Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty Tem

Lời mở đầu Đại hội đảng toàn quốc lần thứ VI đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện, tạo ra bước ngoặt trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và sự phát triển của kinh tế đất nước. Sau gần 20 năm đổi mới, đất nước ta đã thực hiện sự chuyển mình và đạt được những thành tựu to lớn cả về kinh tế – xã hội- chính trị. Đó là bước ngoặt cơ bản của nền kinh tế nước ta thoát khỏi cuộc khủng hoảng, đứng vững và phát triển trong cơ chế thị trường. Hiệu quả đạt được ngày càng cao sau mỗi kỳ hoạt động sản

doc95 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1340 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty Tem, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xuất kinh doanh được coi là mục tiêu của mỗi doanh nghiệp nói chung và Công ty Tem nói riêng. Chỉ có đạt được hiệu quả sau mỗi kỳ sản xuất kinh doanh, Công ty Tem mới có điều kiện mở rộng sản xuất cùng các đơn vị khác trong Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, đáp ứng nhu cầu truyền đưa tin tức của nền kinh tế và của nhân dân, đồng thời trụ vững và phát triển trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, trong điều kiện kinh tế hội nhập, muốn vậy, Công ty Tem phải luôn luôn phấn đấu đạt hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, thực tế đòi hỏi Công ty Tem phải có những giải pháp sao cho hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả cao hơn. Hiệu quả sản xuất kinh doanh là chất xúc tác mạnh vừa góp phần nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên, là sự phát triển của công ty, ngành cũng như nền kinh tế đất nước. Là nền tảng góp phần vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước. Xuất phát từ vấn đề bức thiết đó, quá trình công tác tại Công ty Tem và những kiến thức đã học tập, nghiên cứu tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, với mong muốn Công ty có thể giải quyết được những khó khăn để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Em đã chọn đề tài: "Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Tem” làm đề tài luận văn tốt nghiệp. Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Chương 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Tem. Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Tem. Chương I Một số vấn đề về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh 1.1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh 1.1.1. Bản chất của hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh 1.1.1.1. Các quan điểm cơ bản về hiệu quả Mặc dù còn nhiều quan điểm khác nhau nhau song có thể khẳng định trong cơ chế kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay mọi doanh nghiệp kinh doanh đều có mục tiêu bao trùm, lâu dài là tối đa hóa lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu này doanh nghiệp phải xác định chiến lược kinh doanh trong mọi giai đoạn phát triển cho phù hợp với những thay đổi của môi trường cạnh tranh như hiện nay, phải phân bổ và quản trị có hiệu quả các nguồn lực và luôn kiểm tra quá trình đang diễn ra là có hiệu quả. Muốn kiểm tra tính hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh phải đánh giá được hiệu quả kinh doanh ở phạm vi doanh nghiệp cũng như ở từng bộ phận của nó. Có thể nói rằng, mặc dù có sự thống nhất quan điểm cho rằng phạm trù hiệu quả kinh doanh phản ánh mặt chất lượng của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp song lại khó tìm thấy sự thống nhất trong quan niệm về hiệu quả kinh doanh. Có quan điểm cho rằng “Hiệu quả sản xuất diến ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loạt hàng hóa mà không cắt giảm sản lượng của một loạt hàng hóa khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên giới hạn khả năng sản xuất của nó”. Thực chất quan điểm này đã đề cập đến khía cạnh phân bổ có hiệu quả các nguồn lực của nền sản xuất xã hội. Trên góc độ này rõ ràng phân bổ các nguồn lực kinh tế sau cho đạt được việc sử dụng mọi nguồn lực trên đường giới hạn khả năng sản xuất sẽ làm cho nền kinh tế có hiệu quả và rõ ràng xét trên phương diện lý thuyết thì đây là mức hiệu quả cao nhất mà mỗi nền kinh tế có thể đạt được trên đường giới hạn năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đạt được mức hiệu quả kinh doanh này sẽ cần thiết rất nhiều điều kiện, trong đó đòi hỏi phải dự báo và quyết định đầu tư sản xuất theo quy mô phù hợp với cầu thị trường. Thế nhưng không phải lúc nào điều kiện này cũng trở thành hiện thực. Nhiều nhà quản trị học quan niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí phải bỏ ra để đạt được két quả đó. Manfredkuhn cho rằng: “Tính hiệu quả được xác định bằng cách lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh doanh ”. Từ các quan điểm trên có thể hiểu một nguồn lực (nhân tài, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định. Trình độ lợi dụng các nguồn lực chỉ có thể được đánh giá trong mối quan hệ với kết quả tạo ra để xem xét với mỗi sự hao phí nguồn lực xác định có thể tạo ra kết quả ở mức độ nào. Vì vậy, có thể mô tả hiệu quả kinh doanh bằng công thức chung nhất như sau: H= K/C Với: H: Hiệu quả kinh doanh K: Kết qủa đạt được C: Hao phí nguồn lực cần thiết gắn với kết quả đó. Như thế hiệu quả kinh doanh phản ánh mặt chất lượng các hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp trong sự vận động không ngừng của các quá trình sản xuất kinh doanh không phụ thuộc vào quy mô và vận tốc biến động của từng nhân tố. 1.1.1.2. Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực vật chất sản xuất(lao động, máy móc, thiết bị, nguyên liệu, tiền vốn) trong quá trình tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để hiểu rõ bản chất của phạm trù hiệu quả kinh doanh cần phân biệt rõ ranh giới giữa hai phạm trù hiệu quả và kết quả. Kết quả là phạm trù phản ánh những cái gì thu được sau một quá trình kinh doanh nào đó. Kết quả bao giờ cũng là mục tiêu của doanh nghiệp có thể được biểu hiện bằng đơn vị hiện vật hoặc đơn vị giá trị. Các đơn vị cụ thể được sử dụng tùy thuộc vào đặc trưng của sản phẩm mà quá trình kinh doanh tạo ra, nó có thể là tấn, tạ, kg, m3, lít….. Các đơn vị giá trị có thể là đồng, triệu đồng, ngoại tệ…Kết quả cũng có thể phản ánh mặt chất lượng của sản xuất kinh doanh hoàn toàn định tính như uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm…Cần chú ý rằng không phải chỉ kết quả định tính mà kết quả định lượng của một thời kỳ kinh doanh nào đó thường là rất khó xác định bởi nhiều lý do như kết quả không chỉ là sản phẩm hoàn chỉnh mà còn là sản phẩm dở dang, bán thành phẩm. Hơn nữa hầu như quá trình sản xuất lại tách rời quá trình tiêu thụ nên ngay cả sản phẩm sản xuất xong ở một thời kỳ nào đó cũng chưa thể kết luận rằng liệu sản phẩm đó có tiêu thụ được không và bao giờ thì tiêu thụ được và thu được tiền về….. Trong khi đó hiệu quả là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất. Trình độ lợi dụng các nguồn lực không thể đo bằng các đơn vị hiện vật hay giá trị mà là một phạm trù tương đối. Cần chú ý rằng trình độ lợi dụng các nguồn lực chỉ có thể hiểu và phản ánh bằng số tương đối: Tỷ số giữa kết quả và hao phí nguồn lực, tránh nhầm lẫn giữa phạm trù hiệu quả kinh doanh với phạm trù mô tả sự chênh lệch giữa kết quả và hao phí nguồn lực. Chênh lệch giữa kết quả và chi phí nguồn lực luôn là tuyệt đối, phạm trù này chỉ phản ánh mức độ đạt được về một mặt nào đó nên cũng mang bản chất là kết quả của quá trình kinh doanh và không bao giờ phản ánh được trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất. Vậy hiệu quả kinh doanh là một phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực phản ánh mặt chất lượng của quá trình kinh doanh, phức tạp và khó tính toán bởi cả phạm trù kết quả và hao phí nguồn lực gắn với một thời kỳ cụ thể nào đó điều khó xác định một cách chính xác. 1.1.1.3. Phân loại hiệu quả SXKD a. Hiệu quả kinh tế cá biệt và hiệu quả kinh tế – xã hội Hiệu quả kinh tế cá biệt là hiệu quả kinh tế thu được từ hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp của từng thương vụ kinh doanh. Biểu hiện chung của hiệu quả cá biệt là doanh lợi mà mỗi doanh nghiệp đạt được và đó chính là là hiệu quả kinh doanh. Hiệu quả kinh tế xã hội mà một thương vụ mang lại cho nền kinh tế quốc dân là sự đóng góp của hoạt động kinh doanh vào việc phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng năng suất lao động xã hội, tích lũy ngoại tệ, tăng thu cho ngân sách, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhân dân… Trong quản lý kinh doanh, hiệu quả cá biệt của từng doanh nghiệp từng thương vụ rất được coi trọng trong nền kinh tế thị trường vì hoạt động có hiệu quả thì mới có cái để doanh nghiệp mở rộng và phát triển quy mô kinh doanh. Nhưng quan trọng hơn là phải đạt được hiệu quả kinh tế xã hội đối với nền kinh tế quốc dân, đó là tiêu chuẩn quan trọng của sự phát triển. Hiệu quả kinh tế xã hội và hiệu quả có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và tác động qua lại với nhau. Hiệu quả kinh tế xã hội đạt được trên cơ sở hiệu quả của các doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả cá biệt, tuy nhiên có trường hợp hiệu quả cá biệt của một số doanh nghiệp nào đó không đảm bảo nhưng hiệu quả chung kinh tế xã hội vẫn thu được. Điều này có thể xảy ra trong những trường hợp nhất định trong những thời điểm nhất định do những nguyên nhân khách quan mang lại. Mặt khác, để thu được hiệu quả kinh tế xã hội đôi khi phải từ bỏ một số hiệu quả cá biệt nào đó. Bởi vậy, Nhà nước cần có chính sách đảm bảo kết hợp hài hòa lợi ích chung của toàn xã hội với lợi ích của từng doanh nghiệp và người lao động trên quản điểm cơ bản là đặt hiệu quả kinh doanh trong hiệu quả kinh tế xã hội. b. Hiệu quả của chi phí bộ phận và chi phí tổng hợp Các doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh với nguồn vật lực nhất định và do đó họ đưa ra thị trường sản phẩm với chi phí cá biệt nhất định. Khi tiêu thụ hàng hóa trên thị trường các doanh nghiệp đều cố gắng tối ưu hóa lợi nhuận thông qua giá cả, song thị trường mới là nơi quyết định giá cả của sản phẩm. Sở dĩ như vậy là do thị trường trường chỉ thừa nhận mức hao phí lao động xã hội cần thiết trung bình để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa. Quy luật giá trị đã đặt các doanh nghiệp với mức chi phí cá biệt khác nhau trên cùng một mặt bằng trao đổi phải thông qua một mức mức giá do chính thị trường quyết định. Tại mỗi doanh nghiệp, chi phí bỏ ra để tiến hành sản xuất kinh doanh suy đến cùng cũng chỉ là chi phí lao động xã hội, nhưng khi đánh giá hiệu quả kinh tế, chi phí lao động xã hội biểu hiện dưới dạng chi phí cụ thể như sau: Chi phí trong quá trình sản xuất sản phẩm. Chi phí ngoài quá trình sản xuất sản phẩm. c. Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh Mục tiêu của quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung là với một trình độ nhất định phải sử dụng sao cho có hiệu quả cao nhất. Muốn vây, phải đánh giá được trình độ sử dụng các loại chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh chứng minh được với các phương án khác nhau sẽ có những chi phí, hiệu quả khác nhau để từ đó tìm ra được phương án tối ưu. Chính từ ý tưởng như vậy, cần có sự phân biệt giữa hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả quả so sánh trong sản xuất kinh doanh. Hiệu quả tuyệt đối là lượng hiểu quả được tính toán cho từng phương án cụ thể bằng cách xác định mức lợi ích thu được với lượng chi phí bỏ ra. Chẳng hạn, tính toán mức lợi nhuận thu được từ một đồng chi phí sản xuất hoặc từ một đồng vốn bỏ ra,… Người ta xác định hiệu quả tuyệt đối khi phải bỏ chi phí ra để thực hiện một thương vụ nào đó, để biết được với những chi phí bỏ ra sẽ thu được những lợi ích cụ thể và mục tiêu cụ thể gì, từ đó đi đến quyết định có nên bỏ ra chi phí hay không cho thương vụ đó. Vì vậy, trong công tác quản lý sản xuất kinh doanh, bất kỳ công việc gì đòi hỏi phải bỏ ra chi phí dù với một lượng lớn hay nhỏ cũng phải tính toán hiệu quả tuyệt đối. Hiệu quả so sánh được xác định bằng cách so sánh các chỉ tiêu hiệu quả tuyệt đối của các phương án với nhau. Nói cách khác, hiệu quả so sánh chính là mức chênh lệch về hiệu quả tuyệt đối các phương án. Mục đích chủ yếu của việc tính toán này là so sánh mức độ hiệu quả của các phương án, từ đó cho phép lựa chọn một cách làm, một phương án có hiệu quả nhất. Giữa hiệu quả tuyệt đối với hiệu quả so sanhs mặc dù độc lập với nhau song chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau và làm căn cứ của nhau.Thật vậy, trên cơ sở của hiệu quả tuyệt đối người ta sẽ xác định phương án tối ưu. Nói một cách trên cơ sở những chỉ tiêu tuyệt đối của từng phương án, người ta so sánh mức hiệu quả của từng phương án và tìm ra mức chênh lệch về hiệu quả giữa các phương án đó chính là hiệu quả so sánh. d. Hiệu quả kinh doanh ngắn hạn và dài hạn Thứ nhất: Hiệu quả kinh doanh ngắn hạn là hiệu quả kinh doanh được xem xét, đánh giá ở từng khoảng thời gian ngắn. Hiệu quả kinh doanh ngắn hạn chỉ đề cập đến từng khoảng thời gian ngắn hạn như tuần, tháng, quý, năm… Thứ hai; Hiệu quả kinh doanh dài hạn là hiệu quả kinh doanh được xem xét, đánh giá trong khoảng thời gian dài, gắn với chiến lược, kế hoạch dài hạn hoặc thậm chí nói đến hiệu quả kinh doanh dài hạn người ta hay nhắc đến hiệu quả lâu dài gắn với quãng thời gian tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Cần chú ý rằng giữa hiệu quả kinh doanh dài hạn và ngắn hạn vừa có mối quan hệ biện chứng với nhau và trong nhiều trường hợp có thể mâu thuẫn với nhau. Về nguyên tắc chỉ có thể xem xét và đánh giá hiệu quả kinh doanh ngắn hạn trên cơ sở vẫn đảm bảo đạt được hiệu quả kinh doanh dài hạn trong tương lai. 1.1.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh 1.1.2.1. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là công cụ quản lý kinh doanh Để tiến hành bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh cũng đều phải tập hợp các phương tiện vật chất cũng như con người và thực hiện sự kết hợp giữa lao động với các yếu tố vật chất để tạo ra kết quả phù hợp với ý đồ của doanh nghiệp và từ đó có thể tạo ra lợi nhuận. Như vậy, mục tiêu bao trùm lâu dài của kinh doanh là tạo ra lợi nhuận, tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở những nguồn lực sản xuất sẵn có. Để đạt được mục tiêu này quản trị doanh nghiệp phải sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Hiệu quả kinh doanh là một trong các công cụ để các nhà quản trị thực hiện chức năng 1.1.2.2.Sản xuất kinh doanh có hiệu quả là điều kiện sống còn đối với mọi doanh nghiệp Sản xuất ra cái gì? như thế nào? cho ai? sẽ không thành vấn đề bàn nếu nguồn tài nguyên không hạn chế. Người ta có thể sản xuất ra vô tận hàng hoá, sử dụng thiết bị máy móc, nguyên vật liệu, lao động ,một cách không cần tính toán, không cần suy nghĩ cũng chẳng sao nếu nguồn tài nguyên là vô tận. Nhưng thực tế, mọi nguồn tài nguyên trên trái đất như đất đai, khoáng sản, hải sản,.... là một phạm trù hữu hạn và ngày càng khan hiếm cạn kiệt do con người khai thác và sử dụng chúng không đúng cách. Trong khi đó một mặt dân cư ở từng vùng, từng quốc gia và toàn thế giới ngày càng tăng và tốc độ tăng dân số cao làm cho nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao, không có giới hạn, nhu cầu tiêu dùng vật phẩm của con người lại là phạm trù không có giới hạn. Do vật liệu, của cải khan hiếm lại càng khan hiếm và ngày càng khan hiếm theo nghĩa tuyệt đối lẫn tương đối. Thực ra khan hiếm mới chỉ là điều kiện cần của sự lựa chọn kinh tế nó buộc con người phải lựa chọn kinh tế. Càng ngược trở lại đây, tổ tiên ta càng không phải lựa chọn kinh tế vì lúc đó dân cư còn ít mà của cải trên trái đất lại phong phú đa dạng. Khi đó loài người chỉ chú ý đến phát triển kinh tế theo chiều rộng. Tăng trưởng kết quả sản xuất trên cơ sở gia tăng các yếu tố sản xuất, tư liệu lao động đất đai... Như vậy nâng cao hiệu quả kinh doanh tức là đã nâng cao khả năng sử dụng các nguồn lực có hạn trong sản xuất, đạt được sự lựa chọn tối ưu. Trong điều kiện khan hiếm các nguồn lực sản xuất thì nâng cao hiệu quả kinh doanh là điều kiện không thể không đặt ra đối với bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào. Trong cơ chế thị trường, việc giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? dựa trên quan hệ cung cầu, giá cả thị trường, cạnh tranh và hợp tác. Các doanh nghiệp phải tự ra các quyết định kinh doanh của mình, tự hạch toán lỗ lãi, lãi nhiều hưởng nhiều, lãi ít hưởng ít, không có lãi thì sẽ dẫn đến phá sản. Lúc này mục tiêu lợi nhuận trở thành một trong những mục tiêu quan trọng nhất , mang tính chất sống còn của sản xuất kinh doanh. Mặt khác, trong nền kinh tế thị trường thì các doanh nghiệp phải cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Các doanh nghiệp phải có được lợi nhuận và đạt được lợi nhuận ngày càng cao. Do vậy, đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh luôn là vấn đề được quan tâm của doanh nghiệp và trở thành điều kiện sống còn để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường. 1.1.3. Tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Trong quá trình kinh doanh các doanh nghiệp phải luôn gắn mình với thị trường, nhất là trong cơ chế thị trường hiện nay đặt các doanh nghiệp trong sự cạnh tranh gay gắt lẫn nhau. Do đó để tồn tại được trong cơ chế thị trường cạnh tranh hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp phải hoạt động một cách có hiệu quả hơn. Các nguồn nhân lực sản xuất xã hội là một phạm trù khan hiếm, càng ngày người ta càng sử dụng nhiều các nhu cầu khác nhau của con người. Trong khi các nguồn lực sản xuất xã hội ngày càng giảm thì nhu cầu của con người lại càng đa dạng. Điều này phản ánh quy luật khan hiếm. Quy luật khan hiếm bắt buộc mọi doanh nghiệp phải trả lời chính xác ba câu hỏi: sản xuất cái gi? Sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai?Vì thị trường chỉ chấp nhận cái nào sản xuất đúng loại sản phẩm với số lượng và chất lượng phù hợp. Để thấy được sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, trước hết chúng ta phải nghiên cứu cơ chế thị trường và hoạt động của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường và hoạt động của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Thị trường là nơi diễn ra quả trình trao đổi hàng hoá. Nó tồn tại một cách khách quan không phụ thuộc vào một ý kiến chủ quan nào. Bởi vì thị trường ra đời và phát triển gắn liền với lịch sử phát triển của nền sản xuất hàng hoá. Ngoài ra thị trường còn có một vai trò quan trọng trong công việc điều tiết và lưu thông hàng hoá. Thông qua đó các doanh nghiệp có thể nhận biết được sự phân phối các nguồn lực thông qua hệ thống giá cả trên thị trường. Trên thị trường luôn tồn tại các qui luật vận động của hàng hoá , giá cả, tiền tệ... Như các quy luật này tạo thành hệ thống thống nhất và hệ thống này chính là cơ chế thị trường. Như vậy cơ chế thị trường được hình thành bởi sự tác động tổng hợp trong sản xuất và trong lưu thông hàng hoá trên thị trường. Thông qua các quan hệ mua bán hàng hoá, dịch vụ trên thị trường nó tác động đến việc điều tiết sản xuất, tiêu dùng, đầu tư và từ đó làm thay đổi cơ cấu sản phẩm, cơ cấu ngành. Nói cách khác cơ chế thị trường điều tiết quá trình phân phối lại các nguồn lực trong sản xuất kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội một cách tối ưu nhất. Tóm lại, với sự vận động đa dạng, phức tạp của cơ chế thị trường dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp , góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của các doanh nghiệp cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Tuy nhiên để tạo ra được sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đòi hỏi các doanh nghiệp phải xác định cho mình một phương thức hoạt động riêng. Xây dựng các chiến lược, các phương án kinh doanh một cách phù hợp và có hiệu quả. Như vậy trong cơ chế thị trường nâng cao hiệu quả kinh doanh vô cùng quan trọng, nó được thể hiện thông qua: + Thứ nhất: Nâng cao hiệu quả kinh doanh là cơ sở cơ bản để đảm bảo sự tồn tại của doanh nghiệp được xác định bởi sự có mặt của doanh nghiệp trên thị trường, mà hiệu quả kinh doanh lại là nhân tố trực tiếp đảm bảo sự tồn tại này, đồng thời mục tiêu của doanh nghiệp là luôn tồn tại và phát triển một cách vững chắc. Do đó việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là một đòi hỏi tất yếu khách quan đối với tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường hiện nay. Do yêu cầu của sự tồn tại và phát triển cảu mỗi doanh nghiệp đòi hỏi nguồn thu nhập của mỗi doanh nghiệp phải không ngừng tăng lên. Nhưng trong điều kiện nguồn vốn và các yếu tố kỹ thuật cũng như các yếu tố khác của các quá trình sản xuất chỉ thay đổi trong khuôn khổ nhất định thì để tăng lợi nhuận đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả kinh doanh. Như vậy hiệu quả kinh doanh là điều kiện hết sức quan trọng việc đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Một cách nhìn khác là sự tồn tại của doanh nghiệp được xác định bởi sự tạo ra hàng hoá của cải vật chất và các dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của xã hội, đồng thời tạo ra sự tích luỹ cho xã hội. Để thực hiện được như vậy thì mỗi doanh nghiệp đều phải vươn lên để đảm bảo thu nhập đủ bù đắp chi phí bỏ ra và có lãi trong quá trình hoạt động kinh doanh. Có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu tái sản xuất trong nền kinh tế. Và như vậy chúng ta buộc phải nâng cao hiệu quả kinh doanh một cách liên tục trong mọi khâu của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh như là một yêu cầu tất yếu. Tuy nhiên sự tồn tại mới chỉ là yêu cầu mang tính chất giản đơn còn sự phát triển và mở rộng của doanh nghiệp mới là yêu cầu quan trọng.Bởi vì sự tồn tại của doanh nghiệp luôn phải đi kèm với sự phát triển mở rộng doanh nghiệp, đòi hỏi phải có sự tích luỹ đảm bảo cho quá trình tái sản xuất mở rộng theo đúng quy luật phát triển. Như vậy để phát triển và mở rộng doanh nghiệp mục tiêu lúc này không còn đủ bù đắp chi phí bỏ ra để phát triển quá trình tái sản xuất giản đơn mà phải đảm bảo có tích luỹ đáp ứng nhu cầu tái sản xuất mở rộng, phù hợp với quy luật khách quan và một lần nữa nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh được nhấn mạnh. +Thứ hai: Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là nhân tố thúc đẩy sự cạnh tranh và tiến bộ trong kinh doanh . Chính việc thúc đẩy cạnh tranh yêu cầu các doanh nghiệp phải tự tìm tòi, đầu tư tạo nên sự tiến bộ trong kinh doanh . Chấp nhận cơ chế thị trường là chấp nhận sự cạnh tranh. Trong khi thị trường ngày càng phát triển thì cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt và khốc liệt hơn. Sự cạnh tranh lúc này không còn là cạnh tranh về mặt hàng mà cạnh tranh cả về chất lượng, giá cả và các yếu tố khác. Trong khi mục tiêu chung của các doanh nghiệp đều là phát triển thì cạnh tranh là yếu tố làm các doanh nghiệp mạnh lên nhưng ngược lại cũng có thể là các doanh nghiệp không tồn tại được thị trường. +Thứ ba: Mục tiêu bao trùm, lâu dài của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận. Để thực hiện mục tiêu này doanh nghiệp phải tiến hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra sản phẩm cung cấp cho nguồn nhân lực sản xuất xã hội nhất định. Doanh nghiệp càng tiết kiệm sử dụng các nguồn lực này bao nhiêu sẽ càng có cơ hội để thu được nhiều lợi nhuận bấy nhiêu. Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh tính tương đối của việc sử dụng tiết kiệm các nguồn lực xã hội nên là điều kiện để thực hiện mục tiêu bao trùm, lâu dài của doanh nghiệp. Hiệu qủa kinh doanh càng cao, càng phản ánh doanh nghiệp đã sử dụng tiết kiệm các nguồn lực sản xuất. Vì vậy, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là đòi hỏi khách quan để doanh nghiệp thực hiện mục tiêu bao trùm, lâu dài là tối đa hoá lợi nhuận. Chính sự nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là con đường nâng cao sức mạnh cạnh tranh và khả năng tồn tại, phát triển của mỗi doanh nghiệp. 1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 1.2.1. Nhân tố bên trong doanh nghiệp 1.2.1.1. Nhân tố vốn Đây là một nhân tố tổng hợp phản ánh sức mạnh cảu doanh nghiệp thông qua khối lượng vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh khả năng phân phối, đầu tư có hiệu quả các nguồn vốn, khả năng quản lý có hiệu quả các nguồn vốn kinh doanh . Yếu tố vốn là chủ chốt quyết định đến quy mô của doanh nghiệp và quy mô có cơ hội có thể khai thác. Nó phản ánh sự phát triển của doanh nghiệp và là sự đánh giá về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kinh doanh. 1.2.1.2. Nhân tố con người (Lực lượng lao động) Người ta nhắc đến luận điểm ngày càng khoa học kỹ thuật công nghệ đã trở thành lực lượng lao động trực tiếp. áp dụng kỹ thuật tiên tiến là điều kiện trên quyết để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp .Tuy nhiên, cần thấy rằng: Thứ nhất, máy móc dù tối tân đến đâu cũng do con người chế tạo. Nếu không có sự lao động sáng tạo của con người sẽ không thể có các máy móc thiết bị đó. Thứ hai, máy móc thiết bị có hiện đại đến đâu thì cũng phải phù hợp với trình độ tổ chức kỹ thuật, trình độ sử dụng máy móc của người lao động. Thực tế do trình độ sử dụng kém nên vừa không đem lại năng suất cao vừa tốn kém tiền bạc cho hoạt động sửa chữa, kết cục là hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp. Trong sản xuất kinh doanh lực lượng lao động của doanh nghiệp có thể vừa sáng tạo vừa đưa chúng vào sử dụng tạo ra tiềm năng lớn cho việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng chính lực lượng sáng tạo ra sản phẩm mới. Với kiểu dáng phù hợp với người tiêu dung làm cho sản phẩm cảu doanh nghiệp có thể bán với giá cao tạo ra hiệu quả kinh doanh cao. Lực lượng lao động trực tiếp tác động đến năng suất lao đông, trình độ sử dụng nguồn lực khác (máy móc thiết bị, nguyên vật liệu....) nên tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chăm lo việc đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ lao động được coi là nhiệm vụ hàng đầu của nhiều doanh nghiệp hiện nay và thực tế cho thấy những doanh nghiệp mạnh trên thị trường thế giới là những doanh nghiệp có đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn cao , có tác phong làm việc khoa học và có kỷ luật nghiêm minh 1.2.1.3. Nhân tố phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật công nghệ Trong nền kinh tế thị trường hiện nay công nghệ là yếu tố quyết định cho sự phát triển của sản xuất kinh doanh, là cơ sở để doanh nghiệp khẳng định vị trí cảu mình trên thương trường. Chính sách công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đảng và nhà nước chính là để khuyến khích các doanh nghiệp thích ứng tốt hơn với những thay đổi trong môi trường công nghệ. Sự thay đổi của công nghệ tác động tới doanh nghiệp theo nhiều khía cạnh khác nhau, đặc biệt nó không tách rời khỏi yếu tố con người. Hơn nữa yếu tố con người còn quyết định sự thành công hay thất bại của những thay đổi lớn trong công nghệ. Công nghệ và đổi mới công nghệ là động lực là nhân tố của phát triển trong các doanh nghiệp. Đổi mới công nghệ là yếu tố là biện pháp cơ bản giữ vai trò quyết định để doanh nghiệp giành thắng lợi trong cạnh tranh .Công nghệ lạc hậu sẽ tiêu hao nguyên vật liệu lớn, chi phí nhân công và lao động nhiều, do vậy và giá thành tăng. Nền kinh tế hàng hoá thực sự đặt ra yêu cầu bức bách, buộc các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển muốn có vị trí vững chắc trong quá trình cạnh tranh phải thực hiện gắn sản xuất với khoa học kỹ thuật và coi chất lượng sản phẩm là vũ khí sắc bén nhất trong cạnh tranh trên thị trường đồng thời là phương pháp có hiệu qủa tạo ra nhu cầu mới. Ngày nay, cạnh tranh giá cả đã chuyển sang cạnh tranh chất lượng. Như vậy vai trò của đổi mới công nghệ tiên tiến có thể giải quyết được các vấn đề mà nền kinh tế thị trường đặt ra. Căn cứ vào các đặc trưng của công nghệ cũng như nhu cầu cần thiết của việc đổi mới công nghệ thì mục đích chính và quan trọng nhất của đổi mới công nghệ là nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao, duy trì và phát triển doanh nghiệp ngày càng đi lên. Mục đích đổi mới công nghệ cần phải tập chung là: -Tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp về chất lượng , sản phẩm, thông qua chiến lược sản phẩm trên cơ chế thị trường. -Tăng năng suất lao động, tạo ra hiệu quả cao cho các doanh nghiệp -Tạo ra lợi nhuận siêu nghạch, đạt được năng suất cao trong sản xuất kinh doanh . -Góp phần thực hiện tốt chủ trương của đảng và nhà nước về hiện đại hóa, công nghiệp hóa trong các doanh nghiệp phù hợp với xu hướng chung của cả nước. 1.2.1.4. Hệ thống trao đổi và sử lý thông tin. Thông tin được coi là một hàng hoá, là đối tượng kinh doanh và nền kinh tế thị trường hiện nay được coi là nền kinh tế thông tin hoá. Để đạt được hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần có nhiều thông tin chính xác về cung cầu thị trường, dịch vụ, hàng hoá, công nghệ, đối thủ cạnh tranh , thông tin về giá cả , tỷ giá... Ngoài ra, doanh nghiệp còn rất cần đến các thông tin về kinh nghiệm thành công hay thất bại của các doanh nghiệp khác ở trong nước và quốc tế, cần biết các thông tin về thay đổi trong các chính sách kinh tế của nhà nước và các nước khác có liên quan. Trong sản xuất kinh doanh biết mình biết người và nhất là hiểu rõ được các đối thủ cạnh tranh thì mới có đối sách giành thắng lợi trong cạnh tranh , có chính sách phát triển mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau kinh nghiệm thành công của nhiều doanh nghiệp nắm bắt được các thông tin cần thiết và xử lý, sử dụng các thông tin đó kịp thời là một điều kiện quan trọng để ra các quyết định sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao. Những thông tin chính xác được cung cấp kịp thời sẽ là cơ sở vững chắc để doanh nghiệp xác định phương hướng kinh doanh , xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh dài hạn của doanh nghiệp . 1.2.1.5. Trình độ tổ chức sản xuất và trình độ quản trị doanh nghiệp Trong sản xuất kinh doanh hiện tại, đối với mọi doanh nghiệp có đặc điểm sản xuất kinh doanh cũng như quy mô khác. Nhân tố quản trị đóng vai trò càng lớn trong việc nâng cao hiệu quả và kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh. Đội ngũ các nhà quản trị mà đặc biệt là các nhà quản trị cao cấp, lãnh đạo doanh nghiệp bằng phẩm chất và tài năng của mình có vai trò quan trọng bậc nhất, ảnh hưởng có tính chất quyết định đến sự thành đạt của một doanh nghiệp. Kết quả và hiệu quả hoạt động của quản trị doanh nghiệp đều phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn của đội ngũ các nhà quản trị cũng như cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp, việc xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận chức năng và thiết lập mối quan hệ giữa các bộ phận chức năng đó. Người quản trị doanh nghiệp phải chú ý tới hai nhiệm vụ chính. - Xây dựng tập thể thành một hệ thống đoàn kết, năng động, sáng tạo, lao động đạt hiệu quả cao. - Dìu dắt tập thể dưới quyền, hoàn thành mục đích và mục tiêu của doanh nghiệp một cách vững chắc và ổn định. 1.2.2. Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 1.2.2.1. Môi trường chính trị - pháp luật Các yếu tố thuộc môi trường chính trị - pháp luật chi phối mạnh mẽ đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh ._.của doanh nghiệp. Sự ổn định chính trị được xác định là một trong những tiền đề quan trọng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sự thay đổi của môi trường chính trị có thể ảnh hưởng có lợi cho một nhóm doanh nghiệp này nhưng lại kìm hãm sự phát triển của nhóm doanh nghiệp khác hoặc ngược lại. Hệ thống pháp luật hoàn thiện, không thiên vị là một trong những tiền đề ngoài kinh tế của kinh doanh. Mức độ hoàn thiện, sự thay đổi và thực thi pháp luật trong nền kinh tế có ảnh hưởng lớn đến việc hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường này có tác động trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vì môi trường pháp luật ảnh hưởng đến mặt hàng sản xuất ngành nghề, phương thức kinh doanh...của doanh nghiệp. Không những thế nó còn tác động đến chi phí của doanh nghiệp cũng như là chi phí lưu thông chi phí vận chuyển, mức độ về thuế.... Đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Tóm lại môi trường chính trị - pháp luật có ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bằng cách tác động đến hoạt động của doanh nghiệp qua hệ thống công cụ pháp luật, công cụ vĩ mô … 1.2.2.2. Môi trường kinh doanh Nhân tố ảnh hưởng thuộc môi trường kinh doanh bao gồm như là: Đối thủ cạnh tranh, thị trường kinh doanh trong nước, môi trường kinh doanh quốc tế, cơ cấu ngành, tập quán, mức thu nhập bình quân của dân cư,… 1.2.2.3. Môi trường tự nhiên Nhân tố ảnh hưởng của môi trường tự nhiên bao gồm những nhân tố chính như: thời tiết, khí hậu, mùa vụ, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý,… 1.2.2.4. Cơ sở hạ tầng Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng như: hệ thống đường giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, điện nước… đều là những nhân tố tác động mạnh mẽ đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ở vị trí có hệ thống giao thông thuận lợi, dân cư đông đúc và có trình độ dân trí cao sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, giảm chi phí sản xuất kinh doanh …. và do đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu cơ sở hạ tầng yếu kém sẽ ngược lại. 1.2.2.5. Môi trường cạnh tranh Cạnh tranh được xác định là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường với nguyên tắc ai hoàn thiện hơn, thoả mãn nhu cầu tốt hơn và hiệu quả hơn người đó sẽ thắng, sẽ tồn tại và phát triển. Duy trì cạnh tranh bình đẳng và đúng luật là công việc của chính phủ. Trong điều kiện đó vừa mở ra cơ hội để doanh nghiệp kiến tạo hoạt động của mình, vừa yêu cầu doanh nghiệp phải vươn lên phía trước để "vượt qua đối thủ". Các doanh nghiệp cần xác định cho mình một chiến lược cạnh tranh hoàn hảo. Chiến lược cạnh tranh cần phản ánh được các yếu tố ảnh hưởng của môi trường cạnh tranh bao quanh doanh nghiệp. 