Nâng cao hiệu quả thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng công thương Hải Dương

Lời nói đầu Dưới sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước, sự đồng lòng, hiệp lực của nhân dân cả nước. Nền kinh tế Việt Nam đang có những chuyển biến tích cực kể từ sau khi đổi mới đến nay: Tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức khá cao trong khu vực cũng và trên thế giới, lạm phát luôn ở mức hợp lý…Những thành tựu đó đạt được là nhờ cả những yếu tố chủ quan lẫn khách quan đem lại. Nhưng xét toàn diện hơn trong quá trình phát triển, tăng trưởng nền kinh tế, tham gia các hội nhập kinh tế: Hiệp định thư

doc84 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1360 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng công thương Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơng mại Việt- Mỹ, khu vực mậu dịch tự do AFTA…kinh tế Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm, phát triển, sử dụng các nguồn vốn một cách có hiệu quả, và đó cũng là vấn đề bức xúc cho các tổ chức trung gian tài chính mà đặc biệt là các Ngân hàng Thương mại. Để tăng trưởng nền kinh tế, đòi hỏi các tổ chức trung gian tài chính nói chung và các NHTM nói riêng phải tìm được các Dự án sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Do tầm quan trọng của việc đầu tư theo dự án, do đặc đIểm phức tạp về các mặt kinh tế, kỹ thuật, hiệu quả nên thẩm định các dự án đầu tư cần phải được chuẩn bị chu đáo, phân tích cẩn thận, nghiêm túc. Trong lĩnh vực kinh doanh Ngân hàng (NH), vấn đề thẩm định các dự án đầu tư cũng là một nhiệm vụ hàng đầu. Do đặc thù kinh doanh tín dụng NH là kinh doanh chủ yếu dựa trên tiền của người khác, kinh doanh do tay người khác nên rủi ro trong hoạt động tín dụng của NH còn lớn hơn của doanh nghiệp vì nó vừa phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của NH, vừa phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, công tác thẩm định dự án đầu tư của NH đòi hỏi phải xem xét một cách cẩn thận trước khi cho vay vốn, trước hết là đảm bảo thu hồi vốn cho NH, sau là đảm bảo đồng vốn phát huy được hiệu quả kinh tế xã hội trong hiện tại cũng như trong tương lai. Nhận thấy tính cấp thiết của vấn đề, sau một thời gian thực tập tại NHCT Hải Dương, dưới sự hướng dẫn tận tình của Cô giáo Nguyễn thị thu Thảo và cán bộ phòng tổ chức, phòng kinh doanh, phòng tín dụng… tại NHCT Hải Dương, Em đã chọn đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả thẩm định dự án đầu tư tại NHCT Hải Dương. Kết cấu đề tài gồm ba chương: Chương I : Tổng quan về thẩm định dự án đầu tư tại các Ngân hàng thương mại Chương II : Thực trạng về hiệu quả thẩm định dự án đầu tư tại NHCT Hải Dương. Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả thẩm định dự án đầu tư tại NHCT Hải Dương. Do thời gian tìm hiểu thực tế còn ít, kiến thức còn hạn chế nên bản chuyên đề không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo, các cô chú phòng tín dụng của NH và các bạn sinh viên. Em xin chân thành cảm ơn giáo viên, TS. Nguyễn Thị Thu Thảo, cùng các thầy cô giáo khoa Ngân hàng- Tài chính, các cô chú tại NH đã giúp em trong quá trình thực tập, hoàn thành bản chuyên đề này. Hải Dương, ngày 28 tháng 04 năm 2003 Sinh viên: Nguyễn Ngọc Bảo ChươngI Tổng quan về thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Thương mại I.Ngân hàng thương mại và hoạt động cho vay dự án của Ngân hàng thương mại 1. Khái niệm, vai trò và các nghiệp vụ chủ yếu của Ngân hàng thương mại 1.1. Khái niệm, vai trò. Ngân hàng thương mại( NHTM) tiền thân là một loại hình kinh tế xuất hiện cách đây khá lâu, từ đầu thế kỷ XVII tại Châu Âu với những chức năng rất đơn giản về nhận gửi, chi trả hộ, đổi tiền, cho vay và phát hành tiền. Với sự phát triển của nền kinh tế các nước, giao lưu ngoại thương đã giúp cho các nước phát triển cao lên, đIều này cũng góp phần làm hoàn thiện hệ thống NH các nước trên thế giới cả quy mô ( số vốn, thị trường mở rộng) và về hoạt động ( ngày càng phong phú, đa dạng) đem lại sự thuận tiện cho khách hàng. Theo luật các tổ chức tín dụng ở Việt Nam thì: “ NHTM được hiểu là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng (KH) với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán. *Vai trò của NHTM: -NHTM đã góp phần làm giảm chi phí thông tin và chi phí giao dịch của nền kinh tế. - Cung phần lớn tài chính cho doanh nghiệp. Hộ gia đình, hợp tác xã…Hơn nữa, làm lợi trực tiếp cho người tiêu dùng( chương trình cho vay tiêu dùng) qua đó tạo động lực phát triển nền kinh tế. - Nhờ chức năng tạo tiền gửi nên đã làm giảm chi phí lưu thông tiền tệ. Ngân hàng trung ương có thể kiểm soát tốt hơn lượng tiền cung ứng. Cho đến nay cùng với các định thể trung gian tài chính khác như: Công ty tài chính, cho thuê tài chính, bảo hiểm, chứng khoán …NHTM đã thực sự là động lực lớn góp phần vào phát triển kinh tế xã hội thông qua mô hình được gọi là hệ thống tài chính dưới đây: Trung gian tài chính -Tài chính Hộ gia đình - Tài chính Doanh nghiệp -Tàichính Chính phủ -Tài chính đối ngoại Thị trường tài chính - Tài chính Hộ gia đình - Tài chính Doanh nghiệp -Tài chính Chính phủ -Tài chính đối ngoại TC TC TC TC TC Sơ đồ : Hệ thống tài chính 1.2.Các nghiệp vụ cơ bản của NHTM. a.Huy động vốn. Ngân hàng có thể tạo nguồn bằng nhiều hình thức khác nhau nhưng chủ yếu là từ tiền gửi các cá nhân, tổ chức kinh tế, cơ quan theo các loại hình thức khác nhau: ngắn, trung, dàI hạn…Bên cạnh đó là hoạt động vay từ cá nhân, tổ chức… hoặc ngân hàng phát hành cổ phiếu, trái phiếu hay vay từ các hình thức khác. *Huy động bằng tiền gửi -Tiền gửi không kỳ hạn: Thực chất là tiền gửi giao dịch của tổ chức, cá nhân. Với NH đây là nguồn vốn có chi phí thấp nhưng lại có quy mô lớn thường là trên dưới 20% tổng nguồn huy động. Người sử dụng tài khoản loại này phần lớn để thanh toán cho khách hàng bằng cách phát hành séc hay rút tiền mặt. Đây vừa là tài sản có của khách hàng vừa là tài sản nợ của NH và NH có trách nhiệm hoàn trả lại cho khách hàng vào bất cứ lúc nào. Vì vậy, nó giúp cho NH huy động được lượng vốn để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của khách hàng, qua đó thu chi phí dịch vụ và sử dụng tài sản này của khách hàng phục vụ cho hoạt động kinh doanh với chi phí rất thấp. Nhưng nó cũng yêu cầu NH phải dự trữ thường xuyên lớn nên nhiều khi bỏ qua cơ hội kinh doanh, ngược lại nếu dự trữ ít thì sẽ phải đi vay với chi phí cao. Tuy nhiên với xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng phổ biến nhờ ưu điểm an toàn, tiện lợi, chi phí lưu thông thấp và mục tiêu quan trọng nhất: Kiểm soát tốt hơn lượng tiền cung ứng thì tài khoản tiền gửi ở các NHTM Việt Nam sẽ ngày càng phát triển. - Tiền gửi tiết kiệm: Là tài khoản có thời hạn cố định hoặc mức giới hạn về số tiền, tài khoản này đáp ứng nhu cầu của dân cư, hộ gia đình kinh doanh là chủ yếu vì họ có những món tiền nhỏ bé gửi vào rút ra bất thường. - Khác với hai loại trên tiền gửi có kỳ hạn là loại tài khoản có xác định trước số tiền gửi vào và thời gian rút ra. Về mức lãi có thể cố định hoặc giao động tuỳ theo yêu cầu của khách hàng. ở Mỹ, tính trung bình thì khoản tiền gửi định kỳ này chiếm khoảng 30% tiền gửi NH. Có thể chia ba loại: + Tiền gửi có kỳ hạn ngắn ( dưới 1 năm) + Tiền gửi trung hạn ( từ 1-5 năm) + Tiền gửi dài hạn ( từ 5 năm trở lên) Tiền gửi có kỳ hạn càng dài thì lãi suất càng lớn. Hai loại tài khoản tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi kỳ hạn nhằm mục đích hưởng lợi chứ không phải để giao dịch như tài khoản không kỳ hạn. Vì vậy, nó có những ưu nhược điểm: -Ưu điểm: + Tiền gửi tiết kiệm mang lại nguồn vốn lớn nhất trong các nguồn vốn huy động được, có chi phí thấp hơn tiền gửi có kỳ hạn. + Tiền gửi kỳ hạn là nguồn mang tính ổn định do hoạt động của NH, giúp NH chủ động trong ký kết hợp đồng tín dụng về lãi suất, thời hạn. -Nhược điểm: + Tiền gửi tiết kiệm có chi phí cao hơn tiền gửi không kỳ hạn và NH phảI dự trữ lượng tiền lớn để chi trả và đôi khi mất đi cơ hội kinh doanh. +Nếu lãi suất của loại tiền gửi kỳ hạn biến động lớn thì cũng gây khó khăn cho NH trong việc huy động cũng như cho vay. *Huy động bằng cách đi vay: -Đầu tiên các NH thường xét đến việc đi vay các tổ chức tín dụng mà chủ yếu là các NH khác. Khi mà họ cần cấp tín dụng với số lượng lớn cho khách hàng. Vì các tổ chức tín dụng thường xuyên có quan hệ giao dịch, thanh toán, hỗ trợ nhau để cùng tồn tại và phát triển. - Vay trực tiếp bằng phát hành kỳ phiếu, trái phiếu ( nhưng thường là kỳ phiếu ở Việt Nam ). - Bán tín phiếu kho bạc trên thị trường mở hoặc đi vay trên thị trường liên ngân hàng bằng các chứng chỉ tiền gửi. Ngoài ra, còn có thể bán nợ. - Vay ngân hàng trung ương ( ở Việt Nam là ngân hàng Nhà Nước), bằng tái chiết khấu thương phiếu. Hiện nay ở Việt Nam chỉ có hình thức cho vay tái cấp vốn cho các NHTM. * Nhận các quỹ uỷ thác đầu tư của Chính phủ, các tổ chức quốc tế để cho vay đối tượng đã được lựa chọn. b.Các hoạt động sử dụng vốn. * Hoạt động về ngân quỹ - Đảm bảo các khoản dự trữ tự nguyện, đự trữ bắt buộc theo quy định của ngân hàng TW, đảm bảo tính thanh khoản, tiền mặt trong quá trình thu. - Các hoạt động thanh toán bù trừ, tiền gửi giao dịch tại các tổ chức tín dụng khác. Đây là những hoạt động nhằm kiểm soát tình hình ngân quỹ của NH, không mang tính chất kiếm lời. * Hoạt động cho vay: Tuỳ theo từng tiêu chí có thể phân loại gia các hình thức cho vay khác nhau: theo mục đích sử dụng, theo hình thức bảo đảm, hay theo kỳ hạn… Hoạt động này đem lại nguồn lợi tức lớn nhất cho NH, tuy nhiên để cho vay được thì phải tốn rất nhiều chi phí từ việc khai thác khách hàng cho đến việc phân tích thẩm định… Để sao cho vay không những đem lại thu nhập cao mà có thể còn đảm bảo an toàn tối đa. * Hoạt động đầu tư trên thị trường chứng khoán và hoạt động uỷ thác của khách hàng: - Ngân hàng chủ yếu sử dụng vốn huy động để mua chứng khoán có độ an toàn cao, tính lỏng cao như trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc. - Bên cạnh đó, NH cũng thành lập các công ty chứng khoán hạch toán độc lập với các nghiệp vụ đơn giản như : tư vấn, mô giới, lưu ký chứng khoán, bảo lãnh… Tuy nhiên, lĩnh vực này còn có nhiều hạn chế, chưa phát triển do số lượng chứng khoán niêm yết còn ít, trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên chưa cao… Một hoạt động khác của NH là nhận sự uỷ thác của khách hàng để đầu tư vào những lĩnh vực đem lại lợi nhuận cho khách hàng và có rủi ro thấp. c. Các hoạt động trung gian của NHTM -Chuyển hộ tiền - Mua bán ngoại tệ, tiền mặt -Lưu ký (bảo quản tài sản kim loại quý…) -Thanh toán séc -Mở thư tín dụng -Bảo lãnh: + Bảo lãnh thanh toán xuất nhập khẩu, giao dịch trong nước + Bảo lãnh phát hành chứng khoán + Bảo lãnh sản phẩm( trong giao dịch thương mại) + Bảo lãnh thầu - Tư vấn mô giới… 2. Hoạt động tín dụng( cho vay) của NHTM. 2.1.Khái niệm, vai trò. a.Khái niệm: -Theo định nghĩa chung: quan hệ tín dụng là quan hệ vay, mượn tuân theo nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định. -Theo nghĩa hẹp trong kinh tế: Tín dụng là quan hệ tạm thời chiếm dụng của lẫn nhau( hoặc tạm thời sử dụng vốn) -Theo luật các tổ chức tín dụng thì: Hoạt động tín dụng là việc TCTD sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để có thể cho khách hàng sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh và các nghiệp vụ khác. b..Vai trò. Nhờ có tín dụng ( ở đây chỉ xem xét tín dụng theo khái niệm trong luật các tổ chức tín dụng) mà: -Tiết kiệm được chi phí trong luân chuyển vốn từ tay người cho vay tới người sử dụng. -Các chủ thể trong nền kinh tế, chủ thể đất nước không nhất thiết phải có đủ vốm để sản xuất kinh doanh, trả nợ, xây dựng và phát triển đất nước. -Thúc đẩy quá trình sản xuất phát triển. Riêng đối với NH, cho vay đem lại phần lớn lợi tức cho NH để duy trì và phát triển. 