Nguyên tắc toàn diện trong triết học Mác-Lênin. Với việc phân tích đường lối đổi mới toàn diện ở Việt Nam

I.đặt vấn đề Thực trạng đất nước ta vào giữa thập kỷ 80 với những khó khăn gay gắt và phức tạp đã đặt ra t yêu cầu khách quan, bức xúc, có ý nghĩa sống còn đối với sự nghiệp cách mạng nước ta, để làm xoay chuyển tình hình, tạo ra một sự chuyển biến có ý nghĩa quyết định trên bước đường đi lên. Đảng phải đổi mới sự lãnh đạo và chỉ đạo một cách mạnh mẽ. Phải đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế, đảng phải nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng tình hình, từ đó đề ra những chính sách và biện

doc16 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 4176 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Nguyên tắc toàn diện trong triết học Mác-Lênin. Với việc phân tích đường lối đổi mới toàn diện ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
pháp chính xác hữu hiệu. Đại hội VI của đảng đề ra đường lối “đổi mới toàn diện’’ và trước hết là đôỉ mới kinh tế, mở ra bước ngoặt trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đại hội VI đã phân tích đúng đắn nguyên nhân của tình trạng khủng hoảng kinh tế- xã hội từ nhiều năm trước, đồng thời đề ra các biện pháp để từng bước phát triển, hàng hóa phong phú dồi dào, đời sống của nhân dân khoing ngừng được nâng cao, tạo ra được những tiền đề cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao, vai trò lãnh đạo của đảng được cuảng cố vững chắc, giữ vững được định hướng xây dựng xã hội chủ nghĩa. Chúng ta có thể khẳng định đường lối đổi mới mà đảng đề ra là hoàn toàn đúng đắn. Nhưng phía sau những thành tựu đó cũng còn không ít những khó hăn. Do đó cần nghiên cứu bổ xung và hoàn thiện những nguyên tắc quan điểm, biện pháp để kinh tế- xã hội nước ổn địnhvà phát triển. Đây là việc làm cần thiết và hết sức quan trong đối với đất nước, vì vậy tôi đã quyết định chọ đề tài “nguyên tắc toàn diện trong triết học Mác – Lênin. Với việc phân tích đường lối đổi mới toàn diện ở Việt Nam ” để nghiên cứu. Hơn nữa đây là đề tài mang giá trị thực tiễn và giá trị khoa học lớn góp phần làm sáng tỏ nguyên tắc hoàn diện, một nguyên tắc cơ bản trong triết học Mác – Lênin. Mô hình kinh tế- xã hội cũ đã tồn tại khá lâu ở nước ta, mó đã ăn sâu bám rễ vào tư duy nhận thức của chúng ta, vì vậy để đảm bảo cho công cuộc đổi mới thắng lợi chúng ta cần xem xét một cách toàn diện những điều kiện cụ thể của nước ta. Đây là lần đầu tiên em làm tiểu luận nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót về nội dung cũng như hình thức. Kính mong thầy giáo tận tình sửa chữ và góp ý cho em để em có thể hoàn thành bài luận tốt hơn. Em xin cảm ơn những góp ý của thầy. II. giải quyết vấn đề. 1. Nguyên tắc toàn diện. Khi xem xét sự vật hiện tượng ta phải đặt nó trong mối quan hệ với các vật hiện tượng khác, xem xét tất cả các mặt các yếu tố, các mối quan hệ vốn của nó. Thấy được từng mối quan hệ trong tổng thể vủa nó. Nguyên tắc này đòi hỏi phải nghiên cứu sự vật trong tính toàn vẹn và quan hệ phức tạp của nó, phải có cái nhìn bao quát, tổng thể. Đương nhiên, con người không thể nghiên cứu hết được tất cả các mặt các mối liên hệ nhưng nguyên tắc hoàn diện xuất phát từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của các sự vật hiện tượng, các sự vật và hiện tượng muôn hình nuôn vẻ trong thế giới không cái nào tồn tạimột cách cô lập, mà chúng là một thể thống nhất, trong đó các sự vật hiện tượng tồn tại bằng cách tác động lẫn nhau, ràng buộc nhau, quy định và chuyển hoá lânc nhau. Mối liên hệ này chẳng những riễn ra ở mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, trong xã hội và trong tư duy mà còn diễn ra giữa các yếu tố, các mặt khác các quá trình của mỗi sự vật và hiện tượng. Mối liên hệ trên đây là khách quan nó bắt nguồn từ tính thống nhất vật chất của thế giới biểu