Nghiên cứu thực trạng và định hướng sử dụng đất khu dân cư nông thôn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang

Tài liệu Nghiên cứu thực trạng và định hướng sử dụng đất khu dân cư nông thôn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang: ... Ebook Nghiên cứu thực trạng và định hướng sử dụng đất khu dân cư nông thôn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang

doc141 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1383 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu thực trạng và định hướng sử dụng đất khu dân cư nông thôn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ----------eêf---------- PHƯƠNG ĐÌNH ANH Nghiªn cøu thùc tr¹ng vµ ®Þnh h­íng sö dông ®Êt khu d©n c­ n«ng th«n huyÖn L¹ng Giang, tØnh B¾c Giang LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành : QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Mã số : 60.62.16 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THỊ VÒNG HÀ NỘI - 2009 LỜI CAM ĐOAN - Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. - Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Phương Đình Anh LỜI CẢM ƠN Xin bµy tá sù c¶m ¬n tr©n träng tíi gi¸o viªn h­íng dÉn khoa häc - PGS.TS NguyÔn ThÞ Vßng; c¸c thÇy, c« gi¸o Khoa Tµi nguyªn vµ M«i tr­êng, ViÖn ®µo t¹o sau ®¹i häc Tr­êng §¹i häc N«ng nghiÖp Hµ Néi; c¸c phßng, ban cña huyÖn L¹ng Giang; c¸n bé vµ nh©n d©n c¸c x· cña huyÖn L¹ng Giang; l·nh ®¹o c¸c c¬ quan vµ ®ång nghiÖp ®· h­íng dÉn, gióp ®ì t«i trong qu¸ tr×nh hoµn thµnh LuËn v¨n nµy. T¸c gi¶ LuËn v¨n Ph­¬ng §×nh Anh MỤC LỤC Trang Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt v Danh mục bảng vi Danh mục hình vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ CNH - HĐH Công nghiệp hoá - hiện đại hoá KT - XH Kinh tế - xã hội VH - XH Văn hoá - xã hội VH - TT Văn hoá - thể thao XHCN Xã hội chủ nghĩa UBND Uỷ ban nhân dân TDTT Thể dục thể thao DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 2.1 Cơ cấu một số loại đất chính trong khu dân cư nông thôn theo các vùng của cả nước năm 2004 (%) 14 4.1 Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Lạng Giang giai đoạn 1998 - 2008 40 4.2 Diện tích, cơ cấu đất khu dân cư nông thôn huyện Lạng Giang năm 2005, 2008 48 4.3 Hiện trạng đất ở nông thôn năm 2008 51 4.4 Hiện trạng đất có mục đích công cộng trong khu dân cư nông thôn năm 2008 52 4.5 Hiệ n trạng đất giao thông trong khu dân cư nông thôn năm 2008 55 4.6 Kết quả phân loại các điểm dân cư nông thôn năm 2008 60 4.7 So sánh diện tích các loại đât trong khu dân cư nông thôn 71 4.8 Dự kiến kết quả phân loại các điểm dân cư nông thôn năm 2020 77 DANH MỤC HÌNH STT Tên hình Trang Sơ đồ hành chính huyện Lạng Giang - tỉnh Bắc Giang Sơ đồ hiện trạng sử dụng đất khu dân cư nông thôn huyện Lạng Giang năm 2008 4.1 Cơ cấu các loại đất huyện Lạng Giang năm 2008 45 4.2 Cơ cấu đất phi nông nghiệp trong khu dân cư nông thôn huyện Lạng Giang năm 2008 49 4.3 Dự kiến cơ cấu diện tích đất phi nông nghiệp khu dân cư nông thôn huyện Lạng Giang năm 2020 72 1. MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X tiếp tục đưa ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Chủ trương của Đảng và Nhà nước là đẩy nhanh quá trình CNH - HĐH đất nước, hội nhập kinh tế toàn cầu, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Tuy nhiên, trong những năm qua, đã xảy ra một số vấn đề trong đầu tư phát triển, đó là việc tập trung xây dựng các trung tâm công nghiệp, các thành phố lớn, các vùng kinh tế trọng điểm; ngược lại, việc đầu tư cho vùng nông thôn còn rất thấp và ít được chú trọng. Vì vậy, muốn thực hiện được mục tiêu của Đảng và Nhà nước, thì phải hướng sự phát triển về vùng nông thôn, nhằm khai thác hợp lý và có hiệu quả các nguồn tài nguyên, tạo nên sự phát triển cân đối, hài hoà, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) vừa qua đã ban hành Nghị quyết về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Theo đó, trong những năm tới, Đảng và Nhà nước ta sẽ dành nhiều sự quan tâm, nguồn nhân lực, vật lực để thúc đẩy phát triển vùng nông thôn, trong đó lấy nông dân là nhân tố trung tâm. Để phát triển vùng nông thôn, trước hết phải đầu tư cho phát triển khu dân cư, khu ở, bố trí các công trình phúc lợi công cộng nhằm đáp ứng tốt nhất cho cuộc sống của người dân. Sau hơn 20 năm đổi mới, nông thôn nước ta đã có nhiều đổi thay tích cực. Song, trên thực tế, đã và đang nảy sinh nhiều vấn đề về xây dựng và kiến thiết các điểm dân cư nông thôn; việc quy hoạch mặt bằng cấp đất ở giãn dân, giao đất sử dụng vào mục đích chuyên dùng chưa được thực hiện một cách khoa học, gây nên lãng phí đất đai, khó khăn trong công tác quản lý, sử dụng đất, thậm chí còn gây nên những tiêu cực trong xã hội. Ngoài ra, nhiều nơi còn bộc lộ tình trạng lộn xộn về phong cách kiến trúc, về cảnh quan, ảnh hưởng bất lợi đến môi trường sinh thái... Vì vậy, cần thiết phải có những nghiên cứu nhằm bố trí sử dụng hợp lý các loại đất trong khu dân cư nông thôn và phát triển các điểm dân cư nông thôn; hướng dẫn người dân sử dụng đất một cách có tổ chức, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, từng bước thay đổi bộ mặt nông thôn theo hướng đô thị hoá. Lạng Giang là huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, nằm trên Quốc lộ 1A nối Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang với Lạng Sơn. Hiện nay, nền kinh tế của huyện, nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo, trong đó, người dân chủ yếu tập trung vào phát triển trồng các loại cây ăn quả, cây đặc sản, chăn nuôi… Tuy nhiên, theo xu hướng phát triển tất yếu và chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh Bắc Giang, trong những năm tới, tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá của Lạng Giang sẽ từng bước phát triển mạnh mẽ; nhu cầu về đời sống vật chất, tinh thần của người dân cũng ngày càng tăng lên, trước mắt là những đòi hỏi về nơi ở, dịch vụ, thương mại… Điều này đã, đang và sẽ tạo áp lực mạnh mẽ đến việc sử dụng đất nói chung, đất khu dân cư nông thôn nói riêng. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và định hướng sử dụng đất khu dân cư nông thôn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang”. 1.2 Mục đích, yêu cầu 1.2.1 Mục đích Đề tài nghiên cứu nhằm giải quyết những mục tiêu cơ bản sau: - Nghiên cứu thực trạng và những vấn đề có liên quan đến việc sử dụng đất khu dân cư nông thôn trên địa bàn huyện Lạng Giang. Trên cơ sở đó, phân loại điểm dân cư theo khả năng phát triển trong tương lai; - Đề xuất định hướng và các giải pháp thiết thực, phù hợp nhằm sử dụng đất khu dân cư nông thôn huyện Lạng Giang một cách có hiệu quả. 1.2.2 Yêu cầu - Các số liệu, tài liệu điều tra phải đảm bảo tính trung thực, chính xác, phản ánh đúng hiện trạng; - Phải trên kết quả từ tiến hành điều tra, khảo sát, phân tích, tổng hợp từ thực tế địa phương để đề xuất những định hướng; - Định hướng sử dụng đất phải dựa trên các cơ sở khoa học: tiềm năng về đất đai, nguồn vốn đầu tư, lao động… dựa trên các chính sách, chỉ tiêu phát triển KT - XH của địa phương nhằm đem lại tính khả thi cao nhất. 2. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 Tổng quan về khu dân cư nông thôn của Việt Nam 2.1.1 Những khái niệm cơ bản 2.1.1.1 Nông thôn - Khái niệm: Nông thôn là vùng sinh sống và làm việc của một cộng đồng chủ yếu là nông dân, nghề nghiệp chính là làm nông nghiệp. - Tiêu chí phân biệt nông thôn - thành thị: + Tầng lớp dân cư; + Cơ cấu nghề nghiệp; + Cơ cấu sử dụng đất: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng; + Trình độ dân trí; + Kết cấu hạ tầng; + Cảnh quan, môi trường. 2.1.1.2 Khu dân cư nông thôn và đất khu dân cư nông thôn Trong thực tế phát triển, con người đã tạo ra hai vùng cư trú là nông thôn và đô thị. Vùng nông thôn là một không gian, hay một phần không gian xã hội mà trong đó bao gồm một lượng dân cư nhất định, có kiểu tổ chức hoạt động dịch vụ cụ thể, có đặc trưng văn hoá đặc thù, có lối sống mang nét văn hoá riêng biệt, thuộc về một vùng địa lý nhất định và đối lập với vùng đô thị [15]. Trong hệ thống tổ chức của nước ta, cơ quan hành chính cấp cơ sở ở nông thôn là xã. Tập quán truyền thống của dân cư nông thôn nước ta thường cư trú theo các thôn, làng, bản, ấp, buôn, sóc... Đây là một đơn vị cộng đồng, có quan hệ gắn bó lâu đời mà cho tới nay, nó vẫn được tồn tại như một đơn vị cộng đồng dưới đơn vị hành chính cấp cơ sở. a. Khái niệm khu dân cư nông thôn Khu dân cư nông thôn là các điểm dân cư mà lao động nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỷ lệ cao (trên 60% lao động chung) và chưa có đầy đủ yếu tố để cấu thành đô thị. b. Khái niệm đất khu dân cư nông thôn Luật đất đai trước năm 2003 quy định: “Đất khu dân cư nông thôn là đất được xác định chủ định để xây dựng nhà ở và các công trình phục vụ cho sinh hoạt ở nông thôn”. Theo phạm vi không gian, ranh giới điểm dân cư nông thôn được lấy theo ranh giới khuôn viên thổ cư của các hộ nằm sát mép ngoài của điểm dân cư, vì vậy, đất khu dân cư nông thôn có thể bao gồm cả đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Đặc thù của nông thôn (chủ yếu là đặc thù về hoạt động sản xuất của hộ nông dân), nên trong khuôn viên của các hộ gia đình thường bao gồm đất ở, đất vườn, ao. Do nguồn gốc của các loại đất này rất phức tạp, nên trong thực tế, rất khó phân biệt rạch ròi giữa đất ở và đất vườn, việc xác định diện tích hai loại đất này chỉ là tương đối, dựa trên tình trạng pháp lý của mỗi thửa đất và định mức đất ở quy định tại địa phương. Đất ở tại nông thôn gồm đất để xây dựng nhà ở và các công trình phục vụ sinh hoạt như bếp, sân, giếng nước, nhà tắm, nhà vệ sinh, nhà kho, lối đi, chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm; nơi để thức ăn gia súc, gia cầm; nơi để chất đốt, nơi để phương tiện đi lại và công cụ sản xuất... Đất vườn, ao là đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm, nuôi trồng thuỷ sản gắn liền với đất ở. Khi quy hoạch sử dụng đất ở nông thôn, phải gắn với việc xây dựng đồng bộ các công trình công cộng, hạ tầng kỹ thuật, thuận tiện cho việc sản xuất và đời sống của nhân dân, đảm bảo vệ sinh môi trường theo hướng hiện đại hoá nông thôn. 2.1.1.3 Điểm dân cư nông thôn Theo quan niệm về xã hội học, các nhà nghiên cứu lịch sử, xã hội cho rằng: điểm dân cư nông thôn là địa bàn cư tụ có tính chất cha truyền con nối của nông dân. Nơi định cư của người nông dân là những xóm, làng, thôn, bản, buôn, ấp... Đó là một tập hợp dân cư chủ yếu theo quan hệ láng giềng, nó được coi là những tế bào của xã hội người Việt từ xa xưa đến nay. Hay nói đơn giản, điểm dân cư là nơi người dân sống chung trên một khu vực, trong đó có: - Những khu đất để làm nhà ở, để trồng trọt, chăn nuôi của một tập hợp những gia đình nhỏ sản xuất và sinh hoạt độc lập. - Những khu đất công để xây dựng các công trình phúc lợi công cộng và