Nghiên cứu chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần giống cây trồng Bắc Ninh

Tài liệu Nghiên cứu chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần giống cây trồng Bắc Ninh: ... Ebook Nghiên cứu chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần giống cây trồng Bắc Ninh

doc151 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2264 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần giống cây trồng Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o tr­êng ®¹I häc n«ng nghiÖp hµ néi ---------------------------- Vò Hång Quang . tèi ­u ho¸ c¸c nguån lùc s¶n xuÊt nh»m ph¸t triÓn kinh tÕ hé n«ng d©n huyÖn b×nh giang, tØnh h¶i d­¬ng luËn v¨n th¹c sÜ kinh tÕ Chuyªn ngµnh : kinh tÕ n«ng nghiÖp M· sè : 60.31.10 Ng­êi h­íng dÉn khoa häc: TS. Ph¹m v¨n hïng Hµ néi - 2008 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả Vò Hång Quang LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều tập thể và cá nhân. Tôi xin được bày tỏ sự cám ơn sâu sắc nhất tới tất cả các tập thể và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Trước hết, với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cám ơn tới thầy giáo - TS. Phạm Văn Hùng - người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cám ơn các thầy giáo, cô giáo Bộ môn Phân tích định lượng; các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn; Khoa Sau Đại học đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi mọi mặt trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cám ơn các cơ quan: Trung tâm Tài nguyên thực vật - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện cho tôi được đi học; Uỷ ban nhân dân, Hội đồng nhân dân, Phòng Địa chính, Phòng Thống kê, Phòng Nông nghiệp huyện Bình Giang, Hải Dương; Uỷ ban nhân dân và bà con các xã: Tân Hồng, Thái Hoà, Long Xuyên đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu và nghiên cứu tại địa phương. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ sự biết ơn chân thành tới gia đình, đồng nghiệp và bạn bè - những người đã luôn bên tôi, động viên, giúp đỡ tôi về vật chất cũng như tinh thần trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Hà Nội, tháng 10 năm 2008 Tác giả Vũ Hồng Quang Môc lôc Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục chữ viết tắt vi Danh mục các bảng vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BCN-CN Bán công nghiệp – công nghiệp BQ Bình quân CC Cơ cấu CN-TTCN-XD Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng DT Diện tích DV Dịch vụ ĐVT Đơn vị tính GT- XD Giao thông-xây dựng LĐNN Lao động nông nghiệp ng.đ Nghìn đồng ng.ng Ngày-người NN Nông nghiệp PA Phương án PTNT Phát triển nông thôn RB Ràng buộc SL Số lượng, sản lượng TM Thương mại TNHH Thu nhập hỗn hợp TSCĐ Tài sản cố định Danh môc c¸c b¶ng STT Tên bảng Trang 3.1: Tình hình đất đai của huyện Bình Giang trong 3 năm (2005 – 2007) 30 3.2: Dân số và mật độ dân số huyện Bình Giang năm 2007 32 3.3: Tình hình dân số huyện Bình Giang năm 2007 33 3.4: Tình hình lao động huyện Bình Giang năm 2007 34 3.5: Mẫu điều tra 39 3.6: Phương hướng tối ưu các nguồn lực sản xuất trong hộ nông dân 41 4.1: Giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Bình Giang từ năm 2005 - 2007 52 4.2: Tình hình sản xuất một số loại cây trồng chính 53 4.3: Tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm qua 3 năm 2005 - 2007 55 4.4: Tình hình phát triển CN-TTCN qua 3 năm 2005 - 2007 57 4.5: Đất đai bình quân của các hộ nông dân điều tra năm 2007 60 4.6: Thực trạng lao động tại các hộ điều tra năm 2007 62 4.7: Vốn bình quân của một hộ điều tra năm 2007 65 4.8: Kết quả sản xuất kinh doanh của hộ nông dân năm 2007 68 4.9: So sánh quy mô đất đai giữa các loại hộ 70 4.10: So sánh quy mô vốn giữa các loại hộ 70 4.11: Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ nông dân điều tra theo nhóm hộ 72 4.12: Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ nông dân điều tra theo loại hộ 76 4.13: Kết quả ước lượng hàm sản xuất 80 4.14: Kết quả sản xuất một số giống lúa chính tại các hộ điều tra 82 4.15: Kết quả chi phí bình quân 1kg lợn thịt hơi theo các hình thức chăn nuôi 84 4.16: Giả thiết các mức độ thay đổi của điều kiện nguồn lực 87 4.17: Kết quả sản xuất của hộ bình quân nhóm hộ trồng trọt 88 4.18: Nguồn lực thực tế và nguồn lực có khả năng khai thác của hộ bình quân nhóm hộ trồng trọt 89 4.19: Chi phí, lợi nhuận bình quân của các loại hình sản xuất 90 4.20: Các biến sử dụng trong mô hình 91 4.21: Kết quả sử dụng nguồn lực của các phương án tối ưu nhóm hộ trồng trọt 92 4.22: Kết quả sản xuất của các các phương án tối ưu nhóm hộ trồng trọt 93 4.23: Kết quả sản xuất của hộ bình quân nhóm hộ nông nghiệp 95 4.24: Nguồn lực thực tế và nguồn lực có khả năng khai thác của hộ bình quân nhóm hộ nông nghiệp 96 4.25: Chi phí, lợi nhuận bình quân của các loại hình sản xuất nhóm hộ nông nghiệp 97 4.26: Kết quả sản xuất của các các phương án tối ưu nhóm hộ nông nghiệp 100 4.27: Kết quả sản xuất của hộ bình quân nhóm hộ kiêm ngành nghề và nhóm hộ kiêm làm thuê 102 4.28: Nguồn lực thực tế sử dụng và nguồn lực có khả năng khai thác của hộ bình quân nhóm hộ kiêm ngành nghề và nhóm hộ kiêm làm thuê 103 4.29: Chi phí, lợi nhuận bình quân của các loại hình sản xuất nhóm hộ kiêm ngành nghề và nhóm hộ kiêm làm thuê 104 4.30: Kết quả sản xuất của các các phương án tối ưu nhóm hộ kiêm ngành nghề và hộ kiêm làm thuê 106 1. MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Hộ nông dân là chủ thể quan trọng trong nền kinh tế quốc dân nói chung và nền nông nghiệp nói riêng. Kể từ khi công cuộc đổi mới nông nghiệp được tiến hành một cách toàn diện vào năm 1988, ruộng đất được giao cho các hộ nông dân canh tác ổn định lâu dài, công việc sản xuất kinh doanh hoàn toàn do các hộ tự chịu trách nhiệm, kinh tế hộ trở thành đơn vị kinh tế tự chủ. Trong những năm qua bên cạnh những thành quả đã đạt được, phát triển kinh tế hộ nông dân ở nước ta còn gặp không ít những khó khăn, đặc biệt là trong quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế. Nền kinh tế quốc dân nói chung và kinh tế hộ nói riêng được đón nhận nhiều cơ hội cho phát triển nhưng cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Vì vậy, để nắm bắt được những cơ hội, hạn chế những khó khăn thách thức thì việc sử dụng tối ưu và có hiệu quả nhất các nguồn lực sản xuất chủ yếu cho phát triển kinh tế hộ nông dân như: nguồn lực đất đai, lao động, vốn,... các nguồn lực bên ngoài như chính sách, thị trường có ý nghĩa thực tiễn và đang trở nên hết sức bức thiết. Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu đưa ra những giải pháp nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân. Các công trình khoa học và những tác phẩm đã công bố đi sâu nghiên cứu những vấn đề chung về kinh tế hộ nông dân trên phạm vi toàn quốc hoặc một số vùng cụ thể đã làm phong phú thêm kiến thức nghiên cứu về kinh tế hộ ở nước ta. Tuy nhiên, kinh tế hộ là một chủ thể rộng lớn, mỗi công trình đề cập đến những khía cạnh và phạm vi nhất định. Mặt khác, trên thực tế luôn có sự vận động và biến đổi không ngừng đặc biệt là trong quá trình hội nhập sâu và toàn cầu hoá nền kinh tế, vì thế cần thiết phải có những nghiên cứu mới bổ sung và hoàn thiện. Trong điều kiện cụ thể của huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương - một trong những huyện thuộc vùng Đồng bằng Bắc Bộ - kinh tế nông nghiệp còn giữ vai trò chủ yếu nhưng chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu, đánh giá một cách có hệ thống việc sử dụng tối ưu các nguồn lực nhằm phản ánh đúng thực trạng và đưa ra những giải pháp có tính khoa học nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân nói chung và kinh tế địa phương nói riêng. Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Tối ưu hoá các nguồn lực sản xuất nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Nghiên cứu đánh giá đúng đắn thực trạng, phân tích rõ những yếu tố ảnh hưởng và các yếu tố bị hạn chế trong phát triển kinh tế hộ nông dân. Xây dựng các phương án để khai thác tối ưu các nguồn lực của hộ nông dân nói riêng và của huyện nói chung. Đề ra những định hướng đúng đắn và các giải pháp phù hợp để phát triển kinh tế hộ nông dân tại huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương một cách tối ưu. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá cơ sở lý luận cơ bản về tối ưu hoá, nguồn lực sản xuất, phát triển kinh tế hộ nông dân và lý thuyết biên về sử dụng các nguồn lực trong sản xuất; - Đánh giá thực trạng tình hình phát triển kinh tế và sử dụng các nguồn lực để phát triển kinh tế hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu; - Xác định rõ những nguyên nhân, phân tích rõ các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng các nguồn lực; mô phỏng sự thay đổi các điều kiện có ảnh hưởng đến việc sử dụng nguồn lực và phát triển kinh tế hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu; - Đề xuất định hướng và các giải pháp phù hợp để phát triển kinh tế hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu một cách tối ưu trong thời gian tới. 1.3 Đối tượng nghiên cứu - Những vấn đề về lý luận về tối ưu hoá, nguồn lực và phát triển kinh tế hộ nông dân. - Những vấn đề thực tiễn về tối ưu hoá sử dụng các nguồn lực trong phát triển kinh tế hộ nông dân tại địa bàn nghiên cứu. Cụ thể là sẽ điều tra, khảo sát, đánh giá những hộ nông dân tại địa bàn nghiên cứu. 1.4 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: + Lý thuyết sử dụng nguồn lực trong nền kinh tế thị trường. + Phân tích thực trạng tình hình phát triển kinh tế hộ nông dân và tình hình sử dụng các nguồn lực cho phát triển kinh tế hộ nông dân. + Đề tài tập trung đi sâu nghiên cứu một số nguồn lực sản xuất chủ yếu gồm: nguồn lực đất đai, nguồn lực lao động và nguồn lực vốn, các nguồn lực khác cũng được đề cập đến trong đề tài. + Đề tài tập trung đi sâu vào nghiên cứu vận dụng: Hàm sản xuất để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất; các mô hình quy hoạch để tối ưu hoá việc sử dụng các nguồn lực nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân; đánh giá khả năng, đề xuất những giải pháp, chính sách phù hợp phát triển kinh tế hộ nông dân. - Phạm vi không gian: trên phạm vi huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương và tại các điểm được lựa chọn. - Phạm vi thời gian: Đánh giá thực trạng tối ưu hoá sử dụng các nguồn lực nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân năm 2007, đề ra định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế hộ nông dân đến năm 2015. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 2.1 Một số khái niệm cơ bản 2.1.1 Nguồn lực sản xuất và tối ưu hoá các nguồn lực sản xuất 2.1.1.1 Nguồn lực sản xuất của kinh tế hộ nông dân - Khái niệm: Nguồn lực trong nông hộ là năng lực các yếu tố hộ sử dụng để tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Các yếu tố đó như: đất đai, lao động, tư liệu sản xuất, tiền vốn, trình độ, năng lực quản lý, tiến hành sản xuất của chủ hộ…[1]. - Đặc điểm nguồn lực của kinh tế hộ nông dân: Mỗi nguồn lực có đặc điểm riêng song tựu chung lại chúng gồm có các đặc điểm như: do thừa kế; vừa mang tính sở hữu, vừa có tính sử dụng; nguồn lực hạn hẹp; mang tính thời vụ; trình độ thấp, lao động thủ công; công cụ đa số còn thô sơ…[1]. - Phân loại nguồn lực của kinh tế hộ nông dân: + Nguồn lực trong nông hộ: là những nguồn lực thuộc quyền sở hữu và sử dụng trực tiếp của nông hộ bao gồm: đất, lao động, vốn, tài sản…của nông hộ. + Nguồn lực ngoài nông hộ: là những nguồn lực không thuộc riêng của hộ, nông hộ chỉ có thể khai thác và vận dụng để phục vụ cho mục tiêu của hộ, bao gồm: cơ sở hạ tầng, thị trường, dịch vụ, môi trường, chính sách kinh tế xã hội…[1]. 2.1.1.2. Một số vấn đề về tối ưu hoá các nguồn lực sản xuất - Tối ưu hoá: là quá trình cân nhắc tất cả những nhân tố trong một tình hình nào đó với mục đích tạo được sự hoạt động có hiệu quả nhất hay tối ưu, tính đến những giới hạn không thể tránh được [2]. Tối ưu hoá còn được xem là một sự xác định việc kết hợp tốt nhất các đầu vào để đạt một mục tiêu. Tối ưu hoá đề cập đến việc đạt được kết quả lớn nhất bằng những phương tiện vốn có hoặc đạt được kết quả mong muốn với chi phí ít hơn. Trong lĩnh vực kinh tế, mọi quyết định kinh tế đều chịu những ràng buộc nhất định, đó là sự khan hiếm các phương tiện (nguồn lực). Do vậy, chúng ta đang nói tới "sự tối ưu có ràng buộc", tức là điều tốt nhất có thể đạt được trong hoàn cảnh tồn tại những hạn chế; khi phải đạt được từ hai mục tiêu trở lên thì đôi khi phải nói đến "một sự tối ưu trong tối ưu" - tình huống tốt nhất trong số những tình huống tốt nhất. Ví dụ, chi tiêu của một hộ gia đình bị ràng buộc bởi thu nhập, tiết kiệm và khả năng vay nợ. Chủ hộ sẽ tìm cách tối ưu hoá chi tiêu của mình bằng cách phối hợp mà họ cho là tốt nhất ba nguồn tiền nói trên. Trong phạm vi một quốc gia, một vùng hay một đơn vị sản xuất, thường bị ràng buộc bởi sự khan hiếm nguồn lực (tài nguyên, lao động, vốn...) phải tìm phương án sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực đó để phát triển kinh tế. Những nhà kinh tế tư sản theo quan điểm hình thức đã xem kinh tế học là khoa học tối ưu hoá các lựa chọn. Mọi hoạt động của con người được xem là hoạt động kinh tế khi chúng cho phép đạt được mục tiêu với chi phí ít hơn. Kỹ thuật tối ưu hoá cho phép không chỉ tìm ra một giải pháp khả thi đối với các vấn đề phức tạp mà cả một giải pháp tối ưu tuỳ theo tiêu chuẩn tối ưu đã lựa chọn [2]. - Tối ưu hoá các nguồn lực sản xuất của kinh tế hộ nông dân: Sản xuất nông nghiệp nói chung và phát triển kinh tế hộ nông dân nói riêng là một hệ thống phức tạp, bao gồm nhiều yếu tố khác nhau có liên quan tác động đến quá trình sản xuất. Do vậy, tối ưu hoá các nguồn lực sản xuất trong kinh tế hộ nông dân cũng là một vấn đề phức tạp cần được giải quyết một cách có hệ thống. Đó chính là việc bố trí kế hoạch sản xuất phù hợp với điều kiện và khả năng của hộ nông dân, khai thác triệt để, bố trí sử dụng một cách hợp lý và có hiệu quả các nguồn lực với mục đích mang lại thu nhập cao nhất cho người nông dân. Phát hiện ra những yếu tố nguồn lực bị hạn chế, từ đó có những biện pháp và những chính sách tác động kịp thời nhằm đạt được kết quả lớn nhất trong sản xuất kinh doanh cũng như thu nhập của hộ nông dân. Kinh tế hộ nông dân bao gồm các ngành sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp, ngành nghề phụ, làm thuê…Trong mỗi ngành sản xuất lại có nhiều yếu tố sản xuất, nhiều tiểu ngành khác nhau. Các yếu tố sản xuất và các ngành đó lại trực tiếp có ảnh hưởng tác động lẫn nhau. Vì theo quy luật khan hiếm của các nguồn lực như nguồn lực đất đai, lao động, vốn…, nếu ngành này sử dụng nhiều thì ngành kia sẽ phải sử dụng ít đi. Chẳng hạn như đất đai sử dụng nhiều cho sản xuất cây lương thực thì diện tích trồng cây thực phẩm chắc chắn sẽ giảm đi và như vậy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc sử dụng một loạt các yếu tố, các nguồn lực khác. Cũng tương tự như vậy đối với lao động, nếu sử dụng nhiều lao động cho làm thuê thì lao động cho sản xuất trồng trọt và chăn nuôi sẽ giảm đi. Qua đó, có thể thấy rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa các yếu tố sản xuất trong nội một ngành sản xuất và giữa các ngành sản xuất. Tuy nhiên, nguồn lực sản xuất không chỉ có sự cạnh tranh mà còn có sự bổ sung, hỗ trợ và tác động qua lại lẫn nhau giữa các ngành sản xuất như: ngành trồng trọt sẽ tạo ra sản phẩm làm thức ăn cho ngành chăn nuôi phát triển; ngược lại ngành chăn nuôi cung cấp sức kéo, phân bón, kích thích ngành trồng trọt phát triển. Do các nguồn lực sản xuất trong phát triển kinh tế hộ nông dân có mối quan hệ chặt chẽ, cạnh tranh và bổ sung, hỗ trợ nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh của hộ nông dân, nên việc bố trí sử dụng hợp lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực theo hướng tối ưu hoá các nguồn lực sản xuất nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân có ý nghĩa hết sức cần thiết. 2.1.2 Khái niệm về phát triển kinh tế hộ nông dân 2.1.2.1 Khái niệm về phát triển kinh tế - Phát triển kinh tế bao hàm ý nghĩa rộng hơn tăng trưởng kinh tế - nó không chỉ bao gồm những thay đổi về số lượng như tăng trưởng kinh tế, mà còn bao gồm cả những thay đổi về chất lượng cuộc sống. Như vậy, phát triển kinh tế có thể hiểu là một quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế xã hội. Đó là sự tiến bộ, thịnh vượng và cuộc sống tốt đẹp hơn [3]. - “Phát triển kinh tế theo chiều sâu”: phát triển kinh tế chủ yếu nhờ đổi mới thiết bị, áp dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao trình độ kỹ thuật, cải tiến tổ chức sản xuất và phân công lại lao động, sử dụng hợp lí và có hiệu quả các nguồn nhân tài, vật lực hiện có [2]. - “Phát triển kinh tế theo chiều rộng”: là tăng trưởng dựa vào sự gia tăng vốn tương ứng với sự gia tăng của lao động [3]. 2.1.2.2 Khái niệm về hộ Tại Hội thảo Quốc tế lần thứ hai về quản lý trang trại tổ chức ở Hà Lan năm 1980, các đại biểu thống nhất: “Hộ là đơn vị cơ bản của xã hội có liên quan đến sản xuất, tái sản xuất, đến tiêu dùng, và các hoạt động xã hôi khác [4]. Tchayanov - nhà khoa học kinh tế nông nghiệp nổi tiếng hàng đầu của Nga có một quan điểm mang tính chất bao trùm: “Về khái niệm hộ, đặc biệt trong đời sống nông thôn, không bao giờ cũng tương đương với khái niệm sinh học làm chỗ dựa cho nó, mà nội dung đó còn có cả một loạt những phức tạp về đời sống kinh tế và đời sống gia đình” [dẫn theo (dt.) Trần Văn Dư [5]. Theo Giáo sư T.G.Mc.Gee (1989) - Giám đốc Viện Nghiên cứu châu Á thuộc Đại học Tổng hợp British Columbia - khi khảo sát “kinh tế hộ trong quá trình phát triển” ở một số nước châu Á đã nêu lên rằng: “Ở các nước châu Á hầu hết người ta quan niệm hộ là một nhóm người cùng chung huyết tộc ở chung trong một mái nhà, ăn chung một mâm cơm và có chung một ngân quỹ [1]. Theo GS. Raul Iturna, hộ là một tập hợp những người cùng chung huyết tộc, có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình tạo ra vật phẩm để bảo tồn chính bản thân họ và cộng đồng [1]. Trên đây là những khái niệm tiêu biểu, từ những quan niệm này có thể thấy rằng: 1. Hộ là một tập hợp chủ yếu và phổ biến của những thành viên có chung huyết tộc hay không cùng chung huyết tộc. 2. Hộ nhất thiết là một đơn vị kinh tế, có nguồn lao động và phân công lao động chung; có vốn và kế hoạch sản xuất kinh doanh chung, là đơn vị vừa sản xuất vừa tiêu dùng, có ngân quỹ chung và được phân phối lợi ích theo thoả thuận có tính chất gia đình. Hộ không phải là một thành phần kinh tế đồng nhất, mà hộ có thể thuộc thành phần kinh tế cá thể, tư nhân, tập thể. 3. Hộ không đồng nhất với gia đình mặc dù cùng chung huyết thống, bởi vì hộ là một đơn vị kinh tế riêng, còn gia đình có thể không phải là một đơn vị kinh tế (ví dụ gia đình nhiều thế hệ cùng chung huyết thống, cùng chung một mái nhà nhưng nguồn sinh sống và ngân quỹ lại độc lập với nhau…). 4. Hộ là một đơn vị cơ bản của xã hội, hay như chúng ta thường nói gia đình là tế bào của xã hội. 2.1.2.3 Khái niệm hộ nông dân Hộ nông dân là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của khoa học nông nghiệp và phát triển nông thôn. Các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nông thôn chủ yếu thực hiện qua sự hoạt động của hộ nông dân. - Theo Frank Ellis (1988): “Hộ nông dân là hộ có phương tiện kiếm sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình vào sản xuất, luôn nằm trong hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bởi sự tham gia từng phần vào thị trường với mức độ hoàn hảo không cao [5]. - Tchayanov cho rằng: “Hộ nông dân là đơn vị sản xuất rất ổn định” và ông coi “Hộ nông dân là đơn vị tuyệt vời để tăng trưởng và phát triển nông nghiệp”. Luận điểm của ông đã được áp dụng rộng rãi trong chính sách nông nghiệp tại nhiều nước trên thế giới, kể cả những nước phát triển [6]. - Đồng tình với quan điểm trên của Tchayanov, Mats Lundahl và Tommy Bengtsson bổ sung và nhấn mạnh: “Hộ nông dân là đơn vị sản xuất cơ bản” [7]. Chính vì vậy, các cải cách kinh tế ở một số nước trong những thập kỷ gần đây đã thực sự coi hộ nông dân là đơn vị sản xuất tự chủ và cơ bản, từ đó đã đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh trong sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn. Ở nước ta, cũng đã có nhiểu tác giả đề cập đến khái niệm hộ nông dân, Lê Đình Thắng (1993) cho rằng: “Nông hộ là tế bào kinh tế xã hội, là hình thức kinh tế cơ sở trong nông nghiệp và nông thôn” [8]. Đào Thế Tuấn (1997) cho rằng: “Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề cá và hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn” [7]. Hộ nông dân có những đặc điểm sau: - Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là đơn vị sản xuất vừa là đơn vị tiêu dùng. - Quan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất biểu hiện ở trình độ phát triển của hộ từ tự cấp hoàn toàn đến sản xuất hàng hoá hoàn toàn. Trình độ này quyết định quan hệ giữa hộ nông dân và thị trường. - Các hộ nông dân ngoài hoạt động nông nghiệp còn tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp với các mức độ khác nhau khiến cho khó giới hạn thế nào là một hộ nông dân [1]. Từ các khái niệm, đặc điểm nêu trên cho thấy hộ nông dân là những hộ sống ở nông thôn, có hoạt động sản xuất nông nghiệp; ngoài hoạt động nông nghiệp, hộ nông dân còn tham gia các hoạt động phi nông nghiệp ở các mức độ khác nhau; hộ nông dân là đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là đơn vị sản xuất, vừa là đơn vị tiêu dùng. 2.1.2.4 Khái niệm kinh tế hộ nông dân - Tchayanov cho rằng “kinh tế hộ nông dân” được hiểu là một hình thức tổ chức kinh tế nông nghiệp chủ yếu dựa vào sức lao động gia đình và nhằm thoả mãn những nhu cầu cụ thể của hộ gia đình như một tổng thể mà không dựa trên chế độ trả công theo lao động đối với mỗi thành viên của nó [dẫn theo (dt) Nguyễn Đức Truyền, 9]. Có quan điểm cho rằng, kinh tế hộ nông dân là một hình thức kinh tế phức tạp xét từ góc độ các quan hệ kinh tế - tổ chức, là sự kết hợp những ngành, những công việc khác nhau trong quy mô gia đình nông dân. Có ý kiến khác lại cho rằng, kinh tế hộ nông dân bao gồm toàn bộ các khâu của quá trình tái sản xuất mở rộng: sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng. Kinh tế hộ thể hiện được các loại hoạt động kinh tế trong nông thôn như hộ nông nghiệp, hộ nông - lâm - ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương nghiệp. Theo Frank Ellis (1998), “Kinh tế hộ nông dân là kinh tế của những hộ gia đình có quyền sinh sống trên các mảnh đất đai, sử dụng chủ yếu sức lao động gia đình. Sản xuất của họ thường nằm trong hệ thống sản xuất lớn hơn và tham gia ở mức độ không hoàn