Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và một số biện pháp kĩ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng của một số giống Hoa Lily nhập nội tại Mộc Châu - Sơn La

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ĐỖ ĐỨC HƯNG NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KĨ THUẬT NHẰM NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG HOA LILY NHẬP NỘI TẠI MỘC CHÂU - SƠN LA LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: TRỒNG TRỌT Mã số: 60.62.01 Người hướng dẫn khoa học: HOÀNG NGỌC THUẬN HÀ NỘI - 2010 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào

doc144 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1742 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và một số biện pháp kĩ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng của một số giống Hoa Lily nhập nội tại Mộc Châu - Sơn La, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Đỗ Đức Hưng LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu, tôi luôn nhận được sự quan tâm của cơ quan, nhà trường, sự giúp đỡ tận tình của các Thầy Cô giáo, các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình... Nhân dịp hoàn thành luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo . Hoàng Ngọc Thuận, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành đề tài và luận văn này. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các Thầy Cô giáo trong Bộ môn Rau - Hoa - Quả - Khoa Nông học, các Thầy Cô giáo Viện đào tạo Sau đại học Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Viện di truyền nông nghiệp Việt Nam, Trung tâm tư vấn PIM - Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam đã quan tâm giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn chỉnh luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến lãnh đạo Trung tâm Ứng dụng chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ Sơn La, Sở khoa học & Công nghệ Sơn La, lãnh đạo Trung tâm giống cây trồng Phú Thọ và các bạn đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất và thời gian để tôi thực hiện đề tài tại đơn vị. Nhân dịp này, tôi xin trân trọng cảm ơn toàn thể gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Hà Nội, ngày 30 tháng 8 năm 2009 Tác giả luận văn Đỗ Đức Hưng MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU CT Công thức CL Chất lượng Đ/C Đối chứng Đ/K Đường kính ĐVT Đơn vị tính Gđ Giai đoạn KT Kinh tế NS Năng suất NSLT Năng suất lý thuyết NSTT Năng suất thực thu PBL Phân bón lá STPT Sinh trưởng phát triển t0 Nhiệt độ TB Trung bình TG Thời gian Tr.b Triệu bông DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang 2.1. Mật độ trồng với nhóm giống và kích thước củ (củ/m2) 11 2.2. Diện tích, sản lượng vùng hoa hàng hóa một số tỉnh miền Bắc 24 2.3. Thành phần hoá học của phân bón lá Pomior 36 4.1. Tỉ lệ mọc và TGST một số giống hoa lily vụ Hè-Thu năm 2008 55 4.2. Động thái sinh trưởng của một số giống hoa lily vụ Hè-Thu năm 2008 58 4.3. Năng suất một số giống hoa lily vụ Hè-Thu 2008 60 4.4. Chất lượng một số giống hoa lily vụ Hè Thu 2008 61 4.5a. Ảnh hưởng của thời vụ đến thời gian sinh trưởng của giống Tiber 63 4.5b. Ảnh hưởng của thời vụ đến thời gian sinh trưởng của giống Yelloween 66 4.6a. Ảnh hưởng của thời vụ đến sinh trưởng giống Tiber 68 4.6b. Ảnh hưởng của thời vụ đến sinh trưởng giống Yelloween 69 4.7a. Năng suất và phân loại hoa Tiber ở các thời vụ 71 4.7b. Năng suất và phân loại hoa Yelloween ở các thời vụ 72 4.8a. Ảnh hưởng của thời vụ đến chất lượng hoa Tiber 75 4.8b. Ảnh hưởng của thời vụ đến chất lượng hoa Yelloween 75 4.9a. Ảnh hưởng mật độ trồng đến động thái tăng trưởng về chiều cao giống Tiber - vụ Đông 2008 77 4.9b. Ảnh hưởng mật độ trồng đến động thái tăng trưởng về chiều cao giống Manibu - vụ Đông 2008 78 4.10a. Ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng của giống Tiber 80 4.10b. Ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng của giống Manibu 80 4.11a. Ảnh hưởng của mật độ đến năng suất hoa Tiber 81 4.11b. Ảnh hưởng của mật độ đến năng suất hoa Manibu 82 4.12a. Ảnh hưởng của mật độ đến chất lượng của hoa lily Tiber 84 4.12b. Ảnh hưởng của mật độ đến chất lượng của hoa lily Manibu. 84 4.13. Ảnh hưởng của phân bón Pomior đến STPT của 2 giống hoa lily vụ Đông Xuân 2008-2009 87 4.14. Ảnh hưởng của phân bón Pomior đến thời gian sinh trưởng của hoa lily vụ Đông Xuân 2008-2009 88 4.15. Ảnh hưởng của phân bón lá Pomior - P399 tới động thái ST-PT của hoa lily vụ Đông Xuân 2008-2009 90 4.16. Ảnh hưởng của Pomior đến tỉ lệ rụng lá, nụ hoa lily 92 4.17. Ảnh hưởng của phân bón lá Pomior tới năng suất hoa lily 94 4.18. Ảnh hưởng của phân bón lá Pomior tới chất lượng hoa lily 95 4.19. Ảnh hưởng của phân bón lá Pomior đến sự phát sinh phát triển sâu, bệnh hại cây hoa lily 97 4.20. Hiệu quả kinh tế từ việc phun Pomior cho hoa lily 99 DANH MỤC CÁC HÌNH STT Tên hình Trang 3.1. Lựa chọn củ giống trước khi trồng 48 3.2. Trồng hoa lily thí nghiệm tại Trại sản xuất bản Búa, thị trấn huyện Mộc Châu 53 4.1: Thời gian sinh trưởng một số giống hoa lily Vụ Hè Thu năm 2008 tại Mộc Châu 56 4.2. Diễn biến thời tiết vụ Hè-Thu năm 2008 tại Mộc Châu 56 4.3: Động thái mọc mầm của giống Tiber trồng ngày 12/8/2008 64 4.4. Diễn biến thời tiết vụ Thu-Đông năm 2008 tại Mộc Châu 64 4.5. Diễn biến thời tiết vụ Đông Xuân năm 2008-2009 tại Mộc Châu 65 4.6. Động thái phát triển nụ hoa Tiber trồng vụ Thu-Đông năm 2008 tại Mộc Châu 73 4.7. Ảnh hưởng của thời vụ đến năng suất hoa lily tại Mộc Châu năm 2008-2009 73 4.8. Ảnh hưởng của mật độ đến động thái tăng trưởng chiều cao hoa lily 78 4.9. Ảnh hưởng của mật độ đến năng suất hoa lily 83 4.10. Pomior và STPT của hoa Tiber và Yelloween vụ Đông Xuân 2008-2009 tại Mộc Châu 93 4.11. Ảnh hưởng của Pomior đến sự phát sinh phát triển sâu bệnh 98 4.12. Hiệu quả kinh tế của việc phun Pomior cho hoa lily 99 4.13. Thu hoạch hoa lily 100 1. MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Hoa lily là một trong những loài hoa đẹp và có giá trị trên thị trường hiện nay, là loài hoa cao cấp có vẻ đẹp sang trọng, độ bền cao, hương thơm ngọt ngào, phong phú về màu sắc; không chỉ để trang trí mà còn được sử dụng điều chế nước hoa, mỹ phẩm, kem chống lão hóa… Ở Việt Nam, hoa lily đã được trồng thành công ở nhiều tỉnh như Lâm Đồng, Hà Nội, Sơn La, Lào Cai... đạt hiệu quả kinh tế rất cao, có thể xuất khẩu quy mô lớn. Tuy nhiên, trên địa bàn các tỉnh miền Bắc, giống hoa lily thương mại chủ yếu vẫn là hoa loa kèn trắng và các loại hoa như Asiantic, Oriental. (Đào Thanh Vân, 2005)[31]. Do vậy, việc trồng thử nghiệm các loại hoa lily đa dạng ở miền Bắc sẽ là rất cần thiết. Hiện nay, sản xuất hoa ở nước ta được thực hiện bởi 2 đối tượng chính: Nông dân sản xuất tự phát theo xu hướng nhu cầu thị trường trong nước. Hoa tiêu thụ trong nước chủng loại đa dạng và cung cấp ra thị trường theo mùa vụ, chất lượng từ thấp đến cao, giá cả vừa phải, hiệu quả kinh tế không cao, sản xuất nhỏ lẻ và thiếu ổn định. Các doanh nghiệp tư nhân trong nước, liên doanh với nước ngoài sản xuất hoa xuất khẩu lượng hoa nhiều hơn mang tính hàng hoá, chất lượng hoa cao hơn và được sản xuất trong điều kiện kỹ thuật cao. Sản xuất hoa lily khác với sản xuất các loại hoa khác vì đầu tư lớn và có tính thời vụ cao nên cần phải dựa vào nhu cầu của thị trường để xác định thời vụ trồng, sau đó xác định quy mô và phương thức sản xuất. Ngoài yếu tố chính là chất lượng hoa thì giá thành sản xuất được đặc biệt quan tâm. Chỉ có hạ giá thành sản phẩm mới tăng được sức cạnh tranh, nâng cao hiệu quả kinh tế, nhanh thu hồi vốn và tái đầu tư mở rộng. Muốn hạ giá thành sản xuất lily cần phải lựa chọn giống tốt, tính toán thời vụ trồng cho lily nở đúng vào các dịp lễ tết và tác động các biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng hoa và giảm tỷ lệ hao hụt. Để giải quyết những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: "Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và một số biện pháp kĩ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng của một số giống Hoa Lily nhập nội tại Mộc Châu - Sơn La". 1.2. Mục đích, yêu cầu 1.2.1. Mục đích Trên cơ sở nghiên cứu lựa chọn được giống hoa lily phù hợp với điều kiện khí hậu thời tiết, thổ nhưỡng Mộc Châu và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển, năng suất, chất lượng của cây hoa lily để đề xuất một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế của việc sản xuất hoa lily tại Mộc Châu - Sơn La và một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. 1.2.2. Yêu cầu + Nghiên cứu sinh trưởng phát triển, năng suất chất lượng và khả năng chống chịu của một số giống hoa lily tại Mộc Châu - Sơn La ở các thời vụ khác nhau, trên cơ sở đó có thể lựa chọn được 1-2 giống có khả năng thích ứng, sinh trưởng phát triển tốt, đồng thời xác định được thời vụ trồng thích hợp nhằm tiêu thụ được trong những ngày lễ lớn… + Nghiên cứu xác định ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất chất lượng hoa từ đó xác định được mật độ trồng hợp lý, làm cơ sở khoa học đề ra quy trình trồng trọt thích hợp cho hoa lily tại miền Bắc nói riêng và ngành trồng hoa thương mại ở nước ta. + Nghiên cứu xác định ảnh hưởng của phân bón qua lá Pomior P399 đến năng suất, chất lượng hoa và xác định liều lượng bón cho hiệu quả kinh tế cao nhất đối với giống tham gia thí nghiệm. 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học + Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học để xây dựng và hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất hoalily ở huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La và một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta. + Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo trong nghiên cứu hoa nói chung và hoa lily nói riêng, trong công tác nghiên cứu nhập nội giống và xây dựng một hệ thống kỹ thuật canh tác trồng hoa lily nhằm nâng cao năng suất và chất lượng hoa thương mại tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. - Ý nghĩa thực tiễn + Kết quả đề tài góp phần giải quyết yêu cầu thực tế sản xuất của các hộ nông dân, các doanh nghiệp trồng hoa tại huyện Mộc Châu là lựa chọn được những giống hoa có chất lượng cao, phù hợp với điều kiện sinh thái khí hậu ở địa phương. Ứng dụng được những biện pháp kĩ thuật hợp lý trong sản xuất hoa thương mại để nâng cao giá trị hàng hoá của hoa. + Những kết quả này sẽ giúp các nhà nghiên cứu và cán bộ kỹ thuật đề ra biện pháp canh tác phù hợp đối với phát triển sản xuất hoa lily thương mại nói riêng và ngành sản xuất hoa ở Việt Nam nói chung. + Những kết quả thu được từ đề tài sẽ từng bước đáp ứng được yêu cầu về sản xuất hoa thương mại đạt tới tiêu chuẩn hoa chất lượng cao của thị trường trong nước và xuất khẩu tăng thu nhập cao cho người sản xuất hoa. 