Nghiên cứu hiệu lực của một số nguyên tố trung, Vi lượng cho cây lạc trên đất bạc màu tại Vĩnh Phúc

Tài liệu Nghiên cứu hiệu lực của một số nguyên tố trung, Vi lượng cho cây lạc trên đất bạc màu tại Vĩnh Phúc: ... Ebook Nghiên cứu hiệu lực của một số nguyên tố trung, Vi lượng cho cây lạc trên đất bạc màu tại Vĩnh Phúc

pdf78 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1686 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu hiệu lực của một số nguyên tố trung, Vi lượng cho cây lạc trên đất bạc màu tại Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI --------------------- LÊ NGỌC ÁNH nghiªn cøu hiÖu lùc cña mét sè nguyªn tè trung, vi l−îng cho c©y l¹c trªn ®Êt b¹c mµu t¹i VÜnh phóc LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên nghành: KHOA HỌC ðẤT Mã số: 60.62.15 Người hướng dẫn khoa học: PGS .TS. NGUYỄN NHƯ HÀ HÀ NỘI - 2009 LỜI CAM ðOAN Tôi xin cam ñoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam ñoan rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn LÊ NGỌC ÁNH LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS.TS Nguyễn Như Hà về những góp ý quý báu cho hướng tiếp cận và nội dung nghiên cứu của luận văn. Tôi xin cảm ơn Khoa Tài nguyên môi trường, Viện Sau ðại học ñặc biệt là Bộ môn Khoa học ñất – Trường ðại học Nông nghiệp, Công ty Cp giống cây trồng miền Nam chi nhánh phía Bắc ñã giúp ñỡ rất nhiều cho việc hoàn thành bản thảo này. Tôi cũng xin cảm ơn các bạn ñồng nghiệp ñã tạo ñiều kiện ñể luận văn sớm ñược hoàn thành. Luận văn này khó tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận ñược những ý kiến ñóng góp của ñồng nghiệp, bạn ñọc. Xin trân trọng cảm ơn. Tác giả luận văn LÊ NGỌC ÁNH MỤC LỤC Lời cam ñoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt v Danh mục các bảng vi 1 MỞ ðẦU 1 1.1 ðặt vấn ñề 1 1.2 Mục ñích, yêu cầu 2 1.3 Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn của ñề tài 3 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1 Tình hình sản xuất lạc trên thế giới và ở Việt Nam 4 2.2 Vai trò của sản xuất lạc 7 2.3 Yêu cầu sinh thái của cây lạc 10 2.4 ðặc ñiểm sinh lý, dinh dưỡng của cây lạc 11 2.5 Nghiên cứu bón phân cho lạc 22 2.6 Vấn ñề bón phân cân ñối cho cây lạc 26 2.7 ðất bạc màu và canh tác lạc trên ñất bạc màu 31 3 VẬT LIỆU, ðỊA ðIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35 3.1 Vật liệu nghiên cứu 35 3.2 ðịa ñiểm nghiên cứu 35 3.3 Nội dung nghiên cứu 36 3.4 Phương pháp nghiên cứu 36 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 42 4.1 Kết quả phân tích ñất, phân chuồng trước thí nghiệm. 42 4.2 Ảnh hưởng của bón riêng và phối hợp các nguyên tố trung vi lượng tới sinh trưởng, phát triển của cây lạc trên ñất bạc màu. 43 4.2.1 Ảnh hưởng của bón riêng và phối hợp các nguyên tố trung vi lượng tới sự phát triển lá của cây lạc trên ñất bạc màu 43 4.2.2 Ảnh hưởng của bón riêng và phối hợp các nguyên tố trung vi lượng tới sự phát triển chiều cao của cây lạc trên ñất bạc màu 45 4.3 Ảnh hưởng của bón riêng và phối hợp các nguyên tố trung vi lượng tới tình hình sâu bệnh hại cây lạc trên ñất bạc màu. 48 4.3.1 Ảnh hưởng của bón riêng và phối hợp các nguyên tố trung vi lượng tới tình hình sâu hại cây lạc trên ñất bạc màu. 48 4.3.2 Ảnh hưởng của bón riêng và phối hợp các nguyên tố trung vi lượng tới tình hình bệnh hại cây lạc trên ñất bạc màu. 51 4.4 Ảnh hưởng của bón riêng và phối hợp các nguyên tố trung vi lượng ñến yếu tố cấu thành năng suất, năng suất cây lạc trên ñất bạc màu. 53 4.4.1 ðối với yếu tố cấu thành năng suất số quả/cây: 53 4.4.2 ðối với yếu tố cấu thành năng suất tỷ lệ quả chắc: 55 4.4.3 ðối với yếu tố cấu thành năng suất số hạt/quả: 55 4.4.4 ðối với yếu tố cấu thành năng suất P100 hạt: 55 4.4.5 ðối với năng suất thực thu 56 4.5 Hiệu lực của việc bón một số nguyên tố dinh dưỡng trung, vi lượng cho lạc trên ñất bạc màu. 57 4.6 Hiệu suất sử dụng phân bón ña lượng kết hợp với nguyên tố trung vi lượng cho lạc trên ñất bạc màu 58 4.7 Ảnh hưởng của việc bón riêng và phối hợp các chất Ca, Mg, S, Mo, B tới việc tích lũy các chất dinh dưỡng ña lượng vào cây lạc trên ñất bạc màu Vĩnh Phúc 59 4.8 Ảnh hưởng của việc bón một số nguyên tố dinh dưỡng trung vi lượng ñến một số chỉ tiêu chất lượng của hạt lạc. 62 5 KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 65 5.1 Kết luận 65 5.2 ðề nghị 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO 66 PHỤ LỤC 69 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STST Sinh trưởng sinh thực PS Phù sa BM Bạc màu CTTN Công thức thí nghiệm NSTT Năng suất thực thu STT Số thứ tự DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang 2.1 Diện tích, năng suất, sản lượng lạc trên thế giới trong những năm gần ñây 5 2.2 Diện tích, năng suất và sản lượng lạc ở Việt Nam trong những năm gần ñây 6 2.3 Lượng dinh dưỡng cây lạc hút ñể tạo 1 tấn củ 14 2.4 ðộng thái hút các chất dinh dưỡng của cây lạc 14 2.5 Hiệu lực của một số phân vi lượng ñối với năng suất cây lạc 23 2.6 Kết quả tổng hợp về lượng N, P, K bón thích hợp cho lạc trên ñất bạc màu 30 2.7 Kết quả tổng hợp về lượng Ca, Mg, S bón cho lạc 31 2.8 Phân tích lý hoá học phẫu diện BL4 32 4.1.a Kết quả phân tích ñất trước thí nghiệm 42 4.1.b Kết quả phân tích phân chuồng 43 4.2.1 Ảnh hưởng của việc bón một số nguyên tố dinh dưỡng trung, vi lượng ñến sự phát triển lá của cây lạc trên ñất bạc màu 46 4.2.2 Ảnh hưởng của bón một số nguyên tố dinh dưỡng trung, vi lượng ñến sự phát triển chiều cao của cây lạc trên ñất bạc màu 47 4.3.1 Ảnh hưởng của bón một số nguyên tố dinh dưỡng trung, vi lượng ñến tình hình sâu hại của cây lạc trên ñất bạc màu 50 4.3.2 Ảnh hưởng của bón một số nguyên tố dinh dưỡng trung, vi lượng ñến tình hình bệnh hại cây lạc trên ñất bạc màu 52 4.4 Ảnh hưởng của việc bón MộT số nguyên tố dinh dưỡng trung, vi lượng ñến các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất lạc trên ñất bạc màu 54 4.5 Hiệu lực của việc bón một số nguyên tố dinh dưỡng trung, vi lượng cho lạc trên ñất bạc màu 57 4.6 Hiệu suất của việc bón một số nguyên tố dinh dưỡng trung, vi lượng cho lạc trên ñất bạc màu. 58 4.7 Ảnh hưởng của việc bón một số nguyên tố dinh dưỡng trung, vi lượng ñến việc tích lũy các chất dinh dưỡng ña lượng vào cây lạc 61 4.8 Ảnh hưởng của việc bón một số nguyên tố dinh dưỡng trung, vi lượng ñến một số chỉ tiêu chất lượng của hạt lạc 63 1. MỞ ðẦU 1.1 ðặt vấn ñề Cây lạc (Arachis hypogea L) là cây công nghiệp ngắn ngày, cây lấy dầu có giá trị kinh tế cao, cây nguyên liệu quan trọng của công nghiệp chế biến. Các sản phẩm của cây lạc từ lâu ñã ñược sử dụng rộng rãi làm thực phẩm cho người, thức ăn cho chăn nuôi. Ở Việt Nam, lạc ñược dùng ñể xuất khẩu và sản xuất dầu ăn, sử dụng trong sản xuất bánh kẹo và bữa ăn gia ñình.... Cây lạc còn là cây trồng có vai trò cải tạo ñất, cũng là cây có khả năng tạo tính ña dạng hóa cho sản xuất nông nghiệp bằng các hình thức trồng thuần, trồng xen canh, trồng gối vụ nhằm nâng cao hiệu quả sản suất nông nghiệp và che phủ bảo vệ ñất chống xói mòn rửa trôi. Ở Việt Nam, diện tích trồng lạc ñạt khoảng 0,27 triệu ha, trong số 25 nước trồng lạc ở châu Á, Việt Nam ñứng thứ 5 về sản lượng nhưng năng suất còn thấp. Năng suất lạc ở Việt Nam thấp hơn nhiều so với các nước có mức năng suất bình quân cao. Năm 2000, năng suất lạc bình quân của Viêt Nam (1,8 tấn/ha), bằng 65% năng suất lạc bình quân của Trung Quốc (2,8 tấn/ha), trong khi ñó nhiều trang trại ở Hàn Quốc ñã ñạt năng suất trên 6 tấn/ha (Ngô Thế Dân,2000).