Nguồn gốc, bản chất của lợi nhuận và vai trò của lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường

Lời nói đầu Ngay khi con người bước ra khỏi nền kinh tế trao đổi hàng hoá và bước vào nền kinh tế hàng hoá, tức là khi đó con người dùng tiền mua hàng hoá. Khi đó trong xã hội xuất hiện những nhà chuyên sản xuất hàng hoá để bán chứ không như trước, hàng hoá trao đổi là những sản phẩm dư thừa được trao đổi để lấy những sản phẩm khác mà mình không làm ra được. Các nhà sản xuất này chuyên sản xuất một loại hay một số loại sản phẩm đưa ra bán cho những nhười tiêu dùng để lấy tiền và tiền chính là k

doc28 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1534 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nguồn gốc, bản chất của lợi nhuận và vai trò của lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết quả và là mục đích của hoạt động sản xuất này. Vì vậy người sản xuất luôn luôn quan tâm tới khoản tiền dư ra giữa tiền bán được hàng hoá với tiền bỏ ra để sản xuất và chi phí phát sinh khi bán sản phẩm hay nó còn có tên gọi là lợi nhuận, nó cũng là vấn đề quan tâm số một của những người muốn tham gia sản xuất một mặt hàng nào đó. Nó là vấn đề muôn thuở và tồn tại khách quan trong nền kinh tế hàng hoá, chính vì thế khi nền kinh tế hàng hoá ra đời thì các nhà kinh tế học đã bắt tay ngay vào việc nghiên cứu nguồn gốc xuất xứ của nó và tác động của nó đối với mọi mặt trong xã hội. Nhưng nó thực sự được bóc mẽ và làm sáng tỏ trong phát kiến vĩ đại của Mác mà ông đã bỏ cả cuộc đời mình vào để nghiên cứu các vấn đề của kinh tế đó là tác phẩm học thuyết giá trị thặng dư. Khi nền kinh tế hàng hoá phát triển cao lên thêm một bước nó có tên là nền kinh tế thị trường. Đây chính là nèn kinh tế mà Việt Nam chúng ta đang áp dụng kể từ khi đại hội Đảng VI quyết định đổi mới nền kinh tế, nhưng nền kinh tế thị trường của chúng ta là nền kinh tế thị trường định hướng theo chủ nghĩa xã hội. Chính vì vậy để đảm bảo cho nền kinh tế thị trường đi đúng theo CNXH mà chúng ta luôn cố gắng tiến tới thì đòi hỏi từ mỗi cá nhân và cả tổ chức phải hiểu rõ bản chất của nền kinh tế thị trường đó là sự tự do cạnh tranh và nguồn gốc của cạnh tranh là lợi nhuận mà mọi người kinh doanh luôn mốn làm cho nó lớn lên. Vì vậy vấn đề đặt ra là nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận đối với kinh tế thị trường. Để giúp mọi người hiểu vấn đề này rõ ràng và dễ dàng hơn em đã chọn đề tài này. Nội dung bài viết của em gồm: Chương I: Nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận, các hình thức biểu hiện của lợi nhuận. Chương II: Vai trò của lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường. Do mới học năm thứ hai nên kiến thức lý luận và thực tế còn hạn chế nên bài viết của em có thể chưa hay lắm, vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp nhân thành của các thầy và của những người đọc đề tài này để làm cho đề tài có chất lượng hơn. Em xin cảm ơn. Chương I Nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận, các hình thức biểu hiện của lợi nhuận. I- Các quan điểm trước MáC về lợi nhuận. 1. Các quan điểm kinh tế thời cổ đại. Đây là thời kì phát triển của chế độ chiếm hữu nô lệ, nó tồn tại đến khi chế độ phong kiến xuất hiện, ở phương Đông nó xuất hiện vào những năm 4000 trước công nguyên, còn ở phương Tây thì muộn hơn vào những năm 3000 trước công nguyên. Do sự phát triển của lực lượng sản xuất nên chăn nuôi tách khỏi ngành trồng trọt, thủ công nhiệp tách khỏi nghề nông, việc buôn bán giữa các vùng dần phát triển. Trong công xã nguyên thuỷ dần dần tách khỏi cuộc sống cộng đồng nguyên thuỷ, chế độ tư hữu xuất hiện hình thức đầu tiên là chế độ chiếm hữu nô lệ. Trước bối cảnh đó xuất hiện các tư tưởng kinh tế. Các tư tưởng này coi sự tồn tại của chế độ chiếm hữu nô lệ là hợp lý, coi sự phân chia xã hội thành chủ nô và nô lệ là đương nhiên. Các tư tưởng này đánh giá cao vai trò của ngành nông nghiệp và kinh tế tự nhiên, chống lại xu hướng phát triển