Nghiên cứu vấn đề tiêu thụ sản phẩm của công ty Cổ phẩn Nuôi trồng và chế biến thực phẩm Nam Triệu xã Lưu Kiếm, huyện Thủy Nguyên, TP.Hải Phòng

Tài liệu Nghiên cứu vấn đề tiêu thụ sản phẩm của công ty Cổ phẩn Nuôi trồng và chế biến thực phẩm Nam Triệu xã Lưu Kiếm, huyện Thủy Nguyên, TP.Hải Phòng: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẨN NUÔI TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM NAM TRIỆU XÃ LƯU KIẾM, HUYỆN THỦY NGUYÊN, TP.HẢI PHÒNG Họ và tên : VĂN ĐỨC LỜI Chuyên ngành đào tạo : Kinh tế nông nghiệp Lớp : KT50C Niên khóa : 2006 – 2009 Giáo viên hướng dẫn : GS.TS. PHẠM VÂN ĐÌNH HÀ NỘI, 2009 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả ... Ebook Nghiên cứu vấn đề tiêu thụ sản phẩm của công ty Cổ phẩn Nuôi trồng và chế biến thực phẩm Nam Triệu xã Lưu Kiếm, huyện Thủy Nguyên, TP.Hải Phòng

doc92 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1283 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu vấn đề tiêu thụ sản phẩm của công ty Cổ phẩn Nuôi trồng và chế biến thực phẩm Nam Triệu xã Lưu Kiếm, huyện Thủy Nguyên, TP.Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiên cứu sử dụng trong luận văn này là trung thực, nghiêm túc và chưa được công bố và sử dụng trong bất kỳ một tài liệu khoa học nào. Mọi thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày……tháng……năm 2008 Sinh viên Văn Đức Lời LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các cán bộ, các thầy cô giáo trong trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, thành viên, khách hàng của Công ty Cổ phần Nuôi trồng và chế biến thực phẩm Nam Triệu, bạn bè và gia đình. Tôi xin tỏ lòng biết ơn tới Ban giám hiệu nhà trường, Khoa kinh tế và Phát triển nông thôn - Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội đã tạo điều kiện về mọi mặt giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các tập thể thầy cô giáo trong bộ môn KTNN&CS đã có những đóng góp ý kiến trao đổi hết sức bổ ích để tôi hoàn thiện luận văn. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo GS.TS Phạm Vân Đình đã định hướng và chỉ dẫn tận tình để tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp Tôi xin tỏ lòng biết ơn tới anh giám đốc, phó giám đốc, các anh chị các phòng ban, nhân viên và khách hàng của Công ty Cổ phần Nuôi trồng và chế biến thực phẩm Nam Triệu đã dành tình cảm và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện nghiên cứu và hoàn thành tốt đề tài Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các tập thể thầy cô giáo trong bộ môn KTNN&CS đã có những đóng góp ý kiến trao đổi hết sức bổ ích để tôi hoàn thiện luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bàn bè đã động viên và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Hà Nội, ngày 21 tháng 05 năm 2009 Sinh viên Văn Đức Lời MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tình hình xuất khẩu thực phẩm của một số nước và khu vực trên thế giới trong năm 2007 16 Bảng 2.2: Các nước nhập cảng thực phẩm trong năm 2007 16 Bảng 2.3 : Những khoản chi chính của hộ gia đình thành thị trong bữa ăn 19 Bảng 3.1: Tình hình lao động của công ty 28 Bảng 3.2: Tình hình vốn của công ty 29 Bảng 3.3: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần Nuôi trồng và chế biến thực phẩm Nam Triệu 31 Bảng 4.1: Tình hình tiêu thụ sản phẩm tại một số thị trường chính của công ty 35 Bảng 4.2: Số đại lý và thị phần của công ty 38 Bảng 4.3: Tình hình tiêu thụ sản phẩm BQ 2006 - 2008 của công ty qua các kênh 45 Bảng 4.4: Bảng so sánh giá bình quân qua các kênh của một số sản phẩm tiêu thụ ở cả hai hình thức 46 Bảng 4.5: Kết quả tiêu thụ của công ty qua 3 năm 48 Bảng 4.6: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tiêu thụ 49 Bảng 4.7: Sự đánh giá của khách hàng về sản phẩm của công ty 56 Bảng 4.8: Tình hình tiêu thụ sản phẩm công ty của khách hàng thường xuyên và không thường xuyên của công ty (quý I năm 2009) 57 Bảng 4.9 : Tình hình tiêu thụ sản phẩm công ty của khách hàng lâu năm và khách hàng mới (quý I năm 2009) 59 Bảng 4.10: Giá bán bình quân của công ty và một số đối thủ cạnh tranh ở thị trường Hải Phòng 63 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Sơ đồ hệ thống kênh phân phối chung cho mọi doanh nghiệp 12 Sơ đồ 2: Bộ máy tổ chức của công ty 24 Sơ đồ 3: Ma trận SWTO 33 Sơ đồ 4: Kênh tiêu thụ của công ty 42 Sơ đồ 5: Sơ đồ kênh tiêu thụ cấp IV 73 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CBCNV Cán bộ công nhân viên DT Doanh thu ĐVQH Động vật quý hiếm KHSX Kế hoạch sản xuất LĐ Lao động SXKD Sản xuất kinh doanh VS ATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm BQ Bình quân SPCB Sản phẩm chế biến PGĐ Phó giám đốc NN NT Nông nghiệp nông thôn TS Thủy sản 1. MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Tiêu thụ đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi ngành kinh tế nói riêng và với nền kinh tế đất nước nói chung nhất là khi nước ta lại là một nước nông nghiệp. Trong nông nghiệp do đặc thù của ngành mà tiêu thụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Sản phẩm của ngành được tiêu thụ nhanh, mạnh sẽ là động lực thúc đẩy toàn ngành phát triển. Bên cạnh đó cũng chính nhờ sự tham gia của các tổ chức cá nhân trong tiêu thụ tạo thành hệ thống kênh phân phối đã góp phần làm cân bằng hơn cơ cấu thực phẩm giữa các vùng miền trong cả nước, đáp ứng nhu cầu thực phẩm của người dân. Đồng thời tiêu thụ thực phẩm cũng đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho ngân sách nhà nước thông qua hoạt động xuất nhập khẩu, gián tiếp góp phần vào việc giải quyết một lực lượng lớn lao động làm việc trong các nhà máy xí nghiệp chế biến thực phẩm. Qua đó góp phần vào việc đảm bảo an sinh xã hội. Hiện nay, nền kinh tế của nước ta là một nền kinh tế mở và chúng ta đang tích cực chủ động hội nhập sâu và rộng vào nền kinh tế khu vực và kinh tế thế giới. Điều này đồng nghĩa với việc giao lưu kinh tế giữa nước ta với các nước khác trên thế giới diễn ra ngày càng mạnh mẽ, mức độ hợp tác ngày càng cao nhưng mức độ cạnh tranh cũng ngày càng gay gắt. Đặc biệt là khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) thì hai xu hướng hợp tác và cạnh tranh sẽ ngày càng phong phú và đa dạng hơn. Hợp tác càng chặt thì cạnh tranh cũng ngày càng quyết liệt. Hàng hóa của nước ta có điều kiện mở rộng và xâm nhập vào thị trường thế giới nhưng hàng hóa nước ngoài cũng sẽ tràn vào Việt Nam. Điều này đã gây ra sự tác động không nhỏ tới các chủ thể kinh tế và các thành phần kinh tế trong nước. Vì vậy trong điều kiện mới một doanh nghiệp dù hoạt động trong bất cứ lĩnh vực nào muốn tồn tại được thì không còn cách nào khác là phải chiếm lĩnh được thị trường tiêu thụ trong nước, mở rộng ra thị trường nước ngoài, đẩy mạnh quá trình tiêu thụ sản phẩm. Bởi vì tiêu thụ sản phẩm giữ một vai trò hết sức quan trọng. Nó là giai đoạn cuối cùng của một chu kỳ SXKD chuyển sản phẩm từ tay người sản xuất đến tay người tiêu dùng và là nhân tố quyết định tới sự tồn tại của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thị trường tiêu thụ sản phẩm thì mới có điều kiện phát triển và mở rộng sản xuất. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vục nông nghiệp, chế biến thực phẩm thì do đặc thù riêng của ngành là sản xuất chế biến các sản phẩm tươi sống, hàm lượng nước và dinh dưỡng cao nên thời gian bảo quản ngắn. Khi xuất khẩu lại hay vấp phải sự ngặt nghèo về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm do sản phẩm liên quan tới sức khỏe con người. Do đó thị trường tiêu thụ và tốc độ tiêu thụ sản phẩm lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Công ty Cổ phần Nuôi trồng và chế biến thực phẩm Nam Triệu là đơn vị thành viên trực thuộc tổng công ty công nghiệp Tàu thủy Nam Triệu chuyên hoạt động sản xuất con giống, thức ăn chăn nuôi, chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi trồng thủy sản, sản xuất rau sạch rau an toàn, hoa lan các loại, cây cảnh, cây ăn quả… Với sự kết hợp giữa trồng trọt, chăn nuôi và du lịch sinh thái công ty đã tạo ra một mô hình sản xuất khép kín bền vững. Đầu tư xây dựng khu trung tâm giết mổ và chế biến thực phẩm luôn đạt tiêu chuẩn quốc tế tại Hải Phòng. Hàng năm công ty cung cấp cho thị trường hàng trăm ngàn tấn thịt lợn, thủy hải sản, gia cầm các loại, các sản phẩm chế biến… Đáp ứng một phần nhu cầu thực phẩm của người tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên việc tiêu thụ sản phẩm của công ty còn nhiều hạn chế. Sản phẩm mới chỉ tiêu thụ ở thị trường nội địa, đa dạng hóa sản phẩm chưa cao, đặc biệt là chưa tạo dựng được thương hiệu cho sản phẩm, chịu nhiều áp lực cạnh tranh từ các công ty, doanh nghiệp khác. Vì vậy mà tốc độ tiêu thụ sản phẩm của công ty còn chậm, khối lượng tiêu thụ còn khiêm tốn so với nhu cầu và tiềm năng của các thị trường. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để công ty ngày càng chiếm lĩnh và mở rộng được thị trường? đẩy nhanh được tốc độ tiêu thụ sản phẩm, chỉ ra được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như thách thức của doanh nghiệp, những vấn đề phát sinh trong tiêu thụ sản phẩm của công ty? Đánh giá của người tiêu dùng về sản phẩm của công ty. Giải pháp của doanh nghiệp trước sự suy thoái kinh tế toàn cầu và sức mua của người tiêu dùng dự báo sẽ giảm. Từ những vấn đề nêu trên tôi tìm hiểu đề tài: “Nghiên cứu vấn đề tiêu thụ sản phẩm của công ty Cổ phẩn Nuôi trồng và chế biến thực phẩm Nam Triệu xã Lưu Kiếm, huyện Thủy Nguyên, TP.Hải Phòng”. Qua đó có những giải pháp thúc đẩy hơn nữa việc tiêu thụ sản phẩm của công ty. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Tìm hiểu vấn đề tiêu thụ sản phẩm của công ty Cổ phần nuôi trồng và chế biến thực phẩm Nam Triệu qua đó thấy được những mặt mạnh yếu và nhũng mặt hạn chế trong quá trình tiêu thụ sản phẩm từ đó đưa ra những giải pháp thiết thực góp phần giải quyết tốt hơn nữa việc tiêu thụ sản phẩm của công ty. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về các vấn đề có liên quan tới tiêu thụ sản phẩm, vận dụng những lý luận đó trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm. - Nghiên cứu thực trạng tiêu thụ sản phẩm của công ty Cổ phần Nuôi trồng và chế biến thực phẩm Nam Triệu, phân tích những nguyên nhân yếu tố ảnh hưởng tới quá trình tiêu thụ sản phẩm của công ty. - Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy hơn nữa việc tiêu thụ sản phẩm của công ty Cổ phần Nuôi trồng và chế biến thực phẩm Nam Triệu trong thời gian tới. 1.3 Đốí tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề tiêu thụ sản phẩm của công ty bao gồm những nội dung: thị trường tiêu thụ, kênh tiêu thụ, các yếu tố ảnh hưởng tới tiêu thụ sản phẩm, những vấn đề phát sinh trong tiêu thụ của công ty… - Chủ thể nghiên cứu là công ty Cổ phần Nuôi trồng và chế biến thực phẩm Nam Triệu, khách hàng của công ty, đối thủ cạnh tranh ở các thị trường chính. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Nghiên cứu những vấn đề liên quan tới tiêu thụ sản phẩm của công ty thuộc cả bên trong và bên ngoài công ty. - Về thời gian: Số liệu được thu thập để đánh giá tiêu thụ sản phẩm của công ty sẽ là + Tài liệu thứ cấp: Thu thập, xử lý trong 3 năm:2006 - 2008 + Tài liệu sơ cấp: Điều tra phỏng vấn CBCNV trong công ty và thu thập từ khách hàng trong quá trình tham gia bán hàng tiêu thụ sản phẩm năm 2009 - Về không gian: Đề tài được thực hiện tại công ty Cổ Phần Nuôi trồng và chế biến thực phẩm Nam Triệu xã Lưu Kiếm, huyện Thủy Nguyên, TP.Hải Phòng và một số thị trường chính của công ty. 