Nghiên cứu tiền khả thi dự án xây dựng nhà máy sấy nông sản

Chương 3: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG Mục đích của việc phân tích thị trường nhằm để tìm hiểu: nhu cầu của thị trường, giá bán và chi phí của sản phẩm, dự báo sản lượng của dự án, định hướng chất lượng của thị trường, và sau cùng là xác định các sản phẩm chủ đạo của dự án. Các thông số này là những số liệu cần thiết cho việc phân tích tài chính và phân tích kinh tế ở chương tiếp theo. Tất cả nguồn dữ liệu về thị trường như: danh mục các loại sản phẩm, tình hình sản xuất trong nước, tình hình nhập kh

doc23 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2144 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu tiền khả thi dự án xây dựng nhà máy sấy nông sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẩu, lượng tiêu thụ, nhu cầu, giá sản phẩm, giá nguyên liệu, xu hướng yêu cầu về mặt chất lượng của thị trường, số liệu dự báo tốc độ tăng trưởng của các chuyên gia … được tác giả trực tiếp thu thập, điều tra từ các nhà tiêu thụ, nhà cung cấp, các chuyên gia trong ngành và sau đó xử lý nội nghiệp để có được các dữ liệu cần thiết cho quá trình phân tích. Riêng số liệu dự báo tốc độ tăng trưởng của ngành được thu thập từ Viện Kinh Tế thành phố Hồ Chí Minh và được sử dụng nguyên nội dung trong quá trình phân tích. Để đơn giản trong việc diễn giải, toàn bộ ngôn từ “thị trường” được trình bày trong chương này sẽ được hiểu là thị trường Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh lân cận miền Đông nam bộ. 3.1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN SẤY Các mục được giới thiệu trong phần này bao gồm: danh mục các loại sản phẩm, tình hình sản xuất trong nước, tình hình nhập khẩu từ nước ngoài và danh sách khách hàng tiêu thụ các sản phẩm nông sản sấy. 3.1.1 Danh mục các loại sản phẩm Bằng trực tiếp khảo sát và điều tra qua các nhà sản xuất chế biến thực phẩm ăn liền trên thị trường, các loại nông sản sấy khô hiện đang được dùng trong ngành chế biến thực phẩm ăn liền bao gồm các sản phẩm sau: Bảng 3.1: Danh mục các loại nông sản sấy dùng trong ngành chế biến thực phẩm ăn liền Stt Tên nông sản sấy Được sử dụng cho 1 Hành hương sấy Mì ăn liền, cháo ăn liền, hủ tíu/phở ăn liền 2 Hành paro sấy Mì ăn liền, cháo ăn liền, hủ tíu/phở ăn liền 3 Bắp cải sấy Mì ăn liền, hủ tíu/phở ăn liền 4 Cà rốt sấy Mì ăn liền, hủ tíu/phở ăn liền 5 Ớt sấy Mì ăn liền, cháo ăn liền, hủ tíu/phở ăn liền 6 Ngò sấy Cháo ăn liền, hủ tíu/phở ăn liền 7 Rau thơm sấy Cháo ăn liền, hủ tíu/phở ăn liền 8 Kim chi sấy Mì ăn liền 9 Bột tỏi sấy Bột nêm gia vị 10 Bột hành sấy Bột nêm gia vị 11 Bột ớt sấy Mì ăn liền, hủ tíu ăn liền, bột nêm gia vị (Nguồn: Khảo sát điều tra - Tháng 12 Năm 2002) 3.1.2 Tình hình sản xuất các sản phẩm nông sản sấy trong nước Qua trực tiếp khảo sát và tìm hiểu thị trường đã cho thấy có sự tồn tại hai xu hướng về cấp loại sản phẩm: Chất lượng cao - giá cao và Chất lượng không cao - giá rẻ. Các sản phẩm nông sản sấy với chất lượng cao thường được sử dụng cho các loại thực phẩm ăn liền cao cấp dùng để tiêu thụ nội địa hoặc xuất khẩu. Tuy nhiên các sản phẩm với chất lượng chưa cao nhưng giá rẻ vẫn có thị trường của nó và đang tồn tại song song với các sản phẩm chất lượng cao. Để có thể hiểu rõ thêm khái niệm thế nào là sản phẩm chất lượng cao và sản phẩm chất lượng chưa cao, Bảng 3.2 dưới đây sẽ mô tả các tiêu chuẩn mà một sản phẩm chất lượng cao cần phải đạt được. Các sản phẩm không đạt được các tiêu chuẩn này thì được xem là chưa đạt chất lượng cao. Bảng 3.2: Tiêu chuẩn để sản phẩm nông sản sấy đạt chất lượng cao Vi khuẩn Ecoli Vi khuẩn Hiếu khí Độ ẩm Hình dáng Độ phục hồi Th.gian bảo quản Dị vật Thuốc trừ sâu Hoàn toàn không có Không vượt quá 105 đ.vị Không cao hơn 10% Đạt 80% qui cách trở lên Không quá 5 phút Không dưới 6 tháng Lựa bằng mắt và dò k.loại Theo tiêu