Nghiên cứu đánh giá ô nhiễm lưu vực Sông Vàm Cỏ Tây và đề xuất biện pháp quản lý hợp lý

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN SÔNG VÀM CỎ TÂY Nằm ở vị trí bản lề giữa Đông và Tây Nam Bộ, giữa vùng trọng điểm phát triển kinh tế phía Nam và cận kề với thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm sản xuất và tiêu thụ hàng hoá lớn nhất cả nước, Long An có điều kiện thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. Với 137,7 km biên giới, Long An có điều kiện thuận lợi trong việc trao đổi hàng hoá với Campuchia và các nước Đông Nam Á khác với hai cửa khẩu Bình Hiệp (Mộc Hóa) và Tho Mo (Đức Huệ). Lo

doc18 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2375 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu đánh giá ô nhiễm lưu vực Sông Vàm Cỏ Tây và đề xuất biện pháp quản lý hợp lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng An là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với ĐBSCL, nhất là có chung đường ranh giới với TP. Hồ Chí Minh, bằng hệ thống giao thông đường bộ như : quốc lộ 1A, quốc lộ 50, . . . các đường tỉnh lộ: ĐT.823, ĐT.824, ĐT.825 v.v….. Tỉnh Long An có vị trí địa lý khá đặc biệt là tuy nằm ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) song lại thuộc Vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam, được xác định là vùng kinh tế động lực có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam. Long An cung cấp 50% sản lượng công nghiệp cả nước và là đối tác đầu tư, chuyển giao công nghệ, là thị trường tiêu thụ hàng hóa nông sản lớn nhất của ĐBSCL. Diện tích tự nhiên của toàn tỉnh là 4491.221 km2, chiếm tỷ lệ 1.3 % so với diện tích cả nước và bằng 8.74 % diện tích của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Tọa độ địa lý: 105030' 30'' đến 106047' 02'' kinh độ Đông và 10023'40'' đến 11002' 00'' vĩ độ Bắc. TÌNH HÌNH DÂN SỐ Theo điều tra dân số năm 2004 Bảng 2.1: Dân số trong huyện thuộc lưu vực sông VCT Huyện Dân số (người) Huyện Dân số (người) Vĩnh Hưng 41,000 Thủ Thừa 86,500 Tân Thạnh 76,202 Tân Trụ 60,149 Tân Hưng 38,000 Cần Giuộc 152,200 Thạnh Hóa 48,846 Châu Thành 99,100 Nguồn: Web tỉnh Long An Hình 2.1: Biểu đồ thể hiện % dân số các huyện Theo kết quả điều tra dân số 01/04/2009 dân số Long An là 1,436,914 người, với mật độ dân số 320 người/km². Tỷ lệ nam/nữ khoảng 49.5/50.5. Trong đó nông thôn chiếm 87%, thành thị chiếm 13%. Qua biểu đồ trên và tỉ lệ dân thành thị - nông thôn đã nêu được Long An là vùng nông nghiệp với gạo tài nguyên, lá nhàu, mía - Thủ Thừa … . Vì vậy, nước của các khu vực trên chỉ dùng cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp là chủ yếu và được xả thải trực tiếp ra sông Vàm Cỏ Tây nơi có con sông đi qua. HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH LONG AN Mạng lưới y tế của tỉnh Long An, gồm: Trạm Y tế: 183/188 xã, phường, thị trấn (5 xã mới thành lập có hệ thống Y tế, nhưng chưa có cơ sở vật chất). Tổng số giường bệnh công lập: 1.535 giường. Tổng số cán bộ, công chức ngành Y tế: 2.836 người (tiến sĩ: 1, thạc sĩ: 12, chuyên khoa 1: 81, chuyên khoa 2: 2, Đại học: 533). Tỷ lệ trạm Y tế xã có Bác sĩ: 76%. Tỷ lệ Bác sĩ/vạn dân: 20 Bác sĩ/10.000 dân. Mạng lưới y tế thuộc các huyện nằm trong khu vực sông VCT, gồm: 8 Bệnh viện tuyến huyện (Bệnh viện: Châu Thành, Tân Trụ, Thủ Thừa, Cần Giuộc, Thạnh Hóa, Tân Thạnh, Vĩnh Hưng, Tân Hưng). 