2.2.Phân loại. *Theo mục đích sử dụng tiền vay có hai loại: -Vay tiêu dùng: đối tượng là cá nhân, hộ gia đình… loại hình này rất phát triển ở các nước công nghiệp. -Vay để kinh doanh: có lãi suất thấp hơn lãi vay tiêu dùng, đối tượng là hộ gia đình, các doanh nghiệp. *Theo thời hạn vay: -Tín dụng có thời hạn: là những khoản cho vay mà thời đIểm hoàn trả và thời hạn sử dụng tiền được xác định một cách chính xác ngay từ khi kí kết hợp đồng tín dụng với các loại: cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Thông thường đây là những khoản cho vay theo dự án hoặc vay thấu chi, vay qua sử dụng thẻ tín dụng… của cá nhân, pháp nhân kinh doanh… -Tín dụng không thời hạn. Trong hình thức này thời gian sử dụng tiền vay không được ấn định vào thời điểm kí kết hợp đồng mà thay vào đó là những điều kiện về việc thu hồi tiền vay của NH hoặc việc hoàn trả tiền của người vay. Đây là loại hình cho vay định mức, nó được áp dụng cho những doanh nghiệp có ngành nghề đặc trưng theo mùa vụ, chu kỳ… đáp ứng những điều kiện nhất định do NH đề ra về hiệu quả kinh doanh, uy tín trong quan hệ kinh tế… *Theo điều kiện đảm bảo: -Vay có đảm bảo: là những khoản vay mà NH sẽ nắm giữ tài sản của người vay với mục đích xử lý tài sản đó để thu hồi tiền cho vay khi người vay vi phạm hợp đồng tín dụng. -Cho vay không đảm bảo : là những khoản vay mà NH không nắm giữ tài sản của người vay để xử lý thu hồi tiền cho vat mà thay vào đó là những điều kiện ràng buộc khác( có những điều kiện bất thành văn) ở Việt Nam hiện nay hầu hết với các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn có lãi trong hai năm gần nhất, uy tín trong kinh doanh đều được các NH cho vay không có thế chấp. Trong khi các DN ngoài quốc doanh thì hiếm khi có được đặc quyền đó. NH vừa đòi hỏi tài sản thế chấp vừa đòi hổi tình hình kinh doanh, năng lực công nghệ, quản lý rất cao… Gần đây Chính phủ có ban hành QĐ 193 –TTg/2001 thành lập quỹ “ Bảo lãnh tín dụng cho DN vừa và nhỏ” *Theo phương thức hoàn trả tiền vay có. -Cho vay hoàn trả một lần. -Cho vay hoàn trả nhiều lần. Tuỳ từng đặc điểm của dự án, muốn vay… Ngoài ra còn có các hình thức phân chia khác. II.Dự án đầu tư và thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại. 1. Dự án đầu tư ( DAĐT). 1.1.Khái niệm, đặc điểm. *Khái niệm: đầu tư được hiểu là hoạt động bỏ vốn ra để thu lợi trong tương lai. Vốn có thể là: tiền, tài sản cố định (TSCĐ) thông tin đất đai… Thu lợi có thể là: Doanh thu, lợi ích xã hội lợi nhuận kinh tế … Tương lai: thời gian trên 1 năm. Hoạt động đầu tư được thể hiện tập trung qua dự án đầu tư như sau: Dự án đầu tư là 1 tập hợp các đối tượng như vật, phương tiện cho hoạt động, được hình thành và hoạt động theo một kế hoạch nhất định nhằm đạt được các mục tiêu xác định trong một khoảng thời gian xác định. *Đặc điểm cuả dự án đầu tư: -Có một hình thức tổ chức xác định thực hiện dự án. -Có nguồn lực để tiến hành các hoạt động của dự án. -Có một khoảng thời gian nhất định để thực hiện mục tiêu của dự án. 1.2.Chu trình của dự án đầu tư. -Tìm cơ hội đầu tư: Đât là giai đoạn hình thành nên những ý tưởng về cơ hội đầu tư dựa trên cơ sở cảm tính trực quan hoặc kinh nghiệm thưch tế hay chiến lược phát triển kinh tế xã hội của từng ngành, vùng, quốc gia. Kết thúc giai đoạn này thường có một kế hoạch mang tính chất chỉ đạo về vốn đầu tư và hình thành nội dung nghiên cứu. -Nghiên cứu tiền khả thi: Đây là phần nghiên cứu sơ bộ về các yếu tố cơ bản của dự án như vị trí, quy mô, công nghệ, nhu cầu về vốn cách thức tổ chức thực hiện đồng thời xác đinh các chỉ tiêu chính để đánh giá hiệu quả của dự án làm cơ sở để lựa trọn dự án và triển khai bước tiếp theo. -Nghiên cứu khả thi: Là phân tích, đánh giá kết quả của nghiên cứu tiền khả thi, nếu thấy có dấu hiệu khả quan thì tiến hành nghiên cứu chi tiết toàn diện các yếu tố của dự án, ngoài ra có thể tiến hành thêm một số nghiên cứu này mang tính quyết định đến sự thành công của dự án. -Thực hiện dự án: Biến những ý tưởng, kế hoạch trong nghiên cứu khả thi thành thực tế. Nó bao gồm hàng loạt các bước liên tiếp xen kẽ nhau, chủ yếu chia thành 2 giai đoạn chính. +Thiết kế: từ khảo sát, thiết kế thể hiện những tính toán đó trong hồ sơ thiết kế và trình các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. +Xây dựng: Bao gồmcác khâu từ chuẩn bị mặt bằng, đấu thầu, mua sắm, xây dựng, lắp dặt thiết bị cho đến khâu vận hành chạy thử trước khi hoạt động chính thức. -Vận hành: Là giai đoạn chính thức khai thác các lợi ích của dự án thông qua việc thực hiện hàng loạt các hoạt động đã được dự kiến trong nghiên cứu khả thi. Đây là giai đoạn dài nhất, phức tạp nhất đòi hỏi người quản lý dự án có khả năng phản ứng linh hoạt trước những tình huống xảy ra trong thực tế. -Đánh giá sau dự án: Cần được tiến hành trong quá trình dự án đang hoạt động trước khi bỏ ra khoản đầu tư mới hoặc khi dự án gặp khó khăn lớn, hoặc được tiến hành khi dự án kết thúc. Mục tiêu đánh giá sau dự án nhằm: +Hiệu chỉnh những thông số kinh tế kỹ thuật để đảm bảo mức đã dự kiến trong nghiên cứu khả thi và dưa ra những biện pháp cần thực hiện để đạt được mục đích đó. +Rút ra kinh nghiệm thực tế để hỗ trợ cho việc thực hiện các giai đoạn sau dự án và các dự án khác. +Tìm ra cơ hộiđầu tư mới hoặc nâng cấp, mở rộng dự án cũ. -Kết thúc dự án đầu tư : Thanh lý các khoản nợ, tài sản, hoàn thành các thủ tục pháp lý để kết thúc dự án. 2.Thẩm định dự án đầu tư. 2.1.Khái niệm, vai trò: *Thẩm định dự án đầu tư là quá trình phân tích và làm sáng tỏ một loạt các vấn đề lien quan đến tính khả thi trong việc thực hiện dự án như: công suất, kỹ thuật, thị trường, tài chính, tổ chức… Với các thông tin về bối cảnh và các giả thiết được sử dụng trong quá trình lập dự án đồng thời đánh giá để xác định xem dự án có đạt được mục tiêu xã hội hay không? Có hiệu quả kinh tế, tài chính không? Hoạt động này trước hết là phục vụ chính cho nhà đầu tư, nhà tài trợ rồi đến cơ quan quản lý Nhà nước. -Đối với chủ đầu tư: Lập kế hoạch phối hợp giữa chính sách tài chính, marketing, nhân sự, tác nghiệp một cách chính xác nhất có thể để lựa chọn phương án tốt nhất và qua đó chủ đầu tư sẽ đạt được hiệu quả của tài chính mong muốn. -Với cơ quan Nhà nước: Giúp cho cơ quan nhà nước quyết định cho phép, chấp nhận dự án đó đi vào thực hiện có phù hợp với mục tiêu phát triển của ngành, vùng, lãnh thổ? -Với nhà tài trợ: Có thể vay được lãi cao, thu hồi vốn gốc đúng hạn và duy trì quan hệ làm ăn lâu dài. -Với Ngân hàng: Cho vay theo dự án có đặc điểm đem lại nguồn lợi tức lớn vì dự án thông thường là có thời hạn dài, quy mô lớn, tình tiết phức tạp. Bên cạnh đó, thông tin về dự án đều do người chủ đầu tư(đi vay ngân hàng) lập nên, cung cấp nên không khỏi có những ý kiến chủ quan nhất định “rộng” với dự án. Điều đó buộc NH phải tự mình tiến hành thẩm định dự án một cách toàn diện về lợi ích cũng như rủi ro khi tham gia dự án của khách hàng để quyết định có nên cho vay hay không? 2.2. Quy trình thẩm định dự án đầu tư: (1) Thu thập số liệu thông tin về đơn vị vay vốn và về các khía cạnh liên quan đến dự án đầu tư: -Đơn vị sẽ lập hồ sơ vay vốn rồi nộp cùng hồ sơ pháp lý của mình, của dự án, và các báo cáo tài chính… -Ngân hàng sẽ tra cứu thu thập các thông tin pháp lý báo cáo của cơ quan ngành báo chí về doanh nghiệp, thông tin do trung tâm nghiên cứu doanh nghiệp cung cấp. (2)Xử lý và đánh giá thông tin. Như xem xét tính chính xác của thông tin, tính toán các chỉ tiêu, so sánh chỉ tiêu, hỏi ý kiến chuyên gia tư vấn về những lĩnh vực cán bộ NHTM chưa rõ…để có kết quả thẩm định tối ưu. (3)Sau khi thẩm định, cán bộ tín dụng cho ý kiến của mình rồi trình bày giám đốc, phó giám đốc NHTM có cho vay hay không? Nếu có thì các điều khoản như thế nào? 2.3.Nội dung thẩm định dự án đầu tư. 2.3.1.Thẩm định năng lực khách hàng vay vốn. a.Thẩm định năng lực pháp lý về: -Tư cách pháp nhân qua quyết định thành lập, giấy phép kinh doanh, điều lệ doanh nghiệp, quyết định bổ nhiệm giám đốc, lế toán trưởng hợp đồng liên doanh… thì NHTM sez biết đó là DNNN, công ty TNHH, công ty cổ phần… -Năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự của cá nhân vay vốn, chủ doanh nghiệp tư nhân. -Giấy phép kinh doanh, giấy phép hành nghề… b.Thẩm định về lịch sử phát triển, khả năng, quản lý của khách hàng… Doanh nghiệp mới thành lập, chưa có kinh nghiệm trên thương trường thì NHTM hiếm khi dám mạo hiểm tài trợ mà chỉ thường cho vay với những doanh nghiệp có quá trình kinh doanh lâu dài, và hiệu quả cao, với những doanh nghiệp này NHTM sẽ xem xét các mặt: -Ngày thành lập, quy mô, vốn, tài sản. -Số lượng lao động. -Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của đội ngũ quản lý. -Sản phẩm, số lượng, chất lượng và các giai đoạn phát triển của sản phẩm. -Về uy tín và khả năng quản lý của khách hàng thì NHTM tìm hiểu thông qua các nguồn tin được lưu trữ lại NHTM, thông tin báo chí, các đối tác làm ăn như: Nhà cung cấp, khách hàng của họ phỏng vấn trực tiếp khách hàng, công nhân viên của họ tại nơi sản xuất. Về các câu hỏi như: -Điều kiện dử dụng máy móc. -Số lượng cán bộ, cách bố trí phòng ban làm việc. -Người quản lý có chuẩn bị áp dụng phương pháp mới, công nghệ mới không? -Lãnh đạo và nhân viên có thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với nhau hay không? -Doanh số bán hàng, tỷ suất lợi nhuận chi phí, nợ có tăng không? -Khả năng lãnh đạo, tầm nhìn tương lai của chủ doanh nghiệp. Các câu hỏi trên nếu tách bạch những người được phỏng vấn ra hỏi khéo chắc chắn NHTM sẽ có được những thông tin chính xác về chủ thể vay vốn. c.Thẩm định năng lực tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong ba năm gần đây, tất cả thông tin, số liệu đều do doanh nghiệp cung cấp. -Bảng cân đối kế toán. -Báo cáo kết quả kinh doanh. -Thuyết minh báo cáo tài chính. -Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Sau khi xem xét tính pháp lý, độ tin cậy của các bảng biểu: Sự biến động về số tuyệt đối của tình hình sảm xuất, kinh doanh cũng như đặc điểm của doanh nghiệp, chế độ kế toán áp dụng, dự đánh giá của bản thân doanh nghiệp, NH cũng phải tự tính lại, tính thêm các chỉ tiêu phục vụ cho đánh giá của mình. *Phân tích các khoản mục trong bảng cân đối kế toán. -Tiền mặt: tiền có trong quỹ, tiền gửi NHTM, tiền đang chuyển. Nếu có nhiều tiền mặt thì doanh nghiệp có thể chỉ động trong kinh doanh như: chi tiêu cho các kế hoạch đề ra, đáp ứng các khoản bất thường, khoản nợ. Ngược lại, tiền mặt có quá nhiều trong quỹ mà không sử dụng thì cũng mất cơ hội sinh lời. Tuỳ đặc điểm của doanh nghiệp mà có kế hoạch sử dụng tiền mặt hợp lý. Các khoản phải thu: cho biết hàng hoá của doanh nghiệp có đáơ ứng nhu cầu thị trường không? Phương thức phân phối, thu tiền có hiệu quả không? Có những khoản quá hạn không? … đối tượng là ai?. Và doanh nghiệp thương mại, dịch vụ thì có đặc điểm là khoản phải thu thấp hơn các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất công, nông nghiệp… -Hàng tồn kho: gồm : nguyên liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm chưa bán. Có hai mặt: tồn kho có tính chiến lược ( như đầu cơ) hay tồn kho vì chất lượng, giá cả hàng hoá kém… Quy mô mục đích của tài sản này doanh nghiệp dự trữ có hiệu quả thực tế không?