Ngân hàng An Bình

Tài liệu Ngân hàng An Bình: ... Ebook Ngân hàng An Bình

doc21 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1459 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Ngân hàng An Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lêi më ®Çu Ngân hàng An Bình (ABBANK) là một trong các ngân hàng cổ phần hàng đầu và là một trong mười ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam. Sau hơn 15 năm phát triển và trưởng thành từ tháng 4 năm 1993, ABBANK đã có sự bứt phá mạnh mẽ trong 3 năm gần đây, với sự liên kết từ những tập đoàn kinh tế lớn mạnh trong và ngoài nước như việc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tham gia làm cổ đông chiến lược của ABBANK với tỉ lệ góp vốn điều lệ là 30% vào năm 2005. Với sự nỗ lực và phấn đấu không ngừng của toàn bộ nhân viên trong suốt những năm qua, đến tháng 4 năm 2008 ABBANK đã được trao giải “ Ngân hàng thanh toán quốc tế xuất sắc nhất 2007” do Wachoviabank - một trong bốn ngân hàng lớn nhất của Mỹ trao tặng. ABBANK đang hướng đến trở thành một ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam, hoạt động đa năng theo mô hình một tập đoàn Tài chính – Ngân hàng hoạt động chuyên nghiệp theo những thông lệ quốc tế tốt nhất với năng lực hiện đại, đủ năng lực cạnh tranh với các ngân hàng trong nước và quốc tế hoạt động tại Việt Nam. Qua quá trình thực tập ở ngân hàng TMCP An Bình Quán Thánh – Hà Nội em đã tham khảo thêm một số tài liệu của ngân hàng và hoàn thành báo cáo. Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của báo cáo tổng hợp gồm những phần sau: Phần 1: Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng thương mại cổ phần An Bình Phần 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần An Bình trong những năm gần đây. Phần 3: Phương hướng hoạt động của Ngân hàng TMCP An Bình trong thời gian tới Phần 1 LÞch sö h×nh thµnh vµ sù ph¸t triÓn cña ng©n hµng TMCP An B×nh Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Ngân hàng TMCP An Bình: Hoà cùng với sự phát triển của đất nước, các ngân hàng TMCP cũng đã hình thành và phát triển. Nhất là khi hệ thống ngân hàng chuyển từ mọtt cấp sang hai cấp, tức là phân định rõ hai chức năng của ngân hàng là chức năng quản lý của ngân hàng nhà nước và chức năng kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Được thành lập ở Việt Nam theo Giấy phép hoạt động Ngân hàng số 0031/NH-GP ngày 15 tháng 4 năm 1993 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 18 tháng 9 năm 1997 trong thời hạn 20 năm. Ban đầu, Ngân hàng đăng ký hoạt động dưới hình thức là một ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn. Theo quyết định chấp thuận số 1333 ngày 07 tháng 09 năm 2005 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng đã được phép chuyển đổi thành ngân hàng thương mại cổ phần đô thị. Do đó, Ngân hàng được phép tiến hành đầy đủ các hoạt động ngân hàng, bao gồm hoạt động huy động và nhận vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân khác nhau, hoạt động cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn các tổ chức và cá nhân khác nhau dựa trên đặc điểm và năng lực về nguồn vốn của Ngân hàng: tiến hành các giao dịch ngoại hối, các dịch vụ hỗ trợ thương mại quốc tế, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá; cung cấp các dịch vụ giao dịch giữa khách hàng với nhau và các hoạt động ngân hàng khác được ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận. Ngân hàng TMCP An Bình phục vụ các đối tượng khách hàng đa dạng bao gồm các doanh nghiệp và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong đó có doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và cá nhân. Với phương châm hoạt động là phục vụ khách hàng với sản phẩm, dịch vụ an toàn, hiệu quả và linh hoạt; tăng trưởng lợi ích cho cổ đông; hướng tới sự phát triển toàn diện, bền vững cho Ngân hàng; đầu tư vào yếu tố con người làm nền tảng cho sự phát triển lâu dài. Những năm qua ngân hàng TMCP An Bình luôn là người đồng hành tin cậy của khách hàng và uy tín của Ngân hàng ngày càng được củng cố và phát triển. Để đáp ứng nhu cầu phát triển, ngân hàng TMCP An Bình liên tục mở rộng mạng lưới hoạt động. Đến nay An Bình đã có chi nhánh và phòng giao dịch tại các trung tâm kinh tế lớn của cả nước như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Vũng Tàu…Bao gồm: Hà Nội có 12 chi nhánh và phòng giao dịch Thành phố Hồ Chí Minh có 25 chi nhánh và phòng giao dịch Đà Nẵng có 4 chi nhánh và phòng giao dịch Cần Thơ có 3 chi nhánh và phòng giao dịch Vũng Tàu có 3 chi nhánh và giao dịch Bình Dương có 3 chi nhánh … Ngoài ra ngân hàng TMCP An Bình còn có các công ty trực thuộc là công ty Bất động sản An Bình, Công ty quản lý quỹ An Bình và Công ty chứng khoán An Bình. Cùng với việc mở rộng mạng lưới và chi nhánh trong nước, Ngân hàng cũng rất chú trọng đến việc mở rộng quan hệ hợp tác và mạng lưới giao dịch với các ngân hàng trên thế giới. Song song với việc mở rộng các mạng lưới hoạt động, ngân hàng An Bình luôn chú trọng công tác đầu tư phát triển nguồn lực và ứng dụng công nghệ mới. Với chủ trương này, chất lượng dịch vụ của Ngân hàng liên tục được cải thiện, mang lại cho khách hàng sự yên tâm, thuận tiện và hiệu quả khi sử dụng các dịch vụ của Ngân hàng. Sơ đồ bộ máy tổ chức Së giao dÞch Khèi nh©n sù Phßng ®Çu t­ tµi chÝnh Phßng hµnh chÝnh Phßng ph¸t triÓn m¹ng l­íi Phßng kÕ to¸n Trung t©m thanh to¸n quèc tÕ Phßng kiÓm tra kiÓm so¸t néi bé Khèi ®iÒu hµnh nghiÖp vô Khèi ®iÒu hµnh nghiÖp vô Khèi Marketing Khèi kh¸ch hµng doanh nghiÖp Khèi kh¸ch hµng c¸ nh©n Khèi hç trî ph¸p lý Khèi qu¶n lý rñi ro Ban ph¸t triÓn kh¸ch hµng chiÕn l­îc Trung tâm công nghệ thông tin Ban ph¸t triÓn m¹ng l­íi miÒn B¾c vµ miÒn Trung Khèi nguån vèn vµ kinh doanh tiÒn tÖ ngo¹i hèi Trung t©m thÎ Trung t©m c«ng nghÖ th«ng tin Chi nh¸nh Hµ Néi Chi nh¸nh §µ N½ng Chi nh¸nh CÇn Th¬ Chi nh¸nh Vòng Tµu Chi nh¸nh B×nh D­¬ng Ban th­ ký Ban kiÓm so¸t §¹i héi cæ ®«ng Héi ®ång qu¶n trÞ Ban Tæng Gi¸m ®èc Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban: 3.1 - Khối điều hành nghiệp vụ: - Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn đảm bảo các cơ cấu về kỳ hạn, loại tiền tệ, loại tiền gửi… và quản lý các hệ số an toàn theo quy định. Tham mưu cho Giám đốc điều hành nguồn vốn và chịu trách nhiệm đề xuất chiến lươch khách hàng, chiến lược huy động vốn và giải pháp phát triển nguồn vốn. - Đầu mối, tham mưu cho giám đốc xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn theo định hướng kinh doanh của ngân hàng. - Đầu mối quản lý thông tin (thu thập, tổng hợp, quản lý lưu trữ,cung cấp) về kế hoạch phát triển, tình hình thực hiện kế hoạch, thông tin kinh tế, thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng, thông tin về nguồn vốn và huy động vốn, thông tin khách hàng theo quy định. - Chịu trách nhiệm về quản lý rủi ro trong lĩnh vực nguồn vốn, cân đối vốn và kinh doanh tiền tệ theo quy chế, quy trình quản lý rủi ro, quản lý tài sản nợ (rủi ro lãi suất, tỷ giá, kỳ hạn). - Tổng hợp theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết toán kế hoạch đến các chi nhánh trực thuộc. - Căn cứ nguồn vốn, cử dụng vốn và điều hoà vốn kinh doanh. - Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm. Dự