2 phòng khám khu vực (phòng khám đa khoa khu vực: Hậu Thạnh Đông - huyện Tân Thạnh; Trung tâm Y tế thị xã Tân An). TIỀM NĂNG DU LỊCH Long An có nguồn tài nguyên du lịch phong phú. Hiện tỉnh có khoảng 186 di tích lịch sử, có 7/53 di tích được xếp hạng di tích lịch sử như Lăng Mộ và đền thờ ông Nguyễn Huỳnh Đức ở Tân An, chùa Tôn Thạch ở Cần Giuộc, Nhà trăm cột ở Cần Đước, … Ngoài ra, Long An còn có các lễ hội như lễ Kỳ Yên, lễ cầu mưa, lễ tống phong với nhiều trò chơi dân gian như đua thuyền, kéo co, đánh vật, có khả năng thu hút được nhiều khách du lịch. Các nghề thủ công truyền thống của tỉnh như nghề chạm gỗ (Cần Đước, Bến Lức), nghề kim hoàn (Phước Vân), nghề đóng ghe (Cần Đước) … cũng là nguồn thu hút khách du lịch lớn. Đây là những nguồn tài nguyên du lịch quan trọng, rất có ý nghĩa trong việc định hướng khai thác và quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh. NHỮNG LĨNH VỰC KINH TẾ LỢI THẾ Dọc theo tuyến biên giới ở Long An, hiện nay có 5 cửa khẩu, bao gồm: cửa khẩu Tho Mo - Đức Huệ, cửa khẩu Bình Hiệp – Mộc Hoá, cửa khẩu Vàm Đồn – Vĩnh Hưng, cửa khẩu Kênh 28 – Vĩnh Hưng. Ngoài ra, còn có 5 điểm trao đổi hàng hoá khác như Voi Đình, Dóc Đinh thuộc huyện Đức Huệ, Tà Lọt thuộc huyện Mộc Hoá, Rạch Chanh, Tàu Nu, Cây Trâm Dồ thuộc huyện Vĩnh Hưng. Đạt tốc độ tăng trưởng cao, mức tăng trưởng GDP trung bình những năm qua 9.4% (mục tiêu tăng từ 7.0 – 7.5%) cao hơn mức tăng trưởng những năm 1996 – 2000. Bảng 2.2: Mức độ tăng trưởng kinh tế ở tỉnh Long An trong 5 năm 2001 - 2005 Khu vực Tăng thực tế (%) Mục tiêu (%) Tỷ lệ (%) Nông lâm ngư 6.0 4.5 45.04 Xây dựng, công nghiệp 17.0 12 - 14 25.32 Dịch vụ 8.5 8 - 9 29.64 (Nguồn: Sở tài nguyên – môi trường tỉnh Long An) Sản xuất công nghiệp: đạt tốc độ phát triển cao trong 5 năm qua, mức tăng trung bình 21.5%. Trong đó đầu tư trong nước tăng 21.6%, đầu tư nước ngoài tăng 25.2%. Ngành công nghiệp chế biến 95.3% chiếm ưu thế, sản phẩm chủ yếu là thực phẩm, đồ uống, kim loại, da và giả da. Sản xuất nông lâm thủy sản: Giá trị sản xuất toàn ngành tăng trưởng bình quân 6.1% Sản xuất nông nghiệp đạt mức tăng trưởng bình quân 4.4%, trồng trọt tăng 4.2%, chăn nuôi tăng 4.0%, sản xuất lâm nghiệp tăng 5.9%. HỆ THỐNG GIAO THÔNG Giao thông đường bộ : Đến cuối năm 2004 tổng số km đường bộ trên địa bàn tỉnh là 1.698 km, trong đó đường nhựa 474 km chiếm tỉ trọng 27,9%, đường cấp phối 1053 km (62%), đường loại khác 171 km (10,1%) (không tính đường nông thôn). Tổng chiều dài cầu 15.799 md/346 cái, trong đó cầu Beton các loại 7.099 md/123 cái, cầu dầm, dàn các loại 6812 md/194 cái, các loại khác 1889 md/29 cái. Mật độ đường theo diện tích tăng từ 0,198 Km/Km2 năm 1991 tăng lên 0,285 Km/Km2 năm 2000 và 0,359 km/Km2 năm 2004. Mật độ đường theo dân số tăng từ 0,667 