[4] Trong thâm canh cây lạc, ngoài những yếu tố như giống, kỹ thuật canh tác…thì bón phân là một biện pháp kỹ thuật không chỉ có tác dụng lớn tới năng suất, phẩm chất mà còn là khâu ñầu tư có ảnh hưởng quyết ñịnh tới hiệu quả trồng trọt, ñặc biệt khi trồng lạc trên ñất bạc màu. Cây lạc cùng một lúc hút nhiều chất dinh dưỡng từ ña lượng (N, P, K), trung lượng (Ca, Mg, S) ñến vi lượng (B, Mo…) theo một tỷ lệ cân ñối và xác ñịnh (nhu cầu cân ñối dinh dưỡng). Vì vậy ñể cây lạc phát triển khoẻ mạnh, cho năng suất cao, phẩm chất tốt, ngoài ñạm, lân, kali, tuỳ theo khả năng cung cấp dinh dưỡng của ñất, cần quan tâm cung cấp ñủ các chất dinh dưỡng thiết yếu theo yêu cầu của cây - hay còn gọi là bón phân cân ñối nhờ ñó mà nâng cao hiệu quả phân bón, giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập và lợi nhuận cho người sản xuất, ñồng thời ổn ñịnh ñộ phì nhiêu ñất và giảm thiểu khả năng ảnh hưởng xấu của phân bón tới môi trường, tạo cơ sở rất quan trọng cho việc phát triển sản xuất lạc bền vững. ðất bạc màu là loại ñất nghèo các chất dinh dưỡng nhưng có diện tích lớn và tiềm năng trồng nhiều loại cây khác nhau, trong ñó có cây lạc. Vì vậy ñể ñảm bảo sản xuất lạc cho hiệu quả cao cũng như ñể ñảm bảo việc bón phân cân ñối trên ñất bạc màu rất cần bón thêm các chất dinh dưỡng khác ngoài N, P, K. Tuy nhiên trong thực tế sản xuất người trồng lạc thường chỉ quan tâm bón các loại phân N, P, K mà chưa quan tâm tới nhu cầu về các chất dinh dưỡng thiết yếu khác. Vì vậy cần thông qua nghiên cứu trong ñiều kiện sinh thái cụ thể (ñất ñai) ñể xác ñịnh nhu cầu và hiệu lực của các chất dinh dưỡng thứ cấp nêu trên. Xuất phát từ mục tiêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài: “Nghiên cứu hiệu lực của một số nguyên tố trung, vi lượng cho cây lạc trên ñất bạc màu tại Vĩnh Phúc” 1.2. Mục ñích, yêu cầu 1.2.1. Mục ñích Tìm hiểu hiệu lực của một số chất dinh dưỡng trung, vi lượng ñối với cây lạc (trên nền phân N, P, K), từ ñó xác ñịnh công thức bón phân hiệu quả và hợp lý cho cây lạc trên ñất bạc màu. 1.2.2. Yêu cầu ðánh giá ñược tác dụng của từng chất Ca, Mg, S, Mo, B và hỗn hợp chung (trên nền N, P, K) tới sinh trưởng, sâu bệnh hại, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất, một số chỉ tiêu chất lượng sản phẩm cây lạc trên ñất bạc màu. 1.3 Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn của ñề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học Góp phần xác ñịnh công thức bón phân cân ñối cho cây lạc trên ñất bạc màu nhằm phát huy tối ña hiệu quả phân bón và hiệu quả của trồng lạc. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Góp phần hoàn thiện kỹ thuật thâm canh lạc trên ñất bạc màu. - Tạo cơ sở cho việc sản xuất các phân ña yếu tố chuyên dùng cho cây lạc trên ñất bạc màu giúp người nông dân có thể bón phân cân ñối một cách ñơn giản và hiệu quả. 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới và ở Việt Nam 2.1.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới Cây lạc có nguồn gốc từ Nam Mỹ, nhưng hiện nay ñược phân bố rộng trong phạm vi từ 400 vĩ ñộ Bắc ñến 40o vĩ ñộ Nam. Trên thế giới có hơn 100 nước trồng lạc, trong ñó các nước sản xuất lạc chính gồm: Ấn ðộ, Trung Quốc, Nigeria, Indonesia, Sudan và Mỹ, chiếm 96% diện tích lạc toàn cầu [26]. Thống kê của FAO 2006 cho thấy, châu Á là nơi có diện tích trồng lạc lớn nhất thế giới với 55,9% diện tích và sản lượng chiếm 68,1% toàn cầu. Ấn ðộ là nước có diện tích trồng lạc lớn nhất thế giới (5,8 triệu ha) nhưng năng suất bình quân thấp (0,85 tấn/ha), chỉ có thể ñáp ứng ñược nhu cầu nội ñịa, lượng xuất khẩu không lớn. Trung Quốc là nước ñứng thứ hai sau Ấn ðộ về diện tích trồng lạc (47,2 triệu ha) và ñứng ñầu thế giới về sản lượng lạc (14,4 triệu tấn). Hiện nay, nước này ñã có trên 60 viện, trường và trung tâm nghiên cứu triển khai các hướng nghiên cứu trên cây lạc [4]. Cùng sự phát triển của ngành công nghiệp ép dầu ñã thúc ñẩy thị trường xuất nhập khẩu lạc trên thế giới phát triển. Các thị trường nhập khẩu lạc nhiều nhất là Châu Âu, Nhật Bản và Canada thuộc những nước có khí hậu lạnh. Trong các cây trồng làm thực phẩm cho con người, lạc là cây có một vị trí rất quan trọng, nhu cầu sử dụng và tiêu thụ lạc ngày càng tăng trên thế giới hiện nay, ñã và ñang khuyến khích nhiều nước ñầu tư phát triển sản xuất lạc với quy mô ngày càng mở rộng. Nhờ áp dụng những thành tựu khoa học trong sản xuất ñã ñem lại những bước phát triển vượt bậc về năng suất và sản lượng lạc trên thế giới. Theo thống kê của FAO trong năm 2006, tổng diện tích trồng lạc trên thế giới là 22,23 triệu ha, tổng sản lượng là 47,76 triệu tấn lạc vỏ với năng suất trung bình là 2,14 tấn/ha. Bảng 2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng lạc trên thế giới trong những năm gần ñây Chỉ tiêu Năm Diện tích (triệu ha) Tổng sản lượng (triệu tấn) Năng suất (tấn/ha) 2000 23,32 34,94 1,49 2001 23,01 36,10 1,56 2002 22,74 32,95 1,44 2003 22,84 36,24 1,58 2004 23,58 36,33 1,54 2005 23,59 51,30 2,17 2006 22,23 47,76 2,14 (Nguồn: FAO 2007) Từ năm 2000 trở lại ñây diện tích trồng lạc trên thế giới không có biến ñộng lớn. Về năng suất và sản lượng thì năm 2005, ñược coi là năm tăng trưởng vượt trội về sản lượng và năng suất (sản lượng ñạt 51,3 triệu tấn và năng suất bình quân ñạt 2,17 tấn/ha). 2.1.2. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam Ở nước ta hiện nay, diện tích lạc chiếm 28% diện tích cây công nghiệp hàng năm, tập trung chủ yếu ở 4 vùng lớn trong cả nước là: Bắc Trung Bộ chiếm diện tích lớn nhất ñạt 82.600 ha, ðông Nam Bộ ñứng thứ 2 (42.000 ha), tiếp ñến là ðông Bắc Bộ (37.000 ha) và ðồng Bằng Sông Hồng ñứng thứ tư với 3.600 ha.[3 ] Theo thống kê năm 2005, Việt Nam có diện tích trồng lạc ñứng thứ 12, sản lượng ñứng thứ 9 thế giới, năng suất ñứng thứ 4 trong số 15 nước có diện tích trồng lạc lớn. Năm 2006, trên cả nước tổng diện tích cây lạc ñạt 0,24 triệu ha, tổng sản lượng 0,45 triệu tấn và năng suất bình quân ñạt 1,74 tấn/ha. Mặc dù diện tích, năng suất và sản lượng ở nước ta trong những năm gần ñây có tăng nhưng năng suất lạc của nước ta xếp vào loại thấp so với các nước trong khu vực. Năng suất bình quân năm 2005 ñạt 1,74 tấn/ha, chỉ bằng khoảng 60% so với Trung Quốc và bằng 26,3% so với Israell là nước dẫn ñầu thế giới về năng suất lạc (bảng 2.2): Bảng 2.2. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc ở Việt Nam trong những năm gần ñây Năm Diện tích (1000 ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (1000 tấn) 2000 244,90 1,45 355,30 2001 241,40 1,46 352,80 2002 246,80 1,61 397,00 2003 250,00 1,66 417,50 2004 254,60 1,79 462,00 2005 260,00 1,74 453,00 2006 244,10 1,74 453,00 (Nguồn: Tổng cục thống kê - 2007) Có nhiều nguyên nhân làm hạn chế năng suất lạc ở Việt Nam, trong ñó phải kể ñến chưa coi trọng thâm canh, giống chưa tốt, các yếu tố ñất ñai, ánh sáng, nhiệt ñộ…cũng ảnh hưởng rất lớn ñến năng suất lạc. So với các năm 80 của thế kỷ 20, năng suất lạc bình quân ñạt chỉ ñạt 0,8 tấn /ha, thấp hơn của thế giới là 1,2 tấn/ha, ñến năm 2006 năng suất bình quân ñạt 1,74 tấn/ha, vượt lên năng suất bình quân của thế giới (1,56 tấn/ha). [4] 2.2. Vai trò của sản xuất lạc 2.2.1. Vai trò trong trồng trọt của cây lạc Lạc là cây trồng có nhiều ý nghĩa, nhất là ñối với các nước nghèo vùng nhiệt ñới. Ngoài giá trị kinh tế của lạc ñối với công nghiệp ép dầu, công nghiệp thực phẩm và chăn nuôi, lạc còn có ý nghĩa to lớn ñối với việc cải tạo ñất do khả năng cố ñịnh N của nó. Rễ lạc có thể tạo các nốt sần do vi sinh vật cộng sinh cố ñịnh N hình thành, ñó