Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở Công ty Cổ phần Phát triển Xây dựng & Xuất nhập khẩu Sông Hồng

Tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở Công ty Cổ phần Phát triển Xây dựng & Xuất nhập khẩu Sông Hồng: MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT CPPTXD & XNK : Cổ phần phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu. QĐ-TCT-HĐQT : Quyết định -Tổng công ty – Hội đổng quản trị. QĐ- BXD : Quyết định- Bộ Xây dựng. ĐHĐ : Đại hội đồng. SXKD : Sản xuất kinh doanh. ĐH : Đại học. CĐ : Cao đẳng. CSH : Chủ sở hữu VDH : Vốn dài hạn. VNH : Vốn ngắn hạn. KD : Kinh doanh. LNTT : Lợi nhuận trước thuế. LNST : Lợi nhuận sau thuế. DT : Doanh thu. DTT : Doanh thu thuần. TSLĐ : Tài sản lưu động. TSCĐ : T... Ebook Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở Công ty Cổ phần Phát triển Xây dựng & Xuất nhập khẩu Sông Hồng

doc77 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1367 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở Công ty Cổ phần Phát triển Xây dựng & Xuất nhập khẩu Sông Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ài sản cố định. VLĐ : Vốn lưu động. NS : Ngân sách. CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa DANH MỤC HỆ THỐNG BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1:Tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp 7 Bảng 1.3: Cơ cấu lao động phân theo trình độ 16 Bảng 1.4 :Thu nhập bình quân tháng của người lao động 17 Biểu đồ 2.1: Biểu đồ Tổng vốn kinh doanh 19 Bảng 2.2: Bảng Cơ cấu vốn 20 Biểu đồ 2.3: Biểu đồ cơ cấu vốn 21 Bảng 2.4 : Kết quả kinh doanh 23 Biểu đồ 2.5: Diễn biến của chỉ số ROA 24 Biểu đồ 2.6: Diễn biến của chỉ số ROE 26 Bảng 2.7 :Các chỉ tiêu phản ánh sức sản xuất 27 Biểu đồ 2.8: Hiệu quả sử dụng vốn tính theo doanh thu qua các năm 29 Biểu đồ 2.9: Hệ số doanh thu giá thành qua các năm 31 Bảng 2.10: Cơ cấu vốn 32 Bảng 2.11 :Cơ cấu nguồn vốn lưu động 33 Biểu đồ 2.12: Sự biến động thành phần của TSLĐ qua các năm 33 Biểu đồ 2.13: Sức sản xuất vốn lưu động 37 Biểu đồ 2.14: Sức sinh lợi của vốn lưu động 39 Bảng 2.15 :Các chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển vốn lưu động 41 Bảng 2.16: Tình hình TSCĐ 42 Biểu đồ 2.17: Sức sinh lợi của TSCĐ 44 Biểu đồ 2.18: Suất hao phí của TSCĐ 45 B ảng 2.19 :Ngân Sách nộp nhà nước qua các năm 48 Bảng 3.1: Diễn biến nhu cầu vốn lưu động thường xuyên 56 Bảng 3.2: Số liệu về Vốn lưu động thường xuyên 57 LỜI MỞ ĐẦU Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần phải có vốn.Vốn được coi là yếu tố quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp hiện nay. Hiện nay, khi nền kinh tế là nền kinh tế cơ chế thị trường, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt thì hiệu quả quản lý và sử dụng vốn trong các doanh nghiệp là vấn đề sống còn đối với các doanh nghiệp, bởi có sử dụng vốn hiệu qủa thì doanh nghiệp mới tạo ra được lợi nhuận, tích luỹ nó để phát triển nguồn vốn của mình, tạo ra sức cạnh tranh với các đối thủ bằng tiềm lực tài chính.Vậy làm thế nào để sử dụng vốn có hiệu quả đó là một nội dung quản trị tài chính quan trọng. Đây là qúa trình phức tạp mà không phải doanh nghiệp nào cũng có thể làm tốt. Nhận thức được sự cần thiết của vấn đề, trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần phát triển Xây dựng và Xuất nhập khẩu Sông Hồng, em đã đi sâu tìm hiểu về việc hiệu quả sử dụng vốn của Công ty, theo cách nhìn của một nhà quản trị doanh nghiệp với đề tài: ‘’Nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn ở Công ty cổ phần Phát triển Xây dựng và Xuất nhập khẩu Sông Hồng’’. Thông qua việc tìm hiểu phân tích tình hình sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty, để đưa ra những nhận định về nguyên nhân của thực trạng sử dụng vốn, từ đó có những nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần phát triển Xây dựng và Xuất nhập khẩu Sông Hồng. Nội dung chính của đề tài bao gồm 3 phần : Phần 1: Giới thiệu chung về Công ty cổ phần phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng. Phần 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng. Phần 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần phát triển Xây dựng và Xuất nhập khẩu Sông Hồng Với thời gian thực tập ngắn, điều kiện nghiên cứu còn nhiều hạn chế và lượng kiến thức có hạn nên mặc dù em đã cố gắng vẫn không tránh khỏi những sai sót, em rất mong được sự đóng góp từ phía các thầy cô, các cán bộ công nhân viên chức trong Công ty Cổ phần Phát triển Xây dựng và Xuất nhập khẩu Sông Hồng, cùng bạn đọc để đề tài nghiên cứu này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG VÀ XUẤT NHẬP KHẨU SÔNG HỒNG 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Phát triển Xây dựng và Xuất nhập khẩu Sông Hồng. 1.1.1 Lịch sử phát triển Công ty Cổ phần Phát triển Xây dựng và Xuất nhập khẩu Sông Hồng là Công ty Cổ phần trực thuộc Tổng công ty Xây dựng Sông Hồng. Công ty Cổ phần Phát triển Xây dựng và Xuất nhập khẩu Sông Hồng được thành lập vào năm 1999 tiền thân là chi nhánh của Công ty Xây dựng và Xuất nhập khẩu trực thuộc Tổng Công ty Xây dựng Sông Hồng. Đến năm 2004, theo Quyết định số847/QĐ-TCT-HĐQT ngày 28/09/2004 về việc chuyển chi nhánh Công ty xuất nhập khẩu và xây dựng thành Công ty phát triển Xây Dựng và Xuất nhập khẩu Sông Hồng. Sau gần hai năm hoạt động và phát triển đến ngày 11/01/2006 Bộ xây dựng ra quyết định số 52/QĐ–BXD về việc chuyển Công ty phát triển Xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng thành Công ty Cổ phần phát triển Xây dựng và Xuất nhập khẩu Sông Hồng (Trong đó: Cổ phần nhà nườc là 2.4 tỷ đồng chiếm 40% vốn điều lệ, cổ phần bán cho các thể nhân, pháp nhân khác là 3.6 tỷ đồng chiếm 60% vốn điều lệ). Căn cứ vào những thay đổi trong hình thức hoạt động của công ty ta cùng tìm hiểu các giai đoạn phát triển của công ty qua các mốc thời gian trên. Các giai đoạn phát triển: Giai đoạn 1999 đến 2004 Công ty Cổ phần phát triển Xây dựng và Xuất nhập khẩu Sông Hồng tiền thân là chi nhánh Công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng, hạch toán phụ thuộc, chi nhánh tách ra hoạt động và tự tìm kiếm thị trường, hình thức hoạt động rất nhỏ hẹp, mặt hàng đơn lẻ như bê tông, gạch nhôm… Trong thời kỳ đầu khi mới thành lập công ty đã gặp rất nhiều khó khăn cả về vốn và thị trường hoạt động kinh doanh, cơ sở vật chất phải đi thuê, cán bộ công nhân viên còn ít, còn hạn chế về kinh nghiệm, lĩnh vực kinh doanh chưa mở rộng, mới chỉ dừng lại ở những lĩnh vực nhỏ không mang lại hiệu quả cao. Nhiệm vụ chủ yếu của công ty trong thời kỳ này là ổn định nơi làm việc, tìm kiếm thị trường, tiếp tục hoàn chỉnh đội ngũ cán bộ xây dựng và củng cố Công ty ngày một lớn mạnh. Giai đoạn từ 2004 đến nay Từ năm 2004 đến nay Công ty phải trải qua hai lần chuyển đổi, trong quá trình đó Công ty đã không ngừng phấn đấu, mở rộng và phát triển trong nền kinh tế thị trường, Công ty đã ngày càng lớn mạnh nhờ mạnh dạn thay đổi cơ chế quản lý, xác định rõ mục tiêu phát triển, mở rộng các lĩnh vực hoạt động, đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh. Công ty đã chuyển từ một đơn vị hoạt động kinh doanh nhỏ hẹp trở thành một Công ty hoạt động đa ngành, kết hợp khai thác tiềm năng sẵn có về đất đai với việc sử dụng thiết bị sản xuất, khai thác nguồn lao động giá rẻ, mạnh dạn vay vốn ngân hàng để đầu tư dự án, tăng cường liên doanh, liên kết và mở rộng sản xuất, chủ động trong quan hệ tìm kiếm thị trường. Cùng trong giai đoạn này, Công ty đã không ngừng công tác bồi dưỡng cán bộ, xây dựng đội ngũ công nhân viên bởi vậy hiện nay Công ty đã có một đội ngũ cán bộ hung hậu, vững vàng về nghiệp vụ và chuyên môn. Cơ sở vật chất của Công ty đã dần hoàn thiện và đầy đủ hiện đại hơn giai đoạn trước. Thị trường kinh doanh sản xuất mở rộng, Công ty đã tìm được cho mình một chỗ đứng trên thị trường, điều quan trọng hơn cả là giai đoạn này Công ty đã xây dựng được uy tín trong thị trường mình hoạt động và được các bạn hàng tín nhiệm. 