Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm tôm Việt Nam xuất khẩu trong quá trình hội nhập

Tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm tôm Việt Nam xuất khẩu trong quá trình hội nhập: LỜI NÓI ĐẦU Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, việc nâng cao kh†\năng‡cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu mang ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Mặt hàng thủy sản của nước ta trong hơn 20 năm qua đã tạo lập được một vị thế khả quan trên thị trường thế giới. Trong đó, sản phẩm tôm tuy chỉ chiếm khoảng 20% về khối lượng xuất khẩu nhưng luôn chiếm trên 40% trong tổng doanh thu xuất khẩu thủy sản. Mặt hàng này ngày càng đạt được mức tăng trưởng xuất khẩu cao, giải quyết việc làm cho h... Ebook Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm tôm Việt Nam xuất khẩu trong quá trình hội nhập

doc122 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1525 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm tôm Việt Nam xuất khẩu trong quá trình hội nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àng ngàn lao động, trở thành ngành hàng có tầm quan trọng chiến lược đóng góp vào nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, trước những đòi hỏi khắt khe của môi trường cạnh tranh toàn cầu, do nội lực chưa được phát huy một cách hiệu quả nên việc sản xuất,\chế biến và xuất khẩu tôm vẫn còn nhiều bất cập, hiệu quả khai thác chưa thực sự tương xứng với tiềm năng phát triển. Bởi vậy, việc tìm ra những giải pháp thực tiễn để Việt Nam, bằng những tiềm năng sẵn có trong sản xuất tôm, cùng với định hướng phát triển đúng đắn của Đảng và Nhà nước nhằm tạo ra vị thế cạnh tranh mạnh mẽ, tạo nên sức mạnh của thương hiệu tôm Việt Nam trên thị trường thế giới là vấn đề mang tính cấp thiết được sự quan tâm của nhiều ngành, nhiều cấp, nhất là trong thời điểm hiện nay, khi Việt Nam đang trong tiến trình gia nhập WTO. Xuất phát từ yêu cầu cấp bách của thực tiễn và lý luận như đã phân tích ở trên, tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài “Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm tôm Việt Nam xuất khẩu trong quá trình hội nhập” làm khoá luận tốt nghiệp của mình. Mục đích của đề tài là nghiên cứu, đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm tôm Việt Nam trên cả ba phương diện chính: chất lượng, giá cả, xúc tiến thương mại; trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm tôm Việt Nam xuất khẩu trong thời gian tới. Đề tài tập trung nghiên cứu một số vấn đề chính sau: - Tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu tôm của Việt Nam trong những năm gần đây (tập trung vào giai đoạn 1998-2003). - Xu hướng phát triển thị trường tôm Việt Nam và thế giới cho đến năm 2010. - Triển vọng phát triển sản xuất cũng như khả năng cạnh tranh của sản phẩm tôm Việt Nam xuất khẩu trong quá trình hội nhập hiện nay. - Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm tôm Việt Nam xuất khẩu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Phù hợp với mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu nêu trên, nội dung của đề tài được bố cục như sau: Mở đầu Chương I: Khái quát chung về hội nhập kinh tế quốc tế và khả năng cạnh tranh của mặt hàng tôm Việt Nam xuất khẩu. Chương II: Tổng quan về thị trường tôm thế giới và thực trạng khả năng cạnh tranh của mặt hàng tôm Việt Nam xuất khẩu Chương III: Định hướng và giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của mặt hàng Việt Nam xuất khẩu Kết luận Khả năng cạnh tranh của mặt hàng tôm Việt Nam có rất nhiều vấn đề để phân tích đi sâu, song trong phạm vi khoá luận này còn có một số thiếu sót như các bảng biểu sắp xếp chưa được hệ thống, chưa khái quát được toàn bộ các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của mặt hàng tôm; phạm vi nghiên cứu còn chưa bao quát được tình hình sản xuất và xuất khẩu tôm của tất cả các vùng trong cả nước. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để hoàn thiện hơn nữa khoá luận này. CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA MẶT HÀNG TÔM VIỆT NAM XUẤT KHẨU Những vấn đề lý luận chung về hội nhập kinh tế quốc tế Quan niệm về hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam Ngày nay, cùng với sự phát triển có tính chất bùng nổ của cuộc Cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ, trong động thái hết sức sôi động của xu hướng khu vực hoá, toàn cầu hoá thì đối với mỗi quốc gia, quan hệ kinh tế đối ngoại có vai trò hết sức quan trọng trong việc khai thác có hiệu quả lợi thế so sánh của đất nước, thu hút nguồn vốn từ bên ngoài, chuyển giao công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến của thế giới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng với tốc độ cao. Nhìn chung, thế giới đang chuyển từ đối đầu sang đối thoại, hoà bình, hợp tác và phát triển. Bởi lẽ đó, để phù hợp với xu thế hiện nay, không một quốc gia nào có thể phát triển mà lại đứng ngoài quỹ đạo toàn cầu hoá. Trước nhu cầu phát triển, nắm bắt khả năng tận dụng những mặt tích cực của quá trình toàn cầu hoá, các nước trên thế giới đều có thiên hướng từ bỏ chính sách đóng cửa, chuyển sang chính sách mở cửa với bên ngoài để đẩy mạnh xuất khẩu, tranh thủ vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý để phát triển. Bên cạnh quan hệ song phương, quan hệ đa phương đóng vai trò ngày càng quan trọng trong quan hệ quốc tế, xuất hiện nhiều cơ cấu trên mợi tầng nấc: tiểu vùng, khu vực, đại khu vực và toàn cầu. Có thể nói, trong lịch sử, có nhiều nước phát triển bằng con đường kinh tế đối ngoại và đã thành công; và cũng không có nước nào đóng cửa, “bế quan toả cảng” lại có thể phát triển mạnh. Bản thân nước ta, từ năm 1986, chúng ta đã tìm thấy một trong những giải pháp hàng đầu để thoát khỏi khủng hoảng là tiến hành thành công các nhiệm vụ chiến lược và mục đích phát triển kinh tế đối ngoại. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã khởi xướng công cuộc đổi mới xã hội về mọi mặt, mà nội dung trọng điểm là mở rộng quan hệ hợp tác phát triển kinh tế quốc tế. Đại hội Đảng lần thứ VII nêu rõ: “đa dạng hoá, đa phương hóa quan hệ đối ngoại”, “Việt Nam sẵn sàng là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII (1996) đã quyết định “đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới”. Nghị quyết 04 của BCH TW Đảng khoá VIII (12/1997) chỉ rõ nguyên tắc hội nhập là “trên cơ sở phát huy nội lực, thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách thu hút các nguồn lực từ bên ngoài”, “tiến hành khẩn trương, vững chắc việc đàm phán Hiệp định thương mại với Mỹ, gia nhập APEC và WTO” và “có kế hoạch cụ thể để chủ động thực hiện các cam kết trong khuôn khổ AFTA”. Trong Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta đã nhấn mạnh gắn chặt việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, phát huy cao độ nội lực đồng thời tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững. Bởi lẽ, độc lập tự chủ về kinh tế tạo cơ sở cho hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả; từ đó tạo điều kiện cần thiết để xây dựng kinh tế độc lập tự chủ. Quan điểm của Đảng là xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, trước hết là độc lập tự chủ về đường lối phát triển theo định hướng XHCN, đẩy mạnh CNH - HĐH, tạo tiềm lực kinh tế, khoa học và công nghệ, cơ sở vật chất - kỹ thuật đủ mạnh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, có hiệu quả và sức cạnh tranh, có thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo nền kinh tế đủ sức đứng vững và ứng phó được với các tình huống phức tạp, tạo điều kiện thực hiện có hiệu quả các cam kết hội nhập quốc tế[1] Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX - NXB Chính trị quốc gia 2001 . Vậy thì, hội nhập kinh tế quốc tế là gì? Theo khái niệm mới nhất mà Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế đưa ra thì “Hội nhập kinh tế quốc tế là sự gắn kết nền kinh tế của một nước vào các tổ chức kinh tế quốc tế”, “Hội nhập kinh tế quốc tế là việc các quốc gia thực hiện chính sách kinh tế mở, tham gia các định chế kinh tế tài chính quốc tế, thực hiện tự do hoá và thuận lợi hóa thương mại, đầu tư, bao gồm: Cắt giảm thuế quan Giảm và bỏ NTBs và chuẩn mực hoá NTMs Giảm hạn chế đối với thương mại dịch vụ Giảm hạn chế đối với đầu tư Thuận lợi hoá thương mại Nâng cao năng lực: văn hoá, xã hội,…” Mục tiêu, nguyên tắc và phương châm hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam Mục tiêu hội nhập kinh tế quốc tế Văn kiện Đại hội IX đã nêu rõ chủ trương “xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ đi đôi với hội nhập kinh tế quốc tế. Kết hợp nội lực với ngoại lực thành nguồn lực tổng hợp để phát triển đất nước”. Nói một cách khác, mục tiêu của hội nhập kinh tế quốc tế là để tạo thêm nguồn lực, cấu thành sức mạnh tổng hợp nhằm đẩy mạnh CNH-HĐH theo định hướng XHCN, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Những nguồn ngoại lực là tiền vốn, thiết bị, vất tư, thị trường, những tiến bộ khoa học và công nghệ, những kiến thức hiện đại về quản lý; những đối tác làm ăn, hợp tác,… Như vậy, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế chính là nhằm đáp ứng yêu cầu và lợi ích của nước ta trong quá trình phát triển, đồng thời qua đó phát huy vai trò của nước ta trong quá trình hợp tác và phát triển của khu vực và thế giới. Nguyên tắc cơ bản của hội nhập kinh tế quốc tế Nguyên tắc cơ bản và bao trùm là chủ động hội nhập trên cơ sở đảm bảo giữ vững độc lập, tự chủ và định hướng XHCN, đảm bảo vững chắc an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Giữ vững độc lập tự chủ trong quá trình hội nhập được thể hiện trước hết trong quyết sách hội nhập nhằm khai thác tối đa các lợi thế, đồng thời đối phó thắng lợi với các thách thức trong quá trình hội nhập. Sự chủ động cần được thể hiện ngay trong việc chọn lựa các tổ chức tham gia, các đối tác ta có quan hệ và thời điểm tham gia. Bên cạnh đó, tính chủ động còn được thể hiện qua việc xây dựng lộ trình hội nhập hợp lý trong khuôn khổ quy định chung; chủ động điều chỉnh pháp luật, chính sách cho phù hợp, chủ động tổ chức sản xuất và điều hành kinh tế trong nước nhằm nâng cao không ngừng khả năng cạnh tranh không chỉ trong thị trường nội địa mà cả trên thị trường quốc tế, chủ động phương cách thực hiện các cam kết. Nói một cách khác, tính chủ động được thể hiện trong việc chọn “sân chơi” và “cách chơi” theo “luật chơi” chung. Còn định hướng XHCN được thể hiện trong những mục tiêu cần đạt được qua quá trình hội nhập nhằm phục vụ công cuộc CNH - HĐH đất nước. Phương châm hội nhập Phương châm cơ bản để tiến hành hội nhập là bảo đảm nguyên tắc cùng có lợi trong quan hệ song phương và đa phương mà nước ta tham gia. Theo nguyên tắc này, một mặt không để thiệt hại đến lợi ích cần có và hợp lý mà ta được hưởng; mặt khác phải chấp nhận một sự chia sẻ hợp lý lợi ích cho các đối tác tuỳ theo mức đóng góp của các bên hợp tác. Trong hợp tác liên kết, cần giữ vững nguyên tắc vừa hợp tác vừa đấu tranh, vừa kiên quyết mềm dẻo, để đạt tới mục tiêu đồng thời bảo vệ được lợi ích chính đáng của ta. Bên cạnh đó, việc phát huy tối đa nội lực mang ý nghĩa quyết định; việc tranh thủ tối đa nguồn lực từ bên ngoài cũng có ý nghĩa quan trọng, để kết hợp được chặt chẽ nội lực với ngoại lực thành nguồn lực tổng hợp để phát triển đất nước nói chung và thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng. Tóm lại, trong khi hội nhập, chúng ta phải thực hiện nhất quán phương châm đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ kinh tế quốc tế. Thực hiện phương châm này chẳng những vừa đảm bảo được lợi ích của nước ta mà nó còn có ý nghĩa rất quan trọng để giữ vững độc lập tự chủ, sự cân bằng trong các mối quan hệ quốc tế, tránh lệ thuộc một chiều vào một hoặc