Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Thành

Lời mở đầu Năm 2008 là năm thứ 2 Việt Nam tham gia tổ chức Thương mại Thế giới và cũng là năm chứng kiến sự biến động mạnh mẽ trên thị trường tài chính tiền tệ trong nước và quốc tế. Sự biến động này đã tác động đến khả năng thanh khoản của một số ngân hàng thương mại, tạo ra sức ép tăng lãi suất huy động, thắt chặt cho vay... Năm 2008 cũng là năm chứng kiến sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các NHTM trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ. Các ngân hàng thương mại Việt Nam đã có những cải thiện

doc22 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1331 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đáng kể về năng lực tài chính, công nghệ, quản trị điều hành, cơ cấu tổ chức và mạng lưới kênh phân phối, hệ thống sản phẩm dịch vụ. Nhiều loại hình dịch vụ ngân hàng bán lẻ đã được triển khai thực hiện như dịch vụ tài khoản, dịch vụ thẻ, séc, quản lý tài sản, tín dụng, cầm cố… các sản phẩm ngân hàng điện tử… Do vậy, năm 2008 là năm hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hoạt động bán lẻ nói riêng gặp nhiều khó khăn, thách thức. Cách đây 5 năm vào ngày 16/9/2003 Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành là đơn vị thành viên thứ 76 của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã chính thức khai trương đi vào hoạt động. Với sự nỗ lực cao độ của toàn thể cán bộ nhân viên với nhiều biện pháp khắc phục khó khăn, nhanh chóng ổn định tổ chức triển khai các hoạt động nghiệp vụ phục vụ khách hàng, Chi nhánh Hà Thành đã bám sát mục tiêu kế hoạch và phương châm “Chất lượng – Tăng trưởng bền vững – an toàn – hiệu quả”, vì thế trong 5 năm qua Chi nhánh đã đạt được những kết quả nhất định trong nghiệp vụ ngân hàng cũng như xây dựng được một hình ảnh ngân hàng uy tín chất lượng trong lòng đông đảo người dân. Để tìm hiểu rõ hơn, bản báo cáo của em xin được giới thiệu sơ qua về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hà Thành (gọi tắt là Chi nhánh Hà Thành) cũng như các hoạt động cơ bản của nó trong các năm gần đây. Ngoài phần Lời mở đầu và Kết luận, bản báo cáo gồm 2 phần: Phần I: Tổng quan về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Thành. Phần II: Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Thành. PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ THÀNH 1. Giới thiệu chung về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (NHĐT&PT VN – BIDV) được thành lập vào ngày 26/4/1957 - với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (trực thuộc Bộ tài chính), theo Quyết định 177/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Quy mô ban đầu gồm 8 chi nhánh và 200 cán bộ. Nhiệm vụ chủ yếu của NH Kiến thiết là thực hiện cấp phát, quản lý vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn vốn ngân sách cho tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Từ đó đến nay, NH đã qua 2 lần đổi tên khác nhau phù hợp với từng thời kỳ xây dựng và phát triển của đất nước: Ngày 24/6/1981, NH Kiến thiết VN được đổi tên thành NH Đầu tư và Xây dựng Việt Nam - trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN VN), theo Quy định số 259 – CP của Hội đồng Chính phủ với nhiệm vụ chủ yếu là cấp phát, cho vay và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế thuộc kế hoạch nhà nước. Ngày 14/11/1990, NH Đầu tư và xây dựng Việt