hảo và hoạt động của thị trường” [10]. Từ các khái niệm trên, chúng tôi nhận thấy: - Kinh tế hộ nông dân là loại hình kinh tế cơ bản và tự chủ trong nông nghiệp, hình thành, tồn tại một cách khách quan, sử dụng lao động gia đình là chính; - Kinh tế hộ nông dân là loại hình kinh tế có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, thích ứng, tồn tại và phát triển trong mọi chế độ xã hội; - Kinh tế hộ nông dân không giống các loại hình kinh tế khác. 2.2 Vai trò của tối ưu hoá các nguồn lực sản xuất và phát triển kinh tế hộ nông dân * Vai trò của tối ưu hoá các nguồn lực sản xuất - Các nguồn lực sản xuất có thể được coi là nguồn “nguyên liệu” để tiến hành sản xuất đối với bất kỳ ngành sản xuất nào. Trong lĩnh vực kinh tế, mọi quyết định kinh tế đều chịu những ràng buộc nhất định đó là sự khan hiếm nguồn lực. Hơn nữa, ngày nay khi nhu cầu của con người ngày càng tăng lên, thì nhu cầu sử dụng các nguồn lực cho sản xuất ngày càng lớn. Chính vì vậy, việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực sản xuất là rất cần thiết đối với các quốc gia, các ngành, các doanh nghiệp cho đến các hộ nông dân. - Việt Nam là nước đang phát triển, các nguồn lực cho sản xuất còn nhiều hạn chế như trình độ khoa học kỹ thuật thấp, vốn ít, đất đai hạn hẹp, manh mún trong khi dân số đông, nhu cầu cho cuộc sống và cho phát triển ngày càng tăng. Vì vậy, việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực sản xuất là rất cần thiết. - Huyện Bình Giang là một huyện nông nghiệp, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, việc tối ưu hoá các nguồn lực sản xuất sẽ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng có lợi, xoá đói giảm nghèo và phát triển kinh tế hộ nông dân. * Vai trò của phát triển kinh tế hộ nông dân - Tchayanov kết luận: Hình thức kinh tế hộ nông dân có khả năng thích ứng và tồn tại trong mọi phương thức sản xuất. Và ông rất chú ý đến đặc tính sinh học của cây trồng, vật nuôi cũng như đặc điểm khác của sản xuất nông nghiệp để hướng tới một sự hợp tác mà không phải “vô chủ hoá” hoặc “tạp chủ hoá” trong nông nghiệp [32]. - Causky - một nhà tư tưởng lớn của Nga cho rằng: Trang trại nhỏ gia đình sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn trang trại lớn tư bản chủ nghĩa. Nông hộ vẫn tồn tại và phát triển ngay trong lòng tư bản chủ nghĩa [32]. - Một số nhà khoa học khác của lý thuyết phát triển coi kinh tế hộ là “hệ thống các nguồn lực”, có nghĩa hộ là đơn vị để duy trì và phát triển nguồn lao động, vốn, đất đai…đảm bảo cho quá trình phát triển của ngành nông nghiệp cũng như toàn xã hội. Hệ thống nguồn lực của hộ được sử dụng theo các phương thức khác nhau, do đó đem lại hiệu quả khác nhau. Vì thế, các tác giả đưa ra ý kiến về chiến lược sử dụng các nguồn lực của hộ trong nông thôn. - Thành quả của cải cách kinh tế của các nước trên thế giới, có sự đóng góp quan trọng của kinh tế hộ. Ở Trung Quốc đã giao quyền tự chịu trách nhiệm trong sản xuất và đơn vị sản xuất cơ bản ở nông thôn, vì thế sản xuất đã đạt những kết quả đáng ngạc nhiên. Trong nông thôn hình thành nhiều loại nông hộ, công nghiệp nông thôn phát triển nhanh chóng, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế nhanh của nước này. - Các nước khác trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Philippin... trong chiến lược phát triển kinh tế cũng rất chú ý tới khu vực kinh tế nông thôn mà hạt nhân cơ bản là kinh tế nông hộ. Rất nhiều cuộc hội thảo quốc tế về kinh tế hộ đã khẳng định, ở các nước trong khu vực chủ thể kinh tế nông nghiệp là hộ nông dân. Khi sản xuất gặp khó khăn và có biến động lớn thì kinh tế nông hộ có khả năng thích ứng cao, nó có khả năng phục hồi nhanh sau mỗi biến động. - Ở nước ta, từ khi có Nghị quyết 10 xác định hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ sản xuất kinh doanh, kinh tế hộ đã có những bước phát triển đáng kể và khẳng định vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá ở nước ta. Năm 2005, nông dân chiếm đại bộ phận dân số của cả nước (76%), đóng góp 20,3% GDP [10]. Từ những căn cứ về lý luận và thực tiễn, từ các quan điểm đánh giá của các nhà nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy kinh tế hộ nông dân có những vai trò và ý nghĩa thiết thực đối với nền kinh tế quốc dân: - Cung cấp sản phẩm không thể thiếu cho xã hội loài người, nhằm đáp ứng tiêu dùng và tạo nguồn nguyên liệu cho các ngành kinh tế quốc dân. - Cung cấp và duy trì các nguồn lực như đất đai, lao động, góp phần phân công lao động xã hội. - Là thị trường rộng lớn của các ngành kinh tế quốc dân. - Phát triển kinh tế hộ nông dân sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển nông nghiệp, giải quyết các vấn đề về kinh tế - xã hội trong nông thôn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái. 2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tối ưu hoá các nguồn lực sản xuất và phát triển kinh tế hộ nông dân Tối ưu hoá các nguồn lực sản xuất và phát triển kinh tế hộ nông dân nhìn chung có mối quan hệ biện chứng cùng chiều với nhau. Khi các nguồn lực sản xuất trong hộ nông dân được khai thác, sử dụng một cách tối ưu thì kinh tế hộ nông dân phát triển ở mức ‘tối ưu” và ngược lại khi kinh tế hộ nông dân phát triển đồng nghĩa với các nguồn lực được sử dụng có hiệu quả. Chính vì vậy mà các yếu tố ảnh hưởng đến tối ưu hoá các nguồn lực sản xuất thì cũng ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ nông dân và ngược lại. Tối ưu hoá các nguồn lực sản xuất chịu ảnh hưởng của các yếu tố nguồn lực, vì các yếu tố nguồn lực không thể tồn tại riêng rẽ mà có sự tác động qua lại hỗ trợ lẫn nhau trong một chỉnh thể thống nhất. Vì vậy, nếu yếu tố này bị hạn chế thì sẽ ảnh hưởng đến các yếu tố khác và của cả tổng thể. Ví dụ: hộ nông dân có nguồn lao động dồi dào, có kỹ thuật tay nghề tốt nhưng lại thiếu vốn thì cũng không thể mở rộng sản xuất kinh doanh. Ngược lại, hộ nông dân có vốn, có lao động nhưng trình độ tay nghề thấp, thì hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ không cao. * Có thể chia các yếu tố ảnh hưởng đến tối ưu hoá các nguồn lực sản xuất và phát triển kinh tế hộ nông dân ra thành các nhóm yếu tố sau: - Nhóm yếu tố về điền kiện tự nhiên: + Vị trí địa lý ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế hộ nông dân. Những hộ nông dân có vị trí địa lý thuận lợi như: gần đường giao thông, gần các cơ sở chế biến nông sản, gần thị trường tiêu thụ sản phẩm, gần các khu công nghiệp, đô thị lớn…thì sẽ có điều kiện tốt hơn để phát triển kinh tế cả trong sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp. + Khí hậu thời tiết và môi trường sinh thái: Khí hậu thời tiết có ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển sản xuất nông nghiệp. Những nơi có điều kiện thời tiết khí hậu thuận lợi, thì sẽ hạn chế được những rủi ro và có cơ hội để phát triển nông nghiệp. Môi trường sinh thái ngày nay ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp. Trong giai đoạn sản xuất công nghiệp phát triển, nguồn nước và không khí bị ô nhiễm, tác động xấu đến tốc độ phát triển, chất lượng sản phẩm của cây trồng, vật nuôi, từ đó hiệu quả sản xuất của hộ nông dân giảm. - Nhóm nhân tố mục tiêu của hộ: Trong quá trình tồn tại và phát triển các nông hộ đều có chung mong muốn: đủ ăn, đủ mặc; thu nhập ổn định; hoàn thành nghĩa vụ với gia đình và xã hội; lao động ít vất vả hơn và thời gian giải trí tăng lên [1]. Hộ nông dân có đặc điểm cơ bản vừa là người sản xuất, vừa là người tiêu dùng chính sản phẩm của họ. Với vai trò là người sản xuất, tối ưu hoá chính là tối đa hoá thặng dư người sản xuất. Với vai trò là người tiêu dùng, tối ưu hoá chính là tối đa hoá thặng dư người tiêu dùng. Do đó, tối đa hoá kinh tế hộ nông dân là tối đa hoá độ thoả dụng (Chayanov, 1966) với ràng buộc là thu nhập của hộ từ sản xuất. Độ thoả dụng là lợi ích mà hộ hộ nông dân đạt được từ việc lựa chọn các kết hợp khác nhau giữa tiêu dùng sản phẩm tự sản xuất hoặc từ thị trường và không sản xuất (nghỉ ngơi, giải trí…) [11]. - Nhóm nhân tố nguồn lực trong nông hộ: + Đất đai: là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt không thể thay thế. Do đó độ phì nhiêu, quy mô, vị trí của đất đai ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế hộ nông dân [12]. + Lao động: là yếu tố cần thiết của mọi quá trình sản xuất. Lao động trong nông nghiệp nói chung và lao động của hộ nông dân nói riêng có những nét đặc thù riêng như: ít chuyên sâu, mang tính chất thời vụ, diễn ra trong phạm vi rộng lớn, đa dạng về địa bàn và điều kiện sản xuất và phần lớn ít được đào tạo [12]. + Vốn: bất cứ hoạt động sản xuất nào cũng cần vốn. Đối với kinh tế hộ nông dân, vốn là điều kiện đảm bảo cho các h._.ộ nông dân về tư liệu sản xuất, vật tư, nguyên liệu cũng như thuê nhân công để tiến hành sản xuất, là một trong những yếu tố quyết định đến phương thức sản xuất của hộ. Khi có quy mô vốn đủ lớn, hộ nông dân có xu hướng chuyển đổi cơ cấu sản xuất nhằm nâng cao thu nhập [12]. + Yếu tố tổ chức sản xuất: thể hiện ở việc lựa chọn phương án sản xuất và cách bố trí sản xuất của hộ nông dân. Những hộ nông dân lựa chọn phương án sản xuất và bố trí sản xuất phù hợp với nguồn lực hiện có, hộ sẽ có thu nhập cao và ngược lại sẽ không tận dụng được hết nguồn lực của mình. - Nhóm nhân tố nguồn lực ngoài nông hộ + Cơ sở hạ tầng: chủ yếu trong nông nghiệp nông thôn bao gồm: đường giao thông nông thôn, hệ thống thuỷ lợi, hệ thống điện, trang thiết bị trong nông nghiệp…những yếu tố này tốt sẽ tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của hộ nông dân. + Thị trường: Trong nền kinh tế mở và hội nhập kinh tế quốc tế, thì việc sản xuất như cái gì, sản xuất như thế nào, số lượng bao nhiêu, vào thời điểm nào để đáp ứng theo nhu cầu thị trường, sản xuất theo thị hiếu người tiêu dùng là rất quan trọng trong phát triển kinh tế hộ nông dân. + Các yếu tố chính sách, các chủ trương của Đảng và Nhà nước như: chính sách ruộng đất; chính sách tín dụng; chính sách thuế; chính sách bảo hộ sản phẩm, trợ giá nông sản phẩm, miễn thuế cho sản phẩm mới; giải quyết việc làm…Đây là công cụ để Nhà nước điều tiết sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện cho hộ nông dân phát triển sản xuất [13]. - Nhóm yếu tố khoa học kỹ thuật và công nghệ gồm: yếu tố kỹ thuật canh tác, kỹ thuật sản xuất; yếu tố ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ; yếu tố giống cây trồng, vật nuôi và một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế hộ nông dân. 2.4 Một số phương pháp xác định tối ưu các nguồn lực sản xuất 2.4.1 Phương pháp xác định tối ưu các nguồn lực sản xuất Kinh tế là khoa học của sự lựa chọn. Một bài toán kinh tế thường có nhiều kết quả khác nhau. Dựa trên một số tiêu chuẩn lựa chọn nhất định ta sẽ tìm ra giải pháp tối ưu nhất cho bài toán kinh tế đã đặt ra đó. Tiêu chuẩn thường được dùng để lựa chọn giải pháp thích hợp cho các bài toán kinh tế thường là: - Cực đại hoá một số chỉ tiêu nào đó như: lợi nhuận của người sản xuất, khối lượng sản phẩm sản xuất ra, lợi ích của người tiêu dùng. - Cực tiểu hoá một số chỉ tiêu nào đó như: chi phí để sản xuất ra một khối lượng sản phẩm đã được xác định trước hoặc chi phí tối thiểu để đạt được mức lợi ích đã đề ra [14]. * Xác định tối ưu trong trường hợp chỉ sử dụng một đầu vào để sản xuất ra một sản phẩm [15], [16]. Xác định tối ưu bằng cách sử dụng quan hệ giữa giá trị sản phẩm