chuẩn TCVN (Nguồn: TCVN, Tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm Nhật Bản) Điển hình trong ngành chế biến nông sản sấy với chất lượng cao, ta có thể thấy các tên tuổi sau đây: Công ty Asuzac Foods và Công ty Thanh Thủy. Ngoài hai doanh nghiệp khá nổi tiếng nêu trên, hầu hết các cơ sở tư nhân chế biến nhỏ còn lại hiện đang cung ứng các sản phẩm sấy với chất lượng chưa được kiểm soát chặt chẽ. Bảng 3.3 dưới đây là các số liệu điều tra của Công ty Asuzac Foods được thực hiện trong năm 2002 về khả năng cung ứng của thị trường như sau: Bảng 3.3: Khả năng cung ứng trên thị trường (Tính cho thời điểm 2002) Đv tính: Tấn/năm Loại sản phẩm Khả năng cung ứng Chất lượng cao Chất lượng không cao Hành hương sấy 350 1,400 Hành paro sấy 300 900 Bột hành sấy 40 150 Bắp cải sấy 50 100 Ớt sấy 25 100 Bột ớt sấy 100 200 Bột tỏi sấy 50 750 Cà rốt sấy 50 300 Ngò sấy 30 150 Rau thơm sấy 40 150 Kim chi sấy 30 30 (Nguồn: Công ty Asuzac Food – Năm 2002) 3.1.3 Tình hình nhập khẩu nông sản sấy từ nước ngoài Mặc dù đã có nhiều công ty, doanh nghiệp tư nhân và cơ sở sản xuất các sản phẩm nông sản sấy cung cấp cho ngành chế biến thực phẩm ăn liền, tuy nhiên vẫn có một lượng nông sản sấy được nhập khẩu vào thị trường Việt Nam hàng năm. Lượng nhập khẩu này xuất phát từ nhu cầu cần đáp ứng về mặt chất lượng. Xin trích dẫn một đoạn trao đổi ngắn với một cán bộ của một công ty sản xuất chế biến mì ăn liền có tên tuổi trên thị trường (xin được phép không nêu tên công ty và tên người đối thoại) như sau: “Mặc dù phải chịu một mức giá trung bình cao hơn từ 5% đến 15% tùy vào từng loại sản phẩm, nhưng chúng tôi đành phải chấp nhận vì chất lượng sản phẩm của các nhà cung cấp trong nước chưa đáp ứng tốt về vấn đề vi sinh và dị vật trong sản phẩm, đặc biệt về khía cạnh cảm quan (màu sắc của sản phẩm) chưa thể đẹp như sản phẩm nhập từ nước ngoài, trong khi các sản phẩm cao cấp dùng để tiêu thụ nội địa hoặc xuất khẩu cần phải như vậy”. Các nguồn nông sản sấy nhập khẩu hiện tại vào Việt Nam chủ yếu từ Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan và một ít từ Nhật và Mỹ. Lượng nông sản sấy dùng trong ngành chế biến thực phẩm ăn liền được nhập khẩu vào Việt Nam hiện nay ước lượng khoảng 50 tấn/năm (số liệu năm 2002). Chi tiết được liệt kê ở bảng 3.4 Bảng 3.4: Lượng nông sản sấy nhập khẩu từ nước ngoài Đv tính: Tấn/năm Loại sản phẩm Lượng nhập khẩu Hành hương sấy 15 Bắp cải sấy 5 Bột tỏi sấy 15 Cà rốt sấy 10 Kim chi sấy 5 (Nguồn: Khảo sát điều tra – Năm 2002) 3.1.4 Danh sách khách hàng Các khách hàng của dự án được định nghĩa là các nhà sản xuất chế biến thực phẩm ăn liền như: mì ăn liền, cháo liền, bột nêm, thức ăn nhanh … Với phạm vi của thị trường nghiên cứu, danh sách khách hàng của dự án bao gồm 40 Công ty. Danh sách các khách hàng này được liệt kê ở Bảng 3.5 Bảng 3.5: Danh sách khách hàng tiêu thụ nông sản sấy Stt Nhà sản xuất S.phẩm tiêu biểu Địa chỉ liên lạc 1 Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Thiên Hương Mì vị hương, bột canh vị hương 1 Lê Đức Thọ, Khu phố 2, Quận 12, HCM 2 Xí nghiệp Lương Thực Thực Phẩm Miliket Mì Miliket 2/7 Tô Ký, Quận 12, Tp.HCM 3 Công ty AJINOMOTO Việt Nam Bột nên AJI Ngon KCN Biên Hòa 1, Tỉnh Đồng Nai. 4 Xí Nghiệp Liên Doanh Sài Gòn Vewong Mì ăn liền A-One 1707 Quốc Lộ 1A, Quận 12, Tp. HCM 5 Công Ty Uni President Việt Nam Mì Unif KCN Sóng Thần, Bình Dương 6 Công ty LD Công Nghiệp Thực Phẩm An Thái Mì Lucky, mì Zumbo Tp. Long Xuyên, Tỉnh An Giang 7 Công ty LD Vifon Acecook Mì Hảo Hảo 6/1B CMT8, P15, Quận Tân Bình, Tp. HCM 8 Xí Nghiệp Chế Biến Thực Phẩm Colusa Mì Colusa 220 Kha Vạn Cân, Thủ Đức, Tp. HCM 9 Công ty Unilever Bestfood Mì Knorr, bột nêm Knorr F1/35 Hương Lộ 80, Bình Chánh, Tp. HCM 10 Công Ty Vifon Mì Vifon Gà, Bò 6/1B CMT8, P15, Quận Tân Bình, Tp. HCM 11 Công ty Asia Food Industry Mì Gấu Đỏ Đồng An, Thuận An, Bình