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Giới thiệu chung về cây hoa lily 2.1.1. Nguồn gốc cây hoa lily Theo Võ Văn Chi (1978)[3], Hoa Lilium thuộc họ Liliaceae có trên 100 loài phân bố chủ yếu ở các vùng ôn đới và cận nhiệt đới thuộc phía Bắc bán cầu. Lily là một trong các loài hoa đẹp đang rất được ưa chuộng trên thị trường hoa hiện nay. Cây hoa lily có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Mỹ... Hoa lily đã được nghiên cứu và thuần hoá gần 100 năm nay từ các loài hoang dại phân bố ở hầu hết các châu lục từ 100 đến 600 vĩ độ bắc, đặc biệt là những vùng có khí hậu ôn đới và lạnh, hoặc ở những vùng núi cao từ 1200m trở lên của các vùng nhiệt đới như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam... (Trần Duy Quý, 2004) [15]. Theo Dương Minh Nga (2005)[12], Ở Việt Nam mới phát hiện thấy 2 loài cây là bách hợp (L.brownii.F.E Brow war oldiesteriwils), mọc hoang dại trên các đồi cỏ ở Bắc Giang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, có vẩy củ thân dùng làm thuốc, và loài Lilium Poilanei Ganep có ở đồi cỏ Sapa, Hoàng Liên Sơn. Dẫn theo Hoàng Ngọc Thuận (2008) [27], Richard Bird (USA 1995) cho rằng hoa Lily có khoảng 80 loài cơ bản; Châu Á 50 loài; Bắc Mỹ 20 loài; Châu Âu 10 loài; theo Anderson; Danioa; Haw: Châu Á có 60 loài; Châu Âu 24 loài; Châu mỹ 24 loài, hoa lily được biết đến từ cách đây 35 thế kỷ - minoan đã đưa cây Lily đến vùng Địa Trung Hải vào thế kỷ XV trước công nguyên.Giống Lily caudidum được mô tả lần đầu tiên là tổ tiên của các gốc hoa Lily phát triển tới ngày nay. Theo Võ Văn Chi (1978)[3], Trung Quốc là nước trồng hoa lily sớm nhất. Năm 1765, Trung Quốc đã xây dựng một số vùng trồng lily chủ yếu để ăn và làm thuốc ở Tô Châu, Tứ Xuyên, Vân Nam. Theo tài liệu cổ nhất thì củ lily có tác dụng nhuận phế, giải nhiệt và có thể để ăn, làm thuốc chữa bệnh. Có thể khẳng định, trồng cây hoa lily để lấy củ ăn bắt đầu từ đời nhà Đường (618 – 907) và đã có những bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của hoa lily. Vì vậy, chẳng những người ta thích ăn củ mà còn thích thưởng thức vẻ đẹp của hoa lily. Các nhà thơ nổi tiếng đời Đường, đời Tống đều có thơ ca ngợi cây hoa lily. Đến giữa thế kỷ 13 ít nhất có 3 loại lily được ghi chép lại. Loại thứ nhất là lily hoa trắng dùng làm thuốc được gọi là loại hoang dược (L. brownii), loại thứ hai là Quyển Đan (L. lancifolium), loại thứ ba là Sơn Đan (L. pumilum). Năm 1765, Trung Quốc đã xây dựng một số vùng trồng lily chủ yếu để ăn và làm thuốc. Vài chục năm trở lại đây lại xuất hiện một số giống cây lily hoang dại được trồng chủ yếu ở trong vườn thực vật các tỉnh Tô Châu, Cam Túc, Tứ Xuyên, Vân Nam. Cuối thế kỷ 16 các nhà thực vật học người Anh đã phát hiện và đặt tên cho các giống cây lily. Đầu thế kỷ 17 cây lily được di thực từ Châu Âu đến Mỹ. Sang thế kỷ 18 các giống lily của Trung Quốc được di thực sang Châu Âu và lily được coi là cây hoa quan trọng của Châu Âu, Châu Mỹ. Vào cuối thế kỷ 19 bệnh virut lây lan mạnh, tưởng chừng cây lily sẽ bị hủy diệt. Đến đầu thế kỷ 20, khi người ta phát hiện ra giống lily thơm ở Trung Quốc (L. regane), giống này được nhập vào Châu Âu và chúng đã được dùng vào việc lai tạo giống mới để tạo ra các giống có tính thích ứng rộng, cây lily lại được phát triển mạnh mẽ. Sau đại chiến thế giới thứ 2, các nước Châu Âu có cao trào tạo giống lily, rất nhiều giống lily hoang dại của Trung Quốc đã được sử dụng làm giống bố mẹ và người ta đã tạo ra nhiều giống mới có giá trị đến ngày nay. 2.1.2. Vị trí phân loại thực vật và đặc điểm thực vật học cây hoa lily * Vị trí phân loại thực vật Trong hệ thống phân loại thực vật, cây hoa lily được xếp vào nhóm một lá mầm (Monocotylendoes), phân lớp hành (Lilidae), bộ hành (Liliales), họ hành Liliaceae, chi Lilium (Võ Văn Chi, 1978) [3]. Chi Lilium có tới hơn 100 loài, ở châu Á có khoảng 50 - 60 loài (Nhật, Trung Quốc, Triều Tiên, Việt Nam...) Bắc Mỹ có tới 24 loài (Mỹ, Canada, Argentina), châu Âu có 12 loài (Hà Lan, ý, Pháp).với những dạng hoa, màu sắc hoa rất phong phú và hấp dẫn. Một số loài có dạng hình phễu như L. longifloum, L. candidum; có loài có dạng hình chén như L. wallichianum với những cánh hoa nhỏ hẹp; có loài lại có dạng hình chuông như L. cannadense; hình nõ điếu L. auratum. Màu sắc của lily vô cùng phong phú, từ các loài có màu trắng L. longiflorum, màu đỏ L. candidum, màu vàng cho tới các loài có màu hồng, đỏ tím... Hoa lily có hương thơm ngát như L. auratum đến các loài có mùi rất khó chịu như L. matargon. Ngoài ra còn rất nhiều giống được lai tạo thành công giữa các loài trong tự nhiên như Aarrelian, Backhause, Fista, Olipie.... (Trần Duy Quý, 2003) [15]. * Một số đặc điểm thực vật học chính của cây hoa lily Lily là cây thân thảo lâu năm, phần dưới mặt đất gồm thân vảy, rễ. Phần trên mặt đất gồm lá, thân. Thân vảy là phần phình to của thân tạo thành, trên đĩa thân vảy có vài chục vảy hợp lại. Chất đất, kỹ thuật trồng và tuổi của thân vảy ảnh hưởng rất lớn đến hình thái thân. Màu sắc, kích thước của thân vảy tương quan chặt chẽ với số lượng hoa. Thân vảy chứa 70% nước, 23% chất bột, một lượng nhỏ protêin, chất khoáng và chất béo. Số vảy cũng tỷ lệ thuận với số lá và số nụ hoa, số vảy càng nhiều thì số lá và số nụ hoa càng nhiều. Nếu bóc lớp vảy củ ngoài thì tốc độ nảy mầm của củ nhanh hơn, nhưng tốc độ hình thành của các cơ quan sinh sản giảm, hoa ra muộn hơn. Theo Hoàng Ngọc Thuận (2008) [27], Rễ lily gồm 2 phần, rễ thân và rễ gốc. Rễ thân còn gọi là rễ trên, do phần thân mọc dưới đất sinh ra, có nhiệm vụ nâng đỡ thân, hút nước và dinh dưỡng, tuổi thọ của rễ này là một năm. Rễ gốc còn gọi là rễ dưới, sinh trưởng khoẻ, là cơ quan chủ yếu hút nước và dinh dưỡng của lily, tuổi thọ của rễ này là 2 năm. Mầm mới nẩy và thời kỳ sinh trưởng đầu của mầm chủ yếu nhờ rễ này để hút nước và chất dinh dưỡng. Rễ gốc trồng trong đất (hoặc chất nền khác) sẽ sinh ra rễ bên hút nước và chất dinh dưỡng. Vì vậy bảo vệ rễ gốc là rất quan trọng. Rễ gốc tốt hay xấu quyết định bởi các khâu thu hoạch, đóng gói, bảo quản lạnh. Rễ gốc có thể mọc mới sau khi trồng, nhưng sức ra rễ của các giống khác nhau, các dòng lai lily thơm, lily Á Châu, lily Phương Đông dễ ra rễ. Rễ thân là quan trọng nhất với sự sinh trưởng phát dục của lily, đó là rễ được sinh ra sau khi củ giống nẩy mầm từ 20-30 ngày. Sự sinh trưởng, phát dục của bộ phận trên mặt đất chủ yếu quyết định bởi sự phát dục của rễ thân. Vì vậy các biện pháp kỹ thuật trồng trọt như độ sâu gieo trồng, độ ẩm đất… tất cả phải nhằm làm cho rễ thân phát triển tốt. Lá lily mọc rải rác thành vòng thưa, hình kim, xoè hoặc thuôn hình dải, đầu lá hơn nhọn, không có cuống hoặc cuống ngắn. Lá to hay nhỏ tuỳ thuộc vào giống, điều kiện trồng trọt và thời gian xử lý. Hoa lily mọc đơn lẻ hay thành cụm gồm nhiều hoa, bao hoa 6 mảnh dạng cánh. Nhị 6, bầu hình trụ, đầu nhụy hình đầu chia 3 thuỳ. Màu sắc hoa rất phong phú: trắng, phấn hồng, đỏ vàng, vàng cam, đỏ tím, tạp sắc... Quả nang, có 3 góc và 3 nang, quả nang có nhiều hạt, độ lớn, trọng lượng hạt tuỳ thuộc theo giống. Trong điều kiện khô, lạnh, hạt có thể bảo quản được 3 năm. Đại bộ phận lily có củ con ở gần thân rễ, chu vi của mỗi củ từ 0,3 - 3cm, số lượng củ con tuỳ thuộc giống và điều kiện trồng trọt. 2.1.3. Yêu cầu ngoại cảnh của hoa lily Theo Hoàng Ngọc Thuận (2005) [23], Nhiệt độ có ảnh hưởng đến cường độ thoát hơi nước, hàm lượng nước trong lá, sức hấp thu các chất dinh dưỡng và cường độ quang hợp của cây hoa, thời gian sinh trưởng, quá trình phân hoá mầm hoa, thời gian nở hoa và độ bền hoa cắt, cũng như độ bền hoa tự nhiên ở hầu hết các loài hoa. Nhiệt độ thích hợp cho lily sinh trưởng ban ngày 20 – 250C, ban đêm 13 – 170C, dưới 50C và trên 280C sự sinh trưởng bị ảnh hưởng (Đặng Văn Đông, 2004) [6]. Nhiệt độ có ảnh hưởng tương đối rõ tới sự nảy mầm của lily. Năm 1996, Roh đã nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ với hoa lily L. formolongi: đặt hạt giống ở các nhiệt độ 140, 170, 200, 230, 260, 290C dù có qua xử lý nhiệt độ thấp hay không thì ở 140C tỷ lệ nảy mầm cao nhất. Nhưng xử lý 50C trong 2 tuần và gieo hạt khi 200C thì chỉ cần 21 ngày là nảy mầm được 50% (Lê Trần Bình, 1997) [1]. Xử lý 4,50C hạt giống lily lai thơm 6 tuần sẽ kích thích lá sinh trưởng, đốt dài ra và tăng sức sinh trưởng (1,62 lá/ngày) nhưng làm thân nhỏ đi, giảm số lá và số nụ. Xử lý 18 tuần làm giảm số lá và sức sinh trưởng rõ rệt. Từ khi cây nhú khỏi mặt đất đến khi ra hoa, tốc độ ra lá, tốc độ sinh trưởng của thân tương quan thuận với nhiệt độ. Nhiệt độ 17 - 210C có lợi cho sinh trưởng của rễ, nhiệt độ từ 12 - 130C hoặc 27 - 280C làm rễ sinh trưởng chậm lại, cao hơn nữa thì củ con sẽ ngủ nghỉ. Nhiệt độ thích hợp nhất của hoa lily trong thời gian đầu dao động trong khoảng 12-130C cho 1/3 chu kỳ sinh trưởng của cây hoặc ít nhất là cho đến khi các bộ phận rễ đã trưởng thành. Nếu nhiệt độ thấp hơn trong thời gian đầu thì nó sẽ kéo dài thời gian sinh trưởng không cần thiết và nếu như nhiệt độ cao hơn 150C sẽ làm cho chất lượng sản phẩm kém hơn. Nhiệt độ còn điều tiết sự phân hoá hoa và ra hoa. Các dòng lai thơm, lai Á Châu đều yêu cầu phải có thời gian nhiệt độ lạnh nhất định mới ra hoa. Kết quả nghiên cứu của Shimizu(1973)[43], cho thấy xử lý củ ở 12,80C với 2 giống Ace và Nellie White làm thân mọc nhanh. Xử lý củ giống Ace ở nhiệt độ 1,7/12,80C; 1,7/7,20C hoặc 7,20C/1,70C làm nụ ra rất nhiều. Nhiệt độ 7,20C thích hợp với sự hình thành đợt nụ thứ 2, 15,60C thích hợp với đợt nụ thứ 3. Hiện nay, các giống lily trồng ở các nước chủ yếu được nhập từ vùng có vĩ độ cao (Hà Lan) nên có tính chịu rét tốt, chịu nóng kém, ưa khí hậu mát và ẩm. Ánh sáng đóng vai trò quyết định đối với sự sống của cây hoa và cây cảnh, trong tạo năng suất và đặc biệt là chất lượng của hoa nói chung và hoa cắt nói riêng. Theo Haw (1986) [40], xác định thời gian chiếu sáng thích hợp cho các thời kỳ mọc 10h/ngày; trong điều kiện nhiệt độ 18oC thì chất lượng hoa tăng khi thời gian chiếu sáng 11h. Cường độ chiếu sáng còn ảnh hưởng đến sự phát triển của nấm bệnh và côn trùng dịch hại cũng như tính chống chịu của cây hoa, độ bền hoa cắt. Có thể dùng độ dài ngày chiếu sáng để điều chỉnh thời gian sinh trưởng trong các mùa vụ thích hợp, nhằm đạt được năng suất cao và phẩm chất tốt của một số loại hoa cắt có thời gian sinh trưởng ngắn. Về ánh sáng, lily là cây ưa ánh sáng nhưng thích hợp với cường độ anh s sáng yếu, khoảng 70-80% ánh sáng tự nhiên là tốt nhất, đặc biệt với cây con. Đối với các giống thuộc dòng lai Á Châu, dòng lai thơm, che bớt 50% ánh sáng, dòng Phương Đông 70% là tốt nhất. Mùa đông trồng trong nhà thiếu ánh sáng, mầm hoa, nhị