Nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng gốm của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport

Tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng gốm của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport: MỤC LỤC Trang DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1: LƯỢC TRÍCH QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP Phê duyệt Quy hoạch phát triển Ngành Gốm sứ-Thuỷ tinh Công nghiệp Việt Nam đến năm 2010, có tầm nhìn đến năm 2020. PHỤ LỤC 2: Mô hình SWOT và các định hướng phát triển gốm Artexport trong thời gian tới. PHỤ LỤC 3: Mô tả sản phẩm gốm XK của Công ty. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT JIS: Hệ thống tiêu chuẩn chất lượng Nhật Bản áp dụng cho ... Ebook Nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng gốm của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport

doc90 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1360 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng gốm của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hàng công nghiệp (Japan Industrial Standards) ASEAN: Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Association of South East Asian Nations) NĐ: Nghị định NK: Nhập khẩu QĐ: Quyết định VCCI: Phòng hương mại và Công nghiệp Việt Nam (Viet Nam Chamber of Commerce and Industry) TCMN: Thủ công mỹ nghệ TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam WTO: Tổ chức Thương mại thế giới (World Trade Organization) JETRO: Tổ chức xúc tiến Thương mại Nhật Bản (Japan External Trade Organization) XH: Xã hội XHCN: Xã hội chủ nghĩa XK: Xuất khẩu XNK: Xuất nhập khẩu DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU. Hình 1.1: Mô hình cạnh tranh 5 nhân tố của M. Porter…………………..14 Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Việt Nam………………………………………………….23 Biểu đồ 2.1: Cơ cấu lao động của Công ty Artexport…………………….27 Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu tài chính trong năm 2005 – 2006 - 2007 của Công ty Cổ phần XNK thủ công mỹ nghệ Artexport……………………………28 Bảng 2.2: Kim ngạch XK theo cơ cấu mặt hàng năm 2005 – 2006 – 2007..29 Bảng 2.3: Báo cáo kết quả kinh doanh XNK của Công ty Cổ phần XNK thủ công mỹ nghệ Artexport năm 2005 – 2006 – 2007………………………..35 Bảng 2.4. Kim ngạch XK mặt hàng gốm của Công ty Cổ phần XNK thủ công mỹ nghệ Artexport năm 2005 – 2006 – 2007……………………….40 Bảng 2.5. Kim ngạch XK gốm theo mặt hàng năm 2005 – 2006 – 2007…40 Bảng 2.6. Kim ngạch XK mặt hàng gốm theo thị trường của Công ty Cổ phần XNK thủ công mỹ nghệ Artexport năm 2005 – 2006 – 2007……….41 Bảng 2.7: Bảng danh mục sản phẩm gốm XK của Công ty (kèm theo mô tả chi tiết sản phẩm)…………………………………………………………45 Bảng 2.8: So sánh chi phí khi sử dụng lò hộp và lò gas…………………..51 LỜI MỞ ĐẦU Nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam vốn có truyền thống từ lâu đời. Truyền thống đó gắn liền với tên những làng nghề, phố nghề và được biểu hiện bằng những sản phẩm thủ công truyền thống, với những nét độc đáo, tinh xảo, hoàn mỹ. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam có nét riêng và độc đáo tới mức tên của sản phẩm luôn kèm theo tên làng làm ra nó; sản phẩm nổi tiếng cũng làm cho làng nghề tạo ra các sản phẩm ấy nổi tiếng. Nhiều nghề và làng nghề truyền thống của ta đã nổi bật hẳn lên trong lịch sử văn hoá, văn minh Việt Nam. Ở đó không chỉ tập chung một hay nhiều nghề thủ công, trở thành một trung tâm sản xuất lớn hoặc khá lớn, mà còn là nơi hội tụ các thợ và nghệ nhân tài khéo, tạo ra những sản phẩm có bản sắc riêng, nơi khác khó bề bắt chước được. Xưa nay, người nước ngoài hiểu và yêu mến Việt Nam, làm bạn với nhân dân Việt Nam là qua yếu tố gì? Dĩ nhiên là thông qua, hay chủ yếu, là yếu tố văn hoá. Không coi nhẹ các yếu tố khác, nhưng không thấm nhuần một nền văn hoá nào cả thì mọi hoạt động đều sẽ bị quên đi, ít ra là sẽ tự nó nhạt phai đi. Thật may mắn, hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam, cũng như bất cứ của một dân tộc nào khác, chất văn hoá lại rất đậm đà. Trên các sản phẩm thủ công mỹ nghệ thường biểu đạt phong cảnh sinh hoạt, con người, cảnh quan thiên nhiên, lễ hội truyền thống, quan niệm về tự nhiên, biểu tượng thần, Phật.. Những nét chấm phá nghệ thuật trên tranh sơn mài, tranh lụa, những bức chạm khắc gỗ, khảm xà cừ.. với cánh cò bay, cành trúc uốn cong, mái đình, cây đa, con đò bến nước... đã thể hiện đất nước - con người và tâm hồn tình cảm Việt Nam, làm cho người nước ngoài yêu mến nhân dân và đất nước Việt Nam. Một vấn đề lớn, cũng là một câu hỏi buộc những nước đang phát triển như Việt Nam phải giải đáp, đó là thời đại của nền công nghiệp, công nghệ phát triển cao, Việt Nam có thế mạnh gì để cạnh tranh với thế giới, để có thể tự cường mà đem "nói chuyện" với các nước công nghiệp phát triển nhất, nếu không phải trước hết là những sản phẩm truyền thống, những sản phẩm được làm ra ở trình độ nghệ thuật, kỹ thuật và chất lượng rất cao, mang đậm màu sắc văn hoá Việt Nam, để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng nhân dân các nước? Từ những năm đầu khi mới thành lập, ARTEXPORT (Công ty Xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Việt Nam, nay là Công ty Cổ phần XNK Thủ công mỹ nghệ) được Bộ Ngoại thương giao nhiệm vụ tổ chức sản xuất, thu mua, tái chế, đóng gói kinh doanh xuất nhập khẩu độc quyền hàng thủ công mỹ nghệ theo kế hoạch của Bộ giao. Trong giai đoạn đầu, Công ty đã vượt qua nhiều khó khăn, dần tiếp cận được với thị trường các nước. Trải qua nhiều thách thức trong suốt quá trình hơn 40 năm thành lập và phát triển, Artexport đã đạt được những thành tích vô cùng đáng khích lệ. Với đội ngũ cán bộ được đào tạo bài bản, giàu kinh nghiệm, Công ty đã không ngừng nâng cao kim ngạch xuất khẩu, mở rộng thị trường tới rất nhiều nước trên thế giới, mở rộng quy mô sản xuất và đa dạng hoá các sản phẩm, cải tiến mẫu mã phù hợp với thị hiếu khách hàng. Với sự năng nổ của đội ngũ cán bộ trong việc giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ quốc tế, các cuộc triển lãm hàng thủ công mỹ nghệ hàng năm đều mang về cho Công ty những hợp đồng có giá trị. Công ty đã đạt được nhiều bằng khen, huy chương tại các kỳ tham gia triển lãm, hội chợ tại nước ngoài và luôn là đơn vị chủ trì hoat động của nhiều hội chợ quan trọng. Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường hiện nay, từ vị trí độc quyền về xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, Artexport phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các công ty, thị phần ngày càng thu hẹp. Tuy vậy, ban lãnh đạo Công ty vẫn quyết tâm giữ vững các ngành và mặt hàng kinh doanh truyền thống của Công ty, với thủ công mỹ nghệ là ngành chính. Từ những lý do trên đây, người viết đã mạnh dạn chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng gốm của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport” để làm đề tài báo cáo chuyên đề tốt nghiệp của mình. Mục đích của việc nghiên cứu vấn đề này là: trên cơ sở phân tích những thế mạnh và tồn tại của thủ sản phẩm gốm Việt Nam và Artexport, người viết hy vọng đóng góp một số giải pháp nhằm góp phần xác định vị thế cạnh tranh của Công ty và của sản phẩm gốm Việt Nam trên thị trường quốc tế. Ngoài Lời mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Báo cáo thực tập tốt nghiệp này được kết cấu thành ba chương: Chương I - LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẠNH TRANH MẶT HÀNG GỐM XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM Chương II – THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH MẶT HÀNG GỐM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦ CÔNG MỸ NGHỆ ARTEXPORT Chương III – PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH MẶT HÀNG GỐM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦ CÔNG MỸ NGHỆ ARTEXPORT CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẠNH TRANH MẶT HÀNG GỐM XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM 1.1.Lý thuyết chung về cạnh tranh 1.1.1.Khái niệm và phân loại cạnh tranh 1.1.1.1.Khái niệm cạnh tranh Cạnh tranh là quy luật tất yếu của xã hội diễn ra mọi lúc mọi nơi và mọi hoàn cảnh. Về mặt lý luận, tuỳ từng giai đoạn, tuỳ từng cách tiếp cận và mục đích nghiên cứu khác nhau mà có quan điểm khác nhau về cạnh tranh. P. Samuelson cho rằng: “Cạnh tranh là sự đối đầu giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành khách hàng hoặc thị phần”. Cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường và là năng lực phát triển của nền kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh quyết định sự sống còn của mỗi doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau thông qua yếu tố giá cả, chất lượng, dịch vụ… nhằm thu lợi nhuận, lôi kéo khách hàng, mở rộng thị phần và nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường… Như vậy cùng với việc đáp ứng sự thay đổi nhu cầu tiêu dùng theo hướng ngày càng đa dạng mà các doanh nghiệp cũng không ngừng nghiên cứu, phát triên sản phẩm, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, cắt giảm chi phí, phát triển kênh phân phối… góp phần thúc đẩy sự phát triển toàn diện của nền kinh tế thị trường. Mặt khác, cạnh tranh cũng là một phương thức vận động của thị trường. Nói đến thị trường cũng có nghĩa là nói đến sự cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế mà thực chất cạnh tranh là sự tranh giành về mặt lợi ích kinh tế giữa các chủ thể tham gia thị trường (bao gồm các chủ thể kinh tế; đối tượng tham gia cạnh tranh – hàng hoá và dịch vụ; và môi trường cạnh tranh): đối với người mua đó là sự “tranh giành” để có thể mua được hàng hoá có chất lượng cao với mức giá rẻ; ngược lại đối với người bán, mục tiêu của họ là tối đa hoá lợi nhuận của minh bằng cách giảm chi phí và giành giật khách hàng về phía mình. Hiện tại, Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước, cạnh tranh được thừa nhận là một quy luật kinh tế khách quan và là một nguyên tắc cơ bản trong tổ chức điều hành kinh doanh của toàn bộ nền kinh tế cũng như trong mỗi doanh nghiệp. Cạnh tranh chính là nhân tố trung tâm không thể thiếu trong các nền kinh tế thuộc mọi chế độ xã hội, do đó cạnh tranh đòi hỏi cần phải có sự khuyến khích và bảo vệ của Chính Phủ. 1.1.1.2.Phân loại cạnh tranh Xét theo chủ thể cạnh tranh Xét theo chủ thể cạnh tranh sẽ có các loại hình: cạnh tranh giữa những người sản xuất hay người bán, cạnh tranh giữa những người mua, cạnh tranh giữa người bán và người mua. Xét theo sự khác biệt về sở hữu tư liệu sản xuất của chủ thể kinh tế Các thành phần kinh tế đều nằm trong tổng thể nền kinh tế quốc dân, có mối liên hệ thống nhất và mâu thuẫn với nhau. Chính từ sự thống nhất và mâu thuẫn này làm nảy sinh cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế với nhau. Xét theo tính chất của phương thức cạnh tranh Trong cạnh tranh, các chủ thể kinh tế sẽ dùng tất cả các biện pháp, cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn, để đạt được mục tiêu kinh tế của mình. Có những biện pháp cạnh tranh hợp pháp hay cạnh tranh lành mạnh (Healthy Competition). Ngược lại, có những thủ đoạn phi pháp, nhằm tiêu diệt đối phương chứ không phải bằng nỗ lực vươn lên của mình, gọi là cạnh tranh bất hợp pháp hay cạnh tranh không lành mạnh (Unfair Competition) Xét theo các công đoạn của quá trình kinh doanh hàng hoá Xét theo các công đoạn của quá trình kinh doanh hàng hoá, ta có các công đoạn: cạnh tranh trước khi bán hàng, trong khi bán hàng và sau khi bánhàng. Ngoài các loại hình cạnh tranh đã nêu trên, người ta còn xét theo một số tiêu chí khác nữa: điều kiện không gian, lợi thế tài nguyên, nhân lực, đặc điểm tập quán sản xuất, tiêu dùng, văn hoá ... ở từng dân tộc, khu vực, từng quốc gia khác nhau mà phân loại thành cạnh tranh giữa các nước và các khu vực trên thế giới; cạnh tranh trong và ngoài nước, cạnh tranh giữa cộng đồng, các vùng có bản sắc dân tộc và tập quán sản xuất tiêu dùng khác nhau. 1.1.2.Chức năng và vai trò của cạnh tranh. 