Nghiên cứu vận dụng thống kê diện tích, năng suất, sản lượng cây lúa huyện Nam Đàn

Tài liệu Nghiên cứu vận dụng thống kê diện tích, năng suất, sản lượng cây lúa huyện Nam Đàn: ... Ebook Nghiên cứu vận dụng thống kê diện tích, năng suất, sản lượng cây lúa huyện Nam Đàn

doc74 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1388 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu vận dụng thống kê diện tích, năng suất, sản lượng cây lúa huyện Nam Đàn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Lý do chọn đề tài Việt Nam là một nước có nền kinh tế nông nghiệp nghèo nàn và lạc hậu 80% nước ta chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nên Việt Nam rất coi trọng việc phát triển nông nghiệp từ xưa nhân dân ta đã có câu: “nông suy bách nghệ đại” vì vậy các nhà kinh tế Việt Nam đã khẳng định vai trò to lớn và đặt lên hàng đầu của nông nghiệp trong chiến lược kinh tế xã hội cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân là: “phi nông bất ổn”. Việc coi trọng nông nghiệp trước đây cũng như hiện nay và trong thời gian tới, nông nghiệp là một trong những ngành then chốt của nền kinh tế Việt Nam. Sở dĩ như ta đã biết: Việt Nam là một nước thiếu lương thực thực phẩm, sản xuất vừa và nhỏ vậy mà trong những năm qua đã trở thành một nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới, trở thành một quốc gia có tiểm năng trong khu vực về sản xuất nông nghiệp. Xuất phát từ những đặc điểm quan trọng của nhân dân nông thôn trong công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Trong những năm qua đảng và nhà nước, các ngành, các cấp đã quan tâm toàn diện về cơ chế chính sách và nguồn lực tài chính để từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm dần khu nông lâm, thuỷ sản, để đưa nông nghiệp nông thôn lên sản xuất lớn là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng cả trước mắt và lâu dài, là một trong những cơ sở để ổn định kinh tế xã hội, đất nước. Ởở Nghệ An nói chung và huyện Nam Đàn nói riêng thì ngành Nông nghiệp cũng được hội đồng các cấp qua các khoá xác định là ngành kinh tế quan trọng và là trọng điểm của tỉnh cũng như của huyện chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng số sản phẩm của xã hội và có tốc độ tăng trưởng cao. Từ một huyện trước đây thiếu về lương thực thì cho đến bây giờ, sản phẩm lương thực của huyện Nam Đàn không những đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của huyện nhà mà cung cấp cho các huyện bạn. Hiện nay trong ngành nông nghiệp huyện Nam Đàn song song với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho từng địa phương trong toàn huyện để phù hợp với điều kiện khí hậu, điều kiện tự nhiên, thiên nhiên của từng vùng thì cây lúa phát triển rất đồng đều trong các địa phương trên toàn huyện với nhiều giống lúa mới, áp dụng được nhiều biện pháp khoa học kỹ thuật và đã cho tăng năng suất, sản lượng cao trong toàn huỵên và toàn tỉnh. Trên thực tế toàn huyện Nam Đàn trong những năm qua, số liệu phân tích tình hình về diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng nhất là cây lúa được cập nhật phổ biến cải tiến khoa học kỹ thuật cho từng xã trong toàn huyện tương đối đầy đủ, chính xác và sát thực với nông dân, các chỉ tiêu thu thập số liệu đồng đều, lưu trữ đầy đủ và kịp thời. Từ những lý luận và thực tiễn trên đây để vận dụng những kiến thức đã học cũng như hoạt động thực tiễn ở huyện Nam Đàn sinh viên đã chọn đề tài làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp: “ Nghiên cứu vận dụng thống kê diện tích, năng suất, sản lượng cây lúa huyện Nam Đàn thời kỳ 2000 - 2005 ”. Mục tiêu nghiên cứu đề tài là đề xuất phương hướng và giải pháp để đẩy mạnh phát triển cây lúa ở huyện Nam Đàn trong những năm tới, làm sáng tỏ thêm lý luận và phân tích đánh giá thực trạng tình hình phát triển cây lúa huyện. Dựa trên những kiến thức đã học trên cơ sở phân tích thực trạng và những tồn tại của khu vực nông nghiệp, nông thôn đưa ra một số phương hướng chủ yếu nhằm phát triển lĩnh vực này trong tương lai, tạo sự chuyển hoá về mọi mặt góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đảng bộ huyện Nam Đàn trong quá trình thực hiện Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn cũng như Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá ngành nông nghiệp trong cả nước. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Trần Phác, UBND huyện Nam Đàn, các chuyên viên cán bộ phòng Thống kê huyện Nam Đàn đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề này. Do còn hạnh chế về trình độ, kinh nghiệp thực tế và thời gian nghiên cứu của bản thân nên chuyên đề không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong thầy giáo, cô giáo, các anh chị góp ý chỉ bảo để chuyên đề đạt kết quả cao và tốt hơn. Kết cấu chuyên đề gồm 3 chương: CHƯƠNG I VỊ TRÍ CỦA SẢN XUẤT LÚA TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP I. Vị trí sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế 1. Khái niệm về ngành nông nghiệp Nông nghiệp là một ngành trong nền kinh tế quốc dân, bao gồm các ngành: trồng trọt, chăn nuôi và ngành dịch vụ nông nghiệp. 2. Đặc điểm sản xuất nông nghiệp. - Ngành trồng trọt: Phải có đất đai, đây là tư liệu sản xuất quan trọng của ngành sản xuất nông nghiệp, sản phẩm chủ yếu là Ngô, khoai, lúa… - Ngành chăn nuôi: Chủ yếu dựa vào ngành trồng trọt để phát triển, lấy sản phẩm ngành trồng trọt để sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm. - Ngành dịch vụ nông nghiệp: Sản phẩm của ngành chủ yếu là dùng để phục vụ sản xuất cho ngành trồng trọt và chăn nuôi. 3. Vị trí sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế Để quản lí ngành nông nghiệp, các cơ quan kinh tế nhà nước ở các cấp và bản thân từng xí nghiệp nông nghiệp cần rất nhiều tài liệu cụ thể về các điều kiện và kết quả của sản xuất nông nghiệp. Thí dụ: Số lượng diện tích canh tác, số lượng lao động, tổng số vốn sản xuất, sản lượng thu hoạch, năng suất lao động…Những số liệu đó do thống kê nông nghiệp thu thập và cung cấp. Ngành nông nghiệp của nước ta còn có đặc điểm về kinh tế xã hội, nền kinh tế quốc dân nói chung và nông nghiệp nói riêng đang trong thời kỳ từ một nền sản xuất nhỏ tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Trong nông nghiệp còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế. ở nước ta nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp nên vị trí của sản xuất nông nghiệp chiếm một phần quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. II. Vị trí của ngành trồng trọt trong nông nghiệp 1. Khái niệm về ngành trồng trọt Ngành trồng trọt là một ngành kinh tế quốc dân, là một ngành lớn trong những ngành cấu tạo sản xuất ra ngành nông nghiệp. 2. Vị trí của ngành trồng trọt trong nền kinh tế quốc dân Như ta đã biết, ngành trồng trọt và chăn nuôi là hai ngành lớn của sản xuất nông nghiệp ở những nước phát triển quy mô của ngành trồng trọt và chăn nuôi thường xấp xỉ như nhau. Hiện nay ở nước ta ngành trồng trọt còn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm nông nghiệp III. Vị trí của sản xuất lúa 1. Khái niệm về ngành trồng lúa Ngành trồng lúa là một trong những ngành của trồng trọt, thuộc loại cây lương thực hàng năm, có thời gian sinh trưởng ngắn một năm thường 2 đến 3 vụ. 2. Vị trí của ngành trồng lúa trong nông nghiệp Trong những năm qua sản xuất nông nghiệp của nước ta phát triển trong điều kiện có nhiều khó khăn thiên tai dồn dập, hạn hán, lũ lụt liên tiếp xảy ra trên diện rộng, giá cả vật tư nông nghiệp và nông sản hàng hoá không ổn định song được sự điều chỉnh của Nhà nước, sự quan tâm chỉ đạo của các ngành và sự nổ lực của nông dân, nông nghiệp nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể. Sản xuất lương thực tăng nhanh đảm bảo an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống và đạt mục tiêu đề ra. Trong nông nghiệp đã giải quyết được vững chắc vấn đề lương thực quốc gia trong mọi tình huống sản lượng