Nâng cao sức cạnh tranh cho giầy dép Việt Nam trên thị trường Mỹ

Tài liệu Nâng cao sức cạnh tranh cho giầy dép Việt Nam trên thị trường Mỹ: MỤC LỤC Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ LỜI MỞ ĐẦU …………………………………………………………………............ 1 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ SỨC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HOÁ……………………………………................................................. 3 1.1. Tổng quan về cạnh tranh……………………………………………………....... 3 1.1.1. Khái niệm cạnh tranh………………………………………………………..... 3 1.1.2. Phân loại cạnh tranh………………………………………………………….... 6 1.1.3. Vai trò của cạnh tranh ……………………………………………………........ 7... Ebook Nâng cao sức cạnh tranh cho giầy dép Việt Nam trên thị trường Mỹ

doc87 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1611 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao sức cạnh tranh cho giầy dép Việt Nam trên thị trường Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.2. Sức cạnh tranh của hàng hoá…………………………………………………..... 9 1.2.1. Khái niệm…………………………………………………………………....... 9 1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng hoá……………………... 9 1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá………………………………………………………....... 11 1.2.4. Các công cụ cạnh tranh……………………………………………………....... 14 1.3. Sự cần thiết phải nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hoá xuất khẩu………...... 17 1.3.1. Đối với doanh nghiệp………………………………………………………...... 17 1.3.2. Đối với nền kinh tế quốc dân………………………………………………...... 18 1.3.3. Đối với xã hội………………………………………………………………….. 19 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SỨC CẠNH TRANH CỦA GIẦY DÉP VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG HOA KỲ……………………………………………… 20 2.1. Tổng quan về thị trường Hoa Kỳ……………………………………………….. 20 2.1.1. Khái quát về nền kinh tế Hoa Kỳ……………………………………………… 20 2.1.2. Đặc điểm của thị trường Hoa Kỳ……………………………………………… 21 2.1.3. Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ…………………………………………………. 27 2.1.4. Thị trường giầy dép Hoa Kỳ………………………………………………….. 31 2.1.4.1. Tình hình sản xuất………………………………………………................ 31 2.1.4.2. Tình hình tiêu thụ…………………………………………………….......... 32 2.1.4.3. Quy định của Hoa Kỳ về nhập khẩu giày dép…………………………....... 32 2.2. Tình hình chung về xuất khẩu giầy dép của Việt Nam…………………........... 35 2.2.1. Ngành giầy dép Việt Nam………………………………….............................. 35 2.2.2. Vai trò của Hiệp hội Da giầy Việt Nam………………………………………... 37 2.2.3. Các thị trường cho giầy dép xuất khẩu Việt Nam…………………………….... 40 2.2.3.1. Thị trường EU……………………………………………………………..... 40 2.2.3.2. Thị trường Hoa Kỳ………………………………………………………….. 41 2.2.3.3. Thị trường Mêhicô…………………………………………………………... 42 2.2.3.4. Thị trường Nhật Bản………………………………………………………... 42 2.2.3.5. Thị trường châu Phi………………………………………………………...... 43 2.2.3.6. Các thị trường khác………………………………………………………….. 44 2.3. Phân tích sức cạnh tranh của giầy dép Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ…….. 45 2.3.1. Sản lượng và doanh thu xuất khẩu…………………………………………….... 45 2.3.2. Thị phần của hàng hoá………………………………………………………… 48 2.3.3. Giá bán hàng hoá……………………………………………………………… 49 2.4. Đánh giá sức cạnh tranh của giầy dép Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ ….... 51 2.4.1. Ưu điểm…………………………………………………………………........... 51 2.4.1.1. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu tăng lên rõ rệt…………………............ 51 2.4.1.2. Các mặt hàng ngày càng đa dạng……………………………..................... 53 2.4.1.3. Chất lượng sản phẩm được nâng cao………………………........................ 54 2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân……………………………………………................. 55 2.4.2.1. Hạn chế……………………………………………….................................... 55 2.4.2.2. Nguyên nhân………………………………………………............................ 57 CHƯƠNG III : ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CHO GIẦY DÉP VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG HOA KỲ…............. 60 3.1. Cơ hội và thách thức đối với giầy dép xuất khẩu Việt Nam…………….............. 60 3.1.1. Cơ hội…………………………………………………………………............... 60 3.1.2. Thách thức………………………………………………………………............ 63 3.2. Định hướng phát triển ngành giầy dép……………………………………............ 67 3.3. Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh cho giầy dép Việt Nam…………….............. 69 3.3.1. Giải pháp từ phía Chính phủ……………………………………………............. 69 3.3.1.1. Giải pháp về đầu tư………………………………………………….............. 69 3.3.1.2. Các giải pháp cung ứng nguyên liệu…………………………………........... 70 3.3.1.3. Giải pháp tổ chức quản lý và phát triển nguồn nhân lực……………............. 71 3.3.1.4. Nâng cao vai trò của hiệp hội Da giầy Việt Nam……………………............ 72 3.3.2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp…………………………………………............. 73 3.3.2.1. Tăng lượng xuất khẩu trực tiếp………………………………………........... 73 3.3.2.2. Đa dạng hoá mẫu mã………………………………………………............... 74 3.3.2.3. Thực hiện tốt quan hệ công chúng…………………………………............... 75 3.2.3.4. Tăng cường xúc tiến thương mại……………………………………............. 76 3.2.3.5. Xây dựng thương hiệu cho giầy dép Việt Nam………………………........... 76 KẾT LUẬN……………………………………………………………………….......... 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………........... 81 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam luôn tăng trưởng ổn định ở mức cao và được đánh giá là “ngôi sao đang lên ở Châu Á”. Nước ta đang tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế với phương châm “đa dạng hoá thị trường, đa phương hoá mối quan hệ kinh tế”. Trong bối cảnh hội nhập, hoạt động xuất nhập khẩu của các nước là thước đo đánh giá kết quả của quá trình hội nhập và phát triển trong mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa các quốc gia. Thông qua hoạt động xuất khẩu, các quốc gia thể hiện được những lợi thế so sánh của mình . Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO với nhiều cơ hội nhưng cũng ẩn chứa nhiều thách thức mới. Vì vậy, đẩy mạnh xuất khẩu sẽ tạo cho Việt Nam phát huy được lợi thế so sánh của mình, tạo điều kiện cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, giầy dép luôn là mặt hàng chủ chốt – không chỉ chiếm tỷ trọng cao mà còn liên tục tăng trưởng theo từng năm. Ngành công nghiệp giầy dép Việt Nam là một trong những ngành công nghiệp có thiên hướng xuất khẩu điển hình, chiếm khoảng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu của hàng hoá Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam một trong 10 nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu giầy dép với sản phẩm có mặt ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là EU và Hoa Kỳ. Tuy nhiên, thách thức đối với giầy dép xuất khẩu Việt Nam hiện nay trên thị trường Hoa Kỳ nói riêng và thị trường thế giới nói chung là sức cạnh tranh chưa cao. Sản phẩm đang bị cạnh tranh gay gắt bởi các đối thủ như Trung Quốc, Braxin, Indonesia. Nhận thức được đây là một vấn đề cấp thiết nên em đã chọn đề tài “Nâng cao sức cạnh tranh cho giầy dép Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ ” là đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu của luận văn Luận văn đi sâu vào phân tích những thành công và hạn chế, đánh giá những ưu điểm và nhược điểm trong nâng cao sức cạnh tranh cho giầy dép Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ. Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp cụ thể để nâng cao sức cạnh tranh cho giầy dép xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm giầy dép của Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ, không xem xét sự cạnh tranh trên thị trường nội địa cũng như trong nội bộ ngành. Luận văn tập trung nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện luận văn này, em đã sử dụng phương pháp duy vật biện chứng kết hợp phương pháp so sánh, phân tích tổng hợp, đánh giá, các bảng biểu và số liệu để minh hoạ. 5. Kết cấu luận văn Trên cơ sở các phương pháp nghiên cứu trên, luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về cạnh tranh và sức cạnh tranh của hàng hóa Chương 2: Thực trạng sức cạnh tranh của giầy dép Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ. Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao sức cạnh tranh cho giầy dép Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ. Do thời gian nghiên cứu và kiến thức của em có hạn, tài liệu tham khảo còn chưa đa dạng và đây cũng là một đề tài còn mới nên trong luận văn này chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Em mong nhận được sự đánh giá và đóng góp ý kiến quý báu của các thầy cô và bạn bè để luận văn của em được hoàn thiện hơn. CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ SỨC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HÓA 1.1. Tổng quan về cạnh tranh 1.1.1. Khái niệm cạnh tranh Thuật ngữ “cạnh tranh” là một trong những phạm trù cơ bản của kinh tế học. Đã có rất nhiều nhà kinh tế học có đóng góp cho lý thuyết về cạnh tranh. Điểm lại lý thuyết cạnh tranh trong lịch sử có thể thấy hai trường phái tiêu biểu: trường phái cổ điển và trường phái hiện đại. Trường phái cổ điển với các đại biểu tiêu biểu như A.Smith, John Stuart Mill, Darwin và C.Mác đã có những đóng góp nhất định trong lý thuyết cạnh tranh sau này. Trường phái hiện đại với hệ thống lý thuyết đồ sộ với 3 quan điểm tiếp cận: tiếp cận theo tổ chức ngành với đại diện là trường phái Chicago và Harvard; tiếp cận tâm lý với đại diện là Meuger, Mises, Chumpeter, Hayek thuộc trường phái Viên; Tiếp cận “cạnh tranh hoàn hảo” phát triển lý thuyết của Tân cổ điển. Khi bàn về cạnh tranh, Adam Smith cho rằng nếu tự do cạnh tranh, các cá nhân chèn ép nhau thì cạnh tranh buộc mỗi cá nhân phải cố gắng làm công việc của mình một cách chính xác. Ngược lại, chỉ có mục đích lớn lao nhưng lại không có động cơ thúc đẩy thực hiện mục đích ấy thì rất ít có khả năng tạo ra được bất kỳ sự cố gắng lớn nào. Như vậy, có thể hiểu rằng cạnh tranh khơi dậy được sự nỗ lực chủ quan của con người, góp phần làm tăng của cải của nền kinh tế. Khi nghiên cứu về cạnh tranh, Các Mác cho rằng cạnh tranh tư bản chủ nghĩa là sự ganh đua gay gắt giữa các nhà tư bản nằm giành giật được những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa đề thu được lợi nhuận siêu ngạch. Ở Việt Nam, đề cập đến “cạnh tranh”, một số nhà khoa học cho rằng: cạnh tranh là vấn đề giành lợi thế về giá cả hàng hóa – dịch vụ mua bán và đó là phương thức để giành lợi nhuận cao cho các chủ thể kinh tế. Trên quy mô toàn xã hội, cạnh tranh là phương thức phân bổ các nguồn lực một cách tối ưu và do đó nó trở thành động lực bên trong thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Mặt khác, đồng thời với tối đa hóa lợi nhuận của các chủ thể kinh doanh, cạnh tranh cũng là yếu tố thúc đẩy quá trình tích lũy và tập trung tư bản không đồng đều ở các doanh nghiệp. Theo quy luật sinh tồn và đào thải trong tự nhiên đã được Darwin phát hiện, quy luật của cạnh tranh là quá trình đào thải loại bỏ những chủ thể kinh doanh yếu kém, ít khả năng thích ứng với thị trường, duy trì và phát triển những thành viên tốt nhất để từ đó hỗ trợ đắc lực cho quá trình phát triển toàn xã hội. Hiện nay, trong kinh tế học còn nhiều quan điểm khác nhau về năng lực cạnh tranh trên các cấp độ: quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm. Và hiện cũng chưa có một lý thuyết nào hoàn toàn có tính thuyết phục về vấn đề này, do đó không có lý thuyết “chuẩn” về năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên hai hệ thống lý thuyết với hai phương pháp đánh giá được các quốc gia và các thiết chế kinh tế quốc tế sử dụng nhiều nhất: Phương pháp thứ nhất do Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) thiết lập trong bản Báo cáo cạnh tranh toàn cầu; phương