Ngành thép Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Tài liệu Ngành thép Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế: ... Ebook Ngành thép Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

doc96 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1371 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Ngành thép Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường đại học Ngoại thương KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG * * * KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI NGÀNH THÉP VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ HUYỀN TRANG K38C GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. VŨ THỊ KIM OANH SINH VIÊN : TRẦN LỚP : ANH 8 – Hà Nội - 2003 MỤC LỤC Lời mở đầu........................................................................................................ 4 Chương I ....................................................................................................... 5 Tổng quan về ngành thép thế giới và những thách thức của ngành thép Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ................................. 6 I. Tổng quan về ngành thép thép thế giới................................................... 6 1. Thị trường thép thế giới ...................................................................... 6 1.1 Cung .............................................................................................. 9 1.2 Cầu............................................................................................... 11 1.3 Giá ............................................................................................... 12 2.Vài nét về ngành công nghiệp sản xuất thép tại một số quốc gia Châu Á............................................................................................................ 14 2.1 Ngành công nghiệp sản xuất thép tại Nhật Bản .......................... 14 2.2 Ngành công nghiệp sản xuất thép tại Trung Quốc ...................... 16 2.3 Ngành công nghiệp sản xuất thép tại các nước Đông Nam Á .... 19 2.4 Một số kinh nghiệm trong phát triển ngành thép ........................ 21 II. Thách thức của ngành thép Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ...................................................................................................... 24 1. Việt Nam và vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế................................... 24 1.1 Mục tiêu, nguyên tắc, nội dung hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam ................................................................................................... 26 1.2 Những nội dung cơ bản trong các cam kết hội nhập của Việt Nam ........................................................................................................... 30 2. Thách thức của ngành thép Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết hội nhập ........................................................................................... 32 Chương II ................................................................................................... 35 Ngành thép Việt Nam trong những năm gần đây .................................. 35 I. Sự hình thành và phát triển ngành thép ở nước ta ................................ 35 1. Sự hình thành và phát triển ngành thép ở nước ta ............................ 35 2. Những thành tựu đã đạt được ........................................................... 38 II. Thực trạng ngành thép Việt Nam ........................................................ 40 1.Về cung .............................................................................................. 41 2. Về cầu ............................................................................................... 43 3. Về các loại sản phẩm ........................................................................ 45 4. Về nguồn nguyên liệu ....................................................................... 46 5. Về công nghệ .................................................................................... 47 6. Về các đơn vị sản xuất và kinh doanh thép ...................................... 48 7. Nguồn nhân lực ................................................................................. 52 8. Về xuất khẩu ..................................................................................... 53 III. Một số bất cập chủ yếu của ngành thép Việt Nam hiện nay .............. 53 1. Sự mất cân đối nghiêm trọng trong đầu tư phát triển ....................... 54 2. Khả năng cạnh tranh thấp ................................................................. 55 3. Sự cạnh tranh không bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong ngành ............................................................................................................... 58 4. Thiếu thông tin thị trường ................................................................. 59 Chương III .................................................................................................. 60 Phương hướng phát triển và giải pháp đối với ngành thép Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ................................................ 60 I. Phương hướng phát triển ngành thép trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ...................................................................................................... 61 1. Quy hoạch phát triển ngành thép Việt Nam đến năm 2010 ............. 61 2. Định hướng của Đảng và Nhà nước về phát triển ngành thép Việt Nam trong thời kỳ hội nhập .................................................................. 65 II. Một số giải pháp để ngành thép Việt Nam hội nhập thành công ........ 67 1. Đối với toàn ngành thép.................................................................... 67 1.1 Đầu tư cho một tầm nhìn lâu dài, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm ............................................................................................ 68 1.1.1 Chiến lược sản phẩm............................................................ 69 1.1.2 Chiến lược hạ thấp chi phí ................................................... 70 1.1.3 Chiến lược chuyên biệt hoá sản phẩm ................................. 72 1.1.4 Chiến lược marketing........................................................... 72 1.1.5 Chiến lược đổi mới công nghệ............................................. 73 1.1.6 Chiến lược con người........................................................... 74 1.1.7 Chiến lược vốn ..................................................................... 75 1.1.8 Chiến lược trong hội nhập kinh tế quốc tế............................ 75 1.2 Tiến tới hợp tác, liên kết với nhau để tạo thế và lực cho ngành thép Việt Nam.................................................................................... 76 2. Đối với Nhà nước.............................................................................. 77 2.1 Đẩy mạnh về cải cách cơ chế ...................................................... 78 2.2 Các biện pháp quản lý nhập khẩu................................................ 79 2.3 Chính sách thuế ........................................................................... 80 2.4 Giải pháp đầu tư .......................................................................... 81 2.5 Chính sách tiền tệ ........................................................................ 82 Kết luận ........................................................................................................... 83 Tài liệu tham khảo ......................................................................................... 85 Danh mục các từ viết tắt ................................................................................ 87 Phụ lục ............................................................................................................ 88 Lời mở đầu Trong bối cảnh khu vực hoá và toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay, mọi quốc gia đều đặt vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế lên vị trí hàng đầu. Đây chính là tiền đề quan trọng cho các hoạt động hợp tác song phương, đa phương, tiểu vùng và khu vực trở nên ngày một sôi động trên phạm vi toàn thế giới. Hội nhập kinh tế quốc tế vừa là đòi hỏi khách quan của nền kinh tế thế giới nói chung, vừa là nhu cầu nội tại của sự phát triển kinh tế mỗi nước. Đối với Việt Nam, thông qua hội nhập kinh tế, nền kinh tế của ta sẽ được gắn kết chặt chẽ với nền kinh tế khu vực và thế giới, đồng thời tham gia tích cực vào phân công lao động quốc tế. Là một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế thế giới, nước ta có thể tận dụng được những cơ hội do hội nhập kinh tế quốc tế mang lại, đồng thời chủ động ứng phó với những thách thức do quá trình này đặt ra. Theo kế hoạch phát triển công nghiệp Việt Nam đến 2010, ngành thép được xác định là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm của nền kinh tế nước nhà. Là vật tư chiến lược không thể thiếu được của nhiều ngành công nghiệp và xây dựng, tầm quan trọng của thép là không thể phủ nhận. Như vậy, vấn đề phát triển ngành thép hiệu quả và bền vững có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế Việt Nam theo định hướng công nghiệp hoá - hiện đại hóa, đưa nước ta nhanh chóng hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới. Ngành sản xuất thép ở nước ta đã được Đảng và Nhà nước quan tâm xây dựng và phát triển từ rất sớm. Ngay khi hoà bình lập lại trên miền Bắc, khu liên hợp Gang thép Thái Nguyên – nhà máy sản xuất thép đầu tiên của ta – đã được xây dựng với sự giúp đỡ của Trung Quốc. Sau đó, khi đất nước thống nhất, chúng ta lại tiếp tục tập trung phát triển ngành sản xuất thép trong nước để phục vụ phát triển kinh tế và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước nhà. Hơn 40 năm qua, nhờ những nỗ lực to lớn của toàn ngành thép, n- ước ta từ việc phải nhập khẩu toàn bộ thép phục vụ cho nhu cầu nội tại đến nay về cơ bản đã đáp ứng đủ nhu cầu trong nước về thép xây dựng và có một phần xuất khẩu ra thị trường bên ngoài. Vậy, hiện tại và trong thời gian tới đây, liệu ngành thép Việt Nam đã có đủ thế và lực để cùng cả nước bước vào vận hội mới của những thời cơ và thách thức mà quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mang lại hay chưa? Với mục đích tìm hiểu một cách cụ thể hơn về ngành thép của Việt Nam trong bối cảnh chung của thị trường thép thế giới cùng những thách thức trong việc thực hiện các cam kết hội nhập của Việt Nam, em đã lựa chọn đề tài “Ngành thép Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” cho bài khoá luận của mình. Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của khoá luận bao gồm 3 phần: - Chương I: Tổng quan về ngành thép thế giới và những thách thức của ngành thép Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - Chương II: Ngành thép Việt Nam trong những năm gần đây - Chương III: Một số giải pháp đối với ngành thép Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Vì thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp nên bài khoá luận của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy, em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô giáo và bạn đọc để khoá luận được hoàn thiện hơn. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn – TS. Vũ Thị Kim Oanh cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế Ngoại thương đã nhiệt tình tạo điều kiện và giúp đỡ em hoàn thành tốt bài khoá luận. Hà Nội, tháng 12 năm 2003 Sinh viên Trần Huyền Trang CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ NGÀNH THÉP THẾ GIỚI VÀ NHỮNG THÁCH THỨC CỦA NGÀNH THÉP VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Cho đến nay, thép vẫn được coi là một kim loại quý giá không thể thay thế được đối với con người trong nhiều lĩnh vực như xây dựng, sản xuất đồ gia dụng, chế tạo máy... Con người tìm thấy ở thép nhiều tính năng vượt trội so với rất nhiều kim loại khác, đó là tính bền vững, khả năng đàn hồi, không han dỉ và ít bị bào mòn với chi phí sản xuất không quá cao. Chính vì vậy, phần lớn các quốc gia trên thế giới đều rất quan tâm đến việc phát triển ngành sản xuất thép trong nước và coi đó như một ngành chiến lược trong phát triển kinh tế – xã hội. Ngày nay, trong bối cảnh chung của nền kinh tế thế giới là quá trình hội nhập kinh tế quốc tế diễn đang ra mạnh mẽ, thị trường thép thế giới cũng trở nên đầy biến động, đan xen nhiều cơ hội và thách thức. Với quá trình này, các rào cản thương mại dần bị dỡ bỏ, sản phẩm thép có điều kiện di chuyển một cách dễ dàng hơn qua biên giới các quốc gia, thúc đẩy thương mại về thép ngày một phát triển. Vậy toàn cảnh chung về ngành thép thế giới ra sao và liệu những thách thức nào đang chờ đón ngành thép non trẻ của Việt Nam khi chúng ta thực hiện những cam kết về hội nhập trong thời gian tới đây? Câu trả lời xin được trình bày trong các nội dung chính của chương đầu này. I. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH THÉP THÉP THẾ GIỚI 1. Thị trường thép thế giới Ngành thép thế giới có một lịch sử phát triển lâu dài kể từ khi con người có những tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực luyện kim. Hiện nay, thương mại về thép vẫn tiếp tục được duy trì và phát triển mạnh mẽ với một thị trường vô cùng rộng lớn. Trong hơn 10 năm qua, lượng thép giao dịch trên phạm vi toàn cầu có xu hướng tăng lên nhanh chóng. Thậm chí khi giao dịch buôn bán thép qua đường mậu biên quốc tế ngày một gia tăng thì thương mại thép đã phát triển nhanh hơn cả sản lượng thép sản xuất ra. Thật thế, nhiều hợp đồng mua bán thép được ký kết đặt hàng trước nhiều tháng cùng với việc thị trường này luôn nhộn nhịp khiến bùng nổ khắp nơi các nhà máy sản xuất thép mới. Sự sôi động của ngành thép thế giới kể trên diễn ra do một vài nguyên nhân như việc các chính phủ mở rộng tự do hoá thương mại và thực hiện giảm thuế quan trong những năm gần đây. Nó phản ánh trình độ chuyên môn hoá ngày càng cao của các công ty thép và sự phát triển mạnh mẽ trong các khu vực tự do hoá thương mại như EU, NAFTA, ASEAN... Ngày nay, các loại thép bán thành phẩm đang có tốc độ tăng trưởng về mặt thương mại rất cao. Khi những nhà máy sản xuất thép cũ bị đóng cửa tại các quốc gia công nghiệp phát triển, doanh nghiệp nơi đây thường chỉ cung cấp cho người tiêu dùng các loại thép thành phẩm. Tuy nhên, sản phẩm bán thành phẩm như phôi thép, thép phế liệu, thép vụn lại được chào với giá thấp hơn nhiều với nguồn cung dồi dào ở khắp nơi trên thế giới. Sử dụng nguyên liệu là các loại thép bán thành phẩm này thì nhiều cơ sở sản xuất quy mô nhỏ với các thiết bị thô sơ đã có thể cho ra đời các sản phẩm cán giá rẻ. Mặt khác, nhiều quốc gia đang phát triển không muốn đầu tư quá nhiều tiền vào khâu luyện thép nên chỉ xây dựng các nhà máy chế biến, gia công thép với nguyên liệu chính là từ nhập khẩu. Làm như vậy, họ vừa tiết kiệm được chi phí luyện thép tốn kém, vừa tận dụng được nguồn nguyên liệu rẻ nhập khẩu từ bên ngoài, ngành thép vì thế đem lại lợi nhuận cao cho các nhà máy thép trong nước. Đặc biệt, dù với rất nhiều biến động diễn ra nhưng thị trường thép quốc tế trong hơn 10 năm qua lại chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi những thay đổi diễn ra ở các nước thuộc Liên Xô cũ và Trung Quốc. Tại Liên Xô cũ trước đây, ngành thép có một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển chung của nền kinh tế, đặc biệt là đối với lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Sản lượng thép đã từng đạt mức rất cao kể từ khi công nghiệp hoá thép chuyên sâu được chú trọng nhưng họ vẫn chưa tận dụng một cách hiệu quả việc sử dụng thép trong các mặt hàng của mình.Với sự sụp đổ của các nước Xô Viết vào đầu những năm 90, cầu nội địa về thép tại các nước CIS (Cộng đồng các quốc gia độc lập - gồm 12 Nước Liên Xô cũ) đã có nhiều thay đổi chóng mặt. Thêm vào đó là việc các hoạt động kinh tế nhìn chung đều bị đình trệ và chịu nhiều ảnh hưởng khiến cho lĩnh vực sản xuất thép chất lượng cao ngày càng suy giảm. Do đó, nhu cầu về thép tại thị trường nội địa tại các quốc gia mới này đã giảm tới 30% so với mức cầu trước đây. Đây cũng là nguyên nhân khiến các nhà máy thép ở các nước Liên Xô cũ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải xuất khẩu được sản phẩm ra nước ngoài nếu họ muốn tiếp tục tồn tại. Kết quả của sức ép này là họ đã rất thành công trong việc giành được một vị thế quan trọng trên thị trường xuất khẩu thép thế giới, đặc biệt là các sản phẩm thép bán thành phẩm như phôi thép hay gang... Các nhà máy của những nước CIS vẫn có thể xuất khẩu mặc dù họ sử dụng các kỹ thuật lạc hậu như lò nhiệt mở với tốc độ đúc liên tục rất chậm. Hàng năm, lượng phôi thép của các nước này cung cấp cho thị trường thế giới chiếm một tỷ trọng rất cao, tới 30 – 40% lượng phôi thép nguyên liệu của toàn cầu. Như vậy, trước sự sụp đổ của Chủ nghĩa xã hội ở các nước Liên Xô cũ thì các công ty thép tại các quốc gia này vẫn có khả năng cạnh tranh cho dù năng suất và chất lượng còn chưa cao. Ngược lại với trường hợp của các nước CIS là quốc gia đông dân nhất trên thế giới – Trung Quốc. Cùng với tiến trình tự do hoá kinh tế và đổi mới đất nước mạnh mẽ, sự phát triển kinh tế không ngừng đã khiến nhu cầu về thép tại Trung Quốc tăng với tốc độ vũ bão. Với tốc độ tăng trưởng GNP từ 8 đến 10%/năm, tiêu thụ thép tại Trung Quốc cũng tăng từ 15 đến 20%/năm. Đặc biệt, công cuộc xây dựng và phát triển miền Tây của chính phủ nước này mới đây đã khiến cho cầu về thép trên thế giới tăng vọt. Vào thời điểm hiện tại, Trung Quốc chính là thị trường thép lớn nhất thế giới, chiếm gần 25% tổng nhu cầu tiêu thụ thép toàn cầu. Dưới đây, xin tập trung điểm lại tình hình nổi bật của thị trường thép thế giới trong những năm qua. 1.1 Cung Lượng cung thép toàn thế giới trong hơn thập kỷ qua nhìn chung ở trạng thái tăng đều qua các năm và luôn đạt mức trên 800 triệu tấn/năm. Nguồn cung tăng là do thị trường thép từ trước năm 2001 rất ít biến động, giá nguyên liệu đầu vào rẻ, chi phí sản xuất thấp nên đầu tư vào sản xuất thép đem lại nhiều lợi nhuận. Chính vì thế mà nhiều nước rất coi trọng ngành thép và tập trung đầu tư mạnh vào ngành hàng này. Sản lượng thép năm 2001 vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao là 837,7 triệu tấn. Sang năm tiếp theo nguồn cung có giảm nhẹ do thị trường có một số biến động bất ngờ. Theo dự báo, sản lượng thép thế giới năm nay sẽ lại tăng lên, đạt mức 846 triệu tấn, tăng 2,1% so với năm 2001. Các khu vực sản xuất thép lớn của thế giới hiện là EU (18,7% sản lượng thép toàn cầu), Nhật Bản (11,5%), Trung Quốc (17,5%), Bắc Mỹ (14,7%) và CIS (11,7%). Bảng 1: Sản lượng thép trên thế giới Đơn vị: triệu tấn Tên nước Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003* 15 nước Châu Âu 159,1 155,0 158,0 Các nước Châu Âu khác 45,9 44,7 45,7 Các nước CIS 99,6 98,0 99,0 Bắc Mỹ 122,2 121,3 124,8 Nam Mỹ 37,4 37,2 38,4 Châu Phi 14,3 14,5 14,9 Trung Đông 11,6 11,9 12,3 Trung Quốc 137,8 144,0 148,0 Nhật Bản 103,0 96,0 97,0 Các nước Châu Á còn lại 98,9 97,6 99,8 Châu Đại dương 7,9 7,9 8,1 Toàn thế giới 837,7 828,1 846,0 *: Ước đạt Nguồn: Dự báo kinh tế thế giới - Bộ thương mại Việt Nam - 2003 Trong năm 2002, sự kiện đáng chú ý là việc từ tháng 3/2002 Mỹ tăng thuế chống bán phá giá đối với nhiều sản phẩm thép nhập khẩu từ 8 - 30% trong 3 năm nhằm bảo hộ ngành công nghiệp thép trong nước. Điều này đã làm EU và Nhật Bản phản đối quyết liệt lên Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Nhiều nước đòi Mỹ phải miễn thuế cho các sản phẩm thép, bồi thường thiệt hại, đồng thời còn đe dọa đánh thuế trả đũa nhiều mặt hàng xuất khẩu của nước này. Chủ nghĩa bảo hộ đã lan rộng ra các nước khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, EU, Chi Lê... Phản ứng chung của các quốc gia trên là tăng cường hạn chế nhập khẩu bằng cách tăng thuế nhập khẩu, đồng thời thực hiện cắt giảm sản lượng thép và nâng giá xuất thép. Như trường hợp của Trung Quốc, vào tháng 5/2002 nước này đã đạt hạn ngạch trong thời gian 6 tháng với 48 sản phẩm thép, nếu nhập khẩu quá hạn ngạch sẽ bị đánh thuế từ 7% đến 26%. Thuế nhập khẩu tăng đã khiến các ngành tiêu thụ thép lớn ở Mỹ như ô tô, chế tạo công cụ gặp nhiều khó khăn do thiếu nguồn cung cấp nguyên liệu. Sản xuất trong nước không đáp ứng được nhu cầu và kết quả là giá thép ở Mỹ đã tăng vọt. Chỉ trong mấy tháng đầu năm mà giá thép thế giới đã tăng 30%. Trước áp lực mạnh mẽ của cả bên trong lẫn bên ngoài, chính phủ Mỹ đã phải từng bước nhượng bộ:7 lần miễn giảm thuế đối với các sản phẩm thép, đưa tổng số các sản phẩm thép nước ngoài nhập khẩu vào Mỹ được miễn tăng thuế lên đến 727 sản phẩm. Với động thái này, sự căng thẳng trong buôn bán thép giữa Mỹ và các đối tác lớn đã được giảm bớt phần nào. Sang năm 2003, sản xuất thép dư thừa cũng vẫn đang là vấn đề nhức nhối chưa thể giải quyết được của ngành sản xuất thép toàn cầu. Các nước sản xuất thép đã nhóm họp nhiều lần và đi đến nhất trí cắt giảm sản lượng sản xuất thép hàng năm khoảng 91 - 95 triệu tấn từ năm 2002. Dự kiến, tổng sản lượng sản xuất thép giảm vào năm 2005 sẽ ở mức khoảng 124 – 138 triệu tấn. Đồng thời, các nước thành viên OECD cũng nhất trí sẽ gặp gỡ thường kỳ mỗi năm 2 lần để thoả thuận về những mức cắt giảm sản lượng sản xuất thép. Mới đây vào tháng 11/2003, Cơ quan Giải quyết tranh chấp của WTO đã phán quyết việc Mỹ đánh thuế cao đối với thép nhập khẩu là một hành động đi ngược lại các quy định tự do hoá thương mại của tổ chức này. Ngay lập tức, EU, Nhật Bản và một số quốc gia khác đe dọa sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với các hàng hoá của Mỹ. Trước những nguy cơ có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nước nhà, vào đầu tháng 12/2003, chính quyền Mỹ buộc phải tuyên bố bãi bỏ thuế nhập khẩu thép vừa mới được 20 tháng tuổi. Vậy là cuộc chiến thương mại về thép kể trên đã tạm thời chấm dứt, qua đó có thể thấy rằng giải pháp tốt nhất hiện nay với tất cả các quốc gia là nên trung thành với nguyên tắc mở cửa thị trường và không có trợ cấp. 1.2 Cầu Nền kinh tế thế giới những năm qua đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ, kéo theo đó là sự tăng lên nhanh chóng của nhu cầu tiêu thụ thép. Nhu cầu về thép thế giới tập trung trong một số lĩnh vực sử dụng nhiều thép như xây dựng, sản xuất thiết bị gia dụng, máy công cụ và phương tiện vận tải... Tỷ trọng cầu về các loại thép dài dùng trong xây dựng đang có xu hướng giảm dần và cân bằng với cầu các loại thép dẹt như thép tấm, thép lá. Trong tương lai, dự báo rằng cầu về thép dẹt sẽ ngày càng tăng do quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá của các quốc gia trên thế giới đang diễn ra hết sức mạnh mẽ. Cầu về thép trên thế giới trong 3 năm gần đây không có nhiều biến động. Nhu cầu về các sản phẩm kim loại này năm 2002 nhìn chung giảm sút, đạt mức 736,5 triệu tấn. Tiêu thụ thép thế giới năm 2003 vào khoảng 753 triệu tấn, tăng 2,3% so với năm 2002. Dự báo rằng trong một vài năm tới, xu hướng tiêu thụ thép của thế giới sẽ chỉ tăng ở mức khoảng 2 – 3%/năm. Các nước tiêu thụ thép lớn của thế giới hầu hết cũng