Nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Công Thương Đà Nẵng

Hôm nay là ngày tôi nộp đề t ài tốt nghiệp sau thời gian thực tập nghiên cứu thực tế về đề tài này.Nhưng xin cho tôi được dành đầu trang để viết lên lòng biết ơn sâu sắc các giảng viên trường ĐH Kinh Tế Đà Nẵng đã đào tạo tôi từ học sinh cấp 3 bỡ ngỡ bước vào trường trở thành 1 sinh viên không chỉ những mạnh mẽ tự tin mà còn có những kiến thức chuyên sâu về kinh tế.Có một điều chắc chắn rằng chúng tôi sẽ là những doanh nhân thành công nhất nếu vận dụng hiệu quả những gì mà chúng tôi nhận được s

doc125 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1386 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Công Thương Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
au 4 năm đại học. Cuối cùng tôi cũng đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp đầy khó khăn vơi những nổ lực không ngừng. Nhìn lại chặn đường mà tôi đã đi qua đầy thách thức nhiều lúc tưởng như bỏ cuộc nhưng may mắn thay bên tôi luôn có người thầy ân cần chỉ bảo hết sức tận tình mặc dù đề tài tôi chọn này ngoài kiến thức chuyên môn của thầy.Mãi mãi tôi luôn khắc ghi tình cảm của thầy và muốn dành nơi trang trọng nhất trong chuyên đề này để cảm ơn người thầy đáng kính-thầy Nguyễn Thanh Liêm. Quả thực đây là kì học tôi nổ lực nhiều nhất căng thẳng nhất, vất vả nhất bởi lẻ sau 3 lần đổi đề tài tôi mới chọn “vấn đề nóng hổi-kinh doanh ngoại tệ ”cho nghiên cứu của mình.Sau 3 lần đỏi đề tài cũng là 3 lần tôi đổi vi trí thực tập tại Ngân Hàng Công Thương tuy khó khăn như vậy nhưng nhờ sự nhiệt tình của các cán bộ nhân hàng mà tôi đã học được nhiều kiến thức thực tế và cũng nhờ vào đó mà tôi nhận ra rằng kình doanh ngoại tệ tuy là một mảng trong hoạt động của ngân hàng nhưng tầm quan trọng của nó hết sức to lớn có khả năng quyết định vị thế của NHCT trên thương trường.Vấn đề là tuy kinh doanh ngoại tệ là thế mạnh của NHCT nhưng chưa được phát huy tốt hiệu quả vốn có của nó ,còn có những khó khăn trong hoạt động.Tôi mạnh dạn chọn đề tài này với để đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại tệ tại Ngân Hàng Công Thương với hi vọng Ngân Hàng Công Thương sẽ vận dụng nó trong thực tiễn của mình tốt hơn Với kiến thức chuyên môn còn hạn chế nên không tránh khoỉ những sai sót khi thực hiện chuyên đề này.Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô và bạn bè để chuyên đề này ngày càng hoàn thiện hơn. PHẦN A: PHẦN MỞ ĐẦU ››››››" šššššš ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU: “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại tệ tại Ngân Hàng Công Thương Đà Nẵng” LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Đồng hành cùng với khủng hoảng tài chính thế giới thị trường ngoại hối của Việt nam trong năm 2009 được xác định sẽ căng thẳng do hạn chế về cung ngoại tệ (xuất khẩu, FDI và kiều hối suy giảm do nền kinh tế thế giới suy giảm, đặc biệt là sự suy thoái của một số nền kinh tế phát triển như Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản) trong khi đó cầu về ngoại tệ vẫn lớn (nhu cầu tiêu dùng và đầu tư vẫn cao trong năm 2009 để đảm bảo mức tăng trưởng mục tiêu, khối đầu tư gián tiếp nước ngoài sẽ chuyển vốn ròng về nước để đảm bảo thanh khoản trên thị trường chính quốc). Trong khi đó các ngân hàng cho biết nguồn cung đô la Mỹ để bán cho khách hàng có nhu cầu hiện đang khá căng thẳng khi ngân hàng rất khó mua được ngoại tệ vì giá niêm yết của ngân hàng đang thấp hơn giá trên thị trường tự do. Thực tế suốt từ đầu tháng 2 đến nay, đa số ngân hàng thương mại đều niêm yết giá mua và giá bán đô la Mỹ ở mức bằng nhau và ở mức cao nhất mà Ngân hàng Nhà nước cho phép. Thế nhưng, mức giá này vẫn thấp hơn so với giá bán ngoài thị trường tự do.Quả thực cơn sốt USD đang ở mức báo động, lần đầu tiên trong lịch sử, USD đang trở nên khan hiếm hơn bao giờ hết .Tuy nhiên tỷ giá do các ngân hàng niêm yết vẫn cách quá xa thị trường nên các ngân hàng khó có khả năng thu hút được ngoại tệ trôi nổi trên thị trường, điều này càng khiến cho ngân hàng thiếu ngoại tệ để bán cho khách hàng và khiến khách hàng lại phải đi tìm kiếm mua ngoại tệ ngoài ngân hàng.Có thể đánh giá rằng cung - cầu ngoại tệ trên thị trường Việt Nam năm nay bị mất cân đối, do cung ngoại tệ giảm mà cầu ngoại tệ tăng. Thị trường tài chính đang diễn biến khôn lường và sự biến động của tỷ giá thường không theo một chu kỳ nào nhất định chính vì vậy đặt các ngân hàng vào thách thức lớn nếu không có chiến lược kinh doanh thích hợp thì sẽ dễ dàng bị nhấn chìm trước cơn bão tài chính toàn cầu.Sự tồn tại hệ thống ngân hàng có ý nghĩa sống còn đến vận mênh quốc gia.Chúng ta có thể khẳng định rằng khi thị trường hối đoái thế giới có biến động mạnh, có thể làm đóng băng thị trường ngoại tệ trong nước. Vấn đề về kinh doanh ngoại tệ đang được tranh luận nhiều nhất trong các cuộc họp của các ngân hàng nước ta xoay quanh những vấn đề dường như luôn được đề cập trên báo chí cũng như các phương tiện truyên thông là làm thế nào để kinh doanh ngoại tệ phát huy tối đa hiệu quả của nó trong thời buổi mất cân đối cung -cầu ngoại tệ này.Sau thời gian thực tập tại Ngân Hàng Công Thương Đà Nẵng tôi có cơ hội để nắm bắt mảng kinh doanh ngoại tệ tại đây và nhận thầy rằng hoạt động kinh doanh ngoại tệ đóng vai trò hết sức quan trọng góp phần không nhỏ tạo nên sức mạnh thương hiệu NHCT nhưng tình hình kinh doanh ngoại tệ tại đây thực sự khó khăn trước những diễn biến của thị trường tài chính toàn cầu.Tôi có thể khẳng định rằng kinh doanh ngoại tệ tại Ngân Hàng Công Thương Đà Nẵng chưa phát huy hết năng lực vốn có của mình chính vì vậy mà tôi chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại tệ tại Ngân Hàng Công Thương Đà Nẵng” với hi vọng Ngân Hàng Công Thương Đà Nẵng sẽ có lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực này nếu áp dụng nó trong thực tiên kinh doanh của mình. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU: Trong nền kinh tế hiện nay, một trong những nguyên nhân chính gây ra những cuộc khủng hoảng kinh tế là do sự yếu kém của hệ thống ngân hàng. Mối quan hệ chặt chẽ giữa ngân hàng - khách hàng - nền kinh tế, đòi hỏi các ngân hàng phải chủ động trong mọi tình huống, dự báo, dự đoán được khả năng xảy ra và định lượng rủi ro. Từ đó có biện pháp phòng ngừa hạn chế thấp nhất tác động của rủi ro. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ trong ngân hàng có chức năng cung cấp ngoại tệ trong giao dịch thương mại quốc tế cũng như giúp luân chuyển các khoản đầu tư quốc tế, giao dịch tài chính quốc tế và cả cung cấp các công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho các khoản thu xuất khẩu, thanh toán nhập khẩu, các khoản đầu tư hay đi vay bằng ngoại tệ. Như vậy nhu cầu về ngoại tệ cho doanh nghiệp cũng như sự phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng thương mại trong tiến trình hội nhập là rất lớn Tình hình cung cầu USD trên thị trường giao dịch từ đầu năm 2009 đến nay vẫn tồn tại nhiều bất cập. Do tâm lý đầu cơ, găm giữ ngoại tệ, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu rất hạn chế hoạt động bán USD cho các ngân hàng. Nhiều ngân hàng lâm vào tình trạng thiếu USD và không đủ đáp ứng nhu cầu mua USD để thanh toán quốc tế hoặc trả nợ của các doanh nghiệp. Thay vì, các giải pháp mang tính cạnh tranh lành mạnh, phòng ngừa rủi ro tỷ giá, một số ngân hàng thương mại lại sử dụng các hình thức giao dịch thiếu tích cực như dùng ngoại tệ thứ ba hoặc mua bán ngoại tệ kỳ hạn để thu mua và bán USD cho các doanh nghiệp nhập khẩu vượt trần quy định Thêm vào đó tình trạng nhỏ giọt đầu ra, cắt khúc hoặc giới hạn bán USD theo định mức tại các ngân hàng thương mại vẫn diễn ra liên tục. Nhiều doanh nghiệp muốn mua USD với số lượng lớn phải đặt lệnh mua và xếp hàng trước nhiều ngày. Chưa kể, giá mua tại một số ngân hàng niêm yết một đằng, thanh toán một nẻo, thậm chí còn phải trả thêm nhiều khoản phụ phí giao dịch. Điều này gây nhiều ý kiến bất đồng từ phía các doanh nghiệp và có khả năng dẫn tới hiện tượng “bội tín” trong cam kết giữa các đơn vị kinh doanh với nhau cũng như giữa các doanh nghiệp và ngân hàng. Chính những biến động không ngừng trên thị trường thế giới cùng với những diễn biến bất thường về cung cầu ngoại tệ đẩy các ngân hàng vào khó khăn thách thức lớn.Trong bối cảnh đó Ngân Hàng Công Thương Đà Nẵng đứng trước sức ép cạnh tranh khong chỉ trong nước mà còn với các ngân hàng nước ngoài –tiềm lực tài chính mạnh. Câu hỏi lớn đặt ra là làm thế nào để nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại tệ ?Sau thời gian thực tập tại NHCTĐN tôi thấy kinh doanh ngoại tệ là vấn đề hết sức nóng bỏng hiện nay biến động không ngừng cùng với thay đổi của tỷ giá.Thông qua đề tài này tôi muốn đưa ra những giải pháp với hi vong Ngân Hàng Công Thương Đà Nẵng áp dụng trong thực tiễn kinh doanh ngoại tệ của mình để có những chủ động cần thiết trước diễn biến thị trường, chủ động trong thu hút khách hàng đến giao dịch mua bán ngoại tệ thông qua đó đẩy mạnh doanh số kinh doanh ngoại tệ góp phần không nhỏ tạo nên sự vững chắc của thương hiệu NHCT VI. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: Mục tiêu của đề tài đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại tệ tại Ngân Hàng Công Thương Đà Nẵng nhằm thu hút khách hàng đến giao dich ngoại tệ tại Ngân Hàng Công Thương Đà Nẵng cũng như đưa ra những cách thức giúp NHCTĐN đương đầu với những bất ổn trên thị trường ngoại hối đầy sóng gió gia tăng sực mạnh cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHCTĐN so với các Ngân Hàng Thương Mại khác tại thị trường Đà Nẵng. V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU : Phạm vi nghiên cứu của để tài là hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh tại Đà Nẵng-172 Nguyễn Văn Linh VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Thu thập dữ liệu: +Dữ liệu thứ cấp: được lấy từ nhiều nguồn của công ty như Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo tài chính, và các dữ liệu thống kê.Ngoài ra, dữ liệu sơ cấp còn được thu thập bằng cách phỏng vấn khách hàng đến giao dịch ngoại tệ tại Ngân Hàng Công Thương +Dữ liệu sơ cấp: Được lấy từ việc thảo luận, trao đổi và phỏng vấn các thành viên quản trị công ty như Trưởng (phó) phòng kinh doanh và thị trường, chuyên viên thị trường, nhân viên trong phòng kinh doanh và thị trường, thu thập trên Internet. PHẦN B:PHẦN NỘI DUNG CHÍNH ››››››"šššššš CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN I. TÌNH HÌNH CÁC NGOẠI TỆ TRÊN THẾ GIỚI 1/Lịch sử ra đời của tiền giấy ở các nước trên thế giới: Ở Mesopotamia cổ đại người ta đã sử dụng draft (một loại giấy tờ bảo đảm cho thóc lúa dự trữ trong kho) trong thanh toán như tiền. Ở Hy Lạp, đơn vị tiền giấy cổ xưa được sử dụng là drachma (xuất phát từ drama = 1kg thóc). Ở Nhật Bản thời phong kiến cổ, đồng tiền giấy lấy cơ sở là lúa gạo của 1 năm bằng 1 koku. Và Ai Cập cũng đã sử dụng tiền giấy vào thế kỷ 1 trước công nguyên. Còn tiền giấy Trung Quốc được sử dụng từ thế kỷ VII dưới triều đại nhà Đường. Khi ấy hệ thống tiền tệ chính của Trung Quốc vẫn là tiền xu tròn lỗ vuông và tiền vàng, bạc. Xuất phát từ hoạt động của các hiệu cầm đồ, kim hoàn nhận giữ tiền hộ khác hàng, người ta nghĩ ra cách thanh toán bằng những tờ giấy chứng nhận gửi tiền để dễ vận chuyển và an toàn trong sử dụng. Tiền ngày ấy được gọi là “phi tệ” vì nó nhẹ. Đến thế kỷ X, tiền giấy Trung Quốc đã được sử dụng rất rộng rãi trên địa bàn rộng lớn và đã có một hệ thống thanh toán ngân hàng khá hoàn chỉnh. Khi ấy người châu Âu hầu như không biết gì về Trung Quốc. Một sự kiện rất nổi tiếng và được coi là đem lại những hiểu biết