N.cứu khả năng cung cấp thức ăn của sinh cảnh & đặc điểm phân bố của Một số loài chim ăn côn trùng…

Trường đại học lâm nghiệp Khoa quản lý tài nguyên rừng & môi trường Cao tiến dũng Tên luận văn “Nghiên cứu khả năng cung cấp thức ăn của sinh cảnh và đặc điểm phân bố của một số loài chim ăn côn trùng tại 2 xã La Bằng- Hoàng Nông Huyện Đại Từ V.Q.G Tam Đảo Tỉnh Vĩnh Phúc”. Nghành: Quản Lý Tài Nguyên Rừng Và Môi Trường Mã số: 302 Chuyên môn hoá: Quản Lý Tài Nguyên Rừng Giáo Viên Hướng Dẫn: Th.S Đỗ Quang Huy Hà Tây,2003 s lời nói đầu Để đánh giá kết quả sau 4 năm học tập và rèn luyện

doc69 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1409 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu N.cứu khả năng cung cấp thức ăn của sinh cảnh & đặc điểm phân bố của Một số loài chim ăn côn trùng…, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của sinh viên ở trường, được sự đồng ý của Trường Đại Học Lâm Nghiệp, Khoa Quản Lý Tài Nguyên Rừng & Môi Trường bộ môn Động vật rừng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu mối quan hệ giữa khả năng cung cấp thức ăn của sinh cảnh và đặc điểm phân bố của một số loài chim ăn côn trùng tại 2 xã La Bằng - Hoàng Nông Huyện Đại Từ Vườn Quốc Gia Tam Đảo Tỉnh Vĩnh Phúc’’. Thời gian nghiên cứu được bắt đầu từ ngày 14/2/2003 đến hết ngày 31/3/2003. Đến nay bản luận văn đã được hoàn thành. Nhân dịp này tôi xin phép bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn Th.sỹ Đỗ Quang Huy và các thầy cô giáo trong tổ bộ môn, các thầy giáo cô giáo trong Khoa Quản Lý TNR & MT, cùng với cán bộ công nhân viên Vườn Quốc Gia Tam Đảo, UBND 2 xã La Bằng - Hoàng Nông trạm kiểm lâm Hoàng Nông và nhân dân địa phương đã tạo điều kiện giúp đỡ chúng tôi hoàn thành đề tài này. Mặc dù bản thân đã hết sức cố gắng, song đề tài không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy tôi mong được sự chỉ bảo đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để bản luận văn được hoàn thiện hơn. Hà Tây 23/4/2003 Sinh viên thực hiện Cao Tiến Dũng PHần I đặt vấn đề Việt Nam nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương, thuộc trung tâm của Đông Nam Châu á, trong vùng nhiệt đới bắc bán cầu. Việt Nam có chiều dài 3260 km trải dài 15 vĩ độ, với 3/4 đồi núi và cao nguyên, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Việt Nam là một nước được thiên nhiên ưu đãi và được coi là một nước có đa dạng sinh học cao: Đa dạng về hệ sinh thái, Đa dạng loài, Đa dạng tài nguyên di truyền. Theo kết quả điều tra cho thấy nước ta có khoảng 12000 loài thực vật có mạch, trong đó đã định tên được 10000 loài và có khoảng 2300 loài đã được nhân dân sử dụng làm nguồn lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thức ăn cho gia súc, lấy gỗ, tinh dầu và nguyên liệu khác. Bên cạnh đó tài nguyên động vật rừng của nước ta rất phong phú và đa dạng, hiện đã thống kê được 225 loài thú, 828 loài chim 258 loài bò sát, 82 loài ếch nhái... cùng với rất nhiều loài côn trùng khác và có đến 10% loài chim, thú của thế giới được tìm thấy ở Việt Nam. Trong đó có 100 loài chim 78 loài thú là đặc hữu và rất nhiều loài có giá trị, có ý nghĩa to lớn về nhiều mặt. Tài nguyên rừng đóng một phần không nhỏ cho nền kinh tế quốc dân, rừng cung cấp lâm đặc sản phục vụ cho nhu cầu mục đích khác nhau của con người, cung cấp lương thực, thực phẩm, cung cấp dược liệu làm thuốc chữa bệnh . Mặt khác rừng còn là nơi nghỉ mát vô cùng lý thú... chính vì vậy mà muốn phát huy tiềm năng khả năng cung cấp và những tính năng tác dụng có lợi từ rừng chúng ta cần phải có các biện pháp quản lý bảo vệ rừng, sử dụng rừng một cách hợp lý và có hiệu quả cao nhất, mà vẫn giữ được sự ổn định cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường sống. Việt Nam trong vòng mấy chục năm trở lại đây, do quá trình kinh doanh rừng không hợp lý, do chiến tranh tàn phá, do sức ép của sự gia tăng dân số quá lớn, mặt khác do quá trình quản lý bảo vệ và sử dụng còn nhiều yếu kém và chưa hợp lý, dẫn tới diện tích rừng đã và đang thu hẹp một cách nhanh chóng, suy giảm cả về số lượng và chất lượng. Do vậy những tính năng có lợi, khả năng cung cấp của rừng đang ngày càng giảm sút và môi trường sống cũng bị đe doạ nghiêm trọng (theo số liệu thống kê của VĐTQHR thì Việt Nam hiện còn hơn 9.3 triệu ha rừng với độ che phủ không quá 30%). Việc thu hẹp diện tích rừng đã dẫn tới sự mất đi mẫu chuẩn hệ sinh thái và tài nguyên thực vật rừng cũng bị suy giảm nghiêm trọng cả về số lượng lẫn chất lượng. Song song với sự giảm sút về tài nguyên thực vật rừng thì nguồn tài nguyên động vật rừng cũng bị giảm sút một cách nhanh chóng. Do mất sinh cảnh các loài động vật rừng bị dồn vào cảnh khốn quẫn về nơi ở và thức ăn. Chính vì vậy mà rất nhiều loài động vật hiện đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng như: Tê giác một sừng (Rhinoceros sondaicus), Hổ (Panthera tigris), Báo hoa mai (Panthera pardus), Voi (Elephas maximus), Công (Pavo munticus), Trĩ sao (Rheinartia ocellata), Gà lôi lam đuôi trắng (Lophura hatinhensis), Gà tiền... Trước thực trạng đó đặt ra cho mỗi chúng ta phải tìm mọi cách đề ra những biện pháp quản lý, bảo vệ những loài động vật rừng, đặc biệt ưu tiên những loài đang đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt, những loài có giá trị khoa học bảo tồn nguồn gen... Để góp phần cho công tác bảo tồn các loài đông vật rừng nói riêng, quản lý bảo vệ sử dụng tài nguyên rừng nói chung, được sự nhất trí của trường Đại Học Lâm Nghiệp, khoa QLBV TNR & MT, bộ môn động vật rừng cho phép tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu quan hệ giữa khả năng cung cấp thức ăn của sinh cảnh và đặc điểm phân bố của một số loài chim ăn côn trùng tại 2 xã La Bằng- Hoàng Nông Huyện Đại Từ Vườn Quốc Gia Tam Đảo Tỉnh Vĩnh Phúc”. Đề tài được thực hiện nhằm tìm hiểu mối quan hệ giữa khả năng cung cấp thức ăn và phân bố của một số loài chim ăn côn trùng và tìm ra được những nhân tố ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của các loài chim ăn côn trùng tại khu vực điều tra. Trên cơ sở đó đề ra các biện pháp quản lý bảo vệ, phát triển tài nguyên rừng nói chung và tài nguyên chim của khu vực nói riêng một cách hiệu quả nhất. PHần ii Tổng quan tài liệu 2.1. Lược sử nghiên cứu chim ở Việt Nam Trước năm 1945 hầu hết các công trình nghiên cứu về chim đều là của người nước ngoài, đăc biệt là các tác giả người Pháp: Delacour và jabouille. Từ năm 1945 đến năm 1954 vì chiến tranh nên mọi công việc nghiên cứu chim ở Việt Nam bị gián đoạn. Sau năm 1945: công việc nghiên cứu chỉ mới bắt đầu lại từ năm 1957 sau khi miền Bắc Việt Nam được giải phóng ít lâu. Đáng chú ý có các công trình nghiên cứu của các tác giả: Võ Quý (1962,1966), Võ Quý, Trần Gia Huấn (1960,1961), Đỗ Ngọc Quang (1965), Võ Quý và Anorova N.C (1967). Nói chung các tác giả đều đi sâu nghiên cứu về mặt khu hệ và phân loại mà còn rất ít chú ý đến mặt sinh học và sinh thái học. Năm 1971, Võ Quý đã tổng hợp nghiên cứu hơn 7 năm trước đó về đời sống của các loài chim phổ biến ở miền Bắc Việt Nam cho ra công trình: “Sinh học của những loài chim thường gặp ở Việt Nam”. Trong sách, tác giả có dẫn đầy đủ các đặc điểm về nơi ở, thức ăn, sinh sản và một số tập tính khác của gần 200 loài chim ở miền Bắc, mà đa số là những loài có ý nghĩa kinh tế. Rõ ràng đầy là công trình nghiên cứu về loài chim đầy đủ nhất cho đến nay. Nhưng do đối tượng nghiên cứu rộng lớn nên tác giả không thể đi sâu nghiên cứu về nơi ở của các loài chim. Đối với mỗi loài về nơi ở, tác giả mới chỉ ra chúng ở sinh cảnh nào, đai độ cao nào mà chưa thể chỉ ra cụ thể đặc điểm sinh cảnh sống của chim như tổ thành loài thực vật, vị trí tầng tán ưa thích. Sau chiến tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, công trình “Chim Việt Nam, Hình thái và phân loại (tập I,II)” của Võ Quý 1975 và 1981 là công trình đầu tiên nghiên cứu chim trên toàn lãnh thổ Việt Nam về mặt hình thái phân loại và tình trạng. Trong những năm tiếp theo,để đáp ứng nhu cầu của số dân ngày càng tăng, để hàn gắn với vết thương chiến tranh, xây dựng nền kinh tế còn yếu của mình, nhân dân Việt Nam vẫn phải tiếp tục khai thác một cách mạnh mẽ diện tích rừng còn lại. Vì thế rừng đã bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh nay lại càng thu hẹp hơn, động thực vật bị giảm sút nhanh chóng về số lượng cũng như chất lượng trong đó có chim rừng. Nhận thức việc mất rừng là tổn thất nghiêm trọng đang đe doạ sự tồn tại lâu dài của những tài nguyên có khả năng tái tạo, năm 1986 Chính phủ Việt Nam đã thành lập một hệ thống 87 khu rừng đặc dụng với diện tích khoảng 1. 