Nội dung và ý nghĩa thực tiễn của thuyết ô vuông và vận dụng vào Doanh nghiệp Việt Na

A. Lời mở đầu Từ xa xưa, khi các hoạt động trong xã hội còn tương đối đơn giản với quy mô chưa lớn công việc quản lý được thực hiện trên cơ sở kinh nghiệm với sự linh hoạt, nhạy bén của người đứng đầu tổ chức. Kinh nghiệm ngày càng phong phú, và người ta rút ra được từ đó những điều mang tính quy luật có thể vận dụng trong nhiều tình huống tương tự. Ngày nay, hoạt động quản lý chủ yếu dựa trên cơ sở khoa học, qua tổng kết, khái quát từ thực tiễn sinh động, để trở thành khoa học quản lý. Kho

doc10 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2031 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Nội dung và ý nghĩa thực tiễn của thuyết ô vuông và vận dụng vào Doanh nghiệp Việt Na, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a học quản lý đã gần như trở thành một ngành khoa học hoàn chỉnh, bắc cầu giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, dựa trên những tư tưởng triết học thấm nhuần các giá trị văn hoá của mỗi cộng đồng xã hội. Lê nin coi khoa học quản lý là thành tựu chung của nhân loại, mà các nước tư bản là người đầu tiên biết sử dụng như một công cụ hữu hiệu để phát triển kinh tế và thiết lập trật tự xã hội. Ông kêu gọi những người cộng sản "phải học tập chủ nghĩa xã hội ở phần lớn những người lãnh đạo các tờ - rớt, những nhà tổ chức lớn nhất của chủ nghĩa tư bản", bởi lẽ "năng suất lao động xã hội là nhân tố quyết định thắng lợi của chế độ chính trị - xã hội". Lý thuyết quản lý kinh doanh xuất hiện với nhiều trường phái, nhiều thuyết khác nhau ứng với trình độ phát triển kinh tế ở từng thời kỳ, với những ưu điểm và hạn chế nhất định. Nó nghiên cứu và tìm ra cách xử lý, các quan hệ quản lý trong quá trình kinh doanh để đạt hiệu quả cao. Trong đó "thuyết - ô vuông quản lý" thuộc của Robert R. Blake và Jane S. Monuton đã chỉ ra những định hướng cho các nhà quản lý kinh doanh. B. Nội dung I/ Sự ra đời và tầm quan trọng của thuyết ô vuông 1/ Sự ra đời của thuyết ô vuông Thuyết ô vuông được ra đời bởi hai nhà nghiên cứu khoa học hành vi, giáo sư trường Đại Học Texas ở Mỹ là Robert R. Blake và Jane S . Mouton. Phương thức quản lý mới kiểu ô vuông được viết trong cuốn sách mang tên “ Ô vuông quản lý” xuất bản năm 1964. Sau khi xuất bản cuốn sách đã bán được trong thời gian dài với số lượng gần một triệu bản, có ảnh hưởng tương đối lớn đối với tầng lớp giám đốc và giới nghiên cứu phương Tây. Năm 1978 cuốn sách đã được sửa chữa, tái bản và đổi tên thành “ phương thức quản lý mới kiểu ô vuông” . trong cuốn sách này, tác giả đã vận dụng phương pháp nghiên cứu của xã hội, tâm lý học, nhân chủng học, quản lý học.... để tìm tòi nghiên cứu và đánh giá các phương thức lãnh đạo thể hiện các ô vuông quản lý một cách hết sức lý thú chỉ ra phương thức lãnh đạo theo mô hình 9.9, kết hợp giữa việc quan tâm cao độ dến sản xuất, đồng thời quan tâm cao độ đến con người là phương thức lãnh đạo có hiệu quả cao nhất. Cuốn sách “ Phương thức quản lý kiểu ô vuông” gồm lời dẫn và 15 chương: Chương 1: tự đánh giá phươong thức quản lý của mình. Chương 2: Các giám đốc nghĩ như thế nào?. Chương 3: Định hướng 9.1 . Chương 4: Định hướng 1.9 . Chương 5: Định hướng 1.1 . Chương 6: Định hướng 5.5 . Chương 7: Định hướng 9.9 . Chương 8: Tổ hợp lý luận về ô vuông. Chương 9: Tính đa dạng của 9.9 . Chương 10: Hiệp tác 9.9 . Chương 11: Nhà quản lý