Km/1.000 dân năm 1991 tăng lên 0,957 Km/1000 dân năm 2000 và 1,130 km/1000 dân năm 2004. Nhìn chung hệ thống giao thông bộ được ưu tiên tập trung đầu tư, góp phần tích cực trong việc phát triển sản xuất và cải thiện đời sống dân cư. Tuy nhiên cũng còn một số tuyến chưa đáp ứng được nhu cầu vận chuyễn, thiếu tính đồng bộ giữa đường và cầu, chưa tạo được các tuyến nhánh liên hoàn. Mạng lưới giao thông khu vực phía Nam hầu như không tăng thêm, chủ yếu là cải tạo, nâng cấp, mở rộng, ngoại trừ một số tuyến giao thông nông thôn. Khu vực phía Bắc mạng lưới giao thông phát triển khá nhanh góp phần khai hoang phục hóa, phân bổ lại dân cư. Tuy nhiên, đến nay khu vực này đường giao thông còn khá thưa thớt, đường tỉnh chỉ có một vài tuyến độc đạo ô tô đi qua, các tuyến nhánh đi vào các cụm dân cư chưa được xây dựng hết nên đã ảnh hưởng đến sự đi lại và việc tổ chức cuộc sống người dân nông thôn. Hiện nay hầu hết các tuyến chính từ tỉnh xuống huyện và các tuyến vào các khu công nghiệp hệ thống cầu và đường đã được xây dựng đồng bộ về tải trọng. Tuy nhiên vẫn còn một số tuyến có các cầu tải trọng thấp, làm hạn chế rất nhiều trong việc khai thác vận chuyển hàng hóa. Các tuyến giao thông vành đai biên giới trong nhiều năm qua tuy đã được đầu tư nhưng chủ yếu là các tuyến giao thông nông thôn, quy mô nhỏ, cầu đường chưa đồng bộ, đã ảnh hưởng đến việc phòng thủ quốc gia và chống buôn lậu. Xây dựng giao thông nông thôn trong nhiều năm qua trở thành phong trào rộng lớn, kết hợp từ nguồn vốn ngân sách và đóng góp của dân cư. Hiện nay có 156 trên tổng số 188 xã có đường ô tô đến trung tâm (chiếm 83%), còn 32 xã thuộc 7 huyện chưa có đường ô tô đến trung tâm bao gồm 18 tuyến đường với tổng chiều dài 126 km và 140 cầu/6637md. Đầu tư cho ngành giao thông trong thời gian qua không ngừng tăng lên qua các năm. Tuy nhiên nguồn vốn ngân sách cho việc duy tu bảo dưỡng được bố trí hàng năm còn thấp nên chất lượng đường mau xuống cấp. Các chuyên gia kinh tế khuyến cáo cần ưu tiên vốn cho duy tu bảo dưỡng hơn là đầu tư xây dựng mới sẽ mang lại hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội lớn hơn nhiều. Đánh giá khái quát chung hệ thống đường bộ trong thời gian qua được tỉnh quan tâm tập trung đầu tư nhưng nhìn chung còn chưa rộng khắp và chưa đồng bộ, ảnh hưởng đến thu hút đầu tư phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Giao thông đường thủy: Mạng lưới giao thông thủy hầu như không tăng từ năm 1995 đến nay với quy mô 2.559km. Mật độ đường thủy theo diện tích là 0,59 km/km2 và theo dân số là 1,8 km/vạn dân với các tuyến đường thủy chính là Sông Vàm Cỏ, Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, Sông Rạch Cát . . . . Ngoài ra các tuyến đường thủy nông thôn nhất là các huyện thuộc vùng Đồng Tháp Mười người dân có thể dùng ghe, tàu đi lại từ nhà này sang nhà khác, từ khu vực này sang khu vực khác và ghe tàu chính là phương tiện đi lại, làm ăn sinh sống của nhiều hộ gia đình vùng Đồng Tháp Mười. Các xã chưa có đường ô tô đến được trung tâm thì chủ yếu đi lại bằng đường thủy. Tuy nhiên hiện nay mạng