Nhiệm vụ và các giải pháp giải quyết việc làm trong kế hạch 5 năm (2001-2005

Lời nói đầu Trong những năm gần đây nhờ đường nối đổi mới của đảng nhiều lao động đã và đang được thu hút vào các ngành nghề, các lĩnh vực, ở mỗi địa bàn trong nhiều thành phần kinh tế, trên phmạ vi quốc gia và từng bước hoà nhập vào cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, do điểm xuất phát thấp nên Việt Nam vẫn là nước nghèo, còn tình trạng thiếu việc làm hoặc việc làm không ổn định. Việc chăm lo giải quyết việc làm cho người lao động đã trở thành nhiệm vụ cơ bản cấp bách, đòi hỏi mỗi cấp mỗi ngành, m

doc36 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1219 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nhiệm vụ và các giải pháp giải quyết việc làm trong kế hạch 5 năm (2001-2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỗi gia đình và toàn xã hội phải quan tâm. trong cơ cấu dân số nước ta thì số người dưới 15 tuổi chiếm tỉ trọng tương đối cao chíếm tỉ trọng, và lại tỉ lệ tăng tự nhiên cũng còn cao đièu này làm nẩy sinh một vấn đề bình quân một lao động phải nuôi dưỡng nhiều người.Nếu người lao động không có việc làm, hoặc số ngày công trong năm thấp, số giờ làm việc trong ngày ít, năng suất lao động thấp thì mỗi gia đình và sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn. Do nước ta là một nước có cơ cấu dân số trẻ nên lực lượng lao động hiện nay và trong tương lai khá dồi dào, tỉ lệ thất nghiệp ở nước ta vẫn còn rất cao. Đó chính là lí do vì sao em lựa chọn đề tài này. Trong phần trình bầy của đề tài “Nhiệm vụ và các giải pháp giải quyết việc làm trong kế hạch 5 năm (2001-2005 )” 3 chương: Chương 1: Những vấn đề về lí luận cơ bản về lao động, việc làm và kế hoạch giải quyết việc làm Khái niệm cơ bản về lao động và việc làm. Chương 2: Đánh giá tình hình thực hiện việc làm giai đoạn kế hoạch 5 năm (96-2000). Chương3: Những giải pháp cơ bản giải quyết việc làm trong kế hoạch 5 năm 2001-2005 ở việt nam. Vấn đề lao động và việc làm là một đề tài rộng và phức tạp, với kiến thức hạn hẹp và thời gian có hạn nên bài viết không tránh khỏi sai sót, em rất mong thầy cô giáo cùng các bạn đóng góp ý kiến để bài viết hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cám ơn cô TS. Nguyễn Thị Kim Dung dẫ tận tình hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thiện đề án này. Chương 1: Những vấn đề về lí luận cơ bản về lao động, việc làm và kế hoạch giải quyết việc làm Khái niệm cơ bản về lao động và việc làm Khái niệm: Nguồn nhân lực: Là một bộ phận dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động. Là tổng hợp những tiềm năng lao động của con người có trong một thời điểm xác định. Tiềm năng đó bao hàm thể lực, trí lực và tâm lực bộ phận dân số có thể tham gia vào hoạt động kinh tế xã hội. Do nguồn nhân lực là một bộ phận trong dân số nên quy mô, chất lượng và cơ cấu của nguồn nhân lực. Nguồn lao động: Là một bộ phận dân số trong có khả năng lao động đang làm việc trong nền sản xuất xã hội hoặc vì một nguyên nhân nào đó không làm việc Bao gồm được cả những người lao động ở dạng tích cực tức là đang tham gia lao động và những lao động còn đang ở dạng tiềm năng tức là những người có khả năng lao động nhưng chưa tham gia lao động. Kế hoạch nguồn lao động: Là một bộ phận trong hệ thống kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, nó xác định tổng quy mô cơ cấu và chất lượng của bộ phận dân số hoạt động kinh tế cần có trong thời kì kế hoạch, xác định một số chỉ tiêu xã hội của lao động. Kế hoạch nguồn lao động là kế hoạch biện pháp đây là một yếu tố thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Lực lượng lao động : Là bộ phận của nguồn lao động đang tham gia hoạt động kinh tế không kể là có việc làm hay thất nghiệp. Theo quan niệm của tổ chức lao động quốc tế (ILO): Lực lượng lao động là một bộ phận dân số trong độ tuổi quy định thực tế đang có việc làm LLLĐ tuy là một bộ phân của