pháp thứ hai do Viện Quốc tế về quản lý và phát triển (IMD) đề xuất trong cuốn “Niên giám cạnh tranh thế giới”. Cả hai phương pháp trên đều do một số giáo sư đại học Harvard như Michael Porter, Jeffrey Shach và một số chuyên gia của WEF như Cornelius, Mache Levison tham gia xây dựng. Trong tác phẩm lợi thế cạnh tranh quốc gia, Porter  vận dụng những cơ sở lý luận cạnh tranh trong nước của mình vào lĩnh vực cạnh tranh quốc tế và đưa ra lý thuyết nổi tiếng là mô hình “Viên kim cương”. Các yếu tố quyết định của mô hình là các điều kiện về các yếu tố sản xuất, điều kiện về cầu, các ngành hỗ trợ và bối cảnh cạnh tranh, chiến lược và cơ cấu doanh nghiệp. Ngoài ra, còn có 2 biến số bổ sung là vai trò của nhà nước và yếu tố thời cơ. Theo Porter thì không một quốc gia nào có thể có khả năng cạnh tranh ở tất cả các ngành hoặc ở hầu hết các ngành. Các quốc gia chỉ có thể thành công trên thương trường kinh doanh quốc tế khi họ có lợi thế cạnh tranh bền vững trong một số ngành nào đó. Porter phê phán các học thuyết cổ điển trước đây cho rằng ưu thế cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thương trường cạnh tranh quốc tế là chỉ dựa vào lợi thế tuyệt đối của Adam Smith hay chỉ có lợi thế so sánh của David Ricardo. Theo ông, khả năng cạnh tranh của một quốc gia ngày nay lại phụ thuộc vào khả năng sáng tạo và sự năng động của ngành của quốc gia đó. Khi thế giới cạnh tranh mang tính chất toàn cầu hoá thì nền tảng cạnh tranh sẽ chuyển dịch từ các lợi thế tuyệt đối hay lợi thế so sánh mà tự nhiên ban cho sang những lợi thế cạnh tranh quốc gia được tạo ra và duy trì vị thế cạnh tranh lâu dài của các doanh nghiệp trên thương trường quốc tế. Lý luận của Porter về lợi thế cạnh tranh quốc gia giải thích các hiện tượng thương mại quốc tế trên góc độ các doanh nghiệp tham gia kinh doanh quốc tế và vai trò của nhà nước trong việc hỗ trợ cho các ngành có điều kiện thuận lợi để giành lợi thế cạnh tranh quốc gia chứ không phải cho một vài doanh nghiệp cụ thể. Sự thành công của các quốc gia ở ngành kinh doanh nào đó phụ thuộc vào 3 vấn đề cơ bản: lợi thế cạnh tranh quốc gia, năng suất lao động bền vững và sự liên kết hợp tác có hiệu quả trong cụm ngành. Khi nền tảng của cạnh tranh càng chuyển dịch sang sự sáng tạo và tri thức mới thì vai trò của quốc gia càng tăng lên. Lợi thế cạnh tranh quốc gia được tạo ra và thông qua quá trình địa phương hoá cao độ. Sự khác biệt về giá trị quốc gia, văn hoá, cấu trúc kinh tế, thiết chế và lịch sử, tạo nên ưu thế quyết định sự thành công trong cạnh tranh. Các quốc gia thành công ở một số ngành trên thị trường toàn cầu vì môi trường trong nước của họ năng động, đi tiên phong và nhiều sức ép nhất. Các công ty của họ thu được lợi thế so với các đối thủ quốc tế nhờ việc có các đối thủ mạnh trong nước, nhờ có các nhà cung cấp có khả năng trong nước, nhờ sự phong phú nhu cầu khách hàng trong nước và sự liên kết chặt chẽ của các ngành phụ trợ. Lợi thế cạnh tranh được hiểu là những nguồn lực, lợi thế của ngành, quốc gia mà nhờ có chúng các doanh nghiệp kinh doanh trên thương trường quốc tế tạo ra một số ưu thế vượt trội hơn, ưu việt hơn so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Lợi thế cạnh tranh giúp cho nhiều doanh nghiệp có được “quyền lực thị trường” để thành công trong kinh doanh và trong cạnh tranh. Lợi thế cạnh tranh quốc gia  thường bị hiểu nhầm với lợi thế so sánh. Lợi thế so sánh chỉ là những điều kiện đặc thù tạo ra ưu thế một khía cạnh nào đó của một quốc gia hoặc ngành kinh doanh của quốc gia đó, như những điều kiện tự nhiên, tài nguyên hay con người. Nguồn nhân công rẻ, tài nguyên dồi dào thường được coi là lợi thế so sánh của các nước đang phát triển. Tuy nhiên đây mới chỉ là cơ sở cho một lợi thế cạnh tranh tốt chứ chưa đủ là một lợi thế cạnh tranh đảm bảo cho sự thành công trên thị trường quốc tế. Lợi thế cạnh tranh phải là khả năng cung cấp giá trị gia tăng cho các đối tượng có liên quan như: khách hàng, nhà đầu tư hoặc các đối tác kinh doanh và tạo giá trị gia tăng cao cho doanh nghiệp. Như vậy, cạnh tranh là một sự tranh đấu mà trong đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau, tìm mọi biện pháp để đạt được mục tiêu kinh tế chủ yếu của mình như : chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng, đảm bảo tiêu thụ hiệu quả, nâng cao vị thế của mình. Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hóa lợi ích. 1.1.2. Phân loại cạnh tranh Xét theo chủ thể cạnh tranh - Cạnh tranh giữa người bán và người mua - Cạnh tranh giữa những người mua với nhau - Cạnh tranh giữa những người bán với nhau Xét theo mục tiêu kinh tế của các chủ thể - Cạnh tranh dọc - Cạnh tranh ngang Xét theo hình thái cạnh tranh - Cạnh tranh hoàn hảo hay gọi là cạnh tranh thuần túy - Cạnh tranh không hoàn hảo Xét theo tính chất của phương thức cạnh tranh - Cạnh tranh lành mạnh - Cạnh tranh không lành mạnh Xét theo công đoạn của quá trình kinh doanh hàng hóa - Cạnh tranh trước khi bán hàng - Trong khi bán hàng - Sau khi bán hàng Ngoài các loại hình cạnh tranh đã nêu trên, người ta còn xét theo một số tiêu chí khác nữa: điều kiện không gian, lợi thế tài nguyên, nhân lực, đặc điểm tập quán sản xuất, tiêu dùng, văn hóa ở từng dân tộc, khu vực, quốc gia khác nhau mà phân loại thành cạnh tranh giữa các nước và các khu vực trên thế giới. 1.1.3. Vai trò của cạnh tranh Nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường là một nền kinh tế năng động, có tính cạnh tranh cao. Vì nói đến kinh tế thị trường là nói tới cạnh tranh, không có cạnh tranh thì không còn gọi là nền kinh tế thị trường. Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thừa nhận cạnh tranh và các quy luật của nó. Chính vì vậy, vai trò của cạnh tranh ngày càng được thể hiện một cách rõ rệt. Một số vai trò chủ yếu của cạnh tranh xin được đề cập đến: Thứ nhất, cạnh tranh buộc các doanh nghiệp sử dụng tài nguyên một cách tối ưu và khuyến khích áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Trong sản xuất, nguồn tài nguyên là hữu hạn, thậm chí còn khan hiếm. Muốn tồn tại và chiến thắng trong cạnh tranh, doanh nghiệp cần phải không ngừng áp dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh, sử dụng tối đa mọi nguồn lực nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của thị trường. Bên cạnh đó, ngày nay người tiêu dùng còn quan tâm đến công nghệ sản xuất của doanh nghiệp có đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn không, có gây ô nhiễm môi trường sinh thái không. Do vậy, cạnh tranh buộc doanh nghiệp phải được các chứng chỉ do các tổ chức quốc tế có uy tín chứng nhận như ISO 9001, ISO 9002, ISO 14000. Thứ hai, cạnh tranh làm cho tiêu dùng gắn liền với sản xuất, sản xuất ngày càng thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Do cạnh tranh mà ngày nay các doanh nghiệp phải tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích nhu cầu để từ đó lập kế hoạch sản xuất đáp ứng nhu cầu một cách nhanh nhất, kịp thời nhất và hiệu quả nhất. Sản xuất với năng suất, chất lượng ngày càng tăng, điều này có ảnh hưởng rất lớn đến người tiêu dùng. Họ được tiêu dùng những hàng hóa có chất lượng cao và giá cả phải chăng, chủng loại phong phú hơn dẫn đến sự lựa chọn dễ dàng hơn. Thứ ba, cạnh tranh là động lực cho sự phát triển kinh tế trên cơ sở kết hợp một cách hợp lý giữa lợi ích của doanh nghiệp, lợi ích của người tiêu dùng và lợi ích của toàn xã hội. Mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận, mà lợi nhuận chỉ có thể thu được khi các doanh nghiệp bán được hàng hóa do mình sản xuất ra với chi phí thấp, giá thành hạ. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ chấp nhận hàng hóa của người tiêu dùng. Trong nền kinh tế thị trường, người tiêu dùng có quyền lựa chọn những sản phẩm có chất lượng cáo, có kiểu dáng và mẫu mã đẹp với giá cả phù hợp. Trong quá trình cạnh tranh, những doanh nghiệp nào kinh doanh kém hiệu quả, chi phí bình quân cao sẽ bị loại ra khỏi thị trường. Ngược lại, những doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả sẽ có môi trường tốt để phát triển. Khi đó, cạnh tranh có vài trò điều tiết thị trường. Dưới tác động của cạnh tranh, các nhân tố sản xuất được sử dụng có hiệu quả hơn, từ đó giảm thiểu tổng chi phí sản xuất của xã hội, nâng cao năng suất lao động. Như vậy, có thể nói cạnh tranh là quy luật tất yếu của tự nhiên, là động lực hay A.Smith gọi là “bàn tay vô hình” thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển. Tuy nhiên, cạnh tranh cũng có những tác động tiêu cực đối với xã hội như sự phân hóa giàu nghèo, thất nghiệp, lạm phát, khủng hoảng kinh tế, ô nhiễm môi trường. Điều này đòi hỏi chúng ta phải có các biện pháp hạn chế những tác động tiêu cực của cạnh tranh và phát huy những ảnh hưởng tích cực của nó đối với toàn xã hội. 1.2. Sức cạnh tranh của hàng hóa 1.2.1. Khái niệm Cạnh tranh gắn liền với hành vi của chủ thể, vì vậy có hành vi của doanh nghiệp kinh doanh, của cá nhân kinh doanh và của một nền kinh tế. Trong quá trình cạnh tranh với nhau, để giành lợi thế về phía mình, các chủ thể phải áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp nhằm duy trì và phát triển vị thế của mình trên thị trường. Các biện pháp này thể hiện một sức mạnh nào đó của chủ thể, được gọi là sức cạnh tranh của chủ thể đó hoặc khả năng cạnh tranh của chủ thể đó. Khi muốn chỉ một sức mạnh, một khả năng duy trì được vị trí của một hàng hóa nào đó trên thị trường thì ta cũng dùng thuật ngữ “sức cạnh tranh của hàng hóa” hoặc “năng lực cạnh tranh của hàng hóa”, đó cũng là chỉ mức độ hấp dẫn của hàng hóa đó với khách hàng. Như vậy, sức cạnh tranh của sản phẩm có thể hiểu là sự vượt trội so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường về chất lượng và giá cả với điều kiện các sản phẩm tham gia cạnh tranh đều đáp ứng được các yêu cầu của người tiêu dùng. Điều đó có nghĩa là những sản phẩm mang lại giá trị sử dụng cao nhất trên một đơn vị giá cả là những sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao hơn. 1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng hóa Sức cạnh tranh của sản phẩm trong thương mại quốc tế là tổng hòa sức cạnh tranh của doanh nghiệp, ngành và quốc gia. Như vậy có thể nói các yếu tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh sản phẩm trong thương mại quốc tế bao hàm các yếu tố từ phạm vi doanh nghiệp, ngành cho đến quốc gia. Nhìn chung, các yếu tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của sản phẩm trong thương mại quốc tế có thể được tập hợp thành 4 nhóm cơ bản Nhóm các yếu tố thuộc về lợi thế so sánh Đối với trường hợp này, sức cạnh tranh được xem là sức cạnh tranh bằng lợi thế so sánh. Trước hết đó chính là sự dồi dào các yếu tố về tài nguyên thiên nhiên cũng như nguồn lực con người và nguồn vốn. Các yếu tố này được thể hiện qua mức giá bình quân thấp và đó cũng chính là cơ sở căn bản của lợi thế so sánh và sức cạnh tranh. Một yếu tố khác là năng suất lao động của nhà sản xuất được phản ánh bằng các hệ số đầu vào thấp. Lợi thế so sánh giúp một nước xác định được mặt hàng cần sản xuất và xuất khẩu. Có thể coi lợi thế so sánh là điều kiện cần để có được khả năng cạnh tranh quốc tế. Lợi thế so sánh không phải là yếu tố tĩnh như nhiều quan điểm vẫn thường đưa ra, mà có thể thay đổi năng động do lợi thế so sánh của chỉ phụ thuộc vào các yếu tố tĩnh như tài nguyên thiên nhiên và đất đai mà nó còn phụ thuộc vào các yếu tố động là lao động và vốn vì vậy lợi thế so sánh có thể thay đổi nhờ vào ứng dụng những công nghệ mới thông qua R&D, FDI và liên kết sản xuất qua biên giới để tận dụng lợi thế so sánh về tài nguyên của các nước và lợi ích kinh tế nhờ quy mô. Ngoài ra, phân tích lợi thế so sánh còn cần tính đến khả năng nâng cao trình độ thành thạo của công nhân và thay đổi mô hình sản xuất của