là Rhizocbium vigna. Rhizocbium vigna có thể tạo thành nốt sần ở rễ một số loại cây họ ñậu nhưng với lạc thì tạo ñược nốt sần lớn và khả năng cố ñịnh N cao hơn cả. Theo nhiều tác giả, lượng N cố ñịnh của lạc có thể ñạt 70 - 110 kg N/ha/vụ. Chính nhờ khả năng cố ñịnh này mà hàm lượng protein ở hạt và các bộ phận khác của cây cao hơn nhiều loại cây trồng khác. Cũng nhờ khả năng cố ñịnh N này, sau khi thu hoạch lạc thành phần hoá tính của ñất trồng ñược cải thiện rõ rệt, lượng N trong ñất tăng và khu hệ vi sinh vật háo khí trong ñất ñược tăng cường có lợi ñối với các cây trồng sau, nhất là ñối với các loại cây trồng cần sử dụng nhiều N. [ 1][6] [8] 2.2.2. Vai trò trong thực phẩm của cây lạc Bộ phận sử dụng chủ yếu của lạc là hạt. Hạt lạc từ lâu ñã ñược sử dụng làm thực phẩm cho người. Với hàm lượng dầu cao, hạt lạc là loại hạt có dầu quan trọng. Thành phần sinh hoá trong hạt lạc bao gồm: Nước 8 – 10%; dầu thô (lipit) 40 - 60%; protein thô 26 - 34%; gluxit 6 - 22%; xenlulô 2 - 4,5%. Như vậy, giá trị dinh dưỡng chủ yếu của hạt lạc là lipit và protein. Trong công nghiệp ép dầu, người ta thu ñược hai sản phẩm chính là dầu và khô dầu – toàn bộ protein của hạt lạc nằm ở khô dầu. Dầu lạc ñược sử dụng làm dầu thực phẩm, dầu lạc tinh luyện có màu trong, hơi vàng. Thành phần dầu lạc chủ yếu là axit béo chưa no, chiếm khoảng 80%, còn lại khoảnh 20% axit béo no. [1]. So với ñậu tương, hướng dương, axit béo Oleic trong dầu lạc cao gần gấp 3 lần, ñạt 61%. So với ñậu tương, lạc có ít hơn nhiều các loại Oligosaccharit tạo khí raffinoza, Stachyoza và verhascoza nên khi tiêu hoá lạc, vấn ñề ñầy hơi ít khi xảy ra [4]. Cũng theo ðoàn Thị Thanh Nhàn và cs [1] , trong thành phần của dầu lạc còn có cacbua hydro thơm (C15H30 và C19H38) với hàm lượng khoảng 1,8 mg/1 tấn dầu, gây mùi thơm ñặc trưng của lạc. Các vitamin hoà tan trong dầu B1 (thiamin), B2 (riboflavin), PP (axit nicotinic), vitamin E và F. Dầu lạc hầu như không có vitamin A, C, K. 90-95% protein của lạc là 2 loại globulin: Arachin (chiếm 2/3) và conarachin (chiếm1/3) hợp thành. Conarachin hơn hẳn arachin về mặt dinh dưỡng và có hàm lượng metionin nhiều gấp 3 lần. Protein lạc có ñủ 8 axitamin không thể thay thế, bao gồm Lycin, Triptophan, Phenylalamin, Metionin, Treonin, Loxin, Izoloxin, Valin. Về mặt cung cấp năng lượng, do hạt lạc có hàm lượng dầu cao nên năng lượng cung cấp rất lớn. Theo ðoàn Thị Thanh Nhàn và cs, trong 100 g hạt lạc, cung cấp 590 Cal trong khi trị số này ở hạt ñậu tương là 411, gạo tẻ – 353; thịt lợn nạc – 286; trứng vịt – 189 và cá chép – 99. Do giá trị dinh dưỡng của lạc, từ lâu loài người ñã sử dụng lạc như một nguồn thực phẩm quan trọng; sử dụng trực tiếp (luộc quả non, quả già, rang, nấu canh…), ép dầu ñể làm dầu ăn và khô dầu ñể chế biến nước chấm và các mặt hàng thực phẩm khác. Gần ñây, nhờ công nghiệp thực phẩm phát triển, người ta ñã chế biến nhiều mặt hàng thực phẩm có giá trị từ lạc như lạc rút dầu, bơ lạc, chao, phomat lạc, sữa lạc…ñược sử dụng nhiều ở các nước phát triển. Do có hàm lượng ñáng kể hydrat cacbon thơm, các sản phẩm chế biến từ lạc có hương vị rất ñặc biệt, rất hấp dẫn [9] 2.2.3. Vai trò trong chăn nuôi của cây lạc Giá trị làm thức ăn chăn nuôi của lạc ñược rất ña dạng, khô dầu lạc, thân lá cây lạc và các phế liệu khác của cây lạc ñều có thể ñể làm thức ăn cho chăn nuôi. Hiện nay, sản lượng khô dầu lạc trên thế giới ñứng hàng thứ 3 trong các loại khô dầu thực vật dùng trong chăn nuôi (sau khô dầu ñậu tương và bông) và ñóng vai trò quan trọng ñối với việc phát triển ngành chăn nuôi. Khô dầu lạc có thành phần dinh dưỡng tương ñương với các loại khô dầu khác. Kết quả nghiên cứu ở Trung Quốc cho thấy [1], khô dầu lạc có protein dễ tiêu ñạt 46,7 %, lipít dễ tiêu 6,3 % cao hơn nhiều so với khô dầu ñậu tương (protein dễ tiêu 40,7 %, lipit 4,6%). Ngoài ra, khô dầu lạc còn có Gluxit ở mức khá nên trong khẩu phần thức ăn gia súc khô dầu lạc có thể chiếm tới 25 - 30%. Cùng với lượng củ khi thu hoạch, cây lạc còn có lượng thân lá tươi thường ñạt 5 - 15 tấn/ha, ñây là nguồn thức ăn xanh có thể dùng cho chăn nuôi ñại gia súc. Vì thành phần dinh dưỡng của thân lá lạc không kém các loại cỏ chăn nuôi dùng cho chăn nuôi trâu, bò sữa và gia súc khác. Theo Chiêm Anh Hiền (1961) thân lá lạc có hàm lượng Protein 11,75% - lipít 1,84 % - Gluxit 46,95%, tương ñương với cỏ ba lá và cỏ mục túc [1]. Do có giá trị làm thức ăn chăn nuôi cao của thân lá lạc mà trước ñây, một số nước như Hoa Kỳ trồng lạc ñể lấy chất xanh cho chăn nuôi ñại gia súc. Tuy nhiên ngày nay người ta thường kết hợp thu hoạch quả, còn chất xanh chỉ là sản phẩm phụ. Vỏ củ lạc chiếm khoảng 25-35% trọng lượng củ. Trong chế biến thực phẩm, người ta thường tách hạt khỏi vỏ củ, vỏ củ trở thành sản phẩm phụ, dùng ñể nghiền thành cám dùng cho chăn nuôi nuôi lợn, gà vịt công nghiệp ñều rất tốt. Do cám vỏ củ lạc có thành phần dinh dưỡng cao hơn cám gạo vì cám vỏ củ lạc có protein dễ tiêu ñạt 2,6% gần gấp ñôi cám gạo (1,4%) và lipít dễ tiêu ñạt 1,8% gấp ñôi cám gạo (0,9%)[1]. Như vậy, từ lạc người ta có thể sử dụng khô dầu, thân lá xanh và cả cám vỏ quả lạc ñể làm thức ăn gia súc, góp phần quan trọng trong việc phát triển chăn nuôi. Cùng với quá trình phát triển của ñất nước, cây lạc là một trong những cây có tiềm năng phát triển lớn. Theo quy hoạch chuyển ñổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp cả nước ñến năm 2010 và tầm nhìn 2020, diện tích trồng lạc ñạt khoảng 450 ngàn ha, chủ yếu tập trung ở Duyên Hải Miền Trung, ðông Nam Bộ, Trung Du và miền núi phía Bắc. ðể ñạt ñược mục tiêu quan trọng này cần phải có sự ñóng góp to lớn của các yếu tố: chọn tạo các bộ giống mới, chống chịu tốt, cho năng suất cao; áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiến bộ, hợp lý trong canh tác trên ñồng ruộng; ñảm bảo vệ sinh môi trường và giảm chi phí sản xuất. ðây là hướng ñi cần các nhà khoa học giải quyết trong thời gian tới. 2.3. Yêu cầu sinh thái của cây lạc Lạc là cây trồng nhiệt ñới và á nhiệt ñới nên có thể trồng trong phạm vi ñiều kiện sinh thái khá rộng tuy nhiên cây lạc phát triển thuận lợi trong khoảng nhiệt ñộ từ 240C ñến 330C và có phản ứng trung tính với ánh sáng. Cây thích hợp với ñiều kiện bán khô hạn, nhưng nước là yếu tố ngoại cảnh có ảnh hưởng rất lớn ñến năng suất, ñặc biệt ở thời kỳ sinh trưởng sinh thực (STST). Tuy lạc ñược coi là cây trồng chịu hạn, song lạc chỉ có khả năng chịu hạn ở một giai ñoạn nhất ñịnh vì vậy trong thực tế trồng lạc hiện nay thường áp dụng kỹ thuật che phủ nilon ñể khắc phục hiện tượng thiếu nước, ñồng thời mang lại nhiều lợi ích khác cho cây lạc [17]. Cây lạc không ñòi hỏi ñất ñai nghiêm ngặt, có thể trồng ñược trên nhiều loại ñất khác nhau có pH 5 - 8, lạc thường ñược trồng trên các vùng ñất: cát ven biển, ñất bạc màu, ñất xám, ñất ñỏ bazan, ñất dốc tụ miền núi và ñất phù sa. Cây lạc cho năng suất cao nhất trên ñất thịt nhẹ, cát pha, có kết cấu viên tơi xốp, có khả năng giữ nước và thoát nước tốt, có pH 5,5 - 6,5. [10] Do ñặc ñiểm sinh lý của lạc, ñất trồng lạc phải luôn tơi xốp ñể thoả mãn một số yêu cầu cơ bản của cây lạc: Rễ phát triển mạnh cả về chiều sâu và chiều ngang; ñủ ôxy cho vi sinh vật nốt sần hoạt ñộng cố ñịnh ñạm; tia quả ñâm xuống ñất dễ dàng; dễ thu hoạch…trong ñó, yêu cầu ñâm tia và phát triển quả là yêu cầu ñặc thù của lạc. Tia quả ñâm vào ñất với lực khoảng 3 - 4 g/cm2, do ñó ñất dí dẽ hoặc khô cứng sẽ trở ngại lớn cho quá trình ñâm tia và hình thành quả.