… - Đầu tư chứng khoán ngắn hạn (nếu có): Xem tính thanh khoản, lợi tức của chứng khoán (chứng khoán) qua thị trường chứng khoán, số lượng, giá trị của chứng khoán đó. - Tài sản cố định: Ngân hàng xem xét tài sản cố định của khách hàng với khía cạnh khấu hao sinh lãi của chúng, đôi khi là một khía cạnh là đảm bảo khoản nợ vay nếu trường hợp xấu nhất là phá sản có thể xảy ra. Nếu máy móc, TSCĐ hiện đại, quy mô, cạnh tranh mà khấu hao tốt thì ngân hàng cũng có thể yên tâm một phần khi phân tích TSCĐ của doanh nghiệp. - Cổ phần đầu tư: Xem xét quan hệ đầu tư giữa các cổ đông, người góp vốn để dự đoán những quyết định về tài chính có thể xảy ra. Nợ của khách hàng: Nhiều hay ít? Nợ ai? (nhà cung ứng, công chúng, công nhân viên, nhà nước, khách hàng, Ngân hàng thương mại…) lý do nợ? Độ dài ngắn hạn thời gian phải trả? Nợ đều đặn? Bất thường?… - Vốn tự có: Thể hiện tiềm lực tài chính của doanh nghiệp. Nhưng ngân hàng phải kiểm tra xem thực tế có đúng như doanh nghiệp kê khai không? Mối tương quan với tài sản có của doanh nghiệp với vốn tự có như thế nào? Khi điều kiện kinh doanh có biến động thì sẽ xảy ra điều gì? * Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh. - Lợi nhuận thực tế là bao nhiêu, biến đổi qua thời gian như thế nào? Bao nhiêu phần % thuộc lợi nhuận kinh doanh, lợi nhuận tài chính. - Cơ cấu doanh thu, chi phí? Giá thành sản phẩm có được giảm không? -Thuế của doanh nghiệp được ưu tiên không? Điều gì xảy ra nếu không có điều kiện đó… * Phân tích thuyết minh báo cáo tài chính. - Hình thức hoạt động hạch toán kế toán ( Độc lập hay phụ thuộc), chế độ kế toán ( theo ngày, tháng, năm), đơn vị tiền tệ hình thức ghi số chứng từ, hạch toán khấu hao TSCĐ, nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho. - Chi tiết một số chỉ tiêu ghi tài khoản cấp 1,2 trong báo cáo tài chính và giải thích sự thay đổi cơ cấu của các chỉ tiêu tring đó. - Biện pháp hành động và phương hướng trong thời gian tới của doanh nghiệp sẽ là như thế nào? * Phân tích bảng lưu chuyển tiền tệ. - Sẽ giúp NH hiểu rõ về sự biến động khả năng thanh khoản của doanh nghiệp. - Doanh nghiệp làm ăn có lãi không? Thu tiền nhanh hay chậm? Trong lĩnh vực đó đã tốt chưa, cần cải tiến ra sao? Bảng lưu chuyển này có: ãLưu chuyển từ hoạt động kinh doanh : thu chi tring hiạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp. ãLưu chuyển từ hoạt động đầu tư, do mua sắm, bán TSCĐ, xây dựng cơ bản và đầu tư khác. ã Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính như: cho vay ngắn hạn, dài hạn, bảo lãnh, phạt, chịt phạt với Nhà nước, đối tác. 2.3.2. Thẩm định dự án vay vốn, khả năng trả nợ. a. Thẩm định tổng quan. - Tính chất pháp lý của dự án Các doanh nghiệp đã được chứng minh về tư cách pháp lý nhưng các dự án cũng cần phải được chứng minh về mặt này như: + Luận chứng kinh tế kỹ thuật( báo cáo khả thi) + Quyết định phê duyệt luận chứng đó của cơ quan có thẩm quyền theo pháp luật. + Hợp đồng mua bán máy móc thiết bị, nguyên vật liệu. + Hợp đồng thuê đất, giấy phép xây dựng, nhập khẩu. Và những giấy tờ khác theo quy định của pháp luật, của ngành nghề… - Sự cần thiết của dự án: + Đối với doanh nghiệp : nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường, yêu cầu của ngành, đơn vị chủ quản… + Đối với vùng, ngành, với cả nước về mục tiêu kinh tế, xã hội. b. Thẩm định chi tiết phi tài chính: - Thẩm định về phương diện thị trường: + Tổng quan về cung cầu sản phẩm đó là gì? Ai là nhà cung ứng hiện tại, quá khứ và có thể sẽ cung cấp sản phẩm đó trong tương lai. Với điều kiện nào? Giá cả? sự biến động nguồn cung ứng… liệu có sản phẩm thay thế hay không ? Sản phẩm bổ sung hay không? Các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp đã, sẽ như thế nào? Có ảnh hưởng đến doanh nghiệp ? Nhu cầu của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ đó, phân loại họ ra theo các tiêu chí và dự báo sự phát triển của nó. Doanh nghiệp sẽ có thế mạnh, thế bất lợi như thế nào nếu dự án thành hiện thực… Các thông tin đó được thu thập thường xuyên của trung tâm thông tin NH, báo chí, các cơ quan doanh nghiệp tư vấn… - Thẩm định đối tượng tiêu thụ sản phẩm: + Khách hàng của doanh nghiệp là ai? Họ ở đâu? Đã ký kết hợp đồng về sản phẩm đó chưa? Nếu có thì doanh nghiệp phải cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác. + Phương thức tiêu thụ : phân phối có nhiều hay ít trung gian, hoặc trực tiếp đến người tiêu dùng, thanh toán như thế nào? - Thẩm định tình hình cạnh tranh trên thị trường: Thế mạnh, thế yếu của sản phẩm dự án so với sản phẩm cùng loại trên thị trường trong toàn bộ quãng thời gian dự án tồn tại, phát triển, khắc phục ra sao, bằng biện pháp gì với 4 chiến lược lớn. + Chiến lược nhân sự : Tuyển mộ, đào tạo và phát huy năng lực của đội ngũ công nhân viên. + Chiến lược tài chính, quan hệ sản phẩm hợp lý với các chính sách khác. + Chiến lược sản xuất: quy mô nhà xưởng, địa bàn, phương thức sản xuất… + Chiến lược Marketing: đSản phẩm đGiá cả đPhân phối đXúc tiến hỗn hợp. - Thẩm định phương diện kỹ thuật: Đây là lĩnh vực phức tạp, đòi hoi chuyên môn sâu vì vậy thông thường NH đều thuê chuyên gia kiểm tra, phân tích các yếu tố kỹ thuật và công nghệ chủ yếu của dự án: + Quy mô dự án, công nghệ thiết bị áp dụng NH xem xét thực tế là có hay không? Thuê chuyên gia đến hiện trường kiểm nghiệm đánh giá thông qua những thông số kỹ thuật mà dự án ( đơn vị xin vay lập) đã đề cập ở bản luận chứng KTKT. + Nhân lực, cơ sở hạ tầng để xây dựng như quy hoạch đất đai, dân cư, điều kiện thiên nhiên, môi trường, đầu vào, giao thông, giải pháp kiến trúc. + Tiến độ thi công có hợp lý? + Dự phòng tủi ro kỹ thuật, điều kiện khác có thể xảy ra. c. Thẩm định tài chính: Thể hiện qua sơ đồ sau: Phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận Phântích các nguồn tài trợ cho dự án Phân tích lưu chuyển tiền tệ Phân tích bảng CĐKT trong các giai đoạn dự án Các chỉ tiêu tài chính -Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời -Chỉ tiêu phản ánh khả năng hoà vốn -Chỉ tiêu phản ánh rủi ro Đánh giá kết luận -Quyết định hay bác bỏ cho vay dự án -Cho vay thì vay bao nhiêu -Thời gian khi nào? lãi suất? -Kế hoạch vay, thu nợ * Vốn đầi tư phải được tính theo giá thị trường ( thông qua việc cán bộ đi khảo sát thực tế những hạng mục chủ yếu ) phương thức thực hiện, tiến độ thực hiện. Chi phí điều tra, khảo sát, thẩm định Chi phí vốn, đấu thầu, chuyển giao công nghệ Chi phí thiết bị lắp đặt, xây dựng, đào tạo Chi phí sản xuất nguyên vật liệu nhân công chạy thử Vốn lưu động chi sản xuất ban đầu Bảo hiểm dự phòng lãi vay NH Tổng vốn đầu tư Mỗi nguồn xem xét số lượng, thời hạn, lãi phải trả, điều kiện kèm theo, tính ổn định…phải có thật. Nếu thấy vốn tự có càng lớn thì rủi ro càng nhỏ: quy ra chỉ tiêu, ta cần: tỷ lệ vốn riêng/vốn đầu tư phải lớn hơn hoặc bằng 1/2 ; với dự án đầu tư nước ngoài là >30%. * Thẩm định tính chính xác hợp lý của bảng dự trữ tài chính rồi tính toán các chỉ tiêu như mục trên để qua đó tính so sánh với hiện mức trung bình của ngành. * Phân tích, đánh giá các chỉ tiêu tài chính: +Chỉ tiêu NPV - NPV cho biết lợi nhuận dự án quy về thời điểm hiện tại. NPV r Trong đó: CFt : Dòng tiền thu nhập năm t r : Tỷ lệ chiết khấu n : Số năm đầu tư của dự án Vấn đề khó nhất của phương pháp NPV là đo lương một cách chính xác nhất dòng tiền qua các năm và lãi suất chiết khấu. Cả hai yếu tố này đều biến đổi qua các năm và phụ thuộc vào những điều kiện khách quan lẫn chủ quan. Vì thế ta có thể tính như sau: ồ ri . ki ồ ki r = Trong đó: ri là lãi suất phải trả với nguồn vốn i ki là lượng vốn từ nguồn i Tham khảo thêm lãi suất cùng kì hạn của Ngân hàng Nhà nước. Dòng tiền có thể dựa vào độ nhạy cho mỗi chỉ tiêu mà dòng tiền biến động, cho NPV khác nhau. Cách lựa chọn của phương pháp NPV: Nếu có một hoặc nhiều dự án độc lập nhau thì chủ đầu tư lựa chọn nhưng dự án có NPV > 0 Đối với các dự án loại trừ nhau thì chọn dự án có NPV lớn nhất, lớn hơn không. Công thức NPV có ưu điểm: Cho biết lợi nhuận của dự án và lợi nhuận có thể qui về hiện tại. Nhược điểm: Không quan tâm tới thời gian thu hồi vốn và không kể đến qui mô đầu tư vốn cũng như thực tế biến._. động của các khoản thu chi dự án. +Chỉ tiêu IRR (tỷ suất sinh lời nội bộ) Tỷ suất này được hiểu là mức lãi suất chiết khấu tại đó giá trị hiện tại của dòng lợi ích bằng giá trị hiện tại của dòng chi phí, hay nói cách khác giá trị hiện tại ròng (NPV) bằng không. NPV IRR (NB = 0V) NPV1 NPV2 IRR1 IRR2 IRR – IRR1 IRR2 – IRR1 NPV1 NPV1 – NPV2 = Coi đồ thị NPV là một đường thẳng (gần đúng) thì theo định lý talet ta có: Trong đó các đại lượng IRR1, IRR2, NPV1, NPV2 r = IRR đ ý nghĩa của IRR: là lãi suất chiết khấu tối đa của dự án có thể được chấp nhận để đảm bảo thu hồi vốn đầu tư hay mỗi đồng vốn mỗi năm bỏ ra thu được một khoản lợi nhuận là IRR đồng. Cách so sánh để lựa chọn: ã Nếu các dự án độc lập nhau, chọn dự án có IRR lớn hơn chi phí mỗi đồng vốn phải trả. ã Nếu các dự án loại trừ chọn IRR lớn hơn chi phí vốn đó và phải là lớn nhất. Ưu điểm của phương pháp IRR: Lợi nhuận đo bằng số tương đối, có tính đến giá trị thời gian của tiền. Nhược điểm: thứ nhất là IRR chỉ cho biết tỷ lệ lợi nhuận trung bình trong thời gian dài, bỏ qua dao động ngắn hạn. Thứ hai đó là có những dòng tiền mang dấu âm nên NPV cắt trục hoành tại nhiều điểm và do vậy có nhiều IRR gây khó khăn trong so sánh với chi phí vốn. Khi đó buộc phải qui nhiều dòng tiền về một thời điểm để so sánh với chi phí vốn. Thứ ba, IRR chưa quan tâm tới sự phân bố các dòng tiền trong năm. - Phân tích điểm hoà vốn dự án + Điểm hoà vốn đơn vị sản phẩm. BEP1 = f p - v (Sản phẩm) BEP2 = p.f p - v + Điểm hoà vốn doanh thu bán hàng (Đơn vị đồng) + Điểm hoà vốn tỷ lệ tận dụng nguồn lực BEP3 = f r - u (%) BEP4 = f- KH + nợ gốc +T r - u + Điểm hoà vốn trả nợ Điểm hoà vốn BEP4 càng nhỏ càng tốt, bằng khoảng 30 đ 40% là được, nếu lớn hơn 80% thì đầu tư không an toàn. BEP2 (hoặc BEP1) Tổng sản lượng + Năng lực hoà vốn = Nếu năng lực hoà vốn =< 30% thì dự án khả thi. Trong đó: f: chi phí cố định tổng đầu tư p: giá bán một đơn vị sản phẩm. v: Chi phí khả biến sản xuất một đơn vị sản phẩm. r: doanh thu bán được hết số hàng khi sản xuất tối đa lượng hàng hoá bằng mọi nguồn lực. u: Tổng chi phí khả biến. KH: khấu hao. T: thuế lợi tức ịý nghĩa chỉ tiêu: -Điểm hoà vốn nói lên mức độ khai thác cần thiết theo các chỉ tiêu để đảm bảo thu hồi vốn theo đó điểm hoà vốn ở các trị số càng nhỏ càng tốt vì khả năng hoà vốn chắc chắn hơn. Các giả thiết của công thức này là: -Toàn bộ khối lượng sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ hoàn toàn. -Chi phí cố định bằng nhau đối với mọi qui mô sản xuất. -Chi phí biến đổi tỷ lệ thuận khối lượng sản xuất. -Giá thành sản phẩm ổn định trong suốt thời gian lao động. Các giả thiết này cũng chính là điểm yếu của phương pháp này, hơn nữa nó không tính đến giá trị thời gian của tiền. Chỉ khi dự án ngắn, ổn định thì phương pháp mới có ý nghĩa đo lường tốt nhất. - Phương pháp độ nhạy các chỉ tiêu Phương pháp này phản ánh: Nếu các chỉ tiêu cá biệt (nhân tố) thay đổi thì các chỉ tiêu hiệu quả (như NPV, IRR…) sẽ thay đổi như thế nào? Các bước thực hiện: +Bước 1: Xây dựng mối tương quan giữa các chỉ tiêu hiệu quả và các nhân tố ảnh hưởng dưới dạng phương trinhf hoặc bất đẳng thức toán. +Bước 2: Xác định các khả năng có thể xảy ra của các nhân tố đó. +Bước 3: Thay đổi giá trị nhân tố thì kết quả chỉ tiêu hiệu quả sẽ dao động như thế nào? - Phương pháp kịch bản Phương pháp này cho phép kết hợp nghiên cứu độ nhạy của chỉ tiêu hiệu quả với phân tích xác suất của nó. +Bước 1: Xác nhận công thức toán liên hệ giữa chỉ tiêu hiệu quả (NPV, IRR…) với chỉ tiêu nhân tố và giữ cho nó những khả năng biến động, giá trị xác xuất cho mỗi khả năng đó. +Bước 2: dựa vào bước 1, tính đọ lệch trung bình, độ lệch chuẩn của chỉ tiêu hiệu quả, lựa chọn qui luật phân phối phù hợp (VD: Qui luật phân phối chuẩn). +Bước 3: Sử dụng các chương trình phần mềm tính toán để biết được mỗi phương án NPV có thể xác suất xảy ra. * Thẩm định phưong án cho vay, phương án trả nợ và thời gian thu hồi vốn. - Số tiền vay thực tế nên là bao nhiêu? (Theo cơ cấu nguòn tài trợ và khả năng của ngân hàng), loại tiền cho vay, phương thức giải ngân, lãi suất, phương thức thu hồi vốn, lãi… Các nguồn trả tiền nợ hàng năm - Khả năng thu nợ đối với một dự án là một trong những yếu tố quan trọng để ngân hàng có thể cho vay hay không? = Tỷ lệ đảm bảo nợ Số nợ phải trả hàng năm (gốc + lãi) + Nếu tỷ lệ >= 1 là tốt + Nguồn tiền trả nợ: Tổng số lợi nhuận và khấu hao cơ bản tìa sản cho vốn đầu tư của Ngân hàng tạo ra KH cũng có thể sử dụng một phần hay toàn bộ lợi nhuận và khấu hao do chủ sở hữu tạo ra bổ sung vào để trả nợ. Ngoài ra có thể huy động nguồn khác. (Nguồn nội bộ, vay, thanh lý tài sản…) Yêu cầu đặt ra là phải đánh giá tính thực tiễn của KH trả nợ như số liệu,các yếu tố ảnh hưởng, nếu vay bằng ngoại tệ thì xem xét tỷ giá… - Thời gian thu hồi vốn: NH cần xem xét mặt này vì độ rủi ro tỷ lệ với độ dài dự án. Tổng vốn vay Thời gian hoàn trả vốn vay = KHTSCĐ LN dự án Hình thành + dùng để + Nguồn khác Bằng vốn vay trả nợ Công thức: C0- C0: Tổng vốn đầu tư vốn ban đầu CFi: Luồng tiền dự án năm n : Độ dài dự án r : L/S triết khấu của dự án * Đánh giá các bảo đảm tiền vay: - Mục đích là ngăn ngừa rủi ro có thể do người vay, dự án gây ra bằng cách: + Bảo đảm bằng đất đai và tài sản đi kèm của KH. + Thế chấp giấy tờ có giá trị như cổ phiếu, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. + Cầm cố hoa màu và hàng hoá trong kho. - Yêu cầu đánh giá: + Chất lượng tài sản. Có giá trị thực tế là bao nhiêu khả năng bán được? Người vay có quyền sở hữu như thế nào? Tài sản đang ở đâu? Dễ hư hỏng, xuống giá? + Định giá tài sản: Phải thận trọng và tính đến trường hợp phải bán. +Theo dõi tài sản bảo đảm: theo dõi, cập nhật thường xuyên trước, trong, sau cho vay về giá trị hữu hình, vô hình. Thông thường các NH yêu cầu tổng giá trị tài sản bảo đảm ít nhất bằng 130% giá trị khoản vay. Kết luận: Trong các nội dung thẩm định ở trên quan trọng nhất với ngân hàng và khách hàng đều là thẩm định dự án đầu tư, những nội dung còn lại đều có ảnh hưởng gián tiếp đến hiệu quả thẩm định dự án. Vì vậy khi thẩm định dự án cũng cần gép thêm các phần này vào dự án để nâng cao chất lượng thẩm định. Sau khi phân tích đánh giá, chỉ có dự án nào đạt được các yêu cầu tốt, an toàn như trên thì được NHTM xem xét tài trợ. Khi đó tuỳ theo đặc điểm của ngành nghề, khách hàng mà NH cùng DN có thoả thuận. + Kế hoạch cho vay, quản lý trong dự án cho vay. + Trong quá trình cho vay có thể hỗ trợ doanh nghiệp như thế nào? 3. Hiệu quả thẩm định dự án đầu tư. * Khái niệm hiệu quả thẩm định dự án đầu tư các doanh nghiệp Là chất lượng của công việc thẩm định dự án đầu tư về các mặt thẩm định tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính… nhằm lựa chọn ra phương án để cho vay với lãi suất an toàn nhất, duy trì quan hệ kinh tế với khách hàng. * Các yếu tố tác động đến hiệu quả thẩm định dự án đầu tư - Vấn đề thông tin và xử lý thông tin, chất lượng nguồn thông tin, cách thức xử lý thông tin bảo đảm một phần hiệu quả đó: thông tin phải đầy đủ, chính xác kịp thời, khi đó giúp cán bộ ngân hàng thuận lợi nhanh chóng trong thẩm định đỡ tốn chi phí cao, dự án được chấp nhận, nếu đảm bảo các tiêu chí ngân hàng đề ra bên cạnh đó sẽ giúp khách hàng có thể vay nhanh hơn ngân hàng tin tưởng vào trình độ cán bộ doanh nghiệp cũng như sự trung thực trong cung cấp thông tin. Để đảm bảo thông tin cán bộ ngân hàng còn chủ động tìm các nguồn khác nhau. Đây là những thông tin để kiểm tra, kiểm soát lại nguồn của khách hàng nộp lên ngân hàng. Chu trình cập nhật lưu trữ, xử lý thông tin cũng có ảnh hưởng quyết định: Cập nhật thông tin phải thường xuyên đúng đắn đối tượng, lưu trữ khoa học, xử lý thông tin nhanh, chính xác. - Phương pháp thẩm định: Đội ngũ cán bộ thực hiện quy trình thẩm định: Trình độ chuyên môn, hiểu biết các lĩnh vực liên quan tới dự án đầu tư như: Quản trị kinh doanh, kỹ thuật, đạo đức của cán bộ… đều có ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến hiệu quả thẩm định. Thiếu hiểu biết sẽ làm công tác này mất thời gian, chi phí cho cả ngân hàng, doanh nghiệp( có thể mất cơ hội kinh doanh, rồi có thể gặp rủi ro nợ không trả được…) - Nội dung thẩm định: Thẩm định tính pháp lý của doanh nghiệp, tình hình tài chính quá khứ, tài sản đảm bảo…kiểm soát sau vay đều ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định dự án. - Các yếu tố khác: + Môi trường vĩ mô: pháp lý kinh tế chính trị xã hội: VD cho vay theo chỉ định dự án của chính phủ thì thẩm định có những lúc không có ý nghĩa nhiều lắm. + Công tác kiểm tra, kiếm soát nội bộ ngân hàng trong hoạt động tín dụng. Như vậy, muốn có được một dự án cho khả năng sinh lời cao, hạn chế được rủi ro trong công tác cho vay dự án, các ngân hàng thương mại vể cơ bản cần phải thực hiện tốt các khâu trong quy trình thẩm định dự án đầu tư đã nêu trên. Sau đây ta đi nghiên cứu cụ thể về thực trạng hiệu quả thẩm định dự án đầu tư tại NHCT Hải Dương. Chương II thực trạng về hiệu quả thẩm định dự án tại ngân hàng công thương hải dương i.khái quát về hoạt động kinh doanh của nhct hải dương 1- Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức. a.Lịch sử hình thànhvà phát triển. Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hải Dương (Hải Hưng trước đây) được thành lập từ tháng 8 năm 1998, cơ sở chuyển từ Ngân hàng Nhà nước thị xã Hải Dương theo Nghị định 53/HĐBT ngày 26/03/1998 của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng về việc chuyển hệ thống Ngân hàng sang hạch toán kinh doanh và hình thành 2 cấp, cùng với sự đổi mới cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Là một Ngân hàng thương mại quốc doanh, thực hiện chế độ hạch toán phụ thuộc đặt dưới sự chỉ đạo của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Từ khi thành lập đến hết năm 1996 là Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hải Hưng, có 2 Chi nhánh phụ thuộc là Hưng Yên và Nhị Chiểu. Năm 1997, tái lập tỉnh Hưng yên, Chi nhánh Hải Dương chỉ còn 1 Chi nhánh phụ thuộc là Nhị Chiểu. Hiện nay Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hải Dương có 152 cán bộ công nhân viên, chủ yếu đã qua đào tạo từ Trung cấp Ngân hàng trở lên, có 32% cán bộ có trình độ Đại học và tương đương; 20% cán bộ đang theo học Đại học, còn lại là trình độ Trung cấp. Gần 15 năm qua, cùng với sự vận động của nền kinh tế, Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hải Dương đã có nhiều cố gắng nỗ lực, không ngừng phấn đấu vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: Huy động và sử dụng vốn đều phát triển và mở rộng. Ghi nhận công lao đóng góp của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hải Dương trong sự nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội cũng như trong công tác bảo vệ an ninh, Nhà nước đã tặng thưởng Chi nhánh Huân chương lao động hạng 3 và một Huân chương chiến công hạng 3. b- Chức năng nhiệm vụ, phạm vi hoạt động: Chi nhánh Ngân hàng công thương Hải Dương là thành viên của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Với sự phân công và uỷ quyền của Ngân hàng Công thương Việt Nam, Chi nhánh thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng Công thương trên địa bàn tỉnh Hải Dương về huy động vốn, thu chi tiền mặt, cho vay và thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế, chi trả kiều hối. Đối tượng quan hệ của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hải Dương là các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp trả kiều hối. Đối tượng quan hệ của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hải Dương ngoài quốc doanh, tư nhân, cá thể và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hải Dương, và một số đơn vị ngoài địa bàn tỉnh Hải Dương được Ngân hàng Công thương Việt Nam cho phép bất kể các đơn vị trên hoạt động trên lĩnh vực như công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ, ... c- Tổ chức hoạt động và tổ chức bộ máy quản lý: Trong quá trình hình thành và phát triển đến nay Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hải Dương có 1 Chi nhánh phụ thuộc là Chi nhánh Ngân hàng Công thương Nhị Chiểu và Hội Sở Chi nhánh Ngân hàng công thương tỉnh với 9 phòng trong đó 7 phòng chức năng và 2 phòng giao dịch, 5 quỹ tiết kiệm, các cơ sở trên được đặt tại các địa bàn tập trung dân cư, và kinh tế phát triển thuận lợi cho hoạt động Ngân hàng và khách hàng (doanh nghiệp và dân cư). Có thể khái quát bằng sơ đồ sau: Mô hình tổ chức Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hải Dương Ban Giám đốc Phòng hành chính -tổ chức Phòng tiền tệ - kho quỹ Chi nhánh NHCT Nhị chiểu Phòng thanh toán quốc tế Phòng kinh doanh Phòng kế toán - tài chính Phòng giao dịch số 1 Phòng giao dịch số 2 Phòng kiểm tra - kiểm soát Phòng nguồn vốn Phòng nguồn vốn Phòng Kế toán - Tài chính Phòng kinh doanh Phòng tiền tệ - kho quỹ Phòng hành chính kiểm soát Quỹ tiết kiệm số 3 Quỹ tiết kiểm số 3 Quỹ tiết kiệm số 2 Quỹ tiết kiệm số 4 Quỹ tiết kiệm số 4 Quỹ tiết kiệm số 10 Ban Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Hải Dương gồm 3 đồng chí: 1 Giám đốc, 2 Phó Giám đốc. Trực thuộc Ban Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng công thương Nhị Chiểu và 9 phòng, có 3 quỹ tiết kiệm thuộc phòng nguồn vốn, 2 quỹ tiết kiệm thuộc phòng giao dịch tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh. Chi nhánh Ngân hàng Công thương Nhị Chiểu có 5 phòng: Phòng Kinh Doanh, Phòng nguồn vốn, Phòng Kế toán tài chính, Phòng tiền tệ kho quỹ, Phòng hành chính kiểm soát, trong đó có 1 quỹ tiết kiệm thuộc Phòng Nguồn vốn. d- Cơ chế hoạt động: Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hải Dương dưới sự điều hành trực tiếp của Giám đốc và Giám đốc chịu trách nhiệm với tổng Giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam về mọi hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Giúp việc cho Giám đốc có 2 Phó Giám đốc phụ trách từng phòng nghiệp vụ chức năng theo sự phân công của Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về những vấn đề Giám đốc phân công và uỷ quyền. Căn cứ vào phương hướng, nhiệm vụ kinh doanh hàng năm chỉ tiêu kế hoạch hàng quý của Ngân hàng Công thương Việt Nam chỉ đạo và giao cho Chi nhánh Giám đốc cùng Phó Giám đốc và cán bộ chủ chốt xây dựng kế hoạch, biện pháp cụ thể để chỉ đạo, tổ chức thực hiện thông qua ban lãnh đạo Chi nhánh Ngân hàng Công thương Nhị Chiểu, các trưởng phòng nghiệp vụ tại Ngân hàng Công thương tỉnh bằng việc giao chỉ tiêu chính như: Huy động vốn, dư nợ cho vay, các chỉ tiêu chi phí theo định mức ... Trong phạm vi phân công và uỷ quyền các đơn vị trực thuộc nêu trên có trách nhiệm triển khai và tìm biện pháp thực hiện. Mọi quyền lợi về tiền lương, tiền thưởng, các chế độ khác của cán bộ công nhân viên thực hiện theo quy chế chung của Ngân hàng Công thương Hải Dương trên cơ sở quy chế của Ngân hàng Công thương Việt Nam, đặc biệt là tiền lương, tiền thưởng được thực hiện theo quy chế của Hội đồng tiền lương, Hội đồng thi đua Ngân hàng công thương Hải Dương, trên cơ sở thực hiện kết quả kinh doanh chung của Chi nhánh và kết quả bình xét thi đua đã được Hội đồng