Dương 12 Công ty Cổ Phần Vissan Mì Vissan Khu công nghiệp Vĩnh Lộc B, B.Chánh, HCM 13 Công ty TNHH Việt Thống Nhất Mì MaMa Huyện Đức Hòa, Tỉnh Long An 14 Xí Nghiệp Lương Thực Thực Phẩm Vietyuta Mì Yuta 14A Phan Văn Trị, P7, Gò Vấp, HCM 15 Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Bình Tây Mì Bifoco 634 Bis, Phạm Văn Chí, P8, Q6, Tp. HCM 16 Công Ty Foodtec Mì Mivimex Đường số 10, khu chế xuất Tân Thuận, HCM 17 Công Ty TNHH Phú Cường Mì Newtecco Số 2 Nguyễn Oanh, Gò Vấp, Tp. HCM 18 Công Ty Công Nghiệp Thực Phẩm Việt Hưng Mì Gomex 12 Phan Văn Trị, Gò Vấp, Tp. HCM 19 Công Ty TNHH Tân Á Châu Mì Tân Á Châu Huyện Trà Nóc, Tỉnh Cần Thơ 20 Công Ty Mì Biên Hòa Mì Biên Hòa Khu công nghiệp Biên Hòa, Đồng Nai 21 Công Ty TNHH Hòa Hợp Mì MiMi Huyện Dĩ An, Tỉnh Bình Dương 22 Công Ty TNHH SX TM DV Phúc Hảo Mì Tân Bình 1/147 Nguyễn Văn Quá, Q12, Tp.HCM 23 Công ty TNHH Thiên Minh Mì Mitimex 5B Nguyễn Đình Chiểu, ĐK, Q1, HCM 24 Doanh Nghiệp Tư Nhân Thảo Bộ Hủ tiếu khô ăn liền 40-42 Phan Bội Châu, Q1, Tp. HCM 25 Cơ sở Toàn Ký Mì ăn liền Con gà 227 Trần Quý, Q11, Tp. HCM 26 Công ty TNHH Phương Đông Mì Mitomex 1/147A Nguyễn Văn Quá, Q12, Tp.HCM 27 Công Ty TNHH Tân Á Châu Cháo ăn liền 10C khu Phố 5, Hiệp Thành, Q12, HCM 28 Công ty Thực Phẩm Việt Nam (Fovina) Mì Fovina 22 Tôn Thất Thuyết, P16, Q4, Tp. HCM 29 DNTN Liên Phát Mì ăn liền 2 Nguyễn Oanh, P7, Gò Vấp, Tp. HCM 30 Cơ sở Hợp Thành Cháo ăn liền 6/7A, ấp 2, xã XTT, Hốc Môn, Tp. HCM 31 DNTN Ngọc Hà Mì Lilifood 10/4B Quốc lộ 22, Hốc Môn, Tp. HCM 32 Công ty TNHH Hoàng Lê Mì Samex Khu phố 1, P. Linh Xuân, Thủ Đức,HCM 33 Cơ sở Linh Chi Cháo, hủ tiếu ăn liền AL 9 Lô A, Phạm Phú Thứ, P2, Q6, HCM 34 Cơ sở Tân Hưng Long Hủ tiếu ăn liền 286A Bình Tiên, Q6, Tp. HCM 35 Công ty TNHH Sơn Hải Mì Vilo 450 Gia Phú, Q6, Tp. HCM 36 Công ty TNHH TM SX Chế Biến LTTP Hoàng Long Mì, hủ tiếu ăn liền Cofa, Newfon 94 Mai Xuân Thưởng, Q6, Tp. HCM 37 Cơ sở Vị Tôm Mì Sakimex 6/7 Tân Lỳ Tân Quý, Bình Chánh, HCM 38 Công ty Đông Hải Mì Gohamex 12 Phan Văn Trị, Gò Vấp, Tp. HCM 39 Công ty Cổ Phần Tân Định Mì ăn liền 69/11 Phạm Văn Chiêu, Gò Vấp, HCM 40 Công ty TNHH Phú Nhân Mì Gimex 32 Lê Lai, Gò Vấp, Tp. HCM (Nguồn: Công Ty AC Nielson, Công Ty Asuzac Foods, Đài 1080) PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG Trong phần này, các mục được giới thiệu bao gồm: lượng tiêu thụ - nhu cầu - giá trong năm 2002, dự báo lượng cầu của thị trường, dự báo giá thành phẩm và giá nguyên liệu, dự báo sản lượng của dự án, định hướng chất lượng của thị trường, và phân tích lựa chọn sản phẩm chủ đạo. 3.2.1 Lượng tiêu thụ, giá và nhu cầu trong năm 2002 Mục tiêu của việc tìm hiểu lượng tiêu thụ và giá trong năm 2002 nhằm có được các số liệu để dự báo nhu cầu cho tương lai dựa vào tốc độ tăng trưởng được nghiên cứu. Vì thị trường có phân khúc giữa sản phẩm chất lượng cao và chất lượng không cao do đó việc tìm hiểu nhu cầu thực tế cần đáp ứng sẽ cho ta kết quả phân khúc thị trường nào có khả năng thiếu hụt lượng cung và phân khúc thị trường nào đang dư thừa lượng cung, từ đó có được cơ sở để xác định mục tiêu cấp sản phẩm của dự án nên tập trung vào phân khúc thị trường nào - Chất lượng cao hay chất lượng không cao. Lượng tiêu thụ trong năm 2002 Với danh sách 40 khách hàng được mô tả ở Bảng 3.5, lượng nông sản sấy tiêu thụ trong năm 2002 được điều tra và thu thập bằng bảng câu hỏi và phỏng vấn trực tiếp với tất cả 40 khách hàng này. Nội dung mẫu bảng câu hỏi được đính kèm ở Phụ Lục 1. Kết quả thu thập được phân tích và tổng hợp qua Bảng 3.6 dưới đây. Bảng 3.6: Lượng nông sản sấy tiêu thụ trong năm 2002 Đv tính: Tấn Hành hương Hành parô Bột ớt Bột tỏi Bột hành Bắp cải Cà rốt Rau thơm Ớt Ngò gai Kim chi S.ph. chất lượng cao 365 300 100 65 40 55 60 40 25 30 35 S.ph chất lg không cao 585 450 125 85 90 70 60 75 38 30 21 Tổng sản lg tiêu thụ 950 750 225 150 130 