lương thực có hạt tăng liên tục. Sản xuất lúa chuyển mạnh theo hướng giảm dần diện tích, tăng năng suất và chất lượng để phù hợp với yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. Cơ cấu mùa vụ có sự chuyển biến tích cực theo hướng tăng diện tích lúa đông xuân, hè thu, giảm diện tích lúa mùa tạo điều kiện để thâm canh tăng năng suất lúa từng vụ và cả năm. Trình độ thâm canh của nông dân tăng lên cùng với tác động tích cực của khoa học kỹ thuật nhất là giống lúa mới đã tạo ra sự phát triển ổn định về năng suất và chất lượng gạo. Đây là yếu tố chủ yếu làm tăng sản lượng lúa của nước ta trong những năm qua. Đi cùng với tăng năng suất là tăng chất lượng lúa gạo để phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế thế giới và tăng suất cạnh tranh của hạt gạo nước ta. Trong những năm qua nhà nước ta đã có chủ trương đưa các giống lúa mới vào sản xuất như: IR64, OM90, CS200, OM270, VN95… vì thế mà sản lượng và chất lượng giống lúa được nâng cao đã góp phần tích cực đảm bảo lương thực cho cả nước và đã đảy lùi được tình trạng thiếu đói. Vậy nên đã làm tăng chất lượg gạo của nước ta góp phần quan trọng tăng xuất khẩu. Qua đó ta thấy nước ta là một nước nông nghiệp nên cây lúa chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp và cũng chiếm một tỷ trọng lớn trong ngành trồng trọt. 3. Đường lỗi chính sách của Đảng, nhà nước Việt Nam nói chung và các địa phương nói riêng đối với việc phát triển nông nghiệp, trồng trọt nói chung và cây lúa nói riêng Từ những đặc điểm và vị trí của ngành nông nghiệp, trồng trọt ta thấy nông nghiệp là một ngành kinh tế chủ yếu quan trọng, cần thiết cơ bản của một quốc gia, cũng như của xã hội. Do đó Đảng và Nhà nước ta nói chung cũng như các địa phương nói riêng trong những năm qua đã có nhiều chủ trương, chính sách để đưa nông nghiệp, trồng trọt lên sản xuất lớn, tiến hành Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá nền nông nghiệp, đưa cơ giới hoá khoa học kỹ thuật và sản xuất nông nghiệp nói chung và cây lúa nói riêng. Là cơ sở để ổn định tình hình kinh tế chính trị xã hội đảm bảo là một quốc gia đủ về lương thực và xuất khẩu lương thực trên thế giới. 4. Hệ thống chỉ tiêu đề xuất về diện tích, năng suất, sản lượng cây lúa huyện Nam Đàn - Để nghiên cứu kỹ về sự phát triển của diện tích, năng suất, sản lượng cây lúa huyện Nam Đàn thiết nghĩ số chỉ tiêu trên là vừa đủ để nghiên cứu. Kết luận: Để phân tích diện tích, năng suất, sản lượng cây lúa huyện Nam Đàn qua các thời kỳ 2000 – 2005 thì hệ thống chỉ tiêu thống kê và số liệu lưu trữ về diện tích, năng suất, sản lượng cây lúa qua các năm phải đầy đủ. Bên cạnh đó cần phải thêm một số chỉ tiêu đi kèm với điều kiện khách quan như: Thời tiết, điều kiện chủ quan như phân bón, khoa học kỹ thuật… CHƯƠNG II CÁC CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT LÚA Ở HUYỆN NAM ĐÀN I. Các chỉ tiêu 1. Về diện tích gieo trồng Diện tích gieo trồng: Là diện tích thực tế có gieo trồng các loại cây nhằm thu hoạch thành phẩm ngay trên diện tích đó. Trong tổng số diện tích gieo trồng không bao gồm diện tích bỏ hoang, diện tích gieo mạ, vườn ươm, diện tích trồng cây phân xanh. Các loại diện tích này được hạch toán trên cùng một diện tích trong một năm có thể gieo trồng nhiều vụ và trong một vụ có thể trồng xen các loại cây với nhau. Do đó tạo nên sự thay đổi đáng kể về diện tích gieo trồng trong năm khi tăng vụ… hay biến động từ đồng cỏ thành ruộng lúa khi điều kiện thời tiết cho phép. Hoặc cũng có khi diện tích gieo trồng giảm do điều kiện thời tiết khí hậu làm cho diện tích phải giảm vụ làm cho diện tích gieo trồng cũng giảm theo, hoặc cũng do chuyển đổi cơ cấu cây trồng mà không trồng lúa nữa. - Biến động diện tích có tác động rất lớn đến tổng sản lượng lúa của năm. - Dự báo trong một vài năm tới diện tích gieo trồng cây lúa huyện Nam Đàn sẽ không có sự biến động lớn do: + Quỹ đất của huyện nhà là có hạn. + Chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cây trồng khác sang trồng lúa còn chậm khi mà giá trị kinh tế của một số cây con khác cao hơn cây lúa. + Hệ thống kênh mương, thuỷ lợi còn chưa đầy đủ, một số nơi còn phụ thuộc vào thiên nhiên. 