chính là các nước sản xuất chủ yếu, bao gồm EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Bắc Mỹ, chiếm hơn 60% tổng lượng thép tiêu thụ toàn cầu. Trung Quốc hiện là thị trường tiêu thụ thép lớn nhất của thế giới, luôn có nhu cầu tiêu thụ trên 140 triệu tấn thép thành phẩm mỗi năm. Bảng 2: Tiêu thụ thép thế giới  Đơn vị: triệu tấn Tên nước Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003* 15 nước Châu Âu 140,0 136,0 140,0 Các nước Châu Âu khác 32,7 32,5 33,0 Các nước CIS 44,3 45,0 46,0 Bắc Mỹ 126,0 124,5 129,0 Nam Mỹ 26,2 26,0 26,5 Châu Phi 15,7 16,0 16,4 Trung Đông 16,7 17,0 17,3 Trung Quốc 143,7 145,0 148,0 Nhật Bản 71,4 70,0 71,0 Các nước Châu Á còn lại 118,6 118,3 120,0 Châu Đại dương 6,2 6,2 6,3 Toàn thế giới 741,5 736,5 753,5 *: Ước đạt Nguồn: Dự báo kinh tế thế giới - Bộ thương mại Việt Nam - 2003 1.3 Giá Giá cả thép thế giới những năm trước đây khá ổn định, đem lại lợi nhuận tương đối cao cho các nhà đầu tư sản xuất thép. Tuy nhiên, thị trường thép thế giới năm 2002 và 2003 có nhiều biến động so với những năm trước. Giá thép trên thị trường sau một thời gian dài của cả năm 2001 đã ổn định ở mức thấp thì năm 2002 đã tăng trở lại và tiếp tục tăng lên trong những tháng đầu năm 2003. Trong tháng 4, 5/2003, giá thép có giảm xuống đôi chút khi Trung Quốc phải hạn chế nhập khẩu thép vì dịch bệnh SARS hoành hành tại Châu Á, đặc biệt rất mạnh tại nước này khiến nhu cầu tiêu thụ thép giảm lớn. Tuy nhiên, giá thép lại rất nhanh chóng tăng cao vào những tháng tiếp theo. Nhìn chung, giá thép trên thị trường năm nay biến động rất thất thường, kết quả là các thương nhân cũng không biết chắc giá sẽ tăng giảm ra sao vào tháng tới. Đến giữa tháng 11/2003, giá phôi – nguyên liệu chính của công nghiệp sản xuất thép tiếp tục tăng cao. Theo các công ty sản xuất thép cho biết, giá phôi thép nhập từ các nước Châu Á đã lên tới 315 – 320 USD/tấn, nhập từ các nước Châu Âu khoảng 305 – 310 USD/tấn, tăng 20 – 25 USD so với thời điểm đầu tháng 11/2003. Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu lí giải cho tình trạng tăng giá thép trên toàn cầu này: - Từ tháng 3/2002 Mỹ tăng thuế nhập khẩu thép từ 8 - 30% như đã trình bày ở phần trên. - Trung Quốc ban hành hạn ngạch nhập khẩu từ tháng 5/2002 với 9 mặt hàng thép áp dụng trong thời gian 6 tháng và từ tháng 10/2002 đã ban hành biểu thuế nhập khẩu thép ở mức cao từ 7 – 26%. - Các nước Liên bang Nga, Ucraina trong 2 năm qua cũng hạn chế bớt sản lượng xuất khẩu, nâng giá phôi. Chính phủ Ucraina đã ban hành giá sàn xuất khẩu phôi thép áp dụng từ 1/12/2002 là 120 USD/tấn FOB cũng làm cho giá phôi thép trên thị trường thế giới tăng cao. Ucraina cũng nâng thuế xuất khẩu thép phế để dành nguồn nguyên liệu này cho sản xuất trong nước. Thép phế và gang cũng vì thế tăng cao, góp phần làm tăng giá thép thành phẩm bán ra trên thị trường thế giới. - Trong 2 năm 2002 – 2003, có những thời điểm khan hiếm phôi thép nên một số hợp đồng đã ký bị huỷ bỏ do nhà cung cấp chịu phạt vi phạm hợp đồng còn có lợi hơn trong khi giá phôi thép tăng cao. Bên cạnh đó, giá thép phế tăng cao do cước vận chuyển tăng vọt. Sự gia tăng này một phần do sự thiếu hụt tàu thuyền khi các nhà xuất khẩu tranh giành nhau vận chuyển nguyên liệu ra nước ngoài, một kết quả dễ lý giải do sự nhập khẩu một lượng lớn than và quặng sắt của Trung Quốc. Hiện tượng giá thép thế giới tăng bất thường trong 2 năm qua có nguyên nhân sâu xa là do tác động của chính sách thuế chống bán phá giá của Mỹ. Đến nay, chính sách này mới được chính phủ Mỹ tuyên bố bãi bỏ, do đó có nhiều khả năng giá thép sẽ giảm trở lại vào năm 2004. Tuy nhiên, riêng giá thép cán nóng vẫn nhiều khả năng tăng nhẹ trong một vài năm tới. Bảng 3: Dự báo thép dây cán nóng thế giới Đơn vị: USD/tấn Năm 2002 2003 2004 2005 2006 Giá 220 274 331 306 293 Nguồn: Dự báo kinh tế thế giới - Bộ thương mại Việt Nam – 2003 2.Vài nét về ngành công nghiệp sản xuất thép tại một số quốc gia Châu Á 2.1 Ngành công nghiệp sản xuất thép tại Nhật Bản Nhật Bản từ lâu đã được biết đến như một quốc gia có có nền công nghiệp phát triển bậc nhất trên thế giới, đặc biệt ngành công nghiệp thép ở đây được đánh giá rất cao trên thị trường quốc tế. Tuy có nguồn tài nguyên về kim loại nói chung rất hạn hẹp nhưng ngành công nghiệp sản xuất thép của Nhật Bản đã phát triển thành một trong những ngành công nghiệp then chốt, góp phần nâng cao mức sống của người dân và phát triển các ngành công nghiệp khác. Trên thế giới, công nghệ đúc liên tục tiên tiến và công nghệ sản xuất thép tấm có xử lý bề hay thép ống của đất nước mặt trời mọc này được đánh giá rất cao. Đối với thép đặc biệt – loại sản phẩm có chất lượng cao, giá trị lớn, Nhật Bản cũng là nước cung cấp có vị thế đáng kể cho nhu cầu thép thế giới. Bên cạnh đó, sản phẩm thép thô của Nhật Bản không ngừng tăng trong hơn chục năm qua. Bảng 4: Sản lượng thép của Nhật Bản từ 1995 - 2002 Đơn vị: triệu tấn Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Sản lượng 101,6 98,8 104,5 93,5 94,1 106,4 102,2 110,0 Nguồn: Báo cáo hàng năm của Viện Sắt thép Đông Nam Á (Steel Statistical Yearbook 2003) - SEAISI Hiện nay sản lượng thép của Nhật Bản đứng hàng thứ 3 trên thế giới sau Trung Quốc và Mỹ chiếm khoảng 14% tổng sản lượng thép trên thế giới. Sau chiến tranh thế giới thứ II, Nhật Bản tập trung đầu tư cho các ngành công nghiệp nặng như sắt thép, dầu lửa, đóng tàu... mặc dù tài nguyên khan hiếm hoặc có với trữ lượng không đáng kể. Để phát triển ngành công nghiệp sản xuất thép, Nhật Bản chủ yếu nhập khẩu nguyên liệu thô và bán thành phẩm như quặng sắt, phôi thép, sắt thép phế liệu rồi áp dụng công nghệ khoa học tiên tiến để tạo ra các loại thép thành phẩm với năng suất cao, chất lượng tốt. Do đó, Nhật Bản có thêm nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành khác cần dùng nhiều đến thép như sản xuất ô tô, điện tử... Nhật Bản cũng là nước đi đầu trong việc ứng dụng phương pháp dùng lò thổi gió, phương pháp này được thực hiện nhờ phản ứng toả nhiệt giữa bột quặng sắt với nhau, được nạp trực tiếp vào lò. Ưu điểm của phương pháp trên là giảm nhiều chi phí sản xuất, do đó được xem như một công nghệ hiện đại mới trong nền công nghiệp sản xuất thép tiên tiến ở các nước công nghiệp phát triển. Gần đây, do những ảnh hưởng từ các thị trường nhập khẩu chính như Trung Quốc, Hàn Quốc và sự biến động thất thường về giá của thị trường thép thế giới, các nhà sản xuất thép của Nhật Bản hiện nay đang tìm cách giải quyết vấn đề phát triển công nghệ mới, đồng thời xúc tiến việc hoàn thành việc sắp xếp lại cơ cấu tổ chức của mình bằng cách điều chỉnh việc thuê nhân công, tăng cường đầu tư thiết bị, bố trí lại hệ thống phân phối... Mặc dù trong hơn một thập kỉ qua do những biến động về thép ở trong và ngoài nước, tình hình sản xuất thép của Nhật Bản đã có thời điểm bị chững lại nhưng vẫn duy trì được sản lượng khá lớn. Bảng 5: Tình hình xuất khẩu thép của Nhật Bản từ 1995-2002 Đơn vị: triệu tấn Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Lượng xuất khẩu 20,2 23,1 24 27,7 27,9 28,8 29,1 31,2 Nguồn: Báo cáo hàng năm của Viện Sắt thép Đông Nam Á (Steel Statistical Yearbook 2003) - SEAISI Nhìn chung Nhật Bản là nước có ngành công nghiệp sản xuất thép phát triển với hệ thống cơ cấu tổ chức, công nghệ hoàn thiện cùng đội ngũ kỹ thuật viên và lao động có trình độ. Trong nhiều năm qua, Nhật Bản là một trong những nhà cung cấp lớn chuyên xuất sang Việt Nam những sản phẩm thép chất lượng cao mà nước ta chưa sản xuất được. Nhật Bản hiện đã có rất nhiều văn phòng đại diện tại Việt Nam nhằm xúc tiến thương mại giữa thị trường hai nước. Đến nay, có rất nhiều nhà máy sản xuất thép liên doanh giữa Việt Nam và Nhật Bản được xây dựng như Vinakyoei, Nippovina, thép Tây Đô ... Đây là cơ hội tốt cho chúng ta học hỏi và tiếp thu công nghệ, kỹ thuật cùng trình độ quản lí tiên tiến của một người bạn Châu Á đã luôn phấn đấu không ngừng để trở thành một nước Nhật Bản lớn mạnh như ngày nay. 2.2 Ngành công nghiệp sản xuất thép tại Trung Quốc Trung Quốc – quốc gia đông dân nhất thế giới – ngày nay là không chỉ là một cường quốc về nhập khẩu thép mà còn là một cường quốc về sản xuất thép. Gần đây, Trung Quốc đã có những bước nhảy vọt trong ngành luyện kim, đặc biệt là ngành công nghiệp sản xuất thép. Chỉ trong vòng 10 năm, sản lượng thép của Trung Quốc tăng gấp 2 lần và từ 4 năm nay nước này đã trở thành quốc gia đứng đầu thế giới về sản lượng thép thô sản xuất được hàng năm. Sở d._.ĩ ngành thép có được thành quả như ngày hôm nay là nhờ vào đường lối chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước và sự nỗ lực của toàn thể nhân dân Trung Hoa. Đầu thế kỉ XX, các nhà máy sản xuất thép lớn của Trung Quốc đã được bắt đầu xây dựng. Ngay từ những năm 40, Trung Quốc bắt đầu quan tâm đến ngành sản xuất thép, nỗ lực xây dựng ngành thép làm nền tảng cho công cuộc kiến thiết đất nước. Nhờ vậy mà ngành thép Trung Quốc về sau có nhiều điều kiện thuận lợi hơn để phát triển ngày một vững chắc. Nước này cũng luôn tập trung đầu tư, đổi mới công nghệ, tiếp thu trình độ quản lý của các nước tiên tiến trên thế giới và cho đến nay đã được xếp vào hàng các quốc gia có trình độ công nghệ và kỹ thuật trung bình khá. Hơn một thập kỷ qua Trung Quốc luôn dẫn đầu thế giới về sản lượng thép, điều này có thể thấy rõ qua bảng dưới đây. Bảng 6: Sản lượng thép thô của Trung Quốc từ 1996 - 2002 Đơn vị: triệu tấn Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Sản lượng 100 108 114 120 127 134 142 Nguồn: Báo cáo hàng năm của Viện Sắt thép Đông Nam Á (Steel Statistical Yearbook 2003) - SEAISI Hiện nay vấn đề lớn nhất Trung Quốc gặp phải là sự bất hợp lý trong cơ cấu đầu tư dẫn đến những bất cập trong cơ cấu sản phẩm. Cụ thể, năng lực sản xuất tổng thể quá dư thừa đối với các sản phẩm có chất lượng thấp đã ảnh hưởng xấu đến sự phát triển và năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế của cả ngành thép Trung Quốc. Tình hình chung của Trung Quốc là quá dư thừa các sản phẩm thép thông thường trong khi thiếu hụt các sản phẩm thép đặc biệt và những sản phẩm có chất lượng tốt phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế mạnh mẽ của nước này. Loại sản phẩm kể trên hàng năm Trung Quốc vẫn phải nhập khẩu với khối lượng lớn nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước như các chủng loại thép sử dụng trong công nghiệp sản xuất ô tô, điện tử, chế tạo máy móc... Tuy nhiên, trong thời gian qua Trung Quốc đã tiến hành nhiều bước đi đáng kể nhằm sớm giải quyết được những bất cập kể trên như tiến hành đầu tư xây xựng nhiều nhà máy thép hiện đại chuyên sản xuất các loại thép đặc chủng hay thu hồi giấy phép kinh doanh đối với các cơ sở sản xuất thép thủ công với sản phẩm kém chất lượng... Chính phủ Trung Quốc gần đây rất coi trọng việc kiểm soát sản xuất và coi đó như một yếu tố quyết định để vực dậy và bình ổn thị trường các sản phẩm thép của đất nước. Hiện nay, kinh tế của nhiều nước công nghiệp tăng trưởng mạnh làm cho thị trường thép trên thế giới ngày càng sôi động hơn. Ngay sau khi chính phủ Trung Quốc công bố kế hoạch phát triển miền Tây, giá nhiều chủng loại sản phẩm thép tăng lên đã hỗ trợ rất nhiều cho thị trường thép Trung Quốc. Giá các sản phẩm thép của nước này tăng cao với mức trung bình 340 NDT/tấn so với thời gian trước. Tuy nhiên việc tăng giá này lại trở thành vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng tiêu cực đến nỗ lực của Chính phủ trong việc thực hiện kế hoạch đóng cửa các nhà máy thép nhỏ. Các nhà máy thép nhỏ được chỉ định đóng cử từ trước đã tận dụng mức giá thép cao để phát triển sản xuất