1.1.2 Khái quát chung về Công ty Tên Công ty : Công ty cổ phần phát triển Xây dựng và Xuất nhập khẩu Sông Hồng. Tên giao dịch quốc tế : Sông Hồng Construction Development and Import Export Join Stock Company (viết tắt là SHOEX) Giám đốc Công ty : Ngô Quang Hào Địa chỉ Công ty : Số 245 Đường Nguyễn Tam Trinh, Phường Hoàng Văn Thụ, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội. ĐT: 04-6340442 Fax : 04-6336648 Tài khoản : 21110000037856 tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội. 1.1.3 Chức năng nhiệm vụ và nguyên tắc hoạt động của Công ty 1.1.3.1 Chức năng, nhiệm vụ Thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị các công trình dân dụng, công nghiệp xây dựng. Sản xuất kinh doanh các mặt hàng như chè, đá granit... Kinh doanh dịch vụ khách sạn, lữ hành 1.1.3.2 Nguyên tắc hoạt động của công ty Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích tồn tại và phát triển sinh lời theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, dân chủ và tuân thủ pháp luật. Các cổ đông của công ty cùng góp vốn và chịu trách nhiệm về nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn góp vào Công ty. Mở rộng lĩnh vực xây lắp, sản xuất kinh doanh nhằm bảo toàn và phát triển nguồn vốn, đảm bảo lợi ích cá nhân người lao động, không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh theo đúng hướng phát triển kinh tế xã hội của nhà nước. Luôn suy nghĩ và hành động một cách trung thực vì lợi ích của khách hàng, cung cấp cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ có chất lượng tốt nhất với tính chuyên nghiệp cao . Liên tục cập nhật và áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong quản lý và sản xuất, thường xuyên cải tiến quy trình làm việc và phương pháp sản xuất và cung cấp dịch vụ. Sẵn sàng hợp tác với khách hàng đối tác và đồng nghiệp trong và ngoài nước trên nguyên tắc bình đẳng, trung thực và các bên cùng có lợi. 1.2 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật có ánh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn Với bất kỳ Công ty nào khi tiến hành kinh doanh cũng đều xây dựng cho mình một hệ thống tổ chức nhằm tiến hành sản xuất kinh doanh một cách thuận lợi, điều này cũng có những ảnh hưởng không nhỏ trong công tác quản lý cũng như sử dụng vốn. Ngoài ra, lĩnh vực hoạt động và đặc điểm sản phẩm, việc sử dụng lao động cũng là những yếu tố ảnh hưởng tới quá trình sử dụng vốn kinh doanh. Để có những đánh giá nhận định một cách khoa học và toàn diện ta cùng tìm hiểu đặc điểm về cơ cấu tổ chức, lĩnh vực hoạt động, đặc điểm sản phẩm, tình hình sử dụng lao động của Công ty qua tài liệu dưới đây. 1.2.1 Cơ cấu tổ chức Sơ đồ 1.1 Tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp §H§ cæ ®«ng Phã Gi¸m ®èc phô tr¸ch s¶n xuÊt Phã Gi¸m ®èc phô tr¸ch x©y l¾p Phßng Tæ chøc hµnh chÝnh Phßng kÕ ho¹ch ®Çu t­ Phßng tµi chÝnh kÕ to¸n Trung t©m ®Çu t­ ph¸t triÓn x©y dùng Phßng Kinh doanh XNK CN chÕ biÕn hµng XK B¾c Ninh Ban kiÓm so¸t Héi ®ång qu¶n trÞ c«ng ty Gi¸m ®èc c«ng ty §éi x©y dùng sè 1 §éi x©y dùng sè 2 §éi x©y dùng sè 3 §éi x©y dùng sè 5 §éi x©y dùng sè 4 XÝ nghiÖp chÕ biÕn hµng xuÊt khÈu B¾c Ninh Phßng thÞ tr­êng Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban Đại hội đồng cổ đông: là những pháp nhân hoặc cá nhân sở hữu một hoặc nhiều cổ phần Công ty. Ban kiểm soát: là người thay mặt cổ đông để kiểm tra kiểm soát mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản trị và điều hành của Công ty. Đứng đầu là Chủ tịch hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Lập chương trình công tác và phân công các thành viên thực hiện việc kiểm tra giám sát hoạt động của công ty. Giám đốc công ty: là người điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, quyết định các công việc thuộc phạm vi quản lý, chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Tổng Công ty về lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh, quan hệ giao dịch của công ty, quyết định phương hướng, kế hoạch, dự án sản xuất kinh doanh và các chủ trương lớn của Công ty, quyết định việc hợp tác đầu tư, liên doanh và các chủ trương lớn của công ty, quyết định việc hợp tác đầu tư, liên doanh kinh tế, các vấn đề về tổ chức bộ máy điều hành để đảm bảo hiệu quả cao. Các phó Giám đốc Công ty: là người giúp việc cho Giám đốc, được giám đốc uỷ quyền hoặc chịu trách nhiệm trong một số lĩnh vực quản lý chuyên môn, chịu trách nhiệm trực tiếp với giám đốc về công việc được giao. Phó Giám đốc phụ trách sản xuất: có nhiệm vụ quản lý chỉ đạo các hoạt động sản xuất của Công ty, xí nghiệp, lên kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Phó Giám đốc phụ trách xây lắp: có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về tình hình thực hiện kế hoạch của các đội công trình, quản lý chỉ đạo các hoạt động xây lắp các công trình công nghiệp cũng như dân dụng mà Công ty thi công. Có trách nhiệm nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, đề xuất các quy trình công nghệ mới, nghiên cứu thị trường, hướng dẫn và kiểm tra các phòng ban, xí nghiệp về các mặt kỹ thuật, xây lắp. Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh và xuất nhập khẩu được giám đốc uỷ quyền, phụ trách các hoạt động kinh doanh và đối ngoại của Công ty. Chịu trách nhiệm trước giám đốc về chỉ đạo các hoạt động về các lĩnh vực kinh tế, thống kê tài chính, vật tư vận tải, công tác đối ngoại. Phòng Kỹ thuật gồm 01 Trưởng phòng và 05 cán bộ, kỹ sư làm công việc chuyên môn nghiệp vụ theo sự phân công của Công ty. Phòng Kỹ thuật có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch định hướng, lập kế hoạch và báo cáo thực hiện kế hoạch SXKD theo tháng, quý, năm của Công ty trên cơ sở tập hợp báo cáo kế hoạch của các đơn vị để thông qua lãnh đạo Công ty phê duyệt, chủ trì lập các dự án đầu tư xây dựng hoặc đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, vật tư, phòng kỹ thuật là đầu mối giao dịch và thực hiện các thủ tục thương thảo, soạn thảo hợp đồng kinh tế để trình Giám đốc xem xét quyết định trước khi ký. Là đầu mối giao dịch trong công tác tiếp thị tìm kiếm công việc, tham gia làm hồ sơ dự thầu và đấu thầu. Phòng Cung cấp vật tư, tham mưu giúp việc Giám đốc trong công tác quản lý kỹ thuật, tiến độ, biện pháp thi công và an toàn lao động. Soạn thảo và lưu trữ các văn bản, tài liệu thuộc chức năng nhiệm vụ có liên quan ( hợp đồng, thiết kế, dự toán, chứng chỉ vật liệu, biên bản nghiệm thu giai đoạn và tổng nghiệm thu, hoàn công và thanh lý hợp đồng ). Phòng Kế hoạch và Đầu tư : Có nhiệm vụ tổ chức tiếp nhận và thu thập các thông tin cần thiết, dự báo khả năng và nhu cầu thị trường để tham mưu cho giám đốc. Nghiên cứu và đề ra các giải pháp để thực hiện các mục tiêu đã đề ra cho từng thời kỳ. Quản lý các lĩnh vực vật tư, máy móc thiết bị vật tư , tài sản cố định của toàn công ty, xây dựng kế hoạch tiếp thị và liên kết kinh tế. Phòng Tổ chức Hành chính: Gồm 01 trưởng phòng và 04 cán bộ làm công việc quản lý hồ sơ nhân sự, sắp xếp điều hành nhân lực. Tham mưu cho giám đốc về tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh và bố trí nhân sự phù hợp với yêu cầu phát triển Công ty. Quản lý hồ sơ lý lịch nhân viên toàn Công ty, giải quyết thủ tục và chế độ tuyển dụng thôi việc, bổ nhiệm, bãi miễn, kỷ luật, khen thưởng, nghỉ hưu…Là thành viên thường trực của hội đồng thi đấu và hội đồng kỷ luật của Công ty. Quản lý công văn giấy tờ, sổ sách hành chính và con dấu. Thực hiện công tác lưu trữ các tài liệu thường và tài liệu quan trọng của Công ty. Xây dựng lịch công tác, lịch giao ban, hội họp, sinh hoạt định, kỳ bất thường. Phòng Tài chính Kế toán: có nhiệm vụ vừa tổ chức hạch toán kế toán, vừa lập kế hoạch huy động các