nguồn lao động nhưng không đồng nhất vối nguồn lao động. LLLĐ không bao gồm bộ phận dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng không tham gia hoạt động kinh tế như đang đi học, đang làm nội trợ cho gia đình mình hoặc chưa có nhu cầu làm việc. Việc làm : Kế hoạchái niệm: Ta thấy rằng phạm trù “Việc làm” có liên quan mật thiết với phạm trù “lao động “ chỉ có thể thông qua kế hoạchái niệm “lao động “ ta mới có thể hiểu đầy đủ kế hoạchái niệm “Việc làm”. Lao động là một hành động diễn ra giữa người với tự nhiên. Trong khilao động, con người vận dụng sức lực tiềm năng trong bản thân thể mình, sử dụng công cụ lao động để tác động vào giới tự nhiên, biến đổi những vật chất đó làm cho chúng trở nên có ích cho đời sống của mình. Vì thế lao động là điều kiện không thể thiếu được của đời sống con người, là sự tất yếu vĩnh viễn, là kẻ môi giới trong sự trao đổi vật chất giữa tự nhiên và con người. Các yếu tố của lao động bao gồm đối tượng lao động, người lao, công cụ lao động, trong đó người lao động giữ vai trò trung tâm. Quá trình lao động có thể được tiến hành bởi một cá nhân (lao động cá thể) hay bởi một số người nhất định (lao động tập thể). Tuy nhiên con người không thể tồn tại với tư cách là một cá thể độc lập riêng lẻ. Ngay từ đầu khithoát ra kế hoạchỏi loài vật, con người luôn luôn chỉ có thể tồn tại với tư cách là “con người xã hội”. Với ý nghĩa đó lao động của con người dù là lao động cá nhân luôn luôn là một kế hoạchâu quan trọng trong hệ thống sản xuất xã hội. Xã hội chỉ có thể tồn tại được trên cơ sở hoạt động của hệ thống sản xuất này. Bất kì xã hội nào trong thời kì nhất định cũng đều có số lưọng người nhất định để thực hiện quá trình lao động. Tập hợp tất cả những người lao động đó tạo thành người lao động của xã hội. Quá trình lao động đồng thời là quá trình sử dụng sức lao động. Sức lao động là năng lực lao động của con người, là toàn bộ thể lực và trí lực của con người. Sức lao động là yếu tố tích cực nhất, hoạt động trong quá trình lao động. Nó phát động và đưa các tư liệu lao động vào hoạt động để tạo ra sản phẩm. Nếu coi sản xuất là một hệ thống gồm 3 phần hợp thành (người lao động, quá trình sản xuất, sản phẩm hàng hoá ) thì sức lao động là một trong các nguồn lực kế hoạchởi đầu của sản xuất. Trong các nguồn lực này thì nguồn lực lao động giữ vai trò trung tâm, cũng như người lao động giữ vai trò trung tâm trong quá trình lao động. Vậy đối với một nền sản xuất xã hội nhất định mỗi người lao động chiếm một hệ thống nhất định tronh toàn hệ thống. Mỗi vị trí trong đó một người lao động có thể chiếm giữ trong hệ thống sản xuất xã hội, với tư cách sự kết hợp của các yếu tố kháctrong quá trình sản xuất gọi là một “Chỗ làm việc” hay “Việc làm”. Việc làm là một phạm trù tồn tại khách quan trong nền sản xuất xã hội phụ thuộc vào các điều kiện có của nền sản xuất. Một người lao động có việc làm khianh ta chiếm giữ được một vị trí nhất định trong hệ thống sản xuất của xã hội. Nhờ có việc làm mà anh ta mới thực hiện được quá trình lao động, từ đó tạo ra sản phẩm cho xã hội và bản thân. Tuy vậy nếu chỉ hiểu như vậy vẫn chưa đủ 1 người có thể thực hiện quá trình lao động nhưng vẫn coi là không có việc làm. Vì con người chỉ có thể tồn tại trong xã hội và gia đình, do đó việc làm chỉ có thể được gọi là việc làm (chỉ có ý nghĩa) nếu nó đảm bảo cho người lao động, người đóng góp 1 phần sản phẩm cho xã hội của bản thân và gia đình. Đồng thời việc làm cũng được xã hội thừa nhận, tức là phải hợp lí mới gọi là việc làm. Tóm lại việc làm là sự kết hợp giữa sức lao động với tư liệu sản xuất nhằm biến đổi đối tượng lao động theo mục đích của con người. Hành động của con người lao động có thể tạo ra nguồn thu nhập cho họ và không bị pháp luật ngăn cấm. * Phân loại việc làm : Việc làm có thể có nhiều loại khácnhau, nhưng ở đây ta có thể hiểu việc làm là hoạt động lao động được thể hiện ở một trong 3 dạng sau: Làm công việc