hiện trong các quá trình tự nhiên, xã hội và tư duy, mối liên hệ của sự vật hiện tượng trong các quá trình muôn vẻ. Điều quan trọng là làm thế nào để trong khi ứng dụng nguyên tắc toàn diện chúng ta không bỏ sót, không tính trùng. Để khắc phục được tình trạng đó cần phân loại các mối liên hệ theo phương pháp khác nhau. Trên bình diện triết học người ta thường quan tâm đến các nhóm chủ yếu như mối liên hệ bên trong và bên ngoài, trực tiếp và gián tiếp cơ bản và không cơ bản. chủ yếu và thứ yếu… Chúng ta cần phải đánh giá đúng vị trí và vai trò của từng mối liên hệ, từ đó xác định được vấn đề nào cần giải quyết trước, vấm đề nào là cấp thiết. Nếu không có quan điêMôi trường toàn diện khi xem xét sự vật, hiện tươngk thì chúng ta sẽ không nắm được bản chất của sự vật hiện tượng đó, ta sẽ có một cái nhìn sai lệch và siêu hình về sự vật hiện tượng, từ đó dẫn đến ta có quan điểm siêu hình về thế giới vật chất, đây là sai lầm cơ bản và chủ yếu của các nhà triết học duy vật trước Mác. họ cho rằng mọi sự vật hiện tượng của thế giơí đều tồn dại cô lập nhau, tách rời nhau, từ đó có cái nhìn sai lệch về thế giới khách quan. Trong khi hoạch định chiến lược phát triển kinh tế – xã hội cho đất nước phải tính đến tất cả các mối quan hệ trên các bình diện có thêt có ví dụ như: Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với ổn định chính trị. Mối liên hệ giữa phát triển kinh tế với việc bảo vệ và phát huy những giá trị văn hoá, đạo đức truyền thống của dân tộc. Mối liên hệ giữa phát triển kinh tế với nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Mối liên hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển khoa học – kỹ thuật. Tương quan giữa nền kinh tế trong nước với nền kinh tế của các nước trong khu vực và quốc tế để thấy lợi thée so sánh. Tương quan giữa các nguồn lực hiện đang có với nhu cầu về hàng hóa dịch vụ của dân cư. Tương quan giữa đầu tư trong tương lai với tiêu dùng trong hiện tại. Tương quan giữa các tầng lớp dân cư, các vùng kinh tế… Một chiến lược phát triển kinh tế xã hội được xem xét trong tổng thể các mối và liên hệ cùng rộng bao nhiêu, khả năng sai lầm càng ít bấy nhiêu, tính hiện thực của nó càng nhiều bấy nhiêu, hiệu quả của nó càng lớn bấy nhiêu. Trong quản lý kinh tế cần phải tôn trọng nguyên tắc toàn diện. Trong nền kinh tế không vó một sự kiện nào tồn tại trong trạng thái cô lập tách rời những sự kiện khác. Đổi mới các doanh nghiệp việc quyết định một phương án sản xuất kinh doanh cần phải tính đến tất cả các mối liên hệ có thể có như: Các mối liên hệ chính trị- pháp lý. Mối liên hệ cung- cầu của loại hàng hoá được lựa chọn. Tính thời vụ của nó. Mối liên hệ tỷ giá giữa các loại hàng hóa đối thủ, với các hàng hóa bổ sung… doanh nghiệp càng tính toán được nhiều mối liên hệ bao nhiêu. Thất bại rủi ro càng ít bâý nhiêu, trong công cuộc đổi mới ở nước ta, Đảng ta đã tuân thủ và vận dụng ‘ nguyên tắc toàn diện ” một cách sáng tạo khoa học. Đó là một trong những nguyên nhân chính quyết định thắng lợi của công cuộc đổi mới, góp phần xây dựng tổ quốc xã hội chủ nghĩa ngày càng giàu đẹp hơn. 2. Vận dụng “nguyên tắc toàn diện” vào công cuộc đổi mới. Đảng ta đã chỉ rõ muốn phát triển đất nước thì phải đổi mới toàn diện. Nhưng trước hết là đổi mới về kinh tế trên cơ sở đó mà tiến hành đổi mới các lĩnh vực khác như chính trị, an ninh, quốc phòng, văn hoá xã hội…Đại hội VI của Đảng(1986) đã quyết đinh công cuộc đổi mới kinh tế, tìm ra mô hình kinh tế mới, thực hiện mô hình kinh tế mới nhằm mục tiêu căn bản, cấp thiết là tăng nhanh lực lượng sản xuất, từng bước nền sản xuất xã hội. Đây là mô hình kinh tế được xây dựng trên cơ sở tổng kết thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, vận dụng một cách có phát triển, sáng tạo những mối quan hệ vật bao cấp là chủ yếu sang nền kinh tế hàng hóa vận hành theo cơ chế thị trường dưới