Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Công ty Lắp Máy - Tổng Công ty Xây dựng công nghiệp Việt Nam - Bộ Công Nghiệp

Lời mở đầu Công nghiệp hoá- hiện đại hoá là một giai đoạn phát triển có tính chất tất yếu đối với các quốc gia muốn chuyển mình từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu trở thành một đất nước công nghiệp hoá. Đây cũng là hướng đi phù hợp với xu thế chung của tiến trình phát triển của loài người. Và cũng là giải pháp phù hợp với nền kinh tế Việt Nam hiện nay để thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, khắc phục sự tụt hậu về kinh tế. Để thực hiện yêu cầu này, ở mọi cấp độ, vấn đề quan trọng đặt ra là phải c

doc77 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1262 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Công ty Lắp Máy - Tổng Công ty Xây dựng công nghiệp Việt Nam - Bộ Công Nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó vốn để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng về mặt kinh tế. Đứng trên phương diện quản lý vi mô đối với từng doanh nghiệp thì vốn là yếu tố không thể thiếu để thực hiện mọi quá trình sản xuất kinh doanh. Do vậy, bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển đều phải quan tâm đến quản lý và sử dụng vốn và tài sản sao cho có hiệu quả nhất. Trong các doanh nghiệp hiện nay, tài sản lưu động giữ vai trò phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất, nó thường chiếm tỷ trọng lớn (50%- 80%) trong tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, hiệu quả sử dụng tài sản lưu động có vai trò quyết định đến hiệu quả kinh doanh. Doanh nghiệp có thể đứng vững và phát triển trong thị trường được hay không là phụ thuộc không ít vào hiệu quả sử dụng tài sản lưu động. Chính vì thế, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp xây dựng với những đặc thù riêng về hoạt động sản xuất, kinh doanh và sản phẩm xây dựng thì việc sử dụng sao cho hợp lý, hiệu quả tài sản lưu động càng quan trọng hơn. Bên cạnh những thuận lợi là được sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước trong hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ quá trình hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Các doanh nghiệp xây dựng, đặc biệt là những doanh nghiệp xây dựng Quốc doanh cũng gặp phải không ít khó khăn trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, đó là: Trang thiết bị lạc hậu, trình độ công nghệ, trình độ quản lý chưa theo kịp với đòi hỏi ngày càng cao của thị trường; cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp tuy đã xoá bỏ nhưng vẫn còn là sức ỳ tâm lý rất lớn cản trở sự nhạy bén thích ứng với phương pháp và cách thức điều hành doanh nghiệp mới, nhất là trong lĩnh vực tài chính. Các doanh nghiệp còn nhiều lúng túng trong huy động, quản lý và sử dụng vốn. Điều này đã dẫn đến việc quản lý và sử dụng kém hiệu quả tài sản lưu động và hầu hết các doanh nghiệp xây dựng bị rơi vào tình trạng thiếu vốn. Xuất phát từ thực tế trên và trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng của tài sản lưu động và hiệu quả sử dụng tài sản lưu động, sau một thời gian thực tập tại Công ty Lắp Máy - Tổng công ty Xây dựng công nghiệp Việt Nam, được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo - PGS. TS Lưu Linh Hương, cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của Kế toán trưởng - Chú Dương Văn Hà và các cán bộ trong công ty tôi đã chọn đề tài của mình là: Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Công ty Lắp Máy - Tổng công ty Xây dựng công nghiệp Việt Nam - Bộ Công Nghiệp. Chuyên đề tốt nghiệp ngoài lời mở đầu và phần kết luận gồm: Chương 1: Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động - Nhữnng vấn đề khái quát 1.1. Khái niệm tài sản lưu động 1.1.1. Khái niệm tài sản lưu động. 1.1.2. Đặc điểm của tài sản lưu động. 1.1.3. Vai trò của tài sản lưu động. 1.2. Phân loại tài sản lưu động 1.2.1. Phân loại theo sự vận động của tài sản lưu động. 1.2.2. Phân loại theo nguồn hình thành. 1.2.3. Phân loại theo khả năng chuyển đổi và đặc điểm kinh tế 1.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động 1.3.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng. 1.3.2. Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của các doanh nghiệp. 1.3.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp. 1.3.3.1. Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động. 1.3.3.2. Hệ số khả năng thanh toán. 1.3.3.3. Vòng quay của tài sản lưu động. 1.3.3.4. Hệ số mức độ đảm nhiệm tài sản lưu động. 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp. 1.4.1. Doanh thu trong kỳ. 1.4.2. Chi phí sản xuất. 1.4.3. Nhân tố thanh toán. 1.4.4. Nhân tố về cung ứng vật tư. 1.4.5. Nhân tố về sản xuất. 1.4.6. Nhân tố về cầu thị trường. 1.4.7. Nhân tố trình độ lao động. 1.4.8. Nhân tố khác. 1.5. Những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động 1.5.1. Quản lý tốt khâu dự trữ, tồn kho. 1.5.2. Quản lý tốt tiền mặt và các chứng khoán thanh khoản cao. 1.5.3. Quản lý tốt các khoản phải thu. Chương 2. Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Công ty Lắp Máy - Tổng Công ty xây dựng công nghiệp Việt Nam. 2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty Lắp Máy. 2.1.1. Một số thông tin chung về Công ty Lắp Máy. 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức và năng lực tài chính của Công ty. 2.2. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành xây dựng. 2.2.1. Những đặc điểm của sản xuất trong xây dựng. 2.2.2. Những đặc điểm của sản phẩm ngành xây dựng. 2.3. Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Công ty Lắp Máy. 2.3.1. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Lắp Máy trong một vài năm gần đây. 2.3.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Công ty . 2.3.2.1. Cơ cấu tài sản lưu động của Công ty . 2.3.2.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của Công ty. 2.3.2.3. Một số hạn chế trong công tác sử dụng tài sản lưu động tại Công ty Lắp Máy. Chương 3. Một số Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Công ty Lắp Máy 3.1. Phương hướng sản xuất kinh doanh của Công ty Lắp Máy trong thời gian tới. 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Công ty Lắp Máy. 3.2.1. Quản lý tốt tài sản lưu động trong khâu sản xuất, dự trữ và tồn kho. 3.2.2. Đẩy nhanh .việc thu hồi các khoản phải thu và hoạt động thanh toán với các đối tác. 3.2.3. Thực hiện tốt công tác dự toán ngân quỹ. 3.3. Kiến nghị. 3.3.1. Kiến nghị với Tổng Công ty. 3.3.2. Kiến nghị với Nhà nước. Phần kết luận Em xin chân thành cảm ơn cô giáo PGS. TS Lưu Linh Hương và các cán bộ Công ty Lắp Máy đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt quá trình hoàn thành báo cáo thực tập này. Chương 1. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động - Những vấn đề khái quát 1.1. Khái niệm tài sản lưu động 1.1.1. Khái niệm tài sản lưu động: Mỗi doanh nghiệp muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài sức lao động, tư liệu lao động còn cần phải có đối tượng lao động. Đối tượng lao động khi tham gia quá trình sản xuất không giữ nguyên trạng thái vật chất ban đầu mà phần lớn sẽ thông qua quá trình chế biến hợp thành thực thể của sản phẩm như bông thành sợi, cát thành thuỷ tinh..., một số khác bị mất đi như các loại nhiên liệu. Toàn bộ giá trị của đối tượng lao động được chuyển dịch toàn bộ giá trị ngay trong một lần vào sản phẩm, tuần hoàn liên tục và hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ sản xuất. Bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng cần phải có các đối tượng lao động. Lượng tiền ứng trước để thoả mãn nhu cầu về các đối tượng lao động gọi là tài sản lưu động của doanh nghiệp. Tài sản lưu động là những tài sản ngắn hạn và thường xuyên luân chuyển trong quá trình kinh doanh, bao gồm tiền, các chứng khoán ngắn hạn, dễ chuyển nhượng (tương đương tiền), các khoản phải thu, các khoản dự trữ và tồn kho. Giá trị các loại tài sản lưu động của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản và là điều kiện vật chất không thể thiếu của quá trình tái sản xuất. Trong cùng một lúc, tài sản lưu động được phân bổ trên khắp các giai đoạn luân chuyển và tồn tại dưới những hình thái khác nhau. Muốn cho quá trình tái sản xuất được liên tục, doanh nghiệp phải có đủ lượng tài sản lưu động đầu tư vào các hình thái khác nhau đó, khiến cho các hình thái có được mức tồn tại hợp lý và đồng bộ với nhau và quá trình luân chuyển được thuận lợi. Như vậy có thể thấy, quản lý sử dụng hợp lý các loại tài sản lưu động có ảnh hưởng rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chung của doanh nghiệp. 