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ THỰC TIỄN VỀ TIÊU THỤ THỰC PHẨM 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Ý nghĩa và vai trò của tiêu thụ sản phẩm Khái niệm tiêu thụ sản phẩm: Một doanh nghiệp khi bước vào hoạt động SXKD bao giờ cũng quan tâm tới ba vấn đề lớn: sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Trong đó trả lời cho câu hỏi lớn sản xuất cho ai? Chính là tiêu thụ sản phẩm, giải quyết đầu ra cho doanh nghiệp. Trong một nền kinh tế mở theo hướng kinh tế thị trường, cạnh tranh ngày càng gay gắt tiêu thụ đã trở thành nhân tố quyết định tới sự thành bại của doanh nghiệp. Chính vì vai trò quan trọng của tiêu thụ sản phẩm mà cho đến nay có rất nhiều quan điểm khác nhau của các nhà kinh tế học, các nhà quản trị, marketing… nghiên cứu về vấn đề này. Theo quan điểm của các nhà kinh tế quản trị, tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng sản phẩm hàng hóa. Theo quan điểm này thì tiêu thụ chỉ là sự thay đổi về giá trị của hàng hóa sản phẩm chưa đúng và chưa đúng với tiêu thụ sản phẩm, chưa đề cập gì tới vấn đề thị trường, khách hàng. Có những mặt hàng thanh lý nội bộ trong công ty, doanh nghiệp họ cũng đã thực hiện sự thay đổi giá trị và giá trị sử dụng nhưng không được coi là tiêu thụ sản phẩm. Ngoài quan điểm trên còn có rất nhiều quan điểm khác nhau nhưng hiện nay người ta quan tâm nhiều nhất tới quan điểm của các nhà Marketing bởi vì các nhà Marketing đã nhìn nhận tiêu thụ sản phẩm trên cả hai nghĩa nên nó sát với thực tế tiêu thụ sản phẩm hơn. Theo nghĩa rộng: Tiêu thụ là toàn bộ các hoạt động có liên quan mật thiết với nhau từ nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu khách hàng, tổ chức sản xuất cho đến các hoạt động xúc tiến bán hàng… nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Theo nghĩa hẹp: Tiêu thụ là việc chuyển quyền sở hữu hàng hóa dịch vụ cho khách hàng và thu được tiền. Trong nền kinh tế hiện đại như hiện nay thì tiêu thụ được hiểu theo nghĩa rộng là đúng đắn nhất, là đầy đủ nhất. Tiêu thụ là cả một quá trình có liên quan móc xích lẫn nhau từ việc nghiên cứu thực tiễn thị trường tới khi bán được hàng và có doanh thu. Nó không đơn giản chỉ có bán hàng mà nó còn bao hàm cả trong đó là chiến lược kinh doanh để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. Ý nghĩa, vai trò của tiêu thụ sản phẩm - Đối doanh nghiệp Thứ nhất: là cơ sở để ra quyết định trong sản xuất kinh doanh Đây được coi là vai trò quan trọng nhất, doanh nghiệp sẽ căn cứ vào thị phần thị trường, tốc độ tiêu thụ sản phẩm và sự chấp nhận của người tiêu dùng đối với sản phẩm làm cơ sở để ra quyết định mở rộng hay thu hẹp quy mô sản xuất, biết được sản phẩm nào công ty có thế mạnh, sản phẩm nào chưa thực sự được người tiêu dùng chấp nhận, tìm ra nguyên nhân dẫn đến thực trạng tiêu thụ trên để từ đó có sự thay đổi chiến lược, cải thiện dịch vụ bán hàng, nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường. Phát huy thế mạnh, hạn chế điểm yếu và dần hoàn thiện những sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng. Tất cả vì mục tiêu giảm tối thiểu chi phí, những bất lợi đến từ thị trường nhằm tăng lợi nhuận. Thứ hai: là cơ sở đánh giá đối thủ cạnh tranh, sự hoạt động của các nhân sự trong hoạt động công tác thị trường. Trong kinh tế thị trường các doanh nghiệp luôn tìm cách loại bỏ đối thủ cạnh tranh độc chiếm thị trường. Vì vậy từ thực tiễn tiêu thụ sản phẩm sẽ biết được năng lực cạnh tranh của mình cũng như của đối thủ để có kế hoạch đốii phó kịp thời tránh bị đối thủ thôn tính nhất là những công ty nước ngoài khi vào Việt Nam đầu tư sản xuất. Họ có lợi thế về công nghệ sản xuất cũng như kinh nghiệm quản lý và nghệ thuật bán hàng. Đồng thời đây cũng là nhân tố đánh giá sự hoạt động của các cán bộ hoạt động trong công tác thị trường từ đó có những bước điều chỉnh nhân sự nhằm phát huy hết năng lực của họ. Đối với xã hội Thứ nhất: Tiêu thụ sản phẩm sẽ góp phần làm cân đối cung cầu Thông qua hệ thống kênh phân phân phối của các doanh nghiệp sẽ làm cho dòng sản phẩm luôn luôn lưu động trên các thị trường, các vùng miền trong cả nước, đảm bảo lợi ích của cả người tiêu dùng và doanh nghiệp. Cung cầu cân bằng sẽ hạn chế sự biến động giá cả gây bất lợi cho người tiêu dùng khi giá lên cao cũng như người sản xuất khi giá xuống thấp. Thứ hai: Giải quyết việc làm, đóng góp vào NSNN Tiêu thụ sản phẩm thuận lợi doanh nghiệp sẽ có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất từ đó sẽ tuyển thêm lao động đáp ứng điều kiện hiện tại mới của doanh nghiệp. Mặt khác từ tiêu thụ được sản phẩm nhất là thông qua hoạt động xuất nhập khẩu doanh nghiệp sẽ thu được ngoại tệ, nộp thuế đóng góp vào ngân sách quốc gia. 2.1.2 Đặc điểm của tiêu thụ thực phẩm Đặc điểm của thực phẩm: Mỗi một sản phẩm mang một nét đặc trưng riêng cho từng ngành. Là sản phẩm của ngàng nông nghiệp, hàng hóa thực phẩm có những đặc điểm đặc thù sau: Thứ nhất: Đa chủng loại Ngày nay mức sống của người dân đã được nâng cao rất nhiều so với trước đây nên nhu cầu của người dân cũng thay đổi từ chỗ ăn chắc mặc bền sang ăn ngon mặc đẹp, từ ăn đơn giản trong bữa ăn tới có nhiều món nhằm cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng… Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao này của người dân thì sản phẩm nông nghiệp cũng ngày càng đa dạng hơn. Từ sản phẩm trong trồng trọt tới sản phẩm trong chăn nuôi, từ sản phẩm thô tới sản phẩm chế biến đóng hộp, từ sản phẩm cấp thấp đến sản phẩm cấp cao tất cả nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi thành phần đối tượng trong xã hội. Thứ hai: Thời gian bảo quản ngắn Sản phẩm thực phẩm phục vụ cho nhu cầu ăn uống của người dân nên chứa hàm lượng nước và dinh dưỡng cao dễ bị vi sinh vật xâm nhập phá hủy làm biến chất do đó khó bảo quản ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm, sức khỏe của người tiêu dùng từ đó nó ảnh hưởng tới hiệu quả tiêu thụ và hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp. Trong một số trường hợp để kéo dài thời gian bảo quản chống sự xâm nhập của vi khuẩn người ta có thể sử dụng chất bảo quản. Tuy nhiên nhiều khi vì hiệu quả kinh tế họ quá lạm dụng chất bảo quản gây tác hại tới sức khỏe của người tiêu dùng. Một khi bị người tiêu dùng phát hiện thì công ty dễ bị mất khách hàng và mất thị trường tiêu thụ. Mặt khác trong hoạt động xuất nhập khẩu cũng như tiêu thụ trong nước những sản phẩm có sử dụng chất bảo quản sẽ dễ bị cản trở bởi tiêu chuẩn vệ sinh ATTP. Cho nên mở rộng thị trường, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ vẫn là cách làm tốt nhất đối với mọi doanh nghiệp. Đặc điểm của thị trường thực phẩm - Thị trường thực phẩm của nước ta vừa mang tính rộng khắp vừa mang tính tập trung Rộng khắp là để đảm bảo nhu cầu và cuộc sống của người dân. Mỗi địa phương, mỗi vùng có một điều kiện tự nhiên sinh thái khác nhau tạo nên những sản phẩm mang đặc thù riêng của từng miền nên không thể đáp ứng sự đa dạng trong tiêu dùng của người dân. Muốn đáp ứng được nhu cầu đó thì cần có sự trao đổi hàng hóa giữa các vùng miền đó chính là xây dựng nên hệ thống kênh phân phối cho các sản phẩm. Tập trung thường đối với những sản phẩm xa xỉ, đặc sản, quý hiếm được bày bán tại các siêu thị trung tâm kinh tế lớn phục vụ cho hội tiệc,liên hoan… thường thì những sản phẩm này có giá bán rất đắt chỉ phù hợp với những người có thu nhập cao. Giá cả, cung cầu trên thị trường luôn luôn biến động Giá cả sản phẩm phụ thuộc vào từng thời điểm cho dù hiện nay công nghệ sinh học phát triển, các công trình nghiên cứu sinh học nông nghiệp ra đời phục vụ cho sản xuất, tạo ra những cây con cho sản phẩm trái vụ nhưng số lượng còn hạn chế do yêu cầu đòi hỏi kỹ thuật trong chăm sóc thường là phức tạp hơn so với sản xuất trong lúc chính vụ nên khó áp dụng đại trà, giá thành lại cao. Do đó không thể đáp ứng được lượng lớn nhu cầu của thị trường. Vì vậy giá bán sản phẩm nông nghiệp vẫn chủ yếu phụ thuộc vào thời vụ sản xuất. Giá bán thường lên cao lúc đầu vụ, cuối vụ, năm mất mùa, xuống thấp khi vào thời điểm chính vụ, được mùa. Từ đây nó làm thay đổi hành vi và cách ứng xử của người tiêu dùng. Họ hạn chế tiêu dùng khi giá sản phẩm lên cao và có xu hướng chuyển hướng tiêu dùng sang những sản phẩm có khả năng thay thế. Từ hai vấn đề lớn nêu ở trên ta có thể thấy được yêu cầu trong tiêu thụ sản phẩm thực phẩm đó là giữ được sản phẩm tươi sống, tiêu thụ nhanh gọn để đảm bảo dinh dưỡng trong từng sản phẩm cung cấp cho khách hàng. Qua đó tạo dựng được niềm tin đối với họ. Muốn làm được điều này doanh nghiệp phải phát huy được tối đa nhân lực, vật lực và xây dựng một hệ thống kênh phân phối đa dạng phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp. 2.1.3 Kênh tiêu thụ thực phẩm Khái niệm và vai trò Khái niệm: “kênh tiêu thụ là tất cả các tổ chức đơn vị, bộ phận hoặc tất cả những người có liên quan đến quá trình phân phối và giúp doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm. Những tổ chức hay những người này được xem như là các thành viên của kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm hay là những người môi giới.” (Ngô Xuân Bình, marketing lý thuyết và vận dụng, NXB khoa học và xã hội, trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản, 2001). Như vậy một kênh phân phối có thể có cấu tạo phức tạp hoặc giản đơn. Kênh này có thể được lập ra dựa trên thỏa thuận giữa người sản xuất và người bán lẻ với một bản hợp đồng được sự thỏa thuận nhất trí giữa hai bên. Do chiến lược khác nhau mà có những công ty quan tâm đến mở rộng hệ thống kênh phân phối nhưng cần những nhà bán lẻ độc quyền. Có những công ty lại mong muốn tiếp xúc trực tiếp với khách hàng để nắm bắt nhu cầu của khách hàng không sử dụng các kênh thành viên độc lập. Các quyết định về kênh phân phối có ảnh hưởng rất lớn tới kế hoạch Marketting của một doanh nghiệp. Nó có thể làm giảm bớt hoặc tăng thêm rất nhiều các nghiệp vụ kinh tế. Vì vậy có thể nói rằng trong chính sách phân phối điều quan trọng hàng đầu mà một công ty sẽ thực hiện đó là làm sao lựa chọn được kênh phân phối phù hợp với điều kiện hiện tại của công ty. Tuy nhiên để xây dựng được kênh phân phối và các mối quan hệ thân thiện với các thành viên trong kênh phân phối không thể thực hiện trong một sớm một chiều mà cần phải có thời gian. Một doanh nghiệp mới khó có thể xây dựng được các mối quan hệ với các kênh phân phối bền vững như doanh nghiệp đã có thâm niên hoạt động trên thị trường, và ngược lại một khi doanh nghiệp đã tạo cho mình một quan hệ tốt rồi thì họ sẽ dễ dàng đưa các sản phẩm mới vào thị trường phù hợp với kênh phân phối. Việc lựa chọn kênh phân phối có ảnh hưởng đến chi phí cũng như lợi nhuận. Nếu doanh nghiệp tự bảo đảm được toàn bộ việc phân phân phối thì họ sẽ không phải trả tiền cho các thành viên trong kênh phân phối không phải chia sẻ lợi nhuận cho bất cứ ai. Nhưng thực tế trong một nền kinh tế thị trường như hiện nay thì khó có một doanh nghiệp nào có thể tự đảm bảo xây dựng được một hệ thống kênh phân phối mà lại không ảnh hưởng tới hiệu quả tiêu thụ. Bởi vì có những lúc chính trung gian tiêu thụ này lại là người tiêu dùng trực tiếp sản phẩm của công ty. Như vậy, nhiều trung gian tiêu thụ trong một khoảng thời gian dài nào đó nó sẽ ảnh hưởng nhất định tới hiệu quả tiêu thụ của công ty. Các kênh phân phối thường có xu hướng hoạt động rất đa dạng, nhiều hình thức trong một thị trường. Quy mô và bản chất thị trường của một doanh nghiệp thường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố vị trí, số lượng, sự am hiểu về địa lý, hình tượng, sự lựa chọn sản phẩm, các dịch vụ được cung cấp và kế hoạch Marketing hỗn hợp của kênh phân phối. Một điều rất thực tế là doanh nghiệp càng sử dụng nhiều kênh trung gian và môi giới thì họ càng ít có cơ hội tiếp xúc với khách hàng, khó kiểm soát các hoạt động trên thị trường và ngược lại. Loại hình kênh phân phối Có hai loại hình kênh phân phối tiêu thụ cơ bản và nó chính là hai hình thức tiêu thụ trực tiếp và gián tiếp: - Kênh phân phối trực tiếp: thực hiện những hoạt động đưa hàng hóa từ người sản xuất tới tay người tiêu dùng mà không sử dụng bất cứ một trung gian độc lập nào. Người ta gọi đây là kênh tiêu thụ cấp 0. - Kênh phân phối gián tiếp: thực hiên những hoạt động đưa hàng hóa từ người sản xuất tới tay người tiêu dùng thông qua hệ thống kênh trung gian. Loại hình kênh phân phối gián tiếp thường được chia thành ba cấp độ khác nhau: Kênh 1 cấp: là kênh mà giữa người sản xuất và người tiêu dùng cuối cùng thông qua một trung gian bán lẻ. Kênh 2 cấp: tồn tại hai trung gian một bán buôn và một bán lẻ. Kênh 3 cấp: tồn tại ba trung gian một bán buôn lớn, một bán buôn nhỏ và một bán lẻ. Tuy nhiên một bán buôn hay bán lẻ là loại trung gian chứ không phải là duy nhất. Có thể biểu diễn các cấp của kênh phân phối như sau: a, kênh phân phối trực tiếp (cấp 0) Người tiêu dùng cuối cùng Nhà sản xuất b, kênh phân phối gián tiếp: Cấp 1 Nhà sản xuất Nhà bán lẻ Người tiêu dùng Cấp 2 Nhà sản xuất Nhà bán buôn Nhà bán lẻ Người tiêu dùng Cấp 3 Người bán lẻ Nhà sản xuất Nhà bán buôn lớn Nhà bán buôn nhỏ Người tiêu dùng Sơ đồ 1: Sơ đồ hệ thống kênh phân phối chung cho mọi doanh nghiệp Khi doanh nghiệp thực hiện việc bán hàng qua cửa hàng do công ty làm chủ thì gọi là bán trực tiếp còn lại được gọi là bán gián tiếp. Với việc sử dụng kênh tiêu thụ gián tiếp nhà sản xuất có thể tận dụng được một số ưu thế tối đa của nhà bán buôn để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm. Trong thị trường những doanh nghiệp có thị phần hạn chế thường chọn kênh phân phối cấp 0 qua đó doanh nghiệp có thể chủ động đối với toàn bộ kế hoạch Marketing vì có cơ hội tiếp xúc gần gũi với khách hàng. Tiêu thụ qua kênh này có giá bán cao nhưng tốc độ tiêu thụ sản phẩm chậm. Ngược lại khi thiết lập được kênh phân phối gián tiếp thì nó có ưu điểm là khối lượng tiêu thụ lớn nhưng đòi hỏi doanh nghiệp cần phải có phương thức thích hợp để xây dựng và triển khai, xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm hoạt động của các trung gian trên cơ sở xây dựng một hợp đồng thỏa thuận thống nhất giữa trung gian tiêu thụ và người sản xuất. 2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới tiêu thụ sản phẩm Tiêu thụ diễn ra trong cả một quá trình và chịu sự tác động của nhiều yếu tố nhưng có thể chung quy lại thành hai yếu tố lớn. Yếu tố thuộc về bên trong công ty - Sản phẩm hàng hóa dịch vụ: Cuộc sống nâng cao người tiêu dùng quan tâm không chỉ tới chất lượng sản phẩm hàng hóa mà họ còn quan tâm tới cả mẫu mã bao bì của sản phẩm, các thông tin có liên quan tới sản phẩm được thể hiện trên bao bì. Vì vậy để chiếm lĩnh được thị trường doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã bao bì, khuếch trương sản phẩm tạo dựng được lòng tin đối với khách hàng. Một khi doanh nghiệp đã tạo được lòng tin đối với khách hàng thì chính họ sẽ là người quảng bá sản phẩm, xâm nhập sâu vào thị trường một cách tốt nhất. Để làm được điều đó doanh nghiệp phải không ngừng hoàn thiện sản phẩm trên cơ sở hoàn thiện từ khâu sản xuất đến chiến lược trong sản xuất, tăng cường sáng tạo ra sản phẩm mới vừa giảm thiểu rủi ro vừa nâng cao doanh thu vừa đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa trong tiêu dùng của khách hàng. - Giá cả sản phẩm Trên một thị trường cạnh tranh hoàn hảo không chỉ có riêng sản phẩm của doanh nghiệp mà cón có rất nhiều sản phẩm của các doanh nghiệp khác. Vì vậy việc quyết định giá bán có vai trò quan trọng nó vừa là vũ khí cạnh tranh vừa là nhân tố xác định nên lợi nhuận của doanh nghiệp. Người tiêu dùng thường chỉ tiêu dùng những sản phẩm có giá thấp chất lượng tương đương phù hợp với túi tiền của họ. Giá bán của doanh nghiệp mà thấp hơn đối thủ cạnh tranh thì ngoài việc tiêu thụ dễ hơn nó còn phản ánh trình độ sản xuất của doanh nghiệp vì giá bán được xác định trên cơ sở: Giá bán = giá thành + lợi nhuận. Trình độ sản xuất cao giá thành giảm, giá bán giảm nhưng lợi nhuận có khi vẫn không giảm. Trong một số trường hợp lại tăng lên. - Uy tín của doanh nghiệp Uy tín của doanh nghiệp thể hiện ở sự chấp nhận của người tiêu dùng đối với sản phẩm và là cơ sở quan trọng để xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của công ty. Nó thường ảnh hưởng tới tốc độ tiêu thụ sản phẩm nhiều hơn trên cơ sở đảm bảo chất lượng, giá bán hợp lý, ổn định. Đặc biệt là đối với người bán buôn thì luôn luôn cung cấp đủ hàng, đúng thời gian không làm ngắt quãng dẫn tới mất mối làm ăn. - Tổ chức tiêu thụ của người sản xuất Trong cơ chế kinh tế tự chủ của người sản xuất thì doanh nghiệp có nhiều sự lựa chọn cho tiêu thụ sản phẩm của mình. Có thể tiêu thụ trực tiếp hoặc cũng có thể tiêu thụ gián tiếp, có thể tiêu thụ ở cấp 1, cấp hai hoặc cao hơn nữa tùy vào điều kiện của mỗi doanh nghiệp. Việc lựa chọn đúng hình thức tiêu thụ, tổ chức tiêu thụ hợp lý sẽ giảm chi phí, giảm giá thành và giá bán sản phẩm từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Các yếu tố thuộc bên ngoài công ty - Số lượng nhà cung cấp sản phẩm cùng loại Trên thị trường số lượng nhà cung cấp càng nhiều thì việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp sẽ càng giảm. Người tiêu dùng sẽ được lợi, họ có nhiều điều kiện, cơ hội lựa chọn hàng hóa làm sao có lợi cho họ nhất. Cho nên nếu doanh nghiệp không có chính sách, dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt sẽ dễ bị mất khách hàng, không tiêu thụ được sản phẩm hoặc bán được rất ít lâu dần sẽ bị các đối thủ cạnh tranh thôn tính chiếm mất thị trường, dẫn đến phá sản. - Khách hàng Khách hàng có sự khác nhau về tuổi tác, giới tính trình độ hiểu biết, thu nhập, sở thích… đã tạo nên sự đa dạng hóa trong tiêu dùng trên thị trường. Trong cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt thì khách hàng được coi là thượng đế nên việc xác định đúng đối tượng khách hàng mà sản phẩm sẽ phục vụ vừa phù hợp với phong tục tập quán, thu nhập của từng đối tượng và sở thích của họ thì sẽ tiêu thụ được nhanh chóng thuận lợi và ngược lại. Vì vậy công tác nghiên cứu thị trường, tìm hiểu khách hàng là rất cần thiết doanh nghiệp cần phải làm thường xuyên liên tục để tránh mất khách và tăng thị phần trên thị trường. - Thị trường tham gia tiêu thụ Quy mô thị trường liên quan tới quy mô dân số, dân số càng đông lượng tiêu thụ càng lớn và ngược lại. Ngoài ra còn tùy thuộc vào “chất” của thị trường đó là mức độ đòi hỏi vệ sinh ATTP ở mỗi thị trường, thường nó liên quan đến mức sống, trình độ dân trí, trình độ hiểu biết của người dân ở khu vực đó. Nhất là thị trường nước ngoài mà doanh nghiệp tham gia xuất khẩu hoặc có ý định xâm nhập. Thường thì ở các nước có nền kinh tế phát triển như Mỹ, EU và Nhật Bản thì mức độ đòi hỏi về vệ sinh ATTP là rất cao khó có thể xâm nhập một cách dễ dàng được. Mặt khác là do chính sách bảo trợ cho sản xuất nông nghiệp ở các nước này. - Chính sách của Đảng và Nhà nước Chính sách của Nhà nước trong việc hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị trường nước ngoài, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, nhất là khi chúng ta hội nhập kinh tế sức ép cạnh tranh cao Nhà nước phải có sự bảo trợ “ngầm” nếu có thể, rồi các quy định của Nhà nước trong các hoạt động xuất nhập khẩu, trong việc tổ chức các hội trợ triển lãm trưng bày giới thiệu sản phẩm,.v.v. 2.2 Cơ sở thực tiễn 2.1.1 Tình hình tiêu thụ thực phẩm trên thế giới Hiện nay trên thế giới đang lâm vào cuộc khủng hoảng lương thực thực phẩm thế giới nghiêm trọng. Hàng năm có tới trên 1 tỷ người luôn luôn trong tình trạng thiếu lương thực thực phẩm bảo đảm cuộc sống. Con số này tập trung chủ yếu ở các nước châu Phi, nước kém phát triển, điều kiện sản xuất nông nghiệp hạn chế. Vào cuối mùa hè năm 2007 lúa mì trên thị trường thế giới bỗng nhiên lên giá. Lúc đầu người ta nghĩ vì mất mùa tại Hoa Kỳ và châu Âu và hạn hán tại châu Úc nhưng không phải như vậy mà là có một phản ứng dây chuyền do giá dầu thô lên cao làm cho giá sinh hoạt nhất là thực phẩm tại khắp nơi trên thế giới tăng vọt. Trong khi đó, các nhà đầu tư từ bỏ thị trường nhà cửa đang xuống quay qua đầu tư vào thị trường thực phẩm đang lên làm cho thực phẩm đã khan hiếm càng trở nên khan hiếm. Và do đồng mỹ kim mất giá người ta đổ ngoại tệ mạnh hơn để mua lúa mì của Hoa Kỳ để tích trữ. Các nước Nhật, Phi, Nam Hàn, Đài Loan thi nhau mua bất chấp giá cả. Vào lễ Giáng sinh 2007, cuộc khủng hoảng thực phẩm trên thế giới bùng nổ. Cơ quan Lương Nông Liên hiệp quốc cảnh báo nạn đói đã xuất hiện tại Bắc Hàn và các nước Tây Phi châu. Dân chúng trong ít nhất 14 quốc gia xuống đường biểu tình bày tỏ sự bất  mãn trước nạn giá thực phẩm lên cao. Thủ tướng nước Haiti J._.acques Edouard Alexis từ chức, và tại Bangladesh 20.000 công nhân xuống đường đình công đòi tăng lương để đủ tiền nuôi sống gia đình. Chính phủ Nam Dương phải giải tỏa ngân khoản khẩn cấp để cứu đói.  Tuy nhiên dù nơi nào giá thực phẩm cũng lên cao, nhưng ảnh hưởng mỗi vùng một khác, tùy theo trình độ kinh tế mỗi nơi. Tại các nước phát triển người dân dùng từ 20% đến 30% lợi tức cho thực phẩm thì giá thực phẩm lên cao chưa thay đổi mức sống của dân chúng. Nhưng tại các nước đang mở mang dân chúng dùng từ 60% đến 80% lợi tức cho thực phẩm thì giá thực phẩm tăng làm thay đổi mức sống của dân chúng có thể đưa đến bất ổn xã hội. Và một tỉ người có hoa lợi mỗi ngày một mỹ kim thì chỉ có thể sống cầm hơi với giá thực phẩm gia tăng hằng ngày.   Hai bản thống kê sau đây cho thấy tình hình thực phẩm hiện nay trên thế giới: Bảng 2.1: Tình hình xuất khẩu thực phẩm của một số nước và khu vực trên thế giới trong năm 2007 (triệu tấn) Bắc Mỹ (xuất /nhập) Nam Mỹ (xuất /nhập) Liên bang Nga (xuất /nhập) Nam Á (xuất /nhập) 130.2/24.8 41.5/23.9 27.6/6.6 7.9/7.5 Bảng 2.2: Các nước nhập cảng thực phẩm trong năm 2007 (triệu tấn) Âu châu xuất/nhập Bắc Phi xuất/nhập Hạ Sahara xuất/nhập Trung Đông xuất/nhập Đông Á xuất/nhập Đông Nam Á xuất/nhập 14.8/26.4 1/29.5 2.6/19.6 2.9/32.6 5.4/47.2 14.8/20.3   Nguồn:(Trần Bình Nam(1/2008) khủng hoảng lương thực thế giới) Hai nguyên nhân chính khác làm cho giá thực phẩm tăng vọt là: (1) như đã nói một số nước sản xuất gạo đã hạn chế xuất cảng như Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Ai Cập, Cambodia, và Nam Dương; Argentina hạn chế xuất cảng bắp; Liên bang Nga và Ukraine, Kazakhstan hạn chế xuất cảng các loại ngũ cốc. (2) tiêu thụ tăng, như tại Trung Quốc và Ấn độ dân chúng có khả năng tài chánh ăn thịt nhiều hơn và phải dùng thực phẩm nuôi súc vật. Theo thống kê muốn sản xuất một cân thịt bò cần ít nhất 7 cân bắp, một cân thịt heo cần 6.5 cân thực phẩm và một cân thịt gà cần 2.6 cân thóc. Hoa Kỳ là nước sản xuất thực phẩm. Nhưng độ ấm của bầu khí quyển sẽ là một yếu tố làm cho sự sản xuất thực phẩm bị giảm bớt và là một yếu tố làm cho lương thực trên thế giới càng khan hiếm. Bộ Canh nông Hoa Kỳ trong một bản báo cáo phổ biến ngày 27/5/08 cho thấy rằng độ nóng của khí bầu không khí làm cho nước khan hiếm, mùa màng dễ bị hỏng, súc vật không được béo tốt, sản xuất ít sữa và dễ bệnh vào mùa hè. Cỏ dại tràn chiếm các cánh đồng phía bắc (vì trời ấm hơn) và sức chống thuốc trừ cỏ mạnh hơn. Khí trời ấm làm dễ cháy rừng và đốt cháy hoa mầu. Các yếu tố kể trên có tính toàn cầu.