Nghiên cứu công tác Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty Xi măng Hải Phòng

Lời mở đầu Quá trình sản xuất kinh doanh trong bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng là một quá trình sử dụng các yếu tố sản xuất như lao động, vật tư, tiền vốn để tạo ra được sản phẩm dịch vụ hoàn thành. Tổng hợp các hao phí doanh nghiệp bỏ ra liên quan đến quá trình sản xuất kinh doanh đó tạo nên các chỉ tiêu chi phí sản xuất. Để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp đảm bảo tự bù đắp chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh và có lãi. Vì vậy, việc hạch toán đầy đủ, hợp lý chi ph

doc95 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1213 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu công tác Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty Xi măng Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
í sản xuất kinh doanh trong kỳ làm cơ sở để xác định chính xác giá thành sản phẩm một việc làm rất cần thiết nhất trong môi trường cạnh tranh mạnh mẽ. Nhiệm vụ cơ bản của công tác kế toán không những chỉ hạch toán đầy đủ chi phí sản xuất mà còn tìm cách kiểm soát chặt chẽ chi phí phát sinh và thực hiện tiết kiệm chi phí sản xuất; phục vụ tốt cho công tác hạ giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ; đáp ứng yêu cầu của chế độ hạch toán kinh doanh đồng thời cung cấp thông tin kịp thời cho việc ra quyết định quản lý. Để giải quyết vấn đề này, công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ phải được hoàn thiện khoa học nhất. Công việc này không chỉ có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận mà còn mang ý nghĩa thực tế to lớn trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của tất cả các doanh nghiệp nói chung và công ty Xi măng Hải Phòng nói riêng. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề đó em đã lựa chọn đề tài thực tập: “Nghiên cứu công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty Xi măng Hải Phòng”. Trong quá trình thực tập em đã được sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của cô giáo hướng dẫn Lê Trang Nhung. Nhưng do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên trong quá trình tìm hiểu không tránh khỏi những sơ suất và thiếu sót. Em mong cô và các thầy cô giáo thông cảm. Em xin chân thành cảm ơn! Hải Phòng, ngày 04 tháng 02 năm 2007 Sinh viên Chương I Tổng quan về công ty xi măng Hải Phòng I. Sự hình thành và phát triển của công ty xi măng Hải Phòng. Công ty xi măng Hải Phòng thành lập theo quyết định số 353/BXD – TCLĐ ngày 09/08/1993 của Bộ trưởng Bộ xây dựng. Công ty là doanh nghiệp Nhà Nước, là đơn vị thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty xi măng Việt Nam, tổ chức và hoạt động theo điều lệ của Tổng công ty. Trụ sở chính: Tràng Kênh, thị trấn Minh Đức, Thuỷ Nguyên, Hải Phòng. Tiền thân của công ty xi măng Hải Phòng là nhà máy xi măng Hải Phòng được khởi công xây dựng vào ngày 25 tháng 12 năm 1899 trên vùng ngã ba sông Cấm và kênh đào Hạ Lý Hải Phòng. Đây là nhà máy xi măng lớn đầu tiên tại Đông Dương được người pháp khởi công xây dựng. Trong thời kỳ pháp thuộc xi măng Hải Phòng là cơ sở duy nhất ở đông dương sản xuất xi măng phục vụ chính cho chính sách khai thác thuộc địa của thực dân. Đến năm 1955, chính phủ cách mạng tiếp quản và đưa vào sử dụng, sản lượng cao nhất trong thời kỳ Pháp thuộc là 39 vạn tấn. Đến năm 1961, nhà máy khởi công xây dưng mới 2 dây chuyền lò quay. Đến năm 1964 với toàn bộ dây chuyền 7 lò quay nhà máy đã sản xuất được 592 055 tấn xi măng, là mức cao nhất trong những năm hoà bình xây dựng. Với sự giúp đỡ của nước bạn Rumani năm 1969 nhà máy sửa chữa và xây dựng được 3 lò nung mới. Thời kỳ này sản lượng cao nhất là 67 vạn tấn. Tháng 8 năm 1993, theo quyết định của Bộ trưởng Bộ xây dựng nhà máy đổi tên thành công ty xi măng Hải Phòng. Năm 1998, theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ công ty xi măng Hải Phòng mới bắt đầu đi vào xây dựng tại thôn Tràng Kênh, thị trấn Minh Đức, Thuỷ Nguyên, Hải Phòng. Ngày 30 tháng 11 năm 2005, mẻ Clinker đầu tiên ra lò đánh dấu sự trưởng thành và phát triển của công ty xi măng Hải Phòng. Hiện nay công ty có hơn 40 cửa hàng bán lẻ và trên 160 cửa hàng đại lý rải rác khắp nội ngoại thành Hải phòng ngoài ra công ty còn có một chi nhánh ở Thái Bình. Công ty là nơi sản xuất và cung ứng xi măng với chất lượng cao, khối lượng lớn cho người tiêu dùng. II. Chức năng, nhiệm vụ của công ty xi măng Hải Phòng: * Nhiệm vụ: sản xuất, cung ứng xi măng, Clinker và khai thác đá. * Sản phẩm sản xuất bao gồm: Xi măng đen Porland PCB30, PCB40 biểu tượng “Con rồng xanh” sử dụng cho các công trình xây dựng dân dụng. Xi măng trắng PCW30 có đặc tính lý hoá và có độ trắng > 75% so với BaSO4 tinh khiết được sử dụng làm vật trang trí nội thất. Sản xuất Clinker cung cấp cho các công ty xi măng khác như: công ty xi măng Hoàng Thạch, công ty xi măng Hà Tiên. III. Cơ cấu tổ chức: a, Bộ máy quản lý tại công ty xi măng Hải Phòng: Đứng đầu là Giám đốc công ty, người có quyền hành cao nhất chịu trách nhiệm trước các cơ quan chủ quản, trước nhà nước, trước tập thể công nhân. Giúp việc cho Giám Đốc là 4 phó Giám đốc chuyên nghành. Công ty có 4 phân xưởng chính, 4 phân xưởng phụ trợ, 2 đơn vị phụ trách đầu vào, 15 phòng ban quản lý. Sau đây là sơ đồ tổ chức công ty xi măng Hải Phòng: Trong đó: - Giám Đốc phụ trách trực tiếp phụ trách các phòng ban: văn phòng, phòng tổ chức lao động, phòng kế toán thống kê tài chính. - Phó Giám Đốc cơ điện trực tiếp chỉ đạo khối sản xuất: phòng kỹ thuật cơ điện, phòng điều độ, phân xưởng cơ khí, phòng vật tư, phân xưởng điện tự động... - Phó Giám Đốc công nghệ trực tiếp chỉ đạo khối kỹ thuật và các phòng ban như phòng kỹ thuật công nghệ, phòng thí nghiệm KCS, phòng điều hành trung tâm, xưởng mỏ, xưởng lò, xưởng nguyên liệu. - Phó giám đốc kinh doanh chịu trách nhiệm trong việc kinh doanh của công ty chịu trách nhiệm quản lý các phòng ban như: phòng kế hoạch, phòng kinh doanh tiêu thụ, chi nhánh Thái Bình, phân xưởng nghiền đóng bao. - Phó Giám Đốc công ty kiêm trưởng ban quản lý dự án nhà máy mới trực tiếp chỉ đạo quản lý đầu tư xây dựng, đảm bảo tiến độ xây dựng và chất lượng xây dựng nhà máy mới. - Các phòng ban: 15 phòng ban + Phòng kỹ thuật công nghệ: giúp giám đốc quản lý chuyên sâu về lĩnh vực công nghệ, tiến bộ kỹ thuật để tổ chức sản xuất các chủng loại xi măng. + Phòng thí nghiệm KCS: là phòng thí nghiệm để kiểm tra, đánh giá chất lượng sản xuất xi măng trên dây chuyền sản xuất của công ty. Quản lý chất lượng vật tư đầu vào, chất lượng các bán thành phẩm, các chủng loại xi măng xuất xưởng, giải quyết tranh chấp chất lượng hàng hoá. + Phòng điều hành trung tâm: quản lý tài sản lao động, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức vận hành cục bộ riêng lẻ hay đồng bộ các thiết bị máy móc của từng công đoạn trong dây chuyền sản xuất chính. + Phòng tổ chức lao động: có chức năng quản lý tổ chức, lao động đào tạo, pháp chế, tiền lương và các chế độ chính sách đối với người lao động nhằm phục vụ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất. + Phòng kế toán thống kê tài chính: là phòng nghiệp vụ có chức năng quản lý tài chính và giám sát mọi hoạt động kinh tế, tài chính trong công ty, tổ chức chỉ đạo và thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế. Kiểm soát kinh tế Nhà Nước tại công ty thông qua công tác thống kê, kế toán các hoạt động kinh tế của các đơn vị giúp giám đốc chỉ đạo sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả tốt nhất. + Văn phòng: là phòng tham mưu giúp giám đốc quản lý tổ chức thực hiện các lĩnh vực công tác Văn thư – lưu trữ, hành chính, quản trị, văn hoá thông tin. + Phòng kỹ thuật cơ điện: giúp giám đốc và phó giám đốc cơ điện quản lý chuyên sâu về kỹ thuật cơ điện trong xây dựng lắp đặt mới, sửa chữa, bảo dưỡng, vận hành máy móc thiết bị cơ - điện nhằm đảm bảo các thiết bị cơ điện hoạt động bình thường, ổn định, chạy dài ngày phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao nhất. + Phòng an toàn lao động và môi trường: giúp giám đốc về công tác an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ và môi trường. + Phòng vật tư: tham mưu cho giám đốc về hoạt động mua sắm và tiếp nhận vật tư thiết bị, phụ tùng, và nguyên nhiên vật liệu hàng hoá đầu vào phục vụ cho sản xuất kinh doanh của công ty. + Phòng bảo vệ quân sự: tham mưu cho Đảng bộ – Giám đốc công ty xây dựng các kế hoạch, phương án bảo vệ an ninh chính trị, trật tự trị an, bảo vệ tài sản của công ty, xây dựng và tổ chức hoạt động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc. + Ban xử lý tài sản: phân loại xử lý, thanh lý tài sản nhà máy cũ. + Phòng quản lý và đầu tư xây dựng: quy hoạch và xây dựng mặt bằng nhà máy cũ. + Phòng kế hoạch: tổng hợp tham mưu cho lãnh đạo công ty trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Đôn đố và giám sát việc thực hiện kế hoạch SXKD đạt kế hoạch cao nhất. + Phòng kinh doanh tiêu thụ: là phòng nghiệp vụ tham mưu cho giám đốc và chịu sự điều hành trực tiếp của phó giám đốc kinh doanh về công tác kinh doanh tiêu thụ sản phẩm. + Ban quản lý dự án: là đơn vị tham mưu trong công tác kế hoạch, báo cáo thống kê, các thủ tục ĐTXD và tham mưu thực hiện toàn bộ công tác kỹ thuật thi công trên công trường, chịu trách nhiệm về chất lượng các công trình xây dựng công ty XMHP mới theo quy định hiện hành của Nhà Nước. - 4 phân xưởng chính: + Phân xưởng nguyên liệu: quản lý toàn bộ tài sản, vật tư, lao động tổ chức vận hành các thiết bị từ trạm đá vôi, đá sét, hệ thống thiết bị vận chuyển đến kho đồng nhất, hệ thống cấp phụ gia điều chỉnh nguyên vật liệu. + Phân xưởng mỏ: khai thác và chế biến cung cấp các loại đá như đá hộc, đá nhỏ… + Phân xưởng lò: quản lý thiết bị tại công đoạn lò, tham gia sản xuất ra ra sản phẩm Clinker theo kế hoạch của công ty giao, đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn kỹ thuật. + Phân xưởng nghiền đóng bao: quản lý toàn bộ tài sản, lao động để phối hợp với phòng điều hành trung tâm tổ chức vận hành hệ thống thiết bị từ khâu vận chuyển Clinker, thạch cao, phụ gia tới thiết bị nghiền, vận chuyển xi măng bột vào két chứa đồng, đóng bao xi măng đồng thời phối hợp với phòng phòng kinh doanh để tổ chức xuất hàng ra bán. - 4 phân xưởng phụ trợ: + Phân xưởng cơ khí: có chức năng gia công, chế tạo, sửa chữa phục hồi các máy móc thiết bị thuộc lĩnh vực cơ khí nhằm đảm bảo các thiết bị hoạt động ổn định, an toàn đạt hiệu quả cao nhất. + Phân xưởng điện tự động hoá: quản lý toàn bộ tài sản và tổ chức vận hành, sửa chữa các thiết bị thuộc hệ thống cung cấp điện, hệ thống máy lạnh và hệ thống đo lường điều khiển đảm bảo cung cấp điện cho các thiết bị hoạt động đồng bộ, an toàn với năng suất chất lượng và hiệu quả cao. + Phân xưởng nước sửa chữa công trình: quản lý toàn bộ tài sản hệ thống cấp nước phục vụ sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của CBCNV trong nôi bộ công ty. Tổ chức sửa chữa nhỏ vật kiến trúc trong công ty, sửa chữa lò nung Clinker và thực hiện công tác vệ sinh công nghiệp mặt bằng toàn công ty. + Phòng điều hành trung tâm: quản lý tài sản lao động, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức vận hành cục bộ riêng lẻ hay đồng bộ các thiết bị máy móc của từng công đoạn trong dây chuyền sản xuất chính. - Tổng kho: quản lý, cấp phát, thu hồi vật tư, bảo quản thiết bị, phụ tùng, nguyên vật liệu và các mặt hàng khác phục vụ cho SXKD