và chỉ riêng trong quý I/2002 họ đã sản xuất được 1,5 triệu tấn thép cán, vượt 45% mục tiêu đã đề ra. Chính phủ Trung Quốc đã có nhiều thành công trong việc hạn chế sản xuất tại các nhà máy lớn hơn, nhưng khó có thể cấm được các nhà máy nhỏ đưa ra thị trường các sản phẩm thép xây dựng chất lượng thấp hoặc sản phẩm thép giả. Chính phủ đã đề nghị các công ty kinh doanh và sản xuất phôi thép ngừng cung cấp cho các nhà máy nhỏ phôi thép - nguyên liệu không thể thiếu dùng để cán ra các sản phẩm thép - nhằm buộc họ phải đóng cửa và thay vào đó sẽ bán trực tiếp phôi thép cho các công ty quốc doanh lớn. Đây là một biện pháp rất hữu hiệu giúp loại bỏ các cơ sở sản xuất thép có chất lượng kém nhưng giá bán rẻ ra khỏi nguồn cung thép trong nước. Cùng với việc Trung Quốc gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO), thuế nhập khẩu các sản phẩm thép sẽ giảm xuống và những thay đổi khác trong cơ cấu mậu dịch, ảnh hưởng đến các nhà sản xuất thép và thị trường nội địa. Uỷ ban nhà nước về công nghiệp và luyện kim của Trung Quốc đã dự báo một số sản phẩm thép sẽ bị ảnh hưởng nhiều do xoá bỏ hạn ngạch và giảm thuế nhập khẩu. Mặc dù vậy, Trung Quốc vẫn có tốc độ tăng trưởng sản lượng thép khá, ước tính năm 2003 sản lượng thép của nước này có thể lên đến 148 triệu tấn, tăng 4,2% so với năm 2002. Cuối cùng, điểm đáng lưu ý là Trung Quốc rất quan tâm đến việc nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước, nhất là các doanh nghiệp Nhà nước. Trong lĩnh vực sản xuất thép, hàng loạt các biện pháp cải cách doanh nghiệp Nhà nước được đưa ra như cổ phần hoá, cho thuê, bán, khoán, giải thể, phá sản hoặc cho phép tư nhân mua lại hoặc cùng tham gia cổ phần. Trong khi đó, các doanh nghiệp tư nhân hoạt động có hiệu quả được phép vay vốn ưu đãi của nguồn vốn Nhà nước, được tham gia phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Đặc biệt, Trung Quốc rất quan tâm xây dựng và xúc tiến kế hoạch hình thành những tập đoàn doanh nghiệp lớn và hiện đại trong nhiều lĩnh vực bao gồm cả sản xuất thép để đầu tư giữ vững thị trường trong nước, từng bước chủ động vươn ra chiếm lĩnh thị trường nước ngoài. Bên cạnh đó, Trung Quốc tích cực hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành thép, đặc biệt mới đây là việc xây dựng “Luật thúc đẩy các doanh nghiệp nhỏ và vừa”, giảm dần các điều kiện để các doanh nghiệp này được quyền chủ động xuất nhập khẩu thép và hợp tác đối ngoại. Với nhiều chính sách hợp lý kể trên, các doanh nghiệp sản xuất thép của Trung Quốc ngày một phát triển lớn mạnh, thậm chí là ngang tầm thế giới. Theo công bố của Viện sắt thép thế giới (IISI), trong số 20 công ty sản xuất thép lớn nhất thế giới năm 2001- 2002 thì có đến 2 công ty của Trung Quốc. Đó là Shanghai Baosteel đứng hàng thứ 5 và China Steel ở vị trí 17. Đây quả thật là những dấu hiệu đáng mừng cho ngành sản xuất thép của quốc gia rộng lớn này. 2.3 Ngành công nghiệp sản xuất thép tại các nước Đông Nam Á Đa số các nước đang phát triển tại Đông Nam Á những năm gần đây đều cố gắng kết hợp cả hai chiến lược “sản xuất thay thế nhập khẩu” với “sản xuất hướng vào xuất khẩu” trong phát triển kinh tế. Do đó, ngành thép tại đây cũng được chú trọng phát triển theo hướng này. Trong hơn một thập kỷ qua, các nước Đông Nam Á đã và đang tăng cường đầu tư xây dựng nhiều nhà máy sản xuất thép với thiết bị hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của chính mình và có một phần xuất khẩu. Tiêu biểu trong số đó, Inđonexia, Malayxia và Thái Lan được biết đến như 3 quốc gia có mức đầu tư sản xuất thép phát triển mạnh mẽ nhất. Công nghệ và kỹ thuật sản xuất thép của các nước này nhìn chung chưa phải là hiện đại nhưng cũng tương đối mới so với các nước còn lại trong khu vực. Nhờ có sự đầu tư thích đáng và tiếp thu công nghệ của những nước phát triển đi trước mà trong nhiều năm qua sản lượng thép của 3 nước này đã tăng đáng kể. Bảng 7: Sản lượng thép của Indonexia, Malayxia, Thái Lan từ năm 1996 - 2002 Đơn vị: triệu tấn Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Indonexia 4,1 3,8 2,7 2,9 3,0 2,9 3,1 Malayxia 3,2 2,9 1,9 2,2 2,4 3,7 3,5 Thái Lan 1,8 1,5 2,1 1,9 1,8 2,1 2,3 Nguồn: Báo cáo hàng năm của Viện Sắt thép Đông Nam Á (Steel Statistical Yearbook 2003) - SEAISI Do tiến hành đầu tư vào ngành sản xuất thép từ rất sớm với mục đích thay thế thép nhập khẩu, cả 3 quốc gia trên hàng năm đều có đủ khả thoả mãn nhu cầu thép trong nước và xuất khẩu một lượng sắt thép đáng kể ra nước ngoài. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực, nhu cầu tiêu thụ thép của các nước này giảm trung bình 30% trong các năm 1997, 1998. Gần đây tuy có hồi phục lại nhưng tốc độ không cao. Trong năm 2003, cầu thép nội địa của các quốc gia này vẫn trong tình trạng thấp do sự hoành hành của dịch SARS ở Châu Á và những biến động bất thường của thị trường thép thế giới. Sự giảm sút nhu cầu trong nước thời gian qua cũng làm ảnh hưởng đến sản lượng sản xuất thép hàng năm. Các quốc gia này đều rơi vào tình trạng chung của nhiều quốc gia sản xuất thép trên thế giới, đó là cung các sản phẩm thép thông thường vượt quá cầu và thiếu các sản phẩm thép đặc biệt chất lượng cao. Đặc biệt, sự lệ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập từ bên ngoài khiến các doanh nghiệp sản xuất thép tại đây gặp nhiều lúng túng, nhất là khi nguồn hàng này khan hiếm và giá tăng cao như thời điểm hai năm qua. 2.4 Một số kinh nghiệm trong phát triển ngành thép 2.4.1 Thời điểm Thời điểm bắt đầu xây dựng ngành thép của một quốc gia là nhân tố rất quan trọng quyết định cơ cấu, công nghệ và tình hình sản xuất thép của quốc gia đó. Lợi thế của các nước đi trước là có xuất phát điểm sớm hơn do đó họ có một thời gian dài để học hỏi, tích luỹ các kinh nghiệm liên quan đến cả sản xuất và thương mại về thép. Các nước xung quanh ta đã xây dựng các nhà máy cán thép từ những năm 80 và nhà máy cán thép tấm, thép lá vào những năm 90, tức là đi trước chúng ta khoảng 10 năm. Các nhà máy này đã khấu hao hết hoặc đã khấu hao được hơn nửa tài sản cố định, do đó giá thành sản xuất của họ thấp hơn nước ta. Là nước xây dựng ngành thép chậm hơn, Việt Nam cần đầu tư mạnh để phát triển ngành thép vững chắc, nhằm theo kịp với các quốc gia trong khu vực. Việt Nam ngày nay đang trong giai đoạn kiến thiết đất nước, thay thế dần những cơ sở hạ tầng còn thấp kém và các công nghệ lạc hậu trước đây nên rất cần vật liệu cho xây dựng và các ngành công nghiệp chế tạo khác. Đây là cơ hội rất tốt cho ngành thép của ta có một thị trường rộng lớn trong nước để tập trung khai thác, sau đó mới phát triển dần theo hướng xuất khẩu ra bên ngoài. 2.4.2 Cơ cấu Việc lựa chọn cơ cấu cho sự phát triển của ngành cũng vô cùng quan trọng. Từ thực tế kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy, nếu việc lựa chọn cơ cấu không thích hợp dẫn đến sự mất cân đối cho sản xuất gây thiệt hại không nhỏ cho ngành. Do đó, kinh nghiệm nhìn chung là phải phát triển ngành thép một cách cân đối giữa thượng nguồn (bao gồm khai thác quặng, sản xuất gang, sản xuất phôi) với hạ nguồn (sản xuất ra thép thành phẩm), đa dạng hoá sản phẩm thép nhằm không đầu tư lệch trong sản xuất. Đối với Việt Nam hiện nay, chúng ta chưa thể sản xuất những sản phẩm đặc biệt ngay được nhưng cũng phải hoạch định một cách thực tế các kế hoạch trong tương lai khi đã hội đủ một số yếu tố cần thiết như vốn, công nghệ, trình độ kỹ thuật. Vào thời điểm này, chúng ta cần tập trung đầu tư cho những sản phẩm mà chúng ta có khả năng làm được như luyện thép hay sản xuất sản phẩm thép cho xây dựng theo một quy hoạch cụ thể, tránh tình trạng sản xuất tràn lan gây ứ đọng hàng hoá. Đồng thời, chúng ta cũng cần thay thế dần và loại bỏ các cơ sở với dây chuyền lạc hậu nhằm cho ra đời các sản phẩm thép đạt tiêu chuẩn chất lượng. 2.4.3 Công nghệ Nhìn chung, tuỳ vào hoàn cảnh cụ thể của mỗi quốc gia, cơ cấu sản xuất thép ở các nước này lại phù hợp với một loại hình công nghệ khác nhau. Như Nhật Bản, công nghệ ở đây phải rất hiện đại để cung cấp những sản phẩm thép cao cấp phục vụ kịp thời cho sự phát triển của nền kinh tế nói chung và các ngành công nghiệp chủ lực khác. Trong khi đó, Trung Quốc chỉ cần phát triển những công nghệ trung bình khá nhằm cung cấp số lượng lớn các sản phẩm cho nhu cầu về xây dựng và kiến thiết đất nước của quốc gia rộng lớn này. Hiện nay Việt Nam chủ yếu sản xuất những sản phẩm thép thông thường nên yêu cầu về công nghệ nói chung là không cao. Công nghệ phổ biến chúng ta sử dụng trong sản xuất thép là công nghệ đúc liên tục. Mặc dù công nghệ này tuy chưa phải là tối ưu so với công nghệ hiện đại mới xuất hiện nhưng nhìn chung khá phù hợp với chủng loại hàng hoá sản xuất ra. Đối với những mặt hàng thép chất lượng cao trong tương lai, tuỳ vào tình hình tài chính cụ thể mà Việt Nam cần lựa chọn những công nghệ sản xuất thích hợp, vừa phải đảm bảo tính hiện đại cũng như khả năng sử dụng thành thạo của các cán bộ kỹ thuật viên trong nước. Bên cạnh đó, chúng ta cần chú ý tận dụng phát triển công nghiệp hoá ngành thép theo mô hình rút ngắn mà quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng như toàn cầu hoá mang lại, tận dụng những công nghệ mới, kỹ thuật hiện đại sẵn có của thế giới để phát triển những nhà máy mới trong tương lai. 2.4.4 Xuất - nhập khẩu Các nước sản xuất thép trên thế giới nói chung đều đã trải qua giai đoạn nhập khẩu một số mặt hàng thép trong nước chưa đáp ứng được bao gồm cả thép đặc chủng và các nguyên liệu đầu vào cho ngành sản xuất này. Vấn đề quan trọng là họ dần ý thức được rằng không nên quá phụ thuộc vào các sản phẩm thép nhập khẩu này bởi khi thị trường thế giới về thép biến động bất lợi thì không chỉ kinh doanh thép nội địa mà còn cả những ngành sử dụng nhiều loại kim loại này sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, nhiều đại gia trong lĩnh vực sản xuất thép đã phát triển theo trình tự là nhập khẩu – sản xuất thay thế hàng nhập khẩu và cuối cùng là tiến tới xuất khẩu các sản phẩm thép của mình ra thị trường nước ngoài. Ở Việt Nam hiện nay, ngoài việc nhập khẩu các sản phẩm thép cho tiêu dùng trong nước thì còn nhập khẩu một lượng phôi đáng kể. Riêng về phôi thép, do khối lượng phôi sản xuất trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu bởi chi phí đầu tư quá tốn kém, chúng ta phải cân nhắc thận trọng giữa đầu tư cho sản xuất và nhập khẩu một cách tương thích. Đặc biệt, ngành thép Việt Nam cần chú trọng tìm kiếm các bạn hàng, các thị trường mới cho sản phẩm thép bởi xuất khẩu là một hướng phát triển rất quan trọng trong phát triển ngành thép mỗi nước. 2.4.5 Nguồn nhân lực Phát triển nguồn nhân lực là một nhân tố then chốt không chỉ riêng trong ngành thép mà còn trong tất cả các ngành khác của nền kinh tế quốc dân. Nguồn nhân lực của ngành thép ở đây bao gồm từ các nhà hoạch định chính sách, các cán bộ quản lý cho đến đội ngũ cán bộ, kỹ thật viên... Các quốc gia mà ví dụ điển hình là Trung Quốc rất coi trọng đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực đã rất thành công trong thời gian qua, đưa ngành thép của họ ngày một lớn mạnh theo một quy hoạch hợp lý và còn nhận được sự hỗ trợ rất nhiều từ các chính sách phát triển nhất quán, ổn định lâu dài từ phía các nhà hoạch định chính sách quốc gia. II. THÁCH THỨC CỦA NGÀNH THÉP VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 1. Việt Nam và vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế Ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế vận động tất yếu của các nền kinh tế trên thế giới khi mà toàn cầu hoá, khu vực hoá và quốc tế hoá đang diễn ra hết sức nhanh chóng dưới sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ. Thuật ngữ này cho đến nay đã có rất nhiều cách hiểu khác nhau. Trước hết, hội nhập kinh tế là gì? Theo các nhà nghiên cứu kinh tế, hội nhập kinh tế là quá trình nền kinh tế các quốc gia tham gia một cách chủ động, tích cực vào nền kinh tế thế giới, qua đó nền kinh tế các quốc gia tác động lẫn nhau, bổ xung cho nhau và phụ thuộc lẫn nhau. Riêng về hội nhập kinh tế quốc tế, xin giới thiệu dưới đây một vài khái niêm thông dụng nhất. Hội nhập kinh tế quốc tế là sự phản ánh quá trình các thể chế quốc gia tiến hành xây dựng, thương lượng, ký kết và tuân thủ các cam kết song phương, đa phương và toàn cầu ngày càng đa dạng hơn, cao hơn và đồng bộ hơn trong các lĩnh vực đời sống kinh tế quốc gia và quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình loại bỏ dần các hàng rào thương mại quốc tế, thanh toán quốc tế và di chuyển các nhân tố sản xuất giữa các nước. Hoặc theo Bộ Thương mại Việt Nam, hội nhập kinh tế quốc tế là việc một quốc gia thực hiện chính sách kinh tế mở, tham gia các định chế kinh tế, tài chính, thương mại quốc tế, mở rộng hợp tác kinh tế với bên ngoài, thực hiện tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại, đầu tư. Mặc dù có nhiều cách hiểu khác nhau như đã nêu trên nhưng xét về cơ bản, hội nhập kinh tế quốc tế là sự gắn kết nền kinh tế của mỗi quốc gia và các tổ chức hợp tác kinh tế khu vực, toàn cầu, trong đó mối quan hệ giữa các thành viên có sự ràng buộc theo những quy định chung của khối như thực hiện thuận lợi hoá và tự do hoá thương mại, đầu tư và các hoạt động kinh tế đối ngoại khác. Hội nhập kinh tế quốc tế nhằm giải quyết 6 vấn đề chủ yếu: Đàm phán cắt giảm thuế quan Giảm, loại bỏ hàng rào phi thuế quan Giảm bớt các hạn chế đối với dịch vụ Giảm bớt các trở ngại đối với đầu tư quốc tế Điều chỉnh các chính sách thương mại khác Triển khai các hoạt động văn hoá, giáo dục, y tế... có tính chất toàn cầu Nhìn chung, mỗi quốc gia trong quá trình hội nhập để phát triển và trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt đều phải chú ý đến các quan hệ trong và ngoài khu vực. Về lâu dài cũng như trước mắt, việc giải quyết các vấn đề của quốc gia đều phải tính đến xu hướng hội nhập toàn cầu để đảm bảo được lợi ích phát triển tối ưu của quốc gia đó. Và Việt Nam – một đất nước đang trên đà phát triển nhằm đuổi kịp bạn bè thế giới thì cũng không nằm ngoài quá trình này. Trong điều kiện hội nhập, các quốc gia dù giàu có hay phát triển đến đâu cũng không thể tự mình đáp ứng được tất cả các nhu cầu của chính mình. Đó là một vấn đề có tính quy luật. Những quốc gia chậm trễ hay không chủ động trong hội nhập kinh tế quốc tế thường phải trả giá bằng sự tụt hậu của chính mình. Ngược lại, nếu quá nóng vội, muốn mau chóng hội nhập mà không chú trọng đến việc phát huy chính nội lực của quốc gia cũng dẫn đến tình trạng hại nhiều hơn lợi. Bởi vậy, để hội nhập có hiệu quả, mỗi quốc gia cần phải có những quan điểm nhận thức đúng đắn, nhất quán và các cơ chế chính sách thích hợp để có thể tận dụng tốt các cơ hội và hạn chế những rủi ro trong quá trình hội nhập của mình. 1.1 Mục tiêu, nguyên tắc, nội dung hội nhập kinh tế của Việt Nam Mục tiêu Đối với Việt Nam, hội nhập kinh tế quốc tế là nhu cầu nội tại vừa mang tính bức xúc, vừa mang tính cơ bản lâu dài đối với sự phát triển nền kinh tế đất nước. Tổng kết thực tiễn hội nhập kinh tế của Việt Nam và nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, ngày 27/11/2001, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết 07 về hội nhập kinh tế quốc tế với mục tiêu rất rõ ràng: “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nhằm mở rộng thị trường, tranh thủ thêm vốn, công nghệ và kiến thức quản lý để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, trước mắt là thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ nêu ra trong Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội năm 2001 - 2010 và kế hoạch 5 năm 2001 – 2005”. Để đạt được mục tiêu trên, điều quan trọng cần phải quán triệt những quan điểm chỉ đạo của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế, cụ thể là: Hội nhập kinh tế quốc tế phải giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia, bình đẳng cùng có lợi, bảo đảm an ninh quốc gia, phát huy bản sắc dân tộc, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa. Hội nhập kinh tế quốc tế phải tiến hành từng bước với lộ trình hợp lý, khả thi, phù hợp với điều kiện một nước đang phát triển, có thu nhập thấp, là một nền kinh tế đang chuyển đổi. Hội nhập kinh tế quốc tế đặt trọng tâm vào lĩnh vực kinh tế thương mại, đồng thời cần quan tâm đúng mức hợp tác trong các lĩnh vực khác. Nguyên tắc Hội nhập kinh tế quốc tế tuy là tất yếu khách quan nhưng không phải vì thế mà các quốc tiến hành hội nhập bằng mọi giá. Do đó, trong quá trình hội nhập, Đảng và nhà nước ta đã đưa ra 5 nguyên tắc chỉ đạo chính sau đây: 1. Quán triệt chủ trương được xác định tại Đại hội Đảng IX là: “ Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường”. 2. Hội nhập kinh tế quốc tế là sự nghiệp của toàn dân. Trong quá trình hội nhập, cần phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế, của toàn xã hội, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. 3. Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh và cạnh tranh, vừa có nhiều cơ hội, vừa không ít thách thức, do đó cần tỉnh táo, khôn khéo và linh hoạt trong việc xử lý tính hai mặt của hội nhập tuỳ theo đối tượng, vấn đề, trường hợp, thời điểm cụ thể; vừa phải đề phòng tư tưởng trì trệ, thụ động, vừa phải chống tư tưởng giản đơn, nôn nóng. 4. Nhận thức đầy đủ đặc điểm của nền kinh tế nước ta, từ đó đề ra kế hoạch và lộ trình hợp lý, vừa phù hợp với trình độ phát triển của đất nước, vừa đáp ứng các quy định của các tổ chức kinh tế quốc tế mà Việt Nam tham gia; tranh thủ những ưu đãi dành cho các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi từ kinh tế tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường. 5. Kết hợp chặt chẽ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với yêu cầu giữ vững an ninh, quốc phòng, thông qua hội nhập để tăng cường sức mạnh tổng hợp của quốc gia, nhằm củng cố chủ quyền và an ninh đất nước, cảnh giác với những mưu toan thông qua hội nhập để thực hiện ý đồ “diễn biến hoà bình” đối với nước ta. Nội dung cụ thể Nghị quyết số 07 - NQ/TW ngày 27/11/2001 của Bộ Chính trị đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể để tiến hành thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta. Những nhiệm vụ đó bao gồm 10 nội dung chính dưới đây: 1. Triển khai khẩn trương công tác thông tin tuyên truyền về chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác hội nhập kinh tế quốc tế. Huy động tất cả các phương tiện thông tin đại chúng nhằm làm cho công chúng hiểu rõ ràng hơn nữa các vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế. Sử dụng thông tin định hướng cho doanh nghiệp. 2. Nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện chiến lược, chương trình hội nhập tổng thể đối với tất cả các tổ chức kinh tế quốc tế theo một lộ trình thời gian nhất định (đặc biệt là lộ trình cam kết trong ASEAN và Hiệp định thương mại Việt – Mỹ). 3. Xây dựng kế hoạch và chủ động, khẩn trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ Việt Nam trên hai khía cạnh: chất lượng hàng hoá và cải tiến thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho công tác xuất nhập khẩu. Xác định 3 nhóm hàng hóa: Hàng hoá có khả năng cạnh tranh cao Hàng hoá có khả năng cạnh tranh có điều kiện Hàng hoá không có khả năng cạnh tranh Trên cơ sở đó, Nhà nước có những chính sách và định hướng phù hợp với từng nhóm hàng hoá. 4. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại. Mở rộng thị trường xuất khẩu, tranh thủ đầu tư và trợ giúp kỹ thuật của các nước và các tổ chức quốc tế. 5. Hoàn chỉnh hệ thống luật pháp phù hợp với thông lệ quốc tế, đồng thời đáp ứng được các yêu cầu phát triển kinh tế trong nước. 6. Nghiên cứu và xây dựng các loại thuế mới áp dụng trong nước thay cho thuế nhập khẩu giảm xuống 0 – 5%. Nghiên cứu và đề xuất các chính sách bảo vệ sản xuất phù hợp với quá trình gia nhập WTO và thực hiện các cam kết quốc tế. 7. Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là đào tạo ngoại ngữ, chuyên gia về luật pháp, ngoại ngữ phục vụ công tác đàm phán thương mại quốc tế. 8. Tích cực tiến hành đàm phán để gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) theo phương án và lộ trình hợp lý, gắn kết quá trình đàm phán với quá trình đổi mới mọi mặt hoạt động kinh tế ở trong nước. Chủ động, tiếp tục cam kết thực hiện các định chế của các tổ chức ASEAN, APEC, ASEM. 9. Củng cố và tăng cường năng lực để Uỷ ban quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế có đủ thẩm quyền và năng lực tư vấn giúp Thủ tướng Chính phủ trong vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế. 10. Gắn kết chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế với nhiệm vụ củng cố an ninh, quốc phòng trong suốt quá trình hội nhập. Kết hợp hoạt động chính trị đối ngoại với kinh tế đối ngoại phục vụ cho phát triển kinh tế của đất nước. 1.2 Những nội dung cơ bản trong các cam kết hội nhập của Việt Nam 1.2.1 Về cắt giảm thuế quan Trong AFTA: Hiệp định thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT) Về thực chất, CEPT là sự thỏa thuận giữa các nước ASEAN về việc cắt giảm thuế nhập khẩu cho hàng hoá có xuất xứ ASEAN theo lộ trình 10 năm xuống còn 0 - 5% thông qua “cơ cấu thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung”. Theo chương trình CEPT, một sản phẩm phải có ít nhất 40% hàm lượng ASEAN để có thể hưởng biểu thuế ưu đãi. Về nguyên tắc, CEPT bao hàm các sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp trong đó ưu tiên cho mặt hàng công nghiệp chế biến. Trong AFTA, Việt Nam cam kết bắt đầu thực hiện giảm thuế quan vào năm 1996; về cơ bản đưa mức thuế suất xuống còn 0 - 5% vào năm 2006 đối với hàng hoá nhập khẩu từ các nước ASEAN và đạt 100% số dòng thuế ở mức 0% vào năm 2015. Trong APEC Từ ngày 1/1/1999, Việt Nam thực thi Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu mới. Theo đó, có ba loại thuế gồm thuế tối huệ quốc, thuế phi tối huệ quốc và thuế ưu đãi. Số các mức thuế cũng sẽ được điều chỉnh, thuế suất cũng tiếp tục giảm để đạt mục tiêu của APEC là 0% vào 2020. Việt Nam cũng cam kết sẽ hướng tới chính sách thương mại mở bằng việc liên tục giảm mức thuế và nâng cao tính minh bạch của biểu thuế, làm cho biểu thuế phải phù hợp với biểu HS. Hiệp định Việt – Mỹ Nước ta cam kết cắt giảm thuế quan đối với khoảng 400 dòng thuế theo những lộ trình khác nhau. Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc Theo chương trình “Thu hoạch sớm” thì bắt đầu từ năm 2004, Việt Nam sẽ thực hiện cắt giảm thuế quan nhanh đối với một số mặt hàng của Trung Quốc và ngược lại một số loại hàng của ta sẽ được hưởng nhân nhượng về thuế quan của nước này. 1.2.2 Về phi thuế Trong AFTA Đến năm 2006, Việt Nam về cơ bản hoàn thành việc xoá bỏ các hạn chế về định lượng đối với hàng hoá nhập khẩu từ các nước ASEAN và tiến tới xoá bỏ các hàng rào phi thuế quan khác. Đồng thời, Việt Nam sẽ từng bước thực hiện việc đơn giản hoá, thuận lợi hoá và thống nhất các thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu. Trong APEC Việt Nam sẽ loại bỏ dần dần các rào cản phi thuế và tiến tới xoá bỏ hoàn toàn vào năm 2020. Hiệp định Việt – Mỹ Việc xoá bỏ các rào cản phi thuế được thực hiện theo những lộ trình cụ thể đối với trên 200 sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ vào Việt Nam. 1.2.3 Về dịch vụ Việt Nam đã cam kết thực hiện tự do hoá đối với nhiều lĩnh vực dịch vụ theo các lộ trình cụ thể khác nhau cả trong ASEAN, APEC, Hiệp định Việt – Mỹ. Đơn cử như trong Hiệp định Việt – Mỹ, những cam kết của ta về lĩnh vực này tương đối cụ thể và chi tiết, trong đó chỉ có những dịch vụ liên quan đến sức khoẻ được thực hiện vào năm 2002, còn lại đều sau năm 2004 đến 2008. Nhìn chung, nước ta sẽ từng bước mở cửa thị trường và dành đối xử bình đẳng đối với các dịch vụ của các nhà đầu tư nước ngoài. 