Những giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá ở Trung tâm thương mại số 7 - Đinh Tiên hoàng

Lời mở đầu Giờ đây, cụm từ “ nền kinh tế thị trường ” đã trở nên quá quen thuộc đối với mỗi doanh nghiệp. Song làm như thế nào để có thể phát triển được tốt trong nền kinh tế thị trường thì đó là một vấn đề rất khó khăn đòi hỏi các doanh nghiệp của chúng ta phải tìm ra lời giải. Trong một vài năm gần đây, có thể nói Nhà nước ta đã hoạt động rất tích cực và có hiệu quả về lĩnh vực kinh tế : tạo nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài, hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp trong nước, tìm nhiề

doc59 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1180 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Những giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá ở Trung tâm thương mại số 7 - Đinh Tiên hoàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u thị trường cho xuất khẩu..Một thuận lợi khác nữa cho các doanh nghiệp Việt Nam là tình hình chính trị ổn định trong điều kiện tình hình chính trị thế giới có nhiều biến động lớn. Trong điều kiện nền kinh tế có nhiều thuận lợi và môi trường cạnh tranh mạnh, để có thể phát triển tốt, các doanh nghiệp cần có một tầm nhìn chiến lược tốt, khả năng phản ứng linh hoạt, nắm bắt nhanh các cơ hội kinh doanh,hay nói gọn lại là phải có đội ngũ những nhà quản trị giỏi. Công ty Bách Hoá Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực bán lẻ những mặt hàng thông dụng phục vụ người tiêu dùng qua mạng lưới các siêu thị và cửa hàng tự chọn. Công ty có rất nhiều đơn vị trực thuộc, trong đó Trung Tâm Thương Mại số 7- Đinh Tiên Hoàng là một đơn vị tiêu biểu của công ty với mức doanh thu và lợi nhuận hàng năm lớn nhất.Trung tâm hoạt động trong một thị trường mà nhu cầu rất lớn đi đôi với sức cạnh tranh mạnh. Vì vậy trung tâm đã phải rất cố gắng kể từ khi thành lập để có một chỗ đứng vững chắc như hiện nay. Tuy nhiên kết quả hoạt động kinh doanh vẫn chưa phản ánh hết tiềm năng của Trung Tâm Thương Mại số 7- Đinh Tiên Hoàng do trong quá trình kinh doanh còn tồn tại những nguyên nhân cần có những giải pháp khác phục. Xuất phát từ nhận thức trên, kết hợp với kiến thức đã được học và nghiên cứu em đã chọn đề tài : “Những giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá ở Trung tâm thương mại số 7 - Đinh Tiên Hoàng”. Do trình độ còn hạn chế nên bản chuyên đề của em không tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự góp ý, bổ xung của các thầy cô và các bạn để bản chuyên đề của em được hoàn thiện. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn PGS. TS. Phạm Công Đoàn người đã tận tình giúp đỡ, động viên, khích lệ em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài. Qua đây em xin cảm ơn Ban giám đốc và các cô chú, các anh ở tổ bán buôn của Trung tâm thương mại số 7_ Đinh Tiên Hoàng đã tạo điều kiện giúp đỡ và cung cấp cho em số liệu có liên quan trong quá trình thực tập tại Trung tâm. Chương I : Những vấn đề cơ bản về tiêu thụ hàng hoá trong doanh nghiệp thương mại. Tiêu thụ hàng hoá trong doanh nghiệp thương mại và sự cần thiết phải thúc đẩy tiêu thụ hàng hoá trong doanh nghiệp thương mại. Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp thương mại : Khái niệm: Doanh nghiệp thương mại là doanh nghiệp chủ yếu thực hiện các hoạt động thương mại với chức năng chủ yếu là tiến hành mua bán hàng hoá là chính, là tổ chức quá trình lưu thông hàng hoá nhằm chuyển hình thái của hàng hoá từ hàng sang tiền và tiền sang hàng, đồng thời thực hiện việc di chuyển về mặt không gian của hàng hoá. Doanh nghiệp thương mại là một tổ chức độc lập, có phân công lao động rõ ràng, được quản lý bằng bộ máy chính thức. Doanh nghiệp thương mại có thể thực hiện các hoạt động thương mại một cách độc lập với thủ tục đơn giản nhanh chóng. Đặc điểm của doanh nghiệp thương mại: Đối tượng lao động của các doanh nghiệp thương mại là các sản phẩm hàng hoá hoàn chỉnh, nhiệm vụ của các doanh nghiệp thương mại không phải là tạo ra các giá trị sử dụng và giá trị mới mà là thực hiện giá trị của hàng hoá tức là trực tiếp đưa nó đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Đây là điểm rất khác biệt giữa doang nghiệp thương mại với các doanh nghiệp khác. Hoạt động của doanh nghiệp thương mại giống như các doanh nghiệp khác bao gồm các quá trình kinh tế, tổ chức kỹ thuật… những mặt kinh tế nổi lên là chủ yếu. Trong doanh nghiệp thương mại nhân vật trung tâm trọng điểm là khách hàng. Cho nên mọi hoạt động của doanh nghiệp đều tập chung và hướng tới khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho họ thoả mãn nhu cầu. Trong khi mọi hoạt động của các doang nghiệp sản xuất đều hướng tới phục vụ cho người lao động về hàng hoá. Do khách hàng, nhân vật trung tâm hoạt động của doanh nghiệp thương mại, có nhu cầu rất đa dạng, và mọi hoạt động của doanh nghiệp thương mại đều hướng tới khách hàng, nên việc phân công chuyên môn hoá trong nội bộ từng doanh nghiệp cũng như giữa các doanh nghiệp thương mại bị hạn chế hơn nhiều so với các doanh nghiệp sản xuất. Tính chất liên kết tất yếu giữa các doanh nghiệp thương mại để hình thành nên ngành kinh tế_ kỹ thuật, xét trên góc độ kỹ thuật tương đối lỏng lẻo nhưng lại rất chặt chẽ trên góc độ kinh tế xã hội, ở đó tồn tại những luật thừa nhận và tôn trọng. Buôn có bạn bán có phường chính là nói đến tính chất phường hội chặt chẽ và nghiêm minh của hoạt động thương mại. Tất cả những đặc điểm trên tạo nên nét đặc thù của doanh nghiệp thương mại . Nhưng xu hướng đang phát triển là doanh nghiệp thương mại có quan hệ chặt chẽ xâm nhập vào các doanh nghiệp sản xuất và các doanh nghiệp dịch vụ dưới hình thức đầu tư vốn cho sản xuất, đặt hàng với sản xuất, kết hợp thực hiện các dịch vụ trong và sau bán hàng. Những công việc này đều nhằm làm cho người tiêu dùng được thoả mãn tối đa nhu cầu của mình, giúp cho họ có ấn tượng tốt đẹp vàg hướng tới phụ thuộc vào doanh nghiệp thương mại của mình, qua đó doanh nghiệp thương mại ngày càng có lợi. Khái niệm và vai trò của tiêu thụ hàng hoá: Khái niệm tiêu thụ hàng hoá: Trao đổi hàng hoá hay tiêu thụ hàng hoá đã xuất hiện từ rất sớm cùng với sự xuất hiện của xã hội loài người. Từ đó đến nay, cùng với sự phát triển của trình độ lực lượng sản xuất xã hội và trình độ phân công lao động xã hội , thì trình độ và phạm vi của quan hệ trao đổi cũng không ngừng và đã trải qua nhiều hình thức khác nhau. Do đó tuỳ thuộc từng giai đoạn , tuỳ thuộc vào cách nhận thức và tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu mà tiêu thụ hàng hoá có thể có được khái niệm khác nhau. Theo quan điểm cổ điển thì tiêu thụ hàng hoá được hiểu là quá trình hàng hoá di chuyển từ người bán sang người mua và đồng thời là quá trình chuyển quyền sơ hữu. Theo quan điểm hiện đại thì tiêu thụ hàng hoá được hiểu là quá trình phát hiện nhu cầu, là quá trình tổng hợp để làm cho nhu cầu được phát hiện tăng lên quá giới hạn điểm dừng và buộc khách hàng phải thực hiện hành vi mua để thoả mãn nhu cầu. Theo luật thương mại Việt Nam thì hoạt động tiêu thụ hàng hoá thực chất là việc giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho người mua và người bán nhận tiền từ người mua theo sự thoả thuận giữa người bán và người mua. Tiêu thụ hàng hoá là giai đoạn cuối cùng của quá trình kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp thương mại trong nền kinh tế thị trường. Tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp thương mại đồng nghĩa với việc bán hàng hoá, tuy nhiên ta không nên hiểu tiêu thụ hàng hoá chỉ đơn thuần là hành vi bán hàng mà bán hàng chỉ là hành vi cuối cùng, trực tiếp nhất biểu hiện cho sự thay đổi về mặt hình thái, giá trị và cho quá trình tổ chức lưu chuyển hàng hoá. Vì vậy cần phải hiểu rõ bản chất của tiêu thụ hàng hoá dưới nhiều góc độ kinh tế