mạng lưới hạ tầng kỹ thuật dùng cho sinh hoạt cộng đồng. Theo Luật đất đai hiện hành [16], trong điểm dân cư nông thôn có các loại đất: - Đất để phục vụ cho đời sống của gia đình, gồm: + Đất để làm nhà ở và các công trình của gia đình; + Đất vườn, ao (nếu có) trong khuôn viên của các hộ gia đình. - Đất sử dụng theo mục đích công cộng để phục vụ cho sinh hoạt nông thôn, gồm: + Đất chuyên dùng phục vụ lợi ích công cộng: xây dựng cơ bản, giao thông, đi lại, cấp thoát nước, cung cấp điện và các dịch vụ khác… - Đất nông, lâm nghiệp, đất chưa sử dụng (nếu có) nằm xen kẽ trong khu dân cư. 2.1.2 Sự hình thành và phân bố các điểm dân cư nông thôn Theo Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học, đề tài “Nghiên cứu, đề xuất trình tự, nội dung và phương pháp lập quy hoạch sử dụng đất khu dân cư nông thôn phù hợp với giai đoạn CNH - HĐH nông nghiệp và nông thôn trong thời kỳ đổi mới” của Trung tâm Điều tra Quy hoạch đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường, năm 2006, thì sự phân bố các điểm dân cư nông thôn trên lãnh thổ nước ta không đồng đều giữa các khu vực. Quá trình phân bố này phụ thuộc vào nhiều điều kiện tự nhiên (đất đai, địa hình, khí hậu), KT - XH của các khu vực, trong đó, các yếu tố về điều kiện tự nhiên giữ vai trò rất quan trọng, nó quyết định phong tục, tập quán, hình thức tổ chức khu dân cư nông thôn. Thực trạng phân bố điểm dân cư nông thôn theo các vùng [19] như sau: 2.1.2.1 Vùng miền núi và trung du Bắc Bộ Vùng miền núi và trung du Bắc Bộ có tổng diện tích tự nhiên là 9,87 triệu ha, với 28.040 thôn, bản. Mật độ điểm dân cư bình quân trong vùng là 284 điểm dân cư/1.000km2, song phân bố không đồng đều. Điều kiện địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, các cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn thiếu thốn, kém chất lượng. Mặt khác, do dân cư sống phân tán, đặc biệt những nơi địa hình núi cao, nên các công trình văn hoá, phúc lợi không phát huy được hết tác dụng. 2.1.2.2 Vùng đồng bằng sông Hồng Vùng đồng bằng sông Hồng có địa hình thuận lợi để phát triển các điểm dân cư. Toàn vùng có khoảng 15.450 điểm dân cư, với tổng diện tích tự nhiên là 1,42 triệu ha. Mật độ bình quân là 1.090 điểm dân cư/1.000 km2, là vùng có mật độ các điểm dân cư tập trung cao nhất cả nước (gấp trên 3 lần so với vùng miền núi và trung du Bắc Bộ). Sự phân bố các điểm dân cư tập trung và được liên hệ với nhau bằng hệ thống đường bộ liên huyện, liên xã và liên thôn. 2.1.2.3 Vùng Bắc Trung Bộ Tổng diện tích tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ là 5,07 triệu ha. Do điều kiện tự nhiên không thuận lợi, đặc biệt là điều kiện khí hậu khắc nghiệt, thiên tai nhiều, địa hình đồi núi phức tạp, bị chia cắt, đất đai nghèo dinh dưỡng, nên các điểm dân cư trong vùng phân bố không tập trung như vùng đồng bằng sông Hồng. Toàn vùng có 16.060 thôn, bình quân có 317 điểm dân cư/1.000 km2. Quy mô dân số trung bình là 546 người/điểm dân cư. Các công trình hạ tầng kỹ thuật và các công trình phúc lợi công cộng không phát huy được tác dụng. 2.1.2.4 Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ Cũng như vùng Bắc Trung Bộ, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có điều kiện tự nhiên khó khăn, đất đai nghèo dinh dưỡng, khí hậu khắc nghiệt, thiên tai nhiều, địa hình phức tạp, nên cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hệ thống giao thông và các công trình hạ tầng xã hội kém phát triển. Đây là những yếu tố hạn chế lớn, ảnh hưởng xấu đến đời sống, sản xuất của người dân, do đó, mức độ tập trung dân của vùng này thấp. Toàn vùng có diện tích tự nhiên là 3,15 triệu ha, với 4.010 thôn, bình quân có 127 điểm dân cư/1.000 km2. Quy mô dân số trung bình là 1.191 người/điểm dân cư 2.1.2.5 Vùng Tây Nguyên Vùng Tây Nguyên có tổng diện tích tự nhiên là 5,30 triệu ha, tổng số điểm dân cư trong vùng là 5.357 thôn, buôn, sóc. Mật độ bình quân là 101 điểm dân cư/1.000 km2. Quy mô dân số trung bình là 590 người/điểm dân cư. 2.1.2.6 Vùng Đông Nam Bộ Trong vùng có những đô thị lớn đã, đang và sẽ phát triển mạnh như Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu, nên đây là những lực hút dân cư, khiến cho vùng nông thôn mức độ tập trung dân cư không cao. Toàn vùng có 3.485 điểm dân cư, với tổng diện tích tự nhiên là 3,32 triệu ha, mật độ bình quân chỉ có 105 điểm dân cư/1.000 km2. Tuy nhiên, do điều kiện địa hình, đất đại của các địa phương trong vùng không tương đồng, nên quy mô dân số của các điểm dân cư cao, trung bình là 1.742 người/điểm dân cư. 2.1.2.7 Vùng đồng bằng sông Cửu Long Vùng đồng bằng sông Cửu Long có tổng diện tích tự nhiên là 3,80 triệu ha, với 8.144 thôn, ấp. Mật độ trung bình là 214 diểm dân cư/1.000 km2, tính ổn định của các điểm dân cư thấp hơn so với các vùng khác. Trong các ấp, dân cư sống rải rác, không tập trung thành chòm xóm như vùng đồng bằng sông Hồng, mà nằm ven các sông, rạch, hoặc ngay giữa cánh đồng (gần đất canh tác). Các công trình công cộng thiếu, chất lượng kém, không phát huy được tác dụng, giao thông chủ yếu dựa vào giao thông thuỷ, giao thông đường bộ kém phát triển, hiện nay vẫn còn có những xã chưa có đường ô tô vào đến UBND xã. 2.1.3. Khu dân cư nông thôn nước ta trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa 2.1.3.1. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Theo nghiên cứu của Vũ Thị Bình [1], mục tiêu của công nghiệp hoá nông thôn là đáp ứng đồng thời hai mục đích: - Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hoá và sản xuất hàng hoá cao, bằng cách tạo thị trường vững chắc cho sản phẩm nông nghiệp, trong đó phải kể đến vai trò quan trọng của công nghiệp chế biến. - Tạo công ăn việc làm, giải quyết nguồn lao động dư thừa trong nông thôn, đặc biệt là lao động nông nhàn. Xu hướng chính của quá trình công nghiệp hoá nông thôn là: - Khôi phục ngành nghề truyền thống ở địa phương; - Phát triển ngành nghề mới, sản phẩm mới; - Phát triển thương mại và các hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống. Sự phát triển mạnh mẽ của các hộ gia đình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các làng nghề ở nông thôn là nền tảng cho quá trình công nghiệp hoá nông thôn, nó đã có tác động về nhiều mặt đến sự phát triển KT - XH và môi trường ở các địa phương, đặc biệt là tại chính các khu dân cư nông thôn. 2.1.3.2. Những chuyển biến của điểm dân cư nông thôn Trong thời kỳ tập thể hoá nông thôn, điểm dân cư thường lấy quy mô dựa trên đơn vị sản xuất là xã, hợp tác xã và cụm xã để làm cơ sở quy hoạch. Với chính sách đổi mới trong xây dựng và phát triển KT - XH của đất nước, nền sản xuất nông nghiệp cũng từng bước đa dạng hoá về cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đa dạng hoá về các thành phần kinh tế, tạo nên sự phong phú về loại hình sản xuất, về cơ cấu lao động trong các điểm dân cư nông thôn. Trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp, hộ gia đình được coi như đơn vị hạt nhân cơ bản để triển khai các hoạt động sản xuất. Việc xuất hiện thành phần dân cư mới theo ngành nghề mới, dẫn đến hiện tượng các hộ nông dân cũng phân hoá thành các hộ chuyên nông nghiệp, hộ phi nông nghiệp và hộ kết hợp nông nghiệp và phi nông nghiệp. Một phần do nhu cầu cần thiết cho sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt mà các hộ trên quy tụ thành những điểm dân cư theo những đặc điểm riêng. Các hộ dân cư không thuần nông và các hộ dân cư phi nông nghiệp hiện nay có xu thế tập trung ở các trung tâm thôn, xã gần các công trình công cộng cũ hoặc mới như chợ, trường học, nhà trẻ, nhà văn hoá... hoặc nằm bên các ngã ba, ngã tư, các trục đường giao thông chính của thôn, hay tập trung ở những nơi giao lưu buôn bán, nơi có các dịch vụ tiểu thủ công nghiệp. Hiện tượng chuyển biến dân cư mới này diễn ra theo các dạng sau: - Diễn ra tại chính vị trí các hộ dân cư, trong đó chỉ thay đổi dần nội dung chức năng từ sản xuất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp; - Diễn ra tại vị trí sẵn có của một số hộ dân cư làng xã kết hợp với các hộ khác lân cận trong làng chuyển đến do tách hộ, do chuyển cả hộ để phù hợp với vị trí môi trường sản xuất, kinh doanh; - Diễn ra tại một vị trí mới hoàn toàn, nơi có điều kiện và môi trường thuận lợi phục vụ cho sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt, bao gồm các hộ mới chuyển đến từ trong xã, hoặc một nơi khác đến do điều kiện đặc biệt. a. Sự biến đổi trung tâm thôn, xã Hệ thống các công trình công cộng trong làng xã đang có xu thế được trùng tu, tôn tạo, kế thừa và phát triển đã khẳng định tính chất truyền thống của nó trong đời sống văn hoá, tinh thần người dân. Một số công trình kiến trúc cũ như sân phơi hợp tác xã, nhà kho, trại chăn nuôi, cửa hàng mua bán và một số cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp không còn giữ được chức năng ban đầu nữa, đã và đang bị chuyển hoá theo chức năng mới, hoặc chuyển bán đấu thầu cho tư nhân khai thác với mục đích khác. Xét về mặt thích ứng với kinh tế thị trường, thì đây là công việc mang lại hiệu quả kinh tế cao cho làng xã trong giai đoạn trước mắt, vì qua sự chuyển đổi đấu thầu, đã khai thác được nguồn vốn cho địa phương và tận dụng một cách triệt để tài sản sẵn có. Nhưng xét về mặt quy hoạch lâu dài, thì đây sẽ là một vấn đề khó khăn trong việc sử dụng lại quỹ đất trung tâm sau này. b. Sự thay đổi cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông thôn Trong thời gian qua, sự phát triển cơ sở hạ tầng ở nông thôn chủ yếu nhằm vào dân sinh như điện, đường, trường, trạm, nước sạch, nâng cao mức sống của nhân dân và đáp ứng một số nhu cầu sinh hoạt VH - XH. Thực tế, nhiều điểm dân cư chưa chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Chẳng hạn, khi xây dựng hệ thống điện, nước, mới chỉ tính toán cho nhu cầu sinh hoạt của các hộ gia đình, vì thế, hệ thống điện, nước hiện thời không có khả năng phục vụ cho sản xuất tiểu thủ công nghiệp và ngay cả sản xuất nông nghiệp với cấp độ và mức độ cao. Trong hệ thống giao thông, đường sá mới chỉ thích hợp cho việc đi lại thông thường, đường nhỏ, đường cấp phối hoặc rải nhựa mỏng, không thích hợp với vận chuyển hàng hoá. Ở những nơi được gọi là đã phát triển mạnh cơ sở hạ tầng nông thôn, thì giờ đây xem xét lại, chính hệ thống hạ tầng này khi ra đời đã lạc hậu, không thích hợp với yêu cầu của giai đoạn phát triển mới. Mặt khác, do xây dựng trong hoàn cảnh thiếu quy hoạch, ít vốn, nên chất lượng kém, chắp vá, nhất là do quản lý kém, nên chất lượng xây dựng các công trình càng kém. Hiện nay, hệ thống hạ tầng này đã và đang ở trạng thái xuống cấp nặng. Thêm vào đó, hệ thống hạ tầng này mới dừng ở khâu xây dựng, chưa có cơ chế vận hành thích hợp, chưa có cơ chế trong việc tái sản xuất, vì thế không những bị xuống cấp, mà còn không có khả năng duy trì bảo dưỡng, nâng cấp. Nghiên cứu về sự phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn thời gian qua, Đỗ Hoài Nam, Lê Cao Đoàn [12] đã nhận định: “Sự phát triển hạ tầng mới diễn ra mạnh ở một vài nơi ở đồng bằng sông Hồng, các nơi khác phát triển chưa được bao nhiêu, hoặc chưa thực sự có được sự phát triển. Hệ thống hạ tầng phát triển còn mang tính tự phát, chưa diễn ra đồng bộ và theo một quy hoạch có tính dài hạn. Hệ thống hạ tầng phát triển vừa qua có chất lượng thấp, không thích hợp với yêu cầu phát triển trong giai đoạn tiến sâu vào kinh tế thị trường và đẩy mạnh CNH - HĐH”. Như vậy, nông thôn Việt Nam đang tiến triển trong sự thiếu hụt về cơ sở hạ tầng. Đây sẽ là một yếu tố kìm hãm lớn đến sự chuyển đổi trong KT - XH ở nông thôn. Vì vậy, để nông thôn phát triển thích ứng với tiến trình CNH - HĐH, việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở cấp độ cao, quy mô rộng lớn trở nên cần thiết và cấp bách. c. Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nông thôn Phát triển công nghiệp nông thôn ở nước ta hiện nay đang là nhu cầu bức thiết, đóng vai trò “chìa khoá” cho công cuộc phát triển toàn diện KT - XH nông thôn theo hướng CNH - HĐH; tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, làm tăng năng suất lao động, tạo việc làm, tăng thu nhập, mở ra những ngành nghề phi nông nghiệp. Làng nghề là nguồn gốc và hình thức cơ bản của công nghiệp nông thôn, do đó, phát triển làng nghề sẽ đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp nông thôn. Trong những năm qua, sự phục hồi và phát triển các ngành nghề, làng nghề ở nông thôn ngày càng diễn ra sôi động, mạnh mẽ và đa dạng. Đến năm 2007, cả nước có 2.017 làng nghề [7]. Một số tỉnh có mật độ làng nghề tập trung cao như Hà Nội, Bắc Ninh, Nam Định.... Sự phát triển của các ngành nghề, làng nghề đã tạo ra những chuyển biến mới trong KT - XH nông thôn, và ở nhiều nơi, đã làm thay đổi cơ cấu của nền kinh tế truyền thống, thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá nông thôn. Tuy nhiên, sự phát triển của các ngành nghề, làng nghề ở nông thôn cũng phát sinh nhiều vấn đề bức xúc, ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển của chính các làng nghề, cũng như sự phát triển bền vững. Phần lớn các cơ sở ngành nghề được hình thành ngay trong khu dân cư, tại các hộ gia đình. Mặt bằng sản xuất và nhà xưởng chật hẹp, liền kề với nhà ở và các công trình phục vụ sinh hoạt của các hộ. Thậm chí, nhiều hộ, cơ sở ngành nghề sử dụng cả một phần diện tích nhà ở để làm mặt bằng sản xuất, hay làm kho chứa nguyên liệu và thành phẩm. Nhiều hộ, cơ sở, doanh nghiệp ở các làng sản xuất đồ gỗ, đúc cán thép, cơ kim khí... không có mặt bằng để tập kết nguyên vật liệu, do đó, việc lấn chiếm đất công, lấn chiếm ao hồ, kênh mương, đường giao thông để tập kết vật tư, nguyên liệu là rất phổ biến. Tình trạng thiếu quy hoạch đối với các công trình xử lý, tiêu thoát nước thải và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác cũng tương tự như vậy. Sự phát triển của các ngành nghề, làng nghề trong nông thôn hiện nay đã thúc đẩy và kéo theo sự phát triển của các dịch vụ sinh hoạt và dịch vụ xã hội khác. Một số làng nghề phát triển, đã thu hút hàng nghìn lao động từ bên ngoài, làm cho mật độ cư trú, mật độ sinh hoạt cũng tăng cao. Vì thế, diện tích đất vườn, ao hồ và diện tích cây xanh trong làng ngày càng bị thu hẹp. Hơn nữa, trong giai đoạn tới, cùng với quá trình đẩy mạnh CNH - HĐH và dưới tác động của quá trình này, thì việc phát triển các ngành nghề, làng nghề trong nông thôn sẽ diễn ra trên phạm vi và mức độ rộng lớn hơn. Các vấn đề về mặt bằng sản xuất, cơ sở hạ tầng và môi trường ở đây có thể trở nên gay gắt, trầm trọng hơn nếu ngay từ bây giờ, không có các biện pháp mạnh mẽ, tích cực cho việc giải quyết vấn đề này. 2.1.4 Thực trạng đất khu dân cư nông thôn cả nước [19] Về diện tích và cơ cấu đất đai trong khu dân cư, nhìn chung, trong các khu dân cư nông thôn Việt Nam gồm các loại đất chính sau: - Đất ở; - Ao hồ (mặt nước nuôi trồng thuỷ sản trong khu dân cư nông thôn); - Đất xây dựng (bao gồm cả công trình công cộng và các công trình sản xuất, kinh doanh); - Đất giao thông; - Đất thuỷ lợi. Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên, địa hình, đất đai và tập quán của người dân mỗi vùng khác nhau, nên cơ cấu diện tích các loại đất giữa các vùng cũng rất khác nhau và được thể hiện trong Bảng 2.1 Bảng 2.1. Cơ cấu một số loại đất chính trong khu dân cư nông thôn theo các vùng của cả nước năm 2004 (%) Vùng Chỉ tiêu MN và TD Bắc Bộ ĐB sông Hồng Bắc Trung Bộ Nam Trung Bộ Tây Nguyên Đông Nam Bộ ĐB sông Cửu Long 1. Đất ở 63,16 39,12 43,26 47,39 54,47 48,61 58,08 2. Đất ao hồ 4,08 13,62 8,86 4,10 0,89 8,92 4,21 3. Đất xây dựng 8,01 5,39 8,08 10,76 7,19 3,52 1,64 4. Đất giao thông 19,82 16,27 20,45 24,63 30,97 15,35 14,42 5. Đất thuỷ lợi 4,93 25,60 19,35 13,12 6,48 23,60 21,65 Tổng số 100 100 100 100 100 100 100 (Nguồn: Trung tâm điều tra Quy hoạch đất đai, điều tra điểm 2004) Một số vấn đề đang đặt ra đối với khu dân cư nông thôn của các vùng, đó là: - Đối với vùng đồng bằng sông Hồng, nơi có nhiều điểm dân cư lâu đời, có nhiều làng nghề truyền thống, nhiều khu dân cư nông thôn có lối sống theo kiểu thành thị, vấn đề đặt ra cần có quy hoạch khu dân cư nông thôn để xử lý ô nhiễm môi trường, giao thông, cấp nước sạch, bãi rác, khu sản xuất cho các làng nghề. - Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long, đang tiến hành xây dựng các cụm, tuyến, điểm dân cư vượt lũ, giải quyết cơ bản vấn đề định cư an toàn, ổn định cho nhân dân vùng ngập lũ. Các tuyến, cụm dân cư, nhà ở của nhân dân được xây dựng theo quy hoạch, có tôn nền, bao đê hoặc làm nhà sàn trên cọc bảo đảm an toàn trong mùa lũ. Mọi sinh hoạt của dân cư (giáo dục, y tế, VH - XH...) không bị lũ gây cản trở, tạo được các cơ sở phúc lợi công cộng hoạt động bình thường ngay cả trong mùa lũ. - Đối với vùng trung du, miền núi, đang tiếp tục công tác định canh, định cư, tái định cư, xây dựng các trung tâm cụm xã nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng, KT - XH và dần từng bước nâng cao mức sống của dân cư. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm và đầu tư với phương thức thực hiện “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, bộ mặt nông thôn đã có nhiều thay đổi, hệ thống nhà ở, cơ sở hạ tầng nông thôn đã có bước phát triển khá, bước đầu thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển. 2.1.4.1 Đất ở Đất ở nông thôn luôn gắn với đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn. Hầu như mọi sinh hoạt của người dân nông thôn diễn ra đều có liên quan đến đất ở nông thôn. Đất ở nông thôn vùng miền núi và Trung du Bắc Bộ không tập trung, mà nằm rải rác khắp các triền đồi. Theo kết quả điều tra trên địa bàn huyện Than Uyên, tỉnh Lào Cai, có 274 bản, diện tích đất khu dân cư nông thôn là 1.348,38 ha, trong đó đất ở nông thôn là 360,34 ha, chiếm 26,72 % diện tích đất khu dân cư nông thôn, bình quân diện tích đất ở là 46,68 m2/người. Đối với vùng đồng bằng sông Hồng, đông dân cư, bình quân diện tích đất ở thấp. Diện tích đất ở bình quân toàn vùng khoảng 200 m2/hộ. Các làng mạc dân cư được hình thành từ lâu đời, tồn tại với hình thức ông, cha thừa kế lại cho đời con cháu, các khu dân cư hình thành chủ yếu tự phát. Từ khi có Luật đất đai ra đời, thì việc sử dụng đất nói chung và đất ở nói riêng của vùng mới tuân theo quy hoạch (các khu dân cư mới hình thành là các khu theo quy hoạch sử dụng đất). Hiện nay, một số tỉnh trong vùng đang chịu áp lực lớn về đất ở, bởi đất chật, người đông như: Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình... Nhu cầu đất ở ngày càng tăng cao, khả năng tự giãn thấp, bắt buộc phải chuyển một phần diện tích đất nông nghiệp sang làm đất ở. Hà Nội là nơi chịu ảnh hưởng lớn nhất về áp lực đất ở trong vùng, do lượng dân số cơ học hàng năm không ngừng gia tăng, quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng đã tác động trực tiếp đến quỹ đất ở của Thành phố nói chung, đất ở nông thôn nói riêng, đặc biệt là khu dân cư nông thôn ven đô. Tỉnh Thái Bình, diện tích đất ở của các hộ nhỏ, theo số liệu điều tra trên địa bàn huyện Đông Hưng cho thấy, bình quân diện tích đất ở nông thôn của mỗi hộ là 130 m2. Vùng Trung du Bắc Bộ có tổng diện tích đất ở nông thôn là 47.138 ha, bình quân diện tích đất ở nông thôn của mỗi hộ là 220 m2/hộ, mức bình quân đất ở có sự chênh lệch giữa tỉnh này với tỉnh khác, giữa khu vực đồng bằng và khu vực miền núi. Bình quân đất ở nông thôn của Thanh Hoá là 180 m2/hộ. Đây là mức bình quân thấp so với quy định. Tỉnh Nghệ An, bình quân diện tích đất ở nông thôn là 320 m2/hộ, tỉnh Hà Tĩnh là 364 m2/hộ, tỉnh Quảng Bình là 342 m2/hộ, tỉnh Quảng Trị là 336 m2/hộ, tỉnh Thừa Thiên Huế là 290 m2/hộ. Trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, mức bình quân đất ở nông thôn cũng có sự chênh lệch lớn giữa các huyện trong tỉnh. Một số huyện như Tĩnh Gia, Nông Cống, diện tích đất ở bình quân là 115 m2/hộ, trong khi đó, các huyện miền núi như Mường Lát, Quan Sơn, Ngọc Lặc thì bình quân diện tích đất ở là 425 m2/hộ. Diện tích đất ở nông thôn vùng Duyên hải Nam Trung Bộ chiếm tỷ lệ lớn, khoảng 80% diện tích đất ở, do là một vùng có địa hình phức tạp, có rừng núi, có biển, có đất bằng, nên bình quân diện tích đất ở của các tỉnh cũng rất khác nhau. Các tỉnh Bình Định, Khánh Hoà, Đà Nẵng, Bình Thuận bình quân diện tích đất ở nhỏ hơn các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Ninh Thuận; các khu vực địa hình bằng phẳng bình quân diện tích đất ở thấp hơn bình quân diện tích đất ở khu vực có đồi núi. Hiện nay, một số đô thị lớn như Đà Nẵng, Nha Trang đang chịu sức ép về tăng dân số cơ học lớn, tốc độ đô thị hoá cao, nên bình quân diện tích đất ở nông thôn/hộ giảm do người dân thực hiện chính sách tự giãn trên đất vườn tạp của gia đình khi có nhu cầu tách hộ. Vùng Tây Nguyên, do địa hình đồi núi phức tạp, đất rộng, người thưa, đồng thời, do tập quán của các dân tộc Tây Nguyên sống chung nhiều thế hệ t._.rong một gia đình, nên bình quân diện tích đất ở mỗi hộ gia đình ở Tây Nguyên lớn nhất cả nước, khoảng 420 m2/hộ. Xã Eakao, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk có địa hình đồi núi phức tạp, nên mức đất ở nông thôn bình quân mỗi hộ lên tới 550 m2/hộ. Đối với vùng Đông Nam Bộ, bình quân diện tích đất ở trong vùng tính theo đầu người là 43,25 m2/người, mức bình quân đầu người thấp nhất là Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ có 33,1 m2/người, mức bình quân đầu người cao nhất là tỉnh Tây Ninh 53,21 m2/người. Đây là vùng đất đai bằng phẳng, tập trung đông dân cư sinh sống, nên bình quân diện tích đất ở thấp. Các xóm, ấp dân cư bố trí tương đối đồng đều trong toàn vùng. Hiện nay, một số tỉnh trong vùng đang chịu sức ép tương đối lớn về đất ở như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh do tập trung rất nhiều