2. Về năng suất cây lúa - Đây là một phạm trù kinh tế quan trọng, nó nói lên kết quả của hoạt động sản xuất có mục đích của con người trong khoảng thời gian nhất định. - Năng suất cây lúa thường xuyên biến động theo thời gian do hai nhân tố: + Nhân tố chủ quan: Trình độ thâm canh của người dân như thế nào, phân bón, thuốc trừ sâu bệnh ra sao… + Nhân tố khách quan: Thời tiết thuận hay nghịch, nhân tố này cũng quyết định rất nhiều tới năng suất, sảng lượng cây lúa. 3. Về sản lượng cây lúa Sản lượng cây lúa là toàn bộ số sản phẩm từng loại thu được trên toàn bộ diện tích gieo trồng trong vụ hoặc trong năm. Do sản xuất nông nghiệp trải trên diện tích rộng nên muốn nắm được kết quả sản xuất người ta phải tiến hành điều tra thống kê. Thống kê nông nghiệp đã sử dụng nhiều phương pháp điều tra để thu thập thông tin năng suất và sản lượng cây trồng như: - Điều tra chọn mẫu điển hình - Điều tra chọn mẫu máy móc. - Chỉ tiêu sản lượng là: Chỉ tiêu chất lượng tổng hợp đánh giá trình độ thâm canh trong sản xuất nông nghiệp. Công thức tính: Sản lượng = Năng suất * Diện tích 4. Các chỉ tiêu áp dụng khoa học kỹ thuật Hiện nay ở nước ta, ruộng đất nông nghiệp có ít, cơ sở vật chất kỹ thuật còn thấp nhưng diện tích đất có khả năng nông nghiệp còn nhiều và sức lao động khá dồi dào. Trong điều kiện đó muốn đây mạnh sản xuất nông nghiệp cần phải coi trọng ba mặt: Thâm canh, tăng vụ và mở rộng sản xuất.Sản lượng của từng loại cây và của ngành trồng trọt nói chung phụ thuộc vào quy mô diện tích gieo trồng và năng suất cây trồng.Năng suất cây trồng cao hay thấp lại phụ thuộc vào trình độ thâm canh và việc áp dụng vào các biện pháp khoa học kỹ thuật canh tác. Vậy: Việc nghiên cứu, phân tích diện tích, năng suất sản lượng cây lúa là để dự báo và đề ra phương hướng đẩy mạnh phát triển cây lúa. Trong những năm tới khả năng, năng suất, sản lượng sẽ tăng do trình độ thâm canh của bà con nông dân ta đã được nâng cao, các giống lúa mới có năng suất cao, kháng bệnh tốt, cộng thêm khoa học kỹ thuật được vận dụng đưa vào sản xuất, tuy nhiên còn có những vấn đề xấu cần được quan tâm như thời tiết bất lợi, giá cả vật tư nông nghiệp không ổn định… 5. Hệ thống chỉ tiêu hiện hành về diện tích, năng suất, sản lượng cây lúa ở huyện Nam Đàn a. Sơ đồ hệ thống chỉ tiêu thống kê hiện hành về diện tích, năng suất, sản lượng cây lúa ở huyện Nam Đàn Hệ thống chỉ tiêu diện tích, năng suất, sản lượng cây lúa ở huyện Nam Đàn Diện tích Năng suất Sản lượng DT canh tác DT gieo trồng NS ước tính NS tại gốc NS thực thu SL ước tính SL tại gốc SL Thực thu Ruộng 2 vụ Ruộng 3 vụ DT trồng riêng DT trồng gối Lai TQ Nếp Khang dân Lai TQ Khang dân Lai TQ Khang dân Lai Khang dân Lai TQ Khang dân Lai TQ Khang dân Lai TQ Khang dân Lai TQ Khang dân 1820 Ruộng 1 vụ - Hệ thống bảng biểu chỉ tiêu thống kê hiện hành về diện tích, năng suất, sản lượng cây lúa huyện Nam Đàn. Chỉ tiêu Đơn vị Cây lúa Chia ra cơ cấu giống lúa Diện tích Năng suất Sản lượng 1820 Lai TQ Khang Dân DT NS SL DT NS SL DT NS SL - Hệ thống chỉ tiêu trên đây được chia theo mùa vụ: + Vụ đông xuân. + Vụ hè thu. + Vụ mùa. Ta có công thức tính như sau: Diện tích = DTck =DTdk + DTttk – DTGTK Sản lượng = Dck x Năng suất Trong đó: DTĐK : Là diện tích đầu kỳ DTCK : Là diện tích cuồi kỳ DTTTK : Là diện tìch tăng trong kỳ(do khai hoang chuyển mục đích sử dụng do chuyển dịch cơ cấu mùa vụ) DGTK: Là diện tích giảm trong kỳ (do bị lấn chiếm, chuyển mục đích sử dụng). b. Nhận xét về quy mô hệ thống: - ở huyện Nam Đàn thì hiện nay số lượng chỉ tiêu trên là vừa đủ để phân tích diện tích, năng suất, sản lượng cây lúa. - Phản ánh đầy đủ diện tích, năng suất, sản lượng cây lúa theo mùa. c. Nhận xét về tính hệ thống. - Vai trò và mối liên hệ của từng nhóm chỉ tiêu. + Chỉ tiêu