Nhập cư TP.Hồ Chí Minh và ảnh hưởng của nó đến biến động dân số

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH _________________ Hoàng Thị Thêu NHẬP CƯ TP. HỒ CHÍ MINH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH _________________ Hoàng Thị Thêu NHẬP CƯ TP. HỒ CHÍ MINH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ Chuyên ngành: Địa lí học Mã số : 60 31 95 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC NGƯỜI HƯỚNG

pdf143 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 4122 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Nhập cư TP.Hồ Chí Minh và ảnh hưởng của nó đến biến động dân số, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM THỊ XUÂN THỌ Thành phố Hồ Chí Minh - 2011 MỤC LỤC 3TMỤC LỤC3T ............................................................................................................. 1 3TDANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT3T ........................................................................... 6 3TDANH MỤC CÁC BẢNG3T ................................................................................... 7 3TDANH MỤC BIỂU ĐỒ3T ........................................................................................ 9 3TDANH MỤC BẢN ĐỒ3T ....................................................................................... 10 3TMỞ ĐẦU3T ............................................................................................................. 11 3TChương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DÂN SỐ, GIA TĂNG DÂN SỐ - DI DÂN VÀ BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ3T ............................................... 19 3T1.1 Những vấn đề chung về dân số3T .................................................................. 19 3T1.1.1 Khái niệm dân số3T ................................................................................ 19 3T1.1.2 Gia tăng dân số3T ................................................................................... 19 3T1.1.2.1 Gia tăng tự nhiên3T ......................................................................... 19 3T1.1.2.2 Gia tăng cơ học3T ............................................................................ 20 3T1.2 Cơ sở lí luận về di dân3T ............................................................................... 21 3T1.2.1 Khái niệm di dân3T ................................................................................. 21 3T1.2.2 Phân loại di dân3T................................................................................... 24 3T1.2.2.1 Theo hướng di dân chia thành: di dân nội địa và di dân quốc tế.3T 24 3T1.2.2.2 Theo thời gian di dân3T ................................................................... 26 3T1.2.2.3 Theo tính chất tổ chức di dân3T ...................................................... 27 3T1.2.3 Nguyên nhân của di dân3T ..................................................................... 29 3T1.2.3.1 Nguyên nhân chính của di dân là nguyên nhân kinh tế3T ............... 29 3T1.2.3.2 Nguyên nhân chính trị, tôn giáo, xã hội3T ...................................... 30 3T1.2.3.3 Di dân vì mục đích quốc phòng3T ................................................... 31 3T1.2.4 Các tiêu chí về di dân3T .......................................................................... 31 3T1.2.4.1 Chênh lệch di dân (di dân thuần tuý)3T .......................................... 31 3T1.2.4.2 Cường độ di dân3T .......................................................................... 31 3T1.2.4.3 Tổng số di dân3T ............................................................................. 31 3T1.3 Dân số và biến động dân số3T ....................................................................... 33 3T1.3.1 Quy mô dân số3T .................................................................................... 33 3T1.3.2 Biến động kết cấu dân số3T .................................................................... 35 3T1.3.2.1 Kết cấu sinh học3T .......................................................................... 35 3T1.3.2.2 Kết cấu xã hội3T .............................................................................. 36 3T1.4 Mối quan hệ giữa nhập cư và biến động dân số3T ........................................ 37 3T1.5 Vài nét về nhập cư ở một số đô thị của Việt Nam3T ...................................... 38 3TChương 2. HIỆN TRẠNG NHẬP CƯ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ3T .................................. 42 3T2.1 Khái quát về thành phố Hồ Chí Minh3T ........................................................ 42 3T2.1.1 Lịch sử hình thành phát triển thành phố Hồ Chí Minh3T ....................... 42 3T2.1.2 Vị trí địa hình, phạm vi lãnh thổ3T ......................................................... 45 3T2.1.3 Điều kiện tự nhiên3T............................................................................... 47 3T2.1.3.1 Địa hình3T ....................................................................................... 47 3T2.1.3.2 Đất đai3T.......................................................................................... 47 3T2.1.3.3 Khí hậu3T ........................................................................................ 48 3T2.1.3.4 Thủy văn3T ...................................................................................... 48 3T2.1.3.5 Sinh vật3T ........................................................................................ 49 3T2.1.4 Điều kiện kinh tế - xã hội3T ................................................................... 50 3T2.1.4.1 Dân cư và nguồn lao động3T ........................................................... 50 3T2.1.4.2 Cơ sở hạ tầng3T ............................................................................... 51 3T2.2 Tình hình nhập cư vào thành phố Hồ Chí Minh3T ........................................ 53 3T2.2.1 Gia tăng cơ học và sự gia tăng dân số thành phố Hồ Chí Minh3T ......... 53 3T2.2.2 Khái quát các luồng nhập cư vào thành phố Hồ Chí Minh3T ................ 55 3T2.2.2.1 Cơ cấu các luồng nhập cư theo lãnh thổ3T ...................................... 55 3T2.2.2.2 Cơ cấu xuất cư theo thành thị và nông thôn3T ................................ 61 3T2.2.2.3 Nguyên nhân di chuyển của người nhập cư đến thành phố Hồ Chí Minh3T ......................................................................................................... 66 3T2.2.3 Địa bàn cư trú của người nhập cư:3T...................................................... 67 3T2.2.4 Đặc điểm của người nhập cư vào thành phố Hồ Chí Minh3T ................ 72 3T2.2.4.1 Nguồn gốc nhập cư3T ...................................................................... 72 3T2.2.4.2 Độ tuổi, tình trạng hôn nhân của người nhập cư3T ......................... 74 3T2.3 Ảnh hưởng của người nhập cư tới thành phố Hồ Chí Minh đến biến động dân số3T ............................................................................................................... 75 3T2.3.1 Ảnh hưởng đến các vấn đề dân số3T ...................................................... 75 3T2.3.1.1 Tác động tới quy mô dân số và động lực tăng dân số3T ................. 75 3T2.3.1.2 Biến đổi kết cấu dân số3T ................................................................ 80 3T2.3.1.3 Chuyển dịch cơ cấu lao động3T ...................................................... 86 3T2.3.1.4 Đưa thêm ngành nghề mới vào nơi nhập cư, góp phần hình thành và chuyển dịch kết cấu dân số theo nghề nghiệp ở TP. HCM3T ................ 87 3TBảng 2.21. Trình độ nghề trên địa bàn TP. HCM tháng 2, Quí I năm 20103T ... 87 3T(Đơn vị:%)3T ....................................................................................................... 87 3T2.3.1.5 Tác động tới sự phân bố dân cư3T................................................... 88 3T2.3.2 Các vấn đề xã hội khác3T ....................................................................... 98 3T2.3.2.1 Người nhập cư ngày càng đông và quá trình di dân nội TP. HCM đã góp phần tăng tỉ lệ thị dân, đẩy nhanh quá trình đô thị hóa3T ............... 98 3T2.3.2.2 Góp phần thúc đẩy sự phát triển khu vực kinh tế không chính thức3T .......................................................................................................... 99 3T2.3.2.3 Làm phong phú, đa dạng nền văn hóa TP. Hồ Chí Minh3T .......... 101 3T2.3.2.4 Sức ép đối với cơ sở hạ tầng:3T .................................................... 101 3T2.3.2.5 Dân nhập cư quá đông, tăng nhanh gây khó khăn đối với việc tổ chức đời sống xã hội3T .............................................................................. 102 3T2.3.2.6 Khó đáp ứng nhu cầu việc làm3T .................................................. 103 3T2.3.2.7 Làm khó khăn thêm công tác xóa đói giảm nghèo của thành phố 3T ............................................................................................................... 104 3TChương 3. ĐỊNH HƯỚNG - GIẢI PHÁP VỀ DÂN SỐ, DI DÂN VÀ BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH3T ...................................... 106 3T2.4 Cơ sở định hướng phát triển dân số, di dân và đô thị hóa thành phố Hồ Chí Minh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam3T ............................................. 106 3T2.4.1 Định hướng phát triển đô thị ở Việt Nam3T ......................................... 106 3T2.4.2 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam3T ............................................................................................................ 107 3T2.4.2.1 Chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển các ngành có chất lượng hàng hóa cao, công nghệ hiện đại và năng suất lao động cao3T ................................................................................................. 107 3T2.4.2.2 Đảm bảo phát triển cân đối, đi trước về phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội.3T ................................................................ 109 3T2.4.3 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh:3T .... 112 3T2.4.3.1 Định hướng phát triển kinh tế3T.................................................... 112 3T2.4.3.2 Định hướng phát triển dân cư- xã hội3T ........................................ 116 3T2.5 Dự báo quy mô dân số - nhập cư, nguồn lao động và việc làm thành phố Hồ Chí Minh3T................................................................................................... 117 3T2.5.1 Dự báo quy mô dân số - nhập cư ở thành phố Hồ Chí Minh3T ........... 117 3T2.5.2 Dự báo nguồn lao động và việc làm thành phố Hồ Chí Minh3T .......... 120 3T2.6 Giải pháp phát triển dân số và phân bố dân cư ở thành phố Hồ Chí Minh 3T ........................................................................................................................ 121 3T2.6.1 Giải pháp phát triển dân số thành phố Hồ Chí Minh3T ........................ 121 3T2.6.1.1 Kiểm soát có hiệu quả gia tăng cơ học ở thành phố Hồ Chí Minh3T ............................................................................................................... 121 3T2.6.1.2 Giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của TP. Hồ Chí Minh3T ....... 125 3T2.6.2 Các giải pháp phân bố dân cư và sử dụng hợp lí nguồn lao động nhập cư ở thành phố Hồ Chí Minh.3T .................................................................... 126 3T2.6.2.1 Giải pháp phân bố lại dân cư3T ..................................................... 126 3T2.6.2.2 Giải pháp sử dụng hợp lí nguồn lao động3T ................................. 128 3T2.6.3 Các giải pháp cụ thể3T .......................................................................... 130 3TKẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ3T ............................................................................. 134 3T ÀI LIỆU THAM KHẢO3T ............................................................................... 137 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BTB : Bắc Trung Bộ CNH : Công nghiệp hóa CNH – HĐH : Công nghiệp hóa - hiện đại hóa CSHT : Cơ sở hạ tầng DS – KHHGĐ : Dân số - kế hoạch hóa gia đình DHNTB : Duyên hải Nam Trung Bộ ĐBSH : Đồng bằng sông Hồng ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long ĐNB : Đông Nam Bộ ĐTH : Đô thị hóa GDP : Tổng sản phẩm quốc dân KDC : Không di chuyến KCN : Khu công nghiệp KCX : Khu chế xuất KTXH : Kinh tế xã hội LĐLĐ : Liên đoàn lao động QLTTXH : Quản lí trật tự xã hội TDMNPB : Trung du miền núi phía Bắc TN : Tây Nguyên TNGT : Tai nạn giao thông TP : Thành phố TP. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh VKTTĐPN : Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 : Quy mô dân số TP. HCM từ năm 1999 đến năm 2009 .............. 33 Bảng 2.2 : Biến động dân số ở TP. HCM, giai đoạn 1989 – 2009 ............... 43 Bảng 2.3 : Tỉ lệ người nhập cư đến TP. HCM chia theo vùng xuất cư ....... 47 Bảng 2.4 : Quy mô nhập cư ngoại tỉnh vào TP. HCM ................................ 51 Bảng 2.5 : Tỉ lệ người nhập cư được phỏng vấn chia theo vùng nơi sinh và nơi ở trước khi di chuyển đến TP. HCM ............................ 53 Bảng 2.6 : Nhập cư từ các tỉnh đến TP. HCM theo hình thức di chuyển và giới, thời kì 1994-1999 .............................................................. 54 Bảng 2.7 : So sánh tỉ lệ gia tăng dân số cơ học với tỉ lệ tăng trưởng kinh tế của TP. Hồ Chí Minh ........................................................... . 55 Bảng 2.8 : Nguyên nhân di chuyển của người nhập cư chia theo giới ......... 56 Bảng 2.9 : Địa bàn cư trú của người nhập cư TP. HCM .............................. 57 Bảng 2.10 : Mười quận, huyện có người nhập cư đông nhất 1994 - 99 ....... .58 Bảng 2.11 : Cơ cấu dân số chia theo tình trạng cư trú năm 2004 .................. 59 Bảng 2.12 : Mười quận, huyện có người nhập cư đông nhất năm 2009 ........ 60 Bảng 2.13 : Cơ cấu giới tính của người nhập cư ........................................... 63 Bảng 2.14 : Tỉ lệ gia tăng dân số TP. HCM qua các thời kỳ ......................... 67 Bảng 2.15 : Tỉ lệ tăng cơ học bình quân thời kì cuả các quận huyện TP.HCM ...................................................................................... 68 Bảng 2.16 : Tỉ lệ tăng cơ học bình quân thời kì cuả các quận huyện TP. HCM............................................................................................ 70 Bảng 2.17 : Nhập cư theo tuổi vào TP. HCM qua các năm .......................... 71 Bảng 2.18 : Tỉ lệ dân số TP. HCM và cả nước theo lứa tuổi và tỉ lệ dân số phụ thuộc qua các cuộc điều tra 1989, 1999, 2009 ..................... 72 Bảng 2.19 : Nhập cư theo giới vào TP. HCM qua các năm .......................... 73 Bảng 2.20 : Cơ cấu lao động TP. HCM 1999 – 2009 .................................... 76 Bảng 2.21 : Trình độ nghề trên địa bàn TP. HCM tháng 2, Quí I năm 2010 ..................................................................................... 77 Bảng 2.22 : Biến động dân số ở các quận nội thành cũ.................................. 78 Bảng 2.23 : Biến động dân số các quận ven và nội thành mới TP. HCM ...... 82 Bảng 2.24 : Tốc độ tăng dân số TP. HCM qua các cuộc điều tra .................. 88 Bảng 2.25 : Tổng số nhân khẩu trong độ tuổi lao động thực tế cư trú .......... 89 Bảng 2.26 : Số người di chuyển đến TP. HCM ( 1994 – 1999) ..................... 90 Bảng 2.27 : Số người di chuyển đến TP. HCM năm 2009 ............................. 90 Bảng 3.1 : Dân số TP. HCM năm 2009 và dự kiến phân bố dân số đến năm 2025 ................................................................................... 106 Bảng 3.2 : Dự báo dân số và số người nhập cư vào TP. HCM trong tương lai ............................................................................................... 110 Bảng 3.3 : Dự báo nguồn lao động TP. HCM đến năm 2020 .................... 111 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 : Quy mô dân số TP. HCM từ năm 1999 đến 2009 .................... 34 Biểu đồ 2.2 : Biến động dân số TP. HCM theo quận huyện giai đoạn 1989 – 2009 .............................................................................. 44 Biểu đồ 2.3 : So sánh nhập cư ngoại tỉnh TP. HCM giai đoạn 1994-1999 và 1999- 2004 ........................................................................... 48 Biểu đồ 2.4 : Quy mô dân số và động lực tăng dân số TP. HCM giai đoạn 1999- 2009 ................................................................................ 66 Biểu đồ 2.5 : Tỉ lệ gia tăng dân số TP. HCM 1999- 2009 ............................. 68 Biểu đồ 2.6 : Cơ cấu người nhập cư theo tuổi vào TP. HCM qua các năm ... 71 Biểu đồ 2.7 : Cơ cấu người nhập cư theo giới vào TP. HCM qua các năm ... 73 Tháp dân số : Cơ cấu dân số TP. HCM phân theo tình trạng di cư 2009....... 74 Tháp dân số : Cơ cấu dân số TP. HCM năm 2009 ......................................... 75 Biểu đồ 2.8 : Cơ cấu lao động TP. HCM 1999 – 2009 .................................. 76 Biểu đồ 2.9 : Tỉ lệ biến động dân số các quận nội thành TP. HCM .............. 81 Biểu đồ 2.10 : Dân số các quận ven và quận nội thành mới TP. HCM qua các năm .................................................................................... 83 Biểu đồ 2.11 : Dân số các huyện ngoại thành TP. HCM qua các năm ........... 84 Biểu đồ 2.12 : Tỉ lệ dân số TP. HCM phân theo nơi cư trú qua các năm ........ 85 Biểu đồ 3.1 : Cơ cấu GDP của VKTTĐPN năm 2009 và 2020 ..................... 97 Biểu đồ 3.2 : Cơ cấu GDP của TP. HCM năm 2009 và 2020 ...................... 103 Biểu đồ 3.3 : Dân số và số người nhập cư vào TP. HCM trong tương lai ... 110 DANH MỤC BẢN ĐỒ Bản đồ 2.1 : Bản đồ hành chính TP. HCM ................................................. 36 Bản đồ 2.2 : Tỉ lệ và số người nhập cư vào TP.HCM phân theo vùng 1994- 1999 ............................................................................... 49 Bản đồ 2.3 : Tỉ lệ và số người nhập cư vào TP. HCM phân theo vùng 1999- 2004 ............................................................................... 50 Bản đồ 2.4 : Phân bố dân nhập cư ngoại tỉnh vào TP.HCM phân theo quận huyện 2004 ...................................................................... 79 Bản đồ 2.5 : Phân bố dân nhập cư ngoại tỉnh vào TP.HCM phân theo quận huyện 2009 ...................................................................... 80 Bản đồ 2.6 : Mật độ dân số TP. Hồ Chí Minh năm 1999 .............................. 86 Bản đồ 2.7 : Mật độ dân số TP. Hồ Chí Minh năm 2009 .............................. 87 Lược đồ 3.1 : Quy hoạch các KCN – KCX của TP. Hồ Chí Minh đến năm 2015 ....................................................................................... 105 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quá trình dân số (sinh, tử, di dân) giữ vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Vì sự tăng lên hay giảm đi của dân số ( gia tăng tự nhiên hay gia tăng cơ học) có ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu và phân bố dân số, lao động của một quốc gia, một vùng. Khi gia tăng tự nhiên ổn định thì sự gia tăng dân số chủ yếu phụ thuộc vào gia tăng cơ học. Chính vì vậy sự gia tăng cơ học đặc biệt là hiện tượng nhập cư đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: xã hội học, dân tộc học, kinh tế chính trị học, kinh tế nguồn lao động, địa lí kinh tế - xã hội. Đối với địa lí kinh tế - xã hội, vấn đề nhập cư là một đề tài rất phong phú và hấp dẫn do tính đa dạng và phức tạp của người di cư. Nghiên cứu hiện tượng di cư trong địa lí kinh tế - xã hội là nghiên cứu sự phân bố lại con người trong không gian và các hình thức xuất cư, nhập cư của con người giữa các lãnh thổ và các điểm dân cư riêng biệt, đồng thời đánh giá những ảnh hưởng của hiện tượng dân nhập cư đối với sự biến động dân số và môi trường ở vùng nhập cư. Hàng năm trên trới giới có hàng trăm triệu người tham gia vào di cư, kể cả tạm thời hay lâu dài. Hình thức di cư dù rất khác nhau, nhưng những người tham gia điều mong muốn và kì vọng có một cuộc sống mới tốt hơn. Ở nước ta hiện nay vấn đề dân nhập cư đang trở thành vấn đề nóng bỏng trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Thành phố Hồ Chí Minh – thành phố lớn nhất cả nước về quy mô dân số và tiềm lực kinh tế, là trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị, khoa học kĩ thuật, trung tâm công nghiệp, đầu mối giao thông vận tải và giao dịch quốc tế lớn nhất Việt Nam. Thời gian qua dân số thành phố Hồ Chí Minh gia tăng nhanh chóng, trong đó chủ yếu do gia tăng dân số cơ học. Người nhập cư tự do từ các vùng, các khu vực khác nhau của cả nước đổ về thành phố để học tập, lao động, sinh sống. Hiện tượng này đã tác động sâu sắc đến biến động dân số thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả chọn đề tài: “Nhập cư thành phố Hồ Chí Minh và ảnh hưởng của nó tới biến động dân số”. Nghiên cứu hiện trạng nhập cư vào TP. HCM nhằm rút ra những kết luận có ý nghhĩa lí luận và thực tiễn về hiện tượng nhập cư vào các đô thị lớn, nhằm tổ chức và sử dụng hợp lí nguồn lao động và nâng cao mức sống cho nhân dân. Luận văn cũng nhằm tìm hiểu nguyên nhân của tình trạng này và tác động của nó đến biến động dân số TP. HCM. Từ đó rút ra cơ sở khoa học nhằm đề ra phương hướng giải pháp về phân bố dân cư phù hợp hạn chế nhập cư tự do vào các đô thị ở mức hợp lí gắn liền với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa của thành phố, giảm bớt áp lực về dân số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu đề tài 2.1. Mục tiêu của đề tài Tìm hiểu thực trạng dân nhập cư vào TP. HCM và ảnh hưởng của nó đến biến động dân số thành phố, từ đó làm cơ sở khoa học để đề ra các chính sách thích hợp nhằm đạt tới quy mô dân số và phân bố dân cư phù hợp với quá trình công nghiệp hóa – đô thị hóa TP. HCM, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống cho dân số TP. HCM, giảm áp lực dân số lên cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội và môi trường đô thị. 2.2 Nhiệm vụ của đề tài  Tổng quan có chọn lọc cơ sở lí luận về dân số, biến động dân số và các nhân tố ảnh hưởng đến di dân. Đánh giá động cơ mục đích, nguyên nhân của hiện tượng nhập cư vào thành phố. Thu thập số liệu thống kê, thông tin và nguồn tư liệu về dân số, sự gia tăng dân số TP. HCM. Tìm hiểu hiện trạng nhập cư vào TP. HCM, tình hình gia tăng dân số TP. HCM trong quá trình nhập cư vào TP. HCM.  