1.1.2. Đặc điểm của tài sản lưu động: Tài sản lưu động là một nhân tố không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào. Tài sản lưu động có những đặc điểm sau: - Tài sản lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ vốn kinh doanh của doanh nghiệp và tốc độ luân chuyển nhanh hơn tài sản cố định. - Giá trị của tài sản lưu động được chuyển dịch một lần vào giá trị sản phẩm tiêu thụ. Đặc điểm này quyết định sự vận động của tài sản lưu động. - Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra một cách thường xuyên, liên tục nên tại cùng một thời điểm tài sản lưu động tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. - Các giai đoạn vận động của tài sản lưu động được đan xen với nhau, các chu kỳ sản xuất được lặp đi, lặp lại. Tài sản lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ sản xuất - Quá trình vận động của tài sản lưu động tạo nên một luồng tiền thu về lớn hơn số tiền bỏ ra ban đầu. Việc thu hồi sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp vì có thu hồi được thì mới có thể có điều kiện về tài chính phục vụ cho chu kỳ sản xuất tiếp theo. - Sự vận động của tài sản lưu động luôn gắn liền với lợi ích kinh doanh của doanh nghiệp và hiệu quả sử dụng tài sản lưu động luôn gắn liền với hiệu quả sản xuất kinh doanh 1.1.3 Vai trò của tài sản lưu động. - Tài sản lưu động là tiền đề vật chất để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Mỗi doanh nghiệp cần phải có một lượng tài sản lưu động nhất định phù hợp với khả năng và quy mô kinh doanh của doanh nghiệp đó. Từ đó doanh nghiệp không ngừng cải thiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, phát triển công nghệ... nhằm phục vụ tốt cho sản xuất kinh doanh, phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng, tăng lợi nhuận và xác định được chỗ đứng của mình trên thị trường. - Tài sản lưu động là điều kiện để doanh nghiệp mở rộng quy mô cả về chiều sâu và chiều rộng. Nó giúp doanh nghiệp có thể chủ động trong sản xuất kinh doanh, tự tin và có nhiều lợi thế hơn trong cạnh tranh với đối thủ trên thị trường. - Mục tiêu của mọi doanh nghiệp là thu được lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh và liên tục tái sản xuất mở rộng. Chính quá trình chu chuyển tài sản lưu động tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. - Sử dụng hợp lý tài sản lưu động cho phép khai thác tối đa tiềm năng của tài sản lưu động, góp phần làm giảm chi phí kinh doanh, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Mặt khác nó còn góp phần làm tốt công tác bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2. Phân loại tài sản lưu động. 1.2.1. Phân loại theo sự vận động của tài sản lưu động. * Tài sản lưu động nằm trong quá trình dự trữ sản xuất bao gồm các khoản: nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu động lực, phụ tùng thay thế, cộng cụ lao động nhỏ... để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể tiến hành thường xuyên, liên tục. * Tài sản lưu động nằm trong khâu sản xuất bao gồm các khoản giá trị sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, chi phí chờ kết chuyển... * Tài sản lưu động nằm trong khâu lưu thông bao gồm các giá trị thành phẩm, tài sản bằng tiền (kể cả vàng bạc, đá quý...), các khoản đầu tư ngắn hạn (đầu tư chứng khoán ngắn hạn...), các khoản thế chấp, ký cước, ký quỹ ngắn hạn, các khoản tài sản trong thanh toán (các khoản phải thu, các khoản tạm ứng...). Cách phân loại này cho thấy vai trò và sự phân bố của tài sản lưu động trong từng khâu của quá trình kinh doanh, từ đó có biện pháp điều chỉnh cơ cấu tài sản lưu động sao cho có hiệu quả sử dụng cao nhất. 1.2.2. Phân loại theo nguồn hình thành. * Nguồn điều lệ là số tài sản lưu động được hình thành từ nguồn tài sản điều lệ ban đầu khi thành lập hoặc tài sản điều lệ bổ sung trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. * Nguồn liên doanh, liên kết là tài sản lưu động được hình thành từ tài sản góp liên doanh của các bên tham gia liên doanh. Tài sản góp liên doanh có thể bằng tiền mặt, vật tư, hàng hoá... * Nguồn tự bổ sung là tài sản do doanh nghiệp tự bổ sung từ lợi nhuận của doanh nghiệp được tái đầu tư trong quá trình sản xuất kinh doanh. * Nguồn đi vay là tài sản lưu động được đi vay của các ngân hàng thương mại, vay bằng phát hành trái phiếu... Việc phân chia tài sản lưu động theo nguồn hình thành giúp cho doanh nghiệp thấy được cơ cấu nguồn tài trợ cho nhu cầu tài sản lưu động trong kinh doanh của mình. Từ góc độ quản lý tài chính, mọi nguồn tài trợ đều có chi phí sử dụng của nó. Do đó, doanh nghiệp cần xem xét cơ cấu nguồn tài trợ tối ưu để giảm chi phí sử dụng tài sản lưu động của mình. 1.2.3. Phân loại theo khả năng chuyển đổi và đặc điểm kinh tế * Tài sản bằng tiền (Cash): bao gồm tất cả tiền mặt tại quỹ, tiền trên các tài khoản ngân hàng, tiền đang chuyển (kể cả nội tệ và ngoại tệ), séc các loại và tiền trong thanh toán. * Vàng, bạc, đá quý và kim khí quý: Đây là nhóm tài sản đặc biệt, chủ yếu dùng trong mục đích dự trữ. Tuy nhiên, trong một số ngành như ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, trị giá kim cương, đá quý, vàng, bạc.... có thể rất lớn. * Các tài sản tương đương với tiền: gồm các tài sản tài chính có khả năng chuyển đổi cao, tức là dễ bán, dễ chuyển đổi thành tiền khi cần thiết, các loại chứng khoán ngắn hạn dễ bán. Ngoài ra, các giấy tờ thương mại ngắn hạn được bảo đảm hoặc có độ an toàn cao như hối phiếu ngân hàng, kỳ phiếu thương mại... cũng thuộc nhóm này. * Chi phí trả trước: bao gồm các khoản tiền mà công ty trả trước cho người bán, nhà cung cấp hoặc cho các đối tượng khác. Một số khoản trả trước có thể có mức rủi ro cao vì phụ thuộc vào một số yếu tố khó dự đoán trước. * Các khoản phải thu: đây là một loại tài sản rất quan trọng của doanh nghiệp, đặc biệt là của các công ty kinh doanh thương mại mua bán hàng hoá. Hoạt động mua chịu giữa các bên phát sinh các khoản tín dụng thương mại. Thực ra, các khoản thu gồm nhiều khoản mục khác nhau tuỳ theo tính chất của quan hệ mua bán, quan hệ hợp đồng, phụ thuộc vào mức độ rủi ro. * Tiền đặt cọc: Trong nhiều trường hợp khi tham gia hợp đồng, các bên liên quan đến hợp đồng phải đặt cọc một số tiền nhất định. Trong trường hợp bên đặt cọc thực hiện trôi chảy hợp đồng thì họ có quyền lấy lại tiền đặt cọc. Nếu có sự vi phạm hoặc huỷ bỏ hợp đồng, hoặc không tiếp tục tham gia thì họ có thể bị mất tiền đặt cọc. Như vậy, tiền đặt cọc là một khoản mục tài sản không chắc chắn, độ tin cậy có thể giao động lớn. * Hàng hoá vật tư: còn đựơc gọi là hàng tồn kho. “Hàng tồn kho” trong khái niệm này không có nghĩa là hàng hoá bị ứ thừa, không bán được, mà thực chất bao hàm toàn bộ các hàng hoá vật liệu, nguyên liệu đang tồn tại ở các kho, quầy hàng hoặc trong xưởng. Trên thực tế, hàng hoá tồn kho có rất nhiều chủng loại khác nhau, tuy nhiên có thể gộp thành những nhóm sau: - Nguyên liệu, vật liệu chính. - Vật liệu phụ, vật liệu bổ trợ - Nhiên liệu và các loại dầu mỡ - Thành phẩm - Sản phẩm dang dở và bán thành phẩm - Công cụ nhỏ, các công cụ lao động khác thuộc tài sản lưu động - Phụ tùng thay thế - Sản phẩm hỏng và các loại khác * Các chi phí chờ phân bổ: Trong thực tế, một khối lượng nguyên vật liệu và một số khoản chi phí đã phát sinh, nhưng có thể chưa được phân bổ vào giá thành hay dịch vụ. Những khoản này sẽ được đưa vào giá thành trong một thời gian nhất định. 1.