căn cứ để Ban thông báo mời thầu. Hồ sơ mời thầu chỉ được lập dựa trên các căn cứ sau: - Quyết định đầu tư hoặc giấy phép đầu tư và Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo đầu tư kèm theo. - Thiết kế kỹ thuật thi công và dự toán công trình của dự án đã được Bộ GTVT phê duyệt. - Kế hoạch đấu thầu của dự án và gói thầu đã được Bộ GTVT phê duyệt. - Các văn bản pháp lý có liên quan về đấu thầu và gói thầu đang được tổ chức đấu thầu. - Các chính sách có liên quan khác của Nhà nước như Thuế; tiền lương, ưu đãi nhà thầu trong nước hoặc chính sách khác. Hồ sơ mời thầu cần đầy đủ, chính xác, rõ ràng, khách quan và phù hợp với các căn cứ trên. Tính chính xác trong lập Hồ sơ mời thầu là rất quan trọng vì nó là cơ sở để các nhà thầu xác định tính chất và quy mô của công trình và tính giá chào thầu. Bất kể sai sót nào không được phát hiện kịp thời và thông báo cho các nhà thầu cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác đấu thầu cũng như công tác thi công và hiệu quả của dự án. Hồ sơ mời thầu tại Ban 5 thường được chia thành 4 tập: - Tập 1gồm: thư mời thầu, mẫu đơn dự thầu, chỉ dẫn đối với nhà thầu và điều kiện của hợp đồng. - Tập 2 gồm: thiết kế kỹ thuật của gói thầu - Tập 3: bản tiên lượng - Tập 4: phụ lục bổ sung. Tập 1: chỉ dẫn đối với nhà thầu và bản điều kiện của hợp đồng Trong tập 1 thường bao gồm các nội dung sau: Phần I: Thông báo mời thầu Thư mời thầu: được lập theo mẫu qui định trong phụ lục III của thông tư 04/200/TT_BKH ngày 26-5-2000. Mẫu đơn dự thầu: cũng được lập theo mẫu qui định tại phụ lục III của thông tư 04/200/TT_BKH ngày 26-5-2000, mẫu đơn dự thầu được lập sẵn và theo quy định của Nhà nước nhằm tạo sự thống nhất cho các nhà thầu khi tham gia đấu thầu. Lịch thực hiện đấu thầu: được lập theo mẫu sau: STT Công việc Thời gian Địa điểm 1 Thông báo mời thầu 2 Đăng ký và nộp tiền mua hồ sơ mời thầu 3 Các nhà thầu đã đăng ký và nộp tiền đến nhận Hồ sơ mời thầu 4 Tổ chức cho các nhà thầu đi thăm tuyến 5 Hội nghi tiền đấu thầu 6 Hạn cuối cùng các nhà thầu đệ trình câu hỏi bằng văn bản 7 Hạn cuối bên mời thầu trả lời câu hỏi 8 Hạn cuối phát hành phụ lục bổ sung 9 Thời gian đóng thầu và mở thầu Phần II: Chỉ dẫn đối với nhà thầu Trong phần này cung cấp cho các nhà thầu các thông tin liên quan đến gói thầu: các chỉ dẫn, mẫu đơn, điều khoản và các đặc điểm, yêu cầu nhằm giúp các nhà thầu chuẩn bị đúng, đủ các loại tài liệu, thông tin và văn bản… để tham gia đấu thầu cũng như các công việc phải làm nếu trúng thầu. Bản chỉ dẫn được lập theo phụ lục III - Thông tư 04/2000/TT-BKH. Những chỉ dẫn này càng cụ thể, càng đầy đủ càng tạo điều kiện thuận lợi và dễ dàng cho bên mời thầu và đánh giá các hồ sơ dự thầu. Nội dung cụ thể của bản chỉ dẫn đối với nhà thầu bao gồm các phần sau: Chương I: Giới thiệu về dự án và gói thầu Trong chương này, bên mời thầu sẽ đưa ra các thông tin như: - Tên dự án, mục tiêu của dự án; - Địa điểm thực hiện dự án, quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật, điều kiện tự nhiên nơi dự án diễn ra; - Thông tin về gói thầu: phạm vi, điều kiện tự nhiên, xã hội của gói thầu, các đặc tính kỹ thuật, đặc trưng của gói thầu; Chương II: Chỉ dẫn đối với nhà thầu: Trong chương này thường bao gồm các nội dung sau: A. Các điều kiện tổng quát: Phần đầu tiên trong chương này là nội dung đấu thầu: phạm vi đấu thầu, hình thức đấu thầu, tiến độ xây dựng. Các điều kiện về tài chính và phương thức thanh toán: Nguồn vốn của dự án, phương thức thanh toán, điều kiện tài chính. Với mỗi gói thầu cụ thể, bên mời thầu sẽ đưa ra một điều kiện tài chính cụ thể đối với các nhà thầu. Ví dụ như với các dự án sử dụng vốn trong nước (mà chủ yếu là nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước) thì Ban 5 yêu cầu các nhà thầu phải mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước để tiếp nhận và sử dụng kinh phí được thanh toán từ gói thầu thuộc dự án. Các yêu cầu về chất lượng, vật liệu, thiết bị và dịch vụ; thực hiện theo quy định của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16-12-2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng và theo các yêu cầu tiêu chuẩn trong Hồ sơ thiết kế kỹ thuật. Yêu cầu về tư cách pháp nhân và năng lực nhà thầu: - Tư cách hợp lệ của nhà thầu: trong mục này, bên mời thầu sẽ đưa ra các yêu cầu, điều kiện tối thiểu về tư cách của các nhà thầu độc lập hay liên danh tham dự thầu: ♦ Đối với nhà thầu độc lập tham dự thầu: nhà thầu phải có năng lực pháp luật dân sự về ngành nghề xây dựng công trình giao thông, có đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông hoặc có quyết định của cơ quan Nhà nước cho phép xây dựng công trình giao thông, đồng thời phải độc lập về tài chính theo quy định tại Thông tư số 01/2004/TT-BKH ngày 02/02/2004 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Tuỳ từng công trình, dự án khác nhau mà đòi hỏi thời gian hoạt động trong ngành xây dựng của các nhà thầu khác nhau: + Đối với các gói thầu thuộc dự án nhóm A, nhà thầu phải có ít nhất 5 năm tham gia hoạt động chuyên ngành phù hợp với yêu cầu của gói thầu. + Đối với các gói thầu thuộc dự án nhóm B là 3 năm; + Đối với các gói thầu thuộc dự án nhóm C là 2 năm. Đồng thời Ban cũng đưa ra các yêu cầu về kinh nghiệm và năng lực tài chính như: + Trong vòng bao nhiêu năm trở lại đây nhà thầu phải thực hiện và hoàn thành ít nhất 01 hợp đồng tương tự về kỹ thuật có giá trị lớn hơn giá trị gói thầu. + Năng lực tài chính phải lành mạnh, số liệu tài chính của nhà thầu phải có chứng thực của cơ quan kiểm toán, hoặc của cơ quan tài chính Nhà nước có thẩm quyền, hoặc cơ quan thuế địa phương xác nhận về hoạt động tài chính của nhà thầu; hoạt động xây lắp bình quân trong 3 năm phải lớn hơn 0 và lớn hơn hoặc bằng 2 lần giá gói thầu... ♦ Đối với nhà thầu liên danh: ngoài các điều kiện quy định như một nhà thầu độc lập, yêu cầu nhà thầu liên danh phải đáp ứng một số điều kiện khác như: + Số lượng thành viên trong liên danh đấu thầu xây lắp được quy định như sau: - Gói thầu xây lắp từ 70 tỷ đồng trở lên: Không quá 03 thành viên; - Gói thầu xây lắp từ 15 tỷ đồng đến 70 tỷ đồng: Không quá 02 thành viên; - Các gói thầu xây lắp đường giao thông thông thường (gói thầu không có các hạng mục thuộc các chuyên ngành xây lắp có yêu cầu đăng ký kinh doanh khác nhau) có giá trị dưới 15 tỷ thì chỉ cho phép doanh nghiệp tham gia đấu thầu độc lập. + Thành viên đứng đầu Liên danh phải được thực hiện và hoàn thành ít nhất 01 hợp đồng tương tự về kỹ thuật xây dựng; doanh thu được tính bằng tổng doanh thu trung bình của các bên tham gia liên danh. + Thành viên đứng đầu liên danh phải có doanh thu lớn hơn hoặc bằng 60% giá trị doanh thu quy định đối với nhà thầu độc lập đồng thời bắt buộc phải lớn hơn 2 lần giá trị sản lượng gói thầu tính theo % nhà thầu đứng đầu liên danh đó đảm nhận. Các nhà thành viên khác trong liên danh phải có doanh thu trung bình 3 năm lớn hơn hoặc bằng 2 lần giá trị gói thầu tham gia tính theo % trên cơ sở thoả thuận hợp đồng liên danh ghi trong Hồ sơ dự thầu của nhà thầu… + Nhà thầu đứng đầu liên danh phải đảm nhận khối lượng công việc: Lớn hơn hoặc bằng 60% giá trị hợp đồng, đối với liên danh 2 thành viên; Lớn hơn hoặc bằng 40% giá trị hợp đồng, đối với liên danh 3 thành viên; Các thành viên khác thực hiện không thấp hơn 25% giá trị hợp đồng; - Yêu cầu về năng lực kỹ thuật: phần này đưa ra các yêu cầu về máy móc thiết bị, nhân lực, ban điều hành gói thầu của nhà thầu như: + Nhà thầu phải có khả năng huy động về số lượng, chủng loại và phải khai rõ để chứng minh nguồn gốc và tình trạng hiện tại của từng thiết bị; phải bố trí phòng thí nghiệm có đủ số lượng chủng loại và chất lượng đảm bảo thực hiện công tác quản lý chất lượng nội bộ theo đúng qui định của nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16-12-2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng và các qui trình, quy phạm hiện hành. + Trong Hồ sơ dự thầu, các nhà thầu phải kê khai bộ máy điều hành quản lý có ._.giao công trình; * Lập báo cáo thực hiên vốn đầu tư hàng năm, báo cáo quyết toán khi dự án hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng. Theo như quy định nêu trên, việc tổ chức đấu thầu, xem xét đánh giá, xếp hạng các nhà thầu thường thường hầu hết do Ban quản lý dự án đảm nhiệm nhưng việc xem xét, thẩm định và phê duyệt các kết quả đấu thầu lại là thẩm quyền của các cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu đảm nhiệm. Tuỳ theo quy mô từng gói thầu mà việc thẩm định và phê duyệt kết thúc ở các cấp khác nhau từ Thủ tướng Chính phủ đến Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Việc phân tách nêu trên tuy có thể tiếp nhận được sự xem xét của nhiều bên tránh được ít nhiều sai sót song nó cũng bộc lộ các nhược điểm : * Tốn nhiều thời gian cho thủ tục hành chính; * Trách nhiệm nhiều khi không phân chia rõ ràng, rành mạch do nhiều bên tham gia. Khi xảy ra sai phạm không xử phạt được công bằng và triệt để; * Cơ quan nhà nước tham gia trực tiếp quá trình lựa chọn nhà thầu song lại vừa đóng vai trò thanh tra kiểm tra, xử lý các khiếu nại tố cáo. Khi vi phạm xảy ra, việc tự xử lý mình chắc chắn phần lớn không thể đảm bảo nguyên tắc khách quan. Do tồn tại nhiều hạn chế trong hệ thống quản lý nhà nước về đấu thầu, việc cải cách bộ máy hành chính Nhà nước tham gia quản lý công tác về đấu thầu thực sự trở nên cần thiết. 