và dưới góc độ tổ chức kỹ thuật. Về mặt kinh tế, bản chất của tiêu thụ hàng hoá chính là sự thay đổi hình thái tiền tệ và vòng chu chuyển vốn của doang nghiệp thương mại đã hoàn thành. Cũng qua hoạt động tiêu thụ hàng hoá, giá trị hàng hoá được thực hiện từng phần và được thực hiện hoàn toàn tuỳ thuộc vào loại hình và bản chất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời giá trị sử dụng của hàng hoá được thực hiện từng phần hoặc hoàn toàn tuỳ thuộc vào loại hình và bản chất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời giá trị sử dụng của hàng hoá được xã hội thừa nhận. Tiêu thụ hàng hoá giải quyết mối quan hệ giữa người mua và người bán, trực tiếp là giải quyết các mâu thuẫn về quyền lợi, lợi ích giữa các bên thông qua giá cả thị trường của hàng hoá.Trong mua bán trao đổi cả người bán và người mua đều muốn mình sẽ có lợi và điều này hình thành nên mâu thuẫn về lợi ích giữa hai bên. muốn giải quyết được mâu thuẫn này thì tiêu thụ hàng hoá phải tiến hành trên cơ sở bình đẳng có lợi giữa các bên, tức là tiêu thụ hàng hoá phải thể hiện rõ bản chất của nó, thể hiện mối quan hệ kinh tế hàng hoá_ tiền tệ, mối quan hệ về lợi ích kinh tế giữa các bên bằng công việc tiến hàng trao đổi, mua bán có thoả thuận, tuân theo lợi ích của nhau và tuân theo thoả thuận ngang giá. Bên cạnh đó việc giải quyết mối quan hệ về mặt kinh tế của tiêu thụ hàng hoá cũng biểu hiện cả mối quan hệ xã hội giữa con người và chỉ khi tiêu thụ hàng hoá được thực hiện tuân theo nguyên tắc ngang giá nó mới phản ánh được mối quan hệ bình đẳng về mặt xã hội của con người. Về mặt tổ chức kỹ thuật : Tiêu thụ hàng hoá là quá trình kinh tế bao gồm từ việc tổ chức đến việc thực hiện trao đổi, mua bán hàng hoá thông qua các khâu nghiệp vụ kinh tế_ kỹ thuật, các hành vi mua bán cụ thể nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp. Theo nghĩa đầy đủ nhất thì tiêu thụ hàng hoá được hiểu là quá trình bao gồm nhiều hoạt động từ nghiên cứu thị trường, nghiên cứu người tiêu dùng, đặt hàng và tổ chức sản xuất, lựa chọn và xác lập kênh phân phối, các chính sách và hình thức bán, tiến hành các hoạt động xúc tiến thương mại và cuối cùng thực hiện công việc bán hàng tại điểm bán nhằm mục đích đạt hiệu quả cao nhất. Cho dù tiếp cận trên góc độ nào ta cũng thấy trong quá trình tiêu thụ hàng hoá xuất hiện hai dòng vận động : đó là dòng vận động vật lý của hàng hoá và dòng vận động của chứng từ, tiền tệ thanh toán. Vai trò của tiêu thụ hàng hoá đối với doanh nghiệp thương mại: Tiêu thụ là một trong hai chức nâưng cơ bản của quá trình lưu thông hàng hoá, là cầu nối trung gian giữa một bên là sản xuất và phân phối, một bên là người tiêu dùng. Trong quá trình tuần hoàn các nguồn vật chất, việc mua bán hàng hoá được thực hiện. Giữa hai khâu này có sự khác nhau quyết định bản chất của hoạt động thương mại đầu vào và hoạt động thương mại đầu ra của doanh nghiệp. Tiêu thụ thúc đẩy nền sản xuất phát triển.Khi ở giai đoạn sản xuất hàng hoá giản đơn, quan hệ hàng hoá tiền tệ chưa hình thành rõ nét thì chưa có sự lưu thông hàng hoá mà chỉ có hình thức sơ khai của nó là trao đổi hàng hoá để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Cùng với sự phát triển của loài người sự phân công lao động trong xã hội được hình thành và phát triển theo các hình thức về tư liệu sản xuất, quan hệ sản xuất cũng nảy sinh, lúc này hình thức trao đổi hàng hoá đã phát triển lên hình thức cao hơn là lưu thông hàng hoá, gắn liền với nó là quan hệ hàng hoá tiên tiến ra đời và sản xuất hàng hoá cũng phát triển. Tiêu thụ có vai trò thúc đẩy sản xuất, tái sản xuất mở rộng doanh ngiệp. Thật vậy khi hàng hoá bán được ra thị trường, tạo doanh thu để bù đắp các khoản chi phí và tái đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chuyển sang một chu kỳ kinh doanh mới khi đó doanh nghiệp có thể mở rộng thêm các hoạt động kinh doanh. Nếu hàng hoá của doanh nghiệp không bán được sẽ ảnh hưởng rất tiêu cức đến quá trình này sẽ bị ngưng trệ vì thực tế cho thấy nếu không có vốn để tiếp tục kinh doanh thì không thể nối đến đầu tư mở rộng được. Tiêu thụ ảnh hưởng đến thu nhập, lợi nhuận của doanh nghiệp. Với bất cứ ai, doanh nghiệp nào thì mục đích cuối cùng vẫn là lợi nhuận. Lợi nhuận chính là sự chênh lệch giữa giá bán của hàng hoá và toàn bộ những chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra, nó bao gồm : Giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp… Mà kết quả này chỉ có thể thực hiện được khi doanh nghiệp bán được hàng. Từ việc bán được hàng doanh nghiệp có thu nhạp và tạo ra lợi nhuận cũng như các điều kiện trang trải khác. Nếu khâu bán được tổ chức tốt sẽ tăng lên, ngược lại nếu tổ chức không tốt sẽ làm doanh thu về hàng hoá và dịch vụ giảm đi, làm cho doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn bế tắc trong vấn đề phân phối các khoản thu nhập và trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động khác. Tiêu thụ hàng hoá thể hiện quy mô, trình độ, năng lực của doanh nghiệp trong việc đáp ứng các nhu cầu cho xã hội, giúp xã hội tăng trưởng và phắt triển lành mạnh. Tiêu thụ xác định khả năng về vốn, về cơ sở vật chất kỹ thuật, con người. Hoạt động kinh doanh muốn có hiệu quả và phát triển thì hoạt động tiêu thụ hàng hoá cũng cần phaỉ không ngừng mở rộng. Tiêu thụ hàng hoá giúp cho doanh nghiệp tăng nhanh vòng quay sản phẩm, từ đó mở rộng quy mô kinh doanh tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động. Có thể coi tiêu thụ là giai đoạn cuối cùng, khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh và là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh quyết liệt thì giải quyết vấn đề về tiêu thụ hàng hoá là rất quan trọng. Muốn vậy doanh nghiệp phải giải quyết khâu lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, làm tốt khâu bán hàng và dịch vụ để thu hút khách hàng về phía mình. Tiêu thụ hàng hoá giúp doang nghiệp nắm bắt được thị hiếu người tiêu dùng, nhu cầu về thị trường về hàng hoá và chất lượng của hàng hoá đó. Từ đó doanh nghiệp sẽ tác động lại quá trình mua hàng để mua nhiều hàng hoá có chất lượng tốt hơn, hình thức đẹp và phong phú, phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng và qua đó kinh nghiệm mua bán hàng hoá sẽ hoàn chỉnh hơn. Tiêu thụ hàng hoá tức là thực hiện giá trị sử dụng. Qua tiêu thụ, hàng hoá được chuyển từ hình thái hiện vất sang hình thái tiền tệ cũng là lúc hoàn thành vốn chu chuyển của doanh nghiệp. Ngoài ra, bán hàng còn thể hiện văn minh trong thương mại có ảnh hưởng trực tiếp đến niềm tin và uy tín của doanh nghiệp cũng như nói lên mức độ làm ăn phát đạt của doanh nghiệp trên thương trường. Vì vậy, tổ chức tốt khâu bán hàng làm tăng lượng hàng bán ra, tăng khả năng thu hồi vốn nhanh từ đó tăng khả năng quay vòng vốn lưu động, cho phép tiết kiệm một khoản đầu tư vào sản xuất kinh doanh hàng hoá khác, cho phép một doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh đó là doanh nghiệp đang thực hiện tái sản xuất mở rộng kinh doanh và thể hiện khả năng kinh doanh có hiệu quả trên thương trường. Sự cần thiết phải thúc đẩy tiêu thụ hàng hoá trong doanh nghiệp thương mại: Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng, quan trọng quyết định cho kỳ sản xuất kinh doanh gắn cung và cầu thực hiện giá trị sản phẩm. Quá trình sản suất kinh doanh là một quá trình bao gồm nhiều khâu từ khâu chuẩn bị sản xuất đến mua bán vật tư kỹ thuật, tổ chức sản xuất tiêu thụ sản phẩm dịch vụ và thực hiện thực hiện quỹ tiền tệ. Các khâu này đảm bảo các chức năng nhất định và chúng phối hợp chặt chẽ với nhau, làm tiền đề phát triển cho nhau và cùng chi phối đến kết quả sản xuất kinh doanh. Nếu bất kỳ trong những khâu đó bị gián đoạn thì toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả thấp hoặc không mang lại hiệu quả dẫn tới phá