Những nhiệm vụ kinh tế cơ bản của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam

Lời mở đầu Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành tựu trong hơn 20 năm phát triển từ năm 1986 tới năm 2006 ,điều đó đã được khẳng định . Tuy nhiên rất nhiều người đã thẵc mắc rằng phải chăng Việt Nam vẫn đang phát triển trên con đường đã lựa chọn hay đây chỉ là một hình thức phát triển khác để tiến lên chủ nghĩa tư bản . Câu trả lời đã được lặp lại nhiều lần và một lần nữa em muốn thông qua bài viết của mình để khẳng định lại điều đó . Việt Nam đã đang và sẽ tiếp tục phát triển theo con đường đã

doc14 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1720 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Những nhiệm vụ kinh tế cơ bản của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lựa chọn : con đường xã hội chủ nghĩa . Chúng ta đang bước tiếp trên chặng đường đó , tuy nhiên thời kỳ mà chúng ta đang trải qua là thời kỳ quá độ , một thời kỳ đầy cam go và thử thách , do đó hình thức biểu hiện có thể là khác so với các quốc gia xã hội chủ nghĩa khác nhưng đó vẫn là con đường mà tuyệt đại nhân dân và dân tộc Việt Nam đã lựa chọn , con đường phát triển tiến lên chủ nghĩa xã hội . Em chọn đề tài này , không chỉ vì nó thực sự rất thú vị mà nó còn rất có ích cho mọi người với những thắc mắc chính đáng về sự phát triển của nước nhà . Và nó lại càng đặc biệt quan trọng với chúng em những sinh viên kinh tế hiện tại và những cử nhân kinh tế tương lai . Để thực sự hiểu được vấn đề nêu trên , cần phải hiểu được sự tất yếu và khả năng của Việt Nam để phát triển bỏ qua chủ nghĩa tư bản , cũng như nhiệm vụ kinh tế cơ bản trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội . Em chân thành cảm ơn thầy đã giúp em hoàn thành đề tài này. Những nhiệm vụ kinh tế cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam I.Đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Từ khi giành được độc lập năm 1945 , miền Bắc nước ta đã bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đây là bước ngoặt quyết định trong tiến trình lịch sử của Việt Nam . Con đường phát triển bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa mà chúng ta đã lựa chọn tuy rằng có rất nhiều khó khăn nhưng đó là con đường tất yếu và có khả năng thực hiện. 1.Tính tất yếu khách quan và khả năng bỏ qua tư bản chủ nghĩa tiến lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Đối với nước ta ,con đường phát triển bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là tất yếu và có khả năng thực hiện . Xét về phương diện chính trị, ngay từ năm 1921, đồng chí Nguyễn ái Quốc đã nhận định, ở nước ta "Sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị đất rồi, chủ nghĩa xã hội chỉ còn phải làm cái việc là gieo hạt giống của công cuộc giải phóng mà thôi". Từ năm 1930 đến nay, phong trào cách mạng Việt Nam đã trải qua các thời kỳ khác nhau và trở thành một phong trào hiện thực , xoá bỏ chế độ thực dân phong kiến, giành độc lập dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội, không chấp nhận chế độ tư bản chủ nghĩa , đó là sự lựa chọn chính trị tự nguyện của tuyệt đại bộ phận nhân dân và các dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, phù hợp với xu thế thời đại. Với những thành quả lịch sử như cách mạng tháng 8-1945, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, nhân dân đã nêu lên một nguyên lý mới của thời đại. Đó là chủ nghĩa tư bản có thể bị đánh bại tại vùng ngoại vi trước khi bị đánh bại trên chính quê hương của nó. Sau những trận thử sức này , hơn ai hết nhân dân Việt Nam hiểu rõ thực chất của chủ nghĩa tư bản , nên không thể không tìm kiếm con đường phát triển bỏ qua chế độ đó. Bao nhiêu thành qủa giành được bằng xương máu của bao thế hệ người Việt Nam không thể đem trao vào tay những lực lượng đưa đất nước đi vào con đường tư bản chủ nghĩa rồi tự mình quay lại thân phận bị áp bức , bóc lột. Sau hơn nửa thế kỷ tôi luyện và thử thách , khuynh hướng chính trị bỏ qua chủ nghĩa tư bản, tiến lên chủ nghĩa xã hội trở thành một sức