Nghiên cứu hiệu quả các loại hình kinh tế trang trại tại vùng đồi huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hoá (68tr)

Phần I mở đầu 1.1. Tính cấp thiết của đề tài: Kinh tế trang trại - hình thức tổ chức kinh tế cơ sở chủ yếu của sản xuất nông nghiệp trong tương lai đã và đang phát triển mạnh mẽ ở nước ta trong những năm gần đây gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Sự phát triển của nó đã làm cho những tiềm năng tiềm tàng trong nông nghiệp và nông thôn như: đất đai, lao động, tiền vốn, kỹ năng kỹ xảo sản xuất của người lao

doc68 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1295 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu hiệu quả các loại hình kinh tế trang trại tại vùng đồi huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hoá (68tr), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động...được khơi dậy đưa nền nông nghiệp nước ta từng bước đi lên sản xuất lớn, hoà nhập vào nền kinh tế của khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, sự phát triển của kinh tế trang trại chưa được vững chắc và chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nền kinh tế nước ta đang từng bước hội nhập vào nền kinh tế của khu vực và thế giới. Điều đó đồng nghĩa với việc muốn tồn tại và phát triển, các trang trại phải không ngừng nâng cao hiệu quả, đặc biệt là hiệu quả kinh tế nhằm thực hiện phương hướng của Đảng và Chính phủ đề ra là "Phát triển kinh tế trang trại nhằm hình thành các vùng sản xuất hàng hoá nông lâm nghiệp, thuỷ sản tập trung, hình thành các vùng chuyên canh, gắn liền với chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, cơ cấu kinh tế nông thôn; phát triển kinh tế trang trại nhằm thúc đẩy việc khai thác ngày càng nhiều và sử dụng ngày càng có hiệu quả đất đai, tiền vốn, lao động, áp dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, kinh nghiệm sản xuất và quản lý trong nhân dân, tạo thêm việc làm, tăng thêm thu nhập cho trang trại và người lao động, xoá đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, góp phần thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn." Hiệu quả của kinh tế trang trại không những phụ thuộc vào những yếu tố trực tiếp như: đất đai, lao động, tiền vốn, trình độ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và quản lý kinh tế của chủ trang trại vào sản xuất và mở rộng thị trường.v.v... mà còn phụ thuộc chủ yếu vào loại hình (phương hướng) sản xuất kinh doanh của các trang trại. Mỗi loại hình sản xuất kinh doanh đều mang lại hiệu quả và hiệu quả kinh tế khác nhau, mặc dù trong điều kiện sản xuất ít khác nhau. Chính vì thế, việc nghiên cứu xem xét hiệu quả và hiệu quả kinh tế của các loại hình kinh tế trang trại ở các vùng sinh thái khác nhau, đặc biệt là vùng đồi - nơi có các điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội khó khăn cho phát triển sản xuất nhằm góp phần đánh giá đúng thực trạng, bản chất và xu hướng phát triển, hoàn thiện nhận thức về nó, nhằm thúc đẩy kinh tế trang trại phát triển đúng hướng, khai thác sử dụng hợp lý có hiệu quả các nguồn lực ở nông thôn nước ta là việc làm cần thiết. Huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá có 3/4 diện tích đất là đồi núi. Theo tiêu chí được quy định tại Thông tư liên Bộ số 69/2000/TTLT/BNN - TCTK ngày 23 tháng 6 năm 2000, đến ngày 01 tháng 8 năm 2002 ở huyện có 87 trang trại. Các trang trại này phát triển chủ yếu theo ba loại hình kinh tế là nông nghiệp, nông lâm kết hợp và kinh doanh tổng hợp.Tuy mới phát triển nhưng các trang trại ở vùng này đang phải đương đầu với bao khó khăn trở ngại về vốn, về phương hướng sản xuất, về điều kiện tự nhiên và khả năng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất... Từ đó dẫn đến hiệu quả và hiệu quả kinh tế còn thấp và đầy rủi ro cần phải được giải quyết. Xuất phát từ thực tế khách quan đó, chúng tôi chọn đề tài "Nghiên cứu hiệu quả các loại hình kinh tế trang trại tại vùng đồi huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hoá". 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: 1..2.1- Mục tiêu chung: Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng hiệu quả của các loại hình kinh tế trang trại vùng đồi huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá, đề xuất những giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất của nó. 1..2.2- Mục tiêu cụ thể: - Góp phần hệ thống hoá những lý luận cơ bản về hiệu quả và hiệu quả kinh tế trang trại. - Đánh giá đúng thực trạng hiệu quả các loại hình kinh tế trang trại tại địa bàn nghiên cứu, đồng thời phát hiện những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả của các loại hình kinh tế trang trại. - Đề xuất các giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả của các loại hình trang trại tại vùng đồi huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá trong thời gian tới. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 1.3.1- Đối tượng nghiên cứu: Là những vấn đề có liên quan đến hiệu quả và nâng cao hiệu quả trong các trang trại ở vùng nghiên cứu. 1.3.2- Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: Tập trung nghiên cứu hiệu quả của các loại hình kinh tế trang trại vùng đồi. Từ đó, phát hiện những nguyên nhân ảnh hưởng và đề xuất những giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả của các trang trại vùng nghiên cứu trong thời gian tới. - Về không gian: Nghiên cứu tại 87 trang trại vùng đồi của huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá. - Về thời gian: + Số liệu phục vụ nghiên cứu đề tài trong năm 2002. + Đề tài được triển khai nghiên cứu từ tháng 01/2003 đến 6/2003. Phần II Nghiên cứu tổng quan 2.1- Cơ sở lý luận: 2.2.1- Các khái niệm cơ bản: 2.2.1.1- Khái niệm về trang trại và kinh tế trang trại: a. Khái niệm: Trang trại và kinh tế trang trại là hai cụm từ ghép, để phản ánh hai nội dung khác nhau. Khi ta nói "trang trại" tức là nói đến những cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp của một loại hình tổ chức sản xuất nhất định ( theo nghĩa rộng bao gồm cả hoạt động xã hội kinh doanh trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản... ). Thí dụ như "trang trại của ông Ngô Văn A" chẳng hạn. Bản thân cụm từ "trang trại" không phản ánh bản chất kinh tế xã hội của cơ sở sản xuất. Còn khi nói "kinh tế trang trại" là đề cập đến tổng thể những mối quan hệ kinh tế - xã hội, môi tường nảy sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại: quan hệ giữa các trang trại với nhau, giữa các trang trại với các tổ chức kinh tế khác, với Nhà nước, với tập thể, với môi trường sinh thái tự nhiên... Có nhiều khái niệm khác nhau về kinh tế trang trại, nhưng chúng tôi đồng nhất với khái niệm của PGS.TS Lê Trọng "Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở, là doanh nghiệp trực tiếp tổ chức sản xuất ra nông sản hàng hoá dựa trên cơ sở hiệp tác và phân công lao động xã hội, được chủ đầu tư vốn, thuê mướn phần lớn hoặc hầu hết sức lao động và trang bị tư liệu sản xuất để hoạt động kinh doanh theo yêu cầu của nền kinh tế thị trường, được Nhà nước bảo hộ theo luật định" [1]. Tuy nhiên, trong văn phong khẩu ngữ tiếng Việt, ở một số trường hợp cụ thể, cụm từ "trang trại" và "kinh tế trang trại" có thể được dùng thay thế cho nhau, mà ý nghĩa của câu văn, câu nói không bị thay đổi. Có lẽ bởi sự phong phú của ngôn ngữ nên một số người đã đồng nhất "trang trại" với "kinh tế trang trại" coi chúng như những cụm từ đồng nghĩa. b. Căn cứ để xác định. Từ khái niệm trên, chúng ta có thể nhận diện trang trại bằng định tính và định lượng: - Về định tính: + Kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất cơ sở được Nhà nước bảo hộ theo luật định. + Mục tiêu của trang trại là sản xuất ra sản phẩm hàng hoá đáp ứng yêu cầu của thị trường. + Lao động trong các trang trại có sử dụng nguồn lao động vốn có của gia đình nhưng hầu hết và chủ yếu là thuê mướn lao động. Số lao động làm thuê bao giờ cũng lớn hơn lao động tự có của gia đình chủ trang trại. Đảng ta nói về kinh tế trang trại: "Trang trại với hình thức sở hữu khác nhau ( Nhà nước, tập thể, tư nhân" ( Nghị quyết Trung ương 4 ); "Trang trại thực chất là kinh tế hộ sản xuất hàng hoá quy mô lớn so với hộ gia đình, chỉ có số ít là kinh tế trang trại tư nhân" ( Nghị quyết Trung ương 6 lần 1 ); "ở nông thôn hiện nay đang phát triển mô hình kinh tế trang trại nông nghiệp, phổ biến là trang trại gia đình, thực chất là kinh tế hộ sản xuất hàng hoá với quy mô lớn hơn..." ( Nghị quyết 6 của Bộ Chính trị ). Theo quy luật chung của thế giới thì số lượng và quy mô trang trại sẽ diễn biến như sau: Khi bắt đầu công nghiệp hoá thì số lượng trang trại tăng lên và sau đó giảm dần trong thời kỳ hoàn thành công nghiệp hoá, còn quy mô trang trại thì ngược lại sẽ tăng dần theo quá trình giảm số lượng trang trại. - Về định lượng: Trên thực tế, những tiêu chuẩn định tính rất dễ cảm nhận được ở một trang trại nhưng việc lượng hoá chúng bằng những con số cụ thể để xác định tiêu chuẩn định lượng chung cho các trang trại là rất phức tạp, bởi tính phong phú, đa dạng của sản xuất nông nghiệp và những điều kiện sản xuất rất khác nhau giữa các địa phương, các vùng lãnh thổ của đất nước. Vấn đề là phải tìm ra một số tiêu thức đặc trưng để định ra tiêu chuẩn chung cho tất cả các trang trại trong cả nước. Tiêu thức lựa chọn, tiêu chuẩn quy định phải có tính khoa học, tổng quát để đơn giản trong cách phân loại, nhưng phải phản ánh được đầy đủ bản chất của kinh tế trang trại thông qua những đặc trưng cơ bản của nó. Qua nhiều cuộc hội thảo, thi hành Nghị quyết 03/2000/NQ - CP ngày 02 tháng 02 năm 2000 của Chính phủ về kinh tế trang trại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Thống kê quy định hướng dẫn tiêu chí về kinh tế trang trại tại Thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT/BNN - TCTK ngày 23 tháng 6 năm 2000 như sau: "Mỗi hộ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản được xác định là trang trại phải đạt được cả hai tiêu chí định hướng sau đây: - Giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ bình quân một năm: + Đối với các tỉnh phía Bắc và duyên hải miền Trung từ 40 triệu đồng trở lên. + Đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên từ 50 triệu đồng trở lên. - Quy mô sản xuất phải tương đối lớn và vượt trội so với kinh tế nông hộ tương ứng với từng ngành sản xuất và vùng kinh tế: a) Đối với trang trại trồng trọt: (1). Trang trại trồng cây hàng năm: -Từ 2 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và duyên hải miền Trung -Từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên. (2) Trang trại trồng cây lâu năm: -Từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và duyên hải miền Trung -Từ 5 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên. -Trang trại trồng hồ tiêu 0,5 ha trở lên. (3) Trang trại lâm nghiệp: -Từ 10 ha trở lên đối với các vùng trong cả nước. b) Đối với trang trại chăn nuôi: (1) Chăn nuôi đại gia súc: trâu, bò... + Chăn nuôi sinh sản, lấy sữa có thường xuyên từ 10 con trở lên. + Chăn nuôi lấy thịt có thường xuyên từ 50 con trở lên. (2) Chăn nuôi gia súc: lợn, dê... + Chăn nuôi sinh sản có thường xuyên đối với lợn 20 con trở lên, đối với dê, cừu từ 100 con trở lên. + Chăn nuôi lợn thịt có thường xuyên từ 100 con trở lên ( không kể lợn sữa ), dê thịt từ 200 con trở lên. (3) Chăn nuôi gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng... có thường xuyên từ 2.000 con trở lên ( không tính số đầu con dưới 7 ngày tuổi ). c) Trang trại nuôi trồng thuỷ sản: Diện tích mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản có từ 2 ha trở lên(riêng đối với nuôi tôm thịt theo kiểu công nghiệp từ 1 ha trở lên ). d) Đối với các loại sản phẩm nông lâm nghiệp nuôi trồng thuỷ sản có tính chất đặc thù như: trồng hoa, cây cảnh, trồng nấm, nuôi ong, giống thuỷ sản và thuỷ đặc sản, thì tiêu chí xác định là giá trị sản lượng hàng hoá (tiêu chí 1 )." Thực chất, kể từ khi ban hành tiêu chí theo Thông tư 69 ngày 23 tháng 6 năm 2000 đến nay, nhiều hộ sản xuất kinh doanh rất có hiệu quả nhưng không hội tụ cả hai tiêu chí thì không được xếp vào trang trại. Điều này đã làm cho họ không được hưởng những chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển đối với kinh tế trang trại của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, các tiêu chí về quy mô năng lực sản xuất và kết quả sản xuất của trang trại chỉ mang tính chất lịch sử. Bởi, cùng với thời gian, khoa học ngày càng phát triển thì trình độ sản xuất, kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại cũng không ngừng được nâng lên, quy mô diện tích có thể thu hẹp lại... và tiêu chí xác định trang trại cũng thay đổi cho phù hợp. 2.2.1.2- Hiệu quả và hiệu quả kinh tế của Trang trại Hiểu một cách đơn thuần, hiệu quả nói chung là hiệu số giữa kết quả thu được và hao phí bỏ ra để thu được kết quả đó. Tuy nhiên, dưới góc độ nghiên cứu khác nhau, phạm trù hiệu quả được hiểu theo nghĩa khác nhau. Mặt khác, phạm trù này vừa có tính cụ thể vừa có tính trìu tượng bởi nó có thể lượng hoá được đồng thời cũng có thể không lượng hoá được. Nói đến hiệu quả của kinh tế trang trại, thường phải đánh giá ở cả ba mặt, đó là hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường. a. Hiệu quả kinh tế: Hiệu quả kinh tế là một phạm trù được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu và phát triển kinh tế. Hiệu quả kinh tế được xem xét dưới nhiều góc độ và quan điểm khác nhau. Trong đó có hai quan điểm kinh tế truyền thống và quan điểm kinh tế tân cổ điển cùng tồn tại. - Quan điểm truyền thống: Quan điểm này cho rằng hiệu quả kinh tế là phần còn lại của hiệu quả sản xuất kinh doanh sau khi đã trừ đi chi phí. Nó được đo bằng các chỉ tiêu lời lãi. Nhiều tác giả cho rằng, hiệu quả kinh tế được xem như là tỉ lệ giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra, hay ngược lại chi phí trên một đơn vị sản phẩm hay giá trị sản phẩm. Những chỉ tiêu hiệu quả này thường là mức sinh lời của đồng vốn. Nó chỉ được tính toán khi kết thúc một quá trình sản xuất kinh doanh. Các quan điểm truyền thống trên khi xem xét hiệu quả kinh tế đã coi quá trình sản xuất kinh doanh trong trại thái tĩnh, xem xét hiệu quả sau khi đã đầu tư. Trong khi đó, hiệu quả là chỉ tiêu quan trọng không những cho phép ta xem xét kết quả đầu tư mà còn giúp chúng ta quyết định nên đầu tư cho sản xuất bao nhiêu, đến mức độ nào. Trên phương diện này quan điểm truyền thống chưa đáp ứng được đầy đủ. Mặt khác quan điểm truyền thống không tính đến yếu tố thời gian khi tính toán thu chi cho một hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, thu và chi trong tính toán hiệu quả kinh tế thường chưa tính đủ và chính xác. Ngoài ra các hoạt động đầu tư và phát triển lại có những tác động không những đơn thuần về mặt kinh tế mà còn cả xã hội và môi trường, có những phần thu và những khoản chi khó lượng hoá thì không thể phản ánh được trong cách tính này. - Quan điểm của các nhà tân cổ điển về hiệu quả kinh tế: Theo các nhà kinh tế tân cổ điển như Luyn Squire, Herman Gvander Tack... thì hiệu quả kinh tế phải được xem xét trong trạng thái động của mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra. Thời gian là nhân tố quan trọng trong tính toán hiệu quả kinh tế, dùng chỉ tiêu hiệu quả kinh tế để xem xét trong việc đề ra các quyết định cả trước và sau khi đầu tư sản xuất kinh doanh. Hiệu quả kinh tế không chỉ bao gồm hiệu quả tài chính đơn thuần mà còn bao gồm cả hiệu quả xã hội và môi trường. Chính vì thế nên khái niệm về thu và chi trong quan điểm tân cổ điển được gọi là lợi ích và chi phí. + Xét theo mối quan hệ động giữa đầu vào và đầu ra, một số tác giả đã phân biệt rõ ba phạm trù: hiệu quả kỹ thuật (Technical efficiency ), hiệu quả phân bổ các nguồn lực ( Allocative efficiency ) và hiệu quả kinh tế ( Economic efficiency ). Hiệu quả kỹ thuật là số sản phẩm thu thêm trên một đơn vị đầu vào đầu tư thêm. Nó được đo bằng tỷ số giữa số lượng sản phẩm tăng thêm/ chi phí tăng thêm. Tỷ số này gọi là sản phẩm biên. Hiệu quả phân bổ là giá trị sản phẩm thu thêm/ một đơn vị chi phí đầu tư thêm. Nó là hiệu quả kỹ thuật nhân với giá sản phẩm và giá đầu vào. Nó đạt tối đa khi doanh thu biên bằng chi phí biên. Hiệu quả kinh tế là phần thu thêm trên một đơn vị đầu tư thêm. Nó chỉ đạt được tốt nhất khi hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả sử dụng nguồn lực là tối đa. + Xét theo yếu tố thời gian trong hiệu quả: Các học giả kinh tế tân cổ điển đã coi thời gian là yếu tố trong tính toán hiệu quả, cùng đầu tư sản xuất kinh doanh với một lượng vốn như nhau và cùng có tổng doanh thu bằng nhau nhưng có thể có hiệu quả khác nhau, bởi thời gian bỏ vốn đầu tư khác nhau thì thời gian thu hồi vốn khác nhau. Tuy nhiên, để hiểu rõ thế nào là hiệu quả kinh tế, cần phải tránh những sai lầm như đồng nhất giữa kết quả và hiệu quả kinh tế; đồng nhất giữa hiệu quả kinh tế với các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế hoặc quan niệm cũ về hiệu quả kinh tế đã lạc hậu không phù hợp với hoạt động kinh tế theo cơ chế thị trường: Thứ nhất, kết quả kinh tế và hiệu quả kinh tế là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Hiệu quả kinh tế là phạm trù so sánh thể hiện mối tương quan giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu được. Còn kêt quả kinh tế chỉ là một yếu tố trong việc xác định hiệu quả mà thôi. Hoạt động sản xuất kinh doanh của từng tổ chức cũng như của nền kinh tế quốc dân mang lại kết quả là tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hoá, giá trị sản lượng hàng hoá, doanh thu bán hàng...Nhưng kết quả này chưa nói lên được nó tạo ra bằng cách nào? bằng phương tiện gì? chi phí là bao nhiêu? và như vậy nó không phản ảnh được trình độ sản xuất của tổ chức sản xuất hoặc trình độ của nền kinh tế quốc dân. Kết quả của quá trình sản xuất phải đặt trong mối quan hệ so sánh với chi phí và các nguồn lực khác. Với nguồn lực có hạn, phải tạo ra kết quả sản xuất cao và nhiều sản phẩm hàng hoá cho xã hội. Chính điều này thể hiện trình độ sản xuất trong nền kinh tế quốc dân mà theo Mác thì đây là cơ sở để phân biệt trình độ văn minh của nền sản xuất này so với nền sản xuất khác. Thứ hai, cần phân biệt giữa hiệu quả kinh tế với các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kinh tế vừa là phạm trù trìu tượng vừa là phạm trù cụ thể. Là phạm trù trìu tượng vì nó phản ánh trình độ năng lực sản xuất kinh doanh của tổ chức sản xuất hoặc của nền kinh tế quốc dân. Các yếu tố cấu thành của nó là kết quả sản xuất và nguồn lực cho sản xuất mang các đặc trưng gắn liền với quan hệ sản xuất của xã hội. Hiệu quả kinh tế chịu ảnh hưởng của các quan hệ kinh tế, quan hệ xã hội, quan hệ luật pháp từng quốc gia và các quan hệ khác của hạ tầng cơ sở và thượng tầng kiến trúc. Với nghĩa này thì hiệu quả kinh tế phản ánh toàn diện sự phát triển của tổ chức sản xuất, của nền sản xuất xã hội. Tính trìu tượng của phạm trù hiệu quả kinh tế thể hiện trình độ sản xuất, trình độ quản lý kinh doanh, trình độ sử dụng các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất để đạt được kết quả cao nhất ở đầu ra. Là phạm trù cụ thể vì nó có thể đo lường được thông qua mối quan hệ bằng lượng giữa kết quả sản xuất với chi phí bỏ ra. Đương nhiên, không thể có một chỉ tiêu tổng hợp nào có thể phản ánh được đầy đủ các khía cạnh khác nhau của hiệu quả kinh tế. Thông qua các chỉ tiêu thống kê kế toán có thể xác định được hệ thống chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế. Mỗi chỉ tiêu phản ánh một khía cạnh nào đó của hiệu quả kinh tế trên phạm vi mà nó được tính toán. Hệ thống chỉ tiêu này quan hệ với nhau theo thứ bậc từ chỉ tiêu tổng hợp, sau đó đến các chỉ tiêu phản ánh các yếu tố riêng lẻ của quá trình sản xuất kinh doanh. Như vậy, hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng tổng hợp của một quá trình sản xuất kinh doanh. Nó bao gồm hai mặt định tính và định lượng. Còn các chỉ tiêu hiệu quả chỉ phản ánh từng mặt các quan hệ định lượng của hiệu quả kinh tế. Việc nâng cao hiệu quả kinh tế được hiểu là nâng cao các chỉ tiêu đo lường và mức độ đạt được các mục tiêu định tính theo hướng tích cực. Tóm lại, khi xem xét hiệu quả kinh tế của việc thực hiện mỗi nhiệm vụ kinh tế xã hội về mặt lượng là biểu hiện giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra, người ta chỉ thu được hiệu quả kinh tế khi kết quả thu được lớn hơn chi phí bỏ ra, chênh lệch này càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại. Còn về mặt định tính, mức độ hiệu quả kinh tế cao là phản ánh nỗ lực của từng khâu, mỗi cấp trong hệ thống sản xuất, phản ánh trình độ năng lực quản lý sản xuất kinh doanh. Sự gắn bó của việc giãi quyết những yêu cầu và mục tiêu kinh tế với những yêu cầu và mục tiêu chính trị xã hội. Hai mặt định tính và định lượng là cặp phạm trù của hiệu quả kinh tế, nó có quan hệ mật thiết với nhau. Thứ ba, phải có quan niệm về hiệu quả kinh tế phù hợp với hoạt động kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước xã hộichủ nghĩa. Trước đây, khi nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp thì hoạt động của các tổ chức sản xuất kinh doanh được đánh giá bằng mức độ hoàn thành các chỉ tiêu pháp lệnh do nhà nước giao như: giá trị sản lượng hàng hoá, khối lượng sản phẩm chủ yếu, doanh thu bán hàng, nộp ngân sách... Thực chất đây là các chỉ tiêu kết quả không thể hiện được mối quan hệ so sánh với chi phí bỏ ra. Mặt khác, giá cả trong giai đoạn này mang tính bao cấp nặng nề do nhà nước áp đặt nên việc tính toán hệ thống các chỉ tiêu kinh tế chỉ mang tính hình thức không phản ánh được trình độ thực về quản lý sản xuất của các tổ chức sản xuất kinh doanh nói riêng và của cả nền sản xuất xã hội nói chung. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, Nhà nước thực hiện chức năng quản lý bằng các chính sách vĩ mô thông qua các công cụ là hệ thống luật pháp hành chính, luật kinh tế, luật doanh nghiệp... nhằm đạt được mục tiêu chung của toàn xã hội. Các chủ thể sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ đều là các đơn vị pháp nhân kinh tế bình đẳng trước pháp luật. Mục tiêu của các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế không những nhằm thu được lợi nhuận tối đa mà còn phải phù hợp với những yêu cầu của xã hội theo những chuẩn mực mà đảng và nhà nước quy định gắn liền với lợi ích của người sản xuất, người tiêu dùng và lợi ích của xã hội. Từ những phân tích trên, chúng tôi cho rằng hiệu quả kinh tế là phạm trù phản ánh trình độ năng lực quản lý điều hành của các tổ chức sản xuất kinh doanh nhằm đạt được kết quả cao những mục tiêu kinh tế xã hội với chi phí thấp nhất. * Hiệu quả kinh tế của trang trại: Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và kinh tế trang trại nói riêng, hiệu quả kinh tế bị chi phối bởi nhiều yếu tố. Những yếu tố đó là: lợi thế so sánh của từng vùng như điều kiện tự nhiên, xã hội, tập quán canh tác, phương hướng sản xuất, thị trường các yếu tố đầu vào, thị trường đầu ra như các kênh tiêu thụ nông sản hàng hoá, thời gian bảo quản chế biến, quan hệ cung cầu trên thị trường.v.v...Do vậy, chúng tôi có thể đưa ra khái niệm về hiệu quả kinh tế của trang trại như sau: Hiệu quả kinh tế của trang trại là việc sử dụng tối thiểu các nguồn lực khan hiếm như: đất đai, lao động, tiền vốn ...một cách tốt nhất để sản xuất ra một lượng sản phẩm hàng hoá có giá trị kinh tế cao nhất nhằm thoả mãn nhu cầu của xã hội góp phần vào bảo vệ môi trường sinh thái và xây dựng một nền nông nghiệp bền vững. b. Hiệu quả xã hội: Là lợi ích thu được của xã hội trong việc phát triển sản xuất. Nói rộng ra, lợi ích xã hội của trang trại là mức chênh lệch giữa lợi ích mà nền kinh tế thu được so với chi phí mà nền kinh tế phải bỏ ra qua hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại. Những lợi ích mà xã hội thu được chính là sự đáp ứng của trang trại đối với việc thực hiện mục tiêu chung của xã hội và của nền kinh tế. Sự đáp ứng này mang tính chất định tính và định lượng: Về định lượng, đó là mức đóng góp của trang trại và ngân sách từ hoạt động sản xuất kinh doanh như: Thuế giá trị gia tăng, Thuế lợi tức, Thuế sử dụng đất....