đực trao đổi ethylen mạnh, nụ bị rụng nhiều. Đặc biệt là dòng Á Châu lai rất mẫn cảm với thiếu sáng, sau đó là dòng lai thơm và lai Phương Đông. Theo Daniel (1986) [39], Để tăng cường sự sinh trưởng của cây một số giống hoa cắt trong mục đích điều chỉnh thời vụ ra hoa cho phù hợp với điều kiện sinh thái môi trường và theo yêu cầu của thị trường hoa cắt, tăng độ dài cành, đường kính bông, người ta có thể dùng biện pháp chiếu sáng phân đoạn: là biện pháp cắt đôi thời gian ngày đêm, chủ yếu là bằng biện pháp chiếu sáng giữa đêm, trong khoảng thời gian từ 2-3 giờ chiếu sáng. Lily có chu kỳ quang hợp tới hạn 10-12 giờ từ khi mọc đến lúc ra nụ, duy trì nhiệt độ ngày 21,10C, đêm 12,80C có thể làm cho dòng lily thơm ra hoa sớm hơn và làm tăng số lượng nụ đợt 2, đợt 3… Chiếu sáng 12 giờ từ khi phân hoá hoa đến khi xuất hiện nụ với nhiệt độ ngày 18,30C, ban đêm 15,60C sẽ kích thích ra hoa sớm, giảm số nụ bại dục. Từ khi ra nụ đến ra hoa, nhiệt độ ngày 21,10C, ban đêm 18,30C sẽ làm chúng ra hoa sớm và giảm lượng nụ bị bại dục ở đợt 3 (John, 1999) [41]. Lily là cây ngày dài, thiếu ánh sáng chẳng những ảnh hưởng tới phân hoá hoa mà còn ảnh hưởng tới sự sinh trưởng phát dục của hoa. Vào mùa đông mỗi ngày chiếu sáng thêm 8 giờ (3.350 lux) kéo dài thời gian chiếu sáng lên 16 giờ - 24 giờ thì cây sẽ thấp, hoa nở sớm hơn. Khi nụ lớn bằng 0,5 cm, xử lý ánh sáng dài ngày 3 tuần lợi hơn 1 tuần, 2 tuần. Các giống thuộc dòng lai Phương Đông (Casa Blanca, Star Gazer…) bắt đầu từ tháng thứ nhất, mỗi ngày chiếu sáng bổ sung một số giờ trong 6 tuần thì ra hoa rất nhanh. Vừa chiếu sáng bổ sung và tăng thêm nhiệt độ (16 - 180C) có thể rút ngắn thời gian ra hoa với tất cả các giống. Điều này có thể áp dụng ở nước ta trong điều kiện mùa đông để điều khiển sinh trưởng ra hoa của lily vào đúng thời điểm cần thiết (Chen chang và cs, 2000) [37]. Chất lượng ánh sáng cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng phát dục của củ lily. Dẫn theo Nguyễn Văn Tỉnh (2007) [20], Suk (1996) đã nghiên cứu ảnh hưởng của ánh sáng xanh (lam), đỏ, hồng ngoại đối với sự hình thành củ và sự ngủ nghỉ của củ, kết quả là tia hồng ngoại (FR) làm tăng số củ con lên nhiều, tia đỏ (R) hoặc tia hồng ngoại (FR) có thể dẫn đến sự ngủ nghỉ của giống Connecticut King nhưng chất lượng ánh sáng không ảnh hưởng đến độ lớn của củ (Chen chang và cs) [37]. Từ việc nghiên cứu các đặc điểm thực vật học và yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của hoa lily, nhiều tác giả cũng đã nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật thâm canh nhằm tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của việc trồng hoa lily. Mật độ trồng lily tuỳ theo giống và độ lớn củ giống. Nếu trồng vào lúc nhiệt độ cao, ánh sáng đủ thì mật độ trồng cao, còn trồng vào vụ ánh sáng yếu hoặc thiếu nắng thì trồng thưa ra. Thông thường, cây cách cây 10 - 15cm, hàng cách hàng 15 - 20 cm, nói chung dòng Á Châu và lily thơm củ to 12 - 14 cm, thì mật độ trồng 55 - 65 củ/m2, dòng Phương Đông kích thước 16 - 18 cm là 25 - 35 củ/m2 (Anderson, 1996) [34]. Bảng 2.1. Mật độ trồng với nhóm giống và kích thước củ (củ/m2) Kích thước củ (cm) Loại hình 10 - 12 12 – 14 14 – 16 16 - 18 18 – 20 Asiantics 60 – 70 55 – 65 50 – 60 40 - 50 25 – 35 LA-Hybrids 40 – 50 35 – 45 30 – 40 25 - 35 25 – 35 Orientals 55 – 65 45 – 55 40 – 50 35 - 45 25 – 35 Theo Awash và cs(2000) [38], [20], cho rằng: Độ lớn của củ giống ngoài việc liên quan đến mật độ trồng, nó còn có ý nghĩa quyết định đến số lượng nụ hoa/cành và chất lượng hoa. Số lượng hoa phụ thuộc kích thước củ, quy tắc chung là củ càng nhỏ thì càng ít nụ hoa hơn và các bộ phận của cây thấp hơn. Rễ là bộ phận hết sức quan trọng đối với cây trồng, một bộ rễ khoẻ là một trong những điều quan trọng nhất để đạt được một sản phẩm chất lượng cao. Lấp đất với một chiều sâu thích hợp từ 6-10cm đất trên đỉnh của củ, đồng thời dùng rơm rạ, lưới đen che nắng để giảm thoát hơi nước trong đất và cây, ngày trời nắng mỗi ngày phun nước vài lần cũng là biện pháp cần thiết giúp bộ rễ sinh trưởng thuận lợi. Theo Hoàng Ngọc Thuận (2008) [27], Đặng văn Đông (2004) [6], về phương pháp trồng hoa lily theo 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: Kích thích ra rễ, nảy mầm Sau khi mua củ giống về dỡ bỏ nilon, lấy củ giống ra xếp vào kho lạnh, sau đó phủ giá thể lên trên củ 10 cm, giá thể có thể là mùn cưa, sơ dừa. Đặt nhiệt độ trong kho lạnh 130C. Giai đoạn này khoảng 3 tuần, mầm dài khoảng 15cm, rễ lúc này mới xuất hiện hoặc mới nhú dài 0,5-1mm, rễ rất mềm yếu không có rễ bên, không có lông hút, chỉ cần có rễ nhú ra như vậy là đủ tiêu chuẩn trồng. Lấy củ đã nẩy mầm, có rễ ra khỏi thùng và phân loại, kỹ thuật mật độ trồng giống như cách trồng phổ biến. Đây là phương pháp trồng tiên tiến nên mở rộng, đặc biệt là với các dòng giống có thời gian sinh trưởng dài như dòng Phương Đông, dòng lily thơm. Tuy vậy có khó khăn là đòi hỏi đầu tư thiết bị kho lạnh. Giai đoạn 2: giai đoạn cho ra hoa Lily là một loại hoa có giá trị rất cao nếu như thu hoạch vào đúng các dịp lễ tết, chỉ cần hoa nở chậm hơn ngày lễ tết vài ngày thì giá trị kinh tế bị giảm đi rất nhiều, chính vì thế đã có nhiều tác giả trên thế giới đã nghiên cứu các biện pháp để điều khiển sinh trưởng cho hoa lily. - Quan hệ giữa xử lý lạnh củ giống và ra hoa Xử lý lạnh củ giống là điều kiện tiên quyết để điều tiết ra hoa. Củ giống lily có tập tính ngủ nghỉ, củ mới đào lên không thể nảy mầm, phải trải qua một thời gian rất dài mới có thể nảy mầm, nhưng nảy không đều. Xử lý lạnh phá vỡ ngủ nghỉ mới có thể nảy mầm được vì vậy ta nói xử lý lạnh là điều kiện tiên quyết cho sự ra hoa. Nhiệt độ xử lý lạnh khác nhau có liên quan chặt chẽ đến thời gian ra hoa. Với dòng Á Châu nhiệt độ thích hợp là 50C. Từ 2-80C xử lý 8 tuần là vừa, xử lý ở 20C so với xử lý ở 80C ra hoa muộn hơn nhưng chất lượng hoa cao hơn. Với giống Lilium formolongi, xử lý củ giống ở 150C ra hoa nhanh và có xu thế nhiệt độ xử lý càng thấp thì ra hoa càng muộn. Giống Bạch Sơn, xử lý ở 150C, 90C, 30C thì thời gian sinh trưởng lần lượi là 30C > 90C > 150C, giống Lilium formolongi cũng có xu hướng như vậy. - Quang chu kỳ và sự ra hoa Theo Battie (1993) [35], Thời gian chiếu sáng tới hạn trong ngày có khả năng điều chỉnh quá trình sinh trưởng, phát triển của cây phụ thuộc vào các loài khác nhau gọi là hiện tượng quang chu kỳ hay tỷ lệ thời gian chiếu sáng ngày đêm có tác dụng điều chỉnh sinh trưởng, phát triển. Độ dài của ngày và đêm ảnh hưởng đến sự ra hoa sớm hay muộn. Lily có 2 loại phản ứng với ánh sáng: Loại thứ nhất: Có phản ứng gần trung tính tức là thời gian chiếu sáng không có ảnh hưởng lớn tới sự ra hoa, ví dụ các giống thuộc dòng lai Á Châu. Với các giống này, sự phân hóa hoa có khi hoàn thành ngay trong củ giống, có khi hoàn thành ngay sau khi củ nảy mầm. Sự phân hóa hoa không có liên quan gì lớn lắm đến quang chu kỳ. Loại thứ 2: Chỉ ra hoa khi độ dài chiếu sáng trong ngày lớn hơn độ dài chiếu sáng tới hạn 10-12 giờ/ngày. Nếu thời gian chiếu sáng ngắn hơn thời gian tới hạn thì không ra hoa. Với loại hình này, sự phân hóa hoa được xúc tiến bởi ánh sáng ngày dài. Trong quá trình trồng, nếu ban đêm dùng điện chiếu sáng bổ sung thì ra hoa sớm hơn. Loại hình này bao gồm giống Lilium formolongi và phần lớn giống thuộc dòng Phương Đông. Hai nguyên lý trên rất quan trọng với việc điều chỉnh ra hoa. Trước hết cần nắm vững yêu cầu và trạng thái xử lý lạnh của củ giống để tính toán lịch gieo trồng đảm bảo thời gian ra hoa đúng nhu cầu thị trường. Những năm gần đây người ta trồng cùng một giống với quy cách củ giống như nhau và trồng vào thời gian như những năm trước nhưng thời gian ra hoa lại khác nhau khá lớn. Trong đó ngoài nguyên nhân do thời tiết, chăm bón thì xử lý là nguyên nhân quan trọng. Việc tìm hiểu phản ứng của giống với quang chu kỳ rất quan trọng với việc điều tiết ra hoa. Theo Boonties và Ovarker (2003) [36], [42] nghiên cứu quan hệ giữa xử lý lạnh củ giống và phản ứng quang chu kỳ, đã áp dụng để điều tiết sự ra hoa đối với lily như sau: - Điều tiết bằng nhiệt độ Nhiệt độ là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phát dục của hoa. Ngoài tác dụng phá vỡ ngủ nghỉ, khống chế ra hoa, đối với những giống không mẫn cảm với ánh sáng thì nhiệt độ là yếu tố quan trọng nhất không chế sự ra hoa. Ở Quảng Châu, với dòng lai Á Châu, sự phát dục của một số giống chịu ảnh hưởng của nhiệt độ thấp: Giống Brunello, trồng ngày 8/11 có số ngày đến khi ra hoa là 69 ngày, trồng ngày 30/11 là 87 ngày, chênh lệch 18 ngày. Giống Nove center, trồng ngày 12/10 có số ngày đến khi ra hoa là 57 ngày, trồng ngày 8/11 là 74 ngày, sai khác nhau 17 ngày. Các ví dụ trên cho thấy nhiệt độ thấp ảnh hưởng rõ rệt đến tiến trình phát dục của hoa lily. Ở nhiệt độ thích hợp, nhiệt độ càng cao số ngày đến khi ra hoa càng ít nhưng nếu nhiệt độ vượt quá phạm vi thích hợp sẽ dẫn đến rụng nụ. - Điều tiết bằng ánh sáng + Điều chỉnh chu kỳ ánh sáng: Các dòng lily thơm, dòng Phương Đông đều có phản ứng nhất định với chu kỳ ánh sáng, trong đó giống Lilium formolongi có phản ứng về chất, các giống khác chỉ phản ứng về lượng. Xử lý ngày dài làm cho ra hoa sớm, xử lý ngày ngắn làm cho ra hoa muộn. + Điều tiết cường độ chiếu sáng: cường độ chiếu sáng thích hợp có lợi cho sự sinh trưởng, phát dục của lily. Thời kỳ đầu cần che sáng nhiều có lợi cho thân cành sinh trưởng. Sau khi ra nụ cường độ ánh sáng cần tăng thêm. Ví dụ: một số giống hoa vàng thời kỳ ra hoa cần cường độ ánh sáng 20.000 lux, thiếu ánh sáng nụ bị rụng, trong nhà lưới vào mùa đông cần chiếu sáng bổ sung. - Điều chỉnh thời vụ trồng Hoa lily có phản ứng._. khá chặt chẽ với nhiệt độ và cường độ chiếu sáng, do vậy để điều chỉnh hoa nở đúng dịp cần quan tâm đến thời vụ trồng và thời điểm trồng. Củ giống đã được phá ngủ thì thời vụ trồng là nhân tố ảnh hưởng quan trọng tới thời gian sinh trưởng của hoa lily. Theo Jang Qing Hai (2004) [8], thông thường hoa lily sau 27 ngày đã phân hóa mầm hoa và hình thành nụ. Tuy nhiên thời gian sinh trưởng cho đến khi nụ chín và nở hoa lại phụ thuộc vào các yếu tố ngoại cảnh như nhiệt độ, cường độ chiếu sáng và thời gian chiếu sáng trong ngày đối với từng giống. Đối với giống Stagazer nếu nhiệt độ 16-20oC thì thời gian từ khi hình thành nụ đến khi nở là 65-70 ngày, nhưng nếu nhiệt độ 20-22oC thì khoảng thời gian này chỉ còn 35-40 ngày. Tóm lại, lily là loại hoa mới phát triển gần đây, với vẻ đẹp quyến rũ, lại có hương thơm thanh nhã nên là một trong những loại hoa rất được ưa chuộng trên thế giới. Một số nước trồng hoa tiên tiến như Hà Lan, Đài loan, Trung Quốc... đã có công nghệ trong sản xuất hoa lily theo phương pháp công nghiệp, cung cấp giống và hoa thương phẩm cho