sản. Để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao thì phải đảm bảo các khâu trên không bị gián đoạn và quan trọng nhất là khâu tiêu thụ hàng hoá. Tiêu thụ vừa là khâu khởi đầu ( vì sản xuất trước hết phải bán cho ai ? ở đâu ? với số lượng giá cả như thế nào ?) nó lại vừa là khâu kết thúc của quá trình sản xuất kinh doanh ( vì tiêu thụ là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh ). Hàng hoá dịch vụ của doanh nghiệp được tiêu thụ ngày càng nhiều, điều đó chứng tỏ uy tín sản phẩm chiếm một vị trí tốt đối với người tiêu dùng. Theo đó uy tín của doanh nghiệp tăng lên, khách hàng tìm đến ký kết hợp đồng mua sắm sản phẩm hàng hoá ngày một nhiều, thị trường tiêu thụ được mở rộng và công tác tiêu thụ sản phẩm là quá trình gặp gỡ giữa người mua và người bán để xác định số lượng, giá cả, phương thức thanh toán, với sự linh hoạt, cởi mở hữu ích của nó là cơ sở mối quan hệ chặt chẽ lâu dài giữa khách hàng với doanh nghiệp. Tiêu thụ hàng hoá giữ vị trí quan trọng trong việc phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông qua công tác tiêu thụ hàng hoá doanh nghiệp biết được số lượng sản phẩm bán ra được bao nhiêu, còn lại bao nhiêu. Từ đó doanh nghiệp có được những thông số chính xác về tổng doanh thu, các chi phí bỏ ra nhằm đánh giá kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, hạch toán lỗ lãi… Kết quả sản xuất kinh doanh chỉ có được sau khi thực hiện xong công tác tiêu thụ, thu được tiền về và nó phụ thuộc rất nhiều vào công tác tiêu thụ sản phẩm. Nếu tổ chức tốt công tác tiêu thụ sản phẩm sẽ làm cho chi phí tiêu thụ sản phẩm giảm đi, tăng hiệu quả của hoạt động kinh doanh và ngược lại. Bên cạnh đó việc hoàn thiện công tác tiêu thụ là một biện pháp tổng hợp để thúc đẩy đổi mới nội dung quản lý hoạt động sản xuátt kinh doanh, phát triển mở rộng thị trường của doanh nghiệp. ở Việt Nam thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ hàng hoá trong nước đang là điều được nhà nước khuyến khích đặc biệt đối với doanh nghiệp quốc doanh. Xét hoàn cảnh kinh tế nước ta hiện nay còn nhiều khó khăn thì việc đẩy mạnh tiêu thụ là điều quan trọng và cần thiết để góp phần kích thích nhu cầu, phát triển nền sản xuất trong nước và giảmnhập khẩu, đó cũng là cách giúp các doanh nghiệp Việt Nam giữ được thị trường trong nước trước sự tấn công và cạnh tranh gay gắt của doanh nghiệp nước ngoài hiện taị và tương lai. Giúp các doanh nghiệp tư nhân khẳng định được mình trong tiến trình hội nhập với kinh tế khu vực và trên thế giới. Nội dung của tiêu thụ hàng hoá trong doanh nghiệp thương mại: Nội dung của quá trình tiêu thụ hàng hoá: Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tham gia vào hoạt động trình sản xuất và kinh doanh muốn tồn tại và phát triển đều phải tiêu thụ được hàng hoá hoặc dịch vụ dù là vì lợi nhuận hay phi lợi nhuận. Tiêu thụ hàng hoá được hiểu là quá trình chuyển giao hàng hoá đến tay người tiêu dùng, quá trình đó bao gồm các khâu: nghiên cứu thị trường, tổ chức cung ứng hàng hoá và thực hiện bán hàng. Để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành bình thường, thường xuyên liên tục có hiệu quả thì công tác tiêu thụ hàng hoá phải được tổ chức tốt. Nghiên cứu thị trường, nghiên cứu người tiêu dùng: Để hoạt động tiêu thụ hàng hoá đạt hiệu quả cao thì trước tiên doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thị trường và đây cũng là hoạt động quan trọng nhất của quá trình hoạt động kinh doanh, đồng thời đó cũng là việc phải tiến hành thường xuyên liên tục của doanh nghiệp. Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều bắt đầu từ việc nghiên cứu thông tin thị trường. Doanh nghiệp sẽ phải trả lời các câu hỏi: Thị trường là gì? số lượng bao nhiêu? chất lượng có thể chấp nhận được? Giá có thể chấp nhận?... những người có khả năng cung ứng và thế lực của họ. Đó là những thông tin cực kỳ cần thiết để đưa ra các quyết định thương mại. Để đạt được mục tiêu trên thì công tác nghiên cứu thị trướng phải tiến hành một số công việc sau: + Dự đoán khi nào khách hàng sẽ mua. + Ước lượng số khách hàng sẽ mua của doanh nghiệp trong thời gian tới và họ sẽ mua bao nhiêu? + Xác định mẫu mã, chủng loại, mầu sắc, kiểu dáng, nguyên vất liệu… để tiến hành nhập hàng sao cho phù hợp với xu thế của thị trường. + Xây dựng cơ cấu hàng hoá. + Định giá cho từng loại hàng hoá sao cho phù hợp với khả năng thanh toán của người tiêu dùng. + Phân tích điểm mạnh điểm yếu của đối thủ cạnh tranh… Qua công tác nghiên cứu mà doanh nghiệp có thể đề ra được chính sách, chiến lược phù hợp để nắm bắt và thoả mãn nhu cầu, nâng cao hiệu quả tiêu thụ hàng hoá. Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng cần phải rất chú ý đến công tác nghiên cứu khách hàng, nghiên cứu người tiêu dùng. Nghiên cứu người tiêu dùng sẽ làm rõ hơn các nhân tố ảnh hưởng đến việc mua hàng và quá trình quyết định mua hàng của người tiêu dùng, qua đó doanh nghiệp hiểu thêm về khách hàng của mình và có biện pháp nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn từ đó đẩy mạnh và mở rộng hoạt động tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp. Nội dung của việc nghiên cứu khách hàng bao gồm: + Xác định các thông só khái quát và phân loại khách hàng tiềm năng theo các chỉ tiêu kinh tế xã hoọi như: giới tính, tuổi tác, thu nhập, nghề nghiệp và tầng lớp xã hội… + Nghiên cứu tập tính và thói quen lựa chọn của khách hàng, ảnh hưởng của trao đổi thông tin mua bán tiến đến quá trình mua của khách hàng. + Nghiên cứu động cơ mua sắm và hành vi ứng xử của khách hàng tiềm năng. + Nghiên cứu tâm lý của khách hàng. Thông qua nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp nắm được nhiều thông tin về triển vọng nhu cầu trên thị trường đối với hàng hoá của mình, từ đó đưa ra những chính sách phù hợp. Quảng cáo và các hoạt động xúc tiến bán hàng: Quảng cáo là một hoạt động nhầm giới thiệu sản phẩm hàng hoá dịch vụ của doanh nghiệp cho khách hàng, làm cho khách hàng quen biết, có thiện cảm và ngày càng tăng thiện cảm của họ đối với sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp. Các hoạt động quảng cáo nhằm làm cho hàng hoá được đông đảo người dân biết đến và khắc trong tâm trí họ sản phẩm của doanh nghiệp . Doanh nghiệp có thể quảng cáo qua báo trí, đài phát thanh, truyền hình áp phích và trên cả chính sản phẩm hoặc ngay tại doanh nghiệp. khoa học ngày càng phát triển, hàng hoá sản xuất ra ngày càng nhiều cho nên quảng cáo cũng có vai trò ngày càng quan trọng. Quảng cáo và các hoạt động xúc tiến bán giúp cho doanh nghiệp nâng cao doanh số bán, tăng cường và củng cố vị thế của doanh nghiệp , giúp doanh nghiệp chiếm lĩnh được thị trường, ngăn chặn sự tấn công của các đối thủ cạnh tranh. Nó có vai trò quan trọng đặc biệt khi doanh nghiệp mới thành lập hoặc chuẩn bị tung ra thị trường sản phẩm mới. Tuy nhiên nếu sử dụng công cụ quảng cáo và hoạt động xúc tiến một cách quá mức sẽ làm tăng chi phí, ảnh hưởng đến lợi nhuận. Quảng cáo sai sự thực có thể làm mắt lòng tin của khách hàng, ảnh hưởng lâu dài đến hoạt động tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp. Ngoài ra, cần chú ý đến phản ứng đáp lại của các tổ chức cạnh tranh, tránh tình trạng xảy ra các cuộc chiến về quảng cáo mà kết quả là các bên đều không có lợi. Tổ chức cung ứng hàng hoá: Cung ứng hàng hoá là việc tổ chức nguồn hàng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp vừa là bên bán, vừa là bên mua trên thị trường tiêu thụ. Mỗi doanh nghiệp đều có mối liên hệ qua lại với nhiều doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp mua trên thị trường này những hàng hoá cần thiết cho quá trình kinh doanh của mình rồi bán hàng ra thị trường khác. Cung ứng là khâu khởi đầu cho hoạt động kinh doanh. Cung ứng có hiệu quả cao nghĩa là nó phải đảm bảo đúng vai trò là cung cấp vào lúc mong muốn với số lượng và chất lượng cần thiết, chi phí thấp nhất trong điều kiện tốt nhất. Cung ứng là rất cần thiết song nếu cung ứng với số lượng quá lớn hoặc quá thấp đều không tốt. Cung ứng tốt sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra tiềm lực vững mạnh trong cạnh tranh nhờ hàng hoá bán ra luôn kịp thời, giá cả phải chăng, tiết kiệm chi phí, tạo được uy tín với khách hàng từ đó nâng cao được hiêu quả tiêu thụ hàng hoá, mở rộng thị trường và lợi nhuận đạt được ngày càng lớn. Chức năng của cung ứng được chia thành hai bộ phận mua và dự trữ. Mua hàng: Mua là một hoạt động thương mại, thông qua đó người mua và người bán thống nhất với nhau vè những thể thức chuyển quyền sở hữu một tài sản hoặc một dịch vụ. Hoạt động mua hàng có ảnh hưởng khá lớn đến kết quả hoạt động bán hàng. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp phải xác định được một chính sách và quá trình mua tối ưu phù hợp với điều kiện của bản thân doanh nghiệp và của thị trường vừa tiết kiệm chi phí, vừa có hiệu quả. Dự trữ: Dự trữ nói chung là sự tích tụ lại một phần hàng hoá ở các giai đoạn vận động từ sản xuất đến tiêu dùng. Trong doanh nghiệp thương mại dự trữ hàng hoá là dự trữ toàn bộ những hàng hoá, những mặt hàng được bảo quản, chờ đợi để sử dụng trong tương lai. Mặc dù phát sinh ra chi phí nhưng dự trữ rất cần thiết vì nó đảm bảo cho quá trình kinh doanh được diễn ra một cách thường xuyên, liên tục. Trong doanh nghiệp thương mại nó bảo đảm cho quá trình bán hàng không bị gián đoạn, tận dụng được cơ hội do thị trường tạo ra, luôn giữ chữ tín với khách hàng về số lượng, chất lượng, thời gian, từ đó đảm bảo cho doanh thu và lơi nhuận của doanh nghiệp. Tuỳ theo tính chất mặt hàng kinh doanh, điều kiện cơ sở vất chất kinh tế kỹ thuật và khả năng của doanh nghiệp và có phương pháp quản lý dự trữ hàng hoá cho phù hợp. Thường thì hàng hoá được quản lý trên ba phương diện là quản lý về mặt hiện vật, mặt kinh tế, mặt kế toán dự trữ. Thực hiện bán hàng: Chuẩn bị bán hàng: Là giai đoạn mở đầu nhưng rất quan trọng bởi vì trong giai đoạn này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có một sự chuẩn bị hết sức chu đáo cho quá trình tiêu thụ hàng hoá của mình diễn ra một cách suôn sẻ và tốt nhất. Trong giai đoạn này người bán cần phải hiểu biết thị trường, phải lập luận chứng thể hiện những yếu tố tạo thuận lợi và khó khăn cho hoạt động bán hàng. Luận chứng bán hàng gồm: Luận chứng doanh nghiệp: Đòi hỏi doanh nghiệp về các mặt như thâm niên kinh doanh của công ty, tiếng tăm của công ty, công nghệ chế tạo các mặt hàng, các phương thức giới thiệu quảng cáo để khách hàng biết đến. Luận chứng mô tả lý do mua của khách hàng: Công ty phải có các nhân viên chuyên viên nghiên cứu về thị hiếu tiêu dùng của khách hàng một cách chi tiết và cụ thể nhất, để thông qua đó công ty sẽ biết được mục đích mua hàng của khách hàng từ đó có các phương hướng và chuẩn bị tốt nhất để bán hàng hoá của mình một cách hiệu quả nhất. Chuẩn bị những câu trả lời bác bỏ của khách hàng. Tiến hành bán hàng: Bán hàng gồm 5 pha: tiếp xúc, luận chứng, chứng minh, trả lời những bác bỏ của khách hàng và kết thúc. Tiếp xúc, là những khoảnh khắc đầu tiên của việc bán hàng, pha này có được thực hiện tốt hay không phần lớn phụ thuộc vào người bán hàng. Bắt đầu bằng việc tạo thiện cảm với khách hàng qua cử chỉ lời nói, dáng điệu của người bán hàng. Tiếp theo là sự tinh ý hiểu được tâm lý và nhu cầu của khách hàng, từ đó làm cho khách hàng vừa lòng và tin tưởng vào những sản phẩm bán. Luận chứng, là quá trình quảng cáo, giới thiệu về mặt hàng, về doanh nghiệp để khách hàng được biết Chứng minh, Là những lời nói và hành động để chứng minh tính đúng đắn của luận chứng. Trả lời những bác bỏ của khách hàng: Pha này đòi hỏi thái độ đúng mực của người bán với khách hàng. Để bán được hàng, trong khoảnh khắc người bán phải căn cứ vào những kiến thức và kinh nghiệm của bản thân để phá tan hoài nghi của khách hàng. Kết thúc, cách kết thúc bán hàng tốt nhất là thắng_ thắng, trên nguyên tắc phải làm vui lòng khách đến,vừa lòng khách đi, tạo ấn tượng tốt cho những lần sau. Thực chất quá trình bán hàng đến đây vẫn chưa kết thúc, vấn đề quan trọng là phải đảm bảo các dịch vụ tiếp theo sau khi bán hàng vì nó thể hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với khách hàng, đồng thời tạo dựng uy tín của doanh nghiệp, thúc đẩy bán hàng trong tương lai. Các dịch vụ sau bán: Doanh nghiệp bán hàng cần đảm bảo cho người mua hưởng đầy đủ quyền lợi của họ. Dịch vụ sau bán hàng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, tạo chữ tín bền vững cho doanh nghiệp. Các hình thức bán hàng: Tiêu thụ hàng hoá có tốt hay không phụ thuộc khá nhiều vào các hình thức bán, các phương pháp và thủ thuật bán hàng, các kênh tiêu thụ và các chính sách đúng đắn. Từ trước khi tiền tệ ra đời thì hình thức trao đổi trực tiếp hàng_ hàng diễn ra phổ biến, đó là lúc thị trường còn chưa phát triển. Tuy hiện nay nó không còn là một hình thức phổ biến nhưng vì một số ưu điểm nên hình thức này vẫn tồn tại như tránh đánh thuế hai lần nhập xuất, tránh thiệt hại do lạm phát.Hiện nay có hai hình thức bán hàng phổ biến là: Bán buôn và bán lẻ. Bán lẻ: Là bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng để thoả mãn nhu cầu cá nhân, tập thể Hình thức này có đặc điểm là: Khối lượng bán nhỏ, đơn chiếc, hàng hoá thường phong phú, đa dạng về chủng loại, mẫu mã. Hàng hoá sau khi bán được đi vào tiêu dùng trực tiếp, giá trị hàng hoá được thực hiện, bắt đầu vòng chu chuyển mới của hàng hoá. Vì vậy bán lẻ có những ưu điểm: Không sợ khủng hoảng thừa ( Vì hàng bán xong doanh nghiệp mới bắt đầu chu kỳ kinh doanh mới ), doanh nghiệp có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng nên nắm bắt được những thay đổi của nhu cầu và thị hiếu, từ đó có những giải pháp khắc phục kịp thời hoặc có những ý tưởng kinh doanh sản pẩm mới.Nhưng nó cũng tồn tại những hạn chế: với khối lượng bán nhỏ nên thời gian thu hồi vốn chậm, mặt hàng nhiều loại nên yêu cầu về dự trữ trở nên phức tạp, có nhiều đơn vị cung cấp hàng hoá nên việc giao nhận vận chuyển hàng hoá trở nên khó khăn... Bán buôn: Là bán hàng gián tiếp thông qua các đơn vị bán lẻ, người trung gian để họ tiếp tục chuyển bán hoặc bán cho người sản xuất để họ tiếp tục sản xuất ra sản phẩm. Đặc điểm của bán buôn là: Bán với khối lượng lớn nên hàng hoá thường không đa dạng, phong phú như bán lẻ Hàng hoá sau khi bán vẫn còn nằm trong lưu thông hoặc trong sản xuất, chưa đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Vì thế bán buôn có ưu điểm là:Thời gian thu hồi vốn nhanh, đẩy nhanh vòng quay vốn. Nhưng do không tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng nên chậm nắm bắt những diễn biến nhu cầu về thị trường, từ đó có khả năng thiếu hụt hoặc dư thừa hàng hoá. Bán buôn thường được thể hiện dưới hai hình thức: Doanh nghiệp thương mại bán hàng cho người sản xuất để sản xuất ra hàng hoá. Doanh nghiệp thương mại bán hàng cho các tổ chức thương mại khác để bán lẻ hoặc tiếp tục chuyển bán. Tiêu thụ hàng hoá trong doanh nghiệp thương mại thường được tiến hành trên cơ sở các hợp đồng thương mại Hợp đồng thương mại là một loại hợp đồng kinh tế, trong đó quy định việc mua bán hàng hoá dịch vụ phải tuân theo những điều kiện đã được thiết lập trong nó. Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ hàng hoá trong doanh nghiệp thương mại: Doanh nghiệp thương mại không tồn tại độc lập trên thị trường mà có rất nhiều mối quan hệ đa dạng với môi trường xung quanh. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và hoạt động tiêu thụ hàng hoá nói riêng chịu tác động của rất nhiều các yếu tố, cùng một lúc có thể chịu tác động cùng chiều hoặc ngược chiều nhau, mức độ, phạm vi tác động của mỗi nhân tố cũng không giống nhau. Do đó trong việc nhận thức và đánh giá tác động của chúng cần có cách nhìn tổng thể. Có nhiều cách phân chia nhân tố theo những tiêu thức khác nhau song nhìn chung các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp có thể chia thành hai nhóm nhân tố: Nhóm nhân tố chủ quan và nhóm nhân tố khách quan. Nhân tố chủ quan: Nhân tố chủ quan là nhân tố thuộc về doanh nghiệp ,doanh nghiệp có thể điều chỉnh tác động đến chúng nhằm mục đích thúc đẩy, kìm hãm hoạt động tiêu thụ hàng hoá, phục vụ cho mục đích hoạt động lâu dài củ._.a doanh nghiệp. Nhân tố chủ quan bao gồm các yếu tố: Mặt hàng, cơ cấu mặt hàng kinh doanh: Kinh doanh ngành hàng và mặt hàng phù hợp với nhu cầu của thị trường sẽ thuận lợi trong việc thúc đẩy bán ra. Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, tìm ra nhu cầu chưa được thoả mãn của tập khách hàng mà doanh nghiệp hướng tới. Việc đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh hay chuyên môn hóa mặt hàng nào đó tuỳ thuộc vào tiềm lực của doanh nghiệp và chiến lược kinh doanh mà doanh nghiệp theo đuổi. + Chất lượng hàng hoá: Là nhân tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng tới doanh thu và tốc độ tiêu thụ hàng hoá. Doanh nghiệp không thể bán được hàng nếu hàng chất lượng kém, không thoả mãn được nhu cầu người tiêu dùng trong khi trên thị trường tràn ngập những hàng hoá có chất lượng tốt hơn nhiều. Theo quan điểm kinh doanh hiện đại thì chất lượng hàng hoá ngày nay không phải tốt nhất mà là mang tính tối ưu, phù hợp với thị hiếu và khả năng thanh toán của người tiêu dùng. + Giá cả hàng hoá: Đây là nhân tố nhạy cảm luôn tác động đến quyết định mua hàng của người tieu dùng. Đối với hợt động tiêu thụ hàng hoá, giá cả là một trong những biến số quan trọng nhất vì mục đích chủ yếu của việc định giá là đảm bảo bán được hàng hoá. Nếu doanh nghiệp có một chính sách giá hợp lý, phù hợp với tình hình cung cầu trên thị trường sẽ giúp cho doanh nghiệp tăng doanh thu, lợi nhuận. Mạng lưới tiêu thụ: Việc tổ chức và sắp xếp một mạng lưới tiêu thụ phù hợp với quy mô và địa bàn kinh doanh sẽ giúp cho doang nghiệp đáp ứng đày đủ nhu cầu tập khách hàng. Đối với doanh nghiệp có quy mô kinh doanh lớn thì việc tổ chức kênh phân phối có hiệu quả tối ưu là rất cần thiết, nó giúp cho doanh nghiệp chủ động trong việc phân phối nguồn hàng tới các điểm tiêu thụ, từ đó đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá. Các nhân tố về Marketing: Đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ hàng hoá, doanh nghiệp cần phải chú trọng đến công tác quảng cáo và tiếp thi sản phẩm. Thực tế cho thấy nhiều mặt hàng không bán được không phải do chất lượng kém hay gí cao mà do không được khách hàng biết đến, khi tung ra thi trường không được chào hàng, quảng cáo. Ngày nay các loại hình quảng cáo rất đa dạng và phong phú như: Quảng cáo trên truyền hình, phát thanh, in nhãn hiệu của công ty trên bao bì, tờ rơi… Ngoài ra, công ty có thể sử dụng hình thức khuyến mại cho khách hàng vào các dịp lễ trong năm… Tuỳ vào đặc điểm hoạt động của từng doanh nghiệp mà lựa chọn các biện pháp quảng cáo, khuyến mại cho phù hợp. Chẳng hạn khi doanh nghiệp tung ra thị trường sản phẩm mới thì có thể quảng cáo trên truyền hình hoậc các biện pháp khuyến mại tặng khách hàng dùng thử, mặc dù chi phí cao nhưng hiệu quả đem lại là rất lớn. Đội ngũ lao động: Con người là yéu tố trung tâm và là nguồn gốc của mọi hoạt động, do đó nó là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến hoạt động tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiêpợ. Đội ngũ lao động không chỉ xem xét về số lượng mà còn xem xét về chất lượng, trình độ người lao động. Đội ngũ lao động trong doanh nghiệp boa gồm cả công nhân và người lãnh đạo. Họ là yếu tố quan trọng đảm bảo thành công, là chỗ dựa tinh thần cho nhân viên an tâm làm việc, là người động viên nhân viên làm việc hết mình vì lợi ích của chính bản thân người lao dộng và vì doanh nghiệp. con người là yếu tố trung tâm, do đó phải cùng quyết tâm nhất trí, đóng góp sức lực để xây dựng doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh. Tình hình sử dụng vốn: Tiết kiệm vốn, quay vòng vốn nhanh, không xảy ra tình trạng bị chiếm dụng vốn hay tồn đọng vốn là bí quyết để đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ hàng hoá.Hoạt động tiêu thụ hàng hoá là hoạt động mang tính chất không trực tiếp sản xuất hàng hoá do đó nó không đòi hỏi nhiều vốn cố định nhưng vốn lưu động là một vấn đề quan trọng. Trong các doanh nghiệp thương mại vốn lưu động bao giờ cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp, điều đó giúp doanh nghiệp chủ động trong kinh doanh. Vì vậy cần phải có biện pháp để quản lý và sử dụng vốn một cách có hiệu quả. Cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ: Là một trong ba thành phần không thể thiếu được của bất kỳ phương thức sản xuất hay lĩnh vực kinh tế nào. Cơ sở vật chất kỹ thuật mới mẻ, hiện đại, đảm bảo yêu cầu sẽ làm tăng năng xuất lao động, giảm đáng kể chi phí lãng phí, nâng cao chất lượng hàng hoá, từ đó hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được nâng cao. Ngược lại cơ sở vật chất lạc hậu sẽ giảm năng suất lao động, kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp. Tổ chức quản lý tiêu thụ: Tổ chức quản lý tiêu thụ hàng hoá có vai trò rất quan trọng trong hoạt đọng kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu tổ chức tốt quá trình tiêu thụ hàng hoá thì nó sẽ giúp cho quá trình lưu chuyển hàng hoá được diễn ra thường xuyên, liên tục, thoả mãn đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng về mặt số lượng, chất lượng, đẩy mạnh hoạt động của doanh nghiệp. Nếu tổ chức hàng hoá tiêu thụ mà không tốt sẽ làm giảm hoạt động tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp. Nhân tố khách quan: Hoạt động tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng không nhỏ của những nhân tố khách quan của môi trường bên ngoài như : Người cung ứng, giá cả và các chi phí dịch vụ đầu vào, sức mua của khách hàng, các nhân tố chi phối đến nhu cầu, hành vi mua sắm của khách hàng, hoạt động của các đối thủ cạnh tranh cũng như là những rào cản lớn mà doanh nghiệp phải quan tâm và phải có những biện pháp ứng sử kịp thời trong kinh doanh.Các nhân tố môi trường vĩ mô khác như : Tăng trưởng, lạm phát, chính sách quản lý giá có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm tiêu thụ. Các nhân tố về tiêu dùng: Quy mô và cơ cấu tiêu dùng ảnh hưởng tới mức bán ra của doanh nghiệp. Nhu cầu càng lớn thì mức bán ra càng lớn, Đặc biệt là nhu cầu có khả năng thanh toán cao sẽ ảnh hưởng tích cực đến hoạt động tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp và ngược lại. Điều kiện sinh hoạt của tầng lớp dân cư, thu nhập của người dân trên địa bàn hoạt động của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp. Bất kể sự thay đổi nào về thu nhập của người tiêu dùng cũng sẽ ảnh hưởng tới cách thức chấp nhận hàng hoá của họ. Nếu thu nhập cao, người tiêu dùng có điều kiện mua sắm nhiều hàng hoá, họ sẽ chú ý tới các mặt hàng đắt tiền tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng kinh doanh, tăng doanh số và lợi nhuận. Tập quán tiêu dùng, đặc điểm địa lý, dân cư, kết cấu lứa tuổi, giới tính ảnh hưởng tới cách thức tiêu dùng, cách thức lựa chọn và quyết định mua hàng của người tiêu dùng, từ đó ảnh hưởng đến lượng hàng bán ra của doanh nghiệp. Trình độ dân trí cũng là yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của người dân, làm chuyển dịch nhu cầu của người tiêu dùng đối với nhiều loại hàng hoá dịch vụ. Do đó doanh nghiệp cần phải nắm bắt và đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng. Các nhân tố thuộc về đầu vào: Nguồn cung ứng hàng hoá cho doanh nghiệp trên thị trường có ảnh hưởng lớn đến hoạt động tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp. Đầu vào tốt thì mới đảm bảo đầu ra tốt. Nếu lượng