1.2.4 Về đầu tư Xét về mặt tổng thể, Việt Nam đã cam kết về mở cửa thị trường cho các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư, kinh doanh tại nước ta, đồng thời thực hiện các biện pháp tự do hoá và thuận lợi hoá đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài, tiến tới dành cho các nhà đầu tư nước ngoài quy chế đãi ngộ quốc gia. 1.2.5 Về sở hữu trí tuệ Những cam kết của Việt Nam dựa căn bản trên các nguyên tắc của Hiệp định TRIPS và các công ước của WIPO. Theo đó, chúng ta sẽ phải tôn trọng bản quyền tác giả, bằng phát minh sáng chế, thương hiệu, thiết kế, kiểu dáng công nghiệp, giống vật nuôi cây trồng... 1.2.6 Về công khai hoá Việt Nam theo cam kết phải công khai hoá các chính sách, luật lệ và quy định về chế độ thương mại, thủ tục hành chính có liên quan và bảo đảm cho mọi người có thể tiếp cận một cách thuận lợi và dễ dàng với các thông tin đó. 2. Thách thức của ngành thép Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết hội nhập Ngành công nghiệp thép thế giới hiện nay có một đặc điểm chung là dư thừa công suất trong khi giá tăng cao do giá nguyên liệu tăng. Mức dư thừa thép hàng hoá trên thế giới nghiêm trọng đến mức các nước phải lập hàng rào bảo hộ, thậm chí dẫn đến cuộc chiến thương mại về thép không khoan nhượng giữa Mỹ và nhiều nước khác như EU, Nhật, Trung Quốc. Trong bối cảnh đó, ngành công nghiệp thép còn non trẻ của nước ta sẽ đối mặt với nhiều thách thức khi Việt Nam phải thực hiện các cam kết hội nhập đã ký. Các khó khăn của ngành thép nói riêng và các ngành hàng khác nói chung khi thời hạn thực hiện cam kết hội nhập đến gần chính là sự bảo hộ của nhà nước bị nới lỏng dần, tiến tới tự do hoá thương mại và đầu tư, cạnh tranh bình đẳng giữa hàng hoá trong nước và các nước đã ký cam kết... Dựa trên các nội dung chính trong các cam kết hội nhập đã ký của Việt Nam được đề cập ở phần trước, chúng ta có thể dễ dàng thấy được một số áp lực hội nhập lớn đối với ngành thép Việt Nam. Bảng 8: Thuế suất các loại thép của ASEAN vào Việt Nam sẽ giảm dần để đạt mức từ 0 - 5% vào năm 2006 Đơn vị: % Năm 2000 2001 – 2003 2004 2005 2006 Thép dài 40 20 15 10 5 Thép lá mạ kẽm 30 20 15 10 5 Ống thép hàn 20 20 15 10 5 Nguồn: Chính sách bảo hộ đối với ngành thép trong quá trình hội nhập quốc tế – Tổng cục thuế Những năm trước đây, ngành thép nhận được sự bảo hộ rất lớn từ phía chính phủ với thuế suất thép nhập khẩu thép lên tới 20 - 40% và đặt phụ thu 10%. Tuy nhiên, theo mục tiêu chung mà nước ta đã cam kết khi gia nhập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) là cam kết giảm thuế trong việc trao đổi mậu dịch giữa các nước trong khu vực theo khuôn khổ Hiệp định thuế ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT). Theo đó, mức thuế về thép và các sản phẩm về thép sẽ giảm bình quân từ 9,9% năm 2002 xuống 4,3% vào năm 2006. Cụ thể, thuế nhập nhẩu các sản phẩm thép từ ASEAN vào Việt Nam sẽ giảm dần để đạt mức từ 0 - 5% vào năm 2006. Đến thời điểm này sẽ không còn hạn chế về số lượng đối với thép nhập khẩu từ các nước trong khu vực và đến năm 2008, các sản phẩm thép nhập khẩu từ các nước này sẽ không còn áp dụng hàng rào phi thuế quan. Theo dự đoán của các chuyên gia của SEAISI (Viện sắt thép Đông Nam Á), đến năm 2005 thuế nhập khẩu thép sẽ còn 10%. Do đó thép ASEAN có thể vào thị trường Việt Nam bán với giá cạnh tranh. Điều đáng lưu ý là đến năm 2006, khi các mặt hàng của ASEAN được hưởng những ưu đãi của AFTA thì tối thiểu các mặt hàng này phải có 40% giá trị có xuất xứ nội địa. Nhưng hiện nay phần lớn sản phẩm thép Việt Nam chỉ có 20% giá trị nội địa do sản xuất thép của chúng ta thực chất là sản xuất gia công thép từ nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Như vậy, thời gian của Việt Nam để đối phó với những khó khăn đó không còn nhiều. Tuy nhiên, sắt thép từ các nước ASEAN không phải là mối đe dọa chủ yế._.hoá các trung tâm bán thép, chợ thép ở các khu vực truyền thống như tại các đô thị lớn hoặc các cảng biển... Các trung tâm này sẽ là đầu mối bán buôn cho khách hàng từ tỉnh về lấy thép phân phối cho các hệ thống bán lẻ. Đầu tư trang thiết bị cần thiết cho các cửa hàng bán thép lớn để có điều kiện dịch vụ tốt nhằm thu hút khách hàng tiêu dùng các sản phẩm của Việt Nam tuy chất lượng có thua kém nước ngoài song dịch vụ lại tốt hơn. Luôn tạo ra tâm lý so sánh làm nổi bật ưu thế của các sản phẩm thép nội địa so với hàng nhập ngoại. Đây cũng chính là yếu tố quan trọng để thúc đẩy ngành thép phát triển hơn nữa. Đầu tư trang thiết bị vận tải (hoặc thành lập các công ty cổ phần dịch vụ vận tải với các cổ đông chủ yếu là các cán bộ, công nhân viên trong đơn vị) để làm tốt công tác dịch vụ thép từ nhà máy đến kho, đến khách hàng. Tăng cường công tác tiêu chuẩn hoá dịch vụ và quản lý chất lượng sản phẩm trong quá trình tiêu thụ và bảo quản nâng cao năng suất và chất lượng dịch vụ. Triển khai áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9002 cho các doanh nghiệp lưu thông VSC cũng như các đơn vị lưu thông khác. Đầu tư cho quảng cáo, thông tin chi tiết về sản phẩm đến người tiêu dùng là rất cần thiết. Tổ chức hội chợ, các buổi gặp mặt đại lý, khách hàng... nhằm giới thiệu về các mặt hàng, giúp người có nhu cầu tiêu thụ thép nắm bắt được thông tin về giá cả, dịch vụ của công ty. Để làm tốt công tác này thì cần có sự giúp sức của công tác thu thập, quản lý và xử lý thông tin như việc lập các phòng ban chuyên về mảng marketing, giao tế công chúng... Đây chính là cầu nối quan trọng giữa nhà sản xuất, nhà phân phối và người tiêu dùng. Lập các trang web cập nhật và quảng cáo mạnh trên mạng các thông tin về sản phẩm và danh tiếng của công ty. 1.1.5 Chiến lược đổi mới công nghệ Thực trạng của thiết bị kỹ thuật trong nhà máy thép ở Việt Nam nói chung hiện nay là đều được đầu tư từ vài chục năm trưóc nên đều cũ, lạc hậu, công suất quá nhỏ, hiệu quả thấp không có sức cạnh tranh. Trình độ công nghệ và mức đồng bộ, tiên tiến của trang thiết bị đều thua kém các nước khác. Vì vậy đây là một vấn đề cấp bách buộc ngành thép phải có biện pháp cải tiến, nâng cấp các thiết bị. Xây dựng kế hoạch để từng bước đổi mới dây chuyền công nghệ, thay thế dần công nghệ cũ bằng công nghệ mới để tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng hàng hoá. Với các công ty mà khả năng tài chính còn nhiều hạn chế, trước tiên nên lựa chọn các khâu quan trọng trong dây chuyền sản xuất có ảnh hưởng đến chất lượng và giá cả sản phẩm để tiến hành hiện đại hoá trước. Đảm bảo thiết bị đồng bộ, hiện đại, đạt trình độ chung trên thế giới, giá cả hợp lý, kèm theo chuyển giao công nghệ đầy đủ, dễ nắm bắt, dễ sử dụng. Có thể nhập và sử dụng một số thiết bị đã qua sử dụng theo đúng quy định của Bộ Khoa học công nghệ và môi trường để tiết kiệm vốn đầu tư song vẫn đảm bảo chỉ tiêu kĩ thuật tiên tiến. Song song với đầu tư, nâng cấp trang thiết bị hiện đại là phải tiến hành các biện pháp bảo vệ môi trường. Phải có những biện pháp tích cực để làm sao vừa đảm bảo sự bắt nhịp trình độ khoa học kỹ thuật, vừa không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. 1.1.6 Chiến lược con người Cần nâng cao trình độ, năng lực kinh doanh, điều hành, quản lý doanh nghiệp nhất là của giám đốc và đội ngũ cán bộ quản lý khác. Nâng cao trình độ tay nghề cũng như trình độ và kiến thức về khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin của đội ngũ kỹ thuật viên và người người lao động như khuyến khích hình thức đưa đi đào tạo ở nước ngoài và mời chuyên gia kèm cặp bổ túc tại nhà máy. Con người là nhân tố quyết định sự phát triển của ngành thép, vì vậy công tác đào tạo cần được quan tâm trên hết. Chú trọng đến những sáng kiến cải tiến của người lao động ở các khâu khác nhau trong hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời, cần có các biện pháp khuyến khích lao động làm việc tốt hơn. Đối với các cơ sở cũ đang dư thừa nhiều lao động, cần có biện pháp sắp xếp lại, tinh giảm biên chế, tiến hành đào tạo, bổ túc và nâng cao trình độ cho số lao động còn trong dây chuyền. Mở thêm ngành nghề để thu hút số lao động dôi dư, đồng thời vẫn phải tuyển dụng lao động trẻ, khoẻ đã qua đào tạo để thay thế dần lớp cán bộ, công nhân lớn tuổi. 1.1.7 Chiến lược vốn Vốn là vấn đề được quan tâm của các ngành nói chung và của ngành thép nói riêng. Các doanh nghiệp sản xuất thép của Việt Nam hiện nay hầu hết là các doanh nghiệp quốc doanh, vốn phần lớn là do nhà nước cấp vì vậy các doanh nghiệp này đều rơi vào tình trạng khó khăn trong vấn đề tự chủ về vốn. Các doanh nghiệp tư nhân hay liên doanh thì cũng trong tình trạng nguồn vốn huy động được thấp. Do vậy, trên cơ sở chiến lược kinh doanh dài hạn và các mục tiêu trước mắt mà mỗi công ty trong ngành thép cần xây dựng chiến lược huy động vốn cho mình. Với việc xây dựng được các phương án kinh doanh khả thi, các công ty thép có thể huy động được nguồn vốn kinh doanh ngắn và trung hạn từ các ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, các công ty này có thể phát triển theo hướng liên doanh liên kết để tận dụng được nguồn vốn từ bên ngoài. Trong tương lai, cổ phần hóa, phát hành cổ phiếu, trái phiếu là một hướng đi mở đầy triển vọng để huy động được một nguồn vốn rẻ và ổn định, giúp doanh nghiệp sản xuất thép thực hiện những dự án kinh doanh lớn đòi hỏi thời gian dài. 1.1.8 Chiến lược trong hội nhập kinh tế quốc tế Khi Việt Nam hội nhập mạnh hơn vào nền kinh tế quốc tế, ngành thép của ta nói chung sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và rủi ro tiềm ẩn. Do vậy, cần lập ra các cơ quan hoặc các phòng thông tin chuyên nghiên cứu những cam kết hội nhập cụ thể có ảnh hưởng đến ngành thép của ta, từ đó sẽ có thể tìm ra những cách ứng phó kịp thời. Tại các cơ quan đại diện thương mại của ta tại nước ngoài như các cơ quan xúc tiến thương mại, nên lập riêng các bộ phận chuyên trách hoặc các phòng ban nghiên cứu về thị trường xuất nhập khẩu nhằm mở rộng quan hệ làm ăn. Trước mắt, thách thức lớn của ngành thép Việt Nam là việc thực hiện các cam kết trong AFTA theo đó thuế nhập nhẩu thép sẽ giảm xuống từ 0 - 5% vào năm 2006. Thời điểm này không còn xa nên việc nắm bắt được các thông tin thị trường thép tại các quốc gia ASEAN là đặc biệt quan trọng. Do đó, ngành thép cần đại diện cho các doanh nghiệp trong nước mở các trung tâm thông tin hoặc nghiên cứu thị trường tại các quốc gia đó. Với những thông tin quý giá thu hoạch được và được cung cấp cập nhật thường xuyên, tin rằng các doanh nghiệp sản xuất thép của ta sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm cách ứng phó với sự cạnh tranh từ các nước trong khối, đề ra được những biện pháp thâm nhập thị trường nước ngoài hiệu quả. 1.2 Tiến tới hợp tác, liên kết với nhau để tạo thế và lực cho ngành thép Việt Nam Ngành thép là một ngành công nghiệp nặng đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn kéo dài từ 10 – 15 năm. Trong khi đó, ngành thép Việt Nam là ngành kinh tế nhiều thành phần bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các công ty trách nhiệm hữu hạn, các công ty cổ phần, công ty tư nhân... Đương nhiên là việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nay là không thể tránh khỏi và có thể nói cạnh tranh chính là động lực để phát triển không chỉ trong ngành sản xuất thép mà còn trong các ngành kinh tế khác... Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong ngành thép cần luôn ý thức được rằng cạnh tranh và hợp tác là hai nội dung tuy có nội hàm khác nhau nhưng lại có quan hệ rất mật thiết với nhau. Trong môi trường cạnh tranh quốc tế hiện nay, để giành giật được thị trường tiêu thụ, nhiều trường hợp các doanh nghiệp phải hợp sức lại mới đủ năng lực canh tranh để cùng tồn tại và phát triển. Đặc biệt giải pháp hợp tác này rất thích hợp trong môi trường cạnh tranh quốc tế hiện nay của ngành thép khi mà cung lớn hơn cầu và giá cả không thống nhất, thậm chí có doanh nghiệp còn bán thép dưới giá thành sản xuất để tránh tình trạng tồn kho như trong năm 2003. Do đó, xin đề nghị một số hướng đi cụ thể như sau: - Thống nhất giá chung hoặc khung giá giao động chung cho các sản phẩm thép đồng loại, chống sự chênh lệch giá dẫn tới sự thiệt hại chung khi cuộc chiến giá cả giữa các doanh nghiệp nổ ra. - Nghiên cứu và tiến tới sát nhập hoặc liên kết chặt chẽ giữa hai hoặc nhiều công ty nhằm tạo ra những tập đoàn kinh tế mạnh trong lĩnh vực sản xuất thép tại Việt Nam. Bằng cách này, các doanh nghiệp có thể tận dụng được vốn, công nghệ , trình độ quản lý của nhau đồng thời đẩy mạnh được sản xuất, nâng cao danh tiếng và thương hiệu. Như vậy, trong thời gian tới đây, các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất thép Việt Nam cần chú ý đến vấn đề hợp tác, cùng chạy tiếp sức với nhau thay vì mạnh ai nấy chạy – một điểm yếu phổ biến của các doanh nghiệp Việt Nam. Mỗi doanh nghiệp đều phải nỗ lực cạnh tranh nhưng đồng thời cũng sẵn sàng hợp tác, giúp đỡ các doah nghiệp khác. Nếu làm được điều đó, các doanh nghiệp trong ngành sản xuất thép nước ta sẽ tận dụng được hai ưu điểm của cạnh tranh và hợp tác: cạnh tranh để có được sản phẩm tốt nhất và giá hạ nhất (điều kiện sống của doanh nghiệp), hợp tác để hỗ trợ các doanh nghiệp trong và ngoài Tổng Công ty thép phát triển (điều kiện sống của hệ thống doanh nghiệp). 2. Đối với Nhà nước Ngành thép là một ngành công nghiệp nặng đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn kéo dài hàng chục năm. Trong thời gian đó, khấu hao tài sản cố định và chi phí lãi vay chiếm từ 10 – 30% giá thành sản xuất, do đó ngành thép rất cần sự hỗ trợ của nhà nước về nhiều mặt để có thể phát triển vững mạnh một khi sắp phải đối mặt với những thách thức mà quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mang lại. 2.1 Đẩy mạnh về cải cách cơ chế Nhà nước cần khẳng định chiến lược ưu tiên phát triển ngành thép và tạo điều kiện cho việc triển khai ngay một số dự án, tận dụng cơ hội về thị trường hiện đang có của ngành thép. - Ưu tiên dành vốn đầu tư cho Tổng Công ty Thép Việt Nam để cho Tổng công ty phát triển hơn và có đủ sức giữ vai trò chủ đạo trong ngành thép. Đồng thời, tạo các điều kiện thích hợp nhằm thúc đẩy sự hình thành một hệ thống doanh nghiệp hùng mạnh hoặc các tập đoàn kinh tế lớn có khả năng cạnh tranh toàn cầu trong ngành thép. - Nhà nước sớm ban hành cơ chế chính sách cụ thể riêng cho ngành thép, tạo điều kiện để thực hiện quy hoạch phát triển ngành thép: + Cụ thể hoá chính sách bảo hộ của Nhà nước đối với ngành thép và Tổng Công ty thép Việt Nam nói riêng từ nay đến 2006 và giai đoạn sau 2006. + Chính sách đầu tư, tài chính, quản lý thị trường, quản lý chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường... và các chính sách xã hội liên quan đến ngành thép cần được liên tục đổi mới theo hướng thuận lợi và thuận tiện hoá. + Chính sách thuế phải bảo hộ và hỗ trợ cho ngành thép. - Nhà nước có chính sách ưu đãi về giá điện, giá khí thiên nhiên, nhiên liệu, cước vận tải cho ngành thép (thấp hơn giá áp dụng cho các ngành sản xuất dịch vụ khác), nhất là đảm bảo cung cấp ổn định, lâu dài. - Nhà nước cần cho phép triển khai sớm công tác chuẩn bị để xây dựng nhà máy thép liên hợp khép kín quy mô lớn 4-5 triệu tấn/năm. - Để đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, đề nghị nhà nước có các biện pháp hữu hiệu ngăn chặn làm hàng giả, hàng kém chất lượng, nhái nhãn mác, chống bán phá giá. Cần xem xét lại mức thuế nhập khẩu nguyên liệu đang quá cao hiện nay để tránh cho các doanh nghiệp không tự chủ về phôi thép đỡ bị thiệt hại. - Đẩy nhanh chương trình cải cách doanh nghiệp sản xuất thép thuộc khu vực nhà nước theo hướng kiên quyết giải thể những doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, máy móc quá cũ kỹ, lạc hậu hoặc cổ phần hoá, cho thuê, bán khoán để Nhà nước có điều kiện tập trung vốn vào một số doanh nghiệp kinh doanh tốt. 2.2 Các biện pháp quản lý nhập khẩu Trước năm 1998, Nhà nước đã dần dần mở rộng quyền xuất nhập khẩu trực tiếp cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thép, tuy nhiên vẫn còn một số quy định về những điều kiện nhất định. Từ năm 1998 trở lại đây, sau khi chính phủ ban hành nghị định 57/1998/NĐ - CP ngày 31/7/1998 xoá bỏ hoàn toàn các quy định về các điều kiện kinh doanh, xuất nhập khẩu cho mọi thành phần kinh tế thì tất cả các doanh nghiệp nếu có đăng kí ngành nghề sản xuất và kinh doanh thép thì đều có thể tham gia xuất nhập khẩu trực tiếp. Nhưng mặt trái của chính sách trên là làm cho sản phẩm thép của ta được sản xuất tràn lan với chất lượng trung bình, không cạnh tranh được với hàng nước ngoài. Đến nay để bảo hộ cho ngành thép trong nước, chính phủ đang áp dụng một số biện pháp để quản lý nhập khẩu: - Từ năm 1996, nhà nước quy định phải có giấy phép của Bộ Thương mại khi nhập khẩu những sản phẩm thép xây dựng đã sản xuất được. - Nhà nước khuyến khích nhập khẩu những chủng loại thép trong nước chưa sản xuất được bằng cách không đánh thuế hoặc đánh với mức thuế thấp, còn với những chủng loại thép trong nước đã sản xuất được thì đánh với mức thuế cao. - Nhà nước đặc biệt quan tâm đến các biện pháp khuyến khích sản xuất thép thay thế hàng nhập khẩu thông qua biện pháp đầu tư hoặc dành những ưu đãi nhất định cho ngành thép. - Giảm thuế VAT cho các sản phẩm thép cũng là biện pháp trực tiếp làm giảm giá thành của thép nhằm hạn chế hàng từ nước ngoài vào. Trong thời gian tới bên cạnh việc tiếp tục bảo hộ ngành sản xuất thép non trẻ của nước nhà, Nhà nước cần nghiên cứu và học hỏi thêm một số biện pháp quản lý nhập khẩu tinh vi mà một số quốc gia khác trên thế giới đang áp dụng nhất là trong điều kiện hội nhập hiện nay. 2.3 Chính sách thuế Trong hơn một thập kỉ qua, Việt Nam có nhiều chuyển biến lớn cả về cục diện kinh tế lẫn chính trị: Chuyển từ nền kinh tế kế họach hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN; Việt Nam dần mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới, điều này làm thay đổi một phần đáng kể tình hình kinh tế trong nước. Hàng hoá từ nước ngoài vào; những ảnh hưởng của việc tham gia thị trường tự do ASEAN, hay việc triển khai thực hiện các điều kiện để trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào năm 2005 cũng đã ảnh hưởng ít nhiều đến các ngành sản xuất nói chung và ngành sản xuất thép nói riêng. Chính sách thuế quan của Nhà nước thời gian qua đã có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của ngành thép, giúp ngành thép nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Tuy nhiên, từ nay và đặc biệt là từ năm 2005, ngành thép nước ta sẽ phải chịu ảnh hưởng của hiệp định thương mại tự do hoá khu vực ASEAN (AFTA). Trong giai đoạn này, việc cấm nhập khẩu các sản phẩm thép đã sản xuất trong nước không còn thực hiện được nữa. Các hàng rào thuế quan sẽ bị dỡ bỏ, thuế suất thuế nhập khẩu sẽ giảm chỉ còn dưới 20% hoặc đến 5%. Và sản phẩm thép của khối ASEAN đã bắt đầu cạnh tranh trên thị trường Việt Nam. Để bảo hộ cho sản xuất thép trong nước, cơ chế xuất nhập khẩu thời kỳ này sẽ phải linh hoạt hơn, vẫn phải đánh thuế cao đối với những sản phẩm từ những nước ngoài khối ASEAN. Vì vậy, VSC đề nghị Nhà nước mức thuế nhập khẩu các sản phẩm thép từ các nước ngoài khối ASEAN là từ 10 – 30% tuỳ theo chủng loại thép cho đến năm 2015 sau đó sẽ giảm dần. Bên cạnh đó, Nhà nước cần tiếp tục có chính sách bảo vệ sản xuất thép trong nước bằng các chính sách thuế hợp lý: thuế VAT, thuế thu nhập công ty, thuế nhập khẩu các sản phẩm thép, đồng thời có chính sách hỗ trợ xuất khẩu thép (kể cả trợ giá xuất khẩu) trong khuôn khổ mà các cam kết quốc tế liên quan đến hội nhập cho phép. 2.4 Giải pháp đầu tư Trong giai đoạn tới, nhiệm vụ của ngành thép là đầu tư cả về cơ sở vật chất, kỹ thuật, con người nên vốn đầu tư cần là rất lớn. Dự kiến trong giai đoạn đầu 2001- 2005, để đầu tư 9 dự án thì toàn ngành thép cần đến khoảng 1.400 triệu USD. Giai đoạn tiếp theo từ 2006 - 2010, dự kiến đầu tư trực tiếp 5 dự án, trọng tâm là nhà máy thép liên hợp và mỏ Thạch Khê, nhu cầu vốn đầu tư đến 2010 là 2790 triệu USD, trong đó chủ yếu là vốn do Tổng Công ty thép Việt Nam tự thu xếp và vốn hỗ trợ của Nhà nước. Do đó, Nhà nước cần có biện pháp quản lý chặt chẽ việc đầu tư xây dựng các nhà máy thép mới trong cả nước (nhất là trong xu thế phân cấp mạnh mẽ đối với việc duyệt dự án, cấp giấy phép đầu tư cho các dự án, cấp giấy phép đầu tư cho các tỉnh, các ban quản lý KCN) nhằm đảm bảo phát triển đúng quy hoạch, tập trung vốn cho các dự án trọng điểm, khắc phục tình trạng đầu tư tự phát, mất cân đối, phát triển quá mức hạ nguồn, vừa không khai thác được các nguồn lực trong nước, vừa phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu. Nên khuyến khích các dự án sản xuất phôi, sản xuất các sản phẩm thép xuất khẩu và thép có chất lượng cao. Riêng đối với thép đặc biệt phục vụ nhu cầu quốc phòng và chế tạo cơ khí, nên giao cho Bộ Quốc phòng làm chủ đầu tư và không đặt quá cao tiêu chuẩn về hiệu quả kinh tế đơn thuần. Vốn đầu tư cho phát triển ngành thép là rất lớn, chắc là phải trông chờ nhiều vào các nguồn vốn nước ngoài, tự bản thân các doanh nghiệp không đủ sức lo. Vì vậy, Nhà nước cần bảo lãnh việc vay vốn nước ngoài, hỗ trợ tiền đặt cọc đối với việc vay mua sắm thiết bị của các dự án đầu tư hoặc cho vay vốn với lãi suất ưu đãi trong thời gian dài để doanh nghiệp yên tâm phát triển sản xuất. 2.5 Chính sách tiền tệ Sự cạnh tranh trên thị trường càng gay gắt thì nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh càng lớn, trong khi đó nguồn vốn do ngân sách Nhà nước cấp thì hạn hẹp, đòi hỏi các nhà đầu tư phải huy động một phần lớn vốn từ bên ngoài; vay ngắn hạn ngân hàng, vay Tổng Công ty, vay từ các tổ chức khác. Nhưng do ở nước ta thị trường vốn chưa phát triển mạnh mẽ nên các doanh nghiệp đa số phải vay từ Ngân hàng. Đối với một ngành sản xuất kinh doanh không có lãi cao như ngành thép, nếu vay ngân hàng thì cần có sự cân đối giữa lãi phải trả và lợi nhuận thu được. Ngành thép lại có đặc điểm là thu hồi vốn lại chậm nên nhà nước cần có chính sách lãi suất hợp lí để cho ngành thép tăng vốn vay của mình mà hoạt động kinh doanh vẫn có lãi. Nhà nước cũng nên đơn giản hoá các thủ tục cho vay đối với các doanh nghiệp sản xuất thép quốc doanh nói riêng và các doanh nghiệp sản xuất thép nói chung. Đối với các doanh nghiệp thuộc VSC thì không cần phải thông qua sự bảo lãnh của VSC mà vẫn được vay. Một vấn đề đặt ra nữa là đối với các doanh nghiệp sản xuất thép là những cơ sở phải nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài và là đơn vị không thu ngoại tệ nên họ phải mua ngoại tệ để nhập khẩu nguyên liệu. Vì vậy sự biến động tỉ giá có tác động ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất thép. Sự chênh lệch tỷ giá khi mua nguyên liệu đầu vào đến khi có sản phẩm bán ra ảnh hưởng không ít đến lợi nhuận của nhà sản xuất. Nhà nước nên có ưu đãi riêng đối với ngành thép khi có những biến động như thế xảy ra để đảm bảo lợi ích cho những công ty sản xuất thép trong nước. Kết luận Ngành công nghiệp sản xuất thép của Việt Nam tuy còn non trẻ nhưng là một ngành sản xuất quan trọng của nền kinh tế nước nhà. Trong những năm qua, thực hiện chính sách đổi mới kinh tế của Đảng và nhà nước, ngành thép đã có những bước tăng trưởng tốt, đáp ứng được phần lớn nhu cầu thép xây dựng của đất nước và xuất khẩu được một phần sang các thị trường trong khu vực. Ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang tạo điều kiện cho Việt Nam tiếp thu công nghệ hiện đại và phương thức quản lý tiên tiến của thế giới áp dụng vào nền kinh tế nước nhà, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và trong chừng mực nào đó đã thực hiện được sự đi tắt đón đầu trong một số ngành kinh tế. Nhờ thế mà ngành thép Việt Nam nói riêng và các ngành hàng khác nói chung có điều kiện tham gia ngày càng tích cực hơn vào phân công lao động quốc tế, mở ra nhiều cơ hội mà quá trình này mang lại. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực của việc hội nhập kinh tế quốc tế thì chúng ta cũng phải đối mặt với nhiều thách thức khi hoà vào dòng chảy chung của nền kinh tế thế giới. Trong bối cảnh thực hiện các cam kết hội nhập của Việt Nam, việc cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước với nhau và với các công ty nước ngoài là không thể tránh khỏi. Tại Việt Nam, nền kinh tế của ta vẫn ở trình độ thấp, đang trong thời kỳ chuyển đổi và còn nhiều hạn chế như chất lượng nhân công thấp, thiếu thông tin cập nhật, khả năng cạnh tranh kém...nên gặp phải không ít rủi ro trong quá trình này. Hơn nữa, ngành thép của ta vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém như tình trạng phát triển mất cân đối và còn phụ thuộc rất lớn vào nguồn thép cao cấp và nguyên liệu nhập khẩu. Để từng bước giảm bớt lượng ngoại tệ dùng cho nhập khẩu thép và xây dựng ngành công nghiệp thép đủ sức cạnh tranh khi hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới, chúng ta cần phải vạch ra những giải pháp hữu hiệu nhằm tháo gỡ những khó khăn đang gặp phải và dần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành sản xuất thép Việt Nam. Với những giải pháp đang được nghiên cứu và triển khai thực hiện, hy vọng ngành thép Việt Nam sẽ sớm vượt qua những khó khăn hạn chế ban đầu để vươn tới xây dựng một ngành công nghiệp thép lớn mạnh, đủ sức cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới khi mà quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra sôi động khắp toàn cầu. Tóm lại, hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế cần thiết và tất yếu để phát triển nền kinh tế Việt Nam nói riêng và nền kinh tế toàn cầu nói chung. Đây cũng là một quá trình đan xen của những cơ hội và thách thức, là sự tổng hoà của những tác động tích cực và tiêu cực đối với nền kinh tế mỗi quốc gia khi tham gia vào quá trình này. Các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là những doanh nghiệp trong ngành sản xuất thép cần nhận thức rõ về quá trình này, nắm bắt kỹ các cam kết và lộ trình trình hội nhập để chuẩn bị vào cuộc một cách chủ động, tận dụng được tốt các cơ hội và giảm thiểu được những rủi ro. Tài liệu tham khảo 1. “World steel in figures” by International Iron & Steel Institute - Edition 2003 2. “The Challenges of the Steel Industry” – Text of the speech given by Mr Ian Christmas, Secretary General, IISI at the ILAFA- 44 on 4 November 2003, in Rio de Janeiro, Brazil 3. “Steel Statistical Yearbook 2003” by South East Asia Iron & Steel Institute 4. Giáo trình “Quan hệ kinh tế quốc tế” – Trường đại học Ngoại thương 5. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX 6. Quy hoạch phát triển ngành thép Việt Nam đến năm 2010 - Tổng công ty thép Việt Nam 12/2000 7. Báo cáo tình hình sản xuất của ngành thép Việt Nam - Tổng công ty thép Việt Nam 12/2002 8. Chiến lược công nghiệp Việt Nam nhìn nhận trong tiến trình gia nhập WTO - Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc 1999 của Bộ thương mại 9. Chính sách bảo hộ đối với ngành thép trong quá trình hội nhập quốc tế - Tổng cục thuế 10. Quyết định số 134/2001/QĐ -TTg của Thủ tướng Phính phủ về “Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành thép đến 2010” 11. Nghị quyết số 07 – NQ/TW ngày 27/11/2001 của Bộ Chính trị về “Hội nhập kinh tế quốc tế” 12. Chỉ thị số 32/1998/DT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến 2010 13. Tài liệu Hội nghị toàn quốc quán triệt và và thực hiện Nghị quyết số 07 – NQ/TW của Bộ Chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế – Nxb. Chính trị quốc gia 14. Việt Nam hội nhập kinh tế trong xu thế toàn cầu hoá: Vấn đề và giải pháp – Vụ hợp tác kinh tế đa phương, Bộ ngoại giao 2002 15. Khu vực mậu dịch tự do ASEAN và tiến trình hội nhập của Việt Nam - Nguyễn Xuân Thắng, Nxb. Thống kê 16. Một số xu hướng phát triển chủ yếu hiện nay của nền kinh tế thế giới – NXB Khoa học xã hội 2003 17. Lựa chọn quy trình phù hợp nhất cho ngành sản xuất thép của Việt Nam – Tổ chức JICA Nhật Bản 18. Dự báo kinh tế thế giới – Bộ Thương mại (2003) 19. Toàn cầu hoá kinh tế và chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam – TS. Lưu Đạt Thuyết, Nxb. chính trị quốc gia 2003 20. Niên giám Thống kê - Tổng cục Thống kê - 1991, 2001, 2002 21. Báo cáo phát triển Việt Nam 2002 – Ngân hàng thế giới tại Việt Nam 22. Báo cáo tổng kết công tác đầu tư phát triển năm 2001 và phương hướng nhiệm vụ năm 2002- Phòng KHĐT – Tổng công ty thép Việt Nam 23. Số liệu thống kê kinh tế – xã hội của các nước trên thế giới – Nxb. Thống kê 24. Tạp chí “ Chiến lược chính sách công nghiệp” (các số năm 2002 – 2003) 25. Tạp chí “Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương” ( các số năm 2003) 26. Thời báo Kinh tế Việt Nam (các số năm 2003) 27. Thông tin Kinh tế – Xã hội (các số năm 2003) 28. Đầu tư (các số năm 2003) 29. Các website: Danh mục các từ viết tắt VSC (Viet Nam Steel Cooporation): Tổng Công ty thép Việt Nam IISI (International Iron & Steel Institute): Viện sắt thép thế giới SEAISI (South East Asia Iron & Steel Institute): Viện sắt thép Đông Nam Á JISF (Japan Iron & Steel Federation): Hiệp hội sắt thép Nhật Bản OECD (Organization for Economic Cooperation and Development): Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế ASEAN (Association of South - East Asian Nations): Hiệp hội các nước Đông Nam Á EU (European Union): Liên minh Châu Âu WTO (World Trade Organization): Tổ chức thương mại thế giới AFTA (Asian Free Trade Area): Khu vực mậu dịch tự do Châu Á NAFTA (North American Free Trade Agreement): Hiệp định tự do mậu dịch Bắc Mỹ CIS (Commonwealth of Independent States): Cộng đồng các quốc gia độc lập ( gồm 12 Nước Liên Xô cũ) FDI (Foreign Direct Investment): Đầu tư trực tiếp nước ngoài. ODA (Oficial Development Assistant): Viện trợ phát triển chính thức CEPT (Common Effective Preference Tariff): Bảng thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung VAT (Value Added Tax): Thuế giá trị gia tăng ISO (International Standard Organization): Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế GDP (Gross Domestic Product): Tổng thu nhập quốc nội Phụ lục Bảng 1: Dự báo sản lượng thép thô thế giới đến năm 2006 Đơn vị: triệu tấn Tên nước Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 15 nước Châu Âu 162,5 170,0 167,5 Các nước Châu Âu khác 47,0 50,5 49,5 Các nước CIS 101,0 103,0 104,5 Bắc Mỹ 131,5 140,5 140,0 Nam Mỹ 40,0 42,5 42,0 Châu Phi 15,5 16,0 16,0 Trung Đông 12,5 13,0 13,0 Trung Quốc 152,0 155,0 156,0 Nhật Bản 97,5 99,5 98,5 Các nước Châu Á còn lại 103,2 110,0 109,2 Châu Đại dương 8,3 8,5 8,8 Toàn thế giới 871,0 908,5 905,0 Nguồn: Dự báo kinh tế thế giới - Bộ thương mại Việt Nam – 2003 Bảng 2: Dự báo tiêu thụ thép thành phẩm thế giới Đơn vị: triệu tấn Tên nước Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 15 nước Châu Âu 143,5 150,5 148,0 Các nước Châu Âu khác 34,5 36,5 35,5 Các nước CIS 47,0 48,0 49,0 Bắc Mỹ 136,5 147,0 148,0 Nam Mỹ 27,0 29,0 28,5 Châu Phi 16,6 17,0 17,0 Trung Đông 17,5 18,0 18,0 Trung Quốc 151,0 154,0 155,0 Nhật Bản 72,0 74,0 74,0 Các nước Châu Á còn lại 123,0 130,0 128,0 Châu Đại dương 6,4 6,5 6,5 Toàn thế giới 775,0 810,5 807,5 *: Ước đạt Nguồn: Dự báo kinh tế thế giới - Bộ thương mại Việt Nam – 2003 §å thÞ: C¸c n−íc s¶n xuÊt thÐp lín nhÊt thÕ giíi 200 triÖu tÊn 150 100 50  151 182  103  108  90 92  59 60  44 45  2001 2002 0 Trung Quèc (1)  NhËt B¶n (2)  Mü (3) Nga (4) Hμn Quèc (5) Nguồn: World steel in figures – Edition 2003 (ISII – Viện sắt thép thế giới) Bảng 3: Tình hình nhập khẩu các sản phẩm thép ở Việt Nam từ 1995 - 2002 Đơn vị: ngàn tấn Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Sản lượng 480 900 1050 1150 1300 1400 1664 1831 Cầu 1100 1400 1700 2100 2300 2500 2730 3000 Nguồn: Thống kê của Tổng cục Hải quan từ năm 1995 - 2002 Bảng 4: Danh mục các dự án đầu tư thời kỳ 2001 – 2005 Tên dự án Hình thức Công suất dự kiến (1000t/n) Mặt hàng sản xuất Tiến độ và địa điểm Ước vốn đầu tư (triệu USD) 1 Đầu tư chiều sâu cải tạo, nâng cấp các cơ sở hiện có ở Công ty GTTN, Công ty Thép Miền Nam, Đà Nẵng Tự đầu tư, có sự giúp đỡ của Trung Quốc ổn định công suất phôi: 500 cán: 700 Thép hình, thép tròn và dây cuộn 2000-2002 tại các cơ sở hiện có Tổng số khoảng 50 2 Nhà máy thép Phú Mỹ Tự đầu tư Phôi 500 Cán 300 Phôi thép Thép tròn và dây 2001-2005 Bà Rịa – Vũng Tàu 140 3 Mở rộng Gang thép Thái Nguyên (giai đoạn 2) Tự đầu tư Phôi 300 Cán 250 Thép hình thép tròn 2002-2005 Thái Nguyên 150 4 Nhà máy thép Cán nguội Tự đầu tư Bước1: 250 Bước2: 200 Băng cuộn cán nguội, tôn mạ 2000-2005 phía Nam 180 5 Nhà máy phôi thép phía Bắc Tự đầu tư hoặc liên doanh Phôi 500 Phôi thép vuông 2000-2005 Quảng Ninh hoặc Hải Phòng 100 6 Nhà máy cán tấm nóng (giai đoạn đầu của nhà máy thép liên hợp) Tự đầu tư hoặc liên doanh 1000 Băng cuộn cán nóng 2002-20058 300 7 Cảng quốc tế Thị Vải Liên doanh Cảng ngành thép 2002-2005 56 8 Khai thác mỏ Quý Xa Tự đầu tư (hoặc liên doanh nếu có khả năng xuất khẩu) 1000 Quặng sắt 2004-2005 30 9 Nhà máy sắt xốp Liên doanh 1200 Sắt xốp đóng bánh nóng 2001-2005 350 10 Tiến hành chuẩn bị đầu tư các dự án: sắt Thạch Khê, Nhà máy thép liên hợp khép kín 2003-2005 50 Cộng 1406 Nguồn: Quy hoạch phát triển ngành thép Việt Nam đến năm 2010 Bảng 5: Dự kiến công suất tăng thêm và sản lượng bố trí ở thời điểm năm 2005 Sản phẩm Năm 2000 Năm 2005 Công suất thiết bị (1000 t/n) Sản lượng (1000t) Công suất thiết bị (1000t/n) Sản lượng dự kiến (1000t) 1. Sắt xốp (HBI) - - 1200 1000 2. Phôi thép (billet) 500 350 1800 1200 3. Thép cán nóng - Sản phẩm dài (thép hình và thép tròn) - Sản phẩm dẹt (thép tấm, lá, cuộn) 2.500 2.500 - 1.400 1.400 - 4.000 3.000 1.000 2.600 2.000 600 4. Thép cán nguội - - 450 250 5. Sản phẩm gia công sau cán 500 350 600 500 Tổng cộng: -Thép cán nóng - Sản phẩm cuối cùng - Tỷ lệ đáp ứng nhu cầu 2.500 3.000 1.400 1.750 70% 4.000 4.000 2.600 2.700 69,2% Nguồn: Quy hoạch phát triển ngành thép Việt Nam đến năm 2010 – Tổng công ty thép Việt Nam 2000 Bảng 6: Cơ cấu tổ chức của Tổng Công ty thép Việt Nam ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT TỔNG GIÁM ĐỐC CƠ QUAN VĂN PHÒNG TỔNG CÔNG TY CÔNG TY GANG THÉP THÁI NGUYÊN CÔNG TY THÉP MIỀN NAM CÔNG TY THÉP ĐÀ NẴNG CÔNG TY CƠ ĐIỆN LUYỆN KIM – K38C Trần Huyền Trang – Anh 8 93 CÔNG TY KIM KHÍ HÀ NỘI Nguồn: Tổng công ty thép Việt Nam ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc8348.doc
Tài liệu liên quan