của kinh tế hàng hoá, coi thường vai trò của thủ công nghiệp và thương nghiệp. Các tư tưởng này còn rất sơ khai, đơn giản và còn mang tính ước lượng. Trong số các tư tưởng đó có tư tưởng của hai nhà kinh tế học Carton và Cautinle. a. Quan điểm về lợi nhuận của Carton (234-149 TCN)-La mã. Carton là nhà tư tưởng bảo vệ cho nền kinh tế chiếm hữu nô lệ. Trong tác phẩm “Nghề trồng trọt” của mình ông đề nghị “Tiêu dùng ít, dành dụm nhiều”, ông coi lợi nhuận chính là số dư thừa ngoài giá trị, và giá trị được ông hiểu là chi phí sản xuất. Chẳng hạn trong việc sử dụng nhân công tự do, ông cho rằng tất cả “giá trị là các chi phí về vật tư và tiền trả công cho thợ”. Vì vậy để có được giá cao ông khuyên hãy yên tâm chờ đợi giá cao” b. Quan điểm vế lợi nhuận của Cautin (giữa TK 4-3 TCN)-ấn Độ: Cautinle phân biệt rõ giá cả thị trường với giá trị bằng cách chỉ ra rằng: khách hàng cạnh tranh thường “làm tăng giá hàng hoá cao hơn giá trị thực tế của nó”. Việc hình thành giai cấp thương gia làm cho Cautinle chú ý đến lợi nhuận, nhưng ông giải quyết vấn đề này theo tinh thần của lý thuyết chi phí sản xuất. Cautinle đưa lợi nhuận vào giá cả hàng hoá với tư cách là “những chi phí khác” và xác định trước lợi nhuận cho hàng nội địa là 5% của giá cả hàng hoá và cho hàng nước ngoài là 10%. 2. Các học thuyết kinh tế của phái cổ điển: a. Quan điểm về lợi nhuận của chủ nghĩa trọng thương: Trong thời kì đầu phương thức sản xuất TBCN, vì sản xuất chưa phát triển, để có tiền tệ tích luỹ phải thông qua hoạt động thương mại, mua bán, trao đổi. Không phải ngẫu nhiên mà người ta nói “phi thương bất phí”. Đặc biệt với sự khám phá ra châu Mỹ, một làn sóng du thương phát triển mạnh mẽ để chuyển vàng từ châu Mỹ về châu Âu. Điều này chứng tỏ vai trò quan trọng của tư bản thương nghiệp. Nó đòi hỏi phải có lý thuyết kinh tế chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động thương nghiệp. Học thuyết kinh tế trọng thương xuất hiện. Chính vì vậy nó có quan niệm về lợi nhuận là: lợi nhuận là do lĩnh vực lưu thông, mua bán, trao đổi sinh ra. Nó là kết quả của việc mua ít bán nhiều, mua rẻ bán đắt mà có. Đây hoàn toàn là quan niệm sai lầm, nó không nêu mối quan hệ giữa lợi nhuận với quá trình sản xuất, nó đã không nêu lên được nguồn gốc và bản chất thực sự của lợi nhuận. b. Quan điểm về lợi nhuận của chủ nghĩa trọng nông: Trường phái trọng nông này xuất hiện ở Pháp. Do chính sách của bộ trưởng Tài chính J.B Colbert, nền nông nghiệp Pháp bị suy sụp nghiêm trọng. Nhà nước phong kiến tăng thuế nông nghiệp để có tiền trợ cấp cho các công trường thủ công. Địa tô phong kiến chiềm từ 1/4 đến 1/3 nông sản sản xuất ra. Nông dân mắc vào cảnh túng quấn, nợ cha truyền con nối. Thương nhân bóc lột nông dân bằng giá cả cánh kéo. Nạn đói kém kéo dài. Điều này đòi hỏi phải có chính sánh khôi phục và phát triển nông nghiệp. Vì vậy trường phái trọng nông ra đời. Phái trọng nông coi sản phẩm thuần tuý là số chênh lệch giữa tổng sản phẩm và chi phí sản xuất. Nó là số dôi ra ngoài chi phí sản xuất. Nó chỉ được sinh ra trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, còn công nghiệp không tạo ra sản phẩm thuần tuý. Trường phái này coi lao động sản xuất là là động tạo ra sản phẩm thuần tuý. Lao động nào không tạo ra sản phẩm thuần tuý là lao động không sinh lời. Như vậy, chỉ có lao động nông nghiệp tạo ra sản phẩm thuần tuý, nên nó là lao động sản xuất. Còn lao động công nghiệp chỉ là quá trình kết hợp giản đơn giữa chất cũ, mà không có sự tăng thêm vế chất nên không tạo ra sản phẩm thuần tuý. Ngược lại trong nông nghiệp, nhờ có sự tác động của tự nhiên nên có sự tăng thêm về chất, tạo ra chất mới, tạo ra sản phẩm thuần tuý (Ví dụ như khi gieo một hại thóc xuống đồng vó sẽ trổ bông cho hàng trục hạt mới) vì vậy chỉ có nông nghiệp mới tạo ra sản phẩm thuần tuý. Phái trọng nông coi xản phẩm thuần tuý này chính là lợi nhuận mà nhà tư bản trong lĩnh vực nông nghiệp thu được. Vậy lợi nhuận là phần thu nhập không do lao động