Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống, xoài, ổi, bưởi bằng phương pháp ghép

Phần i Mở đầu 1.1. Đặt vấn đề Nước ta nằm trải dài trên 15 vĩ độ, từ Nam ra Bắc cùng với sự phân hoá về địa bàn đã tạo nên một điều kiện sinh thái đa dạng và phong phú. Cụ thể có 7 vùng sinh thái khác nhau, cùng với điều kiện khí hậu á nhiệt đới và nhiệt đới ẩm rất thích hợp cho việc phát triển nông nghiệp. Bên cạnh sự phát triển cây lương thực như: Lúa, ngô, khoai, sắn...thì nghề trồng cây ăn quả ở nước ta, cũng đã có lịch sử lâu đời, nhưng trước đây chúng ta chủ yếu sản xuất là để cung cấp

doc26 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2035 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống, xoài, ổi, bưởi bằng phương pháp ghép, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, mà chủ yếu là để ăn tươi, sản xuất với quy mô nhỏ. Hiện nay với sự phát triển của nền công nghiệp và nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần thì cần phải có những vùng sản xuất cây ăn quả tập trung, sản xuất với quy mô lớn cung cấp cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Trong nghị quyết Đại hội lần II của BCH TW Đảng VII (6/1993) có nêu "Phát triển cây ăn quả trên tất cả các vùng để đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng trong nước từng bước được nâng lên thành mặt hàng xuất khẩu". ở nước ta diện tích đất đồi núi cao nhiều, việc phát triển cây ăn quả vừa bảo vệ đất lại tăng thu nhập và ổn định môi trường sinh thái là rất cần thiết. Ngoài ra các loại quả còn là sản phẩm ăn tươi ngon và bổ, là nguồn bổ sung các loại VTM (A, B1, B2, PP, E,…) hàng ngày cho con người. Với nền kinh tế hiện nay và sự phát triển của xã hội thì nhu cầu ăn ngon và đủ dinh dưỡng là rất cần thiết đặc biệt là đối với trẻ em và người già. Vì vậy Nhà nước đặt ra phát triển cây ăn quả trên tất cả các vùng trong nước từ trung du đến miền núi. Ngoài việc phát triển cây ăn quả ở những vùng đất trống đồi núi trọc thì ở những vùng đồng bằng cây ăn quả cũng bước đầu thay thế các loại cây lương thực khác có hiệu quả kinh tế thấp. Để đáp ứng được những mục tiêu trên thì chúng ta phải bắt đầu từ công tác giống, khi đã có giống tốt thì cần có những hình thức nhân giống phù hợp, nhằm nhân nhanh và đảm bảo được đặc tính tốt của giống đưa vào sản xuất. Để khắc phục các yếu tố cần hạn chế của các phương pháp nhân giống cây ăn quả nói chung và ổi, bưởi, xoài nói riêng thì trong những năm gần đây nhân giống bằng phương pháp ghép là phương pháp nhân giống chủ yếu của người làm vườn. Nhân giống bằng phương pháp ghép vừa có hệ số nhân giống cao, lại giữ được đặc tính tốt của giống, nhanh có cây giống tốt đưa vào sản xuất, ngoài ra phương pháp này cho phép chúng ta tận dụng được lợi thế của gốc ghép để tạo ra được các cây giống phù hợp cho từng vùng điều kiện sinh thái cụ thể. Với những ý nghĩa trên được sự phân công của khoa nông học, trong phạm vi đề tài tốt nghiệp, tôi tiến hành thực hiện đề tài: "Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống, xoài, ổi, bưởi bằng phương pháp ghép". 1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài 1.2.1. Mục đích Nghiên cứu phương pháp ghép đối với 3 loại cây: Xoài, ổi, bưởi với đường kính gốc ghép và thời vụ ghép khác nhau 1.2.2. Yêu cầu - Xác định đường kính gốc ghép thích hợp cho từng loại cây. - Xác định thời vụ ghép thích hợp cho từng loại cây. Phần II Tổng quan tài liệu 2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài 2.1.1. Cơ sở lý luận Phương pháp ghép cây nói chung là dựa trên cơ sở: Mô của thân hai cây cùng loại gần nhau có thể tiếp hợp với nhau nhờ sự hoạt động và khả năng tái sinh của tượng tầng để tạo nên một thể thống nhất (một cây mới). Ghép là sự kết hợp của các cơ quan dinh dưỡng của cùng một cây hay các cây khác nhau của giống muốn nhân (Xoài, ổi, bưởi…) gọi là cành ghép lên cây khác