và tổng chi phí. Lợi nhuận (Pr) là sự chênh lệch giữa tổng giá trị sản phẩm (giá trị sản xuất, doanh thu) (TVP) và tổng chi phí (TC): Pr = TVP – TC => Max Trong trường hợp này, khi tìm điểm tối đa hoá lợi nhuận chỉ cần tìm mức đầu vào tối ưu hoặc mức đầu ra tối ưu. - Xác định số lượng đầu vào tối ưu: chính là tối đa hoá lợi nhuận theo yếu tố đầu vào X (tìm mức đầu vào để đạt lợi nhuận tối ưu). Có thể xác định mức đầu vào tối ưu theo 3 cách như: Cách 1: là lập bảng tính toán tổng chi phí, tổng giá trị sản phẩm và tổng lợi nhuận tại các mức đầu vào, từ đó xác định được mức đầu vào cho lợi nhuận tối ưu; Cách 2: là vẽ đồ thị đường tổng giá trị sản phẩm và đường tổng chi phí theo yếu tố đầu vào X hoặc vẽ đồ thị lợi nhuận từ đó sẽ xác định được điểm tối ưu. Phương pháp vẽ đồ thị sẽ cho kết quả chính xác hơn số liệu bảng; Cách 3: là cách cho kết quả chính xác nhất là dùng tiêu chuẩn cận biên, cho đạo hàm của hàm lợi nhuận theo yếu tố đầu vào bằng không từ đó sẽ tìm được mức đầu vào cho lợi nhuận tối ưu. - Xác định số lượng đầu ra tối ưu: chính là tìm mức sản lượng mà tại đó lợi nhuận đạt tối ưu. Cũng dùng 3 cách như với trường hợp đầu vào: Cách 1: không có gì thay đổi so với xác định đầu vào tối ưu; Cách 2: là vẽ đường thu nhập và đường chi phí theo đầu ra; Cách 3: là sử dụng đạo hàm để xác định mức sản lượng sản xuất sao cho tại đó có doanh thu biên (MR) bằng chi phí biên (MC) tức là: л’(Q) = TR’(Q) – TC’(Q) = MR – MC = 0 tại Q = Qo Điều kiện đủ để có lợi nhuận cực đại là đạo hàm bậc 2 của lợi nhuận theo sản lượng nhỏ hơn không: л’’(Q) = MR’ – MC’ < 0 từ đó xác định được tại mức sản lượng Qo lợi nhuận đạt cực đại. * Xác định tối ưu trong trường hợp sử dụng hai hoặc nhiều yếu tố đầu vào để sản xuất ra một sản phẩm [15], [16]. Có thể tìm đầu ra tối đa bằng cách lập bảng hoặc bằng cách cho đạo hàm riêng của hàm sản xuất theo các biến bằng 0. Ví dụ như có hàm năng suất lúa (Y) phụ thuộc vào lượng lân (X1) và đạm (X2). Có nhiều cách kết hợp các đầu vào X1 và X2 để sản xuất ra cùng một mức sản lượng lúa và tập hợp những kết hợp đó người ta gọi đó là đường đồng lượng. Vì vậy cần phải lựa chọn kết hợp nào có chi phí thấp nhất thì tại đó lợi nhuận đạt tối đa. Cách 1: lập bảng so sánh tổng chi phí (TVC) của tất cả các kết hợp đầu vào và tìm ra kết hợp có chi phí thấp nhất; Cách 2: xác định bằng hình học. Trên đường đồng lượng có rất nhiều điểm nhưng trong đó chỉ có một điểm thể hiện kết hợp tối thiểu chi phí, đó là điểm tiếp xúc của đường đồng lượng với đường đồng phí; Cách 3: dùng tiêu chuẩn cận biên, từ đó sẽ tính được tỷ lệ kết hợp giữa các yếu tố tố đầu vào X1 và X2. Dùng kết hợp hàm sản xuất, mức đầu ra và tiêu chuẩn cận biên sẽ tìm được kết hợp đầu ra tối ưu nhất. * Xác định tối ưu trong trường hợp sử dụng một đầu vào để sản xuất ra nhiều sản phẩm [15], [16]. Các nguồn lực trong sản xuất luôn bị giới hạn, vì vậy với một số lượng nguồn lực nhất định có thể được sử dụng để sản xuất ra nhiều loại sản phẩm. Vấn đề đặt ra là phân bổ số lượng nguồn lực bị giới hạn đó cho các loại sản phẩm như thế nào để có lợi nhuận cao nhất. Giả sử với một số lượng nguồn lực X nhất định được sử dụng để sản xuất ra hai loại sản phẩm là Y1 và Y2 với giá sản phẩm đầu ra của từng loại sảm phẩm này là và . Ta có các cách để lựa chọn kết hợp đầu ra để tối đa hoá lợi nhuận như: Cách 1: Tính tổng thu nhập của tất cả các kết hợp Y1 và Y2, từ đó tìm được tổng thu (giá trị sản xuất) tối đa: TR = .Y1 + .Y2 Cách 2: Vẽ đồ thị. Điểm tối ưu là điểm tiếp xúc giữa độ dốc của đường đồng thu nhập và độ dốc của đường đồng khả năng sản xuất. Cách 3: Là tính tỷ lệ thay thế cận biên và so sánh với tỷ lệ giá của hai sản phẩm. / = ΔY1/ΔY2 * Sử dụng phương pháp nhân từ Lagrange để gải bài toán cực trị có ràng buộc [14]. Phương pháp nhân tử Lagrange có thể được sử dụng để giải các bài toán về tối đa hoá lợi ích và nhu cầu của người tiêu dùng trong điều kiện ràng buộc bởi giới hạn ngân sách, hoặc tối thiểu hoá các chi phí đầu vào trong sản xuất để sản xuất ra khối lượng sản phẩm được cố định (Qo). Phương pháp tiến hành như sau: - Xác định điều kiện cần gồm: thiết lập hàm Lagrange, tìm đạo hàm bậc nhất theo các biến và theo µ (µ là nhân từ Lagrange), cho đạo hàm riêng bậc 1 bằng 0, giải hệ phương trình tìm giá trị các biến và µ. - Xét điều kiện đủ: để hàm Lagrange đạt cực đại thì vi phân cấp 2 phải định dạng âm và để hàm Lagrange có cực tiểu thì vi phân cấp 2 phải định dạng dương. Kết quả sử dụng phương pháp Lagrange sẽ tìm ra được số lượng hàng hoá tiêu dùng để đạt được lợi ích cực đại (trong điều kiện ràng buộc bởi giới hạn ngân sách) đối với bài toán tối đa hoá lợi ích và nhu cầu người tiêu dùng. Xác định được số lượng các đầu vào với chi phí tối thiểu để sản xuất ra một khối lượng sản phẩm cố định. 2.4.2 Xác định nguồn lực sản xuất trong kinh tế hộ nông dân Có thể chia các nguồn lực trong kinh tế hộ nông dân ra thành hai loại chính là: - Nguồn lực ngoài nông hộ: là những nguồn lực không thuộc riêng của hộ, nông hộ chỉ có thể khai thác và vận dụng để phục vụ cho mục tiêu của hộ, bao gồm: cơ sở hạ tầng, thị trường, dịch vụ, môi trường, chính sách kinh tế xã hội… - Nguồn lực trong trong nông hộ: là những nguồn lực thuộc quyền sở hữu và sử dụng trực tiếp của nông hộ bao gồm: đất, lao động, vốn, tài sản…của nông hộ. Nguồn lực của kinh tế hộ nông dân Đất đai Nguồn lực trong nông hộ Nguồn lực ngoài nông hộ Cơ sở hạ tầng, thị trường, dịch vụ, môi trường, chính sách KT - XH Lao động Vốn Nguồn lực khác Sơ đồ 1: Sơ đồ các nguồn lực của kinh tế hộ nông dân Trong các nguồn lực trên thì các nguồn lực trong nông hộ như đất đai, lao động và vốn là những nguồn lực quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, phát triển kinh tế của hộ nông dân. Vì vậy, nếu các nguồn lực này được khai thác triệt để và sử dụng có hiệu quả thì kinh tế hộ nông dân sẽ phát triển. Dựa vào đặc điểm của các loại nguồn lực, đặc điểm của kinh tế hộ nông dân, huyện Bình Giang là một huyện sản xuất nông nghiệp mà độc canh cây lúa là chủ yếu, lao động trong hộ nông dân dư thừa, năng suất lao động còn thấp. Chúng tôi xác định các nguồn lực cần được được khai thác và sử dụng một cách tối ưu nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân huyện Bình Giang là: đất đai, lao động và nguồn lực vốn. 2.5 Sơ lược tình hình phát triển kinh tế hộ nông dân một số nước và ở Việt Nam 2.5.1 Trên thế giới Trên thế giới kinh tế trang trại gia đình đã hình thành và phát triển từ hàng ngàn năm nay và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của sản xuất nông nghiệp, trong ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá trong nền nông nghiệp hàng hoá. - Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Pháp Năm 1908, Pháp có 5.505.000 nông trai, đến năm 1950 còn 2.285.000 trang trại, năm 1978 còn 982.000 trang trại, năm 1993 còn 801.400 trang trại. Tốc độ trang trại mỗi năm giảm bình quân là 2,3%. Trong khi diện tích bình quân của trang trại tăng lên: năm 1908 là 5,9 ha, năm 1978 tăng lên 24 ha, đến năm 1993 có 35,1 ha. Số trang trại trên 20 ha chiếm 49,8%. Bình quân quy mô về diện tích của trang trại là 29,2 ha, 42% thu nhập của trang trại là từ ngoài nông nghiệp. Hiện nay, các trang trại gia đình sản xuất ra lượng nông sản gấp 2,2 lần nhu cầu trong nước với tỷ suất hàng hoá về ngũ cốc là 95%, thịt sữa 70 - 80%, rau quả trên 70% [17]. - Tình hình phát triển trang trại ở Mỹ Trang trại ở Mỹ phát triển chậm hơn các nước châu Âu từ 30 - 40 năm nhưng tốc độ phát triển lại rất nhanh. Năm 1950 có 5.648.000 trang trại và có xu hướng giảm dần về số lượng, năm 1960 còn 2.649.000 trang trại, năm 1980 còn 2.300.000 trang trại và năm 1990 còn 2.140.000 trang trại. Trong khi diện tích bình quân của các trang trại lại tăng lên, năm 1950 là 86 ha đến năm 1990 là 198,7 ha [1], [17]. Hiện nay, ở Mỹ các trang trại gia đình đã sản xuất ra hơn 50% sản lượng đậu tương và ngô của toàn thế giới, xuất khẩu 40 - 50 triệu tấn lúa mỳ, 50 triệu tấn ngô, đậu tương…. Sản lượng nông sản làm ra của một lao động nông nghiệp vào năm 1990 đủ để nuôi được 80 người [17]. * Tình hình phát triển kinh tế hộ nông dân ở một số nước châu Á: - Ở Đài Loan, quy mô trang trại gia đình ở Đài Loan thuộc loại nhỏ, chỉ vào khoảng trên 1 ha. Được Nhà nước quan tâm, kinh tế nông hộ phát triển đã thu hút hết lao động dư thừa trong nông nghiệp. Trang trại không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu. Thu nhập phi nông nghiệp chiếm 62% thu nhập của trang trại, bình quân một trang trại có 5,1 người, số trang trại thuần nông là 10% còn lại 90% là trang trại kiêm ngành nghề [17]. - Ở Nhật Bản, quy ruộng đất bình quân của một trang trại năm 1990 là 1,2 ha tăng 1,5 lần trong vòng 40 năm. Số trang trại chuyên làm nông nghiệp trong giai đoạn 1960 - 1998 giảm trên 3 lần, từ 2 triệu xuống chỉ còn 620.000 cơ sở. Các trang trại có thu nhập từ nghề nông nghiệp giảm, phi nông nghiệp tăng lên [17]. - Ở Trung Quốc, năm 1984 Nhà nước giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho nông dân. Đồng thời, Chính phủ Trung Quốc đưa ra chính sách khuyến khích tích cực việc mở mang ngành nghề và dịch vụ, khuyến khích sản xuất hàng hoá và khuyến khích các thành phần kinh tế trong nông thôn cùng phát triển. Đẩy mạnh phát triển các xí nghiệp hương trấn với ngành nghề chính như gia công nông phẩm, phát triển công nghiệp, dịch vụ trên cơ sở “li nông bất li hương” đã tạo điều kiện cho phát triển sản xuất nông nghiệp, hiện đại hoá nông nghiệp và thu hút số lao động dư thừa trong nông nghiệp [8]. Qua thực tế phát triển kinh tế trang trại ở một số nước trên thế giới cho thấy: - Ở các nước phát triển, trong giai đoạn đầu có số lượng trang trại nhiều, quy mô nhỏ. Sau đó, số lượng trang trại giảm dần, quy mô trang trại tăng lên, do đó đã thúc đẩy những tiến bộ về khoa học kỹ thuật, cơ giới hoá, điện khí hoá, hoá học hoá và ngày nay là tin học hoá ngày càng xâm nhập vào nông nghiệp, nông thôn. - Ở các nước đang phát triển, kinh tế nông nghiệp gia đình ở dạng kinh tế nông hộ tự cấp, tự túc còn chiếm một bộ phận quan trọng. Bộ phận kinh tế nông hộ chuyển sang kinh tế trang trại sản xuất hàng hoá ngày một tăng. Sự dịch chuyển này gần như là một bước đi tất yếu, một quy luật khách quan. Bước đi nhanh hay chậm là tuỳ thuộc vào trình độ dân trí, tiến bộ khoa học kỹ thuật, thể chế chính sách khuyến khích của mỗi nước. 2.5.2 Việt Nam Từ khi có Chỉ thị 100/CT - TW (1981) của Ban Bí thư Trung ương, đặc biệt là từ sau Nghị quyết số 10 - NQ/TW của Bộ Chính trị (1988), hộ nông dân được xác định là đơn vị kinh tế tự chủ, có đầy đủ tư cách pháp nhân và quyền bình đẳng như mọi chủ thể kinh tế khác thì mô hình kinh tế hộ mới được chú ý, từng bước được khởi sắc và phát triển. Nghị quyết 10 đã nêu lên những chủ trương, giải pháp cơ bản để phát triển kinh tế hộ, đó là: Giao khoán ruộng đất đến hộ và nhóm hộ xã viên ổn định lâu dài, khuyến khích phát triển kinh tế gia đình, kinh tế cá thể và tư nhân trong nông nghiệp. Thực hiện đường lối đổi mới, Đảng ta đã đề ra một số chủ trương, chính sách lớn nhằm khuyến khích phát triển kinh tế hộ nông dân sản xuất hàng hoá. Nghị quyết số 06/NQ/TW ngày 10 tháng 11 năm 1998 của Bộ Chính trị về một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn đã chỉ rõ “…Tiếp tục khuyến khích kinh tế hộ phát triển mạnh mẽ để tạo ra lượng sản phẩm hàng hoá đa dạng có chất lượng, giá