của công ty. - Chi nhánh Thái Bình: văn phòng đại diện tiêu thụ xi măng. IV. Cơ sở vật chất kỹ thuật Công ty xi măng Hải Phòng thành lập vào ngày 25 tháng 12 năm 1899 trên vùng ngã ba sông Cấm và kênh đào Hạ Lý Hải Phòng, do Pháp đầu tư xây dựng. Dây chuyền sản xuất xi măng của công ty tồn tại từ thời đó. Dây chuyền này rất cũ kỹ, lạc hậu, hàng năm chỉ được tu sửa chắp vá. Bắt đầu từ năm 2006, khi nhà máy xi măng Hải Phòng mới đi vào hoạt động, quy trình sản xuất thay đổi từ sản xuất xi măng theo phương pháp ướt chuyển sang sản xuất xi măng theo phương pháp khô. Quy trình sản xuất xi măng mới hiện đại cho sản lượng cao, chất lượng sản phẩm tốt đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty được đầu tư hiện đại. Trụ sở của công ty được xây dựng trên khu đất rộng khang trang tại Tràng Kênh, Minh Đức, Thủy Nguyên. Các phòng ban được lắp đặt các trang thiết bị hiện đại. Gồm có các phòng làm việc, phòng họp, hội nghị, phòng làm việc của giám đốc và các phó giám đốc. Khu trụ sở làm việc chính có nhà ăn cho cán bộ công nhân viên, cho khách đến liên hệ công tác, trạm y tế để thăm khám sức khỏe cho cán bộ công nhân viên. Dây chuyền sản xuất hiện đại, tiên tiến, hệ thống từ khâu khai thác đá đến khi xi măng được xuất xưởng, đưa lên xe xuất bán. Tài sản cố định cũ dần được thay thế bằng tài sản mới, phù hợp với xu hướng phát triển của công ty. TSCĐ có xuất xứ từ những nước sản xuất xi măng tiên tiến trên thế giới như Đức, Đan Mạch, Anh, Ytalia... V,Tổ chức lao động tiền lương. Sau đây là bảng tổ chức lao động tiền lương tại công ty xi măng Hải Phòng: STT Chức năng Tổng số Trình độ nhân viên Trình độ công nhân Sau đại học Đại học Cao đẳng Trung cấp Bậc 7 Bậc 6 Bậc 5 Bậc 4 Bậc 3 Bậc 2 LĐ phổ thông Tổng cộng 1205 2 285 31 87 66 245 257 128 39 10 55 Tổng số lao động trong công ty là 1205 người. Trong đó số lượng nhân viên là 405 người, chiếm 33,61 % tổng số lao động. Số lượng công nhân là 800 người, chiếm 66,39 % tổng số lao động toàn công ty. Nhân viên tập trung ở các phòng ban như phòng kế hoạch, phòng kế toán thống kê tài chính, phòng tổ chức lao động, phòng vật tư, phòng kinh doanh... Nhân viên có trình độ sau đại học 2 người, chiếm 0,5 % tổng số nhân viên. Nhân viên có trình độ đại học và cao đẳng là 316 người chiếm 78,02 % tổng số nhân viên. Nhân viên có trình độ trung cấp là 87 người, chiếm 21,48 % tổng số nhân viên. Như vậy là, nhân viên có trình độ cao trong doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số nhân viên. Đây là tiền đề, là nguồn lực to lớn để tổ chức quản lý doanh nghiệp tốt, hiệu quả. Số lượng nhân viên tập trung ở các phân xưởng như xưởng mỏ, xưởng lò nung, xưởng nghiền đóng bao, xưởng cơ khí... Số lượng công nhân bậc 4, bậc 5, bậc 6 chiếm tỷ trọng lớn nhất. Tổng số công nhân bậc 4, bậc 5, bậc 6 là 630 người chiếm 78,75 % tổng số công nhân. Điều này chứng tỏ công ty có đội ngũ công nhân có trình độ ổn định, tay nghề vững vàng, là đội ngũ kế cận thay thế cho công nhân cũ sắp nghỉ hưu. Đội ngũ công nhân của công ty hàng năm được đào tạo để nâng cao tay nghề, từ đó giúp tăng bậc thợ. Đây chính là tài sản vô hình vô giá của công ty là một trong những nhân tố quan trọng đảm bảo cho chất lượng sản phẩm của công ty. Từ đó tạo ra khả năng cạnh tranh của công ty trước đối thủ cạnh tranh. Về tiền lương được tính như sau: Tại mỗi phân xưởng ngày công lao động của công nhân trực tiếp sản xuất được theo dõi bởi các tổ trưởng sản xuất của các phân xưởng thông qua bảng chấm công. Cuối tháng kế toán phân xưởng căn cứ vào bảng chấm công và đơn giá sản phẩm của phân xưởng mình, khối lượng hoàn thành của phân xưởng để lập bảng thanh toán lương cho từng người ở phân xưởng. Bảng thanh toán tiền lương này được chuyển qua phòng tổ chức lao động- tiền lương để duyệt sau đó kế toán phân xưởng gửi bảng chấm công và bảng thanh toán tiền lương lên phòng kế toán tài chính của công ty. Kế toán các phần hành liên quan căn cứ vào đó kiểm tra lại bảng thanh toán lương một lần nữa, sau đó tổng hợp lại lập bảng thanh toán lương toàn công ty, lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương. Khi duyệt lương thì phòng tổ chức lao đông tiền lương phải căn cứ vào: Đối với đơn vị hưởng lương sản phẩm phải có bảng thống kê khối lương, chất lượng sản phẩm, công việc hoàn thành có xác nhận của phòng có chức năng. Đối với các đơn vị hưởng lương theo thời gian phải có bảng chấm công theo quy định nếu có làm thêm giờ thì phải có chứng từ được Giám đốc duyệt yêu cầu. Đối với đơn vị hưởng lương khoán như sửa chữa lớn xây dựng cơ bản phải có quyết định giao việc có biên bản khảo sát, biên bản kiểm nghiệm khối lượng hoàn thành có quyết toán công trình hoặc phần việc được giao. Khi tính lương theo sản phẩm kế toán phải căn cứ vào khối lượng sản phẩm hoàn thành và đơn giá theo chất lượng sản phẩm hoàn thành để tính lương. VI. Quy trình công nghệ sản xuất của công ty: Đá vôi được khai thác từ núi đá Tràng Kênh có kích thước 250 -> 300 mm chuyển tới xưởng mỏ đưa vào máy đập búa nghiền thành cỡ hạt 20 -> 25 mm, sau đó chuyển đến két chứa của cùng với đất sét và quặng sắt trộn với quỳ khê nghiền nhỏ, điều chế ra bột liệu. Sản phẩm bột liệu thu hồi từ tổ hợp cyclone và lọc tĩnh điện. Sau đó bột liệu được chuyển tới Silô đưa vào lò nung. Lò nung có hình ống làm bằng tôn, dây chuyền chịu nhiệt được đặt nằm ngang theo một độ chếch nhất định. Trong thân lò được xây một lớp gạch chịu lửa và các thiết bị trao đổi nhiệt. Clinker thu được sau quá trình nung luyện đưa vào máy làm nguội. Clinker được chuyển sang phân xưởng nghiền và đóng bao. Tại đây, clinker trộn với thạch cao để nghiền ra OPC (hay còn gọi là xi măng gốc). Đồng thời, các loại đá như đá đen, đá bazan, đá Đitomit được nghiền thành các phụ gia. OPC và phụ gia được trộn theo tỷ lệ nhất định để sản xuất ra xi măng bột PCB30, PCB40. XM bột được chuyển sang công đoạn sau đóng bao để sản xuất ra xi măng bao PCB30, PCB40. Quy trình sản xuất xi măng trên gọi là quy trình sản xuất theo phương pháp khô. Sau đây là quy trình công nghệ sản xuất của công ty Xi măng Hải Phòng: Đá vôi Quặng sắt Đất sét Máy bừa Máy búa Bể chứa Két chứa Máy nghiền bột Két chứa bột ủ Clinker Lò nung Clinker Thạch cao to Clinker Máy hấp thạch cao Thạch cao nhỏ OPC Máy nghiền XM Silô chứa bột Máy đóng bao Kho sản phẩm VII.Tình hình sản xuất kinh doanh những năm gần đây Sản phẩm tiêu thụ chính của công ty là xi măng và clinker, ngoài ra còn có các mặt hàng đá xi măng đen- để sản xuất xi măng đen và đá liên doanh- dùng trong công nghiệp xây dựng. Sản lượng xi măng và clinker tiêu thụ có xu hướng giảm. Năm 2003 sản lượng xi măng và clinker tiêu thụ là 657.101,46 tấn, năm 2004 giảm còn 651.386,97 tấn. Đến năm 2005 giảm chỉ còn 422.374,08 tấn. Nguyên nhân của sự giảm này là từ hai phía. Thứ nhất là, từ năm 2003, công ty bắt đầu có kế hoạch thay đổi quy trình sản xuất cũ lạc hậu từ 100 năm nay bằng quy trình sản xuất mới hiện đại. Quy trình cũ đã quá lạc hậu không đáp ứng được nhu cầu sản xuất hiện tại, còn quy trình mới đang trong giai đoạn thử nghiệm nên chưa vận hành hết công suất nhà mày mới.Điều này dẫn đến sản lượng sản xuất có phần giảm sút. Nguyên nhân thứ hai là, sản lượng tiêu thụ giảm, công ty phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường để cung cấp hợp đồng tiêu thụ xi măng đồng thời công ty thanh lý hợp đồng khai thác đá cho công ty Hùng Thắng. Tổng doanh thu có xu hướng giảm nhưng đồng thời chi phí giảm nhanh hơn nên tổng lợi nhuận tăng mạnh. Tổng lợi nhuận năm 2004 tăng 17,52% so với năm 2003. Tổng lợi nhuận năm 2005 tăng 117,24 % so với năm 2004. Công ty đã cắt giảm được bộ máy quản lý cồng kềnh, không cần thiết. Trong năm 2005 công ty đã cắt giảm số công nhân viên chức về hưởng chế độ 41 hơn 1000 người. Từ đó cũng làm cho tổng qũy lương giảm gần một nửa từ 3.508.800.000 năm 2004 còn 2.229.250.000 năm 2005. Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên tăng lên từ 1.405.000 đ/tháng năm 2003 lên 1.600.000 đ/thángvào năm 2004, và đến năm 2005 thì tiền lương bình quân của công nhân viên chức trong công ty là 1.850.000 đ/tháng. Thu nhập bình quân tăng lên, mức sống của người lao động được đảm bảo. Thu nhập là tiền lương, công nhân viên chức của công ty còn có chế độ bồi dưỡng là hàng tháng được cấp sữa, chế độ ăn ca làm thêm giờ, bồi dưỡng độc hại. VIII.Phương hướng phát triển của công ty trong tương lai. Với dây chuyền máy móc hiện đại vừa được thay thế cho dây chuyền máy móc cũ lạc hậu, công ty sẽ dần tăng sản lượng sản xuất xi măng đáp ứng nhu cầu xây dựng cao của thành phố Hải Phòng và các khu vực khác. Công ty sẽ mở rộng việc khai thác đá vừa đáp ứng nhu cầu sản xuất vừa để bán ra bên ngoài thu lợi. Với đội ngũ kỹ sư có chuyên môn cao, có kinh nghiệm, công ty không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra sản phẩm mới có chất lượng cao, giá cả hợp lý, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Công ty sẽ tăng cường việc điều tra nghiên cứu thị trường, mở rộng thị trường. Khai thác những tiềm năng của thị trường trong nước. Mục tiêu xa hơn của công ty là sản phẩm xi măng Hải Phòng với nhãn hiệu con rồng xanh sẽ có mặt ở tất cả các nước trên thế giới. Chương II Nghiên cứu công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xi măng Hải Phòng. I) Lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. 1) Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: 1.1) Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất: a, Khái niệm: Để tiến hành hoạt động sản xuất, các doanh nghiệp cần thiết phải có 3 yếu tố cơ bản: + Tư liệu lao động: nhà xưởng, máy móc, thiết bị, và những TSCĐ khác. + Đối tượng lao động: nguyên liệu, vật liệu. + Sức lao động: sức lao động của con người. Vậy chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí lao động sống, lao động vật hoá mà doanh nghiệp chi ra trong kỳ để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. b, Phân loại chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất của doanh nghiệp gồm rất nhiều loại, nhiều khoản khác nhau cả về nội, tính chất, công dụng, vai trò, vị trí trong quá trình sản xuất kinh doanh. Để thuận lợi cho công tác quản lý nói chung và kế toán nói riêng thì cần thiết phải tiến hành phân loại chi phí sản xuất theo những tiêu thức thích hợp. Chi phí sản xuất thường được phân loại theo tiêu thức sau: * Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế: Theo tiêu thức này, các khoản chi phí có chung tính chất, nội dung kinh tế được xếp chung vào một yếu tố không kể chi phí phát sinh ở địa điểm nào hay được dùng vào mục đích gì trong quá trình sản xuất kinh doanh. Theo cách phân loại này chi phí sản xuất trong kỳ được chia thành các yếu tố như sau: - Chi phí nguyên, vật liệu: bao gồm toàn bộ trị giá nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, nhiên liệu, động lực… sử dụng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thương mại dịch vụ thì không có vật liệu chính do đặc trưng của ngành này không sản xuất ra sản phẩm hữu hình cụ thể. - Chi phí nhân công: gồm tiền lương, phụ cấp và các khoản tiền trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm, thực hiện công việc lao vụ, dịch vụ trong kỳ. - Chi phí khấu hao tài sản cố định (TSCĐ): bao gồm tổng số tiền trích khấu hao cho TSCĐ sử dụng sản xuất kinh doanh trong kỳ. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp đã chi trả về các dịch vụ mua từ bên ngoài để phục vụ cho hoạt động sản xuất trong kỳ. - Chi phí khác bằng tiền: bao gồm chi phí bằng tiền ngoài các loại kể trên mà doanh nghiệp chi cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế có tác dụng quan trọng đối với việc quản lý chi phí của lĩnh vực sản xuất: cho phép hiểu rõ cơ cấu, tỷ trọng trọng yếu tố chi phí, là cơ sở cho việc phân tích đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất; làm cơ sở cho việc dự trù hay xây dựng kế hoạch cung cấp vật tư, tiền vốn, huy động sử dụng lao động. * Phân loại chi phí theo mục đích, công dụng: Theo tiêu thức phân loại này, chi phí chia thành sản xuất chia thành các loại sau đây: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT): là toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính (đối với doanh nghiệp sản xuất sản phẩm là vật chất), vật liệu phụ, nhiên liệu… tham gia trực tiếp vào việc sản xuất; chế tạo sản phẩm (thực hiện lao vụ, dịch vụ). - Chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT): bao gồm tiền lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn) theo tỷ lệ quy định của công nhân trực tiếp sản xuất hay thực hiện lao vụ, dịch vụ. - Chi phí sản xuất chung (CPSXC): bao gồm các khoản chi phí trong phạm vi các bộ phận sản xuất, bộ phận thực hiện lao vụ, dịch vụ. Chi phí sản xuất chung bao gồm: + Chi phí nhân viên phân xưởng: gồm chi phí tiền lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ… của nhân viên quản lý, nhân viên tiếp liệu… tại các bộ phận sản xuất, bộ phận thực hiện lao vụ, dịch vụ. + Chi phí vật liệu: gồm vật liệu các loại sử dụng cho nhu cầu sản xuất chung của phân xưởng sản xuất, bộ phận thực hiện lao vụ, dịch vụ. + Chi phí khấu hao TSCĐ: gồm số khấu hao của TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, khấu hao của TSCĐ thuê tài chính sử dụng ở phân xưởng sản xuất, bộ phận thực hiện lao vụ hay dịch vụ. + Chi phí dịch vụ mua ngoài: gồm các khoản chi về dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài sử dụng cho nhu cầu sản xuất chung của bộ phận sản xuất, bộ phận thực hiện lao vụ hay dịch vụ. + Chi phí khác bằng tiền: gồm các khoản chi bằng tiền ngoài các khoản kể trên sử dụng cho nhu cầu sản xuất chung của sản xuất, bộ phận thực hiện lao vụ hay dịch vụ. Phân loại theo mục đích, công dụng kinh tế có tác dụng phục vụ cho việc quản lý chi phí theo định mức, là cơ sở cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành theo khoản mục, là căn cứ để phân tích tình hình thực hiện kế hoach giá thành và định mức chi phí sản xuất cho kỳ sau. * Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí với khối lượng sản phẩm, công việc, lao vụ, dịch vụ hoàn thành. Theo tiêu thức phân loại này, chi phí sản xuất được chia thành: - Chi phí bất biến: là chi phí không thay đổi về tổng số dù có sự thay đổi trong mức độ hoạt động của sản xuất hoặc khối lượng,sản phẩm, công việc lao vụ trong kỳ. - Chi phí khả biến: là những chi phí có sự thay đổi về lượng tương quan tỷ lệ thuận với sự thay đổi của khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ. Cách phân loại này có tác dụng lớn đối với quản trị kinh doanh, phân tích điểm hoà vốn và phục vụ cho việc ra quyết định quản lý cần thiết để hạ giá thành sản phẩm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. * Phân loại chi phí theo quan hệ với quá trình sản xuất kinh doanh: Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm: - Chi phí trực tiếp: là những chi phí sản xuất có quan hệ trực tiếp với công việc sản xuất một loại sản phẩm, một công việc nhất định những chi phí này có thể chuyển trực tiếp cho sản phẩm, dịch vụ hay các đối tượng chịu chi phí. - Chi phí gián tiếp: là những chi phí sản xuất có liên quan đến nhiều đối tượng công việc khác nhau. Do đó, phải phân bổ cho các đối tượng cóliên quan theo tiêu thức phân bổ phù hợp. Cách phân loại này có ý nghĩa đối với việc xác định phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ cho các đối tượng một cách hợp lý đúng đắn. 1.2) Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành: a, Khái niệm: Giá thành sản phẩm: là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí lao động sống, lao động vật hoá mà doanh nghiệp chi ra trong kỳ liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ một khối lượng sản phẩm nhất định. Hay giá thành sản phẩm: là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng hoặc một đơn vị sản phẩm (lao vụ, dịch vụ) do doanh nghiệp sản xuất đã hoàn thành. Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế quan trọng đối với doanh nghiệp sản xuất. Giá thành sản phẩm cao hay thấp biểu hiện việc sử dụng vật tư, tiền vốn, TSCĐ… có hợp lý hay không, tiết kiệm hay lãng phí ở khoản mục nào. Từ đó, cung cấp thông tin cho các nhà quản lý đề ra các quyết định kịp thời nhằm khai thác tối đa những khả năng tiềm tàng hiện có trong việc nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản xuất sản phẩm. b, Phân loại giá thành: * Phân loại giá thành theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành: Căn cứ vào cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành, thì giá thành sản phẩm gồm: - Giá thành kế hoạch: là giá thành được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Giá thành kế hoạch được xác định trước khi bắt đầu quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm và là mục tiêu phấn đấu, là căn cứ phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch - Giá thành định mức: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm. Giá thành theo định mức thực hiện trước khi tiến hành sản xuất, chế tạo sản phẩm và là công cụ quản lý định mức của doanh nghiệp. - Giá thành thực tế: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh và được tập hợp trong kỳ cũng như sản lượng sản phẩm thực tế, khối lượng công việc, lao vụ, dịch vụ hoàn thành trong kỳ. Giá thành thực tế chỉ có thể tính toán được sau khi kết thúc quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm, thực hiện lao vụ, dịch vụ và được tính toán cho cả chỉ tiêu tổng giá thành và giá thành đơn vị. * Phân loại giá thành theo phạm vi phát sinh chi phí: - Giá thành sản xuất: giá thành sản xuất của sản phẩm bao gồm các chi phí sản xuất, chế tạo sản phẩm (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) tính cho sản phẩm, công việc, lao vụ hay dịch vụ đã hoàn thành. - Giá thành toàn bộ: bao gồm giá thành sản xuất và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm tiêu thụ. 1.3) Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: - Giống nhau: chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là 2 mặt của quá trình sản xuất nên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Chúng đều là biểu hiện bằng tiền những hao phí lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp chi ra trong quá trình sản xuất. - Khác nhau: + Về phạm vi: chi phí sản xuất luôn gắn với một thời kỳ nhất định, không phân biệt sản phẩm đó đã hoàn thành hay chưa còn giá thành sản phẩm lại gắn với một loại sản phẩm, công việc lao vụ đã hoàn thành. + Về mặt lượng: giá thành sản phẩm còn bao gồm cả chi phí dở dang từ kỳ trước chuyển sang và một phần chi phí phát sinh trong kỳ này (loại trừ chi phí của những sản phẩm chưa hoàn thành). Giá thành = sản phẩm Chi phí sản xuất + dở dang đầu kỳ Chi phí sản xuất - phát sinh trong kỳ Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Hơn nữa, giá thành mang tính chất chủ quan việc giới hạn chi phí nào tính vào giá thành sản phẩm còn tuỳ thuộc quan điểm tính toán xác định chi phí, doanh thu, kết quả, tuỳ thuộc quy định của chế độ quản lý kinh tế – tài chính và chế độ kế toán hiện hành. 1.4) Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoàn thành trong các doanh nghiệp Việ hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm không chỉ dừng lại ở việc tính đúng, tính đủ mà còn có nhiệm vụ cung cấp thông tin cho quản trị doanh nghiệp. Đây là đòi hỏi khách quan của công tác quản lý nhất là trong nền kinh tế thị trường. Thông tin về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là thông tin chủ yếu và là cơ sở đưa ra các quyết định kinh doanh. Muốn vậy, kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành cần phải thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau: - Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành phải phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp và yêu cầu quản lý. - Tổ ch._.ức vận dụng các tài khoản kế toán để hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho (kê khai thường xuyên hoặc kiểm kê định kỳ) mà doanh nghiệp đã lựa chọn. - Tổ chức tập hợp, kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất đúng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất đã xác định, theo các chi phí và giá thành. - Lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố, định kỳ tổ chức phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp. - Tổ chức kiểm kê và đánh giá khối lượng sản phẩm khoa học, hợp lý, xác định giá thành và hạch toán sản phẩm hoàn thành sản xuất trong kỳ một cách đầy đủ chính xác. 2) Đối tượng kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành: 2.1) Đối tượng kế toán tập hợp chi phí: Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn mà chi phí sản xuất cần phải tập hợp nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra giám sát chi phí và yêu cầu tính giá thành. Đối tượng tập hợp có thể là: + Nơi phát sinh chi phí: - Phân xưởng, tổ đội, nhóm sản xuất hoặc toàn doanh nghiệp. - Giai đoạn công nghệ. + Nơi chịu chi phí: - Từng sản phẩm, dịch vụ, từng đơn đặt hàng hoặc từng hạng mục công trình. - Nhóm sản phẩm, dịch vụ. - Chi tiết cho từng bộ phận sản phẩm, dịch vụ. Để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở từng doanh nghiệp phải căn cứ vào đặc điểm và công dụng của chi phí sản xuất. + Tuỳ từng cơ cấu tổ chức sản xuất, yêu cầu và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh, yêu cầu hạch toán kinh doanh của doanh nghiệp mà đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất có thể là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất của doanh nghiệp hay từng giai đoạn, từng quy trình công nghệ, từng tổ đội sản xuất. + Tuỳ theo quy trình công nghệ riêng, từng phân xưởng, từng tổ đội sản xuất và đặc điểm của sản phẩm mà đối tượng tập hợp chi phí có thể là từng nhóm sản phẩm, từng mặt hàng, sản phẩm từng hạng mục công trình hoặc chi tiết sản phẩm. 2.2) Đối tượng tính giá thành: Tuỳ theo đặc điểm yêu cầu quản lý của doanh nghiệp nghiệp mà có thể tính giá thành theo các đối tượng: + Theo loại sản phẩm hoặc theo nhóm sản phẩm. + Tính giá thành theo từng sản phẩm. + Tính giá thành theo chi tiết sản phẩm (bán thành phẩm). 2.3) Mối quan hệ đối tượng kế toán tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành: - Giống nhau: đều là phạm vi, giới hạn để tập hợp chi phí. - Khác nhau: + Đối tượng tập hợp chi phí ngoài nơi gánh chịu chi phí còn có thể là nơi phát sinh chi phí. + Một đối tượng tập hợp chi phí có thể liên quan đến nhiều đối tượng tính giá thành hoặc ngược lại nhiều đối tượng tập hợp chi phí liên quan đến một đối tượng tính giá thành. Trong nhiều trường hợp đối tượng tập hợp chi phí cũng là đối tượng tính giá thành. 3) Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành trong doanh nghiệp: 3.1) Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất: Căn cứ vào mối quan hệ giữa chi phí và đối tượng tập hợp chi phí đã xác định mà có hai phương pháp tập hợp chi phí sản xuất: - Phương pháp tập hợp trực tiếp: áp dụng với những chi phí sản xuất chỉ liên quan trực tiếp đến một đối tượng kế toán tập hợp chi phí. Theo phương pháp này, kế toán có thể quy nạp trực tiếp các chi phí phát sinh vào từng đối tượng chịu chi phí. - Phương pháp tập hợp chi phí gián tiếp: áp dụng đối với những chi phí liên quan đến nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí mà không thể tập hợp chi phí trực tiếp được. Do đó, kế toán phải lựa chọn tiêu chuẩn hợp lý để phân bổ chi phí cho các đối tượng có liên quan theo công thức: Trong đó: Ci : Chi phí sản xuất phân bổ cho đối tượng i Tổng chi phí sản xuất đã tập hợp cần phân bổ Ti : Đại lượng của tiêu thức dùng để phân bổ cho đối tượng i : Tổng đại lượng của tiêu thức dùng để phân bổ 3.2) Kế toán tập hợp chi phí sản xuất: a, Kế toán tập hợp chi phí NVLTT: - Chi phí NVLTT gồm các nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu… sử dụng cho trực tiếp cho sản xuất, chế tạo sản phẩm. - Chứng từ sử dụng: phiếu xuất kho, bảng phân bổ nguyên vật liệu, bảng tổng hợp xuất kho nguyên vật liệu… -TKKT: TK 621 – chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Bên Nợ: trị giá thực tế của nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho sản xuất. Bên Có; trị giá thực tế xuất dùng không hết nhập kho, trị giá phế liệu thu hồi, kết chuyển (phân bổ) chi phí NVLTT cho các đối tượng chịu chi phí. TK 621 không có số dư cuối kỳ. Tuỳ theo yêu cầu quản trị của mỗi doanh nghiệp mà tài khoản này được mở cho từng đối tượng chịu chi phí. Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Trị giá NVL xuất kho dùng Trị giá NVL chưa sử trực tiếp cho sản xuất dụng CK, phế liệu thu hồi Trị giá NVL mua dùng ngay cho sx Kết chuyển (phân bổ) Thuế GTGT chi phí NVLTT được khấu trừ TK 152 (TK 611) TK 621 TK 152 (TK611) TK 111,112, 331… TK 154 (TK 631) TK 133 b, Kế toán chi phí nhân công trực tiếp: - Chi phí NCTT là toàn bộ chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương phải trả cho người lao động trực tiếp chế tạo ra sản phẩm. Bao gồm: lương, phụ cấp, BHXH, BHYT, KPCĐ. - Chứng từ sử dụng: bảng chấm công, bảng phân bổ tiền lương… - TKKT: TK 622 – chi phí nhân công trực tiếp. Bên Nợ: phản ánh chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ. Bên Có: phản ánh số kết chuyển (phân bổ) chi phí nhân công trực tiếp vào các đối tượng chịu chi phí. TK 622 không có số dư. Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp TK 334 TK 622 Lương và các khoản trích theo lương của CNTT sản xuất TK 335 TK 154 (TK 631) Trích trước tiền lương nghỉ Kết chuyển (phân bổ) chi phí phép của CN sản xuất nhân công trực tiếp TK 338 Tiền BHXH, BHYT, KPCĐ trích theo lương của CNTT sản xuất c, Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung: - Chi phí sản xuất chung là những chi phí có liên quan đến tổ chức quản lý và phục vụ sản xuất trong phạm vi một phân xưởng. - Chứng từ sử dụng: bảng phân bổ NVL, bảng phân bổ tiền lương và BHXH, phân bổ khấu hao TSCĐ và một số chứng từ có liên quan khác. - TKKT: TK 627 – chi phí sản xuất chung gồm các tiểu khoản: TK 6271: chi phí nhân viên phân xưởng TK 6272: chi phí nguyên vật liệu. TK 6273: chi phí dụng cụ đồ dùng. TK 6274: chi phí khấu hao. TK 6277: chi phí dịch vụ mua ngoài. TK 6278: chi phí khác bằng tiền. Bên Nợ: Tập hợp chi phí sản xuất chung. Bên Có: - Các khoản giảm chi phí (nếu có) - Kết chuyển (phân bổ) chi phí sản xuất chung cho đối tượng chịu chi phí. TK 627 không có số dư. Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung TK 334,338 TK 627 TK 154 (631) Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên PX Kết chuyển (phân bổ) chi phí SXC TK 152 (611) Chi phí NVL xuất dùng chung cho phân xưởng TK 632 TK 153 (142) Chi phí CCDC dùng chung cho PX Chi phí SXC không được kết chuyển (phân bổ) TK 214 Chi phí khấu hao TSCĐ TK liên quan TK 111,112,331… Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi khác Các khoản giảm trừ TK 133 chi phí sản xuất chung Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ d, Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp: Các chi phí sản xuất đã tập hợp trên TK 621, TK 622, TK 627 cuối kỳ kết chuyển vào TK 154 (phương pháp kê khai thường xuyên) hoặc vào TK 631 (phương pháp kiểm kê định kỳ) * Nếu doanh nghiệp hạch toán hàng tồn theo phương pháp kê khai thường xuyên: - TKKT: TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Bên Nợ: - Kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. - Giá trị vật liệu thuê ngoài gia công chế biến và các chi phí thuê ngoài gia công chế biến. Bên Có: - Giá trị phế liệu thu hồi, các khoản giảm giá thành. - Giá thành thực tế của của sản phẩm hoàn thành. - Giá thành thực tế vật liệu thuê gia công chế biến. Dư Nợ: - Phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ. - Chi phí thuê ngoài gia công chế biến chưa hoàn thành. Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp theo phương pháp kê khai thường xuyên TK 154 TK 138, 152, 811 Dư ĐK: xx TK 621 Giá trị sản phẩm hỏng bắt bồi thường, phế liệu thu hồi Kết chuyển chi phí NVLTT TK 155 TK 622 Giá thành thực tế thành phẩm hoàn thành nhập kho Kết chuyển chi phí NCTT TK 157 TK 627 Giá thành thực tế thành phẩm gửi bán không qua kho Kết chuyến chi phí SX chung TK 632 Giá thành thành phẩm hoàn thành bán ngay không qua kho Dư CK: xxx Chi phí sản xuất chung không được kết chuyển (phân bổ) * Nếu doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ: Do đặc điểm của kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ nên TK 154 chỉ sử dụng phản ánh chi phí dở dang đầu kỳ và cuối kỳ. Việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm hoàn thành được thực hiện trên TK 631 – Giá thành sản xuất. Kết cấu TK 631: Bên Nợ: - Chi phí SXKD dở dang đầu kỳ (k/c từ TK 154 sang) - Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. Bên Có: - Các khoản làm giảm chi phí (giá trị sản phẩm làm hỏng bắt bồi thường, phế liêụ thu hồi). - Kết chuyển chi phí SXKD dở dang cuối kỳ. - Giá thành sản phẩm thực tế hoàn thành sản xuất trong kỳ. TK 631 không có số dư cuối kỳ. Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp Kết chuyển chi phí SXKD dở dang CK TK 154 TK 631 TK 138,611… Kết chuyển chi phí SXKD Phế liệu thu hồi, trị giá sản dở dang đầu kỳ phẩm hỏng bắt bồi thường TK 621 TK 632 Kết chuyển chi phí NVLTT Giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành TK 622 Kết chuyển chi phí NCTT TK 627 Kết chuyển chi phí SXC phương pháp kiểm kê định kỳ 3.3) Đánh giá sản phẩm dở dang: - Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình gia công chế biến trên các giai đoạn của quy trình công nghệ hoặc đã hoàn thành một vài quy trình chế biến nhưng vẫn còn phải gia công chế biến tiếp mới trở thành thành phẩm. - Đánh giá sản phẩm dở dang là việc tính toán, xác định phần chi phí sản xuất mà sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu. - Để đánh giá sản phẩm dở dang có 3 phương pháp: * Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NVLTT: Theo phương pháp này sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ được tính toán theo phần chi phí NVLTT các chi phí NCTT và chi phí sản xuất chung tính cả cho thành phẩm chịu. áp dụng cho doanh nghiệp có NVLTT chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí. Công thức tính: (1) Trong đó: DĐK,, DCK: Chi phí dở dang đầu kỳ, cuối kỳ. CN : Chi phí NVLTT phát sinh trong kỳ. QTP, Qd : Khối lượng thành phẩm, và sản phẩm dở dang cuối kỳ. * Đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp khối lượng hoàn thành tương đương: Để xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ cần phải đánh giá mức độ hoàn thành của những sản phẩm dở dang theo một tỷ lệ nhất định. Sau đó, quy đổi khối lượng sản phẩm dở dang về sản phẩm hoàn thành theo công thức: Trong đó: Qtd: số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Qd : số lượng sản phẩm dở dang. h%: mức độ hoàn thành. Trong trường hợp này việc xác định sản phẩm dở dang được tính theo công thức sau: - Đối với khoản mục chi phí NVLTT tính cho sản phẩm dở dang được tính theo công thức (1) như phương pháp trước. - Đối với khoản mục chi phí NCTT và chi phí SXC được tính theo công thức: Trong đó: Cps: chi phí NCTT, chi phí SXC phát sinh trong kỳ. * Đánh giá sản phẩm dở dang theo định mức: Chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ được đánh giá như sau: Trong đó: Cdm: chi phí định mức tính cho từng sản phẩm. Phương pháp này độ chính xác không cao vì chi phí thực tế phát sinh không đúng với chi phí định mức nhưng tính toán đơn giản, nhanh. Phương pháp này thích hợp với hệ thống kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo định mức. 4. Phương pháp tính giá thành sản phẩm: 4.1) Kỳ tính giá thành: - Là khoảng thời gian giữa hai lần tính giá thành (ở Việt Nam thường theo tháng). Tuy nhiên, nếu chu kỳ sản xuất ngắn thì kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ hạch toán (tháng, quý, năm). Nếu chu kỳ sản xuất dài thì kỳ tính giá thành phụ thuộc vào chu kỳ sản xuất. 4.2) Phương pháp tính giá thành: Tuỳ theo đặc điểm tập hợp chi phí, quá trình sản xuất kinh doanh cũng như đối tượng tập tính giá thành đã để sử dụng phương pháp tính giá thành cho phù hợp. Về cơ bản các phương pháp tính giá thành gồm có: a, Phương pháp giản đơn: Phương pháp này áp dụng với sản phẩm, công việc có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, khép kín, tổ chức sản xuất nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn và liên tục, đối tượng tính giá thành phù hợp với đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Kỳ tính giá thành định kỳ hàng tháng (quý) phù hợp với kỳ báo cáo. Công thức tính giá thành: Tổng giá thành sản xuất sản phẩm, lao = vụ dịch vụ Chi phí sản xuất dở dang + đầu kỳ Chi phí sản xuất phát sinh - trong kỳ Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Giá thành đơn vị Tổng giá thành sản xuất của sản phẩm, dịch vụ sản phẩm, dịch vụ = hoàn thành Tổng số lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành trong kỳ b, Phương pháp tính giá thành theo hệ số: áp dụng đối với doanh nghiệp trong cùng một quy trình công nghệ, sử dụng cùng một loại nguyên vật liệu, kết thúc quy trình tạo ra nhiều nhóm sản phẩm cùng loại nhưng kích cỡ khác nhau. Kế toán phải xây dựng hệ số tính giá thành cho phù hợp với từng loại sản phẩm hoặc từng loại kích cỡ. c, Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ: áp dụng đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất, sử dụng cùng một loại nguyên vật liệu, kết thúc quá trình sản xuất cho nhiều loại sản phẩm chính khác nhau. Đối với phương pháp này, kế toán phải lựa chọn tiêu chuẩn phù hợp để xác định tỷ lệ. Thông thường, dựa vào giá thành kế hoạch của sản phẩm hoặc dựa vào phẩm cấp của sản phẩm để xác định tỷ lệ tính giá thành. d) Phương pháp phân bước: Trong trường hợp sản xuất liên tục sản phẩm của phân xưởng trước sẽ chuyển sang chế biến ở phân xưởng sau, và đến phân xưởng cuối cùng mới cho ra sản phẩm. Mỗi phân xưởng như vậy cũng có thể coi là một giai đoạn sản xuất. Đối với phương pháp này có thể tính giá thành theo hai cách: Cách 1: Tính giá thành theo phương pháp kết chuyển tuần tuần tự từng khoản mục(áp dụng cho doanh nghiệp tính giá thành bán thành phẩm). Phương pháp này áp dụng thích hợp trong trường hợp xác định đối tượng tính giá thành là nửa thành phẩm và thành phẩm. Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp theo từng giai đoạn, lần lượt tính tổng giá thành và giá thành đơn vị nửa thành phẩm từng giai đoạn kế tiếp, cứ tiếp tục đến khi tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. Sơ đồ kết chuyển chi phí sản xuất tuần tự để tính giá thành Chi phí NVL trực tiếp Chi phí khác giai đoạn 1 Giá thành NTP 1 Giá thành NTP1 chuyển sang Chi phí khác giai đoạn 2 Giá thành NTP 2 Giá thành NTP n-1 chuyển sang Giá thành thành phẩm Chi phí khác giai đoạn n Công thức tính giá thành: * Tổng giá thành: Giai đoạn 1: Z1 = DĐK1 + C1 – DCK1 Giai đoạn 2: Z2 = Z1+ C2 – DCK2 Giai đoạn n: ZTP = Zn-1 + Cn – DCKn-1 ZTP z = QTP * Giá thành đơn vị: Cách 2: Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kết chuyển song song: áp dụng với doanh nghiệp không cần tính giá thành bán thành phẩm mà chỉ cần xác định giá thành thành phẩm. Nói cách khác mọi chi phí phát sinh trong các giai đoạn được nhập vào giá thành sản phẩm một cách song song, với công thức: ZTP = Chi phí NVL tính cho TP + Chi phí chế biến giai đoạn 1 tính cho TP + ... + Chi phí chế biến giai đoạn n tính cho TP Sơ đồ kết chuyển chi phí song song Chi phí sx phát sinh ở giai đoạn 1 Chi phí sx của giai đoạn 1 trong TP Chi phí sx phát sinh ở giai đoạn n Chi phí sx của giai đoạn 2 trong TP Chi phí sx phát sinh ở giai đoạn 2 Chi phí sx của giai đoạn n trong TP Giá thành sản phẩm e, Tính giá thành theo đơn đặt hàng: Phương pháp này thường được áp dụng với doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc hoặc theo từng loạt hàng riêng biệt khác nhau về quy cách, nguyên vật liệu hoặc kỹ thuật. Mỗi đơn đặt hàng có thể là một sản phẩm, một loại sản phẩm, từng công trình hoặc từng công việc khác nhau. Do đặc điểm nói trên mà công tác tổ chức chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm theo công việc thường được áp dụng cho doanh nghiệp xây dựng công nghiệp (xây lắp, đóng tàu, cơ khí chế tạo…). Để áp dụng phương pháp này, sản phẩm có đặc điểm: đơn chiếc, sản xuất theo đơn đặt hàng, có giá trị cao, được đặt mua trước khi sản xuất, có kích thước lớn. - Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là đơn đặt hàng hoặc theo từng sản phẩm, loạt sản phẩm nhất định. - Đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm hoàn thành. - Đặc trưng của kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành theo công việc là các chi phí (NVLTT, chi phí NCTT, SXC) được tính cộng dồn và tích luỹ theo công việc giúp nhà quản trị biết được giá thành từng công việc, so sánh với giá thành kế hoạch nhằm kiểm soát kịp thời chi phí và điều chỉnh, xử lý kịp thời quá trình chi phí của doanh nghiệp. + Chi phí NVLTT, chi phí NCTT: thường là đối tượng trực tiếp liên quan đến từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất nên được tập hợp trực tiếp cho từng đơn đặt hàng. Trường hợp một phân xưởng lại sản xuất nhiều đơn đặt hàng thì các chi phí này trước hết được tập hợp cho từng phân xưởng, trong mỗi phân xưởng sẽ chi tiết cho từng đơn đặt hàng. + Đối với chi phí sản xuất chung: _ Trong trường hợp mỗi phân xưởng chỉ tiến hành sản xuất một đơn đặt hàng, chi phí sản xuất chung cũng được tập hợp trực tiếp cho từng đơn đặt hàng. _ Trường hợp một phân xưởng sản xuất nhiều đơn đặt hàng thì chi phí sản xuất sẽ được tập hợp riêng, sau đó tiến hành phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiêu thức phù hợp. Nghiên cứu tình hình tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty xi măng Hải Phòng. Giới thiệu về bộ máy kế toán tại công ty xi măng Hải Phòng. a) Sơ đồ bộ máy kế toán: Trưởng phòng kế toán Phó phòng Phó phòng Kế toán ban quản lý dự án Tổ kế toán vật tư Tổ kế toán tài vụ Tổ kế toán tiêu thụ Kế toán c.nhánh Thái Bình Tổ kế toán tổng hợp Kế toán phân xưởng Phòng tài chính kế toán Công ty xi măng Hải Phòng là một công ty lớn với số lượng cán bộ công nhân viên rất đông đảo, mặt khác quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, nguyên vật liệu đầu vào đa dạng, phong phú, sản phẩm đầu ra gồm nhiều loại. Do vậy yêu cầu về quản lý rất cao, để nắm bắt kịp thời mọi tình hình sản xuất kinh doanh công ty đã tổ chức một đội ngũ cán bộ kế toán đông đảo. Phòng kế toán tài chính của công ty có 27 người trong đó có 21 người công tác tại phòng kế toán trung tâm và 7 nhân viên kế toán ở ban quản lý dự án. Do hoạt động với quy mô trên nhiều địa bàn, tổ chức sản xuất kinh doanh thành nhiều bộ phận, chi nhánh với nhiệm vụ chính là sản xuất, cung ứng xi măng, bao bì và khai thác đá nên công ty đã lựa chọn mô hình tổ chức công tác kế toán vừa tập trung vừa phân tán, rất phù hợp với điều kiện của công ty. Công việc kế toán các hoạt động sản xuất kinh doanh ở các bộ phận, các chi nhánh xa văn phòng sẽ được công ty phân cấp cho bộ phận kế toán ở các bộ phận, chi nhánh đó thực hiện, định kỳ tổng hợp số liệu gửi về văn phòng kế toán trung tâm. Đối với bộ phận chi nhánh trực thuôc gần công ty thì toàn bộ công viêc kế toán từ khâu thu thập, xử lý, luân chuyển chứng từ, ghi sổ kế toán, lập báo cáo kế toán, phân tích kết quả kinh doanh đều được tập trung thực hiện ở phòng kế toán của công ty. Phòng kế toán trung tâm thực hiện các nghiệp vụ chung toàn công ty trên cơ sở hệ thống máy tính được nối mạng với các máy của đơn vị phụ thuộc. Đứng đầu là kế toán trưởng chịu trách nhiệm cao nhất về công tác kế toán tài chính tại công ty. Dưới kế toán trưởng là 2 phó phòng kế toán trong đó 1 phó phòng phụ trách kế toán tổng hợp và một phó phòng kế toán phụ trách về tình hình tiêu thụ sản phẩm. Tại phòng kế toán trung tâm được chia làm 4 tổ: + Tổ kế toán tổng hợp: thực hiện phần kế toán tổng hợp như tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm, kế toán doanh thu xác định kết quả kinh doanh. + Tổ kế toán vật tư: phản ánh tình hình nhập, xuất tồn nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, tổ chức đánh giá phân loại vật tư. + Tổ kế toán tài vụ: phản ánh tình hình thu chi, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm biến động lượng tiền tệ trong công ty, theo dõi lương và các khoản trích theo lương của cán bộ công nhân viên. + Tổ kế toán tiêu thụ: hạch toán tình hình tiêu thụ sản phẩm, xác định doanh thu, kết quả tiêu thụ và theo dõi tình hình bán hàng. b, Hình thức kế toán và phần mềm sử dụng: * Về hình thức sổ kế toán và phần mềm máy tính: Hiện nay công ty xi măng Hải Phòng đang áp dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký chung. Mọi thao tác nhập liệu vào sổ được sử dụng bởi máy vi tính do vậy mà công việc theo dõi trên sổ kế toán được tiến hành nhanh chóng và kịp thời, cung cấp thông tin chính xác. Sau đây là sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán trong kế toán máy: Sổ kế toán chi tiết Nhập dữ liệu vào máy Xử lý tự động theo chương trình. Sổ kế toán tổng hợp Chứng từ ban đầu Báo cáo kế toán Mọi nghiệp vụ phát sinh trong công ty đều được phản ánh đầy đủ trong hệ thống chứng từ kế toán. Công ty xi măng Hải Phòng áp dụng đầy đủ các chứng từ bắt buộc do Bộ Tài chính quy định, ngoài ra công ty còn sử dụng một số chứng từ hướng dẫn mà ở đó các yếu tố chứng từ được hoàn chỉnh theo đặc thù của công ty. Việc xử lý và luân chuyển chứng từ nhìn chung được chấp hành nghiêm túc từ bước kiểm tra chứng từ, hoàn chỉnh chứng từ, luân chuyển chứng từ, bảo quản và lưu trữ chứng từ. Hiện nay công ty xi măng Hải Phòng đã vận dụng phần mềm máy vi tính vào công tác kế toán. Với phần mềm Fast có thể giúp các nhân viên kế toán nhanh chóng cập nhật được số liệu cần thiết sau đó sẽ có bộ xử lý tự động trên máy đưa ra các số liệu kế toán, vào sổ theo chương trình đã được cài đặt sẵn. Như vậy việc xử lý lưu trữ số liệu không còn là vấn đề khó khăn điều này làm giảm đi một khối lượng lớn công việc đồng thời mọi thông tin kế toán được bảo quản chặt chẽ và có thể cung cấp rất nhanh chóng. Do vậy đây là phần mềm có thể đáp ứng cho nhu cầu xử lý, cung cấp, lưu trữ thông tin tại một công ty lớn như công ty xi măng Hải Phòng. Đối với hình thức kế toán nhật ký chung: sau quá trình xử lý của máy muốn in ra các sổ sách báo cáo theo hình thức này ta vào menu: Kế toán tổng hợp\ Sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung. * Về niên độ kế toán: bắt đầu kể từ ngày 1/1 và kết thúc vào ngày 31/12 năm dương lịch. Công tác kế toán tài chính được tổ chức kết hợp với kế toán quản trị, nhằm tạo ra sự phản ánh, cập nhật số liệu, và giải quyết những vấn đề kinh tế một cách hiệu quả và kịp thời. * Kỳ kế toán là hàng tháng. * Phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Đối với mặt hàng dễ định lượng kiểm đếm thì công ty xác định số lượng và giá cho từng lần nhập xuất. Còn đối với các mặt hàng ngoài bạt bãi khó kiểm đếm thì cuối kỳ xác định số lượng theo công thức cân đối: Xuất trong kỳ = Tồn đầu kỳ + Nhập trong kỳ – Tồn cuối kỳ. - Hàng tồn kho được đánh giá theo nguyên tắc giá gốc, trị giá xuất kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền. * Phương pháp tính giá thành: Phương pháp phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm. * Phương pháp tính khấu hao: Công ty sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng, trích khấu hao cơ bản theo quyết định số 206/2003/QĐ - BTC ngày 12/12/2003. * Hệ thống tài khoản sử dụng trong công ty: Công ty xi măng Hải Phòng sử dụng hệ thống tài khoản theo chế độ kế toán mới do Bộ Tài chính ban hành, được sử dụng thống nhất trong Tổng công ty xi măng Việt Nam. Căn cứ vào hệ thống tài khoản do Tổng công ty quy định, công ty được phép mở tài khoản chi tiết để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty. 2. Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty xi măng Hải Phòng: 2.1) Phân loại chi phí sản xuất tại công ty xi măng Hải Phòng: * Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: - Nguyên vật liệu chính: đá xanh, đất sét, quỳ khê, quặng sắt, phụ gia, thạch cao, đá cao lanh, đá trắng, đá trắng… - Nguyên vật liệu phụ: vỏ bao, bi, đạn, gạch chịu lửa, kim loại, hoá chất… - Nhiên liệu: than cám, than chất bốc, xăng, dầu Diezel, than Phả Lại… - Phụ tùng: phụ tùng cho máy móc thiết bị, cho phương tiện vận tải truyền dẫn, cho thiết bị dụng cụ quản lý… - Công cụ dụng cụ, bao bì luân chuyển…. * Chi phí nhân công trực tiếp: - Bao gồm các tiền lương và các khoản trích theo lương, phụ cấp, ăn ca…phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất chế tạo ra sản phẩm. * Chi phí sản xuất chung: là những chi phí phục vụ cho sản xuất chung ở phân xưởng. 