các nước và thu được nguồn ngoại tệ lớn từ sản xuất củ giống và hoa lily thương phẩm. 2.1.4. Yêu cầu về dinh dưỡng của cây hoa lily Cũng như các loại hoa và cây trồng khác, lily cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho quá trình sinh trưởng phát triển, đặc biệt hoa lily có thời gian sinh trưởng ngắn, kích cỡ nụ lớn nên yêu cầu dinh dưỡng ở mức khá cao a. Nitơ (N) Đạm có vai trò quan trọng bậc nhất, tham gia vào hàng loạt các chất quan trọng trong cơ thể thực vật như, Protein, Nucleic acid, cấu trúc của Chlorophyl, các Phytohormon, Phytocrom và Vitamin, đạm quyết định các quá trình trao đổi chất, các biến đổi sinh lý, sinh hóa và quá trình sinh trưởng phát triển của cây (Hoàng Minh Tấn và cs, 2000) [18]). Theo Hoàng Ngọc Thuận (2005) [26], Sự thiếu hụt đạm lá vàng, nhỏ cây, còi cọc nếu thiếu nghiêm trọng, có thể không phân hoá mầm hoa, không ra hoa hoặc hoa ít, ra hoa muộn, quả nhỏ, vỏ mỏng chất lượng kém... năng suất thấp. Thừa đạm làm cho quá trình phân hoá mầm hoa ở hoa một lá mầm bị chậm lại hoa ít, nhỏ năng suất thấp, chất lượng kém... khả năng chống rét, chống hạn kém so với bình thường. Nhìn chung đạm là nguyên tố góp phần quyết định vào việc tăng năng suất cây trồng nông nghiệp. Trong nhiều thập kỷ qua nhờ những tiến bộ kỹ thuật đạt được trong sản xuất đạm và các phân bón đa lượng khác, các giống mới có khả năng chịu thâm canh, chịu được các điều kiện phân bón cao, năng suất hoa và cây cảnh đặc biệt là chất lượng hoa cắt không ngừng được cải thiện. b. Phospho (P) Lân, tham gia vào sự hình thành các nucleoproteit của nhân tế bào, lân có mặt trong phosphatit, chất giữ vai trò quan trọng trong việc kiến tạo nên membran (Plasmalem, tonoplast và membran của tất cả các cơ quan trong tế bào), lân có tác dụng rất lớn trong việc tạo thành tính thấm của tế bào và hình thành áp suất thẩm thấu, hoạt động của enzyme phụ thuộc rất lớn vào sự có mặt của lân. Cùng với vitamin, lân tham gia tạo thành một số enzyme quan trọng trong trao đổi chất (NAD, NADP, FAD...), trong các quá trình trao đổi chất lân giữ vai trò trung tâm vì nó tham gia vào xây dựng nên ATP là hợp chất giàu năng lượng (Hoàng Minh Tấn và cs, 2000) [18]. c. Kali (K) Mặc dù người ta chưa phát hiện ra Kali ở trong các hợp chất hữu cơ, nhưng vai trò sinh lý của nó đối với cây là cực kỳ quan trọng. Đó là vai trò điều chỉnh các hoạt động trao đổi chất và các hoạt động sinh lý của cây. Kali có tác dụng điều chỉnh các đặc tính lý hóa học của keo nguyên sinh chất, kali là nhân tố điều chỉnh sự đóng mở của khí khổng, nên có tác dụng điều chỉnh sự trao đổi nước trong cây, kali có ý nghĩa quan trọng trong sự hình thành sức trương của tế bào, điều chỉnh dòng vận chuyển trong libe, kali hoạt hóa hàng loạt các enzyme trong tế bào chất như RuDP - Carboxylaza, nitratriductaza, ATPaza... (Hoàng Minh Tấn và cs, 2000) [18]. Kali làm tăng tính chống chịu của cây đối với điều kiện ngoại cảnh bất thuận như tính chống chịu bệnh, chịu hạn, chịu nóng... Kali có vai trò điều chỉnh sự vận động ngủ nghỉ của một số lá thực vật, điều chỉnh sức trương của tế bào.Thiếu Kali biểu hiện rất rõ về hình thái: lá ngắn, hẹp xuất hiện những chấm đỏ, lá bị khô héo rũ vì mất sức trương. d. Canxi (Ca) Canxi là một nguyên tố trung lượng, có vai trò quan trọng trong việc hình thành vách màng tế bào, tạo nên sự vững chắc cho cơ thể thực vật. Canxi kết hợp với các axit pcetinic, tạo thành pectatcanxi là vật liệu quan trọng của thành tế bào của tất cả các cơ quan trong cơ thể thực vật: các thành tế bào lông hút của rễ và các vách tế bào ống phấn. Canxi còn có tác dụng hoạt hoá nhiều enzym như phospho lipaza, arginin kinaza. Canxi có tác dụng điều hoà sự hút thu các cation khác, trung hoà các axit trong cây. Theo Hoàng Ngọc Thuận(2008) [27], Trên các đất chua, hoa hồng thiếu Ca thường phát bệnh rỉ sắt, nấm phấn trắng, bệnh phitopthora rất khó phòng trị. e. Magie (Mg): Mg có vai trò quan trọng trong trao đổi chất và quang hợp của cây trồng. Trong lá mangie chiếm tới 10% hàm lượng các chất. Bên cạnh đó mangie còn đóng vai trò hoạt hóa các enzyme trong các phản ứng trao đổi gluxit, liên quan đến quang hợp, hô hấp và trao đổi axit nucleic (Hoàng Minh Tấn và cs, 2000) [18]. Theo Hoàng Ngọc Thuận(2008) [27], Magie phát huy hiệu quả trên các loại đất cát pha hơi chua và có tác dụng làm tăng năng suất, tăng độ bền hoa cắt, kéo dài thời gian sử dụng các loại hoa trồng thảm trên công viên. Triệu chứng thiếu Magie: các lá già bị vàng trước sau đó chuyển lên các lá phía trên, non hơn. Thiếu magie còn làm cho các hoa ra chậm, màu sắc kém không điểm hình. f. Bo: Theo Hoàng Minh Tấn và cs (2000) [18], Bo ảnh hưởng đến sự hút các nguyên tố khác vào trong cây, ảnh hưởng tích cực đến sự nảy mầm của hạt phấn và để giữ năng lượng, thúc đẩy quá trình hình thành ống phấn, rút ngắn thời gian sinh trưởng. Theo Hoàng Ngọc Thuận (2008) [27], Thiếu Bo búp non hoa non dễ bị thối và rụng. Thiếu Bo chồi ngọn bị chết, các chồi bên cũng bị thui dần, nụ hoa khó hình thành và không phát triển được, rễ sinh trưởng kém. Khi thiếu Bo trong cây có sự hình thành quá mức các hợp chất phenol vì vậy trên các cây hoa có củ thiếu Bo thường có mầu đỏ, trên quả và lá có thể có vết nâu. g. Đồng (Cu) - Đồng (Cu), tham gia vào thành phần các loại enzym như polyphenol oxydaza, syperoxit dismutaza, xytocrom oxidaza, phenolaza, lacaza... những enzyme này tham gia tích cực vào các phản ứng oxy hóa khử, đặc biệt là các phản ứng tối trong quá trình quang hợp, trao đổi chất và hydratcacbon (Vũ Hữu Yêm, 1998 [32]. Đồng có tác dụng bảo vệ diệp lục khỏi bị phá hủy, làm tăng quang hợp. Bón sunfat đồng hay các phế vật của nhà máy luyện đồng có tác dụng làm tăng năng suất cây trồng. Ngoài việc bón đồng vào đất có thể phun lên cây hoặc tẩm hạt đều có hiệu quả (Hoàng Minh Tấn và cs, 2000 [18]). Theo Hoàng Ngọc Thuận (2005) [25] Khi thiếu đồng, cây có thể mắc bệnh chảy gôm (Phytopthora), ở các cây hoa 1 lá mầm có biểu hiện mất màu xanh ở ngọn lá. h. Kẽm (Zn) Kẽm tham gia vào hoạt hoá hơn 70 enzym, đặc biệt là các enzym sinh tổng hợp triptophan, chất tiền thân của các auxin. Kẽm cũng đóng vai trò quan trọng trọng việc tổng hợp protein, bón kẽm làm cây tăng cường hút thu các nguyên tố kali, silic, molipden, mangan, tăng tính chống chịu bệnh phytopthora. Theo Hoàng Ngọc Thuận (2005) [25], Thiếu kẽm sẽ gây rối loạn trao đổi phytohoocmon, lá cây bị biến dạng, nhỏ và xoăn, đốt cây ngắn và méo mó, hoa không phát triển được giống như bị nhện trích hút gây hại, hiện tượng này hay quan sát thấy ở các ruộng hoa hồng vùng đất thâm canh kém. i. Molipden (Mo) Có vai trò quan trọng trong việc đồng hoá nitrat, Mo cũng có vai trò lớn trong việc tổng hợp các vitamin C cho cây, ở các loại hoa thuộc họ đậu, khi thiếu Mo thường xuất hiện các vết chết mầu nâu ở hai lá mầm. k. Mangan (Mn) - Mangan (Mn), đóng vai trò rất quan trọng trong cây như của nhiều cofacto của các enzyme malatdehydrogenaza, oxalatsuxinat decacboxylaza, mangan hoạt hóa đặc biệt cho nhiều enzyme của chu trình Krebs và quá trình khử nitrat, quá trình này mangan hoạt hóa cho các enzyme nitrit reductaza và hydro xylamin reductaza (Hoàng Minh Tấn và cs, 2000) [18]). Bón N, P, K, các nguyên tố vi lượng, vitamin đầy đủ và tỷ lệ thích hợp sẽ giúp cho cây hoa sinh trưởng phát triển cân đối để đạt năng suất hoa cao và phẩm chất tốt. Tác giả Jang Qing Hai (2004) [8], cho rằng, bên cạnh việc ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và phẩm chất hoa, các nguyên tố dinh dưỡng trên cũng ảnh hưởng rất lớn đến màu sắc của hoa. Như hoa màu đỏ nếu cung cấp đạm quá nhiều màu đỏ sẽ giảm đi, nếu tăng lượng cung cấp hợp chất cacbon cũng sẽ làm hoa đỏ nhạt đi. Hoa cúc thu màu xanh nếu thiếu đạm, màu hoa sẽ biến thành xanh nhạt, thậm chí thành màu trắng. Hai nguyên tố P, K đối với cây hoa màu nhạt cũng có ảnh hưởng rất lớn, ví dụ: hoa cúc màu xanh lục, sau khi phun KH2 PO41% màu hoa thêm xanh. Cây hoa màu xanh lam bón thêm phân kali, có thể làm cho màu hoa càng xanh lam hơn, tươi hơn và khá lâu mất màu. Đối với hoa hồng nếu bón Kali sẽ làm cho hoa hồng hơn, lâu hơn. 2.2. Tình hình sản xuất, nghiên cứu hoa lily trên thế giới và ở Việt Nam. 2.2.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu hoa lily trên thế giới. 2.2.1.1. Tình hình sản xuất hoa lily trên thế giới. Theo Hoàng Ngọc Thuận [27]: Sản xuất hoa cắt và trồng chậu đang nhanh chóng lan rộng trên toàn thế giới, theo thống kê mới đây có 145 quốc gia trồng hoa trên toàn thế giới. Diện tích hoa cắt cành và giá trị sản lượng trên thế giới đang tăng nhanh, dựa trên 17 nước sản xuất hoa quan trọng nhất với diện tích ước lượng hiện nay vào khoảng 60.000 ha. Hoa lily cắt cành được phát triển rất nhanh trong những năm gần đây, đặc biệt là ở Châu Âu. Diện tích sản xuất củ hoa lily giống trên thế giới khoảng 4.500 ha, trong đó riêng Hà Lan là 3.700 ha. Hà Lan là nước có công nghệ tạo giống và trồng lily tiên tiến nhất hiện nay. Mỗi năm, Hà Lan tạo ra từ 15 – 20 giống mới và sản xuất khoảng 1.870 triệu củ giống cung cấp cho 35 nước khác nhau trên toàn thế giới. Trong khi đó, các nước Pháp, Chi Lê, Niu Di Lân có diện tích sản xuất củ giống khoảng 800 ha, sản xuất 600 triệu củ giống, tăng trưởng hàng năm 6,5% [27]. Ngoài công tác nhân giống, Hà Lan còn rất thành công trong việc điều khiển sinh trưởng, đầu tư cơ giới hóa trong việc trồng và chăm sóc để làm tăng chất lượng hoa và giảm giá thành sản xuất. Riêng năm 2001, Hà Lan đã sản xuất 1 tỷ cành lily và tổng doanh thu được 1,5 tỷ USD. Hiện nay, mỗi năm Hà Lan có 1.000 ha trồng hoa lily, đứng thứ 2 trong tổng diện tích hoa cắt trồng bằng củ (sau tulip), trong đó xuất khẩu 70%. Sản xuất củ giống và hoa thương phẩm ở Hà Lan phát triển rất mạnh trong những năm gần đây do các nguyên nhân sau: - Các giống hoa lily mới tăng rất nhanh trong đó có nhiều giống hoa đẹp, chống bệnh tốt, tươi lâu. - Các khâu kích thích hoặc ức chế sinh trưởng đã được giải quyết, hoa lily có thể nhờ đó mà trồng được quanh năm. - Trình độ cơ giới hóa cao nên diện tích được mở rộng rất nhanh, hiệu quả kinh tế cũng rất cao. Ngoài Hà Lan, việc sản xuất hoa lily cũng đang được phát triển rất mạnh ở Trung Quốc mặc dù trình độ và kỹ thuật sản xuất còn lạc hậu hơn Hà Lan, Nhật Bản và nhiều nước tiên tiến khác. Các vùng trồng lily cắt cành với diện tích tương đối lớn của Trung Quốc là Thượng Hải, Bắc Kinh, Cam Túc, Thiểm Tây, Thanh Hải, Liêu Ninh, Vân Nam, Triết Giang, Tứ Xuyên… Jang Qing Hai [8], [44]. Thượng Hải là vùng trồng hoa lâu đời của Trung Quốc và là nơi có nhiều nhân tài về kỹ thuật sản xuất, kinh doanh hoa nên luôn là nơi đầu tầu về sản xuất và nhập giống. Những năm 1980 đã có một số cơ quan nghiên cứu nhân giống, lai tạo giống