Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á chi nhánh Hà Nội

LỜI MỞ ĐẦU Gia nhập tổ chức thương mại thế giới - WTO là bước ngoặt quan trọng của Việt Nam không chỉ về chính trị xã hội mà còn về kinh tế. Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển để hội nhập dù đã đạt được một số thành tựu khả quan nhưng vẫn còn nhiều khó khăn thách thức đang chờ đợi phía trước. Như bao sinh vật khác trên trái đất cần đến thức ăn để nuôi cơ thể của mình sống và tồn tại nền kinh tế phải có nguồn lực là vốn để duy trì sự sống, để lớn mạnh, để cạnh tranh, để hội nhập. Và đ

doc36 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2025 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ể đảm nhiệm vai trò tạo vốn cho nền kinh tế, các ngân hàng thương mại ra đời trong đó có cả NHTMCP Bắc Á- chi nhánh Hà Nội trực thuộc NHTMCP Bắc Á với chức năng là trung gian tài chính đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Là một NHTM nên NHTMCP Bắc Á không chỉ kinh doanh thu lợi nhuận mà còn đóng góp một phần vốn điều hòa cho nền kinh tế, vì vây huy động vốn có vai trò rất quan trọng của hoạt động ngân hàng. Nhưng làm thế nào để huy động được khối lượng lớn mà tốn ít chi phí đang là một thách thức đặt ra cho các NHTMCP nói chung và NHTMCP Bắc Á nói riêng. Xuất phát từ tính thiết yếu của yêu cầu phải làm thế nào nâng cao hiệu quả huy động vốn em đã tập trung nghiên cứu đề tài: ”Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTMCP Bắc Á chi nhánh Hà Nội” là đề tài cho luận văn tốt nghiệp của em. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những lý luận cơ bản về huy động vốn,hiệu quả huy động vốn trong đó trọng tâm là những giải pháp nâng cao hiệu quả HĐV. Phạm vi nghiên cứu của đề tài gồm những số liệu hoạt động của NHTMCP Bắc Á chi nhánh Hà Nội trong 3 năm 2005, 2006, 2007. Trong bài viết của em ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục nội dung chính được trình bày theo 3 phần: Chương 1: Lý luận chung về vốn kinh doanh và hiệu quả huy động vốn của NHTM Chương 2: Thực trạng HĐV tại NHTMCP Bắc Á chi nhánh Hà Nội Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả HĐV tại NHTMCP Bắc Á chi nhánh Hà Nội. Do còn nhiều hạn chế về kiến thức nên bài viết còn nhiều thiếu sót em kính mong thầy giáo, cô giáo và người đọc có ý kiến đóng góp cho bài viết của em. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn: PGS.TS.Thái Bá Cẩn và các thầy cô giáo trong khoa cùng tập thể cán bộ công nhân viên ngân hàng TMCP Bắc Á - Chi nhánh Hà nội đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn này. Hà Nội tháng 8 năm 2008 Sinh viên thực hiện Khúc Thị Quỳnh Liên CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM 1.1. Vốn kinh doanh của NHTM 1.1.1. Khái niệm về vốn kinh doanh của NHTM 1.1.1.1. Khái niệm về NHTM Sự hình thành và phát triển của ngân hàng gắn liền với lịch sử phát triển của nền sản xuất hàng hóa. Trải qua hàng trăm năm đến nay hoạt động của các NHTM đã trở thành một phần không thể thiếu được đối với nền kinh tế của mọi quốc gia trên thế giới. Ngân hàng là một sản phẩm độc đáo của nền sản xuất hàng hóa, một động lực quan trọng cho sự phát triển nền sản xuất xã hội. Vì vậy ngân hàng không thể đứng ngoài hoạt động của bất kỳ quốc gia nào và ở mỗi quốc gia đều xây dựng những khung pháp lý quy định, giới hạn hoạt động của ngân hàng. Ở Việt Nam Luật Ngân Hàng Nhà Nước định nghĩa: Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung cấp dịch vụ thanh toán. 1.1.1.2. Khái niệm về vốn kinh doanh của NHTM Vốn kinh doanh của NHTM có nhiều khái niệm khác nhau, dưới đây là một khái niệm về vốn kinh doanh của NHTM: Vốn kinh doanh của NHTM là toàn bộ giá trị tài sản do ngân hàng tạo lập và huy động, được sử dụng để thực hiện các nghiệp vụ và dịch vụ kinh doanh một thời kỳ nhất định. 1.1.2. Kết cấu vốn kinh doanh của NHTM 1.1.2.1. Vốn chủ sở hữu * NHTM nhà nước: Khi mới bắt đầu thành lập, vốn