nguồn vốn đảm bảo cho kế hoạch sản xuất đúng tiến độ, kiểm tra tình hình thanh toán với tổng công ty. Đồng thời ghi chép, phân tích các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, cân đối thu chi, thực hiện báo cáo đúng quy định. Tổ chức kiểm kê định kỳ hoặc đột xuất theo đúng yêu cầu của cấp trên. Chịu trách nhiệm giúp Giám đốc quản lý công tác tài chính và tổ chức công tác hoạch toán kế toán của công ty. Chủ động lo vốn và ứng vốn kịp thời theo kế hoạch sản xuất của Công ty, kiểm tra việc sử dụng vốn vay của các đội công trình, tổ chức kiểm kê tài sản. Thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán theo yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước. Phòng Thị trường: Làm chức năng tiếp thị, tìm kiếm thị trường và bán sản phẩm. Chi nhánh phía Nam: Đứng đầu là Giám đốc chi nhánh: Là người quyết định phương hướng, kế hoạch, dự án sản xuất kinh doanh của chi nhánh. Quyết định các biện pháp, phương thức trong sản xuất để cụ thể hoá chỉ tiêu kế hoạch do công ty giao. Ngoài ra còn có phòng kế toán làm công tác hoạch toán, lập báo cáo gửi ra công ty và phòng kinh doanh làm công tác tiếp thị, nhập hàng và bán sản phẩm. Xí nghiệp chế biến hàng xuất nhập khẩu Bắc Ninh: Đứng đầu là Giám đốc phụ trách có nhiệm vụ quyết định các phương hướng, kế hoạch kinh doanh, mở rộng sản xuất, tổ chức, sắp xếp phân xưởng theo quy mô sản xuất của xí nghiệp. Quản đốc phụ trách xưởng chè: Chịu trách nhiệm về việc thu mua thành phẩm, giám sát kỹ thuật sản xuất và có trách nhiệm trong việc đảm bảo chất lượng của sản phẩm. Quản đốc phụ trách xưởng đá: Chịu trách nhiệm về kỹ thuật hướng dẫn mài đá, đảm bảo chất lượng, độ bóng của sản phẩm. Bên cạnh đó là đội ngũ kỹ thuật, công nhân làm nghề theo đúng chức năng nhiệm vụ được giao. Các đội xây lắp: Các đội xây lắp đứng đầu là đội truởng có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy trình về kỹ thuật trong thi công, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công việc được giao. Cán bộ kỹ thuật có trách nhiệm đôn đốc tổ chức, kiểm tra cá nhân, tổ chức sản xuất thực hiện về kỹ thuật công trình và an toàn trong lao động. Ngoài ra là các công nhân có tay nghề cao, được đào tạo và có khả năng làm việc tốt. Mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống quản lý Hệ thống bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần phát triển Xây dựng và Xuất nhập khẩu Sông Hồng được tổ chức rất khoa học, giúp cho nhà lãnh đạo công ty nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng, từ đó đưa ra quyết định chính xác và kịp thời. Là công ty cổ phần hạch toán kinh tế độc lập, Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo cơ cấu trực tuyến chức năng: đứng đầu là chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc, tiếp là Phó giám đốc, dưới là các phòng ban, dưới nữa là chi nhánh, xí nghiệp, đây là một cơ cấu tối ưu hạn chế được những nhược điểm trong quản lý điều hành. Giám đốc là người chịu trách nhiệm chung toàn công ty, chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các Giám đốc xí nghiệp và trưởng phòng ban các đơn vị trực thuộc có trách nhiệm phối hợp nghiên cứu và đề xuất biện pháp giải quyết. Quan hệ giữa các phòng nghiệp vụ công ty là quan hệ hướng dẫn thực hiện trong phạm vi chức năng, quyền hạn đã quy định. Các bộ phận trong công ty có trách nhiệm phối hợp, đề xuất biện pháp giải quyết cho giám đốc, phó giám đốc công ty nếu vấn đề có liên quan giữa các phòng, không đùn đẩy công việc hay trách nhiệm cho các phòng khác khi vấn đề giải quyết vượt quá phạm vi chuyên môn của mình. Bộ máy quản lý của công ty được xây dựng theo kiểu quản lý trực tuyến trên cấp độ: Cấp công ty, cấp chi nhánh, cấp xí nghiệp. 1.2.2 Đặc điểm sản phẩm và lĩnh vực hoạt động Lĩnh vực hoạt động Ngành nghề kinh doanh chính của công ty: Thi công xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp giao thông thuỷ lợi, bưu điện, nền móng hạ tầng kĩ thuật, thi công lắp đặt đường dây cao thế, hạ thế, lắp đặt trạm biến thế. Tư vấn thiết kế, giám sát thi công công trình dân dụng, công nghiệp, trang trí nội thất. Đầu tư kinh doanh phát triển nhà và bất động sản. Dịch vụ cho thuê trụ sở, văn phòng làm việc và nhà ở, khách sạn nhà hàng, du lịch lữ hành và các dịch vụ du lịch khác. Sản xuất kinh doanh vật tư, thiết bị, vật liệu xây dựng, bê tông thương phẩm. Thi công lắp đặt thiết bị chuyên ngành cấp thoát nước, gia công lắp đặt thiết bị trong ngành công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi và dân dụng. Nạo sông hồ, kênh rạch, cảng sông và cảng biển, phun cát san lấp tôn tạo mặt bằng. Sữa chữa các loại phương tiện vận tải tàu thuỷ. Kinh doanh dịch vụ hàng hoá tiêu dùng, trung tâm thương mại. Kinh doanh than, nhiên liệu, chất đốt, vận tải, bốc xếp vật tư, vật liệu xây dựng và các hàng hoá khác. Khai thác chế biến nông lâm và thực phẩm, đồ gỗ dân dụng và công nghiệp, các loại quặng phục vụ gang thép, chế tạo lắp ráp máy móc, thiết bị điện, điện tử, kết cấu thép. Khai thác và chế biến các loại đá, sản xuất kinh doanh các loại. Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị, vật liệu xây dựng, nông lâm sản và thực phẩm, các loại hàng hoá mà Công ty kinh doanh, xuất nhập khẩu lao động. Khi cần thiết đại hội đồng cổ đông quyết định chuyển đổi hay mở rộng các ngành nghề kinh doanh của Công ty phù hợp với năng lực thực tế của doanh nghiệp và quy định của pháp luật. Công ty CPPTXD & XNK Sông Hồng họat động trong lĩnh vực xây dựng và kinh doanh xuất nhập khẩu vì vậy trong lĩnh vực xây dựng sản phẩm của Công ty làm ra là các : Công trình xây dựng: Văn phòng cho thuê, chung cư nhà ở. Trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu Công ty nhập các sản phẩm đá Granite. Công ty có hai chi nhánh lớn là xí nghiệp chế biến hàng xuất khẩu đá ở Từ Sơn Bắc Ninh và chi nhánh Phía Nam. Các sản phẩm đá nhập về sau khi chế biến công ty tiêu thụ ở thị trường trong nước, tiến hành thi công lắp đặt cho các công trình xây dựng khi họ có nhu cầu về ốp lát. Ngoài các hoạt động trên Công ty còn xuất nhập khẩu các sản phẩm chè chế biến ở xí nghiệp chế biến hàng xuất khẩu ở Từ Sơn Bắc Ninh. Ngoài ra các sản phẩm về xây dựng và kinh doanh xuất nhập khẩu Công ty còn kinh doanh các sản phẩm dịch vụ về du lịch khách sạn và vận tải bốc dỡ hàng, tư vấn thiết kế xây dựng, chế biến hàng nông lâm sản các sản phẩm vật liệu xây dựng. Đặc điểm về thị trường cạnh tranh Hiện nay trên thị trường có rất nhiều công ty lớn cả trong và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, Công ty Cổ phần phát triển Xây dựng và Xuất nhập khẩu Sông Hồng là công ty mới được chuyển đổi thành công ty cổ phần vì vậy đã gặp phải sự cạnh tranh mạnh trong lĩnh vực này. Hơn nữa mới được chuyển đổi trong một vài năm gần đây nên quy mô của Công ty không được lớn ngành nghề kinh doanh tuy nhiều nhưng vẫn còn dàn trải và chưa có sự tập trung, sản phẩm cạnh tranh không có nhiều thế mạnh. Đặc biệt với nền kinh tế hội nhập như hiện nay thì việc cạnh tranh càng ngày càng khó khăn, các doanh ngiệp trong nước không còn có nhiều lợi thế bởi các doanh nghiệp về xây dựng của nước ngoài có nhiều điều kiện thuận lợi hơn cả về vốn và về chuyên môn. Do đó để có thể đứng vững trên thị truờng thì Công ty cần phải có sự đầu tư tập trung vào một ngành nghề tạo ra lợi thế cho mình trong môi trường kinh doanh như hiện nay. 1.2.3 Tình hình sử dụng lao động Trong thời gian qua Công ty Cổ phần phát triển Xây dựng và Xuất nhập khẩu Sông Hồng đã không ngừng xây dựng và đào tạo, phát triển đội ngũ cán bộ, công nhân viên tạo ra đội ngũ cán bộ cùng lực lượng lao động có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, từ đó góp phần quan trọng trong công tác tạo công ăn việc làm, giải quyết được việc làm cho người lao động góp phần giải quyết vấn đề nan giải của cả nước đó là tình