1.2.2.6. Môi trường kinh tế và công nghệ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường kinh tế và công nghệ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là rất lớn. Các yếu tố thuộc môi trường này quy định cách thức doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế trong việc sử dụng tiềm năng của mình và qua đó cũng tạo ra cơ hội kinh doanh cho từng doanh nghiệp, bao gồm: - Tiềm năng của nền kinh tế, các thay đổi về cấu trúc, cơ cấu kinh tế của nền kinh tế quốc dân, tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, xu hướng mở/đóng của nền kinh tế, tỷ giá hối đoái, mức độ thất nghiệp… - Cơ sở hạ tầng kỹ thuật nền kinh tế, trình độ trang bị kỹ thuật/công nghệ, khả năng nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong kinh tế/ngành kinh tế. 1.3. Chỉ tiêu đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 1.3.1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Hiệu quả sản xuất kinh doanh bưu chính viễn thông (BCVT) là một vấn đề phức tạp, có quan hệ đến toàn bộ các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh (lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động). Để đánh giá chính xác và có cơ sở khoa học hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp BC-VT cần phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu phù hợp gồm chỉ tiêu tổng quát và chỉ tiêu chi tiết (cụ thể) để tính toán. Các chỉ tiêu chi tiết phải phù hợp thống nhất với công thức đánh giá hiệu quả chung. 1.3.1.1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổng quát. Chi phí đầu vào bao gồm lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động và vốn kinh doanh, còn kết quả đầu ra được đo bằng các chỉ tiêu như khối lượng sản phẩm dịch vụ BCVT, doanh thu và lợi nhuận ròng. Hiệu quả sản xuất kinh doanh (H) = Kết quả đầu ra/ Chi phí đầu vào. Công thức trên phản ánh sức sản xuất (hay sức sinh lợi) của các chỉ tiêu phản ánh chi phí đầu vào, được tính cho tổng số hoặc tính cho riêng phần gia tăng. Cách tính này đã khắc phục những tồn tại khi tính theo dạng hiệu số. Nó đã tạo điều kiện nghiên cứu hiệu qủa SXKD - BCVT một cách toàn diện hơn. 1.3.1.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả bộ phận Dựa trên nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu bằng cách so sánh giữa kết quả đầu ra và chi phí đầu vào ta sẽ lập bảng hệ thống chỉ tiêu và lựa chọn những chỉ tiêu cơ bản nhất sao cho số lượng chỉ tiêu là ít nhất, tổng hợp nhất thuận lợi cho việc tính toán và phân tích. Hệ thống các chỉ tiêu chi tiết đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp BCVT bao gồm: a. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động Như chúng ta đã biết, lao động sống là một trong các yếu tố tạo nên sản phẩm dịch vụ, là nhân tố quan trọng trong quá trình SXKD. Do vậy trong công tác quản lý, sử dụng lao động, người lãnh đạo phải có các tiêu thức, cách tuyển dụng, đãi ngộ đối với người lao động vì đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả SXKD. - Doanh thu bình quân dld = Trong đó: T- số lao động bình quân sử dụng trong kỳ Dt -Doanh thu trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh một người lao động có thể làm được bao nhiêu đồng doanh thu trong một kỳ, chỉ tiêu này càng cao thì trình độ sử dụng lao động càng cao. Trong số nhân viên của doanh nghiệp Bưu Chính Viễn Thông được chia thành hai nhóm lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Do sự biến đổi của số nhân viên trong kỳ nên chỉ đơn thuần lấy số trung binh chung thì chưa hợp lý, do đó để đánh giá được chính xác ,hoàn hảo người ta cũng chia doanh thu bình quân một lao động thành từng trường hợp khác nhau, ta có công thức: Dldtt= Trong đó: Ttt : Số lao động trực tiếp bình quân sử dụng trong kỳ. - Chỉ tiêu mức sinh lợi nhuận bình quân trong kỳ của một người lao động. Lt = Trong đó:Ln : lợi nhuận thuần. Chỉ tiêu này phản ánh mỗi một lao động của doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trong một thời kỳ sản xuất kinh doanh - Mức doanh thu đạt được từ một đơn vị chí phí tiền lương dtt = - Mức sinh lợi của một đồng chi phí tiền lương ltl = Hai chỉ tiêu trên phản ánh trong kỳ kinh doanh , doanh nghiệp bỏ ra một đồng chi phí tiền lương đạt được bao nhiêu đồng doanh thu,lợi nhuận. Do vậy việc nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương là việc làm cần thiết để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. Ngoài ra, trên thực tế người ta sử dụng tỷ suất chi phí tiền lương. b. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn là một vấn đề then chốt gắn liền đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp Bưu chính viễn thông nói riêng. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn có tác dụng đánh giá chất lượng công tác quản lý vốn, chất lượng công tác sản xuất kinh doanh, trên cơ sở đó đề ra biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau: - Sức sản xuất của một đồng vốn H VSX= hoặc HVSX= Trong đó: HVSX: Sức sản xuất của một đồng vốn Q:Sản lượng sản phẩm dịch vụ Bưu chính viễn thông Dt: Tổng doanh thu thuần Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp bỏ ra một đồng vốn đem lại bao nhiêu đồng doanh thu - Suất hao phí vốn sản xuất hvsx = hoặc h vsx = Chỉ tiêu này cho biết để đạt được một đồng doanh thu (một đơn vị sản phẩm dịch vụ Bưu chính viễn thông) cần bao nhiêu đồng vốn. Tuy nhiên, sử dụng đồng vốn như thế nào để đạt được hiệu quả kinh tế cao đó là câu hỏi mà các nhà làm cộng tác quản lý vốn phải trả lời. Trên phương diện lý thuyết chúng ta chỉ phản ánh được phần nào các nhân tố ảnh hưởng mà các nhà quản lý cần xác định sự ảnh hưởng của chúng như: Giá cả, cấu thành doanh thu từ các bộ phận. Nhưng đây không phải là việc làm khả quan mà cần thiết nhất là chúng ta phân loại ra từng loại vốn khác nhau để đánh giá cụ thể. Thông thường người ta phân theo đặc điểm tuần hoàn vốn. Theo cách này ta có vốn kinh doanh của doanh nghiệp BCVT bao gồm : vốn cố định và vốn lưu động. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau: -Doanh thu đạt được từ một đồng vốn cố định. (Sức sản xuất của vốn cố định) hvcd = = -Sức sinh lời của một đồng vốn cố định: lvsx = = ý nghĩa của hai chỉ tiêu trên là trong một kỳ kinh doanh nhất định, doanh nghiệp bỏ ra một đồng vốn cố định thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận hoặc daonh thu. Chỉ tiêu này phản ánh chính xác hơn hiệu quả sử dụng vốn vì đối với nghành BCVT thì chi phí khấu hao tài sản cố định là những hao phí thực tế tạo ra kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động người ta sử dụng các chỉ tiêu sau: -Mức doanh thu đạt được một đồng vốn lưu động (sức sản xuất của vốn lưu động ) hvld = = - Sức sinh lợi của một đồng vốn lưu động lvld = = ý nghĩa của hai chỉ tiêu này là doanh nghiệp sử dụng một đồng vốn lưu động bình quân trong kỳ có thể mang lại bao nhiêu đồng doanh thu hoặc lợi nhuận .Chỉ tiêu này càng ngày càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động càng có hiệu qủa . Ngoài ra để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động còn sử dụng các chỉ tiêu sau: - Số vòng quay của vốn lưu động = Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đơn vị vốn lưu động bỏ vào kinh doanh có khả năng mang lại bao nhiêu đồng doanh thu hay thể hiện khả năng số vòng quay của vốn lưu động. - Thời gian của một vòng luân chuyển = Các chỉ tiêu trên không trực tiếp phản ánh hiệu qủa sản xuất kinh doanh của việc sử dụng vốn lưu động trên phương diện lý luận nhưng từ thực tế cho thấy :số vòng quay vốn lưu động tăng, số ngày chu chuyển giảm thì chứng tỏ tốc độ chu chuyển nhanh dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động cao. c. Hiệu quả sử dụng chi phí - Mức doanh thu từ một đơn vị chi phí bỏ ra (sức sản xuất của chi phí) = ; Chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ việc sử dụng chi phí của doanh nghiệp càng có hiệu quả dẫn đến hiệu qủa sản xuất kinh doanh càng cao. Công thức trên đã khái quát được khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp BCVT. Đó là sự so sánh “Kết quả nhận được”và “chi phí sử dụng ” cụ thể là so sánh giữa doanh thu đạt được và chi phí đã bỏ ra để sản xuất kinh doanh 1.3.2. Quan điểm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh biểu hiện trực tiếp ở việc tạo nên kết qủa lớn với chi phí nhỏ, hoàn thiện các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật của các hoạt động sản xuất kinh doanh . Bởi vậy, tất cả các biện pháp ứng dụng trong sản xuất kinh doanh mà có tác động đến kết quả và chi phí theo hướng trên đều được coi là các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế. Điều này có thể diễn giải cụ thể thành các trường hợp sau: - Hiệu quả kinh tế tăng do các biện pháp tác động theo hướng làm tăng kết quả và làm giảm chi phí. Đây là trường hợp lý tưởng khó có thể thực hiện trong cớ chế thị trường hiện nay. - Hiệu qủa kinh tế tăng do các biện pháp tác động theo hướng giữ nguyên kết quả làm giảm chi phí nhưng tốc độ tăng của kết qủa lớn hơn tốc độ tăng chi phí. - Hiệu qủa kinh tế tăng do các biện pháp tác động theo hướng làm tăng kết quả đồng thời làm tăng chi phí nhưng tốc độ tăng của kết quả lớn hơn tốc độ tăng của chi phí. Chi phí tăng lên có ý nghĩa là doanh nghiệp sử dụng nhiều hơn các yếu tố đầu vào của các qua trình sản xuất, điều này kích thích các doanh nghiệp khác tăng năng lực sản xuất , sử dụng nhiều lao động hơn có nghĩa là doanh nghiệp mở rộng quy mô hoạt động trong khi kết quả hoạt động cảu doanh nghiệp lại tăng nhanh hơn. Đây là hướng nâng cao hiệu quả kinh tế có ý nghĩa rất lớn không chỉ với doanh nghiệp nói riêng mà còn có ý nghĩa đối với toàn xã hội. Đối với doanh nghiệp thì đó là hiệu quả kinh tế tăng lên gắn liền với việc mở rộng sản xuất kinh doanh ,với xã hội thì nó không chỉ làm tăng năng xuất lao động mà còn tạo ra công ăn việc làm, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp cho xã hội Một số cách tiếp cận phổ biến về giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp - Đổi mới quan điểm và nhận thức về sản xuất kinh doanh trong cơ cấu kinh tế quốc dân thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá.Trên cơ sở định hướng phát triển của ngành thương mại kinh doanh mà đại hội IX của đảng đề ra, cần nghiên cứu bổ xung, hoàn thiện các chính sách vĩ mô, tạo động lực mới thúc đẩy sự phát triển của thương mại, hệ thống văn bản pháp quy về thương mại phải chặt chẽ, đầy đủ, xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn của các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương trong việc hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng quy tắc của thị trường , trong kỷ luật, trật tự, kỷ cương pháp luật. - Hoàn thiện hệ thống các mối quan hệ kinh tế trong nền kinh tế quốc dân. Trước hết, phải mở rộng và phát triển các mỗi quan hệ kinh tế ổn định và lâu dài giữa các doanh nghiệp kinh doanh với các doanh nghiệp sản xuất để tạo ra thị trường tiêu thụ ổn định. Tiếp đó cả giới sản xuất và giới kinh doanh phải đề cao các giải pháp để nâng cao trách nhiệm và phối hợp trong việc tìm kiếm các giải pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm Việt Nam trên thị trường, phải coi trọng chữ tín trong sản xuất kinh doanh là vấn đề sống còn để mở rộng và chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ. Cần ưu tiên đầu tư vốn, khoa học kỹ thuật để phát triển các cơ sở kinh doanh đặc biệt là hệ thoóng cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp với quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh doanh cả nước. - Để có thể phát triển mạnh kinh doanh trong