Những giá trị, hạn chế và ảnh hưởng của Đạo Phật đối với nước ta hiện nay

Tài liệu Những giá trị, hạn chế và ảnh hưởng của Đạo Phật đối với nước ta hiện nay: ... Ebook Những giá trị, hạn chế và ảnh hưởng của Đạo Phật đối với nước ta hiện nay

doc17 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1162 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Những giá trị, hạn chế và ảnh hưởng của Đạo Phật đối với nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A-§Æt VÊn §Ò Suèt däc dµi lÞch sö c¸ch nay thiªn niªn kØ §ao PhËt vµ dßng S­ ViÖt ®· chøng minh sù cã mÆt cña m×nh trong cuéc sinh ho¹t toµn diÖn cña d©n téc víi môc ®Ých ch©n hãa thiÖn hãa mÜ hãa nÕp sèng ViÖt Nam nh×n l¹i qu¸ tr×nh h¬n mét ngµn n¨m x· héi ViÖt Nam ch×m ®¾m d­íi sù thèng trÞ cña ng­êi ph­¬ng B¾c th× qu¶ lµ mèi duyªn k× ngé. §ao PhËt truyÒn vµo n­íc ta më ra cho ng­êi ViÖt Nam mét lèi tho¸t b»ng ¸nh s¸ng cña d¹o lý gi¸c ngé gi¶i tho¸t vµ tù chñ. KÓ tõ dã t¹o ®iÒu kiÖn nh©n duyªn cïng víi lèi sèng cña ng­êi ViÖt h×nh thµnh mét nÒn v¨n hãa d©n téc ViÖt s¸ng, ®Ñp. Mµ b¶n chÊt cña nÒn v¨n hãa ViÖt PhËt Êy ®­îc thÓ hiÖn râ nÐt nhÊt qua hai triÒu ®¹i v¨n minh Lý-TrÇn §¹o PhËt ®· cã nh÷ng cèng hiÕn thùc tÕ to lín ®èi víi tæ quèc ViÖt Nam ,trong sù nghiÖp dùng n­íc gi÷ n­íc, ®¸nh giÆc ph­¬ng B¾c dÑp lo¹n ph­¬ng Nam, b¶o toµn l·nh thæ vµ chñ quyÒn ®éc lËp cña quèc gia §¹i ViÖt ë thÓ kØ 11 ®Õn thÕ kØ 15 còng nh­ ®· vµ dang lµ sø mÖnh gi¶i cøu nh©n sÞnh ®èi víi nh÷ng quèc gia PhËt gi¸o vµ toµn thÕ giíi nh©n lo¹i. §ao PhËt vµo ViÖt Nam b»ng cöa ngâ hßa b×nhnh­ vµo nhµ m×nh,kh«ng gièng c¸c ®¹o lývµ ý hÖ kh¸c ®Õn ViÖt Nam b»ng c¸ch ph« tr­¬ng Çm Ü, s¾t thÐp... §ao PhËt së dÜ ®­îc toµn d©n ViÖt ®ãn nhËn lµ v× tinh chØ gi¸o lý §¹o PhËt kh«ng bao giê trai víi sù viÖc nµo , bÊt cø ë ®©u, hang ng­êi nµo, khi con ng­êi biÕt h­íng vÒ ch©n lý. Mµ §¹o PhËt lµ ch©n lý. §¹o PhËt ®· g©y ®­îc d©n phong quèc tôc ®Ñp nªn tõ thuë xa x­a tæ tiªn ta ®· sèng vµ truyÒn ®Õn cho con ch¸u ngµy nay,dï líp con ch¸u co hiÓu hay kh«ng hiÓu g× vÒ nguån gi¸o ®¹o lý cao ®Ñp §ao PhËt nh­ng trong tiÒm thøc hä ®Òu cã mang trong m×nh dßng m¸u tÝn ng­ìng PhËt gi¸o , nªn mäi ý t­ëng ng«n tõ, hµnh ®éngcña hä nh­ ®· sèng thùcvµ thÓ hiÖn ®óng tinh thÇn cña ®¹o mµ hä tin theo. Hay nãi c¸ch kh¸c, §¹o PhËt ViÖt Nam còng chÝnh lµ quÇn chóng nh©n d©n ViÖt Nam. Qua nhiÒu n¨m tån t¹i vµ ph¸t triÓn §¹o PhËt ®· cã ¶nh h­ëng to lín ®Õn ®êi sèng tinh thÇn cña ng­êi d©n ViÖt Nam v× vËy tiÓu luËn nµy ph©n tÝch nh÷ng gi¸ trÞ, h¹n chÕ vµ ¶nh h­ëng cña §¹o PhËt ®èi víi n­íc ta hiÖn nay. B-Néi Dung VÊn §Ò I- Gi¸ TrÞ Cña §¹o PhËt 1. Giá trị của tình thương yêu 1.1 -Điều quý báu thứ nhất từ đạo Phật là con người phải cố gắng sống tốt, sống thiện lành, với tình thương yêu chân thật và rộng lớn đối với mọi người, mọi vật. Nếu mình sống tốt, thiện lành với mọi người, thì một cách tụ nhiên, mọi người cũng sẽ sống tốt và thiện lành đối với mình. Ðó là quy luật nhân quả, một quy luật rất công bằng. Ai cũng có thể hiểu điều này, cảm nhận điều này trong cuộc sống hàng ngày. Ðó là một sự cảm nhận rất tự nhiên, và cũng vì rất tự nhiên cho nên là đúng đắn, không sai. Mình làm điều lành, thì tự nhiên tâm cảm thấy vui, một niềm vui rất thật mà trong sách gọi là phúc lạc, tức là niềm vui do phúc đức đem lại. Ðạo Phật rất coi trọng lòng từ và lòng bi cũng vì lẽ đó. Bồ tát Quán Thế Âm sở dĩ được trọng vọng và sùng bái khắp nơi ở Ðông Á, đặc biệt là ở nước ta, chính vì Ngài là biểu trưng sống động của lòng từ bi lớn. Chính lòng từ bi là cội rễ của tâm Bồ đề, tức là cái tâm qiác ngộ (bodhicitta). Vì vậy mà khi kết thúc cuộc đối thoại với nhà khoa học vật lý thiên văn người Mỹ gốc Việt là Trịnh Xuân Thuận và thầy Matthieu Ricard đã dẫn chứng rất đúng chỗ, bài thơ của Thiền sư Tây Tạng Khabbar: “Ai có lòng bi thì người đó nắm bắt được mọi giáo lý Ai không có lòng bi thì không nắm bắt được bất cứ giáo lý nào...” 