duyệt. Quỹ phúc lợi được thực hiện theo quy định chung của Ngân hàng Công thương Việt nam và thoả ước lao động tập thể đã được Đại hội công nhân viên hàng năm thông qua và đại diện là Giám đốc và Chủ tịch công đoàn cơ sở ký kết. 2. Khái quát tình hình hoạt động của NHCT Hải Dương. Tình hình hoạt động của kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hải Dương qua các năm được thể hiện trong báo cáo tài chính sau: Bảng1: kết quả kinh doanh của CNNHCT Hải Dương Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2000 2001 2002 Tổng thu nhập 41.155 56.797 50.747 Tổng chi phí 31.131 50.945 42.331 Lợi nhuận hạch toán 10.024 5.852 8.416 Qua bảng số liệu cho biết tổng thu nhập của ngân hàng trong năm 2001 so với năm 2000 tăng 5.642 triệu đồng tương ứng 13,71%, và đồng thời tổng chi phí năm 2001 cũng tăng so với năm 2000 là 19.814 triệu đồng tương ứng là 63,65%. Do đó làm cho lợi nhuận của NH giảm 4172 triệu đồng tương ứng là 41,62%. Năm 2002 tổng thu nhập so với năm 2001 giảm 6.050 triệu đồng tương ứng là 10,65%, nhưng tổng chi phí cũng giảm 8.614 triệu đồng tương ứng là 16,91% do đó làm lợi nhuận năm 2002 tăng 2.564 triệu đồng tương ứng là 43,81%. Sau đây chúng ta nghiên cứu cụ thể từng hoạt động của NH. a. Hoạt động huy động vốn: Trong kết cấu nguồn vốn, vốn huy động được kết cấu từ nhiều khoản mục khác nhau và được thể hiện qua bảng biểu sau: Bảng 2: Nguồn vốn huy động của NHCT Hải Dương Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Huy động vốn 758.294 890.884 1.096.191 + VND 332.097 369.061 458.893 + Ngoại tệ quyVND 426.197 521.823 637.298 1.Tiền gửi TCKT 166.316 164.854 203.748 + VND 158.660 160.760 142.263 + Ngoại tệ quyVND 7.656 4.094 61.521 2.Tiền gửi tiết kiệm 591.978 709.085 800.009 + VND 173.437 191.355 224.198 + Ngoại tệ quyVND 418.541 591.978 575.811 3. Kỳ phiếu + trái phiếu - 16.947 92.434 + VND - 16.947 92.434 + Ngoại tệ quyVND - - - * Năm 2000: Tổng nguồn vốn huy động năm 2000 là 758.294 triệu đồng so đầu năm tăng 32,2% (toàn hệ thống NHCT tăng 30,4%) , trong đó: - Nguồn vốn huy động VND tăng 55.856 triệu đồng đạt tốc độ tăng trưởng 19,8% và chiếm tỷ trọng 43,7%. _ Nguồn vốn ngoại tệ quy ra VND tăng 130.000 triệu đồng đạt tốc độ tăng trưởng 43,9% và chiếm tỷ trọng 56,3%. * Về cơ cấu nguồn huy động: _ Tiền gửi các tổ chức kinh tế là 166.316 triệu đồng chiếm tỷ trọng 21,9%. _ Tiền gửi dân cư + kỳ phiếu là 591.978 triệu đồng chiếm tỷ trọng 78,1%. * Năm 2001: Tổng nguồn vốn huy động là 890.884 triệu đồng so với năm 2000 tăng 132.590 triệu đồng tương ứng là 17,49%. Với số tiền đó NH đạt 111,4% so với kế hoạch NHCT Việt Nam giao và chiếm tỷ trọng 40,7% tổng vốn huy động của ngành NH trên địa bàn. Trong đó: _ Nguồn vốn huy động VND đạt 369.061 triệu đồng so với năm 2000 tăng 36.964 triệu đồng tương ứng là 11,1% và nguồn vốn này chiếm tỷ trọng 41,4% tổng nguồn vốn huy động năm. _ Nguồn vốn huy động ngoại tệ quy ra VND đạt 521.824 triệu đồng so với năm 2000 tăng 95.627 triệu đồng tương ứng là 22,5% và nguồn này chiếm tỷ trọng 58,6% tổng nguồn vốn huy động năm. * Xét về cơ cấu nguồn huy động: _Tiền gửi các tổ chức kinh tế đạt 164.854 triệu đồng so với năm 2000 giảm 1462 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 18,5% tổng nguồn huy động. _ Tiền gửi tiết kiệm + kỳ phiếu( cả VND và ngoại tệ quy ra VND ) đạt 726.032 triệu đồng so với năm 2000 tăng 134.054 triệu đồng tương ứng 22,6% và chiếm tỷ trọng 81,5% tổng nguồn huy động. * Năm 2002: Tổng nguồn vốn huy động ( bao gồm cả VND và ngoại tệ quy ra VND) là 1.096.191 triệu đồng so với năm 2001 tăng 205.307 triệu đồng tương ứng là 23% và đạt 100% so với kế hoạch NHCT Việt Nam giao. Trong đó: _ Nguồn vốn huy động VND đạt 458.895 triệu đồng so với năm 2001 tăng 89.834 triệu đồng tương ứng là 24% và nguồn vốn này chiếm tỷ trọng 41,86% tổng vốn huy động. _ Nguồn vốn huy động ngoại tệ quy ra VND đạt 637.296 triệu đồng so với năm 2001 tăng 115.472 triệu đạt tốc độ tăng trưởng 22% và nguồn vốn này chiếm tỷ trọng 56,9% tổng nguồn vốn huy động. * Xét về cơ cấu nguồn huy động: _ Tiền gửi các tổ chức kinh tế là 203.748 triệu đồng so với năm 2001 tăng 38.894 triệu đồng và nguồn vốn này chiếm tỷ trọng 18,6% tổng nguồn vốn huy động. _ Tiền gửi tiết kiệm + kỳ phiếu( cả VND và ngoại tệ quy ra VND ) là 892.443 triệu đồng so với năm 2001 tăng 166.411 triệu đồng đạt tốc độ tăng trưởng 22,9% và nguồn vốn này chiếm tỷ trọng 81,4% tổng nguồn vốn huy động. Trong những năm qua, công tác huy động vốn có những khó khăn do việc thay đổi lãi suất và biến động thị trường bất động sản, cùng với trên cùng địa bàn trong tỉnh có nhiều tổ chức tín dụng cùng huy động vốn nhưng Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hải Dương vẫn luôn coi trọng và tìm mọi biện pháp tích cực để huy động vốn được nhiều hơn như từng bước đổi mới phong cách phục vụ khách hàng gửi tiền, cải tiến lề lối làm việc phục vụ khách hàng nhanh chóng, thuận lợi, có khuyến mại khách hàng theo từng thời kỳ,có nhiều hình thức phong phú, hấp dẫn như gửi tiền tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, vận động mở tài khoản tiền gửi cá nhân, bố trí mạng lưới huy động hợp lý và ở nơi tập trung dân cư, khu vực tế tập trung, thuận tiện cho giao dịch giữa khách hàng và Ngân hàng. Do vậy, qua các năm số dư nguồn vốn huy động của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hải dương luôn vững chắc, năm sau cao hơn năm trước tạo điều kiện cho đơn vị kinh doanh hiệu quả, góp phần điều hoà vốn trong hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam, cũng như điều hoà lưu thông tiền tệ trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Một điều đáng nói trong công tác huy động vốn của CNNHCT Hải Dương những năm qua là đảm bảo an toàn vốn, tài sản của khách hàng và NH, bằng cách chi nhánh luôn luôn tôn trọng và thực hiện nghiêm túc quy trình nghiệp vụ, tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, trang bị phương tiện làm việc, đến nay ngoài việc tin học hoá công tác hạch toán kế toán, tổng hợp thống kê, các quỹ tiết kiệm điện tử thuận lợi, chính xác an toàn. Có lực lượng cán bộ sử dụng thành thạo vi tính, kinh nghiệm và có phong cách giao tiếp với khách hàng vui vẻ lịch sự, khiêm tốn và chu đáo. Đặc biệt là tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Từ đó tạo được niềm tin cho khách hàng đối với NHCT Hải Dương. Đây là thành công lớn nhất trong công tác huy động vốn, nguồn vốn liên tục tăng trưởng có ý nghĩa to lớn, khẳng định uy tín và vị thế của NHCT Hải Dương, yếu tố thuận lợi trong cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn. b. Hoạt động sử dụng vốn: Quán triệt phương châm hoạt động kinh doanh của NHCT Việt Nam là “ ổn định an toàn, hiệu quả và phát triển”, thực hiện đi vay để cho vay nhằm phục vụ việc phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, thực hiện đường lối công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, với mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Dựa trên cơ sở những mục tiêu kinh doanh từng thời gian của mình, yêu cầu của sự phát triển kinh tế địa phương nói chung và nhu cầu hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân, CNNHCT Hải Dương đã chủ động đề ra những biện pháp, tổ chức thực hiện nhiệm vụ kinh doanh để nâng dần mức đầu tư tín dụng hợp lý, an toàn phục vụ phát triển kinh tế- xã hội, nhu cầu của các doanh nghiệp cá nhân sản xuất kinh doanh. Cụ thể được thể hiện ở bảng sau: Bảng 3: Tình hình sử dụng vốn của NHCT Hải Dương Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 I.Tổng dư nợ và đầu tư 255.123 257.284 438.602 A_Cho vay nền kinh tế 244.812 256.111 432.976 _ Cho vay ngắn hạn 191.277 161.227 252.874 _Cho vay trung và dài hạn 40.488 80.041 167.123 _Cho vay bằng vốn uỷ thác 5.792 8.762 11.350 _Nợ được khoanh 7.255 6.081 1.629 B-Đầu tư khác 10.311 1.173 5.626 _Mua trái phiếu, cổ phiếu 10.311 1.173 5.626 II.Dư nợ quá hạn 1.085 989 602 C- Chia theo thành phần kinh tế 244.812 256.111 432.976 _Quốc doanh 99.326 141.194 72.966 _Ngoài quốc doanh 145.486 114.917 360.010 Nhìn vào bảng 3 ta thấy : * Năm 2001: Tổng dư nợ và đầu tư năm 2001 tăng 2.161 triệu đồng đạt tốc độ tăng trưởng 0,85%, trong đó: Cho vay nền kinh tế đạt 256.111 triệu đồng so với năm 2000 tăng 11.299 triệu đồng đạt tốc độ tăng trưởng 4,62%. * Về cơ cấu cho vay nền kinh tế: _ Dư nợ cho vay ngắn hạn là 161.227 triệu đồng so với năm 2000 giảm 30.050 triệu đồng và chiếm tỷ trọng 62,95% tổng cho vay. _ Dư nợ cho vay trung và dài hạn là 80.041 triệu đồng so với năm 2000 tăng 39.553 triệu đồng đạt tốc độ tăng trưởng 97,69% và chiếm tỷ trọng 31,25% tổng cho vay. _ Cho vay bằng tài trợ uỷ thác là 8.762 triệu đồng so với năm 2000 tăng 585 triệu đồng và chiếm tỷ trọng 3,42% tổng cho vay. _ Nợ được khoanh là 6.081 triệu đồng so với năm 2000 giảm 1.174 triệu đồng và chiếm tỷ trọng 2,38%. Dư nợ của chi nhánh tăng không đáng kể, song cơ cấu dư nợ thay đổi theo chiều hướng tăng dần tỷ trọng cho vay trung và dài hạn. Vốn tín dụng trung và dài hạn của chi nhánh đã góp phần thúc đẩy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh tế tư nhân cá thể.... thực hiện dự án mới, nâng cấp nhà xưởng máy móc thiết bị, dây chuyền, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh..v.v, giúp cho các hộ gia đình đầu tư, mở rộng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và đã hỗ trợ vốn cho một số hộ chuyển đổi dần cây trồng, vật nuôi theo mô hình trang trại, một số hộ thu mua chế biến hàng nông sản xuất khẩu. * Vốn tín dụng tập trung cho vay các doanh nghiệp lớn, đồng thời mở rộng cho vay các thành phần kinh tế, các lĩnh vực của nền kinh tế. _ Dư nợ cho vay kinh tế quốc doanh là 141.194 triệu đồng so với năm 2000 tăng 41.868 triệu đồng đạt tốc độ tăng trưởng 42,15% và chiếm tỷ trọng 55,13% tổng cho vay. _Dư nợ cho vay ngoài quốc doanh là 114.917 triệu đồng so với năm 2000 giảm 30.569 triệu đồng và chiếm tỷ trọng 44,87% tổng dư nợ. * Năm 2002: Tổng đầu tư và cho vay tính đến ngày 31/12/2002 là 438.602 triệu đồng so với năm 2001 tăng 181.318 triệu đồng đạt tốc độ tăng trưởng 70,47%. Trong đó: cho vay nền kinh tế đạt 432.976 triệu đồng. * Cơ cấu cho vay nền kinh tế: _Dư nợ cho vay ngắn hạn là 252.874 triệu đồng so với năm 2001 tăng 91.647 triệu đồng đạt tốc độ tăng trưởng 56,84% và chiếm tỷ trọng 58,4% tổng dư nợ. _ Dư nợ cho vay trung và dài hạn là 167.123 triệu đồng so với năm 2001 tăng 87.082 triệu đồng đạt tốc độ tăng trưởng 108,8% và chiếm tỷ trọng 38,6% so với tổng dư nợ. _ Dư nợ cho vay tài trợ uỷ thác là 11.350 triệu đồng tăng 2.588 triệu đồng đạt tốc độ tăng trưởng 29,54% và chiếm tỷ trọng 2,62% tổng dư nợ. _ Nợ được khoanh là 1.629 triệu đồng giảm 4.452 triệu đồng và chiếm tỷ trọng 0,38% tổng dư nợ. Như vậy, dư nợ của chi nhánh tăng nhanh so với năm 2001. Cơ cấu dư nợ tăng theo hướng tăng kể cả ngắn hạn, trung và dài hạn, song tỷ trọng đầu tư trung và dài tăng với tốc độ nhanh hơn, vốn tín dụng trung và dài hạn của chi nhánh đã giúp các doanh nghiệp nhà nước đổi mới trang thiết bị, dây truyền công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh... như dự án của: Công ty Đá Mài, Công ty Xây dựng số 18, công ty sản xuất vật liệu XD số 11, công ty xây lắp xây dựng Hà Nội, công ty phát hành sách..v.v.; hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh tế tư nhân trên địa bàn, thực hiện dự án đầu tư mới nhà xưởng, máy móc thiết bị, dây truyền, công nghệ phục vụ cho sản xuât....như dự án: Nhà máy sản xuất bao bì PP Trung Kiên, công ty giầy Việt Phát, Nhà máy Cơ khí nông nghiệp Hùng Vang, công ty may Phương Anh, nhà máy Xi măng Thành