để nhận tiền công tiền lương bằng tiền mặt hoặc bằng vật chất cho công việc đó. Làm công việc để thu lại lợi nhuận cho bản thân, bao gồm sản xuất nông nghiệp trên đất do chính bản thân đó sở hữu, quản lí hay có quyền sử dụng hoặc hoạt động kinh tế ngoài nông nghiệp do chính thành viên đó làm chủ toàn bộ hoặc 1 phần. Làm công việc cho hộ gia đình mình nhưng không được trả thù lao dưới hình thức tiền công, tiền lương cho công việc đó. Bao gồm sản xuất nông nghiệp trên đất đai do chủ hộ hoặc 1 thành viên trong hộ sở hữu, quản lí hay có quyền sử dụng hoặc hoạt động kinh tế ngoài nông nghiệp do chủ hộ hoặc 1 thành viên trong hộ làm chủ hoặc quản lí. Hoặc ta có thể phân chia thành 2 nhóm sau : Việc làm chính: Là công việc mà ngườ thực hiện dành nhiều thời gian nhất so với công việc khác. Việc làm phụ: Là công việc mà người thực hiện dành nhiều thời gian nhất sau công việc chính. Thất nghiệp : *Phân loại: Người thất nghiệp là người từ đủ 15 tuổi trở lên thuộc nhóm dân số hoạt động kinh tế không có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc sẵn sàng làm việc nhưng không tìm được việc. Căn cứ vào thời gian thất nghiệp, người thất nghiệp lại được chia thành thất nghiệp dài hạn và ngắn hạn. Thất nghiệp dài hạn: Là người thất nghiệp liên tục từ 12 tháng trở lên tính từ ngày đăng kí thất nghiệp hoặc từ thời điểm điều tra trở về trước. Thất nghiệp ngắn hạn: Là những thất nghiệp dưới 12 tháng tính từ ngày đăng kí thất nghiệp hoặc từ thời điểm điều tra trở về trước. Trong khiphân loại cơ cấu các thị trường lao động hiện nay, thất nghiệp phân ra làm 3 loại: thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp theo chu kì và thất nghiệp có tính cơ cấu. Thất nghiệp tạm thời: Phát sinh ra do sự di chuyển không ngừng của con người giữa các vùng, các công việc hoặc là các giai đoạn khácnhau của cuộc sống. Thậm chí trong một nền kinh tế có đầy đủ việc làm, vẫn luôn luôn có một số chuyển động nào đó do người ta đi tìm việc làm khitốt nghiệp các trường, hoặc chuyển đến một thành phố mới. Phụ nữ có thể quay lại lực lượng lao động sau khi có con. Do những công nhân thất nghiệp tạm thời thường chuyển công việc hoặc tìm những công việc tốt đẹp hơn, cho nên người ta thường cho rằng họ là những người thất nghiệp “Tự nguyện”. Thất nghiệp có tính cơ cấu xảy ra kế hoạch có cự mất cân đối giữa cung và cầu đối với công nhân, sự mất cân đối này có thể diễn ra vì mức cầu đối với 1 loại lao động tăng lên trong khi mức cầu đối với 1 loại hàng hoá khácgiảm đi, trong kế hoạch đó mức cung không được điều chỉnh nhanh chóng. Như vậy trong thực tế có xảy những sự mất cân đối trong các nghề nghiệp hoặc trong các vùng do một số lĩnh vực phát triển so với một số lĩnh vực khác. Thất nghiệp chu kì: Là loại thất nghiệp xảy ra do sự giảm sút giá trị tổng sản lượng của nền kinh tế.Trong giai đoạn suy thoái của chu kì hoạt động tổng giá trị sản xuất giảm dần tới hầu hết các nhà sản xuất giảm lượng cầu đối với các đầu vào, trong đó có lao động *Nguyên nhân thất nghiệp: Về nguyên tắc, thất nghiệp xảy ra khi số chỗ làm việc trống ít hơn số người đi tìm việc, hoặc số chỗ làm việc trống đòi hỏi trình độ chuyên môn và kĩ năng nghề nghiệp mà người tìm việc không đáp ứng được. Có thể nói rằng không có 1nguyên nhân duy nhất dẫn tới thất nghiệp, mà thất nghiệp là kết quả của nhiều yếu tố có tác động qua lại lẫn nhau. Một lí giải về nguồn gốc của thất nghiệp, có thể nêu ra như sau : Tiền lương, tiên công quá cao so với mức giá của các yếu tố sản xuất khác: máy móc, thiết bị. Nền kinh tế vĩ mô nằm trong tình trạng khủng hoảng. Người lao động tự nguyện nghỉ việc để hy vọng tìm được công việc tốt hơn Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người lao động không phù hợp với yêu cầu của người sử dụng lao động *Hậu quả của thất nghiệp : Thất nghiệp gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng có ảnh hưởng lớn đến tất cả các lĩnh vực, đến cuộc sống của