các nước. Michael E.Porter đã đưa ra: “Lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia” để giải thích tại sao một số quốc gia lại có được vị trí dẫn đầu trong việc sản xuất một số sản phẩm nhất định. Lý thuyết này cho rằng khả năng cạnh tranh của một ngành sản xuất phụ thuộc vào khả năng sáng tạo và đổi mới của ngành đó. Ông đã xác định bốn nhóm yếu tố mà mỗi một quốc gia đều có sẵn., nhưng với mức độ khác nhau và các yếu tố đó hình thành nên khả năng cạnh tranh quốc gia, đó là (1) các điều kiện về yếu tố sản xuất (2) điều kiện cầu, (3) các ngành có liên quan và các ngành hỗ trợ; (4) chiến lược, cơ cấu và cạnh tranh giữa các công ty . Nhóm các yếu tố thuộc về khả năng tăng trưởng kinh tế đất nước Theo Fargerberg thì sức cạnh tranh quốc tế là khả năng của một đất nước trong việc nhận thức rõ mục đích của chính sách kinh tế tập trung, đặc biệt là đối với tăng trưởng thu nhập và việc làm mà không gặp phải các khó khăn trong cán cân thanh toán. Tăng trưởng kinh tế của một quốc gia được xác định bởi năng suất của nền kinh tế quốc gia đó, trong khi năng suất là yếu tố cơ bản tạo thành sức mạnh cạnh tranh quốc tế. Tăng trưởng kinh tế tác động trực tiếp đến sức mua của xã hội, tạo điều kiện để sản phẩm mở rộng quy mô sản xuất. Nhóm các yếu tố thuộc về môi trường kinh doanh của doanh nghiệp Nhóm các yếu tố trong môi trường nội địa Môi trường nội địa bao gồm: (1) môi trường luật pháp, chính trị: sự ổn định chính trị, hệ thống pháp luật đầy đủ nghiêm minh, chính sách thương mại sẽ có ảnh hưởng đến cơ chế khuyến khích xuất khẩu, rào cản thương mại trong nước và tiếp cận thị trường nước ngoài. Chính sách tỷ giá liên quan đến tỷ giá hối đoái thực và tỷ giá hối đoái so sánh thực giữa nước xuất khẩu và nước bạn hàng; (3) cấu trúc cạnh tranh: là sự đa dạng nhiều hình thức kinh doanh, sự tham gia của các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước. Nhóm các yếu tố của thị trường nước ngoài Đó là các yếu tố tương tự như những yếu tố trong môi trường nội địa; ngoài ra còn kèm theo các yếu tố khác: (4) trình độ công nghệ: sự chênh lệch về trình độ và hiệu quả ứng dụng công nghệ, (5) cấu trúc phân phối: là khả năng phân phối có hiệu quả sản phẩm ra thị trường nước ngoài; (6) yếu tố địa lý, cơ sở hạ tầng của nước ngoài; (7) các yếu tố văn hóa: là sự khác biệt về văn hóa tôn giáo, con người dẫn đến những thói quen tiêu dùng, tập quán kinh doanh khác nhau. 1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá Sản lượng và doanh thu xuất khẩu của mặt hàng so với các đối thủ cạnh tranh Mức doanh thu tiêu thụ của mặt hàng là chỉ tiêu dễ dàng xác định nhất để đánh giá sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu. Doanh thu của mặt hàng là chỉ tiêu phản ánh giá trị của số lượng hàng hóa tiêu thụ được, được tính bằng số lượng hàng hóa tiêu thụ nhân với giá cả của hàng hóa trong một thời gian nhất định. Doanh thu = giá bán sản phẩm x sản lượng Thông thường, khi sản lượng và doanh thu xuất khẩu của một mặt hàng nào đó có mức tăng trưởng đều đặn qua các năm thì có thể được đánh giá là hàng hóa có được cạnh tranh tốt, được thị trường quốc tế chấp nhận. Ngược lại, nếu nhu cầu của thị trường nhập khẩu đang tăng lên, nhưng sản lượng và doanh thu xuất khẩu hàng hóa không có được mức tăng đều đặn hoặc suy giảm thì chứng tỏ rằng sức cạnh tranh của hàng hóa đó chưa cao so với các đối thủ cạnh tranh. Sản lượng và doanh thu xuất khẩu của một mặt hàng phụ thuộc và chất lượng, giá bán và quá trình tổ chức tiêu thụ của mặt hàng. Thị phần của hàng hóa so với các đối thủ cạnh tranh Thị phần của một hàng hóa trên thị trường được tính bằng tỷ lệ phần trăm mà mặt hàng đó có mặt trên thị trường so với tổng số hàng hóa. Thị phần của một hàng hóa trên thị trường được xác định bằng công thức sau: Thị phần của hàng hóa X trên thị trường = MX/M x 100% Trong đó: MX: Số lượng hàng hóa X được tiêu thụ trên thị trường M: Tổng số lượng hàng hóa cùng loại được tiêu thụ trên thị trường. Chỉ tiêu này phản ánh sức cạnh tranh của mặt hàng trên thị trường. Mặt hàng nào có thị phần càng lớn thì càng có sức cạnh tranh cao. Ngược lại, một mặt hàng có thị phần nhỏ hay giảm sút trên thị trường thì mặt hàng đó có sức cạnh tranh yếu, khả năng ảnh hưởng của mặt hàng đối với thị trường là rất kém. Khi đề cập đến thị phần, người ta thường phân biệt thị phần của sản phẩm so với thị trường thế giới và thị phần sản phẩm so với phân đoạn thị trường mà nó phục vụ. Giá bán của hàng hóa so với các đối thủ cạnh tranh Giá cả phản ánh giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh của hàng hóa, thì không phải với một loại sản phẩm cùng loại, chất lượng tương đương, sản phẩm nào có giá thấp hơn sẽ có tính cạnh tranh cao hơn. Việc xác định giá của sản phẩm trên thị trường chịu sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau như chi phí cho sản phẩm, nhu cầu thị trường về sản phẩm, mức độ cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, các quy định của chính phủ về luật pháp và thuế quan… Giá của sản phẩm trên thị trường được hình thành thông qua quan hệ cung cầu tức là thông qua sự thỏa thuận giữa người mua và người bán để đi tới mức giá cả mà cả hai bên đều thấy có lợi và chấp nhận được. Trong một thị trường có sự cạnh tranh của hàng hóa các nước thì khách hàng có quyền lựa chọn cho mình sản phẩm tốt nhất mà mình ưa thích và cùng một loại sản phẩm thì chắc chắn họ sẽ lựa chọn sản phẩm có giá bán thấp hơn. Do đó, giá cả sản phẩm là một trong những công cụ cạnh tranh hữu hiệu quan trọng của doanh nghiệp trên thị trường. Trong trường hợp giá bán của sản phẩm thấp hơn giá bán của đối thủ cạnh tranh thì sản phẩm đó sẽ có sức cạnh tranh cao và ngược lại. Để chiếm được ưu thế trong cạnh tranh, doanh nghiệp cần phải có sự linh hoạt trong lựa chọn chính sách giá phù hợp cho từng loại sản phẩm, từng giai đoạn trong chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm hoặc từng đoạn thị trường. Mức độ đáp ứng các yêu cầu về chất lượng và vệ sinh an toàn của hàng hóa so với các đối thủ cạnh tranh Chất lượng của sản phẩm thể hiện ở giá trị sử dụng và thời gian sử dụng của sản phẩm. Trong xã hội phát triển, yêu cầu đặt ra đối với doanh nghiệp là phải cung ứng những sản phẩm có chất lượng cao để thỏa mãn nhu cầu ngày càng khắt khe của người tiêu dùng. Người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao hơn cho những sản phẩm, dịch vụ cùng loại có chất lượng cao hơn. Do vậy, chất lượng sản phẩm, dịch vụ là chỉ tiêu rất quan trọng thể hiện sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường thế giới, hàng hóa sản xuất ra muốn tiêu thụ được phải đảm bảo được chất lượng theo chuẩn mực. Hàng hóa xuất khẩu nói chung, hàng hóa nông sản nói riêng phải đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng theo các tiêu chuẩn ISO quốc tế và phải được các tổ chức quốc tế xét duyệt và cấp chứng chỉ ISO. Để nâng cao sức cạnh tranh, vấn đề đặt ra đối với hàng nông sản xuất khẩu không chỉ đảm bảo được chất lượng theo các tiêu chuẩn ISO mà còn thể hiện ở một chất lượng vượt trội so với các sản phẩm khác cùng loại trên thị trường. Để nâng cao được chất lượng sản phẩm, chiếm lĩnh và giữ được thị phần, một nhân tố quan trọng là phải thực hiện đổi mới sản phẩm để tạo ra sự khác biệt của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh. Đồng thời, sự đổi mới của sản phẩm phải luôn gắn chặt với sự phù hợp sở thích và đảm bảo đủ độ tự tin cậy cho người tiêu dùng. Thương hiệu và uy tín của hàng hóa so với các đối thủ cạnh tranh Thương hiệu và uy tín của sản phẩm chính là sự tổng hợp các thuộc tính của sản phẩm như chất lượng sản phẩm, lợi ích, mẫu mã và dịch vụ của sản phẩm. Thương hiệu không những là dấu hiệu để nhận biết và phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp này với sản phẩm của doanh nghiệp khác, mà nó còn là tài sản rất có giá trị của doanh nghiệp, là uy tín và thể hiện niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm. Một thương hiệu mạnh là một thương hiệu có uy tín cao và uy tín thương hiệu càng cao thì niềm tin và sự trung thành của người tiêu dùng đối với sản phẩm càng lớn. Điều đó có nghĩa là nếu một sản phẩm nào đó có được uy tín và hình ảnh tốt đối với người tiêu dùng thì sản phẩm đó có một lợi thế cạnh tranh hơn hẳn so với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh. Ngày nay, phần lớn các hàng hóa xuất khẩu trên thị trường quốc tế đều có gắn với thương hiệu. Thương._. hiệu của hàng hóa đã trở thành yếu tố quan trọng đảm bảo hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế hiện đại và người tiêu dùng sẵn sàng mua sản phẩm hàng hóa với số lượng cao hơn, thậm chí trả giá cao hơn, từ đó nâng cao được sức cạnh tranh của sản phẩm. 1.2.4. Các công cụ cạnh tranh Công cụ cạnh tranh là tập hợp các yếu tố, các chính sách, kế hoạch, chiến lược mà doanh nghiệp sử dụng nhằm tạo ưu thế so với đối thủ cạnh tranh. Việc lựa chọn các công cụ và biện pháp cho phù hợp để áp dụng trong từng trường hợp cụ thể là cả một nghệ thuật trong cạnh tranh. Cạnh tranh bằng sản phẩm Nhu cầu của thị trường ngày càng biến động nhanh chóng và đa dạng. Để nâng cao sức cạnh tranh, doanh nghiệp có thể lựa chọn chiến lược phát triển sản phẩm theo các hướng Đa dạng hóa sản phẩm Đa dạng hóa sản phẩm thực chất là quá trình mở rộng danh mục hàng hóa, tạo nên một cơ cấu sản phẩm có hiệu quả. Cùng với sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học công nghệ, vòng đời của sản phẩm đang ngày càng bị rút ngắn lại. Doanh nghiệp cần có nhiều chủng loại sản phẩm hàng hóa để hỗ trợ cho nhau. Trong quá trình mở rộng kinh doanh, các doanh nghiệp có thể thực hiện đa dạng hóa sản phẩm với các hình thức khác nhau. Có thể dùng hình thức hoàn thiện và cải tiến các loại sản phẩm đang sản xuất để giữ vững thị trường hiện tại và thâm nhập thị trường mới, có thể đa dạng hóa theo bề rộng nhu cầu các loại sản phẩm, hoặc có thể sản xuất ra những sản phẩm có giá trị sử dụng khác nhau nhưng có chung chủng loại nguyên liệu gốc, hoặc sử dụng tổng hợp các chất có chứa đựng trong một loại nguyên liệu để sản xuất một số sản phẩm có giá trị sử dụng khác nhau. Nâng cao chất lượng sản phẩm Có thể hiểu chất lượng sản phẩm là mức đọ, là thước đo biểu thị giá trị sử dụng của nó. Chất lượng sản phẩm là vũ khí cạnh tranh lợi hại trên thị trường. Khi nền kinh tế phát triển, thu nhập của người tiêu dùng ngày càng cao thì những yêu cầu về chất lượng sản phẩm hàng hóa dịch vụ cũng gia tăng tương ứng. Đặc biệt, đối với các thị trường khó tính như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, chất lượng hàng hóa phải đạt được mức “chất lượng hàng hóa quốc tế” và phải được một số tổ chức có uy tín chứng nhận. Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO đưa ra khái niệm: “Chất lượng sản phẩm là tổng thể những chi tiêu, những đặc trưng kinh tế kỹ thuật của sản phẩm, thể hiện được sự thỏa mãn nhu cầu trong những điều kiện tiêu dùng xác định phù hợp với công dụng sản phẩm mà người tiêu dùng mong muốn”. Nếu theo như khái niệm trên, chất lượng được hiểu trên hai khía cạnh là tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật và chất lượng sản phẩm với sự phù hợp nhu cầu thị trường. Nâng cao chất lượng sản phẩm thì phải xem xét cả hai khía cạnh trên. Cạnh tranh bằng giá bán của sản phẩm Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị sản phẩm mà người bán hay doanh nghiệp dự định có thể nhận được từ người mua qua việc trao đổi sản phẩm trên thị trường. Giá cả có một vai trò rất quan trọng, đối với doanh nghiệp là khẩu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh hàng hóa, còn đối với người tiêu dùng là một trong những yếu tố quyết định đến hành vi mua hàng. Giá cả là dấu hiệu tin cậy phản ánh tình hình biến động thị trường. Thông qua giá cả, doanh nghiệp có thể nắm bắt được sự tồn tại, sức chịu đựng cũng như sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Trong cạnh tranh, giá cả được sử dụng như một công cụ cạnh tranh hữu hiệu thông qua chính sách định giá bán. Khi đưa ra chính sách định giá bán, doanh nghiệp cần phải xem xét các vấn đề như: lượng cầu đối với sản phẩm, chi phí sản xuất và giá thành đơn vị sản phẩm. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp phải chấp nhận giá bán thấp hơn giá thành vì những mục tiêu khác như: để thâm nhập thị trường dễ dàng hơn. Điều cuối cùng là phải nhận dạng đúng thị trường nhằm đảm bảo sự phù hợp với nhu cầu và giá bán sản phẩm. Cạnh tranh bằng hệ thống phân phối Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh và đây cũng là giai đoạn thực hiện bù đắp chi phí và lợi nhuận. Để tiêu thụ sản phẩm, công việc đầu tiên của doanh nghiệp là lựa chọn kênh phân phối sản phẩm một cách hợp lý, có hiệu quả nhằm mục đích đáp ứng một cách tốt nhất các yêu cầu của khách hàng, nhanh chóng giải phóng nguồn hàng để bù đắp chi phí sản xuất và thu hồi vốn. Xây dựng được một hệ thống mạng lưới phân phối tốt có nghĩa là xây dựng được một nền tảng vững chắc để phát triển thị trường, bảo vệ thị phần của doanh nghiệp quốc gia đối với sản phẩm xuất khẩu. Cạnh tranh bằng các công cụ khác Định hướng khách hàng Định hướng khách hàng là việc doanh nghiệp hoạt động theo phương châm “sản xuất ra các sản phẩm, dịch vụ phải trên cơ sở nhu cầu khách hàng và chất lượng của sản phẩm, dịch vụ là mức độ thỏa mãn nhu cầu khách hàng của sản phẩm, dịch vụ đó” Dịch vụ sau bán hàng Ngày nay, khách hàng không chỉ chú ý đến giá cả hàng hóa, chất lượng sản phẩm mà ngày càng quan tâm đến dịch vụ hậu mãi khi mua bất kỳ sản phẩm nào. Do đó, bố trí các cơ sở chăm sóc khách hàng ở những nơi thuận tiện với đầy đủ trang thiết bị, đội ngũ nhân viên có tay nghề cao, tận tình phục vụ là một công cụ tuyệt vời để hỗ trợ tốt cho việc bán hàng. Phương thức thanh toán Phương thức thanh toán cũng là một công cụ cạnh tranh được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Phương thức thanh toán gọn nhẹ, rườm rà hay nhanh chóng sẽ ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ và do đó ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. 1.3. Sự cần thiết phải nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Trong nền kinh tế hiện đại, thị trường thế giới đã trở nên thống nhất, các rào cản thương mại ngày càng được dỡ bỏ. Các hoạt động sản xuất kinh doanh của một quốc gia đều ít nhiều mang tính quốc tế. Hội nhập trở thành một điều kiện tiên quyết để phát triển. Vì vậy, nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu là yêu cầu khách quan và mang tính chất sống còn đối với các nhà kinh doanh quốc tế. 1.3.1. Đối với doanh nghiệp Ở đây cũng phân biệt sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa với sức cạnh tranh của doanh nghiệp là hai phạm trù khác nhau nhưng có quan hệ hữu cơ với nhau. Sức cạnh tranh của hàng hóa có được do sức cạnh tranh của chủ thể doanh nghiệp, nền kinh tế tạo ra nhưng sức cạnh tranh của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa. Tuy nhiên, sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa có ảnh hưởng lớn và thể hiện sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Vì sự ảnh hưởng chủ yếu của sản phẩm đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp nên các doanh nghiệp muốn duy trì phát triển thị trường đang hoặc sẽ tiến hành kinh doanh thì rất cần thiết phải nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu trên thị trường đó. Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, nếu doanh nghiệp chỉ trông chờ vào các thị trường truyền thống thì chắc chắn đến một lúc nào đó họ sẽ mất khó có thể cạnh tranh với các đối thủ có những điều kiện tương tự. Yêu cầu về nâng khả năng cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu tại các thị trường mà doanh nghiệp có lợi thế so sánh đang trở nên cấp bách và là hướng đi đúng đắn, lâu dài cho các doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường toàn cầu, nơi không còn sự can thiệp nhiều của chính phủ, của các hàng rào thương mại quốc gia. Nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu chính là nâng cao khả năng đáp ứng của doanh nghiệp đối với nhu cầu người tiêu dùng quốc tế. 1.3.2. Đối với nền kinh tế Một mặt, tổng số sức cạnh tranh của doanh nghiệp của một nước tạo thành sức cạnh tranh của nền kinh tế quốc gia đó. Sức cạnh tranh của doanh nghiệp bị hạn chế khi sức cạnh tranh cấp quốc gia và của sản phẩm doanh nghiệp đó đều thấp. Mặt khác, sức cạnh tranh quốc gia thể hiện qua môi trường kinh doanh, cạnh tranh quốc tế và trong nước ( đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế). Đối với nền kinh tế quốc dân muốn tăng trưởng và phát triển ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp trong và ngoài nước thì cần thiết lập được một vị thế trên trường quốc tế. Vị thế thế nền kinh tế của một quốc gia lại được xây dựng từ các doanh nghiệp, từ các sản phẩm xuất khẩu của quốc gia đó. Xây dựng hình ảnh, nâng cao sức cạnh tranh của một nền kinh tế suy cho cùng thì việc quan trọng đầu tiên đó là xây dựng hình ảnh thương hiệu, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp và các sản phẩm xuất khẩu tại các thị trường có tầm ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế thế giới như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản. 1.3.3. Đối với xã hội Việc nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu góp phần đem lại cho người tiêu dùng nhiều cơ hội hơn trong việc lựa chọn những sản phẩm của chủng loại, chất lượng tương tự với mức giá rẻ. Điều này rõ ràng có tác dụng thúc đẩy phúc lợi xã hội đi lên. Mở rộng khái niệm này có thể thấy rằng cái lợi đối với người tiêu dùng không chỉ còn bó hẹp trong một quốc gia riêng lẻ nữa mà đó là cả thị trường toàn cầu, người tiêu dùng được sử dụng hàng hóa có tính cạnh tranh nhất, do các doanh nghiệp, các nền kinh tế có lợi thế cao nhất về hàng hóa đó sản xuất ra. Nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu một mặt tạo điều kiện thu được nguồn lợi nhuận từ bên ngoài quốc gia, mặt khác đó cũng chính là yếu tố tác động đến các sản phẩm nhập khẩu vào quốc gia và sản phẩm tự sản xuất trong nước, giúp cho người tiêu dùng trong nước có nhiều sự lựa chọn cho nhu cầu sử dụng của mình. Tóm lại, dù là đối với doanh nghiệp với nền kinh tế hay đối với xã hội thì nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu là hoạt động có tác động mạnh mẽ, có hiệu quả giúp cho doanh nghiệp, nền kinh tế của một quốc gia nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên trường quốc tế, đồng thời cũng giúp cho người tiêu dùng được sử dụng hàng hóa có chất lượng tốt, giá thành rẻ, các dịch vụ khác liên quan đến sản phẩm cũng tốt hơn. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SỨC CẠNH TRANH CỦA GIẦY DÉP VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG HOA KỲ 2.1. Tổng quan về thị trường Hoa Kỳ 2.1.1. Khái quát về nền kinh tế Hoa Kỳ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (United States of America), thường gọi là Mỹ hoặc Hoa Kỳ, gồm 50 bang và đặc khu Colombia (tức là thủ đô Washington) hợp thành. Hoa Kỳ nằm ở Tây bán cầu, Bắc giáp Canada, Nam giáp Mexico và vịnh Mexico, Đông giáp Đại Tây Dương, Tây giáp Thái Bình Dương, bang Alaska nằm phía Tây bắc Canada, quần đảo Hawaii ở Thái Bình Dương. Với diện tích 9.629.047 km2, Hoa Kỳ đứng thứ 4 thế giới sau Liên bang Nga, Canada, Trung Quốc, chiếm 6,2% diện tích toàn cầu. Phần lục địa chính từ Đông sang Tây rộng 4.500 km, từ Bắc xuống Nam rộng 2.500 km. Hoa Kỳ là một quốc gia đa chủng tộc: da trắng (69,1%), da đen (12,1%), gốc Latin (Hispanic) (12,5%), gốc Châu á (3,6%), thổ dân Hoa Kỳ (0,8%). Hiện nay và trong nhiều năm nữa, Hoa Kỳ vẫn là nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới. Năm 2007, GDP của Hoa Kỳ ước đạt xấp xỉ 13,79 nghìn tỷ USD (tính theo giá Đô la cùng năm), chiếm khoảng 26% tổng GDP toàn thế giới. Nếu tính theo sức mua (PPP) thì GDP của Hoa kỳ chiếm khoảng 20%. Thu nhập bình quân đầu người ở Hoa Kỳ năm 2007 đạt 43,594 USD, xếp thứ 9 trên thế giới. Cơ cấu kinh tế của Hoa Kỳ năm 2007 gồm dịch vụ 78,7%, công nghiệp chế tạo 20,3%, và nông nghiệp 1%. Tỷ trọng dịch vụ trong GDP của Hoa Kỳ vẫn có xu hướng tăng. Kể từ thập kỷ 90 trở lại đây, Hoa Kỳ đã duy trì được mức tăng trưởng GDP cao hơn mức tăng trưởng chung của cả khối G7. Mức tăng trưởng GDP bình quân của Hoa Kỳ trong thập kỷ 90 là 3,6% trong khi đó mức tăng chung của cả khối G7 trong cùng thời kỳ chỉ là 2,6%. Tuy nhiên, tốc độ tăng GDP thực tế bình quân của Hoa Kỳ từ năm 2000 trở lại đây thấp hơn so với thập kỷ 90 và không ổn định. Hoa Kỳ rất mạnh và đóng vai trò chi phối thế giới trong các lĩnh vực tài chính tiền tệ, thương mại điện tử, thông tin, tin học, bưu điện, du lịch, vận tải hàng không, vận tải biển, y tế, giáo dục, điện ảnh, tư vấn v.v.  Trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, hiện nay, Hoa Kỳ chiếm khoảng 50% tổng lưu lượng thanh toán và đầu tư quốc tế thực hiện bằng đồng đô la. Các ngành công nghiệp chính của Hoa Kỳ bao gồm: dầu lửa, sắt thép, ô tô, hàng không, viễn thông, hóa chất, điện tử, chế biến thực phẩm, hàng tiêu dùng, khai thác gỗ, khai khóang. Các ngành chế tạo hàng không, điện tử, tin học, nguyên tử, vũ trụ, hóa chất là những ngành công nghiệp mũi nhọn của Hoa Kỳ. Các sản phẩm nông nghiệp chính của Hoa Kỳ gồm lúa mỳ, các loại ngũ cốc khác, ngô, hoa quả, bông, thịt bò, thịt lợn, gia cầm, sản phẩm sữa, lâm sản, cá. Tổng kim ngạch thương mại quốc tế (gồm cả hàng hóa và dịch vụ) của Hoa Kỳ năm 2005 đạt xấp xỉ 3,27 nghìn tỷ USD, tăng khoảng 12% so với năm 2004, trong đó kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá khoảng 2,57 nghìn tỷ, chiếm 78% và bằng 20% GDP. Hoa Kỳ là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Hoa Kỳ là một trong ba nước thành lập ra Khu vực mậu dịch tự do Bắc Hoa Kỳ (NAFTA). Hoa Kỳ đã ký hiệp định thương mại tự do song phương với một số nước, và dành ưu đãi thương mại đơn phương cho nhiều nước đang và chậm phát triển. Hiện nay, Hoa Kỳ có quan hệ buôn bán với 230 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trung quốc đã vượt Nhật bản trở thành bạn hàng lớn thứ 3 của Hoa Kỳ sau Canada và Mêhicô là hai nước thành viên của NAFTA. 2.1.2. Đặc điểm của thị trường Hoa Kỳ Dung lượng thị trường Hoa Kỳ rất lớn do Hoa Kỳ có dân số đông, thu nhập bình quân đầu người cao. Sức mua của người Hoa Kỳ lớn vì họ chi tiêu mua sắm nhiều. Trong năm 2004, tổng doanh số bán hàng tại Hoa Kỳ đã lên tới hơn 4 nghìn tỷ USD, tăng 8% so với năm 2003. Theo thống kê, trong 15 năm qua, tỷ lệ tiết kiệm của người Hoa Kỳ đã từ 6% giảm xuống còn 1%. Hàng hoá mà người Hoa Kỳ tiêu dùng hầu hết được nhập khẩu từ bên ngoài. Các nước không chỉ sản xuất mà còn cho người Hoa Kỳ vay tiền để mua hàng hoá của họ và như vậy nước Hoa Kỳ mắc nợ thế giới ngày một nhiều. Nhiều ngành công nghiệp Hoa Kỳ đã mất khả năng sản xuất, sản xuất không đủ, bán hàng không đủ để giảm nợ. Thậm hụt thương mại và thâm hụt tài khoản vãng lai của Hoa Kỳ hết năm 2004 đã ở mức xấp xỉ 6% GDP. Các chuyên gia kinh tế quốc tế đã đánh giá Hoa Kỳ là một xã hội tiêu thụ. Cơ cấu thị trường và mặt hàng tiêu thụ ở Hoa Kỳ rất đa dạng, nhu cầu hàng hoá ở từng vùng không giống nhau. Hàng hoá dù có chất lượng cao hay vừa đều có thể bán trên thị trường Hoa Kỳ vì ở đây có nhiều tầng lớp dân cư với mức sống khác nhau. Tuy nhiên, đòi hỏi của người tiêu dùng Hoa Kỳ đối với sản phẩm cũng rất khắt khe, sản phẩm không chỉ chất lượng tốt mà giá cả phải hợp lý và dịch vụ đảm bảo. Theo như trên có thể thấy nước Hoa Kỳ có thành phần xã hội đa dạng gồm nhiều cộng đồng riêng biệt. Hầu hết người Hoa Kỳ có nguồn gốc từ Châu Âu, các dân tộc thiểu số gồm nguời Hoa Kỳ bản xứ, Hoa Kỳ gốc Phi, Hoa Kỳ La Tinh, Châu á và người từ các đảo Thái Bình Dương. Các dân tộc này đã đem vào nước Hoa Kỳ những phong tục tập quán, ngôn ngữ , thói quen, đức tin riêng của họ. Điều này tạo nên một môi trường văn hoá phong phú và đa dạng. Đặc điểm này mang lại cho thị trường Hoa Kỳ tính đa dạng phong phú trong tiêu dùng rất cao. Những đặc điểm riêng về địa lý và lịch sử đã hình thành nên một thị trường người tiêu dùng khổng lồ và đa dạng nhất thế giới. Hoa Kỳ có một sức mạnh kinh tế khổng lồ và thu nhập của người dân cao với thu nhập đó mua sắm đã trở thành nét không thể thiếu trong văn hoá hiện đại của nước này. Cửa hàng là nơi họ đến mua hàng, dạo chơi, gặp nhau, trò chuyện và mở rộng giao tiếp xã hội. Qua thời gian, người tiêu dùng Hoa Kỳ có niềm tin tuyệt đối vào hệ thống của hàng đại lý bán lẻ của mình. Họ có sự bảo đảm về chất lượng bảo hành và các điều kiện vệ sinh an toàn khác. Điều này cũng làm cho họ có ấn tượng rất mạnh với lần tiếp xúc đầu tiên với các mặt hàng mới. Nếu ấn tượng này là xấu hàng hoá đó sẽ khó có cơ hội quay lại. Hoa Kỳ không có các lề ước và tiêu chuẩn thẩm xã hội mạnh và bắt buộc như ở các nước khác. Các nhóm người khác nhau vẫn sống theo văn hoá tôn giáo của mình và theo thời gian hòa trộn ảnh hưởng lẫn nhau tạo ra sự khác biệt trong thói quen tiêu dùng ở Hoa Kỳ so với người tiêu dùng ở các nước Châu Âu. Thị trường Hoa Kỳ mang tính chất quốc tế theo ý nghĩa dễ dàng chấp nhận hàng hóa từ bên ngoài vào một khi các hàng hoá đó đáp ứng được đòi hỏi đa dạng của thị trường đặc biệt này. Đây là một địa chỉ lý tưởng cho tất cả các nước trên thế giới. Từ các nước Châu Âu, Nhật Bản đến các nước đang phát triển như Ấn Độ, Việt Nam và các nước nghèo như Campuchia, Banglades đều có thể xuất khẩu được hàng hóa vào Hoa Kỳ, miễn sao hàng hóa của họ có thể đáp ứng được đòi hỏi của thị trường Hoa Kỳ. Chất lượng hàng hoá vào Hoa Kỳ rất linh hoạt và được chấp nhận theo nguyên tắc “tiền nào của ấy”. Tuy nhiên, đối với người dân Hoa Kỳ có thu nhập cao thì chất lượng hàng hóa luôn là tiêu chuẩn hàng đầu. Vì thế họ đòi hỏi nghiêm ngặt về chất lượng hàng hóa và sẵn sàng chấp nhận giá cao đối với những hàng hoá đó. Nhưng đồng thời, ở Hoa Kỳ vẫn còn có một bộ phận người dân sống ở mức nghèo và tầng lớp trung lưu cũng khá đông nên hàng hóa có chất lượng thấp như Việt Nam vẫn có thể tìm được chỗ đứng trên thị trường nước này. Cần đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh và chất lượng của hàng hóa là quan trọng, nhưng chưa phải là đủ vì chủ yếu người Hoa Kỳ rất chú ý đến các yếu tố khác như: đổi mới kỹ thuật, hình dáng thiết kế mới, an toàn , tiện sử dụng, đóng gói đẹp. Hoa Kỳ rất rộng lớn và có nhiều bang, mỗi bang lại có những sở thích tiêu dùng khác nhau. Dựa trên vị trí địa lý, có thể chia thị trường tiêu thụ của Hoa Kỳ thành những khu vực như sau: - Khu vực ven bờ Đại Tây Dương bao gồm các bang Newyork, Newjesey, Maryland, Pensylvania. Khu vực này rất đông dân cư, phân chia thành nhiều tầng lớp xã hội khác nhau, trong đó bộ phận quý tộc độc thân chiếm tỷ lệ cao. Cho nên ở đây tập quán của người tiêu dùng theo tự do cá nhân, nhịp điệu sinh hoạt nhanh, họ thích tới những nơi có hàng hóa tập trung và đa dạng để mua hàng. - Khu New England bao gồm các bang Maine, Newhampshire, Rodelsland, Massachusetts, Vermont, Connecticut, thuộc vùng Đông Bắc nước Hoa Kỳ. ở khu vực này cư dân có độ tuổi bình quân tương đối cao và có nhiều nhân tài chuyên môn, quản lý cấp cao. Do đó, họ thích mua hàng hóa theo nhiều phương thức thoáng mở. - Khu phía Nam bao gồm từ Georgie nối liền các bang phía Nam của Floria. Đặc điểm của người dân ở đây là tính cách tương đối bảo thủ, rất cảm tình và cũng thích chạy theo các mốt thời thượng. Với sức hấp dẫn của mình, Hoa Kỳ là một thị trường cạnh tranh gay gắt. Hàng hoá của một nước vào thị trường Hoa Kỳ phải cạnh tranh với các mặt hàng tương tự từ nhiều nước khác và hàng sản xuất trong nước. Mấu chốt để cạnh tranh trên thị trường Hoa Kỳ là giá cả, chất lượng và dịch vụ. Đôi khi đòi hỏi về giá cả lại lớn hơn đòi hỏi về chất lượng. Do người tiêu dùng Hoa Kỳ thích thay đổi, họ muốn mua những hàng hoá rẻ, chất lượng vừa phải hơn những mặt hàng bền mà giá lại đắt. Vì nguyên nhân này mà các hàng hoá của Trung Quốc rất thành công trên thị trường Hoa Kỳ. Một điều nữa cần lưu ý là khi bán hàng trên thị trường Hoa Kỳ, công tác marketing đóng vai trò hết sức quan trọng.      Thị trường Hoa Kỳ luôn thu hút mọi nhà xuất khẩu trên khắp thế giới, khi đã qua được giai đoạn giới thiệu sản phẩm và thâm nhập được vào hệ thống phân phối, các nhà xuất khẩu nước ngoài sẽ nhận được những đơn đặt hàng rất lớn, ổn định và lâu dài đem lại nguồn doanh thu ổn định và ngày càng tăng, giúp các nhà sản xuất tái đầu tư mở rộng sản xuất, liên tục phát triển. Thị trường Hoa Kỳ được quản lý trên cơ sở pháp luật. Trong thương mại, các văn bản luật bao gồm luật điều chỉnh chung, luật điều chỉnh từng nhóm các mặt hàng và thậm chí một số mặt hàng có luật điều chỉnh riêng. Các luật này rất chặt chẽ và đòi hỏi sự tuân thủ nghiêm ngặt. Hệ thống luật này khá phức tạp và làm cho các nhà xuất khẩu nước ngoài gặp khó khăn nếu không nắm vững. Chính sách thương mại của Hoa Kỳ nói chung là tự do và mở rộng. Hàng hoá nước ngoài vào thị trường Hoa Kỳ phải chịu các mức thuế khác nhau và phải chịu sự điều chỉnh của các luật lệ và quy định của nước này. Đối với hệ thống thuế quan Hoa Kỳ áp dụng ba biểu thuế suất. Một là, hệ thống thuế quan theo quy chế quan hệ thương mại bình thường (NTR) áp dụng cho những quốc gia thành viên của WTO. Hai là, hệ thống thuế quan theo hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập áp dụng cho các nước đang phát triển được Hoa Kỳ cho phép. Ba là, hệ thống thuế quan cho các quốc gia có quan hệ không thân thiện với Hoa Kỳ. Hoa Kỳ có một hệ thống pháp luật về thương mại vô cùng rắc rối và phức tạp. Bộ luật thương mại (UCC) được coi là bộ luật cái của hệ thống pháp luật về thương mại của Hoa Kỳ bao gồm: luật về trách nhiệm sản phẩm (theo luật này, nhà sản xuất và người bán hàng phải chịu trách nhiệm với người tiêu dùng về chất lượng hàng hoá sản phẩm bán ra trên thị trường Hoa Kỳ), luật bảo hành và bảo vệ người tiêu dùng... Bên cạnh đó, Hoa Kỳ còn áp dụng công cụ phi thuế quan rất nghặt nghèo như: vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn kỹ thuật, đóng gói, bao bì, nhãn mác hàng hóa... Chính vì vậy để có thể thành công thâm nhập thị trường vô cùng tiềm năng và cũng đầy phức tạp này các doanh nghiệp Việt Nam cần có một hiểu biết sâu sắc và nắm vững các đặc trưng của nó. Hiện nay, trên thế giới và Hoa Kỳ có rất nhiều công ty bán buôn, bán lẻ, phân phối, hoặc kinh doanh thương mại chuyên bán các sản phẩm do các công ty khác sản xuất (tiếng Anh gọi chung là Original Equipment Manufacturer - OEM). Tuy được gọi là Original Equipment Manufacturer, song các công ty này thực tế không sản xuất mà chỉ bán hàng đến người tiêu dùng. Những hàng hóa họ tiêu thụ có thể do chính họ thiết kế, sau đó đặt sản xuất hoặc do chính các nhà sản xuất thiết kế. Trong hầu hết các trường hợp OEM không thêm trị giá gia tăng vào sản phẩm mà chỉ gắn thương hiệu của họ trên sản phẩm. Việc gắn thương hiệu của OEM trên sản phẩm có thể do nhà sản xuất tiến hành hoặc do bản thân OEM tiến hành. Ví dụ, giầy thể thao Wilson chắc chắn không phải do Công ty Wilson sản xuất mà chỉ mang thương hiệu Wilson mà thôi. Trong một số ít trường hợp, các OEM có thêm trị giá gia tăng vào sản phẩm. Ví dụ, OEM có thể mua máy tính của một nhà sản xuất nào đó sau đó kết hợp với phần cứng hoặc phần mềm của chính họ rồi bán theo hình thức hệ thống chìa khóa trao tay. Để tiết kiệm chi phí sản xuất, bản thân các nhà sản xuất và cung cấp dịch vụ Hoa Kỳ cũng đặt gia công toàn bộ hoặc một phần hàng hóa và dịch vụ ở nước ngoài thay vì cho sản xuất tại cơ sở của mình ở trong nước. Hình thức kinh doanh này (tiếng Anh gọi là outsoursing) đang rất phát triển ở Hoa Kỳ. Ví dụ, một công ty sản xuất đồ gỗ Hoa Kỳ có thể đặt gia công linh kiện gỗ ở Việt Nam mang về lắp ráp thành tủ rượu và bán tại Hoa Kỳ (họ không đặt thành phẩm vì tủ rượu cồng kềnh, chi phí vận tải cao). Để góp phần đạt mục tiêu tiết kiệm chi phí sản xuất đến năm 2010 mỗi năm 6 tỉ USD, mới đây, Công ty ô tô Ford của Hoa Kỳ đã đưa ra kế hoạch tăng gấp đôi trị giá linh kiện ô tô mua từ Trung Quốc, mỗi năm dự kiến đạt khoảng 2,5 - 3 tỉ USD. Vì thế, hiện nay, nhiều hàng hóa ở Hoa Kỳ có ghi dòng chữ “Assembled in USA” (lắp ráp tại Mỹ) thay cho “Made in USA” (sản xuất tại Mỹ). Nhiều công ty Hoa Kỳ hiện nay vừa là nhà sản xuất vừa là OEM và có những công ty đã bỏ hẳn sản xuất chuyển thành OEM. Ví dụ, Công ty Nike vốn dĩ là nhà sản xuất nhưng hiện nay hoạt động chủ yếu như một OEM. Để đáp ứng nhu cầu của các OEM và các nhà sản xuất có nhu cầu “outsouring” như vừa nói, trên thế giới hiện nay không thiếu các công ty chuyên sản xuất hàng theo hợp đồng cho các công ty khác, trong đó có những công ty lớn với doanh số hàng năm tới hàng tỷ USD. Ví dụ, Công ty Flextronics International của Xingapo có nhà máy trên khắp thế giới với doanh số 15 tỉ USD (2004), chuyên sản xuất máy chơi game Xbox cho Microsoft, điện thoại di động cho Ericsson, thiết bị chỉ đường cho Cisco, máy in cho HP… Qua những đặc điểm cơ bản trên, việc ký được Hiệp định thương mại và giành được quy chế Tối huệ quốc (MFN) của Hoa Kỳ có ý nghĩa rất lớn đối với Việt Nam. Hoa Kỳ là một thị trường khổng lồ, Việt Nam chỉ cần chiếm một thị phần nhỏ trên thị trường Hoa Kỳ cũng đã là rất lớn đối với nền kinh tế nước ta hiện nay, ví dụ kim ngạch ngoại thương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ chỉ cần chiếm 1% tổng kim ngạch buôn bán của Hoa Kỳ cũng đã khoảng 20 tỷ USD. 2.1.3. Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ Việt Nam và Hoa Kỳ bắt đầu đàm phán chính thức về bình thường hóa quan hệ vào năm 1991. Tháng 2 năm 1994, Hoa Kỳ bỏ cấm vận kinh tế đối với Việt Nam. Hai nước thiết lập lại quan hệ ngoại giao vào ngày 12 tháng 7 năm 1995 và tiến hành trao đổi đại sứ đầu tiên vào tháng 5 năm 1997. Tháng 12 năm 2001, Hiệp định Thương mại song phương giữa hai nước (BTA) bắt đầu có hiệu lực. Sự kiện quan trọng gần đây nhất đánh dấu bình thường hóa hoàn toàn quan hệ giữa hai nước là ngày 20 tháng 12 năm 2006, Tổng thống Bush đã ký luật thiết lập quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với Việt Nam. Song song với quan hệ chính trị và ngoại giao, quan hệ kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã không ngừng phát triển. Kim ngạch thương mại hàng hóa hai chiều giữa hai nước đã tăng từ 220 triệu USD năm 1994 - năm Hoa Kỳ bỏ cấm vận kinh tế đối với Việt Nam - lên 1,4 tỷ USD năm 2001 - năm trước khi BTA có hiệu lực - và đạt xấp xỉ 9,5 tỷ USD năm 2006. Hiện nay, Việt Nam đã trở thành bạn hàng thương mại lớn thứ 35 của Hoa Kỳ, có hơn 1000 doanh nghiệp Hoa Kỳ đang hoạt động tại Việt Nam. Hai nước đã ký kết một số Hiệp định, Thoả thuận về kinh tế như Hiệp định về thiết lập quan hệ quyền tác giả (ngày 27/6/1997), Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ (ký ngày 13/7/2000, có hiệu lực ngày 10/12/2001), Hiệp định Hợp tác về khoa học và công nghệ (có hiệu lực từ ngày 26/3/2001), Hiệp định Dệt-may (có hiệu lực từ 1/5/2003), Hiệp định Hàng không (có hiệu lực từ 14/1/2004); Hiệp định khung hợp tác về kinh tế và kỹ thuật (có hiệu lực từ 28/7/2005), Bản Ghi nhớ hợp tác về Nông nghiệp (ký tháng 6/2005)... Đáng chú ý, ngày 31/5/2006 hai nước đã chính thức ký thoả thuận kết thúc đàm phán song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ về việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Ngày 9/12/2006, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua dự luật áp dụng quy chế Quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với Việt Nam và ngày 29/12/2006 Tổng thống G. Bush đã ký ban hành luật này. Ngày 21/6/2007, nhân chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, hai bên đã ký Hiệp định khung về thương mại và đầu tư (TIFA). Xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã tăng nhẩy vọt từ khoảng 1 tỷ USD năm 2001 lên 6,5 tỷ USD năm 2005, đạt 8,5 tỷ USD năm 2006. Nếu tính riêng về xuất khẩu hàng hóa, hiện nay, Việt Nam là nước xuất khẩu lớn thứ 35 vào thị trường Hoa Kỳ. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Hoa Kỳ năm 2005 gồm: dệt may (44,8%); giầy dép (11%); đồ gỗ (10,7%); thuỷ hải sản kể cả thuỷ hải sản chế biến (9,6%); nông lâm sản và thực phẩm kể cả thực phẩm chế biến (6,1%) trong đó chủ yếu là cà phê, hạt điều, tiêu, mật ong tự nhiên, cao su thiên nhiên); dầu khí và sản phẩm dầu khí (7,7%). Kim ngạch hai chiều năm 2007 đạt 13 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu 10,5 tỷ USD, tăng 28,9% so với cùng kỳ năm 2006. Hoa Kỳ trở thành bạn hàng xuất khẩu số 1 của Việt Nam và cũng là thị trường Việt Nam xuất siêu lớn nhất. Bộ Công Thương cũng cho biết hiện các doanh nghiệp xuất khẩu hàng của Việt Nam sang Hoa Kỳ đang tập trung vào 18 nhóm mặt hàng, trong đó có 3 mặt hàng đầu bảng là dệt may, đồ gỗ-nội thất và giầy dép, chiếm tỷ lệ cao (năm 2007 là 6,6 tỷ USD, chiếm 63,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này).Các mặt hàng Hoa Kỳ xuất khẩu sang Việt Nam chủ yếu gồm máy bay dân dụng, máy móc, thiết bị và phụ tùng, phụ tùng máy bay, phân bón, nguyên liệu công nghiệp như bông, bột giấy, nhựa, phụ kiện gia công giầy,v.v. Nói chung, xu hướng nhập khẩu của Việt Nam từ Hoa Kỳ chủ yếu là thiết bị, phụ tùng công nghệ cao, mặc dù rất đắt tiền nhưng là hàng không thể mua từ các nước khác, hoặc các nguyên liệu, phụ liệu phục vụ gia công hàng xuất khẩu. Hoa Kỳ là một thị trường khổng lồ của thế giới, không kể lượng hàng hóa sản xuất trong nước, hàng năm thị trường này còn nhập khẩu lượng hàng hóa lên đến hàng trăm tỷ USD. Đây là một thị trường mở, đầy tiềm năng nhưng cũng được đánh giá là thị trường khó tính nhất với các loại hàng hóa nhập khẩu. Làm thế nào để tìm ra cách tiếp cận, đưa hàng hóa vào thị trường này có hiệu quả luôn là vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp Việt Nam... Xuất khẩu của Việt Nam trong những năm qua vào Hoa Kỳ có tốc độ tăng khá nhanh. Tuy nhiên, sản phẩm vẫn chỉ tập trung vào một số mặt hàng chủ lực vốn được coi là thế mạnh của ta như: thuỷ sản, dệt may, giầy dép, đồ gỗ và một số mặt hàng nông sản cà phê, điều, hạt tiêu. Mặc dù các mặt hàng trên đã tiếp cận vào thị trường này nhưng các doanh nghiệp Việt Nam vẫn luôn gặp phải không ít khó khăn trong cạnh tranh, rào cản thương mại và đặc biệt là thiếu thông tin tiếp cận cụ thể cho từng ngành hàng. Doanh nghiệp Việt Nam nên tiếp cận thị trường Hoa kỳ theo cách nào để phù hợp với đặc điểm sản xuất của mình và đứng vững được trên thị trường này? Theo các chuyên gia, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những thay đổi cách làm truyền thống, nhanh nhạy hơn trong nắm bắt thị hiếu, văn hóa tiêu dùng và hiểu biết quy định về pháp lý tại thị trường cần đưa hàng vào. Tuy nhiên, để xâm nhập thị trường Hoa kỳ, các doanh nghiệp cần tìm kiếm đối tác tin cậy, gắn với các kênh phân phối lớn và các nhãn hiệu giầy nổi tiếng ( Hiện tại, gần 80% lượng hàng tiêu thụ thụ tại Hoa kỳ do các nhà phân phối lớn chi phối, trên 50% lượng giầy tiêu thụ tại Hoa kỳ là hàng hiệu) Do thị trường Hoa Kỳ nổi tiếng phát sinh nhiều vụ kiện nên theo các luật sư, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu rất cần được doanh nghiệp đặc biệt lưu tâm. Doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ các phương thức đăng ký bảo hộ ở Hoa Kỳ để bảo vệ nhãn hiệu một cách hữu hiệu, nhanh chóng và tiết kiệm. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần lưu ý vận dụng quy định quốc tế để chủ động có chiến lược xâm nhập vào thị trường này. Về mặt thị trường, theo các chuyên gia kinh tế, muốn chinh phục được thị trường Hoa Kỳ, trước hết doanh nghiệp phải hiểu tường tận hệ thống thị trường của nước này để từ đó đưa ra “đườn._.i ro hơn cho họ. Ví dụ, theo phương thức L/C at sight, người nhập khẩu thường phải thanh toán tiền hàng trước khi hàng đến, trong khi đó hàng thực phẩm phải được FDA kiểm tra trước khi cho phép nhập vào thị trường. Do vậy, người nhập hàng rất ngại thanh toán bằng L/C at sight vì sợ không đòi lại được tiền hàng trong trường hợp hàng không được FDA cho phép nhập khẩu. 3.2. Định hướng phát triển ngành giầy dép Mục tiêu phát triển của ngành giầy dép là trở thành một ngành kinh tế quan trọng phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu ngoại tệ cho đất nước, đồng thời đảm bảo cho các doanh nghiệp giầy dép phát triển bền vững với công nghệ hiện đại, hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn ISO 9000, quản lý môi trường đáp ứng ISO 14000.  Cụ thể đến năm 2010, ngành sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu 6,2 triệu USD, giải quyết việc làm cho 820.000 lao động, trong đó sản lượng giầy, dép các loại đạt 720 triệu đôi; cặp, túi 80,7 triệu cái và da thuộc là 80 triệu sqft. Mục tiêu của da, giầy Việt Nam vào năm 2010 là sản xuất 720 triệu đôi giầy, dép các loại khoảng 10,7 triệu chiếc cặp, túi xách... Để hoàn thành mục tiêu nói trên toàn ngành da, giầy sẽ phải tăng năng lực sản xuất lớn hơn rất nhiều. Bảng 3.5. Mục tiêu sản lượng và giá trị xuất khẩu (2005-2010) 2005 2010 Giầy dép các loại (Đơn vị: 1.000 đôi) Tổng sản lượng 470.000 720.000 Xuất khẩu 427.700 655.200 Cặp, túi xách (Đơn vị: 1.000 đôi) Tổng sản lượng 51.700 80.700 Xuất khẩu 50.500 78.470 Da thành phẩm (Đơn vị: 1.000 sqft) Tổng sản lượng 40.000 80.000 Xuất khẩu 25.000 65.000 Tổng XK (Triệu USD) 3.100 6.200 (Nguồn: Bộ Công Thương)   Tổng vốn cho đầu tư giai đoạn 2006 đến năm 2010 dự kiến là 9.153,50 tỷ đồng, trong đó, tổng vốn đầu tư chiều sâu là 1.844,20 tỷ đồng, tổng vốn đầu tư phát triển lĩnh vực thuộc da giai đoạn 2006 – 2010 là 604,0 tỷ đồng. Ngoài ra, dự kiến thu hút 5.598,94 tỷ đồng vốn đầu tư nước ngoài (tương đương 347,76 triệu USD). Các doanh nghiệp trong ngành da - giầy huy động vốn từ các thành phần kinh tế trong và và ngoài nước thông qua các hình thức liên doanh, liên kết, thành lập công ty cổ phần, phát hành cổ phiếu, trái phiếu thông qua thị trường chứng khoán. Quy hoạch ngành giầy dép khuyến khích mọi thành phần tham gia đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành giầy dép, kết hợp công nghiệp chế biến da với chăn nuôi công nghiệp-giết mổ tập trung; khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư sản xuất các sản phẩm giầy dép, đồ da để phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; xây dựng các khu công nghiệp tập trung có đủ điều kiện về hạ tầng và xử lý môi trường để kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu tư. Bảng 3.6. Các chỉ tiêu sản xuất, xuất khẩu giầy dép, da và đồ da đến năm 2010 Sản phẩm chủ yếu Đơn vị tính Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 1. Kim ngạch xuất khẩu 1.000 USD 1.468 3.039 6.200 2. Giải quyết lao động 1.000 người 400 540 820 3. Sản phẩm chủ yếu - Giầy, dép các loại 1.000  đôi 302.800 499.000 720.000 - Cặp, túi các loại 1.000  cái 31.000 51.700 80.700 - Da thuộc các loại 1.000 sqft 15.100 47.000 80.000 (Nguồn: Bộ Công Thương) Sản xuất và đầu tư ngành giầy dép trên toàn quốc được bố trí thành 3 vùng, nhằm tạo sự phát triển cân đối theo vùng và lãnh thổ để tận dụng lợi thế về nhân công, nguồn nguyên liệu, đáp ứng chiến lược phát triển kinh tế theo từng giai đoạn. Cũng theo quy hoạch, tổng vốn đầu tư ngành giầy dép giai đoạn 2006-2010 dự kiến là 9.153,50 tỷ đồng, trong đó đầu tư chiều sâu 1.844,20 tỷ đồng, đầu tư phát triển lĩnh vực thuộc da 604,0 tỷ đồng. Ngoài ra, dự kiến ngành còn thu hút 347,76 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp vốn từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước thông qua các hình thức liên doanh, liên kết, thành lập công ty cổ phần, phát hành cổ phiếu, trái phiếu thông qua thị trường chứng khoán. 3.3. Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của giầy dép xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ 3.3.1. Giải pháp từ phía Chính phủ 3.3.1.1. Giải pháp về đầu tư, chú trọng thu hút vốn vào ngành giầy dép, đặc biệt là FDI Chính phủ nên xây dựng danh mục các dự án đầu tư với mục tiêu đón đầu để kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước, khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư vào ngành này, trong đó ưu tiên phát triển nguồn nguyên liệu, phụ liệu cho ngành. Để ngành da giầy Việt Nam trong thời gian tới phát triển mạnh thì các cơ quan cấp trên cần có chính sách hỗ trợ ngành thu hút đầu tư vào lĩnh vực nguyên phụ liệu, đặc biệt nguyên liệu mũ giầy (khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực này, có các ưu đãi dành riêng cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nguyên phụ liệu...). Do đó, muốn nâng chất lượng da thuộc thì đầu tiên cần phải quy hoạch vùng nuôi gia súc lấy da và có chiến lược phát triển, đầu tư vào công nghệ thuộc và xử lý da. Song, nhiều doanh nghiệp giầy dép cho rằng, muốn làm được việc này phải có sự phối hợp của nhiều ngành, đặc biệt là công-nông nghiệp. Chúng ta cần phải đầu tư mới các nhà máy chế biến da với công nghệ tiên tiến, hiện đại. Đối với các nhà máy thuộc da hiện có, đầu tư chiều sâu để hiện đại hoá nhằm nâng cao chất lượng da thuộc cho các doanh nghiệp sản xuất giầy dép; liên kết, liên doanh với các doanh nghiệp khác để đầu tư sản xuất nguyên liệu giả da, phụ liệu cung cấp cho ngành, giảm dần phần nhập khẩu từ nước ngoài.. Khuyến khích và tạo mọi điều kiện để các thành phần kinh tế đầu tư phát triển ngành Giầy dép. Huy động vốn thông qua liên doanh, liên kết, góp vốn thành lập Công ty cổ phần, việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường chứng khoán. Nhà nước hỗ trợ kinh phí từ nguồn vốn ngân sách cho hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo, xây dựng cơ sở vật chất cho các đơn vị nghiên cứu và đào tạo. Đối với các dự án xây dựng hạ tầng cho các khu công nghiệp, các dự án xử lý môi trường được sử dụng nguồn vốn ODA và nguồn tín dụng của nhà nước. Đồng thời, chúng ta cần phải xây dựng các khu công nghiệp chuyên ngành giầy dép có đủ điều kiện về hạ tầng, kỹ thuật và xử lý môi trường để kêu gọi và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tham gia đầu tư vào ngành giầy dép. 3.3.1.2. Các giải pháp cung ứng nguyên liệu Thứ nhất, tập trung đầu tư phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ để tăng cường khả năng cung ứng nguyên vật liệu, bán thành phẩm, phụ liệu đầu vào trong nước cho sản xuất, thúc đẩy mối quan hệ bổ trợ liên ngành giữa các ngành công nghiệp, tăng sự chủ động về nguyên liệu đầu vào nhằm giảm thiểu các tác động từ bên ngoài, giảm chi phí sản xuất và nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm xuất khẩu. Cùng với việc xây dựng các nhà máy sản xuất nguyên phụ liệu, cần xây dựng các trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu để tăng khả năng cung ứng về nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của việc sản xuất giầy dép xuất khẩu. Một vấn đề không kém phần quan trọng liên quan trực tiếp đến sản xuất da giầy phục vụ xuất khẩu là lĩnh vực thuộc da. Hiệp hội kiến nghị cần có chính sách hợp lý sao cho vừa thu hút được đầu tư nước ngoài, vừa cảnh báo được các doanh nghiệp về trách nhiệm bảo vệ môi trường công nghiệp. Bởi 2 năm trở lại đây, có nhiều công ty nước ngoài đến tìm cơ hội đầu tư vào lĩnh vực thuộc da ở nước ta, song các nước ở châu Á, nhất là Trung Quốc rất nghiêm ngặt với điều kiện môi trường ở các cơ sở sản xuất. Xung quanh vấn đề nguyên phụ liệu cho da giầy, Lefaso cũng mong muốn Chính phủ xây dựng quy hoạch lâu dài cho các khu công nghiệp chuyên ngành, ưu tiên các dự án đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu hiện doanh nghiệp vẫn phải nhập khẩu như giả da, chế tạo khuôn mẫu. Bên cạnh đó, sản xuất trong nước mới đáp ứng được tỷ lệ rất nhỏ nguyên liệu da thuộc, mà da thuộc trong nước lại chưa đảm bảo yêu cầu chất lượng, nên các doanh nghiệp đã hướng đến nhập khẩu da sơ chế, song đang phải chịu mức thuế nhập khẩu 3%. Do đó, các doanh nghiệp da giầy mong được Chính phủ giảm thuế nhập khẩu này xuống 0% để tạo điều kiện chủ động nguồn nguyên liệu trong xuất khẩu. Mặc dù vậy, đại diện Bộ Công thương cho rằng, vấn đề mấu chốt của ngành da giầy Việt Nam hiện nay vẫn là làm sao phát triển được công nghiệp thuộc da để chủ động nguồn nguyên liệu, từng buớc hình thành quy trình khép kín từ khâu sản xuất nguyên phụ liệu đến thiết kế, sản xuất và kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. 