Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần thương mại và vận tải Petrolimex Hà Nội

MỤC LỤC MỤC LỤC 1 LỜI NÓI ĐẦU 4 Chương I: 6 LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 6 1.1.VỐN VÀ NGUỒN VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 6 1.1.1.Khái niệm và đặc trưng của vốn kinh doanh 6 1.1.2.Phân loại vốn của doanh nghiệp 9 1.1.2.1.Vốn cố định 9 1.1.2.2.Vốn lưu động 12 1.1.3.Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp 13 1.1.3.1.Căn cứ vào quan hệ sở hữu về vốn 13 1.1.3.2.Căn cứ vào phạm vi huy động vốn 14 1.2.HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆ

doc71 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1440 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần thương mại và vận tải Petrolimex Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
P 14 1.2.1.Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp 14 1.2.2.Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 15 1.2.3.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 17 1.2.3.1.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sự dụng vốn cố định 17 1.2.3.2.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sự dụng vốn lưu động của doanh nghiệp 18 1.2.3.3.Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 20 1.2.4.Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp 20 1.2.4.1.Nhóm nhân tố khách quan 20 1.2.4.2.Nhóm nhân tố chủ quan 22 Chương II 24 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN THƯƠNG MẠI VÀ VẬN TẢI PETROLIMEX HÀ NỘI 24 2.1.KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ VẬN TẢI PETROLIMEX HÀ NỘI 24 2.1.1.Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty 24 2.1.2.Tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty 25 2.1.2.1.Nội dung hoạt động kinh doanh của Công ty. 25 2.1.2.2.Tình hình tổ chức kinh doanh của Công ty. 25 2.1.3.Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây 28 2.2.THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY 29 2.2.1.Cơ cấu vốn và nguồn vốn kinh doanh của Công ty 29 2.2.2.Tình hình quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của Công ty. 37 2.2.2.1.Tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng vốn lưu động 37 2.2.2.1.1.Tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động 37 2.2.2.1.2.Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 45 2.2.2.2.Tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng vốn cố định 48 2.2.2.2.1.Tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định 48 2.2.2.2.2.Hiệu quả sử dụng vốn cố định 53 2.2.3.Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 56 2.3.ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY. 59 2.3.1.Những kết quả đạt được 59 2.3.2.Hạn chế và nguyên nhân 60 Chương III 61 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ VẬN TẢI PETROLIMEX HÀ NỘI. 61 3.1.MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI 61 3.2.GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN THƯƠNG MẠI VÀ VẬN TẢI PETROLIMEX HÀ NỘI. 62 3.2.1.Tổ chức kinh doanh năng động, hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch 62 3.2.2.Sử dụng tiết kiệm chi phí kinh doanh 63 3.2.3.Đảm bảo an toàn về vốn kinh doanh 63 3.2.4.Tổ chức huy động vốn kinh doanh hợp lý, tạo sự chủ động và an toàn trong kinh doanh 64 3.2.5.Bố trí cơ cấu vốn kinh doanh một cách hợp lý 65 3.2.6.Sử dụng hiệu quả vốn lưu động. 66 3.2.7.Lựa chọn phương pháp khấu hao hợp lý. 68 3.2.8.Tổ chức tốt công tác phân tích tài chính. 68 KẾT LUẬN 70 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 71 LỜI NÓI ĐẦU Nền kinh tế nước ta đã bước sang một trang mới kể từ khi Nhà nước chuyển từ nền kinh tế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý quả Nhà nước. Trong nền kinh tế mới, có nhiều doanh nghiệp nhạy bén, nhanh chóng thích nghi với thị trường, đã làm ăn khá lên thấy rõ. Bên cạnh đó, có nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhà nước còn lúng túng, chưa thích nghi kịp với nền kinh tế thị trường. Các doanh nghiệp không đủ sức đứng vững trên thị trường thường là những doanh nghiệp không có đủ nguồn tài trợ để đầu tư nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất, kinh doanh, giảm chi phí, giá thành để có thể cạnh tranh trên thị trường. Những doanh nghiệp Nhà nước vốn quen sống bằng ngân sách Nhà nước, nay bị cắt giảm, phải tự tìm nguồn đầu tư nên càng khó tồn tại và phát triển. Một nguyên nhân quan trọng khiến các doanh nghiệp không đủ tiền để đầu tư nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là do chưa sử dụng vốn kinh doanh một cách hợp lý. Có thể nói, trong nền kinh tế thị trường, vốn là điều kiện tiên quyết, có ý nghĩa quyết định tới tất cả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, việc nhận thức đúng đắn về vốn và tìm ra phương pháp sử dụng vốn một cách có hiệu quả nhất là rất quan trọng. Trong bối cảnh đó, Công ty cổ phần thương mại và vận tải Petrolimex Hà Nội đã có những cố gắng trong việc huy động và sử dụng vốn một cách có hiệu quả nhất và đã đạt được một số thành công. Tuy nhiên, cũng còn tồn tại một số vấn đề bất cập trong công tác quản lý và sử dụng vốn tại Công ty. Do vậy, việc đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn là rất cần thiết và cấp bách, nhất là tại thời điểm đất nước ta vừa chính thức trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới WTO. Xuất phát từ thực tế trên và được sự hướng dẫn của thầy giáo TS Đàm Văn Huệ, em đã chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần thương mại và vận tải Petrolimex Hà Nội”. Nội dung chính của chuyên đề gồm 3 phần sau: Chương I: Lý luận chung về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Chương II: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần thương mại và vận tải Petrolimex Hà Nội. Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần thương mại và vận tải Petrolimex Hà Nội. Do thời gian có hạn, nên trong chuyên đề còn nhiều sai sót. Em mong thầy đọc và sửa chữa giúp em, để em có thể rút ra những kinh nghiệm và có thể áp dụng tốt hơn trong thực tiễn. Em xin chân thành cảm ơn các cô, chú, anh, chị trong phòng Tài chính - Kế toán Công ty cổ phần thương mại và vận tải Petrolimex Hà Nội, và đặc biệt là thầy giáo TS Đàm Văn Huệ đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập này. Chương I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP VỐN VÀ NGUỒN VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP Khái niệm và đặc trưng của vốn kinh doanh Vốn là điều kiện không thể thiếu được để thành lập một doanh nghiệp và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp dùng số vốn này để mua sắm các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh, là: sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Trong nền kinh tế thị trường, vốn là điều kiện tiên quyết, có ý nghĩa quyết định tới các bước tiếp theo của quá trình sản xuất doanh nghiệp. Do đó, việc nhận thức đúng đắn về vốn có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng. Vốn kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản mà doanh nghiệp huy động và sử dụng vào hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lời. Như vậy, giữa vốn và tiền có một ranh giới phân định. Vốn thực chất là tiền nhưng tiền chưa hẳn đã là vốn. Tiền muốn trở thành vốn kinh doanh thì phải thoả mãn một số điều kiện sau: Một là: Tiền phải đại diện cho một lượng hàng hoá nhất định, tức là đảm bảo bằng một lượng tài sản thực. Hai là: Tiền phải được tích tụ, tập trung đến một lượng nhất định, đủ để đầu tư vào một dự án kinh doanh. Ba là: Tiền phải vận động sinh lời. Và các phương thức vận động của tiền do phương thức đầu tư kinh doanh quyết