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động 1.3.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng Hiệu quả sử dụng là những đại lượng phản ánh mối quan hệ so sánh giữa các chỉ tiêu, kết quả kinh doanh với các chỉ tiêu vốn kinh doanh của doanh nghiệp 1.3.2. Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, hiệu quả kinh tế là điều kiện sống còn của doanh nghiệp. Hiệu quả kinh tế phụ thuộc và nhiều yếu tố khác nhau mà chủ phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng tài sản lưu động. Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động trong kinh doanh phản ánh trình độ sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp, được thể hiện bằng mối quan hệ giữa kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh với lượng tài sản lưu động đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động được xem như một bộ phận của hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, ở nước ta, năng suất lao động còn thấp, vốn sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh còn hạn chế, nên vấn đề đặt ra là không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động, tận dụng tối đa mọi nguồn lực để có thể thoả mãn được nhu cầu của sản xuất kinh doanh cũng như của thị trường. Việc phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động có ý nghĩa rất quan trọng đối với doanh nghiệp, cho phép doanh nghiệp đề ra được những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động. Từ đó tạo cơ sở để doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi, thu được lợi nhuận cao. 1 3.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp. 1.3.3.1. Hiệu quả sử dụng TSLĐ trong kỳ. Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất, bởi nó là chỉ tiêu chất lượng phản ánh rõ kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ số này cho biết mỗi đơn vị tài sản lưu động có trong kỳ mà doanh nghiệp đầu tư vào kinh doanh sẽ đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận sau thuế trong kỳ Hiệu quả sử dụng TSLĐ trong kỳ = TSLĐ sử dụng bình quân trong kỳ Hệ số này càng cao, chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp có hiệu quả. Hệ số này thấp chứng tỏ lợi nhuận thu được trên một đơn vị tài sản lưu động ít, việc sử dụng tài sản lưu động là kém hiệu quả hoặc không có hiệu quả. 1.3.3.2. Hệ số khả năng thanh toán Khi kiểm tra công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp, người ta thường quan tâm khả năng thanh toán của doanh nghiệp, nó cho biết khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp: * Khả năng thanh toán nhanh: hệ số này cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ. TSLĐ - dự trữ Khả năng thanh toán nhanh = Nợ ngắn hạn Hệ số trung bình là 1 Nếu hệ số khả năng thanh toán nhanh >1 thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp là khả quan, doanh nghiệp có khả năng đáp ứng được ngay yêu cầu thanh toán nợ của mình. Ngược lại, nếu hệ số này < 1 thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp đang gặp khó khăn. Doanh nghiệp không thể thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn đến hạn nếu không sử dụng một phần dự trữ. * Khả năng thanh toán hiện hành: là thước đo khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp, nó cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ nợ ngắn hạn được trang trải bằng các tài sản có thể chuyển đổi thành tiền trong một giai đoạn tương đương với thời hạn của các khoản nợ. Tài sản lưu động Khả năng thanh toán hiện hành = Nợ ngắn hạn Hệ số trung bình là 2,5 Nếu hệ số này < 2,5, điều này cho thấy tỷ lệ nợ của doanh nghiệp đang tăng lên và để thanh toán, doanh nghiệp phải dùng đến nhiều tài sản lưu động mới có thể trang trải được. 1.3.3.3. Vòng quay của tài sản lưu động Hệ số này cho biết mỗi đơn vị tài sản lưu động sử dụng trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn vị doanh thu thuần. Chỉ tiêu này lớn nghĩa là số vòng quay tăng, chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tăng và ngược lại Doanh thu thuần trong kỳ * Số vòng quay của TSLĐ= TSLĐ bình quân trong kỳ Việc tăng số vòng quay tài sản lưu động có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giảm được lượng tài sản lưu động cần thiết trong kinh doanh, giảm được số vốn vay. Số ngày trong kỳ (360) * Thời gian 1vòng luân chuyển TSLĐ = Số vòng quayTSLĐ Hệ số này cho biết độ dài một vòng quay của tài sản lưu động tức là số ngày cần thiết cho một vòng quay của tài sản lưu động. Thời gian một vòng luân chuyển tài sản lưu động càng ngắn thì tài sản lưu động luân chuyển càng nhanh, tạo ra hiệu quả kinh doanh tốt hơn. Điều đó cũng có nghĩa hiệu quả sử dụng tài sản lưu động càng cao. 1.3.3.4. Mức đảm nhiệm TSLĐ TSLĐ sử dụng bình quân trong kỳ Mức đảm nhiệm TSLĐ = Doanh thu thuần Hệ số này cho biết để đạt được mỗi đơn vị doanh thu, doanh nghiệp phải sử dụng bao nhiêu phần trăm đơn vị tài sản lưu động. Hệ số này càng thấp thì hiệu quả sử dụng tài sản lưu động càng cao, tiết kiệm được càng nhiều vốn và ngược lại. 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản lưu động trong doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác nhau. Để phát huy những nhân tố tích cực, hạn chế những nhân tố tiêu cực tác động vào quá trình nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp, nhất thiết nhà quản lý phải nắm được những nhân tố đó. Việc xác định những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản lưu động là cơ sở để tìm ra các biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp. Trên cơ sở xác định các nhân tố ảnh hưởng, doanh nghiệp sẽ có các chính sách chiến lược để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động trong hoạt động kinh doanh. 1.4.1. Doanh thu trong kỳ của doanh nghiệp: Cùng một số lượng tài sản lưu động nếu như doanh thu trong kỳ càng cao thì hiệu quả sử dụng tài sản lưu động càng tốt và ngược lại. Từ đó có thể thấy rằng việc tăng doanh thu là mục tiêu phấn đấu của mọi doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên việc tăng doanh thu thường đi kèm việc tăng chi phí. Nếu tốc độ tăng doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng chi phí thì doanh nghiệp kinh doanh có lãi, tức là việc sử dụng tài sản lưu động có hiệu quả. 1.4.2. Chi phí kinh doanh. Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm các khoản chi phí thuộc giá vốn hàng bán, vật tư nguyên vật liêu, chi phí khấu hao tài sản; chi phí tiền lương; các khoản bảo hiểm; chi phí khác. Nếu cùng một mức doanh thu mà chi phí thấp sẽ làm cho lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp tăng lên, hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tốt hơn. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp đã tiết kiệm được chi phí kinh doanh, làm cho việc sử dụng tài sản lưu động có hiệu quả hơn. Do vậy công tác quản lý chi phí đặc biệt quan trong đối với việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động. Như vậy có thể nói doanh thu và chi phí ảnh hưởng trực tiếp dến hiệu quả sử dụng tài sản lưu động. Việc tăng doanh thu giảm chi phí trong hoạt động kinh doanh là điều mà tất cả các doanh nghiệp đều mong muốn nhằm mục đích đạt lợi nhuận cao nhất. 1.4.3. Nhân tố thanh toán Có thể thấy, lượng tiền mặt tồn quỹ ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh trong một thời kỳ hay một thời diểm nhất định. Nếu lượng tiền này nhỏ hơn mức dự trữ trung bình cần thiết thì không đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp trong kinh doanh. Nếu lượng tiền này lớn hơn mức trung bình cần thiết sẽ gây ứ đọng tiền tồn quỹ, dẫn đến tình trạng lãng phí, không khai thác được khả năng sinh lời của vốn dư thừa. Bên cạnh việc xác định lượng tiền tồn quỹ thì việc lựa chọn phương thức thanh toán cho các hợp đồng mua, bán hàng phù hợp với khả năng của doanh nghiệp cũng rất quan trọng. Thủ tục thanh toán nhanh gọn, điều kiện thanh toán rõ ràng sẽ hạn chế được rủi ro, giảm thiểu được thời gian và chi phí. Quá trình rút ngắn này giúp doanh nghiệp trong quá trình thanh toán với khách hàng thuận lợi hơn, tận dụng được những thời cơ trong kinh doanh, trong giao dịch với ngân hàng và tổ chức tín dụng. 1.4.4. Nhân tố về cung ứng vật tư Cung ứng vật tư là khâu quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh. Vì vậy doanh nghiệp cần quan tâm đến một số yếu tố như: Khoảng cách từ nơi cung cấp vật tư đến địa điểm của doanh nghiệp. Nếu khoảng cách xa sẽ gây ra nhiều hạn chế như phát sinh chi phí vận chuyển, rủi ro trên đường vận chuyển và khả năng ứng phó trong trường hợp cần cung ứng vật tư nhanh chóng là rất khó khăn. Hơn nữa, doanh nghiệp cũng cần xem xét đến kỳ hạn giao hàng, khối lượng vật tư cung cấp trong một lần giao hàng. Việc sắp xếp một kỳ hạn hợp lý và một khối lượng vật tư thích hợp giúp doanh nghiệp hạn chế được được chi phí lưu kho, bảo quản do dự trữ thừa và cũng tránh được hiện tượng thiếu vật tư ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất. Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng phải nghiên cứu khả năng cung cấp vật tư của thị trường cũng như đặc điểm thời vụ của chủng loại vật tư cung cấp. Việc nghiên cứu này giúp doanh nghiệp xây dựng một kế hoạch dự trữ hợp lý, vào từng thời điểm thích hợp, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một phần chi phí từ việc mua vật tư. Có thể nói, cung ứng vật tư là khâu chiếm vị trí rất quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục hay bị gián đoạn là phụ thuộc vào khâu cung ứng vật tư. Cũng như vậy, thời gian luân chuyển của tài sản lưu động trong kỳ sẽ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng cung ứng vật tư của doanh nghiệp. 1.4.5. Nhân tố về sản xuất Quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào cơ sở vật chất kỹ thuật như hệ thống trang thiết bị, máy móc phục vụ kinh doanh. Khi cơ sở vật chất kỹ thuật được trang bị đầy đủ hoàn hảo thì năng suất lao động sẽ được nâng cao, góp phần tăng lợi nhuận, tăng hiệu quả kinh doanh. Ngược lại nếu cơ sở vật chất kỹ thuật kém thì năng suất lao động giảm, dẫn đến giảm hiệu quả kinh doanh, giảm hiệu quả sử dụng tài sản lưu động, máy móc thiết bị không được cải tiến và bị tụt hậu theo thời gian. Hơn thế nữa, với trình độ công nghệ cao nâng cao được mức độ phức tạp của sản phẩm, cải thiện được chất lượng của sản phẩm, đây là một trong những lợi thế cơ bản của doanh nghiệp khi cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó cũng cần chú ý đến đặc điểm của sản phẩm : Nếu chu kỳ sản xuất ngắn, sản phẩm tiêu thụ nhanh như rượu, bia thuốc lá, doanh nghiệp sẽ thu hồi được vốn nhanh thuận lợi cho việc tái tạo mở rộng sản xuất. Ngược lại, nếu chu kỳ sản xuất kéo dài, khả năng thu vốn chậm sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp. 1.4.6 Nhân tố về cầu thị trường. Sau khi nghiên cứu những nhân tố đầu vào của sản xuất, khả năng cung ứng sản phẩm của doanh nghiệp cho thị trường, chúng ta cũng cần phải nghiên cứu đến nhu cầu của thị trường. Cầu thị trường có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của doanh nghiệp, nó quyết định quy mô và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Việc nghiên cứu kỹ cầu thị trường, giúp doanh nghiệp nắm bắt được thị hiếu, nhu cầu của các đối tượng khách hàng, từ đó đưa ra được những sản phẩm phù hợp, thoả mãn cao nhất mọi yêu cầu của khách hàng. Cùng với một chiến lược marketing hợp lý sẽ đẩy nhanh được tốc độ bán hàng và lượng hàng bán ra, giảm thời gian thu hồi vốn, từ đó rút ngắn được chu kỳ sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động cũng như hiệu quả kinh doanh. 1.4.7. Nhân tố về trình độ lao động Đây là nhân tố quan trọng hàng đầu không thể thiếu trong mọi quá trình sản xuất kinh doanh đó là con người. Con người là trung tâm của mọi hoạt động, là tác giả của mọi thành quả và là một trong những nhân tố quyết định tới việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động. Một đội ngũ những người lãnh đạo có chuyên môn, tâm huyết sẽ giúp doanh nghiệp có một cơ cấu tổ chức thống nhất, một chiến lược kinh doanh tốt, nắm bắt được những cơ hội mở rộng thị trường. Từ đó, tổ chức hoạt động kinh doanh có hiệu quả, có nhiều giải pháp nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Một đội ngũ những người lao động có trình độ tay nghề cao thì máy móc, thiết bị được khai thác tối đa công suất, giảm chi phí, tăng năng suất. Từ đó nâng cao được lợi nhuận sẽ góp phần cải thiện cuộc sống của người lao động, nâng cao uy tín, tạo thuận lợi cơ bản cho việc mở rộng thị phần, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động. 1.4.8. Nhân tố khác Ngoài các nhân tố kể trên còn rất nhiều các nhân tố khách quan khác ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp: - Các chính sách vĩ mô của nhà nước: Vai trò điều tiết của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường là điều tất yếu nhưng các chính sách vĩ mô của Nhà nước tác động một phần không nhỏ tới hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp. Cụ thể hơn từ sự thay đổi các chính sách thuế, chính sách cho vay, chính sách bảo hộ, hạn chế hay khuyến khích nhập khẩu, xuất khẩu, có thể làm tăng hoặc giảm hiệu qủa sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các quy định của nhà nước về phương hướng, định hướng phát triển của các ngành kinh tế đều ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp. Tuỳ từng doanh nghiệp và tuỳ từng thời kỳ khác nhau mà mức độ ảnh hưởng, tác động của các yếu tố này có khác nhau. Ngoài ra, đối với những doanh nghiệp Nhà nước thì chủ trương, định hướng phát triển của ngành cùng với quy định riêng của các đơn vị chủ quản cấp trên cũng ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp. - Tiến bộ khoa học kỹ thuật: Trong điều kiện hiện hiện nay, khoa học công nghệ phát triển với tốc độ chóng mặt, thị trường công nghệ biến động không ngừng và chênh lệch về trình độ công nghệ giữa các nước là rất lớn. Làn sóng chuyển giao công nghệ ngày càng gia tăng, một mặt nó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đổi mới công nghệ sản xuất mặt khác, nó đặt doanh nghiệp vào môi trường cạnh tranh gay gắt. Do vậy, doanh nghiệp phải xem xét khi đầu tư vào công nghệ sao cho đạt hiệu quả cao nhất và phải tính đến hao mòn vô hình do sự phát triển không ngừng của tiến bộ khoa học kỹ thuật. - Môi trường tự nhiên: là toàn bộ các yếu tố tự nhiên tác động đến doanh nghiệp như khí hậu, thời tiết, môi trường ... Các điều kiện làm việc trong môi trường tự nhiên phù hợp sẽ tăng năng suất lao động và tăng hiệu quả công việc. Mặt khác, các điều kiện tự nhiên còn tác động đến các hoạt đông kinh tế và cơ sở vật chất của doanh nghiệp. Tính thời vụ, thiên tai, lũ lụt... gây khó khăn cho rất nhiều doanh nghiệp và ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp. Nhận thức rõ các nhân tố ảnh hưởng có vị trí vô cùng quan trọng, nó cho ta thấy sự tác động của từng yếu tố đến quá trình sử dụng tài sản lưu động. Đó chính là cơ sở tiền đề để doanh nghiệp tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động. 1.5. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của các doanh nghiệp 1.5.1. Quản lý tốt khâu dự trữ, tồn kho. Trong quá trình luân chuyển của tài sản lưu động phục vụ cho sản xuất kinh doanh thì việc tồn tại vật tư hàng hoá dự trữ, tồn kho là những bước đệm cần thiết cho quá trình hoạt động bình thường của doanh nghiệp. Hàng hoá tồn kho có ba loại: nguyên vật liệu thô phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh; sản phẩm dở dang và thành phẩm. Đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường không thể tiến hành sả._.n xuất đến đâu mua hàng đến đó mà cần phải có nguyên vật liệu dự trữ. Nguyên vật liệu dự trữ không trực tiếp tạo ra lợi nhuận nhưng nó có vai trò rất lớn để cho quá trình sản xuất - kinh doanh tiến hành bình thường. Do vậy, nếu mức dự trữ nguyên vật liệu không phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh thì sẽ xảy ra hai trường hợp: - Nếu mức dự trữ quá lớn dư thừa sẽ gây tốn kém chi phí tốn kém, ứ động tài sản, gây tốn kém và hiệu quả thấp. - Nếu mức dự trữ quá ít, thiếu vật tư, gây nên tình trạng căng thẳng hoặc làm cho quá trình sản xuất kinh doanh bị gián đoạn do thiếu nguyên vật liệu gây ra hàng loạt các hậu quả tiếp theo. Trong một quá trình sản xuất thường có rất nhiều công đoạn khác nhau và bao giờ cũng có các loại nguyên liệu nằm tại từng công đoạn của các dây chuyền sản xuất này. Bên cạnh đó, giữa những công đoạn này lại cũng tồn tại những bán thành phẩm. Đây là những bước đệm nhỏ để quá trình sản xuất được liên tục. Nếu dây chuyền sản xuất càng dài và càng có nhiều công đoạn sản xuất thì tồn kho trong quá trình sản xuất sẽ càng lớn. Khi tiến hành sản xuất xong, hầu như các doanh nghiệp chưa thể tiêu thụ hết ngay được sản phẩm, do “độ trễ” nhất định giữa sản phẩm và tiêu dùng như phải chờ bao gói, chờ vận chuyển, chờ có đủ lô hàng mới xuất được... Những doanh nghiệp mà sản xuất mang tính thời vụ và có quy trình chế tạo tồn nhiều thời gian thì dự trữ, tồn kho sản phẩm sẽ lớn. Trong ba bộ phận trên của hàng hoá dự trữ đối với các doanh nghiệp vấn đề cần quản lý chủ yếu là bộ phận thứ nhất, tức là nguyên vật liệu dự trữ cho sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, đối với các doanh nghiệp thương nghiệp (chuyên kinh doanh hàng hoá) thì dự trữ nguyên vật liệu cũng có nghĩa là dự trữ hàng hoá để bán. Có thể thấy việc việc quản lý hàng tồn kho đối với doanh nghiệp là rất quan trọng, do đó doanh nghiệp xác định rõ mức dự trữ thích hợp là rất cần thiết. Để làm được điền này, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu, nắm bắt được những thông số của quá trình sản xuất như mức tăng giảm giá nguyên liệu, khối lượng nguyên liệu sử dụng, sản lượng từng năm...., từ đó xác định chính xác mức dự trữ nguyên vật liệu thích hợp cho quá trình sản xuất kinh doanh. 1.5.2. Quản lý tốt tiền mặt và các chứng khoán thanh khoản cao Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp việc giữ tiền mặt là rất cần thiết, điều đó xuất phát từ nhiều lý do như: đảm bảo giao dịch kinh doanh hàng ngày (thanh toán cho khách hàng và thu tiền từ khách hàng); đáp ứng nhu cầu dự phòng trong trường hợp biến động không lường trước các nguồn tiền vào và ra, hưởng lợi thế trong thương lượng mua bán.... Hơn thế nữa, trong hoạt động kinh doanh, việc giữ đủ tiền mặt sẽ tạo cho doanh nghiệp nhiều lợi thế như: - Khi mua các hàng hoá dịch vụ nếu có đủ tiền mặt, công ty có thể được hưởng lợi thế chiết khấu. - Giữ đủ tiền mặt, duy trì tốt các chỉ số thanh toán ngắn hạn giúp doanh nghiệp có thể mua hàng với những điều kiện thuận lợi và được hưởng mức tín dụng rộng rãi. - Giữ đủ tiền mặt giúp doanh nghiệp tận dụng được những cơ hội thuận lợi trong kinh doanh do chủ động trong các hoạt động thanh toán chi trả. - Khi có đủ tiền mặt giúp doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu trong trường hợp khẩn cấp như đình công, hoả hoạn, chiến dịch marketing của đối thủ cạnh tranh, vượt qua khó khăn do yếu tố thời vụ và chu kỳ kinh doanh. Tuy nhiên tiền mặt bản thân nó không sinh lãi, do đó nếu dự trữ quá nhiều sẽ gây ra tình trạng ứ thừa tiền mặt trong quỹ làm lãng phí và hiệu quả thấp. Như vậy mục tiêu quan trọng nhất trong quản lý tiền mặt là phải tối thiểu hoá được lượng tiền phải giữ. Quản lý tiền mặt ở đây bao gồm việc quản lý tiền giấy và tiền gửi ngân hàng. Sự quản lý này liên quan chặt chẽ đến việc quản lý các loại tài sản gắn với tiền mặt như các loại chứng khoán có khả năng thanh toán cao. Các loại chứng khoán gần như tiền mặt giữ vai trò như một “bước đệm” cho tiền mặt, vì nếu số dư tiền mặt nhiều doanh ngiệp có thể đầu tư vào chứng khoán có khả năng thanh khoản cao, nhưng khi cần thiết cũng có thể chuyển đổi chúng sang tiền mặt một cách dễ dàng và ít tốn kém chi phí. Như vậy, trong quản trị tài chính người ta sử dụng chứng khoán có khả năng thanh toán cao để duy trì tiền mặt ở mức độ mong muốn. Ta có thể thấy điều này qua sơ đồ luân chuyển sau: Các chứng khoán thanh khoản cao Đầu tư tạm thời bằng cách mua chứng khoán có tính thanh khoản cao Bán những chứng khoán thanh khoản cao để bổ sung cho tiền mặt Dòng thu tiền mặt Tiền mặt Dòng chi tiền mặt 1.5.3. Quản lý tốt các khoản phải thu. 1.5.3.1.Chính sách tín dụng thương mại. Để thắng lợi trong cạnh tranh trên thị trường, các doanh nghiệp có thể sử dụng chiến lược về chất lượng sản phẩm, về quảng cáo, về giá cả, về dịch vụ giao hàng và các dịch sau khi mua bán như vận chuyển, lắp đăt... Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, việc mua bán chịu là một việc không thể thiếu. Tín dụng thương mại có thể làm cho doanh nghiệp đứng vững trên thị trường và trở nên giàu có nhưng cũng có thể đem đến rủi ro cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Điều đó thể hiện trên những nét cơ bản sau: - Tín dụng thương mại tác động đến doanh thu bán hàng. Do được trả tiền chậm nên sẽ có nhiều người mua hàng hoá của doanh nghiệp hơn, từ đó làm cho doanh thu tăng. Khi cấp tín dụng thượng mại cho khách hàng thì tất nhiên doanh nghiệp bị chậm trễ trong việc trả tiền và vì tiền có giá trị theo thời gian nên doanh nghiệp sẽ qui định giá cao hơn. - Tín dụng thương mại giúp làm giảm được chi phí tồn kho của hàng hoá. - Tín dụng thương mại làm cho tài sản cố định được sử dụng có hiệu quả hơn và hạn chế phần nào về hao mòn vô hình. - Khi cấp tín dụng thương mại cho khách hàng có thể làm tăng chi phí trong hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên cũng phải kể đến những rủi ro mà tín dụng thương mại có thể gây ra đó là: làm tăng chi phí đòi nợ, chi phí trả cho nguồn tài trợ để bù đắp sự thiếu hụt ngân quỹ. Thời gian cấp tín dụng càng dài thì chi phí ròng càng lớn. Xác suất người mua không trả tiền có thể xảy ra và làm cho lợi nhuận bị giảm, nếu thời hạn cấp tín dụng càng dài thì rủi ro càng lớn. Với tác động nêu trên buộc các nhà quản lý phải so sánh giữa thu nhập và chi phí tăng thêm, từ đó để quyết định có nên cấp tín dụng thượng mại hay không? và các điều khoản trong đó như thế nào cho phù hợp. Thực tiễn cho thấy doanh nghiệp có khuynh hướng tăng lên khi các tiêu chuẩn tín dụng được nới lỏng. 1.5.3.2. Phân tích tín dụng thương mại. Để thực hiện việc cấp tín dụng cho khách hàng thì vấn đề quan trọng của nhà quản lý là phải phân tích khả năng tín dụng của khách hàng. Doanh nghiệp phải tiến hành phân tích thông qua các tài liệu hồ sơ mà khách hàng cung cấp như có thể kiểm tra bảng cân đối tài sản, báo cáo kết quả kinh doanh để xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp đánh giá được kết quả sản xuất kinh doanh là lỗ hay lãi, từ đó đưa ra dự báo khả năng hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai. Kiểm tra bảng kế hoạch ngân quỹ để đánh giá doanh nghiệp có đảm bảo được chi trả hay không. Ngoài ra cũng có thể áp dụng những phương pháp khác như đánh gia tiềm năng phát triển của khách hàng trong tương lai, đánh giá các tài sản riêng mà khách hàng có thể sử dụng để đảm bảo cho các khoản nợ, phỏng vấn trực tiếp, xuống tận nơi để kiểm tra hoặc tìm hiểu qua các khách hàng khác..... Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng cần xây dựng một tiêu chuẩn tín dụng hợp lý để không loại bỏ nhiều khách hàng tiềm năng do tiêu chuẩn tín dụng đặt ra quá cao làm giảm lợi nhuận. Nhưng cũng không nên đặt ra tiêu chuẩn quá thấp vì dù có thể làm tăng doanh thu, nhưng sẽ làm có nhiều khoản tín dụng có rủi ro cao và chi phí thu tiền cũng cao. Sau khi phân tích, đánh giá nếu khả năng tín dụng của khách hàng phù hợp với những tiêu chuẩn tối thiểu mà doanh nghiệp đưa ra thì tín dụng thương mại có thể được cấp. Ngoài ra doanh nghiệp cũng cần xét xem khoản tín dụng thương mại đó có phù hợp với khả năng tài chính của mình hay không?, việc cung cấp khoản tín dụng thương mại đó có làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay không... để từ đó đưa ra quyết định cuối cùng. Quản lý tốt hàng dự trữ tồn kho, tiền mặt, các khoản phải thu- những bộ phận cấu thành của tài sản lưu động- là góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài sản lưu động. Từ đó nâng cao được hiệu quả sử dụng tài sản lưu động, hướng tới mục tiêu quan trọng nhất là bảo đảm cho quả trình sản xuất kinh doanh tiến hành thuận lợi với hiệu quả cao nhất. Chương 2. Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty lắp máy - tổng công ty xây dựng công nghiệp Việt Nam 2.1 Giới thiệu khái quát về Công ty Lắp Máy. 2.1.1. Một số thông tin chung về Công ty Lắp Máy 1. Tên doanh nghiệp : Công ty Lắp máy Tên giao dịch quốc tế: installation company Tên viết tắt tiếng Anh : INCO 2. Trụ sở văn phòng : 21 A - phố Cát Linh - Quận Đống Đa -Hà Nội 3. Số điện thoại : (84)-04-7.336.781 Số Fax : (84)-04-7.336.011 Thư điện tử : inco1@hn.vnn.vn 4. Mã số thuế : 0100906101 5. Đăng ký kinh doanh số : 112686 Cơ quan đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội 6. Chứng chỉ hành nghề xây dựng số : 97 - Số đăng ký : 0101-08-0-1-679 7. Vốn điều lệ : Tiền VNĐ : 11.242.000.000 VNĐ Tiền USD : 735.000 USD 8. Tổng số cán bộ công nhân viên : 956 người Trong đó : 332 kỹ sư và cán bộ quản lý 9. Phạm vi hoạt động : Trong cả nước 10. Xếp hạng doanh nghiệp của Nhà nước: Doanh nghiệp hạng I ( hạng một ) 11. Công ty liên doanh có phần góp vốn của Công ty Lắp Máy : Công ty TNHH kỹ nghệ Vina - Fuji Engineering ( VINA FUJI ) Các chi nhánh và văn phòng đại diện Chi nhánh tại thành phố hồ chí minh - Địa chỉ : 22 Lý Tự Trọng, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh. - Điện thoại : ( 84 ) - 08 - 8 245 982 - Fax : ( 84 ) - 08 - 8 225 184 - E-mail : incomn@hcm.vnn.vn Văn phòng đại diện miền trung - Địa chỉ : 153B Huỳnh Thúc Kháng, Thị xã Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Nam. - Điện thoại : ( 84 ) - 0510 - 828 335 - Fax : ( 84 ) - 0510 - 828 335 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty Lắp Máy là một doanh nghiệp Nhà nước, hoạt động trên lĩnh vực lắp máy, xây dựng trong phạm vi rộng khắp cả nước, thi công các công trình mang tính chất chiến lược của Đảng và Nhà nước, các công trình mang tính phúc lợi xã hội có tầm quan trọng cho quá trình phát triển kinh tế của đất nước. Công ty được thành lập theo quyết định số 24/QĐ-BCN của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp trên cơ sở tách các Xí nghiệp thành viên từ các Công ty: Công ty Xây lắp Điện 1, Công ty Xây lắp Điện 4, Công ty Xây lắp Hoá chất và Công ty Xây lắp - Sản xuất công nghiệp với thời gian hoạt động trên 25 năm. Với chức năng là đơn vị sản xuất kinh doanh hoạt động theo chế độ hạch toán độc lập theo điều lệ xí nghiệp Quốc doanh do Nhà nước ban hành, có tư cách pháp nhân được mở tài khoản tại Ngân hàng, có con dấu riêng để giao dịch và quan hệ kinh tế. Công ty có nhiều thiết bị chuyên dùng, đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật và công nhân chuyên ngành, nhiều kinh nghiệm, thành thạo trong các lĩnh vực xây lắp công nghiệp và dân dụng. Đặc biệt là lĩnh vực lắp máy, điện và dây truyền công nghệ khép kín. Từ những năm đầu của thập kỷ 70, các đơn vị trực thuộc đã tham gia xây dựng nhiều công trình công nghiệp và dân dụng lớn thuộc các ngành kinh tế quốc dân : * Các nhà máy cơ khí chế tạo, mỏ khai khoáng: Khu liên hợp gang thép Thái Nguyên, Mỏ Apatit Lao Cai, Nhà máy đóng tàu Ba Son, Thiết bị Điện Đông Anh, Nhà máy Cơ khí nặng HAVICO, Nhà máy Ô tô TOYOTA, Ô tô FORD, Xe máy VMEP. * Các nhà máy công nghiệp Hoá chất: Supe Lâm Thao, Supe Long Thành, Phân Đạm Hà Bắc, Phân lân Văn điển,Pin văn Điển, ắc qui Hải Phòng, Nhà máy Hoá Chất Đức Giang, Dầu nhờn Hải Phòng, Bột giặt NET, * Các nhà máy công nghiệp giấy, công nghiệp thực phẩm, chế biến nguyên liệu: Nhà máy Đường Tây Ninh, VINACAFE, Bia Phú Yên, Bột ngọt VEDAN, AJNOMOTO, Giấy Việt Trì, Ván Dăm Thái Nguyên, Nhà máy nước Bình An. * Các nhà máy thuốc lá, các liên hợp sợi, may mặc, da giày, văn phòng phẩm, mỹ phẩm, thủy tinh, một số nhà máy xi măng và vật liệu xây dựng khác: Xi măng Tam Điệp, Xi măng Thái Nguyên v.v. * Các nhà máy thủy điện: Đrây Hlinh, Sông Pha, Kỳ Sơn, Tủa Chùa. Các nhà máy Nhiệt điện: Lạng Sơn, Kim Bảng, Nam Định, Uông Bí, Yên Phụ, Đồng Hới, Qui Nhơn, Đông Hà v.v... * Các công trình đường dây và trạm biến áp từ 35kV, 110kV, 220kV đến 500KV gia công chế tạo và lắp đặt các hệ thống cột viba trong cả nước, các hệ thống cáp quang, thông tin viễn thông: như: Đường dây 220kV Việt Trì - Sơn La đoạn 2 từ G37 đến G77, đường dây 500KV Hà Tĩnh Nho Quan, đường dây 500KV Bắc Nam, Yaly-Playku.... * Nhiều văn phòng, nhà ở, khu công nghiệp, đô thị, và các công trình hạ tầng cơ sở trên khắp cả nước: Trụ sở Tổng Công ty Thép Việt Nam, Trung tâm Công nghệ quốc gia, hệ thống cấp thoát nước thành phố Thái Nguyên, Thị trấn Cẩm Phả..... Và cho đến nay công ty đã tham gia đấu thầu và thắng thầu xây lắp cũng như được Tổng công ty giao nhiều hợp đồng quan trọng. Đó là những ghi nhận bước đầu về một phương hướng hoạt động kinh doanh hợp lý, có hiệu quả, thích ứng được với đòi hỏi của thị trường. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức và năng lực tài chính của công ty Sơ đồ tổ chức Công ty Giám đốc Công ty Công ty các phó Giám đốc Công ty phòng kỹ thuật – cơ điện phòng tài chính kế toán phòng quản lý chất lượng CT phòng an toàn sản xuất các ban quản lý dự án trực thuộc công ty các đơn vị thành viên của công ty phòng tổ chức nhân sự phòng kinh tế – thị trường phòng kế hoạch - đầu tư phòng hành chính * Cơ cấu tổ chức của công ty được thể hiện như sau: - Giám đốc công ty: Đối với Nhà nước và Tổng công ty, Giám đốc chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh mà công ty được giao, chịu trách nhiệm hoàn thành những chỉ tiêu kế hoạch do Tổng công ty phân bổ. Đồng thời, giám đốc điều hành, quản lý trực tiếp và toàn diện mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh và xây dựng đơn vị thông qua kiểm tra hoặc chỉ huy các phòng đội trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của các phòng đội. - Các phó giám đốc: Do yêu cầu và đặc thù của ngành kinh doanh công ty có hai phó giám đốc: PGĐ Kinh doanh, PGĐ Kỹ thuật. Trong quá trình tổ chức quản lý các Phó giám đốc phối hợp điều hành và giúp Giám đốc ra các quyết định. Công ty gồm bốn phòng chuyên môn nghiệp vụ: - Phòng Kế toán- tài chính: Có nhiệm vụ giúp giám đốc quản lý về mặt kế toán- tài chính để công ty cũng như các đội sản xuất thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách của Nhà nước đồng thời đảm bảo thực hiện quản lý và sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả và kinh doanh có lãi - Phòng Kinh tế - Thị trường: Trong điều kiện thị trường hiện nay nhiệm vụ chủ yếu