sự quản lý của nhà nước theo định hướng của chủ nghĩa. Đó là cách tổ chức sản xuất tối ưu để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội mà hiêụ quả kinh tế cuối cùng la năng xuất lao động cao tạo ra nhiều sản phẩm thặng dư. Động viên mọi nhân tố tích cực của các thành phần kinh tế và duy trì chúng trong một thời kỳ lâu dài theo quan điểm xoá bỏ vội vã một cách ý chí cơ cấu kinh tế khách quan mà phải chấn hưng thương nghiệp, công nghiệp nhỏ. Sử dụng phát triển kinh tế khách tư bản tư nhân trong mức độ cần thiết, đồng thời xây dựng và củng cố nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Thu hút mạnh mẽ đầu tư của tư bản bên ngoài và hướng sự phát triển ấy theo con đường chủ nghĩa tư bản nhà nước dưới những hình thức mà trình độ khác nhau. Mô hình kinh tế mới không đối lập chủ nghĩa tư bản vào xã hội xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa hợp tác vừa đấu tranh. Tuỳ theo trình độ lực lượng sản xuất mà xã hội hoá sản phẩm dưới những hình thức hợp để mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển, tiến dần đến xã hội hoá nền kinh tế trên cơ sở chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất cơ bản dưới những hình thức thích hợp, từ thấp đến cao. Thực hành nhiều chế độ phân phối khác nhau tuỳ theo sự phát triển của các quan hệ sở hữu tiến dần đến sự thống trị của chế độ phân phối theo số lượng và chất lượng lao động. Thực hiện nguyên tắc khuyến khích bằng lợi ích vật chất đi đôi với giáo dục và động viên tinh thần. Kế hoạch vẫn đóng vai trò quan trọng, là công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước nhưng chủ yếu mang tính định hướng, hướng dẫn sự phát triển của thị trường, thị trường chực tiếp hướng dẫn các tổ chức sản xuất, kinh doanh. Nền kinh tế mở hội nhập với nền kinh tế thế giới trên nguyên tắc và hợp pháp vừa cạnh tranh và đảm bảo tính độc lập, tự chủ theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực tiễn kinh tế đất nước từ khi đổi mới cho thấy mô hình kinh tế mới có tính khách quan khoa học và đem lại những thành quả hết sức quan trọng, góp phần quyết định đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội tạo tiền đề cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đảng ta đã chỉ ra rằng để công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì nông nghiệp là mặt trận hàng đầu. Bởi vì, nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, vốn ít, trình độ khoa học kỹ thuật thấp kém. Vì vậy cần ưu tiên phát triển nông nghiệp. Kể từ có chính sách chia đất đến từng hộ gia đình theo nghị quyết 10 của bộ chính trị, đổi mới cơ chế quản lý các hợp tác xã nông nghiệp. Tao điều kiện cho người nông dân tự do phát huy khả năng trên mảnh đất của mình thì nông nghiệp có sự phát triển vượt bậc, góp phần quan trọng vào mức tăng trưởng chung cuả nền kinh tế và bảo đảm sự ổn định kinh tế- xã hội. Sản lượng lương thực bình quân mỗi năm tăng 1,3 triệu tấn, đưa lương thực bình quân đầu người từ 330kg năm 1990 tăng lên 370kg năm 1995 và 430kg năm 2000. Đưa Việt Nam từ một nước thiếu ăn phải nhập khẩu lương thực trở thanh nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ hai trên thế giới với lượng gạo xuất khẩu hàng năm khoảng 4 triệu tấn. Sản lượng một số cây công nghiệp tăng khá như cà phê năm 2000 tăng gấp 2,4 lần so với năm 1990. Cao su mủ tăng 4,5 lần, chè gấp 2 lần, mía gấp 3 lần, bông gấp 8,1 lần. Chăn nuôi tiếp tục phát triển, chiếm 13 – 14% giá trị toàn ngành nông nghiệp và tăng bình quân 5,4%. Ngành thuỷ sản ngày càng tăng chiếm vị thế quan trọng, đến năm 2000 sản lượng thuỷ sản đạt 1,9 triệu tấn, tăng gấp 2 lần so với năm 1990, do đó kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng bình quân 17,7%/năm. chiếm 9 – 8% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản lượng công nghiệp đạt 12,9%/năm. sản lượng một số sản phẩm quan trọng của ngành