con người. Hậu quả kinh tế trực tiếp của thất nghiệp có thể dễ dàng nhận thấy sự giảm sút tổng thất nghiệp quốc dân. Đối với từng thành viên của xã hội và gia đình thì thất nghiệp làm mất đi tiền lương, tiền công hoặc những khoản thu từ những hoat động tự làm và có ảnh hưởng trực tiếp đến mức sống. Thất nghiệp dài hạn còn dẫn đến mất cơ hội trau dồi, nắm vững và nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp có thể đạy được trong qúa trình lao động. Mặt khác, đối với những người đã được đào tạo, thất nghiệp sẽ làm hao mòn và mất đi kiến thức và trình độ tay nghề quý báu vốn có. Hậu quả kiến thức của người thất nghiệp có thể dẫn tới nhiều tiêu cực trong đời sống xã hội và ảnh hưởng xấu tới sự phát triển nhân cách của con người. Con người có nhu cầu lao động không chỉ vì lao động là nguồn gốc của thất nghiệp, mà lao động còn là điều kiện để phát triển nhân cách, để khẳng định mình là môi trường giao tiếp xã hội. Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, trong nhiều trường hợp thất nghiệp làm mất đi lòng tự trọng, lòng tự tin của con người, sự xa lánh cộng đồng và là nguyên nhân của nhiều vụ tội phạm, đổ vỡ hạnh phúc gia đình … Vai trò của lao động và giải quyết việc làm. *. Lao động là hành động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng xuất chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước. Lao động là quá trình xảy ra giữa con người và thiên nhiên, qua đó con người tác động cách có ý thức và mục đích vào thế giới tự nhiên để biến nó thành sản phẩm đáp ứng nhu cầu của con người. Như vậy trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội thì người lao động đóng vai trò tích cực, chủ động và quyết định. Người lao động, một mặt là một bộ phận của nguồn lực phát triển, đó là yếu tố đầu vào không thể thiếu được của quá trình sản xuất. Mặt khácngười lao động là một bộ phận của dân số, những người được hưởng lợi ích của sự phát triển. Sự phát triển kinh tế suy cho cùng đó là tăng trưởng kinh tế để nâng cao đời sống, vật chất, tinh thần cho con người. Mục tiêu và động lực chính của phát triển là vì con người vì vậy lao động luôn là nhân tố quyết định. *Giải quyết việc làm Mục đích cuối cùng của nghiên cứu việc làm là đề xuất ra các giải pháp giải quyết việc làm. Giải quyết việc làm là nâng cao chất lượng việc làm và tạo việc làm thu hút người lao động vào guồng máy sản xuất của nền kinh tế. Giải quyết việc làm không chỉ nhằm tạo thêm việc làm mà còn phải nâng cao chất lượng việc làm. Đây là một vấn đề còn được ít chú ý khiđề cập đến vấn đề giải quyết việc làm. Do nhiều lí do khác nhau nên số lượng việc làm luôn luôn bị hạn chế. Trong xã hội thường có số lượng người nhất định không có việc làm. Điều này chỉ không chỉ gây ảnh hưởng đến bản thân người không có việc làm mà còn đến xã hội. Họ không những không đóng góp cho xã hội mà trái lại còn phải trợ cấp cho họ. Tình trạng không có việc làm còn tạo ra sự căng thẳng về mặt xã hội, 1 trong những nguyên nhân cơ bản làm nảy sinh các tệ nạn xã hội. Chính vì vậy vấn đề giải quyết việc làm có vai trò và nhiệm vụ hết sức qua trọng kế hoạch không chỉ của các cơ quan quản lý kinh tế, quản lý xã hội mà của mỗi con người. Kế hoạch giải quyết việc làm trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội Nội dung của kế hoạch giải quyết việc làm a. Xác định nhu cầu lao động xã hội cần có trong thời kỳ kế hoạch *Khái niệm Tổng nhu cầu lao động xã hội kỳ kế hoạch là nhu cầu thu hút và giải quyết (huy động) người lao động vào trong các lĩnh vực kinh tế xã hội của thời kì kế hoạch, tổng chỗ làm việc mà các lĩnh vực kinh tế xã hội có khả năng giải quyết. *Các nhân tố ảnh hưởng Quy mô và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế nếu coi các yếu tố kế hoạch các kế hoạch không đổi thì nó phụ thuộc số lượng lao động và năng suất lao động. Nếu với mức năng suất lao động nhất định trên cùng một phương hướng, lượng nhu cầu lao động xã hội do