Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Chi nhánh Công ty TNHH một thành viên xây lắp Ðiện 4 – Xí nghiệp xây lắp số 6

Lời mở đầu Ngày nay công cuộc xây dựng và phát triển đất nước đang được thực hiện với tiến độ và quy mô lớn, ngày XDCB cũng đang hòa mình vào những bước tiến của đất nước. Trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đất nước ta đang từng bước cố gắng hội nhập với nên kinh tế thị trường. Với tình hình đó ngành xây dựng cở bản đã trở thành mặt trận xung yếu trong tiến trình đổi mới nên kinh tế đất nước. Để đáp ứng được sự phát triển đó đòi hỏi phải có sự nỗ lực đóng góp của nhiều thành phần,

doc58 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1208 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Chi nhánh Công ty TNHH một thành viên xây lắp Ðiện 4 – Xí nghiệp xây lắp số 6, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tổ chức kinh tế và các cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau. Không ngoài mục đích này, Chi nhánh Công ty TNHH một thành viên Xây lắp điện 4 – Xí nghiệp Xây lắp điện số 6 cũng đang hòa mình vào xu thế chung đó để đóng góp một phần nhỏ bé vào tiến trình đổi mới đất nước. Là một thành viên của Công ty xây lắp điện 4, chịu trách nhiệm thi công các công trình quan trọng phục vụ cho đời sống nhân dân và cho sản xuất, Xí nghiệp xây lắp số là một đơn vị sản xuất kinh doanh được hạch toán độc lập với công nghệ sản xuất đa dạng, bộ máy quản lý gọn nhẹ và có bề dày kinh nghiệm. Vấn đề tự học nhằm vươn lên nâng cao tay nghề, nâng cao trình độ, làm chủ khoa học, làm chủ trang thiết bị của cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp trở thành ý thức tự giác của mỗi người. Với tinh thần trên Xí nghiệp từng bước phát triển đi lên tạo thêm nhiều công ăn việc làm tăng thu nhập cho người lao động và ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của đất nước trong nhu cầu xây dựng điện. Sự thay đổi và phát triển của Xí nghiệp cũng đặt ra yêu cầu mới đối với công tác kế toán. Thực tế trong thời gian qua đã ghi nhận những cố gắng đáng khích lệ của đội ngũ kế toán Xí nghiệp xây lắp và kinh doanh dịch vụ trong việc đáp ứng những công việc chuyên môn. Xuất phát từ vấn đề trên cùng với quá trình thực tập tại Chi nhánh Công ty TNHH một thành viên Xây lắp điện 4 – Xí nghiệp xấy lắp số 6, nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng vốn kinh doanh e đã đi sâu nghiên cứu và tìm hiểu lựa chọn đề tài : “Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Chi nhánh Công ty TNHH một thành viên Xây lắp Ðiện 4 – Xí nghiệp Xây lắp số 6 ” - Đề tài nghiên cứu gồm 3 chương: Chương I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XÂY LẮP ĐIỆN 4 – XÍ NGHIỆP XÂY LẮP SỐ 6. Chương II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XÂY LẮP ĐIỆN 4 XÍ NGHIỆP XÂY LẮP SỐ 6. Chương III: GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XẤY LẮP ĐIỆN 4 – XÍ NGHIỆP XÂY LẮP SỐ 6. Trong quá trình thực tập, e đã nhận được sự giúp đỡ của các Cô Chú, các Anh Chị trong phòng Tài chính – Kế toán cũng như các phòng ban khác của Xí nghiệp cùng với sự hướng dẫn của Cô giáo PGS.TS. Ngô Kim Thanh song do thời gian thực tập có hạn, trình độ lý luận cũng như thực tế còn hạn chế nên đề tài cũng không tránh khỏi những sai sót vì vậy e rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo trong trường, của cô chú anh chị trong phòng Tài chính – Kế toán xí nghiệp để bài viết e được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự dạy bảo của các thầy cô trong suốt quá trình học tập đặc biệt là sự hướng dẫn của cô giáo và các cô chú, anh chị trong phòng Tài chính – Kế toán xí nghiệp đã giúp e hoàn thiện bài viết này Hà nội, ngày 28 tháng 04 năm 2008 Em xin chân thành cảm ơn ! CHƯƠNG I GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XÂY LẮP ĐIỆN 4 – XÍ NGHIỆP XÂY LẮP SỐ 6. 