các trung tâm công nghiệp, thu hút một lực lượng lao động lớn tập trung tại đây, do đó đẩy tỷ lệ dân số cơ học tăng nhanh. Vùng đồng bằng sông Cửu Long, do đặc điểm của vùng ngập nước từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau và vùng không có hệ thống đê bao ngăn lũ, nên diện tích ngập lụt chiếm tới một nửa diện tích tự nhiên của vùng. Do đó, việc cư dân của vùng “sống chung với lũ” là yếu tố đặc trưng của vùng. Diện tích đất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long chiếm 2,55% so với diện tích tự nhiên của cả vùng, cao hơn tỷ lệ diện tích đất ở của cả nước (tỷ lệ diện tích đất ở của cả nước là 1,35% diện tích tự nhiên). Các điểm dân cư phân tán, rải rác theo kênh và trục đường. Qua nghiên cứu, có thể thấy, việc phát triển đất ở, nhà ở trong khu vực nông thôn nước ta trong những năm qua đang bộc lộ những vấn đề cần được khắc phục, đó là: - Các khu dân cư đang có xu hướng mở rộng, phát triển bám theo các trục giao thông chính. Đây là một vấn đề gây nhiều khó khăn cho việc lưu thông và phát triển giao thông sau này. - Việc xây dựng nhà ở khu vực nông thôn diễn ra một cách tự phát, trong điều kiện không có quy hoạch, các hộ dân tự lo xây dựng trên cơ sở nguồn kinh phí của mình, tuỳ theo thẩm mỹ và sở thích cá nhân mà quyết định quy mô to, nhỏ, cao, thấp, với nhiều vẻ chi tiết kiến trúc, dẫn đến tình trạng các khu dân cư lốm đốm, lộn xộn, khắp nơi là công trường xây dựng. - Hạ tầng kỹ thuật trong các khu dân cư nông thôn thường đi sau việc xây dựng nhà ở, khi làm sau lại không đồng bộ, hoặc bị lệ thuộc vào hiện trạng nên không hoàn chỉnh, hoặc méo mó, chắp vá. - Các nhà ở không quy tụ, nên không bố trí được đồng bộ hệ thống các công trình dịch vụ, phúc lợi công cộng (nhà trẻ, mẫu giáo, trường học, trạm xá, công viên, cây xanh, TDTT...). Tình trạng nhà ở nông thôn thấp kém phản ánh tình trạng kém phát triển của nông thôn nước ta. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu các quy hoạch, các quy định, hướng dẫn cụ thể về xây dựng và phát triển nông thôn phù hợp với đặc điểm từng vùng. Đây là một vấn đề lớn đặt ra đối với công tác quy hoạch xây dựng phát triển các điểm dân cư nông thôn ở nước ta giai đoạn tới. 2.1.4.2 Thực trạng đất cơ sở hạ tầng và vệ sinh môi trường trong khu dân cư nông thôn a. Cơ sở hạ tầng Theo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, hạ tầng kỹ thuật nông thôn là thành phần quan trọng trong dự án quy hoạch phát triển khu dân cư nông thôn, bao gồm các công trình: hệ thống đường giao thông; hệ thống cấp năng lượng; hệ thống cấp thoát nước và vệ sinh môi trường. Ngoài các hạ tầng kỹ thuật, trong khu dân cư nông thôn còn có các công trình hạ tầng xã hội, bao gồm hệ thống công trình xây dựng cơ bản về quản lý hành chính, hoạt động y tế, văn hoá, giáo dục và các công trình khác phục vụ đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. * Hệ thống giao thông: Giao thông nông thôn là một bộ phận của hệ thống giao thông vận tải quốc gia, có vị trí chiến lược quan trọng trong nền kinh tế và an ninh quốc phòng. Vì vậy, xây dựng giao thông nông thôn là yêu cầu tất yếu khách quan trong tiến trình xây dựng nông nghiệp và nông thôn theo hướng CNH - HĐH. Từ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, được sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp chính quyền địa phương, cùng với sự hưởng ứng của nhân dân, đến nay, đã xây dựng được hệ thống giao thông khá liên hoàn, gắn kết với các trục quốc lộ, tỉnh lộ và trung tâm huyện, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế nông thôn, việc đi lại của nhân dân cũng đã được thuận lợi hơn. Hiện nay, cả nước đã có 96,9% số xã (năm 2001 là 94,2%) có đường ô tô đến trung tâm xã, trong đó có 93,55% xã đảm bảo được cho xe đi lại quanh năm và trên 70% được nhựa hoặc bê tông hoá [9]. Những xã còn lại là những xã thuộc những nơi đặc biệt khó khăn. Điều này chứng tỏ cố gắng lớn của Nhà nước và nhân dân trong việc đầu tư phát triển giao thông nông thôn. Theo số liệu điều tra của Bộ Giao thông vận tải [3], hệ thống đường nông thôn hiện tại gồm 3 loại: đường trục xã thường có chiều rộng mặt đường từ 3 - 4 m; đường trục thôn có chiều rộng mặt đường thông thường 1,5 – 2 m; đường ngõ xóm chiều rộng mặt đường thông thường chỉ 1 - 1,5 m. Nhìn chung, hệ thống giao thông liên xã trong cả nước là đường cấp phối hoặc đường đất, mặt đường kém, chiều rộng hẹp, nhà cửa xây dựng chen ra đường, gây khó khăn cho các phương tiện vận chuyển cơ giới vào khu vực. * Hệ thống thông tin liên lạc Hiện nay, 100% xã đã có điện thoại cố định, 85,5% xã có điểm bưu điện văn hoá, 17,7% số hộ có điện thoại thuê bao cố định [7]. Mạng lưới truyền thanh, truyền hình phát tới hầu khắp các khu vực nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng, phát triển nông thôn theo hướng CNH - HĐH. *Hệ thống cấp, thoát nước Nguồn nước sạch nông thôn chủ yếu khai thác thông qua việc xây bể thu nước mưa, đào giếng lấy nước ngầm, hay dùng ngay nước mặt ở ao, hồ, sông, kênh, rạch...; có nơi vẫn sử dụng giếng nước chung, đã bị ô nhiễm. Số hộ được dùng nước máy để sinh hoạt hiện nay còn ít, chủ yếu là các hộ sống ở vùng ven các khu đô thị lớn. Nhìn chung, hệ thống cung cấp nước sạch ở nông thôn đến nay rất hạn chế, phần lớn chưa đáp ứng yêu cầu vệ sinh, mới chỉ có khoảng 70% cư dân nông thôn có nước sinh hoạt hợp vệ sinh [7]. Nhiều khu dân cư nông thôn sống tập trung đông người, nên đã xảy ra tình trạng nước thải từ các hộ gia đình không có lối thoát, đọng lại thành vũng theo dọc đường làng, ngõ xóm, gây mất vệ sinh môi trường nông thôn. Đến nay, cả nước mới có 12% số hộ nông dân có công trình thoát nước [9]. * Điện nông thôn Theo số liệu thống kê, cả nước có 97,95% số huyện và 96,8% số xã, phường được cấp điện lưới quốc gia, 93,34% số hộ gia đình nông dân được cấp điện [9]. Tuy nhiên, hệ thống điện hạ thế được xây dựng từ nguồn kinh phí hạn hẹp, đóng góp của nhân dân, nên thiết bị của hệ thống hạ thế không đủ tiêu chuẩn cho phép và tiến hành xây dựng không đúng quy phạm, vì thế chỉ đủ tải điện đến các thôn, xóm để thắp sáng và chạy một số thiết bị sinh hoạt thông thường, chưa thể dùng vào sản xuất ổn định được, nhiều nơi, giá điện cao gấp 2 - 3 lần so với thành phố. * Các công trình cơ sở hạ tầng xã hội - Về giáo dục: Tỷ lệ trẻ em từ 10 tuổi trở lên biết chữ tăng từ 90,9% năm 2002 lên 92% năm 2006. Hiện còn 1,7% số xã chưa có nhà trẻ, mẫu giáo, 304 trường học còn tạm bợ [9]. - Về y tế: Tỷ lệ người dân được khám chữa bệnh chiếm 38,1% dân cư, tăng 2,7 lần so với năm 2002; 51,6% cư dân nông thôn có bảo hiểm y tế. Đến nay, mới chỉ có 46% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế [9]. - Về TD - TT: Hoạt động TD - TT ngày càng được chú trọng và phát triển. Phong trào TD - TT phát triển mạnh ở các địa phương, cơ quan, trường học với các môn bóng đá, bóng chuyền, điền kinh, cầu lông... Đây là một trong những hoạt động văn hoá lành mạnh và dần trở thành nhu cầu của đa số dân chúng. Hiện nay, 100% số huyện có trung tâm văn hoá, 38,6% số xã, 36% số thôn có nhà văn hoá [9]. b. Vệ sinh môi trường Môi trường nông thôn ngày càng bị ô nhiễm, chủ yếu do chất thải sinh hoạt, chăn nuôi, nông dược, nhiều làng nghề đã bị ô nhiễm nghiêm trọng. Hiện nay, mới chỉ có 33% số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh, 74,7% số hộ có nhà tắm, 12,2, % xã có công trình thoát nước, 28,4% xã có tổ chức thu gom rác thải [7]. 2.1.5 Nhận xét Tổng quan nghiên cứu về khu dân cư của Việt Nam cho thấy: - Nước ta có số điểm dân cư nông thôn khá lớn, phân bố không tập trung, có sự khác biệt rất lớn giữa các vùng về quy mô điểm dân cư, tình trạng nhà ở, cơ sở hạ tầng... Việc quản lý, sử dụng đất khu dân cư nông thôn ở các địa phương đang bộc lộ những hạn chế, ảnh hưởng trực tiếp đến tiến trình CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn. - Phần lớn các khu dân cư nông thôn chưa được quy hoạch cụ thể. Do chưa có quy định chặt chẽ về việc quản lý nhà ở, đất ở nông thôn, thiếu biện pháp kiểm soát việc mua, bán và sử dụng đất, dẫn đến tình trạng tự phát, vi phạm các quy định pháp luật diễn ra trên quy mô lớn, xây dựng không phép và lộn xộn, ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư phát triển. - Việc sử dụng quỹ đất cho xây dựng các công trình giao thông và hạ tầng kỹ thuật nông thôn (cấp điện, cấp thoát nước) chưa khoa học và chưa phù hợp với thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH. Đất hành lang an toàn giao thông chưa được quy định đồng bộ về quản lý và tổ chức thực hiện, chưa kiểm soát được việc sử dụng, bị lấn chiếm nhiều, gây mất an toàn giao thông và khó khăn khi giải phóng mặt bằng để mở rộng đường sá. Đất giành cho xây dựng các công trình công cộng như trường học, y tế, TDTT còn thiếu và chật hẹp, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển trong tương lai. - Nhu cầu quỹ đất làm mặt bằng cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh công nghiệp ngày càng tăng, nhưng chưa được quy hoạch hợp lý cả về quy mô diện tích và vị trí phân bố trên lãnh thổ, nhất là những cơ sở sản xuất, kinh doanh vừa và nhỏ ở các làng nghề, việc sắp xếp, bố trí lộn xộn, xen kẽ với khu dân cư, gây ô nhiễm môi trường và khó khăn trong mở rộng sản xuất. 2.2 Tổng quan về khu dân cư một số nước trên thế giới Trong phạm vi luận văn, sẽ nêu, nhận xét, đánh giá về vấn đề xây dựng khu dân cư nông thôn của một số nước như Anh, Hà Lan, Đức, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan… Theo quy luật phát triển tất yếu của các quốc gia, ở khu vực nông thôn, sản xuất nông nghiệp là chính, ngoài ra còn có các ngành nghề truyền thống liên quan đến nông nghiệp; ở khu vực thành thị, sản xuất công nghiệp, thương mại và dịch vụ chiếm phần lớn tỷ trọng trong các hoạt động kinh tế. Ở mỗi nước, tuỳ điều kiện kinh tế, xu hướng chính trị mà có mô hình phát triển nông thôn riêng. Tuy nhiên, dù thể hiện dưới dạng mô hình nào thì cũng đều có chung một mục đích, đó là phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và mức sống dân cư, tăng cường kiến thiết cơ sở hạ tầng để giảm dần khoảng cách chênh lệch giữa nông thôn và thành thị, hướng đến sự phát triển ổn định và bền vững. Có thể khái quát một số đặc điểm chủ yếu về phát triển điểm dân cư nông thôn của một số nước [24] như sau: 2.2.1 Vương quốc Anh Là quốc gia có nền kinh tế phát triển lâu đời, lại hầu như không bị ảnh hưởng hay tàn phá của chiến tranh, nên các điểm dân cư nông thôn truyền thống của nước Anh có tính ổn định rất cao, hấp dẫn mạnh mẽ đối với những người dân sống trong các thành phố lớn và các khu công nghiệp tập trung. Điều dễ nhận thấy ở các điểm dân cư nông thôn của nước Anh đó là, sự đô thị hoá diễn ra nhanh, cơ sở hạ tầng, nhất là giao thông được đầu tư xây dựng tốt, nên người dân rất mong muốn được sinh sống ở các vùng nông thôn. Quy mô làng xóm của nước Anh