thảo các báo cáo sơ kết, tổng kết. - Đầu mối tham mưu đề xuất với Giám đốc xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng. - Phân tích kinh tế theo ngành nghề kinh tế - kỹ thuật, danh mục khách hàng để lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiện quả cao. - Thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ. - Xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong nước và nước ngoài. - Xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm, thử nghiệm trong địa bàn, đồng thời theo dõi, đánh giá, sơ kết, tổng kết đề xuất Tổng giám đốc cho phép nhân rộng. - Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục. - Chịu trách nhiệm Marketing tín dụng bao gồm: thiết lập, mở rộng, phát triển hệ thống khách hàng, giới thiệu các sản phẩm tín dụng, dịch vụ cho khách hàng, chăm sóc, tiếp nhận yêu cầu và ý kiến phản hồi của khách hàng. - Phổ biến hướng dẫn, giải đáp thắc mắc cho khách hàng về các quy định quy trình tín dụng, dịch vụ ngân hàng. - Quản lý hồ sơ tín dụng theo quy định; tổng hợp, phân tích, quản lý thông tin và lập báo cáo về công tác tín dụng theo phậm vi được phân công. - Phối hợp với các phòng nghiệp vụ khác theo quy trình tín dụng, tham gia ý kiến và chịu trách nhiệm về ý kiến tham gia trong quy trình tín dụng, quản lý rủi ro theo chức năng, nhiệm vụ của phòng. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc yêu cầu. 3.2 – Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ: - Xây dựng chương trình công tác năm, quý phù hợp với chương trình công tác kiểm tra kiểm soát và đặc điểm cụ thể của đơn vị mình. - Tuân thủ tuyết đối sự chỉ đạo nghiệp vụ kiểm tra, kiểm toán. Tổ chức thực hiện kiểm tra, kiểm soát theo đề cương, chương trình công tác kiểm tra kiểm soát; kiểm soát nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh ngay tại hội sở và các chi nhánh phụ thuộc. - Thực hiện sơ kết, tổng hợp chuyên đề theo định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm. Tổ chức giao ban hàng tháng đối với các kiểm tra viên chi nhánh ngân hàng loại 3. Tổng hợp và báo cáo kịp thời các kết quả kiểm tra, kiểm toán, việc chỉnh sửa các tồn tại thiếu sót của chi nhánh, đơn vị mình. Hàng tháng có báo cáo nhanh về các công tác chỉ đạo điều hành hoạt động kiểm tra, kiểm toán của mình gửi về Ban Kiểm tra, Kiểm soát nội bộ. - Thực hiện các cuộc kiểm tra tại chi nhánh theo quy định. - Tổ chức kiểm tra, xác minh, tham mưu cho Giám đốc giải quyết đơn thư thuộc thẩm quyền. Làm nhiệm vụ thường trực Ban chống tham nhũng, tham ô, lãng phí và thực hành tiết kiệm tại đơn vị mình. - Bảo mật hồ sơ, tài liệu, thông tin liên quan đến công tác kiểm tra, thanh tra vụ việc theo quy định, thực hiện quản lý thông tin (bảo mật hồ sơ kiểm tra nội bộ, thu thập, xử lý, lưu trữ, cung cấp) và lập các báo cáo về kiểm tra nội bộ theo quy định. - Phát hiện những vấn đề chưa đúng về pháp chế trong các văn bản do giam đốc ban hành. Tham gia ý kiến, phối hợp với các phòng ban theo chức năng, nhiệm vụ của phòng. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc, Trưởng Ban kiểm tra, Kiểm soát nội bộ hoặc giám đốc giao cho. 3.3- Trung tâm thanh toán quốc tế: - Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ (mua, bán, chuyển đổi) thanh toán quốc tế trực tiếp theo quy định. - Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh ngoại tệ có liên quan đến thanh toán quốc tế. - Thực hiện các dịch vụ kiều hối và chuyển tiền, mở tài khoản khách hàng nước ngoài. - Thực hiện quản lý thông tin (lưu trữ hồ sơ phân tích, bảo mật, cung cấp liên quan đến công tác của