Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Điện Lực Ba Đình

LỜI NÓI ĐẦU Vốn là một trong những nguồn lực quan trọng nhất và không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường thì vốn nói riêng, tài chính nói chung là vũ khí cạnh tranh quan trọng của công ty. Do vậy, việc nâng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng các nguồn vốn là tiền đề để doanh nghiệp dành thắng lợi trong cạnh tranh, tăng trưởng và phát triển ở hiện tai và trong tương lai. Điện là loại hàng hoá đặc biệt, có vai trò q

doc50 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1168 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Điện Lực Ba Đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uan trọng và không thể thiếu trong mọi quá trình kinh tế và sinh hoạt của người dân. Trong giai đoạn hiện nay, nước ta đang tiến lên thành một nước công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì năng lượng điện lại càng có vị trí quan trọng. Chình vì vậy, quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và quản lý sử dụng vốn nói riêng của các doanh nghiệp điện năng có hiệu quả hay không có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của đền kinh tế và sinh hoạt của người dân. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này em xin chọn "Nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng vốn của Công ty Điện lực Ba Đình" làm chuyên đề thực tập của mình tại Công ty Điện lực Ba Đình. Do trình độ, kiến thức thực tế và khả năng thu thập tài liệu có hạn nên em chỉ viết trong phạm vi quản lý sử dụng vốn của Công ty Điện lực Ba Đình. Báo cáo chuyên đề thực tập tốt nghiệp này bao gồm những phần sau: PHẦN I:GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY ĐIỆN LỰC BA ĐÌNH 1.Quá trình hình thành và phát triển của Điện lực Ba Đình 2. Chức năng, nhiệm vụ của Điện lực Ba Đình 3. Hệ thống tổ chức của Điện lực Ba Đình PHẦN II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC BA ĐÌNH I.Tình hình vốn của Điện lực Ba đình II. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Điện lực Ba Đình III. Đánh giá tình hình quản lý sử dụng vốn của Điện lực Ba Đình PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ SỬ DỤNGVỐN CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC BA ĐÌNH I. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của Điện Lực Ba Đình II. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dung tài sản lưu động của Điện lực Ba Đình III. Một số kiến nghị đối với nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng vốn Em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn TS.Ngô Kim Thanh và các anh, chị trong phòng Tài chính-Kế toán Công ty Điện lực Ba Đình đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập và hoàn thành bản báo cáo này. PHẦN I:GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY ĐIỆN LỰC BA ĐÌNH 1.Quá trình hình thành và phát triển của Điện lực Ba Đình : Điện lực Ba Đình là đơn vị trực thuộc Công ty Điện lực TP.Hà Nội, trước đây gọi là chi nhánh Điện lực Ba Đình được tách ra từ đội quản lý điện Hà Nội năm 1999. Điện lực Ba Đình được thành lập theo quyết định số 09/ĐVN/HĐQT-TCCP-LĐ ngày 13/01/1999 của chủ tịch Hội Đồng quản trị Tổng công ty Điện lực Việt Nam. Hoạt động theo đăng ký kinh doanh số 312897 ngày 27/11/2000, đăng ký kinh doanh đơn vị kinh tế trực thuộc hạch toán phụ thuộc Công ty Điện lực TP.Hà Nội. Điện lực Ba Đình có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại ngân hàng, được sử dụng con dấu riêng để giao dịch, ký kết hợp đồng kinh tế theo phân cấp và uỷ quyền của GĐ Công ty Điện lực TP.Hà Nội. Trụ sở đóng tại: số 06-phố Hàng Bún-quận Ba Đình-Hà Nội. Điện thoại : (04) 8239311 Fax: (04) 8294916 Từ khi thành lập, ý thức được vai trò quan trọng của mình Điện lực Ba Đình đã nỗ lực hết sức trong hoạt động sản xuất kinh doanh và cung cấp điện của mình. Công ty đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng: bảo tồn và phát triển nguồn vốn