của công nhân tạo ra c. Quan điểm về lợi nhuận của kinh tế chính trị học tư sản cổ điểm Anh: Adam Smith(1723-1790) đã mở ra giai đoạn phát triển mới của sự phát triển các học thuyết kinh tế. Ông chỉ ra tất cả các lao động đều tạo ra giá trị. Ông đưa ra hai định nghĩa giá cả đó là giá cả tự nhiên và giá cả thị trường. Về bản chất, giá cả tự nhiên là biểu hiện tiền tệ của giá trị. Ông nêu lên giá cả tự nhiên bao gồm những khoản chi cho địa tô, trả lương cho công nhân và lợi nhuận cho tư bản. Còn giá cả thực tế mà qua đó hàng hoá bán là giá cả thị trường. Theo ông giá cả tự nhiên có tính khách quan còn giá thị trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Ông cho rằng giá trị hàng hoá do công nhân tạo ra, anh ta chỉ nhận được một phần tiền lương, phần còn lại là địa tô và lợi nhuận của nhà tư bản. Theo ông nếu địa tô là khoản khấu trừ thứ nhất thì lợi nhuận là khoản khấu trừ thứ hai vào sản phẩm của người lao động, chúng đều có nguồn gốc chung là lao động không được trả công của công nhân. Ông đã nhìn thấy xu hướng bình quân hoá tỉ suất lợi nhuận và xu hướng tỉ suất lợi nhuận giảm sút do khối tượng tư bản đầu tư tăng lên. David Ricardo đã dựa vào lý thuyết của Adam Smith, kế thừa và phát triển tư tưởng của Adam Smith. Ông coi lao động là hàng hoá. Tiền lương, hay giá cả thị trường của lao động, được xác định trên cơ sở giá cả tự nhiên và xoay quanh nó. Giá cả tự nhiên của hàng hoá lao động là giá trị những tư liệu sinh hoạt cho người công nhân phụ thuộc vào yếu tố lịch sử, truyền thống dân tộc, ông chủ trương những tư liệu này phải ở mức tối thiểu hay tiền lương phải ở mức tối thiểu. Ông coi lợi nhuận là số còn lại ngoài lương mà nhà tư bản trả cho công nhân. Ông cũng đã thấy xu hướng giảm suất tỉ suất lợi nhuận và giải thích nguyên nhân của sự giảm sút nằm trong sự vận động, biến đổi thu nhập giữa ba giai cấp địa chủ, công nhân và nhà tư bản. Ông cho rằng do quy luật màu mỡ đất đai ngày càng giảm, giá cả nông sản tăng lên làm cho tiền lương công nhân tăng và địa tô tăng lên, còn lợi nhuận không tăng. Như vậy, địa chủ là người có lợi, công nhân không có lợi cũng không bị hại, còn nhà tư bản có hại, vì tỉ suất lợi nhuận giảm xuống. II. Học thuyết giá trị thặng dư và lợi nhuận của mác. 1. Quá trình sản xuất già trị thặng dư. Để có thể hiểu tường tận hơn quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư trước hết chúng ta đi tìm hểu các thuộc tính của hàng hoá sức lao động. Hàng hoá sức lao động có hai thuộc tính đó là giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động và giá trị của hàng hoá sức lao động. Về giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động được thể hiện ra trong quá trình tiêu dùng sức lao động, tức là quá trình dùng sức lao động để sản xuất ra một loại hàng hoá nào đó. Trong quá trìng lao động thì lao động tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó. Đây chính là đặc điểm riêng của giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động. Còn giá trị hàng hoá sức lao động cũng do số lượng lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra nó quyết định. Sản xuất và tái sản xuất sức lao động được thực hiện thông qua tiêu dùng cá nhân của công nhân. Bởi vậy giá trị sức lao động là giá trị của toàn bộ các tư liệu sinh hoạt cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động, để duy trì đời sống của công nhân làm thuê. Nếu xem xét cụ thể hơn thì giá trị hàng hoá sức lao động bao gồm cả các yếu tố vật chất và các yếu tố tinh thần tức là gồm: giá trị các tư liệu sinh hoạt vần thiết đủ để duy trì sức lao động của công nhân ở trạng thái sinh hoạt bình thường; Chi phí đào tạo tuỳ theo tính chất phức tạp của sức lao động; Giá trị tư liệu sinh hoạt cho những người thay thế tức là con cái, vợ hay chồng của người công nhân. Bây giờ chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu giá trị thặng dư được sản xuất ra như thế nào. Như mọi người đều có thể hiểu được rằng không phải bỗng nhiên nhà tư