Phân tích nguyên nhân gia tăng dân số thành phố, tìm ra những thuận lợi và khó khăn, hạn chế của gia tăng dân dân số đến KT - XH, môi trường. Đưa ra các giải pháp phát triển và phân bố dân cư thành phố hợp lí hơn trong thời gian tới. 2.3. Phạm vi nghiên cứu đề tài 2.3.1. Về không gian Đề tài tập trung phân tích đánh giá quá trình nhập cư ngoại tỉnh vào thành phố, đặc biệt vào các quận nội thành, quận ven, quận mới. Nghiên cứu các luồng nhập cư theo không gian lãnh thổ đánh giá nguyên nhân, ảnh hưởng của các luồng nhập cư đối với quá trình biến động dân số TP. HCM. 2.3.2. Về thời gian Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích quá trình nhập cư vào TP. HCM trong thời kì đổi mới nền kinh tế, đặc biệt từ năm 1999 đến năm 2009. Đây là thời kì mở cửa nền kinh tế, TP. HCM có tốc độ tăng trưởng kinh tế rất nhanh, cao nhất nước ta, các ngành kinh tế phát triển sôi động, đa dạng nhiều ngành nghề đã tạo lực hút mạnh mẽ đối với người lao động từ mọi miền đất nước đến TP. HCM, đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, làm cho dân số thành phố tăng nhanh chóng. Đề tài còn phân tích thêm các số liệu từ năm 1989 đến năm 1999 để so sánh quá trình nhập cư ở các giai đoạn khác nhau. 3. Lịch sử nghiên cứu đề tài Vấn đề dân số, biến động dân số, di dân: nhập cư, xuất cư đã thu hút được nhiều sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong quá trình phân bố lại lực lượng lao động ở nước ta, vấn đề dân cư, di dân – nhập cư càng được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn. Năm 1994 đề tài luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Kim Hồng về “Sự phát triển dân số và mối quan hệ của nó với phát triển kinh tế - xã hội ở TP. HCM”. Các bài viết của tác giả Đặng Nguyên Anh, Trương Sỹ Ánh, Nguyễn Thị Cành về các vấn đề di dân ở Việt Nam nói chung và các thành phố lớn như TP. HCM nói riêng cùng rất nhiều tác giả. Dự án VIE/93/02 – di dân tự do đến Đồng Nai và Vũng Tàu của NXB chính trị quốc gia. Dự án VIE/95/004 – báo cáo kết quả điều tra di dân nông thôn tại tỉnh Đắk Lắk – Hà Nội năm 1997. Những kiến nghị về chính sách di dân ở Việt Nam – Hội thảo quốc tế [Hà Nội tháng 6 năm 1998]. Di chuyển để sống tốt hơn- di dân nội thị tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội của nhiều tác giả - NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. Đề tài luận án tiến sĩ của tác giả Phạm Thị Xuân Thọ (2002) về: “Di dân ở TP. HCM và tác động của nó đối với sự phát trát triển kinh tế - xã hội”. Các đề tài của Viện nghiên cứu phát triển TP. HCM như “Một số vấn đề biến đổi và phát triển dân số và nguồn lao động trên địa bàn TP. HCM” năm 1996 do PTS Bạch Văn Bảy chủ nhiệm đề tài. Năm 2006 hội thảo “Dân số với phát triển kinh tế - xã hội TP. HCM” và đề tài “ Phân tích các mối quan hệ giữa biến động dân số và tăng trưởng kinh tế trên địa bàn TP. HCM” do Cao Minh Nghĩa chủ nhiệm đề tài năm 2007. Năm 2010 đề tài luận văn của Th.S Phạm Thị Bạch Tuyết cũng nghiên cứu dân số TP. HCM với đề tài “ Biến động dân số TP. HCM thời kì 1997-2007: nguyên nhân và giải pháp”. Các đề tài nghiên cứu trên là những tài liệu tham khảo quý giá thực sự bổ ích cho tác giả khi tiến hành nghiên cứu, thực hiện đề tài của mình. Nhiều đánh giá, nhận định của các nhà nghiên cứu là gợi ý quan trọng cho tác giả đi sâu nghiên cứu chi tiết hơn. 4. Hệ quan điểm và phương pháp nghiên cứu 4.1. Hệ quan điểm 4.1.1 Quan điểm hệ thống Vấn đề dân số và gia tăng dân số là một quá trình phức tạp chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau trong hệ thống kinh tế - xã hội. Xét trong mối quan hệ nhân quả thì quá trình dân số vừa là kết quả của những vấn đề kinh tế xã hội vừa là nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Dân số tăng lên hay giảm đi do hai yếu tố chính là gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học. Hai yếu tố này tăng nhanh hay chậm đều chịu ảnh hưởng của điều kiện kinh tế - xã hội. Vì vậy khi nghiên cứu cần phải chú ý đến tính hệ thống. 4.1.2 Quan điểm lãnh thổ Đây là quan điểm cơ bản, truyền thống và được xem là đặc trưng của Địa lý học, đó là: khi xem xét các sự vật hiện tượng địa lý phải đặt chúng trong mối quan hệ về không gian. Vì các sự vật và hiện tượng địa lí luôn luôn có sự phân hóa trong không gian, làm cho chúng có sự khác biệt giữa nơi này với nơi khác. TP. HCM là một lãnh thổ có những đặc điểm riêng về kinh tế, mức độ tập trung dân cư, kết cấu dân cư, nhập cư, xuất cư khác với các vùng khác. Trong nghiên cứu về dân số và vấn đề dân nhập cư, tác giả luận văn luôn đặt TP. HCM trong mối quan hệ không gian với các tỉnh, thành phố, trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước để xem xét và đánh giá. Đồng thời nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về lãnh thổ trong quá trình gia tăng dân số và vấn đề nhập cư. 4.1.3 Quan điểm lịch sử - viễn cảnh Các sự vật hiện tượng trong tự nhiên không chỉ biến đổi về mặt không gian mà còn có sự phát triển theo thời gian. Việc nghiên cứu tình hình nhập cư và biến động dân số của TP. HCM được xem xét kĩ lưỡng ttrong mối liên hệ quá khứ - hiện tại – tương lai để làm rõ hơn bản chất của vấn đề theo thời gian và dự báo được hướng phát triển của nó, bảo đảm tính logic, khoa học và chính xác. 4.1.4 Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững Vấn đề di dân trong quá trình phát triển sản xuất có tác động rất lớn đến môi trường, tài nguyên. Tác động đó có thể tích cực nhưng cũng có thể tiêu cực. Vì vậy để hạn chế tác động tiêu cực của con người trong quá trình phát triển của mình đến môi trường xung quanh cần phải quán triệt quan điểm sinh thái và phát triển bền vững khi nghiên cứu vấn đề. Trong việc nghiên cứu vấn đề dân số và dân nhập cư cũng phải xem xét đến ảnh hưởng của nó đến môi trường xung quanh và đưa ra những giải pháp nhằm đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội, tài nguyên môi trường và phát triển bền vững. 4.2 Các phương pháp nghiên cứu 4.2.1 Phương pháp thống kê Đối tượng nghiên cứu khá rộng liên quan tới nhiều vấn đề, vì vậy tác giả luận văn đã sử dụng và phân tích cơ sở số liệu thống kê phong phú từ cơ sở dữ liệu và kết quả của các cuộc tổng điều tra dân số, thống kê kinh tế-xã hội của tổng cục thống kê, Cục Thống kê TP. HCM , Chi cục dân số-KHHGĐ, Sở Công an TP. HCM [Phòng Quản lí tệ nạn xã hội] và các tài liệu của Viện nghiên cứu phát triển TP. HCM cũng như từ các cơ quan khác của thành phố. Từ những nguồn tài liệu này, tác giả đã có cơ sở đánh giá vấn đề dân nhập cư ảnh hưởng đến biến động dân số TP. HCM thời kì 1999-2009. 4.2.2 Phương pháp phân tích so sánh Trên cơ sở các dữ liệu thu nhập được, tác giả sắp xếp, phân loại và phân tích các thông tin về biến động dân số ở TP. HCM thời kì 1999-2009, so sánh người nhập cư vào TP. HCM với các thành phố khác trong cả nước ( đặc biệt với thủ đô Hà Nội); đồng thời tìm ra sự khác biệt về gia tăng dân số trong các giai đoạn lịch sử nhất định, sự gia tăng khác nhau giữa các quận, huyện, phân tích nguyên nhân của sự biến động đó. 4.2.3 Phương pháp bản đồ, biểu đồ Khi nghiên cứu các vấn đề địa lí nói chung và kinh tế- xã hội nói riêng thì phương pháp bản đồ, biểu đồ là phương pháp rất quan trọng cũng là một đặc thù của khoa học địa lí. Mọi công trình nghiên cứu đều bắt đầu từ bản đồ và kết thúc bằng bản đồ. Các bản đồ cho phép chúng ta tìm hiểu vấn đề chính xác hơn, phong phú hơn thuận tiện cho việc so sánh , đánh giá. 4.2.4 Phương pháp dự báo Phương pháp dự báo vấn đề nhập cư và biến động dân số là vấn đề mang tính chất phức tạp và tính chính xác của dự báo còn phụ thuộc vào mối quan hệ với sự biến động kinh tế - xã hội của thành phố. 4.2.5 Phương pháp hệ thống thông tin địa lí (GIS) Hệ thống thông tin địa lí (GIS) được sử dụng phổ biến để lưu trữ, phân tích xử lí các thông tin không gian lãnh thổ. Hệ thống GIS cho phép chồng xếp các thông tin địa lí để thấy được nét đặc trưng riêng của các đối tượng địa lí. Luận văn sử dụng phần mềm MapInfo 9.0 để thiết lập hệ thống bản đồ minh hoạ cho đề tài. 5. Các đóng góp chính của đề tài  Tổng quan có chọn lọc một số vấn đề cơ bản lí luận về dân số, gia tăng dân ._.số, di dân - dân nhập cư, các đặc điểm của dân nhập cư, biến động dân số và vận dụng vào TP. HCM để tìm hiểu sự biến động dân số ở thành phố thời kì 1999-2009.  Phân tích hiện trạng dân nhập cư đến TP. HCM thời kì 1999-2009, đánh giá nguyên nhân và những tác động đến quá trình biến động dân số của thành phố. Đưa ra các giải pháp phát triẻn dân số và phân bố dân cư phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. 6. Cấu trúc của đề tài Cấu trúc luận văn ngoài phần: phần mở đầu và phần kết luận phần nội dung của luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về dân số, gia tăng dân số - di dân vá biến động dân số. Chương 2: Hiện trạng nhập cư ở TP. HCM và ảnh hưởng của nó đến biến động dân số. Chương 3: Định hướng - Giải pháp về dân số, di dân và biến động dân số ở TP. HCM. Chương 1. 0BCƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DÂN SỐ, GIA TĂNG DÂN SỐ - DI DÂN VÀ BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ 1.1 Những vấn đề chung về dân số 1.1.1 Khái niệm dân số Dân số luôn là vấn đề quan tâm của các nhà khoa học, chuyên gia dân số và cả các chính phủ, tổ chức xã hội. Bởi sức ép từ sự bùng nổ dân số đã ảnh hưởng rất lớn đến phát triển KT- XH và ảnh hưởng đến sức mạnh quốc gia. Ngày nay vấn đề dân số không chỉ hạn chế mà nhiều nước còn khuyến khích phát triển. Dân số vừa là lực lượng sản xuất, vừa là lực lượng tiêu thụ sản phẩm. Quy mô dân số, cơ cấu dân số, tốc độ gia tăng dân số và chất lượng dân số tác động lớn đến quá trình KT- XH. Dân số theo nghĩa thông thường: là số lượng dân số trên một vùng lãnh thổ, một địa phuơng nhất định trong một khoảng thời gian xác định. Dân số theo nghĩa rộng: được hiểu là một tập hợp người. Tập hợp này không chỉ là số lượng mà cả cơ cấu và chất lượng bao gồm nhiều cá nhân hợp lại, nó không cố định mà thường xuyên biến động. Ngay cả mỗi cá nhân cũng thường xuyên biến động: sinh ra, lớn lên, trưởng thành, già và tử vong. Dân số thường được định nghĩa như sau: là tập hợp người sống trên một lãnh thổ trong một thời gian xác định, được đặc trưng bởi quy mô, kết cấu, mối qua lại với nhau về mặt kinh tế, bởi tính chất của việc phân công lao động và cư trú theo lãnh thổ. 1.1.2 Gia tăng dân số 1.1.2.1 Gia tăng tự nhiên Gia tăng dân số tự nhiên là sự biến đổi không ngừng dân số bởi các sự kiện sinh và tử. Đó là sự thay đổi quy mô, cơ cấu dân số do tác động của sinh đẻ và tử vong trong một khoảng thời gian nào đó. Gia tăng dân số tự nhiên được phản ánh thông qua “tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên”. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên ( Rate of Natural Increase ) được xác định bằng hiệu số giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô trong một khoảng thời gian xác định. Công thức: RNI = CBR – CDR RNI: tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên CBR: tỉ suất sinh thô CDR: tỉ suất tử thô Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên còn có thể xác định bằng hiệu số trẻ em sinh ra và số người chết trong năm so với dân số trung bình của năm đó. Công thức: RNI= k P DB *− B: số sinh D: số tử P: dân số trung bình Gia tăng dân số tự nhiên quyết định sự thay đổi quy mô dân số toàn cầu. Vì vậy, muốn hạn chế gia tăng dân số phải giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên và ngược lại muốn tăng dân số toàn cầu phải tăng tỉ lệ dân số tự nhiên. 