do Công ty Điện lực Hà Nội giao; cung cấp điện thường xuyên và an toàn cho các cơ quan nhà nước, các cơ quan của tổ chức quốc tế, các cuộc hội nghị được tổ chức trên địa bàn quận, đầu tư cơ sở hạ tầng mở rộng sản xuất, thực hiện đầy đủ trách nhiệm đối với ngân sách nhà nước, tạo công ăn viêc làm cho cán bộ công nhân viên trong công ty… Được tách ra từ đội quản lý điện Hà Nội từ năm 1999, trong 7 năm hoạt động công ty đã xây dựng cơ sở vật chất tại công ty và hệ thống lưới điện, các trạm biến áp trên địa bàn quận Ba Đình khá đầy đủ và an toàn. Trong lĩnh vực kinh doanh Điện lực Ba Đình đã phát triển và có chõ đứng trên thị trường. Những năm tới để nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty đã và đang thâm nhập vào lĩnh vực bưu chính viễn thông. Với năng lực cán bộ công nhân viên của mình trong tương lai công ty sẽ là một trong những doanh nghiệp thành công trong lĩnh vực kinh doanh điện năng. 2. Chức năng, nhiệm vụ của Điện lực Ba Đình : - Kinh doanh điện năng. - Quản lý, vận hành lưới điện phân phối. - Sửa chữa, cải tạo lưới điện phân phối và một số dịch vụ khác có liên quan. - Thiết kế lưới điện hạ áp. - Xây lắp các công trình đường dây và trạm biến áp thuộc lưới điện từ 35kv trở xuống. - Tư vấn giám sát thi công các công trình lưới điện từ 35kv trở xuống. - Tư vấn đầu tư xây dựng các dự án viễn thông công cộng. Nằm trên địa bàn quận Ba Đình nên Điện lực Ba Đình có một vị trí rất quan trọng trong việc cung ứng điện. Điện lực Ba Đình phải thường xuyên ảo đảm cung cấp điện an toàn, ổn định cho các cơ quan trung ương, các cuộc đón tiếp các nguyên thủ quốc gia, hội nghị, hội thảo của nhà nước và các tổ chức quốc tế diễn ra trên địa bàn quận. Trong số các phụ tải cấp điện có một số phụ tải rất quan trọng như: Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, cơ quan Chính phủ, Hội trường Ba Đình, cơ quan ngoại giao và đại sứ quán. Điện năng là một hàng hoá đặc biệt không thể thiếu trong mọi quá trình kinh tế, khách hàng của ngành điện vô cùng phong phú và đa dạng: các cơ quan, nhà máy xí nghiệp và cả người dân… Ở Việt Nam, điện năng được nhà nước bảo hộn và Chính phủ quyết định giá cả. Ngoài ra còn phải kể đến tính nguy hiểm cao trong cung ứng và sử dụng điện. Điện năng là hàng hoá đặc biệt trong quá trình sản xuất và cung cấp cho khách hàng, sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đó không có hàng hoá tồn kho, để điện năng đến được tay người tiêu dùng cần phải có một hệ thống lưới điện truyền tải đi. Nó cũng là mặt hàng có thể gây nguy hiểm khi sản xuất và tiêu dùng tuy nhiên lại không thể thiếu trong mọi quá trình kinh tế. Một đặc điểm nữa đó là điện năng được khách hàng sử dụng trước sau đó công ty mới đi đo lượng điện và tính tiền mà khách hàng phải nộp, do đó mà nhiều khách hàng thành toán chậm, khiến các khoản phải thu của công ty có thể tăng lên, gây ứ đọng vốn. Ở Việt Nam điện lực là mặt hàng được nhà nước bảo hộ và quyết định giá cả, do đó những chính sách của nhà nước có ảnh hưởng không nhỏ đến việc kinh doanh của các công ty điện. 3. Hệ thống tổ chức của Điện lực Ba Đình Tất cả các phòng ban, đội tổ chức năng trong điện lực đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, cùng chịu sự lãnh đạo của Công ty Điện lực Hà Nội. Lãnh đạo Điện lực sẽ điều phối mối quan hệ này sao cho đồng bộ, nhịp nhàng dễ thực hiện các mục tiêu của các cấp lãnh đạo. Hệ thống tổ chức của Điện lực Ba Đình được thiết kế theo mô hình trực thuộc chức năng . - Giám đốc được Công ty Điện lực Việt Nam bổ nhiệm, điều hành Điện lực Ba Đình theo chế độ một thủ trưởng và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Điện lực trước Công ty Điện lực Hà Nội, trước pháp luật và trước toàn thể cán bộ công nhân viên chức của Điện lực. Giám đốc có quyền quản lý lực lượng lao động trong toàn công ty, ra quyết địng đề bạt, bãi miễn điều chuyển công tác đối với cán bộ công nhân viên chức trong điện lực. - Phó Giám đốc kinh doanh do Giám đốc Công