đầu tiên của châu Âu về Trung Quốc là cuộc phiêu lưu của một người Italia tên là Marco Polo đến Trung Quốc vào thế kỷ XIII. Cuộc phiêu lưu này được chính Marco Polo kể lại bằng một cuốn hồi ký làm xôn xao dư luận châu Âu thời đó vì vô vàn những điều mới lạ. Trong đó, ông có trình bày về cách sản xuất và lưu hành tiền giấy. Khi đó, tiền giấy là một điều hoàn toàn mới lạ ở châu Âu, nhiều người tỏ ra không tin và nghi ngờ giá trị của một loại tiền được làm bằng giấy. Tuy nhiên tiền giấy này thực chất mới chỉ là các “ngân phiếu”, nó không thay thế hoàn toàn cho tiền kim loại trong đời sống thường nhật. Nó cũng chỉ lưu hành trong một tầng lớp thương nhân và quý tộc giàu có bởi mệnh giá của nó rất lớn. Để trở thành một đồng tiền hoàn chỉnh như ngày nay thì còn có một khoảng cách rất dài. Tiếc rằng tiền giấy Trung Quốc đã không có nhiều cơ hội tiếp tục phát triển do những hạn chế về chính trị. Năm 1455, triều đại nhà Minh đã ban hành nhiều biện pháp hạn chế tiền giấy đồng thời đóng cửa nhiều trung tâm tài chính lúc đó. Từ đó tiền giấy Trung Quốc hầu như không được nhắc đến nữa. Tiền giấy hiện đại ra đời ở Châu Âu : Những giấy bạc đầu tiên của châu Âu được ra đời vào năm 1483, nó được phát hành trong bối cảnh người Tây Ban Nha bị bao vây bởi những người Moors. Ngoài ra cũng có giả thuyết cho là việc xuất hiện những tờ tiền làm bằng giấy bồi gồm nhiều dạng trị giá khác nhau được sản xuất vào năm 1574 bởi những công dân bị vây hãm thuộc thành Leyden. Cả thành phố Leyden và Middelburg lúc bấy giờ đang bị người Tây Ban Nha bao vây nên thiếu bạc để đúc những đồng tiền kim loại nên họ buộc phải dùng bìa các quyển sổ của đạo Công giáo để làm vật liệu cho loại tiền giấy bồi. Tuy loại tiền giấy bồi được mô tả là loại tiền giấy lâu đời nhất của châu Âu còn giữ được, nhưng mặt khác, chúng không phải là những tờ giấy bạc thật. Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế (ISO) đã đưa ra danh sách 171 đồng tiền khác nhau của 191 quốc gia năm 1996. Đến năm 2008, trong tổng số 194 quốc gia độc lập thì ISO liệt kê chỉ còn 157 đồng tiền khác nhau. Có ba lý do chính cho sự biến mất của các đồng tiền này: Euro: đồng euro là một trong những lý do chính khiến nhiều đồng nội tệ biến mất. Được chính thức lưu thông từ năm 2002 để giảm chi phí trong giao dịch, tránh tình trạng lãi suất không đồng đều do đầu cơ và tình trạng cạnh tranh phá giá đồng tiền, củng cố thêm ý thức về một cộng đồng chung châu Âu, việc đồng tiền này ra đời đã xóa sổ một loạt đồng tiền nổi tiếng như mark Đức, đồng franc có 640 năm tuổi, đồng guilder nhiều màu sắc của Hà Lan và đồng lira của Ý. …. Các đồng tiền khu vực khác: Ở hai khu vực duy trì đồng tiền chung khác cũng làm giảm số lượng tiền tệ trên thế giới. Tám đảo quốc và vùng lãnh thổ ở Caribê đã cùng dùng chung đồng đôla Đông Caribê kể từ năm 1965, trong khi khoảng chục nước châu Phi khác đã sử dụng đồng CFA franc kể từ năm 1945 (Guinea-Bissau gia nhập từ năm 1997). Hội đồng hợp tác vùng Vịnh gồm sáu nước (Bahrain, Kuwait, Saudi Arabia, UAE và có thể là Oman) có thể sẽ triển khai đồng tiền chung từ đầu năm 2010. Hiệp định về Cộng đồng kinh tế châu Phi năm 1991 cũng cam kết cả 58 quốc gia ở châu lục này sẽ sử dụng một đồng tiền chung vào năm 2028. Đôla hóa và euro hóa: Một vài quốc gia nhỏ và mới thành lập đã đơn giản chỉ lựa chọn sử dụng một đồng tiền quốc tế mạnh, do lo sợ tình trạng bấp bênh của tiền tệ và giảm áp lực thanh toán. El Salvador và Ecuador đã xóa bỏ đồng colon và sucre của mình để dùng đồng đôla trong khi Ireland, dù không là thành viên EU, có thể sẽ sử dụng đồng euro sau sự sụp đổ của hệ thống tài chính nước này. Các lãnh thổ tí hon như Monaco, Andorra, San Marino và Vatican cũng có thể chuyển sang sử dụng euro. Trong năm quốc gia giành được độc lập kể từ năm 1992, có bốn nước đã “không thèm” đưa ra đồng tiền mới: Đông Timor và Palau chỉ đơn giản chọn đồng đôla (cũng tương tự Micronesia và quần đảo Marshall hơn một thập kỷ trước đó). Kosovo và Montenegro đã chỉ đơn giản là chọn đồng euro. Ngoại lệ duy nhất là Eritrea đã đưa ra đồng nakfa của mình. Như vậy, có vẻ như thế giới lại đang trôi dạt dần về với xu hướng tiền tệ thời Trung cổ khi chỉ có một vài đồng tiền chủ chốt, thay vì có rất nhiều loại tiền tệ mạnh yếu khác nhau. 2/Thực trạng các ngoại tệ mạnh: Đồng dollar Mỹ có thể không đóng vai trò nhiều lắm trên thị trường tiền tệ trong thời gian ngắn tới bởi các nhà đầu tư dường như thận trọng hơn khi xem xét sự cần thiết và mức ưu tiên của các đồng tiền. Đồng Euro đã lấy lại hầu hết mức mất điểm của năm trước dù trong một điều kiện khá nhỏ và có thể trải qua quý 1 năm 2009 ở mức hiện tại và giao động từ 1.2500 đến 1.5000. Cuối quý 2, đồng Euro có thể mạnh lên một chút đến 1.5500 và hy vọng mức bất ổn sẽ xuống 13.00%. Câu hỏi đặt ra lúc này là khi nào, và với tôc độ nào thì đồng dollar sẽ phục hồi ở xu hướng dài hạn. Đồng Euro có thể đạt được mức đỉnh kỷ lục 1.6040 vào cuối năm. Nếu chốt tuần dưới 1.5500 thì bắt buộc ta phải xem xét toàn cảnh dài hạn. EUR/GBP: đỉnh một năm ở 0.9805 Hiện tại trong tuần cặp EUR/GBP đã tăng mạnh trong 2 tuần cuối của tháng 12, đỉnh chốt năm ở 0.9805- một điểm sáng nhỏ hình thành một đỉnh quan trọng. Trong cả quý này cặp EUR/GBP có thể nằm vững từ 0.8800 đến 0.9600 dù không thể loại trừ khả năng sụp xuống mức mở cửa tháng 12 là 0.8250. Quý 2 có thể phần lớn là giá chao đảo ở mức đáy, từ khoảng 0.8200 đến 0.9000. Đến quý 3 giá mới bắt đầu ổn định và giữ ở mức hẹp hơn và mức giao động giảm xuống dưới mức đáy kỷ lục hiện tại, khoảng dưới 20.00% tới gần 10.00%. Đến cuối năm sẽ giảm xuống 0.8000, có thể là 0.7700. Nếu xuất hiện mức chốt tuần trên 0.9600 bắt buộc xem xét lại. GBP có thể phục hồi trong 6 tháng tới. Đồng bảng có thể bị bán tháo so với các đồng tiền khác và sẽ phục hồi trong khoảng 6 tháng tới. Trong nửa sau năm 2009 đồng dollar yếu có thể hồi phục. Giá đồng Bảng bị ảnh hưởng mạnh bởi dốc xuống hình thành từ vùng 1.4500. Nếu phá vỡ ngưỡng 1.600 thì đến cuối năm, đồng tiền này sẽ tăng lên 1.8000. Nếu xuất hiện mức chốt tháng dưới 1.4000 bắt buộc phải xem xét lại. GBP/JPY: Mức giảm quý lớn nhất từng thấy. Sau mức giảm quý lớn kỷ lục còn đồng Yen tăng lên cao nhất từ năm 1982 rồi rớt khỏi ngưỡng 450.00, mức giá có thể sẽ không mở rộng đáy kỷ lục 128.20 tháng 4/1995. Tuy nhiên, cặp này sẽ không tiếp tục mức giảm quá thấp này mà sẽ có xu hướng đi ngang. Các bước tiến khá mạnh và có thể trở thành một xu hướng thay thế. Tăng lên mức 150.00 có thể là mức đỉnh 160.00 là một khả năng của nửa đầu năm. Trong nửa cuối năm mức giao động sẽ khá mạnh từ 140.00 đến 170.00. Phá vỡ đáy 125.00 bắt buộc ta phải xem xét lại. UBS: Nhận định xu hướng trung hạn của các cặp ngoại tệ chính EUR/USD USD/JPY: GBP/USD USD/CHF II. CÁC NGHIỆP VỤ KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI CÁC NGÂN HÀNG 1/Nghiệp vụ hối đoái giao ngay (spot) Giao dịch hối đoái giao ngay là giao dịch mua, bán một số lượng ngoại tệ giữa hai bên theo tỷ giá giao ngay tại thời điểm giao dịch và kết thúc thanh toán trong vòng hai ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày cam kết mua bán. Tùy theo tập quán kinh doanh và điều kiện thị trường từng nước, có thể niêm yết tỷ giá theo nhiều cách khác nhau. Nhưng nhìn chung có hai cách niêm yết giá trên thị trường giao ngay dành cho hai đối tượng khách hàng khác nhau. Cách yết giá theo kiểu Mỹ và kiểu Âu dành cho khách hàng là ngân hàng khác trên thị trường liên ngân hàng. Cách yết giá trực tiếp và gián tiếp dành cho khách hàng thông thường, tức khách hàng không phải là ngân hàng. Yết giá theo kiểu Mỹ (American term) là cách niêm yết tỷ giá bằng số USD trên đơn vị ngoại tệ. Yết giá theo kiểu châu Âu (European term) là cách niêm yết tỷ giá bằng số ngoại tệ trên 1 đơn vị USD. Yết giá trực tiếp (direct quotation) là phương pháp biểu thị giá trị 1 đơn vị ngoại tệ thông qua một số lượng nội tệ nhất định. Yết giá gián tiếp (indirect quotation) là phương pháp biểu thị giá trị 1 đơn vị nội tệ thông qua một số lượng ngoại tệ nhất định. Theo thông lệ các đồng tiền thường được yết giá gián tiếp gồm có bảng Anh, dollar Úc và dollar New Zealand, các đồng tiền thường được yết giá trực tiếp gồm có yên Nhật, france Thụy Sĩ, dollar Singapore, và nhiều đồng tiền khác trong đó có đồng Việt Nam. Riêng dollar Mỹ và Euro vừa yết giá gián tiếp vừa yết giá trực tiếp. Khi nói đến tỷ giá bao giờ cũng liên quan đến một cặp đồng tiền: đồng tiền yết giá và đồng tiền định giá. Đồng tiền yết giá là đồng tiền biểu thị giá trị của nó qua đồng tiền khác. Đồng tiền định giá là đồng tiền dùng để xác định giá trị đồng tiền khác. Trên thị trường hối đoái giao ngay thường diễn ra quan hệ mua bán ngoại tệ giữa ngân hàng và khách hàng. Các ngân hàng thường không thu phí giao dịch hay hoa hồng mà sử dụng chênh lệch giữa tỷ giá bán và tỷ giá mua để trang trải chi phí giao dịch và thu lợi nhuận thỏa đáng. Chênh lệch giá mua và giá bán của một ngoại tệ cao hay thấp tùy thuộc vào phạm vi giao dịch hẹp hay rộng và mức độ biến động giá trị của ngoại tệ đó trên thị trường. Để có thể so sánh với các loại chi phí giao dịch khác, chênh lệch tỷ giá bán và tỷ giá mua thường được xác định theo tỷ lệ phần trăm qua công thức sau: Tỷ giá bán - Tỷ giá mua Chênh lệch (%) = __________________________________ x 100 Tỷ giá bán Ví dụ chúng ta có tỷ giá GBP/USD = 1,4229 – 1,4246. Chênh lệch giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán mà khách hàng phải chịu khi mua bán ngoại tệ với ngân hàng: 1,4246 - 1,4229 Chênh lệch (%) = ______________________ x 100 = 0,12% 1,4246 Các ngoại tệ có thị trường giao dịch tương đối rộng như USD, GBP, EUR, JPY thường có chênh lệch giá mua bán ở mức 0,1% đến 0,5% trong khi các ngoại tệ mà thị trường giao dịch hẹp hơn có mức chênh lệch giá cao hơn nhiều. Lý do là ngân hàng sử dụng chênh lệch giữa tỷ giá bán và tỷ giá mua vào các mục đích như phòng ngừa rủi ro biến động tỷ giá ngoại tệ mua vào hoặc bán ra, bù đắp chi phí giao dịch và cuối cùng là kiếm lợi nhuận thỏa đáng. Do vậy với các ngoại tệ có phạm vi giao dịch hẹp, hoặc vào những thời kỳ tỷ giá của ngoại tệ nào đó biến động mạnh thì ngân hàng duy trì chênh lệch giữa giá bán và giá mua lớn hơn so với các ngoại tệ khác hoặc so với thời kỳ tỷ giá ổn định. Giao dịch hối đoái giao ngay được ngân hàng sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu mua hoặc bán ngoại tệ giao ngay cho khách hàng. Tuy nhiên, nhược điểm của giao dịch hối đoái giao ngay là không đáp ứng được nhu cầu mua hoặc bán ngoại tệ của những khách hàng nào cần mua hoặc cần bán ngoại tệ nhưng việc chuyển giao ngoại tệ chưa thực hiện ngay ở hiện tại mà sẽ được thực hiện trong tương lai. Để đáp ứng nhu cầu này của khách hàng ngân hàng phải phát triển thêm một loại giao dịch khác, đó là giao dịch hối đoái có kỳ hạn. 2. Nghiệp vụ hối đoái có kỳ hạn (forward) Giao dịch hối đoái có kỳ hạn là giao dịch trong đó hai bên cam kết sẽ mua, bán với nhau một số lượng ngoại tệ theo một mức giá xác định và việc thanh toán sẽ được thực hiện trong tương lai. Tỷ giá có kỳ hạn thường được yết theo hai cách: yết giá theo kiểu outright và yết giá theo kiểu swap. Tỷ giá có kỳ hạn theo kiểu outright đơn giản là giá cả của một đồng tiền này tính bằng một số đơn vị đồng tiền kia. Nó cũng được niêm yết tương tự như tỷ giá giao ngay chỉ khác một điều là tỷ giá được hai bên xác định và thỏa thuận ở hiện tại nhưng sẽ được áp dụng trong tương lai. Tỷ giá theo kiểu swap chỉ yết phần chênh lệch theo số điểm căn bản (basic points) giữa tỷ giá có kỳ hạn và tỷ giá giao ngay tương ứng. Yết giá theo kiểu swap thường được sử dụng trên thị trường liên ngân