3.3.1.3.Giải pháp tổ chức quản lý và phát triển nguồn nhân lực Tăng cường hoạt động phối hợp, phân công sản xuất trong toàn ngành theo hướng chuyên môn hoá, hiệp tác hoá. Nghiên cứu và triển khai ứng dụng mô hình quản lý tiên tiến, hiện đại, tinh giản bộ máy quản lý, nâng cao hiệu quả điều hành trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó cần có phương hướng đào tạo nhân lực theo xu thế hiện đại của thế giới. Phương thức đào tạo tiến hành đa dạng hoá: Đào tạo tại chỗ kết hợp kèm cặp ở doanh nghiệp, tại nơi sản xuất; Kết hợp đào tạo chính quy tại các trung tâm, các trường trong nước với đào tạo tại nước ngoài đối với những ngành nghề trong nước chưa có hoặc đã có nhưng còn yếu kém. Mở ra nhiều ngành chuyên sâu, có giá trị thực tiễn cao. Thường xuyên bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ; tuyển dụng cán bộ làm công tác pháp lý, am hiểu luật pháp Việt Nam và quốc tế để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh đúng quy định của pháp luật hiện hành. Ưu tiên đào tạo đội ngũ cán bộ thiết kế giầy, đội ngũ cán bộ kinh doanh giỏi về marketing và xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp. Đây là lực lượng chủ yếu giúp doanh nghiệp chuyển đổi phương thức sản xuất phù hợp, phát triển bền vững. Chú trọng tạo dựng một đội ngũ công nhân đủ về số lượng, thạo về tay nghề đảm bảo đủ điều kiện tiếp thu công nghệ mới, năng động sáng tạo. Tiếp tục củng cố nâng cao chất lượng các lớp trung học kỹ thuật và cao đẳng về ngành Giầy dép. Có chế độ đào tạo và đào tạo lại đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo của ngành. Đối với trình độ đại học trở lên, đào tạo chính quy tại các Trường đại học trong nước và nước ngoài. 3.3.1.4. Nâng cao vai trò của hiệp hội giầy da Việt Nam Hiện nay, Việt Nam đang đã là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Sự hỗ trợ đối với các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu giầy da Việt Nam không còn hoặc giảm mạnh thì vai trò của các hiệp hội ngành nghề, nhất là Hiệp hội Giầy dép Việt Nam phải phát huy mạnh ưu thế của mình, là cầu nối giữa các doanh nghiệp Việt Nam với thị trường Hoa Kỳ , giữa doanh nghiệp Việt Nam với các Hiệp hội của Hoa Kỳ, cùng với các doanh nghiệp Việt Nam tìm ra cách thức giải quyết khi vấp phải những rào cản thương mại và phi thương mại. Hỗ trợ để Hiệp hội và các doanh nghiệp tham gia chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia giai đoạn 2006 – 2008, với các nội dung thiết thực hơn, để hỗ trợ các doanh nghiệp gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Tạo điều kiện để Hiệp hội có độ ngũ cán bộ chuyên trách đảm bảo thực hiện các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp được tốt hơn và hiệu quả hơn.. Ngoài ra, cần đẩy mạnh việc xúc tiến thương mại, Hiệp hội Da Giầy Việt Nam (Lefaso) cần hỗ trợ, làm đầu mối để tổ chức cho các doanh nghiệp trong ngành thường xuyên được tham gia các kỳ hội chợ quốc tế giầy dép được tổ chức thường niên tại Las Vegas. 3.3.2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp 3.3.2.1. Tăng sản lượng xuất khẩu trực tiếp Các doanh nghiệp cần phải giảm bớt tình trạng sản xuất theo hợp đồng và tăng sản lượng xuất khẩu trực tiếp với khách hàng. Ông Vũ Văn Minh, Tổng giám đốc Vina Giầy đưa ra giải pháp là các doanh nghiệp nên tăng cường xuất khẩu trực tiếp,vì hiện trong gần 2,6 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu của ngành, chỉ có khoảng 10-15% là từ xuất khẩu trực tiếp. Để tăng kim ngạch tự xuất khẩu sang Hoa Kỳ, các chuyên gia về thị trường Hoa Kỳ cho rằng, các doanh nghiệp da giầy nên liên kết lại với nhau để đáp ứng những đơn đặt hàng lớn của Hoa Kỳ, cũng như hỗ trợ nhau nâng cao chất lượng, mẫu mã, giảm giá thành. Khi xuất khẩu trực tiếp giầy dép sang Hoa Kỳ, doanh nghiệp Việt Nam nên chọn cho mình một phân khúc thị trường. Ông Diệp Thành Kiệt, Tổng giám đốc Công ty WEC Sài Gòn cho rằng, chọn phân khúc thị trường là để tránh đối đầu với hàng sản xuất hàng loạt của Trung Quốc, phân khúc thị trường này là các sản phẩm chất lượng cao nhưng độc đáo. Hàng chất lượng cao, độc đáo có thể là các sản phẩm giầy dép có trình độ công nghệ cao hoặc có chi tiết phức tạp nhờ làm từ thủ công. “Việt Nam sẽ không đủ năng lực cạnh tranh về giá với các nước, đặc biệt là Trung Quốc. Vì vậy, cần phải chú ý đến cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm”. Những năm gần đây, các doanh nghiệp da - giầy đã từng bước chuyển đổi từ gia công sang tự sản xuất. Nhiều doanh nghiệp có bộ phận thiết kế, phát triển sản phẩm và đầu tư dây chuyền sản xuất như Công ty TNHH Thái Bình, Công ty giầy An Lạc, Nhà máy giầy Phúc Yên, Công ty hữu Nghị, Thượng Đình, Thành Hưng... Mẫu mã của các doanh nghiệp này thiết kế đã được khách hàng lựa chọn. Một số doanh nghiệp đã tạo dựng nhãn hiệu riêng có uy tín trong nước như VINA Giầy, Biti’s, Bita’s, Thượng Đình, An Lạc… 3.3.2.2. Đa dạng hóa mẫu mã Các doanh nghiệp cần mở rộng mạng lưới bán hàng ở nước ngoài, chú trọng vào thiết kế mẫu mã. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, thành công trên thị trường xuất khẩu các sản phẩm giầy dép của Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào những nhà thiết kế có khả năng luôn tạo ra các mẫu mã giầy dép hợp thời trang với khách hàng quốc tế. Hiện nay, Việt Nam có quá ít những cán bộ thiết kế lành nghề, hoặc nếu có thì họ cũng chưa được đào tạo một cách chuyên nghiệp hóa, bài bản. Bên cạnh việc có một chiến lược đào tạo nguồn cán bộ thiết kế thời trang, ngành công nghiệp giầy dép Việt Nam phải củng cố các đơn vị xúc tiến hỗ trợ và kỹ năng bán hàng của các nhà sản xuất. Có như vậy, chúng ta mới đột phá được những thị trường mới giầu tiềm năng. Ngành da giầy Việt Nam sẽ xây dựng một Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, Chính phủ Italia tài trợ 1 triệu USD cung cấp thiết bị, làm phòng thí nghiệm, huấn luyện kỹ thuật. Trong 5 năm trở lại đây, trường Cao đẳng kỹ thuật công nghiệp 1 và và 2 được giao đào tạo các cử nhân công nghệ giầy, mỗi năm ra trường từ 70-100 học viên. Ngoài ra, được sự hỗ trợ của tổ chức ASSOMAC, Thương vụ Ý và Ủy ban EU, LEFASO đã tổ chức được 4 khóa thiết kế với trên 130 học viên từ các doanh nghiệp cử đi học. Số này đã có sự phát huy tương đối tốt trong việc thiết kế và phát triển sản phẩm ngành giầy. 3.3.2.3. Thực hiện tốt quan hệ công chúng Đồng thời, việc thực hiện tốt quan hệ công chúng đóng vai trò khá quan trọng. Đó là thiết lập những mối quan hệ với các hiệp hội, đại diện nhóm khách hàng, nhóm bảo vệ môi trường, hiệp hội công đoàn trên thị trường Hoa Kỳ … có liên quan tới hàng giầy da xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam. Trong thương mại quốc tế, việc sử dụng biện pháp quan hệ công chúng rất phổ biến nhằm tạo ra những làn sóng phản đối từ phía người tiêu dùng Hoa Kỳ , hay những sức ép từ các hiệp hội, ngành nghề về những quyết định chưa đúng của chính phủ Hoa Kỳ. Điều quan trọng là các doanh nghiệp cần tạo ra những mối quan hệ tốt, những điều thiện cảm đối với những nhóm công chúng này như tích cực bảo vệ môi trường, thực hiện tốt Luật Lao động, nhằm đảm bảo quyền lợi người lao động trong các doanh nghiệp. Đây cũng là biện pháp mà các doanh nghiệp Việt Nam chưa khai thác tốt bởi thiếu tính tập hợp, tập trung, liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu giầy da của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ. Các doanh nghiệp trong ngành cần đầu tư thiết bị hiện đại, đưa ra các chính sách hợp lý đối với người lao động, nhằm giữ vững nguồn lao động có tay nghề, tránh tình trạng người lao động rời bỏ doanh nghiệp đi tìm việc khác, dẫn đến tạo ra sức ép lao động, khi có đơn hàng sản xuất doanh nghiệp lại phải tốn nhiều chi phí để thu hút, đào tạo nguồn lao động mới, đánh mất cơ hội tiếp nhận các đơn hàng. 3.3.2.4.Tăng cường xúc tiến thương mại Việt Nam cần xây dựng các Trung tâm xúc tiến thương mại và dịch vụ chuyên ngành, các trung tâm này sẽ là nền tảng chất lượng và dịch vụ cho sự phát triển của các doanh nghiệp công nghiệp da giầy của cả nước trong tương lai. Theo nhiều chuyên gia, cách tìm hiểu thị trường Hoa Kỳ có kết quả nhất là tham dự các hội chợ giầy dép tại Hoa Kỳ. Vì thế, dù là doanh nghiệp nhỏ cũng nên cố gắng tham gia các hội chợ này để thị trường biết được sản phẩm của mình và mình nhận biết thị hiếu của từng thị trường nhằm cải tiến chất lượng, mẫu mã, cũng như nhập trang thiết bị mới sao cho phù hợp. Trong một hội chợ triển lãm có hàng trăm ngàn đôi giầy dép, chỉ cần vài đôi có kiểu dáng độc đáo là có thể thu hút sự chú ý của các tay thu mua hàng từ các nhà nhập khẩu lớn ở Hoa Kỳ. Bên cạnh khâu nghiên cứu thị trường, cách tiếp cận thị trường của chúng ta cũng rất yếu. Thực tế cho thấy, doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa mạnh dạn, chủ động trong việc tham gia vào các hội chợ lớn ở Hoa Kỳ, mà thường trông mong vào sự giúp đỡ từ phía Nhà nước để đưa hàng vào các hội chợ, cũng như không gửi hàng mẫu vào các siêu thị để giới thiệu với người tiêu dùng. Trong khi Phòng Thương mại Hoa Kỳ (AMCham) là một đầu mối xúc tiến thương mại rất tốt, thì họ không chủ động tiếp cận. Ngược lại, các doanh nghiệp nước ngoài khi muốn thâm nhập thị trường Việt Nam đều liên hệ với AMCham để cơ quan này giúp họ đưa hàng mẫu, đưa các thông tin về doanh nghiệp để giới thiệu họ với các đối tác khác, rồi xúc tiến thương mại cho họ. Hơn nữa, khi có sản phẩm xuất khẩu trực tiếp sang Hoa Kỳ, các doanh nghiệp nên lưu ý đến hệ thống phân phối và nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm làm từ da của từng quốc gia trong khối này. Xu hướng ở Hoa Kỳ đang phát triển ngày càng nhiều các cửa hàng bán lẻ giầy dép kèm thêm dịch vụ ăn uống, là nơi đọc báo, tạp chí, hoặc bán giầy dép kèm quà tặng như bán giầy trẻ em tặng thêm búp bê... Các doanh nghiệp cũng nên tranh thủ lượng người Việt đang sinh sống ở Hoa Kỳ, vì họ sẽ vừa là khách hàng tiêu thụ, vừa là đối tác phân phối sản phẩm cho hàng Việt Nam. 3.3.2.5. Xây dựng thương hiệu cho giầy dép Việt Nam Các doanh nghiệp Việt Nam cần đẩy mạnh xây dựng thương hiệu. Các cơ quan quản lý nhà nước của Hoa Kỳ như Hải quan, FDA ... không kiểm soát chất lượng hàng cao hay thấp, tất cả là do thị trường đánh giá. Các cơ quan này chỉ quan tâm đến việc hàng hóa phải thực hiện đúng các quy định về an toàn tiêu dùng, vệ sinh, môi trường, tiêu chuẩn kỹ thuật, hạn ngạch số lượng và các biện pháp chống khủng bố.  Nếu bán hàng ở Hoa Kỳ, phải có nhãn mác ghi tên thương hiệu. Vấn đề là thương hiệu có nổi tiếng hay không nổi tiếng. Cùng loại hàng giống hệt nhau sản xuất tại Việt Nam , nếu gắn nhãn hiệu nổi tiếng sẽ bán được ở Hoa Kỳ với giá cao hơn rất nhiều so với giá thành nhập khẩu.  