2.3. Giảm bớt thủ tục hành chính - Tạo môi trường thuận lợi cho công tác đấu thầu Song song với việc nâng cao trình độ quản lý, năng lực của chủ đầu tư và các nhà thầu, Nhà nước cần có nhiều biện pháp tạo khung pháp lý khách quan đúng đắn để họ tự chủ trong công tác quản lý. Phải xoá bỏ các thủ tục phiền hà mang danh nghĩa “ tăng cường quản lý Nhà nước” để đi sâu can thiệp vào quá trình đấu thầu và dễ tạo ra tiêu cực, tham ô, hối lộ Bên cạnh đó cần tăng cường các hoạt động thông tin công khai về công tác đấu thầu nói chung từ kế hoạch phân bổ vốn, đấu thầu, quyết định phê duyệt…cũng như các thông tin về khoa học công nghệ mới để góp phần nâng cao chất lượng, trình độ và năng lực của các nhà thầu Việt Nam Đặc biệt Nhà nước phải chú ý đến vấn đề cấp vốn, thanh quyết toán cho những công trình mà chủ đầu tư thuộc về Nhà nước, không để tình trạng cấp vốn dây dưa kéo dài, lại nhỏ giọt, làm cho các nhà thầu bị động làm chậm tiến độ, gây lãng phí, kém chất lượng. 2.4. Nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ trong hệ thống quản lý đấu thầu Việc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật và cải cách bộ máy là nền tảng cơ sở ở tầm vĩ mô nhằm hoàn thiện công tác đấu thầu. Đi sâu vào tầm vi mô để hoạt động đấu thầu thật sự phát huy tác dụng của nó, tìm hiểu về những phần tử tạo cho guồng máy hoạt động có hiệu quả, chúng ta cần phải xem xét đến đội ngũ cán bộ về cả năng lực chuyên môn đến phẩm chất đạo đức. Do đặc điểm nước ta là XHCN, mọi hoạt động kinh tế, chính trị đều dưới sự quản lý thống nhất của Đảng, chế độ sở hữu công đòi hỏi một hệ thống quản lý Nhà nước. Do đó đòi hỏi mỗi nhà quản lý của bộ máy phải thật sự đáp ứng được yêu cầu. Vì đấu thầu là một sản phẩm của nền kinh tế thị trường, mục tiêu đề ra là phải đảm bảo yếu tố cạnh tranh, công bằng và minh bạch. Những cán bộ quản lý là người có nhiệm vụ duy trì các nguyên tắc đó. Song qua quá trình đưa đấu thầu vào áp dụng thực tế đội ngũ nhân sự còn tồn tại nhiều hạn chế do: Hầu hết được đào tạo và lớn mạnh trong thời kỳ bao cấp, quá trình chuyển đổi nhận thức vì thế bị hạn chế, ít nhiều ảnh hưởng của lối tư duy cũ chưa đáp ứng được với yêu cầu quản lý một sản phẩm mang tính thị trường. Việc sử dụng đội ngũ cán bộ nhân sự không đủ chuyên môn nghiệp vụ, nóng vội qua loa, chủ yếu dựa vào cảm tính và các mối quen biết. Để có được một đội ngũ cán bộ đáp ứng về cơ bản các yêu cầu, cần thực hiện một số biện pháp sau đây: Trước tiên là hoàn thiện hệ thống giáo dục, đào tạo các cán bộ có năng lực về lĩnh vực đấu thầu cả hiện tại và tương lai. Đảm bảo cho việc đào tạo áp dụng sát thực tế. Cần có sự kết hợp giữa nhà đào tạo và những cá nhân và tổ chức có kinh nghiệm, năng lực trong lĩnh vực này. Có hai đối tượng cần được đào tạo: Cán bộ đang trực tiếp tham gia trong công tác quản lý hoạt động đấu thầu; những cá nhân sẽ đảm nhiệm công tác quản lý hoạt động đấu thầu trong tương lai; Tuyển chọn những cán bộ thực sự đáp ứng về chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, tư tưởng và bản lĩnh chính trị vào các vị trí thích hợp. Tránh sử dụng tuỳ tiện đội ngũ cán bộ; Xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm của bất kỳ đối tượng nào; Làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá và rút ra bài học kinh nghiệm; Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ đóng vai trò quan trọng hàng đầu, họ không chỉ có nhận thức đúng đắn, kinh nghiệm, trình độ mà còn phải có đạo đức. Để chất lượng công tác đấu thầu được nâng cao thì việc đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ làm công tác đấu thầu là rất cần thiết. 2.5. Tăng cường công khai hoá hoạt động đấu thầu: Vai trò của công luận luôn là yếu tố tích cực để hướng dẫn các hoạt động đấu thầu tuân thủ theo đúng qui định. Thực tế cho thấy một số trường hợp sự phát hiện của công luận là chính xác, có tác dụng tích cực đối với kết quả lựa chọn nhà thầu. Để thực hiện vai trò là người giám sát, công luận luôn đòi hỏi mọi hoạt động đấu thầu phải được công khai. Phải chăng Nhà nước nên có quy định bắt buộc dành thời gian cho công luận xem xét, góp ý, nêu phản ảnh trước khi người có thẩm quyền quyết định trúng thầu. Những thông tin về năng lực của nhà thầu cũng được chuẩn xác trên cơ sở công luận. Công luận luôn là một động lực làm cho công tác đấu thầu đi đúng hướng, làm cho việc sử dụng tiền của Nhà nước có hiệu quả. Điều này mang lại lợi ích chung cho toàn xã hội. Tuy nhiên, những phản ảnh của công luận xuất hiện trong quá trình thực hiện đấu thầu cũng cần được nghiên cứu mổ xẻ hoặc cần được đánh giá lại về tính chính xác. Không loại trừ trong hàng loạt thông tin, có những thông tin được xuất phát từ một vài nhà thầu hoặc từ cộng sự của họ đưa ra nhằm mục đích thiếu trong sáng. Mặc dù hiện nay đã có tờ “Thông tin đấu thầu”, nhưng trên tạp chí đó mới chỉ đăng những thông báo mời thầu, thời gian, hình thức lựa chọn nhà thầu còn những thông tin về kết quả lựa chọn nhà thầu thì chưa được đăng tải. Để khuyến khích mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực về các thông tin liên quan tới đấu thầu