1.2Một đặc sắc của tâm hồn người Việt là giàu tình thương. Có thể đây là hệ quả tự nhiên của lịch sử một dân tộc, do vị trí địa lý đặc biệt mà phải trải qua chiến tranh liên miên và thiên tai dồn dập. Và trong niềm đau khổ chung, con người rất thương nhau. Bản thân tôi cảm nhận điều này trong những năm tháng chiến tranh, cũng như trong những tháng vừa qua, miền Trung và Tây Nam Bộ bị lụt lội trầm trọng kéo dài. Từ mọi miền của đất nước, từng đoàn xe tới tấp chở vật phẩm cứu trợ đến các tỉnh bị lụt. Cảnh các em học sinh vùa khóc vùa gói sách vở làm quà tặng gửi các bạn ở những nơi chỉ là đồng nước mênh mông, không còn trường để đến học và cũng không còn sách vở để viết! Từ tất cả những cảnh tượng đó toát ra một tình thương mênh mang, sâu lắng. Và tôi nghĩ: Với tình thương đó, tương lai dân tộc Việt sẽ được đảm bảo. Vì tình thương dẫn tới đoàn kết và thành công trong mọi sự nghiệp của dân tộc Việt 2.Gi¸ TrÞ Gi¸o Dôc Cña Phật Giáo 2.1 Một Giá Trị Nhân Bản Nội dung giáo dục của triết lý Phật giáo chẳng khác gì lời kêu gọi hòa bình – một nhu cầu luôn cần cho mọi người, mọi nhà, và là tài sản quý báu nhất của nhân loại. Đây là giá trị nhân đạo nhất và khác với mọi tôn giáo khác, trong suốt lịch sử tồn tại và phát triển Phật giáo luôn xuất hiện và thâm nhập vào các dân tộc như sứ giả sâu sắc  Đạo Phật đã ra đời trong một thực tại đa diện, phồn tạp của nền văn minh Ấn Độ, xuất hiện để dung hòa các trào lưu tư tưởng đối nghịch, để san bằng những ngăn cách xã hội giữa các đẳng cấp. Rồi từ những căn bản đó, Phật giáo đã duỗi dài nguyên lý vào cuộc sống con người khắp mọi nơi. Trong cội rễ sâu xa, ngay từ khởi thủy tư tưởng giáo dục của triết lý Phật giáo đã mang trong mình những giá trị nhân bản chung toàn nhân loại. Đặc trưng cơ bản nhất đó là tính toàn vũ trụ, toàn diện, tổng hợp. Trong đó lòng Từ bi – Bình đẳng – Vô ngã cùng sự hướng thiện mà đạo Phật muốn giáo dục con người với mục đích “cứu khổ” là quan trọng nhất. Theo Đạo Phật, chính “chấp ngã” đã gây ra cho lịch sử loài người những cuộc chiến tranh núi xương sông máu, chiến tranh tội ác và bạo lực đã và đang là điều nhức nhối  của toàn nhân loại. Trong tình hình này Phật của hòa bình và an lạc 2.2 Giáo Dục Con Người Sống Có Đạo Đức Và Đạt Được Hạnh Phúc Phật giáo cho con người là hơn cả vì có thể thực hiện được tất cả sự tốt đẹp để có thể sống hài hòa. Để giáo dục đạo Phật đã đưa ra bốn chân lý kỳ diệu, với yếu tố biện chứng, kết cấu chặt chẽ khi đưa ra lý thuyết “ngũ uẩn”, chỉ rõ căn nguyên  của khổ đau là do thâm, sân , si cùng với lý luận về thập nhị nhân duyên, đồng thời khẳng định con đường diệt khổ đó là “trung đạo”, “bát chính đạo”... chứa đựng sự lý đầy thuyết phục và hướng con người đến nếp sống thiện lánh xa cái ác. Dạy con người sống cảm thông, hỷ xả với  nhau một cách hòa mục. Vị tha dạy con người sống vì người khác, bao dung độ lượng đó là phương pháp giúp con người đạt được đức hạnh. Đây là động lực nảy sinh mọi điều tốt lành. Phật giáo khẳng định tất cả mọi người đều có “Phật tính” sẽ đạt được nếu thực hành đúng theo giáo lý trao dồi đạo đức trong cuộc sống của chính mình sẽ được hạnh phúc. Từ đó ta thấy giá trị tinh thần đạo đức toàn diện của giáo dục Phật giáo là trình bày sự thật về những mối tương quan giữa sự vật hiện hữu trong cuộc đời để giúp con người có được chính kiến hòng tạo lập cuộc sống của mình và chuyển đổi hoàn cảnh, để có thể chinh phục và cảm hóa được mọi người xung quanh 2.3 Xây Dựng Một Xã Hội Văn Minh Và Tự Do Thế giới này đang sôi sục chiến tranh, mọi bảng giá trị hầu như được con người quy chiếu bằng thước đo đồng tiền. Thái độ “chấp thủ” của từng cá nhân ngày càng nhân lên, thay vì “xả ly” họ lại tự trói mình bằng gông cùm trong hiện hữu. Con người hiện đại ít nhiều đã tự đánh mất phẩm chất cao quý của mình để chạy theo lợi  nhuận. Dù vậy, Đạo Phật đã dạy một đời sống tốt đẹp không chỉ tạo bằng thức ăn ngon, áo