hàng hoá mua vào quá ít thì doanh nghiệp có thể bị thiếu hàng hoá bán ra, không tiết kiệm được chi phí mua hàng và có thể không được hưởng các ưu đãi khi mua hàng. Nếu doanh nghiệp mua quá nhiều hàng thì doanh nghiệp sẽ bị ứ đọng vốn, ứ đọng hàng hoá và chi phí bảo quản hàng hoá không nhỏ. Để đảm bảo hoạt động tiêu thụ được liên tục thì nguồn cung ứng hàng hoá phải phong phú đa dạng, đảm bảo về chất lượng, số lượng, thời gian, địa điểm giao hàng. Muốn vậy doanh nghiệp phải xác định và lựa chọn cho mình những nhà cung cấp thích hợp nhất có khả năng cung ứng hàng hoá đảm bảo về số lượng, chất lượng, thời gian,điạ điểm giao nhân… Tình hình cạnh tranh trên thị trường: Cạnh tranh là một quy luật tất yếu của thị trường và ngày nay vấn đề cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt. Cạnh tranh có tác động rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên cạnh tranh luôn có tính chất hai mặt của nó, một mặt nó thúc đẩy các tổ chức cạnh tranh phát triển vì chỉ có phát triển thì mới tồn tại, một mặt nó kìm chế, loại bỏ những doanh nghiệp không thể theo kịp với tốc độ phát triển chung của thị trường.Cạnh tranh làm cho doanh nghiệp bị giảm bớt doanh số, phải tăng chi phí, giảm giá bán ( hoặc không nâng được giá bán theo ý muốn ) làm cho lợi nhuận có nguy cơ giảm đi, doanh nghiệp phải hoạt động trong những điều kiện khó khăn hơn. Các doanh nghiệp cần cẩn trọng khi tham gia vào thị rường, đặc biệt phải làm tốt công tác Marketing để từ đó có được chính sách cạnh tranh tốt nhất. Các nhân tố thuộc về chính sách pháp luật Nhà nước liên quan đến tiêu thụ và yếu tố hội nhập, mở cửa nền kinh tế: Nhà nước có nhiệm vụ hướng dẫn tiêu dùng cho nhân dân, thoả mãn các yêu cầu tiêu dùng. Hiện nay Đảng và Nhà nước đang rất lỗ lực trong việc hoàn thiện các chính sách về thuế, luật kinh tế và các chính sách phát triển kinh tế… Nhằm tạo ra những điều kiện hoạt động tốt hơn cho các doanh nghiệp từng bước nâng cao hiệu quả kinh tế, phát triển nền kinh tế của đất nước. Các chính sách và luật pháp của Nhà nước tác động trực tiếp tới hoạt động tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiêp. Do vây, Nhà nước cần có chính sách nhằm tạo điều kiện cho doang nghiệp trong hoạt động kinh doanh nói chung, hoạt động tiêu thụ hàng hoá nói riêng. Đất nước ta đang trong giai đoạn hội nhập mở cửa nền kih tế, cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, do đó các doanh nghiệp trong nước gặp rất nhiều khó khăn, thách thức. Hàng hoá nhập khẩu vào nội địa tràn ngập trên thị trường, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mọc lên ngày càng nhiều, điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh đúng đắn, phù hợp, nâng cao chất lượng hàng hoá, phục vụ khách hàng được tốt nhất nhằm tạo được chỗ đứng trên thị trường, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá, từ đó nâng cao doanh thu và lợi nhuận. Sự phát triển của các ngành khác: Sự phát triển của các ngành khác cũng ảnh hưởng rát lớn đến hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp vì doanh nghiệp là một hệ thống mở không thể biệt lập với các ngành khác, các đơn vị kinh tế khác và ngược lại. Nếu hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, thông tin liên lạc thiụn lợi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp, ngược lại nếu lạc hậu thì nó sẽ kìm hãm sự phát triẻn của doanh nghiệp. Chương II : Phân tích thực trạng tiêu thụ hàng hoá ở Trung tâm thương mại số 7_Đinh Tiên Hoàng. Khái quát về Trung tâm thương mại số 7_ Đinh Tiên Hoàng: Lịch sử hình thành và phát triển của Trung tâm thương mại số7_ Đinh Tiên Hoàng: Trung tâm thương mại số 7- Đinh Thiên Hoàng được chính thức thành lập ngày 12/10/1995 theo quyết định số 104 của Công ty Bách Hoá Hà Nội và Giấy phép kinh doanh số 108346 do Trọng tài kinh tế trực thuộc Công ty Bách Hoá Hà Nội. Tên đơn vị: Công ty Bách Hoá Hà Nội Trung tâm thương mại số 7 Đinh Tiên Hoàng . Địa chỉ: 7-9 Đinh Tiên Hoàng Điện thoại: 8.241289 – 8.260812 Fax: (84-4)8.241289 Để phục vụ người tiêu dùng được tốt hơn, đồng thời tiếp cận với công nghệ kinh doanh tiên tiến, nâng cao hiệu quả kinh doanh, Trung tâm thương mại được Công ty Bách Hoá Hà Nội giao nhiệm vụ hoạt động kinh doanh theo hình thức bán hàng tự chọn. Đây cũng là đơn vị đầu tiên của ngành thương nghiệp Thủ đô hoạt động kinh doanh theo mô hình bán hàng tự chọn. Chính thức kinh doanh từ 10/11/1995, với diện tích sử dụng ban đầu khoảng 180m tại tầng 1 số 7-9 Đinh Tiên Hoàng, Trung tâm thương mại đã có khoảng 1500 mặt hàng phục vụ người tiêu dùng. Bao gồm các mặt hàng: thực phẩm, công nghệ, sản phẩm may mặc, hoá mỹ phẩm, dụng cụ gia đình. Tháng 10/1998 Trung tâm đã mở rộng diện tích kinh doanh tại tầng 2 để có thêm mặt hàng phục vụ khách. Trung tâm thường xuyên duy trì và mở rộng quan hệ với bạn hàng, cung ứng, duy trì thường xuyên mặt hàng đang có và mở rộng mắt hàng mới. Từ gần 100 bạn hàng đầu, đến nay Trung tâm đã có quan hệ với gần 400 nhà cung cấp trong và ngoài nước, cung cấp hơn 3000 mặt hàng gồm cả hàng xuất khẩu trong nước và hàng nhập khẩu chất lượng cao. Bên cạnh việc tập chung vào khâu bán hàng tại chỗ, Trung tâm đã chủ động xúc tiến mối quan hệ với các nhà sản xuất trong nước có hàng hoá chất lượng cao để làm đại lý phân phối bán buôn. Từ năm 2000 đến nay, Trung tâm đã cung cấp bán hàng cho trên 20 siêu thị trên địa bàn thành phố Hàn Nội. Đồng thời Trung tâm có một vị chí thuận lợi nên đã tổ chức du lịch lữ hành nội địa nhằm tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động cũng như nguồn thu cho Trung tâm. Trung tâm Thương Mại số 7 Đinh Tiên Hoàng đã chiếm được lòng tin của khách hàng, trở thành một địa chỉ đáng tin cậy của người tiêu dùng. Giờ đây cái tên Trung tâm thương mại số 7 Đinh Tiên Hoàng đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng Hà Nội nói riêng và bất cứ ai đã từng đặt chân lên đất 36 phố phường nói chung. Chức năng nhiệm vụ của Trung tâm thương mại số 7_ Đinh Tiên Hoàng: Trung tâm thương mại số 7_ Đinh Tiên Hoàng có chức năng kinh doanh bán lẻ hàng bách hoá công nghệ phẩm, tạp phẩm, văn phòng phẩm, đồ dùng gia đình, thực phẩm công nghệ, đồ điện dân dụng… Nhiệm vụ chính của Trung tâm là bán lẻ hàng bách hoá phục vụ người tiêu dùng. Tổ chức kinh doanh ngành hàng, mặt hàng đúng với đăng ký kinh doanh. Tổ chức giao dịch với khách hàng trong nước và ngoài nước về lĩnh vực kinh doanh, nắm bắt thông tin, nhu cầu thị hiếu của khách hàng và giá cả thị trường… Đi đầu trong việc phục vụ khách hàng văn minh, lịch sự thể hiện rõ vai trò của thương nghiệp quốc doanh. Cơ chế tổ chức bộ máy quản lý của Trung tâm thương mại số 7_ Đinh Tiên Hoàng: Bộ máy tổ chức quản lý của Trung tâm thương mại được xây dung theo cơ cấu trực tuyến, Giám đốc Trung tâm trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. a. Sơ đồ bộ máy tổ chức của Trung tâm thương mại số 7- Đinh Tiên Hoàng Giám Đốc Giao nhận hàng hoá Bán hàng 1 Bán hàng2 Kế toán Bán buôn Du lịch Phó Giám Đốc Bảo vệ Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận Phó giám đốc Chịu trách nhiệm về công tác cung ứng hàng hoá, các hoạt động bán lẻ và các công tác kế toán trung tâm Chịu trách nhiệm về các hoạt động bán buôn, hoạt động du lịch và công tác bảo vệ trung tâm. Phó giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc trong phạm vi trách nhiệm được giao. Thừa uỷ quyền điều hành Trung tâm khi Giám đốc đi vắng. Bộ phận kế toán Quản lý tài sản, nguồn vốn của Trung tâm, kiểm toán các nghiệp vụ nhập, xuất, dự trữ hàng hoá, nghiệp vụ thanh toán công nợ. Bộ phận kế toán bao gồm 08 nhân viên. + Kế toán trưởng: Giúp việc cho giám đốc về công tác tài chính, điều hành các nghiệp vụ kế toán,kiểm toán, lập báo cáo tài chính theo định kỳ, thường xuyên báo cáo tình hình tài chính của trung tâm cho Giám đốc. + Thủ quỹ: Quản lý tiền mặt, xuất