2.2) Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: Có rất nhiều yếu tố mà căn cứ vào đó doanh nghiệp xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất cho hợp lý như dựa vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, đặc điểm tổ chức sản xuất. Tại công ty xi măng Hải Phòng, có quy trình sản xuất sản phẩm phức tạp, sản phẩm phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau. Qua đó căn cứ vào đặc điểm trên, công ty xi măng Hải Phòng đã xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là theo từng công đoạn sản xuất hay theo từng phân xưởng. Mỗi phân xưởng phụ trách một giai đoạn công nghệ nhất định. Sản phẩm của giai đoạn trước được chuyển sang giai đoạn sau để tiếp tục đưa vào sản xuất cho đến khi sản xuất ra thành phẩm là xi măng. Quy trình công nghệ như sau: đá được khai thác từ các núi đá sau đó chuyển tới phân xưởng mỏ để chế biến thành các loại đá như đá hộc, đá nhỏ. Tiếp theo chúng được chuyển sang phân xưởng lò để kết hợp với quặng sắt, quỳ khê, đất sét để sản xuất ra bột liệu. Bột liệu được chuyển sang phân xưởng lò nung để thực hiện nung ra Clinker. Clinker hoàn thành chuyển sang cho phân xưởng nghiền đóng bao. Clinker kết hợp với thạch cao để sản xuất ra OPC (hay còn gọi là xi măng gốc). Cũng tại phân xưởng này đá xít, đá bazan, đá điatômít được nung thành các chất phụ gia. Phụ gia và OPC trộn với nhau theo tỷ lệ rồi nung ra xi măng bột với mác khác nhau như PCB30, PCB40. Xi măng bột đcược đóng bao thành xi măng bao (thành phẩm). Tuy nhiên, các bán thành phẩm của công ty có thể chuyển sang giai đoạn sau để tiếp tục sản xuất hoặc có thể bán ra ngoài như Clinker, OPC, xi măng bột. Vì vậy, công ty hạch toán chi phí phát sinh từng giai đoạn công nghệ, phục vụ cho công tác quản lý, tính giá thành của công ty. 2.3) Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty xi măng Hải Phòng: a, Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, góp phần tạo nên thực thể của sản phẩm và quyết định tính chất lý hoá của sản phẩm. Việc tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được thực hiện trên hệ thống các tài khoản được chi tiết như sau: TK 621 - CP NVLTT. TK 6211: CP NVLTT cho sản xuất đá. (Mở chi tiết cho sản xuất đá hộc và đá nhỏ). TK 6212: CP NVLTT cho sản xuất bột liệu. TK 6213: CP NVLTT cho sản xuất Clinker. TK 6214: CP NVLTT sản xuất OPC. TK 6215: CP NVLTT cho sản xuất phụ gia. TK 6216: CP NVLTT cho sản xuất xi măng bột. (Mở chi tiết cho XM PCB30, PCB40). TK 62161: CP NVLTT cho sản xuất xi măng bột đen PCB30. TK 62162: CP NVLTT cho sản xuất xi măng bột đen PCB40. TK 6217: CP NVLTT cho sản xuất xi măng bao. (Mở chi tiết cho XM PCB30, PCB40). TK 62171: CP NVLTT sản xuất xi măng bao đen PCB30. TK 62172: CP NVLTT sản xuất xi măng bao đen PCB40. TK 6218: CP NVLTT cho sản xuất các sp khác (chi tiết cho từng phân xưởng phụ). Chi phí NVLTT được tập hợp trực tiếp từ các phiếu xuất vật tư trong công ty. Căn cứ vào khả năng định lượng và kiểm đếm mà công ty xây dựng 2 hệ thống khác nhau. Những vật tư dễ định lượng kiểm đếm (bi, đạn, bulông, êcu...) được bảo quản tại kho công ty. Những vật tư khó định lượng kiểm đếm (đất sét, đá vôi, thạch cao) được cất giữ tại kho của phân xưởng (hay còn gọi là kho bạt bãi) do phân xưởng quản lý. * Đối với vật tư tại kho công ty: Các phân xưởng căn cứ vào nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu cho sản phẩm, cán bộ phân xưởng lập Giấy lĩnh vật tư. Trong đó ghi rõ loại vật tư cần xuất, số lượng, mục đích sử dụng và bộ phận sử dụng rồi thông qua phòng kỹ thuật chuyên ngành xác định về nhu cầu. Sau khi trình giám đốc duyệt thì chuyển phòng kế toán làm căn cứ lập phiếu xuất vật tư. Phiếu xuất vật tư được viết thành 3 liên: 1 liên lưu tại phòng kế toán (cùng với giấy lĩnh vật tư), 1 liên chuyển xuống tổng kho làm căn cứ lập phiếu xuất kho, 1 liên do bộ phận lĩnh vật tư giữ. Sau 7 đến 10 ngày, thủ kho 1 liên chuyển lên phòng kế toán làm căn cứ nhập dữ liệu vào máy. * Đối với vật tư thuộc phân xưởng: Trong tháng, vật tư được đưa sử dụng theo kế hoạch sản xuất, cuối mỗi tháng kế toán phân xưởng tiến hành kiểm kê và tính toán lập Bảng cân đối sử dụng vật tư đã có chữ ký của xưởng lên phòng kỹ thuật CN thẩm định, sau đó trình giám đốc và phó giám đốc ký duyệt rồi chuyển sang phòng kế toán làm căn cứ viết phiếu xuất vật tư và nhập dữ liệu vào máy. Sau đây là mẫu 1 phiếu xuất vật tư: Công ty xi măng Hải Phòng Thị trấn Minh Đức, Thuỷ Nguyên, Hải Phòng Phiếu xuất kho Người giao dịch Đoàn Xuân Bình Đơn vị nhận Phân xưởng liệu. Diễn giải Xuất sử dụng T12/2006 Xuất tại kho Vật tư – Kho STT Tên vật tư Tk Vtư Mã vật tư ĐVT Số lượng Giá đơn vị Thành tiền 1 2 3 Quặng sắt Đá sét TN Quỳ khê 152114 152112 152113 21.12.00.00.14 21.12.00.00.12 21.12.00.00.13 Tấn Tấn Tấn 3 440,230 1 887,970 1 734,790 120 164,88 44 533,64 43 167,86 413 394 825 84 078 176 74 887 172 Tổng cộng 572 360 173 Xuất ngày 09 tháng 12 năm 2006 Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người nhận Thủ kho Khi đó căn cứ vào phiếu xuất kho do thủ kho gửi lên, kế toán tiến hành nhập dữ liệu vào máy. Từ màn hình giao diện của Fast kế toán chọn đường dẫn: Kế toán hàng tồn kho/ Cập nhật số liệu/ Phiếu xuất kho. Khi nhập số liệu trên phiếu xuất kho chỉ nhập phần số lượng xuất còn giá xuất kho của vật tư do máy tính tự động tính toán theo công thức đã được lập trình sẵn. Vật tư xuất dùng cho sản xuất, đơn giá và trị giá xuất kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền: Đơn giá = xuất kho TGTT của vật tư tồn ĐK + TGTT của vật tư nhập trong kỳ Số lượng vật tư tồn ĐK + số lượng vật tư nhập trong kỳ Ví dụ: xuất kho 3 440,23 tấn quặng sắt. Số quặng sắt tồn đầu kỳ: 1 548 tấn, giá đơn vị là: 119 259 đ/ tấn. Số quặng ._.ng – Phân xưởng nước SCCT 234.909.796 1.740,27 Chi phí SXKD phụ dở dang – Điều hành trung tâm 75.710.104 560,88 III.Tổng cộng 6.733.255.172 49.881,51 Tổng giá thành của Đá là: 6.733.255.172 đ. Giá thành đơn vị được tính như sau: z ĐV = 6.733.255.172 = 49.881,51 đ 134 985 Toàn bộ đá xuất xưởng đều chuyển sang xưởng nguyên liệu để sản xuất bột liệu. Biết: D ĐK = 127.719.680 đ, Q ĐK = 2.560 tấn. C PS = 6.733.255.172 đ, Q SX =134.985 tấn. Q CK = 1.545,53 tấn. Ta có sản lượng sản xuất chuyển sang giai đoạn sau tiếp tục chế biến là: => Q GĐS = 2.560 + 134.985 – 1.545.53 = 135.999,47 tấn. Khi đó, chi phí chuyển sang giai đoạn sau là: C GĐS = 127.719.680 + 6.733.255.172 * 135.999,47 = 6.783.881.290 đ 2.560 + 134.985 b. Tại công đoạn sản xuất bột liệu: Toàn bộ chi phí phát sinh cho sản xuất bột liệu bao gồm: + Các chi phí tập hợp trên TK 621, 622, 627 tại phân xưởng liệu để sản xuất bột liệu. + Phần chi phí từ các phân xưởng sản xuất phụ phân bổ cho công đoạn sản xuất bột liệu. + Phần chi phí từ phân xưởng Mỏ (chi phí sản xuất đá) chuyển sang cho sản xuất bột liệu. Vậy giá thành của Bột liệu được xác định theo công thức: Z BL = CPSX tại PX Liệu + CPSX do PX phụ trợ phân bổ + CPSX do PX Mỏ chuyển sang. = (CPNVLTT + CPNCTT + CPSXC) PX Mỏ + CPSX phụ phân bổ + CPSX do PX Mỏ chuyển sang z BL = Z BL Qsx Sau đây là thẻ tính giá thành Bột liệu tại thời điểm tháng 12/2006 của Công ty xi măng Hải Phòng: Thẻ tính giá thành Tài khoản 15412 Chi phí sản xuất dở dang – Bột liệu Từ tháng: 12 đến tháng: 12 Số lượng sản xuất: 166 065,000 tấn Đơn vị tính: VNĐ/ Tấn Yếu tố chi phí Tổng giá thành Giá thành đơn vị I.1Tổng chi phí nguyên vật liệu 1.846.744.878 11.120,61 I.2Tổng chi phí nhân công trực tiếp 1.049.335.456 6.318,82 I.3Tổng chi phí sản xuất chung 5.308.222.900 31.964,73 II.Tổng chi phí spdd công đoạn trước chuyển qua 8.159.702.715 49.135,60 Chi phí SXKD dở dang - Đá 6.783.881.290 40.850,76 Chi phí SXKD phụ dở dang– Phân xưởng cơ khí 468.385.678 2.820,50 Chi phí SXKD phụ dở dang – Phân xưởng điện TĐ hoá 578.824.038 3.485,53 Chi phí SXKD phụ dở dang – Phân xưởng nước SCCT 248.516.303 1.496,50 Chi phí SXKD phụ dở dang – Điều hành trung tâm 80.095.404 482,31 III.Tổng cộng 16.364.005.951 98.539,76 Ta có, tổng giá thành của Bột liệu là:16.364.005.951 đ, giá thành đơn vị được tính như sau: z BL = 16.364.005.951 = 98.539,76 đ 166.065 Toàn bộ bột liệu xuất xưởng đều chuyển sang xưởng lò để nung thành Clinker. Biết: D ĐK = 7.171.109.852 đ, Q ĐK = 72.344 tấn. C PS = 16.364.005.951 đ, Q SX = 166.065tấn. Q CK = 1.683,54 tấn. Ta có sản lượng sản xuất chuyển sang giai đoạn sau tiếp tục chế biến là: => Q GĐS = 72.344 + 166.065 –1.683,54 = 236.725,46 tấn. Khi đó, chi phí chuyển sang giai đoạn sau là: C GĐS = 7.171.109.852 + 16.364.005.951 * 236.725,46 = 23.368.920.733 đ 72.344 + 166.065 c. Tại công đoạn sản xuất Clinker: Toàn bộ chi phí phát sinh cho sản xuất Clinker bao gồm: + Các chi phí tập hợp trên TK 621, 622, 627 tại phân xưởng Lò nung để sản xuất Clinker. + Phần chi phí từ các phân xưởng sản xuất phụ phân bổ cho công đoạn sản xuất Clinker. + Phần chi phí từ phân xưởng Liệu (chi phí sản xuất bột liệu) chuyển sang cho sản xuất Clinker. Vậy giá thành của Clinker được xác định theo công thức: Z Clinker = CPSX tại PX Lò + CPSX do PX phụ trợ phân bổ + CPSX do PX Liệu chuyển sang. = (CPNVLTT + CPNCTT + CPSXC) PX Lò + CPSX phụ phân bổ + CPSX do PX Liệu chuyển sang ZClinker = Z Clinker Qsx Sau đây là thẻ tính giá thành Clinker tại thời điểm tháng 12/2006 của Công ty xi măng Hải Phòng: Thẻ tính giá thành Tài khoản 15413 Chi phí sản xuất dở dang – Clinker Từ tháng: 12 đến tháng: 12 Số lượng sản xuất: 151 810,000 tấn Đơn vị tính: VNĐ/ Tấn Yếu tố chi phí Tổng giá thành Giá thành đơn vị I.1Tổng chi phí nguyên vật liệu 10.036.318.612 66.111,05 I.2Tổng chi phí nhân công trực tiếp 1.212.616.968 7.987,73 I.3Tổng chi phí sản xuất chung 11.035.532.275 72.693,05 II.Tổng chi phí spdd công đoạn trước chuyển qua 25.329.681.743 166.851,21 Chi phí SXKD dở dang – Bột liệu 23.368.920.733 153.935,32 Chi phí SXKD phụ dở dang– Phân xưởng cơ khí 667.522.948 4.397,09 Chi phí SXKD phụ dở dang – Phân xưởng điện TĐ hoá 824.914.910 5.433,86 Chi phí SXKD phụ dở dang – Phân xưởng nước SCCT 354.174.654 2.333,01 Chi phí SXKD phụ dở dang – Điều hành trung tâm 114.148.496 751,92 III.Tổng cộng 47.614.149.600 313.643,04 Như vậy, tổng giá thành của Clinker là: 47.614.149.600 đ. Giá thành đơn vị được tính như sau: z Clinker = 47.614.149.600 = 313.643,04 đ 151 810 Clinker xuất xưởng một phần được chuyển sang xưởng Nghiền đóng bao để nghiền thành OPC, một phần để bán ra ngoài. Biết: D ĐK = 364.845.560 đ, Q ĐK = 1.158 tấn. C PS = 47.614.149.600 đ, Q SX = 151.810 tấn. Q Bán = 60.154 tấn. Q CK = 20.731 tấn. Ta có sản lượng sản xuất chuyển sang giai đoạn sau tiếp tục chế biến là: => Q GĐS = Q ĐK + Q ĐK - Q Bán - Q CK = 1.158 + 151.810 - 60.154 - 20.731 = 72.083 tấn Khi đó, chi phí chuyển sang giai đoạn sau là: C GĐS = 364.845.560 + 47.614.149.600 * 72.083 = 22.609.213.863 đ 1.158 + 151.810 d. Tại công đoạn sản xuất OPC: Toàn bộ chi phí phát sinh cho sản xuất OPC bao gồm: + Các chi phí tập hợp trên TK 621, 622, 627 tại phân xưởng nghiền đóng bao để sản xuất OPC. + Phần chi phí từ các phân xưởng sản xuất phụ phân bổ cho công đoạn sản xuất OPC. + Phần chi phí từ phân xưởng Lò nung (chi phí sản xuất Clinker) chuyển sang cho sản xuất OPC. Vậy giá thành của OPC được xác định theo công thức: Z OPC = CPSX sản phẩm OPC + CPSX do PX phụ trợ phân bổ + CPSX do PX Lò chuyển sang. Trong đó: CPSX sản phẩm OPC gồm: CP NVLTT cho sản xuất OPC. CP NCTT, SXC phát sinh tại phân xưởng Nghiền đóng bao phân bổ cho sản phẩm OPC. Z OPC = Z OPC Qsx Sau đây là thẻ tính giá thành OPC tại thời điểm tháng 12/2006 của Công ty xi măng Hải Phòng: Thẻ tính giá thành Tài khoản 15414 Chi phí sản xuất dở dang – OPC Từ tháng: 12 đến tháng: 12 Số lượng sản xuất: 75 879,290 tấn Đơn vị tính: VNĐ/ Tấn Yếu tố chi phí Tổng giá thành Giá thành đơn vị I.1Tổng chi phí nguyên vật liệu 1.662.097.814 21.904,50 I.2Tổng chi phí nhân công trực tiếp 487.060.037 6.418,88 I.3Tổng chi phí sản xuất chung 4.522.890.559 59.606,39 II.Tổng chi phí spdd công đoạn trước chuyển qua 23.770.980.170 313.273,62 Chi phí SXKD dở dang - Clinker 22.609.213.863 297.962,91 Chi phí SXKD phụ dở dang– Phân xưởng cơ khí 395.512.593 5.212,39 Chi phí SXKD phụ dở dang – Phân xưởng điện TĐ hoá 488.768.567 6.441,40 Chi phí SXKD phụ dở dang – Phân xưởng nước SCCT 209.851.266 2.765,59 Chi phí SXKD phụ dở dang – Điều hành trung tâm 67.633.881 891,34 III.Tổng cộng 30.443.028.582 401.203,39 Như vậy, tổng giá thành của OPC là: 30.443.028.582đ. Giá thành đơn vị được tính như sau: z OPC = 30.443.028.582 = 401.203,39 đ 75 879,290 OPC xuất xưởng một phần để bán, một phần chuyển sang công đoạn sau để sản xuất XM bột. Biết: D ĐK = 586.759.158 đ, Q ĐK = 1.459 