thường từ 300 - 400 người, khoảng 100 - 150 hộ sinh sống. Mặc dù quy mô dân số không cao, nhưng có đầy đủ các công trình phúc lợi xã hội, các cơ sở dịch vụ, không khí trong lành, phong cảnh đẹp và yên tĩnh... 2.2.2 Vương quốc Hà Lan Đặc trưng lớn nhất của Hà Lan đó là, địa hình của cả nước thấp hơn mực nước biển. Chính điều này đã dẫn đến trận lũ lụt nặng nề thế kỷ thứ XIV, và cũng từ đó, nhân dân Hà Lan đã tiến hành từng bước đắp đê trị thuỷ, khoanh vùng rút nước và mở mang diện tích đất đai sinh sống. Ở Hà Lan, người ta phân chia đất nước thành các vùng, trung tâm vùng xây dựng một đô thị cỡ 12.000 dân với các công trình công cộng đạt trình độ cao, xung quanh đô thị có các làng, xóm cách nhau khoảng 5 - 7 km, với quy mô mỗi làng khoảng 1.500 - 2.500 dân. Trong mỗi làng được xây dựng đầy đủ các công trình VH - XH và nhà ở cho các hộ dân. Mỗi làng có thể phân thành các xóm với quy mô khoảng 500 dân. Mạng lưới giao thông được tổ chức khá tốt, đường ô tô nối liền các điểm dân cư, bảo đảm liên hệ thuận tiện và nhanh chóng từ nơi ở đến cánh đồng và các khu chế biến, tiêu thụ sản phẩm. 2.2.3 Cộng hoà Liên bang Đức Tại cộng hoà Liên bang Đức, người Đức đã rất thành công trong việc khống chế sự phát triển quá mức của các thành phố lớn để phát triển các đô thị loại vừa và nhỏ trên lãnh thổ. Do đặc trưng lao động nông nghiệp ngày càng giảm, lao động công nghiệp, xây dựng và dịch vụ ngày càng tăng nhanh, nên ở Đức, một số lượng khá lớn dân cư từ các vùng nông thôn đã di chuyển ra thành thị. Để tránh gây sức ép nặng nề cho các khu công nghiệp và các thành phố, người ta lập ra một mạng lưới “các điểm dân cư trung tâm”, đó là hệ thống làng, xóm hay các khu nhà ở mới, được sắp xếp theo dải hình nan quạt ở ngoại vi các thành phố. Các làng, xóm này được xây dựng hiện đại về kiến trúc nhà ở, hệ thống cây xanh, cảnh quan môi trường...; được nối với thành phố bằng các tuyến đường ngắn nhất, chất lượng cao, vì thế, đã có sức hút mạnh mẽ đối với dân cư đô thị, góp phần làm giảm áp lực dân số cho thành phố. Đây thực sự là một giải pháp độc đáo của các nhà quy hoạch Đức. Các điểm dân cư nông thôn ở Đức vừa gắn bó với sản xuất nông nghiệp, vừa giữ được hình thức làng quê truyền thống, nhưng cũng đồng thời được nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đường giao thông kiên cố, thuận tiện đến từng nhà. Hệ thống các điểm dân cư trung tâm này đã góp phần tích cực vào việc điều hoà sự phát triển giữa hai khu vực thành thị và nông thôn. 2.2.4 Cộng hoà Liên bang Nga (Liên Xô cũ) Đặc trưng của các điểm dân cư nông thôn trên toàn Liên bang Xô Viết là hợp nhất từng bước các nông trang tập thể thành một đơn vị sản xuất lớn hơn, hiện đại, xoá bỏ sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn. Các điểm dân cư rải rác cũng được tập trung lại để xây dựng các nông trang tập thể, năng suất lao động được nâng lên, tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm xuống, đời sống vật chất, văn hoá tinh thần ở nông thôn không thua kém so với thành thị. A.Condukhôp và A.Mikhailôp đã đúc kết thành 10 sơ đồ trong các phần thiết kế và xây dựng điểm dân cư nông thôn (trên cơ sở các điều kiện kinh tế, VH - XH và điều kiện tự nhiên của Liên Xô), trong đó quy mô của mỗi điểm dân cư từ 1.000 người trở lên [12]. Ở mỗi sơ đồ, đã quan tâm giải quyết các vấn đề để điểm dân cư đó tồn tại và phát triển, đó là: - Quan hệ giữa điểm dân cư với giao thông bên ngoài; - Quan hệ giữa điểm dân cư với vùng sản xuất; - Hệ thống giao thông nội bộ của từng điểm dân cư, các công trình hạ tầng kỹ thuật như cấp điện, nước, hơi đốt... - Việc bố trí mặt bằng của từng căn hộ được nghiên cứu hài hoà cho từng vùng địa lý khác nhau, đảm bảo cho mặt bằng điểm dân cư có một sự thống nhất trong toàn bộ quần thể kiến trúc; - Những công trình văn hoá phục vụ công cộng như sân thể thao, câu lạc bộ, lớp học, trạm xá, khu công viên nghỉ ngơi, giải trí, môi trường sống trong lành, yên tĩnh... là vấn đề được đặc biệt quan tâm. Lý thuyết và thực tế thiết kế quy hoạch điểm dân cư nông thôn của A.Condukhôp và A.Mikhailôp mang đậm nét của đô thị và giải quyết tương đối thoả mãn các nhu cầu thường ngày của con người như làm việc, học tập, ăn ở, nghỉ ngơi...; mỗi điểm dân cư (làng) đều có một trung tâm, bao gồm các công trình công cộng phục vụ, nhà ở nông thôn chỉ có một dạng giống nhau cho mỗi đối tựợng nông trang viên. Sau này, trong công trình nghiên cứu “Quy hoạch và xây dựng kiến trúc nông thôn”, G.A.Deleur và I.U.Ph.Khôkhôn đã đưa ra sơ đồ tổ chức quy hoạch tại một vùng lãnh thổ cấp huyện gồm 21 điểm dân cư nhỏ, với 3 cấp trung tâm là: trung tâm của huyện, trung tâm thị trấn tiểu vùng và trung tâm của làng. Theo sơ đồ 21 điểm dân cư trong huyện của G.A.Deleur và I.U.Ph.Khôkhôn, đã triển khai quy hoạch chi tiết mặt bằng tổng thể toàn bộ các điểm dân cư. Trong mỗi điểm dân cư, trên cơ sở hiện trạng, quy hoạch lại khu nhà ở, khu sản xuất, khu trung tâm công cộng, khu kho bãi, trạm trại, khu VH - TT một cách hợp lý, giải quyết một loạt các quan hệ giữa khu ở nông trang viên với nơi sản xuất, khu ở với trung tâm sinh hoạt, văn hoá công cộng theo kiểu như tổ chức quy hoạch điểm dân cư đô thị, đặc biệt là nhà ở được chia vùng với những lô đất tăng gia nhỏ, mỗi hộ một nhà, nhưng cũng có hai, ba hộ ghép lại một nhà. Các nhà ở đều được xây dựng theo một hệ thống quản lý của nhà nước, bố trí rất rộng rãi, theo thiết kế chung nên không gây lộn xộn. Đây cũng là thành công của Liên Xô trong thời kỳ XHCN đối với việc áp dụng điều kiện kinh tế kế hoạch hoá tập trung và xây dựng nông thôn. 2.2.5 Trung Quốc Trung Quốc là nước có diện tích lãnh thổ lớn thứ ba thế giới (sau Nga và Canada), dân số đông nhất thế giới, khoảng gần 1,3 tỷ người, trong đó khu vực nông thôn chiếm trên 60%. Đơn vị cơ sở ở nông thôn Trung Quốc gọi là làng hành chính (administration village), với số lượng trên 800.000 làng. Trong nhiều trường hợp, làng hành chính trùng với làng truyền thống (traditional village), mỗi làng có khoảng 1.000 dân. Trung Quốc là một nước tương đối giống Việt Nam về chính trị, kinh tế và địa lý, nhất là vùng nông thôn, như hệ thống làng mạc, mạng lưới dân cư, hệ thống hành chính nông thôn... Vào những năm cuối thập kỷ 70, nông thôn Trung Quốc đã chuyển mình theo con đường đổi mới kinh tế nông thôn với chính sách khoán hộ. Từ đó, nông dân Trung Quốc được tự do phát triển kinh tế theo điều kiện thuận lợi của riêng mình. Các trang trại, các tụ điểm buôn bán hình thành; hàng hoá, nông sản ngày càng phát triển, thu hút nhiều nhà đầu tư vào nông thôn. Nhiều thị trấn nhỏ đã mọc lên ở các điểm giao lưu kinh tế, tại các đầu mối giao thông, góp phần làm cho vùng nông thôn Trung Quốc có điều kiện phát triển. Thị trấn nhỏ trong vùng nông thôn phát triển bao bọc xung quanh huyện lỵ, đã đóng góp đắc lực cho đa nguyên kinh tế và cho sự chuyển biến xã hội trong khu vực. 2.2.6 Hàn Quốc Vào cuối thập kỷ 50 và đến những năm đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XX, Hàn Quốc là một nước chậm phát triển, với hai phần ba dân số sống ở khu vực nông thôn, trong khi đó, điều kiện tự nhiên lại không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp: địa hình đồi núi hiểm trở, chỉ có khoảng 22% tổng diện tích đất (khoảng hơn 2 triệu ha) có thể canh tác; khí hậu không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp... Trong điều kiện đó, Hàn Quốc phải lựa chọn hướng ưu tiên phát triển công nghiệp làm động lực phát triển kinh tế. Sau kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1962 - 1966) và kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1966 - 1971), chính sách công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu đã tạo nên tốc độ tăng trưởng cao của khu vực công nghiệp. Quá trình hiện đại hoá thành thị diễn ra nhanh chóng và hoàn toàn đối nghịch với khu vực nông thôn lạc hậu. Sự tăng trưởng bất cân đối giữa hai khu vực thành thị và nông thôn, dẫn đến những mâu thuẫn xã hội và tác động xấu đến môi trường, đe doạ sự ổn định của qúa trình công nghiệp hóa. Trước nguy cơ đó, trong kế hoạch 5 năm lần thứ ba (1971 - 1976), bên cạnh hai mục tiêu tăng xuất khẩu và xây dựng công nghiệp nặng, phát triển nông nghiệp là mục tiêu hàng đầu của Hàn Quốc. Khác với chiến lược phát triển nông thôn của nhiều nước khác, song song với đầu tư bằng tiền của, Chính phủ đặt mục tiêu làm thay đổi suy nghĩ thụ động và ỷ lại tồn tại ở phần lớn dân sống trong khu vực nông thôn. Mục tiêu của chính sách mới là, làm cho nông dân có niềm tin và trở nên tích cực với sự nghiệp phát triển nông thôn. Mô hình phát triển nông thôn Hàn Quốc thời kỳ này là phong trào Làng mới. Nông dân ở mỗi làng, dưới sự tổ chức của Uỷ ban phát triển nông thôn, tiến hành dân chủ lựa chọn các dự án phát triển. Bước khởi đầu là các công trình xây dựng kết cấu hạ tầng thôn, xã. Có hai loại công trình chính: + Cải thiện cơ sở hạ tầng cho từng hộ nông dân như: ngói hoá nhà ở, lắp đặt điện thoại, nâng cấp hàng rào quanh nhà... + Kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống của nông dân như: đường làng, đường nhánh nông thôn, cầu cống, kè, hệ thống cấp thoát nước, điện, hội trường, sân chơi trẻ em, trồng cây và hoa. Để kích cầu, Chính phủ hỗ trợ cho các làng một phần vật tư (xi măng, sắt, thép...). Dân làng tự quyết định và biểu quyết về mức độ đóng góp của các nông trại để bồi hoàn đất và các tài sản cá nhân khác dùng để xây dựng kết cấu hạ tầng. Vào đầu năm 1971, có 22.708 làng được chọn làm thí điểm lập kế hoạch triển khai các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng. Năm 1973, các dự án Làng mới đã lan ra khắp cả nước với 34.665 làng tham gia, đến năm 1978, các dự án phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn cơ bản được hoàn thành. Khi nông dân đã quen với cách làm việc cộng đồng và tự tổ chức các chương trình phát triển, chương trình hướng vào mục tiêu tăng thu nhập cho nông dân, đến cuối thập kỷ 70 và đầu thập kỷ 80, hầu hết các làng ở nông thôn Hàn Quốc đều tham gia vào các dự án nâng cao thu nhập cho nông dân. Sau 30 năm thực hiện phong trào trên, môi trường sống và cuộc sống vật chất của người dân nông thôn Hàn Quốc được cải thiện đáng kể, sản xuất mang tính thương mại phát triển. Khu vực nông thôn trở thành xã hội năng động, có khả năng tự tích luỹ, tự đầu tư và nhờ đó có khả năng tự phát triển. Từ thực tiễn thành công với mô hình Làng mới của Hàn Quốc, trong quá trình phát triển, Việt Nam cần lấy đây là vấn đề để nghiên cứu và vận dụng. 2.2.7 Khu vực Đông Nam Á [15] Trong công trình “Nghiên cứu các yếu tố về kinh tế, chính trị vùng Đông Nam Á”, Colins Freestone đã chỉ ra sự hình thành và phát triển các khu dân cư nông thôn ở một số nước Đông Nam Á rất gần gũi với sự hình thành và phát triển các khu dân cư nông thôn ở Việt Nam, đó là: - Khu ở của dân cư thường gắn với khu sản xuất. Quy mô làng xóm