kiêm cố vấn. Chương 12: Thông qua bình luận để tổng kết kinh nghiệm về mô thức hiệp tác 9.9 . Chương 13: Triển khai tổ chức các ô. Chương 14: Phân tích phong cách quản lý của cá nhân. Chương 15: Xu thế và thực tiễn có thể diễn ra trong tương lai. Hai tác giả cho rằng, việc nhà quản lý đánh giá phương thức quản lý là điều có ích. Có 6 nguyên tố( quyết sách, niềm tin, xung đột, tính tình, sự tu dưỡng, sự cố gắng) được dùng để đánh giá phương thức quản lý của bản thân. 2/ Tầm quan trọng của thuyết ô vuông. Thuyết ô vuông là một học thuyết nghiên cứu về các phương thức lãnh đạo của doanh nghiệp và tính hiệu quả của nó. Việc đề ra học thuyết này chủ yếu là nhằm phòng ngừa xu hướng cực đoan của công tác lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp, tức xu hướng hoặc là quản lý một cách khoa học, hoặc là quản lý theo quan hệ nhân quần, hoặc là lấy sản xuất làm trung tâm, hoặc lấy con người làm trung tâm, hoặc là lấy thuyết X làm căn cứ, hoặc lấy học thuyết Y làm căn cứ. Các ông cho rằng, người ta có thể áp dụng nhiều phương thức lãnh đạo làm cho hai cực đó kết hợp với nhau ở những muức độ khác nhau. Các ông đã vận dụng một cách khéo léo một số ô vuông để biểu thị các phương thức lãnh đạo có hiêụ quả nhất, đồng thời thiết kế ra một lý thuyết ô vuông, huấn luyện cho các nhà quản lý nắm vững được những phương thức lãnh đạo tốt nhất. Ô vuông quản lý có thể dùng làm giả thiết cho mọi người biết được mình phải dựa vào cái gì để tiến hành công việc. Một cá nhân dùng ô vuông lý luận để nhận biết những giả thiết do mình đặt ra thì có thể hiểu mình và người khác một cách khách quan hơn, do đó càng dễ dàng hoà hợp với người khác, hiểu được nguyên do của sự khác nhau giữa đôi bên, hiểu được cách làm như thế nào để thay đổi bản thân và giúp người khác có được năng suất và đãi ngộ cao hơn. II/ Nội dung của thuyết ô vuông. Trong cuốn “Ô vuông quản lý mới”, Blake và Mouton cho rằng, mỗi tổ chức đều tồn tại 3 đặc tính phổ biến: 1. Mục đích. Mục đích của tổ chức công nghiệp là lợi nhuận. Để thực hiện mục đích đó cần phải tạo ra sản phẩm và dịch vụ, do đó nó có thể dùng sản xuất để thể hiện. 2. Con người. Muốn đạt tới mục đích của tổ chức cần phải có con người, hơn thế nữa lại cần rất nhiều người. 3. Quyền lực. Trong nội bộ tổ chức, hoạt động chung của nhiều người cần phải được quản lý. Kết quả là làm cho mỗi người trong tổ chức đều phải chịu sự điều khiển của chế độ đẳng cấp quyền lực, trong đó có một số người được giao nhiệm vụ( quyền lực) điều khiển(quản lý) người khác. Song, mỗi người lại vận dụng quyền lực để quản lý người khác theo phương pháp rất khác nhau. Mối quan hệ phối hợp lẫn nhau giưa ba đặc tính phổ biến của tổ chức nói trên được thể hiện bằng một phương thức lãnh đạo nhất định. Nó biểu hiện một chách cụ thể mức độ quan tâm đến sản xuất và đến con người cũng như việc sử dụng quyền lực như thế nào để đạt được thành tích trong công việc của người lãnh đạo. Blake và Mouton đã thể hiện diều đó bằng một biểu đồ ô vuông rất tài tình. Trong biểu đồ này, vị trí của các ô thể hiện một phong cách lãnh đạo theo một phương thức lãnh đạo đặc định. Quản lý câu lạc bộ thôn xã 1.9 Chú ý nhu cầu xây dựng mối quan hệ hài hoà, tạo bầu không khí tổ chức thân thiện, vui vẻ và tốc độ làm việc. Quản lý hiệp tác 9.9 Thành tích công tác bắt buộc từ tinh thần hiến thân. Xét theo mục đích của tổ chức, lợi ích của các thành viên là thống nhất, dựa vào nhau