quy mô và tốc độ tăng trưởng nền kih tế quyết định kế hoạch quy mô ngày càng được mở rộng, tốc độ tăng trưởng kinh tế càng cao thì nhu của lao động càng lớn –Trình độ và tốc độ nâng cao năng xuất lao động. Khả năng quy mô sản xuất xã hội ở mức nhất định, năng suất lao động ngày càng cao thì sức lao động cần càng ít, do đó năng suất lao động là đại lượng tỉ lệ nghịch biến với nhu cầu lao động. Sự thay đổi trong cơ cấu ngành nghề, cơ cấu sản phẩm, cơ cấu hoạt động kinh tế xã hội. Xuất phát từ nhu cầu sử dụng sức lao động kế hoạch khác nhau, có hoat động cần 1 lượng sức lao động lớn, có hoạt động chỉ cần tương đối ít sức lao động bởi vậy kết cấu hoat động kinh tế xã hội, biến đổi cũng gây ảnh hưởng đến tổng lượng nhu cầu sức lao động xã hội . Khả năng đổi mới sức lao động ở một thời kì nhất định, do các nguyên nhân sức lao động vốn đang làm việc có 1 bộ phận rời khỏi kế hoạch Chỗ làm việc, cần có sức lao động mới thay thế và bổ sung. Bởi vậy, thay thế, đổi mới sức lao động ảnh hưởng đến nhu cầu sức lao động xã hội .*phương pháp xác định b.Xác định khả năng cung cấp lực lượng lao động xã hội kỳ kế hoạch. -Khái niệm: Khả năng cung cấp lực lượng lao độngxã hội là bộ phận dân số tham gia hoạt động kinh tế, bao gồm toàn bộ những người nằm trong độ tuổi lao động có đủ khả năng tham lao động, đang tham gia lao động và có nhu cầu tìm việc làm. Các nhân tố ảnh hưởng + Quy mô và tốc độ tăng trưởng dân số. Quy mô dân số mở rộng hay thu hẹp, tăng trưởng dân số nhanh hay chậm chi phối sự biến động của bộ phận dân số trong tuổi lao động. + Tình hình cấu tạo tuổi tác của dân số. Cùng 1 tổng lượng dân số như nhau có thể hình thành lượng tài nguyên sức lao động khác nhau nguyên nhân là do cấu tạo tuổi tác của dân số, cho nên mức độ ăn khớp giữa cấu tạo tuổi tác của dân số với quy định tuổi lao động sẽ chi phối lượng tài nghuyên sức lao động của 1 tổng lượng dân số nhất định. + Quy định độ tuổi lao động phụ thuộc sự phát triển trong tâm sinh lí của con người, nhu cầu phát triển xã hội, trình độ phát triển của thế giới bên ngoài. *Phương pháp xác định Cân đối giữa nhu cầu và khả năng, đưa ra các ghải pháp xử lí Thông thường ở Việt Nam và các nước đang phát triển nói chung khi thực hiện cân đối cung cầu sức lao động xã hội tồn tại 1 thực tế: nhiệm vụ giải quyết việc làm thường lớn hơn khả năng, tức là cung lớn hơn cầu về mặt số lượng. Tình hình đó đòi hỏi phải điều tiết cả 2 mặt cung và cầu. Một mặt giữ cho dân số tăng trưởng không quá cao để hạn chế quy mô tăng sức lao động, giảm nhẹ áp lực xã hội do số lượng tài nguyên sức lao động quá thừa, đồng thời nâng cao chất lượng của dân số nhất là của sức lao động để thoả mãn nhu cầu. Mặt khác điều chỉnh và sắp xếp hợp lí kết cấu sản nghiệp, đặc biệt là căn cứ vào tình hình nhân lực của đất nước để điều tiết phương hướng phát triển các hoạt động kinh tế xã hội nhằm tạo ra nhiều chỗ làm việc nhiều hơn, sản phẩm có hiệu quả tài nguyên sức lao động. Các giải pháp, chính sách nhằm khai thác, huy động và sử dụng có hiệu quả lao động. Khai thác, huy động và sử dụng có hiệu quả người lao động là yêu cầu tất yếu của xã hội hoá nền sản xuất lớn, là điều kiện cơ bản để phát triển kinh tế hàng hoá. Theo đà tiến bộ của kĩ thuật và không ngừng nâng cao trình độ sức sản xuất đòi hỏi phải có sự khai thác, huy động và sử dụng 1 cách hợp lí. Trong cơ chế tập trung, việc lưu chuyển sức lao động giữa các ngàng các địa phương được thực hiện theo sự khống chế trực tiếp của cấp trên bằng các chỉ tiêu cụ thể. Phương pháp này có những hạn chế: Đối với những người có sức lao động cũng rơi vào tình trạng không được lựa chọn nơi làm việc dẫn đến vị trí công việc không phù hợp làm giảm động lực của người lao động. Đối với đơn vị có nhu cầu lao động không được lựa chọn chủ động tuyển dụng lao động dẫn đến việc sử dụng lao động kém hiệu quả. Cung lao động lớn hơn cầu lao động làm cho động lực cạnh tranh bị giảm đi và tạo nên các