(Trần Bình Nam, khủng hoảng lương thực thế giới,1/2008) 2.2.2 Tình hình tiêu thụ thực phẩm trong nước Tiêu thụ thực phẩm thường diễn ra chủ yếu ở các khu đô thị nơi đất chật người đông điều kiện sản xuất nông nghiệp gần như là không có phải mua hoàn toàn. Theo kết quả điều tra người tiêu dùng tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và một số khu vực thành thị trong cả nước năm 2008 của trung tâm thông tin phát triển NN NT (AGROINFO) cho thấy mức chi tiêu cho thực phẩm của các hộ gia đình thành thị tăng đáng kể bất chấp những thời điểm giá thực phẩm tăng cao trong năm nay, thịt, tôm cá, rau và hoa quả là những thực phẩm chính chiếm 74,6% mức chi tiêu của hộ gia đình thành thị. Biểu đồ 1: Mức tiêu dùng thực phẩm dịp tết năm 2008 Nguồn: (Theo báo cáo phân tích hiện trạng tiêu dùng thực phẩm năm 2008 của Trung tâm Thông tin phát triển NN NT. Tác giả Phạm Văn Hách Kết quả báo cáo phân tích hiện trạng và triển vọng tiêu dùng thực phẩm năm 2008 của trung tâm cho thấy. Mức chi trung bình cho tiêu dùng thực phẩm là 3,13 triệu đồng/tháng, TP Hồ Chí Minh là 2,93 triệu/ tháng. Trung bình một nhân khẩu một tháng tại khu vực thành thị năm 2008 ở Hà Nội chi hết 779,8 ngàn đồng cho ăn uống chiếm 43,2% thu nhập. Cũng mức chi đó tính trung bình người dân TP Hồ Chí Minh chi hết 612,1 ngàn đồng cho ăn uống chiếm 42,2% thu nhập. tính trung bình cho các thành thị trong cả nước là 497,6 ngàn đồng chiếm 38,3% thu nhập. Như vậy so với năm 2006 tỷ lệ chi cho tiêu dùng thực phẩm ở cả Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã tăng lên 15% và 10%. Chung cho các thành thị là 8%. Mức tăng cho tiêu dùng thực phẩm một phần là do tác động của lạm phát, sự tăng giá thực phẩm. Việc loại bỏ được lạm phát, xác định rõ mức chi tiêu thực phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp trong việc triển khai kế hoạch và hoạt động sản xuất kinh doanh. Bảng 2.3 : Những khoản chi chính của hộ gia đình thành thị trong bữa ăn Sản phẩm Trị giá đồng/ tháng Tỷ trọng(%) 1.Thịt 912,100 30,5 2.Tôm cá 420,500 14,1 3.Rau 224,500 7,5 4.Hoa quả 373,100 12,5 5.Ăn uống ngoài gia đình 716,800 24,0 Nguồn: (Theo báo cáo phân tích hiện trạng tiêu dùng thực phẩm năm 2008 của Trung tâm Thông tin phát triển NN NT. Tác giả Phạm Văn Hách) Những khoản chi chính của hộ cho bữa ăn là chi cho thịt, tôm, cá, rau, hoa quả và chi cho ngoài ăn uống trong gia đình. Tính trung bình 1 tháng một hộ gia đình thành thị tiêu dùng hết 12,04kg thịt các loại, 8,15kg tôm cá, 2,23l dầu ăn, 1,48lít nước mắm. Những biến động phức tạp của thị trường thực phẩm như dịch bệnh, vấn đề vệ sinh ATTP và lạm phát ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý và hành vi của người tiêu dùng. Vì thế nó gây trở ngại lớn cho các doanh nghiệp trong việc dự báo tình hình cung cầu và xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh. Cuộc khảo sát tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh cho thấy mức tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên Đán năm 2008 cũng chỉ tăng 38,3% so với mức tiêu dùng bình thường. Mức tăng này thấp hơn nhiều so với những năm gần đây dao động trong khoảng 50% đến 60% . Nhu cầu thực phẩm tươi sống có mức tăng cao hơn so với nhóm thực phẩm chế biến ngoại trừ giò, chả là loại thực phẩm truyền thống, các loại sản phẩm chế biến còn lại có mức tăng thấp hơn. Tình trạng khan hiếm nguồn cung trong nước ở thời điểm hiện tại cùng với một số chính sách và giá xăng dầu biến động đã đẩy giá thực phẩm lên cao. Việc cân đối giữa sự sụt giảm của nhu cầu tiêu dùng với sự khan hiếm nguồn cung thực phẩm an toàn, sạch là cơ sở quan trọng để các doanh nghiệp thực phẩm xây dựng kế hoạch kinh doanh trong thời gian tới. Việc cần làm ngay lúc này đối với doanh nghiệp thực phẩm lúc này là chủ động nguyên liệu, nguồn hàng, xây dựng kế hoạch kinh doanh hợp lý, tổ chức và quản lý các khâu trong quá trình sản xuất để tiết kiệm tối đa chi phí nhằm tạo lợi thế cạnh tranh về giá. Nhằm thúc đẩy hơn nữa việc tiêu thụ lương thực, thực phẩm trong cả nước và giải quyết tốt 3 vấn đề cơ bản nông dân, nông nghiệp và nông thôn bộ NN&PTNN đã tổ chức các hội chợ, kiến nghị với Chính phủ về các vấn đề liên quan tới tiêu thụ tực phẩm liên quan tới nông nghiêp, nông dân và nông thôn.Hội chợ Nông nghiệp Quốc tế - Agroviet 2008 Đây là hội trợ có quy mô lớn, mang ý nghĩa kinh tế lớn tạo điều kiện để các doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp, nông dân giới thiệu quảng bá về sản phẩm nông lâm thủy sản Việt Nam, tạo cơ hội để các doanh nghiệp tìm kiếm đối tác trong và ngoài nước mua bán sản phẩm nông lâm thủy sản, các thiết bị công nghệ cho sản xuất và hợp tác đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp. đồng thời tạo cơ hội để các doanh nghiệp đơn vị quản lý và các đợn vị nghiên cứu tiếp cận với công nghệ, thiết bị tiên tiến hiện đại của các nước trong khu vực và trên thế giới cũng như học tập kinh nghiệm trong quản lý và tiếp cận thị trường thông qua hội thảo, diễn đàn tổ chức trong hội chợ Cơ hội tiêu thụ nông sản cho nông dân thành phố Hồ Chí Minh Ngày 10/1/2007, tại Siêu thị Metro An Phú TPHCM, đã diễn ra lễ ký kết chương trình hợp tác giữa Sở Nông nghiệp và PTNT với Tập đoàn Metro cash and carry Việt Nam về việc tổ chức hệ thống tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hỗ trợ chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế TPHCM giai đoạn 2006 – 2010. Kết quả hợp tác năm 2006 được đánh giá rất thành công với việc tổ chức 10 lớp tập huấn cho 499 lượt nông dân sản xuất rau an toàn, chăn nuôi, thủy sản theo quy trình an toàn; và kiến thức thị trường, tiếp thị, quản trị 3 lớp cho cán bộ trong hệ thống, nông dân và tiêu chuẩn Eurogap. Đã có 12 nhà cung cấp là nông dân, doanh nghiệp cung cấp sản phẩm rau an tòan, hoa lan, cá sấu... cho siêu thị. Qua đó, nâng cao nhận thức của nông dân trong xây dựng thương hiệu, tổ chức sản xuất, tiêu thụ qua hợp đồng... Chương trình sẽ tiếp tục hỗ trợ xây dựng kho sơ chế cho một số hợp tác xã, và xây dựng nhà giết mỗ, chế biến thủ công tại Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi. Tại buổi lễ, ông Uwe Hoelzer, Tổng Giám đốc Tập đoàn tại Việt Nam đã phát động một chiến dịch "Metro ủng hộ sản phẩm Việt Nam" (Made in Việt Nam) cho các siêu thị Metro trên toàn quốc, thuyết phục người tiêu dùng, khách hàng dùng sản phẩm Việt Nam. Đây là cơ hội cho nông dân Việt Nam nói chung, nông dân TPHCM nói riêng khi chính thức bước chân vào WTO. Ban Đổi mới và Quản lý doanh nghiệp Nông nghiệp đã phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT chi nhánh Hà Nội và Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp tổ chức Hội thảo: “Hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất, kinh doanh theo quyết định QĐ 131/QĐ-TTg, QĐ 443/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ” Hội thảo tập trung thảo luận về tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu tới sản xuất kinh doanh nông, lâm nghiệp và thuỷ sản và các giải pháp thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp nông, lâm nghiệp và thuỷ sản. Ngân hàng NN&PTNT cung cấp và tham mưu cho Ngân hàng nhà nước, trình Chính phủ về luật tín dụng, xem xét và sửa đổi. - Đối với những chính sách vượt thẩm quyền, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm báo cáo Chính phủ xem xét, giải quyết. - Hiện nay, Ngân hàng NN&PTNT đang phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để cho vay với tư cách bảo lãnh, chỉ đạo các Chi nhánh giảm mức lãi suất xuống 10%/năm. Đối với doanh nghiệp gặp khó khăn mà chưa tiêu thu được sản phẩm, Ngân hàng sẽ cơ cấu lại nợ cũ, cho vay mới để tiêu thụ sản phẩm, tiếp tục sản xuất. Hy vọng tháo gỡ được một phần khó khăn. Tăng cường nguồn lực, nguồn vốn, tiếp tục triển khai QĐ 131, 443 của Thủ tướng Chính phủ. Ngày 17/4/2009, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành quyết định 497/QĐ-TTg về việc hỗ trợ lãi suất vay vốn mua máy móc thiết bị, vật tư sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở nông thôn. Đại diện Ngân hàng nhà nước thông báo Ngân hàng nhà nước đang biên soạn Thông tư hướng dẫn, đầu tháng 5/2009 sẽ hoàn thành, cụ thể hoá các chính sách của Đảng và nhà nước với nông nghiệp, nông dân, nông thôn, doanh nghiệp... 2.3 Các công trình nghiên cứu có liên quan - Minh Huệ, “Tiêu thụ nông sản cần những nhà chuyên nghiệp”, thời báo kinh tế,17/4/2009 đã đề cập: Trong kinh doanh, điều người ta quan tâm nhất là đầu ra của sản phẩm và lợi nhuận thu được. Đây cũng là yếu tố quyết định sự thành bại của mỗi mô hình kinh tế. Tuy nhiên, trước hàng loạt khó khăn, bất cập như mua bán trôi nổi, không qua hợp đồng, có quá nhiều trung gian, thiếu sự liên kết... khiến việc tiêu thụ nông sản của nông dân, doanh nghiệp gặp khó. Đã đến lúc, vấn đề liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong chuỗi tiêu thụ nông sản phải đi vào thực chất hơn. - Lê Thị Kim Ngân, “những biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ nông sản hàng hóa nhằm kích cầu, tăng sức mua”, NXB vụ Chính sách Thương nghiệp trong nước, Bộ thương mại, mã số 2001-78-012. Đề tài này nghiên cứu về thực trạng sản xuất các mặt hàng nông sản và sức mua của thị trường trong nông thôn, dự báo tình hình kinh tế Việt Nam, nghiên cứu về khả năng sản xuất và thị trường nông sản hàng hóa trong gia đoạn 2001-2010, các giải pháp về tiêu thụ nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam giải pháp tăng sức mua ở thị trường nông thôn. - Nguyến Thị Minh Kiều,”người tiêu dùng ngày càng quan tâm hơn đến thực phẩm an toàn”, trên báo tuổi trẻ, ngày 14/4/2009 đã chỉ ra xu hướng tiêu dùng thực phẩm của người dân và nguyên nhân dẫn đến xu hướn trên. - Quốc Trung, “thị trường nông sản ngày càng bất ổn” thời báo kinh tế 5/2008 phân tích thực trạng bất ổn trong thị trường nông sản - VCCI, thị trường nông sản thế giới và 5 xu hướng tác động vào Việt Nam, dự án phát triển thị trường hàng nông sản, /5/2003 đã phân tích rõ những tác động tích cực và tiêu cực từ thị trường nông sản thế giới vào thị trường nông sản nước ta. Mỗi một bài báo, bài viết hay dự án, đề tài khoa học ở trên đề cập tới một khía cạnh của vấn đề tiêu thụ sản phẩm thực phẩm hay mặt hàng nông sản nói chung và thường mang tầm vĩ mô cho một khu vực hoặc trên cả nước còn đề tài của tôi lại nghiên cứu ở tầm vi mô riêng cho một công ty. Đó là sự khác biệt đề tài của tôi và các công trình nghiên cứu trên. 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Tình hình cơ bản của công ty Cổ phần Nuôi trồng và chế biến thực phẩm Nam Triệu 3.1.1 Vị trí địa lý của công ty Công ty được thành lập chính thức vào ngày 08/01/2007 theo số 0203002716 do sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hải Phòng cấp và có trụ sở chính đặt tại xã Lưu Kiếm, huyện Thủy Nguyên TP.Hải Phòng cách trung tâm thành phố khoảng 20km về phía đông, nằm cạnh đường Mười là con đường giao thông huyết mạch nối liền giữa các tỉnh: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình đã là điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi mua bán vật tư cũng như tiêu thụ sản phẩm của công ty. Mặt khác đây cũng là các tỉnh có kinh tế khá phát triển đặc biệt là hai tỉnh Quảng Ninh và TP Hải Phòng, trong đó cảng biển quốc tế Hải Phòng là cảng lớn nhất miền Bắc. Vì vậy công ty có được thị trường tiêu thụ tại chỗ rộng lớn, có điều kiện mở rộng xuất khẩu trong thời gian tới. Bên cạnh đó khoảng cách từ công ty tới Đường 5 là không xa khoảng 10km về phía nam là con đường giao thông lớn nhất miền Bắc nối liền thủ đô Hà Nội và TP Hải Phòng và chạy qua các tỉnh có nền kinh tế đang phát triển mạnh là Hải Dương, Hưng Yên đã là điều kiện không thể tốt hơn để công ty mở rộng ra các thị trường tiềm năng mà thị phần của công ty chưa có hoặc chiếm thị phần nhỏ như: Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Bắc Ninh… 3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty Cổ Phần Nuôi trồng và chế biến thực phẩm Nam Triệu là thành viên trực thuộc Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Nam Triệu được thành lập trên cơ sở góp vốn đầu tư. Trong đó Công ty công nghiệp tàu thủy Nam Triệu đóng góp đầu tư 51% tổng số vốn điều lệ. Là một công ty mới thành lập lúc đầu hoạt động dựa trên giấy phép đăng ký kinh doanh của tổng công ty công nghiệp Tàu thủy Nam Triệu. Sau tách ra thành công ty thành viên lấy tên là công ty Cổ phần Nuôi trồng và chế biến thực phẩm Nam Triệu trực thuộc tổng công ty công nghiệp Tàu thủy Nam Triệu. Đến ngày 08/01/2007 được sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hải Phòng cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo số 0203002716. 