tấn. C PS = 30.443.028.582 đ, Q SX = 75.879,29 tấn. Q Bán = 10.425 tấn. Q CK = 7.307 tấn. Ta có sản lượng sản xuất chuyển sang giai đoạn sau tiếp tục chế biến là: => Q GĐS = Q ĐK + Q ĐK - Q Bán - Q CK = 1.459+ 75.879,29 - 10.425 - 7.307 = 59.606,44 tấn Khi đó, chi phí chuyển sang giai đoạn sau là: C GĐS = 586.759.158 + 30.443.028.582 * 59.606,44 = 23.915.386.438 đ 1.459+ 75.879,29 Tại công đoạn sản xuất bột phụ gia: Toàn bộ chi phí phát sinh cho sản xuất phụ gia bao gồm: + Các chi phí tập hợp trên TK 621, 622, 627 tại phân xưởng Nghiền đóng bao để sản xuất phụ gia. + Phần chi phí từ các phân xưởng sản xuất phụ phân bổ cho công đoạn sản xuất phụ gia. Vậy giá thành của phụ gia được xác định theo công thức: Z PG = CPSX sản phẩm phụ gia + CPSX do PX phụ trợ phân bổ. Trong đó: CPSX sản phẩm phụ gia gồm: CP NVLTT cho sản xuất phụ gia. CP NCTT, SXC phát sinh tại phân xưởng Nghiền đóng bao phân bổ cho sản phẩm phụ gia. Z PG = Z PG Qsx Sau đây là thẻ tính giá thành phụ gia tại thời điểm tháng 12/2006 của Công ty xi măng Hải Phòng: Thẻ tính giá thành Tài khoản 15415 Chi phí sản xuất dở dang – phụ gia Từ tháng: 12 đến tháng: 12 Số lượng sản xuất: 14 299,600 tấn Đơn vị tính: VNĐ/ Tấn Yếu tố chi phí Tổng giá thành Giá thành đơn vị I.1Tổng chi phí nguyên vật liệu 913.537.666 63.885,54 I.2Tổng chi phí nhân công trực tiếp 14.689.292 1.027,25 I.3Tổng chi phí sản xuất chung 640.839.123 44.815,18 II.Tổng chi phí spdd công đoạn trước chuyển qua 34.851.679 2.437,25 Chi phí SXKD phụ dở dang– Phân xưởng cơ khí 11.864.931 829,74 Chi phí SXKD phụ dở dang – Phân xưởng điện TĐ hoá 14.662.505 1.025,38 Chi phí SXKD phụ dở dang – Phân xưởng nước SCCT 6.295.301 440,24 Chi phí SXKD phụ dở dang – Điều hành trung tâm 2.028.940 141,89 III.Tổng cộng 1.603.917.761 112.165,22 Như vậy, tổng giá thành của phụ gia là: 1.603.917.761 đ. Giá thành đơn vị được tính như sau: z PG = 1.603.917.761 = 112.165,22 đ 14 299,600 Toàn bộ phụ gia xuất xưởng đều được chuyển sang công đoạn sau để sản xuất XM bột. Biết: D ĐK = 0, Q ĐK = 0 C PS = 1.603.917.761 đ, Q SX = 14 299,600 tấn. Q CK = 0 Ta có sản lượng sản xuất chuyển sang giai đoạn sau tiếp tục chế biến là: => Q GĐS = Q ĐK + Q ĐK - Q CK = 0+ 14 299,600 - 0 = 14 299,600 tấn Khi đó, chi phí chuyển sang giai đoạn sau là: C GĐS = 1.603.917.761 đ Tại công đoạn sản xuất xi măng bột: OPC và phụ gia được trộn theo một tỷ lệ nhất định để sản xuất xi măng bột PCB30 và PCB40. Theo các công đoạn trên ta thấy: * OPC chuyển sang để sản xuất XM bột là: QOPC = 59.606,44 tấn, COPC = 23.915.386.438 đ. Trong đó để: + Sản xuất XM bột PCB30 là Q OPC = 49.294,53 tấn, C OPC = 19.778.024.584 đ. + Sản xuất XM bột PCB40 là Q OPC = 10.311,91 tấn, C OPC = 4.137.361.854 đ. * Phụ gia chuyển sang đế sản xuất XM bột là: QPG = 14 299,600 tấn, CPG = 1.603.917.761 đ. Trong đó để: + Sản xuất XM bột PCB30 là QPG = 11.825,77 tấn, CPG = 1.326.439.988 đ. + Sản xuất XM bột PCB40 là QPG = 2.473,83 tấn, CPG = 277.477.773 đ. * Chi phí để sản xuất ra XM bột PCB30: - Các chi phí phát sinh tập hợp trên TK 621, 622, 627 tập hợp tại phân xưởng Nghiền đóng bao để sản xuất ra XM bột PCB30. - Các chi phí sản xuất do phân xưởng phụ trợ phân bổ cho sản xuất XM bột PCB30. - Các chi phí sản xuất từ giai đoạn trước chuyển sang của OPC và phụ gia. Ta có công thức tính giá thành: Z XMBôt PCB30 = CPSX sản phẩm XM bột PCB30 + CPSX do PX phụ phân bổ +CPSX do OPC, phụ gia chuyển sang Trong đó: CPSX sản phẩm XM bột PCB30 gồm: CP NVLTT cho sản xuất XM bột PCB30. CP NCTT, SXC phát sinh tại phân xưởng Nghiền đóng bao phân bổ cho sản phẩm XM bột PCB30. Z XMBôt PCB30 = Z XMBôt PCB30 Qsx Sau đây là thẻ tính giá thành XM bột PCB30 tại thời điểm tháng 12/2006 của Công ty Xi măng Hải Phòng: Thẻ tính giá thành Tài khoản 154161 Chi phí sản xuất dở dang – xm bột pcb30 Từ tháng: 12 đến tháng: 12 Số lượng sản xuất: 61 856,000 tấn Đơn vị tính: VNĐ/ Tấn Yếu tố chi phí Tổng giá thành Giá thành đơn vị I.1Tổng chi phí nguyên vật liệu 3.369.448.211 54.472,46 I.2Tổng chi phí nhân công trực tiếp 859.443.215 13.894,26 I.3Tổng chi phí sản xuất chung 4.289.542.341 69.347,23 II.Tổng chi phí spdd công đoạn trước chuyển qua 22.096.916.439 357.231,58 Chi phí SXKD dở dang – OPC 19.778.024.584 319.743,03 Chi phí SXKD dở dang – Phụ gia 1.326.439.988 21.444,00 Chi phí SXKD phụ dở dang– Phân xưởng cơ khí 337.871.059 5.462,22 Chi phí SXKD phụ dở dang – Phân xưởng điện TĐ hoá 417.536.017 6.750,13 Chi phí SXKD phụ dở dang – Phân xưởng nước SCCT 179.267.792 2.898,15 Chi phí SXKD phụ dở dang – Điều hành trung tâm 57.556.999 930,50 III.Tổng cộng 30.615.350.206 494.945,52 Như vậy, tổng giá thành của XM bột PCB30 là: 30.615.350.206đ. Giá thành đơn vị được tính như sau: z XM bột PCB30 = 30.615.350.206 = 494.945,52 đ 61 856,000 XM bột PCB30 xuất xưởng một phần được chuyển sang công đoạn sau để sản xuất XM bao PCB30, một phần để bán ra ngoài. Biết: D ĐK = 0, Q ĐK = 0 C PS = 30.615.350.206 đ, Q SX = 61 856,000 tấn. Q Bán = 11 258 tấn. Q CK = 0 Ta có sản lượng sản xuất chuyển sang giai đoạn sau tiếp tục chế biến là: => Q GĐS = Q ĐK + Q ĐK - Q Bán - Q CK = 0 + 61 856,000 – 11 258 – 0 = 50.598,00 tấn Khi đó, chi phí chuyển sang giai đoạn sau là: C GĐS = 0 + 30.615.350.206 * 50.598 = 25.043.253.520 đ 0 + 61 856 * Chi phí phát sinh để sản xuất ra XM bột PCB40: - Các chi phí phát sinh tập hợp trên TK 621, 622, 627 tập hợp tại phân xưởng Nghiền đóng bao để sản xuất ra XM bột PCB40. - Các chi phí sản xuất do phân xưởng phụ trợ phân bổ cho sản xuất XM bột PCB40. - Các chi phí sản xuất từ giai đoạn trước chuyển sang của OPC và phụ gia. Ta có công thức tính giá thành: Z XMBôt PCB40 = CPSX sản phẩm XM bột PCB40 + CPSX do PX phụ phân bổ + CPSX do OPC, phụ gia chuyển sang Trong đó: CPSX sản phẩm XM bột PCB40 gồm: CP NVLTT cho sản xuất XM bột PCB40. CP NCTT, SXC phát sinh tại phân xưởng Nghiền đóng bao phân bổ cho sản phẩm XM bột PCB40. Z XMBôt PCB40 = Z XMBôt PCB40 Qsx Sau đây là thẻ tính giá thành XM bột PCB40 tại thời điểm tháng 12/2006 của Công ty Xi măng Hải Phòng: Thẻ tính giá thành Tài khoản 154162 Chi phí sản xuất dở dang – xm bột PCB40 Từ tháng: 12 đến tháng: 12 Số lượng sản xuất: 12 052,430 tấn Đơn vị tính: VNĐ/ Tấn Yếu tố chi phí Tổng giá thành Giá thành đơn vị I.1Tổng chi phí nguyên vật liệu 388.546.214 32.238,00 I.2Tổng chi phí nhân công trực tiếp 264.786.994 21.969,59 I.3Tổng chi phí sản xuất chung 787.147.121 65.310,24 II.Tổng chi phí spdd công đoạn trước chuyển qua 4.623.776.862 383.638,56 Chi phí SXKD dở dang – OPC 4.137.361.854 343.280,31 Chi phí SXKD dở dang – Phụ gia 277.477.773 23.022,56 Chi phí SXKD phụ dở dang– Phân xưởng cơ khí 71.130.749 5.901,78 Chi phí SXKD phụ dở dang – Phân xưởng điện TĐ hoá 87.902.319 7.293,33 Chi phí SXKD phụ dở dang – Phân xưởng nước SCCT 37.740.588 3.131,37 Chi phí SXKD phụ dở dang – Điều hành trung tâm 12.163.579 1.009,22 III.Tổng cộng 6.064.257.191 503.156,39 Như vậy, tổng giá thành của XM bột PCB40 là: 6.064.257.191 đ. Giá thành đơn vị được tính như sau: z XM bột PCB40 = 6.064.257.191 = 503.156,39 đ 12.052,43 XM bột PCB40 xuất xưởng một phần được chuyển sang công đoạn sau để sản xuất XM bao PCB40, một phần để bán ra ngoài. Biết: D ĐK = 1.217.659.298 đ, Q ĐK = 2415,4 tấn C PS = 6.064.257.191 đ, Q SX =12.052,43 tấn. Q Bán = 2.295 tấn. Q CK = 1425,83 tấn Ta có sản lượng sản xuất chuyển sang giai đoạn sau tiếp tục chế biến là: => Q GĐS = Q ĐK + Q ĐK - Q Bán - Q CK = 2415,4 + 12.052,43 – 2.295 – 1425,83 = 10.747 tấn Khi đó, chi phí chuyển sang giai đoạn sau là: C GĐS = 1.217.659.298 + 6.064.257.191 * 10.747 = 5.409.156.488 đ 2415,4 + 12.052,43 g. Tại công đoạn sản xuất xi măng bao: * Chi phí để sản xuất ra XM bao PCB30: - Các chi phí phát sinh tập hợp trên TK 621, 622, 627 tập hợp tại phân xưởng Nghiền đóng bao để sản xuất ra XM bao PCB30. - Các chi phí sản xuất do phân xưởng phụ trợ phân bổ cho sản xuất XM bao PCB30. - Các chi phí sản xuất từ giai đoạn trước chuyển sang của XM bột PCB30. Ta có công thức tính giá thành: Z XMBôt PCB30 = CPSXSP XM bao PCB30 + CPSX do PX phụ phân bổ + CPSX do XM bột PCB30. Trong đó: CPSX sản phẩm XM bao PCB30 gồm: CP NVLTT cho sản xuất XM bao PCB30. CP NCTT, SXC phát sinh tại phân xưởng Nghiền đóng bao phân bổ cho sản phẩm XM bao PCB30. Z XMBao PCB30 = Z XMBao PCB30 Qsx Sau đây là thẻ tính giá thành XM bao PCB30 tại thời điểm tháng 12/2006 của Công ty Xi măng Hải Phòng: Thẻ tính giá thành Tài khoản 154171 Chi phí sản xuất dở dang – xm bao pcb30 Từ tháng: 12 đến tháng: 12 Số lượng sản xuất: 56.960,590 tấn Đơn vị tính: VNĐ/ Tấn Yếu tố chi phí Tổng giá thành Giá thành đơn vị I.1Tổng chi phí nguyên vật liệu 3.292.222.991 57.798,26 I.2Tổng chi phí nhân công trực tiếp 964.072.226 16.925,25 I.3Tổng chi phí sản xuất chung 1.379.381.571 24.216,42 II.Tổng chi phí spdd công đoạn trước chuyển qua 27.032.240.996 474.577,97 Chi phí SXKD dở dang – XM bột PCB30 25.043.253.520 439.659,31 Chi phí SXKD phụ dở dang– Phân xưởng cơ khí 905.459.779 15.896,25 Chi phí SXKD phụ dở dang – Phân xưởng điện TĐ hoá 510.035.945 8.954,19 Chi phí SXKD phụ dở dang – Phân xưởng nước SCCT 292.001.629 5.126,38 Chi phí SXKD phụ dở dang – Điều hành trung tâm 281.490.122 4.941,84 III.Tổng cộng 32.667.917.783 573.518 Như vậy, tổng giá thành của XM bao PCB30 là: 32.667.917.783 đ. Giá thành đơn vị được tính như sau: z XM bao PCB30 = 32.667.917.783 = 573.518 đ 56.960,590 * Chi phí phát sinh để sản xuất ra XM bao PCB40: - Các chi phí phát sinh tập hợp trên TK 621, 622, 627 tập hợp tại phân xưởng Nghiền đóng bao để sản xuất ra XM bao PCB40. - Các chi phí sản xuất do phân xưởng phụ trợ phân bổ cho sản xuất XM bao PCB40. - Các chi phí sản xuất từ giai đoạn trước chuyển sang của XM bột PCB40. Ta có công thức tính giá thành: Z XMBao PCB40 = CPSX sản phẩm XM bao PCB40 + CPSX do PX phụ phân bổ + CPSX do XM bột PCB40 chuyển sang. Trong đó: CPSX sản phẩm XM bao PCB40 gồm: - CP NVLTT cho sản xuất XM bao PCB40. - CP NCTT, SXC phát sinh tại phân xưởng Nghiền đóng bao phân bổ cho sản phẩm XM bao PCB40. Z XMBao PCB40 = Z XMBao PCB40 Qsx Sau đây là thẻ tính giá thành XM bao PCB40 tại thời điểm tháng 12/2006 của Công ty Xi măng Hải Phòng: Thẻ tính giá thành Tài khoản 154172 Chi phí sản xuất dở dang – xm bao PCB40 Từ tháng: 12 đến tháng: 12 Số lượng sản xuất: 12.102 tấn Đơn vị tính: VNĐ/ Tấn Yếu tố chi phí Tổng giá thành Giá thành đơn vị I.1Tổng chi phí nguyên vật liệu 713.464.033 58.954,23 I.2Tổng chi phí nhân công trực tiếp 208.925.963 17.263,76 I.3Tổng chi phí sản xuất chung 298.928.457 24.700,75 II.Tổng chi phí spdd công đoạn trước chuyển qua 5.858.209.407 484.069,53 Chi phí SXKD dở dang – XM bột PCB40 5.409.025.327 446.953,01 Chi phí SXKD phụ dở dang– Phân xưởng cơ khí 196.223.946 16.214,18 Chi phí SXKD phụ dở dang – Phân xưởng điện TĐ hoá 110.530.880 9.133,27 Chi phí SXKD phụ dở dang – Phân xưởng nước SCCT 63.280.240 5.228,91 Chi phí SXKD phụ dở dang – Điều hành trung tâm 61.002.271 5.040,68 III.Tổng cộng 7.079.527.860 584.988,25 Như vậy, tổng giá thành của XM bao PCB40 là: 7.079.527.860 đ. Giá thành đơn vị được tính như sau: z XM bao PCB40 = 7.079.527.860 = 584.988,25 đ 12.102 Chương III Kết luận – Kiến nghị. I/ Kết luận về công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành tại công ty xi măng Hải Phòng: Hơn 100 năm xây dựng và trưởng thành cùng với sự chuyển mình của nền đất nước, công ty xi măng Hải Phòng đã vượt qua bao thử thách khó khăn để đứng vững và phát triển như ngày nay. Trong quá trình quản lý đó, công tác quản lý nói chung và công tác kế toán nói riêng đã không ngừng từng bước củng cố và hoàn thiện. Bộ máy kế toán được tổ chức khoa học hợp lý, trình độ của đội ngũ nhân viên kế toán được nâng cao. Qua thời gian thực tập ngắn ở công ty, được tiếp cận với thực tế của quá trình sản xuất, công tác quản lý, công tác kế toán cùng với sự giúp đỡ của cán bộ kế toán trong công ty đã giúp em bước đầu làm quen với thực tế công tác kế toán, làm giàu thêm kiến thức mà em đã được học. Trong thời gian đi sâu tìm hiểu về công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành tại công ty Xi măng Hải Phòng, em đã nhận thấy những ưu điểm và những tồn tại trong công tác tập hợp chi phí và tính giá thành của công ty. * Những ưu điểm: 1. Bộ máy kế toán: Như đã nói ở trên, tại công ty xi măng Hải Phòng bộ máy kế toán được bố trí chặt chẽ, cán bộ kế toán có trình độ chuyên môn cao, có lòng nhiệt tình và yêu nghề. Đây là một ưu thế lớn của công ty trong công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm nói riêng. 