125 120 115 63 60 56 (Nguồn: Khảo sát điều tra - Năm 2003) Kết quả điều tra cho thấy thị trường có sự phân khúc rõ nét giữa sản phẩm chất lượng cao và chất lượng không cao. Chỉ với lượng tiêu thụ thực tế này mà chưa kể đến nhu cầu cần đáp ứng có thể cao hơn, nếu so sánh với khả năng cung ứng tối đa của thị trường được mô tả ở Bảng 3.3, ta thấy rằng đã có sự thiếu hụt về mặt cung đối với sản phẩm chất lượng cao và dư thừa về mặt cung ở sản phẩm chất lượng thấp. Kết quả điều tra bước đầu đã cho thấy dự án nên hướng nghiên cứu về sản phẩm chất lượng cao. Tuy nhiên, để có thể nắm bắt được toàn bộ bức tranh giữa cung và cầu, ta sẽ tiếp tục nghiên cứu nhu cầu của thị trường ở phần 3.2.1.2 tiếp theo sau đây để xác định lượng cung thiếu hụt của phân khúc sản phẩm chất lượng cao hiện nay là như thế nào. Nhu cầu cần đáp ứng của thị trường trong năm 2002 Tương tự như lượng tiêu thụ, nhu cầu của thị trường cũng được thu thập trên cùng phương pháp và trên cùng khách hàng thông qua bảng câu hỏi. Như đã trình bày ở mục 3.2.1.1, vì thị trường có sự thiếu hụt lượng cung ở sản phẩm chất lượng cao và dư thừa lượng cung ở sản phẩm chất lượng không cao, do đó phần điều tra nghiên cứu nhu cầu sau đây chỉ tập trung vào sản phẩm chất lượng cao. Dựa vào lượng tiêu thụ trong năm 2002 đã được mô tả ở Bảng 3.6 cùng với số liệu về nhu cầu cần đáp ứng của thị trường qua điều tra thu thập, kết quả phân tích lượng cung thiếu hụt trong năm 2002 được tổng hợp ở Bảng 3.7 như sau: Bảng 3.7: Nhu cầu và lượng cung thiếu thụt các loại nông sản sấy với chất lượng cao trong năm 2002 Đv tính: Tấn Hành hương Hành parô Bột ớt Bột tỏi Bột hành Bắp cải Cà rốt Rau thơm Ớt Ngò gai Kim chi Nhu cầu s.p ch.lg cao 420 350 125 75 65 70 80 60 35 40 45 Lg cung thiếu hụt 55 50 25 10 25 15 20 20 10 10 10 Phần trăm thiếu hụt 15% 17% 25% 15% 63% 27% 33% 50% 40% 33% 48% (Nguồn: Khảo sát điều tra – Năm 2003) Kết quả điều tra cho thấy khả năng cung ứng các Sản Phẩm Có Chất Lượng Cao trên thị trường hiện nay là thấp hơn so với nhu cầu thực tế. Vì thiếu hụt lượng cung này mà một số nhà tiêu thụ đã nhập khẩu thêm từ nước ngoài hoặc dùng sản phẩm có chất lượng thấp hơn để thay thế. Lượng cung thiếu hụt này sẽ là một trong những yếu tố thuận lợi để dự án có thể tham gia vào thị trường. Giá bán trên thị trường Cũng bằng phương pháp thu thập dữ liệu tương tự như phần điều tra lượng tiêu thụ và nhu cầu, giá bán trên thị trường các loại nông sản sấy trong năm 2002 được mô tả qua Bảng 3.8 sau đây. Bảng 3.8: Giá bán các loại nông sản sấy trên thị trường trong năm 2002 Đv. Tính: 1.000 VNĐ/kg Hành hương Hành parô Bột ớt Bột tỏi Bột hành Bắp cải Cà rốt Rau thơm Ớt Ngò gai Kim chi S.ph. chất lượng cao 71.5 51.5 61 20 43.6 67 62 85 65 86.5 135 S.ph chất lg không cao 43 32 38 18 31 45 52 65 46 65 90 (Nguồn: Khảo sát điều tra – Năm 2003) Nhận xét và đánh giá Qua phần phân tích lượng tiêu thụ và nhu cầu thực tế ở mục 3.2.1.1 và 3.2.1.2 đã cho thấy nhu cầu của các sản phẩm có chất lượng cao trên thị trường hiện đang khá cao trong khi lượng cung là đang thiếu hụt. Song song với các sản phẩm có chất lượng cao, các sản phẩm có chất lượng không cao cũng có nhu cầu khá lớn, tuy nhiên khả năng cung của thị trường hiện nay là đã dư thừa công suất. Tổng hợp các yếu tố nêu trên cộng với qui mô sản xuất lớn, đầu tư công nghệ mới và có quá trình quản lý chất lượng chặt chẽ, Hội đồng quản trị Công ty TNHH Thực Phẩm NFC đã đi đến quyết định thị trường mục tiêu của dự án là thị trường của các sản phẩm có chất lượng cao vì các lý do sau đây: Tập trung tham gia vào phần thị trường mà lượng cung đang thiếu hụt (thị trường của cấp sản phẩm có chất lượng cao) sẽ thuận lợi hơn là tham gia vào phần thị trường mà lượng cung đã dư thừa. Điều kiện công nghệ và qui trình để sản xuất ra các sản phẩm cấp thấp là tương đối dễ cho nên phân khúc thị trường này sẽ có rất nhiều đối thủ có khả năng tham gia. Trái lại, điều kiện công nghệ và qui trình sản xuất ra các sản phẩm cấp cao là khó khăn hơn, cho nên dự án tập trung vào phân khúc thị trường sản phẩm cấp cao sẽ giảm được áp lực cạnh tranh gay gắt trên thị trường. 