công nghiệp tăng nhanh như dầu khô năm 2000 đạt sản lượng 6,1 lần so vớ năm 1990, điện gấp 3 lần, thép gấp 13,9 lần, xi măng gấp 4,6 lần, giấy các loại gấp 3,8 lần… các ngành công nghiệp nhẹ như may mặc, giầy da, các ngành công nghiệp chế biến như cà phê, hạt điều… phát triển mạnh và xuất khẩu lấy một lượng ngoại tệ cho đất nước. Các ngành dịch vụ ngày càng phát triển một cách đa dạng, giá trị ngành dịch vụ tăng 8,2%/năm. Thương mại phát triển khá, tổng mức hàng hoá bán lẻ tăng bình quân 6,8%/năm. Dịch vụ phát triển phong phú, chất lượng phục vụ phát triển nâng cao, tổng doanh thu du lịch tăng bình quân 5,7%/năm. Các dịch vụ khác như tài chính, kiểm toán, bảo hiểm, ngân hàng… bước đầu được hình thành và phát triển . Quan hệ sản xuất có bước chuyển biến quan trọng quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đến nền kinh tế của Việt Nam tồn tại nhiều thành phần kinh tế, bao gồm những thành phần kinh tế đặc trưng cho phương thức sản xuất mới kinh tế nhà nước ngày càng nên cao vai trò của chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. năm 2000 kinh tế nhà nước chiếm 40% GDP, khoảng 50%giá trị xuất khẩu, doanh nghiệp nhà nước đã có bước đổi mới và phát triển, hình thành các tổng công ty lớn trong nhiều lĩnh vực then chốt dưới mô hình các tổng công ty 90, 91. Kinh tế hợp tác bắt đầu được tổ chức lại thưo luật hợp tác xã, năm 2000 chiếm khoảng 9% GDP. Kinh tế tư nhân đóng góp khoảng 40% GDP, thu hút khoảng 70% lực lượng lao động xã hội. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 10% GDP thực hiện đường lối đổi mới và mở cửa, kinh tế đối ngoại nước ta đã có những bước phát triển quan trọng và đạt được nhiều thắng lợi to lớn. Kinh ngạch xuất khẩu năm 1999 đã tăng lên gấp 4,45 lần so với năm 1990 cơ chế quản lý ngoại thương chuyển từ cơ chế nhà nước độc quyền về ngoại thương sang cơ chế thị trường, nhiều thành phần, quan hệ ngoại thương được đa phương hoá phù hợp, với tình hình quốc tế, hiện tại Việt Nam đã có quan hệ ngoại thương với hơn 230 nước trên thế giới. Ký nghị định thư hợp tác thương mại với EU, gia nhập ASEAN và APEC, chuẩn bị ra nhập WTO, ký kết hiệp định thương mại Việt – Mỹ. Đó là những thành công lớn của kinh tế đối ngoại nước ta. Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong 10 năm khủng hoảng 15 tỷ USD, chiếm 1/4 tổng đầu tư toàn xã hội năm 2000 các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tạo ta 34% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp, 22% kim ngạch xuất khẩu. Như vậy, Đại hội Đảng lần thứ VI đã đánh dấu quá trình đổi mới cơ chế kinh tế ở nước ta, chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá, tập trung, bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Trong thời đại ngày nay muốn phát triển kinh tế xã hội và đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì phải lợi dụng bên ngoài chúng ta khuyến khích đầu tư nước ngoài dưới nhiều hình thức, có chính sách và biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài và việt kiều vào nước ta để hợp tác kinh doanh. Đó chính là “kết hợp sức mạnh của dân tộc và sức mạnh của thời đại trong điều kiện mới ” chiến lược công nghiệp hoá mà Đảng ta đưa ra là: “xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời phải thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả”. Để chiến lược đó thành công ta phải thực hiện những nội dung chủ yếu sau: Trong quá trình công nghiệp hoá cần phải vừa khuyến khích đầu tư trong nước vừa khuyến khích đầu tư nước ngoài, xem nguồn lực trong nước là quyết định, tranh thủ nguồn lực bên ngoài cũng nhằm phát huy tốt nhất nguồn lực trong nước. Kết hợp ngay từ đầu giữa nông nghiệp và công nghiệp, giữa công nghiệp nặng với công nghiệp nhẹ để thúc đẩy nhau cùng phát triển. Kết hợp nhiều bước đi khác nhau, đồng thời tập trung nguồn lực vào những ngành mũi nhọn, những ngành đòi hỏi