và diện tích: Đây là chỉ tiêu với tính chất là một yếu tố quyết định sản lượng cây trồng, diện tích gieo trồng là diện tích thực tế có gieo trồng cây lúa ở từng mùa vụ nhằm thu hoạch thành phẩm ngay trên diện tích đó không bao gồm diện tích bỏ hoang, diện tích gieo trồng lúa là căn cứ để xác định như cầu về lao động và các tư liệu sản xuất, như hạt giống, phân bón… diện tích gieo trồng lúa chủ yếu là diện tích gieo trồng riêng. + Chỉ tiêu về năng suất: Đây là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp đánh giá trình độ thâm canh, chỉ tiêu này thường phụ thuộc vào cơ cấu diện tích gieo trồng, phụ thuộc lớn vào điều kiện khách quan (thời tiết) giá vật tư nông nghiệp, điều kiện chủ quan (phân bón). + Chỉ tiêu về sản lượng: Đây là chiểu tiêu của kết quả sản xuất cây trồng, nó phụ thuộc vào diện tích và năng suất cây lúa. d. Nhận xét về từng chỉ tiêu trong hệ thống hiện hành. - Nhóm chỉ tiêu về diện tích. + Diện tích đất canh tác lúa: Đây là nhóm chỉ tiêu định lượng và là chỉ tiêu tuyệt đối thời điểm, nguồn số liệu là tổng hợp từ cơ sở báo lên phòng thống kê và phòng nông nghiệp huyện. Diện tích canh tác được chia thành 1 vụ, 2 vụ, 3 vụ. Ta có công thức tính: DTck = DTĐK +DTTTK – DTGTK Trong đó: DTĐK: Là diện tích đầu kỳ DTck : Là diện tích cuồi kỳ DTTTK : Là diện tìch tăng trong kỳ(do khai hoang chuyển mục đích sử dụng do chuyển dịch cơ cấu mùa vụ) DTGTK: Là diện tích giảm trong kỳ (do bị lấn chiếm, chuyển mục đích sử dụng). Đơn vị thường dùng là: Ha + Diện tích trồng lúa: Đây là diện tích trên đó tiến hành trồng lúa và nhằm thu hoạch chỉ tiêu định lượng và chỉ tiêu tuyệt đối thời điểm. Ta có công thức tính: DTck = DT +DTTTk – DTGTk - Nhóm chỉ tiêu về năng suất: Đây là nhóm chỉ tiêu chất lượng tổng hợp gồm: + năng suất ước tính: Là năng suất ước tính khi cây lúa đã bắt đầu trổ bông, chủ yếu là ước bằng kinh nghiệm. + Năng suất tại gốc: là năng suất ước tính đo đếm tại ruộng sau khi đã trừ đi diện tích bờ, hao hụt từ 5% – 7%. + Năng suất thực thu: Là năng suất khi thành phẩm được đưa về Bồ và bảo quản: Chỉ tiêu năng suất là chỉ tiêu định tính, nguồn số liệu về năng suất được thu thập qua số liệu điều tra và báo cáo của cơ sở. Công thức tính: W = Sản lượng lúa ( Kết quả sản xuất ) Diện tích gieo trồng Đơn vị tính năng suất: Tạ/ha. - Nhóm chỉ tiêu về sản lượng: Đây là nhóm chỉ tiêu định lượng và là chỉ tiêu tuyệt đối thời điểm, nguồn số liệu lấy từ cơ sở báo và tính toán được sau khi có số liệu về diện tích gieo trồng và năng suất. Chỉ tiêu về số lượng gồm: + Sản lượng ước tính: Là sản lượng ước tính khi cây lúa đã bắt đầu trổ bông, chủ yếu là ước tính bằng kinh nghiệm. + Sản lượng ước tính tại gốc: Là sản lượng ước tính đo đếm tại ruộng sau khi trừ đi diện tích bờ, hao hụt từ 5% - 7%. + Sản lượng thực thu: Là sản lượng khi thành phẩm được đưa về để đổ bồ và bao quản. Công thức tính: Sản lượng = DTCK x Năng suất. Đơn vị tính: là Tấn II. Một số phương pháp thống kê nghiên cứu sản xuất lúa ở huyện Nam Đàn. 1. Phương pháp phân tổ. a. Khái niệm: Phương pháp phân tổ là căn cứ vào một hay một số liệu tiêu thức nào đó để tiến hành phân chia các đơn vị thuộc hiện tượng nghiên cứu thành các tổ và các tiểu tổ có tính chất khác nhau. b. Tác dụng của phương pháp phân tổ: - Phân chia các loại hình kinh tế xã hội của hiện tượng nghiên cứu. - Biểu hiện kết cấu của hiện tượng nghiên cứu. - Biểu hiện mối liên hệ giữa các tiêu thức ta có thể phân tổ như sau: + Theo một tiêu thức (giản đơn): Chỉ căn cứ vào một tiêu thức để phân tổ thống kê. c. Yêu cầu khi chon tiêu thức phân tổ. - Phải dựa trên cơ sở phân tích lý luận để lựa chon tiêu thức bản chất phù hợp với mục đích nghiên cứu. - Căn cứ vào điều kiện lịch sử cụ thể của hiện tượng nghiên cứu để lựa chọn tiêu thức thích hợp. d. Xác định phân tổ theo tiêu thức thuộc tính. - Hình thành thường do các loại hình khác nhau. + Trường hợp giản đơn: mỗi biểu hiện thành thành lên một tổ + Trường hợp phức tạp: khi số biểu hiện