1.1 Những Thông Tin Chung : 1.1.1 Công ty: - Tên công ty: Công Ty TNHH Một Thành viên Xây Lắp Điện 4 - Tên tiếng Anh: Power Construction Installation Limited Company No 4 - Tên giao dịch: PCC4 - Hình thức pháp lý: Là một doanh nghiệp Nhà nước - Địa chỉ: Tổ 5, Thị trấn Đông Anh, Huyện Đông Anh, Thành Phố Hà Nội Điện thoại: 04.8832040 Fax: 04.8832041 - Email: xaylapdien4@vnn.vn - Website: - Tài khoản số: 21410000001551 Tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam-Chi nhánh Đông Anh - Mã số thuế: 0100100872 1.1.2 Xí nghiệp Xây Lắp số 6: - Là đơn vị thuộc chi nhánh Công Ty TNHH Một Thành viên Xây Lắp Điện 4. - Tên tiếng anh: Power Construction and Installation Enterprise No 6 - Địa chỉ: Tổ 5, Thị trấn Đông Anh, Huyện Đông Anh, Thành Phố Hà Nội Điện thoại: 04.8832837 Fax: 04.8835728 - Tài khoản số: 21410000001791 Tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam-Chi nhánh Đông Anh. - Mã số thuế: 0100100872002 1.2 Quá Trình Hình Thành và Phát Triển Của Công Ty Cũng Như Xí nghiệp Xây lắp Số 6 1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển *Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp Xây lắp số 6 gắn liền với sự hình thành và phát triển của Công ty. 1.2.1.1 Quá trình hình thành: - Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc sắp xếp tổ chức lại các đơn vị phù hợp với điều kiện mới, ngày 28/12/1987, Bộ trưởng Bộ Năng Lượng đã ban hành quyết định số 1170/NL/TCCB-LĐ thành lập Công ty Xây Lắp Điện 4 trên cơ sở hợp nhất Công ty Xây Lắp Điện 1 và Công ty Xây lắp đường dây và trạm IV. - Năm 1995 Bộ Năng Lượng thành lập Tổng Công ty Điện Lực Việt Nam, Công ty Xây Lắp Điện 4 trở thành đơn vị trực thuộcTổng Công ty Điện Lực Việt Nam. - Năm 1998 Bộ Công nghiệp chuyển Công ty Xây Lắp Điện 4 từ Tổng Công ty Điện Lực Việt Nam về làm đơn vị thành viên thuộc Tổng Công ty Xây Dựng Công nghiệp Việt Nam. - Năm 2005 Bộ trưởng Bộ Công nghiệp có quyết định số 35/2005/QĐ-BCN chuyển Công ty Xây Lắp Điện 4 thành Công ty TNHH Một Thành viên Xây Lắp Điện 4. - Công ty có trụ sở đóng tại Tổ 5, Thị trấn Đông Anh, Huyện Đông Anh, Thành Phố Hà Nội. - Khi thành lập năm 1987, Công ty có gần 3.000 cán bộ, kỹ sư, công nhân kỹ thuật chuyên ngành và lực lượng công nhân lao động. Về tổ chức có 08 phòng, ban nghiệp vụ, 01 Ban Quản lý công trình, 03 Ban công trường, 06 Đội xây lắp lưới điện, 03 Đội xây dựng, 02 Xưởng sản xuất vật liệu xây dựng, 02 Xưởng cơ khí, 02 Đội xe, 01 Trạm ý tế và 01 Trường Trung học xây lắp điện. Ông Nguyễn Hoàng Hiệu là Bí thư Đảng Uỷ, Ông Phạm Văn Châu là Giám đốc, các Phó Giám đốc Ông Trương Văn Lãm, Ông Nguyễn Mạnh Đàm, Ông Nguyễn Quang Tạo, Ông Bùi Phi và Ông Hoàng Văn Hiến. Ông Ngô Bá Hiện là chủ tịch Công đoàn, Ông Trịnh Đình Thắng là Bí thư Đoàn Thanh niên... - Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ sản xuất và tờng bước phát triển của công ty, các đơn vị thành viên cũng được sắp xếp lại và thành lập mới: *Năm 1988 thành lập Xí nghiệp Bê tông ly tâm, năm 1993 đổi tên thành Xí nghiệp Bê tông ly tâm & xây dựng điện, năm 2006 chuyển thành Chi nhánh Công ty TNHH Một Thành viên Xây lắp Điện 4 – Xí nghiệp Xây lắp số 6. - Địa chỉ: Tổ 5, Thị trấn Đông Anh, Huyện Đông Anh, Thành Phố Hà Nội *Năm 1988 thành lập Xí nghiệp Vật tư vận tải, năm 1993 đổi tên thành Xí nghiệp Thi công cơ giới & Xây dựng điện, năm 2006 chuyển thành Chi nhánh Công ty TNHH Một Thành viên Xây lắp Điện 4 – Xí nghiệp Xây lắp số 1. - Địa chỉ: Tổ 31, Thị trấn Đông Anh, Huyện Đông Anh, Thành Phố Hà Nội *Năm 1988 thành lập Xí nghiệp Vật liệu xây dựng, năm 1993 đổi tên thành Xí nghiệp Xây lắp thủy điện nhỏ và các công trình điện, năm 1999 chuyển về trực thuộc Công ty Xây lắp máy. *Trường Trung học Xây lắp điện là đơn vị trực thuộc công ty đến năm 2000, năm 2001 chuyển về trực thuộc Tổng Công ty Xây dựng Công nghiệp Việt Nam và hiện nay trường được nâng lên thành Trường Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp trực thuộc Bộ Công Thương. *Năm 1999 thành lập Xí nghiệp Xây lắp Điện Đông Bắc trên cơ sở tổ chức lại công trường Xây lắp 4, năm 2006 chuyển thành Chi