1.1.2.2 Gia tăng cơ học Gia tăng cơ học (chênh lệch di dân): là chênh lệch số người đến và số người đi khỏi một vùng nhất định. Tỉ lệ gia tăng cơ học: “ tỉ lệ di dân thuần túy” (được tính bằng %) là tỉ lệ giữa số chênh lệch người nhập cư và người xuất cư khỏi vùng tính trung bình so với 100 người dân của vùng đó. Xuất cư và nhập cư là hai quá trình của gia tăng cơ học: + Xuất cư: là việc di cư tự nguyện hay bắt buộc sang lãnh thổ khác để sinh sống thường xuyên hay tạm thời trong khoảng thời gian nhất định. + Nhập cư: là việc đi đến một lãnh thổ khác để sống thường xuyên hay tạm thời [ hay lâu dài] của công dân từ một lãnh thổ khác. Thời gian di dân: Do di dân xảy ra liên tục cùng với thời gian, nên để nghiên cứu về di dân, cần sử dụng các số liệu thu thập theo các khoảng thời gian nhất định. Như vậy, thời khoảng di dân là khoảng thời gian từ lúc quá trình di dân xảy ra tới thời điểm điều tra. 1.2 Cơ sở lí luận về di dân Di dân là một hiền tượng KT – XH, mang tính quy luật khách quan, gắn liền với lịch sử phát triển của xã hội loài người với những thay đổi của tự nhiên, xã hội và sự phát triển không đồng đều về KT – XH giữa các vùng, các nước trên thế giới. Nhưng quá trình di dân có những nét khác biệt giữa các nước và các vùng về hướng, quy mô cũng như hiệu quả kinh tế - xã hội của nó. Vì vậy cần phải nghiên cứu đánh giá cụ thể các luồng di dân quốc tế cũng như trong nội bộ từng nước, từng khu vực để phát huy những ảnh hưởng tích cực, khắc phục những những mặt tiêu cực của quá trình này. 1.2.1 Khái niệm di dân Di dân: làm thay đổi bức tranh phân bố dân cư trên trái đất, nó dẫn tới sự phân bố lại lao động trên lãnh thổ và làm ảnh hưởng hàng loạt các vấn đề kinh tế - xã hội, cũng như môi trường của các vùng. Theo nghĩa rộng, di dân được hiểu là sự chuyển động cơ học của dân cư. Như vậy, bất cứ sự chuyển động nào của con người trong không gian gắn với sự thay đổi vị trí theo lãnh thổ cũng được coi là di dân, theo E.F. Baranov và B.D.Breev: “di dân hiểu theo nghĩa rộng là bất kì sự di chuyển nào của con người giữa các vùng lãnh thổ có gắn với sự thay đổi vị trí, dạng hoạt động lao động và ngành có sử dụng lao động”. Nhìn chung khái niệm trên còn coi trọng sự chuyển dịch trong không gian mà chưa chú ý đúng mức đến sự thay đổi nơi cư trú, cũng như mục đích và thời gian di chuyển không được đề cập đến. Thuật ngữ di dân theo nghĩa rộng được hiểu là sự chuyển dich dân cư theo lãnh thổ, sự phân bố lại dân cư. Tuy nhiên không phải bất kì sự chuyển dịch của nào của dân cư cũng là di dân, mà di dân là sự di chuyển của dân cư ra khỏi biên giới đất nước hay ra khỏi lãnh thổ hành chính mà họ đang cư trú, gắn liền với việc thay đổi chỗ ở của họ. Như vậy, những chuyển động hàng ngày của dân cư từ nơi ở đến nơi làm việc, đi chợ, thăm viếng họ hàng, tham quan du lịch không thuộc vào di dân theo khái niệm này. Song trong nhiều trường hợp chúng ta vẫn gặp khái niệm di dân con lắc, tức là sự di chuyển lao động của các vùng nông thôn xung quanh hoặc từ các thành phố nhỏ đến các thành phố lớn để làm việc mà không thay đổi chỗ ở. Nhiều tác giả đã có sự thống nhất khái niệm di dân theo nghĩa hẹp của từ, như V.I.Perevedensev (1966) coi di dân là “tổng hợp sự di chuyển của con người gắn liền với sự thay đổi chỗ ở”. Còn theo V.N.Ônhikienkô và V.A.Popovkin (1973): “di dân được hiểu là sự thay đổi nơi thường trú của con người với tổng hợp thể các nhân tố và nguyên nhân chính”. Theo V.I.Xtaroverov (1975): “Di dân là sự thay đổi vị trí của con người về mặt địa lí, do có sự di chuyển thường xuyên hoặc tam thời của họ từ một cộng đồng kinh tế này sang một cộng đồng kinh tế khác, trở về hoặc có sự thay đổi vị trí không gian của toàn bộ cộng đồng nói chung”. Năm 1958 Liên Hợp Quốc có đưa ra khái niệm: “Di dân là sự di chuyển trong không gian của con người giữa một đơn vị địa lí hành chính này vào một đơn vị hành chính khác, kèm theo sự thay đổi chỗ ở thường xuyên trong khoảng di dân xác định”. Trong khái niệm di dân của Liên Hợp Quốc đã nhấn mạnh di dân là sự di chuyển của con người kèm theo sự thay đổi chỗ ở của họ. Như vậy, những người sóng lang thang “ dân du mục”, những người đi du lịch, di dân kiểu con lắc trong khoảng thời gian ngắn đều không đuợc coi là di dân theo khái niệm này. Năm 1973 Liên Hợp Quốc đưa ra khái niệm di dân dài hạn và di dân ngắn hạn. Di dân dài hạn là người di dân đến nơi ở mới từ 12 tháng trở lên, ngược lại di dân ngắn hạn dưới 12 tháng. Tuy nhiên theo một số tác giả thì: “Khái niệm này cũng bộc lộ nhược điểm là người di dân sau khi đến nơi ở mới do nhiều lí do khác nhau có thể thay đổi ý định và do đó không thể coi là di dân dài hạn”. Nhưng nếu người di chuyển đến nơi ở mới với sự cư ngụ ở nơi đó trên 12 tháng có thể coi là di dân dài hạn, nếu người di chuyển đó có nhà cửa ( nơi cư trú) cố định và công việc làm ổn định ở lại nơi đó lâu dài. Tóm lại di dân có các đặc điểm sau: Thứ nhất: Con người di chuyển khỏi nơi cư trú thường xuyên đến một nơi nào đó với một khoảng cách nhất định, nơi đến phải xác định. Khoảng cách giữa hai đơn vị hành chính gọi là độ dài di chuyển. Thứ hai: Người di chuyển có mục đích, họ rời nơi ở cũ đến nơi ở mới, thực hiện mục đích của mình. Thứ ba: Thời gian ở lại nơi mới phải kéo dài trong khoảng thời gian xác định tối thiểu phải từ 6 tháng trở lên mới xác định sự di chuyển đó là di dân. Ngoài ra có thể nhận biết di dân qua một đặc điểm nữa đó là sự di chuyển nơi ở và thay đổi nơi làm việc, nghề nghiệp và các hoạt động sinh sống hằng ngày. Thuật ngữ “ di dân” có thể hiểu đồng nghĩa với “ di cư”, “chuyển cư” đều là sự di chuyển nơi cư trú thường xuyên của con người. Nhưng di dân không phải hoàn toàn đồng nghĩa với thuật ngữ di chuyển, không phải sự di chuyển nào cũng kèm theo sự thay đổi chỗ ở của con người. Về khoảng cách di dân cũng có nhiều quan niệm khác nhau, nhưng theo nhiều tác giả ở các nước và theo khái niệm di dân trong “ Cẩm nang dân số đô thị và đô thị hóa ở Hà Nội”, thì di dân là sự di chuyển của dân cư ra khỏi ranh giới quận, huyện. Trong tỏng điều tra dân số và nhà ở 1999, tính số người di cư trong khoảng 5 năm 1995 – 1999. Người di cư có thể xác định theo các cấp hành chính: di cư trong cùng huyện ( như vậy di chuyển nơi ở khỏi ranh giới xã đã được coi là di cư); di cư giữa các huyện, và di cư giữa các tỉn. Trong tài liệu Báo cáo kết quả điều tra di dân tự do vào TP. HCM của Viện kinh tế năm 1996 thì người nhập cư được xác định là người di chuyển có độ tuổi 13 trở lên, nơi thường trú tại địa điểm 1/4/1986 không phải là TP. HCM, tức là người mới chuyển đén trong 10 năm trở lại đây, không phân biệt có hay không có hộ khẩu thường trú. Những người còn lại được định nghĩa là người không di chuyển. Về khoảng cách di dân theo quan niệm của tổng điều tra dân số và nhà ở, đã được nghiên cứu chi tiết ở cả không gian nhỏ nhất từ đơn vị cấp phường, xã đến huyện, tỉnh, vùng. Trong quá trình di chuyển của dân cư sẽ hình thành nên các nhóm người di cư, các vùng xuất cư, các vùng nhập cư. Vùng xuất cư ( nơi đi): là vùng có dân cư chuyển đi nhiều hơn dân từ nơi khác đến. Vùng nhập cư ( nơi đến): là vùng có dân cư từ nơi khác đến nhiều hơn dân cư chuyển di nơi khác. Người nhập cư: là người từ nơi khác chuyển cư tới nơi mới. Người xuất cư: là người chuyển cư khởi nơi ở cũ. 1.2.2 Phân loại di dân Có nhiều cách phân loại di dân, tùy theo góc độ và mục đích nghiên cứu, sự phân loại di dân chỉ là tương đối. Ở đây chúng ta phân loại theo những chỉ tiêu cơ bản: theo hướng di dân, trình độ tổ chức di dân, nguyên nhân của di dân, thời gian di dân. 1.2.2.1 Theo hướng di dân chia thành: di dân nội địa và di dân quốc tế. + Di dân nội địa là quá trình di dân diễn ra trong nội bộ một quốc gia nào đó. Di dân nội địa thường diễn ra theo các hướng di dân: đô thị – nông thôn, đô thị – đô thị. Trong đó hướng đi nông thôn – đô thị có ý nghĩa quan trọng trong quá trình đô thị hóa ở nhiều nước đang phát triển cũng như ở nước ta hiện nay. Di dân nội địa còn có thể phân chia thành di dân ngoại vùng, nội vùng, di dân nội tỉnh, di dân giữa các huyện, di dân giữa các xã. Vấn đề di dân di dân giữa các quận, huyện hoặc phường, xã thường diễn ra với khoảng cách không lớn, không làm thay đổi mạnh về quy mô dân số nhưng có nhiều tác động không kém quan trọng đối với KT – XH và môi trường. Quá trình di dân này sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng nguồn lao động trong sản xuất, làm thay đổi điều kiện sống của dân cư và làm thay đổi môi trường sống, lao động và học tập của người dân thành phố. Đặc biệt là vấn đề giãn dân khu vực trung tâm nhằm giải tỏa các căn họ tồi tàn, lụp sụp ven kênh rạch để cải tạo môi trường hoặc mở rộng hệ thống giao thông, xây dựng các khu hành chính – khu công nghiệp cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở TP.HCM. Vấn đề di dân nội bộ giữa các quận huyện ở TP. HCM chính là quá trình giãn dân cải tạo, chỉnh trang đô thị, tăng cường đô thị hóa, tạo ra hướng di dân đô thị - đô thị và đô thị - ngoại thành. Quá trình di dân này đang tạo ra một xu hướng ngược với di dân các tỉnh vào thành phố, là quá trình cải tạo môi sinh, môi trường, tạo cảnh quan cho đô thị, phân bố lại lực lượng sản xuất và lao động, đẩy mạnh quá trình đô thi hóa, giảm tỷ lệ lao động trong ngành nông nghiệp và công nghiệp, tăng tỉ lệ lao động trong các ngành dịch vụ. Ngoài ra, vấn đề di dân, giãn dân đô thị ở hầu hết các thành phố lớn đều liên quan đến vấn đề ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn giao thông và sự thiếu thốn khoảng không tự nhiên cũng như giá cả nhà đất quá cao ở khu vực trung tâm. + Di dân quốc tế: là sự di chuyển của dân cư khỏi biên giới quốc gia. Hay nói cách khác di dân quốc tế là quá trình chuyển nơi cư trú của dân cư từ nước này sang nước khác. Vấn đề di dân quốc tế đã được nghiên cứu rất nhiều ở nước ngoài như: các công trình nghiên cứu của Douglas S Massey về lí thuyết di dân quốc tế, các nguồn gốc xã hội và kinh tế của dân nhập cư cũng chỉ ra nguồn gốc nhập cư có nền tảng xã hội và mạng lưới di cư có vai trò quan trọng, nó làm tăng xung lượng và duy trì tăng trưởng di dân theo thời gian. Sau thế chiến lần thứ hai, di dân quốc tế đã nổi lên như là một hiện tượng dân số học ở nhiều nơi trên thế giới, và đang chuyển từ châu Âu sang châu Á, Phi, Mĩ Latinh. Những ảnh hưởng rất lớn của nó không chỉ về kinh tế mà còn ý nghĩa về xã hội và co ảnh hưởng trong một thời gian dài sau đó. Người hồi cư là những người vốn là công dân của nước đó di cư ra nước ngoài, nay vì lí do nào đó lại trở về nước sinh sống lâu dài. Người nhập cư dài hạn là người nhập cư có quốc tịch nước ngoài đã đến cư trú trên lãnh thổ nước đó trong thời gian dài, kể cả người hồi cư. 1.2.2.2 Theo thời gian di dân + Di dân lâu dài ( di dân vĩnh viễn hay di dân không quay trở lại): Sự di chuyển thay đổi chỗ ở của người dân được xác định trong thời gian dài trên 12 tháng. + Di dân tạm thời: Là sự di chuyển thay đổi nơi ở ban đầu nhưng với thời gian không lâu dài và khả năng trở lại nơi ở cũ là chắc chắn (với thời gian dưới 6 tháng). Kiểu di dân này bao gồm: Di dân theo mùa vụ: Những người nông dân ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ về TP.HCM làm ăn sau đó lại về quê làm nông nghiệp. Tương tự như vậy, di dân theo mùa vụ ở đồng bằng Bắc Bộ, Bắc trung Bộ đến Hà Nội làm ăn trong thời kì nông nhàn. Xu hướng di dân này sẽ tăng