169.000 ha. Nhưng hầu hết các khu rừng này hoạt động kém hiệu quả do thiếu kinh phí và thiếu cán bộ kỹ thuật, người quản lý không biết cụ thể số lượng, chất lượng tài nguyên trong khu vực mình quản lý. Trong giai đoạn này cuốn: “ Danh lục chim Việt Nam” của Võ Quý- Nguyễn Cử ( 1995) ra đời đã góp phần giải quyết khó khăn trên. Bản danh lục gồm 19 bộ, 81 họ và 828 loài chim đã tìm thấy ở VN tính đến năm 1995. Với mỗi loài các tác giả dẫn các đặc điểm về hiện trạng và vùng phân bố. Cho đến những năm gần đây, nhiều dự án bảo tồn đa dạng sinh học của các Chính phủ nước ngoài: Hà Lan, Đức, úc, các tổ chức phi chính phủ Quốc tế; Tổ chức bảo tồn chim Quốc Tế ( Bird Life International), Tổ chức bảo vệ động thực vật Quốc Tế ( FFI), Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên Quốc Tế ( IUCN), Quỹ Quốc Tế về bảo vệ thiên nhiên ( WWF), Ngân hàng thế giới ( WB) đầu tư vào Việt Nam thì việc bảo tồn đa dạng sinh học nước ta mới có kinh phí hoạt động và một loạt các công trình nghiên cứu về động thực vật hoang đã được xuất bản nhằm phục vụ chiến lược đào tạo nguồn nhân lực. Công trình nghiên cứu đầy đủ nhất về chim trong giai đoạn này là cuốn: “Chim Việt Nam” của tập thể các tác giả Nguyễn Cử, Lê Trọng Trải, Karen Phillipps ( X. B 2000). Cuốn sách này được biên soạn trên cơ sở cuốn “Chim Hồng Kông và Nam Trung Quốc”(1994) của tác giả; Clive Viney, Lam Chin Ying và Karen Phillipps. Trong sách các tác giả đã giới thiệu hơn 500 loài trong tổng số gần 850 loài chim hiện có ở Việt Nam, mỗi loài trình bày các mục mô tả, phân bố, tình trạng, nơi ở đều có hình vẽ mầu kèm theo. Nói chung cuốn sách được biên soạn với mục đích chủ yếu giúp người đọc nhận dạng các loài chim ngoài thực địa. 2.2. Tình hình nghiên cứu chim tại V.Q.G Tam Đảo Khu hệ động vật Tam Đảo đã được nhiều tác giả người pháp nghiên cứu và công bố vào những năm 30, 40 của thế kỷ XX như J. Delacouri ( 1931) Bourret (1943), Osgood (1932)…. Sau kháng chiến chống pháp (1954) các nhà khoa học Việt Nam bắt đầu có điều kiện thực hiện các công trình nghiên cứu tại Tam Đảo, Sinh viên khoa Sinh học trường Đại Học Tổng Hợp Hà Nội nay thuộc trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên thuộc Đại học Quốc Gia Hà Nội đã tiến hành khảo sát khu hệ động vật ở đây. Năm 1990 – 1992 Viện Điều Tra Quy Hoạch Rừng ( VĐTQHR) nay thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn ( Bộ NN và PTNT) Đã tiến hành nghiên cứu khu hệ động vật tại đây, kết quả đã thống kê được 281 loài động vật hoang dã bao gồm 58 loài thú, 158 loài chim, 46 loài bò sát và 19 loài ếch nhái. Năm 1995 theo sự ngiên cứu của Võ Quý và Nguyễn Cử thì Tam Đảo có 239 loài chim. Phần iii đặc đIểm đIều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 3.1 Quá trình hình thành và phát triển V.Q.G Tam Đảo Tam Đảo là dẫy núi lớn, rộng từ khoảng 10-15 km, dài 80km theo hướng Đông Bắc -Tây Nam nằm trên địa phận 3 tỉnh: Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang. Đầu thế kỷ 20, người Pháp đẵ xây dựng ở Tam Đảo một khu nghỉ mát với nhiều kiểu biệt thự kiểu Châu Âu để nghỉ ngơi vào mùa hè tránh cái nóng oi bức vủa khí hậu nhiệt đới. Rừng tự nhiên của Tam Đảo có giá trị lớn về bảo vệ thiên nhiên, môi trường bảo vệ nguồn nước cho các vùng xung quanh, là nơi sinh sống của nhiều loài động vật hoang dã. Vì vậy ngày 24/1/1976 thủ tướng chính phủ phê duyệt quyết định số 41/TTG công nhận Tam Đảo là Khu rừng cấm với diện tích là 19.000ha. Ngày 6/3/1976 Thủ tướng chính phủ ra quyết định số 136/TTG phê duyệt “Dự án khả thi đầu tư xây dựng Vườn Quốc gia Tam Đảo’’ trên cơ sở nâng cấp và mở rộng. Ngày 15/5/1996 Bộ trưởng Bộ NN & PTNT đã ra quyết định 601/NN-TCCB về việc thành lập Vườn Quốc Gia Tam Đảo trực thuộc Bộ. 3.2 Điều kiện tự nhiên 3.2.1 Vị trí địa lý Vườn Quốc Gia Tam Đảo nằm trên dãy núi Tam Đảo cách Hà Nội khoảng 70 km về phía Tây Bắc, có toạ độ địa lý: 210 21’-210 42’ Vĩ độ Bắc 1050 23’-1050 44’ Kinh độ Đông Từ Hà Nội đi theo quốc lộ 2 đến thị xã Vĩnh Yên rẽ phải vào quốc lộ 2B đi tiếp khoảng 13 km đến chụ sở VQG thuộc xã Hồ Sơn - Huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh phúc, Vườn Quốc Gia Tam Đảo thuộc địa phận 23 xã, 5 huyện và một thị trấn: Tam Đảo, Lập Thạch, Bình xuyên (Vĩnh Phúc), Sơn Dương (Tuyên Quang), Đại Từ (Thái Nguyên) với diên tích: 36.883 ha trong đó phận khu bảo vệ nghiêm ngặt 17.295 ha có độ cao từ 400 m trở lên, phân khu phục hồi sinh thái 17.268 ha, phân khu nghỉ mát và du lịch 2.303 ha và vùng đệm 15.515 ha. Khu hành chính tại km 13 đường lên khu nghỉ mát Tam Đảo. Khu vực nghiên cứu thuộc 2 xã La Bằng - Hoàng Nông Huyện Đại Từ Tỉnh Thái Nguyên đây là các xã miền núi 1 phần diện tích nằm trong khu vực vùng đệm của Vườn Quốc Gia Tam Đảo. Phía Tây Bắc giáp với xã Phú Xuyên, phía Tây Nam giáp Tỉnh Tuyên Quang, phía Đông Nam giáp xã Mỹ Yên, phía Đông Bắc giáp xã Khôi Kỳ. 3.2.2. Địa hình, địa chất thổ nhưỡng 3.2.2.1. Địa hình Tam Đảo là phần cuối của dãy núi cánh cung thượng nguồn sông Chảy. Đặc điểm địa hình Tam Đảo gồm các đỉnh núi nhọn, sườn rất dốc, độ chia cắt sâu và dày bởi nhiều dông phụ hầu như vuông góc với dông chính. Các suối ở sườn Đông Bắc đều đổ vào sông Công tạo nên vùng bồn địa Đại Từ. Bên sườn Tây Nam các lưu vực suối đổ vào sông Phó đáy. Tam Đảo dựng như bức tường thành chắn gió mùa Đông Bắc cho vùng đồng bằng, gồm 20 đỉnh nối lại theo đường dông, sắc nhọn, cao nhất là đỉnh Tam Đảo bắc (1592m), ở vùng trung tâm có 3 đỉnh: Thiên Thị (1375m), Thạch Bàn (1388m) và Phù Nghĩa (1300M) nổi giữa biển mây trên tán rừng tự nhiên rộng lớn nên gọi là Tam Đảo, độ dốc bình quân là 260- 350. * Địa hình Tam Đảo được chia thành 4 dạng chính: - Thung lũng và đồng bằng ven suối, có độ cao tuyệt đối < 100m, độ cao tương đối trên 10m, độ dốc < 70. Đây là vùng dốc tụ chân núi và phù sa ven sông suối. - Đồi cao trung bình, có độ cao tuyệt đối 100- 400m, độ cao tương đối trên 25m, độ dốc từ cấp II trở lên phân bố trung quanh núi tiếp giáp với đồng bằng. - Núi thấp, có độ cao tuyệt đối 400-700m độ dốc trên cấp III phân bố ở giữa địa hình đồi cao và núi trung bình. - Núi trung bình, có độ cao tuyệt đối trên 700m, phân bố ở phần phía trên của khối núi, các đỉnh dông đều sắc nhọn và hiểm trở. 3.2.2.2. Địa chất thổ nhưỡng Tam Đảo có 4 loại đất chính: - Đất feralit mùn màu vàng nhạt, phân bố trên các núi có độ cao > 700m. - Đất feralit mùn màu vàng đỏ, phân bố trên các núi có độ cao 400- 700m. - Đất feralit đỏ vàng phát triển trên nhiều loại đất khác nhau nằm ở độ cao từ độ cao từ 100- 400m. - Đất phù sa và đất tụ phân bố ven chân núi trong các thung lũng hẹp và các sông suối lớn, nhân dân khai phá trồng lúa và