một số đối tác. Cơ hội và thách thức khi Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế quốc tế Xu hướng toàn cầu hoá vừa là tất yếu, vừa là dòng chảy chính nổi bật. Tham gia vào quá trình toàn cầu hóa là những quốc gia khác biệt nhau về tiềm lực, khả năng, hoàn cảnh, điều kiện, lợi ích và mục tiêu,… Một mặt, quá trình này tạo ra những yếu tố cạnh tranh thuận lợi hơn cho sự phát triển của mỗi nước dựa trên sự khai thác có hiệu quả lợi thế so sánh của nước đó; mặt khác, nó cũng tạo ra không ít thách thức và khó khăn – nhất là đối với những nước đang phát triển như Việt Nam. Những cơ hội phát triển cho Việt Nam Việc tham gia vào toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế sẽ giúp nước ta có điều kiện tham gia nhanh vào hệ thống phân công lao động quốc tế, có điều kiện chọn lọc, có nhiều cơ hội tiếp cận nhanh chóng, kịp thời công nghệ kỹ thuật mới, có nhiều cơ hội để tiếp cận các nguồn vốn quốc tế, nâng cao trình độ dân trí và trình độ văn minh về nhiều mặt cho các tầng lớp nhân dân, các vùng dân cư nhờ sự phổ biến rộng rãi của hệ thống thông tin toàn cầu, sự phát triển của các phương tiện thông tin đại chúng và sự kết hợp đa phương tiện truyền thông. Có thể nhìn nhận khách quan rằng, Việt Nam là nước kém phát triển, tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam sẽ được giúp đỡ rất nhiều. Nhờ vào quá trình hội nhập, chúng ta có thể nhanh chóng bước vào ngành công nghiệp hiện đại của thế giới, từ đó tác động đến các ngành kinh tế khác làm cho năng suất và chất lượng sản phẩm tăng lên. Tham gia vào các mối liên kết kinh tế khu vực cũng như thế giới sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam tận dụng được nguồn vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư trực tiếp (FDI). Hơn thế nữa, khi ký kết các Hiệp định thương mại song phương với các quốc gia, các tổ chức thương mại khu vực và quốc tế, hàng rào thuế quan và phi thuế quan sẽ được hạ thấp hoặc dỡ bỏ, do đó Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội hơn để tiếp cận với thị trường quốc tế. Việc mở rộng thị trường sẽ giúp Việt Nam phát huy tối đa nguồn lực và thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển. Bởi thế, cơ hội tiếp theo mà quá trình hội nhập kinh tế dành cho Việt Nam là tối ưu hoá cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của đất nước. Do tiếp cận được nguồn vốn đầu tư của các công ty xuyên quốc gia, tiếp cận được công nghệ, kỹ thuật hiện đại cùng với những kinh nghiệm trong quản lý và mở rộng thị trường, Việt Nam sẽ cải thiện được cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của mình với sự gia tăng tỉ trọng thành phẩm trong xuất khẩu cuả đất nước. Việc tham gia vào các tổ chức liên kết kinh tế quốc tế giúp cho Việt Nam tránh được tình trạng bị phân biệt đối xử, được hưởng những ưu đãi trong quan hệ kinh tế thương mại quốc tế. Đồng thời giúp cho Việt Nam nâng cao được vị trí quốc tế và tạo thế đứng vững chắc trong quan hệ kinh tế, phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới đất nước. Chúng ta thấy rằng, cộng đồng thế giới ngày càng gia tăng vai trò của mình trong việc giải quyết các vấn đề lớn, nhạy cảm của toàn cầu (tranh chấp xung đột giữa các nước, chiến tranh, dịch bệnh, thiên tai, ô nhiễm môi trường,…). Đó cũng là một điều kiện thiết yếu tốt cho sự phát triển ổn định của từng quốc gia trong đó có Việt Nam. Những thách thức đối với Việt Nam Trước hết, hội nhập kinh tế làm cho nền kinh tế đất nước, sự ổn định và phát triển phụ thuộc rất nhiều vào trạng thái của các nền kinh tế khu vực và trên thế giới. Khi tham gia vào quá trình toàn cầu hoá, Việt Nam sẽ phải chịu tác động từ các nền kinh tế bên ngoài, do đó bất cứ một biến động xấu nào từ bên ngoài cũng rất có thể sẽ tác động tiêu cực tới nền kinh tế trong nước. Sản xuất trong nước, như một hệ quả tất yếu, sẽ phụ thuộc tương đối vào tình hình thị trường bên ngoài. Hơn thế nữa là việc mất dần bản sắc dân tộc, các tệ nạn xã hội phát triển, đạo đức xã hội xuống cấp,… Thứ hai, đó là những thách thức về cạnh tranh tiêu thụ sản phẩm. Chấp nhận hội nhập vào nền kinh tế thế giới tức là các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải chấp nhận sự cạnh tranh quốc tế gay gắt. Hiện tại và trong tương lai sẽ có nhiều nước phát triển chọn chiến lược tăng trưởng hướng về xuất khẩu. Như vậy, Việt Nam không những phải cạnh tranh với những đối thủ mạnh đi trước mà còn phải tham gia cuộc cạnh tranh giữa các nước tương đồng nhau về trình độ, về cơ cấu sản phẩm. Như vậy, có thể nói Việt Nam sẽ gặp khó khăn trong việc bảo vệ thị trường nội địa trước áp lực ngày càng tăng của nạn buôn lậu qua biên giới; của việc mở rộng thị trường khi thực hiện đầy đủ các quy chế và “luật chơi” của AFTA, APEC, WTO,… Hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới, trở thành thành viên của các tổ chức khu vực và quốc tế, còn tạo ra những thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam ngay trên đất nước Việt Nam, trên thị trường Việt Nam. Những cam kết thực hiện dỡ bỏ hàng rào thuế quan và phi quan thuế,…còn đặt các doanh nghiệp Việt Nam vào vị thế phải cạnh tranh quyết liệt với các công ty nước ngoài, bao gồm cả những công ty khổng lồ, những công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia ngay trên thị trường Việt Nam. Hơn nữa, Việt Nam là một nước nhỏ và còn lạc hậu, nguồn nhân lực dồi dào song chất lượng không cao, phân công lao động không đồng đều nên khó có thể biến các tiềm năng thành hiện thực; khó tiếp thu các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến. Thêm vào đó, vì trình độ của chúng ta về khoa học, công nghệ còn thấp nên có thể trong quá trình nhập công nghệ, chúng ta đã nhập “nhầm” những công nghệ không hiện đại, hoặc đã được sử dụng,… gây hậu quả nặng nề về kinh tế. Vô tình, chúng ta đã biến đất nước mình thành bãi thải công nghiệp cho các nước phát triển. Trong khi đó, sự bất bình đẳng giữa mua sản phẩm công nghiệp và bán nguyên liệu từ khoáng sản, nông lâm hải sản, sức lao động,… làm cạn kiệt nguồn tài nguyên của đất nước mà vẫn không phát triển được bao nhiêu, dần dần bị lệ thuộc vào kinh tế các nước khác. Trong khi đó, nổi cộm lên là sự bất cập về cơ cấu quản lý, hệ thống pháp luật và chính sách kinh tế thương mại chưa hoàn chỉnh - đặc biệt là chính sách thuế. Trong danh mục hàng hoá công bố dự kiến cắt giảm thuế vào AFTA đến năm 2003 thì có đến 70% là những mặt hàng hiện nay chưa sản xuất được tại Việt Nam còn danh mục loại trừ tạm thời thì phần lớn gồm các mặt hàng trong nước đã sản xuất được. Tình hình này có thể gây đột biến về nhập khẩu và tăng sức ép cạnh tranh, gây khó khăn lớn cho doanh nghiệp, nhất là khi không có sự điều chỉnh hoặc tự điều chỉnh kịp thời. Diễn đàn kinh tế toàn cầu (WEF) trong các năm 2001 và 2002 đã xếp Việt Nam ở các vị trí 60 và 65 trong 80 quốc gia lựa chọn. Trong khi đó, thứ bậc tương ứng cho Trung Quốc là 47 và 33. Trong báo cáo mới nhất về năng lực cạnh tranh toàn cầu do WEF tổ chức năm 2003, Việt Nam vẫn xếp hạng 65/80 quốc gia. Mặc dù có tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm khá cao, song khả năng cạnh tranh của Việt Nam vẫn chưa có nhiều cải thiện. Với các lợi thế hiện tại về lao động giá rẻ, tài nguyên phong phú,…Việt Nam cần phải làm rất nhiều việc; cần phải có chiến lược hợp lý và cơ cấu kinh tế phù hợp; tận dụng được các cơ hội và thông tin hữu ích để tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Những vấn đề về hội nhập kinh tế quốc tế đối với mặt hàng tôm Việt Nam Hội nhập kinh tế quốc tế đối với hàng thủy sản Việt Nam nói chung Trong lịch sử phát triển của ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt là trong những năm trở lại đây, sự tăng tốc ngoạn mục của ngành này đang có một vai trò quan trọng. Thủy sản đã và đang trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân. Bởi vậy, hội nhập kinh tế quốc tế đối với ngành thủy sản là một trong những hướng đi đúng đắn và lâu dài nhằm tập trung cố gắng cho ngành thuỷ sản phát triển đúng vai trò và tiềm năng của nó, đem lại những lợi ích to lớn cho nền kinh tế quốc dân. Ngành thủy sản đang triển khai những chiến lược phát triển để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ hội nhập kinh tế quốc tế. Thực hiện chính sách hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, mục tiêu chủ yếu của ngành thủy sản là thâm nhập và mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm trong khu vực và trên thế giới; giành được vị trí có lợi trên thị trường; kết hợp một cách hiệu quả nhất các nguồn lực về vốn, công nghệ, tri thức, kinh nghiệm trong quản lý và sản xuất để phát huy tốt nhất lợi thế so sánh của ngành thuỷ sản Việt Nam nhằm đem lại lợi ích kinh tế cho đất nước. Có thể thấy, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng sản xuất nông lâm thuỷ sản nhanh và liên tục, bình quân 4,5%/năm. Một số mặt hàng đã có vị thế trên thị trường thế giới như gạo, cà phê, hạt điều, thuỷ sản,… Theo cách tính độ mở của nền kinh tế phổ biến (tỷ trọng ngoại thương so với GDP) thì Việt Nam có độ mở của hội nhập tương đối cao là 49,85%; trong đó nông nghiệp có độ mở là 50-60% (phần lớn là xuất khẩu) với một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực như cà phê xuất khẩu 95% sản lượng, điều 100%, tiêu 90%, chè 50%,…[1] Trần Lê - Thời báo kinh tế Việt Nam – 24/03/2003 đã có trên 85% số dòng thuế của cả nước tham gia chương trình CEPT của ASEAN; trong đó tỷ lệ của hàng nông - thuỷ sản là 76%. Những nhóm hàng Việt Nam đã tham gia CEPT thuộc nhóm có khả năng xuất khẩu là chè, cà phê, cao su, lạc, dừa, điều, rau quả tươi, động vật sống, thuỷ sản,… Không thể phủ nhận rằng thủy sản đang là nguồn thực phẩm quan trọng cho tiêu dùng trong nước và góp phần không nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu. Năm 2002, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đã vượt qua ngưỡng 2 tỷ USD, và năm 2003 phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 2,3 tỷ USD. Trong quá trình hội nhập kinh tế, ngành thủy sản Việt Nam đã nhanh chóng tiếp thu công nghệ sản xuất tiên tiến của các nước trong khu vực và trên thế giới. Nuôi trồng thủy sản ngày nay chủ yếu tập trung vào nuôi các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao và có giá trị xuất khẩu như tôm sú, cá tra, basa, tôm càng xanh,… với công nghệ nuôi mới như nuôi công nghiệp tuần hoàn khép kín không thay nước, sử dụng thức ăn công nghiệp, dần sử dụng các chế phẩm sinh học thay thế cho các hoá chất và thuốc phòng, chữa bệnh cho thủy sản dùng trong nuôi trồng có ảnh hưởng đến môi trường. Như vậy, bước vào hội nhập, thủy sản Việt Nam có nhiều thuận lợi cả trong và ngoài nước. Nhà nước đã và đang đẩy mạnh chế độ tự do hoá sản xuất và kinh doanh, tự do hoá xuất khẩu, lưu thông, tiêu thụ và xoá bỏ độc quyền. Hơn thế nữa, Chính phủ còn có nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích sản xuất, kinh doanh, giảm thuế,… Bên cạnh đó, nhiều nước ưa chuộng hàng thủy sản Việt Nam vì sản phẩm vừa có giá thành rẻ, vừa dần dần đáp ứng được các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn về môi trường và chất lượng đang được cải thiện rõ rệt. Như vậy, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ có ảnh hưởng lớn đối với các sản phẩm thủy sản Việt Nam. Các khu vực mậu dịch tự do hoá sẽ đem lại nhiều cơ hội do giảm thuế quan, mở rộng thị trường quốc tế cho hàng thủy sản, tạo cơ hội đổi mới công nghệ sản xuất, chế biến thủy sản, tăng sức cạnh tranh, tác động tốt đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Bởi lẽ, điều kiện và tiềm năng để phát triển thủy sản toàn diện, đa dạng ở Việt Nam còn rất lớn, thông qua việc gia tăng mức độ hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là hội nhập vào WTO thì tiềm năng của Việt Nam có thể