cùng loại gọi là gốc ghép để tạo nên cây mới gọi là cây ghép. Khi thực hiện ghép chúng ta áp sát phần tượng tầng của cành ghép (mắt ghép) và gốc ghép với nhau. Trước tiên những tế bào bị tổn thương của hai mặt cắt hình thành lớp ngăn cách màu nâu, sau đó các tế bào nhu mô (tế bào vách mỏng) dưới lớp ngăn cách ấy phân chia rất nhanh hình thành mô liên hợp giữa cành ghép và gốc ghép, đồng thời lớp ngăn cách ấy biến mất. Các tế bào mới sinh sản của cành ghép và gốc ghép liên hệ với nhau bằng những đường ống, do đó nhựa nguyên và nhựa luyện lưu thông giữa cành ghép và gốc ghép. Khi ghép, cành ghép và gốc ghép có tiếp hợp được chặt chẽ với nhau hay không là do sức tiếp hợp và mối liên hệ dẫn truyền quyết định. Cành ghép và gốc ghép hình thành lớp tiếp hợp càng chặt chẽ, chất dinh dưỡng càng đầy đủ thì sự tiếp hợp càng được củng cố, sự trao đổi dinh dưỡng giữa cành ghép và gốc ghép dễ dàng. Khi sự trao đổi nhựa giữa cành ghép và gốc ghép diễn ra liên tục, cây sinh trưởng phát triển tạo nên một cây ghép hoàn chỉnh. 2.1.2. Cơ sở thực tiễn Đối với nghề làm vườn nói chung và nghề trông cây ăn quả nói riêng, thì việc tuyển chọn được những giống cây tốt là rất cần thiết. Khi đã có được giống cây tốt (cây mẹ) thì việc nhân rộng ra đưa vào sản xuất đại trà, mà muốn khi nhân ra cây giống vẫn giữ được bản chất di truyền tốt của cây mẹ thì chúng ta phải có phương pháp nhân giống phù hợp. Hiện nay đối với việc nhân giống cây ăn quả nói chung và xoài, ổi, bưởi nói riêng thì nhân giống bằng phương pháp ghép đang được áp dụng phổ biến, do phương pháp ghép là một trong những phương pháp nhân giống vô tính có nhiều ưu điểm. - Cây ghép giữ được những đặc tính tốt của cây giống muốn nhân. - Cây ghép sinh trưởng phát triển tốt. - Cây ghép sớm ra hoa, kết quả. - Hệ số nhân giống cao. - Điều tiết được sinh trưởng của cây. - Tăng cường khả năng chống chịu của cây với những điều kiện ngoại cảnh bất thuận như: hạn, úng, rét, sâu bệnh… 2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước Trong sản xuất cây ăn quả ở nước ta hiện nay vẫn tồn tại 3 phương pháp nhân giống là: Gieo hạt chiết cành và ghép nhưng do yêu cầu về số lượng cũng như chất lượng cây giống cho nên hiện nay phương pháp gieo hạt và chiết cành ít được áp dụng mà chỉ áp dụng trong những trường hợp đặc biệt như gieo hạt làm gốc ghép, chiết cành đối với những cây khó ghép (hồng xiêm, na…). Trong sản xuất hiện nay chủ yếu nhân giống bằng phương pháp ghép do phương pháp có nhiều ưu điểm như hệ số nhân giống cao, cây ghép vẫn giữ được đặc tính của cây mẹ nhanh ra hoa, kết quả... Trong thực tế sản xuất có nhiều trường hợp vì không chú ý chọn giống và gốc ghép tốt, dẫn đến sức hợp giữa cành ghép và gốc ghép kém cho nên sau một thời gian cây ghép có những biểu hiện xấu như: lá vàng, rụng sớm nhất là trong mùa khô hạn và mùa mưa độ ẩm không khí cao hoặc cành ghép mọc rất ít, cành ngắn mọc thành chùm, biểu hiện ở chỗ ghép - gốc ghép và cành ghép phát triển không đều nhau xảy ra hiện tượng chân hương hoặc chan voi. Khi nói về nguyên nhân gây ra sức hợp không tốt giữa cành ghép và gốc ghép nhiều nhà nghiên cứu về lĩnh vực ghép cây cho rằng có hai nguyên nhân chủ yếu là chọn gốc ghép và kỹ thuật ghép không tốt và khi chọn cành ghép nên chọn cành ở hướng nam vì ở vị trí này cành ghép nhận được nhiều ánh sáng, mầm cành sung sức, khi ghép cho tỷ lệ sống cao cây ghép sinh trưởng phát triển tốt. Trên thế giới đã từ lâu việc nghiên cứu và ứng dụng các phương pháp ghép cây ăn quả rất được nhiều nhà khoa học quan tâm. Tuy nhiên đối với cây ổi, xoài, bưởi thì các công trình nghiên cứu về ghép không nhiều lắm mà chủ yếu là các nghiên cứu về giống, điều kiện sinh thái, kỹ thuật thâm canh. Mặc dù vậy những nghiên cứu về ghép ổi, xoài, bưởi đã góp phần vào việc phát triển cây ăn quả trên thế giới. Trung Quốc và Thái Lan là những nước đi đầu trong