Đây là phần giá trị gia tăng từ hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại đóng góp cho xã hội. Chỉ tiêu về số lao động có việc làm từ hoạt động của trang trại kể cả lao động trong gia đình và thuê ngoài. Vì trong điều kiện của nước ta hiện nay nói riêng, các nước trên thế giới nói chung, việc giãi quyết lao động có việc làm là một trong những mục tiêu chủ yếu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước. Về định tính, đó là việc nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất tạo ra một tập quán canh tác mới tiến bộ hơn tập quán cũ, trình độ chuyên môn của người lao động, trình độ quản lý của chủ trang trại và làm gương lôi kéo giúp đỡ các hộ phát triển sản xuất theo hướng tiến bộ . Điều này góp phần vào việc nâng cao dân trí và đào tạo nhân lực cho đất nước. Mặt khác, những ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng kinh tế như hoạt động của trang trại kéo theo sự gia tăng của năng lực sản xuất của kết cấu hạ tầng như giao thông, điện, công nghiệp chế biến dịch vụ..... đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn, tạo sự ổn định chính trị trong xã hội và công bằng trong ăn chia phân phối. c. Hiệu quả môi trường. Là kết quả thu được về môi trường. Biểu hiện cụ thể là sự ảnh hưởng của đầu vào và đầu ra khi tiến hành sản xuất kinh doanh của trang trại tác động đến môi trường sinh thái tự nhiên. Những tác động này có thể là tích cực hoặc tiêu cực. Nếu tác động tiêu cực thì cần phải có những giãi pháp để khắc phục hậu quả. Nếu chi phí này lớn hơn lợi ích mà xã hội thu được thì sự tồn tại của trang trại là không thể chấp nhận được. Mỗi trang trại phải có trách nhiệm góp phần giãi quyết các mục tiêu kinh tế xã hội và môi trường sinh thái. Lợi ích mà trang trại thu được phải lớn hơn phần chi phí mà xã hội bỏ ra cho sự tồn tại và phát triển của nó. Có thể đánh giá bằng: - Phục hồi và khả năng bảo vệ được bao nhiêu diện tích rừng, bảo vệ, giữ gìn, quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái. - Góp phần như thế nào đến phân bố lại lực lượng sản xuất của các ngành công nghiệp, giao thông, thương mại... và các lĩnh vực văn hoá xã hội ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường sinh thái tự nhiên và văn hoá xã hội. 2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả và hiệu quả kinh tế trang trại: - Các nhân tố về môi trường kinh tế và pháp lý: + Quy mô đất đai phải đạt đến mức nhất định, phù hợp với yêu cầu tổ chức kinh tế và tổ chức kỹ thuật của từng loại trang trại mới đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Mặt khác, trang trại là đơn vị sản xuất hàng hoá nên phải đi vào chuyên môn hoá sản xuất từng loại cây, con... Có như vậy mới có điều kiện đầu tư mở rộng thâm canh tăng năng suất, tạo ra tỷ suất sản phẩm hàng hoá lớn và tạo sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. + Sự tác động tích cực và phù hợp của Nhà nước thông qua sự định hướng, khuyến khích bằng những chính sách cụ thể về đất đai, đầu tư, tín dụng, chính sách định canh định cư, chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số...Sự hỗ trợ của Nhà nước về tổ chức, kỹ thuật và kinh tế đối với các trang trại. + Sự hỗ trợ của công nghiệp chế biến nông sản nhất là có sự hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên môn hoá. Đây là nhân tố cực kỳ quan trọng vì nó ảnh hưởng rất lớn, trong nhiều trường hợp còn có ảnh hưởng quyết định tới sự hình thành và phát triển của kinh tế trang trại. Điều này được thể hiện rõ nhất ở các vùng dự án xây dựng các nhà máy chế biến đường, nhà máy chế biến hoa quả .... + Sự phát triển của cơ sở hạ tầng là một trong những điều kiện thiết yếu đối với sự hình thành và phát triển của kinh tế trang trại. + Sự phát triển nhất định của các hình thức liên kết kinh tế trong nông nghiệp. + Môi trường pháp lý thuận lợi cho sự hình thành và phát triển của kinh tế trang trại trước hết là sự công nhận địa vị pháp lý của các trang trại trong hệ thống nông nghiệp; tiếp đến là tạo hành lang và khung pháp lý phù hợp cho kinh tế trang trại trong mỗi thời kỳ khác nhau cùng với những chính sách cụ thể hỗ trợ về đất đai, vốn, lao động, khoa học kỹ thuật, thị trường...của nhà nước đối với kinh tế trang trại. - Các yếu tố về khoa học kỹ thuật: Cùng với các hình thức tổ chức sản xuất, sự phát triển của khoa học công nghệ có tác dụng to lớn đến sự phát triển của toàn xã hội trên tất cả các mặt hoạt động về kinh tế chính trị xã hội. Những phát minh khoa học đã đem lại những kết quả to lớn cho nền kinh tế.Trong sản xuất nông nghiệp ta có thể dễ nhận thấy công nghệ sinh học trong những năm trở lại đây đã tạo ra những giống cây, con gia súc có năng suất cao, phẩm chất tốt nhiều khi đạt quá sự mong đợi của con người. Những quy trình sản xuất thâm canh tăng năng suất các loại cây trồng và vật nuôi ngày càng được nghiên cứu triển khai. Khoa học kỹ thuật cũng đã tạo ra nhiều hệ thống công cụ lao động mới, thúc đẩy quá trình phân công lao động, cải tạo từng bước tập quán canh tác, sản xuất lạc hậu, thúc đẩy việc mở rộng quy mô sản xuất cho phù hợp và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, sự phát triền như vũ bão của công nghệ thông tin đã làm cho các thành tựu của khoa học kỹ thuật không còn bó hẹp trong phạm vi một quốc gia hay một vùng lãnh thổ mà nó được phổ biến áp dụng toàn cầu. Ngày nay, khoa học kỹ thuật đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, tác động sâu sắc tới nền kinh tế của thế giới. - Các nhân tố tự nhiên: +Đất đai: Những đặc tính về lý tính và hoá tính của đất quy định độ phì tốt hay xấu, địa hình có bằng phẳng hay không, vị trí của đất có thuận lợi hay khó khăn cho giao thông đi lại vận chuyển vật tư sản phẩm phục vụ cho sản xuất ảnh hưởng lớn tới hiệu quả của sản xuất kinh doanh. Độ phì của đất tốt phù hợp cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng làm cho cây trồng mang lại năng suất cao chất lượng tốt và đầu tư ít nhưng mang lại lợi nhuận lớn hơn so với những vùng đất xấu hơn. Đất bằng phẳng sẽ giúp ta có thể đưa máy móc vào đồng ruộng và đầu tư thuỷ lợi với suất đầu tư thấp là tiền đề áp dụng các quy trình công nghệ sản xuất tiên tiến nhằm sản xuất ra các sản phẩm nhiều, nhanh, tốt, rẻ và có sức cạnh tranh trên thị trường. +Thời tiết khí hậu: Đất, nước, thời tiết - khí hậu, cây trồng và con gia súc gắn chặt với nhau ở các vùng sinh thái khác nhau đem lại kết quả khác nhau cả về năng suất và chất lượng sản phẩm, từ đó cho hiệu quả khác nhau. Cùng một loại cây trồng như nhau nhưng có vùng cho hiệu quả cao có vùng cho hiệu quả thấp thậm chí không cho sản phẩm. - Các nhân tố xã hội: + Thói quen, tập quán của từng địa phương cũng ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển trang trại như ở các hộ miền núi, kinh tế hộ thường thiết chế theo kiểu cộng đồng, hàng xóm, láng giềng và thường là cùng dòng họ. Mỗi dòng họ, mỗi địa phương thường đưa ra những lệ làng, hội phường riêng... mà nhiều khi cấp uỷ, chính quyền địa phương khó có thể can thiệp được. Những yếu tố này cũng ảnh hưởng lớn tới điều kiện sản xuất, phân phối sản phẩm và sinh hoạt của gia đình. + Một số địa phương miền núi, nông dân còn mang nặng tính du canh, du cư gây ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế xã hội, ổn định an ninh chính trị, phá hoại môi trường sinh thái và môi trường sống của con người. + Trình độ dân trí nhất là miền núi còn rất thấp nên khả năng tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng như sử dụng hợp lý các nguồn lực khó khăn. - Các nhân tố chủ quan của trang trại: + Chủ trang trại phải có ý chí và quyết tâm làm giàu từ nghề nông. Đây là điều kiện chủ quan có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc hình thành và phát triển kinh tế trang trại. + Trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất của chủ trang trại quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. + Có sự tập trung tới quy mô nhất định về những yế._.u tố vật chất của sản xuất trước hết là ruộng đất và tiền vốn. + Là người dám chấp nhận rủi ro trong những trường hợp kinh doanh có thể bị thua lỗ. + Là người tự tin. Họ có thể thấy trước những khó khăn, chấp nhận rủi ro trong kinh doanh nhưng tin rằng mình có khả năng vượt qua. 2.2.3 Phương pháp phân tích Có hai phương pháp phân tích đó là phương pháp phân tích chỉ số và phương pháp phân tích biên. - Phương pháp phân tích chỉ số( Index analysic): Dùng chỉ số phân tích hiệu quả kinh tế. Chỉ số được tính là tỉ số giữa giá trị kết quả đạt được và giá trị chi phí bỏ ra để đạt được kết của đó. Q Trong đó : H - chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế H = Q - chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất K K - chỉ tiêu phản ánh chi phí SXKD Chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh Q có thể phản ánh bằng hiện vật hay giá trị. Nó có thể là giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp. Tương tự chỉ tiêu K cũng có thể phản ánh bằng hiện vật hay giá trị. Nó có thể là chi phí cố định hay chi phí biến đổi, có thể là chi phí lao động hay chi phí về một yếu tố nào đó như phân bón, giống v.v... Hoặc có thể được xác định bởi hiệu số giữa kết quả đạt được với giá trị chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Công thức đó là: H = Q - K Phương pháp phân tích này có một số ưu và nhược điểm sau: + Ưu điểm: Đây là phương pháp dễ hiểu có thể tính toán được cho mọi trường hợp. Mặc dù phương pháp so sánh nhưng kết quả tính được là kết quả tuyệt đối. Ta có thể so sánh chúng được giữa các ngành, vùng hay các thời kỳ trong năm. + Nhược điểm: Không ứng dụng được nguyên tắc đạt lợi nhuận tối đa (doanh thu biên hay giá trị sản phẩm biên bằng chi phí biên), cho nên không thể kết luận được quy mô của sản xuất như thế nào nên tăng hay giảm đầu tư, nên tăng đầu tư từng yếu tố ở mức độ nào là có hiệu quả nhất; không gắn được thực tế sản xuất với những lý thuyết kinh tế như ngành sản xuất, cơ sở sản xuất đang nghiên cứu ở giai đoạn nào của quá trình sản xuất. Vào thời điểm nghiên cứu thì khó xác định được xu hướng và quan hệ của các đường chi phí biên, sản phẩm biên, chi phí trung bình. Hơn nữa, sản xuất nông nghiệp đầu tư ngoài lao động không nhiều so với các ngành khác cho nên các chỉ tiêu tính ra được như hiệu quả của chi phí ngoài lao động thường là cao dẫn đến kết luận đôi khi sai lầm. - Phương pháp tính biên. Hiệu quả kinh tế là phần biến động giữa chi phí và kết quả sản xuất. Trong đó: Äq Äq - Mức tăng về kết quả H = Äk - Mức tăng về chi phí để tạo ra kết quả q Äk Phương pháp này cần phải điều tra số liệu với mẫu lớn. Người