của tiêu thức nhiều lúc này có thể ghép một số loại hình thành một tổ tuỳ theo đặc điểm của tổng thể và mục đích nghiên cứu. - Khi phân tổ theo tiêu thức số lượng: Tuỳ theo lượng biến của tiêu thức nhiều hai ít mà giải quyết khác nhau. + Số lượng biến ít: thì mỗi lượng biến có thể hình thành lên một tổ. + Số lượng các lượng biến nhiều: Là loại lượng biến liên tục phải căn cứ vào mỗi quan hệ lượng chất xem lượng biến tích luỹ đến một mức độ nào đó thì chất đối dẫn đến hình thành một tổ mới, như vậy mỗi tổ bao gồm một phạm vi lượng biến với hai giới hạn là giới hạn dưới và giới hạn trên. - Theo nhiều tiêu thức. + Phân tổ kết hợp: Phân tổ lần lượt theo từng tiêu thức. + Phân tổ nhiều chiều: Là cùng một lúc phân tổ theo nhiều tiêu thức khác nhau nhưng có vai trò ngang nhau trong việc đánh giá hiện tượng. - Phân tổ lại: Là tiến hành phân tổ thống kê trên cơ sở tài liệu phân tổ cũ không phù hợp nữa. Nhằm đáp ứng một mục đích nghiên cứu nào đó. 2. Phương pháp dãy số thời gian: Dãy số thời gian là một dãy số các chỉ số của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian (dãy số thời kỳ hay thời điểm). Đây là phương pháp phân tích sự biến động qua thời gian của các hiện tượng. - Các chỉ tiêu dùng để phân tích diện tích, năng suất, sản lượng cây lúa theo thời gian: + Mức độ trung bình quan thời gian. + Lượng tăng giảm tuyệt đối. + Tốc độ phát triển. + Tốc độ tăng hoặc giảm. + Giá trị tuyệt đối 1% tăng (giảm). - Mức độ trung bình qua thời gian: Nêu lên mức độ đại diện (đại biểu) điển hình của hiện tượng trong suốt thời gian được nghiên cứu. + Đối với dãy số thời kỳ: Ta gọi: Yi(i= () là mức độ của dãy số thời kỳ. Là mức độ trung bình của các Yi Ta có: = = - Đối với dãy số thời điểm. + Dãy số có khoảng cách thời gian bằng nhau. Gọi Yi(i= ) là mức độ của dãy số thời điểm có khoảng cách không bằng nhau thì giá trị bình quân. = - Dãy số thời điểm có khoảng cách không bằng nhau. = Trong đó hi(i= ) là khoảng cách độ dài thời gian có mức độ Yi=(i= ). - Lượng tăng (giảm) tuyệt đối: Nói lên sự thay đổi quy mô hiện tượng qua thời gian. Nừu mức độ của hiện tượng này tăng lên thì trị số của chỉ tiêu mang dấu (+) và ngược lại mang dấu (-). Tuỳ theo mức độ nghiên cứu ta có các chỉ tiêu sau: + Lượng tăng giảm tuyệt đối từng kỳ (liên hoàn): Phản ánh sự thay đổi về quy mô hiện tượng giữa 2 thời liền nhau ở thời gian i so với thoài gian i-1. di=Yi – Yi-1(i= ) Trong đó: di là lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn. - Lượng tăng giảm tuyệt đối định gốc: Phản ánh sự thay đổi về quy mô hiện tượng trong khoảng thời gian dài. Gọi Di = Yi-Y1(i= ). - Lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân: Đại diện cho lượng tăng (giảm) tuyệt đối từng kỳ. d= - Tốc độ phát triển: Thay đổi về mặt tương đối của hiện tượng qua thời gian. - Tốc độ phát triển liên hoàn: Nó phản ánh sự phát triển của hiện tượng giữa hai thời gian liền nhau. t1= Trong đó: t1: là tốc độ phát triển liên hoàn của thời gian i so với thời gian i-1. Yi-1 là mức độ của hiện tượng thời gian i-1. Yi là mức độ của hiện tượng ở thời gian i. - Tốc độ phát triển định gốc: Phản ánh sự phát triển của hiện tượng trong khoảng thời gian dài. Trong đó: Ti: Là tốc độ phát triển định gốc. Yi: Mức độ hiện tượng thời gian i. Y1: Mức độ đầu tiên của dãy số. Quan hệ giữa Ti và ti: Quan hệ tích: Quan hệ thương - Tốc độ phát triển bình quân: Nó là một con số mà đại diện cho tốc độ phát triển liên hoàn. Ta có công thức tính: Từ công thức tính tốc độ phát triển bình quân là chỉ nên tính tốc độ phát triển bình quân qua hiện tượng thời gian phát triển theo một xu hướng nhất định. - Tốc độ tăng hoặc giảm: Qua thời gian hiện tượng nghiên cứu đã tăng hoặc giảm bao nhiêu lần (bao nhieu %). - Tốc độ tăng (giảm) từng kỳ (liên hoàn). (lần) Tốc độ tăng hoặc giảm bằng tốc độ phát triển trừ đi cho 1 hoặc 100%. - Tốc độ tăng giảm bình quân: Đại diện cho các tốc độ tăng (giảm) liên hoàn. Hoặc: Giá trị tuyệt đối 1% tăng (giảm) của