1.1.2.1.Chức năng của cạnh tranh. Cạnh tranh khẳng định việc các doanh nghiệp muốn có quyền tự do hành động, chứ không phải đơn thuần tuân theo các kế hoạch do Nhà nước đặt ra. Các doanh nghiệp có quyền tự do trong việc quyết định cung ứng loại sản phẩm nào, dịch vụ gì, với số lượng và chất lượng như thế nào, giá cả cụ thể là bao nhiêu… cũng như có cơ hội công bằng để tồn tại trên thị trường, để tạo ra lợi nhuận cũng như phải chấp nhận nguy cơ thất bại và bị loại ra khỏi thị trường. Như vậy, nếu không có cơ hội và rủi ro này hay nói cách khác nếu không có quyền tự do thâm nhập và rút lui khỏi thị trường, là hai trong số các ưu thế do cạnh tranh đem lại, cạnh tranh sẽ không thể được duy trì một cách lâu dài và hiệu quả. Cạnh tranh dẫn đến thiệt hại cho người này và lợi ích cho người khác, song nếu xét dưới góc độ toàn xã hội, cạnh tranh luôn có tác động tích cực. Trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay, tất cả các chức năng của cạnh tranh đều bao hàm cả hai yếu tố “kinh tế” và “xã hội” dù trong hầu hết các chức năng dưới đây, một trong hai yếu tố đó được đánh giá là có vai trò nổi trội hơn. 1. Cạnh tranh bắt buộc các doanh nghiệp phải đổi mới kỹ thuật, công nghệ sản xuất, áp dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất, thường xuyên đổi mới mẫu mã sản phẩm. Mỗi con người đều có các thang nhu cầu cần đáp ứng và theo thời gian các nhu cầu này ngày càng trở nên phong phú và đa dạng, mặt khác mỗi sản phẩm trên thị trường không phải chỉ có một doanh nghiệp cung ứng mà bên cạnh đó có rất nhiều đối thủ cạnh tranh, chính vì vậy đòi hỏi bản thân các doanh nghiệp cần phải thường xuyên đổi mới sản phẩm bằng cách áp dụng những công nghệ hiện đại vào trong sản xuất. Mỗi sản phẩm mới ra đời sẽ kích thích nhu cầu tiêu dùng của thị trường, đồng thời sẽ tạo động lực thúc đẩy các doanh nghiệp và cả nền kinh tế phát triển theo hướng văn minh, hiện đại. 2. Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải tối ưu hoá các yếu tố đầu vào, tiết kiệm chi phí. Với hầu hết các doanh nghiệp ở mọi nền kinh tế hiện nay thì đều có một cản trở đó là sự han chế các yếu tố đầu vào, từ các nguồn dầu mỏ, lương thực đến nước sạch hay không khí sạch; từ nguồn tài nguyên sẵn có tới nguồn nhân lực… đang ngày càng trở nên đắt đỏ và khan hiếm. Trong điều kiện đó các doanh nghiệp muốn đạt lợi nhuận cao cũng như tạo ra được lợi thế cạnh tranh nhất định trên thị trường cần phải tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng nhằm tối ưu các yếu tố đầu vào, sao cho với một khối lượng các yếu tố đầu vào nhỏ nhất vẫn có thể đạt hiệu quả tối đa. 3. Cạnh tranh tạo thời cơ và nguồn lực cho chủ thể kinh doanh. Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được cần phải làm thoả mãn thị trường bằng một sản phẩm hay một dịch vụ nhất định, sự cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh trong việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng sẽ tạo động lực giúp các doanh nghiệp luôn tìm kiếm cơ hội và các nguồn lực để có thể tiếp cận và chinh phục thị trường một cách hiệu quả nhất. Một doanh nghiệp nội địa đang trong thời kỳ phát triển sẽ chú ý tới việc quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp tới các khách hàng mục tiêu bằng các chương trình quảng cáo, các hội chợ triển lãm, hội nghị khách hàng… nhằm giới thiệu sản phẩm tới đông đảo người tiêu dùng cũng như củng cố lòng tin và sự gắn bó của người tiêu dùng đối với sản phẩm/ dịch vụ. Đồng thời, doanh nghiệp cũng sẽ luôn chú ý tìm kiếm các phương thức và nguồn lực mới để có thể tạo ra một sản phẩm/ dịch vụ với ưu thế vượt trội so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường… 4. Cạnh tranh tước bỏ sự độc quyền trong lĩnh vực kinh tế. Cạnh tranh là một tất yếu khách quan trong nền kinh tế thị trường. Doanh nghiệp muốn phát triển theo hướng văn minh, hiện đại đòi hỏi cần phải có một môi trường cạnh tranh. Một doanh nghiệp độc quyền cung cấp một loại sản phẩm/ dịch vụ và không chịu áp lực về chất lượng, giá cả, dịch vụ hỗ trợ, áp lực giảm chi phí hay tiết kiệm các yếu tố đầu vào… bởi vì thị trường chấp nhận với mọi mức giá; khác hẳn với các chủ thể kinh doanh trong một môi trường tự do cạnh tranh, các chủ thể này luôn ứng phó linh hoạt trước những thay đổi của thị trường, để có thể tồn tại và phát triển các doanh nghiệp luôn tự ý thức “khách hàng chính là người nuôi sống chúng ta, nếu chúng ta khiến khách hàng không hài lòng thì họ sẽ khiến chúng ta phá sản bằng cách đơn giản là mang tiền đi tiêu ở chỗ khác”. Như vậy, trong một môi trường cạnh tranh không có chỗ cho sự độc quyền, mọi doanh nghiệp luôn phải tự “làm mới” chính mình bằng cách làm thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường. 1.1.2.2.Vai trò của cạnh tranh. 1.Điều chỉnh giữa cung và cầu. Cạnh tranh điều chỉnh cung và cầu hàng hoá trên thị trường. Khi cung của một hàng hoá lớn hơn cầu, cạnh tranh giữa người bán làm cho giá thị trường giảm xuống, chỉ những cơ sơ kinh doanh nào có đủ khả năng cải tiến công nghệ, trang bị kỹ thuật, phương thức quản lý và hạ giá bán mới có thể tồn tại. Do đó, cạnh tranh là nhân tố quan trọng kích thích việc ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất. Khi cung một loại hàng hoá nào đó thấp hơn cầu, hàng hoá đó trở nên khan hiếm, giá cả sẽ tăng lên tạo lợi nhuận cao hơn mức bình quân. Lúc đó người kinh doanh sẽ đầu tư thêm vốn để xây dựng thêm cơ sở sản xuất mới hoặc nâng cao năng lực cạnh tranh của những cơ sở sản xuất sẵn có. Đó là động lực quan trọng tăng lượng vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh và nâng cao năng lực sản xuất trong toàn xã hội. Điều quan trọng là động lực đó là hoàn toàn tự nhiên, không theo và cũng khong cần bất cứ một mệnh lệnh hành chính nào của cơ quan quản lý Nhà nước. Trong cạnh tranh sẽ có doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh nhờ làm ăn hiệu quả, bên cạnh những doanh nghiệp bị thua lỗ, phá sản. Đối với xã hội, phá sản doanh nghiệp không hoàn toàn mang ý nghĩa tiêu cực vì các nguồn lực được chuyển sang các nhà kinh doanh khác sử dụng một cách có hiệu quả hơn, mặt khác việc duy trì các doanh nghiệp kém hiệu quả còn gây nhiều lãng phí cho xã hội hơn là phá sản. 2.Phân bổ có hiệu quả các nguồn lực. Cạnh tranh là công cụ hữu hiệu nhất để đảm bảo sự phân bổ tối ưu các nguồn lực và đem lại năng suất tối ưu. Cạnh tranh thúc đẩy các nguồn lực di chuyển đến nơi nào có hiệu quả nhất bởi người sản xuất muốn lợi dụng chúng để mang lại lợi nhuận càng nhiều càng tốt. 3.Kích thích tiến bộ công nghệ. Một doanh nghiệp tham gia cạnh tranh luôn hi vọng có được những sáng chế, cải tiến công nghệ, việc là người đầu tiên và duy nhất trên thị trường có sản phẩm được người tiêu dùng quan tâm sẽ giúp tạo ra một sự độc quyền với cơ hội tạo ra lợi nhuận độc quyền. Các doanh nghiệp khác nếu muốn có được thị phần vừa phải bắt chước vai trò nhà sáng chế, đổi mới công nghệ, vừa phải cố gắng xin được giấy phép sử dụng, nếu đổi mới đó được tiến hành trên cơ sở quyền sở hữu tài sản, đặc biệt trong trường hợp đã được đăng ký bản quyền sáng chế. Tuy nhiên, sau một khoảng thời gian nhất định, có thể ngắn hoặc tương đối dài, sự độc quyền ban đầu có thể được bãi bỏ và tiến trình cạnh tranh có thể tiếp tục trở lại. Khi hàng loạt các tiến trình như vầy diễn ra, cạnh tranh tạo ra động lực mạnh mẽ và liên tục buộc các doanh nghiệp phải tìm kiếm các sáng chế, cải tiến và bắt chước hoặc nói cách khác đóng góp vào sự phát triển của công nghệ. Tóm lại, cạnh tranh là động lực thúc đẩy đổi mới, đồng thời tạo môi trường thuận lợi để sản xuất thích ứng với sự biến động của cầu và công nghệ sản xuất. Cạnh tranh trên thị trường quốc tế giúp cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận được với trình độ khoa học, kỹ thuật tiên tiến trên thế giới, góp phần tăng năng suất lao động và hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. 4.Phân phối thu nhập. Một chức năng khác của cạnh tranh là nhằm cung cấp một cấu trúc sơ bộ cho việc phân phối thu nhập, những ai sản xuất hiệu quả hơn sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn do đó sẽ có thu nhập cao hơn. Chức năng này không thể chấp nhận được nếu không có những sự điều chỉnh quan trọng của Nhà nước. Vì vậy thực tế của thị trường hiện nay hoàn toàn khác sự phân bố lập tức thu nhập dưới tác động của cạnh tranh; trên thực tế nó đã được điều chỉnh cơ bản, đặc biệt trên bình diện an toàn và an sinh xã hội. 5.Thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Trong nền kinh tế kế hoạch hoá của ta trước đây, chính quyền có quyền quyết định tối cao và nhu cầu của người tiêu dùng không đựôc thoả mãn một cách đầy đủ. Trong nền kinh tế thị trường, người tiêu dùng là người quyết định chủng loại, số lượng, chất lượng của hàng hoá và dịch vụ được cung cấp. Chỉ các hàng hoá và dịch vụ được người tiêu dùng yêu cầu mới được bán và sản xuất lâu dài. Danh mục hàng hoá và dịch vụ đa dạng như hiện nay trên thị trường thực tế chỉ có thể được giải thích trong các điều kiện cạnh tranh một cách hiệu quả. 6.Tạo ra sự thích nghi linh hoạt. Cạnh tranh không những là công cụ phổ biến nhất mà còn là công cụ nhanh nhất giúp phân bố các nguồn lực một cách tối ưu và duy trì một sự lưu thông liên tục của các nguồn lực tới những nơi sản xuất có năng suất cao hơn. Nói tới sự lưu thông liên tục tức là ám chỉ các nguồn lực luôn vận động, các nguồn lực này ở yên một chỗ cho đến khi sự khác biệt về khả năng sinh lợi phát triển tới mức chi phí chuyển giao bao gồm cả các giải pháp xã hội và các giải pháp khác rõ ràng thấp hơn lợi nhuận thu được. Nếu như sự năng đôngj này không tồn tại, hoặc nếu sự thích nghi trở nên trì trệ, trong nhiều trường hợp những là do: sự can thiệp không hợp lý của Nhà nước, cấu trúc thị trường không mang tính cạnh tranh… 7.