hiện tượng giả tạo vừa thiêú hụt lại vừa ngưng đọng sức lao động. Như vậy phương pháp kế hoạch hoá tập trung sức lao động đã gây ra sự mất cân đối trong bố trí, mất hiệu quả trong sử dụng. Cần thiết phải cải cách để xây dựng cơ chế mới lựu chuyển sức lao động. Trong cơ ché mới, với mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng lực lượng lao độngxã hội , mở rộng cơ chế tt trong lĩnh vực lao động và có sự tác độngmang tính điều tiết vĩ mô trong vấn đề khai thác và sử dụng nguồn lực. Với những mục tiêu đó đòi hỏi chúng ta phải thực hiện các nd: Thực hiện triệt để cơ chế ttld đó là các đơn vị kinh tế và người lao động thông qua ttld để thực hiện---của mình Chính phủ thông qua các cơ quan quản lý điều tiết vĩ mô khai thác huy động sử dụng người lao động, phối hợp giữa các cơ quan để thực hiện lập kế hoạch người lao động, sử dụng các chính sách vĩ mô như chính sách tiền lao động, đầu tư, chính sách đào tạo để khai thác và huy động 1 cách hợp lí. Trực tiếp quản lí và phân bổ 1 == lao động kế hoạchan hiếm gắn họ với 1 chế độ thù lao thích đáng. 2.Mỗi quan hệ kế hoạchh người lao động với hệ thống kế hoạch kế hoạchhnld là một bộ phận trong hệ thống kế hoạchh phát triển kinh tế xã hội nó xác định quy mô cơ cấu chất lượng của bộ phận dân số cần có trong kinh tếkế hoạch, xây dựng 1 số chỉ tiêu xã hội của lao động như nhu cầu việc làm mới nvụ giải quyết việc làm, mức tăng thất nghiệp bình quân của người lao động đồng thời đưa ra các chính sách cần thiết nhằm khai thác, huy động và sử dụng 1 cách có hiệu quả nhất lực lượng lao động. Nếu đứng trên góc độ lao động là một yếu tố nguồn lực thì kế hoạch là kế hoạch biện pháp, là 1 yếu tố để thể hiện tăng trưởng kinh tế. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế là 1 căn cứ để lập kế hoạch phát triển nguồn nhân lực. Nếu đứng trên góc độ lao động là một yếu tố hiệu quả lợi ích thì kế hoạch nguồn lao động là kế hoạch mang tính mục tiêu, mang tính tính chủ động đặt các mục tiêu xã hội của lao động và yêu cầu kế hoạch tăng tổng kinh tế và kế hoạch khác giải quyết. Chương 2: Đánh giá tình hình thực hiện việc làm giai đoạn kế hoạch 5 năm (96-2000). Mục tiêu và phương hướng giải quyết việc làm 96-2000 Mục tiêu Mục tiêu cơ bản Mục tiêu cơ bản của chương trình việc làm đến năm 2000 là nhằm tạo việc làm mới và bảo đảm việc làm cho người có khả năng lao động có yêu cầu việc làm, thực hiện các biện pháp trợ giúp người lao động nhanh chóng có được việc làm đầy đủ, có việc làm có hiệu quả hơn. Thông qua đó giải quyết hợp mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết việc làm cho người lao động góp phần thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội . Với mục tiêu cụ thể Mỗi năm thu hút thêm 1,3-1,4 triệu người có chỗ làm việc, giảm tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống 5% và nâng tỉ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn lên 75% vào năm 2000. Trong 4 năm, nền kinh tế phải tập trung phát triển để tạo mở 5 triệu chỗ việc làm mới, đào tạo và đào tạo lại nghề cho 4,5 triệu người, nâng tỉ lệ lao động qua đaơ tạo trong lực lượng lao động lên 2,2-2,5 triệu người vào năm 2000. Tổ chức dạy nghề gắn với việc làm cho 1 triệu người, cho vay vốn để giải quyết việc làm cho 925000 người. Phương hướng: Phương hướng cơ bản có tính chất chiến lược để thực hiện mục tiêu trên hướng tới việc sử dụng có hiệu quả nguồn lao động và giải quyết việc làm ở nước ta là thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế xã hội tổ chức lại toàn bộ lao động xã hội để phát huy tiềm năng các thành phần kinh tế; kết hợp giải quyết việc làm tại chỗ là chính phân bố lại lao động theo vùng lãnh thổ, xây dựng các vùng kinh tế xã hội dân cư mới để gắn lao động với đất đai và tài nguyên của đất nước, đồng thời mở rộng sự nghiệp đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, phát triển việc làm ngoài nước. Tổ chức đào tạo đào tạo lại đội ngũ lao động hiện