Nghiên cứu loài vi khuẩn Ralstonia solanacearum smith gây hại trên một số cây trồng cạn tại vùng Hà Nội và phụ cận vụ hè thu 2007 và vụ xuân hè 2008

Tài liệu Nghiên cứu loài vi khuẩn Ralstonia solanacearum smith gây hại trên một số cây trồng cạn tại vùng Hà Nội và phụ cận vụ hè thu 2007 và vụ xuân hè 2008: ... Ebook Nghiên cứu loài vi khuẩn Ralstonia solanacearum smith gây hại trên một số cây trồng cạn tại vùng Hà Nội và phụ cận vụ hè thu 2007 và vụ xuân hè 2008

pdf99 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3163 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu loài vi khuẩn Ralstonia solanacearum smith gây hại trên một số cây trồng cạn tại vùng Hà Nội và phụ cận vụ hè thu 2007 và vụ xuân hè 2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI --------------------------- NGÔ THỊ VIỆT HÀ NGHIÊN CỨU LOÀI VI KHUẨN RALSTONIA SOLANACEARUM SMITH GÂY HẠI TRÊN MỘT SỐ CÂY TRỒNG CẠN TẠI VÙNG HÀ NỘI VÀ PHỤ CẬN VỤ HÈ THU 2007 VÀ VỤ XUÂN HÈ 2008 LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành : BẢO VỆ THỰC VẬT Mã số : 60.62.10 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGÔ BÍCH HẢO HÀ NỘI - 2008 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………2 LỜI CAM ðOAN Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Tôi xin cam ñoan rằng mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã ñược cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Ngô Thị Việt Hà Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………3 LỜI CẢM ƠN ðể hoàn thành ñề tài tốt nghiệp ngoài sự cố gắng của bản thân tôi ñã nhận ñược rất nhiều sự quan tâm giúp ñỡ nhiệt tình của thầy cô, bạn bè và người thân. Trước tiên, tôi xin ñược bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Cô giáo PGS.TS. Ngô Bích Haỏ và GS.TS. Vũ Triệu Mân, những người ñã tận tình giúp ñỡ và ñộng viên tôi trong quá trình thực hiện ñề tài và hoàn thành bản luận văn này. Tôi xin ñược gửi lời chân thành cảm ơn tới các thầy cô giáo trong Khoa Nông học, Khoa Sau ðại học những người ñã trực tiếp giảng dạy trang bị những kiến thức bổ ích trong suốt thời gian học ñại học cũng như học cao học của mình. Tôi cũng xin ñược chân thành cảm ơn TS. Hà Viết Cường cùng tập thể cán bộ, công nhân viên Trung tâm nghiên cứu Bệnh cây nhiệt ñới - .trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã nhiệt tình giúp ñỡ và tạo mọi ñiều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực tập. Bên cạnh ñó tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả người thân, bạn bè những người luôn bên cạnh ñộng viên giúp ñỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện ñề tài. Hà Nội, ngày ...... tháng ..... năm 2008 Tàc giả luận văn Ngô Thị Việt Hà Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………4 MỤC LỤC 1. Mở ñầu 1 1.1. Mục ñích của ñề tài 2 1.2. Yêu cầu của ñề tài 3 1.3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 2. Tổng quan tài liệu 3 2.1. Những nghiên cứu ngoài nước 3 2.1.1. Lịch sử nghiên cứu bệnh héo xanh vi khuẩn Ralstonia solanacearum 3 2.1.2. Bảo tồn, lan truyền, xâm nhập, gây bệnh của vi khuẩn gây bệnh héo xanh R. Solanacearum 7 2.1.3. Mức ñộ phổ biến và tác hại của bệnh héo xanh vi khuẩn 10 2.1.4. Các nghiên cứu về phòng chống bệnh héo xanh vi khuẩn Ralstonia solanacearum 12 2.2. Những nghiên cứu trong nước 16 3. Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu 19 3.1. ðối tượng, ñịa ñiểm nghiên cứu 19 3.1.1. ðối tượng nghiên cứu 19 3.1.2. ðịa ñiểm nghiên cứu 19 3.2. Vật liệu nghiên cứu 19 3.3. Nội dung nghiên cứu 20 3.4. Phương pháp nghiên cứu 21 3.4.1. Phương pháp ñiều tra bệnh héo xanh vi khuẩn trên ñồng ruộng 21 3.4.2. Những nghiên cứu trong phòng thí nghiệm 21 3.4.2.1. Phương pháp phân lập 21 3.4.2.2. Phương pháp nuôi cấy 22 3.4.2.3. ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy ñến sự phát triển của khuẩn lạc của các dòng vi khuẩn phân lập 22 3.4.2.4. ảnh hưởng của các ngưỡng nhiệt ñộ ñến sự phát triển của khuẩn lạc của các dòng vi khuẩn phân lập 22 3.4.2.5. Nghiên cứu các ñặc tính sinh hoá của các dòng vi khuẩn gây bệnh héo xanh 23 3.4.2.6. Phương pháp kiểm tra vi khuẩn héo xanh bằng kỹ thuật PCR 23 3.4.3. Những nghiên cứu trong nhà lưới 26 3.4.3.1. Phương pháp lây bệnh nhân tạo 26 3.4.3.2. Phương pháp thử phản ứng siêu nhạy trên cây thuốc lá của các 26 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………5 dòng vi khuẩn gây bệnh 3.4.4. Xử lý số liệu 26 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 27 4.1. Tình hình bệnh héo xanh vi khuẩn Ralstonia solanacearum Smith trên một số cây trồng cạn vùng Hà nội và phụ cận vụ hè thu 2007 và vụ xuân hè 2008 27 4.2. ðiều tra, khảo sát ảnh hưởng của chế ñộ luân canh ñến sự phát sinh, phát triển của bệnh héo xanh vi khuẩn 43 4.3. Nghiên cứu về vi khuẩn Ralstonia solanacearum Smith. gây bệnh héo xanh vi khuẩn 47 4.3.1. ðặc ñiểm hình thái khuẩn lạc vi khuẩn Ralstonia solanacearum Smith trên các môi trường nuôi cấy khác nhau 47 4.3.2. ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy ñến sự phát triển của các dòng vi khuẩn phân lập 49 4.3.3. ảnh hưởng của nhiệt ñộ ñến sự phát sinh, phát triển của vi khuẩn gây bệnh héo xanh Ralstonia solanacearum 52 4.3.4. Xác ñịnh nòi sinh học (biovar) của một số dòng vi khuẩn gây bệnh héo xanh phân lập ñược tại Hà Nội và phụ cận 54 4.3.5. Kết quả xác ñịnh vi khuẩn R. solanacearum bằng kỹ thuật PCR 56 4.4. Các nghiên cứu trong nhà lưới 59 4.4.1. Thử phản ứng siêu nhạy của các dòng vi khuẩn gây bệnh héo xanh phân lập trên cây thuốc lá (Nicotiana tabacum) 59 4.4.2. Khảo sát tính gây bệnh của vi khuẩn R. solanacearum trên các cây ký chủ bằng phương pháp sát thương rễ 63 5. Kết luận và ñề nghị 68 5.1. Kết luận 68 5.2. ðề nghị 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO 70 PHỤ LỤC 76 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………6 DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Giải nghĩa B. polymixa Bacillus polymixa BVTV Bảo vệ thực vật ctv Cộng tác viên CC1 Cà chua - ðông Anh, Hà Nội CC2 Cà chua – Kỳ Sơn, Hoà Bình CC3 Cà chua – Gia Viễn, Ninh Bình CC4 Cà chua – Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội Cell Cellobiose Chưa xñ Chưa xác ñịnh CP Cà pháo – Hưng Hà, Thái Bình DNA Deoxiribonucleotide acid Dul Dulcitol KT1 Khoai tây – Tân Lạc, Hoà Bình KT2 Khoai tây – Thành phố Lạng Sơn KT3 Khoai tây – Lộc Bình, Lạng Sơn L Lạc – Ba Vì, Hà Tây Lac Lactose Mal Maltose Man Mannitol Mð Mướp ñắng – Kim Bôi, Hoà Bình O1 ớt - Thuận Thành, Bắc Ninh PCR Polymerase Chain Reaction P. fluorescens Pseudomonas fluorescens Sor Sorbitol TL Thuốc lá - Ba Vì, Hà Tây TZC Triphenyl Tetrazolium Chloride SPA Sucrose Pepton Agar Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………7 1. MỞ ðẦU Phòng chống dịch hại trên cây trồng nông nghiệp ñã và ñang là nhân tố quan trọng có ý nghĩa quyết ñịnh trong việc mở rộng diện tích, thâm canh tăng vụ, tăng năng suất và hiệu quả sản xuất nông nghiệp. ðối với cây trồng cạn, việc phòng chống dịch hại, nhất là bệnh hại là một trong các yếu tố quan trọng ñể ổn ñịnh sản xuất, năng suất, ñặc biệt là tăng năng suất cây trồng. Trên một số cây trồng cạn, bệnh héo xanh vi khuẩn là một trong những bệnh hại nghiêm trọng làm giảm năng suất, chất lượng, ñồng thời cũng là nhân tố hạn chế việc mở rộng sản xuất ñối với những cây trồng có giá trị kinh tế như cà chua, khoai tây, thuốc lá, lạc,... Bệnh héo xanh vi khuẩn nguyên nhân là do vi khuẩn Ralstonia solanacearum Smith. (R. solanacearum) gây ra, là một trong năm loại bệnh hại cây trồng thuộc ñối tượng quan tâm nhất trong chương trình phòng trừ tổng hợp của FAO. Bệnh ảnh hưởng trực tiếp tới sức cạnh tranh của mặt hàng rau quả tươi trên thị trường quốc tế và khu vực. Rau quả tươi sản xuất từ những vùng bị nhiễm R. solanacearum sẽ không có triển vọng xuất khẩu sang thị trường châu Âu cũng như thị trường khu vực châu Á Thái Bình Dương. Bệnh héo xanh vi khuẩn do vi khuẩn R. solanacearum gây ra có nguồn gốc từ ñất gây hại rất phổ biến và nghiêm trọng ở vùng nhiệt ñới và cận nhiệt ñới. Bệnh khó phòng chống do vi khuẩn có khả năng tồn tại lâu dài trong ñất, trong cơ thể ký chủ thực vật như thân, hạt giống, củ giống, tàn dư thực vật,... Ngoài ra, vi khuẩn R. solanacearum có phổ ký chủ rất rộng: gây hại trên 44 họ thực vật, bao gồm hơn 200 loài cây [22], trong ñó ñáng chú ý nhất là các cây có ý nghĩa kinh tế cao như cà chua, khoai tây, thuốc lá, ớt, cà, lạc, vừng, hồ tiêu, ñậu tương, dâu tằm, chuối,... Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………8 Ở nước ta, với ñiều kiện khí hậu nhiệt ñới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều rất thích hợp cho sự phát triển của bệnh héo xanh vi khuẩn. Trong thực tế, bệnh ñã phát triển và gây hại nghiêm trọng ở nhiều vùng trồng cà chua, khoai tây, thuốc lá, lạc, cà,... [4]. Trong thời gian tới theo các nhà khoa học dự báo, cùng với sự thay ñổi khí hậu toàn cầu, bệnh héo xanh vi khuẩn sẽ ngày càng gây hại nghiêm trọng hơn trong sản xuất, các biện pháp hoá học thì ngày càng tỏ ra kém hiệu quả ñối với bệnh này. Do thiếu kiến thức, có nơi, có lúc, nông dân dùng các loại thuốc hoá học ñể phòng chống bệnh do R. solanacearum gây ra. Tuy nhiên, việc phòng chống không những không ñạt hiệu quả như mong muốn mà còn gây ô nhiễm nông sản, môi trường và tác hại tới sức khoẻ con người. Thực tế mấy năm qua cho thấy mặc dù bệnh héo xanh vi khuẩn ñã ñược nghiên cứu nhiều và ñã ñạt ñược một số kết quả nhất ñịnh, xong việc áp dụng chúng vào sản xuất trên ñồng ruộng chưa ñem lại nhiều ý nghĩa thiết thực. ðể góp phần khắc phục những trở ngại cho sản xuất do bệnh héo xanh vi khuẩn, cần thiết phải có những nghiên cứu về bệnh héo xanh vi khuẩn, qua ñó ñể góp phần ổn ñịnh năng suất, ñảm bảo hiệu quả và thúc ñẩy sản xuất nông nghiệp. Trên cơ sở ñòi hỏi bức xúc của thực tế sản xuất. Chúng tôi ñã tiến hành thực hiện ñề tài: “Nghiên cứu loài vi khuẩn Ralstonia solanacearum Smith gây hại trên một số cây trồng cạn tại vùng Hà Nội và phụ cận vụ hè thu 2007 và vụ xuân hè 2008”. 1.1. Mục ñích của ñề tài Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………9 - ðiều tra, ñánh giá mức ñộ phổ biến của bệnh héo xanh vi khuẩn do vi khuẩn R. solanacearum Smith gây hại trên một số cây trồng cạn ở vùng Hà Nội và phụ cận vụ hè thu 2007 và vụ xuân hè 2008. - Nghiên cứu một số ñặc ñiểm sinh học của loài vi khuẩn R. solanacearum Smith gây hại trên một số cây trồng cạn ở vùng Hà Nội và phụ cận. 1.2. Yêu cầu của ñề tài - ðánh giá ñược tình hình bệnh héo xanh vi khuẩn trên một số cây trồng cạn tại vùng Hà Nội và phụ cận vụ hè thu 2007 và vụ xuân hè 2008. - Nghiên cứu một số ñặc ñiểm sinh học của loài vi khuẩn R. solanacearum Smith gây hại trên một số cây trồng. 