phòng và lập các báo cáo theo quy định). - Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao. 3.4- Phòng kế toán: - Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng TMCP An Bình. - Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quỹ tiền lương đối với các chi nhánh, trình cấp trên phê duyệt. - Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của Ngân hàng TMCP An Bình. - Tổng hợp, lưư trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định. - Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo luật định. - Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ. - Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phục vụ nghiệp vụ kinh doanh theo quy định. - Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao cho. 3.5- Phòng phát triển mạng lưới, dịch vụ: - Tiếp thị giới thiệu sản phẩm dịch vụ ngân hàng, tiếp nhận các ý kiến phản hồi từ khách hàng về dịch vụ, tiếp thu, đề xuất, hướng dẫn cải tiến không ngừng đáp ứng sự hài lòng của khách hàng. - Đề xuất, tham mưu với Giám đốc về: chính sách phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới, cải tiến quy trình giao dịch, phục vụ khách hàng, xây dựng kế hoạch tiếp thị, thông tin, tuyên truyền quảng bá đặc biệt là các hoạt động của các chi nhánh các dịch vụ, sản phẩm cung ứng trên thị trường. - Triển khai các phương án tiếp thị, thông tin tuyên truyền theo chỉ đạo của ngân hàng. - Xây dựng kế hoạch quảng bá thương hiệu, thực hiện văn hoá doanh nghiệp, lập chương trình phối hợp với cơ quan báo chí, truyền thông, quảng bá hoạt động của ngân hàng. - Đầu mối trình Giám đốc chỉ đạo hoạt động tiếp thị, tuyên truyền thông tin đối với các đơn vị. - Phục vụ các hoạt động có liên quan đến công tác tiếp thị, thông tin tuyên truyền của các tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên và các đoàn thể quần chúng đơn vị. - Soạn thảo các báo cáo chuyên đề về việc nghiên cứu thị trường. - Trực tiếp tổ chức triển khai nghiệp vụ thẻ trên địa bàn theo quy định của ngân hàng. - Thực hiện quản lý, giám sát nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ theo quy định. - Tham mưu cho giám đốc mạng lưới đại lý và chủ thẻ. - Quản lý, giám sát hệ thống đầu cuối. - Giải đáp thắc mắc của khách hàng, xử lý các tranh chấp, khiếu nại phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh thẻ. - Nghiên cứu thị trường và địa bàn để xem những địa bàn có thể phát triển. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. 3.6- Phòng hành chính: - Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, hàng quý và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được giám đốc phê duyệt. - Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ chi nhánh. - Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp đồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự kinh tế, lao động, hành chính liên quan đến cán bộ, nhân viên ngân hàng mình. - Thực thi pháp luật có liên quan đến an ninh, trật tự, phòng cháy, nổ tại cơ quan. - Đầu mối quan hệ với cơ quan tư pháp địa phương. - Lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến Ngân hàng. - Phân tích, đánh giá văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động của Ngân hàng. - Đầu mối giao tiếp với khách đến làm việc,công tác tại ngân hàng. - Trực tiếp quản lý con dấu của ngân hàng, thực hiện công tác hành chính, văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của ngân hàng. - Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, mua sắm, sửa chữa tài san cố định, mua sắm công cụ lao động, quản lý tập thể nhà khách, nhà nghỉ của cơ quan. - Đầu mối trong việc chăm