nhánh Công ty TNHH Một Thành viên Xây lắp Điện 4 – Xí nghiệp Xây lắp số 3. - Địa chỉ: Số 233B, Đường Trần Nhân Tông, Phường Yên Thanh, Thị xã Uông Bí, Tỉnh Quảng Ninh. *Năm 2000 thành lập Trung Tâm Thí nghiệm Hiệu chỉnh và xây lắp điện trên cơ sở Đội Thí nghiệm Hiệu chỉnh điện, năm 2006 chuyển thành Chi nhánh Công ty TNHH Một Thành viên Xây lắp Điện 4 – Xí nghiệp Xây lắp số 2. - Địa chỉ: 31, Thị trấn Đông Anh, Huyện Đông Anh, Thành Phố Hà Nội. *Năm 2002 thành lập Chi nhánh Công ty Xây lắp Điện 4 tại miền Nam, năm 2006 chuyển thành Chi nhánh Công ty TNHH Một Thành viên Xây lắp Điện 4 – Xí nghiệp Xây lắp số 5. - Địa chỉ: Số 135, D2, P25, Phường Văn Thánh Bắc, Quận Bình Thạnh, Thành Phố Hồ Chí Minh. *Năm 2002 thành lập Nhà máy Bê tông – Cơ khí – Mạ, năm 2006 chuyển thành Chi nhánh Công ty TNHH Một Thành viên Xây lắp Điện 4 – Nhà máy Cơ khí – Mạ. - Địa chỉ: Xã Tiền Phong, Huyện Mê linh, Tỉnh Vĩnh Phúc. *Năm 2003 thành lập Xí nghiệp Xây lắp Điện Tây Nguyên, năm 2006 chuyển thành Chi nhánh Công ty TNHH Một Thành viên Xây lắp Điện 4 – Xí nghiệp Xây lắp số 4. - Địa chỉ: Số 207/63 Đường Tô Vĩnh Diện, Phường Hoa Lư, Thành Phố Pleiku, Tỉnh Gia Lai.2.1 Vị Trí Đặc Điểm Tình Hình Của Chi Nhánh Công Ty TNHH Một Thành Viên Xây Lắp Điện 4 – Xí Nghiệp Xây Lắp Số 6. 1.2.1.2 Quá trình phát triển : Là một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản được thành lập ngay từ những ngày đầu đất nước bước vào thời kì đổi mới Xí nghiệp xây lắp số 6 đã góp phần không nhỏ vào việc xây dựng và cải tạo đất nước. Trong bối cảnh nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, thực hiện chính sách mở cửa của các đơn vị đã vượt qua những khó khăn của nên kinh tế nói chung và của ngành xây dựng nói riêng để đứng vững và phát triển. Chi nhánh Công ty TNHH một thành viên xây lắp điện 4 – Xí nghiệp xây lắp số 6 là đơn vị xây lắp thuộc công ty xây lắp điện 4 nằm trong Tổng Công ty xây dựng công nghiệp Việt Nam. Tiền thân của Chi nhánh Công ty TNHH một thành viên xây lắp điện 4 – Xí nghiệp xây lắp số 6 là công trường xây dựng xưởng bê tông ly tâm được thành lập ngày 03/02/1986. Xí nghiệp đươc thành lập với mục đích là xây dựng các phân xưởng sản xuất cột bê tông ly tâm và cấu kiện bê tông phục vụ các công trình điện của Công ty xây lắp điện 4. Trong những năm đầu mới thành lập, Xí nghiệp có nhiệm vụ chính là sản xuất các cấu kiện bê tông cho các công trình xây dựng các đường dây và trạm điện, đến cuối tháng 03/1989 cây cột đầu tiên của Xí nghiệp đã xuất xưởng, đây là điểm mốc đánh dấu sự phát triển và tồn tại của Xí nghiệp, cũng trong thời gian đó ngày 01/04/1989 Bộ năng lượng ( nay là Tổng Công ty Điện lực Việt Nam ) đã chính thức cho Xí nghiệp đi vào hoạt động sản xuất. Chi nhánh Công ty TNHH một thành viên xây lắp điện 4 – Xí nghiệp xây lắp số 6 là doanh nghiệp nhà nước với tư cách là đơn vị thành viên trực thuộc Công ty xây lắp điện 4, có tư cách pháp nhân đầy đủ, thực hiện hạch toán kinh doanh độc lập. Trong quá tình sản xuất trước các nhu cầu xây dựng các công trình điện ngày càng tăng của mạng lưới điện Quốc gia, Xí nghiệp có nhiệm vụ xây dựng các đường dây và trạm điện. Là một đơn vị hạch toán độc lập, sau 10 năm hoạt động và phát triển của với nỗ lực không ngừng của Ban lãnh đạo cùng toàn thể nhân viên trong Xí nghiệp. Chi nhánh Công ty TNHH một thành viên xây lắp điện 4 – Xí nghiệp xây lắp số 6 đã không ngừng lớn mạnh và phát triển trong quá trình kinh doanh. Với sự cố gắng như vậy, Xí nghiệp đã được Công ty xây lắp điện 4 cho phép ngoài việc thi công các công trình mà Công ty giao. Còn trực tiếp ký các hợp đồng xây lắp với các công trình đường dây cột vi ba, đảm nhận thi công hàng loạt công trình đường dây tải điện các trạm biến thế quan trọng phục vụ công nghiệp hóa, hóa hiện đại hóa đất nước, đưa điện lưới đến các vùng xa xôi của Tổ quốc. Trong những năm vừa qua, Xí nghiệp đã tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc trong ngành xây lắp, đã thi công những