trị ngày càng cao, tăng thu nhập cho mỗi gia đình nông dân, cải thiện đời sống mọi mặt ở nông thôn, cung cấp sản phẩm cho đô thị, công nghiệp và xuất khẩu, đồng thời thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngay từ kinh tế hộ” [18]. Nghị quyết số 03/2000/NQ - CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ về kinh tế trang trại đã khẳng định “…Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản” [18]. Nghị quyết đã đề ra các biện pháp về kinh tế và tổ chức nhằm khuyến khích phát triển kinh tế trang trại ở nước ta trong những năm tới. Thành tựu nổi bật phát triển kinh tế hộ nông dân và kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam của những năm đổi mới vừa qua là đã giải quyết vững chắc vấn đề lương thực, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đưa Việt Nam từ nước thiếu lương thực triền miên thành nước xuất khẩu gạo lớn của thế giới kể từ năm 1988, theo hướng năm sau cao hơn năm trước. Bình quân 10 năm 1990 - 2000 so với bình quân 5 năm trước đó, sản lượng lạc tăng 34%, mía tăng 74%, cà phê nhân tăng 2,8 lần, cao su tăng 87%, hồ tiêu tăng 68%, chè tăng 27,3%, bông tăng 2,38 lần [19]. Các loại cây ăn quả đặc sản chất lượng cao phát triển mạnh, nhất là nho, vải thiều, nhãn, mận hậu, cam… đã đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội rõ nét ở nhiều vùng trong cả nước. Chăn nuôi tăng trưởng cao và ổn định, bình quân 10 năm 1990 - 2000 so với bình quân 5 năm trước đó: đàn trâu tăng 5%, đàn bò tăng 10%, đàn lợn tăng 20%, đàn gia cầm tăng 25%, sản lượng trứng tăng 33%. Đặc biệt, đàn bò sữa tăng khá, năm 1999 đạt gần 34 ngàn con, tăng gấp 3 lần so với năm 1990 [19] Từ sau Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, hàng năm kinh tế hộ nông dân đã sản xuất khoảng 98% sản lượng lương thực, 99% sản lượng rau các loại, 95% sản lượng cây công nghiệp ngắn ngày và 97% sản lượng chăn nuôi gia súc, gia cầm của cả nước. Cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ [19]. 2.5.3 Tình hình nghiên cứu tối ưu hoá các nguồn lực sản xuất và kinh tế hộ nông dân ở Việt Nam, những bài học rút ra từ lý luận và thực tiễn * Tình hình nghiên cứu tối ưu hoá các nguồn lực sản xuất ở Việt Nam Trong thực thế sản xuất, các chủ thể sản xuất như các doanh nghiệp, các công ty đến các hộ nông dân luôn phải quan tâm đến vấn đề tối ưu sản xuất tức là tìm phương án để sử dụng hợp lý nguồn lực sao cho thu được lợi nhuận tối đa từ quá trình sản xuất. Như vậy tối ưu hoá các nguồn lực sản xuất chính là việc bố trí kế hoạch sản xuất phù hợp nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. Ở Việt Nam, xây dựng phương án sử dụng hợp lý nguồn lực sản xuất nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao đã được tiến hành nghiên cứu và triển khai trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, chúng mới chỉ dừng lại ở những phương pháp đơn giản như: phương pháp phân tích thống kê, phương pháp điều tra thực nghiệm… Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển nhanh của khoa học kỹ thuật và sự trợ giúp của máy vi tính thì việc áp dụng các mô hình toán học trong nghiên cứu xây dựng một phương án sản xuất tối ưu đã được thực hiện trong các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp công nghiệp, giao thông vận tải…[30]. Khác với các ngành sản xuất khác, trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong phát triển kinh tế hộ nông dân nói riêng có những nét đặc thù riêng, vì đối tượng sản xuất là những vật nuôi có hệ thần kinh, những cây trồng có những đặc tính sinh học của nó, sản xuất chịu sự tác động rất nhiều của điều kiện tự nhiên…Hơn nữa, ở Việt Nam sản xuất nông nghiệp, kinh tế hộ nông dân còn nhỏ lẻ, lạc hậu…Chính những yếu tố trên dẫn đến việc áp dụng các mô hình toán học trong nghiên cứu phát triển kinh tế hộ nông dân còn gặp nhiều khó khăn và cần thiết được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. * Tình hình nghiên cứu kinh tế hộ nông dân ở Việt Nam Trong những năm đổi mới vừa qua đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về kinh tế hộ nông dân. Nhìn chung, các công trình đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế hộ nông dân như: - Đánh giá thực trạng kinh tế hộ trên các vùng sinh thái, xu hướng phát triển và những giải pháp để đẩy mạnh kinh tế nông hộ của Chu Văn Vũ và tập thể tác giả Viện Kinh tế học trong cuốn sách “Kinh tế hộ trong nông thôn Việt Nam” [20]. - Nghiên cứu về “Trang trại gia đình ở Việt Nam và trên thế giới” [21] và “Kinh tế trang trại vùng đồi núi [22] của Trần Đức đã hệ thống hoá lý luận về phát triển kinh tế trang trại gia đình và vận dụng vào vùng đồi núi nước ta. - Lý luận và thực tiễn kinh tế hộ nông dân và dự báo mô hình phát triển kinh tế hộ nông dân của Đào Thế Tuấn trong cuốn sách “Kinh tế hộ nông dân” [7]. - Phân tích thực trạng về phát triển kinh tế hộ nông dân sản xuất hàng hoá ở vùng Đồng bằng sông Hồng của Vũ Thị Ngọc Trân trong cuốn sách “Phát triển kinh tế nông hộ sản xuất hàng hoá ở vùng Đồng bằng sông Hồng” [23]. - Hệ thống hoá và làm rõ được những vấn đề lý luận về kinh tế trang trại, phân tích khái quát quá trình lịch sử phát triển của kinh tế trang trại ở nước ta hiện nay, xác định khả năng và các điều kiện phát triển các loại hình kinh tế trang trại, trên cơ sở đó đề xuất quan điểm và giải pháp phát triển kinh tế trang trại trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta của Nguyễn Đình Hương (chủ biên) và tập thể tác giả các nhà khoa học quản lý ở trung ương và địa phương trong cuốn sách “Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam” [17]. Trong những năm gần đây, một số luận án tiến sĩ kinh tế đã đi sâu nghiên cứu làm rõ từng khía cạnh của kinh tế hộ nông dân như: những khả năng và biện pháp chủ yếu phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Gia Lâm – Hà Nội; vị trí, vai trò của kinh tế hộ trong quá trình phát triển kinh tế xã hội nông thôn; định hướng phát triển kinh tế nông hộ trong kinh tế thị trường; phát triển kinh tế nông hộ theo hướng sản xuất hàng hoá trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước; đánh giá, phân tích và đề xuất giải pháp cho phát triển kinh tế hộ trên các vùng kinh tế trong cả nước của các tác giả: Nguyễn Thị Tâm [24], Mai Văn Xuân [25], Nguyễn Văn Huân [26], Nguyễn Thanh Phương [27]… gần đây là Nguyễn Thị Minh Thọ [28], Từ Thị Xuyến [29] và Trần Văn Dư [6]… Các kết quả nghiên cứu trên đã góp phần bổ sung và từng bước hoàn thiện kiến thức nghiên cứu mới cả về lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế hộ ở nước ta. Tuy nhiên, trong thực tiễn đời sống kinh tế xã hội nói chung và trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam nói riêng, các hiện tượng kinh tế luôn có sự vận động và phát triển không ngừng, đòi hỏi phải luôn có sự cập nhật và vận dụng các kiến thực trên vào từng vùng và phải hết sức linh hoạt. * Những bài học rút ra từ lý luận và thực tiễn Kinh tế hộ nông dân ở Việt Nam trong những năm qua đã đạt được những thành tựu đáng kể. Nhưng trong quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế đang diễn ra sâu rộng như hiện nay, bên cạnh những cơ hội, phát triển kinh tế hộ nông dân phải đối mặt với không ít những thách thức như: lao động nông thôn thiếu việc làm, đất đai manh mún, năng suất cây trồng, vật nuôi thấp, sản xuất hàng hoá chưa phát triển, thiếu vốn, thiếu kỹ thuật… Từ thực tiễn và xu hướng phát triển kinh tế hộ nông dân một số nước cho thấy, bộ phận kinh tế hộ nông dân chuyển sang trang trại sản xuất hàng hoá ngày một tăng, số trang trại có thu nhập từ thuần nông giảm và số trang trại có thu nhập từ phi nông nghiệp tăng (ở Đài Loan có 90% trang trại kiêm ngành nghề, ở Pháp 42% thu nhập của trang trại là từ ngoài nông nghiệp [17]). Chính phủ Trung Quốc đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ nông thôn đã thu hút số lượng lớn lao động dư thừa nông thôn, kết quả là đã góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế nước này. Từ lý luận và thực tiễn cho thấy, để kinh tế hộ nông dân phát triển, bên cạnh những chính sách của Đảng và Nhà nước trong đó có chính sách vốn, thì việc khai thác và sử dụng các nguồn lực sản xuất một cách có hiệu quả, một cách tối ưu như chuyển đổi cơ cấu, nâng cao năng suất và hiệu quả của cây trồng, vật nuôi, tạo việc làm cho lao động nông thôn có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế hộ nông dân. 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 3.1.1 Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1 Vị trí địa lý và địa hình Bình Giang là một huyện nông nghiệp nằm về phía Tây Nam tỉnh Hải Dương, thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, có toạ độ địa lý từ 20046’ vĩ độ Bắc và 106007’ đến 106o16’ kinh độ Đông. Phía Đông giáp huyện Gia Lộc - Hải Dương, Phía Tây giáp tỉnh Hưng Yên, Phía Nam giáp huyện Thanh Miện - Hải Dương, Phía Bắc giáp huyện Cẩm Giàng - Hải Dương. Là một huyện của tỉnh Hải Dương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, với vị trí địa lý thuận lợi, cách thủ đô Hà Nội 40 km về phía Đông, cách thành phố Hải Dương 20 km và cách thành phố Hải Phòng 60 km về phía Tây. Trên địa bàn huyện có các tuyến giao thông quan trọng, những tuyến giao thông huyết mạch này đã tạo điều kiện thuận lợi cho huyện Bình Giang tiếp nhận thông tin kinh tế, thị trường, chuyển giao nhanh các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, cải thiện môi trường đầu tư để phát triển toàn diện kinh tế - xã hội [31]. Về địa hình, nhìn chung địa hình huyện Bình Giang tương đối bằng phẳng, có xu hướng hơi dốc từ phía Tây Bắc sang phía Tây Nam. Một số xã thuộc phía nam của huyện có xen kẽ trũng cục bộ. Địa hình của huyện khá thuận lợi cho việc thâm canh trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là thâm canh cây lúa nước. 3.1.1.2 Thời tiết, khí hậu, thuỷ văn Huyện Bình Giang thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng nên chịu ảnh hưởng chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông thường lạnh và khô hanh. Nhiệt độ trung bình năm là 23,40C; biên độ nhiệt ngày và đêm trung bình là 8,50C (cao nhất là 100C, thấp nhất là 4,20C) [31]. Về độ ẩm không khí, độ ẩm bình quân cả năm là 84%, trong đó độ ẩm cao nhất là 98%, thấp nhất là 70% [31]. Tổng tích ôn cả năm khoảng 8.5000C, số giờ nắng trung bình 1.600 – 1.700 giờ/năm, tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 7 với 305 mm, tháng mưa ít nhất là tháng 11 (có khi không có mưa) [31]. Nguồn nước cung cấp cho sản xuất và đời sống của Bình Giang khá phong phú. Đối với nguồn nước phục vụ sản xuất, trên địa bàn huyện có hai con sông chảy qua, đó là sông Sặt và sông Cậy, hàng năm cung cấp một lượng nước rất lớn cho hoạt động sản xuất. Ngoài ra, lượng nước tưới còn được bổ sung lượng nước khá lớn từ hệ thống thuỷ nông Bắc - Hưng - Hải [31]. 