Đem lại quyền tự do cá nhân trong lựa chọn và hành động. Cạnh tranh đem lại sự tự do tối đa trong lựa chọn và hành động của các doanh nghiệp trong kinh doanh. Đây không chỉ là tiên đề của cạnh tranh mà tự nó còn là có giá trị, dưới một hình thức hoàn thiện hơn của quyền tự do hành động thông thường, đã được Hiến Pháp công nhận là một đặc tính của quyền công dân; có thể thấy rõ ý nghĩa của vai trò này khi so sánh nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn kế hoạch hoá tập trung (kế hoạch hoá, điều tiết sự phân bổ vốn, lao động, kế hoạch sản xuất…) và giai đoạn chuyển sang nền kinh tế thị trường (doanh nghiệp được tự do quyết định các yếu tố đầu vào, thực hiện sản xuất, phân phối sản phẩm… theo quy định của Hiến Pháp và pháp luật) 1.2.Năng lực cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp. 1.2.1.Quan niệm về cạnh tranh sản phẩm. Một sản phẩm hàng hoá được coi là có năng lực cạnh tranh khi nó đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về chất lượng, giá cả, tính năng, kiểu dáng, tính độc đáo hay sự khác biệt, thương hiệu, bao bì.... hơn hẳn so với những sản phẩm hàng hoá cùng loại. Nhưng năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá lại được định đoạt bởi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Sẽ không có năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá cao khi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm đó thấp. Bên cạnh đó, cũng cần phân biệt năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là hai phạm trù khác nhau nhưng có quan hệ hữu cơ với nhau. Năng lực cạnh tranh của hàng hoá có được do năng lực cạnh tranh của chủ thể (doanh nghiệp) tạo ra; nhưng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp không chỉ do năng lực cạnh tranh của hàng hoá mà có, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá có ảnh hưởng lớn và thể hiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 1.2.2.Chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm 1.2.2.1. Chất lượng, kiểu dáng, màu sắc, bao bì nhãn hiệu, tính độc đáo của sản phẩm. Chất lượng của sản phẩm có ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm và cũng là yếu tố quan trọng đầu tiên được sử dụng để đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Trên thế giới tồn tại một số hệ thống quản lý chất lượng như : hệ thống Q-base của New Zealand: hệ thống QS 9000 do các công ty Chrysles-Ford-Gerneral Motors xây dựng; hệ thống phân tích mối nguy hiểm và các điểm kiểm soát trọng yếu (HACCP), hệ thống đảm bảo an toàn thực phẩm GMP, hệ thống quản lý môi trường ISO 14000 và hệ thống quản lý chất lượng được nhiều quốc gia vận dụng nhất là ISO 9000, hệ thống quản lý chất lượng toàn diện (TQM). Để tăng cường khả năng cạnh tranh và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện đại cạnh tranh gay gắt cần hiểu rõ và đúng đắn hơn về sản phẩm. Sản phẩm là sự thỏa mãn nhu cầu nào đó của khách hàng, một sản phẩm được xác định theo cách nhìn của nhà doanh nghiệp chưa hẳn đã là một sản phẩm mà khách hàng mong muốn. Một sản phẩm tốt theo khách hàng là một sản phẩm có chất lượng “ vừa đủ ”. Như vậy, đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm thông qua các yếu tố chất lượng, kiểu dáng, màu sắc, bao bì nhãn hiệu, tính độc đáo của sản phẩm là đánh giá khả năng thỏa mãn nhu cầu đồng bộ của khách hàng từ nhu cầu cơ bản đến các nhu cầu bổ sung bậc cao hơn. 1.2.2.2. Chi phí liên quan. Chi phí là một trong những biểu hiện cơ bản nhất thể hiện năng lực cạnh tranh của một sản phẩm. Chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra trong một thời kỳ nhất định đẻ thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm các chi phí sản xuất, mua hàng, chi phí bảo quản, chi phí lưu thông, chi phí quản lý. Chi phí kinh doanh có ảnh hưởng lớn đến giá thành sản phẩm, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp do đó ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Chi phí thấp chính là bước khởi đầu để có thể cạnh tranh, sự phát triển kinh doanh năng động mới tận dụng được lợi thế so sánh chi phí để từ đó nâng cao khả năng về chất, nhờ đó mà nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm . Đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm dựa trên yếu tố chi phí là đánh giá các chỉ tiêu về chi phí liên quan đến sản phẩm, bao gồm các nội dung : đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch chi phí kinh doanh, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ thấp chi phí của sản phẩm, phân tích tình hình thực hiện chi phí trên 1000 đồng giá trị sản phẩm, phân tích tình thình thực hiện kế hoạch trên một số yếu tố và khoản mục chi phí chủ yếu. 1.2.2.3. Giá bán sản phẩm Chất lượng và giá cả là hai yếu tố thường xuyên đi liền với nhau. Như đã phân tích, chất lượng sản phẩm có ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm, song một sản phẩm có chất lượng rất tốt nhưng đồng thời giá của nó cũng lại quá cao so với sự đánh giá của khách hàng mục tiêu mà nó nhắm tới thì nó cũng không thể có sức cạnh tranh lớn khi đưa ra thị trường. 1.2.2.4. Khả năng sinh lợi trên một đơn vị sản phẩm Lợi nhuận một đơn vị sản phẩm đem lại là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp biểu hiện kết quả kinh doanh sản phẩm của doanh nghiệp. Lợi nhuận không chỉ có ảnh hưởng lớn đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm mà nó còn là động lực mục tiêu của cạnh tranh, cạnh tranh chỉ là một trong những cách phổ biến nhất để đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm bị chi phối bởi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mà năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chính là khả năng duy trì được lợi nhuận và thị phần trên thị trường. Không thể tồn tại được lâu dài một sản phẩm có khả năng sinh lời thấp mà lại có năng lực cạnh tranh cao trên thị trường. Một sản phẩm không có khả năng sinh lời hay khả năng sinh lời thấp thì sớm muộn cũng sẽ bị thay thế bởi các sản phẩm khác. Đồng thời, một sản phẩm có khả năng sinh lời cao sẽ tạo nhiều điều kiện để góp phần cải tiến sản phẩm, nâng cao chất lượng, hạ gíá thành... từ đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm. 1.2.2.5. Sức mạnh thương hiệu của sản phẩm Thương hiệu hàng hóa có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phát triển và năng lực cạnh tranh cảu một sản phẩm. Trong kinh doanh và tiêu dùng thương hiệu xuất hiện do nhu cầu nhận biết, xác điịnh và phân biệt sản phẩm của các nhà sản xuất khác nhau. Để nhận biết và xác định sản phẩm người ta phải nhãn hiệu hóa sản phẩm và nâng cao hơn nữa là thương hiệu hóa các sản phẩm. Vì thương hiệu thường gắn với sản phẩm và được sử dụng để xác định sản phẩm của từng doanh nghiệp nên khách hàng thường mua sản phẩm thông qua thương hiệu. Một thương hiệu tốt đồng nghĩa với một sản phẩm tốt và ngược lại. người tiêu dùng tìm mua sản phẩm trên cơ sở các mức đọ đánh giá khác nhau về hình ảnh của nhãn hiệu trên thị trường. Mức độ chấp nhận thương hiệu tương ứng với mức độ chấp nhận sản phẩm của doanh nghiệp. Như vậy, thương hiệu có tầm quan trọng và ảnh hưởng ngày càng lớn đến năng lực cạnh tranh của một sản phẩm. 1.2.3.Nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh sản phẩm gốm Theo quan điểm của M.Porter các nhân tố ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của hàng hoá có thể tổng hợp thành 5 nhóm nhân tố cơ bản và được coi là 5 sức mạnh tác động đến sức cạnh tranh của hàng hoá nói chung trên thị trường, và thông qua 5 nhân tố này ta cũng có thể đánh giá được thực trạng năng lực cạnh tranh của sản phẩm gốm Việt Nam. Hình 1.1: Mô hình cạnh tranh 5 nhân tố của M.Porter Sản phẩm thay thế Nhà cung ứng Khách hàng Các đối thủ cạnh tranh hiện tại Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn 1.2.3.1.Các đối thủ cạnh tranh hiện tại. Các đối thủ cạnh tranh hiện tại được hiểu là những doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh trong một ngành nhất định, những doanh nghiệp này đã vượt qua rào cản để xâm nhập vào ngành hoặc những hãng muốn rút lui nhưng chưa có cơ hội. Các đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngành quyết định mức độ và tính chất ganh đua nhằm giành giật lợi thế trong ngành mà mục đích cuối cùng là giữ vững và phát triển thị phần hiện có, đảm bảo có thể có được mức lợi nhuận cao nhất. Việc đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp qua đối thủ cạnh tranh hiện tại bằng cách so sánh tương quan về thij phần hàng hoá chiếm lĩnh hiện tại, môi trường sản xuất… Nhiệm vụ của mỗi doanh nghiệp là tìm kiếm thông tin, phân tích đánh giá chính xác các nhận định, các tiềm năng và chiến lược hiện tại của những đối tủ cạnh tranh hiện tại để có thể xây dựng được một chiến lược cạnh tranh phù hợp. 1.2.3.2.Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. Khi một ngành có sự gia tăng thêm số lượng các đối thủ cạnh tranh mới thì có thể dẫn đến tỷ suất lợi nhuận bị giảm, mức độ cạnh tranh tăng do những đối thủ mới tham gia vào thị trường có khả năng thường có khả năng ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới vì vậy khi các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn xuất hiện thì vị thế của doanh nghiệp sẽ thay đổi. Để đánh giá sức cạnh tranh của một mặt hàng thông qua đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn có thể xem xét trên các khía cạnh như tiềm lực tài chính, công nghệ, sự hiểu biết thị trường, kênh phân phối sản phẩm. Thông thường các đối thủ tiềm ẩn có tiềm lực về tài chính mạnh và công nghệ tiến bộ nhưng sự hiểu biết về thị trường chưa sâu nên sức cạnh tranh của sản phẩm chưa cao. 1.2.3.3.Người cung ứng. Các nhà cung ứng bao gồm các nhà cung cấp các yếu tố đầu vào cho hoạt động của một công ty như các nhà cung cấp vốn, nguyên vật liệu cho sản xuất, nhân công… các nhà cung ứng có thể gây ra một áp lực khá mạnh tới hoạt động của công ty. Người cung ứng luôn muốn thu hút nhiều lợi nhuận vì vậy họ có thể đe doạ tăng giá hoặc giảm chất lượng sản phẩm đặt mua làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp khi họ có điều kiện. Họ thường gây sức ép trong những tình huống sau: Họ độc quyền cung cấp nguyên vật liệu. Khi các nguyên vật liệu được cung cấp không có khả năng thay thế. Hợp đồng cung cấp hàng hoá giữa các doanh nghiệp với người cung ứng không có sự ràng buộc rõ ràng. Khi nguyên vật liệu đó là vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp, nó quyết định đến việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để đánh giá thực trạng sức cạnh tranh của một mặt hàng qua nhân tố người cung ứng thì chúng ta có thể so sánh mối quan hệ giữa nhà cung ứng và doanh nghiệp, số lượng._. người cung ứng, tiềm lực người cung ứng… Nếu mối quan hệ giữa người cung ứng là tốt, thân thiết, là bạn hàng lâu năm hơn so với đối thủ cạnh tranh thì chắc chắn sự ổn định trong việc cung ứng đầu vào của doanh nghiệp sẽ lớn hơn so với đối thủ cạnh tranh. Nếu số lượng người cung ứng cho doanh nghiệp nhiều hơn thì nguy cơ rủi ro sẽ giảm đi. Tiềm lực của người cung ứng tốt thì sẽ đảm bảo sự ổn định và đồng bộ cho đầu vào mà họ cung cấp cho doanh nghiệp. Và tất cả những gì thuận lợi doanh nghiệp có được từ nhà cung ứng sẽ đảm bảo sự ổn định đầu vào và góp phần vào việc làm cho quá trình sản xuất diễn ra nhịp nhàng, ăn khớp, đồng bộ, góp phần làm cho hoạt động sản xuất diễn ra đúng kế hoạch… Do vậy, doanh nghiệp cần thiết lập mối quan hệ lâu dài với nhà cung cấp để tăng sức cạnh tranh cho hàng hoá. 1.2.3.4.Khách hàng. Đối với doanh nghiệp thì hoạt động chỉ có ý nghĩa khi tiêu thụ được sản phẩm và có lãi, vì vậy sự tín nhiệm của khách hàng luôn là tài sản vô hình có giá trị quan trọng của doanh nghiệp. Sự tín nhiệm của khách hàng chỉ có được khi doanh nghiệp biết cách thoả mãn tốt hơn nhu cầu và thị hiếu của khách hàng so với đối thủ cạnh tranh khác. Doanh nghiệp nào có khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt hơn đối thủ cạnh tranh thì sẽ nhận được sự ủng hộ và trung thành từ phía khách hàng. 1.2.3.5.Sản phẩm thay thế sản phẩm gốm. Các sản phẩm thay thế luôn có thể có tác động lớn đến mức lợi nhuận tiềm năng của ngành, nhất là những sản phẩm có chu kỳ sống ngắn. Sự ra đời của sản phẩm thay thế là một tất yếu nhằm đáp ứng sự thay đổi của nhu cầu thị trường theo hướng ngày càng đa dạng hơn, phong phú hơn, cao cấp hơn. Đánh giá sức cạnh tranh của một hàng hoá của doanh nghiệp thông qua sản phẩm thay thế là việc so sánh về công dụng, giá cả, công nghệ, tiềm năng nhà sản xuất sản phẩm đó với sản phẩm thay thế… Thường thì các sản phẩm thay thể là kết quả của việc đổi mới công nghệ nên thường có ưu thế về chất lượng, công dụng, tính năng hơn các sản phẩm hiện tại. Do vậy, sức cạnh tranh về các đặc điểm của hàng hoá của doanh nghiệp có thể bị giảm khi xuất hiện các sản phẩm thay thế này, nhưng thường sản phẩm cũ thường có sức cạnh tranh về giá cả, do vậy muốn nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm cũ thì doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản lý, cải tiên sản phẩm… CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH MẶT HÀNG GỐM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦ CÔNG MỸ NGHỆ ARTEXPORT 2.1.