1.3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu - ðối tượng nghiên cứu: ñối tượng gây bệnh héo xanh vi khuẩn trên cà chua, lạc, thuốc lá, ớt, cà pháo, khoai tây, mướp ñắng tại vùng Hà Nội và phụ cận. - Phạm vi nghiên cứu: ñiều tra, ñánh giá mức ñộ phổ biến của bệnh héo xanh vi khuẩn do vi khuẩn R. solanacearum Smith gây hại trên một số cây trồng cạn ở vùng Hà Nội và phụ cận vụ hè thu 2007 và vụ xuân hè 2008. - Nghiên cứu một số ñặc ñiểm sinh học của loài vi khuẩn R. solanacearum Smith gây hại trên một số cây trồng cạn ở vùng Hà Nội và phụ cận. 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Những nghiên cứu ngoài nước 2.1.1. Lịch sử nghiên cứu bệnh héo xanh vi khuẩn Ralstonia solanacearum Bệnh héo xanh vi khuẩn là một trong những bệnh hại cây trồng quan trọng nhất trên thế giới. Bệnh gây ra bởi nguyên nhân là vi khuẩn Pseudomonas solanacearum (P. solanacearum), gây hại trên một số cây trồng vùng nhiệt ñới, Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………10 cận nhiệt ñới và một số vùng có nhiệt ñộ ấm trên thế giới, là loại bệnh hại chính trên nhiều loài cây trồng quan trọng [22]. Vi khuẩn Ralstonia solanacearum Smith (trước ñây là P. solanacearum), gây nên bệnh héo xanh vi khuẩn. Thuộc lớp Betaproteobacteria, bộ Burkholderiales, họ Ralstoniaceae [16] . Bệnh gây héo trên 200 loài cây, trong ñó có những loài cây trồng quan trọng như lạc, khoai tây, cà chua, thuốc lá, chuối,... mặc dù bệnh héo xanh vi khuẩn chủ yếu gây hại ở các vùng nhiệt ñới, cận nhiệt ñới nhưng chúng cũng là mối nguy hiểm trên một số cây trồng của vùng có khí hậu lạnh hơn ñặc biệt là khoai tây [18 ]. Loài vi khuẩn R. solanacearum, không phải là một ñơn vi khuẩn ñồng dạng về sinh học hay phạm vi ký chủ, mà là một nhóm các dòng vi khuẩn biến thể phức tạp, vi khuẩn rất dễ biến dị, phân hoá thành nhiều chủng, thể hiện qua các race, biovar, biotype,... khác nhau về tính chuyên hoá cây ký chủ, sự phân bố ñịa lý, tính ñộc cũng như các ñặc tính sinh lý, sinh hoá. Buddenhagen và ctv (1962) (dẫn theo [16]), ñã xác ñịnh vi khuẩn R. solanacearum làm 3 chủng sinh lý chính (race). Race 1: gây hại trên các cây thuốc lá, cà chua, khoai tây, cà, chuối lưỡng bội, một số cây cỏ dại và các cây thuộc họ cà khác, nhiệt ñộ thích hợp cho chúng phát triển là từ 35- 370C. Race 2: chủ yếu gây bệnh trên chuối tam bội (nguyên nhân gây nên bệnh Moko trên chuối) và loài Heliconia spp., nhiệt ñộ thích hợp cho chúng phát triển là từ 35-370C. Race 3: gây hại chủ yếu trên khoai tây và cà chua, nhóm này có ñộc tính cao ñối với các cây thuộc họ cà, nhiệt ñộ thích hợp cho chúng phát triển là 270C, Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………11 ngoài ra, chúng còn gây hại trên một số cây ký chủ dại khác như Solanum dulcamara, S. nigrum, S.cinereum (ở Australia). Sau ñó, Buddenhagen (1986) (dẫn theo [16]), ñã xác ñịnh ñược thêm 2 races nữa, chúng gây hại trên gừng và trên dâu tằm nhưng các ñặc ñiểm sinh học của chúng chưa ñược xác ñịnh rõ ràng. Race 1 và 2 thường phân bố ở vùng nhiệt ñới, nhiệt ñộ cho chúng phát triển thuận lợi là từ 33- 370C. Race 3 ñược tìm thấy nhiều ở vùng ôn ñới và ở những vùng núi cao có khí hậu ôn hoà của vùng nhiệt ñới, nhiệt ñộ thích hợp cho race 3 phát triển là từ 27-280C [28]. Hayward (1964) (dẫn theo [16]), ñã xác ñịnh ñược 4 biovars của vi khuẩn R. solanacearum, khả năng của chúng là sản sinh ra axit oxi hoá các nguồn cacbon trong quá trình sử dụng các nguồn cacbon (3 loại ñường ña và 3 loại rượu 6 cacbon ). Còn biovar 5 ñược Buddenhagen (1986) (dẫn theo [16]), xác ñịnh trong khi nghiên cứu chủng vi khuẩn R. solanacearum gây hại trên cây dâu tằm. Sử dụng kỹ thuật RFLP (Restriction fragment length polymorphism) trong việc ñánh giá mối quan hệ của 62 chủng vi khuẩn P. solanacearum tương ứng với các biotype từ I ñến IV thuộc các race 1, 2 và 3 Cook và Sequeira (1988), [15], ñã chia loài vi khuẩn gây bệnh héo xanh làm 2 nhóm. Nhóm 1 gồm các chủng thuộc race 1 biovar 3 và 4. Nhóm 2 gồm các chủng của race 1 biovar 1, race 2 và race 3. Dựa vào ý tưởng của Cook và Sequeira, Seal và ctv (1999) [36], sử dụng kỹ thuật PCR (Polymerase chain reaction) ñể phân chia loài vi khuẩn R. solanacearum trong tổng số 104 mẫu phân lập ñược thu từ 24 nước trên thế giới thuộc các khu vực như Châu Âu, khu vực Trung và Nam châu Mỹ, Trung Quốc, Châu Á, phía tây và phía ñông Châu Phi, Ấn ðộ, Australia. Bằng sự xác ñịnh DNA của 2 tiểu phần riboxom 16S và 23S (16S rDNA và 23S rDNA) của vi Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………12 khuẩn, kết quả xác ñịnh ñược các biovar 3, 4 và 5 thuộc Division I, các biovar 1, N2, 2 và gồm cả vi khuẩn gây héo mạnh dẫn ở chuối, Pseudomonas syzygii thuộc Division II. Poussier và ctv (1999) [35], Dựa vào kỹ thuật PCR-RFLP phân tích ñoạn gen thuộc vùng hrp của các chủng vi khuẩn R. solanacearum của một số nước thuộc Châu Phi như Reunion, Madagaskar, Zimbabwe và Angola, ñã xác ñịnh ñược các chủng vi khuẩn này có quan hệ mật thiết với các chủng vi khuẩn thuộc Division "Asiaticum” (Division I). Việc xác ñịnh ñược các chủng (races) là rất quan trọng trong dịch tễ học cũng như trong vấn ñề phòng trừ bệnh héo xanh vi khuẩn [22]. Ngày nay, loài vi khuẩn R. solanacearum ñược chia ra làm 5 races và 5 biovars dựa trên phạm vi gây bệnh trên cây ký chủ và sử dụng các nguồn dinh dưỡng (cacbonhydrate). Trước ñây ở Nhật Bản, các race 1 và 3, biovar N2, 3 và 4 ñã ñược xác ñịnh gây hại trên các cây trồng thuộc họ cà như cà chua, khoai tây, thuốc lá, cà [39]. Tại Nhật Bản, vi khuẩn gây bệnh héo xanh ñược công bố gây hại trên hơn 40 loài, trong 20 họ thực vật. Dựa vào kết quả lây bệnh nhân tạo các dòng vi khuẩn phân lập của Nhật Bản, Tsuchiya và ctv (2004), [39], phân chia các chủng vi khuẩn R. solanacearum thành 4 nhóm gây bệnh, từ nhóm I ñến nhóm III gây hại chính trên các cây trồng họ cà, thuộc race 1, còn nhóm IV gây hại trên khoai tây, thuộc race 3. Nghiên cứu biovar trên các chủng vi khuẩn của Nhật Bản, các chủng vi khuẩn của Nhật Bản ñược chia thành 3 biovar ñó là biovar 3, 4 và N2. Biovar 3 và 4 là phổ biến nhất, còn biovar N2 của Nhật Bản có một số ñặc ñiểm của kiểu Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………13 hình khác với biovar 2 và N2 của nước ngoài. So sánh về trình tự DNA của tiểu phần riboxom 16S trong nghiên cứu về tính ña dạng của gen của loài vi khuẩn R. solanacearum thu thập tại Nhật Bản và một số nước ðông Nam châu Á, Tsuchiya và ctv (2004) [39], ñã xác ñịnh loài vi khuẩn R. solanacearum thuộc nhóm 1 của Nhật Bản (bao gồm các chủng của biovar N2, 3 và 4 thuộc race 1) có quan hệ gần với các chủng của biovar 3, 4 và 5 thuộc Division I thuộc châu Á và Australia, còn các chủng vi khuẩn thuộc nhóm 2 (biovar N2 thuộc race 3) của Nhật Bản cũng có quan hệ gần với biovar 2 và N2 của Indonesia thuộc subdivision 2b. 2.1.2. Bảo tồn, lan truyền, xâm nhập, gây bệnh của vi khuẩn gây bệnh héo xanh R. solanacearum Vi khuẩn gây bệnh bảo tồn trong ñất, trong tàn dư cây bệnh. Ở vùng nhiệt ñới, nhiều loài cỏ dại ñã là ký chủ phụ của loài vi khuẩn này, chúng là cầu nối giữa nguồn bệnh với cây trồng. Ngoài ra, vi khuẩn gây bệnh còn bảo tồn trong hạt giống, vật liệu làm giống. Từ những năm của thập niên 20, thế kỷ 20, bệnh héo xanh vi khuẩn ñã ñược chứng minh là có truyền qua hạt giống. Ở Indonesia, những hạt lạc ñược thu từ những cây lạc bị nhiễm bệnh thì có thể truyền bệnh cho vụ sau [30]. Người ta ñã tìm thấy vi khuẩn trên vỏ quả, trên vỏ lụa và trong phôi hạt. Theo các tài liệu ñã ñược công bố của các tác giả Perseley (1986), Kelman và ctv (1994), Singh (1995), (dẫn theo [16]), nêu rằng chủng vi khuẩn thuộc race 1 gây bệnh trên cà chua, ớt, cà có truyền qua hạt giống, những củ khoai tây giống bị nhiễm bệnh héo xanh có mang mầm bệnh từ vùng này sang vùng khác. Sự lan truyền của vi khuẩn rất ña dạng. Lan truyền nhờ môi giới côn trùng như race 2 gây bệnh Moko trên chuối [16]. Vi khuẩn lan truyền từ cây này sang Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………14 cây khác trên ñồng ruộng nhờ nước mưa, nước tưới, gió bụi, các dụng cụ lao ñộng trong quá trình chăm sóc cây trồng. Race 3 có thể lan truyền dễ dàng theo dòng nước [41]. Tuyến trùng, ñặc biệt là tuyến trùng nốt sưng (Meloidogyne spp.) cũng là môi giới lan truyền bệnh héo xanh vi khuẩn trên ñồng ruộng. Tuyến trùng chích vào rễ cây trồng, tạo vết thương giúp cho vi khuẩn xâm nhập vào cây trồng dễ dàng hơn [22]. Một nguyên nhân nữa cũng rất quan trọng trong việc giúp cho vi khuẩn lan truyền từ vùng này sang vùng khác ñó là việc buôn bán, trao ñổi các sản phẩm nông nghiệp. Ở Australia, việc trao ñổi vật liệu giống khoai tây nhiễm bệnh là nguyên nhân làm xuất hiện bệnh ở vùng có nhiệt ñộ thấp hơn New South Wales [34]. Vi khuẩn xâm nhập vào rễ cây trồng thông qua vết thương, qua lỗ khí khổng, bì khổng trên củ khoai tây. Vi khuẩn di chuyển theo bó mạch, quá trình di chuyển của vi khuẩn trong bó mạch càng tăng khi gặp nhiệt ñộ cao và tốc ñộ di chuyển của vi khuẩn còn phụ thuộc vào từng bộ phận của cây trồng. Ví dụ: trên thuốc lá, vi khuẩn R. solanacearum di chuyển trên thân nhanh hơn ở trên rễ của cây [18 ], [33]. Trong quá trình phát triển, vi khuẩn sản sinh ra các men pectinase, cellulose ñể phân huỷ mô, tế bào thực vật, ngoài ra vi khuẩn còn sản sinh ra các ñộc tố ở dạng exopolysaccharite, lipopolysaccharite làm vít tắc mạch dẫn, cản trở sự vận chuyển nước, nhựa nguyên và nhựa luyện trong cây, làm cây bị héo nhanh chóng. ðặc tính gây bệnh của các dòng vi khuẩn R. solanacearum ñược quyết ñịnh bởi gen ñộc hrp. Nhiệt ñộ là ñiều kiện tự nhiên rất quan trọng, chúng ảnh hưởng ñến khả năng gây bệnh, phân bố của vi khuẩn, cũng như khả năng bảo tồn của vi khuẩn ở Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………15 trong ñất [22]. Vi khuẩn R. solanacearum phát triển thuận lợi ở khoảng nhiệt ñộ từ 24- 350C. Do ñó, vùng ôn ñới bệnh héo xanh vi khuẩn hiếm khi xuất hiện vì các tháng mùa ñông ña số có nhiệt ñộ dưới 100C [16]. Ẩm ñộ cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng ñến sự phát sinh gây hại, bảo tồn của vi khuẩn. Khi gặp ñiều kiện thuận lợi nhiệt ñộ cao kết hợp với hiện tượng mưa nắng xen kẽ sẽ là ñiều kiện tốt cho bệnh héo xanh vi khuẩn phát sinh, lan truyền nhanh chóng trên ñồng ruộng. Ở Ấn ðộ, giống vừng Madhavi gieo ngày 21 tháng 8 có tỷ lệ nhiễm bệnh héo xanh vi khuẩn là 40,5%, trên giống Pb Til No.1 gieo ngày 2 tháng 7 có tỷ lệ nhiễm bệnh 15,1%. Như vậy, nhiệt ñộ và ẩm ñộ có tác ñộng rất lớn ñến sự phát sinh, phát triển và gây hại của vi khuẩn gây bệnh héo xanh. Ẩm ñộ của ñất thích hợp cho vi khuẩn phát sinh, phát triển là khoảng - 0,5 ñến -1 bar (ñơn vị ño áp suất) [16]. Cây trồng khi bị nhiễm bệnh héo xanh vi khuẩn thường có triệu chứng tái xanh héo cụp xuống. Cây mới bắt ñầu bị bệnh cây bệnh có thể héo rũ một cành, một số cành, ban ngày tái xanh héo cúp xuống, trong ñêm có thể hồi phục lại nhưng chỉ sau 2, 3 ngày cây không thể hồi phục ñược nữa, toàn thân cây héo rũ, dẫn tới héo xanh và chết. Trên cây bị bệnh, các lá gốc bị héo rũ trước, vỏ thân ở phần thân dưới xù xì, cắt ngang thân thấy các bó mạch bị biến màu thành màu nâu ñen, ấn mạnh gần miệng cắt thấy dịch vi khuẩn màu trắng ñục chảy ra. Thân cây dần dần bị thối mềm. Vi khuẩn R. solanacearum Smith có hình gậy. Vi khuẩn hảo khí, không sinh nha bào, nhuộm gram âm, kích thước từ 0,5- 0,7 x 1,5 -2µm, có từ 1 – 3 lông roi ở một ñầu của vi khuẩn [28]. Nuôi cấy vi khuẩn trên môi trường TZC (Triphenyl Tetrazolium Chloride), khuẩn lạc của vi khuẩn nhày, hình dạng không ñều hoặc hình tròn, rìa khuẩn lạc có màu trắng, tâm màu phớt hồng. Môi Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………16 trường TZC là môi trường chỉ thị của vi khuẩn gây bệnh héo xanh, ngoài ra môi trường TZC còn ñược sử dụng ñể phát hiện các dòng vi khuẩn còn ñộc tính. Những khuẩn lạc của vi khuẩn bị mất ñộc tính thường nhỏ, màu kem hay ñỏ sẫm [27]. Vi khuẩn có khả năng phân giải gelatin, khử nitrat, tạo H2S, không thuỷ phân tinh bột, tạo bong bóng khí trong nước oxy già 3% [19], (dẫn theo [3]). 