khai thác một cách hữu hiệu và năng động hơn. Tuy nhiên, hàng thủy sản Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Bên cạnh những khó khăn chung mà nền kinh tế cần giải quyết như đã phân tích ở trên, thủy sản Việt Nam còn có những khó khăn riêng. Đó là: diện tích nuôi trồng thuỷ sản tự phát còn nhiều và có xu hướng tăng nhanh; nhiều loài thủy sản ven bờ đang bị khai thác cạn kiệt; đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành thủy sản đang giảm sút mạnh. Mô hình tổ chức quản lý theo hướng thị trường cũng như thông tin về thị trường hầu như rất hiếm hoi và không cập nhật, dẫn đến sự chậm chạp và thiếu thông tin trong xúc tiến xuất khẩu hàng thủy sản. Ngoài ra, Việt Nam sẽ gặp thách thức lớn do trình độ phát triển chưa cao, năng suất lao động nông nghiệp còn thấp, ngành công nghiệp chế biến thủy sản còn nhiều yếu kém. Cho nên Việt Nam có nguy cơ bị cạnh tranh ngay cả trên sân nhà. Do đó, khi hội nhập kinh tế quốc tế cần lưu ý những tác động ngược của quá trình hội nhập, tự do hoá thương mại đối với nền kinh tế còn non yếu của Việt Nam như: sự thâm nhập của hàng nhập khẩu, sự biến động giá cả trên thị trường thế giới, vấn đề cạnh tranh quyết liệt của chất lượng và giá cả thủy sản, thực phẩm do cắt giảm thuế quan hay do hàng rào bảo hộ bị hạn chế hay xoá bỏ,… Nếu không chuẩn bị kỹ lưỡng những vấn đề đó thì chúng ta sẽ dễ dàng mang đến tình trạng thua thiệt, phá sản, thất nghiệp, nghèo túng cho các hộ nông dân cũng như các doanh nghiệp trong việc thực hiện đa dạng hoá nông nghiệp, từ đó gây nên sự bất ổn cho nền kinh tế - xã hội của đất nước. Hội nhập kinh tế quốc tế đối với mặt hàng tôm Việt Nam Ngành thủy sản Việt Nam, trong đó có lĩnh vực xuất khẩu tôm cũng đã nhận thức rõ ràng rằng, để thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả, điều cần thiết trước hết là phải xây dựng được nhận thức đúng đắn và thống nhất trong toàn ngành về vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế; đặc biệt là những nguyên tắc chỉ đạo cơ bản và bước đi; cũng như nhận thức được những cơ hội và thách thức, lợi ích và những khó khăn phức tạp trong quá trình hội nhập của ngành. Trên thực tế, căn cứ vào điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, tiềm năng phát triển của mặt hàng tôm về diện tích mặt đất, mặt nước, khí hậu, con người, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có; căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, ngành thủy sản đã đề ra những chủ trương hội nhập cụ thể. Đó là việc phát triển tôm thành mặt hàng chủ lực trong sản xuất, chế biến và xuất khẩu thủy sản. Để làm được như vậy, sản phẩm tôm chế biến cần phải nâng cao được chất lượng, hạ được giá thành sản phẩm để hội nhập kinh tế có hiệu quả; bên cạnh việc cạnh tranh bằng giá sẽ chủ yếu là cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm, bằng thương hiệu trên thị trường thế giới. Nhận thức được tầm quan trọng đó, ngành thủy sản đã và đang tiếp tục triển khai đồng bộ các chương trình kinh tế - xã hội mục tiêu như Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản; Chương trình phát triển xuất khẩu thủy sản; Chủ trương phát triển khai thác hải sản xa bờ và ổn định khai thác vùng gần bờ; Tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư; Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam cả trong thị trường nội địa và thị trường quốc tế. Đây sẽ là tiền đề cho sự chủ động tham gia hội nhập kinh tế quốc tế và đưa Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu tôm hàng đầu thế giới. Những vấn đề cơ bản về khả năng cạnh tranh Khái niệm về khả năng cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam Khái niệm Trong nền kinh tế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, năng lực cạnh tranh là một khái niệm quan trọng để chỉ khả năng tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế, của doanh nghiệp hay của sản phẩm trên thị trường trong nước và quốc tế. Người ta phân biệt khái niệm năng lực cạnh tranh quốc gia (national competitiveness) và năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp; năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ (competitiveness of company, product and service). Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đã đưa ra khái niệm năng lực cạnh tranh quốc gia (dưới sự chỉ đạo khoa học của hai giáo sư của Đại học Havard là Michael E. Porter và J. Sachs) như sau: Năng lực cạnh tranh quốc gia là năng lực của một nền kinh tế có thể tạo ra tăng trưởng bền vững trong môi trường kinh tế đầy biến động của thị trường thế giới[1] Trang 2, Tài liệu của Hội nghị Chất lượng Việt Nam lần thứ 4, Hà Nội- 2001 . Còn năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ của một doanh nghiệp được định nghĩa là khả năng một chủ thể tạo ra, duy trì và gia tăng lợi nhuận, thị phần tại các thị trường ngoài nước mà tại đó có nhiều chủ thể khác cùng tham gia kinh doanh mặt hàng, dịch vụ đó, thông qua việc tận dụng lợi thế so sánh về chi phí sản xuất và năng suất và một loạt các nhân tố đặc trưng khác của ngành. Năng lực cạnh tranh quốc gia và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, của sản phẩm, dịch vụ có mối liên hệ hữu cơ. Không thể có năng lực cạnh tranh quốc gia cao khi năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp đều thấp; mặt khác, năng lực cạnh tranh quốc gia, thể hiện qua môi trường kinh doanh, các chính sách kinh tế vĩ mô, ảnh hưởng quyết định đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, của các sản phẩm và dịch vụ. Các tiêu chí của khả năng cạnh tranh Trước hết, đối với năng lực cạnh tranh của một quốc gia, WEF sử dụng một số nhóm tiêu chí và chỉ tiêu để đánh giá. Tuy nhiên, có thể chia ra làm hai thời kỳ: trước năm 1999 và sau năm 1999. Trước năm 1999, WEF sử dụng 8 nhóm tiêu chí với 155 chỉ tiêu, vừa kết hợp điều tra theo mẫu, vừa thăm dò ý kiến của 1500 công ty trên toàn thế giới. Tám nhóm tiêu chí này bao gồm: Độ mở cửa của nền kinh tế Vai trò hiệu lực của Chính phủ Sự phát triển của hệ thống tài chính - tiền tệ Trình độ phát triển của công nghệ Trình độ phát triển của cơ sở hạ tầng Trình độ quản lý của doanh nghiệp Số lượng và chất lượng của lao động Trình độ phát triển của thể chế: bao gồm hiệu lực của cơ quan bảo vệ pháp luật Mỗi nhóm tiêu chí này có vai trò quan trọng khác nhau và đều có những trọng số nhất định. Sau năm 1999, WEF điều chỉnh lại các nhóm tiêu chí, gộp lại thành ba nhóm lớn là: sáng tạo kinh tế, khoa học công nghệ, tài chính, quốc tế hóa, trong đó trọng số của sáng tạo kinh tế, khoa học công nghệ đã tăng mạnh từ 1/9 lên 1/3. Đối với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ, các vũ khí cạnh tranh chủ yếu là: Cạnh tranh bằng sản phẩm: Uy tín của sản phẩm sẽ tạo nên lợi thế có tính quyết định trong cạnh tranh, cạnh tranh về sản phẩm sẽ thể hiện ở những mặt sau: + Cạnh tranh về trình độ của sản phẩm: chất lượng, tính hữu dụng của sản phẩm, bao bì. Tùy những sản phẩm khác nhau sẽ có những tiêu chí khác nhau và điều quan trọng là phải lựa chọn trình độ sản phẩm phù hợp với yêu cầu của thị trường. + Cạnh tranh về chất lượng: tùy theo từng sản phẩm khác nhau với các đặc điểm khác nhau để lựa chọn chỉ tiêu phản ánh chất lượng, nếu tạo ra nhiều lợi thế cho chỉ tiêu này thì sản phẩm càng có nhiều cơ hội giành thắng lợi trong cạnh tranh. + Cạnh tranh về bao bì: đặc biệt là những ngành có liên quan đến lương thực, thực phẩm, những mặt hàng có giá trị sử dụng cao. Cùng với việc thiết kế bao bì cho phù hợp, doanh nghiệp còn phải lựa chọn cơ cấu sản phẩm cho phù hợp và cơ cấu hàng hóa, chủng loại hợp lý. Điều đó có nghĩa là trong việc đa dạng hóa cơ cấu chủng loại và sản phẩm nhất thiết phải dựa vào một số sản phẩm chủ yếu. Cơ cấu thường thay đổi theo sự thay đổi của thị trường, đặc biệt là những cơ cấu có xu hướng phù hợp với người tiêu dùng. + Cạnh tranh về nhãn mác, uy tín sản phẩm: đây chính là công cụ để đánh trực tiếp vào trực giác của người tiêu dùng. + Cạnh tranh do khai thác hợp lý chu kỳ sống của sản phẩm: cần có những quyết định sáng suốt để đưa ra một sản phẩm mới hoặc dừng cung cấp sản phẩm đã lỗi thời. Cạnh tranh về giá: giá là một công cụ quan trọng trong cạnh tranh, thường được sử dụng trong các giai đoạn đầu của doanh nghiệp khi doanh nghiệp bước vào một thị trường mới. Cạnh tranh về giá thường được thể hiện ở những khía cạnh sau: + Kinh doanh với chi phí thấp + Bán với mức giá hạ và mức giá thấp Cạnh tranh về phân phối và bán hàng: thể hiện ở những nội dung chủ yếu sau: + Khả năng đa dạng hóa các kênh và chọn được kênh chủ lực + Tìm được người điểu khiển đủ mạnh: đối với các doanh nghiệp sử dụng các đại lý độc quyền thì cần phải xem._. xét đến sức mạnh của các doanh nghiệp thương mại làm đại lý cho doanh nghiệp. + Có hệ thống bán hàng phong phú: đặc biệt là hệ thống các kho, các trung tâm bán hàng được trang bị cơ sở vật chất hiện đại + Có nhiều biện pháp để kết dính các kênh lại với nhau + Có các dịch vụ bán và sau bán hàng hợp lý: chủ yếu thể hiện ở nội dung: tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho thanh toán; có chính sách tài chính và tiền tệ hợp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua bán với khách hàng; hệ thống thanh toán phải nhanh đồng thời đảm bảo công tác quản lý của doanh nghiệp; các phương tiện bán văn minh, nắm được phản hồi của khách hàng nhanh nhất và hợp lý nhất; bảo đảm lợi ích củâ người bán và người mua, người tiêu dùng hợp lý nhất và công bằng nhất, thường xuyên cung cấp những dịch vụ sau bán cho người sử dụng, hình thành mạng lưới dịch vụ rộng khắp ở những địa bàn dân cư Cạnh tranh về thời cơ thị trường: vấn đề là các doanh nghiệp cần dự báo được và nắm được thời cơ thị trường mà thường xuất hiện do các yếu tố sau: + Do sự thay đổi của môi trường công nghệ + Do sự thay đổi của yếu tố dân cư, điều kiện tự nhiên + Do các quan hệ tạo lập được của từng doanh nghiệp Cạnh tranh về thời cơ thị trường thể hiện ở chỗ doanh nghiệp dự báo được những thay đổi của thị trường, từ đó có những chính sách khai thác thị trường hợp lý và sớm hơn các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, cạnh tranh về thời cơ thị trường còn thể hiện ở chỗ doanh nghiệp tìm ra được những lợi thế kinh doanh sớm và đi vào khai thác thị trường và một loạt sản phẩm của doanh nghiệp cũng có thể sẽ sớm bị lão hóa. Yêu cầu này đòi hỏi các doanh nghiệp phải thích ứng nhanh với những thay đổi đó. Cạnh tranh về không gian và thời gian: Loại cạnh tranh này xuất hiện những vấn đề về chính sách sản phẩm và chính sách giá cả của sản phẩm. Giá cả của các doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường chênh lệch là không lớn, chất lượng tương đối ổn định, trong trường hợp như vậy thời cơ và thời gian có vai trò quan trọng và nó quyết định việc mua bán. Doanh nghiệp nào có quá trình mua bán thuận tiện nhất, nhanh nhất sẽ chiến thắng trong cạnh tranh. Để thực hiện việc bán hàng nhanh nhất, thuận tiện nhất phải sử dụng một loạt các biện pháp sau: + Ký hợp đồng nhanh và thuận tiện + Điều kiện bán hàng nhanh và thuận tiện + Thủ tục thanh toán nhanh + Các hoạt động sau bán hàng phải phong phú Song vấn đề cơ bản vẫn là tạo lập được uy tín giữa người mua và người bán, làm tốt được công tác này là một trong những điều kiện quyết định năng lực cạnh tranh của sản phẩm của doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh của hàng thuỷ sản Việt Nam Năng lực cạnh tranh của hàng nông - lâm - thủy sản của Việt Nam được chia làm 3 nhóm[1] Theo tài liệu của Viện nghiên cứu kinh tế trung ương 1999, Thời báo Kinh tế Việt Nam 18/03/2003 : Nhóm có khả năng cạnh tranh và đang cạnh tranh có hiệu quả: bao gồm thủy sản, trái cây đặc sản (vải thiều, xoài, bưởi,...), một số đặc sản nông nghiệp (mè, măng khô,...), điều, tiêu, gạo,... Nhóm có khả năng cạnh