bản bỏ tiền của mình ra để sản xuất một loại hàng hoá rồi sau đó bán hàng hoá đó thì nhà tư bản thu về chính số tiền đã bỏ ra. Mà thực ra các nhà tư bản của chúng ta bỏ tiền của mình ra để nhằm thu về một khoản tiền lớn hơn khoản tiền mà mình đã bỏ ra, nhưng nói như vậy không có nghĩa là tiền của nhà tư bản tự sinh sôi, nảy nở lớn thêm. Vậy nguồn gốc của số tiền dôi ra đó là từ đâu. Chúng ta sẽ từng bước đi trả lời câu hỏi này. Khi nhà tư bản muốn sản xuất ra một loại hàng hoá gì đó thì trước tiên nhà tư bản của chúng ta phải mua nguyên vất liệu để làm lên sản phẩm đó. Ví dụ như muốn sản xuất ra sợi thì nhà tư bản phải mua bông về, ta giả sử rằng mỗi cân bông nhà tư bản mua trên thị trường là 10 000đ và trong quá trình sản xuất từ bông thành sợi thì cứ trung bình mỗi cân bông được làm ra thành một cân sợi thì sẽ hao mòn 1/10 cọc sợi và giả sử giá trị đó là 1000đ. Nhưng không phải tự nhiên mà số bông nhà tư bản mua về đó biến thành sợi được mà phải có sự lao động của người công nhân góp vào. Vậy nhà tư bản lại phải bỏ tiền của mình ra để mua sức lao động của những người công nhân làm thuê khi đó nhà tư bản toàn quyền sử dụng sức lao động đó. Tiếp theo ví dụ trên giả sử giá trị sức lao động trong một ngày lao động 8 tiếng là 5000đ tức là mất 5000đ để người công nhân tái sản xuất lại sức lao động và mình phải bỏ ra trong một ngày lao động 8 tiếng đồng hồ. Nhưng như đã tìm hiểu về thuộc tính của hàng hoá sức lao động thì sức lao động có thể tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị của chính nó. Ta giả sử rằng trong mỗi giờ sức lao động của người công nhân sợi có thể tạo ra một giá trị tương ứng là 1000đ và giá trị đó được gửi vào 1kg sợi đã được người công nhân tạo ra trong 1h. Vậy người công nhân chỉ phải làm 5h để tạo ra đúng số giá trị mình nhận được từ những người thuê mình, nhưng nhà tư bản thuê họ làm mỗi ngày 8h vậy họ đã mất không 3h để sản xuất không công cho nhà tư bản và chính cái giá trị 3000đ mà họ làm ra trong 3h đó thì nhà tư bản được hưởng và đó chính là giá trị thặng dư. Nhưng tuy phải làm không công trong 3h đó thì người lao động cũng chẳng có phản ứng gì vì 5000đ mà nhà tư bản trả họ mỗi ngày đủ để họ tái sản xuất sức lao động mà mình bỏ ra trong một ngày lao động và họ thấy mình chẳng bị thiệt thòi gì ở đây cả. Vậy già trị thặng dư như tìm hiểu ở trên chính là phần giá trị do sức lao động tạo ra dôi ra so với giá trị mà nhà tư bản đã trả cho người công nhân. 2. Chi phí sản xuất TBCN. Lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận. a. Chi phí sản xuất TBCN. Khi ta kí hiệu c-giá trị tư bản bất biến tức là giá trị cuả nguyên liệu và giá trị hao mòn của công cụ, dụng cụ, máy móc dùng trong quá trình sản xuất, v-giá trị tư bản khả biến tức là giá trị nhà tư bản trả cho công nhân, m- giá trị thặng dư do người công nhân tạo ra. Khi đó giá trị của một hàng hoá sản xuất trong chế độ tư bản chủ nghĩa sẽ được biểu thị theo công thức: Gt=c+v+m. Nếu trong giá trị đó ta đem trừ đi giá trị thặng dư (m), thì sẽ chỉ còn lại cái ngang giá, tức là giá trị nằm trong hàng hoá, thay thế cho giá trị tư bản (c+v) đã chi ra dưới tình thức các yếu tố sản xuất. Phần giá trị của hàng hóa, phần do giá trị thặng dư cấu thành. Không tốn phí gì cho nhà tư bản cả, chính là vì phần giá trị đó làm cho công nhân phải tốn phí lao động không được trả công. nhưng trên cơ sở nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, một khi người công nhân đã đi vào quá trình sản xuất thì họ là một bộ phận cấu thành của tư bản sản xuất đang được sử dụng, và thuộc về nhà tư bản. Do đó nhà tư bản là người thực sự sản xuất ra hàng hoá, vì vậy nhà tư bản coi chi phí sản xuất ra hàng hoá là giá trị thực tế của bản thân hàng hoá. Nếu ta dùng k để chỉ chi phí sản xuất, thì công thức: Gt=c+v+m sẽ chuyển hoá thành: Gt=k+m hay nói cách khác: giá trị của hàng hoá = chi phí sản xuất +giá trị thặng dư. Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa và giá trị thặng dư có sự khác nhau về chất và lượng. Về chất, chi phí mà nhà tư bản bỏ ra để sản xuất hàng hoá được đo bằng chi phí tư bản: còn giá trị hàng hoá là chi phí thực tế để sản xuất ra nó được đo bằng chi phí lao động. Chính vì vậy về lượng thì chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa của hàng hoá thấp hơn giá trị của hàng hoá c+v<c+v+m, và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa không có quan hệ gì đến việc hình thành giá trị và quá trình làm cho tư bản tăng thêm giá trị. Về lượng, chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là bộ phận giá trị tư bản tiêu dùng đã chuyển vào sản phẩm, nên bao giờ nó cũng nhỏ hơn tổng số tư bản ứng ra ban đầu (k). Ví dụ: tổng tư bản ứng ra là 1000$, trong đó có 500$ là tư bản cố định, 500$ là tư bản lưu động (gồm 400$ là nguyên vật liệu, công cụ…và 100$ là tiền trả công cho công nhân). Giả sử tư bản cố định sẽ hao mòn hết trong 10 năm, mỗi năm khấu hao 50$, vậy thì chi phí sản xuất sẽ là: 50$+ 400$+ 100$ = 550$. Nhưng khi nghiên cứu thì C.Mác thường giả định tư bản cố định hao mòn hết trong một năm, nên tổng tư bản ứng trước và chi phí sản xuất bằng nhau về lượng và cùng kí hiệu là c+v. Khái niệm chi phí sản xuất, một mặt, biểu thị tính chất đặc thù của sản xuất tư bản chủ nghĩa, vì chỉ trong chủ nghĩa tư bản, thực thể của giá trị mới bị che lấp bởi chi phí tư bản. Mặt khác, chi phí sản xuất hoàn toàn không phải là một khoản chi phí chỉ có trong kế toán tư bản chủ nghĩa mà thôi. Bất cứ nền sản xuất hàng hoá nào, sau khi thực hiện giá trị của hàng hoá, cũng đều phải mua lại những yếu tố sản xuất đã tiêu dùng trong việc sản xuất hàng hoá. Với ý nghĩa này, người ta thường gọi là giá thành sản phẩm. Giá thành một sản phẩm nhất định vừa phụ thuộc vào năng suất lao động của quá trình sản xuất ra sản phẩm, vừa phụ thuộc “đầu vào của các yếu tố sản xuất có vai trò quyết định đến hiệu quả sản xuất- kinh doanh của các đơn vị kinh tế. Vì vậy, trong nền kinh tế thị trường, việc tiết kiệm chi phí lao động sống và lao động quá khứ để giảm giá thành sản phẩm bằng các biện pháp kinh tế, kĩ thuật và tổ chức quản lý là yêu cầu thiết thân mà mọi chủ thể sản xuât- kinh doanh đều phả quan tâm thường xuyên. b. Lợi nhuận. Do có sự chênh lệch giữa giá trị hàng hoá và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa, nên khi bán hàng hoá theo giá cả thị trường (bằng giá trị của hàng hoá), các nhà tư bản thu được một khoản tiền lời gọi là lợi nhuận, kí hiệu bằng chữ p. So sánh lợi nhuận với giá trị thặng dư ta thấy: Về lượng, nếu cung bằng cầu và do đó giá cả hàng hoá bán ra đúng bằng giá trị của nó thì số lượng lợi thu được bằng số lượng giá trị thặng dư. Nếu cung nhỏ hơn cầu thì giá cả có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá trị của nó, thì từng tư bản cá biệt có thể thu được một lượng lợi nhuận lơn hơn hoặc nhỏ hơn lượng giá trị thặng dư. Nhưng trong toàn xã hội thì tổng số giá cả ngang bằng với tổng số giá trị thặng dư. Về chất, giá trị thặng dư là bộ phận của giá trị mới do lao động của công nhân tạo ra trong lĩnh vực sản xuất dôi ra ngoài phần bù lại giá trị tư bản khả biến mà nhà tư bản đã trả cho công nhân; còn lợi nhuận là hình thức biểu hiện bên ngoài của giá trị thặng dư, là giá trị thặng dư khi nó được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng ra, là kết quả hoạt động của toàn bộ tư bản đầu vào sản xuất- kinh doanh. C.Mác đã viết: “Giá trị thặng dư, hay là lợi nhuận, chính là phầm giá trị dôi ra ấy của giá trị hàng hoá so với chi phí sản xuất của nó, nghĩa là phần dôi ra của tổng số lượng lao động chứa đựng trong hàng hoá so với số lượng lao động được trả công chứa đựng trong hàng hoá”(1). Phạm trù lợi nhuận phản ánh sai lệch bản chất quan hệ sản xuất giữa tư bản và lao động, vì nó làm cho người ta tưởng rằng giá trị thặng dư không phải chỉ do lao động làm thuê tạo ra. Thực chất, lợi nhuận và giá trị thặng dư cũng chỉ là một, lợi nhuận chẳng qua là một hình thái thần bí hoá của giá trị