để tồn tại, từ đó dẫn đến quan hệ tin cậy và tôn trọng lẫn nhau. Quản lý con người của tổ chức 5.5 Chú ý đến cả hai mặt công việc cần phải hoàn thành và tinh thần nhân viên cao, làm cho thành tích của tổ chức có thể trở thành hiện thực. Quản lý yếu ớt 1.1 Sử dụng sự cố gắng ít nhất để hoàn thành một công việc cần làm, nhằm duy trì địa vị của các thành viên trong tổ chức. Quyền uy và phục tùng 9.1 Sắp xếp các điều kiện làm việc sử dụng hững phương pháp mà theo đó, sự can thiệp của nhân tố con người là nhỏ nhất để đạt hiệu quả trong công việc Từ biểu đồ nói trên, ta có thể thấy, do sự kết hợp lẫn nhau ở những mức độ quan tâm khác nhau đối với sản xuất và con người, ta có thể biết được rất nhiều phương thức lãnh đạo, trong đó có 5 phương thức dưới đây là điển hình nhất. 1. Định hướng 1.1 Người lãnh đạo theo định hướng này đầu tư công sức vào công việc ít nhất. Đối với con người cũng như đối với mục đích của tổ chức, họ đều dành sự quan tâm nhỏ nhất. Họ làm việc theo quy tắc nhưng chỉ là để khỏi bị người khác dị nghị, mong sao giữ được chức vụ của mình trong tổ chức. Phương thức lãnh đạo này thường gặp ở những tổ chức lỏng lẻo kiểu câu lạc bộ. 2. Định hướng 9.1 Phương thức lãnh đạo này dành cho con người sự quan tâm cao nhất, còn sản xuất chỉ được quan tâm ở mức thấp nhất. Người lãnh đạo theo định hướng này đặt lên hàng đầu việc nhận được tình cảm tốt đẹp của đồng sự và cấp dưới, mong sao được lòng mọi người, bảo vệ được an toàn cho mình. Lãnh đạo kiểu này thì hiệu quả sản xuất không thể cao. 3. Định hướng 1.9 Với định hướng này thì con người được quan tâm ở mức thấp nhất, sản xuất được quan tâm ở mức cao nhất. Đối với người lãnh đạo kiểu này, chỉ có hiệu quả sản xuất cao mới được xem là tốt. Người lãnh đạo thường dựa vào quyền lực để thúc ép cấp dưới đạt thành tích cao trong sản xuất, còn nhu cầu của các cán bộ nhân viên thì rất ít quan tâm. Lãnh đạo kiểu này thì có thể đạt thành tích cao trong ngắn hạn, nhưng về lâu dài thì phát sinh nhiều rối ren, tiêu cực. 4. Định hướng 5.5 Đây là loại hình lãnh đạo "trung dung". Người lãnh đạo chỉ muốn bảo đảm sự nhất trí với đại đa số mà không bao giờ chạy lên phía trước, không bao giờ dùng mệnh lệnh để chỉ huy, không bao giờ sáng tạo, quyết đoán, chỉ khích lệ, thuyết phục, cầu khẩn người khác làm việc, miễn sao đạt được mục tiêu sản xuất ở mức "vừa phải". Lãnh đạo kiểu này thì không thể đạt được thành tích cao, mà về lâu dài thì sẽ tụt hậu. 5. Định hướng 9.9 Đây là phương thức lãnh đạo dành sự quan tâm cao nhất đối với con người, đồng thời cũng dành sự quan tâm cao nhất đối với sản xuất. Người lãnh đạo luôn luôn khuyến khích mọi người tích cực tham gia vào công tác quản lý, mạnh dạn gánh vác trách nhiệm, mạnh dạn đưa ra sáng kiến nhằm tìm ra những biện pháp giải quyết tốt nhất cho sản xuất. Mục tiêu mà họ theo đuổi là vừa thoả mãn yêu cầu chung của tổ chức, vừa thoả mãn yêu cầu riêng của cá nhân, do đó mà kích thích được tinh thần hiến thân của các cán bộ nhân viên. Blake và Mouton cho rằng, việc một người lãnh đạo trong một môi trường đặc biệt nào đó, rốt cuộc sẽ dùng phương thức lãnh đạo nào chủ yếu được quyết định bởi 5 nhân tố. 1. Tình hình của tổ chức mà người lãnh đạo làm việc ở đó. Thí dụ, tổ chức đó dành cho họ quyền tự chủ đến mức nào. 2. Tình thế mà người lãnh đạo phải đương đầu. Thí dụ, tình thế bình thường hay không bình thường. 