thường nhỏ, nằm rải rác trong hệ thống đồng ruộng canh tác. - Nhà ở bố trí phân tán, thiếu sự định hướng từ ban đầu khi mới hình thành điểm dân cư. - Dân cư thường bố trí dọc theo kênh, rạch hoặc theo đường giao thông, và đó cũng là giao thông chính liên hệ giữa các điểm dân cư. - Làng nào cũng có một trung tâm công cộng nhỏ, gồm các công trình sinh hoạt văn hoá, hành chính hoặc tín ngưỡng chung như đình, chùa, chợ.. . Thời gian gần đây, các nước Đông Nam Á đã đưa ra nhiều chương trình phát triển nông thôn để phát triển kinh tế và ổn định xã hội, điển hình là Thái Lan, đã đầu tư xây dựng hệ thống giao thông nông thôn phục vụ sản xuất, mạng lưới đường nối liền khu sản xuất với thị trường chế biến, tiêu thụ, quy hoạch lại làng bản theo mô hình và nguyên lý mới, hiện đại... Kết quả, sau bảy lần thực hiện kế hoạch 5 năm, Thái Lan đã đạt được sự tăng trưởng kinh tế nông nghiệp rõ rệt, các khu nông thôn có cơ sở hạ tầng, mạng lưới giao thông phát triển, dịch vụ công cộng được nâng cao, đời sống nhân dân được cải thiện. Đối với nước ta, cần nghiên cứu kinh nghiệm và những tiến bộ của các nước trong khu vực đã thành công trong việc xây dựng các khu dân cư nông thôn, áp dụng phù hợp gắn với đặc thù của từng vùng, miền, đồng thời phải dự kiến bước đi cho từng giai đoạn thích ứng với sự phát triển. Nhận xét: Từ thực tiễn phát triển nông thôn một số nước, đặc biệt là các nước có điều kiện tương tự, có thể thấy rằng: muốn phát triển nông thôn hiện đại, nhất định phải có quy hoạch hệ thống các khu dân cư nông thôn một cách hợp lý, trong đó mạng lưới giao thông phải được quan tâm trước tiên. Việc xây dựng trung tâm khu dân cư nông thôn trở thành một trung tâm phát triển KT - XH, là môi trường thuận lợi cho việc tiếp thu văn minh đô thị vào nông thôn. Mặt khác, muốn giảm bớt tình trạng người dân từ các vùng nông thôn đến các đô thị để tìm kiếm việc làm và nâng cao mức sống, nhất thiết phải CNH - HĐH nông thôn. CNH - HĐH nông thôn còn mang lại sự thay đổi lối sống nông thôn truyền thống sang lối sống văn minh đô thị - thành thị hoá nông thôn. 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là thực trạng sử dụng các loại đất khu dân cư nông thôn, trong đó tập trung nghiên cứu các loại đất: + Đất ở; + Đất xây dựng các công trình công cộng; + Đất giao thông. - Nghiên cứu một số vấn đề về chính sách quản lý có tác động đến quá trình sử dụng đất khu dân cư nông thôn trên địa bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn các xã của huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. 3.3 Nội dung nghiên cứu 3.3.1 Đánh giá thực trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến sử dụng đất của huyện - Điều kiện tự nhiên: vị trí địa lý, địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, thuỷ văn, nguồn nước; - Thực trạng phát triển KT - XH: tăng trưởng kinh tế, thực trạng phát triển của các ngành, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, dân số, lao động, hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan môi trường; - Đánh giá thực trạng phát triển KT - XH gây áp lực đối với việc sử dụng đất khu dân cư nông thôn. 3.3.2 Nghiên cứu thực trạng đất khu dân cư nông thôn huyện Lạng Giang - Thực trạng phát triển và phân bố các điểm dân cư nông thôn; - Hệ thống phân loại điểm dân cư; - Hiện trạng và mức độ sử dụng một số loại đất trong khu dân cư nông thôn; - Đánh giá thực trạng sử dụng đất khu dân cư nông thôn huyện Lạng Giang. 3.3.3 Định hướng sử dụng đất khu dân cư nông thôn huyện Lạng Giang trong quá trình CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn - Mục tiêu và quan điểm phát triển; - Những căn cứ định hướng phát triển và sử dụng đất khu dân cư nông thôn; - Định hướng phát triển các điểm dân cư nông thôn; - Định hướng sử dụng các loại đất trong khu dân cư nông thôn của huyện đến năm 2020. 3.3.4 Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị trong việc sử dụng đất khu dân cư nông thôn 3.4 Phương pháp nghiên cứu 3.4.1 Phương pháp điều tra cơ bản - Điều tra, khảo sát thực địa để nắm tổng quan về tình hình phân bố, sử dụng đất khu dân cư nông thôn; - Điều tra sự phân bố các điểm dân cư nông thôn; - Điều tra, phỏng vấn cán bộ địa phương và các hộ gia đình về vấn đề xây dựng điểm dân cư nông thôn trên địa bàn. 3.4.2 Phương pháp thống kê Phương pháp này được sử dụng nhằm nhóm toàn bộ các đối tượng điều tra có cùng một chỉ tiêu; xác định giá trị trung bình của các chỉ tiêu; phân tích tương quan giữa các yếu tố liên quan đến quá trình sử dụng đất nói chung và đất khu dân cư nông thôn nói riêng, nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu thực trạng và định hướng sử dụng đất khu dân cư nông thôn hợp lý. 3.4.3 Phương pháp bản đồ Sử dụng bản đồ hiện trạng sử dụng đất khu dân cư tỷ lệ 1/25.000 để minh hoạ trong quá trình nghiên cứu. 3.4.4 Phương pháp chuyên gia Sử dụng ý kiến của các chuyên gia để xây dựng định hướng sử dụng đất khu dân cư nông thôn trên cơ sở những kinh nghiệm quý giá về quy hoạch đất đai nói chung, quy hoạch đất khu dân cư nông thôn nói riêng. 3.4.5 Phương pháp dự báo Phương pháp này được sử dụng nhằm dự báo khả năng phát triển KT - XH của địa phương trong tương lai; những áp lực liên quan đến việc sử dụng các loại đất trong khu dân cư nông thôn. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Lạng Giang 4.1.1 Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1 Vị trí địa lý Huyện Lạng Giang nằm ở toạ độ địa lý từ 21016’ đến 21018’ vĩ độ Bắc và từ 106010’ đến 106021’ kinh độ Đông, là huyện nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Bắc Giang, có vị trí là cửa ngõ nối liền các tỉnh phía Đông Bắc với thành phố Bắc Giang, diện tích tự nhiên 24.615,81ha; ranh giới hành chính tiếp giáp: Phía Bắc giáp huyện Hữu Lũng (tỉnh Lạng Sơn) và huyện Yên Thế; Phía Nam giáp thành phố Bắc Giang và huyện Yên Dũng; Phía Đông giáp huyện Lục Nam; Phía Tây giáp huyện Tân Yên. Đến nay, huyện Lạng Giang có 22 xã và 02 thị trấn với 298 thôn, xóm, điểm dân cư, trong đó có 281 thôn, xóm, điểm dân cư nông thôn. So với các huyện, thành phố trong tỉnh, huyện Lạng Giang có vị trí địa lý tương đối thuận lợi, có một số trục đường giao thông quan trọng của Quốc gia chạy qua (đường bộ, đường sắt, đường thuỷ). Thị trấn Vôi, thị trấn Kép cách thành phố Bắc Giang 20km và cách thủ đô Hà Nội 70km tính theo đường ô tô, nằm trên Quốc lộ 1A và đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn lên cửa khẩu quốc tế Đồng Đăng, nơi giao lưu, buôn bán sầm uất, là vị trí thuận lợi khi thực hiện chiến lược 2 hành lang, 1 vành đai kinh tế của Chính phủ trong việc hợp tác kinh tế với Trung Quốc. Thị trấn Kép là nơi thuận lợi xây dựng cảng cạn cho các tỉnh Đông Bắc bộ. Quốc lộ 31 từ thành phố Bắc Giang đi qua các xã Dĩnh Trì, Thái Đào, Đại Lâm của Lạng Giang sang các huyện Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động, Đình Lập (Lạng Sơn) gặp quốc lộ 4A đi cảng Mũi Chùa, Tiên Yên và nối với cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh). Quốc lộ 37 từ thị trấn Kép, qua SƠ ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN LẠNG GIANG - TỈNH BẮC GIANG xã Hương Sơn đến huyện Lục Nam, sang thị trấn Sao Đỏ (Hải Dương) gặp Quốc lộ 18 có thể về cảng Hải Phòng hay ra cảng nước sâu Cái Lân (Quảng Ninh). Tuyến đường sắt Lưu Xá - Kép - Hạ Long nối Thái Nguyên với Quảng Ninh, đi qua các xã Nghĩa Hoà, Quang Thịnh, Hương Sơn và thị trấn Kép. Đường sông có sông Thương chảy qua, tàu thuyền vừa và nhỏ đi lại dễ dàng, là những điều kiện thuận lợi để phát triển KT - XH của huyện. Lạng Giang là một trong 4 huyện, thành phố của tỉnh Bắc Giang được xác định là trọng điểm phát triển KT - XH. Trung tâm huyện cách không xa các khu công nghiệp, đô thị lớn của “Tam giác kinh tế phát triển”: Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long, nơi tập trung tiềm lực khoa học kỹ thuật của cả nước, nơi tập trung đầu mối giao lưu kinh tế, khoa học, công nghệ và thu hút đầu tư của cả nước, nơi tập trung đông dân cư, với tốc độ đô thị hoá nhanh, sẽ là thị trường tiêu thụ lớn về nông sản và các hàng tiêu dùng khác. Tóm lại, vị trí địa lý tương đối thuận lợi, có các tuyến đường bộ, đường sắt đã và đang chuẩn bị được nâng cấp, Lạng Giang có điều kiện đẩy nhanh tốc độ phát triển KT - XH. 4.1.1.2 Địa hình, địa mạo Huyện Lạng Giang có hướng dốc chính nghiêng từ Đông sang Tây và từ Bắc xuống Nam, được chia thành ba vùng địa hình chính là: vùng cao, vùng đồng bằng và vùng thấp. -._.6 184.88 77 Đông Mo 607 160 7.40 5.61 461.44 349.64 121.82 92.30 78 Dĩnh Xuyên 568 120 12.30 9.21 1,021.36 764.50 216.66 162.17 79 Quyết Tiến 2 598 134 16.50 12.41 1,230.12 924.98 276.13 207.64 80 Rừng Trướng 522 128 15.60 13.16 1,215.36 1,024.97 298.61 251.83 81 Rừng Trong 577 136 7.83 6.21 577.28 457.60 135.81 107.65 82 Tân Dinh 620 144 16.80 14.91 1,169.46 1,037.71 271.13 240.59 83 Tân Hoà 589 140 19.58 15.01 1,399.32 1,072.50 332.60 254.92 84 Tân Thiếp 552 152 18.10 16.41 1,190.30 1,078.93 327.75 297.09 85 Thôn Đông 2 613 178 12.25 9.31 686.28 521.42 199.84 151.83 86 Thôn Đồi 614 135 11.10 9.31 825.12 691.86 180.75 151.56 87 Thôn Biếc 657 155 22.40 17.31 1,449.42 1,119.92 340.85 263.37 88 Thôn Cầu 922 197 7.35 5.81 373.45 295.25 79.70 63.01 89 Thôn Gốm 592 112 19.60 14.51 1,749.95 1,295.23 331.07 245.05 90 Thôn Hải 635 164 11.65 10.41 710.27 634.52 183.44 163.88 91 Thôn Má 606 156 17.12 14.51 1,095.03 927.91 282.34 239.25 92 Thôn Quỳnh 625 144 21.65 20.51 1,505.70 1,426.24 346.32 328.04 93 Thôn Sỏi 614 158 6.25 5.21 396.76 330.57 101.77 84.79 94 Thôn Tân 610 137 14.15 12.41 1,029.68 902.86 232.09 203.50 95 Thôn Thượng 627 124 16.40 12.47 1,324.30 1,006.74 261.41 198.73 96 Thôn Thị 559 129 23.70 15.31 1,834.09 1,184.55 424.06 273.88 97 Thôn Vàng 653 146 6.20 4.63 423.38 316.02 94.98 70.89 Loại III 41,081 9,819 1,033.74 842.40 1 Đông Nghè 552 113 5.85 5.03 517.4 444.5 105.9 91.0 2 Đông Thắm 574 124 8.90 7.83 720.2 633.3 155.0 136.3 3 Đông Thịnh 558 137 14.22 12.53 1036.5 913.0 254.9 224.6 4 Đình Cẩu 559 131 6.80 5.43 518.2 413.5 121.7 97.1 5 Đồi Bụt 497 120 10.75 9.52 897.7 795.2 216.3 191.6 6 Đồng Cống 552 129 15.60 13.53 1208.7 1048.0 282.5 244.9 7 Đồng Lạc 353 97 5.72 2.72 587.5 279.0 161.8 76.9 8 Đồng Nô 464 114 14.36 13.02 1260.0 1142.6 309.6 280.7 9 Đồng Than 486 107 19.35 11.52 1800.1 1072.0 398.2 237.1 10 Đức Thọ 453 110 17.00 15.42 1549.5 1405.6 375.4 340.5 11 An Long 444 113 14.13 12.92 1256.0 1148.5 318.2 291.0 12 Ao Dẻ 2 553 118 11.60 10.33 982.3 874.4 209.6 186.6 13 Bãi ổi 541 119 7.00 5.33 589.2 448.3 129.3 98.4 14 Bờ Lở 442 95 5.20 2.99 544.8 313.3 117.7 67.7 15 Cánh Phượng 447 116 20.00 18.12 1730.4 1567.8 447.1 405.1 16 Cao Thượng 504 115 13.85 11.47 1205.3 998.5 275.0 227.8 17 Cầu Bài 518 123 15.05 13.69 1221.1 1111.1 290.5 264.4 18 Chí Mìu 453 109 18.86 16.82 1734.9 1547.3 416.5 371.5 19 Hồ Thanh 476 95 