thặng dư. Tóm lại, lợi nhuận là hình thái chuyển hoá của giá trị thặng dư do lao động sống làm ra, được quan niệm là do toàn bộ tư bản ứng trước sinh ra. c. Tỉ suất lợi nhuận. Khi giá trị thặng dư chuyển hoá thành lợi nhuận thì tỉ suất giá trị thặng dư cũng chuyển hoá thành tỉ suất lợi nhuận và kí hiệu là p’. Nếu m’ là 100%, v là 2000 và thổng tư bản ứng trước là 10 000 thì tỷ suất lợi nhuận sẽ là. Tỷ suất lợi nhuận là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số lợi nhuận với toàn bộ tư bản ứng ra để sản suất- kinh doanh. Trong thực tế, nhười ta thường tính tỷ suất lợi nhuận hàng năm bằng tỷ lệ phần trăm giữa tổng số lợi nhuận thu được trong năm p với tổng tư bản ứng ra k. p’ hàng năm Tỷ suất lợi và tỷ suất gúa trị thặng dư có sự khác nhau về chất và lượng. Về lượng, tỷ suất lợi nhuận bao giờ cũng nhỏ lơn tỷ suất giá trị thặng dư. Như thí dụ trên m’=100% lơn hơn p’=20%. Về chất, cỷ suất giá trị thằng dư biểu hiện mức độ bóc lột của chủ tư bản đối với lao độn, còn tỷ suất lợi nhuận chỉ nói lên mức doanh lợi của việc đầu tư tư bản. Con số p’=20% nói trên chr rõ: cứ ứng ra 100 đơn vị tiền tệ đầu tư để sản xuất kinh doanh thì sau một năm nhà tư bản sẽ thu được một lượng lợi nhuận bằng 20 đơn vị tiền tệ. Nếu tỷ suất giá trị thặng dư là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động sống, thì tỷ suất lợi nhuận là chỉ tiêu đánh giá sử dụng toàn bộ vốn đầu tư hàng năm của một đơn vị sản suất- kinh doanh. Lợi nhuận và tỷ suất lợi lợi nhuận không chỉ là động lực của nền sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa mà còn là động lực kinh tế của nền kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường nói chung. Lợi nhuận kích thích các chủ thể sản xuất- kinh doanh hàng hoá cạnh tranh, ra sức đổi mới kĩ thuất và công nghệ, đổi mới cư chế quản lý, sử dụng tiết kiệm lao động, vật tư, máy móc, nhằm tăng năng suất lao động để sản suất ra những hàng hoá có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, giá thành hạ, có lựi cho họ và người tiêu dùng. Tỷ suất lợi chuânbj của một lượng tư bản tăng hay giảm phụ thuộc vào các nhân tố chủ yếu sau: (1) nên m= m’.v thay m= m’.v vào (1) ta có: (2) Qua công thức tình tỷ suất lợi nhuận (2) ta có thể thấy rõ các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ suất lợi nhuận là tỷ suất giá trị thặng dư; tốc đọ chu chuyển tư bản và tiết kiệm tư bản bất biến. Tỷ suất lợi nhuận chính là hình thaní chuyển hoá của tỷ suất giá trị thặng dư, nên giữa chúng có mối liên hệ phụ thuộc vào nhau. Có thể thiết lập sự phụ thuộc ấy bằng công thức sau: trong công thức (2) nếu là một đại lượng không thay đổi thì p’ tỷ lệ thuận với m’. Chính do vậy, những biện pháp nâng cao tỷ suất giá trị thặng dư cũng là những biện pháp nâng cao tỷ suất lợi nhuận. Tốc độ chu chuyển của tư bản (n) tăng thì khối lượng tư bản hoạt động trong năm sẽ lớn (mặc dù khối lượng tư bản ứng trước không thay đổi ) làm cho khối lượng giá trị thặng dư hàng năm tăng lên, do đó tỷ lệ thuận với số vòng chu chuyển và tỷ lệ nghịch với thời gian chu chuyển của tư bản. Do đó, để nâng vao tỷ suất lợi nhuận, các nhà tư bản đều tìm mọi biện pháp rút ngắn thời gian sản suất và thời gian lưu thông hàng hoá của mình. Trong công thức nếu m và v là những đại lượng không thay đổi, thì tỷ suất lợi nhuận sẽ tác động ngược chiều với tư bản bất biến. Vì thế, để nâng cao tỷ suất lợi nhuận, các nhà tư bản tìm mọi cách tiết kiệm tư bản bất biến như sử dụng máy móc, thiết bị, nhà xưởng, nhà kho, phương tiện vận tải với hiệu quả cao nhất; thay nguyên liệu đắt tiền bằng nguyên liệu rẻ tiền; giảm những chi tiêu để bảo hiểm lao động, bảo vệ môi trường , giảm tiêu hao vật tư năng lượng và tận dụng phế liệu, phế phẩm, phế thải trong tiêu dùng sản suất và tiêu dùng cá nhân của xã hội để sản xuất hàng hoá. Các nhân tố ảnh hưởng này được các nhà tư bả khai thác triệt để. Song vì điều kiện cụ thể của mỗi ngành sản xuất khác nhau nên cùng một lượng tư bản như nhau đầu tư vào các