của phòng Kinh tế - Thị trường là thực hiện việc nắm bắt và khai thác thị trường lập dự toán đấu thầu các công trình, dựa trên thiết kế công trình làm hồ sơ dự thầu. - Phòng Kế hoạch đầu tư: là trung tâm tổ chức điều hành quản lý và đảm bảo phục vụ mọi hoạt động của sản xuất kinh doanh và xây dựng của đơn vị, cùng với những yêu cầu kĩ thuật cụ thể để đưa ra những giải pháp kĩ thuật phù hợp. Đồng thời thực hiện việc giám sát, kiểm tra, theo dõi về kĩ thuật của các công trình. Ngoài ra còn theo dõi và lập kế hoạch sản xuất, thực hiện chế độ báo cáo với cấp trên. - Phòng Kỹ thuật - Cơ điện: Có nhiệm vụ quản lý điều động vật tư, lập kế hoạch mua sắm, giám sát tình hình sử dụng, dự trữ vật tư thiết bị. Trong cơ chế thị trường hiện nay việc mua sắm các loại nguyên vật liệu xây dựng rất dễ dàng, thuận tiện song phòng xe máy- vật tư phải đưa ra được những định mức hao phí vật tư phù hợp cũng như việc theo dõi chấp hành những định mức đó để đảm bảo hiêụ quả sản xuất kinh doanh của đơn vị. Một nhiệm vụ quan trọng khác của phòng là theo dõi tình trạng máy móc thiết bị sữa chữa và bảo quản vật tư máy móc thiết bị, đảm bảo năng lực thi công của công ty. - Phòng Tổ chức - Nhân sự: Có nhiệm vụ tổ chức, quản lý và đào tạo cán bộ, thực hiện công tác tư tưởng, chính trị, phát động các phong trào thi đua khen thưởng, đảm bảo về công tác hậu cần đời sống. Ngoài ra Công ty, còn có những phòng ban nghiệp vụ như Phòng an toàn lao động, Phòng hành chính... và các đội sản xuất. Các phòng, ban, đội sản xuất trên cơ sở nhận nhiệm vụ được giao trực tiếp của ban giám đốc, từ đó tổ chức lực lượng nhân công, thiết bị, máy móc để thi công công trình đạt chất lượng cao, đảm bảo tiến độ và sản phẩm cuối cùng là các hồ sơ nghiệm thu, hoàn công. Trong thời gian gần đây Công ty đã hợp tác với nhiều Công ty, tập đoàn nước ngoài đồng thời tích cực đầu tư đổi mới công nghệ, trang thiết bị thi công, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đổi mới hệ thống quản lý, tham gia thực hiện nhiều công trình có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế và được khách hàng đánh giá tốt. Đặc biệt trong 3 năm gần đây với khả năng huy động vốn lớn, doanh thu xây lắp của Công ty liên tục tăng trưởng cao: * số liệu năng lực tài chính trong những năm gần đây : Đơn vị: Triệu đồng TT tên tài sản năm 1999 năm 2000 năm 2001 Năm 2002 1 Tổng số tài sản có 88.648,000 106.143,000 144.268,051 193.141,235 2 Tài sản có lưu động 81.492,000 98.241,000 132.304,791 178.308,864 3 Tổng số tài sản nợ 88.648,000 106.143,000 144.268,051 193.141,235 4 Tài sản nợ lưu động 75.459,000 93.273,000 129.910,032 190.747,000 5 Lợi nhuận trước thuế 1.061,000 1.086,000 1.398,960 1.564,123 6 Lợi nhuận sau thuế 796,000 570,000 1.049,220 1.063,603 7 Doanh thu 111.000,000 121.600,000 128.557,000 174.283,438 - Doanh thu xây lắp 106.560,000 116.160,000 120.500,000 174.056,438 - Doanh thu SXKD khác 4.440,000 5.440,000 8.057,000 227,000 8 Nộp ngân sách 4.698,000 5.826,000 6.408,000 2.902,688 các ngân hàng cung cấp tín dụng 1. Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội Địa chỉ ngân hàng : 4 B – phố Lê Thánh Tông - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội Số điện thoại : (84)-04- 8.264.803 Số Fax: (84)-04- 9.331.011 2. Ngân hàng đầu tư và phát triển cầu giấy Địa chỉ ngân hàng : 263 - đường Cầu Giấy - Quận Cầu Giấy - Hà Nội Số điện thoại : (84)-04- 8.334.883 Số Fax: (84)-04- 8.335.097 3. Ngân hàng công thương hoàn kiếm Địa chỉ ngân hàng : 37 – Phố Hàng Bồ - Quận Hoàn Kiếm – Hà Nội Số điện thoại : (84)-04- 8.267.110 Số Fax: (84)-04- 8.267.112 4. Ngân hàng vinasiam – chi nhánh hà nội Địa chỉ ngân hàng : 61 – Phố Ngô Thì Nhậm - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội Số điện thoại : (84)-04- 9.435.570 Số Fax: (84)-04- 9.435.573 các đơn vị trực thuộc Công ty Lắp máy có 07 Xí nghiệp thành viên và nhiều đội, xưởng trực thuộc: Xí nghiệp Lắp máy và Xây dựng số 1 : Địa chỉ : Phú Thượng - Tây Hồ - Hà Nội Tel: ( 84 ) - 4 -8 389 659 - Fax: ( 84 ) - 4 -8 389 659 Xí nghiệp Lắp máy và Xây dựng điện : Địa chỉ : Km 9 - Quận Thanh Xuân - Hà Nội Tel : ( 84 ) - 8 - 8 543 025 - Fax : ( 84 ) - 8 - 8 543 928 Xí nghiệp Lắp máy điện - Xây dựng : Địa chỉ : Phường Trung Thành - Thành phố Thái Nguyên Tel : ( 84 ) - 280 - 832 131- Fax : ( 84 ) - 280 - 833 008 Xí nghiệp Lắp máy và Xây dựng Miền Nam : Địa chỉ : 22 Lý Tự Trọng - Quận 1 - TP.Hồ Chí Minh Tel : ( 84 ) - 8 - 8 245 982 - Fax : ( 84 ) - 8 - 8 225 184 E-mail : incomn@hcm.vnn.vn Xí nghiệp Lắp máy và Xây dựng Thuỷ điện : Địa chỉ : Phú Thượng - Tây Hồ - Hà Nội Tel : ( 84 ) - 4 - 7 570 182 - Fax : ( 84 ) - 4 - 7 570 180 Xí nghiệp Lắp máy và Điện tử công nghiệp : Địa chỉ : Phú Thượng - Tây Hồ - Hà Nội Tel : ( 84 ) - 4 - 8 384 050 - Fax : ( 84 ) - 4 - 8 384 051 Văn phòng đại diện miền Trung: Địa chỉ : 153B Huỳnh Thúc Kháng, TX. Tam Kỳ. Quảng Nam Tel: ( 84 ) - 4 - 0510 - 828 335 - Fax : ( 84 ) - 0510 - 828 335 Các Đội Xưởng trực thuộc Đội Xây lắp số 1 Đội Xây lắp số 2 Xưởng gia công chế tạo cơ khí số 1 Xưởng gia công chế tạo cơ khí số 2 Sơ đồ tổ chức công trường tại các dự án do Công ty Lắp máy thi công Giám đốc điều hành dự án đội lắp máy đội xây dựng đội xe máy thiết bị thi công đội lắp thiết bị tự động - điện tử cN đội chế tạo gia công cơ khí kho kín- bãi- điện nước phục vụ thi công Giám đốc quản lý chất lượng dự án Giám đốc quản lý dự án bộ phận giám sát vật tư thiết bị bộ phận Giám sát Kỹ thuật thi công bộ phận Giám sát An toàn lao động bộ phận giám sát kế hoạch nhân sự bộ phận quản lý Chất lượng đội lắp điện đội lắp ống Các ngành nghề kinh doanh chính Xây lắp: Lắp đặt máy móc, thiết bị, các dây chuyền công nghệ đồng bộ. Lắp đặt sửa chữa thiết bị công nghệ, hệ thống thang máy công trình, hệ thống thông tin, điều khiển, xử lý môi trường, phòng chống cháy, thiết bị kiểm tra đo lường. Lắp đặt, sửa chữa thiết bị chịu áp lực có áp suất làm việc đến 150kG/cm2, thể tích làm việc đến 300m3. Lắp đặt, sửa chữa nồi hơi có áp suất làm việc đến 150kG/cm2, sản lượng hơi đến 350T/giờ. Xây lắp các công trình trạm biến áp và đường dây tải điện đến 500KV. Xây lắp các Nhà máy Thuỷ điện vừa và nhỏ. San gạt đào đắp nền, đào đắp mặt bằng khu công nghiệp và dân dụng. Xây lắp hệ thống cấp thoát nước công trình, khu công nghiệp. Xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng đến nhóm B. Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng và công cộng. Xây dựng các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ. Xây dựng các công trình giao thông, bưu điện và công trình hạ tầng cơ sở. Sản xuất công nghiệp và kinh doanh khác: Sản xuất kết cấu thép và gia công cơ khí phục vụ lắp máy, nhà thép tiền chế, các thiết bị phối thao, hợp chuẩn như bồn, bể, đường ống, hệ thống trao đổi nhiệt, cửa, giáo thép, cột điện, cột thông tin viễn thông. Sản xuất và sửa chữa các thiết bị cơ khí xây dựng, sửa chữa xe máy thi công. Gia công chế tạo, sửa chữa các thiết bị điện, máy biến áp, tủ bảng điện, thí nghiệm và các phụ tùng thiết bị điện. Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị phục vụ xây lắp các công trình. Trong những năm gần đây, Công ty đã có quan hệ hợp tác với nhiều Công ty, Tổng Công ty trong nước cũng như những Công ty, tập đoàn nước ngoài, tham gia thi công nhiều công trình có quy mô và đòi hỏi kỹ thuật cao từ những nguồn vốn khác nhau. Các công trình nước ngoài tại Việt Nam do Công ty thi công đều đạt tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam và tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng Lực lượng lao động Công ty Lắp máy có đội ngũ lao động với 1237 người trong đó có 170 cán bộ kỹ thuật, quản lý có trình độ đại học và trên đại học, số còn lại là công nhân kỹ thuật được đào tạo cơ bản, có tay nghề từ bậc 3 đến bậc 7. Hầu hết lực lượng cán bộ công nhân đã có thâm niên ngành nghề trên 5 năm, qua nhiều công trình lắp máy trọng điểm của Nhà nước và các công trình có vốn đầu tư nước ngoài: TT Ngành Đ.H và trên Đ.H Cao đẳng Trung cấp CNKT ³ bậc 5 CNKT ³bậc 3 Tổng Số 1 Điện phát dẫn 33 5 14 125 185 361 2 Kinh tế các ngành 23 6 12 40 3 Xây dựng 16 2 16 48 28 110 5 Cơ khí chế tạo 32 2 11 102 118 265 6 Công nghệ hàn 5 2 15 36 58 7 Máy động lực 16 1 1 15 45 78 8 Cấp thoát nước 7 2 4 12 16 41 9 Trắc địa, địa chất 4 1 6 8 19 10 Hoá , thuỷ lợi 4 2 3 8 12 29 11 Môi trường 4 1 2 10 17 12 Điện tử, Tự động hoá 12 6 10 24 36 88 13 Luật Kinh doanh 4 4 14 Phiên dịch 6 6 15 Y tế 4 8 12 16 N/V hành chính 36 36 17 Chuyên môn khác 1 4 18 48 70 Tổng cộng 170 31 126 367 542 1237 2.2. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành xây dựng. 2.2.1. Những đặc điểm của sản xuất trong xây dựng. Thứ nhất, tình hình và điều kiện sản xuất trong xây dựng thiếu tính ổn định, luôn biến đổi theo địa điểm xây dựng và giai đoạn xây dựng. Cụ thể là trong xây dựng, con người và công cụ lao động luôn luôn phải di chuyển từ công trường này đến công trường khác, còn sản phẩm xây dựng (tức là công trình xây dựng ) thì hình thành và đứng yên tại chỗ, một đặc điểm hiếm thấy ở các ngành khác. Các phương án xây dựng về mặt kỹ thuật và tổ chức sản xuất cũng luôn luôn phải thay đổi theo từng địa điểm và giai đoạn xây dựng. Đặc điểm này gây ra những khó khăn cho việc tổ chức sản xuất, khó cải thiện điều kiện cho người lao động, làm nảy sinh nhiều chi phí cho khâu di chuyển lực lượng sản xuất và cho công trình tạm phục vụ sản xuất. Đặc điểm này cũng đòi hỏi các tổ chức xây dựng phải chú ý tăng cường tính cơ động, linh hoạt và gọn nhẹ về mặt trang bị tài sản cố định sản xuất, lựa chọn các hình thức tổ chức sản xuất linh hoạt, tăng cường điều hành tác nghiệp, phấn đấu giảm chi phí liên quan đến vận chuyển, lựa chọn vùng hoạt động thích hợp, lợi dụng tối đa lực lượng xây dựng tại chỗ và liên kết tại chỗ để tranh thầu xây dựng, chú ý đến nhân tố chi phí vận chuyển khi lập giá tranh thầu. Đặc điểm này cũng đòi hỏi phải phát triển rộng khắp trên lãnh thổ, các loại hình dịch vụ sản xuất phục vụ xây dựng, như các dịch vụ cho thuê máy xây dựng, cung ứng và vận tải, sản xuất vật liệu xây dựng... Thứ hai, chu kỳ sản xuất ( thời gian xây dựng công trình ) thường dài. Đặc điểm này làm cho vốn đầu tư xây dựng công trình và vốn sản xuất của tổ chức xây dựng thường bị ứ đọng lâu lại công trình đang còn xây dựng, các tổ chức xây dựng dễ gặp phải các rủi ro ngẫu nhiên theo thời gian, công trình xây dựng xong dễ bị hao mòn vô hình, do tiến bộ của khoa học và công nghệ, nếu thời gian xây dựng quá dài. Đặc điểm này đòi hỏi các tổ chức xây dựng phải chú ý đến nhân tố thời gian khi lựa chọn phương án, phải lựa chọn phương án có thời gian hợp lý, phải có chế độ thanh toán và kiểm tra chất lượng trung gian thích hợp, dự trữ hợp lý ... Thứ ba, sản xuất xây dựng phải tiến hành theo đơn đặt hàng cho từng trường hợp cụ thể, vì sản xuất xây dựng rất đa dạng, có tính cá biệt cao và chi phí lớn. Trong phần lớn các ngành sản xuất khác, người ta có thể sản xuất hàng loạt sản phẩm để bán. Nhưng với các công trình xây dựng thì không thể làm thế được, trừ một số trường hợp hiếm hoi khi chủ đầu tư làm sẵn một số nhà để bán, nhưng ngay cả ở đây, mỗi nhà cũng đều có những đặc điểm riêng do điều kiện địa chất và địa hình đem lại. Đặc điểm này dẫn đến yêu cầu là phải xác định giá cả của sản phẩm xây dựng trước khi sản phẩm được làm ra và hình thức giao nhận thầu hoặc đấu thầu cho xây dựng từng công trình cụ thể trở nên phổ biến trong sản xuất xây dựng. Đặc điểm này cũng đòi hỏi các tổ chức xây dựng muốn thắng thầu phải tích luỹ nhiều kinh nghiệm cho nhiều trường hợp xây dựng cụ thể và phải tính toán cẩn thận khi tranh thầu. Thứ tư, quá trình sản xuất xây dựng rất phức tạp, các đơn vị tham gia xây dựng công trình phải cùng nhau kéo đến hiện trường thi công với một diện tích có hạn để thực hiện phần việc của mình, theo một trình tự nhất định về thời gian và không gian. Đặc điểm này đòi hỏi các tổ chức xây dựng phải có trình độ tổ chức phối hợp cao trong sản xuất, coi trọng công tác chuẩn bị xây dựng và thiết kế tổ chức thi công , phối hợp chặt chẽ giữa tổ chức xây dựng tổng thầu, hay thầu chính và các tổ chức thầu phụ. Thứ năm, sản xuất xây dựng phải tiến hành ngoài trời nên chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết, điều kiện làm việc nặng nhọc. ảnh hưởng của thời tiết thường làm gián đoạn quá trinh thi công, năng lực sản xuất của tổ chức xây dựng không được sử dụng điều hoà theo bốn quý, gây khó khăn cho việc lựa chọ cho trình tự thi công, đòi hỏi dự trữ vật tư nhiều hơn ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp... Đặc điểm này đòi hỏi các các tổ chức xây dựng phải lập tiến độ thi công hợp lý để tránh thời tiết xấu, phấn đấu tìm cách hoạt động tròn năm, áp dụng kết cấu lắp ghép làm sẵn trong xưởng một cách hợp lý để giảm bớt thời gian thi công tại hiện trường áp dụng cơ giới hoá hợp lý, chú ý độ bền chắc của máy móc, đặc biệt quan tâm đến việc cải thiện điều kiện làm việc của công nhân, chú ý đến nhân tố rủi ro về thời tiết khi tính toán tranh thầu, quan tâm phát triển phương pháp xây dựng trong điều kiện nhiệt đới ... Thứ sáu, sản xuất xây dựng chịu ảnh hưởng của lợi nhuận chênh lệch do điều kiện của địa điểm xây dựng đem lại. Cùng một loại công trình xây dựng nhưng nếu nó được đặt ở nơi có sẵn nguồn nguyên vật liệu xây dựng, nguồn máy móc xây dựng cho thuê và sẵn nhân công thì người nhận thầu xây dựng ở trường hợp này có nhiều cơ hội hạ thấp chi phí sản xuất và thu được lợi nhuận cao hơn. Tất cả các đặc điểm kể trên đã ảnh hưởng đến mọi khâu của sản xuất kinh doanh xây dựng, kể từ khâu tổ chức dây truyền công nghệ sản xuất, lập phương hướng phát triển khoa học - kỹ thuật xây dựng, xác định trình tự của quá trình sản xuất kinh doanh, tổ chức cung ứng vật tư, quy định chế độ thanh toán, lập chế độ kiểm tra chất lượng sản phẩm đến khâu hạch toán sản xuất kinh doanh trong xây dựng nói chung và quản lý sử dụng tài sản nói riêng. Vì vậy để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp xây dựng cần có những giải pháp phù hợp với đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành. 2.2.2. Những đặc điểm của sản phẩm xây dựng - Sản phẩm của ngành xây dựng với tư cách là công trình xây dựng đã hoàn chỉnh theo nghĩa rộng là tổng hợp và kết tinh sản phẩm của nhiều ngành sản xuất như các ngành chế tạo máy, ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, ngành năng lượng , hoá chất, luyện kim ... và lẽ dĩ nhiên là của ngành xây dựng, ngành đóng vai trò tổ chức cấu tạo công trình ở khâu cuối cùng để đưa chúng vào hoạt động. - Sản phẩm công trình xây dựng thường rất lớn và phải xây dựng trong nhiều năm, nên để phù hợp với yêu cầu của công việc thanh quyết toán về tài chính, cần phân biệt sản phẩm trung gian với sản phẩm cuối cùng của xây dựng. Sản phẩm trung gian có thể là các công việc xây dựng, các giai đoạn và đợt xây dựng đã hoàn thành và bàn giao. Sản phẩm cuối cùng ở đây là công trình hay hạng mục công trình xây dựng hoàn chỉnh và có thể bàn giao đưa vào sử dụng. - Sản phẩm của xây dựng là những công trình nhà cửa được xây dựng và sử dụng tại chỗ, đứng cố định tại địa điểm xây dựng và phân bố tản mạn ở nhiều nơi trên lãnh thổ. - Sản phẩm xây dựng phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện địa phương, mang nhiều tính đa dạng và cá biệt cao về công dụng, về cách cấu tạo và phương pháp chế tạo. - Sản phẩm xây dựng có kích thước lớn, chi phí lớn, thời gian xây dựng và sử dụng lâu dài. Do đó, những s._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34288.doc
Tài liệu liên quan