tốc độ tăng (giảm) từng kỳ (liên hoàn): nó phản ánh cứ 1% tăng (giảm) của tốc độ tăng (giảm) từng kỳ thì tương ứng với nó là một quy mô cụ thể là bao nhiêu. Ta gọi: gi (1,2,3,…,n) hoặc gi = 3. Phương pháp chỉ số: Chỉ số theo nghĩ chung nhất thì nó là một số tương đối (biểu hiện bằng lần hay 1%) tính được bằng cách so sánh 2 mức độ của hiện tượng. - Tác dụng của chỉ số: + Dùng chỉ số để nêu lên sự biến động của hiện tượng qua thời gian gọi là chỉ số phát triển. + Dùng chỉ số nêu lên nhiệm vụ kế hoạch tình hình thực hiện kế hoạch các chỉ số này được gọi chung là chỉ số kế hoạch. + Dùng chỉ số để nêu lên sự biến động của hiện tượng qua không gian (địa điểm) gọi là chỉ số không gian. + Dùng chỉ số để đi phân tích ảnh hưởng biến động của từng nhân tố đối với sự biến động của toàn bộ hiện tượng. Theo đề tài nghiên cứu thì ta có hệ thống chỉ số như sau: - Về diện tích ta có mô hình: S05 – S00 = (S01-S00)+(S02-S01)+(S03 – S02)+(S04-S03)+( S05-S04) - Về năng suất, sản lượng ta có mô hình: Do hai nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng thu hoạch. + Do năng suất. + Do quy mô và cơ cấu diện tích gieo trồng. - Về số tuyệt đối: Về số tuyệt đối: - Do hai nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng thu hoạch là. + Năng suất từng giống lúa. + Do quy mô và cơ cấu diện tích gieo trồng. Ta có: Về số tuyệt đối: Do 3 nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng thu hoạch: + Năng suất giống lúa. + Do cơ cấu gieo trồng. + Do quy mô và cơ cấu diện tích gieo trồng. Về số tuyệt đối: Để vận dụng các phương pháp trên vào nghiên cứu phân tích diện tích, năng suất, sản lượng cây lúa của huyện Nam Đàn thì đoài hỏi phải có số liệu đầy đủ của các chỉ tiêu. 4. Phương pháp hồi quy- tương quan: Đây là phương pháp thương được sủ dụng để nghiên cứu mối liên hệ tương quan tuyến tính và phi tuyến tính , phương pháp này nhằm giải quyết 2 hiện tượng nghiên cứu như sau : - Xác định phương trình hồi quy, tức là biểu hiện mối liên hệ dưới dang 1 hàm số: Để giản quyết nhiệm vụ này đòi hỏi phải phân tích đặc điểm, bản chất của mối liên hệ giữa các hiện tượng để chọn dạng hàm số phù họp gọi là và tính toán các tham số của phương trình này. - Mô hình hồi quy đơn: Nghiên cứu giữa một tiêu thức nguyên nhân và một tiêu thức kết quả. Mô hình có thể là tuyến tính hay phi tuyến tính: Trong đó: X: là trị số của tiêu thức nguyên nhân. : Là trị số điều chỉnh của tiêu thức kết quả. a, b: là các tham số. Các tham số của mô hình thường được tính toán bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất. Ta có: Mô hình parabol. Bình phương nhỏ nhất: Mô hình Hyperbol: Bình phương nhỏ nhất: Hàm mũ: Bình phương nhỏ nhất: Mô hình hồi quy bội: Nghiên cứu giữa nhiều tiêu thức nguyên nhân và một tiêu thức kết quả. Trong đó: x1, x2… xn là các tiêu thức nguyên nhân. y là tiêu thức kết quả. b0 là các tham số tự do b1: (i= ) hệ số hồi quy riêng. Bình phương nhỏ nhất: Đánh giá trình độ chặt chẽ của mỗi liên hệ tương quan, tức là nghiên cứu xem xét mối liên hệ giữa các hiện tượng chặt chẽ hay lỏng lẻo. Nhiệm vụ này được thực hiện qua việc tính toán hệ số tương quan, tỷ số tương quan. - Hệ số tương quan (r): Dùng để đánh giá mức độ chặt chẽ phù hợp với mối liên hệ tương quan tuyến tính giữa 2 tiêu thức số lượng. Tính chất: (-1) Nếu r = 1:x,y liên hệ hàm số. Nếu r = 0: không tồn tại liên hệ tương quan tuyến tính. Nếu r => 1: hoặc r 1: Liên hệ tương quan x,y càng chặt chẽ. Nếu r > 0 : liên hệ x,y có liên hệ tương thuận. Nếu r < 0: Liên hệ x, y có liên hệ tương quan nghịch. - Tỷ số tương quan yx: được dùng để chuẩn bị đánh giá mức độ chặt chẽ của mối liên hệ chặt chẽ tương quan phi tuyến tính và tuyến tính giữa 2 tiêu thức số lượng. Tính chất: (0 y 1) Nếu y=0: Không tồn tại liên hệ tương quan. Nếu y=1: Liên hệ tương quan x, y hàm số. y 1: Liên hệ tương quan x. y càng chặt chẽ. ý nghĩa của phương pháp này là dễ xây dựng các hình thức kinh tế và còn được sử dụng trong dự đoán