Những biện pháp hoàn thiện hoạt động Nhập khẩu hàng hoá của Công ty XNK Hợp tác quốc tế COALIMEX

Tài liệu Những biện pháp hoàn thiện hoạt động Nhập khẩu hàng hoá của Công ty XNK Hợp tác quốc tế COALIMEX: ... Ebook Những biện pháp hoàn thiện hoạt động Nhập khẩu hàng hoá của Công ty XNK Hợp tác quốc tế COALIMEX

doc58 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1318 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Những biện pháp hoàn thiện hoạt động Nhập khẩu hàng hoá của Công ty XNK Hợp tác quốc tế COALIMEX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Trong đại hội Đảng lần thứ VII các nhà lãnh đạo Việt Nam đã khắng định “Nhập khẩu là biện pháp đầu tiên, quan trọng để hiện đại hoá nhanh chóng”. Thật vậy, nhìn lại lịch sử kinh tế Việt Nam sau 30 năm giải phóng miềm Bắc và 10 giải phóng miền Nam với quan điểm tự chủ tự cường và phát triển đất nước theo cơ chế Kế hoạch hoá tập chung quan liêu bao cấp thì Việt Nam vẫn là một trong 10 nước nghèo nhất Thế giới với thu nhập bình quân đầu người là 210 USD. Vì sao vậy ? Một sự vật luôn nằm trong một tổng thể và có mối liên biện chứng với các sự vật khác trong một thời gian dài càng sẽ dẫn đến diệt vong. Nhật thức được điều này sau đại hội Đảng lần thứ VI Việt Nam chuyển đổi nền kinh tế sang nền kinh tế thị trường để công nghiệp hoá đất nước tiến lên sánh vai với các nước trên Thế giới. Xuất phát từ một quốc gia phong kiến chiến lược phát triển của Việt Nam tất nhiên không phải là giở theo từng trang lịch sử công nghiệp hoá mà thực hiện chiến lược các nước NICS và đã áp dụng thành công. Nhập khẩu công nghệ máy móc thiết bị kết hợp với các nguồn lực sẵn có trong nước sản xuất sản phẩm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu giải quyết công ăn việc làm, hạn chế tệ nạn xã hội, đưa nền kinh tế Việt Nam đi lên từng bước vững chắc. COALIMEX nói riêng và ngành xuất nhập khẩu của Việt Nam nói chung nhờ chính sách mở của nền kinh tế và Công ty có những chiến lược kinh doanh đúng đắn, những biện pháp linh hoạt và nỗ lực của toàn bộ ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên của Công ty, cho đến nay Công ty đã khởi sắc trong kinh doanh nội địa cũng như kinh doanh xuất nhập khẩu và uỷ thác xuÍt nhỊp khỈu. Song không dừng lại ở những gì mình đã đạt được COALIMEX luôn phải nghiên cứu để tìm ra cho mình một hướng đi thích hợp bảo đảm co sự phát triển lâu dài của Công ty. Thực tập tại COALIMEX công ty hoạt động trên phạm vi thị trường quốc tế rộng lớn tham vọng nghiên cứu hoạt động nhập khẩu trên tất cả các thị trường trong đó tìm ra những bước đi vững chắc để tồn tại và cạnh tranh với các nước khác . Việt Nam đang được các nhà kinh tế Thế giới đánh giá là khu vực kinh tế năng động nhất “là một hiện tượng về lĩnh vực kinh tế của các nước ASEAN “ triển vọng trở thành nước có nền kinh tế phát triển vào thế kỷ 21. Bởi vậy, tôi chọn đề tài nghiên cứu “”Những biện phát hoàn thiện hoạt động nhập khẩu hàng hoá của Công ty xuất nhập khẩu hợp tác quốc tế COALIMEX ”. Đề tài này gồm các phần sau : Chương I : Vai trò nội dung, nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động nhập khẩu hàng hoá trong nền kinh tế thị trường. Chương II : Thực trạng nhập khẩu hàng hoá của Công ty Xuất nhập khẩu hợp tác quốc tế. Chương III : Những biện pháp hoàn thiện Nhập khẩu của Công ty Xuất nhập khẩu hợp tác quốc tế. chương I Vai trò, nội dung và nhân tố ảnh hưởng tói hoạt động nhập khẩu hàng hoá trong nền kinh tế thị trường I - thương mại quốc tế, vai trò của hoạt động nhập khẩu hàng hoá. 1. Thương mại quốc tế : Thương mại Quốc tế mà cụ thể hoá ra là hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các nước trên thế giới đặc biệt là Việt Nam ngày càng trở nên nhộn nhịp hơn. Các thuật ngữ này luôn chiếm lĩnh những trang quan trọng nhất của các báo chí phương tiện truyền thông trên toàn thế giới. Vậy thực chất thương mại Quốc tế là gì? Thương mại Quốc tế chính là sự trao đổi hàng hoá dịch vụ giữa các nước thông qua việc mua bán. Thuật ngữ giữa các nước được dùng ở đây bao gồm: các công dân mang quốc tịch nước đó bởi vậy ta có thể phủ nhận quan điểm cho rằng Thương mại Quốc tế phải là hoạt động qua biên giới quốc gia và cũng từ định nghĩa này một phương thức xuất nhập khẩu mới được ghi nhận. Xuất khẩu tại chỗ hướng mang lại lợi nhuận hơn cho nhà kinh doanh Việt Nam. Thương mại Quốc tế mặc dù vẫn giữ bản chất là hoạt động mua bán nhưng do diễn ra trên thương trường quốc tế nên vẫn có những nét khác biệt so với thương mại trong nước. Xét về mặt chủ thể hoạt động Thương mại quốc tế do các chủ thể thuộc các quốc tịch khác nhau tiến hành thanh toán bằng ngoại tệ thường và ngoại tệ mạnh, chịu sự điều khiển của pháp luật và thông lệ quốc tế, ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng là ngôn ngữ quốc tế. Bởi vậy, nó đòi hỏi các chủ thể tham gia phải có những kiến thức đầy đủ trên lĩnh vực này. Thương mại quốc tế ở nước ta theo như khẳng định của nghị quyết đại hội Đảng lần thứ VII “Nhằm thúc đẩy” khai thác tiềm năng và thế mạnh của nước ta một cách có lợi nhất trên cơ sở đó tiến hành phần công lại lao động khai thác mọi tiềm năng để sản xuất nhiều sản phẩm xuất khẩu, tranh thủ khai thác được mọi tiềm năng thế mạnh về hàng hoá công nghệ, vốn ... của nước ngoài phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của nước ta để thúc đẩy quá trình tái sản xuất tiêu dùng phát triển kịp với tiến trình chung của nhân loại để thực hiện được mục tiêu này những nhiệm vụ phía trước của Thương mại quốc tế còn hết sức nặng nề đòi hỏi phải có những chiến lược đúng đắn và phù hợp. 2. Vai trò của nhập khẩu. Từ một xuất phát điểm thấp để “phát triển kịp với tiến trình chung của nhân loại” chiến lược duy nhất đúng đắn là nhập khẩu thiết bị công nghệ hiện đại kết hợp với các nguồn lực sẵn có đẩy mạnh sản xuất trong nước, tạo tiền đề cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Bởi vậy, ở Việt Nam nhập khẩu có tầm quan trọng rất đặc biệt. Trước hết nhập khẩu thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng từng bước công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước trên cơ sở quy hoạch nền kinh tế quốc gia nhà nước Việt Nam bằng các công cụ quản lý nhập khẩu của mình tác động đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu của các doanh nghiệp, hạn chế các mặt hàng tiêu dùng xa xỉ, khuyến khích việc nhập khẩu máy móc công nghệ mới để xây dựng vật chất kỹ thuật hiện đại. Tác động của nhập khẩu vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế có thể xem xét trên các khía cạnh sau : * Nhập khẩu đòi hỏi sự đồng bộ về kỹ thuật nên sẽ tạo ra dây chuyển hiện đại kéo theo sự đổi mới trong đội ngũ cán bộ kỹ thuật và quản lý, gây dựng ý thức lao động hiệu quả góp phần đào tạo con người cho đất nước. * Nhập khẩu góp phần phát triển các ngành có mối quan hệ bổ xung với ngành được công nghiệp hoá nhờ nhập khẩu chẳng hạn để đáp ứng và phát huy hết công suất ngành để được hiện đại hoá sẽ kéo theo việc đầu tư phát triển các ngành thuộc về than, bông, sợi và may mặc tao ra một khối ngành sử dụng hiệu quả nhân lực và đất đai trong nước. * Nhập khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung ứng vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước đồng thời thông qua nhập khẩu hàng hoá doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam sẽ tham gia vào thị trường cạnh tranh Thế giới. Điều này đồng nghĩa với đòi hỏi sự năng động sáng tạo của từng doanh nghiệp. * Nhập khẩu có tác động tích cực tới việc giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân : nhập khẩu máy móc thiết bị đầu tư xây dựng nhà máy là nới thu hút hàng triệu lao động vừa giải quyết công ăn việc làm, hạn chế được các tệ nạn xã hội, vừa tạo ra thu nhập, tăng