trạng thất nghiệp. Nguồn nhân lực là nguồn lực chính quyết định hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực khác, ta cùng theo dõi tình hình sử dụng lao động của Công ty thông qua những số liệu đã thu thập được dưới đây. Tại thời điểm đấu giá tháng 1 năm 2008.Tổng số lao động có tên tại Công ty là: 358 người, trong đó: 42 nữ. Do đặc thù là doanh nghiệp hoạt động trong ngành xây dựng nên có những khác biệt trong việc sử dụng lao động so với các ngành kinh doanh khác, điều này được thể hiện đây. 1.2.3.1 Phân loại theo hợp đồng lao động Với mỗi loại lao động, trực tiếp, gián tiếp… Công ty đã sử dụng các loại hợp đồng khác nhau cho phù hợp với từng loại đối tượng, theo số liệu thống kê vào tháng 1 năm 2008 thì số lượng lao động phân theo loại hợp đồng lao động như bảng số liệu 1.2 sau: Bảng 1.2. Tình hình sử dụng lao động phân loại theo hợp đồng Loại hợp đồng Số lượng lao động Hợp đồng không xác định thời hạn 74 người Hợp đồng từ 1-3 năm 0 người Hợp đồng thời vụ (dưới 1 năm) 283 người Học nghề, thử việc 1 người (Nguồn: Phòng hành chính nhân sự) Loại hợp đồng không thời hạn được áp dụng cho đối tượng là cán bộ nhân viên làm việc tại văn phòng trụ sở chính, văn phòng các chi nhánh…điều này cũng là một đặc thù riêng của Công ty, với việc sử dụng lao động theo hợp đồng này thì có nhiều những nhược điểm, việc không xác định rõ thời hạn dễ gây khó khăn trong công tác xác định nhu cầu về lao động. Tuy nhiên nó cũng có lợi thế trong việc thay đổi nhân sự khi cần thiết. 1.2.3.2 Phân theo trình độ lao động Nếu phân theo trình độ thì cơ cấu lao động của Công ty được thể hiện trong bảng dưới đây. Bảng 1.3: Cơ cấu lao động phân theo trình độ Trình độ học vấn Số lượng Tỷ lệ (%) Đaị học và trên ĐH 40 người 11.7 CĐ,Công nhân kỹ thuật 72 người 20.11 Trung cấp 28 người 7.8 Lao động phổ thông 218 người 60.39 (Nguồn: Phòng hành chính nhân sự) Như vậy, trong thời gian qua Công ty đã chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ công nhân , đội ngũ lao động gián tiếp, điều này thể hiện ở tỷ lệ của bộ phận này trong tổng số lao động Công ty sử dụng, tuy nhiên đây vẫn là một con số khiêm tốn đòi hỏi Công ty cần chú trọng hơn nữa công tác tuyển dụng và đào tạo để tạo xây dựng đội ngũ nhân viên có năng lực và chuyên môn giỏi. Ta cũng dễ nhận thấy trong cơ cấu sử dụng lao động thì lao động phổ thông chiếm tỉ lệ 60.39% đây là một con số tương đối cao do đặc thù doanh nghiệp chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, việc sử dụng lao động phổ thông, lao động địa phương là phương pháp hiệu quả hơn cả cả về khâu tuyển dụng cũng như trong công tác quản lý. 1.2.3.3. Thu nhập bình quân của người lao động Trong quá trình hoạt động của mình, Công ty đã không ngừng phấn đấu trong việc mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh tạo ra lợi nhuận, từ đó góp phần nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên trong toàn công ty, điều này được thể hiện qua sự biến đổi trong thu nhập bình quân của người lao động toàn Công ty. Bảng 1.4 Thu nhập bình quân tháng của người lao động Năm 2004 2005 2006 2007 Thu nhập bình quân ( đ/người/tháng) 1.452.000 1.500.000 1.579.000 1.800.000 (Nguồn : Phòng tài chính -kế toán) Rõ ràng đã có sự thay đổi về con số trong công tác tiền lương cho người lao động qua các năm, trong mục tiêu phấn đấu của mình, Công ty cũng không ngừng phấn đấu nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên thông qua việc gia tăng tiền lương bình quân, đây cũng là một điều kiện thuận lợi tạo ra động lực cho người lao động, giúp cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn nữa. PHẦN 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG VÀ XUẤT NHẬP KHẨU SÔNG HỒNG 2.1 Sơ lược tình hình sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần phát triển Xây dựng và Xuất nhập khẩu Sông Hồng 2.1.1 Các nguồn hình thành vốn Trong quá trình hình thành và phát triển từ năm 1999 đến năm 2007 công ty Cổ phần xây dựng và phát triển Xây dựng và Xuất nhập khẩu Sông Hồng đã kinh doanh với hai hình thức: một là kinh doanh dưới hình thức là đơn vị trực thuộc của Tổng công ty Xây dựng Sông Hồng, bắt đầu từ năm 2004 công ty hoạt động dưới hình thức một đơn vị kinh doanh độc lập. Do đó cách thức hình thành nguồn vốn kinh doanh của đơn vị này cũng có những thay đổi, do thời gian nghiên cứu còn có hạn nên trong luận văn chỉ nghiên cứu tình hình huy động vốn bắt đầu năm 2004 khi doanh nghiệp được chuyển thành Công ty cổ phần. Xét theo nguồn hình thành thì vốn của Công ty được huy động từ hai nguồn cơ bản đó là vốn vay và vốn chủ sở hữu. Trong suốt quá trình hoạt động từ năm 2004 đến 2007 nguồn vốn của doanh nghiệp đã có những sự thay đổi cả về lượng cũng như kết cấu do sự thay đổi từ nội bộ và môi trường kinh doanh, chúng ta có thể quan sát sự thay đổi này qua biểu đồ về nguồn vốn kinh doanh. Trước hết ta nghiên cứu sự thay đổi trong tổng vốn kinh doanh qua số liệu từ năm 2004 đến năm 2007 được thể hiện qua biểu đồ dưới đây. Biểu đồ 2.1: Biểu đồ Tổng vốn kinh doanh Đơn vị : Tỷ đồng (Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán) Theo dõi trên biểu đồ ta có thể nhận thấy tổng vốn kinh doanh của công ty có sự biến đổi qua các năm, tuy nhiên sự thay đổi này không theo quy luật nhất định. Nếu như từ năm 2004 đến năm 2006 tổng vốn có xu hướng tăng dần với tốc độ 20% - 23% một năm thì sang tới năm 2007 tổng vốn lại giảm xuống với tốc độ 13%, nguyên nhân của sự thay đổi này sẽ được làm rõ hơn trong các phân tích dưới đây.Theo những nhận định ban đầu thì nguyên nhân chủ yếu là do có sự thay đổi lớn trong chính sách cơ cấu vốn, điều này được minh chứng qua phần cơ cấu vốn của Công ty. 2.1.2 Cơ cấu nguồn vốn Vốn kinh doanh của Công ty được hình thành từ hai nguồn cơ bản đó là vốn vay và vốn chủ sở hữu, trong cơ cấu của vốn vay lại có sự thay đổi qua các năm, vốn vay ngắn hạn và vốn vay dài hạn, mỗi một giai đoạn Công ty lại có những chính sách về cơ cấu vốn theo sự biến động của hoạt động kinh doanh và thị trường. Bảng 2.2 Bảng Cơ cấu vốn Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tỷ Đồng Tỉ lệ (%) Tỷ đồng Tỉ lệ (%) Tỷ đồng Tỉ lệ (%) Tỷ đồng Tỉ lệ (%) Vốn vay ngắn hạn 44,15 93,6 43,84 77,1 60,2 86 53,3 87,5 Vốn vay dài hạn 0,7 1.5 6,6 11,6 2,5 3,6 1,1 18 Vốn CSH 3 4,9 6,4 11.3 7.3 10,4 6,5 5,5 Tổng 47,15 100 56,84 100 70 100 60,9 100 (Nguồn : Phòng tài chính - kế toán) Cơ cấu nguồn vốn của Công ty qua các năm sẽ được thể hiện rõ ràng hơn qua biểu đồ cơ cấu vốn dưới đây. Biểu đồ 2.3 Biểu đồ cơ cấu vốn (Nguồn :Phòng Tài chính Kế toán) Chú giải : VDH : Vốn vay dài hạn VNH : Vốn vay ngắn hạn CSH : Vốn chủ sở hữu Như vậy thông qua hai biểu đồ trên thì ta có thể nhận thấy sự thay đổi trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp, trong đó thì vốn vay ngắn hạn chiếm tỉ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn, trong khi đó vốn chủ sở hữu lại chiếm tỉ trọng không cao và khẳ năng vay vốn dài hạn của doanh nghiệp là còn nhiều hạn chế. Nếu như trong năm 2004 tỉ trọng của VNH là 93,6% thì VNH của các năm tiếp theo có xu hướng giảm còn lại 77,1% nguyên nhân của việc thay đổi này là do doanh nghiệp đã có sự thay đổi trong vốn vay ngắn hạn và tăng vốn vay dài hạn trong tổng cơ cấu nguồn vốn về số lượng. So với năm 2004 thì việc vay nợ của công ty có tỉ trọng thấp hơn nhưng về số lượng thì cao hơn năm 2004 là gần 16 tỷ, tuy nhiên do số lượng vốn huy động của doanh nghiệp năm 2006 là lớn nhất nên làm giảm tỷ trọng của nó, cũng trong năm 2006 thì vốn chủ sở hũu đã tăng hơn so với các năm trước nguyên nhân là doanh nghiệp đã làm ăn hiệu quả hơn và trích một phần lợi nhuận của mình quay trở lại hoạt động kinh doanh tiếp theo. Sang năm 2007 lại có những thay đổi lớn cả về số lượng vốn đến cơ cấu của nguồn vốn, nguồn vốn của doanh nghiệp giảm đột ngột gần 10 