lĩnh vực ghép cây ăn quả như: Phương pháp ghép đoạn cành không có lá cho tỷ lệ sống và thành cây tương đối cao trên 75%, ghép mắt nhỏ có gỗ tiết kiệm được mắt ghép và áp dụng được những cây khó bóc vỏ. Gân đây Thái Lan đã thử nghiệm phương pháp ghép mới, phương pháp ghép đoạn cành có lá, phương pháp này có ưu điểm là cây giống nhanh đạt tiêu chuẩn xuất vườn, ít phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Với phươg pháp này tỷ lệ cây xuất vườn cao trên 90% trong điều kiện thuận lợi. Phần III Nội dung và phương pháp nghiên cứu 3.1. Đối tượng, vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng, vật liệu nghiên cứu: - Cây Xoài: + Gốc ghép là cây xoài dại. + Cành ghép là cây Xoài úc. - Cây ổi: + Gốc ghép là cây ổi dại. + Cành ghép là cây ổi Đài Loan. - Cây Bưởi: + Gốc ghép là cây bưởi dại. + Cành ghép là cây Bưởi Diễn. 3.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm: Vườn nhân giống cây ăn quả Trung tâm kỹ thuật Rau - Hoa - Quả - Hà Nội. - Thời gian nghiên cứu: Tháng 7 - 12 - 2004. 3.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu: (Gồm 3 thí nghiệm) - Thí nghiệm i: Cây xoài (ghép trên gốc ghép có đường kính khác nhau: 0,8cm; 1cm; 1,2cm). + Phương pháp ghép: Ghép đoạn cành chẻ bên (kiểu Trung Quốc) - Thí nghiệm II: Cây ổi (ghép trên gốc ghép có đường kính khác nhau: 0,8cm; 1cm; 1,2cm). + Phương pháp ghép: Ghép mắt nhỏ có gỗ - Thí nghiệm III: Cây bưởi (ghép trên gốc ghép có đường kính khác nhau: (0,8cm; 1cm; 1,2cm). + Phương pháp ghép: Ghép mắt nhỏ có gỗ. 3.2.2. phương pháp nghiên cứu: - Thí nghiệm được bố trí vào 6 thời vụ trên 3 loại cây (3 thí nghiệm). - Bố trí thí nghiệm theo "Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng" của PGS_TS Phạm Chí Thành. - Thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu nhiên với 3 lần nhắc lại (Tổng cây ghép 180 cây). - Toàn bộ số liệu được xử lý trên máy tính bằng chương trình Xcell. 3.3. Kỹ thuật ghép áp dụng trong các thí nghiệm 3.3.1. Chọn cây, chọn cành để lấy cành ghép Cây chọn lấy cành ghép là những cây đã được tuyển chọn có năng suất cao, ổn định, phẩm chất tốt có độ tuổi từ 6 - 7 năm tuổi trở lên, Cây sinh trưởng khoẻ, không sâu bệnh. Trên cây đã chọn, chọn những cành bánh tẻ ra từ vụ thu năm trước hoặc vụ xuân để lấy cành ghép, trên cành chọn những mắt đã nổi rõ hoặc nhú để ghép. Sau khi cắt cành khỏi cây mẹ thì phải bảo quản cẩn thận tránh mất nước, nếu phải vận chuyển đi xa hoặc chưa ghép kịp thì phải sử dụng giẻ ướt để quấn. 3.3.2. Các thao tác ghép * Phương pháp ghép đoạn cành chẻ bên (Kiểu Trung Quốc) Dùng kéo (Xecatơ) cắt ngọn gốc ghép ở vị trí cách mặt đất khoản 25 - 30cm chọn cắt chỗ thân cây nhẵn, thẳng vỏ mầm tươi. Sau đó dùng dao cắt một đoạn cành ghép có từ 3 - 4 mắt dài khoảng 4 - 5cm, phần ngọn đoạn cành ghép cắt phẳng, phần gốc dùng dao vát chép 450 mắt vát dài khoảng 1,5 - 2cm, mặt vát phải phẳng, nhẵn sau đó quay ngược phía sau mặt vát dùng dao vát chéo một ít ở đuôi phần vát. Đặt đoạn cành ghép đã chuẩn bị vào giữa hai ngón tay cuối của bàn tay trái, đồng thời tay trái giữ cây gốc ghép dùng dao vát một ít phía định chẻ trên gốc ghép sau đó dùng dao chẻ dọc về một bên từ trên gốc ghép xuống, đường chẻ dài tương đương hay bằng vết vát trên cành ghép là tốt nhất. Phần chẻ gần vỏ và một ít gỗ, sau đó đặt nhanh đoạn cành ghép đã chuẩn bị vào vết chẻ trên gốc ghép sao cho tượng đầy của cành ghép và gốc ghép trùng khớp với nhau (ít nhất là một bên). Dùng dây nilon tự hoại của Trung Quốc quấn chặt chỗ tiếp giáp giữa cành ghép và gốc ghép sau đó quấn kín cả đoạn cành ghép. * Phương pháp ghép mắt nhỏ có gỗ Trên cây giống (cây mẹ) chọn những cành nảy lộc từ đầu xuân đã hoá gỗ hoàn toàn, cành có màu nâu xám và có đường kính gần bằng đường kính gốc ghép. Dung dao sắc cắt một phiến mầm bao gồm cả phiến lá và mầm ngủ. Phiến mầm dài khoảng 1,5 - 2,5cm, có hình lưỡi