định. Để nhận thức rõ, đúng đắn về vốn, các doanh nghiệp cần nắm bắt được đầy đủ các đặc trưng cơ bản của vốn, bao gồm: Vốn được biểu hiện bằng một lượng tài sản có thực. Đây là đặc trưng rất cơ bản của vốn kinh doanh - vốn là một lượng tiền đại diện cho một lượng hàng hoá nhất định, một tài sản có thực. Tài sản đó có thể là hình thái vật chất cụ thể hoặc không có hình thái vật chất cụ thể, được đưa vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn phải được tích tụ, tập trung thành một lượng nhất định, đủ sức đầu tư vào một phương án kinh doanh. Rõ ràng, việc huy động vốn của doanh nghiệp cần đạt tới một giới hạn nhất định nào đó mới đủ sức phát huy tác dụng, cũng như đáp ứng được yêu cầu của phương án đầu tư. Nếu vốn không được tích tụ đầy đủ, (thiếu vốn) thì rõ ràng, hoạt động đầu tư sẽ bị ngưng trệ, gián đoạn và đồng thời, hiệu quả sử dụng vốn sẽ giảm sút. Điều này đặt ra yêu cầu cho doanh nghiệp là cần phải xây dựng kế hoạch, đề ra các biện pháp để khai thác, thu hút, huy động được các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, đáp ứng yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường, vốn phải vận động sinh lời. Mục đích vận động của vốn là sinh lời. Trong quá trình vận động, vốn có thể thay đổi hình thái biểu hiện nhưng điểm xuất phát và điểm cuối cùng của vòng tuần hoàn phải là tiền, lượng tiền thu về phải lớn hơn lượng tiền bỏ ra - đây là nguyên tắc cơ bản của việc bảo toàn và nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn. Phương thức vận động của vốn do phương thức đầu tư kinh doanh quyết định. Có thể mô phỏng quá trình vận động của vốn qua sơ đồ sau: * Trong lĩnh vực sản xuất T – H ...................SX....................H’ – T’ * Trong lĩnh vực thương mại T................H....................T * Trong lĩnh vực tài chính T.........................T Và T’ = T + ∆T Thực tế, một doanh nghiệp có thể vận dụng một hoặc đồng thời cả ba phương thức đầu tư trên, miễn sao là bảo toàn và phát triển được vốn, đạt mức sinh lợi cao. Vốn có giá trị về mặt thời gian. Trong nền kinh tế thị trường, một đồng vốn ở thời điểm này có giá trị khác với giá trị của một đồng vốn ở thời điểm khác, đó là giá trị thời gian của vốn. Vốn có giá trị về mặt thời gian là do trong nền kinh tế thị trường có sự tồn tại của các nhân tố, như giá cả thị trường, lạm phát, khủng hoảng... Các nhân tố này tồn tại một cách cố hữu, tiềm ẩn trong hoạt động kinh tế thị trường. Mặt khác, trong nền kinh tế thị trường, người ta quan niệm là vốn phải thường xuyên vận động, sinh lời, không để vốn nhàn rỗi. Vì vậy, việc ứ đọng vốn, vòng quay vốn thấp... luôn là những nhân tố làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Và những thiệt hại do nhân tố này gây ra bắt nguồn từ chính giá trị thời gian của tiền. Vốn gắn liền với chủ sở hữu. Đặc trưng này hoàn toàn phù hợp với yêu cầu vốn phải được vận động sinh lời. Đồng vốn vô chủ sẽ dẫn tới việc sử dụng vốn lãng phí, kém hiệu quả. Những đồng vốn gắn với chủ sở hữu, gắn với lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu thì đồng vốn đó mới được sử dụng đúng mục đích, sử dụng tiết kiệm và có hiệu qủa, có sinh lời. Vốn được coi như loại hàng hoá. Trong nền kinh tế thị trường, vốn được coi như một loại hàng hoá. những người có vốn nhàn rỗi, đưa vốn vào thị trường, còn những người cần vốn thì tìm nguồn để mua “quyền sử dụng vốn”. Để có được quyền sử dụng vốn đó, người mua phải trả cho người bán một giá nhất định. Đó là chi phí để có được quyền sự dụng vốn mà người ta gọi là chi phí sử dụng vốn. Rõ ràng, việc nhận thức đúng đắn đặc trưng này sẽ giúp các doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Vốn kinh doanh bao gồm cả giá trị của tài sản vô hình. Trong nền kinh tế thị trường, giá trị thực của một doanh nghiệp không cho phép cộng giản đơn số vốn cố định và vốn lưu động hiện có; mà có tính đến giá trị của một số tài sản có khả năng sinh lời như: vị trí địa lý, uy tín, thương hiệu, công nghệ sản xuất... Người ta gọi những tài sản này là tài sản vô hình. Phân loại vốn của doanh nghiệp Để thuận tiện cho việc quản lý cũng như sử dụng vốn, người ta cần tiến hành phân loại vốn. Có nhiều tiêu thức khác nhau để phân loại vốn, nhưng để có được cái nhìn toàn diện, chính xác nhất về vốn, doanh nghiệp cần nắm được cách phân loại theo tiêu thức: Vai trò và đặc điểm luân chuyển giá trị của vốn khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. Theo đó, vốn kinh doanh được xem xét trên 2 khía cạnh: vốn cố định và vốn lưu động. Vốn cố định Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản cố định mà doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng, mua sắm nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về tài sản cố định mà đặc điểm của nó là luân chuyển từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và hoàn thành một vòng luân chuyển khi tài sản cố định hết thời gian sử dụng (khấu hao hết). Tài sản cố định là tài sản thoả mãn hai tiêu chuẩn cơ bản: Phải có thời gian sử dụng tối thiểu từ một năm trở lên Phải đạt mức giá trị tối thiểu từ 10 triệu trở lên Việc nhận biết tài sản cố định ngoài hai tiêu chuẩn cơ bản trên, còn có một số trường hợp đặc biệt sau: Đó là việc phân biệt giữa đối tượng lao động với tư liệu lao động là các tài sản cố định của doanh nghiệp. Trong một số trường hợp, không đơn thuần chỉ dựa vào đặc tính hiện vật của tài sản cố định mà có thể nhận biết được, đôi khi còn phải dựa vào tính chất và công dụng của chúng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Điều này thể hiện: ở cùng một loại tài sản, nhưng ở trường hợp này được coi là tài sản cố định, ở trường hợp khác chỉ được coi là đối tượng lao động. Một số tư liệu lao động nếu xét riêng lẻ từng thứ thì không đạt tiêu chuẩn cơ bản (về giá trị) nhưng nếu được tập hợp, sử dụng đồng bộ như một hệ thống thì cả hệ thóng đó được coi như một tài sản cố định. Nếu trong hoạt động kinh doanh, doanh gnhiệp phải chi ra một khoản đầu tư đồng thời thoả mãn hai tiêu chuẩn cơ bản và không hình thành lên các tài sản cố định hữu hình thì được coi là tài sản cố định vô hình. Đặc điểm chung của các tài sản cố định trong doanh nghiệp là tham gia vào nhìêu chu kỳ sản xuất kinh doanh với vai trò là công cụ lao động. Trong quá trình sử dụng, hình thái vật chất và đặc tính sử dụng ban đầu của tài sản cố định không thay đổi. Song giá trị của nó lại được chuyển dịch dần từng phần vào giá trị sản phẩm xuất ra, bộ phận này cấu thành một yêu tố chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Là số vốn đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng các tài sản cố định nên qui mô của vốn cố định nhiều hay ít sẽ quyết định qui mô của tài sản cố định, quyết định đến trình độ trang bị kĩ thậut và công nghệ, năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngược lại, những đặc điểm của tài sản cố định trong quá trình sử dụng lại có ảnh hưởng quyết định chi phối đặc điểm tuần hoàn và chu chuyển của vốn cố định. Có thể khái quát những đặc trưng về sự vận động của vốn cố định như sau: Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kì sản xuất kinh doanh. Đặc trưng này xuất phát từ đặc điểm của tài sản cố định là thời gian sử dụng lâu dài, tham gia vào chu kì sản xuất kinh doanh. Vốn cố định được luân chuyển dần dần từng phần trong các chu kỳ sản xuất kinh doanh. Khi tham gia vào quá trình sản xuất, một bộ phận vốn cố định được luân chuyển và cấu thành vào chi phí sản xuất tương ứng với phần giá trị hao mòn của tài sản cố định. Sau nhiều chu kỳ sản xuất, vốn cố định mới hoàn thành một vòng luân chuyển. Nghĩa là sau khi giá trị tài sản cố định được chuyển dịch hết vào giá ản