tự có là do ngân sách nhà nước đầu tư toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ ban đầu nhưng không thấp hơn tổng mức vốn pháp định của các ngân hàng khác. * NHTM Cổ phần: Vốn điều lệ là do các cổ đông đóng góp, theo qui định phải bằng vốn pháp định. Vốn này được ghi vào điều lệ hoạt động của ngân hàng. Trong quá trình kinh doanh các ngân hàng tự bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu của mình, theo qui định của ngân hàng nhà nước việt nam, hàng năm các tổ chức tín dụng được trích lập các quĩ sau: + Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ nhằm tăng cường vốn tự có ban đầu. + Qũy dự phòng bù đắp rủi ro nhằm bảo toàn vốn điều lệ. + Ngoài các quỹ trên, vốn tự có bổ sung còn bao gồm: Thặng dư vốn: Là phần giá trị tăng thêm như chênh lệch giá trị do đánh giá lại tài sản cố định. Lợi nhuận không chia: Là các khoản mà sau khi ngân hàng đã trả hết các chi phí hoạt động kinh doanh, trả nợ trước cho người gửi tiền… số còn lại không chia cho các cổ đông. Khoản này phụ thuộc vào chính sách phát triển vốn của ngân hàng và quyền lợi tham gia cuả các cổ đông góp vốn. Ngoài ra còn các quỹ khác như: Quỹ phát triển kỹ thuật nghiệp vụ ngân hàng, quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng... 1.1.2.2. Vốn huy động + Vốn trên tài khoản tiền gửi thanh toán của các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế; Vốn của các tổ chức xã hội; Trên tài khoản tiền gửi cá nhân. + Vốn huy động tiết kiệm: Ngắn hạn; không kỳ hạn. TK dài hạn. + Vốn đi vay của các NHTM bao gồm: Vốn vay của Ngân hàng trung ương, vốn vay của các NHTM khác. Vốn điều chuyển từ ngân hàng trung ương: Trong trường hợp khẩn cấp thiếu tiền trả cho khách hàng, các NHTM có thể vay vốn của ngân hàng trung ương. Vay vốn của ngân hàng trung ương thì NHTM phải trả lãi suất tái cấp vốn của ngân hàng trung ương. trong trường hợp nếu các ngân hàng cấp dưới mà thừa nguồn vốn kinh doanh thì phải điều chuyển lên ngân hàng trung ương hoặc nếu ngân hàng trung ương thấy ngân hàng cấp dưới thiếu vốn thì phải điều chuyển vốn cho hợp lý. Vốn vay của các NHTM và TCTD khác: Đây là vốn mà NHTM phải huy động trong tình hình có sự khó khăn về vốn. Loại vốn này lãi suất có lúc cao hơn lãi suất từ các nguồn tiền gửi huy động từ dân cư, tuy nhiên nó cũng hết cần thiết để đáp ứng nhu cầu cấp bách về vốn của ngân hàng. Vốn khác: + Vốn liên doanh, liên kết. + Thanh lý tài sản được để lại. + Thu hồi nợ đã mất. + Nợ chưa đến hạn trả như thuế, lương của cán bộ công nhân viên. + Vốn khác… 1.1.3. Tầm quan trọng của vốn kinh doanh đối với hoạt động của NHTM Nói đến ngân hàng thương mại là nói đến huy động vốn và cho vay, huy động vốn có tầm quan trọng và quyết định đến hoạt động của một ngân hàng thể hiện qua các nội dung sau đây: + Vốn là cơ sở để NHTM tổ chức mọi hoạt động kinh doanh Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, muốn hoạt động kinh doanh được thì phải có vốn, bởi vì vốn phản ánh năng lực chủ yếu để quyết định khả năng kinh doanh. Riêng đối với Ngân hàng, vốn là cơ sở để NHTM tổ chức mọi hoạt động kinh doanh của mình. Nói cách khác, NHTM không có vốn thì không thể thực hiện được các nghiệp vụ kinh doanh. Bởi vì, đối với Ngân hàng, vốn là phương tiện kinh doanh chính của NH. Ngân hàng là tổ chức kinh tế kinh doanh loại hàng hoá đặc biệt trên thị trường tiền tệ (Thị trường vốn ngắn hạn) và trên thị trường chứng khoán (Thị trường vốn dài hạn), những Ngân hàng trường vốn là những Ngân hàng có thế mạnh trong kinh doanh. Chính vì thế, có thể nói vốn là điểm đầu tiên trong chu kỳ kinh doanh của Ngân hàng. Do đó, ngoài vốn ban đầu cần thiết - tức là đủ vốn điều lệ theo luật định thì Ngân hàng phải thường xuyên chăm lo tới việc tăng trưởng vốn trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của mình. + Vốn quyết định năng lực thanh toán của Ngân hàng đảm bảo uy tín của Ngân hàng trên thương trường Thật vậy, trong