gà trong đó phía gốc dày khoảng 0,2cm, rộng khoảng 0,5cm. Sau đó tại điểm định ghép trên gốc ghép (cách mặt đất 15 - 20cm). Cắt vát một lát hình lưỡi gà từ trên xuống bao gồm cả vỏ và gỗ, phía dưới chắn nghiêng một góc 450 về phía trên gốc ghép. Vết vát trên gốc ghép có tiết diện tương ứng hoặc hơi to hơn tiết diện phía trong của phiến mầm. Đặt phiến mầm vào vết vát thật khít rồi buộc kín và chặt bằng dây nilon trắng trong, buộc từ dưới lên theo kiểu lợp mái nhà. Sau ghép khoảng 15 - 20 ngày có thể mở dây buộc, sau mở dây khoảng 3 ngày kiểm tra thấy phiến mầm vẫn xanh tươi (bằng cách cạo vỏ) thì cắt ngọn gốc ghép đi. Vết cắt cách mầm ghép 1,5cm và nghiêng về phía sau mầm ghép. Chú ý: Tất cả các phương pháp ghép đều phải thao tác đúng và nhanh. Vết cắt phải rất phẳng và nhẵn thì tỷ lệ ghép sống mới cao. 3.4. Các chỉ tiêu theo dõi - Tỷ lệ cây ghép sống (%) = x 100% - Tỷ lệ cây ghép bật mầm = x 100% - Tỷ lệ thành cây = x 100% Xác định các chỉ tiêu này sau ghép 30, 45, 60 ngày. Theo dõi động thái sinh trưởng của cành ghép: Đo chiều cao cành (cành cấp một mọc lên từ cành ghép) từ gốc cành đến cuống lá trên cùng, đếm số lá trên cành 10 ngày tiến hành đo đếm một lần, mỗi công thức ứng với mỗi loại đường kính đo, đếm 15 cây đại diện (cây điển hình) - Các chỉ tiêu này, số cây mỗi công thức theo dõi được tính theo trị số trung bình. Trị số trung bình được tính theo công thức: = - Trong đó: : là giá trị trung bình. Xi: là cây theo dõi thứ i N: là tổng số cây theo dõi của một công thức - Khoảng biến động: X = r - Sai số: r = - Phương sai: S = ==- - Độ tin cậy: P = 95%, bậc tự do V = N - 1 Phần IV Kết quả nghiên cứu và thảo luận 4.1. Thí nghiệm I. Ghép ổi (đường kính gốc ghép 0,8cm; 1cm; 1,2cm) Các chỉ tiêu về tỷ lệ sống, nảy mầm và thành cây cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như: khí hậu, phương pháp ghép, kỹ thuật ghép.Để đánh giá các yếu tố này có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và thành cây, chúng tôi tiến hành thí nghiệm và theo dõi ảnh hưởng của các thời vụ ghép khác nhau đến tỷ lệ sống, nảy mầm và thành cây, toàn bộ số liệu được trình bày qua các bảng. Bảng 1: ảnh hưởng của thời vụ ghép đến tỷ lệ sống nảy mầm và thành cây của phương pháp ghép mắt nhỏ có gỗ. Loại cây Chỉ tiêu Thời vụ Tỷ lệ sống (%) Tỷ lệ cây nảy mầm (%) Tỷ lệ cây chết sau nảy mầm (%) Tỷ lệ thành cây (%) 30 ngày sau ghép 45 ngày sau ghép ổi i(15/7) 76,6 73,3 11,0 72,2 77,0 II(30/7) 80,0 79,0 8,30 75,5 83,3 III(15/8) 86,6 85,0 4,20 83,0 90,0 IV(30/8) 92,0 92,0 3,80 90,0 94,0 V(15/9) 83,3 82,2 5,01 80,0 86,6 VI(30/9) 82,0 80,0 5,01 79,5 85,0 Qua bảng 1 chúng tôi có nhận xét. Thời vụ có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ sống, nảy mầm và thành cây. Cụ thể: - Về tỷ lệ sống: Đạt từ 76,6% - 92,0% cao nhất là thời vụ IV(30/8) đạt 92% tiếp đến là thời vụ III(15/8) đạt 86,6% thấp nhất là thời vụ i(15/7) chỉ đạt 76,6% còn lại các thời vụ II, V và thời vụ VI dao động từ 80,0% - 83,3%. Theo chúng tôi là do chịu ảnh hưởng của nhiệt độ cao làm cho sự tiếp hợp kém đi. Cụ thể là ở thời vụ i(15/7) thời vụ II(30/7) và thời vụ VI(30/9) tỷ lệ sống chỉ đạt từ 76,6% - 82,0% do số giờ nắng và nhiệt độ trong ngày còn cao. Ngoài ra một phần cũng do kỹ thuật ghép chưa tốt và đường kính gốc ghép chưa hợp lý. + Về tỷ lệ nảy mầm: Đạt từ 73,3% - 92,0% vẫn theo quy luật trên cao nhất là thời vụ IV(30/8) đạt 92,0% tiếp đến là thời vụ III(15/8) đạt 85,0% và thấp nhất là 2 thời vụ i và II còn lại 2 thời vụ V, VI đạt từ 80,0% - 82,2% tỷ lệ cây chết sau nảy mầm cao nhất vẫn ở hai thời vụ i, II từ 8,3% - 11,0% thấp nhất là thời vụ IV(30/8) là 3,8% tiếp đến là thời vụ III là 4,2% còn tỷ lệ chết ở 2 thời vụ V và VI đều là 5,0%. + Về tỷ lệ thành cây: Sau 30 ngày ghép cao nhất vẫn là thời vụ IV đạt 90,0% tiếp đến là thời vụ III(15/8) đạt 83,0%, thấp nhất vẫn là thời vụ i và II là 