2.1.3. Mức ñộ phổ biến và tác hại của bệnh héo xanh vi khuẩn Vi khuẩn R. solanacearum gây bệnh héo xanh, có tính chuyên hoá rộng, gây hại trên nhiều cây trồng khác nhau, trên 200 loài thực vật, ñặc biệt vi khuẩn gây hại nặng trên những cây trồng thuộc nhiệt ñới và cận nhiệt ñới, trên những cây trồng có giá trị kinh tế như cà chua, thuốc lá, khoai tây, chuối, lạc, ớt, bông, cao su, khoai lang, sắn, gừng, cà, dâu tằm, một số cây trồng thuộc họ bầu bí,... Ngoài ra, người ta còn tìm thấy nòi biovar 3 của vi khuẩn còn gây hại trên một số cây trồng lâu năm như cây ñiều (Anacardium occidentale) ở Indonesia [38], trên na (Annona spp.) và cây cọ Alexandra (Archontophoenix alexandrae) ở Queensland, Australia [31], [13] . Một số loài cỏ dại như Stylosanthes, Agretatum conyzoides, Amarathus. Nghiên cứu về ñặc tính chuyên hoá của cây ký chủ, sự phân bố ñịa lý của loài vi khuẩn R. solanacearum Denny và Hayward (2005) [19], ñã ñưa ra bảng phân bố ñịa lý, phạm vi ký chủ của các race và các biovar của vi khuẩn gây bệnh héo xanh. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………17 Race Phạm vi ký chủ Phân bố ñịa lý Biovar Châu á, Australia 3, 4 1 Phổ ký chủ rộng Mỹ 1 2 Chuối và các cây họ chuối Caribbean, Brazil, một số nước châu á (Philippines, Indonesia,...) 1 3 Khoai tây, một số cây thuộc họ cà Phân bố rộng trừ Mỹ và Canada 2 4 Gừng Châu á 3, 4 5 D©u t»m Trung Quèc 5 Vi khuÈn g©y h¹i trªn tÊt c¶ c¸c giai ®o¹n cña c©y trång, nh−ng g©y h¹i m¹nh nhÊt vµo giai ®o¹n c©y ra hoa vµ cho qu¶, bÖnh lµm gi¶m n¨ng suÊt cña c©y trång rÊt nghiªm träng. Machmud (1985) [29], nhËn xÐt r»ng, ë nh÷ng vïng bÖnh hÐo xanh g©y h¹i m¹nh th× thiÖt h¹i vÒ n¨ng suÊt cña c©y trång lµ rÊt nghiªm träng: 90% trªn l¹c, 16% víi cµ chua, 8% víi hå tiªu. ¦íc tÝnh thiÖt h¹i trªn l¹c hµng n¨m ë Indonesia do bÖnh hÐo xanh vi khuÈn g©y ra vµo kho¶ng 50.000 – 150.000 tÊn. Ở Fiji, bệnh héo xanh do vi khuẩn R. solanacearum gây nên là bệnh quan trọng nhất, vi khuẩn gây hại chủ yếu trên khoai tây, ớt, cà, cà chua. Bệnh gây thiệt hại lớn về kinh tế, trung bình từ 40 – 60%, có thể lên tới 90% ước tính làm giảm khoảng 3 triệu ñô la Fiji trong nhập khẩu khoai tây và khoảng 230 nghìn ñô la Fiji trong sản xuất sản xuất cà chua trong nước năm 1984 [26]. Trong nghiên cứu của Machmud (1993) [30], về bệnh héo xanh vi khuẩn gây hại trên lạc ở Indonesia - tiến hành từ mùa mưa 1984/85 ñến mùa khô 1991- nhận xét tỷ lệ nhiễm bệnh héo xanh vi khuẩn trên những giống lạc kháng bệnh trên ñồng ruộng là từ 15 - 35%, còn trên các giống mẫn cảm là từ 60-90%. Vi khuẩn R. solanacearum thường gây hại nặng nhất trên khoai tây, thuốc lá và cà chua. Theo báo cáo của Zehz (1969) (dẫn theo [16]), ở Philippines bệnh héo Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………18 xanh vi khuẩn gây thiệt hại năng suất trung bình trên cà chua, cà, ớt và thuốc lá trong những năm 1966 – 1968 tương ứng là 15 %, 10%, 10% và 2-5%. Ở ðài Loan, các giống cà chua lai cung cấp cho thị trường rau an toàn ñều bị nhiễm bệnh héo xanh, giống Hualien ASVEG No.5 có tỷ lệ nhiễm trung bình là 15%, giống Taichung ASVEG No.4 có tỷ lệ nhiễm trung bình là 26%, còn trên các giống cà chua lai khác tỷ lệ nhiễm trung bình là 55%, ước tính thiệt hại lên tới 496000 NT$/ha (New Taiwan Dolar) [23]. Tại Nepan, theo báo cáo của Gurung (1997) [21], có thời kỳ sản xuất khoai tây ở ñây hầu như bị mất trắng nguyên nhân do bệnh héo xanh phá hại, có những vùng bệnh gây thiệt hại năng suất lên tới 100%, còn ña số thiệt hại là 50% năng suất khoai tây. Tại Venezuela, García và ctv (1999) [20], ñã nghiên cứu sự phân bố, sự gây hại của vi khuẩn R. solanacearum trên một số giống khoai tây tại một số vùng trồng khoai tây phổ biến ở Venezuela nhận thấy rằng, vi khuẩn héo xanh gây hại và phát triển mạnh ở những vùng có ñộ cao từ 1167 – 3000m so với mực nước biển, hầu như không gây hại ở những vùng có ñộ cao trên 3000m so với mực nước biển. Tỷ lệ gây hại của bệnh cũng tăng theo thời gian, năm 1992 tỷ lệ bệnh là 22% ñến năm 1996 tỷ lệ gây hại của bệnh ñã lên tới 37%, với phần trăm diện tích bị nhiễm bệnh biến ñổi từ 5 – 75% diện tích. Tại Ấn ðộ, trong những năm 1994 – 1995, bệnh héo xanh vi khuẩn ñã gây hại trên 80% diện tích trong 310 cánh ñồng trồng gừng ở Himachal Pradesh [37]. Ở Trung Quốc, từ thập niên 70 của thế kỷ 20, bệnh héo xanh vi khuẩn ñã ñươc phát hiện thấy gây hại trên các cây trồng như khoai lang (Quang ðông và Quảng Tây) và trên dâu tằm [25]. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………19 2.1.4. Các nghiên cứu về phòng chống bệnh héo xanh vi khuẩn Ralstonia solanacearum Từ trước cho ñến nay, có nhiều chiến lược phòng chống bệnh héo xanh vi khuẩn ở các nước trên thế giới ñã ñược phát triển, nhưng trên thực tế bệnh héo xanh vi khuẩn vẫn không nằm trong tầm kiểm soát của con người bởi nhiều yếu tố như cây trồng, ñiều kiện kinh tế xã hội, ñiều kiện tự nhiên,... ngoài ra, vi khuẩn R. solanacearum là loài vi khuẩn ña thực có phổ ký chủ rộng, phân bố rộng khắp ở các vùng trên thế giới, vi khuẩn có khả năng tồn tại lâu dài trong ñất, trong tàn dư thực vật, hơn thế nữa vi khuẩn lại có sự phân hoá thành nhiều race, biovar có tính chuyên hoá khác nhau và có khả năng biến thể tuỳ theo ñiều kiện tự nhiên môi trường. Chính vì vậy, việc áp dụng biện pháp phòng chống bệnh héo xanh vi khuẩn riêng rẽ sẽ không ñem lại hiệu quả như mong muốn. Theo Hayward (1994), Boucher và ctv (1987) (dẫn theo [1]), cho biết ñể phòng chống bệnh héo xanh vi khuẩn có hiệu quả thì phải áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp, kết hợp hài hoà các biện pháp như chọn và dùng giống kháng bệnh, sử dụng các biện pháp sinh học, biện pháp canh tác, biện pháp hoá học,... cần thiết phải biết trạng thái của cây (giai ñoạn và hiện trạng sinh trưởng), các race và biovar của vi khuẩn có mặt tại khu vực, các biovar biến thể của vi khuẩn và phương thức lan truyền. *Biện pháp sử dụng giống kháng Là một trong những biện pháp ñược coi là mang lại hiệu quả kinh tế nhất trong phòng chống bệnh héo xanh vi khuẩn. Trên thế giới, việc chọn lọc và phát triển các giống kháng trong việc kiểm soát bệnh héo xanh vi khuẩn ñã thu ñược nhiều thành công. Tuy nhiên, sự biểu hiện tính kháng chịu ảnh hưởng rất nhiều của các nhân tố môi trường như nhiệt ñộ, ẩm ñộ ñất, lượng mưa, chu kỳ sáng,... Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………20 Nhiều giống kháng trên khoai tây, cà chua, cà tím, thuốc lá, lạc cũng như các cây trồng khác ñã ñem lại hiệu quả trong việc phòng chống bệnh héo xanh vi khuẩn [17]. Trên khoai tây, dòng Solanum phureja có nguồn gốc Colombia ñã ñược Rowe và ctv (1972) (dẫn theo [22]), sử dụng làm vật liệu trong việc lai tạo khoai tây kháng bệnh héo xanh nhưng không khả thi vì không áp dụng ñược cho tất cả các ñiều kiện môi trường. Sau ñó, Schmiediche (1986) (dẫn theo [22]), ñã phát hiện ñược bộ gen kháng héo xanh vi khuẩn từ giống khoai tây lưỡng bội và ñược ứng dụng vào lai tạo giống. Tung và ctv (1990) (dẫn theo [22]), ñã tìm ra bộ gen kháng héo xanh quan trọng, chúng có thể thích nghi ñược trong ñiều kiện môi trường phức tạp. Một số dòng khoai tây mang gen kháng bệnh héo xanh ñã ñược chọn tạo và ñưa vào sản xuất ở Brazil như BP88068-3, BP881665, BP88074-1 (dẫn theo [3]). Trên cà chua, nhiều dòng/giống cà chua mang gen kháng bệnh héo xanh vi khuẩn ñã ñược chọn lọc. Tuy nhiên, rất khó ñể ñạt ñược tính kháng một cách bền vững trong ñiều kiện nhiệt ñộ cao, ẩm ướt ở vùng nhiệt ñớ._.i gió mùa. ðể khắc phục ñiều này, phương pháp ghép cà chua trên cây cà kháng bệnh hoặc trên Solanum torvum ñã ñược áp dụng. Wang và ctv (2000) (dẫn theo [1]) ñã sử dụng 3 giống cà tím kháng bệnh héo xanh vi khuẩn là EG 190, EG 203, EG 219 làm gốc ghép và dùng cành ghép là giống cà chua quả nhỏ: santana, ASVEG#6. Sau ñó cây ghép ñược lây nhiễm nhân tạo và trồng trong nhà lưới. Kết quả là trong vụ hè, giống ASVEG#6 có từ 20 – 31,8% số cây bị chết xanh so với 100% số cây không ñược ghép bị chết do bệnh héo xanh vi khuẩn. Ở Indonesia, giống lạc kháng bệnh héo xanh ñã ñược áp dụng từ rất sớm, giống lạc Schwart 21 có khả năng kháng bệnh héo xanh ñã ñược ñưa vào sản Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………21 xuất từ năm 1927 (dẫn theo [3]). Ở Trung Quốc, những giống lạc mang gen kháng ñã ñược ñưa vào sản xuất như E Hua 5, Gui You 28, Lu Hua 3, Yue You 92, Yeu You 256 và Zhonghua 2 [16]. * Biện pháp canh tác Vi khuẩn R. solanacearum gây bệnh héo xanh là loài ký sinh ña thực, là loài vi khuẩn ñất có khả năng tồn tại lâu dài trong ñất, lan truyền nhờ nước tưới, nước mưa, gió bụi, qua hạt giống, côn trùng môi giới, tuyến trùng và qua dụng cụ chăm sóc,... vì vậy, việc áp dụng các biện pháp luân canh cây trồng không phải là cây ký chủ của vi khuẩn R. solanacearum, ñặc biệt là với cây trồng nước ñược coi là biện pháp hữu hiệu trong việc giảm mật ñộ vi khuẩn trong ñất cũng như giúp hạn chế tối ña nguồn bệnh từ vụ trước. Ở Indonesia, biện pháp luân canh giữa lạc với lúa nước ñã ñem lại hiệu quả trong việc phòng chống bệnh héo xanh trên lạc [30]. Tại Trung Quốc cũng ứng dụng thành công biện pháp luân canh giữa lạc với lúa nước, trong 3 năm luân canh, tỷ lệ bệnh giảm từ 83,4% xuống còn 1,5% [25]. Trong 5 năm luân canh khoai tây – lúa mì - ñậu lupin – ngô - khoai tây và khoai tây – lúa mì - khoai tây – ngô - khoai tây ở Ấn ðộ ñã ñem lại hiệu quả là làm giảm tỷ lệ nhiễm bệnh héo xanh trên khoai tây từ 80,1% xuống còn 6,3 và 7,5% ở năm thứ 5 [16]. Biện pháp xen canh cũng ñem lại hiệu quả trong phòng chống bệnh héo xanh vi khuẩn. Xen canh giữa khoai tây với ngô hoặc ñậu cô ve ñã làm giảm tỷ lệ nhiễm bệnh héo xanh trên khoai tây [16]. Ở ðài Loan, Trong kết quả nghiên cứu của Michel và ctv (1997), ñã kết luận rằng việc xử lý ñất trước khi trồng với công thức ure (200kg/ha) kết hợp với CaO (5000kg/ha) ñã có hiệu quả trong việc làm giảm tỷ lệ nhiễm bệnh héo xanh trên cà chua [32]. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………22 * Biện pháp sinh học Theo CABI (2004) [16], kẻ thù tự nhiên của loài vi khuẩn R. solanacearum là: Bacillus cereus, Bacillus polymixa, Bacillus lichneformis, Bacillus subtilis, Pseudomonas fluorescens, Burkholderia glumae, Chainia flava. Việc sử dụng vi khuẩn ñối kháng trong phòng chống bệnh héo xanh vi khuẩn ñã ñược tiến hành từ những năm 1952. Vi khuẩn B. polymixa B3A ñược sử dụng trong phòng chống bệnh héo xanh vi khuẩn, trong công thức xử lý B. polymixa tỷ lệ cây héo chỉ ở mức 33%, trong khi ñó ở công thức ñối chứng tỷ lệ bệnh là 70% (dẫn theo [14]). Theo kết quả nghiên cứu của Aspiras và ctv (1985) [14], ở công thức chỉ lây nhiễm nhân tạo vi khuẩn héo xanh trên giống mẫm cảm Yellow Plum không ñược xử lý tỷ lệ cây sống sót sau 10 ngày lây nhiễm là 0%, trong khi ở công thức có xử lý B. polymixa FU6 và P. fluorescens có tỷ lệ cây sống sót là 60% và 90%. * Biện pháp hoá học Trong phòng chống bệnh héo xanh vi khuẩn, biện pháp hoá học ñược xem là ít hiệu quả, do vi khuẩn tồn tại trong ñất, xâm nhiễm và sinh sản trong mạch dẫn của cây. Dùng các chế phẩm kháng sinh ñược coi là biện pháp triển vọng thay thế thuốc hoá học. Tuy nhiên, dùng các kháng sinh dễ tạo ra các dạng, chủng vi khuẩn mới kháng thuốc. Hơn nữa, giá thành thuốc kháng sinh cao là một trở ngại lớn cho việc ứng dụng rộng rãi (dẫn theo [1]). Ngoài ra, còn một số biện pháp khác nhằm hạn chế sự phát sinh phát triển của vi khuẩn R. solanacearum như vệ sinh ñồng ruộng, thu hạt giống khoẻ, sạch bệnh trên những cây trồng không bị nhiễm bệnh ñể giống, xử lý hạt giống trước khi gieo trồng. ðộ ẩm của hạt cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng ñến sự phát sinh phát triển của vi khuẩn, ñộ ẩm của hạt < 8,9% hầu như vi khuẩn gây Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………23 hại không phát sinh, phát triển ñược. Tsang và Shintaku (1998), cho rằng xử lý rễ gừng bằng không khí nóng 500 C, khoảng 30 phút cũng thành công trong việc phòng chống bệnh héo xanh vi khuẩn trên gừng [16]. 2.2. Những nghiên cứu trong nước Bệnh héo xanh vi khuẩn hại trên cà chua, khoai tây, thuốc lá, lạc,.. ở Việt Nam ñã ñược nhắc ñến từ những năm 1960 của thế kỷ 20 qua các báo cáo của Viện Bảo vệ thực vật. Theo Tạ Thu Cúc và ctv (1983) [2] vi khuẩn gây bệnh héo xanh là loài gây hại nghiêm trọng trên cà chua. Bệnh phát sinh, gây hại nặng ở các vùng ñất trũng, không thoát nước, ñất thịt nặng hoặc những chân ñất bón nhiều ñạm, không cân ñối với lân và kali. Vũ Triệu Mân (1985) [6], khi ñiều tra bệnh và hại trên thuốc lá ở vùng ñồng bằng và trung du miền Bắc Việt Nam ñã cho rằng bệnh héo xanh vi khuẩn hại thuốc lá ở Ba Vì là dịch hại nguy hiểm nhất do thuốc lá ñược trồng nhiều năm và không luân canh với lúa nước. ðỗ Tấn Dũng (1998) [3] ñã tiến hành nghiên cứu khá ñầy ñủ về tình hình bệnh héo xanh vi khuẩn hại trên một số cây trồng ở ngoại thành Hà Nội và vùng phụ cận. Tác giả ñã nghiên cứu những ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái ñến sự phát sinh, phát triển của bệnh như thời vụ gieo trồng, chế ñộ luân canh, ảnh hưởng của ñịa thế ñất ñai ñến bệnh héo xanh vi khuẩn,... Trong thí nghiệm phòng trừ bệnh héo xanh vi khuẩn hại cà chua ngoài ñồng ruộng bằng thuốc hoá học và chất kháng sinh tác giả ñã ñưa ra kết luận: " trong một số trường hợp cần thiết có thể sử dụng thuốc Streptomycine 200ppm, Validacin 0,3% ñể phun phòng trừ nhằm hạn chế sự phát sinh và gây hại của bệnh héo xanh vi khuẩn trên cà chua”. Tác giả cũng khuyến cáo nên dùng vi khuẩn ñối kháng như Bacillus Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………24 subtilis và Pseudomonas fluorescens ñể xử lý bằng cách nhúng rễ cây cà chua trước khi trồng sẽ có tác dụng hạn chế khả năng xâm nhiễm, phát sinh phát triển của bệnh héo xanh vi khuẩn. Lê Lương Tề và ctv (1999) [7] cho rằng bệnh héo xanh vi khuẩn phát sinh ở các giai ñoạn sinh trưởng của cây, cao ñiểm của bệnh là thời ñiểm cây ra hoa, cho quả non, sau ñó bệnh giảm dần ở giai ñoạn quả già. Ảnh hưởng của phân bón, vôi và ka li có tác dụng hạn chế tác hại của bệnh. Nguyễn Thị Yến và ctv (2002) [12] trong khi nghiên cứu thành phần nòi biovar vi khuẩn gây bệnh héo xanh trên cây trồng cạn ñã thu ñược kết quả: các isolate vi khuẩn héo xanh thu thập ñược từ các vùng trồng cà chua, khoai tây ở miền Bắc Việt Nam chủ yếu thuộc biovar 3. Các isolate thu thập trên lạc chủ yếu thuộc biovar 3 và 4, các biovar 3 và 4 ñều gây bệnh trên cà chua, khoai tây, thuốc lá và cà. Trong nghiên cứu và thử nghiệm chế phẩm vi sinh vật ñối kháng vi khuẩn R. solanacearum gây bệnh héo xanh trên cà chua của Lê Như Kiểu và ctv (2002) [5], các tác giả ñã có kết quả thử nghiệm trên ñồng ruộng phạm vi hẹp, tỷ lệ sống sót của cà chua là 75% ñối với công thức xử lý chế phẩm vi khuẩn ñối kháng V58, trong khi ñó ở công thức ñối chứng tỷ lệ sống sót của cà chua chỉ còn 20%. Lê Lương Tề và ctv (2002) [8], bằng kỹ thuật PCR và ñánh giá tính kháng bệnh héo xanh của một số giống cà chua, các tác giả ñã phát hiện ñược vi khuẩn R. solanacearum phân lập từ cây cà chua có triệu chứng héo xanh ñiển hình thu thập từ 6 tỉnh miềm Bắc và xác ñịnh ñược các dòng/ giống cà chua có nguồn gen CRA66, CRA-84-26-3, UPCA1169, PT127805A và nhóm Hawaii 7997 là những giống có tính kháng cao - trung bình, có nhiều triển vọng trong công tác chọn tạo giống cà chua kháng bệnh héo xanh vi khuẩn. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………25 Theo kết quả khảo sát bệnh héo rũ do vi khuẩn và nấm trên một số giống lạc kháng bệnh tại huyện Bố Trạch (Quảng Bình) của tác giả Lê Hồng Viễn (2003) [11]: các giống lạc ñưa vào thí nghiệm ở vùng gò ñồi huyện Bố Trạch ñều có mức ñộ nhiễm bệnh héo rũ thấp, các giống lạc như MD7, 11505 và L02 có năng suất cao có thể ñưa vào sản xuất thay thế cho giống lạc Sen ở ñịa phương. Theo kết quả nghiên cứu của Chu Văn Chuông (2005) [1], tỷ lệ bệnh héo xanh vi khuẩn trên cà chua ở ñồng bằng Sông Hồng vụ ñông sớm và vụ xuân hè dao ñộng từ 13 – 28%, vụ ñông dao ñộng từ 10 – 18%. Sử dụng các giống cà chua mang gen kháng và ghép cà chua trên gốc cà tím kháng héo xanh sẽ mang lại hiệu quả tốt trong phòng chống bệnh héo xanh vi khuẩn. Ngoài ra, tác giả cũng ñề xuất một quy trình phòng trừ tổng hợp bệnh héo xanh vi khuẩn hại cà chua. 3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ðối tượng, ñịa ñiểm nghiên cứu 3.1.1. ðối tượng nghiên cứu Loài vi khuẩn héo xanh R. solanacearum gây hại trên một số cây trồng như cà chua, lạc, thuốc lá, ớt, cà pháo, khoai tây tại vùng Hà Nội và phụ cận. 3.1.2. ðịa ñiểm nghiên cứu Các vùng trồng cà chua, lạc, thuốc lá, ớt, cà pháo, khoai tây tại vùng Hà Nội và phụ cận. Phòng thí nghiệm và nhà lưới Trung tâm nghiên cứu Bệnh cây nhiệt ñới - ðại học Nông nghiệp Hà Nội. 3.2. Vật liệu nghiên cứu Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………26 Các mẫu vi khuẩn phân lập từ các cây trồng cà chua, lạc, thuốc lá, ớt, cà pháo, khoai tây, mướp ñắng tại vùng Hà Nội và phụ cận. Dụng cụ, trang thiết bị nghiên cứu: tủ ñịnh ôn, các dụng cụ thí nghiệm: ñĩa petri, ống nghiệm, bình tam giác, que cấy vi khuẩn và một số hoá chất, trang thiết bị cần thiết cho công tác nghiên cứu. Một số môi trường nuôi cấy vi khuẩn: * Môi trường PDA (Potato Dextrose Agar) Thành phần: Khoai tây: 250g ðường glucose: 20g Agar : 20g Nước cất : 1000ml * Môi trường TZC (Triphenyl Tetrazolium Chloride) (Kelman A., 1954) (dẫn theo [19] ) Thành phần: Pepton: 10g Casein hydrolysate: 1g TZC: 50mg Glucose: 5g Oxoid Agar No. 3: 12g Nước cất: 1000ml * Môi trường SPA (Sucrose Pepton Agar) [28] Thành phần: Sucrose: 20g MgSO4.7H2O: 0,25g K2HPO4: 0,5g Pepton: 5g Agar: 15g Nước cất: 1000ml * Môi trường kiểm tra Biovar [28] Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………27 Thành phần: NH4H2PO4 :1g KCL : 0,2g MgSO4.7H2O : 0,2g Bromothymol blue 1%: 0,3ml Agar : 0,5g Nước cất : 1 lít Chuẩn ñộ pH 7,1. Sau ñó phân vào mỗi ống nghiệm 4,5 ml. Hấp vô trùng ở nhiệt ñộ 1210C; 1,5 atm khoảng 15 phút. ðể nhiệt ñộ môi trường xuống còn 550C, bổ sung vào môi trường 0,5 ml dung dịch vô trùng nguồn Carbonhydrates 10%. Nguồn vi khuẩn gây bệnh ñược phân lập trên một số cây trồng cạn tại vùng Hà Nội và phụ cận. 3.3. Nội dung nghiên cứu - ðiều tra tình hình bệnh héo xanh vi khuẩn (R. solanacearum) trên một số cây trồng cạn tại vùng Hà Nội và phụ cận vụ hè thu 2007 và vụ xuân hè 2008. - Nghiên cứu loài vi khuẩn héo xanh R. solanacearum trên một số cây trồng cạn bằng các phản ứng sinh hoá và kĩ thuật sinh học phân tử. - ðánh giá ñộc tính của các dòng vi khuẩn héo xanh R. solanacearum phân lập ñược trên các cây ký chủ khác nhau. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp ñiều tra bệnh héo xanh vi khuẩn trên ñồng ruộng ðiều tra bệnh héo xanh vi khuẩn dựa theo tài liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2001) và Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 224-2003 (2003) [9], [10]. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………28 ðiều tra tình hình bệnh héo xanh vi khuẩn hại trên một số cây trồng cạn tại vùng Hà Nội và phụ cận. Chọn vùng ñại diện về ñiều kiện sinh thái. ðiều tra theo phương pháp 5 ñiểm chéo góc, mỗi ñiểm 50 cây. ðiều tra diễn biến của bệnh héo xanh vi khuẩn ñịnh kỳ 7 ngày một lần. Tính tỷ lệ bệnh theo công thức: (%) 100ATLB x B = Trong ñó: TLB(%): Tỷ lệ bệnh tính bằng %. A : Tổng số cây bị nhiễm bệnh héo xanh vi khuẩn. B : Tổng số cây ñiều tra 3.4.2. Những nghiên cứu trong phòng thí nghiệm 3.4.2.1. Phương pháp phân lập [28], [40] Mẫu bệnh có triệu chứng bệnh héo xanh vi khuẩn ñiển hình trên ñồng ruộng. Rửa sạch mẫu bệnh dưới vòi nước. Từ mẫu cây bệnh cắt những ñoạn gốc thân nhiễm bệnh, khử trùng ñoạn thân bằng cồn 700. Sau ñó, ngâm ñoạn thân vào trong cốc nước vô trùng, quan sát thấy dòng dịch vi khuẩn màu trắng sữa thôi ra từ mẫu bệnh, sau 20 phút loại bỏ ñoạn thân bị nhiễm bệnh ra khỏi dịch vi khuẩn. Sử dụng que cấy vi khuẩn lấy một vòng que cấy dịch vi khuẩn cấy vào môi trường SPA. Nuôi cấy ở nhiệt ñộ 280C ± 2. Khi vi khuẩn phát triển thành các khuẩn lạc ñơn, cấy chuyển sang môi trường nuôi cấy khác. Hoặc từ mẫu bệnh có triệu chứng héo xanh vi khuẩn ñiển hình, lựa chọn mô bệnh ñặc trưng. Khử trùng bề mặt mô bệnh bằng cồn 700 (hoặc dung dịch NaClO2 1%) từ 2-3 phút. Rửa lại mô bệnh bằng nước vô trùng. Sử dụng dao mổ vô trùng cắt mô bệnh thành những mẫu nhỏ có kích thước từ 5 x 6 mm. Sau ñó Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………29 dùng panh vô trùng cấy những mẫu nhỏ vào môi trường SPA. Nuôi cấy ở nhiệt ñộ 280C ± 2. Khi vi khuẩn phát triển cấy chuyển sang môi trường nuôi cấy khác. 3.4.2.2. Phương pháp nuôi cấy Nuôi cấy vi khuẩn trên các môi trường SPA, TZC trong ñiều kiện nhiệt ñộ 280C ± 2, theo dõi sự phát triển của khuẩn lạc sau 24, 48 giờ và 72 giờ. Bảo quản vi khuẩn thuần trong tube nước vô trùng 1,5 ml ñể ở nhiệt ñộ phòng sử dụng cho các thí nghiệm tiếp theo. 3.4.2.3. Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy ñến sự phát triển của khuẩn lạc của các dòng vi khuẩn phân lập Nghiên cứu ñặc ñiểm hình thái khuẩn lạc: cấy các dòng (isolate) vi khuẩn gây hại trên các cây trồng như cà chua, thuốc lá, khoai tây, lạc, cà, ớt, mướp ñắng trên các môi trường TZC, SPA ñặt trong ñiều kiện nhiệt ñộ 28 - 300C. Mỗi môi trường lặp lại 5 hộp petri cho một isolate vi khuẩn. Theo dõi sự phát triển của khuẩn lạc vi khuẩn (trung bình 25 khuẩn lạc) màu sắc, bề mặt khuẩn lạc, tốc ñộ phát triển của vi khuẩn sau 24, 48 và 72 giờ nuôi cấy. 3.4.2.4. Ảnh hưởng của các ngưỡng nhiệt ñộ ñến sự phát triển của khuẩn lạc của các dòng vi khuẩn phân lập Các dòng vi khuẩn phân lập ñược trên các cây trồng (cà chua, thuốc lá, khoai tây, lạc, cà, ớt, mướp ñắng) ñược nuôi cấy trên môi trường SPA. ðặt ở các ngưỡng nhiệt ñộ 20, 25, 30, 350C. Mỗi công thức nhắc lại 5 lần. Theo dõi sự phát triển của khuẩn lạc vi khuẩn sau 24, 48 và 72 giờ nuôi cấy. 3.4.2.5. Nghiên cứu các ñặc tính sinh hoá của các dòng vi khuẩn gây bệnh héo xanh Khả năng phân giải các hợp chất cacbon: Các loại ñường như Maltose, Cellobiose, Lactose; các loại rượu mạch vòng như Mannitol, Sorbitol, Dulcitol. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………30 ðiều chế các loại môi trường ñể khảo sát các phản ứng sinh hoá. Dựa theo tài liệu của Lelliott và cộng tác viên (1987) và Denny và Hayward (2005) [28], [19]. Các isolate vi khuẩn thuần, ñược cấy trên môi trường SPA. Sau ñó, dùng que cấy lấy một vòng vi khuẩn cấy vào các ống nghiệm ñã chuẩn bị sẵn các nguồn cacbon. Mỗi phản ứng ñược nhắc lại 3 lần. Theo dõi sự phát triển của vi khuẩn trên môi trường lỏng và sự chuyển màu của môi trường của từng phản ứng sau 5 – 7 ngày. 3.4.2.6. Phương pháp kiểm tra vi khuẩn héo xanh bằng kỹ thuật PCR * Hoá chất - ðệm TNE (Tris Sodium chloride EDTA- 25mM:100mM:100mM) - Chloroform/isoamyl alcohol (24:1 v/v) - CTAB 2% (Cetyl Trimethylammonium Bromide). - Isopropanol. - Cồn 700. - ðệm TE pH 8. * Phương pháp chiết DNA tổng số của vi khuẩn Nuôi các isolate vi khuẩn trên môi trường SPA trong ống nghiệm 48 giờ. Thêm vào mỗi ống nghiệm 3 ml nước cất vô trùng lắc nhẹ ống nghiệm ñể vi khuẩn tan ñều vào trong nước, thu ñược dung dịch vi khuẩn. Ly tâm nhẹ 3 phút, thu cặn vi khuẩn. Rửa cặn vi khuẩn 2 lần bằng ñệm TNE, hoà cặn vi khuẩn bằng 1ml ñệm TNE, thu ñược dung dịch vi khuẩn. Chia lượng dung dịch vi khuẩn thu ñược vào mỗi tube là 500 µl dung dịch vi khuẩn sử dụng cho việc chiết DNA tổng số. - Phương pháp 1: ðun sôi: Bước 1. Lấy 500 µl dung dịch vi khuẩn hoà trong ñệm TNE. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………31 Bước 2. ðun sôi 5 phút ở nhiệt ñộ 1000C. Bước 3. Cho thêm vào trong tube 500 µl Chloroform/isoamyl alcohol, lắc ñều. Bước 4. Ly tâm bằng máy ly tâm ñể bàn 5 phút, thu 450 µl dịch phía trên chuyển sang tube mới. Bước 5. Chiết lại lần 2 bằng Chloroform/isoamyl alcohol lượng tương ñương như bước 3 và bước 4, thu 250 µl dịch phía trên chuyển sang tube mới. Bước 6. Cho thêm vào tube 250 µl isopropanol lạnh, ñảo ñều, sau ñó ñể lạnh 00C trong khoảng 15- 30 phút. Bước 7. Ly tâm bằng máy ly tâm ñể bàn 10 phút, thu cặn DNA tổng số. Bước 8. Rửa cặn 2 lần bằng cồn 700. Bước 9. ðể cặn DNA khô tự nhiên ở nhiệt ñộ phòng trong vòng 30 phút. Bước 10. Hoà tan cặn DNA bằng 25 µl nước cất vô trùng, bảo quản ở nhiệt ñộ -200C. - Phương pháp 2: Chiết bằng CTAB 2%: Bước 1. Lấy 500 µl dung dịch vi khuẩn hoà trong ñệm TNE. Bước 2. Ly tâm bằng máy ly tâm ñể bàn 2 phút, thu cặn vi khuẩn. Bước 3. Cho vào tube 200 µl CTAB 2%, sử dụng chày nhựa nghiền 3-5 phút, sau ñó thêm vào tube 300 µl CTAB 2%. Bước 4. ðun ở nhiệt ñộ 650C, trong vòng 5 phút. Bước 5. Cho thêm vào trong tube 500 µl Chloroform/isoamyl alcohol, lắc ñều. Bước 6. Ly tâm bằng máy ly tâm ñể bàn 5 phút, thu 450 µl dịch phía trên chuyển sang tube mới. Bước 7. Chiết lại lần 2 bằng Chloroform/isoamyl alcohol lượng tương ñương như bước 5 và bước 6, thu 250 µl dịch phía trên chuyển sang tube mới. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………32 Bước 8. Cho thêm vào tube 250 µl isopropanol lạnh, ñảo ñều, sau ñó ñể lạnh 00C trong khoảng 15- 30 phút. Bước 9. Ly tâm bằng máy ly tâm ñể bàn 10 phút, thu cặn DNA tổng số. Bước 10. Rửa cặn 2 lần bằng cồn 700. Bước 11. ðể cặn DNA khô tự nhiên ở nhiệt ñộ phòng trong vòng 30 phút. Bước 12. Hoà tan cặn DNA bằng 25 µl nước cất vô trùng, bảo quản ở nhiệt ñộ -200C. * Quy trình chạy PCR: - Chuẩn bị: H20: 19 µl 10x BF Hot start: 2,5 µl dNTPs: 0,5 µl DIV1F: 0,5 µl DIV1R: 0,5 µl MgCL2: 1,2 µl Taq (Hot start): 0,25 µl DNA khuôn: 0,5 µl - Chu trình PCR: 940C – 4 phút x 1 lần 940C – 45 giây 520C – 45 giây x 35 lần 720C – 1 phút 720C – 5 phút x 1 lần 3.4.3. Những nghiên cứu trong nhà lưới 3.4.3.1. Phương pháp lây bệnh nhân tạo Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………33 Lây bệnh nhân tạo bệnh héo xanh vi khuẩn dựa theo phương pháp sát thương rễ. Cây con ñược trồng trong chậu nhựa kích thước 20 x 20cm, mỗi công thức nhắc lại 3 lần, mỗi lần 5 cây. Cây con sau khi trồng ñược 3 tuần tuổi (4-5 lá thật), dùng dao vô trùng sát thương rễ phụ 2/3 xung quanh gốc sâu 2cm. Sau ñó tưới 30ml dịch vi khuẩn có nồng ñộ 108 CFU/ml. ðặt cây vào trong nhà lưới cách ly chăm sóc, ñảm bảo ñiều kiện râm mát nhiệt ñộ từ 25 – 300C, ẩm ñộ của ñất vừa phải. Theo dõi sự nhiễm bệnh héo xanh từ 4 – 6 tuần. 3.4.3.2. Phương pháp thử phản ứng siêu nhạy trên cây thuốc lá của các dòng vi khuẩn gây bệnh Thí nghiệm ñược tiến hành trên thuốc lá với 10 dòng vi khuẩn ñược phân lập từ 6 loài cây ký chủ. Tiêm dịch vi khuẩn R. solanacearum với liều lượng 0,1 ml/lá thuốc lá. Quan sát, theo dõi kích thước các ñốm hoại tử có màu nâu xám sau 24, 48, 72 giờ. 3.4.4. Xử lý số liệu Số liệu ñược xử lý thống kê sinh học theo phần mềm IRRI start. 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Tình hình bệnh héo xanh vi khuẩn Ralstonia solanacearum Smith trên một số cây trồng cạn vùng Hà nội và phụ cận vụ hè thu 2007 và vụ xuân hè 2008 Bệnh héo xanh vi khuẩn là bệnh có phạm vi ký chủ rộng, phân bố rộng rãi trên thế giới. Vi sinh vật gây bệnh tồn tại trong tàn dư cây bệnh, trong ñất và trong vật liệu giống bị nhiễm bệnh. Những yếu tố sinh thái như nhiệt ñộ, ẩm ñộ và kỹ thuật canh tác, ảnh hưởng rất lớn ñến sự phát sinh, phát triển của bệnh Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………34 ngoài ñồng ruộng. Bệnh héo xanh vi khuẩn thường phát triển mạnh trên những giống mẫn cảm, ñặc biệt là khi gặp ñiều kiện thuận lợi như nhiệt ñộ không khí cao (lớn hơn 250C) kết hợp với ẩm ñộ cao. Qua ñiều tra tình hình gây hại và mức ñộ phổ biến của bệnh héo xanh vi khuẩn trên một số cây trồng cạn tại vùng Hà Nội và phụ cận vụ hè thu 2007 (bảng 4.1) và vụ xuân hè 2008 (bảng 4.2). Bảng 4.1. Tỷ lệ bệnh héo xanh vi khuẩn gây hại trên một số cây trồng vùng Hà Nội và phụ cận vụ hè thu 2007 Cây trồng ðịa ñiểm ñiều tra Giai ñoạn sinh trưởng Tỷ lệ bệnh (%) ðông Anh, Hà Nội Thu quả 6,70 Cà pháo Gia Lâm, Hà Nội Thu quả 5,23 Thuận Thành, Bắc Ninh ðâm tia, hình thành quả non 0,18 Lạc ðông Anh, Hà Nội Quả chắc 0,40 Ba Vì, Hà Tây Sinh trưởng 0,96 Thuốc lá Lạng Giang, Bắc Giang Sinh trưởng 2,19 Ớt §«ng Anh, Hµ Néi Thu qu¶ 4,76 B¶ng 4.2. Tû lÖ bÖnh hÐo xanh vi khuÈn g©y h¹i trªn mét sè c©y trång vïng Hµ Néi vµ phô cËn vô xu©n hÌ 2008 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………35 C©y trång §Þa ®iÓm ®iÒu tra Giai ®o¹n sinh tr−ëng Tû lÖ bÖnh (%) Gia L©m , Hµ Néi Thu qu¶ 7,50 §«ng Anh, Hµ Néi Thu qu¶ 8,40 V¨n §øc, H−ng Yªn Thu qu¶ 5,70 V¨n Giang, H−ng Yªn Thu qu¶ 7,20 Cµ ph¸o Tiªn L÷, H−ng yªn Thu qu¶ 7,25 Gia L©m, Hµ Néi §©m tia, qu¶ non 0,48 L¹c Tiªn L÷, H−ng Yªn §©m tia, qu¶ non 2,26 Tõ kÕt qu¶ ®iÒu tra t×nh h×nh bÖnh hÐo xanh vi khuÈn g©y h¹i trªn mét sè c©y trång vô hÌ thu 2007 vµ vô xu©n hÌ 2008 t¹i vïng Hµ Néi vµ phô cËn. Chóng t«i nhËn thÊy, bÖnh hÐo xanh vi khuÈn lµ bÖnh h¹i phæ biÕn, ph¸t sinh g©y h¹i ë hÇu hÕt c¸c vïng trång cµ chua, l¹c, thuèc l¸, cµ ph¸o, ít,... Tïy theo tõng loµi c©y trång, ®Æc ®iÓm cña gièng, c¬ cÊu lu©n canh, ch©n ®Êt, mµ møc ®é g©y h¹i cña bÖnh lµ kh¸c nhau. Vô hÌ thu n¨m 2007, t¹i c¸c vïng chóng t«i ®iÒu tra ®Òu thÊy xuÊt hiÖn bÖnh hÐo xanh trªn c¸c c©y trång nh− cµ chua, cµ ph¸o, thuèc l¸, l¹c, ít víi tû lÖ g©y h¹i kh¸c nhau trªn tõng loµi c©y trång. Trªn cµ ph¸o, cïng ë giai ®o¹n cho qu¶ vïng §«ng Anh (Hµ Néi) tû lÖ nhiÔm bÖnh hÐo xanh lµ 6,70% cßn vïng Gia L©m (Hµ Néi) cã tû lÖ nhiÔm bÖnh lµ 5,23%. Trªn l¹c, ë giai ®o¹n ®©m tia, h×nh thµnh qu¶ non tû lÖ nhiÔm bÖnh hÐo xanh ë vïng ThuËn Thµnh (B¾c Ninh) lµ 0,18%; ë giai ®o¹n qu¶ ch¾c tû lÖ nhiÔm bÖnh ë vïng §«ng Anh (Hµ Néi) lµ 0,40% . Trªn thuèc l¸, cïng ë giai ®o¹n sinh tr−ëng tû lÖ nhiÔm bÖnh hÐo xanh ë Ba V× (Hµ T©y) lµ 0,97%; ë L¹ng Giang (B¾c Giang) lµ 2,19% . Trªn ít, t¹i §«ng Anh (Hµ Néi) tû lÖ nhiÔm bÖnh hÐo xanh lµ 4,76% ë giai ®o¹n cho qu¶. Qua ®iÒu tra t×nh h×nh bÖnh hÐo xanh g©y h¹i trªn mét sè c©y trång t¹i mét Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………36 sè vïng thuéc Hµ Néi, B¾c Ninh, B¾c Giang, Hµ T©y vô hÌ thu 2007, chóng t«i nhËn thÊy r»ng bÖnh hÐo xanh vi khuÈn g©y h¹i trªn c¸c c©y trång ë vïng §«ng Anh (Hµ Néi) cã tû lÖ g©y h¹i cao h¬n so víi c¸c vïng kh¸c, do vïng §«ng Anh lµ vïng chuyªn canh rau, quanh n¨m cã c©y ký chñ cña bÖnh hÐo xanh vi khuÈn trªn ®ång ruéng. Vô xu©n hÌ 2008, tû lÖ g©y h¹i cña bÖnh hÐo xanh cô thÓ: trªn cµ ph¸o, ë giai ®o¹n cho qu¶ tû lÖ bÖnh hÐo xanh vi khuÈn lµ 7,50% ë vïng Gia L©m (Hµ Néi); 8,40% ë vïng §«ng Anh (Hµ Néi); 5,70% ë vïng V¨n §øc (H−ng Yªn); 7,20% ë vïng V¨n Giang (H−ng Yªn); 7,25% ë vïng Tiªn L÷ (H−ng Yªn). Trªn l¹c, cïng ë giai ®o¹n ®©m tia, h×nh thµnh qu¶ non tû lÖ bÖnh hÐo xanh vi khuÈn lµ 0,48% ë Gia L©m (Hµ Néi); 2,26% ë Tiªn L÷ (H−ng Yªn). Qua kÕt qu¶ ®iÒu tra t×nh h×nh g©y h¹i cña bÖnh hÐo xanh vi khuÈn trªn mét sè c©y trång ë mét sè vïng thuéc Hµ Néi vµ phô cËn chóng t«i nhËn thÊy r»ng tïy theo tõng loµi c©y trång, ®Æc ®iÓm cña gièng, c¬ cÊu lu©n canh, ch©n ®Êt, mµ møc ®é g©y h¹i cña bÖnh còng kh¸c nhau. Nh− vËy, ë c¸c giai ®o¹n sinh tr−ëng kh¸c nhau cña c©y trång sù g©y h¹i cña bÖnh hÐo xanh vi khuÈn lµ cã sù biÕn ®éng? Chóng t«i tiÕn hµnh ®iÒu tra sù g©y h¹i cña bÖnh hÐo xanh vi khuÈn ë c¸c giai ®o¹n sinh tr−ëng kh¸c nhau cña c©y cµ ph¸o t¹i mét sè vïng thuéc Hµ Néi vµ phô cËn (b¶ng 4.3 vµ ®å thÞ 4.1). Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………37 B¶ng 4.3. Tû lÖ bÖnh hÐo xanh vi khuÈn g©y h¹i c¸c giai ®o¹n sinh tr−ëng trªn cµ ph¸o, t¹i c¸c vïng ®iÒu tra vô xu©n hÌ 2008 §Þa ®iÓm ®iÒu tra Tû lÖ bÖnh ë c¸c giai ®o¹n sinh tr−ëng (%) C©y con B¾t ®Çu ra hoa Qu¶ non Thu qu¶ løa 1 §a Tèn, Gia L©m, Hµ Néi 0,00 1,60 9,60 2,00 V¨n §øc, H−ng Yªn 0,00 0,80 3,60 1,60 V¨n Giang, H−ng Yªn 0,00 1,20 4,80 1,60 Tiªn L÷, H−ng Yªn 0,00 0,80 6,80 1,20 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tû lÖ bÖnh ða Tốn - Gia Lâm Văn ðức - Gia Lâm Văn Giang - Hưng Yên Tiên Lữ - Hưng Yên §Þa ®iÓm ®iÒu tra Tû lÖ bÖnh hÐo xanh ë c¸c giai ®o¹n trªn cµ ph¸o Cây con Bắt ñầu ra hoa Quả non Thu quả lứa 1 §å thÞ 4.1. Tû lÖ bÖnh hÐo xanh vi khuÈn g©y h¹i c¸c giai ®o¹n sinh tr−ëng cña c©y cµ ph¸o t¹i c¸c vïng ®iÒu tra vô xu©n hÌ 2008 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………38 Qua ®iÒu tra tû lÖ bÖnh hÐo xanh g©y h¹i ë c¸c giai ®o¹n sinh tr−ëng cña cµ ph¸o chóng t«i nhËn thÊy: ë giai ®o¹n c©y con hÇu nh− kh«ng bÞ nhiÔm bÖnh ë tÊt c¶ c¸c vïng chóng t«i ®iÒu tra, bÖnh hÐo xanh b¾t ®Çu xuÊt hiÖn, g©y h¹i khi c©y b¾t ®Çu ra hoa vµ g©y h¹i m¹nh nhÊt vµo giai ®o¹n cho qu¶ t¹i c¸c vïng ®iÒu tra víi tû lÖ 9,60% ë §a Tèn, Gia L©m (Hµ Néi); 3,60% ë V¨n §øc (H−ng Yªn); 4,80% ë V¨n Giang (H−ng Yªn); 6,80% ë Tiªn L÷ (H−ng Yªn). BÖnh hÐo xanh cã xu h−íng gi¶m dÇn khi c©y b−íc vµo giai ®o¹n giµ. Nh− vËy, giai ®o¹n sinh tr−ëng cña c©y còng ¶nh h−ëng ®Õn t×nh h×nh ph¸t sinh, ph¸t triÓn cña bÖnh hÐo xanh vi khuÈn. T¹i c¸c vïng ®iÒu tra, hÇu hÕt c¸c c©y trång bÞ nhiÔm bÖnh hÐo xanh vi khuÈn ®Òu tõ giai ®o¹n ra hoa trë ®i, trong ®ã, bÖnh g©y h¹i m¹nh vµ tËp trung lµ giai ®o¹n qu¶ non. KÕt qu¶ ®iÒu tra diÔn biÕn bÖnh hÐo xanh vi khuÈn g©y h¹i trªn cµ ph¸o ë c¸c giai ®o¹n sinh tr−ëng t¹i mét sè vïng thuéc Hµ Néi vµ phô cËn cho kÕt qu¶ phï hîp víi kÕt qu¶ c«ng bè cña §ç TÊn Dòng (1998). Qua ®iÒu tra t×nh h×nh bÖnh hÐo xanh vi khuÈn g©y h¹i trªn mét sè c©y trång c¹n vïng Hµ Néi vµ phô cËn chóng t«i nhËn thÊy bÖnh g©y h¹i rÊt nghiªm träng trªn tÊt c¶ c¸c gièng cµ chua ®ang trång ngoµi s¶n xuÊt. Cµ chua lµ c©y trång cã gi¸ trÞ kinh tÕ cao, ®−îc trång kh¾p n¬i trong c¶ n−íc. DiÖn tÝch trång cµ chua ngµy cµng ®−îc më réng, ®Æc biÖt lµ c¸c vïng chuyªn canh rau mµu khu vùc ven ®«. NhiÒu gièng cµ chua cã n¨ng suÊt cao, phÈm chÊt tèt ®p ®−îc ®−a vµo s¶n xuÊt nh− c¸c gièng cµ chua nhËp khÈu cña Ba Lan, Ph¸p, Mü, ... tuy nhiªn, bÖnh hÐo xanh vi khuÈn do Ralstonia solanacearum g©y ra lµ mét trong nh÷ng trë ng¹i ®èi víi c¸c vïng s¶n xuÊt hiÖn nay. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………39 B¶ng 4.4. T×nh h×nh bÖnh hÐo xanh vi khuÈn g©y h¹i trªn c¸c gièng cµ chua trång t¹i mét sè vïng thuéc Hµ Néi vµ phô cËn vô hÌ thu n¨m 2007 §Þa ®iÓm ®iÒu tra Gièng Giai ®o¹n ®iÒu tra Tû lÖ bÖnh (%) Cµ chua nhãt Ra hoa -qu¶ non 0,76 V©n Néi, §«ng Anh, Hµ Néi Cµ chua Mü Qu¶ non 0,97 §a Tèn, Gia L©m, Hµ Néi Cµ chua nhãt Qu¶ non 0.70 Cµ chua Ph¸p Qu¶ non 2,76 Cæ Bi, Gia L©m, Hµ Néi VL 2004 Qu¶ non 69,57 Xu©n Quan, V¨n Giang, H−ng Yªn Cµ chua Mü Qu¶ 1,36 Tr¸ng ViÖt, Mª Linh, VÜnh Phóc Cµ chua Mü Qu¶ non 4,63 B¶ng 4.5. T×nh h×nh bÖnh hÐo xanh vi khuÈn g©y h¹i trªn mét sè gièng cµ chua trång t¹i mét sè vïng thuéc Hµ Néi vµ phô cËn vô xu©n hÌ 2008 §Þa ®iÓm ®iÒu tra Gièng Giai ®o¹n ®iÒu tra Tû lÖ bÖnh (%) 3500 Ra hoa- qu¶ non 17,86 Xanh- pie Ra hoa- qu¶ non 23,21 Cæ Bi, Gia L©m, Hµ Néi §µi Loan Ra hoa- qu¶ non 44,64 642 Qu¶ non 26,79 42 Qu¶ non 39,29 Xanh- pie Ra hoa- qu¶ non 19,64 §a Tèn, Gia L©m, Hµ Néi Ba Lan Qu¶ non 25,00 VL2000 Ra hoa- qu¶ non 19,64 §«ng Anh, Hµ Néi Cµ chua nhãt Qu¶ non 19,64 §Æng X¸, Gia L©m, Hµ Néi Xanh- pie Qu¶ non 16,07 VL2004 Qu¶ non 30,36 V¨n Giang, H−ng Yªn Ba Lan Ra hoa- qu¶ non 21,43 VL2004 Qu¶ non 28,57 V¨n §øc, H−ng Yªn §µi Loan Qu¶ non 35,71 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………40 KÕt qu¶ b¶ng 4.4 vµ 4.5 cho thÊy bÖnh hÐo xanh vi khuÈn g©y h¹i rÊt phæ biÕn c¸c vïng trång cµ chua. Tïy theo c¸c ch©n ®Êt, ph−¬ng thøc canh t¸c mµ cã tû lÖ g©y h¹i kh¸c nhau. N¨m 2007, cïng trªn gièng cµ chua Mü ë §«ng Anh (Hµ Néi) cã tû lÖ nhiÔm bÖnh hÐo xanh lµ 0,97%, ë V¨n Giang (H−ng Yªn) lµ 1,36%, ë Mª Linh (VÜnh Phóc) lµ 4,63%, ë Gia L©m cã tû lÖ lµ 69,57%. Vô xu©n hÌ 2008, tû lÖ nhiÔm bÖnh hÐo xanh vi khuÈn trªn c¸c gièng cµ chua t¹i c¸c vïng ®iÒu tra tõ 16,07 % - 44,64%. Trªn gièng cµ chua cña 3500 t¹i vïng Cæ Bi, Gia L©m (Hµ Néi) cã tû lÖ nhiÔm bÖnh hÐo xanh lµ 17,86%, t¹i §a Tèn, Gia L©m (Hµ Néi) lµ 26,79 % vµ 39,29%. Qua kÕt qu¶ ®iÒu tra t×nh h×nh bÖnh hÐo xanh vi khuÈn g©y h¹i trªn cµ chua t¹i mét sè vïng thuéc Hµ Néi vµ phô cËn vô hÌ thu 2007 vµ vô xu©n hÌ 2008 chóng t«i nh©n thÊy, bÖnh hÐo xanh vi khuÈn xuÊt hiÖn ë tÊt c¶ c¸c vïng ®iÒu tra vµ g©y h¹i trªn tÊt c¶ c¸c gièng cµ chua ®ang trång ngoµi s¶n xuÊt, do c¸c vïng trªn ®©y ®Òu lµ c¸c vïng cã truyÒn thèng trong s¶n xuÊt rau mµu, cµ chua vµ nhiÒu c©y hä cµ kh¸c ®−îc trång quanh n¨m t._.n R. solanacearum, ñể có biện pháp phòng trừ bệnh do vi khuẩn gây nên. Vậy, chúng tôi ñề nghị: Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………78 - Tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về loài vi khuẩn gây bệnh héo xanh như khả năng tồn tại trong ñất, trong tàn dư thực vật, trong nước, hạt giống,... - Tiếp tục sử dụng kỹ thuật PCR ñể xác ñịnh tính ña dạng của loài vi khuẩn Ralstonia solanacearum gây hại trên cây trồng cạn tại vùng Hà Nội và phụ cận. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………79 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Chu Văn Chuông (2005), Nghiên cứu bệnh héo xanh vi khuẩn (Ralstonia solanacearum Smith) hại cà chua ở một số tỉnh ñồng bằng sông hồng và biện pháp phòng chống, Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp. ðại học Nông nghiệp I, Hà Nội, 135tr. 2. Tạ Thu Cúc, Nguyễn Thành Quỳnh (1983), Kỹ thuật trồng cà chua, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 98tr. 3. ðỗ Tấn Dũng (1998), Nghiên cứu bệnh héo xanh vi khuẩn (Pseudomonas solanacearum Smith) hại trên một số cây trồng ở ngoại thành Hà Nội và phụ cận, Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp, ðại học Nông nghiệp I, Hà Nội, 143tr. 4. Nguyễn Xuân Hồng, Nguyễn Thị Yến, Nguyễn Văn Liễu (1997), “Kết quả nghiên cứu ñặc ñiểm phân bố, tác hại của bệnh héo xanh vi khuẩn R. solanacearum Smith ở miền Bắc Việt Nam”, Tạp chí Bảo vệ thực vật, số 6, tr. 27-31. 5. Lê Như Kiểu, ðào Thu Hằng, Vũ Bích Hữu, Hoàng Hoa Long, Nguyễn Thị Hồng Hải, Nguyễn Ngọc Cường, (2002), “Nghiên cứu và thử nghiệm chế phẩm vi sinh vật ñối kháng vi khuẩn Ralstonia solanacearum gây bệnh héo xanh cà chua”, Hội thảo bệnh cây và Sinh học phân tử lần thứ nhất, 21/6/2002, ðại học Nông Lâm – Tp. Hồ Chí Minh, tr. 55 -58. 6. Vũ Triệu Mân (1985), “ðiều tra bệnh và sâu hại thuốc lá ở vùng ñồng bằng và trung du miên Bắc Việt Nam”, Tạp chí BVTV, số 4, tr.32-36. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………80 7. Lê Lương Tề, Vũ Triệu Mân, (1999), Bệnh vi khuẩn và virus hại cây trồng, Nhà xuất bản giáo dục. 8. Lê Lương Tề, Chu Văn Chuông, Phạm Mỹ Linh, Hà Viết Cường, (2002), “Nhận dạng Ralstonia solanacearum bằng PCR và ñánh giá tính kháng bệnh héo xanh của một số giống cà chua ñối với các dòng vi khuẩn ở Hà Nội – Việt Nam”, Hội thảo bệnh cây và Sinh học phân tử lần thứ nhất, 21/6/2002, ðại học Nông Lâm – Tp. Hồ Chí Minh, tr: 37 – 40. 9. Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 224-2003, Phương pháp ñiều tra phát hiện sinh vật hại cây trồng, (2003), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hà Nội. 10. Tuyển tập tiêu chuẩn Nông nghiệp Việt Nam, Tiêu chuẩn bảo vệ thực vật. Quyển 1 – tập II, (2001), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hà Nội. 11. Lê Hồng Viễn (2003), “Kết quả khảo sát một số giống lạc kháng bệnh héo rũ do vi khuẩn và nấm gây ra trên ñất vùng gò ñồi huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình”, Tạp chí BVTV, số 1/2003, tr. 16 – 20. 12. Nguyễn Thị Yến, Nguyễn Văn Viết, ðặng Thị Phương Lan (2002), “Thành phần nòi, biovar vi khuẩn gây bệnh héo xanh cây trồng cạn”, Hội thảo bệnh cây và Sinh học phân tử lần thứ nhất, 21/6/2002, ðại học Nông Lâm – Tp. Hồ Chí Minh, tr. 64 – 66. Tài liệu tiếng Anh 13. Akiew E.B., F. Hams, (1990), “Archontophoenix alexandrae, anew host of Pseudomonas solanacearum in Australia”, Plant Dis., 74, pp. 615. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………81 14. Aspiras R.B., A.R. de la Cruz, (1985), “Potential Biological Control of bacterial wilt in Tomato and Potato with Bacillus polymyxa FU6 and Pseudomonas fluorescens”, Proceeding of an international workshop held at PCARRD, 8-10/10/1995, Philippines, pp. 89 – 92. 15. Cook D.R., L. Sequeira, (1988), “The use of restriction fragment length polymorphism (RFLP) analysis in taxonomy and diagnosis”, Bacterial wilt Newsletter, ACIAR, No. 4:4, Abstracts. 16. Crop protection compendium, (2004), CAB International, Walling ford, UK. 17. Dalal N.R., S.R. Dalal, V.G. Golliwar, R.I. Khobragade, (1999), “Studies on grading and pre-packaging of some bacterial wilt resistant brinjal (Solanum molongena L.) varieties”, Journal of soils and Crops, 9 (2), pp.223-226. 18. Denny T.P., (2000), “Ralstonia solanacearum – a plant pathogen in touch ưith its host”, Trends in Microbiology, Vol. 8, No.11, pp. 486- 488. 19. Denny T.P., A.C. Hayward, N.W. Schaad, J.B. Jones and W. Chun, (2005), Ralstonia, Laboratory guide for identification of plant pathogenic bacteria, Third edition, APS PRESS, pp. 151-174. 20. García R., A. García, L. Delgado, (1999), “Distribution, incidence and variability Ralstonia solanacearum, causal agent of bacterial wilt of potato, in Mérida state, Venezuela”, Bioagro, 11 (1), pp. 12- 23. 