nhập quỹ tiền mặt theo phiếu chi, phiếu thu. + Kế toán thanh toán: Thực hiện các nghiệp vụ về thanh toán công nợ với các bạn hàng có quan hệ với trung tâm. + 04 nhan viên kế toán: Kiểm toán các nghiệp vụ mua, bán, dự trữ hàng hoá, kiểm toán việc thanh toán công nợ. + 01 nhân viên phụ trách máy vi tính. Bộ phận giao nhận hàng hoá: Bao gồm 04 nhân viên + 03 nhân viên giao nhận: Chịu trách nhiệm xuất, nhập hàng hoá phục vụ cho bộ phận bán hàng. Thực hiện giao dịch với bạn hàng, khai thác nguồn hàng, tìm hiểu thông tin, giá cả thị trường. + Thủ kho: Chịu trách nhiệm nhập, xuất, bảo quản hàng dự trữ. Bộ phận bán hàng:Trực tiếp bán hàng, giao dịch bán lẻ hàng hoá cho người tiêu dùng. Bộ phận bán hàng bao gồm 40 nhân viên chia làm hai tổ thay đổi ca duy trì thời gian liên tục phục vụ người tiêu dùng. Bộ phận bảo vệ: Bao gồm 07 nhân viên. + 06 nhân viên bảo vệ: Chịu trách nhiệm bảo vệ tài sản của trung tâm, bảo đảm an ninh trật tự cho hoạt động của Trung tâm. + 01 nhân viên tạp vụ: thực hiện công việc tạp vụ, vệ sinh Trung tâm. Bộ phận bán buôn:Là một tổ gồm 13 nhân viên có nhiệm vụ tổ chức bán buôn cho các đơn vị trong và ngoài công ty. +05 nhân viên phụ trách bán buôn tại chỗ +05 nhân viên phụ trách bán buôn lưu động +01 thủ kho +01 lái xe +01 kế toán theo dõi công nợ và hạch toán phần bán buôn Bộ phận du lịch: Gồm hai nhân viên có nhiệm vụ tổ chức du lịch lữ hành nội địa Mặt hàng và thị trường: Mặt hàng: Là một trong số 50 điểm kinh doanh của công ty Bách Hoá Hà Nội, nhiệm vụ chính của Trung tâm là bán lẻ hàng bách hoá phục vụ đông đảo người tiêu dùng. Ngoài ra Trung tâm còn tổ choc hoạt động bán buôn cho một số đơn vị trong và ngoài công ty.Hiện nay Trung tâm thường bầy bán khoảng 3000 mặt hàng, gồm cả mặt hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu. Các loại hàng được phân thành nhiều nhóm theo tổng khu vực như sau: Nhóm hàng công nghệ thực phẩm: Bao gồm nhiều nhóm nhỏ + Nhóm 4G1: Bánh kẹo, đồ hộp, đồ ăn, thực phẩm chế biến, đường, sữa các loại phục vụ cho nhu cầu thiết yếu hàng ngày. +Nhóm 4G2: Trà, thuốc lá, cà phê.. + Nhóm 4D: Nước giải khát, rượu, bia… Nhóm hàng mỹ phẩm thường: Các loại dầu gội đầu, dầu tắm, xà phòng, giấy ăn, giấy vệ sinh, chất tẩy rửa... Nhóm hàng gia dụng: Dụng cụ nhà bếp, bát , đĩa, ly, cốc… Nhóm mỹ phẩm cao cấp: Nước hoa, son, phấn, đồ trang điểm làm đẹp cho phụ nữ . Nhóm hàng may mặc: Quần áo may sẵn, túi, cặp da, giầy dép.. Nhóm hàng điện gia dụng : Ti vi, tủ lạnh, máy giặt, lò vi song, đồ điện gia dụng Nhóm hàng đồ chơi trẻ em: Những nhóm hàng này được sắp xếp theo từng khu vực riêng biệt nhằm đảm bảo tính hợp lý hoá của mỗi loại hàng hoá, đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng lựa chọn khi mua hàng. Thi trường: Trung tâm kinh doanh hàng bách hoá phục vụ mọi đối tượng trên địa bàn Hà Nội. Khách hàng chủ yếu của Trung tâm là khách du lịch nước ngoài. Đây là lượng khách hàng lớn và thường xuyên qua lại Trung tâm, doanh số bán cho loại khách hàng này là lớn nhất (6/10). Bên cạnh đó khách hàng là người Việt Nam đang được quan tâm hơn. Trung tâm đã đặt mục tiêu nâng doanh số bán cho người Việt Nam lên cao hơn nữa (5/10). Còn tổ bán buôn đang là đối tượng cung cấp hàng cho nhiều siêu thị, đại lý trên địa bàn Hà Nội, mặt hàng chính là chè và rượu: Tên siêu thị Địa chỉ Tên cty Marko Đê La Thành Cty Phương Anh Sao Hà Nội 2B Phạm Ngọc Thạch Cty Thiên Giang Fivi Mart 240 Trần Quang Khải CtyNhấtNam17 TônĐản Minimart 18 Hàng Bài Cty TM Hà Nội 1E Cát Linh 1E Cát Linh nt Intimext 32 Lê Thái Tổ TTTM Intimext Kim Liên Đào Duy Anh Cty DVKT XNK Seiyu 8 Phạm Ngọc Thạch Cty TNHH Seiyu City Mart 49 Hai Bà Trưng Cty TMDV Đông Hưng Bắc Linh Đàm Đại Kim- Thanh Trì CN Cty XDTN số 1 Elmaco 240 Tôn Đức Thắng Cty VL & DC Cơ Khí Vinaconex Tràng Tiền Plaza TTKD Vinaconex Family 152A Lạc Trung CtyUDKHT&CGCNmới 5 Nam Bộ 5 Lê Duẩn Cty Bách Hoá 5 Nam Bộ Thái Hà 174 TháI Hà Cty Minh Hoa ACE Mart 228 Lê Trọng Tấn CtyTNHHDVTháIThịnh Asian 10 Phạm Ngọc Thạch Cty TMKS Đống Đa Trên đây chỉ là một vài công ty tiêu biểu vừa là bạn hàng, vừa là đối thủ cạnh tranh của Trung tâm. Vì Hà Nội là một thị trường có sức mua rất lớn nên mức độ cạnh tranh trên thị trường này cũng rất cao. Với quy mô và tiềm lực tài chính mạnh, các tổ chức này đang dần trở thành những đối thủ cạnh tranh lớn của Trung tâm. Vốn, trang thiết bị kỹ thuật: Vốn là một phần tất yếu của hoạt động kinh doanh, vì vậy cần phải nghiên cứu về vốn. Thông qua vốn, chi phí và lợi nhuận cho phép doanh nghiệp đánh giá được tình hình các mục tiêu đã được xác định của mình và kịp thời điều chỉnh khi cần thiết. Trung tâm thương mại số 7_ Đinh Tiên Hoàng là đơn vị trực thuộc công ty Bách Hoá Hà Nội nên toàn bộ cơ sở vật chất của Trung tâm đều do công ty đầu tư, bao gồm: Vốn kinh doanh, địa điểm kinh doanh, trang thiết bị máy móc và cả đội ngũ người lao động. Cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu vốn trong năm 2001, 2002, 2003 được thể hiện qua bảng số liệu sau ( Bảng 1): Qua bảng trên ta thấy, tuy nguồn vốn kinh doanh được công ty cấp không lớn nhưng Trung tâm đã sử dụng rất có hiệu quả. Bằng chứng là việc làm ăn có lãi và tích luỹ để mở rộng hoạt động kinh doanh của Trung tâm qua 3 năm: Vốn tự có của Trung tâm năm 2001 là 1.970.000.000đ, năm 2002 tăng lên 2.020.000.000đ, đến năm 2003 tiếp tục tăng lên 3.600.000.000đ, từ đó làm cho tổng vốn kinh doanh của Trung tâm năm 2003 tăng 17,5% so với năm 2002. Ngoài ra Trung tâm còn có lợi thế thương mại rất lớn, đó là vị trí cửa hàng và quyền cho thuê của hàng. Địa điểm kinh doanh nằm ở số 7_ Đinh Tiên Hoàng là trung tâm của thủ đô, nơi đó tập chung rất nhiều khách du lịch nước ngoài và là vùng dân cư đông đúc với mức số khá cao. Có thể nói vị trí kinh doanh của Trung tâm cực kỳ có giá trị. Nếu chỉ cần cho thuê địa điểm thôi Trung tâm cũng phải thu hồi về hàng chục triệu đồng mỗi tháng, còn nếu khai thác tốt điểm bán này thì giá trị mà nó mang lại còn hơn thế gấp nhiều lần. Về trang thiết bị kỹ thuật, hiện tại tổ bán buôn đang sử dụng 1 xe ô tô trọng tải 5 tạ để giao nhận hàng hoá, ngoài ra Trung tâm còn được trang bị rất nhiều máy tính, máy điều hoà, điện thoại, máy fax phục vụ cho công tác kế toán, mua, bán… Trang thiết bị kỹ thuật khá đầy đủ đóng góp không nhỏ vào sự thành công của Trung tâm, tuy nhiên nhiều máy tính và máy điều hoà đã xuống cấp, tốc độ chậm… cần phải nâng cấp mới đáp ứng được nhu cầu của công việc. Nguồn nhân lực: Do tính chất hoạt động bán lẻ nên số lao động trong Trung tâm chiếm phần lớn là nữ ( trên 70% trong tổng số lao động). Số nhân viên nam tập trung chủ yếu ở bộ phận bảo vệ và bộ phận giao nhận hàng hóa, phù hợp với công việc được giao. Để phục vụ tốt hơn người tiêu dùng, nâng cao văn minh thương mại, Ban Giám đốc Trung tâm luôn chú trọng tạo điều kiện nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên. Năm 2003 số nhân viên có trình độ đại học tăng lên 16% trong tổng số lao động. So với năm 2002 năm 2003 số lao động ở Trung tâm tăng thêm 5 người tăng 7% chủ yếu là nhân viên nữ tăng cường cho bộ phận bán hàng khi Trung tâm mở rộng thêm diện tích kinh doanh lên tầng 2. Năm 2003 so với năm 2002 năng suất lao động bình quân đạt 594.372đ/ng/ngày, tăng 1.037đ tương ứng 0,17%. Kết cấu nguồn nhân lực của Trung tâm được thể hiện qua bảng sau: ( Bảng 2 ) Thực trạng tình hình tiêu thụ hàng hoá trong năm 2001,2002,2003 của Trung tâm thương mại số 7_ Đinh Tiên Hoàng: Kết quả hoạt động kinh doanh của Trung tâm qua các năm 2001, 2002, 2003: Kết quả được thể hiện qua bảng số liệu sau: ( Bảng 3 ) So sánh năm 2002/2001: Tổng doanh thu tăng 23,6% ( 2.950.000.000đ), giá vốn hàng bán tăng 26,7% ( 2.719.902.000đ), chi phí hoạt động giảm 31,11% ( 403.354.093đ) từ đó lợi nhuận sau thuế tăng 34,12% ( 226.101.423đ). So sánh năm 2003/2002: Tổng doanh thu tăng 6,76% ( 