Công, nhà máy xi măng Tân Phú Xuân, Nhà máy may DAESHIN Việt Nam co vốn 100% nước ngoài, công ty Cổ phần Quê Hương, Xí nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu Hùng Sơn, Công ty chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu Thắng Lợi.v.v... giúp kinh tế tư nhân và kinh tế hộ gia đình đầu tư, mở rộng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo mô hình trang trại, một số hộ thu mua chế biến hàng nông sản xuất khẩu. * Vốn tín dụng đầu tư theo hướng chú trọng cho vay đối với các doanh nghiệp Nhà nước sản xuất kinh doanh có hiệu quả, song mở rộng cho vay đối với công ty TNHH, công ty Cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, Công ty có 100% vốn nước ngoài, các HTX, tổ hợp .v.v.. các thành phần kinh tế trên mọi lĩnh vực: _Dư nợ quốc doanh là 72.966 triệu đồng so với năm 2001 giảm 68.228 triệu đồng và chiếm tỷ trọng 16,86% tổng dư nợ. _Dư nợ ngoài quốc doanh là 360.010 triệu đồng so với năm 2001 tăng 254.093 triệu đồng đạt tốc độ tăng trưởng 213,28% và chiếm tỷ trọng 83,14% tổng dư nợ. Chi nhánh chú trọng đầu tư vốn cho các doanh nghiệp nhà nước làm ăn có hiệu quả, tiếp cận hoàn thiện và giải ngân một số dự án lớn, song dư nợ cho vay vẫn giảm do giảm dư nợ vay của công ty Xi măng Hoàng Thạch có dư nợ năm 2001 là 80 tỷ đồng nhưng sang năm 2002 công ty đã trả hết nợ, mặc dù chi nhánh đã sử dụng mọi biện pháp tìm kiếm khách hàng nhằm tăng trưởng dư nợ quốc doanh, song vẫn không bù đắp được việc giảm trên. Mặt khác chi nhánh tranh thủ khai thác tìm kiếm thêm khách hàng mới là những doanh vừa và nhỏ ngoài quốc doanh để đầu tư vốn trung và dài hạn, các doanh nghiệp có vốn xây dựng cơ sở vật chất, mua máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ.v.v... nên dư nợ tăng trưởng nhanh tạo ra nhiều công việc cho người lao động. Cũng từ bảng 2 ta thấy rằng nợ quá hạn của chi nhánh cũng giảm qua các năm từ 1.085 triệu đồng năm 2000 xuống còn 989 triệu đồng năm 2001 và đến cuối năm 2002 chỉ còn 602 triệu đồng Từ đó cho thấy rằng dư nợ tín dụng và chất lượng tín dụng của chi nhánh NHCT Hải Dương trong những năm qua đã đạt kết quả tương đối tốt. Tuy nhiên, nhìn về góc độ sử dụng vốn của NH thì chưa được tốt vì chưa sử dụng hết nguồn vốn huy động để cho vay. Chi nhánh phải nộp điều hoà vốn về Ngân hàng Công thương Việt Nam. Tóm lại, đánh giá một cách tổng quát hoạt động của chi nhánh NHCT Hải Dương trong các năm qua đã đạt được những kết quả khá là khả quan. Đặc biệt là trong công tác huy động vốn và sử dụng vốn.Với tư cách là người đi vay để cho vay, ngân hàng Cong thương Hải Dương đã sử dụng nguồn vốn của mình để đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng vốn của các đơn vị, tổ chức kinh tế trên địa bàn. Khối lượng tín dụng lành mạnh được duy trì, tỷ lệ nợ quá hạn thấp.Vốn tín dụng đã góp phần thúc đẩy kinh doanh cũng như thúc đẩy sự phát triển kinh tế địa phương, từng bước đáp ứng việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ nhất định, cũng như trong công cuộc CNH-HĐH đất nước.Những thành công đạt được trong thời gian qua là nhân tố hết sức cơ bản, tạo điêu kiện thuận lợi cho hoạt động của chi nhánh trong thời gian tới. II.thực trạng về hiệu quả thẩm định dự án đầu tư tại NHCT Hải Dương. Khi doanh nghiệp đến vay NH thì cả hai bên đều đóng vai trò là người khách hàng cần thiết đối với nhau. Thực tế khi chưa vay được thì NH là người nắm đằng chuôi trong quan hệ này,vay được rồi thì ngược lại (vì xử lý tài sản thế chấp, cầm cố không phải là mong muốn của NH). Với lý do đó, NH cần phải rất thận trọng khi thẩm định DA ( khâu quan trọng nhất ) để cho vay. Vì vậy, một doanh nghiệp khi đến vay vốn cần phải: - Lập dự án ( có ý kiến xác nhận của người quản lý cao nhất doanh nghiệp )trình lên cấp chủ quản có tư cách pháp nhân xem xét, nếu đồng ý thì trình dự án đó cùng các bản Báo cáo tài chính và các giấy tờ liên quan khác lên cán bộ thẩm định DA của NH. - Các giấy tờ trên bao gồm các quyết định, hồ ._.sinh cũng như nhận và lưu trữ thông tin từ họ. 1.3 Đa dạng hoá các nguồn cung cấp thông tin Đồng thời với việc phát triển hệ thống thông tin. Chi nhánh cũng cần đa dạng hoá các nguồn cung cấp thông tin . Ngay nay, một khối lượng khổng lồ thông tin thuộc đủ mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, trong nước và quốc tế đang được cập nhật hàng ngày trên các xa lộ thông tin. Qua mạng Internet và ngay cả các mạng thông tin trong nước đều có những nguồn thông tin rất đa dạng và tiện dụng. Chi nhánh cần nhanh chóng giao cho một bộ phận khai thác và phân phối thông tin cho toàn bộ các phòng ban. Chi nhánh cần thiết phải xây dựng được một mối quan hệ thường xuyên với các bộ, ngành, với ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại khác nhằm trao đổi thông tin cần thiết trong lĩnh vực kinh tế - xã hội , kể cả những thông tin kinh nghiệm, kỹ năng qui trình nghiệp vụ thẩm định. Có thể nói trao đổi thông tin giữa các ngân hàng thương mại là tương đối khó khăn bởi thông tin là một thứ vũ khí cạnh tranh vô cùng lợi hại. Song điều đó là cần thiết, nhất là giữa các ngân hàng quốc doanh vì nó đem lại lợi ích cho các bên trong các trường hợp như trao đổi tổng kết kinh nghiệm, tránh những khoản vay đảo nợ hay rủi ro thế chấp cùng một tài sản tại nhiều ngân hàng , thông báo về các dự án cùng loại đang được thẩm định tại các ngân hàng và đặc biệt là khi các ngân hàng tham gia đồng tài trợ cho một dự án. Để đảm bảo việc cung cấp thông tin có chất lượng cao cho hoạt động thẩm định, trong các trường hợp đặc biệt cần thiết ngân hàng nên tính đến việc mua các thông tin. Những thông tin quan trọng mang tính chuyên môn cao và không có mua sẵn như thông tin công nghệ kỹ thuật, các phân tính đánh giá thị trường, điều kiện tự nhiên xã hội,... có thể được cung cấp bởi những nguồn tin cậy nhưng chỉ khi ngân hàng chịu chi phí cho nó. Tuy nhiên những thông tin thu thập từ các công ty kinh doanh thông tin không được phân tích hay cung cấp các lời khuyên. Thông tin đó chỉ được mang tính chất thamkhảo và quyền quyết định phụ thuộc vào ngân hàng. Cũng như là mua thông tin, ngân hàng có thể đặt hàng thuê các chuyên gia, các công ty tư vấn trong và ngoài nước góp ý kiến, tham gia phân tích cthẩm định dự án hay thực hiện những nghiên cứu chuyên sâu có liên quan. Việc thuê này sẽ là cần thiết nhất là khi hoạt động của dự án bao trù mọi ngành kinh tế - xã hội , mọi lĩnh vực chuyên môn, kỹ thuật khác nhau (mặc dù đã có sự tham gia của những cơ quan tổ chức chuyên môn trong quá trình lập dự án) 2. Hoàn thiện hơn nữa hội dung và phương pháp thẩm định Có thể nói, việc thẩm định toàn diện mọi nội dung của dự án là cơ sở quảntọng nhất cho việc ra quyết định đầu tư một cách chính xác , khách quan. Mọi nội dung của dự án đều có mối liên quan mật thiết với nhau. Chẳng hạn , kết quả thẩm định về thị trường là cơ sở để đánh giá lựa chọn kỹ thuật, qui mô sản xuất của dự án (vì thị trường là nơi quyết định khả năng tiêu thụ cảu dự án) còn kết quả thẩm định về mặt kỹ thuật lại là có cơ sở để xác định hiệu quả tài chính , là cơ sở để đánh giá lợi ích kinh tế xã hội của dự án. Chi nhánh cần xác định một phương pháp thẩm định khoa học, kết hợp với kinh nghiệm quảnlý thực tiễn và các nguồn thông tin đáng tin cậy * Khi phân tích nguồn vốn đầu tư Cán bộ thẩm định cần tích cực tìm hiểu, lưu trữ các thông tin của các dự án đầu tư có hiệu quả cao làm cơ sở kiểm tra thẩm định nguồn vốn xây dựng. Nhất là vốn mua thiết bị, các chi phí liên qua, tránh việc tính thừa hay tính thiếu nguồn vốn đầu tư. Ngân hàng nên tính ra nguồn vốn đầu tư theo ngân hàng là hợp lý để so sánh với tổng vốn đầu tư của dự án, tổng mức vốn giai đoạn chuẩn bị đầu tư, mức vốn đầu tư phân bổ cho từng hạng mục xây lắp, thiết bị, kiến thiết cơ bản khác và dự phòng của dự án. Để dự tính nguồn vốn đầu tư chính xác, ngân hàng cần chú ý phân tích các yếu tố lạm phát, tỷ giá hối đoái (đối với những dự án có nhập khẩu máy móc thiết bị từ nước ngoài) nhất là đối với dự án gồm những hạng mục đầu tư kéo dài trong nhiều năm. * Với những mặt thẩm định kỹ thuật, môi trường, thị trường .... của dự án nếu Chi nhánh không có điều kiện để thẩm định một cách kỹ càng nên thuê những công ty chuyên gia về thẩm định, không nên bỏ qua hoặc thẩm định sơ sài bất cứ mặt nào của dự án. Sở dĩ ngân hàng cần chú ý thích đáng tới công tác thẩm định công nghệ kỹ thuật, vì Việt Nam đang có nhu càu lớn về việc chuyển giao các công nghệ hiện đại từ nước ngoài để thay thế những công nghệ đã quá lạc hậu trong nước Những công nghệ thải ra của nước ngoài có khi vẫn hiện đại hơn so với công nghệ hiện có tại Việt Nam. Thế nhưng nhiều cán bộ thẩm định do không có thông tin về tiến bộ, khoa học kỹ thuật ở khu vực và trên thế giới , chỉ dựa trên tính ưu việt so với công nghệ trong nước mà tính toán hiệu quả do vậy không lường trước được áp lực cạnh tranh về giá cả, chất lượng của sản phẩm ngoại nhập được sản xuất từ những công nghệ hiện đại hơn. Về mặt thị trường, theo xu hướng phát triển chung, ngân hàng nên chỉ nghĩ đến việc áp dụng các mô hình kinh tế lượng dự báo khả năng tiêu thụ, khả năng phát triển (dưới dạng các phần mềm máy tính) cho những dự án quan trọng. * Xác định khả năng trả nợ Khi thẩm định dự án đầu tư, ngân hàng rất quan tâm khi nào thì doanh nghiệp có tiền để trả nợ. Đây là nguồn tiền mặt chứ không phải là tiền lấy từ kế hoạch KHTSCĐ hay lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp , bởi đó chỉ là những số liệu trong sổ sách kế toán mà thôi . Do vậy cần tiêu chuẩn hoá quan điểm : nguồn trả nợ duy nhất của ngân hàng là dòng tiền mặt. Từ đó những số liệu mà ngân hàng cần quan tâm là tình hình ngân quỹ của doanh nghiệp và căn cứ lập kế hoạch trả nợ cần phải dựa vào chu kỳ tiền mặt của doanh nghiệp. Phân tích đánh giá tình trạng tiền mặt trong suốt quá trình hoạt động của dự án giúp cho việc xem xét liệu vốn tự có và các khoản vay dài hạn có thích hợp với những điều kiện vay trả đã ký kết trong hợp đồng tín dụng hay không/ Liệu sự thiếu hụt tiền mặt có xảy ra không và nếu xảy ra thì sẽ được giải quyết như thế nào? Tốt nhất là phân tích khả năng thanh toán của dự án trong từng năm và với giá cả hiện hành. Năm nào doanh nghiệp có nguồn thu tiền mặt lớn thì năm đó trả nợ nhiềuhơn. Những năm dự án đem lại lợi nhuận âm thì ngân hàng phải tính đến việc khấu trừ khoản đó khỏi nguồn trả nợ, nếu doanh nghiệp không chắc chắn huy động được nguồn khác thay thế. Nếu về lâu dài, thực sự dự án đem lại hiệu quả thì ngân hàng có thể đề nghị hỗ trợ doanh nghiệp trả nợ năm đó, đề nghị ngân hàng miễn giảm thuế hoặc ngân hàng có thể bố trí cho vay ngắn hạn nếu cần. Cần nhận thức được rằng, nếu dự án thực sự có hiệu quả thì chắc chắn sẽ trả được nợ, vấn đề chỉ còn là thời gian thế nào cho hợp lý. Ngân hàng không nên chỉ phụ thuộc cứng nhắc vàonguồn vốn của mình về thời hạn và tính chất (thực tế ngân hàng không hề thiếu vốn cho vay đối với các thời hạn), vì như vậy sẽ gây khó khăn cho những khách hàng và những dự án làm ăn có hiệu quả về tài chính kinh tế xã hội lâu dài nhưng thiếu nguồn trả nợ trước mắt. Cán bộ thẩm định luôn quan tâm đến thời gian hoàn trả vốn vay của dự án. Vì vậy khi tính toán thời gian hoàn trả vốn vay dựa trên dòng tiền của dự án, cần quan tâm tới giá trị thời gian của tiền. Nếu tích luỹ kế nguồn trả nợ qua các năm thì phải đưa về cùng môt thời điểm , như vậy mới đem lại một kết quả chính xác về tính khả thì về mặt tài chính của dự án. * Việc tính toán và sử dụng các chỉ tiêu tài chính Các chỉ tiêu NPV, IRR phải được coi là những chỉ tiêu tổng hợp , cơ bản phản ánh