lên khi sản xuất nông nghiệp được cơ giới hóa cao và còn có sự chênh lệch lớn về mức sống và giá công lao động giữa nông thôn và thành thị. Di dân ngắn hạn: đi học, công tác, xuất cảnh có thời hạn thường là 12 tháng. Di dân kiểu con lắc: những người dân ở các vùng lân cận thành phố vào thành phố làm ăn, sáng đi tối về. Đây là hình thức mở rộng lối sống đô thị, do nhu cầu nhân lực tăng cao trong quá trình phát triển kinh tế của thành phố. Đây cũng là quá trình giảm bớt sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị. Những người đi lại làm ăn kiểu con lắc, mặc dù họ không thay đổi chỗ ở nhưng theo khái niệm rộng vẫn coi họ là một bộ phận của quá trình di dân. 1.2.2.3 Theo tính chất tổ chức di dân + Di dân có tổ chức: Là sự di dân của một tập thể nào đó dưới sự tổ chức động viên của nhà nước hay một tổ chức nào đó đứng ra bảo trợ hoặc đầu tư. Hầu hết các cuộc di dân có tổ chức đã được nghiên cứu khá kĩ lưỡng nhằm đạt hiệu quả cao về mặt KT- XH. Chẳng hạn như di dân đến Tây Nguyên sau giải phóng miền Nam 1975 để phân bố lại dân cư và củng cố quốc phòng. Những cuộc di dân có tổ chức do nhà nước chỉ đạo quản lí theo kế hoạch, với mục đích sử lí nguồn tài nguyên thiên nhiên và phân bố lại nguồn lao động, đem lại hàng loạt những lợi ích về kinh tế, chình trị và quốc phòng cho quốc gia. Sự phân bố lại dân cư ở Xô Viết (cũ): di dân từ phía Tây sang phía Đông nhằm phát triển kinh tế vung Xibia và Viễn Đông. Ở nước ta cũng tiến hành nhiều cuộc di dân có tổ chức như: phân bố lại dân cư lên vùng núi và trung du phía Bắc trong những năm 1960 để phát triển KT – XH các vùng. Sau ngày miền Nam giải phóng, nước ta có sự điều động cán bộ từ miền Bắc vào Nam công tác, đã bổ sung một lực lượng cán bộ khoa học và cán bộ quản lí, tạo điều kiện cho sự tiếp quản, phát triển KT – XH miền Nam. Sự di chuyển dân cư từ TP.HCM đi Long Thành, Đồng Nai, Sông Bé giai đoạn 1976 – 1984 nhằm giãn dân do đô thi hóa quá mức trong thời kì Mỹ Ngụy… + Di dân không có tổ chức (di dân tự do – tự nguyện) Là sự di chuyển được quyết định bởi chính người di chuyển tự tổ chức và quyết định, không chịu sự thúc ép của bất kì tổ chức hay cá nhân nào khác. Di dân tự do là di dân của một nhóm người hay cá nhân tự động di cư một cách tự phát không theo sự chỉ đạo của nhà nước. Bản chất của di dân tự do là người di chuyển tự quyết định nơi đến theo mục đích riêng của mình. Họ ra đi để hướng đến một nơi có cuộc sống vật chất tốt đẹp hơn, thu nhập khá hơn hoặc có điều kiện thuận lợi để nâng cao trình độ học vấn của mình… Ở Việt Nam di dân tự do phát triển mạnh từ sau 1989, khi cơ chế thị trường thực sự phát huy tác dụng của nó. Quá trình di dân tự do đặc biệt tạo thành luồng nhập cư mạnh mẽ vào TP. HCM từ sau 1989 do nhiều yếu tố thuận lợi của nơi đến, vì TP. HCM phát triển KT- XH mạnh mẽ, có mức sống cao hơn, là nơi có nhiều người di dân theo sự điều động của Nhà nước trong thời kì sau giải phóng miền Nam. Đến thời kì này, họ như là những người di dân tiên phong, tạo nên mối quan hệ với cộng đồng người di dân trong các thời kì sau, làm chỗ dựa vật chất, tinh thần và trở thành đầu mối cung cấp thông tin (tìm kiếm việc làm, nhà ở) trong mạng lưới xã hội của quá trình di dân. Chính những người di dân trong thời kì trước tạo ra những điều kiện thuận lợi, một khả năng di dân cao hơn cho người nhập cư sau này. Điều đó có thể lí giải tại sao những người nhập cư thường chọn TP. HCM làm nơi đến vì có bà con, bạn bè nhiều. Quá trình di dân tự do cũng đem lại lợi ích không nhỏ cho cả nơi xuất cư và nơi nhập cư. Tuy vậy, do tính chất tự phát, nên ngoài những tác động tích cực, nó không tránh khỏi những hậu quả tiêu cực đối với nền kinh tế - xã hội. + Di dân cưỡng bức (bắt buộc): Là sự di dân ngoài ý muốn của người di chuyển do mục đích kinh tế chính trị của nhà nước hoặc một tập thể nào đó. Chẳng hạn như di dân lập ấp chiến lược trong thời kì Mĩ Ngụy. Hoặc người ra đỏ châu Mỹ bị đẩy lùi về phía Tây châu Mĩ do bị người ra trắng xâm lấn, người ra đen bị bắt, bán sang làm nô lệ ở châu Mĩ… + Di dân hợp pháp: Là những cuộc di dân được chính quyền địa phương, Nhà nước cho phép. Theo định nghĩa của Viện kinh tế TP. HCM trong cuộc điều tra người nhập cư tự do vào TP. HCM năm 1996, thì người nhập cư tự do hợp pháp là những người đã được nhập hộ khẩu thường trú. Những người nhập cư hiện chưa được nhập hộ khẩu thường trú là người nhập cư tự do. Tuy nhiên theo quan niệm của Viện kinh tế trong báo cáo này chỉ nhấn mạnh tính hợp thức hóa của người nhập cư chứ thực chất người nhâp cư chưa được nhập hộ khẩu thành phố cũng là người nhập cư hợp pháp. + Di dân bất hợp pháp: Là di dân không được chính quyền, Nhà nước chấp nhận, chẳng hạn sự nhập cư trái phép của người vượt biên châu Á, châu Phi vào châu Âu, châu Úc, vào các nước Bắc Mĩ… 1.2.3 Nguyên nhân của di dân Di dân là yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy quá trình phát triển KT- XH, phân bố sản xuất và phân bố lại dân cư, điều hòa lao động giữa các vùng, đáp ứng nhu cầu lao động phát triển kinh tế của những vùng phát triển mạnh, đồng thời giảm gánh nặng thất nghiệp ở những nơi thừa lao động. Con người di chuyển do nhiều nguyên nhân khác nhau. Người di dân không chỉ di chuyển vì nguyên nhân kinh tế mà còn do các nguyên nhân khác như nguyên nhân chính trị, tôn giáo, tâm lí, tình cảm, quốc phòng, hoặc do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt hoặc bị thiên tai: động đất, núi lửa, sạt lở đất, hạn hán kéo dài… Phân tích những nguyên nhân di dân cho thấy nguyên nhân có tính chất phổ biến nhất là nguyên nhân kinh tế, kết luận này đã được nhiều nhà nghiên cứu di dân trên thế giới và Việt Nam thừa nhận, trong đó đặc biệt rõ rệt đối với luồng di dân nông thôn – đô thi. 1.2.3.1 Nguyên nhân chính của di dân là nguyên nhân kinh tế Để phát triển kinh tế ở những vùng có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú nhưng thưa dân, chính quyền nhà nước thường chủ động phân bố lại dân cư: đưa dân từ các vùng dân cư tập trung đông đúc đến các vùng kinh tế mới. Ví dụ như cuộc di dân có kế hoạch ở Liên Xô (cũ) đưa dân đi phát triển kinh tế, khai thác tài nguyên thiên nhiên ở Xibia trong những năm dưới chính quyền Xô Viết, hay cuộc di dân phân bố lại lao động ở nước ta sau ngày đất nước thống nhất, nhân dân Hà Nội, Hà – Nam – Ninh vào Lâm Đồng giai đoạn (1976 – 1980). Trong những năm gần đây, các luồng di dân tự do của đồng bào dân tộc miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ vào Tây Nguyên là do nhu cầu phát triển đời sống, phát triển kinh tế. Dòng di dân tự do nông thôn – đô thị (đặc biệt vào các đô thi lớn) từ cuối thập niên 1980 đến nay chủ yếu là do nguyên nhân kinh tế. 1.2.3.2 Nguyên nhân chính trị, tôn giáo, xã hội + Nguyên nhân tôn giáo: Sự di dân của người theo đạo Hồi và đạo Phật ở Ấn Độ sau những biến động chính trị lớn khi nước Anh trao trả độc lập cho Ấn Độ và chia Ấn Độ thành quốc gia Phật giáo và quốc gia Hồi giáo đã tạo nên sự di dân lớn của hàng triệu người theo đạo Phật và đạo Hồi. Ở Việt Nam sau khi hòa bình lập lại năm 1954, do sự chia cắt hai miền và cuộc di dân lớn của đồng bào công giáo bị địch xúi giục và ép buộc đã di dân từ Bắc vào Nam. Hiện nay ở TP.HCM số người công giáo di cư vào Nam thời kì này tập trung rất đông ở quận Gò vấp. + Di dân do nguyên nhân chiến tranh: Là những cuộc di dân để tránh chiến tranh, chẳng hạn như sự di dân của gần 100 ngàn người di tản tránh cuộc giao tranh giữa phe Taliban và phe đối lập lại miền Bắc Apganistan trong những ngày giao tranh cho đến giữa năm 2000. Sự di dân của hàng trăm ngàn dân Apganistan di tản sang Pakistan tránh chiến tranh khi Mĩ tấn công vào Apganistan trả đũa vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001 ở New York. Trong thời gian chiến tranh Vệ Quốc ở phía Tây Liên Xô bị đe dọa bởi bọn Phát xít Đức, đã làm cho 25 triệu người Liên Xô phải di dân. + Di dân do nguyên nhân trính trị: Là sự di dân do những biến cố chính trị như sự tan dã của Liên Xô và sự hình thành các quốc gia độc lập đã tạo nên dòng di dân khá lớn sau năm 1990 – 1991. Trong thời gian chuẩn bị giải phóng miền Nam sự di tản khá ồ ạt của binh lính Ngụy và những năm sau 1975 là những cuộc di dân quốc tế từ miền Nam nước ta đi các nước theo diện đoàn tụ gia đình và dạng HO. Hay sự di chuyển của người Hoa từ Việt Nam và Trung Quốc vào cuối thập niên 70 đầu thập niên 80 [ năm 1979 có khoảng 26 ngàn người Việt gốc Hoa rời Việt Nam, phần lớn từ Hải Phòng, Quảng Ninh và các tỉnh biên giới phía Bắc]. 1.2.3.3 Di dân vì mục đích quốc phòng Trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc nước ta đã diễn ra cuộc vận động thanh niên đi xây dựng các nông trường ở các tỉnh miền núi phía Bắc và quá trình di dân vào Tây Nguyên trong những năm cuối 1970 đến đầu 1980, nhằm phát triển kinh tế đồng thời củng cố quốc phòng. Cuộc vận động sinh viên học sinh nhận nhiệm sở ở vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo cũng đã được tiến hành để phát triển KT-XH và củng cố quốc phòng. 1.2.4 Các tiêu chí về di dân 1.2.4.1 Chênh lệch di dân (di dân thuần tuý) Thể hiện sự chênh lệch giữa số người di cư đi và số người di cư đến. Dm = Mi-Me. Trong đó Dm: chênh lệch người đi đến (di dân thuần tuý); Dm>0 là vùng nhập cư, Dm<0 vùng xuất cư. Me: là số người chuyển di; Mi: là số người chuyển đến. 1.2.4.2 Cường độ di dân Cường độ di dân là tỉ số giữa tổng số những người di dân so với trung bình 1000 dân của vùng. Nếu tỉ số cao thì tính năng động của dân cư cao. Rm= (Mi+Me).k/P : cường độ di dân; k= 1000; P là tổng dân số; Me là tổng số xuất cư; Mi là tổng số nhập cư; Cường độ di dân biểu hiện tính cơ động của dân cư. Gắn liền với tính năng động trong phát triển kinh tế của một vùng nhất định. Những vùng kinh tế phát triển mạnh, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao cũng thường là những vùng có số người di chuyển đến nhiều. 1.2.4.3 Tổng số di dân Là tổng số người di chuyển trong thời gian nhất định, tính tổng cộng cả người di chuyển đi và người di chuyển đến. Sm= Mi+Me. Trong đó Sm: tổng số di dân; Mi: tổng số người nhập cư đến; Me: tổng số người xuất cư đi. Mối tương quan giữa số người di chuyển và số dân, khoảng cách di dân. Số người di chuyển tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai vùng di dân, tỉ lệ thuận với số dân của vùng, cũng như tốc độ phát triển kinh tế quốc dân và tiềm năng về tài nguyên tự nhiên của vùng. Các nhân tố trên có ảnh hưởng rất lớn đến quy mô di chuyển và là chỉ số phân bố lại dân cư và nguồn lao động. Sm(x,y) = R.(Px.Py)/ F(x,y); Sm(x,y): tổng số người di chuyển giữa hai vùng x và y R: tỉ suất di dân; Px: dân số vùng x; Py: dân số vùng y F(x,y): khoảng cách giữa vùng x và vùng y (km) Tỉ suất di dân Như vậy số người di dân giữa hai vùng tỉ lệ nghịch với khoảng cách của hai vùng. a. Tỉ suất dân đến (tỉ suất nhập cư): Ri = (Mi.k) / P Trong đó Ri: tỉ suất nhập cư %; P là tổng dân số của vùng Mi: tổng số người nhập cư đến vùng trong năm; k hệ số = 100. b. Tỉ suất di dân đi (tỉ suất xuất cư): Re = (Me.k)/P; Re: tỉ suất xuất cư %. Me: tổng số người xuất cư khỏi vùng trong năm. P: tổng số dân của vùng trong năm; k hệ số = 100. c. Tỉ suất di dân thuần tuý (Tỉ lệ gia tăng cơ giới): Là hiệu số giữa tỉ suất di dân đến với tỉ suất di dân đi. Rdm = Ri – Re. Trong đó: Rdm: tỉ suất di dân thuần tuý Ri: tỉ suất di dân đến vùng; Re: tỉ suất di dân đi khỏi vùng d. Sức ép của di dân: Sức ép của di dân tính bằng tỉ lệ phần trăm của số người nhập cư trên tổng số dân cư địa phương. 