hoa màu. 3.2.3. Khí hậu, thuỷ văn 3.2.3.1. Khí hậu Tam Đảo nằm trong vùng núi cao, khí hậu ẩm nhiệt đới gió mùa, các số liệu khí tượng thuỷ văn Tam Đảo ở các địa điểm khác nhau rất khác nhau nên phải thu thập từ 4 trạm: - 2 trạm Tuyên Quang và Vĩnh Yên đặc trưng cho khí hậu sườn phía Tây. - Trạm Đại Từ đặc trưng cho khí hậu sườn phía Đông. - Trạm Tam Đảo ở độ cao 900m đặc trưng cho khí hậu vùng núi cao và khu nghỉ mát. Biểu số liệu khí hậu VQG Tam Đảo Các yếu tố khí hậu Trạm Tuyên Quang Trạm Vĩnh yên Trạm Đại Từ Trạm Tam Đảo Nhiệt độ bình quân (0C) 22,9 23,7 22,9 18,0 Nhiệt độ tối cao tương đối (0C) 41,4 41,5 41,3 33,1 Nhiệt độ thấp tương đối (0C) 4,0 3,2 3,0 -0,2 Lượng mưa bình quân năm (mm) 1641,4 1603,5 1906,2 2630,3 Số ngày mưa/năm 143,5 142,5 193,4 193,7 Lượng mưa cực đại trong ngày 150,0 284,0 352,9 299,5 Độ ẩm trung bình (%) 84 81 82 87 Độ ẩm cực tiểu 15,0 14,0 16,0 6,0 Lượng bốc hơi (mm) 760,3 1040,1 985,5 561,5 3.2.3.2 Thuỷ văn Vườn Quốc Gia Tam Đảo có hai hệ thống sông chính là Đông Tam Đảo chạy từ đèo Khế-Huyện Sơn Dương đến Mỹ Khê-Huyện Bình Xuyên- Tỉnh Vĩnh Phúc. Hệ thống sông suối bắt nguồn tự độ cao 1000m có dạng chân rết khá dày đặc (có độ dài trên 2 km/km2) dốc hẹp và đổ dồn vào 2 hệ thống sông trên. Chế độ thuỷ văn chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa kiệt. Lũ lớn thường xẩy ra vào tháng 8, nước lên nhanh và rút cũng rất nhanh. 3.2.4. Thực vật 3.2.4.1. Thảm thực vật Vườn Quốc Gia Tam Đảo có 5 kiểu rừng chính: * Rừng kín thường xanh, mưa ẩm nhiệt đới phân bố ở độ cao dưới 700m. Do ảnh hưởng của độ dốc nên kiểu rừng này còn thấy trên độ cao 900- 1000m. Trong loại rừng này có nhiều loại gỗ quý có giá trị kinh tế: Chò chỉ, Giổi, Re và Trường mật. * Rừng kín thường xanh, mưa ẩm á nhiệt đới trên núi thấp, phân bố từ độ cao 700m trở lên. Thực vật bao gồm các loại thuộc họ Re, Rẻ, Chè, Mộc Lan và Sau sau. Độ ẩm không khí ở đây luôn luôn cao nên rất thuận lợi cho Rêu và Địa y phát triển, ở độ cao trên 1000m thường gặp các loài thuộc ngành hạt trần: Thông nàng, Thông tre, Pơmu, Sam bông. * Rừng lùn trên đỉnh núi là kiểu phụ đặc thù của kiểu rừng kín thường xanh, mưa ẩm, á nhiệt đới núi thấp được hình thành trên đỉnh dông dốc hay đỉnh núi cao đất xương xẩu nắng gió, có mây mù thường xuyên bao phủ, ở kiểu phụ này cây gỗ thường thấp, có đường kính nhỏ với thân xoắn vặn. Đất dưới tán rừng mỏng nhưng có tầng thảm mục dày, có khi tới 1m như ở đỉnh Rùng Rình. Thực vật gồm: Giổi nhung, Hồi núi, Vối thuốc và những cây thuộc họ Đỗ quyên. * Rừng tre nứa là loại rừng phục hồi sau nương rẫy hoặc khai thác, tre nứa mọc xen vào rừng cây gỗ đã bị chặt phá, nhiều nơi có tre nứa mọc át các loài cây gỗ nhỏ trở nên rừng thuần loài tre nứa ở độ cao dưới 500m thường là nứa, 500 á 800m là Giang và trên 800 chủ yếu là Vầu, Sặt gai. * Rừng phục hồi sau nương rẫy thường gồm các loài cây gỗ ưa sáng mọc nhanh: Ba bét, Ba soi, Thẩu tấu, Dền, Dung……. 3.2.4.2. Hệ thực vật Đã được xác định ở VQG Tam Đảo có 904 loài thuộc 478 chi, 213 họ thực vật bậc cao trong đó nghành thông đất 2 loài, 1 chi, 1họ. Nghành Tháp bút có 1 loài, 1 chi, 1 họ ; Ngành Dương xỉ 57 loài, 27 chi, 22 họ ; Ngành Hạt trần 12 loài, 7 chi, 7 họ và ngành Hạt kín 832 loài, 442 chi, 182 họ. Theo sách đỏ VN (phần thực vật) VQG Tam Đảo có 64 loài có tên trong doanh sách các loài thực vật quý hiếm. Trong đó gồm 7 loài ở mức đang nguy cấp (E), 9 loài ở mức sẽ nguy cấp (V), 23 loài cấp hiếm (R),11 loài ở mức đe doạ (T), 14 loài chưa biết rõ mức độ nguy cấp (K). Có 42 loài thực vật được coi là đặc hữu của VQG Tam Đảo. 3.2.5. Động vật Khu hệ động vật hoang dã VQG Tam Đảo gồm 307 loài trong đó có 64 loài thú, 239 loài chim, 76 loài bò sát và 28 loài lưỡng cư của 246 giống (trong đó thú 48 loài, giống chim có 140 giống, bò sát 46 giống và 11 giống lưỡng cư) trong 96 họ (trong đó thú 25 họ, chim 50 họ, bò sát có 14 họ và 7 họ lưỡng cư) - Khu hệ côn trùng gồm 437 loài 271 giống và 46 họ thuộc 7 bộ. - Những loài động vật đặc hữu hẹp của VQG Tam Đảo gồm 11 loài trong đó 2 loài bò sát, 1 loài lưỡng cư và 8 loài côn trùng. Những loài có tên trong danh sách động vật rừng cấm săn bắn (theo NĐ 18/HĐBT ngày 17/1/1992 của chủ tịch HĐBT, gặp ở VQG Tam Đảo gồm 20 loài, trong đó có 10 loài thuộc phụ lục IB (8 loài thú,1 loài bò sát,1 loài lưỡng cư). Những loài động vật quý hiếm có tên trong danh sách đỏ VN 1992 gặp ỏ VQG Tam Đảo gồm 56 loài (22 loài thú, 9 loài chim,17 loài bò sát, 7 loài lưỡng cư và 1 loài côn trùng, trong đó gồm mức đang nguy cấp (E) có 5 loài thú, 4 loài bò sát và một loài lưỡng cư, mức hiếm (R) 4 loài thú, 2 loài chim, 5 loài bò sát, 2 loài lưỡng cư, mức bị đe doạ (T) có một loài thú, 7 loài chim, 7 loài bò sát và 3 loài lưỡng cư). Những loài động vật quý hiếm có tên trong các phụ lục CITES gặp VQG Tam Đảo có 8 loài gồm 4 loài thú (3 loài ở phụ lục I, 1 loài ở phụ lục II) 4 loài bò sát ( 1 loài ở phụ lục 1, 3 loài ở phụ lục II). Những loài động vật quý hiếm có tên trong Redlist của IUCN gặp trong VQG Tam Đảo có 18 loài gồm: 14 loài thú (EN 1 loài, LR 2 loài, VU 11 loài), 3 loài bò sát (EN: 1 loài, LR loài) và 1 loài lưỡng cư VU. 3.2.4.4. Điều kiện kinh tế xã hội + Điều kiện dân sinh 2 xã La Bằng - Hoàng Nông trước đây được tách ra từ 1 xã miền núi, đông dân cư. Theo kết quả tổng kết năm 2002: 2 xã có 2236 hộ gia đình, 11257 nhân khẩu. Thành phần dân tộc chủ yếu: Kinh, Dao, Tày, Nùng, Hoa. Đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Thu nhập bình quân đầu người 2.120.000/người/năm. Phương thức canh tác chủ yếu ở đây là làm ruộng bậc thang và làm chè. Năng xuất lúa bình quân đạt 47,94 tạ/ha. Sản lượng đạt 1637tấn. + Văn hoá giáo dục - Y tế: Toàn xã đã có trường mầm non, trường cấp I, Cấp II. Con em trong xã đến tuổi đều được đến lớp. Cơ sở vật chất ở lớp học còn thiếu thốn nhưng cơ bản vẫn đủ đáp ứng nhu cầu học tập. Về y tế trạm y tế xã hiện nay đã có 1 Bác sĩ và 4 Y sĩ hàng năm khám chữa bệnh được 2057 lượt người. Trạm thực hiện đầy đủ các chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho trẻ em và các đối tượng quản lý. + Giao thông vận tải: 2 Xã đã có các con đường liên thôn liên xã nhìn chung đi lại thuận tiện. Tóm lại: 2 xã nằm trong khu vực vùng đệm của Vườn Quốc Gia Tam Đảo, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Cơ sở vật chất còn nghèo nàn lạc hậu nhưng dân trí đã được nâng lên đáng kể. Người dân ở đây được tuyên truyền về ý thức bảo vệ tài nguyên rừng tuy nhiên cuộc sống của họ vẫn không tách khỏi rừng, họ vẫn tác động lén lút vào rừng. phần iv đối tượng - địa điểm- thời gian - nội dung và phương pháp nghiên cứu 4.1. Đối tượng - địa điểm và thời gian nghiên cứu 4.1.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các loài chim ăn côn trùng và thức ăn của chúng. 4.1.2. Địa điểm nghiên cứu: Địa điểm nghiên cứu của đề tài tại 2 xã La Bằng - Hoàng Nông Huyện Đại Từ Tỉnh Thái Nguyên. 4.1.3. Thời gian nghiên cứu: Luận văn được thực hiện từ ngày 6 tháng 01 năm 2003 đến ngày 23 tháng 05 năm 2003. Thời gian tiến hành làm được chia làm 3 giai đoạn: - Giai đoạn chuẩn bị: Từ ngày 6 tháng 01 năm 2003 đến ngày 14 tháng 02 năm 2003. - Giai đoạn khảo sát thực địa: Từ ngày 15 tháng 02 năm 2003 đến ngày 31 tháng 03 năm 2003. - Giai đoạn nội nghiệp và viết báo cáo từ ngày 01 tháng 04 năm 2003 đến ngày 23 tháng 05 năm 2003. 