2. Phương pháp hạch toán kế toán của công ty: Phương pháp hạch toán của công ty theo đúng chế độ kế toán hiện hành, các chứng từ, sổ sách kế toán tuân thủ đúng chế độ và phù hợp với hoạt động của công ty. Với việc áp dụng hình thức sổ sách kế toán theo hình thức “Nhật ký chung” và sử dụng phần mềm kế toán toán máy “Fast” đã giúp nhanh gọn nhẹ quá trình xử lý chứng từ, vào sổ sách kế toán, lập báo cáo tài chính, báo cáo quản trị…làm tăng hiệu quả công tác kế toán nói riêng và công tác quản lý nói chung. Việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cũng trở nên đơn giản hơn, đảm bảo việc cung cấp số liệu kịp thời, trung thực và rõ ràng. 3. Về kế toán hàng tồn kho: Vật tư xuất dùng cho sản xuất hạch toán theo phương pháp bình quân gia quyền. Phương pháp này đơn giản, thuận tiện và có nhiều ưu điểm. Mặt khác, công ty còn tổ chức quản lý chặt chẽ khâu mua bán vật tư, thu hồi vật tư tồn tại ở các phân xưởng. Đặc biệt, giao chỉ tiêu tính giá thành cho từng công đoạn sản xuất ở phân xưởng sản xuất từ đó giúp nâng cao trách nhiệm quản lý, tiết kiệm vật tư làm giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. 4. Về kế toán tiền lương: Công ty đã vận dụng hình thức trả lương phù hợp với từng bộ phận, mức lương được trả tuỳ thuộc vào tính chất phức tạp và yêu cầu kỹ thuật của công việc được giao. Ngoài ra, công ty còn có các khoản phụ cấp cho những đối tượng làm việc ở những nơi không thuận lợi như: phụ cấp độc hại, phụ cấp ăn ca, phụ cấp chống nóng…Và như vậy đã khuyến khích người lao động yên tâm sản xuất và gắn bó với công ty, tăng cường ý thức tiết kiệm chi phí sản xuất, là cơ sở để hạ giá thành sản phẩm. 5. Về phương pháp tính giá thành. Có thể nói Công ty xi măng Hải Phòng đã lựa chọn rất hợp lý phương pháp tính giá thành vì rằng để hoàn thành sản phẩm cuối cùng của Công ty phải trải qua rât nhiều giai đoạn chế biến, bán thành phẩm có thể tiếp tục chuyển sang giai đoạn sau, hoặc có thể bán ra ngoài cho các doanh nghiệp khác. Do vậy với phương pháp phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm cho phép tính được giá thành sản phẩm của từng giai đoạn từ đó tạo điều kiện cho việc quản lý chi phí, phản ánh đúng được đối tượng tính giá thành và từ đó góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ hạ giá thành. 6. Xác định đối tượng tập hợp chi phí: Do đặc thù sản phẩm sản xuất, công ty đã xác định đối tượng tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là từng sản phẩm sản xuất, còn đối tượng tập hợp chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung là từng phân xưởng 7. Về việc xác định sản phẩm dở dang: Do sản phẩm dở dang được xác định là sản phẩm đã hoàn thành của từng công đoạn còn lại ở nơi sản xuất vào thời điểm cuối kỳ. Sản phẩm dở dang được đáng giá theo phương pháp sản lượng hoàn thành tương đương với mức độ hoàn thành là 100%. Theo phương pháp này công ty sẽ có những ưu điểm sau: Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng hoàn thành tương đương với mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang là 100% thì đã thể hiện được đúng bản chất của sản phẩm dở dang ở đây là những sản phẩm đã hoàn thành ở từng công đoạn sản xuất. Mặt khác, do sản phẩm dở là sản phẩm đã hoàn thành nhưng chưa nhập kho hoặc chưa chuyển sang giai đoạn sau để tiếp tục chế biến nên nó gánh chịu mọi chi phí bao gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm. Từ đó cho ra kết quả về trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ đạt kết quả cao hơn, đem lại kết quả tính giá thành cho sản phẩm được chính xác hơn. Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng trong công tác hạch toán kế toán nói chung và kế toán chi phí, tính giá thành sản phẩm nói riêng song vẫn thể hiện những tồn tại nhất định. * Những tồn tại: Đối với sản phẩm hỏng: Tại công ty hiện nay bộ phận kế toán không tiến hành đánh giá sản phẩm hỏng vì cho rằng sản phẩm hỏng của công ty hiện nay là không đáng kể và chiếm tỷ trọng nhỏ, nên không thể đánh giá chính xác chất lượng sản phẩm của công ty. II. kiến nghị: Trên cơ sở những những ưu điểm cũng như những tồn tại cần khắc phục đã nêu ở trên em xin đưa ra một số kiến nghị góp phần hoàn thiện hơn công tác kế toán, cũng như kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty xi măng Hải Phòng. 1. Đối với các khoản chi phí phát sinh: + Chi phí nguyên vật liệu. Chi phí nguyên vật liệu là khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí, do vậy cần phải quản lý chặt chẽ khoản chi phí này: - Để giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trước hết công ty cần hạ thấp và quản lý chặt chẽ mức tiêu hao nguyên vật liệu trực tiếp cho một đơn vị sản phẩm. Muốn vậy công ty cần nâng cao công tác quản lý nguyên vật liệu nhằm giảm mức tiêu hao. Mặt khác, công ty cần tổ chức nâng cấp, cải tạo hệ thống nhà kho, bến bãi giảm thiểu được hao hụt, thất thoát. + Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp là khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí. Trong đó các khoản chi phí tiền lương và các khoản trích, các khoản phụ cấp là tương đối lớn. Sở dĩ như vậy là do công ty sử dụng một khối lượng khá lớn lao động. Do vậy cần phải phát huy tối đa nguồn nhân lực hiện có đem lại hiệu quả cao cho quá trình sản xuất. Muốn vậy cần phải nâng cao năng suất của người lao động, khuyến khích người lao đông làm việc tăng cả về số lượng và chất lượng. Bên cạnh đó công ty cần xem xét để giảm thiểu khoản chi phí này, công ty có thể bố trí cơ cấu lao động hợp lý, có biện pháp đánh giá tay nghề của người lao động khuyến khích đúng người đúng việc. + Khoản mục chi phí sản xuất chung. Đây là khoản mục chứa nhiều yếu tố chi phí, đồng thời đòi hỏi phải phân bổ cho từng đối tượng cụ thể do đó quản lý chi phí sản xuất chung vừa mang tính phức tạp song lại đòi hỏi có độ chính xác cao. Đối với khoản mục chi phí sản xuất chung cần phân bổ cho các đối tượng thì phải lựa chọn tiêu thức phân bổ hợp lý nhằm phản ánh trung thực nhất từng khoản chi phí cho từng đối tượng. Đối với những sản phẩm hỏng: Trong quá trình sản xuất không thể tránh khỏi việc sản xuất sản phẩm hỏng, dù ít hay nhiều thì những sản phẩm này cũng gánh chịu chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. Nếu giá trị sản phẩm hỏng nằm trong định mức thì toàn bộ chi phí này được tính cho sản phẩm hoàn thành. Nếu giá trị này nằm ngoài định mức thì phải loại bỏ phần chi phí sản xuất sản phẩm hỏng khỏi giá thành sản phẩm hoàn thành như vậy mới tính chính xác giá thành sản phẩm. Mặt khác, việc đánh giá sản phẩm hỏng qua các tháng cũng có tác dụng đánh giá chất lượng sản phẩm của công ty để từ đó có biện pháp điều chỉnh kịp thời khi cần thiết. Vì vậy theo em, công ty nên đánh giá sản phẩm hỏng khi tính giá thành sản phẩm. Kết luận Cho đến nay quá trình hoạt động của Công ty xi măng Hải Phòng đã tính được hơn một thế kỷ. Đó là một quãng thời gian đủ để người tiêu dùng tin cậy. Với phương châm đặt ra là tạo điều kiện tốt nhất cho người tiêu dùng cả về giá cả lẫn chất lượng, Công ty xi măng Hải Phòng đã thành công trong việc chiếm lĩnh thị phần. Mà điều này phải đặc biệt kể đến kế toán chi phí và giá thành sản phẩm. Bởi chi phí là điều cơ bản nhất để tạo nên giá trị của một sản phẩm, việc sử dụng chi phí vừa mang tính khách quan song đó còn là cả một nghệ thuật. Có thể nói, Công ty xi măng Hải Phòng đã giải được bài toán kinh tế cơ bản về quản lý chi phí, tính giá thành và trong những năm qua, giá thành của sản phẩm liên tục hạ mà chất lượng thì ngày càng có sự cải tiến phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng. Bởi thế, ngày càng có nhiều khách hàng trên địa bàn Hải phòng cũng như các vùng lân cận đã lựa chọn Xi măng Hải phòng nhiều hơn cho những công trình xây dựng. Trong quá trình đi thực tập, được tiếp xúc với thực tế công tác kế toán trong doanh nghiệp em đã học hỏi được nhiều điều. Nhưng do nhận thức và thời gian còn hạn chế, nên có thể bài thực tập tốt nghiệp của em chưa thể tìm hiểu và vận dụng hết những lý luận mà các thầy cô đã dạy, cũng như chưa phản ánh sâu sắc về kế toán chi phí và giá thành của Công ty xi măng Hải Phòng. Do vậy em rất mong nhận được sự chỉ bảo của cô giáo hướng dẫn, cũng như các thầy, cô giáo trong tổ Tài chính - Kế Toán cùng toàn thể các cô, chú, anh, chị trong phòng Kế toán - Tài chính của công ty xi măng Hải Phòng để bài thực tập tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, Em xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo trong tổ Tài chính - Kế Toán, các cô, chú, anh, chị trong phòng Kế toán - Tài chính của Công ty xi măng Hải Phòng đã giúp đỡ em rất nhiều để em hoàn thành bài thực tập tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn! Hải Phòng, ngày 04 tháng 02 năm 2007 Sinh viên Nguyễn Thị Thu Trang A Mục lục Trang Lời mở đầu 1 Chương I: Tổng quan về Công ty xi măng Hải Phòng 2 Sự hình thành và phát triển của công ty xi măng Hải Phòng 2 Chức năng, nhiệm vụ 3 Cơ cấu tổ chức của công ty 3 Cơ sở vật chất kỹ thuật 7 Tổ chức lao động tiền lương 8 Qui trình công nghệ sản xuất của công ty 9 Tình hình sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây 12 Phương hướng phát triển của công ty 13 Chương II: Nghiên cứu công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty xi măng Hải Phòng 14 Lý luận về kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm 14 Nghiên cứu tình hình tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty xi măng Hải Phòng 34 Giới thiệu về bộ máy kế toán tại công ty xi măng Hải Phòng 34 a) Sơ đồ bộ máy kế toán 34 b) Hình thức sổ sách kế toán, phần mềm kế toán sử dụng tại công ty 36 Công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất 38 tại công ty xi măng Hải Phòng 38 2.1) Phân loại chi phí sản xuất 38 2.2) Đối tượng tập hợp chi phí 38 2.3) Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty Xi măng Hải Phòng 39 a, Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 39 b, Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 45 c, Kế toán chi phí sản xuất chung 51 d, Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn công ty 55 2.4) Đánh giá sản phẩm dở dang 57 Công tác tổ chức tính giá thành tại công ty xi măng Hải Phòng 59 3.1) Đối tượng tính giá thành 59 3.2) Phương pháp tính giá thành 59 3.3) Kế toán tính giá thành 60 Chương III: Kết luận – Kiến nghị 80 Kết luận 85 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQT976.doc