hiệu quả, tính chất của dự án mà không thể không xét đến khi thẩm định. Từ đó ccs chỉ tiêu NPV, IRR cần thiết phải xây dựng 100% các dự án. - Việc sử dụng chỉ tiêu NPV trong thẩm định về mặt tài chính dự án đầu tư có nhiều ý nghĩa, cho ta quyết định có đầu tư vào dự án hay không. Song nhược điểm chính của phương pháp này là nó rất nhạy cảm với sự thay đổi của lãi suất chiết khấu và NPV sẽ không phải là một tiêu chuẩn tốt nếu không xác định được lãi suất chiết khấu hợp lý. Hiện nay ngân hàng thường lấy lãi suất cho vay dài hạn của ngân hàng làm lãi suất chiết khấu khi tính NPV của một dự án. Cách xác định này chỉ chính xác khi dự án có toàn bộ vốn đầu tư lấy từ nguồn vốn đi vay của ngân hàng. Nhưng đây là vấn đề không thể xảy ra vì theo quy định, bên chủ dự án phải có một số vốn nhất định tham gia vào dự án. Theo em , những dự án vay vốn với lãi suất 9%/năm thì có thể sử dụng LSCK 10%/năm (vì vốn vay ngân hàng thường chiếm tỷ trọng lớn, thường đến 80% tổng vốn đầu tư của dự án). Những dự án vay vốn theo kế hoạch Nhà nước với lãi suất 0,65%/tháng (hay 7,8%/năm) thì ngân hàng có thể sử dụng mức lãi suất chiết khấu là 9% để dễ tính toán và cũng không sai lệch là bao nhiêu. - Ngoài ra, các dòng chi phí và lợi ích của dự án đều được chiết khấu với một tỷ lệ chiết khấu như nhau, nhưng do những biến động về chi phí của từng loại vốn tham gia vào dự án qua các năm khác nhau nên ngân hàng có thể sử dụng các tỷ lệ chiết khấu thay đổi để phản ánh được sự thay đổi của các yếu tố ảnh hưởng đến dự án một cách kịp thời. ngân hàng cũng có thể tính NPV, IRR theo phương pháp có sử dụng tái đầu tư nguồn thu vào trong dự án hoặc sử dụng đầu tư vào phương án khác, để các chỉ tiêu này được chính xác hơn. * Phân tích độ nhạy của dự án Khi tính độ nhạy của dự án thì ngân hàng mới chỉ xem xét sự ảnh hưởng của các yếu tố cơ bản như giá nguyên vật liệu , giá bán sản phẩm, lạm phát.... đến các chỉ tiêu hiệu quả của dự án NPV, IRR. Tuy nhiên ngân hàng cần phải tính đến ảnh hưởng của những yếu tố khác như thuế, lãi vay, khấu hao, phương án trả nợ.... thay đổi thì nó ảnh hưởng như thế nào đến dự án. Ngân hàng cũng cần tính điểm tối đa hoặc tối thiểu mà các yếu tố này có thể đạt tới để dự án khả thi và trên cơ sở đó so sánh với thực tế để xem xét dự án có thực sự khả thi hay không? Khi có những biến đổi nhỏ của các yếu tố này thì tác động đến dự án lớn hay nhỏ? Dự án có mức biến động nhỏ thì càng bảo đảm an toàn và có tính khả thi cao. Tóm lại, chi nhánh cần kiểm tra, rà soát lại các chỉ tiêu tài chính đang áp dụng trong thẩm định dự án đầu tư để phát hiện ra những hạn chế và chuẩn hoá lại phương pháp và nội dung thẩm định tối ưu nhất hiện nay, đồng thời xử lý một cách linh hoạt theo tình hình thực tế của công việc. Có như vậy thì mới tránh được rủi ro do không thẩm định khâu này hay thẩm định sơ sài khâu kia, dẫn đến sai lệch trong quyết định đầu tư, gây ra thiệt hại cho ngân hàng. 3. Giải pháp về con người: Nâng cao trình độ cho các cán bộ làm công tác thẩm định Trong mọi công việc, con người luôn là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại, vì vậy ngân hàng cần có sự quan tầm đầu tư thường xuyên để xây dựng một đội ngũ cán bộ nhân viên (trực tiếp hoặc làm các công việc liên quan đến thẩm định) đủ về số lượng, tốt về chất lượng để đáp ứng những đòi hỏi ngày càng khó khăn hơn của công việc. Hiện nay, tất cả các cán bộ thẩm định đều có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên, được đào tạo chính quy chuyên sâu về một ngành kinh tế kỹ thuật nào đó, ngoài ra cũng nắm bắt được một cách bài bản các kiến thức về tài chính, Ngân hàng, kinh tế thị trường . Tuy nhiên, dù trình độ các cán bộ thẩm định của chi nhánh hiện nay nhìn chung đã đáp ứng được yêu cầu công việc, nhưng để thực hiện có hiệu quả công việc của mình thì cần phải tự nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học để có thể ứng dụng những chương trình phần mềm hiện đại vào việc thẩm định dự án. Ngoài ra họ cần phải biết rút kinh nghiệm sau mỗi lần thẩm định phải trực tiếp tham gia giám sát, quản lý tài chính dự án, bám sát với dự án mà mình đang đầu tư để có được hiệu quả thẩm định tốt nhất. Không chỉ có vậy, điều cần thiết khác mà mỗi người làm công tác thẩm định không thể thiếu là luôn đặt tinh thần trách nhiệm cũng như kỷ luật nghề nghiệp lên hàng đầu. Một cán bộ thẩm định với lòng nhiệt tình, sự tâm huyết với nghề sẽ có hướng giải quyết ổn thoả đối với những khó khăn của các khách hàng, phân tích kín kẽ, tư vấn những giải pháp khắc phục khó khăn.Từ đó vừa đảm bảo an toàn , vừa nâng cao uy tín của ngân hàng. Với mục đích nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định thì ngoài sự nỗ lực của bản thân môĩ cán bộ còn cần sự hỗ trợ của ngân hàng. - Ngân hàng tạo điều kiện cho cán bộ thẩm định đi học thêm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; tổ chức các lớp nghiệp vụ ngắn ngày tập trung về hạch toán ké toán, quản trị kinh doanh, luật bảo hiểm, ngoại hối, thanh toán quốc tế..... Các văn bản tài liệu về qui trình nghiệp vụ, phương pháp thẩm định mới cần phải được cung cấp đầy đủ kịp thời đến từng cán bộ của chi nhánh. Các cán bộ chủ chốt có năng lực và triển vọng của ngân hàng cũng cần được tạo điều kiện tham dự các khoá học dài hạn trong và ngoài nước. - Ban lãnh đạo ngân hàng, hàng năm, nhận xét và đánh giá đối với từng cán bộ thẩm định, từ đó đặt kế hoạch bồi dưỡng hay thuyên chuyển cho phù hợp với yêu cầu công việc - Ban giám đốc, Ban kiểm soát cân xây dựng các quy chế kiểm tra, giám sát và các hình thức thưởng phạt hợp lý. Các chính sách đãi ngộ cũng cần được cụ thể hoá theo hướng tăng cường khuyến khích lợi ích vật chất và cơ hội thăng tiến để thúc đẩy ý thức trách nhiệm và tinh thần tự vươn lên của mỗi cá nhân. - Chi nhánh cần có chính sách thu hút và ưu đãi các chuyên gia giỏi để học về làm việc hoặc làm cộng tác viên, cố vấn cho Chi nhánh. - Chi nhánh cần khuyến khích các cá nhân chủ động đề xuất các ý kiến về nghiệp vụ thẩm định, về chính sách đối với cán bộ nhan viên. Tập hợp những đề xuất, sáng kiến, đề án nghiên cứu có giá trị để phổ biến và áp dụng, hoặc có sự giải thích rõ ràng tạo tâm lý, tình cảm tích cực trong cán bộ nhân viên khi có những bất bình hay kiến nghị. 4. Xây dựng chiến lược khách hàng: Khách hàng vừa là người cung cấp vốn cho Ngân hàng, vừa là người sử dụng nguồn vốn đó. Khách hàng là nhân tố cơ bản trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng . Do vây Chi nhánh NHCT Hải Dương phải xây dựng cho mình một chiến lược khách hàng hiệu quả qua những biện pháp sau: * Củng cố và phát triển khách hàng truyền thống: Sở dĩ Chi nhánh cần xây dựng cho mình một chính sách khách hàng truyền thống, vì việc thiết lạp một quan hệ bền vững giữa khách hàng và Ngân hàng quyết định tới sự tồn tại vật chất phát triển của Ngân hàng. Thông qua mối quan hệ lâu dài với khách hàng, bên cạnh việc duy trì được một quan hệ làm ăn ổn định, đây cũng là cách tốt nhất để thu thạp thông tin về khách hàng một cách chính xác đầy đủ và là cơ sở để Ngân hàng thực hiện tốt công tác thầm định dự án, tránh được những rủi ro đạo đức, kế hoạch hoá được nguồn vốn của mình, đáp ứng nhu cầu tín dụng trung và dài hạn. * Mở rộng chọn lọc đối với khách hàng mới: Chi nhánh nên tích cực bằng mọi biện pháp thu thút khách hàng để cho khép kín cả ngắn, trung và dài hạn với chu trình sản xuất. Đồng thời trên cơ sở thiết lập và nâng cao hiệu quả xử lý thông tin tín dụng. Chi nhánh mở rộng thị phần khách hàng bằng nhiều giải pháp cần thiết. Ngân hàng cũng cần quan tâm đến những doanh nghiệp ngoài quốc doanh bởi đây là một lực lượng khách hàng tiềm năng đang ngày càng lớn mạnh. Những dự án của doanh nghiệp thường có hiệu quả cao, thiết thực với đời sống và đóng góp cho sự phát triển chung của đất nước. Tuy nhiên, đối với khách hàng mới, việc thẩm định sẽ có phần nào khó khăn hơn, tính rủi ro cao hơn nên Ngân hàng cần lưu ý. Thông qua chiến lược có chọn lọc khách hàng, Chi nhánh có thể quản lý khách hàng một cách sát thực hơn, chính xác hơn. Nhờ đó Chi nhánh có thể chủ đông trực tiếp tham gia vào những dự án mới của doanh nghiệp ngay từ giai đoạn đầu, không phải đợi một cách thụ đông đến lúc doanh nghiệp mang dự án đến xin vay. Đồng thời qua đó, Chi nhánh nắm rõ dự án ơn, giúp cho việc thẩm định được tiến hành nhanh chống, đơn giản và chính xác hơn. * Tư vấn giúp khách hàng nâng cao chất lượng soạn thảo dự án đầu tư: Một điều kiện quan trọng để Chi nhánh xét duyệt cho khách hàng vay vốn là phải có phương án, dự án đầu tư khả thi. đối với những doanh nghiệp cps kinh nghiệm thì việc xây dựng các dự án hay phương án vay vốn khả thi không phải là vấn đề quá phức tạp. Còn với những doanh nghiệp vừa và nhỏ hay doanh nghiệp tư nhân chưa có nhiều kinh nghiệm thì để xây dựng được một dự án khả thi là không dễ dàng. Nhiều dự án đưa đến Ngân hàng được lập sơ sài, tính toán theo kiểu thu chi đơn thuần, không phản ánh hết nội đung của dự án cũng như hiệu quả mà dự án sẽ đem lại. Vì vậy, việc lập dự án có hiệu quả, loại bỏ những dự án không có tính khả thi. Với cách làm này, Ngân hàng có thể chủ động tìm kiếm và khai thác những dự án có tính khả thi để ra quyết định cho vay. Đây cũng chính là điều kiện cần thiết để nâng cao chất lượng công tác thẩm định, đồng thời là lá chắn tốt nhất với những rủi ro từ phía khách hàng đối với hoạt động tín dụng của Ngân hàng. 5. Giải pháp về công tác thông tin điều hành: Thẩm định dự án đầu tư là tập hợp của rất nhiều hoạt động khác nhau có liên quan và liên hệ chặt chẽ với nhau. Do vậy việc sắp xếp, thông tin ra sao để kết hợp các hoạt động trong một tổng thể thống nhất, kế thừa, hỗ trợ cho nhau là một vấn đề cần quan tâm, xem xét. Bên cạnh đó, việc phân bổ chức năng phù hợp với mỗi cá nhân trong các hoạt động tác nghiệp sẽ tạo ra động lực, sức mạnh thông tin. Nói tóm lại, một cơ chế hoạt động phảo hội đủ hai tiêu chuẩn an toàn và hiệu quả. - Để đảm bảo tính hiệu quả, thông tin tín dụng, thẩm định cần phải được tinh giảm, gọn nhẹ đủ đảm bảo về số lượng và chất lượng để đáp ứng yêu cầu công việc. Sắp xếp phân công cán bộ cần căn cứ vào khả năng của mỗi người, từ đó phát huy tối đa trình độ kinh nghiệm, thế mạnh của mỗi cán bọ trong hoạt động thẩm định. Hoàn thiện hệ thống thông tin sao cho phối kết hợp chặt chẽ, hữu hiệu giữa thẩm định với tín dụng và các phòng ban khac, đảm bảo sự thống nhất về thông tin quản lý và hoạt động công tác thẩm định. - Về sự an toàn, cần thiết phải tạo ra một cơ chế kiểm tra giám sát tự nhiên thông qua quá trình hoạt động giữa các cá nhân, bộ phạn nhằm ngăn chặn các rủi ro, đặc biệt là rủi ro đạo đức. Bên cạnh việc kiện toàn lại bộ máy nhân sự, cơ chế hoạt động của công tác thẩm định, Chi nhánh cần tiếp tục hoàn chỉnh "Quy trình nghiệp vụ thẩm định dự án đầu tư"theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000 mà Phòng thẩm định KTKT & TVĐT đang trực tiếp soạn thảo, lấy ý kiến của cán bộ và phòng ban khác để trình Ban lãnh đạo quyết định. Việc quyết định và hoàn thiện quy trình này là cần thiết, bởi vì công tác thẩm định luôn được thực hiện theo một trình tự, hay nói cách khác là theo các bước phân tích đánh giá. Mỗi nội dung thẩm định cho phép đánh giá một mặt cụ thể, tổng hợp các nội dung này được sự đánh giá toàn diện về dự án. Trong quy trình thẩm định dự án không thể cùng một lúc thẩm định được tất cả các nội dung mà phải thực hiện qua các bước, có thể kết quả này là cơ sở ở bước sau. Quy trình thẩm định phải được tiêu chuẩn hoá các bước, các thủ tục, đạt yêu cầu của Bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000, nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu của khách hàng thông qua việc tăng chất lượng dịch vụ, rút ngắn thời gian thẩm định và tư vấn hỗ trợ cho khách hàng. Một quy trình thẩm định khoa học, toàn diện, phương pháp thẩm định tiên tiến và cán bộ thẩm định tuân thủ đúng quy trình thì kết quả thẩm định sẽ tốt hơn và sát thực hơn. Việc thẩm định theo một trình tự khoa học còn liên kết được các cá nhân trong toàn ngân hàng, phát huy được mặt mạnh, hạn chế được mặt yếu của mỗi cá nhân đồng thời loại bỏ được những rủi ro vô ý cũng như cố ý và rút ngắn thời gian thẩm định. 6. Những giải pháp hỗ trợ thẩm định * Lập quỹ hỗ trợ cho việc thẩm định Cho đến nay, chưa có một Ngân hàng nào dùng các khoản chi phí trợ giúp trong quá trình thẩm định. Bởi vì Ngân hàng chưa tính đến việc bỏ chi phí để thu thập những thông tin có giá trị, nguồn thông tin mà Ngân hàng sử dụng đều là sẵn có, hoặc do khách hàng cung cấp; do Nhà nước quy định các tiêu chuẩn, chỉ tiêu kỹ thuật của ngành; hoặc do kinh nghiệm đúc kết từ những cán bộ có thâm niên trong nghề… Ngay bản thân những người làm công tác thẩm định cũng nhận thức được sự cần thiết của những khoản chi phí hỗ trợ. Vì mặc dù còn lẻ tẻ, không thường xuyên song đã có những cuộc gặp gỡ tiếp xúc trực tiếp, đi thực tế tại các doanh nghiệp, đi thực thập và tìm hiểu thông tin… cần đến chi phí. Việc thẩm định dự án đầu tư không phải chỉ một sớm một chiều, không chỉ hạn chế trong giai đoạn kiểm tra trước khi cho vay. Cán bộ thẩm định còn phải thường xuyên gặp gỡ, kiểm tra liên tục trong quá trình giải ngân vốn và xem xét doanh nghiệp sử dụng vốn vay có đúng mục đích và hiệ qủa hay không. Do vậy, Chi nhánh nên xem xét lập ra một quỹ riêng để chi phí cho hoạt động thẩm định dự án đầu tư. Nó góp phần làm giảm bớt khó khăn cho cán bộ khi tiến hành thẩm định, tạo điều kiện cho quá trình thẩm định thuận lợi hơn. Hỗ trợ về vật chất là rất thiết thực, nó không chỉ giúp cán bộ thẩm định có điều kiện công tác tốt hơn, có kinh phí cho việc đi thực tế tại các doanh nghiệp mà quỹ hỗ trợ còn có trách nhiệm khuyến khích vật chất, làm tăng tinh thần trách nhiệm của các cán bộ thẩm định với công việc của mình. Đi liền với hỗ trợ thì cũng gắn trách nhiệm của cán bộ thẩm định với các nhà dự án mà họ đang làm. Để thực hiện việc này thì cũng có nhiều cách như: Cho phép cán bộ thẩm định hưởng một khoản kinh phí khi tiến hành thẩm định một dự án khả thi - khoản này có thể là cố định. Hoặc một phương án khác là trích phần trăm từ giá trị hợp đồng khi món vay được thực hiện. Những hỗ trợ này trước mắt có thể làm tăng chi phí cho Ngân hàng, nhưng xét về lâu dài, đây chính là động lực thúc đẩy cho Ngân hàng phát triển. * Tổ chức quản lý sau thẩm định, đánh giá dự án đầu tư Các phòng Tín dụng tại Chi nhánh, thông qua việc theo dõi, giải quyết những vướng mắc trong quá trình cho vay, nên thực hiện đánh giá hiệu quả hoạt động của các dự án, so sánh với các ý kiến thẩm định trước đó, rút ra những thành công và những bất hợp lý trong quá trình thẩm định. Các bài học qua các dự án điển hình sẽ là cơ sở đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm cho những dự án sau, đồng thời qua đó mỗi cán bộ tham gia thẩm định sẽ hoàn thiện và nâng cao năng lực làm việc của mình. Chi nhánh nên thường xuyên kiểm soát quá trình bỏ vốn đầu tư, xem xét vòng luân chuyển vốn, vòng quay hàng tồn kho và nhu cầu vốn đầu tư cho từng giai đoạn, từng hạng mục… từ đó sẽ có biện pháp giải ngân hợp lý, tránh lãng phí và ứ đọng vốn, đồng thời kiểm soát chủ đầu tư sử dụng vốn có mục đích không. Công tác đánh giá dự án sau khi đầu tư hiện nay tại hệ thống Ngân hàng công thương nói chung và Chi nhánh ngân hàng công thương Hải Dương nói riêng hầu như chưa thường xuyên, chỉ xảy ra đơn lẻ, tự phát. Do vậy, để đánh giá kết quả đạt được, phân tích các nguyên nhân thành công, thất bại trong công tác xét duyệt cho vay, tổng kết những bài học kinh nghiệm, tích luỹ những kiến thức để công tác thẩm định ngày một tốt hơn, thì cần phải chỉ đạo và phân công các phòng ban làm tốt chức năng này. III. kiến nghị 1. Kiến nghị với Chính phủ, cơ quan ngành, chính quyền địa phương. - Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các loại hình thành phần kinh tế thúc đẩy quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà Nước, khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát triển như nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã đề ra bằng các giải pháp cụ thể: Không phân biệt trong chính sách thuế, đưa quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ vào thực hiện nhanh chóng, hiệu quả tạo điều kiện cho doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận dễ dàng hơn với các ưu đãi theo luật khuyến khích đầu tư trong nước ( đã sửa đổi có hiệu lực1/1/99) nhưng do chính sách hành chính nhiều khe nên ít doanh nghiệp “với” tới được… Chỉ khi doanh nghiệp ngoài quốc dân phát triển lành mạnh thì NH mới dám mạo hiểm. - Hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách Nhà Nước + Các văn bản luật khi xây dựng trước tiên phải là không chồng chéo các cơ quan ngang quyền, thứ hai là phải có định hướng trước một thời gian dài cho luật đó, không thể thay đổi thường xuyên được. Thứ ba là chính xác toàn diện. Thứ tư là tính khả thi. + Các chính sách, thủ tục hành chính quá rườm rà, mâu thuẫn, không đồng bộ. - Ban hành đầy đủ các chuẩn mực kế toán, kiểm toán để các doanh nghiệp áp dụng một cách đồng bộ, thống nhấtm tiện lợi cho việc kiểm tra, kiểm soát của bộ tài chính, bộ KH-ĐT…cũng như quá trình thẩm định của NH. Trước mắt quy định tất cả các doanh nghiệp Nhà Nước phải có kiểm toán độc lập trong hoạt động tài chính, kế toán dần tiến tới bắt buộc các loại hình doanh nghiệp. - Có hệ thống lương, thưởng phù hợp với các cán bộ NH nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng. 2. Kiến nghị đối với NHNN và NHCT Việt nam . 2.1. Ngân hàng Nhà Nước: - Thực hiện cải cách triệt để hệ thống ngân hàng thương mại: + Đổi mới, nâng cấp trang thiết bị như: máy tính, nối mạng nội bộ các NH, lắp đặt máy ATM các chương trình phần mềm quản lý hoạt động kinh doanh … + Xử lý tài sản nợ tồn đọng. + Cơ cấu lại tổ chức hành chính, cán bộ: nhiều NH có quá nhiều cán bộ, có cơ cấu tổ chức cồng kềnh, không hiệu quả, công tác đào tạo gặp khó khăn do trình độ, năng lực tuổi tác cán bộ công nhân viên… + Cấp thêm vốn cho NH - Tăng cường vai trò của trung tâm phòng ngừa rủi ro(IRR) và trung tâm thông tin tín dụng( CIC): + Mở rộng đối tượng thu thập, xử lý thông tin không chỉ doanh nghiệp Nhà Nước, doanh nghiệp lớn mà đa dạng tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp ngoài quốc doanh theo địa bàn chi nhánh của trung tâm( 90% doanh nghiệp ở Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ) thông tin phải đầy đủ các khía cạnh từ quản lý, marketing thị trường…đến tài chính. Kết hợp với các ban ngành như: Tổng cục thuế, tổng cục thống kê, bộ tài chính, uỷ ban kế hoạch,VCCI, hiệp hội doanh nghiệp, báo chí thông tin, các uỷ ban nhân dân tỉnh…để thu thập thông tin đó ban hành các chuẩn mực cho các chỉ tiêu hiệu quả trong phân tích tài chính( như NPV, IRR, BEP, lãi suất chiết khấu…) cho từng ngành nghề ở Việt Nam. 2.2. Ngân hàng Công Thương Việt nam : - Nên phối hợp với ngân hàng thương mại khác như: Ngân hàng Đầu tư và phát triển, Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách cùng nhau hạn chế sự canh tranh không lành mạnh trong tín dụng cũng như trong hoạt động thẩm định để đoàn kết, chuẩn bị đối phó với những thách thức mà các ngân hàng sẽ gặp phải khi hiệp định thương mại Việt Mỹ có tác động lớn, Việt nam dự định gia nhập TWO vào 2005 và đặc biệt là khu vực mậu dịch tự do AFTA đang cận kề. - Chuyển hướng kinh doanh của hệ thống dần sang doanh nghiệp ngoài quốc doanh để tăng quy mô, tỷ trọng khách hàng đó, đem lại lợi nhuận cao hơn, chấp nhận rủi ro có chọn lọc, để hoàn thiện mình. Kết luận Cho vay dự án đem lại nguồn lợi tức lớn, chủ yếu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay. Nhưng để cho vay an toàn, hiệu quả thì không đơn giản. Nó cần một khâu thẩm định đầy đủ chi tiết chính xác khách quan cũng như các điều kiện vĩ mô thuận lợi. Trong khuôn khổ của bản chuyên đề này em chỉ xin đưa ra những vấn đề chung nhất và một số suy nghĩ của em để có thể hy vọng góp phần vào việc hoàn thiện công tác thẩm định dự án của Ngân hàng Công thương Hải Dương. Một lần nữa em xin cảm ơn giáo viên, TS. Nguyễn Thị Thu Thảo. Em cũng trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của các cán bộ tại Ngân hàng, các thầy cô giáo khoa NH-TC đã hỗ trợ em trong quá trình hoàn thành bản chuyên đề này. Hải Dương, ngày 28 tháng 04 năm 2003 Sinh viên: Nguyễn Ngọc Bảo Tài liệu tham khảo Giáo trình tài chính doanh nghiệp. PGS-TS Lưu thị Hương Trường ĐH KTQD Hà Nội Quyết định dự toán vốn đầu tư. Phân tích kinh tế các dự án đầu tư. Nhà xuất bản thống kê Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính. F.S.Miskin- Nhà xuất bản chính trị quốc gia Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Edward Reed và Edward. K.Gill Các báo cáo tài chính của NHCT Hải Dương 2000-2003 Hồ sơ dự án mở rộng sản xuất kinh doanh Công ty TNHH vận tải Hưng Thịnh. Tạp chí luận văn tốt nghiệp khoa NH-TC khoá 40. Tạp chí ngân hàng các số năm 2001,2002. Mục lục Lời nói đầu 1 Chương I: Tổng quan về thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Thương mại 3 I. Ngân hàng thương mại và hoạt động cho vay dự án của ngân hàng thương mại 3 1. Khái niệm, vai trò và các nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng thương mại 3 1.1. Khái niệm, vai trò 3 1.2. Các nghiệp vụ cơ bản của NHTM 4 2. Hoạt động tín dụng (cho vay) của NHTM 8 2.1. Khái niệm, vai trò 8 2.2. Phân loại 9 II. Dự án đầu tư và thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại 10 1. Dự án đầu tư (DAĐT) 10 1.1. Khái niệm, đặc điểm 10 1.2. Chu trình của dự án đầu tư 11 2. Thẩm định dự án đầu tư 12 2.1. Khái niệm, vai trò 12 2.2. Quy trình thẩm định dự án đầu tư 13 2.3. Nội dung thẩm định dự án đầu tư 14 3. Hiệu quả thẩm định dự án đầu tư 29 Chương II: Thực trạng hoạt động thẩm định dự án các doanh nghiệp tại ngân hàng công thương Hải Dương 31 I. Khái quát về hoạt động kinh doanh của NHCT Hải Dương 31 1. Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức 31 2. Khái quát tình hình hoạt động của NHCT Hải Dương 35 II. Thực trạng hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại NHTC Hải Dương 44 III. Đánh giá hiệu quả thẩm đ ịnh dự án đầu tư các doanh nghiệp tại ngân hàng công thương Hải Dương 57 1. Những kết quả thu được từ công tác thẩm định dự án đầu tư 57 2. Những hạn chế trong hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng 58 Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng công thương Hải Dương 62 I. Phương hướng 62 II. Giải pháp 63 1. Thu thập kịp thời đầy đủ chính xác các thông tin 63 1.1. Thu thập đầy đủ thông tin về khách hàng 63 1.2. Thiết lập hệ thống thu thập lưu trữ thông tin thường xuyên cho bản thân chi nhánh 65 1.3. Đa dạng hoá các nguồn cung cấp thông tin 66 2. Hoàn thiện hơn nữa nội dung và phương pháp thẩm định 67 3. Giải pháp về con người 71 4. Xây dựng chiến lược khách hàng 73 5. Giải pháp về công tác thông tin điều hành 75 6. Những giải pháp hỗ trợ thẩm định 76 III. Kiến nghị 78 1. Kiến nghị với Chính phủ, cơ quan ngành, chính quyền địa phương 78 2. Kiến nghị đối với NHNN và NHCT Việt Nam 79 Kết luận 81 Tài liệu tham khảo 82 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNH334.doc
Tài liệu liên quan