sử dụng phương pháp này phải có trình độ về tin học. Vì lý do đó mà phương pháp này chưa áp dụng phổ biến ở Việt Nam hiện tại. 2.2.4. Loại hình kinh tế trang trại: Loại hình kinh tế trang trại là hình thức phân loại trang trại theo các tiêu thức khác nhau tuỳ vào đặc điểm, điều kiện cụ thể ở từng nước, từng vùng. Sau đây là một số cách phân loại chủ yếu: 2.2.4.1- Phân loại theo cơ cấu thu nhập: Đây là cách phân loại dựa vào nguồn thu nhập chính của trang trại mà xác định trang trại chuyên sản xuất nông nghiệp ( trang trại thuần nông ) với trang trại vừa sản xuất nông nghiệp vừa làm các việc khác không phải nông nghiệp, có khi ngoài cả trang trại. Trang trại chuyên sản xuất nông nghiệp là những trang trại có nguồn thu nhập chính từ nông nghiệp thường là những cơ sở sản xuất có quy mô vừa và lớn, thu nhập từ nông nghiệp đủ sức trang trải các nhu cầu sinh hoạt và tái sản xuất. Các trang trại có nguồn thu nhập từ nông nghiệp và ngoài nông nghiệp thường là các trang trại có quy mô nhỏ, thu nhập từ nông nghiệp không đáp ứng được các nhu cầu nên phải làm thêm ngoài trang trại trên địa bàn nông thôn, có khi ở cả ngoài thành phố để tăng thêm thu nhập: không ít các loại trang trại này bị lỗ nhưng vẫn không bị xoá sổ vì đã có thu nhập ngoài nông nghiệp bù đắp. 2.2.4.2- Phân loại theo cơ cấu sản xuất: Cơ cấu này được xác định căn cứ vào điều kiện tự nhiên, trình độ sản xuất và đặc điểm trang trại của từng vùng. Theo cách phân loại này có hai dạng trang trại: - Trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp là trang trại kết hợp kinh doanh nông nghiệp với kinh doanh các ngành khác. - Trang trại sản xuất chuyên môn hoá: được hình thành trong các vùng chuyên canh, chỉ chú trọng sản xuất kinh doanh một hay một nhóm sản phẩm chuyên môn hoá nhất định ( trang trại trồng trọt, trang trại chăn nuôi... ). Loại hình trang trại này thường phát triển ở những nước có trình độ phát triển cao như Mỹ, Canada,... 2.2.4.3- Phân loại theo hình thức tổ chức quản lý: Theo cách phân loại này có trang trại gia đình, trang trại cá nhân, trang trại cấp vốn, trang trại hợp doanh kiểu cổ phần, trang trại hùn vốn trách nhiệm hữu hạn và trang trại dự phần. - Trang trại gia đình: Đây là loại hình tổ chức kinh doanh phổ biến nhất, tồn tại lâu dài trong nền nông nghiệp hàng hoá nói riêng và trong nền kinh tế thị trường nói chung. Đặc trưng của trang trại gia đình là sử dụng chủ yếu sức lao động và tiền vốn của gia đình. Trang trại gia đình vừa là đơn vị kinh doanh, vừa là một đơn vị xã hội, trong đó các thành viên liên kết với nhau không chỉ bằng quan hệ kinh tế, mà sâu sắc hơn là quan hệ huyết thống, gia tộc. Chủ trang trại gia đình và các thành viên khác cùng tham gia lao động sản xuất trong nông trại của mình đều là nông dân, không kể trước đó họ là ai, làm nghề gì ( công chứic Nhà nước, thị dân... ). Trang trại gia đình là lực lượng chủ yếu sản xuất nông phẩm hàng hoá cho xã hội và tồn tại lâu dài trong nền kinh tế thị trường, mà không bị các doanh nghiệp lớn thôn tính bởi quá trình cạnh tranh. Đó là về trang trại gia đình có ba lợi thế mà các loại hình doanh nghiệp khác không thể có được: + Một là, đối tượng sản xuất nông nghiệp là những sinh vật. Muốn đạt năng suất và hiệu quả cao, con người phải chăm sóc cây trồng, vật nuôi tỉ mỉ, kỹ lưỡng, đúng lúc, đúng cách ( đúng kỹ thuật ) không kể sớm khuya, trong suốt quá trình tái sản xuất tự nhiên của chúng. Muốn vậy, quy mô trang trại không quá lớn để phù hợp với khả năng quản lý và kiểm soát của tất cả mọi thành viên trong trang trại; đồng thời lợi ích của mỗi người sản xuất nông nghiệp phải gắn chặt trực tiếp với kết quả cuối cùng của cây trồng và vật nuôi. Chỉ có kinh tế gia đình mới có khả năng và tạo ra cơ chế lợi ích của mỗi chu kỳ tái sản xuất xã hội cũng như tái sản xuất tự nhiên trong nông nghiệp. + Hai là, kinh doanh nói chung và kinh doanh trong nông nghiệp nói riêng thường gặp rủi ro. Khi thị trường và môi trường tự nhiên biến động bất thuận, làm cho giá bán bằng giá thành sản phẩm, trang trại gia đình vẫn có thu nhập theo cơ chế "lấy công làm lãi". Bởi vì, trang trại gia đình sử dụng chủ yếu sức la động của mình. Còn các loại hình trang trại khác chủ yếu sử dụng sức lao động làm thuê, gặp hoàn cảnh trên họ bị phá sản. + Ba là, nền nông nghiệp hiện đại đòi hỏi phải tập chung chuyên môn hoá trên cơ sở phát triển tổng hợp, đa dạng để vừa tận dụng tối đa các yếu tố sản xuất, vừa bảo vệ môi trường sinh thái. Các mô hình sản xuất tổng hợp trên thực tế đã tỏ rõ hiệu quả kinh tế - xã hội và sinh thái của nó cao hơn so với các mô hình sản xuất chuyên môn hoá độc canh. Một nền nông nghiệp tổng hợp đa dạng phát triển bền vững chỉ có thể có được khi mọi quá trình sản xuất, sinh học đều được kiểm soát chặt chẽ, tỉ mỉ. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi quy mô sản xuất trong một đơn vị không quá lớn và nhờ tinh thần trách nhiệm cao của mỗi người lao động tham gia vào quá trình sản xuất sinh học đó. Vì thế chỉ có trang trại gia đình mới có thể đáp ứng được cả hai yêu cầu nói trên. - Trang trại cá nhân: Là trang trại do một cá nhân bỏ vốn ra thuê mướn lao động để tổ chức sản xuất kinh doanh. Trang trại cá nhân do chủ yếu sử dụng sức lao động làm thuê nên nó không có ưu thế như nông trại gia đình, trong trường hợp gặp rủi ro, giá bán bằng giá thành sản xuất nông phẩm. Lúc đó đương nhiên, doanh nghiệp cá nhân bị phá sản, nếu không có ngoại lực trợ giúp. Nó không thể sử dụng cơ chế "lấy công làm lãi" như nông trại gia đình để vượt qua khó khăn. Mặt khác, do chủ yếu sử dụng sức lao động làm thuê, kể cả lao động kỹ thuật và quản lý, nên quy mô của doanh nghiệp cá nhân có thể lớn hơn nông trại gia đình, mức độ tập trung sản xuất cao hơn, dễ áp dụng máy móc và công nghệ mới, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Tuy vậy, ở nước ta, chủ doanh nghiệp cá nhân thường trực tiếp quản lý doanh nghiệp của mình, không thuê người khác quản lý. Mặt khác, do quy mô doanh nghiệp thuộc loại vừa và nhỏ, nên người chủ trực tiếp quản lý đến từng công nhân làm thuê, không cần thiết lập cấp quản lý trung gian. Do vậy, doanh nghiệp cá nhân kinh doanh nông nghiệp có được hai trong ba ưu thế của nông trại gia đình. - Trang trại hợp danh: Các doanh nhân tin nhau cùng hợp lực để trước hết là tăng khả năng quản lý, sau nữa là tăng vốn đầu tư, tạo lập Công ty có quy mô kinh doanh hơn doanh nghiệp cá nhân. Khác với trang trại cá nhân là quy mô kinh doanh của trang trại hợp danh có thể lớn hơn; các đồng sở hữu chủ của trang trại hợp danh có quyền quyết định và cùng chịu trách nhiệm liên đới về các quyết định của mình trong mọi hoạt động kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên, quy mô kinh doanh của Công ty hợp danh cũng bị giới hạn bởi khả năng kiểm soát của các đồng sở hữu chủ đối với toàn bộ quá trình sản xuất sinh học. Đó là sự khác biệt trong kinh doanh giữa ngành nông nghiệp và các ngành khác. - Trang trại cấp vốn: Loại trang trại này có hai loại cổ đông (hai loại đồng sở hữu chủ ). Mỗi loại đầu tư góp vốn vào Công ty để cùng chia lãi - lỗ theo tỉ lệ vốn góp của mỗi người, nhưng không được tham gia quản lý kinh doanh, do đó chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong khuôn khổ phần vốn góp của mình trước các khoản nợ của Công ty. Loại cổ đông này gọi là cổ động cấp vốn hay cổ đông xuất tư. Một loại khác cũng đầu tư góp vốn vào Công ty để cùng chia lãi, lỗ như loại cổ đông cấp vốn, nhưng có năng lực và có thẩm quyền quản lý kinh doanh, nên phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình trước các khoản công nợ của Công ty. Loại cổ đông này gọi là cổ đông quản trị hay cổ đông thụ tư. Loại Công ty này có ưu thế so với doanh nghiệp cá nhân và Công tư hợp danh là huy động vốn của cả những người không có khả năng quản lý kinh doanh, nhưng tin vào người bạn doanh nhân của mình, đồng thời việc quản lý điều hành Công ty có thể chỉ do một người thực hiện mà không phải do nhiều người cùng thực hiện và chịu trách nhiệm liên đới như Công ty hợp danh. - Trang trại hùn vốn trách nhiệm hữu hạn: Đây là loại Công ty thu hút sự tham gia góp vốn của những người trong thân tộc. Được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân trong các quan hệ giao dịch nhân sự. Loại Công ty này có khả năng thu hút nhiều vốn hơn so với các loại Công ty trách nhiệm vô hạn và doanh nghiệp cá nhân trên. Bởi vì các cổ đông của Công ty này chỉ chịu trách nhiệm trong khuôn khổ phần vốn góp của mình trước các khoản nợ của Công ty. Cho nên, những người có tiền nhàn rỗi nhưng không có năng lực quản lý kinh doanh sẵn lòng góp vốn vào Công ty. Tài sản của Công ty độc lập với tài sản của các đồng sở hữu chủ Công ty ( cổ đông ). - Trang trại dự phần: Trên cùng một quá trình kinh doanh, hai chủ thể kinh tế cùng đầu tư vốn để cùng tìm kiếm và phân chia lợi nhuận theo một tỉ lệ nào đó, không làm phát sinh một chủ thể pháp lý mới mà dựa vào một chủ thể pháp lý đã có, mỗi chủ thể kinh tế tự chịu trách nhiệm vô hạn về các hoạt động của mình - hình thức tổ chức ấy được gọi là Công ty dự phần. Các doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp có quy mô lớn, vượt ra khỏi khuôn khổ của nông trại gia đình, dù là doanh nghiệp cá nhân, Công ty hợp danh, Công ty cấp vốn, muốn đạt hiệu quả cao đều phải áp dụng cơ chế khoán hộ theo những hình thức khác nhau. Đó chính là sự tái lập nông trại gia đình trong lòng các doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp để phát huy ba lợi thế của nông trại gia đình. Nói khác đi, các doanh nghiệp Nhà nước quy mô lớn với các loại hình khác nhau, cần thiết phải liên kết với các hộ công nhân làm thuê dưới hình thức Công ty dự phần để tái lập nông trại gia đình trong mọi quá trình sản xuất sinh học diễn ra trên đồng ruộng, vườn cây, chuồng trại... Loại hình này ở nước ta đang phổ biến là ở các nông trường quốc doanh. Chủ thể kinh tế là hộ công nhân nhận khoán và nông trường còn chủ thể pháp lý là nông trường. 