Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong quá trình đô thị hoá ở huyện Từ Liêm Hà Nội

Lời mở đầu 1.Sự cần thiết của đề tài Việt Nam vốn là một nước nông nghiệp với gần 80% dân số sinh sống ở khu vực nông thôn và 70% lao động làm việc ở trong ngành sản xuất nông nghiệp. Trong quá trình đổi mới nền kinh tế bắt đầu từ chỉ thị 100 của Ban Bí thư, Nghị quyết X của Bộ Chính Trị đã mở ra một giai đoạn mới cho sự phát triển nền kinh tế nước ta. Nông nghiệp nước ta trong những năm qua đã đạt được rất nhiều thành tựu đáng kể. Chúng ta đã từ một nước thiếu lương thực triền miên, giờ đây c

doc91 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1452 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong quá trình đô thị hoá ở huyện Từ Liêm Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
húng ta đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới. Tuy nhiên, trong ngành nông nghiệp sản xuất vẫn chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi và thuỷ sản chưa phát triển, mức sống giữa nông thôn và thành thị ngày càng chênh lệch. Điều đó, chứng tỏ nông nghiệp -nông thôn nước ta còn nhiều khó khăn. Để giải quyết được vấn đề đó, thì một trong những biện pháp mang tính cấp thiết hiện nay là chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp- nông thôn nói chung và chuyển dịch cơ cấu cây trồng nói riêng. Từ Liêm- Hà Nội là một trong 5 huyện ngoại thành Hà Nội, có vị trí địa lý thuận lợi để phát triển các mặt kinh tế - văn hoá - xã hội. Trong những năm vừa qua, mặc dù tốc độ đô thị hoá diễn ra tương đối nhanh chóng, song sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu kinh tế của huyện Từ Liêm. Tuy vậy, sản xuất nông nghiệp còn những hạn chế, chưa phát huy tốt các tiềm năng vốn có của huyện. Do chưa xác định được hệ thống trồng trọt hợp lý, có hiệu quả cao. Vấn đề đặt ra cho sản xuất nông nghiệp của huyện Từ Liêm đặc biệt là ngành trồng trọt trong những năm tới là nghiên cứu chuyển dịch cây trồng một cách hợp lý, hiệu quả cao. Mặt khác, đất nông nghiệp của huyện Từ Liêm trong một vài năm tới sẽ mất đi hàng nghìn ha cho công cuộc công nghiệp hoá-hiện đại hoá (CNH-HĐH) nông nghiệp nông thôn và đô thị hoá. Do đó, sẽ có hàng vạn lao động mất đi tư liệu sản xuất, không có việc làm. Vì vậy, chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở huyện Từ Liêm một cách có hiệu quả và hợp lý lại bức xúc và cần thiết hơn bao giờ hết. Từ những lý do thực tiễn trên em đã chọn đề tài: “Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong quá trình đô thị hoá ở huyện Từ Liêm Hà Nội” làm đề tài tốt nghiệp. 2.Mục đích của đề tài Làm sáng tỏ cở sở khoa học chyển dịch cơ cấu cây trồng trong nền kinh tế thị trường. Đánh giá đúng thực trạng cơ cấu cây trồng và chuyển dịch của nó trên địa bàn huyện, tìm ra những nguyên nhân và tồn tại của nó. Từ đó, đưa ra những giải pháp chủ yếu để khắc phục nhằm tạo ra một cơ cấu cây trồng hợp lý và sự chuyển dịch cây trồng có hiệu quả kinh tế cao khi mà đất nông nghiệp dần dần mất đi do tốc độ đô thị hoá nhanh của huyện. 3.Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp khoa học –Phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử _Phương pháp thống kê kinh tế _Phương pháp phân tích hệ thống _Phương pháp kế thừa kết quả nghiên cứu _Phương pháp điều tra phỏng vấn 4.Kết cấu của đề tài này bao gồm Chương I: Cơ sở lý luận chung về cơ cấu cây trồng và chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Chương II: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong quá trình đô thị hoá của huyện Từ Liêm những năm vừa qua. Chương III: Phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong quá trình đô thị hoá của Từ Liêm Trong quá trình thực hiện đề tài em đã được sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dẫn TS. Trần Quốc Khánh, các thầy cô trong khoa, cơ quan thực tập huyện Từ Liêm, trung tâm thư viện đại học Kinh Tế Quốc Dân. Em xin chân thành cảm ơn. Với sự cố gắng nỗ lực của bản thân, nhưng do thời gian và trình độ có hạn nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự chỉ bảo, bổ sung các ý kiến quý báu của thầy cô để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày 26 tháng 5 năm 2003 Sinh viên Nguyễn Đức Thịnh Chương I: Cơ sở lý luận chung về cơ cấu cây trồng và chuyển dịch cơ cấu cây trồng I. Khái niệm đặc trưng cơ cấu cây trồng 1. Khái niệm cơ cấu cây trồng và chuyển dịch cơ cấu cây trồng 1.1. Cơ cấu cây trồng Thuật ngữ: “cơ cấu” là một phạm trù, biểu hiện cấu trúc bên trong, mối liên kết các bộ phận hợp thành. Nội dung của cơ cấu phản ánh vai trò, vị trí của từng bộ phận hợp thành và mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa chúng trong tổng thể. Một cơ cấu cụ thể của sự vật hiện tượng không phải là bất biến, mà nó được thay đổi phù hợp với những điều kiện lịch sử nhất định hay nói cách khác nó phù hợp với điều kiện khách quan. Cơ cấu cây trồng là một phạm trù khoa học biểu hiện trình độ tổ chức và quản lý sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, cơ cấu cây trồng cũng là một chỉ tiêu quan trọng của chiến lược nông sản hàng hoá. Một quan niệm khác, định nghĩa cơ cấu cây trồng là tổng thể các mối quan hệ hữu cơ với nhau theo những tỷ lệ nhất định, chúng tác động qua lại lẫn nhau trong những điều kiện không gian và thời gian nhất định, tạo thành một hệ thống kinh tế nông thôn, một bộ phận hợp thành không thể tách rời của hệ thống nền kinh tế quôc dân. Cơ cấu cây trồng còn là một bộ phận chủ yếu của cơ cấu sản xuất nông nghiệp và cơ cấu kinh tế nông thôn nước ta. Trên đây, là hai khái niệm cơ bản về cơ cấu cây trồng nhưng nó chỉ được hiểu một cách tương đối và khái quát nhất. Sự phát triển của cơ cấu cây trồng tuỳ thuộc vào trình độ của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội. Quá trình phát triển của lực lượng sản xuất nói chung và cơ cấu cây trồng nói riêng đã xác lập những tỷ lệ theo mối quan hệ nhất định. Tuỳ theo điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội của từng vùng phù hợp với những loại cây nào ví dụ: “đất nào, cây ấy”. Do đó, cơ cấu cây trồng hình thành từ những loại cây trồng đó, cơ cấu cây trồng có thể được hình thành từ nhiều nhóm, chẳng hạn nhóm cây lương thực gồm: lúa, ngô, khoai, sắn, nhóm cây ăn quả gồm: bưởi, cam, táo... nhóm cây rau màu... Như vậy, có thể hiểu cơ cấu cây trồng một cách đơn giản hơn đó chính là thành phần và các loại cây trồng bố trí theo không gian và thời gian trong một cơ sở hay một vùng sản xuất nông nghiệp. Cơ cấu cây trồng là một nội dung trong hệ thống các biện pháp kỹ thuật gọi là chế độ trồng trọt. Ngoài ra, nó còn bao gồm chế độ luân canh, làm đất, bón phân, phòng trừ sâu bệnh, kỹ thuật chăm sóc... Cơ cấu cây trồng là yếu tố cơ bản của chế độ canh tác vì chính nó quyết định nội dung của các biện pháp kỹ thuật khác. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ (KHCN) ngày càng phát triển. Đặc biệt, là công nghệ sinh học, đã tạo ra những giống lúa mới ngắn ngày, những giống cây con cho năng suất cao, chất lượng tốt để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Cuộc cách mạng xanh đang diễn ra ở một số nước nhiệt đới trong những năm gần đây, trong đó có cả nước ta, làm thay đổi bộ mặt, bức tranh về nền nông nghiệp nước nhà. Như vậy, cơ cấu cây trồng là một vấn đề quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, là nước ta đang phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá trong quá trình CNH-HĐH đất nước. Vì vậy, cần có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở nhiều vùng, nhiều địa phương để đáp ứng được yêu cầu của phương hướng sản xuất mới cũng như của cơ chế thị trường. 1.2. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng Chuyển dịch cơ cấu khi xem xét trong một tổng thể nhất định là sự phát triển về cơ cấu các bộ phận hợp thành tổng thể đó trong một khoảng thời gian nhất định. Quá trình phát triển về cơ cấu đó bao gồm sự thay đổi những mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành trong quá trình phát triển của tổng thể. Như vậy, chuyển dịch cơ cấu cây trồng là quá trình phát triển hay quá trình thay đổi về thành phần các loại cây trồng trong một cơ sở hay một vùng nhất định. Một số khái niệm hình thành trong quá trình chuyển dịch cơ cấu là điều chỉnh cơ cấu: là quá trình chuyển dịch cơ cấu trên cơ sở thay đổi một số mặt, một số yếu tố của cơ cấu làm cho nó thích ứng với điều kiện khách quan từng thời kỳ, không tạo ra sự thay đổi đột biến tức thời. Cải tổ cơ cấu là quá trình chuyển dịch mang tính thay đổi về mặt chất so với thực trạng cơ cấu ban đầu, nhanh chóng tạo ra sự đột biến. 2. Đặc trưng của cơ cấu cây trồng 2.1. Cơ cấu cây trồng mang tính khách quan Sự phát triển của cơ cấu cây trồng mang tính khách quan cũng như cơ cấu kinh tế nói chung, tuỳ thuộc vào sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội. Quá trình phát triển của lực lượng sản xuất nói chung và cơ cấu cây trồng nói riêng tự nó đã xác lập những tỷ lệ theo mối quan hệ nhất định. Cơ cấu cây trồng và xu hướng biến đổi của nó phụ thuộc vào điều kiện khách quan, như điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội nhất định của từng vùng, từng địa phương, từng nước chứ không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Tuy nhiên, vai trò của con người vô cùng quan trọng. Con người có thể tác động vào cơ cấu cây trồng làm cho nó chuyển dịch phù hợp với những điều kiện khách quan để mang lại hiệu quả và lợi ích cao hơn, và quá trình đó diễn ra một cách nhanh hơn khi có sự tác động của con người. 2.2. Cơ cấu cây trồng mang tính lịch sử, xã hội nhất định Cơ cấu cây trồng không phải tự nhiên sinh ra cũng không phải tự nhiên mất đi mà nó được hình thành do những điều kiện tự nhiên cụ thể, sản xuất khác nhau của từng vùng, từng nước. Do vậy, chúng có điều kiện tự nhiên, điều kiện lịch sử, xã hội khác nhau. Vì vậy, không có một cơ cấu cây trồng nào áp dụng chung cho mọi vùng sản xuất mà nó chỉ có ý nghĩa kế thừa và chọn lọc để phù hợp với các điều kiện nhất định trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định. Nhưng do quá trình phát triển không ngừng của cuộc cách mạng KHCN thì nó nảy sinh thêm một hình thức phân công lao động quốc tế. Nói như vậy, là chỉ có những nước nhiệt đới mới có những sản phẩm mang tính nhiệt đới như: Cao Su, Cà phê, Cọ Dầu…còn những nước hàn đới thì không. Điều này chứng tỏ rằng, cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện lịch sử, xã hội của từng nước nhất định. 2.3. Cơ cấu cây trồng không cố định mà có sự biến đổi Cơ cấu cây trồng luôn biến đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện. Nó luôn vận động và phát triển thông qua sự chuyển hoá từ cái cũ sang cái mới, từ đơn điệu đến đa dạng, từ hiệu quả kinh tế thấp đến hiệu quả kinh tế cao. Do yêu cầu của sự tăng trưởng và phát triển xã hội. Cơ cấu cây trồng chuyển dịch theo một quá trình, không phải cơ cấu mới có sẵn, tự nhiên xuất hiện và thay đổi đột ngột cơ cấu cũ mà nó là cả một quá trình thay đổi. Quá trình này diễn ra nhanh hay chậm còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, nhu cầu đáp ứng các loại nông sản của người tiêu dùng, các chính sách vĩ mô và vi mô của Nhà nước. 2.4. Cơ cấu cây trồng mở rộng gắn liền với công nghiệp, thương nghiệp phát triển Công nghiệp chế biến phát triển góp phần tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người nông dân. Đồng thời, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao đa dạng của xã hội. Nước ta, những sản phẩm nông nghiệp rất phong phú và đa dạng nhưng qua chế biến thì chưa nhiều, chỉ khoảng 20%, còn 80% vẫn còn phải xuất khẩu ở dạng thô nên giá trị rất thấp, hiệu quả không cao. Mặt khác, thương nghiệp phát triển giúp cho cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng thông suốt. Nghĩa là, quá trình tiêu thụ sản phẩm được thuận lợi hay khó khăn. 3. ý nghĩa của việc xác định cơ cấu cây trồng hợp lý Cơ cấu cây trồng hợp lý là cơ cấu cây trồng mà trước hết phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của từng vùng, từng địa phương, từng nước. Hơn nữa, nó phải đáp ứng đúng nhu cầu về lương thực, thực phẩm của thị trường. Đồng thời, nó phải phù hợp với quan điểm tiên tiến về phát triển nền nông nghiệp toàn diện trong bối cảnh phát triển kinh tế chung của đất nước. Xác định cơ cấu cây trồng hợp lý có ý nghĩa quan trọng trong quá trình chuyển đổi nông nghiệp từ độc canh cây lương thực sang nền nông nghiệp đa dạng có nhiều nông sản hàng hóa, phục vụ cho tiêu dùng và cho xuất khẩu, làm tiền đề vững chắc cho việc thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn. Cơ cấu cây trồng là căn cứ để xây dựng các kế hoạch đầu tư vốn, sử dụng lao động và các loại tư liệu nông nghiệp cũng như áp dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất nông nghiệp. Xác định cơ cấu cây trồng hợp lý theo hướng đa dạng hoá cơ cấu cây trồng sẽ tạo điều kiện cho người nông dân giảm được rủi ro xuất phát từ nền kinh tế thị trường với những cơn sốc về giá cả và sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng. Mặt khác, xác định cây trồng hợp lý với việc luân canh cây trồng, trồng xen hay gối vụ tạo điều kiện khả năng chi phí các yếu tố đầu vào như phân công lao động, vốn…Đồng thời, nó góp phần cải tạo độ phì nhiêu của đất đai ngày càng tốt lên, góp phần bảo vệ môi trường ngày một tốt hơn. Hiện nay, ở nước ta với gần 80% dân số sinh sống ở khu vực nông thôn, gần 70% lao động nông nghiệp. Xác định cơ cấu cây trồng hợp lý góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, lực lượng lao động dồi dào ở nông thôn và không thể thu hút ngay vào các ngành sản xuất khác như công nghiệp, dịch vụ. Do vậy, đây là một quá trình rất khó khăn đối với lực lượng lao động nông thôn dư thừa này, có thể dẫn đến nhiều vấn đề phức tạp cho xã hội. Vì vậy, chuyển dịch cơ cấu cây trồng có khả năng tạo ra nhiều việc làm hơn cho dân cư nông thôn, giảm thời gian nhàn rỗi trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Từ đó, cũng giảm được dòng di dân từ nông thôn ra đô thị. Mặt khác, điều kiện phát triển nền kinh tế nhiều thành phần trong nông nghiệp thì việc xác định một cơ cấu cây trồng hợp lý, đạt hiệu quả cao là một đòi hỏi tất yếu đối với thành phần kinh tế sử dụng đất nông nghiệp ở nước ta. Việc nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở nước ta hiện nay vừa là nội dung trọng tâm của chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vừa là biện pháp để phát triển nông nghiệp toàn diện, bảo vệ tốt nguồn tài nguyên đất đai và môi trường. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng vừa mang tính thực tiễn, vừa mang tính lý luận. Từ việc nghiên cứu cơ cấu cây trồng, đã đặt ra cho các nhà lý luận cũng như các nhà quản lý những nhiệm vụ mới, có ý nghĩa chiến lược trong bố trí sản xuất trồng trọt hợp lý. Đó là xác đinh cơ cấu cây trồng trước mắt và trong tương lai, phục vụ cho chiến lược phát triển nền nông nghiệp nước ta theo hướng sản xuất hàng hoá, gắn với nhu cầu thị trường và không ngừng bảo vệ, tái tạo tài nguyên môi trường, nhằm CNH-HĐH nông thôn nước ta. II. Những nhân tố ảnh hưởng và xu hướng chuyển dịch của cơ cấu cây trồng 1. Những nhân tố ảnh hưởng Sự chuyển dịch của cơ cấu cây trồng chịu ảnh hưởng của nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan. Sau đây là những nhân tố đó: 1.1. Nhóm nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên Nhóm nhân tố này bao gồm các yếu tố như: vị trí địa lý của các vùng, lãnh thổ, điều kiện đất đai các vùng, điều kiện khí hậu các vùng, các nguồn tài nguyên khác như: nước, khoáng sản, rừng, biển... Các nhân tố tác động trực tiếp đến sự hình thành, vận động và biến đổi của cơ cấu cây trồng, sự tác động và ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên tới mỗi loại cây trồng không giống nhau. Chính từ sự không giống nhau đó làm cho số lượng và quy mô các loại cây trồng khác nhau. Điều này thể hiện rất rõ trong sự phân biệt về cơ cấu cây trồng giữa các vùng trong cả nước đặc biệt là giữa đồng bằng với miền núi, hay là bản thân ngay trong cùng một lãnh thổ. Do đó, phải dựa vào cơ sở của các phương án phân vùng quy hoạch nông nghiệp nhất là việc hình thành các vùng chuyên canh cây trồng, hình thành các vùng trọng điểm sản xuất hàng hoá có hiệu quả kinh tế cao. Cần phải nhận thức rằng, không thể dựa vào quan niệm sản xuất hàng hoá nhỏ, phân tán, manh mún, để bố trí cây trồng một cách tràn lan, bất hợp lý mà phải dựa vào khai thác lợi thế từng vùng, từng địa phương để bố trí cây trồng hợp lý, lấy hiệu quả kinh tế- xã hội làm thước đo để đánh giá. -Vị trí địa lý của vùng, lãnh thổ Vị trí địa lý của vùng là nơi chốn của vùng, lãnh thổ đó trong mối quan hệ với các vùng, lãnh thổ khác. Mỗi vùng lãnh thổ phù hợp với một giống cây trồng nhất định và vị trí địa lý của vùng, lãnh thổ cùng với một số yếu tố thuộc về kinh tế, xã hội ảnh hưởng tới cơ cấu cây trồng sao cho phù hợp với mối quan hệ giữa vùng lãnh thổ đó với các vùng lãnh thổ khác. Xác định cơ cấu cây trồng và chuyển dịch cơ cấu cây trồng của một vùng lãnh thổ phải dựa vào thế mạnh của từng vùng, hay lợi thế so sánh của từng vùng. Đồng thời, phải phù hợp với quan điểm về chuyên môn hoá và đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp của cả nước. Vị trí địa lý là một trong những yếu tố quan trọng quyết định thế mạnh của từng vùng, từng địa phương, từng nước, thông qua mối quan hệ giữa các vùng lãnh thổ về cơ sở hạ tầng, thị trường đầu ra... -Khí hậu Khí hậu là một trong những yếu tố quan trọng để xác định cơ cấu cây trồng. Đối với việc bố trí cây trồng hàng năm, việc quan trọng là có thể xem xét trồng cây gì, mấy vụ trong một năm. Ví dụ như Miền Bắc và Miền Nam khác nhau cũng tạo ra cây trồng và cơ cấu cây trồng cũng rất khác nhau. Điều này, phụ thuộc vào nhu cầu nhiệt lượng của cây trồng và tổng nhiệt lượng hàng năm của vùng đó. Các cây trồng hàng năm ở xứ nóng có thời gian sinh trưởng khoảng từ 90-150 ngày, tuỳ thuộc vào nhiệt lượng trung bình ngày để cây có thể tích luỹ được một tổng nhiệt lượng cần thiết gọi là tích tổng ôn, khoảng từ 2500 - 2600 oC. Nếu vùng nào đó có tổng nhiệt đọ khoảng 90000C/năm trở lên thì có thể gieo trồng được 3 vụ trong một năm. Vì vậy, khí hậu là một trong những nhân tố hàng đầu để xác định cơ cấu cây trồng hợp lý và sự dịch chuyển cơ cấu cây trồng cho phù hợp. -Đất đai Đất là nguồn cung cấp nước và chất dinh dưỡng cho cây trồng. Đất và khí hậu hợp thành một hệ thống “khí hậu - đất” tác động vào cây trồng và các đặc điểm của đất thì mới xác định được cơ cấu cây trồng. Hàm lượng chất dinh dưỡng trong đất chủ yếu quyết định đến năng suất cây trồng hơn là quyết định đến tính thích ứng của cây. Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất có thể ngày càng giảm và cạn kiệt nếu chúng ta không biết cải tạo đất đai và sử dụng nó một cách có hiệu quả. Chúng ta có thể khắc phục nó bằng cách bón phân, làm cỏ, trồng xen, trồng gối… Thông thường, các loại đất tốt sẽ trồng xen với các loại cây mà phản ứng mạnh với độ màu mỡ của đất, thành phần cơ giới đất, độ phân hoá, phèn mặn của đất cũng như một số đặc điểm lý, hoá, tính khác nhau của đất để bố trí các loại cây trồng phù hợp. Do đó, nắm được đặc điểm lý, hoá tính của đất nên con người có thể tác động cải tạo dần dần phù hợp với cây trồng hơn. Trong sản xuất nông nghiệp, đất đai là tư liệu đặc biệt không thể thiếu, có thể nói ở đâu có đất đai ở đó có thể sản xuất nông nghiệp được. -Đặc điểm sinh học của các loại cây trồng Cây trồng là thành phần chủ yếu của hệ sinh thái nông nghiệp. Nội dung của việc bố trí cây trồng hợp lý là lựa chọn những loại cây trồng nào để lợi dụng tốt nhất các điều kiện khí hậu, đất đai cũng như các nguồn tài lực, vật lực khác của vùng. Mỗi loại cây trồng có đặc điểm sinh học riêng. Đó là yếu tố khách quan mà con người không thể xoá bỏ được mà chỉ có thể tác động vào cây trồng đó phù hợp đặc điểm sinh học của từng loại cây trồng nhằm đem lại lợi ích cho bản thân con người. Với trình độ phát triển của công nghệ sinh học hiện đại con người có khả năng thay đổi bản chất bên trong của chúng theo hướng mà mình mong muốn bằng các biện pháp như: lai tạo, chọn lọc, gây đột biến gen... Xây dựng cơ cấu cây trồng là xây dựng một hệ sinh thái trong nông nghiệp. Như vậy, ngoài các thành phần chính là các cây trồng, vi sinh vật... các thành phần sống này cùng với cây trồng tạo nên một quần thể sinh vật. Chúng chi phối lẫn nhau, tạo nên các mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Vấn đề là phải tạo dựng và duy trì mối cân bằng sinh học trong hệ sinh thái theo hướng hạn chế các mặt có hại, phát huy các mặt có lợi đối với các lợi ích của con người. Vì vậy, khi bố trí cây trồng cần phải có mối quan hệ giữa các đặc điểm sinh học trong hệ sinh thái nông nghiệp. 1.2. Nhóm nhân tố kinh tế- xã hội Nó bao gồm các nhân tố như thị trường trong và ngoài nước, vốn, cơ sở hạ tầng, hệ thống chính sách vĩ mô của Nhà nước, kinh nghiệm tập quán truyền thống sản xuất của dân cư, dân số và lao động... Nhóm nhân tố này luôn có tác động mạnh mẽ tới sự hình thành và biến đổi cơ cấu nông nghiệp nói chung và cơ cấu cây trồng nói riêng. Nói chung, các nhân tố trên đều quan trọng và có mối quan hệ mật thiết gắn bó với nhau, nhưng khách quan mà nói nhân tố thị trường có ảnh hưởng quyết định sự phát triển kinh tế nói chung và sự hình thành biến đổi cơ cấu kinh tế. Bởi vì, nó chỉ tồn tại và vận động thông qua hoạt động của con người. Trong nền kinh tế thị trường, người sản xuất phải sản xuất cái mà thị trường cần, những sản phẩm mà thị trường cần chứ không phải là cái mà người sản xuất có. Nếu không tuân theo những quy luật của thị trường thì người đó sẽ bị đào thải. Mặt khác, những người sản xuất hàng hoá chỉ sản xuất và đem bán ra thị trường, trao đổi những sản phẩm mà họ cảm thấy đem lại lợi ích thoả đáng. Như vậy, thông qua quan hệ cung- cầu mà tín hiệu giá cả thúc đẩy hay ngăn cản người sản xuất tham gia hay không tham gia vào thị trường. Chính sách kinh tế có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy hay kìm hãm quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Nhờ chính sách đổi mới trong những năm qua Nhà nước thông qua việc giao quyền sử dụng đất lâu dài cho hộ nông dân nên người sản xuất ở một số vùng đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đổi mới phương thức canh tác đã thu được hiệu quả cao. Tuy nhiên, có những chính sách nhiều khi chưa tạo môi trường thuận lợi cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất nông nghiệp như chính sách đất đai, chính sách đầu ra... Về chính sách tín dụng và phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn cũng ảnh hưởng rất lớn đến cơ cấu cây trồng hay chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Nếu thiếu vốn thì người nông dân khó có thể đầu tư, thâm canh, áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất nông nghiệp, sản xuất sẽ gặp khó khăn. Mặt khác, trong sản xuất nông nghiệp thì rủi ro lớn, lợi nhuận thấp. Vì vậy, Nhà nước phải có biện pháp chính sách vay vốn ưu đãi đối với người nông dân. Về phát triển cơ sở hạ tầng cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng nhất là điện, thuỷ lợi, giao thông... Cơ cấu cây trồng về cơ bản phản ánh yêu cầu của sản xuất hàng hoá và thị trường, tuân theo sự phân công lao động xã hội, tính chất chuyên môn hoá và tập trung hoá nhu cầu sản xuất hàng hoá và thị trường là điều kiện quyết định sự biến đổi về chất