công trình với đường dây dài như: đường dây 220 kv Hòa Bình – Ninh Bình, ĐZ 220 kv Quy Nhơn – Plâyku, cung cấp lưới điện cho nước bạn Lào… Trong tình hình chung của đất nước nền kinh tế thị trường đang chuyển sang giai đoạn mới các doanh nghiệp nhà nước gặp rất nhiều khó khăn, nhưng đây cũng là cơ hội đề các doanh nghiệp có khả năng khẳng định mình để tồn tại và cạnh tranh. Xí nghiệp đã phấn đấu tiết kiệm chi phí và giảm giá thành sản phẩm và đồng thời kết hợp đổi mới máy móc thiết bị đó là điểm tựa vững chắc trên thị trường hiện nay. Xí nghiệp xây lắp và kinh doanh dịch vụ đã khẳng định được vị trí của mình trong lĩnh vực điện nói chung và đời sống của người lao động trong xí nghiệp cũng không ngừng cải thiện. 1.2.2 Những mốc son lịch sử - Có thể coi Xí nghiệp Xây lắp số 6 là cánh tay phải của Công ty, mọi công trình mà Công ty được giao nhiệm vụ đều có sự tham gia, đóng góp và thi công của Xí nghiệp. Nên những mốc son lịch sử của Xí nghiệp được gắn liền với những gì mà Công ty đã đạt được. - Ngay từ ngày thành lập, công ty được giao nhiệm vụ xây dựng nhiều công trình xây lắp điện và công trình dân dụng, tiêu biểu như công trình Thủy điện Drây H’linh, đây là công trình nhằm phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội và đời sống dân sinh của đồng bào các dân tộc tỉnh ĐakLak. - CBCNVC-LĐ của Công ty cũng như Xí nghiệp đã không quản ngại xa xôi, vất vả, hăng hái đến với núi rừng Tây Nguyên và lần đầu tiên tiếp cận với các thiết bị thủy điện của Tiệp Khắc và CHDC Đức, cán bộ, kỹ sư và công nhân đã ngày đêm nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm cùng chuyên gia lăn lộn trên công trường, đặc biệt là tự gia công chế tạo tuyến năng lượng, buồng xoắn tua bin, thi đua hoàn thành từng hạn mục công trình. Vinh dự đến với những người thợ trong thời gian thi công Nhà máy, Đồng chí Đỗ Mười lúc đó là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đến thăm hỏi và động viên CBCNVC-LĐ, các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ĐakLak cũng thường xuyên đến động viên cả về tinh thần và vật chất đối với người thợ xây dựng Công ty. - Nhận thức được tầm quan trọng của công trình, Lãnh đạo Công ty đã nêu cao quyết tâm, tìm mọi biện pháp khắc phục khó khăn thiếu thôn, thu hút tập hợp lực lượng và tạo mọi điều kiện để phục vụ thi công. Sau ba năm lao động, với bao khó khăn vượt qua, Công ty đã bàn giao nhà máy vào tháng 10/1990. Ba tổ máy có công suất 12.000 KW phát điện lên lưới. Công trình hoàn thành có ý nghĩa ti lớn về mặt kinh tế và chính trị đối với sự phát triển của Tỉnh ĐakLak. Ghi nhận công lao của những người thợ thi công Nhà máy, Đảng và Nhà nước đã tặng thưởng Huân Chương Lao Động Hạng Ba cho tập thể CBCNVC-LĐ trên công trường, Thủ tướng, Chính phủ, Bộ, Ngành tặng bằng khen cho nhiều tập thể và cá nhân xuất sắc. - Năm 1989 được giao nhiệm vụ thi công đường dây 220 kV Phả Lại – Hải Phòng với chiều dài 52km. Bước vào thi công, Công ty đã gặp rất nhiều khó khăn như thiếu vốn địa hình phức tạp, vượt nhiều sông lớn , đường quốc lộ, khu đông dân cư...Công ty đã tập trung nhân lực và phương tiện, mở chiến dịch thi đua với tinh thần “ Tất cả vì tiến độ công trình ” và đường dây được bàn giao vào đúng dịp Kỷ niệm lần thứ 45 ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1990), giữ đúng lời hứa với Đảng bộ và nhân dân Thành phố Cảng. - Hai công trình lớn hoàn thành đã tạo niềm tin ở chính trong CBCNVC-LĐ Công ty, khẳng định sự tiến bộ vượt bậc của đội ngũ những người thợ Đường dây, đử sức hoàn thành các công trình điện, xứng đáng là một trong bốn đơn vị Xây lắp Điện ở nước ta. - Năm 1990, nhận nhiệm vụ thi công 57 km đường dây 110 kV Bắc Giang – Đồng Mỏ và 85 km đường dây 110 kVThái Nguyên đến Cao Bằng, với địa hình vô cùng khó khăn như núi cao, vực sâu, rừng già và đòi hỏi về tiến độ. Nhưng bằng sự sáng tạo lòng quyết tâm của tập thể lãnh đạo và CBCNVC-LĐ, công trình hoàn thành đúng tiến độ, đưa điện về với các tỉnh miền