mặc đẹp, mái nhà xinh xắn, mà còn được sinh động bởi ý định trong sạch, một lòng từ bi không giáo điều cũng không triết lí bác học. Mà đó là lòng kính trọng phẩm giá quyền lợi của mọi người. Để hết chiến tranh, xây dựng xã hội văn minh, con người phải hết tham lam, thù hận cố chấp. Muốn sống hòa bình an lạc, con người phải có tình thương và hiểu biết. Hòa bình không thể có được chỉ bằng cầu nguyện, ký tên, hay hội thảo kêu gọi suông mà phải làm sao cho mọi người tỉnh thức và chuyển hóa. Những lời kêu gọi đó hết sức có giá trị và nhắc nhở cảnh tỉnh nhân loại hãy đoàn kết góp phần tích cực vào công cuộc giữ gìn hòa bình. Mặt khác trong điều kiện sản xuất chưa phát triển mạnh của xã hội, nhu cầu vật chất ngày càng cao, nên cuộc sống con người gặp khó khăn, nên cái khổ vẫn là điều tất yếu, đôi khi con người cảm thấy bi quan thất vọng. Do vậy, sự giải thích cuộc đời con người chỉ quẩn quanh trong nổi khổ “nhân sinh là khổ” hết sức có ý nghĩa. Việc đưa ra con đường diệt khổ, tự giải thoát mà không chờ bất kỳ cứu nhân độ thế nào đã trở thành tự tưởng giáo dục đầy khích lệ hấp dẫn, mang tính nhân văn sâu sắc. Tư tưởng giáo dục này cũng có ý nghĩa quan trọng trong công cuộc đổi mới của Việt Nam, nhằm xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, mà trong đó quần chúng nhân dân là hạt nhân cơ bản để xây dựng nên tòa lâu đài văn minh của xã hội, đem lại hòa bình cho toàn thể nhân dân ta. 3. Giá Trị Con Người Đạo Phật với nguồn triết lý sâu sắc, bao hàm về cả ba phương diện: tình cảm, lý trí và hành xử, là đạo lấy CON NGƯỜI (Nhân Bản) làm cứu cánh và đối tượng chính để phục vụ và triển khai, bằng cách dạy cho con người thoát mọi ràng buộc khổ đau mê tối của nhân giới, tâm giới và nhiên giới; đồng thời đặt con người trước trách nhiệm của chính mình: Cuộc đời hay hay dở là do con người “tự tác tự thụ”; chẳng có thần thánh nào can thiệp hay thưởng phạt cả. Đức Phật dạy: “Mọi người đều là những vị Phật trong tương lai, vì mọi người đều có phật tính (buddhata) và có khả năng thành Phật”. Con người chỉ cần làm hiển lộ được phật tính (chân lý) ấy, tức sẽ thành Phật. Trong Kinh Hoa Nghiêm (Avatamsaka sutra) chép: “Con người là hơn cả, vì có thể thực hiện được mọi sự tốt đẹp ở đời”. Đạo Phật rất kính trọng con người và từng khuyên con người hãy tự tiến lên, đừng bao giờ lùi xuống. Khi cuộc đời hay hay dở là do con người “tự tác tự thụ” thì có nghĩa là chìa khóa thành công hay thất bại nằm chính trong tay người đại lý chứ không phải một đấng tối cao nào cả. Một số đại lý tự hài lòng với kết quả hiện tại, số khác thì làm việc thất thường, được chăng hay chớ. Khi đứng lại trong khi cả xã hội đang vận động, đang phát triển có nghĩa là tụt hậu, có nghĩa là rơi dần vào vô minh. Thấm nhuần tư tưởng này, người đại lý cần tự học hỏi để phát triển kiến thức, thái độ, kỹ năng và thói quen của bản thân để có một tương lai tốt đẹp, thành đạt. Đạo Phật đặt trọng tâm vào sự Thiện Ác, vào Tội Phúc Báo Ứng Phân Minh và vào luật Nhân Quả, vì biết rằng: Làm Lành được sung sướng. Làm Ác chịu khổ sở. Nhân nào quả ấy. Hành động của chúng ta hiện nay ra sao thì kết quả trong ngày mai cũng lại y như thế. Đạo Phật khuyên con người thực hành hạnh Từ, Bi, Hỷ, Xả, để làm đẹp cho chính con người và cho cuộc sống. Phẩm hạnh nào, tương lai ấy. Đạo Phật dạy cho con người nhận rõ thực chất của mỗi công việc làm mà thí dụ dưới đây là một bằng chứng. Hai người cùng thi hành một việc nghĩa, một người chỉ biết làm với bổn phận và hết lòng; người kia, trái lại, họ làm là cốt để thỏa mãn lòng ham danh, vụ lợi. Tuy là cùng một việc mà hai ý nghĩa khác nhau. Chỉ khi thực hành theo tiếng gọi của lương tâm, của lòng thương yêu và trí sáng suốt mới thật là thể hiện tinh thần Từ Bi, Trí Tuệ. 4. Giá Trị Thiết Thực Và Nhân Bản Của Phật Giáo. 4.1.Giá Trị Nhân Bản Đặc điểm nổi bật của giáo lý đạo Phật là chân thực gần gũi, phù hợp với mọi tầng lớp trong xã