phẩm thì vốn cố định hoành thành một vòng luân chuyển. Trong qúa trình sản xuất kinh doanh, hiẹu quả sử dụng vốn cố định chịu ảnh hưởng bởi nhân tố: + Do sản xuất kinh doanh không hiệu quả, chi phí sản xuất không được bù đắp hoặc được bù đắp không đủ nên phần vốn cố định đã dịch chuyển vào giá trị sản phẩm không được hoàn lại hoặc hoàn lại không tương ứng. + Do sự tiến bộ của khoa học công nghệ dẫn đến mức độ hao mòn vô hình vượt quá dự kiến ban đầu. + Do những biến động của nền kinh tế như: lạm phát, khủng hoảng tài chính... làm giảm sức mua của đồng tiền, giảm giá trị của đồng vốn thu về sau một vòng luân chuyển so với giá trị ban đầu bỏ ra, không bảo toàn được vốn. + Do sự quản lý và sử dụng không tốt tài sản cố định. Trước hết là việc trích khấu hao tài sản cố định quá thấp so với hao mòn thực tế dẫn đến việc kinh doanh không thu hồi được đủ vốn đầu tư. tiếp đến, do việc quản lý và sử dụng không tốt tài sản cố định dẫn đến tài sản cố định bị hư hỏng, mất mát, làm hao hụt vốn. Từ việc nghiên cứu đặc điểm vốn cố định và những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn cố định, đặt ra yêu cầu doanh nghiệp phải quản lý vốn cố định trên cả hai phương diện: hiện vật và giá trị. Về mặt hiện vật, đòi hỏi công tác quản lý sử dụng vốn cố định không những phải giữ nguyên hình thái vật chất và đặc tính sử dụng ban dầu của tài sản cố định mà quan trọng hơn là phải duy trì được thường xuyên năng lực hoạt động ban đầu của tài sản cố định, tránh tình trạng mất mát tài sản cố định hoặc tài sản cố định bị hư hỏng trước thời hạn sử dụng. Về mặt giá trị, đòi hỏi phải duy trì được sức mua của tài sản cố định ở thời điểm hiện tại so với thời điểm bỏ vốn ra ban đầu, bất kể có sự biến động của nền kinh tế thị trường. Như vậy, qua việc nhận thức đúng đắn đặc điểm của tài sản cố định và vốn cố định, sẽ tạo ra cơ sở để doanh nghiệp quản lý, sử dụng hiệu quả tài sản cố định, góp phần quản lý và nâng cao hiệu qủa vốn cố định của doanh nghiệp nói riêng và nâng cao hiệu quả vốn kinh doanh nói chung. Vốn lưu động Vốn lưu động của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản lưu động của doanh nghiệp, là số tiền tệ ứng ra ban đầu để đầu tư, mua sắm các tài sản lưu động của doanh nghiệp. Trong các doanh nghiệp, tài sản lưu động được chia thành hai loại là tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông. Tài sản lưu động sản xuất bao gồm các loại nguyên vật liệu, phụ tùng thay thế, bán thành phẩm... đang trong quá trình dự trữ hoặc chế biến. Tài sản lưu động bao gồm các sản phẩm chờ tiêu thụ, các loại vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán... Trong quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông luôn luôn vận động, thay thế và chuyển hoá lẫn nhau, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục. Đặc đỉêm chung của tài sản lưu động là tham gia vào từng chu kỳ sản xuất kinh doanh và bị thay đổi hình thái biểu hiện sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh. Phù hợp với đặc điểm tài sản lưu động, vốn lưu động cũng không ngừng vận động qua các giai đoạn của chu kì kinh doanh: dự trữ - sản xuất – lưu thông. Do quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra một cách liên tục, lặp lại có tính chất chu kì và được gọi là quá trình tuần hoàn, chu chuyển của vốn lưu động. Và qua mỗi giai đoạn của chu kì kinh doanh, vốn lưu động lại thay đổi hình thái biểu hiện: từ hình thái vốn tiền tệ ban đầu chuyển sang hình thái vốn vật tư, hàng hoá dự trữ, rồi cuối cùng lại trở về vốn tiền tệ. Sau mỗi chu kì tái sản xuất, vốn lưu động hoàn thành một vòng luân chuyển và giá trị được hoàn lại toàn bộ sau khi kinh doanh thu được tiền tiêu thụ sản phẩm. Từ những đặc điểm kể trên, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp bố trí vốn lưu động ở từng khâu một cách hợp lý, đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra bình thường, đồng thời vẫn tiết kiệm được vốn. Hơn nữa phải rút ngắn thời gian vốn lưu động luân chuyển qua các khâu, từ đó rút ngắn vòng luân chuyển của vốn lưu động, là cơ sở nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp Một trong những vẫn đề mà hầu hết các nhà quản lý tài chính doanh nghiệp hết sức quan tâm, đó là đảm bảo vốn đầy đủ, kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Do nhu cầu vốn của doanh nghiệp thường rất lớn nên sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Mỗi nguồn vốn có chi phí sử dụng khác nhau, có ưu và nhược điểm không giống nhau. Do đó, để tổ chức, huy động, quản lý và sử dụng vốn kinh doanh, cần phải nghiên cứu nguồn hình thành vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện nay, nguồn vốn kinh doanh thường được phân loại theo một số tiêu thức sau: Căn cứ vào quan hệ sở hữu về vốn Theo tiêu chuẩn này, vốn kinh doanh của doanh nghiệp được hình thành từ hai nguồn. Nguồn vốn chủ sở hữu là phần vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp, gồm vốn góp ban đầu và vốn được bổ xung từ kết quả kinh doanh hàng năm, các quỹ... Nợ phải trả là các khoản nợ phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải có trách nhiệm thanh toán lãi và nợ gốc đúng thời hạn cam kết. Việc phân loại nguồn vốn kinh doanh theo tiêu thức này giúp nhà quản trị tài chính doanh nghiệp xác định được mức độ an toàn trong công tác huy động vốn. Vì rõ ràng, nếu nợ phải thu chiếm tỉ trọng càng cao thì mức độ rủi ro trong thanh toán càng lớn. Do đó, các nhà quản trị doanh nghiệp phải tính toán kĩ lưỡng để xác định được giới hạn huy động vốn nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời vốn cho nhu cầu sản xuất, đồng thời đảm bảo an toàn tài chính. Căn cứ vào phạm vi huy động vốn Theo tiêu thức nay, vốn kinh doanh của doanh nghiệp được hình thành từ hai nguồn: Nguồn vốn bên trong doanh nghiệp: là nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động được từ bản thân doanh nghiệp, bao gồm: vốn tự bổ xung từ lợi nhuận sau thuế, các loại quỹ - quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính..., từ nguồn vốn khấu hao tài sản cố định. Đây là nguồn vốn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện khả năng chủ động cũng như mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp trong quá trình huy động vốn. Nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp: là nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động từ bên ngoài, đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, bao gồm vốn vay, vốn chiếm dụng từ nhà cung cấp... Việc huy động vốn từ bên ngoài sẽ tạo ra sự linh hoạt trong cơ cấu tài chính gia tăng tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu. Việc phân loại nguồn vốn theo phạm vi huy động vồn sẽ giúp doanh nghiệp điều chỉnh được cơ cấu tài trợ một cách hợp lý, dựa trên nguyên tắc: huy động trước các nguồn có chi phí sử dụng vốn thấp, sau đó mới huy động đến nguồn tài trợ có chi phí sử dụng vốn cao hơn. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là một trong các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra là sử dụng vốn như thế nào được coi là có hiệu quả? Trả lời câu hỏi này, có một số quan điểm sau: Quan điểm 1: Theo các nhà đầu tư, tuỳ thuộc vào vị trí của các nhà đầu tư mà việc xem xét hiệu quả sử dụng vốn có sự khác nhau. Với nhà đầu tư trực tiếp, hiệu quả sử dụng vốn được đánh giá thông qua tỷ suất sinh lời vốn đầu tư và sự gia tăng giá trị doanh nghiệp mà họ đầu tư. Với các nhà đầu tư gián tiếp, hiệu quả sự dụng vốn được đánh giá thông qua tỷ suất lợi tức của một đồng vốn vay và sự bảo toàn giá trị thực tế của vốn cho vay qua thời gian. Quan điểm 2: Hiệu quả sử dụng vốn được xem xét trên cơ sở kết quả kinh doanh – lãi, lỗ - của doanh nghiệp. Lãi (lỗ) = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán – (Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp) Lãi càng nhiều thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao. Quan điểm 3: Hiệu quả sử dụng vốn được xét trên cơ sở thu nhập thực tế. Trong nền kinh tế có lạm phát, điều mà các nhà đầu tư quan tâm không phải là lợi nhuận ròng danh nghĩa mà là lợi nhuận ròng thực tế. Qua các quan điểm trên, chúng ta thấy một điểm chung là: hiệu quả sử dụng vốn là biểu hiện của một mặt về hiệu quả kinh doanh, nó phản ánh về trình độ quản lý sử dụng vốn trong việc tối đa hoá lợi ích. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Vốn, công nghệ, thị trường là các nhân tố cơ bản quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp cạnh tranh trong cơ chế thị trường hiện nay. việc tạo vốn, bảo quản vốn và làm cho vốn sinh lời là yêu cầu thiết yếu, đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn nỗ lực đạt được, để có thể tồn tại và phát triển bền vững. Xuất phát từ tầm quan trọng của vốn trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Vốn là một trong những nhân tố cơ bản quyết định đến sự thành bại của một doanh nghiệp trong cơ chế thị trường hiện nay. Vốn sẽ quyết định trực tiếp tới quy mô và trình độ trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ sản xuất, quyết định tời quy mô của doanh nghiệp, và từ đó sẽ ảnh hưởng tới năng suất lao động, tới khối lượng sản phẩm tiêu thụ, tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Vốn càng nhiều, hiệu quả sử dụng vốn càng cao thì sức cạnh tranh của doanh nghiệp càng lớn, tạo điều kiện thuận lợi thực hiệu các mục tiêu hoạt dộng của doanh nghiệp. Do đó, yêu cầu đặt ra với các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp là phải luôn luôn tìm kiếm các giải pháp để không ngừng bảo toàn và phát triển vốn, đảm bảo đủ vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, việc thiếu vốn hoặc mất vốn đều có thể trở thành nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc doanh nghiệp bị phá sản. Xuất phát từ ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh đối với doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là với số vốn nhất định doanh nghiệp có thể tạo ra được nhiều doanh thu, thu về nhiều lợi nhuận, đầu tư thêm được trang thiết bị máy móc, cơ sở vật chất; hiện đại hoá dây truyền công nghệ... góp phần làm tăng quy mô kinh doanh, tối đa hoá lợi nhuận. Việc bảo toàn và phát triển vốnlà điều kiện cần để doanh nghiệp tồn tại và phát triển, bảo toàn là cơ sở nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lại chính là biện pháp hữu hiệu để bảo toàn vốn. Hai vấn đề này luôn gắn bó chặt chẽ với nhau, song song tồn tại hỗ trợ nhau trong quá trình sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Việc bảo toàn phát triển vốn sẽ là tiền đề giúp doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu hoạt dộng - tăng doanh thu, tăng thị phần, tăng khả năng cạnh tranh..., tối đa hoá lợi nhuận. Xuất phát từ thực trạng quản lý và sử dụng vốn trong các doanh nghiệp hiện nay. Hiện nay, tình trạng kém lành mạnh về tài chính đang diễn ra ở rất nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là trong cá doanh nghiệp Nhà nước có xe hướng gia tăng. Đó là việc đầu tư vốn ồ ạt, không tính toán đến hiệu quả đầu tư, gây thất thoát vốn của Nhà nước. Cùng với đó, là các hành vi tham nhũng, rút tiền của Nhà nước của một số cá nhân trong doanh nghiệp. Và còn rất nhiều vấn đề tài chính nhức nhối khác đang diễn ra. Điều này đặt ra yêu cầu làm sao để bảo toàn và phát triển vốn trong doanh nghiệp. Xuất phát từ xu thế phát triển hội nhập thế giới hiện nay Ngày nay, xu thế chung của thế giới là đẩy nhanh chuyển đổi cơ cấu kinh tế phù hợp với tiến bộ khoa học kĩ thuật, đẩy mạnh việc liên minh, liên kết với các nước trong khu vực và quốc tế để tạo thế lực cạnh tranh, giành giật thị trường, mở đường cho phát triển sản xuất kinh doanh. Do vậy, hội nhập là con đường tất yếu, doanh nghiệp nào có tư tưởng chờ đợi sự bảo hộ chắc chắn sẽ bị đào thải; và thay vào đó là những doanh nghiệp thực sự vào cuộc vì sự sống còn của mình. Để có thể tồn tại, trụ vững trong nền kinh tế hội nhập, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nỗ lực không ngừng trong việc đổi mới cơ cấu quản lý, ứng dựng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sự dụng vốn cố định Doanh thu thuần trong kỳ 1 - Hiệu suất sử dụng VCĐ = --------------------------------- VCĐ bình quân trong kỳ Trong đó: VCĐ đầu kỳ + VCĐ cuối kỳ VCĐ bình quân = ---------------------------------------- 2 Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định bình quân có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ. VCĐ bình quân trong kỳ 2- Hàm lượng VCĐ = -------------------------------- Doanh thu thuần trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh: để tạo ra một đồng doanh thu cần bao nhiêu đồng vốn cố định Lợi nhuận trước thuế (sau thuế) 3- Tỷ suất lợi nhuận VCĐ = -------------------------------------- VCĐ bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh: một đồng VCĐ trong kỳ có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Số tiền khầu hao luỹ kế 4 - Hệ số hao mòn TSCĐ = ------------------------------------------------ Nguyên giá TSCĐ ở thời điểm đánh giá Chỉ tiêu này phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ trong doanh nghiệp so với thời điểm đầu tư ban đầu. Doanh thu thuần trong kỳ 5 - Hiệu suất sử dụng TSCĐ = ------------------------------------ Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh: một đồng Tài sản cố định trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sự dụng vốn lưu động của doanh nghiệp 1 - Tốc độ luân chuyển vốn lưu động: đo bằng hai chỉ tiêu + Số vòng quay vốn lưu động: phản ánh số vòng quay vốn được thực hiện trong một kỳ Doanh thu thuần Số vòng quay VLĐ = ----------------------------- VLĐ bình quân trong kỳ + Kỳ luân chuyển VLĐ: phản ánh số ngày để thực hiện một vòng quay VLĐ 360 Kỳ luân chuyển VLĐ = ----------------------------------- Số vòng quay VLĐ Lợi nhuận trước thuế (sau thuế) 2 - Mức doanh lợi VLĐ = -------------------------------------- VLĐ bình quân Chỉ tiêu này phản ánh: một đồng VLĐ có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận 3- Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho (HTK) + Số vòng quay HTK: chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ, HTK luân chuyển được bao nhiêu vòng Giá vốn hàng bán Số vòng quay HTK = -------------------------------- HTK bình quân trong kỳ + Chu kỳ 1 vòng quay HTK: chỉ tiêu này phản ánh số ngày cần thiết để HTK hoàn thành 1 vòng quay. 360 Chu kỳ một vòng quay HTK = ------------------------------ Số vòng quay HTK 4- Tốc độ luân chuyển nợ phải thu (NPT) Doanh thu trong kỳ + Số vòng quay NPT = --------------------------------- NPT bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh trong một kỳ, NPT luân chuyển bao nhiêu vòng. 360 + Kỳ thu tiền trung bình = ---------------------------------- Số vòng quay NPT Chỉ tiêu này phản ánh số ngày cần thiết để thu hồi hết các khoản NPT. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Doanh thu thuần 1 – Vòng quay của VKD = ---------------------------------- VKD bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Lợi nhuận trước thuế (sau thuế) 2 - Tỷ suất lợi nhuận doanh thu = -------------------------------------- x 100% Doanh thu thuần Chỉ tiêu này phản ánh một đồng doanh thu mà doanh nghiệp thực hiện được trong kỳ có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Lợi nhuận sau thuế 3 - Tỷ suất lợi nhuận = -------------------------------- x 100% vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu bình quân Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp Nhóm nhân tố khách quan Đây là nhóm nhân tố có tác động mang tính chất khách quan tới hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm: Nhân tố thuộc về nhà nước: sự ảnh hưởng của nhân tố này thể hiện ở sự thay đổi cơ chế quản lý của các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước và nhìn chung, đó là những ảnh hưởng không nhỏ thời hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, cũng như tới hiệu quả tổ chức sử dụng vốn. Do vậy, các doanh nghiệp phải luôn nhạy bén trước các thông tin kinh tế, chủ động điều chỉnh các hoạt động kinh doanh của mình nhằm phù hợp với chính sách quản lý của nhà nước. Nhân tố thuộc về nền kinh tế: mỗi một doanh nghiệp đều hoạt động trong một môi trường kinh doanh nhất định, nhưng đều chịu ảnh._. hưởng bởi các tác nhân thuộc về nền kinh tế như: lạm phát, khủng hoảng,... và các tác nhân này đều gây ra ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Do vậy, việc nghiên cứu thị trường là rất quan trọng, giúp các doanh nghiệp có thể ứng phó kịp thời trước những biến động của nền kinh tế. Nhân tố thuộc về tự nhiên: là sự ảnh hưởng của các nhân tố bão lụt, động đất, hoả hoạn,... sự tác động của các nhân tố này thường mang tính chất bất ngờ và gây ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cũng như tới công tác bảo toàn và phát triển vốn. Do vậy, các doanh nghiệp cần chú ý theo dõi cũng như khắc phục được hậu quả do thiên tai gây ra. Nhóm nhân tố thuộc về ký thuật: trong thời đại ngày nay, khi mà khoa học kỹ thuật sẽ là cơ hội tốt cho những doanh nghiệp dám chấp nhận mạo hiểm, tiếp cận kịp thời với tiến bộ khoa học, ngược lại sẽ là nguy cơ đối với doanh nghiệp không tiếp cận kịp thời những tiến bộ khoa học và sẽ ngày càng thụt lùi lại phía sau. Nhóm nhân tố chủ quan Là nhóm nhân tố có tính chất quyết định tới hiệu quả sử dụng của doanh nghiệp, bao gồm: Cơ cấu vốn: Là thành phần và tỷ trọng của các loại vốn trong tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp tại một thời điểm. Một cơ cấu (đầu tư) hợp lý phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế sẽ là tiền đề để nâng cao hiệu quả tổ chức sử dụng vốn của doanh nghiệp. Và ngược lại, một cơ cấu vốn không hợp lý sẽ kéo theo việc sử dụng vốn lãng phí, làm giảm hiệu qủa sử dụng vốn. Phương thức tài trợ vốn: nhân tố này có liên quan trực tiếp tới chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp. Do vậy, một cơ cấu tài trợ tối ưu luôn là mục tiêu mà các nhà quản trị tài chính theo đuổi nhằm tối đa hoá lợi nhuận, giảm thiểu chi phí sử dụng vốn, giảm thiểu rủi ro tài chính; góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Việc lựa chọn phương án đầu tư, phương án kinh doanh: Đây chính là lựa chọn các phương án sử dụng, đầu tư vốn. tất nhiên những phương án có tỷ xuất sinh lợi cao luôn tiểm ẩn những rủi ro lớn và ngược lại. Do vậy, vấn đề đặt ra với cấc nhà tài chính là nên lựa chọn phương án đầu tư nào để có thể phát huy được hiệu quả sử dụng vốn, đồng thời có thể giâẩ thiểu các rủi ro cho doanh nghiệp. Trình độ trang thiết bị dây chuyền, công nghệ: Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay thì việc đầu tư, đổi mới máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất là một yêu cầu tất yếu cho các doanh nghiệp. việc đi đầu trong cuộc chiến về ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh sẽ mang lại cho doanh nghiệp khoản lợi nhuận siêu ngạch. Và rõ ràng, nếu doanh nghiệp chậm ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chậm đổi mới, nâng cao trình độ trang thiết bị kỹ thuật thì doanh nghiệp đó sẽ bị thụt lùi và có thể rơi vào tình trạng phá sản nếu như không cạnh tranh được. Trình độ của cán bộ , công nhân viên trong doanh nghiệp: sự ảnh hưởng của nhân tố này cũng rất lớn, thể hiện ở sự vận dụng, khai thác, sử dụng máy móc thiết bị. nếu như trình độ của cán bộ công nhân viên vao thì hiệu quả làm việc sẽ tăng lên góp phần tăng năng suất lao động, tạo ra nhiều thuận lợi, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Và ngược lại, những người lao động có trình độ kém sẽ gây ra việc sử dụng vốn lãng phí, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Trình độ tổ chức quản lý: Đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý sử dụng vốn, sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới việc sử dụng vốn hiệu quả. việc tổ chức quản lý khoa học, hợp lý sẽ là tiền đề phát huy hiệu qủa sử dụng vốn và ngược lại: sẽ gây thất thoát, sử dụng vốn lãng phí không bảo toàn được vốn. Chương II THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN THƯƠNG MẠI VÀ VẬN TẢI PETROLIMEX HÀ NỘI KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ VẬN TẢI PETROLIMEX HÀ NỘI Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty Công ty cổ phần và vận tải Petrolimex Hà Nội được thành lập trên cơ sở tách - chuyển một bộ phận của doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần theo quyết định số 0722/1999/QĐ-BTM ngày 8/6/1999 của Bộ Thương mại với số vốn điều lệ là 9 tỷ đồng: Nhà nước chiếm 15% cổ phần chi phối, các cổ đông 85%. Tiền thân của Công ty là xí nghiệp vận tải xăng dầu trực thuộc Công ty xăng dầu khu vực I, Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam. Lực lượng vận tải xăng dầu ra đời cùng Công ty xăng dầu khu vực I từ năm 1956. Để chuyên môn hoá lực lượng vận tải, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xăng dầu, tháng 3/1981 xí nghiệp vận tải xăng dầu thuộc Công ty xăng dầu khu vực I, được thành lập. Sau 18 năm hình thành và phát triển, gắn liền với sự phát triển nhanh của mạng lưới kinh doanh xăng dầu phía Bắc, đặc biệt ở địa bàn kinh doanh xăng dầu của Công ty xăng dầu khu vực I, xí nghiệp vận tải xăng dầu đã trở thành một mắt xích quan trọng không thể thiếu trong kinh doanh cung ứng xăng dầu của Công ty xăng dầu khu vực I và tổng Công ty xăng dầu Việt Nam. Và Công ty cổ phần thương mại và vận tải Petrolimex Hà Nội ra đời là sự kế thừa phát huy truyền thống 18 năm của xí nghiệp vận tải xăng dầu, không ngừng đổi mới cơ chế quản lí, phương thức kinh doanh để ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động. Tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty Nội dung hoạt động kinh doanh của Công ty. Nội dung hoạt động kinh doanh của Công ty bao gồm: Kinh doanh vận tải xăng dầu, các sản phẩm hoá dầu và các sản phẩm khác. Tổng đại lý bán các loại xăng dầu và sản phẩm hoá dầu. Kinh doanh xuất khẩu các loại sitéc, xe bồn chuyên dùng phụ tùng xăm lốp ô tô. Dịch vụ cơ khí sửa chữa, dịch vụ hàng tiêu dùng, các hoạt động kinh doanh khác. Tình hình tổ chức kinh doanh của Công ty. Hiện nay, tổng số lao động của Công ty là 308 người, tổ chức quản lý theo mô hình sau: Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Giám đốc điều hành Phó giám đốc 1 Phó giám đốc 2 P. thương mại P. Kinh doanh vận tải P. tổ chức hành chính P. kỹ thuật P. tài chính kế toán Xí nghiệp cơ khí và vật tư Đội xe 3 Đội xe 2 Đội xe 1 Chi nhánh xăng dầu Bắc Ninh Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty, bao gồm các cổ đông có quyền biểu quyết, Đại hội đồng cổ đông sẽ quyết định tới phương hướng hoạt động kinh doanh, phát triển của Công ty, bầu hoặc bãi nhiệm thành viên. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan tới mục tiêu, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội cổ đông. Giám đốc điều hành là người đại diện theo pháp luật của Công ty, điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về quyền hạn và trách nhiệm được giao. Phòng kinh doanh vận tải: có trách nhiệm nắm bắt mọi nhu cầu và năng lực vận tải về đầu xe vận chuyển để tiến hành kế hoạch xây dựng điều động từng loại xe, đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh vận tải. Phòng tổ chức hành chính: có nhiệm vụ tổ chức, theo dõi quản lý nhân sự của Công ty chịu trách nhiệm toàn bộ về công tác tiền lương theo chế độ của Nhà nước, xây dựng đơn giá tiền lương cho từng luồng vận chuyển, khảo sát định mức ngày công sửa chữa tính lương phải trả hàng năm cho người lao động. Phòng quản lý kỹ thuật: có nhiệm vụ quản lý toàn bộ hồ sơ đăng kiểm như giấy tờ cho phép xe hoạt động, hồ sơ giấy phép lưu hành..., theo dõi, lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa xe; xác định và lập các định mức kinh tế kỹ thuật cho từng khoản mục chi phí: xăm lốp, bình điện...; chịu trách nhiệm trước giám đốc về công tác kỹ thuật. Phòng tài chính kế toán: có nhiệm vụ hỗ trợ ban giám đốc kế hoạch tài chính cũng như kiểm tra kế hoạch tài chính. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua 2 năm 2005-2006 được thể hiện ở bảng sau: Bảng số1: Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm Đvt: triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 2006/2005 ∆ % 1 Tổng doanh thu 198,117 193,055 (5,062) (2.56) Doanh thu từ hoạt động SXKD 197,772 192,644 (5,128) (2.59) Thu nhập khác 345 411 66 19.13 2 Tổng chi phí 194,728 187,576 (7,152) (3.67) Chi phí hoạt động SXKD 194,672 187,528 (7,144) (3.67) Chi phí khác 56 48 (8) (14.29) 3 Tổng lợi nhuận trước thuế 3,389 5,479 2,090 61.67 Lợi nhuận thuần từ SXKD 3,100 5,116 2,016 65.03 Lãi khác 289 363 74 25.61 4 Lợi nhuận sau thuế 2,915 4,369 1,454 49.88 Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính năm 2005, 2006 của Công ty cổ phần thương mại và vận tải Petrolimex Hà Nội Từ bảng trên chúng ta thấy, hoạt động kinh doanh của Công ty rất hiệu quả, có sự tăng trưởng nhanh và mạnh, thể hiện: Đó là sự gia tăng mạnh mẽ của lợi nhuận sau thuế: tăng 1454 triệu đồng với tỷ lệ 49,88%. Đây là một dấu hiệu tốt, báo hiệu một thời kỳ phát triển của toàn Công ty. Tổng doanh thu: so với năm 2005, năm 2006, tổng doanh thu giảm 5062 triệu đồng với tỷlệ giảm 2,56%. Trong đó, doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh giảm 5128 triệu đồng với tỷ lệ giảm 2,59%. Sự sụt giảm này đồng nghĩa với sự sụt giảm về hiệu quả sử dụng vốn của Công ty nhưng nó cũng là một biểu hiện không tốt về công tác quản lý trong khâu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Tổng chi phí: cùng với sự giảm về doanh thu, tổng chi phí năm 2006/2005 cũng giảm 7152 triệu đồng với tỷ lệ giảm 3,67%, trong đó chi phí từ hoạt động sản xuất kinh doanh giảm 7144 triệu đồng với tỷ lệ giảm 3,67%. So sánh với mức giảm doanh thu, mức giảm về chi phí đều lớn hơn cả về số tuyệt đối (7152>5062) và số tương đối (3,67%>2,56%). Nó thể hiện sự nỗ lực của toàn Công ty trong việc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả chi phí và là một biểu hiện tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Với những nỗ lực đó, lợi nhuận trước thuế của Công ty đã tăng 2090 triệu đồng, với tỷ lệ tăng 61,67%. Riêng lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng 2016 triệu đồng với tỷ lệ tăng 65,03%. Đây chưa hẳn là những chỉ tiêu tài chính phản ánh một cách hoàn toàn chính xác về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty, nhưng đó là những chỉ tiêu đầu tiên, phản ánh một cách khái quát, toàn diện về kết quả hoạt động của Công ty. Và rõ ràng, nó đã mang lại dấu hiệu rất khả quan về sự tăng trưởng, phát triển của Công ty trong 2 năm qua; cũng như thực hiện tốt việc bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY Cơ cấu vốn và nguồn vốn kinh doanh của Công ty Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, Công ty không ngừng nâng cao quy mô vốn và ngày càng đa dạng hoá phương thức huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Để đánh giá được tình hình sử dụng vốn của Công ty thì rõ ràng việc xem xét tổ chức bố trí cơ cấu vốn và nguồn vốn là rất cần thiết. BẢNG SỐ 2: CƠ CẤU VÀ DIỄN BIẾN VKD VÀ NGUỒN HÌNH THÀNH VỐN KINH DOANH Đvt:1000đ Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 2006/2005 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ % Tăng, giảm (%) I.Vốn kinh doanh 1. Vốn lưu động 16,605,462 37.13 19,949,411 41.32 3,343,949 16.76 4.19 2. Vốn cố định 28,117,315 62.87 28,334,853 58.68 217,538 0.77 (4.19) Tổng vốn 44,722,777 100.00 48,284,264 100.00 3,561,487 7.38 - II. Nguồn vốn - - 1. Nợ phải trả 14,890,087 33.29 15,897,362 32.92 1,007,275 6.34 (0.37) 1.1. Nợ ngắn hạn 14,890,087 33.29 15,897,362 32.92 1,007,275 6.34 (0.37) 1.2. Nợ dài hạn - - - - - - - 2. Nguồn vốn CSH 29,832,690 66.71 32,386,902 67.08 2,554,212 7.89 0.37 Tổng nguồn vốn 44,722,777 100.00 48,284,264 100.00 3,561,487 7.38 - Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính trong năm 2005 và 2006 Báo cáo tổng kết năm 2006 của Công ty cổ phần thương mại và vận tải Petrolimex Hà Nội. Về vốn kinh doanh: Năm 2006 so với năm 2005, tổng vốn kinh doanh của Công ty tăng 3.561.487 với tỷ lệ tăng 7,38%. Đó là sự nỗ lực của toàn Công ty trong việc nâng cao và mở rộng qui mô vốn, trong đó: + Vốn lưu động tăng 3.343.949 với tỷ lệ tăng 16,76%. + Vốn cố định tăng 217.538 với tỷ lệ tăng 0,77%. Như vậy, vốn kinh doanh của Công ty tăng chủ yếu do vốn lưu động tăng. Xuất phát từ nguyên nhân này, cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty đã có sự thay đổi: + Tỷ trọng vốn lưu động tăng từ 37,13% năm 2005 lên 41,32% năm 2006; tức là tăng 4,19%. + Tỷ trọng vốn cố định giảm từ 62,87% năm 2005 xuống còn 58,68%; tức là giảm 4,19%. Để có thể đánh giá sự thay đổi này là tốt hay xấu, ta cần phải đi sâu phân tích từng chỉ tiêu. Tuy nhiên, nó đã phản ánh một phần thực trạng sử dụng vốn của Công ty. Đó là cơ cấu đầu tư khá đồng đều ở cả hai mảng tài sản: tài sản cố định và tài sản lưu động. Về nguồn vốn kinh doanh Năm 2006 so với năm 2005, nguồn vốn của Công ty tăng 3.561.487 với tỷ lệ tăng 7,38%. Trong đó, Công ty đã tăng việc huy động vốn từ cả 2 nguồn là Nợ phải trả và Nguồn vốn chủ sở hữu, cụ thể: + Nợ phải trả tăng 1.007.275 với tỷ lệ tăng 6,34%. + Nguồn vốn chủ sở hữu tăng 2.554.212 với tỷ lệ tăng 7,89%. Việc gia tăng đồng đều này đã giúp Công ty giữ ổn định được cơ cấu nguồn vốn: Năm 2005: Hệ số nợ = 33,29% Hệ số vốn chủ sở hữu = 66,71% Năm 2006: Hệ số nợ = 32,92% Hệ số vốn chủ sở hữu = 67,08% Cơ cấu này chưa thể khẳng định là cơ cấu tối ưu, nhưng nó đã thể hiện được khả năng độc lập về tài chính của Công ty, sự chủ động trong công tác huy động vốn... và có thể nói, đó là một cơ cấu an toàn, giúp Công ty tránh được những rủi ro trong thanh toán. Nợ phải trả Để đánh giá cụ thể hơn, ta đi sâu nghiên cứu các khoản mục của Nợ phải trả thông qua Bảng số 3: Tình hình nợ phải trả của Công ty cổ phần thương mại và vận tải Petrolimex Hà Nội Bảng số 3: TÌNH HÌNH NỢ PHẢI TRẢ CỦA CÔNG TY CP TM&VT PETROLIMEX HÀ NỘI Đvt: 1000đ Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 2006/2005 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tỷ lệ tăng, giảm (%) Nợ phải trả 14,890,087 100.00 15,897,362 100.00 1,007,275 6.76 I. Nợ ngắn hạn 14,198,701 95.36 15,507,516 97.55 1,308,815 9.22 2.19 1. Vay ngắn hạn 4,000,000 28.17 3,000,000 19.35 (1,000,000) (25.00) (8.83) 2.Phải trả người bán 6,820,379 48.04 7,414,053 47.81 593,674 8.70 (0.23) 3.Người mua trả tiền trước 2,638 0.02 3,629 0.02 991 37.57 0.00 4.Thuế và các khoản phải nộp NSNN 82,697 0.58 848,488 5.47 765,791 926.02 4.89 5.Phải trả công nhân viên 802,432 5.65 461,845 2.98 (340,587) (42.44) (2.67) 6.Phải trả, phải nộp khác 2,490,555 17.54 3,779,501 24.37 1,288,946 51.75 6.83 II. Nợ dài hạn - - - - - - - III. Nợ khác 691,386 4.64 389,846 2.45 (301,540) (43.61) (2.19) 1. Chi phí phải trả 690,666 99.90 389,726 99.97 (300,940) (43.57) 0.07 2. Nhận ký quỹ ngắn hạn 720 0.10 120 0.03 (600) (83.33) (0.07) Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính trong năm 2005 và 2006 Báo cáo tổng kết năm 2006 của Công ty cổ phần thương mại và vận tải Petrolimex Hà Nội. + Trước hết, ta nhận thấy trong cơ cấu Nợ phải trả của Công ty không có các khoản Nợ dài hạn, chỉ bao gồm: Nợ ngắn hạn và Nợ khác. Năm 2006 so với năm 2005: Nợ ngắn hạn tăng 1.308.815 với tỷ lệ tăng 9,22% Nợ khác giảm 301.540 với tỷ lệ giảm 43,61% Như vậy, nợ phải trả tăng xuất phát từ việc doanh nghiệp tăng cường huy động các khoản nợ ngắn hạn và do đó, đã làm tỷ trọng các khoản nợ ngắn hạn trong năm 2006 tăng 2,19% tức là chiếm 97,55% trong tổng nợ phải trả. + Vay ngắn hạn giảm 1.000.000 với tỷ lệ giảm 25% cho thấy trong năm, doanh nghiệp đã hoàn tất việc thanh toán khoản vay 4.000.000 và vay thêm 3.000.000. Điều đó thể hiện Công ty đã thực hiện rất tốt nghĩa vụ thanh toán đối với ngân hàng, cũng như tiếp tục duy trì được các khoản vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu kinh doanh. Tuy nhiên, tỷ trọng các khoản vay ngắn hạn đã giảm xuống 8,83%; thay vào đó, Công ty tập trung vào việc tăng cường các khoản phải trả người bán. + Các khoản phải trả người bán tăng 593.674 với tỷ lệ tăng 8,70%, trong đó chủ yếu là gia tăng các khoản phải trả người bán về hàng hoá. Rõ ràng, đây là một biểu hiện rất tốt về mối quan hệ giữa Công ty với các nhà cung cấp, đặc biệt là mối quan hệ trong thanh toán. Và với sự gia tăng các khoản vốn chiếm dụng này, Công ty đã tài trợ được 47,81% nhu cầu nợ ngắn hạn, góp phần giảm chi phí sử dụng vốn, là tiền đề quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. + Cùng với đó là sự gia tăng mạnh mẽ của thuế và các khoản phải nộp Ngân sách nhà nước, tăng 765.791 với tỷ lệ tăng 926,02%. Tuy khoản mục này không chiếm tỷ trọng cao nhưng nó rất quan trọng vì đây là nguồn vốn “mượn” được từ Ngân sách nhà nước, doanh nghiệp không phải trả khoản chi phí nào. Cụ thể là Công ty đã xin hoãn nộp các khoản thuế thu nhập doanh nghiệp. + Tuy đang có nhu cầu vốn cao nhưng doanh nghiệp đã rất chú trọng tới việc thanh toán tiền lương cho công nhân viên. Điều đó thể hiện ở khoản mục phải trả công nhân viên đã giảm 340.587, với tỷ lệ giảm 42,44%, làm tỷ trọng của khoản mục này giảm 2,67%. Nó thể hiện sự linh hoạt của Công ty trong công tác huy động vốn cũng như hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh - đảm bảo thanh toán đủ lương. + Việc gia tăng các khoản vay ngắn hạn xuất phát từ nguyên nhân chính là việc gia tăng các khoản phải trả, phải nộp khác: Tăng 1.288.946 với tỷ lệ tăng là 51,75%. Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng cao thứ 2 trong cơ cấu Nợ ngắn hạn. Nguồn vốn chủ sở hữu Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty bao gồm chủ yếu là nguồn vốn kinh doanh và các quĩ. Để tìm hiểu sâu hơn, ta đi phân tích diễn biến nguồn vốn của Công ty, qua bảng số 4: Diễn biến nguồn vốn chủ sở hữu Bảng số 4: DIỄN BIẾN NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU Đvt: 1000đ chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 2006/2005 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tăng, giảm (%) Vốn chủ sở hữu 30,693,780 100.00 32,386,902 1,693,122 5.52 I. Vốn, quỹ 30,582,003 99.64 32,642,238 - 1.Vốn kinh doanh 19,644,666 64.24 26,691,440 81.77 7,046,774 35.87 17.53 1.1. Vốn điều lệ 15,650,000 79.67 15,650,000 58.63 - - (21.03) 1.2. Vốn tự bổ xung 3,994,666 20.33 11,041,440 41.37 7,046,774 176.40 21.03 2.Quỹ đầu tư phát triển 7,265,265 23.76 721,395 2.21 (6,543,870) (90.07) (21.55) 3.Quỹ dự phòng 757,257 2.48 859,998 2.63 102,741 13.57 0.16 4.Lợi nhuận chưa phân phối 2,914,815 9.53 4,369,405 13.39 1,454,590 49.90 3.85 II.Quỹ khác 111,777 0.36 (255,336) Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính trong năm 2005 và 2006 Báo cáo tổng kết năm 2006 của Công ty cổ phần thương mại và vận tải Petrolimex Hà Nội. Như vậy, nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty tăng chủ yếu do sự gia tăng của nguồn vốn kinh doanh, trong đó phải kể tới sự gia tăng của nguồn vốn tự bổ sung: tăng 7.046.774 với tỷ lệ tăng 176,40%. Đây là bằng chứng rõ ràng nhất về hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty, về khả năng độc lập, tự chủ về tài chính cũng như về hiệu quả của công tác tổ chức sử dụng vốn. Như vậy, qua việc xem xét diễn biến vốn kinh doanh và nguồn vốn của Công ty, ta có thể đưa ra những nhận xét bước đầu như sau: Quy mô vốn kinh doanh của Công ty năm 2006 so với 2005 tăng ở cả vốn lưu động và vốn cố định, trong đó, vốn cố định vẫn chiếm tỷ trọng cao, thể hiện chính sách của Công ty: luôn nỗ lực không ngừng đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh (ở hai lĩnh vực chính là thương mại và vận tải), luôn chú trọng đầu tư, cải tiến, đổi mới, nâng cao trang thiết bị máy móc, phương tiện vận tải... đáp ứng nhu cầu thị trường. Chưa nói tới hiệu quả sử dụng vốn, ta vẫn có thể thấy đây là một chiến lược đầu tư, phát triển hợp lý. Về huy động vốn, ta có thể thấy khả năng độc lập, tự chủ về tài chính của Công ty, sự linh hoạt trong công tác huy đông vốn, sự uy tín trong quan hệ thanh toán với các nhà cung cấp vốn... Đây là những tiền đề rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Tình hình quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Nếu vốn là một trong những yếu tố cơ bản quyết định đến sự hình thành, tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường thì hiệu quả sử dụng vốn lại là một vấn đề hết sức quan trọng. Việc sử dụng vốn sao cho có hiệu quả luôn được các nhà quản trị tài chính quan tâm. Tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng vốn lưu động Tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động Bảng số 5: Diễn biến vốn lưu động của Công ty năm 2005-2006. Bảng số 5: DIỄN BIẾN VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY NĂM 2005-2006 Đvt: 1000đ Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2006/2005 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tăng, giảm (%) Tài sản lưu động và đầu tư tài chính ngắn hạn 16.605.462 100.00 19,949,411 (3.343.949) (20,14) 1. Vốn bằng tiền 5,171,002 31,14 7,972,772 39.96 2,801,770 54.18 8,82 2. Đầu tư tài chính ngắn hạn - - - - - - - 3. Các khoản phải thu 8,916,542 53,70 9,533,175 47.79 616,633 6.92 (5,91) 4. Hàng tồn kho 2,089,976 12,59 1,745,196 8.75 (344,780) (16.50) 3,84 5. Tài sản lưu động khác 427,942 2,57 698,268 3.50 270,326 63.17 8,93 Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính trong năm 2005 và 2006 Báo cáo tổng kết năm 2006 của Công ty cổ phần thương mại và vận tải Petrolimex Hà Nội. Qua bảng số 5, ta thấy, so với năm 2005, trong năm 2006, vốn lưu động đã tăng 3.343.949 với tỷ lệ tăng 20,14%, trong đó: - Vốn bằng tiền tăng 2.801.770 với tỷ lệ tăng 54,18% - Các khoản phải thu tăng 616.633 với tỷ lệ tăng 6,91% - Hàng tồn kho giảm 344.780 với tỷ lệ giảm 16,5% - Tài sản lưu động khác tăng 270.326 với tỷ lệ tăng 63,17% Như vậy, vốn lưu động của Công ty tăng chủ yếu do doanh nghiệp dự trữ tiền, các khoản phải thu và các khoản tạm ứng. Một trong những nội dung kinh doanh chính của Công ty là kinh doanh buôn bán các loại xăng dầu và sản phẩm hoá dầu ở 2 lĩnh vực bán buôn và bán lẻ. + Vốn bằng tiền Một trong những nội dung kinh doanh chính của Công ty là kinh doanh buôn bán các loại xăng dầu và sản phẩm hoá dầu ở hai lĩnh vực bán buôn và bán lẻ. Do đó, vốn bằng tiền trong vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn là hoàn toàn hợp lý. với sự gia tăng về mặt số lượng, tỷ trọng vốn bằng tiền cũng tăng 8,82% Bảng số 5.1: Diến biến vốn bằng tiền Bảng số 5.1: DIỄN BIẾN VỐN BẰNG TIỀN Đvt: 1000đ Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2006/2005 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Vốn bằng tiền 5,171,002 100.00 7,972,772 2,801,770 54.18 1. Tiền mặt 305,855 5.91 447,838 5.62 141,983 46.42 2. Tiền gửi ngân hàng 1,865,147 36.07 7,524,934 94.38 5,659,787 303.45 3. Tiền đang chuyển 3,000,000 58.02 - - (3,000,000) (100.00) Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính trong năm 2005 và 2006 Báo cáo tổng kết năm 2006 của Công ty cổ phần thương mại và vận tải Petrolimex Hà Nội. Như vậy, vốn bằng tiền tăng lên xuất phát từ việc doanh nghiệp tăng dự trữ tiền mặt và tiền gửi ngân hàng. Và vấn đề đáng nói là trong năm 2006, doanh nghiệp khong có các khoản tiền đang chuyển. Đây là dấu hiệu tốt vì rõ ràng, khoản tiền này đã được đưa về Công ty, nhanh chóng tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc tăng các khoản vốn bằng tiền, như đã nói, xuất phát từ các nhu cầu thanh toán của Công ty, giúp Công ty có sự chủ động trong thanh toán, giao dịch buôn bán, cũng như dự phòng các trường hợp, nhu cầu vốn bất thường. + Các khoản phải thu Là một trong những khoản chiếm tỷ trọng cao nhất trong vốn lưu động. Việc quản lý, sử dụng các khoản phải thu có một ý nghĩa rất quan trọng. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc tồn tại các khoản phải thu, đặc biệt là phải thu khách hàng là một nhu cầu tất yếu. Nhưng nó cũng tồn tại rất nhiều rủi ro, đặc biệt là về các khoản phải thu khó đòi. Do vậy, để phân tích việc quản lý, sử dụng các khoản phải thu của Công ty, ta xem xét bảng số 5.2: Tình hình quản lý và sử dụng các khoản phải thu. Bảng số 5.2: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CÁC KHOẢN THU Đvt: 1000đ Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2006/2005 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tăng, giảm (%) Các khoản phải thu 8,916,542 100.00 9,533,175 616,633 6.92 1. Phải thu khách hàng 6,084,432 68.24 6,013,292 63.08 (71,140) (1.17) (5.16) 2. Trả trước người bán 879,615 9.86 1,441,112 15.12 561,497 63.83 5.25 3. Thuế GTGT được khấu trừ 273,816 3.07 173,608 1.82 (100,208) (36.60) (1.25) 4. Phải thu nội bộ - - - - - - 5. Phải thu khác 1,678,679 18.83 1,905,163 19.98 226,484 13.49 1.16 6. Dự phòng phải thu khó đòi - - - Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính trong năm 2005 và 2006 Báo cáo tổng kết năm 2006 của Công ty cổ phần thương mại và vận tải Petrolimex Hà Nội. Như vậy, khoản phải thu tăng chủ yếu ở khoản mục: trả trước người bán và phải thu khác. Phải thu khách hàng giảm một lượng không đáng kể 71.140 với tỷ lệ giảm 1,17%. Sự sụt giảm này làm tỷ trọng các khoản phải thu của khách hàng giảm 5,16% nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất. Trả trước người bán tăng 516.497 với tỷ lệ tăng 63,83%, đẩy tỷ trọng của khoản mục này tăng lên 5,25%. Trong đó, Công ty dành ra 1.441.112 để trả trước cho người nhận thầu về mua. Đây là điều rất hợp lý, nhưng cũng là một khoản vốn lớn bị chiếm dụng. Do vậy, Công ty cần chú trọng theo dõi tiến độ việc thi công gói thầu cả về chất lượng và thời gian nhằm nhanh chóng đưa vào sử dụng. Góp phần vào sự gia tăng của các khoản phải thu là sự gia tăng của các khoản mục phải thu khác, tăng 226.484 với tỷ lệ tăng 13,49% nâng tỷ trọng của khoản mục này lên 19,98% - cao thứ hai trong các khoản phải thu. Và Công ty không hề có khoản dự phòng phải thu khó đòi. + Hàng tồn kho Đây là khoản mục giảm duy nhất trong chi tiêu vốn lưu động, giảm 344.782 với tỷ lệ giảm 16,50%. Với một Công ty thương mại, sự sụt giảm của hàng tồn kho sẽ đem lại 2 khả năng: 1- thu hẹp quy mô kinh doanh; 2- tình hình tiêu thụ tốt. Bảng số 5.3: Tình hình quản lý và sử dụng hàng tồn kho Bảng số 5.3: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG HÀNG TỒN KHO Đvt: 1000đ Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2006/2005 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tăng, giảm (%) Hàng tồn kho 2,089,976 100.00 1,745,194 (344,782) (16.50) 1. Nguyên vật liệu tồn kho 307,034 14.69 429,167 24.59 122,133 39.78 9.90 2. Công cụ dụng cụ trong kho 38,893 1.86 33,221 1.90 (5,672) (14.58) 0.04 3. Hàng hóa 1,753,860 83.92 1,292,617 74.07 (461,243) (26.30) (9.85) 4. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (9,811.00) (0.47) (9,811.00) (0.56) - - (0.09) Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính trong năm 2005 và 2006 Báo cáo tổng kết năm 2006 của Công ty cổ phần thương mại và vận tải Petrolimex Hà Nội. Như vậy, nguyên nhân chính làm sụt giảm lượng hàng tồn kho la sụt giảm lượng hàng hoá tồn kho. Đây cũng là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong danh mục hàng tồn kho. So với năm 2005, năm 2006, lượng hàng hoá tồn kho giảm 461.243 với tỷ lệ giảm 26,30%; làm tỷ trọng của khoản mục này giảm 9,85%. Hàng hóa trong kho bao gồm: xăng dầu, dầu mỡ nhờn và khí ga. Nhưng do khí ga, xăng dầu là hàng hoá dễ tiêu thụ, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của xã hội nên đến cuối năm không còn hàng tồn kho. Hàng hoá tồn kho chỉ là dầu mỡ nhờn, cũng là một mặt hàng mà giá cả đang rất biến động. Do đó, cùng với việc dự trữ mặt hàng này, Công ty đã phải trích ra một khoản dự phòng giảm giá. Vì vậy, việc Công ty cắt giảm lượng dự trữ dầu mớ nhờn là hoàn toàn hợp lý. + Tài sản lưu động khác Là chỉ tiêu có tỷ lệ tăng cao nhất trong vốn lưu động, tăng 270.326 với tỷ lệ tăng 63,17%, trong đó tăng ở cả khoản tạm ứng và chi phí trả trước. Phần lớn các khoản tạm ứng trong Công ty là tạm ứng cho lái xe chở hàng. Còn các khoản chi phí trả trước bao gồm: trả trước về bảo hiểm và trả trước về công cụ, thiết bị văn phòng. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động Qua việc phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động ở trên, ta đã phần nào đánh giá được hiệu quả của công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động của Công ty. Tuy nhiên, để có kết quả chính xác hơn, ta đi vào phân tích và tính toán một số chỉ tiêu tài chính sau: Bảng số 6: Một số chỉ tiêu tài chính phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động. BẢNG SỐ 6: MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH PHẢN ÁNH HIỆU QỦA SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG Đvt:1000đ Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2005 Năm 2006 2006/2005 Số tiền Tỷ lệ % 1. Doanh thu thuần 1000đ 197,649,055 192,413,070 (5,235,985) (2.65) 2. Giá vốn hàng bán 1000đ 190,790,501 181,525,615 (9,264,886) (4.86) 3. Lợi nhuận sau thuế 1000đ 2,914,815 4,369,405 1,454,590 49.90 4. VLĐ bình quân 1000đ 15,832,677 18,277,437 2,444,760 15.44 5. Nợ phải thu bình quân 1000đ 7,891,178 9,224,858 1,333,680 16.90 6. Hàng tồn kho bình quân 1000đ 1,651,764 1,917,586 265,822 16.09 7. Vòng quay HTK=(2)/(6) vòng 115.50 95.00 (20.50) (17.75) Số ngày 1 vòng quay HTK ngày 3.00 4.00 1.00 33.33 8.Vòng quay NPT=(1)/(5) vòng 25.00 21.00 (4.00) (16.00) Kỳ thu tiền trung bình ngày 14.00 17.00 3.00 21.43 9. Vòng quay VLĐ=(1)/(4) vòng 12.50 10.50 (2.00) (16.00) Số ngày 1 vòng quay VLĐ ngày 29.00 34.00 5.00 17.24 10. Doanh lợi VLĐ=(3)/(4) % 18.41 23.91 5.50 29.88 Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính trong năm 2005 và 2006 Báo cáo tổng kết năm 2006 của Công ty cổ phần thương mại và vận tải Petrolimex Hà Nội. Trước hết, một điều dễ nhận thấy là ngoại trừ chỉ tiêu doanh lợi vốn lưu động; các ch._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28610.doc