3.1.1.3 Tình hình đất đai của huyện Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, nó tham gia vào tất cả quá trình hoạt động sản xuất. Đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp, đất giữ vai trò thiết yếu. Tình hình sử dụng đất đai của huyện được phản ánh trong Bảng 3.1. Bảng 3.1: Tình hình đất đai của huyện Bình Giang trong 3 năm (2005 – 2007) Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tốc độ phát triển (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện Tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 2006/ 2005 2007/ 2006 BQ chung Tổng diện tích đất tự nhiên 10.479,50 100,00 10.479,50 100,00 10.479,50 100,00 100,00 100,00 100,00 I. Đất NN 7.663,13 73,12 7.642,33 72,93 7.601,66 72,54 99,73 99,47 99,60 1. Đất canh tác 6.552,25 85,50 6.526,03 85,39 6.491,87 85,40 99,60 99,48 99,54 + Đất 3 vụ 715,88 10,93 714,51 10,95 712,64 10,98 99,81 99,74 99,77 + Đất 2 vụ 5.586,73 85,26 5.580,99 85,52 5.574,00 85,86 99,90 99,87 99,89 + Đất 1 vụ 249,64 3,81 230,53 3,53 205,23 3,16 92,34 89,03 90,67 2. Đất trồng cây lâu năm 353,59 4,61 355,98 4,66 347,64 4,57 100,68 97,66 99,16 3. Đất nuôi trồng thuỷ sản 757,29 9,88 760,32 9,95 762,15 10,03 100,40 100,24 100,32 II. Đất phi NN 2.783,99 26,57 2.804,65 26,76 2.845,32 27,15 100,74 101,45 101,10 1. Đất ở 729,51 26,20 735,45 26,22 759,98 26,71 100,81 103,34 102,07 2. Đất chuyên dùng 1.496,02 53,74 1.508,71 53,79 1.529,46 53,75 100,85 101,38 101,11 3. Đất khác 558,46 20,06 560,49 19,98 555,88 19,54 100,36 99,18 99,77 III. Đất chưa sử dụng 32,38 0,31 32,52 0,31 32,52 0,31 100,43 100,00 100,22 IV. Một số chỉ tiêu bình quân 1. Đất NN/hộ NN (sào) 9,68 9,64 9,55 99,59 99,08 99,34 2. Đất NN/khẩu NN (sào) 2,42 2,41 2,39 99,59 99,08 99,34 3. Đất NN/LĐNN (sào) 4,91 4,85 4,71 98,78 97,06 97,92 4. Đất canh tác/hộ NN (sào) 8,28 8,23 8,16 99,46 99,09 99,28 5. Đất canh tác/khẩu NN (sào) 2,07 2,06 2,04 99,46 99,09 99,28 6. Đất canh tác/LĐNN (sào) 4,20 4,14 4,02 98,65 97,07 97,86 Nguồn: Phòng Địa chính huyện Bình Giang, năm 2008 Tổng diện tích đất tự nhiên là 10.480 ha. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp ít có sự thay đổi, năm 2007 diện tích đất nông nghiệp là 7.602 ha chiếm 72,54% tổng diện tích đất tự nhiên, giai đoạn 2005 - 2007 đất nông nghiệp giảm 61,47 ha với tốc độ giảm bình quân là 0,4%/năm. Nguyên nhân của sự giảm này là do một số diện tích đất canh tác chuyển thành đất thổ cư và đất chuyên dùng. Trong đất nông nghiệp, đất canh tác chiếm đa số và có xu hướng giảm dần qua các năm. Cơ cấu đất canh tác trong tổng số đất nông nghiệp của 3 năm 2005, 2006, 2007 lần lượt là 73,12%; 72,93%; 72,54%. Đất nuôi trồng thuỷ sản năm 2007 là 762 ha, bình quân 3 năm tăng 0,32%. Đất phi nông nghiệp năm 2005 có diện tích là 2.784 ha chiếm 26,57%; năm 2006, diện tích đất phi nông nghiệp tăng lên 2.805 ha, và đến năm 2007 diện tích đất phi nông nghiệp là 2.845 ha, chiếm 27,15%. Bình quân 3 năm, đất phi nông nghiệp tăng 1,1%. Trong đất phi nông nghiệp, diện tích đất ở năm 2007 là 760 ha, chiếm 26,71%, diện tích đất chuyên dùng năm 2007 là 1.530 ha, chiếm 53,75%. Diện tích đất nông nghiệp bình quân trên một khẩu có sự thay đổi không đáng kể; năm 2005 là 2,42 sào/khẩu, năm 2007 là 2,39 sào/khẩu, bình quân 3 năm giảm 0,66%. Đất nông nghiệp trên lao động nông nghiệp cũng giảm từ 4,91 sào/lao động nông nghiệp năm 2005 xuống còn 4,71 sào/lao động năm 2007, đây là do lượng lao động nông nghiệp tăng lên hàng năm trong khi diện tích đất nông nghiệp ít có sự thay đổi. Nói tóm lại, tình hình đất đai huyện Bình Giang từ 2005 - 2007 tương đối ổn định, mặc dù có một số chỉ tiêu thay đổi nhưng không đáng kể và không ảnh hưởng đáng kể đến các hoạt động sản xuất trên địa bàn huyện. 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 3.1.2.1. Tình hình dân số và lao động Dân số và lao động là yếu tố quan trọng và có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi vùng, mỗi địa phương. - Dân số huyện Bình Giang được thể hiện trong Bảng 3.2. Bảng 3.2: Dân số và mật độ dân số huyện Bình Giang năm 2007 (Phân theo đơn vị hành chính) TT Xã Diện tích (ha) Dân số trung bình (người) Mật độ (người/km2) Tổng số 10.478,72 107.838 1.029 1 TT. Kẻ Sặt 75,39 5.500 7.295 2 Hưng Thịnh 196,17 2.758 1.406 3 Tráng Liệt 206,33 3.850 1.866 4 Vĩnh Tuy 439,85 4.016 913 5 Vĩnh Hồng 835,49 8.136 974 6 Hùng Thắng 679,6 5.064 745 7 Long Xuyên 536,44 6.150 1.146 8 Tân Việt 612,18 6.539 1.068 9 Hồng Khê 710,22 6.529 920 10 Cổ Bì 701,60 6.650 948 11 Nhân Quyền 617,67 6.511 1.054 12 Bình Xuyên 858,73 8.438 983 13 Thái Học 607,11 8.552 1.409 14 Bình Minh 406,85 4.286 1.053 15 Tân Hồng 708,48 6.034 852 16 Thái Hoà 770,35 6.362 826 17 Thái Dương 700,98 5.240 746 18 Thúc Kháng 815,28 7.223 886 Nguồn: Phòng Thống kê huyện Bình Giang, năm 2008 - Dân số trung bình phân theo giới tính và theo thành thị, nông thôn được thể hiện trong Bảng 3.3. Năm 2005 toàn huyện có 105.715 nhân khẩu; năm 2006 tăng lên 106.752 nhân khẩu, tăng 0,98%; năm 2007 số nhân khẩu toàn huyện là 107.838 người, tăng 1% so với năm 2006. Bình quân mỗi năm dân số huyện Bình Giang tăng lên là 1%. Phân theo giới tính: năm 2007 nam giới chiếm 48,3%, nữ giới chiếm ._.tuổi chủ hộ có ảnh hưởng ngược chiều đến thu nhập hỗn hợp của các hộ trong nhóm. - Đối với nhóm hộ trung bình: những yếu tố ảnh hưởng là lao động, đất đai và trình độ của chủ hộ. - Đối với nhóm hộ nghèo: những yếu tố ảnh hưởng là đất đai và lao động. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất lúa cho thấy: các yếu tố như phân kali, chi phí thuốc BVTV, giống lúa lai, giống lúa Q5 là những yếu tố ảnh hưởng thuận tới năng suất lúa, yếu tố phân đạm có ảnh hưởng ngược chiều tới năng suất lúa. * Kết quả của mô hình tối ưu các nguồn lực sản xuất đối với hộ bình quân các nhóm là: Xuất phát từ điều kiện thực tế nguồn lực sản xuất tại các nhóm hộ, với các giả thiết như: bố trí lại cơ cấu sản xuất, giả thiết về việc làm, vốn, đất đai và giả thiết hộ nông dân áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất cùng với một số giả thiết khác, đề tài đã xây dựng và thực hiện mô hình tối ưu các nguồn lực sản xuất nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân với các mức độ (phương án tối ưu) khác nhau cho từng nhóm hộ. Kết quả của mô hình như sau: - Đối với nhóm hộ trồng trọt: Phương án tối ưu 1, với giả thiết là hộ bố trí lại cơ cấu sản xuất thì thu nhập hỗn hợp của hộ là 16.705 nghìn đồng. Phương án tối ưu 2, nếu hộ vay vốn đầu tư vào sản xuất thì hộ sẽ vay 3.048 nghìn đồng để mở rộng quy mô chăn nuôi (quy mô chăn nuôi được sử dụng hết), kết quả thu nhập hỗn hợp của hộ là 18.668 nghìn đồng. Phương án tối ưu 3, nếu lao động của hộ có thể kiếm được việc làm phi nông nghiệp, hộ cấy giống lúa Tẻ đỏ trên diện tích đất loại 1 ở cả hai vụ, khi đó thu nhập hỗn hợp của hộ là 31.054 nghìn đồng. (Ghi chú: phương án tối ưu 2 bao gồm cả giả thiết của phương án tối ưu 1; phương án tối ưu 3 bao gồm cả giả thiết của phương án tối ưu 2 đối với tất cả các nhóm hộ). - Đối với nhóm hộ sản xuất nông nghiệp: Phương án tối ưu 1, thu nhập hỗn hợp của hộ là 40.265 nghìn đồng. Phương án tối ưu 2, hộ sẽ vay 33.365 nghìn đồng để chăn nuôi lợn thịt vì có thu nhập/đơn vị diện tích cao hơn gia cầm (do quy mô chăn nuôi bị giới hạn), thu nhập hỗn hợp của hộ đạt được là 48.602 nghìn đồng. Phương án tối ưu 3, khi lao động làm phi nông nghiệp có việc làm thì hộ sẽ kết hợp giữa sản xuất nông nghiệp và làm thuê để có thu nhập cao nhất, khi đó thu nhập hỗn hợp của hộ đạt được là 55.638 nghìn đồng. - Đối với nhóm hộ kiêm ngành nghề và nhóm hộ kiêm làm thuê: thu nhập hỗn hợp của phương án tối ưu 1 là 24.927 nghìn đồng. Phương án tối ưu 2 là 27.158 nghìn đồng. Ở phương án tối ưu 3 hộ sẽ chuyển lao động từ ngành nghề - dịch vụ sang làm thuê vì có thu nhập cao hơn, khi đó thu nhập của hộ là 35.112 nghìn đồng. * Một số giải pháp tối ưu hoá các nguồn lực sản xuất nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân huyện Bình Giang Xuất phát từ lý luận, mục tiêu và từ kết quả nghiên cứu, để tài đưa ra một số giải pháp chủ yếu tối ưu hoá các nguồn lực sản xuất nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân huyện Bình Giang như sau: - Giải pháp chung: gồm những giải pháp về đất đai, lao động, vốn, khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. - Giải pháp theo ngành kinh tế: những giải pháp đối với ngành nông nghiệp (ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi), những giải pháp đối với ngành nghề và kinh doanh - dịch vụ. - Giải pháp cơ bản cho từng nhóm hộ gồm những giải pháp cho nhóm hộ trồng trọt, nhóm hộ nông nghiệp, nhóm hộ kiêm ngành nghề và nhóm hộ kiêm làm thuê. - Giải pháp cho các loại hộ gồm những giải pháp cho hộ khá, hộ trung bình và hộ nghèo. 5.2 Kiến nghị - Chính quyền địa phương cần có sự bổ sung quy hoạch diện tích trồng cây vụ đông thành những vùng tập trung để giúp người nông dân dễ dàng hơn trong việc trồng cũng như là chăm sóc, bảo vệ và thu hoạch. - Cần tinh giảm các thủ tục cho vay vốn, đối với những hộ trồng trọt và hộ chăn nuôi quy mô lớn nên cho vay với thời hạn dài hơn (khoảng từ 2 đến 3 năm) với mức vay cao hơn để hộ có thời gian thu hồi vốn và mở rộng quy mô sản xuất - Chính quyền địa phương cần tăng cường mở các lớp tập huấn kỹ thuật về trồng trọt và chăn nuôi cho hộ nông dân, cần tăng cường hơn nữa việc thử nghiệm và đưa vào sản xuất những vật nuôi và cây trồng có hiệu quả kinh tế cao phù hợp với điều kiện tại địa phương. - Khi phê duyệt các dự án đầu tư, chính quyền địa phương cần xem xét kỹ lưỡng đến vấn đề môi trường. Cần có những biện pháp cương quyết với một số doanh nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân. TÀI LIỆU THAM KHẢO Đỗ Văn Viện, Đặng Văn Tiến (2000), Bài giảng kinh tế hộ nông dân, Bộ môn quản trị kinh doanh, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. Bách khoa toàn thư Việt Nam, contact@bachkhoatoanthu.gov.vn, 2/6/2008. Trần Văn Chử (chủ biên) (2002), Giáo trình kinh tế học phát triển, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nguyễn Văn Huân (1993), Kinh tế hộ, khái niệm vị trí, vai trò, chức năng, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế. Frank Ellis (1993), Kinh tế hộ gia đình nông dân và phát triển nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh. Trần Văn Dư (2003), “Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân ở vùng đồi núi tỉnh Hoà Bình theo hướng sản xuất hàng hoá”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. Đào Thế Tuấn (1997), Kinh tế hộ nông dân, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Lê Đình Thắng (1993), Phát triển kinh tế hộ theo hướng sản xuất hàng hoá, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Nguyễn Đức Truyền (2003), Kinh tế hộ gia đình và các quan hệ xã hội ở đồng bằng sông Hồng trong thời kỳ đổi mới, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Vũ Ngọc Trân (1997), Phát triển nông hộ sản xuất hàng hoá ở vùng đồng bằng sông Hồng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Nguyễn Thị Thu Huyền (2007), Những biện pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân ở xã Vĩnh Phúc, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội. Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung (2004), Kinh tế nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Nguyễn Văn Tặng (2003), Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Đan Phượng, Hà Tây, Luận án thạc sĩ kinh tế, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. Nguyễn Tuấn Sơn (2007), Ứng dụng của giải tích trong phân tích kinh tế, Bài giảng cao học, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. Phạm Thị Mỹ Dung (1996), Phân tích kinh tế nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Trần Văn Đức, Lương Xuân Chính (2005), Giáo trình kinh tế học vi mô, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. Nguyễn Đình Hương (2000), Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2000), Một số chủ trương, chính sách mới về nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi và phát triển nông nghiệp nông thôn, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Nguyễn Sinh Cúc (1/2000), “Những thành tựu nổi bật của nông nghiệp nước ta 15 năm đổi mới”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế (số 260). Chu Văn Vũ (1995), Kinh tế hộ trong nông thôn Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. Trần Đức (1997), Trang trại Việt Nam và thế giới, NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội. Trần Đức (1998), Kinh tế trang trạị vùng đồi núi, NXB Thống kê, Hà Nội. Vũ Thị Ngọc Trân (1997), Phát triển nông hộ sản xuất hàng hoá ở vùng đồng bằng sông Hồng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Nguyễn Thị Tâm (1993), Những khả năng và biện pháp chủ yếu phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Gia Lâm – Hà Nội, Luận án phó tiến sĩ kinh tế, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. Mai Văn Xuân (1996), Nghiên cứu kinh tế nông hộ theo hướng sản xuất hàng hoá trên các vùng sinh thái huyện Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế. Luận án phó tiến sĩ kinh tế, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. Nguyễn Văn Huân (1995), Kinh tế nông hộ - Vị trí vai trò trong quá trình phát triển kinh tế xã hội nông thôn Việt Nam, Luận án phó tiến sĩ kinh tế, Viện Kinh tế học, Hà Nội. Nguyễn Thanh Phương (1998), Đặc điểm và định hướng phát triển kinh tế nông hộ Tây Nguyên, Luận án tiến sĩ kinh tế, Hà Nội. Nguyễn Thị Minh Thọ (2000), Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân vùng cao Bắc Thái, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. Nguyễn Thị Xuyến (2000), Những giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân vùng gò đồi tỉnh Hà Tây, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Nguyễn Mậu Dũng (1997), Nghiên cứu tối ưu hoá sản xuất nông nghiệp vùng giữa huyện Sóc Sơn, Hà Nội, Luận án thạc sĩ kinh tế, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. Uỷ ban nhân dân huyện Bình Giang (2007), Báo cáo thực trạng phát triển kinh tế - xã hội năm 2007 huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Trần Đình Đằng, Đinh Văn Đãn (1996), Kinh tế hộ nông dân, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Lê Văn Tiến (1999), Giáo trình lý thuyết xác suất và thống kê toán học, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Phạm Văn Hùng, Trần Đình Thao (1998), Giáo trình Kinh tế lượng, Hà Nội. Phạm Văn Hùng (2007), Mô hình hoá kinh tế nông hộ ở miền Bắc: Mô hình cân bằng cung cầu trong hộ, Tạp chí KHKT Nông nghiệp, Đại học Nông nghiêp I, Hà Nội, Tập V, Số 2: 87-95. PHỤ LỤC 1. Phiếu điều tra hộ nông dân 2. Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập hỗn hợp của hộ 2.1 Kết quả chung các nhóm hộ 2.2 Kết quả đối với các nhóm hộ - Nhóm hộ trồng trọt - Nhóm hộ nông nghiệp - Nhóm hộ kiêm ngành nghề - Nhóm hộ làm thuê 2.3 Kết quả đối với loại hộ - Hộ khá - Hộ trung bình - Hộ nghèo 3. Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa 4. Kết quả giải bài toán quy hoạch tuyến tính 4.1 Nhóm hộ trồng trọt - Phương án tối ưu 1 - Phương án tối ưu 2 - Phương án tối ưu 3 4.2 Nhóm hộ nông nghiệp - Phương án tối ưu 1 - Phương án tối ưu 2 - Phương án tối ưu 3 4.3 Nhóm hộ kiêm ngành nghề và nhóm hộ kiêm làm thuê - Phương án tối ưu 1 - Phương án tối ưu 2 - Phương án tối ưu 3 1. PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ NÔNG DÂN TẠI BÌNH GIANG, HẢI DƯƠNG Mã số …………….., loại hộ……… Họ và tên chủ hộ……………Thôn……………….Xã………..….…Ngày phỏng vấn…… 1. Tình hình nhân khẩu - lao động của hộ Tổng số thành viên của hộ ( người) Quan hệ với chủ hộ Giới tính Tuổi Trình độ văn hoá Trình độ chuyên môn nghiệp vụ Ghi chú 1 CH 2 2. Tình hình đất đai của hộ năm 2007 2.1. Tình hình đất đai của hộ năm 2007 (ĐVT: m2) Loại đất DT hộ được giao Đi thuê hoặc mua, mượn Cho thuê hoặc bán, cho mượn Ghi chú 1. Đất thổ cư 2. Đất cây hàng năm - Đất 2 lúa - Đất 2 lúa – 1 màu - Đất chuyên màu 3. Đất vườn CAQ 4. Ao 5. Vườn tạp 6. Đất khác Tổng 2.2. Chi tiết đối với đất đi thuê và cho thuê (kể cả đất mua, bán, mượn) Đi thuê và cho thuê Hình thức Diện tích (m2) Loại đất Giá thuê, bán Thời hạn (năm) Từ khi nào Đi thuê /mua Thửa Cho thuê /bán Thửa 2.3. Đặc điểm đất đai và công thức luân canh STT thửa Hạng đất Diện tích (m2) Khoảng cách từ nhà (m) Đ.kiện tưới (Tốt/kém) Đ.kiện tiêu (Tốt/kém) Công thức luân canh năm 2007 Công thức luân canh có thể 3. Phương tiện phục vụ sản xuất và đời sống Diễn giải Đơn vị Số lượng Giá trị (1000đ) Năm Nguồn vốn 1. Phục vụ sản xuất 2. Phục vụ cuộc sống 3. Tiền mặt, tiền gửi 4. Nguồn vốn và sử dụng vốn của hộ 4.1. Nguồn vốn Diễn giải Số lượng (tr.đ) Lãi suất (%) Thời hạn vay (tháng) Từ khi nào Mục đích vay* 1. Số vốn tự có - tích luỹ - ….. 2. Số vốn đi vay và cần vay 2.1. Số vốn đã vay - NH nông nghiệp 2.2. Số vốn cần vay * Mục đích vay: Phát triển trồng trọt = (1), chăn nuôi = (2), ngành nghề = (3), kinh doanh = (4), khác = (5) 4.2. Tình hình sử dụng vốn Diễn giải Số lượng (tr.đ) Sử dụng vào việc gì Từ nguồn tự có Từ nguồn đi vay Kết quả thu được I. Dùng cho sản xuất NN 1. Trồng trọt 2. Chăn nuôi II. Ngành nghề III. Dịch vụ IV. Sinh hoạt *. Khác 4.3. Trả nợ vốn vay Trả nợ cho Số lượng (tr. đ) Lấy từ nguồn Khi nào 4.4. Nhu cầu và khả năng huy động vốn Vào việc gì SL (nđ) Khi nào cần (tháng) Khả năng có thể huy động Vay bao lâu Kết quả SX dự kiến Chi phí SX dự kiến Từ nguồn LS (%) LS hợp lý (%) 5. Tình hình sử dụng lao động của hộ 5.1. Lao động làm nông nghiệp - Lao động cho sản xuất trồng trọt (ghi chú: C – công, T - Tháng mấy) TT thửa Làm đất Cấy, Trồng Chăm sóc Thu hoạch Người Làm C T Người Làm C T Người Làm C T Người Làm C T 1 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 - Lao động cho chăn nuôi TT Vật nuôi SL Tháng nuôi Tháng thu C.bị chuồng, ao T. ăn, cho ăn Phòng, C. bệnh C,giờ/ ngày Ai làm C,giờ/ngày Ai làm C,giờ/ngày Ai làm … - Lao động thuê, đi làm thuê, đổi công, làm giúp, đi làm giúp (ghi chú: Hình thức: 1. Đi làm thuê, 2. Thuê người làm, 3. Đổi công, 4. Làm giúp, 5. Đi làm giúp) Hình thức Loại công việc Người làm Làm thuê, thuê.. ở đâu Thời gian (tháng, vụ) Diện tích, thửa, việc Số công Thu nhập/công 5.2. Lao động phi nông nghiệp (Hình thức làm việc: làm thường xuyên (PE); Không thường xuyên (PT); Hình thức khác (K) Loại công việc Người làm Số ngày làm/năm Làm các tháng Hình thức làm việc TN BQ (ng.đ/ngày Tổng TN/năm(n.đ) Nơi làm việc chính 6. Chi phí sản xuất ngành trồng trọt 6.1. Chi phí vật chất TT Thửa Tên cây Giống Đạm …. T.sậu bệnh nđ T. diệt cỏ nđ K.H M.móc C.cụ nđ Tên giống SL kg Tự để kg Mua kg Giá nđ/kg SL kg Giá Nđ/kg SL kg Giá nđ/kg 6.2. Chi phí dịch vụ và lao động TT thửa Tên cây Chi phí dịch vụ (1000đ) Chi phí lao động Thuê cầy, bừa Thuê phun thuốc DV thuỷ lợi Phí bảo vệ nội đồng … Lao động thuê (công) Giá ngày công thuê (1000đ/c) 6.3. Quá trình chăm sóc TT Thửa Hình thức cấy trồng Bón: 1. Lót, 2. Thúc, 3. Đón đòng, 4………….. Diệt cỏ Phòng trừ sâu bệnh Đạm Lân Kali NPK Phòng Loại bệnh Trừ Loại bệnh Ghi chú: Hình thức cấy trồng: 1. Gieo vãi, 2. Cấy mạ sân, 3. Cấy mạ ruộng Diệt cỏ: 1. Phun thuốc, 2. Làm bằng tay, 3. Cả hai 7. Chi cho chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản Vật nuôi T.gian tuổi SL (con) T.L bắt đầu nuôi (kg) Giống (nđ/ kg) T.Lượng lúc bán T.gian /lứa (tháng/ ngày) Chi phí (1000đ) hoặc (kg/ngày của các giai đoạn nuôi) Thức ăn tinh Thức ăn xanh Thú y Của nhà Mua Của nhà Mua Ghi chú: Giá dùng cho chăn nuôi của: Cám…………, gạo…………, khoai……, ngô…., 8. Chi phí cho hoạt động nghành nghề, thương mại, dịch vụ Ngành nghề dịch vụ Chi phí vật chất/ ngày, tháng Chi phí lao động/ ngày, tháng Chi khác Ghi chú 9. Kết quả sản xuất ngành nông nghiệp Loại cây trồng vật nuôi DT,số con, kg NS, TL (kg/s) (kg/con) Tổng KL SP (kg) KL SP bán (kg) Giá bán BQ (đ/kg) Tổng tiền bán (nđ) Tiêu dùng nội bộ Làm giống (kg) L.thực thực phẩm(kg) T.ăn CN (kg) 10. Tiêu thụ sản phẩm trong năm 2007 Cây trồng vật nuôi Loại giống Tháng bán Khối lượng sản phẩm bán theo địa điểm Giá bán Tại ruộng/nhà Bán lẻ Bán buôn Khác Giá cụ thể Giá cao nhất Giá thấp nhất 11. Kết quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ngành nghề dịch vụ năm 2007 Ngành nghề Tháng làm việc chủ yếu KL S.phẩm/ngày, tháng, năm (đvsp) Giá bán (1000đ/sp) Bán đi đâu Người mua là ai Tại sao lại bán cho người đó Tổng giá trị sản phẩm (1000đ) - Xay xát -……………. 12. Các khoản thu khác của hộ trong năm 2007 Khoản mục Giá trị (1000đ/tháng) a. Các khoản được tính vào thu nhập - Tiền lương hưu, trợ cấp mất sức; - Lãi tiết kiệm, cổ phần b. Thu không tính vào thu nhập - Bán máy móc, phương tiện sinh hoạt - Chuyển quyền sử dụng đất - Bán đồ trang sức - Rút tiết kiệm, cổ phần, lấy họ 13. Chi tiêu gia đình năm 2007 Khoản mục Khối lượng (kg) Giá trị (1000đ) Ghi chú 1. Chi cho ăn uống 2. May mặc 3. Nhà ở, điện nước 4. Chi cho giáo dục 5. Chi cho y tế 6. Chi đi lại 7. Chi vui chơi giải trí 8. Trả lãi tiền vay 9. Chi cho hiếu hỉ 10. Chi giỗ tết 14. Một số câu hỏi khác 1. Thông tin về khuyến nông, công nghệ và các đào tạo của hộ Các hình thức tập huấn đã tham gia Số lần Số điểm Ghi chú 1. Đã đi tham quan hoặc tham gia hội nghị đầu bờ bao nhiêu lần ở đâu 2. Đã tham gia tập huấn về quản lý kinh tế cũng như kỹ thuật trồng trọt bao nhiêu lần, chăn nuôi …… Ai tiến hành 3. Có thường xuyên quan tâm tới dự báo phòng trừ sâu bệnh …… 4. Có quan tâm tới việc trồng các giống cây trồng, vật nuôi mới …… . ………………………. 2. Hộ của Ông (bà) hiện nay đang gặp những khó khăn gì? (cho điểm thứ tự khó khăn) TT Khó khăn Mục đích, nguyên nhân Giải pháp khắc phục, nhu cầu Thiếu vốn (để làm) Thiếu việc làm (có thể làm gì?) Thiếu đất đai (để làm) Thiếu thị trường (đối với sản phẩm gì?) 3. Vốn sản xuất của hộ thiếu hay đủ a. Đủ [ ] b. Thiếu [ ] * Ông (bà) cần thêm bao nhiêu?………………nghìn đồng * Ông (bà) dùng vay vào việc gì? Mở rộng quy mô SX [ ] Đầu tư thâm canh [ ] Chi tiêu [ ] Mục đích khác………………… * Ông (bà) muốn vay từ đâu? Từ ngân hàng, tín dụng [ ] Từ các dự án [ ] Từ các đoàn/hội [ ] Từ khác………………… * Theo Ông (bà) lãi bao nhiêu là phù hợp?………..%/tháng (năm) 4. Lao động sản xuất của hộ thiếu hay đủ hay thừa a. Đủ [ ] b. Thiếu [ ] * Ông (bà) cần thuê mướn thêm bao nhiêu công?………………công * Ông (bà) thuê những công việc gì vào thời điểm nào, trình độ nào? Trồng [ ] Chăm sóc [ ] Thu hoạch [ ] Chế biến [ ] Thường xuyên [ ] Kỹ thuật [ ] Thời vụ [ ] Phổ thông [ ] Lao động khác……………… * Theo Ông (bà) giá tiền công bao nhiêu cho công việc? - Kỹ thuật:………………đ/công - Phổ thông:…………..đ/công - Lao động khác:………………….đ/công c. Thừa lao động [ ] * Ông (bà) có số lao động thừa là bao nhiêu?…………………công…………Thời điểm nào?