21. Gurung T.B, A.K. Vaidya, (1997), “Baseline study report of a community participatory bacterial wilt management programme in Ulleri and Jhilibarang villages of western Nepal”, Working paper – Lumle Regional Agricultural Research Centre, No.97/6:iii. Abstracts. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………82 22. Hayward A.C., (1991), “Biology and epidemiology of bacterial wilt caused by Pseudomonas solanacearum”, Annu. Rev. Phytopathol, pp. 65 – 68. 23. Hartman G.L., W.F. Hong, T.C. Wang, (1991), “Survey of bacterial wilt on fresh market hybrid tomatoes in Taiwan”, Plant Protection Bulletin, Taiwan, 33 (2), pp. 197- 203 24. He L.Y., Sequeira L., Kelman A., (1983), “Characteristics of Strains of Pseudomonas solanacearum from China”, Plant Dis., 61, pp. 1357 – 1361. 25. He L.Y., (1985), “Bacterial wilt in the peoples Republic of China”, Bacterial wilt in Asia and The South Pacific, Proceeding of an international workshop held at PCARRD, 8-10/10/1995, Philippines, pp. 40- 48. 26. Iqbal M., J. Kumar, (1985), “Bacterial wilt in Fiji”, Bacterial wilt in Asia and The South Pacific, Proceeding of an international workshop held at PCARRD, 8-10/10/1995, Philippines, pp. 25-28. 27. Kelman A., (1983), “This week’s citation classic (Kelman A., The relationship of pathogenicity in Pseudomonas solanacearum to colony appearance on a tetrazolium medium, Phytopathology 44: 693 -5, 1954, [Plant pathology Dept., North Corolina State Coll., Raleigh, NC])”, Current contents, No. 19, ISI, p. 20, 28. Lelliott R.A., D.E. Stead, (1987), Methods for the Diagnosis of Bacterial Diseases of Plants, Methods in Plant Pathology Volume 2, Published on behalf of the British Society for Plant Pathology by Blackwell Scientific Publications. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………83 29. Machmud M., (1985), “Bacterial wilt in Indonesia”, Bacterial wilt in Asia and The South Pacific, Proceeding of an international workshop held at PCARRD, 8-10/10/1995, Philippines, pp. 30 – 34. 30. Machmud M., (1993), “Present status of groundnut bacterial wilt research in Indonesia”, Groundnut bacterial wilt, Proceedings of the Second Working Group Meeting, 2 Nov. 1992, Asian Vegetable Research and Development Center, Tainan, Taiwan., 15-24; 7 ref. Abstracts. 31. Mayers P.E., D.G. Hutton, (1987), “Bacterial wilt a new disease of custard apple: symptoms and etiology”, Ann., Appl., Biol., 111, pp. 135- 141. 32. Michel V.V., J. F.Wang, et al (1997), “Effects of intercropping and soil amendment with urea and calcium oxide on the incidence of bacterial wilt of tomato and survival of soil- borne Pseudomonas solanacearum in Taiwan”, Plant Pathology, (46), pp. 600-610. 33. Ono K., H. Hara, J. Akazawa, (19984), “Ecological studies on the bacterial wilt of tobacco, caused by Pseudomonas solanacearum E.F.Smith.V. The movement of the pathogen in tobacco plants”, Bulletin of the Okayama Tobacco Experiment Station, No. 43, pp. 41- 46. 34. Perseley G.J., (1985), “Ecology of Pseudomonas solanacearum the caused agent of bacterial wilt”, Bacterial wilt in Asia and The South Pacific, Proceeding of an international workshop held at PCARRD, 8-10/10/1995, Philippines, pp. 77- 89. 35. Poussier S., P. Vandewalle, J. Luisetti, (1999), “Genetic diversity of African and worldwide strains of Ralstonia solanacearum as determined by PCR- restriction fragment length polymorphism analysis of the hrp Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………84 gene region”, Applied and Environmental Microbiology, 65 (5), pp. 2184 – 2194. 36. Seal S.E., M. Taghavi, N. Fegan, A.C. Hayward và M. Fegan, (1999), “Determination of Ralstonia (Pseudomonas) solanacearum rDNA subgroups by PCR tests”, Plant Pathology, 48, pp. 115-120. 37. Sharma B.K., K.S. Rana, (1999), “Bacterial wilt: a threat to ginger cultivation in Himachal Pradesh”, Plant Disease Research, 14 (2), pp. 216 – 217. 38. Shiomi T., Mulya K., Oniki M., (1989), “Bacterial wilt of cashew (Anacardium occidentale) caused by Pseudomonas solanacearum in Indonesia”, Ind., Crops Res., J., 2, pp. 29-35. 39. Tsuchiya K., M. Horita, W. Boonseubsakul, Joselito, E. Villa và K. Mulya, (2004), “Genetic diversity of Ralstonia solanacearum strains in Japan and Southeast Asian countries”, Innovative Roles of Biological Resource Centers, Published by Japan Society for Culture Collections & World Federation for Culture Collections, pp. 241-245. 40. Waller J.M., B.J. Ritchie and M. Holderness, (1998), Plant clinic handbook, IMI Technical Handbook No.3, International Mycological Institute, CAB International. 41. Wenneker M., M.S.W. Verdel, R.M.W. Groeneveld, C. Kempenaar, A.Rvan Beuningen, J.D. Janse, (1999), “Ralstonia (Pseudomonas) solanacearum race 3 (biovar 2) in surface water and natural weed hosts: First report on stinging nettle (Urtica dioica”, European Journal of Plant Pathology, 105 (3), pp. 307 -315. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………85 PHỤ LỤC XỬ LÝ THỐNG KÊ 1/ Lây nhiễm vi khuẩn Ralstonia solanacearum nhân tạo trên thuốc lá BALANCED ANOVA FOR VARIATE TLB FILE TLBCC 16/ 9/** 12:10 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 Ty le benh % cua cac isolate vi khuan R. solanacearum tren thuoc la VARIATE V003 TLB % LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 7 5065.35 723.621 ****** 0.000 2 * RESIDUAL 16 11.3402 .708761 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 23 5076.69 220.725 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE TLBCC 16/ 9/** 12:10 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 Ty le benh % cua cac isolate vi khuan R. solanacearum tren thuoc la MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS TLB CT1 3 33.3000 CT2 3 46.7000 CT3 3 26.7000 CT4 3 20.0000 CT5 3 6.70000 CT6 3 20.0000 CT7 3 6.70000 CT8 3 0.000000 SE(N= 3) 0.486059 5%LSD 16DF 1.45721 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE TLBCC 16/ 9/** 12:10 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 Ty le benh % cua cac isolate vi khuan R. solanacearum tren thuoc la F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………86 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ | (N= 24) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | TLB 24 20.012 14.857 0.84188 4.2 0.0000 2/ Lây nhiễm vi khuẩn Ralstonia solanacearum trên cà chua BALANCED ANOVA FOR VARIATE TLB FILE TLBC1 16/ 9/** 12:12 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 Ty le benh % cua cac isolate vi khuan R. solanacearum tren ca chua VARIATE V003 TLB % LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 7 19148.7 2735.53 457.64 0.000 2 * RESIDUAL 16 95.6402 5.97751 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 23 19244.3 836.710 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE TLBC1 16/ 9/** 12:12 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 Ty le benh % cua cac isolate vi khuan R. solanacearum tren ca chua MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS TLB CT1 3 86.7000 CT2 3 33.3000 CT3 3 73.3000 CT4 3 40.0000 CT5 3 13.3000 CT6 3 46.7000 CT7 3 13.3000 CT8 3 0.000000 SE(N= 3) 1.41156 5%LSD 16DF 4.23188 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE TLBC1 16/ 9/** 12:12 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 Ty le benh % cua cac isolate vi khuan R. solanacearum tren ca chua F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ | (N= 24) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | TLB 24 38.325 28.926 2.4449 6.4 0.0000 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………87 3/ Lây nhiễm vi khuẩn Ralstonia solanacearum trên khoai tây BALANCED ANOVA FOR VARIATE TLB FILE TLBKT 16/ 9/** 12:18 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 Ty le benh % cua cac isolate vi khuan R. solanacearum tren khoai tay VARIATE V003 TLB % LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 7 27859.0 3979.86 657.28 0.000 2 * RESIDUAL 16 96.8802 6.05501 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 23 27955.9 1215.47 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE TLBKT 16/ 9/** 12:18 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 Ty le benh % cua cac isolate vi khuan R. solanacearum tren khoai tay MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS TLB CT1 3 80.0000 CT2 3 40.0000 CT3 3 100.000 CT4 3 80.0000 CT5 3 13.3000 CT6 3 33.3000 CT7 3 20.0000 CT8 3 0.000000 SE(N= 3) 1.42068 5%LSD 16DF 4.25923 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE TLBKT 16/ 9/** 12:18 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 Ty le benh % cua cac isolate vi khuan R. solanacearum tren khoai tay F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ | (N= 24) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | TLB 24 45.825 34.864 2.4607 5.4 0.0000 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………88 4/ Lây nhiễm vi khuẩn Ralstonia solanacearum trên lạc BALANCED ANOVA FOR VARIATE TLB FILE TLBL 16/ 9/** 12:22 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 Ty le benh % cua cac isolate vi khuan R. solanacearum tren lac VARIATE V003 TLB % LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 7 16265.5 2323.65 ****** 0.000 2 * RESIDUAL 16 29.1009 1.81881 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 23 16294.6 708.462 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE TLBL 16/ 9/** 12:22 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 Ty le benh % cua cac isolate vi khuan R. solanacearum tren lac MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS TLB CT1 3 40.0000 CT2 3 13.3000 CT3 3 20.0000 CT4 3 86.7000 CT5 3 6.70000 CT6 3 13.3000 CT7 3 13.3000 CT8 3 0.000000 SE(N= 3) 0.778633 5%LSD 16DF 2.33435 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE TLBL 16/ 9/** 12:22 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 Ty le benh % cua cac isolate vi khuan R. solanacearum tren lac F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ | (N= 24) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | TLB 24 24.163 26.617 1.3486 5.6 0.0000 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………89 PHỤ LỤC SỐ LIỆU KHÍ TƯỢNG 1. Số liệu khí tượng tháng 07 năm 2007 trạm HAU-JICA Ngày Hướng gió Tốc ñộ gió Max (mm) Lượng mưa (mm) Số giờ nắng (giờ) Nhiệt ñộ không khí TB (oC) Nhiệt ñộ không khí Max (oC) Nhiệt ñộ không khí Min (oC) Lượng bốc hơi (mm) 1 3 5.7 81.5 0.3 28.7 32 26.6 13.5 2 6 4.7 51 4.5 30.1 32.9 28 7.9 3 7 5 3 6.7 30.3 32.8 28.7 2.1 4 2 7.4 0 10.2 31 36.1 27.5 66.9 5 15 2.3 0 0 28.6 28.8 28.2 0.5 6 6 6.3 0 1.9 31.5 34.6 30.1 3 7 6 6.6 0 8.9 31.1 35.3 28.4 12.3 8 6 5.6 0 2.5 30.3 33.8 28.2 3.6 9 6 5.9 0 2.7 31.4 35.1 27.8 43.1 10 9 4.1 0 3.1 28.03 32.1 26.3 0.9 11 5 9.4 