2.2.4.4- Phân loại trang trại theo hình thức sở hữu tư liệu sản xuất: Theo cách phân loại này, có thể chia thành hai loại: - Trang trại có một chủ sở hữu. Chủ sở hữu doanh nghiệp có thể là một cá nhân, một pháp nhân, một tổ chức xã hội, một doanh nghiệp khác và Nhà nước. Tài sản của chủ doanh nghiệp nói chung và phần tài sản của chủ doanh nghiệp đầu tư vào doanh nghiệp nói riêng không có sự phân định rạch ròi trong quá trình hoạt động kinh doanh. Do vậy, chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của doanh nghiệp. Nói khác đi, doanh nghiệp một chủ phải chịu trách hiệm vô hạn. Trong nông nghiệp, loại doanh nghiệp một chủ phổ biến là: - Nông trại gia đình ( Farm houschold ): Người chủ nông trại gia đình tự quản lý nông trại của mình và những người lao động khác trong gia đình cũng tham gia sản xuất trong nông trại như là một lực lượng chủ yếu. - Nông trại Nhà nước, ở nước ta thường gọi là nông trường quốc doanh ( State - runfarm ). - Doanh nghiệp cá nhân ( individual enterprise ) kinh doanh nông nghiệp: Luật Việt Nam gọi nhầm là "doanh nghiệp tư nhân" kinh doanh nông nghiệp ( thực ra, các loại Công ty do các cá nhân góp vốn lập ra đều được gọi chung là doanh nghiệp tư nhân ). Chủ doanh nghiệp cá nhân trực tiếp quản lý hoặc thuê người khác quản lý hoạt động kinh doanh, nhưng tự mình vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Nếu chủ doanh nghiệp cá nhân kinh doanh nông nghiệp nhưng không tự quản lý nông trại của mình thì cũng không phải là nông dân. Như vậy, chủ trang trại gia đình là nông dân, nhưng chủ doanh nghiệp cá nhân kinh doanh nông nghiệp có thể không phải là nông dân. - Trang trại có nhiều chủ sở hữu ( từ 2 trở lên ): Đó là các Công ty với nhiều hình thức khác nhau, chủ sở hữu góp vốn thành lập doanh nghiệp ( Công ty ) có thể là một cá nhân hay một pháp nhân, một tổ chức xã hội, một doanh nghiệp khác và Nhà nước. Có thể chia thành hai loại Công ty: + Công ty trách nhiệm vô hạn: Các đồng sở hữu chủ Công ty phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các khoản nợ của Công ty, không phải chỉ bằng phần tài sản góp vào Công ty. Công ty này không có tư cách pháp nhân. Công ty trách nhiệm vô hạn lại được chia thành ba loại chủ yếu sau: - Công ty hợp danh. - Công ty cấp vốn. - Công ty dự phần. + Công ty trách nhiệm hữu hạn: Các đồng sở hữu chủ của Công ty (cổ đông ) chỉ chịu trách nhiệm về các khoản công nợ của Công ty trong khuôn khổ phần vốn góp của mình vào Công ty. Công ty này có tư cách pháp nhân. Loại Công ty này có hai loại hình: - Công ty hùn vốn trách nhiệm hữu hạn (gọi là Công ty trách nhiệm hữu hạn ). - Công ty cổ phần trách nhiệm hữu hạn (gọi là Công ty cổ phần ) - Trang trại đi thuê để sản xuất: Loại trang trại này hoàn toàn không có tư liệu sản xuất mà phải đi thuê toàn bộ các cơ sở của một trang trại khác hoặc của Nhà nước để sản xuất. 2.3- Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở các nước trên thế giới và ở Việt Nam. 2.3.1- Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại ở các nước trên thế giới: 2.3.1.1- Quá trình phát triển kinh tế trang trại trên thế giới: Khi chế độ tư bản chủ nghĩa xuất hiện thay thế cho chế độ phong kiến một phương thức sản xuất mới đã xuất hiện. ở châu Âu, đã xuất hiện hình thức tổ chức trang trại trong nông nghiệp sản xuất nông sản hàng hoá thay thế cho hình thức sản xuất tiểu nông của những người nông dân tự canh và hình thức điền trang của các thế lực phong kiến quý tộc. ở nước Anh từ thế kỷ XVI, sự tập trung ruộng đất đã hình thành nên những xí nghiệp nông nghiệp tư bản tập trung trên quy mô rộng lớn cùng với việc sử dụng lao động làm thuê. Mọi hoạt động kinh doanh sản xuất nông nghiệp ở đây giống như mô hình hoạt động của các công xưởng công nghiệp. Thực tế cho thấy, sản xuất nông nghiệp tập trung, quy mô lớn và sử dụng nhiều lao động làm thuê đã không dễ dàng đem lại hiệu quả mong muốn. Sang đầu thế kỷ XX, lao động nông nghiệp bắt đầu giảm, nhiều nông trại cũng giảm lao động làm thuê. Khi ấy, từ 75 - 80% nông trại gia đình không thuê lao động. Đây là thời kỳ thịnh vượng của nông trại gia đình. Vì khi lao động nông nghiệp giảm, thì sự phát triển của công nghiệp và dịch vụ đủ sức thu hút lao động nhanh hơn tốc độ tăng lao động nông nghiệp. Tiếp nối nước Anh, ở các nước Pháp, ý, Hà Lan, Đan Mạch, Thuỵ Điển... sự hiện diện và phát triển của kinh tế trang trại gia đình ngày càng tạo ra nhiều nông sản hàng hoá đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá. ở châu á, chế độ phong kiến kéo dài, kinh tế trang trại theo hướng sản xuất hàng hoá ra đời chậm hơn. Tuy vậy, vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX sự xâm nhập của tư bản phương Tây vào các nước châu á, cùng việc du nhập phương thức sản xuất kinh doanh tư bản chủ nghĩa đã làm nảy sinh những hình thức kinh tế trang trại trong nông nghiệp. Sau chiến tranh thế giới lần 2, nhiều nước châu á đã tiến hành cải cách ruộng đất với nội dung, mức độ khác nhau nhằm chuyển giao ruộng đất cho những người nông dân trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Nhìn chung, việc tiến hành cải cách ruộng đất đã có tác động trực tiếp đến quá trình hình thành và phát triển của các trang trại gia đình theo hướng sản xuất nông nghiệp hàng hoá. 2.3.1.2- Thực trạng kinh tế trang trại ở một số nước trên thế giới. 2.3.1.2.1- Về số lượng, quy mô, cơ cấu: Nơi có trang trại phát triển nhất là ở Mỹ: năm 1950, nước Mỹ có 5.648.000 trang trại và giảm dần về số lượng. Năm 1960 còn 3.962.000, năm 1970 còn 2.954.000 và năm 1992 còn 1.925.000. Trong khi đó, diện tích bình quân của trang trại cũng tăng lên, năm 1950 là 86 ha, năm 1960 là 120 ha, năm 1970 là 151 ha và năm 1992 là 198,7 ha. ở nước Anh, năm 1950 có 453.000 trang trại, đến năm 1987 giảm xuống còn 254.000 trang trại. Tốc độ trang trại giảm bình quân hàng năm là 2,1%. Nước Pháp năm 1955 có 2.285.000 trang trại, năm 1993 còn 801.400 trang trại. Tốc độ trang trại giảm bình quân hàng năm là 2,7%. Diện tích bình quân của các trang trại qua các năm có xu hướng tăng lên. ở nước Anh, năm 1950 diện tích bình quân một trang trại là 36 ha, năm 1987 là 71 ha; ở Pháp năm 1955 là 14 ha, năm 1993 là 35,1 ha; ở Cộng hoà liên bang Đức năm 1949 là 11 ha, năm 1985 là 15 ha; ở Hà Lan năm 1950 là 7 ha đến năm 1987 là 16 ha. Như vậy, ở các nước tư bản Tây Âu và Mỹ, số lượng trang trại đều có xu hướng giảm, quy mô trang trại lại tăng lên. Các nước và lãnh thổ châu á, kinh tế trang trại có những đặc điểm khác với trang trại ở các nước Âu Mỹ. Do đất canh tác trên đầu người thấp, bình quân 0,15 ha/ người, như Đài Loan: 0,047 ha; Malaixia: 0,25 ha; Hàn Quốc: 0,053 ha; Nhật Bản: 0,035 ha. ở các nền kinh tế phát triển châu á như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, sự phát triển trang trại diễn ra theo quy luật là số lượng trang trại giảm, quy mô trang trại tăng. ở các nước châu á khác đang trong giai đoạn tiến hành công nghiệp hoá, có sự biến động theo xu hướng tăng số lượng trang trại và giảm diện tích bình quân của trang trại. Ví dụ: Indonesia năm 1963 có 12.273.000 trang trại, năm 1983 tăng lên 18.560.000 trang trại, bình quân tăng hàng năm là 2,1%. Philipine năm 1948 có 1.639.000 trang trại, năm 1980 lên 3.420.000 trang trại, bình quân tăng hàng năm là 2,3%. Diện tích bình quân một trang trại năm 1948 là 3,4 ha, năm 1980 là 2,62 ha. Trong các nền kinh tế thị trường, quyền sở hữu đất đai của các trang trại đã được Nhà nước thừa nhận. ở Mỹ, năm 1982 số chủ trang trại có sở hữu hoàn toàn về ruộng đất chiếm 59%, có sử hữu một phần ruộng đất là 29,3% và thuê hoàn toàn ruộng đất chiếm 11,7%. 2.3.1.2.2- Các loại hình trang trại và phương thức quản lý điều hành sản xuất: - Trang trại gia đình: Là kiểu trang trại độc lập, tự sản xuất kinh doanh. Mỗi gia đình có tư cách pháp nhân riêng do người chủ hộ hay một người có năng lực và uy tín trong gia đình đứng ra quản lý. ở các nước tư bản phát triển, những chủ trang trại muốn được Nhà nước công nhận thì về trình độ quản lý phải tốt nghiệp các trường kỹ thuật và quản lý nông nghiệp, đồng thời có kinh nghiệm qua thực tập lao động sản xuất kinh doanh một năm ở các trang trại khác. Họ không chỉ có bằng tốt nghiệp về nông học, mà còn có sự am hiểu cả về kỹ thuật, về kinh tế, về thị trường. Chủ trang trại thực sự là một chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp, có trình độ học vấn cao. Các chủ trang trại như vậy được thường xuyên liên lạc với các cơ quan nghiên cứu khoa học để thu thập thông tin kinh tế kỹ thuật, tham gia các hội thảo khoa học. Loại hình trang trại gia đình được coi là phổ biến nhất ở trong tất cả các nước. ở các nước châu á, do quy mô nhỏ nên hình thức phổ biến là do một hộ gia đình quản lý sản xuất. Trong các trang trại trồng cây hàng năm, việc thuê nhân công thường theo mùa vụ. Trong các trang trại trồng cây lâu năm, lao động làm thuê dài hạn khá phổ biến, tỷ lệ lao động làm thuê thường khoảng 40 - 50%. - Trang trại liên doanh: Là kiểu trang trại do hai hay ba trang trại hợp nhất thành một trang trại lớn hơn để tăng thêm khả năng về vốn và tư liệu sản xuất nhằm tạo ra sức cạnh tranh với các trang trại khác có quy mô lớn và tận dụng sự ưu đãi của Nhà nước dành cho các trang trại lớn. Các trang trại tham gia liên doanh nhưng vẫn giữ quyền điều hành sản xuất riêng. Có trường hợp do nhu cầu vốn kinh doanh, chủ trang trại ở nông thôn đã liên doanh với người có vốn ở thành phố để sản xuất kinh doanh chung. Đối tượng kinh doanh thường là họ hàng thân tộc. Hiện nay, loại hình trang trại liên doanh ở Mỹ và các nước châu Âu còn chiếm một tỷ lệ thấp. ở Mỹ, loại hình này chỉ chiếm 10% tổng số trang trại với 16% đất đai. Đối với các nước châu á, quy mô trang trại còn nhỏ nên loại hình này hầu như rất ít. - Trang trại hợp doanh theo cổ phần: Loại trang trại này được tổ chức theo nguyên tắc như Công ty cổ phần, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Loại trang trại này thường có quy mô lớn và được chuyên môn hoá sản xuất, sử dụng lao động làm thuê là chủ yếu. Cổ phần của trang trại gia đình hợp doanh không bán trên thị trường chứng khoán. Đó là sự khác biệt giữa trang trại hợp doanh gia đình và phi gia đình. ở Mỹ, trang trại hợp doanh chiếm 2,7% tổng số trang trại, 13,7% đất đai. bình quân một cơ sở có từ 800 - 900 ha đất. Loại hình này ít xuất hiện ở các nước khác. Các phương thức quản lý điều hành sản xuất kinh doanh có sự khác biệt cơ bản: + Các trang trại gia đình, chủ trang trại hầu hết là nông dân sống ở nông thôn. Họ là người trực tiếp điều hành cũng như trực tiếp sản xuất. + Có chủ trang trại sống ở nơi khác nhưng vẫn điều hành trang trại. Loại hình này hiện chưa nhiều nhưng có chiều hướng phát triển ở một số nước công nghiệp phát triển. + Chủ trang trại sống ở thành phố, có trang trại ở nông thôn và thuê người quản lý điều hành mọi hoạt động của trang trại. ở Mỹ, 40% số trang trại thuê người quản lý. + Trang trại uỷ thác cho người nhà, bạn bè quản lý sản xuất từng việc theo từng vụ hay liên tục nhiều vụ. Hình thức này phổ biến ở Đài Loan. 2.3.1.2.3- Vốn, công nghệ sản xuất và lao động: - Về vốn: Nhìn chung để mở rộng sản xuất kinh doanh, các trang trại ngày càng có xu hướng sử dụng nhiều nguồn vốn vay từ bên ngoài. ở Mỹ, năm 1960 tổng vốn vay các trang trại là 10 tỷ USD, năm 1970 là 54,5 tỷ USD và năm 1985 là 88,4 tỷ USD. ở Nhật Bản năm 1970 Nhà nước đã có khoản đầu tư lớn cho côg nghiệp, quỹ tài trợ cho sản xuất lúa gạo chiếm 44% ngân sách cho nông nghiệp. Nhà nước cho các trang trại gia đình vay vốn tín dụng với lãi suất thấp 3,5 - 7,5%/ năm để cải tạo đồng ruộng mua sắm máy móc. Nhà nước còn trợ cấp cho các trang trại 1/3 đến 1/2 giá bán các oại máy móc nông nghiệp mà Nhà nước cần khuyến khích. - Về sử dụng lao động và máy móc trong sản xuất: + ở các nước công nghiệp phát triển, các trang trại gia đình đã tăng cường sử dụng máy móc hiện đại với mức độ cơ giới ngày càng cao từng bước tiến tới tự động hoá, tin học hoá, hoá học hoá trong sản xuất. Hình thức sử dụng chung máy móc do một hiệp hội đứng ra quản lý đang ngày càng phổ biến ở nhiều nước. ở các nước châu á, có khoảng 1,8% số trang trại tổ chức sử dụng chung máy kéo nhỏ và 21% sử dụng máy kéo lớn. ở Nhật Bản đến năm 1985: 67% số trang trại có máy kéo nhỏ và 20% có máy kéo lớn. + Lao động nông nghiệp trong các trang trại ở Tây Âu và Mỹ có xu hướng giảm. Số lượng lao động trong các trang trại ở mỗi nước không còn phụ thuộc vào quy mô sản xuất mà chủ yếu phụ thuộc vào trình độ công nghệ trong sản xuất nông nghiệp. Một trang trị có quy mô 25 - 30 ha chỉ sử dụng 1 - 2 lao động gia đình và từ 1 - 2 lao động làm thuê theo thời vụ. Thậm chí ở Mỹ, trang trại trên 100 ha cũng chỉ sử dụng 2 lao động chính. ở một số nước châu á như Nhật Bản, năm 1990 mỗi trang trại có khoảng 3 lao động, nhưng chỉ có 1,3 lao động làm nông nghiệp. ở Đài Loan năm 1985, mỗi trang trại có 1,3 lao động, số lao động dư thừa đi làm việc ngoài nông nghiệp hoặc làm nông nghiệp một phần ( Part - time farmer ). Còn một số nước đang phát triển khác ở châu á, tốc độ tăng dân số trong thời kỳ công nghiệp hoá vẫn nhanh. Do vậy, nông dân bị đẩy ra thành phố để tạo thành tầng lớp dân nghèo thành thị. 2.3.1.2.4- Hướng kinh doanh và thu nhập của các trang trại: - Hướng kinh doanh của các trang trại bao gồm: + Loại trang trại kinh doanh tổng hợp: Loại này có sự kết hợp giữa trồng trọt với chăn nuôi, kết hợp nông, lâm, ngư nghiệp; kết hợp nông nghiệp với các ngành nghề ở nông thôn. + Loại trang trại chuyên môn hoá sản xuất như chuyên môn hoá sản xuất ngũ cốc, chuyên môn hoá chăn nuôi gia súc, gia cầm hay chuyên môn hoá trồng các loại cây thực phẩm, cây ăn quả... + Loại trang trại chuyên sản xuất nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, trong đó có trang trại kết hợp sản xuất với chế biến nông sản. - Thu nhập của trang trại gồm hai loại: + Trang trại thuần nông: Nguồn thu nhập chủ yếu là từ sản xuất nông nghiệp. Loại trang trại này ở các nước công nghiệp phát triển ngày càng giảm: Nhật Bản năm 1985 là 15% tổng số trang trại. Đài Loan năm 1980 là 9%. + Trang trại có thu nhập thêm từ ngoài trang trại: Loại trang trại này ở các nước ngày càng tăng. ở Pháp năm 1980 chiếm 29%, Hà Lan năm 1985 chiếm 71%, Đài Loan hiện nay có 91% trang trại có thu nhập ngoài nông nghiệp. ở Mailaixia, thu nhập của các trang trại từ nông nghiệp là 41%, phi nông nghiệp là 59%. 