nui, phát triển kinh tế xã hội và đời sống của nhân dân các dân tộc. Đây là một trong những bông hoa tươi thắm nhất chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII. - Trước yêu cầu to lớn về điện cho các tỉnh phía Nam, năm 1992, Chính phủ quyết định xây dựng đường dây tải điện 500 kV Bắc Nam. Đây là một mốc lịch sử về sự phát triển của ngành điện, là thời gian đáng ghi nhớ của ngành xây lắp đường dây và trạm ở nước ta. Đối với CBCNVC-LĐ Công ty, đây thực sự là một cơ hộ được thi công công trình có quy mô lớn nhất và lần đầu tiên được xây dựng ở Việt Nam. Công ty được giao thi công trên 300 km, cung đoạn từ Đaklei tỉnh Kon Tum đến Buôn Ma Thuột tỉnh ĐakLak. Sẽ không thể kể hết những khó khăn gian khổ về ại hình, thời tiết, mưa ắng khắc nhiệt của núi rừng Tây Nguyên, cả bom mìn còn lạ sau chiến tranh, đặc biệt là yêu cầu tiến độ của Công trình đường dây phải hoàn thành trong 2 năm, không để miền Nam thiếu điện. - Để hoàn thành công trình đúng tiến độ, Công ty đã đặt trụ sở điều hành tại thị xã Pleiku tỉnh Gia Lai, tập trung một lực lượng lớn CBCNVC-LĐ cùng với các thiết bị vào công trình để triển khai thi công đồng bộ, đẩy mạnh phong trào thi đua, phát huy những kinh nghiệm trong quản lý và tổ chức thi công, phối hợp với các địa phương có công trình đi qua giao ước thi đua liên kết. Trong thời gian thi công, Đồng chí Võ Văn Kiệt lúc đó là thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh; Trần Đức Lương và nhiều đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, Tổng Liên Đoàn, Trung ương đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Chủ tịch các tỉnh khu vực Tây Nguyên đến thăm công trình thăm và động viên anh em công nhân, Những tình cảm đó đã tiếp thêm niềm tin và sức mạnh cho mỗi CBCNVC-LĐ hoàn thành công việc được giao. - Sau hơn 2 năm thi công, tháng 6/1994 công trình đã hoàn thành, dòng điện thân yêu của Tổ quốc từ Hòa Bìnhđã vào tới Thành phố mang tên Bác kính yêu. Việc hoàn thành đường dây 500 kV đã đáp ứng được nguồn điện cho cá tỉnh phía Nam và khẳng định sự lớn mạnh của ngành Điện. Qua công trình này Công ty đã trưởng thành về nhiều mặt, đặc biệt là trình độ tổ chức điều hành thì công, quản lý dih tế , nâng cao tay nghề và một điều quan trọng nữa là nhờ các chính sách ưu đãi của Nhà nước, đơi sống của CBNCVC-LĐ đã được cải thiện nâng lên một cách đáng kể. - Tổng kết thi đua , Công ty dã được UBND, Liên đoàn Lao Động và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các tỉnh: Gia La, ĐakLak, Kon Tum tặng thưởng nhiều cờ và bằng khen, Công đoàn Công ty được Tổng Liên đoàn tặng Cờ “ Đơn vị thi đưa xuất sắc nhất “, Đoàn TN được Trung ương đoàn tặng Cờ có chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng hàng trăm tập thể và cá nhân được khen thưởng, đặc biệt Đảng và Nhà nước tặng Công ty Huân chương Độc lập hạng Ba. Đây là phần thưởng cao quý ghi nhận sự đóng góp của Công ty trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. - Cùng với việc tổ chức thi công đường dây 500 kv, năm 1992 Công ty thi công 38.1 km đường dây 220 kv Pleiku – Krông Buk và 70.5 km đường dây 220kv Pleiku – Quy Nhơn, 39 km đường dây 110 kV Mông Dương – Tiên Yên và 76 km đường dây 110 kV Thái Nguyên – Võ Nhai. Năm 1993 thi công 32 km đường dây 110 kV Pleiku – Kon Tum, 60,5 km đường dây Tiên Yên – Móng Cái, 36 km đường dây Đổng Mỏ - Lạng Sơn... - Năm 1996 khở công xây dựng đường dây 220 kV Phả Lại – Hải Phòng (mạch II ) và đường dây 220 kV Phả Lại – Quảng Ninh (81 km), Sóc Sơn – Thái Nguyên (22,2 km) và các đường dây 110 kV Mông Dương – Tiên Yên mạch II (36 km), Đông Anh – Sóc Sơn (26 km), Tuần Giáo – Điện Biên (62 km )... - Trong hai năm 1997, 1998 thi công đường dây 110 kV Bút Sơn – Ninh Bình (34 km), Sóc Sơn – Nội Bài (8km), Tân Lạc – Lạc Sơn (30 km), Vân Đình – Tía (28 km), Tây Ninh – Tân Hưng (27 km), Cai Lậy – Mốc Hóa (49 km), Trị An – Tân An (20 km mạch II), Đa Nhim – Đức Trọng ( 41km)... - Từ năm 2000 đến năm 2003 thi công hoàn thành