72,2% - 75,5% còn lại thời vụ V và VI là 79,5% - 80,0%. Sau đó 45 ngày ghép vẫn theo quy luật trên cao nhất vẫn là thời vụ III và IV đạt từ 90,0% - 94,0%. Còn lại các thời vụ i, II, V và VI dao động từ 77,0% - 86,6%. Như vậy qua các thời vụ ghép khác nhau chúng tôi có nhận xét chung như sau: ở các thời vụ ghép khác nhau cho tỷ lệ sống và thành cây khác nhau, nhìn chung cả 6 thời vụ thì thời vụ từ 15/8 - 30/8 đạt cao nhất về tỷ lệ sống và thành cây. Thời vụ không những ảnh hưởng đến tỷ lệ sống, chết qua từng thời kỳ mà còn ảnh hưởng đến sự biến động về tỷ lệ sống qua các thời kỳ, tỷ lệ thành cây cao hay thấp phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết ở từng thời vụ ghép khác nhau, đặc biệt là thời tiết trong những ngày tiến hành ghép ở từng thời vụ (khi tiến hành thí nghiệm gặp nhiệt độ cao, trời nắng to hoặc mưa to đều ảnh hưởng đến tỷ lệ ghép sống, hoặc giai đoạn nảy mầm đến 45 ngày gặp mưa nhiều hoặc nhiệt độ cao đột ngột cũng làm cho mầm ghép bị chết héo. Tuy nhiên một phần cũng do kỹ thuật ghép và chọn mắt ghép chưa tốt dẫn đến tỷ lệ cây sống thấp. Bảng 2: So sánh chiều dài cành, số lá của cây ghép ở các giai đoạn sinh trưởng và các thời vụ ghép khác nhau. (Đơn vị cành: cm; Đơn vị lá: lá) Loại cây Chỉ tiêu Thời vụ 30 ngày sau ghép 40 ngày sau ghép 50 ngày sau ghép chiều dài cành lá chiều dài cành lá chiều dài cành lá ổi i(15/7) 2,29 0,18 4,20 4,88 0,38 6,20 6,61 0,35 8,10 II(30/7) 2,41 0,22 4,53 5,19 0,39 6,66 7,42 0,45 8,60 III(15/8) 2,67 0,23 4,66 5,94 0,27 7,26 8,60 0,12 9,02 IV(30/8) 2,82 0,19 4,80 6,30 0,45 7,73 9,74 0,39 10,0 V(15/9) 2,48 0,21 4,26 5,81 0,20 6,80 8,16 0,38 8,60 VI(30/9) 2,65 0,24 4,40 5,84 0,23 6,53 8,29 0,31 8,80 Nhận xét bảng 2: Qua bảng 2 cho thấy ở các thời vụ ghép khác nhau và từng giai đoạn sinh trưởng về chiều dài cành và số lá của cây ổi đều khác nhau. Cụ thể: + Giai đoạn sau ghép 30 ngày ở cả 6 thời vụ thì ở thời vụ IV(30/8) có chiều dài cành lớn hơn các thời vụ khác với chiều dài cành là 2,82 0,19 cm và thấp nhất vẫn thời vụ i(15/7) và thời vụ II(30/7) chỉ đạt 2,29 0,18 cm và 2,41 0,22 cm còn lại các thời vụ khác V, VI là gần tương đương nhau. Còn về số lá ở giai đoạn này (30 ngày sau ghép) thì không đáng kể và chỉ dao động từ 4,2 lá - 4,5lá. + Giai đoạn 40 ngày sau ghép thì quy luật sinh trưởng về chiều dài ở các thời vụ vẫn diễn ra tương tự giai đoạn trước, ở thời vụ IV(30/8) chiều dài cành của cây ghép sinh trưởng nhanh hơn là 6,30 0,45cm và thấp nhất là thời vụ i và II, nhưng ở giai đoạn này thì số lá đã có sự thay đổi rõ rệt, số lá của thời vụ IV(30/8) tăng nhanh đạt 7,7 lá tiếp đến là thời vụ III(15/8) là 7,2 lá và thấp nhất vẫn là thời vụ i, II số lá tăng được là 6,8 lá - 6,9 lá còn lại các thời vụ V, VI số lá tăng từ 6,8lá - 6,9lá. - Giai đoạn sau ghép 50 ngày: so sánh trên cả 6 thời vụ thì chiều dài cành cũng như sự tăng về số lá thì ở thời vụ IV(30/8) lá có sức tăng trưởng mạnh nhất về chiều dài cành là 9,72 0,39cm về số lá là 10,0 lá và vẫn theo quy luật của giai đoạn trước ở các thời vụ khác. Cụ thể là thời vụ i, và II về chiều dài cành cũng như số lá chỉ dao động từ 6,61 0,35cm đến 7,42 0,45cm và số lá từ 8,1 lá - 8,6 lá thấp nhất trong các thời vụ còn lại thời vụ V, VI chiều dài cành sinh trưởng gần tương đương nhau 8,03 0,38cm đến 8,29 0,31cm số lá từ 9,2lá - 9,3 lá. Tóm lại ở thời kỳ (40 ngày sau ghép) chiều dài cành của cây ghép sinh trưởng mạnh nhất ở thời vụ IV(30/8) còn chiều dài cành ngắn nhất vẫn là ở thời vụ i và II về số lá thì cũng tương tự, tiếp đến là thời vụ III còn thời vụ V, VI có sức sinh trưởng về chiều dài cành cũng như số lá là gần tương đương nhau. Như vậy ghép ổi ở thời vụ từ 15/8 - 30/8 là tốt nhất. Nhận xét bảng 3: Từ số liệu thu được từ bảng 3 chúng ta thấy, trong cùng một phương pháp ghép và thời vụ ghép, nhưng đường kính gốc ghép khác nhau cho tỷ lệ sống và thành cây