3.1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty Là một công ty mới thành lập và non trẻ trên thị trường nên cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty khá gọn nhẹ và chịu sự giám sát của đại hội đồng Cổ đông, ban quản trị thuộc tổng Công ty công nghiệp tàu thủy Nam Triệu. Với sự đơn giản, gọn nhẹ này cho nên thông tin hai chiều trong quá trình sản xuất được phát đi nhanh, chính xác, kịp thời tạo điều kiện cho ban lãnh đạo công ty điều hành, chỉ đạo sản xuất dễ dàng hơn trong quá trình SXKD. Tuy nhiên với cơ cấu này nhiều khi dẫn đến tình trạng thông tin không đầy đủ gây khó khăn trong việc điều hành sản xuất. Giám đốc Phó giám đốc Phòng tổ chức hành chính Phòng tài chính kế toán Phòng kế hoạch thị trường Phòng kế hoạch sản xuất Các cơ sở sản xuất Sơ đồ 2: Bộ máy tổ chức của công ty Giám đốc: Điều hành chung công tác sản xuất, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về phương hướng sản xuất kinh doanh của công ty trong từng năm kế hoạch. Chỉ đạo phó giám đốc, thủ trưởng các đơn vị thực hiện các kế hoạch sản xuất, các hợp đồng kinh tế đã ký kết. Phó giám đốc: Phụ trách chỉ đạo điều hành sản xuất, an toan lao động, phòng chống bão lụt. Điều hành các phương tiện, nhân lực phục vụ sản xuất,ký duyệt xuất nhập khẩu mua bán vật tư phục vụ sản xuất, công tác định mức tiền lương cho CBCNV. Phòng KHSX: Nắm bắt được khả năng tiến độ, thông tin hai chiều kịp thời giữa chủ đầu tư và công ty khi có vấn đề phát sinh và thống nhất hướng giải quyết. Phân việc, giám sát, đôn đốc, kiểm tra quá trình triển khai sản xuất tại các tổ đảm bảo tiến độ đã đề ra. Đồng thời kịp thời phát hiện nguy cơ mất an toàn. Nghiệm thu khối lượng bàn giao sản phẩm, xác nhận chi phí nhân công và chứng từ quyết toán vật tư. Xác nhận cung cấp đủ hồ sơ kỹ thuật cho các đơn vị phục vụ thi công, lập danh mục vật tư thiết bị cần cho công trình. Nghiệm thu chất lượng vật tư thành phẩm và bán thành phẩm trước khi nhập kho. Chịu trách nhiệm nghiệm thu chất lượng từng phần và toàn bộ công trình. Giám sát kiểm tra các bước triển khai công việc của các tổ chức sản xuất. Quản lý toàn diện thao tác chức năng nhiệm vụ được phân công. Tổ trưởng sản xuất phải chuẩn bị đầy đủ về điều kiện máy móc trang thiết bị vật tư, an toàn lao động. Có trách nhiệm triển khai công việc cụ thể tới từng công nhân hoặc nhóm thợ. Phòng Tổ chức hành chính: Tổ chức các bữa ăn cho CBCNV đảm bảo chất lượng vệ sinh. Tổ chức mua và cấp phát các trang thiết bị bảo hộ đầy đủ cho CBCNV theo đúng chất lượng và định kỳ. Cử cán bộ trực và kiểm tra quản lý LĐ, công tác an toàn LĐ, vệ sinh công nghiệp các ca sản xuất. Khi có tai nạn LĐ phải tổ chức sơ cứu kịp thời. Những trường hợp tai nạn nặng phải chuyển ngay lên tuyến trên, bố trí xe đưa đón CBCNV và phương tiện phục vụ sản xuất. Tổ chức khám sức khỏe định kỳ, chứng nhận ốm đau theo quy định của pháp luật. Cử cán bộ kiểm tra đếm vật tư mua về trước khi nhập kho. Phòng Tài chính Kế toán: Đảm bảo về vốn phục vụ cho sản xuất. Tạo mọi điều kiện để cung cấp kịp thời cho sản xuất. Cử cán bộ kiểm tra, kiểm đếm vật tư thiết bị mua về trước khi nhập kho. Thanh toán kịp thời lương cho CBCNV. Phòng Kế hoạch thị trường: Tham mưu cho giám đốc, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc công ty xây dựng kế hoạch năm, kế hoạch dài hạn và tổng hợp kế hoạch sản xuất kinh doanh toàn công ty. Báo cáo tình hình thực hiện KHSX kinh doanh toàn công ty. Tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trường thu thập và xử lý các thông tin thị trường nhằm nắm bắt nhu cầu của khách hàng phù hợp với khả năng SXKD của công ty. Nghiên cứu, xây dựng triển khai các biện pháp, hình thức, nội dung quảng cáo, tiếp thị sản phẩm của công ty. Đề xuất về các biện pháp tiếp thị, khuyến mại và thu hút khách hàng. Tham mưu cho Giám đốc trong việc ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế. Theo dõi quá trình thực hiện các hợp đồng kinh tế, tiếp nhận các thông tin và yêu cầu với khách hàng. Tham mưu cho giám đốc công ty các biện pháp nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng trong quá trình thực hiện. Đàm phán báo giá quyết toán với các đơn vị vệ tinh (hợp đồng phụ) hoặc các đối tác khác khi họ ký hợp đồng cùng tham gia thi công hoặc sử dụng các nguồn lực hoặc mua bán các sản phẩm của công ty. Xây dựng chính sách giá cả hợp lý, lập điều khiển bổ sung các bảng giá hàng năm về tất cả các mặt hàng SXKD của công ty để phục vụ việc chào giá, chào hàng, chào thầu. Lập các biên bản bàn giao thanh lý hợp đồng kinh tế và hoàn thiện các thủ tục kinh tế. 3.1.4 Ngành nghề kinh doanh của công ty Công ty sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp nên để tận dụng hết các điều kiện sản xuất tác động qua lại lẫn nhau giữa các tiểu ngành trong nông nghiệp để nâng cao hiệu quả sản xuất. Vì vậy công ty sẽ thực hiện đa ngành nghề kinh doanh bao gồm: + Sản xuất kinh doanh các loại con giống, thức ăn chăn nuôi. + Sản xuất các loại cây cảnh, hoa lan các loại. + Nuôi trồng và chế biến các sản phẩm gia súc gia cầm thủy hải sản và các sản phẩm từ ngư nghiệp (ngành sản xuất chính). + Mua bán vật tư máy móc thiết bị liên quan đến ngành nông nghiệp và chế biến thực phẩm. + Tư vấn xây dựng và triển khai các dự án phát triển nông nghiệp nông thôn, khuôn viên công nghiệp. + Tổ chức du lịch sinh thái. Tuy nhiên là công ty mới thành lập nên điều kiện sản xuất còn hạn chế nên hiện nay công ty chủ yếu tập trung vào sản xuất nuôi trồng và chế biến các sản phẩm từ trồng trọt và chăn nuôi, nông lâm ngư nghiệp, các loại hoa cây cảnh. 3.1.5 Các nguồn lực của công ty Về lao động Tính đến thời điểm hiện tại (1/4/2009) công ty có 244 lao động và cán bộ công nhân viên phần lớn là lao động phổ thông trong độ tuổi từ 18 đến 35. Nó phản ánh mục đích trẻ hóa đội ngũ lao động, lãnh đạo trong công ty nhằm huy động sự phục vụ lâu dài và bắt kịp với thời đại mới. Tuy nhiên đây cũng là hạn chế và trở ngại lớn về mặt kinh nghiệm sản xuất. Tuổi trẻ năng động nhưng kinh ngiệm sản xuất kinh doanh còn non yếu. Trong những năm gần đây số lao động trong công ty luôn biến động cả về số lượng và cơ cấu thể hiện qua bảng 3.1. Qua bảng 3.1 ta thấy sự biến động về lao động của công ty luôn tăng về mặt bình quân, qua ba năm là 8% nhưng lại có sự biến động không đều. Từ năm 2006 đến năm 2008 tăng 42 lao động nhưng từ năm 2007 đến 2008 lại giảm 7 người và có sự thay đổi trong cơ cấu lao động nguyên nhân của sự biến động trên có thể chỉ ra đó là trong giai đoạn 2006 - 2007 chưa có sự ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu, sự tri trả lương cho CBCNV đều đặn, công việc nhiều nên công ty tuyển thêm lao động. Nhưng trong khoảng thời gian từ nửa đầu năm 2007 trở lại đây thì sự tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu đã tác động vào nước ta, sức tiêu dùng trong dân và trên thế giới giảm, nguồn lực tài chính trong công ty tăng chậm dẫn đến trễ lương công nhân, cắt giảm lao động luôn phiên nên có một số lao động xin nghỉ việc, trong đó có hai trường hợp bị đuổi việc. Phần lớn sự tăng giảm này là lao động phổ thông do sự gắn bó của lao động này với công ty hạn chế. Bảng 3.1: Tình hình lao động của công ty Diễn giải 2006 2007 2008 Tốc độ phát triển (%) Sl (lđ) Cc (%) Sl (lđ) Cc (%) Sl (lđ) Cc (%) 07/06 (%) 08/07 (%) BQ (%) Tổng số LĐ 198 100 240 100 233 100 121.21 97.08 108.48 1. Phân theo trình độ Trên ĐH 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Đại học 15 7.57 18 7.50 18 7.72 120 100 109.54 Cao đẳng 13 6.56 22 9.17 20 8.58 169.23 90.90 124.03 Trung cấp 20 10.10 23 9.58 21 9.01 115.00 91.30 102.47 LĐ phổ thông 150 75.77 177 73.75 174 74.69 118.00 98.30 107.70 2. Phân theo tính chất công việc LĐ trực tiếp 167 84.34 192 80.00 188 80.68 114.97 97.91 109.16 LĐ gián tiếp 31 15.66 48 20.00 45 19.32 154.84 93.75 120.48 3. Phân theo giới tính Nam 86 43.43 108 45.00 110 47.21 125.58 101.85 113.09 Nữ 112 56.57 132 55.50 123 52.79 117.86 93.18 104.79 Nguồn: Phòng Tổ chứchành chính của công ty Theo giới tính thì lao động nữ nhiều hơn lao động nam là vì công ty hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nên cần lao động có kinh nghiệm là chủ yếu, nam thường chỉ làm nhiệm vụ bảo vệ, khuân vác hàng trong kho lạnh,… Về cơ sở vật chất kỹ thuật và vốn của công ty - Cơ sở vật chất kỹ thuật: Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho sản xuất là điều không thể thiếu trong sản xuất kinh doanh. Hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp nên cơ sở vật chất chủ yếu của công ty chủ yếu là các trang trại, nhà kho, dây truyền chế biến, nhà chứa vật tư, văn phòng… - Về vốn của công ty: Vốn có vai trò quan trọng trong việc mở rộng và phát triển sản xuất. Sự biến động của nguồn vốn trong công ty cho thấy tiềm lực tài chính và hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh. Đồng thời nó cũng là cơ sở để thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư. Trong một công ty, doanh nghiệp thì vốn luôn luôn biến động và có từ nhiều nguồn khác nhau. Và tình hình vốn của công ty Cổ phần Nuôi trồng và chế biến thực phẩm Nam Triệu thể hiện qua bảng 4.2 như sau: Bảng 3.2: Tình hình vốn của công ty Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tốc độ phát triển (%) Gt (tr.đ) Cc (%) Gt (tr.đ) Cc (%) Gt (tr.đ) Cc (%) 07/06 08/07 BQ Tổng số vốn 7069.53 100 10002.26 100 10502.11 100 141.48 104.99 121.88 1. Phân theo hình thức sở hữu Vốn tự có 5000.86 70.74 6957.61 69.56 7284.62 69.36 139.13 104.70 120.69 Vốn đi vay 2068.67 29.26 3044.65 30.44 3217.49 30.64 147.20 105.67 124.71 2. Phân theo tính chất sử dụng Vốn cố định 2132.17 30.16 4100.67 40.99 4131.47 39.34 192.32 100.75 139.16 Vốn lưu động 4937.36 69.84 5901.59 59.01 6370.64 60.66 119.53 107.95 113.40 Nguồn: phòng Tài chính kế toán Trong giai đoạn năm 2006-2007 cũng là năm mới tách ra khỏi tổng công ty thành công ty thành viên nên công ty cũng được sự quan tâm nhiều hơn tới công ty nên tổng số vốn tăng nhanh hơn nữa cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu chưa tác động nhiều đến nước ta nên công ty kinh doanh làm ăn có lãi là nguyên nhân làm nguồn vốn tích lũy tăng. Nguồn vốn tăng, kinh doanh có lợi nhuận tạo ra sự tin tưởng từ đối tác trong hoạt động đầu tư cho vay, trong việc huy động vốn mở rộng sản xuất. Tuy nhiên từ năm 2007 - 2008 có sự chững lại và tăng chậm, lúc tăng lúc giảm, nguồn thu không được tích lũy bổ xung. Theo trưởng phòng KH – TC thì đến hết quý I năm 2008 công ty làm ăn có lãi, nhưng từ quý II năm đó làm ăn chững lại và có hiện tượng thua lỗ, thu không đủ bù chi, sự hỗ trợ từ phía tổng công ty cũng không có do tình hình khủng hoảng chung. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ lương công nhân. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Với sự tác động của nhiều nhân tố và sự biến động diễn biến phức tạp của nền kinh tế toàn cầu, tiêu dùng của người dân thay đổi nên kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cũng có nhiều biến đổi. Nhận xét: Qua bảng ta thấy nguồn doanh thu của công ty từ năm 2006 – 2007 tăng đột biến với hơn 10 tỷ đồng tương ứng với 91,7 % nhưng lại giảm nhẹ vào giai đoạn 2007 – 2008, mức giảm là 5,94%. Nguyên nhân chính của sự thay đổi trên là giai đoạn dầu có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ phía tổng công ty, khủng hoảng tài chính, lạm phát chưa ảnh hưởng, công ty có nhiều điều kiện phát triển tạo bước đệm cho giai đoạn về sau. Đây cũng là lý do giải thích tại sao trong điều kiện khủng hoảng nhiều công ty rơi vào tình trạng phá sản nhưng công ty Cổ phần Nuôi trồng và chế biến thực phẩm Nam Triệu chỉ sụt giảm doanh thu chút ít (gần hai tỷ đồng) đây được coi là sự sụt giảm quá nhẹ so với một công ty lớn. Bảng 3.3: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần Nuôi trồng và chế biến thực phẩm Nam Triệu ĐVT: gt: triệu đồng, cc: % Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tốc độ phát triển (%) Gt Cc Gt Cc Gt Cc 07/06 08/07 BQ Tổng DT 20147.12 100 38622.43 100 36716.94 100 191.70 95.06 134.99 1. trồng trọt 4036.78 20.04 6610.09 17.11 5933.27 16.16 163.74 89.76 121.23 Cây ăn quả 876.28 21.71 1003.47 15.18 941.24 15.86 114.51 93.79 103.63 Rau sạch 995.63 24.66 2581.16 39.05 2301.05 38.78 259.24 89.14 152.01 Hoa và cây cảnh 2164.47 54.17 3025.46 45.77 2690.98 45.36 139.78 88.94 111.49 2.Chăn nuôi 11340.34 56.28 24467.74 63.35 23420.54 63.78 215.76 95.71 143.70 - Gia súc 4308.03 37.99 10671.04 43.61 9692.02 41.38 247.70 90.82 149.98 - Gia cầm 2062.16 18.18 7067.59 28.88 7010.47 29.93 342.72 99.19 184.37 - Thủy sản 1036.38 9.13 1724.44 7.05 1501.34 6.41 166.39 87.06 120.35 ĐVQH 3933.77 34.47 5004.67 20.45 5216.71 22.28 127.22 104.23 115.15 3.Chế biến 4367.53 21.68 7031.67 18.21 6860.13 18.68 160.99 97.56 125.32 4.DT khác 402.47 2.00 512.93 1.33 503.00 1.38 127.43 98.06 111.78 Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán Tính cho tới thời điểm hiện tại các mặt hàng mà công ty kinh doanh thì chăn nuôi là ngành đem lại doanh thu chủ yếu cho công ty, đồng thời cũng là ngành tác động nhiều nhất tới tổng doanh thu của toàn công ty. Nguyên nhân là do nhu cầu của người dân từ thịt trong cơ cấu bữa ăn chiếm ngày càng lớn. Khi thu nhập của người tiêu dùng bị ảnh hưởng thì khoản chi tiêu cũng sẽ bị cắt giảm tới mức tối đa có thể. Nhưng tính chung bình quân cho 3 năm trở lại đây thì các ngành vẫn tăng là vì trong giai đoạn đầu có sự tăng mạnh mẽ hơn giai đoạn sụt giảm về sau do khủng hoảng kinh tế tác động mạnh vào cuối năm 2008 3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để hoàn thiện đề tài này tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: 3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu Số liệu là cơ sở để nghiên cứu phân tích đánh giá nhìn nhận các vấn đề kinh tế xã hội, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. Mỗi một đề tài, mỗi một con người có cách thu thập số liệu khác nhau đối với cả hai loại số liệu: Tài liệu thứ cấp là tài liệu là tài liệu đã được tổng hợp xử lý và công bố có liên quan tới vấn đề khía cạnh nào đó của vấn đề nghiên cứu. Nguồn số liệu này được tôi thu thập từ sách báo, báo cáo tài chính của công ty, trang wet, các bài viết liên quan của các nhà nghiên cứu trong 3 năm trở lại đây. Đối với nguồn số liệu sơ cấp: là số liệu có được từ thực tế điều tra, tìm hiểu nghiên cứu. Để có được số liệu này tôi tìm hiểu nghiên cứu thị trường chủ yếu của công ty, từ khách hàng từ các cuộc trò truyện với cán bộ lãnh đạo trong công ty, các cuộc tham luận, phỏng vấn tìm hiểu khách hàng… 3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu Số liệu thu thập được chỉ là những cái ban đầu sơ bộ nên cần phải xử lý, phân tích, đánh giá, so sánh… thì mới thấy được các hiện tượng kinh tế, các vấn đề phát sinh trong đó. Để xử lý nhanh, chính xác tôi đã sử dụng phần mềm Excel. 3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu - Phương pháp thống kê kinh tế: trên cơ sở thu thập số liệu tiến hành phân tổ thông kê, tổng hợp hệ thống hóa số liệu, rồi so sánh nhìn nhận ra sự biến động của vấn đề liên quan, các yếu tố ảnh hưởng tới tiêu thụ để đưa ra những giải pháp tổ chức sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao. - Phương pháp SWOT: xây dựng một ma trân gồm 4 ô với các vấn đề liên quan tới tiêu thụ của doanh nghiệp: Điểm yếu (W) Điểm mạnh (S) Cơ hội (O) Thách thức (T) Sơ đồ 3: Ma trận SWTO Qua phân tích trên đưa ra các giải pháp phát huy thuận lợi, hạn chế khó khăn trong tiêu thụ. Đặc biệt là trong thời kỳ hiện nay, thời kỳ hội nhập và cạnh tranh cao. Trong nghiên cứu thì phương pháp này được sử dụng rộng rãi vì nó phương pháp này nó chỉ ra nhiều vấn đề của đề tài. 3.2.4 Phương pháp chuyên gia Nghiên cứu không chỉ là sự đơn ._.c chính vụ hoặc có sự trục trặc dễ ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm trong khi đòi hỏi của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm ngày càng cao. Sản phẩm chế biến thường có giá cao và hạn chế lượng hàng tiêu hủy, đối với các công ty thì thường là khu chế biến có quy mô lớn và khu nuôi trồng có quy mô nhỏ hơn, tạo sự liên kết với người dân trong cung cấp đầu vào cho chế biến nhưng với công ty chế biến thực phẩm Nam Triệu thì ngược lại khu nuôi trồng lại lớn hơn rất nhiều so với khu chế biến, công suất tiêu thụ sản phẩm thô đưa vào chế biến của công ty thấp hơn rất nhiều so với sản lượng sản xuất công ty sản xuất ra. Là nguyên nhân làm cho sản phẩm tho tiêu thụ không hết đành chuyển mục đích sử dụng như rau thì làm thức ăn cho cá, cho chăn nuôi, gia cầm... 4.3.7 Mùa vụ trong sản xuất Là đặc trưng của sản xuất nông nghiệp, đến tời điểm mùa vụ không chỉ có sản phẩm của các công ty cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với cả sản phẩm của lái buôn, người dân nơi khác vận chuyển về thành phố tiêu thụ. Cung lớn hơn rất nhiều so với cầu và điều tất yếu là sẽ có sự chia sẻ khách hàng dù là số lượng nhỏ cũng ảnh hưởng tới kết quả tiêu thụ của công ty. Một khi đã bị chia sẻ khách hàng thì công ty sẽ tiêu thụ được ít đi, tốc độ chậm đi. Tại vụ rau cuối năm 2008 vừa rồi sản lượng rau tiêu thụ của công ty giảm tới 15% phải đưa và bảo quản kho lạnh hoạch bỏ vào chế biến sinh tố hoặc hủy cho chăn nuôi do sản lượng rau ở thành phố quá nhiều. 4.3.8 Chiến lược tiêu thụ sản phẩm của công ty Từ công tác nghiên cứu, dự báo thị trường của phòng kế hoạch thị trường căn cứ vào đó công ty đưa ra chính sách tiêu thụ như thế nào, giữ hàng hay đẩy mạnh tiêu thụ, chiến lược phân khúc, lựa chọn thị trường, phân chia khách hàng cũng như chiến lược xây dựng hệ thống kênh phân phối trên mỗi thị trường. Chiến lược đúng sẽ là động lực thúc đẩy nhanh tiêu thụ và ngược lại. Trong các chiến lược công ty đưa ra trong sản xuất cũng như trong tiêu thụ thì chiến lược được đánh giá cao và có hiệu quả nhất là chiến lược xây dựng hệ thống kênh phân phối đa cấp. Trong chiến lược công ty xác định chính khách hàng sẽ là một nhân viên thị trường không chính thức cho công ty trong đó sẽ chú trọng tới khách hàng mới, bởi vì chính khách hàng mới sẽ có sức tuyên truyền cao hơn, khách quan hơn về sản phẩm của công ty. Qua đó mở rộng thị trường tốt hơn, thâm nhập thị trường sâu hơn, và hiệu quả tiêu thụ cũng tốt hơn. “Hiện nay công ty đang áp dụng chính sách này tại thị trường Hải Phòng và Quảng Ninh và đạt được hiệu quả tương đối cao” (theo trưởng phòng Kế hoạch thị trường). 4.3.9 Thị trường công ty tham gia tiêu thụ Xét về mặt lượng quy mô thị trường có ảnh hưởng lớn tới tiêu thụ, nó liên quan tới quy mô dân số tức là số lượng người tiêu dùng, số lượng người tiêu dùng càng nhiều tức là quy mô thị trường càng lớn, sức tiêu thụ càng cao. Còn xét về mặt chất nó liên quan đến thu nhập của người tiêu dùng. Thị trường chính mà công ty tham gia cung ứng Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh đều là những thị trường có quy mô lớn bởi bởi đây là những trung tâm kinh tế lớn, khu công nghiệp tập trung cho nên thu nhập của người dân cao vì vây mà phần lớn sản lượng sản phẩm của công ty được tiêu thụ ở các thị trường này với hơn 70% tổng sản lượng sản phẩm tiêu thụ. Việc xác định đúng tương đối về thu nhập bình quân đầu người của khu vực dân cư đó để xác định các mặt hàng cung ứng cho phù hợp thì mới tăng tốc được tiêu thụ. Công ty không thể đem mặt hàng ĐVQH mức giá 100 – 400 ngàn đồng/kg hay sản phẩm đóng hộp cao cấp ra thị trường nông thôn, ngoại ô là những nơi thu nhập bình quân đầu người còn thấp. Miếng cơm manh áo vẫn được đặt nên hàng đầu. Số lượng nhà cung ứng tham gia thị trường: thời kỳ mở cửa nền kinh tế các doanh nghiệp được quyền tự chọn ngành nghề kinh doanh cho phù hợp với điều kiện của mình, được đối xử bình đẳng, cạnh tranh công bằng. Vì vậy một sản phẩm trên thị trường không phải chỉ do một mình công ty cung ứng mà có rất nhiều hãng khác nhau tham gia sản xuất cung cấp, thậm chí là cả từ phía người dân. Do đó muốn tồn tại, muốn tiêu thụ được sản phẩm công ty sẽ phải cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của rất nhiều hãng khác nhau. Sự luồn sâu và thị trường của sản phẩm công ty còn hạn chế rất nhiều so với sản phẩm của một số hãng như công ty Cổ phần Hương Liệu Hải Phòng, công ty chế biến thực phẩm Duy Khánh . . nên sức tiêu thụ sản phẩm của công ty còn yếu hơn rất nhiều so với các đối thủ trên. Sự khắt khe của thị trường, mức độ áp dụng tiêu chuẩn VS ATTP, sự đòi hỏi của người tiêu dùng về các thông tin có liên quan đến sản phẩm trên bao bì. Thường thì những người có thu nhập lớn tập trung chủ yếu ở thành thị, trình độ dân trí cao thì sự đòi hỏi về các vấn đề trên càng lớn. Chính vì vậy mà công ty ra đời sau so với các đối thủ cạnh tranh nhưng nhờ mác “an toàn” sản xuất sản phẩm sạch mà sản lượng lượng tiêu thụ của công ty cũng không ngừng tăng một cách tương đối so với từng thời điểm và từng đối thủ cạnh tranh mặc dù giá bán còn cao hơn so với đối thủ. 4.3.10 Chính sách của Đảng và Nhà nước Gia nhập WTO với cam kết của chính phủ là thuế nhập khẩu nông sản hnagf hóa giảm còn 0-5% vào năm 2010 tuy vào từng mặt hàng. Trong khi đó sản xuất trong nước còn gặp nhiều khó khăn, giá thành cao kéo theo giá bán cao hơn giá nhập khẩu đã thu hút hàng ngoại chủ yếu là hàng Thái Lan và Trung Quốc vào nước ta. Nó gây ra áp lực cạnh tranh trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm của công ty nói riêng và các doanh nghiệp khác hoạt động cùng ngành nói chung. Với lợi thế về công nghệ sản xuất, về trình độ quản lý và các hoạt động Marketing, nghệ thuật bán hàng các công ty nước ngoài khi vào Việt Nam sẽ làm xáo trộn thị trường thực phẩm. Chắc chắn rằng họ cũng sẽ ưu tiên số 1 cho ở các thị trường lớn là các trung tâm kinh tế vì vậy việc chia sẻ khách hàng là điều tất yếu nhưng chia sẻ ở mức nào thì công ty chắc chắn sẽ phải tính toán rất kỹ trong hoạch định thị trường tiêu thụ để tránh mất khách giảm sút thị phần. Chính sách khuyến khích phát triển chế biến nông sản, hỗ trợ về vốn, miễn thuế 5 năm đối với các doanh nghiệp mới thành lập, hỗ trợ trong tìm kiếm thị trường xuất khẩu đã là động lực thúc đẩy ngày càng nhiều cá nhân tổ chức đi vào sản xuất lĩnh vực này nên sản lượng sản xuất ra lớn, hiện tượng loại bỏ lẫn nhau bằng mọi cách là điều không thể tránh khỏi, cạnh tranh thiếu lành mạnh gây thiệt hại lớn cho các công ty làm ăn chân chính. Tổ chức các cuộc hội trợ thực phẩm như AgroViet 2008, mang tính chất quốc tế để các công ty, doanh nghiệp tìm kiếm đối tác làm ăn, trưng bày giới thiệu quảng bá hình ảnh sản phẩm làm động lực cho tiêu thụ. Là cơ hội để các doanh nghiệp vươn ra thị rường quốc tế, chính nhờ những hội trợ này mà công ty cũng đã ký kết được hợp đồng cung ứng đầu vào, tiêu thụ đầu ra với một số công ty và thị trường Trung Quốc. Tóm lại: qua nghiên cứu tìm hiểu và phân tích thực trạng tiêu thụ sản phẩm của công ty chúng ta thấy rằng sản phẩm của công ty kha đa dạng nhưng lại bất cân đối trong tiểu ngành kinh doanh của công ty, thị trường của công ty còn bó hẹp ở các tỉnh thành phía Bắc là chủ yếu nhưng không cân đối giữa các thị trường, ngay cả thị trường lớn như Hà Nội thị phần cũng rất hạn chế. Tốc độ tiêu thụ ở mức trung bình bởi hệ thống kênh phân phối xây dựng còn thiếu đi một kênh phân phối đa cấp cho mọi thị trường, sản phẩm mẫu mã chưa tạo dựng được lòng