lưới đường thủy vẫn chủ yếu dựa vào lợi thế tự nhiên, chưa khai thác được hết tiềm năng hiện có, hệ thống hỗ trợ như phao tiêu, báo hiệu đường thủy nội địa còn thiếu. Hiện tượng lấn chiếm dòng chảy, luồng chạy của tàu, vi phạm hành lang bảo vệ đường thủy nội địa như xây dựng nhà ở, các bến bãi chứa vật liệu xây dựng, họp chợ… chưa được ngăn chặn kịp thời. Nhiều tuyến đường thủy qua khai thác nhiều năm có độ bồi lắng lớn nhưng chưa được nạo vét làm ảnh hưởng đến khả năng đi lại của phương tiện. Long An có tiềm năng về đường thủy rất lớn nhưng lại là một trở ngại cho xây dựng giao thông đường bộ. HỆ THỐNG CẤP ĐIỆN Lưới điện cung cấp cho tỉnh Long An gồm các trạm biến áp trung gian và cụm phát điện như sau : Trạm Tân An: Trạm Tân An 1: 110/22/15KV(40 MVA); Trạm Tân An 2: 110/22/15 KV(40MVA) Trạm Phú Lâm: điện thế 110/15 KV, dung lượng 40 MVA cung cấp cho thành phố và một phần cho huyện Cần Giuộc. Trạm Cai Lậy: điện thế 66/15 KV, dung lượng 10 MVA cung cấp cho tỉnh Tiền Giang và một phần cho các huyện Vĩnh Hưng, Tân Thạnh và Thạnh Hóa. Trạm Diesel: gồm có diesel đặt tại Thị xã Tân An có công suất 565 Kw. Tính đến cuối năm 2004 trên phạm vi toàn tỉnh có 100% xã (188/188) có điện lưới quốc gia về đến trung tâm và có 92,7% hộ dân cư có điện thắp sáng. Ngoài ra còn có những đơn vị lớn tự đầu tư trạm riêng như: Cty TNHH Giày Ching Luh (có công suất:25 MVA); Cty TNHH Formosa Taffeta Việt Nam(có công suất 10 MVA); Cty Vina-Chung Shing (có công suất 25MVA) Nhìn chung, các trạm biến áp của tỉnh đều trong tình trạng thừa tải, các nguồn diesel dự phòng chỉ có thể đáp ứng một phần nhu cầu điện năng cho các hộ sử dụng điện ưu tiên trong lúc mất điện . Bảng 2.3: Cơ cấu tiêu thụ điện của tỉnh Long An giai đoạn 2002 - 2004 ĐVT : % 2002 2003 2004 Tỉnh 100 100 100 Điện cho CN_XD 1,2 51,8 54,9 Điện cho N - L - T 1,2 1,2 1,4 Ánh sáng 45,6 43,5 40,2 Phi công nghiệp 2,4 2,5 2,6 HỆ THỐNG CẤP NƯỚC – THOÁT NƯỚC Nguồn nước: Long An có sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây cùng hệ thống kênh rạch chằng chịt nối với sông Tiền là đường dẫn tải và tiêu nước chính. Song nguồn nước này tương đối ít và bị nhiễm mặn, nhiễm phèn nên không đáp ứng được các nhu cầu sản xuất và sinh hoạt. Trữ lượng nước ngầm của Long An không mấy dồi dào và chất lượng tương đối kém, chủ yếu ở độ sâu trên 200 m, trong nước có nhiều ion làm nước cứng, chất lượng thấp. Nguồn nước sử dụng chủ yếu hiện nay là ngồn nước mặt của sông hồ. Chương trình nước sạch do UNICEF tài trợ đã giúp khoan được một số giếng tại những điểm thiếu nước sạch. Cấp nước: Hệ thống cấp nước tự nhiên của Long An qua dòng chảy của sông Vàm Cỏ, Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây trong tình trạng nhiễm phèn và nhiễm mặn. Trong năm 2004 Nhà máy nước Gò Đen giai đoạn 1 là 3.000 m3 ngày bằng vốn JBIC của Nhật đã đưa vào hoạt động và nhà máy nước Bình Ảnh (thị xã Tân An) với quy mô 15.000 m3/ngày bằng nguồn vốn vay ODA Đan Mạch đang triển khai thi công. Nguồn nước sử dụng chủ yếu là nước mặt sông hồ, nhà máy nước Tân An công suất 37.000m3/ngày cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt địa bàn thị xã Tân An và các vùng phụ cận. Cuối năm 2005, công suất cấp nước tỉnh 48.000 m3/ngày đêm. Đến nay bằng nhiều nguồn vốn khác nhau như vốn ngân sách Nhà nước ( vốn chương trình mục tiêu, chương trình 135), vốn vay, vốn Unicef, vốn OECF, các thị trấn trong tỉnh đều có nước máy. Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch chiếm 77%, tổng số người được cấp nước là 1.085.634 người. Tỉ lệ sử dụng nước sạch: Huyện Châu Thành 95% Các huyện còn lại 20 – 60% Bình quân toàn tỉnh 52% Dự án sử dụng nước sạch: Nhà máy nước ngầm Thủ Thừa công suất 15.000 m3/ngày đêm, đang thi công xây dựng. Cải tạo, nâng công suất cấp nước Cần Giuộc 1.000m3/ngày đêm lên 2.000m3/ngày đêm, đang trong giai đoạn thực hiện đầu tư. Xây dựng hệ thống cấp nước đô thị Gò Đen công suất 3.000m3/ngày đêm - giai đoạn 1 và 7.200m3//ngày đêm – giai đoạn 2, đã hoàn thành giai đoạn 1. Chất lượng nước ngầm ở Tân An được đánh giá là khá tốt, đủ tiêu chuẩn sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt. Kết quả phân tích một số mẫu nước ngầm ở thị xã cho thấy độ H = 5.3 – 7.8; C = 8 - 200mg/l; lượng sắt tổng số Fe = 1.28 - 41.8mg/l. Theo số liệu khảo sát và tính toán của liên đoàn 8 điạ chất thủy văn, trữ lượng nước ngầm của thị xã Tân An là trên 133.000 m3/ngày đêm. Riêng xã Khánh Hậu, thị xã Tân An có mỏ nước khoáng ở độ sâu 400m đang được khai thác. Ở các vùng nông thôn nước sinh hoạt phụ thuộc vào các nguồn nước sẵn có, nước không qua xử lý nên chưa bảo đảm chất lượng vệ sinh. Chương trình nước sạch của UNICEF mới chỉ đảm bảo cho hơn 50% số dân trong tỉnh được dùng nước sạch. Thoát nước: Phần lớn các đô thị và các cụm dân cư chưa có hệ thống thoát nước hoàn chỉnh. Nước sinh hoạt cùng với nước mưa được thải thẳng theo nguồn nước mặt qua hệ thống cống giao thông. Tỉnh chưa xây dựng được đường thoát nước sinh hoạt riêng và hệ thống xử lý nước thải. Tổng số km đường ống nước chỉ bằng 10,5% tổng chiều dài các tuyến đường. Nhu cầu đầu tư trong tương lai cho hệ thống thoát nước trời và nước thải là rất lớn, nhất là thị xã Tân An, thị trấn, thị tứ và các trung tâm sinh hoạt khác của tỉnh. CÁC KHU VÀ CỤM CÔNG NGHIỆP Huyện Thủ Thừa Khu công nghiệp Tân Thành Diện tích: 768 ha, giai đoạn 1 là 300 ha Vị trí: xã Tân Lập, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An Ngành công nghiệp ưu tiên phát triển: các ngành công nghiệp hỗn hợp ít sử dụng nước và nước thải có mức độ ô nhiễm trung bình. Công ty đầu tư: Công ty cổ phần Đầu tư Tân Thành Long An Địa chỉ: xã Tân Thành, huyện Thủ Thừa, Long An Huyện Tân Trụ Khu công nghiệp An Nhật Tân Diện tích: 120 ha. Hình 2.2: Sơ đồ vị trí KCN An Nhựt Tân Vị trí: xã An Nhựt Tân, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An Nằm cạnh sông Vàm Cỏ trên tuyến đường thủy nội địa đi đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh miền Đông Nam bộ. Cạnh Đường tỉnh 832 nối liền và cách Quốc lộ 1A 5 km Cách sân bay Tân Sơn Nhất 29 km, cách cảng Sài Gòn 23 km. Nằm giữa 3 khu dân cư lớn là Thị trấn Bến Lức (cách 8 km), Thị