mạnh vật chất và bám rễ sâu trong xã hội Việt Nam. Yếu tố chính trị này có vai trò quyết định trong việc thu hút và chuyển hoá nhân tố thời đại thành nguồn lực bên trong để xây dựng chủ nghĩa xã hội ngay cả khi không còn chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu.Nói một cách khác , trong điều kiện cụ thể ở nước ta hiện nay, cái tất yếu chính trị giữ vị trí hàng đầu , nhưng xét đến cùng , trên quy mô thời đại thì nhân tố chính trị này cũng bắt nguồn từ nguyên nhân kinh tế . Cái tất yếu chính trị ấy sẽ thúc đẩy sự ra đời những cơ sở kinh tế mới ở nước ta. Xét về phương diện kinh tế có phải con đường phát triển "bỏ qua "của ta chỉ có tiền đề chính trị , thiếu hoặc chưa có tiền đề kinh tế hay không. Vấn đề tiền đề kinh tế cho sự quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta cần hiểu đúng và không máy móc. Các nhà kinh điển nói về tiền đề này không cứng nhắc như có người thường nghĩ . Khi nhận định về tiền đề kinh tế trong sự hình thành chủ nghĩa tư bản , Lênin viết "vin vào cớ là nền kinh tế nhân dân ở nước ta lạc hậu về kỹ thuật, để đem đối lập với chủ nghĩa tư bản là hoàn toàn phi lý, bởi vì chủ nghĩa tư bản tồn tại ngay cả khi kỹ thuật còn kém phát triển cũng như khi kỹ thuật phát triển tới mức độ cao.Mác đã nhiều lần nhấn mạnh trong bộ Tư bản rằng. Tư bản thoạt đầu buộc nền sản xuất mà nó gặp phải phục tùng nó và chỉ sau đó nó mới cải tạo nền sản xuất về mặt kỹ thuật. Chủ nghĩa tư bản ra đời và hợp tác trong trình độ giản đơn và công trường thủ công.Chỉ sau này nó mới tạo ra lực lượng sản xuất phát triển cao là đại công nghiệp dựa trên nguồn động lực là máy hơi nước. Có gì ngăn cản chúng ta vận dụng kinh nghiệm này vào con đường phát triển "bỏ qua" ở nước ta ? Theo Lênin, không ai chờ đợi kịch sử cho ra đời một chủ nghĩa xã hội " hoàn bị", một cách trơn tru , lặng lẽ dễ dàng và đơn giản. Những cơ sở kinh tế kỹ thuật mà chúng ta giành lại được quyền làm chủ từ tay các thế hệ xâm lược , cùng với những gì đã xây dung được , do sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa trước đây là những tiền đề kinh tê kỹ thuật ( tuy còn ít ) cho phép chúng ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội , bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa . Thành tựu của công cuộc đổi mới những năm qua nói lên tính tất yếu lẫn khả năng phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa , bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Bằng cách chuyển nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và mở rộng kinh tế đối ngoại, nền kinh tế nước ta dã đạt mức tăng trưởng liên tục trong mấy năm liền . Do đó chúng ta có khả năng kế thừa những kinh nghiệm thế giới , nhưng thực hiện theo định hướng xã hội chủ nghĩa và phù hợp với điều kiện cụ thể Việt Nam. Với một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần trong đó khu vực kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo, chúng ta đã từng bước giải phóng sức sản xuất , phát huy các động lực , đạt hiệu quả kinh tế cao hơn và cải thiện đời sống nhân dân. Khả năng phát triển kinh tế ở nước ta cũng đang đứng trước những điều kiện mới cơ hội mới. Ngày nay cùng với ý chí độc lập tự chủ tự cường ( qua bao kinh nghiệm lịch sử ) được phát huy cao độ đường lối đối ngoại đúng đắn, chúng ta nhận được sự hợp tác hiệu quả với nhiều quốc gia trên thế giới. Những yếu tố quốc tế đang tạo cơ hội cho chúng ta phát triển, đồng thời cũng buộc chúng ta đối phó với sự cạnh tranh quyết liệt. Tất nhiên , những khả năng đã phân tích ở trên rrở thành hiện thực đến mức nào là do chúng ta quyết định. Trước mắt chúng ta là thời cơ lớn , đồng thời cũng nhiều nguy cơ bi đẩy lùi và vượt qua . Tóm lại, như các nội dung đã trình bày ở trên , chúng ta có cơ sở khoa học để tin tưởng rằng , con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta ( cả trong điều kiện hiên nay ) vẫn là tất yếu và có khả năng thực hiện. Điều kiện quan trọng để thực hiện sự phát triển rút ngắn mà các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra đối với các nước tiền