5.60 4.92 587.9 516.7 117.6 103.4 20 Hố Cao 474 107 21.75 19.17 2028.8 1788.3 459.0 404.6 21 Khuân Giàn 443 99 13.45 12.12 1352.1 1218.5 303.7 273.7 22 Kiễm Trong 446 114 12.29 10.60 1082.3 933.6 275.4 237.6 23 Lâm Sơn 444 110 18.00 15.72 1643.8 1435.7 405.4 354.1 24 Mỹ Phúc 497 114 6.00 5.12 527.4 450.4 120.7 103.1 25 Nam Lễ 3 459 118 17.60 14.62 1493.2 1240.5 383.0 318.2 26 Nam Tiến 1 499 120 17.10 11.42 1427.3 953.5 342.5 228.8 27 Nam Tiến 2 448 114 13.30 12.45 1170.7 1096.0 296.6 277.7 28 Nội Con 2 480 98 16.10 12.62 1636.8 1283.3 335.1 262.7 29 Nội To 455 126 14.35 12.02 1141.0 955.9 315.3 264.2 30 Nước Giời 448 90 5.88 3.92 656.2 437.6 131.1 87.4 31 Núi Thượng 463 122 11.42 10.02 936.5 821.8 246.8 216.6 32 Phan Thượng 469 118 13.10 11.52 1109.2 975.6 279.1 245.5 33 Phố Cốc 442 110 5.30 4.32 479.9 391.2 120.0 97.8 34 Phú Lợi 484 120 20.50 11.92 1702.05 989.9 423.8 246.5 35 Quyết Thắng 2 517 127 21.15 19.42 1662.4 1526.8 409.2 375.8 36 Quyết Thắng 3 503 116 19.30 17.37 1665.4 1499.2 384.0 345.7 37 Quyết Tiến 1 484 100 15.76 13.62 1569.1 1356.3 325.8 281.6 38 Tân Đông 472 121 16.56 14.52 1366.8 1198.7 351.1 307.9 39 Tân Lập 455 113 7.30 4.72 647.4 418.7 160.4 103.8 40 Tân Mỹ 462 121 15.70 12.47 1298.4 1031.4 340.1 270.1 41 Tân Thịnh 389 115 7.70 6.88 668.4 597.1 198.1 176.9 42 Tấn Mỹ 572 152 11.32 10.08 747.0 665.0 197.9 176.1 43 Thôn Đình 483 103 13.10 11.02 1266.7 1065.9 271.4 228.4 44 Thôn Đồ 454 106 5.60 4.02 529.6 380.3 123.4 88.6 45 Thôn Đồng 453 111 15.52 11.72 1401.8 1058.7 342.7 258.8 46 Thôn Đậu 415 111 13.84 12.32 1248.8 1111.7 333.3 296.7 47 Thôn Càn 543 155 22.34 16.03 1442.7 1034.9 411.1 294.9 48 Thôn Cốc 546 125 6.01 5.03 481.2 402.4 110.1 92.1 49 Thôn Châu 554 151 22.30 15.03 1475.7 994.4 402.2 271.0 50 Thôn Danh 442 95 13.60 10.52 1424.8 1102.2 307.8 238.1 51 Thôn Dầu 526 123 12.29 11.02 995.7 893.2 233.8 209.7 52 Thôn Dinh 599 152 12.71 10.23 835.3 672.2 212.3 170.9 53 Thôn Dinh 443 99 9.30 7.92 934.9 796.3 210.0 178.8 54 Thôn ống 496 109 4.60 2.72 423.1 250.5 92.8 54.9 55 Thôn Giữa 501 131 6.30 4.77 481.4 364.8 125.6 95.2 56 Thôn Giữa 566 142 12.80 10.08 899.0 707.8 226.3 178.2 57 Thôn Giữa 563 139 8.10 6.53 581.4 468.5 143.8 115.9 58 Thôn Hạ 488 110 10.78 8.22 984.1 750.6 220.8 168.4 59 Thôn Hạ 579 153 12.45 11.53 815.4 755.0 215.1 199.2 60 Thôn Hưởng 8 542 131 23.65 18.13 1807.7 1385.5 436.1 334.2 61 Thôn Hèo A 447 113 21.60 20.02 1918.6 1778.4 482.9 447.6 62 Thôn ẻm 522 98 6.13 5.17 623.2 526.1 117.3 99.1 63 Thôn Kép 12 574 146 23.43 16.03 1609.4 1100.9 407.9 279.1 64 Thôn Lải 514 139 13.60 12.52 977.4 900.1 264.8 243.9 65 Thôn Mác 543 137 9.15 8.03 668.6 586.4 168.4 147.7 66 Thôn Mè 525 108 9.15 7.92 844.0 731.0 174.4 151.1 67 Thôn Ngoài 593 116 10.50 9.43 904.9 812.6 177.0 159.0 68 Thôn Sâu 590 140 6.50 5.03 464.4 359.3 110.2 85.2 69 Thôn Sàn 514 124 9.20 6.02 741.1 485.3 179.1 117.3 70 Thôn Sàn 484 116 17.70 15.92 1520.1 1367.4 365.9 329.1 71 Thôn Trung 588 167 9.65 8.38 578.2 502.0 164.2 142.6 72 Thôn Vàng 533 122 14.10 10.63 1159.4 873.7 264.3 199.2 73 Thôn Vạc 455 102 5.35 3.92 525.7 385.4 117.6 86.2 74 Thành Trung 541 131 6.50 4.63 496.9 353.6 120.1 85.5 75 Tiền Sơn 517 106 22.60 16.72 2127.5 1574.4 437.2 323.5 76 Trại Mới 524 125 14.80 12.02 1180.4 959.0 282.7 229.7 77 Tự Trên 496 118 14.90 13.02 1265.6 1106.2 300.5 262.6 78 Yên Lại 521 120 15.10 13.72 1254.9 1140.6 289.6 263.3 79 Đông Lễ 1 440 112 6.00 4.02 533.8 357.7 136.5 91.5 80 Đồng Kim 423 83 5.10 3.22 614.4 387.9 120.6 76.1 81 Bén Dưới 433 106 5.22 2.32 491.3 218.4 120.6 53.6 82 Cần Cốc 438 96 5.80 4.12 601.8 427.6 132.3 94.0 83 Nam Hoà 441 116 5.60 2.92 481.0 250.9 127.1 66.3 Loại IV 15,210 3,689 209.48 143.25 1 Đông Lễ 2 267 80 5.08 3.19 632.5 397.8 190.1 119.5 2 Đồi Nên 353 95 5.20 3.83 545.3 401.2 147.1 108.2 3 Đồng Khuôn 390 79 5.64 4.14 711.9 522.4 144.7 106.1 4 Đồng ú 364 64 5.40 3.83 848.8 601.9 148.2 105.1 5 An Thái 376 91 5.40 3.83 594.2 421.8 143.8 102.1 6 Ao Dẻ 1 392 96 5.80 4.70 602.4 488.1 147.9 119.8 7 Bén Trên 331 74 4.70 2.62 636.5 354.5 141.8 79.0 8 Cổng Phên 427 95 5.51 4.05 579.3 426.0 128.9 94.8 9 Cầu Bằng 340 86 5.60 4.02 650.8 467.3 164.6 118.2 10 Chùa Dưới 387 84 4.10 2.44 487.3 289.6 106.1 63.0 11 Chùa Ngoài 432 100 4.40 2.75 439.1 274.7 101.9 63.8 12 Chùa Trên 349 89 3.80 2.22 425.7 249.2 108.9 63.7 13 Chùa Trong 220 66 3.60 2.08 543.8 313.9 163.8 94.5 14 Kiễm Ngoài 361 74 4.90 3.53 666.3 479.7 135.7 97.7 15 Liên Hoà 441 119 5.72 4.62 479.0 386.6 129.8 104.8 16 Nam Lễ 1 308 85 5.55 3.91 650.7 458.4 180.1 126.9 17 Nam Lễ 2 437 111 5.27 3.81 473.3 341.7 120.5 87.0 18 Nam Tiến 3 434 103 5.70 4.00 552.0 387.7 131.3 92.2 19 Nội Con 1 436 114 5.60 4.95 489.9 433.4 128.4 113.6 20 Quyết Thắng 1 441 124 5.80 3.66 466.1 293.9 131.6 83.0 21 Tám Sào 419 96 5.60 4.05 583.9 422.2 133.8 96.7 22 Tân Lập 438 105 5.70 5.36 540.9 508.3 130.0 122.1 23 Tây Lễ 1 435 105 5.25 3.75 498.6 356.6 120.6 86.3 24 Tây Lễ 2 263 90 4.80 3.09 532.0 342.9 182.6 117.7 25 Thái Đào 336 98 4.90 1.97 500.3 201.1 145.9 58.6 26 Thôn Đồn 20 368 94 6.03 4.18 643.5 446.2 163.9 113.7 27 Thôn Bắp 309 76 4.00 2.11 524.1 276.4 129.3 68.2 28 Thôn Bền 384 73 5.20 2.88 711.4 393.5 135.3 74.8 29 Thôn Cổng 393 95 5.60 4.04 587.6 423.9 142.4 102.7 30 Thôn Cống 432 99 6.05 3.15 609.8 317.8 140.1 73.0 31 Thôn Chùa 427 100 4.70 2.95 469.5 294.8 110.0 69.1 32 Thôn Hưởng Sáu 424 100 5.81 4.65 580.8 464.9 137.0 109.6 33 Thôn Hèo B 243 62 5.31 3.89 860.0 629.4 218.5 159.9 34 Thôn Ngành 408 95 5.60 3.97 591.7 419.9 137.4 97.5 35 Thôn Nguộn 403 94 5.75 4.19 614.7 448.0 142.6 104.0 36 Thôn Pha 395 76 5.06 3.29 662.7 430.5 128.0 83.1 37 Thôn Rộng 425 92 5.90 2.93 640.9 318.4 138.7 68.9 38 Thôn Thọ 418 101 5.85 3.85 579.9 381.4 140.1 92.2 39 Trại Nội 387 112 4.30 3.18 383.4 283.8 111.2 82.3 40 Tự Dưới 415 93 5.30 3.60 571.0 387.5 127.6 86.6 Phụ lục 07 KẾT QUẢ PHÂN LOẠI ĐIỂM DÂN CƯ NĂM 2008 Stt Điểm dân cư Các chỉ tiêu phân loại Kết quả phân loại Vai trò, ý nghĩa Quy mô diện tích Quy mô dân số Vị trí phân bố I Xã Quang Thịnh 1 Đại Phú 2 A1 B2 C3 D1 1 2 Thôn Bằng A2 B3 C3 D1 1 3 An Lạc A3 B4 C4 D2 2 4 Cầu Đá A3 B3 C4 D2 2 5 Cầu Đen A3 B4 C4 D2 2 6 Ngọc Sơn A3 B2 C4 D2 2 7 Đồi Bụt A3 B4 C4 D3 3 8 Núi Thượng A3 B4 C4 D3 3 9 Phan Thượng A3 B4 C4 D3 3 10 Tân Thịnh A3 B4 C5 D3 3 11 Tấn Mỹ A3 B4 C4 D3 3 II Xã Tân Dĩnh 1 Thôn Am A1 B3 C3 D1 1 2 Thôn Giữa A2 B3 C3 D1 1 3 Thôn Trong A2 B3 C3 D1 1 4 Cầu Chính A3 B4 C4 D2 2 5 Dịnh Cầu A3 B4 C4 D2 2 6 Dĩnh Lục 1 A3 B4 C4 D2 2 7 Dĩnh Lục 2 A3 B4 C4 D2 2 8 Tân Mới A3 B4 C4 D2 2 9 Tân Văn 1 A3 B4 C4 D2 2 10 Tân Văn 2 A3 B4 C4 D2 2 11 Tân Văn 3 A3 B4 C4 D2 2 12 Vinh Sơn A3 B4 C4 D2 2 13 Dĩnh Xuyên A3 B4 C4 D3 3 III Tân Hưng 1 Bãi Xim A3 B4 C4 D2 2 2 Cây Táo A3 B4 C4 D2 2 3 Chuông vàng A3 B4 C4 D2 2 4 Hố Vầu A3 B4 C4 D2 2 5 Mỹ Hưng A3 B4 C4 D2 2 6 Sông Cùng A3 B4 C4 D2 2 7 Trung Phụ Ngoài A3 B4 C4 D2 2 8 Trung Phụ Trong A3 B4 C4 D2 2 9 Viĩnh Thịnh A3 B4 C4 D2 2 10 Đồng Nô A3 B4 C4 D3 3 11 Cao Thượng A3 B4 C4 D3 3 12 Cầu Bài A3 B4 C4 D3 3 13 Nước Giời A3 B4 C4 D3 3 14 Tân Dinh A3 B4 C4 D3 3 15 Trại Mới A3 B4 C4 D3 3 IV Xã Tân Thanh 1 Liên Sơn A1 B3 C3 D1 1 2 Thôn Chùa A2 B1 C3 D1 1 3 Trại Phúc Mãn A2 B3 C3 D1 1 4 Mải Hạ A3 B2 C4 D2 2 5 Thôn Chùa A3 B3 C4 D2 2 6 Thôn Chung A3 B2 C4 D2 2 7 Thôn Tư A3 B2 C4 D2 2 8 Thôn Thuận A3 B2 C4 D2 2 9 Tuấn Mỹ A3 B3 C4 D2 2 10 Tân Mỹ A3 B4 C4 D3 3 11 Thôn Châu A3 B3 C4 D3 3 12 Thôn Sàn A3 B4 C4 D3 3 V Xã Xuân Hương 1 Đại Giáp A1 B2 C3 D1 1 2 Cầu Trong A2 B2 C3 D1 1 3 Thôn Đông A2 B2 C3 D1 1 4 Thôn Ngoẹn A2 B3 C3 D1 1 5 Thôn Tây A2 B2 C3 D1 1 6 Thôn Gai A3 B4 C4 D2 2 7 Thôn Hoa A3 B4 C4 D2 2 8 Thôn Lẻ A3 B4 C4 D2 2 9 Thôn Vườn A3 B4 C4 D2 2 10 Thôn Đình A3 B4 C4 D3 3 VI Xã Yên Mỹ 1 Hoành Sơn A1 B2 C3 D1 1 2 Đầu Cầu A3 B3 C4 D2 2 3 Ao Luông A3 B3 C4 D2 2 4 Thống Nhất A3 B3 C4 D2 2 5 Yên Vi nh A3 B3 C4 D2 2 6 Đồng Cống A3 B4 C4 D3 3 7 Đồng Lạc A3 B4 C5 D3 3 8 An Long A3 B4 C4 D3 3 9 Yên Lại A3 B4 C4 D3 3 10 Thôn Bền A4 B4 C5 D3 4 11 Thôn Ngành A4 B4 C5 D3 4 VII Xã Đại Lâm 1 Cầu Ngoài A1 B3 C3 D1 1 2 Thôn Dễu A3 B3 C4 D2 2 3 Thôn Hậu A3 B2 C4 D2 2 4 Thôn Tiền A3 B3 C4 D2 2 5 Thôn Trại A3 B2 C4 D2 2 6 Thôn Biếc A3 B3 C4 D3 3 7 Thôn Dầu A3 B4 C4 D3 3 8 Thôn Lải A3 B4 C4 D3 3 VIII Xã Mỹ Thái 1 Bãi Cả A1 B3 C3 D1 1 2 Thôn Cả A2 B3 C3 D1 1 3 Thôn Cẩy A2 B2 C3 D1 1 4 Chi Lễ A3 B3 C4 D2 2 5 Thôn Cò A3 B3 C4 D2 2 6 Thôn Nguyên A3 B4 C4 D2 2 7 Thôn Hạ A3 B4 C4 D3 3 8 Thôn Thượng A3 B4 C4 D3 3 IX Xã Dơng Đức 1 Cầu Gỗ A1 B3 C3 D1 1 2 Cầu Đầm A3 B2 C4 D2 2 3 Cầu Ván A3 B3 C4 D2 2 4 Đồng Than A3 B4 C4 D3 3 5 Đức Thọ A3 B4 C4 D3 3 6 Lâm Sơn A3 B4 C4 D3 3 7 Thôn Đồng A3 B4 C4 D3 3 8 Thôn Đậu A3 B4 C4 D3 3 9 Thôn Danh A3 B4 C4 D3 3 10 Thôn Thị A3 B3 C4 D3 3 11 Cổng Phên A4 B4 C5 D3 4 12 Thôn Cổng A4 B4 C5 D3 4 13 Thôn Chùa A4 B5 C5 D3 4 14 Thôn Thọ A4 B4 C5 D3 4 X Xã Nghĩa Hưng 1 Quảng Mô A2 B2 C3 D1 1 2 Tân Sơn A1 B3 C3 D1 1 3 Thôn Dâu A3 B3 C4 D2 2 4 Thôn Khoát A3 B4 C4 D2 2 5 Thôn Trằm A3 B4 C4 D2 2 6 Bờ Lở A3 B4 C4 D3 3 7 Thôn Giữa A3 B4 C4 D3 3 8 Thôn Sỏi A3 B4 C4 D3 3 XI Xã Hương Lạc 1 Ao Dẻ 2 A3 B4 C4 D3 3 2 Kiễm Trong A3 B4 C4 D3 3 3 Nội Con 2 A3 B4 C4 D3 3 4 Nội To A3 B4 C4 D3 3 5 Rừng Trướng A3 B4 C4 D3 3 6 Thôn ống A3 B5 C4 D3 3 7 Thôn Má A3 B4 C4 D3 3 8 Thôn Vàng A3 B4 C4 D3 3 9 Tự Trên A3 B4 C4 D3 3 10 Ao Dẻ 1 A4 B4 C5 D3 4 11 Bén Dưới A4 B4 C5 D3 4 12 Bén Trên A4 B5 C5 D3 4 13 Chùa Dưới A4 B5 C5 D3 4 14 Chùa Ngoài A4 B5 C5 D3 4 15 Chùa Trên A4 B5 C5 D3 4 16 Chùa Trong A4 B5 C5 D3 4 17 Kiễm Ngoài A4 B5 C5 D3 4 18 Nội Con 1 A4 B4 C5 D3 4 19 Thôn Bắp A4 B5 C5 D3 4 20 Thôn Rộng A4 B4 C5 D3 4 21 Tự Dưới A4 B4 C5 D3 4 XII Xã Phi Mô 1 Đồng Thuỷ A2 B1 C3 D1 1 2 Hương Mẫn A1 B2 C3 D1 1 3 Phúc Mãn A2 B3 C3 D1 1 4 Tân Luận A2 B2 C3 D1 1 5 Thôn Giạ A2 B3 C3 D1 1 6 Thôn Ngoài A2 B2 C3 D1 1 7 Phú Độ A3 B4 C4 D2 2 8 Tân Thành A3 B4 C4 D2 2 XIII Xã Tân Thịnh 1 Phi Mô A1 B2 C3 D1 1 2 Thôn Cả A2 B3 C3 D1 1 3 Thôn Đông 1 A3 B3 C4 D2 2 4 Thôn Đông 3 A3 B3 C4 D2 2 5 Thôn Lèo A3 B4 C4 D2 2 6 Thôn Vac A3 B4 C4 D2 2 7 Thanh Bình A3 B3 C4 D2 2 8 Thôn Đông 2 A3 B4 C4 D3 3 9 Thôn Dinh A3 B4 C4 D3 3 10 Thôn Hải A3 B4 C4 D3 3 11 Thôn Hạ A3 B4 C4 D3 3 12 Thôn Tân A3 B4 C4 D3 3 XIV Xã Xương Lâm 1 Đông Thịnh A3 B4 C4 D3 3 2 Nam Lễ 3 A3 B4 C4 D3 3 3 Nam Tiến 1 A3 B4 C4 D3 3 4 Nam Tiến 2 A3 B4 C4 D3 3 5 Quyết Thắng 2 A3 B3 C4 D3 3 6 Quyết Thắng 3 A3 B4 C4 D3 3 7 Quyết Tiến 1 A3 B4 C4 D3 3 8 Quyết Tiến 2 A3 B4 C4 D3 3 9 Tân Hoà A3 B4 C4 D3 3 10 Tân Thiếp A3 B4 C4 D3 3 11 Đông Lễ 1 A4 B4 C5 D3 4 12 Đông Lễ 2 A4 B4 C5 D3 4 13 Liên Hoà A4 B4 C5 D3 4 14 Nam Hoà A4 B4 C5 D3 4 15 Nam Lễ 1 A4 B4 C5 D3 4 16 Nam Lễ 2 A4 B4 C5 D3 4 17 Nam Tiến 3 A4 B4 C5 D3 4 18 Quyết Thắng 1 A4 B4 C5 D3 4 19 Tây Lễ 1 A4 B4 C5 D3 4 20 Tây Lễ 2 A4 B5 C5 D3 4 XV Xã Tiên Lục 1 Đại Phú 1 A2 B2 C3 D1 1 2 Dĩnh Tân A2 B3 C3 D1 1 3 Quang Hiển A2 B2 C3 D1 1 4 Thôn Đồn 19 A2 B2 C3 D1 1 