tranh có điều kiện: bao gồm chè, cao su, rau, hoa tươi, thực phẩm chế biến,... Nhóm có khả năng cạnh tranh thấp: bao gồm mía đường, bông, cây có dầu, đỗ tương, ngô, sữa bò,... Hàng thủy sản nằm trong nhóm một – nhóm có khả năng cạnh tranh và đang cạnh tranh có hiệu quả; trong đó tôm chế biến là mặt hàng có tỷ lệ lao động cao; dựa vào lợi thế so sánh về sự khéo léo, tiếp thu nhanh của lao động, chi phí tiền công lao động tương đối thấp. Song ngành hàng này đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt, đa số chưa có thương hiệu, chưa có mẫu mã sản phẩm riêng; chưa tạo được cơ sở nguyên liệu, phụ liệu, cơ sở công nghệ và kỹ thuật cần thiết nên giá thành còn cao, tính độc đáo của sản phẩm bị hạn chế nhiều, chất lượng thiếu ổn định, năng lực sản xuất còn yếu, chưa đáp ứng được những đơn hàng lớn. Những sản phẩm thuộc nhóm hai, có khả năng cạnh tranh có điều kiện bao gồm những sản phẩm rất đa dạng thuộc cả 3 ngành chính nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, trong đó có những ngành có thể tương đối nhanh trở thành những ngành có năng lực cạnh tranh như chè, rau quả, hoa tươi,... Chè là một ví dụ điển hình về tiềm năng to lớn nếu được cải thiện về giống, công nghệ trồng trọt và chế biến,... Các sản phẩm thuộc nhóm này cần nhanh chóng nâng cao khả năng cạnh tranh trong thời gian tới khi mà thời hạn thực hiện đầy đủ các cam kết AFTA đang đến gần. Nhóm thứ ba gồm những sản phẩm mà hiện tại và trong thời gian trước mắt, khả năng cạnh tranh có khoảng cách quá xa so với những đối tác cạnh tranh đang phải đối mặt. Những sản phẩm nông nghiệp được liệt kê là những sản phẩm mà năng suất, chất lượng, giá thành còn kém xa so với những sản phẩm đang được chào bán trên thị trường thế giới. Những lợi thế so sánh của mặt hàng tôm Việt Nam khi hội nhập kinh tế quốc tế Về điều kiện tự nhiên và khí hậu Việt Nam nằm ở ven biển khu vực Đông Nam Á với những điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi đối với việc phát triển ngành thuỷ sản nói chung và mặt hàng tôm nói riêng. Đường bờ biển dài 3260 km với 12 đầm phá và các eo vịnh, 112 cửa sông và khoảng 4000 đảo lớn nhỏ ven biển rất thuận lợi cho việc khai thác các loại tôm nước mặn như tôm hùm,... Trong nội địa, hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt và nhiều hồ lớn nhỏ, những vùng đất cát rộng lớn ở các tỉnh miền Trung,…tạo cho nước ta có tiềm năng lớn về nuôi trồng tôm. Mặc dù có những nét khác biệt giữa ba miền Bắc, Trung, Nam song nhìn chung cả nước mang sắc thái hai mùa: mùa mưa và mùa khô. Miền Bắc khí hậu ôn hoà, là vùng chịu ảnh hưởng nhiều của bão. Miền Trung lượng mưa nhiều nhất, có nhiều đầm phá thích hợp nuôi tôm. Miền Nam khí hậu mang tính chất xích đạo. Nhìn chung, chế độ khí hậu, thời tiết và các điều kiện tự nhiên đa dạng tạo điều kiện phát triển nuôi trồng nhiều loài tôm khác nhau, và hiện nay diện tích nuôi trồng tôm ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang được mở rộng hơn nữa. Ngoài ra, về địa lý, Việt Nam nằm ở khu vực gần các thị trường lớn đối với mặt hàng tôm như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc,…có tiềm năng tăng trưởng lớn đối với việc tiêu thụ sản phẩm tôm tươi sống cũng như qua chế biến. Về nguồn lợi tôm tự nhiên Vùng biển Việt Nam là một trong những vùng biển có năng lực tái tạo sinh học tương đối cao do nằm trong vùng sinh thái nhiệt đới. Hơn nữa, môi trường biển còn tương đối trong sạch, chưa bị ô nhiễm nhiều. Điều kiện tự nhiên của Việt Nam rất thuận lợi để các loài thuỷ sinh vật quần tụ, sinh sôi, phát triển, có thể khai thác được nhiều loài tôm nước mặn giá trị cao. Bên cạnh đó, Việt Nam có một lợi thế địa lý thực sự với vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn, hàng nghìn hòn đảo mà nhiều nơi có khả năng xây dựng những trung tâm nuôi tôm lớn. Nhìn chung, ở nước ta, các nguồn tôm ở vùng phía Bắc tập trung hầu như toàn bộ ở Vịnh Bắc Bộ. Chiều sâu của Vịnh trung bình khoảng 50m, với đáy là cát và bùn. Các đảo Cát Bà và Bạch Long Vĩ (cách bờ khoảng 75km) là hai đảo lớn nhất và giữ vai trò là hai trung tâm khai thác lớn của Vịnh Bắc Bộ. Khu vực miền Trung có đặc điểm là phần thềm lục địa rất hẹp. Vùng nước có độ sâu 100m rất gần bờ. Vùng nước có độ sâu từ 200m trở lên cách bờ khoảng 30 - 50km. Do phần thềm lục địa hẹp nên những tàu đánh bắt lớn không nhiều. Hơn nữa vùng này nằm trong vành đai bão gây ảnh hưởng lớn đến các hoạt động khai thác tôm. Các ngư trường miền biển phía nam Việt Nam bao gồm các vùng biển ở phía Tây nam của Việt Nam, trong vùng Vịnh Thái Lan và ngoài khơi phía Đông nam của Việt Nam. Độ sâu của vùng biển này khoảng 60m. Đây là vùng chịu ảnh hưởng mạnh của sông Cửu Long, sông này đổ ra biển một khối lượng lớn nước ngọt mang theo nhiều chất dinh dưỡng trầm tích, do đó năng suất đánh bắt thủy sản nói chung và đánh bắt tôm ở vùng này nói riêng là tương đối cao. Trên toàn quốc có khoảng 250 hồ và đầm phá, chiếm khoảng 34.000ha. Tỷ lệ lớn nhất là ở các vùng ven biển Nam Trung Bộ, sau đó là châu thổ sông Hồng và các vùng khác. Nước ta có khoảng 2.360 con sông với trên 100 sông lớn. Các ruộng lúa ở Việt Nam chiếm một diện tích khoảng 548.000ha. Đây là nguồn khai thác rất lớn. Các loài sinh sống ở vùng này chủ yếu là các loại tôm nước ngọt với sản lượng khai thác không nhiều, tập trung chủ yếu để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, ngoại trừ tôm càng xanh có giá trị cao ở vùng sông Cửu Long có thể khai thác và tập trung cho xuất khẩu. Các loài tôm khai thác được trên biển thường là những loài có giá trị kinh tế cao, sản lượng lớn, chủ yếu tập trung cho xuất khẩu như: tôm he, tôm chì, tôm vàng, tôm sắt, tôm rằn,…Theo các kết quả nghiên cứu, tại vùng biển Việt Nam đã bắt gặp 225 loài tôm thuộc 69 giống của 24 họ, trong đó có 96 loài của 6 họ tôm quan trọng nhất: họ Penaeidae có số lượng đông nhất - 59 loài; họ Solenoceridae - 12 loài; họ Nephropidae - 3 loài; họ Aristeidae - 3 loài; họ Palinuridae - 9 loài; họ Scyllaridae - 9 loài. Trong 96 loài trên, có 43 loài có giá trị kinh tế và xuất khẩu (chiếm 45%), trong đó có 10 loài đang được nuôi tại Việt Nam. Về nguồn lao động Toàn ngành thuỷ sản hiện có khoảng hơn 450.000 lao động tham gia đánh bắt hải sản, trong đó hoạt động gần bờ khoảng hơn 310.000 người chiếm tỷ trọng 73%, hoạt động xa bờ khoảng 120.000 người; ngoài ra là lao động với các hoạt động đánh bắt khác. Ngành thủy sản đang tích cực đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho đội ngũ lao động nghề cá để họ tiến kịp với sự phát triển về ứng dụng khoa học, công nghệ, trang bị của đội tàu xa bờ. Với trên 4 triệu dân sống ở vùng triều và khoảng 1 triệu người sống ở đầm phá tuyến đảo của 714 xã phường thuộc 28 tỉnh, thành phố có biển và hàng chục triệu hộ nông dân, hàng năm đã tạo ra lực lượng lao động nuôi trồng đáng kể, chiếm tỷ trọng quan trọng trong sản xuất nghề cá nói chung và nuôi tôm nói riêng. Chưa kể 1 bộ phận khá đông ngư dân làm nghề đánh cá nhưng không đủ phương tiện để hành nghề khai thác cũng chuyển sang nuôi trồng thủy sản và lực lượng lao động vừa sản xuất nông nghiệp vừa nuôi trồng thuỷ sản. Trong nhiều năm qua, nông ngư dân đã tích luỹ nhiều kinh nghiệm trong nuôi trồng thuỷ sản và là động lực quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó, chi phí lao động của nước ta thấp, lực lượng lao động lại dồi dào đã góp phần giảm giá đầu vào khiến cho sản phẩm thuỷ sản có sức cạnh tranh cao. Về đội tàu khai thác, đánh bắt Qua 10 năm đổi mới, năng lực tàu thuyền khai thác hải sản đã phát triển nhanh. Năm 1986, toàn ngành thủy sản có 31.680 tàu thuyền máy với tổng công suất 537.500 CV, 29.000 phương tiện thủ công bao gồm bè mảng và thuyền gỗ từ 1-3 tấn/chiếc. Đến nay số tàu thuyền đã tăng lên thành 72.000 chiếc với tổng công suất khoảng 2,5 triệu CV và 29.000 thuyền thủ công. Ngoài ra, từ những nghiên cứu thực tế, từ các cuộc khảo sát thị trường, phân tích các yếu tố liên quan tác động và cân đối hiệu quả sản xuất - kinh doanh chế biến xuất khẩu mặt hàng tôm trong những năm qua, ta có thể thấy mặt hàng tôm của Việt Nam có những lợi thế như: có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, tôm đang trở thành mặt hàng chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu các mặt hàng thủy sản xuất khẩu, thường xuyên chiếm trên 44% giá trị kim ngạch thủy sản xuất khẩu; nhu cầu về ẩm thực của thế giới đã có sự lựa chọn và chuyển dần sang nguồn thực phẩm dưới nước, thị trường tiêu thụ tôm đang trên đà tăng trưởng nhanh; khả năng cung cấp nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến trong nước dồi dào, phong phú và đang phát triển mạnh;… Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của mặt hàng tôm xuất khẩu Các nhân tố bên trong Chiến lược kinh doanh sản phẩm của các doanh nghiệp, của cả ngành hàng dựa trên cơ sở phân tích thị trường, lợi thế so sánh, định hướng thị trường và loại sản phẩm. Trình độ khoa học công nghệ, khả năng tiếp cận công nghệ và đổi mới công nghệ hiện có, chi phí cho nghiên cứu và triển khai,... là những yếu tố hàng đầu về chất lượng sản phẩm tôm. Vấn đề nguồn nhân lực và năng suất lao động: bao gồm các yếu tố liên quan đến người lao động, các nhân tố tổng thể về năng suất lao động (TFP - Total Factor Productivity), vai trò của đào tạo, bồi dưỡng nhân viên, người lao động. Chi phí sản xuất và quản lý, bao gồm những chi phí của sản xuất kinh doanh và những chi phí quản lý, giao tiếp,... tất cả những chi phí này là một bộ phận cấu thành nên giá thành của sản phẩm, do đó nếu những chi phí này cao sẽ đội giá thành và giá cả sản phẩm lên rất cao. Theo báo cáo của các doanh nghiệp và theo điều tra của JETRO - Cơ quan thương mại hải ngoại của Nhật Bản- vào năm 2002 thì nhiều chi phí đầu vào ở Việt Nam được coi là cao hơn nhiều so với mức giá khu vực, ví dụ như giá cước điện thoại quốc tế, giá bốc xếp ở các cảng, giá của các sản phẩm độc quyền như xi măng,... đều cao hơn giá của thế giới, ngoài ra còn những khoản chi không nhỏ ngoài quy định của pháp luật,... Đầu tư cho nghiên cứu, triển khai, thương hiệu, kiểu dáng công nghiệp. Các nhân tố bên ngoài Các yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên như khí hậu, thổ nhưỡng có tác động rất lớn đến hoạt động khai thác và nuôi trồng tôm Sự tham gia của các đối thủ cạnh tranh trên lĩnh vực kinh doanh, sự xuất hiện những đối thủ mới Khả năng xuất hiện sản phẩm thay thế, tính độc đáo của từng loại mặt hàng Vị thế đàm phán để cung ứng sản phẩm tôm (độc quyền, vị thế tài chính, ...) Mức độ cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp trong nước và nước ngoài Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô: là các hệ thống chính sách, biện pháp, chủ trương của Nhà nước đối với mặt hàng như chính sách thuế, chính sách hỗ trợ đầu tư, chính sách thương mại,... CHƯƠNG II TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TÔM THẾ GIỚI VÀ THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA MẶT HÀNG TÔM VIỆT NAM XUẤT KHẨU Tổng quan về thị trường tôm thế giới Khái quát chung Trên thị trường thế giới, hàng thuỷ sản được xếp vào nhóm sản phẩm cơ bản, luôn trong tình trạng cung không đáp ứng được cầu ở quy mô toàn cầu. Nguyên nhân cơ bản của sự phồn vinh của thị trường thủy sản thế giới là do sự gia tăng dân số, tăng thu nhập trên phạm vi toàn cầu (nhất là ở các nước đang phát triển) cùng với làn sóng thứ hai về chuyển dịch cơ cấu nhu cầu thực phẩm của thế giới từ thịt gia cầm sang thủy sản (làn sóng thứ nhất bắt đầu bằng việc chuyển từ tiêu thụ thịt đỏ sang thịt gia cầm). Đặc điểm chung của buôn bán hàng thủy sản thế giới là nhiều nước vừa là nước xuất khẩu vừa là nước nhập khẩu thủy sản. Hàng thủy sản trong thương mại quốc tế thường chia thành 7 nhóm sản phẩm chính, trong đó nhóm giáp xác và