4 10.5 31.1 36.8 25.8 73.8 12 8 5.2 0 7.9 31.29 36.6 26.9 0 13 7 4.4 0 2.3 29.05 32.3 27.9 51.6 14 10 9.3 0 6.8 31.3 36.1 27.9 2.8 15 5 9.4 4 10.5 31.1 36.8 25.8 73.8 16 8 5.2 0 7.9 31.29 36.6 26.9 0 17 7 6 0 0 32.8 32.8 32.8 0.3 18 6 6 0 0 30.5 32.8 29.6 2.1 19 7 5.6 0 3.9 31.3 36.7 28.8 3.6 20 7 8.8 3.5 6 29.8 36.5 25.9 2.2 21 7 1.6 0 0.3 28.4 30.6 27.5 0.2 22 7 8.8 3.5 6 29.8 36.5 25.9 2.2 23 6 6.5 0 7.2 29.4 33.3 26.6 70.7 24 6 5.9 1 7.7 29.2 33.9 26.3 1.7 25 7 5 3 6.7 30.3 32.8 28.7 2.1 26 6 5.1 0 0.8 30.4 31 29.8 0 27 5 3.6 0 0 28.1 29.2 27.7 159.1 28 6 6.5 0 7.2 29.4 33.3 26.6 70.7 29 6 5.6 0 9.2 29.4 33.5 26.6 3.2 30 6 5.9 0 1.7 28.7 32.1 27 2.5 Tổng 154.5 143.4 676.4 Max 9.4 36.8 Min 25.8 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………90 TB 30.1 2. Số liệu khí tượng tháng 08 năm 2007 trạm HAU-JICA Ngày Hướng gió Tốc ñộ gió Max (mm) Lượng mưa (mm) Số giờ nắng (giờ) Nhiệt ñộ không khí TB (oC) Nhiệt ñộ không khí Max (oC) Nhiệt ñộ không khí Min (oC) Lượng bốc hơi (mm) 1 6 4.8 0 5.8 29.1 34.2 25.8 2.8 2 4 5.6 0 3.2 28.6 31.3 27.3 1.7 3 6 6.1 0 8.7 30.2 35.1 26.7 4.3 4 6 6 0.5 6.1 29.4 34.6 27 1.4 5 16 6.5 0 8.4 29.7 36.1 25.2 0 6 16 4.7 5 9.2 29.8 35.1 26.9 0 7 16 5.1 3 7.8 28.8 34.1 26.2 0 8 15 4.1 0 10 29.9 35.3 27.2 0 9 14 5 27 3.9 29.2 34.7 25.6 0 10 14 4.5 0 5.4 28.7 32.8 26.1 0.7 11 14 5.5 0 3.8 28.7 33.6 26.7 3.5 12 16 3.4 0 7.6 30.7 34.6 26.3 4 13 1 2.3 0 0 27.7 28.2 27.1 0.3 14 14 5.5 0 3.8 28.7 33.6 26.7 3.5 15 14 4.2 0 9.9 29.8 36 25.5 4.8 16 4 8.4 6.5 5.9 28.7 36.4 25.4 2.5 17 14 4 0 7.6 29.2 35.3 25 4.4 18 14 5.1 0.5 6.8 27.8 31.5 24.1 3.8 19 14 3.8 0 9.7 30.0 35.4 25.7 2.2 20 7 4.8 0 2 31.4 37.6 28.4 0 21 6 7.6 14 8.2 30.0 35.4 24.9 0 22 14 3.9 0.5 2.4 27.4 31.5 24.6 0.1 23 7 1.1 0 0.4 27.4 29.9 26.3 0 24 4 1.8 0 0.5 28.4 30.5 26.5 0 25 6 5.3 64.5 6.4 28.7 32.2 25.5 5.7 26 6 7.3 0 7.2 28.4 34 25.8 4.6 27 2 5.3 8 2 27.0 30.5 25.3 0.4 28 2 3 3.5 4.3 27.8 30.2 25.9 17.6 29 17 2.3 0 0 27.1 54.2 27.1 36.8 30 16 2.4 2 4.3 28.4 30.2 26.7 17 31 6 3.4 0 1.6 29.6 33.7 27.1 2.8 Tổng 135.0 162.9 124.9 Max 8.4 54.2 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………91 Min 24.1 TB 28.92 3. Số liệu khí tượng tháng 09 năm 2007 trạm HAU-JICA Ngày Hướng gió Tốc ñộ gió Max (mm) Lượng mưa (mm) Số giờ nắng (giờ) Nhiệt ñộ không khí TB (oC) Nhiệt ñộ không khí Max (oC) Nhiệt ñộ không khí Min (oC) Lượng bốc hơi (mm) 1 6 0 6.8 29.5 32.8 27 56.4 2 16 2 4.3 28.4 30.2 26.7 17 3 16 0 0 25.1 27.1 24.3 0.1 4 16 8 2 27.4 30.1 26.1 0.1 5 14 2.5 0 24.8 25.3 24.5 0 6 7 2 0 0.2 27.5 30.4 26.1 1.2 7 6 3.4 0 0 27.8 28.8 27.1 44.6 8 6 3.6 2.5 6.6 29.4 34.3 26.3 26.4 9 4 3.3 4.5 3.1 28.1 31.1 26.3 0.6 10 5 5.4 29.5 0 0.0 28.2 26.2 0 11 1 2.3 0 0 26.2 27.2 25.1 0 12 5 2.4 0 0.9 28.0 31.3 26.4 1.3 13 14 2.7 21 1 26.4 28.7 25.5 0.5 14 14 3.5 0 6.4 28.0 32.5 25.2 0 15 10 2 0 0.5 28.1 31.8 26.4 0.2 16 6 2.7 0 7.2 28.9 34 25.7 3.9 17 7 1.3 0 2.7 27.7 32 26.0 0.7 18 15 4.7 0 6.5 27.8 31.3 24.6 0 19 15 4.4 0 10 27.0 31.8 23.4 0 20 15 4.8 0 10.4 26.2 32 21.7 1.5 21 15 3.9 0 8.6 26 31.5 21.1 2.3 22 16 3.1 0 9 26.6 31.1 23.2 35 23 16 5.4 0 9.8 26.7 31.8 23 82.4 24 14 5.1 5.5 4.3 25.1 30.8 22.6 8.1 25 14 5.8 20 0.2 24.4 26.3 23 32.3 26 5 5 7.5 1.9 33.3 99.8 0 3.6 27 1 4.7 54 0 40.0 92.9 25.5 21.6 28 1 1.7 0 0 29.0 75.7 24.6 31.7 29 1 1.7 0 0 24.6 25.4 24.2 0.3 30 1 1.7 0 0 30.8 53.8 25.6 29.1 Tổng 157.0 102.4 400.9 Max 5.8 99.8 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………92 Min 0.0 TB 26.96 4. Số liệu khí tượng tháng 10 năm 2007 trạm HAU-JICA Ngày Hướng gió Tốc ñộ gió Max (mm) Lượng mưa (mm) Số giờ nắng (giờ) Nhiệt ñộ không khí TB (oC) Nhiệt ñộ không khí Max (oC) Nhiệt ñộ không khí Min (oC) Lượng bốc hơi (mm) 1 5 1.9 0 0 28.0 30.9 26.3 2 2 15 2.4 0 0 26.4 27.6 25.9 0.7 3 16 3.5 27.5 0 25.8 27 24.7 0 4 1 4.8 11.5 1.6 26.8 29.1 24.8 1.4 5 13 3.5 57.5 0 25.8 27 24.7 8.5 6 14 2.8 0 8.4 28.6 34 24.8 2.6 7 16 2.7 0 7.5 29.5 34.7 25.6 3.1 8 4 3.3 2.5 6.8 29.3 34.6 25.9 2.9 9 1 3.5 0 6.3 28.0 31.8 25.5 1.3 10 5 3.4 0 3.2 26.2 29.1 24.7 2.6 11 16 2.3 0 3.7 26.3 29 24.5 185.5 12 16 2.7 0 0 22.4 22.9 22 1 13 16 3.3 0 0.6 24.5 26.1 22.5 0.8 14 2 2.4 0 0 25.0 27.6 22.9 0.8 15 15 4.3 1 0.6 23.7 26.4 20.7 0.9 16 16 3.8 0 4.8 25.0 28.3 20.2 61.6 17 16 4.5 0 9 23.2 28.4 18.5 82.7 18 16 2.4 0 8.4 23.6 29.1 19.6 2.6 19 16 1.8 0 0 21.5 22.6 20.9 0.5 20 16 4.5 0 4.1 25.5 29.2 21.6 1.2 21 6 2.5 0 0.2 24.5 28.8 22.6 1.5 22 16 4.9 0 4.1 24.4 29.5 21.4 1.9 23 6 2.6 0 4.7 24.5 29.9 20.3 1.4 24 16 2.3 0 6.2 24.8 29.8 20.5 1.9 25 14 4 0 6.4 25.3 30.7 21 3.7 26 14 3.9 0 6.7 25.8 31.7 21.6 193.7 27 16 4.9 0 5 25.8 30.5 22 0 28 6 2 0 0 23.8 24.9 23 0 29 6 4.3 0 5.2 25.3 31 21.3 0 30 1 4.4 0 5.5 25.0 28.9 22 0 31 16 3.8 6.5 0 20.3 24.4 19.4 0 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………93 Tổng 106.5 109.0 566.8 Max 4.9 34.7 Min 18.5 TB 25.31 5. Số liệu khí tượng tháng 11 năm 2007 trạm HAU-JICA Ngày Hướng gió Tốc ñộ gió Max (mm) Lượng mưa (mm) Số giờ nắng (giờ) Nhiệt ñộ không khí TB (oC) Nhiệt ñộ không khí Max (oC) Nhiệt ñộ không khí Min (oC) Lượng bốc hơi (mm) 1 16 5.3 8.5 0 19.2 20.1 17.2 - 2 16 4.9 0 2.7 19.3 21.7 17.6 - 3 16 1.8 0 0 18.0 18.1 18 - 4 15 4.7 0 1.5 19.1 20.9 18.1 - 5 16 3 0 0 17.8 18.2 17 - 6 16 3.6 0 8.4 23.2 28.9 15.4 - 7 15 4 0 7 23.2 28.9 17.3 - 8 15 4.4 0 9 20.6 28.7 14.7 - 9 15 3.9 0 8.4 21.5 29.1 14.9 - 10 15 3.3 0 7.6 22.2 29.1 17.5 - 11 16 2.7 0 6.6 22.2 28.1 16.7 - 12 16 3.9 0 5.6 23.1 28.4 18.7 - 13 4 3.4 0 3.8 23.0 27.8 20.1 - 14 6 3 0 6.9 23.3 28.8 19.7 - 15 16 2.8 0 8.3 22.8 28.8 18.5 - 16 16 3.1 0 7.2 22.5 29.1 17.9 - 17 6 3.3 0 7 22.8 29.4 18.2 - 18 16 3.1 0 0 22.9 25.5 20.2 - 19 1 4.4 0 2.2 21.2 23 19.5 - 20 15 3.4 0 7.5 21.0 26.1 16.6 - 21 15 3.2 0 7 20.5 26.2 16.5 - 22 15 3.2 0 5.7 20.4 26.8 16.5 - 23 16 4 0 6.8 20.9 26.9 16.6 - 24 16 3.9 0 7 20.4 26.8 16.2 - 25 16 2.7 0 6.2 20.2 26.7 15.7 - 26 15 4.6 0 7.9 20.3 27.4 15.3 - 27 16 1.8 0 0 16.7 17.4 16.3 - 28 16 2.7 0 6.2 20.2 26.5 15.7 - 29 16 3.9 0 7.9 22.7 27.2 17.7 - 30 5 2.9 0 7.1 18.3 23.5 11.9 - Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………94 Tổng 8.5 161.5 Max 5.3 29.4 Min 11.9 TB 20.98 6. Số liệu khí tượng tháng 12 năm 2007 trạm HAU-JICA Ngày Hướng gió Tốc ñộ gió Max (mm) Lượng mưa (mm) Số giờ nắng (giờ) Nhiệt ñộ không khí TB (oC) Nhiệt ñộ không khí Max (oC) Nhiệt ñộ không khí Min (oC) Lượng bốc hơi (mm) 1 6 5.1 0 6.4 18 24.7 12.2 2 14 3.7 0 2.2 20.1 24.1 16 3 16 3.3 0 2.4 19.6 22.8 16.2 4 16 2.3 0 1.3 19.8 23.3 16.2 5 16 3.0 0 4.5 20.3 24.9 17.3 6 16 3.4 0 4.6 19.6 25.1 16.2 7 16 3.2 0 5.4 18.8 24.3 14.5 8 16 3.9 0 2.2 19.8 24.3 17.2 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………95 30 31 Tổng 0 29 0 Max 3.9 25.1 Min 12.2 TB 19.5 Trạm Láng - Thành phố Hà Nội 7. Nhiệt ñộ không khí trung bình ngày (năm 2008) ðơn vị: 0C Ngày Tháng 12 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 1 18.8 14.5 7.1 15.4 19.5 26.5 2 20.2 13.3 9.3 17 18.4 27.6 3 20.8 13.4 11.3 19.1 18.7 27.4 4 20 15 11.8 18.1 20.7 28.2 5 20.4 16.9 12.5 18.3 22.7 24.4 6 19.7 17.4 12.5 19.2 24.8 24.5 7 19.1 18 11.4 19.2 25.6 27.2 8 20.9 19.4 12.5 19 26.6 28.1 9 21.9 20.2 12.4 18.9 27.4 27.3 10 22.1 21.2 11.9 19 25.1 23.1 11 22.9 22.7 11.2 20.4 25.2 23.9 12 22.4 21.8 11.5 19.9 25.7 25.5 13 22.7 21.5 12.2 19.2 24.4 26.8 14 21.6 14.3 11.5 20.4 24.9 26.1 15 21.8 11.5 12.8 20.3 25 25.9 16 21.9 12.3 13.8 21.5 25.2 26.3 17 22.1 13.8 11.6 23.3 25.4 26.9 18 21.8 14.5 11.5 23.2 26.1 26.7 19 18.3 15.1 11.8 21.9 26.5 23 20 19.6 17.7 13.9 21.8 27 24.2 21 23.5 15.9 16.2 23.9 27.2 25.9 22 24.2 11.5 17.2 22.5 26.2 26.2 23 19.3 11.9 19.7 21.8 22.4 27.6 24 17.4 12.1 18.8 20.7 21.3 28.7 25 17.6 11.1 17.8 21.2 22.4 28.5 26 16.3 12.4 17 20.5 22.7 29.3 27 16.8 11.3 13.8 19.5 24.1 31.1 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………96 28 18.8 10.6 14.7 22.1 24.5 28.8 29 17 10.7 14.4 24.7 24.9 31 30 16.8 10.1 23.8 25.5 28.1 31 15.3 8.7 21.5 25.4 TB 20.06 14.86 13.24 20.56 24.20 26.78 Trạm Láng - Thành phố Hà Nội 8. ðộ ẩm không khí tương ñối trung bình ngày (năm 2008) ðơn vị: % Ngày Tháng 12 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 1 80 58 93 77 96 89 2 77 61 83 72 94 85 3 66 73 71 67 95 88 4 75 77 74 72 95 86 5 73 78 86 83 96 93 6 74 82 72 85 91 90 7 79 92 86 88 90 89 8 80 87 70 87 86 86 9 85 85 63 86 79 85 10 87 87 70 91 93 82 11 86 83 71 86 95 67 12 86 84 67 89 93 75 13 85 86 60 96 95 73 14 80 89 61 95 86 70 15 86 91 69 93 88 81 16 93 69 72 96 89 80 17 93 64 96 88 83 79 18 92 83 95 90 82 89 19 89 95 95 92 82 88 20 88 94 78 91 87 84 21 86 99 77 92 89 83 22 88 95 81 96 93 88 23 89 86 78 69 81 88 24 80 79 89 73 75 87 25 82 95 97 76 77 85 26 92 89 91 87 81 82 27 94 86 61 89 84 75 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………97 28 93 97 67 91 75 65 29 73 92 72 88 83 79 30 73 96 96 86 84 31 62 88 97 85 TB 82.77 84.52 77.41 86.39 87.30 82.58 Trạm Láng - Thành phố Hà Nội 9. Lượng mưa thời ñoạn (năm 2008) ðơn vị: mm Ngày Tháng 12 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 1 0 0 0.3 0 2.3 1.5 2 0 0 5 0 5.6 0 3 0 0 0 0 0.7 0 4 0 0 0 0 0.5 0 5 0 0 6 0 0.1 8.1 6 0 0 0 0 0 0.4 7 0 0 1.4 0 0 0 8 0 0 0 0 0 0 9 0 0 0 0 0 6.4 10 0 0 0 0 0 52.7 11 0 0 0 0 0 0 12 0 0 0 0 0 0 13 0 0 0 0.3 26.1 0 14 0 0 0 0.2 9.2 0 15 0 0 0 0.6 5.6 0 16 0.5 0.1 0 4.4 0.3 0 17 1.8 0 0 0.3 0 0 18 0.7 0 0.5 4.1 0 62.9 19 0.1 0 0 0.2 0 18.8 20 0 1 0 0.8 0 2.2 21 0 2.1 0 0.1 0 0 22 0 1.9 0 0 1.1 0 23 3.2 0 0 0 0.4 0 24 5.2 12.9 0 0 0 0 25 0 0.1 2.8 0 0 44.5 26 0 0 2.7 1.8 0 1.4 27 0 0 0.3 2.8 0 0 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………98 28 0 1.7 0 0.1 1.3 0 29 0.3 4.9 0.6 0 0 0 30 0 2 0 0.7 36.2 31 0 9.8 10.3 25.2 TB 0.38 1.18 0.68 0.84 1.80 8.40 Trạm Láng - Thành phố Hà Nội 10. Số giờ nắng trong ngày (năm 2008) ðơn vị: giờ Ngày Tháng 12 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 1 5.5 7.8 0 9.0 0 2.9 2 1.2 9.4 0 8.7 0 4.6 3 0.6 8.5 0 8.3 0 3.0 4 0 8.0 0 8.9 0 7.8 5 2.3 0 0 0 0 0 6 2.4 3.9 0 0.5 3.4 0.5 7 0 0 0 0 0.7 7.2 8 0.6 0.8 0 0 6.1 7.5 9 3.1 6.9 0 0 6.9 3.2 10 4.4 4.8 0 0 0 0 11 5.5 7.4 0 0 0 1.1 12 4.3 6.9 0 5.2 0 5.4 13 1.9 0 0 0 0 4.6 14 0.9 0 0 0 7.1 9.9 15 0 0 0 0 1.6 6.3 16 0 0 0 0 2.3 9.2 17 0 0 0 2.7 8.4 7.6 18 0 0 0 0 9.4 4.5 19 0 0 0 0 6.8 0 20 0 0 0 0.1 4 1.3 21 0 0 8.2 0 3.6 8.9 22 0 0 8.1 0 0 1.2 23 0 0 8.3 5.3 0 6.6 24 0 0 0 5.5 0.2 6.0 25 0 0 0 0 0.5 5.8 26 0 0 0 0 1.4 8.3 27 0 0 0 0 1.4 10.9 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………99 28 0 0 0 0.5 2.2 4.3 29 0 0 2.7 3.2 4.3 10.5 30 0 0 0 0.3 4.3 31 0 0 0 1.6 TB 1.05 2.08 0.94 1.87 2.35 5.00 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCH2257.pdf
Tài liệu liên quan