hoa lily và đạt kết quả đáng khích lệ. Đến những năm 1990 có thêm nhiều đơn vị nghiên cứu kỹ thuật trồng hoa lily cắt cành với những giống được nhập từ Hà Lan và đã đạt được kết quả rất tốt: cho ra hoa vào Tết Nguyên đán và đầu xuân với sản lượng 375 vạn cành hoa cắt/ha. Song do hạn chế về đất đai và điều kiện khí hậu nên diện tích trồng hiện nay mới khoảng 23 ha, sản lượng hoa là 8 triệu cành. Diện tích sản xuất củ giống sấp xỉ 10 ha, sản lượng 2,14 triệu củ [43]. Bắc Kinh là vùng trồng hoa có nhiều ưu thế nổi trội về nhân lực, sức mua, giao thông, tuy vậy diện tích trồng mới có 8 ha, sản xuất khoảng 3,5 triệu cành. Diện tích sản xuất củ giống khoảng 13 ha với sản lượng 5 triệu củ. Các tỉnh Tây Bắc như Cam Túc, Thiểm Tây, Thanh Hải là vùng núi cao, khí hậu lạnh, là nơi có nhiều kinh nghiệm sản xuất củ lily giống. Diện tích trồng lily cắt cành của Cam Túc hiện nay khoảng 90 ha, sản lượng 20 triệu cành. Diện tích sản xuất củ giống 100 ha, sản lượng 10 triệu củ. Vân Nam được mệnh danh là vương quốc hoa của Trung Quốc hiện nay về diện tích và sản lượng hoa cành cắt đứng đầu cả nước, đây cũng là nơi có rất nhiều hoa lily hoang dại. Vì có ưu thế đặc biệt về thiên nhiên nên nhiều công ty trong và ngoài nước đã đầu tư vào đây để trồng hoa. Hiện nay diện tích hoa lily cắt cành ở đây là 450 ha, sản lượng là 2.201 triệu cành, diện tích sản xuất củ giống là 120 ha, sản lượng 2.600 triệu củ. Hoa lily ở đây đã được xuất khẩu sang Nhật và các nước Đông Nam Á[26]. Tuy là một nước có diện tích sản xuất hoa lily tương đối lớn nhưng Trung Quốc vẫn chưa chủ động được khâu giống, các giống được trồng ở Trung Quốc hầu hết được nhập từ Hà Lan. Bên cạnh đó diện tích sản xuất phát triển không tương ứng với phát triển kỹ thuật. Các kỹ thuật về nhân giống, bảo quản củ giống, kiểm nghiệm giống, phân bón, kỹ thuật bảo quản hoa còn rất hạn chế nên chất lượng hoa còn kém, do vậy hiệu quả kinh tế thấp. Tổng giá trị và diện tích chỉ bằng 1/40 của Hà Lan [26]. 2.2.1.2. Tình hình nghiên cứu phát triển hoa lily trên thế giới. Hoa lily là một đối tượng thu hút rất nhiều nhà khoa học trên thế giới, nghiên cứu từ việc thuần hoá, lai tạo giống, tìm hiểu yêu cầu điều kiện sinh thái đến các biện pháp kỹ thuật thâm canh chăm sóc, thu hái bảo quản hoa. Độ lớn của củ tương quan chặt với số nụ. Ví dụ dòng lai hoa lily thơm có chu vi theo chiều ngang của củ là 10 - 12 cm có 1 - 2 nụ hoa. Khi chu vi củ là 12 - 14 cm có từ 2 - 4 nụ, chu vi 14 – 16 cm có 3 - 5 nụ, chu vi >16 cm có > 4 nụ. Các dòng lai Phương Đông, lai Á Châu có số nụ tỷ lệ thuận với đường kính củ. Vẩy củ có tác dụng trong quá trình sinh trưởng phát dục và số lượng vẩy tỷ lệ thuận với số lá và số hoa. Tức là vẩy càng nhiều thì sự hình thành lá và hoa càng nhiều. Bóc bớt vẩy thì tăng tốc độ nảy mầm củ mới nhưng làm giảm sự hình thành cơ quan mới và giảm tốc độ lớn của cơ quan, giảm số lượng lá, hoa và làm cho hoa ra muộn hơn. 2.2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu hoa lily ở Việt Nam. Theo báo cáo của cục trồng trọt năm 2008 [17], Hiện nay diện tích hoa cây cảnh cả nước có trên 15.000 ha, tăng 7% so với 2004. Sản xuất hoa đang cho thu nhập cao bình quân đạt khoảng 70 - 130 triệu đồng/ha nên rất nhiều địa phương trong cả nước đang mở rộng diện tích hoa trên những vùng đất có tiềm năng. Một số tỉnh Duyên hải miền Trung cũng bắt đầu phát triển sản xuất hoa cắt cành theo hướng hàng hoá, chủ yếu phục vụ nhu cầu tại chỗ, với chủng loại tương đối hạn chế. Tại miền bắc, Hà Nội được đánh giá là vùng hoa lớn nhất tại huyện Từ Liêm với diện tích 500 ha thì xã Tây Tựu có 330 ha (chiếm 66% diện tích trồng hoa toàn huyện, chiếm 84,6% diện tích canh tác toàn xã), chủ yếu trồng hoa cúc, hoa hồng, hoa đồng tiền, hoa ly, hoa loa kèn… Ngoài ra, một số huyện ngoại thành khác và một số tỉnh khác như Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hà Tây, Thái Bình…(Nguyễn Xuân Linh, 1998) [10]. Theo Overakker and Sibma (2003) [42], diện tích trồng hoa ở các địa phương của Việt Nam năm 2000 là Hà Nội 1000 ha, Hải Phòng 400 ha, Thành phố Hồ Chí Minh 800 ha, Đà Lạt 200 ha, Nam Định 390 ha, Vĩnh Phúc 300 ha, Quảng Ninh 70 ha, Hải Dương 60 ha, các tỉnh khác 280 ha. Bảng 2.2. Diện tích, sản lượng vùng hoa hàng hóa một số tỉnh miền Bắc Địa bàn Tổng số Chủng loại hoa TổngDT (ha) Sản lượng (triệu bông) Hoa Hồng Hoa Cúc Hoa Layơn Đồng Tiền Lily, Tulip Hoa khác DT (ha) SL (tr.b) DT (ha) SL (tr.b) DT (ha) SL (tr.b) DT (ha) SL (tr.b) DT (ha) SL (tr.b) DT (ha) SL (tr.b) Toàn vùng 135,7 44,08 76 26,53 14,5 5 12,5 3,4 9,7 3,1 8,5 1,7 14,5 4,35 I. Lào Cai 95,7 31,13 61,6 21,49 5,1 1,53 7,5 2,03 5 1,6 4,7 0,94 11,8 3,54 1.TX Lào Cai 30 9,52 11,6 4,06 2,9 0,87 4 2,55 3 0,96 8,5 2. Sa Pa 54,7 18,3 48,2 16,8 4,5 0,9 2 0,6 3. Bắc Hà 2 0,67 1,8 0,63 0,2 0,04 4.Bảo Thắng 9 2,64 2,2 0,66 3,5 0,95 2 0,64 1,3 0,39 II. Hà Giang 18 6,1 9,4 3,29 4,9 1,76 1 0,29 1,2 0,38 0,8 0,16 0,7 0,21 1.TX H.Giang 6,5 2,22 4,2 1,47 1,8 0,65 0,5 0,1 2. Quản Bạ 8 2,65 3,5 1,23 1,6 0,58 1 0,29 0,9 0,29 0,3 0,06 0,7 0,21 3. Đồng Văn 3,5 1,23 1,7 0,6 1,5 0,54 0,3 0,1 III. Sơn La 22 6,86 5 1,75 4,5 1,71 4 1,08 3,5 1,12 3 0,6 2 0,6 1. Mộc Châu 22 6,86 5 1,75 4,5 1,71 4 1,08 3,5 1,12 3 0,6 2 0,6 Nguồn: Theo thống kê - Cục trồng trọt 2008. Lâm Đồng được coi là trung tâm sản xuất hoa cắt cành lớn nhất cả nước, do có điều kiện khí hậu, đất đai thích hợp để phát triển các loại hoa có thu nhập cao, ngành trồng hoa là ngành kinh tế có nhiều tiềm năng của thành phố Đà Lạt, với khả năng sản xuất hầu như quanh năm. Diện tích trồng hoa của Lâm Đồng năm 2005 đạt 2027 ha, chủ yếu tập trung tại Thành phố Đà Lạt, các xã Hiệp Thành, Hiệp An...Sản lượng hoa khoảng 640 triệu cành, nghề trồng hoa ở Đà Lạt đang có xu hướng phát triển mạnh cùng với việc áp dụng những công nghệ mới (Trần Duy Quý và cs, 2004)[15]. Đà Lạt là nơi hiện đang có diện tích trồng hoa lily nhiều nhất so với các địa phương khác trên cả nước (chiếm khoảng 8% trong tổng diện tích trồng hoa), còn Hà Nội, SaPa, Hải Phòng, Sơn La, Yên Bái, Bắc Ninh, Quảng Ninh… chỉ mới được trồng 4 - 5 năm gần đây với diện tích còn rất nhỏ và mang tính chất thử nghiệm. Tình hình phát triển hoa lily ở Đà Lạt khá thuận lợi, một phần do thiên nhiên ưu đãi cho sự phát triển của đa số các loài hoa nói chung và cho hoa lily nói riêng, một phần do công tác đầu tư liên doanh liên kết với nước ngoài. Theo Trần Duy Quý và cs(2004) [15], Từ năm 2003 miền Bắc Việt Nam đã tiến hành sản xuất hoa lily cắt cành nhưng với quy mô còn nhỏ và đang trong giai đoạn trồng thử nghiệm và thăm dò là chính, tổng diện tích trồng hoa lily năm 2003 mới chỉ đạt 2,5 ha và tập trung nhiều nhất ở vùng núi phía Bắc. Bước sang 2004, nhu cầu tiêu thụ hoa lily ở nước ta ngày một tăng, nên diện tích sản xuất hoa lily đã vượt hơn hẳn so với năm trước, diện tích là 4,1 ha và mở rộng xuống vùng đồng bằng. Đặc biệt trong các năm 2005 – 2006, diện tích sản xuất hoa lily đã tăng vượt bậc, từ 7,4 đến 10,4 ha và hầu như các tỉnh miền Bắc tỉnh nào cũng đều trồng hoa lily với một diện tích nhất định. Bên cạnh đó, việc nhập giống từ các nước (Trung Quốc, Đài Loan, Hà Lan...) cũng trở nên dễ dàng hơn nên thu hút nhiều doanh nghiệp tư nhân và các địa phương quan tâm đầu tư. Nguyễn Quang Thạch(2001) [13], đã nghiên cứu sự ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng và GA3 đến chiều cao cây và số bông trên cây. Kết quả cho thấy khi kéo dài thời gian chiếu sáng và phun GA3 nhiều lần lên cây hoa loa kèn trái vụ, có thể làm tăng chiều cao cây và tăng số bông trên cây. Các tác giả Đặng Văn Đông, Nguyễn Văn Tỉnh [6], [20] đã tiến hành nhập tập đoàn 23 giống hoa lily của Hà Lan vào trồng thử nghiệm ở miền Bắc Việt Nam từ năm 2002 – 2006. Kết quả đã chọn lọc được 2 giống là giống Sorbonne và Acapulco có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, 2 giống này đã được Hội đồng khoa học Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận giống tạm thời tháng 5/2006 và cho phép sản xuất thử ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Trần Duy Quý (2005) [16], khi trồng khảo nghiệm 10 giống lily thơm và 10 giống lily không thơm nhập nội từ Hà Lan cho rằng có 2 giống lily thơm là Barbados, Almoata và 4 giống lily không thơm là Amazone, Avelino, Brunello, Gironde khá phù hợp với điều kiện Đà Lạt - Lâm Đồng. Đào Thanh Vân (2005) [31], đã nghiên cứu đặc điểm của một số giống hoa lily tại Mẫu Sơn- Lạng Sơn. Kết quả cho thấy 3 giống StarFighter, Tiber và Siberia có khả năng sinh trưởng, phát triển khá trên đất Mẫu Sơn. Theo báo Nông nghiệp Việt Nam số ra ngày 07/3/2009 [47], cho biết: Năm 2007 Viện Nghiên cứu Rau quả triển khai xây dựng mô hình trồng hoa lily cho 70 Doanh nghiệp, chủ trang trại, hộ gia đình ở 12 tỉnh thành với quy mô 220.000 củ giống. Kết quả tất cả 100% sản phẩm đều được tiêu thụ hết, tỷ lệ lợi nhuận gấp 2,2 lần so với đồng vốn bỏ ra (trong thời gian 3,5 tháng). Từ kết quả trên, năm 2008 Viện phát triển mô hình ra 22 tỉnh từ Phú Yên trở ra với tổng số lượng khoảng 400.000 củ giống. Tại các mô hình, trang trại của ông Trần Văn Chăm, bà Đinh Thị Nguyệt (Việt Hưng, TP. Hạ Long) trồng 48.000 củ, anh Cao Tư Đĩnh (Hàm Rồng, Thanh Hoá) trồng 15.000 củ, anh Hoàng Văn Đại (Bình Lục, Hà Nam) trồng 18.000 củ, trang trại anh Du (Đồng Hỷ, Thái Nguyên) trồng 8.000 củ… Nhìn chung các nghiên cứu về lily ở Việt Nam mới tập trung vào các nội dung khảo nghiệm tính thích ứng, nhân nhanh giống trong ống nghiệm… còn các nội dung về biện pháp kỹ thuật canh tác hầu như chưa được nghiên cứu. 2.2.3. Thị trường đối với hoa lily Trên thế giới, lily cùng với tuylip, freesia là ba loại hoa dạng thân củ, chủ yếu quan trọng trong ngành sản xuất hoa, chiếm 24% giá trị sản phẩm hoa thương mại. Thị trường xuất khẩu và nhập khẩu hoa lily trên thế giới đã tăng đáng kể. Trong các năm 1994 - 1995, giá trị xuất khẩu hoa lily của thế giới là 1,3 tỷ giube (Hà Thị Thuý và cs, 2005) [12]. Năm 1997, Hà Lan có 356 ha lily, đứng thứ hai trong tổng diện tích hoa cắt trồng bằng củ (hoa tuylip). Sở dĩ hoa lily được phát triển mạnh trong những năm gần đây là do người Hà Lan đã tạo ra rất nhiều giống mới có hoa đẹp, chống chị sâu bệnh tốt, năng suất cao. Hiện nay, Hà Lan mỗi năm trồng khoảng 1.800 ha hoa lily, trong đó 70% dành cho xuất khẩu. Hà Lan còn là nước có công nghệ tạo giống và trồng lily tiên tiến nhất hiện nay. Mỗi năm Hà Lan tạo ra từ 15 - 20 giống mới, sản xuất 1,315 triệu củ giống lily, cung cấp cho 35 nước khác nhau trên thế giới (Đặng Văn Đông,2007 [7], Đinh Thế Lộc, 2004) [6]. Theo Hoàng Ngọc Thuận và cs [26], [27], Hoa lilly là cây sinh trưởng nhanh và có chiều cao khá lớn, vì vậy trên thị trường hoa lily chủ yếu phù hợp tiêu thụ dạng hoa cắt cành: - Cây sinh trưởng khoẻ, hoa to, nhiều, thời gian sinh trưởng ngắn, có nhiều vụ hoa trong một năm. - Màu sắc hấp dẫn phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài nước. - Sản phẩm hoa cắt có khả năng chịu cất giữ và vận chuyển tốt. Thị trường hoa cắt cành trên thế giới đang phát triển với tốc độ hiện tại từ 6-9% mỗi năm. Toàn bộ lượng tiêu thụ hoa trên thế giới năm 1985 vào khoảng 12.5 tỷ đô la. Năm 1990, lượng tiêu thụ tăng lên vào khoảng 25 tỷ đô la. Trong những năm 1990, toàn bộ thị trường thế giới vào khoảng 31 tỷ. việc tiêu thụ hoa cắt cành dự kiến sẽ tăng đến 35 tỷ đô la [24]. Tiêu thụ hoa cắt cành tập trung vào 3 khu vực chủ yếu: Tây Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản. Mỹ và Nhật là hai nước có tiềm năng gia tăng cao nhất. Thị trường Tây Âu đang trở nên bão hoà. Như là kết quả, phần tiêu thụ hoa cắt ở đây đang co lại. Thị trường mới đang được mở rộng ra các nước Đông Âu, trong một thành phần của thị trường, hoa cắt là một phần tiêu thụ của những người có thu nhập cao. Nhật Bản, lượng tiêu thụ hoa cắt nội địa trở nên phổ biến hơn trước đây. Trong quá khứ, việc tiêu thụ chủ yếu dựa trên những ngày lễ hội và việc trưng bày của các cơ quan, khách sạn (Đặng Văn Đông, 2007) [7]. Về thị trường tiêu thụ củ giống, Nhật Bản là nước mua nhiều củ giống lily nhất. Mỗi năm Nhật Bản mua khoảng 690 triệu củ, sau đó là Italia, Mỹ, Đức, Trung Quốc, Hàn Quốc... Mức độ tiêu thụ các loại hoa cắt của Nhật rất cao và trở thành nước nhập khẩu hoa lớn nhất thế giới, mỗi năm nhập khoảng trên 500 triệu USD. Ở Nhật, hoa lily chỉ đứng sau hoa hồng và hoa phăng. Về sản xuất, tổng diện tích trồng hoa của nước này năm 1996 là 1.558 ha, trong đó diện tích hoa lily chiếm 505 ha và cho thu nhập từ loại hoa lily đạt khoảng 15.068 triệu yên Nhật/năm [27]. Những năm gần đây, Hàn Quốc cũng phát triển mạnh và trở thành một trong những nước sản xuất và xuất khẩu hoa lily hàng đầu ở Đông Á. Diện tích sản xuất hoa lily tăng từ 32 ha năm 1985 lên 223 ha năm 1992. Những năm gần dây, mỗi năm xuất khẩu sang Nhật từ 4 - 5 triệu cành và rất ổn định . Kenia là nước sản xuất hoa chủ yếu của Châu Phi và cũng là nước xuất khẩu hoa tươi sang Châu Âu lớn nhất. Diện tích trồng hoa chủ yếu của Kenia là các loại hoa phăng 317 ha, hoa lily 112 ha, hoa hồng 86 ha. Mỗi năm xuất hoa sang Châu Âu với tỷ giá là 6.500 triệu USD [27]. Công nghệ sản xuất hoa lily cắt cành ở Đài Loan cũng rất tiên tiến. Năm 2001, nước này đã có 490 ha trồng lily, trong đó xuất khẩu lily cắt cành đạt 7,4 triệu USD. Ở Italia, diện tích trồng hoa là 8.000 ha thì hoa lily chiếm khoảng 280 – 300 ha, hàng năm thu về tới 71 triệu USD (trong khi tổng giá trị thu được từ việc sản xuất hoa là 1,1 tỷ USD) [8], [27]. Những năm 1980, Mỹ bắt đầu trồng hoa lily chậu và họ cho ra được rất nhiều giống trồng trong chậu. Năm 1997, giá trị hoa lily chậu đạt 3.499 triệu USD chiếm 5% tổng giá trị hoa chậu cả nước. Ngoài ra vùng Barve de Heredia ở Petorica do có nhiều đất bazan màu mỡ và nhiệt độ trung bình từ 14-23oC là điều kiện tốt nhất cho hoa lily, cũng là nơi cung cấp 1 lượng lớn hoa lily cho nước Mỹ .Ngoài các nước kể trên còn có nhiều nước trồng lily với diện tích lớn như Đức, Mêhico, Israel. Những năm qua, nhờ áp dụng các phương pháp chọn tạo giống truyền thống kết hợp với công nghệ sinh học hiện đại, trên thế giới đã tạo ra hàng nghìn giống hoa lily thương phẩm với đủ kích thước, màu sắc, kiểu dáng và hương thơm dịu mát, quyến rũ (Nguyễn Xuân Linh, 2005) [11]. Có thể nói, hiện nay hoa lily là một trong những loại hoa chiếm vị trí quan trọng trong các nhóm hoa cắt cành ở các nước tiên tiến. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hoa ở Việt Nam hiện nay Theo Hoàng Ngọc Thuận [27], Nghề trồng hoa của nước ta mới phát triển mạnh trong một số năm gần đây (khoảng chưa đầy 20 năm kể từ sau ngày đất nước đổi mới). Những năm 1986 – 1990 nước ta mới xuất khẩu 40.000 cành hoa Lay ơn/năm cho các nước Đông Âu và Liên Xô. Hiện nay diện tích hoa và cây cảnh nước ta có khoảng hơn 3.000 ha: Hà Nội 1.156 ha, Mê Linh 300 ha, Đà Lạt 230 - 300 ha (trong số 500 ha diện tích nhà có mái che) diện tích trồng hoa ở đây được thay đổi tuỳ thuộc vào mức tiêu thụ của thị trường trong nước; thành phố Hồ Chí Minh xấp xỉ 1.000 ha... chủ yếu là Aster, Marigold, Celosia, Dinna, Cosmos và các loại hoa trồng chậu...hoa Hồng môn, phong lan và địa lan. Thành phố Hồ Chí Minh hiện tại hoa được trồng chủ yếu trên diện tích đất không có mái che, có một số rất ít các loại hoa phong lan và địa lan được trồng trong các loại nhà có mái che đơn giản. Định hướng chủ yếu trong thời gian tới vẫn là phát triển sản xuất hoa cắt và hoa trồng chậu. Hoa trồng chậu được tập trung chủ yếu cho việc trồng các lọai hồng môn (Anthurium), hoa lan Hồ điệp (Phalaeanopsis) , hoa phi điệp (Dendrobium ), các loài địa lan (Cymbidium ); hoa lily (Lilium Spp) cắt cành và trồng chậu để tiêu dùng trong những dịp lễ hội quan trọng; Thường ngày những loại hoa này có thị phần tiêu thụ rất hạn chế do giá còn quá cao [27]. Hiện nay, sản xuất hoa ở nước ta được thực hiện bởi 2 đối tượng chính: Nông dân sản xuất tự phát theo xu hướng nhu cầu thị trường trong nước và bởi các doanh nghiệp tư nhân trong nước, liên doanh với nước ngoài hoặc 100% vốn nước ngoài sản xuất hoa chủ yếu cho xuất khẩu [27]. Hoa tiêu thụ trong nước chủng loại đa dạng và cung cấp ra thị trường theo mùa vụ, chất lượng từ thấp đến cao, giá cả vừa phải, hiệu quả kinh tế không cao, sản xuất nhỏ lẻ và thiếu ổn định. Các doanh nghiệp sản xuất hoa xuất khẩu lượng hoa nhiều hơn mang tính hàng hoá, chất lượng hoa cao hơn và được sản xuất trong điều kiện kỹ thuật cao, sản phẩm được tiêu thụ theo hợp đồng. Hiện nay, Việt Nam đã xuất khẩu được các sản phẩm hoa cắt cành như hồng, phong lan, cúc, đồng tiền, cẩm chướng, lily, sao tím...sang Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Nhật bản, Singapore, Australia, Ảrập; Vạn niên thanh, Mai chiếu thủy, Mai cảnh... sang Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản. Tuy nhiên, số lượng xuất khẩu không nhiều, với doanh thu hơn 10 triệu USD/năm. Sở dĩ, sản phẩm hoa, cây cảnh của Việt Nam khó thâm nhập thị trường thế giới là do chủng loại, chất lượng, kích cỡ không đồng đều, chưa đáp ứng được thị hiếu của khách hàng quốc tế. Trong khi đó, tiêu thụ trong nước lại có xu hướng chạy theo mùa vụ (rằm, lễ, Tết, các ngày kỷ niệm) là chính [27]. Đà Lạt là vùng sản xuất hoa nổi tiếng và là vùng có tiềm năng lớn nhất về sản xuất hoa của cả nước. Hiện nay công ty TNHH Đà Lạt - Hasfarm 100% vốn nước ngoài đang áp dụng công nghệ sản xuất hoa tiên tiến với qui mô diện tích 15 ha sản xuất trong nhà kính và 2 ha nhà thép; có hệ thống tự động điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ, hệ thống tưới nhỏ giọt bằng nguồn nước sạch hòa tan với phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Các chủng loại hoa Công ty Đà Lạt - Hasfarm đang sản xuất bao gồm hoa hồng, cúc, cẩm chướng, lily, đồng tiền và lá hoa trang trí. Sản lượng hoa xuất khẩu sang các nước Hồng Kông, Nhật, Đài Loan, Singapore... chiếm 55%, phần còn lại dành cho tiêu thụ nội địa. Quy trình sản xuất được thực hiện khép kín từ gieo trồng đến thu hoạch, kể cả công nghệ sau thu hoạch như xử lý dung dịch giữ hoa, đóng gói, bảo quản và vận chuyển trong ngày để gửi đến nơi tiêu thụ[48], [51]. 2.3.Tình hình nghiên cứu sử dụng phân bón lá trên cây trồng và cây hoa 2.3.1.Tình hình nghiên cứu sử dụng phân bón lá trên cây trồng Theo Nguyễn Văn Uyển (1995) [30], Phân bón lá (PBL) trên thị trường trong nước và thế giới rất phong phú, thường sản xuất dưới dạng các chế phẩm bón qua lá, có thể chia thành 3 nhóm: - Nhóm chỉ có các yếu tố dinh dưỡng đa lượng và vi lượng phối hợp hoặc riêng rẽ. ._. ============================================================================= 1 CONGTHUC$ 2 .726220E-01 .363110E-01 1.89 0.264 3 2 NHACLAI 2 .379556E-01 .189778E-01 0.99 0.449 3 * RESIDUAL 4 .767112E-01 .191778E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 8 .187289 .234111E-01 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE RNU FILE MDOTIBER 8/ 9/ 9 18:59 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 8 ANH HUONG CUA MAT DO DEN STPT GIONG TIBER VU THUDONG 2008 VARIATE V010 RNU Chieu cao sau 90 ngay trong LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CONGTHUC$ 2 .402666E-01 .201333E-01 1.30 0.369 3 2 NHACLAI 2 .168000E-01 .839999E-02 0.54 0.622 3 * RESIDUAL 4 .621333E-01 .155333E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 8 .119200 .149000E-01 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE BDANGNU FILE MDOTIBER 8/ 9/ 9 18:59 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 9 ANH HUONG CUA MAT DO DEN STPT GIONG TIBER VU THUDONG 2008 VARIATE V011 BDANGNU Duong kinh sau 90 ngay trong LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CONGTHUC$ 2 .106889E-01 .534444E-02 7.52 0.046 3 2 NHACLAI 2 .675555E-02 .337777E-02 4.75 0.089 3 * RESIDUAL 4 .284444E-02 .711111E-03 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 8 .202889E-01 .253611E-02 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE DOBEN FILE MDOTIBER 8/ 9/ 9 18:59 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 10 ANH HUONG CUA MAT DO DEN STPT GIONG TIBER VU THUDONG 2008 VARIATE V012 DOBEN So nu sau 90 ngay trong LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CONGTHUC$ 2 .819756 .409878 1.85 0.270 3 2 NHACLAI 2 1.04642 .523211 2.36 0.210 3 * RESIDUAL 4 .885444 .221361 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 8 2.75162 .343953 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSLT FILE MDOTIBER 8/ 9/ 9 18:59 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 11 ANH HUONG CUA MAT DO DEN STPT GIONG TIBER VU THUDONG 2008 VARIATE V013 NSLT Bien dang la LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CONGTHUC$ 2 1091.66 545.831 56.13 0.002 3 2 NHACLAI 2 100.302 50.1511 5.16 0.079 3 * RESIDUAL 4 38.8977 9.72443 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 8 1230.86 153.858 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSTT FILE MDOTIBER 8/ 9/ 9 18:59 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 12 ANH HUONG CUA MAT DO DEN STPT GIONG TIBER VU THUDONG 2008 VARIATE V014 NSTT Bien dang nu LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CONGTHUC$ 2 1072.30 536.152 55.13 0.002 3 2 NHACLAI 2 100.302 50.1511 5.16 0.079 3 * RESIDUAL 4 38.8977 9.72442 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 8 1211.50 151.438 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE MDOTIBER 8/ 9/ 9 18:59 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 13 ANH HUONG CUA MAT DO DEN STPT GIONG TIBER