nhuyễn thể tươi, ướp đông và đông lạnh (chủ yếu là tôm) chiếm tỷ trọng lớn thứ hai (khoảng 35-40% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản thế giới), đứng sau nhóm thứ nhất là cá tươi, cá ướp đông, đông lạnh (chiếm khoảng 43-45%). Thị trường tôm thế giới là thị trường đắt đỏ nhất trong buôn bán thủy sản thế giới. Khối lượng tôm khai thác và tôm nuôi chỉ chiếm khoảng 5,5-6% tổng khối lượng thủy sản thế giới song giá trị tôm xuất khẩu lại chiếm tới hơn 22% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của thế giới. Trên thị trường tôm thế giới, hai họ tôm chính được trao đổi buôn bán là tôm nước lạnh và tôm nước ấm (với tỉ lệ 1/5). Tôm nước lạnh được đánh bắt chủ yếu ở các nước Bắc Âu, Canada,…Còn lại hầu hết tôm nước ấm được đánh bắt và nuôi ở các vùng nhiệt đới trên thế giới như: Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ Latinh và Hoa Kỳ. Các sản phẩm tôm được buôn bán trên thế giới là tôm sống, tôm ướp đá, tôm đông lạnh, tôm luộc đông lạnh, tôm khô, và các sản phẩm khác như tôm xay, tôm hộp, tôm tẩm bột, và các sản phẩm hỗn hợp có tôm. Trong đó, tôm đông lạnh chiếm tỷ trọng lớn nhất, tôm sống được coi là sản phẩm có giá trị gia tăng cao với tỉ trọng tăng dần, còn tôm khô có tỉ trọng giảm. Sản xuất tôm của thế giới Theo thống kê của FAO, năm 1980, tổng sản lượng tôm thế giới mới đạt 1.682 nghìn tấn thì năm 1990 là 2639 nghìn tấn, năm 1995 là 3.397 nghìn tấn. năm 1999 là 4.118 nghìn tấn và năm 2000 là 4.168 nghìn tấn. Trong đó, sản lượng tôm khai thác tự nhiên năm 2000 chiếm 73,9%, còn sản lượng tôm nuôi chiếm 26,1%. Trong số các loại tôm nuôi thì tôm sú cho sản lượng cao nhất, chiếm 70% sản lượng tôm nuôi, trong đó chủ yếu được nuôi ở khu vực Đông Nam Á và Nam Á. Như vậy có thể thấy, sản lượng tôm thế giới dựa vào hai nguồn cung cấp chính là từ khai thác tự nhiên và nuôi tôm. Bảng 1: Tình hình sản xuất tôm của thế giới giai đoạn 1996-2002 Năm Khai thác Nuôi trồng Tổng sản lượng (1.000 tấn) Sản lượng (1.000 tấn) % tăng giảm Sản lượng (1.000 tấn) % tăng giảm 1996 2.454 - 718 - 3.172 1997 2.601 +5.99 715 -0.42 3.316 1998 2.740 +5.34 820 +14.69 3.560 1999 2.890 +5.47 796 -2.93 3.686 2000 2.985 +3.29 865 +8.67 3.850 2001 3.094 +3.65 1.085 +25.43 4.179 2002 3.256 +5.24 1.500 +38.24 4.756 Nguồn: Glofish highlights series number 1993-2002 Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA); USA Fishery Products Annual 2002 Sản lượng tôm khai thác Sản lượng tôm khai thác tự nhiên chiếm khoảng 77,5% tổng sản lượng tôm thế giới - một tỷ lệ áp đảo. Điều đáng chú ý là sản lượng tôm khai thác tự nhiên tăng liên tục và bền vững, điều này chức tỏ nghề khai thác tôm tự nhiên đã được quan tâm đặc biệt và công tác bảo vệ nguồn lợi tôm, quản lý nghề khai thác tôm đã được các quốc gia chú trọng và thực hiện tương đối tốt. Tôm khai thác đang có nhu cầu ngày càng cao và việc xuất khẩu chúng thuận lợi hơn là tôm nuôi. Các quốc gia khai thác tôm tự nhiên đã đưa vào sản xuất các tàu tôm cỡ lớn và hiện đại có lắp các dây chuyền chế biến tôm ngay trên tàu, tôm vừa lên khỏi mặt nước được chế biến ngay nên sản phẩm có chất lượng cao, được người tiêu dùng ưa chuộng. Trung Quốc là nước khai thác tôm số một thế giới với sản lượng năm 2000 đạt gần 1 triệu tấn. Đây là kết quả rất lớn và có được là do chính sách bảo vệ nguồn lợi tự nhiên, thả tôm giống xuống biển liên tục trong nhiều năm và quản lý rất tốt nghề khai thác tôm tự nhiên. Tiếp theo đó là Ấn Độ, Indonesia, Mỹ, Thái Lan, Canada, Việt Nam,… Tuy nhiên trong thời gian gần đây, sản lượng tôm khai thác của thế giới có vẻ chững lại, trong khi sản lượng tôm nuôi lại liên tục gia tăng. Sản lượng tôm nuôi Hiện nay, do chưa tìm ra được nhiều ngư trường mới nên cung cấp tôm của thế giới hiện nay tăng lên hay giảm xuống chủ yếu là do tình hình sản xuất tôm nuôi quyết định. Nhìn chung, trong những năm qua, sản lượng tôm nuôi nhân tạo biến động rất thất thường qua từng năm và khó có thể dự báo chính xác, mặc dù nghề nuôi tôm đang được nhiều nước rất coi trọng, đầu tư lớn và có rất nhiều dự án phát triển. Nguyên nhân dẫn đến thực tế thăng trầm trong nghề nuôi tôm trên thế giới hiện nay là do những vấn đề bức xúc đi kèm như nạn dịch tôm luôn bùng nổ ở diện rộng và gây tổn thất to lớn; thảm rừng ngập mặn bị triệt phá nghiêm trọng; nạn ô nhiễm nước và đất; nạn mặn hoá các vùng đất nông nghiệp; môi trường xuống cấp,…Sau khi đạt mức sản lưọng cao nhất là 840 nghìn tấn năm 1992; sản lượng tôm nuôi của thế giới tăng giảm thất thường. Năm 1998 đạt 820 nghìn tấn; năm 1999 tụt xuống còn 796 nghìn tấn. Năm 2000, sản lượng tôm nuôi đạt 865 nghìn tấn, chiếm 22,5% tổng sản lượng tôm toàn thế giới với giá trị khoảng 5,1 tỷ USD. Tuy có hơn 20 loài tôm được nuôi nhân tạo trên phạm vi cả thế giới, cả tôm nước ngọt, nước lợ và nước mặn; song cho sản lượng lớn nhất là tôm sú (Tiger Shrimp), chiếm 70% sản lượng tôm nuôi. Năm 2000, sản lượng tôm sú toàn thế giới đạt 585 nghìn tấn, trị giá 3,7 tỷ USD, chiếm 67,6% sản lượng tôm nuôi. Rõ ràng ở giai đoạn hiện nay, tôm sú vẫn là đối tượng nuôi quan trọng nhất và có giá trị cao nhất (trung bình tôm nuôi thương phẩm có giá 6,34 USD/kg). Hiện nay tôm nuôi chủ yếu tập trung ở Châu Á, chiếm 87% sản lượng tôm nuôi thế giới; sau đó là Mỹ Latinh. Nhìn chung, nghề nuôi tôm tập trung ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Về phương thức nuôi cũng có nhiều thay đổi. Các mô hình nuôi thâm canh giảm và đang chuyển dần sang nuôi bán thâm canh. Các hệ thống nuôi quảng canh hoạt động với công suất lớn. Việc quản lý ao nuôi đã được tăng cường, người nuôi tôm đã có thói quen sử dụng ngày càng nhiều hơn các kháng sinh và chế phẩm sinh học trong quản lý chất lượng nước và nuôi tôm. Đây là những tín hiệu tích cực cho ngành nuôi tôm nhân tạo của thế giới. Ta có thể xem xét tình hình sản xuất tôm của một số nước Châu Á. Thái Lan Mặc dù tổng sản lượng tôm năm 2002 chỉ đạt khoảng 340.000 tấn, giảm khoảng 60.000 tấn so với năm 2001, Thái Lan vẫn là nước sản xuất tôm lớn nhất thế giới. Diện tích nuôi tôm sú năm 2002 là 76.000 ha; ngoài ra còn trên 244.000 ha rừng ngập mặn nuôi tôm. Thái Lan là nước nuôi tôm sú lâu năm, có nhiều kinh nghiệm trong nuôi tôm công nghiệp. Song từ năm 1999 trở lại đây, năng suất tôm giảm dần do dịch bệnh và môi trường bị xuống cấp khá nặng. Năm 2002, sản lượng tôm nuôi chỉ đạt trung bình 3,9 tấn/ha; giảm 1,2 tấn/ha so với năm 1999. Tuy nhiên, từ năm 2001, loài tôm he chân trắng đã được đưa vào nuôi và ngày càng mở rộng diện tích. Năm 2003, loài này ước tính chiếm khoảng 10% tổng sản lượng tôm của cả nước. Trung Quốc Trung Quốc đang từng bước chứng tỏ ưu thế ngày càng áp đảo trên thị trường tôm quốc tế do có mức tăng trưởng sản lượng rất cao. Năm 2002, sản lượng tôm Trung Quốc đạt 310.750 tấn; tăng 17% so với năm 2001. Mức tăng trưởng này được duy trì và nâng cao là do có sự đổi mới và nâng cấp công nghệ nuôi; áp dụng việc thả giống mật độ cao; nhanh chóng chuyển sang nuôi tôm he chân trắng; mở rộng diện tích nuôi và tăng cường biện pháp kiểm soát dịch bệnh. Tuy nhiên, hiện nay sản xuất tôm của Trung Quốc đang gặp những khó khăn cơ bản là thiếu nguồn tôm bố mẹ; thiếu các cơ sở sản xuất giống thế hệ thứ 2; chưa có các loại chế phẩm thay thế có hiệu quả với các kháng sinh chữa bệnh cho tôm,… Inđônêxia Inđônêxia hiện có 380.000 ha nuôi tôm ở vùng ven biển - một diện tích rất lớn so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Hình thức nuôi phổ biến ở Indonesia là quảng canh truyền thống, chiếm tới 75% diện tích; năng suất khoảng 500 kg/ha. Sản lượng tôm nuôi của Inđônêxia mấy năm gần đây tăng liên tục; năm 2001 đạt 248.000 tấn; năm 2002 đạt 260.000 tấn và hết năm 2003 ước đạt 262.000 tấn. Song ngành tôm Inđônêxia đang phải đối mặt với những trở ngại như tình hình xã hội bất ổn gây mất an ninh cho các cơ sở nuôi; người dân thiếu vốn trầm trọng và không có đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó là lệnh hạn chế nhập khẩu tôm của Mỹ do không sử dụng thiết bị loại bỏ rùa biển; vấn đề dư lượng kháng sinh của EU, vấn đề chống bán phá giá tôm,… Ấn Độ Ấn Độ là nước có nhiều tiềm năng nuôi tôm. Hiện nay Ấn Độ có khoảng 194.000 ha tôm nuôi tại 9 bang. Năm 2001, sản lượng tôm nuôi của Ấn Độ đạt trên 127.000 tấn. Hai năm gần đây, bên cạnh loài chủ đạo là tôm sú, Ấn Độ đã tăng nhanh diện tích nuôi tôm nước ngọt, chiếm tới 19% tổng sản lượng tôm. Năm 2003, sản lượng tôm của Ấn Độ tăng lên 157.000 tấn, trong đó tôm sú tăng 10-20%, tôm nước ngọt tăng 30-50% và loài tôm he chân trắng được mở rộng nuôi mới. Xuất khẩu tôm của thế giới Tuy tổng sản lượng tôm đã lên tới gần 4 triệu tấn/năm, song đến nay tôm vẫn là mặt hàng quý có giá trị thương mại cao nhất trong số hàng trăm mặt hàng thủy sản khác. Trong tổng sản lượng tôm hàng năm, khoảng 1 nửa được chính các quốc gia sản xuất tôm tiêu thụ tại thị trường nội địa, còn lại được trao đổi trên thị trường tôm quốc tế. Các nước xuất khẩu tôm ngày một nhiều. Hiện nay thế giới đã có gần 70 quốc gia tham gia vào lĩnh vực này. Các nước xuất khẩu tôm lớn trên thế giới phải kể đến Thái Lan, Ấn Độ, Inđônêxia, Việt Nam, Trung Quốc, Ecuado,… Nhìn chung, tôm luôn là mặt hàng thủy sản quan trọng nhất, chiếm tới 19% tổng giá trị thương mại thủy sản quốc tế. Trung Quốc và Thái Lan là 2 nước xuất khẩu tôm lớn nhất. Hiện nay, sau khi phát triển mạnh chế biến tôm xuất khẩu trong vài năm gần đây, Trung Quốc đã trở thành nước sản xuất tôm lớn nhất thế giới - vị trí mà Thái Lan đã giữ từ năm 1993. Do nhanh thu lời và lợi nhuận cao nên rất nhiều quốc gia ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đang thực thi các dự án tương đối lớn về nuôi tôm, chế biến tôm xuất khẩu. Mặc dù có rất nhiều rủi ro trong cả sản xuất lẫn thương mại song nhiều quốc gia, nhiều tập đoàn, nhiều công ty lớn vẫn phát triển các dự án lớn về tôm. Đến cuối năm 2003, xuất khẩu tôm diễn ra tích cực hơn; trong đó Brazin và Việt Nam tăng mạnh cả về khối lượng và giá trị xuất khẩu. Bảng 2: Tình hình xuất khẩu tôm thế giới giai đoạn 1998 – 2003 * Ước tính Năm Khối lượng (1.000 tấn) Giá trị (tỷ USD) 1998 1.150 8,3 1999 1.090 8,1 2000 1.170 8,2 2001 1.264 8.4 2002 1.408 8.7 2003* 1.615 9.2 Nguồn: Glofish highlights series number 1998-2003 Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA); USA Fishery Products Annual 2003 - Trung Quốc Có thể nói, sự phát triển của ngành tôm Trung Quốc tương đối đồng đều trên cả 3 lĩnh vực: sản lượng, xuất khẩu và tiêu thụ trên thị trường nội địa. Năm 1990, Trung Quốc đã từng dẫn đầu thế giới về xuất khẩu tôm với kim ngạch hơn 710 triệu USD; sau đó, sản lượng giảm dần, chỉ còn 83.000 tấn (trị giá 320 triệu USD) năm 1999. Đến năm 2000, khối lượng xuất khẩu tôm của Trung Quốc đã tăng lên, đạt 127.000 tấn, với giá trị xuất khẩu đạt 540 triệu USD. Đối tượng xuất khẩu tôm của Trung Quốc trước năm 1999 chủ yếu là tôm he Trung Quốc, sau chuyển dần sang tôm he Nhật Bản và tôm sú. Trong vài năm gần đây, cơ cấu tôm nuôi xuất khẩu chuyển đổi theo hướng tăng nhanh sản lượng của tôm he chân trắng. Sở dĩ Trung Quốc được coi là có lợi thế cạnh tranh tương đối lớn về mặt hàng tôm xuất khẩu là bởi nước này có ưu thế về sản lượng, đồng thời có ưu thế về giá cả. Giá thành nuôi tôm của Trung Quốc rất thấp nên có khả năng cạnh tranh lâu dài về giá. Các thị trường chính tiêu thụ tôm của Trung Quốc là Nhật Bản, Mỹ, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Đài Loan, Italia và Hồng Kông. - Thái Lan Khối lượng tôm xuất khẩu của Thái Lan năm 2002 đạt 212.091 tấn, giảm 17% so với năm 20001. Tính đến hết quý 1 năm 2003, giá trị kim ngạch xuất khẩu tôm của Thái Lan tăng 8% so với cùng kỳ năm 2002, đạt 15,86 tỷ Baht, với khối lượng đạt 47.471 tấn[1] Theo Hiệp hội sản xuất và xuất khẩu tôm của Thái Lan . Năm 2002, Thái Lan