1.043.000.000đ), giá vốn hàng bán tăng 8,17% ( 1.078.948.000), chi phí hoạt động giảm 8% ( 71.478.588đ), từ đó lợi nhuận sau thuế tăng 2,64% ( 23.480.798đ). Từ tỷ lệ so sánh liên hoàn qua 3 năm ta thấy quy mô kinh doanh của Trung tâm ngày càng được mở rộng, thể hiện ở tổng doanh thu và giá vốn hàng bán tăng đều qua các năm. Đặc biệt với một số biện pháp có hiệu quả, Trung tâm đã làm giảm đáng kể chi phí hoạt động, đáng chú ý là từ năm 2001 đến 2002 chi phí hoạt động giảm tới 31,11%, điều này ảnh hưởng rất tích cực đến lợi nhuận của Trung tâm ( lợi nhuận sau thuế của Trung tâm tăng 34,12% từ năm 2001 đến 2002). Từ bảng số liệu có thể nhận thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của năm 2003 không cao. Tuy vẫn có lãi nhưng tỷ lệ tăng không đáng kể ( 2,64%). Nguyên nhân chính dẫn đến kết quả này là do dịch SAT bùng phát ở Việt Nam, tuy dịch nhanh chóng được dập nhưng vì tâm lý lo sợ nên khách du lịch quốc tế đến với Hà Nội giảm đáng kể và hầu như không có vào thời gian này. Mức lợi nhuận như thế so với tiềm năng của Trung tâm có thể nói là chưa phản ánh đúng. Hiện tại ở điểm bán số 7_ Đinh Tiên Hoàng, doanh thu chủ yếu của Trung tâm là từ tầng 1, Trung tâm khai thác tầng 2 chưa tốt do vị trí cầu thang lên không phù hợp và hàng hoá bầy bán trên tầng 2 là những loại hàng bán rất chậm.Trung tâm nên có kế hoạch khai thác tầng 2 được tốt hơn. Xu thế phát triển trong vài năm gần đây cho thấy loại hình kinh doanh siêu thị đang ngày càng phổ biến, Trung tâm đã, đang và sẽ đứng trước sự cạnh tranh gay gắt của những tổ chức khác, nhưng với tiềm lực và đội ngũ cán bộ lãnh đạo giỏi, tôi tin rằng Trung tâm sẽ còn phát triển lớn mạnh hơn nữa. Phân tích tình hình tiêu thụ hàng hoá qua ba năm 2001, 2002, 2003 của Trung tâm thương mại số 7_ Đinh Tiên Hoàng: Phân tích theo tổng số kết cấu: Kết cấu hàng hoá được thể hiện qua bảng mua vào của Trung tâm ( Bảng 4 ): Nhóm thực phẩm công nghệ: Chiếm tỷ trọng và giá trị lớn nhất trong 5 nhóm. Năm 2001 là 54,3% ( tức là 6.024.500.000đ ), năm 2002 là 60,7% ( 8.277.000.000đ ), năm 2003 là 64,6% ( 8.163.830.000đ ). Đây chính là nhóm hàng chủ yếu của Trung tâm. Vị trí bán hàng nằm trong khu vực 36 phố cổ, lượng khách hàng du lịch tập chung rất lớn, nhu cầu về hàng thực phẩm công nghệ như đồ hộp, thực phẩm chế biến , đường, sữa, nước giải khát... rất cao nên việc tập chung chủ yếu vào nhóm hàng này là rất chính xác. Nguồn thu của Trung tâm từ nhóm hàng này rất lớn, gấp 5-10 lần so với các nhóm hàng khác. Tuy nhiên có thể nhận thấy rằng nhu cầu về nhóm hàng này đang có xu hướng bão hoà, tổng giá trị năm 2002 và 2003 xấp xỉ nhau (8.277.000.000đ và 8.163.830.000đ ). Có nhiều lý do để giải thích cho điều này: Thứ nhất, lượng khách du lịch đến với Việt Nam giảm nhiều do bệnh dịch SAT, từ đó làm giảm đáng kể lượng khách hàng thường xuyên của Trung tâm Thứ hai, do trung tâm chưa chú trọng đến nhu cầu của một bộ phận khách hàng là người Việt Nam. Thứ ba, do trên địa bàn Hà Nội nói chung và ở khu vực gần hồ Gươm nói riêng có nhiều siêu thị bầy bán những sản phẩm cùng loại, từ đó làm giảm lượng khách hàng đến với Trung tâm. Chính vì một số những lý do trên mà tốc độ tiêu thụ về nhóm hàng này đã giảm. Đây là nhóm hàng chủ yếu của Trung tâm nên nhất thiết phải đẩy nhanh được tốc độ tiêu thụ của nhóm này. Đặc điểm của nhóm này là chủng loại hàng phong phú, mỗi loại mặt hàng lại có nhiều dạng khác nhau, kiểu dáng, mẫu mã, chủng loại thay đổi thường xuyên. Thế nên để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ của nhóm này, Trung tâm phải nắm bắt nhanh nhạy những diễn biến về nhu cầu thị trường để có thể thay đổi chủng loại hàng cho phù hợp, tìm kiếm nguồn hàng chất lượng cao, giá cả phù hợp, ổn định. Đặc biệt nhóm hàng này có nhu cầu rất lớn vào dịp cuối năm, lễ tết, vì vậy Trung tâm cần có kế hoạch dự trữ phù hợp, kịp thời để phục vụ khách hàng tốt nhất, tránh bị thiếu hoặc thừa hàng dẫn đến ứ đọng hoặc gián đoạn hoạt động kinh doanh. Nhóm may mặc: Chiếm tỷ trọng, gía trị nhỏ và giảm dần qua các năm. Năm 2001 chiếm 12% ( 1.336.000.000đ). Năm 2002 chiếm tỷ trọng 7% ( 953.750.000đ), giảm 28,68%. Năm2003 chiếm tỷ trọng 6% ( 758.460.000đ), giảm 20,48% so với năm 2002. Qua 3 năm 2001, 2002, 2003, nhóm này đã trở thành nhóm có tỷ trọng và giá trị nhỏ nhất trong 5 nhóm ( Trước đó nhóm có giá trị nhỏ nhất là đồng hồ+ máy cạo râu, năm 2001 là 6,4%). Đây là nhóm hàng thứ yếu của Trung tâm, tốc độ tiêu thụ của nhóm này giảm nhanh và Trung tâm đang dần thu hẹp tỷ trọng của nó để đầu tư vào những nhóm khác hợp thị hiếu hơn. Tuy vị trí kinh doanh thuận lợi nhưng nhu cầu về những mặt hàng thuộc nhóm này mà Trung tâm bầy bán không cao, tốc độ bán chậm làm cho mặt hàng bị lỗi thời, diện tích cửa hàng nhỏ không phù hợp để bầy bán nhóm hàng này... vì vậy doanh thu từ việc kinh doanh nhóm hàng này rất thấp. Để đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ và tăng doanh thu từ nhóm hàng này, đòi hỏi Trung tâm phải đầu tư để có thêm nhiều chủng loại, mẫu mã hàng mới, phải thay đổi thường xuyên để phù hợp với thị hiếu , và đặc biệt phải có một diện tích, một không gian rộng để buôn bán nhóm hàng này.Đây là điều rất khó có thể thực hiện được khi mà Trung tâm đang đầu tư vào những mặt hàng chủ yếu,hơn nữa sức cạnh tranh trên thị trường về mặt hàng này rất lớn vì có vô số cửa hàng quần áo, giày dép thời trang đã và đang mở trên khắp địa bàn Hà Nội. Có thể nói phương án đầu tư , đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ nhóm hàng này là không khả thi. Phương án tốt nhất mà Trung tâm nên làm là thu nhỏ nhóm hàng này để có thể đầu tư thêm vào những nhóm hàng khác đang dần được khách hàng quan tâm như nhóm Đồng hồ+máy cạo râu, đồ dùng gia đình... Nhóm đồ dùng gia đình: Đây là nhóm hàng thứ yếu và giá trị đang giảm dần qua các năm. Năm 2001 chiếm tỷ trọng 17,9% ( 1.988.000.000đ). Năm 2002 chiếm 13% ( 1.771.250.000đ), giảm 10,9%. Năm 2003 là 9,4% ( 1.190.510.000đ), giảm 32,79% so với năm 2002. Nhóm này trong năm 2001, 2002 chiếm vị thí thứ 2 về tổng giá trị, nhưng trong năm 2003 chỉ đứng ở vị trí thứ 3 . Nhóm này có đặc điểm là chủng loại hàng hoá nhiều, mẫu mã kiểu dáng thay đổi nhanh, giá trị đầu tư không lớn, nhu cầu về nhóm hàng này khá cao. Tuy nhiên Trung tâm khai thác chưa tốt nên tốc độ tiêu thụ chậm, doanh thu ngày càng giảm. Không nên để tình trạng này kéo dài, làm ảnh hưởng đến tốc độ tiêu thụ của các nhóm khác. Trung tâm nên có những giải pháp để tăng tốc độ tiêu thụ nhóm này lên. Một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hoá thuộc nhóm này là: Tìm kiếm những nguồn hàng có uy tín, có những sản phẩm đẹp, chất lượng tốt, giá cả phù hợp. Từ đó khai thác được những sản phẩm hợp thị hiếu người tiêu dùng với giá cả phù hợp. Nên có những hình thức khuyến mại, giảm giá hàng bán, bốc thăm trúng thưởng, quảng cáo khuếch trương... để thu hút khách hàng, tăng nhanh tốc độ tiêu thụ. Nhóm mỹ phẩm: Là nhóm hàng thứ yếu của Trung tâm, chiếm tỷ trọng và giá trị nhỏ ( thứ 4).Năm 2001 là 9,4% ( 1.046.500.000đ). Năm 2002 là 9,3% ( 1.260.500.000đ). Năm 2003 là 8,4% ( 1.064.200.000đ). Nhìn vào số liệu trên có thể thấy rằng nhóm mỹ phẩm đang ở mức bão hoà, mức độ chênh lệch về tỷ trọng và giá trị qua 3 năm không lớn. Nhóm này được chia 2 loại: + Nhóm mỹ phẩm thường bao gồm: Các loại dầu gội đầu, dầu tắm, xà phòng, giấy ăn, giấy vệ sinh, chất tẩy rửa... Nhóm mỹ phẩm cao cấp: nước hoa, son phấn, đồ trang điểm làm đẹp cho phụ nữ. Nhóm hàng này phục vụ chủ yếu là người Việt Nam. Có thể nói mức độ cạnh tranh về những mặt hàng này là rất cao vì nó được bầy bán ở khắp các siêu thị, các đại lý, điểm bán lẻ ở mọi nơi.Vì vậy để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ nhóm hàng này cần phải có nhiều ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7930.doc
Tài liệu liên quan