ngành sản xuất nhau lại thu được tỷ suất lợi nhuận khác nhau. Từ đó dẫm đếm sự cạnh tranh hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân. 3. Sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân. Lợi nhuận bình quân hình thành thông qua sự cạnh tranh giữa các nhà tư bản kinh doanh trong các ngành sản xuất khác nhau, nhằm giành giật mơi đầu tư có lợi nhất. Trong mỗi ngành sản xuất khác nhau, do những điều kiện tự nhiên kinh tế, kĩ thuất và tổ chức quản quản lý của chúng khác nhau, nên các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận của mõi ngành không giống nhau, kết quả là tỷ suất lợi nhuận thu được không bằng nhau. Nhưng trong tực tế không nhà tư bản nào chịu yên phận kinh doanh ở những ngành có tỷ suât lợi nhuận thấp. Cuối cùng, tư bản kinh doanh trong các ngành khác nhau đèu thu được tỷ suất lợi nhuận xấp xỉ nhau. Tỷ suất lợi nhuận đó được gọi là tỷ suất lợi nhuận chung hau tỷ suất bình quân. Như vậy, sự cạch tranh giữa các nhà kinh doanh trong các ngành sản xuất khác nhau bằng việc tự do di chuyển tư bản từ ngành có tỷ suất lợi nhuận thấp sang ngành có tỷ suất lợi nhuận cao, làm thay đổi tỷ suất lợi nhuận cá biệt vốn có của cảu ngành, và rốt cuộc, tính trong một thời gian nhất định, tỷ suất lợi nhuận các ngành xấp xỉ nhau, tức là hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân (p’) giữa các ngành sản xuất khác nhau. Tủ suất lợi nhuận bình quân là “con số trung bình cảu tất cả những tỷ suất lợi nhuận khác nhau đó. Có thể diễn đạt bằng công thức: = Sự bình quân hoá tỷ suất lợi nhuận có thể diễm ra nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào tính năng đọng của sự di chuyển tư bản và sức lao động. Việc chuyển tư bản kinh doanh từ ngành này sang ngành khác, từ địa điểm này sang địa điểm khcá là việc không đơn giản, vì nó đòi hỏi các nhà tư bản phải cá tiềm lực nhất định về đội ngũ cán bộ quuản lý, ván bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề và sự đổi mới vè điều kiện môi trường kinh doanh, nhất là hệ thống tín dụng. Chính vì vậu sự bình quân hoá tỷ suất lợi nhuận chie được thực hiện khi chủ nghĩa tư bản đã phát triểm đến một trình đố nhất định. Sau khi đã xác định được tỷ suất lợi nhuận bình quân () có thể tính được lợi nhuận bình quân () theo công thức sau =.k Lợi nhuận mà một tư bản có một lượng nhất định thu được theo tỷ suất lợi nhuận chung đó- không kể vấu thành hữu cư của nó như thế nào- gọi là lợi nhuận trung bình hay lợi nhuận bình quân. Sự hình thành lợi nhuận bình quân che giấu quan hệ bóc lột tư bnả chủ nghĩa, vì bất cứ tư bản đầu tư vào ngành nào, nếu có khối lượng ngang nhau, rốt cuộc cũng thu được lợi nhuận bằng nhau. Nó không có quan hệ gì đến khối lượng giá trị thặng dư do lao động làm thuê tạo ra trên thực tế lợi nhuận bình quân chỉ là giá trị thặng dư được phân phối giữa các ngành sản xuất khác nhau tương ứng với số tư bản đầu tư của mỗi nhà tư bản một cách tư phát. Xét chung trong toàn bộ xã hội, tổng số lợi nhuận bằng tổng số giá trị thặng dư. Lợi nhuận bình quân, một mặt, phản ánh mâu thuẫn giữa các nhà tư bản trong việc đấu tdranh phân chia giá trị thặng dư do giai cấp công nhân tạo ra; mặt khác, nó vạch rõ toàn bộ sự bóc lột của giai cấp tư bản đối với giai cấp công nhân. Đó là ý nhĩa cách mạng của lý luận lợi nhuận bình quân của Mác. III. Các hình thức lợi nhuận. 1. Lợi nhuận thương nghiệp. Lợi nhuận thương nghiệp tư bản chủ nghĩa là một bộ phận giá trị thặng dư do nhà tư bản công nghiệp nhượng cho nà tư bản thương nghiệp trong việc bán hàng hoá của mình. Nguồn gốc của lợi nhuận thương nghiệp tư bản chủ nghĩa cũng là một bộ phận lao động không được trả công của công nhân. Nðu đứng trên góc độ sản xuất hàng hoá hữu hình, thì lưu thông không trực tiếp tạo ra giá trị và giá trị thặng dư, nhưng tư bản ứng vào lưu thông cũng phải thu được lợi nhuận bằng lợi nhuận bình quân. Nếu lợi nhuận thương nghiệp thấp hơn lợi nhuận công nghiệp, tư bản sẽ rút khỏi lưu thông và đầu tư vào sản xuất và ngược lại. Như vậy tư bản thương nghiệp cũng tham gia quá trình bình quân hoá lợi nhuận. Nhưng nói chung vì lưu thông không tạo ra giá trị thặng dư, nên lợi nhuận thương nghiệp chỉ có thể là một bộ phận giá trị thặng dư do công nhân trong lĩnh vực sản xuất tạo ra và nhà tư bản thương nghiệp và họ đã thay nhà tư bản công nghiệp đảm trách khâu lưu thông. 