[6] 2.4. ðặc ñiểm sinh lý, dinh dưỡng của cây lạc 2.4.1 ðặc ñiểm sinh trưởng, phát triển của cây lạc Theo Nguyễn Như Hà [10], trong quá trình sinh trưởng, cây lạc trải qua các thời kỳ sau: mọc, cây con, ra hoa – làm hạt và chín. Thời kỳ mọc, bắt ñầu lạc hút nước rồi nảy mầm thành cây con. Vì vậy thời kỳ này cần chú ý ñiều chỉnh ẩm ñộ ñất và nhiệt ñộ ñất cho thích hợp ñể ñạt tỷ lệ nẩy mầm cao. Thời kỳ cây con, từ khi cây mọc ñến khi cây nở hoa ñầu tiên, còn gọi là thời kỳ sinh ttrưởng sinh dưỡng, thường kéo dài 25 – 40 ngày. Cây lạc bắt ñầu phân hoá mầm hoa rất sớm, ngay từ khi có 2 - 3 lá thật. Thời kỳ này ñòi hỏi ñảm bảo ñủ dinh dưỡng và ñộ ẩm ñể cây phát triển bộ rễ và phát triển cơ quan dinh dưỡng trên mặt ñất. Thời kỳ ra hoa – làm hạt, từ khi hoa nở rộ, thụ tinh thành tia củ (quả) rồi ñâm xuống ñất, phát triển thành củ và hạt. Thời kỳ này diễn ra khoảng 30 – 40 ngày, cây lạc ñã bước vào thời kỳ sinh trưởng sinh thực, nhưng vẫn cần tiếp tục phát triển các cơ quan sinh trưởng (rễ, thân, cành, lá) rất mạnh do mới chỉ ñạt 20 – 25% tổng khối lượng vì vậy, thời kỳ này cây lạc cần ñược cung cấp ñầy ñủ dinh dưỡng và các yếu tố khác nhằm tạo ñiều kiện cho cây lạc sinh trưởng dinh dưỡng sớm, mạnh và ra hoa tập trung ñể tia hình thành quả mà không bị lốp. Trong kỹ thuật trồng lạc cần quan tâm tạo sự cân ñối giữa sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực. Ở thời kỳ này trên cơ sở tạo ñiều kiện thuận lợi cho sinh trưởng dinh dưỡng ở giai ñoạn ñầu, ñồng thời phải tạo ñiều kiện cho lạc ra hoa tập trung trong khoảng 10 - 15 ngày làm cơ sở quan trọng cho ñạt năng suất lạc cao. Thời kỳ chín, từ khi hạt ñịnh hình ñến khi hạt chín hoàn toàn. ðây là thời kỳ tích luỹ chất khô vào quả, ñồng thời giảm sinh trưởng sinh dưỡng. Thời kỳ này kéo dài khoảng 30 - 40 ngày trước thu hoạch. Nếu sinh trưởng sinh dưỡng ở thời kỳ này còn quá lớn thì sẽ dẫn ñến làm cây lạc bị lốp ñổ, giảm năng suất [9]. Cây lạc có thời gian sinh trưởng khoảng 100 - 130 ngày tuỳ theo giống và ñiều kiện canh tác. Trong quá trình sinh trưởng của cây, có giai ñoạn vừa sinh trưởng dinh dưỡng vừa sinh trưởng sinh thực. Củ lạc là quả của cây lạc, có quá trình hình thành phức tạp, ñược bắt ñầu từ việc ra hoa, thụ phấn và thụ tinh trên mặt ñất thành tia quả, rồi nhanh chóng ñâm xuống ñất ở ñộ sâu 3 - 7 cm và phình ra theo chiều ngang mà thành củ (quả). Cây lạc ra hoa từ 30 - 45 ngày sau khi gieo và kéo dài vài tuần, quá trình hình thành quả và hạt kéo dài. Trong kỹ thuật trồng lạc, phải tạo ñiều kiện cho lạc ra hoa tập trung (thời kỳ ra hoa rộ chỉ khoảng 10 - 15 ngày) và tạo ñiều kiện thuận lợi ñể tia quả phát triển. 2.4.2 ðặc ñiểm hệ rễ của cây lạc Rễ lạc là rễ cọc gồm một rễ chính ăn sâu và các rễ bên phát triển. Trong ñiều kiện thuận lợi rễ chính có thể ăn sâu 1 m nhưng ñại bộ phận rễ phân bố ở tầng mặt 0 - 30 cm. Bộ rễ lạc có cấu tạo ñặc biệt: không có lông hút mà nhu mô vỏ của các rễ bên trực tiếp hút nước và dinh dưỡng, nên có khả năng hút dinh dưỡng từ môi trường nghèo. ðặc ñiểm quan trọng của bộ rễ cây lạc là có khả năng hình thành nốt sần với sự xâm nhập của vi khuẩn Rhizobium vigna. Nhờ có nốt sần mà rễ lạc có khả năng cố ñịnh nitơ khí quyển ñể tạo thành NH3 dưới tác dụng của men Nitrogenaza do vi khuẩn tiết ra. Do có những ñặc ñiểm này mà lạc ñược xem như một cây trồng cải tạo ñất rất tốt trong hệ thống xen canh cũng như luân canh, ñặc biệt là cải tạo ñất mới khai hoang, phủ xanh ñất trống ñồi trọc. Nốt sần ở lạc chỉ ñược tạo nên khi có vi khuẩn Rh.Vigna cộng sinh với rễ. Trong ñiều kiện không trồng lạc, vi khuẩn vẫn tồn tại trong ñất, sống nhờ vào sự phân giải xác thực vật. Khi trồng lạc, bộ rễ phát triển ñến một mức ñộ nhất ñịnh (4 - 5 lá thật) rễ sẽ tiết ra các chất hấp dẫn như: axit Uronic, glactoza… khiến cho vi khuẩn xâm nhập qua màng lông hút, qua biểu bì sau ñó vi khuẩn vào bên trong nội bì và chúng sản sinh tại ñó. ðồng thời, hoạt ñộng sống của chúng tiết ra các chất làm cho tế bào phân chia không bình thường tạo nên các u nhỏ gọi là nốt sần vì vậy tạo khả năng cố ñịnh ñạm và tự túc phần lớn nhu cầu ñạm cho cây lạc. So với 1 số cây họ ñậu ngắn ngày khác thì nốt sần ở lạc hình thành muộn hơn, khoảng 25 - 30 ngày sau khi gieo, khi cây lạc có 4 - 5 lá thật, nốt sần tập trung phần lớn ở vùng gốc rễ. Lượng nốt sần tăng trong quá trình sinh trưởng của cây lạc và ñạt cực ñại vào thời kỳ hình thành quả và hạt lạc. Trong khoảng thời kỳ chín ñến khi thu hoạch phần lớn nốt sần già, bị vỡ và rụng [10]. 2.4.3. Nhu cầu các chất dinh dưỡng ña lượng của cây lạc 2.4.3.1. Nhu cầu ñạm (N) của cây lạc ðạm là yếu tố dinh dưỡng có tác dụng rất lớn ñối với sự sinh trưởng phát triển thân, lá, cành của cây lạc và số củ, số hạt, trọng lượng hạt trong củ nên có ảnh hưởng lớn ñến năng suất của cây lạc. ðạm còn có ảnh hưởng quan trọng tới hàm lượng protein trong hạt của cây lạc. ðặc biệt N còn cần thiết cho vi sinh vật cố ñịnh ñạm phát triển, tạo nhiều nốt sần hữu hiệu và khả năng cố ñịnh ñạm - tự ñảm bảo phần khá lớn ñạm (50 - 70% tổng nhu cầu).[1] Vì vậy thiếu N cây lạc sinh trưởng kém, lá vàng, chất khô tích luỹ bị giảm, số quả và trọng lượng quả ñều giảm. ðặc biệt thiếu N vào thời kỳ sinh trưởng cuối gây ảnh hưởng rất xấu, thiếu N nghiêm trọng ở thời kỳ này dẫn ñến việc cây ngừng phát triển quả và hạt. ðể tạo 1 tấn củ, cây lạc hút 60 - 67 kgN/ha Thời kỳ cây lạc hút N nhiều nhất là thời kỳ ra hoa - làm hạt. Thời kỳ này chỉ chiếm 25% thời gian sinh trưởng của lạc nhưng hấp thu tới 40 - 45% tổng nhu cầu N của cây lạc [10 ]. Bảng 2.3. Lượng dinh dưỡng cây lạc hút ñể tạo 1 tấn củ Loại dinh dưỡng N (kg) P2O5 (kg) K2O (kg) CaO (kg) MgO (kg) S (kg) Số lượng 60-67 14-16 27-41 9-27 8-17 17 Nguồn:Nguyễn Như Hà,2006 Bảng 2.4. ðộng thái hút các chất dinh dưỡng của cây lạc Tỷ lệ dinh dưỡng cây hút so với tổng lượng hút (%) Giai ñoạn sinh trưởng N P2O5 K2O MgO CaO Cây non 10 10 19 11 10 Ra hoa tạo hạt 42 39 53 48 53 Chín 48 51 28 41 37 Nguồn: Nguyễn Như Hà, 2006 2.4.3.2. Nhu cầu lân (P2O5) của cây lạc ðối với cây lạc lân còn ñóng vai trò quan trọng việc cố ñịnh N và tổng hợp lipit ở hạt trong thời kỳ chín nên làm cho hàm lượng dầu trong hạt tăng lên rõ rệt. ðối với quá trình cố ñịnh N, lân có trong thành phần của chất cao năng lượng ATP và chuyển hoá năng lượng cho hoạt ñộng cố ñịnh ñạm. Lân cũng có tác dụng kéo dài thời kỳ ra hoa, tăng tỷ lệ hoa có ích và khả năng chịu hạn, chống chịu sâu bệnh hại cho cây lạc. Cây lạc thiếu lân, có bộ rễ kém phát triển, hoạt ñộng cố ñịnh N giảm, vì chất ATP cung cấp năng lượng cho hoạt ñộng của vi sinh vật cố ñịnh N giảm. ðể tạo 1 tấn củ, cây lạc hút 14 - 16 kg P2O5/ha Mặc dù cây lạc hút lân trong suốt quá trình sinh trưởng, nhưng lạc hút lân nhiều nhất ở giai ñoạn từ ra hoa ñến hình thành hạt. Trong giai ñoạn này cây lạc hút tới 45% tổng nhu cầu lân của cây. Sự hút lân giảm rõ rệt ở thời kỳ chín. [10 ]. 2.4.3.3 Nhu cầu Kali (K) của cây lạc Vai trò quan trọng nhất của Kali là xúc tiến quang hợp và sự phát triển của cây và quả. Ngoài ra, K còn làm tăng cường mô cơ giới, tăng tính chống ñổ của cây. K cũng có tác làm tăng khả năng chịu hạn và ñặc biệt khả năng chống chịu sâu bệnh hại cho cây lạc. [7]. Thiếu K thân cây lạc chuyển thành màu ñỏ sẫm, còn lá chuyển màu xanh nhạt. Tác hại lớn nhất của thiếu K là làm cây bị lùn, khả năng quang hợp và hấp thụ N giảm rõ rệt, tỷ lệ quả 1 hạt tăng, trọng lưọng hạt giảm và năng suất lạc giảm rõ rệt. ðể tạo 1 tấn củ, cây lạc hút 27 - 41 kg K2O/ha. Cây lạc hút kali tương ñối sớm, có tới 60% nhu cầu K của cây ñược hấp thụ trong thời kỳ ra hoa - làm hạt. Thời kỳ chín, nhu cầu K củ cây lạc hầu như không ñáng kể (chỉ chiếm 5 - 7% tổng nhu cầu kali) [10]. 