của cơ cấu cây trồng. Suy cho cùng, thì nhu cầu về nông sản và môi sinh của xã hội ngày càng cao thì càng thúc đẩy cơ cấu cây trồng chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Vì vậy, khi xác định cơ cấu cây trồng thì cần dựa vào nhu cầu thị trường, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của mỗi vùng, mỗi địa phương, sự phân công quy hoạch nông nghiệp và phương hướng phát triển nông nghiệp trong từng thời kỳ. 1.3.Nhóm nhân tố về tổ chức, kỹ thuật Nhóm nhân tố này gồm: Các hình thức tổ chức sản xuất, sự phát triển của KHKT và việc ứng dụng KHKT vào sản xuất. Việc ứng dụng những tiến bộ công nghệ vào sản xuất góp phần hoàn thiện các phương thức sản xuất, sử dụng hợp lý, hiệu quả hơn các nguồn lực xã hội và trong ngành trồng trọt. Đặc biệt, với sự phát triển nhanh như vũ bão của KHCN, thì việc ứng dụng các thành tựu của nó vào đời sống và sản xuất ngày càng nhiều và hiệu quả, nhất là công nghệ sinh học đưa các giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất, thay thế dần lao động thủ công bằng máy móc, giải phóng sức lao động, tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh tế. Mặc dù, Người sản suất có tính độc lập và tự chủ trong việc sản xuất nông sản hàng hoá, nhưng để đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao hơn thì người sản xuất phải có sự hợp tác trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Từng hộ nông dân riêng lẻ không thể thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng một cách có hiệu quả vì sản xuất nông nghiệp có đặc điểm riêng gắn liền với đất đai, điều kiện tự nhiên, đặc điểm sinh học của các loại cây trồng…Điều này, đòi hỏi việc chuyển đổi cây trồng và đa dạng hoá sản phẩm phải gắn liền với quá trình mở rộng các mối quan hệ hợp tác, liên kết, dồn đồng, đổi thửa... Mặt khác, sản xuất nông nghiệp có tính sinh lời thấp, rủi ro lớn nên muốn chuyển đổi cơ cấu cây trồng có hiệu quả thì Nhà nước phải quy hoạch thành các vùng chuyên môn hoá, vùng sản xuất hàng hoá gắn liền với việc khai thác các lợi thế so sánh của vùng và luôn luôn đáp ứng nhu cầu thị trường. Bài học đắt giá về cây Cà phê, cây Mía ở nước ta đã chỉ ra là người nông dân Việt Nam vẫn sản xuất một cách tuỳ tiện, khi giá cao thì cung nhiều. Từ đó, dẫn đến cung vượt cầu, làm cho lợi nhuận giảm, thậm chí còn lỗ. Vì vậy, người nông dân phải chịu sự quy hoạch vùng của Nhà nước để có thể chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao. 1.4.Đô thị hoá và ảnh hưởng của nó đến chuyển dịch cơ cấu cây trồng Trước hết, ta phải hiểu được đô thị và đô thị hoá như thế nào từ đó mới thấy được ảnh hưởng của nó. Đô thị là điểm tập trung dân cư với mức độ cao, chủ yếu là dân cư phi nông nghiệp, có cơ sở hạ tầng thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước của một miền, lãnh thổ, 1 tỉnh, 1 huyện hoặc một vùng trong tỉnh hoặc huyện. Đô thị hoá là sự quá độ từ hình thức sống nông thôn lên hình thức sống đô thị của các nhóm dân cư. Khi kết thúc thời kỳ quá độ thì các điều kiện tác động đến đô thị hoá cũng thay đổi và xã hội sẽ phát triển trong các điều kiện mới mà biểu hiện là sự tập trung là sự thay đổi cơ cấu dân cư, cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, hình thái kiến trúc… Trong những năm tới, tốc độ đô thị hoá của nước ta diễn ra một cách nhanh chóng, đô thị ngày càng mở rộng, đất đai sản xuất cho nông nghiệp ngày càng thu hẹp để các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu xây dựng,... mở rộng và phát triển. Việc hình thành, các khu đô thị mới sẽ tạo nên một bước chuyển cấp lớn, nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư nói chung, tạo nên cảnh quan mới văn minh, hiện đại hơn làm thay đổi bộ mặt kinh tế của đất nước. Thực tế cho thấy, nước ta vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu với gần 80% dân số sinh sống ở nông thôn và gần 70% lao động làm việc trong ngành sản xuất nông nghiệp. Tuy nguồn nhân lực dồi dào nhưng chất lượng nguồn nhân lực rất thấp. Đây thực sự là một nguy cơ lớn khi quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá diễn ra với tốc độ cao. Diện tích đất nông nghiệp mất đi sẽ gây khó khăn rất lớn cho hàng triệu người nông dân. Họ mất đi tư liệu sản xuất, phần đông nông dân không được đào tạo kịp thời một ngành nghề khác với trình độ cao để chuyển đổi nghề nghiệp và như vậy sẽ mất đi cơ hội tham gia và hưởng thụ thành quả của quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá. Vấn đề này càng gay cấn hơn đối với những hộ thuần nông, thiếu vốn, lao động già yếu, trình độ học vấn hạn chế. Từ đó, dẫn đến nhiều vấn đề trong xã hội (“ nhàn cư vi bất thiện”). Đây là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng lớn đến chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở nước ta nói chung và Từ Liêm nói riêng. Vì vậy, phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng làm sao cho hiệu quả cao nhất trên một đơn vị diện tích, khi mà đất đai ngày càng thu hẹp. 2. Xu hướng có tính quy luật của chuyển dịch cơ cấu cây trồng 2.1. Xu hướng phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá Sản xuất hàng hoá là xu hướng vận động tất yếu của nền kinh tế nói chung và nền nông nghiệp nói riêng, trong đó chuyển dịch cơ cấu cây trồng phải tuân thủ xu hướng vận động này. Trong quá trình chuyển dịch từ nền kinh tế hàng hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường thì phát triển nông nghiệp có quan hệ chặt chẽ với công cuộc CNH-HĐH. Nhờ có công nghiệp hoá cho phép nông nghiệp được thực hiện theo phương pháp sản xuất và quản lý mang tính công nghiệp, nhờ có hiện đại hoá mà vùng nông thôn có thể tiến kịp thành thị và sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao. Phát triển sản xuất hàng hoá tạo nên sự năng động trong sản xuất kinh doanh, đặt ra yêu cầu cải tiến nhanh về kỹ thuật canh tác, công nghệ sản xuất, nâng cao năng suất lao động xã hội, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Phát triển sản xuất hàng hoá làm cho sự phân công lao động xã hội ngày càng phát triển sâu sắc, chuyên hoá cao, hợp tác hoá, mối liên hệ giữa các vùng, các ngành ngày càng chặt chẽ hơn và kết quả là đẩy mạnh được quá trình xã hội hoá sản xuất và lao động. Sức sản xuất về hàng hoá có quy mô lớn, có ưu thế về trình độ kỹ thuật và khả năng thoả mãn sức mua của xã hội. Xu hướng phát triển cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá. Xu hướng này phản ánh quy luật cung- cầu trong xã hội, có thể thấy rõ trên các khía cạnh sau: Một là, nhu cầu ngày càng tăng về số lượng lẫn chất lượng sản phẩm từ cây lương thực, cây thực phẩm và nhiều loại cây trồng khác. Hai là, thị trường nông sản ngày càng mang tính xã hội hoá và quốc tế hoá. Ba là, CNH-HĐH có quan hệ tương tác mật thiết với nông nghiệp. Bốn là, góp phần bảo vệ môi trường. Tóm lại, Chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá là một xu hướng tất yếu của nền kinh tế thị trường. Đặc biệt, đối với nước ta hiện nay thì xu hướng này là một tất yếu khách quan khi mà nền nông nghiệp nước ta còn ở trình độ thấp và lạc hậu như hiện nay. 2.2. Xu hướng phát triển gắn liền với công nghiệp chế biến Khi xây dựng chuyển dịch cơ cấu cây trồng phải gắn công nghiệp với nông nghiệp. Thông qua công nghiệp chế biến làm tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp đến 60%, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, chất lượng mẫu mã ngày càng tốt của người tiêu dùng. Vì vậy, góp phần làm tăng thu nhập, đời sống của người nông dân ngày được cải thiện và tránh hao hụt sản phẩm nông nghiệp. Do đó, Đảng và Nhà nước ta cần phải quan tâm để gắn vùng sản xuất nông nghiệp tập trung với công nghiệp chế biến. 2.3. Xu hướng phát triển nền nông nghiệp bền vững Xây dựng một nền nông nghiệp bền vững đó là xu hướng tất yếu của tiến trình phát triển. Nội dung của nền nông nghiệp bền vững là: Một nền nông nghiệp sạch biết hạn chế tối đa việc sử dụng các hoá chất có hại cho môi trường, môi sinh và sức khoẻ của con người, kết hợp hài hoà việc phát triển sản xuất với bảo vệ và tôn tạo môi trường. Một nền nông nghiệp phát triển bồi dưỡng và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên của nông nghiệp, đặc biệt là đất đai và nguồn nước. Một nền nông nghiệp có trình độ thâm canh cao biết kết hợp hài hoà giữa việc sử dụng các công nghệ tiên tiến, nhất là công nghệ sinh học như giống mới với kinh nghiệm truyền thống sản xuất của người nông dân để tạo ra sản phẩm nông nghiệp có chất lượng tốt cung cấp cho xã hội. Một nền nông nghiệp có cơ cấu cây trồng ._.và vật nuôi hợp lý, phù hợp với đặc điểm và điều kiện tự nhiên của mỗi vùng. Hội nghị về năng suất xanh đã diễn ra tại Hà Nội, các nhà khoa học đã đánh giá cao về vấn đề bảo vệ môi trường của Việt Nam, nhưng trong thời gian tới Việt Nam cần phải giải quyết một số vấn đề về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái. IV. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của chuyển dịch cơ cấu cây trồng 1.Khái niệm về hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế là phạm trù phản ánh trình độ và khả năng đảm bảo thực hiện có kết quả cao nhất những nhiệm vụ kinh tế - xã hội nhất định với chi phí nhỏ nhất. 2.Khái niệm về hiệu quả chuyển dịch cơ cấu cây trồng Hiệu quả chuyển dịch cơ cấu cây trồng là kết quả so sánh giữa các chỉ tiêu kết quả và chỉ tiêu hao phí, hoặc thước đo trình độ tổ chức sản xuất và mức độ thực hiện các nhiệm vụ cụ thể: của hoạt động sản xuất trồng trọt. 3.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chuyển dịch Đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, hiệu quả kinh tế phải được tính toán một cách thích hợp. Vì nói đến cơ cấu cây trồng là nói đến việc bố trí các loại cây trồng trên từng loại đất cụ thể. Mỗi loại cây trồng đều ứng với một diện tích gieo trồng nhiều khi quyết định quy mô, số lượng và cơ cấu cây trồng của ngành trồng trọt. Hiệu quả chuyển dịch cơ cấu cây trồng phải đảm bảo được giá trị mục tiêu quan trọng: thu nhập và lợi nhuận của cơ cấu cây trồng mới tất yếu phải lớn hơn thu nhập và lợi nhuận của cây trồng cũ. Mặt khác, khi đánh giá hiệu quả kinh tế của chuyển dịch cơ cấu cây trồng có thể dựa vào một số chỉ tiêu như: năng suất đất đai, hiệu quả vốn đầu tư, tổng sản lượng, giá thành và thu nhập, mức lãi của các sản phẩm sản xuất ra, năng suất lao động... Tuy nhiên, việc đánh giá này rất phức tạp và cần phải có thời gian và công sức, nó chỉ đánh giá được một cách tương đối. +Năng suất đất đai: là số lần gieo trồng được trên một đơn vị diện tích trong một năm, hệ số gieo trồng càng lớn biểu hiện năng suất đất đai đạt cao. +Năng suất cây trồng chính: Là sản lượng mà loại cây trồng đem lại tính trên một đơn vị diện tích gieo trồng. +Năng suất lao động: được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động sống trong việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Năng suất lao động phản ánh lượng sản phẩm mà mỗi lao động tạo ra trong một đơn vị thời gian. +Hiệu quả đầu tư vốn: hiệu quả chi phí vật chất biểu hiện kết quả thu được của hoạt động sản xuất kinh doanh tương ứng với mức chi phí đã bỏ ra. +Giá trị tổng sản phẩm nông nghiệp là toàn bộ tổng sản phẩm giá trị vật chất và dịch vụ do lao động nông nghiệp sáng tạo ra trong một thời gian nhất định thường là 1 năm. +Giá trị sản xuất hàng hoá và tỷ suất lợi nhuận. Trên đây, là một số chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế của chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Ngoài hiệu quả về mặt kinh tế còn có hiệu quả về mặt xã hội như khi chuyển dịch cơ cấu cây trồng là giải quyết được bao nhiêu việc làm cho lao động nông thôn, giá nhân công lao động, giá các loại dịch vụ thị hiếu người tiêu dùng… Đời sống của người dân có tăng lên hay giảm đi, các vấn đề an ninh chính trị có được giải quyết hay không. Hiệu quả về mặt môi trường: Khi chuyển dịch cơ cấu cây trồng, môi trường có được cải thiện không, đất đai và nguồn nước có bị ô nhiễm không, sức khoẻ con người có bị ảnh hưởng không, các loại hoá chất đã sử dụng ít đi chưa, số lượng cây xanh có tăng không. Tóm lạị, khi đánh giá hiệu quả của chuyển dịch cơ cấu cây trồng chúng ta phải xem xét đánh giá một cách toàn diện để không bỏ sót các chỉ tiêu. Từ đó, chúng ta có thể chuyển dịch cây trồng có hiệu quả nhất. V. Kinh nghiệm về chuyển dịch cơ cấu cây trồng 1. Kinh nghiệm nghiên cứu ở nước ngoài Hiện nay, vấn đề chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi là một vấn đề lớn mang tính thực tiễn và tính luận cao. Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu vấn đề này qua nhiều năm và đã đưa ra một số giải pháp phù hợp với đặc điểm, vị trí địa lý của từng vùng, từng nước. Để đáp ứng nhu cầu thực tiễn và đưa nhanh tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, theo nhóm tác giả PL. Pluekent, EJ. Rice, Bursill, HH. Fisher thì: “ Nghiên cứu hệ canh tác trên đồng ruộng của nông dân là cần thiết và cấp bách. Muốn đạt hiệu quả cao nhất thì phần nghiên cứu phải được tiến hành trên đồng ruộng của nông dân chứ không phải trên các trại thí nghiệm”. Việc nghiên cứu hệ thống canh tác được tiến hành theo nhiều chiều hướng với nhiều nội dung khác nhau, một trong những nội dung nó là vấn đề tăng vụ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tạo thêm nhiều công ăn việc làm tăng thu nhập... ở một số nước phải đối phó với tình trạng thiếu đất, thừa lao động nhất là các nước đang phát triển trong đó có nước ta. Vấn đề chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ở các nước châu á đã đạt được nhiều thành tích đáng kể. Theo OShia, ở các nước Châu á năm 1950 đã đạt được nhiều thành tích đáng kể, tỷ trọng sản phẩm nông nghiệp chiếm 20% tổng sản phẩm xã hội thì đến năm 1980 giảm xuống còn 6% tỷ trọng lao động trong nông nghiệp ở thời điểm tương ứng là 34,9%, xuống còn 13,7%. Khu vực Đông Nam á giảm chậm hơn, tỷ trọng sản phẩm nông nghiệp từ 43,7% (1950) xuống 25,7% (1980) và tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 72,1% xuống còn 55,9% ở thời điểm tương ứng. Kinh nghiệm của Inđônêxia: bằng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp như kết hợp trồng trọt, chăn nuôi gia súc và nuôi trồng thuỷ hải sản, dùng các giống cây trồng có năng suất cao, đa dạng hoá cây trồng thích hợp trên từng loại đất trong vòng 9 năm (1975 - 1984) đã có được những thay đổi đáng kể trong đó, thay đổi mạnh về cơ cấu cây trồng theo chiều hướng tích cực, cụ thể là trước năm 1975 có 64% diện tích bỏ hoang hoá sau một vụ lúa chỉ còn 32% diện tích là hai vụ lúa, 69% diện tích đã làm hai hoặc ba vụ. Kinh nghiệm của Thái Lan: trước năm 1970 hệ canh tác hai vụ một năm( một vụ lúa nước, một vụ màu hoặc lúa cạn) là phổ biến. Đến năm 1971 vấn đề tăng vụ được nông dân áp dụng một cách mạnh mẽ, tỷ lệ diện tích trồng ba vụ trong năm tăng nhanh chiếm tới 68% và đến năm 1973 là 85%. Kinh nghiệm của Trung Quốc: Trung Quốc là một nước lớn có nhiều điểm tương đồng với nước ta, đang dần chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Quan điểm xuyên suốt của Trung Quốc là coi trọng nông nghiệp trên cơ sở khai thác các lợi thế so sánh, coi sản xuất lương thực là cơ sở của nông nghiệp. Trung Quốc luôn đặt lương thực lên vị trí hàng đầu và tập trung đảm bảo mọi mặt cho sản xuất nông nghiệp phát triển như: thuỷ lợi, giống mới, cơ sở hạ tầng nông thôn… Mở mang phát triển các ngành nghề. Đây là, điểm cơ bản trong chính sách đối với sản xuất nông nghiệp mà Trung Quốc đã thực hiện trong thời gian qua. Trung Quốc chủ trương thi hành những biện pháp chủ yếu sau: -ổn định diện tích gieo trồng cây lương thực. -Nâng cao năng suất trên đơn vị diện tích bằng con đường thâm canh, xây dựng các vùng lương thực hàng hoá trọng điểm. Nhà nước thi hành chính sách các vùng sản xuất trọng điểm hàng hoá, đặt ra các chính sách ưu đãi để giải quyết tốt các vấn đề cơ chế đầu tư, thực hiện tốt chính sách an ninh lương thực. -Điều chỉnh hợp lý giữa lợi ích giữa các vùng, các khu vực sản xuất. Đối với các vùng sản xuất lương thực chủ yếu, họ đã chủ trương thi hành các biện pháp đảm bảo lợi ích cho người nông dân để họ gắn bó với đồng ruộng. Mọi vùng địa phương căn cứ vào điều kiện của mình sau khi đảm bảo lương thực và có sự điều chỉnh cơ cấu hợp lý. Tóm lại, Nhờ có đường lối, chính sách đúng đắn trong việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, họ đã phát triển nền nông nghiệp một cách toàn diện và đúng hướng, làm cho bộ mặt nông thôn Trung Quốc thay đổi một cách nhanh chóng, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện rõ rệt. 2. Kinh nghiệm trong nước Đối với nước ta, để hình thành một cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn hợp lý. Chúng ta chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên cơ sở chuyên môn hoá, hình thành các vùng chuyên môn hoá sản xuất, trên cơ sở đa dạng hoá và phát triển tổng hợp, phù hợp với lợi thế so sánh của từng vùng, từng địa phương trước hết, là lợi thế về điều kiện tự nhiên ( thời tiết, khí hậu, đất đai...), kinh tế và xã hội… Để cơ cấu cây trồng mới, có tổng giá trị sản lượng cao hơn cơ cấu cây trồng cũ, có hai phương hướng cơ bản là: tăng năng suất cây trồng hoặc tăng vụ trong một năm. ở nước ta việc nghiên cứu thực nghiệm và đưa vào sản xuất một số giống lúa mới ngắn ngày, năng suất cao, đã mở ra một khả năng mới: tăng vụ đông, làm cho diện tích cây trồng cũng như sản lượng cây trồng trong một năm tăng lên đáng kể. Đồng Bằng Sông Cửu Long có một ý nghĩa quốc gia và quốc tế trong việc phát triển cây lương thực chủ yếu là lúa gạo để xuất khẩu, trong khi đó vùng Đồng Bằng Sông Hồng lại có ý nghĩa trong việc phát triển cây trồng xuất khẩu vụ đông đặc biệt là các loại rau đậu cao cấp còn việc nuôi trồng thuỷ hải sản có thể tìm thấy khả năng to lớn này ở các tỉnh Duyên Hải Miền Trung. Mặt khác, vùng trung du và miền núi của cả hai miền đất nước lại hướng vào phát triển xuất khẩu một số cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày, cây ăn quả, rừng, những đặc sản từ rừng: cà phê, hồ tiêu, cao su, chè, lạc, đậu tương, cam, dứa chuối, cây dược liệu... Theo giáo sư viện sỹ Đào Thế Tuấn, có hai hướng sử dụng tốt nguồn khí hậu của mùa đông ở vùng đồng bằng và các tỉnh phía Bắc là: trồng các cây có nguồn gốc xứ lạnh như: khoai tây, cải bắp, xu hào... hoặc chọn các cây xứ nóng ngắn ngày như: ngô, đậu tương... chịu được lạnh để trồng các vụ đông. Cây vụ đông không những làm tăng hiệu quả kinh tế, tăng tổng sản lượng của cơ cấu cây trồng mà nó còn có tác dụng bảo vệ và bồi dưỡng đất. Tác giả Lê Trọng Cúc cho rằng xen giữa cây lương thực và cây họ đậu cho sản lượng tổng hợp cao hơn và cải tạo đất đai tốt. Tác giả Phạm Chí Thành cho rằng khi nghiên cứu đất đồi gò tỉnh Hà Tây cho thấy chúng ta có đủ điều kiện để kiến tạo nên những hộ canh tác có hiệu quả kinh tế cao, sinh thái cao, thay thế diện tích đất trồng đồi núi trọc. Thực trạng tình hình chuyển cơ cấu kinh tế ở nước ta những năm qua đã theo chiều hướng tích cực, nhưng còn chậm và chưa phát huy hết thế mạnh của từng vùng. Một là, trong ngành trồng trọt có các tiểu ngành sản xuất cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả, rau và hoa, cây dược liệu đã có sự phát triển khá. Tuy nhiên, so với sản xuất lương thực thì nó vẫn chiếm tỷ lệ bé nhỏ, nước ta về cơ bản vẫn là trồng cây lương thực, trong đó chủ yếu là sản xuất lúa gạo. Điều này đặt ra cho nước ta nhiều vấn đề phải giải quyết trong những năm tới. Hai là, chúng ta có thể chuyển dịch chăn nuôi và nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sản. Kinh nghiệm là để có một cơ cấu chăn nuôi hợp lý, đổi mới và hợp với xu thế phát triển của nhu cầu thị trường trong ngành chăn nuôi thì phát triển nhanh đàn bò theo hướng lấy thịt, sữa. Phát triển mạnh đàn lợn theo hướng lạc và mở rộng chăn nuôi gia cầm theo hướng công nghiệp. Phải quan tâm đúng mức đến nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sản vì đây là ngành tiềm năng còn rất lớn. Chỉ có theo hướng đó chúng ta mới có thể phát triển ngành chăn nuôi nước ta. 3. Những kinh nghiệm được rút ra Nước ta hiện nay, đang trong công cuộc CNH - HĐH đất nước. Với những chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước trong những năm qua đã làm cho nền kinh tế nước ta nói chung và nền nông nghiệp nói riêng có những bước phát triển đáng kể. Nền nông nghiệp nước ta đang chuyển dần sang nền nông nghiệp mang tính chất sản xuất hàng hoá. Vì vậy, khi nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu cây trồng phải phù hợp với mỗi vùng sản xuất, chúng ta phải chú trọng đến những cây trồng mà sản phẩm có sức tiêu thụ lớn, giá trị sản phẩm cao, nhằm tăng hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập, góp phần ổn định và cải thiện tốt đời sống nông thôn. -Chuyển dịch cơ cấu cây trồng phải xuất phát từ những mối quan hệ hữu cơ, của các yếu tố nội tại trong hệ thống nông nghiệp. -Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải phù hợp với đặc điểm của từng vùng, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của từng vùng trên cơ sở khai thác những lợi thế so sánh của vùng nước đó để phát huy tối đa sức mạnh tổng hợp của từng vùng, từng địa phương, từng nước, sử dụng nhân lực, vật lực một cách có hiệu quả cao. Nền nông nghiệp nước ta là nền nông nghiệp nhiệt đới gió mùa so với một số nước trên thế giới có đặc thù riêng, rất đa dạng và phong phú. Phát triển không chỉ tập trung cho một ngành nào đó, lại càng không thể tách rời giữa sản xuất và tiêu dùng, giữa sản xuất và lưu thông. Nếu chỉ tập trung cho trồng trọt mà xem nhẹ chăn nuôi thì quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp sẽ khập khiễng và không phát triển. Vì vậy, trong những năm tới chúng ta cần chuyển dịch cơ cấu cây trồng đi vào những loại cây ăn quả, cây dựợc liệu... có giá trị kinh tế cao. Đồng thời, phát triển chăn nuôi và đánh bắt nuôi trồng thuỷ hải sản. -Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng nói riêng và cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một quá trình mang tính khách quan, tính lịch sử và tính biến đổi và liên hệ biện chứng của các yếu tố cây trồng, con người, tự nhiên theo hướng ngày càng hoàn thiện, hiệu quả. Cơ cấu cây trồng cũ không phù hợp dần chuyển thành cơ cấu cây trồng mới phù hợp hơn và cứ như vậy thành một quá trình vận động liên tục. Quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở một vùng hoặc một tiểu vùng sinh thái diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến sự tác động trực tiếp và rất quan trọng của chủ thể lãnh đạo, và quản lý. Những chủ thể đó hoàn toàn có thể chủ động cho quá trình chuyển dịch diễn ra nhanh hơn theo hướng có lợi cho con người. Tóm lại, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về cơ cấu cây trồng ở mỗi vùng sinh thái khác nhau đã giúp cho người nông dân Việt Nam sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn lực tự nhiên (đất đai, khí hậu...) cũng như các nguồn lực về kinh tế xã hội (vốn, lao động...) là tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ngành trồng trọt. CHƯƠNG II. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong quá trình đô thị hoá huyện Từ Liêm những năm vừa qua I. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của huyện Từ Liêm có ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu cây trồng 1. Điều kiện tự nhiên 1.1. Vị trí địa lý Huyện Từ Liêm nằm ở phía Tây nội thành Hà Nội, giáp với các quận Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân và cách trung tâm Thủ Đô Hà nội ( Hồ Hoàn Kiếm ) 10 km. Phía Bắc Từ Liêm là một đoạn Sông Hồng ngăn cách với huyện Đông Anh, phía Tây và Nam Từ Liêm giáp với các tỉnh Hà Tây. Từ thị trấn Cầu Diễn trung tâm của Từ Liêm, theo đường Thăng Long( đường vành đai 3 của Hà Nội) ngược Đông Anh 10 km sẽ tới sân bay quốc tế Nội Bài. phía Nam 5 km là thị xã Hà Đông. Phía Tây theo đường 32 là thị gần 25 km là thị xã Sơn Tây. Với vị trí địa lý thuận lợi Từ Liêm có nhiều lợi thế so sánh trong các hoạt động kinh tế giao lưu thương mại nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng. 1.2. Khí hậu Nằm trong vùng Đồng Bằng Sông Hồng, Từ Liêm có sắc thái đặc trưng của khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa. Từ tháng 5 đến tháng 10 là mùa hạ, khí hậu nóng ẩm, nhiều mưa. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là mùa đông lạnh và khô nhưng nửa mùa sau thường có mưa phùn và ẩm ướt. Giữa hai mùa là thời kỳ chuyển tiếp và như vậy tạo cho Từ Liêm - Hà Nội có 4 mùa: Xuân - Hạ - Thu - Đông. Do Từ Liêm có, dải Sông Hồng và Tây Hồ bao bọc Phía Bắc, Đông- Bắc và cũng như còn khá nhiều hồ, đầm nằm rải rác cùng với lớp thảm thực vật khá phong phú đã có tác dụng hạn chế những biến động cực đoan, bất lợi của thời tiết khí hậu đối với con người và sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện. Từ Liêm nằm trong khu vực có nền nhiệt độ khá cao và khá đồng đều. Nhiệt độ trung bình năm đạt 23 - 240C, tổng nhiệt độ hàng năm là 8500 - 8700oC. Hai tháng 6 và 7 là nóng nhất, nhiệt độ trung bình cao nhất rơi vào tháng 7 với nhiệt độ xấp xỉ 290C nhưng nhiệt độ tối cao trung bình lại rơi vào tháng 6 với nhiệt độ 32 - 330C. Nhiệt độ trung bình vào mùa đông là 170C, tháng lạnh nhất là 1, nhiệt độ tới thấp trung bình là 130C. Nhiệt độ tới thấp tuyệt đối tới 2,70C. Biên độ nhiệt trong năm khoảng 120C - 130C, Biên độ giao động ngày đêm khoảng 60C - 70C, ẩm độ trung bình tương đối hàng năm là 820C, dao động trong khoảng 780C - 870C. Lượng mưa trung bình hàng năm trong huyện Từ Liêm khoảng 1600 - 1800 (mm). Số ngày mưa trong năm là 140 - 145 (ngày). Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 tới tháng 10 tập trung tới 85% lượng mưa toàn năm (1530 mm). Mưa lớn nhất vào tháng 8 trùng với thời điểm có nhiều bão nhất và với 8 - 18 ngày mưa, lượng mưa trung bình tháng 8 là 300 - 350 (mm). Mưa mùa hạ phần lớn là mưa giông, mưa rào, có cường độ mưa lớn và tập trung. Vào mùa đông có rất ít mưa vào những tháng đầu mùa (tháng 11,12,1) nửa cuối mùa đông có mưa phùn ẩm ướt. Hướng gió chủ yếu trong năm là Đông Nam - Tây Bắc tốc độ 3 m/s. Mùa đông có hướng gió Đông Bắc - Tây Nam tốc độ gió 1,5 - 2 (m/s). Bão từ biển Đông vào Từ Liêm đã vượt qua 100 (km) nên cũng giảm bớt vận tốc, giảm bớt tác hại đối với con người và sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. 1.3. Thuỷ văn và nguồn nước Thuỷ văn: Sông Hồng đoạn chảy qua Từ Liêm dài 7,5 (km) các tác dụng quan trọng về giao thông và là nguồn nước tưới tiêu đặc biệt quan trọng cho sản xuất nông nghiệp của vùng Đồng Bằng Sông Hồng nói chung và Từ Liêm nói riêng. Ngoài đoạn Sông Hồng ở phía Bắc Từ Liêm còn có Sông Nhuệ chảy dọc theo hướng Bắc – Nam. Đây là sông đào nhận nước của Sông Hồng qua cống Liên Mạc cung cấp nước tưới sản xuất nông nghiệp cho cả một vùng rộng của ngoại thành Hà Nội và một số huyện của Hà Tây, Hà Nam. Đồng thời, Sông Nhuệ cũng là sông tiêu thụ lượng nước thừa trên đồng ruộng trong mùa mưa của các địa bàn nêu trên. Chế độ thuỷ văn của hệ thống sông trên địa bàn huyện Từ Liêm có hai mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn. Mùa lũ trùng vào mùa mưa, thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 vào thời điểm xuất hiện các đợt lũ nước cao trung bình từ 9 - 12 (m) (cá biệt năm 1971 mức nước lên đến 14,113 (m). Từ Việt Trì xuôi xuống hạ lưu, lũ Sông Hồng bị chi phối bởi 3 Lũ hợp lưu trong đó Sông Đà chiếm 41 - 61%, Sông Lô: 20 - 34%, sông Thao 15 - 20%. Vào những năm có lũ trùng nhau của 2 hay 3 sông thì sẽ xuất hiện ngọn lũ lớn trên Sông Hồng, đe doạ nghiêm trọng đời sống và sản xuất của Từ Liêm cũng như toàn vùng Đồng Bằng Sông Hồng. Mùa cạn Sông Hồng từ tháng 11 đến tháng 5 cạn nhất là tháng 3 (26% tổng lưu lượng cả năm). Mực nước sông thấp làm song hẹp, vùng đất bán ngập ngoài đê điều đều đạt năng suất khá cao với suất đầu tư không cao nhờ phù sa sau lũ. Chất lượng nguồn nước Tổng lượng phù sa Sông Hồng rất lớn (94,46.106tấn / năm). Hàm lượng phù sa đo tại Sơn Tây trung bình năm là 1.31kg/m3 nước (mùa lũ: 3,0 - 3,5 kg/m3, mùa cạn 0,5kg/m3). Phù sa Sông Hồng có chất lượng cao, hàm lượng đạt 1kg/m3 đất, mùn đạt 2,8 - 3,5 kg/m3 đất. Với lợi thế nằm ngay đầu nguồn Sông Nhuệ nhận nước Sông Hồng làm nguồn nước tưới đã góp phần làm tăng dinh dưỡng đất và cải thiện môi trường đất nông nghiệp của huyện. Nhìn chung, khí hậu, thuỷ văn của Từ Liêm tương đối thuận lợi cho gieo trồng, chăn nuôi trong nhiều vụ với nhiều loại cây trồng và vật nuôi có giá trị kinh tế và hiệu quả cao cũng như phát triển có kết quả tốt đối với ngành dịch vụ khác. 1.4. Địa hình và đất đai 1.4.1.Địa hình: Từ Liêm có dạng địa hình nghiêng theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, độ cao trung bình 6,0 - 6,5 m phần đất cao nhất ở phía Bắc dọc theo bờ Sông Hồng cao 8 - 11 m, vùng đất thấp trũng nhất là những hồ đầm, ruộng trũng ở các xã phía Nam huyện (3 - 4m). 1.4.2.Đất đai: Là vùng đất nhiều sông hồ của phía Nam Sông Hồng nhưng sớm được khô ráo và được nhiều hệ cộng đồng dân cư, khai phá cải tạo nên một số vùng đất khá bằng phẳng và màu mỡ. Biểu 1. Tình hình đất đai của Từ Liêm Loại đất Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 DT(ha) TL(%) DT(ha) TL(%) DT(ha) TL(%) Tổng diện tích 7.532,10 100,00 7.532,13 100,00 7.532,2 100,00 I.đất nông nghiệp 4.289,71 56,95 4.177,75 55,46 4.009,0 53,20 1. Đất trồng cây hàng năm 3.743,00 49,69 3.623,04 48,10 3.450,0 45,80 1.1. Đất ruộng lúa, lúa màu. 3.317,00 44,03 2.950,72 39,17 2.726,3 36,19 1.2. Đất trồng cây hàng năm khác. 426,00 5,65 672,31 8,92 723,7 9,60 2. Đất vườn tạp 45,70 0,60 43,60 0,57 37,4 O,50 3. Đất trồng cây lâu năm 208,01 2,76 223,02 2,96 237,0 3,79 4. Đất có mặt nước NTTS 293,00 3,89 288,07 3,82 284,6 3,77 II.Đất lâm nghiệp 15,89 0,21 15,08 0,21 15,9 0,21 III. Đất chuyên dùng 1.497,1 19,87 1.603,38 21,27 1.749,8 23,23 IV. Đất ở 980,12 13,01 986,97 13,10 1.015,8 13,49 1. Đất ở đô thị 49,25 0,65 49,7 0,66 2. Đất ở nông thôn 937,71 12,44 966,1 12,83 V. Đất chưa sử dụng và sông, suối, núi đá. 749,3 9,94 749,14 9,94 741,7 9,85 1. Đất bằng chưa sử dung 74,02 0,98 73,94 0,98 73,8 0,98 2. Đất nước chưa sử dụng 81,24 1,07 83,14 1,1 77,7 1,03 3. Sông, suối 560,86 7,45 560,86 7,45 560,9 7,45 4. Đất chưa sử dụng khác 33,18 0,44 31,18 0,41 29,3 0,39 Nguồn: phòng địa chính - huyện Từ Liêm Trong quỹ đất của huyện, tiềm năng đất nông nghiệp là rất lớn, đã và đang được khai thác và sử dụng triệt để. Từ Liêm không thuộc đất phù sa cổ nhưng từ khi hình thành hệ thống đê Sông Hồng thì nước phù sa của Sông Hồng chảy qua Sông Nhuệ, tưới tiêu cho đồng ruộng Từ Liêm rất hạn chế. Trong tầng đất canh tác của Từ Liêm, những nơi có độ cao đều có thành phần cơ giới thuộc loại đất cát, đất thịt nhẹ. Những vùng đất thấp là đất thịt, thịt nặng và pha sét. Do khả năng cải tạo đất hiện nay tương đối mạnh mẽ, thuận lợi, do một phần nông dân có nguồn tài chính khá lớn, đồng thời do áp dụng cơ giới, áp dụng chế dộ cải tạo đất nên thành phần cơ giới đất không còn trở ngại, không thể khắc phục được trong việc bố trí cơ cấu cây trồng theo mục đích nâng cao hiệu quả. Tuy nhiên, so với vùng đất phía bắc sông Hồng, nền đất Từ Liêm độ bền vững kém hơn. Từ Liêm còn có vùng đất ngoài đê ( kể cả đảo cát) biến động theo từng mùa và từng năm. Về mùa lũ hầu hết diện tích này đều ngập nước. Trong tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích đất sử dụng chiếm 90,15%, diện tích chưa sử dụng là 9,85% khoảng 740,3 (ha) trong đó diện tích chưa sử dụng lớn nhất là diện tích ao, đầm, sông 666,87 ha (89,76%), Bên cạnh đó cũng còn 73,8 (ha) đất bằng chưa được sử dụng. Trong đất nông nghiệp, diện tích đất canh tác cây hàng năm 3743 (ha) chiếm 86,05% phần lớn là trồng lúa, màu 3317 ha (68%). Diện tích đất trồng cây lâu năm là 237,0 ha chiếm 5,91% đất nông nghiệp. Diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản là 284,6 ha chiếm 7,09% đất nông nghiệp. Trong đất chuyên dùng 1749,8 ha , đất xây dựng 33,9%, đất dành cho giao thông 29,57%. Hiện nay, diện tích bình quân cho 1 người ở Từ Liêm là 425,06m2/người. Bình quân diện tích đất nông nghiệp cho một khẩu nông nghiệp là 472,8m2/người. Bình quân diện tích đất canh tác cho một khẩu nông nghiệp là 426,80m2/người. Những năm tới, quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá sẽ diễn ra mạnh mẽ trên lãnh thổ Từ Liêm, một phần diện tích đất đai rất lớn của huyện, trong đó chủ yếu là đất nông nghiệp sẽ phải dành cho mục đích xây dựng và phát triển các ngành và lĩnh vực kinh tế xã hội khác trên địa bàn. Vì vậy, lựa chọn một cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên diện tích có sao cho đem lại hiệu quả cao nhất. 2. Đặc điểm kinh tế- xã hội của huyện Từ Liêm 2.1. Tình hình phát triển kinh tế Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, UBND huyện, các ban ngành đoàn thể cùng sự tích cực của nhân dân huyện Từ Liêm nền kinh tế huyện đã có những biến đổi tích cực, việc sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ ngày càng tăng cường và ổn định, phát triển theo chiều hướng tiến bộ ( Dịch vụ - nông nghiệp - công nghiệp). Biểu 2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện (Giá trị sản xuất theo giá hiện hành) Các ngành 1990 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Tổng giá trị sản xuất 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Nông nghiệp 69,2 44,0 37,8 35,1 36,0 35,4 35,0 Công nghiệp 18,3 31,4 34,2 34,0 36,5 38,1 38,4 Dịch vụ 12,5 20,4 29,8 30,9 27,5 26,5 20,6 Nguồn: phòng kế hoạch- KinhTế &PTNT huyện Từ L iêm Ta thấy tổng sản phẩm xã hội càng về năm sau càng tăng, tốc độ tăng của ngành dịch vụ và công nghiệp tăng nhanh, ngành nông nghiệp có tỷ trọng ngày càng giảm trong cơ cấu GDP của huyện. Tốc độ tăng trưởng của toàn ngành trong giai đoạn 1991 - 1995 là 6,1%. Trong đó, nông nghiệp là: 2,45%, công nghiệp là 6,5% và thương mại dịch vụ là: 8,02%. Đến giai đoạn 1996 - 2000 là 6,5%, trong đó nông nghiệp là 2,15%, công nghiệp là 7,25%, thương mại và dịch vụ là 10,01%. Đến năm 2002 tổng sản phẩm (GDP) đạt 970,99 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 8,8% trong đó nông nghiệp tăng 4,6% vượt kế hoạch 2,4%, chiếm 25,3% kinh tế địa phương, công nghiệp tăng 15,7% so với năm 2001, vượt 2,1% dịch vụ thương mại tăng 18,9% so với năm 2001 chiếm 26,3% kinh tế địa phương vượt 6,9%. Về sản xuất nông nghiệp: Diện tích cây lương thực là 4.616 (ha) giảm 380 (ha) bằng 92,4% so với năm 2001, diện tích cây ăn quả 511(ha), diện tích cây thực phẩm 982(ha), rau là 980 (ha) sản lượng rau hiện nay đạt 22.150 tấn, sản lượng quả đạt 8.458 tấn, năng suất lúa cả năm đạt 80 (tạ/ ha). Về chăn nuôi: Tổng đạt lợn từ 2 tháng tuổi trở lên đạt 20.155 con, tổng đàn trâu bò đạt 963 con, tổng đàn gia cầm đạt 164.038 con, diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: 286 (ha), sản lượng nuôi trồng thuỷ sản trong năm đạt 1.106,72 tấn. Về sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng: các làng nghề truyền thống được duy trì, kinh tế hỗn hợp phát triển nhanh. Tính đến hết năm 2002 có 215 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh dịch vụ, 2.410 hộ với 7.883 lao động sản xuất công nghiệp trên địa bàn. Về Thương mại, dịch vụ: Hiện nay giá trị sản xuất thương mại, dịch vụ - vận tải cả năm đạt 254.787 triệu đồng, tăng 18,9% so với năm 2001, vượt 6,9% so với kế hoạch, chiếm 26,3% kinh tế địa phương. Tính hết năm 2002 có 76 doanh nghiệp, 4.403 hộ kinh doanh cá thể với 6.720 lao động hoạt động thương mại dịch vụ - vận tải trên địa bàn. Thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 500.000 - 800.000 đồng /người / tháng và ngày càng nâng cao. Sản xuất nông nghiệp phát triển đúng hướng vừa đảm bảo dư lương thực, vừa tăng giá trị nông sản hàng hoá trên cơ sở đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và ứng dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất. Số hộ thuộc loại khá và giàu chiếm tỷ lệ 34,6% số hộ trung bình chiếm 61,9% số hộ thuộc loại nghèo chiếm tỷ lệ 3,5%. Đa số các hộ nghèo do các nguyên nhân: hộ thuần nông, gia đình đông con, giá trị tài sản thấp, vốn thấp và chưa biết làm ăn kinh tế, còn lúng túng trong việc sản xuất và kinh doanh. 