Đặc điểm của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport 2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Công ty xuất nhập khẩu Thủ công mỹ nghệ Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 617/BNgT-TCCB ngày 23/12/1964 của Bộ Ngoại thương, là một doanh nghiệp nhà nước có bề dày hoạt động, với thương hiệu có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước. Căn cứ vào Quyết định số 1424/QĐ-BTM ngày 04/10/2004 của Bộ trưởng Bộ Thương mại, Công ty XNK Thủ công mỹ nghệ được cổ phần hoá và trở thành Công ty Cổ phần XNK Thủ công mỹ nghệ. Hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty luôn phát huy truyền thống và những kinh nghiệm tích luỹ được cũng như chủ động thích ứng với cơ chế thị trường để xây dựng một thương hiệu vững chắc, trở thành một địa chỉ đáng tin cậy của bạn hàng trong nước và quốc tế. Tên công ty Công ty Cổ phần XNK Thủ công mỹ nghệ Việt Nam Tên viết tắt ARTEXPORT Vốn điều lệ 32.000.000.000 đồng (Ba mươi hai tỷ đồng chẵn) Trụ sở chính 31-33 Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Nay là 2A Phạm Sư Mạnh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Điện thoại (84-4) 8256490; (84-4) 8266574 Fax (84-4) 8259275 Email trade@artexport.com.vn Website www.artexport.com.vn Giấy CNĐKKD Số 0103006536 đăng ký lần đầu ngày 18/01/2005, đăng ký thay đổi lần thứ nhất ngày 08/04/2005 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp. 2.1.2.Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Công ty 2.1.2.1.Chức năng và nhiệm vụ của Công ty Chức năng và nhiệm vụ của Công ty được thể hiện thông qua lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty như sau: Kinh doanh xuất nhập khẩu: Kinh doanh XNK (trực tiếp và uỷ thác) hàng thủ công mỹ nghệ và các mặt hàng tổng hợp khác Nhà nước không cấm. Sản xuất và gia công chế biến: Sản xuất và gia công chế biến các sản phẩm gỗ mỹ nghệ, gốm sứ, thêu ren và các mặt hàng tổng hợp khác để bán tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Kinh doanh dịch vụ: + Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng, nhà; + Kinh doanh cho thuê kho bãi, nhà xưởng sản xuất; + Dịch vụ khác. Kinh doanh khác: Thực hiện sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu và dịch vụ tổng hợp tất cả các ngành hàng Nhà nước không cấm. Cụ thể: + Kinh doanh trang thiết bị, dụng cụ y tế; + Kinh doanh nhập khẩu nguyên vật liệu, vật tư, máy móc, thiết bị thi công, thiết bị phục vụ cho ngành điện; + Kinh doanh vật liệu xây dựng, thiết bị văn phòng, nội thất, hoá chất và hàng tiêu dùng; + Chế biến hàng nông lâm hải sản, khoáng sản, công nghệ phẩm, may, da; + Đại lý các mặt hàng cho các khách hàng trong và ngoài nước; + Tổ chức hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước đối với nhóm hàng thủ công mỹ nghệ 2.1.2.2.Tổ chức bộ máy của Công ty Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Thủ công mỹ nghệ được tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X kỳ họp thứ V thông qua ngày 12/06/1999. Các hoạt động của Công ty tuân thủ Luật Doanh Nghiệp, các Luật khác có liên quan và Điều lệ Công ty được Đại hội Cổ đông nhất trí thông qua. Cơ cấu tổ chức của Công ty hiện tại gồm: Phòng Tài chính-Kế hoạch, phòng Tổ chức hành chính, Ban xúc tiến thương mại, phòng XNK tổng hợp 1, phòng XNK tổng hợp 2, phòng XNK tổng hợp 3, phòng XNK tổng hợp 5, phòng XNK tổng hợp 9, phòng XNK tổng hợp 10, phòng XNK cói, phòng Mỹ nghệ, phòng Gốm, phòng Thêu, Xưởng Thêu, Xưởng gỗ; Các chi nhánh tại Hải Phòng, TP.Hồ Chí Minh và văn phòng đại diện công ty tại Đà Nẵng. Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Việt Nam. ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT BAN TỔNG GIÁM ĐỐC CÁC PHÒNG BAN CHỨC NĂNG PHÒNG TẢI CHÍNH KẾ HOẠCH BAN XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI PHÒNG XNK TỔNG HỢP 2 PHÒNG XNK TỔNG HỢP 3 PHÒNG XNK TỔNG HỢP 5 PHÒNG XNK TỔNG HỢP 9 PHÒNG XNK TỔNG HỢP 10 CÁC PHÒNG BAN CHỨC NĂNG PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÒNG XUẤT NHẬP KHẨU CÓI PHÒNG THÊU PHÒNG MỸ NGHỆ PHÒNG GỐM CHI NHÁNH HẢI PHÒNG VP ĐẠI DIỆN TẠI ĐÀ NẴNG CHI NHÁNH TP.HCM ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG PHÒNG XNK TỔNG HỢP 1 XƯỞNG THÊU XN GỐM XƯỞNG GỖ Đại hội đồng cổ đông: gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty. Quyết định những vấn đề được luật pháp và điều lệ Công ty quy định. Đặc biệt các cổ đông sẽ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo. Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề có liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. HĐQT có trách nhiệm giám sát Tổng Giám đốc điều hành và những người quản lý khác. Quyền và nghĩa vụ của HĐQT do Luật pháp và điều lệ của Công ty, các quy chế nội bộ của Công ty và Nghị quyết ĐHĐCĐ quy định. Ban kiểm soát: là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc. Ban Tổng Giám đốc: Tổng Giám đốc là người điều hành và quyết định cao nhất về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. Các Phó Tổng Giám đốc là người giúp việc cho Tổng Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về phần việc được phân công, chủ động giải quyết những công việc đã được Tổng Giám đốc uỷ quyền và phân công theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước và Điều lệ Công ty. Các phòng ban chức năng: Các phòng, ban chuyên môn nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp việc cho ban Tổng Giám đốc, trực tiếp điều hành theo chức năng chuyên môn và chỉ đạo của Ban Giám đốc. Công ty hiện có 12 phòng, 1 ban, 2 chi nhánh và 1 văn phòng đại diện. Chức năng nhiệm vụ của các phòng được quy định như sau: Phòng Tài chính kế hoạch: Có chức năng trong việc lập kế hoạch sử dụng và quản lý nguồn tài chính của Công ty, phân tích các hoạt động kinh tế, tổ chức công tác hạch toán kế toán theo đúng chế độ kế toán thống kê và chế độ quản lý tài chính của Nhà nước; định kỳ báo cáo Ban Tổng Giám đốc các thông tin về việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, tình hình thực hiện các hợp đồng kinh tế lớn (Hợp đồng nhập khẩu phôi thép, hợp đồng nhập máy móc thiết bị…); lưu giữ hồ sơ chứng từ, sổ sách liên quan đến tài chính, kế toán, kế hoạch. Phòng Tổ chức – Hành chính: có chức năng xây dựng phương án kiện toàn bộ máy tổ chức trong Công ty, quản lý nhân sự, thực hiện công tác hành chính quản trị. Ban Xúc tiến thương mại: có chức năng tổng hợp và trình Ban Tổng Giám đốc những giao dịch với khách hàng nước ngoài; nghiên cứu và tìm hiểu toàn bộ các hội chợ về hàng thủ công mỹ nghệ trên thế giới và tham mưu cho lãnh đạo Công ty những Hội chợ Công ty nên tham gia. Các phòng kinh doanh: Tuỳ theo khả năng của các phòng, mỗi phòng đều có chức năng kinh doanh, xuất nhập khẩu các mặt hàng khai thác được. Xưởng Thêu (Trực thuộc phòng Thêu): có bộ phận thêu mẫu sáng tác và thể hiện mẫu phục vụ chung cho toàn Công ty; tính toán và xác định gái phù hợp giúp các đơn vị trong Công ty đàm phán với khách hàng nước ngoài. Xưởng gỗ (Trực thuộc phòng Mỹ nghệ): có bộ phận sản xuất hàng sơn mài mỹ nghệ sáng tác và thể hiện mẫu phục vụ chung cho toàn Công ty; tính toán và xác định gái phù hợp giúp các đơn vị trong Công ty đàm phán với khách hàng nước ngoài. Xí nghiệp gốm (Trực thuộc phòng Gốm): có chức năng sáng tác, thể hiện mẫu, trưng bày mặt hàng gốm tại xí nghiệp Bát Tràng. 2.1.3.Đặc điểm các nguồn lực của Công ty 2.1.3.1.Nguồn lực tài chính. Tính đến hết năm 2003 thì tổng nguồn vốn của Công ty là 73.328.421.7000 VNĐ trong đó nguồn vốn chủ sở hữu là: 37.315.089.100 VNĐ. Ngoài ra Công ty còn thuận lợi hơn các doanh nghiệp do được hưởn ưu đãi về vốn. Vốn ngân sách Nhà nước cấp cho Công ty là 16.008.412.989 VNĐ chiếm 42,9% vốn chủ sở hữu và chiếm 21,83% tổng nguồn vốn hoạt động của Công ty. Đây là một thuận lợi lớn mà Công ty cần nhận biết và chú ý khai thác hiệu quả nguồn vốn đó. Ngoài ra, Công ty còn được hưởng ưu đãi khi vay vốn kinh doanh, tuy nhiên số vốn kinh doanh của Công ty đặc biệt là vốn lưu động lại chưa được sử dụng có hiệu quả, tỷ lệ nợ đọng và không có khả năng thu hồi vốn còn cao. 2.1.3.2.Nguồn nhân lực. Biểu đồ 2.1: Cơ cấu lao động của Công ty Artexport (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2005, 2006, 2007 của Artexport, Phòng Tài chính tổng hợp) Hiện nay tổng số lao động của Công ty là 358 người trong đó số người có trình độ đại học là 206 người chiếm 57,5% còn lại là người có trình độ cao đẳng và trung cấp. Số nhân viên quản lý là của Công ty là 68 người chiếm 19% . Lực lượng lao động đông đảo của Công ty đảm bảo cho Công ty có đủ nguồn lực cần thiết để mở rộng sản xuất kinh doanh. Sự đoàn kết của tập thể nhân viên Công ty cùng với đội ngũ cán bộ nghiệp vụ có nhiều năm kinh nghiệm trong kinh doanh thương mại quốc tế là một thuận lợi lớn của Artexport so với các Công ty khác. 2.1.3.3.Nguồn hàng của Công ty. Là một Công ty lớn có bề dày lịch sử trong kinh doanh XNK TCMN nên Artexport đã tạo lập được mối quan hệ bạn hàng rất tốt với các nhà cung ứng hàng TCMN. Nguồn hàng của Công ty chủ yếu là các chân hàng ở miền Bắc và tập trung ở các làng nghề như: Nguồn hàng gốm sứ ở Bát Tràng. Nguồn hàng thêu ren ở Hải Phòng, Hải Dương. Nguồn hàng mây tre đan ở Hà Tây, Hà Nam, Thái Bình. Nguồn hàng cói ở Thanh Hoá, Thái Bình. Nguồn hàng sơn mài ở Thường Tín – Hà Tây. Với những nguồn hàng lớn và ổn định Công ty có nhiều điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh hoạt động XK. 2.2.Thực trạng năng lực cạnh tranh mặt hàng gốm của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport 2.2.1.Kết quả kinh doanh về xuất nhập khẩu của Công ty Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu tài chính trong năm 2005 – 2006 - 2007 của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport Đơn vị tính: Tỷ đồng STT Chỉ tiêu 2005 2006 2007 1 Tổng doanh thu 640 600 620 2 Tổng chi phí 52 55 50 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2005, 2006, 2007 của Artexport, Phòng Tài chính tổng hợp) Bảng 2.2: Kim ngạch XK theo cơ cấu mặt hàng năm 2005 – 2006 – 2007 Đơn vị tính: USD Mặt hàng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Hàng cói, mây tre 945.657 9,43% 733.093 6,1% 482.409 3,78% Sơn mài mỹ nghệ, đá, gỗ, sản phẩm gỗ mỹ nghệ 2.482.533 24,75% 3.071.608 27,72% 4.229.893 33,17% Hàng gốm sứ, đất nung 645.805 6,44% 1.064.738 9,61% 900.500 7,06% Hàng thêu ren, dệt may 3.108.656 31,00% 3.582.942 32,33% 3.576.237 28,04% Hàng nông sản, thực phẩm, rau quả 854.451 8,52% 616.704 5,56% 1.707.506 13,4% Hàng tôn sắt mỹ nghệ 34.439 0,34% 155.156 1,40% 99.628 0,78% Mùn cưa xay 70.658 0,70% 58.604 0,53% 62.071 0,49% Hàng tạp hóa 174.866 1,74% 248.475 2,24% 291.352 2,28% Bột Artesunate 1.711.642 17,07% 1.550.984 14,00% 1.402.028 11% Tổng giá trị 10.028.707 100% 11.082.304 100% 12.751.624 100% Mặt hàng 2005 2006 Tăng giảm 2006/2005 2006 2007 Tăng giảm 2007/2006 (USD) (USD) (USD) (USD) Hàng cói, mây tre 945.657 733.093 -22.48% 733.093 482.409 -34,2% Sơn mài mỹ nghệ, đá, gỗ, sản phẩm gỗ mỹ nghệ 2.482.533 3.071.608 23.73% 3.071.608 4.229.893 37,71% Hàng gốm sứ, đất nung 645.805 1.064.738 64.87% 1.064.738 900.500 -15,43% Hàng thêu ren, dệt may 3.108.656 3.582.942 15.26% 3.582.942 3.576.237 -0,19% Hàng nông sản, thực phẩm, rau quả 854.451 616.704 -27.82% 616.704 1.707.506 176,88% Hàng tôn sắt mỹ nghệ 34.439 155.156 350.52% 155.156 99.628 -35,79% Mùn cưa xay 70.658 58.604 -17.06% 58.604 62.071 5,9% Hàng tạp hóa 174.866 248.475 42.09% 248.475 291.352 17,25% Bột Artesunate 1.711.642 1.550.984 -9.39% 1.550.984 1.402.028 -9,6% Tổng giá trị 10.028.707 11.082.304 10.51% 11.082.304 12.751.624 142,53 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2005, 2006, 2007 của Artexport, Phòng Tài chính tổng hợp) 2.2.1.1. Mặt hàng thêu ren, may mặc Trên đây là kim ngạch xuất khẩu của 10 mặt hàng chủ lực của công ty. Trong đó mặt hàng