ty Điện lực Hà Nội bổ nhiệm chỉ đạo mọi công việc về công tác kinh doanh bán điện. - Phó Giám đốc kỹ thuật do giám đốc Công ty Điện lực Hà Nội bổ nhiệm, chịu trách nhiệm chỉ đạo giải quyết các vấn đề kỹ thuật vận hành và một số dịch vụ khác có liên quan, phục vụ cho kinh doanh bán điện. SƠ ĐỒ MÔ HÌNH TỔ CHỨC CỦA ĐIỆN LỰC BA ĐÌNH Phòng KH-kỹ thuật Phòng Tài vụ Ban thanh tra bảo vệ PGĐ kinh doanh P.kinh doanh Đội quản lý đầu nguồn Đội kiểm tra điện E8 Tổ lắp đặt công tơ E8 Tổ treo tháo công tơ Đội 6 P. Đội Cấn Đội 5 P. Cống Vị Đội 4 C.An P.Ngọc khánh Đội 3 HTX 8-3 Đội 2 Phan Đình Phùng Đội 1 E8 Ban điều độ thông tin Đội vận hành E8 Đội Dezen,03 Ngọc Hà, D18 Cửa Bắc Đội Đại tu E8 Tổ thí nghiệm nhà Bà Vượng Giám đốc Phòng T.C.H.C PGĐ kỹ thuật PHẦN II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC BA ĐÌNH I.Tình hình vốn của Điện lực Ba đình : Dựa vào báo cáo tài chính các năm 2003, 2004, 2005 của Điện lực Ba đình ta lập bảng phân tích cơ cấu tài sản như sau: BẢNG PHÂN CƠ CẤU TÀI SẢN Bảng số 1 Đơn vị: Tỷ đồng CHỈ TIÊU 2003 2004 2005 Số tiền % Số tiền % Số tiền % A. TSLĐ và ĐTNH 27.374 26.55 39.692 30.51 41.155 23.20 I. Tiền 2.65 2.57 3.254 2.50 2.763 1.56 II. Đầu tư TCNH III. Các khoản phải thu 19.338 18.76 31.864 24.49 33.445 18.85 IV. Hàng tồn kho 2.012 1.95 2.162 1.66 1.982 1.12 V. TSLĐ khác 3.374 3.27 2.412 1.85 2.965 1.67 VI. Chi sự nghiệp B. TSCĐ và DTDH 75.717 73.45 90.399 69.49 136.26 76.80 I.TSCĐ 73.334 71.14 87.43 67.21 133.12 75.03 II. Đầu tư TCDH III.Chi phí XDCBDD 2.383 2.31 2.969 2.28 3.143 1.77 IV. Ký quỹ ký cược dài hạn Tổng tài sản 103.091 100 130.09 100 177.41 100 Nguồn: Báo cáo tài chính Điện lực Ba Đình năm 2003, 2004, 2005 Qua bảng phân tích trên ta thấy tổng tài sản các năm từ năm 2003 đến 2005 tăng lên khá nhanh( tăng hơn 74 tỷ đồng). Điều đó có thể đánh giá rằng quy mô sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng tăng lên, cơ sở vật chất kỹ thuật cũng được đầu tư đáng kể, đây là một trong những nhân tố tạo tiền đề để Điện lực Ba Đình tồn tại và phát triển. TSLĐ và ĐTNH năm 2004, 2005 có xu hướng tăng so với năm 2003 trong khi đó TSCĐ và ĐTDH cũng có xu hướng tăng lên. Chứng tỏ trong những năm gần đây công ty đã chú trọng vào đầu tư vào TSCĐ và ĐTDH. Điều này sẽ làm cho công ty gặp nhiều thuận lợi trong quá trình sản xuất kinh doanh. Vì TSCĐ là một yếu tố rất quan trọng quyết định lớn tới năng suất lao động, chất lượng sản phẩm. Tuy đã được đầu tư khá nhiều, nhưng trang thiết bị của công ty vẫn cần nâng cấp hơn nữa để bảo đảm an toàn, tổn thất điện năng và nâng cao năng suất lao động của công nhân viên trong công ty. Công ty cần tích cực trong việc tìm ra các giải pháp, tìm nguồn huy động vốn để đầu tư cho TSCĐ. Mặt khác, ta thấy TSLĐ và ĐTNH của công ty năm 2005 cũng tăng so với năm 2003 trong đó đáng kể nhất là sự tăng lên của các khoản phải thu và tồn kho. Việc đầu tư này làm thay đổi kết cấu tài sản. Điều này chứng tỏ vốn tồn đọng trong khâu dự trữ khá nhiều ảnh hưởng không tốt đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tài sản cố địng tăng và tài snả lưu động cũng tăng, tuy nhiên lại tăng do các khoản phải thu và tồn kho tăng lên. Cơ cấu tài sản như vậy là chưa hợp lý, công ty cần cố các biện pháp để khắc phục, giải quyết việc ứ đọng vốn trong các khoản phải thu và tồn kho đồng thời đầu tư đổi mới trang thiết bị nhằm bảo đảm an toàn và giảm tổn thất điện năng trong quá trình cung cấp điện cũng như nâng cao năng suất lao động cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Để đánh giá tính thích hợp trong việc quản lý sử dụng vốn thì ngoài cơ cấu tài sản của doanh nghiệp ta sẽ xem xét nguồn vốn của doanh nghiệp trong những năm gần đây: BẢNG NGUỒN VỐN CỦA ĐIỆN LỰC BA ĐÌNH Bảng số 2 Đơn vị: Tỷ đồng NÔỊ DUNG Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Số tiền % Số tiền % Số tiền % A. Nợ phải trả 88.489 85.84 94.71 72.80 136.625 65.74 1. Nợ ngắn hạn 84.129 81.61 90.921 69.89 135.031 64.84 