tỷ đồng, điều này cũng có thể lý giải được khi ta quan sát trên bảng số liệu, chủ yếu là do sự thay đổi trong lượng vốn vay ngắn hạn đã giảm xuống đồng thời sự thay đổi của nguồn vốn vay dài hạn cùng với sự giảm của vốn chủ sở hữu. Như vậy một cách tổng quát thì ta nhận thấy doanh nghiệp có nguồn vốn cố định có tỉ trọng thấp hơn sơ với nguồn vốn lưu động, tuy nhiên tỉ trọng này có xu hướng tăng lên nguyên nhân của biểu hiện này ra sao chúng ta cùng phân tích và tìm hiểu tiếp những phần sau. 2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Phát triển xây dựn._.g và Xuất nhập khẩu Sông Hồng Hiệu quả sử dụng vốn là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân tài, vật lực của Công ty để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất. Đây là một vấn đề phức tạp có quan hệ với tất cả các yếu tố của quá trình kinh doanh như lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động. Từ đó Công ty cần thấy rằng chỉ có thể đạt được hiệu quả cao khi các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất đều được sử dụng có hiệu quả. Hiệu quả sử dụng vốn được đánh giá trên 2 mặt là hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, trong phạm vi nghiên cứu của Luận văn em chủ yếu đi sâu vào phân tích hiệu quả sử dụng vốn trên mặt kinh tế. Để có thể đánh giá được hiệu qủa sử dụng vốn của Công ty em xin lần lượt đi phân tích một số chỉ tiêu cơ bản sau. 2.2.1 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 2.2.1.1 Khả năng sinh lợi của tổng vốn kinh doanh Đây là một trong những chỉ tiêu được các nhà đầu tư, các nhà tín dụng quan tâm đặc biệt vì nó gắn liền với lợi ích của họ trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, điều này càng có ý nghĩa hơn khi doanh nghiệp cổ phần hoá xong và phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán trong xu hướng phát triển hiện tại. Để có thể tiến hành phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn chung của doanh nghiệp chúng ta cùng theo dõi bảng số liệu thống kế được cung cấp từ phòng tài chính kế toán của công ty sau dây. Bảng 2.4 Kết quả kinh doanh (Đơn vị: Tỷ đồng) Năm Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 Doanh thu 102.6 101.3 127.9 135.2 Doanh thu thuần 102.3 101.1 127.9 135.195 Giá vốn hàng bán 98,1 92 120.3 126.8 Lợi nhuận sau thuế 2,5 0.037 1,16 0.0177 (Nguồn : Phòng Tài chính Kế toán) Từ bảng số liệu trên ta có thể tính toán được các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi của vốn: Hệ số sinh lợi tổng vốn = Lợi nhuận /Tổng vốn KD + Hệ số sinh lợi tổng vốn năm 2004 = 2.5/47.15= 0.053 + Hệ số sinh lợi tổng vốn năm 2005 = 0.037/56.84= 0.0065 + Hệ số sinh lợi tổng vốn năm 2006 = 1.16/70 = 0.0166 + Hệ số sinh lợi tổng vốn năm 2007 = 0.0177/60.9= 0.003 Ta có thể quan sát sự biến động này qua biểu đồ : Biểu đồ 2.5 Diễn biến của chỉ số ROA Từ kết quả tính toán trên ta nhận thấy: Năm 2004 cứ mỗi một đồng vốn kinh doanh mà Công ty bỏ ra thì đã thu được 0.053Đ, sang năm 2005 thì lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh giảm đi 87,7 % đây là một sự giảm mạnh nguyên nhân là do Công ty có mức lợi nhuận sau thuế còn thấp trong khi đó vốn bỏ ra lại lớn hơn năm 2004. Sang năm 2006 hệ số sinh lợi tổng vốn tăng lên so với năm 2005 một cách rõ rệt tăng 60% điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã có hiệu quả hơn so với năm 2005, một đồng vốn bỏ ra Công ty đã bỏ ra được 0.0166Đ. Năm 2007 một đồng vốn bỏ ra Công ty thu được 0.003Đ, như vậy năm 2007 doanh nghiệp lại làm ăn kém hiệu quả hơn năm 2006 tương ứng với mức giảm 81.9%. Như vậy rõ ràng trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động sử dụng vốn của doanh nghiệp không có sự ổn định, biến động theo những năm khác nhau là khác nhau. Nguyên nhân chủ yếu ở đây đều xuất phát từ lợi nhuận sau thuế của Công ty là không ổn định và cơ cấu vốn của Công ty có sự thay đổi. Chúng ta cùng đi phân tích một chỉ tiêu khác phản ánh sức sinh lợi của vốn Chủ sở hữu, đây là một chỉ tiêu mà Công ty cần quan tâm nhất, chỉ tiêu này thể hiện sự hiệu quả của chủ sở hữu. Căn cứ vào bảng số liệu trong bảng 2.5 và bảng 2.2 ta có kết quả tính toán sau: Hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận ST /VCSH + Hệ số sinh lợi VCSH năm 2004 = 2.5/3 =0.833 + Hệ số sinh lợi VCSH năm 2005 = 0.037/6.4 = 0.058 + Hệ số sinh lợi VCSH năm 2006 = 1.16/7.3 =0. 1598 + Hệ số sinh lợi VCSH năm 2007 =0.0177/6.5 = 0.003 Ta sẽ thấy sự thay đổi của hệ số này qua biểu đồ 2.6 Biểu đồ 2.6: Diễn biến của chỉ số ROE Cũng như hệ số sinh lợi tổng vốn kinh doanh, hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu của Công ty có sự thay đổi không theo quy luật, nếu như năm 2004 sức sinh lợi của công ty là 83.3% điều này có nghĩa là cứ một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì thu được 0.833 Đ lợi nhuận, đây là mức lợi nhuận cao trong hoạt động kinh doanh trong bất kỳ doanh nghiệp nào đặc biệt là với doanh nghiệp trong ngành xây dựng. Sang năm 2005 thì hệ số sinh lợi của VCSH lại giảm đi một một cách đột ngột chỉ còn lại 5.8 % điều này được lý giải bởi hai yếu tố, yếu tố thứ nhất thuộc về lợi nhuận thu được so với năm 2004 là giảm, đồng thời vốn chủ sở hữu lại tăng lên do được đóng góp nhờ lợi nhuận của năm 2004. Năm 2006 thì sức lợi nhuận này lại tăng lên đạt mức gần 16% đây là dấu hiệu đáng mừng của Công ty như vậy lợi nhuận của doanh nghiệp đã được cải thiện, ngoài ra ta có thể nhận thấy một điều nữa là: năm 2006 là năm nguồn vốn CSH cao nhất do được tích luỹ vốn thặng dư của doanh nghiệp. Năm 2007 lại có sự thay đổi của nguồn vốn Chủ sở hữu và lợi nhuận kinh doanh kéo theo là sự giảm đi của hệ số sinh lợi VCSH tỉ lệ sinh lời như vậy là thấp. Kết hợp cả hai chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi của Công ty chúng ta có thể thấy được diễn biến kinh doanh cũng như hiệu quả sinh lợi của đồng vốn và vốn chủ sở hữu có sự thay đổi không cố định, điều này thực sự là một vấn đề cần được xem xét nguyên nhân và những yếu tố ảnh hưởng tới nó để đánh giá một cách chính xác tính hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. 2.2.1.2 Sức sản xuất của vốn kinh doanh Từ bảng số liệu 2.4 ta có bảng tổng hợp các chỉ tiêu phản ánh sức sản xuất của vốn kinh doanh : Bảng 2.7 Các chỉ tiêu phản ánh sức sản xuất Năm Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 1.Sức sản xuất của tổng vốn 2.17 1.8 1.82 2.22 2.Hiệu quả sử dụng vốn theo doanh thu 2.16 1,77 1.82 2,21 3.Hệ số tổng doanh thu giá thành 1.04 1.11 1.063 1.066 4.Hệ số doanh thu giá thành 1.04 1.099 1.063 1.065 Trong đó 1. Sức sản xuất của tổng vốn = Doanh thu/Tổng số vốn 2. Hiệu quả sử dụng vốn tính theo doanh thu = DTT/Tổng số vốn 3. Hệ số tổng doanh thu giá thành = DT/Giá thành 4. Hệ số doanh thu giá thành = DTT/Giá thành Trước hết ta phân tích kết quả sản xuất của Công ty thông qua chỉ tiêu sau: Thứ nhất là: Sức sản xuất của tổng vốn Kết quả sản xuất kinh doanh của các năm đã có những thay đổi không theo một xu hướng nhất định, đây là dấu hiệu của sự bất ổn trong kinh doanh của công ty, kết qủa kinh doanh thay đổi dẫn đến sức sản xuất của tổng vốn kinh doanh thay đổi. Chỉ tiêu này cho ta biết một đồng vốn bỏ ra, doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Năm 2004 cứ 1Đ vốn bỏ ra công ty thu được 2.17 Đ doanh thu, đây là một kết qủa tốt Công ty đã cố gắng tạo ra doanh thu cao. Sang tới năm 2005 tình hình này đã có sự thay đổi, cứ 1Đ vốn bỏ ra doanh nghiệp chỉ thu được 1.8Đ giảm một lượng 0.37 Đ tương ứng giảm 17% điều này chứng tỏ sức sản xuất kinh doanh của công ty có xu hướng giảm. Năm 2006 cứ 1Đ vốn bỏ ra thì công ty thu được 1.82Đ tăng một lương hơn năm 2005 là 0.02 tương ứng tăng 1.7% như vậy công ty đã có sự điều chỉnh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình tạo ra hiệu quả cao hơn, chính vì có sự điều chỉnh