Nam được đổi tên thành NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo Quyết định số 401 – CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Đây là thời kỳ quan trọng, chuyển đổi từ cơ chế tập bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, do vậy nhiệm vụ chủ yếu của BIDV được thay đổi cơ bản: Tiếp tục nhận vốn ngân sách để cho vay các dự án thuộc chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước, huy động các nguồn vốn trung dài hạn để cho vay đầu tư phát triển, kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ Ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp phục vụ đầu tư phát triển. Từ đó đến nay, NHĐT&PT VN không ngừng mở rộng các hoạt động kinh doanh, đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ nhằm hướng tới mục tiêu trở thành ngân hàng chất lượng – uy tín hàng đầu Việt Nam, với nhiệm vụ chính là kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực về tài chính, tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng phù hợp với quy định của Pháp luật, không ngừng nâng cao lợi nhuận của ngân hàng, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế đất nước. Hiện nay Ngân hàng có Hội sở chính nằm tại Tháp A, toà nhà Vincom, 191 Bà Triệu quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. 1.2. Cơ cấu của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam NHĐT&PT VNlà một doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, được tổ chức và hoạt động theo mô hình Tổng công ty Nhà nước. Đây cũng là một trong những ngân hàng lớn nhất Việt Nam. Tổng tài sản của BIDV đạt 243,8 nghìn tỷ VND (tính đến cuối năm 2008). Hiện nay, mô hình tổ chức của BIDV gồm 5 khối lớn: Khối ngân hàng thương mại quốc doanh (bao gồm 3 sở giao dịch và các chi nhánh trên toàn quốc). Khối Công ty. Khối các đơn vị sự nghiệp. Khối liên doanh. Khối đầu tư. Tổng số cán bộ công nhân viên của toàn hệ thống là hơn 10.000 người. 2. Tổng quan về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Thành. 2.1. Lịch sử hình thành. Chi nhánh NHĐT&PT Hà Thành là chi nhánh cấp 1 của NHĐT&PT VN được thành lập ngày 16/9/2003 trên cơ sở nâng cấp phòng giao dịch Tràng Tiền, trực thuộc Sở giao dịch 1, NHĐT&PT VN. Trước đây, BIDV Hà Thành có địa chỉ tại 34 Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội nhưng từ tháng 1 năm 2009, nhằm mở rộng quy mô tổ chức và kinh doanh, BIDV Hà Thành đã chuyển trụ sở về toà nhà 79 – 81 đường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Chi nhánh Hà Thành được xây dựng và hoạt động theo mô hình ngân hàng bán lẻ Chi nhánh chủ trương ứng dụng các công nghệ và quản lý nhằm tạo ra những sản phẩm, dịch vụ tiên tiến theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Chi nhánh tập trung chuyên sâu trong lĩnh vực phục vụ các nhu cầu vốn và cung cấp các dịch vụ tiện ích của NH ĐT & PT trong việc đáp ứng dịch vụ thanh toán hiện đại cho khách hàng nhưn hệ thống thanh toán thẻ ATM, thẻ tín dụng… Đối tượng khách hàng mà Chi nhánh tập trung là các DN vừa và nhỏ, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp 100% vồn nước ngoài, các doanh nghiêp tư nhân và hộ kinh doanh và trong 2, 3 năm trở lại đây Chi nhánh có hướng phát triển đối tượng khách hàng cá nhân với các sản phẩm phục vụ đối tượng khách hàng này sâu rộng và mạnh mẽ. 2. 