các công trình đường dây 500 kV Pleiku – Phú Lâm (95 km), Phú Mỹ - Nhà Bè (16,5 km), đường dây 220 kV Phả Lại – Sóc Sơn (17,8 km), Hàm Thuận – Đa Mi (10,2 km), các đường dây 110 kV Trà Vinh – Duyên Hải (27,9 km), Tằng Loong – Lào Cai (30 km), Hàm Thuận – Phan Thiết (58 km)... - Bên cạnh việc thi công các đường dây cao thế, Công ty cũng đảm nhận thực hiện các đường dây 35 kV đưa điện tới các vùng sâu, vùng xa vùng đồng bào dân tộc, tiêu biểu như 54 km đường dây 35 kV từ Thác Riềng đến Nài thuộc tỉnh Bắc Cạn, đường dây Dồng Mỏ - Văn Quan, Tiên Yên – Bình Liêu, Bắc Hà – Sín Mần, các đường dây và trạm ở Đảo Phú Quôc, đảo Vân Đồn, đặc biệt là 70 km đường dây 35 kV Sốp Bau – Hát Loong ở tỉnh Hủa Văn trên nước bạn Lào, công ttrinhf của tình hữa nghị, dã khắc sâu nhiều kỷ niệm và niềm tự hào của CMCNVC-LĐ trực tiếp thi công trên công trình này. - Với tinh thần “ Đi dân nhớ, ỏ dân thương “ khi thi công công trình ở miền núi, các đơn vị thực hiện tốt mối quan hệ với nhân dân và luôn được sự ủng hộ nhiệt tình của chính quyền và bà con các dân tộc địa phương. - Những năm gần đây Công ty được giao nhiều công trình quan trọng, trong đó có các cung đoạn của đường dây 500 kV Bắc – Nam mạch II như: Pleiku – Đà Nẵng – Hà Tĩnh, Hà Tĩnh – Nho Quan – Thường Tín... - Các đường dây Thái Bình – Hải Phòng, Vinh – Hà Tĩnh, Việt Trì – Sơn La, Yên Bái – Lào Cai – Hà Khẩu, Thanh Thủy – Hà Giang – Tuyên Quang, đường dây 110 kV Tràng Bạch – Hoàng Thạch – Phúc Sơn, Hà Khẩu – Lào Cai, Đông Hưng – Móng Cái...đều được Công ty thi công đảm bảo tiến độ với chất lượng cao, bàn giao đưa vào sử dụng đạt hiệu quả tốt. 2.3 Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Tại Chi Nhánh Công Ty TNHH Một Thành Viên Xây Lắp Điện 4 – Xí Nghiệp Số 6 2.3.1 Cơ cấu bộ máy quản lý của Chi nhánh Công ty TNHH một thành viên xây lắp điện 4 – Xí nghiệp xây lắp số 6 2.3.1.1 Cơ cấu bộ máy quản lý: Xuất phát từ đặc điểm tổ chức cũng như quy mô Xí nghiệp đã tổ chức bộ máy quản lý một cách tương đối phù hợp, đáp ứng nhu cầu quản lý, chỉ đạo và kiểm tra hoạt động cơ sở. Đứng đầu là Giám đốc giữ vai trò lãnh đạo chung toàn bộ hoạt động của Xí nghiệp và chỉ đạo trực tiếp đến các đội phân xưởng sản xuất. Giúp việc cho Giám đốc là các Phó Giám đốc có thể nắm bắt được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp Sơ đồ 3 : Bộ Máy Quản lý của Chi nhánh Công ty TNHH một thành viên Xây lắp điện 4 – Xí nghiệp Xây lắp số 6 Ban Giám Đốc Phòng Tổ chức Hành chính Phòng Kinh tế Vật tư Phòng Tài chính Kế toán Phòng kỹ thuật an toàn Đội XL số 1 Đội XL số 2 Đội XL số 3 Đội xe cớ giới Đội XL số 5 Đội KDDV Đội XL số 4 a, Chức năng nhiệm vụ các phòng ban: - Phòng kinh tế - Vật tư: Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, lập dự toán cho các công trình xây lắp. Thực hiện cấp phát và thanh quyết toán vật tư cho các công trình, hạn mục công trình. - Phòng tổ chức – Hành chính: Tham mưu cho Giám đốc trong việc bố trí sắp xếp cán bộ quản lý biên chế các chức danh lao động hợp lý ở các phòng ban, phân xưởng, các đơn vị sản xuất. Lập hợp đồng khoán nhân công cho từng đơn vị sản xuất theo hạng mục công trình. Theo dõi công tác quản lý lao động tiền lương, các chế độ chính sách với người lao động, tính toán và xây dựng kế hoạch tiền lương theo kế hoạch sản xuất, xây dựng các định mức lao động. Giải quyết các thủ tục hành chính, quản lý phát hành hồ sơ, các văn bản đi, các văn bản đến, công tác lễ tân tiếp khách, y tế, bảo vệ…. - Phòng kỹ thuật an toàn: Có nhiệm vụ xây dựng biện pháp kỹ thuật thi công tho dõi, đôn đốc, hướng dẫn kiểm tra về mặt kỹ thuật của công trình, hướng dẫn thực hiện quy trình sản xuất, thi công đúng thiết kế kỹ thuật, đảm bảo chất lượng và tiến độ thi công công trình an toàn lao động cho người và thiết bị. Hàng năm phải tổ chức cho công nhân học tập và bồi dưỡng về an toàn lao động trước khi làm việc mỗi năm một lần. - Phòng tài chính kế toán: Theo dõi kiểm tra về các mặt hoạt động kinh tế tài chính