2.3.1.2.5- Vai trò của Nhà nước đối với trang trại: Khái niệm "Agribusiness" có nghĩa là nông nghiệp bao gồm cả các hoạt động từ sản xuất, phân phối, vận chuyển, bảo quản chế biến đến tiêu thụ sản phẩm cũng như cung ứng các phương tiện vật chất kỹ thuật, dịch vụ cho các trang trại. Nhà nước thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ trực tiếp các trang trại như: cung cấp thông tin thị trường, hình thành các đại lý, chợ bán đấu giá, cung ứng đầu vào và tổ chức thu mua nông sản. Nhà nước còn có các biện pháp tích cực can thiệp gián tiếp vào thị trường thông qua các đòn bẩy kinh tế để tạo sự cân bằng về cung và cầu trên thị trường nông sản nhằm điều tiết chống khủng hoảng. Bằng những biện pháp đó, Nhà nước yêu cầu các trang trại tăng hoặc giảm sản xuất các loại nông sản. Trong trường hợp giảm sản xuất, Nhà nước sẽ đền bù khoản thiệt hại tương ứng; Nhà nước còn mua các nông sản thừa của trang trại theo giá đảm bảo. Ngoài ra, còn có sự hỗ trợ của các Hợp tác xã trang trại. Các trang trại tiến hành sản xuất, còn Hợp tác xã lo dịch vụ đầu vào và đầu ra. 2.3.1.2.6- Vị trí và vai trò của kinh tế trang trại trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp và công nghiệp hoá: Trang trại mà chủ yếu là trang trại gia đình đã và đang là lực lượng chủ yếu sản xuất ra các loại nông sản. Hiện nay, nước Mỹ với 2,2 triệu trang trại gia đình đã sản xuất ra hơn 50% sản lượng đậu tương và ngô của toàn thế giới. Nước Pháp có 980.000 trang trại gia đình sản xuất ra lượng nông sản gấp 2,2 lần nhu cầu trong nước. ở các nước châu á, các trang trại gia đình phân tán, quy mô không lớn nhưng đã tạo ra tỷ suất nông sản hàng hoá cao và khối lượng nông sản hàng hoá nhiều. Hiện nay, nước Nhật có 4.200.000 trang trại gia đình với quy mô nhỏ đã đảm bảo lương thực thực phẩm cho trên 100 triệu người, nhu cầu về gạo đạt 107%, thịt 81%, sữa 89%, rau quả 76 - 95%. ở Malaixia năm 1990, kinh tế trang trại gia đình đóng góp 9% kim ngạch xuất khẩu và 11% GDP. Kinh tế trang trại thu hút tới 88% lực lượng lao động nông nghiệp, góp phần rõ rệt trong việc xoá đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập và liên kết các bang nghèo xa xôi vào sự thống nhất kinh tế sắc tộc của quốc gia. Trong quá trình phát triển, kinh tế trang trại gia đình có thể đáp ứng yêu cầu của các hình thức sở hữu khác nhau, với quy mô khác nhau, các trình độ khoa học công nghệ khác nhau, thúc đẩy quá trình hiện đại hoá nông nghiệp cùng với xu hướng chuyên môn hoá, tập trung hoá trong sản xuất. Một số bài học kinh nghiệm về phát triển kinh tế trang trại trên thế giới: a. Quy luật phát triển trang trại ở hầu hết các nước trên thế giới là: - Thời kỳ bắt đầu công nghiệp hoá, số lượng trang trại nhiều, quy mô nhỏ. Khi công nghiệp phát triển đạt trình độ cao thì số lượng trang trại giảm, quy mô trang trại tăng. - Kinh tế trang trại là loại hình tổ chức sản xuất nông nghiệp gắn liền với quá trình công nghiệp hoá từ thấp đến cao. Kinh tế trang trại có thể và có điều kiện phát triển ở tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh nông nghiệp ( nông - lâm - ngư nghiệp ) và tất cả các vùng khác nhau ( đồi núi, đồng bằng, ven biển... ). - ở hầu hết các nước, trang trại là hình thức tổ chức sản xuất giữ vị trí xung kích trong quá trình công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn và trở thành lực lượng chủ lực khi nền kinh tế phát triển đến giai đoạn cao. - Trong giai đoạn đầu của công nghiệp hoá, kinh tế t._. ở hai khu vực khối quốc doanh và khối xã cơ cấu giá trị của trang trại kinh doanh tổng hợp và thuần nông sai khác nhau không đáng kể nhưng ở trang trại nông lâm kết hợp có khác nhau. Nếu ở trang trại nông lâm kết hợp của khối nông lâm trường tỉ lệ ngành trồng trọt chiếm 46,2% thì ở khu vực xã tỉ lệ này chiếm tới 75,23%, phần còn lại là hai ngành chăn nuôi và ngành lâm nghiệp với tỉ lệ gần tương đương. Điều này cho thấy các trang trại của khối nông lâm trường đã chú ý đến phát triển các ngành khác nhằm hỗ trợ cho ngành sản xuất chính và tăng cao thu nhập. Điểm khác nhau cơ bản là giá trị sản xuất của khối nông lâm trường cao hơn khối xã 7.25 triệu đồng/trang trại mặc dù trang trại kinh doanh tổng hợp của khối xã cao hơn khối nông lâm trường. Đặc biệt trang trại nông kết hợp khối nông lâm trường cao gấp 1.51 lần so với khối xã. Điều này thể hiện công nhân khối nông lâm trường có trình độ thâm canh cao hơn khối xã do có ưu thế về kỹ thuật, vốn, đất đai.., và đặc biệt có sự chỉ đạo sát sao của đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp. * Về chi phí Biểu 11: Chi phí sản xuất của các loại hình trang trại TT Chỉ tiêu Tổng số Trong đó Trồng trọt Chăn nuôi Lâm nghiệp Dịch vụ Tr.đ % Tr.đ % Tr.đ % Tr.đ % I Khối NLT 65.21 47.69 73.14 6.23 9.56 5.59 8.57 5.69 8.73 Thuần nông 46.7 46.5 99.57 0.2 0.43 0 0.00 0 0.00 NLKH 78.1 39.1 50.06 20.3 25.99 18.7 23.94 0 0.00 Tổng hợp 104.8 64.9 61.93 3.8 3.63 3.2 3.05 32.9 31.39 II Khối xã 71.34 64.05 89.78 1.75 2.45 1.86 2.61 3.66 5.13 Thuần nông 50.2 50.0 99.50 0.2 0.40 0 0.00 0 0.00 NLKH 60.5 52.7 87.11 2.9 4.79 4.9 8.10 0 0.00 Tổng hợp 171.4 141.5 82.56 4 2.33 0.3 0.18 25.6 14.94 III Bình quân 67.68 54.27 80.20 4.43 6.54 4.09 6.04 4.87 7.20 Thuần nông 48.11 47.89 99.54 0.20 0.42 0.00 0.00 0.00 0.00 NLKH 71.02 44.57 62.76 13.30 18.73 13.15 18.51 0.00 0.00 Tổng hợp 131.59 95.72 72.74 3.88 2.95 2.03 1.55 29.96 22.77 Nguồn: Số liệu điều tra Qua số liệu trên cho thấy, tổng chi phí cho sản xuất chung của cả 3 loại hình trang trại bình quân là 67.68 triệu đồng/một trang trại, trong đó đầu tư lớn nhất là trang trại kinh doanh tổng hợp với mức chi phí 131.59 triệu đồng/trang trại. Điều này cũng dễ hiểu vì loại hình trang trại này có quy mô khá lớn và làm dịch vụ đòi hỏi vốn lưu động nhiều. Tiếp sau là trang trại nông lâm kết hợp có chi phí trung bình 71,02triệu đồng/một trang trại và đầu tư thấp nhất là trang trại thuần nông 48,11triệu đồng/một trang trại. Đi sâu vào từng ngành cho ta thấy: Các loại hình trang trại đều đầu tư chủ yếu là cho ngành trồng trọt chiếm 80.2% tổng chi phí, phần còn lại là chăn nuôi 4.43%, lâm nghiệp 6.04% và dịch vụ 7.20%. ở từng loại hình sản xuất, tỉ lệ đầu tư cũng tương ứng với tỉ lệ của doanh thu và tỉ lệ đầu tư cho trồng trọt cũng cao nhất chiếm từ 62,76% lượng vốn ở trang trại nông lâm kết hợp đến 99.54% tổng lượng vốn đầu tư ở trang trại thuần nông. Đi sâu vào từng khối ta thấy: ở khối xã, mặc dù doanh thu thấp hơn (chỉ bằng 93,14%) nhưng chi phí lại cao hơn khối nông lâm trường (bằng 109,4%). Trong đó trang trại kinh doanh tổng hợp có mức đầu tư rất lớn, gấp từ 2 đến 3 lần trang trại thuần nông. Điểm khác nhau cơ bản nữa là tỷ lệ đầu tư cho ngành trồng trọt ở khối nông lâm trường thấp hơn tỉ lệ này ở khối xã. * Thu nhập của các trang trại Biểu 12: Thu nhập của các loại hình trang trại TT Chỉ tiêu Tổng số % Trong đó Trồng trọt Chăn nuôi Lâm nghiệp Dịch vụa Tr.đ % Tr.đ % Tr.đ % Tr.đ % I II III Khối NLT Thuần nông NLKH Tổng hợp Khối xã Thuần nông NLKH Tổng hợp Bình quân Thuần nông NLKH Tổng hợp 40,47 25,8 47,13 77,4 27,09 19,22 22,18 66,6 35,08 23,15 37,09 73,06 38.29 35.59 37.63 42.48 27.52 27.69 26.83 27.98 34.14 32.49 34.31 35.70 25.13 24.5 18.6 37.3 17.99 18.42 9.5 38.4 22.26 22.07 14.94 37.74 34.51 34.51 32.24 36.50 21.93 26.92 15.27 21.35 29.09 31.55 25.11 28.28 4.75 1.3 10.8 6.4 3.46 0.8 7.2 2.8 4.23 1.1 9.35 4.95 43.26 86.67 34.73 62.75 66.41 80.00 71.29 41.18 48.85 84.62 41.28 56.06 5.53 0 17.73 4.4 2.18 0 5.48 1 4.18 0 12.8 3.04 49.73 0.00 48.67 57.89 53.96 0.00 52.79 76.92 50.54 0.00 49.33 59.96 5.08 0 0 29.3 3.48 0 0 24.4 4.44 0 0 27.33 47.17 0.00 0.00 47.11 48.74 0.00 0.00 48.80 47.69 0.00 0.00 47.70 Nguồn: Số liệu điều tra Thu nhập bình quân của ba loại hình trang trại đạt 34.14% trên tổng giá trị sản xuất, trong đó thu nhập cao nhất là ngành Lâm nghiệp đạt 50.54%, sau đó là ngành chăn nuôi 48.85% nhưng với một tỉ lệ nhỏ. Đáng chú ý là ngành dịch vụ đạt 47.69% và cuối cùng thấp nhất là thu nhập của ngành nông nghiệp đạt 29.09%. 63,4%. Đi sâu vào từng loại hình trang trại, biểu trên cho thấy: trang trại có thu nhập cao nhất là trang trại kinh doanh tổng hợp đạt 35.7%, sau đó đến là trang trại nông lâm kết hợp 34,31% và cuối cùng là trang trại thuần nông chỉ đạt 32,49%. Nếu xét về số tuyệt đối thì thu nhập bình quân của một trang trại là 35.08 triệu đồng/một trang trại. Đây là mức thu nhập khá cao. Trong đó, ngành nông nghiệp vẫn là ngành có thu nhập cao nhất và chiếm tỉ trọng chủ yếu trong cả 3 loại hình trang trại. Tuy nhiên, trong ngành này mặc dù chăn nuôi có thu nhập rất cao nhưng lại chiếm tỉ trọng rất nhỏ. Điều này cho thấy các trang trại chưa chú ý đến phát triển chăn nuôi. Ngành dịch vụ có thu nhập khá cao song cũng không phải trang trại nào cũng có thể làm được vì nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như vốn, trình độ quản lý và kỹ thuật, mối quan hệ... 4.2.1.2. Hiệu quả kinh tế Từ những số liệu trên, hiệu quả kinh tế của các loại hình kinh tế trang trại được thể hiện qua các chỉ tiêu sau: Biểu 13: Tổng hợp một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế TT Chỉ tiêu Thuần nông NLkết hợp Tổng hợp Bình quân I Chỉ tiêu chung 1 Doanh thu/chi phí 1.49 1.69 1.6 1.58 2 Thu nhập/chi phí 0.49 0.69 0.6 0.58 3 Thu nhập/doanh thu 0.33 0.41 0.37 0.37 II Theo ngành 1 Doanh thu/chi phí TT 1.47 1.31 1.36 1.4 2 Doanh thu/chi phí CN 7.76 2.66 2.28 2.73 3 Doanh thu/chi phí LN 2.81 2.45 2.77 4 Doanh thu/chi phí DV 1.91 5 Thu nhập/chi phí TT 0.47 0.31 0.36 6 Thu nhập/chi phí CN 6.76 1.66 1.28 7 Thu nhập/chi phí LN 1.81 1.45 8 Thu nhập/chi phí DV 0.91 9 Thu nhập/doanh thuTT 0.32 0.24 0.26 10 Thu nhập/doanh thuCN 0.87 0.62 0.56 11 Thu nhập/doanh thuLN 0.64 0.59 12 Thunhập/doanh thuDV 0.48 Nguồn: Số liệu điều tra Qua số liệu bảng trên cho thấy, bình quân các trang trại cứ một đồng chi phí tạo ra được 1,58 đồng doanh thu, 0,58 đồng thu nhập và cứ 1 đồng doanh thu tạo ra được 0,37 đồng thu nhập. Kết quả này cho thấy các trang trại sản xuất có hiệu quả chưa cao. Loại hình sản xuất có hiệu quả cao nhất phải kể đến đó là trang trại nông lâm kết hợp với một đồng chi phí loại hình trang trại này tạo ra được 1,69 đồng doanh thu và 0,69 đồng thu nhập sau đến là trang trại kinh doanh tổng hợp: một đồng chi phí tạo ra được 1,6 đồng doanh thu và 0,6 đồng thu nhập và cuối cùng là trang trại