2. Cơ cấu tổ chức. Khi mới thành lập, BIDV Hà Thành chỉ có 6 phòng và 3 tổ, 1 phòng giao dịch và 3 quỹ tiết kiệm với đội ngũ cán bộ chỉ có 54 người. Đến nay chi nhánh đã có 13 phòng nghiệp vụ, 6 phòng giao dịch, 4 điểm giao dịch với khoảng 200 cán bộ. Chi nhánh Hà Thành – NH ĐT & PT VN Ban Giám Đốc Phòng Dịch vụ khách hàng Phòng Tổ chức hành chính Phòng Thẩm định Phòng Tài chính Kế toán Phòng Quản lý tín dụng Phòng Tín dụng P. QHKH 1 P.QHKH 2 Phòng giao dịch Tổ Kiểm tra nội bộ Tổ Điện toán Tổ TT, Kho quỹ Phòng Tài trợ thương mại Phòng Kế hoạch Nguồn vốn 3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Hà Thành 3.1. Môi trường kinh doanh của Chi nhánh Hà Thành Ra đời và hoạt động trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, trung tâm của thủ đô Hà Nội cùng với các phòng giao dịch năm ở các nơi tập trung đông dân cư, khách du lịch tuy nhiên vê môi trường kinh doanh, bên cạnh những thuận lợi đó, Chi nhánh cũng gặp phải không ít khó khăn. Thuận lợi: Thủ đô Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội của cả nước, là nơi đang thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài mạnh mẽ, chính vì vậy, trên địa bàn thành phố tập trung rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trên nhiều lĩnh vực sản xuất, dịch vụ với đội ngũ lao động có trình độ. Cùng với số lượng lớn các doanh nghiệp là mật độ dân cư tập trung đông đúc, trình độ dân trí tương đối cao nên đã tạo ra một thị trường lớn rất thuận lợi cho Chi nhánh phát triển các sản phẩm dịch vụ như phát hành thẻ ATM, mở các tài khoản giao dịch cá nhân, doanh nghiệp, thanh toán, đổi tiền… Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi trên, Chi nhánh còn gặp phải một số khó khăn nhất định. Địa bàn hoạt động của chi nhánh cũng là nơi tập trung đông đảo các tổ chức tín dụng và chi nhánh của các tổ chức tín dụng hoạt động lâu năm, liên tục, công nghệ hiện đại, mạng lưới rộng khắp, khách hàng và thị phần đã phân chia ổn đinhk. Vì thế, để tồn tại và phát triển, các ngân hàng trên địa bàn phải luôn cạnh tranh một cách quyết liệt trên tất cả các mặt như mở rộng mạng lưới giao dịch, cạnh tranh về lãi suất, cải tiến quy trình nghiệp vụ, phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới… Bên cạnh đó, nguồn nhân lực là một trong những yếu tố hàng đầu để tăng khả năng cạnh tranh của các ngân hàng trong điều kiện hội nhập, đội ngũ cán bộ có giỏi, có vững thì mới có thể từng bước đưa ngân hàng đi lên. 3.2. Một số thành tích cơ bản của BIDV Hà Thành. Mặc dù được thành lập chưa lâu nhưng BIDV Hà Thành đã đạt được một số những bước tiến đáng kể: Trong vòng 5 năm hoạt động, tổng tài sản của BIDV Hà Thành đã tăng 8 lần (từ 500 tỷ đồng năm 2003 lên 4000 tỷ đồng năm 2008), dư nợ tín dụng đạt gần 1600 tỷ, tăng 25 lần so với năm 2003, lợi nhuận trước thuế năm 2007 đạt 128,8 tỷ, tăng 10 lần so với năm 2004. Trong những năm qua, BIDV Hà Thành đã xây dựng cho mình hình ảnh về một ngân hàng hiện đại; vững chắc về năng lực và uy tín; có nhiều dịch vụ, sản phẩm đa dạng và chất lượng; chuyên nghiệp và tận tình trong phong cách giao dịch… Là một trong những đơn vị đi đầu trong việc triển khai các dịch vụ ngân hàng bán lẻ, BIDV Hà Thành đã nhanh chóng làm chủ công nghệ ngân hàng hiện đại. Chi nhánh đã triển khai nhiều sản phẩm dịch vụ mới như: Home banking, Internet Banking, chuyển tiền Westem Union, Séc, thanh toán các thẻ Visa, Master, hệ thống thẻ ATM… Nhờ áp dụng triệt để mô hình giao dịch một cửa, BIDV Hà Thành đã rút ngắn