xã Tân An (cách 14 km) và Thị trấn Tân trụ (cách 8 km) Ngành công nghiệp ưu tiên đầu tư: các ngành công nghiệp hổn hợp cần nhiều diện tích, kho tàng bến bãi rộng, dùng ít nước sạch và có mức độ ô nhiễm trung bình. Huyện Cần Giuộc Khu công nghiệp Nam Tân Tập Diện tích: 266 ha. Vị trí: xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. Cạnh và xuôi dòng sông Soài Rạp ra biển Đông khoảng 24 km, ra cửa sông Vàm Cỏ khoảng 7 km. Cả hai con sông này là những điểm đầu mối của hệ thống đường thủy nội địa nối Long An với Thành phố HCM, đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Hình 2.3: Sơ đồ vị trí KCN Nam Tân Lập Cạnh cảng biển Long An, gần cảng container Hiệp Phước, cách cảng Sài Gòn khoảng 23 km và cảng Cát Lái 36 km theo đường thủy. Cách trung tâm TP.HCM 24km và cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất 30km. Ngành công nghiệp ưu tiên phát triển: công nghiệp chế biến nông, thủy hải sản, kho đông lạnh, kho hàng khô, hàng may mặc, giày da, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp ô tô, điện tử, công nghiệp nhựa, sản xuất thép, nhà máy đóng tàu, ... Khu công nghiệp Bắc Tân Tập Diện tích: 1.000 ha, giai đoạn 1 là 100 ha. Vị trí: xã Tân Tập và Phước Vĩnh Đông, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An Giáp sông Kênh Hàng và sông Soài Rạp là một trong những đầu mối của hệ thống đường thủy nội địa nối Long An với TP.HCM, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh miền Đông Nam bộ., đồng thời thông thương với đường biển quốc tế. Hình 2.4: Sơ đồ vị trí KCN Bắc Tân Lập Có cảng biển riêng tiếp nhận tàu trọng tải 20.000 tấn-30.000 tấn. Cách trung tâm TP.HCM 30 km Cách sân bay Tân Sơn Nhất 30 km. Ngành công nghiệp ưu tiên phát triển: các ngành công nghiệp tạo nguyên liệu, cần nhiều đất và có mức độ ô nhiễm trung bình, công nghiệp nặng và kho bãi. Khu công nghiệp Long Hậu Vị trí: Ấp 3, Xã Long Hậu, Huyện Cần Giuộc, Tỉnh Long An (giáp ranh Hiệp Phước - Nhà Bè - TP.HCM) Qui mô dự án: Tổng diện tích 324ha. Đất công nghiệp: Giai đoạn 1: 141ha Giai đoạn 2: 145ha Hình 2.5: Sơ đồ vị trí KCN Long Hậu Khu dân cư – tái định cư dành cho CBCNV, quản lý và chuyên gia làm việc tại KCN Long Hậu: 37ha. (Bao gồm: nhà biệt thự, nhà liên kế, nhà tái định cư, chung cư cao tầng và các công trình công cộng và cung cấp chỗ ở cho 8.500 người.) Khu lưu trú cho công nhân: 5.3ha (cung cấp chỗ ở cho khoảng 7.200 công nhân) Lợi ích của nhà đầu tư: Vị trí chiến lược – Tiết kiệm chi phí: Cách Cảng Container Trung Tâm Sài Gòn (SPCT) và Cảng Sài Gòn – Hiệp Phước 3km. Cách Trung Tâm TP.HCM 19km, Khu đô thị Phú Mỹ Hưng 12km. Đường thủy: Giáp Bến sông Kinh nối ra sông Soài Rạp. Đường bộ kết nối các miền qua đường cao tốc Sài Gòn – Trung Lương và đường cao tốc Sài Gòn – Long Thành – Dầu Giây. Cơ sở hạ tầng sẵn sàng, thủ tục hành chính nhanh gọn – Tiết kiệm thời gian: Đã hoàn thiện cơ sở hạ tầng, hoàn chỉnh hệ thống cấp điện, nước sạch, xử lý chất thải và hạ tầng viễn thông. Hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thành thủ tục đầu tư pháp lý nhanh chóng. Hiện, các