cần công khai tối đa các nội dung của quá trình đấu thầu. Càng công khai tiêu cực càng giảm, có điều phải có biện pháp sàng lọc thông tin, tránh các nhiễu loạn không cần thiết. KẾT LUẬN Vai trò của công tác đấu thầu ngày càng được nâng lên. Đặc biệt là đối với các dự án sử dụng vốn từ ngân sách Nhà nước. Thông qua đấu thầu không những có thể tiết kiệm hàng tỷ đồng cho ngân sách mà còn chọn được nhà thầu đủ năng lực thực hiện gói thầu. Qua thời gian thực tập tại Ban Quản lý dự án 5 - Bộ Giao thông vận tải, được các cán bộ trong phòng dự án 2 tận tình giúp đỡ em đã tìm hiểu được rất nhiều điều bổ ích về công tác đấu thầu nói chung và công tác đấu thầu xây dựng các công trình giao thông nói riêng. Đấu thầu là cơ hội để chúng ta chuẩn bị cho sự thành công của một dự án. Bất kỳ một dự án nào được đầu tư đều phải đạt được các mục tiêu hiệu quả mà chủ đầu tư định tới. Hiệu quả của quá trình đầu tư này chỉ có khi mà thời gian thực hiện đầu tư đúng dự kiến và các công trình của dự án phải có chất lượng. Như vậy, đấu thầu chính là một giai đoạn của quá trình chất lượng và giai đoạn này cực kỳ quan trọng bởi nó chọn con người và tổ chức có độ tin cậy để làm ra sản phẩm thoả mãn nhu cầu của chủ đầu tư. Trong luận văn em có đưa ra một vài giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác đấu thầu các dự án sử dụng vốn trong nước tại Ban quản lý dự án 5. Tuy nhiên, đó chỉ là một vài giải pháp nhỏ do vẫn còn hạn chế về nhận thức và thực tế. Do vậy, luận văn của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý và sửa chữa của thầy cô và đọc giả. Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo Nguyễn Thu Hà và các cán bộ trong phòng dự án 2 của Ban quản lý dự án 5 - Bộ GTVT đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Em xin chân thành cảm ơn! PHỤ LỤC VÍ DỤ MINH HOẠ CÔNG TÁC CHẤM THẦU TẠI PMU5 Gói thầu số 02: Xây dựng đoạn Km9+350 ÷ Km10+420 và Cầu vượt cho người đi bộ DỰ ÁN ĐẦU TƯ NÂNG CẤP QUỐC LỘ 32 ĐOẠN NAM THĂNG LONG - CẦU DIỄN THEO MẶT CẮT NGANG QUY HOẠCH 50M I. Giới thiệu chung : Quốc lộ 32 là một trong những tuyến đường quan trọng trong hệ thống đường trục quốc lộ nối thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Tây, xuất phát từ nút giao thông Cầu Giấy (Hà Nội) đi qua các tỉnh Hà Tây, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai và kết thúc tại ngã ba Bình Lư (Lai Châu). Tuyến đường có lưu lượng vận tải lớn, để phát triển hệ thống giao thông thủ đô đồng bộ, văn minh, hiện đại thì cần phải xây dựng các công trình giao thông trọng điểm, cấp bách giải quyết chống ách tắc giao thông tại vị trí cửa ngõ thủ đô. Dự án đầu tư nâng cấp Quốc lộ 32 đoạn Nam Thăng Long - Cầu Diễn theo mặt cắt ngang quy hoạch 50m, Gói thầu số 02: Xây dựng đoạn Km9+350 đến Km10+420 và Cầu vượt cho người đi bộ: + Điểm đầu: Km9+350 (tiếp giáp nút giao thông Mai Dịch). + Điểm cuối: Km10+420 (vị trí Cầu Diễn). Thực hiện kế hoạch đấu thầu Gói thầu số 02: Xây dựng đoạn Km9+350 đến Km10+420 và Cầu vượt cho người đi bộ đã được Bộ GTVT phê duyệt tại Quyết định số 2893/QĐ – BGTVT ngày 18-8-2005, Ban QLDA5 đã tiến hành công tác tổ chức đấu thầu rộng rãi và đánh giá kết quả đấu thầu. II. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN : 1. Tuyển chọn nhà thầu : Ngày 04, 07 và 11 – 10 -2005 Ban QLDA5 thông báo mời thầu trên phương tiện thông tin đại chúng (Tờ “Thông tin đấu thầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Nhà thầu đến đăng ký và mua Hồ sơ mời đấu thầu trong các ngày 12, 13 và 14 tháng 10 năm 2005 tại Ban QLDA5. Tổng số có 18 nhà thầu đăng ký và mua hồ sơ mời đấu thầu. 2. Chuẩn bị hồ sơ mời đấu thầu : Hồ sơ mời đấu thầu do Công ty CP Tư vấn & Đầu tư XD CCIC Hà Nội lập và đã được Bộ GTVT phê duyệt tại Quyết định số 3663/QĐ – BGTVT ngày 03 – 10 – 2005. 3. Các công việc tiến hành trước đấu thầu : Ngày 14-10- 2005 Bên mời thầu phát hành Hồ sơ mời đấu thầu; ngày 18-10-2005. Bên mời thầu dẫn nhà thầu đi thăm tuyến; ngày 19-10-2005 tổ chức Hội nghị tiền đấu thầu. Tiếp đó các nhà thầu đã đệ trình các câu hỏi bằng văn bản (hạn cuối cùng 16h00 ngày 2-10-2005), Bên mời thầu đã giải đáp bằng văn bản, đồng thời phát hành Phụ lục bổ sung Hồ sơ mời đấu thầu số 1 vào ngày 24-10-2005. 