là nhà xuất khẩu tôm lớn nhất sang thị trường Mỹ với giá trị 870 triệu USD. Tính đến hết quý 1/2003, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Thái Lan, với giá trị 204 triệu Baht, và khối lượng đạt 842 tấn. Có thể nói, ngành tôm của Thái Lan có 2 điểm rất đáng chú ý, đó là: 1) tỷ trọng xuất khẩu rất lớn: năm 2002, Thái Lan xuất khẩu hơn 212.000 tấn so với khoảng 60.000 tấn tiêu thụ nội địa; 2) tỷ lệ hàng chế biến giá trị gia tăng cao nhất trong tất cả các nước xuất khẩu tôm. - Inđônêxia Cũng như nhiều nước trong khu vực, ngành nuôi tôm của Inđônêxia trong nhiều năm qua đã trở thành nguồn thu ngoại tệ lớn của đất nước. Trong giai đoạn 1994 - 2000, mặc dù dịch bệnh và ảnh hưởng nặng nề của El Nino cũng như tình hình chính trị xã hội bất ổn, đồng tiền trượt giá mạnh; song tổng giá trị xuất khẩu tôm từng năm của Inđônêxia vẫn tăng trưởng tuy chỉ ở mức thấp (0,14%/năm); tổng khối lượng tăng 5%/năm. Tôm xuất khẩu của Inđônêxia được chế biến chủ yếu dưới dạng tươi, đông lạnh và đồ hộp. Tôm đông lạnh là mặt hàng quan trọng nhất, chiếm tới 89% về khối lượng và 96% về giá trị. Các thị trường chính tiêu thụ tôm của Inđônêxia là Nhật Bản (chiếm trên 50%), EU, Mỹ, Trung Quốc và nhiều nước khác. Năm 2005, xuất khẩu tôm của Inđônêxia dự kiến sẽ đạt 2,3-2,5 tỷ USD; tương đương với 89,8% giá trị. - Việt Nam Mặc dù phải trải qua nhiều khó khăn song kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam vẫn tăng đều qua các năm. Các sản phẩm tôm vẫn và sẽ tiếp tục giữ vị trí chủ lực trong xuất khẩu thủy sản những năm tới vì tôm vẫn là mặt hàng có giá trị cao và nhu cầu tiêu thụ tôm vẫn tăng mạnh ở hầu khắp các nước trên thế giới. Đến cuối năm 2003, Việt Nam ước tính sẽ đạt giá trị tôm xuất khẩu vào khoảng 1tỷ USD, là mức cao nhất từ trước đến nay. Các thị trường nhập khẩu chính của tôm Việt Nam là Mỹ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc,… Đây là những thị trường tương đối khó tính và cặn kẽ trong việc đánh giá chất lượng tôm nhập khẩu, vì thế để giữ vững và mở rộng được các thị trường này, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm của Việt Nam cần phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt về chất lượng vệ sinh thực phẩm nhằm giữ uy tín cho mặt hàng tôm Việt Nam, tạo quan hệ làm ăn lâu dài. Bảng 3: Một số quốc gia xuất khẩu tôm hàng đầu thế giới * Ước tính Quốc gia Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003* Khối lượng (nghìn tấn) Giá trị (triệu USD) Khối lượng (nghìn tấn) Giá trị (triệu USD) Khối lượng (nghìn tấn) Giá trị (triệu USD) Khối lượng (nghìn tấn) Giá trị (triệu USD) Khối lượng (nghìn tấn) Giá trị (triệu USD) Thái Lan 247 1.980 251,21 2.067 255,53 2.100 212,09 1.857 233,3 2.014 Trung Quốc 83 320 127 540 138,97 590 159 750 161,58 820 Ấn Độ 102,2 876 117,28 928 120,89 838 225,75 1.500 238,12 1.611 Indonesia 129 1.180 116,19 1.002 98,98 900 318,42 1.850 325,14 2.000 Việt Nam 76 520 66,71 650 85,87 769 114,58 949 150,46 1000 Nguồn: Glofish highlights series number 1998-2003 Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA); USA Fishery Products Annual 2003 Nhập khẩu tôm của thế giới Sau gần 20 năm qua, nhu cầu nhập khẩu tôm của thế giới đã tăng gần gấp 3 lần. Nếu năm 1985 toàn thế giới mới nhập khẩu 625.000 tấn tôm các loại, trị giá 2.633 triệu USD thì đến năm 1998 khối lượng tôm nhập khẩu toàn thế giới đã tăng lên 1.245.000 tấn, trị giá 10.819 triệu USD. Có thể thấy rằng, EU, Nhật Bản và Mỹ là 3 thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất thế giới, trung bình 950.000 tấn/ năm, chiếm từ 80-85% tổng khối lượng tôm nhập khẩu toàn thế giới. Vậy nên, những gì diễn ra ở 3 thị trường này đều tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến thị trường tôm thế giới. Nhập khẩu tôm của EU tăng trưởng nhanh sau hơn một thập kỷ qua với giá trị tương đối ổn định. Năm 1999, EU nhập khẩu 370.000 tấn tôm, trị giá 2.186 triệu USD. Năm 2000, khối lượng tôm nhập khẩu của EU có giảm sút, chỉ còn 303.153 tấn. Tuy nhiên năm 2001, nhập khẩu tôm của EU đạt 315.279 tấn, tăng 4% so với năm 2000. Tính đến những tháng cuối năm 2003, tình hình nhập khẩu tôm._.c quản lý chất lượng Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là chất lượng. Không chỉ có EU mà các thị trường khác như Mỹ, Trung Quốc,… cũng tăng cường công tác kiểm soát chất lượng. Các Bộ , ngành hữu quan và các địa phương cần phối hợp với ngành thủy sản thực hiện các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý sử dụng thuốc kháng sinh hoá chất trong sản xuất và kinh doanh tôm, và việc cấm đưa tạp chất vào nguyên liệu tôm chế biến. Bộ thủy sản cần thiết phải thực hiện các biện pháp sau: Hoàn thiện cơ bản hệ thống các văn bản pháp quy và pháp chế kỹ thuật liên quan đến quản lý chất lượng trong ngành thủy sản. Cụ thể là: + Xây dựng và công bố chiến lược của ngành về loại trừ dư lượng kháng sinh trong sản phẩm tôm, trên cơ sở khoa học, phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện thực tế của nước ta + Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn về vùng, trại sản xuất và nuôi tôm sinh thái, áp dụng quy phạm nuôi trồng tôm tốt; áp dụng quy chế kiểm tra, đánh giá, công nhận vùng, trang trại sản xuất tôm an toàn sinh thái và có chính sách khuyến khích hỗ trợ các vùng này Hỗ trợ và hướng dẫn nghiệp vụ vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ quan và cán bộ kiểm tra địa phương Xây dựng Trung tâm giao dịch và thành lập Quỹ Bảo hiểm tôm Xây dựng Trung tâm giao dịch Tháng 4/2002, Trung tâm giao dịch Thủy sản Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh) đã trở thành “chợ thủy sản” đầu tiên của cả nước. Tuy nhiên, hoạt động của TTGD này còn khá êm ắng, chưa thực sự là đầu mối giao thương thủy sản. Trong tương lai, Nhà nước và ngành Thủy sản cần thiết phải xây dựng và cho đi vào hoạt động có hiệu quả những TTGD thực sự là cầu nối giữa người bán - bà con nông dân với người mua - các doanh nghiệp chế biến thủy sản. Có làm được điều này thì người nuôi thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng mới có thể yên tâm về giá cả và không còn lo không biết bán sản phẩm cho ai sau khi thu hoạch. Nhà nước cần nhìn nhận rõ vai trò và nhiệm vụ của TTGD thủy sản, trong đó đặc biệt là mặt hàng tôm; phải thấy được sự ra đời của các TTGD tôm sẽ giúp nhà chế biến tiếp cận được vùng nguyên liệu, có đầy đủ thông tin cung cấp để đánh giá sản lượng cũng như chất lượng con tôm nhằm hoạch định tốt kế hoạch sản xuất, kinh doanh; người nuôi tôm cũng được tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình nuôi. Xây dựng đội ngũ thương nhân Khi mà việc xây dựng các chợ đầu mối thủy sản cũng như các TTGD thủy sản còn là vấn đề khó có thể thực hiện trong một sớm một chiều, thì giải pháp đơn giản hơn để có thể giúp người bán và người mua, giúp cung và cầu thủy sản gặp nhau- đó là xây dựng đội ngũ thương nhân. Hiện nay, cách suy nghĩ và thái độ đối xử của nhiều người đối với tầng lớp thương nhân chuyên mua bán thủy sản (thường được gọi là thương lái) đã thay đổi, với cái nhìn tích cực hơn về vai trò của họ trong phân phối và tiêu thụ hàng thủy sản. Thương nhân mua bán nông thủy sản ở nông thôn hiện nay là kênh tiêu thụ hơn 95% sản phẩm cho người nông dân song nhiều năm qua Nhà nước vẫn chưa xem trọng vai trò của thương lái; trong khi trên thực tế, họ đóng vai trò khá lớn cho sự phát triển của ngành thủy sản Việt Nam. Để tồn tại, tư thương phải cạnh tranh với nhau rất khốc liệt trong điều kiện tôm ít, nhà máy và đại lý mọc lên ngày càng nhiều. Muốn mua được tôm, họ phải tính toán đến từng đồng xu để hạ giá thành, nâng cao giá mua. Nhiều lúc vì giữ các mối thu gom, họ chỉ cần hoà vốn, thậm chí chấp nhận lỗ khi giá mua của các nhà máy tụt xuống đột ngột. Do vai trò quan trọng của đội ngũ thương nhân, Nhà nước cần có sự nhìn nhận đúng mực và khách quan những đóng góp của họ trong giao lưu hàng hoá ở thị trường trong nước. Bên cạnh đó cũng cần thiết phải có các chính sách phát triển đội ngũ thương nhân trong nước; cần có sự hỗ trợ đội ngũ này phát triển bằng cơ chế, chính sách thuế, chủ trương xây dựng các chợ đầu mối để tập trung thương nhân buôn bán thủy sản. Bởi lẽ, muốn tạo đòn bẩy cho thị trường trong nước, thị trường nông thôn phát triển mạnh; muốn sản phẩm thủy sản, nhất là sản phẩm tôm nuôi trồng ra được tiêu thụ nhanh chóng, làm tiền đề cho xuất khẩu thì phải bắt đầu từ đội ngũ thương nhân - người quyết định kênh lưu thông hàng hoá ở nông thôn. Thành lập các Quỹ Bảo hiểm cho tôm Chúng ta nên thành lập các quỹ bảo hiểm cho ngư dân phòng khi mất mát do dịch bệnh, thời tiết. Quỹ này sẽ lấy từ một phần doanh thu của các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cùng các ngư dân đóng góp. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng nên khuyến khích phát triển hình thức bảo hiểm nuôi trồng của các công ty bảo hiểm. Mới đây, từ tháng 2/2003, công ty bảo hiểm Grouppasa đã bắt đầu bán bảo hiểm tôm sú trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 9 trong năm, giá trị mỗi hợp đồng bảo hiểm cho người nuôi tôm căn cứ vào diện tích nuôi tôm và hình thức nuôi (công nghiệp, bán công nghiệp hay quảng canh cải tiến). Xây dựng thương hiệu cho mặt hàng tôm Việt Nam Việc xây dựng một biểu tượng tốt đẹp về hàng hoá trong con mắt khách hàng là một vấn đề khó khăn và đòi hỏi có thời gian dài. Hoạt động marketing có tác dụng tạo hình ảnh của sản phẩm tôm Việt Nam trên thị trường trong nước và thế giới, làm nhiều đối tác biết đến những mặt hàng của mình. Một khi hàng hoá đã có biểu tượng riêng, đã xây dựng được uy tín trong lòng khách hàng, để cho mỗi khi ra quyết định mua hàng, khách hàng luôn nghĩ ngay đến những sản phẩm của mình thì việc xuất khẩu sản phẩm tôm hay những sản phẩm khác mang nhãn hiệu tôm Việt Nam sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Hiện nay sản phẩm tôm của Việt Nam đã được xuất khẩu sang 50 nước trên thế giới. Nhiều mặt hàng tôm nổi tiếng như tôm hùm, tôm càng xanh, tôm he chân trắng, tôm sú,…được khách hàng, kể cả người tiêu dùng khó tính như người Mỹ, Pháp, Đức, Đài Loan,… ưa thích. Đây là những thuận lợi cho ngành thủy sản trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu cho mặt hàng tôm xuất khẩu. Từ những đánh giá ở trên, ta thấy, trước hết, để có được một thương hiệu cho mặt hàng tôm Việt Nam trên thị trường quốc tế, cần có sự hỗ trợ của Nhà nước về quảng cáo. Song hành với việc quảng bá thương hiệu, ngành sản xuất tôm cũng cần phải nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm và mục tiêu là phải hoà giá quốc tế ở mức bình quân, tăng tỷ trọng các loại sản phẩm cao cấp để cải thiện thu nhập. Đồng thời giải quyết đồng bộ các lĩnh vực: sản xuất nguyên liệu, công nghiệp chế biến và thị trường. Có như vậy mới từng bước vững chắc tạo lập được hình ảnh tôm Việt Nam xuất khẩu trên thị trường quốc tế. Mục tiêu của ngành thủy sản Việt Nam khi tăng giá trị hàng hoá xuất khẩu, tăng giá trị gia tăng trên sản phẩm tôm chế biến chính là định hướng chiến lược của ngành thủy sản Việt Nam đối với mặt hàng tôm trong thời gian tới[1] Theo Báo Tin tức số thứ 6, ngày 13/9/2003 Như vậy, mặt hàng tôm cần tự xây dựng hình ảnh riêng cho mình trên thị trường quốc tế. Nguồn kinh phí phục vụ cho hoạt động này sẽ trích từ kim ngạch xuất khẩu tôm hàng năm của các doanh nghiệp. Cách quảng bá có thể là giới thiệu hoạt động sản xuất tôm của Việt Nam từ nuôi trồng đến thu hoạch, bảo quản và chế biến,… Ngành thủy sản cần đưa những thông điệp cho người tiêu dùng hiểu biết hơn về sản xuất và xuất khẩu tôm của Việt Nam. Thông điệp này có thể nói về phương pháp nuôi tôm sinh thái, không sử dụng bất kỳ loại hoá chất hay kháng sinh nào, hoặc chương trình nuôi tôm giúp giải quyết việc làm cho người nông dân, góp phần giữ gìn hệ sinh thái rừng