thời gian tới cần phải có sự điều chỉnh mạnh mẽ cơ cấu kinh tế thương mại, dịch vụ, từ cơ cấu thị trường, cơ cấu mặt hàng, cớ cấu kinh doanh theo thành phần kinh tế đều cơ cấu vốn đầu tư... Cần phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ, những hình thức dịch vụ tiến bộ theo hướng văn minh, hiện đại. Cần phải coi trọng quy hoạch cơ sở hạ tầng kinh doanh ở những vùng trọng điểm, tập trung nhu cầu, bảo đảm, hàng hoá lưu thông và xúc tiến thương mại. Nhà nước, các hiệp hội, các doanh nghiệp cần phối hợp để tìm kiếm, mở rộng thị trường cho sản phẩm Việt Nam, trong đó các doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng và phải chủ động tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm theo triết lý kinh doanh là: Thứ nhất: Khách hàng chỉ yêu thích những sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của họ, tức là chỉ sản xuất bán cái thị trường cần hơn là cái mình có. Thứ hai: Khách hàng chỉ yêu thích những sản phẩm có chất lượng cao và giá cả hợp lý, tức là tiêu dùng luôn có sự cạnh tranh với nhau. Thứ ba: Khách hàng sẽ không mua hết sản phẩm cho doanh nghiệp nếu như doanh nghiệp không tổ chức tốt các hoạt động dịch vụ trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. Thứ tư: Nhiệm vụ của người sản xuất là phải luôn luôn củng cố thị trường và mở rộng thị trường mới để làm được điều này doanh nghiệp phải tối ưu hoá các yếu tố đầu vào trong sản xuất kinh doanh , ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá bán trên thị trường, có như vậy giữ được chữ tín với khách hàng mới giải quyết được thị trường đầu ra cho các sản phẩm của doanh nghiệp - Tăng cường sự lãnh đạo của đảng trong lĩnh vực kinh doanh đồng thời phải tăng cường đào tạo nguồn nhân lực nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và chất lượng hoạt động để mở rộng thị trường trong nước và hội nhập quốc tế có hiệu quả. Ngày nay, hoạt động thương mại diễn ra khắp tất cả các ngành và địa bàn. Vì vậy, việc tăng cường sự lãnh đạo đối với thương mại phải thực hiện ở tất cả các ngành, các cấp. Trong đó sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng ở các cơ sở trong doanh nghiệp là đặc biệt quan trọng. Đây là nới nắm giữ một lượng lớn tài sản, tổ chức quá trình kinh doanh và là lực lượng trực tiếp phát triển và mở rộng thị trường . Công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực cho kinh doanh là một yêu cầu rất bức xúc hiện nay. Vì hiện nay đội ngũ lao động chuyên nghiệp trong lĩnh vực thương mại dịch vụ có tới hàng triệu lao động, nếu được nâng cao, năng lực, trình độ và nhận thức kinh doanh sẽ là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đẩy lùi và hạn chế tình trạng buôn lậu, gian lận trong kinh doanh ở nước ta. Chương II Thực trạng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Tem 2.1 Khái quát về công ty Tem Việt Nam 2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển Cách đây gần 30 năm, ngày 1/7/1977 công ty tem Việt Nam được thành lập theo quyết định số 983QĐ ngày 10/06/1977 của tổng cục Bưu điện. Ra đời trong bối cảnh đất nước vừa kết thúc cuộc chiến tranh thống nhất tổ quốc, đất nước bị tàn phá nặng nề, ngành bưu điện còn nhiều thiếu thốn, cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu. Công ty Tem với nhiệm vụ chủ yếu của những năm cuối thập kỷ 70 và đầu thập kỷ 80 là : Xây dựng chương trình phát hành tem , thiết kế mẫu tem, in và cung ứng tem cước phí trên mạng thông tin bưu chính nhằm phục vụ cho sự chỉ đạo, lãnh đạo của đảng và nhà nước và sự giao lưu tình cảm của nhân dân. Trong những năm đầu công ty mới thành lập, công ty còn gặp nhiều khó khăn như cơ sở vật chất nghèo nàn , trong ngành chưa có máy in tem, phải hợp đồng với nhà máy in tiến bộ. Nếu tem in chưa đẹp, màu sắc đơn điệu, giấy xám, dụng cụ đục răng tem còn thô sơ nên răng tem không đẹp. Để có tem xuất khẩu công ty tem phải đặt in tem ở một số nước như: Liên xô(cũ), tiệp khắc, Hungari... Tuy có nhiều khó khăn như vậy, nhưng cán bộ công nhân viên công ty tem đã quyết tâm khắc phục để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đến nay, công ty đã có đội ngũ cán bộ quản lý khá năng động, có trình độ cao. Và có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh hiện đại. Gần 30 năm qua, công ty tem đã từng bước xây dựng và trưởng thành về mọi mặt. Từ nhiệm chủ yếu là cung ứng tem cước phí trên mạng Bưu chính để phục vụ nhân dân và cung cấp tem cho công ty xuất nhập khẩu sách báo(bộ văn hoá thông tin)để xuất khẩu ra nước ngoài. Năm 1983, Công ty tem được giao nhiệm vụ xuất nhập khẩu sang các nước xã hội chủ nghĩa. Thực hiện chủ trương tăng tốc của ngành Bưu điện, ngoài việc cung ứng tem cước phí, công ty đã chú trọng việc phát triển kinh doanh tem chơi. Bên cạnh 3 cửa hàng bán tem chơi ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, và ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, và hơn 100 khách hàng mua tem qua thư trên thế giới như ở Mỹ, Pháp, Hồng Kông, Đài loan, Nhật bản... Đây chính là những đầu mối để con tem Việt Nam toả đi khắp toàn cầu. Ngày đầu mới thành lập công ty tem là đơn vị hạch toán phụ thuộc trực thuộc Tổng cục bưu điện. Đến năm 1996 sau khi đã trưởng thành và lớn mạnh về nhiều mặt công ty trở thành đơn vị thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt nam theo quyết định số 425/TCCB-LĐ ngày 09/09/1996 của Tổng cục bưu điện. 2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy 2.2.2.1. Chức năng nhiệm vụ: - Hoạt động trong lĩnh vực tem bưu chính, và các mặt hàng văn hoá phẩm. - Xây dựng chương trình phát hành tem tổ chức thiết kế mẫu tem, phong bì tem tiêu chuẩn, bưu thiếp có tem, kế hoạch, nhiệm vụ nhà nước, tổng công ty giao, thiết kế các mặt hàng văn hoá phẩm khác. -Tổ chức việc sản xuất tem bưu chính, phong bì tem, bưu thiếp có tem, phong bì tiêu chuẩn trên mạng lưới bưu chính trong cả nước. - Kinh doanh tem chơi và các mặt hàng văn hoá phẩm khác phục vụ người chơi tem trong và ngoài nước. - Xuất khẩu, nhập khẩu tem chơi và văn hoá phẩm khác theo quy định của tổng công ty và nhà nước. - Có mạng lưới đại lý tem chơi ở các tỉnh, thành phố trong nước và trên thế giới. - Tổ chức và tham gia triển lãm tem trong nước và quốc tế. - Khai thác, bảo quản, lưu trữ tem bưu chính quốc gia, tem liên minh bưu chính thế giới (UPU) và trao đổi tem song phương giữa Việt Nam với các nước, tổ chức triển lãm trong và ngoài nước theo kế hoạch, nhiệm vụ nhà nước và tổng công ty giao. - Kinh doanh các ngành nghề khác trong phạm vi được tổng công ty cho phép và phù hợp quy định của pháp luật . Công ty tem hoạt động sản xuất kinh doanh theo chế độ hạch toán kinh tế doanh nghiệp nhà nước, là đơn vị sản xuất kinh doanh hạch toán độc lập thuộc tổng công ty Bưu chính -Viễn thông Việt Nam, là một bộ phận cấu thành của hệ thống tổ chức và hoạt động của Tổng công ty bưu chính -viễn thông Việt Nam. Công ty tem có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập được tổng công ty giao quyền quản lý vốn, tài sản và các nguồn lực khác, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi số vốn và tài sản do tổng công ty phân cấp, quản lý, sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn được giao. Công ty chịu sự kiểm tra giám sát của tổng Công ty theo nội dung đã được quy định tại điều lệ tổ chức và hoạt động của tổng công ty và của cơ quan tài chính về các hoạt động tài chính, về quản lý vốn, tài sản nhà nước theo quy định của pháp luật. 2.2.2.2. Cơ cấu tổ chức của công ty tem Căn cứ trên chức năng nhiệm vụ được giao công ty tem đã nghiên cứu, sắp xếp tổ chức quản lý theo kiểu trực tiếp tham mưu. Người có quyền quản lý, điều hành cao nhất của công ty là giám đốc công ty do hội đồng quản trị Tổng Công ty bưu chính viễn thông Việt nam bổ nhiệm. Giám đốc là đại diện pháp nhân của công ty , chịu trách nhiệm trước tổng công ty và trước pháp luật về quản lý, điều hành hoạt động của đơn vị trong phạm vi quyền hạn, nghĩa vụ cho phép. Tiếp theo là phó giám đốc do Tổng giám đốc tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam bổ nhiệm, là người giúp giám đốc quản lý, điều hành một số lĩnh vực hoạt động của công ty theo phân công của giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được giao. Trên cơ sở chức năng, quyền hạn, nghĩa vụ được giao công ty tem có mô hình tổ chức sau: Biểu 2.1 Mô hình tổ chức công ty tem Ban giám đốc Tổ tổng hợp Phòng kế hoạch Phòng nghiệp vụ Tem Bưu chính Phòng KT-TKTC Tổ tiếp thị Phòng TCHC Đội bảo vệ Trung tâm kinh doanh Tem Bưu chính I Trung tâm Kinh doanh Tem Bưu chính II T. Tâm Lưu trữ Tem BCQG&Khai thác Tem thế giới Kho Tem Xưởng tạo mẫu Xưởng sản xuất Nguồn: Phòng tổ chức hành chính 2.2.2.3. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban. * Ban giám đốc: Giám đốc Công ty do hội đồng quản trị Tổng công ty bưu chính - viễn thông Việt nam bổ nhiệm theo để nghị của tổng giám đốc tổng công ty . Giám đốc là đại diện pháp nhân của đơn vị chịu trách nhiệm trước tổng công ty và pháp luật về quản lý điều hành hoạt động của đơn vị trong phạm vi quyền hạn nghĩa vụ được giao. Giám đốc là người có quyền quản lý, điều hành cao nhất của đơn vị. * Phó giám đốc: là người giúp giám đốc quản lý điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của công ty theo phân công của giám đốc, và pháp luật. * Tổ tổng hợp : Thường trực đảng uỷ: Giúp giám đốc điều hành, chỉ đạo về công tác trong công ty. Công tác tư vấn mỹ thuật: Tư vấn về thiết kế mẫu các sản phẩm mới, tư vấn duyệt makét triển lãm tem trong nước, thiết kế các mẫu tem trong chương trình, thiết kế các sản phẩm mỹ thuật phục vụ tuyên truyền sản xuất kinh doanh . Kiểm toán viên nội bộ: Giúp giám đốc đánh giá việc thực hiện các quy chế nội bộ, kiểm tra, kiểm soát thực hiện các chế độ chính sách tài chính kế toán, kiểm toán xác nhận báo cáo tài chính hàng năm của công ty. *Phòng kế hoạch : Tổ chức xây dựng và triển khai chiến lược ,quy hoạch, kế hoạch giá sản phẩm, định mức kinh tế kỹ thuật, thẩm định kết quả đấu thầu, mua sắm vật tư thiết bị.Nghiên cứu điều chính giá bán tem, kế hoạch sản xuất và cung ứng tem cước phí, tem chơi. * Phòng nghiệp vụ tem bưu chính: Quản lý nghiệp vụ tem bưu chính, tổ chức công tác nghiên cứu khoa học công nghệ, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, tư vấn thiết kế mẫu và in ấn. Xây dựng và tham gia các quy định về quản lý nghiệp vụ sản xuất , kinh doanh. Quản lý và khai thác tư liệu, tài liệu nghiệp vụ tem trong và ngoài nước, biên soạn sách nghiệp vụ tem bưu chính, tổ chức tập huấn và phổ cập nghiệp vụ tem, sưu tập tem.Quản lý và kiểm tra chất lượng sản phẩm,tham gia tổ chức duyệt mẫu phác thảo tem. Xây dựng kế hoạch và tổ chức các triển lãm, trưng bày tem. * Phòng kế toán thống kế tài chính: Tham mưu cho giám đốc về mặt tài chính, quản lý tiền vốn, tài sản của công ty ,giúp lãnh đạo công ty thực hiện đúng chủ trương chính sách của nhà nước. Thực hiện đúng pháp lệnh về kế toán thống kê, các quy chế về tài chính của nhà nước và của ngành. Phân tích, đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty , quản lý và sử dụng có hiệu quả vật tư tiền vốn , phối hợp cùng phòng kế hoạch xây dựng kế hoạch về sản xuất và kinh doanh .Thực hiện trích nộp kịp thời và đầy đủ các khoản nộp ngân sách nhà nước và ngành. * Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu và theo dõi công tác tổ chức cán bộ, đào tạo, bảo vệ chính trị nội bộ. +) Tổ chức thực hiện công tác:hành chính, quản trị, y tế, đời sống, sửa chữa, nâng cao công năng sử dụng trụ sở kho tàng và thực hiện công tác xây dựng cơ bản . +) Công tác lao động :Tham mưu cho giám đốc về việc thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động . +) Công tác tiền lương: Xây dựng cơ chế phân phối thu nhập của công ty , xây dựng quy định nâng lương, tổ chức thi nâng bậc cho công nhân và các chức danh khác. +) Công tác chính sách xã hội: Làm thủ tục nghỉ hưu cho cán bộ công nhân viên, lập thủ tục nộp bảo hiểm xã hội, giải quyết các chế độ ốm đau, tổ chức thực hiện nghĩa vụ lao động xã hội. +) Công tác thi đua khen thưởng: Xây dựng các quy định thi đua khen thưởng, xét chất lượng công việc hàng tháng của cán bộ công nhân viên toàn công ty . * Tổ tiếp thị: Thực hiện công tác nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm , quảng cáo , tiếp thị , xúc tiến bán hàng. * Đội bảo vệ: Thực hiện công tác thường trực , bảo vệ tuần tra canh gác. Bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn cơ quan, phòng chống cháy nổ, lụt , bão, mối mọt, công tác quân sự địa phương. * Kho tem: Thực hiện việc nhập, xuất hàng hoá thành phẩm, bảo quản hàng hoá và kho tàng. * Xưởng tạo mẫu :Thiết kế các mẫu tem, ấn phẩm tem, các sản phẩm khác của công ty . * Xưởng sản xuất : Thực hiện việc sản xuất sản phẩm tem bưu chính, kiểm kê và xác định chất lượng tem. * Trung tâm kinh doanh tem bưu chính I (địa điểm tại Hà nội): Được thành lập theo QĐ số 185/QĐ-TCCB ngày 18/01/1997 của tổng giám đốc. Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt nam, là đơn vị kinh tế hạch toán phụ thuộc,trực thuộc công ty tem. Trung tâm hoạt động trong các lĩnh vực : Kinh doanh tem chơi, ấn phẩm tem, mặt hàng tem và văn hoá phẩm (kể cả tiền kỷ niệm và thẻ điện thoại)phục vụ người sưu tầm trong và ngoài nước, kinh doanh phong bì thư tiêu chuẩn. Sản xuất các mặt hàng văn hoá phẩm phục vụ kinh doanh tem chơi. * Trung tâm kinh doanh tem bưu chính II (địa điểm tại thành phố Hồ Chí Minh): Được thành lập theo QĐ số 185/QĐ-TCCB ngày 18/01/1997 của tổng giám đốc. Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt nam, là đơn vị kinh tế hạch toán phụ thuộc,trực thuộc công ty tem. +) Trung tâm hoạt động trong các lĩnh vực : sản xuất tem bưu chính, ấn phẩm tem, phong bì tiêu chuẩn, cung ứng tem cước phí, kinh doanh tem chơi, ấn phẩm tem, mặt hàng tem và văn hoá phẩm (kể cả tiền kỷ niệm, thẻ điện thoại...)phục vụ người sưu tầm trong và ngoài nước, kinh doanh phong bì thư tiêu chuẩn, sản xuất các mặt hàng văn hoá phẩm phục vụ kinh doanh tem chơi. * Trung tâm lưu trữ tem bưu chính quốc gia và khai tác tem thế giới(địa điểm tại hà nội): Thực hiện quản lý khai thác lưu trữ tem liên minh bưu chính thế giới , tem trao đổi các nước song phương , lưu trữ tem bưu chính Việt nam và tem tuyền truyền. 2.1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tem 2.1.3.1. Đặc điểm của sản phẩm tem: Tem bưu chính là sản phẩm đặc biệt do bộ bưu chính- Viễn thông phát hành dùng để thanh toán cước phí gửi bưu phẩm và làm tem chơi. Tuỳ theo mục đích sử dụng khi lưu hành trên mạng tem có chức năng than toán cước phí bưu chính (còn gọi là tem cước phí).Khi tem là đối tượng sưu tầm tìm kiếm, trao đổi để sưu tập thì tem có chức năng là tem chơi. Nói cách khác, người sử dụng dùng tem để gửi thu khi đó con tem thực hiện chức năng tem cước phí, nhưng nếu sử dụng con tem đó để sưu tầm thì khi đó nó trở thành tem chơi. Tem bưu chính có khuôn hình nhỏ, in ấn đẹp, trên tem có quốc hiệu ..., dùng để dán trên các bì thư đi khắp năm châu, bốn bể, như sứ giả hoà bình, không cần thi thực hay hộ chiếu... đồng thời tem cũng là đối tượng sưu tầm tìm kiếm của hàng triệu người chơi tem trên thế giới, không cần phân biệt quốc tịch, tôn giáo, chính kiến... Tem là tấm danh thiếp của mỗi dân tộc, là biểu hiện chủ quyền của mỗi quốc gia, mang tính đa dạng về nội dung. Tem được in ra, nhưng phải được bộ bưu chính viễn thông ra thông báo phát hành mới được phép lưu hành trên mạng hoặc bán để sưu tập. Tem là sản phẩm mang tính tiêu thụ một lần, thông thường tem chỉ được in một lần, dùng hết không được in lại để sử dụng(ngoại trừ loại tem phổ thông ) Tem mới phát hành phải được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết và sử dụng. Một số lượng tem nhất định được lưu trữ lâu dài(tương tự như nộp lưu chiểu trong các xuất bản phẩm khác)và gửi đi trao đổi với các nước theo quy định của liên minh bưu chính thế giới (mỗi nước 3 bộ tem của mỗi đợt phát hành, tổng số khoảng gần 200 nước.) Từ tem bưu chính người ta sản xuất ra rất nhiều chủng loại mặt hàng, đa dạng phong phú để phục vụ cho các nhu cầu sử dụng khác nhau(cước phí hoặc tem chơi )như: các ấn phẩm tem(phong bì in sẵn tem, bưu thiếp in sẵn._.net cho công tác xúc tiến. Mạng thông tin toàn cầu Internet đã bùng nổ trong thập kỷ trước đã và đang tiếp tục lớn mạnh không ngừng. Một số ý kiến cho rằng đó là mối đe dọa tem chơi nó tạo tra những tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực công nghệ thông tin với những trò chơi áp dụng kỹ thuật hình ảnh, âm thanh sống động sẽ thu hút người sưu tập tiềm năng trẻ tuổi xa rời sở thích sưu tập tem. Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, Internet lại có thể được sử dụng làm phương tiện tuyên truyền quảng cáo rất có hiệu quả trong việc phát triển tem chơi , hơn nữa nó thu hút người có chung thiên hướng đến với sở thích sưu tập tem. Những người này (nhất là giới trẻ) thích sử dụng Internet thì về bản chất cũng có thể thích sưu tập tem. Sự kết hợp này rất có hiệu quả và cần được phát triển một cách toàn diện. Một điểm thuận lợi khác là ở chỗ đào tạo được sử dụng liên kết giữa các trang Web,vì vậy cơ quan bưu chính , người sưu tầm và thương nhân có thể liên kết chéo với nhau. Điều này sẽ tạo ra kết quả việc thu nhập trao đổi thông tin sẽ thuận tiện và có hiệu quả hơn. Hiện nay, công ty đang sử dụng Internet như phương tiện thông tin quan trọng để tuyên truyền, quảng cáo sản phẩm, việc kinh doanh trên mạng cũng đã bắt đầu thực hiện. Việc phát triển bán hàng qua mạng Internet cũng sẽ tạo điều kiện phát triển tem chơi vì có thể tăng khả năng đáp ứng kịp thời các vật phẩm và thủ tục thanh toán thuận lợi hơn nhiều. +Xây dựng các chương trình phần mềm giới thiệu tem trên máy tính. Bên cạnh việc tận dụng sự phát triển của mạng thông tin toàn cầu Internet công ty cùng cần quan tâm đến việc phát triển các chương trình độc lập trên máy tính có tính chất tuyên truyền rộng rãi hơn. Thực tế hiện nay, việc tuyên truyền qua Internet, có lợi thế về tính thời sự, cập nhật, nhưng cùng có điểm bất lợi là việc hạn chế về dung lượng và các hình thức truyền tải thông tin (như âm thanh, hình ảnh động) .Để khắc phục những hạn chế đó công ty có thể xây dựng các chương trình phần mềm có thể là dạng danh mục điện tử, hay chương trình trò chơi về tem, hay các chương trình giới thiệu sâu về một số chuyên đề phổ thông nào đó. Những chương trình này trên các chương trính sau khi hoành thành ta có thể ghi ra đĩa CD và bán cho khách hàng. Bằng phương thức này,trên các chương trình ta có thể sử dụng các công cụ đa phương tiện (Multimedia) để tăng khả năng truyền tải thông tin như âm thanh, hình ảnh động mà không lo sự hạn chế về dung lượng. +Khai thác vai trò của các đại lý đối với các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo và phát triển sản phẩm . Cần phải lưu ý rằng các đại lý (dù là hình thức nào)đều là nhân tố quan trọng trong chương trình tuyên truyền, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm . Do có sự hiểu biết va nắm rõ thị trường mà họ thường xuyên tiếp xúc nên họ có thể đưa ra những lời khuyên có tính khả thi về cách tổ chức tuyên truyền quảng cáo giới thiệu sản phẩm phù hợp với điều kiện văn hoá con người tại địa phương. Điều này cần được thể hiện rõ trong quá trình ký kết hợp đồng với các đại lý tạo cho họ tránh nhận và sự chủ động trong việc nắm bắt thông tin thị hiếu khách hàng, tổ chức các hoạt động tuyên truyền quảng cáo cho mỗi lần phát hành sản phẩm mới. Chi phí về tài chính cho nội dung này cũng cần được thể hiện rõ trong hợp đồng. 3.2.7.2. Tăng cường công tác phổ cập nghiệp vụ tem bưu chính - Đưa chương trình giảng dạy tem bưu chính vào các chương trình đào tạo trong ngành. Các trường trong ngành như: Trường công nhân bưu điện 1, 2, Bắc Thái và Đà Nẵng. Trung tâm đào tạo bưu chính -Viễn thông Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh , Học viện công nghệ bưu chính Viễn thông ... là nơi đào tạo ra đội ngũ các bộ bưu chính trong tương lai , sau khi tốt nghiệp họ sẽ về công tác tại các bưu điện tỉnh. Tại đó họ không chỉ có nhiệm vụ bán tem cước phí mà còn kinh doanh tem chơi, do vậy người làm quản lý cũng như giao dịch viên bưu điện phải có những hiểu biết cơ bản về nghiệp vụ tem để giới thiệu tuyên truyền về tem bưu chính , nhờ đó mà có thể thu hút được nhiều người chơi tem, sử dụng tem. - Tổ chức tập huấn nghiệp vụ tem bưu chính tại các bưu điện tỉnh thành. Các bưu điện tỉnh cũng phải có những đầu tư thích hợp trong việc phát triển phong trào sưu tập tem tại tỉnh mình. Đối với những cán bộ bưu chính chưa qua đào tạo cơ bản về Tem, cần thiết phải được bổ sung, cập nhật những kiến thức cơ bản nhất về nghiệp vụ tem bưu chính vì chỉ khi họ hiểu về nghiệp vụ tem, họ mới có thể tuyên truyền để thu hút mọi người tham gia sưu tập. Song để làm được việc này công ty cần có sự phối kết của các bưu điện tỉnh thành để định kỳ tổ chức tập huấn nghiệp vụ tem bưu chính . - Tổ chức các câu lạc bộ học đường, nhà văn hoá, tổ chức giao lưu, nói chuyện về nghiệp vụ tem, giới thiệu các cách thức sưu tập người sưu tập Việt nam quan tâm áp dụng để các em thanh thiếu niên lựa chọn. Trước mắt , tổ chức và đưa vào hoạt động tại “câu lạc bộ 26 tháng 3”của đoàn thanh niên công ty tem, trên cơ sở đó đút rút kinh nghiệm nhân rộng ra các đoàn tổng công ty và trong cả nước. 3.2.7.3. Xúc tiến bán hàng Tổ chức trưng bày triển lãm nhằm thu hút người sưu tập tem, giới trẻ, các nhà chuyên môn, giới danh doanh nghiệp . - Triển lãm trưng bày tem là một hoạt động văn hoá xã hội độc đáo, không nên quan niệm rằng đó chỉ là việc riêng của ngành bưu điện và hội tem mà cần được xã hội hoá để tranh thủ sự ủng hộ và tham gia của ngành, các đơn vị hữu quan trọng xã hội, từng bước nâng tầm văn hoá của công tác triển lãm tem phát huy ảnh hưởng và hiệu quả của nó trong xã hội. Để đưa hoạt động trưng bày, triển lãm tem đi vào nề nếp, ngành cần ban hành quy chế , quy trình và kế hoạch cụ thể thống nhất từ địa phương đến bưu điện các tỉnh thành... Hình thức tổ chức cũng rất đa dạng , từ những cuộc triển lãm địa phương do những hội tem địa phương, tổ chức xã hội hay bưu điện tỉnh, thành tổ chức, đến những triển lãm khu vực(thường có tổ chức trưng bày các bộ sưu tập sự thi), đến những triển lãm quy mô quốc gia và quốc tế (do ngành bưu điện và các bộ ngành địa phương liên quan tổ chức). Tại các triển lãm thường kết hợp tổ chức những buổi hội thảo và trao đổi nghiệp vụ. Thông qua triển lãm và các hội thảo , hội nghị chuyên đề (được tổ chức song song với triển lãm). Sẽ có thể tìm kiếm được khách hàng mới thu hút được một bộ phận người chơi tem và sự trao đổi học hỏi kinh nghiệm giữa các cơ quan bưu chính ,tổ chức thương mại và những người chơi tem. - Xúc tiến đẩy bằng cách tăng hoa hồng, giảm giá, thưởng tiền, tặng quà nhân dịp sinh nhật cho các cá nhân tham gia vào kênh phân phối, tặng quà ngày thành lập, những ngày kỷ niệm lớn cho các đại lý bán tem chơi, các bưu điện tỉnh, đặc biệt là các cá nhân và đơn vị trực tiếp tiêu thụ tem cước phí. - Xúc tiến kéo bằng các hình thức: giảm giá cho người mua nhiều, tặng quà cho người mua nhân dịp kỷ niệm, khai trương, tặng thêm sản phẩm cho người mua , quay số trúng thưởng. 