4. Mở thầu : * Đến thời điểm đóng thầu, 09 giờ 00 phút ngày 28 – 10 – 2005, Bên Mời thầu đã tiếp nhận 04 Hồ sơ đấu thầu gói thầu số 02:Km9+350 đến Km10+420 và Cầu vượt cho người đi bộ thuộc Dự án đầu tư nâng cấp QL 32 đoạn Nam Thăng Long - Cầu Diễn theo mặt cắt ngang quy hoạch 50m (có danh sách kèm theo). * Việc mở thầu được tiến hành công khai ngay sau thời điểm đóng thầu, vào lúc 09h 00 phút ngày 28 – 10 – 2005 tại trụ sở Ban QLDA 5 và kết thúc vào 10 h 00 phút cùng ngày. Các thông tin chính nêu trong Hồ sơ đấu thầu của từng nhà thầu được ghi lại trong Biên bản mở thầu. * Dưới đây là danh sách các nhà thầu đã nộp Hồ sơ đấu thầu hợp lệ, đúng thời gian quy định và giá dự thầu như sau: TT Tên nhà thầu Giá thầu trước khi giảm giá ( VNĐ) Giá trị giảm giá (VNĐ ) Giá dự thầu ( VNĐ ) Thời gian thi công (1) (2) (3) (4) (5)=(3)-(4) 1 LD Công ty giao thông Hà Tây + Công ty CP công trình giao thông 26.438.612.334 8% 24.323.523.347 16 tháng 2 Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị. 29.255.400.000 0% 29.255.400.000 18 tháng 3 LD Công ty CP công trình giao thông 2 Hà Nội + Công ty XD & Thương mại. 28.820.076.000 1.720.076.000 7.100.000.000 510 ngày 4 LD Công ty TNHH Nhà nước một thành viên công trình giao thông Hà Nội + Công ty xây dựng 99 27.730.170.000 (12%) 3.327.620.000 24.402.550.000 Không ghi trong Đơn dự đấu thầu * Các hồ sơ đấu thầu sau đây có khiếm khuyết theo quy định của Hồ sơ mời đấu thầu: Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị : Tổng giám đốc có giấy uỷ quyền cho Giám đốc Công ty Cổ phần xây lắp giao thông công chính và sử dụng con dấu của Công ty Cổ phần xây lắp giao thông công chính. Liên danh Công ty TNHH Nhà nước một thành viên công trình giao thông Hà Nội + Công ty xây dựng 99 ( TCT XD Trường Sơn ) : Đơn dự đấu thầu trong Hồ sơ đấu thầu không ghi rõ thời gian thi công, không có Hợp đồng hoặc Thỏa thuận liên danh. IV. ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP HẠNG CÁC NHÀ THẦU : Căn cứ vào Tiêu chuẩn đánh giá Hồ sơ đấu thầu đã được Bộ GTVT phê duyệt, việc đánh gía được Tổ chuyên gia xét thầu Ban QLDA 5 tiến hành theo các bước như sau: Đánh giá sơ bộ : + Kiểm tra, xem xét sự hợp lệ về pháp lý hành chính của Hồ sơ đấu thầu và sự đáp ứng cơ bản tiêu chuẩn đánh giá sơ bộ của Hồ sơ đấu thầu đối với Hồ sơ mời đấu thầu : Liên danh Công ty CPGT Hà Tây + Công ty CPCTGT 4 Hà Nội : + Doanh thu xây lắp bình quân trong 3 năm 2002, 2003, 2004 : Nhà thầu liên danh cả 02 thành viên) kê khai doanh thu xây lắp, kê khai doanh thu thuần nhưng không có báo cáo tài chính có xác nhận kiểm toán kèm theo, nhà thầu cần phải làm sáng tỏ. + Kinh nghiệm thi công các công trình có tính tương tự ≥ 30 tỷ : Nhà thầu đứng đầu liên danh (Công ty Cổ phần giao thông Hà Tây) kê khai hợp đồng đường Hồ Chí Minh trị giá 34 tỷ, không có xác nhận hoàn thành của Chủ Đầu tư, hoặc ghi biên bản nghiệm thu bàn giao, không có tính chất tương tự, nhà thầu cần làm sáng tỏ + Kinh nghiệm thi công cầu BTCTDƯL : Nhà thầu đứng đầu liên danh (Công ty Cổ phần giao thông Hà Tây) kê khai thi công cầu Tế Tiêu, Nhà thầu cần làm rõ tính chất tương tự thi công cầu BTCTDƯL. Ban QLDA5 đã có công văn số 3070/PMU 5 – DA2 ngày 05-11-2005 gửi Liên danh Công ty Cổ phần giao thông Hà Tây và Công ty Cổ phần CTGT 4 Hà Nội, đề nghị Nhà thầu liên danh làm rõ về các vấn đề chưa rõ đáp ứng yêu cầu của Hồ sơ mời đấu thầu nêu trên. Ngày 08 – 11 – 2005 Nhà thầu liên danh đã có công văn số 591/KHKD giải trình kèm theo các văn bản làm rõ Hồ sơ đấu thầu. Giải trình của Nhà thầu được đánh giá như sau : Doanh thu xây lắp bình quân của 3 năm ≥ 70 tỷ : qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2002, 2003, 2004 của Công ty Cổ phần giao thông Hà Tây, không có DTXL của năm 2002, 2003, chỉ kê khai DTXL năm 2004 là 70,1 tỷ. Doanh thu xây lắp bình quân trong 3 năm đạt 23,36> 30% x 70 tỷ. (Theo yêu cầu của HSMĐT: Nhà thầu đứng đầu liên danh doanh thu xây lắp bình quân 3 năm theo tỷ lệ tương ứng giá trị phải ≥ 60% x 70 tỷ ≈ 42 tỷ). Do vậy DTXL bình quân của Nhà thầu đứng đầu liên danh không đạt theo yêu cầu của HSMĐT. Thành viên liên danh là Công ty Cồ phần CTGT4 Hà Nội: DTXL bình quân 32,6 tỷ theo tỷ lệ tham gia liên danh là đáp ứng quy định của HSMĐT. Đánh giá chung: DTXL bình quân của Nhà thầu liên danh không đáp ứng yêu cầu của Hồ sơ mời đấu thầu. Bản Tổng hợp thanh toán giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành công trình đường HCM trị giá 16,5tỷ (Km238+000 đến Km243+000 thuộc đoạn Lâm La – Tân Kỳ), bản xác nhận thanh toán 4,2 tỷ cho phân đoạn Nam cầu Xuân Mai - Bắc cầu Cời (đang thi công). Công trình này không có tính chất tương tự về kỹ thuật với gói thầu số 02. Nhà thầu đứng đầu liên danh (Công ty Cổ phần giao thông Hà Tây) không đáp ứng yêu cầu về kinh nghiệm thi công các công trình tương tự của HSMĐT. Biên bản xác nhận khối lượng công việc đang triển khai thi công cầu Tế Tiêu đạt 80%/11 tỷ của Công ty Cổ phần giao thông Hà Tây đáp ứng yêu cầu của HSMĐT. Sau khi xem xét các tài liệu làm rõ Hồ sơ đấu thầu, căn cứ tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá Hồ sơ đấu thầu, Tổ chuyên gia thống nhất đánh giá Hồ sơ đấu thầu và các văn bản giải trình làm rõ của Nhà thầu chưa đáp ứng được những yêu cầu của Hồ sơ mời đấu thầu, Hồ sơ đấu thầu phạm quy các mục 8 và 11. Hồ sơ đấu thầu của Liên danh Công ty Cổ phần giao thông Hà Tây và Công ty Cổ phần CTGT4 Hà Nội bị loại do không đạt các yêu cầu đánh giá sơ bộ và không được đưa vào bước đánh giá tiếp theo. Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị : + Đơn dự thầu được điền đầy đủ và có chữ ký hợp lệ : Biên bản mở thầu có ghi nhận khiếm khuyết của Hồ sơ đấu thầu : Tổng giám đốc Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị (Công ty mẹ) có giấy uỷ quyền cho Giám đốc Công ty Cổ phần xây lắp giao thông công chính (Công ty con) để thay mặt Tổng công ty (Công ty mẹ) ký Hồ sơ dự thầu và tham dự đấu thầu. Căn cứ tiêu chuẩn đánh giá Hồ sơ đấu thầu, Tổ chuyên gia đánh giá : Giấy uỷ quyền không hợp lệ, (trong Tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá quy định “ Uỷ quyền hợp lệ là sự uỷ quyền của người đại diện theo pháp luật của tổ chức nhà thầu cho một người trong ban lãnh đạo nhà thầu và được phép sử dụng con dấu của nhà thầu đó theo quy định của pháp luật hoặc quy định trong điều lệ của tổ chức nhà thầu”) do vậy Đơn xin dự thầu không đứng tên và không sử dụng con dấu của Tổng Công ty là không hợp lệ. Nhà thầu phạm quy mục 3. + Bảo lãnh đấu thầu : Ngân hàng Incombank bảo lãnh cho Công ty Cổ phần xây lắp GTCC, không đúng tên Nhà thầu đăng ký dự thầu là Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị - Phạm quy mục 4. + Số liệu tài chính : Chi cục tài chính doanh nghiệp Hà Nội xác nhận bản kê khai số liệu tài chính cho cả năm 2004 là không hợp lệ (văn bản số 9334TC/TCDN ngày 20 – 8 – 2004 của Bộ Tài chính). Bảng cân đối kế toán năm 2004 không có xác nhận của kiểm toán - Phạm quy mục 7. + Doanh thu xây lắp bình quân trong 3 năm 2002, 2003, 2004 : Số liệu kê khai tài chính không có xác nhận hợp lệ. Phạm quy mục 8. + Tổng lợi nhuận sau thuế của 3 năm 2002, 2003, 2004: kê khai tài chính không có xác nhận hợp lệ. Phạm quy mục 9. + Kinh nghiệm thi công các công trình tương tự: kê khai 01 hợp đồng trị giá 50,6 tỷ (do Công ty Đầu tư PTHTĐT) đang triển khai thi công, không có công trình tương tự đã hoàn thành - Phạm quy mục 11. + Nhà thầu phụ: Giám đốc Công ty CP xây lắp GTCC – Công ty thành viên của Nhà thầu chính tham dự thầu ký hợp đồng thầu phụ với Công ty CPXD số 4 Thăng Long là không hợp lệ - Phạm quy mục 18. + Năng lực tư vấn thiết kế bản vẽ thi công : Nhà thầu đề xuất tư vấn thiết kế bản vẽ thi công là Công ty CP tư vấn đầu tư và xây dựng CDCC nhưng kê khai công trình kinh nghiệm trong Hồ sơ đấu thầu Công ty tư vấn này không có kinh nghiệm thiết kế bản vẽ thi công công trình đườn tương tự _ Phạm quy mục 19. Sau khi xem xét hồ sơ đấu thầu, căn cứ tiêu chuẩn đánh giá Hồ sơ đấu thầu, Tổ chuyên gia đánh giá hồ sơ của nhà thầu đã phạm quy các mục 3, 4, 7, 8, 9, 11, 18, 19. Hồ sơ bị loại do không đạt yêu cầu đánh giá sơ bộ và không được đưa vào bước đánh giá tiếp theo. - Liên danh Công ty cổ phần công trình giao thông 2 Hà Nội và Công ty xây dựng & và thương mại: + Số liệu tài chính trong 3 năm 2002, 2003, 2004 : Nhà thầu đứng đầu liên danh (Công ty Cổ phần giao thông 2 Hà Nội) có xác nhận của Sở tài chính vật giá Hà Nội, có xác nhận của Cục thuế địa phương, không có báo cáo tài chính kèm theo, nhà thầu cần phải làm sáng tỏ các số liệu đã kê khai. + Thời gian tham gia xây dựng các CTGT ≥ 3 năm: Nhà thầu liên danh (cả 02 thành viên) cần làm rõ thời gian, kinh nghiệm thi công các công trình giao thông trước khi cổ phần. Ban QLDA5 đã có công văn số 3071/PMU 5 - DA2 ngày 25 - 11 - 2005 gửi Liên danh Công ty cổ phần công trình giao thông 2 Hà Nội và Công ty xây dựng & và thương mại đề nghị Nhà thầu liên danh làm rõ về các vấn đề chưa rõ đáp ứng yêu cầu của Hồ sơ mời đấu thầu nêu trên. Ngày 08-11-2005 Nhà thầu liên danh đã có công văn số 591/KHKD giải trình kèm theo các văn bản làm rõ Hồ sơ đấu thầu. Giải trình của Nhà thầu được đánh giá như sau : - Số liệu tài chính : Hồ sơ giải trình của Nhà thầu đã đáp ứng yêu cầu của Hồ sơ mời đấu thầu Thời gian tham gia xây dựng các công trình giao thông ≥ 3 năm : Đăng ký kinh doanh của Công ty CTGT 2 Hà Nội từ năm 1992, Công ty xây dựng và thương mại năm 1993 đều có chức năng xây dựng các công trình giao thông, đáp ứng quy định của HSMĐT. Sau khi xem xét các tài liệu làm rõ Hồ sơ đấu thầu, căn cứ tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá Hồ sơ dự thầu, tổ chuyên gia thống nhất đánh giá Hồ sơ đấu thầu và các văn bản giải trình làm rõ của nhà thầu đã đáp ứng được những yêu cầu của Hồ sơ mời thầu. Hồ sơ đấu thầu của Liên danh Công ty cổ phần công trình giao thông 2 Hà Nội và Công ty xây dựng & và thương mại được đưa vào bước đánh gía tiếp theo . - Liên danh Công ty TNHH Nhà nước một thành viên công trình giao thông Hà Nội + Công ty xây dựng 99: + Kinh nghiệm thi công cầu BTCTDƯL : Nhà thầu đứng đầu liên danh (Công ty TNHH Nhà nước một thành viên công trình giao thông Hà Nội) kê khai thi công cầu Tế Tiêu, Nhà thầu cần làm rõ tính chất tương tự thi công cầu BTCTDƯL. + Kinh nghiệm thi công các công trình tương tự : kê khai 01 hợp đồng trị giá 61 tỷ đang triển khai thi công, không có công trình tương tự đã hoàn thành - Phạm quy mục 11. + Năng lực tư vấn thiết kế bản vẽ thi công : Nhà thầu đề xuất tư vấn thiết kế bản vẽ thi công là Công ty CP tư vấn đầu tư và xây dựng CDCC nhưng kê khai công trình kinh nghiệm trong Hồ sơ đấu thầu Công ty tư vấn này không có kinh nghiệm thiết kế bản vẽ thi công công trình đường tương tự _ Phạm quy mục 19. Sau khi xem xét HSĐT, căn cứ tiêu chuẩn đánh giá Hồ sơ đấu thầu, Tổ chuyên gia đánh giá hồ sơ của nhà thầu đã phạm quy mục 11 và mục 19 nên mục 3, 7, 8, 9 và mục 10 của nhà thầu không cần làm sáng tỏ. Hồ sơ đấu thầu của Liên danh Công ty TNHH Nhà nước một thành viên công trình giao thông Hà Nội + Công ty xây dựng 99 bi loại do không đạt yêu cầu đánh giá sơ bộ và không được đưa vào bước đánh gía tiếp theo . Kết quả kiểm tra sơ bộ 04 Hồ sơ đấu thầu: Hồ sơ đấu thầu của các nhà thầu không đạt ở bước đánh giá sơ bộ là : TT Tên nhà thầu Phạm quy loại bỏ theo các nội dung tiêu chí đánh gía sơ bộ 1 Liên danh Công ty Cổ phần GT Hà Tây + Công ty CPCTGT 4 Hà Nội Phạm quy mục 8, 11 2 Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị Phạm quy mục 3, 4, 7,8, 9, 11, 18, 19 3 Liên danh Công ty TNHH Nhà nước một thành viên CTGT Hà Nội + Công ty xây dựng 99 ( TCT XD Trường Sơn ) Phạm quy mục 11, 19 Hồ sơ đấu thầu của nhà thầu đạt qua bước đánh giá sơ bộ và được xem xét tiếp theo trong phần đánh giá chi tiết là : TT Tên nhà thầu 1 Liên danh Công ty CPCTGT 2 Hà Nội + Công ty XD & Thương mại 2. Đánh giá chi tiết: a.Bước 1: Đánh giá về mặt kỹ thuật bằng phương pháp chấm điểm : Tuân thủ theo Phương pháp đánh giá HSĐT đã được duyệt, Tổ chuyên gia triển khai công tác đánh giá về mặt kỹ thuật bằng phương pháp cho điểm. Kết quả đánh giá kỹ thuật như sau: TT Tên nhà thầu Tiêu mục kỹ thuật Tổng số điểm kỹ thuật Biện pháp thi công (57 điểm) Máy móc thiết bị thi công (15 điểm) Nhân sự bố trí cho gói thầu (15 điểm) Tiểu chuẩn tiến độ thi công (13 điểm) 1 LD Cty CPCTGT 2 Hà Nội +Cty XD &Thương mại 44,45 12,42 13,98 8,93 79,78 Nhận xét đánh giá : Căn cứ kết quả đánh giá về mặt kỹ thuật theo phương pháp và khung điểm đánh giá Hồ sơ đấu thầu, Tổ chuyên gia xét chọn thầu đã thống nhất nhận xét đánh giá Hồ sơ đấu thầu của nhà thầu Liên danh Công ty Cổ phần công trình giao thông 2 Hà Nội + Công ty Xây dựng và Thương mại có tổng số điểm kỹ thuật đạt trên 70% tổng số điểm về kỹ thuật và đạt từ 50% tổng số điểm trở lên của từng tiêu chí đánh giá lớn và được chọn vào danh sách ngắn để đánh gía tiếp về mặt tài chính. b. Bước 2: Đánh giá về tài chính thương mại : Việc đánh giá về tài chính bao gồm các nội dung sau: Bước 1: Sửa lỗi số học Bước 2: Hiệu chỉnh các sai lệch Bước 3: Đưa về cùng một mặt bằng so sánh Bước 4: Xác định giá đánh giá của các Hồ sơ đấu thầu Tổ chuyên gia đã tiến hành kiểm tra lỗi số học và hiệu chỉnh các sai lệch trong Hồ sơ đấu thầu của nhà thầu trên như sau: Trong Biểu tổng hợp đơn giá dự thầu sau thuế : Hạng mục 1100 (1): Xây dựng cống tròn hoàn chỉnh D400, tải trọng D, cụ thể là: STT Hạng mục Đơn vị Khối lượng mời thầu Khối lượng dự thầu Đơn giá dự thầu Thành tiền 1100 (1) Xây dựng cống hoàn chỉnh D400,tải trọng D m 251 215 259.302,14 55.749.959,04 Trong bảng phân tích đơn giá chi tiết dự thầu sau thuế của Hồ sơ đấu thầu phân tích cho khối lượng 100m là 22.211.139,06 VNĐ, vậy khối lượng cho 01m là 222.111,39 VNĐ. Như vậy hạng mục 1100(1): Xây dựng cống tròn hoàn chỉnh D400, tải trọng D được hiệu chỉnh lại là : STT Hạng mục Đơn vị Khối lượng mời thầu Khối lượng dự thầu Đơn giá dự thầu sau khi hiệu chỉnh sai lệch Thành tiền (VNĐ) 1100 (1) Xây dựng cống tròn hoàn chỉnh D400, tải trọng D m 251 251 222.111,39 55.749.958,89 Ngày 17 – 11 – 2005 , Ban QLDA đã có công văn số 3196/PMU5 – DA2 gửi Liên danh Công ty Cổ phần CTGT 2 Hà Nội và Công ty XD & TM yêu cầu Nhà thầu làm rõ và xác nhận sai lệch trong Hồ sơ đấu thầu gói thầu số 02 – QL 32 đoạn Nam Thăng Long - Cầu Diễn. Ngày 18 – 11 – 2005 Nhà thầu liên danh đã có văn bản số 284/KH làm rõ và xác nhận sai lệch trong HSĐT. Kết quả kiểm tra sai số về số học như sau: TT TÊN NHÀ THẦU Gía dự thầu ( VNĐ ) Gía dự thầu sau khi sửa lỗi số học và hiệu chỉnh các sai lệch ( VNĐ ) Chênh lệch giữa giá thầu sau khi sửa lỗi so với giá dự thầu ban đầu Tổng giá trị tuyệt đối các sai số học ( VNĐ ) Phần trăm sai số học (VNĐ) ( %) (1) (2) (3) (4) (5)=(4)-(3) (6) (7)=(6)/(3)x100 1 LD Công ty CP CTGT 2 Hà Nội + Công ty XD & TM 27.100.000.000 27.100.000.000 0 0 0% Kết quả kiểm tra sai lệch như sau: Sai lệch về khối lượng : STT Hạng mục Đơn vị Khối lượng mời thầu Khối lượng dự thầu Đơn giá dự thầu trước khi hiệu chỉnh Thành tiền (VNĐ) 1100(1) Xây dựng cống tròn hoàn