dần mức tiêu dùng trong nước, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh. * Nhập khẩu có vai trò tích cực đến việc thúc đẩy xuất khẩu, nhập khẩu hiện đại hoá công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế để xuất khẩu, đồng thời giảm các hao phí, tiết kiệm nguyên vật liệu đầu vào, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trên thương trường. Đơn cử như việc nhập khẩu dây truyền sàng lọc gạo. Xuất khảo làm giảm tỷ lệ tấm 30 - 35% xuống còn 5-10%, nâng độ bóng và độ đồng đều của gạo tăng giá gạo xuất khẩu của Việt Nam lên 3- - 5- USD. Khách hàng bắt đầu tin tưởng và ưa chuộng gạo Việt Nam, bên cạnh đó nhập khẩu còn tạo ra nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất giải quyết tình trạng thiếu nguyên liệu trong nước. * Ngoài ra nhập khẩu còn thể hiện ưu thế của mình : - Nhập khẩu phát huy cao độ tính năng động và sáng tạo của mỗi doanh nghiệp, mỗi tổ chức, mỗi ngành nghề địa phương, mỗi cán bộ tham gia hoạt động nhập khẩu. Nhờ nhập khẩu mà các luồng thông tin được khai thông, các mối quan hệ được sử dụng tích cực. - Kinh doanh hàng nhập khẩu đặc biệt là các loại vật tư nguyên liệu thúc đẩy cạnh tranh giữa các Việt Nam nhập khẩu cũng như doanh nghiệp sản xuất tạo ra sự theo dõi chặt chẽ lẫn nhau mà nhờ đó chất lượng kinh tế trong nước nâng cao, môi trường cạnh tranh lành mạnh hơn đưa tiến bộ khoa học công nghệ thường xuyên và có ý thức hơn. * Nhập khẩu trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần dẫn tới việc hình thành các liên doanh giữa các chủ thể trong và ngoài nước một cách tự giác xuất phát từ lợi ích cả hai bên tạo ra sức mạnh chủ thể trong nước một cách thiết thực. * Nhập khẩu cùng các tồn tại và các thành tựu của nó góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý nhập khẩu của Nhà nước cũng như của mỗi địa phương thông qua các đòi hỏi hợp lý của các chủ thể tham gia nhập khẩu trong quá trinh thực hiện. 3. Kinh doanh hàng nhập khẩu. Từ sau khi đất nước ta thay đổi cơ chế (1986) hai từ “Kinh doanh” dẫn trở nên quen thuộc với người Việt Nam. Vậy kinh doanh là gì ? * Kinh doanh : kinh doanh là việc thực hiện một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Như vậy, tiến hành bất cứ hoạt động kinh doanh nào đều có nghĩa là tập hợp các phương tiện, con người, tư liệu lao động đưa vào hoạt động sinh lợi cho doanh nghiệp. * Kinh doanh nhập khẩu : là sự trao đổi hàng hoá dịch vụ giữa các nước thông qua hành vi mua đáp ứng nhu cầu trong nước nhằm mục tiêu lợi nhuận sự trao đôỉ đó là một hình thức của mối quan hệ xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa những người sản xuất hàbg hoá riêng biệt của các quốc gia * Hoàn thiện kinh doanh nhập khẩu: Mỗi doanh nghiệp khi tham gia hoạt động kinh doanh nhập khẩu đều đặt ra cho mình mục tiêu lợi nhuận nhưng trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay dề đạt được mục tiêu vừa giữa được uy tín khách hàng yêu cầu hoàn thiện công tác kinh doanh nhập khẩu đang là vấn đề cấp bách . Hoàn thiện công tác kinh doanh nhập khẩu có nghĩa là doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh nghiệp nhập khẩu phải đảm bảo nguyên tắc. 4. Nhập khẩu thiết bị tiên tiến. * Sử dụng vốn nhập khẩu đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tiết kiệm và hiệu quả là hai vấn đề của quốc gia cũng như của từng doanh nghiệp đặc biệt trong điều kiện Việt Nam hiện nay nhu cầu nhập khẩu để doanh nghiệp hoá hiện đại hoá rất lớn trong khi vốn nhập khẩu co hẹp. - Thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi doanh nghiệp cũng như các cơ quản lý phải : + Xác định mặt hàng nhập khẩu phù hợp với kế hoạch kinh tế xã hội - khoa học kỹ thuật của đất nước và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. + Sử dụng vốn tiết kiệm, dành ngoại tệ nhập khẩu vật tư cho sản xuất. + Nghiên cứu thị trường để nhập khẩu hàng hoá với giá trị có lợi nhanh chóng phát huy tác dụng đẩy mạnh sản xuất nâng cao đời sống nhân dân. * Nhập khẩu thiết bị tiên tiến hiện đại. Việc nhập khẩu thiết bị máy móc và chuyển giao công nghệ kể cả thiết bị theo con đường ODA phải nắm vững phương châm đón đầu, đi thẳng và tiếp tục công nghệ hiện đại. * Nhập khẩu bảo vệ và kết thúc sản xuất trong nước. Theo quản lý lợi thế so sánh và tương đối nhập khẩu hàng hoá từ các nước phát triển có điều kiện hơn hẳn ở Việt Nam mang lại lợi ích, nhưng đó chỉ là lợi ích trước mắt. Vì vậy chính phủ và doanh nghiệp phải tranh thủ lợi thế từng thời kỳ để mở mang sản xuất trong nước tạo nguồn vốn hàng xuất khẩu mở rộng thị trường nước ngoài tránh nhập khẩu tràn lan, bóp chết sản xuất trong nước. * Chú ý thích đáng đến nhập khẩu hàng tiêu dùng thiết yếu : Kết hợp nhập khẩu vật tư thiết bị và hàng tiêu dùng là phương thức tích luỹ vốn đầu tư lâu dài góp phần xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa nhập khẩu tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng. * Kết hợp nhập khẩu và xuất khẩu : Trong điều kiện thiếu ngoại tệ mạnh trầm trọng doanh nghiệp sản xuất cũng như doanh nghiệp thương mại không thể chờ đợi nguồn vốn đầu tư từ Nhà nước hoặc nước ngoài. Vì vậy bản thân doanh nghiệp phải tạo vốn cho mình bằng cách tìm kiếm đối tác cho mình để xuất khẩu thu ngoại tệ từ đó có vốn nhập khẩu đồng thời nhập nguyên liệu, máy móc nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành là tiền đề thúc đẩy xuất khẩu. II - NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ. Công tác nhập khẩu nói riêng và thương mại quốc tế nói chung do sự khác biệt về thể chế và khoảng cách địa lý mà các nghiệp vụ nhập khẩu trở nên phức tạp hơn nhiều, nó đòi ỏi người tham gia vào hoạt động này không những biết về chuyên môn mà còn phải hiểu biết về phong tục tập quán của các nước bạn hàng. Dù là nhập khẩu máy móc thiết bị hay bất cức loại hàng hoá nào cũng phải tuân theo các thao tác dưới đây. 1. Chuẩn bị trước khi ký kết hợp đồng. Để ký kết một hợp đồng kinh doanh có lợi thì quá trình chuẩn bị tốt quyết định 50%, quá trình chuẩn bị được bắt đầu từ nghiên cứu thị trường nhập khẩu. a) Nghiên cứu thị trường nhập khẩu. Thị trường là một phạm trù khách quan gắn liền với sản xuất và lưu thông hàng hoá. Thị trường có thể là tổng thể các quan hệ lưu thông hàng hoá tiền tệ nhưng cũng có thể coi thị trường là tổng khối lượng cầu có khả năng thanh toán và tổng lượng cung có khả năng đáp ứng. Đó chỉ là khái niệm tổng quát cụ thể hơn có thể định nghĩa thị trường là người mua và túi tiền của họ. Để nắm vững thị trường hiểu biết về quy luật vận động của nó nhằm sử lý kịp thời các tình huống và đưa ra những quyết định chính xác. Mỗi nhà kinh doanh nhất thiết phải thực hiện hoạt động nghiên cứu thị trường, muốn nghiên cứu thị trường trước hết phải : * Nhận biết mặt hàng nhập khẩu : - Phải xác định sẽ nhập mặt hàng nào đầu tiên quan trọng quyết định toàn bộ quá trinh nhập khẩu sau này, mục đích của việc nhận biết mặt hàng để lựa chọn mặt hàng kinh doanh có lợi nhất. Muốn vậy, phải giải đáp được 5 câu hỏi sau : Thị trường đang cần mặt hàng gì ? Nhà kinh doanh phải bán cái thị trường cần chứ không bán mình có mà thị trường không cần, muốn vậy người nhập khẩu cần tìm hiểu nhu cầu thị trường trong nước về quy cách phẩm chất, chủng loại bao bì, số lượng , nhãn hiệu ... Tình hình tiêu thụ mặt hàng đó trong nước như thế nào ? Chú ý cần tìm hiểu thời gian thị hiếu người tiêu dùng, quy luật biến đổi nhu cầu tiêu dùng trong nước về mặt hàng đó . Mặt hàng cần nhập đang ở thời kỳ nào của chu kỳ sống ? Do mỗi mặt hàng có chu kỳ sống riêng biệt doanh nghiệp nên phân tích chu kỳ sống của sản phẩm. Nếu sản phẩm đang ở thời kỳ xâm nhập thị trường nhưng có nhiều triển vọng thì nên nhập khẩu lượng lớn. Nếu đang phát triển hay bão hoà thì nên nhập khẩu từ từ với số lượng vừa