thống kê. Bên cạnh các phương pháp phân tích trên ta có thể dự đoán thống kê ngắn hạn và diện tích, năng suất, sản lượng cây lúa huyện Nam Đàn như sau: 5. Lựa chọn phương pháp dự báo Ngày nay dự đoán sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực với nhiều loại về phương pháp dự đoán khác nhau. Dự đoán thống kê ngắn hạn là việc dự đoán quá trình tiếp theo của hiện tượng trong những khoảng thời gian tương đối ngắn, nối tiếp với hiện tại bằng việc sử dụng những thông tin thống kê và áp dụng các phương pháp thích hợp. Dự đoán thống kê ngắn hạn có thể thực hiện với khoảng thời gian (còn gọi là tầm dự đoán) ngày, tuần, tháng, quý, năm. Kết quả của dự đoán thống kê ngắn hạn là căn cứ để tiến hành điều chỉnh kịp thời các hoạt động sản xuất kinh doanh, là cơ sở để đưa ra những quyết định kịp thời và đúng đắn. Tài liệu thường được sử dụng để dự báo thống kê là dãy số thời gian, tức là dựa vào hiện tượng biến động ở những thời gian đã qua để dự đoán mức độ của hiện tượng trong thời gian tiếp theo. Việc sử dụng dãy số thời gian để tiến hành dự đoán thống kê ngấnhnj có ưu điểm là khối lượng tài liệu cần nhiều việc xây dựng các mô hình dự đoán tương đối đơn giản và thuận tiện trong việc sử dụng kỷ thuật tính toán. - Dự đoán dựa vào phương trình hồi quy theo thời gian, người ta tìm một tham số (gọi là phương trình hồi quy) đểphản ánh biến động của hhiện tượng qua thời gian, phương trình có dạng tổng quát. Trong đó: : Mức độ lý thuyết. (a0, a1,… an): là các tham số t là thứ tự thời gian. Để lựa chọn đúng dạng của phương trình hồi quy đòi hỏi phải dựa vào sự phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian, đồng thời kết hợp với một số phương pháp đơn giản khác (như dựa vào đồ thị, dựa vào độ tăng giảm tuyệt đối, dựa vào tốc độ phát triển…) Các tham số a1(i = 1,2,…,n) thường được xác định bằng các phương pháp bình phương nhỏ nhất tức là: Từ phương pháp trên hồi quy theo thời gian có thể dự đoán bằng các ngoại suy phương trình hồi quy Trong đó: h=1, 2, 3… là mức độ dự đoán ở thời gian (t+h). - Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển hình quân: Phương pháp này được áp dụng khi các tốc độ phát triển liên hoàn xấy xỉ nhau. Ta biết được dự đoán vào lượng tăng hoặc giảm tuyệt đối bình quân có công thức tính: Từ đó ta có mô hình dự đoán: (Với l=1, 2, 3…phần dự đoán). yn: Mức độ cuối cùng của dãy số thời gian. Tiêu chuẩn để dự đoán mô hình tốt nhất là: - Nhận xét về các phương pháp thống kê hiện dùng để phân tích diện tích năng suất, sản lượng cây lúa ở huyện Nam Đàn. Hiện nay huyện Nam Đàn đang sử dụng phương pháp dãy số thời gian để phân tích diện tích, năng suất, sản lượng cây lúa. Đặc điểm, yêu cầu và tác dụng của phương pháp. + Qua dãy số thời gian có thể nghiên cứu các đặc điểm về số biến động của hiện tượng, vạch rõ xu hướng và tính quy luật của sự phát triển đồng thời để dự đoán các mức độ của hiện tượng trong tương lai chỉ tiêu của hiện tượng được nghiên cứu có thể là số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân. - Các yêu cầu khi xây dựng dãy số thời gian: Phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được với nhau giữa các mức độ trong dãy số nhằm để phản ánh một cách đúng đắn sự biến động của hiện tượng qua thời gian. - Nội dung của phương pháp tính toán của chỉ tiêu nghiên qua thời gian phải thống nhất. - Phạm vi của hiện tượng nghiên cứu (phạm vi chính của một địa phương) số đơn vị thuộc một hệ thống quản lý qua thời gian phải nhất trí với nhau. - Các khoảng cách thời gian trong dãy số thì nên bằng nhau nhất là đối với dãy số thời kỳ vì quy mô của hiện tượng ảnh hưởng trực tiếp đến dãy số thời kỳ. Trong thực tế thường các yêu cầu trên bị vi phạm (không thoả mãn) do đó tuỳ từng trường hợp cụ thể để đưa ra những phương pháp chỉnh lý phù hợp. * ý nghĩa của việc nghiên cứu: Qua dãy số thời gian giúp ra phân tích được đặc điểm của._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3671.doc
Tài liệu liên quan