hàm lượng chất xám cao. Từng bước tự do hoá thị trường, chấp nhận cạnh tranh nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế. Trong quá trình hội nhập phải biết khai thác những lợi thế so sánh để phát triển những ngành mà chúng ta có lợi thế, đồng thời tranh thủ tối đa các công nghệ tiên tiến nhằm không ngừng đổi mới công nghệ đất nước. ở giai đoạn đầu của công cuộc đổi mới kinh tế làm trọng tâm. Đồng thời với đổi mới kinh tế là từng bước đổi mới hệ thống chính trị vì chính trị là lĩnh vực cực kỳ phức tạp và nhạy cảm. Khi chưa được chuẩn bị các tiền đề cần thiết mà đã vội vàng đẩy nhanh đổi mới chính trị và đổi mới không đúng sẽ dẫn đến tình trạng mất ổn định về chính trị, mà chính trị đã không ổn định thì toàn bộ công cuộc đổi mới sẽ gặp nhiều khó khăn và khó có thể thành công. Đó là bài học lớn được rút ra từ thực tế nước ta cũng như từ công cuộc cải tổ, cải cách ở Liên xô và Đông Âu. Củng cố và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, coi đó là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc đổi mới. Để làm được điều đó trước hết Đảng phải tự đổi mới và sửa đổi. Nghị quyết của hội nghị TW6, lần 2, khoá VIII đã chỉ rõ cần phải đẩy mạnh phê bình và tự phê bình trong Đảng, làm trong sạch và nâng cao sức chiến đấu của Đảng. ở đây phê bình không phải để sát mạt nhau gây mất đoàn kết mà để chỉ ra những sai lầm của nhau, giúp nhau cúng tiến bộ và bảo vệ sự đoàn kết trong Đảng giải quyết tôt mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước, khắc phục tình trạng bao biện làm thay công việc của nhau. Nhà nước được nhân dân trao quyền lực và chịu trách nhiệm trước nhân dân quản lý mọi mặt đời sống xã hội. Đảng lãnh đạo phải bảo đảm phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của Nhà nước. ở đây hoàn toàn không có sự đối lập giữa nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng với tăng cường hiệu lực Nhà nước, không có sự hy sinh cái này cho cái kia mà chỉ có sự thống nhất làm tăng sức mạnh lẫn nhau giữa vai trò lãnh đạo của Đảng với vai trò quản lý của Nhà nước. Nâng cao dân chủ trong Đảng cũng như trong xã hội, nền dân chủ mà ta xây dựng là nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, trong khuôn khổ pháp luật. Cần phân biệt nó với tự do vô chính phủ, cần cảnh giác với thủ đoạn lợi dụng ngoạn cờ dân chủ để gây rối. Có ý kiền cho rằng chỉ có đa nguyên về chính trị với sự tồn tại của nhiều Đảng phái đối lập thì mới có dân chủ. Thật ra một Đảng hay nhiều Đảng không quyết định dân chủ hay không dân chủ, chế độ một Đảng hay nhiều Đảng là sản phẩm của điều kiện lích sử cụ thể của tầng nước. Trong điều kiện nước ta không có sự cần thiết khách quan để lập nên cơ chế chính trị đa nguyên, đa đảng đối lập. Thừa nhận đa Đảng đối lập có nghĩa là tạo điều kiện cho bọn phản động ngóc dậy chống Tổ quốc, chống nhân dân, chống chế độ. Đó là điều mà Đảng và dân ta không chấp nhận. Chúng ta thực hiện dân chủ bằng cách nhân dân thông qua các cơ quan dân bầu như Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp để nói lên tâm tư, nguyện vọng của mình, ban hành luật khiếu nại tố cáo để nhân dân có thể vạch trần những hành vi vi phạm pháp luật của các cơ quan Nhà nước và cán bộ, Đảng viên… Đi đôi với đổi mới hệ thống chính trị là cải cách bộ máy hành chính Nhà nước. Văn kiện Đại hội IX của Đảng ta đã nhấn mạnh: “Đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng bộ máy Nhà nước trong sạch, vững mạnh”. Trong một thời gian dài chúng ta duy trì cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, cơ chế xin - cho làm ch bộ náy Nhà nước cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả. Từ khi nước ta vước vào thời lỳ đổi mới nền kinh tế (1986), Đảng và Nhà nước ta luôn xác định phải tiến hành cải cách nền hành chính quốc gia cho thích ứng với hoàn cảnh và điều kiện mới của đất nước. Thúc đẩy mạnh hơn