hàng, tức là trong giao dịch giữa một ngân hàng này với một ngân hàng khác. Tỷ giá có kỳ hạn (forward rate) là tỷ giá áp dụng trong tương lai nhưng được xác định ở hiện tại. Tỷ giá này áp dụng cho các giao dịch mua bán ngoại tệ có kỳ hạn và được xác định dựa trên cơ sở tỷ giá giao ngay và lãi suất trên thị trường tiền tệ. Gọi: - F: là tỷ giá có kỳ hạn. - S: là tỷ giá giao ngay. - rd: là lãi suất của đồng tiền định giá. - ry: là lãi suất của đồng tiền yết giá. Ta có tỷ giá có kỳ hạn được xác định bởi công thức sau: 1 + rd F = S ___________ (1) 1 + ry Công thức (1) trên đây dựa trên cở sở lý thuyết cân bằng lãi suất (interest rate parity) – IRP. Lý thuyết này nói rằng chênh lệch lãi giữa hai quốc gia phải được bù đắp bởi chênh lệch tỷ giá giữa hai đồng tiền để những người kinh doanh chênh lệch giá không thể sử dụng hợp đồng có kỳ hạn kiếm lợi nhuận trên cơ sở chênh lệch lãi suất. Ở Việt Nam các ngân hàng thương mại thường áp dụng phổ biến công thức gần đúng của công thức (1) hơn. Ta có thể viết lại công thức (1) như sau: 1 + rd 1 + rd + ry - ry rd - ry F = S __________ = S ______________________ = S + S ___________ 1 + ry 1 + ry 1 + ry Vì lãi suất ry thường nhỏ nên ta có thể xấp xỉ 1 + ry ≈ 1. Khi ấy, công thức này có thể viết lại thành F = S + S(rd - ry). Ở đây lãi suất tính theo đơn vị phần trăm một năm. Nếu chuyển đổi lãi suất thành đơn vị phần trăm cho kỳ hạn n ngày và năm có 360 ngày thì ta sẽ có công thức: S(rd - ry)n F = S + _____________ 100 x 360 Giao dịch ngoại tệ có kỳ hạn thỏa mãn được nhu cầu mua bán ngoại tệ của khách hàng mà việc chuyển giao được thực hiện trong tương lai. Tuy nhiên, do giao dịch kỳ hạn là giao dịch bắt buộc nên khi đến ngày đáo hạn dù bất lợi hai bên vẫn phải thực hiện hợp đồng. Một điểm hạn chế nữa là hợp đồng kỳ hạn chỉ đáp ứng được nhu cầu khi nào khách hàng chỉ cần mua hoặc bán ngoại tệ trong tương lai còn hiện tại không có nhu cầu mua hoặc bán ngoại tệ. Đôi khi trên thực tế khách hàng vừa có nhu cầu mua bán ngoại tệ ở hiện tại đồng thời vừa có nhu cầu mua bán ngoại tệ ở trong tương lai. Rõ ràng trong tình huống này chỉ với giao dịch hối đoái giao ngay hay chỉ với giao dịch hối đoái kỳ hạn chưa thể đáp ứng được nhu cầu giao dịch của khách hàng, mà phải kết hợp cả hai loại giao dịch này lại với nhau mới đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Sự kết hợp này hình thành nên một loại giao dịch mới đó là giao dịch hoán đổi. 3/. Nghiệp vụ hối đoái hoán đổi (swap) Giao dịch hoán đổi là giao dịch hối đoái bao gồm đồng thời cả hai giao dịch: giao dịch mua và giao dịch bán cùng một số lượng đồng tiền này với đồng tiền khác, trong đó kỳ hạn thanh toán của hai giao dịch khác nhau và tỷ giá của hai giao dịch được xác định tại thời điểm ký hợp đồng. Về cơ bản giao dịch swap gồm: 1 giao dịch spot và 1 giao dịch forward trái chiều với giao dịch spot. Thời hạn giao dịch hoán đổi có thể từ 3 ngày đến 6 tháng. Nếu ngày đáo hạn rơi vào ngày Chủ nhật hoặc ngày lễ thì hai bên sẽ thỏa thuận chọn một ngày đáo hạn thích hợp và thời hạn hợp đồng sẽ tính trên số ngày thực tế. Trong giao dịch hoán đổi, ngày thanh toán bao gồm hai loại ngày khác nhau: ngày hiệu lực và ngày đáo hạn. Ngày hiệu lực là ngày thực hiện thanh toán giao dịch giao ngay trong khi ngày đáo hạn là ngày thực hiện thanh toán giao dịch có kỳ hạn. Một hợp đồng hoán đổi liên quan đến hai loại tỷ giá: tỷ giá giao ngay và tỷ giá có kỳ hạn. Tỷ giá giao ngay là tỷ giá do ngân hàng niêm yết tại thời điểm giao dịch do hai bên thỏa thuận. Tỷ giá có kỳ hạn được tính trên cơ sở tỷ giá giao ngay, chênh lệch lãi suất giữa VND và ngoại tệ, và số ngày thực tế của hợp đồng. Giao dịch hoán đổi chỉ giải quyết được nhược điểm của hợp đồng giao ngay là có thể thỏa mãn nhu cầu ngoại tệ của khách hàng ở thời điểm tương lai, đồng thời khắc phục được nhược điểm của hợp đồng kỳ hạn ở chỗ có thể thỏa mãn nhu cầu ngoại tệ của khách hàng ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, cũng như giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi vẫn còn hạn chế ở hai điểm: - Nó là hợp đồng bắt buộc yêu cầu các bên phải thực hiện khi đáo hạn bất chấp tỷ giá trên thị trường giao ngay lúc đó như thế nào. Điều này có lợi là tránh được rủi ro tỷ giá cho khách hàng, nhưng đồng thời đánh mất đi cơ hội kinh doanh nếu như tỷ giá biến động trái với dự đoán của khách hàng. - Nó chỉ quan tâm đến tỷ giá ở hai thời điểm: thời điểm hiệu lực và thời điểm đáo hạn, mà không quan tâm đến sự biến động tỷ giá trong suốt quãng thời gian giữa hai thời điểm đó. Chính những hạn chế này khiến cho hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng hoán đổi chỉ có thể là công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá và thích hợp với nhu cầu phòng ngừa rủi ro tỷ giá của khách hàng hơn là nhu cầu kinh doanh hay đầu cơ kiếm lời từ sự biến động tỷ giá. Để bổ sung cho hạn chế này của giao dịch kỳ hạn và giao dịch hoán đổi, ngân hàng phát triển thêm một loại công cụ khác, đó là hợp đồng giao sau. 4/. Nghiệp vụ hối đoái giao sau (future) Hợp đồng giao sau là một thỏa thuận mua bán một số lượng ngoại tệ đã biết theo tỷ giá cố định tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực và việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện vào một ngày trong tương lai được xác định bởi Sở giao dịch. Tuy nhiên, khác với hợp đồng có kỳ hạn, hợp đồng giao sau chỉ sẵn sàng cung cấp đối với một vài loại ngoại tệ mà thôi. Chẳng hạn, thị trường Chicago chỉ cung cấp hợp đồng với sáu loại ngoại tệ mạnh đó là GBP, CAD, EUR, JPY, CHF và AUD. Thị trường giao sau thực chất chính là thị trường có kỳ hạn được tiêu chuẩn hóa về loại ngoại tệ giao dịch, số lượng ngoại tệ giao dịch và ngày chuyển giao ngoại tệ. Tất cả các hợp đồng giao sau đều thực hiện giao dịch ở Sở giao dịch có tổ chức. Sở giao dịch là người đề ra quy chế và kiểm soát hoạt động của các hội viên. Hội viên của Sở giao dịch là các cá nhân, có thể là đại diện của các công ty, ngân hàng thương mại hay cá nhân có tài khoản riêng. Để dễ hiểu hơn về cách thức thực hiện một hợp đồng giao sau, ta sẽ xem xét ví dụ: Nhà đầu cơ thị trường giao sau dự báo vài ngày tới CHF sẽ lên giá so với USD. Nhằm kiếm tiền từ cơ hội này, một nhà đầu tư trên thị trường giao sau Chicago mua một hợp đồng giao sau trị giá 125.000 CHF với tỷ giá 0,75 USD cho 1 CHF. Hợp đồng này sẽ đến hạn vào 3 ngày sau. Để bắt đầu, trước tiên nhà đầu tư phải bỏ 2.565$ vào tài khoản ký quỹ ban đầu. Biết rằng mức ký quỹ tối thiểu nhà đầu cơ phải duy trì đối với hợp đồng giao sau CHF là 1.900 USD, nhà đầu cơ phải sẵn sàng thêm tiền vào nếu mức ký quỹ của mình xuống đến dưới mức 1.900 USD. Sau khi mua hợp đồng giao sau, nhà đầu cơ sốt ruột theo dõi diễn biến tình hình thị trường. Bởi vì việc thanh toán diễn ra hằng ngày, có ba điều sẽ xảy ra: - Thứ nhất: hàng ngày nhà đầu cơ sẽ nhận được tiền hoặc sẽ chi tiền ra tùy theo hợp đồng lời hay lỗ. - Thứ hai: hợp đồng giao sau với giá 0,75 USD/CHF sẽ bị hủy bỏ vào cuối ngày giao dịch. - Thứ ba: nhà đầu cơ sẽ nhận được hợp đồng giao sau theo giá mới được thiết lập vào cuối ngày giao dịch. Hợp đồng giao sau có cả ưu lẫn nhược điểm khi sử dụng. Ưu điểm của nó trước tiên là sẵn sàng cung cấp những hợp đồng có giá trị nhỏ. Kế đến nó cho phép các bên tham gia có thể sang nhượng lại hợp đồng ở bất kỳ thời điểm nào trước khi hợp đồng hết hạn. Với hai ưu điểm này hợp đồng giao sau dễ dàng thu hút nhiều người tham gia. Ngược lại, hợp đồng giao sau có nhược điểm là chỉ cung cấp giới hạn cho một vài ngoại tệ mạnh và một vài ngày chuyển giao ngoại tệ trong năm mà thôi. Kế đến, hợp đồng giao sau là hợp đồng bắt buộc phải thực hiện khi đến hạn chứ không cho người ta quyền được chọn như trong hợp đồng quyền chọn. Nói chung giao dịch giao sau có thể bổ sung cho giao dịch kỳ hạn và hoán đổi ở tính chất thực hiện thanh toán hằng ngày nhằm bảo đảm cho nhà đầu cơ có thể tận dụng cơ hội nếu thị trường biến động có lợi cho họ. Tuy nhiên, nếu thị trường biến động bất lợi nhà đầu cơ không có quyền tự ý rút khỏi thị trường. Tính chất “có quyền” này chỉ có thể có được trong giao dịch quyền chọn. 5/. Nghiệp vụ hối đoái quyền chọn (option) Quyền chọn là một hợp đồng giữa hai bên, theo đó người mua option có quyền, chứ không phải nghĩa vụ, mua hoặc bán một số ._.lượng ngoại tệ cụ thể với một mức giá thực hiện đã được ấn định trước cho một thời hạn cụ thể trong tương lai, sau khi đã trả phí (premium) cho người bán option ngay từ lúc ký hợp đồng. Trong khi đó, người bán option có nghĩa vụ phải thực hiện hợp đồng theo các điều khoản đã thỏa thuận trước đó bất luận giá cả thị trường biễn biến như thế nào, nếu như người mua option muốn thực hiện quyền của mình. Option kiểu Âu (European style): option chỉ được thực hiện vào ngày đáo hạn hợp đồng. Option kiểu Mỹ (American style): option có thể được thực hiện vào bất cứ lúc nào trong suốt thời hiệu hợp đồng. Độ biến động (volatility): độ biến động là mức độ mà theo đó giá ngoại tệ có thể có khuynh hướng dao động lên xuống trong một khoảng thời gian. Độ biến động được diễn tả bằng tỷ lệ phần trăm (%). Ngày ký kết hợp đồng (contract date): là ngày ngân hàng ký kết hợp đồng option với khách hàng hoặc đối tác. Việc định giá option (tính phí premium) phụ thuộc vào 6 biến số sau: - Giá giao ngay hiện hành (spot). - Giá thực hiện option (strike). - Thời hạn (tenor). - Chênh lệch lãi suất (interest rate). - Kiểu Âu hay kiểu Mỹ (style). - Độ biến động (volatility). Trong 6 biến số nói trên, độ biến động là quan trọng và phức tạp nhất, vì đó là biến số định giá duy nhất không biết trước một cách chắc chắn. Nếu một option có giá strike ITM hoặc “deep ITM”, premium của option đó đắt nhất, vì giá strike có lợi hơn hoặc rất có lợi hơn giá spot thời điểm hiện hành. Nếu một option có giá strike ATM, thì premium của option đó ít đắt hơn so với option ITM, vì giá strike xấp xỉ giá spot thời điểm hiện hành. Nếu một option có giá strike OTM, thì premium của option đó rẻ nhất, vì giá strike bất lợi hơn giá spot thời điểm hiện hành. Premium của option kiểu Mỹ đắt hơn option kiểu Âu, vì kiểu Mỹ có thể thực hiện vào bất cứ lúc nào trong suốt thời hiệu hợp đồng còn kiểu Âu chỉ được thực hiện vào ngày đáo hạn hợp đồng. Cách xác định giá quyền chọn phổ biến và đơn giản nhất là bằng mô hình Black-Scholes: đối với quyền chọn mua theo kiểu châu Âu, mô hình Black-Scholes có thể diễn tả bởi công thức sau: Ce = Se-bTN(d1) – Ee-aTN(d2) Trong đó: Ce là giá cả của quyền chọn mua theo giá châu Âu. S là tỷ giá giao ngay giữa đồng tiền A và đồng tiền B. E là tỷ giá thực hiện. T là thời hạn hợp đồng, tính bằng năm. a là lãi kép liên tục không có rủi ro của đồng tiền A. b là lãi kép liên tục không có rủi ro của đồng tiền B. e = 2,71828 là hằng số Nê-pe. σ là độ lệch chuẩn hàng năm của phần trăm thay đổi tỷ giá giao ngay. N(d1) và N(d2) là giá trị của hàm phân phối xác suất chuẩn và d1, d2 được xác định như sau: ln(S/E) + [a – b + (σ2/2)] d1 = ____________________________________ σ d2 = d1 – σ Mô hình Black-Scholes cho thấy giá cả của quyền chọn mua theo kiểu châu Âu phụ thuộc vào tỷ giá thực hiện so với tỷ giá giao ngay, lãi suất phi rủi ro giữa hai quốc gia, thời hạn của hợp đồng và độ lệch chuẩn của sự thay đổi tỷ giá hai đồng tiền. Mô hình này được thực hiện dựa trên một số giả định như sau: - Lãi suất vẫn không thay đổi, lãi suất cho vay và đi vay như nhau. - Không có thuế hay chi phí giao dịch. - Sự sai biệt tỷ giá tuân theo quy luật phân phối chuẩn. - Độ lệch chuẩn vẫn không đổi trong suốt thời hạn hợp đồng. Bởi vì những giả định này không đúng trên thực tế, lãi suất và tỷ giá luôn thay đổi bất ngờ, lãi suất cho