thêu ren, dệt may chiếm tỷ trọng lớn nhất - chiếm 31,00% (2005), 32,33% (2006), 28,04% (2007) tổng kim ngạch xuất khẩu. Mặt hàng thêu được hình thành ngay từ khi Công ty mới thành lập năm 1964 và mang lại hợp đồng đầu tiên trị giá 10,000 Rúp sang thị trường Liên Xô cũ. Ngày nay, kim ngạch xuất khẩu thường giao động ở mức 30%. Giá trị đích thực của mặt hàng này đã được khẳng định tại nhiều thị trường lớn như Nhật, Mỹ, Pháp, Italia, Tây Ban Nha…thu hút ngày càng nhiều lao động có tay nghề, có khả năng sáng tạo, đem lại việc làm cho hàng nghìn lao động. Mặt hàng thêu ren hứa hẹn sự phát triển không ngừng với tiềm năng vô tận và đang được Công ty đầu tư để tạo ra một nét riêng cho Artexport. Hiện nay, hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ đạt 1.569.400 USD, tăng 20,94% so với cùng kỳ năm ngoái chứ chưa tăng đột biến sau khi chế độ hạn ngạch dệt may bị bãi bỏ. Đó là do các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có Artexport lo ngại về khả năng áp thuế chống bán phá giá của Mỹ. 2.2.1.2. Nhóm mặt hàng sơn mài mỹ nghệ, gỗ, sản phẩm gỗ, đá Đây là nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao thứ hai của Artexport trong giai đoạn 2005-2007. Cụ thể, năm 2005 tỷ trọng của mặt hàng này đạt 24,75%; 2006 đạt 27,72% ; 2007 đạt 33,17% tổng kim ngạch. Hàng sơn mài mỹ nghệ là mặt hàng xuất hiện đầu tiên trong lịch sử hình thành của Công ty. Mặt hàng này được biết đến với 3 chủng loại chính bao gồm: Sơn mài khảm trai ốc, sơn mài điêu khắc và các loại sơn mài khác. Ngay từ những năm 1994, Công ty đã chú ý tới nhu cầu tại thị trường các nước nhập khẩu, cho ra đời hàng loạt mặt hàng sơn mài mỹ nghệ phù hợp với thị hiếu của từng quốc gia như: sơn mài, gốm sơn mài, tre ghép, tre sơn mài…được chế tác hết sức cẩn thận. Tuy nhiên, khi mới được xuất sang các nước ôn đới, sản phẩm sơn mài bị cong vênh do không phù hợp với thời tiết. Công ty đã tiến hành giải quyết bằng cách cho ra đời các sản phẩm bằng cốt gốm hay composite qua xử lý. Cho đến nay, xưởng sản xuất các mặt hàng mỹ nghệ cốt gốm, cốt nhựa composite và tre ghép được khảm trai, ốc, vỏ trứng…phù hợp với thời tiết và chủ yếu XK sang Châu Âu, Nhật Bản. Các sản phẩm đồ gỗ Việt Nam được nhiều khách hàng đánh giá có chất lượng tốt hơn của Inđônêxia, kiểu dáng sáng tạo và độc đáo hơn của Trung Quốc, bên cạnh đó mức giá cũng khá cạnh tranh. Tuy phát triển nhanh, ngành chế biến gỗ của Việt Nam đang gặp một số khó khăn: Lượng gỗ khai thác từ rừng tự nhiên trong mỗi năm chỉ đạt 50,000m3. Số còn lại hơn 75% nguyên liệu gỗ phải nhập khẩu và giá đang tăng thêm từ 10-30% trong khi giá xuất khẩu các sản phẩm gỗ chế biến vẫn không thay đổi. Bên cạnh đó, phải kể đến tình trạng các nhà máy chế biến gỗ phát triển nhanh làm mất cân đối giữa nhu cầu sản xuất với khả năng cung cấp lao động, hầu hết các lao động chế biến gỗ lại chưa qua đào tạo chính quy. Năm 1997 là năm đầu tiên Artexport tham gia thị trường XK các sản phẩm đá xẻ tự nhiên của Việt Nam sang các nước Châu Âu. Trong đó, thị trường khởi điểm là Ireland, sau đó là Bỉ, Hà Lan, Italia, Đức…Năm 1997 kim ngạch chỉ đạt 15,000 USD/năm, đến năm 2005 đã tăng lên gần 3,000,000 USD/năm và năm 2007 đã tăng lên trên 4,000,000 USD. Sản phẩm chủ yếu được xuất khẩu gồm: Tumbled, Honed, Kerb, Windowsill, Cubes, Flamed…Vật liệu được dùng bằng đá tự nhiên theo dòng đá bluestone, đá basalt, granite, hoa cương, sa thạch…Các sản phẩm này thường được sử dụng trong các công trình xây dựng, giao thông và đặc biệt là phục chế và tu sửa các công trình đường phố cổ ở Châu Âu. Đến nay XK sản phẩm đá tự nhiên của Artexport luôn chiếm xấp xỉ 30% kim ngạch XK của Công ty. 2.2.1.3. Hàng cói, mây tre Mặt hàng này đã có mặt trên 80 thị trường trên thế giới với nhiều chủng loại và mẫu mã. Tuy nhiên, những mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch cao vẫn là những mặt hàng truyền thống như: khay, bàn ghế, bình, mành, giỏ, bát đĩa, rổ rá… Đây là nhóm sản phẩm được sản xuất từ nguồn nguyên liệu sẵn có rất dồi dào trong nước. Được tạo nên từ những nguyên liệu đơn sơ mộc mạc, chúng đã tìm thấy sự hoà quyện với những nét hiện đại của kiến trúc phương Tây. Đặc biệt, sản phẩm mành tre đã mang những khung cảnh thiên nhiên gần gũi vào cuộc sống gia đình và công sở. Mặt hàng này có kim ngạch XK cao thứ tư của công ty trong giai đoạn 2005-2007. Năm 2006 kim ngạch của mặt hàng này giảm tới 22,48%, năm 2007 tiếp tục giảm 34,2%. Nguyên nhân là do sự cạnh tranh mạnh mẽ về giá cả và chất lượng với các doanh nghiệp của Trung Quốc. Tuy nhiên, trong đến thời điểm này của năm 2008, bằng nhiều biện pháp cải tiến mẫu mã, chất lượng Công ty đã bước đầu thành công trong tìm lại chỗ đứng trong các thị trường Nhật Bản, Mỹ, Đức, Đài Loan… 2.2.1.4. Mặt hàng gốm sứ, đất nung Là một doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực xuất khẩu hàng gốm sứ và thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam trong những năm qua, Artexport đã có rất nhiều cố gắng trong việc đẩy mạnh và mở rộng xuất khẩu hàng gốm sử sang các thị trường trên thế giới. Những năm đầu, thị trường tiêu thụ phần lớn là các nước thuộc hệ thống XNCN. Khi thị trường các nước này bị khủng hoảng và thu hẹp lại, Công ty đã đẩy mạnh việc chào bán sản phẩm thuộc khối TBCN. Bước đầu có Đức, Pháp, Anh, Nhật, Đan Mạch, Úc về sau các thị trường ngày càng được mở rộng và đến nay là hầu khắp các châu lục: Hà Lan, Italia, Thuỵ Sỹ, Bỉ, Hàn Quốc, Đài Loan, Niu Dilân, Xingapo, Angieri, Nam Phi…với kim ngạch tăng trưởng hàng năm. Năm 2005 kim ngạch XK mặt hàng này đạt 645.805 USD, năm 2006 giá trị XK tăng 65% đạt 1.064.738 USD Những năm gần đây, kim ngạch hàng gốm XK có phần giảm sút (năm 2007 đạt 900.500 USD, giảm 15,4%) do chi phí đầu vào tăng cao và suy thoái kinh tế ở một số thị trường trọng điểm. Nhằm duy trì mức tăng trưởng, Công ty đã đưa ra nhiều sản phẩm mới có tính thẩm mỹ và cạnh tranh cao. Đó là các sản phẩm kết hợp với các chất liệu khác: gốm thuỷ tinh, gốm mây tre, gốm sơn mài…Các sản phẩm này đã và đang mang lại nhiều hợp đồng cho Công ty. 2.2.1.5. Các mặt hàng khác Những mặt hàng này gồm nông sản thực phẩm, tôn sắt mỹ nghệ, mùn cưa xay…Ngoài mặt hàng bột Artesunate của Anh, đây là những mặt hàng có kim ngạch trung bình hàng năm dưới 9% tổng kim ngạch xuất khẩu, có sự biến động thất thường. Năm 2007 đánh dấu sự tăng trưởng ngoạn mục của mặt hàng nông sản, thực phẩm, rau quả: kim ngạch XK của mặt hàng này đã tăng 177%. Đóng góp vào sự gia tăng kim ngạch trên là do năm 2007 Công ty đã đứng ra khai thác mặt hàng sắn lát khô XK sang thị trường Trung Quốc, năm 2007 đạt doanh thu từ riêng mặt hàng này là 806.806 USD - chiếm 47,25% tổng kim ngạch mặt hàng, bên cạnh đó mặt hàng thực phẩm, cà phê, điều, tiêu, thuốc lá khai thác cho XK sang các thị trường Trung Quốc, Nga. Senegal, Mông Cổ, Đức… cũng mang lại giá trị cao đạt 894.200 USD - chiếm 52,37% kim ngạch. Đến tháng 4/2008 giá trị hợp đồng của mặt hàng nông sản, thực phẩm, rau quả đã đạt xấp xỉ 600.000 USD, dự kiến trong thời gian tới, việc khai thác mặt hàng này sẽ trỏ thành một trong những hướng chủ lực của Công ty trong bối cảnh thế giới có sự khủng hoảng về nguồn cung các sản phẩm nông sản. Trên đây là những phân tích sự phát triển về cơ cấu mặt hàng của Công ty, để có một cái nhìn tổng quan hơn về thực trạng XNK cần căn cứ vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Sau đây là kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty được thể hiện thông qua báo cáo kết quả kinh doanh như sau: Bảng 2.3: Báo cáo kết quả kinh doanh XNK của Công ty Cổ phần XNK thủ công mỹ nghệ Artexport năm 2005 – 2006 - 2007 Báo cáo kểt qủa hoạt động kinh doanh năm 2005 Đơn vị tính: VND Chỉ tiêu Mã số 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 608,152,369,475 2. Các khoản giảm trừ kinh doanh 02 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 10 608,152,369,475 4. Giá vốn hàng bán 11 556,063,044,663 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20 52,089,324,812 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 4,539,865,985 7. Chi phí tài chính Trong đó: Chi phí lãi vay 22 23 11,148,639,153 9,178,212,374 8. Chi phí bán hàng 24 28,146,096,793 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 13,521,676,701 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 3,812,778,150 11. Thu nhập khác 31 458,632,057 12. Chi phí khác 32 20,895,805 13. Lợi nhuận khác 40 437,736,252 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 4,250,514,402 15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 51 16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 52 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 60 4,250,514,402 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 1.328 Báo cáo kểt qủa hoạt động kinh doanh năm 2006 Đơn vị tính: VND Chi tiêu Mã số 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 583,571,043,808 2. Các khoản giảm trừ kinh doanh 02 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 10 583,571,043,808 4. Giá vốn hàng bán 11 533,547,226,691 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20 50,023,817,117 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 7,619,954,304 7. Chi phí tài chính Trong đó: Chi phí lãi vay 22 23 13,091,464,724 8,741,807,176 8. Chi phí bán hàng 24 24,288,182,376 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 13,391,779,674 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 3,872,344,647 11. Thu nhập khác 31 407,146,850 12. Chi phí khác 32 116,766,494 13. Lợi nhuận khác 40 290,380,356 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 7,162,725,003 15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 51 16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 52 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 60 7,162,725,003 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 1,981 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007 Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Mã số 1. Doanh thu bán hàng & CCDV 01 634,488,337,620 Trong đó: 02 Doanh thu hàng xuất khẩu 02.1 204,025,984,000 Doanh thu hàng nhập khẩu 02.2 411,330,160,000 Doanh thu hoa hồng uỷ thác 02.3 812,081,432 Doanh thu khác (thu hộ phí) 02.4 854,871,200 Doanh thu cho thuê nhà 02.5 17,465,240,990 2. Các khoản giảm trừ 03 + Chiết khấu, giảm giá, hàng trả lại … 03.1 + Thuế TTĐB, thuế xuất khẩu… 03.2 3. Doanh thu thuần (01-03) 10 634,488,337,620 4. Giá vốn hàng bán 11 549,030,413,230 + Giá vốn hàng xuất khẩu 11.1 154,065,468,354 + Giá vốn hàng nhập khẩu 11.2 394,964,944,876 5. Lợi nhuận gộp (10-11) 20 85.457.924.190 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 4,019,695,146 7. Chi phí hoạt động tài chính 22 10,290,594,132 Trong đó: + chi phí lãi vay 23.1 8,253,900,868 + chênh lệch tỷ giá 23.2 2,036,693,264 8. Chi phí bán hàng 24 28,180,777,176 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 14,066,871,648 10. Lợi nhuận thuần từ HĐKD 30 36.939,466,380 [30= 20+(21-22)-(24+25)] 11. Thu nhập khác (TK711) 31 175,890,200 12. Chi phí khác (TK811) 32 10,868,260 13. Lợi nhuận khác (31-32) 40 165,021,932 14. Tổng lợi nhuận trước thuế 50 37,104,488,312 15. Thuế thu nhập DN phải nộp 51 16. Lợi nhuận sau thuế (50-51) 37,104,488,312 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2005, 2006, 2007 của Artexport, Phòng Tài chính tổng hợp) Nhìn vào các bảng trên ta thấy, kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty ở mức trung bình khá. Về mặt số lượng, doanh thu trong năm 2006 giảm 4,04% so với năm 2005. Tuy nhiên, doanh thu năm 2007 đã đạt được sự tăng trưởng vượt bậc, gấp lần 5 lần so với năm 2006. Tuy nhiên, do chi phí kinh doanh của Công ty khá cao