được thời gian giao dịch với khách hàng, giản tiện các thủ tục nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác, an toàn, đem lại sự tiện ích, hài long cho các khách hàng. Đội ngũ nhân viên giỏi, được đào tạo cẩn thận, nghiêm túc; làm việc chuyên nghiệp và nhiệt tình..mang lại cho khách hàng sự hài lòng cao nhất. Thêm vào đó, chi nhánh làm việc cả thứ 7, chủ nhật; thời gian giao dịch kéo dài tới 18h hàng ngày, Chi nhánh trở thành sự lựa chọn của đông đảo khách hàng trên địa bàn và toàn thành phố. Kết quả, Chi nhánh Hà Thành đã trở thành một trong những đơn vị mạnh về dịch vụ của toàn hệ thống, tỷ trọng thu phí tín dụng chiếm hơn 60% tổng thu nhập. Chi nhánh đã được Thống đốc NHNN VN, Chủ tịch UBND thành phố, Hội đồng quản trị BIDV TW, Ủy ban Chứng khoán NN… ghi nhận bằng các bằng khen, cờ thi đua. Chi nhánh được BHNN nâng hạng doanh nghiệp. Đây là niềm vui lớn, khẳng định sự lớn mạnh trưởng thành cũng như đẳng cấp, thương hiệu của Chi nhánh trong 5 năm vừa qua. 3.3. Mục tiêu của BIDV Hà Thành trong thời gian tới. Trong thời gian tới, mục tiêu của BIDV Hà Thành là xây dựng Chi nhánh thành ngân hàng bán lẻ kiểu mẫu, thành một trong nhưng trung tâm ứng dụng và triển khai sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hàng đầu của BIDV. Trong những năm tới, Hà Thành sẽ mở rộng mạng lưới hoạt động tại những nơi tập trung các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và khách hàng dân cư nhỏ lẻ. Lấy chất lượng và an toàn tín dụng làm mục tiêu hàng đầu. BIDV Hà Thành gắn tăng trưởng tín dụng với kiểm soát chặt chẽ chất lượng và hiệu quả tín dụng. Phấn đấu đạt các chỉ tiêu chất lượng cao hơn mức trung bình của toàn hệ thống. Chủ động mở rộng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng mới trên nền tảng công nghệ hiện đại nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, đặc biệt là các cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng. Phát triển các kênh phân phối mới nhằm tiết kiệm chi phí như: ngân hàng điện tử, quản lý vốn, cung cấp dịch vụ cho các khách hàng VIP, thanh toán không dùng tiền mặt… PHẦN II: CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ THÀNH 1. Các hoạt động chủ yếu của BIDV Hà Thành. 1.1. Hoạt động huy động vốn: Huy động vốn dưới các hình thức: nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn bằng Đồng Việt Nam hoặc các ngoại tệ khác theo quy định của BIDV. Thực hiện các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Pháp luật. 1.2. Hoạt động cho vay: Cho vay là hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống, các dự án đầu tư – phát triển kinh tế xã hội và các nhu cầu hợp pháp khác đối với các tổ chức, các nhân và hộ gia đình dưới các hình thức dài hạn, trung hạn, ngắn hạn bằng Việt Nam Đồng hoặc các ngoại tệ khác theo quy định của Pháp luật, của NHNN VN và của BIDV. Ngay từ khi thành lập Ban lãnh đạo Ngân hàng ĐT&PT VN đã có quyết định chỉ đạo cho Chi nhánh là chuyên phục vụ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và trở thành Chi nhánh ngân hàng thương mại Nhà nước đầu tiên chuyên phục vụ thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Trong 2 năm trở lại đây, Chi nhánh còn chú trọng đến lĩnh vực cho vay tiêu dùng với các sản phẩm đa dạng, lãi suất hợp lý với nhiều hình thức cho vay đa dạng. Hiện nay các hoạt động cho vay tiêu dùng của Chi nhánh Hà Thành gồm có: Cho vay tiêu dùng bao gồm cho vay mua nhà, mua ô tô trả góp… Cho vay cán bộ công nhân viên. Cho vay hộ kinh doanh. Cho vay cầm cố chứng khoán, repo. Cho vay cầm cố, chiết khấu thương phiếu, các giấy tờ có giá khác… Các hoạt động cho vay khác… 1.3. Các hoạt động khác: Ngoài hai hoạt động cơ bản trên, hiện nay BIDV Hà Thành còn triển khai và phát triển một số hoạt động khác như: Thực hiện đồng tài trợ, đầu mối đồng tài trợ, cấp tín dụng theo quy định. Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ tài trợ thương mại khác theo quy định của NHĐT&PT VN. Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế và các dịch vụ ngân quỹ. Thực hiện dịch vụ ngân hàng đại lý, quản lý vốn đầu tư cho các dự án, tư vấn đầu tư theo yêu cầu khách hàng và theo quy định của pháp luật. Thực hiện nghiệp vụ mua bán chuyển đổi ngoại tệ với các khách hàng và tổ chức trong nước và các dịch vụ ngân hàng đối ngoại khác theo quy định của Tồng giám đốc NHĐT&PT VN. 2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của NHĐT&PT VN chi nhánh Hà Thành. 2.1. Hoạt động huy động vốn Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Giá trị S/v 2006 Giá trị S/v 2007 Tổng nguồn vốn huy động 3878 4889 26.07% 5505 12.5% 1. Theo khách hàng - Dân cư Tỷ trọng 1051 27.1% 1362 27.86% 29,6% 1779 32.3% 30.6% - Tổ chức kinh tế Tỷ trọng 2733 70.47% 2924 59.81% 6,9% 3097 56.25% 5.9% - Tổ chức tài chính Tỷ trọng 94 2.43% 603 12.33% 541% 629 11.45% 4.3% 2. Theo sản phẩm -Tiền gửi Tỷ trọng 3760 96.95% 4783 97.83% 27,2% 5073 92.15% 6.1% - Giấy tờ có giá Tỷ trọng 118 4.15% 106 3.27% -10,1% 432 7.85% 307.5% 3. Theo kì hạn - Không kì hạn Tỷ trọng 254 6.5% 310 6.3% 22% 278 5.05% -10.3% - Ngắn hạn Tỷ trọng 2392 61.7% 2734 55.93% 14,3% 3735 67.85% 36.6% - Trung và dài hạn Tỷ trọng 1232 31.9% 1845 37.77% 49,8% 1492 27.1% -19% ( Nguồn: Báo cáo KQKD năm 2006, 2007, 2008 NHĐT&PT VN chi nhánh Hà Thành) Qua bảng số liệu trên ta thấy, hoạt động huy động vốn của chi nhánh trong giai đoạn 2006 – 2008 không ngừng tăng trưởng qua các năm. Cụ thể, tổng số vốn huy động được vào năm 2006 là 3878 tỷ đồng, năm 2007 là 4889 tỷ đồng (tăng 26,07% so với năm 2006) và năm 2008 là 5505 tỷ đồng (tăng 12.5% so với năm 2007). Cơ cấu của nguồn vốn cũng tương đối ổn định qua các năm, thể hiện là: Tỷ lệ vốn huy động từ các Tổ chức kinh tế và cá nhân đều tăng mạnh đặc biệt là tiền gửi của tổ chức kinh tế luôn chiếm một tỉ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn huy động, năm 2006 chiếm tới 70,47%, năm 2008 là 56,25%. Đối tượng tiền gửi là các Tổ chức Tài chính cũng tăng mạnh qua các năm, từ năm 2006 chỉ có 94 tỷ đồng đến năm 2007 là 603 tỷ và vẫn giữ con số tương đương trong năm 2008, chứng tỏ Chi nhánh đã ngày càng có uy tín và có nhiều chính sách để thu hút nguồn vốn tiền gửi từ mọi đối tượng của nền kinh tế. Sở dĩ nguồn vốn của Chi nhánh liên tục tăng trưởng là do Chi nhánh luôn bám sát và phân tích diễn biến lãi suất trên thị trường để điều hành lãi suất huy động cho phù hợp với mặt bằng lãi suất chung cũng như có được chính sách khách hàng hợp lý. Mặt khác, Chi nhánh tiếp tục mở rộng và đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, triển khai tốt các sản phẩm, dịch vụ mới như tiết kiệm kèm bảo hiểm, tiết kiệm trúng thưởng, … Trong những năm qua, nguồn vốn ngắn hạn vẫn giữ vai trò chủ yếu do tính linh hoạt của nó, đặc biệt vào năm 2008 vừa qua, nguồn vốn ngắn hạn đạt 3735 nghìn