…………………(tháng). Làm gì khi nông nhàn……………………………………………………… * Ông (bà) có ý định sử dụng lao động thừa như thế nào? Mở rộng sản xuất [ ] Mở rộng ngành nghề [ ] Cho đi làm thuê [ ] Cho đi học [ ] 5. Ông (bà) có nhu cầu mở rộng thêm diện tích đất đai không? Không [ ] Lý do……………. Có [ ] Lý do……………. * Ông bà muốn mở rộng bằng cách nào? - Khai hoang [ ] - Mua lại [ ] - Đấu thầu [ ] - Thuê lạị [ ] - Khác [ ] * Ông bà muốn mở rộng diện tích là do? - Có vốn [ ] - Có lao động [ ] - Sản xuất có lãi [ ] - Ý kiến khác [ ] 6. Ông (bà) có ý định hay nhu cầu dồn điền đổi thửa không? Không [ ] Lý do………………………………………………… Có [ ] Lý do…………………………………………………… 7. Ông (bà) có nguyện vọng phát triển thêm ngành nghề không? a. Không [ ] b. Có [ ] Xin Ông (bà) cho biết ý định cụ thể………………………………………………………… 8. Khả năng và nhu cầu mở rộng sản xuất của hộ - Ngành trồng trọt Cây trồng Diện tích có thể mở rộng, trồng mới (m2) Thu nhập ước tính (nđ) Chi phí ước tính (nđ) Lao động/sào (công) Vốn/sào (nđ) Tiêu thụ ở đâu Nhứng khó khăn gì Trồng thêm Trồng mới Tại gia đình Đi thuê, mua Giá thuê, mua Ở đâu - Ngành chăn nuôi Vật nuôi Quy mô (con, m2) Điều kiện mở rộng Doanh thu ước tính Chi phí ước tính Tiêu thụ ở đâu Những khó khăn gì Mở rộng Nuôi mới Gia đình có thể Nhu cầu thêm Lao động Vốn Đất đai Số lượng Ở đâu Chi phí - Ngành nghề dịch vụ Tên ngành nghề, dịch vụ Tính chất (thêm, mới) Số lượng/ (ngày, tháng) Giá bán/đvsp (nđ) Chi phí/đvsp, Vốn cần (nđ) Lao động cần (công) Tiêu thụ ở đâu Những khó khăn gì ………. 9. Ông (bà) cho ý kiến của mình về chính sách của nhà nước Hỗ trợ vốn để phát triển sản xuất [ ] Hỗ trợ dụng cụ, giống, kỹ thuật [ ] Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm [ ] Đầu tư cơ sở hạ tầng [ ] Hợp thức hoá đất đai [ ] 2. Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ 2.1 Kết quả chung các nhóm hộ (180 hộ) SUMMARY OUTPUT Regression Statistics Multiple R 0.87293848 R Square 0.76202158 Adjusted R Square 0.753768 Standard Error 0.33163041 Observations 180 ANOVA df SS MS F Significance F Regression 6 60.92345214 10.15390869 92.3261 2.664E-51 Residual 173 19.02632011 0.109978729 Total 179 79.94977225 Coefficients Standard Error t Stat P-value Lower 95% Upper 95% Lower 95.0% Upper 95.0% Intercept 5.81074317 0.581902645 9.985765179 7.9E-19 4.6622002 6.95928618 4.66220016 6.95928618 Ln (đất) 0.18825287 0.071985883 2.615135941 0.00971 0.0461692 0.33033657 0.04616917 0.33033657 In (lao động) 0.56206668 0.031119479 18.06157123 1.2E-41 0.5006439 0.62348943 0.50064393 0.62348943 In (vốn) 0.11963674 0.030872731 3.875158849 0.00015 0.058701 0.18057246 0.05870101 0.18057246 In (tuổi CH) -0.1421872 0.125735181 -1.130846687 0.25968 -0.39036 0.10598534 -0.3903598 0.10598534 Tr.độ CH -0.0300384 0.052657573 -0.570447914 0.56911 -0.133972 0.07389563 -0.1339724 0.07389563 Tập huấn 0.05078891 0.052653237 0.964592306 0.3361 -0.053137 0.15471438 -0.0531366 0.15471438 2.2. Kết quả đối với các nhóm hộ - Nhóm hộ trồng trọt Regression Statistics Multiple R 0.79234811 R Square 0.62781553 Adjusted R Square 0.5864617 Standard Error 0.32439714 Observations 61 ANOVA df SS MS F Significance F Regression 6 9.585650567 1.59761 15.18156 4.296E-10 Residual 54 5.682609221 0.10523 Total 60 15.26825979 Coefficients Standard Error t Stat P-value Lower 95% Upper 95% Lower 95.0% Upper 95.0% Intercept 6.7997459 1.0007745 6.79448381 8.9E-09 4.7933121 8.8061796 4.7933121 8.8061796 Ln (đất) 0.5155329 0.1206094 4.2744014 7.8E-05 0.2737254 0.75734033 0.27372543 0.75734033 In (lao động) 0.2620725 0.1099937 2.3826126 0.02074 0.0415481 0.48259681 0.0415481 0.48259681 In (vốn) 0.1139943 0.1105156 1.0314762 0.30692 -0.107576 0.33556495 -0.1075764 0.33556495 In (tuổi CH) -0.2117094 0.1942391 -1.0899421 0.28058 -0.601136 0.17771691 -0.6011357 0.17771691 Tr.độ CH 0.0141762 0.0934406 0.1517130 0.87998 -0.173161 0.2015135 -0.1731612 0.2015135 Tập huấn -0.0396291 0.08918049 -0.4443691 0.65855 -0.218425 0.13916723 -0.2184253 0.13916723 - Nhóm hộ nông nghiệp Regression Statistics Multiple R 0.93833226 R Square 0.88046742 Adjusted R Square 0.84928501 Standard Error 0.12198381 Observations 30 ANOVA df SS MS F Significance F Regression 6 2.520921144 0.420153524 28.236 1.645E-09 Residual 23 0.342241174 0.014880051 Total 29 2.863162318 Coefficients Standard Error t Stat P-value Lower 95% Upper 95% Lower 95.0% Upper 95.0% Intercept 6.28069 0.797864834 7.871872192 5.7E-08 4.6301831 7.93119692 4.63018309 7.93119692 Ln (đất) 0.24642809 0.075013672 3.285109014 0.00324 0.0912507 0.40160548 0.0912507 0.40160548 In (lao động) 0.374147 0.047971264 7.799398324 6.6E-08 0.274911 0.47338299 0.27491101 0.47338299 In (vốn) 0.34866345 0.042943851 8.119054123 3.3E-08 0.2598274 0.43749945 0.25982745 0.43749945 In (tuổi CH) -0.5528386 0.181330454 -3.048790434 0.0057 -0.927949 -0.1777284 -0.9279487 -0.1777284 Tr.độ CH -0.0688049 0.057887445 -1.188598664 0.24673 -0.188554 0.0509442 -0.1885541 0.0509442 Tập huấn -0.2515801 0.087948489 -2.860539307 0.00885 -0.433515 -0.069645 -0.4335152 -0.069645 - Nhóm hộ kiêm ngành nghề Regression Statistics Multiple R 0.76816794 R Square 0.59008198 Adjusted R Square 0.49548552 Standard Error 0.33489122 Observations 33 ANOVA df SS MS F Significance F Regression 6 4.197553294 0.699592216 6.23789 0.0003724 Residual 26 2.91595538 0.11215213 Total 32 7.113508674 Coefficients Standard Error t Stat P-value Lower 95% Upper 95% Lower 95.0% Upper 95.0% Intercept 5.11399211 1.51941387 3.365766373 0.00238 1.9907901 8.23719409 1.99079012 8.23719409 Ln (đất) 0.54927428 0.205176549 2.677081201 0.01269 0.1275276 0.97102099 0.12752757 0.97102099 In (lao động) 0.34659972 0.17095184 2.027469961 0.05298 -0.004797 0.69799649 -0.004797 0.69799649 In (vốn) 0.06543991 0.096678212 0.676883713 0.50446 -0.133285 0.26416495 -0.1332851 0.26416495 In (tuổi CH) 0.22615248 0.388952525 0.581439811 0.56595 -0.573351 1.02565637 -0.5733514 1.02565637 Tr.độ CH 0.38772257 0.139871769 2.771985893 0.01016 0.1002118 0.6752333 0.10021184 0.6752333 Tập huấn 0.15017965 0.134655086 1.115291311 0.27493 -0.126608 0.42696732 -0.126608 0.42696732 - Nhóm hộ kiêm làm thuê Regression Statistics Multiple R 0.7462044 R Square 0.55682101 Adjusted R Square 0.50255419 Standard Error 0.30705725 Observations 56 ANOVA df SS MS F Significance F Regression 6 5.804585952 0.967430992 10.2608 2.446E-07 Residual 49 4.619923676 0.094284157 Total 55 10.42450963 Coefficients Standard Error t Stat P-value Lower 95% Upper 95% Lower 95.0% Upper 95.0% Intercept 7.012787 1.309065968 5.35709213 2.2E-06 4.382122 9.64345195 4.38212204 9.64345195 Ln (đất) 0.23639158 0.192522835 1.227862575 0.22536 -0.150497 0.62328047 -0.1504973 0.62328047 In (lao động) 0.63010359 0.092068858 6.843829729 1.2E-08 0.4450844 0.81512277 0.4450844 0.81512277 In (vốn) -0.0744109 0.121342495 -0.613230312 0.54256 -0.318258 0.16943583 -0.3182576 0.16943583 In (tuổi CH) -0.1423843 0.229749988 -0.619735645 0.5383 -0.604084 0.31931535 -0.6040839 0.31931535 Tr.độ CH 0.0645964 0.089069828 0.72523329 0.47176 -0.114396 0.24358882 -0.114396 0.24358882 Tập huấn 0.04451368 0.086308308 0.515751994 0.60835 -0.128929 0.21795661 -0.1289293 0.21795661 2.3. Kết quả đối với các loại hộ - Hộ khá Regression Statistics Multiple R 0.78163184 R Square 0.61094833 Adjusted R Square 0.55401394 Standard Error 0.23472521 Observations 48 ANOVA df SS MS F Significance F Regression 6 3.54732134 0.591220223 10.7307 3.771E-07 Residual 41 2.25893289 0.055095924 Total 47 5.806254229 Coefficients Standard Error t Stat P-value Lower 95% Upper 95% Lower 95.0% Upper 95.0% Intercept 9.56281356 1.403696852 6.812591732 3E-08 6.7279887 12.3976384 6.72798871 12.3976384 Ln (đất) -0.0904547 0.10418399 -0.868221005 0.39033 -0.300859 0.11994922 -0.3008587 0.11994922 In (lao động) 0.63145476 0.091866966 6.873578069 2.5E-08 0.4459256 0.81698397 0.44592556 0.81698397 In (vốn) 0.06682206 0.032159423 2.077837491 0.04403 0.0018747 0.13176936 0.00187475 0.13176936 In (tuổi CH) -0.9296023 0.305241981 -3.045460252 0.00405 -1.546051 -0.3131533 -1.5460513 -0.3131533 Tr.độ CH 0.07684123 0.072057912 1.066381563 0.29249 -0.068683 0.22236521 -0.0686828 0.22236521 Tập huấn 0.20161375 0.087988441 2.291366317 0.02715 0.0239174 0.37931011 0.02391739 0.37931011 - Hộ trung bình Regression Statistics Multiple R 0.79200656 R Square 0.62727438 Adjusted R Square 0.60513227 Standard Error 0.28553181 Observations 108 ANOVA df SS MS F Significance F Regression 6 13.85793982 2.309656637 28.3295 1.233E-19 Residual 101 8.234369664 0.081528413 Total 107 22.09230949 Coefficients Standard Error t Stat P-value Lower 95% Upper 95% Lower 95.0% Upper 95.0% Intercept 7.14026075 0.723951986 9.862892695 1.8E-16 5.704135 8.57638655 5.70413496 8.57638655 Ln (đất) 0.2120686 0.081434028 2.604176655 0.0106 0.0505254 0.37361178 0.05052541 0.37361178 In (lao động) 0.39598673 0.037637749 10.52099932 6.4E-18 0.3213236 0.47064989 0.32132357 0.47064989 In (vốn) 0.07890321 0.046827018 1.68499327 0.09508 -0.013989 0.17179541 -0.013989 0.17179541 In (tuổi CH) -0.1606254 0.134250246 -1.196462439 0.23432 -0.426942 0.10569096 -0.4269417 0.10569096 Tr.độ CH -0.1005655 0.057035199 -1.763219014 0.08089 -0.213708 0.01257693 -0.213708 0.01257693 Tập huấn 0.00203984 0.056482961 0.036114256 0.97126 -0.110007 0.11408682 -0.1100071 0.11408682 - Hộ nghèo Regression Statistics Multiple R 0.79633283 R Square 0.63414598 Adjusted R Square 0.50502103 Standard Error 0.33521695 Observations 24 ANOVA df SS MS F Significance F Regression 6 3.311176033 0.551862672 4.9111 0.0043928 Residual 17 1.910296824 0.112370401 Total 23 5.221472858 Coefficients Standard Error t Stat P-value Lower 95% Upper 95% Lower 95.0% Upper 95.0% Intercept 7.00900814 2.201829255 3.18326597 0.00544 2.363548 11.6544683 2.36354799 11.6544683 Ln (đất) 0.68116494 0.395853333 1.720750812 0.10344 -0.154014 1.51634364 -0.1540138 1.51634364 In (lao động) 0.42123626 0.156822898 2.686063489 0.01562 0.0903684 0.75210411 0.09036841 0.75210411 In (vốn) -0.0123059 0.296726082 -0.041472406 0.9674 -0.638344 0.61373224 -0.6383441 0.61373224 In (tuổi CH) -0.2736696 0.290040528 -0.943556386 0.35861 -0.885602 0.33826329 -0.8856025 0.33826329 Tr.độ CH -0.0597304 0.272948068 -0.218834189 0.82938 -0.635601 0.51614052 -0.6356013 0.51614052 Tập huấn -0.2486462 0.191844778 -1.296080331 0.21227 -0.653404 0.15611142 -0.6534039 0.15611142 3. Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa Regression Statistics Multiple R 0.75308714 R Square 0.56714024 Adjusted R Square 0.56003252 Standard Error 0.18559938 Observations 620 ANOVA df SS MS F Significance F Regression 10 27.48612765 2.748612765 79.7922 7.16E-104 Residual 609 20.97830122 0.034447128 Total 619 48.46442887 Coefficients Standard Error t Stat P-value Lower 95% Upper 95% Lower 95.0% Upper 95.0% Intercept 1.60161165 0.064989956 24.6439873 1.5E-93 1.47398 1.72924331 1.47398 1.72924331 In (đạm) -0.0455033 0.004306543 -10.56608416 4.5E-24 -0.053961 -0.0370458 -0.0539608 -0.0370458 In (kali) 0.05716344 0.008920577 6.408042111 3E-10 0.0396446 0.07468227 0.03964461 0.07468227 In (NPK) -0.0003313 0.001559457 -0.212416743 0.83185 -0.003394 0.00273131 -0.0033938 0.00273131 In (BVTV) 0.00624339 0.000674442 9.257115743 3.5E-19 0.0049189 0.0075679 0.00491887 0.0075679 Thời vụ 0.06342253 0.016067092 3.947356024 8.8E-05 0.0318689 0.09497617 0.03186889 0.09497617 Loại đất 0.06122448 0.015363588 3.985038088 7.6E-05 0.0310524 0.09139653 0.03105243 0.09139653 Vùng 0.05571476 0.020512446 2.716144032 0.00679 0.015431 0.09599848 0.01543103 0.09599848 Giống(1.lúa lai,0.khác) 0.18869559 0.051048481 3.696399665 0.00024 0.0884431 0.28894803 0.08844314 0.28894803 Giống (1.Tẻ đỏ,0.khác) -0.1188236 0.018828625 -6.310796142 5.3E-10 -0.155801 -0.0818467 -0.1558005 -0.0818467 Giống(1. Q5,0.khác) 0.11546208 0.020218602 5.71068577 1.8E-08 0.0757554 0.15516873 0.07575543 0.15516873 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docvu hong quang (nop tv).doc
Tài liệu liên quan