phải đề thăm dò tình hình thị trường. Khi sản phẩm đã rơi vào tình trạng chín muồi hay suy thoái thì nên dừng nhập thu hồi vốn chờ kỳ kinh doanh sau. Tình hình sản xuất mặt hàng đó trong nước và Thế giới ra sao ? Doanh nghiệp cần quan tâm đến cung nước ngoài về giá cả, khối lượng sự biến động về nhu cầu trong nước để quyết định nhập khẩu. Tỷ xuất ngoại tệ mặt hàng đó ra sao ? Dự vào phác thảo kế hoạch nhập khẩu có thể tính toán tương đối chính xác xuất ngoại tệ của mặt hàng định nhập so với tỷ giá hối đoài nều nhỏ hơn thì doanh nghiệp không nên thực hiện thương vụ này. - Việc lựa chọn hàng hoá nhập khẩu không chỉ dựa vào những tính toán biểu hiện cụ thể của hàng hoá mà cọn dựa trên cơ sở những kinh nghiệm của người nghiên cứu thị trường để dự đoán các biến động của giá cả thị trường trong và ngoài nước, khả năng thương lượng để đạt được điều kiện mua bán có ưu thế. * Nghiên cứu dung lượng thị trường. Dung lượng thị trường là khối lượng hàng hoá được giao dịch trên một phạm vi thị trường nhất định trong thời gian nhất định người nghiên cứu thị trường xác định nhu cầu thật của khách hàng, lượng dự trù xu hướng biến động của nhu cầu trong từng thời điểm, các vùng các khu vực sản xuất tiêu dùng có nhu cầu lớn, đặc điểm nhu cầu trong từng lĩnh vực sản xuất tiêu dùng. * Loại nhân tố làm thị trường biến động có chu kỳ tính thời vụ trong sản xuất lưu thông phân phối hàng hoá. * Loại nhân tố ảnh hưởng lâu dài đến thị trường, như các tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ kỹ thuật, các chính sách của Nhà nước, chính cách của các tập đoàng kinh tế tư bản lớn, thị hiếu tập quns của người tiêu dùng, ảnh hưởng đến khả năng sản xuất thay thế. * Loại nhân tố ảnh hưởng tạm thời : như đầu cơ tích chữ gây đột biến về cung cầu. Các nhân tố về thiên tai, bão, lũ lụt, hạn hán, động đất. Các yếu tố về chính trị - xã hội như đình công có thể làm nhu cầu tăng hay giảm đột ngột trong thời gian ngắn. Cùng với nghiên cứu dung lượng thị trường người kinh doanh cũng phải nắm bắ tình hình kinh doanh các loại hàng hoá đó trên thị trường, các đối thủ cạnh tranh, các bạn hàng đặc biệt, các điều kiện về thông lệ quốc tế đề hoà nhập nhanh chóng có hiệu quả tránh được các sơ suất trong giao dịch buôn bán. * Nghiên cứu giá cả hàng hoá nhập khẩu. - Giá cả là biểu hiện bằng tiền của hàng hoá, biểu hiện các mối quan hệ tổng hợp trong nền kinh tế. Trong buôn bán quốc tế giá cả thị trường ngày càng trở nên phức tạp do việc mua bán qua các khu vực và trong thời gian dài giá cả có thể bao gồm giá trị tinh của hàng hoá, bao bì, chi phíh vận chuyển, bảo hiểm các chi phí khác tuỳ thuộc vào từng bước giao dịch sự thoả thuận giữa các bên tham gia nghiên cứu giá cả hàng hoá bao gồm giá thời điểm và dự đoán ra xu hướng biến động trong sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng. Giá đề cập ở đây là giá của các giao dịch thông thường kèm theo bất cứ điều kiện đặc biệt nào. - Xu hướng biến động của giá được dự đoán trên cơ sở sự tác động của các nhân tố sau : + Nhân tố chu kỳ của nền kinh tế. + Sự lũng đoạn của các Công ty đa quốc gia. + Nhân tố cạnh tranh + Nhân tố cung cầu + Nhân tố lạm phát + Nhân tố thời vụ. * Nghiên cứu phương thức thanh toán : - Hiệu quả của kinh doanh nhập khẩu chỉ có thể xác định qua thanh toán, nó là trước bảo đảm cho người nhập khẩu nhận hàng hoá, như xuất khẩu nhận được tiền. Trong thanh toán phải nghiên cứu lựa chọn tỷ giá đồng tiền thanh toán, thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán, các điều kiện bảo đảm hối đoái. b) Lựa chọn đối tượng giao dịch. Việc lựa chọn đối tượng giao dịch dựa trên cơ sở nghiên cứu : - Tình hình sản xuất của hàng, lĩnh vực và phạm vi kinh doanh để thấy được khả năng cung cấp lâu dài thường xuyên, khả năng liên kết liên doanh và đặt hàng sản xuất. - Khả năng về vốn có cơ sở vật chất kỹ thuật cho phép xác định ưu thế thanh toán. Doanh nhân có vốn là cơ hội cho bên Việt nam tín dụng, giải quyết tính trạng thiếu bốn tạm thời. - Thái độ và quan điểm kinh doanh, không phải mọi doanh nhân đều có quan điểm đúng đắn, không có thái độ hợp tác, lựa dối bạn hàng. Do có ít kinh nghiệp thực tế nên doanh nhân Việt nam nên lựa chọn các bạn hàng có uy tín lâu năm trên thị trường quốc tế, có quan điểm kinh doanh theo hướng hai bên cùng có lợi, làm ăn lau dài lấy chữ tín làm đầu. - Uy tín trên thương trường. + Lựa chọn thương nhân giao dịch tốt nên chọn người xuất khẩu trực tiếp hạn chế các hoạt động trung gian, song trong một số trường hợp mới thâm nhập thị trường nên sử dụng trung gian với tư cách đại lý, môi giới có hiệu quả. + Việc lựa chọn đối tượng giao dịch có căn cứ khoa học là điều kiện quan trọng để thực hiện thắng lợi hoạt động nhập khẩu nhưng công việc này một phần phải dựa vào kinh nghiệm của người nghiên cứu thị trường. c) Lập phương án giao dịch. Lập kế hoạch cụ thể để tiến hành hoạt động bao gồm nhiều chi tiết trong đó có các vấn đề sau : - Lựa chọn mặt hàng kinh doanh - Xác định số lượng hàng nhập tối ưu cho từng đợt nhập qua công thức D = Trong đó : N : Khoảng cách nhập hàng năm D : lượng đặt hàng từng lần nhập C1 : Chi phí thu mua vận chuyển tương đối cố định cho từng lần nhập. C2 : Chi phí bảo quản một đơn vị hàng hoá trong 1 năm. - Lựa chọn thông tin khách hàng phương thức giao dịch. - Lựa chọn thời gian giao dịch ngắn hạn hay dài hạn tuỳ thuộc vào hàng hoá hay dung lượng thông tin. - Các biện pháp để đạt được mục tiêu lựa chọn : chiêu đãi quảng cáo đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đào tạo cán bộ. - Xây dựng luận chứng cho mục tiêu trên, dự đoán chất lượng các công việc trên thông qua các chỉ tiêu. Tỷ xuất lợi nhuận : P = Thời gian hoàn vốn : t = Trong đó : P : Lợi nhuận (Doanh lợi) K : Mức khấu hao và lãi vay ngân hàng. C : Vốn R : Mức hoàn trả. 2. Đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng. Trong hoạt động nhập khẩu thường sử dụng các hình thức đàm phán như : Đàm phán qua thư, điện tín, thư nhanh hay dịch vụ chuyển phát nhanh (DHL), FAX áp dụng với bạn hàng tin tưởng lâu năm. Các hình thức đàm phán bằng gặp gỡ trực tiếp chỉ dùng khi có các hợp đồng lớn phức tạp cần giải thích rõ ràng chặt chẽ. Hình thức này tốn kém nhưng đem lại hiệu quả cao. - Các loại hợp đông thường được sử dụng trong nhập khẩu hàng hoá là : + Hợp đồng giao hàng một lần + Hợp đồng giao dịch định kỳ. + Hợp đồng thanh toán. + Hợp đồng chuẩn bị sẵn - Các phương thức ký kết hợp đồng thường được áp dụng trong các doanh nghiệp nhập khẩu hiện nay là : + Hai bên cùng ký vào một hợp đồng + Người mua xác định vào bản chào hàng của người bán. + Người bán xác nhận văn bản là người mua đã chấp nhận các điều khoản trong thư chào hàng tự do. - Các hợp đồng trên chỉ được coi như đã ký kết khi các bên có liên quan có tư cách pháp lý và đều đã ký hợp đồng. Hợp đồng có 3 bên trở lê phải được tất cả các bên cùng ký hoặc làm hợp đồng giữa hai bên một. a) Các điều khoản chủ yếu của hợp đồng. Hợp đồng nhập khẩu là loại hợp đồng mua bán đặc biệt trong đó người xuất khẩu có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho người mua không cùng đơn vị thường trú trong nước, người nhập khẩu có trách nhiệm thanh toán khoản tiền bằng trị giá hàng hoá cho người bán qua các phương thức thanh toán quốc tế. Hợp đồng nhập khẩu có các đặc điểm là luật điều chỉnh hợp đồng là luật quốc tế. Chủ thể hợp đồng là các đơn vị thường trú khác nhau hàng hoá thường được chuyển qua biên giới, đồng tiền thanh toán là ngoại tệ tự do, chuyển đổi ngôn ngữ ở hợp đồng là ngôn ngữ quốc tế, thường là tiếng Anh. Hợp đồng nhập khẩu thông thường bao gồm các điều khoản sau : - Tên địa chỉ, trụ sở giao dịch, điện thoại, FAX, tài khoản ngoại tệ của các bên tham gia ký kết hợp đồng. - Điều khoản về tên hàng, đơn vị tính, đơn