vay và lãi suất đi vay không giống nhau, có chi phí giao dịch và thuế, độ lệch tỷ giá chưa chắc có phân phối chuẩn, nên mô hình Black-Scholes chưa hẳn chính xác và nó cần phải được hoàn thiện thêm. Tuy vậy, mô hình Black-Scholes vẫn áp dụng rộng rãi trong việc định giá quyền chọn, một mặt bởi vì theo thói quen, một mặt bởi vì nó đơn giản dễ áp dụng. Hơn nữa, mô hình này có thể dẫn đến việc định giá sai nhưng mức độ sai lệch không nghiêm trọng đến nỗi tạo ra cơ hội thu lợi cho những người kinh doanh chênh lệch giá. Khi sử dụng mô hình Black-Scholes để định giá quyền chọn chúng ta chỉ định giá đối với quyền chọn mua. Để định giá quyền chọn bán chúng ta sử dụng đẳng thức cân bằng giữa giá trị quyền chọn mua và quyền chọn bán. Mối quan hệ giữa quyền chọn mua và quyền chọn bán được diễn tả qua sự cân bằng chọn mua – chọn bán (put – call parity). Trong trường hợp quyền chọn theo kiểu châu Âu mối quan hệ này thể hiện qua công thức sau: Ce (S, T, E) = Pe (S, T, E) + S(1 + b)-T – E(1 + a)-T Trong đó Ce và Pe lần lượt là giá cả của quyền chọn mua và quyền chọn bán theo kiểu châu Âu. Trong trường hợp quyền chọn theo kiểu Mỹ, mối quan hệ giữa quyền chọn bán và quyền chọn mua phức tạp hơn bởi khả năng cho phép thực hiện hợp đồng ở bất kỳ thời điểm nào trước khi hợp đồng đến hạn. III.VAI TRÒ CỦA TỶ GÍA HỐI ĐOÁI TRONG KINH DOANH NGOẠI TỆ: 1. Khái niệm tỷ giá - cách yết tỷ giá-qui ước đơn vị tiền tệ: 1.1 Khái niệm tỷ giá hối đoái: Tỉ giá hối đoái: là giá của một đồng tiền quốc gia này so với đồng tiền của một quốc gia khác. Tỉ giá hối đoái bao gồm tỉ giá giao ngay, tỉ giá kỳ hạn và tỉ giá thực hiện trong quyền chọn. Dựa vào tỷ giá NHNN công bố,các NHTM quyết định tỷ giá của mình. 1.2 Cách yết tỷ giá : Bộ phận nguồn vốn là nơi lập Bảng niêm yết tỉ giá giao dịch hàng ngày áp dụng thống nhất cho toàn Ngân hàng. Tỷ giá niêm yết này được tính toán bằng các kỹ thuật sao cho vừa phù hợp với cung cầu thị trường vừa nằm trong biên độ giao động cho phép của ngân hàng nhà nước. - Bảng niêm yết tỉ giá đầu ngày phải được lập và cập nhật vào hệ thống chương trình quản lý của Ngân hàng trên máy tính chậm nhất là đầu giờ làm việc của ngày làm việc. Tỷ giá cũng ngay lập tức phải chuyển đi các chi nhánh và phải nhập tỉ giá vào bảng điện tử của hội sở để các khách hàng có thể tham chiếu được ngay. - Trong ngày làm việc, nếu có phát sinh biến động lớn về tỉ giá của một loại ngoại tệ niêm yết nào đó thì phải lập bảng niêm yết tỉ giá giao dịch mới và thực hiện công bố tỉ giá tương tự như việc công bố tỉ giá đầu ngày làm việc. - Chi nhánh khi nhận được Bảng niêm yết tỉ giá giao dịch phải cập nhật ngay vào Bảng niêm yết tỉ giá giao tại quầy giao dịch trực tiếp với khách hàng và thông báo ngay cho các bộ phận có liên quan thuộc đơn vị mình. - Đối với giao dịch hối đoái giao ngay, kỳ hạn và hoán đổi, có thể thực hiện giao dịch theo tỉ giá niêm yết hoặc tỉ giá thương lượng giữa Ngân hàng với khách hàng hoặc đối tác nhưng phải đảm bảo tỉ giá giao dịch phù hợp với tỉ giá của thị trường tại thời điểm giao dịch và quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về giao dịch về giao ngay, kỳ hạn và hoán đổi. - Mức phí quyền chọn được thực hiện theo thỏa thuận giữa Ngân hàng và khách hàng hoặc đối tác khi thực hiện quyền chọn. Bộ phận nguồn vốn căn cứ vào mức phí quyền chọn trong giao dịch với đối tác trên thị trường quốc tế tại thời điểm giao dịch để quyết định phí quyền chọn cho khách hàng/ đối tác. 1.3 Quy ước đơn vị tiền tệ: Tổ chức ISO quy ước đơn vị tiền tệ của một quốc gia được viết bằng ba kí tự.Hai kí tự đầu tiên là tên quốc gia,kí tự cuối cùng là tên đồng tiền.Ví dụ: Đơn vị tiền tệ của Mỹ là USD -Hai kí tự đầu US viết tắt của The United States -Kí tự sau cùng D viết tắt tên Dollar. Ký hiệu đơn vị tiền tệ một số đồng tiền giao dịch trên thế giới Tên ngoại tệ Ký hiệu Thanh khoản US Dollar USD Tự do chuyển đổi quốc tế, thanh khoản rất cao Euro EUR Tự do chuyển đổi quốc tế, thanh khoản rất cao British Pound GBP Tự do chuyển đổi quốc tế, thanh khoản rất cao Japanese Yen JPY Tự do chuyển đổi quốc tế, thanh khoản rất cao Swiss Franc CHF Tự do chuyển đổi quốc tế, thanh khoản cao Australian Dollar AUD Tự do chuyển đổi quốc tế, thanh khoản cao Canadian Dollar CAD Tự do chuyển đổi quốc tế, thanh khoản cao Singapore Dollar SGD Tự do chuyển đổi quốc tế, thanh khoản cao NewZealand Dollar NZD Tự do chuyển đổi quốc tế, thanh khoản cao Hongkong Dollar HKD Tự do chuyển đổi quốc tế, thanh khoản cao Thai baht THB Tự do chuyển đổi quốc tế, thanh khoản trung bình Vàng XAU 2. Các loại tỷ giá: 2.1Tỷ giá giao ngay :(áp dụng đối với giao dịch hối đoái giao ngay) là tỉ giá do Ngân hàng niêm yết tại thời điểm giao dịch hoặc do thỏa thuận giữa Ngân hàng và khách hàng hoặc đối tác nhưng phải đảm bảo phù hợp với thị trường tại thời điểm giao dịch và quy định về tỉ giá giao ngay của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại thời điểm giao dịch. 2.2 Tỉ giá kỳ hạn (áp dụng đối với giao dịch hối đoái kỳ hạn) là tỉ giá do Ngân hàng và khách hàng hoặc đối tác tự tính toán và thỏa thuận với nhau nhưng phải đảm bảo phù hợp với thị trường tại thời điểm giao dịch và quy định về tỉ giá kỳ hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại thời điểm giao dịch. 2.3 Tỉ giá thực hiện (áp dụng đối với giao dịch quyền chọn) là tỉ giá do người mua quyền chọn yêu cầu người bán quyền chọn thực hiện. 3.Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá: - Cán cân thanh toán quốc tế: Nếu cán cân thanh toán cân bằng: Tỷ giá hối đoái ổn định. Nếu cán cân thanh toán bội thu: Cung ngoại tệ > cầu ngoại tệ, làm cho dự trữ ngoại tệ tăng lên và dẫn đến tỷ giá hối đoái giảm. - Tỷ lệ lạm phát: Giả sử khi lạm phát tăng, đồng tiền sẽ bị mất giá, tức là để mua một loại hàng hóa ta sẽ mất nhiều tiền hơn. Do đó, khi ta so sánh tỷ lệ lạm phát của 2 nước hay so sánh sức mua của hai đồng tiền. Nếu mức lạm phát của một nước này cao hơn mức lạm phát của một nước khác, thì sức mua của nội tệ sẽ giảm. Và làm cho tỷ giá hối đoái tăng lên. VD: Giả sử, mức lạm phát của VN cao hơn USA, tính cùng thời điểm. Khi đó, sức mua của đồng VND giảm, VND mất giá. Dẫn đến tỷ giá hối đoái tăng. - Mức chênh lệch lãi suất giữa các nước: Khi so sánh mức lãi suất giữa hai nước, ta có: Nước có mức lãi suất cao, chứng tỏ đồng tiền có giá, nền kinh tế ổn định. Do đó kých thích các luồng vốn ngắn đầu tư vào thị trường trong nước. Dẫn đến cung ngoại tệ tăng, cầu ngoại tệ giảm. Và tỷ giá hối đoái giảm. - Tác động của hoạt động đầu cơ ngoại tệ: Khi nhà đầu cơ dự đoán giá của một loại ngoại tệ nào đó sẽ lên, họ sẽ đổ tiền mua vào với số lượng lớn. Dẫn đến làm cho ngoại tệ này trở nên khan hiếm, cung < cầu, dẫn đến giá ngoại tệ này tăng lên, tỷ giá hối đoái tăng. Và ngược lại. - Tăng trưởng kinh tế hay suy thoái kinh tế: Mức độ tăng %GDP thực tế sẽ ảnh hưởng làm tăng hoặc giảm cung và cầu vệ ngoại tệ, từ đó làm cho tỷ giá hối đoái của đồng tiền trong nước so với tiền nước ngoài giảm đi hoặc tăng lên. Ngoài ra còn có các yếu tố tác động khác như: yếu tố tâm lý; các chính sách liên quan tới quản lý ngoại hối; các rủi ro như dịch bệnh, thiên tai, chiến tranh . . . Ngoài những yếu tố nêu trên TGHĐ còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác, chẳng hạn như yếu tố tâm lý, chính sách của chính phủ, uy tín của đồng tiền… Nhìn chung, TGHĐ biến động tăng hoặc giảm là do tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Do đó, để có một mức tỷ giá phù hợp cho từng thời kỳ, chúng ta cần phải xác định được các yếu tố chủ quan, khách quan; trực tiếp và gián tiếp tác động lên tỷ giá. Trên cơ sở đó, mà đưa ra những quyết định chính sách đúng đắn trong việc điều hành tỷ giá nhằm đạt các mục tiêu kinh tế cụ thể. 4. Cơ chế điều hành tỷ giá của Ngân Hàng Nhà Nước LCỎ THỂ BỎ Theo cơ chế điều hành tỷ giá hiện nay, Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN ) có thể dùng công cụ “tỷ giá bình quân liên ngân hàng” và “biên độ” để kiểm soát tỷ giá trên thị trường. Mặc dù gọi là tỷ giá bình quân liên ngân hàng nhưng NHNN thường ấn định tỷ giá này theo mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, thường là mang tính dài hạn. Vì thế đôi khi nó có một “độ lệch” nhất định so với thực tế biến động ngắn hạn trên thị trường. Nguy cơ mất cân đối cung cầu khiến tỷ giá biến động mạnh sẽ xuất hiện khi “độ lệch” này càng lớn và kéo dài nhưng NHNN chậm điều chỉnh hoặc không can thiệp với vai trò là người mua và người bán cuối cùng. Người mua hoặc bán cuối cùng được hiểu là khi hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) thừa ngoại tệ và muốn bán thì NHNN phải mua vào. Ngược lại khi hệ thống NHTM thiếu ngoại tệ và cần mua thì NHNN phải bán ra để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Mức giá mua vào hoặc bán ra ở đây phải theo khung biên độ giá mà NHNN đã công bố. Một khi NHNN không thực hiện được nguyên tắc này thì thị trường ngoại tệ chính thức sẽ bị ách tắc. Trong khi đó thị trường tự do, vốn không được thừa nhận về mặt pháp lý, lại là “lối ra” để giải tỏa ách tắc này. Điều hiển nhiên là tỷ giá trên thị trường tự do thường vượt khỏi biên độ kiểm soát của NHNN, hình thành hệ thống hai tỷ giá trong nền kinh tế. Thực tế những cơn sốt cả “nóng” lẫn “lạnh” của tỷ giá trong năm 2008 đã chứng minh điều đó. Điều có thể gây rủi ro lớn hơn là hệ thống NHTM còn gián tiếp tham gia thị trường tự do để đáp ứng nhu cầu thanh toán hợp lý của khách hàng. Có hiện tượng này là vì chính sách quản lý ngoại hối hiện nay (nhằm mục đích khuyến khích nguồn kiều hối chuyển về nước) cho phép cá nhân có quyền nắm giữ ngoại tệ mặt và có thể bán lại cho hệ thống NHTM. Đề cập đến chính sách điều hành tỷ giá, bà Nguyễn Thị Kim Thanh, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (NHNN) cho rằng, có hai vấn đề quan trọng cần được xem xét khi lựa chọn cơ chế điều hành tỷ giá. Thứ nhất, chính sách tỷ giá cần phải được nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc thiết lập một cái neo rõ ràng và đáng tin cậy như một yếu tố của chiến lược chính sách nhằm ổn định mức giá trong nước và ổn định thị trường tài chính. Thứ hai, chính sách tỷ giá cần phải được nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì khả năng cạnh tranh quốc tế của nền kinh tế, đảm bảo một vị thế cán cân thanh toán mạnh, theo đó chính sách tỷ giá gắn với cả biến số kinh tế thực. Với tình hình, đặc điểm kinh tế trong bối cảnh hội nhập và lạm phát, Việt Nam không thể lựa chọn cơ chế tỷ giá thả nổi ngay lập tức, mà cần phải có lộ trình cụ thể để đảm bảo ổn định thị trường tài chính. Mặc dù kiềm chế lạm phát là mục tiêu quan trọng hàng đầu, song do tác động yếu của tỷ giá đến lạm phát và tăng trưởng kinh tế, Việt Nam ưu tiên lựa chọn cơ chế điều hành tỷ giá hướng tới bình ổn thị trường tài chính hơn là hướng tới kiềm chế lạm phát cũng như tăng trưởng kinh tế. XEM LẠI 5/ Diễn biến tỷ giá và hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại Kể từ tháng 9/2008 cho đến hết năm 2008 và đến nay, NHNN chuyển dần sang điều hành chính sách tiền tệ theo hướng linh hoạt, nhằm góp phần phòng chống sự suy giảm kinh tế do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Trong năm 2008, thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát theo chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) điều hành chính sách tiền tệ theo hướng thắt chặt kể từ tháng 1 đến tháng 8/2008. Nhưng kể từ tháng 9/2008 cho đến hết năm 2008 và đến nay, NHNN chuyển dần sang điều hành chính sách tiền tệ theo hướng linh hoạt, nhằm góp phần phòng chống sự suy giảm kinh tế do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Bên cạnh đó NHNN cũng