2.2. Dân số và lao động Toàn huyện có 16 đơn vị hành chính bao gồm 15 xã và 1 thị trấn. Dân số trung bình toàn huyện có 202.448 người (năm 2001) trong đó nữ chiếm 49,55%, nam chiếm 50,45%. Mật độ dân số 2.600 người / km2, là huyện có mật độ dân số cao thứ 2 của các huyện ngoài thành (sau Thanh trì). Gia tăng dân số huyện Từ Liêm hàng năm là 4,26% trong đó tăng tự nhiên là 1,35%. Năm 2000, tỷ lệ tăng tự nhiên là 1,11%. Tổng số hộ là 47.596 hộ, bình quân 4,11 (khẩu / hộ). Trong tổng dân cư của toàn huyện nhân khẩu nông nghiệp là 110.550 người chiếm 56,52%. Nhân khẩu trong độ tuổi lao động có khả năng lao động (nguồn lao động) có 107.380 người (chiếm 54,90% dân cư). Trong số này có 100,63 lao động đang làm việc (chiếm 93,71% nguồn lao động), số lao động đang làm việc được phân bố như sau: -Lao động ngành nông nghiệp: 48.896 người (48,59%). -Lao động ngành công nghiệp - xây dựng: 24.322 người (24,17%). -Số lao động chưa có việc làm 6.750 người, chiếm 6,29% nguồn lao động. Điều tra suy rộng năm 1999 về chất lượng nguồn lao động như sau: + Theo trình độ học vấn, phổ thông của người trong độ tuổi lao động: -Mù chữ: chiếm 0,97% -Cấp 1 chiếm 9,18% -Cấp 2: chiếm 68,43% -Cấp 3: chiếm 31,42% + Theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ như sau: Không có bằng cấp chiếm 78,81%, sơ cấp chiếm 2,3%, công nhân kỹ thuật chiếm 9,41% trung cấp chiếm 5,03%, đại học cao đẳng chiếm 4,3%, trên đại học chiếm 0,15%. Với số liệu trên, lực lượng lao động của Từ Liêm tuy đông về số lượng nhưng chất lượng còn rất hạn chế. Hiện tại số lao động nông nghiệp của Từ Liêm chiếm 48,59% tổng số lao động trong các ngành sản xuất kinh doanh. Đây thực sự là nguy cơ lớn, khi quá trình đô thị hoá diễn ra với tốc độ cao, diện tích đất nông nghiệp bị mất đi quá lớn và quá nhanh. Rõ ràng phần đông nông dân lao động sẽ không thể được đào tạo kịp thời một ngành nghề khác với trình độ cao và như vậy sẽ mất đi tìm kiếm việc làm tốt, cơ hội được tham gia và hưởng thụ quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá tại chính quê hương mình. Biểu 3. Hộ nhân khẩu, lao động chia theo thị trấn, xã STT 1998 1999 2000 2001 Tổng số (hộ) lao động Tổng số (hộ) lao động Tổng số (hộ) lao động Tổng số (hộ) lao động Tổng số 19.358 83.334 20.833 45.870 21.351 46.476 21.847 46.153 1 TT. Cầu Diễn 0 0 0 0 0 0 0 0 2 Mỹ Đình 1.280 2.662 1.377 3.174 1.410 3.215 1.444 3.193 3 Tây Tựu 2.125 5.380 2.287 6.413 2.342 6.497 2.398 6.452 4 Phú Diễn 1.402 3.135 1.509 3.737 1.546 3.786 1.583 3.760 5 Minh Khai 1.283 3.090 1.381 3.683 1.414 3.731 1.448 3.706 6 Thượng Cát 1.091 2.145 1.174 2.555 1.203 2.591 1.232 2.373 7 Liên Mạc 1.041 2.568 1.120 30.62 1.147 3.102 1.174 3.081 8 Đông Ngạc 421 906 453 1.080 463 1.094 475 1.086 9 Thuỵ Phương 252 442 272 527 278 534 285 530 10 Xuân Đỉnh 2.252 30.16 2.423 3.595 2.481 3.642 2.541 3.617 11 Cổ Nhuế 1.663 1.977 1.792 2.357 1.835 2.388 1.878 2.372 12 Trung Văn 561 1.342 604 1.600 619 1.621 634 1600 13 Mễ Trì 2..263 4.964 2.435 5.917 2.494 5.995 2.554 5.953 14 Tây Mỗ 1.093 2.133 1.409 2.543 1.443 2.576 1.478 2.559 15 Đại Mỗ 1.064 2.401 2.863 1.173 1.173 1.900 5.725 2.880 16 Xuân Phương 1.350 2.321 2.767 1.487 1.487 2.804 5.535 2.784 Nguồn :Phòng thống kê-Từ Liêm 2.3. Cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng bao gồm cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng kỹ thuật như: giao thông thuỷ lợi, thông tin ._.nghiệp cần rất nhiều vốn đầu tư để thực hiện thâm canh, ứng dụng các thành tựu KHCN. Trước hết, là công nghệ sinh học, công nghệ chế biến và hệ thống dịch vụ nông nghiệp nông thôn. Mặt khác, chúng ta phải thực hiện cơ giới hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá để nâng cao chất lượng hàng nông sản. Do chu kỳ sản xuất nông nghiệp dài, thời gian quay vòng vốn chậm, rủi ro cao, lợi nhuận thấp. Vì vậy, nhu cầu về vốn cho sản xuất nông nghiệp không chỉ đặt ra cho Từ Liêm mà còn cho cả nước nói chung. Hiện nay, tốc độ đô thị hoá ở Từ Liêm diễn ra mạnh mẽ và nhanh chóng, đất đai giành cho sản xuất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, đô thị càng mở rộng thì vốn đầu tư cho chuyển dịch cơ cấu cây trồng phải khai thác triệt để các lợi thế so sánh và hiệu quả cao nhất trên một đơn vị diện tích. Hiện nay, Từ Liêm phân bổ nguồn vốn như sau: Vốn đầu tư trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng 41,8-52,6% trong tổng vốn đầu tư cho khâu giống, đầu tư phát triển dài ngày, phát triển chăn nuôi, cải tạo ruộng chũng. Vốn đầu tư cho cải tạo và xây dựng cơ sở hạ tầng mà chủ yếu là đầu tư cho cải tạo, chuyển đổi và kiên cố hoá hệ thống thuỷ lợi, thuỷ nông nội đồng cho phù hợp với đối tượng sản xuất mới (hoa, cây ăn quả, rau an toàn, thuỷ sản) chiếm từ 33,1-37,2% tổng vốn đầu tư. Vốn đầu tư cho bảo quản và chế biến, tập trung các hạng mục: bảo quản rau, hoa, quả…chiếm 5%. Vốn ngân sách chiếm tỷ trọng từ 45,6-46,6% trong tổng vốn đầu tư, tập chung chủ yếu vào xây dựng cơ sở hạ tầng là thuỷ lợi, kiên cố hoá kênh mương, công tác giống, xây dựng mô hình chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật và vốn sự nghiệp. Vốn vay từ các nguồn, với phương thức khác nhau chiếm tỷ trọng từ 20,5-29,5% trong tổng vốn đầu tư, trong đó tập trung cho các lĩnh vực sản xuất và chế biến. Vốn tự có là tổng hợp mọi nguồn lực được huy động của các doanh nghiệp và hộ nông dân tham gia vào quá trình sản xuất. Trong đó, phải kể tới vai trò quan trọng của sức lao động đã bỏ ra được tính thành tiền của người sản xuất. Đồng thời, Phát huy cao độ khả năng tự huy động các nguồn vốn đầu tư đầu tư mở rộng và đầu tư theo chiều sâu. Với đặc điểm là huyện có tốc độ đô thị hoá nhanh, lại nằm gần ở đô thị lớn là Thủ đô Hà Nội nên đầu tư vốn cho chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng hiệu quả, đầu tư theo chiều sâu tức là đi vào những cây trồng có chất lượng cao, giá trị kinh tế cao để mang lại hiệu quả cao nhất. Để làm được điều này thì thời gian tới chúng ta phải thực hiện một số biện pháp sau: Một là, khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay, vốn tự có để đảm bảo an toàn về vốn. Hai là, thủ tục vay vốn phải đơn giản, tránh gây phiền hà để người nông dân tiếp cận với vốn một cách nhanh và thuận tiện nhất. Ba là, lãi suất cho vay phải ưu đãi vì sản xuất nông nghiệp rủi ro cao, lợi nhuận thấp. Bốn là, lượng vốn vay và thời gian phải phù hợp với chu kỳ của sản xuất nông nghiệp. 2. Giải pháp về thị trường Quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá, tất nhiên là thị trường phải là yếu tố quyết định và quan trọng nhất. Thị trường tiêu thụ nông sản ổn định là yếu tố cực kỳ quan trọng để ổn định. Từ đó, có thể xác định được cơ cấu cây trồng hợp lý và ổn định trên mỗi vùng, mỗi địa bàn sản xuất phải gắn với thị trường. Như vậy, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng hợp lý nhất theo hướng sản xuất hàng hoá thì phải xem nhân tố thị trường như là sự sống còn đối với người sản xuất. Do vậy, cần phải tìm kiếm thị trường tiêu thụ, nghiên cứu thăm dò thị trường để xác định được nhu cầu thị trường. Tốc độ đô thị hoá ở huyện nhà đang diễn ra một cách mạnh mẽ, trong những năm tới đô thị ngày càng mở rộng. Hơn nữa, lại nằm ngay ở một thị trường rộng lớn, sức mua lớn như ở Thủ đô Hà Nội. Đây là, một thị trường khó tính và đầy tiềm năng. Do đó, chất lượng sản phẩm đòi hỏi khắt khe, chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, và những sản phẩm có giá trị cao ngày càng có nhu cầu lớn. Do đó, Từ Liêm phải đi vào đầu tư theo chiều sâu tức là đi vào những loại cây có giá trị kinh tế cao như luá đặc sản, rau an toàn, quả, hoa, cây cảnh…Muốn giá trị sản phẩm nông sản hàng hoá cao thì phải qua chế biến. Do đó, chất lượng sản phẩm tăng thêm, mẫu mã đẹp, chủng loại đa dạng. Trong những năm tới, Từ Liêm cần thực hiện một số vấn đề sau: + Nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, cải tiến mẫu mã. Thực hiện đồng bộ các khâu tiếp thị, quảng cáo, thiết lập hệ thống tổ chức điều hành đồng bộ từ sản xuất đến lưu thông, tới mạng lưới phân phối. + Tăng cường công tác thông tin kinh tế nhất là thông tin về thị trường, giá cả, để người nông dân nắm bắt kịp thời và chính xác. Do đó, xác định được kế hoạch sản xuất. + Có phương án quy hoạch và nâng cấp, xây dựng mới hệ thống chợ trong đó đặc biệt chú ý tới các chợ bán buôn, các chợ đầu mối, là nơi tập trung khối lượng nông sản hàng hoá lớn. + Đi vào các sản phẩm có chất lượng cao, đầu tư theo chiều sâu như hoa, cây ăn quả, rau an toàn, rau gia vị, lúa đặc sản, chế biến các dạng đó thành nhiều dạng khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Bên cạnh thị trường huyện, thị trường trong nước. Một số mặt hàng nông sản của huyện đã có mặt ở Trung Quốc, các nước Đông Âu, và một số nước ASEAN. Trong những năm tới, huyện cần mở rộng và tiếp cận thị trường nước ngoài. 3. Giải pháp chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp Như chúng ta đã biết, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt của sản xuất nông nghiệp, có thể nói ở đâu có đất đai là ở đó có thể sản xuất nông nghiệp. Do quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ và nhanh chóng thì diện tích đất nông nghiệp sẽ giảm đi một cách đáng kể trong thời gian tới. Do đó, phải sử dụng đất đai làm sao có hiệu quả nhất trên một đơn vị diện tích. Vì vậy, chúng ta phải thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp mà cụ thể là chuyển đổi đất lúa, đất màu có hiệu quả kinh tế thấp sang trồng các loại cây trồng và vật nuôi, thả cá có hiệu quả kinh tế cao hơn. Như phát triển trồng hoa, rau gia vị, cây ăn quả và các mô hình nuôi thuỷ đặc sản, thả cá ở các chân ruộng trũng… Đất đất nông nghiệp cho các quá trình phát triển đô thị trên các loại đất, song tới 75-80% các loại hình đất lúa- lúa màu, các loại đất khác có mất song không đáng kể. Quá trình chuyển dịch cơ cấu sử dụng các loại đất sang trồng các loại cây lâu năm, rau gia vị, hoa và nuôi trồng thuỷ sản có giá trị kinh tế cao hơn sẽ diễn ra đồng thời ở tất cả các xã trên địa bàn huyện. Tiến độ và mức độ của quá trình chuyển đổi đất lúa, màu sang trồng hoa, rau, cây ăn quả và nuôi thả cá đều phụ thuộc vào nhu cầu thị trường, vào khả năng đầu tư và tổ chức quản lý sản xuất của hộ nông dân, của doanh nghiệp, của huyện và những cơ chế chính sách của Nhà nước và Thành phố. Quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất cần phải tiến hành và thực hiện đồng bộ với các biện pháp liên quan để đem lại giá trị cao, hiệu qủa tổng hợp cả kinh tế xã hội và ổn định lâu dài. Việc chuyển đổi đất chủ yếu từ đất lúa, lúa màu có hiệu quả thấp để chuyển sang trồng hoa, cây ăn quả, rau an toàn khiến cho diện tích đất lúa- lúa màu sẽ giảm đi khá lớn trong các năm tới. Các giải pháp chính cần thực hiện để cho quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp có hiệu quả bao gồm: - Huyện cần có chủ trương hướng dẫn cụ thể các xã, HTX và hộ nông dân được chuyển đổi phương hướng sử dụng đất theo mục tiêu thu được hiệu quả kinh tế cao và bền vững. - Lập các dự án đầu tư theo vùng sản xuất các loại sản phẩm chính của từng xã hoặc từng vùng trên cơ sở đó đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng và ban hành các chính sách cụ thể để hình thành vùng cây ăn quả, hoa tập trung, giúp cho quá trình chuyển đổi, sử dụng đất có sự thống nhất giữa người nông dân và cơ quan chỉ đạo. -Huyện và Thành phố cần có chính sách hỗ trợ ưu tiên về thuế và vốn vay đầu tư cho sản xuất, cùng các hướng dẫn về công tác khuyến nông để hộ nông dân sớm tạo ra sản phẩm, thu được hiệu quả kinh tế cao ngay từ các năm đầu. - Đồng thời với chủ trương chung cho chuyển đổi phương hướng sử dụng đất, cần nhanh chóng tiến hành xây dựng các mô hình điểm, để tổng kết rút kinh nghiệm nhân rộng ra đại trà. 4. Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp – nông thôn Việc sản xuất hàng hoá luôn gắn liền với cơ sở hạ tầng. Phát triển sản xuất nông nghiệp trong quá trình CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn thì xây dựng cơ sở hạ tầng là việc làm quan trọng và cần thiết. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật như thủy lợi, giao thông, điện… và cơ sở hạ tầng xã hội như y tế, văn hoá thể dục thể thao, giáo dục… Căn cứ vào định hướng, mục tiêu và các chỉ tiêu bố trí sản xuất ngành trồng trọt trong quá trình đô thị hoá thì việc củng cố, hoàn thiện các cơ sở hạ tầng thiết yếu trong nông nghiệp nông thôn là cần thiết và được đầu tư sớm. Qua trình đô thị hoá, cũng tạo ra những khu đô thị lớn sẽ tạo nên một bước chuyển cấp lớn, nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư nói chung và tạo nên những cảnh quan mới, văn minh, hiện đại hơn cho Từ Liêm nhưng đồng thời cũng tạo ra nhiều thách thức lớn như môi trường biến đổi, đất đai thu hẹp, nguồn nước giành cho tưới tiêu bị ô nhiễm, chất lượng đất đai ngày càng giảm sút… Vì vậy, trong phát triển cơ sở hạ tầng cần phải lưu ý đến vấn đề đô thị hoá trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng. +Thuỷ lợi nội đồng: Đồng thời, với chủ trương kiên cố hoá kênh mương, cần có sự cải tạo nâng cấp hệ thống trạm bơm tưới tiêu đã có với những vùng sản xuất hàng hoá tập trung, rau an toàn, rau gia vị, cây ăn quả cần có sự cải tạo hệ thống thuỷ nông nội đồng cho phù hợp với đối tượng sản xuất là hoa và rau ( đặc biệt lưu ý đến những tiểu khu sản xuất rau, hoa, cây ăn quả theo công nghệ cao). +Giao thông: Đối với giao thông nội đồng gắn liền với hệ thống kênh mương, từng bước mở rộng và kiên cố hoá các trục giao thông đến các tiểu khu sản xuất, để các phương tiện cơ giới vận tải nhỏ và cơ khí có thể tiếp cận với địa bàn sản xuất tạo điều kiện cho việc cơ giới hoá đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp – nông thôn – một trong những yếu tố dẫn đến thành công của CNH- HĐH nông nghiệp – nông thôn. Đối với giao thông ngoại đồng: huyện cần đầu tư hơn nữa xây dựng đường giao thông liên huyện, liên xã, liên thôn với phương trâm là Nhà nước và Nhân dân cùng làm, huy động mọi nguồn vốn tại chỗ để phát triển giao thông. Hoàn thành việc nhựa hoá toàn bộ các tuyến đường huyện quản lý, phát triển hệ thống giao thông đảm bảo vận chuyển lưu thông hàng hoá được thông suốt. + Điện: điện để phục vụ sinh hoạt nói chung và nông nghiệp nói riêng là biện pháp đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, thúc đẩy sản xuất hàng hoá ở Từ Liêm. Nhìn chung, về điện ở Từ Liêm hiện nay là rất thuận lợi cho sinh việc hoạt sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân, các cơ sở chế biến, các doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc cung cấp điện chưa thực sự đảm bảo ổn định, an toàn. Trong những năm tới, huyện cần đầu tư nâng cấp hơn nữa về mạng lưới điện của huyện nhà để phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp. +Chế biến nông sản và bảo quản nông sản sau thu hoạch Tìm kiếm, lựa chọn và ứng dụng các công nghệ chế biến bảo quản nông sản phù hợp với quy mô và trình độ khác nhau. Trong đó, đặc biệt chú ý đến những thành tựu công nghệ hiện đại. Việc bảo quản và chế biến nông sản sẽ góp phần làm tăng giá trị sản phẩm, đa dạng hoá mẫu mã, nâng cao chất lượng. Việc nâng cấp hoàn chỉnh cơ sở chế biến và bảo quản giúp cho hộ nông dân Từ Liêm sản xuất thu lượm hàng hoá, gắn với thị trường nội thành Hà Nội và xuất khẩu, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, góp phần trực tiếp cải thiện đời sống nông dân. Đô thị ở Từ Liêm ngày càng mở rộng thì yêu cầu về sản phẩm qua chế biến có chất lượng cao ngày càng tăng. Vì vậy, phải đầu tư theo hướng này. +Đầu tư trực tiếp cho sản xuất: Hỗ trợ hộ nông dân đầu tư xây dựng các nhà kính- nhà lưới- hệ thống nguồn nước và thiết bị điều tiết tưới, thiết bị chiếu sáng để sản xuất hoa, rau cao cấp, quả tươi. Việc đầu tư này, được tiến hành trên cơ sở được tổ chức thực hiện các dự án khả thi của tiểu vùng, khu sản xuất, sản xuất mang tính tập trung, có tính hệ thống đồng bộ đầu tư vào sản xuất đến quy trình kỹ thuật và công nghệ sản xuất dẫn đến đầu ra của sản phẩm. Tóm lại, việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ ở Từ Liêm khi mà tốc độ đô thị hoá diễn ra một cách nhanh chóng và mạnh mẽ như ngày nay thì phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp –nông thôn góp phần trực tiếp phục vụ sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm được dễ dàng và thuận lợi, làm thay đổi bộ mặt nông thôn tăng cường liên kết công nghiệp-nông nghiệp –dịch vụ. Có như vậy, mới tiến hành chuyển dịch cơ cấu cây trồng hợp lý hiệu quả cao. 5. Giải pháp về ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ Ngày nay, KHCN đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và vai trò của nó ngày càng quan trọng đối với sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng. Nông nghiệp truyền thống dựa vào kỹ thuật cổ truyền mang tính thủ công và kinh nghiệm truyền thống. KHCN đã tạo ra nhiều vùng nông nghiệp hàng hoá tập trung, thâm canh cao, năng suất sản lượng không ngừng gia tăng, nhiều giống cây trồng mới cho năng suất cao hiệu quả. Việc áp dụng các tiến bộ KHCN vào sản xuất sẽ góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng hợp lý. Sản xuất ngành trồng trọt vốn mang tính thời vụ. Do đó, sản xuất phải có cơ cấu mùa vụ thích hợp; người nông dân có thể dải vụ trong năm tránh rồn rập vào lúc gieo trồng cũng như thu hoạch. Nó giúp nông dân hạn chế thiên tai trong mỗi mùa vụ đối với loại cây trồng có tỷ suất hàng hoá thấp có những giống cây có năng suất cao để chuyển đổi một phần diện tích cây trồng đó sang các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn. Ngoài ra ,việc áp dụng các tiến bộ KHCN vào sản xuất nông nghiệp còn góp phần vào kế hoạch hoá sản xuất đúng tiến độ sản xuất, tránh tồn đọng, hạn chế hao hụt sản phẩm. Do đó, giảm được thiệt hại trong sản xuất. Mặt khác, nếu chúng ta áp dụng KHCN nó góp phần giảm thiểu được ô nhiễm môi trường. Đối với Từ Liêm Hà Nội, là một huyện đặc thù có tốc độ đô thị hoá rất nhanh, đô thị ngày càng mở rộng thì việc ứng dụng KHCN vào sản xuất nông nghiệp rất cần thiết để có được sản phẩm nông nghiệp đặc sản có chất lượng. Tốc độ đô thị hoá diễn ra rất nhanh thì đất đai giành cho sản xuất nông nghiệp mất dần đi, đòi hỏi nhu cầu của thị trường ngày càng lớn. Do đó, chúng ta phải áp dụng các thành tựu của KHCN vào sản xuất. Trước hết là cuộc cách mạng sinh học, tạo giống cây trồng mới có năng suất cao, chất lượng tốt và sạch bệnh và khả năng thích nghi rộng rãi. Qua thực tế, sản xuất ngành trồng trọt trong những năm qua người nông dân đã đi vào những cây trồng có giá trị kinh tế, hiệu quả cao như lúa đặc sản, rau an toàn, hoa quả tươi. Ưu thế của Từ Liêm là ngành trồng trọt có thị trường tiêu thụ rộng lớn (Thủ đô Hà Nội ). Đây là một thị trường có sức mua lớn, nhu cầu đòi hỏi nông sản ngày càng cao. Mặt khác, đô thị của Từ Liêm ngày càng mở rộng với tốc độ nhanh thì người nông dân phải áp dụng tiến bộ KHCN để tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt, giá trị kinh tế cao. Trong thời gian tới, Từ Liêm cần giải quyết một số vấn đề sau: ứng dụng công nghệ tiên tiến trong canh tác vào các khâu phơi sấy, bảo quản chế biến nông sản. Ngăn chặn kịp thời các loại dịch bệnh, hoàn thiện mạng lưới khuyến nông, mạng lưới kỹ thuật viên đến từng xã để tạo điều kiện đẩy mạnh công tác khuyến nông, hỗ trợ nông dân trong sản xuất. Tích cực nhập khẩu các tiến bộ KHCN các vùng trong nước cũng như nước ngoài đưa vào sản xuất. 6. Giải pháp kinh tế vĩ mô Chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước là giải pháp cực kỳ quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế quốc gia. Nó có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển kinh tế của đất nước. Những sách đó là những chính sách lương thực, chính sánh đất đai, chính sách đầu tư tín dụng… + Chính sách đất đai Những quan điểm mới, về ruộng đất của Đảng và Nhà nước ta đã tạo động lực mới trong quá trình phát triển nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Cùng với quá trình hộ gia đình là đơn vị kinh tế tự chủ, Đảng và Nhà nước ta đã có chính sách giao quyền sử dụng đất lâu dài cho hộ nông dân đã có tác dụng tốt đối với chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện. Phần lớn, đất nông nghiệp đều có người chủ cụ thể gắn liền với quyền lợi và nghĩa vụ rõ ràng, đang tạo ra cơ chế hợp lý mới cho việc chuyển đổi kích thích các hộ nông dân đầu tư thâm canh, ứng dụng KHCN vào sản xuất. Hiện nay, đất đai dành cho nông nghiệp trên địa bàn huyện mất dần đi do quá trình đô thị hoá, đất đai đã ít ngày càng ít hơn. Vì vậy, người nông dân, phải sử dụng tiết kiệm đất đai và hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích. Do đó, chỉ có đi vào những cây trồng có giá trị kinh tế cao chất lượng tốt, những loại cây đặc sản mà thị trường ưa chuộng cũng như phục vụ xuất khẩu. Đồng thời, kết hợp với du lịch và sinh thái một cách có hiệu quả. Trong thời gian tới huyện cần: - Giao ruộng đất ổn định lâu dài cho hộ nông dân, đối với cây hàng năm 20 năm, cây lâu năm là 50 năm. - Tiến hành quy hoạch ổn định đất cho các xã trên cơ sở hộ nông dân cần yên tâm đầu tư cho mở rộng sản xuất. - Cần có các hướng dẫn quy định cụ thể cho phép hộ nông dân nhận đất làm trang trại với địa phương còn quỹ đất cho đấu thầu. - Cần có cơ chế chính sách cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng, từ đất có hiệu quả kinh tế thấp, như đất có năng suất thấp, bị hạn, hoặc úng, đất màu, đất bãi sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao như trồng hoa, rau sạch, cây ăn quả, nuôi thả cá. + Chính sách đầu tư tín dụng Ngoài việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng nông thôn và đầu tư nghiên cứu ứng dụng KHCN cần có chính sách đầu tư ngân sách cho việc duy trì phát triển cây trồng, chi bảo trợ nông nghiệp, hỗ trợ, chuyển giao KHCN… Vì vậy, chính sách về vốn đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và trồng trọt nói riêng là rất quan trọng. Các giải pháp về vốn của huyện là: +Ưu tiên cho vay vốn phát triển kinh tế các vùng tập trung sản xuất nông sản hàng hoá (hoa, cây ăn quả…). + Ưu tiên cho vay vốn phát triển các ngành nghề. + Miễn thuế một vài năm đầu cho các cơ sở chế biến, tiêu thụ nông sản, với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, ngoài nguồn vốn được hỗ trợ được vay ngân hàng với lãi xuất thấp, huyện huy động nguồn vốn của nhân dân, kêu gọi các cá nhân và tổ chức đầu tư vốn. - Chính sách đảm bảo an ninh lương thực Vấn đề an toàn lương thực là chiến lược kinh tế chính trị, xã hội của Đảng và Nhà nước ta. Do đó, đi đôi với việc chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt sang cây trồng có giá trị hiệu quả kinh tế cao thì huyện cần phải có chính sách nhằm: + Một là, đảm bảo đủ lương thực cho người dân. + Hai là, đảm bảo cho người nông dân có thu nhập để có thể thanh toán được lương thực cần dùng. + Ba là, đảm bảo cho người nông dân tăng thu nhập đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cuộc sống. +Bốn là, tạo ra nhiều công ăn việc làm và xây dựng nông thôn ngày càng phồn vinh, thu hẹp dần khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. - Chính sách thuế: Thuế thu từ sản xuất nông nghiệp không nhiều chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu ngân sách của huyện. Tuy nhiên, nó vẫn được sử dụng như một đòn bẩy kinh tế đối với chuyển dịch cơ cấu cây trồng. 