3.2.2 Dự báo lượng cầu của thị trường Mục đích của việc dự báo lượng cầu thị trường là để có được các cơ sở cho việc dự báo sản lượng của dự án. Trong phân tích dự báo, phương pháp hồi quy thường được sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên, khi tiến hành nghiên cứu dự báo lượng cầu, do không có được các số liệu quá khứ hoặc các số liệu thu thập được là quá ít do ngành công nghiệp chế biến nông sản sấy còn khá mới mẻ, cho nên phương pháp dự báo bằng hồi quy là không thể thực hiện được. Hai phương pháp dự báo khác được đề nghị thực hiện trong luận văn này đó là: Phương pháp dự báo dựa vào số liệu dự báo tăng trưởng ngành (do Viện Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh thực hiện năm 2002) và Phương pháp chuyên gia. Số liệu dự báo sau cùng được dùng để phân tích trong dự án sẽ là số liệu dự báo trung bình của cả hai phương pháp này. Trong Phương pháp dự báo dựa vào số liệu dự báo tăng trưởng ngành, tốc độ tăng trưởng của nhu cầu các sản phẩm nông sản sấy được xem là có tốc độ tăng trưởng tương ứng với tốc độ tăng trưởng của ngành chế biến thực phẩm ăn liền. Suy luận này được dựa trên cơ sở các sản phẩm nông sản sấy là phó phẩm luôn đi đôi với ngành chế biến thực phẩm ăn liền. Đối với Phương pháp dự báo bằng chuyên gia, tốc độ tăng trưởng được đánh giá bằng kinh nghiệm hoặc dựa trên các phân tích đã thực hiện của nhiều chuyên gia. Kết quả dự báo tốc độ tăng trưởng sẽ là số liệu dự báo trung bình cộng của nhiều chuyên gia. Như đã xác định ở mục 3.2.1.4 vừa được trình bày ở trên, thị trường mục tiêu của dự án là thị trường của các sản phẩm chất lượng cao cho nên các dự báo được thực hiện sau đây sẽ chỉ tập trung nghiên cứu dự báo lượng cầu của các sản phẩm có chất lượng cao. 3.2.2.1 Dự báo bằng phương pháp dựa vào số liệu dự báo tăng trưởng ngành Số liệu dự báo tốc độ tăng trưởng của ngành chế biến thực phẩm ăn liền thực hiện bởi Viện Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2002 được thu thập và mô tả ở Bảng 3.9. Tốc độ tăng trưởng này được giả định cũng sẽ là tốc độ tăng trưởng lượng cầu các loại nông sản sấy dùng trong ngành chế biến thực phẩm ăn liền của toàn bộ thị trường. Bảng 3.9: Dự báo tốc độ tăng trưởng nhu cầu của các sản phẩm nông sản sấy Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tốc độ Tăng trưởng 9.3% 9.3% 9.3% 8.5% 8.5% 8.5% 8.5% 8.5% (Nguồn: Viện Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh – Năm 2002) Riêng dự báo tốc độ tăng trưởng sau năm 2010 chưa được thực hiện do đó tốc độ tăng trưởng của hai năm 2011 và 2012 sẽ được giả định bằng với năm 2010. 3.2.2.2 Dự báo bằng Phương pháp chuyên gia Như đã trình bày ở Chương 2 - Cơ sở lý thuyết, việc thu thập ý kiến đánh giá từ phía các chuyên gia được thực hiện theo Phương Pháp Chuyên Gia 111. Thành phần các chuyên gia được chọn lựa phỏng vấn là các chuyên gia sản xuất trong ngành chế biến thực phẩm ăn liền và một số chuyên gia đang sản xuất trên lĩnh vực chế biến nông sản sấy. Số lượng chuyên gia được xác định bằng công thức: N = ta2 e2 Qua tham khảo các tài liệu, độ tin cậy a thường được sử dụng nhiều nhất là 90%, và sai số tương đối e là 0.5. Tra bảng 2.1 ta được N = 11 chuyên gia. Với kết quả dự báo của 11 chuyên gia, các số liệu dự báo được tập hợp trong Bảng 3.10 là các số liệu trung bình của 11 chuyên gia sau khi đã xử lý nội nghiệp. Chi tiết được mô tả ở Phụ Lục 2. Bảng 3.10: Dự báo tăng trưởng nhu cầu nông sản sấy cho từng năm hoạt động của dự án bằng phương pháp chuyên gia Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tốc độ Tăng trưởng 9.7% 9.7% 9.7% 8.1% 8.1% 8.1% 8.1% 