Điều đó có nghĩa là hàng chất lượng tốt mang nhãn của nước ngoài nhưng không nổi tiếng ở Hoa Kỳ, vẫn bán được với giá thấp hơn và tất nhiên vẫn có lãi. Trung Quốc chiếm 80% thị trường giầy dép nhập khẩu của Hoa Kỳ (trong tổng nhập khẩu 15 tỷ USD/năm), trong đó phần nhiều là nhãn mác không nổi tiếng và bán với giá rẻ. Nếu đi thăm các siêu thị bách hoá ở Hoa Kỳ, chúng ta sẽ thấy có rất nhiều các cửa hàng bán quần áo, giầy dép và hàng tiêu dùng cao cấp với các nhãn hiệu nổi tiếng. Trong khi đó các tập đoàn siêu thị lớn nhất của Hoa Kỳ như Wal-mart, Target, K-mart, J.C. Penny, Sears, Payless Shoes...lại bán hầu hết hàng hoá có nhãn mác không nổi tiếng. Tại New York rất nhiều khách hàng mua các loại hàng có nhãn mác không nổi tiếng, nhưng tất nhiên là giá rất rẻ, và chỉ có Trung Quốc mới làm được và đây chính là thành công lớn của họ. Thực tế, không phải Trung Quốc không làm được hàng cao cấp, mà đó là chiến lược của họ. Bằng giá rẻ, hàng Trung Quốc đã tràn ngập và thống lĩnh thị trường hàng cấp trung bình trở xuống Vì thế ngay từ đầu, hàng hoá Trung Quốc đã thâm nhập thị trường Hoa Kỳ bằng cả thương hiệu của Trung Quốc không nổi tiếng ở Hoa Kỳ và cả thương hiệu nổi tiếng của Hoa Kỳ, nêu cần họ có thể mua đứt thương hiệu nổi tiếng để phát triển sản xuất và xuất khẩu. Có thể nói, đối với thị trường Hoa Kỳ, giá cả, chất lượng và thương hiệu đều quan trọng như nhau. Vấn đề nước sản xuất (xuất xứ) không quan trọng, miễn là giá rẻ, chất lượng tốt và người mua có thể trả lại hàng nếu thấy không thoả mãn, riêng máy và thiết bị kỹ thuật phải có bảo hành và hậu mãi. Khi xúc tiến thương mại ở Hoa Kỳ, bước đầu doanh nghiệp nên tập trung vào khuếch trương thương hiệu chung là hàng Việt Nam, sau đó mới xây dựng thương hiệu riêng cho doanh nghiệp. 200 doanh nghiệp trong lĩnh vực da giầy trong nước nếu tập hợp lại sẽ là một đối thủ mạnh khi xây dựng được thương hiệu chung trên thị trường Hoa Kỳ. Ông Trần Đình Kim, Giám đốc Công ty Giầy Á Châu cho rằng, trước khi nghĩ đến xây dựng thương hiệu riêng để hội nhập toàn cầu thì ngành da giầy Việt Nam cần phấn đấu để có được một vài công ty lớn, trở thành nhà thầu phụ cho các nhãn hiệu như Nike, Adidas, Reebook... Nhà thầu phụ ở đây chính là người thực hiện, biến các ý tưởng của nhãn hiệu toàn cầu thành sản phẩm có chất lượng, màu sắc, đường nét cụ thể. Các công ty nhỏ còn lại sẽ trở thành đơn vị gia công cho công ty lớn. Khi các công ty sản xuất da giầy trong nước vẫn còn ở vị trí sản xuất gia công cấp 2, cấp 3 cho các công ty liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài thì rất khó xây dựng, quảng bá thương hiệu riêng. Mặt khác, phải xác định rằng, xây dựng thương hiệu không chỉ ngày một ngày hai, mà đó là một quá trình bài bản, lâu dài, tốn nhiều công sức và chi phí. Thậm chí, các doanh nghiệp có thể thuê tư vấn nước ngoài để cùng chia sẻ những thông tin và kinh nghiệm của họ... Ngoài ra, với những doanh nghiệp đã bước đầu tạo dựng được thương hiệu tại thị trường nội địa như Biti’s, Bita’s, Thượng Đình, An Lạc... và đã có được những danh tiếng từ thương hiệu của mình, cũng nên tiếp tục có kế hoạch mở rộng uy tín thương hiệu tại thị trường nước ngoài, bởi trong những năm tới, các quốc gia thuộc khu vực châu Á sẽ là điểm ngắm của các nhà nhập khẩu thế giới. Nếu các doanh nghiệp không nắm được thông tin và tận dụng mọi cơ hội để phát triển về mọi mặt, thì một ngày nào đó, nhắc đến các nhà xuất khẩu giầy dép với thương hiệu uy tín sẽ không thể thiếu vắng Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể thực hiện mô hình nhượng quyền kinh doanh. Đây là mô hình rất phổ biến trên thế giới nhưng lại chưa quen thuộc đối với các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh giầy da xuất khẩu của Việt Nam. Mô hình nhượng quyền kinh doanh có hai loại điển hình là nhượng quyền phân phối sản phẩm và nhượng quyền sử dụng công thức kinh doanh. Với hình thức nhượng quyền phân phối sản phẩm, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu giầy da Việt Nam có thể mua giấy phép (licensing) sử dụng thương hiệu của một hàng giầy của ý hay Pháp đã nổi tiếng trên thị trường Hoa Kỳ, tự điều hành hoạt động kinh doanh một cách độc lập trong một khoảng thời gian nhất định mà ít bị ràng buộc bởi những quy định từ các doanh nghiệp nhượng quyền. Điều này giúp doanh nghiệp Việt Nam tránh được những vụ kiện bán phá giá, uy tín của doanh nghiệp Việt Nam tăng lên và khả năng cạnh tranh sẽ được nâng lên. Biện pháp này còn là một yếu tố giúp các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu giầy da Việt Nam xây dựng và phát triển thương hiệu trong tương lai. Với hình thức nhượng quyền sử dụng công thức kinh doanh thì các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu giầy da của Việt Nam còn được chuyển giao thêm các kỹ thuật kinh doanh và cách thức điều hành quản lý. Đây là hình thức kinh doanh hiệu quả nhất bởi doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải thực hiện những quy định, quy trình nghiêm ngặt trong kinh doanh theo tiêu chí đặt ra của các doanh nghiệp có thương hiệu nổi tiếng và quen thuộc với khách hàng Hoa Kỳ. Trong hình thức này, mối liên hệ giữa bên cho thuê thương hiệu và bên sử dụng thương hiệu rất chặt chẽ để bảo đảm uy tín và giá trị thương hiệu luôn được giữ vững, không kể ai hay doanh nghiệp nào đang sử dụng thương hiệu đó để kinh doanh. Với hình thức này, các doanh nghiệp của Việt Nam sẽ tiếp thu được kinh nghiệm quản lý, cách thức điều hành sản xuất kinh doanh phù hợp với những nhóm khách hàng có thu nhập cao và yêu cầu khắt khe về sản phẩm, những nhóm khách hàng quen sử dụng hàng giầy da có thương hiệu nổi tiếng. Như vậy, biện pháp này sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam vượt qua rào cản chống bán phá giá và nâng cao được uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường Hoa Kỳ. Tuy nhiên, xây dựng thương hiệu là cả một quá trình. Xây dựng thương hiệu từ đầu ở nước ngoài khi chưa tồn tại thương hiệu trong nước là chuyện không tưởng. Thương hiệu là tài sản riêng của doanh nghiệp. Xét điều kiện hiện nay, có thể nói chưa có công ty giầy dép 100% vốn Việt Nam nào đủ nguồn lực tài chính để làm việc này ở nước ngoài, nhất là tại Hoa Kỳ - nơi mà chi phí đắt ngoài sức tưởng tượng của doanh nghiệp Việt Nam. Một khi chưa có khả năng thiết kế mẫu mã riêng của mình và chưa tiếp cận được với hệ thống bán lẻ tại thị trường này thì không thể nói đến xây dựng thương hiệu. Hơn nữa, các công ty nước ngoài đặt mua hoặc gia công giầy dép ở Việt Nam hiện nay đều có thương hiệu riêng của mình, hoặc chắc chắn sẽ không mua sản phẩm mang thương hiệu của người khác. Ngay như Trung Quốc - cường quốc xuất khẩu giầy dép vào Hoa Kỳ mỗi năm 10 tỷ USD - cũng không xuất khẩu được các sản phẩm mang thương hiệu của họ, mà phải dựa vào thương hiệu của nhà nhập khẩu, phân phối bản địa. Các nhà phân tích cho rằng, thay vì đổ tiền vào xây dựng thương hiệu một cách vội vàng và lãng phí, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nên tập trung tất cả các nguồn lực để nâng cao năng lực sản xuất, uy tín, ổn định chất lượng sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Thương hiệu phản ánh uy tín, chất lượng của sản phẩm. Thực tế đã chứng minh, thương hiệu sản phẩm dù nổi tiếng đến mấy nhưng chỉ 1 lần bị phát hiện không đảm bảo chất lượng, bị cấm nhập khẩu hoặc bị đưa ra công luận thì tất cả các cố gắng chi phí xây dựng thương hiệu có thể trở thành vô nghĩa. KẾT LUẬN Hoa Kỳ là một thị trường rộng lớn, đa dạng có nhiều triển vọng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam nhưng cũng là một thị trường có sự cạnh tranh gay gắt. Chinh phục thị trường này là một điều không dễ, nhất là khi Việt Nam phải cạnh tranh với Trung Quốc, một cường quốc về các mặt hàng xuất khẩu. Quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ đang chuyển sang một thời kỳ mới gắn liền với những chuyển biến kinh tế của hai phía. Triển vọng của mối quan hệ này phụ thuộc đường lối, chính sách và những định hướng dài hạn trong chính sách thị trường, những phương sách cụ thể nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập thị trường Hoa Kỳ cũng như tạo sự lôi cuốn các doanh nghiệp Hoa Kỳ vào thị trường Việt Nam. Gia nhập WTO tạo ra nhiều cơ hội mới cho nền kinh tế Việt Nam. Vấn đề đặt ra là phải tận dụng tối đa những cơ hội đó và hạn chế những tác dụng tiêu cực mang lại. Đối với xuất khẩu hàng hóa, thực hiện các cam kết WTO sẽ đặt các nhà sản xuất Việt Nam trước những đòi hỏi phải có những điều chỉnh, thích nghi nếu muốn thành công. Trước những thách thức và cơ hội đó, việc nâng cao sức cạnh tranh giầy dép sang thị trường Hoa Kỳ sẽ tiếp tục gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của hai bên. Hoa Kỳ sẽ ngày càng trở thành một đối tác tin cậy của Việt Nam. Sự phát triển của ngành giầy dép nói chung sẽ góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, nâng cao đời sống của nhân dân, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường thế giới. Dựa trên cơ sở lý luận khoa học, căn cứ vào phương hướng và mục tiêu phát triển ngành da giầy trong thời gian tới, luận văn đã đưa ra các quan điểm và một hệ thống các giải pháp từ nhiều phía. Em hy vọng luận văn sẽ góp một phần nhỏ bé vào đề ra những giải pháp thiết thực cho việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng giầy dép Việt Nam lên một tầm cao mới trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đỗ Đức Bình và Nguyễn Thường Lạng (2002) , Kinh tế quốc tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Nhà xuất bản Lao động xã hội. Tô Xuân Dân (1998), Chính sách kinh tế đối ngoại, Nhà xuất bản Lao động xã hội. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2004) , Pháp luật về chống bán phá giá - Những điều cần biết. Chu Văn Cấp (2003) , Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Ngân hàng thế giới (2004), Sổ tay về Phát triển, Thương mại và WTO, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Nguyễn Văn Thường, Nguyễn Kế Tuấn (2005), Kinh tế Việt Nam năm 2006: Chất lượng tăng trưởng và hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân. Phạm Duy Liên (2003), Một số điều doanh nghiệp cần biết khi buôn bán với thị trường Hoa Kỳ, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. Nguyễn Thị Mơ (2002), Tìm hiểu về Chính sách xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ và những biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ sau khi Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ có hiệu lực, Hà Nội. Võ Thanh Thu (2001), Chiến lược thâm nhập thị trường Mỹ, , Nhà xuất bản Thống kê Tạp chí Cộng sản, số 16 tháng 7 năm 2006 Thời báo kinh tế Việt Nam số 20 xuất bản tháng 8 năm 2006 TIẾNG ANH Affordable Footwear Initiative (AFI) ( 2006) , Just the Facts. U.S. Apparel and Footwear Industries, ShoeStats 2006. Footwear Distributors and Retailers of America (2006), China Shoes / China Shoetech. Websites www.vcci.com.vn : Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam www.customs.gov.vn: Tổng Cục Hải Quan Việt Nam www.mot.gov.vn: Bộ Công Thương Việt Nam www.vnn.vn: Báo điện tử Vietnamnet www.sbv.gov.vn: Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam www.vneconomy.com.vn : Thời báo kinh tế Việt Nam điện tử www.saigontimes.com.vn: Thời báo kinh tế Sài Gòn www.mpi.gov.vn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư www.lefaso.org.vn: Hiệp hội giầy da Việt Nam www.americanapparel.org: Hiệp hội dệt may và giầy dép Hoa Kỳ www.wsashow.com: Hội chợ giầy dép quốc tế tại Las Vegas www.fdra.org: Hiệp hội các nhà phân phối và bán lẻ giầy dép của Hoa Kỳ www.thongtinthuongmaivietnam.com.vn: Thông tin thương mại Việt Nam ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10419.doc
Tài liệu liên quan