có và phổ cập nghề nghiệp cho lao động xã hội, trước hết là cho thanh niên, nhằm hình thành đội ngũ lao động có cơ cấu, số lượng và chất lượng phù hợp với cấu trúc của hệ thống kinh tế mới và yêu cầu của thị trường lao động. Đa dạng hoá việc làm, trên cơ sơ đó mà đa dạng hoá thu nhập, phát triển các hình thức tố chức sản xuất kinh doanh phong phú và đa dạng trong mối quan hệ đan xen giưã các thành phần kinh tế (kinh tế quốc doanh,kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, hộ gia đình và kinh tế tư bản tư nhân); coi trọng khuyến khích các hình thức thu được nhiều lao động và phù hợp với quy luật phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta. Đối với khu vực thành thị: Phương hướng rất quan trọng là phải gắn với chương trình phát triển các doanh nghiệp quy mô lớn, nhất là ở các địa bàn có điều kiện lập các kế khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung, phát triển các tập đoàn kinh tế mạnh của nhà nước ở các vùng hoặc trên phạm vi cả nước, các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, các dự án thu hút vốn đầu tư nước ngoài để tạo việc làm có giá trị kinh tế cao, phù hợp với tính chất công việc thành thị. Theo hướng này, phải đặc biệt quan tâm đến đào tạo và hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động thành thị ở trình độ cao, thông qua việc phát triển các trung tâm huấn luyện cao cấp ở một số địa bàn trọng điểm. Một hướng quan trọng khác là phải phát triền các lĩnh vực ngành nghề có khả năng thu hút nhiều lao động và phù hợp với đặc điểm của lao động ở thành thị. Trong đó phát triển khu vực phi kết cấu, các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh và dịch vụ là hướng cần được đặc biệt quan tâm. Đồng thời phải coi gia công xuất khẩu là một quốc sách; lợi dụng tối đa ưu thế của nước ta là lao động rẻ, dễ tiếp thu kĩ thuật và công nghệ mới lại có nguồn nguyên liệu trong nước, tại chỗ dồi dào. Vì vậy hướng phát triển gia công xuất khẩu là phải đa dạng hóa mặt hàng có công nghệ sử dụng được nhiều lao động như may mặc, da dày, gốm sứ …và mở rộng thị trường nhất là thị trường ở các nước phát triển, trong đó coi trọng thị trường khu vực Châu á Thái Bình Dương. Phát triển các cơ sở dịch vụ công cộng và sự nghiệp nhà ở trong các thành phố, thị xã tạo ra nhiều việc làm cho thanh niên thành thị. Đặc biệt ở một số thành phố lớn (như Hà Nội, HCM…) các khu công nghiệp tập trung (kể cả khu chế xuất). Khai thác tiềm năng kinh tế vùng ven thành phố thị xã, trong mối quan hệ và liên kết kinh tế giữa nội ngoại thành là hướng quan trọng tạo việc làm ho lao động ở thành thị, theo hướng này cần hình thành các vành đai cung cấp và tiêu thụ sản phẩm giừa thành thị và nông thôn, đồng thời chuyển những cơ sở sản xuất công nghiệp thích hợp từ nội thành ra ngoại thành, tạo ra những cụm kinh tế vệ tinh của các thành phố, thị xã. Mặt khác, hình thành hệ thống dịch vụ con thoi giữa nội, ngoại thành để giải quyết việc làm cho lao động thành thị. Đối với khu vực nông thôn: Để giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn, từ nay đến năm 2000 phải làm thay đổi và chuyển dịch cơ bản cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động ở nông thôn theo hướng giảm dần số hộ thuần nông, giải phóng đất đai, khắc phục tình trạng diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người quá thấp như hiện nay. Đa dạng hoá ngành nghề, thực hiện người nào giỏi việc gì làm việc ấy, trên cơ sơ giao đất ổn định lâu dài cho các hộ gia đình, đồng thời bằng cơ chế chính sách và luật pháp tập trung dần ruộng đất, tạo điều kiện cho các hộ gia đình có khả năng sản xuất kinh doanh nông sản hàng hoá. Đa dạng hoá việc làm và đa dạng hoá thu nhập phải trở thành hình thức phổ biến trong nông thôn, đặc biệt là phát triển mạnh mẽ chiến lược phi nông nghiệp, xí nghiệp nhỏ ở nông thôn. Khuyến khích phát triển các hình thức hợp tác tự nguyện ở quy mô trên hộ gia đình (Hợp tác liên gia