1.3 Dân số và biến động dân số 1.3.1 Quy mô dân số + Quy mô dân số: là tổng số dân sinh sống trong một vùng lãnh thổ nhất định vào những thời điểm nhất định (có thể là đầu năm, cuối năm, giữa năm hoặc thời điểm tổng điều tra dân số…). Công thức: Pt = Po.ePrt Các kí hiệu thường dùng như PRoR: dân số đầu năm hoặc dân số đầu kì, PR1R: dân số cuối năm hoặc cuối kì, PRtR: dân số tại thời điểm t. Thông tin về quy mô dân số được sử dụng để tính tốc độ tăng hay giảm dân số tăng hay giảm dan số theo thời gian. + Quy mô dân số trung bình thời kì (thường là một năm): là số lượng dân cư được tính bình quân trong một thời nào đó. Kí hiệu thường dùng P. Thông tin về quy mô dân số trung bình thời kì được sử dụng trong việc tính toán các chỉ tiêu nhân khẩu học, dự báo dân số, tính toán, phân tích, so sánh với các chỉ tiêu kinh tế - xã hội. Người ta thường tính dân số vào thời điểm giữa năm ( 30/6 hoặc 1/7 hằng năm) (hay giữa thời kì) là dân số trung bình của năm hoặc dân số trung bình thời kì. Sự tăng hay giảm dân số bao gồm hai thành phần: gia tăng (hay giảm) dân số tự nhiên [natural increase hoặc decrease] là chênh lệch giữa số sinh và số tử và tăng (giảm) cơ học hay di dân thuần tuý [net migration] là chênh lệch giữa số di dân đến và đi ở một vùng. Mối quan hệ giữa các thành phần này được biểu diễn bằng phương trình cân bằng dân số ở dạng đơn giản như sau: + Biến động chung dân số = biến động tự nhiên + biến động cơ học PRtR – PR0R = Số người sinh ra – Số người chết + Số người nhập cư đến – Số người xuất cư = B – D + I – O. Trong đó: P R0 Rlà dân số tại thời điểm gốc, P RtR là dân số tại thời điểm t. Số sinh, tử, nhập cư, xuất cư diễn ra trong giai đoạn từ thời điểm gốc tới thời điểm t. Trong nhiều trường hợp thì biến động tự nhiên đóng vai trò quyết định đến sự thay đổi dân số nhiều hơn so với biến động cơ học và ngược lại, những đô thị lớn như TP. HCM thì biến động cơ học ( đặc biệt là nhập cư) lại có vai trò quyết định đến sự thay đổi dân số nhiều hơn so với biến động tự nhiên. Để đánh giá sự biến đổi qui mô dân số qua thời gian, hai thước đo thường được sử dụng là tốc độ tăng (giảm) dân số và khoảng thời gian dân số tăng gấp đôi. + Tốc độ tăng dân số: Tốc độ tăng dân số giữa hai thời điểm (R RpR) là sự chênh lệch về quy mô dân số giữa thời điểm cuối (P RtR) và đầu (P RoR) của một giai đoạn, tính bằng % so với dân số ở thời điểm đầu: Công thức: RRpR = kPo PoPt *− Po: dân số ở thời điểm điều tra ban đầu. Pt: dân số điều tra ở thời điểm điều tra cuối. Tuy nhiên, để dễ dàng so sánh tốc độ gia tăng dân số giữa các quốc gia và giữa các thời kì, người ta thường tính tốc độ gia tăng dân số trung bình hàng năm, kí hiệu r. Công thức: PRtR = PRoR(1 + rt) r = k tPo PoPt * . − Trong đó t là khoảng thời gian tính. Tính tốc độ (hoặc tỉ lệ) gia tăng dân số bằng công thức trên thực ra tương tự quan điểm cho rằng dân số tăng theo cấp số cộng ( hàm tuyến tính) với giả định dân số tăng một số người như nhau qua các năm. Nhưng trong thực tế, lịch sử gia tăng dân số thế giới và Việt Nam, dân số có su hướng tăng rất khác nhau. Ta có thể tính theo hàm số mũ theo công thức: Pt = Po.ePrt Từ đó ta có: Ln = Po Pt t rrt Po Pt ln*1* ==> Ngoài ra còn tính gia tăng dân số theo hàm luỹ thừa với giả thiết dân số tăng theo cấp số nhân, công thức: PRt R= PRoR(1 + r)PtP => r = 1−t Po Pt Khoảng thời gian dân số tăng gấp đôi: Để biết được rằng, với một tỉ lệ gia tăng không đổi, quy mô dân số sẽ đạt tới mức nào sau một khoảng thời gian nhất định, từ đó thấy được mức độ tăng n._.CM các đô thị vệ tinh độc lập ( bao gồm: Biên Hòa, Thủ Dầu Một), các đô thị vệ tinh phụ thuộc (bao gồm các đô thị mới: Nhơn Trạch, Tam Phước, Hiệp Phước, Củ Chi, Đức Hòa, Long Thành, Trảng Bom, An Lạc, Nhà Bè, Cần Giờ, Dĩ An – Thuận An) và các đô thị vùng phụ cận ( bao gồm các đô thị loại 3 – 4 ở phía ngoài vành đai 3 : Dầu Giây, Vĩnh Cửu, Tân Uyên, Mỹ Phước, Hậu Nghĩa, Bến Lức, Cần Giuộc). ▪ Vùng đối trọng: vùng đô thị đối trọng phía Đông Nam (vùng đô thị Bà Rịa – Vũng Tàu – trục hành lang kinh tế đô thị Quốc lộ 51); vùng đô thị đối trọng phía Đông TP.HCM ( vùng đô thị Đồng Nai – trục hành lang Quốc lộ 1A); vùng đô thị đối trọng phía Bắc ( Bình Phước – trục hành lang kinh tế đô thị Quốc lộ 13); vùng đô thị đối trọng phía Tây Bắc ( Tây Ninh – trục hành lang kinh tế đô thị quốc lộ 22 xuyên Á); vùng đô thị đối trọng phía Tây Nam ( Long An, Tiền Giang – trục hành lang kinh tế đô thị Quốc lộ 1A đi Cần Thơ ). Khi các đô thị này được hình thành và phát triển sẽ thu hút lao động nhập cư vào đây và hạn chế người di cư đến TP. HCM. [ Theo dự án Quy hoạch vùng TP. HCM ]. c. Quản lí người nhập cư ▪ Tăng cường công tác tổ chức quản lí đối với người nhập cư - Cần có sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng với nhau và phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp tuyển dụng lao động của thành phố để tổ chức quản lí và giúp đỡ người nhập cư hội nhập nhanh vào cuộc sống mới, có nghĩa vụ và quyền lợi như người dân tại chỗ, những người đã sinh sống, làm việc lâu năm tại TP. HCM - Cho phép người nhập cư tạm trú dài hạn nhập hộ khẩu thành phố khi có đủ các điều kiện như công ăn việc làm ổn định, nhà ở giấy tờ hợp pháp. ▪ Đảm bảo quyền lợi cho người nhập cư - Các trung tâm hướng nghiệp tăng cường hoạt động, đào tạo nghề, tăng khả năng dạy nghề về cả số lượng và chất lượng, giáo dục luật lao động cho người nhập cư. - Cần xây nhà tập thể cho công nhân thuê, nhà thuê phải đảm bảo vệ sinh môi trường và các tiện nghi sinh hoạt tối thiểu. Các chủ nhà thuê mướn lao động nhập cư phải mua các loại phí bảo hiểm cho người lao động để đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ của người nhập cư. - Tuyên truyền giáo dục nếp sống văn minh đô thị, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho người nhập cư. Tạo điều kiện thuận lợi để người nhập cư ổn định cuộc sống, đáp ứng tốt nhu cầu giáo dục và y tế cho người lao động. 2.6.1.2 Giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của TP. Hồ Chí Minh Để duy trì vững chắc tỉ lệ giảm sinh và giảm tỉ lệ sinh con thứ ba trở lên nhằm giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên, thành phố cần có những chính sách và biện pháp đẩy mạnh kế hoạch hóa gia định, cụ thể như sau: Phát triển đa dạng hóa ngành nghề, tạo việc làm, chuyển đổi cơ cấu lao động, giảm tình trạng thất nghiệp, tạo cơ hội việc làm nhằm tăng thu cho người dân, đặc biệt là việc làm cho phụ nữ. Nâng cao chất lượng dân số bằng cách chú trọng phát triển y tế , giáo dục. Đảm bảo hệ thống bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân rộng khắp xuống tận đến các phường, xã. Phát triển cá dịch vụ đáp ứng nhu cầu của cuộc sống như chăm sóc người cao tuổi, chăm sóc sức khỏe sinh sản. Có chính sách cung cấp thông tin và hướng dẫn đầy đủ các dịch vụ về dân số - KHHGĐ cho đối tượng lao động đến tạm trú tại thành phố, nơi ở không ổn định, quản lí khó khăn, thu nhập thấp. Tăng cường tuyên truyền tư vấn, hướng dẫn, giáo dục về cuộc sống gia đình để các gia đình ngày càng bền vững, hạn chế tình trạng li hôn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Khuyến khích xây dựng quy mô gia định nhỏ từ 1-2 con và giảm tỉ lệ sinh con thứ ba trở xuống Nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ và quan tâm đến đội ngụ cán bộ chuyên trách dân số ở cấp phường, xã và các cộng tác viên cấp cơ sở. 2.6.2 Các giải pháp phân bố dân cư và sử dụng hợp lí nguồn lao động nhập cư ở thành phố Hồ Chí Minh. 2.6.2.1 Giải pháp phân bố lại dân cư Quy hoạch tổng thể và chi tiết các khu vực cấu trúc đô thị như phân bố các khu dân cư , khu sản xuất công nghiệp , khu vui chơi giải trí , công viên cây xanh… cần có sự đóng góp của nhiều ban ngành , nhiều chuyên gia thuộc các lĩnh vực khác nhau để đảm bảo cho việc quy hoạch, xây dựng, thiết kế đô thị hài hòa hợp lí tránh những sai sót, bất hợp lí . Trong khu vực nội thành : không xây dựng các KCN , hạn chế xây dựng khu chung cư. Kiên quyết di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nằm trong khu dân cư ra những KCN tập trung theo quy hoạch của thành phố. Giải tỏa các khu dân cư lụp xụp ven kênh rạch, khu nhà ổ chuột đến nơi quy hoạch dân cư mới ở ngoại thành. Bên cạnh đó, cần điều chỉnh giá thành các khu vực giải tỏa hợp lí với thị trường bất động sản bên ngoài, đồng thời định giá các hộ tại khu dân cư mới phù hợp với khả năng chi chả của người dân, góp phần ổn định nơi ở cho người dân trong diện giải tỏa, tái định cư. Ở khu vực ngoại thành : Bố trí hợp lí các khu vực công nghiệp và khu dân cư ở ngoại thành nhầm đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế. Thành phố nên áp dụng chính sách ưu đãi về thuế đất, xây dựng đối với các vùng công nghiệp và dân cư mới ở ngoại thành nhằm thu hút các nhà đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất và cư trú ở khu vực ngoại thành. Khuyến khích các doanh nghiệp mở nhà máy, văn phòng, siêu thị ở các KCN tập trung, các vùng ngoài thành, cũng như hạn chế tối đa các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà hàng, siêu thị, chợ trong nội thành để hạn chế dân cư tiếp tục tập trung đông ở khu vực nội thành. Để giảm dân nhập cư vào khu trung tâm, thu hút vào các quận ven, quận mới thành phố, TP. HCM cần phát triển theo hướng “đa tâm” , có nghĩa là hình thành các đô thị lớn “đô thị mới” ven “đô thị hạt nhân” là khu vực nội thành cũ TP. HCM. Giải pháp này nhằm giãn dân từ nội thành cũ ra các vùng đô thị mới, “ giữ dân” ở các vùng ngoại thành, các khu vực ven đô nhầm giảm áp lực dân số ở khu nội thành. Theo định hướng phát triển, thành phố sẽ phát triển các khu đô thị theo 4 hướng sau: † Hướng phía Đông là các đô thị vượt song Sài Gòn trong đó có “đô thị mới Thủ Thiêm” là một phần của trung tâm thành phố trong tương lai. Ngoài ra còn có khu công nghệ cao với quy mô 872 ha ở quận 9, khu đại học quốc gia quy mô 800 ha ở Quận Thủ Đức. Các đô thị này phát triển dọc theo tuyến Xa Lộ Hà Nội và tuyến cao tốc TP. HCM _Long Thành_ Dầu Giây. † Hướng phía Nam dọc sông Sài Gòn – Soài Rạp hướng ra biển. Trọng tâm là khu đô thị Nam Sài Gòn – Quận 7 (quy mô diện tích là 2.975 ha) và khu đô thị cảng Hiệp Phước – Nhà Bè (diện tích 3.900 ha, trong đó diện tích khu dân cư dự kiến là 1.600 ha với dân số năm 2020 là 180.000 người). Hai đô thị này phát triển gắn kết với hai tuyến giao thông quan trọng là tuyến đường Nguyễn Hữu Thọ và Nguyễn Văn Linh. † Hướng phía Bắc la khu đô thị Tây – Bắc bao gồm huyện Củ Chi và Hóc Môn. Đây là một đô thị mới, có diện tích quy hoạch lớn nhất TP. HCM, hơn 6.000 ha phát triển gắn kết với tuyến Quốc lộ 22 xuyên Á. † Theo hướng Tây có khu đô thị mới Bắc Bình Chánh (diện tích khoảng 500ha) và khu đô thị - công nghiệp Tân Tạo (Quận Bình Tân). Các đô thị này phát triển dọc theo tuyến quốc lộ 1A, đại lộ Đông – Tây và tuyến đường cao tốc TP. HCM – Trung Lương. Định hướng phân bố các khu dân cư gần các KCN mới, có cấu trúc cơ sở hạ tầng tốt, gắn kết với các trục giao thông quan trọng của thanh phố sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, mở rộng không gian cư trú, nâng cao đời sống cho nhân dân, thu hút dân định cư ở khu vực ngoại thành giúp làm giảm sức ép lên khu vực nội thành TP. HCM. Bên cạnh việc tập trung đầu tư xây dựng các khu dân cư, khu công nghiệp và các khu chức năng khác, thành phố cần phải tậng đầu tư vào hệ thống giao thông đô thị. Mở rộng đường, nút giao thông, xây dựng các tuyến đường cao tốc, phát triển các tuyến đường nối các đô thị vệ tinh, các tuyến giao thông hiện đại ( đường sắt nội đô, tàu điện ngầm, metro). Phát triển hệ thống giao thông này không chỉ giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông đô thị hiện nay mà còn góp phần phân bố lại dân cư một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất, giúp giãn dân ra khu vực ngoại thành, cách khu vực xa trung tâm, xa nơi làm việc, tránh tình trạng tập trung mật độ quá cao ở khu vực nội thành. Phát triển dịch vụ vận tải hành khách công cộng theo hướng hiện đại, thuận tiện nối liền giữa các khu dân cư với các khu vực công nghiệp, văn hóa, hành chính…nhằm khuyến khích dân cư mở rộng địa bàn cư trú ra khu vực ngoại thành và các tỉnh lân cận, giúp giảm áp lực dân số trong khu vực nội thành. 