lo đời sống vật chất, văn hoá – tinh thần và tham hỏi ốm đau, hiếu, hỷ cán bộ nhân viên. - Dự thảo quy định lề lối làm việc trong đơn vị và mối quan hệ với tổ chức Đảng, Công đoàn. - Tham gia đề xuất mở rộng mạng lưới, chuẩn bị nhân sự cho mở rộng mạng lưới, hoàn tất hồ sơ, thủ tục liên quan đến phòng giao dich, chi nhánh. - Trực tiếp thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm, quản lý lao động, theo dõi thực hiện nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể. - Đề xuất định mức lao động, giao khoản tiền lương đến các chi nhánh. - Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất cử cán bộ, nhân viên đi công tác, học tập trong và ngoài nước theo quy định. Tổng hợp, theo dõi thường xuyên cán bộ, nhân viên được quy hoạch, đào tạo. - Đề xuất, hoàn thiện và lưu trữ bộ hồ sơ theo đúng quy định của Nhà nước, Ngân hàng nhà nước trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, nhân viên. - Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ thuộc ngân hàng quản lý và hoàn tất hồ sơ, chế độ với cán bộ nghỉ hưu, nghỉ chế độ theo quy định của Nhà nước, của ngành ngân hàng. - Thực hiện công tác thi đua khen thưởng - Chấp hành công tác báo cáo thống kê, kiểm tra chuyên đề. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao. 3.7- Phòng đầu tư tài chính: - Tham gia trực tiếp vào việc góp vốn đầu tư vào hoạt động Chứng khoán. - Tham gia đầu tư vào một số công ty ngành điện - Thực hiện việc bảo lãnh, phát hành trái phiếu - Tiếp thị các dịch vụ tư vấn phát hành và bảo lãnh phát hành trái phiếu, cổ phiếu tới các doanh nghiệp khác. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng: Hoạt động huy động vốn: Từ năm 2005, hoạt động nguồn vốn của ABBANK luôn tăng trưởng hơn 300% mỗi năm. ABBANK đã thực hiện việc điều chỉnh lãi suất linh hoạt theo sát các biến động của lẫi suất ngoại tệ trên thị trường quốc tế và lãi suất đồng Việt Nam tại thị trường trong nước. Đặc biệt, hoạt động huy động vốn từ các khách hàng doanh nghiệp là một trong các hoạt động khởi sắc nhất của ABBANK từ năm 2006. Trên cơ sở các quan hệ đã được thiết lập với các cổ đông chiến lược (EVN, PVFC, GELEX – IMCO) và các công ty thành viên của họ là các đơn vị có nguồn tiền thanh toán và tiền gửi lớn, kết quả huy động vốn từ các doanh nghiệp đạt tỷ trọng cao. Huy động tiết kiệm từ dân cư cũng tăng. Mức tăng trưởng huy động này có được là do ABBANK đã mở rộng mạng lưới trên toàn quốc, việc điều chỉnh lãi suất linh hoạt phù hợp với các thay đổi của thị trường, và việc tăng cường các hoạt động quảng cáo, truyền thông và khuyến mãi. Hoạt động tín dụng: Đóng góp phần quan trọng vào việc tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận. ABBANK tăng trưởng tín dụng trên cơ sở áp dụng đầy đủ các thông lệ và chuẩn mực quốc tế và của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về an toàn tín dụng và phân loại nự trong hoạt động tín dụng của mình. ABBANK rất chú trọng việc lựa chọn khách hàng và áp dụng các quy trình thẩm định và tái thẩm định chặt chẽ để giảm thiểu các khoản nợ xấu. Hoạt động thanh toán quốc tế: Tháng 12/2006, ABBANK đã khai trương Trung tâm thanh toán quốc tế tại Hà Nội. Kể từ đó đến nay, hoạt động thanh toán quốc tế đã phát triển ngày càng nhanh chóng vả về số lượng cũng như về chất lượng. Việc trở thành thành viên của hiệp hội viễn thông liên ngân hàng và các tổ chức tài chính thế giới (SWITF) đã giúp cho ABBANK khẳng định được vị thế trên thị trường trong nước và thị trường thế giới. Hoạt động đầu tư: Hoạt động đầu tư của ABBANK cũng có nhiều khởi sắc. Đầu tư vào thị trường chứng