tỷ đồng chiếm 67.85% tổng nguồn vốn. Điều này xuất phát từ việc Chi nhánh đã triển khai ứng dụng công nghệ thanh toán SIBS, cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng một cách nhanh nhất và chất lượng nhất. Ngay cả những tháng đầu năm 2008, khi tình hình lãi suất biến động rất phức tạp, Chi nhánh đã thực hiện nhanh chóng các chính sách về lãi suất của Ngân hàng ĐT & PTVN trong việc tăng lãi suất để thu hút tiền gửi ngắn hạn từ dân cư, cùng với đấy là hàng loạt các chương trình khuyến mãi để níu giữ các khách hàng cũ cũng như kêu gọi các khách hàng tiềm năng. Bên cạnh đó, nguồn vốn không kì hạn, trung & dài hạn có dấu hiệu giảm trong năm 2008, đạt 1492 tỷ đồng (năm 2008) so với 1845 tỷ đồng (năm 2007) do đầu năm 2008, Ngân hàng nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát do đó lượng tiền để huy động trung và dài hạn giảm, cùng với đó Ngân hàng cũng tập trung thu hút tiền gửi ngắn hạn để giải quyết tình hình thanh khoản trước mắt (có rất nhiều thời điểm lãi suất huy động tiền gửi ngắn hạn cao hơn lãi suất huy động tiền gửi trung và dài hạn). Tuy nhiên để tạo lập được nguồn vốn trung và dài hạn khá ổn định như trên, không thể không kể đến việc Chi nhánh đã tạo được mối quan hệ tốt trong việc tiếp thị và chăm sóc khách hàng có tiềm năng về tiền gửi có kì hạn trên 12 tháng như Bảo hiểm xã hội, Bộ Tài chính và một số lượng không nhỏ dân cư với tiền gửi tiết kiệm trung, dài hạn. Hơn nữa, Chi nhánh luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho khách hàng thông qua việc mở cửa giao dịch cả ngày thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ Tết, thời gian giao dịch kéo dài đến 18h hàng ngày. Ngoài ra, Chi nhánh đã phát triển mạng lưới ngân hàng bán lẻ tới các khu vực trung tâm thương mại, khu vực tập trung các trường đại học, bệnh viện như Phòng giao dịch Bách Khoa, Phòng giao dịch Học viện Ngân hàng, Phòng giao dịch Đại học Y nhằm phục vụ cho các cán bộ, giáo viên, sinh viên và học sinh đông đảo., chi nhánh còn đặt các điểm ATM tiến hành chi trả lương cho nhiều cơ quan, bệnh viện,.. 2.2. Tình hình sử dụng vốn của chi nhánh Hà Thành Nếu nghiệp vụ tạo vốn đóng vai trò là bàn đạp thì nghiệp vụ sử dụng vốn lại là lực quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nhìn vào bảng dưới đây ta có thể thấy hoạt động tín dụng đóng vai trò và cũng chiếm tỉ trọng cao nhất trong hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng. Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tín dụng 2,273,097 1,546,597 2,518,195 Cho vay ủy thác 146,066 130,521 151,263 Điều chuyển vốn nội bộ 1,068,197 2,789,786 2,917,576 Đầu tư 118,363 228,248 73,868 Mua trái phiếu 166,213 345,508 463,737 Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh – phòng kế hoạch và nguồn vốn, chi nhánh Hà thành. Cụ thể trong công tác tín dụng, Chi nhánh Hà thành đã thực hiện tốt định hướng của Ban lãnh đạo Ngân hàng ĐT&PTVN về phục vụ doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp ngoài quốc doanh theo tinh thần nghị quyết số 14/NQ-TƯ về phát triển kinh tế tư nhân. Ngoài ra trong 2 năm trở lại đây Chi nhánh đã hoạt động chú trọng đến hoạt động kinh doanh bán lẻ với sự đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ ngân hàng dựa trên nền tảng công nghệ ngân hàng tiên tiến, phục vụ đa dạng nhu cầu của các thành phần kinh tế góp phần tăng thu dịch vụ với tốc độ cao Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng dư nợ 2,273,097 1,546,597 2,518,195 1. Theo thời gian - Ngắn hạn 1,908,410 (84.96%) 1,236,513 (89.05%) 2,126,499 (85.4%) - Trung và dài han 364,687 (16.04%) 310,084 (20.05%) 391,696 (15.6%) 2. Theo TPKT - Kinh tế quốc doanh 409,158 (8%) 97,900 (6.33%) 207,751 (8.15%) - Kinh tế ngoài quốc doanh 1,863,939 (82%) 1,448,697 (93.67%) 2,310,444 (91.75%) 3. Theo tài sản đảm bảo - Có TSĐB 2,068,518 (91%) 1,313,370 (84.92%) 2,210,975 (87.8%) - Không có TSĐB 204,579 (9%) 233,227 (5.18%) 307,220 (2.2%) Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh – phòng kế hoạch và nguồn vốn, chi nhánh Hà thành. Nhìn vào bảng số liệu trên có thể nhận thấy tỷ lệ dư nợ ngoài quốc doanh trên tổng dư nợ là cao trong tất cả các năm năm 2007 là 93.67% và năm 2008 là 91.75%. Quả thật, trong 5 năm qua, Chi nhánh luôn ý thức được vai trò nhiệm vụ của mình là thúc đẩy thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, do vậy, Chi nhánh đã chủ động tìm kiếm và thiết lập quan hệ lâu dài với các hiệp hội kinh doanh vừa và nhỏ, hiệp hội kinh doanh trẻ Hà Nội và nhiều doanh nghiệp trên địa bàn kịp thời đáp ứng nhu cầu về vốn cho các doanh nghiệp. Từ 12 khách hàng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng, bảo lãnh với số dư nợ chỉ có 65 tỷ đồng, sau 5 năm hoạt động, Chi nhánh đã có trên 130 khách hàng doanh nghiệp có quan hệ vay vốn thường xuyên, đến 31/12/2008, dư nợ tín dụng đối với khối ngoài quốc doanh là 2,310 tỷ đồng (gấp 35 lần khi mới thành lập). Trong đó có nhiều doanh nghiệp lớn có thương hiệu mạnh như : Công ty cổ phần đầu tư công nghệ FPT, Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát, Công ty cổ phần Vimeco, Công ty cổ phần văn phòng phẩm Hồng Hà, Tổng Công ty xăng dầu Hàng không, Công ty cổ phần Ga Petrolimex,… Xét cơ cấu dư nợ về mặt thời hạn, ta thấy dư nợ cho vay ngắn hạn luôn ở mức cao và ổn định trung bình đều ở mức trên 85%. Như vậy Chi nhánh đã đạt được cơ cấu tín dụng theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng dư nợ ngắn hạn, giảm tỷ trọng dư nợ dài hạn theo đúng định hướng của NH ĐT&PT VN và do nhu cầu vay ngắn hạn để đáp ứng sự thiếu hút vốn lưu động của các doanh nghiệp cũng như vay để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của cá nhân cũng đang ngày càng tăng. Xét về dư nợ có TSĐB cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ, các năm đều trên 85%, năm 2006 là 91%, đây là những con số rất cao làm nên những khoản cho vay an toàn cho Chi nhánh. Nguyên nhân chủ yếu là do Chi nhánh được NH ĐT&PTVN ủy quyền cho làm đầu mối phục vụ cung cấp tín dụng và các dịch vụ ngân hàng cho các công ty lớn, hợp đồng có giá trị lớn và phải có tài sản đảm bảo. Mặt khác, do hoạt động cho vay tiêu dung, cho vay kinh doanh đối với cá nhân, doanh nghiệp cũng tăng lên và với các khoản vay này, Chi nhánh luôn yêu cầu khách hàng phải có tài sản đảm bảo Tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh Hà Thành Đơn vị: triệu đồng Tỷ lệ nợ quá hạn Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Giá trị ( triệu đồng) 17,137 21,452 58,622 Tỷ lệ Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ 0.75% 1.38% 2.3% Tiêu chí của Chi nhánh cũng như toàn ngân hàng là tăng trưởng tín dụng đi đôi với kiểm soát tỷ lệ nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh tuy có tăng nhưng vẫn đang nằm trong tỷ lệ nợ xấu