2. Nợ dài hạn 4.314 4.18 3.452 2.65 1.563 0.88 3.Nợ khác 0.046 0.04 0.337 0.26 0.031 0.02 B. NVCSH 14.602 14.16 35.38 27.20 40.789 34.26 1. Nguồn vốn quỹ 14.602 14.16 21.742 16.71 140.895 79.42 Tổng nguồn vốn 103.091 100 130.09 100 177.414 100 Nguồn: Báo cáo tài chính Điện lực Ba Đình năm 2003, 2004, 2005 Qua bảng phân tích trên ta thấy tổng nguồn vốn qua các năm 2004, 2004 tăng nhiều hơn so với năm 2003. Nguồn vốn tăng nhanh là do nợ phải trả tăng nhanh, vốn chủ sở hữu cũng tăng nhưng không đáng kể. Điều này chứng tỏ công ty đã đầu tư vào tài sản cố định chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay nợ. Các khoản cấu thành nên nợ phải trả: Nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và nợ khác trong đó nợ dài hạn và nợ khác giảm chỉ có nợ ngắn hạn tăng khá nhanh. Như vậy chứng tỏ công ty đã huy động vốn vay ngắn hạn ngân hàng để đầu tư vào tài sản đáp ứng nhu cầu sản xuất: mua máy móc thiết bị điện, công cụ dụng cụ, trả lương cho công nhân viên nhằm đảm bảo quá trình kinh doanh án điện được liên tục. Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty được hình thành chủ yếu từ vốn và quỹ nhưng trong vốn quỹ thì nguồn vốn kinh doanh và quỹ dự trữ, quỹ phát triển kinh doanh không biến động, điều này chứng tỏ trong năm khả năng tự đảm bảo về tài chính và mức độc lập của Điện lực Ba Đình vẫn chưa hiệu quả. Như vậy, qua phân tích cơ cấu tài sản và sử dụng nguồn vốn của Điện lực Ba Đình ta thấy công ty có chú trọng đầu tư vào tài sản cố định và việc vay nợ ngắn hạn là để đầu tư vào khoản này. Trong cơ cấu đầu tư vào tài sản lưu động thì đầu tư nhiều nhất là khoản phải thu và hàng tồn kho, do đó làm cho vốn của Công ty bị ứ đọng. Trong khi nợ dài hạn trong năm giảm chứng tỏ việc đầu tư vào tài sản cố định ngày càng giảm đây là một dấu hiệu không tốt cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty trong tương lai vì việc đầu tư vào tài sản cố định là rất quan trọng, máy móc thiết bị có hiện đại thì mới có năng suất lao động cao và cho ra những sản phẩm tốt. Do vậy, trong những năm tới công ty cần có kế hoạch, biện pháp điều chỉnh lại cho hợp lý hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra tình hình tài chính của doanh nghiệp còn thể hiện rã nét qua các chỉ tiêu tài chính sau: Bảng số 3 CHỈ TIÊU 2003 2004 2005 Khả năng thanh toán hiện hành (TSLĐ/Nợ ngắn hạn) 0.325 0.437 0.305 Khả năng thanh toán nhanh (TSLĐ-Dự trữ/Nợ ngắn hạn) 0.301 0.413 0.287 Hệ số nợ (Nợ/Tổng tài sản) 0.858 0.728 0.770 Qua bảng phân tích ta thấy: - Khả năng thanh toán hiện hành và khả năng thanh toán nhanh qua các năm đều khá cao đây là điều khá tôt đối với công ty, tuy nhiên nó đang có dấu hiệu giảm. Điều này số nợ phải trả của công ty ngày càng tăng. Công ty cần có những biện pháp khắc phục. - Hệ số nợ của công ty có xu hướng giảm tức là trong những năm gần đây công ty vẫn vay nợ nhưng ngày càng giảm. II. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Điện lực Ba Đình Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp cần có một lượng vốn nhất định và nguồn tài trợ tương ứng. Tuy nhiên, có vốn nhưng vấn đề quản lý sử dụng sao cho hiệu quả mới là nhân tố quyết định tăng trưởng và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Bởi vậy, phân tích hiệu quả quản lý sử dụng vốn là việc làm rất cần thiết nhằm thể hiện chất lượng công tác quản lý sử dụng vốn đồng thời đánh giá hiệu quả của nó để có các biện pháp thích hợp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng vốn của công ty. Hiệu quả quản lý sử dụng vốn hoàn toàn phụ thuộc vào hiệu quả sản xuất kinh doanh mà hiệu quả sản xuất kinh doanh lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Trình độ quản lý điều kiện tự nhiên, môi trường kinh tế chính trị-xã hội-văn hoá, phong tục tập quán, tính mùa vụ…nên hiệu quả quản lý sử dụng vốn cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng của các yếu tố đó. Điện lực Ba Đình là một công ty kinh doanh điện năng hạch toán phụ thuộc vào Công ty Điện lực Hà Nội nhưng có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng. Sản phẩm của Điện lực là một dạng hàng hoá đặc biệt không thể thiếu trong mọi quá trình kinh tế cũng như tiêu dùng hàng ngày nên hiệu quả hoạt động kinh doanh của điện lực cũng thay đổi theo thời gian. Để phân tích hiệu quả quản lý sử dụng vốn của Điện lực Ba Đình, ta lần lượt phân tích hiệu quả quản lý sử dụng của toàn bộ vốn và từng nguồn vốn sản xuất kinh doanh. 