thực hiện nhiều giải pháp tăng cường quản lý ngoại hối và tiếp tục đổi mới cơ chế điều hành tỷ giá theo hướng hội nhập quốc tế, tăng quyền tự chủ hơn cho các Ngân hàng thương mại (NHTM); đồng thời để cho tỷ giá diễn biến linh hoạt hơn theo quan hệ cung cầu trên thị trường, hướng tới khuyến khích xuất khẩu. Bởi vậy với cơ chế quản lý ngoại hối và điều hành tỷ giá của NHNN trong năm 2008 đã tạo nhiều thuận lợi hơn cho các NHTM, song các NHTM cũng thường xuyên phải xử lý các tình huống, các vấn đề nảy sinh từ thực tiễn trong vấn đề này. Nhìn tổng quan thị trường ngoại tệ và cơ chế điều hành tỷ giá trong năm 2008 có thể thấy một số điểm đáng chú ý sau đây tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đến hoạt động kinh doanh của các NHTM: 6. Những quyết định cụ thể trong điều hành tỷ giá và quản lý ngoại tệ của NHNN 6.1. Về thị trường ngoại tệ Ngày 16/1/2008, Thống đốc NHNN ban hành Quyết định số 187/QĐ-NHNNvề điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Theo đó kể từ tháng 2/2008, NHNN quyết định tăng thêm 1% mức tiền gửi dự trữ bắt buộc vốn ngoại tệ. Cụ thể, tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ kỳ hạn dưới 12 tháng của các tổ chức tín dụng (TCTD) đô thị là 11%; của NHNo&PTNT, Quỹ tín dụng TW là 10%; tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng trở lên lần lượt là 5% và 4%. Ngày 10/4/2008, Thống đốc NHNN ban hành Quyết định số 09/2008/QĐ-NHNN, thu hẹp đối tượng được vay vốn ngoại tệ. Các đối tượng theo quy định mới bao gồm: vay vốn để thanh toán cho nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ phục vụ sản xuất kinh doanh; vay để trả nước ngoài trước hạn nếu khoản vay đó chấp hành đúng các quy định về vay và trả nợ nước ngoài, khách hàng có khả năng trả nợ và lãi vốn vay bằng ngoại tệ, tiết kiệm được chi phí; vay để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài theo quy định. Quyết định số 21/2008/QĐ-NHNN, ngày 11/7/2008 ban hành quy chế đại lý thu đổi ngoại tệ, chấn chỉnh hoạt động của các đại lý thu đổi ngoại tệ, chủ yếu là các Công ty vàng bạc và cửa hàng vàng bạc tư nhân. NĂM 2009 NHƯ THẾ NÀO 6.2. Về tỷ giá Từ ngày 24/12/2006, NHNN điều chỉnh biên độ giao dịch ngoại tệ của TCTD đối với khách hàng từ + 0,5% lên + 0,75% so với tỷ giá do NHNN công bố. Từ ngày 10/3/2008, NHNN điều chỉnh biên độ giao dịch trong mua bán ngoại tệ của các TCTD đối với khách hàng từ mức 0,75% tăng lên + 1,0%. Ngày 26/6/2008, Thống đốc NHNN có Quyết định số 1436/QĐ-NHNN nới rộng biên độ giao dịch tỷ giá từ mức + 1% quy định từ ngày 10-3-2008, tăng lên + 2% so với tỷ giá liên ngân hàng do NHNN công bố, thực hiện kể từ ngày 27/6/2008. Quyết định số 2635/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN điều chỉnh biên độ mua bán ngoại tệ giao ngay của các TCTD đối với khách hàng từ + 2% lên +-3% thực hiện từ 7/11/2008. Kể từ ngày 25/12/2008, NHNN điều chỉnh tăng 3% đối với tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ 16.494 VNđ/USD tăng lên 16.989 VNđ/USD. Đây là mức điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng tăng cao nhất trong một ngày từ nhiều năm qua. Với biên độ + 3%, tỷ giá mua bán của các NHTM nhìn chung cũng điều chỉnh tăng lên trên cơ sở tỷ giá liên ngân hàng của NHNN. Theo đó mặt bằng tỷ giá mới sẽ góp phần kích thích xuất khẩu, kiểm soát nhập siêu và đảm bảo bền vững cán cân thanh toán quốc tế. Theo quyết định 622/QĐ-NHNN ngày 23/03/2009 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành một số quy định liên quan đến giao dịch ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối(Có hiệu lực ngày 24/3/2009).Theo đó Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối ấn định tỷ giá mua, tỷ giá bán giao ngay (SPOT) của Đồng Việt Nam với các ngoại tệ theo nguyên tắc sau: Đối với Đôla Mỹ: Không được vượt quá biên độ ±5% (Năm phần trăm) so với tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng áp dụng cho ngày giao dịch do Ngân hàng Nhà nước thông báo. Đối với các ngoại tệ khác: Do Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối ấn định. Chênh lệch giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán: Do Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối ấn định. 7. Diễn biến của thị trường ngoại tệ và tỷ giá năm 2008 7.1. Về lãi suất Lãi suất huy động vốn ngoại tệ - Đô la Mỹ (USD) của các NHTM đối với khách hàng trong quý II – 2008 đã tăng lên ở mức rất cao, bình quân lên tới 6,5% - 7,0%/năm, thậm chí một số NHTM cổ phần tăng lãi suất lên tới tới 7,5%/năm đối với kỳ hạn 6 tháng và 7,3%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng, cao nhất tới 8,0%/năm. Lãi suất cho vay vốn ngoại tệ cũng tăng lên cao. Lãi suất cho vay USD của các NHTM đối với doanh nghiệp cũng tăng lên ở mức rất cao tới 9% - 12%/năm. Từ đầu năm 2008 đến nay lãi suất trên thị trường quốc tế liên tục giảm thấp, riêng Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED)  thực hiện 2 lần cắt giảm mạnh lãi suất chủ đạo đồng USD. Ngày 22/1/2008 FED tiếp tục giảm tới 0,75% mức lãi suất chủ đạo của mình, từ 4,25%/năm, xuống còn 3,5%/năm, mức cắt giảm lớn nhất trong nhiều năm và từ ngày 30/1/2008 tiếp tục cắt giảm thêm 0,5%/năm xuống còn 3,0%/năm và xuống 2,0%/năm trong tháng 3/2008, từ đầu tháng 10/2008 xuống 1,5%/năm. Ngày 30/10/2008, FED tiếp tục cắt giảm lãi suất cơ bản USD xuống còn 1,0%/năm, lần thứ 8 kể từ tháng 9/2007 và mức thấp nhất kể từ năm 2004. Từ  ngày 16/12/2008, FED điều chỉnh lãi suất chủ đạo đồng USD xuống còn 0 – 0,25%/năm. Trái ngược với diễn biến nói trên, từ đầu năm đến tháng 7/2008 các NHTM thường xuyên thực hiện tới 2 – 3 lần điều chỉnh tăng lãi suất huy động vốn USD, từ tháng 9/2008 mới điều chỉnh giảm nhẹ, đến tháng 10- 2008 lãi suất huy động vốn USD cao nhất còn 6,5%/năm và lãi suất cho vay USD bình quân còn 9%/năm. Đến cuối tháng 10/2008, lãi suất USD tiếp tục được các NHTM điều chỉnh giảm nhẹ hơn nữa, lãi suất huy động USD cao nhất xoay quanh mức 6%/năm và lãi suất cho vay USD xoay quanh mức 8,5%/năm. Đến tháng 12/2008, lãi suất huy động USD giảm xuống chỉ còn phổ biến ở mức 4,5% - 5,0% đối với kỳ hạn 12 tháng và lãi suất cho vay USD cũng phổ biến ở mức 6,5% - 7,0%/năm. 7.2. Về tỷ giá: Trong năm 2008, trên thị trường ngoại tệ diễn ra 2 nghịch lý tại hai thời điểm khác nhau, đó là đầu tháng 3/2008, tỷ giá xuống quá thấp, cung ngoại tệ tăng mạnh, NHTM hạn chế mua vào. Nhưng từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 6/2008, xẩy ra cơn sốt ngoại tệ trên thị trường tự do và tác động lên thị trường chính thức. Đến cuối tháng 10/2008 xẩy ra cơn sốt tỷ giá lần thứ hai trong năm nhưng mức độ không lớn bằng đợt đầu tháng 6/2008. Diễn biến cụ thể như sau: Giá Đô la Mỹ trên thị trường tự do được đánh giá là “sụt giảm nghiêm trọng” ở thời điểm từ đầu tháng 3 đến các ngày 14 đến 19/3/2008, giá mua vào đô la Mỹ (USD)  15.470 – 15.480 VNđ/USD, bán ra 15.550 VNđ/USD, giảm mạnh so với mức giá ngày 7/3/2008 khi đó mua vào còn ở mức 15.550 đồng/USD, giá bán ra cũng còn 15.560 – 15.565 đồng/USD. Mức giá kể từ ngày 11/3/2008 là mức tỷ giá thấp nhất kể từ giữa năm 2003 đến thời điểm đó và giảm tới 600 đồng/USD trong hơn 3 năm qua. Trên thị trường mua bán ngoại tệ của các NHTM đối với doanh nghiệp và khách hàng, tỷ giá cũng giảm mạnh. Ngày 11/3/2008, tỷ giá bán ra của các NHTM chỉ còn 15.862 VNđ/USD, giảm tới 48 VNđ/USD, ngày 14/3/2008 cũng chỉ còn 15.860 VND/USD, nhưng vẫn còn có khoảng cách quá xa so với tỷ giá trên thị trường tự do. Trên thị trường tự do, nếu như đầu năm 2008, tỷ giá còn dao động quanh mức 16.000 – 16.200 VNđ/USD, thì đến giữa tháng 3/2008, tỷ giá giảm xuống còn 15.400 VNđ/USD,... IV.QUI ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG VÀ LUẬT KINH DOANH NGOẠI TỆ 1.Hoạt động mua bán ngoại tệ của ngân hàng : - Mua và bán ngoại tệ cho khách hàng nhằm mục đích thanh toán hợp đồng ngoại thương; - Mua và bán ngoại tệ cho khách hàng (hoặc cho chính mình) nhằm mục đích thực hiện đầu tư nước ngoài trực tiếp hay gián tiếp; - Mua và bán ngoại tệ cho khách hàng (hoặc cho chính mình) nhằm điều chỉnh trạng thái ngoại hối của đồng tiền có thể giảm rủi ro ngoại hối; - Mua và bán ngoại tệ nhằm mục đích đầu cơ trong việc dự tính sự biến động của tỷ giá. Hai hoạt động đầu tiên, ngân hàng thường thực hiện cho khách hàng để thu phí, và do đó, rủi ro ngoại hối ngân hàng không phải gánh chịu. Hoạt động thứ ba, ngân hàng tiến hành nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro ngoại hối (phòng vệ), tức là nhằm giảm rủi ro ngoại hối. Như vậy, rủi ro ngoại hối thực chất chỉ liên quan đến trạng thái ngoại hối mở (open position) đối với những hoạt động mua bán mang tính đầu cơ (unhedged position) tức là hoạt động thứ tư. Trạng thái ngoại hối mở thường được thực hiện trong các giao dịch giữa các ngân hàng với nhau trên thị trường ngoại hối và đặc biệt là đối với những ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư lớn là những ngân hàng tạo thị trường bằng cách niêm yết tỷ giá mua bán hai chiều “Bid – Ask” đối với ngoại tệ giao dịch. 2.Các qui định về luật kinh doanh ngoại tệ của Ngân Hàng Nhà Nước : Điều 37. Thị trường ngoại tệ của Việt Nam 1. Thị trường ngoại tệ là nơi diễn ra hoạt động mua bán các loại ngoại tệ. Đối tượng tham gia thị trường ngoại tệ bao gồm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các tổ chức tín dụng được phép, bàn đổi ngoại tệ và các tổ chức, cá nhân là người cư trú, người không cư trú tại Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định điều kiện, phương thức, các loại hình nghiệp vụ giao dịch ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ. 2. Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là thị trường cho các giao dịch giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với các tổ chức tín dụng được phép và giữa các tổ chức tín dụng được phép với nhau. Các thành viên tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng thực hiện mua bán ngoại tệ theo các phương thức, loại hình nghiệp vụ giao dịch trên cơ sở các thoả thuận, cam kết giữa các bên theo thông lệ quốc tế và phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 3. Trong trường hợp tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tập trung do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức, điều hành, các tổ chức tín dụng được phép phải chấp hành quy chế tổ chức và hoạt động của thị trường này do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định. Điều 38. Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trên thị trường ngoại tệ.Căn cứ biến động tỷ giá trên thị trường ngoại tệ và mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng và thực hiện phương án can thiệp mua hoặc bán ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ trong nước. Điều 39. Cơ chế tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam 1. Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam được hình thành trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện điều tiết tỷ giá hối đoái thông qua việc sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ và thực hiện phương án mua bán trên thị trường ngoại tệ. 2. Cơ chế tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định trên cơ sở rổ tiền tệ của các nước có quan hệ thương mại, vay, trả nợ, đầu tư với Việt Nam phù hợp với mục tiêu kinh tế vĩ mô trong từng thời kỳ. Điều 49. Quản lý nhà nước về hoạt động ngoại hối 1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động ngoại hối : a) Chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động ngoại hối; b) Xây dựng và soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật về ngoại hối thuộc thẩm quyền. 2. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: a) Chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chớnh phủ về thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động ngoại hối; b) Chủ trì xây dựng và soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật về ngoại hối thuộc thẩm quyền; c) Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan khi xây dựng các văn bản pháp luật có nội dung liên quan đến ngoại hối; d) Chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ngoại hối; đ) Cấp, thu hồi Giấy phép hoạt động ngoại hối; e) Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các hoạt động ngoại hối quy định tại Nghị định này và việc chấp hành chế độ chứng từ và thông tin báo cáo; g) Xử lý các hành vi vi phạm về ngoại hối thuộc thẩm quyền. 3. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương a) Hướng dẫn thực hiện Nghị định này theo chức năng và nhiệm vụ của mình; b) Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc xây dựng các văn bản pháp quy có liên quan về ngoại hối, hoạt động ngoại hối; c) Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc thông tin, tuyên truyền các quy định và thực thi các quy định về quản lý ngoại hối; d) Phát hiện, xử lý các vi phạm về ngoại hối, hoạt động ngoại hối thuộc thẩm quyền. Điều 50. Chế độ thông tin báo cáo 1. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: a) Ban hành chế độ thông tin báo cáo, phân tích, dự báo và công bố thông tin về hoạt động ngoại hối; b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành thu thập thông tin, số liệu nhằm phục vụ công tác quản lý ngoại hối của Nhà nước và lập cán cân thanh toán quốc tế. 2. Trách nhiệm của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm báo cáo thông tin, số liệu về hoạt động ngoại hối cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhằm phục vụ công tác quản lý ngoại hối của Nhà nước và lập cán cân thanh toán quốc tế. 3.Các qui định về trạng thái ngoại tệ của Ngân Hàng Nhà Nước đối với các Ngân Hàng Thương Mại: Theo quyết định của Ngân Hàng Nhà Nước thì Trạng thái của từng loại ngoại tệ sẽ do các ngân hàng thương mại tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về an toàn trong kinh doanh ngoại tệ. Tổng trạng thái ngoại tệ không được vượt quá 30% vốn tự có. Theo quyết định này ngoại tệ có trạng thái dương (khi tổng tài sản Có lớn hơn tổng tài sản Nợ của loại ngoại tệ đó) và còn có trạng thái âm khi ngược lại. Các TCTD có tổng trạng thái ngoại tệ dương/âm cuối ngày không được vượt quá 30% vốn tự có của tổ chức tín dụng tại thời điểm đó. Trường hợp đặc biệt, Thống đốc NHNN có thể xem xét cho phép TCTD được duy trì trạng thái ngoại tệ vượt quá giới hạn quy định. Các TCTD kinh doanh ngoại hối sẽ phải gửi báo cáo cho NHNN về trạng thái ngoại tệ ngày hôm trước vào trước 13h ngày làm việc hôm sau và báo cáo trạng thái ngoại tệ tháng trước ngày 10 tháng tiếp sau. Quyết định này áp dụng cho tất cả các TCTD được phép hoạt động ngoại hối tại Việt Nam, trừ các ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. 4/ Các qui định mua bán ngoại tệ của Ngân Hàng Nhà Nước đối với các Ngân Hàng Thương Mại: Ngân hàng Nhà nước có thể sẽ cho phép các tổ chức tín dụng mua bán ngoại tệ tiền mặt theo tỷ giá do lãnh đạo tổ chức tín dụng tự quyết định, dựa trên sự thoả thuận với khách hàng. Vụ Quản lý ngoại hối, thuộc Ngân hàng Nhà nước vừa có công văn 2519/NHNN-QLNH ngày 18-3-2008 đề nghị các tổ chức tín dụng có nhu cầu thực hiện mua bán ngoại tệ tiền mặt theo tỷ giá thoả thuận gửi đề xuất về cơ quan này. Các tổ chức tín dụng sẽ phải có dự thảo quy trình thực hiện nghiệp vụ mua bán ngoại tệ tiền mặt theo tỷ giá do lãnh đạo, Tổng giám đốc, giám đốc tổ chức tín dụng tự quyết định. Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét để chấp thuận đề nghị của các tổ chức này. Việc này xuất phát từ kiến nghị của một số tổ chức tín dụng lên Ngân hàng Nhà nước về vấn đề tỷ giá mua bán ngoại tệ trên thị trường thực tế. Gần đây, nguồn ngoại tệ mặt trên thị trường tăng cao, nhiều người dân và tổ chức muốn._.hách hàng luôn là những tuyên truyền viên hiệu quả nhất, rẻ nhất nhưng cũng có thể trở thành những kẻ phá hoại mạnh nhất cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.Tạo mối quan hệ tốt với khách hàng trong KDNT thì NHCTĐN cần phải biết xây dựng đội ngũ nhân viên hoạt động hết sức chuyên nghiệp, hướng dẫn khách hàng tận tình để họ có những lựa chọn tốt nhất và thủ tục đơn giản nhất,thời gian ngắn nhất. - Thu hút khách hàng qua đội ngũ nhân viên NHCTĐN phải tìm cách biến mỗi nhân viên giao dịch ngoại tệ của mình thành một thế mạnh thực sự của mình, bởi vì hầu hết khách hàng đều giao dịch ngoại tệ trực tiếp với nhân viên phòng KDNT , mọi cử chỉ, tác phong, hành động của nhân viên giao dịch đều nằm trong mắt của khách hàng và thực tế khách hàng thường đánh giá ngân hàng qua nhân viên của ngân hàng đó.. Một nhân viên nhanh nhẹn, cẩn thận, bình tĩnh biết lắng nghe và luôn biết mỉm cười sẽ nâng cao giá trị của ngân hàng trong mắt khách hàng và thúc đẩy họ đến mua bán ngoại tệ với ngân hàng nhiều hơn, bởi vì sự thoải mái và tin tưởng là viên trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động KDNT nên các vấn đề về nguồn nhân lực đặt biệt quan tâm. Trước mắt NHCTĐN cần hoàn thiện hơn nữa công tác tuyển dụng nguồn nhân lực trong bộ phận KDNT chuyên nghiệp hơn.Nhân viên phải trãi qua kì thi tuyển thật công bằng tạo cho nhân viên môi trường làm việc thật thỏa mái để họ có thể phát huy hết sự nhiệt tình sáng tạo của mình.Thêm vào đó NHCTĐN cần phải đẩy mạnh hơn nửa chính sách khen thưởng những nhân viên không những giỏi về chuyên môn nghiệp vụ mà giỏi cả về kỹ năng giao tiếp với khách hàng, bởi ngoài sự am hiểu về nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng giao tiếp là một yếu tố rất cần thiết cho một chuyên viên KDNT -Cung cấp thông tin trực tiếp đến khách hàng Để thu hút khách hàng, việc cung cấp những thông tin vềtình hình biến động về tỷ giá trên thị trường, về các nghiệp vụ giao dichj ngoại tệ của NHCTĐN làm cho khách hàng hiểu biết đầy đủ hơn về hoạt động KDNT của ngân hàng là việc làm cần thiết, NHCTĐN có thể cung cấp thông tin trực tiếp cho khách hàng qua các kênh sau: - Tổ chức hội nghị khách hàng: Trong hội nghị phải có mặt những khách hàng lớn, quan trọng. NHCTĐN phải có nội dung gợi ý để khách hàng nói về những ưu nhược điểm của hoạt động KDNT ngân hàng, những vướng mắc, thiếu sót trong giao dịch, yêu cầu của họ về sản phẩm và nhu cầu trong thời gian tới. - Hội thảo: Khác với hội nghị, hội thảo chỉ đề cập đến một hoặc một vài khía cạnh mà ngân hàng quan tâm trong việc cải tiến và đổi mới, hoặc hội thảo nội dung mà một nhóm khách hàng nào đó quan tâm, thể hiện sự quan tâm của ngân hàng đến khách hàng, cùng lo nỗi lo của khách hàng và nên đề cập đến những giải pháp mà NHCTĐN sẽ thực hiện để giải quyết vấn đề trên cơ sở tham khảo ý kiến và cùng thảo luận với khách hàng.Thông qua các hội thảo lấy ý kiến KH để đưa ra mức tỷ giá cạnh tranh trên thị trường. - Hội chợ triển lãm: Ngân hàng cũng có thể tham gia hội chợ, triển lãm các sản phẩm và công nghệ ngân hàng, qua đó giới thiệu nhiều hơn về các nghiệp vụ giao dịch ngoại tệ của ngân hàng cũng như tính ưu việt của chúng, đây là hình thức cung cấp thông tin đến thị trường tiềm năng rất hữu hiệu. - Các hoạt động dịch vụ phụ trợ Tưởng chừng như không quan trọng nhưng nó lại chi phối rất lớn đến việc thu hút khách hàng của ngân hàng. Một ngân hàng đồ sộ, với đầy đủ tiện nghi và có nơi giao dịch thuận tiện cũng có thể sẽ không có khách nếu như không có một chỗ gửi xe an toàn, ngoài ra là một bàn nước với một lọ hoa và một vài tạp chí giới thiệu về hoạt động của ngân hàng, một vài dịch vụ nhỏ trong khi chờ đợi cũng là một cách thu hút khách hàng hiệu quả mà không phải ở đâu cũng làm được.Hiện nay địa điểm giữ xe của NHCTĐN khách hàng rất không hài lòng trong thời gian tới NHCTĐN nên xây dựng nhà gửi xe hợp lí hơn . NHCTĐN nằm tại172-Nguyễn Văn Linh vị trí trung tâm của TPĐN nên lượng khách hàng đến đây khá đông do vị trí thuận lợi nhưng cúng khá nguy hiểm do đường lúc nào cũng đông người nên tội phạm khả năng trốn thoát là rất lớn và để khách hàng yên tâm hơn nữa khi đến giao dịch ngoại tệ tại đây thì NHCTĐN phải đẩy mạnh công tác bảo vệ sự an toàn cho khách hàng thông qua việc tăng cường đội ngũ cán bộ bảo vệ.Tại NHCTĐN lực lượng công an bảo vệ tại đây còn khá mỏng đối với khách hàng có lượng ngoại tệ mua bán lớn NHCTĐN nên cử các cán bộ bảo vệ đưa khách hàng về tận nơi an toàn mà không thu thêm phí để họ hoàn toàn yên tâm cho tài sản và tính mạng của mình. 2/GIẢM RỦI RO TRONG CÁC NGHIỆP VỤ GIAO DỊCH NGOẠI TỆ -Đẩy mạnh áp dụng các công cụ phái sinh trong các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ : NHCTĐN cần đa dạng hóa hoạt động kinh doanh ngoại tệ mà chủ yếu là đa dạng hóa loại nghiệp vụ kinh doanh. Hiện nay, hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHCTĐN chủ yếu mới thực hiện nghiệp vụ giao ngay và một số ít nghiệp vụ kỳ hạn còn các hoán đổi thì hầu như rất ít thực hiện. Vì vậy hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NH mang tính đơn giản. Đa dạng hóa các loại hình giao dịch trên thị trường tạo ra các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá trước những biến động của tỷ giá trên thị trường trong tương lai. Giúp cho NH chủ động trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ thúc đẩy và phát triển các giao dịch hối đoái để góp phần hoàn thiện thị trường hối đoái Việt Nam.Thời gian gần đây khách hàng dường như khá quan tâm đến giao dịch ngoại tệ kì hạn để tăng hiệu quả kinh doanh, để phòng ngừa khả năng khách hàng đến ngày đáo hạn không thực hiện hợp đồng NHCTĐN nên thực hiện việc ký quỹ cho hợp đồng kỳ hạn .Bản chất của hợp đồng kỳ hạn là bắt buộc thực hiện, nhưng họ không được đánh giá lại giá trị hợp đồng theo biến động của tỷ giá trên thị trường nên khi đến hạn thanh toán có thể xảy ra tình trạng khách hàng mất khả năng thanh toán do lỗ quá lớn, hoặc khách hàng không có thiện chí thanh toán do tỷ giá biến động bất lợi cho mình trong khi đó hợp đồng kỳ hạn không thể chuyển nhượng và thanh lý trước hạn. Để hạn chế rủi ro này, NHCTĐN nên xây dựng một tỷ lệ ký quỹ nhất định đối với khách hàng tham gia hợp đồng kỳ hạn. Về vấn đề ký quỹ để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng của khách hàng theo quy định, NHCTĐN có thể yêu cầu mức ký quỹ bao nhiêu phần trăm giá trị hợp đồng là tuỳ thuộc vào chính sách khách hàng và sự đánh giá uy tín khách hàng của mình. Tài khoản ký quỹ được trả theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn. Nếu tỷ giá biến động có lợi cho khách hàng (tỷ giá tăng đối với người mua ngoại tệ kỳ hạn và tỷ giá giảm đối với người bán ngoại tệ kỳ hạn) thì khoản tiền ký quỹ không thay đổi. Nếu tỷ giá biến động theo hướng bất lợi cho khách hàng (tỷ giá tăng đối với người bán kỳ hạn và tỷ giá giảm đối với người mua ngoại tệ kỳ hạn), khi đó khách hàng sẽ bị lỗ. Khi khoản lỗ đạt đến một mức độ nhất định (do ngân hàng quy định), ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng bổ sung tiền ký quỹ. Việc bổ sung tiền ký quỹ cũng tuỳ thuộc vào sự đánh giá, xếp loại khách hàng của ngân hàng. Việc áp dụng các công cụ phái sinh bảo hiểm rủi ro trong mua bán ngoại tệ với NHCTĐN của khách hàng còn khá mờ nhạt do khách hàng phần lớn là không biết đến các công cụ này do đó NHCTĐN cần đẩy mạnh công tác tư vấn, tuyên truyền, quảng bá các giao dịch phái sinh đến với khách hàng có thể thực hiện công tác này thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: báo, đài, tạp chí, mạng, trang web của ngân hàng, tổ chức hội nghị khách hàng giới thiệu về các nghiệp vụ này. Trong giai đoạn đầu đưa vào vận hành các giao dịch phái sinh, ngân hàng không nên đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu mà phải làm cho khách hàng hiểu và thấy được lợi ích của các giao dịch này đối với doanh nghiệp trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá, để từ dó doanh nghiệp làm quen và sử dụng thường xuyên trong quá trình kinh doanh của mình. NHCTĐN cần phân loại khách hàng theo hướng khách hàng thường xuyên và không thường xuyên sử dụng các dịch vụ của ngân hàng, từ đó xác định phí giao dịch đối với từng khách hàng cụ thể. Chẳng hạn đối với một khách hàng quen thuộc thì có thể đưa ra mức phí quyền chọn ưu đãi hay miễn phí ký quỹ đối với giao dịch kỳ hạn. Bên cạnh đó NHCTĐN cũng cần phải đa dạng hoá các loại ngoại tệ trong kinh doanh. Tại NHCTĐN , mua bán ngoại tệ của NHCTĐN với khách hàng của yếu là đồng USD Do vậy, khi tỷ giá của USD thay đổi thì hoạt động kinh doanh ngoại tệ bị ảnh hưởng nặng nề, hiệu quả kinh doanh ngoại tệ hầu như bị phụ thuộc vào sự tăng, giảm của tỷ giá. Hơn nữa, việc kinh doanh nhiều loại ngoại tệ khác ngoài USD cũng là một phương pháp tăng lợi nhuận trong kinh doanh ngoại tệ do chênh lệch giữa giá bán ra, mua vào các loại ngoại tệ này lớn hơn nhiều so với USD. -Xây dựng các hạn mức kinh doanh ngoại tệ, khối lượng giao dịch, giới hạn loại tiền kinh doanh một cách hợp lý và linh hoạt. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NH chứa đựng nhiều rủi ro. Kinh nghiệm cho thấy không phải việc tránh né rủi ro mà chính là việc kiểm soát, kềm chế, thậm chí chấp nhận rủi ro mới là điều kiện cần thiết để đạt được kết quả hoạt động tốt dựa trên cơ sở quản lí rủi ro hiệu quả. Hiện nay NHCTĐN đã xác định các hạn mức rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Hạn mức giao dịch trong ngày là 1.000.000 đối với đồng yết giá. Vốn điều lệ của NH liên tục tăng cũng có nghĩa là quy mô hoạt động của NH ngày càng mở rộng. Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ ngày một phát triển cùng nhịp độ phát triển của toàn NH thì định kỳ hàng năm hội đồng quản trị nên xem xét và thông qua các hạn mức, thay đổi các hạn mức cho phù hơp với mục tiêu đề ra của từng năm. Năm 2008 và những tháng đầu năm 2009 có nhiều kịch bản cho thị trường ngoại hối nước ta hoạt động KDNT vì thế mà gặp rất nhiều khó khăn.Để nâng cao hơn nữa hiệu quả trong kinh doanh ngoại tệ thì tôi xin đưa ra hạn mức giao dịch cho NHCTĐN Bảng: Hạn mức giao dịch trong ngày đề nghị ĐVT: đồng Cặp ngoại tệ Hạn mức cũ Hạn mức đề nghị GBP/USD 1.000.000 1.200.000 EUR/USD 1.000.000 1.200.000 JPY/USD 1.000.000 2.000.000 AUD/USD 1.000.000 800.000 CAD/USD 1.000.000 800.000 CHF/USD 1.000.000 800.000 SGB/USD 1.000.000 800.000 THB/USD 1.000.000 800.000 Để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ, NH định kỳ nên đánh giá lại rủi ro. Quy trình đánh giá rủi ro có 4 yếu tố: nhận biết rủi ro, định lượng rủi ro, theo dõi rủi ro và kiểm soát rủi ro. - Nhận biết rủi ro: Bước đầu tiên để có một chương quản trị rủi ro hiệu quả là phải nhận biết rủi ro và xác định đối với loại ngoại tệ nào có nhiều rủi ro, rủi ro ở đây có nghĩa là đồng tiền nào sẽ gây tổn thất đáng kể đối với NH trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Sự nhận biết này có được thông qua sự phân tích các tổn thất dự kiến của NH. Qua phân tích bảng tổn thất dự kiến, ta thấy đồng EUR, USD, AUD, GBP là những đồng tiền có mức tổn thất dự kiến cao, điều đó cũng có nghĩa là kinh doanh đối với các loại ngoại tệ này thì rủi ro cao hơn so với các loại ngoại tệ khác. Đi kèm với rủi ro cao thì tiềm năng thu lãi từ các đồng tiền này cũng rất lớn. - Định lượng rủi ro: Bước tiếp theo là định lượng rủi ro. Dựa trên sự phân tích mức biến động tỷ giá dự kiến và hạn mức lỗ của một giao dịch mà NH đã đề ra. Hạn mức giao dịch trong ngày nên thay đổi như sau: Bảng: Cách xác định hạn mức giao dịch trong ngày đề nghị ĐVT: đồng yết giá Cặp ngoại tệ Hạn mức giao dịch trong ngày cũ Mức biến động tỷ giá dự kiến (%) Tỷ giá đóng cửa (30/4/2009) Lỗ dự kiến cũ (USD) Hạn mức giao dịch trong ngày đề nghị Lỗ dự kiến mới (USD) GBP/USD 1.000.000 0,1500 1,4379 2.157 1.200.000 2588 EUR/USD 1.000.000 0,1640 1,3294 2.286 1.200.000 2.743 JPY/USD 1.000.000 0,2157 0,010175 25 2.000.000 50 AUD/USD 1.000.000 0,2014 0.69233 1481 800.000 1.185 CAD/USD 1.000.000 0,1128 0,7946 896 800.000 717 CHF/USD 1.000.000 0,1885 0,8821 1.663 800.000 1330 SGB/USD 1.000.000 0,0785 0,6603 518 800.000 415 THB/USD 1.000.000 0,1430 0.02889 41 800.000 33 Tổng 9067 9061 GBP/USD, EUR/USD, JPY/USD là những cặp đồng tiền được mua bán nhiều trên thị trường nên việc nới lỏng hạn mức giao dịch của chúng lên từ 1.000.000 đến 1.200.000 đối với đồng yết giá là cần thiết. Qua đó nhằm giúp cho NH đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ, tăng doanh số mua bán ngoại tệ và đạt được mục tiêu đề ra. Việc nới lỏng hạn mức này sẽ làm cho lỗ dự kiến cho mỗi giao dịch sẽ tăng lên : GBP/USD tăng từ 2.157 USD lên 2.588 USD, EUR/ USD tăng từ 2.286USD lên 2.743 USD và JPY/ USD tăng từ 25 USD lên 50 USD. Nhưng các khoản lỗ dự kiến mới này vẫn nằm trong giới hạn cho một giao dịch mà NH cho phép là 3.000 USD. Để bù đắp cho khoản lỗ dự kiến tăng lên này NH nên giảm khoản lỗ dự kiến của các cặp đồng tiền AUD/USD, CAD/USD, CHF/USD, SGP/USD và THB/USD bằng cách giảm hạn mức giao dịch trong ngày từ 1.000.000 xuống còn 800.000 đối với các đồng yết giá. Việc thay đổi hạn mức giao dịch trong ngày đối với các cặp đồng tiền có điểm lợi là tổng lỗ dự kiến trước ( 9.067 USD) và sau ( 9.061 USD) khi thay đổi vẫn không có sự khác biệt đáng kể thậm chí là khoản lổ dự kiến có phần giảm do đó ta thấy ngay được hiệu quả của việc thay đổi hạn mức và rủi ro tỷ giá mà NH phải đối mặt không tăng lên khi ta thay đổi các hạn mức. Nhưng quan trọng một điều là qua sự thay đổi hạn mức này NH có thể giao dịch đối với cặp ngoại tệ GBP/USD, EUR/USD và JPY/USD với khối lượng nhiều hơn và nhân viên kinh doanh ngoại tệ sẽ chủ động hơn trong nhiều giao dịch lớn với khách hàng từ đó sẽ giúp NH tăng doanh số mua bán và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ. - Theo dõi rủi ro: Sau khi đã đề ra các hạn mức rủi ro, trong quá trình hoạt động để đảm bảo rủi ro tỷ giá nằm trong giới hạn đã xác định, tránh trường hợp nó tăng lên quá mức khi đó sẽ khó kiểm soát. Vì vậy, NH nên theo dõi sát bảng lỗ dự kiến của từng cặp đồng tiền nhằm quản quản lí tốt trạng thái mở của chúng. Giả sử NH đã mở trạng thái đối với cặp ngoại tệ GBP/USD là 1.200.000 bằng với hạn mức đã đề ra, rủi ro mà NH phải đối mặt là khoản dự kiến 2588 USD. Mà mức lỗ tối đa trong một ngày mà NH cho phép là 7.000 USD. Như vậy nhân viên kinh doanh chỉ còn được mở trạng thái đối với bất kỳ cặp ngoại tệ nào cũng được sao cho lỗ dự kiến là 4412 USD ( 7.000 –2588). Chẳng hạn nhân viên kinh doanh tạo trạng thái mở đối với các cặp ngoại tệ EUR/USD, AUD/USD và CAD/USD. Để tính được số tiền mà nhà kinh doanh tạo trạng thái mở đối với cặp đồng tiền này là bao nhiêu sao cho đảm bảo tổng rủi ro tỷ giá trong một ngày không tăng lên, ta tính toán như sau: Bảng Bảng theo dõi tổn thất dự kiến của từng cặp ngoại tệ ĐVT: đồng yết giá Cặp ngoại tệ Trạng thái mở Mức biến động tỷ giá dự kiến (%) Tỷ giá đóng cửa (30/4/2006, USD) Lỗ dự kiến (USD GBP/USD 1.200.000 0,1500 1,4379 2588 EUR/USD 1.200.000 0,1640 1,3294 2.743 JPY/USD 2.000.000 0,2157 0,010175 50 AUD/USD 800.000 0,2014 0.69233 1.185 CAD/USD ? 0,1128 0,7946 ? Vì để tổng lỗ dự kiến nằm trong giới hạn cho phép, từ đó ta suy ra được lỗ dự kiến của ngoại tệ CAD/USD =7000-2588-2.743-1.185-50=434 USD Sau khi biết được lỗ dự kiến thì ta sẽ tính được trạng thái mở : 434:(0,1128% x 0,8527)=451.613 Như vậy, sau khi nhà kinh doanh ngoại tệ đã mở trạng thái đối với cặp ngoại tệ GBP/USD thì chỉ có thể tạo trạng thái mở đối với cặp đồng tiền EUR/USD là 1.200.000, AUD/USD là 800.000 , JPY/USD là 2.000.000 và CAD/USD là 451.613. Nếu NH không tạo trạng thái mở đối với các cặp ngoại tệ trên thì có thể chọn cặp ngoại tệ khác nhưng phải đảm bảo sao cho tổng lỗ dự kiến nằm trong giới hạn cho phép. - Kiểm soát rủi ro: Theo yêu cầu của NHCTĐN , thì hiện nay bộ phận kinh doanh ngoại tệ phải lập báo cáo trạng thái ngoại hối cuối mỗi ngày nhằm kiểm soát rủi ro tỷ giá. Điều này có nghĩa là các giao dịch mua bán trong ngày do nhà kinh doanh tự quản lí và không được kiểm soát từ phía NH. Để kiểm soát rủi ro của NH đạt được hiệu quả hơn thì NH nên kiểm tra đột xuất tại bất kỳ thời điểm nào về việc chấp hành đúng hạn mức mà NH đã đề ra. B.GIẢI PHÁP TẦM VĨ MÔ: I/ Hoàn thiện khung pháp lý đối với việc thực hiện các giao dịch ngoại hối phái sinh: Trong hoàn cảnh của nước ta hiện nay, để phát triển được thị trường các giao dịch ngoại hối phái sinh thì vai trò điều hành và quản lý thị trường của Ngân hàng Nhà nước chiếm vị trí quan trọng nhất bởi vì thực tế là thị trường ngoại hối của nước ta chưa được tự do hoá. Do đó, cơ chế quản lý của Ngân hàng Nhà nước cần phải ngày càng được hoàn thiện, phải hoàn chỉnh khung pháp lý cho việc thực hiện các giao dịch ngoại tệ kỳ hạn, hoán đổi và quyền chọn. Đến thời điểm hiện nay, các văn bản pháp lý quy định cũng như hướng dẫn việc thực hiện các giao dịch phái sinh vẫn bị coi là chưa đầy đủ, trong khi thị trường ngoại hối phái sinh ở nước ta chỉ mới ở giai đoạn đầu của sự phát triển. Điều đó đã khiến cho các ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp rất lúng túng trong việc thực hiện các giao dịch này. Cần có những quy định pháp lý cụ thể cho việc thực hiện các giao dịch phái sinh, đặc biệt là đối với giao dịch quyền chọn, một nghiệp vụ rất mới mà kỹ thuật giao dịch lại phức tạp. Đối với hợp đồng kỳ hạn, tuy là mang tính bắt buộc thực hiện nhưng lại tồn tại rủi ro là người mua có thể gặp phải tình trạng mất khả năng thanh toán, do đó cũng cần đến những quy định của pháp luật để đảm bảo tính thanh khoản cho những hợp đồng kỳ hạn. Tiếp đó là vấn đề hạch toán kế toán. Hiện nay, trong hạch toán kế toán dường như chỉ chú trọng tới phần lãi / lỗ thực tế phát sinh, trong khi phần lãi / lỗ dự kiến, chưa phát sinh thì dường như chưa được quan tâm. Chẳng hạn, doanh nghiệp mua một hợp đồng phái sinh trị giá 1 tỷ đồng và bút toán ghi sổ 1 tỷ đồng nhưng ngày mai, ngày kia, giá trị "hàng hóa" đã mua chỉ còn 800 triệu đồng hoặc lên 1,5 tỷ đồng thì sổ sách kế toán vẫn chỉ thể hiện 1 tỷ đồng. Thực tế này đã không những không phản ánh hết giá trị thực trong hệ thống sổ sách kế toán mà còn là kẽ hở của tình trạng "lãi giả, lỗ thật" và ngược lại trong báo cáo kế toán của doanh nghiệp. Thiết nghĩ, từ thực tế này, để giải quyết những rào cản hiện nay đối với công cụ phái sinh, không chỉ xét từ góc độ các ngân hàng thương mại hay doanh nghiệp mà rất cần sự hợp lực từ phía các cơ quan quản lý như Bộ Tài chính (tháo gỡ vướng mắc về thuế và chế độ ghi sổ kế toán) và Ngân hàng Nhà nước trong việc ban hành các văn bản pháp lý, tổ chức hội thảo hay hướng dẫn các nghiệp vụ cụ thể.Một nhân tố khác cản trở đến sự phát triển của công cụ phái sinh là môi trường chính sách mà đầu tiên là việc tính thuế, chẳng hạn như quy định về mức thuế đánh trên lãi thu được từ việc thực hiện nghiệp vụ hoán đổi. Nhiều ý kiến bày tỏ, quy định này vừa kìm hãm vừa khó thực hiện vì lãi suất thả nổi biến động hàng ngày. Hơn nữa, công cụ phái sinh mang bản chất phòng ngừa rủi ro để tối đa hóa lợi nhuận chứ không phải vì mục đích kiếm lời. II/ Ngân hàng Nhà nước cần có những dự báo chính xác hơn về nhu cầu và xu hướng biến động của tỷ giá Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất hiện nay có khả năng dự báo