khác nhau. Cụ thể là: Qua 6 thời vụ ghép trên gốc ghép có đường kính 1cm cho tỷ lệ sống và thành cây cao nhất đạt từ 80% - 100% tiếp đến là đường kính gốc ghép 0,8cm cho tỷ lệ sống và thành cây đạt từ 50% - 70% và thấp nhất là đường kính gốc ghép 1,2cm tỷ lệ sống và thành cây chỉ đạt từ 50% - 60%. Tuy nhiên nên sử dụng đường kính gốc ghép đối với ổi là 1cm là tốt nhất. Bảng 3: ảnh hưởng của đường kính gốc ghép khác nhau đến tỷ lệ sống và thành cây với các thời vụ ghép khác nhau. Loại cây Chỉ tiêu Thời vụ Tỷ lệ cây sống (%) Tỷ lệ thành cây (%) 0,8cm 1cm 1,2cm 0,8cm 1cm 1,2cm ổi i(15/7) 50 80 60 50 80 50 II(30/7) 60 80 60 60 80 60 III(15/8) 60 90 60 60 90 60 IV(30/8) 70 100 80 70 100 60 V(15/9) 60 90 70 60 90 50 VI(30/9) 60 90 70 60 90 50 4.2. Thí nghiệm II. Ghép bưởi (đường kính gốc ghép 0,8cm; 1cm; 1,2cm) Bảng 4. ảnh hưởng của thời vụ ghép đến tỷ lệ sống, nảy mầm và thành cây của phương pháp ghép mắt nhỏ có gỗ. Loại cây Chỉ tiêu Thời vụ Tỷ lệ cây sống (%) Tỷ lệ cây nảy mầm (%) Tỷ lệ cây chết sau nảy mầm (%) Tỷ lệ thành cây (%) 30 ngày sau ghép 45 ngày sau ghép Bưởi i(15/7) 67,5 66,0 12,2 62,0 70,0 II(30/7) 72,2 72,2 10,0 65,0 73,0 III(15/8) 75,5 75,5 8,33 71,5 78,0 IV(30/8) 80,0 78,0 6,66 76,0 82,0 V(15/9) 91,0 91,0 5,07 90,0 92,0 VI(30/9) 87,0 86,0 6,11 84,0 90,0 Qua bảng 4. Chúng tôi có nhận xét: thời vụ ghép có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ sống, nảy mầm và thành cây. Cụ thể: + Về tỷ lệ sống: Đạt từ 67,5% - 91,0% cao nhất trên cả là thời vụ V(15/9) đạt 91,0%. Tiếp đến là thời vụ VI(30/9) đạt 87,0% còn lại các thời vụ i, II, III, IV chỉ đạt từ 67,5% - 80,0%. Theo chúng tôi sở dĩ tỷ lệ cây sống thấp như vậy là do thời tiết đặc biệt là ở thời vụ i và II và một phần do kỹ thuật ghép và phương pháp chọn mắt ghép chưa được tốt. + Về tỷ lệ nảy mầm: đạt từ 66,0% - 91,0% theo quy luật cao nhất vẫn là thời vụ V(15/9) đạt 91,0%, thấp nhất là thời vụ i và II chỉ đạt 66,0% - 72,2%, tiếp đến là thời vụ VI(30/9) đạt 86,0% và thời vụ III, IV đạt từ 75,5% - 78,0%. + Về tỷ lệ cây chết sau nảy mầm: dao động từ 5,0% - 12,2% tỷ lệ cây chết nhiều nhất là thời vụ i(15/7) tỷ lệ chết là 12,2% và thời vụ II là 10,0% và thời vụ III, IV là 6,66% - 8,33%. Thấp nhất là thời vụ V(15/9) tỷ lệ chết là 5,0% tiếp đến là thời vụ VI tỷ lệ chết là 6,11%. + Về tỷ lệ thành cây (30 ngày sau ghép): cao nhất vẫn là thời vụ V(15/9) đạt 90,0%. Tiếp đến là thời vụ VI(30/9) đạt 83,0% còn lại các thời vụ i, II, III và IV dao động từ 62,0% - 76,0%. Còn sau 45 ngày ghép thì quy luật vẫn tương tự giai đoạn trước cao nhất vẫn là thời vụ V(15/9) đạt 92,0% tiếp đến là thời vụ VI đạt 90,0% thấp nhất là các thời vụ i, II, III, IV từ 70,0% - 80,0%. Như vậy qua các thời vụ ghép khác nhau chúng tôi có một số nhận xét như sau: ở các thời vụ ghép khác nhau cho tỷ lệ sống và thành cây khác nhau nhưng nhìn chung cả 6 thời vụ thì thời vụ V(15/9) cho tỷ lệ sống và thành cây cao hơn cả, tiếp đến là thời vụ VI(30/9). Theo chúng tôi thời vụ không những ảnh hưởng đến tỷ lệ sống, chết qua từng thời kỳ mà còn ảnh hưởng đến sự biến động về tỷ lệ sống qua các giai đoạn, tỷ lệ thành cây cao hay thấp phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết khí hậu và ảnh hưởng lớn nhất là trong những ngày tiến hành làm thí nghiệm. Bảng 5. So sánh chiều dài cành, số lá của cây ghép qua các giai đoạn sinh trưởng khác nhau và thời vụ ghép khác nhau. (Đơn vị cành: cm; Đơn vị lá: lá) Loại cây Chỉ tiêu Thời vụ 30 ngày sau ghép 40 ngày sau ghép 50 ngày sau ghép chiều dài cành lá chiều dài cành lá chiều dài cành lá Bưởi i(15/7) 3,140,41 5,50 3,52 0,18 6,40 4,17 0,19 7,80 II(30/7) 3,16 0,26 5,50 3,65 0,20 6,50 4,45 0,29 8,20 III(15/8) 3,24 0,20 5,60 3,98 0,28 6,80 4,55 0,28 8,80 IV(30/8) 3,49 ,027 6,30 4,77 0,27 7,30 5,07 0,21 8,90 V(15/9) 4,74 0,33 8,80 5,03 0,91 9,40 5,38 1,01 9,60 VI(30/9) 4,22 0,31 6,30 