nền kinh tế thị trường để tồn tại và ngày càng mở rộng quy mô hoạt động đòi hỏi các Ngân hàng phải có uy tín lớn trên thị trường là điều trọng yếu. Uy tín đó phải thể hiện trước hết ở khả năng sẵn sàng thanh toán chi trả cho khách hàng, khả năng thanh toán của Ngân hàng càng cao thì vốn khả dụng của Ngân hàng càng lớn. Vì vậy, loại trừ các nhân tố khác, khả năng thanh toán của Ngân hàng tỷ lệ thuận với vốn của Ngân hàng nói chung và với vốn khả dụng nói riêng. Với tiềm năng vốn lớn, Ngân hàng có thể hoạt động kinh doanh với quy mô ngày càng mở rộng, tiến hành các hoạt động cạnh tranh có hiệu quả nhằm vừa giữ chữ tín và nâng cao thanh thế của Ngân hàng trên thương trường. + Vốn của Ngân hàng quyết định năng lực cạnh tranh Thực tế đã chứng minh: Quy mô, trình độ nghiệp vụ, phương tiện kỹ thuật hiện đại của Ngân hàng là tiền đề cho việc thu hút nguồn vốn. Đồng thời, khả năng vốn lớn là điều kiện thuận lợi đối với các Ngân hàng trong việc mở rộng quan hệ tín dụng với các thành phần kinh tế xét cả về quy mô, khối lượng tín dụng, chủ động về thời gian, thời gian cho vay thậm chí quyết định mức lãi suất vừa phải cho khách hàng. Điều đó sẽ thu hút ngày càng nhiều khách hàng, doanh số hoạt động của Ngân hàng sẽ tăng lên nhanh chóng và Ngân hàng có nhiều thuận lợi hơn trong kinh doanh. Đây cũng là điều kiện bổ sung thêm vốn tự có của Ngân hàng, tăng cường cơ sở vật chất và quy mô hoạt động của Ngân hàng trên mọi lĩnh vực. + Vốn của Ngân hàng sẽ quyết định quy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động khác của Ngân hàng: Vốn của Ngân hàng quyết định đến việc mở rộng hay thu hẹp khối lượng tín dụng. Thông thường, nếu so với các Ngân hàng lớn thì Ngân hàng nhỏ có khoản mục đầu tư và cho vay kém đa dạng hơn. Trong khi, các Ngân hàng lớn cho vay được tại thị trường trong vùng thậm chí trong nước và quốc tế, thì các Ngân hàng nhỏ lại bị giới hạn về phạm vi hoạt động hẹp, mà chủ yếu trong cộng đồng. Thêm vào đó, do khả năng vốn hạn hẹp nên các Ngân hàng nhỏ không phản ứng nhạy bén được với sự biến động của lãi suất, gây ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn đầu tư từ các tầng lớp dân cư và các thành phần kinh tế. Cụ thể, nếu ngân hàng có nguồn vốn lớn, dồi dào thì chắc chắn ngân hàng sẽ có đủ khả năng để thực hiện đa dạng hoá sản phẩm của mình để đáp ứng tốt nhất nhu cầu dịch vụ của khách hàng. Đồng thời nguồn vốn lớn còn có thể giúp ngân hàng mở rộng mạng lưới chi nhánh, hiện đại hoá cơ sở vật chất,… Không những vậy, với tiềm năng vốn lớn các NHTM có thể hoàn toàn tự quyết định lấy cơ hội kinh doanh của mình, tự tạo ra một hình ảnh riêng cho ngân hàng, từ đó sẽ tạo ra đựơc sức hút đối với khách hàng. Một ngân hàng có nguồn vốn lớn có thể cùng một lúc phục vụ nhiều nhu cầu vay vốn của các đối tượng khác nhau qua đó đem lại lợi nhuận và nâng cao hình ảnh cho ngân hàng, giúp ngân hàng không ngừng mở rộng quy mô hoạt động và quy mô tín dụng của mình. 1.2. Hiệu quả huy động vốn của NHTM 1.2.1 Khái niệm về hiệu quả huy động vốn Hiệu quả huy động vốn là tiêu chí chỉ rõ sự tương quan, giữa vốn huy động và chi phí bỏ ra để có được số vốn ấy và hệ số vốn gốc sử dụng trong một thời gian nhất định. Hiệu quả của việc HĐV là yếu tố quyết định tới qui mô đầu tư, cho vay của NHTM. Việc tạo ra hiệu quả trong công tác HĐV là nhiệm vụ hàng đầu mà các ngân hàng đặt ra. Để hiểu được hiệu quả HĐV chúng ta có thể hiểu như sau: Lượng vốn huy động hàng năm phải lớn, chi phí bỏ ra ít nhưng vẫn thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, các TCTD hay các TCKT. Nguồn vốn huy động phải đáp ứng nhu cầu đầu tư, cho vay của ngân hàng. Lợi nhuận mang lại từ nguồn vốn huy động phải đạt được so với các chỉ tiêu mà ngân hàng đặt ra. Tránh tình trạng huy động vốn một cách ồ ạt nhưng lại không được mang ra sử dụng, điều đó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh. Nguồn vốn huy động phải phù hợp với công tác