nên sang năm 2007 doanh nghiệp đã có gặt hái thành công thể hiện qua kết quả cứ 1Đ vốn bỏ ra công ty thu lại được 2.22Đ đây là kết quả cao nhất công ty đạt được trong suốt quá trình hoạt động của mình, tăng hơn so với năm 2006 là 0.4Đ tương ứng tăng 21,9% đây là một kết quả đáng mừng chứng tỏ công ty đã đẩy mạnh hoạt động sản xuất cũng như hoạt động xuất nhập khẩu của mình nâng cao sức sản xuất của Công ty. Thứ hai là : Hiệu qủa sử dụng vốn tính theo doanh thu Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng của toàn bộ vốn trong kỳ hoạt động, doanh thu thuần là kết quả của doanh thu sau khi trừ đi các khoản giảm trừ, thể hiện các chính sách kinh doanh hay chất lượng của lô hàng được xuất, chỉ tiêu này một phần phản ánh lượng giá trị đã giảm đi trong doanh thu tính trên đầu sản lượng, doanh thu thuần chính là doanh thu thực tế trong hoạt động kinh doanh trong kỳ. Quan sát trên bảng số liệu và biểu đồ dưới đây: Biểu đồ 2.8: Hiệu quả sử dụng vốn tính theo doanh thu qua các năm Ta có thể nhận thấy một điều rằng chỉ tiêu này thấp hơn so với chỉ tiêu 1, điều này là một điều dễ lý giải, tuy nhiên ta có thể thấy chỉ tiêu này cũng thay đổi không theo một xu hướng nhất quán. Năm 2005 chỉ tiêu này giảm đi so với năm 2004 một lượng 18% điều này chứng tỏ lượng giảm giá hàng bán của công ty năm 2005 cao hơn so với năm 2004 có thể công ty đang có những chính sách kinh doanh khác cho các đối tác, hoặc chất lượng của sản phẩm đã bị giảm đi do đó phải giảm giá hang bán. Năm 2006 chỉ tiêu này đã tăng lên cũng như chỉ tiêu 1, ta quan sát tốc độ tăng là 1.69% tương ứng với sự gia tăng của chỉ tiêu một từ năm 2006 so với năm 2005 chứng tỏ tỉ lệ giảm giá hàng bán cũng có sự gia tăng tương ứng, đó là một kết quả hợp lệ. Năm 2006 là một năm hoàn toàn khác khi giảm giá hàng bán không có, điều này cũng có thể được lý giải là do chất lượng hàng bán có sự thay đổi, doanh nghiệp không bị gặp trục trặc trong vấn đề bán hàng cho đối tác, đồng thời không có nhiều chính sách giảm giá cho khách hàng. Năm 2007 cứ một đồng vốn bỏ ra công ty thu được 2.21 Đ trên thực thu, tương ứng với tốc độ tăng so với năm 2006 là 21% cũng tương ứng với sự gia tăng của chỉ tiêu 1, điều này chứng tỏ tỉ lệ gia tăng giảm giá hàng bán là tương ứng. Thứ ba là chỉ tiêu: Hệ số tổng doanh thu giá thành Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng chi phí sản xuất bỏ ra trong kỳ thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Xét trên số liệu của bảng 2.5 và trên biểu đồ 2.9 ta có được kết quả tính toán. Năm 2004 cứ một đồng chi phí thì công ty thu được 1.04Đ doanh thu như vậy doanh nghiệp tạo ra được doanh thu lớn hơn chi phí mình bỏ ra, năm 2005 hiệu suất này đã tăng lên 1.099Đ tăng hơn so với năm 2004 một lượng là 0.059Đ tương ứng tăng 5.3% điều này chứng tỏ năm 2005 doanh nghiệp đã có những thay đổi trong cơ chế quản lý chi phí, chi phí của công ty năm nay đã ít một cách tương đối so với năm 2004. Sang năm 2006 mặc dù chỉ tiêu này cao hơn so với năm 2004 nhưng lại giảm đi so với năm 2005, cứ 1.063Đ doanh thu thực tế công ty thu được trong kỳ kinh doanh thì công ty phải bỏ ra 1 đồng chi phí. Như vậy hiệu quả này đã giảm đi một lượng 0.036 tương ứng với mức giảm 3.2% điều này chứng tỏ việc quản lý chi phí trong năm nay đã bị giảm hoặc có thể do tác động của thị trường giá cả. Sang năm 2007 cứ 1Đ chi phí bỏ ra thì công ty thu được 1.065 Đ doanh thu, chỉ số này đã tăng lên so với năm 2006 với mức 0.003Đ tương ứng với tốc độ tăng là 0.28% ,mức tăng này là nhỏ điều này chứng tỏ hiệu quả của quản lý có thay đổi tuy nhiên vẫn chưa cao. Biểu đồ 2.9: Hệ số doanh thu giá thành qua các năm Trên đây là tình hình của hiệu quả sử dụng vốn chung của công ty cổ phần phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng. Để có thể đánh giá được một cách đầy đủ hiệu qủa sử dụng vốn của công ty này chúng ta cùng đi phân tích tình hình hiệu quả sử dụng vốn lưu động và vốn cố định, hai thành phần cấu thành nên vốn. 2.2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng Vốn lưu động tại Công ty cổ phần phát triển Xây dựng và Xuất nhập khẩu Sông Hồng Vốn lưu động là một thành phần cấu thành nên vốn kinh doanh của doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp khác nhau thì kết cấu vốn lưu động cũng khác nhau, việc phân tích vốn lưu động của doanh nghiệp theo các tiêu thức phân loại khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về số vốn lưu động mà mình đang quản lý và sử dụng. Trước hết ta cần hiểu rõ các thành phần của Vốn lưu động. Ở đây, Vốn lưu động được biểu hiện dưới hình thái tài sản như sau: tiền mặt, hàng dự trữ, hàng tồn kho, đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu. Xét trong hoạt động của Công ty Cổ phần phát triển thì vốn lưu động gồm tiền mặt, hàng tồn kho, các khoản phải thu, tài sản lưu động khác. Dưới đây là những phân tích về hiệu quả sử dụng hiệu quả vốn lưu động. 2.2.2.1 Tình hình vốn lưu động Là doanh nghiệp chuyên về xây dựng nên vốn lưu động vẫn là loại vốn chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn, điều này được thể hiện qua bảng số liệu về cơ cấu vốn lưu động trong tổng vốn kinh doanh. Bảng 2.10: Cơ cấu vốn (Đơn vị tính: Tỷ đồng) Năm Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền Tỉ lệ (%) Số tiển Tỉ lệ (%) Số tiền Tỉ lệ (%) Số tiền Tỉ lệ (%) 1.Vốn lưu động (TSLĐ) 45.15 94.2 45.04 79.2 57.4 81.9 49.3 79.9 2.Vốn cố định (TSCĐ) 2 5.8 11.8 20.8 12.6 18.1 11.6 19.1 3.Tổng vốn 47.15 100 56.84 100 70 100 60.9 100 (Nguồn : Phòng Tài chính -Kế toán) Như vậy cũng như đặc thù của ngành thì vốn lưu động là chiếm tỉ trọng lớn trong tổng vốn của công ty này, với tỷ trọng có xu hướng giảm dần. Để đánh giá tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của Công ty, trước hết chúng ta xem xét sự tăng giảm trong cơ cấu vốn lưu động trong 4 năm gần đây thông qua bảng 2.11 sau: Bảng 2.11 Cơ cấu nguồn vốn lưu động Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) 1.Tiền mặt 6.45 14.3 5.5 12.2 7.3 12.7 9.9 20 2.Phải thu 32.7 72.4 30.3 67.3 37.85 65.9 24.5 49.6 3.Hàng tồn kho 6.0 13.3 8.3 18.4 9.75 17 11 22.3 4.TSLĐ khác 0 0 0.94 2.1 2.5 4.4 3.9 8.1 5.Tổng TSLĐ 45.15 100 45.04 100 57.4 100 49.3 100 (Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán) Để tiện theo dõi ta có thể quan sát sự biến động này qua biểu đồ 2.12 Biểu đồ 2.12: Sự biến động thành phần của TSLĐ qua các năm Như vậy thông qua bảng trên ta có thể nhận thấy tổng Vốn lưu động (TSLĐ) ta thấy tổng vốn lưu động có những biến đổi không theo một xu hướng thống nhất, không đều giữa các năm. Năm 2005 giảm hơn so với năm 2004 0.11 tỷ đồng giảm tương ứng 0.24% việc giảm này chủ yếu là do giảm các khoản phải thu và tiền mặt nếu như năm 2004 phải thu chiếm tỉ trọng 72.4% thì năm 2005 giảm xuống chỉ còn 67.3%, cùng với sự giảm về lượng và tỉ trọng của tiền mặt từ 14.3% xuống còn 12.2%, trong khi đó hàng tồn kho lại có xu hướng tăng lên từ năm 2005 so với năm 2004 một lượng 2.3 tỷ tương ứng tăng 5.1% , vốn bằng tiền giảm đi chứng tỏ khả năng thanh tóan của Công ty sẽ kém, giảm sự chủ động trong hoạt động kinh doanh. Sang năm 2006 Tổng vốn lưu động của công ty đã tăng lên 12.36 tỷ tăng tương ứng 27.4%, tổng vốn lưu động tăng là do tất cả các thành phần trong vốn lưu động đều tăng, trong đó sự gia tăng của các khoản phải thu là nhiều hơn cả tăng 5.57 tỷ đồng góp phần vào 17% trong tổng vốn lưu động của năm 2006. Sang năm 2007 tổng vốn lưu động của công ty đã giảm, một phần là do tổng vốn giảm và ngoài ra công ty đã có sự đầu tư tăng thêm của TSCĐ chính vì vậy Vốn lưu động đã giảm, mặc dù tiền mặt, hàng tồn kho,tài sản lưu động khác tăng một cách tuyệt đối nhưng do các khoản phải thu của doanh nghiệp đã giảm xuống 13.3 tỷ đồng nên làm cho tổng vốn lưu động gỉảm 8.1 tỷ tương ứng giảm 14.11%. Điều này là nguyên nhân từ đâu, do công ty đầu tư vào TSCĐ hay vào các lĩnh vực đầu tư dài hạn nào khác chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn ở phần tiếp theo. Ta lần lượt đi sâu vào phân tích từng chỉ tiêu.Trước hết là Tiền mặt, tiền mặt trong công ty không chiếm tỷ trọng lớn ,và có xu hướng thay đổi qua các năm, các năm có sự thay đổi về lượng đặc biệt là năm 2006 và 2007 lượng tiền mặt trong công ty tăng lên làm tăng tỷ trọng tiền mặt lên 3.45 tỷ đồng tương ứng tăng 5.7% so với năm 2004. Các khoản phải thu của công ty chiếm phần lớn trong tổng vốn lưu động, qua các năm các khoản phải thu có xu hướng giảm kéo theo sự giảm của tổng vốn lưu động, biểu hiện này chứng tỏ một điều rằng công ty đang bị chiếm dụng vốn làm giảm sức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tuy có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm một tỷ trọng cao trong tổng vốn lưu động. Xét về hàng tồn kho, Nhìn chung hàng tồn kho của công ty có sự tăng giảm giữa các năm, điều này cũng phù hợp với điều kiện hoạt động kinh doanh của công ty, hàng tồn kho giữa các năm tăng một cách tuyệt đối, do cơ cấu và tổng vốn lưu động thay đổi nên tỉ trọng của nó trong tổng VLĐ không có xu hướng tăng một cách tương đối, hàng tồn kho tăng lên làm cho vòng quay của toàn bộ vốn lưu động sẽ bị giảm xuống. Về tài sản lưu động khác chiếm một lượng nhỏ trong tổng Vốn lưu động, tuy nhiên lại có xu hướng gia tăng, nếu như năm 2004 con số này là 0 thì sang năm 2005 tăng lên 0.94 tỷ, năm 2006 lượng này chiếm tỷ trọng 4.4% tăng hơn so với năm 2005 là 1.56 tỷ tăng tương ứng 166%. Năm 2007 lượng này tăng 1.4 tỷ tương ứng tăng 56% so với năm 2006. Cơ cấu tài sản lưu động cho phép chúng ta đánh giá được khả năng thanh toán của công ty, sau đây chúng ta cùng nhau đi phân tích một số chỉ tiêu đánh giá chung về hiệu qủa sử dụng vốn lưu động của Công ty. Thông qua bảng số liệu 2.6 và 2.7 ta có các chỉ tiêu : Khả năng thanh toán hiện thời: Khả năng thanh toán hiện thời =Tiền mặt / Nợ ngắn hạn Khả năng thanh toán hiện thời năm 2004= 13.7/44.15= 0.31 Khả năng thanh toán hiện thời năm 2005 =5.5/43.84 =0.125 Khả năng thanh toán hiện thời năm 2006 =7.3/60.2 = 0.12 Khả năng thanh toán hiện thời năm 2007 =9.9/53.5 = 0.185 Qua những chỉ số trên cho thấy,khả năng thanh toán hiện thời của công ty giảm từ năm 2005 so với năm 2004 từ 0.31 xuống 0.125 lần giảm tương ứng giảm 60% các năm sau có xu hướng giảm xuống, điều này chứng tỏ lượng tiền mặt trong công ty không đủ để trang trải các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên chúng ta cũng cùng nhau đi phân tích thêm về khả năng thanh toán thông qua các chỉ tiêu sau: Khả năng thanh toán nhanh = Các khoản phải thu + Tiền mặt Nợ ngắn hạn Khả năng thanh toán nhanh năm 2004 = 39.15/44.15=0.89 Khả năng thanh toán nhanh năm 2005 = 35.8/43.84=0.81 Khả năng thanh toán nhanh năm 2006 = 45.15/60.2=0.75 Khả năng thanh toán nhanh năm 2007 = 34.4/53.5=0.643 Nhìn chung khả năng thanh toán của công là ở mức độ thấp, không đủ để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, không có năm nào có thể đạt được khả năng thanh toán nợ năm 2004 là năm có khả năng đảm nhiệm hơn cả, tuy nhiên vẫn ở tình trạng không đủ, và tỉ số này có xu hướng giảm qua các năm. Thông qua các chỉ tiêu trên ta có thể thấy công ty đã dự trữ tiền quá ít, bởi vì thông thường một doanh nghiệp dự trữ khoảng 10% tài sản lưu động để không ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán của công ty. Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân, tài,vật lực của công ty. Để đánh gía chính xác và toàn diện hiệu quả sử dụng vốn lưu động thì cần phải dựa vào hệ thống chỉ tiêu tổng hợp và chi tiết. Tuy nhiên mỗi chỉ tiêu chỉ phản ánh một giác độ nhất định.Trước hết chúng ta xem xét các chỉ tiêu. 2.2.2.2 Sức sản xuất Vốn lưu động. Đây là hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động, Sức sản xuất vốn lưu động = Doanh thu thuần / Vốn lưu động Sức sản xuất vốn lưu động năm 2004 = 102.3/45.15=2.26 Sức sản xuất vốn lưu động năm 2005 =101.1/45.04=2.24 Sức sản xuất vốn lưu động năm 2006 = 127.9/57.04=2.24 Sức sản xuất vốn lưu động năm 2007 =135.195/49.3=2.74 Ta có thể theo dõi trên biểu đồ 2.13 Biểu đồ 2.13: Sức sản xuất vốn lưu động Như vậy năm 2004 cứ một đồng vốn lưu động bỏ ra thì tạo ra được 2.26 Đ vốn doanh thu cho công ty, sang năm 2005 sức sản xuất lại giảm xuống 0.02Đ tương ứng với mức giảm 0.9% đây là mức giảm không đáng kể, sang năm 2006 thì không có sự thay đổi trong sức sản xuất của vốn lưu động, tuy nhiên đây lại là một dấu hiệu đáng lo bới không có sự thay đổi trong kinh doanh, sang đến năm 2007 thì đã có sự thay đổi và sức sản xuất này tăng lên hẳn cao nhất trong các năm tăng lên 0.5 Đ khi cùng bỏ 1Đ vốn kinh doanh, tương ứng với mức tăng 22.3% so với năm 2006. Nguyên nhân của việc tăng sức sản xuất chính là do mức tăng của tổng doanh thu thuần. Mức thay đổi doanh thu ảnh hưởng tới sức sản xuất của vốn lưu động: ∆2007/2006= (135.195-127.9)/57.04=0.128 Mức thay đổi của vốn lưu động ảnh hưởng tơí sức sản xuất của vốn lưu động: ∆2007/2006=(135.195/49.3)-(135.195/57.04)=2.74-2.37=0.372 Như vậy sức sản xuất vốn lưu động của năm 2007 tăng lên so với năm 2006 nguyên nhân chủ yếu là do sự thay đổi của vốn lưu động và một phần của doanh thu, điều này chứng tỏ doanh thu tăng chậm hơn so với sự giảm của vốn lưu động. Điều này chứng tỏ công ty đã sử dụng vốn lưu động hiệu quả cao hơn. Nhìn chung thì doanh thu của các năm đều tăng lên và có xu hướng giảm của vốn lưu động. Bên cạnh chỉ tiêu này chúng ta cùng nhau đi xem xét các chỉ tiêu khác nữa để đánh gía một cách chính xác tính hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2.2.2.3 Sức sinh lợi của vốn lưu động Đây là chỉ tiêu phản ánh một đồng vốn lưu động mang lại cho Công ty bao nhiêu đồng lợi nhuận. Sức sinh lợi của vốn lưu động = LNST /VLĐ Sức sinh lợi của vốn lưu động năm 2004 = 2.5/45.15 = 0.0553 Sức sinh lợi của vốn lưu động năm 2005 = 0.037/45.09 = 0.0082 Sức sinh lợi của vốn lưu động năm 2006 = 1.16/57.04= 0.02 Sức sinh lợi của vốn lưu động năm 2007 = 0.0177/49.3= 0.0035 Biểu đồ 2.14: Sức sinh lợi của vốn lưu động Qua cách tính trên cho thấy năm 2004 cứ mỗi một đồng vốn lưu động mà công ty bỏ ra được 0.0553 Đ lợi nhuận. Sang năm 2005 sức sinh lợi lại giảm xuống chỉ còn 0.00082 năm 2006 sức sinh lời lại tăng lên 0.02, năm 2007 sức sinh lợi ở mức thấp nhất trong vòng bốn năm qua. Ta có t hể nhận thấy nguyên nhân của việc giảm này là do sự giảm của lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh, mức giảm này chủ yếu là do mức giảm quá lớn của lợi nhuận sau cùng. Cuối cùng ta đi xét chỉ tiêu xuất hao phí của vốn lưu động. 2.2.2.4 Suất hao phí của vốn lưu động Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng doanh thu được tạo ra cần bao nhiêu đồng vốn lưu động. Suất hao phí của vốn lưu động=VLĐ/ DTT Suất hao phí của vốn lưu động n ăm 2004=45.15/102.3=0.44 Suất hao phí của vốn lưu động năm 2005=45.04/101.1=0.445 Suất hao phí của vốn lưu động năm 2006=57.04/127.9=0.446 Suất hao phí của vốn lưu động năm 2007=49.3/135.195=0.365 Năm 2004 cứ một đồng doanh thu thì cần 0.44 Đ vốn lưu động, năm 2005 cứ một đồng doanh thu thì cần 0.445Đ vốn lưu động, năm 2006 cũng tương tự như vậy có có biến động lớn về số lượng và về tỉ lệ, tuy nhiên sang năm 2007 lại có sự thay đổi hơn hẳn so với các năm khác, ta cùng tìm hiểu rõ nguyên nhân - Năm 2007 mức thay đổi của vốn lưu động có ảnh hưởng tới suất hao phí vốn lưu động: ∆2007/2006(vốn lưu động)= (49.3-57.04)/127.9=-0.06 - Năm2007 mức thay đổi của doanh thu ảnh hưởng tới suất hao phí vốn lưu động : ∆2007/2006(doanh thu thuần)=(49.3/135.195-49.3/127.9)=-0.02 Vậy nguyên nhân chính của việc giảm suất hao phí của vốn lưu động là do mức giảm của vốn lưư động trong họat động của doanh nghiệp, mức tăng doanh thu làm giảm 0.02Đ suất hao phí trong khi đó việc giảm vốn lưu động làm giảm suất hao phí 006 Đ. Do đó ta có thể thấy rằng nguyên nhân chủ yếu của việc giảm suất hao phí là do giảm vốn lưu động trong kỳ kinh doanh. Trên đây chúng ta đã xem xét tình hình hiệu qủa sử dụng của vốn lưu động thông qua các chỉ tiêu đã phân tích. Sự phân tích này cho chúng ta một cái nhìn tổng quan nhất về tình hình sử dụng vốn lưu động của Công ty trong vòng 4 năm gần đây. Ngoài ra để có sự đánh giá tổng quan hơn ta cùng nhau đi phân tích các chỉ tiêu tốc độ lưu chuyển vốn lưu động. Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng và hiệu qủ kinh doanh nói chung, nếu tốc độ chu chuyển vốn lưu động được tăng lên sẽ tiết kiệm được vốn lưu động cả tuyết đối và tương đối, giảm số ngày chu chuyển gọi là tăng tốc độ chu chuyển. Bảng 2.15 Các chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển vốn lưu động (Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1.DTT 102.3 101.1 127.9 135.195 2.VLĐ 45.15 45.04 57.04 49.3 3.Hệ số lưu chuyển (vòng) 2.26 2.24 2.24 2.74 4.Thời gian luân chuyển (360/vòng) 159.3 160.7 160.7 131.4 5.Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động ( 2/1) 0.44 0.445 0.446 0.36 Qua bảng số liệu đã được xử lý ở trên ta nhận thấy hệ số lưu chuyển vốn luu động không có nhiều biến động, chỉ đến năm 2007 thì hệ số này mới lớn hơn kéo theo đó là thời gian luân chuyển một vòng vốn lưu động ngắn hơn so với các năm trước 28 ngày so với năm 2004 và 30 ngày so với hai năm 2005 và 2006. Hiệu suất đảm nhiệm vốn lưu động bản chất là suất hao phí vốn lưu động, ta đã đi phân tích ở trên. Như vậy chúng ta đã cùng nhau đi phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty cổ phần phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng. Tiếp theo chúng ta phân tích thực trạng hiệu qủa sử dụng tài sản cố định của công ty suốt bốn năm qua. 2.2.3 Thực trạng hiệu quả sử dụng Vốn cố định của Công ty Cổ phần phát triển Xây dựng và Xuất nhập khẩu Sông Hồng Quản lý và sử dụng vốn cố định là một trong những nội dung quan trọng của công tác tài chính doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất kinh doanh sự vận động của vốn cố định được gắn liền với hình thái biểu hiện vật chất của nó đó là tài sản cố định.Vì vậy để phân tích vốn cố định trước hết chúng ta nghiên cứu tình hình tài sản cố định của doanh nghiệp suốt bốn năm qua. Bảng 2.16 Tình hình TSCĐ Năm 2004 2005 2006 2007 TSCĐ 2 11.8 12.6 11.6 (Nguồn : Phòng Tài chính Kế toán) Do đặc thù của ngành xây dựng và đồng thời là một công ty xuất nhập khẩu một số mặt hàng nên máy móc thiết bị ở đây chủ yếu là phục vụ trong xây dựng, chúng ta có thể thấy được sự thay đổi về việc đầu tư máy móc thiết bị thông qua bảng số liệu trên. Nếu như năm 2004 TSCĐ chỉ có 2tỷ đồng là tài sản cố định chiếm 5.8% trong tổng tài sản thì năm 2005 công ty đã có sự đầu tư gia tăng 9.8 tỷ đồng tương ứng tăng 4.9 lần. Năm 2006 cũng có sự gia tăng nhưng không nhanh chênh lệch là 08 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng 6.7 %, sang năm 2007 cũng có sự giảm 1tỷ đồng tương ứng với mức giảm 8%. Qua bảng phân tích trên ta có thể nhận tháy TSCĐ ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn, chứng tỏ sự đầu tư vào máy móc trang thiết bị để tiến hành sản xuất. Do tính bảo mật của doanh nghiệp nên trong qúa trình thu thập số liệu vẫn chưa được đầy đủ,tuy nhiên ta vẫn có thể tìm hiệu thực trạng của hiệu quả của việc sử dụng Vốn cố định( TSCĐ) của doanh nghiệp. Trong những năm qua vốn cố định của Công ty thường chiếm một tỷ lệ nhỏ hơn vốn lưu động trong tổng vốn kinh doanh. Tỉ lệ này lần lượt là :5.8% , 20.8% 18.1% ,19.1% ,ta cùng xem xét hiệu quả của việc sử dụng TSCĐ thông qua hệ thống các chỉ tiêu sau: 2.2.3.1 Sức sản xuất của TSCĐ Sức sản xuất của TSCĐ =DTT /TSCĐ Sức sản xuất của TSCĐ năm 2004=102.3/2=51.15 Sức sản xuất của TSCĐ năm 2005=101.1/11.8=8.56 Sức sản xuất của TSCĐ năm 2006=127.9/12.6=10.15 Sức sản xuất của TSCĐ năm 2007=135.195/11.6=11.6 Chỉ tiêu trên cho chúng ta thấy một đồng nguyên giá bình quân TSCĐ mà công ty bỏ ra đuợc thì thu được 51.15Đ doanh thu thuần. Năm 2005, 2006, 2007 thì xu hướng này đã bị giảm xuống chủ yếu là do TSCĐ đang dần được đầu tư. Nguyên nhân nào dẫn đến sự tăng giảm nói trên?doanh thu thay đổi hay nguyên giá TSCĐ thay đổi. Ta xét đại diện năm 2007 và năm 2006. - Mức thay đổi doanh thu ảnh hưởng tới mức sản xuất TSCĐ ∆2007/2006( doanh thu)=(135.195-127.9)/12.6=0.578 - Mức thay đổi TSCĐ ảnh hưởng tới mức sản xuất TSCĐ ∆2007/2006(TSCĐ)=(135.195/11.6-135.195/12.6)=0.87 Như vậy mức độ thay đổi TSCĐ có ảnh hưởng hơn cả tới sức sản xuất của TSCĐ.Ta nhận thay đây là một sức sản xuất lớn, có thể công ty còn phải thuê nhiểu máy móc thiết bị phục vụ các công trình, do đó sức sản xuất như vậy là lớn. 2.2.3.2 Sức sinh lợi của TSCĐ Chỉ tiêu này thể hiện khả năng sinh lợi nhuận của TSCĐ. sức sinh lợi của TSCĐ = LNST / TSCĐ Sức sinh lợi của TSCĐ năm 2004=2.5/2=1.25 Sức sinh lợi của TSCĐ năm 2005=0.037/11.8=0.0317 Sức sinh lợi của TSCĐ năm 2006= 1.16/12.6=0.092 Sức sinh lợi của TSCĐ năm 2007=0.0177/11.6=0.0015 Ta có thể quan sát sự thay đổi này trên biểu đồ 2.17 Biểu đồ 2.17 Sức sinh lợi của TSCĐ Qua chỉ tiêu này trong 4 năm vừa qua cho thấy sức sinh lợi có xu hưóng giảm Nếu như ở năm 2004 cứ một đồng tài sản bỏ ra thì thu được 1.25 Đ lợi nhuận, đây là một kết quả tốt, Sang năm 2005 sức sinh lợi giảm một cách đôt ngột,do lợi nhuận sau thuế không cao,và đông thời có sự gia tăng thêm TSCĐ.Sang năm 2007 lại là thấp nhất nguyên nhân lớn nhất chính là do giảm lợi nhuận. Ngoài hai chỉ tiêu đã đề cập trên kia ta có chỉ tiêu phản ánh suất hao phí. 2.2.3.3 Suất hao phí của TSCĐ Suất hao phí của TSCĐ =TSCĐ / DTT suất hao phí của TSCĐ năm 2004=2/102.3=0.0195 Suất hao phí của TSCĐ năm 2005=11.8/101.1=0.116 Suất hao phí của TSCĐ năm 2006=12.6/127.9=0.1 Suất hao phí của TSCĐ năm 2007=11.6/135.195=0.085 Quan sát trên biểu đồ 2.18 ta sẽ nhận thấy rõ hơn sự biến động trong chỉ tiêu này: Biểu đồ 2.18: Suất hao phí của TSCĐ Chỉ tiêu này cho thấy năm 2004 một đồng doanh thu thuần mà công ty thu được thì có 0.0195 Đ TSCĐ. Năm 2005 một đồng doanh thu thì sẽ có 0.116 đồng TSCĐ tăng hơn so với năm 2004 là 4.9 lần, do đó chứng tỏ việc sử dụng TSCĐ năm nay là kém hiệu quả hơn. Các năm tiếp theo đã có xu hướng giảm một cách tương đối với các năm trước. Qua việc phân tích tổng vốn kinh doanh của công ty và các thành phần cấu tạo nên vốn kinh doanh ta đã biết Công ty trong thời gian qua đã sử dụng vốn như thế nào. Tóm lại, trên đây là tình hình sử dụng vốn hay nói cách khác là thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của công ty trong vòng 4 năm gần đây, mặc dù đó là sự cố gắng của toàn bộ cán bộ công nhân viên Công ty cổ phần phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng mặc dù hệ số doanh lợi doanh thu không tăng một cách đồng đều qua các năm, thậm chí năm 2007 lại là năm thấp hơn cả, nhưng đó cũng thể hiện sự cố gắng phấn đấu của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty. 2.3. Đánh giá khái quát về hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Cổ phần Phát triển Xây dựng và Xuất nhập khẩu Sông Hồng 2.3.1 Những kết quả đạt được Thông qua việc phân tích thực trạng của hiệu qủa sử dụng vốn đã cho thấy trong những năm qua công ty đã có những kết quả đạt được như sau: - Hiệu quả kinh doanh của công ty mặc dù có xu hướng giảm đi tuy nhiên vẫn mang lại lợi nhuận cho công ty làm gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu. Sự gia tăng của hệ số doanh lợi vốn kinh doanh chủ yếu là do sự sử dụng hiệu quả TSCĐ và do sự biến động thường xuyên của VLĐ. - Mặc dù hoạt động trong những điều kiện cạnh tranh và khó khăn nhiều do t._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10696.doc
Tài liệu liên quan