4,850,29 7,60 5,13 0,27 9,00 Nhận xét bảng 5: Quá phân tích số liệu bảng 5 cho thấy các thời vụ ghép khác nhau và từng giai đoạn sinh trưởng về chiều dài cành và số lá đều khác nhau. Cụ thể: + Giai đoạn sau ghép 30 ngày, so sánh ở cả 6 thời vụ thì thời vụ V(15/9) có chiều dài cành lớn hơn là 4,74 0,33cm, còn lại các thời vụ i, II, III,IV chỉ dao động từ 3,14 0,41 cm đến 3,49 0,27 cm. Thấp nhất vẫn là thời vụ i(15/7) là 3,14 0,41cm. Về số lá ở giai đoạn này nhiều nhất vẫn là thời vụ V (15/9) là 8,8 lá còn lại các thời vụ khác chỉ dao động từ 5,5-6,3 lá. + Giai đoạn sau 40 ngày ghép thì sự thay đổi về chiều dài cành cũng như lá, số lá đã có sự thay đổi, về chiều dài cành cao nhất vẫn ở thời vụ V(15/9) là 5,030,91cm, số lá cũng đạt được là 9,4 lá tiếp đến là thời vụ VI(30/9) với chiều dài cành là 4,86 0,29 cm, số lá cũng tăng là 7,6 lá và thời vụ IV(30/8) là 4,77 0,27 cm, số lá là 7,3 lá. Còn lại các thời vụ i, II, III chỉ tăng từ 3,52 0,18 cm đến 3,98 0,28 cm, số lá cũng tăng từ 6,4 - 6,8 lá. + Giai đoạn ghép sau 50 ngày. Thì quy luật về chiều dài cành và số lá vẫn diễn ra tương tự các giai đoạn trước cao nhất là thời vụ V(15/9) là 5,381,01 cm, số lá 9,6 lá, tiếp đến là thời vụ VI(30/9) là 5,830,27 cm, số lá là 9,0 lá và cuối kỳ là thời vụ IV(30/8) là 5,00 0,21 cm, số lá là 8,9 lá. Các thời vụ còn lại i, II, III thì dao động với chiều dài cành từ 4,170,19 cm đến 4,55 0,28 cm, số lá 7,8 - 8,8lá. Tóm lại thời kỳ (30 ngày sau ghép) chiều dài cành, số lá của cây ghép ở thời vụ V(15/9) có sức sinh trưởng mạnh nhất, tiếp đến là thời vụ IV và VI có sức sinh trưởng gần tương đương nhau và sức sinh trưởng thấp nhất là thời vụ i, II và III. Bảng 6: ảnh hưởng của đường kính gốc ghép khác nhau đến tỷ lệ sống và thành cây qua các thời vụ ghép. Loại cây Chỉ tiêu Thời vụ Tỷ lệ cây sống (%) Tỷ lệ thành cây (%) 0,8cm 1cm 1,2cm 0,8cm 1cm 1,2cm Bưởi i(15/7) 70 60 50 70 50 50 II(30/7) 70 70 60 70 70 50 III(15/8) 80 70 60 80 70 60 IV(30/8) 90 80 60 90 80 60 V(15/9) 100 90 70 100 90 70 VI(30/9) 90 90 70 90 80 60 Nhận xét bảng 6: Từ số liệu thu được qua bảng 6 chúng tôi thấy trong cùng một phương pháp ghép và thời vụ ghép đường kính gốc ghép khác nhau cho tỷ lệ sống và thành cây khác nhau. Cụ thể: Qua 6 thời vụ ghép thì ghép trên gốc ghép có đường kính 0,8cm cho tỷ lệ sống và thành cây từ 70% - 100%. Tiếp đến là đường kính gốc ghép 1,0cm cho tỷ lệ sống và thành cây từ 50% - 70% theo chúng tôi nên chọn gốc ghép có đường kính 0,8cm là tốt nhất. 4.3. Thí nghiệm III: Ghép Xoài (đường kính gốc ghép 0,8cm; 1,0cm; 1,2cm) Bảng 7: ảnh hưởng của thời vụ ghép đến tỷ lệ sống, nẩy mầm và thành cây của phương pháp ghép đoạn cành chẻ bên. Loại cây Chỉ tiêu Thời vụ Tỷ lệ cây sống (%) Tỷ lệ cây nảy mầm (%) Tỷ lệ cây chết sau nảy mầm (%) Tỷ lệ thành cây (%) 30 ngày sau ghép 45 ngày sau ghép Xoài i(15/7) 65,5 65,5 11,1 60,0 69,4 II(30/7) 70,0 70,0 8,30 68,0 79,0 III(15/8) 93,3 92,2 4,40 90,0 93,0 IV(30/8) 86,6 86,6 6,60 84,4 90,0 V(15/9) 78,8 77,0 6,60 75,0 81,0 VI(30/9) 80,0 79,0 6,60 77,0 86,0 Nhận xét bảng 7: Qua số liệu bảng 7 cho thấy. Thời vụ có ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ sống, nảy mầm và thành công khác nhau. + Về tỷ lệ sống: Thời vụ i, II, V và VI dao động từ 65,5% - 80% cao nhất là thời vụ III đạt 93,3% tiếp đến là thời vụ VI(30/8) đạt 86,6%. Theo chúng tôi là do ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường chủ yếu là do chịu nhiệt độ cao dẫn đến sự tiếp hợp của cây ghép bị giảm kém cụ thể là ở thời vụ i(15/7) tỷ lệ sống chỉ đạt 65,5% và thời vụ II(30/7) chỉ đạt 70,0% do thời gian này số giờ nắng và nhiệt độ trong ngày còn cao. + Về tỷ lệ nảy mầm: Dao động từ 65,5% - 79,0% ở các thời vụ i, II, V và VI, cao nhất là thời vụ III(15/8) đạt 92,2% tiếp đến là thời vụ IV(30/8) đạt 86,6%. + Về tỷ lệ cây chết sau nảy mầm: ở thời vụ i(15/7) tỷ lệ cây chết nhiều