sử dụng vốn thì hoạt động kinh doanh mới có hiệu quả. 1.2.2. Các chỉ tiêu xác định hiệu quả huy động vốn Để đánh giá hiệu quả huy động vốn, người ta chủ yếu dựa vào các tiêu chí sau: 1.2.2.1. Chỉ tiêu định tính * Mức độ đa dạng các hình thức huy động: Được thể hiện bằng số lượng sản phẩm dịch vụ huy động của Ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Các sản phẩm dịch vụ huy động đó là kết quả của việc sử dụng nhiều loại kỳ hạn, nhiều cách thức trả lãi, nhiều loại ngoại tệ... khách hàng có thể có nhiều lựa chọn khi sử dụng sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng. * Mức độ thuận tiện cho khách hàng trong nghiệp vụ kế toán huy động vốn: được thể hiện quy trình giao dịch nhanh chóng, chính xác, thuận tiện, hiệu quả phù hợp với trình độ nhân viên… * Vốn huy động tăng không có rủi ro, chi phí thấp, đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng. 1.2.2.2. Các tiêu chí định lượng Các tiêu chí này được xác định bởi: Giá thành Tổng chi phí HĐVtrong kỳ(C) huy động vốn(Cf) = ------------------------------------------ Tổng vốn huy động được(V) Trong đó: Cf: Chi phí bỏ ra cho một đồng vốn huy động.( Chi phí huy động gồm: lãi suất huy động, chi phí quảng cáo, chi phí marketing..) C: Tổng chi phí( lãi suất huy động trả cho người gửi tiền, chi phí quảng cáo, quản lý,…). V: Tổng vốn huy động. * Trong tổng giá thành HĐV thì chi phí HĐV trong kỳ là chỉ tiêu cần được quan tâm. Trong thực tế chỉ tiêu này càng được giảm ở mức tối đa càng tốt . Bởi nếu chỉ tiêu này càng lớn thì giá thành HĐV càng tăng, chi phí bỏ ra cho một đồng vốn HĐ quá lớn dẫn đến lợi nhuận của doanh nghiệp càng giảm.Và đây là điều không tốt, vì vậy doanh nghiệp cần phải đưa ra những phương thức HĐV sao cho số lượng vốn huy động càng lớn nhưng chi phí bỏ ra cho một đồng vốn huy động nhỏ nhất có thể. Tỷ lệ vốn được sử dụng Số vốn được sử dụng(VSD) (TVSD) = ------------------------------------ x 100 Tổng vốn huy động 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn 1.2.3.1. Tình trạng kinh tế xã hội Vốn kinh doanh của NHTM chủ yếu được hình thành từ vốn huy động, trong đó vốn huy động từ dân cư chiếm một tỷ trọng rất lớn. Đây là lượng tiền tạm thời nhàn rỗi có được chủ yếu do tiết kiệm. Nếu không có tiết kiệm sẽ không có vốn đầu tư sản xuất và nếu tỷ lệ tiết kiệm dân cư trong nước cao sẽ làm tăng khối lượng nhàn rỗi trong xã hội, qua đó có thể làm tăng quy mô HĐV của ngân hàng. Nhưng bản thân yếu tố tiết kiệm này chịu sự chi phối tác động của nhiều yếu tố khác nhau: Thu nhập của dân cư, tâm lý tiêu dùng của dân cư và mức độ ổn định của nền kinh tế. Một đất nước có kinh tế xã hội phát triển và ổn định sẽ là nền tảng cho sự phát triển của mọi thành phần kinh tế trong đó có sự phát triển của NTHM và hiệu quả HĐV của NHTM. 1.2.3.2. Chính sách tín dụng (lãi suất) Lãi suất là công cụ chủ yếu để ngân hàng điều chỉnh gián tiếp lượng tiền cung ứng của khách hàng đối với ngân hàng, lãi suất hấp dẫn sẽ thu hút đông khách hàng gửi tiền vào. Trong tình trạng khan hiếm vốn thì lãi suất cạnh tranh là công cụ hữu hiệu để ngân hàng huy động vốn. Tuy nhiên, cạnh tranh bằng lãi suất là cạnh tranh có giới hạn. Bởi vì, nếu huy động lãi suất quá cao sẽ làm tăng lãi suất cho vay, người gửi thì mừng nhưng người vay lại ái ngại. Mức lãi suất quá cao sẽ không tốt cho ngân hàng và cả doanh nghiệp. Một ngân hàng nếu không bị khống chế bởi mức huy động vốn và mức cho vay thì cũng bị khống chế bởi chính lợi nhuận và sự tồn tại của nó. 1.2.3.3. Khả năng và trình độ của NHTM • Khả năng của NHTM chính là mức độ đáp ứng nhu cầu của khách hàng về lượng vốn, về khả năng cho vay, khả năng thanh toán. Khả năng đáp ứng của ngân hàng càng cao thì lòng tin của khách hàng càng lớn. Đó là yếu tố nói lên thành công và phát triển của ngân hàng. • Trình độ cũng là mức độ giải quyết các tình huống phát sinh của nghiệp vụ của ngân hàng đó nhanh hay chậm, là một yếu hết sức quan trọng trong hoạt động HĐV của ngân hàng. Bởi vì, nó tác động trực tiếp tới tâm lý khách hàng và khả năng xử lý các nghiệp vụ một cách nhanh nhất trong mọi hoàn cảnh khác nhau. 1.2.4. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả HĐV * Đối với NHTM Việc nâng cao hiệu quả HĐV sẽ giúp NH huy động nguồn vốn đúng nhu cầu không quá thừa không quá thiếu, giảm được chi phí không cần thiết mang lại lợi nhuận trong kinh doanh cao hơn, đảm bảo cho sự phát triển bền vững, ổn định của ngân hàng. Điều đó tạo được nhiều uy tín cho khách khi đến với ngân hàng. Nhờ đó mà ngân hàng tự mình nâng cao được vị thế trong việc cạnh tranh với các ngân hàng khác. * Đối với nền kinh tế quốc dân: • Tăng vòng quay vốn, giúp giảm chi phí do không phải phát hành thêm tiền. • Tạo điều kiện ổn định lưu thông tiền tệ. * Đối với người gửi tiền: Hiệu quả HĐV của ngân hàng cao cũng có nghĩa là đồng vốn người dõn gửi vào ngân hàng đó sẽ được đảm bảo an toàn và có lãi hơn. Đảm bảo có được một thu nhập chắc chắn, làm cho đời sống ổn định, cuộc sống được nâng cao không chỉ về mặt vật chất, mà về mặt tinh thần cũng sẽ tốt hơn. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HĐV TẠI NHTMCP BẮC Á CN HÀ NỘI 2.1. Giới thiệu về NHTMCP Bắc Á chi nhánh Hà Nội 2.1.1. Lịch sử hình thành Ngân hàng TMCP Bắc Á (tên giao dịch tiếng Anh là: North Asia Commerical Joint Stock Bank - viết tắt là NASB), được thành lập theo Quyết định số 183/QĐ-NH5, ngày 1 tháng 9 năm 1994 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt nam. Đây là ngân hàng TMCP đầu tiên của khu vực miền Trung. Trụ sở chính của ngân hàng được đặt tại Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ an và là ngân hàng TMCP có doanh số hoạt động kinh doanh lớn nhất khu vực miền Trung Việt nam. Trên cơ sở đó, ngày 10/08/1995 Chi nhánh ngân hàng TMCP Bắc Á tại Hà nội đã được thành lập theo Giấy phép số 1908-GP ngày 22/05/1995. Theo đó Chi nhánh ngân hàng TMCP Bắc Á, có trụ sở riêng, có con dấu riêng, thực hiện theo chế độ hạch toán phụ thuộc. Ngân hàng có chức năng cung ứng tất cả các sản phẩm theo quy định mà pháp luật không cấm, kinh doanh đa năng trong lĩnh vực tiền tệ, nhằm huy động, cho vay, thanh toán và các dịch vụ khác cho khách hàng. Từ năm 1996 đến nay, diễn biến kinh tế ngày càng phức tạp, thị trường vốn hết sức sôi động và mang tính cạnh tranh quyết liệt. Một số ngân hàng đã phải đương đầu với những thử thách cực kỳ gay go về sự tồn vong của mình. Ngân hàng TMCP Bắc Á cũng phải gánh chịu những thử thách đó. Nhưng với sự cố gắng nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên, sự điều hành linh hoạt của ban Giám đốc dưới sự quản lý chặt chẽ của Hội đồng quản trị và sự chỉ đạo đúng đắn về đường lối chính sách trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng của Đảng và Nhà nước ngân hàng TMCP Bắc Á đã đứng vững, từng bước đi lên và phát triển. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức Phó Giám Đốc Phòng Tín Dụng Phòng Nguồn Vốn Phòng Kinh Doanh Phòng Hành Chính Phòng Kế toán Giám Đốc 2.1.3. Các nghiệp vụ kinh doanh mà NHTMCP Bắc Á cung ứng 2.1.3.1. Nghiệp vụ huy động vốn - Khai thác và nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và ngoài nước bằng Việt nam đồng hay ngoại tệ. - Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu ngân hàng và thực hiện các hình thức huy động vốn theo quy định của ngân hàng Nhà nước. - Tiếp nhận các nguồn tài trợ, vốn uỷ thác của Chính phủ, chính quyền địa phương và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của ngân hàng Nhà nước. - Được phép vay vốn của các tổ chức tài chính tín dụng trong nước khi được cấp phép. 2.1.3.2. Nghiệp vụ cho vay - Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn .Cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu dùng ,cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, cho vay du học. Thời hạn cho vay đa dạng phong phú phù hợp với mục đích, khả năng chi trả của khách hàng. Phương thức và lãi suất cho vay rất linh hoạt: vay từng lần, vay theo hạn mức tín dụng, vay theo dự án đầu tư, vay trả góp, vay hợp vốn, vay ưu đãi đối với các dự án thuộc tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. 