VU THUDONG 2008 MEANS FOR EFFECT CONGTHUC$ ------------------------------------------------------------------------------- CONGTHUC$ NOS SOLA CAOCAY DKGOC SONU CT1 3 32.9333 67.1333 6.62667 2.93333 CT2 3 38.0000 67.3333 7.34000 3.06667 CT3 3 32.6667 70.7333 6.45333 3.26667 SE(N= 3) 1.13529 2.49667 0.279841 0.769801E-01 5%LSD 4DF 4.45010 9.78639 1.09692 0.301745 CONGTHUC$ NOS DLA RLA DAINU RNU CT1 3 11.5200 2.92000 9.94000 3.88000 CT2 3 12.4000 3.03333 10.1600 4.03333 CT3 3 13.6133 3.31333 10.0467 3.90667 SE(N= 3) 0.594169 0.791154E-01 0.799537E-01 0.719568E-01 5%LSD 4DF 2.32902 0.310115 0.313401 0.282055 CONGTHUC$ NOS BDANGNU DOBEN NSLT NSTT CT1 3 0.603333 16.4433 64.5333 64.1433 CT2 3 0.656667 16.5000 76.6667 76.1667 CT3 3 0.686667 17.1100 91.4667 90.8367 SE(N= 3) 0.153960E-01 0.271638 1.80041 1.80041 5%LSD 4DF 0.603490E-01 1.06476 7.05722 7.05721 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT NHACLAI ------------------------------------------------------------------------------- NHACLAI NOS SOLA CAOCAY DKGOC SONU 1 3 34.3333 68.4000 6.78000 2.93333 2 3 33.8000 71.0000 6.80000 3.26667 3 3 35.4667 65.8000 6.84000 3.06667 SE(N= 3) 1.13529 2.49667 0.279841 0.769801E-01 5%LSD 4DF 4.45010 9.78639 1.09692 0.301745 NHACLAI NOS DLA RLA DAINU RNU 1 3 12.9600 3.16667 9.99333 3.88000 2 3 12.2200 3.04000 10.1400 3.96000 3 3 12.3533 3.06000 10.0133 3.98000 SE(N= 3) 0.594169 0.791154E-01 0.799537E-01 0.719568E-01 5%LSD 4DF 2.32902 0.310115 0.313401 0.282055 NHACLAI NOS BDANGNU DOBEN NSLT NSTT 1 3 0.680000 16.4433 73.7333 73.2267 2 3 0.613333 16.4433 81.8667 81.3600 3 3 0.653333 17.1667 77.0667 76.5600 SE(N= 3) 0.153960E-01 0.271638 1.80041 1.80041 5%LSD 4DF 0.603490E-01 1.06476 7.05722 7.05721 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE MDOTIBER 8/ 9/ 9 18:59 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 14 ANH HUONG CUA MAT DO DEN STPT GIONG TIBER VU THUDONG 2008 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CONGTHUC|NHACLAI | (N= 9) -------------------- SD/MEAN |$ | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | SOLA 9 34.533 3.0414 1.9664 5.7 0.0508 0.6117 CAOCAY 9 68.400 4.1821 4.3244 6.3 0.5690 0.4217 DKGOC 9 6.8067 0.53273 0.48470 7.1 0.1722 0.9895 SONU 9 3.0889 0.22608 0.13333 4.3 0.0886 0.0886 DLA 9 12.511 1.2144 1.0291 8.2 0.1522 0.6736 RLA 9 3.0889 0.20883 0.13703 4.4 0.0561 0.5346 DAINU 9 10.049 0.15301 0.13848 1.4 0.2640 0.4490 RNU 9 3.9400 0.12207 0.12463 3.2 0.3689 0.6219 BDANGNU 9 0.64889 0.50360E-010.26667E-01 4.1 0.0457 0.0886 DOBEN 9 16.684 0.58647 0.47049 2.8 0.2698 0.2101 NSLT 9 77.556 12.404 3.1184 4.0 0.0023 0.0790 NSTT 9 77.049 12.306 3.1184 4.0 0.0023 0.0790 BALANCED ANOVA FOR VARIATE SOLA FILE MDOMALI 8/ 9/ 9 19: 7 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 ANH HUONG CUA MAT DO DEN STPT GIONG MANIBU VU THUDONG 2008 VARIATE V003 SOLA LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CONGTHUC$ 2 853.715 426.858 68.07 0.002 3 2 NHACLAI 2 66.6756 33.3378 5.32 0.076 3 * RESIDUAL 4 25.0846 6.27114 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 8 945.476 118.184 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE CAOCAY FILE MDOMALI 8/ 9/ 9 19: 7 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 ANH HUONG CUA MAT DO DEN STPT GIONG MANIBU VU THUDONG 2008 VARIATE V004 CAOCAY Chieu cao cuoi cung LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CONGTHUC$ 2 681.342 340.671 7.25 0.048 3 2 NHACLAI 2 69.5022 34.7511 0.74 0.535 3 * RESIDUAL 4 187.858 46.9645 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 8 938.702 117.338 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE DKGOC FILE MDOMALI 8/ 9/ 9 19: 7 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 ANH HUONG CUA MAT DO DEN STPT GIONG MANIBU VU THUDONG 2008 VARIATE V005 DKGOC Duong kinh goc LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CONGTHUC$ 2 .328889 .164445 1.84 0.272 3 2 NHACLAI 2 .295555 .147778 1.65 0.300 3 * RESIDUAL 4 .357778 .894444E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 8 .982222 .122778 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE SONU FILE MDOMALI 8/ 9/ 9 19: 7 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 4 ANH HUONG CUA MAT DO DEN STPT GIONG MANIBU VU THUDONG 2008 VARIATE V006 SONU LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CONGTHUC$ 2 3.20889 1.60444 5.78 0.067 3 2 NHACLAI 2 .542223 .271111 0.98 0.453 3 * RESIDUAL 4 1.11111 .277778 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 8 4.86222 .607778 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE DLA FILE MDOMALI 8/ 9/ 9 19: 7 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 5 ANH HUONG CUA MAT DO DEN STPT GIONG MANIBU VU THUDONG 2008 VARIATE V007 DLA LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CONGTHUC$ 2 9.57475 4.78738 9.36 0.033 3 2 NHACLAI 2 2.30782 1.15391 2.26 0.221 3 * RESIDUAL 4 2.04604 .511511 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 8 13.9286 1.74108 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE RLA FILE MDOMALI 8/ 9/ 9 19: 7 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 6 ANH HUONG CUA MAT DO DEN STPT GIONG MANIBU VU THUDONG 2008 VARIATE V008 RLA LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CONGTHUC$ 2 .936267 .468133 12.47 0.021 3 2 NHACLAI 2 .152000E-01 .760001E-02 0.20 0.825 3 * RESIDUAL 4 .150133 .375334E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 8 1.10160 .137700 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE DAINU FILE MDOMALI 8/ 9/ 9 19: 7 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 7 ANH HUONG CUA MAT DO DEN STPT GIONG MANIBU VU THUDONG 2008 VARIATE V009 DAINU LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CONGTHUC$ 2 .726220E-01 .363110E-01 1.89 0.264 3 2 NHACLAI 2 .379555E-01 .189778E-01 0.99 0.449 3 * RESIDUAL 4 .767109E-01 .191777E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 8 .187288 .234111E-01 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE RNU FILE MDOMALI 8/ 9/ 9 19: 7 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 8 ANH HUONG CUA MAT DO DEN STPT GIONG MANIBU VU THUDONG 2008 VARIATE V010 RNU LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CONGTHUC$ 2 .230222E-01 .115111E-01 0.99 0.448 3 2 NHACLAI 2 .192889E-01 .964444E-02 0.83 0.500 3 * RESIDUAL 4 .463111E-01 .115778E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 8 .886222E-01 .110778E-01 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE RUNGNU FILE MDOMALI 8/ 9/ 9 19: 7 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 9 ANH HUONG CUA MAT DO DEN STPT GIONG MANIBU VU THUDONG 2008 VARIATE V011 RUNGNU LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CONGTHUC$ 2 .338000E-01 .169000E-01 2.85 0.170 3 2 NHACLAI 2 .266666E-03 .133333E-03 0.02 0.979 3 * RESIDUAL 4 .237333E-01 .593333E-02 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 8 .578000E-01 .722500E-02 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE DOBEN FILE MDOMALI 8/ 9/ 9 19: 7 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 10 ANH HUONG CUA MAT DO DEN STPT GIONG MANIBU VU THUDONG 2008 VARIATE V012 DOBEN LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CONGTHUC$ 2 2.06587 1.03293 2.10 0.238 3 2 NHACLAI 2 .300867 .150433 0.31 0.753 3 * RESIDUAL 4 1.96507 .491267 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 8 4.33180 .541475 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSLT FILE MDOMALI 8/ 9/ 9 19: 7 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 11 ANH HUONG CUA MAT DO DEN STPT GIONG MANIBU VU THUDONG 2008 VARIATE V013 NSLT LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CONGTHUC$ 2 2841.00 1420.50 7.73 0.044 3 2 NHACLAI 2 364.009 182.004 0.99 0.449 3 * RESIDUAL 4 734.845 183.711 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 8 3939.85 492.481 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSTT FILE MDOMALI 8/ 9/ 9 19: 7 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 12 ANH HUONG CUA MAT DO DEN STPT GIONG MANIBU VU THUDONG 2008 VARIATE V014 NSTT LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CONGTHUC$ 2 2814.81 1407.41 7.70 0.044 3 2 NHACLAI 2 359.834 179.917 0.98 0.451 3 * RESIDUAL 4 731.561 182.890 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 8 3906.21 488.276 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE MDOMALI 8/ 9/ 9 19: 7 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 13 ANH HUONG CUA MAT DO DEN STPT GIONG MANIBU VU THUDONG 2008 MEANS FOR EFFECT CONGTHUC$ ------------------------------------------------------------------------------- CONGTHUC$ NOS SOLA CAOCAY DKGOC SONU CT4 3 41.0667 90.7333 9.83333 3.93333 CT5 3 64.3333 104.667 9.63333 5.20000 CT6 3 57.2667 111.667 10.1000 3.93333 SE(N= 3) 1.44582 3.95662 0.172670 0.304290 5%LSD 4DF 5.66728 15.5091 0.676828 1.19275 CONGTHUC$ NOS DLA RLA DAINU RNU CT4 3 15.0067 3.14000 14.2467 2.40667 CT5 3 17.5000 3.91333 14.1400 2.39333 CT6 3 15.9000 3.38667 14.3600 2.50667 SE(N= 3) 0.412921 0.111853 0.799536E-01 0.621229E-01 5%LSD 4DF 1.61856 0.438440 0.313401 0.243509 CONGTHUC$ NOS RUNGNU DOBEN NSLT NSTT CT4 3 0.446667 14.7500 86.5333 86.1433 CT5 3 0.446667 15.4433 130.000 129.417 CT6 3 0.576667 15.9167 110.133 109.503 SE(N= 3) 0.444722E-01 0.404667 7.82541 7.80791 5%LSD 4DF 0.174321 1.58621 30.6739 30.6053 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT NHACLAI ------------------------------------------------------------------------------- NHACLAI NOS SOLA CAOCAY DKGOC SONU 1 3 50.8667 98.8667 9.66667 4.06667 2 3 54.2667 102.533 9.80000 4.33333 3 3 57.5333 105.667 10.1000 4.66667 SE(N= 3) 1.44582 3.95662 0.172670 0.304290 5%LSD 4DF 5.66728 15.5091 0.676828 1.19275 NHACLAI NOS DLA RLA DAINU RNU 1 3 16.8467 3.52667 14.1933 2.39333 2 3 15.7067 3.42667 14.3400 2.50000 3 3 15.8533 3.48667 14.2133 2.41333 SE(N= 3) 0.412921 0.111853 0.799536E-01 0.621229E-01 5%LSD 4DF 1.61856 0.438440 0.313401 0.243509 NHACLAI NOS RUNGNU DOBEN NSLT NSTT 1 3 0.490000 15.3333 101.867 101.360 2 3 0.483333 15.1667 107.533 107.027 3 3 0.496667 15.6100 117.267 116.677 SE(N= 3) 0.444722E-01 0.404667 7.82541 7.80791 5%LSD 4DF 0.174321 1.58621 30.6739 30.6053 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE MDOMALI 8/ 9/ 9 19: 7 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 14 ANH HUONG CUA MAT DO DEN STPT GIONG MANIBU VU THUDONG 2008 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CONGTHUC|NHACLAI | (N= 9) -------------------- SD/MEAN |$ | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | SOLA 9 54.222 10.871 2.5042 4.6 0.0018 0.0757 CAOCAY 9 102.36 10.832 6.8531 6.7 0.0482 0.5349 DKGOC 9 9.8556 0.35040 0.29907 3.0 