tư bản chủ nghĩa đi lên chủ nghĩa xã hội là: Phải có được tấm gương của một cuộc cách mạng vô sản đã thắng lợi. Có được sự ủng hộ nhiệt tình , tích cực của các nước tiên tiến và giai cấp vô sản của các nước đó. Có một chính đảng vô sản đảm nhận sứ mệnh lãnh đạo đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội Nước ta hoàn toàn có đủ điều kiện và khả năng thực hiện một sự phát triển "rút ngắn" để đi tới chủ nghĩa xã hội tương lai vì Tấm gương về các cuộc cách mang vô sản trên thế giới là rất phong phú và có thể nêu ra được những tình huống và giải pháp điển hình cho sự lãnh đạo và thực hiện tiến trình. Đã có kinh nghiệm và bản lĩnh trong việc thu hút sự ủng hộ tích cực của các nước phát triển cũng như giai cấp vô sản quốc tế để xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sau chiến tranh lạnh kết thúc , tính chất của sự giúp đỡ quốc tế đã có ít nhiều sự thay đổi. Xu thế chung của thời đại đã mở ra một giai đoạn mới cho những quan hệ quốc tế. đảng ta là một trong ít các đảng cầm quyền đã sớm nắm bắt và xử lý thành công các quan hệ của mình với thế giới bên ngoài theo xu thế mới này. đây chính là một nguyên nhân đã tạo nên thành tựu to lớn có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp xây dung đất nước. Đảng Cộng sản Việt Nam rõ ràng là một nhân tố có vai trò quyết định với sự phát triển của đất nước. 2.Nhận thức về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam Đây chính là con đường phát triển rút ngắn lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Về chính trị , bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là bỏ qua giai đoạn thống trị của giai cấp tư sản , của kiến trúc thưọng tầng tư bản chủ nghĩa. Về kinh tế , bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là bỏ qua sự thống trị của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa , nhưng phải biết tiếp thu , kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt đựơc dưới chế độ tư bản chủ nghĩa , đặc biệt về khoa học và công nghệ , để phát triển nhanh lực lượng sản xuất , xây dựng nền kinh tế hiện đại.Đó chính là sự rút ngắn thời gian thực hiện quá trình xã hội hoá sản xuất tư bản chủ nghĩa bằng con đường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa , tức là rút ngắn một cách đáng kể quá trình phát triển lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Chủ nghĩa tư bản đã có vai trò lịch sử là phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất , xã hội hoá lao động dựa trên nền tảng chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa . Quá trình này đã diễn ra một cách tự phát , tuần tự , kéo dài hàng thế kỷ cùng với những đau khổ đối với con người . Ngày nay , trong những điều kiện lịch sử mới , chúng ta có thể đi con đường phát triển rút ngắn , phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa , tránh cho nhân dân ta những đau khổ của con đường tư bản chủ nghĩa . Sự rút ngắn này được thực hiện thông qua việc sử dụng biện pháp kế hoạch đồng thời sử dụng biện pháp thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa trên cơ sở xây dựng , phát triển kinh tế nhà nước vững mạnh đóng vai trò chủ đạo đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân . Sự rút ngắn này chỉ có thể thành công với điều kiện chính quyền thuộc về nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam . Tuy nhiên cần nhận thức đầy đủ rằng sự rút ngắn ở đây không phải là công việc có thể làm nhanh chóng như chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ : " Tiến lên chủ nghĩa xã hội không thể một sớm một chiều . Đó là cả một công tác tổ chức và giáo dục ". "Chủ nghĩa xã hội không thể làm mau mà phải làm dần dần". II. Những nhiệm vụ kinh tế cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một thời kỳ rất phức tạp và khó khăn, đặc biệt là đối với đất nước ta , một đất nước với xuất phát điểm nửa thực dân nửa phong kiến. Do đó các nhiệm vụ của thời kỳ này là rất nặng nề và phải thực hiện trong một thời gian lâu dài. Những nhiệm vụ kinh tế cơ bản nhất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam sẽ được giới thiệu sau đây. 1.Phát triển lực lượng sản xuất xã hội , công nghiệp hoá , hiện đại hoá nền kinh tế đất nước: Đất nước ta với một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu để tiến lên chủ nghĩa xã hội không qua chế độ tư bản chủ nghĩa tất yếu phải tiến hành công nghiệp hoá , hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân. Chỉ có công nghiệp hoá , hiện đại hoá mới có thể xây dựng cơ sở vật chất cho chế độ mới . Công nghiệp hoá , hiện đại hoá là con đường thoát khỏi nguy cơ tụt hậu xa so với các nước xung quanh, giữ được ổn định chính trị xã hội, bảo vệ độc lập chủ quyền và phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Trong lịch sử bao giờ phương thức sản xuất sau cùng cũng kế thừa phương thức sản xuất trước đó, từ đó cải tạo , phát triển thành cơ sở vật chất cho bản thân mình . chủ nghĩa xã hội ra đời và phát triển cũng tuân theo quy luật đó. Cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội là nền công nghiệp tiên tiến , trong đó nghành cơ khí chế tạo giữ vị trí then chốt , có đủ khả năng trang bị kỹ thuật hiện đại cho các nghành kinh tế quốc dân. Các nước đã trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa , bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ cần điều chỉnh , bổ sung và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật đã đạt được theo yêu cầu của chế độ mới và tiếp tục ứng dụng những công nghệ mới nhất , hiện đại nhất. Các nước có nền kinh tế phát triển chưa cao và các nước công nghiệp lạc hậu , sản xuất nhỏ để tiến lên chủ nghĩa xã hội thì nhất thiết phải tiến hành công nghiệp hoá , hiện đại hoá để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội . Từ đó cải biến cơ cấu kinh tế lạc hậu , què quặt , thúc đẩy quá trình phân công lao động xã hội , mở rộng thị trường , phát triển sản xuất , lưu thông hàng hoá trong nước và quốc tế. Công nghiệp hoá , hiện đại hoá tạo ra lực lượng sản xuất mới về chất , tạo tiền đề cho sự hình thành nhiều mối quan hệ mới về kinh tế , xã hội , chính trị trong toàn xã hội. Trên cơ sở lực lượng sản xuất phát triển , quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa sẽ từng bứơc được hình thành và củng cố , đời sống nhân dân sẽ dần dần được cải thiện , liên minh công nông trí thức và chính quyền nhà nước sẽ được củng cố và kiện toàn , cách mạng tư tưởng và văn hoá sẽ có nhiều điều kiện thực hiện, giai cấp công nhân được trưởng thành về số lượng và chất lượng.Sự giúp đỡ của công nghiệp và thành thị đối với nông nghiệp và nông thôn được tăng cường và có hiệu quả hơn , tạo ra nhiều điều kiện để thực hiện từng bước sự bình đẳng về kinh tế giữa các dân tộc , các tầng lớp dân cư , giữa các vùng trong nước . Điều đó đưa đến sự thống nhất ngày càng cao về chính trị và tinh thần trong xã hội. Công nghiệp hoá , hiện đại hoá còn là yêu cầu khách quan của việc củng cố và tăng cường khả năng quốc phòng , của sự thống nhất giữa sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa . Công nghiệp hoá , hiện đại hoá còn là yêu cầu khách quan mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. Mục tiêu lâu dài của công nghiệp hoá , hiện đại hoá là cải biến nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại , có cơ cấu kinh tế hợp lý , quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất . Như vậy công nghiệp hoá , hiện đại hoá của nền kinh tế thực chất là một công cuộc cải biến cách mạng sâu sắc và toàn diện , trước hết từ phát triển lực lượng sản xuất , dẫn tới một loạt hệ quả tất yếu tác động tích cực đến các mặt của đời sống xã hội , hình thành những yếu tố của hình thái xã hội mới , xã hội xã hội chủ nghĩa . Công nghiệp hoá , hiện đại hoá là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội xuất phát từ nền kinh tế kém phát triển , bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa và là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Nội dung cơ bản của quá trình phát triển lực lượng sản xuất , công nghiệp hoá,hiện đại hoá nền kinh tế đất nước. Đẩy mạnh cách mạng khoa học-công nghệ theo những nội dung và bước đi thích hợp để tạo lập một hệ thống công nghiệp hiện đại , có hiện quả mà trung tâm là công nghệ chế tạo , nhằm trang bị kĩ thuật , công nghệ tiên tiến cho công nghiệp cà các ngành của nền kinh tế quốc dân. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa tiếp thu , ứng dụng công nghệ hiện đại với kế thừa , phát huy , cải biến kĩ thuật công nghệ hiện có . Ưu tiên loại vốn kĩ thuật công nghệ tạo được nhiều việc làm đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển chiều rộng và chiều sâu . Vừa mở rộng xây dựng cơ sở mới cần thiết , nâng cao , hiện đại hoá các cơ sở hiệu quả , đầu tư chiều sâu để khai thác có hiệu quả tối đa năng lực hiện có và ngày càng hướng mạnh vào phát triển theo chiều sâu. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế và các loại quy mô xí nghiệp . Đề cao vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế Nhà nước nhằn phát huy sức mạnh tiềm tàng của các thành phần kinh tế . Chỉ xây dựng những công rrình quy mô lớn làm đầu tàu thúc đẩy sự phát triển ưu tiên xây dựng các xí nghiệp quy mô vừa và nhỏ , làm ăn có hiệu quả. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển lực lượng sản xuất với xác lập và củng cố quan hệ sản xuất trên tất cả các mặt , đảm bảo đạt hiệu quả kinh tế-xã hội ngày càng cao. Xác lập cơ cấu kinh tế mới hợp lý , tiến lên hiện đại , cho phép khai thác , phát huy có hiệu quả các nguồn lực và lợi thế so sánh của đất nước trong sự mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế. Tình hình kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2006 Theo Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) trong quý 1 năm 2006 tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2005, thấp hơn mức tăng 7,3% đã đạt được trong quý 1 năm 2005. Khu vực công nghiệp và xây dựng có mức tăng trưởng cao nhất 8,7%, tăng nhẹ so với mức tăng trưởng của quý 1 năm 2005 (8,5%). Tiếp đến là khu vực dịch vụ với mức tăng 7,4%. Thấp nhất là khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản với mức tăng 2,1%, giảm mạnh so với với mức tăng 4,3% của năm 2005. Giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành tháng 3 ước đạt 40.914 tỷ đồng, tăng 15% so với thực hiện tháng 02/2006 và tăng 12,8% so với tháng 3/2005. Cộng chung quý I/2006 toàn ngành ước đạt 118.190 tỷ đồng, tăng 14,7% so với cùng kỳ năm 2005; trong đó khu vực quốc doanh Trung ương tăng 9,9% (riêng các doanh nghiệp thuộc Bộ Công nghiệp tăng 9,0%), khu vực quốc doanh địa phương giảm 0,2%, khu vực ngoài quốc doanh tăng 20,4%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 16,3% (trong đó: dầu khí bằng 97,8%, các ngành khác tăng 21,2%). 2.Xây dựng quan hệ sản xuất mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa Phải xây dựng từng bước những quan hệ sản xuất mới phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất mới.Nhưng việc xây dựng quan hệ sản xuất mới không thể thực hiện theo ý muốn chủ quan duy ý chí mà phải tuân theo những mối quan hệ khách quan về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất . Xuất phát từ quan diểm cho rằng bất cứ một sự cải biến nào về mặt quan hệ sở hữu cũng đều là kết quả tất yếu của việc tạo nên những lực lượng sản xuất mới . Vì vậy việc xây dựng quan hệ sản xuất mới ở nước ta phải được phát triển từng bứơc , theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội , nền kinh tế nhiều thành phần dựa trên những hình thức sở hữu khác nhau về lực lượng sản xuất . Trong nền kinh tế đó , kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo và với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền kinh tế vững chắc của nền kinh tế quốc dân , kinh tế cá thể tiểu chủ , kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế tư bản Nhà nước được mở rộng kinh doanh trong các ngành , nghề có lợi cho quốc kế dân sinh . Nhà nưỡc xã hội chủ nghĩa ra sức củng cố , phát triển , tăng cường sức mạnh của thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể , đồng thời hướng dẫn , giúp đỡ kinh tế cá thể tiểu chủ , kinh tế tư bản tư nhân nhằm