8.1% 7.5% 7.5% (Nguồn: Thực hiện điều tra tháng 2 năm 2003) 3.2.2.3 Phương pháp dự báo lượng cầu được sử dụng trong luận án Phương pháp dự báo lượng cầu của thị trường được sử dụng trong luận án là phương pháp trung bình cộng từ hai phương pháp Dự báo dựa vào số liệu dự báo tăng trưởng của ngành và Phương pháp Chuyên gia. Số liệu dự báo này được tổng hợp qua Bảng 3.11 Bảng 3.11: Dự báo tăng trưởng nhu cầu nông sản sấy cho từng năm hoạt động của dự án bằng phương pháp trung bình cộng Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tốc độ tăng trưởng 9.5% 9.5% 9.5% 8.3% 8.3% 8.3% 8.3% 8.3% 8.0% 8.0% (Nguồn: Tập hợp từ Bảng 3.9 & 3.10) Căn cứ vào số liệu dự báo tốc độ tăng trưởng nhu cầu từ năm 2003 đến 2012 ở Bảng 3.11 và nhu cầu của thị trường trong năm 2002 được khảo sát điều tra ở Bảng 3.7, các kết quả dự báo nhu cầu của thị trường cho mỗi năm trong khoảng thời gian từ năm 2003 đến 2012 được trình bày ở Bảng 3.12. Kết quả tính toán nhu cầu của mỗi năm sẽ bằng nhu cầu của năm trước nhân với tốc độ tăng trưởng ở mỗi năm. Bảng 3.12: Nhu cầu thị trường dự báo cho từng năm hoạt động của dự án Đ.v tính: Tấn/năm Năm Hành hương Hành parô Bột ớt Bột tỏi Bột hành Bắp cải Cà rốt Rau thơm Ớt Ngò gai Kim chi 2003 459.9 383.3 136.9 82.1 71.2 76.7 87.6 65.7 38.3 43.8 49.3 2004 503.6 419.7 149.9 89.9 77.9 83.9 95.9 71.9 42.0 48.0 54.0 2005 551.4 459.5 164.1 98.5 85.3 91.9 105.0 78.8 46.0 52.5 59.1 2006 597.2 497.7 177.7 106.6 92.4 99.5 113.8 85.3 49.8 56.9 64.0 2007 646.8 539.0 192.5 115.5 100.1 107.8 123.2 92.4 53.9 61.6 69.3 2008 700.4 583.7 208.5 125.1 108.4 116.7 133.4 100.1 58.4 66.7 75.0 2009 758.6 632.2 225.8 135.5 117.4 126.4 144.5 108.4 63.2 72.2 81.3 2010 821.5 684.6 244.5 146.7 127.1 136.9 156.5 117.4 68.5 78.2 88.0 2011 887.3 739.4 264.1 158.4 137.3 147.9 169.0 126.8 73.9 84.5 95.1 2012 958.3 798.5 285.2 171.1 148.3 159.7 182.5 136.9 79.9 91.3 102.7 (Nguồn: Tập hợp từ Bảng 3.7 & 3.11) Các số liệu này sẽ được dùng để phân tích dự báo sản lượng của dự án được thực hiện ở mục 3.2.4 trong phần sau. Dự báo giá thành phẩm và giá nguyên liệu Theo các nguồn thông tin thu thập từ thị trường, giá thành phẩm thực tế có sự biến động rất nhỏ không đáng kể trong thời gian qua. Tuy nhiên, để hạn chế rủi ro cho dự án khi có sự biến động lớn về giá thành phẩm cũng như giá nguyên liệu, Công ty TNHH Thực Phẩm NFC có các chiến lược đề ra như sau: Đối với các nhà tiêu thụ, Công ty sẽ đưa ra cam kết và ký các thỏa thuận dài hạn giữ giá không đổi đối với các nhà tiêu thụ. Đối với nhà cung cấp nguyên liệu, công ty sẽ có các hợp đồng bao tiêu sản phẩm dài hạn và hỗ trợ vốn cho các nông trường để có được cam kết nguồn cung ổn định về giá và số lượng từ phía nhà cung cấp nguyên liệu. Trên thực tế, chiến lược này đã được áp dụng từ lâu ở một số nhà sản xuất nông sản sấy khô lớn tại Việt Nam như Công Ty Asuzac Food, Công ty Thanh Thủy ..v..v. Với những quan hệ đã được thiết lập cộng với yếu tố thuận lợi là công ty lập dự án không phải là người khởi xướng đầu tiên, do đó khả năng để đạt được các thỏa thuận này là hoàn toàn thực hiện được. Với chính sách nêu trên, phần rủi ro về giá là tương đối ít. Việc dự báo giá thành phẩm và giá nguyên liệu cho suốt thời gian thực hiện dự án cơ bản sẽ được dựa trên cơ sở mức giá trung bình của thị trường trong năm 2002. Khung giá này sẽ được sử dụng để tính toán các phân tích liên quan trong toàn bộ luận án. Dự báo sản lượng của dự án Ngoài những quan hệ đã được thiết lập với các nhà tiêu thụ, dự báo thị phần hay sản lượng của dự án được thực hiện dựa trên ba cơ sở sau đây: Đáp ứng lượng cung đang thiếu hụt so với lượng cầu: căn cứ vào nhu cầu thị trường đã phân tích ở phần 3.2.2, dự án sẽ tham gia phần thị trường mà lượng cung đang thiếu hụt. Ngoại suy từ mô hình tương đương: căn cứ vào nhu cầu thị trường đã phân tích ở phần 3.2.2 và dựa vào thị