ngập mặn,… Trong cuộc điều tra của một chuyên gia về thủy sản thì “70% số người được hỏi cho biết họ thích mua nhãn hiệu thủy sản cho thấy chúng được sản xuất từ những vùng không bị khai thác quá mức, cho dù giá sản phẩm này có cao hơn sản phẩm cùng loại đôi chút”[2] Theo Thời báo Kinh tế Việt Nam số ngày 31/1/2002 . Để lập kế hoạch xúc tiến thương mại cho năm 2004, Hiệp hội thủy sản Việt Nam (VASEP) nên đề nghị các doanh nghiệp, các đơn vị xuất khẩu tôm lập kế hoạch xúc tiến thương mại năm 2004 (Làm gì? Thị trường nào? Thời gian nào? Nội dung cụ thể gửi về Hiệp hội để tổng hợp chương trình cho toàn ngành). Chính sách nguồn nhân lực trên phạm vi cả nước Có thể nói đây là yếu tố quan trọng vì việc phát triển nguồn nhân lực cho ngành tôm thông qua việc nâng cao trình độ, tay nghề cho ngư dân, đào tạo mới và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và cán bộ thị trường để có đủ năng lực và thích ứng với yêu cầu của nền kinh tế thị trường có điều tiết là chìa khoá cho thành công của chiến lược xuất khẩu mặt hàng này trong thời gian tới. Các biện pháp khuyến khích xuất khẩu cuả Nhà nước ngay cả khi được xác định một cách khoa học và đúng đắn cũng chỉ là một vế của phương trình xuất khẩu, trách nhiệm cuối cùng cũng như khả năng tận dụng được mọi sự ưu đãi đó để chào bán sản phẩm có tính cạnh tranh cao để mở rộng thị trường lại thuộc về bản thân các doanh nghiệp. Đào tạo nguồn nhân lực là mối quan tâm không những ở quy mô doanh nghiệp mà còn ở cả quy mô quốc gia và quốc tế. Vì vậy, phương châm Nhà nước và nhân dân cùng tham gia đầu tư cho việc xây dựng nguồn nhân lực sẽ mang lại hiệu quả. Ngoài ra, sự trợ giúp về kỹ thuật và tài chính của cộng đồng quốc tế đóng vai trò rất quan trọng trong vấn đề phát triển nguồn nhân lực đối với phát triển sản xuất và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Các giải pháp chính để thực hiện được các chỉ tiêu này là: Phát triển hệ thống các trường đại học hiện có để đáp ứng yêu cầu về nhân lực có trình độ cao, đặc biệt để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu cần tập trung đào tạo cán bộ kinh doanh xuất nhập khẩu, làm Marketing quốc tế, phân tích hoạt động kinh doanh quốc tế Nâng cao trình độ đào tạo và cơ sở vật chất của các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề Phổ cập giáo dục tiểu học trong cộng đồng ngư dân Tổ chức các lớp học về pháp luật, đào tạo hướng nghiệp cũng như khuyến ngư tại các địa phương, cung cấp kiến thức về kỹ thuật và kinh tế giúp cho người nông dân và ngư dân có thể tiến hành nuôi trồng và khai thác tôm một cách khoa học, hợp lý và hiệu quả, mang lại năng suất và lợi nhuận cao Nâng cấp cơ sở hạ tầng về văn hoá, giáo dục xã hội trong các khu vực cộng đồng ngư dân Nhóm giải pháp vi mô (về phía các doanh nghiệp) Nhập nguyên liệu đầu vào cho chế biến Thu mua tôm nguyên liệu là khâu rất quan trọng. Các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cần có giải pháp cụ thể thực hiện Quyết định 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/06/2002 của Thủ tướng Chính phủ thông qua thực hiện sản xuất theo hợp đồng, đảm bảo tiêu thụ nguyên liệu cho ngư dân. Các doanh nghiệp chế biến cần tận dụng các hình thức liên doanh, liên kết, phối hợp chặt chẽ giữa sản xuất tôm nguyên liệu với chế biến tôm xuất khẩu, tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu đưa vào sản xuất hàng xuất khẩu, giảm thất thoát sau thu hoạch. Việc giải quyết mâu thuẫn giữa tình trạng nuôi tôm nhỏ lẻ của các ngư dân và nhu cầu nguyên liệu đầu vào lớn cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu là rất quan trọng. Để nguồn nguyên liệu được ổn định, cần có có các chợ đầu mối tập trung, điển hình như chợ thủy sản Cần Giờ. Các doanh nghiệp chế biến tôm xuất khẩu nên tận dụng các trung gian. Mô hình Câu lạc bộ sản xuất nguyên liệu cá basa của Agifish trên cơ sở sản xuất nguyên liệu gắn với chế biến cần được nhân rộng cho sản phẩm tôm. Bởi lẽ, mô hình này vừa tạo nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định cho các doanh nghiệp chế biến, vừa bảo vệ quyền lợi của người nông dân, tăng khả năng đàm phán của họ. Một vấn đề nổi cộm hiện nay của sản phẩm tôm Việt Nam đó là chất lượng đầu vào của tôm nguyên liệu còn rất thấp do chất lượng con giống kém, sử dụng nhiều thuốc trị bệnh tôm. Mặc dù vấn đề này đã được đề cập nhiều lần song dường như các biện pháp thực hiện vẫn còn bỏ ngỏ. Hiện các thị trường nhập khẩu lớn là EU và Mỹ đã lên tiếng về việc áp dụng các tiêu chuẩn vệ sinh đối với sản phẩm tôm, do vậy việc nâng cao hiệu quả khâu nhập nguyên liệu đầu vào là rất cần thiết. Cho nên, đối với các doanh nghiệp, có thể xem xét một vài giải pháp nâng cao chất lượng: Tạo lợi ích kinh tế đi kèm trong việc nâng cao chất lượng: ví dụ như có chế độ thưởng phạt rõ ràng đối với các cơ sở sản xuất nguyên liệu,... để nâng cao tính trách nhiệm, tạo động cơ kinh tế trong việc nâng cao chất lượng của các cơ sở này và đảm bảo chất lượng hàng giao luôn đúng mẫu. Cung cấp thông tin thị trường, chuyển sức ép của thị trường từ khách hàng nước ngoài xuống các nhà máy để tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất trực tiếp tiếp cận với quy luật của thị trường. Áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng ISO hoặc HACCP Xây dựng tiêu chuẩn tôm xuất khẩu và tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn của doanh nghiệp, của ngành, và của Nhà nước để tạo dựng thương hiệu, hình ảnh trên thị trường thế giới trên cơ sở đó tiến tới cải thiện giá. Cải tiến công tác thu mua “Thu mua” và “Bán hàng và phân phối”. Quản lý chặt chẽ việc sử dụng các loại thuốc hoá chất đối với con tôm, quản lý chỉ đạo kỹ thuật công nghệ chế biến, đảm bảo tạo ra chất lượng sản phẩm tốt ngay tại cơ sở, ngay trên dây chuyền sản xuất. Thu mua nguyên liệu đầu vào cho xuất khẩu Trên thế giới, các công ty kinh doanh uy tín đều hoạt động trên nguyên tắc Đạo đức kinh doanh. Một điều rất tiếc là trong các trường đại học của ta lại không dạy môn học này. Đạo đức kinh doanh là các nguyên tắc ứng xử, quan hệ giữa người bán và người mua trong kinh doanh. Nó yêu cầu các bên phải luôn luôn cởi mở, sòng phẳng và cùng nhau phát triển. Một nguyên tắc chủ đạo của Đạo đức kinh doanh là người bán phải đối xử bình đẳng với các người mua, không được bán cho người này rẻ, bán cho người kia đắt và hơn hết là phải hợp tác và thực hiện đầy đủ các cam kết, người mua và bán phải cùng hợp tác giúp đỡ lẫn nhau trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi. Đây cũng là nguyên tắc quan trọng trong kinh doanh trên thị trường quốc tế. Hiện nay, trong công tác thu mua tôm đã chế biến để xuất khẩu, khâu này của các công ty, xí nghiệp chế biến làm chưa tốt nên các doanh nghiệp xuất khẩu tôm gặp nhiều khó khăn, giá thu mua phải lên xuống thất thường gây tâm lý găm hàng chờ giá. Do đó, nhiệm vụ trong thời gian tới là phải : Lựa chọn một mạng lưới các nhà cung cấp trên cơ sở các tiêu chí rõ ràng như phải có cơ sở chế biến đảm bảo tiêu chuẩn, trình độ quản lý tốt,... Đặc biệt, không như trường hợp các doanh nghiệp chế biến mua tôm nguyên liệu của ngư dân, các doanh nghiệp xuất khẩu không nên mua tôm qua các trung gian vì nếu làm như vậy thì trở thành nuôi các đối thủ cạnh tranh và tạo điều kiện cho các nhà máy chế biến tiến hành chân trong, chân ngoài, sản phẩm tôm phải đi vòng vo qua nhiều cấp. Xây dựng lòng tin, mối quan hệ tốt, luôn luôn lắng nghe và hợp tác trên tinh thần tự nguyện, bình đẳng với các doanh nghiệp chế biến; tôn trọng đạo đức kinh doanh và cần phải có biện pháp kiên quyết xử lý đối với những doanh nghiệp vi phạm. Cần phải luôn luôn tôn trọng, củng cố mối quan hệ kinh doanh vì đây là tài sản quý nhất và là phương tiện cạnh tranh hiệu quả nhất, kiên quyết xử lý những hiện tượng làm tổn hại mối quan hệ của các doanh nghiệp với các xí nghiệp, các cơ sở cung cấp; tạo các dịch vụ, tư vấn tốt nhất cho các xí nghiệp chế biến. Chúng ta cần học tập cách thức quan hệ với nhà cung cấp của các tập đoàn đa quốc gia. Chỉ có một hệ thống các nhà cung cấp tin cậy thì chất lượng tôm xuất khẩu mới được cải thiện, sản phẩm tôm mới xây dựng được thương hiệu của mình trên thị trường thế giới. Giá thu mua phải hấp dẫn hơn, các dịch vụ đi kèm đưa ra phải có hiệu quả hơn. Nâng cao năng lực, công nghệ chế biến Giá trị tôm xuất khẩu của Việt Nam trong những năm qua còn khá nhỏ bé so với tiềm năng của đất nước. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là việc ngành công nghệ chế biến của Việt Nam còn quá yếu kém. Sản phẩm tôm xuất khẩu hầu hết mới chỉ qua sơ chế nên giá trị không cao và việc bảo quản cũng gặp nhiều khó khăn. Bởi vì vậy, bên cạnh việc xây dựng nguồn nguyên liệu ổn định, chúng ta cũng cần phải nâng cao năng lực của ngành chế biến tôm. Để hình thành một ngành công nghiệp chế biến tôm vững mạnh, có đủ khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực, chúng ta cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: Các doanh nghiệp chế biến cần dần dần áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia về thiết kế công nghệ và điều kiện sản xuất; đồng thời đầu tư công nghệ chế biến đạt tiêu chuẩn quốc tế Các doanh nghiệp, cơ sở chế biến cần hiện đại hoá công nghệ, hình thành một hệ thống xí nghiệp có công nghệ, kỹ thuật cao, phát triển sản xuất các mặt hàng tôm có giá trị gia tăng, giảm bớt tỷ trọng nguyên liệu trong tôm chế biến. Các mặt hàng có giá trị gia tăng hiện được nhiều thị trường châu Âu và Nhật ưa chuộng cần được phát triển mở rộng như: sashimi, các sản phẩm tôm có dạng làm sẵn như bắp cải quấn tôm, nem tôm, chạo tôm, bánh nhân tôm, tôm lăn bột, tôm xiên, tôm luộc đóng gói nhỏ,… Áp dụng các biện pháp đồng bộ, tổ chức lại sản xuất kinh doanh để nâng giá bình quân của tôm đông lạnh Việt Nam lên ngang bằng hoặc cao hơn giá trung bình của thế giới hiện nay. Mục tiêu của chúng ta là đạt giá trị xuất khẩu mặt hàng tôm đông lạnh 1,0-1,2 tỷ USD vào năm 2010. Để làm được điều đó, các doanh nghiệp chế biến tôm đông cần phải: + Nâng cao tỷ lệ tôm nguyên đầu, tôm vỏ và tôm cỡ lớn trong cơ cấu hàng tôm đông hiện nay từ 10-15% lên 50%. Các doanh nghiệp, cơ sở chế biến cần phối hợp với người nuôi tôm trong việc hướng dẫn kỹ thuật, tăng cường đầu tư cho khâu bảo quản sau thu hoạch + Tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở chế biến tôm đông, cả về thiết bị và công nghệ; giảm dần tỷ trọng của tôm PD và tôm PUD dạng blốc 2 kg, tăng tỷ trọng tôm HOSO, HLSO, sản phẩm IQF, sản phẩm dạng C&P hoặc P&C và sản phẩm đóng gói nhỏ. Đồng thời chú trọng cải tiến bao bì, mẫu mã sản phẩm,… Cải thiện chất lượng tôm xuất khẩu Để nâng cao được chất lượng tôm xuất khẩu, trước hết phải có con giống có chất lượng, hệ thống nuôi tôm có chất lượng, và cuối cùng là quy trình chế biến tôm phải đạt chất lượng. Đối với các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm, để nâng cao được chất lượng con tôm xuất khẩu, trước hết cần phải áp dụng phương pháp quản lý chất lượng theo hệ thống HACCP. Từ đó, sản phẩm tôm của Việt Nam mới có thể đáp ứng được các yêu cầu khắt khe về an toàn vệ sinh của các thị trường khó tính như Mỹ và EU. Việc chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ là hướng đi đúng để các doanh nghiệp thâm nhập được vào các thị trường đó. Để xây dựng được hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm tôm theo HACCP, các doanh nghiệp cần chú trọng đào tạo cán bộ kiểm tra và cán bộ quản lý về chất lượng, thống nhất hoá việc thực hiện, áp dụng trong doanh nghiệp; đồng thời chuẩn bị các chương trình để thực hiện đào tạo về công tác chất lượng cho công nhân. Các doanh nghiệp còn phải chú trọng đến chất lượng của nguồn nguyên liệu đầu vào. Để làm được điều này, bên cạnh việc kiểm tra khắt khe nguồn tôm nguyên liệu của các