tin từ phía người tiêu dùng, chất lượng ở mức khá nhưng giá bán lại đắt so với một số đối thủ cạnh tranh nên tốc độ tiêu thụ sản phẩm còn yếu. Bên cạnh đó công ty có đội ngũ CBCNV trẻ là lợi thế trong hoạt động thị trường là có trình độ phù hợp với kinh tế hiện đại bởi sự năng động trong họ, nhưng nó có hạn chế rất lớn là thiếu kinh nghiệm trong các hoạt động kinh tế hay xử lý trong các vấn đề kinh tế phát sinh. Trong tiêu thụ sản phẩm của công ty còn có nhiều vấn đề phát sinh cần giải quyết trong đó có vấn đề mà có thể giải quyết được ngay đó là linh hoạt về giá cả theo từng thời điểm ở các thị trường, cho phép nhân viên bán hàng được chủ động về giá. 4.4 Các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của công ty Cổ phần Nuôi trồng và chế biến thực phaamt Nam Triệu 4.4.1 Phương hướng mục tiêu của công ty Công ty hướng tới mục tiêu là đến năm 2012 sản phẩm của công ty sẽ có mặt ở hầu hết các tỉnh thành miền Bắc, xâm nhập một phần thị trường phía Nam. Đến năm 2015 sẽ có sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài. Hoàn thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ mọi nhu cầu đòi hỏi của khách hàng để tăng doanh thu, tăng lợi nhuận bảo đảm cho sự phát triển bền vững. Công ty cũng xác định muốn làm được điều đó thì mục tiêu trước mắt là giải quyết triệt để những khó khăn bất cập còn tồn tại, mà trước hết phải vượt qua được cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế hiện nay có nguy cơ kéo dài. Về thị trường: công ty chú trọng hướng tới thị trường xuất khẩu trên nền tảng là thị trường nội tiêu với phương châm “ Xuất khẩu sẽ là mũi nhọn nhưng thị trường trong nước sẽ không bỏ ngỏ mà ngược lại cần phát triển mở rộng” nhằm tạo thành một khu vực thị trường ổn định bền vững lâu dài. Đặc biệt chú trọng hướng tới mở rộng thị trường phía Nam trong đó quan tâm nhiều nhất tới thị truờng thành phố Hồ Chí Minh, khu công nghiệp Biên Hoà, Đồng Nai và tỉnh Bình Dương bởi đây là những thị trường có quy mô lớn cả về lưọng và chất, đồng thời cũng là nơi tập trung nhiều khu công nghiệp. Để làm tốt công việc trên trong thời gian tới công ty sẽ rà soát, tìm hiểu phân khúc thị trường sâu hơn nữa để xâm nhập có hiệu quả hơn. Về sản phẩm: Xác định sản phẩm chế biến, ĐVQH sẽ là những sản phẩm chính và là sản phẩm cho xuất khẩu trong tương lai, cố gắng từng bước hoàn thiện dần sản phẩm từ chất lượng tới bao bì nhãn mác nhằm xây dựng thương hiệu cho sản phẩm công ty vào năm 2015, tối thiểu duy trì sản phẩm hiện có chưa phải là sản phẩm chính chủ lực của công ty như cá nước ngọt, hoa quả tươi. 4.4.2 Một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của công ty Từ quá trình nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng tiêu thụ sản phẩm, từ phân tích ma trận SWOT điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, rồi những vấn đề phát sinh trong trong quá trình tiêu thụ sản phẩm tôi đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy hơn nữa tiêu sản phẩm của công ty trong thời gian tới mà xa hơn là trong giai đoạn nông nghiệp nước nhà hội nhập. Giải pháp về nhân sự Làm công tác thị trường, kế hoạch thị trường rất cần những con người vừa có trình độ, lại vừa có sức khỏe, năng động. Do đòi hỏi của hoạt động công tác thị trường là phải đi nhiều nơi tìm kiếm nghiên cứu thị trường, khách hàng nên công ty cần tăng tỷ lệ nam giới nhiều hơn để hoàn thành công việc. Khai thác phát huy hết sức mạnh của tuổi trẻ bằng cách thường xuyên khích lệ họ trong sản xuất. Tăng cường nâng cao trình độ nghề nghiệp cho họ, hướng dẫn và mở lớp tập huấn với những chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực thị trường để bù đắp lại những thiếu hụt lớn nhất của cán bộ trẻ đó là thiếu hụt kinh nghiệm. Bên cạnh đó cần có chính sách nhằm giữ chân những người có trình độ khả năng, nhất là những người đã được đào tạo, tập huấn và làm việc có hiệu quả. Muốn thực hiện được các giải pháp trên thì trong khi tuyển dụng nhân viên ngoài việc đặt các yêu cầu của công việc đối với họ thì không nên tuyển chọn dựa trên mối quan hệ trong công ty hoặc tuyển chọn con em trong ngành, mối quan hệ quen biết. Bởi vì như thế sẽ có những nhân viên không đủ năng lực yêu cầu đảm nhận công việc làm chậm trễ hoặc sai lệch ảnh hưởng tới các hoạt động tiêu thụ từ đó nó ảnh hưởng tới hiệu quả tiêu thụ. Cần phát huy sự đoàn kết sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động thị trường của các cán bộ công nhân viên sau mỗi lần khảo sát nghiên cứu thị trường bằng cách thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo nội bộ trong công ty. Trong sản xuất vào lúc chính vụ để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ thì ngoài việc lãnh đạo trong công ty để cho cán bộ công nhân viên thị trường được chủ động về giá thì cũng nên để cho họ chủ động tuyển chọn nhân viên dưới dạng hợp đồng ngắn hạn Giải pháp về công tác quản lý Trong hoạt động thị trường thì ngoài việc quản lý về nhân sự tức là không để cho họ mượn cớ đi quan hệ giao bán hàng hay liên hệ hệ tiêu thụ mà chốn tránh công việc hoặc làm việc riêng. Lãnh đạo công ty còn phải quản lý giá cả sản phẩm một cách chặt chẽ, nhất là ở các hệ thống bán hàng trung gian do những hệ thống này vì mục tiêu lợi nhuận trong kinh doanh là chính không vì sự phát triển của công ty nên họ sẵn sàng tăng giá lên rất cao khi trên thị trường khan hiếm sản phẩm. Ảnh hưởng tới uy tín hình ảnh công ty, lâu dần sẽ bị mất khách hàng, tiêu thụ sẽ bị chậm lại. Muốn thực hiện được điều trên thì trước hết công ty cần sàng lọc ra những người sẽ gắn bó với công ty lâu dài, hết lòng vì công ty trên cơ sở thử việc họ rồi đưa vào công tác quản lý. Hình thành nên bộ phận chuyên trách về các hoạt động này. Chặt chẽ trong các hoá đơn chưng từ sổ sách, thường xuyên theo dõi giám sát (kín) đối với nhân viên bán hàng, nhân viên thủ kho, thủ quỹ tránh sự móc lốp ăn dây hợp tác giữa họ để rút ruột ngân quỹ công ty tránh lãng phí. Thường xuyên cắt cử người đi điều tra khảo sát các hệ thống kênh phân phối trung gian không để giá cả biến động tuỳ tiện. Giải pháp về thị trường tiêu thụ Tích cực xâm nhập và mở rộng thị trường tiêu thụ hơn nữa, mở rộng thị trường chính không nên chỉ bó hẹp ở các tỉnh có kinh tế phát triển mà cần phát triển ở cả các thị xã thị trấn bằng cách: Tích cực tham gia các buổi hội chợ, gian hàng thực phẩm để giới thiệu bày bán sản phẩm. Cần liên hệ với các nhà hàng, khách sạn để quảng bá tiếp thị sản phẩm và xuất khẩu tại chỗ, liên hệ với các trung tâm, đại diện thương mại để trưng bày hàng mẫu. Thường xuyên nghiên cứu rà soát lại thị trường để lắm bắt tâm tư nguyện vọng và sự thay đổi trong tiêu dùng của khách hàng. Chỉ ra được nguyên nhân của sự thay đổi chuyển hướng tiêu dùng đó để nhanh chóng có biện pháp lôi giữ khách hàng. Khi có những biến động về thị trường tiêu thụ cần kiểm tra nhanh thông tin, mức độ tin cậy của thông tin để đưa ra hướng giải quyết trong thời gian ngắn nhất có thể tránh hậu quả không đáng có xảy ra. Cho phép nhân viên bán hàng, cán bộ thị trường có thể tự quyết định về giá bán sản phẩm tùy vào từng điều kiện, thời điểm trong từng trường hợp nhất là đi bán hàng trực tiếp theo kênh I, hoặc là các sản phẩm có thời gian bảo quản ngắn.. Chia nhỏ thị trường hơn nữa để nghiên cứu tìm hiểu xác định khách hàng hợp lý sát với thị trường hơn ở cả mặt lượng và mặt chất trong đó chú ý mặt chất (thu nhập của người tiêu dùng) để có những mặt hàng cung ứng phù hợp. Trong giai đoạn khủng hoảng khó khăn sức mua của người tiêu dùng giảm là điều dễ hiểu nhưng công ty cũng không nên thực hiện chính sách giảm giá để kích thích tiêu thụ. Hạn chế sử dụng chính sách giá cả để loại bỏ đối thủ mà cần linh hoạt trong sản xuất đó là sản xuất những gì mà thị trường cần và đang thiếu mà công ty có thể cung ứng trong thời gian ngắn, đưa khuyến mại giảm giá vào thay cho quảng cáo. Trước tình hình kinh tế diễn biến ngày càng xấu đi, thị trường tiêu dùng có nhiều thay đổi công ty phải căn cứ vào tình hình hiện tại của cuộc khủng hoảng, tiềm lực tài chính của công ty mà thu hẹp hay giữ nguyên quy mô sản xuất. Xây dựng mối quan hệ bền chặt trong cung ứng nguyên liệu đầu vào trong lúc khan hiếm, ngược lại là đầu ra cho sản phẩm với đối tác nhằm hạn chế mức tối đa gián đoạn cung ứng sản phẩm cho khách hàng quen, người lái buôn. Vì họ là người tiêu thụ lớn nhất sản phẩm của công ty. Trong xây dựng kênh phân phối cần căn cứ vào thực tiễn tiêu thụ sản phẩm trong thị trường đó. Với điều kiện hiện tại của công ty muốn mở rộng thị trường tiêu thụ ở các tỉnh lẻ thì nên xây dựng thêm một kênh tiêu thụ nữa đó là kênh tiêu thụ cấp 4 để đẩy nhanh xâm lấn thị trường: SP công ty Đại lý phân phối cấp I Nhà bán buôn Nhà bán lẻ Người tiêu dùng Sơ đồ 5: Sơ đồ kênh tiêu thụ cấp IV Giải pháp về sản phẩm: Nói là hoàn thiện sản phẩm nhưng hoàn thiện về những mặt nào đó là về chất lượng sản phẩm, giá bán sản phẩm, bao bì, mẫu mã sản phẩm. Về chất lượng sản phẩm: phải vệ sinh sạch sẽ công nghệ dây chuyền chế biến tránh ảnh hưởng mùi hôi tới sản phẩm. Sản phẩm sản xuất ra cần đẩy nhanh tiêu thụ trong ngày là tốt nhất, không nên để tồn đến ngày sau bán tiếp. Nếu có tồn đọng cần bảo quản tốt hoặc là xử lý ngay. Không để dẫn đến tình trạng hư hỏng giảm chất lượng làm mất khách hàng. Đẩy nhanh tốc độ tiêu thu hoạch khi đúng thời vụ, nếu thiếu nhân lực thì công ty có thể hợp đồng thời vụ với bên ngoài, tuyệt đối hạn chế để sản phẩm quá giai đoạn thu hoạch vì đây là nguyên nhân chính dẫn đến giảm chất lượng sản phẩm. Đối với động vật chăn nuôi gia súc, gia cầm đến tuổi mà quá tải ở lò giết mổ, cơ sở chế biến thì có thể huy động tìm kiếm lái buôn bán ở dạng thịt hơi chưa qua giết mổ. Giá bán sản phẩm: với điều kiện sản xuất xa nhau giữa khu nuôi trồng và khu chế biến không thể thay đổi được thì để giảm giá bán sản phẩm từ việc giảm giá thành không còn cách nào khác là công ty phải hợp tác trong việc cung cấp hệ thống dây chuyền chế biến hiện đại, đổi mới trang thiết bị sản xuất nâng cao năng suất lao động. Ngoài ra để giảm giá thành sản phẩm công ty nên đặt khu nuôi trồng gần nhau để tận dụng tối đa sự tác động qua lại giữa chăn nuôi và trồng trọt. Hiện nay khu trồng trọt (trên 100 ha) được đặt ở hai huyện là Vĩnh Bảo, An Dương cách xa khu chăn nuôi thuộc Lưu kiếm Thuỷ Nguyên vào khoảng 60 km đã làm tăng chi phí vận chuyển sản phẩm tận dụng sản phẩm phụ nên làm tăng giá thành từ đó nó đẩy giá bán lên cao, làm giảm năng lực cạnh tranh gây khó khăn cho tiêu thụ do sự chấp nhận về giá của người tiêu dùng. Khu trồng trọt hiện nay của công ty vẫn còn đất trống có thể đặt chuồng trại chăn nuôi tại đó không để đất nghỉ lâu dài. Mẫu mã bao bì sản phẩm: phải ấn tượng mang hình ảnh đặc trưng của công ty, đủ các thông tin cần thiết trên bao bì, không được hoặc tối thiểu không nên thay đổi những nét cơ bản trên bao bì mà người tiêu dùng đã quen với hình ảnh đó, mục đích là để tranh sự nhầm lẫn của người tiêu dùng về sản phẩm công ty với sản phẩm của công ty khác. Trong giai đoạn này hạn chế bán “chịu” tới mức tối đa có thể để có nguồn thu tài chính khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng, tránh được nó trở thành nợ phải thu khó đòi. Giải pháp về bán hàng: Trong giai đoạn khủng hoảng này công ty nên hạn chế bán “chịu” tới mức tối đa có thể để có nguồn thu tài chính khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính, tránh nó trở thành nợ phải thu khó đòi. Muốn làm được điều này thì trong bán hàng công ty cần thiết lập một điều kiện tạm ứng một lượng tiền nhất định trước khi bàn giao hàng theo thoả thuận. Giải pháp về thương hiệu Công ty mới chỉ có được mác “an toàn” trên cơ sở xây dựng theo quy hoạch sản xuất thực phẩm sạch, an toàn của thành phố Hải Phòng mà chưa xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm để nâng cao hình ảnh của công ty, tạo uy tín, niềm tin trong người tiêu dùng. Trong khi thương hiệu quyết định đồng thời hai vấn đề đó là nâng cao hiệu quả tiêu thụ, mở rộng thị trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu. Thị trường quốc tế luôn căn cứ vào thương hiệu, uy tín và chất lượng sản phẩm là hàng đầu. Muốn xây dựng được thương hiệu trong thời gian ngắn nhất công ty phải chú trọng vấn đề lấy chất lượng sản phẩm làm đầu, làm cơ sở cho việc tạo dựng uy tín trên thị trường. Giải pháp về sản xuất Phải thay đổi cách nghĩ trong sản xuất vì hiện nay trong sản xuất rau cán bộ công nhân viên công ty cho rằng rau sạch là rau được trồng và không sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chỉ chăm sóc “tự nhiên”. Đây là nguyên nhân dẫn đến kém hiệu quả trong kinh tế, năng suất thấp hơn so với năng suất tiềm năng là nguyên nhân dẫn đến giá thành cao và kéo theo là giá bán cao. Trong thực tế sản xuất rau sạch không hẳn là như vậy. Chúng ta có thể sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chấy bảo quản nhưng tuân thủ đúng mọi quy định trong sản xuất như đúng nồng độ, cách ly đủ số lượng ngày... Giải pháp về tìm kiếm đối tác tiêu thụ Hiện nay nước ta đang thực hiện công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, các tỉnh thành có nhiều khu công nghiệp mọc lên. Vì vậy trong hoạt động mở rộng thị trường ra các tỉnh công ty cần chú ý quan tâm tới việc thiết lập mối quan hệ với các công ty để xây dựng một bản hợp đồng cung cấp lương thực thực phẩm cho các nhà bếp của các công. Không nên chỉ chý trọng vào người dân bản địa bởi vì mỗi một công ty, khu công nghiệp “sở hữu” một lượng lớn cán bộ công nhân viên nên sức tiêu thụ sản phẩm trong một ngày là tương đối lớn. Muốn làm được việc này công ty ngoài việc xây dựng một mối quan hệ thân thiết cần phải đảm bảo cung cấp sản phẩm thường xuyên liên tục trong hợp đồng để tránh sự chen ngang của các công ty khác. 5. KẾT LUẬN 5.1. Kết luận Công ty Cổ phần Nuôi trồng và chế biến thực phẩm là một công ty được trực thuộc tổng công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam. Với sự năng động của đội ngũ cán bộ trẻ cùng với sự đổi mới trong các khâu tổ chức sản xuất chế biến, công ty đã liên tục có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển của Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Nam triệu nói riêng và của ngành chế biến thực phẩm nông nghiệp Việt Nam nói chung, góp phần nâng cao hình ảnh của mặt hàng nông sản Việt Nam. Hàng năm công ty đã đóng góp vào ngân sách nhà nước hàng tỷ đồng, ngoài ra công ty còn tạo việc làm ổn định cho trên 300 lao động ở Hải Phòng và một số tỉnh quanh đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nơi đây. Có được kết quả trên là do công ty có bộ máy quản lý năng động, sáng tạo luôn học hỏi và nắm bắt thông tin thị trường kịp thời đẩy nhanh tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu cũng như lợi nhuận của công ty, đồng thời công ty cũng không ngừng thường xuyên nâng cao chất lượng sản phẩm, hoàn thiện bao bì mẫu mã để phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Công ty đã chủ động tìm kiếm thị trường tiêu thụ mới, giữ vững và mở rộng các thị trường truyền thống, thị trường chính do đó mà khối lượng cũng như giá trị kim ngạch thu nhập bình quân không ngừng tăng qua các năm hơn 10 tỷ đồng và chỉ có sự biến động nhỏ về thị trường và doanh thu bán hàng vào cuối năm 2008 do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu. Hiện nay sản phẩm của công ty đã được rất nhiều khách hàng ngày càng tin tưởng và gắn bó tiêu dùng sản phẩm của công ty Bên cạnh những thành tựu mà công ty đã đạt được vẫn còn những vấn đề còn tồn tại trong quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là vấn đề về xâm nhậm thị trường tiêu thụ làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty chưa cao và sản phẩm của công ty chưa thật sự cạnh tranh được với các sản phẩm của một số doanh nghiệp khác, nhất là đối với những thị trường đã an bài như Hà Nội Toàn công ty có tới 3/4 cán bộ kể cả lao động và bảo vệ có tuổi đời còn trẻ do đó mà họ mạnh dạn và có sự đột phá trong kinh doanh, tuy nhiên kinh nghiệm sản xuất còn rất hạn chế. - Về sản phẩm của công ty chúng tôi thấy một số vấn đề tồn tại đó là: + Cơ cấu chủng loại sản phẩm còn chưa hợp lý. Trong trồng trọt vẫn chủ yếu nặng về sản xuất rau chiếm khoảng 80% tổng sản lượng nhưng doanh thu chỉ chiếm khoảng 60% tổng doanh thu ngành trồng trọt. + Chất lượng sản phẩm của công ty ở mức độ bình thường, mới chỉ bảo đảm là an toàn nhưng giá bá còn cao hơn so với đối thủ cạnh tranh nên không có được ưu thế trong cạnh tranh trên thị trường. + Giá thành sản phẩm của công ty chưa đạt được mức tối ưu nên làm cho giá cả tiêu thụ sản phẩm cao nên chưa thu hút được nhiều khách hàng về phía mình. - Về vấn đề thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty có một số hạn chế sau: Hiện nay công ty đã có một thị trường tiêu thụ sản phẩm tương đốí ổn định nhưng sản lượng tiêu thụ sản phẩm ở mỗi thị trường lại chưa lớn nên làm cho tổng sản lượng sản phẩm tiêu thụ hàng năm của công ty còn ít. Những nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình trạng này là: mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của công ty còn mỏng, chưa có năng lực cao và phân phối chưa hợp lý, việc tiếp thị quảng cáo chưa được quan tâm đúng mức làm cho sản phẩm của công ty chưa được nhiều người biết đến. Để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm ở công ty trong thời gian tới chúng tôi đưa ra một số giải pháp cơ bản: ổn định và mở rộng vùng nguyên liệu cho công ty nhưng đồng thời cũng tăng cường mở rộng quy mô chế biến, đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm chế biến, đồng thời phải tìm cách để hạ giá thành sản phẩm bên cạnh đó phải khai thác hết thế manh của đội ngũ cán bộ trẻ thường xuyên bổ sung kinh nghiệm thị trường cho họ. Tích cực tìm kiếm và mở rộng thị trường trong nước và hướng tới thị trường nước ngoài, quảng bá và nhanh chóng xây dựng thương hiệu cho sản phẩm công ty. 5.2 Kiến nghị 5.2.1 Đối với công ty Để công việc sản xuất kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao hơn, theo chúng tôi cần phải tiến hành một cuộc cải cách thông qua việc thực hiện một số biện pháp cơ bản sau: Cần có các biện pháp để nâng cao năng lực tổ chức quản lý của đội ngũ lãnh đạo trong công ty bằng việc tuyển chọn những cán bộ có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh, đồng thời phải thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ lãnh đạo, công nhân viên, tránh tình trạng tụt hậu so với các đối thủ. Có các chính sách khen thưởng xứng đáng với những cán bộ, công nhân viên có năng lực cao, có sự sáng tạo và năng động trong công việc. Công ty cần xem xét kỹ hơn để có một cơ cấu sản phẩm sao cho phù hợp với thị hiếu của thị trường và cũng đồng thời phù hợp với tiềm năng và năng lực của công ty. Vấn đề mẫu mã, chất lượng và giá cả sản phẩm cần phải được quan tâm hơn nữa để đem lại ưu thế trong quá trình tiêu thụ sản phẩm trong thời đại thị trường cạnh tranh khốc liệt như ngày nay. Đặc biệt là trên thị trường tiêu thụ sản phẩm công ty cần có những chính sách và chiến lược lâu dài để hoàn thiện mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, từ đó có thể xâm nhập vào thị trường được rộng hơn, sâu hơn. Theo chúng tôi thì công ty cần đầu tư để tổ chức một phòng chuyên môn nghiên cứu về thị trường, để từ đó tạo điều kiện cho việc ra quyết định về chiến lược sản phẩm của lãnh đạo công ty có tính hiệu quả cao hơn. Hiện nay sản phẩm của công ty trên thị trường còn chưa cao, chưa tạo được uy tín cao đối người tiêu dùng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có phần do việc tuyên truyền, quảng cáo về sản phẩm của công ty còn chưa được chú trọng. Trong tương lai việc quảng cáo cho sản phẩm của mình cần phải được tiến hành thường xuyên, nhiều người biết đến sản phẩm của công ty và kích thích được tâm lý của người tiêu dùng. Để có giá cả nông sản chế biến thực sự cạnh tranh, khi vận hành các dây chuyền sản xuất công ty cần vận hành đồng bộ để các dây chuyền có khả năng hỗ trợ, bổ xung cho nhau. Ví dụ khi sản xuất đồ hộp cần kết hợp cần sản xuất gia vị đi kèm có như thế mới tận dụng được phụ phẩm của dây chuyền đồ hộp góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ được giá thành tạo được lợi thế trong kinh doanh. Công ty cần tổ chức xây dựng vùng nguyên liệu tập trung kết hợp giữa khu chăn nuôi và trồng trọt thành một hệ thống liên hoàn gần khu chế biến tạo thế chủ động giúp nhà máy hoạt động được liên tục, nâng cao công suất chế biến. Chú trọng mở rộng thị trường trong nước, đặc biệt chú ý đến thị trường phía Nam mà hiện nay công ty còn bỏ ngỏ đối với phần lớn các sản phẩm, và mới chỉ có sản phẩm tôm xâm nhập nhưng thị phần còn ít. 5.2.2 Đối với Nhà nước Các chính sách của Nhà nước có tác động rất lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh của các công ty nói chung và của công ty Cổ phần Nuôi trồng và chế biến thực phẩm Nam Triệu nói riêng. Theo chúng tôi thì Nhà nước cần có những chính sách ưu tiên hơn đối với các công ty sản xuất chế biến và kinh doanh các mặt hàng nông sản như công ty Cổ phần Nuôi trồng và chế biến thực phẩm Nam Triệu này. Những chính sách có thể tạo điều kiện tốt cho công ty trong sản xuất kinh doanh như là: - Chính sách khuyến nông với nông dân từ đó tạo điều kiện cho nguồn nguyên liệu công ty được ổn định về số lượng, tốt về chất lượng, hạ về giá thành. - Chính sách thuế, chính sách xuất nhập khẩu cần được Nhà nước quan tâm tạo điều kiện hơn nữa sẽ giúp cho công ty có nhiều thuận lợi trong sản xuất chế biến và kinh doanh và các hoạt động xuất khẩu - Đối với việc quản lý thị trường: Nhà nước cũng phải quan tâm hơn để giải quyết tình trạng làm hàng giả, hàng nhái tràn lan như hiện nay, điều này giúp cho các công ty làm ăn chân chính tránh được thiệt thòi trong cạnh tranh trên thị trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO Ngô Xuân Bình (2001), Marketing lý thuyết và vận dụng, NXB khoa học và xã hội, trung tâm nghiên cứu Nhật Bản. Hoàng Ngọc Bích (2004) Marketing nông nghiệp, NXB trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội Phạm Vân Đình – Đỗ Kim Chung (1997) Giáo trình kinh tế nông nghiệp, NXB Hà Nội Trần Sửu (2001), năng lực cạnh tranh trong iều kiện toàn cầu hóa, NXB Đại học Bách Khoa Hà Nội. Trần Bình Nam (1/2008), khủng hoảng lương thực thế giới Vũ Đình Thắng – Nguyễn Viết Trung (2005) giáo trình kinh tế thủy sản NXB Lao động xã hội Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2007), Báo cáo hiện trạng tiêu dùng và triển vọng tiêu dùng thực phẩm 2008 của trung tâm thông tin phát triển NN NT. Phòng Kế hoạch thị trường (2006,2007,2008), Báo cáo tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty Cổ phần Nuôi trồng và chế biến thực phẩm Nam Triệu. Phòng Kế hoạch thị trường (2008), Định hướng phát triển thị trường năm 2009 và giai đoạn 2010 - 2015. Phòng Tài chính kế toán (2006,2007,2008), báo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần nuôi trồng và chế biến thực phẩm Nam Triệu. Nguyễn Thị Ngọc (2008), “Thực trạng và những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Cổ phần TPXK Đồng Giao - Tam Điệp - Ninh Bình”, Luận văn tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội. Một số hình ảnh sản phẩm của công ty Cổ phần Nuôi trồng và chế biến thực phẩm Nam Triệu Sản phẩm từ trồng trọt Dưa chuột Bắp cải Su hào Hành tây 2 Sản phẩm chăn nuôi Gà tre Đà điểu Lợn mường Nhím Tôm Quảng Bình hươu 3. Sản phẩm từ chế biến Thị lợn đông lạnh Thịt gà đông lạnh Xúc xích Giò lụa ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc41. van duc loi.doc
Tài liệu liên quan