của tất cả các bộ phận trong xí nghiệp. Ghi chép và thu thập số số liệu trên cơ sở đó cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, giúp cho ban giám đốc phân tích đánh giá được tình hình sản xuất thi công, tính toán hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị. b, Các đơn vị cơ sở ( đội, xưởng ): Đây là nơi tiến hành trực tiếp sản xuất, sản xuất ra các sản phẩm công trình. Để tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất, thì công và hạch toán ban đầu, các đội xưởng cũng được tổ chức bộ máy quản lý riêng. Chịu trước Giám đốc xí nghiệp về mọi hoạt động xản xuất kinh doanh của mình. Dưới đội trưởng ( Quản đốc phân xưởng ) là các nhân viên giúp việc: Đội phó ( Phó quản đốc phân xưởng ), các cán bộ kỹ thuật, các nhân viên kinh tế, thủ quỹ. Như vậy, mỗi phòng ban có chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng đều có mối quan hệ mật thiết với nhau, đều chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ban lãnh đạo Xí nghiệp tạo thành một chuỗi mắt xích trong bộ máy quản lý của Xí nghiệp. 2.3.1.2 Quy trình công nghệ sản xuất: Sơ đồ 4: Quy trình công nghệ sản xuất của Chi nhánh Công ty TNHH một thành viên xây lắp điện 4 – Xí nghiệp xây lắp số 6: Thi công móng, cột tiếp địa Vận chuyển, lắp dựng cột Lắp xà xứ, phụ kiện, dây leo Kéo dài dây, lắp độ võng Chuẩn bị mặt bằng Nghiệm thu bàn giao Hiện nay đối với hoạt động xây lắp, ngoài phương thức quản lý cớ bản truyền thống, Xí nghiệp đang từng bước tiến hành thực hiện phương thức giao khoán cho các đơn vị cơ sở thông qua hợp đồng giao khoán. Mức giao khoán tùy thuộc vào công trình cụ thể. Các đơn vị nhận khoán ( các đội ) có trách nhiệm lập kế hoạch và tổ chức thi công, chủ động mua vật tư, máy móc thiết bị và nhân công…đồng thời phải tổ chức công tác ghi chép ban đầu và luân chuyển chứng từ nhằm phản ánh đầy đủ, trung thực, khách quan và kịp thời chính xác mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại cơ sở, phục vụ cho công tác kế toán tại Xí nghiệp. Tuy nhiên hình thức này chỉ áp dụng đối với các công trình nhỏ và nhu cầu, tình hình sử dụng vật tư ít ( các đội có thể tự mua vật tư và sử dụng những vật tư thông thường sẵn có trên thị trường ). Đối với những công trình cần những vật tư đặc chủng của ngành thì Xí nghiệp tổ chức việc cung ứng vật tư đến tận chân công trình. 1.3 Đặc Điểm Kinh Tế Chủ Yếu Ảnh Hưởng Đến Hiệu Qủa Sử Dụng Vốn 1.3.1 Lĩnh vực Sản xuất – Kinh doanh chủ yếu 1.3.1.1 Lĩnh vực kinh doanh: - Theo giấy phép kinh doanh số 0104000337cuar Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp ngày 16-6-2006, Công ty TNHH Một thành viên Xây lắp Điện 4 hoạt đọng trong các lĩnh vực sau: * Xây lắp các công trình dây và trạm điện, các công trình nguồn điện. * Xây dựng các công trình công nghiệp dân dụng, hạ tầng cơ sở, giao thông thủy lợi, cấp thoát nước, sân bay bến cảng. * Sản xuất cột điện bê tông và kết cấu bê tông, sản xuất cột điện thép, kết cấu kim loại mạ kẽm, sản xuất vật liệu xây dựng , lắp ráp sứ cách điện. * Thí nghiệm hiệu chỉnh thiết bị điện, thử nghiệm kết cấu kim loại của các cột điện trung thế và cao thế, lọc dầu máy biến áp đến 500 kV. * Tư vấn đền bù giải phóng mặt bằng. * Tư vấn quản lý dự án cho các loại công trình về điện và công nghiệp. * kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư thiết bị, kỹ thuật. * Vận tải hàng hóa. * Đại lý hàng hóa , cho thuê khho bãi. * Kinh doanh dịch vụ khách sạn, du lịch. * Kinh doanh Bất động sản... 1.3.1.2 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Xí nghiệp: Một trong những đặc điểm của ngành xây dựng nói chung cũng như đối với Xí nghiệp nói riêng là chu kỳ sản xuất (thời gian xây dựng các công trình ) thường kéo dài, có những công trình kéo dài đến vài năm.Cụ thể như các công trình như: 70.5 km đường dây 220kv Pleiku – Quy Nhơn, 76 km đường dây 110 kV Thái Nguyên – Võ Nhai. Đường dây 220 kV Phả Lại – Quảng Ninh (81 km), đường dây 500 kV Pleiku – Phú Lâm (95 km)… Với đặc điểm sản