2.4.4.4. Nhu cầu Canxi (Ca) của cây lạc. Canxi có ảnh hưởng ñến việc hình thành màng tế bào do có tác dụng kết tủa các axit pectic làm ổn ñịnh màng sơ cấp của tế bào cây. Cation Ca2+ ñối kháng với nhiều cation khác như Mg++, K+, NH4+... nên có tác dụng hạn chế sự xâm nhập quá mức của các cation ñó và._.o tế bào cây. Vì vậy, khi thiếu Ca++ cây dễ bị ngộ ñộc các nguyên tố vi lượng, bón vôi làm thay ñổi pH môi trường có tác dụng kết tủa các nguyên tố vi lượng (trừ Mo) nên có thể giải ñộc các nguyên tố vi lượng cho cây. Ca cần thiết cho việc hình thành hệ thống rễ của cây, thiếu Ca có ảnh hưởng xấu ñến việc tạo thành các rễ bên và lông hút của bộ rễ cây. Ca cũng cần cho việc trao ñổi chất và vận chuyển chất gluxit ở trong cây, khi thiếu Ca cây khó ñồng hoá nitrat và có hiện tượng tích luỹ chất gluxit trong tế bào mà không ñược vận chuyển về các bộ phân dự trữ. Ca làm giảm ñộ thấm của màng tế bào và việc hút nước của cây, ñồng thời tăng việc thoát hơi nước nên tạo khả năng chịu úng tạm thời cho cây. [10]. Cây hút canxi dưới dạng Ca2+ hoà tan trong nước. Khả năng hút Ca2+ của cây thường rất kém, bởi vì Ca2+ chỉ ñược hấp thu qua phần ñầu của các lông hút. Vì vậy dù Ca2+ có trong dung dịch ñất thường lớn hơn 10 lần K+ nhưng lượng Ca2+ cây hút nhỏ hơn K+. Do tính ñối kháng nên các ion NH4+, K+, Mn2+ và Al3+ làm cản trở ñến việc hút Ca2+ của cây. Nhưng NO3- lại làm tăng quá trình hút Ca2+ của cây. [2]. Cây trồng hàng năm lấy ñi một lượng Ca ñáng kể, trung bình 50 - 80 kg CaO/ha/vụ. Cây trồng thường hút một lượng lớn Ca ở các giai ñoạn tăng trưởng mạnh, nhu cầu Ca ñặc biệt quan trọng khi cây còn non. Cây lạc có nhu cầu canxi khá cao do yêu cầu ñể tạo ra các chất lipit và protit cao của cây. Không những vậy canxi cùng với magiê còn có tác dụng ngăn ngừa sự tích luỹ nhôm và các cation gây ñộc khác, tạo ñiều kiện thuận lợi cho vi khuẩn nốt sần hoạt ñộng nên làm tăng nguồn ñạm cho cây, tạo thuận lợi cho việc ñồng hoá ñạm nên còn có tác dụng chống lốp ñổ. Vì vậy Ca có ảnh hưởng lớn ñến năng suất và chất lượng hạt. ðể tạo 1 tấn củ, cây lạc hút 9 - 27 kg CaO/ha. [10]. Trong cây, Ca tập trung chủ yếu ở lá (80 - 90% tổng lượng Ca cây hút), Ca tạo thành Pectat canxi cần thiết ñối với sự phân chia tế bào. Ca ít di ñộng trong cây, và hàm lượng Ca ở các bộ phận của cây phụ thuộc vào sự cung cấp Ca ở thời ñiểm bộ phận ñó hình thành. Canxi là chất dinh dưỡng cây lạc cần nhiều hơn cả lân (gấp 2 - 3 lần) và rất ñược coi trọng trong trồng lạc, năng suất lạc cao có liên quan chặt với hàm lượng Ca cao trong lá (>2%). Trước khi tia ñâm vào ñất, Ca hấp thu từ rễ ñược vận chuyển tới các bộ phận của cây, kể cả hoa và tia ñang phát triển. Nhưng sau khi tia quả ñâm vào ñất và phát triển quả, Ca từ rễ không ñược vận chuyển tới tia quả nữa mà ñể hình thành và phát triển quả, tia phải trực tiếp hút Ca từ ñất (Wander, 1944; Bledsoe, 1966). Vì vậy sau khi tia quả ñâm vào ñất, nó trực tiếp hút Ca ñể phát triển củ nên cần có Ca tại vùng ñất hình thành củ. [1] Thiếu Ca làm rễ chậm phát triển, thiếu nhiều, ñầu rễ ngừng phát triển trở nên rất ngắn giống như bị chặt, thiếu trầm trọng rễ cây sẽ chết từ ñầu rễ. Thiếu Ca rễ còn có biểu hiện phân nhánh liên quan ñến sự phát triển của rất nhiều rễ nhỏ mới cách các ñỉnh chết của mô rễ sống. Nếu thiếu Ca nhiều thì mới ảnh hưởng ñến các cơ quan trên mặt ñất, làm chậm phát triển, lá nhỏ, tạo các vết hoại thư. Các lá non của cây mới trồng thường bị ảnh hưởng trước hết, chúng bị biến dạng, nhỏ và có màu xanh lụa sẫm không bình thường. Lạc ra lá nhanh hơn, lá non trên ngọn không nở lớn, lá chuyển màu trắng và lan dần từ ngọn xuống dưới; thiếu trầm trọng có thể làm cây chết khô. Thiếu Ca làm cho quả lép nhiều ngoài nguyên nhân do ñất thiếu canxi còn có thể do ảnh hưởng xấu của việc bón phân khoáng không hợp lý hay thời tiết bất thuận cho việc hút Ca của cây lạc [18]. 2.4.3.5. Nhu cầu Magiê (Mg) của cây lạc Mg tham gia cấu thành diệp lục nên có vai trò trong quá trình quang hợp và tổng hợp các chất gluxit trong cây vì vậy Mg cần thiết cho mọi cây, ñặc biệt là các cây trồng lấy hydratcacbon hay gluxit (củ cải ñường, mía...). Cây lấy ñường thiếu Mg có vị ngọt giảm, thuốc lá thiếu Mg làm hàm lượng các hydratcacbon tan trong nước giảm, cháy kém [7]. Nồng ñộ Mg giữ cho pH trong các bộ phận khác nhau của tế bào cây, ở phạm vi thích hợp với hoạt ñộng sinh lý của các bộ phận này. pH ở các bộ phận khác nhau của tế bào liên quan ñến nồng ñộ Mg ở ñó. Ví dụ ở lục lạp pH = 6,5 - 7,7 nồng ñộ Mg cao còn ở không bào pH = 5,6 - 6,0 - nồng ñộ Mg thấp hơn nhiều. Mg cần thiết cho quá trình tổng hợp protein, vì thiếu Mg việc tổng hợp ARN bị ñình trệ nên ảnh hưởng tới chất lượng protein. Vì vậy các cây họ ñậu thiếu Mg làm tỷ lệ protein của cây giảm. Rất nhiều các men có Mg tham gia trong thành phần hoặc ñược Mg hoạt hoá, ñặc biệt các men của quá trình chuyển hoá năng lượng và ñồng hoá lân của cây. Thiếu Mg ảnh hưởng xấu tới việc tổng hợp ATP và quá trình phosphoryl hoá trong cây. Mg ảnh hưởng ñến quá trình hút lân, vận chuyển lân và ñồng hoá lân trong cây tạo thành các hợp chất lân dự trữ như estephotphoric, phytin. Mg cần thiết cho quá trình hình thành lipit nên cần nhiều cho các cây lấy tinh dầu (bạc hà, hương nhu, bạch ñàn), cây lấy chất kích thích (cà phê, chè, ca cao, thuốc lá), cây lấy nhựa (cao su, thông, sơn). Mg cùng K làm tăng sức trương tế bào, góp phần ổn ñịnh cân bằng nước, tạo ñiều kiện cho các quá trình sinh học trong tế bào xảy ra bình thường và tạo khả năng chống hạn cho cây. Mg có tác dụng ñối kháng với các cation khác (Ca++, NH4+, K+,...) do ñó giữ ñược pH thích hợp trong cây, giúp cây chịu chua. Khi Mg cân ñối với Ca trong cỏ, làm cho chất lượng cỏ dùng cho chăn nuôi tốt hơn[7]. Hàm lượng Mg trong cây có khi còn cao hơn lân. Trong cây Mg tồn tại trong các chất: Diệp lục, phitin các hợp chất của pectin, hoặc dạng muối vô cơ. Trong diệp lục chiếm 15 - 30% tổng lượng Mg có trong cây. Cây hút Mg dưới dạng Mg++ hoà tan trong nước, hay ñược hấp thu trên bề mặt keo ñất. Dinh dưỡng Mg có hiện tượng ñối kháng với Ca++, NH4+, K+. Lượng MgO bị lấy ñi theo sản phẩm tuỳ thuộc loại cây trồng, mức năng suất...dao ñộng 10 - 70 kg MgO/ha/vụ. ðể tạo 1 tấn củ, cây lạc hút 8 - 17 kg MgO/ha [10]. Cây cần ñủ Mg ñể hình thành ñược nhiều diệp lục, ñảm bảo quang hợp ñược tốt, và cho năng suất cây trồng cao. Cần chú ý ñảm bảo nhu cầu Mg cho nhiều loại cây trong ñó có cây họ ñậu. Cây lạc có nhu cầu về Mg khá cao, Mg còn cùng với Ca có tác dụng ngăn ngừa sự tích luỹ nhôm và các cation gây ñộc khác, tạo ñiều kiện thuận lợi cho vi khuẩn nốt sần hoạt ñộng nên làm tăng nguồn ñạm cho cây, tạo thuận lợi cho việc ñồng hoá ñạm nên còn có tác dụng chống lốp ñổ. Cũng như các cây trồng khác, Mg là thành phần của diệp lục, vì vậy Mg có liên quan trực tiếp ñến quang hợp của cây. Mg còn rất cần thiết cho việc hình thành dầu trong cây lạc [14] Hiện tượng thiếu Mg thường biểu hiện trước tiên ở các lá già. Lá bị mất màu xanh, sự mất màu xanh xuất hiện trước tiên ở phần thịt giữa các gân lá tạo thành các ñốm vàng rất rõ. Sau một thời gian phần ñó chết ñi và lá rụng sớm. Hiện tượng lan dần lên trên các lá phía trên nếu thiếu trầm trọng. ðốm vàng là do sự tạo thành anthoxyan, nên nhiều khi lá chuyển sang màu vàng ñỏ. Hiện tượng thiếu magiê thường xuất hiện ở giai ñoạn sinh trưởng cuối của cây. Hiện