hội. Bởi lẽ, con người là đối tượng giáo dục của Phật giáo mà mục đích của giáo dục Phật giáo là hướng con người đến chân hạnh phúc, đến để thấy giá trị đích thực của cuộc sống hiện tại. Vì thế, kinh điển đạo Phật có tư tưởng giáo dục nhân bản rất cao: “Khi sự trung thực hướng về con người mô tả phát hiện, soi sáng bao tình cảm khát vọng chính đáng của con người, giúp con người hiểu thêm về con người, về cuộc sống để mà mến yêu, trân trọng thì chính đó là nhân bản” Giá trị nhân bản luôn luôn phản ánh hiện thực một cách khách quan, đánh giá con người và quốc độ mà con người đang hiện hữu rất cụ thể. Giáo dục nhân bản là giúp con người giao tiếp với thực tại, với cái chất người đang tràn trong hiện tại và tại đây. Theo Phật giáo, quá khứ và tương lai đều phi thực, đều ảo giác; càng truy tìm quá khứ lại càng rối rắm thêm, càng suy nghĩ vọng tưởng tương lai càng đau đầu uổng công mà vẫn không có giải pháp nào đúng cả. Vạn pháp duyên sinh trùng trùng, điệp điệp, không có đầu mối cũng không có chung cuộc. Thế nên, giáo dục Phật giáo luôn mang đậm giá trị nhân bản, cái giá trị của sự sống vượt lên giá trị suy tư và cả giá trị văn hóa truyền thống. Hệ thống kinh điển của đạo Phật luôn giáo dục con người sống trong hiện tại, an trú trong hiện tại, nhận chân được sự thật của cuộc đời khổ đau để lìa khỏi khổ đau, đó là giá trị sống tâm linh của con người hiện tại. Đạo Phật đã đem lại một sự an tịnh trước nỗi khủng hoảng tâm hồn của con người và kêu gọi hãy trở lại với sự sống thực, rất thực để tự gánh lấy trách nhiệm của cuộc đời, nên giáo dục Phật giáo là: “Một nền giáo dục như thế hẳn sẽ tạo nên những mẫu người làm chủ, sống lơi ích cho bản thân và cho xã hội, đập vỡ mọi ách trói buộc bên trong và bên ngoài” ). Con người tự làm chủ mình bằng lý trí, bằng trí tuệ không nô lệ bất cứ một hoàn cảnh đối tượng nào, không bị dục vọng, tham ái chi phối. Vì sao vậy? Tham dục là nguồn gốc của mọi vô minh, ngu muội, là tập khởi của khổ đau; đừng lầm tưởng rằng đạt được thỏa mãn trong tham dục là hạnh phúc. Hạnh phúc ấy chỉ là sự tập khởi của khổ đau, đã ngầm chứa khổ đau. Cho nên giáo dục Phật giáo dạy cho chúng ta nhận ra được một nguồn hạnh phúc chân thật, là nếp sống đạo đức bằng sự tự chủ: “Hãy là nơi nương tựa của chính mình”, đó là giá trị giáo dục nhân bản rất nhân bản. 4.2.Giá Trị Thiết Thực Đạo Phật đến với con người qua những lời dạy thiết thực gắn liền với những hành vi cử chỉ của mỗi người, những mối quan hệ giữa con người với con người và giữa con người với xã hội. Nhưng trong bất cứ tình huống nào thì con người cũng phải “làm chủ”, không bị nô lệ bất cứ một đối tượng nào hay một sự vật nào cả. “Làm chủ” không có nghĩa là nêu cao bản ngã, nuôi dưỡng bản ngã hay độc quyền, độc đoán. Mà “làm chủ” có nghĩa là tự mình làm chủ mình trước mọi hoàn cảnh, trước những đột biến của nội tâm và ngoại cảnh. BS. Victor Pauchet nói rằng: “Muốn thành công trên đường đời, chúng ta phải làm chủ thời cuộc, chúng ta phải làm chủ được người xung quanh. Muốn làm chủ được những người xung quanh, chúng ta phải làm chủ được chính mình”. Chúng ta thấy đó, muốn thành công trên đường đời đã phải làm chủ mình, huống hồ để thành tựu được an lạc giải thoát lại là một quá trình rèn luyện tu tập làm người. Muốn độ người, độ đời, muốn biến Ta bà thành cõi Tịnh độ, trước tiên, nhất thiết phải độ mình, tự quay lại với chính mình, soi rọi tận tâm để tu tập, để sửa đổi, chuyển hóa tâm thức của mình, nên nói: “Phương châm hướng nội, quay về với chính mình, với con người thật của mình... là phương châm sống động nhất và thiết thực nhất để cải tạo xã hội... và xây dựng Niết bàn ngay trên thế gian này”. Đó là cả một quy trình sống “sống với chính mình” ngay trong hiện tại và tại đây. Hiện tại luôn mới mẻ, đầy ý nghĩa sống. Đây là thời gian thích hợp nhất để con người giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Vì thế, Đức Phật luôn quan tâm