được cho phép của chi nhánh ( thấp dưới 2.4%) 2.3. Tình hình các hoạt động khác 2.3.1. Hoàn thành tốt vai trò ngân hàng chỉ định thanh toán chứng khoán cho thị trường chứng khoán phía bắc. Từ năm 2006 đến nay, Chi nhánh đã thực hiện công tác thanh toán bù trừ tiền mua bán chứng khoán tại sàn giao dịch thứ cấp cho Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội an toàn, chính xác và nhanh chóng cho gần 700 phiên giao dịch với doanh số thanh toán bù trừ đạt 382 nghìn tỷ đồng, chi trả tiền đặt cọc cho khoảng 181 phiên đấu giá, thay mặt BIDV tham gia gần 50 phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ với tổng giá trị trái phiếu trúng thầu gần 5,000 tỷ đồng. 2.3.2. Dịch vụ thẻ: Trong năm 2008 vừa qua, chi nhánh đã phát hành được hơn 5000 thẻ ATM. Thực hiện chỉ thị số 20/CT của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ trương thanh toán lương cho CBCNV qua tài khoản ngân hàng, chi nhánh đã tích cực phân công tiếp thị, mở thẻ tại các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp hưởng lương ngân sách có nhu cầu trả lương qua tài khoản cá nhân, hiện nay ngân hàng đã ký hợp đồng với khoảng gần 20 doanh nghiệp trả lương qua thẻ. Về chất lượng dịch vụ thẻ của BIDV Hà Thành trong năm 2008 đã có nhiều cải thiện, cụ thể: số lỗi giao dịch thẻ giảm, hệ thống ATM hoạt động ổn định, tần suất giao dịch trung bình khoảng 3650 giao dịch/máy. Số lượng các máy ATM cũng được tăng lên đáng kể. BIDV Hà Thành cũng đang tiến hành mở rộng liên kết với các ngân hàng khác trong lãnh thổ Việt Nam và trên thế giới. 2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Lợi nhuận trước thuế 42 128 133 Quỹ Dự phòng rủi ro 49 45 Thu dịch vụ ròng 18 39 Lợi nhuận sau thuế 30.24 92.16 95.76 Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh Hà thành Nhìn vào bảng trên, ta thấy lợi nhuận của Chi nhánh tăng không ngừng, đặc biệt là lợi nhuận sau thuế tăng từ 30.24 tỷ đồng lên 92.16 tỷ đồng ( tăng gần 3 lần so với 2006) và đạt 95.76 tỷ đồng năm 2008. Như vây có thể thấy hoạt động doanh thu của chi nhánh Hà Thành là rất khả quan, tạo được đà phát triển vững chắc cho tương lai. KẾT LUẬN Trên đây là vài nét giới thiệu sơ qua về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hà Thành và một số hoạt động cơ bản của nó trong thời gian gần đây. Tuy đã đạt được những bước tiến đáng kể trong những năm qua nhưng khó khăn vẫn còn đang ở trước mắt. Trong những năm tới BIDV Hà Thành càng phải cố gắng nỗ lực hơn nữa, một mắt cố gắng giữ gìn và phát huy những thành quả đã đạt được trong những năm qua, mặt khác cũng cần phải có những chiến lược mới, những hoạt động mới phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay. Đặc biệt nên chú trọng hơn nữa về hoạt động kinh doanh bán lẻ vì hiện nay, nhu cầu vay tiêu dùng với mục đích phục vụ nhu cầu sinh hoạt, mua sắm… của dân cư trên địa bàn hoạt động của ngân hàng đang tăng lên nhanh chóng. Nhu cầu thiết yếu này cũng chính là tiền đề để mở rộng CVTD của NHTM nói chung và của BIDV Hà Thành nói riêng trong những năm tới đây. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006, 2007, 2008 – NH ĐT & PT VN chi nhánh Hà Thành. Giáo trình Ngân hàng thương mại – PGS.TS Phan Thị Thu Hà – NXB Đại học KTQD. Website NH ĐT&PT VN: www.bidv.com.vn 1 số tài liệu và các trang web khác MỤC LỤC ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5825.doc
Tài liệu liên quan