3.2.7.4. Dịch vụ sau bán hàng. - Xây dựng cơ chế ưu đãi đối với hội viên hội tem, chính sách khuyễn mãi, tạo điều kiện cho những người sưu tập tham gia tích cực hơn trong công tác xã hội hóa con tem. - Xây dựng chính sách chăm sóc khách hàng với các biện pháp chăm sóc, phục vụ khách hàng trong điều kiện tốt nhất. Nếu khách hàng tạm ngừng hoạt động phải tìm hiểu lý do để có biện pháp phục hồi hoạt động trở lại, đối với khách hàng thường xuyên hoặc lâu năm cần có thư chúc tết hoặc cám ơn(có thể kèm theo tặng phẩm nhỏ) nhân các dịp lễ tết, ngày kỷ niệm. - Thực hiện chính sách hậu mãi: Định kỳ kiểm tra các sản phẩm đã cung cấp cho khách hàng để trong trường hợp cần thiết phải sửa chữa , nâng cấp kịp thời, thậm chí thay mới.Việc làm này không những giữ vững được uy tín với khách mà còn là dịp để xem xét lại chất lượng sản phẩm của mình, trên cơ sở đó có những cải tiến phù hợp hơn với tâm lý khách hàng và môi trường sử dụng sản phẩm . - Định kỳ tổ chức hội nghị khách hàng , hội thảo nghiệp vụ... để thặt chặt thêm mối quan hệ và hiểu biết lẫn nhau giữa công ty và các đại lý , khách hàng. - Cung ứng các dịch vụ làm phong bì thực gửi, card Maximum, đóng dấu kỷ niệm, dấu phát hành đặc biệt, dấu ngày phát hành đầu tiên, các sản phẩm đặc biệt theo yêu cầu của khách hàng. - Hướng dẫn cách sưu tập tem, cách làm bộ sưu tập, cách trưng bày , tham gia các triển lãm tem... 3.2.8. Giải pháp về tổ chức quản lý, tuyển dụng, đào tạo nhân sự Trong mọi hoạt động , con người luôn là nhân tố quyết định , đặc biệt trong lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh . Hiệu quả kinh doanh tuỳ thuộc vào năng lực của đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty , khả năng phát huy tiềm năng con người cảu ban lãnh đạo công ty. Để phát triển yếu tố con người, công ty có thể áp dụng một số giải pháp sau: Hoàn thiện bộ máy quản lý: Đối với mỗi công ty, bộ máy quản lý đóng vai trò quyết định đối với sự thành công trong sản xuất kinh doanh. Nhìn chung công ty tem đang có bộ máy quản lý tương đối phù hợp. Tuy nhiên phải tạo ra sự liên kết cao hơn nữa giữa các cạnh CBCNV các phòng ban trong công ty . - Phối hợp giữa những cán bộ đứng đầu các phòng ban trong công ty trong kế hoạch thực hiện thông qua những kế hoạch hoạt động . Thống nhất do ban giám đốc đề ra, các cuộc họp bàn về chương trình thực hiện, thực hiện kiểm tra chéo về kế hoạch thực hiện chi tiết để tìm ra điểm mâu thuẫn, bất hợp lý. - Đối với khối quản lý, công ty cần bố trí lao động hợp lý đúng người, đúng việc, chú ý ngay từ công tác tuyển chọn, tránh tình trạng tuyển dụng lao động không cần thiết cho công việc phân công lao động theo khả năng, có xét đến nguyện vọng của mỗi cá nhân , phân công hợp lý để người lao động có điều kiện phát huy khả năng của mình, tiến tới xây dựng bộ máy quản lý gọn nhẹ, làm việc hiệu quả hơn. - Đối với khối sản xuất , công ty cần xem lại số công nhân cần thiết, tránh tình trạng lãng phí lao động Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ . Đây được xem là một nhiệm vụ có tính chiến lược trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty . Đào tạo bồi dưỡng nhân viên một mặt tạo ra động cơ làm việc cho nhân viên để có tinh thần làm nhân viên có thể hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giành đào tạo và giáo dục nhân viên nhằm vào mục tiêu toàn diện cho kế hoạch đào tạo của công ty , nâng cao thể chất nâng cao khả năng hoà nhập cộng đồng, nghiệp vụ, tinh thần thái độ và trách nhiệm đối với công ty và xã hội. Tìm kiếm và thu hút nhân tài: thông qua các hình thức quảng cáo, tự giới thiệu trên các phương tiện truyền thông về truyền thống , hiệu qủa kinh doanh , triển vọng phát triển của công ty , chế độ nhân sự... Công ty sẽ tăng khả năng thu hút những người có năng lực mong muốn trở thành nhân viên của công ty .Những lớp người mới sẽ làm thay đổi không khí làm việc, nâng cao ý thức lao động và sáng tạo của toàn thể CBCN trong công ty . 3.2.9. Giải pháp về quản lý và sử dụng tài chính Qua những kết quả đạt được và để tạo tiền đề phát triển cho những năm tiếp theo, ngoài các yếu tố quan trọng khác, thì yếu tố về tài chính là không thể thiếu được có thể nói là một trong những yếu tố quyết định sự thành bại của công ty . Một yếu tố quan trọng là việc sử dụng đồng vốn như thế nào cho hiệu qủa như là sự vận động của vật tư hàng hoá-thành phẩm, của mọi nguồn lực lao động... để tạo ra nguồn lực tài chính. - Thực hiện nghiêm túc các nghị định, thông tư của nhà nước ban hành. Chấp hành đúng các quy chế tài chính của tổng công ty , cuả công ty ban hành. - Tăng cường công tác quản lý tài chính, tiết kiệm nghiêm ngặt, giải quyết hợp lý các mối quan hệ tích luỹ và tiêu thụ, có biện pháp thu hồi các khoản nợ đọng, cần khắc phục tình trạng chiếm dụng vốn đẩy nhanh tiến độ số vòng quay của vốn, đa dạng hoá các nguồn lực huy động vốn. + Huy động vốn nhàn rỗi của cán bộ công nhân viên trong công ty với dự án đầu tư cụ thể. + Vay vốn của các tổ chức ngân hàng trong và ngoài ngành. + Tăng cường quay vòng vốn tài sản cố định, tạo điều kiện co ngắn thời hạn hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình dẫn tới khôi phục nhanh tài sản cố định. + Nâng cao biện pháp thu hồi vốn nhanh, giảm bớt tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau, trong thanh toán. Tăng cường, mua đứt bán đoạn với các đại lý trong và ngoài nước để hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao. + Giảm các chi phí không hợp lý trong sản xuất tiêu thụ trên các cơ sở định mức chặt chẽ và hợp lý. + Mua bảo hiểm tài sản để phân tán rủi ro tạo nguồn bù đắp các tổn thất xảy ra quá trình kinh doanh . + Kế hoạch hoá tài chính để hình thành nên những dự định tổ chức nguồn vốn trên cơ sở dự đoán quy mô, số lượng vốn cần thiết , lựa chọn nguồn vốn sao cho phù hợp, phù hợp với tình hình tài chính của công ty để sử dụng vốn có hiệu quả hơn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty . 3.3 Một số kiến nghị để thực hiện biện pháp - Đầu tư trang bị cơ sở vật chất cần thiết trong công tác tuyên truyền giới thiệu tem bưu chính trên trường quốc tế có hiệu qủa. - Tập trung nghiên cứu đầu tư phát triển thị trường tem chơi trong nước, với định hướng của ngành. Đưa tem chơi trở thành dịch vụ bưu chính , đặc biệt là đối với các bưu điện tỉnh thành trong cả nước làm cơ sở phát triển bền vững, mở rộng thị trường bên ngoài. - Phổ cập và phổ biến rỗng rãi giáo trình tem bưu chính trong các trường nghiệp vụ của ngành cũng như các hình thức khác để mọi người có thông tin và hiểu biết về tem bưu chính - Các văn bản của ngành đôi lúc đã làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty , đề nghị ngành cần trao đổi với công ty để tìm các giả pháp tối ưu hơn khi ban hành các văn bản có liên quan đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty . - Các nghị định thông tư của nhà nước ban hành nhiều khi còn chồng chéo, gây không ít khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty . - Các thủ tục còn gây nhiều bất cập, nhất là thủ tục hải quan đã làm ảnh hưởng đến công tác xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài của công ty . Kết luận Toàn cầu hoá và khu vực hoá đang trở thành một trong những xu thế chủ yếu của quan hệ kinh tế hiện đại, Cũng như hầu hết các nước trên thế giới, Việt nam đã điều chỉnh chính sách kinh tế theo hướng mở cửa, giảm và tiến tới dỡ bỏ rào hàng thuế quan và phi thuế quan, làm cho việc trao đổi hàng hoá, luân chuyển vốn, lao động và kỹ thuật ngày càng thông thoáng. Điều đó đã tạo nên những điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Việt nam tiếp cận với thông tin, tình hình giá cả, thị trường phát triển sản xuất kinh doanh trong nước, tham gia thị trường quốc tế. Bên cạnh đó chính sách mở cửa cùng với sự đầu tư, tham gia thị trường Việt nam của các doanh nghiệp nước ngoài... Đã tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt. Để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh , đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự vươn khẳng định mình. Một trong các công cụ giúp các nhà kinh doanh dành thắng lợi đó là luôn có các giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Gần 30 năm xây dựng và phát triển, công ty tem đã xem trọng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh , áp dụng nhiều biện pháp quản lý phù hợp với nền kinh tế thị trường ,cơ sở vật chất của công ty ngày càng khang trang hiện đại, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, đời sống của CBCNVngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, trước sự cạnh tranh mạnh mẽ của các phương tiện thông tin liên lạc hiện đại cũng như thú vui ,giải trí... trong khi thói quen sử dụng tem bưu chính chưa được hình thành, cơ chế quản lý của nhà nước của ngành còn nhiều bất cập... làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty gặp rất nhiều khó khăn. Qua việc phân tích tình hình và đặc thù sản xuất kinh doanh của công ty tem trong nền kinh tế thị trường hiện nay ta thấy: +Tem bưu chính và các mặt hàng tem chơi là sản phẩm đặc biệt sản xuất ra để phục vụ nhu cầu cước phí vào sưu tập trong nhiều năm. Do không phải là yếu phẩm và có thể thay thế bằng sản phẩm hay dịch vụ khác nên việc tiêu thụ tem phụ thuộc nhiều vào tâm lý, thị hiếu và sự hiểu biết của người tiều dùng . Khi người dân hiểu biết ý nghĩa của con tem và ham thích sưu tập tem thì việc kinh doanh tem mới có điều kiện phát triển mạnh hơn. Ngoài ra chất lượng và giá cả cũng đóng vai trò quan trọng. Do vậy, công ty cần áp dụng những giải pháp hợp lý nhất vào từng thời điểm và đồng bộ nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty . Em xin trân trọng bầy tỏ sự biết ơn đến các thầy cô giáo, các đồng chí lãnh đạo công ty tem cùng các đồng nghiệp đã tham gia góp nhiều ý kiến quý báu và tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện để em hoành thành đề tài này. Tài liệu tham khảo Pháp lệnh bưu chính Viễn thông số 43/2002/PL -UBTVQH10 ngày 25/5/2002-công bố theo lệnh số 13/2002/L/CTN ngày 07/06/02 Quy định số 90/2003/QĐ-BCVT ngày 15/5/2003 của bộ trưởng bưu chính Viễn thông về phát hành tem kỷ niệm. Công văn 5731/BCngày 22/11/2000 của tổng công ty bưu chính Viễn thông Việt nam về kế hoạch và sản lượng in tem. Quản trị kinh doanh bưu chính Viễn thông -NXB bưu điện 2003 Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp bưu chính -Viễn thông nhà xuất bản giao thông vận tải. Giáo trình lý thuyết quản trị kinh doanh- Thạc sỹ. Hà Văn Hội, PGS. TS. Bùi Xuân Phong. Giáo trình quản kinh doanh tổng hợp-NXB thống kê. Giáo trình kinh doanh quốc tế-NXB bưu điện. Hướng dẫn phát triển phong trao sưu tập tem của tổ chức WADP-UPU. Danh mục tem bưu chính Việt nam 1946-1996,1997-2001,1997-2004-NXB bưu điện. Sổ tay sưu tập tem -NXB bưu điện 2003 Phụ lục Phụ lục 1: Số lượng tem bán cho các bưu điện năm 2003 Đơn vị tính: con TT Bưu điện Số lượng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 7 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 Bắc Cạn Bắc Giang Bắc Ninh Cao Bằng Hà Giang Hà Nam Hà Nội Hà Tây Hà Tĩnh Hải Dương Hải Phòng Hưng Yên Hoà Bình Lào Cai Lạng Sơn Lai Châu Nam Định Nghệ An Ninh Bình Phú Thọ Quảng Bình