giá, giá trị toàn bộ hợp đồng. - Điều khoản về quy cách, phẩm chất hàng hoá. - Bao bì đóng gói, mã hiệu. - Thời gian địa điểm phương thức giao hàng, điều khoản này quy định rõ điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá, phí tổn mà người mua, người bán phải trả, ngày giao hàng, ngày ký vận đơn, quy định hàng hoá có được chuyển tải hay không. - Điều khoản về giám định hàng hoá, hàng hoá trước khi giao phải được giám định về chất lượng, phẩm chất, cơ quan giám định do hai bên quy định. - Sát trung hàng hoá (Nếu bên nhập khẩu yêu cầu) bên bán phải có nhiệm vụ sát trùng hàng hoá trước khi xếp hàng lê phương tiện vận chuyển. Công việc này phải được xác nhận của cơ quan có thẩm quyền. - Điều khoản về xếp hàng và thưởng phạt, thông thường trước khi giao hàng bên mua phải thông báo cho bên bán về phương tiện vận chuyển quy định rõ thời gian, thời hạn xếp hàng. Ghi rõ hình thức thưởng phạt nếu xếp hàng nhanh, chậm. Khi xếp hàng xong bên bán phải thông báo cho bên mua số vận đơn và ngày ký cuối cùng, các thông tin liên quan đến hàng hoá. - Quy địn về điều khoản thanh toán : Đồng tiền thanh toán, phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán. - Các trường hợp bất khả kháng : là các trường hợp không thể ngờ đến mà hai bên đã chứng minh rằng họ đã làm hết khả năng để tránh hậu quả. - Quy định trách nhiệm các bên khi vi phạm hợp đồng : Bên nhập khẩu khi thấy hàng hoá không đảm bảo như hợp đồng thì phải có chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền và có khiếu nại. Bên mua có nghĩa vụ thanh toán đúng thời gian bằng đồng tiền ghi trong hợp đồng quy định mức phạt nếu một bên đơn phương huỷ bỏ hợp động. Bên đó phải chịu mọi phí tổn gây ra do việc huỷ bỏ hợp đồng hay gây ra cho cả hai bên. - Quy định các thủ tục giải quyết tranh chấp : Ghi rõ trọng tài hay toà án nào sẽ giải quyết nếu có tranh chấp giữa các bên và chi phí khiếu nại do ai chịu. - Ngoài ra còn các điều khoản về lệ phí chi phí, thuế chi phí nhận hàng, hiệu lực của hợp đồng. b) Thực hiện hợp đồng nhập khẩu. Trước kỳ kết hợp đồng phải được chuẩn bị sẵn đầy đủ tránh mọi sai sót trong khi đàm phán ký kết làm cho các thoả thuận có lợi cả hai bên, tránh các bất lợi xảy ra cho mình. Sau khi ký kết hai bên cùng nhau trên tinh thần trách nhiệm và hợp tác để thực hiện đúng hợp đồng về thời gian quy định. Việc thực hiện hợp đồng theo các trình tự sau : * Xin giấy phép nhập khẩu đối với các mặt hàng ngoài ngành nghề kinh doanh. Sau khi ký hợp đồng, xin giấy phép nhập khẩu là vấn đề đầu tiên quan trọng về mặt pháp lý để tiến hành thực hiện hợp đồng. Với mục đích thúc đẩy thương mại trong nước chính phủ Việt nam đã quyết định trong nghị định 89/CHI PHÝ ngày 15 tháng 12 năm 1998. Kể từ ngày 1/2/1999 ccs doanh nghiệp Xuất nhập khẩu sẽ không phải xin chuyển nhưng để đa dạng hoá mặt hàng tận dụng các thời cơ thuận lợi phục vụ yêu cầu tiêu dùng sản xuất Nhà nước vẫn cho phép các doanh nghiệp nhập khẩu các mặt hàng ngoài ngành nghề kinh doanh nhưng phải xin giấy phép từng lần nhập khẩu tịa Vụ Xuất nhập khẩu, Bộ THƯƠNG MẠI hoặc qua phòng giấy phép. * Thuê tầu lưu cước. Trong quá trình nhập khẩu việc ký hợp đồng cũng như chi trả chi phí thuê tầu tuỳ vào điều kiện cơ sở giao hàng đã quy định trong INCONTERM 90 người nào có trách nhiệm thuê tàu sẽ phải thực hiện. Ví dụ : Nếu hợp đồng giao hàng là giá CIF hay bất cứ loại giá nào thì người bán phải thuê tầu, người kỳ hợp đồng thuê tầu phải dựa trên cơ sở : - Những điều khoản ghi trong hợp đồng thương mại. - Đặc điểm củ hàng hoá người thuê tầu phải dựa vào đặc điểm các loại hàng hoá có các đặc tính lý hoá đòi hỏi phải có phương thức vận chuyển xếp dỡ đặc biệt như Chè được xếp đáy Boong không gần các loại như Xà phòng, hàng dễ vỡ mau hỏng phải vận chuyển bằng đường không, hàng tươi sống phải thuê tầu có thiết bị đông lạnh, về khối lượng nếu khối lượng lớn có thể thuê tầu chợ, đăng ký tại hãng vận chuyển. - Cơ sở giao dịch hàng * Đối với thuê tầu biển có 2 loại tầu vận chuyển : - Tầu chợ : là tầu chạy theo tuyến nhất định ghé vào cảng quy định theo lịch trình định trước .Tầu chợ thường chỉ chở các loại hàng hoá bao gói đóng kiện. Tầu chợ có giá cước đơn giản, doanh nghiệp chỉ cần liên hệ qua đại diện hãng tầu xắp xếp lịch vận chuyển. Người thuê tầu phải chấp nhận biểu giá và không thuận tiện nếu cảng chở hàng không có trong lịch trình của tầu. - Tầu chuyến : là tầu vận chuyển trên biển trong khu vực nhất định và lịch trình của ngưởi thuê tầu. Theo phương thức này người mua có thể bốc dỡ xếp ở bất kỳ cảng nào với giá cước thoả thuận nên tương đối rẻ, việc vận chuyển nhanh do không phải ghé vào các cảng không cần thiết. Nhưng việc ký hợp đồng thuê tầu chuyến đòi hỏi người đi thuê phải có kinh nghiệm, hiểu biết về lĩnh vực này, về giá cả, sự biến động, uy tín của hãng tầu. Ở Việt nam thường thuê tầu chợ để vận chuyển hàng hoá, trong nhiều trường hợp các doanh nghiệp uỷ thác cho các Công ty vận chuyển như VIETFRANCA. VOCAS - TRANSIMEX nhưng việc này cũng làm tăng chi phí nhập khẩu. c) Mua bảo hiểm hàng hoá. Chuyên chở hàng hoá từ doanh nghiệp xuất sang doanh nghiệp nhập khẩu có thể xẩy ra nhiều rủi ro tổn thất cùng với việc phát triển ngành bảo hiểm nhằm chia sẻ rủi ro mua bảo hiểm cho hàng hoá trở nên quen thuộc với doanh nghiệp nhập khẩu. Ở Việt nam các doanh nghiệp thường mua lại bảo việt với các loại bảo hiểm thông thường sau. Bảo hiểm bao người nhập khẩu chỉ cần ký hợp đồng từ đầu đến năm khi cần mua BH coi như bảo hiểm đã được mua bảo hiểm chuyển là phương thức mà mỗi lần muốn mua bảo biển cho hàng hoá ngươì nhập khẩu phải đến công ty bảo hiểm để khai báo và mua bảo hiển cho từng chuyến hàng, hình thức này ít được áp dụng trong các Công ty xuất nhập khẩu hiện nay. Khi ký hợp đồng bảo hiểm doanh nghiệp phải nắm rõ các điều kiện bảo hiểm đặc điểm hàng hoá chất lượng tàu chế dự đoán các rủi ro chung ro cố ý do hao hụt tự nhiên, do bao bì có thể xẩy ra tình hình chính trị thái độ các nước đối với việt nam mà tầu đi qua và tuỳ thuộc vào kinh nghiệm của người nhập khẩu mà có thể chọn một trong các điều kiện sau: + Điều kiện bảo hiểm A là điều kiện rộng nhất trong ba điều kiện bảo hiểm điều kiện này bảo hiểm hầu hết các rủi ro loại trừ các rủi ro chung co cố ý do hao hụt tự nhiên, do bao bị không phù hợp do tính nội tỳ của hàng hoá hậu quả do chậm trễ do nô hạt nhân hoặc bất lực tài chính của chủ tàu, không đáp ứng được chi phí bốc xếp và các loại trừ riêng như tàu không đủ khả năng đi biển do chiến tranh do nội chién xung đột cấm giữ. + Điều kiện bảo hiểm B: điều kiện này chỉ bảo hiểm cho các loại rủi ro như mắc cạn lật úp, cháy, nổ đâm va, do dỡ hàng ở cảng có nguy hiểm, ném hàng xuống biển trong trường hợp khẩn cấp hoặc nước trôi do nước biển sông hồ tràn vào mất nguyên kiện khi đang xép, vận chuyển dỡ những hy sinh cái nạn cái thiên tai động đất núi lửa phun. + Điều kiện bảo hiểm là điều kiện bảo hiểm cso phạm vi hẹp nhất chi bảo hiểm các rủi ro thuộc 4 rủi ro chính mắc cạn, đâm và lật úp cháy nổ do dỡ hàng tại cảng nguy hiểm do ném hàng xuống biểm khi nguy cấp do mất nguyên kiện khi xếp.dỡ vận chuyển do các hy sinh cứu nạn. Cán bộ khi ký hợp đồng bảo hiểm phải cân nhắc khi mua bảo hiểm vì điều kiện tuy bảo hiểm trong nhiều trường hợp nhưng lại mất phí bảo hiểm lwons. Ngày này nhiều Công ty không BH cho hàng hoá khi chắc chắn rằn hàng hoá không bị bất cứ một rủi ro này trên đường vận chuyển. d- Tâm thủ tục hải quan. Hàng hoá theo quy định của tất cả các nước trên thế giới khi vận chuyển qua biến giới quốc gia đều phải làm thủ tục hải quan đây là công cụ quản lý hành vi Xuất nhập khẩu theo pháp luật Nhà nước ngắn chặt Xuất nhập khẩu lậu qua biên giới kiểm tra tính chân thực của chứng từ nhập khẩu thống kê các số liệu