tiến tới xác lập sự thống trị phổ biến của kinh tế xã hội chủ nghĩa. Xu hướng vận động của các thành phần kinh tế trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội diễn ra dưới nhiều hình thức phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất , có tác động thúc đẩy sản xuất phát triển có hiệu quả. Tiếp tục đổi mới , phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế nhà nước để làm tốt vai trò chủ đạo. Lập những công ty lớn để dần dần trở thành những tập đoàn kinh tế lớn của nước ta. Đổi mới và phát huy những ưu thế về kĩ thuật và công nghệ, liên kết kinh doanh với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác nhằm nâng cao năng suất lao động , nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế xã hội , thực hiện vai trò và chức năng công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước. Đổi mới cơ chế quản lý trong các doanh nghiệp nhà nước trên cơ sở đảm bảo chế độ tự chủ sản xuất-kinh doanh trong các đơn vị kinh tế cơ sở . Giải quyết tốt mối quan hệ giữa các loại lợi ích kinh tế , chú ý thích đáng tới lợi ích kinh tế của người lao động. Mở rộng các hình thức kinh tế tập thể Việc hợp tác hoá phải căn cứ vào sự phát triển của lực lượng sản xuất các ngành , căn cứ vào đặc điểm công nghệ , trình độ kĩ thuật và trình độ quản lý. Phát triển rộng rãi và đa dạng trong các ngành nghề với quy mô và tốc độ tập thể hoá khác nhau. Giúp đỡ kinh tế cá thể tiểu chủ phát triển. Kinh tế tư bản tư nhân được khuyến khích phát triển trong các nghành nghề , linh vực mà pháp luật không cấm. Kinh tế tư bản tư nhân mới được khôi phục và khuyến khích phát triển trong thời gian gần đây , song sự đóng góp của nó với nền kinh tế là không nhỏ. Phát triển đa dạng các hình thức kinh tế tư bản nhà nước. áp dụng nhiều phương thức góp vốn liên doanh giữa nhà nước với các nhà kinh doanh trong và ngoài nước , coi trọng liên doanh với tư bản tư nhân trong nước nhằm tạo thế ,tạo lực cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển,tăng sức cạnh tranh với bên ngoài.Cải thiện môi trường đầu tư trực tiếp của nước ngoài . Bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người lao động trong các xí nghiệp hợp tác và liên doanh. 3.Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại Quốc tế hoá đời sống kinh tế là xu hướng tất yếu của sự phát triển lực lượng sản xuất dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ. Cách mạng khoa học công nghệ càng thúc đẩy mạnh mẽ xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế , thì việc ứng dụng những thành tựu khoa học- công nghệ hiện đại để xây dựng những xí nghiệp chuyên môn hoá sản xuất ngày càng đòi hỏi phải có sự hợp tác sản xuất quốc tế mới có thể tận dụng được hết công suất của thiết bị , máy móc đảm bảo thị trường và nguồn nguyên liệu , đảm bảo hiệu quả kinh tế cao. Cách mạng khoa học và công nghệ đã làm cho thế giới hàng hoá ngày càng phong phú , đa dạng và đổi mới nhanh . Bất cứ nước nào dù là nước có tài nguyên phong phú và trình độ khoa học công nghệ cao , cũng không thể sản xuất tất cả các mặt hàng đạt tiêu chuẩn quốc tế . Vì vậy tuỳ theo lợi thế của mình , mỗi nước có thể lựa chọn những nghành sản xuất tối ưu để tham gia vào phân công lao động quốc tế một cách hiệu quả nhất. Cách mạng khoa học và công nghệ phát triển với tốc độ rất nhanh và diễn ra trên mọi lĩnh vực của cuộc sống . Nó đòi hỏi công tác nghiên cứu và ứng dụng phải hết sức khẩn trương . Do đó xuất hiện mâu thuẫn giữa đi nhanh và mở rộng phạm vi nghiên cứu . Chỉ có thể giải quyết mâu thuẫn đó bằng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này . Mỗi nước tập trung nguồn vốn , đầu tư cán bộ và phương tiện vào những đề tài mà mình có ưu thế,sau đó trao đổi kết quả nghiên cứu với những nước khác . Ngày nay , mua , bán giấy phép , sử dụng bằng sáng chế đã trở thành một hoạt động nhộn nhịp trên thị trường quốc tế . Hơn nữa , có những lĩnh vực mà riêng một nước không thể giải quyết triệt để và có hiệu quả như vấn đề bảo vệ môi trường , chinh phục vũ trụ thăm dò và khai thác tài nguyên dưới đáy đại dương,…Điều đó đòi hỏi sự hợp tác quốc tế. Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại là điều quan trọng để ổn định tình hình kinh tế-xã hội và xây dựng cơ sở vật chất kĩ thụât của chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Các quan hệ kinh tế đối ngoại là một nhân tố không thể thiếu để thực hiện tái sản xuất mở rộng ở nước ta. Thông qua các quan hệ kinh tế đối ngoại , chúng ta có thể thay đổi cơ cấu tổng sản phẩm xã hội cả về mặt hiện vật lẫn về mặt giá trị . Trong cơ cấu nhập khẩu của nước ta , tư liệu sản xuất chiếm tuyệt đại bộ phận , trong đó thiết bị toàn bộ , thiết bị lẽ và dụng cụ phụ tùng chiếm trên 30% còn trong cơ cấu xuất khẩu thì nông , lâm , thuỷ sản , hàng thủ công mỹ nghệ và hàng công nghiệp nhẹ chiếm ưu thế . Như vậy thông qua xuất nhập khẩu chuyển dịch kinh tế đã làm thay đổi quan hệ tỷ lệ giữa khu vực I và khu vực II có lợi cho tái sản xuất mở rộng.Đồng thời điều đó làm thay đổi cơ cấu hàng tiêu dùng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phong phú và đa dạng của nhân dân.Nhờ đó tận dụng được lợi thế so sánh về lao động và tài nguyên sẵn có trong nước để đẩy mạnh sản xuất , tăng nhanh thu nhập quốc dân , nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Tranh thủ nguồn vốn nước ngoài và thành tựu khoa học công nghệ của thế giới để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Trong chặng đường đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội , bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa , mức thu nhập tính theo đầu người của nước ta rất thấp , do đó tích luỹ cũng vô cùng thấp vì phần lớn thu nhập dùng vào sinh hoạt . Mặt khác hàng xuất khẩu của nước ta hầu hết là nguyên liệu sơ chế hoặc hàng thủ công giá thấp , còn hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị đắt tiền.Do đó mở rộng quan hệ đối ngoại quốc để tận dụng nguồn vốn bên ngoài nhằm phát triển nền kinh tế đất nước là một nhu cầu tất yếu. Phương hướng cơ bản nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại , phát triển kinh tế đối ngoại . Đa phương hoá đa dạng hoá quan hệ kinh tế với mọi quốc gia , mọi tổ chức kinh tế không phân biệt chế độ chính trị và trên nguyên tắc tôn trọng độc lập , chủ quyền , bình đẳng và cùng có lợi . Củng cố tăng cường vị trí của Việt Nam ở các thị trường quen thuộc và với bạn hàng truyền thống ; tích cực xâm nhập , tạo chỗ đứng ở các thị trường mới , phát triển các quan hệ dưới mọi hình thức. Kinh tế đối ngoại là một trong những công cụ kinh tế bảo đảm cho việc thực hiện mục tiêu kinh tế-xã hội đề ra cho từng giai đoạn lịch sử cụ thể và phục vụ đắc lực mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghia xã hội , thực hiện công nghiệp hoá , hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghiã. Chủ động tạo những điều kiện để hội nhập có hiệu quả vào nền kinh tế thế giới ; phát huy ý chí tự lực , tự cường ; kết hợp sức mạnh sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại . dựa vào nguồn lực trong nước là chính đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài. Những thành tựu của nền kinh tế đối ngoại trong thời kỳ đổi mới(số liêu 5 tháng đầu năm 2006). Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, 5 tháng đầu năm 2006, các chỉ tiêu kinh tế đều tăng khá cao so với cùng kỳ năm ngoái, bất chấp những khó khăn do dịch bệnh, thiên tai và giá xăng dầu tăng. Trước hết phải kể đến sự tăng trưởng vượt trội của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với mức tăng kỷ lục cả về vốn đăng ký và vốn thực hiện. Năm tháng qua đã có thêm trên 2 tỷ USD vốn đăng ký đầu tư mới vào Việt Nam, tăng 19,5% so với cùng kỳ năm ngoái và 1,49 tỷ USD được đưa vào thực hiện, tăng 21%. Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Bà Rịa-Vũng Tàu lần lượt là những địa phương đi đầu trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Sự ổn định về chính trị và con đường gia nhập WTO của Việt Nam đang ngày càng thu hẹp, cộng với những nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư từ phía Chính phủ và các ngành, các địa phương, được xem là những yếu tố chính làm gia tăng lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Cũng trong 5 tháng qua, tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt trên 15 tỷ USD, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu vẫn duy trì được vai trò là động lực của tăng trưởng kinh tế, vừa là đầu ra của sản xuất, vừa là kênh thu ngoại tệ chủ yếu để nhập khẩu nhằm đổi mới thiết bị kỹ thuật-công nghệ, nguyên nhiên vật liệu hàng hóa cho sản xuất và tiêu dùng ở trong nước. Kim ngạch xuất khẩu tăng cao cả ở khu vực trong nước và ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chứng tỏ cả 2 khu vực này đều đã tận dụng được cơ hội cãc nước trong khu vực cắt giảm thuế suất thuế nhập khẩu theo lộ trình cam kết hội nhập. Trong 25 mặt hàng xuất khẩu chủ yếu, cứ 4 mặt hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD, gồm dầu thô, dệt may, giày dép và thuỷ sản; 8 mặt hàng khác đạt trên 500 triệu USD. Trong số này, đáng chỳ ý là kim ngạch xuất khẩu dầu thô tăng khá cao, tới 20,6%, chủ yếu là do giá dầu thô trên thế giới tăng. Giá trị tăng thêm này đó bù đắp được lượng dầu thô xuất khẩu giảm. Mặt hàng giày dép tuy chịu áp lực về cạnh tranh và bị EU áp thuế chống bán phá giá nhưng vẫn đạt kim ngạch 1,36 tỷ USD, tăng 21,1%. Nhận định về mức tăng trưởng xuất khẩu, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, tuy đạt kết quả khả quan nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều thách thức. Theo ông Lê Mạnh Hùng, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thống kê, trong 5 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu bình quân mỗi tháng vẫn thấp hơn mức bình quân 3,15 tỷ USD đề ra của kế hoạch 2006. Như vậy, để đạt mục tiêu xuất khẩu trong năm nay, những tháng còn lại phải đạt mức bình quân khoảng 3,23 tỷ USD. Đây là một mục tiêu tương đối khó khăn. Về mặt hàng xuất khẩu cụ thể, ông Hùng cũng lưu ý rằng, có những mặt hàng đạt mức tăng trưởng quá cao như than đá cần có sự quản lý chặt chẽ và điều hành hiệu quả để vừa đảm bảo tăng trưởng vừa tiết kiệm nguồn tài nguyên. 4.Nâng cao đời sống vật chất văn hoá tinh thần cho nhân dân Trải qua bao nhiêu chế độ xã hội cũng như triều đại phong kiến , nhân dân luôn là nhân vật trung tâm quyết định thành , bại hay sự phát triển của một giai đoạn . Nếu đời sống nhân dân được cải thiện chất lượng cuộc sống không ngừng nâng cao , thì nhân dân chính là yếu tố thúc đẩy đất nước , ủng hộ nhà nước không ngừng phát triển và lớn mạnh . Nhưng khi đời sống bị đe doạ thì chính nhân dân sẽ vùng lên chống lại nhà nước cũ để xây dựng môt nhà nước khác tốt đẹp hơn. Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của dân do dân và vì dân . Vì vậy tất cả các mục tiêu đặt ra đều chỉ nhằm một mục đích cuối cùng và duy nhất là nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân. Nhiệm vụ nâng cao đời sống vật chất văn hoá tinh thần cho nhân dân chính là thành quả của việc thực hiện tôt những nhiệm vụ kinh tế đã đề ra ở trên . Để có thể thực hiện thành công nhiệm vụ này cần phải thực hiện một loạt các nhiệm vụ khác. Nâng cao đời sống vật chất văn hoá tinh thần phải gắn liền với nền kinh tế phải tăng trưởng nhanh , có hiệu quả và bền vững . Không thể có một đời sống vật chất tinh thần cao khi nền kinh tế trì trệ , suy thoái chỉ đủ cung cấp cho dân chúng một cuộc sống"giật gấu vá vai" , "khéo ăn mới no , khéo co mới ấm". Nâng cao đời sống vật chất văn hoá tinh thần cho nhân dân là một quá trình lâu dài và phải thực hiện thường xuyên chứ không phải chờ đợi đến khi nền kinh tế phát triển mới bắt đầu thực hiện. Nâng cao đời sống vật chất văn hoá tinh thần cho nhân dân tức là phải đưa các nhân tố văn hoá tinh thần thấm sâu vào các lĩnh vực của xã hội,từ cách ứng xử trong gia đình , trường học , xã hội , đến hoạt động sản xuất kinh doanh , giao tiếp ,…Thực hiện điều này , Đảng và Nhà nước đã coi giáo dục , đào tạo , khoa học cônh nghệ là quốc sách , từng bước nâng cao dân t._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35798.doc
Tài liệu liên quan