tượng thiếu Mg có thể có những ñặc ñiểm khác ở từng cây: Cây lạc có gân lá nhỏ nên hiện tượng vàng gần như toàn lá, và có những vết hoại thư trên lá biểu hiện rõ. Thiếu Mg còn ảnh hưỏng xấu tới tỷ lệ dầu trong hạt lạc [23] 2.4.3.6. Nhu cầu lưu huỳnh (S) của cây lạc Hiện nay S ñược nhiều tác giả coi là yếu tố dinh dưỡng thứ 4 của cây trồng sau N, P, K, lượng dinh dưỡng S cần cho cây xấp xỉ bằng lượng P. Sở dĩ S có tầm quan trọng như vậy vì: Lưu huỳnh là chất cấu thành một số axit amin và protein, cấu trúc protein do các nhóm chức SH quyết ñịnh. Lưu huỳnh còn là thành phần của metionin - một amin axit quan trọng không thay thế ñược cần cho ñời sống ñộng vật [13]. Vì vậy tất cả các cây ñều có nhu cầu về S, cây họ ñậu thiếu S chất lượng protein giảm do có hàm lượng axit amin không thay thế - methionin thấp. S có trong thành phần của coenzim A, xúc tác nhiều quá trình trao ñổi chất trong cây: quang hợp, hô hấp, cố ñịnh N của vi sinh vật (VSV) cộng sinh. Lưu huỳnh còn là thành phần của một số glucozit, ñóng vai trò quyết ñịnh trong các chất tạo mùi vị cho các loại cây hành, tỏi, mù tạt. S cũng cần thiết cho việc hình thành diệp lục mặc dù không tham gia cấu tạo nên diệp lục. Lục lạp của lá cây xanh chứa nhiều S, thiếu S ảnh hưởng xấu tới lượng và chất lượng diệp lục. Nhóm SH có trong tế bào cây, tạo khả năng chống hạn và chống rét cho cây, do làm keo nguyên sinh chất chậm ñông kết khi nhiệt ñộ xuống thấp và chống mất nước. Ngoài ra S còn thúc ñẩy quá trình thành thục và chín của quả và hạt [12]. Hàm lượng lưu huỳnh ở trong cây khá cao, dao ñộng từ 0,1 - 1,7%. Nhu cầu S tổng số của cây có thể còn cao hơn nhu cầu lân ở một số cây. Trong cây phần lớn S ñược tích luỹ trong thân lá; trong thân lá của các cây họ ñậu (lạc, ñậu tương); họ thập tự có hàm lượng lưu huỳnh còn cao hơn lân. Trong cây S tồn tại ở hai dạng: Các hợp chất hữu cơ của một số axit amin, protein, dầu thơm...và dạng vô cơ của các muối sunphát SO42- (CaSO4 và K2SO4), trong ñó dạng hữu cơ chiếm phần lớn. Cây có thể hút S dưới hai dạng vô cơ khác nhau: SO42- có trong ñất qua rễ và SO2 từ khí quyển qua lá. Nguồn SO2 trong khí quyển là sản phẩm của sự ñốt cháy nhiên liệu giàu S, nguồn khí này làm ô nhiễm môi trường và có thể ñạt 10 - 100 kg S/ha/năm (tuỳ theo mức ñộ bị ô nhiễm không khí). Vì vậy cây xanh có khả năng hút SO2 góp phần quan trọng làm trong sạch môi trường. Nhiều nhóm cây trồng có nhu cầu S cao, trong ñó có nhóm cây họ ñậu (lạc, ñậu tương, ñậu cô ve, ñậu ñũa). Lượng S mà cây trồng lấy theo sản phẩm thu hoạch tuỳ thuộc vào loại cây, mức năng suất... trong ñó cây họ ñậu 20 - 30 kg S/ha. Tính trung bình lượng S mà cây trồng lấy theo sản phẩm thu hoạch thường bằng 2/3 lượng lân. Khi tính cả lượng S bị rửa trôi lượng S cần hoàn trả cho ñất có thể ñạt tới 60 - 110 kg/ha [10]. ðể tạo 1 tấn củ, cây lạc hút 17 kg S/ha. Biểu hiện thiếu S ở cây khá giống với biểu hiện thiếu nitơ, cây có dáng khẳng khiu, thấp bé, ñốt ngắn, các lá non có màu xanh lục nhạt ñến vàng sáng do cây mất diệp lục và hình thành sắc tố antoxian. Thiếu S biểu hiện ở các lá non trước vì SO42- kém linh ñộng. Hiện tượng vàng lá có thể xuất hiện toàn cây, cũng có thể xuất hiện ở các lá non. Hiện tượng thiếu S có kèm theo những ñặc ñiểm riêng ở từng cây trồng: Cây bộ ñậu giảm số lượng nốt sần. Lạc có lá vàng như thiếu nitơ, thường lá non vàng trước, phần thịt lá vàng trước tạo thành các ñốm trong lúc gân lá vẫn giữ màu xanh... Theo Huang Xubei [25], cây lạc có nhu cầu về lưu huỳnh cũng khá cao, ñể tạo thành các chất protit với hàm lượng cao ở trong cây. Thiếu S, sự sinh trưởng của lạc bị cản trở, lá có biểu hiện vàng nhạt, cây chậm phát triển, ảnh hưởng xấu tới tỷ lệ và chất lượng protein của hạt lạc. Tỷ lệ tối ưu hoá của S ñối với một số nguyên tố là N : S = 15 hoặc P2O5 : S = 3:1 2.4.3.7. Nhu cầu Molipden (Mo) của cây lạc Molipñen có trong thành phần của men xúc tác quá trình cố ñịnh ñạm. Vì vậy khi cây lạc thiếu Mo ảnh hưởng xấu tới quá trình cố ñịnh ñạm nên cây có biểu hiện thiếu ñạm [7] Mo nằm trong thành phần của men Nitrogennaza – men khử N2 trong quá trình cố ñịnh ñạm. Mo rất cần thiết cho hoạt ñộng cố ñịnh N2 của vi khuẩn nốt sần. Trong ñiều kiện cây hút ñủ Mo, số lượng và trọng lượng nốt sần ñều tăng, việc cố ñịnh N của vi khuẩn nốt sần cũng ñược tăng rõ rệt, do ñó làm tăng lượng chứa N của cây. Vì vậy, thiếu Mo, cây có biểu hiện thiếu N [2]. Cây hút Mo dưới dạng MoO4-2. Nhu cầu Mo của cây trồng rất thấp, lượng dinh dưỡng Mo mà cây lấy ñi theo sản phẩm thu hoạch khoảng 6 - 10 g/ha (Iagoñin, 1989) [29]. Các cây họ ñậu và nhiều loại rau là các cây mẫn cảm với dinh dưỡng Mo, các cây ngũ cốc ít mẫn cảm với Mo. 2.4.3.8. Nhu cầu Bo (B) của cây lạc Bo ñóng vai trò quan trọng trong quá trình thụ phấn, thụ tinh của lạc. Thiếu Bo tỷ lệ hoa có ích giảm rõ rệt, số lượng hoa cũng giảm và dẫn ñến giảm số củ/cây. Bo giúp cho quá trình hình thành rễ ñược bình thường; tia quả, rễ không bị nứt, hạn chế nấm bệnh xâm nhập [16]. B ñóng vai trò quan trọng trong quá trình thụ phấn, thụ tinh của lạc. Thiếu B tỷ lệ hoa có ích giảm rõ rệt, số lượng hoa cũng giảm dẫn ñến giảm số quả/cây. Phun dung dịch axits boric 0,03% lúc ra hoa hoặc bón muối borát 10 kg/ha có thể tăng năng suất lạc quả trên 10%. Cây hút B dưới dạng BO3- và H3BO3 (do có ñộ phân li rất bé). Lượng dinh dưỡng B mà cây trồng lấy ñi theo sản phẩm thu hoạch khoảng 30 - 270 g/ha, trong ñó nhiều nhất ở các cây công nghiệp, cây bộ ñậu, ít hơn ở các cây hoà thảo. Các cây mẫn cảm với B là ñậu Hà Lan, cỏ chăn nuôi họ ñậu, ngô. Dinh dưỡng Bo có sự ñối kháng rõ với các chất dinh dưỡng Ca2+, K+.[5] 2.5. Nghiên cứu bón phân cho lạc 2.5.1. Loại và dạng phân bón sử dụng cho lạc Trong trồng lạc thường sử dụng: Các nguyên liệu vôi như: thạch cao, vôi bột hay ñôlômit nhằm tạo pH thuận lợi và cung cấp các chất dinh dưỡng trung lượng cho cây lạc và hoạt ñộng của vi khuẩn cố ñịnh ñạm sinh trưởng và phát triển. Phân chuồng phải ủ hoai mục nhằm cung cấp dinh dưỡng và tạo những ñiều kiện vật lý cần thiết cho cây sinh trưởng phát triển và cho năng suất cao. Phân ñạm thường sử dụng ở dạng amôn sunphat hay urê. Trong việc xác ñịnh lượng phân bón cho lạc có một khó khăn lớn là lượng ñạm mà cây có khả năng cố ñịnh ñược nhờ vi khuẩn sống cộng sinh. ðể tạo ñiều kiện cho quá trình này cần quan tâm tạo những ñiều kiện thuận lợi cho hoạt ñộng cố ñịnh ñạm, trong ñó có việc sử dụng các loại phân vi khuẩn nốt sần – Nitrazin, trộn với hạt giống trước khi gieo. Phân lân thường sử dụng ở dạng supe lân và lân nung chảy. Phân Kali thường sử dụng ở dạng K2SO4 hay KCl (nếu ñã có các phân chứa lưu huỳnh khác nên dùng KCl), tro bếp các loại (ñặc biệt là tro dừa ở phía Nam). ðể cung cấp các chất dinh dưỡng Mg, S cần quan tâm bón các loại phân lân, ñạm có chứa Mg và S trong trồng lạc. Các phân vi lượng Mo, B, Mn sử dụng với lượng 100 g/ha, nồng ñộ 0,1 %. ðể xác ñịnh nhu cầu bón phân cho lạc cũng có thể dựa vào việc chuẩn ñoán nhu cầu dinh dưỡng qua lá. Bảng 2.5 . Hiệu lực của một số phân vi lượng ñối với năng suất cây lạc Năng suất TT Công thức Tạ/ha % so với ñ/c 1 8 tấn PC + 30N + 60 P2O5 + 30 K2O - Nền 16,0 100 2 Nền + Mo 18,5 116 3 Nền + B 16,7 104 4 Nền + Mn 16,6 104 5 Nền + Mo + B + Mn LSD 0.05 19,5 1,0 122 Nguồn: Nguyễn Như Hà, 2006 Ngoài ra, cần quan tâm sử dụng phân vi khuẩn nốt sần – Nitrazin chứa Rhizobium vigna khi trồng lạc trên các ñất mới khai hoang, ñất trồng lạc lần ñầu, ñất chua, ñất bạc màu. Trong thực tế có thể sử dụng 2 loại phân vi khuẩn nốt sần là phân vi khuẩn nhiễm hạt và phân vi khuẩn nốt sần nhiễm vào ñất. Phân vi khuẩn nốt sần nhiễm vào hạt dễ áp dụng và có hiệu quả cao trong ñiều kiện bình thường. Phân vi khuẩn nốt sần nhiễm vào ñất nên sử dụng trong ñiều kiện trồng lạc trên ñất khô, nóng. Thường dùng các muối chứa Bo và axit boric làm phân bón cho cây. Trong ñó borax (natri tetraborat ngậm 10 và 5 nước - Na2B4O7.10H2O và Na2B4O7.5H2O) là các dạng phân bo ñược dùng phổ biến. Axit boric có thể sử dụng cho bón gốc và bón qua lá. Molipñat amôn và môlipñat natri là các dạng phân molipñen có hàm lượng cao, tan tốt trong nước nên ñược dùng rộng rãi ñể bón vào ñất, phun qua lá hoặc trộn với hạt giống. Nhiều loại xỉ lò cao có chứa molipñen có thể dùng làm phân bón. Ở Liên Xô (cũ) còn dùng supe lân viên có chứa 0,2% Mo [7]. 