4.2. Nội dung nghiên cứu Căn cứ vào yêu cầu của đề tài chúng tôi tiến hành nghiên cứu nội dung sau: - Nghiên cứu thành phần các loài Chim ăn côn trùng ở khu vực - Nghiên cứu khả năng cung cấp thức ăn của các dạng sinh cảnh chính - Nghiên cứu đặc điểm phân bố theo sinh cảnh của các loài Chim - Một số ý kiến đề xuất 4.3. Phương pháp nghiên cứu Căn cứ vào nội dung đề tài mà chúng tôi chọn phương pháp sau: 4.3.1. Công tác chuẩn bị: - Thu thập tài liệu có liên quan như: Bản đồ địa hình và bản đồ hiện trạng của xã La Bằng - Hoàng Nông, điều kiện kinh tế xã hội. - Chuẩn bị dụng cụ trang thiết bị cho công tác điều tra nghiên cứu như: ống nhòm, máy ảnh, thước dây, địa bàn, bảng biểu, giấy bóng mờ, sách tra cứu “Chim Việt Nam”. 4.3.2. Công tác ngoại nghiệp: 4.3.2.1. Điều tra sơ thám - Lập tuyến điều tra: Để cho công tác ngoại nghiệp đạt kết quả chúng tiến hành điều tra sơ thám khu vực nghiên cứu và kết hợp với việc lập tuyến điều tra. Trên cơ sở điều tra sơ thám chúng tôi nắm rõ được địa hình, biết được các dạng sinh cảnh ở đó. Do vậy dựa vào các đặc điểm về địa hình, sinh cảnh của khu vực chúng tôi đã chọn 3 tuyến điều tra như sau: + Tuyến 1: Xuất phát từ trạm kiểm lâm Hoàng Nông đi lên đến đỉnh Quạt Nan. Tuyến này đi qua các dạng sinh cảnh chính: Làng bản, nương rẫy, trảng cỏ cây bụi, rừng trồng. Tuyến có chiều dài khoảng 3km. + Tuyến 2: Xuất phát từ trạm Kiểm lâm Hoàng Nông đi qua các dạng sinh cảnh chính: Ruộng nương làng bản, rừng phục hồi sau khai thác nương rẫy (IIB), rừng tự nhiên (IIIA1, IIIA2, IIIA3). Tuyến này có chiều dài khoảng 7 km. + Tuyến 3: Xuất phát từ trạm Kiểm lâm Hoàng Nông đi theo Kẹm La Bằng đi lên đỉnh Môm Quạ. Tuyến này đi qua các dạng sinh cảnh chính: RNLB, rừng trồng, TVKS, rừng tự nhiên (IIIA1, IIB), tuyến này có chiều dài khoảng 8km. 4.3.2.2. Điều tra sinh cảnh: Trên mỗi tuyến ở mỗi một dạng sinh cảnh có rừng, chọn và lập 1 ÔTC 1000m2 (25 x 40m) đại diện cho sinh cảnh đó và tiến hành điều tra thảm thực vật, thức ăn. Điều tra cây gỗ trong toàn bộ ÔTC. Kết quả điều tra cây gỗ được ghi vào mẫu biểu 01. Mẫu biểu 01: Phiếu điều tra cây gỗ Địa điểm:................. Tuyến số:................. Sinh cảnh:................. Ngày điều tra:......... ÔTC số:................. Độ dốc:................. Độ tàn che:............... Độ cao:..................... Hướng phơi:.............. Stt Tên loài H D1.3 Dtán Sinh trưởng Vật hậu Ghi chú HVN DDC Hoa Quả - Điều tra cây bụi thảm tươi: Tiến hành điều tra trong 5 ODB (4 ô ở góc, 1 ô ở giữa). Điều tra trên tất cả các dạng sinh cảnh trừ sinh cảnh ruộng nương làng bản. Số liệu điều tra cây bụi thảm tươi được ghi vào biểu 02. Mẫu biểu 02: Phiếu điều tra cây bụi thảm tươi Địa điểm:................. Tuyến số:................. Sinh cảnh:................. Ngày điều tra:......... ÔTC số:................. Độ dốc:................. Độ che phủ:............... Độ cao:..................... Hướng phơi:.............. STT ODB CP ODB Tên loàI Số cây/Bụi HTB Vật hậu Ghi chú Số bụi N.cây Hoa Quả - Điều tra sâu hại thân cành lá. Trên mỗi OTC 1000m2 chọn 10% tổng số cây để điều tra sâu hại thân cành lá. Trên mỗi cây tiêu chuẩn ta tiến hành chọn 5 cành tiêu chuẩn, 2 cành dưới tán theo hướng Đông Tây, 2 cành giữa tán theo hướng Nam Bắc và 1 cành ngọn. Chú ý: Khi chọn cành phải tiến hành nhẹ nhàng, tránh va chạm mạnh để có thể thu được kết quả chính xác. Trên các cành này ta thực hiện đếm số lượng sâu, chẻ ngọn để đếm sâu đục chồi ngọn(nếu có). Điều tra sâu hại thân cành lá được ghi vào mẫu biểu 03. Mẫu biểu 03: Phiếu điều tra sâu hại thân cành lá Địa điểm:................. Tuyến số:................. Sinh cảnh:................. Ngày điều tra:......... ÔTC số:................. Độ dốc:................. Độ che phủ:............... Độ cao:..................... Hướng phơi:.............. STT cây T/C Loài cây D1.3 HVN STT cành T/C Tên loài sâu Số lượng Số sâu/ cành TC ồ cành/ cây ồ sâu/cây ồ cây/ ÔTC Ghi chú (0) (.) (-) (+) - Điều tra mức độ hại lá của sâu: Trên các cành tiêu chuẩn đã chọn ta tiến hành điều tra mức độ hại lá của sâu. Điều tra 6 lá phân cấp từ 0 á 4: Ngắt 2 lá gốc cành, 2 lá giữa cành và 2 lá ở ngọn để quan sát. Đối với cây lá rộng, có thể dùng biện pháp ước lượng đơn thuần rồi phân cấp lá. Cấp hại % diện tích bị hại 0 (Không) 0 I (Hại nhẹ) < 25% II (Hại vừa) 25 á 50% III (Hại nặng) 51 á 75% IV (Hại rất nặng) > 75% Kết quả điều tra được ghi vào mẫu biểu: Mẫu biểu 04: Phiếu điều tra mức độ hại lá của sâu Địa điểm:................. Tuyến số:................. Sinh cảnh:................. Ngày điều tra:......... ÔTC số:................. Độ dốc:................. Độ che phủ:............... Độ cao:..................... Hướng phơi:.............. TT cây ĐT TT cành ĐT Tên loàI sâu Số lá bị hại theo các cấp Tổng Chỉ số bị hại R% 0 I II III IV Căn cứ vào số liệu của biểu ta tính chỉ số bị hại cho từng loại sâu ở một cây điều tra theo công thức sau: Công thức: R= x100 NV Trong đó: R%: Là chỉ số bị hại của từng loài tính theo % ni: Là số lá hay số cụm lá (kim) bị hại của cấp hại i vi: Trị số của cấp hại i N: Số lá quan sát của 1 cây V: Trị số của cấp cao nhất, trong trường hợp này. V = 4. Sau đó tính chỉ số hại trung bình từng loài sâu của toàn OTC, hay của toàn lâm phần theo phương pháp bình quân cộng. - Điều tra sâu hại tầng cây bụi. Tiến hành điều tra trên 5 ô dạng bản (4 ô 4 góc, 1 ô ở giữa). Diện tích 2 x 2 = 4m2. Số liệu điều tra sâu hại tầng cây bụi được ghi vào mẫu biểu. Mẫu biểu 05: Phiếu điều tra sâu hại ở tầng cây bụi Địa điểm:................. Tuyến số:................. Sinh cảnh:................. Ngày điều tra:......... ÔTC số:................. Độ dốc:................. Độ che phủ:............... Độ cao:..................... Hướng phơi:.............. STT ÔDB Tên sâu Số lượng sâu Ghi chú (0) (ã) (-) (+) - Điều tra sâu dưới đất: Tiến hành điều tra trong 5 ÔDB diện tích 1x1m2 (4 ô 4 góc, 1 ô ở giữa). Khi đã dùng thước mét xác định xong vị trí của ô dạng bản, trước hết dùng tay bới kỹ lớp cỏ hay thảm mục trên mặt để tìm kiếm sâu, sau đó nhổ hết cỏ, gạt thảm khô về một phía rồi cuốc lần lượt từng lớp đất sâu 10cm quan sát phát hiện các loại sâu dưới đất. Cuốc như vậy cho đến khi không còn sâu nữa thì thôi. Số liệu điều tra sâu dưới đất được ghi vào mẫu biểu. Mẫu biểu 06: Phiếu điều tra sâu dưới đất Tuyến số:.................... Số hiệu ÔTC:.............. Ngày điều tra:............. Người điều tra:.................. Sinh cảnh:.......................... SttODB Độ sâu lớp đất Tên loàI Số lượng sâu Các động vật khác Ghi chú (0) (ã) (-) (+) Thảm mục 10cm 20cm 4.3.2.3.1. Phỏng vấn thợ săn và nhân dân địa phương Để thuận tiện cho công tác phỏng vấn chúng tôi chia các loài theo 3 nhóm khác nhau: * Nhóm I: Giá trị thực phẩm: Những loài nào ở đây ông (bác, anh..) săn bắn, tên địa phương ở đây gọi là gì, chúng có những màu sắc nào đặc trưng. VD: Đầu, cánh, lưng… ông thường gặp nó ở đâu trong RTN, ở trảng cỏ cây bụi, rừng trồng hay ở làng bản. ở trong RTN nó ở tầng tán cây, dưới tán cây, trong bụi, hay ở mặt đất, nó ăn gì... và ghi lại kỹ lưỡng những đặc điểm mô tả và tên địa phương thường gọi. * Nhóm II: Những loài chim có giá trị làm cảnh: Những loài chim này có màu sắc rất đẹp, hót hay, ví dụ: Chào mào, hoạ mi, khướu, yểng, sáo… cho nên người dân địa phương thường rất thích nuôi và biết nhiều về những loài chim này hơn. Trong quá trình phỏng vấn chúng tôi cũng đưa ra một số những câu hỏi ví dụ: ở đây (bác, anh..) có biết gia đình nào nuôi chim để làm cảnh không? Người ta nuôi những con gì? Bác có thể mô tả những đặc điểm nổi bật của những loài đó mà bác đã nhìn thấy không? Hoặc là tiếng hót của nó. * Nhóm III: Những loài chim có giá trị dược liệu: Những loài mà có khả năng chữa bệnh, tăng cường sức khoẻ cho con người… Đối với những loài chim này chúng tôi cũng tiến hành hỏi những câu đơn giản và tương tự như những loài của hai nhóm chim trước. Sau khi phỏng vấn xong chúng tôi kết hợp lời mô tả của người dân địa phương, thợ săn và đưa ra những hình ảnh về những loài chim đó. Sở dĩ làm như vậy là để giúp chúng tôi có thể kết luận về sự có mặt của loài tại khu vực nghiên cứu. Kết quả điều tra phỏng vấn thợ săn, nhân dân địa phương được ghi vào biểu số 07. Mẫu biểu 07: Phiếu phỏng vấn thợ săn và nhân dân địa phương Tên người được phỏng vấn: Ngày phỏng vấn:................ ...................... Dân tộc:........................ Tuổi:............................. Nơi phỏng vấn (Thôn, xã): Stt Tên loài Số lượng Thời gian bắn gặp Địa điểm bắn gặp Tình trạng loài Vùng còn khả năng gặp Thức ăn Ghi chú Tên phổ thông Tên địa phương 4.._.3.2.3.2. Khảo sát thực địa: Công việc này được tiến hành điều tra trên tuyến đã lập bằng phương pháp mô tả, quan sát và đặc biệt quan trọng là kết hợp sử dụng sách hướng dẫn nhận dạng chim ngoài thực địa. Trên mỗi tuyến đã lập chúng tôi tiến hành điều tra xen kẽ và được lặp đi lặp lại 3 lần và công việc điều tra quan sát phải được tuân thủ theo nguyên tắc đó và phải đúng thời gian quy định. Trên tuyến điều tra chúng tôi đã điều tra theo quy định thì cứ 150 á 200m thì dừng lại để quan sát trong vòng khoảng 10 phút xem có gặp những loài nào không nếu không thì thôi không quan sát nữa và đi tiếp, nhưng nếu có quan sát thấy chim bay phát hiện ra tiếng kêu thì ta có thể ở đó để quan sát, nếu tại đó khả năng gặp chim là vẫn còn thì cho phép quan sát 10 phút nữa. Kết quả đi điều tra trên tuyến được ghi vào mẫu biểu 08. Mẫu biểu 08: Phiếu điều tra chim theo tuyến Tuyến số:.................... Ngày điều tra:............. Thời gian bắt đầu:...... Thời tiết:.......................... Người điều tra:................. Thời gian kết thúc:.......... Stt Tên loài Thời gian gặp Số lượng Sinh cảnh Đai cao Tầng thứ Vị trí Mô tả d a r Chim Tên loài được xác định bằng tên phổ thông. Tầng thứ: Tầng A0 tầng vượt tán Tầng A1 tầng tán chính Tầng A2 tầng dưới tán a Tầng B tầng cây bụi thảm tươi r Việc xác định vị trí theo d (m), a được thể hiện như sau: Góc a được xác định bằng địa bàn, r = d.sina 4.3.3. Công tác nội nghiệp 4.3.3.1. Tổng hợp các đặc trưng cấu trúc sinh cảnh: Kết quả điều tra sinh cảnh được tổng hợp vào các biểu mẫu sau: Mẫu biểu 09: Xử lý số liệu kết quả điều tra thực vật Stt Tên loài Số lượng(Ni) n/ha Số lượng cá thể bình quân Xtb = SNi/n Ni: Số lượng cá thể của loài thứ i n: Số loài cây Hệ số tổ thành cho loài thứ i K = (số cá thể của loai i/S số cá thể) Xác định mật độ N = (số cây/1000) * 10.000 Xác định HVN, Dt, D1.3 bằng phương pháp xử lý thống kê. Stt Giới hạn tổ Xi fi Xi.fi HVN = (SXi*fi)/Sfi, Dt = (ồXi * fi)/ồfi, D1.3 = (ồXi * fi)/ồfi Số tổ m = 5.lgn Cự li tổ = (max - min)/m Mẫu biểu 10: Xử lý số liệu kết quả điều tra thực vật: HVN, Ddc, D1.3, Dt Stt Tên loài Số cây Sinh trưởng Vật hậu Ghi chú HVN Hdc D1.3 Dt Hoa Quả 4.3.3.32. Tổng hợp đặc điểm khu hệ chim: 4.3.3.2.1. Lập danh sách chim tại khu vực nghiên cứu: Những loài chim điều tra trên tuyến (quan sát được) thể hiện qua biểu 10. Danh sách chim của khu vực chỉ bao gồm các loài quan sát được trực tiếp trên tuyến trong thời gian điều tra theo tuyến, điểm, được tổng hợp từ các tuyến điều tra. Mẫu biểu 11: Danh sách chim điều tra quan sát được tại khu vực 2 xã La Bằng Hoàng Nông Vườn quốc gia Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc Địa điểm:.................. Tuyến số:................. Ngày điều tra:............ Người điều tra:............ Thời tiết:......... Stt Bộ- Họ- Loài Thức ăn Tên phổ thông Tên khoa học Côn trùng Quả hạt 4.3.3.2.2. Tổng hợp phân bố chim theo sinh cảnh, đai cao: Kết quả điều tra tại các dạng sinh cảnh ở các đai cao khác nhau được tổng hợp vào mẫu biểu sau: Mẫu biểu 12: Tổng hợp phân bố chim theo sinh cảnh, đai cao Địa điểm:.................... Tuyến số:.................... Ngày điều tra:............. Người điều tra:............ Thời tiết:.................. Stt Đai cao Sinh cảnh < 100 100 á 200 200 á 300 300 á 400 400 á 500 500 á 600 600 á 700 RNLB Ib IIb IIIa1 IIIa2 IIIa3 RT 4.3.3.2.3. Phân bố chim cùng sinh cảnh cùng đai cao: Kết quả từ mẫu biểu tổng hợp phân bố chim theo sinh cảnh và đai cao chúng tôi đã sắp xếp những loài chim cùng sinh cảnh, cùng đai cao vào mẫu biểu 13: Mẫu biểu 13: Phân bố chim cùng sinh cảnh, cùng đai cao Sinh cảnh:............... Đai cao:....................... Stt Tên loàI ……………………… Tuyến 1 Tuyến 2 Tuyến 3 4.3.3.2.4. Phân bố chim cùng sinh cảnh khác đai cao: Cũng từ biểu tổng hợp phân bố chim theo sinh cảnh khác đai cao, ở các tuyến khác nhau chúng tôi sắp xếp chúng vào mẫu biểu sau: Mẫu biểu 14: Phân bố chim cùng sinh cảnh khác đai cao Sinh cảnh:................................. Stt Tên loài RNLB Ib RT IIb IIIa1 IIIa2 T1 T2 T3 T1 T2 T3 T1 T2 T3 T1 T2 T3 T1 T2 T3 T1 T2 T3 4.3.3.2.6. Phương trình tương quan giữa phân bố các loài chim với thức ăn và đai cao: Để đưa ra được phương trình tương quan giữa chim với côn trùng và đai cao chúng tôi tiến hành kết hợp số liệu điều tra côn trùng ở các dạng sinh cảnh khác nhau, đai cao khác nhau và số liệu điều tra chim tại các tuyến điều tra ở các lần quan sát khác nhau tổng hợp vào mẫu biểu 15. Mẫu biểu 15: Tương quan giữa phân bố các loài chim với thực vật và đai cao Sinh cảnh Đai cao Côn trùng Động vật PT tương quan S.l s.lg d1 d2 d3 S.l s.lg d1 d2 d3 Các chỉ tiêu d1, d2, d3 được tính như sau: d1 = S/N, d2 = (S - 1)/lgN, d3 = d1: Chỉ số đa dạng loài Simpson d2: Chỉ số đa dạng loài Margalef d3: Chỉ số đa dạng loài Menhinick Để kiểm tra sự tồn tại các tham số của phương trình, chúng tôi sử dụng tiêu chuẩn T (Student) với độ tin cậy 95%. Phần V kết quả và phân tích kết quả 5.1. Danh sách Chim điều tra tại khu vực nghiên cứu Từ kết quả điều tra thực địa chúng tôi đã tổng hợp danh sách những loài chim quan sát được tại khu vực 2 xã La Bằng - Hoàng Nông - Huyện Đại Từ (Vườn quốc gia Tam Đảo). Số liệu tổng hợp được thể hiện qua biểu 01. Từ danh sách chim tại khu vực nghiên cứu cho thấy trong quá trình điều tra tôi đã quan sát được 89 loài thuộc 36 họ và 12 bộ. Trong 89 loài điều tra quan sát có 68 loài chim ăn côn trùng và 19 loài chim chuyên ăn quả hạt(Trong đó có 2 loài hút mật). Các loài quan sát được tập trung trong bộ Sẻ (Passeriformes) bao gồm 55 loài 22 họ chiếm 62% số loài quan sát. Các bộ họ khác gần tương đương nhau về số loài. Bộ Cắt (Falconifomes), có 1 họ, 1 loài chiếm 1,12% tổng số loài quan sát. Bộ Sếu (Gruifomes) có 1 họ, 1 loài chiếm 1,12% tổng số loài quan sát Bộ Rẽ (Charadiiformes) có 1 họ, 1 loài chiếm 1,12% tổng số loài quan sát. Bộ Nuốc (Trogonifomes) có 1 họ, 1 loài chiếm 3,37% tổng số loài quan sát. Bộ Bồ Câu (Columbifomes) có 1 họ, 2 loài chiếm 2,24% tổng số loài quan sát. Bộ Cò (Ciconiformes) 1 họ, 2 loài chiếm 2,24% tổng số loài quan sát. Bộ Cú (Strigiformes) có 1 họ, 3 loài chiếm 3,37% tổng số loài quan sát. Bộ Gà (Gallifomes) có 1 họ, 4 loài chiếm 4,49% tổng số loài quan sát. Bộ Sả (Coraciiformes) có 1 họ, 6 loài chiếm 6,74% tổng số loài quan sát. Bộ Cu Cu (Cuculifomes) có 2 họ, 6 loài chiếm 6,74% tổng số loài quan sát. Bộ Gõ Kiến (Picifomes) có 2 họ, 7 loài chiếm 7,86% tổng số loài quan sát. 5.2. Khả năng cung cấp thức ăn của các dạng sinh chính 5.2.1 đặc điểm một số dạng sinh cảnh chính Để tồn tại và phát triển động vật rừng cần phải có đầy đủ các yếu tố cơ bản như: Thức ăn, nơi ở, nước uống. Tổ thành loài cây, kết cấu tầng tán, độ tàn che, độ che phủ… Chính là những thành phần chủ yếu của sinh cảnh sống. Thức ăn, nơi ở là những nhân tố sinh thái quan trọng và có tính chất quyết định đến sự sinh trưởng, phát triển, đến sự có mặt hay vắng mặt, đến mật độ, đến sự phân bố của các quần thể động vật rừng… Trong quá trình điều tra sơ thám, lập tuyến chúng tôi đã chia khu vực điều tra ra thành những dạng sinh cảnh khác nhau: Ruộng nương làng bản (RNLB), trảng cỏ cây bụi (Ib), thuỷ vực khe suối (TVKS), rừng phục hồi sau khai thác nương rẫy (IIb), rừng trồng, rừng nghèo (IIIA1), rừng trung bình (IIIA2) và rừng giàu (III3). 