về hàng hoá Xuất nhập khẩu là cơ sở để dự đoán điều chỏnh Xuất nhập khẩu trong tương lai khi làm thủ tục hải quna. Nội dung kê khai thường gồm loại hàng mậu dịch hay phí mậu dịch (chính ngạch hay tiếu ngạch) trên số lượng giá trị phương tiện vận chuyển nước nhập khẩu chủ hành phải nộp tất cả các chứng từ có liên quan dùng trong thanh toán để hải quan kiển tra tính xác thực thông thường sau 2 ngày nộp chủ hàng có thể đến nhận hồ sơ từ hải quan. - Xuất trình hàng hoá: sau khi nhập hàng về chủ hàng làm các thủ tục hải quan và kiểm tra hàng tại cửa khẩu theo quy định của tổng cục hải quan dù hàng về tại cửa khẩu nào người ._.nhập cũng có quyền làm thủ tục hải quãn tại địa phương nơi chủ hàng đóng trụ sở chính hoặc có thể làm thủ tục tại chính cửa khẩu đó. e - Nhận hàng từ đầu Theo quy định số 200CP ngày 31 /12/ 1996 các cơ quan ga cảng vận tải có trách nhiệm tiếp nhận hành hoá nhập khẩu trên các phương tiện nước ngoài bảo đảm an toàn cho hàng hoá đó trong suốt quá trình xếp dỡ lưu kho lưu bãi giao cho đơn vị nhập khẩu bởi vậy đơn vị nhập khẩu phải. - Ký kết hợp đồng uỷ thác cho cơ quan vận tải (ga cảng) về việc giao nhận hàng. - Xác nhận kế hoạch giao nhận hàng trong năm với cơ quan ga cảng kế hoạch này bao gồm cơ cấu mặt hàng số lượng điều kiện kỹ thuật khi bốc dỡ vận tải và cả lịch trình của tàu (nếu có). +Thông báo cho đơn vị uỷ thác nều là nhập uỷ thác + Thành toán phí giao thông bốc xếp cho cơ quan vận tải trong trường hợp tiết nhận hàng hoá thấy không còn nguyên bao nguyên kiện cơ quan vận tải phải thông báo ngay cho chủ hàng và cùng chủ hàng đổ vỡ phải có biên bản kết toán nhận hàng với tấu nếu hàng đổ vỡ phải có biên bản hàng hoá đổ vỡ, khi tầu đi rồi mới phát hiện hàng thiều thì phải xem giấy chứng nhận hành thiếu. Đơn vị nhập khẩu với tư cách là chủ hàng sẽ lập thủ dự kháng nếu có ghi ngờ hoặc thật sự hư hỏng. f - Thanh toán với người xuất khẩu Hoạch toán là khâu trọng tâm và là kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế thông thường có ba phương thức thành toán sau. + Phương thức chuyển tiến. Người nhập khẩu yêu cầu ngân hàng của mình chuyển cho người xuất khẩu số tiền bằng giá trị hàng hoá được ghi trong hợp đồng sau khi nhận được hàng hoặc chứng từ hàng hoá thông thường hàng hoá không đạt yêu cầu người nhập cơ thể trừ bớt hoặc không trả tiền. + Phương thức nhờ thu. Người xuất khẩu ký phát hồi phiếu đòi tiền người nhập khẩu uỷ thác cho ngân hàng xuất khẩu đòi bộ số tiền đó người Xuất khẩu có thể nhờ thu hồi phiếu không kèm chứng từ gọi là hồi phiếu trơm hình thức này bất lợi cho người Xuất khẩu bởi vì người mua có thể từ chối hoãn trả tiền. Hình thức thường được sử dụng hơn là hồi phiếu kèm chứng từ với điều kiện kho người nhập khẩu trả tiền hoặc đồng ý trả tiền mới giao chứng từ để nhập hành tuy vậy hình thức này người mua vẫn có thể trì hoãn hoặc không trả tiền khi họ không cần hàng đó. + Phương thức tín dụng chứng từ. Là phương thức ưu việt nhất và được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay, phương thức tín dụng chứng từ là được thoả thận trong đó ngân hàng mở L/c - Theo yêu cầu của người mở sẽ cam kết trả tiền cho người được hưởng lợi từ L/c chấp nhận giả tiền theo hồi phiếu mà người hưởng lợi ký phát trong phạm vi số tiền nhất định khi người này xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ hàng hoá phù hợp với yêu cầu của L/c. Sau khi kỹ hợp đồng người nhập khẩu phải tiến hành mở L/c nều không có quy định trong hợp đồng thì gian là 15 - 20 ngày trước khi giao hành, cớ ở mớ L/c là các điều khoản của hợp đồng nhập khẩu. Đợn vị mở L/c điền vào giấy xin mở tín dụng khoản nhập khẩu” giây này kèm theo bản sao hợp đồng chuyển đền ngân hàng cùng hai uỷ nhiệm chỉ một để ký quỹ theo quy định và một để trả thủ tục phí cho ngân hàng. Thông thường phí mở L/c là: + 0,1% giá trị hợp đồng cho chi phí phát hành (20-200USD) + Phí thông báo 25USD + Phí điểu chỉnh tăng 0,1% giá trị tăng (tăng không nhỏ hơn 15USD). + Phí thanh toán L/c at Singht 0,2% giá trị hợp đồng (25-200USD) + Phí thanh toán bằng hồi phiếu 0,5% gái trị hợp đồng đối với hồi phiếu trong vòng 1 năm và o,75% giá trị hợp đồng đối với các giá trị hợp đồng đối với các loại hối phiếu khác. - Trả các chi phí mà ngân hàng phải chi khi giao dịch FAX, DHL, điện thoại... Khi bộ chứng từ được gửi về ngân hàng kiểm tra nếu thấy hợp lệ sẽ trả tiền ngân hàng phải chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của chứng từ mà không liên quan đến chất lượng hàng hoá thực. * Những lưu ý khi mở L/c - Ngày nào mở L/c là ngày L/c có hiệu lực - Số tiền của L/c phải ghi bằng số và bằng chữ không nên ghi dạng tuyệt đối với bao bì giao theo cân đông nên dùng từ không quá hoặc vào khoảng từ này. - Thời hạn trả tiền có thể nằm trong hoặc ngoài thời hạn hiệu lực của L/c. - Thời hạn L/c kéo dài theo thời hạn giao hàng. Thông thường nhà nhập khẩu Việt Nam nếu sử dụng loại L/c không huỷ bỏ miễn truy đòi ngoài ra còn có các loại L/c khác như: L/c chuyển nhượng. L/c tuần hoàn, L/c giáp lưng. * Bộ chứng từ khi thanh toán bằng L/c Bộ chứng từ mà người xuất khẩu cần trình cho ngân hàng thông thường bao gồm các loại chứng từ sau: - Văn hoá thương mại (Invoice) - vận đơn đường biển. - Tờ khai hải quan. - giấy chứng nhận chất lượng (Certificate of Quality) - giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of origil) - Phiếu đóng gói (Packing List) - giấy chứng nhận vệ sinh phòng dịch. - giấy chứng nhận bảo hiểm (Certificate Insuarance) 3. Những lưu ý về cơ sở giao hàng doanh nghiệp cần biết INCOTEKM 82 và sau đó là INCOTEKM 90 đã góp phần quan trọng thúc đẩy xuất nhập khẩu trên thị trường quốc tế vốn dĩ đã nhộn nhịp. Thông thường các điều kiện cơ sở giao hàng sau được áp dụng. Dưới đây trình bầy một số đặc điểm của các điều kiện giao hàng mà các doanh nghiệp còn gặp nhiều lúng túng. a. Điều kiện cơ sở giao hàng CIF Nội dụng cơ bản của nó: *Về phía người bán. - Chịu trách nhiệm ký hợp đồng vận chuyển và trả cước phí đến cảng quy định. - Ký hợp đồng và trả phí bảo hiểm hàng hoá vận chuyển trên chặng chính. - Thông qua xuất khẩu: xin giấy phép xuất khẩu đưa hàng đến cảng bốc hàng, chịu chi phí lưu kho giao hàng lên tàu nộp thuế nhập khẩu. - cung cấp các hoá đơn chứng từ, giấy chứng nhận bốc hàng hoặc B/L đơn bảo hiểm - Trả chi phí dỡ hàng tính vào cước * Về phía người mua - Nhận hàng và chịu chi phí ở cảng dỡ hàng nếu chi phí này không tính vào cước vận chuyển. - Trả tiền mua hàng tương đương với giá trị hàng hoá phí lưu bãi, xin giấy phép và trả chi phí quá cảnh. - chịu mọi rủi ro và tổn thất về hàng hoá kể từ khi hàng hoá qua lan can tàu ở cảng bốc hàng hoá Tuy vậy người nhập khẩu thường mắc phải những sai lầm cần chú ý sau: Cả điều kiện giao hàng CIF và FOB người bán chỉ chịu rủi ro đến khi hàng hoá lan can tầu của cảng bốc hàng mặc dầu ở giá cước và các thủ tục khác. - Thời gian giao hàng mặc nhiên được coi là thời gian giao hàng ở cảng đi. - Trong quy định của Incoterrm 90 điều A3 mục a điều kiện CIF “người bán cần ký hợp đồng vận chuyển với điều kiện thông thường để vận chuyển hàng hoá theo các tuyến thường lệ với cảng đến quy định bằng một tàu đi biển hoặc một tàu sông thích hợp thường được sử dụng để vận chuyển hàng hoá trong hợp đồng. Tuy vậy tầu đi biển chưa chắc đã là tàu có đủ trang thiết bị và đủ khoe để đi biển nên trong hợp đồng phải quy định thêm về chất lượng tàu như: dưới 15 tuổi không được đi vào loại tốt. - Về bảo hiểm Incoterm 90 quy định người bán chỉ phải cung cấp cho người mua những chứng từ vận tải thường lệ như vận đơn giấy gửi hàng hoá đường biển....phải làm sao cho người mua có thể nhận được hàng có thể bán hàng trong quá trình chuyên chở nhưng được cung cấp chứng từ hoàn hảo không phải là trách nhiệm của người bán nên cần