2.5.2. Kết quả nghiên cứu bón phân cho lạc Rất nhiều kết quả nghiên cứu ñã khẳng ñịnh hiệu quả của việc bón phân ñạm ñối với cây lạc [5]. Tuy nhiên, việc bón ñạm ñối với cây lạc cần phải cẩn thận vì nếu bón quá ngưỡng thì thân lá sẽ phát triển mạnh, ảnh hưởng xấu ñến quá trình hình thành quả, vì thế năng suất thấp. Trên nền 8 - 10 tấn phân chuồng, lượng bón thích hợp là 30 kg N/ha, nếu lượng bón 40 kg N/ha thì năng suất không tăng và hiệu lực giảm ñi rõ rệt, với những chân ñất nghèo ñạm bón lượng ñạm cao vẫn có hiệu quả. Các tác giả Ngô Thế Dân, Nguyễn Thị Dần ñều cho rằng ñể bón ñạm có hiệu quả cao cần bón kết hợp với các loại phân bón khác như: Lân, caxi, các phân vi lượng khác [4]. Với liều lượng bón 60 kg P2O5 trên nền 8 - 10 tấn phân chuồng + 30 kg K2O + 30 kg N ñạt giá trị kinh tế cao nhất, hiệu suất ñạt 4,0 - 6,0 kg; nếu bón 90 kg P2O5, năng suất cao hơn nhưng hiệu suất chỉ ñạt 3,6 - 5,0 kg [5]. Theo tác giả Bùi Huy Hiền (1995) [14], hiệu lực của các loại phân lân ñối với lạc trên ñất cát ven biển Bắc Trung Bộ (ở pH = 5,8 - 6): bón 60 kg P2O5 loại phân lân chậm tan là tốt nhất, năng suất có thể tăng tới 16%, tiếp ñến là Super lân tăng 15%, thermophosphat tăng 12%, thấp nhất là apatit chỉ tăng 7% so với ñối chứng không bón. Tác giả Ngô Thế Dân trích dẫn của Nguyễn Thị Liên Hoa (1998) [4]cho thấy: Bón phân trên nền ñất xám bạc màu miền ðông Nam Bộ, làm tăng từ 10 - 23% năng suất so với ñối chứng không bón; bón 60 kg P2O5 hiệu suất ñạt 6,33 kg. Số quả chín trên cây tăng từ 27 - 33%, khối lượng 100 hạt tăng 3 - 6%, số lượng nốt sần tăng 22 - 34%. Theo tác giả Trần Danh Thìn (2000) [19], trên ñất ñồi bãi nghèo dinh dưỡng vùng ðông Bắc, bón 80 kg P2O5/ha làm cho năng suất tăng 31,5%, bón 150 kg P2O5/ha làm cho năng suất tăng 69,2% so với không bón. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Dần và Thái Phiên (1991) cho thấy, bón kali cho ñất bạc màu cho hiệu quả cao, hiệu suất bón kali cho ñất bạc màu là 8 - 10 kg, trên ñất cát ven biển là 6 kg [5]. Nguyễn Thị Chinh (2005) dẫn số liệu của Nguyễn Thị Liên Hoa, trên ñất xám miền ðông Nam Bộ bón 80 - 100kg K2O/ha, tỷ lệ nhân tăng 2,5 - 3%, khối lượng 100 hạt tăng 5,6 - 9% và số quả chín tăng 14 - 36%, năng suất tăng 19 - 31% so với không bón [3] [21]. Theo Cornejo [23], người Tây Ban Nha trồng lạc sau khoai tây với lượng 60 tấn phân chuồng, 600 kg supelân, 200 - 300 kg KCl cho 1 ha. Như vậy vẫn có thể ñạt năng suất của lạc là 2,5 - 3,5 tấn/ha. Nhiều vùng trồng lạc ở Mỹ, cũng cho thấy bón P, K cho cây bông là cây trồng trước có hiệu quả hơn bón trực tiếp cho lạc [27]. Theo Dương Văn ðảm [7], các nguyên tố vi lượng có vai trò ñặc biệt không thay thế ñược bằng các nguyên tố khác trong sự sinh trưởng và phát triển của thực vật. Chúng tham gia vào nhiều quá trình sinh lý và sinh hóa trong cơ thể thực vật. Vì thế, ngay cả trong ñiều kiện cây trồng ñược cung cấp ñủ dinh dưỡng ña lượng (N, P, K) mà thiếu hụt một nguyên tố vi lượng nào ñó thì sự phát triển của cây cũng vẫn bị hạn chế và không có khả năng cho năng suất tối ña. Hiện tượng thiếu hụt trầm trọng nguyên tố vi lượng sẽ làm phát sinh ở cây trồng nhiều loại bệnh như “bệnh canh tác’ và bệnh lép hạt ở cây hòa thảo, bệnh rỗng ruột và thối lõi củ cải, bệnh vết bần ở táo,...Bởi vậy, sử dụng hợp lý phân vi lượng sẽ ñem lại hiệu quả rất cao. Trên ñất bạc màu vùng Thuận Thành - Bắc Ninh, phun dung dịch axit Boric 0,03% cho tăng năng suất lạc Xuân 12,8%, phun 0,05% chỉ cho tăng 6%. Nhưng khi phối hợp dung dịch ñồng sunphat 0,05% với axit Boric 0,05% lại cho tăng năng suất 27%, còn với axit Boric 0,03% cho tăng 19,2%. Cũng trên ñất này, (Dương Văn ðảm, Nguyễn ðình Mạnh, 1986-1988), khi sử dụng ñơn nguyên tố Cu, Zn, B, Mo và các hỗn hợp của chúng cho tăng năng suất chất xanh của lạc 15 - 30%, trong ñó có B có tác dụng cao nhất. Khi ngâm hạt 5 - 6 giờ trong dung dịch Molipdatamon 0,1 – 0,2%, hoặc phun 0,3% vào lúc bắt ñầu ra hoa có thể tăng năng suất lạc từ 15 - 24%. [16] Bón phân hợp lý là sử dụng lượng phân bón thích hợp cho cây ñảm bảo tăng năng suất cây trồng với hiệu quả kinh tế cao nhất, không ñể lại các hậu quả tiêu cực ñối với nông sản và môi trường sinh thái. Nói một cách ngắn gọn, bón phân hợp lý là thực hiện 5 ñúng và 1 cân ñối: bón ñúng loại phân, ñúng lúc, ñúng ñối tượng, ñúng thời tiết mùa vụ, ñúng cách và bón phân cân ñối. 2.6. Vấn ñề bón phân cân ñối cho cây lạc 2.6.1.Khái niệm về bón phân cân ñối Bón phân cân ñối ñược hiểu, là cung cấp cho cây trồng các nguyên tố thiết yếu với liều lượng phù hợp với yêu cầu theo năng suất của cây, tỷ lệ các chất dinh dưỡng thích hợp với từng thời kỳ sinh trưởng của cây trồng, phương pháp bón phân hợp lý cho từng ñối tượng cây trồng, ñất, mùa vụ cụ thể ñảm bảo năng suất cao, chất lượng nông sản tốt và an toàn môi trường sinh thái. Trong cân ñối dinh dưỡng cho cây trồng, vai trò của phân khoáng sẽ ngày càng gia tăng trong mối quan hệ tương ñối với phân hữu cơ và như vậy vai trò của phân hữu cơ như một nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng ngày càng giảm...Tû lÖ ph©n h÷u c¬ nhÊt ®Þnh bÊt biÕn trong c©n b»ng dinh d−ìng sÏ kh«ng cÇn thiÕt. ViÖc sö dông ph©n h÷u c¬ chủ yếu nhằm æn ®Þnh ®é ph× nhiªu ñất t¹o nÒn th©m canh, n©ng cao hiÖu lùc ph©n ho¸ häc. Tuy nhiên, bón phân cân ñối cho cây trồng không ñơn giản, không có nghĩa là phải cung cấp cho cây trồng các nguyên tố dinh dưỡng bằng nhau về khối lượng, càng không ñơn giản chỉ là bón ñủ phân N, P, K mà còn cần quan tâm cung cấp ñủ cả các chất dinh dưỡng trung và vi lượng, với số lượng ñủ theo yêu cầu ñể ñạt năng suất kế hoạch của cây trồng và phải phù hợp với tính chất ñất ñai và các ñiều kiện sinh thái. Khái niệm bón phân cân ñối, còn bao gồm cả phương pháp bón phân, phù hợp với các ñặc ñiểm liên quan ñến cây trồng ñược bón phân. Vì vậy, việc bón phân cân ñối cho cây trồng, chỉ có ñược khi biết khả năng cung cấp dinh dưỡng của ñất trồng, nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng ứng với mức năng suất xác ñịnh và ñiều kiện thời tiết cũng như chế ñộ canh tác cụ thể. Khái niệm cân ñối luôn biến ñộng tuỳ thuộc vào cây trồng, ñất trồng và những yếu tố ảnh hưởng tới ñộ phì nhiêu ñất. Các ñiều kiện tự nhiên liên quan ñến hiệu lực phân bón (như nước, ánh sáng...) cũng như cân ñối với từng loại cây trồng trong hệ thống luân canh[12]. 