khoán Đầu tư vào công ty nhiệt điện Bảo lãnh phát hành trái phiếu Tiếp thị các dịch vụ tư vấn phát hành và bảo lãnh phát hành trái phiếu, cổ phiếu tới các doanh nghiệp khác. Công tác phát hành thẻ và phát triển hệ thống chấp nhận thẻ: Công tác phát hành thẻ và phát triển hệ thống chấp nhận thẻ. ABBANK đã hoàn thành công tác phát hành thẻ thanh toán Youcard và thẻ thanh toán trả trước Youcard Prepaid và triển khai máy ATM. Với việc phát triển hệ thống chấp nhận thẻ, ABBANK không phát triển hệ thống của riêng mình mà trở thành thành viên của PAYNET, một mạng chấp nhận thẻ hiện đang thực hiện việc kết nối các đại lý, ngân hàng và các nhà cung cấp dich vụ khác (điện thoại, bảo hiểm…) vào một hệ thống trên toàn quốc để khai thác tối đa tính hiệu quả theo quy mô và giảm các chi phí đầu tư. Hoạt động trên thị trường liên ngân hàng Với các hoạt động giao dịch trên thị trường liên ngân hàng, ABBANK là một thành viên mới nhưng rất năng động. Quản trị rủi ro: ABBANK coi hoạt động quản trị rủi ro là một trong các công tác có tầm quan trọng hàng đầu nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh tại từng chi nhánh trong toàn hệ thống. ABBANK tiếp tục hoàn thiện chính sách và các quy trình quản trị rủi ro, tái cơ cấu và hoàn thiện tổ chức để có thể theo dõi và kiểm soát các rủi ro tốt hơn. Quản trị rủi ro tín dụng: Các rủi ro về tín dụng bao gồm các rủi ro khi khách hàng hoặc đối tác không thực hiện được các cam kết của mình liên quan đến tín dụng, các khoản bảo lãnh bao gồm cả thư tín dụng và cam kết cho vay, các khoản đầu tư vào cổ phiếu/ trái phiếu, các giao dịch trên thị trường tài chính và các hoạt động liên quan. ABBANK đã xây dựng và thực hiện nhất quán trong toàn hệ thống một hệ thống quản trị rủi ro tín dụng với các tiêu chuẩn rất cao, đóng vai trò là cơ sở nâng cao chất lượng của công tác đánh giá, thẩm định và giám sát tín dụng trong toàn hệ thống. Các hoạt động phân loại và đánh giá khách hàng, phân loại khoản vay, xây dựng hệ thống phê duyệt và theo dõi tín dụng. ABBANK là một trong những ngân hàng sớm nhất áp dụng đầy đủ các quy định mới của Ngân hàng Nhà nước về trích lập dự phòng theo phân loại nợ và các tỷ lệ an toàn. Quản trị rủi ro thị trường: Các rủi ro thị trường là các rủi ro liên quan đến các trạng thái của các tài sản nội và ngoại bảng của ngân hàng gây ra bới hoặc sự tương tác của lãi suất và giá trên thị trường. ABBANK tiếp tục áp dụng các mô hình quản trị rủi ro thị trường hiện đại và mới nhất bao gồm các hệ thống theo dõi và kiểm soát thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối. ABBANK đã thay đổi lãi suất kịp thời và linh hoạt với các thay đổi thị trường trong các biên độ hợp lý và giới hạn cho phép. Công tác thiết lập báo cáo thanh khoản được thực hiện định kỳ đã giúp cho ban lãnh đạo và bộ phận nguồn vốn có biện pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro thích hợp và kịp thời, chi phí thấp nhất và hiệu quả cao nhất. Các rủi ro vận hành: Các rủi ro vận hành là các rủi ro có liên quan đến công nghệ, cơ sở hạ tầng, quy trình, con người trong quá trình vận hành. ABBANK đã rất chú trọng đến việc kiểm soát các rủi ro vận hành vì hoạt động của ngân hàng đã tăng lên với việc đưa vào áp dụng nhiều sản phẩm và dịch vụ mới đa dạng. Ngân hàng đã chú trọng vào việc triển khai các hệ thống dự phòng để đảm bảo việc vận hành không bị gián đoạn và triển khai các chính sách và công cụ để kịp thời phát hiện, đánh giá, theo dõi, kiểm soát và báo cáo các rủi ro này. Hợp tác chiến lược: Hợp tác với ABS: ABBANK là một trong các cổ đông thành lập của công ty chứng khoán