quy định điều này trong hợp đồng. - Về chi phí dỡ hàng: điều B6 quy định người mua phải trả mọi chi phí và phí tổ liên quan đến hàng hoá không quy định trong giá cước vận chuyển kể cả chi phí san xếp thuê cầu cảng ở cảng bốc vì vậy người nhập khẩu nên lưu ý điều này. B/ điều kiện cơ sở giao hàng FOB * Người bán : - Giao hàng lên tàu: - Chịu mọi phí tổn và làm thủ tục thông quan hàng hoá xuất khẩu: giấy xin phép xuất khẩu, nộp thuế, trả các chi phí liên quan để đưa hàng lên cảng bốc. - Cung cấp các chứng từ giấy chứng từ nhận đã giao hàng cho tàu B/L sạch. - Trả chi phí bốc hàng nếu không tính vào cước vận chuyển. * Người mua: - Chỉ định người vận tải và thông báo cho người bán sau khi đã ký kết hợp đồng và trả chi phí vận tải. - Trả cho người xuất khẩu số tiền giá trị tương đương với hàng hoá. - Thông qua nhập khẩu: xin giáy phép nhập khẩu nộp thuế chịu mọi lan can tàu ở cảng bốc hàng điều này bao gồm người mua phải mua bảo hiểm cho hàng hoá nều thấy cần thiết. c - Đối với vận chuyển bằng Container: - Người nhập khẩu có thể nhận hàng qua phương tiện vận chuyển. Cập chí qua cách gọi là bài - Bài ở đây việc đóng và dỡ hàn do người chịu, hoặc giao lẻ ở đó người bán phải đóng hàng chịu chi phí vận chuyển dỡ hàng ở CFS (bài container) giao cho người mua cách này gọi là trạm - trạn phải lưu ý rănf CY là bãi container, gần cảng còn CFS là nơi giao nhận kiểm tra đóng gói hành có thể ở khu vực cảng hoặc sâu trong nội địa. - Khi giao hành bằng container nên chọn cơ sở giao hàng thay cho FCS và CIF là FCA cad CIF: III - Những Nhân tố ảnh hưởng đến nhập khẩu của các doanh nghiệp Xuất nhập khẩu. Kinh doanh trong phạm vi quốc gia đã là phức tạp nhưng trên thương trường quốc tế không những được mở rộng cả về không gian và thời gian mà còn gia tăng tác động của một loạt các nhân tố khác. Muốn không chỉ tồn tại mà còn phát triển doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu phải nằm chắc và có đầy đủ thông tin để phán đoán đánh giá thị trường nhập khẩu về cơ bản hoạt động kinh doanh nhập khẩu chịu sự tác động của các nhân tố sau: 1- Anh hưởng của tình thời vụ của nền sản xuất cũng như của các doanh nghiệp thương mại trong và ngoài nước. Tàng hoá đặc biệt là hàng hoá tiêu dùng thường mang tính thời vụ mặc dù đối với từng loại hàng khác nhau đặc tính này thể hiện sự mạnh yếu khác nhau bên cạnh đó tính thời vụ còn tác động tới mức độ nhập nguyên liệu cho sản xuất sản phẩm. Thời vụ của hàng hoá phải là vấn đề quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp kinh nghiệm cái thị trường nhập khẩu, biết đón đầu nhu cầu chứng tỏ doanh nghiệp đó có một chiến lược doanh nghiệp đứng đầu. - Sự sản xuất ở trong nước ra sức cạnh tranh mạnh mẽ với sản phẩm nhập khẩu làm giảm nhu cầu hàng nhập khẩu và ngược lại khi hàng hoá kém phát triển không thể sản xuất các mặt hàng đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao nhu cầu nhập lại gia tăng. - Cũng tương tự như vậy sự lớn mạnh của kinh tế nước ngoài tạo ra các dp có lợi thế so sáng mới hiện đại giá rẻ hơn hấp dẫn thị hiếu người tiêu dùng thúc đẩy, nhập khẩu tuy nhiên không phải khi nào sản xuất trong nước phát triển khi nhập khẩu trong nước bị hạn chế mà nhiều khi nó được thả lỏng để tạo môi trường cạnh tranh và chống độc quyền, trong điều kiện Việt nam do sản xuất trong nước còn yếu kếm nên nhập khẩu bị hạn chế bảo hộ nền sản xuất trong nước cũng như sản xuất sự phát triển của thương mại trong và ngoài nước quyết định chu chuyển lưu thông hành hoá trong nền kinh tế và giữa các nền kinh tế với nhau bởi vậy tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nhập khẩu mà chủ thể của hoạt động này là các doanh nghiệp Xuất nhập khẩu nên sự phát triển của các doanh nghiệp này đồng nghĩa với việc thức hiện có hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu trong một quốc gia mà sự tác động của chính phủ quá sâu sẽ không phát huy được sức mạnh của doanh nghiệp gây ra trí trệ của nền kinh tế. 2 - Ảnh hưởng của sự biến động thị trường trong và ngoài nước. Ta có thể hình dung nhập khẩu như chiếc cầu nối giữa thị trường trong và ngoài nước nhằm tạo ra sự phù hợp gắn bò nhưng cũng bởi vậy nó chịu sự tồn đọng giảm nhu cầu trên một rủi ro này sẽ kéo theo lượng hành qua cầu nhập khẩu giảm, vậy thị trường ngoài nước quyết định sử thoả mãn nhu cầu trong nước. - Yếu tố chu kỳ của nền kinh tế đây là đặc tính tất yếu đã được các nhà kinh tế chứng minh đặc biệt như là các nền kinh tế phát triển như tây âu và bắc mỹ do thị trường luôn luôn biến động nên chu kỳ kinh tế ngày càng ngằn lại mặt khác chân kết của các nhà tư bản vươn ra khắp châu lục vì vậy khi khủng hoảnh thì thị trường co lại và khi hưng thịnh nó lại mở rộng ra kéo theo sự biến động thị trường thế giới, bởi vậy phải thường xuyên đưa ra chính sách nhập khẩu phù hợp quy luật từng thời kỳ. - Nhân tố cạnh tranh đây là yếu tố ảnh hưởng mạnh đến nhập khẩu, nó xẩy ra giữa người mua khi hành hoá khan hiếm và dư thừa khi cung lớn hơn cầu, cuộc cạnh tranh giữa người bán bao giờ cũng có lợi cho nhập khẩu. Ngoài ra còn phải chú đến cạnh tranh trong thị trường nội địa mà từ đó có thể dẫn tới dư cầu hay dư cung bất ngời ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. - Nhân tố thiên tai: Thiên tai là lụt bão, hạn bán có thể xẩy ra trên nước bạn làm gián đoạn hay cắt đứt các hợp đồng nhập khẩu làm giảm lượng hàng nhập khẩu trong các yếu tố khác như lạm phát hàng hoá sản xuất bổ xung hàng hoá thay thế nhập khẩu cũng có tác động nhất đên nhập khẩu. 3 - Ảnh hưởng của giao thông vận tải và liên lạc. - Nói đến nhập khẩu là không thể tách rời giao thông vận chuyển liên lạc, khi yêu cầu cung ứng hàng hoá đầy đủ chính xác kịp thời ngày càng trở thành yêu cầu thiết yếu là cơ sở tạo niềm tin uy tín cho doanh nghiệp thì Xuất nhập khẩu cần phải quan tâm tới vấn đề này. Sự phát triển của đội tàu biển hay đường không đường sắt, đường bộ là điều kiện thuận lợi cho nhập khẩu hiện đại hoá các phương tiện vận chuyển bốc xếp bảo quản hệ thống kho hàng góp phần làm nhanh chóng, an toàn quá trình nhập khẩu. - Thời đại thông tin cùng tiến bộ vượt như máy Fax điện thoại di động DHL giúp doanh nghiệp Xuất nhập khẩu nhanh chóng nắm bắt thông tin về hàng hoá thị trường đơn giản hoá công việc giảm hàng loạt các chi phí nâng cao tính kịp thời nhanh gọn. Hiện nay các doanh nghiệp muốn mở L/c hay cần dùnh Fax. 4 - Ảnh hưởng của hệ thống tài chính ngân hàng. Hiện nay hệ thống tài chính ngân hàng đã phát triển hết sức lớn mạnh can thiệt tới tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế dù lớn hay nhỏ bởi vì nó nắm vai tò quan trọng trong việc quản lý vốn, đám trách việc thanh toán một cách thuận tiện chính xác cho doanh nghiệp nhờ các quan hệ và nghiệp vụ liên ngành ngân hàng việc nhập khẩu sẽ được đảm bảo hàng đến đúng hạn đúng phẩm chất trong nhiều trường hợp nhờ uy tín ngân hàng doanh nghiệp được trả chậm được bảo lãnh vay số tiền lớn giúp doanh nghiệp chớp được thời cơ doanh nghiệp hấp dẫn. 5 - Tác động do chính sách của chính phủ. Không một nền kinh tế nào trên thế giới hiện nay phát triển thuần tuý theo quy định của thị trường, không một chính phủ nào không tác động vào nền kinh tế để hưởng nó phát triển theo hưởng có lợi cho quốc gia, bởi vaqayj chính sách đường lối phát triển của chính phủ là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp Xuất nhập khẩu nói riêng. Để đạt được mục tiêu phát triển hiện nay của Việt nam chính phủ cần có các biện pháp hạn chế và khuyến khích nhập khẩu các mặt hành cho phù hợp sử dụng các công cụ quản lý một cách hữu hiệu. Sự biến động của môi trường như vẫn đề hoá chính trị sự thay đổi trong thị hiếu tiêu dùng sự biến chuyển trong quan hẹ ngoài giao. 6 - Các công cụ quản lý nhập khẩu của Việt nam. Để bảo hộ cho nền kinh tế trong nước chính phủ Việt nam rất chủ trọng đề quản lý các hoạt động nhập khẩu công cụ quản lý nhập khẩu của từng Nhà nước là khác nhau một số nước quản lý bằng thuế một số quản lý bằng ngoại tệ, hạn ngạch.....Muốn nhập khẩu đúng pháp luật doanh nghiệp phải nghiên cái quy định cụ thể và tỷ mỷ các cả Việt nam và các nước bạn hành, công cụ quản lý nhập khẩu của Việt nam hiện nay là. a) Thuế nhập khẩu. Mục đích của việc đánh thuế nhập khẩu là để góp phần phát triển và bảo về sản xuất trong nước hướng dẫn tiêu dùng trong nước và tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Hàng hoá nhập khẩu vào Việt nam bị đánh thuế theo luật thuế do quốc hội nước CHXNCHNN ban hành ngày 26/12/1994. Có nhiều cách đành thuế khác tình theo tỷ lệ phấn trấn trên tổng giá trị hàng hoá hoặc kết hợp cả hai. Ở Việt nam cách tính thuế của mặt hàng đó. Thuế suất được ghi trong biểu thuế quan và xác định trên cơ sở chính sách nhập khẩu có hai mức thuế. Thông thường và ưu đãi. * Thuế ưu đãi dành cho hàng nhập khẩu từ các nước được hưởng quyền đãi ngộ theo hiệp định MFN đã ký của chính phủ, các loại này có thể tính riêng hoặc tình theo mức thông thường rồi giảm đi một số phần trăm nhất định theo luật thuế Việt nam mức ưu đãi này không quá 50% so với thuế suất thông thường. * Thuế thông thường là mức đáng vào hành nói chung không phụ thuộc vào xuất xứ từ nước nào. Để khuyến khích nhập khẩu luật thuế còn quy định các trường hợp miễn giảm thuế. - Hàng được miễn thuế là: + Hành việc trợ không hoàn lại. + Hàng tạm nhập tái xuất. + Hàng là tài sản di chuyển, hàng của cd Việt nam đi công tác lao động học tập hợp tác ở nước ngoài mang theo mức quy định. + Hàng cá nhân hay tổ chức nước ngoài được hưởng theo tiêu chuẩn miễn trừ do chính phủ quy định phù hợp với thông lệ quốc tế. + Hàng là nguyên liệu nhập để gia công theo hợp đồng đã ký kết. + Hàng phập khẩu của xĩ nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài liên doanh trên cơ sở các hợp đồng hợp tác trong các trường hợp cần thiết khuyến khích theo luật đầu tư nước ngoài vào việt nam. + Hàng là quà biếu tặng trong mức quy định. Ngoài ra thuế suất còn là biện pháp bảo về ngành công nghiệp non trẻ trong nước những vần đề cốt lõi là các biện phát kinh tế cơ bản với mục tiêu cạnh tranh trên thị trường thế giới. B - Hạn ngạch nhập khẩu: Đây là hạn ngạch nhập khẩu được quy định cho một mặt hàng nghĩa là Nhà nước sẽ quy định khối lượng hàng nhất định được nhập khẩu bất kể từ thị trường này hạn ngạch vời một thị trường có nghĩa là quy định mặt hàng nhất định được nhập từ thị trường này. Mục đích của hạn ngachj là hình thức hạn chế sử dụng có hiệu quả quy ngoại tề đảm bản cam kết của chính phủ ta với nước ngoài. Đối với các doanh nghiệp việc cấp hạn ngạch giúp họ xác định được giá hành nhập khẩu, ít bị cạnh tranh tren thị trường. Ở nước ta hiện nay hạn ngạch được chính phủ phê duyệt bọ thương mại phân phối công khai bộ thương mạu là cơ quan duy nhất có quyền nhân bổ hạn ngạch trực tiếp cho doanh nghiệp và cùng là người quản lý kiểm tra việc thực heienj hạn ngạch cấp theo quy định số 29/TMDL Xuất nhập khẩu ngày 9/4/1995 nghiên cấm mọi hành vi mua bán hạn ngạch. C - Quản lý bằng ngoại tệ và tỷ giá. Đối với những nước thiếu ngoại tệ như Việt nam áp dụng các biện pháp kiểm soát ngoại tệ bằng cạch điều tiết nhập khẩu một số sản phẩm qua phân phổi ngoại tệ của ngân hàng Nhà nước ở nước ta hiện nay quy định các doanh nghiệp nhập khẩu phải nộp toàn bộ số ngoại tệ thu được vào ngân hàng không được dùng ngoại tệ trong buôn bán trao đổi trong nước, bên cạnh đó chính phủ dùng cộng cụ tỷ giá hồi đoái qua ngân hàng trung ương khuyến khích nhập khẩu theo nguyên lý trị giá đồng tiền nội địa càng thúc đẩy nhập khẩu chế độ một tỷ gái như hiện nay chưa thực sự khuyên khích nhập khẩu. Chương II thực trạng hoạt động nhập khẩu hàng hoá của Công ty Xuất nhập khẩu hợp tác Quốc tế . I- Quá trình hính thành và pr của Công ty. 1 ) Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. Công ty Xuất nhập khẩu hợp tác Quốc tế (tên giao dịch coalimex) là một đơn vị thành việc của tổng Công ty than Việt nam, Công ty là một đơn vị kinh tế độc lập có tư cách pháp nhận có con dấu riêng Công ty trách nhiệm kinh doanh các mặt hàng về than và Xuất nhập khẩu uỷ thác. Tỏng quá trình hoạt động Công ty đã trải qua nhiều quá trình hình thành và phát triển. Từ thành 12 - 1981 trở về trược tiến thân của Công ty là Công ty cung ứng vật tư và Xuất nhập khẩu than. Đến 1 - 1995 Công ty được đổi tên là Công ty Xuất nhập khẩu than và cung ứng vật tư Công ty chính thức đi vào Công ty Xuất nhập khẩu than và cung ứng vật tư Công ty chính thức đi vào hoạt động năm 1982. Trong quá trình hoạt động Công ty thực hiện các chức năng sau: - Xuất nhập khẩu than. - Tiếp nhận vật tư thiết bị phục vụ ngành than. - Tiếp nhận bảo quản cung ứng vật liệu nổ cho ngành than. - Sản xuất thuốc nổ công nghiệp. - Sản xuất bình áp lực. - Công ty có 4 đơn vị trực thuộ thực hiện các chức năng kinh doanh của Công ty. - Xí nghiệp hoá chất mỏ. - Xí nghiệp vật tư vận tải. - Xí nghiệp thu mua và phục hội vật tư thiết bị. - Chi nhánh Coalinem quản ninh. Trong giai đoạn này Công ty hoạt động chủ yếu là thực hiện kế hoạch của Nhà nước giao từ khi chuyển sang cơ chế thị trường Công ty tự tìm kiếm thị trường và tự trang trải, thực hiện nghị định 388/CP tháng 6 năm 1996 Công ty được thành lập lại là đơn vị độc lập trực thuộ bộ năng lượng Công ty vẫn thực hiện chức năng nhiệm vụ cũ. 01/1998 Công ty xác nhập trở thành một đơn vị thành việc của Công ty than Việt nam, Công ty vẫn là doanh nghiệp độc lập tự chủ về hoạt động kinh doanh đến 12/1999 Công ty đổi tên thành Công ty Xuất nhập khẩu hợp tác quốc tế tên viết tắt Coalimex nó có đầy đủ tư cách pháp nhân mở tài khoản tại ngân hàng ngoại thương Việt nam Công ty có các chwcs năng nhiệm vụ sau, Xuất nhập khẩu uỷ thác, kinh doanh than mỏ và các sản phẩm chế biến từ than nhập khẩu uỷ thác, kinh doanh cá loại vật tư phụ tùng xe máy phương tiện vận tải (kể cả thuỷ và bộ) kim khí nguyên liệu sản xuất công nghiệp để phục vụ ngành mỏ và kinh tế quốc dân. - Xuất khẩu trực tiếp vật tư hàng hoá khác và xuất khẩu lao động sang thị trường các nước. - Chuẩn bị dự án thực hiện các dịch vụ nghiệp vụ đầu tư và hợp tác Quốc tế. - Du lịch trong nước và doanh nghiệp khách sạn. - Đại lý vật tư mua bán vật tư phụ tùng xe máy hàng tiên dùng nguyên vật liệu cho ngành xây dựng. - Thiết kế thi công các công trình nhỏ thuộc nội bộ ngành tổng số cán bộ công nhân viên là 135 người chủ yếu làm công tác Xuất nhập khẩu uỷ thác và một số nhiệm vụ đã nêu trên. 2 - Tổ chức bộ mãy quản lý của Công ty. Xuất phát từ chức năng nhiệm vụ chung của Công ty như đã nêu trên, từ các đặc thù kinh doanh của Công ty bộ máy lãnh đạo cũng như tổ chức bộ mãy hoạt đọng trong dây chuyền kinh doanh được bố trí ban giám đốc. Là một Công ty thương mại vừa giao dịch với nước ngoài vừa buôn bán trong nước để chỉ đạo tốt công tác đó ban giám đốc phải được bố trí như sau: * Giám đốc Công ty ngoài việc chỉ đạo chung theo kế hoạch của tổng Công ty tham Việt Nam giám đốc chỉ đạo thực hiện các công tác. + Công tác tổ chức (kể cả nhân sự lẫn kinh doanh). + Công tác nhập khẩu (kể cả uỷ thác và cung ứng). + Công tác chuẩn bị dự án liên doanh với nước ngoài. + Công tác xuất khẩu lao động + Công tác kế hoạch tài chính. - 2 giám đốc, giúp việc cho giám đốc chịu trách nhiệm về mặt hội chính cơ quan. + Chỉ đạo trực tiếp công tác xuất khẩu uỷ thác và xuất khẩu trực tiếp. + Chỉ đại công tác giao nhận và đưa hành xuất khẩu ra nước ngoài. + Chủ tịch hội đồng lương hội đồng kỷ luật hội đồng khoa học... - 1đồng chí 1 trợ lý giám đốc: giúp việc cho giám độc tổ chức các buối đàn phán, với khách hành thư ký