xuất của Xí nghiệp là không tập trung, địa bàn hoạt động rộng khắp các tỉnh thành trong cả nước cho nên trong cùng một lúc phải thi công rất nhiều công trình làm phân tán lực lượng của Xí nghiệp. Trên thị trường xây dựng hiện nay đang có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các doanh nghiệp. Cũng giống như nhiều ngành nghề kinh doanh hiện nay cạnh tranh luôn là một mối lo thường trực, với khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì sự tụt hậu về công nghệ - kỹ thuật là những hao mòn vô hình mà doanh nghiệp không thích ững kịp thời sẽ có thể bị loại bỏ. Một đặc điểm nữa của các Công ty xây dựng đó là sản xuất xây dựng mang tính tổng hợp, khi thi công một công trình không chỉ phụ thuộc vào một loại nguyên vật liệu, mà cần nhiều đầu vào, sản phẩm khi hoàn thành và đưa vào sử dụng nó là tập hợp bao gồm nhiều khâu, nhiều sản phẩm có liên quan khác. Với đặc trưng là sản phẩm mang tính tổng hợp nên máy móc thiết bị, phương tiện kỹ thuật gồm nhiều loại và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Và một đặc điểm không thể không nhắc tới đó là vấn đề nguyên vật liệu, khi bắt đầu thi công 1 công trình thì mọi nguồn nguyên vật liệu Xí nghiệp đều phải nhập mà không thể tự sản xuất ra được, dẫn đến phụ thuộc rất nhiều và nguồn nguyên vật liệu. 1.3.1.3 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến vấn đề sử dụng vốn của Xí nghiệp. Với đặc điểm là chu kỳ sản xuất (thời gian xây dựng các công trình ) thường kéo dài, điều này làm cho vốn của Xí nghiệp bị ứ đọng lâu tại các công trình xây dựng, giảm vòng quay của vốn. Hơn thế nữa, chu kỳ sản xuất kéo dài làm cho Xí nghiệp dễ gặp phải những rủi ro ngẫu nhiên, giá trị các công trình xây dựng dễ bị hao mũn vô hình, việc thanh quyết toán thu hồi vốn đầu tư của các công trình xây dựng thường không đúng kế hoạch, gây khó khăn cho Xí nghiệp trong việc trả các khoản nợ vay đến hạn, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của Xí nghiệp. Với việc sản xuất của Xí nghiệp là không tập trung, địa bàn hoạt động rộng khắp tỉnh thành cho nên trong cùng một lúc phải thi công rất nhiều công trình làm phân tán lực lượng của Xí nghiệp. Điều đó làm nảy sinh nhiều khó khăn cho Xí nghiệp trong việc giám sát tổ chức sản xuất, phát sinh nhiều chi phí trong di chuyển lực lượng sản xuất và các công trình phục vụ sản xuất, điều này cũng trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình sử dụng vốn của Xí nghiệp. Trên thị trường xây dựng hiện nay đang có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các doanh nghiệp. Việc một số doanh nghiệp đó bỏ thầu thấp để nhận được các công trình làm phát sinh nhiều tiền lực, gây ảnh hưởng đến thị trường xây dựng, do đó vấn đề sử dụng vốn có thể coi là quốc sách nhằm giảm tối đa những chi phí không cần thiết, cũng như tiết kiệm để làm giảm giá thành xây dựng, nhằm tạo được lợi thế cạnh tranh trong quá trình đấu thầu các công tình xây dựng. Hơn thế nữa, việc thị trường nguyên vật liệu cung cấp phục vụ các công trình xây dựng liên tục biến động đó gây khó khăn trong công tác xây dựng kế hoạch vốn trong Xí nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu cho các công trình xây dựng . Bên cạnh những yếu tố trên thì những nhân tố chủ quan và khách quan sau cũng ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề sử dụng vốn của Xí nghiệp: a, Nhóm nhân tố khách quan: Do tác động của yếu tố lạm phát làm cho đồng tiền bị mất giá, sức mua của đồng tiền bị giảm sút dẫn đến sự tăng giá của các loại vật tư hàng hoá.... Vì vậy, nếu doanh nghiệp không điều chỉnh kịp thời giá trị của các loại tài sản thì sẽ làm vốn kinh doanh của doanh nghiệp bị mất dần theo tốc độ trượt giá của tiền. Do tác động của chính sách kinh tế của Nhà nước như cơ chế quản lý vốn, các phương pháp đánh giá tài sản, các quy định về thuế, chính sách cho vay và lãi suất tiền vay... có tác động lớn đ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7915.doc
Tài liệu liên quan