nhà đầu tư thứ cấp đã nhận được giấy CNQSD đất. Đại sứ môi trường, hỗ trợ cộng đồng – Phát triển bền vững: Cảnh quan đẹp, thân thiện môi trường, đạt chứng chỉ ISO 14001:2004. Quỹ khuyến học LHC: hỗ trợ trang thiết bị học tập và cấp học bổng cho học sinh nghèo địa phương thông qua chương trình học bổng “Đồng hành với ước mơ”. Chương trình đào tạo nghề cho thanh niên Huyện Cần Giuộc, Tỉnh Long An với tổng trị giá hơn 1 tỷ đồng. Các chương trình vì cộng đồng địa phương. Hoạt động phát triển cộng đồng doanh nghiệp, cộng đồng người lao động trong KCN Long Hậu. Dịch vụ hỗ trợ Dịch vụ văn phòng ảo: hỗ trợ tư vấn pháp lý, đào tạo và tuyển dụng nhân lực cho nhà đầu tư,… Ngân hàng: Nằm ngay trong khu công nghiệp Long Hậu. Trạm tế: khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ công nhân viên trong KCN Long Hậu. PCCC: được trang bị đầy đủ thiết bị hỗ trợ và và đào tạo kỹ năng chuyên môn cao. Bảo vệ - an ninh: Công tác bảo vệ tuần tra thường xuyên. Nhà hàng Ao Sen: phục vụ lịch sự, thực đơn phong phú. Tình hình đầu tư hiện tại: (tính đến tháng 11/2009) Giai đoạn 1: đã có 44 nhà đầu tư với tổng vốn đầu tư 2.100 tỷ đồng và 75 triệu USD, lấp đầy 90% diện tích. Giai đoạn 2: đã có 10 nhà đầu tư với tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng, lấp đầy 15% diện tích. Ngành nghề thu hút đầu tư: Kho bãi, chế biến thực phẩm, hàng xuất khẩu và các ngành nghề khác ít gây ô nhiễm môi trường. Khu công nghiệp Tân Kim Vị trí: xã Tân Kim, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. Giáp ranh TP. HCM, cạnh Quốc lộ 50 và giáp sông Cần Giuộc là hai tuyến giao thông thủy bộ chính trong khu vực đến các trung tâm kinh tế khác trong và ngoài nước. Cách trung tâm TP HCM 20KM và cách sân bay quốc tế Tân sơn Nhất 25 km Cách Cảng Sài gòn 20 km và cách các cảng biển trong tương lai như cảng Hiệp Phước 12 km theo đường bộ và cảng Long An, cảng Hiệp Phước 20 km theo đường thủy Diện tích : 167.7 ha gồm 116.7 ha giai đoạn và 51 ha giai đoạn mở rộng Hình 2.6: Sơ đồ vị trí KCN Tân Kim Ngành nghề thu hút đầu tư: Công nghiệp chế biến nông, hải sản Công nghiệp sản xuất các sản phẩm phục vụ nông nghiệp, hàng tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và bánh kẹo. Công nghiệp vật liệu xây dựng, cơ khí chính xác, sản xuất thiết bị, chế tạo ô tô, xe máy, phương tiện vận tải và linh kiện, phụ tùng, dầu nhờn. Công nghiệp may mặc, da giày; công nghiệp phục vụ nhà hàng, khách sạn, vui chơi giải trí và thể dục thể thao. Công nghiệp chế bản, thiết kế mẫu, lắp ráp thiết bị điện tử, sản xuất phần mềm máy tính . Kho tàng, bến bãi. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHUONG 2.doc
  • docDANH MUC TU VIET TAT.doc
  • docHINH ANH.doc
  • docLOI CAM ON.doc
  • docMUC LUC.doc
  • docNV DO AN TN.doc
  • docPHU LUC.doc
  • docQCVN 2008-08 Nuoc mat.doc
  • docTAI LIEU THAM KHAO.doc
  • pdfTCVN_5942-1995.pdf
  • docCHUONG 1.doc
  • docCHUONG 3.doc
  • docCHUONG 4.doc
  • docCHUONG 5.doc
  • docCHUONG MO DAU.doc
  • docDANH MUC BANG.doc
  • docDANH MUC BIEU DO.doc
  • docDANH MUC HINH.doc
Tài liệu liên quan