chỉnh D400, tải trọng D m 251 215 259.302,14 55.749.959,04 Sai lệch khối lượng so với HSMĐT: 36 259.302,14 9.334.877,04 Sai lệch về đơn giá : STT Hạng mục Đơn vị Khối lượng mời thầu Đơn giá dự thầu trước khi hiệu chỉnh sai lệch Đơn giá dự thầu sau khi hiệu chỉnh sai lệch Thành tiền (VNĐ) 1100(1) Xây dựng cống tròn hoàn chỉnh D400, tải trọng D m 251 222.111,39 55.749.958,89 1100(1) Xây dựng cống tròn hoàn chỉnh D400, tải trọng D m 251 259.302,14 65.084.837,14 Sai lệch về đơn giá: -9.334.878,25 Gía trị tuyệt đối sai lệch là : Sai lệch khối lượng + sai lệch đơn giá = 9.334.877,04 VNĐ + 9.334.878,25 VNĐ = 18.669.755,29 VNĐ Sửa lỗi số học : Hồ sơ đấu thầu của Nhà thầu liên danh Công ty Cổ phần CTGT2 Hà Nội và Công ty Xây dựng & Thương mại không có sai số số học. Hiệu chỉnh các sai lệch : Hồ sơ đấu thầu của Nhà thầu liên danh Công ty Cổ phần CTGT2 Hà Nội và Công ty Xây dựng & Thương mại có sai lệch trong Biểu tổng hợp đơn giá dự thầu sau thuế : Hạng mục 1100(1) : Xây dựng cống tròn hoàn chỉnh D400, tải trọng D. Mức sai lệch là 0,068%<10% (mức quy định của Quy chế đấu thầu) Xác định giá đánh gía của Hồ sơ đấu thầu : Gía đánh giá của Hồ sơ đấu thầu là giá dự thầu sau khi kiểm tra sai số số học, hiệu chỉnh các sai lệch. Danh sách Nhà thầu được sắp xếp theo giá đánh giá từ thấp nhất như sau: Xếp hạng Tên nhà thầu Điểm kỹ thuật Thời gian thi công Giá đánh giá (VNĐ) 1 LD Công ty CPCTGT 2 Hà Nội + Công ty XD & TM 79,78 510 ngày 27.100.000.000 + So sánh giá dự thầu của Hồ sơ đấu thầu có giá đánh giá thấp nhất với giá gói thầu được duyệt : Căn cứ Quyết định số 3580/QĐ-BGTVT ngày 26 – 9 – 2005 của Bộ GTVT về việc duyệt Dự toán xây lắp gói thầu số 02: Xây dựng đoạn Km9+350 đến Km10+420 và Cầu vượt cho người đi bộ thuộc dự án đầu tư nâng cấp QL32 đoạn Nam Thăng Long - Cầu Diễn thì giá gói thầu được duyệt là : 28.822.394.590 đồng. Kết quả so sánh: Hồ sơ đấu thầu của Nhà thầu Liên danh Công ty CPCTGT 2 Hà Nội + Công ty XD & Thương mại có giá đánh giá thấp nhất, được đề nghị trúng thầu và có giá đề nghị trúng thầu nhỏ hơn giá gói thầu được duyệt : 27.100.000.000 đồng < 28.822.394.590 đồng Cập nhật lại năng lực thực tế của Nhà thầu được đề nghị trúng thầu: Căn cứ vào tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá Hồ sơ đấu thầu, ngày 17-11-2005, Bên mời thầu – Ban QLDA5 đã có văn bản yêu cấu Nhà thầu liên danh Công ty Cổ phần công trình giao thông 2 Hà Nội và Công ty Xây dựng và Thương mại báo cáo về các công trình đang thực hiện dở dang, giá trị hợp đồng, giá trị thực hiện, giá trị còn lại của các công trình trúng thầu đang chuẩn bị thi công và giải trình về khả năng tài chính, máy móc thiết bị, nhân lực được huy động để thực hiện gói thầu trong điều kiện thi công nhiều gói thầu kê khai nêu trên. Nhà thầu Liên danh Công ty cổ phần công trình giao thông 2 Hà Nội và Công ty Xây dựng & Thương mại đã có văn bản số 284/KH ngày 18-11-2005 báo cáo. Trên cơ sở khai báo cập nhật năng lực thực tế thực hiện gói thầu số 02: Xây dựng đoạn Km9+350 đến Km10+420 và Cầu vượt cho người đi bộ của Nhà thầu, Ban quản lý dự án 5 đánh gía Nhà thầu liên danh đảm bảo khả năng tài chính, máy móc thiết bị, nhân lực thực tế đúng theo Hồ sơ đấu thầu sẽ huy động để thực hiện gói thầu. Trường hợp nhà thầu là thành viên liên danh Công ty Xây dựng & Thương mại đang thi công gói thầu số 14 - Dự án cải tạo nâng cấp QL3, gói thầu này không hoàn thành tiến độ đúng theo quy định của Hợp đồng giao nhận thầu, Nhà thầu thực tế đang huy động tăng cường máy móc, thiết bị, nhân lực và vật tư khác, phấn đấu cơ bản hoàn thành công trình vào ngày 01 – 12- 2005. Qua kiểm tra thực tế kết quả thi công của Nhà thầu trên công trường, đồng thời có sự chỉ đạo phối hợp tăng cường nguồn lực hỗ trợ Nhà thầu của đại diện chủ đầu tư là Ban QLDA5, Tổ chuyên gia đánh giá công trình đường gói thầu số14 Dự án cải tạo nâng cấp Quốc lộ 3 đủ điều kiện hoàn thành dứt điểm trong tháng 12 năm 2005. Qua những nhận xét phân tích nêu trên, Ban quản lý dự án 5 đánh giá Nhà thầu Liên danh Công ty cổ phần công trình giao thông 2 Hà Nội và Công ty Xây dựng & Thương mại đủ điều kiện, năng lực thực tế để đề nghị trúng thầu gói thầu số 02. MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bài giảng “Đấu thầu trong dự án đầu tư” của Thạc sỹ Đinh Đào Ánh Thuỷ; 2. Chuyên đề quy chế đấu thầu của trường đào tạo cán bộ ngành xây dựng; 3. Các bài tham luận của hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam – VACC; 4. Quy chế đầu tư xây dựng và quy chế đấu thầu; 5. Luật đấu thầu; 6. Tạp chí giao thông vận tải tháng 4/2004 và tháng 7/2005; 7. Một số luận văn của các khoá trước; 8. Tờ “Thông tin đấu thầu”; 9. Các Thông tư, Nghị định của Bộ Giao thông vận tải và Bộ Kế hoạch và Đầu tư. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32533.doc
Tài liệu liên quan