3. Chuẩn mực hành vi của người lãnh đạo. 4. Cá tính của người lãnh đạo. 5. Người lãnh đạo đã có cơ hội học tập và thể hiện phương thức lãnh đạo đó chưa. Các ông còn cho rằng, để ứng phó với sự biến đổi của hoàn cảnh, mỗi người lãnh đạo không chỉ áp dụng một phương thức lãnh đạo, mà còn phải có một hoặc một số phương thức lãnh đạo khác để dùng làm phương thức dự bị, có nghĩa là phương thức lãnh đạo không thể cố định, bất biến. III. ý nghĩa thực tiễn của thuyết ô vuông và vận dụng vào doanh nghiệp Việt Nam Blake và Mouton cho rằng, mỗi nhà quản lý phải biết cách nhận biết phong cách quản lý của mình.Họ có thể dựa vào biểu đồ về động thái của phong cách lãnh đạo theo kiểu ô vuông để phân tích, nhận biết phong cách của mình. Như vậy là mỗi người có thể dựa vào đó để xác định mình thuộc loại phong cách quản lý nào để cải tiến hơn nữa. Theo trào lưu tiến hoá của xã hội, phương thức lãnh đạo đi sâu vào lòng người xem ra đang phát triển theo chiều hướng tăng thêm ý nghĩa của sức mạnh tinh thần và kinh nghiệm xã hội. Phương thức 9.9 xem ra đang được rất nhiều tổ chức sản xuất chú ý và vận dụng. Nhiều Công ty đang ở Việt Nam cũng đang áp dụng định hướng này vào doanh nghiệp của mình. Các nhà quản lý đã giao cho nhân viên những nhiệm vụ quan trọng để họ có thể coi công việc của Công ty như chính công ty của bản thân mình, hướng dẫn cho mọi người thấy được tầm quan trọng công việc của họ, tầm quan trọng đối với Công ty, đối với khách hàng. Nhân viên cũng được hưởng những lợi ích tương xứng với năng lực của họ tuỳ theo lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được. Điều này đặc biệt đúng với các ngành công nghiệp sản xuất. Năng xuất lao động luôn được quan tâm hàng đầu vì nó thể hiện sự tồn tại của doanh nghiệp. Kết luận Khoa học quản lý như ta thấy ngày nay là kết quả của cả một quá trình nhiều năm tổng kết từ thực tiễn quản lý và không ngừng được bổ sung, nâng cao nhằm đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội. Đó là một ngành khoa học luôn luôn sáng tạo, được vận dụng phù hợp với đặc điểm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của mỗi nước ở từng thời kỳ khác nhau. Ngay cả các nước phát triển cao vẫn đang còn không ít vấn đề quản lý cần tiếp tục nghiên cứu, tranh luận để làm sáng tỏ và phong phú thêm. Đối với Việt Nam, nền kinh tế đang ở trong quá trình chuyển đổi từ kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa. Do xuất phát chậm, chúng ta cần kế thừa có chọn lọc các thành tựu về quản lý mà loài người đạt được, đồng thời tự mình tổng kết, rút kinh nghiệm và sáng tạo phương thức quản lý thích hợp. Vì kiến thức còn hạn chế và chưa có kinh nghiệm trong thực tế nên bài viết của em sẽ không tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo của thầy cô giáo. Em xin chân thành cảm ơn! Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình Khoa học Quản lý - Trường ĐH Quản lý Kinh doanh 2. Quản lý nhân sự. 3. Tinh hoa quản lý. Mục lục A. Lời mở đầu 1 B. Nội dung 2 I. Lý thuyết chung về thuyết ô vuông quản lý của R.Blake và J.Mouton. 2 1. Sự ra đời của thuyết ô vuông. 2 2. Tầm quan trọng của thuyết ô vuông 3 II. Nội dung của thuyết ô vuông 3 1. Định hướng 1.1 5 2. Định hướng 9.1 5 3. Định hướng 1.9 5 4. Định hướng 5.5 5 5. Định hướng 9.9 6 III. ý nghĩa thực tiễn của thuyết ô vuông và vận dụng vào doanh nghiệp Việt Nam 6 C. Kết luận 8 Tài liệu tham khảo 9 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28316.doc
Tài liệu liên quan