việc phân cấp quản lý Nhà nước theo các nguyên tắc sau: Theo thống kê ở Việt Nam lao động hoạt động chiếm gần 43% dân số, trong đó nông nghiệp chiếm gần 73%; công nghiệp chiếm 13%. Còn lại trong các hoạt động dịch vụ khác. Nước ta có khoảng 81 triệu dân với hơn 40 triệu lao động. Những người trong độ tuổi lao động còn rất nhiều tham gia trong lao động giản đơn, lao động phức tạp còn ít, trình độ lại chưa cao. Tình hình giáo dục thì chất lượng không đảm bảo. Nết như giáo dục đại học ở một số nước Đông Nam á đạt tỉ lệ 90 – 100 sinh viên/ 10.000 dân thì nước ta chỉ đạt tỉ lệ 20 –30 sinh viên/ 10.000 dân. Tóm lại mặc dù nước ta có nguồn lao động rất dồi dào nhưng chúng ta vẫn chưa tận dụng được hết nguồn lực đó. Và trình độ của đội ngũ lao động ở nước ta còn thấp kém. 3. Một số giả pháp phát triển Lực lượng sản xuất. Chính vì lực lượng sản xuất đóng vai trò quyết định trong việc phát triển kinh tế. Mà lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay còn ở tình trạng thấp kém chưa phát triển. Vì vậy phát triển lực lượng sản xuất là một nhiệm vụ quan trọng. Nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu đi lên xã hội chủ nghĩa trong điều kiện vốn ít, khả năng khoa học còn hạn chế nên chưa thể đổi mới ngày lực lượng sản xuất cũ bằng một lực lượng sản xuất mới hơn, tiên tiến hơn. Trước thời kỳ đổi mới (1986 – TK - 20) về cơ bản trong các ngành kinh tế: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ của nước ta chưa quán triệt được nguyên tắc này biểu hiện ở chỗ quốc hữu hoá, tập thể hoá quá nhanh, triệt để các thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa. Do đó trong điều kiện hiện này trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất thì chúng ta phải biết duy trì, khai thác, sàng lọc trong lực lượng sản xuất truyền thống những yếu tố, giá trị tốt để bổ sung cho việc xây dựng lực lượng sản xuất hiện đại, bảo đảm tính phủ định có kế thừa, tạo nên sự phát triển ổn định, bình thường cho lực lượng sản xuất tránh những thay đổi đột ngột dẫn đến sự chênh lếch với quan hệ sản xuất. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật ngày nay cho phép nước ta có thể tranh thủ vận dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật vào việc phát triển tư liệu sản xuất, liên kết và hợp tác kinh tế với nước ngoài tạo nên sự kêt hợp giữa lực lượng sản xuất vốn có trong nước với các tiến bộ của lực lượng sản xuất bên ngoài. Từ đó rút ngắn được thời hạn phát triển lịch sử tự nhiên của lực lượng sản xuất, vươn kịp trình độ thế giới. Trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất thì phát triển nhân tố con người cả về chất lượng lẫn số lượng là một yếu tố quan trọng. Trình độ văn hoá, trình độ kỹ thuật chuyên môn, ý thức và thái độ người lao động đối với sản xuất và sản phẩm là những yếu tố quan trọng để sử dụng, khai thác kỹ thuậ và tư liệu sản xuất vốn có, sáng tạo quá trình sản xuất. Tư liệu sản xuất phát triển thì đồng thời nhân tố con người cũng phải nâng cao một cách tương ứng để có thể sử dụng tư liêụ sản xuất một cách có hiệu quả. Vì vậy việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn kỹ thuật, năng lực quản lý là có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển nhân tố con người, để con người có thể chủ động nhận thức và giải quyết những mâu thuẫn của lực lượng sản xuất điều chỉnh và hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp. Việc ban hành và thực hiện các chính sách xã hội, xây dựng môi trường xã hội thực hiện dân chủ phù hợp cuộc sống hiện đại và tiến lên của xã hội. Phát huy tính sáng tạo của con người thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Có thể nói phát triển lực lượng sản xuất là một việc quan trong trong chiến lược phát triển kinh tế. Nhưng đồng thời với việc phát triển lực lượng sản xuất là xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp với lực lượng sản xuất tương ứng. C.Xây dựng quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình đồng của lực lượng sản xuất luôn là yêu cầu đặt ra đối với mọi chế độ xã hội. Xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta chính là tạo điều kiện cho tất cả các thành phần kinh tế đều phát triển, từ đó phát huy tốt nhất vị trí vai trò của mỗi thành phần kinh tế đối với đất nước và sử lý hài hoà mối quan hệ hợp tác và cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế, từng bước phát huy vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế Nhà nước. Xây dựng quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa là pảhi làm cho quan hệ sản xuất phù hợp hơn với sức sản xuất trong các thành phần kinh tế đồng thời đẩy mạnh cải cách môi trường thể chế nhằm thực hiện các mục tiêu của sự nghẹp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước: Thực chất đổi mới kinh tế ở nước ta trong hơn 10 năm qua là sự điều chỉnh một cách toàn diện về các quan hệ sản xuất bao gồm cả về mặt quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý và quan hệ phân phối. Đó là bước khởi đầu của cách mạng về quan hệ sản xuất, xuất phát từ yêu cầy khách qan của quá trình xã hội hoá sản xuất, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phát triển kinh tế thị trường ở nước ta. Nhờ bước đầu “cởi trói” một loạt các quan hệ sản xuất, các thành phần kinh tế đang phát huy tác dụng, chứng tỏ sức sống và vị trí quan trọng của nó trong công cuộc xây dựng nền kinh tế mới. Xây dựng quan hệ sản xuất đòi hỏi phải nâng cao hiệu lực điều tiết của Nhà nước thực hiện phân phối theo cơ chế thị trường, đẩy mạnh phúc lợi xã hội. Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần đa hình thức sở hữu đang làm nảy sinh những quan điểm mới về quan hệ phân phối trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần phải kết hợp phân phối theo lao động và hưởng lợi theo tài sản, phấn đầu và tạo điều kiện để mỗi người lao động đều có một phần tài sản, vốn liếng đóng góp cổ phần của mình vào các cơ sở sản xuất, dịch vụ để tạo điều kiện phát huy vai trò của họ trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Xây dựng quan hệ sản xuất một mặt phải tao điều kiện để thành phần kinh tế Nhà nước vươn lên nắm vai trò chủ đạo, mặt khác phải bảo đảm tính bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần, đang trong quá trình chuyển đổi. Các thành phần kinh tế này đan xen lẫn nhau, vừa hợp tác vừa cạnh tranh với nhau, luôn vận đông và có sự chuyển hoá trong quá trình phát triển. Định hướng xã hội chủ nghĩa là phải tạo điều kiện cho thành phần kinh tế Nhà nước lên nắm vai trò chủ đạo. Mặt khác trong điều kiện quốc tế hoá đời sống như hiện nay thì không một nước nào đóng cửa mà có thể phát triển bình thường được mà trong quá trình xây dựng quan hệ xã hội phải tính đến yếu tố thời đại mà đặc trưng cơ bản của nó là quá trình mở cửa và hội nhập với quốc tế và khu vực thông qua việc mở rộng các quan hệ kinh tế quốc tế, các nước có thể tranh thù nguồn lực của nước ngoài tạo ra những bước nhảy vọt, đột biến trong sự phát triển rút ngắn của mình. 4. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại và vấn để yếu tố con người trong lực lượng sản xuất. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đạimặc dù có tác động mạnh đến quá trình sản xuất nhưng có không phải là nhân tố quyết định sự phát triển trong lực lượng sản xuất. Mà nhân tố con người mới là nhân tố quyết định, công nghệ tiên tiến chỉ có thể làm tăng sức mạnh chinh phục tự nhiên của con người chứ không thể thay thế hoàn toàn hoạt động sản xuất của con người. Khoa học kỹ thuật va công nghệ hiện đại dù phát triển mạnh mẽ và có sức mạnh to lớn đến đầu cũng không thể đẩy con người ra bên ngoài quá trình sản xuất. Tất cả tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện đại thì đều là sản phẩm lao động của con người mà thôi. Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định rằng con người luôn luôn ở vị trí trung tâm trong toàn bộ chiến lược phát triển kinh tế- xã hội đồng thời cũng thấy được vai trò quan trọng của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đối với việc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước cần có những đường lối đúng đắn, những chính sách, biện pháp khẩn trương, tích cực để khoa học nhanh chóng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp ở nước ta và phát huy yếu tố con người một cách mạnh mẽ hiệu quả trong lực lượng sản xuất. Phần III : Kết luận Qua sự phân tích trên, chúng ta thấy rằng qui luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là một qui luật phổ biến của mọi hình thái kinh tế xã hội, đồng thời cũng cho ta thấy sự phụ thuộc khách quan của quan hệ sản xuất vào sự phát triển của lực lượng sản xuất. Nhưng ngược lại quan hệ sản xuất cũng có sự tác động trở lại đối với lực lượng sản xuất. Quá trình sản xuất ra của cải vật chất của loài người là không ngừng biến đổi và phát triển. Sự phát triển và biến đổi đó bao giờ cũng bắt đầu bằng sự biến đổi, phát triển của lực lượng sản xuất. Sự phát triển của lực lượng sản xuất đến một giới hạn nhất định nào đó sẽ dẫn đế sự mâu thuẫn gay gắt với quan hệ sản xuất hiện có và đòi hỏi khách quan là phải xoá bỏ quan hệ sản xuất cũ đó không phù hợp đó bằng một quan hệ sản xuất mới phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất tương ứng. Lịch sử phát triển của xã hội loài người cũng là lịch sử phát triển của các phương thức sản xuất từ thấp đến cao. Và xã hội loài người đã trải qua năm phương thức sản xuất: Cộng sản nguyên thủy; chiếm hữu nô lệ; phong kiến; tư bản chủ nghĩa; xã hội chủ nghĩa. Phương thức được hình thành bởi mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong đó lực lượng sản xuất đóng vai trò là nội dung là quá trình sản xuất và quan hệ sản xuất là hình thức của quá trình sản xuất. Hình thức của quá trình sản xuất bao giờ cũng ổn định hơn. Song sự ổn định đó chỉ là tạm thời, sớm muộn nó cũng bị thay thế cho phù hợp. Quan hệ sản xuất ra đời từ lực lượng sản xuất nhưng nó có tác động rất tích cực đến lực lượng sản xuất; Nếu quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất thì nó sẽ thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, còn nếu quan hệ sản xuất không phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất qui định mục đích, khuynh hướng phát triển của sản xuất, qui định hệ thống quản lý của sản xuất và quản lý xã hội, qui định phương pháp phân phối ít hay nhiều mà người lao động được hưởng. Nhận thức sâu sắc nội dung của qui luật quan hệ sản xuất – lực lượng sản xuất từ sự sụp đổ của nhiều nước xã hội chủ nghĩa, nước ta vẫn kiên định lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa. Để thực hiện mục tiêu này, Đảng ta đã bỏ qua giai đoạn phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa với tư cách là một hình thái kinh tế xã hội để quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Tức vẫn phải tuân theo một cách nghiêm khắc qui luật này. Như vậy có thể thấy các quốc gia, các dân tộc có thể bỏ qua hoặc rút ngắn một giai đoạn lịch sử của mình nhưng không thể bỏ qua được qui luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Qua sự phân tích về qui luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất cho thấy vai trò của qui luật đối với việc phân tích đường lối phát triển kinh tế của Đảng cộng sản và các lực lượng tiến bộ. Nó đưa lại phương pháp luận rất quan trọng cho việc cải tạo và xây dựng xã hội. Xây dựng xã hội thì phải động bộ xây dựng cả kiến trúc thượng tầng lẫn cơ sở hạ tầng, cả lực lượng sản xuất lẫn quan hệ sản xuất phù hợp với đặc điểm riêng có của từng nước. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28317.doc
Tài liệu liên quan