2.1.Phân tích hiệu quả sử dụng tổng vốn: Hiệu quả sử dụng tổng vốn được đánh giá thông qua các chỉ tiêu tài chính. Để đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn ta xem xét, phân tích các chỉ tiêu sau: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TỔNG VỐN Bảng số 4 Đơn vị : tỷ đồng CHỈ TIÊU 2003 2004 2005 2004/2003 2005/2004 +/- % +/- % 1. Doanh thu 274.67 335.67 356.17 60.99 22.21 20.50 6.11 2. Lợi nhuận 72.38 4.55 1.10 -67.83 -93.71 -3.45 -75.82 3. Tổng vốn 103.09 130.09 177.41 27.00 26.19 47.32 36.38 4. Hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn = (1):(3) 2.66 2.58 2.01 -0.08 -3.16 -0.57 -22.19 5. Tỷ suất LN/DT = (2):(1) 0.264 0.014 0.003 -0.25 -94.86 -0.01 -77.22 6. Tỷ suất LN/Vốn = (2):(3) 0.70 0.03 0.01 -0.67 -95.02 -0.03 -82.27 * Hiệu suất sử dụng tổng vốn cho biết một đồng vốn tham gia vào hoạt động kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Năm 2003: 1đồng vốn tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra được 2,66 đồng doanh thu. Năm 2004: 1đồng vốn tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra được 2,58 đồng doanh thu giảm 0.08 đồng (tương ứng 3,16%) so với năm 2003.Ta thấy doanh thu tăng lên nhưng hiệu suất sử dụng tổng vốn vẫn giảm, điều này là do tổng vốn của công ty tăng lên và tốc độ tăng nhanh hơn doanh thu. Năm 2005:1đồng vốn tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra được 2,01đồng doanh thu giảm 0.57( tương ứng với 22,19% ) so với năm 2004. Cũng tương tự như 2004, năm 2005 doanh thu cũng tăng nhưng tốc độ tăng của vốn kinh doanh lớn hơn nên làm cho hiệu suất sử dụng của tổng vốn vẫn bị giảm. Hơn nữa trong năm này tỷ suất trên tổng vốn lại giảm rất nhanh cho thấy việc tăng vốn kinh doanh của công ty là chưa hiệu quả. Như vậy hàng năm vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh tăng, doanh thu cũng tăng nhưng với tốc độ chậm hơn, do đó doanh thu được tạo ra bởi một đồng vốn giảm theo các năm. Như vậy, công ty đã huy động được các nguồn vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh tuy nhiên do hiệu suất của tổng vốn giảm hàng năm nên việc sử dụng vốn của công ty là chưa hiệu quả, công ty cần có những giải pháp điều chỉnh kịp thời. * Tỷ suất lợi nhuận: + Tỷ suất lợi nhuận trên một đồng doanh thu được xác định bằng cách chia lợi nhuận sau thuế cho doanh thu. Nó cho biết một đồng doanh thu thi tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 2003: 1đồng doanh thu tạo ra được 0.264 đồng lợi nhuận. Năm 2004: 1đồng doanh thu tạo ra được 0.016 đồng lợi nhuận giảm 0.25 đồng (tức 94,86%). Đây là mức giảm khá mạnh, tuy doanh thu tăng nhưng lợi nhuận năm 2004 lại giảm khá nhanh so với năm 2003 nên tỷ suất lợi nhuận của tổng vốn giảm. Năm 2005: 1đồng doanh thu tạo ra được 0.003 đồng lợi nhuận giảm 0.01 đồng (tức 77,22%), tuy doanh thu tăng lên nhưng lợi nhuận giảm do đó tỷ suất lợi nhuận giảm. Như vậy, ta thấy rằng so với năm 2003 năm 2005 doanh thu tăng lên khá nhanh nhưng lợi nhuận lại giảm nên tỷ suất lợi nhuận năm 2005 giảm khá nhiều so với năm 2003( giảm 0.26 đồng) . Điều này chứng tỏ chi phí, các khoản phải thu và tồn kho tăng rất nhanh làm cho doanh thu tăng nhưng lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm. Công ty cần có các giải pháp để thu hồi các khoản phải thu và giải phóng tồn kho, đồng thời tiết kiệm chi phí để tăng lợi nhuận. + Tỷ suất lợi nhuận trên vốn: Được xác định bằng cách chia lợi nhuận sau thuế cho vố. Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 2003: 1đồng vốn thu được 0,7đồng lợi nhuận. Năm 2004: 1đồng vốn thu được 0,03 đồng lợi nhuận, giảm 0.67 đồng ( tức 95,02%) so với năm 2003. Do lợi nhuận giảm 67.83 tỷ đồng trong khi vốn kinh doanh lại tăng lên 27 tỷ đồng làm cho tỷ suất lợi nhuận trên vốn giảm với tỷ lệ cao. Năm 2005: 1đồng vốn thu được 0,01đồng lợi nhuận giảm 0.03 đồng (tương ứng với 82,27% )so với năm 2004. Đây là tỷ suất lợi nhuận nhỏ, năm 2005 giảm rất nhiều( giảm 0.69 đồng) so với 2003, điều này là hiển nhiên vì vốn ngày càng tăng trong khi lợi nhuận lại giảm. Như vậy, tỷ suất lợi nhuận qua các năm giảm dần. Tốc độ giảm khá nhanh, một phần là do vốn ngày càng tăng làm cho tỷ suất lợi nhuận trên vốn giảm còn phải kể đến lợi nhuận giảm nhanh, điều này cho thấy công ty đã quản lý sử dụng vốn chưa hiệu quả. Công ty cần phải quan tâm và tìm cách giải quyết. 2.2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định: Vốn cố định là một bộ phận quận quan trọng trong tổng số vốn sản xuất kinh doanh. Việc sử dụng vốn cố định của công ty có hiệu quả hay không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Xem xét hiệu quả sử dụng vốn cố định ta phân tích các chỉ tiêu sau: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH Bảng số 5 Đơn vị: tỷ đồng CHỈ TIÊU Năm Chênh lệch 2003 2004 2005 2004/2003 2005/2004 +/- % +/- % 1. Doanh thu 274.67 335.67 356.17 61.00 22.21 20.50 6.11 2. Lợi nhuận 72.38 4.55 1.10 -67.83 -93.71 -3.45 -75.82 3. VCĐ bình quân 79.14 105.37 143.30 26.23 33.14 37.92 35.99 4. Hiệu suất sử dụng VCĐ= (1):(3) 3.47 3.19 2.49 -0.29 -8.21 -0.70 21.97 5. Hàm lượng VCĐ= (3):(1) 0.29 0.31 0.40 0.03 8.95 0.09 28.16 6.Mức doanh lợi VCĐ= (2):(3) 0.91 0.04 0.01 -0.87 -95.28 -0.04 82.22 Hiệu suất sử dụng vốn cố định: Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định tham gia vào sản xuất kinh doanh thi tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Năm 2003: 1đồng VCĐ tham gia vào sản xuất kinh doanh đem lại 3.47đồng doanh thu. Đây là hiệu suất khá cao, chứng tỏ công ty đã vận dụng công suất tương đối hiệu quả. Năm 2004: 1đồng VCĐ tham gia vào sản xuất kinh doanh đem lại 3.19đồng doanh thu giảm 0.29 đồng(tương ứng với 8,21%) so với năm 2003. Do vốn cố định bình quân năm 2004 tăng 26.23 tỷ đồng trong khi doanh thu chỉ tăng 61 tỷ đồng làm cho hiệu suất sử dụng vốn cố định giảm. Như vậy năm 2004 công ty đã huy động vốn để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất mở rộng sản xuất nhưng những công trình này vẫn chưa phát huy hết tác dụng, do đó mà hiệu suất sử dụng vốn cố định giảm. Năm 2005: 1đồng VCĐ tham gia vào sản xuất kinh doanh đem lại 2.49đồng doanh thu giảm 0.7 đồng ( tương ứng với 21,97%) so với năm 2004. Cũng như năm 2004, năm 2005 công ty cũng đầu tư nhiều vào xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư sửa chữa và xây mới các trạm điện, lưới điện tuy nhiên vẫn chưa phát huy hiệu quả. Như vậy hiệu suất sử dụng vốn cố định tại Điện lực Ba Đình là tốt do khả năng sinh doanh thu của một đồng vốn cố định là khá cao, tuy nhiên xu hướng đang ngày càng giảm. Doanh nghiệp đã khai thác sử dụng tưong đối hiệu quả công suất của tài sản cố định. Tuy nhiên, với sự đầu tư may móc thiết bị trong năm 2004, 2005 Điện lực Ba Đình cần phải nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên của mình hơn nữa để vận dụng công suất máy móc thiết bị. Hàng năm công ty cũng phải đầu tư nâng cấp các máy móc thiết bị nhằm nâng cao hơn nữa năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Dựa vào phương pháp thay thế liên hoàn, ta xem xét sự ảnh hưởng của câc nhân tố đến hiệu suất sử dụng vốn cố định: Mức ảnh hưởng của doanh thu: ∆2004/2003(DT) =-=0.7707 Mức ảnh hưởng của vốn cố định: ∆2004/2003(VCĐ)=-=-1.056 Do đó hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2004 so với 2003 là: 0.7707 - 1.056= - 0.2853 Vậy doanh thu tăng 61 tỷ đồng( tương ứng với 22,2%) làm hiệu suất sử dung vốn năm 2004 tăng so với năm 2003 là 0.7707 đồng và vốn bình