được diễn biến của tỷ giá mà các doanh nghiệp có thể đặt niềm tin bởi vì ngoài vai trò điều hành tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước còn là cơ quan phát đi những tín hiệu mà theo đó, các ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp có những phản ứng kịp thời để phòng ngừa rủi ro tỷ giá hoặc hạn chế tổn thất do rủi ro tỷ giá mang lại. Do đó, nếu Ngân hàng Nhà nước có những dự báo càng chính xác về xu hướng biến động tỷ giá thì sẽ tạo được niềm tin rất lớn ở các doanh nghiệp cũng như các ngân hàng thương mại, và khi đó các doanh nghiệp sẽ an tâm hơn trong việc sử dụng các giao dịch ngoại hối phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, đặc biệt là giao dịch kỳ hạn. Ngân hàng Nhà nước cũng có thể cho phép thành lập một công ty hoặc một trung tâm thực hiện dịch vụ tư vấn về tỷ giá hối đoái. Cơ quan này có chức năng là kinh doanh môi giới, tư vấn về lĩnh vực tỷ giá hối đoái, dự báo về tỷ giá hối đoái và tư vấn sử dụng các công cụ hối đoái phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Thông tin do cơ quan này cung cấp có thể được truyền tải qua mạng (mở một trang web riêng) hoặc phát hành theo các tạp chí chuyên về tài chính hoặc kết hợp các phương tiện trên. Nếu có thể cơ quan này nên phát hành một tạp chí riêng để cung cấp những nhận định về tỷ giá và sự biến động tỷ giá. Các dự báo về tỷ giá là cơ sở để xác lập phí quyền chọn và là nhân tố quan trọng tạo nên kỳ vọng tỷ giá trong tương lai. II/NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KDNT TẠI NHCTĐN 1. Đối với Nhà nước 1.1. Về hành lang pháp lý: Cần có chính sách thông thoáng hơn về quản lý và sử dụng ngoại tệ, tạo sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng nhất là các NHCTĐN. Bên cạnh đó cần hoàn thiện hệ thống luật NH. Nghiên cứu khả năng áp dụng dự án lệ, tập quán quốc tế thông qua việc thừa nhận về mặt pháp lý các qui tắc, tập quán quốc tế được áp dụng rộng rãi trong các hoạt động ngân hàng cũng như cần có qui định và qui chế cụ thể hơn trong hoạt động KDNT trên thị trường tài chính quốc tế. 1.2. Phát hành các công cụ huy động vốn: Chính phủ nên cho phép phát hành trái phiếu ngoại tệ trong nước để có thể huy động USD của dân đầu tư vào các dự án trọng điểm. Phát hành trái phiếu ở nước ngoài cũng có thể thu hút ngoại tệ mà lãi suất sẽ thấp hơn là vay nước ngoài. 1.3. Chính sách ngoại hối: Hiện nay một số chính sách qui định về quản lý còn nhiều trở ngại cho các ngân hàng trong vấn đề thực hiện. Chẳng hạn như việc rút tiền từ tài khoản của cá nhân. Nghị định có qui định tiền của cá nhân từ nước ngoài gửi về cho cá nhân được phép rút ngoại tệ mặt, như vậy tiền của tổ chức gửi cho cá nhân thì có được rút hay không, nhiều ngân hàng vẫn còn lúng túng trong thực hiện các qui định. 1.4. Chính sách đầu tư: Cần có chính sách đầu tư hợp lý nhằm vừa thu hút đầu tư của nước ngoài vừa tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước. Nhà nước cũng cần có chính sách bảo hộ có chọn lọc những ngành then chốt và chỉ thực hiện bảo hộ khi thật sự cần thiết. Có như vậy mới có thể sàng lọc các doanh nghiệp yếu kém và tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. 1.5. Quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia: Quản lý dự trữ ngoại hối để có thể tác động đến các công cụ chính sách khác, giải quyết các dao động về ngoại hối trong ngắn hạn và có thể can thiệp vào thị trường khi tỷ giá biến động bất ổn. Cuộc khủng hoảng châu Á tháng 7.1997 là một minh chứng cho việc dự trữ ngoại tệ của quốc gia không đủ nên không tránh được cuộc đầu cơ tiền tệ từ bên ngoài. 1.6. Về cơ quan thống kê và công ty kiểm toán: Nguyên nhân rủi ro xuất phát từ vai trò quản lý của Nhà nước: Nền kinh tế còn hoạt động không ổn định, thiếu kiểm soát. Trong khi đó hoạt động KDNT của ngân hàng là bộ phận không thể tách rời đối với mọi hoạt động của nền kinh tế và trong môi trường chung như vậy hoạt động kinh doanh ngoại tệ cũng không có được những cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển một cách tích cực khiến rủi ro có điều kiện để phát sinh và đây chính là nguyên nhân tiềm tàng của những biến động kinh tế ở mức độ cao hơn như khủng hoảng kinh tế, tài chính. Vì vậy Chính phủ cần nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan thống kê, tổng hợp số liệu nhanh chóng, đầy đủ và chính xác hơn. Ban hành các quy định về chế độ kiểm toán bắt buộc hàng năm tại các ngân hàng, các doanh nghiệp và ban hành qui định trách nhiệm của các công ty kiểm toán cho ngân hàng. 1.7. Thị trường điều hòa tiền mặt: Ngoại tệ mặt trên thị trường ngoại tệ và trong quỹ ngoại tệ của các NH thường không được quản lý tập trung. Nên chăng có một trung tâm điều hòa ngoại tệ mặt cho toàn hệ thống. Mô hình giống như thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, dự trữ một số loại ngoại tệ nhất định với một số lượng nào đó nhằm điều hòa nhu cầu ngoại tệ giữa các ngân hàng, điều phối ngoại tệ giữa các NH. Ngoài ra, nhà nước nên cho phép và hỗ trợ thành lập một ngân hàng dữ liệu hoặc ngân hàng thông tin với sự tham gia của tất cả các NH và doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn. Ngân hàng này cho phép có thể cung cấp số liệu và tình hình hoạt động của các ngân hàng trong từng thời kỳ. Trung tâm này đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế nhất là khi các NH chuẩn bị đưa cổ phiếu của NH lên sàn giao dịch chứng khoán. 2. Đối với Ngân hàng Nhà nước 2.1. Chính sách về rủi ro và kiểm soát: Tăng cường quản lý các NH thông qua các quy định về kiểm toán bắt buộc, kiểm tra trình độ định kỳ cũng như tăng cường thanh tra và hỗ trợ các NH nhận biết các rủi ro tiềm ẩn thông qua công tác đã thanh tra của các NH, từ đó đưa ra giải pháp hữu hiệu để giảm thiểu rủi ro. 2.2. Chính sách kiều hối: Về chính sách chi trả kiều hối, NHNN nên ban hành nhiều văn bản hướng dẫn cụ thể hơn và nên kết hợp với các ban ngành khác như ngành công an trong các qui định về chi trả kiều hối tận nhà của các cộng tác viên công ty kiều hối. Về các đại lý ủy nhiệm thu đổi ngoại tệ của các NH được phép kinh doanh ngoại hối, NHNN nên cho phép các công ty kiều hối được phép làm đại lý ủy nhiệm thu đổi ngoại tệ cho các NHTM. Ngân hàng sẽ thu hút được nguồn ngoại tệ từ các công ty kiều hối quay trở lại NH nhanh hơn. Khách hàng nhận kiều hối thuận tiện hơn trong giao dịch mua bán thay vì phải đến NH bán. 2.3. Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng: Cải cách thị trường liên ngân hàng theo hướng giảm độc quyền, nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh, tỷ giá Swap, Forward phải sát hơn với thị trường thực tế. Điều này sẽ giúp cho NH có đủ nguồn ngoại tệ cung cấp cho khách hàng khi nhu cầu nhập khẩu tăng quá cao, nhất là vào dịp cuối năm và có thể thực hiện đúng qui định của Nhà nước về trạng thái ngoại tệ. 2.4. Dự trữ ngoại tệ: Đa dạng hóa các loại ngoại tệ trong dự trữ. NHNN đóng vai trò là người cuối cùng trong hoạt động, can thiệp thị trường khi cần thiết. Tập trung dự trữ ngoại tệ có kế hoạch sử dụng hợp lý. Quỹ dự trữ ngoại tệ có tác dụng khi thị trường liên ngân hàng đóng băng, ngoại tệ khan hiếm, NHNN sẽ dùng quỹ này để can thiệp. Khi thị trường ổn định, ngân hàng nhà nước sẽ mua vào để tăng trạng thái ngoại tệ. 2.5. Về tỷ lệ dự trữ đặc biệt: Cần có một tỷ lệ dự trữ hợp lý hơn nhằm giảm chi phí cho khoản vốn không sinh lời ở mức thấp nhất có thể. NHNN cần tính toán đến hệ số rủi ro và môi trường kinh tế để đưa ra tỷ lệ dự trữ bắt buộc ở mức phù hợp hơn. Có như vậy, mới thúc đẩy hoạt động đáp ứng nhu cầu cần vốn của các doanh nghiệp. 2.6. Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo: Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo qua mạng Internet về hoạt động kinh doanh ngoại tệ, phân tích tình hình kinh tế trong nước và nước ngoài, hướng đi mới cũng như phổ biến các nghị định, qui định, thông tư mới trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Các NHTM Việt Nam còn non kém về các nghiệp vụ trong KDNT nhất là kinh doanh theo dạng margin trading. NHNN cũng có tổ chức các buổi hội thảo về các chính sách, thông tư để tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc trong chính sách quản lý ngoại hối.Rủi ro trong hoạt động kinh doanh NH xảy ra do nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan. Nguyên nhân do chính bản thân NH sẽ được phòng ngừa qua các qui trình nghiệp vụ và kỹ năng kiểm soát. Ngoài ra cần có sự trợ giúp của Chính phủ và NHNN thông qua các thông tư, quyết định và nhất là một hành lang pháp lý thông thoáng. Vận dụng một cách linh hoạt, kịp thời và hợp lý các biện pháp phòng ngừa rủi ro sẽ hạn chế được rủi ro, giúp NHCTĐN ngày càng vững mạnh nhất là trong quá trình chuẩn bị hội nhập vào nền kinh tế khu vực và kinh tế quốc tế hiện nay . PHẦN C: PHẦN KẾT LUẬN Hoạt động kinh doanh ngoại tệ trong ngân hàng có chức năng cung cấp ngoại tệ trong giao dịch thương mại quốc tế cũng như giúp luân chuyển các khoản đầu tư quốc tế, giao dịch tài chính quốc tế và cả cung cấp các công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho các khoản thu xuất khẩu, thanh toán nhập khẩu, các khoản đầu tư hay đi vay bằng ngoại tệ.Trong tiến trình mở cửa nề kinh tế hội nhập với nền kinh tế toàn cầu thì hoạt động của NH bên cạnh những thuận lợi thì phải đối mặt muôn vàng khó khăn thách thức Sau thời gian thực tập tại Ngân Hàng Công Thương Đà Nẵng tôi nhận thấy hoạt động KDNT tại đây tuy doanh số tăng trưởng nhanh với thị phần chiếm tỷ lệ tương đối cao trong hệ thống NHTM Việt Nam nhưng trước mắt Ngân Hàng Công Thương Đà Nẵng cần phải nổ lực hơn nửa mới có thể duy trị lợi thế cạnh tranh trong việc cung ứng dịch vụ này bởi lẻ càng hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu thì nguy cơ bị đào thải rất lớn do những yếu kém nội tại của bản thân NHCTĐN . Trong cuộc cạnh tranh ngày một gay gắt như hiện nay thì việc thu hút khách hàng luôn đóng vai trò quyết định. Nhưng để thành công trong quá trình lôi kéo khách hàng đến với dịch vụ KDNT của mình thì không phải NH cũng làm tốt được bên cạnh đó hoạt động KDNT luôn chứa đựng trong nó những rủi ro rất lớn .Với chuyên đề tốt nghiệp nghiên cứu về hoạt động KDNT tại Ngân Hàng Công Thương Đà Nẵng tôi phần nào đã phản ánh chính xác trung thực tình hình KDNT tại NHCTĐN nói chung và hệ thống NHTM Việt Nam nói riêng.Quả thực đây là công trình mà với tôi là sự cố gắn vượt bậc bởi lẻ tôi trong quá trình nghiên cứu thực tế ọc hỏi được nhiều mà hoàn toàn không giáo trình giảng dạy bên cạnh đó tôi nổ lực hết mình trong nghiên cứu các giáo trình về nghiệp vụ NHTM ,quản trị ngân ngân hàng đó là những môn học mà sinh viên chuyên ngành ngoại thương chúng tôi chưa hề học đến.Với tôi đây là sản phẩm hết sức quí báu mõi trang giấy mà tôi viết ra chứa đựng biết bao mồ hôi công sức ,chiến đấu với lối học cũ chỉ biết tiếp nhận sự giảng dạy từ giáo viên mà chưa phát được tin thần sáng tạo để tìm tòi nghiên cứu phát triển những gì mà mình đã cóp nhặt được từ thực tế. Cũng như trang đầu tiên ,tôi một lần nữa muốn dành những dòng chử cuối cùng này thể hiện lòng biết ơn chân thành nhất đến các thầy cô đã âm thầm dạy dỗ chúng tôi để hôm nay sắp phải ra trường lòng đầy bồi hồi luyến tiếc.Tôi chỉ mong mỏi một điều duy nhất là mong các thầy cô luôn khỏe mạnh để vửng tay chèo lài con thuyền đưa thế hệ đàn em của chúng tôi đến những đỉnh cao của tri thức. Tôi xin cảm ơn các thầy cô trong khoa TM-DL đặc biệt giáo viên hướng dẫn của tôi thầy Nguyễn Thanh Liêm đã nhiệt tình giúp đở tôi trong suốt kì thực tập này.   Một ngày lổ tối đa bao nhiêu ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTH2849.doc
Tài liệu liên quan