Quảng Ninh Quảng Trị Sơn la Thái Bình Thái Nguyên Thanh Hoá Thừa Thiên Huế Tuyên Quang Vĩnh Phúc An Giang Bình Định Bình Dương Bình Phước Bình Thuận Bà Rịa -Vũng Tàu Bạc Liêu Bến Tre Cà Mau Cần Thơ Đà Nẵng Đắc Lắc Đồng Nai Đồng Tháp Gia Lai TP.Hồ Chí Minh Khánh Hoà Kiên Giang Kon Tum Lâm Đồng Long An Ninh Thuận Phú Yên Quảng Nam Quảng Ngãi Sóc Trăng Tây Ninh Tiền Giang Trà Vinh Vĩnh Long VPS 952378 1884257 833526 1256598 849453 1275847 9326258 4342567 1982514 2173324 838501 1564604 902520 1302272 960258 1984547 1402421 8665250 885321 852250 833369 2693880 635907 2785087 978186 2858439 3748343 1895287 458264 1814532 814783 1361528 2126373 946451 525786 1618035 257171 693275 228173 222458 1027866 3465895 2121603 1342521 2924112 23472853 2232514 630515 98927 1512501 825430 703645 960976 1937550 1134271 593532 959850 616457 667820 622636 696540 Phụ lục 2: Hệ thống đại lý tem chơi trong nước - Khu vực phía bắc + Bưu điện thị xã Bắc Ninh Thị xã Bắc Ninh - Tỉnh Bắc Ninh + Bưu điện thị xã Hà Đông Thị xã Hà Đông - Tỉnh Hà Tây + Bưu điện thành phố Điện Biên Thành phố Điện Biên - Tỉnh Điện Biên + Bưu điện thành phố Hạ Long 539 Lê Thành Tông - TP.Hạ Long-Tỉnh Quảng Ninh + Bưu điện Thành phố Huế Thành phố Huế- tỉnh Thừa Thiên Huế + Bưu điện thành phố Hà Nội 75 Đinh Tiên Hoàng- Hà Nội + Đại lý lê Huy Phòng Tổ 10 Thượng Cát- Long Biên - Hà Nội + Đại lý Nguyễn Thị Thu Tầng 5 phòng 30 - 13 Nguyễn Khắc Cấn - Hoàn Kiếm - Hà Nội + Đại lý Thu Hà Hà Nội + Đại lý Vũ Thị Thu Công ty TNHH Phạm Gia 11 ngõ 188 Thái Thịnh -Đống Đa -HN + Hiệu sách Giảng Võ D4 - Giảng Võ - HN + Hội tem Quảng Ngãi Bưu điện tỉnh Quảng Ngãi + Khách sạn Melia 44B Lý Thường Kiệt - HN + Khách sạn Nikko 84 Trần Nhân Tông- HN + Khách sạn Softitel metropole 15 Ngô Quyền- HN - Khu vực phía nam: + Bưu điện thị xã Tây Ninh 285 Cách mạng tháng 8 - Thị xã Tây Ninh + Bưu điện tỉnh Bình Dương 18 Đại lộ Bình Dương-thị xã Thủ dầu 1- Bình Dương + Bưu điện TP Biên Hoà 01 QL1 P.Trung Dũng - TP Biên Hoà + Bưu điện TP. Cà Mau 03 Lưu Tấn tài - TP Cà Mau + Bưu điện TP Long Xuyên 106 trần Hưng Đạo, TP Long Xuyên, An Giang + Bưu điện TP Mỹ Tho 59 đường 30/4,TP mỹ Tho, Tiền Giang + Bưu điện thị xã Rạch Giá 02 Mậu Thân, TX Rạch Giá, Kiên Giang + Bưu điện Châu Đốc 73 P.Lê Lợi, TX Châu Đốc, An Giang + Bưu điện TX Vĩnh Long 12c Nguyễn Thái Hiếu,p1, TXVĩnh Long + Bưu điện Tân Châu 46 Thoại Ngọc Hỗu, tân Châu, An Giang + Bưu điện TX Trà Vinh 70 hùng Vương, p4 TX Trà Vinh + Bưu điện TX SADEC 90 Hùng Vương, TX Sadec, Đồng Tháp + Bưu điện TX Quảng Ngãi 70 Quang Trung, TX Quảng Ngãi + Bưu điện Duy Xuyên Thị trấn Nam Phước, Duy Xuyên Quảng nam + Bưu điện TP Đà Lạt 14 Trần Phú, Đà Lạt, Lâm Đồng + Bưu điện trung tâm Sài Gòn 125 Hai Bà Trưng, P.Bến Nghé, TP.Hồ Chí Minh. Phụ lục 3: Hệ thống đại lý của Công ty ở nước ngoài STT Tên đại lý Nước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 Chung Hsing stamp centre Topical World stamp company Afinsa CDF Kowloon philatelic centre Groth AG (ltd) Hungarical philately JEA – WON, LEE Japan philatelic co.ltd Mr. Nopporn Srithanwong Theochore champion Interpost Japan philatelic Agency Hirchfeld Bombay philatelic co. INC Harry Allen Bayart Philatelic Mail order service Maxtern co. Tawan China Spain Hongkong Switzerland Hungarry Korea Japan Thailand France USA Japan Spain USA England Belgium Taiwan Australia Phụ lục 4: Giá mặt các bộ tem phát hành năm 2002 TT Mã bộ Tên bộ tem (S*) Loại số mẫu Giá mặt Ghi chú 1 875 Tết Nhâm Ngọ S* 2 8.800 2 875 B Blốc S* 1 14.000 3 876 Trang phục tuồng S* 6 21.000 4 877 KN 50n ngày AH Võ Thị Sáu hy sinh S* 1 1000 5 878 Thực hiện NQ Đại hội IX của ĐCSVN S* 2 3.800 6 879 Hoa xương rồng S* 5 18.000 7 880 Chào mừng ĐHPN toàn quóc lần thứ 9 S* 1 800 8 881 KN 200n sinh Victor Hugo S* 1 1.000 9 882 Chim họ khớu (Tem PT) S* 6 16.000 10 883 Phong cảnh MT (bộ 2) (Tem PT) S* 3 11.600 11 884 Thú Linh trưởng ở Việt Nam S* 8 29.400 12 884B Blốc (Khối 8) S* 1 29.400 13 885 KN 200n ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân S* 1 1.000 14 886 Cúp bóng đá thế giới 2002 S* 4 15.000 15 887 Thực vật tự nhiên ở Vịnh Hạ Long S* 7 21.400 16 888 KN 100n ngày sinh Châu Văn Liêm S* 1 800 17 889 Ngày tem (KN 25n TL Công ty tem VN) S* 1 800 18 890 Tây nguyên kiên cường S* 1 800 19 891 Rùa mai mềm S* 4 16.800 20 891B Blốc (Khối 8) S* 1 33.600 21 892 KN 25n… và 40n…. Việt - Lào S* 1 800 22 893 Máy bay hàng không dân dụng VN S* 4 13.800 23 893B Blốc S* 1 14.000 24 894 Đồ chơi Tết Trung Thu VN (Tem PT) S* 4 10.600 25 895 KN 55n ngày TL Công đoàn BĐVN S* 1 800 26 896 Cầu Việt Nam S* 4 13.600 27 897 KN ngày truyền thống TTVH của Đảng S* 1 800 28 898 KN 100n trường ĐH Y Hà Nội S* 1 800 29 899 KN 20n ngày nhà giáo VN S* 1 800 30 900 Tết Qúy Mùi S* 2 8.800 31 901 KN 10n TL quan hệ ngoại giao VN - HQ S* 2 1.600 Tổng cộng 78 311.400 Phụ lục 5: Giá mặt các bộ tem phát hành năm 2003 TT Mã bộ Tên bộ tem (S*) Loại số mẫu Giá mặt Ghi chú 1 902 Phong cảnh MN (bộ 2) (Tem PT) S* 3 10.800 2 903 KN 60n Đề cương VHVN S* 1 800 3 904 KN 50n TL Điện ảnh VN S* 1 1.000 4 905 KN 350 Khánh Hòa S* 1 800 5 906 Xích lô S* 3 11.800 6 907 Truyện "Dế mèn phiêu lưu ký" S* 6 19.800 7 908 Động vật Vườn Quốc Gia Ba Vì S* 4 16.600 8 909 Seagames 22 S* 4 12.800 909 B Blốc S* 1b1 10.000 9 910 Chào mừng ĐH IX CĐ Việt Nam S* 1 800 10 911 Hoa Trà S* 4 12.800 11 912 Du lịch Sa Pa S* 2 8.800 12 913K Voi Châu á S* 4 11.800 913 B Khối 8 S* K.8 13.600 13 914 Thánh địa Mỹ Sơn S* 3 11.800 914 B Blốc S* 1b1 10.000 14 915 Tết Giáp Thân S* 2 8.800 15 916 KN 95n ngày sinh Ngô Gia Tự S* 1 800 Cộng 40m+3BL 150.000 Phụ lục 6: Giá mặt các bộ tem phát hành năm 2004 TT Mã bộ Tên bộ tem (S*) Loại số mẫu Giá mặt Ghi chú 1 917 Tem chúc mừng (tem phổ thông) S* 2 8.800 2 918 ốc biển S* 3 11.800 3 919 Đồ mây tre (tem phổ thông) S* 3 8.400 4 920 Cố đô Huế (Di sản VHTG) S* 3 12800 920B Blốc S* 1b1 8.000 5 921 KN 100n ngày sinh Trần Phú S* 1 800 6 922 KN 50n CT Điện Biên Phủ S* 2 5.800 922B Blốc S* 1b1 8.000 7 923 KN 100n Liên đoàn Bóng đá TG S* 1 800 8 924 KN 50 Báo TNTP S* 1 800 9 925 Cây cảnh Việt Nam S* 4 13.800 10 926 Thế vận hội mùa hè S* 4 14.800 11 927 200n QHVN S* 2 5.800 12 928 HN thượng đỉnh TG về XH T.tin S* 1 1.000 13 929 KN 50n ngày Giải phóng thủ đô S* 1 800 14 930 KN 100n Đắc Lắc S* 1 800 15 931 Hội An - Di sản VHTG S* 1 800 931 B Blốc S* 1b1 8.000 16 932 Tết ất Dậu S* 2 8.800 932 B Khối 2 S* K.2 8.800 Cộng 32m+4BL 120.600 Phụ lục 7: Chi phí sản xuất, lợi tức từ hoạt động kinh doanh Đơn vị tính: triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 1 Chi phí nguyên vật liệu 950 895 989 990 919 2 Chi phí công cụ dụng cụ 360 370 390 410 498 3 Chi phí nhiên liệu 470 460 480 520 610 4 Chi phí nhân công 4054 4228 4528 4828 5028 - Tiền lương CBCNV 3606 3908 4016 4226 4876 - Tiền lương thuê ngoài 350 370 410 490 5079 Trích BHXH, KPCĐ, BHYT 200 290 320 390 4080 5 Chi phí KHTSCĐ 895 879 970 980 980 6 Chi phí dịch vụ mua ngoài 3055 3070 3980 4015 4536 7 Chi phí bằng tiền khác 1807 2308 2572 2936 3019 8 Tổng chi phí 10026 11232 11312 13368 13801 9 Lợi tức từ HĐKD 4585 4403 4795 5170 5229 Mục lục Lời mở đầu 1 Chương I: Một số vấn đề về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2 1.1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh 2 1.1.1. Bản chất của hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2 1.1.1.1. Các quan điểm cơ bản về hiệu quả 2 1.1.1.2. Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh 3 1.1.1.3. Phân loại hiệu quả sản xuất kinh doanh 4 1.1.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh 7 1.1.2.1. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là công cụ quản lý kinh doanh 7 1.1.2.2. Sản xuất kinh doanh có hiệu quả là điều kiện sống còn đối với mọi doanh nghiệp 7 1.1.3. Tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường 9 1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 12 1.2.1. Nhân tố bên trong doanh nghiệp 12 1.2.1.1. Nhân tố vốn 12 1.2.1.2. Nhân tố con người (lực lượng lao động) 12 1.2.1.3. Nhân tố phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật công nghệ 13 1.2.1.4. Hệ thống trao đổi và xử lý thông tin 14 1.2.1.5. Trình độ tổ chức sản xuất và trình độ quản trị doanh nghiệp 15 1.2.2. Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 15 1.2.2.1. Môi trường chính trị - pháp luật 15 1.2.2.2. Môi trường kinh doanh 16 1.2.2.3. Môi trường tự nhiên 16 1.2.2.4. Cơ sở hạ tầng 16 1.2.2.5. Môi trường cạnh tranh 17 1.2.2.6. Môi trường kinh tế và công nghệ 17 1.3. Chỉ tiêu đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 17 1.3.1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 17 1.3.1.1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổng quát 18 1.3.1.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả bộ phận 18 1.3.2. Quan điểm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh 22 Chương II: Thực trạng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty tem 26 2.1. Khái quát về công ty tem Việt Nam 26 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 26 2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy 27 2.2.2.1. Chức năng nhiệm vụ 27 2.2.2.2. Cơ cấu tổ chức của công ty tem 28 2.2.2.3. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 31 2.1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Tem 32 2.1.3.1. Đặc điểm của sản phẩm tem 32 2.1.3.2. Đặc điểm khách hàng 33 2.1.3.3. Đặc điểm thị trường 35 2.1.4. Đặc điểm về lao động 37 2.1.5. Đặc điểm về vốn 38 2.2. Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Tem 39 2.2.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2000-2004 39 2.2.1.1. Tem cước phí 39 2.2.2.2. Tem chơi 41 2.2.2. Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh 46 2.2.2.1. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung 46 2.2.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn 48 2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 49 2.3.1. Những kết quả đạt được trong sản xuất kinh doanh 49 2.3.2. Những vấn đề còn tồn tại 53 Chương III: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Tem 56 3.1. Định hướng phát triển của Công ty Tem 56 3.1.1. Mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty trong giai đoạn tới 56 3.1.2. Định hướng phát triển kinh doanh của Công ty 58 3.1.2.1. Duy trì và phát triển thị trường trong nước 58 3.1.2.2. Phát triển thị trường ngoài nước 60 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh 61 3.2.1. Giải pháp phát triển sản phẩm 61 3.2.1.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm hiện có 62 3.2.1.2. Phát triển sản phẩm mới 62 3.2.1.3. Đa dạng hoá sản phẩm 65 3.2.1.4. Một số sản phẩm cụ thể triển khai trong năm 2005 65 3.2.2. Giải pháp phát triển thị trường trên Internet 66 3.2.3. Thông qua chính sách giá 68 3.2.4. Chính sách phân phối 69 3.2.5. Đa dạng hoá phương thức bán hàng 70 3.2.6. Khuyến khích sử dụng tem, hạn chế việc sử dụng máy in cước thay tem tại các bưu cục 72 3.2.7. Giải pháp tăng cường xúc tiến yểm trợ 72 3.2.7.1. Tăng cường công tác tuyên truyền quảng cáo 72 3.2.7.2. Tăng cường công tác phổ cập nghiệp vụ tem bưu chính 75 3.2.7.3. Xúc tiến bán hàng 76 3.2.7.4. Dịch vụ sau bán hàng 77 3.2.8. Giải pháp về tổ chức quản lý, tuyển dụng, đào tạo nhân sự 78 3.2.9. Giải pháp về quản lý và sử dụng tài chính 79 3.3. Một số kiến nghị để thực hiện biện pháp 80 Kết luận 81 Tài liệu tham khảo 83 Phụ lục. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc9177.doc
Tài liệu liên quan