phần của một nhà sản xuất có mô hình tương đương đang hoạt động trên thị trường, ta dự báo sản lượng của dự án sẽ bằng với thị phần của mô hình tương đương này. Mục tiêu đề ra của Công ty lập dự án: với kế hoạch và thị phần của dự án được đề ra bởi Hội đồng quản trị của công ty lập dự án, sản lượng của dự án sẽ phấn đấu dựa trên kế hoạch này. Tuy nhiên, việc dự báo sản lượng của dự án dựa vào ba cơ sở nêu trên vẫn có những mặt hạn chế của nó vì cả ba mô hình đều phải dựa trên những giả định riêng. Câu hỏi đặt ra ở đây là số liệu dự báo theo cơ sở nào sẽ là thích hợp với dự án. Phương án được đề nghị để áp dụng sau đây sẽ là phương pháp phân tích tổng hợp. Cụ thể số liệu được chọn dùng làm kết quả dự báo của dự án sẽ là số liệu nào thấp nhất của một trong ba mô hình dự báo nêu trên tính cho từng năm. 3.2.4.1 Dự báo sản lượng của dự án dựa trên lượng cung đang thiếu hụt Để áp dụng mô hình này, cần giả định rằng sẽ không có kế hoạch mở rộng sản xuất nào thêm trên thị trường để gia tăng lượng cung trong suốt thời gian dự án. Vậy, dự án sẽ tham gia phần thị phần đang thiếu hụt từ phía cung. Dựa vào kết quả điều tra sản lượng tiêu thụ trong năm 2002 (cũng chính là khả năng cung của thị trường hiện tại) được mô tả trong Bảng 3.6, và dự báo nhu cầu trong tương lai được mô tả qua Bảng 3.12, nếu lấy hai dữ liệu này trừ cho nhau sẽ là lượng thiếu hụt từ phía cung. Số liệu được tổng hợp qua Bảng 3.13 sau đây: Bảng 3.13: Sản lượng dự báo của dự án dựa vào lượng cung thiếu hụt Đ.v tính: Tấn/năm Năm Hành hương Hành parô Bột ớt Bột tỏi Bột hành Bắp cải Cà rốt Rau thơm Ớt Ngò gai Kim chi 2003 94.9 83.3 36.9 17.1 31.2 21.7 27.6 25.7 13.3 13.8 14.3 2004 138.6 119.7 49.9 24.9 37.9 28.9 35.9 31.9 17.0 18.0 19.0 2005 186.4 159.5 64.1 33.5 45.3 36.9 45.0 38.8 21.0 22.5 24.1 2006 232.2 197.7 77.7 41.6 52.4 44.5 53.8 45.3 24.8 26.9 29.0 2007 281.8 239.0 92.5 50.5 60.1 52.8 63.2 52.4 28.9 31.6 34.3 2008 335.4 283.7 108.5 60.1 68.4 61.7 73.4 60.1 33.4 36.7 40.0 2009 393.6 332.2 125.8 70.5 77.4 71.4 84.5 68.4 38.2 42.2 46.3 2010 456.5 384.6 144.5 81.7 87.1 81.9 96.5 77.4 43.5 48.2 53.0 2011 522.3 439.4 164.1 93.4 97.3 92.9 109.0 86.8 48.9 54.5 60.1 2012 593.3 498.5 185.2 106.1 108.3 104.7 122.5 96.9 54.9 61.3 67.7 (Nguồn: Khảo sát điều tra – Năm 2003) 3.2.4.2 Dự báo sản lượng của dự án dựa trên mô hình tương đương Mô hình tương đương gần nhất mà dự án lựa chọn khảo sát đó là Công ty Asuzac Food vì các điều kiện tương đồng sau đây: Qui trình công nghệ giống nhau. Trình độ chuyên môn giống nhau. Có cùng mục tiêu sản phẩm. Có cùng qui mô nhà máy dự kiến của dự án. Để áp dụng mô hình dự báo này, cần chấp nhận một số giả định sau đây: Công ty Asuzac Food luôn có kế hoạch tăng năng suất để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của thị trường và giữ vững thị phần. Sản lượng của Công ty Asuzac Food tăng theo thời gian nhưng thị phần dành được là không đổi. Với số liệu thu thập được từ kết quả kinh doanh của Công ty Asuzac Food, thị phần (dựa trên sản lượng) mà Công ty Asuzac Food đạt được từ năm 1998 đến năm 2002 trung bình khoảng 23%. Dựa vào kết quả điều tra nhu cầu thị trường ở Bảng 3.12 và thị phần của Công ty Asuzac Foods, sản lượng dự báo của Công ty Asuzac Foods được xác định, và đó cũng chính là sản lượng dự báo của dự án. Số liệu được trình bày ở Bảng 3.14 Bảng 3.14: Sản lượng dự báo của dự án dựa vào mô hình tương đương Đ.v tính: Tấn/năm Năm Hành hương Hành parô Bột ớt Bột tỏi Bột hành Bắp cải Cà rốt Rau thơm Ớt Ngò gai Kim chi 2003 105.8 88.2 31.5 18.9 16.4 17.6 20.1 15.1 8.8 10.1 11.3 2004 115.8 96.5 34.5 20.7 17.9 19.3 22.1 16.5 9.7 11.0 12.4 2005 126.8 105.7 37.7 22.7 19.6 21.1 24.2 18.1 10.6 12.1 13.6 2006 137.4 114.5 40.9 24.5 21.3 22.9 26.2 19.6 11.5 13.1 14.7 2007 148.8 124.0 44.3 26.6 23.0 24.8 28.3 21.3 12.4 14.2 15.9 2008 161.1 134.3 48.0 28.8 24.9 26.8 