0.2716 0.3002 SONU 9 4.3556 0.77960 0.52705 12.1 0.0673 0.4531 DLA 9 16.136 1.3195 0.71520 4.4 0.0328 0.2208 RLA 9 3.4800 0.37108 0.19374 5.6 0.0210 0.8246 DAINU 9 14.249 0.15301 0.13848 1.0 0.2640 0.4490 RNU 9 2.4356 0.10525 0.10760 4.4 0.4476 0.5002 RUNGNU 9 0.49000 0.85000E-010.77028E-01 15.7 0.1702 0.9792 DOBEN 9 15.370 0.73585 0.70090 4.6 0.2377 0.7533 NSLT 9 108.89 22.192 13.554 12.4 0.0438 0.4487 NSTT 9 108.35 22.097 13.524 12.5 0.0441 0.4508 SINGLE EFFECT ANOVA FOR UNBALANCED DATA FILE POMIOR09 18/ 8/ 9 2:14 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 ANH HUONG CUA POMIOR DEN 2 GIONG HOA LILY VU DONG XUAN ANOVA FOR SINGLE EFFECT - GIONG$ -------------------------------------------------------------- VARIATE TREATMENT MS - DF RESIDUAL MS - DF F-RATIO F-PROB DK THAN 2.1361 1 0.22701 22 9.41 0.006 CAOCAY 8.4017 1 43.260 22 0.19 0.667 SONU 0.66667E-02 1 0.25030 22 0.03 0.866 DAILA 17.154 1 0.59176 22 28.99 0.000 RONGLA 1.8260 1 0.28380E-01 22 64.34 0.000 DAINU 12.907 1 0.62929 22 20.51 0.000 DKNU 0.17340 1 0.86236E-01 22 2.01 0.167 BDANGLA 0.45938E-01 1 0.78481E-02 22 5.85 0.023 RUNGNU 0.35042E-02 1 0.67587E-02 22 0.52 0.485 DOBENHOA 6.8694 1 1.0906 22 6.30 0.019 NSLT 4.1667 1 156.44 22 0.03 0.866 NSTT 4.4376 1 155.56 22 0.03 0.862 TGST 198.38 1 16.936 22 11.71 0.002 ANOVA FOR SINGLE EFFECT - CONGTHUC$ -------------------------------------------------------------- VARIATE TREATMENT MS - DF RESIDUAL MS - DF F-RATIO F-PROB DK THAN 0.77549 7 0.10637 16 7.29 0.001 CAOCAY 91.986 7 19.763 16 4.65 0.005 SONU 0.67714 7 0.48333E-01 16 14.01 0.000 DAILA 3.9205 7 0.17054 16 22.99 0.000 RONGLA 0.31310 7 0.16167E-01 16 19.37 0.000 DAINU 3.4355 7 0.16890 16 20.34 0.000 DKNU 0.21980 7 0.33250E-01 16 6.61 0.001 BDANGLA 0.21666E-01 7 0.41833E-02 16 5.18 0.003 RUNGNU 0.14114E-01 7 0.33375E-02 16 4.23 0.008 DOBENHOA 2.9459 7 0.64002 16 4.60 0.006 NSLT 423.21 7 30.208 16 14.01 0.000 NSTT 421.36 7 29.833 16 14.12 0.000 TGST 52.137 7 12.875 16 4.05 0.010 ANOVA FOR SINGLE EFFECT - NHACLAI -------------------------------------------------------------- VARIATE TREATMENT MS - DF RESIDUAL MS - DF F-RATIO F-PROB DK THAN 0.22207 2 0.31839 21 0.70 0.513 CAOCAY 76.922 2 38.394 21 2.00 0.158 SONU 0.66667E-02 2 0.26190 21 0.03 0.975 DAILA 0.31486 2 1.4068 21 0.22 0.803 RONGLA 0.19117E-01 2 0.11486 21 0.17 0.849 DAINU 0.17982 2 1.2567 21 0.14 0.868 DKNU 0.26000E-02 2 0.98352E-01 21 0.03 0.974 BDANGLA 0.21554E-01 2 0.83566E-02 21 2.58 0.098 RUNGNU 0.44667E-02 2 0.68220E-02 21 0.65 0.534 DOBENHOA 0.65625 2 1.4071 21 0.47 0.639 NSLT 4.1667 2 163.69 21 0.03 0.975 NSTT 4.3479 2 162.77 21 0.03 0.974 TGST 6.2917 2 26.589 21 0.24 0.794 ANOVA FOR SINGLE EFFECT - GIONG$*CONGTHUC$ -------------------------------------------------------------- VARIATE TREATMENT MS - DF RESIDUAL MS - DF F-RATIO F-PROB DK THAN 0.77549 7 0.10637 16 7.29 0.001 CAOCAY 91.986 7 19.763 16 4.65 0.005 SONU 0.67714 7 0.48333E-01 16 14.01 0.000 DAILA 3.9205 7 0.17054 16 22.99 0.000 RONGLA 0.31310 7 0.16167E-01 16 19.37 0.000 DAINU 3.4355 7 0.16890 16 20.34 0.000 DKNU 0.21980 7 0.33250E-01 16 6.61 0.001 BDANGLA 0.21666E-01 7 0.41833E-02 16 5.18 0.003 RUNGNU 0.14114E-01 7 0.33375E-02 16 4.23 0.008 DOBENHOA 2.9459 7 0.64002 16 4.60 0.006 NSLT 423.21 7 30.208 16 14.01 0.000 NSTT 421.36 7 29.833 16 14.12 0.000 TGST 52.137 7 12.875 16 4.05 0.010 TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE POMIOR09 18/ 8/ 9 2:14 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 ANH HUONG CUA POMIOR DEN 2 GIONG HOA LILY VU DONG XUAN MEANS FOR EFFECT GIONG$ ------------------------------------------------------------------------------- GIONG$ NOS DK THAN CAOCAY SONU DAILA YELOWEEN 12 7.05000 71.5333 3.80000 12.9942 TIBER 12 7.64667 70.3500 3.83333 11.3033 SE(N= 12) 0.137542 1.89868 0.144425 0.222066 5%LSD 22DF 0.403388 5.56854 0.423577 0.651286 GIONG$ NOS RONGLA DAINU DKNU BDANGLA YELOWEEN 12 1.81333 13.3950 3.40000 0.574167 TIBER 12 2.36500 11.9283 3.57000 0.661667 SE(N= 12) 0.486316E-01 0.229000 0.847724E-01 0.255736E-01 5%LSD 22DF 0.142629 0.671623 0.248625 0.750034E-01 GIONG$ NOS RUNGNU DOBENHOA NSLT NSTT YELOWEEN 12 0.707500 17.1525 95.0000 94.3275 TIBER 12 0.683333 18.2225 95.8333 95.1875 SE(N= 12) 0.237324E-01 0.301464 3.61063 3.60050 5%LSD 22DF 0.696034E-01 0.884147 10.5894 10.5597 GIONG$ NOS TGST YELOWEEN 12 94.0833 TIBER 12 99.8333 SE(N= 12) 1.18798 5%LSD 22DF 3.48417 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT CONGTHUC$ ------------------------------------------------------------------------------- CONGTHUC$ NOS DK THAN CAOCAY SONU DAILA CT1A 3 6.73333 60.0667 3.60000 13.2967 CT2A 3 7.53333 76.5333 4.33333 12.8733 CT3A 3 7.53333 76.8000 3.86667 12.6133 CT4A(DC) 3 6.40000 72.7333 3.40000 13.1933 CT1B 3 7.82000 70.4667 3.53333 10.2067 CT2B 3 7.76667 74.4000 4.26667 10.6600 CT3B 3 7.40000 69.0000 4.40000 12.1067 CT4B(DC) 3 7.60000 67.5333 3.13333 12.2400 SE(N= 3) 0.188297 2.56667 0.126930 0.238424 5%LSD 16DF 0.564517 7.69491 0.380537 0.714798 CONGTHUC$ NOS RONGLA DAINU DKNU BDANGLA CT1A 3 1.72000 13.2867 3.36667 0.720000 CT2A 3 1.68000 12.9733 3.32667 0.563333 CT3A 3 1.87333 14.1867 3.44000 0.503333 CT4A(DC) 3 1.98000 13.1333 3.46667 0.510000 CT1B 3 2.43333 10.8267 3.86667 0.713333 CT2B 3 2.34000 11.5467 3.92667 0.656667 CT3B 3 2.51333 12.2400 3.32667 0.616667 CT4B(DC) 3 2.17333 13.1000 3.16000 0.660000 SE(N= 3) 0.734090E-01 0.237277 0.105277 0.373423E-01 5%LSD 16DF 0.220081 0.711359 0.315623 0.111953 CONGTHUC$ NOS RUNGNU DOBENHOA NSLT NSTT CT1A 3 0.713333 16.5000 90.0000 89.3533 CT2A 3 0.653333 17.1100 108.333 107.623 CT3A 3 0.730000 18.8333 96.6667 95.9567 CT4A(DC) 3 0.733333 16.1667 85.0000 84.3767 CT1B 3 0.753333 18.0567 88.3333 87.6667 CT2B 3 0.566667 18.7233 106.667 106.063 CT3B 3 0.643333 18.1667 110.000 109.290 CT4B(DC) 3 0.770000 17.9433 78.3333 77.7300 SE(N= 3) 0.333541E-01 0.461889 3.17324 3.15348 5%LSD 16DF 0.999963E-01 1.38475 9.51342 9.45419 CONGTHUC$ NOS TGST CT1A 3 94.3333 CT2A 3 93.3333 CT3A 3 90.6667 CT4A(DC) 3 98.0000 CT1B 3 98.3333 CT2B 3 99.0000 CT3B 3 97.6667 CT4B(DC) 3 104.333 SE(N= 3) 2.07163 5%LSD 16DF 6.21079 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT NHACLAI ------------------------------------------------------------------------------- NHACLAI NOS DK THAN CAOCAY SONU DAILA 1 8 7.50000 74.0000 3.80000 12.0238 2 8 7.37500 71.0250 3.85000 12.3775 3 8 7.17000 67.8000 3.80000 12.0450 SE(N= 8) 0.199496 2.19072 0.180937 0.419343 5%LSD 21DF 0.586714 6.44286 0.532131 1.23328 NHACLAI NOS RONGLA DAINU DKNU BDANGLA 1 8 2.14000 12.8300 3.47000 0.582500 2 8 2.08500 12.6125 3.50500 0.593750 3 8 2.04250 12.5425 3.48000 0.677500 SE(N= 8) 0.119825 0.396349 0.110879 0.323198E-01 5%LSD 21DF 0.352403 1.16565 0.326091 0.950517E-01 NHACLAI NOS RUNGNU DOBENHOA NSLT NSTT 1 8 0.703750 17.9375 95.0000 94.3363 2 8 0.668750 17.7500 96.2500 95.6087 3 8 0.713750 17.3750 95.0000 94.3275 SE(N= 8) 0.292019E-01 0.419391 4.52342 4.51066 5%LSD 21DF 0.858822E-01 1.23342 13.3033 13.2657 NHACLAI NOS TGST 1 8 96.0000 2 8 97.7500 3 8 97.1250 SE(N= 8) 1.82309 5%LSD 21DF 5.36167 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT GIONG$*CONGTHUC$ ------------------------------------------------------------------------------- GIONG$ CONGTHUC$ NOS DK THAN CAOCAY SONU YELOWEEN CT1A 3 6.73333 60.0667 3.60000 YELOWEEN CT2A 3 7.53333 76.5333 4.33333 YELOWEEN CT3A 3 7.53333 76.8000 3.86667 YELOWEEN CT4A(DC) 3 6.40000 72.7333 3.40000 TIBER CT1B 3 7.82000 70.4667 3.53333 TIBER CT2B 3 7.76667 74.4000 4.26667 TIBER CT3B 3 7.40000 69.0000 4.40000 TIBER CT4B(DC) 3 7.60000 67.5333 3.13333 SE(N= 2) 0.230616 3.14351 0.155457 5%LSD 16DF 0.691389 9.42430 0.466061 GIONG$ CONGTHUC$ NOS DAILA RONGLA DAINU YELOWEEN CT1A 3 13.2967 1.72000 13.2867 YELOWEEN CT2A 3 12.8733 1.68000 12.9733 YELOWEEN CT3A 3 12.6133 1.87333 14.1867 YELOWEEN CT4A(DC) 3 13.1933 1.98000 13.1333 TIBER CT1B 3 10.2067 2.43333 10.8267 TIBER CT2B 3 10.6600 2.34000 11.5467 TIBER CT3B 3 12.1067 2.51333 12.2400 TIBER CT4B(DC) 3 12.2400 2.17333 13.1000 SE(N= 2) 0.292008 0.899073E-01 0.290603 5%LSD 16DF 0.875446 0.269544 0.871233 GIONG$ CONGTHUC$ NOS DKNU BDANGLA RUNGNU YELOWEEN CT1A 3 3.36667 0.720000 0.713333 YELOWEEN CT2A 3 3.32667 0.563333 0.653333 YELOWEEN CT3A 3 3.44000 0.503333 0.730000 YELOWEEN CT4A(DC) 3 3.46667 0.510000 0.733333 TIBER CT1B 3 3.86667 0.713333 0.753333 TIBER CT2B 3 3.92667 0.656667 0.566667 TIBER CT3B 3 3.32667 0.616667 0.643333 TIBER CT4B(DC) 3 3.16000 0.660000 0.770000 SE(N= 2) 0.128938 0.457348E-01 0.408503E-01 5%LSD 16DF 0.386558 0.137114 0.122470 GIONG$ CONGTHUC$ NOS DOBENHOA NSLT NSTT YELOWEEN CT1A 3 16.5000 90.0000 89.3533 YELOWEEN CT2A 3 17.1100 108.333 107.623 YELOWEEN CT3A 3 18.8333 96.6667 95.9567 YELOWEEN CT4A(DC) 3 16.1667 85.0000 84.3767 TIBER CT1B 3 18.0567 88.3333 87.6667 TIBER CT2B 3 18.7233 106.667 106.063 TIBER CT3B 3 18.1667 110.000 109.290 TIBER CT4B(DC) 3 17.9433 78.3333 77.7300 SE(N= 2) 0.565696 3.88641 3.86221 5%LSD 16DF 1.69597 11.6515 11.5790 GIONG$ CONGTHUC$ NOS TGST YELOWEEN CT1A 3 94.3333 YELOWEEN CT2A 3 93.3333 YELOWEEN CT3A 3 90.6667 YELOWEEN CT4A(DC) 3 98.0000 TIBER CT1B 3 98.3333 TIBER CT2B 3 99.0000 TIBER CT3B 3 97.6667 TIBER CT4B(DC) 3 104.333 SE(N= 2) 2.53722 5%LSD 16DF 7.60663 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE POMIOR09 18/ 8/ 9 2:14 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 ANH HUONG CUA POMIOR DEN 2 GIONG HOA LILY VU DONG XUAN F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |GIONG$ |CONGTHUC|NHACLAI |GIONG$*C| (N= 24) -------------------- SD/MEAN | |$ | |ONGTHUC$| NO. BASED ON BASED ON % | | | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | | | DK THAN 24 7.3483 0.55679 0.56426 7.7 0.0056 0.0006 0.5132 0.0006 CAOCAY 24 70.942 6.4610 6.1963 8.7 0.6670 0.0053 0.1581 0.0053 SONU 24 3.8167 0.48960 0.51177 13.4 0.8664 0.0000 0.9755 0.0000 DAILA 24 12.149 1.1454 1.1861 9.8 0.0000 0.0000 0.8035 0.0000 RONGLA 24 2.0892 0.32640 0.33892 6.2 0.0000 0.0000 0.8486 0.0000 DAINU 24 12.662 1.0785 1.1210 8.9 0.0002 0.0000 0.8678 0.0000 DKNU 24 3.4850 0.30004 0.31361 9.0 0.1670 0.0009 0.9745 0.0009 BDANGLA 24 0.61792 0.97489E-010.91414E-01 14.8 0.0232 0.0032 0.0980 0.0032 RUNGNU 24 0.69542 0.81346E-010.82596E-01 11.9 0.4854 0.0082 0.5343 0.0082 DOBENHOA 24 17.688 1.1584 1.1862 6.7 0.0191 0.0056 0.6386 0.0056 NSLT 24 95.417 12.240 12.794 13.4 0.8664 0.0000 0.9755 0.0000 NSTT 24 94.757 12.206 12.758 13.5 0.8618 0.0000 0.9742 0.0000 TGST 24 96.958 4.9824 5.1565 5.3 0.0025 0.0099 0.7938 0.0099 ________________****************________________ ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHTT09050.doc
Tài liệu liên quan