2.6.2. Sự cần thiết phải bón phân cân ñối Trong sử dụng phân bón cần tuân thủ một số ñịnh luật, trong ñó có ñịnh luật bón phân cân ñối: Bằng phân bón, con người phải khắc phục tất cả mọi sự mất cân ñối của các nguyên tố khoáng có ở trong ñất ñể tạo cho cây trồng có năng suất cao thỏa ñáng với phẩm chất sinh học cao và ổn ñịnh môi trường. Kết quả ñiều tra của FAO trên phạm vi toàn thế giới cho thấy trong số 10 nguyên nhân chính làm giảm hiệu lực phân bón, bón phân không cân ñối có thể làm giảm năng suất cây trồng lớn nhất, tới 20 - 50%. [28] Bón cân ñối là nền tảng của quản lý dinh dưỡng cây trồng tổng hợp nhằm ñảm bảo cân bằng dinh dưỡng ñầu vào và ñầu ra ở mức cần thiết ñể vừa ñạt năng suất cao vừa ñảm bảo ổn ñịnh ñộ phì nhiêu của ñất. Do nhu cầu về các chất dinh dưỡng thiết yếu ñối với cây trồng rất khác nhau, thay ñổi tuỳ theo ñiều kiện sinh thái. Hơn thế cây trồng còn có thể hút một phần khá lớn, các dinh dưỡng trên từ ñất, cần phải biết chúng có cụ thể là bao nhiêu trên loại ñất trồng này, ñể yếu tố nào cây trồng ñã ñược cung cấp ñủ từ ñất thì không cần bón, yếu tố nào thiếu thì phải cung cấp thêm cho phù hợp với yêu cầu của cây… 2.6.3. Nghiên cứu bón phân cân ñối cho lạc Bón phân cân ñối mang lại hiệu quả kinh tế cao ở nhiều nước cho nhiều loại cây trồng nói chung trong ñó có lạc. Việc bón N-P-K cân ñối cần dựa theo yêu cầu của cây trồng, khả năng cung cấp của ñất và hiệu ứng của phân bón. Các kết quả nghiên cứu ở Trung Quốc cho thấy bón N, P, K kết hợp làm tăng khả năng hấp thu ñạm của cây lên 77,33%; lân lên 3,75% so với việc bón riêng lẻ, tỷ lệ bón thích hợp nhất là 1:1,5:2. ðể thu ñược 100 kg lạc quả cần bón 5 kg N, 2 kg P2O5 và 2,5 kg K2O cho 1 ha. [24] [25] ðể xác ñịnh tỷ lệ bón ñạm – lân khoáng cân ñối, Viện KHKT Nông nghiệp Việt Nam ñã tiến hành nghiên cứu trên lạc Xuân ở Thanh Hóa. Theo Bùi Huy Hiền [Ngô Thế Dân], với nền phân sử dụng 8 tấn phân chuồng/ha làm ñối chứng (nền phân ñang ñược nông dân sử dụng ñại trà), kết quả cho thấy: Tỷ lệ bón ñạm – lân khoáng bổ sung tối ưu nhất là 1:2, tương ñương 30N : 60 P2O5, năng suất ñạt 18,1 tạ/ha, tăng 66% so ñối chứng. Theo Hoàng Minh Tâm, Trung tâm NC & TN ðậu ñỗ Viện KHNN Việt Nam [1], trên nền phân 10 tấn phân chuồng + 400 kg vôi + 30 N bón trên ñất xám bạc màu của xã Thạch Bình - Huyện Nho Quan - Ninh Bình, tỷ lệ P:K là 2:1 (60 P2O5 : 30K2O) cho năng suất cao nhất, ñạt 24,4 tạ/ ha, vượt 23,8% so ñối chứng. Theo York và Colwell [31], cây lạc rất mẫn cảm với việc bón phân không cân ñối. Nồng ñộ K cao ở vùng quả sẽ làm giảm chất lượng lạc, ñặc biệt khi hàm lượng Ca thấp. Tỷ lệ K:Ca:Mg quan trọng hơn là hàm lượng tổng số của mỗi chất riêng rẽ. Tăng lượng Mg sẽ làm giảm khả năng hấp thụ K và ngược lại. Theo Comber, 1959 [4], tỷ lệ K:Ca:Mg tối ưu cho cây lạc là 4:4:2. Ở Việt Nam, khi nghiên cứu hiệu lực của K, Ca, Mg với lạc trên ñất Thanh Hoá, tác giả Bùi Huy Hiền cho thấy, khi bón kết hợp 30 kg K2O + 500 kg CaO/ha cho năng suất cao hơn so với bón riêng rẽ [14]. Bón 30 kg MgSO4/ha, năng suất lạc tăng 25% so với không bón. Theo Nguyễn Thị Dần và Thái Phiên (1991) cho biết: Trên ñất cát ven biển Thanh Hoá bón 10 tấn phân chuồng và 30 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O/ha làm tăng năng suất lạc 6,4 - 7 tạ/ha so với không bón [5]. Kết quả nghiên cứu của Trần Danh Thìn (2000) cho biết trên ñất ñồi Thái Nguyên, vụ Xuân nếu bón riêng rẽ từng loại phân ñạm, lân, vôi thì năng suất lạc tăng 14 - 31,5%; khi kết hợp lân với vôi tăng năng suất 64,9%; lân với ñạm tăng 110,5%; nếu bón kết hợp cả lân – ñạm – vôi năng suất tăng 140,3% so với không bón [19]. Ngô Thế Dân (2000) cho biết, trên ñất xám bạc màu Ninh Bình nếu bón thêm 60 kg P2O5 + 30 kg K2O vào nền 10 tấn phân chuồng + 400 kg vôi + 30 kg N năng suất tăng thêm 23,8% so với chỉ bón nền [4]. Trên ñất bạc màu Bắc Giang bón nền (8 tấn phân chuồng + 30 kg K2O + 30 kg N) và 90 kg P2O5, ñạt hiệu suất là 3,6 - 5 kg, nếu bón nền + 60 kg P2O5 thì hiệu suất là 4 - 6 kg. Qua quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học Việt Nam (ñặc biệt tổng hợp nhiều kết quả nghiên cứu về bón phân của tác giả Nguyễn Như Hà - Trường ðại Học Nông Nghiệp) [11]ñã rút ra quy trình và liều lượng phân bón phù hợp cho nhiều vùng thâm canh lạc của nước ta, cụ thể: - ðối với ñất có ñộ phì khá: ðể ñạt năng suất 5,0 - 5,5 tấn/ha, cần bón 37 tấn phân chuồng, 60 - 75 kg Urea, 370 - 450 kg Supe phosphat, 220 - 300 kg K2SO4 hoặc KCl. - ðối với ñất có ñộ phì trung tính: ðể ñạt năng suất 4,5 tấn/ha, cần bón 45 tấn phân chuồng, 70 - 150 kg Urea, 250 - 450 kg Supe phosphat, 150 - 220 K2SO4 , 450 - 525 kg vôi bột. - ðối với ñất xấu: ðể ñạt năng suất 3,4 - 4,0 tấn/ha, cần bón 60 tấn phân chuồng, 150 - 200 kg Urea, 600 - 750 kg Supe phosphat, 75 - 150 kg K2SO4, 650 - 750 kg vôi bột. Cũng theo Nguyễn Như Hà, việc bón phân cho cây ñậu ñỗ chủ yếu nhằm tạo ñiều kiện thuận lợi cho việc cố ñịnh ñạm của cây ñể ñạt năng suất cao. Không phân biệt mùa vụ, với các giống lạc và trình ñộ thâm canh hiện tại, trên ñất bạc màu dao ñộng từ 20 - 50 kg N, 40 - 90 kg P2O5, 60 - 90 kg K2O. Trong ñó mức ñược thống nhất cần bón cho 1 ha trên ñất phù sa (PS) là 30 kg N, 60 kg P2O5, 50 kg K2O còn trên ñất bạc màu (BM) là 40 kg N, 70 kg P2O5, 70 kg K2O. ðây chính là những lượng phân N,P,K thích hợp nhất cho ñậu tương và lạc trên ñất PS và ñất BM. Bảng 2.6.Kết quả tổng hợp về lượng N, P, K bón thích hợp cho lạc trên ñất bạc màu Lượng phân bón (kg/ha) Tác giả N P2O5 K2O Nguyễn Xuân Trường 40-50 70-90 60-80 Nguyễn Như Hà 40-50 70-90 60-80 Viện TN-NH 20-40* 40-60 60 Nguyễn Văn Bộ 40 60 60 Thích hợp chung 40 70 60 Bảng 2.7.Kết quả tổng hợp về lượng Ca, Mg, S bón cho lạc Lượng phân bón (kg/ha) Tác giả CaO MgO S Nguyễn Xuân Trường 300-500 25-50 20-50 T.Dierolf 10-30 10-20 Bùi Thế Vĩnh 34-50 Nguyễn Như Hà 300-500 20 20-40 Mineev 50-60 Ngô Thế Dân 300-500 30 Tổng hợp 300-500 20-30 20-30 Nghiên cứu bón Ca, Mg, S cho lạc cũng ñã có những kết quả (T.Dierolf, 2001; Ngô Thế Dân, 1999) chỉ rõ: Lượng cần bón các chất trên trong trồng ñậu tương và lạc (ñặc biệt trên ñất bạc màu): 20 - 30 kg S, 20 - 30 kg MgO/ha. Riêng với Ca, do các cây ñậu tương và lạc có nhu cầu cao, ngoài lượng bón trước trồng 300-500 kg CaO/ha còn thường dựa vào lượng CaO có trong các loại phân bón thông thường. Hiệu quả của việc bón những lượng Ca, Mg, S trên cần ñược khẳng ñịnh thêm trong thực tế ñồng ruộng. [11] 2.7 ðất bạc màu và canh tác lạc trên ñất bạc màu 2.7.1 ðặc ñiểm ñất bạc màu a. Ðất xám bạc màu (Xb) - Haplic Acrisols (ACh) Diện tích: 1.791.021 ha Phân bố: gặp ở trung du và miền núi phía Bắc, các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, Ðông Nam bộ. Mẫu chất và ñá mẹ gồm phù sa cổ, ñá cát và macma axit (granít) Lớp ñất trên mặt (tầng canh tác) có màu trắng hoặc xám trắng là tầng ñặc trưng của ñất xám bạc màu, tầng này cón có tên gọi là tầng bạc màu. Tầng bạc màu có thành phần cơ giới nhẹ, kết cấu kém hoặc không có kết cấu, rất nghèo các chất dinh dưỡng, chua và thường bị khô hạn. Tính chất lý hoá học: Nhìn chung, tầng ñất mặt có thành phần cơ giới nhẹ, kết cấu kém, dễ bị chặt, bí, thường bị khô hạn. Ðất có phản ứng chua ít ñến rất chua, pHKCl biến ñộng từ 3,0-4,5, chủ yếu từ 4,0-4,5, hàm lượng Ca2+, Mg2+ trao ñổi rất thấp. Các chất dinh dưỡng tổng số và dễ tiêu rất thấp, hàm lượng mùn trong ñất thấp, tầng mặt thay ñổi từ 0,5 -1,5 %, mức ñộ khoáng hoá diễn ra mạnh (tỷ lệ C/N<10). Tầng B ñạt các tiêu chuẩn chủ yếu của B.Argic: có ít nhất 8% sét, hàm lượng sét ở tầng B.Argic lớn hơn tầng trên 1-2 lần... Bảng 2.8. Phân tích lý hoá học phẫu diện BL4 pH Chất tổng số (%) Dễ tiêu (mg/100g ñất) CEC (lñl/100g ñất) Cation trao ñổi (lñl/100g ñất) Thành phần cơ giới (%) Ðộ sâu tầng ñất (cm) H2O KCl OM N P2O5 K2O P2O5 K2O Ðất Sét Ca 2+ Mg2+ H._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCH2386.pdf