5.2.1.1 Sinh cảnh ruộng nương làng bản (RNLB) 5.2.1.1.1 Địa hình: Sinh cảnh này nằm trên 3 tuyến điều tra (tuyến số 1, 2 và 3). Độ cao sinh cảnh biến đổi từ 100 á 250m địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc dưới 70, chiều dài sinh cảnh là: 6000m. 5.2.1.1.2 Đất đai: Đất ở sinh cảnh này là đất phù sa bồi tụ ven sông suối và dốc tụ. Đất có màu nâu đen, tầng dầy, độ ẩm cao, màu mỡ, thành phần cơ giới trung bình. Nhìn chung đất màu mỡ thích hợp với nhiều loài cây trồng. 5.2.1.1.3 Thực vật: Sinh cảnh này trồng chủ yếu là các cây lương thực, thực phẩm như: Lúa, ngô, khoai… Cây công nghiệp như: Chè... Cây ăn quả như: Nhãn, vải, hồng… Ngoài ra còn có các loài cây khác như: Xoan ta, bồ đề, vàng tâm, trẩu, vầu, tre gai, nứa. 5.2.1.1.4 Tác động của con người: Sự tác động của con người ở đây là rất lớn, từ đất đai đến thực vật đều do con người cải tạo và gây trồng nhằm cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm và bóng mát. Chính sự tác động này đã tạo ra sự phong phú về nguồn thức ăn cho động vật. 5.2.1.2. Sinh cảnh trảng cỏ cây bụi (Ib) 5.2.1.21. Địa hình: Sinh cảnh này có ở trên tuyến điều tra số 1. Độ cao của sinh cảnh biến đổi từ 200 á 500m. Độ dốc trung bình từ 10 á 200. Chiều dài sinh cảnh là 1050m. 5.2.1.2.2. Đất đai: Đất ở sinh cảnh này là đất Feralit đỏ vàng phát triển trên nhiều loại đá khác nhau như: Phiến sét, phiến mica, Philit và đá cát. Đất chua, độ bão hoà bazơ thấp và rửa trôi các kim loại kiềm thổ diễn ra mạnh, ít đá nổi, đá lộ đầu, thành phần cơ giới từ trung bình đền nặng. 5.2.1.2.3. Thực vật: Kết quả điều tra thực vật ở đây cho thấy chủ yếu là các loài cỏ lá tre, cỏ tranh, các loài cây cho quả như sim, mua, đơn nem, thao kén… với độ che phủ là 67%. *Tại đai cao 200 á 300m chúng tôi đã điều tra, xác định ở đây có 14 loài cây bụi trong tổng số 115 cá thể điều tra: Chiều cao trung bình là: 90,79cm, mật độ là 9210 cây/ha. Chỉ số đa dạng về quần xã thực vật là: d1 = 0,139; d2 = 7,28; d3 = 1,492. *Tại đai cao 400 á 500m, chúng tôi đã điều tra, xác định có 11 loài cây bụi trong tổng số 99 cá thể điều tra. Chiều cao trung bình: 99,11 cm. Mật độ: N= 7920 cây/ha Chỉ số đa dạng: d1 = 0,131,.d2 = 6,013, d3 = 1,306. 5.2.1.2.4. Tác động của con người: Do sinh cảnh này nằm gần khu vực dân cư nên sự tác động của con người vào sinh cảnh này là rất lớn thông qua việc chăn thả gia súc như trâu, bò…. Vì thế mà lớp thảm thực vật cũng như lớp đất mặt ở đây bị tác động rất mạnh. 5.2.1.3. Sinh cảnh rừng trồng 5.2.1.3.1. Địa hình Sinh cảnh này có ở tuyến 1 và 3. Độ cao biến đổi từ 300 á 400m. Độ dốc trung bình từ 100 á 150. Chiều dài sinh cảnh là 2500m. 5.2.1.3.2. Đất đai Đất ở đây là đất Feralit màu vàng nâu, phát triển trên đá Mắcma axit kết tinh chua như: Rhyonit, Daxit, Granit…Tầng đất từ trung bình đến dày, thành phần cơ giới nặng tầng thảm mục ít hoặc không có, đá hộ đầu không có. 5.2.1.3.3. Thực vật Kết quả điều tra OTC 1000m2 như sau: *Tại sinh cảnh rừng trồng ở tuyến 1 - đai cao 300 á 400m, từ số liệu điều tra đã thống kê được 11 loài thực vật. Trong đó có 1 loài cây gỗ (keo lá tràm) và 10 loài cây bụi. Do rừng trồng thuần loài nên không xác định tổ thành cho tầng cây cao mà chỉ xác định các đặc trưng lâm phần: HVN = 14,05m, Hdc = 8,76m, D1.3 = 13,07cm, Dt = 2,68m. Mật độ: 600 cây/ha. Đối với tầng cây bụi chúng tôi xác định được 10 loài: Mua+ Sim+ Đơn nem + Dương xỉ + Bồ cu vẽ + Chó đẻ + Thao kén + Mảnh bát +Táo gai + Bọt ếch. Mật độ là: 10.160 cây/ha. Độ che phủ trung bình: 58%. Chỉ số đa dạng về quần xã thực vật: d1=0,064, d2=4,842, d3= 0,877. *Tại sinh cảnh rừng trồng ở tuyến 3. Đai cao 300 á 400m từ số liệu điều tra đã thống kê được 12 loài thực vật, trong đó có 1 loài cây gỗ (keo lá tràm) và 11 loài cây bụi. Các đặc trưng lâm phần của tầng cây gỗ: HVN = 14,16; Hdc = 9,07m; D1.3 = 13cm, Dt = 2,60m, TC = 50% Mật độ = 530 cây/ha. Tổ thành tầng cây bụi gồm: Sim + Mua + Dương xỉ + Bồ cu vẽ + Chó đẻ + Đơn nem + Thao kén + Bọt ếch + Mảnh bát + Bông hôi + Dây cầm cang. Chiều cao trung bình của tầng cây bụi: 66,09cm. Mật độ N = 8560cây/ha. Độ che phủ TB: 64%. Chỉ số đa dạng về quần xã thực vật: d1= 0,08, d2= 5,444, d3= 1,027 5.2.1.3.4 Tác động của con người: Tại đây rừng được trồng thuần loài, nhằm mục đích phủ xanh, đất trống, đồi núi trọc. Tuy nhiên tình trạng chặt trộm củi và chăn thả gia súc bừa bãi vẫn diễn ra nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sinh trưởng và phát triển của lớp thảm thực vật ở đây. 5.2.1.4. Sinh cảnh rừng non phục hồi IIb 5.2.1.4.1. Địa hình: Sinh cảnh này gặp ở tuyến 2 và 3. Độ cao biến đổi từ 200 á 600m. Độ dốc trung bình từ 200 á 250. Chiều dài sinh cảnh là 2700m. 5.2.1.4.2. Đất đai: Đất Feralit mùn màu vàng đỏ phát triển trên đá mắcma axít kết tinh chua như: Rhyonit, Daxit, Granit… Tầng đất mỏng, thành phần cơ giới nhẹ, thành phần thảm mục ít hoặc không có xói mòn, đá lộ đầu > 40%. 5.2.1.4.3. Thực vật: *Tại OTC 1 - tuyến II - độ cao từ 250 á 450m. Từ số liệu điều tra đã thống kê được 114 cá thể của 50 loài (trong đó 33 loài cây gỗ/60 cá thể điều tra, 17 loài cây bụi/54 cá thể điều tra). Các đặc trưng lâm phần của tầng cây cao là: HVNTB = 10,09; HdcTB = 5,31m, D1.3Tb = 13,03CM; DtTB = 2,96m Độ TC: 0.5 á 0.6; Mật độ 600cây/ha. Kết quả tính X được 1,82 cây/loài nên ta có công thức tổ thành rút gọn của tầng cây cao: 1,16 Bản xe + 0,93 Nanh chuột + 0,7 Bứa + 0,7 Kháo vòng + 0,7 Phân mã + 0,7 Thẩu tấu + 0,7 Thị rừng + 0,7 Xoan rừng - 0,47 Cánh kiến - 0,47 Lòng mang - 0,47 Nhội - 0,47 Sảng nhung - 0,47 Sung Sp - 0,47 Trám mao - 0,47 Vàng anh - 0,47 Vạng trứng. Ta có tổ thành của tầng cây bụi gồm: Dương xỉ + Mía giò + Cỏ 3 cạnh + Lấu + Dong rừng. Chiều cao trung bình: H = 66,55cm. Mật độ: N = 27.000 cây/ha. Chỉ số đa dạng về quần xã thực vật: d1 = 0,44; d2= 23,82; d3 = 4,68 *Tại ÔTC1 - tuyến 3 - Độ cao từ 400 á 600m. Từ số liệu điều tra thống kê được 106 cá thể của 59 loài (trong đó 40 loài cây gỗ/88 cá thể điều tra và 19 loài cây bụi/48 cá thể điều tra). Các đặc trưng lâm phần của tầng cây cao là: HVNTB = 9,84m; HdcTB = 5,17m; D1.3 = 12,16cm; DtTB = 2,68m Độ tàn che: 0.6 á0.65; Mật độ: N = 880 cây/ha. Kết quả tính X được 1,45 cây/loài nên ta có công thức rút gọn là: 1,25 Bản xe + 0,63 Bồ đề + 0,63 Bứa + 0,63 Hồng bì rừng + 0,63 Nanh chuột + 0,63 Nhội + 0,94 Phân mã + 0,63 Sơn ta + 0,63 Thị rừng + 0,63 trám mao + 0,63 trường mật + 0,63 trường sâng + 0,94 vàng anh + 0,63 Vạng trứng. Tổ thành tầng cây bụi gồm: Dong rừng + Dương xỉ + Mía giò + Thường sơn + Lấu + Dây hoa dẻ + Cỏ 3 cạnh. Chiều cao trung bình: HTB = 58,20 (cm). Độ che phủ trung bình: CPTB = 55%. Mật độ: N = 24.000cây/ha Chỉ số dạng về quần xã thực vật:d1 = 0,53; d2 = 28,64; d3 = 5,73 5.2.1.4.4. Tác động của con người: Mặc dù hầu hết diện tích rừng thuộc sinh cảnh này đã được giao cho một số hộ gia đình quản lý nhưng tình trạng người dân vào rừng để lấy củi, lấy các cây thuốc và săn bắn vẫn diễn ra khá phổ biến, bên cạnh đó họ còn chăn thả hàng đàn lớn trâu, bò. Vì vậy đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phục hồi và phát triển tài nguyên rừng nói chung và tài nguyên chim nói riêng. 