2.1.3.3. Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối Huy động vốn, cho vay, mua bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế và các dịch vụ khác về ngoại tệ theo quy định. 2.1.3.4. Nghiệp vụ hỗ trợ xuất nhập khẩu và thanh toán quốc tế - Dịch vụ chuyển tiền (TTR):chuyển tiền đến và đi - Tín dụng chứng từ (L/C):thanh toán nhập khẩu và xuất khẩu. - Nhờ thu (Collection) - Bảo lãnh và thư tín dụng dự phòng (Guarantee and Standby L/C) - Dịch vụ nhận chi trả kiều hối (Oversea Remittance) 2.1.3.5. Kinh doanh dịch vụ khác Thu, chi tiền mặt, mua bán vàng bạc đá quý, máy rút tiền tự động, dịch vụ thẻ thanh toán, thẻ tín dụng, két sắt, nhận cất giữ, chiết khấu các loại giấy tờ có giá, nhận uỷ thác cho vay của các tổ chức tài chính, tín dụng, tổ chức cá nhân trong và ngoài nước, các dịch vụ Ngân hàng khác được ngân hàng Nhà nước cho phép. 2.1.4. Tình hình tài chính của NHTMCP Bắc Á trong những năm vừa qua Trong môi trường kinh doanh có nhiều khó khăn nhưng hoạt động tín dụng của chi nhánh cải tiến về nhiều mặt nên đảm bảo được chất lượng tốt, các dịch vụ ngân hàng luôn được cải tiến về chất lượng và đa dạng hóa nhằm đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Các chính sách huy động vốn cũng được sử dụng một cách triệt để và đúng hướng tạo lòng tin cho khách hàng, các tổ chức tới gửi tiền. Các hoạt động khác của chi nhánh cũng mang lại hiệu quả khá tốt như kinh doanh ngoại hối, bảo lãnh, các dịch vụ tài chính, thanh toán xuất nhập khẩu…do vậy trong điều kiện cạnh tranh gay gắt chi nhánh vẫn giữ được thị phần ở mức ổn định và tăng trưởng. Bảng 1: Vài nét về tình hình tài chính Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Lợi nhuận/Tổng TS Có 0.61% 0,55% 0,51% 0,5% LN/Tổng VĐL 15% 14% 14,6% 4,7% LN trước thuế 8.246 9.925 12.406 15.210 Các chỉ số khác Tổng TS Có 1.350.250 1.790.260 2.416.851 3.021.063 Cho vay 594.446 1.105.113 1.381.391 1.726.789 Vốn điều lệ 55.000 71.000 85.000 325.000 ( Nguồn số liệu từ phòng kế toán ) Qua bảng 1 nêu trên ta thấy: Trong 4 năm tuy lợi nhuận trước thuế tăng liên tục từ 8.246 tr.đ năm 2004 lên đến 15.210 tr.đ năm 2007 nhưng tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản có lại giảm từ 0,61% năm 2004 xuống còn 0,5% năm 2007. Và điều đáng chú ý nhất là lợi nhuận/vốn điều lệ giảm rất mạnh từ 15% năm 2004 xuống tới 4,7% năm 2007. Thực trạng này không phải do ngân hàng hoạt động kém hiệu quả mà nguyên nhân chủ yếu là do sự tăng trưởng liên tục của nguồn vốn điều lệ và tổng tài sản. Trong 4 năm lượng vốn điều lệ và tổng tài sản luôn gia tăng theo hàng năm nhưng lợi nhuận của chi nhánh lại không có mức tăng trưởng phù hợp làm cho tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản, lợi nhuận/vốn điều lệ giảm khá mạnh. Từ năm 2004 đến năm 2007 vốn liên tục tăng nhanh, ban đầu chỉ có 55.000 tr.đ sau đó lên tới 325.000 tr.đ tăng gần 4 lần. Điều này là do tất yếu của quá trình phát triển và do điều kiện thực tế đặt ra. Hiện nay Việt Nam đã gia nhập WTO nền kinh tế đang có những bước chuyển mình để hòa mình vào nền kinh tế toàn cầu, vậy trong thời gian tới chi nhánh ngân hàng Bắc Á muốn tồn tại và phát triển được phải đáp ứng, lấy vốn là thế mạnh chính cho mình thì mới có thể bắt kịp được các ngân hàng lớn trong nước và có thể vươn xa tầm thế giới. 2.2. Thực trạng hoạt động HĐV tại NHTMCP Bắc Á- chi nhánh Hà Nội 2.2.1. Về quy mô huy động vốn Vốn đóng vai trò chủ yếu của hoạt động kinh doanh chính vì thế để đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn tín dụng cho nền kinh tế là rất cần thiết. Tăng cường công tác huy động nguồn vốn tại chỗ nhằm mở rộng đầu tư tín dụng, chi nhánh Hà Nội của