đình...) đồng thời có chính sách và cơ chế khuyến khích những người có vốn kĩ thuật mở rộng hình thức sản xuất kinh doanh theo kiểu nông trại (với quy mô từ 10 đến 50 và hàng trăm hecta) ở các tỉnh miền trung, miền núi tây nguyên và Đông Nam bộ là hình thức tổ chức lao động, giải quyết việc làm có hiệu quả và phù hợp với nền kinh tế thị trường. Phát triển mạnh mẽ các ngành nghề phi nông nghiệp, sử dụng nhiều lao động ở nông thôn nhưng cần ít vốn và hướng vào xuất khẩu, như xí nghiệp nhỏ ở nông thôn và công nghiệp gia đình, khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống có giá trị kinh tế cao các làng nghề gắn liền với việc đô thị hoá nông thôn, hình thành các thị trấn thị tứ (đặc biệt là trên các trục giao thông ). Giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn phải hướng vào những có khả năng thu hút được nhiều lao động. Từ nay đến năm 2000, phải khai thác thêm và sử dụng có hiệu quả 3 triệu hecta đất trống, đồi trọc, diện tích hoang hoá, thông qua các chương trình dự án phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, khai thác các vùng Đông Nan Bộ, Tây Nguyên … các dự án lấn biển, khai thác kinh tế biển và các đảo. Các hướng trên phải kết hợp với các dự án di dân, xây dựng các vùng kinh tế xã hội dân cư mới để phân bố lại lao động giữa các vùng và làm giảm sức ép về việc làm. Thực trạng của vấn đề giải quyết việc làm trong kế hoạch (1996-2000) Từ kết quả suy rộng điều tra mẫu quốc gia từ lao động-việc làm hàng năm có thể khái quát môt số vấn đề cơ bản về thực trạng và xu hướng biến động lực lượng lao động cả nước giai đoạn 1996-2000 trên các đặc trưng chủ yếu sau: Quy mô lực lượng lao động. Tính đến ngày 01/7/2000 tổng lực lượng lao động cả nước có 38.643.089 người, so với kết quả điều tra tại thời điểm 1/7/1996 tăng bình quân hàng năm là 975.645 người, với tốc độ tăng 2.7%/năm,trong khi tốc độ tăng dân số hàng năm thời kì là 1.5%/năm. Năm 1996 tỉ lệ lao động chiếm trong tổng dân số nói chung là 48% đến năm 2000 là 50% bình quân mỗi năm tỉ lệ này gia tăng 0.4%. Dưới đây là biểu về quy mô lượng lao đông cả nước năm 1996-2000 Chỉ tiêu 1996 (Người) 2000 (Người) Tăng, giảm bình quân hàng năm 1996-2000 Tuyệt đối (Người) Tương đối (%) 1. Tổng lực lưọng lao động 34.740.509 38.643.089 975.645 2.7 2. LLLĐ chia theo khu vực - Thành thị 6.621.541 8.725.998 526.121 7.14 - Nông thôn 28.118.968 29.917.091 449.524 1.56 3. LLLĐ trong độ tuổi lao động 33.116.761 36.725.271 889.628 2.58 4. LLLĐ chia theo 3 nhóm - LLLĐ trẻ (15-34 tuổi) 19.349.169 19.339.302 -13.717 -0.07 - LLLĐ trung niên (35-54 tuổi) 12.365.505 16.719.276 1.088.433 7.38 - LLLĐ cao tuổi (55 tuổi trở lên) 2.980.835 2.584.511 -99.081 -3.50 5. LLLĐ chia theo trình độ học vấn - Chưa biết chữ 1.999.114 1.547.901 -112.810 -8.19 - Chưa tốt nghiệp cấp I 7.268.634 6.367.490 -225.221 -3.25 - Đã tốt nghiệp cấp I 9.652.627 11.317.132 416.125 4.06 - Đã tốt nghiệp cấp II 11.138.942 12.748.073 402.283 3.43 - Đã tốt nghiệp cấp III 4.681.462 6.662.193 495.258 9.22 6. LLLĐ chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật - Không có chuyên môn kỹ thuật 30.563.419 32.650.666 503.562 1.60 - Đã qua đào tạo (từ sơ cấp/học nghề trở lên0 4.104.090 5.992.423 472.033 9.92 + Sơ cấp/học nghề/CNKT 1.955.404 2.019.746 165.835 7.59 + Trung học chuyên nghiệp 1.342.515 1.870.136 131.905 8.64 + Cao đẳng đại học trở lên 808.171 1.503.541 174.343 16.86 7. Cấu trúc đào tạo của LLLĐ đã qua đào tạo + Cao đẳng đại học trở lên 1 1 - - + Trung học chuyên nghiệp 1.7 1.2 - - + Sơ cấp/học nghề/CNKT 2.4 1.7 - - Bảng 1 Quy mô lực lượng lao động cả nước năm 1996-2000 Trình độ chuyên môn kĩ thuật của lực lượng lao động : Năm 1996 lực lượng lao động khuvực thành thị chỉ chiếm 19.06% tổng lượng lao động cả nước,năm 2000 đã tăng lên 22.56%; trong khi tỉ lệ lực lượng lao động ở khu vực nông thôn giảm được ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVV424.doc
Tài liệu liên quan