đến hạnh phúc thực tại của người đệ tử. Lời dạy của Ngài không phải là lời hứa hẹn về cuộc sống tốt đẹp trong tương lai mà là những phương pháp tu tập để thành tựu đời sống hạnh phúc ngay trong hiện tại. Lời nhận định sau nói lên rất rõ ý nghĩa ấy: “Đức Phật khi dạy pháp gì cho đệ tử cũng nghĩ ngay đến hạnh phúc hiện tại của người đệ tử mình, và lời dạy ấy phải thiết thực, được ứng dụng ngay trong hiện tại. Ngài không đề cập đến những triết lý mơ hồ, trừu tượng, viển vông, trái lại lời dạy của Ngài rất thiết thực với cuộc sống con người, ứng dụng ngay trong nếp sống hiện tại”. II.Hạn Chế Của Đạo Phật 1.Phật giáo ngày nay đã bị biến tướng đi nhiều, nặng về hình thức, cúng bái, cầu siêu...Đây cũng là điều dễ hiểu. Bởi vì, ngày xưa Đức Phật chỉ cần một câu nói đã có thể làm cho một kẻ ngu tối trở nên một người giác ngộ. Hiểu điều này một cách khoa học thì: giống như cái mà ta thường gọi là thần giao cách cảm, nguồn năng lượng của một người đã giác ngộ được truyền trực tiếp cho một đối tượng, để họ có thể lĩnh hội Chân lý một cách tức khắc. Vì Chân lý là điều không thể lý giải bởi suy luận của lý trí. Thật tiếc thay những vị chân sư như Đức Phật không còn nữa. Chùa Chiền mọc lên nhiều và các hệ phái Phật giáo khác nhau ra đời, càng ngày con người ta càng ỷ vào các hình thức cúng bái, đọc kinh này nọ. Họ vẫn đang đi tìm chân lý nhưng lại ỷ vào ngoại lực, mà không chịu tìm nó trong tâm mình. Nhưng cách tốt nhất là hãy tôn trọng Tín ngưỡng cũng như Tôn giáo của quần chúng, vì điều này dù chưa giúp họ tìm thấy Chân lý nhưng cũng giúp tâm hồn họ hướng đến điều Thiện. Một đất nước có nhiều con người tốt sẽ là đất nước Thái bình! Đó lại là một Chân lý rồi. Theo bản thân tôi, một Phật Tử, tôi thấy rằng chính sách tôn giáo của Đảng và nhà nước ta là không hề có sự ngăn cấm, hay cản trở những người theo Đạo Phật cũng như các Tôn giáo khác sinh hoạt theo Tôn giáo của mình. Còn ý kiến riêng của bản thân, tôi muốn nhà nước nên tạo thêm nhiều điều kiện, để các vị cao tăng ở nước ngoài có thể về nước thăm thú và giảng đạo. Hoặc ngay cả Đức Đạt Lai Lạt Ma có thể tới VN không, liệu có làm ảnh hưởng tới mối quan hệ ngoại giao với Trung Quốc không?. 2 Ðạo Phật còn mang nặng hình ảnh một tôn giáo khó hiểu, phức tạp, một phần vì quá đa dạng, quá nhiều tông phái, đôi khi mâu thuẫn lẫn nhau. Người mới đến với đạo Phật như lạc vào một mê cung, một khu rừng rậm, giữa những đạo Phật Nguyên Thủy, Thiền, Tây Tạng, Tịnh Ðộ, Duy Thức, Thiên Thai, Nhật Liên, v.v..., không biết nên đi về hướng nào. Người ta còn có thể tự hỏi rằng có nhiều đạo Phật, hay là có những đạo Phật tuy mang tên là đạo Phật nhưng không phải là đạo Phật ? Nói như nhà học giả Henri Arvon : "Cũng như một hạt giống, không còn nhận ra được khi đã nảy mầm và trở thành một thân cây, giáo lý nguyên thủy của đức Phật, trước áp lực của nhu cầu tín ngưỡng và thần bí của con người, đã sinh ra nhiều đạo Phật khác chỉ còn giống lờ mờ so với đạo Phật ban đầu..." 3 Ðạo Phật bị coi là xa vời, thiếu thực tế, khó áp dụng trong đời sống.  Làm thế nào diệt dục trong khi cuộc đời đầy rẫy những lôi cuốn, làm thế nào định tâm trong khi cuộc sống quay cuồng, làm thế nào buông xả trong khi mỗi ngày phải vật lộn với xã hội ? Ðó là những câu hỏi của người Phật tử tầm thường như chúng ta, đứng trước khoảng cách sâu rộng giữa đạo Phật lý thuyết và đạo Phật thực tế, giữa đạo Phật của nhà tu hành và đạo Phật thế tục, giữa đạo Phật trí thức và đạo Phật dân gian.  4 Ðạo Phật còn bị mang nặng một số thành kiến tiêu cực, không phải là không có căn cứ, nhưng cần được giải trừ một cách cặn kẽ, như : "Ðạo Phật yếm thế, tiêu cực, đạo Phật chủ trương khổ hạnh, xa lánh cuộc đời, hủy diệt mọi tình cảm, đạo Phật khinh rẻ đàn bà" v.v...  5 Riêng Phật giáo Việt-Nam còn có một số đặc điểm, do chính lịch sử của mình :  Ðó là ảnh hưởng sâu đậm của Phật giáo Trung Quốc, của Tịnh Ðộ và Mật Tông so với đạo Phật