2.6.2.2 Giải pháp sử dụng hợp lí nguồn lao động Từ nay đến năm 2020 thành phố sẽ đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần các ngành thâm dụng lao động sang phát triển mạnh các ngành công nghiệp kĩ thuật cao ( điện tử, công nghệ thông tin, sản xuất vật liệu mới, công nghệ sinh học) với khu công nghệ cao ở Quận 9 và các ngành dịch vụ cao cấp( bảo hiểm, tư vấn, nghiên cứu và phát triển các công trình khoa học, ngân hàng). Do đó, các doanh nghiệp sẽ cần ít lao động phổ thông, thay vào đó là đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề cùng một hệ thống máy móc thiết bị công nghệ hiện đại. Vì vậy, thành phố cần có chiến lược đào tạo nguồn nhân lực trình độ chuyên môn kĩ thuật, tăng cường quản lí về số lượng lao động nhập cư để sử dụng nguồn lao động nhân lực có hiệu quả. Đào tạo nguồn nhân lực - Rà soát và quy hoạch lại hệ thống trường cao đẳng – đại học trên địa bàn TP. HCM, đầu tư nâng cấp một số trường trọng điểm quốc gia tiến tới đạt chuẩn quốc tế và khu vực với quy mô và cơ cấu ngành nghề phù hợp với nhu cầu nguồn nhân lực cho TP. HCM và các tỉnh phía Nam. - Khuyến khích và tạo điều kiện phát triển hệ thống trung tâm dạy nghề, đào tạo nghề trong doanh nghiệp, các cơ sở dạy nghề tư nhân nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng và ngày càng phát triển của thị trường lao động. - Nâng cao chất lượng giảng dạy theo hướng hiện đại hóa nội dụng. Kết hợp chặt chẽ giữa lí thuyết và thực hành bằng cách tăng cường quan hệ giửa cơ sở đào tạo và nhà sản xuất, gắn đào tạo với nhu cầu của thị trường lao động. Mở rộng hình thức đào tạo theo hợp đồng giữa cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp. Tăng cường giải quyết việc làm cho người lao động Xây dựng và phát triển các KCN – KCX, cụm công nghiệp trên địa bàn TP. HCM đồng thời tạo nhiều chính sách ưu đãi phù hợp nhằm thu hút vốn đầu tư về vốn và công nghệ trong và ngoài nước. Đây là hướng quan trọng để giải quyết việc làm cho người lao động. Phát triển mạng lưới thương mại, dịch vụ đa dang phù hợp với quy mô và tính chất của từng quận huyện sẽ thu hút nhiều lao động góp phần chuyển dịch lao động ngày càng nhanh hơn. Bố trí lại các cơ sở sản xuất – kinh doanh từ nội thành ra ngoại thành kết hợp chuyển dịch lao động, phân bố lại dân cư. Tăng cường quản lí lao động tại chỗ và lao động nhập cư, thường xuyên cập nhật danh sách lao động thất nghiệp để có kế hoạch giải quyết việc làm. Xuất khẩu lao động và chuyên gia góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế giữa nước ta với các nước. Tạo điều kiện thuận về đời sống hằng ngày để người lao động yên tâm công tác như giải quyết nhanh chóng việc chuyển hộ khẩu cho người nhập cư từ các tỉnh đến thành phố, cho người lao động mua trả góp nhà với giá ưu đãi, giải quyết chỗ học hành cho con em người lao động và nơi khám chữa bệnh cho người lao động và gia đình họ. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ phát triển nhằm tận dụng vốn, khả năng tạo việc làm của các doanh nghiệp để thu hút nguồn lao động tại chỗ và lao động nhập cư trong phát triển sản xuất nhằm giải quyết việc làm cho lao động. Chính sách thu hút lao động kĩ thuật cao Định hướng phát triển kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp trong đó ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp kĩ thuật cao làm tăng nhu cầu lao động có kĩ thuật. Thành phố cần chú trọng đào tạo và thu hút nguồn nhân lực tham gia vào các ngành công nghiệp mũi nhọn bằng nhiều chính sách ưu đãi về môi trường làm việc, điều kiện sinh hoạt, lương bổng. Tạo điều kiện để các nhà đầu tư trong và ngoài nước hợp tác đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ trong đó ưu tiên các ngành công nghiệp hiện đại. Khuyến khích những người nhập cư có vốn, trình độ khoa học kĩ thuật và công nghệ sản xuất cao để tăng cường tạo sức phát triển nhanh cho thành phố. Tận dụng chất xám và khả năng đóng góp của đội ngũ người lao động là Việt kiều nước ngoài. Đây là lực lượng có trình độ chuyên môn giỏi, có lòng yêu nước và mong muốn đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế thành phố. Cụ thể như khuyến khích họ tham gia nghiên cứu các công trình khoa học mang tính thực tiễn, đóng góp ý kiến về những vấn đề khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội thành phố, giải quyết nhanh chóng thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở khi họ mua đất và xây nhà tại thành phố. 2.6.3 Các giải pháp cụ thể  Quản lí nhà cho thuê kể cả nhà trọ bình dân, nhà phải đầy đủ ánh sang, tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, khuyến khích đầu tư xây dựng nhà cho thuê để người nhập cư có chỗ ở ổn định.  Tăng cường kiểm tra hộ khẩu, cấp giấy tạm thời cho người không có giất tờ tùy than sau khi xác minh rõ than nhân của họ để có cơ sở quản lí hành chánh. Đăng kí tạm trú có thời hạn cho các hộ nhập cự: Cấp sổ đăng kí tạm trú có thời hạn. Thường xuyên kiểm tra xử lí những ngườii ngủ vỉa hè, công viên, giảm tệ nạn xã hội theo phong trào ba giảm…  Ban hành quy định về tuyển dụng và quản lí lao động nhập cư nhằm đảm bảo cho người lao động nhập cư có đời sống ổn định khi vào sống trong thành phố. Kiểm tra các đơn vị sử dụng lao động phải có kí kết hợp đồng với người lao động theo luật lao động hiện hành  Quản lí xây dựng và đất đai, thực hiện kiểm tra xử lí các vụ việc xât dựng lấn chiếm trái phép ( xây dưng trên đất công, lấn chiếm lòng lề đường và kênh rạch…)  Xây dưng quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của người nhập cư ở TP. HCM  Thông tin về nhu cầu lao động việc làm đến các địa phương xuất cư.  Tổ chúc dạy nghề, thử việc đối với công nhân nhập cư.  Chuẩn bị tâm lí, khả năng làm việc và hội nhập đối với lao động nhập cư.  Tạo điều kiện cho sự phát triển các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ( khu vực kinh tế không chính thức) nhằm tận dụng vốn, khả năng tạo việc làm của các doanh nghiệp để thu hút nguồn lao động tại chỗ và lao động nhập cư trong phát triển sản xuất tăng thu nhập cho kinh tế đô thị TP. HCM.  Tổ chức tốt đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động nhập cư (nơi ăn ở, điện nước… hộ khẩu và các nhu cầu về văn hóa tinh thần). Đó cũng là một khâu quan trọng nhầm quản lí tốt nhân khẩu, hộ khẩu nhập cư. Đồng thời tiến tới việc sử dụng hợp lí nguồn lao động nhập cư , từng bước nâng cao đời sống và tinh thần của người nhập cư.  Thực hiện các biện pháp tín dụng giúp đỡ người nhập cư nghèo đô thị tạo công ăn việc làm, ổn định đời sống, tạo điều kiện cho người nhập cư sớm hội nhập vào cuộc sống thành phố.  Cầm kiểm tra các doanh nghiệp sử dụng lao động nhập cư để đảm bảo quyền lợi cho người lao động nhập cư, và yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện quy chế của thành phố với người nhập cư. Tránh tư tưởng ngăn sông cấm chợ đối với người lao động nhập cư, vì ngành nông nghiệp trong quá trình hiện đại hóa sản xuất, lực lượng lao động ngày càng dôi ra, cộng thêm với sự gia tăng dân số vẫn còn cao ở các vùng nông thôn làm cho diện tích đất canh tác theo đầu người ở các vùng điều giảm xuống. Hơn nữa, tốc độ phát triển kinh tế khu vực nông nghiệp bao giờ cũng thấp hơn khu vực công nghiệp, làm cho sự cách biệt về mức sống giữa thành thị và nông thôn ngày càng sâu sắc, điều đó sẽ làm cho quá trình di dân khó có thế cấm đoán được bằng các biện pháp hành chính thông thường. Tuy nhiên chúng ta cũng không thể buông lỏng khâu quản lí, vì nếu để nhập cư ồ ạt dẽ gây khó khăn cho TP. HCM trong quá trình phát triển KT – XH. Như vậy, để sử dụng tốt người lao động nhập cư thì cần phải tổ chức đời sống và sản xuất cho người nhập cư phù hợp với nhu cầu phát triển KT – XH của TP. HCM. Các giải pháp cụ thể đối với việc giãn dân nội thành Trong thực tế việc giãn dân nội thành cũng gặp không ít khó khăn trở ngại với số lượng lớn dân cần xây dựng bố trí tái định cư theo kế hoạch như: giải tỏa, đền bù tái định cư… Để cho người dân an tâm định cư ở nơi mới cần ưu tiên xây dựng và đảm bảo cơ sở hạ tầng đầy đủ bao gồm: hệ thống cấp, thoát nước, đường sá, trường học, trạm xá… theo quy hoạch chung thống nhất của Thành phố, đồng thời tránh các hiện tượng tiêu cực từ việc định giá đền bù cho đến việc sử dụng sai mục đích đất tái định cư, xây dựng bừa bãi mĩ quan đô thị…Các quy hoạch tổng thể và chi tiết các khu vực cấu trúc đô thị (phân bố các khu vực dân cư, khu sản xuất công nghiệp, khu vui chơi giải trí, văn phòng, vành đai cây xanh, vùng nông nghiệp…), cần có sự đóng góp ý kiến của nhiều ban ngành, nhiều chuyên gia thuộc các lĩnh vực khác nhau để đảm bảo cho việc quy hoạch, xây dựng, thiết kế đô thị hài hòa hợp lí. Việc giãn dân có thể thực hiện nhanh nhất hiểu quả khi gắn liền với sự phân bố sản xuất công nghiệp của Thành phố. Do vậy, cần xác định các khu vực ngoại thành thuận lợi để tăng cường bố trí các xí nghiệp công nghiệp, khu cư trú là vấn đề hết sức cấp thiết trong kế hoạch phân bố lại dân cư. Thành phố nên áp dụng các chính sách ưu đãi về thuế đất, xây dựng đối với các vùng công nghiệp và dân cư mới ở ngoại thành nhằm thu hút các nhà đầu tự xậy dựng cơ sở sản xuất và cư trú ở các khu vực ngoại thành. Ưu tiên xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp dưới dạng bán trả chậm, giá ưu đãi hoặc cho thuê ở các khu công nghiệp ngoại thành để vừa thu hút họ làm việc trong các xí nghiệp vừa giải tỏa các khu nhà ổ chuột, tạo bộ mặt văn minh cho đô thị, góp phần phân bố lại dân cư TP. HCM. Tóm lại: Quy mô dân số của TP. HCM phát triển quá nhanh và ngày càng tăng, cùng với đặc điểm cư trú của dân cư trên địa bàn đặt ra cho thành phố nhiệm vụ khó khăn trong việc quản lí dân cư nói riêng và quản lí kinh tế - xã hội nói chung. Nếu không kiểm soát được tình trạng nhập cư thì không thể chủ động trong việc hoạch định và phát triển KT - XH mà chỉ chạy theo để giải quyết. Để quản lí một thành phố lớn và năng động như TP. HCM thì việc hoạch định công tác quản lí về cả an ninh xã hội, an ninh quốc phòng và quản lí kinh tế - xã hội cần có định hướng phát triển dài hạn dựa trên sự gắn kết của các cấp, các ngành. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ Qua nghiên cứu đề tài: Nhập cư TP. HCM và ảnh hưởng của nó đến biến động dân số đã đạt được một số kết quả như sau: Tổng hợp những lí luận về dân số, biến động dân số và các nhân tố ảnh hưởng đến di dân. Đánh giá động cơ mục đích, nguyên nhân của hiện tượng nhập cư vào thành phố. Thu thập số liệu thống kê, thông tin và nguồn tư liệu về dân số, sự gia tăng dân số TP. HCM. Tìm hiểu hiện trạng nhập cư vào TP. HCM, tình hình gia tăng dân số TP. HCM trong quá trình nhập cư vào TP. HCM. Phân tích nguyên nhân gia tăng dân số thành phố, tìm ra những thuận lợi và khó khăn, hạn chế của gia tăng dân dân số đến KT - XH, môi trường. Đưa ra các giải pháp phát triển và phân bố dân cư thành phố hợp lí hơn trong thời gian tới. Quá trình nhập cư vào thành phố một mặt làm cho kết cấu dân số thành phố có sự thay đổi về: giới tính, tuổi, nghề nghiệp, trình độ chuyên môn kĩ thuật, cung cấp nguồn lao động cho thành phố, tăng tính cạnh tranh góp phần thúc đẩy sự phát triển KT – XH của TP. HCM, đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá và sự phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ đô thị. Hơn nữa dân nhập cư tăng nhanh đã làm cho sự phân bố dân cư của thành phố cũng có sự thay đổi. Đồng thời quá trình đô thị hoá của thành phố cũng giãn dân từ các quận trung tâm ra quận ven và quận mới làm cho dân số ở quận ven và quận mới tăng mạnh. Đối với các huyện ngoại thành dân số tăng chậm do cơ sở hạ tầng còn thiếu và yếu, cơ hội làm ăn, sinh sống không cao do dân cư có mức thu nhập thấp, ít có dự án khu dân cư mới được triển khai tại đây. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đó, nhập cư cũng gây ra những tác động tiêu cực cho sự phát triển KT – XH và quản lí đô thị TP. HCM, tạo ra áp lực rất lớn lên hệ thống hạ tầng kĩ thuật và xã hội, đến việc làm, nhà ở, chất lượng cuộc sống và cảnh quan môi trường đô thị thành phố. Trên cơ sở nghiên cứu về hiện trạng nhập cư ở TP. HCM và ảnh hưởng của nó đến biến động dân số, tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần để phát triển dân số phù hợp với phát triển KT – XH của TP. HCM trong thời gian tới:  Có chính sách nhập cư phù hợp như nhập cư phải dựa trên cơ sở chú trọng nguồn nhập cư có chất lượng cao ( các cán bộ khoa học kĩ thuật, công nhân lành nghề, thương gia) bằng việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các ngành kinh tế đòi hỏi kĩ thuật công nghệ cao, các ngành dịch vụ, điều này giúp hạn chế bớt dòng nhập cư lượng thấp ( những người di cư từ nông thôn, lao động phổ thông).  Cần nâng cao trình độ dân trí và chất lượng cuộc sống dân cư bằng việc phát triển giáo dục, đưa lối sống đô thị vào các vùng nông thôn ngoại thành TP.HCM. Bởi ngoại thành thành phố vẫn có mức tăng tự nhiên và tỉ lệ sinh con thứ ba trở lên cao.  Mật độ dân số của thành phố quá cao, đặc biệt là khu vực nội thành. Chính vì vậy, để giải quyết vấn đề này cần xây dựng các “ đô thị vệ tinh” ở ngoại vi thành phố, xây dựng các đô thị mới tại các quận ven, quận mới như Quận 2, 7, 9, Thủ Đức. Ngoài việc đầu tư xây dựng hạ tầng cho khu vực quận ven, quận mới và huyện ngoại thành nhằm thu hút dân cư nội thành ra và dân cư từ nơi khác đến, cũng phải chú trọng đến việc nâng cao đời sống văn hóa – tinh thần cho các quận huyện này.  Trình độ chuyên môn kĩ thuật của phần lớn đội ngũ lao động nhập cư còn thấp nên gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm và tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Vì vậy, vì vậy cần đặt công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, lao động có chuyên môn kĩ thuật lên hàng đầu có như thế thành phố mới thực hiện được quy hoạch đề ra.  Các chính sách dân số phải phù hợp với chiến lược phát triển đô thị và trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Đòi hỏi sự hợp tác của các ban ngành, các nhà quy hoạch và nhà quản lí trong việc hoạch định chính sách phát triển dân số và phân bố dân cư, chính sách phát triền kinh tế - xã hội, kết hợp với việc bảo vệ môi trường.  Đối với CSHT kĩ thuật và xã hội, thành phố nên tập trung đầu tư xây dựng mới ở quận ven và quận mới. Trong khu vực nội thành trung tâm cần chỉnh trang cải tạo lại CSHT hiện có, hạn chế xây dựng mới. Như vậy, kế hoạch dãn dân từ nội thành ra ngoại thành mới đạt hiệu quả, hạn chế dân nhập cư vào nội thành. Về lâu dài, để giải quyết tốt vấn đề hạn chế lao động nhập cư, đặc biệt là lao động chân tay từ vùng nông thôn di cư đến thành phố, nhà nước nên có chính sách phát triển kinh tế đồng đều giữa các vùng, đặc biệt chú trọng phát triển ở vùng nông thôn, khuyến khích phát triển các xí nghiệp nhỏ, phát triển các làng nghề truyền thống, có kế hoạch tổ chức đào tạo tay nghề cho thanh niên nông thôn, cho họ vay vốn phát triển sản xuất ngay trên quê hương mình. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đặng Nguyên Anh (2007), Xã hội học dân số, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 2. PTS Bạch Văn Bảy (chủ nhiệm đề tài) (1996), Một số vấn đề biến đổi và phát triển dân số và nguồn lao động trên địa bàn TP.HCM, Viện Kinh tế TP. HCM. 3. TS Hoàng Văn Chức (2004), Di dân tự do đến Hà Nội, thực trạng và giải pháp quản lí, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 4. Cục Thống kê TP.HCM, Niêm giám thống kê từ 1990 – 2009, NXB Thống kê, TP. HCM. 5. PGS.TS Nguyễn Đình Cử (2007), Những xu hướng biến đổi dân số ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 6. PTS Nguyễn Việt Cường (chủ biên) (1990), Ảnh hưởng của gia tăng dân số đến phát triển kinh tế - xã hội, Hà Nội. 7. TS Võ Kim Cương (2006), Chính sách đô thị, NXB Xây dựng, Hà Nội. 8. Nguyễn Đình Đầu, Sơn Nam, Huỳnh Phú Sang (1998), Sài Gòn – TP. HCM 300 năm địa chính, Sở địa chính TP. HCM. 9. GS.TS Tống Văn Đường, TS Nguyễn Nam Phương (2007), Giáo trình dân số và phát triển, NXB ĐH Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 10. Phạm Xuân Hậu, Nguyễn Kim Hồng, Đặng Văn Phan (1995), Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam (tập 1), NXB Giáo dục, TP. HCM. 11. Nguyễn Minh Hòa (2005), Vùng đô thị Châu Á và TP. HCM, NXB Tổng hợp TP.HCM. 12. Đỗ Thị Thanh Hoa (1999), Di cư tự do trong quá trình đô thị hóa và tác động của nó tới môi trường xã hội thành phố Hà Nội, Luận án tiến sĩ địa lí, trường ĐHSP Hà Nội 1, Hà Nội. 13. Nguyễn Kim Hồng (1994) luận án: Sự phát triển dân số và mối quan hệ của nó với phát triển kinh tế - xã hội ở TP. HCM, luận án PTS Khoa học Địa lý – Địa chất, ĐHSP Hà Nội. 14. Nguyễn Kim Hồng (2000), Dân số học đại cương, NXB Giáo dục, TP. HCM 15. Nguyễn Kim Hồng, Phạm Xuân Hậu, Đào Ngọc Cảnh, Phạm Thị Xuân Thọ (1997), Giáo trình địa lý kinh tế - xã hội đại cương, Trường ĐHSP TP. HCM. 16. Nguyễn Thị Hiển (2009), Dân số và phát triển kinh tế - xã hội tình Bình Dương , Luận văn thạc sĩ Địa lý, TP.HCM, Đại học Sư Phạm TP. HCM. 17. PGS Trần Hùng (2001), Dân số học đô thị, NXB Xây dựng, Hà Nội. 18. Nguyễn Trọng Liêm (chủ nhiệm đề tài) (2005), Hành trình hội nhập của di dân tự do vào TP.HCM, nhìn từ góc độ kinh tế - xã hội, TP. HCM, Viện Kinh tế thành phố. 19. Cao Minh Nghĩa (chủ nhiệm đề tài) (2007), Phân tích các mối quan hệ giữa biến động dân số và tăng trưởng kinh tế trên địa bàn TP.HCM, Viện Kinh tế TP. HCM. 20. Patrick Gurby, Nguyễn Hữu Dũng, Phạm Thúy Hương (chủ biên) (2004), Dân số và phát triển ở Việt Nam, NXB Thế giới, Hà Nội. 21. PGS.TS Đặng Văn Phan, PGS.TS Nguyễn Kim Hồng (2006), Địa lý kinh tế- xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, NXB Giáo dục, TP. HCM. 22. Số liệu thống kê nước CHXHCN Việt Nam 1976-1990, NXB Thống kê, Hà Nội, 1991. 23. Trần Cao Sơn (1999), Bức tranh dân số Thế giới và Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 24. Trần Cao Sơn (1995), Dân số và tiến trình đô thị hóa – động thái phát triển và triển vọng, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 25. Trần Cao Sơn (chủ biên) (1997), Một số vấn đề về mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 26. PGS.TS Tô Huy Rứa (1998), Giáo trình dân số học và truyền thông dân số, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 27. PGS.TS Nguyễn Đình Tấn, Nguyễn Văn Đoàn (2008), Dân số học, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 28. Ths Dư Phước Tân (chủ nhiệm đề tài) (2005), Đánh giá kết quả thực hiện chủ trương giãn dân ra bên ngoài nội thành hiện hữu và đề xuất các giải pháp thúc đầy chính sách giãn dân, TP. HCM, Viện Kinh tế TP. HCM. 29. Trương Quang Thao (2001), Đô thị học nhập môn, NXB Xây dựng, Hà Nội. 30. Nguyễn Viết Thịnh, Đỗ Thị Minh Đức (2002), Giáo trình địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội. 31. TS Phạm Thị Xuân Thọ (2002), luận án: Di dân ở TP.HCM và tác động của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, luận án TS Địa lý kinh tế và chính trị, ĐHSP Hà Nội. 32. TS Phạm Thị Xuân Thọ (2008), Địa lý đô thị, NXB Giáo dục, TP. HCM. 33. Tổng cục Thống kê (2001), Kết quả dự đoán dân số cả nước, các vùng địa lý – kinh tế và 61 tỉnh/TP Việt Nam 1999-2024, NXB Thống kê, Hà Nội. 34. Lê Thông (chủ biên), Địa lý các tỉnh và thành phố Việt Nam tập 5, NXB Giáo dục, Hà Nội. 35. Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ, Dân số học và địa lý dân cư, dư án VIE/89/P10, H1992. 36. Thủ tướng chính phủ (1998), Quyết định số 123/1998/QĐ-TTg Về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung TP.Hồ Chí Minh đến năm 2020. 37. Thủ tướng chính phủ (2008), Quyết định số 589/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng TP. HCM đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050. 38. Thủ tướng chính phủ (2010), Quyết định số 24/QĐ-TTg về việc Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP.HCM đến năm 2025. 39. Trung tâm Nghiên cứu phát triển đô thị và cộng đồng (2005), Những vấn đề của phát triển không gian đô thị, NXB Đại học Quốc gia TP. HCM. 40. PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ (2008), Giáo trình giáo dục dân số - sức khỏe sinh sản (lưu hành nội bộ), NXB ĐHSP Hà Nội. 41. Nguyễn Minh Tuệ, Nguyễn Văn Lê (1997), Dân số học đại cương, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 42. Phạm Thị Bạch Tuyết (2010), Biến động dân số TP.HCM thời kì 1997- 2007: nguyên nhân và giải pháp, luận văn Th.s Địa lý kinh tế xã hội, ĐHSP TP. HCM. 43. Viện Kinh tế TP. HCM (2006), Hội thảo: dân số với phát triển kinh tế xã hội TP. HCM. 44. Viện Kinh tế TP. HCM (2005), Kinh tế TP.HCM 30 năm xây dựng và phát triển (1975-2005), Ủy ban nhân dân TP.HCM. 45. Ths Trần Hồng Vân (2002), Tác động xã hội của di cư tự do vào TP. HCM trong thời kì đổi mới, Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Viện Khoa học xã hội tại TP.HCM, NXB Khoa học xã hội. 46. John Knodel, Phạm Bích San, Peter Donaldson, Charles Hirschman (chủ biên) (1994), Tuyển tập các công trình chọn lọc trong dân số học xã hội, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 47. World Population Data Sheet 2008. 48. Số liệu từ: -Cục Thống kê TP. HCM. - Sở Công an TP. HCM – Phòng Quản lí tệ nạn xã hội. -Trung tâm bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em và KHHGĐ TP. HCM. 49. Các trang Web: 3Twww.molisa.gov.vn3T (Bộ Lao động Thương binh Xã hội) 3Twww.laodong.com.vn3T (Báo Lao động) 3Twww.medinet.hochiminhcity.gov.vn3T (Sở Y tế TP. HCM) 3Twww.chinhphu.vn3T (Cổng thông tinh điện tử Chính Phủ) 3Twww.hochiminhcity.gov.vn3T (Trang web TP. HCM) 3Twww.sggp.com.vn3T (báo Sài Gòn Giải Phóng) 3Twww.gso.gov.vn3T (Tổng Cục Thống kê) 3Twww.pso.hochiminhcity.gov.vn2T3 (2TCục Thống kê TP. HCM) ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA5772.pdf
Tài liệu liên quan