thuần nông: 1 đồng chi phí chỉ tạo ra được 1,49 đồng doanh thu và 0,49 đồng thu nhập. Tuy nhiên, tuỳ từng ngành ở từng loại hình sản xuất mà các chỉ tiêu này thể hiện khác nhau: Đối với ngành trồng trọt, một đồng chi phí loại trang trại thuần nông tạo ra được 1,47 đồng doanh thu và 0,47 đồng thu nhập. Trong khi đó cũng chỉ tiêu này loại hình trang trại kinh doanh tổng hợp là 1,36 và 0,36 còn trang trại nông lâm kết hợp chỉ đạt 1,31 và 0,31. Điều này cho thấy hiệu quả kinh tế của ngành trồng trọt - ngành thu nhập chính và chuyên sâu của trang trại thuần nông là cao nhất sau đến trang trại kinh doanh tổng hợp và kém nhất là trang trại nông lâm kết hợp. Đối với ngành chăn nuôi, một đồng chi phí loại trang trại thuần nông tạo ra được 7.76 đồng doanh thu và 6.76 đồng thu nhập. Trong khi đó cũng chỉ tiêu này loại hình trang trại nông lâm kết hợp là 2,66 và 1,66 còn trang trại kinh doanh tổng hợp chỉ đạt 2.28 và 1.28. Điều này cho thấy hiệu quả kinh tế của ngành chăn nuôi là rất cao, nhất là ở loại hình trang trại thuần nông vì các trang trại này chỉ coi chăn nuôi là kết hợp để tận dụng những thời gian nhàn rỗi và sản phẩm phụ cũng như chăn nuôi để đáp ứng nhu cầu sản xuất của gia đình như cày kéo... mà không quan tâm đến phát triển mạnh ngành này. ở các loại hình trang trại còn lại do họ chú trọng phát triển, giá trị chăn nuôi đã chiếm một tỉ trọng đáng kể trong tổng thu và mặc dù đầu tư không cao nhưng hiệu quả kinh tế của ngành này vẫn cao hơn nhiều so với ngành khác. Đây là điều mà các loại hình trang trại cần phải nghiên cứu trong quá trình phát triển những năm tiếp theo. Đối với ngành lâm nghiệp, hiệu quả kinh tế cao hơn các ngành khác do đầu tư cho cây rừng rất ít mà kết quả mang lại khá cao nếu có đầu ra ổn định: một đồng chi phí có thể tạo ra được 2,81 đồng doanh thu và 1,82 đồng thu nhập ở trang trại nông lâm kết hợp, 2,45 đồng doanh thu và 1,45 đồng thu nhập ở trang trại kinh doanh tổng hợp. Thực tế, cây rừng ở các trang trại huyện Thạch Thành mới được trồng từ các dự án 327,661 và một số hộ tự trồng ở các loại đất giao theo nghị định 01 và 02 của chính phủ, sản phẩm chưa được bán nhưng nhà máy giấy đang được xây dựng tại huyện Hậu Lộc hứa hẹn một hướng kinh doanh mới của các trang trại có đất trồng cây rừng. Tuy nhiên, để phát triển được nghề này phải có đất, do đó, ưu thế này chỉ dành cho các trang trại đã được giao đất rừng. Đối với ngành dịch vụ, tuy hiệu quả kinh tế cao, một đồng chi phí tạo ra được 1,91 đồng doanh thu và 0,91 đồng thu nhập và gần như không gặp rủi ro. Nhưng loại hình này chỉ những chủ trang trại có điều kiện mới có thể phát triển được. Hiệu quả kinh tế của hai khối nông lâm trường và khối xã có sự khác nhau cả về lượng lẫn về chất. Trong cùng một điều kiện như nhau, các trang trại thuộc khối nông lâm trường đều sản xuất đạt giá trị sản xuất cao hơn, đầu tư lớn hơn và thu nhập cao hơn so với các trang trại thuộc khối xã, các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả sản xuất cũng cao hơn mặc dù phần phải nộp của trang trại cho doanh nghiệp lớn hơn nhiều so với phần phải nộp của các trang trại cho xã, thể hiện trình độ sản xuất cao hơn so với khối xã. Tóm lại, nhìn tổng quan về hiệu quả kinh tế của các trang trại huyện Thạch Thành cho thấy: Mặc dù chỉ chiếm tỉ trọng 16,1% trong tổng số các trang trại, nhưng trang trại kinh doanh tổng hợp là loại hình đạt hiệu quả kinh tế cao và chống được rủi ro phù hợp với nền kinh tế thị trường do sự phát triển đa ngành và tỉ trọng giữa các ngành hợp lý. Trang trại nông lâm kết hợp cũng là một loại hình phổ biến chiếm 31,03% có hiệu quả kinh tế khá nhưng ngành chăn nuôi - thế mạnh của các trang trại nghề rừng chiếm tỉ trọng nhỏ và với cây lâm nghiệp phải đầu tư dài mới có thu. Trước mắt, các trang trại thuộc loại hình này lấy nguồn thu từ cây hàng năm là chính được trồng trên đất nông nghiệp, tận dụng bờ lô và khu rừng chưa khép tán. Trang trại thuần nông là loại hình phổ biến chiếm 52,87% chủ yếu là độc canh cây mía - đó là vùng chuyên canh phục vụ nguyên liệu cho nhà máy đường. Mặc dù có hiệu quả kinh tế cao ở ngành độc canh do chỉ có nguồn thu từ ngành này nên phải tập trung đầu tư thâm canh, nhưng trong cơ chế thị trường tiềm ẩn nhiều rủi ro mà điều này đã xảy ra vào năm 1998 khi nhà máy đường hạ giá mua mía từ 250.000 đồng/tấn xuống còn 180.000 đồng/tấn làm cho nhiều trang trại khuynh gia bại sản phải phá sản. Chăn nuôi ở loại hình này có hiệu quả kinh tế cao nhất nhưng tỉ trọng rất nhỏ không được chú trọng phát triển. Do có ưu thế về mặt kỹ thuật và được sự hỗ trợ quản lý giám sát của bộ phận cán bộ quản lý và kỹ thuật doanh nghiệp nên các trang trại thuộc khối nông lâm trường sản xuất có hiệu quả kinh tế cao hơn khối xã. 4.1.3. Hiệu quả sử dụng các yếu tố của quá trình sản xuất * Đất đai Biểu 14: hiệu quả sử dụng đất của các trang trại ĐVT: triệu đồng/ha TT Chỉ tiêu TT thuần nông TT NL kết hợp TT tổng hợp Bình quân I Khối nông lâm trường 1 Giá trị sản xuất (GO) Nông nghiệp 12.5 11.2 10.6 11.79 Lâm nghiệp 3.11 0.67 2.28 2 Thu nhập (V+M) Nông nghiệp 4.45 4.14 3.96 4.27 Lâm nghiệp 2.06 0.39 1.49 II Khối xã 1 Giá trị sản xuất (GO) Nông nghiệp 9.02 8.95 10.48 9.23 Lâm nghiệp 1.87 0.49 1.40 2 Thu nhập (V+M) Nông nghiệp 2.71 2.04 2.93 2.54 Lâm nghiệp 1.22 0.29 0.90 III Bình quân 1 Giá trị sản xuất (GO) Nông nghiệp 11.21 10.12 10.56 10.77 Lâm nghiệp 2.51 0.61 1.86 2 Thu nhập (V+M) Nông nghiệp 3.81 3.13 3.59 3.56 Lâm nghiệp 1.66 0.35 1.21 Nguồn: Số liệu điều tra Số liệu biểu trên cho thấy: Giá trị sản xuất bình quân chung/ha ở các trang trại của huyện Thạch Thành đạt 10.77 triệu đồng/1ha đối với đất nông nghiệp và 1,86 triệu đồng/1 ha đối với đất lâm nghiệp. Đây là một mức rất thấp so với bình quân chung của cả nước. Thu nhập của một ha cũng không cao: 3,56 triệu đồng/ha đối với đất nông nghiệp và 1,21 triệu đồng/ha đối với đất lâm nghiệp. Trong 3 loại hình trang trại thì loại hình trang trại sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao nhất là loại hình trang trại thuần nông, một ha tạo ra 11,21 triệu đồng giá trị sản xuất và 3,81 triệu đồng thu nhập. Tiếp theo là loại hình trang trại tổng hợp, một ha cũng tạo ra được 10,56 triệu đồng giá trị và 3,59 triệu đồng thu nhập. Cuối cùng là trang trại nông lâm kết hợp, một ha đất chỉ làm ra được 10.12 triệu đồng giá trị và 3,13 triệu đồng thu nhập. Nhưng hiệu quả sử dụng đất trồng cây lâm nghiệp thì loại hình nông lâm kết hợp sử dụng đất có hiệu qủa hơn trang trại kinh doanh tổng hợp, thể hiện: một ha đất trang trại nông lâm kết hợp có thể tạo ra 2,51 triệu đồng giá trị và 1,66 triệu đồng thu nhập trong khi đó ở trang trại kinh doanh tổng hợp tương ứng là 0,61 triệu đồng giá trị và 0.35 triệu đồng thu nhập. Đi sâu vào hai khối sản xuất cho thấy: Trình độ sử dụng đất nói chung của trang trại khối nông lâm trường có trình độ cao hơn thể hiện giá trị làm ra và thu nhập trên một ha đất cao hơn khối xã. Một ha đất nông nghiệp, khối nông lâm trường có thể làm ra được giá trị bằng 1,28 lần và thu nhập bằng 1,68 lần. Tương tự, một ha đất lâm nghiệp khối nông lâm trường làm ra bằng 1,63 lần giá trị và 1,65 lần thu nhập của khối xã. ở khối nông lâm trường, hiệu quả sử dụng đất của các loại hình trang trại tuy chênh lệch nhau không lớn nhưng sử dụng đất có hiệu quả nhất vẫn là trang trại thuần nông: một ha đất canh tác có thể tạo ra được 12,5 triệu đồng giá trị và 4,45 triệu đồng thu nhập. Sau đến là trang trại nông lâm kết hợp một ha đất tạo ra được 11,2 triệu đồng giá trị và 3,96 đồng thu nhập và cuối cùng là trang trại kinh doanh tổng hợp, các chỉ tiêu tương ứng là 10,6 và 3,96. Sử dụng đất lâm nghiệp trong hai loại hình trang trại nông lâm kết hợp và trang trại tổng hợp thì hiệu quả nhất là ở trang trại nông lâm kết hợp. Điều này cho thấy trình độ sử dụng đất ở khối nông lâm trường khá đồng đều và khi nguồn thu chính của mình là ngành gì thì các chủ trang trại chú trọng đầu tư thâm canh vào ngành đó để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. ở khối xã, trình độ sử dụng đất có sự chênh lệch nhau rõ rệt: loại hình trang trại kinh doanh tổng hợp trình độ sử dụng đất có hiệu quả cao hơn hai loại hình còn lại. Nếu một ha đất nông nghiệp, loại hình trang trại kinh doanh tổng hợp tạo ra được 10,48 triệu đồng giá trị và 2,93 triệu đồng thu nhập thì loại hình trang trại thuần nông tạo ra được 9,02 triệu đồng giá trị và 2,71 triệu đồng thu nhập và cuối cùng là trang trại nông lâm kết hợp, các chỉ tiêu tương ứng là 8,95 và 2,04 mặc dù trình độ sử dụng đất lâm nghiệp của loại hình trang trại nông lâm kết hợp khá hơn ở loại hình trang trại kinh doanh tổng hợp. Điều này phản ánh đúng thực tế là các chủ trang trại kinh doanh tổng hợp có trình độ cao hơn và họ còn nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các hộ nông dân khác để tổ chức sản xuất kinh doanh. * Hiệu quả sử dụng lao động Biểu 15: Hiệu quả sử dụng lao động của trang trại Đơn vị tính: triệu đồng/lao động TT Loại hình trang trại GO/Lao động (V+M)/Lao động NN LN # NN LN # 1 TT thuần nông 14.74 4.85 Khối nông lâm trường 15.26 5.43 Khối xã 13.86 12 3.85 2 TT nông lâm kết hợp 13.73 15.39 4.16 7.65 Khối nông lâm trường 14.87 21.9 4.92 10.66 Khối xã 12.51 8.38 3.35 4.41 3 TT kinh doanh tổng hợp 14.18 5.96 35.8 5.48 3.1 15.5 Khối nông lâm trường 14.33 5.98 37.8 5.61 3.46 17.8 Khối xã 13.92 5.91 32.3 5.25 2.45 11.3 Bình quân 14.34 12.46 35.7 4.73 6.24 15.2 Khối nông lâm trường 15.0 15.67 37.8 5.32 7.84 17.8 Khối xã 13.37 7.69 32.5 3.86 3.87 11.3 Nguồn: Số liệu điều tra Số liệu biểu trên cho chúng ta thấy: Nhìn chung, giá trị tạo ra bởi một lao động ở các trang trại so với khu vực miền núi là khá cao. Một lao động trong một năm có thể làm ra được từ 12,46 triệu đồng (đối với sản xuất lâm nghiệp) đến 35,7 triệu đồng (đối với sản xuất ngành nghề dịch vụ). Tuy nhiên, thu nhập lại ở mức thấp so với các trang trại ở khu vực khác trong tỉnh Thanh Hoá hoặc các khu vực miền núi khác trong cả nước. Thu nhập này chỉ ở mức 4,73 triệu đồng/một lao động nông nghiệp đến 15,2 triệu đồng/một lao động dịch vụ. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng lao động của các trang trại chưa cao. tuy nhiên số liệu trên cũng cho thấy lao động sản xuất các ngành kinh doanh dịch vụ tạo ra mức giá trị và thu nhập cao nhất bởi các lao động này là lao động kỹ thuật nên việc sử dụng các lao động này đòi hỏi phải am hiểu nhất định mới sử dụng có hiệu quả được. Đi sâu vào từng loại hình trang trại cho ta thấy trang trại kinh doanh tổng hợp sử dụng lao động tốt nhất mặc dù từng chuyên ngành về phương hướng sản xuất sử dụng có kém hơn các loại hình còn lại. ở loại hình này một lao động dịch vụ có thể tạo ra được 35,8 triệu đồng doanh thu và 15,5 triệu đồng thu nhập, một lao động nông nghiệp tạo ra được 14,18 triệu đồng doanh thu và 5,48 triệu đồng thu nhập còn ở ngành lâm nghiệp với tỉ lệ đất rừng không cao, một lao động chỉ tạo ra được 5,96 triệu đồng doanh thu nhưng lại có tới 3,1 triệu đồng thu nhập. Đối với trang trại nông lâm kết hợp, hiệu quả sử dụng lao động chung tốt hơn trang trại thuần nông do ngành lâm nghiệp đầu tư ít nhưng mang lại hiệu quả lớn nếu có đầu ra ổn định. Còn trang trại thuần nông, nguồn sống chủ yếu của chủ trang trại chỉ trông chờ vào nghề này nên họ phải tổ chức quản lý lao động tốt để tiết kiệm hao phí lao động sống nhằm nâng cao năng suất lao động nhất là lao động nông nghiệp - việc nâng cao năng suất chủ yếu nhờ vào kéo dài thời gian lao động và thu nhập mang nặng tính chất lấy công làm lãi là chính, họ chỉ phải thuê chủ yếu do tính thời vụ căng thẳng trong sản xuất mà bản thân tự lao động của gia đình họ không thể gánh kịp được mà thôi. Số liệu biểu cũng cho ta thấy, việc sử dụng lao động ở các trang trại thuộc khối nông lâm trường nhìn chung tốt hơn trang trại thuộc khối xã. Năng suất thường cao hơn ở tất cả các loại hình từ 1.2 đến 2 lần. * Hiệu quả sử dụng vốn Biểu 16: Hiệu quả sử dụng vốn của các loại hình trang trại TT Chỉ tiêu khối nông lâm trường Khối xã Bình quân TN NLN TH TN NLN TH TN NLN TH 1 GO 72.5 125.4 182.7 69.42 82.68 238 71.4 104.8 202 2 V+M 25.8 47.29 77.9 17.36 22.17 66.64 22.7 35.2 73.9 3 Tổng vốn 46.7 73.3 120 49.1 59.6 206 47.6 66.7 150 (V+M)/vốn 0.55 0.645 0.649 0.354 0.372 0.323 0.48 0.528 0.49 GO/vốn 1.55 1.711 1.523 1.414 1.387 1.155 1.5 1.572 1.35 Nguồn: Số liệu điều tra Qua biểu trên cho thấy: Trang trại nông lâm kết hợp là loại hình trang trại sử dung vốn đạt hiệu quả cao nhất. Với một đồng vốn, trang trại này đã tạo ra được 1,572 đồng giá trị và 0,528 đồng thu nhập. Sau đến là trang trại kinh doanh tổng hợp, một đồng vốn tạo ra được 1,35 đồng giá trị và 0,49 đồng thu nhập. Cuối cùng là trang trại thuần nông một đồng vốn tuy tạo ra được 1,5 đồng giá trị nhưng chỉ tạo ra được 0,48 đồng thu nhập. Tuy nhiên, trang trại kinh doanh tổng hợp là trang trại có hiệu quả sử dụng vốn cao nhất thể hiện mặc dù một đồng vốn chỉ tạo ra được giá trị ít hơn nhưng mang lại thu nhập cao hơn (thu nhập bằng 36,3%) và điều đặc biệt là số vốn sử dụng khá nhiều mà vẫn tạo ra được thu nhập như vậy. So sánh hiệu quả sử dụng vốn của hai khối cho thấy: Khối nông lâm trường hiệu quả sử dụng vốn tốt hơn khối xã và loại hình trang trại kinh doanh tổng hợp vẫn là loại hình sử dụng vốn tốt hơn cả. Với một đồng vốn, ở loại hình trang trại thuần nông khối nông lâm trường có thể tạo ra được 1,55 đồng giá trị và 0,55 đồng thu nhập nhưng ở khối xã cũng ở loại hình này một đồng vốn chỉ tạo ra được 1,414 đồng giá trị và 0,354 đồng thu nhập, tức khối nông lâm trường sẽ tạo ra thu nhập bằng 1,55 lần khối xã. ở các loại hình khác cũng tương tự như vậy. 4.2. Hiệu quả xã hội và môi trường Tuy số hộ đạt được tiêu chí trang trại trên địa bàn huyện Thạch Thành tính đến hết năm 2002 chỉ chiếm một tỉ lệ quá nhỏ 0,31% (87/28.479) tổng số hộ nhưng kinh tế trang trại đã có vai trò hết sức to lớn và tác động sâu sắc đối với không chỉ về lĩnh vực kinh tế mà còn cả ở lĩnh vực xã hội và môi trường trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp và nông thôn. Kêt quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả xã hội và môi trường của kinh tế trang trại được thể hiện ở một số mặt sau đây: Thứ nhất: Kinh tế trang trại là nhân tố mới ở nông thôn, là động lực để phát huy cao độ kinh tế hộ, là điểm đột phá cho quá trình thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn chuyển nền nông nghiệp từ tự cung, tự cấp sang nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá. Đây chính là những hạt nhân làm gương cho các hộ khác học tập noi theo. Thứ hai: Kinh tế trang trại huyện Thạch Thành phát triển đã tạo công ăn việc làm và thu nhập cho gần 600 lao động quy đổi bình quân của huyện góp phần xoá đói giảm nghèo ở nông thôn mà không cần phải đầu tư từ phía nhà nước. Đây là con số rất có ý nghĩa trong điều kiện một huyện đất ít, người đông và kinh tế chậm phát triển như huyện Thạch Thành. Thứ ba: Tạo lập trang trại ở những nơi khó khăn về cơ sở hạ tầng, các trang trại đã phải bỏ một phần vốn nhất định để đầu tư vào lĩnh vực này giúp cho những vùng có trang trại phát triển điều kiện hạ tầng được cải thiện đáng kể làm thay đổi bộ mặt của nông thôn. Thứ tư: Chủ trang trại là những người có kinh nghiệm sản xuất và nhạy bén trong việc ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật mới vào thực tiễn sản xuất nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi là tiên phong cho các hộ trong vùng lĩnh hội các kiến thức khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Thứ năm: Một trong những đặc điểm của trang trại huyện Thạch Thành là số trang trại có đất lâm nghiệp chiếm gần một nửa với diện tích khá lớn. Nó có ý nghĩa trong việc phủ xanh đất trống đồi núi trọc và bảo vệ rừng đầu nguồn tạo môi trường sinh thái bền vững. Thứ sáu: Kinh tế trang trại Thạch Thành đang có những hình thức hợp tác giữa các trang trại với nhau và giữa các trang trại với các nông hộ một cách khách quan tự nhiên là tiền đề để phát triển các hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới ở nông thôn. 4.3. Đánh giá chung về hiệu quả của kinh tế trang trại huyện Thạch Thành. Qua nghiên cứu về hiệu quả của kinh tế trang trại huyện Thạch Thành, chúng tôi có những đánh giá mang tính khái quát chung sau đây: - Trang trại của huyện Thạch Thành phần lớn được tạo lập từ những vùng đồi núi, đất xấu và khó khăn với diện tích khá lớn vượt xa tiêu chí quy định tại thông tư 69/2000 và có số lượng trang trại không nhiều (87 trang trại). - Sự phát triển của các trang trại huyện Thạch Thành đã đánh thức những vùng đất trống, đồi núi trọc, đất sử dụng không hiệu quả hoặc hiệu quả kém vào sản xuất có hiệu quả; huy động được vốn trong nhân dân vào phát triển sản xuất; đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng hàng hoá, chỉ với 87 hộ trang trại đã tạo ra được 9,4 tỉ đồng giá trị sản xuất chiếm 4,5% giá trị sản xuất toàn huyện; tạo việc làm và góp phần xoá đói giảm nghèo làm khởi sắc bộ mặt của nông thôn trong huyện. - Mặc dù có diện tích khá lớn nhưng các trang trại trong huyện phát triển chưa thực sự đi vào chiều sâu thể hiện giá trị làm ra của một trang trại, thu nhập của một trang trại hay thu nhập sinh ra từ đồng vốn đang còn ở mức độ thấp so với trang trại ở các vùng khác trong tỉnh Thanh Hoá và chưa tương xứng với tiềm năng hiện có của trang trại. - Trong ba loại hình kinh tế trang trại thì trang trại sản xuất có hiệu quả nhất và có thể tránh được rủi ro trong cơ chế thị trường là trang trại kinh doanh tổng hợp, tiếp đến là trang trại thuần nông và cuối cùng là trang trại nông lâm kết hợp. Tuy nhiên, xét về ưu thế và tiềm năng thì về lâu dài trang trại nông lâm kết hợp vẫn chiếm ưu thế hơn so với trang trại thuần nông. Một vấn đề được đặt ra là khi chuyên sâu vào sản xuất loại sản phẩm nào thì các trang trại đó sử dụng các yếu tố phục phụ cho sản xuất đều tốt hơn ngành mà mình không chuyên sâu. Đây chính là điểm mà các trang trại có thể bổ sung cho nhau nếu có sự giao lưu học hỏi lẫn nhau. - Trong hai khu vực khối nông lâm trường và khối xã thì hiệu quả của các loại hình kinh tế trang trại ở khu vực khối nông lâm trường cao hơn khối xã mặc dù các trang trại khối nông lâm trường phải gánh vác nghĩa vụ nộp cho nông lâm trường cao gấp từ 2 đến 3 lần phần nộp của các trang trại thuộc khối xã. Điều này làm hạn chế thu nhập của các hộ trang trại thành viên nông lâm trường. Do đó, các nông lâm trường cần phải có mức thu phù hợp với sự tác động tương ứng vào quá trình sản xuất kinh doanh của các hộ nông lâm trường viên nói chung, các hộ trang trại nói riêng. Các trang trại khối xã cần đẩy mạnh giao lưu với khối nông lâm trường để học hỏi những kiến thức về khoa học kỹ thuật và tổ chức quản lý sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lên. - Về phương hướng sản xuất: Trừ trang trại kinh doanh tổng hợp có tỉ lệ các ngành khá hợp lý có thể tránh được rủi ro trong nền kinh tế thị trường, các loại hình trang trại còn lại cần phải nghiên cứu phát triển mạnh chăn nuôi đại gia súc như trâu, bò, dê... đưa chăn nuôi lên thành ngành sản xuất chính vì như đã phân tích ngành chăn nuôi có hiệu quả rất cao trong mọi loại hình trang trại. 4.4. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả của các loại hình kinh tế trang trại - Mặc dù nghị quyết 03/2000/NQ-CP ngày 2-2-2000 của chính phủ kèm theo các văn bản hướng dẫn đã ra đời được 2 năm nay, tỉnh uỷ Thanh hoá đã có nghị quyết 07 của Ban chấp hành tỉnh uỷ về kinh tế trang trại nhưng thực sự việc tổ chức quán triệt triển khai thực hiện còn chưa được các cấp, các ngành quan tâm đúng mức. Các chủ trang trại hầu như chưa nắm bắt được các chính sách này. Công tác quản lý nhà nước đối với trang trại còn buông lỏng, thiếu cán bộ chuyên trách theo dõi quản lý trang trại. Một số chính sách ưu đãi của nhà nước như chính sách đất đai, lao động, tài chính - tín dụng chưa được các ngành của huyện nghiên cứu triển khai áp dụng. Mặt khác, huyện Thạch thành chưa tổ chức khảo sát kịp thời, đầy đủ về số lượng, các loại hình và kết quả hoạt động của nó từ đó có những giãi pháp phù hợp nhất là tạo tính pháp lý cho các trang trại để họ được hưởng những chính sách ưu đãi của nhà nước. - Đất đai của các trang trại thuộc khu vực nông lâm trường, một số có quy mô khá lớn do trước đây các chủ trang trại này đã dám chấp nhận khó khăn đến những vùng đất tranh chấp với nhân dân địa phương quanh vùng hoặc những vùng đất xấu, khó khăn không ai dám nhận để cải tạo và phát triển sản xuất mới có được vùng đất trù phú như ngày nay. Tuy các nông lâm trường đã giao cho các hộ theo nghị định 01/CP nhưng trên thực tế nhiều hộ công nhân thắc mắc và một bộ phận cán bộ có tư tưởng đòi chia lại đất làm cho các chủ hộ trang trại không an tâm đầu tư phát triển sản xuất và phát triển theo hướng bền vững. - Một số chủ trang trại đã mạnh dạn thuê quyền sử dụng đất vĩnh viẽn của nhân dân - những người không có khả năng và điều kiện sản xuất hoặc làm ăn thua lỗ phải chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhưng lại chưa có chính sách cụ thể theo luật của chính quyền địa phương sở tại nên các chủ trang trại nhận quyền sử dụng đất trên chưa an tâm và mạnh dạn đầu tư cải tạo phát triển sản xuất. - Tuy các trang trại phát triển theo đúng quy hoạch nhưng trên thực tế gần như phát triển độc canh cây mía mà đầu ra lại phụ thuộc hoàn toàn vào nhà máy đường Việt nam - Đài loan, nếu thị trường gặp khó khăn mà điều này đã xảy ra vào năm 1998 thì nguy cơ các trang trại khó có khả năng tồn tại và phát triển sẽ tăng lên. Đây là rủi ro tiềm ẩn nếu không được định hướng phát triển tốt. - ở huyện Thạch thành, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chưa áp dụng quyết định 423/2000 về chính sách tín dụng với các trang trại nên các trang trại bị ràng buộc về mặt tài chính của Công ty mía đường khi vay vốn để trồng mía hoặc phải vay ngoài với lãi suất cao nên hạn chế rất nhiều tới hiệu quả sản xuất kinh doanh. Mặt khác, vốn mà ngân hàng cho các hộ vay chủ yếu là để trồng mía nguyên liệu với mức quy định bằng 70% nhu cầu vốn phục phụ cho nhà máy đường mà chưa cho vay phát triển thêm ngành nghề khác nên đa phần các trang trại thiếu vốn để mở rộng và phát triển sản xuất. - Các trang trại chưa chủ động liên doanh, liên kết với nhau theo mô hình hợp tác xã kiểu mới làm cho các yếu tố đầu vào cho sản xuất còn cao, đầu ra chưa chủ động và đặc biệt khả năng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế nên hiệu quả sản xuất chưa cao. - Một số trang trại chỉ chú ý đơn thuần về mặt kinh tế mà chưa chú ý đến bảo vệ môi trường sinh thái. Đa số các chủ trang trại và người lao động làm thuê chưa hiểu luật lao động nên trong quan hệ còn vi phạm luật. - Công tác khuyến nông và khuyến nông của huyện hàng năm đều có làm các điểm trình diễn về kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi cho các hộ sản xuất nông nghiệp nói chung nhưng những kiến thức về tổ chức và quản lý trang trại chưa được tập huấn hướng dẫn một lớp nào. Do vậy làm cho hiệu quả sản xuất chưa đi vào chiều sâu. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNKT335.doc
Tài liệu liên quan