Nguyên Thủy và Thiền Tông, pha trộn với tín ngưỡng dân gian. Rất đông người theo đạo Phật vì truyền thống, nhưng có bao nhiêu người thực tình hiểu và sống đúng đắn đạo Phật ? Ðiển hình là từ vài năm nay tại Việt-Nam, số người đi lễ chùa càng này càng đông, đặc biệt những ngày rằm và ngày lễ. Nhưng đa số lên chùa là để cúng vái, để cầu xin cho chính bản thân và gia đình mình (tức là vẫn còn chấp ngã), chứ không phải là để tìm một con đường tự giác. Thậm chí đã có nhiều sinh hoạt mê tín, dị đoan, chữa bệnh bằng bùa phép, xuất hiện ngay tại hay bên cạnh các chùa chiền Tổ chức Phật giáo Việt-Nam còn thiếu chặt chẽ, thiếu qui củ, so với các giáo hội khác, như Công giáo chẳng hạn. Tại hải ngoại, ai ai cũng có thể lập hội, xây chùa và mời một nhà tu hành tới trụ trì, miễn là có Phật tử tới cúng dường và đóng góp. Về nhân lực, tuy đã có nhiều cố gắng trong công trình đào tạo, nhưng Phật giáo Việt-Nam vẫn còn thiếu kém, chưa đủ tăng ni có trình độ cao học, để cùng với một số cư sĩ họp thành một đội ngũ có khả năng đáp ứng những nhu cầu nghiên cứu và giảng dậy III. Ảnh Hưởng Của Phật Giáo Đến Nước Ta. 1.Ảnh Hưởng Của Phật Giáo Đến Con Người Việt Nam. 1.1 Đặc điểm tư duy người Việt Nam ta trong truyền thống là hướng nội. Hướng ngoại là thiên về nghiên cứu thế giới vật chất bên ngoài. Hướng nội là thiên về nghiên cứu thế giới tinh thần bên trong. Thiền tông đã đề xuất chủ trương “dĩ tâm truyền tâm”. Do đạo Phật quan niệm vạn vật đồng nhất thể, nên bản thể vũ trụ cũng tiềm ẩn trong mỗi con người. Bởi vậy khi làm cho bản thể trong mỗi cá nhân hoà đồng với bản thể vũ trụ, thì ta và thế giới hoà làm một. Muốn đạt được điều đó thì phải có trí tuệ hay Phật học gọi là Bát Nhã. Nhưng để đi đến cái đó, mỗi người phải tự khai mở tâm mình, “hãy tự thắp đuốc lên mà đi”, mà bước đầu là phải có sự biến đổi về mặt đạo đức theo hướng thiện. Điều này hợp với người Việt với truyền thống nghiêng về trau dồi tâm tính, đạo đức luân lý hơn là học hỏi trau dồi tri thức hiện đại. Điểm này khiến người Việt trong cuộc sống đề cao cái tâm, lối sống tình cảm. Cách suy nghĩ và lối sống mang nặng màu sắc tình cảm, một mặt giúp nhân dân ta trong những thời hoạn nạn, thiên tai, địch hoạ... nhưng nó cũng làm hạn chế sự tiến bộ của khoa học - kỹ thuật. 1.2. Đặc điểm tư duy người Việt là chú ý nhiều tới các quan hệ. Cùng một sự vật, hiện tượng chúng ta thường hoặc quan tâm đến cấu trúc, bản chất hoặc nghiên cứu những mối liên hệ, quan hệ với những sự vật , hiện tượng khác. Đương nhiên phương Đông chú trọng mối quan hệ nhiều hơn. Xuất phát từ “dịch”, “vô thường”, người phương Đông cho rằng không có gì là trường tồn, đứng yên mà vạn vật luôn vận động, biến đổi không ngừng. Vì vạn vật sinh sinh, hoá hoá, sắc sắc, không không nên cái ta thấy được chỉ là những mối liên hệ thấp thoáng giữa các trạng thái của sự vật trong quan hệ với những sự vật khác. Để chỉ những mối liên hệ, Phật giáo có luật nhân quả. Nhân quả là chỉ mối quan hệ phổ biến mọi sự vật, hiện tượng. Không có cái tôi độc lập, không có thế giới tác rời “cái tôi, không có “cuộc sống” tách rời - tất cả những cái đó là những tương tác chặt chẽ và chỉ bị tách rời nhau trong tưởng tượng. Do vậy mà người phương Đông, Việt Nam theo đạo Phật thường để ý nhiều đến mối quan hệ, chủ yếu cảm tính, đạo đức nên nhiều nhìn nhận sai lệch, có tính chủ quan duy ý trí. Do đó, cuộc sống người Việt Nam thường chú ý nhiều đến quan hệ họ hàng, làng xóm, xã hội sao cho khôn khéo, tế nhị. 1.3. Chiều sâu ảnh hưởng của Phật giáo. Tư duy người Việt có thêm 1 loạt khái niệm lấy từ Phật giáo. Những khái niệm đó góp phần làm tăng những khái niệm mang tính triết lý của người Việt, khiến tư duy người Việt mang tính khái quát hơn, trừu tượng hơn. Ngoài ra, ảnh hưởng của Phật giáo lên cách tư duy còn thể hiện ở quan niệm về sự phát triển của vạn vật qua 4 giai đoạn: sinh (ra đời, xuất hiện) , trụ (tồn tại, hiện hữu), dị (phát triển, tiến hoá, biến đổi) và diệt (tử, chết, biến mất), còn ở con người đó là sinh, lão, bệnh, tử. Đó là sự phát triển tự nhiên, tất yếu của mọi sự vật, hiện tượng, mọi sự sống. Các khái niệm “vô thường”, “vô ngã” cũng ảnh hưởng nhiều tới hệ tư tưởng phong kiến Việt Nam. Theo quan niệm nhà Phật thì mọi sự vật, hiện tượng là sự kết hợp động của những yếu tố, động (Pháp), bởi vậy chúng luôn vận động không ngừng. Phật giáo đóng góp 1 cách nhìn nhận thế giới động, phù hợp với sự phát triển sự vật. Áp dụng triệt để luật vô thường vào việc phân tích con người, Phật giáo cho rằng người là kết hợp động của 5 yếu tố - ngũ uẩn, bởi vậy con người không có cái gọi là bản ngã mà là vô ngã. Cách nhìn này đã khiến con người sống một cách không sợ và vị tha. Khi quan sát thế giới bên ngoài, Phật giáo đã nhìn ra một mối quan hệ phổ biến, cơ bản giữa các sự vật, hiện tượng – đó là mối quan hệ nhân – duyên - quả. Thuyết này là sự phản ánh khái quát rút ra từ thế giới hiện tượng, đặ biệt là khi xem xét sự phát triển của tự nhiên. Cách nhận thức hợp lý này đã cung cấp cho người Việt một cách suy nghĩ mang tính chất nhân quả để nhìn con người, cuộc sống, vạn vật: “nhân nào, quả nấy”,”gieo gió, gặp bão”, “ở hiền gặp lành”.... Các học giả đều cho rằng chưa có một học thuyết, một tôn giáo nào phân tích thế giới nội tâm, trong đó có tư duy sâu sắc như Phật giáo. Theo Phật học thì tư duy, ý thức của con người tựa như một dòng sông của ý niệm tuôn chảy không ngừng. Trong một sátna( thời gian búng ngón tay), tâm ý ta đã trải qua 960 lần chuyển niệm, trong thời gian một ngày đêm, nó trải qua 13 ức triệu niệm. Dưới dòng sông tuôn trào này, ở nơi sâu thẳm vô hình đâu đó là A lại da thức (Tạng thức) – nơi tàng trữ mọi mầm mống của vũ trụ. Tuy khó hình dung nhưng Phật giáo đã cung cấp cho ta một cái nhìn động về tư duy, ý thức. Phật giáo chỉ cho ta rằng muốn có tư duy, suy nghĩ đúng thì điều kiện cần là phải tập trung tư tưởng. Tư tưởng, tư duy, ý thức của con người giống như ngọn đèn. Nếu cứ để bình thường thì toả sáng 4 phương, nhưng nếu biết tập trung toàn bộ ánh sáng vào một điểm, hội tụ chúng lại, thì điểm này trở nên rất sáng và mạnh. Vai trò của Thiền đối với tư duy cũng giống như việc tập trung ánh sáng vậy. Nó là một phương pháp khoa học. Phật giáo còn dạy muốn suy nghĩ thật khách quan cần phải có cái tâm bình tĩnh, tỉnh táo. Tâm nhảy nhót như khỉ vượn, bị thiêu đốt bởi tham lam, hận thù, si mê, tâm đứng ở nhị kiến, thích và không thích, yêu và ghét, thì nhận thức không thể nào khách quan được. Tâm như vậy giống như mặt nước hồ qua trận cuồng phong làm nổi sóng, vẩn đục và không thể nào thấy được những viên cuội dưới đáy sông. Muốn cho tâm được yên tĩnh, tỉnh táo thì việc đầu tiên là nên nghĩ và làm những điều thiện. Đạo Phật hướng người Việt tới việc suy nghĩ về làm những điều thiện, làm lành lánh giữ. Trong các loại nghiệp của con người có 3 loại nghiệp quan trọng nhất là thân, khẩu, ý. Trong đó Phật giáo coi nghiệp ý (về tư duy, suy nghĩ) là quan trọng nhất. “Tổng vệ sinh”, “làm sạch” tư duy vừa là công việc khẩn thiết vừa là công việc thường xuyên từng giờ, từng phút với mỗi Phật tử. Tư tưởng từ bi bác ái, chủ trương khuyến thiện trừ ác, hỷ xả, cứu khổ, cứu nạn là những tư tưởng lôi cuốn đông đảo người Việt và trở thành lòng thương người, tính nhân đạo của họ. Chính vì quan tâm cứu vớt con người trước bất công đau khổ nên người Việt đã tiếp thu và nhiệt tình ủng hộ đạo Phật. Đạo Phật cũng đóng góp một khía cạnh phương pháp nhận thức quan trọng – đó là mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, tinh thần và tự nhiên hay tâm và vật. Một mặt thì tâm và vật không tách rời nhau. Không có vật thì cũng chẳng có tâm. Ngược lại, không có tâm thì vật như thế nào ta cũng không biết. Sở dĩ có vật là vật do ta đã quẳng cái tâm vào đó rồi. Mặt khác, không chỉ có vật chất, giới tự nhiên, vật luôn vận động mà ý thức, tinh thần, tâm cũng luôn vận động. Hai cái luôn vận động như vậy, cậy làm thế nào để nắm bắt, nhận thức được cái thứ hai. Đứng trước vấn đề này Phật giáo đã đưa ra giải pháp như đã trình bày là tập trung tư tưởng, giữa cho tâm yên tĩnh, tỉnh táo. Như vậy ở đây Phật giáo dùng cái tĩnh trong sáng được tập trung cao độ để nắm bắt cái động, “dĩ biến bất biến ứng vạn biến”. Đây là một vấn đề khá lý thú so với nhận thức thông thường. 