2. Lợi tức cho vay. Tư bản cho vay, sau một thời gian giao cho nhà tư bản hoạt động sử dụng, phải hoàn trả lại cho người chủ sở hữu nó kèm theo một giá trị tăng thêm, giá trị tăng thêm đó được gọi là lợi tức. Lợi tức là cái giá mà nhà tư bản hoạt động (tư bản công nghiệp, tư bản thương nghiệp) phải trả cho người sở hữu tư bản cho vay về quyền được tạm thời sử dụng khoản tư bản tiền tệ của người đó. Vậy nguồn gốc và bản chất của lợi ích của lợi tức là gì? Tiền là tư bản ngay từ khi nó được vay nhằm mục đích thu lợi nhuận. Nhưng khi chuyển từ người cho vay song người đi vay thì tiền chưa đẻ ra lợi nhuận được. Tiền đi vay phải trở thành tư bản hoạt động mới tạo ra lợi nhuận. ở đây, cùng một số tiền đã tồn tại với tính cách là tư bản hai lần đối với hai người, nhưng không phải và thế mà lợi nhuận có thể tăng lên gấp đôi, bởi lẽ nó chỉ thật sự hoạt động một lần- đem lại lợi nhuận trong tay người đi vay. Lợi tức chỉ là một phầm của lợi nhuận trung bình mà nhà tư bản hoạt động thu được phải trả cho nhà tư bản cho vay. Điều này là hợp lý, vì nhà tư bản hoạt động đã sử dụng của tư bản cho vay này mà thu được lợi nhuận nên anh ta phải trả tiền cho việc sử dụng giá trị sử dụng đó. Như vậy, vế thực chất, lợi tức là một phầm của giá trị thặng dư mà nhà tư bản hoạt động thu được nhờ sử dụng tư bản cho vay, trả cho chủ sở hữu tư bản cho vay, tức là một phần của lợi nhuận trung bình mà các nhà tư bản công, thương nghiệp trực tiếp kinh doanh gọi là lợi nhuận của chủ xí nghiệp. Sự phân chia lợi nhuận trung bình thành hai bộ phận như vậy chỉ là sự phân chia giữa hai người cùng có quyền đối với cùng một tư bản và cùng một lời nhuận. Nhưng về sau, bất cứ nhà tư bản nào, dù kinh doanh bằng vốn của mình, trong ý thức và trên thực tế, họ đều chia lợi nhuận thành hai bộ phận: lợi tức và lợi nhuận của chủ xó nghiệp. Sự phân chia đó làm cho lợi tức hình như là kết quả tự nhiên của quyền sở hữu tư bản. Còn lợi nhuận của chủ xí nghiệp dường như do công nhân lao động của chà tư bản và biểu hiện ra là chỗ dựa cho những quan điểm sai lầm bênh vực sự bóc lột của chủ nghĩa tư bản. 3. Lợi nhuận ngân hàng. Lợi nhuận ngân hàng là số chênh lệch giữa lợi tóc cho vay và lợi tức tiền gửi của ngân hàng. Các ngân hàng thương mại trong chủ nghĩa tư bản cũng như các xí nghiệp tư bản công nghiệp khác hoạt động kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận. Trong hoạt động tín dụng, chủ ngân hàng là thương nhan kinh doanh tiền tệ. Khi thực thiện nhiệm vụ nhận gửi, nhân hàng trả lợi tức cho người gửi tiền; khi thực hiện nghiệp vụ cho vay, ngân hàng thu lợi tức của người di vay. Ngân hàng thu lợi tức cho vay cao hơn lợi tức trả cho người gửi. Chênh lệch này cộng với thu nhập từ các hoạt động kinh doanh tiền tệ khác trừ đi các chi phí cảu ngân hàng cho các hoạt động đó là lợi nhuận của ngân hàng. 4. Địa tô. Địa tô đã xuất hiện từ khi có quyền tư hữu về ruộng đất và là hình thức bóc lột chủ yếu trong xã hội phong kiến. Trong sã hội phong kiến, đại tô ban đầu là tư lao dịch, sau đó là tô hiện vật và khi kinh tế hàng hoá phát triển thì xuất hiện tô tiền- là khoản tiền mà người thuê đất phải trả cho người chủ đất để được quyền sử dụng đất trong một khoảng thời gian nhất định. Trong chủ nghĩa tư bản, người thực sự canh tác ruộng đất là người lao động làm thuê, nhà tư bản thuê đất của địa chủ để kinh doanh, coi nông nghiệp là một lĩnh vực đầu tư kinh doanh. Số tiền mà nhà tư bản phải trả cho đại chủ- kẻ sở hữu ruộng đất theo hợp đồng- để được sử dụng ruộng đất trong một thời gian nhất định là địa tô tư ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35517.doc