quân tăng 26.23tỷ đồng( tức là tăng 45,5 %) làm hiệu suất sử dụng vốn giảm 1.056đồng. Do đó làm hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2004 giảm so với năm 2003 là 0.2853đồng( tức là giảm 8.2%). Tương tự như trên ta so sánh năm 2005 so với năm 2004: ∆2005/2004(DT) =-=0,1945 ∆2005/2004(DT) =-= - 0.895 Doanh thu năm 2005 tăng 20.5 tỷ đồng với 2004( tăng 6.11%)làm cho hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2005 tăng 0.1945 so với năm 2004 và vốn cố định bình quân tăng 37.93(tương ứng là 35.99%) làm hiệu suất sử dụng vốn cố định giảm 0.895. Do đó, hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2005 so với năm 2004 là: 0.1945 - 0.895 = - 0.7( tương ứng là 21,97%). * Hàm lượng vốn cố định: Là chỉ tiêu phản ánh số vốn cố định cần thiết để tạo ra một đồng doanh thu . Công thức tính: Hàm lượng vốn cố định = Qua bảng phân tích ta thấy, hàm lượng vốn cố định hàng năm tăng dần tức là lượng vốn cố định cần thiết để tạo ra một đồng doanh thu qua các năm tăng: năm 2004 tăng so với 2003 là 0.3 đồng; năm 2005 tăng so với năm 2004 là 0.9 đồng . Điều này đòi hỏi công ty phải có các biện pháp để điều chỉnh để tiết kiệm chi phí. * Mức doanh lợi vốn cố định: Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định đem lai bao nhiêu đồng lợi nhuận. Công thức tính: Mức doanh lợi vốn cố định = Qua bảng phân tích ta thấy mức doanh lợi vốn cố định giảm. Năm 2004 giảm 0.87 đồng so với năm 2003( tức 95.28%), năm 2005 giảm 0.03 đồng so với 2004 ( tức 82,22%). Do không tiết kiệm được chi phí cố định cho sản xuất kinh doanh cộng với các khoản chi phi như: chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng … khá cao nên làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp giảm. Theo phương pháp thay thế liên hoàn, ta xét mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến mức doanh lợi vốn cố định. ∆2004/2003(LN) = -= - 0.857 ∆2004/2003(VCĐ) = -= -0.014 Do lợi nhuận năm 2004 giảm 67.83 tỷ đồng so với năm 2003 (tức 93.71%) làm mức doanh lợi vốn cố định giảm 0.857 đồng. Vốn cố định tăng 26.23 tỷ đồng (tức 33.14%) làm mức doanh lợi giảm 0.014tỷ đồng. Do vậy làm cho mức doanh lợi của vốn cố định giảm : - 0.857 - 0.014 = 0.87tỷ đồng ( tức 95.28%). Tương tự ta tính được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố lợi nhuận và vốn cố định đến mức doanh lợi năm 2005 so với 2004. ∆2005/2004(LN) = -= - 0.033 ∆2005/2004(VCĐ) = -= -0.003 Do vậy năm 2005 so với năm 2004 lợi nhuận giảm 3.35tỷ đồng (tức 75,82%) làm mức doanh lợi vốn cố định giảm 0.033đồng và vốn cố định tăng 37.93tỷđồng (tức 35.9%) làm mức doanh lợi giảm 0.003đồng. Do đó tổng cả hai yếu tố làm cho mức doanh lợi giảm 0.04 đồng(tức 82.22%). Như vậy nguyên nhân dẫn đến mức doanh lợi của vốn cố định giảm là do lợi nhuận qua các năm giảm trong khi đó vốn cố định bình quân lại tăng lên. Tóm lại, công ty đã sử dụng vốn cố định chưa có hiệu quả, mặc dù đã đầu tư mở rộng sản xuất, tăng doanh thu đều đặn qua các năm, song lợi nhuận của công ty ngày càng giảm làm cho mức doanh lợi của vốn cố định giảm. Công ty cần tìm cách khắc phục. 2.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Vốn lưu động đóng vai trò rất quan trọng trong tổng vốn sản xuất kinh doanh. Nó đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra thường xuyên và liên tục. Sự luân chuyển vốn lưu động phản ánh rõ nét nhất tình trạng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để đánh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại Điện lực Ba Đình ta xét một số chỉ tiêu sau: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG Bảng số 6 Đơn vị: tỷ đồng CHỈ TIÊU Năm Chênh lệch 2003 2004 2005 2004/2003 2005/2004 /- % /- % 1. Doanh thu 274.67 335.67 356.17 61.00 22.21 20.50 6.11 2. Lợi nhuận 72.38 4.55 1.10 -67.83 -93.71 -3.45 -75.82 3. VLĐ bình quân 21.74 26.40 27.38 4.65 21.40 0.99 3.74 4. Số vòng quay = (1):(3) 12.63 12.72 13.01 0.08 0.66 0.29 2.28 Hệ số đảm nhiệm = (3):(1) 0.079 0.079 0.077 -0.001 -0.660 -0.002 -2.233 6. Mức doanh lợi VLĐ= (2):(3) 3.329 0.172 0.040 -3.157 -94.822 -0.132 -76.696 Qua bảng phân tích ta thấy trong những năm gần đây vồn lưu động của công ty đã tăng đều đặn và khá ổn định. Doanh thu qua các năm tăng lên khá nhanh và do đó mà vòng quay vốn lưu động cũng tăng lên. Tuy nhiên mức độ tăng lên không đáng kể. * Vòng quay vốn lưu động: chỉ tiêu này đánh giá tốc độ luân chuyển vốn và cho biết một năm vốn lưu động quay được mấy vòng. Nó được xác định như sau: Vòng quay vốn lưu động = Qua bảng phân tích trên ta thấy năm 2004 tăng 0.08 vòng( tương ứng 0.66%) so với năm 2003, năm 2005 tăng 0.29 vòng( tức 2.28 %)so với năm 2004. Điều này chứng tỏ vốn lưu động của công ty được sử dụng ngày càng hiệu quả hơn. Xét mức độ ảnh hưởng của doanh thu và vốn lưu động bình quân đến số vòng quay vốn lưu động: - Năm 2004 so với năm 2003: ∆2004/2003(DT) = -= 2.806 ∆2004/2003(VLĐ) = -= - 2.725 Do doanh thu tăng 61tỷ đồng( tức 22.21%) làm vòng quay của vốn lưu động tăng 2.806 vòng, nhưng do lượng vốn lưu động tăng 4.65tỷđồng(tức 21.4%) nên vòng quay của vốn giảm xuống 2.725 vòng. Như vậy, tổng hợp cả hai nhân tố thì số vòng quay vốn lưu động tăng lên : 2.806 - 2.725 = 0.08 vòng. Tương tự như vậy ta xét mức độ ảnh hưởng của doanh thu và vốn lưu động bình quân tới số vòng quay vốn lưu động trong năm 2005 so với năm 2004: ∆2005/2004(DT) = -= 0.776 ∆2005/2004(VLĐ) = -= - 0.455 Như vậy, doanh thu tăng 20.5tỷ đồng( tức 6.11%) làm vòng quay vốn lưu động tăng 0.776 vòng; vốn lưu động bình quân tăng 0.99tỷ đồng( tức 3,74%) làm vòng quay vốn lưu động giảm 0.455vòng. Như vậy tổng hợp cả hai nhân tố thì số vòng quay của vốn lưu động tăng là: 0.776 - 0.455 = 0.3vòng (tương ứng 2.28%). Qua phân tích ở trên ta thấy công ty đã mở rộng sản xuất có hiệu quả, tăng cường tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu đồng thời tăng tốc độ luân chuyển của vốn lưu động. * Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động: Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra 1đồng doanh thu cần bao nhiêu đồng vốn lưu động. Công thức tính như sau: Hệ số đảm nhiệm VLĐ = Hệ số đảm nhiệm qua các năm giảm dần tức số vốn lưu động mà công ty bỏ ra để đạt được một đồng doanh thu hàng năm giảm dần. Năm 2004 giảm 0.001đồng ( tức 0.66%) so với năm 2003. Năm 2005 giảm 0.002đồng (tức 2,23%) so với năm 2004. Vậy do doanh thu tăng 81.5 tỷ đồng trong khi đó vốn lưu động bình quân chỉ tăng 5.64 tỷ đồng nên so với năm 2003, năm 2005 hệ số đảm nhiệm vốn lưu động giảm 0.003 đồng ( tương ứng với 2.89%). Như vậy so với năm 2003, năm 2004 công ty đã tiết kiệm được số vốn là: 0.079×335.67-26.4 = 0.1754(tỷ đồng) Năm 2004, công ty đã tiết kiệm được là: 0.079×356.17-27.38=0.6252(tỷ đồng) Như vậy, qua các năm chi phí mà công ty tiết kiệm đã ngày càng tăng lên, hay công ty đã sử dụng vốn lưu động có hiệu quả. Tuy nhiên mức độ còn nhỏ, công ty cần có những giải pháp để tiết kiệm chi phí hơn nữa, qua đó làm tăng lợi nhuận và nâng cao hiệu quả kinh doanh. * Mức doanh lợi vốn lưu động: Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Công thức tính: Mức doanh lợi VLĐ = Qua bảng phân tích trên ta thấy mức doanh lợi vốn lưu động năm 2004 giảm khá mạnh so với năm 2003(giảm 3.157 đồng tương ứng với 94.82%). Nguyên nhân chính là do một số chi phí tăng như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp… Hơn nữa do vốn tồn đọng khá nhiều trong các khoản phải thu và tồn kho. Năm 2005 cũng giảm so với năm 2004 nhưng tỷ lệ ít hơn (giảm 0.123đồng tương ứng với 76.7%). Xét mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến mức doanh lợi của vốn lưu động : + Năm 2004 so với năm 2003: ∆2004/2003(LN) = -= - 3.12 ∆2004/2003(VLĐ) = -= - 0.037 Tổng mức độ ảnh hưởng = - 3.12 - 0.037= - 0.3157 Do lợi nhuận giảm 68,83tỷ đồng (tương ứng là 93,71%) làm mức doanh lợi của vốn lưu động giảm 3.12 đồng và do vốn ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc9194.doc
Tài liệu liên quan