5 Thôn De A2 B3 C3 D1 1 6 Thôn Hạ A1 B3 C3 D1 1 7 Thôn Nguội A2 B1 C3 D1 1 8 Thôn Giếng A3 B3 C4 D2 2 9 Thôn Vàng A3 B3 C4 D2 2 10 Đồng Kim A4 B4 C5 D3 4 11 Tám Sào A4 B4 C5 D3 4 XVI Xã Dĩnh Trì 1 Thôn Nguận A3 B4 C4 D2 2 2 Thôn Núi A3 B4 C4 D2 2 3 Thôn Núm A3 B4 C4 D2 2 4 Thôn Riễu A3 B4 C4 D2 2 5 Thôn Thuyền A3 B4 C3 D2 2 6 Đông Mo A3 B4 C4 D3 3 7 Đông Nghè A3 B4 C4 D3 3 8 Bãi ổi A3 B4 C4 D3 3 9 Phố Cốc A3 B4 C4 D3 3 10 Rừng Trong A3 B4 C4 D3 3 11 Thôn Cầu A3 B4 C4 D3 3 12 Thôn Cốc A3 B4 C4 D3 3 13 Thành Trung A3 B4 C4 D3 3 14 Đồi Nên A4 B4 C5 D3 4 15 Trại Nội A4 B5 C5 D3 4 XVII Xã Nghĩa Hoà 1 Thôn Sậm A1 B3 C3 D1 1 2 Thôn Thượng A2 B2 C3 D1 1 3 Thôn Đảng A3 B4 C4 D2 2 4 Thôn Heo A3 B4 C4 D2 2 5 Đình Cẩu A3 B4 C4 D3 3 6 Hồ Thanh A3 B4 C4 D3 3 7 Tân Lập A3 B4 C4 D3 3 8 Thôn Giữa A3 B4 C4 D3 3 9 Thôn Sâu A3 B4 C4 D3 3 10 Thôn Vàng A3 B4 C4 D3 3 XVIII Xã Thái Đào 1 Thôn Then A1 B2 C3 D1 1 2 Tuấn Thịnh A2 B2 C3 D1 1 3 Thôn Chùa A3 B3 C4 D2 2 4 Thôn Ghép A3 B3 C4 D2 2 5 Thôn Mầu A3 B3 C4 D2 2 6 Thôn Mỹ A3 B3 C4 D2 2 7 Thiếp Trì A3 B3 C4 D2 2 8 Tân Đông A3 B4 C4 D3 3 9 Thôn Đồ A3 B4 C4 D3 3 10 Thôn Gốm A3 B4 C4 D3 3 11 Thôn Vạc A3 B4 C4 D3 3 12 An Thái A4 B4 C5 D3 4 13 Tân Lập A4 B4 C5 D3 4 14 Thái Đào A4 B5 C5 D3 4 15 Thôn Cống A4 B4 C5 D3 4 XIX Xã Mý Hà 1 Thôn Đụn A3 B4 C4 D2 2 2 Thôn Cánh A3 B4 C4 D2 2 3 Thôn Nhuần A3 B4 C4 D2 2 4 Thôn Thị A3 B4 C4 D2 2 5 Thôn Trám A3 B4 C4 D2 2 6 Thôn Đồi A3 B4 C4 D3 3 7 Thôn Dinh A3 B4 C4 D3 3 8 Thôn Giữa A3 B4 C4 D3 3 9 Thôn Ngoài A3 B4 C4 D3 3 10 Thôn Sàn A3 B4 C4 D3 3 11 Thôn Trung A3 B4 C4 D3 3 XX Xã Hương Sơn 1 Bến Phà A2 B3 C3 D1 1 2 Hương Thân A2 B2 C3 D1 1 3 Thanh Lương A1 B2 C3 D1 1 4 Vinh Quang A2 B3 C3 D1 1 5 Thôn Kép 11 A3 B2 C4 D2 2 6 Việt Hương A3 B2 C4 D2 2 7 Cánh Phượng A3 B3 C4 D3 3 8 Chí Mìu A3 B4 C4 D3 3 9 Hố Cao A3 B3 C4 D3 3 10 Khuân Giàn A3 B4 C4 D3 3 11 Phú Lợi A3 B3 C4 D3 3 12 Thôn Càn A3 B3 C4 D3 3 13 Thôn Hưởng 8 A3 B3 C4 D3 3 14 Thôn Hèo A A3 B3 C4 D3 3 15 Thôn Kép 12 A3 B3 C4 D3 3 16 Thôn Quỳnh A3 B3 C4 D3 3 17 Tiền Sơn A3 B3 C4 D3 3 18 Đồng Khuôn A4 B4 C5 D3 4 19 Đồng ú A4 B4 C5 D3 4 20 Cần Cốc A4 B4 C5 D3 4 21 Cầu Bằng A4 B4 C5 D3 4 22 Thôn Đồn 20 A4 B4 C5 D3 4 23 Thôn Hưởng Sáu A4 B4 C5 D3 4 24 Thôn Hèo B A4 B4 C5 D3 4 XXI Xã An Hà 1 Đồi Giang A3 B4 C4 D2 2 2 Hôn Vàng A3 B4 C4 D2 2 3 Thôn Đông A3 B4 C4 D2 2 4 Thôn Bằng A3 B4 C4 D2 2 5 Thôn Hà A3 B4 C4 D2 2 6 Thôn Kép A3 B4 C4 D2 2 7 Thôn Mia A3 B4 C4 D2 2 8 Thôn Trạng A3 B4 C4 D2 2 9 Thôn ẻm A3 B4 C4 D3 3 10 Thôn Mác A3 B4 C4 D3 3 11 Thôn Mè A3 B4 C4 D3 3 12 Thôn Nguộn A4 B4 C5 D3 4 13 Thôn Pha A4 B4 C5 D3 4 XXII Xã Đào Mý 1 Đồng Quang A3 B4 C4 D2 2 2 Bến Cát A3 B4 C4 D2 2 3 Gai Bún A3 B3 C4 D2 2 4 Nùa Quán A3 B4 C4 D2 2 5 Núi Dứa A3 B4 C4 D2 2 6 Ruồng Cái A3 B4 C4 D2 2 7 Tân Hoa A3 B3 C4 D2 2 8 Tân Phúc A3 B4 C4 D2 2 9 Tây Lò A3 B4 C4 D2 2 10 Đông Thắm A3 B4 C4 D3 3 11 Mỹ Phúc A3 B4 C4 D3 3 Phụ lục 08 KẾT QUẢ PHÂN LOẠI ĐIỂM DÂN CƯ NĂM 2020 Stt Điểm dân cư Các chỉ tiêu phân loại Kết quả phân loại Vai trò, ý nghĩa Quy mô diện tích Quy mô dân số Vị trí phân bố I Xã Quang Thịnh 1 Đại Phú 2 A1 B2 C3 D1 1 2 Thôn Bằng A2 B3 C3 D1 1 3 An Lạc A2 B4 C4 D1 1 4 Cầu Đá A2 B3 C4 D1 1 5 Cầu Đen A3 B4 C4 D2 2 6 Ngọc Sơn A3 B2 C4 D2 2 7 Đồi Bụt A3 B4 C4 D3 3 8 Núi Thượng A3 B4 C4 D3 3 9 Phan Thượng A3 B4 C4 D3 3 10 Tân Thịnh A3 B4 C5 D3 3 11 Tấn Mỹ A3 B4 C4 D3 3 II Xã Tân Dĩnh 1 Thôn Am A1 B3 C3 D1 1 2 Thôn Giữa A2 B3 C3 D1 1 3 Thôn Trong A2 B3 C3 D1 1 4 Cầu Chính A3 B4 C4 D2 2 5 Dịnh Cầu A3 B4 C4 D2 2 6 Dĩnh Lục 1 A3 B4 C4 D2 2 7 Dĩnh Lục 2 A3 B4 C4 D2 2 8 Tân Mới A3 B4 C4 D2 2 9 Tân Văn 1 A3 B4 C4 D2 2 10 Tân Văn 2 A3 B4 C4 D2 2 11 Tân Văn 3 A3 B4 C4 D2 2 12 Vinh Sơn A3 B4 C4 D2 2 13 Dĩnh Xuyên A3 B4 C4 D2 2 III Tân Hưng 1 Bãi Xim A3 B4 C4 D2 2 2 Cây Táo A3 B4 C4 D2 2 3 Chuông vàng A3 B4 C4 D2 2 4 Hố Vầu A3 B4 C4 D2 2 5 Mỹ Hưng A3 B4 C4 D2 2 6 Sông Cùng A3 B4 C4 D2 2 7 Trung Phụ Ngoài A3 B4 C3 D2 2 8 Trung Phụ Trong A3 B4 C4 D2 2 9 Viĩnh Thịnh A3 B4 C4 D2 2 10 Đồng Nô A3 B4 C4 D2 2 11 Cao Thượng A3 B4 C4 D3 3 12 Cầu Bài A3 B4 C4 D3 3 13 Nước Giời A3 B4 C4 D3 3 14 Tân Dinh A3 B4 C4 D3 3 15 Trại Mới A3 B4 C4 D3 3 IV Xã Tân Thanh 1 Liên Sơn A1 B3 C3 D1 1 2 Thôn Chùa A2 B1 C3 D1 1 3 Trại Phúc Mãn A2 B3 C3 D1 1 4 Mải Hạ A2 B2 C4 D1 1 5 Thôn Chùa A2 B3 C3 D1 1 6 Thôn Chung A2 B2 C4 D1 1 7 Thôn Tư A3 B2 C4 D2 2 8 Thôn Thuận A3 B2 C4 D2 2 9 Tuấn Mỹ A3 B3 C4 D2 2 10 Tân Mỹ A3 B4 C4 D3 3 11 Thôn Châu A3 B3 C4 D3 3 12 Thôn Sàn A3 B4 C4 D3 3 V Xã Xuân Hương 1 Đại Giáp A1 B2 C3 D1 1 2 Cầu Trong A2 B2 C3 D1 1 3 Thôn Đông A2 B2 C3 D1 1 4 Thôn Ngoẹn A2 B3 C3 D1 1 5 Thôn Tây A2 B2 C3 D1 1 6 Thôn Gai A2 B4 C3 D1 1 7 Thôn Hoa A3 B4 C4 D2 2 8 Thôn Lẻ A3 B4 C4 D2 2 9 Thôn Vườn A3 B4 C4 D2 2 10 Thôn Đình A3 B4 C4 D3 3 VI Xã Yên Mỹ 1 Hoành Sơn A1 B2 C3 D1 1 2 Đầu Cầu A3 B3 C4 D2 2 3 Ao Luông A3 B3 C4 D2 2 4 Thống Nhất A3 B3 C4 D2 2 5 Yên Vi nh A3 B3 C4 D2 2 6 Đồng Cống A3 B4 C4 D3 3 7 Đồng Lạc A3 B4 C5 D3 3 8 An Long A3 B4 C4 D3 3 9 Yên Lại A3 B4 C4 D3 3 10 Thôn Bền A4 B4 C5 D3 4 11 Thôn Ngành A4 B4 C5 D3 4 VII Xã Đại Lâm 1 Cầu Ngoài A1 B3 C3 D1 1 2 Thôn Dễu A3 B3 C4 D2 2 3 Thôn Hậu A3 B2 C4 D2 2 4 Thôn Tiền A3 B3 C4 D2 2 5 Thôn Trại A3 B2 C4 D2 2 6 Thôn Biếc A3 B3 C4 D2 2 7 Thôn Dầu A3 B4 C4 D3 3 8 Thôn Lải A3 B4 C4 D3 3 VIII Xã Mỹ Thái 1 Bãi Cả A1 B3 C3 D1 1 2 Thôn Cả A2 B3 C3 D1 1 3 Thôn Cẩy A2 B2 C3 D1 1 4 Chi Lễ A2 B3 C3 D1 1 5 Thôn Cò A2 B3 C3 D1 1 6 Thôn Nguyên A3 B4 C4 D2 2 7 Thôn Hạ A3 B4 C4 D3 2 8 Thôn Thượng A3 B4 C4 D3 3 IX Xã Dương Đức 1 Cầu Gỗ A1 B3 C3 D1 1 2 Cầu Đầm A3 B2 C4 D2 2 3 Cầu Ván A3 B3 C4 D2 2 4 Đồng Than A3 B4 C4 D3 2 5 Đức Thọ A3 B4 C4 D3 3 6 Lâm Sơn A3 B4 C4 D3 3 7 Thôn Đồng A3 B4 C4 D3 3 8 Thôn Đậu A3 B4 C4 D3 3 9 Thôn Danh A3 B4 C4 D3 3 10 Thôn Thị A3 B3 C4 D3 3 11 Cổng Phên A4 B4 C4 D3 4 12 Thôn Cổng A4 B4 C5 D3 4 13 Thôn Chùa A4 B5 C4 D3 4 14 Thôn Thọ A4 B4 C4 D3 4 X Xã Nghĩa Hưng 1 Quảng Mô A2 B2 C3 D1 1 2 Tân Sơn A1 B3 C3 D1 1 3 Thôn Dâu A2 B3 C3 D2 1 4 Thôn Khoát A3 B4 C4 D2 2 5 Thôn Trằm A3 B4 C4 D2 2 6 Bờ Lở A3 B4 C4 D2 2 7 Thôn Giữa A3 B4 C4 D3 3 8 Thôn Sỏi A3 B4 C4 D3 3 XI Xã Hương Lạc 1 Ao Dẻ 2 A3 B4 C4 D2 2 2 Kiễm Trong A3 B4 C4 D2 2 3 Nội Con 2 A3 B4 C4 D3 3 4 Nội To A3 B4 C4 D3 3 5 Rừng Trướng A3 B4 C4 D3 3 6 Thôn ống A3 B5 C4 D3 3 7 Thôn Má A3 B4 C4 D3 3 8 Thôn Vàng A3 B4 C4 D3 3 9 Tự Trên A3 B4 C4 D3 3 10 Ao Dẻ 1 A4 B4 C4 D3 3 11 Bén Dưới A4 B4 C5 D3 4 12 Bén Trên A4 B5 C5 D3 4 13 Chùa Dưới A4 B5 C5 D3 4 14 Chùa Ngoài A4 B5 C4 D3 4 15 Chùa Trên A4 B5 C5 D3 4 16 Chùa Trong A4 B5 C5 D3 4 17 Kiễm Ngoài A4 B5 C5 D3 4 18 Nội Con 1 A4 B4 C4 D3 4 19 Thôn Bắp A4 B5 C5 D3 4 20 Thôn Rộng A4 B4 C4 D3 4 21 Tự Dưới A4 B4 C4 D3 4 XII Xã Phi Mô 1 Đồng Thuỷ A2 B1 C3 D1 1 2 Hương Mẫn A1 B2 C3 D1 1 3 Phúc Mãn A2 B3 C3 D1 1 4 Tân Luận A2 B2 C3 D1 1 5 Thôn Giạ A2 B3 C3 D1 1 6 Thôn Ngoài A2 B2 C3 D1 1 7 Phú Độ A3 B4 C4 D2 2 8 Tân Thành A3 B4 C4 D2 2 XIII Xã Tân Thịnh 1 Phi Mô A1 B2 C3 D1 1 2 Thôn Cả A2 B3 C3 D1 1 3 Thôn Đông 1 A2 B3 C4 D1 1 4 Thôn Đông 3 A3 B3 C4 D2 2 5 Thôn Lèo A3 B4 C4 D2 2 6 Thôn Vac A3 B4 C4 D2 2 7 Thanh Bình A3 B3 C4 D2 2 8 Thôn Đông 2 A3 B4 C4 D2 2 9 Thôn Dinh A3 B4 C4 D2 2 10 Thôn Hải A3 B4 C4 D2 2 11 Thôn Hạ A3 B4 C4 D3 3 12 Thôn Tân A3 B4 C4 D3 3 XIV Xã Xương Lâm 1 Đông Thịnh A3 B4 C4 D2 2 2 Nam Lễ 3 A3 B4 C4 D2 2 3 Nam Tiến 1 A3 B4 C4 D2 2 4 Nam Tiến 2 A3 B4 C4 D3 3 5 Quyết Thắng 2 A3 B3 C4 D3 3 6 Quyết Thắng 3 A3 B4 C4 D3 3 7 Quyết Tiến 1 A3 B4 C4 D3 3 8 Quyết Tiến 2 A3 B4 C4 D3 3 9 Tân Hoà A3 B4 C4 D3 3 10 Tân Thiếp A3 B4 C4 D3 3 11 Đông Lễ 1 A3 B4 C4 D3 3 12 Đông Lễ 2 A3 B4 C4 D3 3 13 Liên Hoà A4 B4 C5 D3 4 14 Nam Hoà A4 B4 C4 D3 4 15 Nam Lễ 1 A4 B4 C5 D3 4 16 Nam Lễ 2 A4 B4 C4 D3 4 17 Nam Tiến 3 A4 B4 C4 D3 4 18 Quyết Thắng 1 A4 B4 C4 D3 4 19 Tây Lễ 1 A4 B4 C4 D3 4 20 Tây Lễ 2 A4 B5 C5 D3 4 XV Xã Tiên Lục 1 Đại Phú 1 A2 B2 C3 D1 1 2 Dĩnh Tân A2 B3 C3 D1 1 3 Quang Hiển A2 B2 C3 D1 1 4 Thôn Đồn 19 A2 B2 C3 D1 1 5 Thôn De A2 B3 C3 D1 1 6 Thôn Hạ A1 B3 C3 D1 1 7 Thôn Nguội A2 B1 C3 D1 1 8 Thôn Giếng A2 B3 C3 D1 1 9 Thôn Vàng A3 B3 C4 D2 2 10 Đồng Kim A3 B4 C4 D3 3 11 Tám Sào A4 B4 C4 D3 4 XVI Xã Dĩnh Trì 1 Thôn Nguận A1 B4 C3 D1 1 2 Thôn Núi A2 B4 C3 D1 1 3 Thôn Núm A3 B4 C4 D2 2 4 Thôn Riễu A3 B4 C4 D2 2 5 Thôn Thuyền A3 B4 C3 D2 2 6 Đông Mo A3 B4 C4 D2 2 7 Đông Nghè A3 B4 C4 D2 2 8 Bãi ổi A3 B4 C4 D2 2 9 Phố Cốc A3 B4 C4 D3 3 10 Rừng Trong A3 B4 C4 D3 3 11 Thôn Cầu A3 B4 C4 D3 3 12 Thôn Cốc A3 B4 C4 D3 3 13 Thành Trung A3 B4 C4 D3 3 14 Đồi Nên A4 B4 C5 D3 4 15 Trại Nội A4 B5 C5 D3 4 XVII Xã Nghĩa Hoà 1 Thôn Sậm A1 B3 C3 D1 1 2 Thôn Thượng A2 B2 C3 D1 1 3 Thôn Đảng A3 B4 C4 D2 2 4 Thôn Heo A3 B4 C4 D2 2 5 Đình Cẩu A3 B4 C4 D2 2 6 Hồ Thanh A3 B4 C4 D3 3 7 Tân Lập A3 B4 C4 D3 3 8 Thôn Giữa A3 B4 C4 D3 3 9 Thôn Sâu A3 B4 C4 D3 3 10 Thôn Vàng A3 B4 C4 D3 3 XVIII Xã Thái Đào 1 Thôn Then A1 B2 C3 D1 1 2 Tuấn Thịnh A2 B2 C3 D1 1 3 Thôn Chùa A2 B3 C4 D1 1 4 Thôn Ghép A3 B3 C4 D2 2 5 Thôn Mầu A3 B3 C4 D2 2 6 Thôn Mỹ A3 B3 C4 D2 2 7 Thiếp Trì A3 B3 C4 D2 2 8 Tân Đông A3 B4 C4 D2 2 9 Thôn Đồ A3 B4 C4 D3 3 10 Thôn Gốm A3 B4 C4 D3 3 11 Thôn Vạc A3 B4 C4 D3 3 12 An Thái A4 B4 C5 D3 4 13 Tân Lập A4 B4 C4 D3 4 14 Thái Đào A4 B5 C5 D3 4 15 Thôn Cống A4 B4 C4 D3 4 XIX Xã Mý Hà 1 Thôn Đụn A3 B4 C4 D2 2 2 Thôn Cánh A3 B4 C4 D2 2 3 Thôn Nhuần A3 B4 C4 D2 2 4 Thôn Thị A3 B4 C4 D2 2 5 Thôn Trám A3 B4 C4 D2 2 6 Thôn Đồi A3 B4 C4 D2 2 7 Thôn Dinh A3 B4 C4 D3 3 8 Thôn Giữa A3 B4 C4 D3 3 9 Thôn Ngoài A3 B4 C4 D3 3 10 Thôn Sàn A3 B4 C4 D3 3 11 Thôn Trung A3 B4 C4 D3 3 XX Xã Hương Sơn 1 Bến Phà A2 B3 C3 D1 1 2 Hương Thân A2 B2 C3 D1 1 3 Thanh Lương A1 B2 C3 D1 1 4 Vinh Quang A2 B3 C3 D1 1 5 Thôn Kép 11 A3 B2 C4 D2 2 6 Việt Hương A3 B2 C4 D2 2 7 Cánh Phượng A3 B3 C4 D3 2 8 Chí Mìu A3 B4 C4 D3 3 9 Hố Cao A3 B3 C4 D3 3 10 Khuân Giàn A3 B4 C4 D3 3 11 Phú Lợi A3 B3 C4 D3 3 12 Thôn Càn A3 B3 C4 D3 3 13 Thôn Hưởng 8 A3 B3 C4 D3 3 14 Thôn Hèo A A3 B3 C4 D3 3 15 Thôn Kép 12 A3 B3 C4 D3 3 16 Thôn Quỳnh A3 B3 C4 D3 3 17 Tiền Sơn A3 B3 C4 D3 3 18 Đồng Khuôn A4 B4 C4 D3 3 19 Đồng ú A4 B4 C5 D3 4 20 Cần Cốc A4 B4 C5 D3 4 21 Cầu Bằng A4 B4 C5 D3 4 22 Thôn Đồn 20 A4 B4 C5 D3 4 23 Thôn Hưởng Sáu A4 B4 C4 D3 4 24 Thôn Hèo B A4 B4 C5 D3 4 XXI Xã An Hà 1 Đồi Giang A3 B4 C4 D2 2 2 Hôn Vàng A3 B4 C4 D2 2 3 Thôn Đông A3 B4 C4 D2 2 4 Thôn Bằng A3 B4 C4 D2 2 5 Thôn Hà A3 B4 C4 D2 2 6 Thôn Kép A3 B4 C4 D2 2 7 Thôn Mia A3 B4 C4 D2 2 8 Thôn Trạng A3 B4 C4 D2 2 9 Thôn ẻm A3 B4 C4 D3 3 10 Thôn Mác A3 B4 C4 D3 3 11 Thôn Mè A3 B4 C4 D3 3 12 Thôn Nguộn A4 B4 C4 D3 4 13 Thôn Pha A4 B4 C5 D3 4 XXII Xã Đào Mý 1 Đồng Quang A1 B4 C3 D1 1 2 Bến Cát A2 B4 C3 D1 1 3 Gai Bún A2 B3 C3 D1 1 4 Nùa Quán A3 B4 C4 D2 2 5 Núi Dứa A3 B4 C4 D2 2 6 Ruồng Cái A3 B4 C4 D2 2 7 Tân Hoa A3 B3 C4 D2 2 8 Tân Phúc A3 B4 C4 D2 2 9 Tây Lò A3 B4 C4 D2 2 10 Đông Thắm A3 B4 C4 D3 3 11 Mỹ Phúc A3 B4 C4 D3 3 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHQL09008.doc
Tài liệu liên quan