30.7 23.0 13.4 15.3 17.3 2009 174.5 145.4 51.9 31.2 27.0 29.1 33.2 24.9 14.5 16.6 18.7 2010 188.9 157.5 56.2 33.7 29.2 31.5 36.0 27.0 15.8 18.0 20.2 2011 204.1 170.1 60.7 36.4 31.6 34.0 38.9 29.2 17.0 19.4 21.9 2012 220.4 183.7 65.6 39.4 34.1 36.7 42.0 31.5 18.4 21.0 23.6 (Nguồn: Khảo sát điều tra) 3.2.4.3 Dự báo sản lượng của dự án dựa trên mục tiêu đề ra của công ty Theo mục tiêu đề ra của Hội đồng quản trị Công ty TNHH Thực Phẩm NFC, dự án sẽ đạt được thị phần ít nhất là 10% cho năm đầu tiên 2003, và 15% cho năm 2004 đến 2005. Từ năm 2006 trở đi, thị phần của công ty sẽ phấn đấu đạt 25%. Với mục tiêu đề ra, căn cứ vào nhu cầu của thị trường được phân tích ở Bảng 3.12, sản lượng dự kiến của dự án được tổng hợp qua Bảng 3.15 Bảng 3.15: Sản lượng dự báo dựa vào kế hoạch đề ra của công ty Đ.v tính: Tấn/năm Năm Hành hương Hành parô Bột ớt Bột tỏi Bột hành Bắp cải Cà rốt Rau thơm Ớt Ngò gai Kim chi 2003 46.0 38.3 13.7 8.2 7.1 7.7 8.8 6.6 3.8 4.4 4.9 2004 75.5 63.0 22.5 13.5 11.7 12.6 14.4 10.8 6.3 7.2 8.1 2005 82.7 68.9 24.6 14.8 12.8 13.8 15.8 11.8 6.9 7.9 8.9 2006 149.3 124.4 44.4 26.7 23.1 24.9 28.5 21.3 12.5 14.2 16.0 2007 161.7 134.8 48.1 28.9 25.0 27.0 30.8 23.1 13.5 15.4 17.3 2008 175.1 145.9 52.1 31.3 27.1 29.2 33.4 25.0 14.6 16.7 18.8 2009 189.7 158.1 56.5 33.9 29.4 31.6 36.1 27.1 15.8 18.1 20.3 2010 205.4 171.2 61.1 36.7 31.8 34.2 39.1 29.4 17.1 19.6 22.0 2011 221.8 184.9 66.0 39.6 34.3 37.0 42.3 31.7 18.5 21.1 23.8 2012 239.6 199.6 71.3 42.8 37.1 39.9 45.6 34.2 20.0 22.8 25.7 (Nguồn: Khảo sát điều tra) 3.2.4.4 Phương pháp dự báo sản lượng của dự án được áp dụng trong luận văn Sản lượng dự báo của dự án được phân tích tổng hợp dựa trên cả ba mô hình trình bày ở mục 3.2.4.1; 3.2.4.2 và 3.2.4.3. Các số liệu được chọn dùng làm kết quả dự báo cho dự án sẽ là số liệu nào thấp nhất của một trong ba mô hình dự báo nêu trên ở từng năm. Nghĩa là, ví dụ với năm đầu của dự án, số liệu của mô hình 1 sẽ được sử dụng, nhưng đến năm thứ hai, số liệu của mô hình 2 hoặc 3 sẽ được sử dụng nếu như số liệu dự báo này là thấp hơn so với mô hình 1. Kết quả dự báo tổng hợp này được tập hợp qua Bảng 3.16 sau đây: Bảng 3.16: Sản lượng dự báo của dự án bằng phương pháp tổng hợp Đ.v tính: Tấn/năm Năm Hành hương Hành parô Bột ớt Bột tỏi Bột hành Bắp cải Cà rốt Rau thơm Ớt Ngò gai Kim chi 2003 46.0 38.3 13.7 8.2 7.1 7.7 8.8 6.6 3.8 4.4 4.9 2004 75.5 63.0 22.5 13.5 11.7 12.6 14.4 10.8 6.3 7.2 8.1 2005 82.7 68.9 24.6 14.8 12.8 13.8 15.8 11.8 6.9 7.9 8.9 2006 137.4 114.5 40.9 24.5 21.3 22.9 26.2 19.6 11.5 13.1 14.7 2007 148.8 124.0 44.3 26.6 23.0 24.8 28.3 21.3 12.4 14.2 15.9 2008 161.1 134.3 48.0 28.8 24.9 26.8 30.7 23.0 13.4 15.3 17.3 2009 174.5 145.4 51.9 31.2 27.0 29.1 33.2 24.9 14.5 16.6 18.7 2010 188.9 157.5 56.2 33.7 29.2 31.5 36.0 27.0 15.8 18.0 20.2 2011 204.1 170.1 60.7 36.4 31.6 34.0 38.9 29.2 17.0 19.4 21.9 2012 220.4 183.7 65.6 39.4 34.1 36.7 42.0 31.5 18.4 21.0 23.6 (Nguồn: Tổng hợp từ Bảng 3.13; 3.14; 3.15) Với phươ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhan Tich Thi Truong.doc
  • docMo Dau.doc
  • docNhiem vu Luan van.doc
  • docPhan Tich Kinh Te - Part 1.doc
  • docPhan Tich Kinh Te - Part 2.doc
  • docPhu Luc 1 - Bang questionair.doc
  • xlsPhu Luc 2 - Forcast Cua Chuyen Gia.xls
  • docPhu Luc 2 - Questionair Y Kien Chuyen Gia.doc
  • docPhu Luc 3 - Ket Qua Thong Ke Quality SPSS.doc
  • docPhu Luc 4 - Bien Phi San Pham.doc
  • docPhu Luc 5 - Phan Tich Lua Chon KT.doc
  • docPhu Luc 6 - So sanh giua cac KCN.doc
  • xlsPhu Luc 7- PhTich Tai Chinh.xls
  • xlsPhu Luc 8 - PhTich Kinh Te.xls
  • docPT Tai Chinh & PT Rui Ro.doc
  • docTai Lieu Tham Khao.doc
  • docTom tat de tai.doc
  • docBang Su Dung Chu Viet Tat.doc
  • docCo So Ly Thuyet.doc
  • docDanh sach bang bieu.doc
  • docGioi Thieu Du An.doc
  • docKet Luan & Kien Nghi.doc
Tài liệu liên quan