ngân hàng TMCP Bắc Á đã coi trọng công tác huy động vốn là mặt trận hàng đầu nhằm tạo điều kiện cho đầu tư vốn tín dụng. Bảng 2: Nguồn vốn kinh doanh tại NHTMCP Bắc Á Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu (1) Năm 2005 (2) Năm 2006 (3) Năm 2007 (4) Tổng nguồn vốn huy động 1.435.470 1.937.885 2.422.356 Tiền gửi của tổ chức kinh tế 805.662 926.511 1.158.138 Tiền gửi các tổ chức tín dụng 103.197 326.780 408.476 Tiền gửi của dân cư 526.611 684.594 855.742 (Nguồn số liệu từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) Công tác huy động vốn trong 3 năm qua được Chi nhánh thực hiện rất tốt. Tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh đã có những thay đổi như sau: Bảng 3: Tỷ lệ nguồn vốn kinh doanh tại NHTMCP Bắc Á Chỉ tiêu (5) Chênh lệch 2006/2005 (6)=(3)-(2) Tỷ lệ thay đổi 2006/2005 (7)=(6)*100%/(2) Chênh lệch 2007/2006 (8)=(4)-(3) Tỷ lệ thay đổi 2007/2006 (9)=(8)*100%/(3) ∑ NVHĐ 502.145 35% 484.471 25% TG TCKT 120.849 15% 213.627 25% TG TCTD 223.583 216.7% 81.696 25% TG DC 157.983 30% 171.148 25% (số liệu tính từ bảng 1.2) Qua hai bảng số liệu trên ta thấy : -Tổng nguồn vốn hoạt động của chi nhánh có sự tăng trưởng rõ rệt qua các năm, thể hiện sự lớn mạnh trong quy mô hoạt động của ngân hàng. Huy động từ dân cư là một ưu thế khá nổi trội của Chi nhánh Hà Nội, phản ánh chính sách khách hàng đúng đắn đi đôi với hoạt động quảng bá sản phẩm mang tính tiện ích cao. Tuy nhiên, về dài hạn Chi nhánh Hà Nội sẽ có các chính sách để nâng cao tỷ lệ vốn huy động từ các tổ chức kinh tế với ưu điểm chi phí thấp nhằm giảm lãi suất huy động bình quân đầu vào, nâng cao lợi nhuận. -Tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng đều và ổn định qua các năm chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hoạt động huy động vốn của chi nhánh. Chênh lệch giữa năm 2007/2006 lớn hơn năm 2006/2005 là 10%, có sự chênh lệch này cũng là do tình hình kinh tế của Việt Nam năm 2007 khá khởi sắc, nền chính trị ổn định, kinh tế gặp được rất nhiều cơ hội phát triển vì vậy các doanh nghiệp thu được rất nhiều thành quả trong năm 2007 nên tiền gửi của thành phần kinh tế này tăng. - Tỷ lệ huy động bằng tiền gửi các tổ chức tín dụng khá cao đang là một thách thức trong điều kiện tình hình lãi suất ngoại tệ trên thế giới diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, với kết quả kinh doanh năm 2006 đạt 326.780 triệu đồng, tăng 216.7% so với năm 2005 đã khẳng định ngân hàng TMCP Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội có một chính sách kinh doanh tiền tệ năng động và đúng đắn. Năm 2007 tỷ lệ này giảm mạnh từ 261,7% xuống còn 25% , sự suy giảm nay không phải do chính sách của ngân hàng sai hướng mà do năm 2006 tiền gửi TCTD tăng cao hơn so với 2005 và gần bằng 2007. -Tiền gửi dân cư là phần huy động vốn khá ổn định trong nhiều năm, thường không tạo ra sự đột biến tăng quá mạnh hay là xuống quá thấp nhưng nó vẫn là một phần không thể thiếu trong vốn huy động của ngân hàng. Chi nhánh Hà nội của NHTMCP Bắc Á rất quan tâm về vấn đề này, luôn luôn củng cố lòng tin của khách hàng nên trong các năm 2005, 2006, 2007 có những sự thay đổi khá ổn định. Cụ thể: Năm 2006 tăng 157.983 tr.đ tăng 30% so với năm 2005, năm 2007 tăng 171.148 tr.đ tăng 25% so với năm 2006. Và số tăng của năm 2007 tăng cao hơn năm số tăng của năm 2006 là 13.168 tr.đ tương đương với 5%. 