nhất 11,1% và thời vụ II(30/7) với tỷ lệ chết là 8,3%, thấp nhất là thời vụ III(15/8) tỷ lệ chết là 4,4% còn lại các thời vụ IV, V và VI có tỷ lệ cây chết sau nảy mầm đều là 6,6%. + Về tỷ lệ thành cây: sau ghép 30 ngày thì cao nhất vẫn là thời vụ III(15/8) đạt 90,0% tiếp đến là thời vụ IV đạt 84,4% thấp nhất là thời vụ i và II chỉ đạt 60,0% - 68,0% và thời vụ V, VI đạt từ 75,0% - 77,0% sau ghép 45 ngày thì tỷ lệ thành cây vẫn theo quy luật trên và cao nhất là thời vụ III(15/8) đạt 93,0% tiếp đến là thời vụ IV(30/8) đạt 90,0%, còn các thời vụ i, II, V và VI dao động từ 69,4% - 86,0%. Như vậy qua 6 thời kỳ giúp chúng tôi có một số nhận xét chung như sau: ở các thời vụ ghép khác nhau cho tỷ lệ sống và thành cây khác nhau, nhưng thời vụ 15/8 - 30/8 có tỷ lệ sống và thành cây cao hơn cả, theo chúng tôi nên ghép xoài trong khoảng tháng 8 là tốt nhất. Nhận xét bảng 8: Qua phân tích số liệu bảng 8 chúng tôi có một số kết luận như sau: ở các thời vụ ghép khác nhau và từng giai đoạn sinh trưởng về chiều dài cành và số lá cũng khác nhau. Cụ thể: + Giai đoạn sau ghép 30 ngày ở cả 6 thời vụ thì ở thời vụ III(15/8) có sức sinh trưởng mạnh nhất về chiều dài và số lá đạt được là 7,88 0,54 cm, số lá 7,4 lá và thấp nhất là thời vụ i(15/7) với chiều dài cành là 6,270,79 cm, số lá 6,1 lá. + Giai đoạn 40 ngày sau ghép thì quy luật sinh trưởng về chiều dài cành và số lá ở thời vụ ghép vẫn diễn ra tương tự giai đoạn trước, lớn nhất vẫn là thời vụ III(15/8) 11,1 0,72 cm, số lá 10,2lá. + Giai đoạn sau ghép 50 ngày ở tất cả các thời vụ ghép chiều dài cành lớn nhất là thời vụ III(15/8) là 12,30,30 cm, số lá 12,6 lá. Như vậy số lá cũng tuân theo quy luật như chiều dài cành và ở giai đoạn này tất cả các thời vụ đều sinh trưởng chậm lại và đã có sự đồng đều gần nhau cụ thể là so sánh giữa thời vụ II(30/7) và thời vụ V(15/9) và thời vụ IV với thời vụ VI. Tóm lại ở thời kỳ (30 ngày sau ghép )chiều dài cành và số lá của cây ghép sinh trưởng mạnh nhất ở thời vụ III(15/8) còn chiều dài cành và số lá thấp nhất là thời vụ i(15/7). Ngoài ra sau 40 - 50 ngày ghép thì tốc độ sinh trưởng của một số thời vụ gần tương đương nhau. Như vậy ghép xoài ở thời vụ trong khoảng tháng 8 là tốt nhất. Bảng 8: So sánh chiều dài cành, số lá của cây ghép qua các giai đoạn sinh trưởng và thời vụ ghép khác nhau. (Đơn vị cành: cm; Đơn vị lá: lá) Loại cây Chỉ tiêu Thời vụ 30 ngày sau ghép 40 ngày sau ghép 50 ngày sau ghép chiều dài cành lá chiều dài cành lá chiều dài cành lá Xoài i(15/7) 6,27 0,79 6,8 8,44 0,70 7,9 9,89 0,38 9,9 II(30/7) 6,61 0,40 6,4 8,78 0,35 8,2 10,4 0,42 10 III(15/8) 7,88 0,54 7,4 11,1 0,72 10 12,3 0,30 12,6 IV(30/8) 7,79 0,34 7,2 10,0 0.50 9,1 11,2 0,33 11,6 V(15/9) 7,19 0,40 6,7 9.15 0,25 8,9 10,4 0,18 10,6 VI(30/9) 7,60 0,37 6,8 9,78 0,42 9,0 10,9 0,51 11,4 Bảng 9: ảnh hưởng của đường kính gốc ghép khác nhau đến tỷ lệ sống thành cây qua các thời vụ ghép Loại cây Chỉ tiêu Thời vụ Tỷ lệ cây sống (%) Tỷ lệ thành cây (%) 0,8cm 1cm ³1,2cm 0,8cm 1cm ³1,2cm Xoài i(15/7) 70 90 80 70 90 80 II(30/7) 70 90 90 70 90 90 III(15/8) 80 90 100 80 90 100 IV(30/8) 70 100 90 70 100 90 V(15/9) 70 90 90 70 90 90 VI(30/9) 70 90 90 70 90 90 Nhận xét bảng 9. Qua số liệu thu được ở bảng 9 chúng tôi có một số nhận xét như sau: Về tỷ lệ cây sống ghép ở đường kính 1cm đạt từ 90% - 100% và tỷ lệ thành cây từ 90% - 100%, tiếp đến là gốc ghép có đường kính ³ 1,2cm cho tỷ lệ sống và thành cây từ 80% - 100% và thấp nhất là gốc ghép có đường kính 0,8cm chỉ cho tỷ lệ sống và thành cây từ 70% - 80%. Qua phân tích số liệu ở bảng 9 chúng tôi kết luận. Đường kính gốc ghép của xoài qua phương pháp ghép đoạn cành chẻ bên có thể ghép được trên cả 3 loại đường kính gốc ghép nhưng tốt nhất là ghép trên loại gốc ghép có đường kính 1,0cm. Phần V Kết luận và đề ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNKT347.doc
Tài liệu liên quan