các buổi họp giao ban soạn thảo một số văn bản, tiếp các đoàn khách đến giao dịch khi giám đốc chưa bố trí được thời gian tiếp ngoài ra còn có 2 chi nhánh giúp giám đốc thực hiện chức năng kinh doanh. - Chi nhánh Coalimex Quảng ninh: cùng với phòng xuất khẩu làm các thủ tục giao nhận thay tại cảng đầu mối giúp Công ty thực hiện các hợp đồng với các nhà uỷ thác. * Bộ máy kinh doanh bao gồm 2 khối. - Phòng xuất khẩu than và hợp tác Quốc tế. + Đây là phòng đầu mối thực hiện nhiệm vụ chính trong khâu xuất khẩu uỷ thác than và các sản phẩm được chế biến từ than chịu trách nhiệm chế biến từ các thị trường nước ngoài để Xuất khẩu được than theo kế hoạch của Công ty. + Giúp giám đốc ký hợp đồng với nước ngoài và với các nhà uỷ thác. + Trực tiếp thực hiện các phương thức giao than chó nước ngoài. + Hoàn chỉnh các hồ sơ liên quan đến từng chuyến tàu để làm cơ sở thanh toán với nước ngoài và các nhà sản xuất. - 4 Phòng nhập khẩu vật tỷ thiết bị. + Phòng nhập khẩu 1 và phòng nhập khẩu 2 có chức năng nhiệm vụ khai thác các nhu cầu về máy móc thiết bị phục vụ cho khai thác mỏ trên cơ sở đó tìm kiếm các thị trường nước ngoài để ký các hợp đồng uỷ thác nhập (đối với các đơn vị trong ngành than) và ký các hợp đồng cung ứng đối với các đơn vị ngoài ngành than. + Phòng nhập khẩu 3 và 4 hoạt động tương đối đa dạng vừa nhập ủy thác cho tất cả các ngành kinh tế trong nêng kinh tế quốc dân đồng thời làm cả nhiệm vụ đại lý vật tư phụ tùng xe máy nguyên liệu vật liệu....Phục vụ mọi nhu cầu của mọi doanh nghiệp ngoài ra phòng 3 và 4 là một bộ phần chuyên Marketing để tìm kiếm thị trường tiêu thụ hàng nhập khẩu cung ứng của Công ty. + Phòng hợp tác lao động là phòng trực tiếp thực hiện các dịch vụ đưa lao động sang thị trường nước ngoài trên cơ sở được phép của Nhà nước Việt Nam. Nguồn lao động xuất sang các nước chủ yếu là con em ngành than. Như vậy kinh doanh bao gồm các phòng với chức năng nhiệm vụ nhập bởi 2 phòng, phòng kế hoạch và phòng kế toán tài chính phong này có nhiệm vụ giúp giám đốc xây dựng hệ thống kế hoạch bao gồm các khâu kế hoạch doanh thu đựa trên cơ sở kế hoạch doanh nghiệp của các phòng kế hoạch vốn, thu chi nộp ngân sách. Ngoài ra phòng kế hoạch tài chính còn giúp giám đốc phản ánh tình hình doanh nghiệp của các khối kinh doanh , tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty cân đối vốn báo cáo tình hình sử dụng các các nguồn vốn và các quysx giúp giám đốc làm các nghĩa vụ đối với Nhà nước và đối với Công ty. + Phòng tổ chức nhân sự thanh tra bảo vệ là phòng giúp việc cho giám đốc trong công tác tổ chức cán bộ trong bỗ máy của Công ty phù hợp với tính chất kinh doanh của từng phòng quản lý hồ sơ cán bộ xây dựng các chức danh cán bộ theo cơ chế khoán phù hợp với mục tiêu hoạt động kinh doanh của Công ty. + Giúp giám đốc xây dựng các quy chế về lương thưởng cho CBCNV. + Phòng hành chính quản trị là bộ phận giúp việc cho giám đốc thực thi các nhiệm vụ về vẫn thư lưu trừ hồ sơ cùng các phòng ban tiếp các đoàn khách đén đàm phán và kết hợp với phòng kế hoạch tài chính quản lý các tài sản như nhà cửa phương tiện vận tải....Tham gia các hoạt động có tính chất dịch vụ để nâng cao đời sống của CBCNV làm các thủ tục cần thiết để các đoàn khách (kể cả xuất cảnh và nhập cảnh) ra vào Việt Nam lý kết hợp đồng và thực hiện các hợp đồng kinh tế đó trên cơ sở Nhà nước cho phép. Quá trình hoạt động kinh doanh và bộ máy tổ chức của Công ty được khái quát qua sơ đồ sau: Ban giĂm ¢ìc Khìi kinh doanh Khìi qu¶n l Phßng xuÍt khỈu Phßng nhỊp khỈu C.B.D.A. ®Ìu t­ Phßng hp t¸c lao ®ĩng Phßng hp t¸c lao ®ĩng Phßng hp t¸c lao ®ĩng Phßng hp t¸c lao ®ĩng Chi nh¸nh qu¶n ninh Chi nh¸nh Hơ chÝ minh 3. Tình hình phát triển của Công ty qua một số năm : Trong những năm gần đây cùng với sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ tập quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh, Công ty đã tự vươn lên và chiếm vị trí vững chắc trên thị trường. Để chứng minh cho điều này chúng ta cùng tìm hiểu một số chỉ tiêu kinh tế sau : Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Chênh lệch Tỷ Lệ 1. Doanh thu tiêu thụ + XNK ủy thác + Cung ứng vật tư + Các dịch vụ khác + Các khoản phải trừ thuế XNK 14633178085 1464815111 8520019400 4648373574 960139833 29609993748 8608439164 18717733221 2283821363 1586355926 79782276 1497681663 7143624053 10197743821 2364552211 626261091 79782276 200% 578% 219% 49% 105% 2. Doanh thu thuần 13673038205 27956218546 14283180296 204% 3. Gv. HB 7960953808 16657160648 5714206840 209% 4. Lãi gộp 5712084442 11834694898 6122610456 207% 5. Chí phí bán hàng 3028/501586 7447148869 4418647283 246% 6. Chi phí quản lý DN 3777981018 3762843426 -15074586 99,8% 7. Lãi thuần HĐKD -1904335162 58702603 1153037759 105% 8. Lãi thuần HĐTC 1803497572 1272569958 -529927614 70,6% 9. Lợi tức thuần 372700300 191479260 -181211040 51,48% 10. Tổng lợi tức 108162710 1522551828 440689111 141% Lãi gộp DT thuần 41,78% 42,33% 0,55% Tổng CF/DTT 49,77% 44,24% -5,53% Nộp NSNN 4170832995 6171565849 2000732854 147,99 B1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và các chỉ tiêu kinh tế lựa chọn. Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh thu của Công ty năm 2000 tăng so với năm 1999 về lượng là 14.976.815.663 đ, về tỷ lệ là 202,3% sự tăng lên đột biến của doanh thu là do : - Xuât khẩu uỷ thác và chênh lệnh XNK uỷ thác than tăng lên nhanh về lượng là 7.143.624.053 đ về tỷ lệ là 587 %. Đi sâu vào tìm hiểu ta thấy xt mua than của các đơn vị sau khi được tổng công ty cho phép để xuất khẩu số tiền thu được do chênh lệch giữa giá than xuất khẩu và giá mua được tính vào doanh thu xuất khẩu nên doanh thu thật 587%. - Cung ứng vật tư 2000 : trị giá hàng kim ngạch nhập khẩu về bán cho các đơn vị sản xuất lớn nên doanh thu về hàng cung ứng đã tăng lên so với năm 1999 về lượng là 10.197.743.821, về tỷ lệ 119,4%. Về tỷ lệ lãi gộp năm sau cao hơn năm trước, cụ thể là năm 2000 tỷ lệ lãi gộp tăng só với nă 1999 là 0,55%. Điều này chính tỏ Công ty có sự bố trí sắp xếp hợp lý trong kinh doanh , khai thác trên tiềm năng thị trường giảm chi phí lưu thông, tăng lợi nhuận. Cụ thể trong năm 2000 để thu được 100đ doanh thu Công ty phải bỏ ra 44,24 đồng chi phí so với năm 1999 thì Công ty đã tiết kiệm được 5,53 đồng về chi phí. Về tình hình thực hiện nghĩa với ngân sách Nhà nước Công ty luôn nghiêm chỉnh chấp hành và đóng góp cho Ngân sách Nhà nước , năm 2000 Công ty nộp Ngân sách Nhà nước 6.171.565.849 đ tăng so với năm 1999 về mức là 2.000.723.854 về tỷ lệ 47,99 %. Kết quả trên đã khẳng định sự khôn khéo trong kinh doanh của Công ty đã nhanh chóng nắm bắt và chiếm lĩnh được thị trường thu được lợi nhuận cao. Từ việc kinh doanh có hiệu quả đã cải thiện được đời sống của cán bộ công nhân viên trong Công ty. B2. Tình hình thu nhập của công nhân viên. Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Chênh lệch Tỷ Lệ 1. Tổng quỹ lương 2. Tiền thưởng 3. Tổng thu nhập 4. Tiền lương bình quân 5. Thu nhập bình quân 1973432000 3475000 1976907000 1339000 1393666 2775000000 2775000000 1850000 1850000 801568000 798093000 511000 456334 140,6 140,3 138,2 132,74 Từ số liệu bảng trên ta thấy quỹ lương của Công ty tăng rõ rệt năm 2000 tăng về lượng là 801.586.000 đ, ứng với tỷ lệ 40,6% so với năm 1999. Với mức thu nhập tương đối ổn đinh như trên Công ty đã bảo đảm được đời sống của cán bộ công nhân viên giúp họ yên tâm trong công tác phát huy trí tuệ của mình kinh doanh nhằm mang lại lợi ích cho Công ty. Về cơ cấu của Công ty, với đặc điểm là kinh doanh nhà xuất khẩu uỷ thác nếu tỷ lệ vốn lưu động chiếm khá cao. Nguồn vốn lưu động này giúp Công ty có ưu thế trong việc thanh toán nhanh. Qua bảng 3 nhìn và._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0363.doc