thương lái thu mua hoặc của người nông dân bán tôm trực tiếp; các doanh nghiệp nên có những ưu đãi khuyến khích đối với những đầu mối tôm nguyên liệu có chất lượng cao, đồng thời kiên quyết không tiêu thụ loại tôm không đảm bảo chất lượng cho chế biến. Trong quá trình chế biến, các doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm chỉnh Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Thủy sản về việc không sử dụng các loại kháng sinh bị cấm; ủng hộ chính quyền chống nhập khẩu, mua bán, sử dụng các kháng sinh và hoá chất bị cấm, nhất là trong khâu bảo quản nguyên liệu tôm. Đa dạng hoá cơ cấu sản phẩm tôm xuất khẩu Đa dạng hoá mặt hàng là một trong những hướng đi quan trọng để nâng cao được kim ngạch cũng như khối lượng tôm xuất khẩu. Bởi lẽ, chỉ bằng cách đa dạng hoá mặt hàng, chúng ta mới có thể đáp ứng được những thị hiếu hết sức khác nhau của người tiêu dùng quốc tế. Trong thời gian tới, chúng ta cần phát triển các mặt hàng tôm có giá trị gia tăng. Để đa dạng hoá cơ cấu sản phẩm tôm xuất khẩu, các nhà máy chế biến cần đầu tư nhập khẩu các dây chuyền công nghệ chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng, các sản phẩm đóng gói nhỏ bán ở các siêu thị. Đồng thời các doanh nghiệp tiếp tục sản xuất và nâng cao chất lượng các mặt hàng IQF (HOSO, HLSO, PTO luộc, Nobashi, tôm tẩm bột, tôm rán,…). Bên cạnh đó chú trọng phát triển công nghệ bảo quản và vận chuyển tôm sống; tăng tỉ trọng các mặt hàng tôm HOSO, HLSO. Củng cố và mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu Cùng với việc nâng cao khối lượng và chất lượng tôm xuất khẩu, chúng ta cần phải mở rộng hơn nữa thị trường tiêu thụ, tránh tình trạng các doanh nghiệp sản xuất tôm ra không có nguồn tiêu thụ hoặc phải bán với giá rẻ. Để mở rộng thị trường, các doanh nghiệp cần củng cố, giữ vững những thị trường truyền thống, tham gia tích cực vào thị trường khu vực, đồng thời tập trung mở rộng, thâm nhập và từng bước chiếm lĩnh thị trường Châu Âu và Bắc Mỹ, tìm hiểu cơ hội mở rộng thị trường ở các khu vực khác. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm cần phát triển và hướng dẫn nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm chế biến trên thị trường nội địa, vì đây là mảng thị trường cũng không kém phần quan trọng. Để tăng được thị phần trong nước cũng như ở nước ngoài, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm của Việt Nam cần nghiên cứu thị trường, nghiên cứu nhu cầu của từng thị trường, nhu cầu về từng loại sản phẩm, về dung lượng đối với từng loại, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu các dịch vụ vận tải, thanh toán, luật pháp, phong tục,… Như vậy, cần: Xây dựng đội ngũ cán bộ thị trường có kiến thức và năng lực chuyên môn cao, có tâm huyết thực sự với nghề nghiệp để nghiên cứu thị trường. Tìm kiếm các thông tin về thị trường xuất khẩu, bao gồm những kênh chính thức như: các tổ chức tư vấn về thị trường, văn phòng đại diện của các công ty, và cả những kênh không chính thức như thông qua việc tiếp xúc với khách hàng. Hoạt động nghiên cứu thị trường hiện nay trong xuất khẩu tôm cần phải đặt lên hàng đầu trong giai đoạn hiện nay, vì điều kiện cạnh tranh ngày càng cao thì việc chủ động tìm kiếm khách hàng, nắm bắt các cơ hội là vô cùng quan trọng. Tăng cường công tác xúc tiến thương mại Để xây dựng được một thương hiệu cho mặt hàng tôm Việt Nam, bên cạnh việc nâng cao chất lượng của sản phẩm tôm, nâng cao chất lượng của các dịch vụ cung ứng, còn phải tăng cường công tác xúc tiến thương mại để quảng bá rộng rãi sản phẩm tôm Việt Nam ra thị trường thế giới. Đào tạo nguồn nhân lực trong phạm vi doanh nghiệp Yếu tố con người có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng sản phẩm và giảm được chi phí sản xuất một cách hợp lý. Bởi lẽ con người là trung tâm của mọi sự phát triển. Sản phẩm do con người tạo ra, vì thế chất lượng của sản phẩm như thế nào là do con người quyết định, cũng như chất lượng của hoạt động sản xuất, kinh doanh. Do đó, nếu muốn nâng cao được chất lượng sản phẩm để tăng được khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường thì việc đầu tiên cần làm là phải chú trọng đầu tư vào con người. Các doanh nghiệp cần tổ chức đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ kỹ thuật tại cơ sở. Do hiện tại lực lượng cán bộ kỹ thuật còn thiếu, trình độ còn yếu kém, tay nghề chưa cao, trong sản xuất chưa kiên quyết uốn nắn theo quy trình, chưa phát hiện được kịp thời các khuyết tật và sự cố xảy ra. Công nhân tay nghề cao còn ít, làm việc chưa tuân thủ kỹ thuật cũng như tiêu chuẩn chất lượng, chạy theo sản lượng là chính chứ chưa đặt chất lượng là mục tiêu hàng đầu trong sản xuất. Từ những hạn chế về mặt lao động như trên, các doanh nghiệp cần đưa ra biện pháp đào tạo hợp lý như: (-) Kỹ sư ở được các tỉnh cử đi đào tạo tại các trường Đại học phải có hợp đồng sau khi tốt nghiệp trở về địa phương công tác (như đã thực hiện với ngành Đường), (-) Mở các lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý ngắn hạn cho các lãnh đạo của các nhà máy (do các trường cán bộ quản lý của Bộ chịu trách nhiệm), (-) Công nhân kỹ thuật do các trường công nhân kỹ thuật của Bộ đào tạo, (-) Mở các lớp huấn luyện kỹ thuật cho người sản xuất tôm và chế biến chè theo chương trình khuyến ngư và khuyến công. Ngoài ra cần thường xuyên tổ chức thi thợ bậc giỏi, thi nâng bậc, ca sản xuất có chất lượng, nâng cao trình độ kỹ thuật, tay nghề thợ bậc cao trong lĩnh vực sản xuất, chế biến tôm nhằm ổn định và nâng cao kỹ thuật sử dụng thiết bị và kỹ thuật chế biến tại cơ sở. Ngoài ra, việc tạo cơ hội cho cán bộ quản lý các doanh nghiệp được tiếp xúc nhiều hơn nữa với những kiến thức mới trong quản lý thị trường để họ có thể kết hợp giữa kiến thức chuyên môn với kinh nghiệm quản lý nhằm giải quyết tốt công việc. Một vấn đề quan trọng là tất cả các cán bộ trong thời gian tới cần được phổ cập tin học và ngoại ngữ. Bởi trong thời đại hiện nay, nếu thiếu những kỹ năng này thì khó có thể làm việc hiệu quả. KẾT LUẬN Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay, để phát triển sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng nói chung cũng như với sản phẩm tôm nói riêng, chúng ta cần phải nhìn nhận và đánh giá đúng mức vị thế thực tế của sản phẩm đó trên thị trường, phân tích được chính xác và cụ thể những lợi thế cũng như những tồn tại trong quá trình sản xuất và kinh doanh. Từ đó, xây dựng nên một hệ thống liên hoàn các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm không chỉ trên thị trường trong nước mà cả trên thị trường thế giới. Trong phạm vi của một khoá luận do sinh viên thực hiện, tác giả hy vọng sẽ đóng góp được một phần nhỏ nhưng thiết thực vào việc giúp đánh giá rõ hơn những ưu điểm và nhược điểm trong sản xuất, chế biến và xuất khẩu sản phẩm tôm của Việt Nam; đồng thời xin mạnh dạn đưa ra một số đề xuất và kiến nghị sau: - Việc hiện đại hoá sản xuất và chế biến mặt hàng tôm là rất cần thiết vì nó liên quan đến chất lượng sản phẩm, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay. Vì thế, đề nghị Nhà nước miễn thuế sử dụng đất đối với diện tích nuôi tôm trong vòng 3 năm đầu, không tính VAT với nguyên liệu tôm đầu vào, cho phép các xí nghiệp, công ty liên doanh với nước ngoài được hưởng các chế độ như doanh nghiệp trong nước, nhất là giá điện. - Chất lượng tôm ở các cơ fở sản xuất khôn‡<có một tiêu chuẩn thống nhất, vì thế có nhiều mặt hàng tôm không đạt yêu cầu chất lượng trôi dạt trên thị trường làm ảnh hưởng đến uy tín của thương hiệu tôm Việt Nam. Bộ Thủy sản cần thiết lập Ban thanh tra chuyên ngành để ngăn chặn và kiểm soát tình hình này. - Thị trường là vấn đề sống còn đối với những sản phẩm như tôm. Vì thế các doanh nghiệp xuất khẩu cần tăng cường công tác xúc tiến hỗn hợp, đầu tư xây dựng chiến lược Marketing Mix thật phù hợp để khai thác những lợi thế so sánh của mình. Các doanh nghiệp nên tăng cường quảng bá sản phẩm tôm Việt Nam bằng những panô, băng rôn quảng cáo ngoài trời; tăng cường quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như TV, đài phát thanh hay các tạp chí, báo hàng ngày,…để tạo được ấn tượng về mặt hàng trong lòng người tiêu dùng. - Việc đa dạng hoá các mặt hàng để đáp ứng thị hiếu thay đổi hàng ngày của khách hàng là vấn đề cấp bách trong điều kiện hiện nay. Các doanh nghiệp cần nghiên cứu để tạo ra nhiều loại mặt hàng hơn nữa để phục vụ cho nhu cầu đa dạng của khách hàng trong nước và ngoài nước. Tuy nhiên khoảng cách giữa mong muốn thực hiện và khả năng, giữa mục tiêu và kết quả, giữa lý thuyết và thực tiễn lớn hay nhỏ sẽ phụ thuộc không ít vào cách thức tiếp cận vấn đề và việc tìm ra giải pháp đang đặt ra cho sự nghiệp phát triển kinh tế, sản xuất - xuất khẩu các sản phẩm thủy sản nói chung và sản phẩm tôm nói riêng của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế những thách thức không nhỏ. Những giải pháp đưa ra hy vọng sẽ góp phần đáp ứng những đòi hỏi cấp bách đã và đang đặt ra đối với việc nâng cao khả năng cạnh tranh của các mặt hàng thủy sản Việt Nam nói chung và mặt hàng tôm nói riêng trên thị trường quốc tế. Hy vọng rằng cùng với những nỗ lực cố gắng của Bộ Thủy sản, của các xí nghiệp, các doanh nghiệp sản xuất,chế biến và xuất khẩu tôm, Việt Nam sẽ nhanh chóng thực hiện được các mục tiêu cho đến năm 2010 cho mặt hàng tôm, đưa sản phẩm tôm Việt Nam xứng đáng trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong thời gian tới. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Báo cáo tình hình xuất khẩu thuỷ sản năm 2002 và phương hướng phát triển năm 2003. Trung tâm thông tin, Bộ Thuỷ sản. Báo cáo tình hình xuất khẩu thuỷ sản năm 2001 và phương hướng phát triển năm 2002. Trung tâm thông tin, Bộ Thuỷ sản. Báo cáo tình hình xuất khẩu thủy sản năm 2000 và phương hướng phát triển năm 2001. Trung tâm thông tin, Bộ Thuỷ sản. Báo cáo tình hình xuất khẩu thuỷ sản năm 1999 và phương hướng phát triển năm 2000. Trung tâm thông tin, Bộ Thuỷ sản. Báo cáo tình hình xuất khẩu thủy sản năm 1998 và phương hướng phát triển năm 1999. Trung tâm thông tin, Bộ Thuỷ sản. Báo cáo số 6 về tiếp thị, tiểu dự án 3: Thương mại, chế biến và tiếp thị thủy sản thuộc Dự án Quy hoạch Tổng thể Ngành Thuỷ sản Việt Nam. Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2002 và các chỉ tiêu, biện pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2003 của ngành thủy sản – Hà Nội , Tháng 1/2003 Nghiên cứu đánh giá ngành chế biến xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam tháng 3-2003 của Công ty chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. “Mở rộng nuôi tôm trên cát ở Việt Nam- Thách thức và cơ hội” - 2003 Báo Thương mại Thuỷ sản các số năm 2002, 2003 Báo Kinh tế Thuỷ sản các số năm 2002, 2003 Báo Ngoại Thương 21-31/9/2003. Tạp chí chuyên ngành Bộ Thuỷ sản tháng 3/2002 Tạp chí Thông tin khoa học công nghệ và kinh tế thủy sản, tháng 1/2003 Một số vấn đề về thương mại thuỷ sản thế giới- Trung tâm thông tin khoa học và kỹ thuật thuỷ sản – Hà Nội/2002 Phương hướng phát triển thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam đến 2010 -Bộ thương mại - tài liệu Thư viện quốc gia Tài liệu phát triển nuôi trồng thuỷ sản giai đoạn 1996 - 2010 - Bộ thuỷ sản. Chiến lược quy hoạch tổng thể ngành thuỷ sản Việt Nam đến 2010 – Bộ thuỷ sản. Tham luận hội thảo về các biện pháp nâng cao chất lượng và đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam – 8/2003. Internet: www.globefish.org www.fistenet.gov.com www.vasep.com www.fao.org www.infofish.org www.media.vdc.com.vn www.vnexpress.net www.vneconomy.com.vn www.hanoimoi.com.vn www.mof.gov.vn www.mpi.gov.vn www.vir.com.vn www.nhandan.org.vn www.mofa.gov.vn www.agroviet.gov.vn MỤC LỤC ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc19534.doc
Tài liệu liên quan