2.2.2. Cơ cấu huy động vốn tại NHTMCP Bắc Á- Chi nhánh Hà nội 2.2.2.1. Cơ cấu theo kỳ hạn Bảng 4: Cơ cấu theo kỳ hạn Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu (1) Năm 2005 (2) Năm 2006 (3) Năm 2007 (4) Theo kỳ hạn Không kỳ hạn 510.027 688.537 860.671 Có kỳ hạn 925.443 1.249.348 1.561.685 Chỉ tiêu (5) Chênh lệch 2006/2005 (6)=(3)-(2) Tỷ lệ thay đổi 2006/2005 (7)=(6)*100%/(2 Chênh lệch 2007/2006 (8)=(4)-(3) Tỷ lệ thay đổi 2007/2006 (9)=(8)*100%/(3) Không KHạn 178.510 35% 172.134 25% Có kỳ hạn 323.905 34,9% 312.337 25% (Nguồn số liệu từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) Trong tổng số vốn huy động, các NHTM đều muốn huy động được số lượng vốn không kỳ hạn lớn vì lãi suất của loại tiền gửi này không cao do người gửi không lấy việc hưởng lãi là chính mà họ đặt sự thuận tiện khi rút ra sử dụng, giao dịch, thanh toán được nhanh chóng, chính xác, kịp thời, an toàn lên hàng đầu. Tuy nhiên, tiền gửi không kỳ hạn là loại tiền gửi dễ dàng biến động phụ thuộc vào mùa vụ kinh doanh, chu kỳ hoạt động của nền kinh tế. Chính vì vậy mà các ngân hàng chỉ có thể sử dụng để đầu tư ngắn hạn nhằm đảm bảo khả năng thanh toán, tránh rủi ro cho ngân hàng. Nhìn vào bảng 4 ta thấy năm 2005, năm 2006 tiền gửi không kỳ hạn tăng 178.510 tr.đ (tăng 35%), tiền gửi có kỳ hạn tăng 323.905 tr.đ(tăng 34,9%). Nhưng năm 2007 thì tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn cũng tăng lên so với cùng kỳ năm 2006 là 25% nhưng mức tăng lại không bằng năm 2005 so với 2006 là 35%. Giải thích điều này là do năm 2007 là một năm có nhiều biến động của tình hình nền kinh tế thế giới gây lên tâm lý không ổn định của người dân, mặc dù các chính sách ngân hàng đưa ra để thu hút vẫn hiệu quả thể hiện ở chỗ cơ cấu tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn vẫn tăng. 2.2.2.2 Cơ cấu theo thành phần kinh tế Biểu đồ 5: Tỷ lệ thay đổi cơ cấu các thành phần kinh tế 2.2.2.2.1. Cơ cấu theo tổ chức kinh tế Số liệu trên thể hiện được khoản tiền gửi từ các tổ chức kinh tế chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn của chi nhánh 2005 chiếm 56,1%, hai năm tiếp theo 47,8%. Nhưng ta lại thấy hai năm 2006, 2007 tỷ lệ này lại giảm so với 2005 là 2,9% không có nghĩa là chi nhánh làm ăn thiếu hiệu quả mà do tỷ lệ tăng số dư chưa bằng tỷ lệ tăng trong tổng nguồn vốn. Tỷ lệ phần trăm giảm nhưng khối lượng vẫn tăng và chiếm ½ trong cơ cấu nguồn vốn, bởi vì trong nền kinh tế các tổ chức kinh tế số lượng không nhiều bằng dân cư nhưng lại có thu nhập lớn hơn dân cư và các tổ chức khác. Không những vậy năm 2006, 2007 nước ta chính thức ra nhập WTO các hợp đồng kinh tế được ký kết với nước ngoài nhiều hơn. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt được sử dụng nhiều vì vậy các tổ chức kinh tế sẽ gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn. 2.2.2.2.2. Cơ cấu theo dân cư Qua 2 biểu đồ đều thể hiện cơ cấu của dân cư trong 3 năm 2005, 2006, 2007 đều chiếm 1/3 trong tổng cơ cấu của vốn huy động được. Đây là chỉ số khá tốt và hợp lý trong tổng cơ cấu của nguồn vốn. Chỉ số dao động ở mức khá ổn định từ 35% → 36,7%, điều này chứng tỏ chi nhánh đã có những chính sách hợp lý để giữ những khách hàng là dân cư quen thuộc. 2.2.2.2.3. Cơ cấu theo các tổ chức tín dụng Thường chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn trong cơ cấu của nguồn vốn 7,2% năm 2005, 16,9% 2 năm 2006, 2007 nhưng lại phản ánh đúng thực tế về quy mô, chức năng của thành phần này. Không phải là thành phần chủ yếu trong cơ cấu như dân cư, các tổ chức kinh tế nhưng lại là sợi dây liên kết giữa các thành phần kinh tế với nhau, làm lên sự hài hòa trong cơ cấu của nguồn vốn. Năm 2006, 2007 là 2 năm tiền đề của quá trình hội nhập WTO, mọi hoạt động kinh tế đều có sự tăng trưởng. Khối lượng vốn huy động của các tổ chức tín dụng tăng gấp 2 lần so với năm 2005 kéo theo tỷ lệ trong cơ cấu nguồn vốn cũng tăng, phần nào giảm bớt sự cách biệt trong cơ cấu nguồn vốn. Đây là một tín hiệu đáng mừng thể hiện hiệu quả tốt trong huy động vốn tại chi nhánh Hà nội của NHTMCP Bắc á. 2.2.2.3. Cơ cấu theo loại tiền Bảng 6: Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Nguồn vốn HĐ 1435470 100% 1937885 100% 2422356 100% Nội tệ (vnd) 1000980 69,73% 1408969 72,71% 1979685 81,72% Ngoại tệ 434490 30,27% 528916 27,29% 442671 18,28% ( Nguồn số liệu từ báo cáo kết quả kinh doanh) Bảng cơ cấu về nguồn vốn the._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7575.doc
Tài liệu liên quan