7. Giải pháp về bảo quản và chế biến nông sản Công nghệ chế biến là mắt xích quan trọng nhất nối liền sản xuất hàng hoá, sản xuất với tiêu dùng, chuyển sản phẩm tươi sống thành sản phẩm hàng hoá dưới dạng sơ chế và sơ chế để đưa vào hệ thống lưu thông tạo điều kiện để người nông dân gắn sản xuất với thị trường. Nông sản là sản phẩm của quá trình sinh học nên rất dễ hư hao, hao hụt, giảm chất lượng và tổn thất sau thu hoạch. Vì vậy, cần phải có công nghệ bảo quản và chế biến sau thu hoạch. Do nhu cầu của người nông dân, ngày càng tăng và đáp ứng nhu cầu xuất khẩu thì sản phẩm nông nghiệp cần phải qua chế biến mới có những sản phẩm chất lượng tốt. 8. Giải pháp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho người nông dân. Học vấn là điều kiện để tiếp thu KHCN. Hiện tại trình độ văn hoá của người nông dân tuy đông về số lượng nhưng chất lượng còn rất thấp. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá thì rất cần thiết phải nâng cao dân trí. Muốn nâng cao dân trí cần phải kết hợp nhiều biện pháp cả giáo dục thông qua trường lớp lẫn giáo dục thông qua phát thanh, truyền hình, tập huấn ngay tại đồng ruộng. Từ Liêm là huyện ngoại thành có tốc độ đô thị hoá rất nhanh. Đô thị Từ Liêm ngày càng mở rộng bên cạnh những mặt tích cực nó còn đặt ra vấn đề cần giải quyết như đất đai nông nghiệp mất đi trong một thời gian ngắn sẽ gây những khó khăn lớn cho người nông dân. Họ mất đất nông nghiệp, gặp khó khăn trong việc chuyển đổi nghề nghiệp và tìm kiếm địa bàn kinh doanh nhất là đối với hộ thuần nông, trình độ học vấn còn hạn chế, thiếu vốn, lao động già yếu. Vì vậy, nâng cao trình độ dân trí cho họ để họ có thể thích nghi được với điều kiện kinh tế thị trường. Trong những năm tới, huyện cần phải có chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ nông nghiệp phục vụ cho quá trình sản xuất nông nghiệp của huyện theo hướng sau: + Quy hoạch đội ngũ, đào tạo dài hạn ở các trường chính quy, đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ dưới nhiều hình thức. + Bồi dưỡng cơ bản những kiến thức về kinh tế thị trường cho cán bộ nông nghiệp để họ có điều kiện hướng dẫn nông dân tiếp cận thị trường để chuyển đổi cơ cấu cây trồng có hiệu quả. + Tập huấn những tiến bộ KHKT cho người nông dân, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các chủ trang trại. Phải cho người nông dân nhận thức được vấn đề cho bản thân họ là rất cần thiết. Tóm lại, các giải pháp trên là các giải pháp cơ bản nhất nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong qúa trình đô thị hoá ở Từ Liêm ngoài ra nó còn một số giải pháp khác như: Công tác khuyến nông hỗ trợ sản xuất, đa dạng hoá các ngoại hình sản xuất trong nông nghiệp ( trang trại, hợp tác xã…), công tác tuyên truyền xây dựng các mô hình tổng kết, hoàn thiện và nhân rộng các mô hình tổ chức sản xuất trong nông nghiệp… Kết luận và kiến nghị 1. Kết luận Nông nghiệp Từ Liêm mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế nhưng vẫn là ngành trong vị trí quan trọng, cung cấp khối lượng đáng kể cho nhu cầu thực phẩm của nhân dân, tạo việc làm và là nguồn thu nhập quan trọng của gần 30% dân số trên địa bàn huyện. Trong những năm tới, đổi mới nền kinh tế, sản xuất nông nghiệp Từ Liêm đã đạt được những thành tựu đáng kể tốc độ tăng trưởng tổng sản lượng đạt bình quân từ 4- 5%/ năm giá trị sản lượng nông nghiệp bình quân trên ha đất nông nghiệp đạt từ 52- 59 % triệu/ ha. Sản xuất nông nghiệp đã định hướng theo nền sản xuất hàng hoá. Trong sản xuất nông nghiệp, ở huyện Từ Liêm phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên, năng suất lúa hàng năm thấp hơn so với các huyện ngoại thành Hà Nội, nguồn thu nhập từ cây lương thực hàng năm không thể thúc đẩy đời sống nông dân trong huyện. Vì vậy, chuyển dịch cơ cấu cây trồng là một yếu tố cần thiết là phù hợp với nguyện vọng của người nông dân trong huyện khi mà tốc độ đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ như ngày nay. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng phát huy những tiềm năng sẵn có vùng đặc sản và thiên nhiên ưu đãi tham gia vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, tăng thu nhập xã hội đem lại những hiệu quả kinh tế cao góp phần tăng GDP hàng năm cung cấp cho thị trường só lượng hàng hoá như hoa, quả tươi, rau gia vị… góp phần xoá đói giảm nghèo tạo việc làm ổn định cho nhiều người lao động trong huyện góp phần khắc phục các tệ nạn xã hội, chuyển đổi cơ cấu cây trồng là tiền đề để thực hiện CNH- HĐH nông nghiệp- nông thôn. Trên cơ sở bám sát mục tiêu nghiên cứu, lý luận, đánh giá đúng thực trạng đề xuất các giải pháp trong thời gian tới luận văn tốt nghiệp đã hoàn thành các nhiệm vụ cơ bản sau: Một là, hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn của chuyển dịch cơ cấu cây trồng, thấy rõ được quan điểm, các đặc trưng và sự cần thiết của quá trình chuyển dịch. Hai là, phân tích đánh giá đúng thực trạng chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở huyện Từ Liêm những năm qua thấy được hiệu quả kinh tế xã hội của chuyển dịch cơ cấu cây trồng, rút ra những thuận lợi và những vấn đề còn tồn tại của quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở huyện nhà. Ba là, đưa ra phương hướng, đề xuất các giải pháp trong thời gian tới. 2. Kiến nghị - Để thực hiện được cơ cấu cây trồng của Từ Liêm cần có quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trong thời gian tới khi mà tốc độ đô thị hoá diễn ra nhanh như hiện nay. - Huyện cần hướng dẫn hộ nông dân định hướng sản xuất tập trung vào những cây trồng có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ tốt, nhất là hoa, rau sạch, lúa thơm, cây ăn quả. - Vấn đề thị trường tiêu thụ nông sản và tính ổn định của thị trường đặc biệt đối với các loại có thể xuất khẩu vấn đề bảo quản chế biến các loại nông sản có yêu cầu chất lượng cao với các công nghệ phù hợp để có thể sử dụng nguồn lao động dư thừa ở nông thôn. -Tổ chức tập huấn, khuyến nông, các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới cho nông dân. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Giáo trình kinh tế nông nghiệp - NXB Nông nghiệp -2002 2. Giáo trình quản trị kinh doanh Nông nghiệp -NXB Thống kê Hà nội 2001 3. Giáo trình kinh tế nông thôn - NXB Nông nghiệp 2002 4. Dự thảo báo cáo thuyết minh quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất Nông nghiệp Huyện Từ Liêm giai đoạn 2002-2010. 5. Về chuyển dịch cơ cấu trong Nông nghiệp nước ta hiện nay - NXB Nông nghiệp - Hà nội 1994. 6. Đào Thế Tuấn - Cơ sở khoa học xác định cơ cấu cây trồng - NXB Nông nghiệp Hà Nội 1977. 7. Lê Đình Thắng - Phát triển sản xuất một số nông sản ở miền Bắc Việt nam - NXB Nông nghiệp Hà nội 1994. 8. Báo cáo quy hoạch sử dụng đất Huyện Từ Liêm thời kỳ 2001 - 2010 9. Quy hoạch tổng thể Huyện Từ Liêm thời kỳ 2001 - 2010. 10. Niêm giám thống kê Huyện Từ Liêm từ năm 1997 - 2002. 11. Các báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Từ Liêm 1997-2002. 12. Tóm tắt báo cáo hội thảo quy hoạch phát triển cây ăn quả Hà nội tới năm 2010. 13. Một số tài liệu khác của Huyện Liên quan 14. Tạp chí . - Quản lý Nhà nước số 5 / 2001. - Nông nghiệp và phát triển nông thôn số 1-2010, số 3 -2002, số 15 -2002. - Kinh tế dự báo số 6 -2002. - Tạp chí Kinh tế phát triển số 8 - 1998, số 95- 1998. - Tạp chí Nghiên cứu lý luận số 6 - 1998. 15. Một số tài liệu khác Phụ biểu 1: Đơn vị hành chính huyện Từ Liêm stt Tên xã, thị trấn Diện tích Dân số (người) Mật độ nguời/km2 Toàn Huyện 7.532,10 189.808 2.520 A Vùng I 2.015,95 75.350 3.737 1 Thị trấn Cầu Diễn 212,55 11.453 5.388 2 Xã Đông ngạc 361,10 17.858 4.945 3 Xã Cổ Nhuế 615,53 17.081 2.776 4 Xã Xuân Đỉnh 555,58 18747 3.375 5 Xã Trung Văn 272,58 10.211 3.746 B Vùng II 2.710,36 55.364 2.043 6 Xã Thượng Cát 388,56 6.107 1.572 7 Xã Liên Mạc 629,29 6.644 1.056 8 Xã Thụy Phương 285,00 1.781 2.520 9 Xã Tây Tựu 528,73 13.547 2,562 10 Xã Minh Khai 483,23 10.309 2.133 11 Xã Phú Diễn 395,55 11.575 2.936 C Vùng III 2804,76 59.086 2.107 12 Xã Xuân Phương 545,64 10.884 1.995 13 Xã Mỹ Đình 456,67 9.300 2.036 14 Xã Tây Mỗ 599,08 10.972 1.831 15 Xã Đại Mỗ 700,31 14.895 2.139 16 Xã Mễ Trì 497,06 13.035 2.622 Nguồn: Phòng thống kê- Từ Liêm Phụ biểu 2: Cơ cấu diện tích cây trồng chính Loại cây trồng 2000 2001 2002 DT (ha) Tỷ lệ (%) DT (ha) Tỷ lệ (%) DT (ha) Tỷ lệ (%) Tổng DTGT 7.550 100,00 6.774 100,00 6.662,5 100,00 1. Cây lương thực 5.489 72,70 4.996 73,75 4.616 69,30 - Lúa 5.424 71,84 4.974 43,43 4.594 68,95 -Ngô 20 0,26 22 0,32 22 0,03 -Khoai Lang 36 0,48 3 0,04 4 0,006 -Khoai Sọ 3 0,04 5 0,07 7 0,01 2. Rau đậu các loại 1046 13,85 874 12,90 983,5 14,76 2.1.Rau các loại 1.041 13,79 868 12,81 981,5 14,73 -Rau muống 296,5 3,93 279 4,12 386,5 0,06 -Cải bắp 5 0,07 4 0,06 0 -Cải các loại 288 3,81 216 3,29 144 0,22 -Đậu rau các loại 6 0,08 6 0,009 -Xu hào 3 0,04 6 0,09 0 -Khoai tây 15 0,2 0 -Rau khác 222 2,94 202 2,98 162 0,24 -Cà chua 12,5 0,16 3,5 005 5,5 0,008 -Bỗu bí mướp 19 0,25 8,5 0,13 1,5 0,002 -Hành tỏi 174 0,230 146 2,15 219 0,33 2.2. Đậu xanh, đen 5 0,07 6 0,09 2 0,03 3. Cây công nghiệp Hà nội 72 0,95 81 1,19 73 0,11 -Đỗ tương 61,0 0,81 68 0,97 58,0 0,09 -Mía 11 0,14 15 0,22 15 0,02 4. Cây HN khác 739 9,79 809 11,94 979 14,69 -Hoa, cây cảnh 735 9,74 808 11,93 978 14,68 -Cây thức ăn gia súc 4 0,05 1 0,01 1 0,01 Nguồn: Phòng thống kê- Từ Liêm Phụ biểu 3: Năng suất cây trồng vụ Đông xuân (Năng suất: ta/ha, sản lượng: Tấn) Loại cây 2000 2001 2002 NS(tạ/ha) SL(tấn) NS(tạ/ha) SL(tấn) NS(tạ/ha) SL(tấn) I. Cây LT Lúa 47,8 12.958,5 44,14 11.608,8 47 11.073 Ngô 28 72,80 8,3 18,26 8,3 18,2 Khoai lang 52 187,20 70 21 88 30 Khoai sọ 116 34,80 136,2 68,1 136 95,2 II. Rau đậu các loại 226 13056,8 1. Rau các loại 1992 109,16 212,59 10438,2 243,73 4886,9 Muống 250,8 4.352,1 244 3.639,7 229 Cải bắp 220,6 110,3 222 88,8 2061 Cải các loại 210 2310 220 266,152 350 đậu rau các loại 139,7 83,8 139,9 125,6 140 Bầu bí mướp 139,8 153,8 140 21 Su hào 140 42 141 84,4 Khoai tây 60 90 Rau khác 136,04 1749 158,3 1995 164 1591 Cà chua 225 135 232 23,1 232 4.099 Hành tỏi 225 1850 244,76 1799 253 4.099 2. Đậu xanh, đen 8 4 8 4,8 8 1,6 III. Câycông nghiệp HN đỗ tương 10 61,41 11,1 73,5 10 58 Nguồn: Phòng thống kê Từ Liêm Phụ biểu 4: Năng suất sản lượng cây vụ mùa Loại cây trồng chính 2000 2001 2002 NS (tạ/ha) SL (tấn) NS (tạ/ha) SL (tấn) NS (tạ/ha) SL (tấn) 1. Cây LT Lúa 39,17 10625 33,09 7758 33,26 7444,5 2. Rau đậu các loại 2.1. Rau các loại 197 9.729 208 7.984 225,77 9121,2 Muống 332 4.078 322 4.189 307,26 5.715 Cải các loại 151 2.692 150 1425 150 810 Bầu bí mướp 249 199 188,6 175 245 36,8 Hành tỏi 190 1710 215 1367 180 1026 Cà chua 214 140 215 53,8 810 52,5 Rau khác 2.2. Đậu xanh, đen 3. Cây công nghiệp Mía 250 275 250 375 250 375 Nguồn: Phòng thống kê Từ Liêm Mục lục ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37128.doc
Tài liệu liên quan