2. Phật Giáo Và Chính Trị Có một vấn đề cơ bản mà ta phải nhận định khi tôn giáo bị pha trộn với chính trị. Căn bản của tôn giáo là đạo đức, lòng trong sạch, và đức tin; trong khi đó, căn bản của chính trị là quyền lực. Trong tiến trình lịch sử, tôn giáo thường bị lạm dụng để hợp thức hóa những người cầm quyền và sự áp dụng của quyền lực. Tôn giáo đã bị lạm dụng để biện minh cho chiến tranh và thôn tính, đàn áp, chém giết tàn bạo, nổi loạn, tàn phá các công trình văn hóa và nghệ thuật Mục đích của Phật Pháp không phải nhắm đến việc thành lập các định chế và cơ cấu chính trị mới. Trên cơ bản, tôn giáo tìm cách giải quyết các vấn đề trong xã hội bằng cách giáo hóa mỗi cá nhân, vốn là thành viên của xã hội, và bằng cách đưa ra các nguyên tắc tổng quát để điều hướng xã hội tiến đến một phong thái nhân bản, cải thiện đời sống của mọi thành viên, và cổ động sự phân phối các nguồn vật lực một cách công bằng hơn Mặc dù chúng ta công nhận về sự lợi ích trong việc tách rời tôn giáo và chính trị, và về các giới hạn an lạc và hạnh phúc mà hệ thống chính trị mang đến, nhưng cũng có nhiều khía cạnh trong các lời dạy của Đức Phật có những tương quan với các bố cục chính trị ngày nay.    2.1Thứ nhất, Đức Phật đã giảng dạy về tính cách bình đẳng của con người - cả mấy ngàn năm trước tuyên ngôn của ông Abraham Lincoln (Tổng Thống Mỹ). Ngài dạy rằng các giai cấp, tầng lớp trong xã hội chỉ là những hàng rào nhân tạo do xã hội dựng ra. Việc sắp xếp thứ bậc của loài người, theo lời Ngài, chỉ có thể dựa trên phẩm chất giới hạnh của họ mà thôi. 2.2Thứ hai, Đức Phật khuyến khích tinh thần hợp tác bình đẳng và tích cực tham gia đóng góp trong xã hội. Đây là một tinh thần đã được cổ võ trong tiến trình chính trị của các xã hội hiện nay. 2.3Thứ ba, Ngài đã không chỉ định một người nào để kế thừa Ngài. Ngài chỉ dạy rằng, mọi người phải tự mình mà tu học, lấy Chánh Pháp làm nền tảng và làm nơi nương tựa. Các thành viên của Tăng Đoàn chỉ chịu sự hướng dẫn của Giáo Pháp và Giới Luật (Dhamma-Vinaya) - như là một bộ luật sinh hoạt. Cho đến ngày nay, mỗi tu sĩ của Tăng Đoàn đều phải tuân thủ bộ Giới Luật đó để làm kim chỉ nam hướng dẫn cho mọi sinh hoạt tu học của mình. 2.4Thứ tư, Đức Phật đã khuyến khích tinh thần tham vấn và tiến trình dân chủ. Điều nầy được thể hiện qua cộng đồng tăng sĩ, trong đó mỗi thành viên đều có quyền quyết định về các vấn đề chung. Khi có một nghi vấn nghiêm trọng cần phải được giải quyết, các vấn đề có liên quan được đem ra giữa các tu sĩ để thảo luận trong một phương cách tương tự như trong hệ thống quốc hội ngày nay. Tiến trình tự quản trị nầy có lẽ sẽ làm nhiều người ngạc nhiên vì nó đã được áp dụng trong các cộng đồng tăng sĩ Phật Giáo tại Ấn Độ trong 2.500 năm trước đây, và phương cách điều hành có rất nhiều điểm tương đồng với các thủ tục thảo luận trong quốc hội. 3.Phật Giáo Và Kinh Tế Thứ nhất là tư tưởng vô thường giúp cho người Nhật dễ thích ứng với hoàn cảnh mới, yêu cầu mới, công nghệ và kỹ thuật mới. Tư tưởng đó của đạo Phật tương tự như và thậm chí còn tiến xa hơn tư tưởng của Héraclite, là sự vật không những thay đổi liên tục mà còn phải thay đổi. Và điều này không có nghĩa là phủ định truyền thống mà duy trì những cái gì vẫn còn có giá trị sống và tiến bộ trong truyền thống. Truyền thống không phải là một sự áp đặt của quá khứ, mà là một nguồn biện pháp và phương tiện đã được thử thách,._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc27061.doc
Tài liệu liên quan