5.2.1.5. Sinh cảnh rừng tự nhiên (rừng nghèo IIIA1) 5.2.1.5.1. Địa hình: Sinh cảnh này gặp ở tuyến 2, 3. Độ cao biến đổi từ độ cao 600 á 900m. Độ dốc trung bình là 250, địa hình rất phức tạp vì rất khó đi. Chiều dài sinh cảnh là 1950m. 5.2.1.5.2. Đất đai: Đất Feralit mùn màu vàng đỏ, đất phát triển trên đá Mácma axit kết tinh chua như: Rhyonit, Axit, Granit.. Tầng đất mỏng, thành phần cơ giới nhẹ, tầng thảm mục trung bình,, nhiều đá lộ đầu. Độ chua của đất lớn, độ bão hoà bazơ thấp, độ ẩm, lượng mưa nhìn chung khá cao. 5.2.1.5.3. Thực vật: *Tại ÔTC 1 - tuyến II - Độ cao 600 - 700m. Chúng tôi đã thống kê được 66 loài trong số 96 loài cá thể điều tra (trong đó 47 loài cây gỗ/53 cá thể điều tra, 19 loài cây bụi/43 cá thể điều tra). Các đặc trưng lâm phần của tầng cây cao là: HVN = 12,24m; Hdc = 7,45m; D1.3 = 14,10cm; Dt = 3,31m Độ tàn che: TC = 55%. Mật độ: N = 530cây/ha. Tổ thành tầng cây bụi gồm: 1,67 Giẻ gai ấn độ + 1,67 Hồng bì rừng + 1,67 Đỏm lông + 1,67 Cánh kiến + 1,67 Trám mao + 1,67 Trường sâng. Kết quả tính X được 2,31 cây/loài nên từ đó ta có tổ thành tầng cây bụi rút gọn: Dương xỉ + Mía giò + Dong rừng + Gừng rừng + ớt sừng + Lấu + Trọng đũa gỗ + Trọng đũa tuyến. Chiều cao trung bình: HTB = 59,62cm Độ che phủ trung bình: CPTB = 55%. Mật độ: N = 21.500cây/ha. Chỉ số đa dạng về quần xã thực vật: d1= 0,67; d2= 32,79; d3= 6,736 *Tại ÔTC 1 - Tuyến III - Độ cao 600 á 900m. Chúng tôi đã thống kê được 58 loài trong tổng số 99 cá thể điều tra (trong đó 40 loài cây gỗ/56loài cá thể điều tra, 18 loài cây bụi/43 cá thể điều tra). Các đặc trưng lâm phần của tầng cây cao là: HVN = 11,14m; Hdc = 7,66m; D1.3 = 13,82cm; Dt = 3,4m Độ tàn che: TC = 65%. Mật độ: N = 560cây/ha Kết quả tính X được 1,4 cây/loài nên ta có công thức tổ thành rút gọn: 1,03 Xoan rừng + 1,03 Vàng anh + 1,03 Trường mật + 0,69 Thị rừng + 0,69 Sồi hương + 0,69 Sảng nhung + 0,69 Qyếch tía + 0,69 Nhội + 0,69 Nanh chuột + 0,69 Kháo vòng + 0,69 Kháo xanh + 0,69 Dẻ gai ấn độ + 0,69 Côm tầng. Tổ thành tầng cây bụi gồm: Mía giò + Trọng đũa gỗ + Rau rớn + Dương xỉ + Dong rừng + Lấu + Trọng đũa tuyến. HTB = 57,73cm. N= 21.500cây/ha. Chỉ số đa dạng về quần xã thực vật: d1 = 0,586; d2 = 28,562; d3= 5,829 5.2.1.5.4. Tác động của con người: Sinh cảnh này tuy xa khu vực dân cư nhưng người dân địa phương vẫn thường vào đây để lấy củi, lấy cây thuốc. Đặc biệt vẫn còn tình trạng khai thác gỗ trộm, đặt cạm bẫy thú săn bắt các loại động vật rừng như: Cầy vòi hương, Lợn rừng, Hoẵng, ếch gai, ếch trơn, ếch ang, gà rừng, gà lôi trắng, gà tiền mặt vàng và một số loài khác. Nên đã ảnh hưởng không tốt tới sự sinh trưởng và phát triển tới tổ thành thực vật cũng như ảnh hưởng không tốt tới số lượng và chất lượng quần thể các loài động vật rừng nói chung. 5.2.1.5. Sinh cảnh rừng tự nhiên (rừng trung bình IIIA2) 5.2.1.6.1. Địa hình: Sinh cảnh này thuộc tuyến II. Độ cao biến đổi từ 900 á 1250m. Độ dốc trung bình từ 250 - 300, địa hình rất hiểm trở. Chiều dài của sinh cảnh là 1250m. 5.2.1.6.2. Đất đai: Đất ở đây là đất Feralt mùn màu vàng đỏ được phát triển trên đá mắcma axit kết tinh chua như: Rhyonit, Daxit, Granit… Tầng đất mỏng, thành phần cơ giới nhẹ, tầng thảm mục ít, rất nhiều đá lộ đầu, độ ẩm và lượng mưa lớn, lượng bốc hơi thấp và rất nhiều sương mù. 5.2.1.6.3. Thực vật: Từ kết quả điều tra thực vật tại sinh cảnh (IIIA2). Chúng ta đã thống kê được 46 loài trong tổng số 71 cá thể điều tra (trong đó có 28 loài cây gỗ/35 cá thể điều tra và 18 loài cây bụi/36 cá thể điều tra). Các đặc trưng lâm phần của tầng cây cao là: HVN = 17,29m; Hdc = 10,53m; D1.3 = 26,59cm; Dt = 5,54m Độ tàn che: TC = 60%. Mật độ: N= 350 cây /ha. Kết quả tính X được 1,25 cây/loài nên ta có công thức tổ thành rút gọn: 1,43 Giẻ gai ấn độ + 1,43 Kháo vòng + 1,43 Kháo xanh + 1,43 Lòng mang + 1,43 Re bầu + 1,43 Sồi Sp1 + 1,43 Trám mao. Tổ thành của tầng cây bụi gồm: Trầu tiên + ớt sừng + Lấu + Ngót dại + Trọng đũa tuyến + Đơn nem + Trọng đũa tía. Chiều cao trung bình: HTB = 61,94cm. Mật độ: N = 18.000cây/ha. Độ che phủ: CP = 45% Chỉ số đa dạng quần xã thực vật: d1= 0,647; d2= 24,30; d3= 5,459 5.2.1.6.4. Tác động của con người: Sinh cảnh này tuy ở rất xa khu dân cư. Nên không còn tình trạng người dân vào đây để lấy củi. Nhưng hiện trạng khai thác gỗ trộm với hình thức chặt chọn những loài cây có phẩm chất tốt, có giá trị kinh tế như: Giổi, Re vẫn còn thường xuyên diễn ra cùng với quá trình khai thác gỗ trộm người dân thường xuyên vào rừng để đặt cạm bẫy thú và săn bắn các loài động vật hoang dã như: Lợn rừng, Sơn dương, Hoẵng, Cầy vòi hương, các loài gà, một số loài Chim, một số loài Bò sát - ếch nhái… Chính tác động này đã và đang là nguy cơ đe doạ tới sự tồn tại và phát triển tài nguyên rừng của Vườn Quốc Gia. 5.2.1.7. Sinh cảnh rừng tự nhiên (rừng giàu IIIA3) 5.2.1..1. Địa hình: Sinh cảnh này nằm ở phần cuối của tuyến II. Độ cao biến đổi từ 1250 á 1592m. Độ dốc trung bình từ 300 trở lên, địa hình phức tạp hiểm trở, chiều dài sinh cảnh là: 1350m. 5.2.1.7.2. Đất đai: Đất Feralit mùn màu vàng nhạt, được phát triển trên đá Mắcma axit kết tinh chua như: Rhyonit, Daxit, Granit… Tầng đất mỏng thành phần cơ giới nhẹ, tầng thảm mục ít, rất nhiều đá lộ đầu, độ ẩm, lượng mưa lớn, hơi nước luôn trong tình trạng bão hoà. 5.2.1.7.3. Thực vật: Từ kết quả điều tra. Chúng tôi đã thống kê được 29/61 cá thể (trong đó có 15 loài cây gỗ/21 cá thể điều tra và 14 loài cây bụi/40 cá thể điều tra). Các đặc trưng lâm phần của tầng cây cao: HVN = 22,25m, Hdc = 14,43m; D1.3 = 31,72cm; Dt = 6,54m. Độ tàn che: TC = 65%. Mật độ: N = 210 cây/ha (184m3/ha). Kết quả tính X được 1,4 cây/loài. Từ đó có công thức tổ thành rút gọn là: 5,56 Re hương + 2,22 Kháo xanh + 2,22 Sồi Sp1. Tổ thành của tầng cây bụi gồm: Trầu tiên + ớt sừng + Chè hoa vàng + Hải đường + Lấu (kết quả tính X được 2,85 cây/loài). Chiều cao trung bình: H = 58,66cm; Mật độ: N = 200.000cây/ha Độ che phủ: CP = 45%. Chỉ số đa dạng về quần xã thực vật: d1 = 0,475; d2 = 15,6; d3= 3.71 5.2.1.7.4. Tác động của con người Sinh cảnh này tuy vẫn còn giữ được nhiều nét nguyên sinh xong hiện nay tình trạng khai thác trộm với hình thức chặt chọn những loài cây có phẩm chất tốt, có giá trị kinh tế cao như: Giổi lông, giổi bà, giổi xanh, re hương… Vẫn còn thường xuyên diễn ra. Bên cạnh đó tình hình khai thác các loài cây thuốc như trầu tiên, mã tiền, lá khôi… Vẫn diễn ra hết sức nghiêm trọng. Chính sự tác động thiếu ý thức và thiếu hiểu biết này đã và đang là nguy cơ đe doạ đến sự tồn tại và phát triển tài nguyên rừng của Vườn Quốc Gia. 5.2.2. Thức ăn là côn trùng, động vật nhỏ theo các dạng sinh cảnh chính Thức ăn và nơi ở là 2 nhân tố sinh thái vô cùng quan trọng, nó có tính chất quyết định đến sự có mặt và tồn tại của các loài chim trong các dạng sinh cảnh khác nhau. ở đây chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu thức ăn của một số loài chim ăn côn trùng ở các dạng sinh cảnh, từ đó có thể biết được sự liên hệ giữa côn trùng đến sự phân bố của các loài chim. 5.2.2.1. Sinh cảnh ruộng nương làng bản. Đối với sinh cảnh này chúng tôi không tiến hành điều tra về thành phần thức ăn. Bởi đây là sinh cảnh đặc biệt. 5.2.2.2. Sinh cảnh trảng cỏ cây bụi (Ib). Chúng tôi tiến hành điều tra côn trùng đối với sinh cảnh này vào theo số liệu tổng hợp thì chúng tôi thấy: - Sâu dưới đất có 5 loài/9 cá thể. Đó là các loài: Bọ hung nâu lớn, bọ hung nâu nhỏ, bổ củi, dế dũi, sâu đinh. Mật độ: 18000 con/ha. (Mối 2000 tổ/ha, kiến 2000 tổ/ha). - Sâu tầng cây bụi: Có loài 5 loài/11 cá thể đó là các loài: Bọ cánh cứng sp, bọ ngựa xanh, bọ rùa, bọ xít dài, bọ xít sp. Trong đó loài bọ rùa là chiếm ưu thế 4/11 cá thể. Một độ = 5500 con/ha. Như vậy sinh cảnh này có 10 loài/12 cá thể. Chỉ số đa dạng loài sâu như sau: d1 = 0,5, d2 = 6,9176, d3 = 2.236. Theo kết quả điều tra thì chúng tôi thấy rằng sự đa dạng loài côn trùng ở sinh cảnh này là lớn nhất so với các sinh cảnh khác. Tuy nhiên số lượng cá thể lại ít nhất so với các sinh cảnh khác, chiếm 6,622% tổng lượng cá thể của các sinh cảnh. 5.2.2.3. Sinh cảnh thuỷ vực khe suối. ở sinh cảnh này chúng tôi không tiến hành điều tra lượng thức ăn bởi đây là sinh cảnh đặc biệt. 5.2.2.4. Sinh cảnh rừng trồng. Theo số liệu điều tra tổng hợp thì ở sinh cảnh này chúng tôi điều tra được. + Sâu dưới đất có 7 loài /50 cá thể bao gồm: Bọ hung nâu lớn, bọ hung nâu nhỏ, bổ củi, dế dũi, dế mèn nâu nhỏ, sâu đinh. Mật độ: N= 100000 con/ha. Mối 6000 tổ/ha, Kiến 2000 tổ/ha + Sâu hại tầng cây bụi: Chúng tôi thống kê được 7 loài / 24 cá thể gồm: Bọ cánh cứng sp, bọ ngựa xanh, bọ rùa, bọ xít sp, bọ lá, bọ xít dài, châu chấu. Trong đó hai loài bọ xít dài và bọ rùa chiếm ưu thế 8/24 cá thể. Mật độ 96.000 con/ha. + Sâu thân cành lá: Chúng tôi thống kê được 2 loài/11 cá thể: Sâu cuốn lá và sâu ghấp mép trong đó sâu gấp mép chiếm ưu thế 10/11 cá thể. Mật độ = 6095 con/ha, điều tra mức độ bị hại tính được R = 17.87%. Đối với sinh cảnh RT trên chúng tôi tổng hợp được 16 loài/85 cá thể, chiếm 28,14% tổng số cá thể của các dạng sinh cảnh, chỉ số đa dạng loài sâu: d1 = 0,188, d2 = 7,77, d3 = 1,73. Mật độ tính trung bình = 38,565 sâu/ha. Nhìn chung chúng tôi thấy ở sinh cảnh này số lượng loài, số lượng cá thể, mật độ và chỉ số bị hại là lớn nhất so với tất cả các dạng sinh cảnh điều tra. Điều đó chứng tỏ khả năng cung cấp thức ăn của sinh cảnh này là lớn nhất. 5.2.2.5. Sinh cảnh rừng non phục hồi (IIb). ở sinh cảnh này chúng tôi điều tra thấy: + Sâu dưới đất có 7 loài/41 cá thể. Mật độ: N = 92.000 con/ha. Mối 2000 tổ/ha. + Sâu hại tầng cây bụi chúng tôi thống kê được 8 loài/20 cá thể gồm: Bọ cánh cam, bọ cánh cứng sp, bọ dừa, bọ ngựa xanh, bọ que, bọ xít sp, bọ lá. Trong đó loài bọ dừa chiếm ưu thế 6/20 cá thể. Mật độ N= 10.000 con/ha. + Sâu thân cành lá: Chúng tôi thống kê được 1 loài là sâu đục thân, có 9 cá thể. Mật độ = 8520 sâu/ha. Sinh cảnh này có chỉ số lá bị hại R = 13,34%. Hệ số tương quan của sâu: d1 = 0,213, d2 = 1,99, d3 = 1,847. Mật độ TB = 36840 con/ha. Từ kết quả cho thấy khả năng cung cấp thức ăn của sinh cảnh này là rất cao chỉ đứng sau sinh cảnh rừng trồng. 5.2.2.6. Sinh cảnh tự nhiên (rừng nghèo IIIA1). Theo kết quả điều tra tổng hợp cho thấy ở sinh cảnh này. + Sâu dưới đất: Có 7 loài/41 cá thể. Mật độ N= 82.000 con/ha. Mối 2000 tổ/ha, Kiến 2000 tổ/ha. + Sâu tầng cây bụi có 6 loài/17 cá thể, bao gồm: Bọ cánh cứng sp, bọ dừa, bọ ngựa xanh đều có số lượng như nhau, 4/17 cá thể. Mật độ N = 8500 con/ha. + Sâu hại thân cành lá có 1 loài /6 cá thể. Mật độ = 7077,5 sâu/ha. Mức độ hại lá: Chỉ số lá hại R = 14,51%. Sinh cảnh này chúng tôi tổng hợp được 14 loài/64 cá thể lượng cá thể chiếm 21,19% lượng cá thể của tất cả các sinh cảnh điều tra. Chỉ số đa dạng loàI: d1 = 0,218, d2 = 7,197, d3 = 1,75. Mật độ TB = 32525,83 con/ha. Từ kết quả cho thấy rằng khả năng cung cấp thức ăn của sinh cảnh cho các loài chim ăn côn trùng tương đối tốt chỉ đứng sau sinh cảnh IIb. 5.2.2.7. Sinh cảnh rừng tự nhiên (rừng trung bình IIIA2). Từ kết quả điều tra tổng hợp tôi có lượng sâu như sau: + Sâu dưới đất có 5 loài/22 cá thể. Mật độ sâu = 40.000sâu/ha. Mối 4000 tổ/ha. + Sâu trầng cây bụi có 8 loài/13 cá thể trong đó bọ lá là loài chiếm ưu thế 3/13 cá thể chiếm 23%. N=6500 con/ha. Mức độ hại lá của sâu: Chỉ số bị hại R = 8%. + Sâu thân cành lá có 1 loài/3 cá thể. Mật độ 1800 con/ha. Từ kết quả trên tổng hợp tôi thấy sinh cảnh này có 14loài/38 cá thể. Chiếm 2,58% tổng lượng sâu của các dạng sinh cảnh. Chỉ số đa dạng loài sâu: d1 = 0,368, d2 = 8,228, d3 = 2,271. Một số độ sâu TB = 20.433,33 con/ha. Nhận xét: ở sinh cảnh này tôi thấy mức độ hại lá giảm hẳn. Số loài sâu tầng cây bụi tăng lên nhiều hơn so với sinh cảnh khác số lượng sâu thấp hơn. Tuy nhiên nhìn chung khả năng cung cấp thức ăn của sinh cảnh đối với các loài chim ăn côn trùng vẫn còn tương đối lớn. 5.2.2.8. Sinh cảnh rừng tự nhiên (rừng giàu IIIA3). Từ kết quả điều tra tổng hợp tôi thống kê được. + Sâu dưới đất: 6 loài/16 cá thể. Mật độ N = 32.000 con/ha. Mối 4000 tổ/ha, Kiến 4000 tổ/ha + Sâu tầng cây bụi có 3 loài/3 cá thể. Mật độ N= 1500 con/ha. + Sâu thân cành lá 1 loài/1 cá thể. Mật độ N= 1610 con/ha. Mức độ hại lá: Chỉ số bị hại R = 11,06%. Từ kết quả trên tổng hợp được sâu ở sinh cảnh này có 10 loài/20 cá thể(Mối 4000 tổ/ha, Kiến 4000 tổ/ha) chiếm 6,62% lượng sâu của các dạng sinh cảnh điều tra. Chỉ số đa dạng các loài sâu: d1 = 0,5, d2 = 6,917, d3 = 2,236. Mật độ sâu TB = 11703,33 con/ha. Nhận xét: Đối với sinh cảnh này tôi thấy lượng thức ăn giảm hẳn khả năng cung cấp thức ăn của sinh cảnh này chỉ lớn hơn sinh cảnh Ib một chút, nhưng mức độ hại lá lại lớn hơn sinh cảnh IIb. 5.2.3. Phân bố các loài chim ăn côn trùng, động vật nhỏ theo các dạng sinh cảnh chính Biểu02: Phân bố loài chim ăn côn trùng theo các dạng sinh cảnh: Stt Tên loài Sinh cảnh Ghi chú TVKS RNLB RT Ib IIb IIIa1 IIIa2 IIIa3 1 Diều hâu 10 8 6 2 Cuốc ngực trắng 5 3 Rẽ giun thường 2 4 Bắt cô trói cột 5 5 Tìm vịt 7 6 Bìm bịp lớn 10 21 7 Bìm bịp nhỏ 13 8 Phướn 1 1 3 3 9 Chèo chẹo lớn 3 10 Cú vọ 1 11 Cú vọ lưng nâu 3 12 Cú vọ mặt trắng 1 13 Nuốc bụng đỏ 8 3 14 sả hung 1 15 bói cá nhỏ 2 16 bồng chanh 2 5 17 sả đầu đen 1 18 sả đầu nâu 1 19 đầu rìu 2 20 gõ kiến xanh gáy đen 1 21 gõ kiến Sp 5 22 gõ kiến nâu đỏ 5 1 23 gõ kiến nâu 7 2 2 24 gõ kiến gáy đỏ 3 25 gõ kiến bụng hung 1 26 sơn ca 6 27 nhạn bụng trắng 63 9 28 chìa vôi núi 5 2 29 chìa vôi trắng 1 18 30 chìa vôi rừng 2 31 manh lớn 19 32 manh vân nam 3 33 phường chèo má xám 14 10 34 bách thanh nhỏ 8 35 bách thanh đuôi dài 7 36 chích choè 27 12 37 oanh đuôi trắng 1 38 chích choè nước lưng xám 7 39 chích choè nước lưng đốm 7 40 chích choè nước đầu trắng 4 41 Hoét đen 3 11 42 khướu Sp 12 2 43 khướu bạc má 1 1 44 khướu đất pygmi 45 chích phương bắc 2 46 chích mỏ rộng 14 3 47 chích mày lớn 2 48 chích bụi rậm nâu 10 3 4 49 chích chân xám 2 3 50 chích bông đuôi dài 13 51 chiền chiện bụng hung 3 6 52 bạc má 43 18 53 chim sâu lục vàng 36 23 54 chim sâu lưng đỏ 29 17 55 nhạn rừng 3 56 đớp ruồi xanh xám 3 3 57 đớp ruồi xanh nhạt 2 3 58 rẻ quạt 17 59 ác là 3 60 giẻ cùi 2 5 6 61 chèo bẻo đen 3 25 6 62 chèo bẻo xám 3 2 63 chẻo bẻo bờm 6 5 64 sáo mỏ vàng 2 65 sáo mỏ ngà 2 66 sáo sậu 4 67 vành khuyên 12 6 68 cò trắng 17 69 cò bợ 31 5.2.3.1. Sinh cảnh ruộng nương làng bản Theo biểu 02: cho thấy có 33 loài chim chiếm 37,08%, tổng số loài quan sát. Trong đó số loài chim ăn côn trùng có 23 loài/278 cá thể. Chỉ số đa dạng của các loài chim ăn côn trùng: d1 = 0,083; d2 = 9; d3 = 1,379 Có đến 33,33% các loài chim ăn côn trùng được tập trung tại sinh cảnh, điều đó cho thấy sinh cảnh này có đủ điều kiện thuận lợi về nơi ở và thức ăn để duy trì, thúc đẩy sự tồn tại và phát triển của các loài trên. Sự đa dạng về các loài thức ăn của sinh cảnh đã hấp dẫn nhiều loài chim đến kiếm ăn và định cư tại đây trong đó điển hình là các loài trong bộ Sẻ. Một số loài thường gặp đặc trưng cho sinh cảnh đều là những loài có biên độ sinh thái rộng và phù hợp với nhiều loại thức ăn, nơi ở khác nhau. Mặt khác do thành phần thực vật tại sinh cảnh chủ yếu là những cây nông nghiệp, cây lương thực, cây ăn quả (Lúa, ngô, sung, vải, nhãn, hồng xiêm..), đa số trồng thuần loài cho nên đã tạo điều kiện cho nhiều loài sâu, bọ phát triển. Vì vậy đây là nguồn thức ăn dồi dào cho các loài chim ăn côn t._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDAN263.doc
Tài liệu liên quan