nên lợi nhuận sau thuế của năm 2005 chỉ đạt 4,250,514,402 đồng (0,7% tổng doanh thu), 2006 đạt 7,162,725,003 đồng (1,23% tổng doanh thu), 2007 đạt 37,104,488,312 đồng (5,85% tổng doanh thu). So sánh giữa bảng 2.1 - bảng kết quả hoạt động kinh doanh và bảng 2.3 - bảng chỉ tiêu XNK của Công ty ta nhận thấy Công ty luôn hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch ở mức cao (đạt từ 95% đến 98% kế hoạch, năm 2007 đạt 102% kế hoạch), dự kiến năm 2008 Công ty sẽ phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu đạt doanh thu 1.500.000 USD. 2.2.2.Thực trạng xuất khẩu mặt hàng gốm của Công ty Bảng 2.4. Kim ngạch XK mặt hàng gốm của Công ty Cổ phần XNK thủ công mỹ nghệ Artexport Đơn vị tính: USD STT Chỉ tiêu 2005 2006 2007 1 Tổng kim ngạch XK 10.028.707 11.082.304 12.751.624 2 Kim ngạch XK gốm 645.805 1.064.738 900.500 3 Tỷ trọng (%) 6,44% 9,61% 7,06% (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2005, 2006, 2007 của Artexport, Phòng Tài chính tổng hợp) Mặt hàng gốm sứ, đất nung là một trong những mặt hàng XK chủ lực của Công ty Cổ phần XNK thủ công mỹ nghệ, tỷ trọng XK trung bình của mặt hàng trong 3 năm 2005 – 2006 – 2007 là 7,7%, xếp thứ 4 trong việc đóng góp vào kim ngạch XK. Tổng kim ngạch XK của Công ty tăng đều đặn qua các năm từ 1,05 – 1,51 lần, tương ứng với từ 10,5% - 15,1%. Tuy nhiên, mặt hàng gốm lại có tăng trưởng không ổn định: giá trị kim ngạch XK năm 2006 tăng so với năm 2005, năm 2007 sụt giảm so với năm 2006; tỷ trọng vì thế cũng có sự thay đổi tương ứng. Nguyên nhân của việc giảm sút kim ngạch cũng như tỷ trọng mặt hàng gốm của năm 2007 là do giá cả các yếu tố đầu vào đều tăng và sự suy giảm của các thị trường trọng điểm trong khi đơn chào giá mới chưa được đối tác chấp nhận. Bảng 2.5. Kim ngạch XK gốm theo mặt hàng năm 2005 – 2006 -2007 Đơn vị tính: USD STT Chỉ tiêu 2005 2006 2007 1 Hàng gốm sứ 432.689 (67%) 670.785 (63%) 585.325 (65%) 2 Hàng đất nung 213.116 (33%) 393.953 (37%) 315.175 (35%) 3 Tổng kim ngạch 645.805 1.064.738 900.500 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2005, 2006, 2007 của Artexport, Phòng Tài chính tổng hợp) Kim ngạch XK mặt hàng gốm xét theo mặt hàng cho thấy, giá trị XK hàng gốm sứ thường chiếm từ 63 – 67% (khoảng 2/3) , hàng đất nung chiếm từ 33 – 37% tổng kim ngạch (khoảng 1/3). Tỷ trọng trên là khá ổn định do nhu cầu của thị trường về các mặt hàng ít khi thay đổi đột biến về cơ cấu mà chỉ có sự biến đổi về số lượng. Bảng 2.6. Kim ngạch XK mặt hàng gốm của Công ty Cổ phần XNK thủ công mỹ nghệ Artexport theo thị trường năm 2005 – 2006 – 2007. Đơn vị tính: USD STT Thị trường 2005 Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) 1 Nhật Bản 183.876 28,47% 2 Tây Ban Nha 163.934 25,38% 3 Mỹ 158.246 24,50% 4 Hàn Quốc 48.194 7,46% 5 Pháp 43.197 6,69% 6 Đức 24.878 3,85% 7 Arập 7.685 1,19% 8 Anh 7.531 1,17% 9 Ý 5.148 0,8% 10 Hy Lạp 3.116 0,49% Tổng KN 645.805 100% STT Thị trường 2006 Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) 1 Hàn Quốc 331.217 31,12% 2 Nhật Bản 242.120 22,74% 3 Anh 167.804 15,76% 4 Tây Ban Nha 102.788 9,65% 5 Nga 59.677 5,6% 6 Dubai 59.219 5,56% 7 Pháp 55.449 5,21% 8 Mỹ 28.942 2,72% 9 Đức 10.455 0,98% 10 Hy Lạp 4.318 0,4% 11 Đài Loan 1.495 0,14% 12 SieraLeone 784 0,074% 13 Agola 460 0,046% Tổng KN 1.064.378 100% STT Thị trường 2007 Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) 1 Hàn Quốc 390.015 43,31% 2 Nhật Bản 215.371 23,92% 3 Tây Ban Nha 91.958 10,21% 4 Pháp 66.920 7,43% 5 Anh 53.070 5,9% 6 Dubai 52.709 5,83% 7 Mỹ 9.004 1% 8 Đức 7.161 0,79% 9 Úc 5.945 0,66% 10 Hy Lạp 5.198 0,58% 11 Đài Loan 2.104 0,23% 12 Singapore 1.045 0,14% Tổng KN 900.500 100% (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2005, 2006, 2007 của Artexport, Phòng Tài chính tổng hợp) Là một doanh nghiệp đi đầu trong lĩnhvực xuất khẩu hàng gốm sứ và thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam trong những năm qua, Artexport đã có rất nhiều cố gắng trong việc đẩy mạnh và mở rộng xuất khẩu hàng gốm sử sang các thị trườn._.cực chủ động hơn nữa trong công tác tiếp cận thị trường, mặt khác cũng cần áp dụng những tiêu chuẩn sản xuất, quản lý chất lượng phù hợp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp. 3.2.2.Biện pháp về giá cả Do hàng TCMN nói chung và hàng gốm nói riêng của mỗi nước có những đặc tính khó so sánh, tuy nhiên do chi phí về nguyên vật liệu cao, trình độ quản lý còn thấp nên mặt hàng của Việt Nam thường có giá cả cao hơn các nước ASEAN khoảng 10% và cao hơn Trung Quốc khoảng 15%. Hiện nay, một số nguyên vật liệu, màu vẽ vẫn phải NK từ Trung Quốc, bên cạnh đó trình độ quản lý của doanh nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế nên chưa sử dụng một cách hiệu quả nguồn vốn đầu tư, chưa tối thiểu được các chi phí quản lý, cũng như chủ động về nguồn nguyên vật liệu nên chi phí sản xuất còn cao. Như đã đề cập ở mục 2.2.3.3 về việc định giá sản phẩm, trên cơ sở đặc tính sản phẩm là hàng TCMN truyền thống nên Công ty cần phải có sự kết hợp giữa việc định giá theo chi phí và việc định giá theo giá trị cảm nhận được. Chiến lược giá không chỉ đơn thuần giúp doanh nghiệp có thể bù đắp chi phí, duy trì sản xuất là còn là một chiến lược giúp nâng cao vị thể cạnh tranh của sản phẩm gốm trên thị trường. 3.3.3. Biện pháp về dịch vụ Các dịch vụ hỗ trợ của Công ty hầu hết đều liên quan đến các nghiệp vụ XNK hàng hoá bao gồm: các dịch vụ bao gói sản phẩm; nghiệp vụ tín dụng, thanh toán; nghiệp vụ thuê phương tiện vận chuyển; nghiệp vụ bảo hiểm; thông tin liên lạc. Do nền kinh tế Việt Nam trình độ còn thấp nên các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động ngoại thương và các dịch vụ công còn kém gây ra những bất lợi cho doanh nghiệp Việt Nam trong việc XK hàng hoá sang thị trường quốc tế. Do đó, bên cạnh việc trông chờ các hỗ trợ từ phía Nhà nước doanh nghiệp cũng cần phải chủ động nâng cao nghiệp vụ để có thể đảm đương được các dịch vụ hỗ trợ cho XNK. Công ty có thể xây dựng một quy chuẩn chung cho việc thực hiện các nghiệp vụ và dịch vụ liên quan để chỉ dẫn thông tin cho đối tác mặt khác cũng góp phần làm cho quá trình XNK hàng hoá diễn ra thông suốt. Thông tin minh bạch, đầy đủ, chính xác sẽ là một ưu thế cạnh tranh không nhỏ đối với doanh nghiệp trong giai đoạn Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn với thị trường quốc tế. 3.4.Kiến nghị 3.4.1.Kiến nghị về phía Nhà nước Nhà nước cần sớm hoàn thiện hệ thống thể chế, thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý Nhà nước, đẩy mạnh cải cách hành chính, tinh giản các thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho các hộ, cơ sở ngành nghề ở nông thôn trong việc duy trì và mở rộng sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó cũng cần tăng cường năng lực tổ chức chỉ đạo phát triển ngành nghề nông thôn, phân rõ ranh giới quản lý Nhà nước về ngành nghề nông thôn giữa các Bộ, ngành. Có thể phân công như sau: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn là cơ quan đầu mối quản lý chỉ đạo phát triển ngành nghề, xây dựng dự án đầu tư thiết lập các trung tâm TCMN đại diện từng vùng để xin nguồn vốn viện trợ ODA, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc kế hoạch,bố trí, tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho lao động ngành nghề nông thôn,… phối hợp với các bộ ngành liên quan tổ chức xuất bản các tạp chí về TCMN Việt Nam… Bộ Thương mại, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam quản lý chỉ đạo về thị trường tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ các cơ sở ngành nghề về thông tin liên quan đến thị trường, phối hợp thực hiện công tác thị trường xúc tiến thương mại, triển lã, giới thiệu về hàng TCMN nói chung và sản phẩm gốm nói riêng. Bộ Văn hoá Thông tin chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện các hình thức khen thưởng và công nhận các làng nghề, các nghệ nhân giỏi, thợ tay nghề cao.. Hội đồng Trung ương liên minh các HTX Việt Nam là cơ quan chủ trì vận động, phát triển các hình thức hợp tác trong sản xuất như các hiệp hội, HTX, câu lạc bộ… Tổng Cục Hải quan có trách nhiệm thống kê XK tương đối chi tiết về các loại hàng hoá thuộc nhóm hàng TCMN; phối hợp với Bộ Thương mại để hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện quyết định của chính phủ trong việc khai hải quan khi XK hàng hoá. 3.4.2.Kiến nghị về phía làng nghề. Để góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của mặt hàng gốm trên thị trường nước ngoài nói chung, các tổ hợp sản xuất ở các làng nghề ngoài việc nắm vững, khai thác có hiệu quả các chính sách của Nhà nước, phối hợp với các doanh nghiệp trực tiếp XK hàng hóa, cần quan tâm đến những vấn đề sau: Có ý thức đây là ngành sản xuất hàng hoá đem lại ngoại tệ cho đất nước do vậy cần liên tục rèn luyện, nâng cao tay nghề, có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong việc phát triển nghề truyền thống của cha ông; mở mang làng nghề mới trong cả nước; hướng dẫn truyền đạt nghề; giáo dục lòng yêu nghề cho thế hệ con cháu nhằm tạo ra những hàng hóa có chất lượng cao, đồng đều, hạ giá thành, rút ngắn thời gian sản xuất. Không ngừng thay đổi, cải tiến mẫu mã để đáp ứng thị hiếu luôn thay đổi trên thị trường. Chú ý đến các vấn đề vệ sinh môi trường, an toàn lao động trong quá trình sản xuất tại các cơ sở. KẾT LUẬN TCMN được xếp là một trong 10 mặt hàng XK chủ lực của Việt Nam trong thời gian qua. XK hàng TCMN không chỉ đem lại những lợi ích to lớn cho nền kinh tế mà còn góp phần giữ gìn, bảo tồn bán sắc văn hoá dân tộc, giới thiệu tinh hoa văn hoá Việt Nam với bạn bè quốc tế. Ngày nay, hàng TCMN nói chung và mặt hàng gốm nói riêng của Việt Nam đang được ưa chuộng trên nhiều thị trường trên thế giới, đặc biệt là các thị trường lớn và nhiều tiềm năng như EU và Nhật Bản. Công ty Cổ phần TCMN Việt Nam Artexport là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh XNK hàng TCMN lâu năm trên thị trường. Trong quá trình phát triển, Công ty đã gặp nhiều khó khăn như những biến động lớn về kinh tế, chính trị, sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường cạnh tranh… Nhưng với bề dày kinh nghiệm trên 40 năm, Công ty Artexport đã không ngừng vươn lên để xây dựng được uy tín trên thị trường trong và ngoài nước. Trong thời gian tới, Công ty cần phải mở rộng hơn nữa thị trường trọng điểm nhằm đạt hiệu quả cao trong kinh doanh XK mặt hàng TCMN nói chung và mặt hàng gốm nói riêng. Căn cứ vào mục đích đã đề ra, chuyên đề tốt nghiệp đã thực hiện được những nội dung cơ bản sau đây: 1/ Khái quát về lịch sủ phát triển của Công ty và cơ cấu mặt hàng. 2/ Đánh giá các yếu tố liên quan đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm gốm của Công ty, những điểm mạnh, những tồn tại và nguyên nhân. 3/ Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của mặt hàng gốm sứ ở cả 2 cấp độ là Nhà nước và các làng nghề. Tuy đã cố gắng tiếp cận những phương pháp mới, phân tích số liệu thống kê cũng như bám sát thực tiễn, trong quá trình thực hiện chuyên đề này tác giả còn có nhiều hạn chế và thiếu sót nên rất mong nhận đựoc sự góp ý của thầy cô và các bạn. Tôi xin chân thành cám ơn GS.TS. Hoàng Đức Thân cùng các thầy cô giáo trong khoa Thương Mại cũng như các cán bộ kinh doanh của Công ty Cổ phần XNK TCMN Việt Nam Artexport đã giúp tôi hoàn thành bản báo cáo này. Phụ lục 1: LƯỢC TRÍCH QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP Phê duyệt Quy hoạch phát triển Ngành Gốm sứ-Thuỷ tinh Công nghiệp Việt Nam đến năm 2010, có tầm nhìn đến năm 2020. BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP         Căn cứ Nghị định số 55/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công nghiệp;         Căn cứ Công văn số 2659/VPCP-NN ngày 28 tháng 5 năm 2004 của Văn phòng Chính phủ về việc thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ: Giao Bộ trưởng Bộ Công nghiệp phê duyệt và chỉ đạo thực hiện Quy hoạch phát triển Ngành Gốm sứ-Thuỷ tinh Công nghiệp Việt Nam đến năm 2010, có tầm nhìn đến năm 2020;         Căn cứ  các văn bản góp ý cho Dự án của các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Quốc phòng và Giao thông Vận tải;         Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Công nghiệp Tiêu dùng và Thực phẩm, QUYẾT ĐỊNH         Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển Ngành Gốm sứ-Thuỷ tinh Công nghiệp Việt Nam đến năm 2010, tầm  nhìn đến năm 2020 với những nội dung sau:         1.Quan điểm, định hướng và mục tiêu chiến lược phát triển Ngành:         1.1. Quan điểm phát triển:         - Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển ngành để huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của xã hội; tập trung đầu tư để đưa sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ có khả năng xuất khẩu,Thuỷ tinh cao cấp trở thành những  sản phẩm mũi nhọn của ngành.         - Trên cơ sở áp dụng khoa học công nghệ hiện đại làm nòng cốt, chú trọng đầu tư phát triển ngành theo chiều sâu. Đặc biệt đầu tư nghiên cứu sơ chế, tuyển chọn nguyên liệu để nâng cao chất lượng sản phẩm, tiếp cận với công nghệ cao nhằm sản xuất các sản phẩm mới  tiết kiệm nguyên liệu và bảo vệ môi trường.         - Khuyến khích một số doanh nghiệp lớn đầu tư mở rộng để nâng cao tiềm lực kinh tế, xây dựng thương hiệu mạnh làm nòng cốt thúc đẩy cả Ngành phát triển.              1.2. Định hướng phát triển các nhóm sản phẩm chủ yếu.         1.2.1. Nhóm sản phẩm chiếu sáng.         1.2.2. Nhóm sản phẩm thuỷ tinh.         1.2.3. Nhóm sản phẩm gốm sứ.         Vùng 1: Cần phát triển gốm sứ kỹ thuật. Vùng 2 và Vùng 5: Phát triển gốm sứ gia dụng cao cấp, gốm sứ mỹ nghệ truyền thống, gốm sứ kỹ thuật. Vùng 3, Vùng 4 và Vùng 6: Phát triển gốm sứ mỹ nghệ.         Đưa nhóm sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ thành sản phẩm xuất khẩu mũi nhọn của Ngành.              Để sản phẩm có chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh mạnh trên thị trường đặc biệt là xuất khẩu, cần đầu tư các cơ sở sản xuất lớn, có trang thiết bị tiên tiến. Đầu tư mở rộng những cơ sở sản xuất gốm sứ đã có để nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm; đa dạng hoá mặt hàng. Cụ thể là:         Gốm sứ gia dụng cao cấp và xuất khẩu: Khuyến khích Công ty Cổ phần Sứ Hải Dương, Tiền Hải (Thái Bình), Công ty Sứ Minh Long I tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất.         Gốm sứ mỹ nghệ: Khuyến khích các địa phương đầu tư khôi phục các làng nghề truyền thống như: Bát Tràng (Hà Nội), Đông Triều (Quảng Ninh), Nam Sách (Hải Dương), Đồng Nai, Bình Dương, Vĩnh Long.         Gốm sứ kỹ thuật: Khuyến khích Công ty Cổ phần Sứ Hải Dương, Công ty Sứ Hoàng Liên Sơn (Yên Bái), Công ty Sứ Quế Võ (Bắc Ninh), Công ty Sứ Minh Long II mở rộng đầu tư nhăm nâng cao năng lực đáp ưng nhu cầu của thị trường. Nghiên cứu đầu tư cho việc sản xuất các loại gốm cao cấp cho ngành công nghệ cao khác như: gốm oxyt Zircon (thay oxyt nhôm, gốm oxyt titan, gốm cacbuasilic, gốm cho động cơ đốt trong, động cơ nổ...).         Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển các loại gốm sứ kỹ thuật mới phục vụ ngành công nghiệp Gốm sứ-Thuỷ tinh như: Sản xuất các loại vật liệu chịu lửa, tấm kê, bao nung...các sản phẩm bi, các lớp lót cao nhôm, các loại vật liệu này đang phải nhập khẩu với khối lượng lớn.         1.2.4. Nhóm nguyên vật liệu và thiết bị chuyên ngành:         - Về nguyên vật liệu:         Tổ chức đánh giá và xây dựng quy hoạch vùng nguyên liệu làm căn cứ xây dựng kế hoạch đầu tư khai thác nguyên liệu một cách có hiệu quả nhất.         Nghiên cứu một số dự án đầu tư mới sơ chế, tuyển chọn cát phục vụ sản xuất thuỷ tinh và xuất khẩu.         Tập trung vào đầu tư khai thác và chế biến các loại nguyên vật liệu đầu vào như: cao lanh, tràng thạch, thạch anh, cát trắng, đá vôi, dolomít và Frít...đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp sản xuất Gốm sứ-Thuỷ tinh hiện có và dự kiến hoạt động vào giai đoạn tới. Đặc biệt ưu tiên các Dự án đầu tư vào khai thác và chế biến một số nguyên vật liệu cao cấp, các loại men màu để sản xuất các sản phẩm Gốm sứ-Thuỷ tinh cao cấp, thay thế cho việc nhập khẩu nguyên vật liệu này.          - Về máy móc thiết bị chuyên ngành:         Hợp tác với các nhà khoa học, các Trường, Viện để nghiên cứu ứng dụng và mua công nghệ hiện đại của nước ngoài tiến tới làm chủ được công nghệ. Kết hợp mua công nghệ hiện đại với việc tổ chức hợp tác với ngành cơ khí trong nước để phát huy nội lực, từng bước tự sản xuất để thay thế nhập khẩu. Đầu tư sản xuất lò nung gốm và một số máy móc thiết bị chuyên ngành.         Tập trung đầu tư vào việc chế tạo các loại thiết bị máy móc phục vụ các doanh nghiệp vừa và nhỏ để sản xuất gốm sứ gia dụng và gốm sứ mỹ nghệ như : các loại thiết bị tạo hình sản phẩm, lò con thoi, lò tuy nen cỡ nhỏ, thiết bị sấy, thiết bị nghiền, máy khử từ, lọc đất, luyện đất, tráng men, trang trí sản phẩm, sửa và hoàn thiện sản phẩm, các loại khuôn mẫu cho thuỷ tinh...nhằm thay đổi về chất, thay thế công nghệ và thiết bị sản xuất thủ công lạc hậu hiện nay sang cơ giới hoá và tự động hoá.                 1.3. Các mục tiêu chiến lược:         - Duy trì tốc độ phát triển chung toàn Ngành từ 20-25% nhằm đáp ứng 90% nhu cầu tiêu dùng trong nước giai đoạn từ nay đến năm 2010. Cụ thể cho các nhóm sản phẩm là:         + Nhóm sản phẩm chiếu sáng : Tăng trưởng bình q uân 20align-22%/năm.         + Nhóm sản phẩm thuỷ tinh : Tăng trưởng bình quân 15-20%/năm.         + Nhóm sản phẩm gốm sứ : Tăng trưởng bình quân 20-30%/năm.         + Nhóm sản phẩm nguyên vật liệu, thiết bị : Tăng trưởng bình quân 18-20%/năm.         - Đảm bảo cung cấp từng phần và tiến tới đáp ứng các nhu cầu về một số loại nguyên vật liệu và thiết bị cho sản xuất.             - Đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt gốm sứ gia dụng cao cấp, gốm sứ mỹ nghệ và kỹ thuật.         Giai đoạn 2010-2020: Đáp ứng cơ bản toàn bộ nhu cầu trong nước đối với các sản phẩm gốm sứ gia dụng và mỹ nghệ, thuỷ tinh gia dụng, thuỷ tinh kỹ thuật thay thế nhập khẩu. Đối với gốm sứ kỹ thuật, đặc biệt là sứ điện, đảm bảo tự cung cấp trong nước đối với sứ điện có điện áp từ 220 kV trở xuống. Tiến hành sản xuất một số loại gốm sứ cao cấp cho các ngành công nghệ cao khác phục vụ cho ngành điện tử, tin học, cơ khí...           2. Quy hoạch phát triển các nhóm sản phẩm đối với toàn ngành giai đoạn 2001-2010:         2.1. Nhóm sản phẩm chiếu sáng. 2.2. Nhóm sản phẩm thuỷ tinh.        2.3. Nhóm sản phẩm Gốm sứ.         - Sứ gia dụng cao cấp và sứ gia dụng phổ thông đầu tư mở rộng:   + Công ty Cổ phần Sứ Hải Dương nâng công suất lên 20 triệu sản phẩm/ năm. Và tiếp tục  nâng lên 40 triệu sản phẩm/năm vào giai đoạn 2010.    + Công ty Sứ Tiền Hải nâng công suất lên 8 triệu sản phẩm/năm và tiếp tục  nâng lên 40 triệu sản phẩm/năm vào giai đoạn 2010.    + Mở rộng nhà máy sứ cao cấp Yên Bái và các nơi khác, nâng công suất lên 520 triệu sản phẩm/năm, vốn đầu tư 160 tỷ đồng.   + Các nơi khác nâng công suất lên 320 triệu sản phẩm/năm.   Đầu tư mới nhà máy sản xuất sứ gia dụng cao cấp, công suất 5 -7 triệu sản phẩm/năm.        - Gốm sứ mỹ nghệ: Phát triển ở các làng nghề Bát Tràng, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bình Dương... lên tới 700 đến 850 triệu sản phẩm/năm. Ngoài ra một số công ty ngoài quốc doanh đang đầu tư mới sản xuất sứ mỹ nghệ tại Việt Trì, Đông Triều, Bình Dương, Đồng Nai.        - Sứ điện: Đầu tư nâng cấp ở các cơ sở:         + Công ty Cổ phần Sứ Hải Dương: 1.000 tấn/năm.         + Công ty Sứ Hoàng Liên Sơn: 4.000 tấn/năm.         + Công ty Sứ Minh Long II: 1.500 tấn/năm.         +  Xí nghiệp Sứ thuỷ tinh cách điện Quế Võ: 600 tấn/năm.          +  Tỉnh Thừa Thiên Huế đầu tư mới 01 nhà máy sản xuất sứ cách điện, công suất 3 triệu sản phẩm/năm, vốn đầu tư 35 tỷ đồng.         - Sứ kỹ thuật: Tập trung đầu tư mở rộng vào các cơ sở hiện có như Công ty Cổ phần Sứ Hải Dương, Công ty Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn, Công ty Sứ Minh Long II, Xí nghiệp Sứ thuỷ tinh cách điện Quế Võ, Nhà máy sản xuất bi nghiền, công suất 9.800 tấn/năm, với vốn đầu tư: 180 tỷ đồng.         Đầu tư mới 02 nhà máy sản xuất tấm kê, trụ đỡ từ vật liệu cacbua silic và cordierite - mullite, công suất 1.000 tấn/năm tại Bà Rịa - Vũng Tàu và công suất 2.000 tấn/năm tại Đồng Nai. Đồng thời đầu tư mới nhà máy sản xuất bi nghiền và lớp lót cao nhôm, sử dụng cho các thiết bị nghiền nguyên vật liệu tại Bà Rịa - Vũng Tàu, công suất 2.000 tấn/ năm.     (Chi tiết các Dự án đầu tư nhóm sản phẩm Gốm sứ ở phụ lục 3)   2.4. Nhóm sản phẩm nguyên vật liệu và thiết bị:   - Các dự án đầu tư khai thác mở rộng mỏ sét cao lanh : Sóc Sơn (Hà Nội) mỏ sét Khánh Bình (Bình Dương), mỏ cao lanh, Đất Cuốc (Bình Dương) công suất 150.000 tấn/năm.   - Đầu tư mở rộng, khai thác chế biến mỏ tràng thạch Phú Thọ, mỏ tràng thạch Quảng Nam, công suất 110.000 tấn/năm.   - Đầu tư mở rộng sản xuất Frit tại Huế lên 3.000 tấn/năm.   - Đầu tư mở rộng nhà máy chế tạo lò nung gốm sứ của Công ty Sành sứ Thuỷ tinh Công nghiệp Việt Nam, công suất 100 lò/năm.    - Dự án đầu tư mới dây chuyền tinh chế đất sét Trúc Thôn, công suất 100.000 tấn/năm.    - Đầu tư mới dây chuyền tuyển lọc cao lanh với công nghệ phân ly thuỷ lực tại mỏ cao lanh A Lưới (Thừa Thiên - Huế), mỏ cao lanh Phú Thọ, mỏ cao lanh Yên Bái, mỏ cao lanh Đất Cuốc (Bình Dương), công suất 110.000 tấn/năm.     - Đầu tư mới Nhà máy khai thác và chế biến Tràng Thạch ở Yên Bái (giai đoạn 1), mỏ tràng thạch Đắc Lắc (giai đoạn 1), mỏ tràng thạch Đà Nẵng, công suất 170.000 tấn/năm.     - Đầu tư mới tại Bà Rịa-Vũng Tàu 1 nhà máy chế biến nguyên vật liệu gồm: 30.000 tấn/năm bột đá CaCO3, 30.000 tấn/năm các loại NVL tràng thạch Nephlin - Synite, Wollstonite , Zicon và 10.000 tấn/năm các loại xương và men chế sẵn.     - Đầu tư mới 02 nhà máy nghiền và tinh chế cát trắng, công suất 25.000 tấn/năm tại Cam Ranh (Khánh Hoà) và Vân Hải (Hải Phòng).     - Đầu tư mơi 01 nhà máy chế tạo thiết bị sản xuất  gốm sứ như : Sấy, tạo hình, chế biến nguyên liệu tại Bình Dương, công suất 50 sản phẩm/năm.    - Đầu tư giai đoạn 2 nhà máy khai thác và chế biến tràng thạch Đắc Lắc và mở rộng chế biến tràng thạch Yên Bái, công suất 280.000 tấn/năm vốn đầu tư 120 tỷ đồng.     - Đầu tư sản xuất Frit, công suất 50.000 tấn/năm, trên cơ sở liên doanh giữa Nhà máy Frít Huế với một hãng nước ngoài như Johnson Matthey (Anh), Fero (Mỹ), Cedec (Đức), Fritta (Tây Ban Nha).     (Chi tiết các Dự án đầu tư nhóm sản phẩm nguyên vật liệu và thiết bị ở phụ lục 4)     3. Dự kiến vốn đầu tư cho toàn ngành:     Nhóm sản phẩm chiếu sáng:     Vốn đầu tư cho giai đoạn 2001 - 2010 ước tính là 235 tỷ đồng.     Nhóm sản phẩm thuỷ tinh:     Vốn đầu tư ước tính cho giai đoạn 2001 - 2010 là 700 tỷ đồng.     Nhóm sản phẩm Gốm sứ:          Vốn đầu tư giai đoạn 2001-2010 là 1.047 tỷ đồng.          Nhóm sản phẩm nguyên vật liệu và thiết bị:          Vốn đầu tư giai đoạn 2001 -2010 là 1.130 tỷ đồng.         Điều 2. Một số giải pháp và chính sách để hỗ trợ cho sự phát triển Ngành Gốm sứ - Thuỷ tinh Công nghiệp Việt Nam.         1. Các giải pháp và tổ chức quản lý:         1.1. Quản lý ngành kinh tế kỹ thuật:         - Cần sớm thành lập Hiệp hội các doanh nghiệp sản xuất Gốm sứ và Thủy tinh Công nghiệp với quy mô toàn quốc trong đó có các Chi hội theo vùng lãnh thổ và các địa phương.         - Thành lập trung tâm kiểm định kỹ thuật chung cho tất cả các nhóm sản phẩm, trung tâm dịch vụ kỹ thuật - tư vấn thiết kế, lắp đặt chuyển giao công nghệ cho các cơ sở sản xuất.         - Phát triển ngành ở các làng nghề truyền thống, các doanh nghiệp tư nhân, các hợp tác xã kiểu mới.         - Tổ chức các Hội nghị, Hội thảo, triển lãm giới thiệu sản phẩm để tìm kiếm thị trường và kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước.         - Đón nhận và triển khai các công trình nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, trao đổi và đào tạo các chuyên gia, nghệ nhân, cán bộ quản lý và kỹ thuật, công nhân lành nghề.         1.2. Sắp xếp đổi mới doanh nghiệp và tổ chức sản xuất:         - Đa dạng hoá các mô hình doanh nghiệp sản xuất trong Ngành: Công ty nhà nước, Công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên, các doanh nghiệp tư nhân và các liên doanh với nước ngoài.         - Đẩy mạnh việc tổ chức đổi mới và sắp xếp các Công ty nhà nước sang các hình thức Công ty TNHH một thành viên, Công ty cổ phần để nâng cao hiệu quả kinh doanh và tăng năng lực cạnh tranh của sản phẩm trong quá trình hội nhập.         - Để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, các doanh nghiệp  trong Ngành Gốm sứ-Thuỷ tinh Công nghiệp phải đa dạng hoá sản phẩm, trên cơ sở chuyên môn hoá sâu của từng doanh nghiệp. Đẩy mạnh các hình thức liên kết như:         + Liên kết theo hình thức vệ tinh: đối với các sản phẩm cần nung đốt tập trung, kể cả các sản phẩm chiếu sáng, sản phẩm phích nước...         + Liên kết sản xuất để tăng khả năng chiếm lĩnh thị trường. Đặc biệt đẩy mạnh sự liên kết giữa các hộ sản xuất với các doanh nghiệp ở các làng nghề. Liên kết giữa cơ sở sản xuất thuỷ tinh với các cơ sở sản xuất Rượu, Bia, Nước Giải khát, Thực phẩm xuất khẩu và điện lực.         2. Về phát triển thị trường:         2.1. Tiếp thị và giới thiệu sản phẩm:         - Tổ chức tốt công tác tiếp thị và giới thiệu sản phẩm trên thị trường trong nước và nước ngoài thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại có sự hỗ trợ của nhà nước.         - Thành lập các trung tâm hỗ trợ xuất khẩu ngành nghề theo khu vực, làm đầu mối sáng tạo mẫu mã và giới thiệu sản phẩm ra nước ngoài.         - Tổ chức các phòng trưng bày sản phẩm, tham quan du lịch làng nghề ở một số địa phương.         - Xây dựng các Website của địa phương và Website riêng cho Ngành, thông qua đó giới thiệu các sản phẩm Gốm sứ-Thuỷ tinh.         - Phối hợp chặt chẽ với các cơ quản quản lý Nhà nước để kiểm soát chặt chẽ khối lượng hàng Gốm sứ-Thuỷ tinh nhập khẩu hạn chế tối đa hàng nhập lậu.         2.2. Tạo ra thị trường cung ứng đầu vào ổn định:         - Cần tổ chức hình thành các doanh nghiệp khai thác và chế biến nguyên liệu ngay tại các mỏ hoặc gần mỏ để cung cấp theo nhu cầu của các nhà sản xuất về tiêu chuẩn chất lượng và chủng loại nguyên liệu.         3. Về tài chính và tín dụng:         - Dành vốn Ngân sách cho công tác nghiên cứu khoa học trong việc tạo ra nguyên liệu mới, sản phẩm mới, áp dụng công nghệ mới trong sản xuất gốm sứ và thuỷ tinh công nghiệp.            - Tăng cường huy động vốn từ các thành phần kinh tế và dân cư trong xã hội cho đầu tư phát triển Ngành thông qua các hình thức cổ phần hoá, phát hành cổ phiếu, phát hành trái phiếu.         - Tranh thủ tối đa các nguồn vốn vay tín dụng ngân hàng, vốn từ các chương trình của nhà nước cho phát triển làng nghề, vốn ODA cho các dự án hỗ trợ phát triển nông thôn...         - Huy động vốn trên thị trường quốc tế dưới các hình thức Đầu tư nước ngoài trực tiếp, hợp tác kinh doanh, liên doanh liên kết.         4. Về Đầu tư :         - Đối với các sản phẩm đã bão hoà trên thị trường như các sản phẩm thuỷ tinh bao bì, đèn chiếu sáng, phích nước thông dụng..Khi lập dự án đầu tư để sản xuất các sản phẩm này các doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ thị trường để dự án đầu tư có hiệu quả.         - Tập trung đầu tư công nghệ mới hiện đại để sản xuất sản phẩm cần công nghệ cao như đèn chiếu sáng tiết kiệm điện năng, đèn cao áp chiếu sáng công cộng, đèn trang trí, phích nước hiện đại các loại...         - Đối với những sản phẩm trong nước chưa phát triển như sản phẩm vật liệu chịu lửa, tấm kê trụ đỡ trong lò nung, các loại lò nung tiết kiệm năng lượng, các thiết bị chuyên dùng khai thác và chế biến sẵn các loại nguyên vật liệu phục vụ cho sản phẩm Gốm sứ-Thủy tinh, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư. Đặc biệt khâu khai thác và chế biến nguyên vật liệu có chất lượng cao đòi hỏi công nghệ cao, vốn lớn khuyến khích đầu tư nước ngoài tham gia.         - Quy hoạch lại các mỏ nguyên liệu và phân cấp quản lý các mỏ giữa các Bộ, Ngành và Địa phương theo hướng các mỏ nhỏ giao cho Địa phương quản lý để tổ chức khai thác có hiệu quả. Xây dựng qui chế cụ thể trong việc quản lý, khai thác và chế biến để nâng cao hiêu quả khai thác, tiết kiệm tài nguyên và gắn với việc đảm bảo vệ sinh môi trường.         - Đối với những sản phẩm truyền thống cùng loại, cần được phân công liên kết sản xuất để tạo qui mô đủ lớn có sức cạnh tranh với sản phẩm cùng loại nhập ngoại, tránh đầu tư khép kín, dàn trải, kém hiệu quả và tạo nên cạnh tranh không cần thiết trong cùng một ngành trên thị trường.         5. Về khoa học công nghệ:         a) Các doanh nghiệp cần tận dụng có hiệu quả những dây chuyền công nghệ và thiết bị sẵn có. Chú trọng áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến để hoàn thiện và đồng bộ dây chuyền sản xuất.         b) Nghiên cứu khoa học và công nghệ tập trung vào việc phục vụ thiết thực cho sản xuất.         - Nghiên cứu những sản phẩm mới đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng và phục vụ các ngành sản xuất khác.         - Nghiên cứu thay thế các nguyên vật liệu truyền thống và nguyên vật liệu nhập ngoại bằng những nguyên vật liệu sẵn có trong nước.         - Nghiên cứu ứng dụng về tự động hoá các dây chuyền sản xuất, chú trọng các mặt an toàn, năng suất, chất lượng và môi trường.         - Ứng dụng tin học, dự báo tiến bộ khoa học kỹ thuật, tìm hiểu hướng phát triển chung của thế giới đối với ngành.         - Nghiên cứu tiết kiệm năng lượng trong sản xuất của ngành.         c) Tăng cường tiềm lực cho khoa học công nghệ và môi trường.         - Đầu tư nâng cấp Viện nghiên cứu Sành sứ thuỷ tinh Việt Nam đồng thời Viện cần chủ động tìm nguồn hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế để có đủ năng lực nghiên cứu, thực nghiệm trở thành doanh nghiệp khoa học công nghệ và trung tâm nghiên cứu ứng dụng của Ngành.         6. Về đào tạo nguồn nhân lực:         - Đối với các hệ đào tạo kỹ sư và kỹ thuật silicát:         Cần nâng cấp và bổ sung thêm những kiến thức, công nghệ hiện đại của thế giới vào giáo trình giảng dạy ở bộ môn Silicát tại các trường Đại học.         Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các trường đại học và các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành và các doanh nghiệp trong việc đào tạo. Từ nay đến năm 2020 mỗi năm đào tạo cho ngành từ 150 đến 200 cán bộ Silicát có trình độ đại học và trên đại học.         - Đối với hệ công nhân kỹ thuật:         Cần đầu tư vào hệ thống đào tạo chuyên ngành Gốm sứ-Thuỷ tinh, trước mắt khi chưa thành lập được một trường đào tạo riêng cho Ngành, các trường công nhân kỹ thuật của Bộ Công nghiệp và các địa phương cần bổ sung thêm ngành nghề đào tạo công nhân chuyên ngành Silicát, phấn đấu đạt mức 2000 công nhân kỹ thuật/năm cho Ngành vào năm 2005 và tăng dần vào các năm sau.         - Đối với các nghệ nhân và chuyên gia giỏi của Ngành:         Cần có chế độ đãi ngộ thoả đáng như cấp chứng nhận “Bàn tay vàng” tạo điều kiện thuận lợi cho các nghệ nhân truyền nghề (cấp đất để xây dựng cơ sở đào tạo).         Điều 3. Tổ chức thực hiện Quy hoạch.         Bộ Công nghiệp chủ trì phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan và Uỷ ban Nhân dân các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương quản lý, phát triển Ngành theo Quy hoạch.         Các Bộ: Kế hoạch Đầu tư, Tài chính, Thương mại, Khoa học Công nghệ, Tài nguyên Môi trường, Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quĩ Hỗ trợ phát triển, theo chức năng của mình phối hợp Bộ Công nghiệp để hỗ trợ các doanh nghiệp, các địa phương trong việc triển khai Quy hoạch đã được phê duyệt.         Uỷ ban Nhân dân các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương: thông qua hệ thống quĩ khuyến công, các chương trình quốc gia và các chính sách của Nhà nước và địa phương khuyến khích phát triển đầu tư các cơ sở khai thác và chế biến nguyên liệu tại địa phương. Chủ trì quy hoạch chi tiết phân bổ đất cho phát triển các cụm, điểm Công nghiệp, làng nghề Gốm sứ-Thuỷ tinh, các nhà máy khai thác, chế biến nguyên vật liệu và sản xuất Gốm sứ-Thuỷ tinh trên địa bàn.         Hiệp hội các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ và thuỷ tinh là cơ quan đầu mối hỗ trợ cho các doanh nghiệp triển khai xúc tiến thương mại, chuyển giao các dịch vụ kỹ thuật và hỗ trợ đầu tư.         Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Các qui định trái với Quyết định này đều bãi bỏ.         Điều 5. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng các Cục quản lý Nhà nước chuyên ngành thuộc Bộ, Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược chính sách công nghiệp, Hiệp hội các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ và thuỷ tinh (nếu được thành lập) và Thủ trưởng các doanh nghiệp trong Ngành Gốm sứ-Thuỷ tinh Công nghiệp Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. PHỤ LỤC 2: Mô hình SWOT và các định hướng phát triển gốm Artexport trong thời gian tới. PHỤ LỤC 3: Mô tả sản phẩm gốm XK của Công ty. C - 2001 C – 2002 C – 2003 C – 2004 C - 2005 C – 2006 C - 4010 C - 4011 C - 4012 C - 4013 C - 4014 C – 4034 C - 4035 C - 4036 C - 4037 M-0001 M-0002 M-0003 M-0004 M-0005 M-0006 M-0007 M-0008 M-0009 M-0010 M-0011 M-0012 M-0015 M-0031 M-0032 M-0033 M-0034 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/ Đinh Minh Hải, Luận văn Thạc sỹ, Những biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh nhóm hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam trên thị trường liên minh châu Âu (EU). 2/ Đỗ Thị Hải Yến, Luận văn tốt nghiệp, Một số giải pháp nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng may mặc của Công ty Cổ phần May 10 trên thị trường EU. 3/ GS.TS. Đặng Đình Đào – GS.TS. Hoàng Đức Thân, Giáo trình Kinh tế thương mại, NXB Thống kê, 2003. 4/ PGS.TS. Hoàng Minh Đường – PGS.TS. Nguyễn Thừa Lộc, Giáo trình quản trị doanh nghiệp thương mại, NXB Lao động – Xã hội, 2005. 5/ PGS.TS. Nguyễn Xuân Quang, Giáo trình Marketing thương mại, NXB Lao động – Xã hội, 2005. 6/ PGS.TS. Trần Minh Đạo, Giáo trình Marketing căn bản, NXB Giáo dục, 2002. 7/ Phạm Thị Tuyết, Luận văn tốt nghiệp, Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ ARTEXPORT sang thị trường Nhật Bản. 8/ Vũ Thị Dung, Luận văn tốt nghiệp, Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè của Tổng Công ty chè Việt Nam sau khi Việt Nam hội nhập WTO. 9/ Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn, Bộ Xây dựng Việt Nam – Chương trình Hợp tác CIDA-AIT, Dự án SEA-UEAMA, Viện Công nghệ Châu Á, Thái Lan, “Diễn đàn chính sách về các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí từ các nguồn điểm ở các huyện ngoại thành Hà Nội”, Hà Nội, Việt Nam, ngày 28/11/2005. Các website tham khảo www.artexport.com.vn www.battrang.info www.dddn.com.vn www.tuoitre.com.vn www.vietbao.vn www.vneconomy.vn www.vnexpress.net ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11513.doc
Tài liệu liên quan