An Bình (ABS). Mở các điểm giao dịch chung nơi các khách hàng của ABS được nhân viên của ABBANK cung cấp dịch vụ thu chi tiền giao dịch chứng khoán và các hoạt động thanh toán khác. Mô hình phục vụ chung ABBANK – ABS đã được khách hàng đánh giá cao và khen ngợi vì thuận tiện và thời gian phục vụ nhanh. Hợp tác với EVN: Việc tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) trở thành đối tác chiến lược của ABBANK không những mang lại giá trị hình ảnh cho ABBANK mà còn mang đến cho ABBANK những cơ hội kinh doanh Phát triển mạng lưới: Mở rộng mạng lưới hoạt động nhằm đưa ABBANK đến rộng rãi khách hàng trong nước, phục vụ khách hàng tốt hơn. Các hoạt động xã hội: Nhận thức được trách nhiệm với cộng đồng, ABBANK đã tham gia vào nhiều hoạt động xã hội ủng hộ đồng bảo trên cả nước bị thiên tai, bão lụt. Phát triển nguồn nhân lực: Để đáp ứng đòi hỏi về tăng trưởng và phát triển của ABBANK,cùng với nhận thức nguồn nhân lực chính là tài sản quý nhất của Ngân hàng, ABBANK đã có những chiến lược và quy trình chuẩn và rõ ràng trong việc tuyển dụng, đào tạo các cán bộ quản lý và nhân viên mới. Phần 2 Thùc tr¹ng ho¹t ®éng kinh doanh cña Ng©n hµng TMCP an b×nh Bảng cân đối kế toán giai đoạn 2006 – 2008 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Tiền mặt tại quỹ 33,195 1,07 149,751 0,87 357,242 1,62 Tiền gửi tại NHNN 31,323 1,00 365,006 2,13 472,351 2,14 Tiền gửi tại các TCTD 1,536,087 49,33 5,643,866 32,93 7,412,569 33,65 Cho vay khách hàng 1,116,500 35,85 6,800,285 39,68 8,782,236 39,87 Chứng khoán đầu tư 343,436 11,03 3,659,331 21,35 4,352,407 19,76 Tài sản cố định 6,664 0,21 79,873 0,47 90,138 0,40 Tài sản có khác 46,693 1,51 440,486 2,57 560,342 2,54 Tổng tài sản 3,113,898 100 17,138,598 100 22,027,285 100 Qua bảng số liệu trên ta thấy nguồn vốn của Ngân hàng TMCP An Bình luôn ổn định và tăng trưởng ở mức khá. Tổng nguồn vốn tính đến ngày 31/12/2008 là 22,027,285 triệu đồng, tăng 4,888,687 triệu đồng so với năm 2007, với tốc độ tăng trưởng 12,48%. Đây là một thành quả khả quan trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế đang diễn ra hết sức phức tạp như hiện nay. Ta thấy tiền mặt tại quỹ mỗi năm một tăng chứng tỏ người dân đã đến với Ngân hàng ngày một nhiều hơn làm cho tiền gửi của Ngân hàng tại Ngân hàng Nhà nước cũng cao hơn. Điều đó chứng tỏ những chính sách mà Ngân hàng đưa ra đã thu hút sự quan tâm của khách hàng tới Ngân hàng TMCP An Bình ngày một cao hơn. Tiền gửi tại các TCTD năm 2006 chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng (chiếm 49,33%), cho vay khách hàng chiếm tỷ trọng 35,85%, điều này chứng tỏ là nguồn vốn của Ngân hàng đã được khách hàng quan tâm sử dụng đến nhưng chưa nhiều, chính vì vậy mà năm 2007, năm 2008 Ngân hàng đã đưa ra những giải pháp mới nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng. Cụ thể năm 2007 cho vay khách hàng là 6,800,285 triệu đồng, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng (39,68%). Năm 2008 cho vay khách hàng chiếm tỷ trọng là 8,782,236 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 39,87%). Ngoài ra ta còn thấy nguồn vốn của Ngân hàng còn được sử dụng để đầu tư vào chứng khoán, hay mua sắm tài sản cố định. Cụ thể năm 2008 Ngân hàng đầu tư vào chứng khoán là 4,352,407 triệu đồng, chiếm tỷ trọng cũng khá lớn trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng (19,76%). Như vậy nguồn vốn của Ngân hàng TMCP An Bình có mức tăng trưởng khá, cơ cấu nguồn vốn khá và ổn định. Phần 3: Ph­¬ng h­íng ho¹t ®éng cña ng©n hµng tmcp an b×nh trong thêi gian tíi ABBANK đang hướng đến trở thành một ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam, hoạt động đa năng theo mô hình một Tập đoàn Tài chính – Ngân hàng, hoạt động chuyên nghiệp theo những thông lệ quốc tế tốt nhất với năng lực hiện đại, đủ năng lực cạnh tranh với các ngân hàng trong nước và quốc tế hoạt động tại Việt Nam. Với phương châm phát triển dựa trên nền tảng bền vững ABBANK sẽ tiếp tục tăng trưởng đồng bộ cả về quy mô và chất lượng, với những mục tiêu cụ thể như sau: Vốn điều lệ và tổng tài sản Mạng lưới: ABBANK sẽ mở rộng và phát triển mạng lưới trên toàn quốc đặc biệt tập trung ở các thành phố lớn, các khu kinh tế trọng điểm. Nhân sự: Để chuẩn bị cho nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển, ABBANK tiếp tục đưa ra các chính sách thu hút nhân tài và tập trung đào tạo nội bộ, xây dựng văn hoá ABBANK. Sản phẩm dịch vụ: Với phương châm cung cấp các sản phẩm dịch vụ linh hoạt, an toàn và hiệu quả, ABBANK sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng, mở rộng và tăng thị phần hoạt động dịch vụ thể hiện qua việc: Tăng cường hoạt động tín dụng, đưa ra sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao, linh động điều chỉnh lãi suất, tăng cường bán chéo sản phẩm mà cụ thể tập trung vào đối tượng khách hàng SME, khách hàng truyền thống EVN, tài trợ các đối tượng xuất nhập khẩu, tài trợ có chọn lọc các dự án thuỷ điện, bất động sản, ra đời thêm các dòng sản phẩm cá nhân để phát triển mảng bán lẻ… Về huy động, chủ trương mở rộng các dịch vụ liên quan tài khoản, xây dựng, vận hành trung tâm thanh toán tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội, thành phố Đà Nẵng để tăng nguồn tiền gửi không kỳ hạn, ra đời các dòng sản phẩm tiết kiệm tích luỹ bậc cao… Tập trung phát triển các sản phẩm dịch vụ thẻ chủ yếu là thẻ ATM, thẻ tín dụng, thẻ trả trước. Ngoài ra, ABBANK sẽ đầu tư nhiều hơn vào công nghệ dự án thẻ như: Visa/Master card, thẻ chíp, You card – billing… Tăng số lượng khách hàng cho vay (khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp). Đẩy mạnh hoạt động đầu tư, chú trọng đến các dự án có tính thanh khoản cao, tập trung lớn cho các dự án ngành điện và đa dạng hoá hình thức đầu tư qua các dịch vụ như: tư vấn đầu tư, bảo lãnh, phát hành các công cụ tài chính. Mô hình tổ chức: xây dựng mô hình tổ chức ngày càng hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý ngày càng phức tạp và khó khăn hơn. Từ đó tạo nên được một cơ cấu hiệu quả hơn nữa. KÕt luËn Ngành ngân Việt Nam bước vào gia đoạn phát triển mới với nhiều chuyển biến trong hoạt động của khối ngân hàng thương mại. Nhiều ngân hàng cổ phần gia tăng quy mô bằng việc nâng vốn điều lệ, phát triển mạng lưới, khối ngân hàng quốc doanh đã và đang hoàn thành công tác cổ phần hoá, một số ngân hàng nước ngoài chính thức tham gia vào thị trường. Cạnh tranh trên thị trường tài chính ngân hàng sẽ ngày một gay gắt hơn. Với sự phát triển hơn 13 năm ABBANK cũng đã có sự bứt phá mạnh mẽ về lượng và chất như số lượng khách hàng đông đảo ở mọi lĩnh vực ngành nghề. Bên cạnh đó ngân hàng cũng còn một số tồn tại cần khắc phục, và cũng gặp nhiều khó khăn làm ảnh hưởng đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều đó đòi hỏi ngân hàng cần duy trì tốc độ tăng trưởng quy mô, tiếp tục đầu tư và khai thác lợi ích từ việc ứng dụng công nghệ cao; khai thác tối đa lợi thế từ các đối tác chiến lược với một định chế tài chính hàng đầu trong nước; cố gắng rút ngắn khoảng cách với các ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu trên thị trường Việt Nam. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5746.doc
Tài liệu liên quan